Nỗi Buồn Hoa Phượng | Nhạc Không Lời
Album: Phượng Yêu - Ý Lan
Lưu Bút Ngày Xanh - Hương Lan
Mùa Hoa Phượng
Và mùa hè năm học cuối, có nụ cười hồn nhiên trong trẻo tuổi học trò, có giọt nước mắt đầy lưu luyến tạm biệt lớp 12, tạm biệt mái trường, thầy cô, bè bạn với bao nhiêu buồn vui đong đầy. Vẫn những dòng lưu bút, vẫn những cánh phượng hồng ngẩn ngơ, vẫn những ước mơ, vẫn những yêu thương, bịn rịn dành cho nhau…,
Luôn luôn, ngày chia tay lớp 12 là một ngày thật đáng nhớ Trong đời mỗi con người, có không biết bao nhiêu lần em sẽ phải khóc khi nói lời chào tạm biệt; nhưng tôi tin giọt nước mắt em rơi trong buổi học cuối cùng là giọt nước mắt chân thành nhất, long lanh nhất.
Đã
thành thói quen, hàng năm, những ngày đầu hạ này, tôi thường mê mải
lướt qua từng trang báo để ngắm nhìn những tấm hình chia tay của những
em học sinh cuối cấp. Tuổi học trò của riêng tôi đã ngày một lùi xa
nhưng mỗi lần ngắm những gương mặt đượm buồn, rơm rớm nước mắt ấy, tôi
lại thấy mình như được trở lại một thời văng vẳng trong câu hát:
Hạ ơi, anh xa em mấy mùa phượng rồi
Mà lòng ngỡ như mình vừa xa cách ngày hôm qua
Tôi
chợt miên man nghĩ về những giọt nước mắt của ngày chia tay. Giọt nước
mắt trên khóe mắt em hôm nay cũng là giọt nước mắt của tôi, giọt nước
mắt của bao nhiêu thế hệ học sinh đã từng một lần từ biệt mái trường, từ
biệt một thời hoa mộng. Trong đời mỗi con người, có không biết bao
nhiêu lần em sẽ phải khóc khi nói lời chào tạm biệt; nhưng tôi tin giọt
nước mắt em rơi trong buổi học cuối cùng là giọt nước mắt chân thành
nhất, long lanh nhất.
Tôi
không bao giờ quên hình ảnh những người bạn của tôi ôm mặt khóc nức nở
như trót đánh mất thứ gì quý giá vô cùng. Tôi không bao giờ quên giọt
nước mắt trên gương mặt cô giáo chủ nhiệm thường ngày vô cùng nghiêm
khắc khi cô bắt đầu buổi chia tay bằng câu "Buổi tiệc nào cũng có lúc tàn...".
Tôi
nhớ giọt nước mắt trên gương mặt của những thằng bạn suốt mấy năm học
lúc nào cũng nằm trong danh sách học sinh cá biệt vì ngang bướng, nghịch
ngợm. Trong một giây phút, gương mặt của tất cả chúng tôi đã nhòa đi
khi bên ngoài hoa phượng nở rực trời, ve kêu hối hả.
Mỗi
khi nhìn những tấm hình ngày chia tay của em, tôi thường liên tưởng tới
những tiêu bản đặt trong khung kính của thời gian. Giống như một thời
xa lắc, cô học trò mộng mơ đã ép cánh hoa phượng vào cuối vở. Để rồi khi
thời gian qua đi, tiêu bản ấy vẫn gìn giữ lại vẹn nguyên hình ảnh của
những người bạn, người thầy đã đi qua cuộc đời em tại một thời khắc đẹp
vô cùng. Có thể từ hôm nay, có những người bạn, người thầy em sẽ không
bao giờ gặp lại nhưng ánh mắt đăm đắm nhòe đi vì những giọt nước sẽ mãi
mãi được lưu giữ trong tiêu bản thời gian.
Tôi
tin em cũng hiểu chia tay tuổi học trò không phải là sinh ly tử biệt.
Em sẽ vẫn thường xuyên gặp lại bạn bè trên giảng đường đại học hoặc vô
tình gặp lại bạn bè trên nẻo đường vất vả mưu sinh. Nhưng không ai tắm
hai lần trên cùng một dòng sông. Khoảnh khắc chia tay hôm nay là khoảnh
khắc em giã từ một đoạn đời của em, một đoạn đời của bạn, một đoạn đời
của thầy cô.
Khi
em rời sân trường, có thể em sẽ còn gặp lại bạn, gặp lại thầy nhưng em,
bạn và thầy đều không còn là những con người của hôm nay nữa. Những gì
đã đi qua thì không thể nào lấy lại. Khoảnh khắc này là chiếc bản lề
khép lại cánh cửa của một thời áo trắng và mở ra một trang đời mới cho
riêng em. Có lẽ vì thế nên em khóc, cũng như tôi đã khóc...
Tôi
đã ngắm nhìn rất lâu những giọt nước mắt em lăn xuống tà áo dài trắng
học trò, lăn xuống khóe miệng đang hé nở một nụ cười tạm biệt, lăn xuống
bờ vai run run của người bạn đang ôm xiết em không muốn rời xa. Em cứ
khóc đi bởi từ nay trở đi, chẳng còn nhiều cơ hội để em được khóc trong
vòng tay bạn bè như thế. Em sẽ trở thành sinh viên đại học. Em sẽ trở
thành người thành đạt trong xã hội. Mỗi nấc thang đưa em lên cao hơn
cũng là một bước em xa dần tuổi học trò, xa những người bạn một thời
chung bàn, chung ghế.
Có
thể một ngày em và bạn sẽ đi về hai phía trong cuộc mưu sinh, thậm chí
sẽ trở thành đối thủ trên thương trường khốc liệt. Thế nên, hôm nay khi
còn đang ở bên nhau, em hãy khóc đi. Hãy để những giọt nước mắt trong
như hạt ngọc và thánh thiện như chính tâm hồn em tuôn rơi. Một ngày khi
thấy cô đơn giữa dòng đời, em hãy ngắm nhìn lại những giọt nước mắt chứa
chan tình bạn hôm nay để mỉm cười, để tìm lại sự thanh thản vì mình đã
có một thời yêu và được yêu như thế.
Em
hãy khóc đi, vì ngày mai em rời khỏi ngôi trường thân thuộc này. Sẽ
không còn những thầy giáo thức trắng đêm lo về đứa học trò ngỗ nghịch,
không còn có những cô giáo ở bên khuyên răn về từng chiếc khuy áo, chiếc
kẹp nơ. Em sẽ chỉ còn gặp những giảng viên luôn luôn bận rộn chạy khắp
các giảng đường để lo cơm áo gạo tiền hoặc lạnh lùng vùi mình bên bàn
nghiên cứu để tìm thêm học hàm học vị. Em sẽ còn gặp cả những người thầy
ngoài xã hội dạy em biết khôn ranh,biết dối trá, lọc lừa.
Nhưng
để gặp những người thầy giống như người cha, người mẹ thứ hai thì chỉ
có thể bằng cách mua một tấm vé đi tuổi thơ để tìm lại. Thế nên, em hãy
khóc đi để ngày mai em vững bước dấn thân vào một cuộc sống mới với
nhiều thờ ơ, vô cảm. Những giọt nước mắt hôm nay sẽ nhắc em nhớ mình
từng có một quãng thời gian ấm áp nghĩa tình nhất trong suốt cuộc đời.
Hôm
nay có thể em còn biết buồn khi nhìn hoa phượng nở, biết rơi nước mắt
khi nghe tiếng ve kêu, biết ước mơ có nhiều tiền để cho bà lão ăn mày
mỏi mòn giơ chiếc nón rách trước cổng trường.
Nhưng
đến một ngày, em sẽ nhận ra em đã chai sạn trước tất cả. Em vẫn nghe
thấy, vẫn nhìn thấy, nhưng em không cảm thấy. Em sẽ thấy đớn đau, nghèo
khổ là lẽ tự nhiên của cuộc đời. Em sẽ giả vờ lướt qua thật nhanh, em sẽ
giả vờ nhìn xa xăm, em sẽ cắm cúi nhắn một tin nhắn không bao giờ gửi.
Em chẳng còn biết khóc vì những điều một thời từng làm em nức nở. Vì
thế, khi còn khóc được vì những gì mong manh như hôm nay, xin em hãy
khóc đi, khóc thật nhiều vì có thể chỉ ngày mai thôi, cuộc sống mới sẽ
không cho em được khóc; có chăng chỉ còn những giọt nước mắt đắng cay,
những giọt nước mắt chảy ngược vào trong. Em hãy khóc để chào tạm biệt
em dịu dàng, em nhạy cảm, em vô tư của ngày hôm nay....
Mùa
hoa phượng đỏ rực trời năm nay lại đến. Và sẽ còn những mùa sau, mùa
sau nữa. Tôi sẽ vẫn tìm lại tuổi học trò của mình trong giọt nước mắt
của em. Tôi sẽ thầm cảm ơn em vì những giọt nước mắt long lanh vẫn khiến
tôi khẽ run run. Tôi sẽ gọi đó là những giọt nước mắt thiêng liêng...
KHƯƠNG DUY
|
Phượng
Phượng
đẹp và sắc sảo như một bông hoa, một bông hoa nở sớm vào những ngày đầu
hè. Thẫm đỏ trong ánh bình minh và chói chang, gay gắt dưới ánh mặt
trời. Mắt Phượng to, tròn, trong veo như hai hạt ngọc. Tóc Phượng dài
mượt mà, đen nhánh, da Phượng trắng hồng... Bởi vậy, Phượng có biết bao
nhiêu là “đuôi” nhưng Phượng thì chẳng để ý đến một cái đuôi nào cả.
“Phượng kiêu lắm!” - Nghe bọn con trai bảo thế tôi nhe răng ra cười:
“Kiêu gì đâu?”. Bọn chúng nhún vai rồi nói với tôi: “Phượng dễ thương
nhưng khó gần vì Phượng sắc sảo như chính cái tên của Phượng vậy!” Tôi
chợt hiểu khi đi bên Phượng, tôi chỉ là một con số không tròn trĩnh, một
con số không “ăn theo” nhưng chẳng sao cả!
Tôi với Phượng ở chung trong cùng một khu phố, nhà tôi với nhà Phượng chỉ cách nhau có mấy căn. Nhà tôi bán quán nên buổi sáng Phượng hay sang ăn sáng với tôi rồi hai đứa cùng đi học. Bố mẹ tôi với gia đình Phượng cũng thân nhau lắm nên bọn tôi chơi với nhau cũng không gặp trở ngại gì. Thường thì bọn tôi học bài chung, cùng làm bài tập hay thảo luận những chuyện vặt vãnh gì đó. Phượng không thông minh hơn tôi nhưng được cái Phượng rất siêng. Tôi với Phượng chơi với nhau cũng khá lâu và bọn tôi cũng đã thân nhau lắm, bằng chứng là hai đứa chẳng cãi nhau bao giờ.
Phượng là lớp phó học tập của lớp - Chức vị đó rất xứng đáng với Phượng vì điểm số của Phượng luôn dẫn đầu. Với tôi, Phượng chỉ là một người bình thường như bao người bình thường khác, nhưng với cả lớp thì Phượng rất đáng nể phục: Phượng vừa đẹp , lại vừa học giỏi, điều đó đáng kiêu hãnh lắm chứ! Ðôi lần, tôi thử đặt cái trọng trách của Phượng lên vai mình (trong tưởng tượng) và thấy sao nặng nhọc quá! Còn Phượng thì nói ngược lại: “Có gì đâu, ngoài việc đăng ký thi đua, phổ biến thời khoá biểu mới (nếu có), còn nếu ai có thắc mắc gì chuyện học hành thì mình hướng dẫn cho họ... Khỏe re hà!” Tôi hỏi lại: “Thế mày đã hướng dẫn cho ai lần nào chưa?” Phượng nói như dỗi: “Có ai hỏi đầu mà hướng dẫn”. Quay sang hỏi mấy đứa học yếu trong lớp thì tôi được tụi nó trả lời bằng một lời nhận xét cũ xì: “Phượng kiêu thí mồ!” Ðứng ở cửa giữa, tôi chẳng biết mình nhìn nhận cái chuyện này như thế nào?!
