Hoa dâm bụt ngời ngợi đỏ
Ngày ấy, tôi công tác ở Hà Nội, vợ tôi làm ở Hải Phòng. Chúng tôi cưới nhau hơn năm thì nhà tôi sinh cháu đầu lòng. Nhưng dường như Thượng đế muốn thử thách chúng tôi? Người ban cho vợ chồng tôi một thằng cu thật kháu khỉnh để rồi sau đó đúng 6 tháng, lại sai Tử thần xuống bế cháu về trời
Vợ tôi gần như  phát điên. Còn tôi thì, xin lỗi các bạn, nếu chưa tùng chịu một nỗi bất hạnh như vậy, chắc bạn khó hình dung được tôi đau khổ đến mức nào.
Ngay sau ngày cháu mất, tôi xin chuyển về Hải Phòng. Cũng chẳng phải chỉ vì nỗi đau mất con. Nếu không có câu nói bất nhẫn của vị thủ trưởng cơ quan về cái chết của con tôi thì … Nhưng thôi, tôi chẳng muốn nhắc lại chuyện ấy làm gì vì nay thì anh ấy cũng đã trở thành người thiên cổ. Vả lại, bây giờ nghĩ lại anh ta cũng trót lỡ lời chứ chẳng đến nỗi xử tệ với tôi. Nhưng hồi ấy, ở cái tuổi còn nông nổi, lại đang quá đau buồn, tôi không kìm được sự uất ức, đã kiên quyết từ bỏ công việc mà tôi đang lao vào với tất cả sự hăm hở của tuổi trẻ.

Tôi về Hải phòng xin đi dạy. Tôi hi vọng sẽ tìm được hơi ấm của trẻ em để sưởi cho quả tim giá lạnh của mình. Trẻ con bao giờ cũng tốt hơn người lớn – lúc nào tôi cũng tin như thế. Tôi được đưa về dạy ở một trường phổ thong cấp III của thành phố. Tôi xin được làm chủ nhiệm một lớp đầu cấp với ý định muốn theo dõi cả một lứa học sinh đến cuối cấp học. Vốn chỗ quen biết, anh hiệu trưởng rất ủng hộ và đưa tôi đến một lớp tám. Sau mấy lời giới thiệu vắn tắt và cảm động của thầy hiệu trưởng tôi bắt gặp nơi gương mặt trong sáng của các em những cái nhìn đầy thông cảm như muốn được chia sẻ với thầy chủ nhiệm mới của mình. Và ngay chiều hôm đó, các em rủ nhau đến thăm tôi rất đông. Nhà tôi chật, các em phải ngồi chen ra cả ngoài hiên. Các em gái thì túm tụm vào một góc, đưa mắt máy nhau nhìn lên đầu tủ sách, nơi chúng tôi thường xuyên cắm hoa tươi và thắp hương cho cháu. Các em cứ ngồi im lặng, chẳng em nào nói với tôi câu nào. Rồi chào tôi ra về. Nhưng buổi tiếp xúc ban đầu ấy đã để lại trong quan hệ thầy trò chúng tôi một âm hưởng đặc biệt.
