Tiếng sáo mộng du
Em sống một đời kiếp mộng du,
Hằng đêm đi
lại chốn thâm u...
Duới trăng tiếng sáo đưa
em đến,
Hang thần cõi mộng sáo vi vu...!
Trầu têm cánh phượng thay thảm tơ,
Với em, thực tại cũng như mơ.....
Trong đêm tăm tối em nhìn thấy ,
Cảnh đẹp, người xưa khó xoá mờ !
Từng bước dõi tìm theo bóng em,
Đẹp thay cánh phượng trầu ai têm ?
Anh gom cất giữ cùng thương nhớ....
Sáo ngọc và em với bóng đêm !!
NM
Hang thần cõi mộng sáo vi vu...!
Trầu têm cánh phượng thay thảm tơ,
Với em, thực tại cũng như mơ.....
Trong đêm tăm tối em nhìn thấy ,
Cảnh đẹp, người xưa khó xoá mờ !
Từng bước dõi tìm theo bóng em,
Đẹp thay cánh phượng trầu ai têm ?
Anh gom cất giữ cùng thương nhớ....
Sáo ngọc và em với bóng đêm !!
NM
Trầu têm cánh phượng
Đêm khuya, trăng rải bạc khắp mặt sông. Theo thường lệ, Dân cầm đèn pin xuống bến. Xong trở lên lán. Đến nửa dốc, chợt nghe có tiếng hát lạ, ngọt ngào. Tiếng hát vọng từ bên kia sang. Chưa bao giờ Dân nghe hát hay thế.
Cô
gái mù Kỳ Duyên cắp chiếc rổ đựng đầy trầu cau bước nhanh xuống bến.
Mân mê từng miếng trầu, tay thoăn thoắt như người sáng mắt. Miệng vẫn
cất tiếng hát. Cô thả từng đôi trầu cau xuống nước. Tay thả trầu cau,
miệng hát và mắt vẫn hướng ra giữa mặt sông chờ người.
Chiếc
thuyền đồng sáng rực một khúc sông. Hai người ngồi hai đầu. Một người
chèo thuyền, một cô gái thổi sáo. Tiếng sáo vi vút trong đêm, lan toả
khắp mặt sông. Đêm thanh vắng. Chiếc thuyền đồng lướt ra giữa mặt sông,
chạm những cánh trầu. Cô gái thổi sáo trúc hạ tay xuống nhặt từng đôi
một xếp lên thuyền. Thuyền lướt nhanh theo bàn tay cô gái, đánh sóng nhẹ
vào mạn. Tiếng sáo lặng đi giây lâu. Kỳ Duyên thả hết trầu cau, toan
đứng dậy về.
Cô
gái cho thuyền vào sát mép nước, gật đầu chào Kỳ Duyên. Duyên cúi đầu
chào cô gái lạ. Không hiểu sao Duyên thấy rõ khuôn mặt ấy, sáng như ánh
trăng. Trong đêm khuya, ánh trăng phủ đầy soi kỹ hơn mỗi đường nét, đẹp
lạ lùng. Cô gái bước lên bờ, hỏi:
- Trầu này em têm phải không?
- Ngày bé theo bà lên chùa, sờ thấy lạ và làm theo, mẹ bảo đấy là trầu cánh phượng. Em không biết.
Cô gái hạ cây sáo trúc xuống, đưa cho Kỳ Duyên, bảo giữ làm kỷ niệm.
Kỳ
Duyên lom khom bước lên giường. Chị Ban thấy động, quay lại tát một
cái. Kỳ Duyên đang mơ màng chợt tỉnh hẳn và sờ tay lên má. Những lời nói
ngập ngừng. Gió thu thổi mạnh đập vào cửa sổ. Trăng nhạt dần rồi lặn
sau mây. Cửa sổ mở toang, lóng lánh những tia sáng cuối cùng.
Chị
Ban đẹp, một vẻ đẹp kiêu kỳ và dường như được sinh ra để người ta ngắm.
