Mưa tháng bảy
Tháng bảy mưa ngâu nối tơ duyên,
Tháng bảy
trong mơ nhớ mẹ hiền.....
Nhịp võng đong đưa buồn của ngoại,
Nội ngồi mong cháu bóng chiều
nghiêng !
Gió thoảng mang hương dường quê cũ ?
Đâu lời nhắn nhủ đậm thương yêu .....!?
Cho dẫu xa rời vòng tay mẹ,
Ấp ủ
tình cha chẳng quạnh hiu
!!
Xót trẻ cô đơn xa từ mẫu,
Vỗ về thương cháu cậu chắt chiu.
Tất cả xa vời , trời hiu quạnh.....
Tôi chỉ còn tôi dưới ráng chiều !!
Mưa ngâu như nối cõi đi về
Vẳng tiếng chuông chùa theo gió thoảng.
Chợt thoát hồn ra vượt bến mê
!!
NM
Tháng nào cũng có một mùa trăng
nhưng trong tôi trăng tháng bảy vẫn đẹp hơn hết. Trăng cứ tròn thả từng
sợi vàng ôm trọn không gian như vòng tay của mẹ ôm con vào lòng.
Tháng bảy mình ở thành phố mưa sũng
nước, những đợt mưa sáng chiều làm thâm tím cả khung trời vốn dĩ trong
xanh. Có những ngày hửng nắng và đêm ấy ta thấy trăng treo trên vòm trời
đầy mây... Trăng như mẹ hiền luôn muốn gặp con dù trong hoàn cảnh nào.
Trăng dịu nhẹ như tiếng mẹ ru. Trăng rằm tháng bảy...
Trăng tháng bảy nghe trong mạch máu mình
có dòng máu tổ tiên, nhớ thương về người bởi có người rồi mới có ta...
Ơn đức ấy bao giờ ta mới trả được, vậy thì cố gắng một ngày sống đẹp là
mang tinh thần tổ tiên về với cuộc sống này.
Trăng tháng bảy mình ta ngồi nghe máu
thịt cha mẹ trong thân thể. Cha mẹ cho con hình hài trọn vẹn không chút
khiếm khuyết. Cha mẹ cho con một tinh thần sống tuyệt vời. Một đời yêu
thương trọn vẹn: tất cả mọi người không bỏ sót một ai. Một chút lòng
nhân chia sẻ ta biết gởi đến mọi người xung quanh.
Trăng tháng bảy ở thành phố không trong như quê mình năm xưa nhưng tình cha mẹ cho con vẫn tuyệt vời. Dù mưa gió, bão bùng mẹ cha vẫn yêu thương trọn vẹn. Những ngày thiếu thốn phải giật gấu vá vai ba mẹ vẫn lo cho con miếng cơm trắng để con từng ngày đến lớp với bước chân sáo. Chưa khi nào ba mẹ dành miếng bánh ngon cho mình, chưa khi nào mẹ may chiếc áo mới cho riêng mình, chỉ biết những ngày vất vả cha mẹ dành cho con tất cả. Những vết nám của mẹ, những vết da nhăn gầy không thể gầy hơn đã cho ta những ngày tươi sáng. Ta bước vào đời bằng vòng nguyệt quế trên đầu, ta cười thật tươi, nụ cười chứa cả giọt mồ hôi cha mẹ. Có khi nào mình biết ngày mình thành công trên đời này có tấm áo sờn vai dưới nắng cháy không dám đến dự cùng con. Nơi góc chợ ấy người một mình tưởng tượng, tự mỉm cười thoả mãn. Mẹ xấu quá không dám đến nơi cao sang ấy...
Trăng tháng bảy ở thành phố không trong như quê mình năm xưa nhưng tình cha mẹ cho con vẫn tuyệt vời. Dù mưa gió, bão bùng mẹ cha vẫn yêu thương trọn vẹn. Những ngày thiếu thốn phải giật gấu vá vai ba mẹ vẫn lo cho con miếng cơm trắng để con từng ngày đến lớp với bước chân sáo. Chưa khi nào ba mẹ dành miếng bánh ngon cho mình, chưa khi nào mẹ may chiếc áo mới cho riêng mình, chỉ biết những ngày vất vả cha mẹ dành cho con tất cả. Những vết nám của mẹ, những vết da nhăn gầy không thể gầy hơn đã cho ta những ngày tươi sáng. Ta bước vào đời bằng vòng nguyệt quế trên đầu, ta cười thật tươi, nụ cười chứa cả giọt mồ hôi cha mẹ. Có khi nào mình biết ngày mình thành công trên đời này có tấm áo sờn vai dưới nắng cháy không dám đến dự cùng con. Nơi góc chợ ấy người một mình tưởng tượng, tự mỉm cười thoả mãn. Mẹ xấu quá không dám đến nơi cao sang ấy...
Trăng tháng bảy ngàn thu nay vẫn thế:
Trăng mang màu yêu thương để người người tri ân cha mẹ tổ tiên. Hình
bóng cha già yêu thương con hơn thân thể mình, suốt đời cha dành cho con
tất cả. Cha là trụ cốt chính trong nhà nhưng lúc nào cha cũng đặt yêu
thương lên hết thảy. Cha không đòn roi nhưng con cha vẫn ngoan vẫn thành
công trong cuộc sống bởi cha dạy con bằng cả trái tim nhân hậu của cha.
Còn mẹ, hình bóng mẹ vẫn âm thầm cùng
ngày nắng đêm lạnh cho con những gì tốt nhất, ngon nhất. Cha mẹ ơi! con
không bao giờ trả được ơn này...Nhưng mùa trăng tháng bảy con nhớ nhiều
hơn, thương nhiều hơn dù ở xa con vẫn về dâng ba mẹ miếng bánh thơm,
ngồi dưới chân ba mẹ dể được ôm đôi chân gầy guộc. Trăng tháng bảy nhẹ
nhàng trải xuống mái tóc mẹ yêu chút sợi vàng ngày thu. Con theo sau
ngồi ngắm chiếc lưng còng, con ôm vào lòng cánh tay mẹ yếu đuối, con và
ba mẹ cùng cười, ấm áp nói không nên lời...
Trăng tháng bảy cho ai đó ngậm ngùi nhớ
về cha mẹ đã đi xa. Như khi ba nhìn vào khoảng không xa vắng nhớ về một
thời ấu thơ còn ông bà. Dưới mái nhà tranh, ngọn đèn dầu nhỏ ba ngồi học
và nội vẫn mải đan rổ rá kiếm thêm tiền cho buổi chợ ngày hôm sau.
Những chiều sau buổi cày nội cùng vợ con ăn bữa cơm chiều đạm bạc nhưng
chan chứa tình yêu thương và sự bình an ngày ấy. Vì không muốn ba vất vả
nghề nông, nội ra sức cho ba học và thành người. Ba cứ lặng và nhớ
không nguôi những kỷ niệm về nội...
Trăng tháng bảy mẹ nhớ về ngoại, người đàn bà góa chồng khi chỉ mới 24 tuổi. Một sự hy sinh vô cùng lớn lao khi ngoại ở vậy nuôi mẹ và một đời cùng con nuôi đàn cháu nhỏ. Đàn cháu bảy đứa cứ ăn học dưới sự chăm bẳm, yêu thương của ngoại. Mẹ muốn ngoại đi bước nữa nhưng ngoại ngóai nhìn những đứa cháu nhỏ rồi thương. Mấy mươi năm sống trong sự trìu mến của ngoại để những đứa cháu thành công trong cuộc đời. Rồi ngoại ra đi trong vòng tay con và cháu...Những hy sinh của ngoại sao cao cả quá không gì sánh nổi. Ngoại ơi!
Trăng tháng bảy mẹ nhớ về ngoại, người đàn bà góa chồng khi chỉ mới 24 tuổi. Một sự hy sinh vô cùng lớn lao khi ngoại ở vậy nuôi mẹ và một đời cùng con nuôi đàn cháu nhỏ. Đàn cháu bảy đứa cứ ăn học dưới sự chăm bẳm, yêu thương của ngoại. Mẹ muốn ngoại đi bước nữa nhưng ngoại ngóai nhìn những đứa cháu nhỏ rồi thương. Mấy mươi năm sống trong sự trìu mến của ngoại để những đứa cháu thành công trong cuộc đời. Rồi ngoại ra đi trong vòng tay con và cháu...Những hy sinh của ngoại sao cao cả quá không gì sánh nổi. Ngoại ơi!
Trăng tháng bảy, con cháu nhớ về ông bà
và tổ tiên một cách kính cẩn. Thương nhớ nhiều lắm những khi đứng dưới
trăng vàng nhất là trăng tháng bảy, những sợi trăng mỏng mảnh giăng
trong đêm như tình cha mẹ yêu thương con vô cùng cao quý, nồng nàn và
thiết tha nhất trên đời này. Từng ánh trăng vàng một như vòng yêu thương
cha mẹ quấn quít ôm mình vào lòng, như tiếng ru ngọt nào của mẹ giữa
đêm khuya. Đời là những gì hữu hạn mà tình cha mẹ là vô hạn con nào diễn
tả nổi. Bàn tay con đặt giữa đôi tay chai sần của ba mẹ và con nói ngàn
lời thương yêu cũng không bằng.
Trăng tháng bảy mình quê mình đẹp lắm!
Trời vào thu những bông hồng đỏ thắm nguyên vẹn trên áo mình, những ngày
này khuôn mặt con sáng rạng ngời. Còn gì vui hơn bông hồng thắm cài
trên ngực. Trong vòng tay cha mẹ một đời con ấp áp. Trong lòng mẹ một
đời con hạnh phúc. Con cười thật nhiều bên cha mẹ.
Trăng tháng bảy mình vẫn nép mình bên
bụi trúc bên nhà. Ngọn gió xào xạc và con ngồi trong lòng mẹ ngắm trăng.
Vì tháng bảy trời mưa nên mẹ con ngồi trước thềm nhà ngắm trăng. Rồi mẹ
ôm chặt lấy con, con quấn lấy áo mẹ ngửi múi hương da thịt mẹ. Mẹ của
con!
Tháng nào cũng có trăng nhưng trăng
tháng bảy vẫn lung linh rạng ngời.Trăng tháng bảy mình rất ấm trong thế
gian này dù trời có mưa, dù vòm trời đầy mây. Trăng tháng bảy mình ấm áp
hạnh phúc vô kể.
Diệu Hòa
Tháng Bảy Nhớ Mông Lung
Trời
Cali tháng 8 dương lịch. Nóng không ra nóng, lạnh chẳng ra lạnh. Một
tí mùa thu giăng giăng vào buổi sáng, cái nòng ngột ngạt kéo đến buổi
trưa và những cơn gió đùng đùng rớt ở buổi chiều. Mưa rất vắng, vắng từ
đầu năm tới tận bây giờ. Cho dẫu có lác đác rơi thì đường chưa ướt
nước đã tắt ngóm ngay. Có buổi sáng tinh sương, Cali loang loáng nước.
Người xa quê chợt băn khoăn không rõ đêm qua có giọt mưa rơi hay sương
sớm chưa kịp tan nữa vậy.
