Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Nhạc - Thơ - Văn Hoàng hôn bên kia sông

Kết quả hình ảnh cho truyện ngắn về hoàng hôn

Người Còn Đó Ta Còn Đây

Bên Đời Hiu Quạnh

 Đến bây giờ gần nửa thế kỷ, nhưng những giọt "Nước mắt lạnh" của buổi hoàng hôn vẫn còn liên tiếp chảy mãi, nó chỉ ngừng khi con người đừng ..."cộng tài sản" người khác thành của mình !! Biết bao giờ vui, biết bao giờ hết "tháng tư đen " !? NM


Nước mắt tuổi hoàng hôn,
Bốn mươi năm mẹ không hề quên lãng,
Nỗi muộn phiền giờ hóa mối hận căm....!
Biết bao cay đắng trong lòng,
Biết bao ai oán theo dòng lệ rơi ?!
Kiếp người sao quá chơi vơi,
Cô đơn chống chọi bên đời quạnh hiu.....!
Hoàng hôn lạnh vắng bao chiều,
Mẹ tôi vẫn khóc thật nhiều như xưa !!
NM

Kết quả hình ảnh cho đau khổ và tuyệt vọng
HOÀNG HÔN LẠNH  
Bốn mươi lăm năm qua, đã thành lệ, cứ khoảng 4 giờ chiều, ngày nào cũng như ngày nào, nắng cũng như mưa, hoàng hôn lạnh hay chiều tà nóng, mẹ tôi lại khóc. Nước mắt của bà đã thành ao, thành hồ, bào mòn cuộc đời bà, làm đôi mắt long lanh hồ thu của cô Cốm năm nào thành hai cái hố sâu hoắm đục lờ chứa đầy bóng tối.
Mẹ tôi khóc vì những gì làm cho mẹ tôi khóc.
Tranh thủ lúc mẹ tôi chưa khóc, tức là tôi chưa bị rối trí miễn cưỡng, tôi đạp xe lên thị trấn huyện. Chiếc xe bỏ lâu không tra dầu mỡ dây xích nghiến vào líp rào rạo cắn nhức màng nhĩ. Thật bực mình. Bực mình hơn là sáu hộ nông dân được chia đất nhà tôi ngày xưa họ đều đổ thừa do mẹ con tôi phá bĩnh nên họ bị hỏng việc, đến giờ vẫn chưa nhận được tiền đền bù của Công ty Phú An. Giận cá chém thớt, họ quậy phá chúng tôi đủ cách. Chửi đổng, chửi xéo, ném đá, ném cứt vào nhà, chả thiếu cái gì họ không làm. Chẳng những thế, tối hôm qua họ còn huy động một lúc mấy chục ông già bà cả, lớn bé sừng sộ đến cửa nhà tôi, dậm chân đập tay, la hét ầm ầm, đòi chúng tôi phải mau chóng chấp hành “quyết định của cấp trên”, nếu không sẽ đốt nhà, sẽ phá tanh bành vườn tược, ao chuôm. 
Tôi đã nói ngon nói ngọt với họ, đất của các ông các bà thì cứ việc bán, còn đất của tôi là quyền của tôi. Họ không chịu. Họ bảo đất đai là của toàn dân, của Nhà nước, không ai có quyền định đoạt theo ý mình. Với lại khu đất này công ty chỉ đền bù đầy đủ khi họ có toàn bộ đất đai theo quy hoạch đã được phê duyệt, tức là phải gồm cả mảnh đất của nhà tôi nữa.
Không chịu nổi sự mè nheo của bầy cừu, tôi bắc ghế đứng lên tuyên bố nhất định một tấc không đi, một ly không dời. Ai giỏi làm gì tôi thì làm.
-Làm gì thì làm hả? Này thì làm!
Con trai lão Dụng hầm hầm chạy đến bế thốc tôi lên, quăng tôi như quăng một con chó, đánh “thùm” xuống cái ao sau nhà. Tôi sặc sụa mất một lúc nhưng rồi cũng ngoi lên được. Nước tanh như máu cá. Vậy mà tôi phải uống mất mấy ngụm. Bụng phình lên như cái đó đơm cá.
Cả đám xúm vào chửi tôi. Bọn địa chủ chúng mày định ngóc đầu dậy phải không?
Đúng là đồ lưu manh, dốt nát. Tôi định giảng lại cho họ hiểu nhưng điều họ vừa nói là ngu, rất ngu, nhưng thấy không cần thiết nên thôi.
Mẹ tôi thì không chịu để yên. Cụ vẫn lớn tiếng chửi họ là quân ăn cướp, quân khốn nạn. Lại ném bà ta xuống ao nữa đi. Có đứa nào hăm dọa bà cụ như thế nhưng rồi cũng chẳng thấy ai làm gì. Chắc họ bắt đầu thấy sợ.
Tôi cứ để nguyên quần áo ướt sũng, mặt mũi đầy bùn đất và cái đầu ướt nhẹp bèo tấm chạy thẳng đến nhà trưởng thôn, bắt ông ta phải đến nhà tôi trực tiếp giải quyết sự việc. Ông trưởng thôn đến nhà tưởng dẹp được yên ai ngờ ông còn đổ thêm dầu vào lửa. Ông ta bảo tôi, nếu ai cũng chống lệnh như gia đình này thì có còn Nhà nước nữa không?
-Nhưng đất tôi có sổ đỏ?
-Ông ngây thơ lắm. Vậy ông nghĩ sổ đỏ do ông trời cấp cho hả? Nhà nước cấp thì Nhà nước có quyền thu lại mấy hồi.
Tự dưng tôi cảm thấy đuối lý và thấy ông trưởng thôn nói cũng có lý. Cảm giác mệt mỏi từ đâu ùa tới, tôi muốn buông xuôi tất cả. Tôi tặc lưỡi nói với mẹ tôi:
- Thôi, nhận quách tiền đền bù cho xong đi rồi mua miếng đất khác, tạo dựng khu lưu niệm khác cho thầy, bu ạ
Không ngờ vừa buông xong câu nói, mẹ tôi đã lồng lên, lao vào cấu xé tôi. Chiếc áo tôi đang mặc bị xé toạc làm đôi:
-Anh có còn là con trai ông Hương Tích nữa không đấy? Sao mà anh đớn hèn thế
Bà cụ bắt tôi phải khiếu nại lên tận huyện, tận tỉnh, thậm chí tận Trung ương. Sáng nay, tôi đạp xe lên huyện là vì lý do như thế.
Mải nghĩ ngợi tôi đến cổng trụ sở Ủy ban huyện lúc nào không hay. Đang bực mình nhưng nghe thấy tiếng quát “Vé số, đi chỗ khác!” tôi cũng phải bật cười. Hóa ra anh bảo vệ ngỡ tôi là lão bán vé số. Cũng phải lắm. Bộ quần áo nhầu nhĩ, bộ mặt râu ria lởm chởm, lại thêm cái bị cói đựng giấy tờ tôi vẫn đem theo bên người, họ nghi là phải. Tôi chiềng lá đơn kêu cứu viết vội tối qua ra. Người thanh niên vừa quát nạt tôi lúc nãy bây giờ hiền lành lễ phép như một cậu học trò dẫn tôi vào tận nơi tôi cần đến.
Không ngờ tôi lại gặp ở đây những người trong sáu cái gia đình nông dân tối qua đến cà khịa tại nhà tôi. Hỏi ra mới biết, do sức ép của họ, Công ty Phú An vẫn buộc phải đứng ra trả đền bù tiền giải phóng mặt bằng cho họ, mặc dù trong số này mảnh đất của tôi vẫn chưa nhận được sự đồng thuận.
Không muốn tiếp xúc với những con người sẵn sàng quẳng tôi xuống ao một lần nữa, tôi lẳng lặng đứng ngoài cửa sổ quan sát. Tôi thấy mọi người đang chuyền nhau bút ký vào bản danh sách đền bù với vẻ hí hửng hiếm thấy. Mặt ai cũng rực rỡ nở hoa như vừa bắt được vàng. Dân mình lạ thế đấy. Của mình mình bán, tiền mình mình lĩnh mà cứ như được ban ơn.
Người cán bộ phụ trách việc đền bù đi ngang, nhận ra tôi, mời tôi vào phòng họp. Tôi miễn cưỡng đi theo với ý định sẽ không nói gì chỉ đưa lá đơn cho anh ta rồi quay về. Nhưng tôi đã không làm được việc này khi anh ta lại lặp lại cái câu mà ông trưởng thôn nói với tôi hôm qua.
Tôi cãi lại kịch liệt. Căn phòng oang oang tiếng nói của tôi. Nhiều cán bộ ở phòng bên đổ xô sang. Người cán bộ phụ trách đền bù lúng túng:
-Thôi, chuyện của cấp trên để cấp trên lo, là cán bộ thừa hành tôi chỉ biết như thế. Ai muốn nhận tiền thì ký vào đây!
Mẹ tôi nhận ngay ra tiếng bước chân của tôi khi tôi vẫn còn bước thấp bước cao ngoài ngõ. Ngước cặp mắt đục lờ, cụ hỏi trong hơi thở hồ hởi:
-Anh Thiện đấy à? Kết quả thế nào?
Tôi định nói dối cho cụ yên lòng nhưng chưa biết nên nói thế nào thì mẹ tôi đã nói ngay:
-Họ không có quyền chiếm đất của ta. Họ không có quyền lặp lại sai lầm. Thời buổi khác rồi, ngày nay không phải muốn cướp đất của ai là cứ việc lôi người ta ra đánh đập hoặc xử bắn là được đâu.
-Làm gì có chuyện đó hả bu! Tôi đáp cho xong chuyện.
Bốn giờ chiều hôm ấy, khi hoàng hôn đỏ rực màu máu ở phía chân trời, mẹ tôi lại khóc. Bà gào lên, vật vã. Ông Tích ơi! Giờ này người ta đang trói ông vào gốc cột đây. Mà trời cao đất dày ơi! Lấy đất lấy ruộng của người ta thì cứ việc lấy, bắn giết người ta làm gì cho khổ người ta. Mình muốn sống, muốn được làm người thì cũng phải để cho người khác được thế chứ. Các ông lấy đất thì cứ việc lấy nào tôi có chống lại đâu, thậm chí còn sẵn sàng đem tất cả ra ủng hộ cách mạng nữa chứ. Thử hỏi trong kháng chiến chống Pháp ai là người bỏ tiền của, lúa gạo ra nuôi cán bộ, bộ đội? Thằng Lâm khèo, thằng Khảo lác, thằng Dần lắp, nói chẳng nên lời? Vậy mà rồi chính tay những thằng này lại giương súng bắn chết ông! Khổ thân ông quá, ông ơi!
Cụ khóc thì cứ việc khóc. Nhưng rồi cái khóc của cụ đâu có thấu tận trời xanh, và đâu có thể ngăn cản được một chuyện đau lòng khác đã xảy ngay sau đó với cụ
Hôm ấy có việc gia đình, tôi phải vào lại Sài Gòn ít hôm. Đây cũng là lúc mà công việc gọi là giải phóng mặt bằng với những gia đình đã nhận tiền đền bù của Công ty Phú An diễn ra kịch liệt. Nhà cửa được dỡ hoặc phá bỏ, gạch ngói lổn nhổn, cây cối gục ngã ngổn ngang, rác rưởi, ruồi nhặng ngập tràn, chả khác nào cảnh bom Mỹ tàn phá xóm làng mấy chục năm về trước
Trong toàn cảnh đó, cứ như một sự chọc tức, một sự chơi khăm, nổi bật lên, xanh rờn như một ốc đảo, là cơ ngơi nhà tôi với sự phân bổ, bài trí ngăn nắp đâu ra đấy. Cây khế vẫn ríu rít những chùm trái vàng như mời gọi con chim thiêng đem đến túi ba gang. Cây sung bon sai vẫn dáng hổ vồ mồi. Cây thị vẫn bí ấn bên trong một câu chuyện cổ tích.
