Ngày Về - Hoàng GiácAi Hát Lý Tình QuêTình QuêMảnh tình quê.... |
Chiều
quê trên bến sông xưa
Tuổi thơ tôi đã trải qua những buổi chiều bình
dị và mộc mạc như thế. Xa quê để bước vào đời, thi thoảng hình ảnh chiều
tà trên bến sông xưa lại trào lên trong trong kí ức.
Mặt trời đã gác núi, những giọt
nắng cuối ngày cứ lùi dần, lùi dần, khuất hẳn sau rặng tre. Xa xa, dải
mây hồng bồng bềnh yên ả trôi nhẹ trên khoảng không vô tận, chùm rẻ quạt
như xoè ra, chiếu sáng cả một vùng trời. Đàn chim vội vã tìm nhau bay
về nơi tổ ấm, tiếng chim cuốc đâu đó cứ đều đều, chầm chậm, khắc khoải
vang lên.
Chiều về, một buổi chiều quê bình dị, mộc mạc quá. Nó không có chỗ cho
những toan tính, hơn thua ở đời mà là sự hội tụ của những gì bình
thường, giản dị nhất. Từng vệt khói lam chiều phất phơ sau rặng chuối.
Tiếng ai đó gọi đò cứ văng vẳng trên bến sông quê. Những đứa bé chăn
trâu thả cho cánh diều của chúng bay cao, bay xa lên như để gửi bao ước
mơ tuổi thơ cháy bỏng, như để hoà mình cùng với mây trời, với xứ sở, với
thiên nhiên. Tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng cứ dai dẳng bên tai như
càng tô thêm sự tĩnh mịch của buổi chiều tà. Mùi rơm rạ, mùi lúa chín
thoang thoảng theo gió bay vào thôn xóm nhỏ.
Chiều về, đó cũng chính là thời khắc cả gia đình quây quần, sum họp bên nhau trong bữa cơm đạm bạc, đơn sơ, trò chuyện cùng nhau sau một ngày đồng áng vất vả, cùng tận hưởng những làn gió thổi lên tươi mát mang theo hương cau dìu dịu lan toả khắp không gian.
Và chiều cũng là lúc bọn con nít chúng tôi rủ nhau chơi trò ú tim, cười đùa, lăn lộn dưới những đống rơm khô, đất cát, bụi tro dính đầy mặt, từng tiếng cười quen thuộc, giòn giã vang rộn cả xóm thôn... Đó là tuổi thơ của những đứa trẻ quê nghèo khó, tuy có thiếu thốn vài bữa ăn ngon nhưng lúc nào cũng dư dả tiếng cười. “Ăn chưa no lo chưa tới” nên chẳng phải bận tâm điều gì, chuyện có lớn bằng trời dưới con mắt bé thơ cũng biến thành hạt gạo.
Chiều về, đó cũng chính là thời khắc cả gia đình quây quần, sum họp bên nhau trong bữa cơm đạm bạc, đơn sơ, trò chuyện cùng nhau sau một ngày đồng áng vất vả, cùng tận hưởng những làn gió thổi lên tươi mát mang theo hương cau dìu dịu lan toả khắp không gian.
Và chiều cũng là lúc bọn con nít chúng tôi rủ nhau chơi trò ú tim, cười đùa, lăn lộn dưới những đống rơm khô, đất cát, bụi tro dính đầy mặt, từng tiếng cười quen thuộc, giòn giã vang rộn cả xóm thôn... Đó là tuổi thơ của những đứa trẻ quê nghèo khó, tuy có thiếu thốn vài bữa ăn ngon nhưng lúc nào cũng dư dả tiếng cười. “Ăn chưa no lo chưa tới” nên chẳng phải bận tâm điều gì, chuyện có lớn bằng trời dưới con mắt bé thơ cũng biến thành hạt gạo.
Trưa, mẹ bắt đi ngủ nhưng vẫn trốn đi chơi. Ngủ làm sao được bởi lũ bạn
đang chờ đầu đê với bao trò vui giữa trời xanh lộng gió. Ba bốn đứa đầu
trần cháy đen cháy đỏ, da đen sạm dưới trời nắng chang chang đuổi bắt
mấy con chuồn chuồn đỏ chót đậu sát mép nước.
Tuổi thơ tôi đã trải qua những buổi chiều bình dị và mộc mạc như thế. Xa quê để bước vào đời, thi thoảng hình ảnh chiều tà trên bến sông xưa lại trào lên trong kí ức. Chợt vẳng đâu đó một bài hát quen thuộc “Chiều buồn nhẹ rơi trên bến sông xa, đâu khói hoàng hôn vương trên mái nhà...”, lòng chợt ngẩn ngơ.
Tuổi thơ tôi đã trải qua những buổi chiều bình dị và mộc mạc như thế. Xa quê để bước vào đời, thi thoảng hình ảnh chiều tà trên bến sông xưa lại trào lên trong kí ức. Chợt vẳng đâu đó một bài hát quen thuộc “Chiều buồn nhẹ rơi trên bến sông xa, đâu khói hoàng hôn vương trên mái nhà...”, lòng chợt ngẩn ngơ.
Theo Quehuongonline
Làn khói mong manh
thât nhẹ nhàng,
Mà sao len lỏi tận tâm can !!....
Nhớ chiều êm ã miền quê cũ,Vơ vẩn đâu đây hương củi than ?...
Ngồi bên ngọn cỏ giữa luống rau,
Lập loè đom đóm chớp như sao....
Bỗng dưng thương nhớ gian nhà nhỏ,
Thuở tuổi hồng thơm má chín đào...
Cho tôi trở lại ngày xưa ấy !
Nơi khói bếp chiều vươn bay cao....
Có con đê nhỏ êm đềm chảy,
Tôi đã cùng người hẹn trăng sao....
Chim bay về tổ cho tôi gởi,
Cả một tấm lòng thương nhớ quê......
Mãi hoài sao vẫn chưa quên được ?
Mùi hương than củi bên bếp quê !!!....
NM
Bếp
xưa 1
Bếp xưa ở Việt Nam quê tôi, nhất là những hình
ảnh bếp xưa ở làng quê vẫn thu hút ánh mắt nhìn của tôi vì bởi bếp có
linh hồn của nó, nét độc đáo riêng của bếp Việt, tôi luôn cảm nhận ra
được cảm xúc trìu mến, ấm cúng của tình gia đình. Ngày tháng dần trôi,
có những đôi bàn chân phải xa làng, xa bếp. Từ những cái lò đơn sơ này
lại cho ra những món ăn được coi như quốc hồn quốc tuý, âm thầm nuôi
dưỡng tinh thần người Việt xa quê như tôi.
