Lối Thu xưa
Chiều Hạ Vàng
Hương tuổi thơ
Thôi đã xa rồi mộng tuổi thơ,
Những ngày thơ ấu ngỡ trong mơ...
Ngọt ngào hương cốm thơm thơm lạ,
Quyện khói hương trầm bay vẩn vơ !
Người giờ yên nghỉ giữa đồng xa,
Bốn mùa hương lúa quẩn quanh nhà...
Những lời bà dạy ngày xưa ấy,
Thấm đẫm hồn tôi chẳng nhạt nhoà !
Giờ đây tháng tám lại quay về,
Khung trời thơ ấu ngát hương quê.
Tôi thương tháng tám trong veo đó,
Cổ tích bà tôi nơi chốn quê !
NM
“Hương trời tháng Tám”
Xong vụ xuân hè, bà tôi lại tất bật lo vụ lúa hè thu. Việc đầu tiên là bà kiểm tra hạt giống từ năm trước. Những bông nếp cái hoa vàng mẩy nhất, nhiều hạt nhất, bà phơi qua ba nắng khô kiệt, rồi đổ đầy vào chiếc chum sành màu da lươn. Bà cẩn thận đậy kín bằng mấy lượt giấy xi măng, để ở góc bếp khô ráo, thoáng mát.
Từ
nhà tôi đi ra cánh đồng bằng một bờ đất nhỏ, cỏ gà hai bên xanh um. Năm
nào cũng vậy, mảnh ruộng chừng dăm sào bắc bộ tốt nhất của gia đình,
xong vụ chiêm xuân, bà cày ải để chuẩn bị cấy lúa nếp. Một là làm cốm
vào rằm tháng tám, số còn lại để đồ xôi vào những lần giỗ chạp, gói bánh
chưng cuối năm... Mảnh ruộng màu mỡ là do nó trũng hơn tất cả những
thửa xung quanh. Mỗi lần mưa lớn, nước tràn bờ, phù sa ở các nơi dồn về.
Hệ thống tưới tiêu được chủ động, cần nước là đắp bờ lại, cần khô ráo
lại xả đi... Bởi vậy, ở một góc ruộng thuận lợi, bà bảo chúng tôi đào
một cái chuôm, rộng chừng hơn cái nong nuôi tằm cỡ lớn, sâu khoảng 30
đến 50 phân, để bà thả cá chép.
Khi
mảnh ruộng đã được cày bừa kỹ, bùn nhuyễn, nhóng nhánh, sền sệt, mạ
cũng đủ tuổi, bà huy động cháu con về cấy lúa. Thực ra 5 sào đất, công
xá chẳng là bao, nhưng bà muốn mọi người tụ tập về, cấy xong, cả nhà làm
một bữa tươi, hỏi han, trò chuyện với con cháu vậy thôi. Bữa cơm phải
có xôi, thịt gà, cá rán, rau, củ của nhà do tay bà nấu. Trong bữa cơm bà
thường nhắc đứa này, đứa nọ làm ăn ở xa. Nói chung đứa nào bà cũng
thương, tình cảm bà giữ kín trong lòng ...
Thời tiết giao mùa thường nắng lắm, mưa nhiều. Những ngày nóng không ngủ được, bà thường mở cửa sổ nhìn ra cánh đồng để ngọn gió đêm thổi về cho căn phòng bớt ngột ngạt. Lúa bén chân rì rào. Ruộng đủ nước là bà mua cá giống về thả. Những con cá chép cỡ ngón tay cái, trắng bạc quẫy đuôi nước bắn tung toé trong chiếc chậu tôn. Bà cẩn thận, nhẹ nhàng đổ tất cả chúng xuống chiếc chuôm ở góc ruộng. Chúng vẫy vùng một lúc, nhiều con đã phóng ra ruộng lúa. Từ ngày thả cá, mảnh ruộng của bà lúc nào cũng ăm ắp nước. Làm cỏ, bón thúc, chúng tôi lại sang giúp bà, độ chừng một buổi là xong. Ruộng lúa xanh bời bời, cá ăn phù du, đớp côn trùng tí tóp, lao xao khắp cả mặt ruộng. Độ vài ba tháng chúng đã lớn vổng lên, đuôi vàng choé. Thích nhất là lúc lúa trổ cờ, nhiều con hung hăng quẫy đuôi nhảy lên đớp hoa lúa. Mỗi lúc cơn gió mạnh ào qua, cả cánh đồng dậy hương ngan ngát. Hoa lúa rụng lả tả trên khắp mặt nước, cũng là lúc bầy cá mở hội, chúng tranh nhau đớp mồi bì bũm làm cả ruộng lúa trở nên sống động... Những lúc như vậy bà vui lắm. Nhớ một lần bà trò chuyện: Cá chép mà ăn hoa lúa là nhanh lớn lắm, thịt lại chắc và thơm ...
