Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Nhạc - Thơ - Văn Nghề giáo của tôi


Chuyến đò quê hương
Đò chiều
Đò qua bao bến đục,
Giờ mới gặp bến trong....
Người chèo sao cứ mãi,
Yêu quý khách sang sông !

Đò dù xa chốn cũ,
Vẫn nhớ bến ngày xưa...
Biết bao là kỷ niệm,
Dãi dầu trong nắng mưa !!

Người  đi không trở lại,
Mấy ai nhớ đò xưa ?
Đò chiều trên bến vắng...
Khách  mỗi ngày một thưa !!
NM
Kết quả hình ảnh cho Nghề giáo của tôi
Nghề giáo của tôi
   _Về rồi hả con? Hôm nay thế nào rồi?
    _Cũng vậy thôi. Chả nơi nào chịu nhận con cả.
    Nói xong, tôi buông phịch người xuống ghế sa-lông, uể oải, mệt mỏi, đã 1 tháng trôi qua kể từ khi tôi tốt nghiệp tà tôi cũng đã rất cố gắng để đạt danh hiệu Á khoa trong kì thi tốt nghiệp. Nhưng trong một tháng, tôi đã đi gõ cửa nhiều trường nhưng chẳng nơi nào chịu nhận. Họ nói là phải tốt nghiệp Đại học trở lên. Thế là danh hiệu “Á khoa” đã trở nên vô ích , công sức hai năm rưỡi vất vả lao động cật lực của tôi coi như đi tong. Trước đây, thời còn đi học, tôi luôn đứng hành “top ten” trong lớp và môn Văn luôn là niềm tự hào của tôi. Tuy học giỏi nhưng tôi lại bất đắc dĩ thi vào trường Cao đẳng vì hoàn cảnh gia đình vất vả, bố mẹ không đủ tiền cho tôi vào Đại học.
    Tôi đã từng say mê theo đuổi nghề nhà giáo nhưng càng theo đuổi nó, tôi lại càng tuyệt vọng.
    Rồi một ngày mới lại bắt đầu, tôi ra khỏi nhà với tâm trạng mệt mỏi nhưng vẫn còn chút hy vọng. Tôi đi đến các trung tâm bồi dưỡng văn hóa và họ cũng đã làm cho chút hi vọng nhỏ nhoi ấy của tôi tắt dần. Mặt trời đứng bóng, tôi chán nản tự nhủ “Mình không có số làm cô giáo. Đành chọn nghề khác vậy”. Những giọt nước mắt không biết đã trôi ra từ lúc nào, làm nóng bừng hai má. Tôi nhớ lại bao công sức mà tôi đã bỏ ra cho mơ ước trở thành giáo viên Văn của tôi mà bây giờ nó lại trở thành công cốc. Tôi lê bước về nhà.
    Trên đường, tôi đi ngang qua một nơi đề bảng “Trường Bổ túc Văn hóa” và bảng thông báo: “Cần tuyển giáo viên dạy Văn”. Tôi vui mừng lắm và cũng rất hồi hộp và lo lắng không biết người ta có nhận mình không. Sau khi được chỉ dẫn đến văn phòng, tôi gõ cửa. Vì đã quen với những chuyện này nên tôi cũng cảm thấy tự tin. Một cô gái trẻ mở cửa và nhẹ nhàng hỏi:
    _Cô cần chi?
    _Tôi thấy thông báo trước cổng nên muốn tới đây xin ứng tuyển – Tôi nói với một giọng hơi run nhưng khá tự tin. Cô gái trẻ dẫn tôi đến gặp một người, có lẽ là người cho dán thông báo, một người đàn ông trung niên, nước da sạm, gương mặt phúc hậu, nhìn tôi, bắt tay tôi rồi nói với tôi một giọng sang sảng:
    _Chào cô, tôi nghe thư kí nói là cô muốn xin việc ở đây đúng không? Mời cô ngồi.
    _Vâng, chào anh. Vừa nói, tôi vừa hồi hộp, lo lắng.
    Sau đó, ông ta hỏi tôi, cũng những câu hỏi giống như những nơi mà tôi đã đến xin việc.
    _Cô tên gì? – Ông ta hỏi.
    _Dạ, tôi tên Phan Thanh Tâm ạ.
    _Thế năm nay cô bao nhiêu tuổi?
    _Năm nay, tôi 20.
    Rồi ông ta hỏi đến địa chỉ, điện thoại, tên cha mẹ, hoàn cảnh gia đình... Tôi trả lời và dần dần cảm thấy bớt lo lắng hơn.
    Ông ta hỏi về trình độ học vấn của tôi và tôi trả lời một cách tự tinh rằng tôi là Á khoa Trường Cao đẳng Sư phạm rồi đưa học bạ từ cấp một đến cấp ba, cả tấm bằng tốt nghiệp nữa. Ông ta tỏ vẻ rất hài lòng.
    Một lúc sau, khi đã xem hết những tài liệu liên quan đến tôi, ông đứng dậy, nét mặt rạng rỡ và nói với tôi:
    _Chúc mừng! Cô đã được nhận. Ngày mai có đến để biết rõ thêm về công việc nhé!
    Tôi tròn xoe mắt, há hốc mồm. Không thể tin được! Tôi đã được nhận ư? Là thật hay là mơ vậy? Ước mơ của tôi sắp thành sự thực rồi sao? Tuyệt quá! Tôi vui mừng quá đỗi, vì sau hơn 1 tháng đi xin việc làm, tôi cũng đã được nhận. Cảm ơn Ông Trời đã không phụ lòng con.
    Về nhà, tôi báo tin cho cả nhà biết. Ai cũng mừng cho tôi và tôi cảm thấy mình thật hạnh phúc khi mình sắp trở thành một công dân có ích cho xã hội.
    Cuộc đời tôi bước sang 1 trang mới.
    Ngày đầu tiên thử việc, tôi ăn mặc gọn gàng và đẹp đẽ hơn mọi ngày. Bố mẹ tôi tích góp được một số tiền đủ để mua cho tôi một chiếc xe gắn máy mới coóng. Chạy trên đường, tôi cảm thấy cảnh vật như tươi đẹp hơn: nắng óng ánh như được nhuộm vàng, bầu trời trong xanh và cao vời vợi, không khí dường như ấm áp hơn (mặc dù lúc này đang sắp vào mùa đông), đường đến trung tâm ngắn hơn. Chắng mấy chốc, tôi đã đến nơi dạy học, tôi gửi xe rồi lên lớp dạy học.
    Lớp tôi dạy là lớp gồm những bé mười đến mười hai tuổi. Tôi bước vào lớp với một phong thái ung dung pha chút bồi hồi và tất nhiên cũng có run một tí. Tôi nhìn bao quát lớp: lớp không đông nhưng em học sinh nào cũng dễ thương với đôi mắt tròn ngây thơ. Thoạt nhìn, không nghĩ chúng là những đứa trẻ phải bươn chải để kiếm sống bởi nhìn trong mặt chúng đều háo hức và rạng ngời hai chữ học hành. Tôi đã sử dụng tất cả những gì tôi học ở trường và buổi học diễn ra thật suôn sẻ. Tôi về nhà với một tâm trạng phấn khởi và nhẹ nhõm.
    Ngày ngày tôi đến lớp, tôi đã dạy cho các em nhiều kiến thức mới và cũng biết được đôi chút về hoàn cảnh đáng thương của mỗi học sinh: em thì bố mẹ li hôn, em thì phải bán vé số để nuôi mẹ ốm... Tôi nghe mà cảm thấy xót xa, cảm thấy hoàn cảnh của mình còn tốt hơn các em. Tôi không biết làm sao, chỉ biết động viên các em cố gắng học để giúp bố mẹ.
    Một khóa học trôi quan nhanh chóng. Cô trò chúng tôi đã có những kỉ niệm đẹp với nhau. Tôi yêu quí các em và các em cũng yêu quí tôi. Tôi cũng quen với 1 anh đồng nghiệp và chúng tôi đã cảm mến nhau bởi những đức tính tốt ở mỗi người.
    Rồi tôi dạy thêm một khóa nữa và lại có thêm bao kỉ niệm với học trò mới. Tình cảm của tôi với anh cũng đã nảy nở hơn đôi chút. Khóa thứ 2, thứ 3 lần lượt trôi qua.
    Hai năm sau, tôi bất ngờ nhận được thông báo cảu Ban Giám Đốc trung tâm: tôi phải đi dạy ở tận miền Tây, ở một ngôi làng quê hẻo lánh. Lúc đầu, khi nghe tôi nói vậy, gia đình đã khuyên tôi đừng đi vì nghe nói ngôi làng tôi sẽ đến dạy có tên là làng “Phong” vì ở đó người dân thường bị phong cùi, cụt tay cụt chân. Tôi nghe đến hai chữ “phong cùi” là sợ lắm. Bạn bè tôi càng ngăn cản quyết liệt, nhưng cũng có một số người bảo tôi nên đi vì lương tâm nghề nghiệp. Anh không ngăn cản, cũng không ủng hộ, anh nói:
    _Đó là quyết định của em, anh không ngăn cản đâu.
    Rồi tôi quyết định đi đến làng Phong dạy. Một mặt vì lương tâm nghề nghiệp, một mặt vì tôi muốn “phiêu lưu” một chuyến.
    Ngày tôi ra miền Tây, cả nhà ra tiễn tôi. Mọi người đều căn dặn đủ điều làm như tôi là một đứa con nít không bằng. Hôm đó, anh không ra tiễn tôi, điều đó làm tôi buồn lắm nhưng anh đã báo trước với tôi và hứa sẽ chờ tôi và giữ liên lạc với tôi luôn.
    Tôi lên tàu và sáu tiếng sau là tới. Thêm một tiếng đi đò nữa là bảy tiếng. Lúc đến nơi cũng là ngớt 8 giờ tối. Có lẽ đã được báo trước , một ông cụ, có vẻ là già làng ra đón tôi ở bến đỗ. Cụ nói:
    _Cô là cô giáo sẽ dạy ở làng này đúng không? Vậy mời cô nghỉ ngơi cho khỏe.
    _Vâng, cảm ơn cụ.
    Nói rồi, tôi cùng cụ và mấy người nữa đi đến một căn nhà (theo họ nói là vậy), nhưng tôi nghĩ đúng hơn là một căn chòi ở cách đó vài trăm thước. Và già làng nói đó cũng là nơi dạy học của tôi. Nơi dạy học à? Một căn nhà nhỏ, mái và vách làm bằng lá dừa và cỏ tranh may chắp vá lại với nhau, đã vậy còn bị thủng lỗ chỗ nữa chứ, đèn điện cũng chẳng có, toàn là đèn dầu, không khéo ở đây vài ngày là tôi cận luôn quá.
    _Xin cô thông cảm, cái nhà này dân làng mới sửa xong tuần trước. Vì ở đây không có mắc điện nên chỉ xài đèn dầu thôi! Mong cô thông cảm! – Cụ nói như van ơn.
    Tối hôm đó tôi không tài nào ngủ được vì cái giường quá cũ kĩ, hễ trở người là tiếng cọt kẹt lại vang lên, làm tôi cứ nơm nớp lo sợ rằng cái giường này sắp gãy đến nơi. Mùi đất ẩm cứ bốc lên khiến tôi buồn nôn. Cái mà tôi thích nhất ở đây là không khí lành lạnh, trong lành mà ở thành phố không có được nhưng dù vậy, nó cũng chẳng giúp tôi ngủ được ngon hơn.
    Một đêm không ngủ tồi tệ dần trôi qua...
    Sáng hôm sau, tôi thức dậy trong một trạng thái mệt mỏi (cũng may là tôi còn kịp chợp mắt khoảng một tiếng). Năm giờ sáng, cái giờ má tôi cho là khá sớm để đi làm, thế nhưng, khi vừa mở cánh cửa xộc xệch được may chắp vá ra, tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người trong làng đã ra đồng làm việc. Tôi thấy có cả gài làng và mấy người đi cùng cụ tối qua. Thấy tôi, già làng tới cười, nói:
    _Chắc cô khó ngủ lắm, xin lỗi bởi làng chúng tôi nghèo quá. Bây giờ tôi sẽ dẫn cô đi tham quan làng chúng tôi.
    _Vâng, vậy phiền cụ.
    Rồi cụ dẫn tôi đi xem quanh làng, chỉ cho tôi biết đâu là thành hoàng, đâu là ngôi chùa đẹp nhất làng... Cụ còn nói cho tôi biết phong tục của làng, các lễ đền diễn ra thế nào... Thật ra, nếu nói là đi khắp làng cũng không đúng, chúng tôi chỉ đi được hơn nửa làn rồi về vì đã sắp đến giờ học.