Dương lịch là tháng 8, âm lịch vẫn lai rai dềnh dàng chớm tháng 7. Tháng Bảy nhớ mông lung, nhớ về một quê hương đã mất, nhớ về một mẹ đã không còn. Vu Lan mùa nhớ mẹ, nhớ bát cơm hóa than con dâng mẹ mà mẹ không nuốt nổi. Đường vào ngục A tỳ phải nhờ bao nhiêu vị tiếp độ mới trục được mẹ ra khỏi trầm luân. Ngửa cổ trông mưa, mưa vẫn đủng đỉnh nơi đâu chưa ghé lại. Bài hát nhà kế bên vẫn bỏ quên chưa tắt, nghe vang vang trời chưa mưa, em cứ lạy trời mưa. Quê tôi gọi mưa quá nên tràn đìa giông bão, chẳng năm nào thiếu lụt lội tử vong. Vòng khăn tang năm qua chưa kịp gỡ thì năm nay lại quấn thêm một mảnh nữa lên đầu. Cha khóc con, vợ khóc chồng, tuổi già khóc lá xanh, người yêu khóc người yêu giã biệt. Tôi nhớ mẹ tôi của thủa ngày xưa. Tháng 7 đến, mẹ lo sửa lễ để chuẩn bị đi cúng các chùa. Mẹ chưa qui y tam bảo, nhưng lòng mẹ ngùn ngụt tín, hạnh, nguyện. Mẹ ngửa mặt trông trời, không trách cha bỏ nhà ra đi để mẹ một nách mấy đứa con. Mẹ âm thầm nhẫn nhục nuôi con, chăm chút từng ngày, mong một mai lớn lên các con khỏi làm thân ăn nhờ ở đậu. Tất cả những người thân trong gia đình tôi khi mất đi, mộ đều chôn ở nghĩa trang Bắc Việt. Con đường vào phải qua một trạm gác của bộ TTM, nhưng anh lính thấy cảnh mẹ con lôi thôi lếch thếch, cũng chẳng hỏi han mà lẳng lặng dở cổng cho qua. Mẹ dẫn các con vào chùa lễ Phật rồi vòng ra phía sau đến dọn mộ khấn thầm. Mẹ cầu gì lâm râm trong miệng, mẹ cầu cho mình, cho các con hay cầu cho người đã đi xa. Tâm địa mẹ là tâm địa bồ tát. Mẹ có thể nhịn ăn, nhịn mặc để chia xẻ cho những người túng thiếu quanh mẹ. Có lần tôi hỏi mẹ vì sao làm như thế. Mẹ cười bảo có gì đâu, mình đủ thì nghĩ đến người khác một chút, thế thôi. Tôi lại hỏi con nghe người ta nói bố thí nếu có gây phúc thì cũng được một tẹo thôi, mẹ nghĩ thế nào về ý này. Mẹ bảo có người làm việc này hay việc nọ là để tạo duyên, tạo phước gì đó, còn mẹ làm rất âm thầm là chỉ mong có được một nụ cười khi nhìn thấy họ cười với mẹ thôi. Chôn cất người thân ở một nơi, song mẹ lại sửa lễ ở một nơi. Ngôi chùa mẹ thường đến ở ngã năm Bình Hòa Gia Định. Thời đó Gia Định với Saigon còn như xa vời vợi, mỗi lần đi mẹ lo lắng hằng mấy ngày trước. Mẹ dặn tôi sang hẹn với chú Ba xe ngựa để chắc chắn xe của chú dành riêng chở gia đình. Mẹ sai chị đi chợ mua hương hoa trái cây và rửa phơi khô ráo từng thứ. Ngày đi chùa, chú Ba thường cho tôi ngồi thõng chân nơi càng xe, lại trao giây cương và roi cho tôi điều khiển ngựa. Chú tróc tróc giật cương cho xe chạy, rồi dạy tôi cách cầm dây và roi giữ cho ngựa ruổi dong. Chú dặn đừng đánh ngựa, lâu lâu chỉ nhịp nhịp vào mông nó thôi, thả lỏng cương cho nó đi thong thả. Muốn quẹo mặt thì kéo mạnh dây phía hữu, muốn rẽ trái thì làm y như thế với sợi dây bên trái. Tôi ngồi đánh xe, mẹ gật gù khen. Khóa lễ tháng 7 ở Bình Hòa kéo dài đến ba đêm. Mẹ và các con đến nơi, mẹ để chú Ba về lo việc đưa đón khách, nhưng dặn lên đón khi lễ dứt. Ba ngày đêm mẹ dự đủ các buổi lễ và nguyện. Bọn tôi ngồi sốt ruột nên lảng chạy nhung nhăng ra sân. Chỉ có giờ cơm là mẹ tìm cả lũ bắt vào thời chay, tuy các con không thích các món lạt, nhưng vì mải đùa nghịch bụng đói nên ăn cũng ngon ngon. Chỉ buổi tối, trời bên ngoài tối mò, bọn nhỏ tụi tôi sợ ma mới ở lại bên trong chùa nghe pháp. Lời thầy giảng ào ào, êm êm khiến chị em tôi liu riu ngủ hồi nào không biết. Mẹ ngồi xếp bằng, hai đùi mẹ lềnh khênh là cái gối êm cho mấy đầu chị em tôi. Bọn nhỏ ngủ giữa tiếng rì rào dịu dàng của những lần đọc kinh hay cầu nguyện. Tiếng khánh, tiếng chuông, tiếng mõ lung linh bay lồng lộng giữa ánh đèn đêm nơi chánh điện. Tối mười bốn chùa lập đàn cắt kết giải oan cho những chúng sinh đọa ngục A Tỳ. Đàn lung linh giữa những hình nhân treo vòng quanh cùng những lá phướn phất phơ trong gió. Mùi hương nghi ngút tỏa, nến cháy bập bùng, mùa Vu Lan cô hồn uổng tử tập trung về đàn chờ bố thí và giải oan. Bóng các thày chạy đàn ríu rít, mẹ và đại chúng chạy theo lướt thướt trong đêm. Tất cả dồn tâm lực để hồi hướng cho những người không may đọa địa ngục. Tôi nhìn vẻ thành khẩn của mẹ như hình dung của một Mục Kiền Liên đang cố cứu mẹ thiết tha. Tôi ước gì lòng bao la của mẹ cũng góp được một chút để bà Mục Liên thoát khỏi tội. Tháng 7 nhớ vô cùng, nhớ mông lung về một thời đã mất. Mất tuổi thơ, mất Saigon, mất Mẹ, mất cái nghĩa trang Bắc Việt, mất Bộ TTM và cũng chẳng hiểu liệu ngôi chùa Bình Hòa đã mất luôn hay còn nữa. Tháng 8 dương Cali nhớ tháng 7 âm Saigon, những chiếc xe thổ mộ giờ hoàn toàn mất dạng. Hôm vừa rồi vào vườn Nhật chợt thấy một bánh xe gỗ cũ kỹ đặt dựa cạnh một ngôi nhà. Hình như đó là một trang trại ngày trước và bánh xe là thứ còn sót lại của vật ngày nao người ta dùng chở rơm, chở thóc nuôi thân. Ôi, bàn tay thời gian vốn vô tình và tàn nhẫn. Những nhát vung lên xóa nát hình bóng của một thời. Ngày còn ở bên nhà, tôi ước gì có người đi gom tất cả những vật đã mất hoặc sắp mất để đặt vào một viện bảo tàng quốc gia. Để mai sau tuổi trẻ còn nhớ về cuộc sống của thế hệ hôm nay. Sẽ có ngày đứa bé nghe chuyện cái xe thổ mộ mà không sao tưởng tượng ra hình dung của vật đang được nói đó. Sẽ có ngày cháu chắt ta nghe về cái roi ngựa mà ngơ ngác chẳng biết nó ra sao. Còn nói chi hình ảnh ông thợ làm bánh xe ngồi gò từng chiếc nan gỗ để hoàn thành bánh xe ngựa, lại niềng thêm đai kim khí bên ngoài, ôi hoàn toàn mông lung như nỗi nhớ. Tháng 8 trời Cali vẫn khát khô, chưa có một trận mưa. Cái máy hát nhà kể trên vẫn nhai đi nhai lại trời không mưa, em cứ lạy trời mưa. Gọi mưa về để làm gì. Lụt lội thế chưa đủ sao. Tsunami, giông bão, nước dâng khắp nơi: Bangladesh, Ấn Độ, Nam Dương, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật hàng bao nghìn người chết, mất nhà mất cửa, bụng đói, chưa đủ sao. Lại mới đây, ngay tại đất nước giàu có và văn minh này, lụt cũng đã sơi tái luôn suốt từ Minnesota, Wisconsin, Oklahoma, Missouri, nước ngập vậy chưa ngán sao mà còn “ lạy trời mưa xuống “? Ngày xưa, đã bao lần tôi khóc vì lời hát: quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Bây giờ hằng năm nghe đây nghe kia quê nhà lụt lội. Người ta có thể bỏ ra hàng nghìn mỹ kim để thi nhau uống những chai rượu ngoại song lại rất cò kè khi cứu trợ đồng hương. Tàn tệ nhất là ong óng xin các nơi giúp đỡ để rồi tiền về thì chia xẻ cho nhau, dân khốn khổ ngửa cổ trông hoài không thấy. Cái ý nghĩ cầu mong có một viện bảo tàng văn hóa chắc là thiên thu vô vọng. Đã mất lâu rồi cái xe kéo (có nơi gọi là xe tay), xe thổ mộ, xe cá. Đã mất lâu rồi những bễ lò rèn làm bánh xe gỗ, xe sắt. Tương lai rồi cái xe Lam cũng sẽ bị phế thải rất nhanh. Còn gì nữa đâu để mà thương mà nhớ. Bây giờ người ta trầm trồ vì những danh từ kêu chói lói. Người ta hân hoan với thương xá, công viên, hí trường và những trò vui hào nhoáng trong khi người dân oan khiếu kiện khắp nơi. Đất nước tôi sao lê thê nỗi buồn, lận đận miếng cơm manh áo đến vậy nhỉ. Tháng 8 Cali, tôi làm thân xa quê hương ngong ngóng nhìn về trời bên kia quả đất. Núi trùng trùng không thấy nổi gì đâu, nhưng lòng sao đau như cắt. Nhớ mông lung, nhớ thấm thía vô cùng. Mùa Vu Lan âm lịch gánh rổ cơm xiếu mẫu cố lên chùa để bố thí chúng sinh. Không mong được chút phước mà chỉ mong hồi hướng cho chính những người quanh mình. Cầu tất cả độ được nhau qua biển khổ trầm luân. Để sớm liễu thoát sinh tử mau về cõi Phật, sớm bỏ buông phiền não mà lìa dứt nợ trần. Còn Cali có mưa, chưa mưa, hay khi nào mưa, đó là việc của tạo hóa. | ST |
Tháng Bảy
Tháng
bảy năm ấy, một năm trong thập niên 1960, trời mưa thúi đất. Cứ hễ
chiều đến là các sợi nước dài, mỏng mảnh lại lướt thướt nối nhau rơi,
triền miên không dứt, mãi cho đến tận sáng hôm sau. Để rồi ngừng chẳng
bao lâu, đến xế chiều lại lướt thướt mưa. Và không biết có phải vì nhiều
mưa hay không, năm ấy trúng lớn mùa cá nục.
Những chiếc nốt (1) chạy buồm đầy khẳm nhộn nhịp vào vào ra ra cửa biển. Cá được chở về thị xã bằng xuồng, bằng xe lam, đổ đống ngồn ngộn trước cửa các nhà lều (2) muối nước mắm. Những người gánh cá cong oằn cả lưng, còn đám trai lều (3) thì mệt bã người, chẳng còn ai nhấc nổi chiếc bồ cào trộn muối nữa, đành để cho những đống cá cứ mặc tình phơi mưa phơi nắng, những đôi mắt cá chết trắng dã ngước nhìn trời, thân cá sình lên xọp xuống, máu chảy thành những dòng lớn, đỏ lòm hoặc đen thẫm, chạy ngoằn ngoèo men theo bờ lộ trước khi đổ xuống cống. Mùi tanh tưởi ban đầu bao trùm lên khắp thị xã, sau biến thành mùi thối, sau nữa đúng là mùi xác chết. Như thể có hàng trăm cái xác người thối rữa treo lơ lửng ở khắp các hang cùng ngõ hẻm vậy.
Tôi năm ấy là một chú nhóc mười hai tuổi, về quê ngoại ở Phan Thiết để nghỉ hè. Ông ngoại tôi có một trại cưa nhỏ, chuyên đóng ghe cho người đi biển. Nhà là căn nhà chồ đóng bằng ván thô nằm trườn dài nửa trên bờ nửa dưới sông giữa một xóm nhà được gọi tên là xóm Lò heo, đa phần dân trong xóm sống nghề đồ tể. “Cọp Khánh Hòa ma Bình Thuận” mà, thiên hạ thời ấy ai cũng đồn là xóm có nhiều ma. Rằng tối tối ma heo kéo đi cả bầy, luẩn quẩn khắp ngõ làng nẻo xóm đến gần sáng mới biến đi, nhất là trong những đêm tháng bảy lê thê mưa dầm, đêm đầy bóng tối và bóng các oan hồn vất vưởng. Những người đi uống rượu về khuya còn đoan chắc rằng có khi họ trông thấy cả những con ma người lất phất bay trên nóc nhà ngoại tôi, vừa bay vừa hát những câu hát sầu não mê hoặc, mà ai nghe trọn hết những câu hát ấy sẽ trở nên nửa điên nửa dại vì mất hết linh hồn. Nhất là trên nóc nhà bà Cả Mạnh, đêm nào cũng có ma bay. Đó là chưa kể đến ngôi trường Bạch Vân bỏ hoang, cách đó chỉ chừng trăm bước chân chứ bao nhiêu, cứ hễ chiều xuống là tuyệt đối không ai dám đi ngang qua. Bởi vì bao nhiêu lời đồn đãi đã xoay quanh ngôi trường ấy, từ chuyện ma bay, ma ném đá, ma xõa tóc ngồi than khóc trên ngọn cây me, hễ thấy ai đi ngang qua là nhảy xuống quặp chặt lấy cổ không gỡ ra được..., đến ma le lè lưỡi, ma vòng treo cổ trên xà nhà...
Bọn trẻ con chúng tôi tối tối rúc cả vào nhà mình, hoặc có đi đâu thì tay bấm chặt ấn quyết theo kiểu Phật Bà Quan Âm, miệng lầm rầm không ngớt câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật, kẻo bị ma giấu vào bụi tre đố ai tìm được, miệng bị trét đầy đất sét mà cứ tưởng là bánh trái. Chẳng biết có phải nhờ thế hay không mà sau này tôi nghiệm ra rằng chẳng có đứa nào trong bọn trẻ con chúng tôi thật sự từng gặp ma cả. Mà ngay người sống trong những ngôi nhà có ma bay trên nóc, thật ra cũng chưa từng thấy ma. Nhưng nỗi sợ ma thì rất thật, và nỗi sợ ấy cùng với những bóng ma oan khuất cứ đương nhiên mà sống chung với người, đương nhiên len lỏi vào mọi ngóc ngách tâm hồn và cuộc đời chúng tôi, đương nhiên cũng như mùi cá mắm nồng nặc vẫn lẩn quẩn sống cùng vậy thôi.