Chiều chủ nhật, tôi luẩn quẩn với mấy cây rau thơm, kinh giới, tía tô,... cho đến khi ánh nắng chiều mùa hè hắt rọi xuống một màu tím dịu, hoàng hôn muộn nhuộm cả sân vườn. Những con đom đóm xuất hiện chập chờn, chớp chớp toả ánh sáng để tìm bạn tình trong những đêm hè trăng sáng, chúng là những vì sao nơi trần thế của tôi.
Chiều chủ nhật, tôi luẩn quẩn với mấy cây rau thơm, kinh giới, tía tô,... cho đến khi ánh nắng chiều mùa hè hắt rọi xuống một màu tím dịu, hoàng hôn muộn nhuộm cả sân vườn. Những con đom đóm xuất hiện chập chờn, chớp chớp toả ánh sáng để tìm bạn tình trong những đêm hè trăng sáng, chúng là những vì sao nơi trần thế của tôi.
Nhìn kỹ đom đóm bay, mới thấy được sự lả lướt thật nghệ thuật của chúng,
khi di dịch thường không phát ra ánh sáng, chỉ khi chúng ngừng bay
trong tích tắc thì cái bóng đèn trên thân mình của chúng mới bừng lên
ánh sáng, ánh sáng này dùng để quyến rũ đối phương. Có khi mấy anh chàng
đom đóm chớp chớp ánh hào quang trước mặt nàng đom đóm thì liền bị mấy
nàng ngúng nguẩy bay đi chỗ khác như tỏ ý cho rằng mấy chàng là loài đom
đóm dỏm. Có một lời bài hát - đom đóm đâu ra chiều nay thật nhiều? Nay
tôi muốn hỏi thêm rằng - loài đom đóm "xưa" bao nhiêu tuổi đời trên quả
địa cầu xanh xinh đẹp này?
Tôi chăm sóc mấy cây hoa, ngắm mấy con đom đóm tới chán, hái một mớ rau
mang vào nhà. Chiều cuối tuần rảnh rỗi tôi hay mở máy vi tính coi tin
tức ở quê nhà, thì bắt gặp hình ảnh cái lò bằng gạch men. Tôi thật vui
mừng vì đã rất lâu tôi chưa hề thấy lại cái lò men trắng xanh kiểu này,
nó giống y chang như cái lò mà gia đình tôi mua về sử dụng sau năm 1975.
ST
ST
Sau năm 1975, nhà tôi nấu cơm bằng lò than để ở sau nhà. Sức nóng của
than thường làm đôi gò má của tôi ửng hồng, vì thế lúc ấy tôi không đẹp
vì lụa - mà tôi đẹp vì than. Khi được thấy anh tôi đi xa mua mang về cái
lò gạch xinh xắn này, tôi đã quý nó từ phút giây đầu gặp gỡ. Nó được
mang ra đặt ở phía tay phải ngoài ban công nhà tôi - cái ban công ngó
xuống bờ kinh Vĩnh An. Nó được mang về nhà tôi bởi củi rẻ tiền hơn than,
điều cần thiết cần phải có cho một cuộc sống đã nhiều lần thay đổi.
Anh tôi mua một thước củi về, mang lên tầng thượng phơi cho khô, chẻ nhỏ
để dành đun dần. Tôi chất củi gọn gàng dưới chân lò, tôi phải học cách
nhóm lò, cách nấu cơm với củi - chỉnh lửa sao cho vừa để khi nồi cơm
chín tới, vừa đủ để lại một tí hương thơm của cơm cháy. Nồi cơm luôn
được nấu trước, kế đến mới tới thức ăn, hai lò đều bùng cháy, tiếng củi
cháy lách tách nghe vui tai, khi xào thức ăn thì lửa phải cao mới xứng
đáng hoà hợp với cái chảo bằng sắt đen tuyền của cha tôi - để cho ra một
đĩa rau muống tàu xào tỏi thật ngon lành.
Có một lần vào mùa mưa, tôi nấu món canh gừng trong cái chảo sắt đen, khi múc canh ra tô, tôi mới khám phá ra "cái đồ nhấc nồi" - đó là hai tấm vải bố dày màu huyết dụ, mà nhà tôi dùng để nhấc nồi, chảo, để tránh nóng bàn tay (không biết nó còn được gọi bằng tên gì khác không nhưng ở trong nhà tôi thường gọi như thế). Không biết làm sao mà một cái lại nằm im ru dưới đáy cái chảo canh gừng của tôi, vì cái chảo màu đen cho nên tôi đã sơ ý không nhìn thấy màu vàng của canh gừng đã chuyển thành màu huyết dụ. Anh tôi nhìn tôi với ánh mắt không mấy hài lòng, nhưng anh đã không la rầy mà chỉ bảo tôi bỏ nồi canh đó đi, và dặn tôi lần sau cẩn thận hơn. Buổi chiều hôm đó, tôi buồn buồn và thầm mắng yêu "đồ nhấc nồi là cái đồ quỷ sứ " tại sao lại lăn vào chảo canh gừng, phá tôi chi?
Có một lần vào mùa mưa, tôi nấu món canh gừng trong cái chảo sắt đen, khi múc canh ra tô, tôi mới khám phá ra "cái đồ nhấc nồi" - đó là hai tấm vải bố dày màu huyết dụ, mà nhà tôi dùng để nhấc nồi, chảo, để tránh nóng bàn tay (không biết nó còn được gọi bằng tên gì khác không nhưng ở trong nhà tôi thường gọi như thế). Không biết làm sao mà một cái lại nằm im ru dưới đáy cái chảo canh gừng của tôi, vì cái chảo màu đen cho nên tôi đã sơ ý không nhìn thấy màu vàng của canh gừng đã chuyển thành màu huyết dụ. Anh tôi nhìn tôi với ánh mắt không mấy hài lòng, nhưng anh đã không la rầy mà chỉ bảo tôi bỏ nồi canh đó đi, và dặn tôi lần sau cẩn thận hơn. Buổi chiều hôm đó, tôi buồn buồn và thầm mắng yêu "đồ nhấc nồi là cái đồ quỷ sứ " tại sao lại lăn vào chảo canh gừng, phá tôi chi?
Bếp lò gợi sự ấm áp, yên bình về một miền quê
Từ cái bếp, khói lam chiều lan toả, màu khói trắng nhẹ nhàng bay lên rồi
tan biến trên dòng sông. Cơm chín được dọn ra trên cái bàn tròn, gia
đình tôi quây quần ăn cơm bên dòng kinh Vĩnh An hiền hoà thơ mộng. Trên
cái bếp, những nhóm lửa tàn phai của hai lò đều được tôi gom lại để nấu
một ấm nước sôi thật to để dành khi nguội uống. Sau buổi cơm chiều, mỗi
ngày tôi đều hoàn tất một cử chỉ cám ơn với cái bếp - đó là cái bếp luôn
được tôi lau chùi sạch sẽ, bóng loáng.