    Cụ đưa tôi về và nói với tôi:
    _Đến giờ học, cô cứ việc gõ vào chiếc kẻng treo ở cậy kia là tụi nó biết mà đến.
    Tôi vào nhà ăn ổ bánh mì mà cụ cho. Trời ạ! Bánh mì gì mà khô không khốc, tôi cố gắng lắm mới nuốt nổi.
    Bảy giờ, tôi ra sân đánh kẻng rồi quay vào lớp. Và tôi cảm thấy chán nản khi thấy lớp chỉ lèo tèo năm, sáu đứa, đã vậy còn ồn như cái chợ. Tôi phải mất năm phút và như thường lệ và tôi lại dành ra mười lăm phút để sinh hoạt. Tôi giới thiệu tên tôi rồi lần lượt mời từng em giới thiệu. Em thì tên Tân, em thì tên Ly, em thì tên Bông... toàn những cái tên thật ngộ nghĩnh và các em đều có chung một điểm là nhà rất nghèo. Tân thì bố đi làm ở tỉnh, lâu lâu mới về. Ly thì bố mẹ li dị, phải sống với ông bà, bố đi làm thỉnh thoảng mới gởi tiền về, bản thân em cũng phải phụ bà may áo để đưa đò đem ra chợ tỉnh bán... Rồi tôi hỏi:
    _Thế có bạn nào đã biết chữ chưa?
    Thật bất ngờ khi hầu hết các em đều bảo là có nhưng vì đã học lâu rồi nên đã quên hết. Có em còn nói là nhiều nhà trong làng rất muốn cho con mình đi học nhưng hoàn cảnh khó khăn, phải cho con ở nhà phụ công việc. Tôi nghe mà cảm thấy thật tội nghiệp cho những em bé không được đi học quá! Rồi tôi bắt đầu vào bài giảng. Các em học sinh ngồi chăm chú lắng nghe và chăm chỉ viết bài. Tôi cảm thấy thật vui khi có những em học trò siêng năng như vậy. Gần cuối giờ, tôi mới nói với các em:
    _Cô mới xuống đây, hi vọng các bạn sẽ giúp cô biết thêm về ngôi làng này. Còn trong lớp, các bạn phải trật tự nghe giảng, bạn nào ngoan sẽ có thưởng, bạn nào hư sẽ bị cô phạt, được không?
    Con nít, nghe đến hai chữ “có thưởng” là mắt sáng rỡ, reo mừng. Rồi tôi cho các em về. Trưa, lúc nằm nghỉ, tôi chợt nghĩ ra mình phải làm gì đó để giúp ngôi làng này. Tôi ra bến đò, vừa hay có một chiếc đó, tôi nhờ anh lái đò đi mua giùm tôi bịch kẹo và một hộp bánh bích quy và chừng nửa tiếng sau là tôi nhận được. Ngày hôm đó (lịch học là hai buổi: buổi sáng và buổi tối), tôi dạy học, vừa dạy vừa pha chút hóm hỉnh khiến các em rất thích. Cuối buổi, tôi cũng dành ra mười phút để trò chuyện với lớp. Tôi phát kẹo cho những em ngoan, những em còn lại thì động viên, khuyến khích cố gắng hơn. Tôi chọn một đứa có hoàn cảnh khá hơn các đứa còn lại, học tốt hơn làm lớp trưởng. Trò đó có tên là Hoa Lan, một cái tên rất đẹp, sống gần nhà tôi.
    Trưa hôm sau, sau khi dạy xong, tôi đến nhà Lan. Cũng giống như nhà tôi, bên trong nhà em rất ngăn nắp. Thấy tôi đến, mẹ Lan ngạc nhiên lắm, nói mà như reo lên:
    _Ôi, cô giáo! Cô đến chơi... Mời vào, mời vào. Cô ngồi ở đây nhé!
    Rồi, cô Mai – mẹ của Lan – tất tả lấy nước, lấy bánh ra mời tôi. Tôi chỉ nói được hai chữa “Cảm ơn” rồi im bặt.
    Cô Mai vồn vã nói:
    _Bé Lan nhà tôi có kể về cô nhiều lắm. Chẳng hay, cô có chuyện gì mà đến đây?
    _Vâng, tôi bầu em Lan làm lớp trưởng để giúp tôi làm lí lịch của lớp.
    _Ồ vậy à! Nếu cô muốn tìm hiểu về các em đó thì cô hỏi già làng đó, chứ tôi không rành mấy việc này. Nhưng không sao, tôi sẽ giúp cô.
    Tôi cảm thấy yên tâm hơn
    Hôm sau là thứ bảy, tôi cho tụi học trò nghỉ và giao bài tập viết cho các em làm. Tôi cùng cô Mai và già làng đến nhà của từng em học sinh. Đầu tiên là Tân. Nhà em ở gần bến đò. Thấy chúng tôi đến, một người phụ nữ đẫy đà, nước da ngăm đen chạy tới, niềm nở:
    _A, cô giáo, chị Mai, có cả già làng đến chơi! Quý háo quá! Quý hóa quá!
    Chúng tôi ngồi trên chiếc tràng kỉ. Vừa nói chuyện, vừa hỏi thăm hoàn cảnh gia đình.
    Theo lời của mẹ Tân thì bố Tân làm công nhân ở tận Cà Mau, lâu lâu mới về một lần, Tân thì đi chăn trâu với lũ bạn cùng làng, chị thì tham gia vào nhóm làm bánh. “Nhóm làm bánh? Làm bánh cũng có nhóm nữa à?” Tôi hỏi:
    _Thế nhóm làm bánh là sao ạ?
    Chị nói là làng này có ba nghề chính: làm ruộng, dệt vải và làm bánh. Mỗi nghề là một nhóm gồm nhiều người tụ họp lại. Ngoài ra, còn có nhóm trăn châu, nhóm săn bắn và đốn củi. Sản phẩm nào làm ra mà có thể bán được thì gởi cho người lái đò đem ra chợ, giao cho các mối rồi đem tiền về. Tiền nhiều thì chia đều cho mỗi người, còn ít thì chia nhiều cho những người có công nhiều nhất. Còn sản phẩm do nhóm nào làm ra mà không có giá trị bán thì đến lễ hội hay lễ đền, nhóm đó sẽ nhận được nhiều bánh trái. Theo như lời cô Mai nói là số tiền cao nhất sau khi đen ra chợ tỉnh bán là ba triệu đồng, như vậy là mỗi người trong nhóm chỉ nhận được có mấy trăm nghìn. Một cách làm rất có tính đoàn kết, tương trợ nhưng cũng vì vậy mà ai cũng nghèo.
    Trò chuyện một lát nữa thì tôi, cô Mai và già làng đến nhà của Ly, Huy, Nam... và đến đâu tôi cũng nhận được sự đón tiếp niềm nở của các phụ huynh và cử đến mỗi nhà là tôi lại biết thêm nhiều thông tin về ngôi nhà hẻo lánh này.
    Ngôi nhà cuối cùng tôi đến là nhà cảu Thành. Lúc đầu, khi đọc đến tên Thành, tôi chợt nhớ đến một cậu bé gầy gò, đen đủi, ăn mặc luộm thuộm, vẻ mặt thì giống với mấy tay du côn ở thành phố. Đó là về ngoại hình, còn học hành thì bê bối, tập vở lấm lem, chữ viết như cua bò, đã vậy nhiều lần không chịu tập trung nghe giảng, đi học cũng trễ, mấy lần cúp tiết. Bao lần tôi tự hỏi: “Thành có vẻ như không muốn đi học, vậy sao em ấy còn đến đây làm gì?”. Tôi quả thật đã rất cố gắng giúp Thành từ nhỏ nhẹ khuyên nhủ đến la rầy, trách mắng nhưng em vẫn không sửa đổi lại tác phong cũng như chuyện bài vở. Nhưng có điều đặc biệt khiến tôi chú ý nhất ở em là đôi mắt. Tuy vẻ mặt của em giống như du côn nhưng tôi biết chắc rằng em không phải là du côn vì đôi mắt sáng rực rỡ như sao và vầng trán rộng. Và cũng vì điều đó mà tôi càng muốn giúp em học tập.
    Tôi hỏi trưởng lão về em Thành thì thấy cụ tỏ ra hơi e ngại, cụ nói:
    _Bố mẹ thằng Thành mất sớm, nó ở với cậu và bà ngoại. Trước khi cô đến đây chừng năm ngày thì bà ngoại nó mất, lúc đó, cậu nó bận công tác ở Đà Nẵng, liên lạc không được. Thấy vậy, dân làng mới chung tiền tổ chức ma chay cho bà thằng Thành. Nhưng cũng từ đó, nó lang thang đầu đường xó chợ, rất ít khi gặp nó. Lúc trước, nó tham gia nhóm chăn trâu nhưng sau khi bà nó mất, nó cũng chẳng tham gia nữa. Đặc biệt, mấy lần trước đi học, nó học rất giỏi.
    Nói rồi, cụ đưa tôi đến một căn nhà tranh rách nát mà theo lời cụ nói thì đó là nơi mà hai bà cháu Thành đã sống. Trong nhà chỉ còn chiếc mền rách., một cái gối, một góc bếp ẩm thấp và một cái lu mẻ. Lúc chúng tôi tới thì vừa hay Thành có ở nhà. Thấy chúng tôi, Thành đột nhiên bỏ chạy về phía cánh rừng gần đó. Cả già làng và tôi đều bất ngờ với hành động này của Thành. Rồi già làng thở dài, nói:
    _Chắc nó không muốn gặp chúng ta. Về thôi, cô giáo!
    Tôi và già làng về cũng là lúc xế chiều. Tôi mệt mỏi ngả người lên cái giường cũ kĩ. Tôi vừa nằm, vừa nghĩ:
    _Người dân ở đây thật đáng thương. Họ nghèo quá. Mình có thể giúp được gì đây?
    Đột nhiên, tôi nghe có tiếng gọi:
    _Cô Tâm, cô Tâm ơi! Có thư nè!
    Tôi mở cái gói mà anh thanh niên khi nãy đưa, có ba lá thư nhưng đều được gởi từ một địa chỉ. Ồ thì ra là của Trung tâm, gia đình và của anh gởi cho tôi. Cả ba lá thư đều hỏi thăm sức khỏe và tình hình dạy học ở làng Phong của tôi. Thư cảu anh ấy nói về những học trò mới của anh rồi kể về chúng tôi với những dòng thư hóm hỉnh. Thư của gia đình thì thiên về hỏi thăm nhiều hơn là kể. Đọc thư cảu gia đình tôi cứ tưởng chư tôi mới mười tuổi không bằng. Còn thư của giám đốc trung tâm gởi tôi thì hỏi về việc dạy học và đời sống nhân dân ở đây. Trong thư có nói thời gian làm việc của tôi là một đến hai năm và suốt thời gian đó, tôi cần gì thì cứ nói, nếu trung tâm làm được gì thì làm. Tôi không quan tâm đến cái thời hạn mà tôi làm việc ở làng Phong, tôi chỉ quan tâm đến cái câu “Cần gì thì nói, trung tâm làm được sẽ làm”. Tôi mừng như bắt được vàng. Tôi vội đi gặp già làng để bàn về vấn đề này thì cụ nói:
    _Ồ thế thì tốt quá. Để tôi đi xem đã, chắc cũng không cần nhiều lắm đâu.
    Cụ nói, giọng run run. Tôi biết cụ cũng đang rất là vui mừng.
    Rồi tôi đi thăm hỏi từng nhà một và nhận thấy người dân ở đây có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn: khi bệnh tật thì cứ giữ ấm rồi nhờ người lên tỉnh mua thuốc Bắc về nấu uống, nếu người khỏe mạnh thì có thể qua được, còn yếu thì cứ uống như vậy cho đến khi nào chết thì người nhà đem thiêu và chôn trong rừng. Khi thời tiết trở lạnh, người dân đốt một đống lửa ở trong nhà cho ấm, một bên vì chăn thường là cái áo đã cũ hay là đã rách nát, không thể đắp được nữa... Những thiếu thốn về vật chất ở đây không thể kể mấy dòng là hết. Tôi viết một lá thư gởi cho trung tâm, xin cấp khoảng hơn chục cái chăn bông cho hơn mười gia đình nghèo khó nhất trong làng. Tôi viết thư cho gia đình, nói trong nhà có ai có đồ cũ hoặc đồ không xài nữa thì gởi cho tôi. Tất nhiên, tôi cũng viết thư cho cả anh nữa nhưng chỉ kể về cuộc sống của người dân ở làng Phong. Tôi đưa ba lá thư đó cho người lái đò nhờ gửi về thành phố giùm. Tôi cũng nói với già làng về việc này thì già làng nói:
