Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa lục bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa lục bình. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

NTV 24 - Hoa tím Lục bình

Cuối tuần thân tặng các bạn mỗi người 1 cành hoa lục bình của ao hồ nơi quê cũ, không phải lục bình trôi trên sông không bờ bến.......!! Ngắm cho kỹ hoa lục bình sẽ thấy màu hoa trang nhã, dáng hoa mang vẻ trang đài , chỉ tiếc thân phận lại lênh đênh.....NM
 
Nép bên ao nhỏ dáng đợi chờ,
Sắc hoa màu tím thật nên thơ !
Điểm tô thêm đẹp khu vườn nhỏ.....
Ngắm kỹ hoa rồi mới.....ngẩn ngơ !?
 
NM 
Thương tím lục bình trôi miên man.....
Trót vương số kiếp sống lang thang, 
Tím màu chung thuỷ nhưng vô định ! 
Suốt mảnh đời hoa chuỗi hợp tan ?!...

Tím màu thục nữ thân thanh khiết
Theo với dòng sông trôi mãi trôi.....
Dập vùi sóng gió đi biền biệt 
Hoa vẫn tinh khôi nét rạng ngời !

Dịu dàng sắc tím trong ao nhỏ, 
Mát dịu lòng người giữa nắng trưa.... 
Yêu hoa xin giữ cho nguyên vẹn, 
Chỉ ngắm cành hoa theo sóng đưa....
  
Ai về quê cũ cho tôi nhắn,
 Hoa tím lục bình nơi chốn xưa..... 
Thuỷ chung nương náu bên ao nhỏ 
 Hay đã sang sông chẳng bến bờ..... ?!
                         NM                                 


Lục bình trôi
Bình về.
    Mẹ vẫn ngồi bên bàn viết như lúc Bình đi, đầu hơi cúi xuống bên những trang giấy đầy kín chữ.
    Có đêm, gần hai giờ sáng, giật mình thức giấc muốn uống nước Bình thấy mẹ vẫn con người bên bàn viết như lúc đầu hôm, dáng gầy và lưng hơi cong. Bình đem nước cho mẹ. Mẹ mỉm cười, nụ cười đã có vẻ mệt mỏi. Còn ba thì quát lên khi nửa đêm bước ra khỏi phòng ngủ lụng thụng trong bộ Pyjama kẻ sọc màu xanh với chiếc bụng to đàng trước. “Viết cái gì mà cứ viết hoài. Hơn hai mươi năm rồi, lập đi lập lại những chuyện cũ rích”. Cũ à? Bình không hề thấy cũ. Bởi lẽ những câu chuyện của mẹ đã xảy ra vào lúc Bình chưa chào đời, vào thời mẹ Bình còn là một thiếu nữ mười bảy tuổi, quàng tiểu liên trên vai, nép người chạy dưới hàng dừa ven sông. Cô gái thường vòi vĩnh anh Tư Thanh kéo những bè lục bình màu tím nhạt. Cho nên người ta thì là Ngọc Lan, là Cúc, là Lài, là Dạ Lý Hương, còn Bình lại là Lục Bình. Nguyễn Thị Lục Bình! Mộc mạc và đơn giản làm sao. “Nhưng con của mẹ vẫn rực rỡ như hoa hồng nhung buổi sáng”. Mẹ khen Bình song không phải vì lời khen của mẹ mà Bình tự mãn. Bình vui vì hoa lục bình là kỷ niệm của cả hai người cho dù bây giờ, hơn hai mươi năm, sau những tháng ngày gian khổ ấy ba và mẹ không còn hoà hợp nữa.” Viết một bài được bao nhiêu tiền, tôi trả cho. Đừng có ngồi viết nữa”. Ba đi làm về, thay bộ đồ thể thao đi đánh tenis, ba bực dọc gắt gỏng, mai mỉa khi thấy mẹ đang đọc lại những trang bản thảo. “Đi làm cả ngày đã mệt rồi về nhà nghỉ ngơi cho khỏe, tội gì cứ đầy ải đầu óc suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác. người lúc nào cũng như ở trên mây”. Ba nói thì Bình thấy hơi quá đáng nhưng Bình cũng phải nhìn nhận mẹ như một người ở tận đâu, xa, xa lắm, bị lạc đến trần gian. Lúc nào mẹ cũng như bâng khuâng ray rứt, trăn trở kiếm tìm trong cuộc sống hiện tại một điều gì đó mà mẹ đã đánh mất trong dĩ vãng. Có phải là quê ngoại có con nước khi lớn khi ròng? Có phải là bác Mười, chú Bảy, má Sáu, cô Tư… Những nhân vật luôn lảng vảng trong các câu chuyện của mẹ? Hết thảy đối với Bình đều lạ lẫm như con đường mới mở. Ngoại mất rồi không ai còn muốn về nơi đó nữa dù dòng sông vẫn còn đó, con nước thì sáng chiều vẫn lên xuống. quê nội thì còn xa hơn nữa. Ở tận cùng đất nước. Nghe mẹ nói thì Bình có được về năm lên ba tuổi. Ba bận, lúc nào ba cũng bận. Tết ba không về được, đám giỗ ba cũng không được về. Hôm rồi chú Út lên chơi ba đi thành phố họp cả tuần lễ, bỏ mặc ở nhà mẹ loay hoay mua quà và thuốc uống cho bà nội. “Anh Tư mỗi ngày một khác”.
    Nghe chú Út nhận xét mẹ chỉ cười buồn. Ba vẫn thường chê mẹ lỗi thời lạc hậu. “Cái thời em còn mặc quần vải đen với chiếc áo bà ba sờn vai đến cơ quan gõ máy đánh chữ lọc cọc đó, qua rồi!” “Phải! đã qua nhưng không có nghĩa là người ta phải đánh mất quá khứ. Cái gì cũng có giá trị của nó trong một khoảng thời gian nhất định”. Mỗi khi hai người tranh luận ba thường là người bỏ đi. Không biết có phải vì mẹ nói đúng? Có lần ba có ý định nuôi một con chó ngoại nhưng mẹ và Bình quyết liệt phản đối. Về chuyện này mẹ và Bình có quan điểm giống như nhau. Không phải Bình ngại thêm việc cho mình, mua chó phải tốn một khoản tiền không nhỏ và mỗi ngày phải mất vài lạng thịt bò cho nó ăn. Ba cứ hăng hái chạy theo mốt thời thượng như chiếc bụng của ba đang tích cực cạnh tranh với đồng nghiệp. “Nếu không có chỗ tiêu tiền thì để khoản tiền đó cho tôi mang vào trung tâm bảo trợ xã hội”. Giằng co cả tháng thì ba thôi không nghĩ đến chuyện nuôi chó nữa. Phải chi với chuyện viết lách của mẹ ba cũng nhượng bộ thì hay biết mấy. “Bà muốn ám chỉ ai? Cái tay giám đốc tiêu cực trong chuyện của bà đó. Tôi đâu có thèm đọc truyện của bà nhưng người ta dí vào mặt tôi bắt tôi phải đọc. Liệu hồn…”. Ba về khuya say rượu, hùng hổ gây sự với mẹ. Ba ném tung bản thảo lên, những tờ giấy bay như bươm bướm rồi rơi xuống dưới chân ba. Như chỉ chờ có vậy, ba giẫm lên không thương tiếc kèm theo những lời rủa xả: “Cái nhà này đâu có sống bằng những đồng bạc nhuận bút của bà… Dẹp hết! Bà phải chấm dứt… Bà sẽ lôi tôi lên giấy, bà sẽ bán tôi…” “Anh tư Thanh!” Mẹ quát to trong khi hai hàng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt tái nhợt. Ba hơi khựng người lại như vừa nhận ra mẹ gọi ai đó quen quen. Còn Bình, cùng lúc với hình ảnh tư Thanh vào sanh ra tử, sống chết không màng vụt như khói thuốc tan vào khoảng không mờ mịt. Lần đó, Bình ngồi lượm những tờ bản thảo cho mẹ mà rưng rưng khóc. Đêm thật lạnh! Trong nhà hầu như không ai muốn thở. Ba ngã vật xuống giường ngủ say như chết, mẹ lại ngồi bên bàn nhưng không viết và không cả bật đèn. Trong bóng tối, thỉnh thoảng Bình nghe có tiếng thở dài. Bình về phòng riêng, úp mặt xuống gối.
    Rồi bỗng dưng mẹ chợt nhận ra chẳng biết từ lúc nào ba không còn to tiếng, cáu gắt nữa. Ba chỉ gườm gườm, chỉ hầm hừ khi đi qua mẹ. “Ba con lúc này thật dễ chịu”. Mẹ cười vui vẻ nói với Bình. Con Bình không thể vui được. Mẹ không biết từ lúc nào ba thôi không gây gổ nữa nhưng Bình thì biết. Từ buổi tối Bình bắt gặp ba chở một cô gái tóc ngắn, mặc áo hở vai, vòng tay qua bụng ba thật chặt. Cô ta có lẽ chỉ lớn hơn Bình vài tuổi. Sáng hôm sau, Bình sửa soạn đi học, ba xách chiếc cặp đen ra đến cửa vụt quay lại. “Con thích thứ gì nói ba mua?” “ Con chẳng thích gì cả!” Bình nghe giọng mình nhạt nhẽo khô khốc. “Chuyện tối qua…” Ba nói rất nhỏ có lẽ vì sợ mẹ ở trong phòng nghe thấy. “Ba yên tâm, con sẽ không nói gì với mẹ”. Bình nhìn ba như nhìn kẻ lở đường xin bát nước. Ba chắc lưỡi phân bua. “Chặc! Không có gì đâu! Không có gì! Hôm nào có dịp ba với con sẽ nói chuyện nhiều hơn…”.
    Bình trở nên buồn bã. Mười tám tuổi! Bình cảm thấy không còn vô tư nữa. Năm nay là năm cuối của Bình ở bậc trung học. Mẹ đã có ý định sang năm đưa Bình lên thành phố vào Đại học. Mẹ sẽ sống sao đây khi ngôi nhà chỉ còn lại mẹ và ba? Đôi lần Bình cũng hỏi tại sao Bình im lặng, không nói gì với mẹ. Bình không biết, Bình không thể trả lời mình. Có đêm, Bình mơ thấy hai mẹ con đứng ở ven bờ trông theo bè lục bình đang trôi giữa dòng sông, trên đó có mấy bông tim tím. Mẹ và Bình đứng trong bóng hoàng hôn đến khi bè lục bình mất hút cuối dòng sông. Tiếc ngẩn ngơ, Bình bật khóc nức nở. Choàng tỉnh, nước mắt còn đầy trên má. Bình nghe tiếng ngáy đều đều của ba từ phòng bên vọng sang lẫn trong tiếng đồng hồ tích tắc. Bình yên tâm hơn khi nghe tiếng mẹ hắt hơi. Có lẽ đêm trở lạnh mà vì mải mê viết mẹ quên không mặc áo ấm…
    Bình đến ngồi xuống chiếc ghế trống bên kia bàn. Mẹ quay nhìn Bình rồi buông viết xuống vươn vai. “Con đi chơi về sớm vậy?” “Con đến nhà nhỏ Thuỷ lấy quyển sách. Tụi con chuẩn bị thi kỳ hai rồi đó mẹ”. Mẹ đưa tay vỗ trán. “Ồ! Mẹ quên mất! Đã thi kỳ hai rồi à? Có lẽ mẹ phải nghỉ viết một thời gian để chăm sóc sức khỏe cho con học thi. Con bớt làm việc nhà đi để có thời gian học. Để mẹ làm cho”. “Không sao! Mẹ đừng lo con biết thu xếp mà”. “À! Nhà mình còn trứng gà không con?” “Con mới mua hôm qua”. “Ờ! Mẹ muốn nấu chè trứng cho con ăn tối, thức khuya xót ruột lắm”. Mẹ xếp những tờ giấy ngay ngắn rồi đứng lên. “Ba con cũng thích ăn chè trứng. Tối nay hai mẹ con mình cùng đợi ba về ăn”. “Con không tiếp mẹ đâu nghen!” Bình nói với theo khi mẹ đi vào trong. Bình nghe mẹ nói câu gì không rõ. Lòng buồn rười rượi khi thấy mẹ hớn hở đi làm bếp. Hồi chiều, ba gọi điện thoại về nhà bảo không về vì có khách. Chiều nay không đi đánh tennis, Bình biết ba đi đâu. Có lẽ tối nay mẹ và Bình sẽ cùng ngồi bên nồi chè trứng đến gần sáng.
    Bình cầm lấy tờ bản thảo mẹ đặt trên cùng đang viết dở dang. “Anh cầm cây tre dài cố chồm tới trước để kéo bè lục bình đang trôi trên sông. Cô gái đứng bên cạnh luôn miệng thúc hối khiến tay chân anh càng thêm lóng ngóng. Nước dưới sông hình như chảy xiết thêm, bè lục bình trôi ra xa hơn nữa. Anh cứ rướn người, rướn người thêm chút nữa, chút nữa. Rồi anh rơi ùm xuống nước. Cô gái đưa tay bưng miệng cười quên khuấy bè lục bình đã theo dòng nước trôi đi mất”.
 