Cũng từ cái bếp này, khói trắng bay cao, khói đen đọng lại trên mấy cái nồi, dù có mấy cái tấm viền khói cho nồi, nhưng khói đen của củi vẫn hí ha hí hửng len lỏi bám vào thành nồi, như chứng tỏ khói là sự hiện thân của củi trên cái bếp này. Những cái nồi bám đầy nhọ đen, chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ cao, chỗ thấp này,... lại không được mọi người nhìn nhận giống như tranh vẽ của Picasso. Thế là tôi - một cô gái quê miệt vườn, ngày cuối tuần phải đi xin tro trấu về cùng với xà bông tẩy trắng vết nhọ nồi, rồi sau đó đem mấy cái nồi này ra ngoài ban công phơi nắng. Ánh nắng gắt giữa buổi trưa rọi xuống mấy cái nồi bằng gang phản chiếu ra những tia nắng li ti, như thể mấy cái nồi này nhe răng cười trêu ghẹo tôi.
Bếp xưa ở Việt Nam quê tôi, nhất là những hình ảnh bếp xưa ở làng quê vẫn thu hút ánh mắt nhìn của tôi vì bởi bếp có linh hồn của nó, nét độc đáo riêng của bếp Việt, tôi luôn cảm nhận ra được cảm xúc trìu mến, ấm cúng của tình gia đình. Ngày tháng dần trôi, có những đôi bàn chân phải xa làng, xa bếp. Từ những cái lò đơn sơ này lại cho ra những món ăn được coi như quốc hồn quốc tuý, âm thầm nuôi dưỡng tinh thần người Việt xa quê như tôi. Ngày nay thỉnh thoảng bên lò bếp gas hiện đại, bất chợt tôi vẫn nhớ thương chi lạ cái bếp xưa nơi quê nhà.
ST
Cũng từ cái bếp này, khói trắng bay cao, khói đen đọng lại trên mấy cái nồi, dù có mấy cái tấm viền khói cho nồi, nhưng khói đen của củi vẫn hí ha hí hửng len lỏi bám vào thành nồi, như chứng tỏ khói là sự hiện thân của củi trên cái bếp này. Những cái nồi bám đầy nhọ đen, chỗ đậm, chỗ nhạt, chỗ cao, chỗ thấp này,... lại không được mọi người nhìn nhận giống như tranh vẽ của Picasso. Thế là tôi - một cô gái quê miệt vườn, ngày cuối tuần phải đi xin tro trấu về cùng với xà bông tẩy trắng vết nhọ nồi, rồi sau đó đem mấy cái nồi này ra ngoài ban công phơi nắng. Ánh nắng gắt giữa buổi trưa rọi xuống mấy cái nồi bằng gang phản chiếu ra những tia nắng li ti, như thể mấy cái nồi này nhe răng cười trêu ghẹo tôi.
Bếp xưa ở Việt Nam quê tôi, nhất là những hình ảnh bếp xưa ở làng quê vẫn thu hút ánh mắt nhìn của tôi vì bởi bếp có linh hồn của nó, nét độc đáo riêng của bếp Việt, tôi luôn cảm nhận ra được cảm xúc trìu mến, ấm cúng của tình gia đình. Ngày tháng dần trôi, có những đôi bàn chân phải xa làng, xa bếp. Từ những cái lò đơn sơ này lại cho ra những món ăn được coi như quốc hồn quốc tuý, âm thầm nuôi dưỡng tinh thần người Việt xa quê như tôi. Ngày nay thỉnh thoảng bên lò bếp gas hiện đại, bất chợt tôi vẫn nhớ thương chi lạ cái bếp xưa nơi quê nhà.
ST
Chái bếp
Chái bếp của má là mái ấm của cả
nhà. Chái bếp của má giờ là ký ức trong con - ký ức đẹp đẽ mà hễ nhớ tới
là nôn nao, muốn tìm về. Ở đó, có cái tủ bếp mở cửa là có đồ ăn, có bếp
cà ràng sáng chiều đỏ lửa, có bộ ván ngựa nhỏ trên có giăng chiếc võng
đương bằng dây bình bát. Má lụi hụi nấu cơm, kho cá, chẳng ngơi tay mà
còn lắc võng đưa thằng cháu nội: “Ầu ơ… Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ…”.
Mấy dòng này là tôi kể về chái bếp của ngày xưa, của hơn hai mươi năm về trước. Thời gian trôi nhanh quá, cuốn phăng hết những gì có tên gọi “Ngày xưa”, vậy nhưng có những ký ức chẳng thể nhạt nhòa, càng lâu càng dày dặn. Ký ức đó dung dưỡng tâm hồn người ta những điều thiêng liêng lắm. Ai đó gọi tên, ấy là nguồn cội!
Hồi đó, tôi chừng 9, 10 tuổi, hay chăn trâu, chạy nhảy ngoài đồng, bờ ruộng nhiều hơn trong nhà. Bắn xong mấy ván đạn keo, thua sạch, mặt xụi lơ, vội đứng lên lấy tay phủi phủi, rồi thì cứ nhắm thẳng chái bếp mà về: “Má ơi, cơm chín chưa, má? Con đói bụng quá hà!”. Tôi cầm tay má đang nêm nếm nồi canh rau đắng đất nấu với cá trê vàng, lay lay hỏi giục. Má sẵn cầm cây vá nêm canh, vá vá trước mặt tôi mà mắng giọng trìu mến: “Tía mày, chín rồi nè ông Thần, mau rửa tay chân cho sạch rồi vô phụ má dọn cơm”.
Chái bếp của nhà tôi, và hẳn nhiên cũng là đặc điểm chung của những ngôi nhà quê ở Nam bộ, là “căn nhà thêm” của căn nhà chính. Nơi đó để dành nấu ăn cho khỏi ám khói lên “nhà trên” vì hồi xưa toàn nấu bằng bếp củi. Chái bếp của má tôi lợp bằng lá dừa nước, cột tràm khẳng khiu, xạm đen vì khói củi. Cứ hễ gà vừa gáy sáng, má đã lui cui mồi ngọn đèn hột vịt, lấy nắm lá dừa nhóm bếp lửa đỏ rực. Má vo gạo nấu cơm, chưng mấy con mắm đồng để đem theo ra ruộng. Thời đó, má đi cấy lúa mùa, thường là “buổi đứng”, nghĩa là cấy từ lúc trời sáng vừa tỏ mặt người cho tới 2-3 giờ chiều, không nghỉ trưa. Vậy nên má phải thức sớm, nấu cơm đem theo. Chẳng đồ ăn ê hề gì, má bới cơm vào lon gi-gô (Guigoz), trên có chén mắm chưng, đậy kín. Lon gi-gô mà đựng cơm thì chẳng gì bằng, kín chẳng sợ nắng mưa mà lại giữ ấm tốt. Bấy nhiêu đồ ăn nhưng trưa lại phong phú hơn vì tía má hay nhổ ít rau mác, hẹ nước, bông súng ăn kèm… Nhớ hồi chưa đi học, tía má hay dẫn tôi theo, chạy lấp xấp trên bờ ruộng té lên té xuống, tới bữa cơm thì má biểu lại ăn, dọn dưới gốc mù u ngay mé kinh. Đó cũng là chỗ tôi hay nằm gác chân mà ngủ ngon lành.