    _Ồ nhiều vậy sao chúng tôi dám nhận?
    _Như thế này có là bao – Tôi đỡ lời – Dân ta còn nghèo lắm, thế này chẳng có gì đâu.
    _Thật cám ơn cô và gia đình và cả Trung tâm nữa – Cụ nói, mắt rưng rưng.
    Sau khi tôi gởi thư đi chừng một tuần thì tôi nhận được hai thùng lớn và tôi biết chắc nó được gửi từ trung tâm. Tôi nhận được nó vào lúc tám giờ sáng, lúc tôi đang dạy bọn nhỏ môn Toán. Hai thùng hàng được bốn người trong làng khiêng vào, họ nói:
    _Đây là hàng từ thành phố gởi cho cô đấy, nhiều thật!
    Rồi họ phụ tôi mở hàng ra. Lũ học trò thấy vậy cũng chạy tới, xôn xao:
    _Cho em xem với!
    _Gì vậy cô? Cái gì trong đó vậy?
    Trong khi các bạn xôn xao bu quanh hai thùng quà thì Thành bỗng nhiên đâu mất. Từ hôm tôi tới nhà em thì dường như số lần em vắng càng tăng thêm. Có lẽ em mặc cảm.
    Tôi định đứng lên đi tìm em nhưng cũng vừa lúc hai thùng hàng được mở ra. Lũ học sinh, khi nhìn thấy thùng đựng quần áo, chúng liền reo lên:
    _Oa, đồ nhiều quá! Đẹp quá!
    _Cho tụi em hả cô?
    _Cô mua ở đâu vậy?
    Tôi vội nói với chúng:
    _Đây là đồ của các bạn ở thành phố gửi cho tụi em. Thích cái nào thì lấy nhưng nhớ chia cho các bạn khác trong làng nữa. Đồ người lớn thì để lại nhé!
    _Cô ơi, có cả tập và sách bút viết nữa này! Thích quá!
    Tôi ngạc nhiên chạy tới coi thì quả là có ba chồng tập, hơn chục cuốn sách giáo khoa cũ và nhiều cây bút bi, bút chì cũ và nhiều thứ linh tinh khác. Tôi nghĩ rằng đây là quà của anh đã vận động học sinh của mình. Tôi thật sự rất vui khi thấy tình thân ái, đoàn kết, tương trợ của dân tộc mình. Tôi lấy tập vở và sách với vài cây bút còn lại để tụi học trò “mổ xẻ”.
    Tôi quay lại với thùng hàng của trung tâm thì thấy bên cạnh đó là già làng. Tôi không biết cụ đến từ lúc nào nhưng theo tôi đoán thì cụ đã đến lâu rồi. Vẻ mặt cụ rạng rỡ. Cụ nhờ bốn người khi nãy mang chăn đi phát cho những gia đình nghèo nhất làng, trong đó có nhà của Thành. Nhưng có người báo lại là Thành không có ở nhà nên cái chăn đó gửi lại cho tôi.
    Sau đó, tôi nói với học sinh:
    _Các em ở lại nhận tập sách nhé!
    Cả lớp “dạ” một tiếng rõ to. Tôi phát mỗi đứa hai quyển tập và ba quyển sách. Tuy chỉ là sách cũ thôi nhưng trông bọn chúng rất thích thú.
    Hôm đó, tôi cho cả lớp nghỉ sớm. Nói là nghỉ sớm nhưng sau đó tôi còn phải nói chuyện với nhiều học sinh trong lớp. Các em thi nhau kể cho tôi nghe niềm vui của chúng. Tôi nghe mà cũng cảm thấy vui. Lan và Thơm còn nói là sẽ vận động các bạn đi học. Còn Thái và Tân thì hứa sẽ đưa tôi bọn chúng vẫn thường chăn trâu. Tôi nghe tụi nó nói rồi nói:
    _ Đứa nào ngoan sẽ được cô dẫn lên tỉnh chơi. Còn học giỏi sẽ được cô thưởng truyện.
    Đứa nào nghe đến chữ “lên tỉnh” đều rất phấn khích, reo lên, tụi nó tranh nhau nói:
    _Lên tỉnh chơi thích lắm đó cô.
    _Con chưa lên tỉnh lần nào hết á!
    _Nghe nói trên tỉnh có đèn đủ màu đẹp lắm hả cô?
    Thấy tụi nó tò mò như vậy, tôi nói thêm:
    _Trên tỉnh rất vui và nhộn nhịp. Nhưng trên thành phố đẹp gấp mười lần. Đứa nào phải vừa chăm chỉ, vừa học giỏi và ngoan mới lên thành phố làm việc được. Mà lên thành phố làm việc được tức là có thể giúp làng phát triển và giàu có hơn.
    Nghe vậy, các học sinh có vẻ quyết tâm học hành hơn. Chúng tôi nói chuyện một lúc nữa rồi mới về. Trong lúc sắp xếp lại tập vở, tôi chợt thất Thành lấp ló ngoài cửa. Thấy tôi nhìn, Thành toan bỏ chạy nhưng tôi kịp giữ em lại. Tôi đưa em vào lớp rồi hỏi.
    _ Sao cứ thấy cô là em bỏ chạy vây. Em mắc cỡ điều gí à?
    _Dạ, em... em không muốn cô biết hoàn cảnh của em hiện nay.
    _Cô biết hết mọi chuyện rồi. _ Tôi vừa nói vừa mỉm cười với Thành, một nụ cười an ủi, thông cảm.
    _Dạ... dạ... Nhưng mấy bạn chăn trâu cứ chọc em là thằng mồ côi, thằng nghèo kiết xác...
    _ Vì thế mà em xấu hổ à?
    Em không nói chỉ im lặng.
    _Các bạn ấy còn nói em là thằng ngu nữa_ em lí nhì nói.
    _ Các bạn ấy nói vậy là sai rồi. Em nghe theo lời của những bạn ấy là em cũng sai theo, là em tự nhận mình ngu. Theo cô em là người thông minh. Đôi mắt của em rất sáng. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Em phải sung đôi mắt của mình để nhìn thẳng về phía trước, hai tai để nghe những điều hay, lẽ phải chứ không phải để nghe những lời gièm pha như thế. Em là em chứ không phải là người ta. Em được sinh ra là nhờ có bố mẹ vì thế em cũng có bố mẹ. Tuy bố mẹ em đã mất nhưng linh hồn họ vẫn ở bên cạnh em dù cho em không thấy. Em có biết là bố mẹ em rất buồn khi thấy em như vậy không? Không chỉ có bố mẹ, cả bà ngoại, cả cậu em, già làng và cả cô nữa. Nếu em là một đứa trẻ ngoan thì phải chăm chỉ học tập hơn. Bây giờ, cô tặng em quyển tập này, về nhà viết một trang chữ “a”, một trang chữ “b” cho thật đẹp rồi mai nộp cô. Còn quyển sách này, em có thể xem tham khảo. Nhớ chưa?
    _Dạ, nhớ ạ!
    Lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng của Thành to, dõng dạc và đầy quyết tâm như thế.
    Tôi bàn với già làng là cho Thành ở chung với tôi. Lúc đầu già làng không đồng ý nhưng sau khi tôi đưa ra những lí do rất ư là chính đáng, già làng nói:
    _Cũng được, để tôi hỏi ý nó xem. Nhưng nếu ở vậy thì hơi chật. Cô chịu khó!
    Cuối tuần, không biết già làng nói thế nào, tôi thấy Thành đứng trước cửa và nói:
    _Cô cho phép ở đây!
    Tôi vui mừng, mời em vào trong. Từ hôm đó, chúng tôi sống chung với nhau. Tôi dạy em viết chữ, làm Toán, dạy em biết về đất nước Việt Nam. Tôi còn kể cho em nghe những câu chuyện về tâm hồn cao thượng... Và Thành cũng gây nhiều bất ngờ cho tôi. Em có thể làm cái nhẫn cỏ hay vẽ tranh đều rất đẹp. Tôi nhận ra là Thành có nhiều năng khiếu mà từ trước đến giờ tôi không biết. Nhưng Thành lại gây cho tôi nhiều bất ngờ nhất cho tôi ở môn Toán. Với đầu óc thông minh, Thành làm Toán rất giỏi., hơn hẳn một số đứa trong lớp. Thế là tôi lại có ý định sẽ dạy riêng cho Thành một lớp đặc biệt. Trong lớp, Thành vẫn học chương trình như các bạn. Nhưng những lúc Thành rảnh rỗi, tôi lại kèm cho Thành những môn phù hợp với lứa tuổi của em (Thành khi đó mười ba tuổi) như Lí, Hóa và những kiến thức nâng cao Toán học và thật bất ngờ, em tiếp thu rất nhanh và làm bài cũng rất tốt. Và tôi cũng rất vui trước kết quả mà Thành đạt được.
    Lớp học của tôi mỗi lúc một đông rồi hầu như trẻ con trong làng đều đi học. Tôi nhận ra nhiều em rất thông minh và chăm chỉ nhưng do hoàn cảnh nên trước đây chưa từng đi học. Các em đến sau thường là những em đã biết chữ trước. Theo lời mấy em đó kể thì trước đây cũng có hai, ba người đến làng dạy nhưng chỉ được một, hai tháng là nghỉ vì nhớ nhà. Nghe thế, tôi càng quyết tâm dạy cho các em đọc, viết.
    Bên cạnh việc dạy học, những lúc các em làm bài xong sớm, tôi dẫn các em ra sân và chỉ cho chúng những trò chơi mà các bạn đồng lứa trên thành phố vẫn thường chơi. Bọn chúng rất hào hứng với những trò chơi này. Hay những phút cuối giờ học, tôi thường kể cho bọn chúng nghe những câu chuyện về lòng biết ơn, tình bạn, tinh thần vượt khó và các học sinh đều say sưa lắng nghe.
    Ba tháng rồi một năm cứ thế trôi qua, cô trò chúng tôi đã trải qua bao kỉ niệm, vui có, buồn có, cả những khi cùng các em đi dạo quanh làng hay xuống tỉnh. Bây giờ, ngôi làng đã được mắc điện. Tôi còn nhớ lần đầu tiên được mắc điện, dân làng vui như thế nào. Già, trẻ, lớn, bé tất tả phụ các công nhân mắc dây, giăng dây... và khi cái ti-vi đầu tiên xuất hiện, hầu hết người dân trong làng đều tụ tập, quây quần quanh cái ti-ti và không ngớt trầm trồ.
    Rồi thời gian dần trôi, cuộc sống của tôi vẫn êm ả trôi qua. Và rồi một lá thư đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã khiến cuộc sống của tôi bắt đầu nổi sóng. Lá thư ấy là của anh. Anh nói:
    “Tâm thân mến!
    Anh mong em và tất cả mọi người ở làng Phong đều khỏe và việc dạy học tiến triển thuận lợi.
    Em à, anh muốn thông báo cho em một tin, anh sẽ lấy vợ. Má anh cứ hối thúc anh mãi. Xin lỗi em, anh không thể đợi em được nữa. Nhưng nếu bây giờ em về thì mọi chuyện sẽ khác.
    Mong hồi âm của em.
    Minh Hoàng.”
    Lá thư ấy như là một đòn sấm sét giáng xuống tôi. Trái tim tôi quặn đau cứ thể tôi đang bị một cơn đau tim dữ dội. Đầu miên man, xoay quanh câu hỏi: “Làm sao bây giờ? Đi hay là ở lại?” Tâm trạng buồn bã và quả nhiên buổi học đó tôi dạy không được tốt. Tan học, lớp trưởng Lan đến hỏi tôi:
    _Cô ơi, cô sao vậy?
    _À, cô không sao đâu! Đừng lo – Tôi gượng cười nói.
    _Nếu cô không khỏe thì cô cứ nhờ ai lên tỉnh mua thuốc, cô nhé! – Nói rồi, cô bé vội bước ra cửa.