Thế là chuyện xảy ra đã xảy ra. Khoảng 10 giờ sáng hôm ấy, mẹ tôi bảo, cụ đang nằm thiêm thiếp ngủ thì có tiếng người gọi giật giọng phía sau nhà. Cụ Hương ơi! Họ phá hết cây cối trong vườn nhà cụ rồi. Người vừa báo tin sợ trả thù chỉ đứng ngoài kêu tướng lên như thế rồi vội vã bỏ đi ngay
Mẹ tôi quáng quàng bật dậy, lóc cóc khua gậy ra vườn
Cái cây mà cụ thăm hỏi đầu tiên là cây mít. Chứng nhân từ hồi bố tôi còn sống. Cái cây ngày trước biểu tượng sự an cư của một gia đình (nhà ngói, cây mít). Cái cây mà bố tôi hay gọi bằng cái tên ít người hiểu “vô tri mộc”, cây không biết gì, không biết gì tức là… mít đặc
Mẹ tôi bảo cứ nhìn thấy cây ấy là bà lại nhìn thấy hình ảnh bố tôi. Miệng cười tươi. Hàm răng hạt na đen bón Cây mít giờ đây đâu có còn, người ta đã đốn hết cành lá, cả đến thân của nó cũng đã bị cưa, trơ lại cái gốc tròn như thớt hàng thịt
Trời ơi! Quân dã man, đồ khốn nạn, mày giết người không đủ, sao bây giờ còn tàn sát cây cố
Mẹ tôi khóc. Nước mắt lã chã rơi thánh thót từng giọt xuống cái mặt cắt của cây, thấm vào gỗ không hết chảy ra lênh láng đỏ au như máu
Ông Hương ơi, vậy là linh hồn ông lại bị tiêu diệt lần nữa rồi. Cụ giẫy đành đạch trên đất vườn như con gà bị cắt tiết. Như điên như dại, cụ chạy đến chỗ cây sung, tôi mới mua được từ phiên chợ mấy tháng trước. Nó là hình ảnh cái cây mà ngày xưa khi còn sống bố tôi rất tốn công chăm sóc tỉa tót. Mẹ tôi bảo nhất định khi nó lớn cụ sẽ nghe được hơi thở của ông Hương lẫn vào trong gió mỗi khi gió đến rung cây. Vậy mà giờ đây tất cả đã tan tành
Và thế là cứ như người mộng du, như một người còn tỉnh mắt, cụ hồng hộc chạy thẳng đến túp lều dựng tạm của lão Dụng (lão đã nhận tiền đền bù của Công ty Phú An nhưng chưa phải di dời vì còn được Bùi Bùng thuê ở lại để trông nom mặt bằng).
-Ông Dụng, sao phá hoại cây cối nhà tôi
Từ trong lều, lão Dụng giọng ngái ngủ, gióng một gióng hai
-Người ta thuê tôi thì tôi làm. Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy mà bà? Nhưng đất này đâu còn của nhà bà nữa
-Không của nhà tôi thì của ai
-Của ai thì bà biết, sao lại hỏi tôi?
-Thôi được! Không nói với anh nữa. Tôi sẽ kiện!
- Kiện! Có mà kiện củ khoai!
- Mặc kệ, củ khoai tôi cũng kiện
Cụ lóc cóc chạy vào nhà bấm liên hồi kỳ trận vào cái máy điện thoại vẫn để ở đầu giường với cái số đã cái sẵn vào bộ nhớ.
Tiếng tút tút vang lên. Bà tức mình dập máy cái phạch xuống chiếu và lúc này nhớ ra trước khi đi Sài Gòn tôi đã khóa máy gọi đường dài. Cụ lại lóc cóc chống gậy sang nhà đứa cháu gái mà tối đến nó thường sang ngủ với cụ. Mày gọi ngay chú Thiện về cho bà.
Đêm hôm ấy tôi đã kịp có mặt bên cạnh mẹ tôi. Cụ đã kể lại cho tôi tỉ mỉ từng chi tiết trong câu chuyện mà tôi vừa kể trên.
-Anh làm ngay cho tôi cái đơn kiện.
-Thưa, kiện ai ạ?
-Kiện những đứa cướp đất của mình. Tôi sẽ cùng anh mang đơn đến cùng trời cuối đất. Cóc nghiến răng mãi trời sốt ruột cũng phải động lòng chuyển mưa!
Thế là từ hôm đó, nắng mưa, bão gió, với cái bị cói treo toòng teng bên ghi đông xe đạp, mẹ tôi ôm chặt lấy lưng tôi, tôi gò lưng chở mẹ đi. Một ông già, một cụ già, tiều tụy, mệt mỏi… đi hết cơ quan này đến công sở nọ, hết địa phương này đến địa phương kia.
Chúng tôi đến tòa án. Cô văn thư mặt khó đăm đăm xem đơn thì rất lâu nhưng trả lời lại rất chóng. Bác nhầm chỗ rồi. Phải đem đơn sang viện kiểm sát mới đúng.
Mẹ tôi định quát um lên, tôi phải đập tay vào lưng cụ, nói đây là chốn công đường. Cụ mới thôi.
Tôi lại lóc cóc chở mẹ đến viện kiểm sát, một quãng đường không gần. Lại được trả lời, ô hay nhỉ, cái ông tòa án này, lại đá quả bóng sang đây, việc mình mình không làm lại đẩy cho người khác.
Không nản chí, tiếp tục tìm lời lẽ động viên mẹ, tôi lại lọc cọc chở cụ đến văn phòng tiếp dân.
Ở đây, đúng là người ta đón mẹ con tôi nồng nhiệt tử tể tế thật. Chú văn thư tuổi còn trẻ măng ghi tên tôi cùng nội dung lá đơn vào cuốn sổ dày cộp có vẻ cẩn thận và kỹ lưỡng lắm. Mẹ con tôi đã lấy làm mừng. Nhưng khổ nỗi chú ta vừa mới hứa rằng tuần sau bác và cụ, mà chỉ cần bác là đủ, cần gì phải bắt tội cụ nữa, đến lấy kết quả, thì vừa lúc một ông cán bộ tuổi trung niên từ trong toa lét bước ra, chả cần rửa tay hay chào hỏi, ông ta cầm ngay lấy lá đơn của tôi xem vài chữ rồi phán:
-Lá đơn này, làm không đúng thủ tục rồi. Ông định kiện ai đây? Công ty Phú An à. Họ có lỗi gì? Nhà nước cấp đất cho họ mà. Họ có giấy tờ hẳn hoi, chứ họ đâu có cướp đất của ông. Ông thóa mạ người ta bằng chữ cướp đất thế này người ta kiện ngược lại ông chết mất ngáp đấy. Ông có sổ đỏ thì người ta cũng có sổ đỏ. Ông đừng có mà điên
Tôi đã thấy nóng mặt lắm rồi. Nói thế là nói lấy được
- Vậy thì tôi kiện cái người đã cấp sổ đỏ cho tôi rồi lại đem cấp cho người khác!
-Thì ông cứ việc. Đó là việc của Nhà nước mà xưa nay hỏi ông có ai kiện Nhà nước bao giờ? Không khéo lại con kiến mà leo canh đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào mất thôi, ông à.
Tôi nhìn sang mẹ, thấy hai con mắt đục lờ của cụ cứ nháy liên hồi. Bà cụ sắp nổi khùng lên đây. Nhưng thôi tôi chả gàn cụ làm chi, cứ để cụ nói cho bõ:
-Các ông là đại biểu của dân mà ăn nói hàm hồ. Tôi là dân bị mất của thì tôi chỉ biết trình báo các nhà chức trách, còn giải quyết thế nào, ai đứng ra giải quyết thì là việc của các ông chứ. Vậy ông bảo chúng tôi phải làm gì bây giờ
-Làm gì à? Là mang đơn về. Vui vẻ lãnh tiền đền bù mà đi mua mảnh đất khác
-Thế thì tôi ở nhà vạch đầu gối ra mà nói chuyện còn hay hơn
Ông phụ trách tiếp dân đứng lên đập bàn đánh thình một cái:
-A, ông này hỗn nhỉ? Lăng mạ chúng tôi đấy phải không? Tôi kêu bảo vệ gô cổ ông lại bây giờ
Tôi cảm thấy mình có lỗi nên vội vàng xách cái giỏ nhựa đựng đơn từ rồi kéo mẹ tôi ra xe, gò lưng đạp một mạch không dám nhìn lại.
Cuối cùng thì tòa dân sự huyện đã phải thụ lý đơn của tôi. Mẹ tôi vui mừng nhắc đi nhắc lại rằng có thế chứ, ai dám bảo trời không có mắt. Ngày mở phiên tòa tôi chở mẹ lên. Vì là tòa dân sự nên chả ai phải đứng trước vành móng ngựa. Phía bị đơn đáng lẽ Bùi Bùng nhưng ông ta khôn ngoan lại ủy quyền cho một tay trợ lý trẻ măng, mặt còn búng ra sữa, nói năng thì ấp a ấp úng nhưng là cái ấp úng ăn người. Phía nguyên đơn tất nhiên là mẹ con tôi.
Trước khi vào phòng xử án, tôi đã dặn đi đặn lại mẹ tôi rằng đến đây bu chỉ được nói khi người ta yêu cầu, và mẹ tôi đã nhiều lần gật đầu nhất trí. Vậy mà nào cụ có chấp hành nghiêm chỉnh cho đâu, chốc chốc lại đứng lên nói ầm ầm làm vị chủ tọa nhiều lần phải nổi cáu gõ tay xuống bàn hét trước micro yêu cầu đồng bào trật tự.
Diễn biến phiên tòa chủ yếu là nghe lời khai của tôi. Tôi khai những gì đúng như diễn biến câu chuyện này, tất nhiên ngắn gọn hơn. Ông chủ tọa thấy dài quá, hình như ngán, bảo tôi tóm tắt bằng một hai câu. Tôi tóm tắt thế này: Mảnh đất hiện có của gia đình tôi là chúng tôi mua bằng chính tiền dành dụm mồ hôi nước mắt của tôi, nó đã được cấp sổ đỏ. Nếu Nhà nước quy hoạch làm khu dân sinh hoặc các công trình quân sự, tôi sẵn sàng đáp ứng, thậm chí hiến tặng. Nhưng chúng tôi sẽ không giao đất cho bất cứ một ai khi người đó dùng miếng đất của chúng tôi để mưu cầu lợi ích cá nhân.
Tôi là công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ông Bùi Bùng cũng thế. Ông không phải là công dân loại một và tôi càng không phải là công dân loại ba. Chế độ ta là chế độ dân chủ chứ không phải là phong kiến mà bảo là phong vương kiến điền, nhà vua muốn cấp đất cho ai thì cấp.
Tôi nói thế. Và mẹ tôi cũng chỉ nhắc lại cái ý như thế. Về phía quan tòa, những câu họ hỏi vẫn là những câu làm chúng tôi lâu nay lúng túng. Quanh đi quẩn lại vẫn là, đất đai là thuộc quyền sở hữu Nhà nước, khi Nhà nước cần, công dân phải đáp ứng yêu cầu đó! Ông kiện ai trong việc này và kiện cái gì? Người ta đền bù cho ông đúng chính sách Nhà nước không? Ông bảo ông có sổ đỏ, nhưng Nhà nước có quyền thu hồi sổ đỏ của ông khi cần thiết không?
Phía Công ty Phú An, anh chàng trợ lý, chẳng nói thêm điều gì. Quan tòa gặng mãi họ chỉ có nói, thượng tôn pháp luật, chúng tôi đề nghị cứ đúng pháp luật mà làm.
Kết quả, chúng tôi bị thua kiện, phán quyết là tòa bác đơn của chúng tôi, đã vậy còn phải chịu án phí năm phần trăm tức là phải nộp cho tòa sáu triệu đồng nữa chứ. Thật đúng là vừa bị cái đấm giờ lại còn thêm cái đạp.