Bà Cả Mạnh làm nghề giết mổ trâu bò. Nhà của bà là ngôi nhà hai tầng, bề thế và đẹp đẽ nhất trong cái xóm nghèo ấy, nghe đâu trước kia là của một ông sĩ quan, được xây cùng lúc với ông hoàng thân Pháp đã xây lầu Ông Hoàng bên Phú Hài. Nhà đẹp lắm, đắp cả phù điêu ở các đầu cột và đầu tường, nhưng lúc này đang bắt đầu rệu rã. Nhà quay mặt ra sông. Lòng sông trước nhà đổ đầy những đầu trâu đầu bò đã róc sạch thịt da. Trên bờ là một khoảng đất rộng trồng mấy hàng dừa, thường có vài con bò được buộc ở đó, chúng vừa phẩy đuôi đuổi ruồi vừa hấp háy những đôi mắt ướt mơ màng, buồn thiu nhơi cỏ. Đó là chỗ để bà Cả và những người lái bò chiều chiều ngồi chồm hổm trên đất cát cò kè, thương thảo giá cả cho những sinh mệnh ngắn ngủi và vô tội. Qua khoảng đất đó là sân trước, có một dãy chuồng để nhốt những con bò đã thuộc sở hữu của bà, xong mới tới nhà chính. Lò mổ ở sân sau, có cửa hậu để vận chuyển thịt ra chợ.
Tôi chơi với hai thằng cháu nội bà Cả nên thường vào nhà bà chơi nhưng chưa thực sự trông thấy việc giết mổ bao giờ, vì việc ấy chỉ làm vào lúc gần sáng, khi chẳng có đứa trẻ con nào thoát ra khỏi các giấc ngủ đầy mộng mị của chúng cả. Chỉ nghe kể đó là một công việc ghê rợn của sự giết chóc: những cú chày vương vãi máu và óc. Những bắp thịt điên lồng lên vì hoảng loạn. Những tiếng rống đau đớn, thảm thiết, hờn oán. Ròng ròng mọi thứ chất lỏng thoát ra khỏi một cơ thể sống: máu, đờm nhớt, mồ hôi, cứt đái, nước mắt, nước mũi...
Sống chung với bà Cả là gia đình ông Thân, con trai thứ ba của bà. Hai người con trai lớn làm ăn buôn bán ở Sài Gòn. Những người con gái kẻ lấy chồng gần người lấy chồng xa, có con đều gửi cho bà Cả nuôi. Ông Thân học hành làm ăn không tới đầu tới đũa, ở lại với mẹ lấy vợ đẻ con, lúc ấy đi lính địa phương quân, đóng lon thượng sĩ, doanh trại ở bên kia sông. Đám cháu nội ngoại của bà Cả sống cùng trong mái nhà ấy không phải là ít, nhưng hiếm con gái, duy nhất chỉ được chị Hạnh, con gái lớn của thượng sĩ Thân.
Chị Hạnh học trên dì Út tôi một lớp, được nhiều người yêu thích theo đuổi, trong nhà thì nhất mực được cưng chiều, nhưng chị lại rất ít nói, sống xa cách với mọi người. Chị đẹp lắm, cái đẹp vừa đài các vừa trong trẻo của một thiên thần. Tôi là một thằng nhóc lêu lổng có tiếng mà lắm lúc không cưỡng được việc nằm im thin thít hàng giờ như một con mèo rình mồi để nhìn chị chải tóc, trong lòng dậy lên một thứ gì đó mà sau này lớn lên mới hiểu nó chính là sự mê đắm. (Về sau, mỗi khi nhớ về quãng thời gian ấy, tôi vẫn tự hỏi phải chăng sự mê đắm đó là mối tình đầu của mình? Lúc đó tôi có chút khái niệm nào về tình yêu đâu, làm sao hiểu nổi những xúc cảm mộng mị kỳ lạ lúc ấy chính là thuộc tính của ái tình. Hay thực ra đó chỉ là libido? Như là một thứ dục tính có tính chất tiềm ẩn?).
Tóc chị Hạnh dài, khi ngồi lên bộ ván ngựa thì ngọn tóc vừa chấm mặt ván. Chị bôi một thứ dầu gì đó lên tóc rồi ngồi cả buổi dùng một chiếc lược sừng chải cho dầu ấy tan hết vào chân tóc, mắt không rời một cuốn sách nào đó mở rộng đặt trên bệ cửa sổ. Những cuốn sách ấy lạ lẫm biết bao đối với tôi, cho đến lúc ấy tôi chưa từng ngồi yên đọc cho hết dù là một quyển truyện nhi đồng. Kín cửa, Ngộ nhận, Buồn ơi chào mi... và hàng đống các truyện tình ái lãng mạn khác, đều do anh Hoàng mang sang cho chị mượn. Anh ấy sắp vào Sài Gòn học đại học, là con trai duy nhất của ông thiếu tá tiểu khu trưởng, người khét tiếng về sự chuyên quyền.
Phòng chị Hạnh ở trên lầu, có cửa sổ mở xuống sân sau. Tối chị đóng cửa sổ lại khi đi ngủ. Không ai biết rằng vào mỗi sáng tinh mơ tiếng rống thảm thiết của những con bò đang giẫy chết có chui qua được những khe cửa hở, len lỏi vào các giấc mơ thanh tân của chị hay không. Các giấc mơ không có máu và nước mắt, chỉ có tình yêu và hạnh phúc.
- o O o -
Chuyện xảy ra sau ngày rằm tháng bảy, nên lễ Vu Lan năm ấy mọi người trong xóm vẫn cùng đi chùa với nhau trong tâm trạng rất vui vẻ, có cả mấy thằng cháu của bà Cả Mạnh nữa. Sân chùa rộng mênh mông mà hôm ấy chật kín người, không có chỗ chen chân. Lũ trẻ con ngồi đầy các dãy bàn trong nhà trù và trong nhà khách chờ bữa cơm thí, đám khác không tìm được chỗ thì chạy nhảy ngoài sân, chờ xô cộ sau lễ cúng cô hồn các đẳng.
Trong chánh điện cũng đông người, khói hương mù mịt. Các vị Phật ngồi đứng trên các tòa sen, mắt khép, vẻ mặt thanh thản bao dung. Các thầy cũng lim dim mắt chuông mõ boong boong, miệng đọc bản danh sách dài vô tận những vong nhân đang được thân nhân cầu xin xá tội. Lũ chúng sinh bên dưới, từ bà hàm hộ(4) tay đeo kín hột xoàn đến chị gánh cá có đôi lòng bàn chân bị miểng chai cắt nát, từ bác xích lô mặt mày đen đúa nhăn nhúm đến ông thầy giáo trắng trẻo đạo mạo..., thảy đều xì xụp lạy, xì xụp cầu xin. Quang cảnh trang nghiêm là thế, mà không khỏi nhiều lúc mọi người đồng loạt khịt mũi hoặc bịt mũi, không chịu nổi cái mùi xác thối cứ hỗn hào chen lấn với đám khói hương lãng đãng bay khắp chánh điện.
Được một lát dì Út kéo tôi ra ngoài chờ giờ xô cộ. Dì nói: Mày có thấy ứa gan không, mấy cái bà đó tay thì đeo hột xoàn, chân thì bước qua đống cá chết sình trước nhà lều mấy bả, rồi tới đây nam mô, lạy lạy, làm dơ cả cửa chùa. Mấy bả muốn cầu xin cái gì nữa? Bao nhiêu tiền chưa đủ sao, bao nhiêu con cá đang nhởn nhơ bơi lội ngoài biển bây giờ thành đống chết sình như vậy còn chưa đủ sao? Phật nào mà chứng cho mấy bả... Dì Út tôi lúc ấy sắp lên lớp đệ nhị, bắt đầu hiểu những điều tôi lờ mờ chưa hiểu, thường hay bị bà ngoại mắng là con người lý sự. Lúc ấy tôi chỉ thấy đó là chuyện người lớn, mắc chi mà dì phải nóng giận đến vậy. Khi xô cộ xong, hè(5) được mấy chiếc bánh bò bánh ít dập nát đất cát gói trong tờ lá loan(6) mang về, tôi tung tăng vừa nhảy vừa hát, mà không hiểu sao dì Út vẫn không buông tha, tiếp tục rót vào tai tôi những lời u ám: "Mày biết bà Hạnh xóm mình giống mấy bà hàm hộ ở chỗ nào không? Ở chỗ họ cùng sống trên những xác chết đó". Tới đây thì tôi vùng bỏ chạy, thật tình tôi không muốn nghe những chuyện rối rắm và xúc phạm đến chị Hạnh của tôi như vậy.
Hôm sau ngày mười sáu, bà ngoại tôi cúng cô hồn. Lúc bà ngoại cúng cháo thí thực, dì Út đứng bên cạnh bảo tôi: "Tháng này là tháng cô hồn rong chơi, mày có đi đâu phải cẩn thận, kẻo gặp quỷ ma xúi bẩy làm điều bậy bạ đó". Xế trưa tôi đi theo bà ngoại ra cầu sông để thả chiếc bè kết bằng bẹ chuối chở đầy chè bánh cho những người mà ngoại tôi giải thích là những người Hời, xưa kia là chủ của vùng đất này. Lúc ấy tôi trông thấy anh Hoàng ngồi trên bờ sông, trước sân nhà chị Hạnh. Tôi vẫy tay gọi nhưng anh không trả lời. Không ngờ ngay hôm sau đã xảy ra cái chết bi thảm của anh làm rúng động cả thị xã, có phải chăng ma quỷ đã xúi bẩy anh làm cái việc quá đỗi sai lầm ấy? Vụ tự tử dữ dội ấy xảy ra ở một cái giếng cạn bỏ hoang trong khu gia đình binh sĩ nằm bên kia sông. Anh đã ném một trái lựu đạn, tay kia cầm một trái khác, cùng nhảy theo nó xuống đáy giếng. Trái lựu đạn nổ, kích trái kia nổ theo, thân xác anh bị bằm xé hai lần, nát tan như xác pháo.
Những tin tức loại đó lan truyền rất nhanh trong đám trẻ con chúng tôi. Khi tôi nhanh chân chạy đến thì đã có mặt hàng trăm đứa khác, đang chen lấn bao chặt lấy miệng giếng để nhìn xuống. Những đứa xem xong thì chen ra ngoài, mặt mày xanh lét. Có đứa ói, có đứa òa ra khóc nức nở. Tôi không dám chen vào xem, chỉ nhìn thấy mấy vết máu dính trên thành giếng đã tự nhiên run lẩy bẩy, mà thật tình lúc ấy cũng chưa biết ai nằm dưới đáy giếng. Một lúc sau tôi trông thấy dì Út. Dì hét lên: "Mày chạy mau lên, thật mau, báo cho bà Hạnh hay liền". Tôi lắp bắp: "Tại sao? Tại sao phải cho chị Hạnh hay?". Dì hét lên: "Ảnh là anh Hoàng, là người yêu của bà Hạnh. Trời ơi, sao mày ngu quá vậy, đồ con bò! Mau lên!". Tôi vừa chạy vừa run vừa khóc vừa té bầm dập vì trượt nước mưa vừa tự hỏi, tại sao vậy nhỉ, tại sao lại là người yêu của chị Hạnh được, không phải chỉ là bạn thôi à?
Thành ra tôi là người đầu tiên cho chị hay cái tin dữ ấy. Ban đầu mắt chị mở to ngơ ngác, rồi sụp xuống, ánh lên thứ ánh sáng hoảng loạn, đau đớn. (Về sau tôi nghĩ đôi mắt ấy có lẽ rất giống mắt những con bò hấp hối bên dưới cánh cửa sổ phòng chị). Chị gào lên: "Mấy người vừa lòng chưa? Mấy người bắt tôi giết anh ấy, đã vừa lòng chưa?". Rồi chị đổ gục xuống, như một cây chuối bị dao chém ngang.
- o O o -
Người ta bàn tán đồn đãi rất nhiều về vụ tự sát đó, nên không khó khăn gì cho tôi trong việc ráp nối chúng thành câu chuyện có đầu có đuôi, có cả những lời bình luận. Anh Hoàng và chị Hạnh yêu nhau, nhưng không được gia đình chấp thuận. Cha anh ấy là chỉ huy trực tiếp của cha chị Hạnh, cho rằng mối tình ấy không xứng đáng, làm uổng phí tương lai sự nghiệp con trai ông. Trong khi gia đình chị Hạnh kiếm sống bằng nghề hạ tiện, thượng sĩ Thân là thuộc cấp dưới quyền, ít học, tính tình lại ương bướng làm sao mà kết thành thông gia được, thì con trai ông cứ khăng khăng rằng chưa làm lễ đính hôn thì nhất quyết không vào Sài Gòn đi học.
Sáng thứ hai ấy, trong doanh trại có lễ chào cờ, mọi sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ đều có mặt đủ, xếp hàng ngay ngắn dưới sân. Sau lễ ấy, như thường lệ, ông thiếu tá lôi các lính tráng phạm lỗi ra chửi bới và phạt. Thượng sĩ Thân hôm ấy không biết ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào, lại lớn tiếng bênh vực cho người lính tài xế đang bị ông thiếu tá mắng mỏ. Thế là bao nhiêu bực bội, tức tối trong lòng ông thiếu tá bấy lâu nay tuôn trào cả lên đôi bàn tay. Mặt đỏ rần, ông hét to lên, thẳng cánh tát vào mặt thượng sĩ Thân. Không phải chỉ một cái, mà cái nữa, cái nữa, cái nữa, cái nữa, cái nữa... Càng tát càng say, càng hả hê, càng sung sướng.