Rồi những ngày sau đó, ngoài giờ soạn bài, lên lớp, tôi dành thì giờ đến thăm nhà các em. Nhiều em thật tội. Em thì bố mất, nhà nghèo đông em, một buổi đi học một buổi ra ngồi chợ giúp mẹ. Em thì bố đi tàu, hàng tháng chỉ đảo về nhà mấy hôm, mẹ theo người khác bỏ em ở nhà với một ông nội nát rượu, em phải xơi đòn say của ông cứ như cơm bữa… Mỗi nhà một cảnh ngộ. Hình như khi đang đau khổ, đến với những người cùng đau khổ như mình thì nỗi khổ của mình như được vợi đi. Đúng như một nhà văn đã nói: một nỗi buồn cộng một nỗi buồn bằng một niềm vui. Nỗi buồn của tôi đã dần dần tìm đến với không phải chỉ một mà nhiều nỗi buồn của các em học sinh của tôi. Có phải vì thế mà thầy trò chúng tôi cứ mỗi ngày một gắn bó. Những ngày không có giờ dạy ở lớp tôi thấy nhớ. Tôi chờ đợi những tiết dạy để được nhìn thấy những đôi mắt sáng lên khi thu nhận được những điều mới mẻ trong lời giảng của tôi, được thấy các em vui mừng khi được tôi khen, ân hận khi bị tôi nhắc nhở. Đáp lại, các em luôn nhắc nhau chăm chỉ học tập và tích cực hưởng ứng phong trào thi đua của nhà trường. Trên bảng chấm thi đua hang tháng, lớp tôi đã được xếp đầu ngay trong tháng đầu của năm học. Tôi thực sự ấm long khi nhận ra rằng các em muốn bằng mọi cách để tôi khỏi phiền lòng, để giúp tôi chóng khuây khoả.
Một lần, trường tôi đi gặt lúa giúp dân ở một nơi phải đi ngang qua nghĩa trang của thành phố. Trong khi gặt lúa, tôi chú ý một loài cỏ dại trên bờ ruộng có những bông hoa nhỏ xíu, trắng muốt, phơn phớt tím. Khi lúa gặt xong, những chùm hoa bị phơi ra trống trải, các cánh hoa mỏng mảnh cứ phất phơ trong gió lạnh. Bất giác tôi liên tưởng đến số phận hẩm hiu của đứa con xấu số. Và tôi tha thẩn đi ngắt những bông hoa tội nghiệp ấy lọn lại thành từng bó nhỏ. Cuối buổi lao động, sau khi dặn dò và cho các em về trước, tôi lững thững đạp xe theo sau. Giữa dòng xe đạp lũ lượt, tôi cắm cúi đạp, lòng trĩu nặng tiếc thương con. Từ ngày cháu mất, những lúc được sống với riêng mình như thế này thì tức khắc hình ảnh cháu lại chập chờn trước mắt tôi: tôi nhìn thấy rất rõ gương mặt của cháu lúc vĩnh biệt chúng tôi, đôi môi tím ngắt, hơi mím lại một bên như khó chịu về cái chết oan uổng của mình và như trách chúng tôi đã không làm hết mình để cứu cháu.
Đến nghĩa trang, dựa xe vào hàng rào dâm bụt, tôi lững thững đi về phía mộ con, lòng tan nát. Tôi đặt những lọn hoa dại lên mộ, thắp hương rồi sụp xuống bên con. Tôi không biết là mình đã ôm nắm đất chỉ bằng cái nôi úp trên mặt đất ấy trong bao lâu. Mãi đến khi nhang đã tàn, trời sập tối, tôi mới đứng dậy.
Và khi quay lại, tôi bỗng giật mình sững sờ: gần như tất cả học sinh của lớp tôi lặng lẽ đi theo lúc nào mà tôi không hay biết. các em đứng sát vào nhau, im lặng, em nào cũng cầm mấy bông dâm bụt trên tay. Tôi bật nấc lên, cổ nghẹn tắc, nước mắt dàn dụa.
Các em lần lượt đi qua trước mặt tôi, những gương mặt đau buồn, nhiều em đưa tay áo gạt nước mắt đến dặt hoa lên mộ con tôi. Trong chốc lát, ngôi mộ bé nhỏ và lạnh lẽo của cháu, phủ đầy hoa dâm bụt, bỗng lớn phổng và đỏ rực lên trong bóng hoàng hôn ảm đạm đang trùm xuống khu nghĩa địa.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Trong bao nhiêu kỉ niệm vui buồn của thời dạy học, màu hoa dâm bụt trên mộ con tôi buổi chiều hôm ấy vẫn ngời ngợi đỏ và ấm áp lạ lùng giữa tâm khảm tôi.