Mẹ tôi xám mặt khi nghe tòa tuyên bố. Tôi chở cụ về, chân tay cụ cứ run lẩy bẩy làm chiếc xe cà là tàng lảo đảo mấy lần chỉ chực đâm cả người lẫn xe xuống ruộng.
Điều lạ nhất là từ đấy mẹ tôi ít nói hẳn đi, có chăng trước sau cụ chỉ nói mỗi một câu nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần: “Anh viết cho tôi một lá đơn xin xử phúc thẩm rồi đem nộp ngay cho tôi. Nhất nọ nhị kia”.
Tôi làm theo đúng lời của mẹ tôi. Lại lạ nữa là từ đó cụ cũng chẳng hỏi lại tôi rằng bao giờ tòa xử lại.
Hai mẹ con tôi cứ như hai cái bóng. Hết sức tránh nói đến chuyện đất đai. Không khí trong nhà thật ngột ngạt. Liền cả mấy ngày trời, mẹ tôi bỏ ăn, chỉ có uống nước suông, tôi lo quá. Mọi việc cứ thế bị đảo lộn theo
Tôi không dám rời bỏ mẹ tôi dù chỉ vài tiếng đồng hồ. Tôi cũng chẳng để cụ bước chân ra vườn một mình, sợ những làn gió thổi trong cây, tiếng chim hót trong lá sẽ làm cụ nổi cơn điên lên mà chết mất. Căn nhà tôi vốn đã vắng lặng giờ càng lặng lẽ hơn và nếu không có tiếng khóc vào mỗi buổi chiều của cụ chắc nhiều người có thể nghĩ chúng tôi đã dọn đi chỗ khác.
Mẹ con tôi cứ lặng lẽ như thế nếu như không có một buổi tối, tôi ra ngõ để hóng gió thì gặp đứa cháu gái họ, cái đứa mà mỗi khi tôi phải đi vắng cách đêm, như chuyến đi Sài Gòn vừa rồi, tôi phải nhờ nó sang trông nhà và trông bà cụ giúp. Vừa nhìn thấy tôi, cô bé đã hốt hoảng như người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè gặp công an, nó vứt đánh thùm xuống ao cái can đựng thứ nước gì đó nó đang xách ở tay, rồi cắm đầu chạy như ma đuổi, mặc tôi chạy theo kéo nó lại.
Tôi bắt nó lội xuống ao vớt cái can nhựa lên. Như một cái máy nó làm theo lời tôi. Tôi mở nút can ra ngửi. Trời ơi, bia, bia hơi! Thế này là thế nào hả cháu? Cháu gái tôi run lên cầm cập.
-Dạ, bà bắt cháu đi mua về cho bà 
-Bà mà uống bia ?
-Dạ, không! 
Biết có chuyện không bình thường, tôi bắt đứa cháu gái đưa tôi về nhà gặp bố nó vì nó bảo ông ấy cũng biết chuyện nầy
Khác với dđoán của tôi, bố cháu chỉ cười rồi thong thả nói, nửa đùa nửa thật 
-Tương kế tựu kế cả đấy bác ơi!
-Thế là thế nào?
-Hôm vừa rồi, bà nhà bác buồn chuyện đất đai cứ năn nỉ con gái tôi mua giúp bà can xăng để bà tự thiêu trước cổng ủy ban huyện. Bà bảo bà già, gần đất xa trời rồi, sống chết chẳng còn ý nghĩa gì nhưng cái chết của bà sẽ làm được một việc có ích cho dân cho nước, là cảnh cáo bọn sâu dân mọt nước đừng có ỷ thế làm càn. Nghe thế, tôi mới nảy ra cái ý thay can xăng bằng can bia thế này. Theo tôi, làm thế này bà nhà mình vừa không hề hấn gì lại vừa giúp được cái việc bà muốn.
Tôi nói với bố con bé. Chú làm thế là không được rồi. Tuy chú không phạm tội bức tử nhưng phạm tội xúi dục người khác gây rối trật tự nơi công cộng. Chú cũng sẽ phải ra tòa đấy, nếu sự việc này hoàn thành.
Bố con bé thấy vậy mới tròn mắt sợ, bảo thế à, tôi đâu có biết
Về nhà tôi cũng nói lại ý này với mẹ tôi. Cụ tỏ ra trình độ pháp lý không i tờ chút nào như ông bố kia.
Mẹ tôi nói, không phải tôi không biết điều ấy nhưng tôi thấy chỉ có cách ấy mới cảnh tỉnh được bọn họ. À, nhân đây tôi muốn nhắc lại với anh một câu chuyện nếu không nói thì sợ quên mất. Hôm qua đài có nói, Ban Kiểm tra Trung ương vừa công bố tội trạng của bọn có chức có quyền. Trong số này, tôi thấy tội của thằng cha chủ tịch tỉnh nào đó thật là xấu xa, bỉ ổi, đáng chém nhất. No ăn ấm cật nó dậm dật khắp nơi. Quan phụ mẫu của dân gì mà lại bỏ tiền, cũng tiền thuế của dân chứ ai, để chơi hết đứa con gái vị thành niên này đến đứa khác. Những đức đồi bại như thế sao không nghĩ đến cảnh hôm nào đó có bọn côn đồ đón đường lôi con gái lão ra mà hiếp. Con gái người ta cũng như con gái lão, cũng là của đau con xót cả chứ.
Con thấy cách tốt nhất để trị bọn dê xồm có chức có quyền này là tiêm thuốc triệt dục, thành bò thiến, trâu thiến luôn… Có thế chúng mới tởn!
Mẹ tôi lại cười im lặng, tôi đã tưởng cụ không còn gì để nói nữa. Nào ngờ bỗng dưng cụ lại hỏi. Này số tiền tuất của bố anh cả chục năm nay tôi không tiêu, cộng với tiền của vợ chồng anh rồi của thằng cháu đích tôn cho nữa, tôi không tiêu, nhờ anh gửi tiết kiệm đến nay được độ bao nhiêu rồi nhỉ? Chắc cũng phải đến vài chục triệu?
Tôi không nhớ rõ nên không trả lời mà hỏi lại:
-Bu định dùng tiền ấy làm gì?
-Thuê người biểu tình! Bu có điên không đấy?
- Bu không điên đâu. Bu tỉnh, tỉnh hơn mọi khi rất nhiều. Bu định trả cho mỗi người một trăm ngàn đồng. Họ chỉ có việc đi bộ từ đây ra huyện thôi. Không phải nói năng hoặc hô khẩu hiệu gì hết. Trăm người mới hết mười triệu. Như vậy đoàn của bu cũng phải được ba trăm người. Xếp theo hàng một, người trước người kia cách nhau khoảng hai mét thì cũng đủ dài hết phố huyện rồi.
Tôi hoảng quá. Quên cả giữ gìn, tôi quát lên:
-Sao mà bu ngu thế? Mắc tội phá rối trật tự công cộng đấy bu ạ.
-Khốn khổ có làm gì đâu mà phá rối. Bu không cho họ hò hét, không cho họ hô khẩu hiệu. Chỉ đi lặng lẽ với mỗi tấm băng và một bức ảnh dẫn đầu!
-Băng gì?
-Đả đảo những tên cường hào mới cướp đất của dân.
-Ảnh ai? Bu định dùng ảnh ai?
-Ảnh thầy anh! Ông Hương Tích.
Tôi tròn xoe mắt, kinh ngạc. Mẹ tôi mất trí rồi sao? Bố tôi làm gì có bức ảnh nào.
Cứ để mặc tôi đứng đó giải thích nào là bu ơi, bu biểu tình làm gì, người ta có cướp không của bu đâu. Mẹ tôi hình như không thèm nghe tôi nói, cứ lẳng lặng lần mò rờ rẫm vào trong buồng lôi ra cái hòm khóa chuông lâu nay vẫn để ở cuối giường mẹ tôi nằm ra mở. Cái hòm này thời cải cách bị Đội đem chia cho một người trong xóm nhưng mấy năm sau sửa sai người ta đã đem trả lại cho mẹ tôi. Đó là tặng phẩm ngày cưới ông bà nội tôi sắm riêng cho mẹ.
Lục lọi một lúc mẹ tôi đưa ra một cuộn giấy đã được bao bọc bên ngoài một tờ báo đã cũ.
-Ảnh đây! Anh mở ra đi.
Tôi mở cuộn giấy. Ôi, tôi không dám tin vào sự chính xác của mắt mình nữa. Một bức truyền thần! Đúng là một bức truyền thần, vẽ bằng mực nho. Nhưng hình ai đây? Mới trông thì có vẻ giống tôi, thậm chí giống cả con trai tôi nữa. Nhưng nhìn kỹ thì không phải. Chả lẽ đây lại là hình bố tôi? Đúng rồi, bố tôi, ông mất đã lâu nhưng trong trí nhớ tôi hình ảnh ông vẫn còn rõ mồn một.
-Thầy con! Thầy con! Phải không bu?
-Chứ còn ai vào đây nữa!
-Vậy ai vẽ bức này?
-Bu!
-Bu?
Tôi hỏi lại vì không tin. Tôi hỏi thêm lần nữa:
- Bu không nói dối con đấy chứ!
- Có người mẹ nào lại lừa dối con hả anh!
- Nhưng sao bu vẽ được và vẽ lúc nào?
- Bu vẽ, trước khi bu bị hỏng mắt.
- Bu lấy mẫu ở đâu? Thầy con không có một bức ảnh!
- Bu vẽ bằng trí nhớ và trong nỗi nhớ thầy anh…
- Mà sao bu vẽ được
Mẹ tôi tủm tỉm cười:
-Anh vô tâm thật đấy. Ngày trước, bu đã chả từng kể với anh, dòng họ bên nhà bu rất có khiếu về hội họa à? Bác Ba Tuyển là anh trai của bu ngày xưa chả từng học ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là gì. Ngày ấy mỗi kỳ nghỉ hè, từ Hà Nội về quê bác thường bắt bu phải ngồi lại để bác dạy vẽ truyền thần.
-Con nhớ! Nhưng con đâu nghĩ bu vẽ đẹp và giống thế này. Vậy bu cho xin bức này để con đặt lên bàn thờ thay vào chỗ trống trên bàn thờ lâu nay nhá. Còn chuyện đất đai, thôi, bu ạ, mẹ con mình cứ từ từ giải quyết. Làm rối lên chả có lợi gì đâu! Dục tốc bất đạt mà! Bu chả hay dạy con thế là gì.
Mẹ tôi im lặng. À, thì ra lời mẹ tôi nói cách đây ít lâu, sẽ cho tôi một bức truyền thần để đặt lên bàn thờ, không ngờ bức đó là đây.
Tình yêu của các cụ thế hệ trước mãnh liệt và thiêng liêng thật!
Tôi chỉ biết cúi đầu bái phục, bái bái phục
Vì tính khí mẹ tôi như thế nên ít lâu sau, tòa dân sự mở phiên phúc thẩm, nhận được giấy báo tôi không báo cho mẹ tôi biết, lẳng lặng đến dự một mình
Tôi không ngờ lại gặp được chị Tý ở phiên tòa này. Chị Tý bảo chị ở Hà Nội vừa về lúc sáng sớm do nghe tin hôm nay dưới quê mở lại phiên tòa
Đại diện Công ty Phú An hôm nay vẫn là anh thanh niên mặt hoa da phấn hôm trước
Chị Tý bảo chị phải nói dối gia đình là về quê dự một đám giỗ người trong họ nên Bùi Bùng để chị đi mà không chút nghi ng
Chị đề nghị hội đồng xét xử cho chị tham gia phiên tòa với tư cách là người có liên quan. Hội đồng xét xử buộc phải chấp nhận
Mọi trình tự phiên tòa vẫn diễn ra đúng như phiên sơ thẩm. Nghĩa là bên nguyên đơn là tôi vẫn tiếp tục bảo vệ cái đúng của tôi, bên bị đơn vẫn một mực nại rằng họ không có lỗi gì trong chuyện đất đai này cả