Trong giờ học, Phượng rất ngoan, chăm chú nghe thầy cô giảng chứ không quay ngang quay dọc như tôi, thầy cô hay mắng tôi cũng vì thế... nhưng không sao. Tôi thì hay nghĩ vẩn vơ, mơ mộng chuyện này chuyện nọ nhưng Phượng thì không, Phượng lúc nào cũng nghiêm túc, dường như chẳng thích bất cứ một điều gì cũng như không có một niềm say mê mãnh liệt nào. Ðôi lần tôi hỏi Phượng về chuyện đó, so sánh phân biệt giữa hai đứa rõ ràng cho nó thấy nhưng lần nào Phượng cũng bướng bỉnh bảo:
- Mày khác, tao khác. Chẳng có ai trên thế gian này mà giống nhau từ trên xuống dưới hết được cả.
Tôi bắt đầu nổi giận:
- Khác hở? Khác chỗ nào, mày giỏi nói tao nghe xem! Tao khác mày vậy tao là gì hở?
Phượng cười nói tếu:
- Mày là con... bạn trai của tao, được chưa?
Phượng lại cười, nụ cười của Phượng rất đẹp, ít bao giờ tôi thấy Phượng cười như thế lắm. Tôi bỗng ngẩn ngơ quên hết những điều mình đang định nói. Thật lòng mà nói , nếu là con trai chắc tôi cũng yêu Phượng khi thấy Phượng cười với tôi như thế rồi.
Giận hờn bao nhiêu bây giờ cũng tan biến hết, tôi chợt thấy Phượng đáng yêu và duyên dáng như một đóa hoa, đóa hoa Phượng đầu hè.
Tôi thích sống thoải mái, thích được tự do bay nhảy khắp nơi nên có lẽ vì thế mà tôi chọn sẽ thi vào đaị học hàng không, tôi mơ ước sau này mình sẽ thành một tiếp viên hàng không để được đi nước này nước khác cho thoả thích. Còn Phượng thì đang phân vân chưa biêt phải thi vào trường nào. Tôi trêu phượng:
- Mày đừng thi, ở nhà lấy chồng sướng hơn. Tao biết số mày sẽ lấy được chồng giàu. Ðừng thèm học, đừng thèm làm gì hết, để chồng nó nuôi, khỏe thân hơn.
Phượng đưa tay cốc vào đầu tôi:
- Nói bậy đi, con quỉ. Tao mà ế chồng là tao bắt đền mày đó, biết không. Lúc đó tao sẽ nguyền rủa mày suốt đời.
Tôi cười hích hích ra vẻ khoái chí lắm, còn Phượng thì bỗng dưng chợt đăm chiêu...
Ăn tết xong thì mùa thi cũng đã tới gần rồi. Tôi và Phượng bắt đầu vắt chân lên cổ mà học.
Trong khu phố của tôi có một gã con trai tên Huy, cũng bằng tuổi tôi và Phượng. Thuở nhỏ, tôi và Huy thường chơi chung với nhau và rất hay... đánh nhau, bởi vậy Huy thân với tôi hơn là thân với Phượng. Huy năm nay cũng lớp 12 nhưng học bên trường chuyên X. Lũ bạn cùng lớp thường nói với tôi “Dân chuyên là dân siêu lắm!”
Thấy tôi và Phượng học chung, Huy cũng xin học ké cho... vui. Tôi thì đồng ý liền nhưng sợ Phượng không thích nên bàn với Phượng thêm: “Nó học bên trường chuyên, nghĩa là nó giỏi lắm đó. Mình học chung với nó sẽ nhờ nó được khối việc cho mà xem!”
Tôi thuyết phục một hồi, cuối cùng thì Phượng cũng đồng ý.
Buổi học đầu tiên, bọn tôi thảo luận với nhau nhiều chuyện lắm. Hình như ở cái lớp học nhóm này, Huy không phải là một thành viên mà Huy có vai trò như một gia sư vậy. Tôi hỏi Huy đủ điều nhưng điều nào Huy cũng trả lời vanh vách. Ðúng là dân chuyên có khác thật! Quay sang nhìn Phượng, tôi thấy nó cứ lặng im, im lặng như lúc ở trường vậy. Thì ra Phượng vẫn tỏ ra kiêu sa và sắc sảo như ngày nào. Tôi đâm bực...
Buổi học thứ hai không khí có vẻ dễ thở hơn. Phượng đã bắt đầu chịu hỏi, chịu thắc mắc nhưng số lượng cũng còn rất...nhỏ giọt. Huy cũng tỏ ra hài lòng nhưng tôi thì thấy còn bực bực... Nhưng dầu sao, như thế cũng đã khá hơn rồi.
Rồi những buổi học tiếp theo, ba đứa tụi tôi trao đổi với nhau đã cởi mở hơn. Phượng cũng tỏ ra mến Huy lắm vì kết quả học tập rất đạt chất lượng. Tôi cũng thấy Phượng thay đổi nhiều, nó cởi mở và hoạt bát hơn trước nhiều lắm. Huy cũng rất mến Phượng cho nên những lúc Phượng và Huy trao đổi bài vở, tự dưng tôi lại thoáng thấy lo sợ mơ hồ... Tôi cũng chẳng biết mình bắt đầu biết ích kỷ tự bao giờ.
Ở lớp, so với trước đây Phượng cũng đã đổi khác khá nhiều, Phượng chẳng còn thờ ơ lạnh nhạt với bạn bè nữa, Phượng hay cười nói hơn, Phượng quan tâm đến các học sinh yếu và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mấy gã con trai lúc này được Phượng cười chào cứ ngây người ra như chưa tỉnh mộng.
Càng ở gần Phượng, tôi thấy mình như xa Phượng hơn, những cuộc săn đón của đám con trai đã tách Phượng và tôi ra thành hai ngả riêng biệt.
Nhưng Phượng thì không quên tôi, bằng chứng là mỗi sáng Phượng vẫn sang rủ tôi đi học. Dạo này tôi thấy Phượng lúc nào cũng vui, lúc thì thấy Phượng toe toét cười, mà không biết là cười với ai, chẳng để lọt vào tai mình một lời nào cả, lúc thì thấy Phượng nghêu ngao hát một mình và việc học của nó xem chừng đã bắt đầu chểnh mãng rồi, nó chẳng còn chăm chú nghe thầy cô giảng như trước đây nữa. Ngồi trong lớp Phượng cứ ngẩn ngơ như người bị mộng du. Phượng còn làm thơ nữa, trời ạ!
Phượng đã thật sự thay đổi, nguyên nhân của sự thay đổi này chính là Huy chứ không phải là ai khác. Tôi dám chắc chắn như thế.
Tám tháng ba, Phượng được tặng biết bao nhiêu là hoa. Nhìn những đóa hoa trong tay Phượng, không đứa con gái nào mà không khỏi ganh tị thầm (tôi dám chắc chắn như vậy vì chính tôi cũng đang ganh tị với Phượng đấy!) Có những đứa con trai mà tôi và Phượng chưa hề gặp mặt cũng đến tặng hoa cho Phượng. Phượng mặc chiếc áo dài trắng, đứng trước lớp, tay ôm một bó hoa lớn, miệng cười và cứ rối rít cám ơn luôn, đứa nào đi ngang Phượng cũng xuýt xoa:
- Phượng khả ái quá!
Chuông vừa reo ra chơi, tôi đã thấy Huy đứng trước cửa lớp rồi. Tim tôi muốn nghẹt thở khi tôi thấy Huy tiến lại chỗ hai đứa đang ngồi. Huy im lặng rất lâu và tim tôi như muốn vỡ tung ra. Một lát, rút từ trong ngực ra hai đóa hoa hồng BB, Huy trao cho Phượng và tôi cùng giọng nói hãy còn run và hồi hộp lắm:
- Chúc mừng nhân ngày 8-3!
Cả lớp như muốn vỡ tung ra vì tiếng vỗ tay la hét rầm trời. Tôi ngượng nghịu nói lời cám ơn Huy rồi đứng dậy tiễn Huy ra cửa. Lúc ấy tôi thấy đời thật đẹp và thật lãng mạn. Nhưng khi thấy Phượng rạng rỡ với đóa hồng trên tay, nhìn hai đóa hồng của mình, không dưng tôi lại nghi ngờ: “Có đến hàng trăm ngàn đàn ông trên thế giới này phải cầu viện đến hoa hồng “. Ai đó đã nói như thế, nhưng sao lại là hoa hồng mà không phải là một loại hoa nào khác?
Tôi và Phượng im lặng trên suốt quãng đường đi về, có lẽ vì hạnh phúc quá nên chẳng nói được gì. Chia tay nhau, chúng tôi chỉ có nụ cười thay lời tạm biệt.
Tôi với Phượng ở chung trong cùng một khu phố, nhà tôi với nhà Phượng chỉ cách nhau có mấy căn. Nhà tôi bán quán nên buổi sáng Phượng hay sang ăn sáng với tôi rồi hai đứa cùng đi học. Bố mẹ tôi với gia đình Phượng cũng thân nhau lắm nên bọn tôi chơi với nhau cũng không gặp trở ngại gì. Thường thì bọn tôi học bài chung, cùng làm bài tập hay thảo luận những chuyện vặt vãnh gì đó. Phượng không thông minh hơn tôi nhưng được cái Phượng rất siêng. Tôi với Phượng chơi với nhau cũng khá lâu và bọn tôi cũng đã thân nhau lắm, bằng chứng là hai đứa chẳng cãi nhau bao giờ.
Phượng là lớp phó học tập của lớp - Chức vị đó rất xứng đáng với Phượng vì điểm số của Phượng luôn dẫn đầu. Với tôi, Phượng chỉ là một người bình thường như bao người bình thường khác, nhưng với cả lớp thì Phượng rất đáng nể phục: Phượng vừa đẹp , lại vừa học giỏi, điều đó đáng kiêu hãnh lắm chứ! Ðôi lần, tôi thử đặt cái trọng trách của Phượng lên vai mình (trong tưởng tượng) và thấy sao nặng nhọc quá! Còn Phượng thì nói ngược lại: “Có gì đâu, ngoài việc đăng ký thi đua, phổ biến thời khoá biểu mới (nếu có), còn nếu ai có thắc mắc gì chuyện học hành thì mình hướng dẫn cho họ... Khỏe re hà!” Tôi hỏi lại: “Thế mày đã hướng dẫn cho ai lần nào chưa?” Phượng nói như dỗi: “Có ai hỏi đầu mà hướng dẫn”. Quay sang hỏi mấy đứa học yếu trong lớp thì tôi được tụi nó trả lời bằng một lời nhận xét cũ xì: “Phượng kiêu thí mồ!” Ðứng ở cửa giữa, tôi chẳng biết mình nhìn nhận cái chuyện này như thế nào?!
Trong giờ học, Phượng rất ngoan, chăm chú nghe thầy cô giảng chứ không quay ngang quay dọc như tôi, thầy cô hay mắng tôi cũng vì thế... nhưng không sao. Tôi thì hay nghĩ vẩn vơ, mơ mộng chuyện này chuyện nọ nhưng Phượng thì không, Phượng lúc nào cũng nghiêm túc, dường như chẳng thích bất cứ một điều gì cũng như không có một niềm say mê mãnh liệt nào. Ðôi lần tôi hỏi Phượng về chuyện đó, so sánh phân biệt giữa hai đứa rõ ràng cho nó thấy nhưng lần nào Phượng cũng bướng bỉnh bảo:
- Mày khác, tao khác. Chẳng có ai trên thế gian này mà giống nhau từ trên xuống dưới hết được cả.
Tôi bắt đầu nổi giận:
- Khác hở? Khác chỗ nào, mày giỏi nói tao nghe xem! Tao khác mày vậy tao là gì hở?
Phượng cười nói tếu:
- Mày là con... bạn trai của tao, được chưa?