Ban đầu ông Thân ngớ ra ngạc nhiên, nhưng sau đó cúi đầu chịu tát. Cả một sân người im phăng phắc. Nỗi nhục đi qua cổ họng, ông thượng sĩ nuốt đánh ực xuống bụng. Ông biết nếu mình đánh lại ông thiếu tá thì nắm chắc chuyện phải ra tòa án binh. Nỗi nhục ấy, trưa về đến nhà, lại trào lên lần nữa lên đôi cánh tay ông Thân, ông thẳng cánh tát vào mặt con gái. Mặt chị Hạnh sưng vù, ông xô chị vào một căn phòng kín, khóa trái cửa nhốt lại. Ông cho rằng chính chị đã rước nỗi nhục đến cho ông, và ông sẽ không bao giờ tha thứ cho chị cái tội đã yêu con trai của kẻ thù.
Anh Hoàng không biết chuyện chị Hạnh bị cha đánh và nhốt. Chiều ấy anh đến tìm chị. Người trong nhà không cho vào, anh bỏ ra ngồi suốt buổi ở bờ sông trước sân nhà, chỗ những người lái bò thường ngồi hút thuốc, mặc cho mưa cứ từng sợi từng sợi dài ướt đẫm áo. Anh cũng hút thuốc, liên miên, nối điếu này với điếu kia, không nói với ai một lời nào, cũng không lần nào ngước mắt nhìn lên cửa sổ nhà chị. Ai mà biết được anh đang suy nghĩ những gì! Anh ngồi đấy đến tối, rồi sáng lại đến ngồi đúng vào chỗ cũ. Mặc cho mưa rơi. Cha chị không đuổi anh ấy đi, mà đe dọa chị đủ điều, buộc chị viết thư tuyệt tình. Chị khóc sưng mắt, rồi chị viết. Mẹ chị mang thư ra, không ai biết chị đã viết gì, anh đọc xong lẳng lặng vò bức thư ném xuống dòng nước sông đang chảy. Hôm anh ném thư xuống sông đúng là hôm rằm, người trong xóm đều ở cả trên chùa. Sau hôm ấy là ngày tôi đã vẫy gọi nhưng anh không trả lời. Hôm sau nữa anh lại đến, nhưng ngồi không lâu thì cha anh đến với hai người lính ngồi trên xe Jeep. Anh không cãi cọ gì, ngoan ngoãn ngồi vào xe, nhưng tuyệt đối không hé răng nói lấy một lời, mặc cho ông bố la hét điên cuồng trên xe.
Khi về đến nhà thì cơn giận của người cha lên đến cực điểm. Ông lôi anh xuống xe, rồi đánh anh tới tấp bằng hai sợi dây nịt nhà binh chắp lại. Con ông không bao giờ hiểu ông, và trời ơi, có phải là cũng chưa bao giờ ông hiểu con ông? Những đầu móc kim loại trên các sợi dây nịt xé rách thịt da anh, cũng là xé rách cõi lòng ông. Đánh mệt rồi, ông sầm sầm nhảy lên xe lái đi. Từ khi con còn nhỏ, từ khi vợ ông mất đi, từ khi ông nhận ra cuộc đời mình nhiều nỗi cô đơn hơn là niềm vui thú, thì đây là lần đầu tiên ông đánh con trai của mình. Đứa con mà ông quý còn hơn sinh mệnh ông. Khi người cha đi rồi, anh Hoàng mím môi đi xuống nhà sau, lặng thinh như một nấm mồ. Lúc ấy anh đã không hề nói với ai một lời giã từ, hay một lời trăng trối, hoặc gửi lại cho ai một dòng chữ nào. Cũng không lý gì tới người chị gái nãy giờ vẫn nước mắt lưng tròng cố chen vào giữa cuộc xung đột của hai cha con. Bởi thế không ai đánh hơi được cái chết đang rình rập, không ai ngờ đến sự nguy hiểm của việc anh đi xuống nhà sau. Ở đó, trong hốc tường, anh biết chỗ cha anh cất giữ lựu đạn. Có thể lúc ấy anh chỉ nghĩ đến cái giếng, là nơi trái đạn có thể nổ mà không gây hại gì cho ai khác.
Sau này không bao giờ tôi còn gặp lại chị Hạnh nữa. Lúc ấy người ta mang ngay chị vào Sài Gòn sống với hai người bác, còn tôi cuối tháng ấy cũng rời quê ngoại trở lên Đà Lạt để bắt đầu năm học mới. Mấy năm sau tôi được nghe kể rằng chị Hạnh ở Sài Gòn lúc tỉnh lúc điên, khi lên cơn bốc cả cứt chó mà ăn. Nhưng một người khác lại quả quyết rằng đã từng gặp chị ở Vũng Tàu, bấy giờ mới lấy chồng, sống trong khu cư xá dành riêng cho cố vấn Mỹ trồng đầy hoa đại trắng. Dù tỉnh hay điên, hẳn chị đã quên đi câu chuyện cũ. Tôi vẫn hằng mong như thế, bởi vì nếu cứ phải nhớ những điều đau đớn thì làm sao mà sống nổi.
Ở trên đời, quả là rất khó lý giải được tâm tình của con người, mà việc đoán được mỗi con người sẽ phản ứng như thế nào trong mỗi tình huống lại càng khó hơn. Về cái chết của anh Hoàng người ta quy cho nhiều lý do rất khác nhau. Người cho rằng vì được nuông chiều quá đáng mà hình thành trong anh những cơn nư giận cũng dữ dội quá đáng. Người thì bảo đó hoàn toàn là một câu chuyện tình, tỏ rõ sức mạnh của tình yêu, có khi còn mạnh hơn cái chết. Rất nhiều người khác lại đoan chắc rằng chẳng qua do ma xui quỷ khiến mà thôi. Riêng dì Út tôi (sau này lớn lên không còn tin dị đoan hay ma quỷ nữa, lại đi học môn triết ở đại học Văn khoa Sài Gòn) một hôm nhân nói chuyện với tôi về thuyết hiện sinh của Jean Paul Sartre, dì nhắc lại câu chuyện cũ: "Mày có biết tại sao ông Hoàng ổng chết không? Cha ổng từ nhỏ đến lớn sống trong nền giáo dục của Khổng tử, tin chắc vào một xã hội theo trật tự quân sư phụ. Trong khi đó lại để cho ông Hoàng đọc tiểu thuyết quá nhiều, nhiễm vào đầu ông cái triết lý hiện sinh, cho rằng tha nhân là địa ngục, còn cái cá nhân tôi của mình thì bất khả xâm phạm. Thế thì chuyện xung đột là đương nhiên phải xảy ra rồi, ai thua thì chết thôi". Rồi dì kết luận một câu xanh rờn: "Bởi vậy mày đừng có tưởng rằng chữ nghĩa mà không giết được người".
Trong truyện có dùng một số từ địa phương:
(1) Nốt: Thuyền gỗ lớn chạy bằng sức gió, dùng để đánh cá nục.
(2) Nhà lều: Nhà xưởng để sản xuất nước mắm. Gọi là lều nhưng thường rộng lớn và được xây dựng kiên cố.
(3) Trai lều: Nhân công làm việc trong nhà lều.
(4) Hàm hộ: Chủ nhân của xưởng sản xuất nước mắm.
(5) Hè: Giành giật.
(6) Lá loan: Một loại lá rừng bản rộng, thời ấy được dân Phan Thiết dùng để gói thức ăn (Cũng giống như lá sen được dùng ở Vũng Tàu, hay lá chuối ở Sài Gòn).
Nhân Ý
Những chiếc nốt (1) chạy buồm đầy khẳm nhộn nhịp vào vào ra ra cửa biển. Cá được chở về thị xã bằng xuồng, bằng xe lam, đổ đống ngồn ngộn trước cửa các nhà lều (2) muối nước mắm. Những người gánh cá cong oằn cả lưng, còn đám trai lều (3) thì mệt bã người, chẳng còn ai nhấc nổi chiếc bồ cào trộn muối nữa, đành để cho những đống cá cứ mặc tình phơi mưa phơi nắng, những đôi mắt cá chết trắng dã ngước nhìn trời, thân cá sình lên xọp xuống, máu chảy thành những dòng lớn, đỏ lòm hoặc đen thẫm, chạy ngoằn ngoèo men theo bờ lộ trước khi đổ xuống cống. Mùi tanh tưởi ban đầu bao trùm lên khắp thị xã, sau biến thành mùi thối, sau nữa đúng là mùi xác chết. Như thể có hàng trăm cái xác người thối rữa treo lơ lửng ở khắp các hang cùng ngõ hẻm vậy.
Tôi năm ấy là một chú nhóc mười hai tuổi, về quê ngoại ở Phan Thiết để nghỉ hè. Ông ngoại tôi có một trại cưa nhỏ, chuyên đóng ghe cho người đi biển. Nhà là căn nhà chồ đóng bằng ván thô nằm trườn dài nửa trên bờ nửa dưới sông giữa một xóm nhà được gọi tên là xóm Lò heo, đa phần dân trong xóm sống nghề đồ tể. “Cọp Khánh Hòa ma Bình Thuận” mà, thiên hạ thời ấy ai cũng đồn là xóm có nhiều ma. Rằng tối tối ma heo kéo đi cả bầy, luẩn quẩn khắp ngõ làng nẻo xóm đến gần sáng mới biến đi, nhất là trong những đêm tháng bảy lê thê mưa dầm, đêm đầy bóng tối và bóng các oan hồn vất vưởng. Những người đi uống rượu về khuya còn đoan chắc rằng có khi họ trông thấy cả những con ma người lất phất bay trên nóc nhà ngoại tôi, vừa bay vừa hát những câu hát sầu não mê hoặc, mà ai nghe trọn hết những câu hát ấy sẽ trở nên nửa điên nửa dại vì mất hết linh hồn. Nhất là trên nóc nhà bà Cả Mạnh, đêm nào cũng có ma bay. Đó là chưa kể đến ngôi trường Bạch Vân bỏ hoang, cách đó chỉ chừng trăm bước chân chứ bao nhiêu, cứ hễ chiều xuống là tuyệt đối không ai dám đi ngang qua. Bởi vì bao nhiêu lời đồn đãi đã xoay quanh ngôi trường ấy, từ chuyện ma bay, ma ném đá, ma xõa tóc ngồi than khóc trên ngọn cây me, hễ thấy ai đi ngang qua là nhảy xuống quặp chặt lấy cổ không gỡ ra được..., đến ma le lè lưỡi, ma vòng treo cổ trên xà nhà...
Bọn trẻ con chúng tôi tối tối rúc cả vào nhà mình, hoặc có đi đâu thì tay bấm chặt ấn quyết theo kiểu Phật Bà Quan Âm, miệng lầm rầm không ngớt câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật, kẻo bị ma giấu vào bụi tre đố ai tìm được, miệng bị trét đầy đất sét mà cứ tưởng là bánh trái. Chẳng biết có phải nhờ thế hay không mà sau này tôi nghiệm ra rằng chẳng có đứa nào trong bọn trẻ con chúng tôi thật sự từng gặp ma cả. Mà ngay người sống trong những ngôi nhà có ma bay trên nóc, thật ra cũng chưa từng thấy ma. Nhưng nỗi sợ ma thì rất thật, và nỗi sợ ấy cùng với những bóng ma oan khuất cứ đương nhiên mà sống chung với người, đương nhiên len lỏi vào mọi ngóc ngách tâm hồn và cuộc đời chúng tôi, đương nhiên cũng như mùi cá mắm nồng nặc vẫn lẩn quẩn sống cùng vậy thôi.
Bà Cả Mạnh làm nghề giết mổ trâu bò. Nhà của bà là ngôi nhà hai tầng, bề thế và đẹp đẽ nhất trong cái xóm nghèo ấy, nghe đâu trước kia là của một ông sĩ quan, được xây cùng lúc với ông hoàng thân Pháp đã xây lầu Ông Hoàng bên Phú Hài. Nhà đẹp lắm, đắp cả phù điêu ở các đầu cột và đầu tường, nhưng lúc này đang bắt đầu rệu rã. Nhà quay mặt ra sông. Lòng sông trước nhà đổ đầy những đầu trâu đầu bò đã róc sạch thịt da. Trên bờ là một khoảng đất rộng trồng mấy hàng dừa, thường có vài con bò được buộc ở đó, chúng vừa phẩy đuôi đuổi ruồi vừa hấp háy những đôi mắt ướt mơ màng, buồn thiu nhơi cỏ. Đó là chỗ để bà Cả và những người lái bò chiều chiều ngồi chồm hổm trên đất cát cò kè, thương thảo giá cả cho những sinh mệnh ngắn ngủi và vô tội. Qua khoảng đất đó là sân trước, có một dãy chuồng để nhốt những con bò đã thuộc sở hữu của bà, xong mới tới nhà chính. Lò mổ ở sân sau, có cửa hậu để vận chuyển thịt ra chợ.
Tôi chơi với hai thằng cháu nội bà Cả nên thường vào nhà bà chơi nhưng chưa thực sự trông thấy việc giết mổ bao giờ, vì việc ấy chỉ làm vào lúc gần sáng, khi chẳng có đứa trẻ con nào thoát ra khỏi các giấc ngủ đầy mộng mị của chúng cả. Chỉ nghe kể đó là một công việc ghê rợn của sự giết chóc: những cú chày vương vãi máu và óc. Những bắp thịt điên lồng lên vì hoảng loạn. Những tiếng rống đau đớn, thảm thiết, hờn oán. Ròng ròng mọi thứ chất lỏng thoát ra khỏi một cơ thể sống: máu, đờm nhớt, mồ hôi, cứt đái, nước mắt, nước mũi...