Không khí phòng xử án chán phèo, nhạt nhẽo
Và sẽ còn tiếp diễn tình trạng này, nếu chị Tý không đứng lên và nói: “Tôi có tình tiết mới xin được trưng ra”
Chị nói khá dài nhưng trơn tru, chứng tỏ chị đã chuẩn bị từ lâu
 Theo chị, lâu nay cái vướng mắc và nổi cộm nhất trong các vụ án đất đai là mục đích các nhà doanh nghiệp họ mượn tay Nhà nước lấy đất của dân là để làm gì. Cái mà bà con sợ nhất là đất của họ bề ngoài nói là thực hiện dự án này dự án nọ, mới nghe tưởng là ích quốc lợi dân nhưng đi sâu vào thực chất bên trong mới biết đó là chuyện đầu cơ, là kinh doanh địa ốc để kiếm về những món lợi kếch xù một khi đất đai lên giá. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng nơi đó đang tiềm ẩn một điều khác biệt mà chỉ những người trong cuộc mới rõ. “Miếng đất thổ cư của gia đình cụ Hương Tích và con trai cụ ngồi đây (chị nhìn sang tôi), đang có tranh chấp với Công ty Phú An tôi nghĩ cũng không ngoài tình trạng đó”
Để rõ ý hơn, chị nói: “Tôi xin tiết lộ một chi tiết không bình thường, vâng rất không bình thường chút nào. Lâu nay, tôi cứ nghĩ con trai tôi, giám đốc Công ty Phú An, mặn mà với mảnh đất này là do cháu nó muốn thành lập tại đây một trang trại nuôi mèo đen để làm thực phẩm, kèm theo là du lịch sinh thái, là thu hút khách du lịch thập phương, là bảo vệ nguồn gien quý hiếm… Một mục đích thật khó khả thi mà nghe xong nhiều vị ngồi đây không khỏi bật cười. Ai cũng tưởng như thế mà hóa ra không phải như thế đâu thưa quý tòa. Con trai tôi sốt sắng làm công việc này chính là vì một mục đích khác. Vì cái gì, thưa Hội đồng xét xử, xin các ông đừng ngạc nhiên, khi tôi nói ra điều này. Vì cái kho báu, nói rõ hơn là cái kho vàng mà anh ta nghi ngờ đang còn ẩn giấu dưới mảnh đất này. Câu chuyện bắt đầu từ những lời trăn trối vào giây phút lâm chung của bố chồng tôi với chồng tôi, rồi sau đó chồng tôi lại nói lại cho con trai tôi, tức là cho Bùi Bùng, theo cái lễ giáo cha truyền con nối tự ngày xưa
Do là phận dâu con, nên mọi người đàn ông trong nhà bao nhiêu năm nay đều tìm cách giấu tôi, kể cả con trai tôi nó cũng thế. Mãi gần đây do nhận thấy có điều khác thường dành cho miếng đất, tôi mới để thời gian tìm hiểu và tôi mới biết được sự thật. Tôi đã vào tận Tây Nguyên gặp một ông già năm nay ngoài 90 tuổi, người đã có thời gian cùng ông Hương Tích, và bố chồng tôi đào hầm cất giấu kho báu này
Đó là một hòm vàng và đá quý, sản phẩm của “Tuần lễ vàng” của địa phương, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp mà cách mạng giao ông Hương Tích cùng mấy người thân tín của ông cất giữ. Kho báu ấy sau đấy chưa kịp chuyển đi thì ông Hương Tích theo sự phân công của cách mạng phải lên bốt lập hội tề ấm ớ, còn bố chồng tôi thì bị ốm chết và cụ già kia bị lính Pháp bắt trong một lần họ càn quét vào làng rồi tống giam ở nhà lao Buôn Ma Thuột. Ông cụ này sau khi được ra tù đã ở lại lập gia đình và sống với Tây Nguyên từ đó cho đến hôm nay. Thời gian dễ cũng đã năm chục nă
Cụ già Tây Nguyên đã xác nhận với tôi hòm vàng chôn dưới nền nhà ông Hương Tích ngày xưa là chuyện có thật
Cả phòng xử án lặng đi rồi lại ồ lên lời bàn tán. Mọi người nhìn chị Tý như nhìn một nhân vật từ xứ sở xa xôi nào đi đến. Vì có ai lại công khai vạch trần công việc làm ăn của con trai trước mọi người như thế bao giờ. Với lại giá trị một hòm vàng đâu có phải là ít. Cũng có người nhìn tôi, nét mặt biểu lộ sự vui mừng. Bắt cua được ếch nh
Có người nói vào tai tôi
Phiên tòa bỗng dưng hóa ra căng thẳng và hấp dẫn
Vị chủ tọa phiên tòa đã phải đứng lên giải thích
Kính thưa quý Tòa! Kính thưa bà con! Chúng tôi nghĩ đã là tài sản của cách mạng thì phải trả về cho cách mạng, cho nhân dân… Không ai có quyền tơ hào dù một lai, một chỉ. Còn với phần tài sản dưới lòng đất thì hiện nay cũng đã được Nhà nước quy thành luật rồi. Chúng ta cứ chiểu theo đó mà thi hành.
Vì có thêm tình tiết mới phát sinh, vị chủ tọa phát biểu, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm hôm nay lại, để bổ sung thêm tình tiết và sẽ đưa ra xét xử trong một thời điểm thích hợp.
Chị Tý và tôi cùng ra về. Chị đi taxi, còn tôi vẫn kẽo kẹt chiếc xe đạp.
Tôi vừa định nói lời cảm ơn chị thì chị đã lên xe phóng mất. 
Tôi vẫn giấu không cho mẹ tôi biết diễn biến của phiên tòa phúc thẩm, đặc biệt là ý kiến khác thường của chị Tý. Những cơn sốc gần đây đã làm mẹ tôi suy sụp lắm rồi.
Nhưng tôi làm sao giấu mãi được. Một sự cố tôi không ngờ đã xảy ra sau đó mấy tiếng đồng hồ đã làm nổ tung tất cả.
Đêm ấy, vào lúc chưa khuya lắm, cái đài bán dẫn vừa kết thúc chương trình đọc truyện đêm khuya và gió ngoài trời vừa bắt đầu thổi rất mạnh như hàng trăm con ngựa đang lồng lên, đang hí, mẹ con tôi vừa tắt đèn định đi ngủ thì có tiếng gõ vào cánh cửa rất dồn dập. Tôi giật mình, tính đến một chuyện không hay, vì xưa nay giờ này không ai gọi thế bao giờ. Tôi ghé miệng hỏi, thì bên ngoài chỉ có tiếng đàn ông đáp lại cộc lốc:
-Mở cửa, rồi sẽ biết!
Tôi chưa kịp phản ứng thì hai cánh cửa gỗ mỏng mảnh đã bị bật tung ra bằng một cú đạp rất thô bạo. Biết có chuyện chẳng lành, tôi quay vào định bật đèn thì đã bị một bàn tay mạnh như của lực sĩ kéo lại bảo không cần
Lập tức năm, sáu người rầm rập ập vào nhà. Người nào cũng trùm kín vải đen, kể cả khuôn mặt của họ.
Tôi run bắn người. Mẹ tôi còn run hơn
- Các ông muốn gì
Mẹ tôi hỏi. Vẫn giọng đàn ông, chắc là của tay đứng đầ
-Chúng tôi đến để đào vàng dưới nền nhà bà!
Mẹ tôi trở dậy, mò mẫm bước ra ngoài, sẵng giọng
-Ai bảo các ông như thế?
-Ai bảo không cần biết. Cái cần lúc này là các người phải ngồi im cho chúng tôi làm nhiệm vụ.
Mẹ tôi cười thành tiếng:
-Bị mắc lừa rồi đấy, các ông ơi!
-Bà đừng nhiều lời. Có người cam đoan là dưới nền nhà bà có cả một hòm vàng mà. Vàng của cách mạng!
-Vàng của cách mạng thì phải trả lại cách mạng chứ. Nhưng mà tôi cam đoan với các ông là không có vàng. Có chăng chỉ là mấy cái hòm tài liệu mà ngày xưa khi chôn xuống đất ông Tích nhà tôi nói dối mấy ông cùng đào hầm chôn giấu đó là vàng. Là vàng của cách mạng. Cũng là nói cho vui ấy mà. Khổ, ngày cải cách tôi cũng đã khổ vì chuyện này rồi! Thôi thế là các ông bị họ lừa, họ lỡm rồi.
Họ vẫn không tin lời mẹ tôi. Vẫn cứ ánh đèn pin chiếu loang loáng. Tôi vừa kịp nhận ra cái hất hàm bí hiểm của tay toán trưởng thì bất thình lình trời đất tối sầm lại. Họ bịt chặt mắt tôi. Rồi trói quặt hai tay tôi ra sau lưng buộc dính chặt người tôi vào cây cột nhà. Tôi vừa định kêu lên thì đã bị một miếng giẻ nhét chặt vào miệng. Tôi đoán ở góc nhà bên kia mẹ tôi cũng đang bị như tôi. Nghe tiếng cụ rên ư ử, tôi chỉ muốn đạp tung ra để cứu mẹ nhưng không được. Vẫn tiếng thằng toán trưởng:
-Cơm không muốn lại muốn ăn cứt hả. Đã vậy chúng tao đào.
Bỗng ngoài sân có ánh đèn pin lóe lên loang loáng. Tiếp đến lại một ánh sáng của một chiếc đèn pin khác.
Tiếng chị Tý lanh lảnh:
-Cụ và cậu ngủ cả rồi à? Sao mà ngủ sớm thế?
-Chết rồi! Mẹ ông giám đốc!
Cả bọn đạp cửa chạy thục mạng.
Chị Tý bật đèn điện trong nhà. Mọi sự rõ như ban ngày
Chị Tý và anh thanh niên, mà chị bảo là người cháu bên nhà chồng cùng vội vàng xúm vào cởi trói cho hai mẹ con tôi. Chị mếu máo:
-Ôi, sao mà nên nông nỗi này? Cũng may là chúng cháu đến kịp! Tụi nó đã làm gì bà và cậu chưa ạ? Thôi, con dại cái mang, cháu cắn cỏ xin lỗi bà và cậu.
Chị ôm lấy mẹ tôi mà khóc. Rồi chị lại nắm tay tôi vuốt ve an ủi như ngày nào mỗi lần tôi giận chị.
Bất thình lình đang ngồi chị bật thẳng dậy, lao đến bàn thờ bố tôi, túm lấy bó hương thật lớn, bật lửa đốt cháy phừng phừng. Chị phủ phục dưới nền đất trong khói hương mù mịt! Gian nhà im lặng nặng nề. Chỉ có những cơn gió bên ngoài là vẫn xao xác thổi một cách yên lành như không hề biết trong nhà tôi vừa xảy ra một chuyện không bình thường.
8
Bốn mươi lăm năm qua, đã thành lệ, cứ khoảng 4 giờ chiều, ngày nào cũng như ngày nào, nắng cũng như mưa, hoàng hôn lạnh hay chiều tà nóng, mẹ tôi lại khóc. Nước mắt của bà đã thành ao, thành hồ, bào mòn cuộc đời bà, làm đôi mắt long lanh hồ thu của cô Cốm năm nào thành hai cái hố sâu hoắm đục lờ chứa đầy bóng tối. Hôm nay, mẹ tôi khóc vì những gì mẹ được chứng kiến khi kết thúc câu chuyện này…  
Gò Vấp, ngày 4 tháng 1 năm 2010 
Nguyễn Khoa Đăng 