Phượng lại cười, nụ cười của Phượng rất đẹp, ít bao giờ tôi thấy Phượng cười như thế lắm. Tôi bỗng ngẩn ngơ quên hết những điều mình đang định nói. Thật lòng mà nói , nếu là con trai chắc tôi cũng yêu Phượng khi thấy Phượng cười với tôi như thế rồi.
Giận hờn bao nhiêu bây giờ cũng tan biến hết, tôi chợt thấy Phượng đáng yêu và duyên dáng như một đóa hoa, đóa hoa Phượng đầu hè.
Tôi thích sống thoải mái, thích được tự do bay nhảy khắp nơi nên có lẽ vì thế mà tôi chọn sẽ thi vào đaị học hàng không, tôi mơ ước sau này mình sẽ thành một tiếp viên hàng không để được đi nước này nước khác cho thoả thích. Còn Phượng thì đang phân vân chưa biêt phải thi vào trường nào. Tôi trêu phượng:
- Mày đừng thi, ở nhà lấy chồng sướng hơn. Tao biết số mày sẽ lấy được chồng giàu. Ðừng thèm học, đừng thèm làm gì hết, để chồng nó nuôi, khỏe thân hơn.
Phượng đưa tay cốc vào đầu tôi:
- Nói bậy đi, con quỉ. Tao mà ế chồng là tao bắt đền mày đó, biết không. Lúc đó tao sẽ nguyền rủa mày suốt đời.
Tôi cười hích hích ra vẻ khoái chí lắm, còn Phượng thì bỗng dưng chợt đăm chiêu...
Ăn tết xong thì mùa thi cũng đã tới gần rồi. Tôi và Phượng bắt đầu vắt chân lên cổ mà học.
Trong khu phố của tôi có một gã con trai tên Huy, cũng bằng tuổi tôi và Phượng. Thuở nhỏ, tôi và Huy thường chơi chung với nhau và rất hay... đánh nhau, bởi vậy Huy thân với tôi hơn là thân với Phượng. Huy năm nay cũng lớp 12 nhưng học bên trường chuyên X. Lũ bạn cùng lớp thường nói với tôi “Dân chuyên là dân siêu lắm!”
Thấy tôi và Phượng học chung, Huy cũng xin học ké cho... vui. Tôi thì đồng ý liền nhưng sợ Phượng không thích nên bàn với Phượng thêm: “Nó học bên trường chuyên, nghĩa là nó giỏi lắm đó. Mình học chung với nó sẽ nhờ nó được khối việc cho mà xem!”
Tôi thuyết phục một hồi, cuối cùng thì Phượng cũng đồng ý.
Buổi học đầu tiên, bọn tôi thảo luận với nhau nhiều chuyện lắm. Hình như ở cái lớp học nhóm này, Huy không phải là một thành viên mà Huy có vai trò như một gia sư vậy. Tôi hỏi Huy đủ điều nhưng điều nào Huy cũng trả lời vanh vách. Ðúng là dân chuyên có khác thật! Quay sang nhìn Phượng, tôi thấy nó cứ lặng im, im lặng như lúc ở trường vậy. Thì ra Phượng vẫn tỏ ra kiêu sa và sắc sảo như ngày nào. Tôi đâm bực...
Buổi học thứ hai không khí có vẻ dễ thở hơn. Phượng đã bắt đầu chịu hỏi, chịu thắc mắc nhưng số lượng cũng còn rất...nhỏ giọt. Huy cũng tỏ ra hài lòng nhưng tôi thì thấy còn bực bực... Nhưng dầu sao, như thế cũng đã khá hơn rồi.
Rồi những buổi học tiếp theo, ba đứa tụi tôi trao đổi với nhau đã cởi mở hơn. Phượng cũng tỏ ra mến Huy lắm vì kết quả học tập rất đạt chất lượng. Tôi cũng thấy Phượng thay đổi nhiều, nó cởi mở và hoạt bát hơn trước nhiều lắm. Huy cũng rất mến Phượng cho nên những lúc Phượng và Huy trao đổi bài vở, tự dưng tôi lại thoáng thấy lo sợ mơ hồ... Tôi cũng chẳng biết mình bắt đầu biết ích kỷ tự bao giờ.
Ở lớp, so với trước đây Phượng cũng đã đổi khác khá nhiều, Phượng chẳng còn thờ ơ lạnh nhạt với bạn bè nữa, Phượng hay cười nói hơn, Phượng quan tâm đến các học sinh yếu và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mấy gã con trai lúc này được Phượng cười chào cứ ngây người ra như chưa tỉnh mộng.
Càng ở gần Phượng, tôi thấy mình như xa Phượng hơn, những cuộc săn đón của đám con trai đã tách Phượng và tôi ra thành hai ngả riêng biệt.
Nhưng Phượng thì không quên tôi, bằng chứng là mỗi sáng Phượng vẫn sang rủ tôi đi học. Dạo này tôi thấy Phượng lúc nào cũng vui, lúc thì thấy Phượng toe toét cười, mà không biết là cười với ai, chẳng để lọt vào tai mình một lời nào cả, lúc thì thấy Phượng nghêu ngao hát một mình và việc học của nó xem chừng đã bắt đầu chểnh mãng rồi, nó chẳng còn chăm chú nghe thầy cô giảng như trước đây nữa. Ngồi trong lớp Phượng cứ ngẩn ngơ như người bị mộng du. Phượng còn làm thơ nữa, trời ạ!
Phượng đã thật sự thay đổi, nguyên nhân của sự thay đổi này chính là Huy chứ không phải là ai khác. Tôi dám chắc chắn như thế.
Tám tháng ba, Phượng được tặng biết bao nhiêu là hoa. Nhìn những đóa hoa trong tay Phượng, không đứa con gái nào mà không khỏi ganh tị thầm (tôi dám chắc chắn như vậy vì chính tôi cũng đang ganh tị với Phượng đấy!) Có những đứa con trai mà tôi và Phượng chưa hề gặp mặt cũng đến tặng hoa cho Phượng. Phượng mặc chiếc áo dài trắng, đứng trước lớp, tay ôm một bó hoa lớn, miệng cười và cứ rối rít cám ơn luôn, đứa nào đi ngang Phượng cũng xuýt xoa:
- Phượng khả ái quá!
Chuông vừa reo ra chơi, tôi đã thấy Huy đứng trước cửa lớp rồi. Tim tôi muốn nghẹt thở khi tôi thấy Huy tiến lại chỗ hai đứa đang ngồi. Huy im lặng rất lâu và tim tôi như muốn vỡ tung ra. Một lát, rút từ trong ngực ra hai đóa hoa hồng BB, Huy trao cho Phượng và tôi cùng giọng nói hãy còn run và hồi hộp lắm:
- Chúc mừng nhân ngày 8-3!
Cả lớp như muốn vỡ tung ra vì tiếng vỗ tay la hét rầm trời. Tôi ngượng nghịu nói lời cám ơn Huy rồi đứng dậy tiễn Huy ra cửa. Lúc ấy tôi thấy đời thật đẹp và thật lãng mạn. Nhưng khi thấy Phượng rạng rỡ với đóa hồng trên tay, nhìn hai đóa hồng của mình, không dưng tôi lại nghi ngờ: “Có đến hàng trăm ngàn đàn ông trên thế giới này phải cầu viện đến hoa hồng “. Ai đó đã nói như thế, nhưng sao lại là hoa hồng mà không phải là một loại hoa nào khác?
Tôi và Phượng im lặng trên suốt quãng đường đi về, có lẽ vì hạnh phúc quá nên chẳng nói được gì. Chia tay nhau, chúng tôi chỉ có nụ cười thay lời tạm biệt.
- o O o -
... Hạ đến thật nhanh, cả tôi, cả Phượng, cả Huy dường như chẳng
có ai còn tâm trí đâu để nghĩ đến những chuyện vẫn vơ nữa. Bài vở thi
tốt nghiệp chẳng để bọn tôi thảnh thơi được một phút nào.
Rồi mọi lo lắng ban đầu của chúng tôi cũng trôi qua. Kết quả là Phượng và tôi đều đậu khá trong kỳ thi tốt nghiệp và bọn tôi đang sắp sửa đối đầu với một cuộc thi mới: Ðại học!
Chiều, Phượng xách xe chở tôi vòng vòng qua phố và bảo với tôi: Sau mấy ngày thi mệt mỏi, phải bồi dưởng mình mới được! Dĩ nhiên là tôi đồng ý ngay.
Hai đứa vừa định ghé vào một quán kem bên đường, tim tôi chợt thắt lại, thật lâu khi nghe một tiếng gọi quen thuộc từ phía sau lưng vọng lại: “Phượng ơi! Phượng ơi!...”
Rồi mọi lo lắng ban đầu của chúng tôi cũng trôi qua. Kết quả là Phượng và tôi đều đậu khá trong kỳ thi tốt nghiệp và bọn tôi đang sắp sửa đối đầu với một cuộc thi mới: Ðại học!
Chiều, Phượng xách xe chở tôi vòng vòng qua phố và bảo với tôi: Sau mấy ngày thi mệt mỏi, phải bồi dưởng mình mới được! Dĩ nhiên là tôi đồng ý ngay.
Hai đứa vừa định ghé vào một quán kem bên đường, tim tôi chợt thắt lại, thật lâu khi nghe một tiếng gọi quen thuộc từ phía sau lưng vọng lại: “Phượng ơi! Phượng ơi!...”
Phan Thanh Nhã
Hoa Phượng miền nắng ấm
Mỗi năm hè
đến các cô cậu học trò lo học thi lên lớp thi ra trường và cũng là mùa
chia tay cuối năm học. Không ai trong chúng ta mà không một lần nghe qua
bản nhạc " Nổi buồn hoa Phượng" của nhạc sĩ Thanh Sơn 'Mỗi năm đến hè
lòng man mác buồn, . . .' Biết bao văn thi nhạc sĩ ca ngợi mùa hè và hoa
Phượng. Tôi xin mạo muội viết bài này để quí vị cư ngụ các bang ngoài
Florida có dịp đi du lịch nghỉ hè hay mùa đông làm chim trốn tuyết bay
về miền nắng ấm đông nam nước Mỹ : nam Florida. Nếu đi vào mùa hè quí vị
sẽ có dịp tìm gặp lại hoa Phượng, màu hoa của kho tàng kỷ niệm của một
thuở vui buồn tuổi học trò áo trắng dưới mái học đường năm xưa.
Từ sau ngày vong quốc năm 1975, chúng ta rời quê hương Việt Nam yêu dấu bằng mọi cách mọi phương tiện. Sống trên quê hương thứ hai, gần như không ai còn dịp nhìn hoa Phượng . . có lẽ một phần vì phải đương đầu với cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người, phần vì nhiều nõi thời tiết địa lý nằm trong vùng ôn hàn đới khó mà tìm được hoa phượng. Thế nên xin mời quí vỉ viếng vùng nam Florida vào các tháng May, June và July sẽ có dịp ngắm hoa Phượng.
Hai bên liên bang lộ I- 95 từ quận " Bải Dừa Tây " ( West Palm Beach ) xuôi về nam có nhiều cây Phượng để làm đẹp phong cảnh, các công viên không chỉ có hoa Phượng mà còn rất nhiều loài hoa làm cho mùa hè thêm rực rỡ như hoa Giấy đủ màu sắc, hoa Ðiệp, hoa Trúc đào v.v Xuôi về Nam đi làng Key West qua khỏi thành phố Miami khoảng một giờ lái xe, chỉ có một xa lộ nối liền các hải đảo, khi đến thành phố Key Largo , quí vị sẽ thấy rất nhiều cây hoa Phượng dọc hai bên đường và rải rác khắp các đường phố, ngoài hoa Phượng màu đỏ rực rỡ, lại có hoa Phượng màu cam nhìn thật là dịu mắt. Phượng màu tím thỉnh thoảng cũng thấy nhưng không nhiều bằng các công viên tại các tiểu bang miền tây.