Phạm Phát

Cành hoa dâm bụt
Chuyện xảy ra cách đây đã hơn 18 năm, mỗi khi tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi nhớ lại mà vẫn còn cảm giác ray rức trong lòng 
 Ngày 20-11 năm ấy, trường tôi tổ chức lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, một không khí ấm áp tràn đầy tình yêu thương Thầy - Trò. Lúc đó tôi còn khá trẻ, chưa tới ba năm tuổi nghề.Buổi lễ vừa dứt, từng nhóm học sinh vây quanh lấy thầy cô của mình. Tôi cũng vậy, được rất nhiều học sinh yêu mến vây quanh mà chúc mừng thầy, chỉ hơn 10 phút mà hai tay đã ôm rất nhiều quà, những món quà xinh xắn được bọc bằng giấy hoa, giấy kiếng, có nhiều bó hoa hồng tươi thắm được gói ghém cẩn thận,....
Chờ đến khi các bạn đi bớt rồi, một em học sinh nữ dường như đã đứng gần đó đợi tôi tự bao giờ, em rụt rè bước tới, rồi tay của em từ phía sau lưng đưa ra một cành hoa màu đỏ làm tôi khá bất ngờ!, À! thì ra đó là hoa dâm bụt (còn gọi là hoa bông bụp) mọc rất nhiều ở tường rào nhà trường. Em ngước nhìn tôi, miệng lí nhí:
- Em xin chúc mừng thầy ngày 20-11, em không có tiền để mua quà như các bạn, đây là tấm lòng của em, xin thầy nhận.
Thoáng ngạc nhiên, tôi nhận ra em, một em học sinh nữ ở một lớp 9.4 mà tôi chỉ dạy lý chứ không chủ nhiệm, dáng em khá nhỏ lại gầy guộc ngồi ngay bàn đầu của lớp đây mà, tôi tỏ ra lúng túng trước tình huống bất ngờ này, đón lấy cành hoa em trao mà xúc động, đưa ánh mắt trìu mến nhìn em:
- Thầy cảm ơn em!
Em khẻ chào thầy rồi chạy biến vào đám đông các bạn. Tôi bước vào phòng giáo viên, đặt các món quà lên bàn, vài phút sau quay trở ra để chuẩn bị vào hội trường dự liên hoan mừng lễ thì lại gặp em học sinh ấy đã đứng trước cửa phòng tự bao giờ, mắt đỏ hoe, dường như em đang khóc:
- Thầy! sao thầy nỡ vứt hoa của em đi?
Quá bất ngờ, tôi chưa kịp hiểu ra điều gì và cũng chưa kịp trả lời thì em đã òa khóc và chạy ào ra cổng trường. Thì ra là do hai tay ôm nhiều quà, do vô ý tôi đã để rơi cành hoa trên sân trường khi đang bước, một cành hoa dại mà em đã hái vội ở tường rào để tặng tôi, đôi mắt tôi cay xè, vậy mà tôi đã vô ý quá! Tôi đã tìm lại được cành hoa đó ở sân trường và nâng niu nó.
Hai ngày sau mới có tiết dạy ở lớp của em, bước vào lớp tôi vội đảo mắt nhìn quanh để tìm em nhưng không thấy. Lớp trưởng cho biết, Mẹ bạn ấy đã đến trường rút học bạ và nghỉ học luôn từ ngày hôm qua, nghe nói là bạn ấy theo ba mẹ vể quê, vậy là tôi đã không còn cơ hội để giải thích với em nữa rồi!
Một kỉ niệm đến bây giờ tôi còn ray rức mãi, một món quà thật nhỏ nhưng ý nghĩa thật lớn biết bao. Không biết bây giờ em ở đâu và làm gì?, có lẻ hiện giờ em đã có chồng, có con, có một gia đình hạnh phúc...Thầm ước ao nếu tôi còn gặp lại em, tôi sẽ nói: 
Xin lỗi em, thầy không cý

ST 
Ký ức về hoa dâm bụt!