Thời tiết giao mùa thường nắng lắm, mưa nhiều. Những ngày nóng không ngủ được, bà thường mở cửa sổ nhìn ra cánh đồng để ngọn gió đêm thổi về cho căn phòng bớt ngột ngạt. Lúa bén chân rì rào. Ruộng đủ nước là bà mua cá giống về thả. Những con cá chép cỡ ngón tay cái, trắng bạc quẫy đuôi nước bắn tung toé trong chiếc chậu tôn. Bà cẩn thận, nhẹ nhàng đổ tất cả chúng xuống chiếc chuôm ở góc ruộng. Chúng vẫy vùng một lúc, nhiều con đã phóng ra ruộng lúa. Từ ngày thả cá, mảnh ruộng của bà lúc nào cũng ăm ắp nước. Làm cỏ, bón thúc, chúng tôi lại sang giúp bà, độ chừng một buổi là xong. Ruộng lúa xanh bời bời, cá ăn phù du, đớp côn trùng tí tóp, lao xao khắp cả mặt ruộng. Độ vài ba tháng chúng đã lớn vổng lên, đuôi vàng choé. Thích nhất là lúc lúa trổ cờ, nhiều con hung hăng quẫy đuôi nhảy lên đớp hoa lúa. Mỗi lúc cơn gió mạnh ào qua, cả cánh đồng dậy hương ngan ngát. Hoa lúa rụng lả tả trên khắp mặt nước, cũng là lúc bầy cá mở hội, chúng tranh nhau đớp mồi bì bũm làm cả ruộng lúa trở nên sống động... Những lúc như vậy bà vui lắm. Nhớ một lần bà trò chuyện: Cá chép mà ăn hoa lúa là nhanh lớn lắm, thịt lại chắc và thơm ...
Tuổi
già, đêm ít ngủ, bà thường ra sân, mắt ngước lên bầu trời đầy sao, nghe
tiếng động mơ hồ của đàn cá ăn đêm, tiếng rì rào của đồng lúa đang thời
kỳ ngậm sữa. Trước rằm tháng tám vài ngày, bông lúa đã uốn câu vào mẩy
(không già, không non) làm cốm vào thời điểm này là tốt nhất. Bà tôi cầm
cái nhắt (dụng cụ cắt lúa nhỏ bằng con dao bổ cau), bà ra đồng chọn
những bông lúa to, nhiều hạt, cắt nhẹ nhàng, xếp đầy vào chiếc xoỏng,
(dụng cụ đan bằng tre để đựng rau củ) độ 5 cân mang về. Bà gọi con cháu
sang làm cốm. Than nghiến còn lại từ năm trước, bà nhóm lên quạt đều,
khi than đỏ rực, bà cẩn thận lấy từng bó lúa nhỏ đã bó sẵn bằng sợi lạt
giang, rải đều lên chiếc phên tre đặt trên bếp lò. Khi lúa vừa chín tới,
bà lấy ra xếp đều vào chiếc nong đặt bên cạnh. Bà bảo chúng tôi lau
chùi sạch sẽ chiếc máng gỗ, chày giã (tiếng dân tộc Tày gọi là Kéng
Loỏng). Chiếc máng gỗ dài cỡ 2 mét, bằng thân cây gỗ nghiến nặng trịch,
được ông thợ mộc đục đẽo rất cẩn thận. Bà xếp đầy những bông lúa nếp đã
được nướng chín. Bốn anh chị em chúng tôi, mỗi người cầm một chiếc chày
dài gần hai mét, đứng đối diện nhau, vung chày nện đều đều xuống lòng
máng. Chúng tôi vô cùng thích thú, ngỡ mình là nghệ sỹ tài hoa, đang
biểu diễn bộ gõ và giai điệu của núi rừng, làng bản được tấu lên Cụp...
cùm... cum. Cụp... cùm... cum... đều đều náo nhiệt vang xa. Khi giã cốm,
anh chị em chúng tôi có quy ước, khi nhịp chày đã nện xuống lòng cối,
đến lúc nào thì hai chày va nhau, bao giờ chày giã va vào thành máng...