Trở lại vùng phố Key Largo một ngày nắng đẹp miền Nam bên rừng hoa Phượng Vĩ rực rỡ , nghe giọng ve sầu ca vang vang đâu đây lòng chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ đến một thời áo trắng học trò năm xưa, những cảm giác vui buồn, rộn rã, nao nức của thuở nào hầu như đã quên lãng theo tháng năm, những hình ảnh nét mặt ánh mắt nụ cười tiếng nói của các bạn học trong dĩ vảng như đang sống lại như cô đọng trong một "giây phút" ngắn ngủi, cảm giác như đi trong mơ đã đưa tôi trở lại theo giòng thời gian những năm tháng xa xưa. . . Ngước nhìn lên bầu trời xanh lơ hoa nắng lấp lánh chen lẫn với màu vàng cam đỏ bay theo những cánh Phượng lung linh rơi theo gió lay, rơi nhẹ nhàng như mưa phùn bay rớt mặt đường trên cỏ xanh, dẩm bước chân trên những cánh Phượng tưởng như những "giọt mưa phượng" còn đọng chưa tan.
Làng Key West du khách có thể đến viếng thăm tư gia của đại văn hào Hemingway và trời biển bao la. Chúng ta chưa được may mắn như nhà văn của xứ Estonia, ông đã trở lại ngôi nhà cũ của ông nội mà thuỡ thơ ấu ông và gia đình đã phải bỏ lại đi lánh nạn, quân Cộng Sản Nga đã xâm chiếm. Thập niên 90, ông đã "Trỡ về mái nhà xưa" và có dịp viết cuốn sách với lời tựa : "You can come home again".
Từ sau ngày vong quốc năm 1975, chúng ta rời quê hương Việt Nam yêu dấu bằng mọi cách mọi phương tiện. Sống trên quê hương thứ hai, gần như không ai còn dịp nhìn hoa Phượng . . có lẽ một phần vì phải đương đầu với cuộc sống mới nơi xứ lạ quê người, phần vì nhiều nõi thời tiết địa lý nằm trong vùng ôn hàn đới khó mà tìm được hoa phượng. Thế nên xin mời quí vỉ viếng vùng nam Florida vào các tháng May, June và July sẽ có dịp ngắm hoa Phượng.
Hai bên liên bang lộ I- 95 từ quận " Bải Dừa Tây " ( West Palm Beach ) xuôi về nam có nhiều cây Phượng để làm đẹp phong cảnh, các công viên không chỉ có hoa Phượng mà còn rất nhiều loài hoa làm cho mùa hè thêm rực rỡ như hoa Giấy đủ màu sắc, hoa Ðiệp, hoa Trúc đào v.v Xuôi về Nam đi làng Key West qua khỏi thành phố Miami khoảng một giờ lái xe, chỉ có một xa lộ nối liền các hải đảo, khi đến thành phố Key Largo , quí vị sẽ thấy rất nhiều cây hoa Phượng dọc hai bên đường và rải rác khắp các đường phố, ngoài hoa Phượng màu đỏ rực rỡ, lại có hoa Phượng màu cam nhìn thật là dịu mắt. Phượng màu tím thỉnh thoảng cũng thấy nhưng không nhiều bằng các công viên tại các tiểu bang miền tây.
Trở lại vùng phố Key Largo một ngày nắng đẹp miền Nam bên rừng hoa Phượng Vĩ rực rỡ , nghe giọng ve sầu ca vang vang đâu đây lòng chúng ta không khỏi bùi ngùi nhớ đến một thời áo trắng học trò năm xưa, những cảm giác vui buồn, rộn rã, nao nức của thuở nào hầu như đã quên lãng theo tháng năm, những hình ảnh nét mặt ánh mắt nụ cười tiếng nói của các bạn học trong dĩ vảng như đang sống lại như cô đọng trong một "giây phút" ngắn ngủi, cảm giác như đi trong mơ đã đưa tôi trở lại theo giòng thời gian những năm tháng xa xưa. . . Ngước nhìn lên bầu trời xanh lơ hoa nắng lấp lánh chen lẫn với màu vàng cam đỏ bay theo những cánh Phượng lung linh rơi theo gió lay, rơi nhẹ nhàng như mưa phùn bay rớt mặt đường trên cỏ xanh, dẩm bước chân trên những cánh Phượng tưởng như những "giọt mưa phượng" còn đọng chưa tan.
Làng Key West du khách có thể đến viếng thăm tư gia của đại văn hào Hemingway và trời biển bao la. Chúng ta chưa được may mắn như nhà văn của xứ Estonia, ông đã trở lại ngôi nhà cũ của ông nội mà thuỡ thơ ấu ông và gia đình đã phải bỏ lại đi lánh nạn, quân Cộng Sản Nga đã xâm chiếm. Thập niên 90, ông đã "Trỡ về mái nhà xưa" và có dịp viết cuốn sách với lời tựa : "You can come home again".
Bao giờ sẽ đến
lượt chúng ta trở lại quê xưa, trường cũ với cây đa bóng mát , với giòng
sông êm đềm , với đồng ruộng bao la, mà tuổi ấu thơ theo tháng năm lớn
lên đầy ắp với bạn bè cùng trường, cùng xóm bao kỹ niệm vui buồn, với cô
bạn học cùng lớp mà mỗi lần gặp nhau lòng rộn rã niềm vui ngẩn ngơ dõi
trông theo mái tóc đen dài đến mãi tận cuối thôn; hy vọng đến lượt chúng
ta được "trở lại mái nhà xưa" sẽ không xa.
Trở lại mùa hè và hoa Phượng, tôi xin mời các bạn cùng thưởng thức bản nhạc " Phượng Hồng" của Vũ Hoàng, phổ thơ của Ðỗ trung Quân, để nhớ lại tuổi hồng học trò mà mối tình đầu vẫn còn e ấp trong tim chưa lạt phai :
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu,
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.
Trở lại mùa hè và hoa Phượng, tôi xin mời các bạn cùng thưởng thức bản nhạc " Phượng Hồng" của Vũ Hoàng, phổ thơ của Ðỗ trung Quân, để nhớ lại tuổi hồng học trò mà mối tình đầu vẫn còn e ấp trong tim chưa lạt phai :
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu,
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi 18,
Thuở chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu.
Mối tình đầu của tôi
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
****
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
Và mùa sau biết có còn gặp lại,
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.
Mối tình đầu của tôi
Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.
****
Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa.
Là cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp,
Là áo ai bay trắng cả giấc mơ
Là bài thơ còn hoài trong vở,
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
****
Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,
Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây,
Và mùa sau biết có còn gặp lại,
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.
Mối tình đầu của tôi
Nhờ cây đàn buông tiếng xa xôi,
Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu,
Nên có một gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ.
****
Em chở mùa hè đi qua còn tôi đứng lại
Nắng ngập đường một vạt tóc nào xa.
Dường như không
nơi nào trên đất Mỹ mùa đông nắng ấm bằng tiểu bang Florida được mệnh
danh là " Sunshine State", nhất là vào mùa đông khi miền bắc ngập dưới
tuyết phủ giá băng thì miền nam Florida vẫn chan hòa nắng. Du khách từ
miền Bắc Mỹ trốn tuyết về Florida (gọi là "Snow Birds") để tắm nắng tắm
biển. Vào mùa đông nhiều du khách đến vùng biển Key Largo, Key West,
Miami, West Palm Beaches, nếu giàu tưởng tượng một chút thì chúng ta coi
những nơi này như Vũng Tàu, Long Hải, Nước Ngọt hay Phước Hải của Phước
Tuy, Bà Rịa năm xưa.
Vùng nam Florida vào mùa hè cũng không quá nóng, nhiệt độ trung bình khoảng 85-90 độ F. Công viên đường phố Key Largo trồng nhiều hoa Phượng nhất so với các thành phố khác, rực rở nỡ hoa vào dịp hè, du khách sẽ có dịp ngắm hoa, nghe lại tiếng ve sầu ca vang vọng khúc nhạc buồn mênh mang như bài "vong quốc hận" và nếu quí vị từ các bang ngoài Florida khi có dịp du lịch vào mùa hè quý vị hỏi thăm bà con đồng hương sẽ được chỉ dẩn đến những nơi có trái chín cây vùng nhiệt đới như trái Xoài, Vải, Nhản, Mít, Ổi, Me, Mản cầu, Thanh Long v.v. . .
Vùng nam Florida vào mùa hè cũng không quá nóng, nhiệt độ trung bình khoảng 85-90 độ F. Công viên đường phố Key Largo trồng nhiều hoa Phượng nhất so với các thành phố khác, rực rở nỡ hoa vào dịp hè, du khách sẽ có dịp ngắm hoa, nghe lại tiếng ve sầu ca vang vọng khúc nhạc buồn mênh mang như bài "vong quốc hận" và nếu quí vị từ các bang ngoài Florida khi có dịp du lịch vào mùa hè quý vị hỏi thăm bà con đồng hương sẽ được chỉ dẩn đến những nơi có trái chín cây vùng nhiệt đới như trái Xoài, Vải, Nhản, Mít, Ổi, Me, Mản cầu, Thanh Long v.v. . .
Chương trình
phim nhạc Vân Sơn gần đây một DVD nhạc có tựa đề là " Quê Hương Gặp Lại"
phim trường phong cảnh là vườn cây hoa trái từ miền Nam tiểu bang
Florida. Nhìn hoa phượng và cây trái giống như quê nhà mà cứ tưởng như
gặp lại quê
hương. Thì ra chúng ta đang sống yên lành nơi quê hương thứ hai, tuy
yên lành hạnh phúc, mà dầu vậy cũng không thể nào quên được cố hương quê
nghèo dấu yêu, nơi chúng ta sinh ra và trưởng thành trong ngút ngàn
khói lửa chiến tranh, những năm tháng mất mát khổ đau tận cùng của thân
phận bại vong tù đày!
Vũ Long Hương Phượng yêu |
Năm nay mùng một Tết rớt vào ngày chúa nhật, hên thiệt. Tuy sống hơn
chục năm nơi xứ người xa vạn dậm, ông bà ông vải ( có thể) ở hết bên
Việt Nam, nhưng bàn thờ không có hương hoa trà quả, trên bàn không có tí
mứt sen, mứt bí, bánh chưng, bánh tét, ngày mùng một không dọn được mâm
cỗ cúng tổ tiên, Kim sẽ cảm thấy bứt rứt vô cùng! Tuy Tiến đã dặn rằng
tháng này tuyết nhiều, đường sá trơn trợt, Kim lại có tật đi mau như ma
đuổi, đi chợ một mình, tay xách nách mang rủi té gảy xương thì khổ! Kim
dạ dạ cho chồng yên tâm.