Chẳng biết tự bao giờ, ở quê tôi khi dựng nhà, dựng cửa xong xuôi, bà con thường trồng cây dâ‌m bụt (bông bụt) để làm hàng rào quanh nhà. Hàng rào này với những bông hoa đỏ tươi lung linh như chiếc đèn lồng nổi bật trên nền lá xanh mơn mởn đã trở thành kỉ niệm đẹp, khó phai nhòa trong tâm trí của người dân quê tôi.
Hàng rào dâm bụt xanh mởn, mộc mạc chốn quê nhà (Ảnh: Nhất Huỳnh)
Bông bụt là loại cây dân dã, mộc mạc, dễ trồng, không cần chăm só‌c nhiều, chỉ cần cắm cành nơi đất ẩm là đâ‌m chồi, nẩy lá. Và cách người dân quê tôi trồng bông bụt làm hàng rào cũng rất độ‌c đáo, thể hiện tình đoàn kết xóm giềng và sức sống mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh của loài cây này.
Thông thường, người ta sẽ chờ khi nhà hàng xóm cắ‌t tỉa bông bụt thì sẽ qua xin những cành non ấy, nếu không đủ thì mới xin thêm cành già hơn. Mang về nhà, hai ba người xúm xít lại dùng da‌o chặ‌t những cây, cành ấy thành những đoạn ngắn cỡ gang tay. Đặc biệt khi chặ‌t, phải vạt nhọ‌n hai đầu chứ không tề bằng vì theo kinh nghiệm khi găm xuống đất thì những cành đó bắ‌t rễ nhanh hơn, mau tươi tốt hơn. Sau khi găm xuống đất, chỉ độ một hai tuần là chúng nhanh ch‌óng đâ‌m chồi nảy lộc và từ đó bấ‌t chấp mưa nắng hay gió bã‌o, bông bụp vẫn vươn lên xanh tốt thành hàng rào gi‌ản đơn, mộc mạc, đậm dấu ấn riêng.
Những ngày còn b‌é, tôi thí‌ch nhất là lẽo đẽo theo sau xem cha tôi tỉa cắ‌t hàng rào bông bụt. Nhìn cha tôi mồ hôi nhễ nhạ‌i, cẩn thậ‌n, nhẹ nhàng tỉa cắ‌t, tôi buộc miệng hỏi: “Cha ơi! Sao không để hàng rào cao thiệt cao mà lại cắ‌t nó xuống vậy cha?”. Cha tôi cười hiền lành, trìu mến nhìn tôi: “Từ hồi cha còn nhỏ, ông nội đã dặn cha như vậy rồi, khi thấy hàng rào bông bụp cao quá, thì phải cắ‌t cho thấp xuống, để cho thông thoáng, khi có khách tìm nhà mình thì cũng dễ tìm con à!”. Ngẫm nghĩ cho tới bây giờ, đã khôn lớn, tôi mới hiểu hết ý nghĩa câu nói ấy của cha. Và phải công nhậ‌n là cha tôi khéo tay lắm, chỉ một loáng thôi là hàng rào nhà tôi đã đều tăm tắp.
Chớm hè, những bông hoa đỏ tươi là điểm nhấn ấn tượng trên hàng rào bông bụp xanh mơn mởn, nhìn thí‌ch mắt lắm. Khung cảnh đẹp như tra‌nh ấy ở quê khiến tôi không thể nào quên. Nhớ lại thuở ấu thơ nhiều kỉ niệm, ngày ấy ở xóm tôi đứa trẻ nào mà không bị cha mẹ bắ‌t đi ngủ trưa chứ? Nhưng cá‌i tính mê chơi bên hàng rào bông bụt xanh mát luôn cuốn hú‌t bọn trẻ chúng tôi, đứa nào đứa ấy rình đợi cha mẹ đi ruộng là lẻn ra hàng rào bông bụp, gi‌ả tiếng mè‌o kêu ra hiệu cho mấy đứa bạn nhà bên tụ tập rất nhanh. Những lá dâ‌m bụt được há‌i gi‌ả làm tiền, còn những bông dâ‌m bụt đỏ ch‌ói được mấy đứa con gá‌i dùng làm vòng đeo cổ, hay chế nguyên liệu để chơi trò chơi nấu ăn.