Bà bảo giã cốm cũng phải có nghệ thuật, chủ yếu là cảm nhận của lực cánh
tay, điều chỉnh thế nào đó để hạt cốm còn nguyên vẹn... Bụi cám bay mờ
ảo, hương cốm thơm đến là quyến rũ... Khi cốm giã đã được, bà lấy ra
sàng, xảy cẩn thận, những hạt cốm xanh lơ, dẻo, mềm ngắm nhìn thật
thích, Bà cẩn thận gói từng gói nhỏ bằng lá chuối tươi để giữ hương
thơm, giữ màu cho hạt cốm. Bà bảo, để đúng đêm rằm, dâng lên Tổ tiên ông
bà, đợi lúc trăng tròn mới được phá cỗ... Bà còn làm thêm các loại
bánh: Bánh cốm nhân đậu xanh, bánh sừng bò, chè cốm... Vào mùa cốm cả
làng tôi vang lên tiếng chày vui như ngày hội...
Bẵng đi chừng nửa tháng, bà bảo chúng tôi tháo nước để gặt lúa nếp, cũng là để cá dồn về chiếc chuôm cuối ruộng. Gặt lúa xong, chúng tôi chuẩn bị bắt cá cho bà làm mắm. Lúc này bắt cá là quá dễ dàng. Chỉ cần tháo kiệt nước, toàn bộ số cá trong cái chuôm ấy trơ ra. Thiếu nước, chúng mở mang, há mồm ngáp ngáp, hoặc giẫy đành đạch loạn xạ làm bùn non bắn lên tung toé. Đem về nhà, bá rán cho chúng tôi một bữa. Cá rán giòn, chấm muối tiêu, ngon không tả được bằng lời. Số còn lại chừng 20 - 30 cân, bà bảo chúng tôi bỏ vào 3 cái xoỏng bằng tre, dày mắt, gài buộc chắc chắn, rồi đem ra suối ngâm. Chúng tôi chọn chỗ nước chảy, sâu nhất, lấy đá hộc chèn lên, nối mấy cái xoỏng bằng sợi dây gai to bằng ngón tay út, buộc vào gốc cây gần bờ. Đúng ba ngày ba đêm, mọi cặn bã trong bộ phận tiêu hóa của lũ cá được thải ra ngoài hết. Bà bắt đầu thực hiện quy trình làm mắm. Việc đầu tiên là xử lý cá. Bà nhẹ nhàng nhấc từng con, uốn cong lại, dùng thanh nứa nhỏ, nhọn sắc một đầu, trích vào giữa ức của con gá, tự nhiên mật đắng của nó bắn ra... Bà làm thuần thục, thoăn thoắt, điệu nghệ khiến chúng tôi vô cùng thán phục. Hết số cá, bà xếp lần lượt vào mấy chiếc vại sành đã chuẩn bị sẵn. Cứ một lớp cá lại một lớp muối, thính, riềng xay nhỏ, cái rượu, lá cơm đỏ... Lần lượt như vậy cho đến hết. Bà đóng nắp, đậy kín từng vại sành để ở góc bếp, năm sau mới đem ra dùng. Kỳ lạ là con cá còn nguyên vẹn, săn lại, không bị nát, đỏ au, ăn trực tiếp cũng được, hoặc là sốt lên chấm với xôi nếp! Cao lương mỹ vị của các bậc vua chúa ngày xưa, chắc gì đã ngon, đậm đà như vậy.
Quy luật của đời người: Sinh, lão, bệnh, tử quá ư là nghiệt ngã, nhưng tránh làm sao được. Ngày bà về với Tổ tiên, theo tâm nguyện lúc còn sống, anh chị em chúng tôi để bà yên nghỉ giữa cánh đồng bát ngát. Không có lũy tre, bóng mát của những hàng cây thì đã có hương lúa bốn mùa để lòng bà thanh thản, nhẹ nhõm. Những lần thanh minh hoặc vào những ngày cuối năm, chúng tôi ra thắp hương, sửa sang phần mộ cho bà. Những kỷ niệm của tuổi thơ và hình ảnh của bà lại hiện về. Nhớ nhất là vào đêm trung thu, trăng tròn vành vạnh, lung linh đèn sao, chúng tôi quây quần bên bàn ăn cốm, chấm với chuối tiêu chín cuốc, ăn bánh cốm, chè cốm do tay bà làm ra, nghe bà kể chuyện Ngày xửa ngày xưa... ghi nhớ những lời bà dặn: Các cháu ạ, miếng ngon thì phải nhớ lâu. Sau này dù có đi xa, được dùng nhiều cao lương mỹ vị... Nhưng đừng quên những món ăn nôm na, dân giã của quê nhà. Như vậy, tôi có hẳn một hương trời tháng tám trong veo của riêng mình. Những câu chuyện về bà chẳng bao giờ hết được, lung linh đẹp như cổ tích...