Thứ bảy lo ăn sáng cho chồng con xong là nàng lái xe trực chỉ xuống phố Tàu. Chắc nhiều người cũng mang chung tâm trạng với Kim, nên mặc cho tuyết bay mù mịt, người ta vẫn chen lấn nhau nườm nượp trên vĩa hè. Tuy đã khệ nệ mang bốn năm xách đầy ứ, tới trước cửa tiệm Kim Phát, Kim chợt nhớ còn thiếu món hồng khô chưa mua nên bước vào. Tiệm đầy nghẹt khách hàng. Đang dáo dác tìm xem kệ nào có hồng khô, ánh mắt nàng chợt đụng một khuôn mặt quen quen. Linh tính báo động rằng đây không phải là một người quen thường, nên Kim ráng vận dụng trí nhớ...Thiếu phụ trạc bốn lăm, bốn sáu. Người cao dong dỏng. Tuy không son phấn nhưng làn da trắng mịn, mái tóc cắt ngắn ôm trọn khuôn mặt trái soan. Ai có đôi mắt này? Đôi mắt to màu nâu nhạt dưới rèm mi dài và cong như đôi mắt một phụ nữ Âu Châu. Thấy Kim nhìn mình chăm chăm, thiếu phụ mĩm cười, nhướng cặp lông mày, nhìn Kim như thầm hỏi. Nụ cười làm lúm sâu một đồng tiền trên má bà ta. Kim bước tới nắm chặt tay người đàn bà, hỏi dồn dập: -Chị Phượng. Chị Phượng phải không? Thiếu phụ cũng nhìn Kim chăm chú rồi reo lên: - Kim. Trời ơi, không ngờ gặp lại Kim ở đây.Trong cơn xúc động, hai người mặc kệ những đôi mắt tò mò, cứ ôm nhau nghẹn ngào. Miệng cười mà như mếu! Cuối cùng Kim nói: -Chị mua đồ xong chưa? Phần em coi như xong, chỉ còn thiếu gói hồng. Xe em đậu ngoài parking. Chị lái xe hay đi bus? Chị Phượng cười: - Kim biết cái tính thỏ đế của chị mà. Qua đây bốn năm rồi mà mỗi lần đi đâu cũng leo lên xe bus. Hôm nào các cháu rảnh mới nhờ chở đi được.Mắt Kim sáng lên: -Vậy hay quá. Bây giờ em đưa chị về đằng nhà em. Chị em mình tâm sự đã đời rồi em sẽ chở chị trả về nhà. Chịu hôn? Phượng lắc đầu cười: -Bộ chị không chịu rồi Kim tha hay sao? Cái tánh ngang ba làng cãi không lại của cô tôi còn lạ gì chớ! Kim cười hì hì: - Chị hiểu em còn hơn ông Tín! Nếu ổng cũng "hổng thèm" cãi lại em như chị thì khỏe cho em quá chời!!! Đỡ tốn bao nhiêu là nước miếng! Thôi mình đi. Phượng bật cười: - Kim cũng như xưa, không thay đổi chút nào...Hai tiếng "như xưa" khiến Kim sững người.... Ngày xưa có nghĩa là cách đây cả một phần tư thế kỷ. Cô nhỏ tên Kim theo mẹ lên buôn bán nơi vùng Tây nguyên của miền Trung xa thăm thẳm. Kontum. Một địa danh rất xa lạ đối với nhiều người. Nghe đến tên này, người ta chắc chắn sẽ g hình dung một khung cảnh rừng thiêng nước độc, hùm beo lúc nhúc. Dân chúng chắc chắn thuộc loại nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi. Nhưng lạ lắm, từ công chức tới quân nhân, ai đã từng sống qua nơi miền cao nguyên cát trắng này, cũng giữ mãi trong tâm khảm một hình ảnh đẹp, thật đằm thắm, thật thân thương. Kontum được bao bọc bởi những rặng núi hùng vĩ. Có ngọn Ngọc Lĩnh cao nhứt miền Nam Việt Nam. Thác Yaly cao bốn mươi mét, đẹp không thua gì thác Prenn Đàlạt. Muốn vào thị xã phải qua sông Dakbla. Con sông bắt nguồn từ trên núi chảy xuống, lượn vòng quanh như một cánh tay khổng lồ ôm trọn cái thành phố nhỏ bé vào lòng. Mùa hè, hàng phượng vĩ dọc theo bờ sông trổ hoa đỏ rực rỡ, nghiêng mình trên dòng nước biếc. Đám mạ non xanh mơn mởn từ bờ sông chạy tít tắp vào tận chân núi xa xa màu xanh lam. Trên đỉnh thỉnh thoảng vương vài đám mây trắng. Toàn bộ đẹp như một bức tranh tuyệt tác. Nhưng cũng như những người đàn bà đẹp, tính tình thay đổi bất chợt. Mùa mưa, nước trêân núi theo sông đổ xuống ầm ầm. Giòng sông như con rắn lớn điên cuồng, trườn tới đâu cuốn phăng mọi thứ đến đó. Nhà cửa, súc vật, cây cối... May mà thành phố được xây trên cao nên không bị ảnh hưởng, chỉ tội những người ở dọc theo bờ sông. Dân Kontum hiền lành và hiếu khách. Người đủ mọi miền đổ về đây làm ăn. Nhưng phần lớn gốc Bình Định, Huế và Quảng Nam, Quảng Ngãi. Một ít người miền Nam như gia đình Kim, hoặëc người Bắc như gia đình bác Đĩnh hàng xóm. Con gái nơi này đẹp không thua các cô gái Đà lạt là mấy. Độ cao của hai miền Cao Nguyên tròm trèm nhau thì không có lý do gì con gái miền này xấu hơn con gái miền kia?(đó chỉ là ý kiến riêng của Kim mà thôi). Bằng chứng là phần lớn các chàng độc thân đổi lên đây, nếu không nhận nơi này làm quê hương (thứ hai), thì lúc đổi đi nơi khác, cũng sẽ có cái đuôi thê nhi đề huề đi theo... Ba mất sớm lúc Kim mới lên mười. Má theo người anh bà con lên buôn gạo trên này. Lúc đầu anh Thiên trọ học ở Sàigòn và Kim còn ở lại Cao Lãnh với ông bà nội. Khi cơ sở vững chắc má mới đón Kim lên theo. Anh Thiên đậu tú tài. Học luật được một năm, không hạp, nhảy qua văn chương. Một bữa đẹp trời đang cà lơ phất phơ ngoài phố Lê lợi thì gặp ngay tên bạn nối khố lúc còn ở trung học. Hai tên kéo nhau vô Thanh Thế ăn trưa. Tài thuyết phục của ông bạn vàng này chắc thuộc vào hạng thượng thừa, nên chỉ hai tháng sau bà Hậu- má Kim- nhận đượïc bức thơ của cậu quý tử báo tin đã nộp đơn xin đầu quân vào binh chủng không quân. Cậu mộng trở thành một đấng phi công oai hùng, xoã cánh bay trong bầu trời cao rộng!!! Với chiều cao trên một thước bảy và mảnh bằng tú tài đôi, cậu thấy không có gì làm cản trở cái giấc mộng tang bồng hồ thỉ của mình. Bà Hậu khóc mất ba ngày. Nhưng biết tính bốc đồng của con, bà hy vọng Thiên sẽ nghĩ lại. Nhưng bộ đồ bay đẹp quá, hấp dẫn quá. Mỗi cuối tuần, biết bao cô nàng hãnh diện được cặp tay đi dạo phố với người yêu trong bộ đồ bay bất hủ! Sau cùng bà đành chịu thua... Kim vào đệ thất trường sơ. Trường rặt con gái. Mấy chị đệ ngũ, đệ tứ, Kim thấy chị nào cũng đẹp. Cuối năm một số các chị lớp đệ tứ theo chồng bỏ cuộc chơi ( tỉnh nhỏ nên số đông học trò đều lớn tuổi. Thuở đó con gái mười sáu,mười bảy mà chưa có người rấp ranh bắn sẻ, ông bà già sẽ lo sốt vó!). Ai muốn học cao hơn phải ra Đà Nẵng, Huế hoặc vào Sàigòn, nhiêu khê quá. Thôi thì lên xe bông là thượng sách! Kim lên đệ lục. Vẫn ngổ ngáo như một thằng con trai. Giờ ra chơi cột hai vạt áo dài nhảy lò cò, nhảy dây... Áo quần tét ngược tét xuôi. Bà Hậu la hoài đâm chán cũng mặc kệ. Thiên ra trường đổi lên phi đoàn đóng tại Pleiku. Hai thành phố cách nhau năm mươi cây số. Không có phi vụ, cuối tuần Thiên lái xe jeep vù về Kontum thăm nhà. Cũng để ăn trả bữa. Cơm câu lạc bộ nhiều hôm nuốt không trôi!!! Từ khi Thiên khoác áo lính, bà Hậu đâm siêng năng đi chùa. Có tin có lành mà. Cõi âm hay cõi dương thì cũng như nhau. Quỷ Thần cũng như người phàm đều nhận hối lộ tuốt luốt. Cứ siêng năng cúng kiến, quỷ thần sẽ chở che, chuyện dữ hoá lành. Vì vậy cứ tới Rằm, bà cho chở lên chùa Cổ Sơn Môn nào gạo, nước tương, dầu ăn, tàu hủ ky v...v... để chùa nấu cơm chay đãi thiện nam tín nữ. Rằm tháng giêng quan trọng đặc biệt. May lại đúng vào ngày chúa nhựt. Từ hôm qua bà Hậu đã cho người chở mọi thứ lên chùa. Sáng nay chỉ còn ít nhang đèn, hoa quả. Thiên và tên bạn thân cùng phi đoàn về chơi từ hôm qua, sáng nay phải trở xuống Pleiku trực. Chàng tình nguyện đưa mẹ và em lên chùa trước khi đi. Tới cổng tam quan, Thiên xuống xe dành xách túi trái cây cho mẹ tới trước cửa chùa. Có hai người có lẽ cũng vừa tới trước độ vài phút, đang định bước vào chánh điện, nghe tiếng chào từ giã của Thiên thì quay lại. Nhận ra người quen, bà Hậu đon đả chào: -Chào bác Tuân.Té ra bác cũng đi chùa bữa nay. -Ủa cháu Phượng đây phải không? Bây giờ lớn trổ mã đẹp quá bác nhìn không ra! Cô gái thẹn thùng cúi đầu lí nhí chào bà Hậu. Bà quay qua Thiên giới thiệu: -Thằng con trai lớn của tôi đó chị. Chào bác đi con. Thiên cúi đầu chào bà Tuân một cách vô cùng kính cẩn. Vì bên cạnh bà, người thiếu nữ óng ả trong chiếc áo dài tơ tằm màu tím Huế, mái tóc nhung mềm gọn gàng trong chiếc băng đô cùng màu đẹp như một bài thơ!. Ơí cụ Nguyễn Du ơi, cái câu "hoa ghen sắc thắm, tuyết nhường màu da" của cụ trong trường hợp này thiệt là trúng phóc! Mặc cho hai bà mẹ thăm hỏi nhau, cặp mắt Thiên không cách gì rời khỏi được khuôn mặt kiều diễm của người thiếu nữ. Trước đôi mắt cú vọ cứ dán vào mặt mình, cô gái ngượng ngùng lui lại núp sau lưng bà mẹ. Thấy ông anh đứng như bị trời trồng, Kim tức cười kín đáo cấu tay anh một cái: - Anh Phú đợi anh ngoài xe kìa. Thiên chợt tỉnh, vội chào mẹ và bà Tuân, không quên nháy mắt với Kim. Tới nửa đường, không kềm nổi, anh chàng quay đầu lại lần nữa để kịp nhìn thấy cái lúm đồng tiền trên má của nàng. Trên đường xuống Pleiku, Phú hỏi gì Thiên chỉ ậm ừ, Phú chán cũng lặng thinh luôn!... Cuộc tình Thiên-Phượng manh nha từ đó. Kim nhớ như in, chúa nhật sau, vừa về tới nhà là Thiên đã cuống quít gọi: -Kim đâu rồi. Ra đây anh hỏi cái này chút. Kim đang đọc truyện trong phòng chạy vội ra: - Anh Thiên. Có quà cho em hả? -Từ từ. Giúp anh được chuyện này thì muốn gì