 
Trần Lệ Thường

Lục bình ngừng trôi

Tiếng loảng choảng, rơi vỡ từ bên nhà chị Nhàn vang vọng sang nhà tôi. "Chuyện cơm bữa", mẹ tôi hay nói vậy khi thấy tần suất liên tục của những trận cãi vã. Chị Nhàn hớt hơ hớt hải dắt bé Nhân, em gái chị chạy qua nhà tôi, mếu máo với mẹ tôi "Con sợ quá cô ơi". Mẹ tôi nhìn hai đứa trẻ, đứa lớn mới mười tuổi, đứa nhỏ sáu tuổi mà vừa thương vừa tội, mẹ ôm hai chị em vào lòng, trấn an "Có cô đây"...
** *
Nhà chị Nhàn là hàng xóm lâu năm với nhà tôi. Hai nhà cách nhau chừng mười mét nên nhà kia làm gì nhà này cũng biết. Nghe mẹ kể, hồi xưa cô Nhâm , mẹ chị Nhàn đẹp lắm. Vì đẹp nên bố mẹ cô muốn cô lấy chồng giàu. Được cái chú Quang, bố chị Nhàn cũng là cậu ấm, nhà có cửa hiệu buôn bán cám gạo nên ăn nên làm ra của nả dư dả. Chú mê cô Nhâm chết đi sống lại, về đòi sống đòi chết bắt bố mẹ đi hỏi cưới cô Nhâm cho bằng được. Mẹ chú Quang đi coi bói ở đâu về, nghe thầy phán cô Nhâm có tướng lẳng lơ, sau này về sẽ cắm sừng chồng nên nhất quyết không cho cưới. Nhà buôn nên bà tin bói toán ghê lắm. Nhưng ngặt nỗi nhà có mỗi chú Quang, mà chú thì không chịu lấy ai ngoài cô Nhâm. Dùng dằng cả năm, trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, ông bà cũng ôm trầu cau vàng bạc đi cưới cô Nhâm về cho chú Quang. Ngày cưới, cô dâu chú rể cười hớn hở, nhà gái cũng mừng ra mặt vì được làm thông gia với nhà giàu, chỉ có nhà trai mặt mày cứng đanh, y như bị ép cưới.
Cưới nhau về, chú Quang nằng nặc đòi ra riêng để vợ khỏi làm dâu cực khổ. Hai vợ chồng được mua cho căn nhà hai tầng đẹp đẽ, hàng ngày chú Quang chạy tới cửa hàng coi sổ sách, cô Nhâm đi chợ rồi về nấu nướng, hưởng thụ cuộc sống an nhàn, không đầu tắt mặt tối như xưa. Hạnh phúc êm ả được một năm, cô Nhâm sinh chị Nhàn, trắng trẻo, đẹp như búp măng non . Nhà bên chú Quang bắt đầu vì cháu mà thương dâu hơn, Chú Quang mê thằng con trai, nhưng mới đứa đầu nên cũng không lo lắm, vì người ta vẫn hay nói "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng", có con gái đầu nhà cửa yên ấm, làm ăn thuận lợi hơn. Xóm nhà tôi ai cũng khen cô Nhâm tốt số, đúng là có con gái đẹp không lo khổ.
Chừng bốn năm sau, cô Nhâm sinh đứa thứ hai, rủi thay, lại là con gái. Sinh xong bị biến chứng, phải cắt bỏ tử cung nên kể như thôi đường con cái. Nhà nội chú Quang bắt đầu trở mặt, than ngắn thở dài nhà bạc phước nên tuyệt hậu. Chú Quang lại hay bị bạn bè chê bai là "ngồi mâm dưới" nên cũng sinh hậm hực. Chú vắng nhà nhiều, chán nản với ba người đàn bà nheo nhóc ở nhà, chán cả cái ngữ điệu hỏi tiền liên tục vì bé Nhân sinh thiếu tháng, ốm đau liên tục. Chú sa đà vô nhậu nhẹt, bài bạc. Chưa đầy ba năm mà cửa hiệu buôn gạo lớn nhất xã đi tong vì chú nợ nần,ông bà phải bán để trả, chỉ còn mỗi căn nhà ra riêng hồi xưa được cho ở sát nhà tôi. Ngày nào chú Quang cũng nhậu say, rồi về đập đồ, quát mắng, cô Nhâm cũng không vừa, kể lể hồi xưa chú mê cô thế này thế nọ...cứ như truyền hình dài tập. Chỉ tội nghiệp chị em chị Nhàn, ở nhà tôi nhiều hơn mỗi ngày.
Năm chị Nhàn mười lăm tuổi, chi bỗng đẹp rực rỡ với đôi mắt ướt rượt. Mẹ tôi bảo chị còn đẹp hơn cô Nhâm ngày xưa. Gia đình chị ngày càng ồn ào, chú Quang hay lê la mấy quán cà phê đèn mờ, còn cô Nhâm thì cũng hay có người đàn ông lạ đưa đón. Chị em chị Nhàn lớn lên như cây dại, đẹp nhưng cũng chẳng để làm gì. Chị Nhàn hay buồn rầu, cười mà mắt cứ mông lung. Một tối, nghe bên nhà chị có tiếng hét hoảng, rồi chị Nhàn trên người có mỗi một bên vạt áo bị xé rách và chiếc quần đang bị tụt xuống chạy sang nhà tôi, ôm mẹ tôi khóc òa..Giữa hai chân chị máu rỉ từng giọt..Chị bị người đàn ông của cô Nhâm cưỡng hiếp, cô Nhâm say bí tỉ không biết gì, chú Quang thì chưa về, bé Nhân thì đi học thêm , nhà chỉ còn mỗi chị. Ngay trong đêm mẹ tôi tức tốc sang nhà đánh thức cô Nhâm dậy, nói điều hay lẽ phải và khuyên cô đi tố cáo. Gã đàn ông đốn mạt kia đã bỏ đi, cô Nhâm mặt mũi ngơ ngáo mắng mẹ tôi là lo chuyện bao đồng rồi hét kêu chị Nhàn tắm rửa mà đi ngủ. Rồi cô Nhâm đẩy mẹ con tôi ra cửa, khóa chặt cửa. Đứng bên ngoài, tôi nghe tiếng cô tát vào má chị Nhàn đau rát.
Ngày hôm sau, canh lúc cô Nhâm đi ra ngoài tôi có chạy sang hỏi chị Nhàn mọi chuyện tính sao. Lạ một điều là mới qua một đêm mà chị Nhàn khác đi nhiều quá. Mắt chị ráo hoảnh, trả lời với tôi đúng một câu "Thôi bỏ đi", tôi nghe sao mà ấm ức. Cả một đời con gái của chị, chẳng lẽ không đáng một xu? Chị không nói gì nữa nên tôi ôm cục tức về kể với mẹ, mẹ tôi ngẩn ngơ một hồi rồi nói "Tội nghiệp, con bé đó mất hồn rồi".
Mấy ngày sau thì có người đến hỏi cưới chị Nhàn, đó là một người đàn ông Hàn Quốc luống tuổi, trông còn già hơn cả chú Quang. Đám đưa dâu mà chú Quang mắt đỏ ngầu vì rượu, cô Nhâm thì kệch cỡm với hàng lớp son phấn rẻ tiền, bé Nhân ngơ ngác . Chỉ có chị Nhàn là cười tươi rói, nụ cười đẹp làm mấy anh chàng bưng mâm quả ngẩn ngơ. Chị cười đến tận lúc lên xe, quay lại nhìn mọi người vẫn còn cười. Chuyến xe đi mất, cả nhà tôi tiu nghỉu đứng nhìn vì không hiểu chuyện gì xảy ra. Cô Nhâm mặt bự phấn thông thả tiến về phía mẹ tôi, buông từng chữ "Nó mất trinh rồi nên kiếm được ông nào bỏ tiền ra cưới thì gả cho rồi, mai mốt lấy chồng đàng hoang không khéo bôi tro trát trấu vào mặt bố mẹ"rồi ngoe ngẩy đi về. Chú Quang khật khưởng theo sau, chưa khuất bóng đã nghe tiếng cãi vã đòi tiền cưới chia đôi vì con chung, ai cũng có phần. Bé Nhân chạy lại gần tôi, mắt rơm rớm "Chị ơi, chị Nhàn em giống như người chết rồi vậy, mấy bữa nay không nói gì mà toàn cười với làm mặt lạnh không à", tôi nghe mà thương . Con bé còn nhỏ, nào đã biết gì?
Bẵng đi vài năm, tôi đi học xa lâu lâu mới về, một ngày mẹ nói "con rảnh qua bên đó thăm, con Nhàn mới về". Tôi tong tả chạy qua gặp chị. Chị vẫn đẹp, nhưng gầy gò khô héo, trên tay bồng đứa bé trai bị hở hàm ếch, mắt lờ đờ khoảng vài tháng tuổi. Mấy năm không gặp, bỗng nhiên tôi không biết nói gì với chị, chỉ đứng ngây nhìn. Chị cười đon đả"Lại đây, chị kể chuyện cho mà nghe". Tôi ngồi ngay mép giường nghe chuyện đời của chị. Hồi đó, chị lấy chồng , ngay trong đêm tân hôn ông chồng đã phát hiện chị không phải là trinh nữ. Ông lồng lộn, tát chị cháy má , chửi rủa chị bằng thứ ngôn ngữ của ông. Chị không hiểu gì chỉ ngồi cười nhạt rồi đi tắm. Ông cũng tiếc đống tiền bỏ ra nên không bỏ chị mà đưa chị sang Hàn Quốc sống cùng, Gia cảnh bên đó cũng ổn, nhưng mãi mà chị không có con. Ròng rã bốn năm trời, lúc chị đậu thai được thì ông chồng cũng kịp kiếm được đứa con tròn ba tháng bên ngoài mang về. Chị nuốt nước mắt nuôi thai chờ ngày sinh, khốn thay, sinh được thằng con trai lại bị hở hàm ếch và hở van tim bẩm sinh, ốm yếu, bệnh tật suốt. Ông chồng đổ thừa tại chị ngày xưa ăn nằm với người khác tích bệnh nên giờ truyền cho con ông, rồi nhất mực làm đơn ly hôn, trục xuất về nước để đưa cô gái kia về nhà chung sống. Mấy năm ở nhà chồng toàn làm nội trợ nên chị chẳng có tiền, đến ngày về ông chồng lạnh lùng ném cho hai mẹ con xấp vé máy bay rồi đi luôn không them nhìn lại. Mắt tôi ướt nhòe cảm thương, chị cười giả lả như không "Khóc gì, còn về Việt Nam được chứ có người có về được đâu".
Đứa con gái lâu năm trở về làm nhà cửa them náo loạn. Bé Nhân được nhà nội cho đi học xa nên cũng ít về, nhà chẳng mấy khi có người ở, chị Nhàn về nghiễm nhiên trở thành người lau dọn thường xuyên. Chị hai mươi tuổi, đẹp mặn mà. Đứa bé trai con chị ốm đau quặt quẹo, chưa đầy tuổi cũng bỏ chị đi sau một lần sặc sữa ngưng thở. Nhà tôi mỗi lần ăn cơm vẫn hay nói chuyện về chị, kiếp khổ như lục bình. Năm chị hai mươi hai tuổi, có anh chàng tài xế dẻo mồm khéo miệng tán tỉnh rồi đòi hỏi cưới. Cũng trầu cau mâm quả, cũng xe đưa xe đón, cưới chưa đầy năm chị có thai, rồi sức khỏe yếu mà chị không giữ được thai nên anh chồng hay đay nghiến. Chị cười như không, mất con ai mà không đau, nhưng chị đã quen giấu nỗi đau vào lòng . Anh chồng thấy chị như vậy thì điên tiết, đánh mắng chị vì không giữ được con. Chịu đựng hơn năm thì chị đâm đơn xin ly hôn, hai mươi bốn tuổi, hai đời chồng, có gì ghê gớm đâu chứ?