Bẵng đi chừng nửa tháng, bà bảo chúng tôi tháo nước để gặt lúa nếp, cũng là để cá dồn về chiếc chuôm cuối ruộng. Gặt lúa xong, chúng tôi chuẩn bị bắt cá cho bà làm mắm. Lúc này bắt cá là quá dễ dàng. Chỉ cần tháo kiệt nước, toàn bộ số cá trong cái chuôm ấy trơ ra. Thiếu nước, chúng mở mang, há mồm ngáp ngáp, hoặc giẫy đành đạch loạn xạ làm bùn non bắn lên tung toé. Đem về nhà, bá rán cho chúng tôi một bữa. Cá rán giòn, chấm muối tiêu, ngon không tả được bằng lời. Số còn lại chừng 20 - 30 cân, bà bảo chúng tôi bỏ vào 3 cái xoỏng bằng tre, dày mắt, gài buộc chắc chắn, rồi đem ra suối ngâm. Chúng tôi chọn chỗ nước chảy, sâu nhất, lấy đá hộc chèn lên, nối mấy cái xoỏng bằng sợi dây gai to bằng ngón tay út, buộc vào gốc cây gần bờ. Đúng ba ngày ba đêm, mọi cặn bã trong bộ phận tiêu hóa của lũ cá được thải ra ngoài hết. Bà bắt đầu thực hiện quy trình làm mắm. Việc đầu tiên là xử lý cá. Bà nhẹ nhàng nhấc từng con, uốn cong lại, dùng thanh nứa nhỏ, nhọn sắc một đầu, trích vào giữa ức của con gá, tự nhiên mật đắng của nó bắn ra... Bà làm thuần thục, thoăn thoắt, điệu nghệ khiến chúng tôi vô cùng thán phục. Hết số cá, bà xếp lần lượt vào mấy chiếc vại sành đã chuẩn bị sẵn. Cứ một lớp cá lại một lớp muối, thính, riềng xay nhỏ, cái rượu, lá cơm đỏ... Lần lượt như vậy cho đến hết. Bà đóng nắp, đậy kín từng vại sành để ở góc bếp, năm sau mới đem ra dùng. Kỳ lạ là con cá còn nguyên vẹn, săn lại, không bị nát, đỏ au, ăn trực tiếp cũng được, hoặc là sốt lên chấm với xôi nếp! Cao lương mỹ vị của các bậc vua chúa ngày xưa, chắc gì đã ngon, đậm đà như vậy.
Quy luật của đời người: Sinh, lão, bệnh, tử quá ư là nghiệt ngã, nhưng tránh làm sao được. Ngày bà về với Tổ tiên, theo tâm nguyện lúc còn sống, anh chị em chúng tôi để bà yên nghỉ giữa cánh đồng bát ngát. Không có lũy tre, bóng mát của những hàng cây thì đã có hương lúa bốn mùa để lòng bà thanh thản, nhẹ nhõm. Những lần thanh minh hoặc vào những ngày cuối năm, chúng tôi ra thắp hương, sửa sang phần mộ cho bà. Những kỷ niệm của tuổi thơ và hình ảnh của bà lại hiện về. Nhớ nhất là vào đêm trung thu, trăng tròn vành vạnh, lung linh đèn sao, chúng tôi quây quần bên bàn ăn cốm, chấm với chuối tiêu chín cuốc, ăn bánh cốm, chè cốm do tay bà làm ra, nghe bà kể chuyện Ngày xửa ngày xưa... ghi nhớ những lời bà dặn: Các cháu ạ, miếng ngon thì phải nhớ lâu. Sau này dù có đi xa, được dùng nhiều cao lương mỹ vị... Nhưng đừng quên những món ăn nôm na, dân giã của quê nhà. Như vậy, tôi có hẳn một hương trời tháng tám trong veo của riêng mình. Những câu chuyện về bà chẳng bao giờ hết được, lung linh đẹp như cổ tích...
Cao Xuân Thái
Hoa mua
(Để nhớ Mẹ mùa hoa mua trắng)
Một sắc hoa tháng tám,
Là màu tím mộng mơ...
Lòng chung thuỷ đợi chờ,
Người về trong vô vọng !
NM
Một sắc hoa tháng tám
Người xưa có nói, hoa lá không vô tình,
chỉ có người vô tình. Một ngày tháng tám, nhìn thấy một bông hoa đỗ
quyên du nhập từ nước ngoài bày bán ở một kiốt hoa sang trọng, người đó
đứng nhìn đau đáu sắc hoa đỏ như máu ấy. Ông nhìn lâu lắm, thẫn thờ, ngơ
ngác. Người bán hoa đon đả mời chào: - Ông mua hoa gì ạ?
Người đàn ông ở tuổi về già, tóc lốm đốm bạc, lúng túng phân bua: - Xin lỗi, tôi trông lầm, tưởng là hoa mua. Người đẹp chân dài bán hoa xẵng giọng: - Ngớ ngẩn!
Người cựu chiến binh thở dài. Lâu lắm rồi ông không thấy sắc hoa mua. Hồi chiến tranh, ở vùng rừng miền Đông, ở ven sông Sài Gòn ông có nhiều kỷ niệm đẹp với bông mua. Loại cây dại thấp lè tè có hoa sắc tím hồng mượt mà mang tới cho ông, để lại cho ông những kỷ niệm “khắc cốt ghi tâm” hạnh phúc đến tận cùng, đau khổ đến tận cùng.
Ngày ấy ông bị sốt rét nặng. Ăn không được. Uống không được. Mỗi ngày gần chục lần lên cơn rét. Cái rét buốt từ trong xương tủy, trong máu, trong từng thớ thịt tuôn ra khiến toàn thân ông co quắp, vật vã. Trưa nắng gay gắt. Không một gợn gió. Hơi nóng bốc lên mờ mịt. Vậy mà ông vẫn phải bó mình trong tấm đắp và cả tấm ni lông. Rét run từ ngón tay, ngón chân cho tới hàm răng. Cô y tá bệnh xá tên Mua nhiều lần phải ôm ông thật chặt để truyền hơi ấm, để giữ cho ông khỏi lăn lộn vật vã trên nền đất ẩm ướt nhiều kiến và bọ cạp.
Thoát khỏi cơn ác tính, cơ thể ông teo tóp, suy nhược, đi không nổi, ngồi không vững. Nỗi mệt mỏi đã khiến ông lười biếng, chán nản, không muốn sống nữa. Một lần nữa, cô y tá Mua đã kéo ông trở về với cuộc sống.
Trưa nào cũng vậy, khi đến tiêm thuốc, cô đều mang đến tặng ông những bông mua. “Hoa đẹp vì người, anh có biết chăng…”. Câu nói dịu dàng thanh thoát, như một lời hát của cô đã hướng tầm nhìn của ông tới sắc tím bông mua.
Ông đã lần lần khỏe lại, mạnh mẽ hơn. Và, tình yêu hôn nhân của ông với cô y tá cũng theo lẽ tự nhiên mà đến. Như xuân về hoa nở. Như gió thổi lá rung. Nhưng, một trận bom của giặc dội xuống căn cứ đã cướp đi mạng sống của cô dâu. Lễ kết hôn đã trở thành lễ tang.
Từ đó, cứ đến ngày sinh nhật của cô, ở bất kỳ đâu ông cũng tìm cho được 3 bông mua cắm trên bình hoa. Với ông, cô lúc nào cũng sống, cũng là cô gái đẹp rực rỡ và tinh khiết như bông mua nở lúc sáng sớm còn long lanh những hạt sương. Cuộc sống của ông bình lặng thanh thản.
Trong hoàn cảnh đói kém hay dư dả sung túc cũng bình yên. Một công chức mẫn cán với công việc, với gia đình. Có lần, vợ ông cười vui, bảo: “Anh ấy là cái đồng hồ biết đi. Giờ nào việc nấy, không sai một phút. Anh ấy rất quý trọng thời gian, rất thích hoa, nhất là hoa mua”. Vợ ông, con ông luôn cùng ông tìm kiếm hoa mua đem về nhà vào dịp tháng tám hàng năm.
Ông là người hạnh phúc. Ai bảo thời gian như nước chảy bèo trôi, những gì đã qua chỉ là quá khứ? Theo thời gian, quá khứ luôn tồn tại, sống động trong hiện tại và tương lai.
TÂN VĂN
Tháng 8 năm xưa có những cơn mưa dai dẳng, trải dài từ ngày này sang tháng khác, người ta gọi đó là mưa ngâu. Quê tôi nghèo chìm trong biển nước trắng mênh mông nhưng lại là thú vui của bọn trẻ. Chúng tôi chèo xuồng, theo người lớn đi đơm từng con lóc, con rô, con diếc… Bữa cơm chiều chẳng có thịt thà, chỉ có “chiến lợi phẩm” của mùa mưa, vài bụi rau tập tàng quanh nhà làm canh nhưng ai ăn cũng thấy ngon, thấy ấm cúng quá chừng.
Những ngày này ở nhà, mẹ bầy biện một vài món ăn vặt, nhâm nhi cho qua khoảng thời gian nhàn rỗi mưa về, khi thì món khoai xéo lúc lại món chè bí đỏ đậu đen. Chẳng còn thú vị gì hơn khi được quây quần bên chiếc mâm nhỏ, trong gian bếp khói rơm quyện mưa lạnh nồng nồng ngai ngái mà thưởng thức từng “tuyệt phẩm” của mẹ. Khi rời xa quê hương, xa vòng tay mẹ cha, một mình nơi phố thị thèm biết bao những món dân dã nhưng đã thành “thương hiệu” made in… mẹ, lòng mới thấy cô đơn hiu quạnh vô cùng. Thèm lắm, những tháng 8 như thế, những khoảnh khắc mà dù chỉ trong mơ thôi cả cuộc đời cũng mong ước quay lại một lần.
Tháng 8 gọi về những mùa quả ngọt vườn nhà. Quả vườn nhà đúng nghĩa rất sạch, sáng ra vườn liếc mắt thấy quả ổi cơm vàng rộm, nhón tay hái lấy cho vào miệng nhồm nhoàm mà chẳng phải lo lắng điều gì. Rồi thì na, bưởi, hồng, chuối… thứ nào thứ nấy mời gọi, quyến rũ không tài nào cưỡng nổi. Lại nhớ ở phố, mặc dù không có vườn nhưng cũng phong phú đủ đầy các loại quả, từ dân dã đến cao cấp, muốn ăn gì có thể chạy ù ra đầu ngõ. Nhưng bằng sao được quả quê, bằng sao được những trái được lớn lên chính từ sự chăm sóc, gửi trọn yêu thương của cha mẹ dành vào mảnh vườn nhà thân thương?!
Tháng 8 gọi về thật khẽ, nhắc nhở tôi những năm tháng ở quê nhà bình yên, nhắc nhở những gian khó để trân quý trưởng thành hiện tại. Cảm ơn tháng 8 đã “bao dung” những điều giản dị, tưởng chừng vụn vặt, chở che tôi đi qua những năm tháng tất tưởi… để hôm nay đây, lòng nhẹ bâng an yên khi khắc tới tháng 8 quê nhà yêu thương!
Người đàn ông ở tuổi về già, tóc lốm đốm bạc, lúng túng phân bua: - Xin lỗi, tôi trông lầm, tưởng là hoa mua. Người đẹp chân dài bán hoa xẵng giọng: - Ngớ ngẩn!
Người cựu chiến binh thở dài. Lâu lắm rồi ông không thấy sắc hoa mua. Hồi chiến tranh, ở vùng rừng miền Đông, ở ven sông Sài Gòn ông có nhiều kỷ niệm đẹp với bông mua. Loại cây dại thấp lè tè có hoa sắc tím hồng mượt mà mang tới cho ông, để lại cho ông những kỷ niệm “khắc cốt ghi tâm” hạnh phúc đến tận cùng, đau khổ đến tận cùng.
Ngày ấy ông bị sốt rét nặng. Ăn không được. Uống không được. Mỗi ngày gần chục lần lên cơn rét. Cái rét buốt từ trong xương tủy, trong máu, trong từng thớ thịt tuôn ra khiến toàn thân ông co quắp, vật vã. Trưa nắng gay gắt. Không một gợn gió. Hơi nóng bốc lên mờ mịt. Vậy mà ông vẫn phải bó mình trong tấm đắp và cả tấm ni lông. Rét run từ ngón tay, ngón chân cho tới hàm răng. Cô y tá bệnh xá tên Mua nhiều lần phải ôm ông thật chặt để truyền hơi ấm, để giữ cho ông khỏi lăn lộn vật vã trên nền đất ẩm ướt nhiều kiến và bọ cạp.