cũng có. Kim hăng hái: -Được rồi nói đi. Bỗng dưng giọng Thiên hơi ngập ngừng: - Nhỏ biết cái cô...gì đó(làm bộ khờ!, tuy đã biết tỏng nàng tên Phượng và đã gọi thầm tên em không biết mấy trăm lần suốt tuần qua...), mặc áo tím mình gặp trên chùa tuần rồi hôn? Kim gật: -Chị Phượng học lớp Đệ Tứ trường em và có con em tên Nga học cùng lớp với em. Ờ mà anh hỏi chi vậy? Thiên hơi lúng túng: - Ngày mai Kim đưa cái này cho cô Phượng dùm anh được hôn? Nhỏ dẫy nẩy: - Trời đất, bộ anh tính cua chị Phượng hả? Thôi đi, nhà mình người Nam, chỉ người Huế... Thiên cắt ngang, làm mặt nghiêm: - Trời ơi, anh không ngờ mới nứt mắt mà Kim đã có tánh kỳ thị, phân chia Nam-Trung -Bắc! Kim phải biết chúng ta đều là người Việt- Nam. -Xí, làm như em ngu lắm vậy đó! Tại con Nga nó làm phách một cây. Hở hở là vênh mặt lên, xưng mình là giòng hoàng thất này, hoàng thất nọ! Lớp em ai cũng ghét cay ghét đắng. Thiên nhăn nhó: - Nga là Nga, Phượng là Phượng. Nhỏ Nga xí xọn nhưng biết đâu cô Phượng hiền? Bữa đó anh thấy mặt cổ hiền khô hà. Thôi ráng giúp anh đi mờ, muốn gì anh cũng chịu. Kim cầm phong thơ màu tím nhạt đưa ngang tầm mắt, thấy đề: Trao về Tôn-Nữ Hoàng-Phượng. Trên góc trái chỉ có mấy chữ tắt N.Q.T. Kim chu mỏ: - Anh biết hết trơn rồi mà còn giả mù sa mưa, hỏi em này nọ. Thiên cười hì hì: - Kim quên cô Phượng có tiếng đẹp nhứt trường Thánh Têrêsa rồi sao? Vừa mới tả cặp mắt cổ thôi là đã có cả đống thằng biết. Kim gật gù: - Hèn chi ngày nào tan trường cũng có cả đám con trai sắp hàng ngoài cổng. Thiên nhìn Kim, giọng đầy lo lắng: - Chết cha. Vậy Kim cần phải giúp anh lẹ lên. Mất Phượng là anh....chêêết!!! Kim nguýt anh: - Cải lương quá sức! ...Kim nặn đầu nặn óc tìm cách nào đưa thơ cho ổn thỏa... Thứ hai, giờ ra chơi, Kim cầm cuốn Hồn Bướm Mơ Tiên (Rất có ý nghĩa trong trường hợp này!), có kẹp phong thơ của Thiên bên trong, mon men lên lớp Đệ tứ, lấy hết can đảm, tiến tới bàn của Phượng lúc đó đang say sưa đấu láo với cô bạn thân tên Bích, tay đưa cuốn sách miệng nói (thuộc lòng): -Chị Phượng, em đem chị mượn cuốn sách chị hỏi em hôm trên chùa. Phượng ngỡ ngàng, nhưng hai tiếng trên chùa gợi lại trong trí nàng hình ảnh của một chàng phi công rất ư là tuấn tú, nên cầm vội cuốn sách, cười thẹn thùng: -Cám ơn em. Không đợi Phượng nói thêm, Kim vội vàng rút lui. Ra tới ngoài mới thở phào nhẹ nhõm! Cô nhỏ hồi hộp chờ đợi... Thứ ba, tư, năm rồi thứ sáu, Kim chờ hoài vẫn không thấy bóng dáng Phượng đâu cả. Nhỏ thở dài, thầm lo dùm cho ông anh yêu dấu! Tiếng chuông tan trường càng làm tăng nổi thất vọng trong lòng Kim. Nghĩ tới bộ mặt chảy dài của ông anh mà lòng Kim buồn rười rượi! Ra gần tới cổng, một bàn tay êm ái đặt lên vai Kim làm cô nhỏ giựt mình quay lại. Phượng đưa trả cuốn sách kèm theo một nụ cười và lời...cám ơn. Nổi ngạc nhiên làm Kim á khẩu! Phượng đi rồi cô nhỏ mới lật cuốn sách ra coi. Một phong thư cũng màu tím dịu dàng nằm gọn giữa những trang sách. Thoáng cái đời đã trở lại màu hồng... Kim chưa bao giờ chứng kiến một hạnh phúc lớn lao như hôm trao lại cho anh bức thơ của Phượng. Kim tưởng anh mình sắp phát điên vì sướng sướng. Sau khi đưa bức thơ lên môi hôn cả chục lần, anh chàng si tình bèn vô buồng đóng chặt cửa lại. Tới bữa cơm phải kêu năm lần bảy lượt mới chịu ra...Suốt bữa cơm lại còn pha trò lia lịa! Kim đành đóng vai chim xanh cho hai người. Cũng từ đó bài "Phượng Yêu" bất hủ của nhạc sĩ Phạm Duy bị giọng vịt đực của anh Thiên nghêu ngao suốt ngày: -Yêu nguời như lá đổ chiều đông, như mây hồng chưa tím, như con giun ngước lên trời...hoặc Yêu người yêu Phượng yêu hoa đầu mùa. Yêu mầu rực rỡ yêu em mù loà (cái này Kim còn hiểu chút chút, chớ khi anh trổi giọng thảm thiết: Yêu Phượng ta chết được ngày mai. Yêu như loài ma quái đi theo ai cuối chân trời...thì Kim cảm thấy bao nhiêu tóc gáy dựng đứng lên hết trơn, bởi con nhỏ trong đời chỉ sợ nhứt là...ma! Nếu có chàng nào cao hứng yêu Kim kiểu này thì chắc chắn con nhỏ chỉ còn có nước vắt giò lên cổ chạy càng xa càng tốt!) Càng gần gũi với Phượng , Kim càng thấy nàng dễ thương. Khác hẳn con em lố bịch(!), Phượng dịu dàng, tế nhị, đầy lòng vị tha. Càng ngày Kim càng có cảm tình sâu xa với Phượng. Chỉ khổ thân cho Thiên, ngoài những lần đậu xe trước cổng trường khi tan học, trao đổi với Phượng những ánh mắt, nụ cười gần như lén lút cho "đỡ ghiền", không còn cách nào gặp mặt. Không lẽ đường đột tới nhà nàng? Ông già khó lắm- Phượng viết trong thơ- Tới mà bị ổng mời ra chỗ khác chơi thì mất mặt bầu cua lắm lắm! Nhưng Trời không nỡ phụ lòng người. Một hôm Phượng hớn hở nói với Kim: -Chúa nhựt này Bích mời chị qua nhà chơi. Nhà Bích bên Phương Hòa, mít đang chín rộ. Kim có đi với chị không? Kim cười mím chi trả lời: -Theo em chắc còn có người sẽ xin đi ăn ké với chị em mình nữa đó. Chị cho phép không để em còn báo cho "người ta" hay? Phượng mắc cỡ đấm Kim thùm thụp. Sáng Chúa nhựt Kim xách xe đạp chạy tới nhà Phượng, rồi cảba(tất nhiên phải có con Nga xí xọn!) cùng gò lưng trên con ngựa sắt, thẳng tiến qua làng Phương Hòa. Làng này nằm phía ngoài thành phố. Phải qua cầu Dakbla, rồi theo đường liên tỉnh ngược xuống Pleiku., độ năm cây số thì quẹo phải. Đây là một làng rất trù phú. Toàn nhà gạch mái ngói, có rào bao xung quanh. Nhà nào cũng có vườn cây ăn trái như nhãn, mít, ổi, mãng cầu, cam quít... Chỉ có soài không hạp với phong thổ miền cao nguyên. Lấy giống ngon ngọt tới đâu lúc đem về đây trồng , trái cũng sẽ trở thành chua lè như dấm! Ba cô đạp xe trên con đường làng rợp bóng mát, nên không thấy mệt chút nào. Trước cổng nhà Ngọc Bích có hai cây lựu, trổ bông đỏ, rực rỡ trên nền lá nhỏ lăn tăn, xanh biếc như màu cẩm thạch. Ngoài hàng ba đã bày sẵn bốn chiếc ghế chung quanh một chiếc bàn gỗ tròn. Trên bàn đã có sẵn bình nước đá chanh và mấy cái ly thủy tinh. Nước đá chanh uống tới đâu mát rượi tới đó. Bốn cô còn đang chuyện trò như bắp rang thì ngoài cổng có tiếng xe dừng lại rồi tắt máy.Tám đôi mắt đồng loạt nhìn về cùng một hướng. Có gương mặt ngạc nhiên thật sự, có gương mặt cố gắng bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy hai chàng trai tuấn tú, trong bộ đồ bay trên chiếc xe jeep bước xuống và từ từ tiến vô sân, nơi các cô đang giải khát. Có tiếng reo vui: - Anh Thiên. Anh Phú. Sao mấy anh biết tụi em qua đây? Một giọng khác cũng không kém phần thích thú: - Ủa Kim. Xấu quá. Đi chơi mà không thèm rủ tụi anh. Kìa cô Phượng. Không ngờ được gặp cô ở đây. Tụi tôi đi kiếm mua vài trái mít nghệ, đem xuống Pleiku làm quà. À xin lỗi các cô, đây là Phú bạn tôi. Qua giây phút xúc động, Phượng lấy lại bình tĩnh: -Hân hạnh được biết anh Phú. Đây là Ngọc Bích, bạn thân của tôi. Còn đây là em gái tôi tên Nga. Kim thì chắc khỏi phải giới thiệu... Mọi người cười xòa. Ngọc Bích vội vàng chạy vô nhà lấy thêm ly ra mời nước những người khách ( không được mời!) mới tới. Thiên mở lời: - Nhà cô Bích trồng nhiều cây ăn trái quá. Đứng đây mà đã nghe mùi mít chín thơm lừng. Không biết cô có thể nhín cho tụi tôi vài trái được không? Bích vội vàng trấn an: -Không sao, không sao. Trước lạ sau quen. Bích đãi mấy anh ăn thỏa thích ở đây, chừng về lấy thêm mới tính tiền. Giờ còn sớm để Bích dẫn mấy người đi xem vườn. Phía sau nhà mới nhiều trái cây. À, Phượng qua đây hà rầm, cứ ngồi đó chơi, không bắt buộc phải đi theo tụi này. Nói xong Bích còn nheo mắt với Phượng một phát (Ra cái điều em đừng hòng giấu được qua !!) khiến cô nàng mắc cở hai má đỏ hồng. Trái với Phượng, Bích thật sống động và hồn nhiên, lại rất thông minh. Mới đầu Bích còn tưởng hai phe tình cờ gặp nhau, nhưng sau đó, những ánh mắt "không bình thường" họ trao cho nhau làm sao qua mặt nàng cho nổi? Thật ra không phải Phượng cố tình dấu bạn, nàng chỉ ngại chưa có gì chánh thức, cả lớp biết rồi bàn ra tán vào rất phiền. Định bụng sau lần gặp gỡ này sẽ bật mí hết mọi chuyện cho Bích biết. Phú thì khỏi nói. Có điều gì mà Thiên không tâm sự với cu cậu? Bữa nay tình cờ gặp được cô bạn của Phượng, Phú thích lắm. Tuy không đẹp mặn mà như Phượng, nhưng cách ăn nói và nụ cười của Bích rất thu hút. Ở người con gái, sự thông minh duyên dáng đối với chàng quan trọng hơn một sắc đẹp vô hồn. Vì vậy Phú bị Bích lôi cuốn ngay. Anh chàng hồ hởi nắm tay Kim kéo đi theo Bích. Kim cũng không quên nắm tay nhỏ Nga lôi theo. Sợ nhỏ ở lại sẽ làm kỳ đà cản mũi hai kẻ đang cần sự vắng vẻ và yên tĩnh! Đột nhiên thấy chỉ còn một mình trơ trọi với Thiên, Phượng đâm hoảng, đứng bật dậy định chạy theo đám người kia. Thiên nắm tay Phượng kéo ngồi xuống , nói thật nhẹ nhàng: - Ngồi lại đây với anh. Bộ anh làm Phượng sợ? Phượng ngước mắt nhìn Thiên thật nhanh rồi cắn môi: -Dạ không. Phượng có sợ gì đâu anh. Trời ơi, cái giọng Huế sao mà nhẹ hẩng như tơ trời, lại du dương thánh thót như tiếng nhạc. Chưa gì mà anh chàng đã có cảm giác như hồn sắp bay lên tận chín từng mây xanh. Phượng làm cử chỉ muốn rút tay lại. Nhưng thay vì buông ra, Thiên đưa bàn tay thon mềm của nàng lên môi hôn nhẹ. Phượng hoảng kinh dòm dáo dác: -Dị quá anh! Coi chừng người ta thấy. Nhìn nét mặt hốt hoảng của người yêu, Thiên tội nghiệp trả tự do cho bàn tay của nàng. Nhưng khi thấy ánh mắt đam mê của Thiên và nghe chàng thì thầm:- Anh muốn cắn đôi môi ngọt ngào của em thì Phượng đưa vội bàn tay lên che miệng: - Anh làm em sợ thiệt rồi đó hỉ. Nghỉ chơi với anh... Thiên hốt hoảng: -Phượng, Phượng đừng giận anh. Anh yêu Phượng đến phát...