Hát Cho Người Nằm Xuống

Chiều xuống Ia Drang

Bỗng ao ước được một lần nhìn lại,
Ánh hoàng hôn trên thung lũng Ia Drang...
Mặt trời chiều thắm đỏ sắc máu loang, 
Chợt tắt ngúm bởi âm vang tiếng súng !
Giữa trận mạc anh không hề nao núng,
Chiến đấu rồi lặng lẽ ngắm hoàng hôn.
Một phút thăng hoa, phát súng đoạt hồn...!!
Anh đi mãi xa lìa Ia Drang kỷ niệm...
Hoa vẫn nở trong ráng chiều tắt lịm,
Hoàng hôn về,... lặng ngắt chiến trường xưa !

Plei me giờ cũng gió mưa,
Trên đồi quạnh vắng hồn xưa có về ?!
NM

HOÀNG HÔN TRÊN THUNG LŨNG IA DRANG

    Phía Tây của căn cứ Lực Lượng Ðặc Biệt Plei-Me là rừng bằng phẳng trải dài hằng mấy chục cây số, đến tận biên giới Việt-Miên; các hướng khác thì địa thế chập chùng đồi núi. Cái biển màu xanh lá cây ngút ngàn đó khiến tầm nhìn nhòa đi với sương khói huyền hoặc ở chân trời thoáng điểm vài cụm núi xa tít tắp, xanh lơ, và người nhìn tự hỏi núi hay ảo giác. Những buổi trưa, khi mặt trời hơi chếch đỉnh đầu, những tảng mây đen khổng lồ xê dịch ngang qua hắt những vùng bóng râm di chuyển trên cái mặt phẳng rừng cây bao la làm người ta nghĩ đến câu “bóng chiều dần lan” trong một bài hát nào đó.
    Ðó là thung lũng Ia Drang, thuộc cực Tây Pleiku, mà trên bản đồ quân sự là một vùng sơn màu xanh nhạt với những vòng cao độ không “nhặt”. Ðịa danh này nhắc nhở nhiều chiến binh Mỹ về trận đụng độ long trời của Sư Ðoàn Một Không Kỵ với lực lượng Bắc Việt, tiếp theo sau trận thư hùng bảy ngày đêm mà cứ điểm Plei-Me vẫn đứng vững. Và đó là thung lũng tử thần, có lẽ đối với cả đôi bên, tuy rằng Sư Ðoàn Một Không Kỵ đã ghi một chiến thắng.
    Ðặc điểm của thung lũng tử thần đó là vẻ đẹp kỳ lạ của nó dưới ánh chiều tà. Khi mặt trời đỏ rực và tròn vành vạnh còn cách chân trời khoảng một gang tay, hắt những tia sáng vàng rực rỡ xuống mặt phẳng lá xanh thẳm lợp kín cả một vùng bao la, người ta có cảm tưởng thung lũng đang chìm trong đám bụi hồng từ trên không rơi rụng xuống. Rồi màu vàng rực rỡ đổi dần sang màu thẩm trong khi thung lũng xanh chuyển dần sang màu xám, rồi nâu thẩm, và cuối cùng một biển đen ngòm ngự trị đến tận chân trời chỉ còn một hửng sáng yếu ớt. Thế là đêm đen đã đến, đêm Plei-Me huyền hoặc, bí hiểm! Và tôi chưa từng thấy ở một nơi nào bóng đêm dày đặc như thế. Ðất vùng Plei-Me đỏ bầm, và rừng lá đen thẩm, cả một môi trường không phản chiếu một chút ánh sáng nào của trăng sao. Cho nên những giây phút thoi thóp của mặt trời sắp lặn bỗng quý và luyến lưu hơn trước cái rình rập của đêm thăm thẳm.
8
    Trong tổng số gần bốn trăm con người ở cứ điểm này, người duy nhất chia sẻ những hoàng hôn phía Tây Plei-Me với tôi là viên sĩ quan cố vấn Mỹ, đại úy Timothy Scott. Chỉ vài ngày sau khi thuyên chuyển đến Plei-Me tôi đã để ý ngay cảnh chiều trên thung lũng phía Tây trại, và tôi vẫn thường ngắm nhìn cảnh vật ấy một mình. Rồi một buổi chiều, hai chúng tôi đứng cạnh chiến hào trao đổi vài điều về công vụ. Tình cờ chúng tôi cùng ngưng nói, ngắm nhìn chân trời ửng hồng với những cụm mây nhiều màu sắc nằm vắt ngang, rồi gần hơn, chúng tôi nhìn thung lũng Ia Drang trải dài dưới những tia nắng vàng rực rỡ cuối ngày. Scott thốt lên:
    – Beautiful beyond words (đẹp không thể tả).
    Tôi nói một câu biểu đồng tình, và không nghĩ ông ta thực sự rung cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, viên sĩ quan nhà nghề này, một người đã từng ra vào vòng lửa đạn từ những ngày chiến tranh Triều Tiên. Sau đó ít lâu, thêm một sự việc nữa mới khiến tôi thừa nhận Scott có ít nhiều đồng điệu với mình. Số là một buổi chiều khác, vì có việc tôi phải bước vào team house (câu lạc bộ của toán Lực Lượng Ðặc Biệt Mỹ). Một trung sĩ trẻ đứng nhìn qua cửa sổ buổi chiều đang xuống chầm chậm trên thung lũng và chậm rãi nói, “sunset on Ia Drang valley”. Cả toán cười ầm lên. Tôi tò mò hỏi vì sao họ cười. Powers, viên hạ sĩ quan già, thượng sĩ thường vụ của toán, giải thích:
    – Ðó là câu nói của đại úy Scott hầu như mỗi khi ông đứng nhìn cảnh mặt trời lặn trên thung lũng đó, và nó đã trở thành giai thoại gắn liền với toán A-241 này.
    Nghe vậy, tôi ngẫm nghĩ, hắn ta quả có một rung cảm thật sự với cảnh trí hoàng hôn ở đây đấy chứ.
    Tôi bắt đầu làm thân với Scott hơn, và hài lòng thấy rằng tâm hồn y đã cảm ứng với tâm hồn mình. Y nói về cảnh đẹp thiên nhiên ở nhiều nơi y đã đi qua, y nói đến người vợ đang cách xa nửa vòng trái đất, về những đồng điệu của bà ta với chồng. Y cho tôi xem nhiều đoạn thư của vợ, những đoạn nói về cái khuynh hướng lãng mạn của bà ta. Có một đoạn bà ấy tả một cây cầu lúc hoàng hôn trên hồ Superior ở tiểu bang Wisconsin, nơi gia đình Scott ở. “Thật kỳ lạ, những tia nắng cuối ngày có thể biến đổi một công trình xấu xí trên nước thành một cảnh đẹp tĩnh mịch và hoang liêu. Em có thể tìm thấy một yên tĩnh cho tâm hồn, điều mà dưới ánh sáng chói chan của một ngày dài nó biến đi đâu mất. Và vì thế em yêu những hoàng hôn vô cùng.”
    Và mối liên lạc giữa hai trưởng toán Lực Lượng Ðặc Biệt, một Việt, một Mỹ dừng ở mức thân mật, dễ chịu đó cho đến ngày tôi lại được điều động đi nơi khác.  
    Jennifer khệ nệ mang cuốn ảnh gia đình ra và lật ngay trang có bức hình nàng muốn khoe với tôi:
    – Ðể ông nhìn lại một bức hình từ Việt Nam.
    Tôi nhìn bức ảnh màu chụp một cảnh hoàng hôn – hay bình minh, không biết nữa – tuyệt đẹp. Nhưng bức hình làm tôi nao nao. Rồi tôi nhận ra hình thù quen thuộc của ngọn núi Chu Prong xa tít tắp, mờ trong sương khói trên cái biển lá rừng trùng điệp đó. Tôi khẽ lặp lại từ vô thức một âm vang xưa cũ:
    – Sunset on Ia Drang valley.