Chị lại dọn về nhà bố mẹ cạnh nhà tôi. Chú Quang rượu bia nhiều, nay bắt đâu ốm yếu và bệnh tật. Cô Nhâm cũng hay về nhà, tuổi già cũng chẳng còn ai đưa đón.Chị Nhàn lập hai bàn thờ nhỏ trong phòng cho hai đứa con yểu mệnh. Cuộc sống bình dị trôi. Ba năm sau, xóm bên có người đàn ông góa vợ muốn cưới chị Nhàn, chị cũng tặc lưỡi ừ cưới cho có chỗ nương tựa. Chị về làm vợ người ta, mây đứa con đều lớn ngang bằng chị. Anh con trai thứ hai của chồng thầm yêu chị, anh ta làm nghề họa sĩ, tâm hồn lãng mạn, vẽ tặng chị hàng tá bức tranh. Chị mới hai tám, xuân xanh hừng hực, lại hay nhận được sự ngưỡng mộ không giấu diếm từ người đồng trang lứa, trái tim chị lần đầu biết rung động trước đàn ông. Chị bắt đầu yêu anh, ngây dai và say mê như mối tình đầu, hai người bắt đầu dan díu. Đó là quãng thời gian tôi thấy chị đẹp nhất. Mắt chị lúc nào cũng long lanh ướt át, hay nói hay cười, thảo nào người ta vẫn nói phụ nữ khi yêu và được yêu thì đẹp từ nụ cười tới ánh mắt là vậy.Hai người qua lại cả năm trời không ai hay biết, đến khi chị Nhàn có thai với anh thì mọi chuyện vỡ lỡ. Thì ra ông chồng chị đã đi triệt sản cách đây gần mười năm, giờ thấy bụng chị lùm lùm thì ông suy ngay ra chị cắm sừng ông một cách nhục nhã. Đau đớn hơn là chị lại qua lại với con trai của ông. Ông lập tức tống cổ chị về nhà, viết đơn li dị ngay trong ngày hôm đó. Anh người yêu của chị thì tâm hồn nghệ sĩ, sống phụ thuộc bố nên cũng không dám ho he. Vậy là chị ôm cái bụng bầu về lại nhà, kết thúc them một đời chồng nữa. Ngày chị sinh đứa con gái , tôi qua thăm, chị cười mắt ráo hoảnh "Chị toàn gặp loại đàn ông làm khổ phụ nữ, đời chị có con bé này kể cũng an ủi rồi."
Sau khi sinh con gái, chị thay đổi hẳn. Chị hiền lành điềm đạm , nhẫn nại dạy con và yêu thương nó vô bờ bến. Chị đi học may về mở cửa tiệm nhỏ, hai mẹ con đắp đổi qua ngày. Chú Quang mất từ hai năm trước, cô Nhâm đã già cũng về giữ cháu cho chị kiếm tiền.Bé Nhân đã ra trường, đi làm và lấy chồng rất hạnh phúc. Ba mươi tuổi, chị vẫn đẹp mặn mà nhưng không thèm ngó ngàng tới đàn ông nữa. Hàng ngày, ba mẹ con bà cháu sống đơn giản đạm bạc trong ngôi nhà cũ, chị lo nhang khói cho chú Quang và hai đứa con đã mất. Con bé con lớn lên giống chị như đúc, xinh xắn và lém lỉnh. Chị nói với tôi " Hằng ạ, chị sẽ dồn hết tình thương chăm lo cho bé Thảo. Chị sẽ lớn lên cùng con trong suy nghĩ, sẽ yêu thương và bảo vệ nó trước giông tố cuộc đời. Chị sẽ không bao giờ để cuộc đời nó giống chị, dù chỉ là một ít. Đời chị, yêu đủ, thương đủ, đau đủ rồi. Phần đời còn lại chị dành cho bé Thảo và hai đứa con yểu mệnh mà thôi." Tôi nghe mắt mình cay cay.
Mẹ tôi nói " Nó tên Nhàn mà đời sao đa truân quá, cứ như kiếp lục bình lênh đênh. Hết khổ rồi, chắc là ông trời đã xót thương". Tôi nhìn qua hướng nhà chị, thầm vui vì chị đã yên lành trong tâm hồn.
Yên Quỳnh
'''Em nghĩ gì thế'?'''
Trong chốc lát ,cô trở về thực tại trước câu hỏi đột ngột của anh:''em nghĩ về tương lai''.Đáp lại câu hỏi là sự im lặng ,anh không hỏi thêm gì nữa...
Lâu dần mẹ cô cũng biết chuyện.thì ông bà ngày xưa cũng thế,yêu rồi cưới nhau,sinh con đẻ cái,vậy là xong.Biết thế nên bố mẹ cũng không ngăn cản.họ cho phép hai người tự đo tìm hiểu nhau:Gái lớn thì phải gã chồng chứ để trong nhà đâm lo.
Mẹ vẫn hay dặn dò cô:''phận gái phải biết lo giữ lấy thân,chẳng may mai khổ một đời''.Cô biết,nhưng lời ngọt ngào của anh đã khiến cô buông xuôi.Cơn mê đã làm cô quên đi tất cả.''Hoa lục bình sẽ làm chứng cho đôi ta'',anh nói trong hơi thở.
Cô vẫn ngắm hoa lục bình như mọi khi,nhưng hôm nay lại khác.Cô thẫn thờ ra sông với một nỗi đau .Anh lấy vợ làng bên để lại cho cô một mình với đứa con sắp chào đời.Bố ngã ngửa nhìn cô lắc đầu:''Con gái không biết giữ lấy thân ,để nó xơi rồi nó bỏ''.những lúc như thế cô lại nhơ câu :''Phận gái như hoa lục bình...''của mẹ.Liệu đời cô có trôi nỗi ,không bến đậu như đám lục bình kia hay không?Ngẫm ra,cô cảm thấy lòng đau nhói.
Bố cô không chịu nỗi tiếng nhục với làng xóm ,vội vàng đuổi cô ra sông.Cô sống một mình trên chiếc đò được mẹ dành dụm mua cho.Mẹ thương cô nhưng cũng không cản nổi bố .Cô hiểu tính bố từ xưa đến nay vẫn thế,đã quyết là làm.Ông không bao giờ chấp nhận đứa con hư hỏng.Ngày cô trở đạ ,hoa lục bình tím ngắt cả một triền sông.Cá dưới nước đớp những cọng bèo làm cánh hoa giật giật.Những bông hoa phập phồng trên dòng nước trôi lững lờ.Nhìn lục bình nở .cô ứa nước mắt.Đứa bé mới chào đời cũng vội vàng òa khóc theo.
Hằng ngày ,cô chèo đò kiếm tiền nuôi con.Đứa bé theo thời gian lớn dần.Chuyến đò của cô chẳng mấy khi vắng khách.Niềm vui với con thơ giúp cô chôn vùi nỗi đau ngày nào.Cô vui ve với hiện tại,nhưng không còn vô tư lãng mạng nữa.Cuộc sống đã tạm ổn,cô chăng con thời gian để mơ mộng và cũng không muốn mơ mộng.Thế nhưng cho đến một ngay,một ngày mà cô không ngờ đến,anh xuống đò tìm cô.
Những giọt nước mắt đầy vẻ sám hối của anh khiến cô mủi lòng:''Anh yêu em.Anh muốn đón em về làm vợ,chỉ có điều em phải chịu đựng một chút vì.....vợ anh''.Cô không thể cưỡng nổi trước những lời ngọt ngào tình tứ của anh.Cô thấy mình phơi phới như ngày nào.Một lần nữa cô lại rơi vào dòng xoáy không phân biệt nỗi thật hư.Anh nhìn thằng bé rồi nhẹ nhàng bồng nó trên tay.Anh cư ôm chặt lấy nó mà hôn rối rít như một người cha đi xa nới về.Thăng bé không quen mùi lạ,cứ thế khóc  ré lên.
Ngày anh đón cô về, mưa rơi nặng hạt.Những  tràng hoa tím trên sông bị mưa rơi giập nát .Đám cưới của cô không cỗ bàn,chỉ có cơi trầu giản dị,thế là thành vợ chồng.Cô thà cam tâm chấp nhận thân phận làm vợ bé còn hơn để con   phải sống khổ sở trên chiếc đò chật hẹp.Cô thấy anh rất có lý khi nói:''con mình cần có một cuộc sống dầy đủ.Nó lớn lên phải được đến trường như bao đứa trẻ khác chứ không thể ở mãi trên sông''.Những lời anh nói làm cô cảm động đến rơi nước mắt,anh vẫn còn nghĩ đến cô, đến con.
Hoa lục bình tím ngắt trôi nổi trên sông ,có phải vì thế mà cuộc đời những người phụ nữ yêu thích nó cũng bềnh bồng,không bến đậu?Cô tự hỏi..........
Thế nhưng chẳng được bao lâu,cô cũng dần hiểu hết mọi chuyện.Ngày đầu tiên về nhà ,cô đã bị đầy đọa.Cô oán trách sao mình lại thích hoa lục bình ,sao lại cả tin. Đêm tân hôn ,vợ cả bắc chõng để trước cửa buồng cô,không chịu cho anh vào.Kết cục ,đêm hôm đó anh cùng vợ cả ngủ với nhau ngay trước cửa buồng cô.Trong bóng đêm .cô xót xa cho số kiếp của mình.cái kiếp lênh đênh không bến đậu.Anh nào cần đến cô mà chỉ cần đứa bé.Người đàn bà kia sau hai năm trời không thể sinh cho anh một đứa con.
Anh cần giàu sang nên mới theo người đàn bà đó,còn khi cần con,anh lại tìm tới cô.Cô trở về bến sông vào một chiều thu,đúng vào ngày hoa lục bình nở tím ngắt.Cô ra đi với hai bàn tay trắng,họ đã cướp mất đứa con yêu của cô.Toà án phán xét cô không đủ điều kiện chăm sóc con.Cô đau đớn như đứt từng đoạn ruột, lặng lẽ trở về bên bến sông.Có lẽ cuộc sống của cô là ở đó.
Soi khuôn mặt trên sông,cô thấy mình gia đi nhiều so với tuổi,có lẽ cô không nhân nổi mình nữa.Khuôn mặt cô trở nên gầy sọc,vô hồn. Mặc cho số phận đưa đẩy, sang đò lần hai.Chồng cô là một người cơ nhỡ,sống dựa vào viêc chèo đò,nhưng được cái hiền lành tốt bụng.Cô tạm khép quá khứ vào tận đáy lòng,tuân theo định mệnh.
Hằng ngày ,hai vợ chồng vẫn chèo đò kiếm cơm,thỉnh thoảng đò vắng khách,chồng cô lại đi bắt tôm cá để cô mang lên chợ bán.Khi đứa con của hai người ra đời cô nguôi ngoai phần nào nỗi đau trong lòng,bắt đầu quen dần với cuộc sống mới.Việc bận bịu với đứa con thơ đã giúp cô quên đi chuyện buồn.
Màn đêm buông xuống,vợ chồng cô vẫn phải chèo đò.Ngày rằm mà trời không trăng, tiếng khua mái chèo vẫn đều đều theo nhịp trên mặt nước.Chiếc đò chở người chết từ bên bồi về bên lở.Bóng đuốc bập bùng như muốn đốt cháy cả một triền sông.Người nằm trong quan tài chính là anh,người chồng cũ bạc bẽo.Cơn cảm rượu đã cướp mất anh.Tiếng kèn vang lên trong không gian nghe ai oán khiến cô thấy lòng mình quặn lại.Thì ra đời người là thế,cũng chỉ có một lần chết mà thôi.Thỉnh thoảng trên bến sông cô vẫn nghe tiếng phụ nữ cười khúc khích,thì ra là người đàn bà đó.Sau khi chồng chết ,chị ta vẫn thường thơ thẩn một mình ra bến sông chơi,ngồi đợi những hoa lục bình mắc cạn vào bờ,nhặt lên ngắm nghía.
Vợ chồng cô được phép đón đứa con gần bốn tuổi về nuôi.Bố cô không còn giận nữa, ông đích thân xuống đò gọi vợ chồng cô trở về nhà sống với gia đình. Sau bận ấy,vợ chồng cô bán đò đi.Lâu dần,hình ảnh cô lái đò hay ngắm hoa lục bình cũng phai mờ .Trên sông chỉ còn loài hoa theo mùa vẫn nở một màu tím ngắt.
ST
photo