    Tối đó, tôi không tài nào ngủ được. Trái tim tôi cứ đau lên khi nghĩ rằng mình sẽ mất anh và nước mắt tôi cứ rơi khi nghĩ rằng mình sẽ chia tay các học sinh thân yêu của mình.
    Hôm sau là ngày nghỉ, tôi ở trong nhà miên man nghĩ ngợi. Không hiểu tại sao lúc đó tôi lại nhớ về những ngày tháng ở bên anh. Và những kỉ niệm ấy khiến tôi nghĩ rằng mình sẽ rời bỏ nởi này. Lấy hết can đảm, tôi vội qua nhà của già làng và thật may là cụ cũng ở đó.
    Hít một hơi thật sâu, tôi nói:
    _Xin phép cụ, mấy hôm nữa cháu...cháu... về lại thành phố ạ!
    Cụ ngỡ ngàng, hỏi dồn dập:
    _Sao vậy cô? Có ai nói gì cô hả? Hay cô chê làng này nghèo quá?
    Nhìn cụ, tơi cảm thấy ngượng quá, cúi đầu, nắm chặt tay hai tay để ngăn những giọt nước mắt chực trào ra. Tôi nói:
    _Không phải đâu cụ. Vì cháu có việc nhà nên phải về.
    _Thế cô đi bao giờ quay lại?
    _Có lẽ... sẽ không quay lại nữa ạ.
    Cụ buồn bã, hạ giọng nói:
    _Cô à, lúc trước cũng có vài người xuống đây dạy nhưng chỉ một thời gian ngắn là họ về vì nhớ nhà hay vì ở đây buồn quá. Chỉ có cô là lâu nhất , chắc cũng cỡ một năm rồi cô nhỉ? Cô không biết từ trước đến giờ chưa có lần nào mà trẻ con trong làng đều đi học, được sách vở, quần áo mới; dân làng có đèn điện, ti vi, chăn ấm. Cô biết không, khi cô dạy ở lớp thì cô cũng gián tiếp dạy cho phụ huynh của mấy đứa trẻ. Lần nào đi học về, bọn trẻ đều nói hoặc kể về những điều đã học. Chắc cô chưa thấy chứ tôi thì thấy nhiều rồi: mọi người trong nhà ngồi quây quần với nhau, đứa trẻ thì hăng say kể chuyện, mọi người chăm chú lắng nghe, đầm ấm lắm cô ạ!
    Tôi ngồi nói chuyện với già làng một lúc nữa thì về. Trên đường về, tôi nhớ lại những lời già làng nói và cố nghĩ rằng đó chỉ là những lời nói dối, vì mình đã quá tốt với mọi người trong làng chì thế họ muốn tôi ở lại đây để họ có được nhiều đồ dùng mới nữa. Tôi biết đó là những ý nghĩ xấu xa nhưng tôi nghĩ rằng chỉ có như thế mới khiến được lương tâm không phải ray rứt khi phải từ giã ngôi làng này.
    Tối hôm đó, tôi chuẩn bị thu dọn đồ đạc và hành lí. Nhưng lạ là hôm nay Thành nó ngủ trễ thế nhỉ? Đã mười một giờ rồi. Chợt, Thành lên tiếng:
    _Cô ơi, cô có phép thuật đúng không cô?
    Tôi ngạc nhiên hỏi:
    _Em nói gì cơ?
    Thành ngẩng mặt lên nói:
    _Cô đúng là có phép thuật rồi! Từ khi cô đến đây, ngôi làng đã đổi khác nhiều lắm!
    Thành nói tiếp:
    _Trước đây, ngôi làng này chưa bao giờ có điện cũng chưa bao giờ người dân được cơm no áo ấm như bây giờ. Nếu như là trước đây thì sau khi đi làm về mọi người đều chỉ ăn cơm với nhau rồi sau đó thì ai đi làm việc người nấy. Nếu là trước đây, trẻ con làng mình luôn miệng nói tục, đánh nhau hay là trêu ghẹo các bạn khác. Nếu là trước đây, dù có trong mơ, trẻ con làng mình cũng chẳng chịu đi học , dù có trong mơ, trẻ con làng mình cũng chưa mơ thấy mình được quần áo mới, được có tập sách,... Còn bây giờ, người dân của ngôi làng này đã được ấm no, tối tối sau khi ăn tối xong, mọi người quây quần bên nhau kể chuyện hoặc coi ti vi. Còn trẻ con bây giờ cũng lễ phép hơn, đoàn kết và yêu thương nhau hơn. Cô biết không, hầu hết trẻ em trong làng đều đã được đi học. Lúc đầu, em đến đây cho có lệ nhưng bây giờ cô đã dùng phép thuật của mình khiến em cha9m học hơn bằng cách cho em ở chung nhà, lo lắng và chăm sóc cho em rồi còn dạy cho em những kiến thức nâng cao cho em nữa. Và em thực sự yêu quí cô. Vì vậy, em và tất cả các bạn trong làng mong cô ở đây luôn với mọi người.
    Tôi ngồi lặng im, không biết nói gì, chỉ thấy những giọt nước mắt cứ làm nóng hổi hai má. Lúc sau nhìn lại, tôi thấy Thành đã ngủ say từ lúc nào. Tôi cười thầm, bảo: “Quả là một đứa trẻ vô tư, nói được như vậy chắc là đã phải suy nghĩ nhiều lắm!”. Rồi tôi nghĩ: “Làm sao mình có thể bỏ mặc người dân và những đứa trẻ đáng yêu này được?”. Sau đó, tôi lấy giấy bút ghi một bức thư để nói với anh rằng tôi không thể về được và chúc anh hạnh phúc. Từng chữ, từng chữ tôi viết là một vết kim đâm vào tim tôi nhưng biết làm sao được, tôi đã quyết định ở lại với dân làng rồi.
    Một tháng sau, khi tôi gửi lá thư đó... Một lá thư của gia đình gởi cho tôi, nói rằng đám cưới của Hoàng (tên của anh) đã được tổ chức rất vui vẻ... Tôi buồn bã nhưng vẫn cầu chúc hai người trăm năm được hạnh phúc.
    Đang ngồi trong nhà, đột nhiên tôi nghe có tiếng gọi:
    _Cô ơi, cô ơi!
    Ồ, thì ra là Ly và Nam.
    _Có chuyện gì vậy hai em? – Tôi hỏi.
    Ly nhanh nhảu trả lời:
    _Mẹ em vừa làm một nồi chè, nhờ em đem biếu cô một phần.
    _Ồ, gửi lời cảm ơn của cô đến mẹ em nhé!
    _Cô ơi, đi với tụi em ra đây – Nam lên tiếng.
    Vừa nói, Ly và Nam vừa kéo tay tôi đi. Hai em dẫn tôi đến một con sông, ở đó còn có cả Lan và Thơm nữa. Thơm nói:
    _Dạo này, tụi em thấy cô có vẻ buồn buồn nên dẫn cô ra đây. Đây, cô cầm lấy cái này.
    Vừa nói cô bé vừa đưa cho tôi một quả bong bóng.
    _Cô cầm sợi dây, nhắm mắt lại, nói điều làm cô buồn rồi sau đó thả quả bóng lên trời. Thế là mọi buồn phiền sẽ tan biến. Em nghe người ta nói vậy đó cô. – Thơm nói tiếp.
    Tôi làm theo lời Thơm nói. Chợt Lan hỏi tôi:
    _Cô ơi, cô hết buồn chưa cô?
    Tôi cười thật tươi, bảo:
    _Cảm ơn các em, cô hết buồn rồi.
    Rồi tôi ngồi nói chuyện với các em đến gần trưa mới về nhà.
    Thời gian lặng lẽ thoi đưa, hai năm tôi dạy ở làng này cũng đã sắp trôi qua. Hôm nay, buổi học cuối cùng. Cả lớp ngồi ngay ngắn, trật tự, không một tiếng động. Mấy ngày trước, tôi nhận được một lá thư của Trung tâm, họ bảo là đã hết thời gian dạy học ở làng Phong. Thậm chí, họ cũng cử người xuống để đưa tôi về. Mọi người biết được, năn nỉ tôi ở lại nhưng Trung tâm không cho phép. Nài nỉ không được, họ cũng thôi. Tôi biết, họ rất buồn, bản thân tôi cũng đâu muốn vậy. Mấy tiết học sau, học trò đều hỏi tôi một câu: “Cô ơi, cô ở lại được không?” và thất vọng khi biết tôi không thể ở lại. Rồi buổi học cuối cùng cũng đến, sau buổi học này là tôi chính thức chia tay mọi người trong làng. Hôm nay, tôi định dạy một bài cuối cùng như lại không thể giảng được nên tôi đành phải kể chuyện cho các em nghe. Câu chuyện kể về một cậu bé học rất tệ nhưng nhờ có lòng quyết tâm nên cậu đã đạt được điểm tối đa trong kì thi học kì. Nhưng thật không may, cậu lại bị tai nạn và qua đời trước khi cậu nhận được cái tin cậu đạt điểm tối đa trong kì thi. Và bài học rút ra là mọi mơ ước của mình đều thành hiện thực khi mình có lòng quyết tâm. Rồi tôi nói:
    _Thế bạn nào có câu hỏi không?
    _Thưa cô, thế địa chỉ của cô là số mấy ạ? – Tân giơ tay hỏi đầu tiên.
    Tôi trả lời.
    _Thưa cô, số điện thoại nhà cô ạ? – Trang hỏi.
    Tôi trả lời.
    Rồi từng em đứng lên hỏi và cứ thế tôi trả lời từng câu một. Nhưng tôi vẫn trông chờ nhất là câu hỏi của Thành. Tôi không biết nếu Thành hỏi, em sẽ hỏi gì nhưng tôi vẫn muống nghe câu hỏi của em vì em là học trò yêu quí nhất của tôi.
    Tối đó, tôi thu dọn đồ đạc chuẩn bị về thành phố. Chợt tôi thấy Thành đang ngồi trầm ngâm. Em bỗng lên tiếng:
    _Cô ơi, em có thể hỏi cô một câu được không?
    Tôi vui lắm, bảo:
    _Được, em cứ nói.
    _Thế tại sao cô lại chọn nghề nhà giáo ạ?
    Tôi ngỡ ngàng, không biết trả lời thế nào. Từ bé lúc đi học, tôi chưa hề nghĩ tới. Thậm chí lúc đi dạy tôi cũng không nghĩ tại sao tôi lại đi dạy. Tôi nghĩ một lúc rồi trả lời:
    _Bởi vì cô muốn đất nước mình có nhiều người tài giỏi hơn.
    Tôi nghĩ, câu trả lời hay đấy chứ. Tôi không biết Thành có hài lòng hay không mà chỉ thấy nó nghe xong nằm xuống ngủ. Tôi cũng tranh thủ đi ngủ để mai dậy sớm.
    Sáng hôm sau, hầu như người dân trong làng đều ra tiễn tôi. Cả già làng, cả cô Mai đều ra tiễn tôi. Già làng nói:
    _Thay mặt cả làng tôi thành thật cảm ơn cô đã đến dạy ở làng này...
    _Tôi cũng xin cảm ơn mọi người đã cho tôi ở nhờ trong quá trình giảng dạy của tôi ở đây.
    Một số người khóc, tôi cũng không thể cầm được nước mắt. Chị Mai nói:
    _Đây là cặp bánh ú mà nhóm làm bánh làm tặng cho cô giáo. Chúc cô thượng lộ bình an.
    Rồi các em học sinh cũng thi nhay chúc tôi lên đường bình an. Các em, mắt ai cũng đỏ hoe, thấy thế, tôi nói:
    _Các em khóc xấu lắm đó! Cô mong các em sẽ học thật giỏi để biến ước mơ thành sự thật. Hứa với cô nhé!
    Các em gật đầu làm tôi cũng an tâm. Ra đến bến đò, tôi thấy Thành. Em đứng đó, tôi mắt đỏ hoe, em nói:
    _Cảm ơn cô đã đến làng Phong để dạy chúng em. Cảm ơn cô về tất cả những gì cô đã làm cho mọi người. Ước mơ của em là trở thành một thầy giáo giỏi và em hứa với cô, em sẽ biến ước mơ đó thành sự thật.
    Đôi mắt sáng ấy nhìn tôi với vẻ cương quyết làm tôi cảm thấy như đó là một lời thề chứ không phải là một lời hứa..
    _Được, cô tin tưởng em và chúc em thành công.
    Rồi tôi vẫy tay chào mọi người và lên đò ra bến xe ở tỉnh.