Mùa hạn, má ra vạt tràm sau nhà, tỉa tót nhánh tràm và cây tràm đẹt chở về chặt củi. Chái bếp của má lúc nào cũng có dãy củi chất đẹp lắm, gọi là “cự củi”. Mỗi cây củi có thể chặt dài ngắn khác nhau nhưng nghệ thuật là khi sắp vào cự, má vỗ cho đều tăm tắp nên khi nhìn vào, cự sẽ bằng phẳng như một bức tường. Chị Ba thì róc lá dừa, bó thành bó lớn, chừng chục bó để dành xài cả năm. Để bó được bó lá dừa đẹp cũng là cả một nghệ thuật, làm sao để lá dừa ken cứng, không sút sổ và đầu cũng phải “bằng thán” như cự củi thì mới đạt yêu cầu. Má tôi kỹ lắm nên dạy chị Ba làm chừng nào được mới thôi. Chị Ba nhờ anh Hai gác mấy cây tràm cứng trên nóc chái, rồi gác bó lá dừa lên. Số củi và lá dừa đó, nhà tôi chụm được qua mùa mưa, hiếm củi.
Cây chổi bếp và cái bợ là hai thứ má tôi tự làm và giữ rất kỹ. Cây chổi bếp má tự chuốt lá dừa, rồi bó bằng dây gân chắc chắn, chắc đến nỗi quét mòn nhẵn mà vẫn không bung. Chiếc bợ nhắc ngồi má làm gần chục cái, may tay, vải từ những quần áo rách của cả nhà dạt ra. Má treo rõ ràng: thứ này dùng nhắc nồi có lọ, thứ khác dùng nhắc nồi không lọ (do có vĩ)… Giàn bếp của nhà tôi đóng cái bếp bằng cây tràm, hình chữ nhật, bề ngang khoảng 8 tấc, chiều dài khoảng 1 thước 2, dưới chân thì đóng hai cây nằm ngang, vừa làm khung giữ cho giàn bếp chắc chắn, vừa để chất củi khô. Bếp của má lúc nào cũng sạch bóng, dù lúc lót bằng cây sóng lá hay lúc mua được 6 viên gạch tàu. Tôi nhớ, ngày má cưới vợ cho anh Hai tui, nói chuyện với đàng gái vài ba câu, má tìm cách đi lòng vòng xuống bếp. Về tôi hỏi, má nói: “Bây lựa vợ cũng phải coi cái bếp. Cái bếp nói lên hết trơn tính tình của đứa con gái. Má thấy anh Hai bây chọn trúng!”. Nghe vậy, anh Hai mừng rơn và đến nay, cháu nội của má đã sắp hết lớp 12.
Má trọng cái bếp như kiểu, có lần con gái má lục đục chuyện chồng con, má đi thăm về, ba hỏi: “Con Ba sao rồi bà?”. Má trả lời mà nước mắt rươm rướm: “Bếp núc lạnh tanh hà, chắc không được rồi ông à!”. Má tôi là vậy đó, ngày hai bữa nhóm lửa nấu cơm không hẳn là để giúp lòng đỡ đói mà còn nhóm lên tình thương yêu, nhóm ngọn lửa của tình thân ái. Chái bếp trong lòng má tôi là biểu thị cho hạnh phúc gia đình, cho bữa cơm ngon, cho tình san sẻ và cả những xót xa cho bất hạnh đời người.
Nơi chái bếp, những bữa cơm đầm ấm ngày Tết, những mẻ mứt gừng, mứt chuối cứ tỏa hương, mang hương xuân hương đời lan tỏa trong tôi, trong ba tôi và anh chị em tôi nữa. Làm mứt gì thì làm nhưng bao giờ cũng có mẻ mứt khóm. Má nói: “Thằng Út nó ưa ăn!”. “Ưa” là thích, còn thằng Út là tôi đây. Riêng tôi, tôi thích cái xịa má treo phía trên giàn bếp. Đó là nơi má đựng gia vị linh tinh, củ hành, củ tỏi và nhất là khi có củ khoai lùi tro, má để trên đó, dành phần tôi đi học về. Lúc rảnh, má kêu tôi lội đi kiếm lá “thúi địt” (tên dân gian xứ tôi kêu vậy, có tên khác là lá mơ) về làm bánh lá. Đó là thứ bánh rẻ tiền, dễ chế biến nhưng ngon không thể tả với tuổi thơ tôi bởi cái thời nghèo khó, thèm bánh khát trái.
Nhắc chái bếp của má, tôi cũng không làm sao quên được chiếc tủ bếp. Dân thành thị gọi là tủ gạc-măng-giê, phiên âm theo tiếng Pháp, nghĩa là nơi giữ thức ăn. Nhưng má tôi cứ gọi là tủ bếp, gọi với tất cả thương yêu và chơn chất của một người phụ nữ Nam bộ. Chiếc tủ bếp giờ má còn xài là bằng cây thao lao, tuổi đời hơn nửa thế kỷ. Bây giờ có tủ lạnh nhưng má vẫn giữ nguyên tủ bếp, 4 chân má kê 4 “chén cù lao” - nghĩa là bên ngoài như cái chén nhưng chính giữa có còi nổi lên để gác chân tủ - phòng kiến bò lên. Chiếc tủ bếp của má bây giờ vẫn y nguyên hồi xưa, vẫn có nồi cá kho ăn chưa hết, có chén nước mắm chấm chưa cạn, rồi có hủ cơm mẻ sực nức mùi chua, lỉnh kỉnh chai nước mắm, nước màu… Chiếc tủ bếp này có 3 ngăn cùng với nóc tủ cũng được tận dụng để đồ. Ngăn trên có hai cánh cửa dùng để đựng đồ ăn, ngăn giữa trống dùng để chai, hũ, thố đựng gia vị và ngăn dưới cùng để cất chén dĩa, thau chảo, phòng khi có đám tiệc hay nhà có khách. Đi học về là tôi chạy ù xuống tủ bếp, lục coi bữa nay ăn gì. Bữa nào má có đi chợ Ba Đình về, mua lon sữa rọng nước trong tủ là y như rằng, thằng Út cầm lên, nút hơi thật sâu, cho đã đời. Nghĩ lại bây giờ vẫn thấy ngon… Má đi đám tiệc về có cục xôi, viên chè cũng để trong tủ, chờ Út đi chơi về là má kêu: “Út, má có chừa mấy viên chè trong tủ bếp, ăn đi. À, mà ăn nhớ chừa cho chị Năm ít viên nghe”. Chừa ít viên của thằng Út hồi đó được hiểu là chỉ có 1 viên thôi!