Sống chung với bà Cả là gia đình ông Thân, con trai thứ ba của bà. Hai người con trai lớn làm ăn buôn bán ở Sài Gòn. Những người con gái kẻ lấy chồng gần người lấy chồng xa, có con đều gửi cho bà Cả nuôi. Ông Thân học hành làm ăn không tới đầu tới đũa, ở lại với mẹ lấy vợ đẻ con, lúc ấy đi lính địa phương quân, đóng lon thượng sĩ, doanh trại ở bên kia sông. Đám cháu nội ngoại của bà Cả sống cùng trong mái nhà ấy không phải là ít, nhưng hiếm con gái, duy nhất chỉ được chị Hạnh, con gái lớn của thượng sĩ Thân.
Chị Hạnh học trên dì Út tôi một lớp, được nhiều người yêu thích theo đuổi, trong nhà thì nhất mực được cưng chiều, nhưng chị lại rất ít nói, sống xa cách với mọi người. Chị đẹp lắm, cái đẹp vừa đài các vừa trong trẻo của một thiên thần. Tôi là một thằng nhóc lêu lổng có tiếng mà lắm lúc không cưỡng được việc nằm im thin thít hàng giờ như một con mèo rình mồi để nhìn chị chải tóc, trong lòng dậy lên một thứ gì đó mà sau này lớn lên mới hiểu nó chính là sự mê đắm. (Về sau, mỗi khi nhớ về quãng thời gian ấy, tôi vẫn tự hỏi phải chăng sự mê đắm đó là mối tình đầu của mình? Lúc đó tôi có chút khái niệm nào về tình yêu đâu, làm sao hiểu nổi những xúc cảm mộng mị kỳ lạ lúc ấy chính là thuộc tính của ái tình. Hay thực ra đó chỉ là libido? Như là một thứ dục tính có tính chất tiềm ẩn?).
Tóc chị Hạnh dài, khi ngồi lên bộ ván ngựa thì ngọn tóc vừa chấm mặt ván. Chị bôi một thứ dầu gì đó lên tóc rồi ngồi cả buổi dùng một chiếc lược sừng chải cho dầu ấy tan hết vào chân tóc, mắt không rời một cuốn sách nào đó mở rộng đặt trên bệ cửa sổ. Những cuốn sách ấy lạ lẫm biết bao đối với tôi, cho đến lúc ấy tôi chưa từng ngồi yên đọc cho hết dù là một quyển truyện nhi đồng. Kín cửa, Ngộ nhận, Buồn ơi chào mi... và hàng đống các truyện tình ái lãng mạn khác, đều do anh Hoàng mang sang cho chị mượn. Anh ấy sắp vào Sài Gòn học đại học, là con trai duy nhất của ông thiếu tá tiểu khu trưởng, người khét tiếng về sự chuyên quyền.
Phòng chị Hạnh ở trên lầu, có cửa sổ mở xuống sân sau. Tối chị đóng cửa sổ lại khi đi ngủ. Không ai biết rằng vào mỗi sáng tinh mơ tiếng rống thảm thiết của những con bò đang giẫy chết có chui qua được những khe cửa hở, len lỏi vào các giấc mơ thanh tân của chị hay không. Các giấc mơ không có máu và nước mắt, chỉ có tình yêu và hạnh phúc.
- o O o -
Chuyện xảy ra sau ngày rằm tháng bảy, nên lễ Vu Lan năm ấy mọi người trong xóm vẫn cùng đi chùa với nhau trong tâm trạng rất vui vẻ, có cả mấy thằng cháu của bà Cả Mạnh nữa. Sân chùa rộng mênh mông mà hôm ấy chật kín người, không có chỗ chen chân. Lũ trẻ con ngồi đầy các dãy bàn trong nhà trù và trong nhà khách chờ bữa cơm thí, đám khác không tìm được chỗ thì chạy nhảy ngoài sân, chờ xô cộ sau lễ cúng cô hồn các đẳng.
Trong chánh điện cũng đông người, khói hương mù mịt. Các vị Phật ngồi đứng trên các tòa sen, mắt khép, vẻ mặt thanh thản bao dung. Các thầy cũng lim dim mắt chuông mõ boong boong, miệng đọc bản danh sách dài vô tận những vong nhân đang được thân nhân cầu xin xá tội. Lũ chúng sinh bên dưới, từ bà hàm hộ(4) tay đeo kín hột xoàn đến chị gánh cá có đôi lòng bàn chân bị miểng chai cắt nát, từ bác xích lô mặt mày đen đúa nhăn nhúm đến ông thầy giáo trắng trẻo đạo mạo..., thảy đều xì xụp lạy, xì xụp cầu xin. Quang cảnh trang nghiêm là thế, mà không khỏi nhiều lúc mọi người đồng loạt khịt mũi hoặc bịt mũi, không chịu nổi cái mùi xác thối cứ hỗn hào chen lấn với đám khói hương lãng đãng bay khắp chánh điện.
Được một lát dì Út kéo tôi ra ngoài chờ giờ xô cộ. Dì nói: Mày có thấy ứa gan không, mấy cái bà đó tay thì đeo hột xoàn, chân thì bước qua đống cá chết sình trước nhà lều mấy bả, rồi tới đây nam mô, lạy lạy, làm dơ cả cửa chùa. Mấy bả muốn cầu xin cái gì nữa? Bao nhiêu tiền chưa đủ sao, bao nhiêu con cá đang nhởn nhơ bơi lội ngoài biển bây giờ thành đống chết sình như vậy còn chưa đủ sao? Phật nào mà chứng cho mấy bả... Dì Út tôi lúc ấy sắp lên lớp đệ nhị, bắt đầu hiểu những điều tôi lờ mờ chưa hiểu, thường hay bị bà ngoại mắng là con người lý sự. Lúc ấy tôi chỉ thấy đó là chuyện người lớn, mắc chi mà dì phải nóng giận đến vậy. Khi xô cộ xong, hè(5) được mấy chiếc bánh bò bánh ít dập nát đất cát gói trong tờ lá loan(6) mang về, tôi tung tăng vừa nhảy vừa hát, mà không hiểu sao dì Út vẫn không buông tha, tiếp tục rót vào tai tôi những lời u ám: "Mày biết bà Hạnh xóm mình giống mấy bà hàm hộ ở chỗ nào không? Ở chỗ họ cùng sống trên những xác chết đó". Tới đây thì tôi vùng bỏ chạy, thật tình tôi không muốn nghe những chuyện rối rắm và xúc phạm đến chị Hạnh của tôi như vậy.
Hôm sau ngày mười sáu, bà ngoại tôi cúng cô hồn. Lúc bà ngoại cúng cháo thí thực, dì Út đứng bên cạnh bảo tôi: "Tháng này là tháng cô hồn rong chơi, mày có đi đâu phải cẩn thận, kẻo gặp quỷ ma xúi bẩy làm điều bậy bạ đó". Xế trưa tôi đi theo bà ngoại ra cầu sông để thả chiếc bè kết bằng bẹ chuối chở đầy chè bánh cho những người mà ngoại tôi giải thích là những người Hời, xưa kia là chủ của vùng đất này. Lúc ấy tôi trông thấy anh Hoàng ngồi trên bờ sông, trước sân nhà chị Hạnh. Tôi vẫy tay gọi nhưng anh không trả lời. Không ngờ ngay hôm sau đã xảy ra cái chết bi thảm của anh làm rúng động cả thị xã, có phải chăng ma quỷ đã xúi bẩy anh làm cái việc quá đỗi sai lầm ấy? Vụ tự tử dữ dội ấy xảy ra ở một cái giếng cạn bỏ hoang trong khu gia đình binh sĩ nằm bên kia sông. Anh đã ném một trái lựu đạn, tay kia cầm một trái khác, cùng nhảy theo nó xuống đáy giếng. Trái lựu đạn nổ, kích trái kia nổ theo, thân xác anh bị bằm xé hai lần, nát tan như xác pháo.
Những tin tức loại đó lan truyền rất nhanh trong đám trẻ con chúng tôi. Khi tôi nhanh chân chạy đến thì đã có mặt hàng trăm đứa khác, đang chen lấn bao chặt lấy miệng giếng để nhìn xuống. Những đứa xem xong thì chen ra ngoài, mặt mày xanh lét. Có đứa ói, có đứa òa ra khóc nức nở. Tôi không dám chen vào xem, chỉ nhìn thấy mấy vết máu dính trên thành giếng đã tự nhiên run lẩy bẩy, mà thật tình lúc ấy cũng chưa biết ai nằm dưới đáy giếng. Một lúc sau tôi trông thấy dì Út. Dì hét lên: "Mày chạy mau lên, thật mau, báo cho bà Hạnh hay liền". Tôi lắp bắp: "Tại sao? Tại sao phải cho chị Hạnh hay?". Dì hét lên: "Ảnh là anh Hoàng, là người yêu của bà Hạnh. Trời ơi, sao mày ngu quá vậy, đồ con bò! Mau lên!". Tôi vừa chạy vừa run vừa khóc vừa té bầm dập vì trượt nước mưa vừa tự hỏi, tại sao vậy nhỉ, tại sao lại là người yêu của chị Hạnh được, không phải chỉ là bạn thôi à?
Thành ra tôi là người đầu tiên cho chị hay cái tin dữ ấy. Ban đầu mắt chị mở to ngơ ngác, rồi sụp xuống, ánh lên thứ ánh sáng hoảng loạn, đau đớn. (Về sau tôi nghĩ đôi mắt ấy có lẽ rất giống mắt những con bò hấp hối bên dưới cánh cửa sổ phòng chị). Chị gào lên: "Mấy người vừa lòng chưa? Mấy người bắt tôi giết anh ấy, đã vừa lòng chưa?". Rồi chị đổ gục xuống, như một cây chuối bị dao chém ngang.
- o O o -
Người ta bàn tán đồn đãi rất nhiều về vụ tự sát đó, nên không khó khăn gì cho tôi trong việc ráp nối chúng thành câu chuyện có đầu có đuôi, có cả những lời bình luận. Anh Hoàng và chị Hạnh yêu nhau, nhưng không được gia đình chấp thuận. Cha anh ấy là chỉ huy trực tiếp của cha chị Hạnh, cho rằng mối tình ấy không xứng đáng, làm uổng phí tương lai sự nghiệp con trai ông. Trong khi gia đình chị Hạnh kiếm sống bằng nghề hạ tiện, thượng sĩ Thân là thuộc cấp dưới quyền, ít học, tính tình lại ương bướng làm sao mà kết thành thông gia được, thì con trai ông cứ khăng khăng rằng chưa làm lễ đính hôn thì nhất quyết không vào Sài Gòn đi học.
Sáng thứ hai ấy, trong doanh trại có lễ chào cờ, mọi sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ đều có mặt đủ, xếp hàng ngay ngắn dưới sân. Sau lễ ấy, như thường lệ, ông thiếu tá lôi các lính tráng phạm lỗi ra chửi bới và phạt. Thượng sĩ Thân hôm ấy không biết ma đưa lối quỷ dẫn đường thế nào, lại lớn tiếng bênh vực cho người lính tài xế đang bị ông thiếu tá mắng mỏ. Thế là bao nhiêu bực bội, tức tối trong lòng ông thiếu tá bấy lâu nay tuôn trào cả lên đôi bàn tay. Mặt đỏ rần, ông hét to lên, thẳng cánh tát vào mặt thượng sĩ Thân. Không phải chỉ một cái, mà cái nữa, cái nữa, cái nữa, cái nữa, cái nữa... Càng tát càng say, càng hả hê, càng sung sướng.
Ban đầu ông Thân ngớ ra ngạc nhiên, nhưng sau đó cúi đầu chịu tát. Cả một sân người im phăng phắc. Nỗi nhục đi qua cổ họng, ông thượng sĩ nuốt đánh ực xuống bụng. Ông biết nếu mình đánh lại ông thiếu tá thì nắm chắc chuyện phải ra tòa án binh. Nỗi nhục ấy, trưa về đến nhà, lại trào lên lần nữa lên đôi cánh tay ông Thân, ông thẳng cánh tát vào mặt con gái. Mặt chị Hạnh sưng vù, ông xô chị vào một căn phòng kín, khóa trái cửa nhốt lại. Ông cho rằng chính chị đã rước nỗi nhục đến cho ông, và ông sẽ không bao giờ tha thứ cho chị cái tội đã yêu con trai của kẻ thù.
Anh Hoàng không biết chuyện chị Hạnh bị cha đánh và nhốt. Chiều ấy anh đến tìm chị. Người trong nhà không cho vào, anh bỏ ra ngồi suốt buổi ở bờ sông trước sân nhà, chỗ những người lái bò thường ngồi hút thuốc, mặc cho mưa cứ từng sợi từng sợi dài ướt đẫm áo. Anh cũng hút thuốc, liên miên, nối điếu này với điếu kia, không nói với ai một lời nào, cũng không lần nào ngước mắt nhìn lên cửa sổ nhà chị. Ai mà biết được anh đang suy nghĩ những gì! Anh ngồi đấy đến tối, rồi sáng lại đến ngồi đúng vào chỗ cũ. Mặc cho mưa rơi. Cha chị không đuổi anh ấy đi, mà đe dọa chị đủ điều, buộc chị viết thư tuyệt tình. Chị khóc sưng mắt, rồi chị viết. Mẹ chị mang thư ra, không ai biết chị đã viết gì, anh đọc xong lẳng lặng vò bức thư ném xuống dòng nước sông đang chảy. Hôm anh ném thư xuống sông đúng là hôm rằm, người trong xóm đều ở cả trên chùa. Sau hôm ấy là ngày tôi đã vẫy gọi nhưng anh không trả lời. Hôm sau nữa anh lại đến, nhưng ngồi không lâu thì cha anh đến với hai người lính ngồi trên xe Jeep. Anh không cãi cọ gì, ngoan ngoãn ngồi vào xe, nhưng tuyệt đối không hé răng nói lấy một lời, mặc cho ông bố la hét điên cuồng trên xe.