    Thấm thoắt đã qua mấy mươi năm và bây giờ tôi đã là một cô giáo về hưu. Nhớ lúc trước, khi tôi về nhà được khoảng một tháng thì gia đình tôi phải chuyển đi nơi khác và cũng bặt tin những người trong làng từ đó. Rồi hai năm sau, tôi lập gia đình và có hai đứa con gái thật ngoan. Bây giờ, tôi đang ngồi trong phòng khách, nhâm nhi tách trà lài và nghĩ về câu hỏi: “Tại sao tôi lại trở thành một nhà giáo” mà một học trò trước kia đã từng hỏi.. Lúc đó, câu trả lời của tôi là vì muốn đất nước mình có nhiều người tài giỏi. Giờ nghĩ lại, tôi thấy câu trả lời đó có vẻ gì đó cứng nhắc và đó chỉ là một phần trong mơ ước của tôi. Còn lí do chính thì vẫn còn là ẩn số. Tôi năm nay đã năm mươi sáu tuổi, một ông giáo đã từ giã bảng đen phấn trắng để an hưởng tuổi già. Đau lòng lắm khi phải giã từ nghề nhà giáo, không còn được cống hiến, không còn được gặp những học sinh yêu quí, không còn được tận tay dắt chúng vào đời. Rồi tôi nhớ lại những ngày tháng còn được đứng trên bục giảng, thật hạnh phúc biết bao! Tuôn theo dòng hồi tưởng của tôi, những kỉ niệm về thời gian còn dạy ở làng Phong cứ ào ạt trở về. Những kỉ niệm buồn, vui với các học sinh và mọi người ở ngôi làng ấy cứ hiện rõ trong tâm trí tôi, cứ như chúng chỉ vừa xảy ra hôm qua thôi. Và tôi chợt nhận ra cái không khí yên ắng lúc nghe giảng bài, những lúc thảo luận sôi nổi hay những lúc cô trò cùng ngồi nói chuyện, tâm sự với nhau là những điều tuyệt vời, hạnh phúc khiến tôi muốn trở thành một cô giáo.
    Chợt, tiếng chuông điện thoại reo lên. Tôi bắt may, trả lời:
    _A lô, Tâm nghe đây ạ!
    _Xin hỏi, đây có phải là nhà cô Phan Thanh Tâm không ạ? – Giọng nói của một người đàn ông trung niên vang lên ở đầu dây bên kia.
    _Vâng, tôi là Tâm đây, xin lỗi ai đang nói thế ạ?
    _A cô, cô Tâm. Cuối cùng em cũng đã tìm được cô rồi! Em là Thành đây, Thành ở làng Phong nè cô!
    Tôi bất ngờ và vui sướng khi biết đó là Thành, học sinh mà tôi yêu quí nhất trong quãng đời dạy học của tôi. Tôi phải cố gắng lắm để giọng không bị run:
    _Là Thành đấy ư?
    _Vâng, em đây.
    Như lời Thành nói thì em đã có vợ và một đứa con trai, hiện nay đang sống tại một căn nhà khang trang tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các học sinh lúc trước đều đã có gia đình và công ăn việc làm ổn định. Còn làng Phong thì đổi khác lắm, không chỉ có ti vi mà còn có tủ lạnh, bếp ga... Đời sống nhân dân cũng đã khá lên rất nhiều. Ở làng chỉ còn một, hai căn nhà lá, còn lại là nhà gạch, khang trang. Tôi rất vui sướng và hạnh phúc khi biết được vậy. Tôi hỏi em:
    _Thế công việc của em ra sao?
    Em không nói, em chỉ nói rằng:
    _Chiều nay, cô cứ mở ti vi kênh HTV7 lúc ba giờ là cô sẽ biết.
    Nói rồi, em chào tạm biệt và hứa một ngày nào đó sẽ rủ tất cả các bạn đến nhà tôi chơi rồi cúp máy.
    Đúng ba giờ chiều, tôi mở ti vi lên. Đó là chương trình phỏng vấn và người được phỏng vấn là Trần Thuận Thành. Đúng là Thành rồi! Trong suốt cuộc phỏng vấn, tôi đã đã biết được tình hình của em sau khi rời khỏi làng. Rồi đột nhiên, người phỏng vấn hỏi:
    _Thế sao anh lại chọn nghề nhà giáo?
    Lại là câu hỏi đó, câu hỏi mà sau mấy mươi năm tôi mới tìm được câu trả lời đích thực. Tôi hồi hộp, không biết Thành sẽ trả lời như thế nào.
    Bằng một giọng tự tin, Thành nói:
    _Nếu tôi trở thành một bác sĩ thì đất nước sẽ có thêm một bác sĩ giỏi. Nếu tôi trở thành một kĩ sư thì đất nước sẽ có thêm một kĩ sư giỏi. Nhưng nếu tôi trở thành một thầy giáo thì đất nước sẽ có thêm hàng trăm, hàng nghìn bác sĩ giỏi, kĩ sư giỏi.
    Câu trả lời rất hay, nó khiến tôi xúc động. Người phỏng vấn hỏi tiếp:
    _Thế động lực nào giúp anh có thể trở thành một nhà giáo giỏi như ngày hôm nay?
    _Đó là lời hứa của tôi với một cô giáo – Thành trả lời ngay – Cô giáo đó đã kể cho tôi nghe một câu chuyện về lòng quyết tâm đạt điểm giỏi của một cậu bé có học lực yếu và tôi rất tâm đắc với câu chuyện đó. Trước khi cô không còn dạy ở làng tôi nữa, tôi đã nói với cô: “Nhất định em sẽ trở thành một thầy giáo giỏi”. Và tôi đã rất cố gắng để đạt được như ngày hôm nay.
    _Thế anh có thể nói về cô giáo mà anh đề cập tới hay không?
    _Vâng, đó là một cô giáo rất tuyệt vời.
    Rồi Thành bắt đầu kể về tôi từ lúc tôi vừa đặt chân đến làng Phong cho đến buổi sáng hôm tôi rời khỏi làng. Tôi ngồi nghe mà cảm thấy nóng bừng hai má và những giọt nước mắt cứ tuôn rơi.
    Chương trình phỏng vấn đã hết nhưng tôi vẫn còn cảm giác hạnh phúc lâng lâng, xen lẫn tự hào về những thành quả mình làm ra và tự hào về những học sinh ở làng Phong mà mình từng muốn bỏ rơi chúng. Và tôi cảm thấy mình thật đúng đắn khi chọn nghề dạy học. Nếu có ai cho tôi một sự lựa chọn. Tôi chắc chắn sẽ nói rằng: “Tôi sẽ chọn nghề nhà giáo vì đó là một nghề thiêng liêng và cao quí!” 
Cánh đồng gió  