Mấy dòng này là tôi kể về chái bếp của ngày xưa, của hơn hai mươi năm về trước. Thời gian trôi nhanh quá, cuốn phăng hết những gì có tên gọi “Ngày xưa”, vậy nhưng có những ký ức chẳng thể nhạt nhòa, càng lâu càng dày dặn. Ký ức đó dung dưỡng tâm hồn người ta những điều thiêng liêng lắm. Ai đó gọi tên, ấy là nguồn cội!
Hồi đó, tôi chừng 9, 10 tuổi, hay chăn trâu, chạy nhảy ngoài đồng, bờ ruộng nhiều hơn trong nhà. Bắn xong mấy ván đạn keo, thua sạch, mặt xụi lơ, vội đứng lên lấy tay phủi phủi, rồi thì cứ nhắm thẳng chái bếp mà về: “Má ơi, cơm chín chưa, má? Con đói bụng quá hà!”. Tôi cầm tay má đang nêm nếm nồi canh rau đắng đất nấu với cá trê vàng, lay lay hỏi giục. Má sẵn cầm cây vá nêm canh, vá vá trước mặt tôi mà mắng giọng trìu mến: “Tía mày, chín rồi nè ông Thần, mau rửa tay chân cho sạch rồi vô phụ má dọn cơm”.
Chái bếp của nhà tôi, và hẳn nhiên cũng là đặc điểm chung của những ngôi nhà quê ở Nam bộ, là “căn nhà thêm” của căn nhà chính. Nơi đó để dành nấu ăn cho khỏi ám khói lên “nhà trên” vì hồi xưa toàn nấu bằng bếp củi. Chái bếp của má tôi lợp bằng lá dừa nước, cột tràm khẳng khiu, xạm đen vì khói củi. Cứ hễ gà vừa gáy sáng, má đã lui cui mồi ngọn đèn hột vịt, lấy nắm lá dừa nhóm bếp lửa đỏ rực. Má vo gạo nấu cơm, chưng mấy con mắm đồng để đem theo ra ruộng. Thời đó, má đi cấy lúa mùa, thường là “buổi đứng”, nghĩa là cấy từ lúc trời sáng vừa tỏ mặt người cho tới 2-3 giờ chiều, không nghỉ trưa. Vậy nên má phải thức sớm, nấu cơm đem theo. Chẳng đồ ăn ê hề gì, má bới cơm vào lon gi-gô (Guigoz), trên có chén mắm chưng, đậy kín. Lon gi-gô mà đựng cơm thì chẳng gì bằng, kín chẳng sợ nắng mưa mà lại giữ ấm tốt. Bấy nhiêu đồ ăn nhưng trưa lại phong phú hơn vì tía má hay nhổ ít rau mác, hẹ nước, bông súng ăn kèm… Nhớ hồi chưa đi học, tía má hay dẫn tôi theo, chạy lấp xấp trên bờ ruộng té lên té xuống, tới bữa cơm thì má biểu lại ăn, dọn dưới gốc mù u ngay mé kinh. Đó cũng là chỗ tôi hay nằm gác chân mà ngủ ngon lành.
Mùa hạn, má ra vạt tràm sau nhà, tỉa tót nhánh tràm và cây tràm đẹt chở về chặt củi. Chái bếp của má lúc nào cũng có dãy củi chất đẹp lắm, gọi là “cự củi”. Mỗi cây củi có thể chặt dài ngắn khác nhau nhưng nghệ thuật là khi sắp vào cự, má vỗ cho đều tăm tắp nên khi nhìn vào, cự sẽ bằng phẳng như một bức tường. Chị Ba thì róc lá dừa, bó thành bó lớn, chừng chục bó để dành xài cả năm. Để bó được bó lá dừa đẹp cũng là cả một nghệ thuật, làm sao để lá dừa ken cứng, không sút sổ và đầu cũng phải “bằng thán” như cự củi thì mới đạt yêu cầu. Má tôi kỹ lắm nên dạy chị Ba làm chừng nào được mới thôi. Chị Ba nhờ anh Hai gác mấy cây tràm cứng trên nóc chái, rồi gác bó lá dừa lên. Số củi và lá dừa đó, nhà tôi chụm được qua mùa mưa, hiếm củi.
Cây chổi bếp và cái bợ là hai thứ má tôi tự làm và giữ rất kỹ. Cây chổi bếp má tự chuốt lá dừa, rồi bó bằng dây gân chắc chắn, chắc đến nỗi quét mòn nhẵn mà vẫn không bung. Chiếc bợ nhắc ngồi má làm gần chục cái, may tay, vải từ những quần áo rách của cả nhà dạt ra. Má treo rõ ràng: thứ này dùng nhắc nồi có lọ, thứ khác dùng nhắc nồi không lọ (do có vĩ)… Giàn bếp của nhà tôi đóng cái bếp bằng cây tràm, hình chữ nhật, bề ngang khoảng 8 tấc, chiều dài khoảng 1 thước 2, dưới chân thì đóng hai cây nằm ngang, vừa làm khung giữ cho giàn bếp chắc chắn, vừa để chất củi khô. Bếp của má lúc nào cũng sạch bóng, dù lúc lót bằng cây sóng lá hay lúc mua được 6 viên gạch tàu. Tôi nhớ, ngày má cưới vợ cho anh Hai tui, nói chuyện với đàng gái vài ba câu, má tìm cách đi lòng vòng xuống bếp. Về tôi hỏi, má nói: “Bây lựa vợ cũng phải coi cái bếp. Cái bếp nói lên hết trơn tính tình của đứa con gái. Má thấy anh Hai bây chọn trúng!”. Nghe vậy, anh Hai mừng rơn và đến nay, cháu nội của má đã sắp hết lớp 12.
Má trọng cái bếp như kiểu, có lần con gái má lục đục chuyện chồng con, má đi thăm về, ba hỏi: “Con Ba sao rồi bà?”. Má trả lời mà nước mắt rươm rướm: “Bếp núc lạnh tanh hà, chắc không được rồi ông à!”. Má tôi là vậy đó, ngày hai bữa nhóm lửa nấu cơm không hẳn là để giúp lòng đỡ đói mà còn nhóm lên tình thương yêu, nhóm ngọn lửa của tình thân ái. Chái bếp trong lòng má tôi là biểu thị cho hạnh phúc gia đình, cho bữa cơm ngon, cho tình san sẻ và cả những xót xa cho bất hạnh đời người.