    Jennifer bỗng trờ người tới:
    – But how? (Nhưng làm sao ông biết?)
    Tôi hỏi lại bà ta:
    – Có phải Tim?
    Jennifer khẽ gật đầu.
    Tôi bắt đầu kể sơ lược về những ngày tháng cũ ở Plei-Me với đại úy Timothy Scott mà sau này thân mật hơn tôi chỉ gọi Tim. Người đàn bà chăm chú nghe, nhưng trong ánh mắt bà ta tôi cảm nhận một vẻ gì xa vắng. Luật của đời sống, tôi nghĩ. Ông chồng đến bên vợ, và Jennifer quay sang ôm chồng rồi nói:
    – Em xin lỗi mình nhé. Chẳng qua bức hình cũ lại liên quan đến người đàn ông này, thế thôi. Ông ấy từng ở chung với Tim tại vùng này.
    Người chồng nở nụ cười rộng lượng:
    – Ồ, thật à? Nhưng mọi sự vẫn có thể xãy ra. Tình cờ là một phần của đời sống mà.
    Jennifer nói:
    – Ðây là bức ảnh cuối cùng trong đời Tim. Lúc người sĩ quan đại diện bộ chỉ huy đến trao lại cho tôi những tư trang của anh ấy, tôi có nhận một máy ảnh trong đó cuộn phim chỉ mới nhảy đến số 2. Tôi không sử dụng tiếp, và đem phim đi rửa. Chỉ có tấm ảnh này thôi. Theo báo cáo của đơn vị thì anh ấy bị địch bắn tỉa trong lúc đang chụp ảnh.
    Tôi nói với Jennifer rằng tôi cũng nghe tin như thế, bởi vì khi xảy ra biến cố kia thì tôi đã được thuyên chuyển về vùng Sài Gòn trước đó ít lâu. Tin chỉ có thế, nhưng tôi còn biết nhiều hơn những gì cấp chỉ huy của Scott biết về vụ này.
200581232848782cb7
    Căn cứ Plei-Me hình tam giác. Ngoài những pháo đài nằm dọc chiến hào phòng thủ, tại ba góc nhọn của trại còn có ba pháo đài chính mà hỏa lực từ đó có thể bao quát một xạ trường vòng cung trước mặt và hai xạ trường dọc theo hai cạnh của trại. Mỗi pháo đài có một tên bằng số. Tim Scott đã chết trên nóc bằng của pháo đài chính ở cái góc trại nhô về hướng Tây, pháo đài số 6. Pháo đài này là điểm nguy hiểm nhất, vì là nơi địch vẫn thường bắn tỉa, cho nên không ai bén mảng lên nóc, ngoại trừ tối cần. Nhưng oái oăm thay, nóc pháo đài số 6 lại là nơi ngắm nhìn hoàng hôn tuyệt đẹp, và không có nơi nào trong trại thay thế được. Tôi và Tim thỉnh thoảng vẫn liều mạng phóng lên nóc bằng đó ít giây nhìn cảnh mặt trời lặn cho “mãn nhãn” rồi lẹ làng rút lui.
    Có lẽ Tim đã nói nhiều với vợ về hoàng hôn vùng này qua những thư viết từ Plei-Me. Có lẽ Tim đã muốn chụp vài tấm ảnh hoàng hôn cho vợ vì Jennifer đã bày tỏ ao ước được xem ảnh hoàng hôn trên Ia Drang. Nhưng mọi sự bây giờ đã là quá khứ – một quá khứ đã đi theo với người chết một phần, còn ở lại trong tôi một phần thì không gợi hứng để kể lại với người đàn bà một thời cũng đã can dự vào nó – thì phỏng có ích lợi gì soi rọi thêm vào mớ sự việc của ngày xưa đó. Tôi chẳng nói điều gì thêm về “những ngày xưa thân ái” với Tim Scott, và đôi vợ chồng này có vẻ cũng muốn mọi sự xưa cũ hãy theo tháng ngày ngủ yên. Tôi lại nghĩ ngợi miên man. Không biết Jennifer còn giữ được tâm hồn lãng mạn của ngày xưa, tâm hồn mà tôi có dịp biết đến ít nhiều qua những đoạn thư Tim cho tôi đọc. Không biết bà ta nghĩ gì về chiến tranh, về cái chết phi lý của chồng cũ. Tôi lại nghĩ đến những đoàn quân ma năm xưa trong cái vùng hoàng hôn đó. Rồi tôi nghĩ đến tên du kích đã đưa súng nhắm và bóp cò kết liễu cuộc đời của Tim. Không biết tất cả có bao giờ ngắm hoàng hôn trên thung lũng mà họ ẩn trú. Tôi chẳng trách cứ ai. Trong chiến tranh người ta vẫn chém giết nhau trước những cảnh trí hoàng hôn hay bình minh rực rỡ. Có điều là trong những ngày ở Plei-Me có lần tôi đã thấy mình thầm mơ được trở lại trong một ngày dứt chiến chinh để không còn nhìn hoàng hôn với nỗi chết rình rập trong hồn. Và bây giờ thì sao? Chiến tranh đã chấm dứt, dù không theo dự kiến của tôi. Tôi nghĩ, thiên nhiên thì muôn đời vẫn thế, miễn là con người đừng tìm cách biến đổi nó, và miễn là con người có được tĩnh tâm để nhìn ngắm nó.
182344_10200372077807365_149623814_n
    Tôi cám ơn cặp vợ chồng Mỹ về bữa cơm chiều họ đãi tôi với tình bạn đồng sở. Trên đường về tôi vẫn còn tư lự, tuy không rõ mình đã cảm xúc những gì. Tôi bỗng lóe lên ý nghĩ xin làm một phó bản của bức ảnh mình vừa được xem. Ðể làm gì? Ðể hình dung lại một cảnh trí mình đã dự, để sống lại cái cảm giác bất an xưa cũ, hay chỉ thuần muốn lưu lại một cái gì từ một khung trời tuổi trẻ, như những ai đó đã từng làm? Có thể tất cả các điều đó, nhưng có một điều tôi biết rõ là bức ảnh hoàng hôn của Tim Scott nói riêng với tôi nghìn lời. Tôi không biết khẩu độ ống kính máy ảnh của anh ta bao nhiêu. Tôi không rõ tốc độ phim anh đã dùng. Nhưng cần chi những yếu tố đó. Tôi nhớ lời một anh lính thuật lại, “ông đại úy Mỹ chỉ vừa đưa máy ảnh lên nhắm là bị bắn ngã ngửa”. Và bây giờ tôi được Jennifer cho xem bức hình độc nhất chồng cũ của bà ta để lại. Hai sự kiện ấy cho tôi một nghĩa lý thật não lòng.
    Tôi không tin Tim đã chụp bức hình này một ngày nào trước khi anh bị rủi ro, vì nếu đã có bức hình rồi anh ta đã không liều lĩnh leo lên lại cái tử giác đó. Tôi cũng không tin Tim đang nấn ná định chụp bức ảnh thứ hai sau khi vừa bấm xong tấm thứ nhất thì bị bắn. Tôi hình dung một người đang nhắm cảnh vật qua khung kiếng hình chữ nhật của máy ảnh, một cảnh hoàng hôn trong đó có một người du kích đang ẩn mình, ghìm súng, và một người đang nhắm một hình bóng hiện rõ trong tia nắng chiều rọi lại từ phía Tây, một hình bóng nằm cuối đoạn thẳng tưởng tượng xuyên tâm lổ chiếu môn đến đỉnh đầu ruồi! Có thể Tim bấm nút máy ảnh trước. Có thể người du kích bóp cò súng trước động tác của Tim một khoảnh khắc nào đó, cũng không sao vì vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc viên đạn! Không hiểu sao, tôi bỗng có khuynh hướng nghĩ cả hai động tác xảy ra cùng một thời khắc.   

 HÀ KỲ LAM(Nguyễn Đình Hà)

Kết quả hình ảnh cho Mưa hoàng hôn bên  sông

HOÀNG HÔN MÀU TÍM

Mái chèo hoàng hôn
Mái chèo thong thả buông lơi,
Tay chèo giờ hẳn đến nơi an bình ?
Ơn đời, vui kiếp phù sinh...
Thinh không tĩnh lặng chỉ mình với ta !
NM
Kết quả hình ảnh cho truyện ngắn vể hoàng hôn

Buộc mái chèo vào hoàng hôn
Trời mùa thu dường như có thật nhiều những ngày mưa lang thang. Lá rơi phủ đầy trên con suối nhỏ, cạnh khu rừng mỗi ngày tôi vẫn thường đi qua. Những chiếc lá thu ướt nằm dưới ánh nắng sớm, màu sắc như sáng hơn lên. Thời gian vào lúc chuyển mùa, với những đổi thay đang có mặt chung quanh, thường khiến ta bước chậm lại.
    Mà trong cuộc đời cũng vậy, những thăng trầm, biến đổi cũng thường khiến ta bớt đi những hối hả. Đôi khi, những khó khăn bất ngờ trong cuộc sống cũng giúp ta dừng lại và ý thức được những tạm bợ và đổi thay của cuộc đời, và có một cái nhìn sâu sắc hơn.
Cái khăn sạch
Chúng ta bước chân vào con đường tu học thường với một mong muốn chuyển hóa được những phiền não, khó khăn của mình, và nếu như có thể thay đổi được chút gì cuộc sống chung quanh. Làm sao cho mỗi bước chân ta đi khởi lên những làn gió nhẹ làm mát cuộc đời, cho nơi này trở thành một cõi tịnh độ…
    Nhưng nếu như ta không nhìn thấy được gốc rễ của khổ đau, thì những gì ta làm, cho dù có hay đẹp đến đâu, cũng khó thật sự chuyển hóa được điều gì phải không bạn? Mà nhiều khi còn khiến cho cuộc đời này rắc rối thêm...
Tôi có đọc một câu truyện ngắn về chiếc khăn sạch của nhà văn Trần Quốc Tiến.  Có một ông bác bảo đứa cháu trai sáu tuổi lấy khăn lau cho sạch cái bàn để ông chuẩn bị tiếp khách. Thằng bé vâng lời, mang khăn lên lau bàn. Nhưng sau mỗi lần nó lau xong ông đều kiểm tra lại, và thấy cái bàn bẩn vẫn hoàn bẩn.  Người bác xem lại và hiểu ra nguyên do khiến thằng bé lau mãi mà cái bàn vẫn không thể sạch. 
    Ông hỏi: “Cháu có biết tại sao không?”, thằng bé thật thà bảo: “Dạ không ạ.”  Người bác đưa cho nó xem cái khăn rất bẩn, ôn tồn bảo: “Cái khăn này quá bẩn, cháu thấy không, cho nên cháu lau mãi mà bàn vẫn chưa sạch được là phải. Muốn lau bàn thật sạch, trước hết cháu phải giặt cái khăn cho sạch đi đã”.  Thằng bé vâng lời rồi đi giặt khăn.
    Chuyện đơn sơ thôi nhưng sâu sắc. Dùng cái khăn dơ để lau chùi thì vật được lau chùi ấy không thể nào sạch được, mà nhiều khi còn lại dơ hơn lúc chưa lau chùi.
    Cũng vậy, tôi nghĩ chúng ta cần một cái nhìn rộng lớn và sâu sắc hơn để thấy rõ được nguyên nhân của khổ đau. Trên con đường tu học ngày nay, chúng ta có rất nhiều những phương tiện hay mới để giúp mình an tâm, để nuôi dưỡng an lạc, để có sự vững vàng… Nhưng bạn biết không, nếu như ta không cẩn trọng thì sẽ không có gì thay đổi hết, nếu như mình không ý thức được những gì đang thật sự xảy ra, và thấy rõ nguyên nhân của chúng.
Ngày là ngày và đêm là đêm
Khi đứng trước một cây khô héo với những chiếc lá vàng úa, nếu ta biết chăm sóc cho gốc rễ của nó, thay vì chỉ tưới nước vào những chiếc lá, thì cây ấy sẽ dễ được xanh tươi hơn. Và thấy rõ được thực tại của mình như-nó-là, là một phương cách nhiệm mầu để chuyển hóa những khổ đau của mình.
     Trong Kinh Tương Ưng, Phật có dạy rằng chúng ta chỉ có thể chuyển hóa những lo âu, buồn giận, sợ hãi, khổ đau của mình bằng cách trở về và nhìn thấy rõ nó một cách chân thật.
Ngày xưa Phật thường đi vào những nơi rừng vắng để tham thiền. Vào những đêm khuya tối trời, mỗi tiếng động, mỗi cành cây khô gẫy, mỗi tàng lá lung lay, mỗi bóng một con thú đều có thể làm phát sinh lên trong ta một sự tưởng tượng, một nỗi khiếp sợ.
     Phật kể, nếu như nỗi sợ ấy phát sinh Ngài sẽ tĩnh lặng quan sát nó cho đến khi nào nỗi sợ ấy qua đi.
"Này Janussoni, lúc ta đang đi, nỗi sợ hãi kinh hoàng lại phát sanh. Biết vậy, ta không dừng bước, không ngồi xuống, không nằm, sáng suốt cương quyết đương đầu với thử thách và chế ngự nó.
    "Khi ta đang đứng, nỗi lo sợ cũng phát sanh. Biết vậy, ta không đi, không ngồi, không nằm, sáng suốt cương quyết đương đầu với thử thách và chế ngự nó.
    "Này Janussoni, có nhiều đạo sĩ cho rằng ngày và đêm cũng như nhau, Như Lai lại nói: 'Ngày là ngày và đêm vẫn là đêm' ".
Với một thái độ ôn hòa, tĩnh lặng và trong sáng
Trong khi những đạo sĩ khác nói với Phật rằng phương cách của họ là quán tưởng rằng ban đêm cũng giống như ban ngày, tuy trong đêm tối họ vẫn cảm thấy như ban ngày, nên không có một nỗi sợ hãi nào hết. 
    Nhưng Phật không đồng ý với điều ấy. Đối với Ngài thì ta chỉ cần quay về và đối diện với thực tại để thấy được gốc rễ của vấn đề, “ngày là ngày và đêm vẫn là đêm.” Phật không tránh né, cũng không tưởng tượng thêm gì khác, Ngài chỉ đơn giản thấy được những gì đang xảy ra như đang-là, và có mặt với nó một cách trọn vẹn.
    Và đức Phật đối diện với những nỗi sợ không phải bằng một sự tìm hiểu, phân tích, hay chịu đựng, mà bằng một thái độ từ tốn và ôn hòa. Ngài chuyển hóa chúng với một thái độ tĩnh lặng, trong sáng, không vội phản ứng. Mà sự tĩnh lặng, trong sáng ấy cũng đang có sẵn trong ta, nếu như mình biết buông bỏ để quay về nương tựa vào nó. Khi ta biết quay về để có mặt trọn vẹn, tuy không làm gì hết, mà những khổ đau lại tự nhiên được chuyển hóa.
    Bạn biết không, trên con đường tu học nhiều khi chúng ta vẫn mong tìm một phương pháp mới lạ nào đó để chuyển hóa khổ đau. Nhưng nếu như ta không trở về để thấy rõ được sự vận hành và sinh diệt tự nhiên của chúng, thì có lẽ sẽ khó có một phương pháp nào khác lại có thể giúp ta chuyền hóa chúng được. Đôi khi ta cũng giống như các vị đạo sĩ kia, lại vô tình chỉ muốn biến "ngày và đêm cũng như nhau"...
Buộc mái chèo vào hoàng hôn
Bầu trời hoàng hôn của một ngày thu có một vẽ đẹp rất riêng. Có những buổi chiều trên con đường về nhà, tôi nhìn những áng mây pha lẫn màu vàng tím nhuộm thẩm chân trời, thật đẹp. Dường như những sắc màu của mùa thu cũng đang vướng quyện trong áng mây cuối trời trong một không gian hoàng hôn. 
   Tôi nhớ đến một bài thơ của cụ Nguyễn Trãi viết trong một buổi chiều tà, khi ông lên thăm một ngôi chùa nằm trên núi cao,
Du Sơn Tự
Đoản trạo hệ tà dương
Thông thông yết thượng phương
Vân quy thiền tháp lãnh
Hoa lạc giản lưu hương
Nhật mộ viên thanh cấp
Sơn không trúc ảnh trường
Cá trung chân hữu ý
Dục ngữ hốt hoàn vương
Lên chùa trên núi
Buộc chèo vào hoàng hôn
Lên lễ Phật bước dồn
Mây về giường thiền lạnh
Hoa rụng suối đưa hương
Trời lặn, tiếng vượn gấp
Núi không, bóng trúc trườn
Trong cảnh thật có ý
Định nói, bỗng quên luôn.
Phạm Thảo Nguyên (dịch)
    Tôi thích câu thơ dịch ấy "Buộc chèo vào hoàng hôn."  Chiếc thuyền nhỏ trên sông dưới bóng chiều tà. Không gian trôi chạm nhẹ vào với thời gian. Ta có mặt ngay nơi đây rất tự nhiên mà không thấy một sự cố gắng nào hết. Chiếc mái chèo ngắn gác vào với bầu trời hoàng hôn, yên nghỉ. Không còn gì xao động. Nước sông tĩnh lặng.
    Trên con đường lên núi, mây trôi ngang qua một am thiền trống không, hoa rụng bên bờ suối hương tỏa ngát núi rừng, vạt ánh nắng vàng vắt ngang cuối chân mây, đâu đây tiếng vượn kêu giữa núi vắng không, bóng trúc đổ vươn dài theo ánh hoàng hôn.  Và giữa một hiện hữu trong sáng ta chợt ý thức rằng đâu có gì để thêm bớt, có một lời nào cần để nói nữa đâu...
Nguyễn Duy Nhiên