điên rồi đó. Không thương mà còn đòi nghỉ chơi với anh. Ác thiệt là ác! Rồi đổi liền qua "ton" khẩn câu: -Nói cho anh biết đi. Phượng có thương anh không? Nói đi. Nói đi mà. Nàng nhứt định ngậm tăm. Chàng thúc hối nói đi, một lần thôi mà. Nàng lắc. Chàng đổi chiến thuật: Bây giờ anh hỏi, có thì em gật, không thì em lắc. Phượng có thương anh chút nào không nè? Nàng mím cặp môi hồng, mắt nhìn xuống bàn, nhè nhẹ gật đầu. Thiên sung sướng quá, quên cả lời hứa, chồm tới ,hai tay nâng khuôn mặt yêu dấu, đặt lên đôi đang hé mở một nụ hôn thật nồng nàn. Phượng mắc cỡ, vùng khỏi tay Thiên đi riết ra sau hè. Thiên đứng lại, thở mấy hơi thiệt dài để nén làn sóng xúc cảm đang dâng lên cuồn cuộn trong lòng. Nhưng cái miệng thiệt kỳ, muốn mím lại mà sao nó vẫn cứ tự động toét ra cười. Còn dấu nổi ai?.... Chiều về Thiên nhân danh bà Hậu, mang tới nhà bà Tuân -mạ của Phượng- biếu một trái mít nghệ thiệt lớn, toả mùi thơm điếc mũi. Nhận ra con trai bà Hậu, là người vẫn cung cấp thường trực gạo ngon cho gia đình bà từ nhiều năm nay, mạ Phượng vui vẻ nhận ngay. Thấy Thiên ăn nói lễ phép, con nhà đàng hoàng, ông bà Tuân vui vẻ cho phép Thiên thỉnh thoảng ghé chơi. Thiên khôn khéo lấy lòng hai ông bà. Những mẹo vặt xưa như trái đất như khi đấu cờ với ông bố, chơi năm ván thì mình nhường cho ổng ăn bốn. Bà mẹ có nhờ mua thứ gì trong P.X., tuy tốn hơn phân nửa tháng lương cũng ráng vui vẻ mà ngôn rằng: -Dạ, rẻ thôi mà. Bác nhận cho là cháu mừng... lúc nào cũng thành công mỹ mãn! Càng ngày Thiên càng vắng bóng trong những bữa cơm cuối tuần. Một hôm bà Hậu phải cằn nhằn: -Kỳ hết sức. Lóng này sao vừa thấy bóng thằng Thiên chạy vô nhà, chưa kịp hỏi han gì hết là đã biến mất tiêu ! Kim cười nói ảnh đi chầu mà má. Bà Hậu không hiểu, hỏi lại: - Cái gì đi chầu? -Là ảnh tới đóng đô ở nhà chị Phượng đó mà. Bà Hậu tròn mắt: -Phượng con bác Tuân đó hả? Ừ, con nhỏ đẹp thiệt. Xứng đôi với thằng Thiên lắm chớ. Thấy mẹ vui, Kim đem chuyện Thiên- Phượng kể cho bà nghe. Tối đó bà nhứt định đợi Thiên đi chơi về, kêu ra hỏi. Rồi xúi hai đứa tính tới. Thiên ấp úng thú thật thân mình lo chưa nổi, lấy gì nuôi vợ con? Bà Hậu âu yếm nhìn thằng con trai độc nhứt: -Miễn hai đứa đồng ý, má lo hết. Tiền của má sau này cũng để cho con của má mà. Con Phượng về làm dâu nhà này, má sẽ ra cho nó cái tiệm. Còn như nó muốn theo con, mỗi tháng má phụ thêm cho tụi bây đủ xài. Thiên cảm động ôm mẹ hôn cái chụt lên trán: -Cám ơn má. Con sẽ hỏi ý Phượng rồi cho má hay liền. Tuần sau, Thiên hớn hở báo cho mẹ hay Phượng đã bằng lòng. Đợi tới hè Phượng học xong rồi làm đám hỏi, đến Noel cưới (tháng này lạnh, đám cưới rất hạp!). Cả bà Hậu và Kim đều vui. Bà vội vàng sắm lễ vật tới thăm ba mạ Phượng. Chỗ quen biết từ lâu nên mọi sự đều dễ dàng. Đôi trai tài gái sắc bơi trong hạnh phúc. Kim không có chị nên thương chị Phượng vô cùng. Cả bà Hậu được Phượng làm con dâu cũng đẹp dạ. Chính bà xin phép ông bà suôi tương lai dẫn Phượng xuống Saìgòn sắm đồ cưới. Giữa tháng mười hai nên Kim không được tháp tùng. Nhỏ khóc lóc thảm thiết. Sau cùng Phượng hứa, ngoài hai cô phù dâu chính thức bạn của Phượng, Kim và Nga cũng sẽ được mặc áo dài cùng màu để làm phù dâu...phụ. Lúc đó nhỏ mới tạm nguôi ngoai! Một tuần sau Phượng về lại Kontum với một valy đầy ắp. Aó gấm đỏ nổi hoa vàng, khăn vành rây vàng, hài đỏ, áo choàng đăng ten trắng, bó hoa cầm tay với những nụ hồng hàm tiếu bằng lụa...Chiếc kiềng vàng và hai vòng tay chạm long phụng, không kể bộ nữ trang bằng hột xoàn để đeo buổi tối. Bạn bè Phượng cô nào cũng suýt soa, khen nàng tốt số. Tất cả đẵ sẵn sàng... Rồi chỉ còn mười ngày ngắn ngủi. Thiên xin nghỉ phép được một tuần. Thiên thì tươi rói nhưng Phượng ốm đi nhiều vì lo. Nàng đẵ từng nghe nhiều người kể lại, lúc còn tán tỉnh nhau thì cái gì cũng hoàn hảo. Chàng ga lăng hết biết. Ý nàng là ý trời. Lúc nào cũng tỏ ra ta đây rộng rãi, tiền bạc kể sá gì! Nhưng một khi ván đã đóng...xuồng rồi thì mi sẽ biết tay ta. Có chàng còn nóng nảy, áp dụng ngay câu "dạy con dạy thuở còn thơ, dạy vợ dạy thuở bơ vơ mới về" ngay đêm tân hôn. Cô dâu vào phòng trước, đang hồi hộp chờ đợi những phút giây êm ái mà tân lang sẽ mang tới cho cô. Nào ngờ, vừa bước chân vô phòng, chàng đã vội vàng tặng cho cô vợ mới một cặp tát tai nẩy lửa, gọi là ra tay trước để áp đảo tinh thần địch, hầu chiếm thế thượng phong!!! Nàng tá hỏa tam tinh, chỉ còn nước ôm mặt khóc nức nở và đêm đó nhứt định khóa kín động đào, chàng năn nỉ cách gì cũng không chịu! Sáng hôm sau thấy bộ mặt đưa đám của con dâu, bà mẹ bèn lôi ông con trai ra một nơi hỏi cớ sự. Té ra anh chàng khờ này bị đám bạn quân sư quạt mo xúi bậy. Bà chưỡi cho ông con một trận vuốt mặt không kịp, rồi năn nỉ dùm, cô vợ mới chịu tha cho...Sau đó biết lỗi, anh chàng tự động tụt xuống...hạ cấp (là cấp dưới chớ không phải đồ cà chớn đâu!) Chúa nhựt này Thiên không về được vì phải bay thế cho một tên bạn đưa vợ đi đẻ. Trong phi đoàn giúp qua giúp lại là thường. Hơn nữa Thiên sắp được nghỉ bay một tuần cho đám cưới. Trước khi lên máy bay, Thiên còn dặn Phú: -Cậu nhớ o bế bộ đồ veste cho cẩn thận. Làm sao cho xứng đôi với cô dâu phụ Ngọc Bích đó thì làm. Sau đám cưới tụi này, tới phiên hai người lo đi là vừa. Phú cười toe: -Yên chí đi. Bộ đồ vía tớ đã bỏ hấp tẩy nỉ sẹt rồi. Tuần tới lấy. Thiên cho máy bay cất cánh, đảo một vòng trên không trung rồi từ từ biến dạng trong bầu trời xanh thẳm. Bỗng dưng Phú thấy trong dạ dâng lên một cảm giác bồi hồi khó tả. Chàng nghĩ chắc tại bức thư nhà vừa nhận được sáng nay báo tin bà cụ đau nên trong lòng cứ bồn chồn, lo lắng. Chàng lẩm bẩm cầu Trời cho mẹ đừng có chuyện gì....Tin phi vụ của Thiên bị mất liên lạc đến trong lúc Bà Hậu và Kim đang dùng cơm tối. Trọng trách này là một cực hình cho Phú, nhưng chàng là bạn thân nhứt của Thiên trong phi đoàn. Không thể giao cho ai khác. Vừa thấy cái dáng ủ rũ và cặp mắt đỏ hoe của Phú, bà Hậu hỏi liền: -Thằng Thiên? Phú trả lời nhẹ như hơi thở, mắt không dám nhìn bà: -Dạ. Mọi người đang nổ lực tìm... Phú nói chưa dứt câu, Bà Hậu đã ngã nhào xuống nền gạch bất tỉnh. Kim vừa đỡ mẹ vừa khóc nức nở. Phú tiếp tay Kim khiêng bà Hậu lên giường, vừa hối chị người làm đi lấy khăn nhúng nước thiệt lạnh đắp mặt cho bà tỉnh lại. Lần đầu thấy mẹ xỉu nên Kim bở vía. Chỉ biết khóc rồi kêu mẹ ơi mẹ hởi, đừng chết bỏ con. Nhưng lúc bà Hậu tỉnh lại mới là kinh thiên động địa! Bà đập đầu bôm bốp vô tường, miệng gào tên Thiên đến khản cổ. Lúc thấy bà mệt quá thiếp đi, Phú nói với Kim chàng còn phải tới nhà Phượng báo tin rồi sẽ trở lại. Cũng như bà Hậu, vừa thấy bộ mặt như đưa đám của Phú là Phượng đoán có chuyện chẳng lành. Thấy Phú nuốt nước miếng mấy lần mà vẫn không mở lời được, Phượng hỏi: -Anh Thiên có chuyện gì phải không?? Phú trả lời, mắt không dám rời Phượng: - Sáng nay Thiên đi oanh kích miệt ba biên giới. Nhiệm vụ đã hoàn tất, nhưng sau đó Đài Chỉ Huy mất liên lạc với tụi nó luôn. Giọng Phượng lạc đi: Vậy có nghĩa là... Phú buồn rầu gật đầu. Đã có chuẩn bị trước nên vừa thấy Phượng chới với sắp ngã xuống là Phú nhào lại đỡ liền, miệng kêu Nga ơi Nga. Chị Phượng xỉu rồi. Mọi người hớt hải chạy ra. Khi nghe báo Thiên mất tích, cả bà Tuân lẫn Hoàng Nga đều khóc ầm lên. Nhứt là bà Tuân khi nghĩ đến cái đám cưới sắp sửa tới. Sao con gái bà đẹp như hoa như ngọc mà số phận hẩm hiu làm vậy?!. Đám tang Thiên diễn ra trong một bầu không khí cực kỳ thương tâm. Bên này Kim và Phú dìu bà Hậu. Bên kia Bích và Nga không dám rời Phượng nửa bước. Bà Hậu một hai đòi nhảy xuống mộ chết chung với con. Kim và Phú phải ghì chặt lại. Phượng đặt bó hoa cô dâu lên quan tài trước khi lấp đất. Trước tình cảnh của hai người, ai cũng phải mũi