Thoát khỏi cơn ác tính, cơ thể ông teo tóp, suy nhược, đi không nổi, ngồi không vững. Nỗi mệt mỏi đã khiến ông lười biếng, chán nản, không muốn sống nữa. Một lần nữa, cô y tá Mua đã kéo ông trở về với cuộc sống.
Trưa nào cũng vậy, khi đến tiêm thuốc, cô đều mang đến tặng ông những bông mua. “Hoa đẹp vì người, anh có biết chăng…”. Câu nói dịu dàng thanh thoát, như một lời hát của cô đã hướng tầm nhìn của ông tới sắc tím bông mua.
Ông đã lần lần khỏe lại, mạnh mẽ hơn. Và, tình yêu hôn nhân của ông với cô y tá cũng theo lẽ tự nhiên mà đến. Như xuân về hoa nở. Như gió thổi lá rung. Nhưng, một trận bom của giặc dội xuống căn cứ đã cướp đi mạng sống của cô dâu. Lễ kết hôn đã trở thành lễ tang.
Từ đó, cứ đến ngày sinh nhật của cô, ở bất kỳ đâu ông cũng tìm cho được 3 bông mua cắm trên bình hoa. Với ông, cô lúc nào cũng sống, cũng là cô gái đẹp rực rỡ và tinh khiết như bông mua nở lúc sáng sớm còn long lanh những hạt sương. Cuộc sống của ông bình lặng thanh thản.
Trong hoàn cảnh đói kém hay dư dả sung túc cũng bình yên. Một công chức mẫn cán với công việc, với gia đình. Có lần, vợ ông cười vui, bảo: “Anh ấy là cái đồng hồ biết đi. Giờ nào việc nấy, không sai một phút. Anh ấy rất quý trọng thời gian, rất thích hoa, nhất là hoa mua”. Vợ ông, con ông luôn cùng ông tìm kiếm hoa mua đem về nhà vào dịp tháng tám hàng năm.
Ông là người hạnh phúc. Ai bảo thời gian như nước chảy bèo trôi, những gì đã qua chỉ là quá khứ? Theo thời gian, quá khứ luôn tồn tại, sống động trong hiện tại và tương lai.
TÂN VĂN
Tháng Tám yên bình
Vui sao khi chớm thu về,
Cúc vàng nở rộ vườn quê yên bình.
Lòng tôi điểm nụ cười xinh,
Cám ơn mùa đã thân tình bao dung
Quê nhà tha thiết nhớ nhung,
Chở che tôi khỏi khốn cùng truân chuyên...
Nâng tôi qua những ưu phiền,
Lòng tôi nhẹ bổng an yên chan hoà
NM
Tháng Tám gọi về
Chiều nay, sau giờ nghỉ làm, chúng tôi kéo nhau ra góc
phố, bên cây đa già buông xõa những rễ tóc nâu xùm xuề uống nước. Bà cụ
bán nước tóc bạc như cước chậm rãi, tay rót nước rồi chép miệng “nhanh
thật, vậy là đã tháng 8 rồi đấy!”. Nếu không có lời nhắc vô tình kia của
bà cụ có lẽ chúng tôi cũng quên rằng đã là tháng 8. Một vài điệp khúc
cũ vang lên “mới đó, vậy mà…”.
Thời tiết năm nay đến là lạ. Lạ ở chỗ tháng 8 về rồi, đã là mùa thu
rồi đấy nhưng chẳng có chút heo may nào ghé ngang, cũng chẳng thấy đêm
nằm lành lạnh của tiết giao mùa thường thấy. Phố tháng 8 nắng vẫn đương
gắt bỏng, rực hết mình như chực thiêu cháy vạn vật. Điển hình là những
bông phượng, bông điệp cuối mùa vẫn cứ đỏ và vàng một cách rực rỡ nhất
có thể. Không khí oi nồng đến ngột ngạt, người trong nhà đóng cửa im
thin thít tránh nắng, người ra đường thì cố gắng lao thật nhanh đến địa
điểm mình cần. Tất cả đều lặng lẽ và muốn bỏ lại cả thế giới nắng tháng 8
sau lưng.
Trong phút chốc, đó đây ngăn ký ức trong tôi trỗi dậy những cảm xúc
về những tháng 8 cũ ở quê nhà. Cái ngày khi tôi chưa về với phố, ở quê
giờ này tháng 8 nắng dịu dàng hắt lên khu vườn nhà đầy hoa thơm trái
ngọt. Trong khu vườn cổ tích ấy, có dáng nội tôi mỗi sáng mai, cầm bình ô
doa tưới nước, rồi khẽ khàng tỉ mẩn cúi xuống mỗi luống rau, hoa bắt
sâu cho lá. Thuở hàn vi nội là người mê hoa mùa thu đến cuồng nhiệt,
nhất là hoa cúc vàng. Nội bào chữa, bầy biện lý do mình yêu thích cúc
vàng là bởi chẳng hoa nào rực rỡ hơn cúc vàng, cũng chẳng hương nào đằm
hơn cúc vàng, mỗi bông cúc vàng như một bông nắng, vươn lên trong nắng
mai tinh khiết, dân dã nhưng cũng không kém phần kiêu hãnh, quyến rũ. Ở
với nội tôi lây luôn cả tính thích hoa cúc vàng. Cả cuộc đời về già của
nội chỉ mong tới tháng 8 mùa thu để thưởng thức hoa cúc. Và mong ước nhỏ
nhoi của nội, mỗi tháng 8, khi nội về thế giới bên kia, hãy cắm trên
bàn thờ nội những bông cúc vàng đẹp nhất!Tháng 8 năm xưa có những cơn mưa dai dẳng, trải dài từ ngày này sang tháng khác, người ta gọi đó là mưa ngâu. Quê tôi nghèo chìm trong biển nước trắng mênh mông nhưng lại là thú vui của bọn trẻ. Chúng tôi chèo xuồng, theo người lớn đi đơm từng con lóc, con rô, con diếc… Bữa cơm chiều chẳng có thịt thà, chỉ có “chiến lợi phẩm” của mùa mưa, vài bụi rau tập tàng quanh nhà làm canh nhưng ai ăn cũng thấy ngon, thấy ấm cúng quá chừng.
Những ngày này ở nhà, mẹ bầy biện một vài món ăn vặt, nhâm nhi cho qua khoảng thời gian nhàn rỗi mưa về, khi thì món khoai xéo lúc lại món chè bí đỏ đậu đen. Chẳng còn thú vị gì hơn khi được quây quần bên chiếc mâm nhỏ, trong gian bếp khói rơm quyện mưa lạnh nồng nồng ngai ngái mà thưởng thức từng “tuyệt phẩm” của mẹ. Khi rời xa quê hương, xa vòng tay mẹ cha, một mình nơi phố thị thèm biết bao những món dân dã nhưng đã thành “thương hiệu” made in… mẹ, lòng mới thấy cô đơn hiu quạnh vô cùng. Thèm lắm, những tháng 8 như thế, những khoảnh khắc mà dù chỉ trong mơ thôi cả cuộc đời cũng mong ước quay lại một lần.
Tháng 8 gọi về những mùa quả ngọt vườn nhà. Quả vườn nhà đúng nghĩa rất sạch, sáng ra vườn liếc mắt thấy quả ổi cơm vàng rộm, nhón tay hái lấy cho vào miệng nhồm nhoàm mà chẳng phải lo lắng điều gì. Rồi thì na, bưởi, hồng, chuối… thứ nào thứ nấy mời gọi, quyến rũ không tài nào cưỡng nổi. Lại nhớ ở phố, mặc dù không có vườn nhưng cũng phong phú đủ đầy các loại quả, từ dân dã đến cao cấp, muốn ăn gì có thể chạy ù ra đầu ngõ. Nhưng bằng sao được quả quê, bằng sao được những trái được lớn lên chính từ sự chăm sóc, gửi trọn yêu thương của cha mẹ dành vào mảnh vườn nhà thân thương?!
Tháng 8 gọi về thật khẽ, nhắc nhở tôi những năm tháng ở quê nhà bình yên, nhắc nhở những gian khó để trân quý trưởng thành hiện tại. Cảm ơn tháng 8 đã “bao dung” những điều giản dị, tưởng chừng vụn vặt, chở che tôi đi qua những năm tháng tất tưởi… để hôm nay đây, lòng nhẹ bâng an yên khi khắc tới tháng 8 quê nhà yêu thương!