Khi về đến nhà thì cơn giận của người cha lên đến cực điểm. Ông lôi anh xuống xe, rồi đánh anh tới tấp bằng hai sợi dây nịt nhà binh chắp lại. Con ông không bao giờ hiểu ông, và trời ơi, có phải là cũng chưa bao giờ ông hiểu con ông? Những đầu móc kim loại trên các sợi dây nịt xé rách thịt da anh, cũng là xé rách cõi lòng ông. Đánh mệt rồi, ông sầm sầm nhảy lên xe lái đi. Từ khi con còn nhỏ, từ khi vợ ông mất đi, từ khi ông nhận ra cuộc đời mình nhiều nỗi cô đơn hơn là niềm vui thú, thì đây là lần đầu tiên ông đánh con trai của mình. Đứa con mà ông quý còn hơn sinh mệnh ông. Khi người cha đi rồi, anh Hoàng mím môi đi xuống nhà sau, lặng thinh như một nấm mồ. Lúc ấy anh đã không hề nói với ai một lời giã từ, hay một lời trăng trối, hoặc gửi lại cho ai một dòng chữ nào. Cũng không lý gì tới người chị gái nãy giờ vẫn nước mắt lưng tròng cố chen vào giữa cuộc xung đột của hai cha con. Bởi thế không ai đánh hơi được cái chết đang rình rập, không ai ngờ đến sự nguy hiểm của việc anh đi xuống nhà sau. Ở đó, trong hốc tường, anh biết chỗ cha anh cất giữ lựu đạn. Có thể lúc ấy anh chỉ nghĩ đến cái giếng, là nơi trái đạn có thể nổ mà không gây hại gì cho ai khác.
Sau này không bao giờ tôi còn gặp lại chị Hạnh nữa. Lúc ấy người ta mang ngay chị vào Sài Gòn sống với hai người bác, còn tôi cuối tháng ấy cũng rời quê ngoại trở lên Đà Lạt để bắt đầu năm học mới. Mấy năm sau tôi được nghe kể rằng chị Hạnh ở Sài Gòn lúc tỉnh lúc điên, khi lên cơn bốc cả cứt chó mà ăn. Nhưng một người khác lại quả quyết rằng đã từng gặp chị ở Vũng Tàu, bấy giờ mới lấy chồng, sống trong khu cư xá dành riêng cho cố vấn Mỹ trồng đầy hoa đại trắng. Dù tỉnh hay điên, hẳn chị đã quên đi câu chuyện cũ. Tôi vẫn hằng mong như thế, bởi vì nếu cứ phải nhớ những điều đau đớn thì làm sao mà sống nổi.
Ở trên đời, quả là rất khó lý giải được tâm tình của con người, mà việc đoán được mỗi con người sẽ phản ứng như thế nào trong mỗi tình huống lại càng khó hơn. Về cái chết của anh Hoàng người ta quy cho nhiều lý do rất khác nhau. Người cho rằng vì được nuông chiều quá đáng mà hình thành trong anh những cơn nư giận cũng dữ dội quá đáng. Người thì bảo đó hoàn toàn là một câu chuyện tình, tỏ rõ sức mạnh của tình yêu, có khi còn mạnh hơn cái chết. Rất nhiều người khác lại đoan chắc rằng chẳng qua do ma xui quỷ khiến mà thôi. Riêng dì Út tôi (sau này lớn lên không còn tin dị đoan hay ma quỷ nữa, lại đi học môn triết ở đại học Văn khoa Sài Gòn) một hôm nhân nói chuyện với tôi về thuyết hiện sinh của Jean Paul Sartre, dì nhắc lại câu chuyện cũ: "Mày có biết tại sao ông Hoàng ổng chết không? Cha ổng từ nhỏ đến lớn sống trong nền giáo dục của Khổng tử, tin chắc vào một xã hội theo trật tự quân sư phụ. Trong khi đó lại để cho ông Hoàng đọc tiểu thuyết quá nhiều, nhiễm vào đầu ông cái triết lý hiện sinh, cho rằng tha nhân là địa ngục, còn cái cá nhân tôi của mình thì bất khả xâm phạm. Thế thì chuyện xung đột là đương nhiên phải xảy ra rồi, ai thua thì chết thôi". Rồi dì kết luận một câu xanh rờn: "Bởi vậy mày đừng có tưởng rằng chữ nghĩa mà không giết được người".
Trong truyện có dùng một số từ địa phương:
(1) Nốt: Thuyền gỗ lớn chạy bằng sức gió, dùng để đánh cá nục.
(2) Nhà lều: Nhà xưởng để sản xuất nước mắm. Gọi là lều nhưng thường rộng lớn và được xây dựng kiên cố.
(3) Trai lều: Nhân công làm việc trong nhà lều.
(4) Hàm hộ: Chủ nhân của xưởng sản xuất nước mắm.
(5) Hè: Giành giật.
(6) Lá loan: Một loại lá rừng bản rộng, thời ấy được dân Phan Thiết dùng để gói thức ăn (Cũng giống như lá sen được dùng ở Vũng Tàu, hay lá chuối ở Sài Gòn).
Nhân Ý
Mùa Trăng tháng bảy
Tôi ngước nhìn trời. Từng cụm mây xám xịt vừa bay ngang qua, chẳng mấy
chốc tụ thành một bức màn đen che hết mọi khoảng trời trong sáng. Suốt
tuần nay trời lúc nào cũng thâm u như thế. Những con mưa lớn kéo dài.
Những con đường lênh láng vũng
-Cô ơi! Con nghe đài báo có bão. Mình giăng cờ sớm quá sợ mưa gió làm
hư rách hết.
nước. Những bóng người đẩy xe đi lầm lũi
trong mưa mà cứ ngỡ họ đang hối hả lo chạy tránh lũ. Tuy vậy, đó chỉ là
những cơn mưa chợt đến chợt đi, đủ làm dịu bớt sự oi ả trong suốt nhiều
tháng hè. Mưa tạnh nhanh thì nước cũng rút nhanh. Dòng xe cộ lại ngược
xuôi theo trăm ngã rẽ trên đường.
Tôi cầm xấp cờ bước ra sân rồi bảo Diệu Hảo:
- Dù sao chúng ta cũng phải treo cờ và băng rôn hôm nay thôi. Trời tháng
này thì ngày nào không mưa gió vần vũ.
Tấm băng rôn với hàng chữ: “ Vu Lan Thắng Hội” màu trắng in trên nền
xanh dương càng nổi bật bên chiếc cổng tam quan cũ kỷ sờn tróc. Những
dây cờ ngũ sắc giăng ngang dọc trước sân chùa cũng làm tăng thêm vẻ sinh
động cho ngày rằm lớn trong năm. Một ngày mang nhiều ý nghĩa mà tất cả
người con Phật đều chờ đợi. Ngày dành riêng cho việc báo hiếu thâm ân
phụ mẫu. Sau lễ Vu Lan là ngày tự tứ. Chính ngày lễ hội của chúng tăng.
Ngày đánh dấu một quá trình tu tập nơi chốn Tăng Già sau ba tháng an cư
nhập hạ được viên tròn công đức.
Tôi đứng lên nhìn ra phía bàn cất tiếng hỏi:
_ Diệu Hảo này! Dĩa bánh cúng cô hồn chiều qua em không mang cho mấy đứa
nhỏ. Không khéo bánh hư mất rồi.
_ Dạ tại hôm qua trời mưa quá...em quên.
Chuyện về dĩa bánh, tôi cũng chỉ nghe Diệu Hảo kể lại cách đây vài
tuần:
_Cô ơi! Khi chiều đi công phu lúc ra cúng thí thực em thấy có dĩa bánh
ít. Tưởng cô mang ra cúng nên tụng kinh xong em đem vào. Hôm sau ra thí
thực em cũng thấy có dĩa bánh như vậy. Lúc này em nhìn ra băng ghế đá
trước sân thấy có con bé đang ngồi ở đó, bên cạnh là rổ bánh. Em biết là
bánh của nó nên thôi. Nhưng sáng sớm em ra quét dọn thì dĩa bánh vẫn còn
nguyên đó.
Nhiều ngày sau, cứ chiều đến con bé lại đem bánh đến đặt ở bàn cô hồn.
Khi Diệu Hảo tụng kinh xong, nó mới đứng dậy bưng bánh đi bán. Diệu Hảo
cứ băn khoăn:
_ Con bé trông tội tội sao ấy cô à! Đôi mắt nó cứ nhìn xa xăm buồn bã.
Tuổi còn nhỏ đã phải bươn chải vất vả. Mà buôn bán có lời lãi bao nhiêu.
Mỗi ngày cúng dĩa bánh cũng mất ít tiền.
Tôi suy luận: _ Chắc nó muốn cầu nguyện chuyện gì cho gia đình hay
người thân đã mất. Tuồi trẻ đã phải mưu sinh. Nhưng cũng biết thể hiện
chút đạo tâm dù chỉ là dĩa bánh. Cuộc sống đời thường luôn đầy dẫy những
hoàn cảnh đáng thương như thế. Mình tội nghiệp thì cũng chỉ biết tụng
kinh cầu nguyện cho nó mà thôi.
Trời lại sắp đổ mưa. Diệu Hảo trở vào chùa đi công phu. Còn lại mình
tôi với đống cờ xí dây nhợ chưa kịp treo đã bị gió thổi tốc bay tung tóe
khắp mặt sân. Tôi loay hoay ngồi nhặt lại mà cứ sợ gió bão sẽ cuốn mình
đi mất. Không còn kịp nữa rồi. Mưa tuôn xối xả kéo theo những tiếng gầm
gừ sấm sét. Hình như có ai đó đang nhanh nhẹn chạy lượm mấy lá cờ bị gió
hất ra phía ngoài cổng. Khi vào đến mái hiên, tôi nhận ra đó là cô bé
bán bánh. Em ngập ngừng đưa xấp cờ cho tôi: _Cờ ướt hết rồi thưa cô...
Tôi ái ngại nhìn em: Ừ! Cờ ướt thì cô đem hông phơi rồi sẽ khô. Còn
người em và cả rổ bánh ướt hết thế này...làm sao đi bán đây?
_ Không sao đâu thưa cô! Con ngồi một chút đợi áo quần
khô sẽ đi bán tiếp. Con rất thích nghe quý cô tụng kinh. Cô cho con
ngồi đây một chút...
Tôi mở quạt và bảo : _Em ngồi lại gần cho mau khô đồ .
Không khéo lại bị cảm lạnh mất. Trời mưa gió buôn bán thật là khó khăn.
Thôi rổ bánh này cô mua giúp hết để cho em về sớm nghĩ ngơi. Đôi mắt cô bé mở to đầy bối rối. Song lại nhanh nhẩu
nói:
-Dạ thôi thưa cô. Rổ bánh này con bán đến tối sẽ hết. Chùa có mấy cô mà
mua làm chi cho nhiều. Đáng lý ra con phải cúng dường quý cô mới phải.
Tôi cười: -Thì để cô mua cho bổn đạo. Tối họ đến tụng
kinh, mỗi người dùng một cái cho vui. Cô nghe giọng nói...chắc em từ
miền ngoài mới vào đây?
- Dạ. Quê con ở ngoài Trung, vào thành phố đã gần năm
nay. Ban ngày con phụ bán hàng cho một người bà con, chiều tối lấy thêm
bánh đi bán, dành dụm tiền gởi về giúp mẹ lo cho ba đứa em còn đi học.
Thưa... con xin lấy lại vài bánh để đem ra cúng cô hồn.
Tôi gật đầu. Đợi em trở vào tôi khẻ hỏi:
- Em cầu nguyện gì mà ngày nào cũng đến cúng bánh như thế ? Vài cái bánh
này cũng sẽ thâm vào số tiền lời ít ỏi mà em có được trong ngày.
Hơi cúi đầu, đôi mắt cô bé đầy ngấn lệ:
-Thưa cô, con cúng để cầu siêu cho ba. Ba con mới mất cách đây vài
tháng. Trước kia ba vẫn hay dẫn chúng con đi chùa, nhất là vào tháng bảy
để cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Nay con chỉ có vài cái bánh. Con muốn
tưởng niệm đến ba...Người ta nói:
“Còn cha gót đỏ như son.
Đến khi cha mất gót con đen sì”
Đó cũng chính là hoàn cảnh là tâm trạng của cô bé có cái
tên rất dễ thương: Nguyệt Hà. Hà sớm chịu cảnh mồ côi cha, để rồi gia
cảnh lâm vào chỗ túng quẩn ngặt nghèo. Cô học sinh vừa được tuyển thẳng
lên trung học phổ thông. Chưa kịp vui mừng, chưa kịp mặc chiếc áo dài
trắng nữ sinh thơ mộng mà em hằng mơ ước đã phải hứng chịu nỗi đau tang
tóc. Người cha sau một chuyến đi biển xa đã mãi mãi không còn trở về.