Biển Vắng Em Chiều Nay

Bến vắng
Dòng sông trôi phẳng lặng ?
Người mãi miết chèo đò....
Đưa người xa bến vắng,
Lặng lẽ buồn băn khoăn !!
NM

 Bài học làm Thầy
Tôi vào trường Cao đẳng sư phạm Long Xuyên , không biết vì cái lá số tử vi mà ông tôi cẩn thận ghi vào gia phả nằm trong tủ sắt có bốn lần khoá số,hay là theo điềm báo trước ngày mừng thôi nôi, bà tôi bày đầy một mâm bảo vật mà tôi chỉ nhặt lấy cây bút mực và mảnh gương soi.Các cụ bà đến mừng bảo nhau,” con nhà nầy lớn lên chắc lại ăn học và làm thầy thiên hạ.”
    Sau ngày đất nước thống nhất, tôi vào trường chờ đợi, đoàn ngũ hoá, học tập chánh trị,cũng công tác ,cũng lao động,quét đường nhặt rác…Mòn mỏi, lương thực cách mạng không đủ nuôi thành phần tiểu tư sản, tôi lại khăn gói về quê, cơm cha áo mẹ. Cán bộ xã ấp đến nhà gọi tham gia công tác, vì trình dộ văn hoá cấp đại học còn hiếm hoi,và nằm trong hạn tuổi thanh niên, tôi được phân công tác chiến đấu đánh mù chử, học trò của tôi là những cán bộ cao cấp,đã lập bao nhiêu là công trạng lẫn thành tích to, những năm miệt mài theo cách mạng cứu nước, học chủ nghĩa cộng sản thuộc nằm lòng, mở miệng ra có thể thao thao về đường lối chính trị, chủ trương của đảng ta, nhưng không thể thảo được một bản báo cáo hàng tháng,và chỉ có thể ký tên bằng chử thập mà thôi.Ngày chuẩn bị đổi tiền lần dầu,tôidược cách mạng giữ lại làm công tác,( ít ra thì tôi cũng quen đếm tiền bạc). Mẹ tôi cuống cuồng lo lắng.Sau dó lại hốt hoảng hối tôi trở về thành phố vì những tin đồn công tác thanh niên xung phong bị gởi đi thuỷ lợi ở Cà mau, Bảy ngàn…
    Tôi trở về thăm trường trung hoc tỉnh lỵ, thành phố nhỏ hiền hoà, bạn bè dăm đứa hỏi thăm nhau. Gặp nhau chỉ thở vắn than dài, đứa thì lang thang chợ trời bán từ cây kim đến điếu thuốc lá, đổi từng viên thuốc cảm gởi cho cha đang cải tạo, đứa thì theo chân cách mạng thoát ly gia đình , mang dép râu đội nón tai bèo, bán bạn bè củ lập công với cách mạng. Chiến dịch văn hoá đóng góp thật hăng say ,dẩn công an cán bộ đến từng nhà bạn bè để kiểm tra và tịch thu hết sách vở cũ ra đốt bỏ, nhờ tên bạn bội phản nầy nên cả tủ tài liệu chắt chiu sưu tập của tôi cũng cháy lên theo ngọn lửa cách mạng.
    Ngày nhập trường, tôi đứng ngẩn ngơ nhìn lại mấy dãy phòng học cũ, một thuở bạn bè chân chim sáo cười vui ,chỉ thấy nắng vàng và lá me baỵ Vào văn phòng làm thủ tục nhập học, cô thư ký mặc áo bà ba trắng, em gái của người bạn cùng lớp khi xưa, chúng tôi nhìn nhau lặng lẻ, không biết nên chào nhau bằng câu _” đồng chí “ , hay tay bắt mặt mừng của người đi xa gặp tình thân quen cũ? Tôi mang văn bằng, chứng minh thư của thành đội lúc đi học chánh trị Ở thành phố vào nộp.Thủ tục kế tiếp là vào khám sức khoẻ, bên phía nữ sinh viên thì có bác sĩ Ngọc Bích ,phòng khám là một lớp cũ, che lại bằng tấm màng vải hoa. Tôi nhìn mấy cô vào khám xong bước ra , cô thì mặt đỏ cúi mặt , cô thì mắt nhìn ngơ ngác, hỏi chỉ mím môi bước đi. Đến phiên mình vào, bây giờ tôi mới hiểu tại sao, Cách mạng không tin tưởng bất cứ một ai, tất cả các nữ sinh viên chúng tôi vào trường được chiếu cố khám xét kỷ lưởng còn hơn mẹ chồng khám phòng cô dâu sau đêm tân hôn. Đạo đức cách mạng muốn ghi lại hồ sơ xem chúng tôi có còn ngây thơ trong trắng hay đã thông thạo trường đời?
    Tôi nhìn ra sân, màu cờ đỏ bay phất phới, lòng không biết buồn hay vui. Hệ thống loa phóng thanh mắc trên hai hàng phượng vĩ gọi các sinh viên ra sân trường. Bên cạnh những đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản, còn có một vài anh hãy còn mặc áo xanh quân đội nhân dân , thành phần bộ đội phục viên. Tôi nhìn xuống tay chân mình mà ngao ngán, cái ngữ tiểu tư sản áo lụa quần lảnh đen, guốc gỗ, tôi học đến bao giờ mới thấm nhuần tư tưởng, thoát ly gia đình, học đạo đức cách mạng, hăng say phục vụ, vất guốc, mang dép râu đội nón tai bèo?
    Học tập, văn nghệ, sinh hoạt đoàn đội, kiểm thảo hàng tuần, công tác với quần chúng, tất cả như dòng cuồng lưu, cuốn tôi vào cơn lốc.Tôi vào lớp Văn Sử địa, học chung với một số bộ đội phục viên,và những đoàn viên kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản theo cách mạng vào chiến khu bỏ học nay trở về.Trên phương diện Hồng ( đánh giá qua học tập chánh trị ) thi được sự lảnh đạo của đồng chí Hải, đảng viên ( anh là bộ đội phục viên ) ,đồng chí Bi doàn viên Đoàn thanh niên cộng sản, về phương diện chuyên thì tôi có trình độ đại học và có kinh nghiệm giảng dạy trước đây. Nhờ quá trình hoạt động thanh niên cũ, mỗi lần có công tác văn nghệ trong tỉnh hay mỗi kỳ lễ lộc,lớp chúng tôi luôn đi tiên phong, gặt hái và mang vinh dự về cho trường.
    Trong chiến dịch thi đua công tác lao động , lớp Văn sử được chọn làm gương mẫu cho trường nên tất cả phải tranh thủ làm cho tốt mọi công tác được phân công.Lần nầy thì phải thực hiện một đường thuỷ lợi dẩn nước từ ruộng ra sông (?).Chúng tôi khăn gói lương thực dẩn nhau lên đến tận nơi, bố trí chỗ tạm trú,vì ưu tiên nên được gởi vào một căn nhà ngói xưa, bên mái hiên nhà lót hai bộ ván gõ nối dài làm chỗ nghĩ trưa khi xưa ,thế là đã giải quyết được khâu ăn ở , đi công tác mà có nơi chốn như vậy nhất rồi.Sau đó đến thăm hỏi các cô bác chung quanh. Một số cụ già bảo chúng tôi “ các cháu chỉ là học trò thôi, tuân lệnh thì làm, chứ bác đã ở đây gần hết đời người , những gì cần thiết đã làm xong từ lâu rồi ”
    Rạng ngày, ăn uống xong là bắt tay vào việc, cọc đã đóng bốn góc dây đã giăng, các anh thì dùng len xắn đất ,các cô một số khiêng đất đổ đi, một số thì xách nước từ sông vào đổ xuống cho đất mềm ,cả buổi sáng chỉ đào được chừng một thước, đất sét quá cứng và đang là mùa khô nên càng khó khăn hơn ,dự trù công tác là hai tuần mà với vận tốc nầy thì ít nhất hai tháng nữa chẳng biết có kết quả hay chưa.
    Sau một tuần lễ lao động vật vã với đất sét vàng rồi đất sét xanh, chúng tôi dẩn đầu với sáu thước chiều dài, hai thước chiều ngang và một thước chiều sâu, nhưng ngày mai phải đương đầu với đất bùn.Toán Văn Sử của chúng tôi phần lớn các cô lớn lên trong thành phố, có vài anh may mắn sinh sống ở nông thôn , tuy nhiên chưa có anh nào có kinh nghiệm về đào mương xẻ rảnh, cũng chưa biết phải làm thế nào để đào đất bùn, các cụ già thấy chúng tôi loay quay cả ngày trong bùn mà chẳng đi đến đâu, cụ thương hại bảo rằng “ các cháu cần len thùng mới có thể đào đất bùn” Đó là một loại len hình ống, dài chừng ba tấc, cán bằng gỗ tròn dài gần thước, có công dụng xắn và giữ đất bùn lại trong thành ống để có thể quăng lên cao và ra xa. Nhờ cụ giải thích, thế là chúng tôi phải gởi một số về quê mượn len thùng ,mất thêm một ngày nữa. Ròng rã nắng mưa , hai tuần công tác lao động tốt, vừa làm quen với bùn đất,vừa đủ cho đôi bàn tay chai ,chúng tôi khăn gói trở về trường cho kịp niên học, kết quả của công tác thuỷ lợi là hoàn thành được một hố không nước nằm chơ vơ giữa mảnh vườn … Trong báo cáo công tác chúng tôi được cán bộ đánh giá: đạt thành tích , hoàn tất công tác giao phó, nâng cao tinh thần lao động trong quần chúng, có trách nhiệm và biết khắc phục khó khăn... Toàn thể sinh viên hồ hởi phấn khởi tổ chức liên hoan.Thế là chúng tôi được các phân khoa bạn chúc mừng bằng những buổi tối liên hoan văn nghệ chè nước tưng bừng , được bồi dưỡng bằng nữa ký đường của hợp tác xã về nấu một nồi chè đậu xanh hả hê…