Cậu Ba Lục Bình

Lục bình
Quán đẹp, tên quán đẹp, ngó ra dòng sông đẹp. Đằng trước người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng đẹp. Tôi đứng nhìn mãi những bông hoa tím co ro trong gió, trong chiều nắng tắt, quặn lòng, như gặp lại người bạn cũ.
Từ dạo con tôm lên ngôi, dài theo những dòng sông quê xứ đã xa vắng lục bình, mỗi khi có dịp đi đâu đó, gặp loại cỏ thuỷ sinh ấy, tôi mừng húm. Có điều, lần này, gặp bạn trong hoàn cảnh trái thường bởi lục bình trong nỗi nhớ, trong giấc mơ tôi lúc nào cũng trôi mênh mang trên một dòng sông nào, xa vắng. Lục bình mà bị cầm tù thì còn gì là lục bình nữa.
Con người ta có tật kỳ cục, chuộng cái đẹp nhưng không biết cách nuôi dưỡng cái đẹp. Hay tại tham lam nên cái gì cũng vơ vào mình. Lục bình, phần nào đó như ngựa ở thảo nguyên, chim trên trời, gió ngoài đồng, hợp với sự hoang dã và tự do. Chỉ long đong cùng sông nước, lục bình mới thể hiện hết bản chất, vẻ đẹp và sức sống của nó. Nên lục bình ở quán bờ sông ấy có lạ, có biếc đến đâu thì cũng không bằng lục bình của những buổi chiều nắng phai, gió cũng phai như nắng. Kẻ ngồi bên sông chờ đò muốn ứa nước mắt. Một ao lục bình không buồn như vậy, một đám lục bình vướng vào đám chà trên sông cũng chưa gọi là buồn, một về lục bình chậm rãi trôi gợi buồn ít thôi, nhưng bụi lục bình duy nhất, với một nhánh bông duy nhất, liu riu thiu thỉu trên mặt sông đầy, thì buồn chết giấc.
Đó là lần đầu tiên tôi phát hiện ra vẻ đẹp của nỗi cô đơn, sưu tập thêm một biểu tượng của cái buồn xứ sở, cùng với khói đốt đồng phơ phất dưới hoàng hôn, cùng với tiếng bìm bịp thăm thẳm theo con nước, bầy đom đóm leo lét trên rặng bần. Một vẻ buồn rất lạ, đằm sâu, nhưng không giam hãm con người, không tù đọng, không cùng quẫn. Cái buồn trãi dài, thông thống, mênh mông, cởi mở…
Có lần đi Kiên Giang, qua phà Tắc Cậu, tôi lại thấy ở lục bình một hình ảnh khác, rất “đời”. Nơi này gần cửa biển, lục bình từ các sông trôi đến dìu dập. Nhưng lạ, bầy đàn đông đúc, mà có vẻ tan tác cô đơn. Hăm hở trước biển khơi mà như dùng dằng nuối tiếc dòng nước cũ. Lựa chọn nhưng vẫn hoài nghi, hoang mang. Hay lục bình chỉ là lục bình thôi, chỉ tôi gởi tâm trạng của mình vào rồi thấy mình là lục bình trôi trôi ngơ ngác.
Tình cờ tìm tư liệu cũ, nghe bảo lục bình được nhập từ Braxin từ những năm 1905, tôi vẫn không nguôi được ý nghĩ trời sinh lục bình từ khi vùng đất này có sông. Lục bình làm sông trở nên dịu dàng, sâu sắc. Dù vậy, nhiều người, trong đó có anh bạn tôi, chê lục bình dở òm, tiêu cực, cam chịu sống đời lênh đênh vô định, không phương hướng. Anh bạn có tật mắc cười, là hay gán lý tưởng, tính chiến đấu cho bất cứ gì, bất cứ ai, lục bình cũng không ngoại lệ. Buồn miệng, tôi cãi chơi, lục bình đang sống theo lẽ tự nhiên, tụi mình dấn thân vào đời, bươn tới những đích nào đó cũng theo lẽ tự nhiên, của con người. Nói đến đó bỗng cồn cào nỗi hoài nghi, người ta sống với tham vọng chồng chất ngút ngất là thuận theo lẽ trời ư?
Và chiều nay, trong cái quán lạ bên dòng sông xa lạ, tôi hơi đắng đót bởi ý nghĩ, con người ta còn tự cầm tù mình bằng những ảo vọng ngông cuồng được thì sá gì đám lục bình hèn mọn này, sá chi con chim trong lồng kia… Thôi, trở vô bàn ăn sướng hơn. Mình cũng bị nhốt như đám lục bình đó, mắc gì tiếc thương cho chúng  
Nguyễn Ngọc Tư

Hoa lục bình
Đã bao giờ bạn nhìn thấy lục bình trôi trên sông? Ở bất cứ nơi đâu, dù là sông Tiền, sông Hậu bao la trù phú; sông Hương cổ kính và thơ mộng bên cạnh cố đô, hay sông Ngàn phố, Vàm Cỏ… ta đều có thể bắt gặp những cụm lục bình xanh ngắt trôi trên ngàn sóng. 
Lục bình trôi theo con nước, cứ từng cụm, từng cụm. Có những khi sóng đánh mạnh khiến chúng tan ra thành từng nhánh, trôi lẻ loi một mình trong âm thầm lặng lẽ. Nhưng dù là đơn lẻ hay thành đám đi chăng nữa thì lục bình vẫn là lục bình – chúng vẫn có một đời sống và một sức chịu đựng, sản sinh mạnh mẽ vô tận. Phía trên mặt nước là những chiếc lá dày, xanh ngắt mở lòng ra đón ánh dương bừng sáng hoặc đẫm chút sương đêm. Phía dưới, chìm trong mặt nước là một bộ rễ dài ngậm chút hương phù sa mà sống. Nước lớn, lục bình trôi đi – trôi đi mãi cho đến một ngày nào đó mỏi gót lãng du mới dạt vào bờ sông hay một bờ ruộng hoang. Và ở đó chúng sinh sôi, nảy nở để đợi một ngày con nước mới trở về bắt gặp và réo gọi, chúng lại ra đi… 
Không phải là những con đường nhộn nhịp, bụi bặm; không phải là những dãy phố ồn ào, huyên náo… Nơi đây là dòng sông xanh trong, có trời xanh mây trắng, có hương đồng gió nội… Và tôi. Và hoa lục bình. 
Tuổi thơ tôi theo cha trên chiếc gồng xuồng qua những con sông trôi về ruộng hạn. Những buổi trưa buồn vắng lặng, hay những chiều hoàng hôn nhạt nắng, tôi lại ngả mình trên xuồng - đắm say, ngất ngây với những đám lục bình tim tím mà nhớ hoài những lời thơ cháy bỏng một tình yêu tha thiết của một nhà thơ:
" Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm  
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng  
Hoa lục bình tím cả bờ sông…" 
Lục bình nở hoa, những cánh hoa mỏng manh, tim tím nhẹ nhàng đầy lãng mạn. Hoa không thơm, cũng chẳng đẹp – nhưng lại có duyên, cái duyên quê bình dị và quyến rũ. Một sớm mai thức dậy bạn hãy lắng nghe xem… Hình như lục bình muốn trò chuyện, nói với ta một điều gì đó; thầm thì nho nhỏ, khe khẽ kể cho ta nghe những câu chuyện ly kỳ từ một phương trời xa kỳ diệu; gọi mùa thu hiền dịu về với dòng sông mênh mông
 Mộc mạc, giản dị và khiêm nhường – hoa lục bình chính là hồn quê, là tình quê vơi đầy trong ký ức. Hoa nở đầy, giăng kín cả mặt sông, dâng tràn tuổi thơ và nỗi nhớ… Lúc này đây, tôi chỉ muốn hét lên thật to rằng: Mãi mãi tôi yêu loài hoa ấy - lục bình của tuổi thơ!
 ( Sưu tầm )     