Cơn bão số một xảy ra từ những ngày đầu hạ. Mọi người trên thế giới này
đều hay biết. Ai ai cũng xót xa thương cảm. Và giờ đây, trước mắt tôi là
một chứng nhân bé nhỏ đang kể về thảm nạn nơi quê mình mà nỗi kinh hoàng
còn phảng phất trên nét mặt thơ ngây... - Lần đi biển ấy ba nói khi về sẽ mua cho con bộ áo dài
mặc đi học. Ba nói sẽ dẫn con đi du ngoạn một chuyến để thưởng cho công
học tập của con... Nhưng rồi...
Gió bão trùng khơi nào có xa lạ gì với cư dân vùng biển. Có
điều không ai lường sự tàn phá khủng khiếp của nó đã cướp đi bao sinh
mạng con người, làm tắt lịm hết mọi niềm hy vọng của nhiều gia đình và
đẩy bao mái đầu xanh vào cảnh côi cút lầm than. Cuộc sống miền quê biển
thật đầy bất trắc. Nào ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Vậy mà người ta
vẫn bám dựa vào chút hy vọng mong manh để chờ đợi, để sống còn cùng dâu
bể.
-Cô ơi! Ngày rằm chùa có làm lễ cài hoa hồng không?
-Có, ngày đó em ghé đây dự lễ cô sẽ cài cho em một bông
hoa.
Hà quay nhìn ra sân. Những hạt mưa vừa rơi xuống đã kết tủa thành
từng chiếc bong bóng nước mong manh vụn vỡ. Đôi mắt ẩn sâu dưới hàng mi
dài vẫn không che hết sự ám ảnh về những ngày tang thương bất hạnh. Em
nói sau một hồi suy nghĩ. Âm thanh mất hút trong tiếng sấm rền:
-Em sẽ cài một bông hoa màu hồng cho Mẹ. Nhưng em muốn dành
ngày này để tưởng nhớ đến ba. Giữa biển khơi lạnh giá chắc ba buồn lắm.
Từ đầu tháng bảy em càng nghĩ về ba nhiều hơn. Em đến chùa nghe kinh và
cầu nguyện cho ba. Mà không biết ba có nghe kinh và được siêu thoát
không thưa cô?
-Nếu em thành tâm hướng về ba cầu nguyện, thì kẻ còn người mất
cũng sẽ được lợi lạc. Lòng người con hiếu thuận rồi cũng được ứng nghiệm
em ạ. Nỗi mất mát này thật khó có gì bù đắp được. Nhưng cuộc sống có ý
nghĩa khi ta biết hướng về phía trước. Bởi vì em còn một tương lai cho
mình, cho mẹ và các em...
Sáng rằm trời âm u suốt buổi mà vẫn không mưa. Nơi các ngã
đường dẫn đến những ngôi chùa lớn ở trung tâm thành phố người qua lại
đông đúc hơn mọi khi. Một ngày rằm lớn để cho người con Phật có dịp quay
về bổn tự sau bao lo toan tất bật vì cuộc sống. Ngôi chùa nhỏ của tôi
cũng tổ chức lễ cúng rằm và cài hoa hồng cho phật tử. Cả ngày hôm qua và
sáng nay, vẫn không thấy bóng dáng của Nguyệt Hà. Con bé chắc không xin
nghỉ làm được. Còn mấy bông hồng tôi để dành riêng. Một cánh hoa tươi
thắm cho mẹ cũng đủ gói trọn hết thâm ân của cha. Tôi ngước nhìn bức
mành trúc thư pháp mà Diệu Hảo tập viết mấy hôm trước.
“Lưu lạc quê người lạnh giấc thu
Chiều nay mây trắng khói sương mù
Nhà ai bếp lửa thêm hiu hắt
Nhớ quá quê hương bóng mẫu từ”
Diệu Hảo khoe: -Cô xem em viết có đẹp không? Em viết cho
bé Hà, để nó mang về quê tặng mẹ.
Tôi bật cười: -Nét thư pháp vẫn còn yếu lắm. Bài thơ lại không
ghi tên tác giả. Bé Hà đọc bài này chắc nhớ nhà nhớ mẹ đến phát khóc. Mà
sao em không viết bài nói về tình cha hay mùa vu lan báo hiếu có lẽ
thích hợp với nó hơn trong lúc này. Nhưng mà ở ngoài đó người ta đang
khốn khổ thì ai còn tâm trí đâu để thưởng thức thư pháp chứ.
Diệu Hảo đang gật gật đầu ra vẻ thích ý với tác phẩm của mình
lắm, nghe tôi nói vậy thì hơi xịu mặt:
- Em mới tập viết mà. Bức này là khá hơn hết đó. Hôm trước Hà thấy em
viết thì thích lắm, muốn có một bức đem về treo ở nhà. Rồi em sẽ kiếm
bài khác nói về tình cha cho nó sau vậy...
Chiều, Hà đến chùa nhưng không đem bánh theo bán như mọi ngày.
Tôi hỏi ngay khi thấy em:- Hôm qua em không đi bán ?
- Dạ! Con nghĩ bán luôn rồi cô à! Mẹ con bị bệnh. Tối nay sẵn có chuyến
xe của người bà con chở hàng ra Trung, nên con theo về quê luôn. Bác con
cũng gọi điện bảo về. Bác sẽ xin cho con vào làm công nhân trong khu chế
xuất mới thành lập ở ngoài đó. Con quyết định trở về nhà, có việc làm
lại có thể gần gũi chăm sóc cho mẹ và các em. Nhưng mà cô ơi! Con cũng
thấy buồn lắm. Con vừa biết chùa lại không còn dịp lui tới. Không biết
bao giờ được gặp lại quý cô.
Tôi an ủi em:- Như vậy cũng là tốt cho em rồi. Thôi đừng
lo nghĩ nhiều nữa. Được về quê gần gia đình lại có điều kiện đi làm vẫn
hơn là sống tha phương...
Trời tối đã lâu. Cơn mưa nhẹ từ chiều cũng vừa dứt. Tôi lên
sân thượng với ý định ngắm trăng, dù biết vầng trăng đêm nay chưa thể ló
dạng khi trời đầy mây. Giờ này chắc Nguyệt Hà đã lên xe. Con bé khóc
nhiều khi chia tay với ngôi chùa mà nó chỉ mới làm quen. Có gì phải lưu
luyến với một nơi xa lạ. Một nơi chỉ mang dấu ấn tạm thời cho những cuộc
trao đổi đến đi của đời người. Một lần tao ngộ. Một cuộc chia tay không
thân thích hẹn hò, mà thâm tình sao cứ vời vợi. Thế mới biết cảnh sanh
ly tử biệt càng làm não loạn lòng người biết mấy.
Quang tìm về với thành phố buồn vào một buổi trưa trời hè
nắng vàng hanh hao cả mặt đất. Nằm cách trung tâm thị trấn chỉ hơn năm
phút xe máy, nhưng nơi đó lại gần như tách biệt hẳn với thế giới bên
ngoài. Thành phố buồn của những ngôi mộ đá ong cũ kỹ hoang phế lâu năm,
của nhiều nắm mồ mới đắp đất sơ sài đã mọc đầy lau lách tre gai. Quanh
đi quẩn lại chỉ có lũ chim muông cùng đám rắn rít tha tìm về trú ẩn, để
được tận hưởng chút tự do an ổn giữa chốn đồng không mông quạnh.
Chiếc cổng đình to lớn nằm ngay ngã ba con lộ đất đỏ, là còn giữ lại dấu tích thời gian, dù được sơn phết sửa sang lại. Qua khỏi một đoạn thì đến khu rừng tre ngút ngàn heo hút. Quang đứng lại ngắm nhìn và nhận ra một nơi chốn thân quen cũ. Con đường rộng thoáng, dài ra cùng mấy ngôi nhà lá thưa thớt nằm khuất sau lùm tre già làm cho không gian bớt đi đôi chút thâm trầm u tịch. Khi anh bước vào một hàng quán mua gói thuốc lá, luôn tiện hỏi thăm, thì bà chủ quán có nước da bánh mật nở nụ cười cởi mở chân tình:
- Con nhớ ba lắm. Hôm qua con định lên chùa tụng kinh cầu
nguyện cho ba mà không đi được. Con muốn gởi ít tiền nhờ cô...
Tôi ngắt lời:- Thôi em cứ giữ lấy. Về quê còn bao
việc phải lo cho mẹ cho em. Hằng đêm tụng kinh cô sẽ cầu siêu cho ba.
Sau này mọi việc ổn định em nhớ gởi thư cho cô. Khi có việc vào thành
phố em vẫn có thể ghé thăm chùa, thăm quý cô. Bây giờ thì cô sẽ cài cho
em một bông hoa hồng. Một biểu tượng cao quí của tình mẹ nhân mùa báo
hiếu vu lan.
- Con cám ơn cô. Con muốn xin cô thêm một bông hoa
trắng nữa được không ạ? Bông hoa trắng dành cho ba. Con sẽ mang về thả
trên bờ biển quê mình. Nơi con nhìn thấy ba cùng nhiều người thân bước
lên thuyền ra khơi lần cuối. Ba chắc sẽ hiểu. Sẽ trở về đón nhận tình
cảm chân thành của con.
Em nói qua dòng nước đã khô cạn bao ngày. Trái tim mềm yếu rồi cũng biết
cứng rắn lên. Bởi em hiểu mình còn phải đi một đoạn đường dài phía trước.
Còn cả một ước vọng tương lai. Và nhiều, rất nhiều những chông gai thử
thách mà đôi chân bé nhỏ của em cần phải vững vàng lên mới có thể vượt
qua được. Em gói bông hoa trắng trong hộp thiết nhỏ bọc giấy kiếng,
trang trọng mang về quê hương. Giữa biển trời bao la, bông hoa kia sẽ
vượt ngàn dặm xa xôi để làm tròn sứ mệnh như vầng khăn tang tưởng niệm.
Ý tưởng này do em nghĩ ra. Ngày lễ vu lan đầu tiên của người con gái nhỏ
mất cha.
Về khuya, bóng trăng mới ra khỏi đám mây để lan tỏa chút
ánh vàng mông lung mờ ảo. Mùa trăng tháng bảy vừa đi qua. Mặc cho dòng
thời gian trôi và sóng gió có trùng trùng bất ổn, thì tình người vẫn
nhuộm hồng trên mọi ngã đường cuộc sống. Hoa trên sóng biển cũng là món
quà mang nhiều ý nghĩa cho mùa Vu lan thắng hội năm nay. Tôi sẽ đem hết
những bông hoa hiếu hạnh thả trên mỗi dòng biển cuộc đời. Cho tất cả
những người cha, người mẹ không còn. Cho những đứa con côi cút. Và cả
những ai không hề hay biết mình là kẻ hạnh phúc khi đang sống trong mọi
thâm tình. Một bông hoa muộn màng cũng đâu thể xóa nhòa hết bao niềm đau
mất mát. Nhưng đó là chút lòng sẻ chia...khi mùa trăng báo hiếu vừa trở
về./.
Người giữ chùa cho Phật
Chiếc cổng đình to lớn nằm ngay ngã ba con lộ đất đỏ, là còn giữ lại dấu tích thời gian, dù được sơn phết sửa sang lại. Qua khỏi một đoạn thì đến khu rừng tre ngút ngàn heo hút. Quang đứng lại ngắm nhìn và nhận ra một nơi chốn thân quen cũ. Con đường rộng thoáng, dài ra cùng mấy ngôi nhà lá thưa thớt nằm khuất sau lùm tre già làm cho không gian bớt đi đôi chút thâm trầm u tịch. Khi anh bước vào một hàng quán mua gói thuốc lá, luôn tiện hỏi thăm, thì bà chủ quán có nước da bánh mật nở nụ cười cởi mở chân tình:
_ Anh tìm chùa nào? Ở xã này có tới ba ngôi chùa lận
_ Dạ tôi không nhớ tên chùa. Chỉ biết hồi đó chùa do ông Năm Bá làm trụ trì. Nay chắc ông không còn. Nhưng tôi cũng muốn viếng chùa thắp hương...
_ À! Ông Năm Bá thì vẫn còn đó. Mà ông chỉ là người giữ chùa chứ có phải là trụ trì đâu. Chùa của bà Hai Trí. Bây giờ giao lại cho một vị thầy từ thành phố về. Ông Năm già lắm rồi mà vẫn còn khỏe. Bao năm ở chùa làm công quả...
_ Dạ tôi không nhớ tên chùa. Chỉ biết hồi đó chùa do ông Năm Bá làm trụ trì. Nay chắc ông không còn. Nhưng tôi cũng muốn viếng chùa thắp hương...
_ À! Ông Năm Bá thì vẫn còn đó. Mà ông chỉ là người giữ chùa chứ có phải là trụ trì đâu. Chùa của bà Hai Trí. Bây giờ giao lại cho một vị thầy từ thành phố về. Ông Năm già lắm rồi mà vẫn còn khỏe. Bao năm ở chùa làm công quả...
Ngôi chùa nằm sâu bên khu đồng mả. Nhìn từ xa Quang
đã thấy vẻ khang trang mới mẻ dù chưa xóa hết nét hồng hoang một thuở.
Hồi ấy gọi là chùa lá, là đất hương hỏa của gia tộc. Sau đó người dì Ông
Năm về cất cốc ẩn tu. Thời chiến tranh chùa trở thành nơi ẩn nấu của
nhiều người dân trong vùng và cả những người không cùng giới tuyến.