lòng rơi lệ! Từ đó bà Hậu sống mà cũng như chết. Ăn, ngủ như một người máy. Bỏ lún luôn tiệm gạo, may mà có người quản lý thân tín quán xuyến mọi việc. Phượng ốm o gầy mòn như một con mắm. Mọi sinh thú trên đời hình như đã đội nón vĩnh viễn ra đi! Trên môi hiếm hoi lắm mới có một nụ cười. Mà cũng chỉ là một nụ cười gượng gạo. Ông bà Tuân thấy con gái như vậy cũng rầu thúi ruột. Một tháng sau đám tang, bà Tuân đưa Phượng đến xin trả lại chiếc nhẫn đính hôn và đồ cưới bà Hậu đẵ sắm cho Phượng. Bà Hậu nói Phượng cứ giữ lại tất cả. Thiên mất đi, giờ bà xin được coi Phượng như con gái nuôi. Mạ Phượng cảm động nhận lời liền. Hai nhà vẫn giao hảo thân tình như xưa. Kim mất anh, càng gắn bó với Phượng... Rồi thời gian cũng hàn gắn tất cả( trừ trái tim của một người mẹ mất con). Phượng đã lấy lại phong độ cũ. Nhưng nét hồn nhiên đã biến mất trên gương mặt và đôi mắt lúc nào cũng man mác buồn... Hai năm sau Kim mất luôn chị Phượng. Tất cả cũng tại cái con nhỏ xí xọn Hoàng Nga. Đau gì không đau lại nhè sưng ruột dư!? Dĩ nhiên phải đem nó vào nhà thương mổ cấp tốc. Cái anh chàng Bác sĩ hôm sau ghé qua phòng tái khám cho nó. Nhưng bịnh nhân không lo khám, cặp mắt lại cứ dán chặt vào chị Phượng. Bỗng dưng Kim có ác cảm ngay với ông ta. Rồi ngày nào cũng canh lúc chị đến thăm nhỏ Nga là ông ta xuất hiện để...tái khám. Khám bịnh nhân qua loa cho có lệ, sau đó bắt chuyện nói không dứt với chị Phượng. Kim về cằn nhằn với mẹ, bà Hậu rầy, nói Thiên với Phượng có duyên mà không nợ, mình đâu có thể ích kỷ bắt Phượng ở vậy hoài. Năm nay Phượng đã tròm trèm hai mươi, con gái ngoài hai mươi tuổi khó lấy chồng. Kim thấy mẹ có lý, nhưng vẫn không vui. Một tuần sau nhỏ Nga về nhà. Bác sĩ Lộc tới tận nhà chị Phượng, lấy cớ tới xem bịnh nhân có "vấn đề" gì không?( theo Kim chính ổng mới có vấn đề!). Ba mạ chị Phượng rất cảm kích trước sự tận tâm (quá lố) của ông bác sĩ giàu lòng thương người (đẹp) này. Một buổi tối Kim tới nhà định rủ chị với nhỏ Nga đi ăn chè ngoài hàng keo. Qua khỏi cái sân gạch, Kim bước lên thềm nhà. Đèn nơi phòng khách sáng trưng, Kim tò mò nhìn qua cửa sổ. Một cảnh tượng làm cô nhỏ muốn đứng tim: bác sĩ Lộc đang cầm bàn tay của chị Phượng, miệng thì thầm những gì không nghe rõ. Phượng cúi đầu, mái tóc dài xõa một bên che hết khuôn mặt nên Kim không thấy phản ứng trên gương mặt của chị. Nhưng không giật tay lại tức là bằng lòng rồi còn nghi ngờ gì nữa? Cô nhỏ buồn rầu quay về nhà.Bác sĩ Lộc càng năng tới thăm Phượng bao nhiêu, Kim càng ít tới bấy nhiêu. Nghe nhắc tới tên "hắn" thôi là Kim đã cau mày, tỏ vẻ khó chịu. Phượng tinh ý đoán ra liền nên một hôm rủ Kim vô phòng. Thấy tấm ảnh Thiên mặc bộ đồ bay, đứng bên cạnh chiếc F 7, miệng cười tươi, đẹp như một tài tử ci nê vẫn còn để trên bàn phấn, Kim nói mỉa: - Không ngờ chị còn để hình anh Thiên ở đây! Phượng ngồi xuống cạnh Kim, nhẹ nhàng cầm hai bàn tay cô nhỏ, dịu dàng nói: - Kim đừng hiểu lầm là chị đã quên anh Thiên. Anh vẫn sống mãi trong lòng chị. Nhưng xin em thông cảm mà thương cho chị. Chắc gì sau này chị có thể gặp được người tốt và thật lòng yêu chị như anh Lộc? Dù biết chuyện anh Thiên với chị ngày xưa, anh vẫn chấp nhận. Anh có một tấm lòng thật rộng lượng. Anh thương và muốn thành hôn với chị đó. Kim xem, anh Lộc đâu phải là người xấu. Kim cúi đầu không nói gì. Chị Phượng bóp nhẹ tay Kim, giọng tha thiết: - Kim nói đi. Kim nói là không giận chị đi. Kim gật đầu mà hai hàng nước mắt chảy dài. Phượng mừng quá ôm chặt Kim, mặt cũng đầm đìa nước mắt: - Cám ơn Kim. Cám ơn Kim đã hiểu cho chị. Hôm sau Phượng tới thăm bà Hậu. Hai người cũng giọt ngắn giọt dài. Lúc Phượng về, bà Hậu nói với Kim: -Má thiệt tình mừng cho con Phượng. Đám cưới Lộc- Phượng được tổ chức hai tháng sau đó. Hai người theo ba má Lộc về Rạch Giá cho Phượng ra mắt bà con bên chồng. Cuối cùng rồi chị Phượng cũng yên ấm bên cạnh người chồng hiền lành, chân chỉ. Năm sau chị theo chồng về luôn xứ Rạch Giá xa xăm. Thỉnh thoảng mới ẵm con về Kontum thăm gia đình. Lấy chồng ba năm chị cho ra đời hai nhóc tì kháu khỉnh. Nhìn thằng cu Cường giỡn với Kim, bà Hậu không khỏi đau lòng nhớ tới tới Thiên... và những đứa cháu nội mà bà không bao giờ có được.! Kim lấy xong mảnh bằng Trung học thì quyết định ở nhà phụ mẹ buôn bán. Nàng không nở đi học xa bỏ mẹ lại trơ trọi một mình. Một ngày đẹp trời, Phú tới thăm bà Hậu và Kim. Không đi một mình mà có dẫn theo một chàng Bắc kỳ! Cái chàng Bắc Kỳ tên Tín này gặp cô nhỏ Kim thì bị...choáng váng, hết biết đường về!! Thấy con gái càng ngày càng "lậm " anh chàng Tiến, bà Hậu tỏ ý lo ngại. Thứ nhứt Tiến là phi công, thứ hai chàng là người Bắc. Bà Hậu nghe nói người Bắc khó. Kim nũng nịu nói với mẹ: - Bộ phi công nào cũng bị rớt máy bay hết sao má? Tới giờ này anh Phú còn y nguyên mà. Má hổng thấy hằng ngày biết bao nhiêu người chết vì tai nạn xe cộ nè, bịnh tật nè, tự tử nè... Còn ảnh người Bắc má đừng lo lắm. Con gái má "giỏi" lắm mà. Bà Hậu lắc đầu chào thua cô con gái cưng. Thông cảm hoàn cảnh của Kim, nên Tín bằng lòng để vợ ở lại Kontum. Tín dưới Pleiku đi đi về về, Kim cũng thường xuống thăm chồng. Cho tới khi Tián đổi về Biên Hòa, Kim phải đành xa mẹ. Bà Hậu nhớ con định sang lại tiệm rồi về Biên Hòa kiếm chuyện khác làm ăn. Chưa kịp thì mùa hè đỏ lửa ập tới. Bà theo giòng người tị nạn chạy xuống Pleiku, theo ngả Phú Bổn về Saìgòn. Nhưng Kim không bao giờ gặp lại mẹ. Bà đã gởi thân xác đâu đó trên con đường mòn đầy kinh hoàng này. Kim khóc tới bịnh luôn. Lâu lâu Lộc đưa vợ con từ Sóc Trăng lên Sàigòn chơi. Chỉ dịp đó Kim mới gặp lại chị Phượng. Chị em đưa nhau đi ăn hàng, đi mua sắm quần áo tưng bừng. Chị Phượng càng ngày càng đẹp. Chị được chồng tưng tiu như một viên ngọc quý. Anh Lộc lúc nàøo cũng chỉ cười cười, cặp mắt nhìn vợ tràn đầy âu yếm.1975.Kim gạt nước mắt ẳm con lên máy bay trực thăng, Tín lái ra biển rồi đậu xuống một chiến hạm, thuộc Đệ thất hạm đội Mỹ. Họ đưa người tị nạn qua Philippine, rồi sau hai tuần lễ trên đảo Guam, gia đình nhỏ bé của Kim sang định cư tại Montréal cho tới bây giờ. Kim mất liên lạc với chị Phượng, vì lúc ra đi ngoài cái túi đựng mấy bộ quần áo và vài hộp sữa bột Esma cho con, Kim bỏ lại hết! Tín qua đây ráng học cũng lấy được mãnh bằng kế toán, hiện làm cho một công ty lớn. Kim học nghề uốn tóc, mở tiệm tại nhà. Vợ chồng con cái sống khá sung túc. Không hiểu bữa nay may mắn làm sao lại gặp được Phượng dưới phố Tàu. Hai chị em lên xe về nhà Kim. Trên đường đi, Phượng kể: năm 75, như bao nhiêu gia đình Nam kỳ khác, Lộc không chịu đi ngay. Hậu quả là phải khăn gói đi học tập như bao nhiêu nhười khác. Một hôm đi chặt cây, Lộc vô ý bị cây ngã đè gẫy hết một chân. Không chết là may đó em ơi. Nhưng bây giờ anh đi cà nhắc. Hai năm sau được thả về lại Rạch Giá, anh mở phòng mạch chui cũng đủ sống. Cái số rủi cứ theo hoài, anh là Bác Sĩ nên họ để ý kỹ, vượt biên lần nào cũng bị bắt lại. Sau cùng anh chị chán thôi luôn. Cách đây bảy năm, em trai anh du học bên này từ trước 75 làm bảo lảnh. Ba năm sau anh chị và hai cháu mới qua được. Nhưng ở dưới thành phố Québéc, lên trên này được hơn năm nay thôi. Anh Lộc mặc cảm cái chân nên cũng không muốn liên lạc với bạn bè. Em dâu anh Lộc là đầm nên chị cũng khó nói chuyện. Bữa nay gặp Kim chị mừng quá. Nói xong chị cười mà cặp mắt rưng rưng! Kim nói: - Ngày mai anh chị và hai cháu tới nhà em ăn Tết. Năm nay phải ăn Tết lớn để mừng ngày đoàn tụ của chị em mình. Về tới nhà, cho xe vô garage xong, Kim vừa xách mấy túi đồ vô bếp, vừa kêu ong óng: -Anh Tín ơi, xuống đây coi em dẫn ai về đây nè. Tín từ trên lầu đi xuống vừa nói: -Miễn không phải ông Tây đen là được! Nhưng vừa nhìn thấy người đứng cạnh Kim, Tiến reo lên: - Chị Phượng. Không phải tôi nằm mơ chứ? Kim cười: -Mơ đâu mà mơ. Chị Phượng bằng xương bằng thịt chăm phần chăm đó. Rồi quay qua Phượng, Kim giục: -Chị phôn ngay cho anh Lộc một tiếng đi. Phượng cầm phôn, quay số nhà. Khi nghe tiếng Lộc alô bên kia đầu dây, Phượng nói, giọng đầy ấp niềm vui: ----Anh hả? Em đây. Ngày mai mùng một, có người mời tụi mình ăn Tết lớn đó. Anh đoán ra ai không nè? Tất nhiên Lộc làm sao đoán được. Phượng cười rộn ràng: -Là Kim. Em vừa gặp Kim dưới phố Tàu và bây giờ em đang ở nhà Kim. Độ hai tiếng nữa Kim sẽ đưa em về Phượng gác phôn. Tín nói: -Nào bây giờ mình bày cái gì ra ăn để mừng chị Phượng trước. Kim nguýt chồng: - Lúc nào cũng không quên được cái bao tử! Tín cười ha hả: - Có thực mới vực được đạo mà em... Huống chi bữa nay là chiều ba mươi Tết. Phải không chị Phượng??? | Tiểu Thu |
|