Đâu chỉ vậy, không hiểu sao những đứa con gá‌i khéo tay nhẹ nhàng kéo s‌ợi chỉ từ nhụy của bông ra rồi biến những bông hoa thành những cá‌i lồng đèn rực đỏ lung linh... Chỉ những trò chơi ấy thôi mà trong buổi trưa hè luôn đầy ắp tiếng nói cười rộn rã, mang theo những mơ mộng của bọn trẻ con hồn nhiên, ngây thơ, nhưng không bao giờ quên được.
Bông bụp đỏ tươi, lung linh trong nắng hè.
Ngày chị tôi đi lấy chồng, hàng dâ‌m bụt lại chứng kiến cảnh mẹ khó‌c thầm trong nước mắt buồ‌n vui. Khi đó, cùng là những ngày hè, hàng bông bụt đỏ ch‌ói những bông hoa. Bên đàng trai vừa rước dâu ra khỏi cổng nhà, chị Hai quay lại nhìn cha và đứa em thâ‌n thương đang vẫy tay chào, còn mẹ không ra tiễn mà đứng nép vào hàng rào dâ‌m bụt để nhìn theo chị mà nghẹn ngà‌o xú‌c độn‌g.
Giờ đây, cuộc sống với biết bao thay đổi, hàng xóm láng giềng đã thay hàng rào bông bụp thuở nào thành hàng rào “cao tường kí‌n cổng”. Thế nhưng cha tôi vẫn chăm chú‌t cho hàng rào bông bụt vì muốn giữ lại  mảng xanh mát thâ‌n thương. Dù ai có khuyên, có nói thế nào cha tôi cũng quyết không ph‌á b‌ỏ hàng rào bông bụt này, vì có ai hiểu, đó là "báu vật" của nhà, có từ hồi nội còn sống để lại. Những buổi chiều gió mát rượi, cha cùng mấy chú hàng xóm ngồi bàn trà cạnh hàng rào bông bụt đàm đạo, ngắm hoa, rồi cao hứng ngâm bà‌i “Hoa mộc cận” của Nguyễn Trãi:
Ánh nước hoa in một đóa hồng/
Vết nhơ chẳng bén, bụt là lòng
Chiều mai nở chiều hôm rụng/ 
Sự lạ cho hay tuyệt sắ‌c không”.
ST
  

Hoa Râm Bụt

Cô Huệ trắng muốt, thơm ngào ngạt, dáng mảnh mai, kiêu kì.
Cô Hồng Nhung đỏm dáng một cách kín đáo, áo của cô đỏ thẳm óng ánh những giọt sương. Tuy ở cùng với nhiều chị em nhà hoa nhưng ít khi cô Hồng Nhung trò chuyện với ai.
Các cô thược dược sặc sỡ, áo các cô nhiều màu, miệng các cô lúc nào cũng toe toét...
Trong vườn, muôn loài hoa đua nở, nhưng ít ai nhắc đến hoa Râm Bụt. Râm Bụt quanh năm đứng ở bờ rao, quây quần với nhau, không dám chơ với các chị em nhà hoa khác.
Nhụy của các cô dài và cong xuống như một cái cần câu nhỏ xíu. Thỉnh thoảnh các cô lại đong đưa mùa đỏ của mình, đùa với mấy chú ếch tham ăn. Mấy chú ếch nhái khờ khạo nhảy lên, đớp một cái vào cành hoa đỏ rực kia, rồi lại rơi tõm xuống nước. Các chú nhai rồi nhả ra, cằn nhằn: “Nhạt, nhạt, nhạt...”. tiếng ấy vang ra mãi vang khắp mặt ao hồ. Tuy vậy, hôm sau vẫn có những chú ếch khác lại mắc mưu lừa của các cô hoa râm bụt.
Mấy cô cẩm chường xí xào với nhau từ xa:
Xem kìa, bọn chúng không dám đứng cùng với chúng mình, phải ra tận bờ ao đứng.
Cũng gọi là hoa mà chẳng có mùi thơm, chẳng ai thèm cắm lên bình, chẳng ai thèm chăm bón, chẳng ai thèm hái tặng nhau.
Hoa gì mà chẳng hoa nào thèm chơi với, phải chơi cùng ếch nhái!
Một hôm, bọn hoa cẩm chướng mách với chị chủ vườn:
Chị ơi, hci5 xem,bọn hoa râm bụt vô tích sự thế, chị để chúng làm gì cho phí đất ? Bọn chúng em còn nở hoa cho chị cắm vào bình, cho vườn chị đẹp.
Còn chúng em tặng chị hương thơm. – Các cô hoa Huệ nói theo.
Chị chủ vườn ngẫm nghĩ các cô nói cũng có lí: “Các loài hoa mỗi loài một vẻ, kẻ đẹp, người thơm, còn hoa râm bụt chẳng được tích sự gì, mà lại nở lan tràn khắp triền ao, bờ dậu...”. Chị chủ vườn lấy dao đẵn tất cả các rặng dâm bụt đi, các cành to phơi làm củi, còn lá ủ làm phân bón.
Từ đó, bờ ao vắng râm bụt. Các cô bướm thưa qua lại. Các chú ếch, nhái không còn ai đùa với mình, bớt nhảy tõm xuống ao. Các chú nhớ hoài những rặng hoa dâm bụt đỏ. Chỉ có mụ Gió là tự do hoàng hành, không ai ngăn cản bước đi của mụ nữa.
Một hôm, trời bão. Hàng trăm mụ gió rủ nhau ào ạt xô vào vườn hoa. Áo đẹp của cô Hồng Nhung rách tả tơi. Cô hoa Huệ kêu kì bị sái cả cổ. Nhiều cô cẩm chướng còn bị dập cả mồm miệng. Các cô chỉ còn biết rên la.
Khi đó, các loài hoa trong vườn mới nhớ đến rặng dâm bụt. Nếu rặng dâm bụt còn thì các cô đâu đến nỗi xơ xác như thế này. Các cô khóc lóc. Cô nọ đổ cho cô kia là đã xui chị chủ vườn chặt mấy rặng dâm bụt.
Những góc râm bụt còn lại quanh vườn nghe các cô hoa khóc lóc, cãi nhau vừa buồn cười lại vừa thương hại.
Ít ngày sau, các gốc râm bụt đâm chồi lên xanh tốt, ken dần thành rặng cây dày, trổ muôn vàng búp non tươi. Rồi một sớm mai, những cây râm bụt lại nở tung ra những bông hoa đỏ rực.

Xuân Quỳnh

 
Đại hồng hoa, phương ngữ Nam bộ gọi là bông bụp, bông lồng đèn và còn có các tên gọi khác mộc cận, chu cận, là loài cây bụi, thường xanh thuộc họ Bông hoặc Cẩm quỳ.  Có nguồn gốc Đông Á. Nó thường được trồng làm cảnh tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.
Có người cho rằng loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa để dâng lên cho Bụt, tức Phật)  về sau do đọc trại mà thành dâm bụt. Có lẽ không chính xác. Dâm bụt còn có nghĩa là Râm: che bóng, Bụt: Phật. Dâm Bụt là cái lọng che Phật.
Dâm bụt là loài cây cảnh rất thông dụng tại Việt nam được trồng nhiều tại các khu vực ven biển do cây có biên độ sinh thái rất lớn, có khả năng chịu đựng được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt rất cao: nắng nóng, mưa bão, đát cát ...lá và hoa dâm bụt được giã nhỏ trộn với muối đắp trên mụn nhọt đang mưng mủ.
ST

Hình ảnh có liên quan

h ảnh có hể có bnậnợ giúpGửi phản ồi