Chàng trai trẻ trong một lần trốn quân dịch đã theo ông về ẩn cư nơi
này, từng nếm đủ mùi tương chao rau đậu, ngày ngày lên chùa đóng chuông
quét dọn như một phật tử thuần thành. Khi chiến sự yên, Quang có đôi lần
ghé về thăm rồi biệt tích luôn. Ông Năm cũng đã lớn tuổi, vợ con đều mất
trong chiến tranh. Ông nương náu về chùa người chị họ mà không xuất gia
tu niệm, chỉ ở làm công quả để trông coi mồ mả ông bà. Đã mấy mươi năm
trôi qua rồi Quang mới có dịp đi ngang qua đây. Anh muốn ghé lại thăm
ngôi chùa mình từng lưu trú.
Quang dạo quanh sân chùa với cảm giác thật yên bình pha
chút hồi hộp của người đi xa mới trở về. Từng cơn gió nhẹ thổi qua. Từng
tiếng lao xao của lá đổ bên thềm vắng. Cửa chánh điện rộng mở mà sao
không một bóng người. Anh đi lần ra phía sau vườn. Mọi nơi cây cối đều
xanh tươi rộng thoáng. Duy có bên khu đồng mả thì vẫn um tùm cây cỏ
hoang dại, vẫn là tiếng chim hót vang và tiếng côn trùng rền rĩ đêm
ngày. Suốt con đường đất đỏ đi bộ về đây, Quang cứ ngạc nhiên tự hỏi:
-Hình như thời cơ chế thị trường đã bỏ sót lại vùng đất bình yên này.
Người sống cứ mặc nhiên trong cõi sống. Người chết thì mãi nằm yên cùng
gió ngàn vi vút, chẳng một ai ở đây buồn quan tâm đến xã hội bên ngoài
đang thay đổi hằng ngày. Dõi mắt nhìn quanh, anh chợt nghe có tiếng máy
niệm phật vang lên khe khẻ sau lùm cây. Cạnh căn chòi lá có dáng ông lão
lom khom ngồi bó củi. Quang bước đến. Chưa nhận ra ai nhưng bằng giác
quan và cảm tính anh đoán biết là ông Năm. Với ngần ấy thời gian, vóc
dáng vạm vỡ của người đàn ông trung niên gần như không còn nữa. Ông Lão
nghe tiếng bước chân lạ vội ngẩng lên nhìn. Quang vờ hỏi thăm: _ Dạ con
muốn hỏi ông Năm Bá?
_Tôi là Năm Bá đây. Chú tìm tôi có chuyện gì?
Một giọng nói sang sảng vang lên. Đôi mắt trắng mờ đục cố nheo
lại làm cho đôi má càng hóp sâu in rõ thêm mấy nếp da khô nhăn nhúm
vàng cháy. Duy có ánh nhìn thì vẫn tinh tế của người thâm niên trong
cuộc sống. Dấu ấn thời gian sót lại chính là giọng nói. Anh bước đến bên
ông lão lễ phép thưa:
-Chú Năm chắc không còn nhớ con. Bao nhiêu
năm rồi con mới có dịp trở lại đây. Không ngờ gặp được chú còn khỏe mạnh
thế này.
Ông lão nhướng đôi mắt nhìn người khách lạ dò hỏi:
_ Ông là ai mà tôi chưa nhớ được. Mắt mũi bây giờ tèm lem quá. Thật xin
lỗi.
Ông đứng lên gom mấy nhánh củi sang bên. Tấm lưng khòm gập cả người mà
bước đi thật vững chải:
_ Mời ông ngồi xuống ghế nghỉ rồi uống chén trà xanh cho mát, thủng
thẳng hẳn trò chuyện...
Quang thoáng mỉm cười. Tuổi tác đã chừng ấy mà Ông Năm còn giữ cung cách niềm nở nhiệt tình của người khéo bắt chuyện. Anh chẳng biết nên bắt đầu kể lại từ đâu:
Quang thoáng mỉm cười. Tuổi tác đã chừng ấy mà Ông Năm còn giữ cung cách niềm nở nhiệt tình của người khéo bắt chuyện. Anh chẳng biết nên bắt đầu kể lại từ đâu:
_ Ngày ấy, chiến sự xảy ra khắp nơi. Con thường tìm đến
chùa lánh nạn rồi gặp và quen chú. Chú đã đưa con về đây. Những ngày đầu
con cũng tập sự như người mới tu. Lúc ấy chỉ là ngôi chùa lá đơn sơ, nằm
giữa khu mồ mả hoang tàn. Chú bảo Chùa không có trụ trì vì là chùa nhà
của người dì. Chú chỉ ở làm công quả coi dùm thôi. Một lần con cắc cớ
hỏi:
_ Làm công quả mà sao chú cũng cạo đầu ăn chay...cũng tụng
kinh niệm phật thì chẳng phải trù trì chứ còn là gì!
_ Ậy! Chú bất quá là ông Từ giữ chùa cho Phật thôi. Nếu xuất
gia thọ mười giới cũng chỉ dự vào hàng sa di hình đồng chứ trụ trì thế
nào được.
_ Sa di hình đồng là sao hở chú?
_ Là người đã lớn tuổi, hình tuy đồng là người xuất gia, đôi
khi cũng ăn chay cạo tóc, cũng lãnh thọ mười giới để tu niệm, nhưng tâm
tánh phần nhiều còn hoen ố bụi trần. Chỉ vì cám cảnh đời người mong manh
như gió thoảng. Hoặc vì nỗi thất thế bất bình trong cuộc sống, nên muốn
ẩn thân trong chốn cửa Phật tìm chút thanh thản khi tuổi về chiều. Lúc
này, họ chỉ làm mỗi việc là quét chùa chặt củi, lo bòn công tu phước
thôi.
-Vậy trụ trì là phải thế nào?
-Vậy trụ trì là phải thế nào?
_Là bực có học thức lại có đức độ, khiến cho ai ai thấy đều
cung kính cảm phục. Học thức không chỉ là học vấn thế gian, mà phải
thông suốt cả tam tạng kinh điển. Tóm lại đó là vị có thật tu thật học,
phước huệ đầy đủ giới hạnh trang nghiêm, thì mới có thể trụ trì, mới
xứng đáng làm thầy để cho chúng sanh nương theo học hỏi.
Quang ngớ người. Chẳng hiểu một chút gì về những từ chuyên
môn nhà Phật mà chú Năm nói đó, nhưng anh cũng thích tỏ ra mình biết lý
sự đôi chút nên nghiêm nghị nói:
_ Con thấy chú cũng có học thức và đức độ của một nhà tu hành lắm đấy.
Vậy thì chú cứ xuất gia thọ giới, rồi làm trụ trì đi. Ai cấm. Hơn nữa
đây là chùa nhà. Chú có thể làm thầy tiếp độ đệ tử, chẳng hạn như thâu
nhận cháu đây....
_Đâu dễ dàng như vậy cậu bé. Chú luống tuổi rồi...đã nhiễm
đầy tập tục thế gian, có duyên ở chùa cũng chỉ làm công qủa, gieo chút
nhân lành về sau. Mà này, nếu cháu muốn tu, chú sẽ giới thiệu làm đệ tử
một vị Hòa thượng có đức độ. Xuất gia rồi lại sẳn có trình độ thì học
đạo mau tấn tới lắm. Chú ở đây giữ chùa giữ Phật, chờ đợi ngày cháu
thành một vị đại đức trở về, chú sẽ bảo cô Hai Trí giao chùa lại. Làm
người xuất gia thật phước đức vô biên cháu à! Một đời sống trong cảnh an
nhiên tự tại, chẳng còn lo lắng chạy theo danh vọng bạc tiền cho khổ
thân mệt trí.
Quang cười ngất. Cười đến chảy nước mắt nước mũi khi nghe
chú Năm nói. Một lúc lâu cậu mới lên tiếng, giọng như đùa như thật:
_ Con mà trở thành một vị đại đức được sao. Ôi! Sự đời nếu đơn giản vậy
thì đâu còn ai bon chen chi cho mệt thân hả chú. Nhưng mà chú ơi, con
còn nhiễm nặng chất thế tục hơn cả chú nữa thì làm thế nào dự vào hàng
xuất gia tu hành. Nếu phải ở chùa chẳng qua là bất đắc dĩ hay cũng là để
gieo duyên như chú vậy thôi. Con còn nặng nợ với cuộc đời lắm, thật đâu
dễ dàng buông bỏ...
Hồi ấy, ở một nơi quá buồn vắng này nên Quang cũng hay
thích nói bông đùa cho vui qua ngày tháng. Chú Năm cũng muốn có người
hàn huyên chuyện vãn. Họ đã nói với nhau toàn chuyện kim cổ đông tây,
chuyện thế sự nhân tình. Không có gì mà chú không tỏ tường, bất cứ điều
gì chú cũng có thể góp ý một cách thân tình mà vẫn rõ ràng khúc chiết.
Ông Năm ngồi thừ ra khi nghe Quang kể lại từng quảng đời
trải qua của tháng năm xa lắc ấy. Làm sao ông quên được cậu sinh viên có
khuôn mặt nho nhã mà đậm chất nghệ sĩ phong trần. Quang đến ngôi chùa
vắng này ở thời gian, xem chừng cũng thấm nhuần tương chao đôi chút. Có
điều lòng chàng trai trẻ khi ấy mang nhiều ước mơ hoài vọng đời thường
còn hơn cả niềm tin chân lý. Quang cũng có chung suy nghĩ như ông Năm.
Dù đời dù đạo thì đều có mục đích và lý tưởng cao đẹp. Giữ vững giá trị
làm người chơn chánh là điều đáng quý với cuộc sống nhân sinh này lắm
rồi. Suy cho cùng... cũng bởi Quang chưa thể dứt được nổi đam mê thế sự,
làm sao yên sống với tháng ngày lặng lẽ nơi chốn cửa không này.
Quang quay qua nhìn ông Năm nãy giờ vẫn ngồi yên lặng.
Vẻ mặt ông lão cứ giản ra vì xúc động, hay là đang cố nhớ mà không thể
nhớ hết bao chuyện đời đã lùi xa trong bụi mù ký ức:
_ Con là Quang đây. Chú Năm không nhớ con sao? Mà cũng
đã mấy mươi năm rồi. Bao nhiêu người từng đến rồi đi, chú làm thế nào
nhớ hết được.
_ Không! Tôi nhớ hết đó chứ. Nhớ nhất là cậu sinh viên
hay cười hay nói, tưởng là người chỉ thích bông đùa, ai ngờ cũng có chí
khí với đời lắm.
Lúc này gương mặt ông Năm rạng rỡ hẳn lên:
- Không ngờ cậu vẫn còn nhớ đến tôi, nhớ đến ngôi chùa nơi vùng trũng xa
xôi này mà tìm về thăm, thật quý hóa quá...
Quang ngồi xích lại gần, nắm lấy bàn tay ông:
Gặp chú Năm vẫn còn mạnh khỏe như vầy, con mừng lắm.
Rồi anh lại cười cười hỏi nhỏ:- Bây giờ chú đã làm trụ trì hay vẫn là
người giữ chùa cho Phật?.
Ông Năm cười lớn, đôi gò má nhăn nheo khẻ run lên theo
từng âm thanh rõ to:
- Ngày trước chú làm người công quả giữ chùa cho phật, nay đã có vị thầy
đức độ về trụ trì làm công việc truyền đạo giữ chùa rồi. Đó là điều lâu
nay chú hằng mong mỏi. Chú chỉ nguyện suốt đời được nương nhờ cửa Phật.
Ngày nào còn khỏe mạnh thì ra nhổ cỏ chặt củi, rảnh thì nghe kinh niệm
Phật bòn duyên tích đức...Mà này cháu ở lại chơi ít bữa đợi thầy Trụ Trì
nhé. Thầy có việc đi thành phố vài hôm. Ông còn trẻ, chỉ vừa tốt nghiệp
trường gì cao nhất của Phật Giáo thôi. Thầy mới về liền quyên tiền xây
dựng lại ngôi chánh điện khang trang như vậy đó. Thầy sống bình dân lại
có đức tu lắm. Các phật tử ở xa về cúng thực phẩm hay tiền bạc cho chùa,
thầy đem cho hết những người nghèo trong xóm. Thầy bảo dân tình còn
nhiều khốn khó, mình đâu thể ung dung mặc nhiên sống....
* * * * * * * * * * * * *
Một đêm không trăng sao. Một đêm thật yên tịnh trong tâm niệm của người
vừa trở về. Khi không gian quá đổi vắng vẻ cũng làm cho người ta không
thể nào ngủ được. Và Quang đã thức. Thức trọn đêm bên người bạn già vong
niên lâu ngày gặp lại. Thức để nghe trong thinh lặng đời mình có cả ngàn
ánh sao đêm lấp lánh tỏa sáng phía chân trời. Trong khoảng khắc...anh
chợt nghiệm cái lý lẽ mà người ta thường nói.- Đời người trôi qua như
bóng chớp. Muôn việc hơn thua được mất rồi cũng hoàn không. Bôn ba xuôi
ngược để tìm cho ra mọi ý nghĩa đích thực giữa cuộc đời, nào hay muôn
việc đều phản chiếu nơi tâm người tỉnh thức.
Khái niệm sống của chàng trai trẻ ngày xưa, mãi cho đến bây giờ Quang
mới nắm bắt được. Nghĩ ngợi thâu đêm, rồi Quang ngủ thiếp đi. Tiếng gà
gáy trong xóm đã giục giã sang canh..../.
Lam Khê