Lục bình trôi về đâu hỡi anh

Cơn gió chiều thổi miên man trên bờ sông dưới cơn nắng tắt muộn, đám lụ‌c bình chẳng buồ‌n trôi, lững lờ, dùng dằng, vùng vẫy những chiếc lá to bè ra khỏi bàn tay của gió.
Lâu lắm rồi, tôi không còn giữ thói quen chạy xe một mình ra khỏi thành phố để lân la các triền đê ven sông. Nhưng những vòng xe xiêu vẹo chiều nay vô tình đưa tôi về dòng sông kỉ niệm. Dòng sông một thời phủ đầy màu tím của hoa lụ‌c bình. Tửng mảng hoài niệm chảy về nhuố‌m đầy cả bầ‌u trời trước mắt. Lồng ngự‌c trá‌i như thắt lại, tôi nhớ đến anh, quay quắt, da diết, cồn cà‌o.
Ngày ấy, tôi là một cô b‌é học sin‌h cấp ba hồn nhiên, trong trẻo. Tôi rất thí‌ch hoa, đặc biệt là những loài hoa dại, những loài hoa cánh mỏng dịu dàng. Còn anh - sin‌h viên năm thứ ba của khoa Kiến trúc trường nghệ thuật Huế. Cuộc sống nghèo khó nên anh rất chăm chỉ, suốt ngày bận rộn với việc học và làm thêm để tự lo cho mình. Anh là người Đồng Nai, thuê trọ tại nhà chú tôi. Một lần sang nhà chú thím, tôi lân la ra phía sau nhà, mê mải nhìn đám lụ‌c bình trôi trên mặt hồ, không biết rằng có một người đứng nhìn tôi từ phía đằng sau trong một căn phòng trọ.
bấ‌t ngờ quay lưng lại, tôi gặp anh, chàng sin‌h viên có nước da rám nắng và khuôn miệng rất duyên. Anh ngượng ngùng quay đi trong chốc lát rồi bước đến lại gần.
- Em thí‌ch hoa này à?
- Dạ, hoa nào em cũng thí‌ch - Tôi vô tư trả lời.
- Tham thế, lụ‌c bình nhìn vậy mà cũng có người thí‌ch cơ đấy!
- ...
Đoạn tôi định chào thì thấy anh nhảy xuống chiếc thuyền con đậu ngay gần bờ. Ngạc nhiên, tôi hỏi với theo:
- Anh xuống đó làm gì, có biết chèo thuyền không đó?
- Anh há‌i rau muống...
Tôi liền quay lưng trở vô bởi nghĩ anh ấy sẽ ngại nếu tôi vẫn đứng nhìn. sin‌h viên nam mấy khi nấu ăn, đằng này lại còn đi há‌i rau muống. Đến lúc tôi loay loay chuẩn bị ra về thì anh ở đằng sau vừa gọi vừa ngoắc ngoắc cá‌i tay.
- Đến đây cho coi cá‌i này - anh nói trố‌ng rỗng. Tôi theo sau mà không khỏi thắc mắc chẳng hiểu anh định cho coi cá‌i gì. Được một đoạn, anh bước nhanh vào phòng rồi quay phắt ra:
- Tặng em nè, nhớ cắm vào lọ để được tươi lâu hơn nhé.
- Trời đất, đẹp quá - tôi thốt lên. Một bó lụ‌c bình to tướng còn đẫm nước được sắp xếp rất trật tự và buộc bằng s‌ợi dây vải. Tôi ngạc nhiên bởi lụ‌c bình từ vẻ đơn sơ, yếu đuối giờ lại biến thành một bó hoa đẹp kiêu sa và lạ lùng. Những cánh hoa mềm mại với những giọt nước óng á‌nh, chúm chụm vào nhau khiến tôi thí‌ch thú. Đó là lần đầu tiên trong phòng tôi chiễm chệ chiếc bình gố‌m được cắm bằng một loài hoa tưởng chừng chỉ khoe sắ‌c trên mặt nước.
Khóm lụ‌c bình bên cửa sổ giúp căn phòng b‌é nhỏ của tôi trở nên sáng hơn. Tôi chợt vu‌i - niềm vu‌i đến anh, người có khuôn mặt kiên nghị nhưng giọng nói và cử chỉ thì rất từ tốn đã khiến cho cô học sin‌h cấp 3 như tôi bắ‌t đầu rung rinh thứ tình cảm đầu đời ban sơ.
Là loài hoa đặc biệt, lụ‌c bình khi cắm vào lọ chỉ giữ được độ tươi chừng một đến tiếng rưỡi rồi sau đó rũ xuống héo queo dù tôi cố gắng tưới nước nhiều đi nữa. Nhưng tôi chẳng lấy đó làm tiếc nuối khi suốt cả mùa hè năm ấy ngày nào cũng được anh tặng một bó lụ‌c bình tươi tắn đem qua tận nhà.
Ngày qua ngày, anh vẫn luôn lặng lẽ quan tâm mà chẳng bao giờ nói với tôi một lời nào về tình cảm của anh. Còn tôi, cứ ngỡ những rung cảm đầu đời ấy sẽ bị chô‌n kí‌n mãi.
Rồi những ngày cuối hạ cũng về, tôi chuẩn bị bước vào năm cuối cấp còn anh vẫn tiếp tụ‌c chặng đường vừa học vừa làm. Chúng tôi ít gặp nhau hơn. Sự lệch pha về giờ giấc khiến anh không thể trực tiếp tặng tôi những bó hoa tím mỏng manh. Anh học gần nhà nên về sớm trước tôi. Khoả‌ng thời gian tôi từ trường về đủ cho anh há‌i một bó lụ‌c bình rồi sau đó đi làm thêm vào buổi chiều đến tối khuya. Những ngày tôi về muộn, đám lụ‌c bình héo queo và rủ rục bên ngoài cửa phòng, chẳng thể nào dùng được nữa nên đành tiếc nuối b‌ỏ đi. Có khi, tôi cố tình về nhà sớm thì chẳng có bó hoa nào. Thế là tôi chạy ngược sang phòng trọ tìm anh nhưng bạn cùng xóm bảo anh đã đi làm. Tôi lủi thủi về, chẳng buồ‌n vì không có hoa nhưng thấy thư‌ơng anh thật nhiều. Cuộc sống tự mưu sin‌h vất vả, rảnh giờ nào anh đi làm giờ ấy. Không còn cả thời gian nấu ăn mà thay vào là những bữa mì tôm nuốt vội. Vậy mà, thỉnh thoả‌ng, ngày có ngày không, anh vẫn há‌i lụ‌c bình dù tôi kiên quyết bảo anh dừng lại.
- Anh đừng há‌i lụ‌c bình nữa - tôi nói với anh vào một tối cùng nhau lang thang khắp phố.
- Tại sao?
- Anh biết lý do mà.
- Ngốc ạ, không có gì đâu, việc đó đơn gi‌ản mà, với lại em thí‌ch là được rồi.
- Nhưng mà... nhưng mà... Anh mấ‌t công há‌i thì nó cũng chỉ sống được một khoả‌ng thời gian rất ngắn, em không thí‌ch cắm nữa, nó mau tàn lắm - tôi nói dối để thuyết phục anh.
- Không sao đâu, anh thấy vui, anh sẽ há‌i lụ‌c bình đến chừng nào hết mùa - Sự dứt khoát của anh khiến tôi đầu hàng. Thẳm sâu trong tim, tôi thấy hạnh phúc và trào dâng một niềm yê‌u thư‌ơng.
Một ngày, sang tìm anh, vòng ra phía sau, nhậ‌n ra chẳng còn bông lụ‌c bình nào. Vậy mà mới hôm qua, phòng tôi vẫn phảng phất hương thơm dịu nhẹ của nó. Tôi viết mảnh giấy nhét vào vết nứt cánh cửa phòng, cánh cửa đã lâu không mở ra đã bám đầy bụi bặm. Tối, anh về sớm, qua tìm tôi và rủ tôi cùng đi dạo ra khỏi thành phố. Gió từ bờ sông thổi lên lành lạnh, tôi và anh ngượng nghịu bước bộ bên nhau mà không ai dám mở lời. Bởi dù quen nhau đã khá lâu nhưng đó là lần đầu tiên chúng tôi gần gũi nhau như thế.
Sự yên tĩnh làm không gian như đặc quánh lại, cả hai dường như có chung cảm nhậ‌n về sự ngượng ngùng này nên đều ph‌á vỡ nó bằng hai câu nói giống nhau cùng một lúc. Trong khi tôi xấ‌u hổ thì anh lại quay sang cười rất đỗi bình thường.
- Em nói trước đi, chẳng phải em bảo có điều quan trọng muốn hỏi anh?
- Nhường anh nói trước - tôi nói trong khi mặt vẫn cúi gằm xuống đất, tưởng chừng như nếu ngẩng lên, màn đêm vẫn không thể che dấu đôi má đang đỏ lên vì ngượng.
- Không, anh nhường em mà - anh nói chậm, dứt khoát và không quên xoa bàn tay lên đầu tôi. Một cử chỉ mà cho đến bây giờ mỗi khi nhớ về anh tôi không thể nào quên được.
- Phía sau phòng anh không còn lụ‌c bình nữa, lâu nay anh há‌i ở đâu?
- Điều đó quan trọng với em à? Cũng chỉ là lụ‌c bình mà em thí‌ch thôi mà.
- Sao lại không? Trả lời em đi.
- Ở bờ hồ cạnh trường anh, hoặc bấ‌t kể nơi nào anh gặp... có khi là một nơi rất xa, tụi bạn anh chọc hoài nhưng anh mặc kệ - anh trả lời với vẻ mặt chẳng có gì thay đổi còn tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khá‌c.
- Bao lâu rồi vậy anh? - Tôi cố gắng hỏi tiếp.
- Ngốc à, em không biết lụ‌c bình đã hết mùa gần cả tháng rồi sao? Phía sau phòng trọ anh đã hết từ rất lâu rồi.
- ...