Hoàng hôn trắng
Cuộc thi vẽ đã bắt đầu. Mọi người chen chúc đến ngạt thở. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng động viên và cả tiếng… thở phì phì sau gáy. 
Ông họa sĩ già cố nhoài người, tay không thôi quạt chiếc quạt bằng mo cau cũ. Mười lăm thí sinh chăm chú pha màu, chấm từng nét vẽ. Nhìn qua một lượt, ông họa sĩ già dừng lại ở cô bé đen đúa cuối hàng. Con bé chừng mười ba tuổi, mái tóc vàng hoe vì cháy nắng. Dáng người gầy còm. Gương mặt xương xương. Chỉ có ánh lên đôi mắt sáng, trong veo lanh lợi. Ông xem lại danh sách. Một thí sinh tự do nhỏ tuổi nhất trong số các thí sinh còn lại. Một thí sinh đến từ nơi xa nhất của tỉnh, miền rừng núi phía tây. Và ông bắt đầu chú  ý tới cô bé này. Từ đầu buổi tới giờ không thấy người nhà đi kèm cũng chẳng thấy cô bé này hé răng nửa lời, cứ lầm lì vẽ. Nhìn gương mặt gầy ông thấy phảng phất một nỗi buồn. Ông im lặng quan sát. Cái cọ cũ kỹ trên tay con bé đưa đi đưa lại nhanh thoăn thoắt, nét cọ phơn phớt như con học trò (con vật nhỏ có sáu chân dài) cứ vờn trên nước. Trên giá vẽ mau chóng hiện ra dòng sông lượn lờ với mặt nước êm như ru. Hai bên triền sông, cỏ xanh mướt, đàn trâu gặm cỏ hiền hòa. Xa kia, ánh mặt trời vàng óng đang khuất dần sau núi. Những tia nắng cuối ngày hắt lên rực rỡ cơ hồ những vệt dài cắt vào chòm mây làm pha nhiều sắc trên nền trời xanh. Ông họa sĩ gật gù. Bức tranh hoàng hôn mau chóng hiện ra trên giá vẽ, thật nhanh và thật đúng là một cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, yên bình nơi thôn dã. Ông liếc qua những thí sinh còn lại, hầu hết còn đang dang dở. Nhìn đồng hồ trên tay, thời gian còn lại quá nửa, ông họa sĩ tính đi đâu đó cho bớt cái nồng mùi mồ hôi trong hội trường. Toan đứng dậy thì ông nhìn thấy con bé đang pha một lọ màu trắng. Quái lạ, bức tranh gần như hoàn thành rồi còn pha thêm màu trắng làm gì nữa, hay là cô bé này định điểm thêm vài cánh cò. Thế thì quá tuyệt còn gì. Ông thoáng nghĩ và ngồi nán lại. Bàn tay gầy như que củi run run pha màu. Nhưng ôi, đột nhiên con bé khóc. Mọi người bàn tán, cả ông cũng bất ngờ. Con bé khóc không thành tiếng nhưng nước mắt chảy dài thành từng giọt, từng giọt. Nhiều tiếng hỏi thăm. Con bé chỉ lắc đầu và tiếp tục pha màu. Đôi bàn tay run hơn, thỉnh thoảng cánh tay gầy ấy đưa lên quệt ngang nước mắt. Mồ hôi và nước mắt làm mái tóc xơ rồi dính bê bết trên gương mặt xương trông thật tội nghiệp. Cái áo trắng cũ cũng đẫm ướt, những hạt mốc đen cứ dần hiện ra. Ông họa sĩ chẳng biết làm gì, ông ngồi chăm chú theo dõi những động thái tiếp theo của cô thí sinh nhỏ kỳ quặc.
- Ôi trời! Con bé điên rồi… Ông sửng sốt khi cành cọ trắng phết ngang lên bức tranh hoàng hôn không một chút do dự. Ông nhổm người dậy định can ngăn. Nhưng ông lại ngồi xuống và quan sát tiếp. Ánh mắt ông họa sĩ già giờ chú tâm hơn vào cô bé, hay  nói đúng hơn là chú tâm vào từng nét cọ trên bức tranh của cô bé đang vẽ. Đôi mắt họa sĩ vẫn còn tinh anh lắm nhưng vẫn phải nheo lại theo từng đường cọ. Mỗi lần cái cọ trên tay cô đưa một vệt trắng lên bức tranh hoàng hôn thì cứ như vết dao cứa vào ông. Cái trán với làn da đen đầy vết đồi mồi giờ lại thêm những vết nhăn. Cái quạt mo trên tay vẫn quạt nhưng cơ hồ nó chẳng có ý nghĩa gì với ông, ít nhất là lúc này. Ông vẫn nóng ran theo dõi từng cử chỉ của con bé. Nét cọ đau đớn vẫn xé rách cảnh hoàng hôn yên bình nơi thôn dã. Con bé vẫn vừa vẽ vừa khóc. Khóc không thành tiếng. Ông kéo xịch chiếc ghế đẩu lên gần con bé hơn. Ông chăm chú nhìn từng nét vẽ. Nét cọ bây giờ đậm hơn, mạnh mẽ và cũng gẫy gọn hơn. Nước mắt con bé vẫn cứ lã chã rơi. Thỉnh thoảng có cô giám khảo lại hỏi: “Em đau gì, vẽ được nữa hông?”. Con bé chỉ lắc đầu và gật đầu, không một tiếng nói. Ông cảm nhận dường như trong tâm hồn nhỏ bé kia có một niềm đau nào đó giằng xé. Thời gian trôi, khi ban giám khảo thông báo hết giờ cũng là lúc cô bé kịp hoàn thành bức vẽ. Ông lặng thinh. Con bé sâu sắc quá. Mọi người chen chúc nhau theo ban giám khảo chấm tranh, trong lúc đó con bé đã lẫn đi đâu mất. Ông đảo mắt dớn dác tìm mãi mà chẳng thấy cô họa sĩ nhỏ. Thôi thì đành ngồi chờ vậy
Ban giám khảo lần lượt đi qua từng bức tranh một. Tới bức tranh nào dường như cũng có “đội ngũ bình tranh” đi kèm. “Ôi! Bức tranh quá đẹp. Con trâu, con bé vẽ khéo thật. Em phải mất ba ngày đưa hắn về tuốt dưới quê ngoại cho hắn đi thực tế mới vẽ được thế đó. Hoàng hôn mà có con trâu gặm cỏ như ri thì còn chi bằng”. “Mặt trời đẹp quá. Hoàng hôn mà có cánh cò thì còn chi bằng. Thầy thấy thằng cu vẽ tuyệt không?”. “Dạo này thầy khỏe quá, lâu quá không gặp thầy, em tính bữa nào sang nhà thầy chơi bữa mà chưa có dịp...”. Vân vân và vân vân. Cái đà này, ban giám khảo chấm hết mười lăm bức tranh cũng phải đến chiều. Ấy thế nhưng cũng may. Thoáng đó mà đã tới bức tranh cuối hàng. Nhìn quanh nhìn quẩn, chẳng thấy ai theo bình, thôi thì tự bình với nhau vậy. Ông giám khảo bụng phệ với hàng ria mép vểnh lên kiểu tây, nhìn rất nghệ sĩ, phán:
- Nhìn nè, một bức tranh cảnh lũ trên sông, người trôi, người kêu khóc thế này mà hoàng hôn gì? Sai chủ đề. Riêng tôi, tôi đánh rớt. Và ông nhìn chưa tới ba giây.
Tiếp đến là một chàng họa sĩ rất… họa sĩ. Mái tóc dài khỏi vai và để bờm xờm. Một chỏm râu dưới cằm trông rất nghệ sĩ. Gương mặt đăm chiêu. Chàng nhìn bức tranh gật gù, nhìn nghiêng, nhìn dọc, nhìn sát rồi lại nhìn xa. Ghi ghi, chép chép. Và… đi qua khi nhìn chưa tới mười giây.
 Và nối gót là cô giám khảo mặc váy công sở trông rất lịch sự. Đây là người duy nhất trong ban tổ chức hỏi thăm khi cô thí sinh nhỏ vừa vẽ vừa khóc. Cô sửa lại chiếc kính cận màu hồng, cô chăm chú hơn vào từng nét vẽ. Vén mái tóc mượt mà, duyên ngang lưng. Lùi ra xa, cô bấm máy: Tách. Và cô vuốt lại mái tóc mượt một lần nữa. Và... cô đi. Mười lăm giây không hơn không kém. Ông họa sĩ già lắc đầu. Và người cuối cùng. Một người đứng tuổi, gầy và đen. Bộ quần áo kaki cũ nhưng lịch sự. Ông này nhìn kỹ vào từng nét cọ, ông sờ tay lên tranh như phát hiện điều gì. Ông nheo mắt dòm sát hơn. Rồi ông quay ra nhìn xung quanh như tìm kiếm.  “Bác có thấy tác giả bức tranh này đi đâu không?”. Ông họa sĩ lắc đầu. Nhìn nhanh một lượt qua người ông họa sĩ, vị giám khảo hỏi nhỏ: “Bác có thấy hình như phía sau bức tranh mưa lũ ở lớp ngoài còn một lớp tranh nữa...?”. Ông họa sĩ già mỉm cười gật đầu. Hai người ngồi lâu lắm trước bức tranh. 
Lễ trao giải, con bé đoạt giải khuyến khích. Có lẽ vì có một điểm 10 tròn của một vị giám khảo nào đó. Ông họa sĩ già gặp riêng con bé. “Thế nào, thưởng đủ tiền xe về quê không cô họa sĩ nhỏ”. Con bé giật mình, cúi đầu rụt rè không nói gì, tay vẫn ôm bức tranh. “Người ta chọn có ba bức tranh triển lãm, mình đứng thứ tư không được triển lãm có buồn không?”. Con bé ngước lên, ánh nhìn long lanh với đôi mắt đen thẫm và... cũng chẳng nói gì. Ông họa sĩ băn khoăn, bước đến dắt tay cô bé ra phía căng tin. “Con ngồi xuống đây ông mời uống nước nhé. Cho ông coi bức tranh lại một lần nữa”. Con bé đưa hai tay. Ông liếc nhanh vào cái túi nilon cũ con bé kẹp bên tay kia. Mấy cây cọ cũ và hộp màu nước. Đặt bức tranh lên bàn, bây giờ ông mới nhìn kỹ hơn từng nét cọ. Có gì đó dữ dội hơn trong bức tranh lũ trên sông. Cả hai gương mặt đều tuyệt vọng. Bàn tay với ra níu kéo của đứa trẻ trên bờ. Bàn tay xòe ra như ra hiệu dừng lại, vừa chới với, nuối tiếc của đứa trẻ dưới sông. Ông sờ từng gương mặt. Sống động quá. Một cảnh hoàng hôn vàng lặn mờ sâu bên trong màu trắng toát của toàn cảnh mưa lũ. “Anh Hai con. Bộ màu này anh Hai bứt mây mấy ngày, bán lấy tiền mua cho con. Anh dành tiền hứa chở con lên thành phố. Chiều nứ thả trâu bên kia sông, con đâu biết mưa thất thường. Nước lũ đầu nguồn về, anh Hai cứu con nên…”. Con bé không nói gì thêm được nữa. Ông họa sĩ cũng rưng rưng. Ông xoa đầu con bé. “Con tính đặt tên tranh là gì?”. “Con không biết”. “Hay ông đặt nó là “HOÀNG HÔN TRẮNG” được không?”.  “Hoàng hôn trắng, nghe cũng kỳ. Tùy ông”. Con bé cười. Lần đầu tiên ông thấy con bé cười, nụ cười như có nước.
ĐỖ THANH TUÂN