Nơi chái bếp, những bữa cơm đầm ấm ngày Tết, những mẻ mứt gừng, mứt chuối cứ tỏa hương, mang hương xuân hương đời lan tỏa trong tôi, trong ba tôi và anh chị em tôi nữa. Làm mứt gì thì làm nhưng bao giờ cũng có mẻ mứt khóm. Má nói: “Thằng Út nó ưa ăn!”. “Ưa” là thích, còn thằng Út là tôi đây. Riêng tôi, tôi thích cái xịa má treo phía trên giàn bếp. Đó là nơi má đựng gia vị linh tinh, củ hành, củ tỏi và nhất là khi có củ khoai lùi tro, má để trên đó, dành phần tôi đi học về. Lúc rảnh, má kêu tôi lội đi kiếm lá “thúi địt” (tên dân gian xứ tôi kêu vậy, có tên khác là lá mơ) về làm bánh lá. Đó là thứ bánh rẻ tiền, dễ chế biến nhưng ngon không thể tả với tuổi thơ tôi bởi cái thời nghèo khó, thèm bánh khát trái.
Nhắc chái bếp của má, tôi cũng không làm sao quên được chiếc tủ bếp. Dân thành thị gọi là tủ gạc-măng-giê, phiên âm theo tiếng Pháp, nghĩa là nơi giữ thức ăn. Nhưng má tôi cứ gọi là tủ bếp, gọi với tất cả thương yêu và chơn chất của một người phụ nữ Nam bộ. Chiếc tủ bếp giờ má còn xài là bằng cây thao lao, tuổi đời hơn nửa thế kỷ. Bây giờ có tủ lạnh nhưng má vẫn giữ nguyên tủ bếp, 4 chân má kê 4 “chén cù lao” - nghĩa là bên ngoài như cái chén nhưng chính giữa có còi nổi lên để gác chân tủ - phòng kiến bò lên. Chiếc tủ bếp của má bây giờ vẫn y nguyên hồi xưa, vẫn có nồi cá kho ăn chưa hết, có chén nước mắm chấm chưa cạn, rồi có hủ cơm mẻ sực nức mùi chua, lỉnh kỉnh chai nước mắm, nước màu… Chiếc tủ bếp này có 3 ngăn cùng với nóc tủ cũng được tận dụng để đồ. Ngăn trên có hai cánh cửa dùng để đựng đồ ăn, ngăn giữa trống dùng để chai, hũ, thố đựng gia vị và ngăn dưới cùng để cất chén dĩa, thau chảo, phòng khi có đám tiệc hay nhà có khách. Đi học về là tôi chạy ù xuống tủ bếp, lục coi bữa nay ăn gì. Bữa nào má có đi chợ Ba Đình về, mua lon sữa rọng nước trong tủ là y như rằng, thằng Út cầm lên, nút hơi thật sâu, cho đã đời. Nghĩ lại bây giờ vẫn thấy ngon… Má đi đám tiệc về có cục xôi, viên chè cũng để trong tủ, chờ Út đi chơi về là má kêu: “Út, má có chừa mấy viên chè trong tủ bếp, ăn đi. À, mà ăn nhớ chừa cho chị Năm ít viên nghe”. Chừa ít viên của thằng Út hồi đó được hiểu là chỉ có 1 viên thôi!
Sóng chén ở sàn lãn để úp chén mau khô.
Chái bếp trong ký ức của tôi có những người phụ nữ yêu thương nhất
đời tôi. Là má tôi, những khi không nấu gì cũng xuống bộ ván ngựa ở chái
bếp để nằm võng nghỉ lưng hoặc vá quần áo cho chồng con, sàng sảy gạo
cho đừng có thóc, bông cỏ. Là chị Ba, chị Tư, chị Năm tôi hay ngồi trên
ngựa cho má chải đầu, má dạy thêu thùa, vá may. Chỗ võng ấy cũng là nơi
nuôi nấng tuổi thơ tôi với tiếng ru của má, của chị Ba. Tiếng ru hời bây
giờ vẫn trong ký ức tôi đây: “Ầu ơ... Chiều chiều bắt két nhổ lông…” hay là “Ầu ơ... Trồng trầu trồng lộn dây tiêu”… Bây
giờ bếp cũ không còn, má cũng già, mấy chị đi lấy chồng, người hạnh
phúc, người lận đận. Chẳng sao đâu, đi đâu thì đi, gian truân cuộc đời
thì ai cũng phải trải, nhưng mà chừng nào thấy mệt rồi, khổ đau lắm rồi
thì về với má, về với chái bếp nhà mình.
Lần nào đi công tác về vùng quê, thấy hình ảnh chái bếp, tôi lại nhớ
má nhiều. Nhớ má lụi hụi nhóm bếp lúc sớm mai; nhớ khói lam chiều lan
tỏa nơi chái lá; nhớ những bữa chị em tôi cứ suýt xoa: “Má nấu gì mà
thơm quá, làm con đói bụng muốn xỉu”… Nhớ dáng má ngồi chặt củi, bó lá
dừa; nhớ nắm trấu má dùng chùi đít nồi; nhớ sóng chén kỹ càng từng cái
một… Nỗi nhớ khiến tôi lớn thêm!
Bút ký: ĐĂNG HUỲNH
Ngày
về....
Ta về, thôi lỡ chuyến đò ngang,
Người đi ,chớp mắt lệ hai hàng....
Say mộng nhưng ôm sầu viễn xứ !
Đau lòng ta ở lại trái ngang....
Ba mươi năm chẵn chưa quên lãng,
Người lại tìm về thăm chốn xưa,
Người xưa đâu có, quê thay đổi...
Cơn gió buồn lay lắt rặng dừa...
Cánh diều căng gió cho tôi hỏi,
Đâu rồi mái lá nếp nhà xưa ?
Tiếng sáo vi vu chiều thổn thức,
Tình quê đong biết mấy cho vừa !!..
Khói bếp nhà ai hương toả bay,
Khiến người như tỉnh lại như say.....
Ngỡ như sống lại ngày xưa ấy,
Và ta rơi lệ khóc sum vầy !!......
Ta về, thôi lỡ chuyến đò ngang,
Người đi ,chớp mắt lệ hai hàng....
Say mộng nhưng ôm sầu viễn xứ !
Đau lòng ta ở lại trái ngang....
Ba mươi năm chẵn chưa quên lãng,
Người lại tìm về thăm chốn xưa,
Người xưa đâu có, quê thay đổi...
Cơn gió buồn lay lắt rặng dừa...
Cánh diều căng gió cho tôi hỏi,
Đâu rồi mái lá nếp nhà xưa ?
Tiếng sáo vi vu chiều thổn thức,
Tình quê đong biết mấy cho vừa !!..
Khói bếp nhà ai hương toả bay,
Khiến người như tỉnh lại như say.....
Ngỡ như sống lại ngày xưa ấy,
Và ta rơi lệ khóc sum vầy !!......
NM
Bếp xưa 3
Trong
đám bạn nhỏ cùng xóm, lớn lên tản mác, chỉ nó là người đi xa nhất, cách
núi sông đã đành, mà còn cách biển, bên này bên đó không thể cùng lúc
ngắm mặt trời lên. Lâu lắm nó mới về, nó bảo, bây giờ xứ mình cái gì
cũng khác, nhờ có tình bạn tụi mày mà tao còn biết đường về, nhờ một thứ
nữa là cái tiệm tạp hóa của dì Hai, may, cứ nhìn tiệm đó mà tao không
lạc.