    Trong thời gian chiến tranh, chương trình trung học của hai miền theo hai hệ thống khác nhau,miền Bắc vì nhu cầu nhân lực nên dùng hệ mười năm, miền Nam vẩn theo chương trình mười hai năm. Vì sự khác biệt nầy sinh viên trong khoa toán và khoa sinh học của miền Bắc không theo kịp miền Nam. Ngược lại phương diện chuyên môn , phương diện chính trị thì sinh viên trong Nam không theo theo kịp sinh viên miền Bắc đã học tập từ khi còn tấm bé.Để san bằng sự khác biệt cuả hai miền, nhà nước dùng chiến dịch kết nghĩa, mang cán bộ miền Bắc vào để học tập trao đổi kinh nghiệm, nhưng thật ra là để huấn luyện đường lối chủ trương của Đảng cho miền Nam. Nói cách khác là để Hồng hoá hay nhồi nhét tư tưởng vô sản vào thành phần tiểu tư sản của chúng tôi. Trường Cao Đẳng Sư Phạm lúc bấy giờ chỉ có hai khoa , khoa Toán lý và Văn sử. Giáo viên được đề cử từ miền Bắc vào hướng dẩn và giảng dạy. Bên khoa văn sử , năm thứ nhì chương trình học có thầy Bạch vào từ Hà tỉnh. Thầy có hơn ba mươi tuổi Đảng, con cái đã thành tài ,con trai được nhà nước cho đi du học bên Liên Sộ Thầy phụ trách môn Sử và Chính trị kiêm nhiệm Bí thư chi bộ Đảng của trường.Tôi là thành phần tiểu tư sản, Bố là công chức kiêm thương gia , Ông là thành phần hương chức hội tề kiêm địa chủ, Chú là binh quyền cũ kiêm giặc lái , dù đả khai lý lịch thoát ly ,không liên hệ gia đình, giấu đi hết những liên hệ với gia đình thân tộc ,nhưng vẩn không giấu được phong cách cùng tư tưởng. Không hiểu vì nguyên nhân nào, tôi thường được sự chú ý của thầy. Năm thứ hai của chương trình học, thành tích sinh hoạt, học tập của tôi đã được báo cáo đầy đủ, chưa kể những bản lý lịch tự khai. Trong các buổi họp học tập chánh trị, tôi thường được theo dõi sinh hoạt thật cặn kẻ, được Thầy đề cử đi thanh niên xung phong, làm đối tượng Đoàn… Cùng lúc với chiến dịch dạy cho Kampuchia bài học, triệu tập hội nghị toàn quốc của Đảng ta , cả trường tổ chức học tập , liên hoan chào mừng , đồng tâm nhất trí công tác hưởng ứng lòi kêu gọi đóng góp tích cực của Đảng và kế hoạch năm năm xây dựng đất nước…,( bên cạnh những giáo điều tôi học thêm những dối gian , phục vụ cho đường lối chỉ thị của Đảng đưa ra , bằng cách: tất cả phải viết đơn tình nguyện đi Thanh niên xung phong,cho đúng với khẩu hiệu –Đâu cần thanh niên có.đâu khó có thanh niên…) Đó là điều lo sợ hãi hùng của Mẹ tôi, sợ tôi bị đưa đi công tác thuỷ lợi, đưa đi nông trường tập thể nên Mẹ xin ông Nội và Ba cho tôi trở lại đại học.Cuối cùng thì tôi cũng phải đi lao động, theo chân cách mạng , học lý thuyết Cộng sản, học thơ ca tụng Bác, làm thơ theo đường lối khuôn mẫu đại thi hào Tố Hữu, đọc “Thép đã tôi thế đấy”, hát như két trong các buổi văn nghệ họp hành , nào là ” Đảng đã cho tôi mùa xuân…”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui…”
    Năm cuối cùng của chương trình học, Thầy Bạch có sáng kiến tổ chức cho chúng tôi đi tham quan bờ biển Việt Nam và cố đô Huế trước khi về nhận nhiệm sở. Tình hình kinh tế trong nước đang vào thời kỳ khó khăn, những gì bán được đã bán từ lâu, gạo thóc của miền Nam đã được nhà nước thu mua cẩn thận , số còn lại không vận chuyển đi các nơi được, nhà nước quản lý chặt chẻ mọi cơ sở giao thông. Miền Trung là nơi vốn dĩ đã khó khăn ,thực phẩm khan hiếm, gạo lúc bấy giờ là xa xí phẩm, khoai sắn là thức ăn hàng ngày. Chúng tôi có lệnh đi công tác tham quan, có sự lảnh đạo của chi bộ Đảng nên được phép mang theo lương thảo, khẩu phần theo chế độ bồi dưỡng cho hai tuần là mười lăm ký gạo, cà phê, sữa đặc, đường , bột ngọt… Lúc chuẩn bị lương thảo, chúng tôi được mật khẩu mang thêm gạo, Huế hiện đang khan hiếm ,càng gần Tết giá gạo càng tăng , như vậy thì số gạo dư sẽ thu hoạch thắng lợi chi thu cho cả cuộc hành trình.Trước lúc khởi hành,Thầy Bạch có đến điều đình với tôi, nhờ tôi giới thiệu giùm phương tiện di chuyển cho hành trình ,thì ra cái liên hệ gia đình tư sản của tôi cũng còn dùng được lắm.Cô tôi trước đây là hảng xe đò chạy đường Long Xuyên - Sài Gòn, nhờ Quốc doanh ,Cô còn quản lý được chiếc xe đò chở hành khách do nhà nước trưng dụng , xe hãy còn tương đối tốt, trọng tải nặng, tài xế giỏi mới có thể băng đường dài vượt Hải Vân làm một chuyến đi buôn gạo thành công.
    Tôi và các bạn trong Khoa Văn Sử được giao cho phần ẩm thực của đoàn tham quan, tội nghiệp mấy cô sinh viên trẻ trong đoàn, sau một năm dạy dỗ của cách mạng ít nhất thì cơm cũng không còn nữa sống nữa khê, tôi vì học ngoại trú nên không tham dự vào các sinh hoạt tập thể của trường, đã nhiều lần Thầy Bạch khuyến khích tôi nên vào nội trú để học hỏi, sinh hoạt với các đồng chí, tôi khéo léo từ chối,viện lẽ còn bà Cô già phải chăm sóc ( chưa ý thức thoát ly ) Nhưng thật ra sinh hoạt tập thể trong trường dưới sự lảnh đạo của Thầy ,và cặp mắt cú vọ, ghen ghét của các đồng chí Đoàn viên đã đủ cho con người tiểu tư sản hủ hoá của tôi sợ hãi …
    Tôi không biết nên buồn hay vui, con đường làm thầy ,giấc mộng thiếu thời cũa tôi chỉ gặp toàn khó khăn ray rức, những bài học lịch sử theo đường lối Mát Xít, những cái nhìn , nhận định theo chỉ đạo của Đảng làm tôi bâng khuâng, đả phá chế độ quân chủ phong kiến thời xưa, chế độ cộng hoà thối nát sau nầy… ít ra trong chế độ cộng hoà, dù trong hoàn cảnh chiến tranh,tôi cũng thở được chút không khí tự do, vẩn có một cuộc sống bình lặng và ước mơ thông thường. Đãng dạy cho tôi cuộc sống hai mặt,nói và làm không có nghĩa cùng nhau, và nhất là sữa sai ,sai sữa…Tôi được sự dạy dỗ, giáo điều từ một đảng viên thuần thành có ba chục tuổi Đảng, tuổi suýt soát Bố tôi, ngôn ngữ mờ ám hơn một chàng thanh niên cùng tuổi. Cặp mắt liếc trong lớp học, cái nhìn hàm ý trong giờ sinh hoạt tập thể làm tôi rờn rợn, những tối Thầy bảo tôi đến trường họp hành tôi viện đầy lý lẻ từ chối, những ngày Thầy đến thăm tôi phải hối lộ cho người nhà bảo Cô gọi ra phố có công việc, những lần liên hoan tôi tránh những cử chỉ thân mật, cái siết tay không cần thiết, tôi trốn như con thú mắc bẩy chờ đợi. Không dám vào trường một mình, đi dâu cũng có mấy đứa em quanh quẩn, lúc nào chị cũng bận bịu, sau giờ học còn phải phụ giúp Cô tôi trông coi công việc hàng ngày, bận công tác văn nghệ ,bận tập ca múa cho các em ….Bạn bè trong khoa thường thắc mắc chị có nhiệt tình, nhiều thành tích tại sao không vào Đoàn thanh niên Cộng sản? Nhất là có Thầy giới thiệu thì chắc chắn được kết nạp rồi. Tôi chỉ cười lặng lẽ.
    Ba mươi năm làm Đảng viên Cộng sản Thầy còn giữ lại mấy chiếc vòng ngọc thạch, mấy món nữ trang …thế ra tuần lễ vàng kháng chiến và vô sản hóa chưa thay đổi được căn bản con người. Ba mươi năm Cộng sản Thầy dùng đòn phép để tiến thân , lợi dụng tuổi trẻ sinh lợi cá nhân , không từ chối một hành động nào, tôi chỉ là con cờ trên bàn, viên gạch lót đường cho những mưu mô bất chánh, sẵn sàng hành động vì ham muốn riêng tư , bất chấp nhiệt thành phục vụ và xây dựng đất nước…
    Tôi là thế hệ “ Trăm năm trồng người “ Tôi đi học để chuẩn bị dạy lại cho thế hệ tương lai, tôi dạy gì đây? Dạy con em tôi trò lọc lừa bội phản , khôn sống móng chết, tô điểm thần thánh hoá những con người đầy mặt trái , giáo diều vô nhân…cái căn bản tình thương gia đình không có thì lấy đâu nền tảng cho mai sau? Bài học làm thầy cay đắng quá, tôi là con thú mang vết thương chạy đến đường cùng …