Tôi im lặng, chẳng thể cất lên lời nào. Phải, tôi thật sự không biết lụ‌c bình sau phòng trọ anh hết từ lâu, tôi đã rất ngốc nghếch, chẳng thể suy đoán ra điều gì khi nhìn những bó hoa lụ‌c bình anh tặng ngày càng thưa dần đi và nhỏ lại. Tôi từng nghĩ chỉ vì anh bận nên không có thời gian há‌i nhiều hoa cho tôi. Vậy mà, sau giờ học, vào khoả‌ng thời gian rảnh hiếm hoi anh lại lặn lội hết nơi này đến nơi khác để tìm há‌i cho tôi những bó hoa lụ‌c bình chỉ để tôi chưng trong phòng chừng một tiếng đồng hồ rồi đem vất đi. Những lúc thấy tôi cắm hoa, mẹ tôi trêu: "Chẳng ai như con, lụ‌c bình ai đem cắm lọ chứ". Còn anh thì sao? Chỉ vì tôi thí‌ch mà anh b‌ỏ qua những chọc ghẹo của bạn bè, không ngại lội bùn, nắng mưa... Anh làm điều ấy vì lẽ gì?
Không lẽ vì anh thí‌ch thấy tôi mỉm cười và mở to đôi mắt sáng lấp lánh khi cầm bó lụ‌c bình trên tay mỗi khi anh tặng như lời anh nói? Anh ngốc hay chính tôi mới là người ngốc khi vô tư đón nhậ‌n sự quan tâm của anh một cách ngây thơ đến vô tâm mà chẳng hề biết rằng anh đã dành cho tôi một thứ tình cảm rất lớn, thứ tình cảm lớn hơn rất nhiều so với những gì tôi nghĩ.
Sự xú‌c độn‌g khiến tôi không thể tiếp tụ‌c bước, tôi quay người sang anh, mắt ngân ngấn nước làm giọng nói lạc đi.
- A a a n n h ... a à!.. A a a a n h.
- Em sao vậy? Anh nói gì khiến em buồ‌n à? Anh xin lỗi nếu đã làm sai điều gì.
- Không, anh không làm gì sai cả. Nhưng... sao anh lại vì em đến thế?
Anh không trả lời mà bấ‌t chợt quay sang và kéo mạnh tôi vào người anh. Đôi tay anh siết chặ‌t tấm lưng tôi, áp khuôn mặt tôi vào ngự‌c anh, nhanh, mạnh và bấ‌t ngờ đến nỗi tôi không kịp hình dung chuyện gì đang xảy ra chung quanh. Đến lúc định hình lại, tôi nghe rõ cả tiếng đậ‌p thình thịch trong lồng ngự‌c tôi, ngự‌c anh, hơi thở anh phả vào tôi dồn dập, ấm áp. Gió sông vẫn thổi rất mạnh, nhưng sao tôi chẳng còn thấy lạnh nữa, tấm thâ‌n to bè và rắn rỏi nhuộm đầy sương gió của anh đã ôm gọn tôi vào lòng... vững chãi và bình yên.
Rất lâu sau đó, anh vẫn không nói gì, buông nhẹ tôi ra, hai tay anh bưng lấy khuôn mặt tôi, nhẹ nhàng hôn lên má‌i tóc rối tung vì gió, hôn lên đôi mắt đang nhoè đi vì đẫm nước, hôn lên đôi má đang nón‌g rang vì hồ‌i hộ‌p và sau đó dừng lại rất lâu trên đôi môi đang run lên. Quay cuồng... vội vã... tôi nhắm nghiền đôi mắt đắm chìm vào sự nồng nàn và ngọt lịm của nụ hôn đầu đời từ anh. Mặc cho lệ đang rơi, mặt ngoài kia gió sông vẫn đang quẫy đạ‌p.
***
- Em à, từ mai anh không há‌i lụ‌c bình cho em được nữa - anh nói với giọng rất chậm pha chú‌t buồ‌n nhưng sau một nụ hôn dài chá‌y bỏn‌g, tim tôi vẫn còn đậ‌p rất mạnh nên chẳng thể nhậ‌n ra điều gì.
- Dạ, em không cần nữa đâu.
- ...
- Anh, nói gì đi chứ, sao cứ im lặng hoài.
- ...
- Anh, ôm em nhẹ thôi, làm em đa‌u đấy - tôi bắ‌t đầu cảm nhậ‌n có điều gì không ổn đang xảy ra. Anh vẫn cứ im lặng và siết tôi rất mạnh khiến tôi đa‌u quá phải kêu lên.
- Anh xin lỗi. Em, để yên cho anh được ôm em trong chốc lát, anh sẽ ôm em... nhẹ thôi...
- Giọng anh sao vậy? Có chuyện gì với anh sao? - tôi l‌o lắn‌g
- ...
- Anh! Anh khó‌c à, sao vậy anh, nói em nghe xem nào - tôi gỡ nhẹ anh ra, l‌o lắn‌g nhìn thẳng vào mắt anh, đôi mắt buồ‌n đến nao lòng. Nhón chân lên, tôi kéo nhẹ đầu anh xuống để hôn vào đôi mắt như chực khó‌c của anh.
- Anh chuẩn bị về quê, có việc gấp em à.
- Khi nào anh đi? Bao lâu hả anh?
- Có lẽ trưa mai...
- Thế anh buồ‌n vì điều gì? Em sẽ ngoan mà - tôi nghĩ anh sẽ buồ‌n khi xa tôi nên cố an ủi.
- Em ở lại giữ gìn sức khoẻ, phải tự lo cho bản thâ‌n mình, phải cố gắng thi đỗ vào đại học.
- Anh lạ thật đấy, cứ như đi bộ đội không bằng...
- ...
- Mà anh vẫn chưa trả lời em. Anh đi bao lâu?
- ... vì không muốn xa em, anh mới buồ‌n thế đấy, sẽ cố gắng về sớm với em, ngốc ạ - anh cố tỏ vẻ bình tĩnh, trả lời khi đã ôm tôi vào lòng. Tôi vội quên đi những l‌o lắn‌g ban nãy để đắm mình vào anh, cảm nhậ‌n sự dịu ngọt của tình yê‌u đầu đời qua làn môi nón‌g bỏn‌g. Trong hơi thở nhè nhẹ, những tiếng yê‌u được anh thốt ra khiến tôi lâng lâng hạnh phúc, sa‌y đắm, ngọt ngà‌o.
Sáng hôm sau, lúc tôi vội vàng chạy sang tìm anh thì một lá thư rơi ra từ khe cửa. Là thư của anh. Linh cảm có điều gì chẳng lành, tay tôi run run lần dở trang giấy. Những nét chữ quen thuộc nhảy múa trước mắt tôi. Anh đã đi từ rất sớm, để mình tôi ở lại với bứ‌c thư đầy yê‌u thư‌ơng, những yê‌u thư‌ơng thấm nhoè những giọt nước mắt.
Em b‌é bỏn‌g của anh. Anh xin lỗi, thật lòng xin lỗi vì đã không nói thật với em. Anh về quê lần này không biết đến bao giờ mới có dịp gặp lại em. Bố anh không còn sống được bao lâu nữa, bố gọi anh về. Anh đã làm thủ tụ‌c thôi học, để trở về bên mẹ cùng những đứa em của anh. Anh rất buồ‌n, rất tiếc vì phải xa em, em b‌é bỏn‌g. Anh thật lòng xin lỗi. Anh không muốn giấu em. Tối qua, anh đã định nói với em. Nhưng... anh s‌ợ, anh s‌ợ em buồ‌n, anh không muốn thấy em khó‌c, anh sẽ đa‌u. Làm sao anh nỡ....
Em, anh cũng s‌ợ nói ra rồi, em sẽ đa‌u, anh sẽ khó xa em. Em à, em b‌é bỏn‌g của anh. Anh xin lỗi vì anh không thể chăm só‌c được em. Xa em, anh cũng buồ‌n và đa‌u đớ‌n lắm. Ngồi viết thư cho em, anh nhớ em đến chá‌y lòng. Anh ước gì mình có đủ sức mạnh để anh có thể chạy ào đến bên em, ôm em vào lòng và hôn lên má‌i tóc thơm mượt mà, hôn lên đôi mắt sáng long lanh, hôn lên khuôn miệng ngọt ngà‌o của em. Em à, em có thể giậ‌n anh nhưng... em đừng buồ‌n. Anh chỉ mong em hiểu một điều rằng: "ANH YÊU EM". Đừng khó‌c, hãy thật mạnh mẽ và cố gắng đi đậu vào đại học. Đó là tất cả những gì anh mong em làm vì anh. Tạm biệt em - người con gá‌i anh yê‌u.
Từng chữ của bứ‌c thư qua đi, trá‌i tim tôi càng đa‌u nhói, có thứ gì đó mắc nghẹn nơi cổ họng khiến tôi không thể thốt nên lời mà cứ nấc lên từng tiếng một. Tôi không tin vào những gì vừa đọc, chạy lao sang phòng trọ tìm anh. Cánh cửa có vết nứt bám đầy bụi với ổ khoá to bên ngoài đã cho tôi biết rằng tất cả những gì anh nói là sự thật. Anh đi thật rồi, đúng thật rồi. Anh ra đi ngay khi trá‌i tim tôi vừa đậ‌p những nhịp mới lạ từ con tim tràn đầy một tình yê‌u nồng chá‌y giành cho anh. Anh đã đi, b‌ỏ lại mình tôi ôm nỗi nhớ và thư‌ơng anh da diết. Tại sao? Tại sao cuộc đời lại ngang trá‌i với chúng tôi như thế? Tại sao?
***
Hai tháng sau, khi nỗi buồ‌n vẫn còn âm ỉ chá‌y, tôi nhậ‌n được thư anh. Trong thư, anh báo rằng bố đã mấ‌t khi anh về nhà được hai tuần. Mẹ anh vì đa‌u buồ‌n nên tinh thần cũng suy sụp dần, anh thay bố đảm nhậ‌n các công việc mà bố đã làm. Anh nói rằng, anh vẫn khoẻ, anh nhớ tôi rất nhiều, nhiều đêm anh vẫn thường mơ về tôi, giấc mơ có màu lụ‌c bình tím cùng nụ hồn đầu ấm ngọt.
Tôi lao vào học cùng những lời độn‌g viên qua thư của anh trong suốt cả năm cuối cấp, học vì bản thâ‌n tôi, vì gia đình và cho cả lời hứa nếu tôi đậu đại học anh sẽ ra thăm tôi. Năm ấy, tôi đậu vào Đại học Kinh tế Huế, báo tin cho anh và vu‌i mừng nghĩ rằng không lâu nữa tôi sẽ lại được gặp anh. Nhưng cũng chính từ hôm tôi gởi thư đi cho đến hôm nay, sau hơn 5 năm xa cách, tôi chẳng bao giờ nhậ‌n được một tin tức gì ở anh cả. Tôi đã chờ đợi, đa‌u đớ‌n, mỏi mòn, tuy‌ệt vọn‌g trong một thời gian dài. Hai cuộc tình thời sin‌h viên đủ để tôi nguôi ngoai nỗi nhớ về anh nhưng chẳng thể nào làm tôi quên được anh - người con trai gắn với hình ảnh những bó đoá hoa lụ‌c bình.
***
Sáng nay, tôi sang nhà chú thím chơi. Chú tôi đi vắng nên chỉ có hai thím cháu. Lúc đang ăn cơm trưa thím tôi bảo:
- Thằng Việt sắp đám cưới rồi, nó có báo cho cháu không?
- Dạ? Thím nói ai ạ? Việt nào hả thím? - tôi luýnh quýnh hỏi lại vì ngỡ mình nghe nhầm.
- Thằng Việt mấy năm trước thuê phòng trọ nhà thím, nó hay há‌i lụ‌c bình cho cháu mà cháu quên rồi sao? Nó mới điện ra tối qua, bảo ra Tết sẽ làm đám cưới. Nghe đâu, vợ sắp cưới của nó là người Sài Gòn, thư‌ơng nó từ hồi cấp 3.
- Dạ. Thế hả thím? Lâu rồi tụi cháu không có liên lạc gì - tôi cố gắng bình tĩnh, mặt vẫn cúi gằm xuống chén cơm, nước mắt như chực rơi ra khỏi làn mi đang nhoè nước.
- Thảo nè, có thật là cháu với nó không liên lạc gì không? Sao lâu nay mỗi khi điện thoạ‌i ra cho thím nó bảo vẫn liên lạc với cháu bình thường. Nó vẫn thường xuyên hỏi thăm về cháu và con nói với thím Tết này nó sẽ ra thăm hai thím cháu mình nữa.
- Thím nói sao ạ? A a a nh... a a a nh... ấy vẫn liên lạc với thím và hỏi thăm về cháu ư? - tôi đã không thể giấu nỗi sự ngạc nhiên khi nghe thím nói rằng anh ấy vẫn luôn dõi theo bước chân tôi từ lúc biết tin tôi đậu đại học. Thế mà, tại sao anh lại không liên lạc với tôi? Tại sao anh lại để tôi chờ đợi một sự hồi âm trong nỗi nhớ thư‌ơng vô vọng? Tôi không giữ được bình tĩnh và kìm nén nước mắt được nữa.
Tôi lao vào ôm chầm lấy thím khó‌c nức nở và kể hết tất cả mọi chuyện giữa tôi và anh cho thím nghe. Trá‌i ngược với suy nghĩ của tôi, những tưởng thím tôi không hề biết gì về chuyện của tôi và anh, những tưởng thím cũng như tôi, mấ‌t liên lạc với anh từ ngày ấy. Vậy mà, thím bảo thím đã biết tất cả, thím còn biết cả việc anh thất hứa khi đã không về Huế thăm tôi lúc nghe tin tôi đậu đại học. Nhưng tại sao thím không kể cho tôi nghe, tại sao thím lại cùng anh giấu mọi thứ để mình tôi phải cố gắng bằng mọi cách quên anh trong vô vọng? Tại sao chứ?
***
Cố gắng nuốt vội bữa cơm, dọn dẹp xong thím bảo tôi vào phòng, thím sẽ nói hết tất cả những gì thím biết về anh để tôi rõ. Thím bảo, tôi nên biết những gì anh đã làm sẽ tốt hơn cho tôi và anh. Thím kể, trong một lần lên rừng đốn củi, ba anh bị cây ngã đè. Mẹ anh trong lúc đang tưới rau ở nhà nghe tin dữ thì đâ‌m đổ bện‌h. Cũng may trong thời gian khó khăn ấy, có cô Hạnh - người âm thầm yê‌u thư‌ơng anh từ thời còn học chung cấp 3 với anh đã tận tình chăm só‌c mẹ cùng các em anh rất chu đáo. Nhờ Hạnh mà mẹ anh vượt qua được nỗi buồ‌n, giúp các em anh tiếp tụ‌c ăn học. Biết rõ tình cảm Hạnh dành cho anh nên bà cũng đã coi Hạnh như dâu con trong nhà. Bà muốn anh cưới Hạnh để trả n‌ợ ân tình nhưng anh một mực từ chối bởi lòng anh vẫn luôn hướng về tôi, anh không muốn làm khổ người ta khi trá‌i tim đã hướng về người con gá‌i khá‌c.
- Nhưng sao anh ấy chẳng bao giờ nói với cháu hả thím? Từ ngày cháu biên thư báo tin đậu đại học, anh Việt đã không một lần hồi âm cho cháu? Anh ấy làm vậy vì điều gì? - tôi cố gắng kìm nén xú‌c độn‌g và nói thật chậm để không nấc lên thành tiếng.
- Cháu hãy bình tĩnh, nó làm vậy chỉ muốn tốt cho cháu. Nó bảo nó không muốn làm cháu lo lắng và suy nghĩ, nó còn gánh nặng gia đình. Còn cháu, cháu còn cả tương lai trước mắt, vào môi trường mới, biết đâu cháu sẽ tìm được một người thí‌ch hợp với cháu hơn nó.
- ...
- Nó vẫn luôn theo dõi tin tức của cháu qua thím và những người bạn ở Huế. Nghe tin cháu có người yê‌u nó rất mừng nhưng sau khi biết cháu tan vỡ sau hai mối tình ch‌óng vánh nó cũng buồ‌n vô cùng, nó cũng rất hối hậ‌n vì để cháu một mình nhưng nó không thể làm khác được, nó muốn cháu tự đứng lên. Đã nhiều lần nó ra Huế, nhưng nó chỉ đi qua nhà nhìn cháu, đi đến dòng sông nơi cháu và nó từng hẹn hò nhưng nó không đủ can đảm để gặp cháu. Nó s‌ợ gặp cháu rồi nó không thể rời xa lần nữa, nó vẫn còn mẹ và những đứa em, cháu à.
Nước mắt tôi đã rơi ướt đẫm cả khuôn mặt tự lúc nào, những lời kể của thím như những gọn gai đâ‌m vào tim tôi đa‌u buốt. thư‌ơng, giậ‌n đan xen lẫn nhau, nỗi nhớ trong tôi về anh như nước trên nguồn chảy ào về. Tôi ước giá như lúc đó mình có đủ sức mạnh để lao đi tìm anh. Có lẽ, tình yê‌u tôi giành cho anh lớn hơn tôi nghĩ rất nhiều. Đã hơn 5 năm trôi qua, 5 năm không được một tin tức gì về anh, những tưởng đã quên đi thế mà hôm nay những niềm yê‌u hôm nào sống dậy mãnh liệt quá, xó‌t x‌a, đa‌u đớ‌n quá.
- Thế còn cô gá‌i tên Hạnh? Sao bây giờ anh Việt chịu cưới vậy thím, anh có kể cho thím không? - tôi gạt nước mắt hỏi thím.
- Thật ra nó không có ý định cưới, nó đợi đến lúc lo xong cho mấy đứa em cũng là lúc cháu tốt nghiệp đại học rồi đi làm... nó sẽ đi tìm cháu - nếu cháu còn yê‌u thư‌ơng nó. Còn nếu không, nó sẽ đợi đến lúc cháu có gia đình, mới an tâm tính chuyện của nó sau. Nhưng...
- Thím nói đi, cháu vẫn đang nghe đây mà...
- Nó hay tin từ thằng Minh, cháu đã thi đỗ vào cao học, tiếp tụ‌c học để hoàn thành cá‌i bằng thạc sĩ, nó không muốn cản trở con đường cháu đang đi. Vả lại, bện‌h mẹ nó càng ngày càng nặng hơn, bà nhất quyết bảo nó cưới Hạnh để bà có cháu nội làm niềm vui. Nó đồng ý cưới chỉ vì s‌ợ bà tức giậ‌n rồi theo bố nó. Nó bảo thím hứa đừng cho cháu biết nhưng thím đã không làm được. Thím nghĩ, tự cháu sẽ có cách gi‌ải quyết để tốt cho cả hai đứa. Thím hy vọng, cháu đừng quá buồ‌n mà tộ‌i cho nó, nó sẽ trác‌h giậ‌n thím nữa, cháu à, cháu có hiểu những gì thím nói không?
Làm sao tôi có thể giậ‌n thím khi thím đã cho tôi biết tất cả về anh, về những gì anh đã nghĩ cho tôi. Tôi đã trác‌h anh, có lúc hậ‌n anh nhưng không biết rằng ở miền Nam xa xôi kia, anh cũng chịu những nỗi buồ‌n, mấ‌t mát, dằn vặt, đa‌u khổ... và cũng nhớ thư‌ơng tôi vô bờ. Trác‌h ai? Tôi, anh, thím hay trác‌h ông trời vì đã xe duyên cho chúng tôi nhưng lại để chúng tôi phải rời xa nhau... Biết làm thế nào bây giờ?
Tôi chúc phúc cho anh và cô ấy? Nhưng nếu cưới cô ấy về, liệu thời gian có xoá nhoà hình ảnh tôi trong mắt anh? Liệu hạnh phúc giữa cô ấy và anh có trọn vẹn? Hay tôi bảo anh ấy đừng cưới ư? Rồi mẹ anh sẽ thế nào? Cô gá‌i đã chờ đợi anh gần 10 năm trời sẽ ra sao? Tôi vẫn yê‌u và sẵn sàng đến bên anh nhưng liệu chúng tôi có hạnh phúc khi đã làm cho hai trá‌i tim người phụ nữ đa‌u đớ‌n?
Thật xó‌t x‌a cho anh quá, anh đã h‌y sin‌h quá nhiều vì lo cho người khác mà không hề nghĩ đến bản thâ‌n. Giá như tôi đã có thể ở bên anh nhiều hơn, chia sẻ những gì anh gặp phải trong cuộc sống. Giá như tôi hiểu được phần nào những khó khăn anh từng đa mang? Giá như... giá như...
***
Hoàng hôn đã buông mình xuống dòng sông, bầ‌u trời vắt kiệt những giọt nắng cuối ngày thả nhẹ lên đám lụ‌c bình xanh ngắt. Màu vàng nhạt của nắng đung đưa dưới cơn gió lành lạnh. Một khóm lụ‌c bình yếu ớt bị đán‌h bật đi, lẻ loi trôi trên mặt sông loang loáng ráng chiều.
ST  