Lối sống văn minh không làm nó quên tiếng tiệm ngày xưa, ngày mà
cả nó và tôi còn nhỏ xíu, ngày nào má nó cũng kêu thằng Út ơi, thằng Út
à, chạy lại đằng tiệm mua giùm má ít đồ. Bữa sáng chạy ra mua tương mua
củi về nấu bữa cơm sớm cho má nó lót lòng đi làm phụ hồ, ba đi đạp xích
lô, trưa cả hai người về, cho đỡ mệt. Chiều xách chai mua dầu về thắp
đen, bữa nào ba nó vui, muốn nhâm nhi với mấy ông bạn, nó đong thêm xị
rượu. Nó biết đi tiệm mua đồ từ lúc còn chưa biết mặt của mấy tờ giấy
bạc, ở nhà đưa tiền, nó chạy lại xòe tay ra mấy tờ bạc bèo nhèo đưa dì
Hai, “má con dặn mua hết bi nhiêu đồng muối”. Dặn mua ít món còn nhớ,
dặn nhiều nó phải vừa đi vừa nhẩm, gặp cái chạc cây, vấp ngã, quên mất,
lại phải mếu máo chạy về hỏi lại. Ở nhà sai biểu cái gì còn mê chơi,
dùng dằng chứ bảo đi tiệm là nó te tái đi ngay, mua món đồ còn dư một
vài trăm, thể nào dì Hai cũng thối lại bằng mấy cục kẹo chanh, kẹo dừa
xanh xanh đỏ đỏ, ngọt dai dẳng cả một tuổi thơ của đám con nhà nghèo.
Tiệm tạp hóa của dì Hai cất dửa mé sông, nhà nhỏ, hàng hóa chất
đầy ra lối đi, treo lùm đum líu đíu không thấy được đầu người. Nhỏ vậy,
chật chội vậy mà dường như hỏi món gì cũng có, gạo củi mắm muối thì nói
gì, tiệm có cả những thứ năm thì mười họa mới bán được một lần. Chen
chúc nhau những kệ cao kệ thấp, thùng nhỏ, thùng to, hủ sành, hủ mủ…
không có cái thứ tự nào cho món lớn nhất như sịa nia thúng mủng, nhỏ
nhất như cục đá lửa, cái dao lam… Bạn tôi nói với tôi rằng, mười mấy năm
qua, mỗi lần bước vào những siêu thị hàng hóa bày bán hào nhoáng, nó
vẫn thường nhớ tới tiệm của dì Hai, nó nói có một cái gì đó đầy sự sống,
ấm áp trong cái quán bề bộn, hỗn độn của dì. Nên nhớ nhiều lắm. Nhớ đùm
cốm gạo treo trên vách, mấy cái keo đựng bánh kẹp, bánh men, cái diệm
đựng củ cải muối để kế bên rổ hột vịt, ở góc nhà là thạp đường mía vàng
ong óng, một lần nó lén lấy tay múc thử, dì Hai rầy, “cái thằng sao ở dơ
ở dáy vậy con, sao không nói để dì lấy dao xắn cho”. Nó còn nhớ nắp đậy
trên cái lon đựng tiền lẻ của dì lúc nào cũng dính dâm dấp bột gạo, bột
củ năng. Qua bao nhiêu năm rồi, nó vẫn thắc mắc, tự hỏi, làm sao dì nhớ
rành vị trí từng thứ hàng hóa trong tiệm của mình, để người ta hỏi cái
gì, dì lẹ làng, phăm phăm lôi ra ngay thứ ấy, mà từ cái chỗ đôi khi ta
không ngờ tới. Tôi cười, với dì, cái tiệm đó có một trật tự riêng, tụi
mình không biết được đâu.
Bởi dì đã mở tiệm hàng này từ lúc chúng tôi chưa được sinh ra.
Có vài ba cái tiệm như thế cho xóm lao động nghèo nhưng không có cái nào
lâu đời như tiệm của dì. Mỗi gia đinh trong xóm nhỏ nầy, ai đi ai đến
dì rành hết thảy. Buôn bán lâu năm, dì còn thuộc nết ăn, xài từng nhà.
Như cậu Ba chỉ thích ăn bí hầm dừa với đường mía, vừa ngọt vừa thanh, dì
Chín mê món cháo trắng ăn với cải xá bấu, sáng nào cũng nấu, nhà mợ Bảy
thích xài xà bông bột hơn loại kem… Với cư dân trong xóm, khi đã vượt
qua được đận cơm ngày hai bữa thiếu trước hụt sau, ai cũng tự hỏi, hồi
đó sống sao được nếu vắng những tiệm buôn bán lẻ trong xóm mình ha. Làm
ngày nào đủ chi ngày ấy, đủ hai ký gạo, hai trăm đồng muối, năm trăm
đồng đường, với bột ngọt, tương, chao… lắt nhắt, vụn vặt, không người
bán biết mua ở đâu. Rồi mấy đứa con gái đểnh đoảng như tôi vất vả biết
chừng nào, đôi khi không lấy được chồng chứ hỏng phải chuyện chơi, vì
lâu lâu vô bếp một lần, đang nấu canh, kho cá, tá hỏa lên trong nhà hết
đường hết muối, sai đứa con nít chạy lẹ ra tiệm mua về nêm vẫn kịp,
thiệt hú hồn, may quá. Lớn lên, xa nhà, đi rày đây mai đó, nhớ về xóm
cũ, từng cái cây ngọn cỏ, con đường dường như mỗi thứ đã trở thành một
phần đời… Cả cái tiệm tạp hóa bình dị, mộc mạc của người đàn bà góa
chồng hiền hậu mà cả đời chẳng đứa nào quên tên gọi: dì Hai.
Nó lại thăm, dì Hai than lúc nầy già cả rồi, con mắt ngó không
thấy đường, đêm nào cũng nghe đau nhức mình mẩy. Dì nắn bóp tay nó (cái
bàn tay chuyên môn lén quẹt đường mía ăn), khen lúc nầy con lớn quá, mập
ra. Nó cười, thì mười mấy năm rồi còn gì, xóm xưa trở thành phố thị,
hàng quán tíu tít mọc lên. Mọi thứ đã đổi rồi, sao dì với tiệm của dì
không thay đổi gì hết vậy? Dì Hai cười, nếu cái gì cũng đổi hết thì bây
biết đường đâu mà về.
Tôi thấy chút xíu nữa nó đã rớt nước mắt. Nó nén lòng, mếu máo
cười, bảo, “Lâu quá, hỏng ăn kẹo của tiệm dì Hai, dì bán cho con năm
trăm kẹo đi, dì!”. Dì cười, “Cái thằng, buôn bán gì, lâu lâu con mới về,
dì đãi”, rồi dì lụm cụm lấy cho nó một vốc kẹo dừa.