Vũ thị Thiên Thư

Những bài hát hay nhất về thầy cô, mái trường 

Nhớ làm sao gói xôi của mẹ,
Người mẹ hiền chất phác đảm đang...
Dạy con Tâm Phật bình an,
Tìm về bến giác thênh thang độ đời !
NM 
Kết quả hình ảnh cho Nghề giáo của tôi

Gói Xôi Thần Kỳ

Trời bắt đầu đổ nắng dù vẫn còn sớm, một nhà sư đi khất thực trên đường. Ông đi thật nhẹ nhàng khoan thai, từng bước nhịp nhàng qua những con phố. Ông khoác chiếc áo cũ kỹ, tay ôm bình bát, gương mặt trầm tĩnh và an nhiên. Lưng ông thẳng và dáng đi thật thanh thoát. Bên ngoài xe cộ nườm nượp chạy nhưng ông vẫn đi trong tĩnh lặng. Đôi mắt ông nhìn về phía trước, cuộc sống dường như đang dừng lại và ông trở về trên mỗi bước chân. Thằng Út quan sát ông một hồi thì nó chạy tới, đứng nghiêm trang rồi chắp tay xá chào nhà sư. Nó thấy mẹ nó thường hay làm như vậy nên nó bắt chước theo. Còn nhỏ nên nó không biết nhà sư làm công việc gì nhưng điều mà nó biết là nhà sư này rất đẹp rất hiền lành, mỗi lần nhìn thấy ông, nó cảm thấy vui vẻ và bình yên lắm. Mẹ nó nói, những người cạo bỏ râu tóc, sống đời phạm hạnh là nhà sư, cho nên nó phải biết cung kính và cúng dường.
Đang xá chào nhà sư, nó nghe tiếng mẹ nó gọi, Út ơi, vô lấy xôi cúng dường sư đi con. Nó lật đật chạy vào bên trong. Mẹ nó vừa đi bán xôi về, vẫn còn vài gói xôi. Mẹ nó đưa cho nó một gói rồi nói, con hãy cúng dường sư gói này nhé, nhớ đưa bằng hai tay và xá chào nghen con. Nó mừng quýnh, nó thích làm cái chuyện này lắm, vì nó thấy vui. Nó cầm gói xôi và đứng nghiêm trang trao cho nhà sư đang khất thực. Sau đó nó đứng thẳng, khép đôi chân lại rồi chắp tay hình búp sen xá chào nhà sư. Đôi tay nhỏ xíu chắp lại thành búp sen rất đẹp. Rồi nó ngước nhìn nhà sư, nó hơi giật mình. Đôi mắt nhà sư sáng và trong như hai vì sao, ngay lúc nó, niềm vui trào dâng trong tâm của nó. Nó chạy vào trong thưa với mẹ, me ơi con cúng dường rồi. Mẹ dạy, nhà sư là người mang ánh sáng Phật Pháp truyền lại cho thế gian, chúng ta phải biết yểm trợ cho các ngài tu tập và mang lại lợi ích cho chúng sinh. Thằng Út chỉ biết gật gù, nó không hiểu mẹ nó đang nói gì. 
Sáng sớm, khi thằng Út còn ngủ say, tiếng gà chưa kịp gáy, mẹ nó đã dậy sớm để bắt nước nấu xôi. Mẹ nó nổi tiếng là người nấu xôi ngon trong xóm, nào là xôi cúc, nào là xôi đậu xanh, nào là xôi đậu phộng, nào là xôi gấc… nói chung đủ thứ xôi. Nấu xong, bà chất xôi vào các thúng cùng với lá chuối và các lọ mè, rồi quảy gánh đi bán khắp xóm. Khi thằng Út thức dậy, mẹ nó đi bán từ lâu, trên bàn có một gói xôi để dành cho nó. Bà biết nó thích ăn xôi cúc và xôi gấc nên chuẩn bị sẵn cho nó ăn sáng rồi đi học. Nó thường mang xôi vào trường ăn. Lần đó, đi ngang qua góc phố, thấy cụ già ăn xin ngồi dưới mái hiên. Nhớ lời mẹ dặn, con hãy biết san sẻ miếng cơm manh áo cho những người thiếu thốn, nhà mình tuy nghèo nhưng vẫn còn nhà nghèo hơn. Nó đem gói xôi cho bà cụ rồi lại long tong bước đến trường. Bữa đó nó ngồi học mà đói bụng, nhưng nó biết bà cụ kia bụng đói hơn nó. Nó còn nhỏ, nó chịu đựng được, bà cụ kia già rồi, sức yếu nữa, không chịu đựng nổi như nó đâu. Nghĩ vậy, nó mỉm cười ngồi học bài tiếp, quên cả cái đói.
Trong lớp thằng Út chơi thân với bé Lan nhất. Chẳng qua là vì bé Lan hay giúp nó làm bài tập. Nhà bé Lan cũng nghèo như nó. Có khi bé Lan đi học chỉ ăn có cái bánh nhỏ xíu, nhiều lúc chẳng có ăn gì. Nó thương bạn, nên mang xôi vào trường, rồi chia cho bé Lan một nửa. Hai đứa trẻ bé bỏng ngồi ăn sáng cùng nhau với một gói xôi nhỏ xíu, vừa ăn mà vừa cười khúc khít. Nó học khá hơn trước cũng là nhờ bé Lan. Nhà bé Lan xa nhà nó lắm nên ít khi có dịp hai đưa gặp nhau, thời gian gặp nhau nhiều nhất là ở trong trường. Có bữa nó cho bà cụ gói xôi thì cả hai đứa đều không có gì ăn. Giờ ra chơi hai đứa ngồi nói chuyện mà bụng cứ cồn cào. Thật là đáng thương quá. Bé Lan có cái bánh nào cũng chia cho nó. Cái bánh có chút xíu thôi, vậy mà nó cũng cắn làm đôi.
Bữa nào bán không hết xôi, mẹ nó mang xôi về nhà ăn xôi trừ cơm. Từ khi biết ăn xôi đến bây giờ, nó chưa bao giờ thấy chán món xôi mẹ nấu. Xôi của mẹ là ngon nhất trên đời. Món ăn rẻ tiền giúp không biết bao nhiêu người nghèo. Trong thời bão giá, người ta không mua nổi thức ăn, vài ngàn đồng mua một gói xôi có  thể lót dạ mà sống qua ngày. Nghĩ vậy, thằng Út thấy công việc của mẹ nó thật cao quý. Nó biết mẹ nó cực lắm, mẹ thì ngày càng già, sức khỏe ngày càng yếu, vậy mà vẫn cứ thui thủi làm việc nấu từng hạt xôi. Thương mẹ, nó bắt đầu tập dậy sớm, giúp mẹ đãi đậu, chùi lá chuối cho sạch hay nhóm bếp. Mẹ nó không cho nó làm nhưng nó đã quyết tâm rồi.
Ngày Nhà giáo Việt Nam, bạn bè ai cũng có quà cho cô. Có đứa tặng thiệp, có đứa tặng hoa, có đứa tặng quà. Nó và bé Lan không có gì tặng cô. Hai đứa chần chừ một hồi nên quyết định tặng cho cô gói xôi, bữa sáng duy nhất của hai đứa. Cô giáo nó khóc khi mở món quà ra. Hồi nào giờ chưa có ai tặng cô món quà bằng gói xôi bao giờ. Nhìn cô trân quý món quà, nó vui lắm. nó biết trong gói xôi đó có tình mẹ và tình cô. Ở nhà có mẹ, ở trường có cô, vào giờ học thì có bé Lan. Xung quanh nó có nhiều người phụ nữ tuyệt vời mà chắc là cả cuộc đời này nó sẽ không bao giờ quên.
Thằng Út lớn lên theo năm tháng và từng gói xôi của mẹ nuôi nó nên người. Bây giờ không còn mẹ, đứa con của mẹ đã là bác sĩ, đã biết đi cứu giúp người khác. Nhà cửa vật chất có thừa nhưng nó vẫn thèm gói xôi mẹ nấu. Thỉnh thoảng ghé chợ gần nhà mua một gói xôi về ăn, nhưng làm sao sánh bằng mẹ. Hôm đó, nó dậy sớm, bắt nước nấu xôi. Nó không quên cách mẹ dạy nấu xôi. Hương thơm ngào ngạt tràn ngập căn phòng. Nó bới từng đũa ra đĩa, đặt lên bàn thờ của mẹ, rồi xá chào, mẹ là vị Bồ tát của đời nó. Nó nhìn ra bên ngoài, một nhà sư trẻ đang đi khất thực, nó liền đem một bát xôi ra cúng dường, rồi chắp tay hình búp sen, xá chào nhà sư. Không nói gì mà thấy nghẹn lòng, nó bật khóc nghẹn ngào, nó biết mẹ nó đã hy sinh quá nhiều.
Làm việc đến 50 tuổi, vị bác sĩ từ bỏ sự nghiệp và xin vào ở trong một ngôi chùa. Vài năm sau ông xuất gia, trở thành nhà sư. Một lần ông đi khất thực trên đường, một đứa nhỏ xíu, ốm nhom ốm nhách, ốm hơn cả ông hồi xưa, chạy ra cúng dường cho ông một gói xôi, ông nhìn vào bên trong nhà, một người phụ nữ trẻ quàng đôi gánh bước ra khỏi cửa, trên vai nặng trĩu cuộc đời. Ông xúc động buộc miệng gọi, mẹ ơi. Người phụ nữ mỉm cười chào ông rồi cất bước đi. Tiếng rao quen thuộc vang lên, ai ăn xôi hôn, xôi cúc, xôi gấc, xôi đậu xanh đây. Tiếng rao xa dần theo năm tháng. Nhà sư chắp tay xá chào người phụ nữ, ông biết mẹ là cuộc đời, là biểu tượng của tình thương, là điều mầu nhiệm, và gói xôi ông nhận trong tay là gói xôi thần kỳ, bởi vì nó thấm đượm tình yêu thương

Vì cớ sao con vẫn thương người
Vẫn vui tươi khi người hạnh phúc

 Vì cớ sao con vẫn tri túc
Vẫn thiểu dục khi người giàu sang.
 


Vì cớ sao con vẫn nhẹ nhàng
Giữa hoang tàn cuộc đời rên xiết
Vì cớ sao giữa những tha thiết
Vẫn nguyện từ bi chẳng nhạt phai.

Vì cớ sao héo úa hình hài
Đời vui thường sống chết nay mai 

Vì cớ sao giữa muôn ngàn khốn khó 
Vẫn nguyện tình thương chẳng nhạt phai. 

Sưu tầm ( Đàm Linh Thất)

                                    
Giới trẻ Đà Nẵng mê tít chụp hình với hoa cỏ lau 2
Hoa lau nở trắng bời bời,
Bóng hình thầy vẫn rạng ngời như xưa..
Bên sông vẳng tiếng đò trưa,
Hoa lau lại nở, thầy chưa quay về !!

NM

Giới trẻ Đà Nẵng mê tít chụp hình với hoa cỏ lau 1
      Thầy ơi, bây giờ mùa hoa lau trắng
Đã 10 năm rồi em không gặp lại Thầy, cũng chừng ấy thời gian em vẫn hằng mơ một ngày em được trở lại thời thơ bé với bao kỷ niệm lưu luyến với thầy cô và bè bạn. Chiều nay em đi qua khúc sông gặp bạt ngàn hoa lau trắng, những bông lau trắng bời bời như nỗi nhớ của em về Thầy...
Bài học đầu tiên em học ở Thầy là bài giảng về lịch sử về Đinh Tiên Hoàng - vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước.
Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm "chủ tướng", chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.
Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng em ngày ấy. Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc... nhưng có một điều, Thầy chưa bao giờ kể về mình, về cuộc đời quân ngũ của Thầy. Thầy là thương binh, Thầy trở về từ chiến trường và đã để lại nơi ấy một cánh tay. Em nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi...

Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng Thầy nhân ngày 20-11 là một bó hoa lau trắng. Thầy đã xúc động đến lặng người. Thầy cẩn thận cắm "bó hoa đặc biệt" ấy của chúng em vào một bình hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ những người đồng đội cũ. Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ 0.

Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0. Nhà Thầy hồi đó lợp bằng tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng, trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi chợ chiều cho chị và mấy đứa em.

Bài học làm người mẹ cũng dạy Thầy bằng những câu ca dao "Lá lành đùm lá rách", "Ăn xem nồi ngồi xem hướng", "Học ăn học nói học gói học mở",... Chỉ đơn giản là những lời dạy thường ngày, không có cuốn giáo án nào ngoài cuốn giáo án trái tim, tấm lòng yêu thương con hết mực... Câu chuyện kể của Thầy cũng là một bài học Thầy muốn dạy lại cho em, về tình yêu và lòng nhân ái. Có lẽ em nhớ và kính trọng Thầy hơn bởi những điều thật giản dị như thế.

Trong giấc mơ ngập trắng hoa lau, em thấy tuổi thơ mình trở về bình yên, trong trẻo. Em nhớ Thầy nói là mỗi loài hoa đều có một hồn cốt riêng, đều có những giá trị mà chưa có ai viết hết, nói hết.
Giờ đây đứng trước triền sông bạt ngàn hoa lau trắng - loài hoa giản dị đã trở thành ký ức thiêng liêng trong em khi nhớ về Thầy, về bài học đầu tiên của Thầy. Trong trái tim em, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn núi với những tán cây đủ chở che cho em suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi bình yên em muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.

Mùa đông đã về hun hút gió. Ngoài triền sông hoa lau trắng lại bời bời trong gió. "Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, dù gió mưa có quất bao nhiêu thì hoa vẫn nở đúng mùa và vẫn trắng đến chênh chao. Con người cần phải kiên trì hơn loài hoa lau ấy..."

- Thầy đã dạy em như thế. Đến bây giờ em vẫn luôn mang theo bên mình hình ảnh của một màu hoa - trắng tinh khiết như những tình cảm mến thương của những cô cậu học trò dành tặng thầy cô giáo...
Lời thầy dạy thuở ấy…
Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa.
Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…

Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có lớn mà không có khôn…
Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt chúng con những bài học về cuộc đời.
Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!
Thuở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.

Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.

Thuở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.

Thuở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…

Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.
Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.
Thuở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quanh. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.
Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai… Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi…
Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông…
Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách…
Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏng…
Thầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời…