Kim Chi đã cố tìm kiếm trong bộn bề thư cũ cách đây 10 năm chỉ có hai bài viết ngắn này của anh, thôi thì đành vậy, hai bài viết nầy đối với KC thật là quý vì nó tương trưng cho một kỷ niệm đẹp khó quên !! Vì những lý do bất khả kháng KC không liên lạc liên tục với các anh và chị bên đó nhưng vẫn luôn nghĩ và nhớ....KC có mail xin thêm anh một bài nữa cho đủ bộ ba nhưng anh nói lâu rồi anh không viết giao website cho chị Bạch Liên, KC có viết cho chị nhưng không nhận được trả lời...Đành thôi vậy, mong rằng anh sẽ đọc chủ đề nầy KC định đặt tên là Truyện ngắn của Tiểu Vũ nhưng thôi tuỳ duyên, có bao nhiêu thì chia sẻ bấy nhiêu vậy ...
Thân kính
Kim Chi (NM PTND)
Mưa nhớ nhung
Nhìn mưa chợt thấy chạnh lòng
Nhớ ngày xưa ấy mặn nồng yêu thương
Người đi cách biệt đôi đường
Mình ta đơn lẽ đêm trường nhớ nhung
Tiểu Vũ
Chỉ mới vào Thu chưa được tròn tháng mà giông bão đã kéo về. Những làn chớp xé toang màn đêm lóe sáng trên bầu trời tiếp theo những tiếng nổ kinh hồn khiến tôi giật mình.
Tôi tắt cái ordi, bước qua canapé bởi những ánh chớp làm tôi cảm thấy e dè không muốn ngồi kề bên cửa sổ.
Nhìn những giọt mưa nặng hạt qua khung cửa kính mà tôi liên tưởng đến những đêm mưa gió đầy trời ở Saigon xưa, khi mà tiếng mưa rơi đập vào cửa sổ phòng ngũ rầm rập khiến cho chúng tôi chợt thức để rồi lại dìu nhau vào giấc ngũ say nồng sau cơn ân ái.
Cũng tiếng mưa rơi mà sao mưa ở nơi này tôi lại cảm thấy trống trải, thiếu vắng buồn bã đến không tài nào ngũ được ...
Tôi nhớ nàng rất thích nhìn mưa rơi, cứ mỗi khi trời mưa, nàng hay đứng tựa balcon phòng ngũ mà vui vẻ nhìn mưa, thích thú ngước mặt lên để hứng những hạt mưa nhỏ li ti bị gió thổi hắt vào, đôi khi nàng vừa cười vừa chạy lùi nhanh vào phòng để tránh một cơn gió mạnh vì sợ bị mưa tạt trúng người. Biết như vậy nên mỗi khi trời mưa, nếu có thể, là tôi hay về nhà để chơi vui với nàng.
Những khi trời mưa to, con đường Lê Lai bên hông đường rầy xe lửa Phạm Ngũ Lão thường bị ngập nước, nàng hay cười khi nhìn mấy chiếc xe gắn máy lội nước chạy ì ạch hay xe bị tắt máy phải đẩy bộ, còn trẻ con thì nằm sấp giữa đường vung vẫy chân tay bơi lội hay chạy đuổi đùa giỡn dưới cơn mưa, vì thiên hạ không núp mưa thì cũng đã chạy tránh sang những con đường khác.
Nói về những con đường ngập nước vì mưa to nước không thoát kịp thì phải nói đến con đường Trần Quang Khải ngang chỗ bãi rác là "thê thảm" cho mấy cô bé áo trắng của trường Văn Lang, Huỳnh Thị Ngà ... vào giờ tan học. Nước lẫn rác trôi nỗi bâp bềnh ngập đến gần đầu gối, các cô tay ôm cặp vỡ ngang ngực, chân bì bõm lội nước với hai tà áo dài buộc lại hay bị ướt đẫm nước mưa, dán sát, bám xoắn vướng vào đôi chân.
Ngày
xưa thì vậy, còn bây giờ thì nghe nói không cứ gì trời mưa to mà vào
những ngày nước thủy triều lên xuống trong tháng nhiều đường cũng bị
ngập. Thật là khổ cho người dân lành.
Tôi không biết đã bị nàng "cảm hóa" từ khi nào mà bây giờ tôi cũng mê thích nhìn những hạt mưa bay ngang bay dọc như bị đùa giỡn bởi làn gió, có lẽ để cảm nhận cái buồn, cái nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương gia-giết nằm sâu kín trong tâm khảm, nhất là khi trời mưa tuyết. Ôi ! thật là một bức tranh tuyệt vời mà thiên nhiên đã cho chúng ta chiêm ngưỡng.
Mưa bên này không dai dẳng kéo dài như ở miền Nam Việt Nam, mưa chỉ ào rớt xuống độ năm mười phút rồi ngưng như một cơn mưa mây của chúng ta.
Nói đến
mưa bóng mây, tôi nhớ đến trận mưa mà tôi đã gặp trong đời, chỉ một lần
duy nhất. Khi xe tôi vừa băng qua đường Thống Nhất định chạy qua nhà
thờ Đức Bà để đổ xuống Tự Do thì tôi phải dừng lại vì ngang tượng Đức Mẹ
cách đầu xe tôi độ một thước trời đang mưa, nghĩa là từ bức tượng Đức
Mẹ qua đường Nguyễn Du, Tự Do, Saigon thì mưa, chỉ cách một bước chân mà
bên này thì lại khô ráo. Chúng tôi đành chờ đến dứt cơn mưa .
Mưa
bóng mây qua rất nhanh và không như mưa luồng, Khi gặp cơn mưa luồng
thì chỉ có nước cắm đầu mà chạy marathon với mưa, đôi khi còn không kịp
nhảy vào hiên nhà để tránh thì mưa đã ào tới như có lần chúng tôi đi câu
cá ở Bình Điền, trời về chiều nên chẳng thấy trời đất thay đổi gì hết,
chợt nhìn từ xa, một đám mưa đang "chạy" tới, chúng tôi vội thu dọn đồ
đạc, vậy mà chưa ra đến xe đứa nào cũng đã bị ướt như chuột, chỉ còn
nước ôm nhau mà cười vui vẻ.
Bốn mùa ở xứ người cho chúng ta những cảm nhận khác nhau, mùa nào theo mùa ấy nhưng chung quy cũng chỉ là nỗi buồn, nỗi nhớ.
Nỗi
nhớ âm thầm, sâu lắng chỉ chờ dịp là bộc phát đưa ta vào nỗi sầu của
người bị bắt buộc phải tha hương xa xứ để mưu cầu cuộc sống Tự Do.
Mưa mùa thu không ru nỗi nhớ
Chỉ nỗi sầu, nỗi khổ tha hương
Nghe mưa rỉ rả đêm trường
.............
.......chưa xong !
(Kim Chi đọc xem, nếu được cứ sửa giùm tv, hìhì !
merci)
Mưa mùa thu không ru nỗi nhớ
Chỉ nỗi sầu, nỗi khổ tha hương
Nghe mưa rỉ rả đêm trường,
Nhớ về quê cũ càng vương vương buồn
Giọt mưa như giọt sầu tuông,
Thương thân viễn xứ đêm trường cô đơn !!
( KC mạo muội viết thêm vài câu )
datu-tieuvuparis
tháng mười 2013
Nhờ Kim Chi đọc giùm bài này xem sao nha !
TiểuVũ chưa giám cho ai đọc hết, đừng cười nha cô giáo.
Cám ơn Kim Chi
Tôi vui vẻ cố vươn tấm thân bé xíu chen lấn với anh chị để nhìn ngắm ông mặt trời từ từ ló dạng. Ôi ! sao mà ông đáng yêu đến vậy !
Thu đã vào mùa nên những cơn gió thu buổi sớm hay tối đều làm tôi run rẩy, se mình co ro vì lạnh nhưng hai hôm nay, ông mặt trời lại rực rỡ hiện diện, toét miệng nhìn thế gian trông thật dễ thương, ông mang đến cho chúng tôi cái ánh nắng mùa thu nhẹ nhàng nồng ấm, không phải là cái nắng gắt gay cháy bỏng khô hóc người của mùa hè nữa.
Thương ông mặt trời ở trên cao
Ông toe toét miệng cười chào thế gian
Ông buông sợi nắng dịu dàng
Ấm nồng những kẻ cơ hàn mong manh !
Tôi, sống đời mỏng manh thân lá, sinh ra vào một ngày đầu xuân nắng ấm trong một khung cảnh hiền hòa. Quây quần bên tôi là ông bà, cha mẹ, anh chị em và hàng xóm láng giềng. Chị Mai với màu áo vàng kiêu kỳ rực rỡ, chị Đào thì áo hồng phơn phớt dễ thương, chị Cúc thì ôi thôi không cần nói, đủ sắc đủ màu nhưng tôi vẫn thích nhất khi nhìn chị khoác chiếc áo trắng hiền lành thơ trinh, còn chị Hồng thì thật kiêu sa đỏm đáng đủ màu trắng đỏ tím vàng ..., Dì Thược Dược lại càng sang trọng, tôi nghe nói ngày xưa giòng họ Dì được sinh sống trong gia đình vọng tộc nên bây giờ Dì mới có cái phong thái vương giả đó....
Trở lại với tôi, tôi sinh ra và lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của tất cả mọi người, đôi lúc tôi cũng đau yếu bịnh hoạn vào những khi trái gió trở trời....
Người dung dưỡng chúng tôi là một đôi vợ chồng già họ sống đầm ấm, rất mực yêu thương nhau và để tâm chăm sóc chúng tôi. Ngày ngày, vào những lúc rảnh rỗi, họ ra vườn chuyện trò thăm nom, thêm chất bổ dưỡng vào đất để nuôi chúng tôi khỏe mạnh xanh tốt. Trong khi bà chăm sóc chị Hồng, Dì Thược Dược, vườn rau thì ông cũng săm soi, xem xét chúng tôi, cho thuốc nếu có ai đó đau yếu bịnh hoạn.
Theo ngày tháng tôi lớn dần lên. Những trận mưa xuân cho chúng tôi được tắm mát chơi đùa vui vẻ rồi hong khô mình bằng những tia nắng ấm áp khi anh mây xám nhường chổ cho chị mây xanh xuất hiện kéo theo ông mặt trời vui vẻ. Rồi... mùa xuân cũng cất bước ra đi cho mùa hè tìm tới, thân thể tôi cũng bắt đầu cứng cáp để có thể chịu đựng cái nóng ngột ngạt của những buổi trưa hè gay gắt, mà hai ông bà thì lại thích ngồi chơi hóng nắng dưới giàn nho đang đong đưa những chùm nho tím mọng, để nhìn ngắm đàn cá đang bơi lội dưới hồ hay thìch thú nhìn khu vưòn rau cải với những cây cà, salade, giàn mướp, giàn su...
Con Tạo vần xoay, mùa hè lại tất tả ra đi, mùa thu vàng đẹp mang bệnh hoạn đã về làm cho chúng tôi sợ hãi. Trước tiên, là ông bà rồi đến cha mẹ tôi, từ từ úa vàng rụng rơi theo cơn gió heo may. Khu vườn giờ tiêu điều xơ xác, các chị hoa đều gục ngã chết dần, chị Hồng thì còn cầm cự lưa thưa vài chị trên cái cành trơ lá, chỉ còn chúng tôi, những sinh mệnh non trẻ của cây érabe lá xanh cố chịu đựng, bám víu vào các cành vững chắc ngã nghiêng theo chiều gió. Cho đến một hôm, sau đêm mưa bão, tôi cũng cảm thấy mệt mỏi, không muốn bám víu vào cành nữa, từ từ buông tay cho thân thể chơi vơi chao đảo cuốn xoay theo con gió.
Thương thay chiếc lá còn xanh,
Một ngày giông bão lìa cành xa quê
Chơi vơi chẳng biết nẻo về....
Đành xoay theo gió mãi mê dặm dài !!
datu-tieuvuparis
tháng chín 2013