Đem tấm chân quê mang ra phô ,
Vô tình người đã gợi ước mơ :
Mảnh đất thần tiên nơi quê cũ....
Một cõi thiên đàng cho khách thơ !
Lữ khách thành đô mơ trở lại ,
Thăm con đò cũ đỗ bên sông....
Tiếng gà xao xác trưa hè vắng....
Thương bụi ô rô, đọt nhãn lòng !!!
.................
Lỡ bước xa quê, ôm nỗi nhớ,
Nhưng rồi năm tháng cũng phôi pha....
Thiên đàng quê cũ không còn nữa ,
Giờ tấm tình quê , thôi cũng xa !!!...
Vô tình người đã gợi ước mơ :
Mảnh đất thần tiên nơi quê cũ....
Một cõi thiên đàng cho khách thơ !
Lữ khách thành đô mơ trở lại ,
Thăm con đò cũ đỗ bên sông....
Tiếng gà xao xác trưa hè vắng....
Thương bụi ô rô, đọt nhãn lòng !!!
.................
Lỡ bước xa quê, ôm nỗi nhớ,
Nhưng rồi năm tháng cũng phôi pha....
Thiên đàng quê cũ không còn nữa ,
Giờ tấm tình quê , thôi cũng xa !!!...
Bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa.
Cô vắt đôi tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, “xứ gì ngộ quá,
đâu cũng có nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít,
kiếm đỏ con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đứng chút xíu đã bị kêu
tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho
ngồi…”
Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình
họ, tạm gọi là “phải ở dưới quê…”. Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải
bắp, cô thẩn thờ, trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so
đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông so đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh,
mật ơi là mật. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, “phải ở dưới quê thể
nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt,
cũng đỡ căng lắm…”. Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, “phải ở dưới quê, đồ ăn
dư như vầy là nuôi được mấy con heo…”.
Cả nhà chủ vừa buồn cười, vừa khó chịu. Họ đã sống một cuộc sống được
xem là hiện đại, đầy đủ, họ hài lòng với những gì mình có. Nhưng cô giúp
việc tỏ ra không mấy hài lòng, suốt ngày đi so sánh, mà so sánh với nếp
quê mới kỳ cục. Phải ở dưới quê, ra vườn chút xíu là kiếm được rổ rau
rồi, đâu phải mua chi cho uổng tiền. Phải ở dưới quê, mùa này gió chướng
thả cửa, ở trong cái nhà hả họng đón gió sông, mặc sức mà… run, mở máy
lạnh làm chi, ngộp quá chừng. Phải ở dưới quê, chặt cây chuối ra ao tập
lội, khỏi mắc công đi hồ bơi. Phải ở dưới quê…
Mỗi ngày qua, cô lại đưa ra một vài kiểu so sánh mới, chi tiết và tinh
tế đến mức cô đặt cả bụi và cỏ lên bàn cân. Cỏ ở thị thành cũng vô
duyên, phải ở quê, cỏ phơi khô, đem đốt, lấy tro trồng đậu, trồng dưa.
Chủ nhà quen dần, thấy mến cái cách nói thẳng thừng, gọn lỏn, ngỏn
ngoẻn, tỉnh bơ như thể cái xóm nhỏ heo hút kia mới chính là thiên đường.
Và cô, dù đã xa mảnh thiên đường đó mà lòng còn cắm sào ở bến sông, níu
mãi bụi ô rô, đọt nhãn lồng, hàng lơn nước xanh rêu, con gà mái quýnh
quáng gọi đàn con đến bên ổ mối. Cô hòa nhập chậm, bởi bước chân cô kéo
theo hàng hàng ký ức, lớp lớp nỗi nhớ. Dễ gì…
Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so
sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường.
Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ
trước cô giúp việc ương bướng, bởi cô không nghĩ vậy, gì chớ, quê cô là
nhất.
Cô là người không dễ bị thuyết phục, kể cả lúc buộc phải đồng tình, ừ
cái bếp này không khói, khỏi bị chảy nước mắt, nhưng không khói thì
không thơm mùi củi ướt, mùi những con mối nhỏ, trứng kiến bị cháy vàng,
mùi khoai lang vùi trong than.
Mỗi khi cô “nhưng” nhà chủ thót tim, vì thấy mình thua là cái chắc.
Nhiều lúc nằm nhìn cái máy điều hòa thấy mặc cảm dễ sợ, mặc cảm với
những ngọn gió phóng khoáng thổi nước chảy tràn lên những bờ sông quê
cô. Và việc có nhiều tiền cũng đôi khi làm nhà chủ bẽn lẽn, họ không bao
giờ mua được cái chốn nhớ cho mình, với khói đốt đồng, bông khế rụng,
mấy con ong bầu vo ve đục kèo nhà làm tổ
Sáu tháng, cô chỉ có cái lý duy nhất “phải ở dưới quê…” mà xiêu lạc cả
nhà chủ. Họ bắt đầu cảm thấy cái nơi mà họ chưa từng đặt chân đến mới là
thiên đường.
Bữa cô về quê dự đám giỗ, họ nôn nao như chính mình trở về, đám trẻ con
dậy sớm, lăng xăng dặn, chị Hai về nhớ đi câu thác lác, bứt bông súng,
hái chùm ruột đem lên cho tụi em ăn nghen. Người lớn rảo qua rảo lại,
ngó cô giúp việc nháo nhác bên cái giỏ, chỉ mấy hộp bánh tây, trà lài mà
cô nhét vào, xổ ra, rồi lại nhét vào, mắc tức. Chút nữa thôi, chuyến
tàu trưa sẽ đưa cô về lại thiên đường riêng mình. Nhà chủ ngó cái lưng
cô giúp việc khuất dần và nghĩ thầm, mình đã từng có thiên đường, nhưng
nó đã không còn nữa.
Cô trở lại nhà chủ cũng một bữa mưa rào. Dường như mưa cuối mùa. Lui cui
rửa đôi dép, cô cằn nhằn, “rầu quá, dưới quê bước ra là gặp sình lầy,
dơ muốn chết, phải ở thành phố…”.
Chủ nhà hơi khựng lại, ngỡ ngàng. Cô vẫn hồn nhiên, “đám giỗ làm bánh lủ khủ, phải ở thành phố, chạy ra chợ mua cho gọn…”.
Lòng cô đã không còn buộc dây nơi bến cũ, thiên đường của cô cũng tan
biến mất rồi. Rốt cuộc không có thiên đường nào hết. Chuyện bình thường
thôi, cô đã được tiện nghi thành thị nuông chiều, nhận ra một chuẩn mực
mới. Một trò chơi nhỏ của thời gian, nhưng mà chơi
Biết vậy nhưng nhà chủ vẫn buồn, vì lòng họ đã neo vào một cô giúp việc quê mùa, hồn nhiên, chân chất của mưa xưa.