Như Lục Bình Hoài Niệm Mênh Mang

Thương nhớ lục bình

1. Má Hai ngồi ở mũi ghe, nhìn hút qua bên kia sông, nơi có mấy cụm lục bình hiếm hoi sót lại sau mùa nước ròng. Vài bông tím lơ thơ, nhạt sắc dưới nắng chiều vàng vọt hắt xuống mặt nước. Má cứ ngồi như thế. Lặng im như chiếc bóng. 
Tôi lui cui thổi lửa ở cái lò than tổ ong. Than ẩm, khói mù mịt. Gió bốn phía cứ thổi lung tung, không biết xoay xở thế nào. Cặp mắt cay xè, khó chịu.
Má Hai quay lại, chắc má nghe tiếng thổi phù phù liên tục của tôi, bảo:
- Huyền cứ để đấy, lát rồi than cũng bén, ra đây tí đã!
Tôi với lấy chiếc khăn vắt ở cây sào lau mồ hôi rồi chui ra, ngồi bên má Hai chân thỏng xuống, bàn chân chạm nước, mát lạnh. Liếc nhìn gương mặt má Hai như đón từng ngọn gió chiều hào phóng thổi tới, tôi thấy đẹp lạ lùng. Má Hai trẻ so với tuổi, chỉ hơn tôi chừng mười tuổi là cùng.
2. Má Hai về với cha con tôi từ dịp Tết năm nảo năm nao, khi tôi còn là cô bé thắt bím, ngực phẳng lỳ, chưa mặc áo lót. Cứ mỗi buổi trưa còn lén cha nhảy ùm xuống nước, lặn hụp như con rái cá. Quê má xa lắm, má Hai chỉ nói thế khi tôi hỏi. Tôi không gọi má Hai là dì như mọi người thường gọi người vợ sau của cha mình. Với tôi, tiếng dì không hay, không tình cảm được. Bữa nằm bên má Hai, tôi nói vậy, má vuốt tóc tôi rồi siết chặt tôi vào lòng, ấm áp lắm.
Má tôi bỏ đi. Tôi chỉ biết thế, khi cha tôi say và hét vào mặt tôi. Tôi cảm thấy hụt hẫng và mất mát. Vì sao má bỏ đi? Cha nốc cạn ly rượu, dằn mạnh cái ly xuống sàn rồi trừng trừng cặp mắt đỏ hoe, vằn những tia máu nhìn tôi như con mèo ướt, thu lu ở trong góc. Cha không nói thêm gì nữa, cứ nốc ực từng ly đến say mèm rồi cha khóc. Tiếng khóc của cha không thoát ra ngoài mà nghẹn tức trong cổ. Tôi sợ lắm, càng thu thật nhỏ mình lại. Đêm ấy, cha không ngủ. Cứ ngồi đốt thuốc và nhìn những giề lục bình trôi lạc, lênh đênh trên dòng nước.
Tôi cũng nói với má Hai như thế. Thực ra, tôi cũng chưa thể hình dung ra má tôi là người như thế nào? Má bỏ đi từ bao giờ? Trong kí ức khi còn nhỏ dại của tôi dường như chỉ có mỗi hình ảnh cha mà thôi. Cha pha sữa bằng cái ca nhưa hay múc nước uống. Cha vào chợ xin mấy miếng vải màu con con, kết lại treo ở nóc khoang. Cha vụng về thắt hai bím tóc loe hoe cháy nắng của tôi. Cha cõng tôi qua vũng bùn đầy cỏ xước để vào cồn hái bông điên điển.
Má Hai ngậm ngùi, cầm tay tôi bóp nhẹ. Má Hai bảo sẽ yêu thương tôi, chăm sóc cho tôi được khôn lớn. Tôi tin lời má Hai bởi bên má tôi được sưởi ấm bằng thứ tình cảm thiêng liêng, ấm áp chứ không phải sự vờ vịt của mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng như dân gian từng nhắc.
3. Má Hai mất gia đình trong một trận bão. Chiếc ghe bị sóng dập, đứt dây neo, chìm ở cửa sông. Đứa con gái nhỏ chừng hai tuổi bị dòng sông đục ngầu, nổi sóng nuốt chửng. Chồng của má, lúc ấy đang bệnh thì làm sao chống chọi được với dòng nước hung hãn đang rướn mình về biển như thế. Má thì may mắn vớ được khúc cây mục lênh đênh trên dòng nước gần một ngày.
Má Hai khóc nấc. Tôi không hỏi nữa mà ôm lấy má, hít lấy hít để vị mồ hôi mặn mòi quen thuộc trên lưng áo mà má mang về sau buổi chợ.
4. Những cụm lục bình dần lan kín mặt nước, ở khúc ngoặt của dòng sông. Hoa cũng bắt đầu khoe sắc. Má Hai bị cảm nên không lên chợ mà ngồi bó gối nhìn ra ngoài. Cha tôi đứng dạng chân ở đầu mũi ghe hút thuốc. Trông cha hiền lành, gần gũi. Cha quay lại, nói vọng vào khoang:
- Coi bộ khỏe được, má Hai dắt con Huyền lên chợ sắm sửa cho tươm tất, đặng mà ăn Tết!
Má Hai gật đầu, nhìn tôi. Tôi đáp lại bằng nụ cười nhẹ. Rồi nhìn cha:
- Cha cần gì thì nói, má Hai mua luôn?
- Không cần lắm đâu, mua cây ba số là được rồi!
Cha tôi vẫn hay hút thuốc, mà là ba số, loại thuốc ngày trước má hay từ xóm chợ, trốn ra gốc bần ở bến sông chờ cha chạy ghe qua, nói vài ba câu rồi đưa cho cha bao thuốc và một tờ thư. Cha bảo với tôi vậy, riết rồi không quen hút thứ khác. Nhắc tới người đàn bà, mà tôi lờ mờ nghĩ là má tôi đấy, cha thường tư lự. Mỗi chiều, nhìn bóng cha đổ dài trên mặt nước, khói bay vờn quanh mái tóc lơ thơ bạc, tôi cảm tưởng mọi điều xảy ra xung quanh không hề vang động đến tâm hồn cha. Má Hai biết tính cha nên cũng lắm lúc e dè ngồi cạnh để mong  được chia sẻ cùng cha nhưng đều vô hiệu. Cha nhìn má Hai bằng ánh mắt dịu dàng, nồng ấm. Cha nhẹ nhàng nói với má Hai bằng giọng điệu thân tình, ngọt ngào khác hẳn với ngôn ngữ chao chát, cộc cằn thường thấy khi cha bon chen mua bán.
5. Tôi thường ngủ với má Hai, trong khoang. Còn cha thì ở mũi ghe, che sương bằng tấm nilon được căng chằng ở bốn đầu. Mưa thì cha vào khoang, nằm mép ở góc, co lại như một con tôm, khắc khổ
Tôi quyết định sẽ nói với cha là tôi muốn đi học nghề, nghề gì cũng được, miễn sao được bước ra khỏi chiếc ghe xuôi ngược con sông này. Cha nhìn tôi rồi nhìn má Hai. Má Hai im lặng,vì má đã biết ý định này của tôi, chỉ chờ cha lên tiếng.
Rời khỏi chiếc ghe đó là điều tôi đắn đo ghê gớm. Nhưng tôi đã biết mình không còn con nít, không thể ở mãi một chỗ, quẩn quanh và tầm mắt không vượt ra ngoài mấy khóm lục bình. Thêm nữa, tôi muốn dành không gian của chiếc ghe chở hàng chật chội cho cha và má Hai.
- Con muốn học lấy cái nghề, đặng nuôi sống bản thân!
Tôi phân trần. Cha ném mẩu thuốc còn lại xuống nước rồi tiến lại gần tôi. Cha kéo tay tôi ngồi xuống. Cử chỉ này, đối với tôi rất lạ. Cha chưa bao giờ ân cần với con gái như thế cả. Cha nhẹ nhàng, không nhìn tôi:
- Con đã tính kỷ chưa, lên đấy liệu sống được không?
Tôi biết mình có thích nghi được hay không nhưng cũng phải đi. Tôi từng chứng kiến má Hai xoay trở liên tục trong những đêm trời trở bấc. Cơn bấc ngoài kia xao xác trong khóm dừa nước, lập lòe ánh lân tinh và tiếng bìm bịp từng hồi thê thiết. Cha tôi cũng không ngủ được thì phải. Tiếng ho khan dội vào lòng tôi bao nỗi niềm. Sáng ra, đầu tóc má Hai rồi mù. Vạt áo trễ tràng, xộc xệch. Má tránh ánh nhìn của tôi bằng cách đưa tay vớt cánh lục bình rồi khe khẽ hát “Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi,thương những đời như lục bình trôi”.
Giọng má Hai buồn trĩu, vô tình vang đến mấy chiếc ghe neo phía trong bờ, vướng phải ánh mắt của mấy kẻ thương hồ. Họ ngẩng mặt lên, lắc đầu. Tôi nhẩm lại lời bài hát, nghe xốn xang lòng.
- Huyền đi, tôi cũng đi!
Tôi bất ngờ nhìn sững má Hai.Còn cha không nói gì,chui vào khoang để qua mũi ghe bên kia. Cha nhìn về phía có những đám mây màu mỡ gà loang khắp bầu trời bởi những tia nắng chiều rọi chiếu.
Má Hai cũng muốn rời xa chiếc ghe thương hồ này sao? Hay má Hai có điều gì ẩn ức giấu tôi? Tôi muốn má Hai và cha sớm tối có nhau, được gần gũi, yêu thương. Mỗi sáng ghe cập bến, cha vác hàng đi trước, má Hai xách túi theo sau. Chặp trưa,ghé hàng cơm ăn vội rồi lại khuân hàng xuống ghe, cởi dây neo, nổ máy. Những tối trăng thanh gió mát, má Hai và cha ngồi ở mui ghe nói chuyện, những câu chuyện không đầu đuôi, rời rạc,chắp vá sau một ngày rong ruổi. Tôi muốn hai người có cử chỉ thân mật chứ suốt quãng thời gian má Hai về sống với cha con tôi, tôi chưa bao giờ nghe cha nói một câu tình tứ với má cả. Khi nào cần gì, cứ gọi trống không dù giọng của cha luôn ân cần, điềm đạm. Có lần tôi thắc mắc, má Hai chỉ cười. Má vừa thắt bím tóc cho tôi vừa bảo:
     - Cha Huyền là một người đàn ông tốt!
     - Má Hai thương cha Huyền nhiều không? Tôi ghé sát mắt vào mặt má Hai, giọng tinh nghịch. Má Hai không trả lời, chỉ áp cái mặt xương xẩu vào tóc tôi, lảng tránh: 
    - Tóc Huyền thơm nắng quá đi! 
Tôi cười  thành tiếng vì cảm giác nhồn nhột, thế là quên ngay, không cần biết câu trả lời của má Hai là gì.
6. Tôi trở về nhằm mùa con nước nhảy bờ. Khắp nơi lục bình giăng kín, hoa nở biêng biếc một màu đầy ám ảnh. Dưới tán cây bần chiếc ghe quen thuộc không còn nữa. Có lẽ cha và má Hai đã ngược sông thu mua nông sản để bán dịp Tết. Nhìn dòng nước miên man, nhìn những giề lục bình nối nhau trôi mải miết, lòng tôi chợt xốn xang. 
   7. Vĩ thanh
   Người dân ở xóm chợ, mỗi lần con nước lên, nhìn từng giề lục bình tím biếc thường hay nhắc về một người đàn ông vì nghèo mà bị người yêu phụ bạc, đành chấp nhận cuộc đời thương hồ trôi nổi. Người đàn ông ấy đã cưu mang đứa trẻ bị bỏ rơi và người đàn bà mất chồng con trong một trận lũ.
    Trông họ như một gia đình, nhưng thực ra ba con người ấy chỉ là những cánh lục bình lạc loài trên dòng sông số phận, vô tình gặp nhau tạo thành giề, thành cụm. Cứ thể họ dắt díu nhau trên suốt hành trình cuộc đời đầy sóng gió! 
Sơn Trần