Chị luôn là niềm tự hào của họ hàng, của bố và của cả ngôi làng nằm
chênh vênh bên triền sông này. Chị Ban kề Duyên, hát hay, múa giỏi và
xinh đẹp. Chị yêu anh Dân chèo đò và anh Dân cũng yêu chị. Duyên ngưỡng
mộ mối tình của họ. Mỗi lần anh Dân đến, cô đều trốn vào trong. Chị Ban
không thích Kỳ Duyên.
Kỳ Duyên không biết vì sao
mình thích ra sông lúc nửa đêm. Nhìn trong tưởng tượng, đi trong mơ hồ.
Như chiếc thuyền đồng, như cô gái thổi sáo có vẻ đẹp huyễn hoặc kia, như
từng đôi trầu cau thả trôi trên mặt nước, lấp loáng trăng đêm.
Dân hay đến nhà Ban chơi, thi thoảng lại hỏi về Kỳ Duyên, nhưng Ban lắc đầu. Yêu chị mấy năm mà chưa gặp em. Lạ quá.
Bà
Hai Hồ sinh đứa con gái út vào một ngày rất lạ. Năm Tuất, ngày Tuất,
tháng Tuất và giờ Tuất, thuần âm nên phải mang đi bán cho chùa. Bố không
thích Kỳ Duyên. Ông bảo cô giống ma hơn người. Mẹ thương cô, nhưng tình
thương đó không đủ lớn để bênh vực trước người khác.
Kỳ
Duyên nhè nhẹ bước ra khỏi giường. Chị Ban thấy động bước theo. Kỳ
Duyên cắp rổ đựng đầy trầu cau, đi nhanh ra bến sông. Ban đi theo một
đoạn, Kỳ Duyên mất hút. Ban đứng giữa đường, không biết đang đứng đâu.
Cô òa khóc.
Kỳ Duyên ngồi bên bờ sông, nhìn lên
cửa hang Nhà Trò, vòm kín bưng không một màu sắc khác. Những miếng trầu
cô thả kết lại thành một tấm thảm xanh lấp lánh dưới làn nước. Kỳ Duyên
đứng dậy, bước nhẹ lên tấm thảm ấy, thấy nó vẫn nổi và có thể nâng được
mình. Cô nằm xuống, tấm thảm trôi nhẹ ngược về ghềnh Đan, nhẹ nhàng đến
trước cửa hang Nhà Trò. Kỳ Duyên lại cất tiếng hát.
Dân
đang mơ màng, lại nghe tiếng hát lần trước. Của ma hay người? Nghĩ thế
nào bật dậy chạy nhanh xuống sông. Không cần đèn, anh đã quen với khúc
sông này.
Dân đứng bên này sông thấy bên kia một
màu kỳ lạ. Một dáng người uyển chuyển tự dưng đứng thẳng dậy rồi bước
lên bờ. Anh nhảy tót lên thuyền, tay chống rất nhanh. Thuyền sang đến
bờ, không một bóng người cũng chẳng thấy con thuyền nào.
Mọi
người ồn ào chuyện Ban bị ma nhập phải đưa vào viện. Cô mê sảng mấy hôm
liền. Dân vào thăm người yêu. Một đôi trầu cánh phượng để trên đầu
giường. Chẳng lẽ đêm đó, người hát bài hát kỳ lạ đó là Ban? Có lẽ ngồi
chờ Dân mãi không thấy sang, Ban về trúng gió. Mấy ông già rỗi việc,
động đến cái gì cũng cho là ma nhập.
Dân gặp người
già nhất làng, kể câu chuyện nghe hát mỗi đêm cho cụ nghe. Cụ hỏi Dân
nghe phía nào. Anh chỉ về ghềnh Đan. Cụ vuốt chòm râu bạc. Đấy chẳng
phải cửa hang Nhà Trò sao? Cụ bảo ngày trước có cái hang thật. Mỗi bận
trăng sáng, có ba thầy trò chèo thuyền đồng ra chơi. Trăng lấp loáng
trên sông, người chèo, người hát, người thổi sáo, nôn nao cả khúc sông
dài. Qua năm tháng lụt lội, cửa hang chìm dần vào làn nước. Người ta vẫn
quen gọi đấy là hang Nhà Trò. Vào mỗi dịp giữa thu, thi thoảng có người
nghe tiếng sáo trúc réo rắt gọi người.
- Nếu cháu nghe được tiếng hát, có khi cháu sẽ khám phá ra một bí mật mới ở cái hang này. Chỉ có điều, đến bao giờ ông cũng không biết.
***
Kỳ
Duyên đang hát thì nghe tiếng bước chân rất nhẹ. Duyên quẳng mọi thứ,
chạy ngược lên dốc. Nghĩa địa về đêm tắm trăng sáng loáng. Cô chạy nhanh
đến mức người kia đuổi không kịp.
Dân đứng im
giữa ngã ba về làng và xuống nghĩa địa. Một cô gái. Cô hát bài anh vẫn
hay nghe. Cô ấy vừa đứng đây đã mất hút trong một ngôi mộ nào. Dân thấy
run run, cô ấy là ma. Nhưng sao mình lại có thể nghe được tiếng cô ấy
hát. Phải chăng mình sắp chết? Dân chầm chậm bước xuống sông. Cái rổ vẫn
còn đó, bên trong đựng đầy trầu cau. Dưới ánh trăng là những miếng trầu
têm cánh phượng rất đẹp, giống hệt hai miếng trầu để trên đầu giường
Ban hôm nào.
Khoảng nửa
đêm, Dân nghe tiếng sáo trúc vi vu. Tiếng hát lúc nãy hòa vào, rồi anh
nhìn rõ chiếc thuyền đồng lướt trên mặt sông. Thấp thoáng dáng kiều nữ
cúi xuống sông, quay ngược quay xuôi tìm cái gì đó. Dân nhìn xuống bến,
một nam một nữ đẹp lộng lẫy. Nét đẹp kỳ ảo và lạ lẫm. Anh lao nhanh
xuống bến. Không thấy thuyền đâu nữa. Tĩnh lặng như chưa xảy ra chuyện
gì. Người con gái xõa tóc đứng ở cửa lán xin lại cái rổ đựng trầu cau.
Dân tỉnh dậy, cái rổ vẫn nằm nguyên chỗ cũ và bên trong có cây sáo trúc.
Bà Hai Hồ mời ông thầy cúng về. Ông lải nhải căn
nhà đầy âm khí. Khi ông đến bên giường Duyên, ông bật trở ra lạy rối
rít.
****
Dân quyết định lặn xuống hang Nhà Trò.
Dân quyết định lặn xuống hang Nhà Trò.
Sau
vài chục sải tay, anh nhìn thấy cửa hang rộng mở. Anh lách qua cửa đá.
Bên trong không nhiều nước. Không gian u ám, lạnh thấu tâm can. Anh bước
vào sâu hơn. Mùi trầu cau hòa quyện, xộc lên mũi. Dưới chân là một bãi
cát. Anh sờ phải một vật cứng, gõ kêu leng keng. Anh đi dọc theo vật
cứng. Nó là một con thuyền, một con thuyền lớn. Có mái chèo. Liệu đây có
phải là con thuyền trong truyền thuyết về hang Nhà Trò không? Có cái gì
đó rơi xuống chân anh, anh nhặt lên, nhét vào túi áo, đi một vòng rồi
ra cửa hang và bơi lên mặt nước.
Trên bờ mọi người tập trung rất đông. Bố mẹ anh đang khóc nức nở. Anh đã lặn gần hai tiếng đồng hồ. Mọi người không tin anh còn sống.
Dân
lấy trong túi áo những thứ mình lượm được trong hang. Những miếng trầu
cánh phượng. Mọi người chuyền tay nhau rồi nhìn Dân. Làm gì có ai vào đó
mà trầu tươi xanh như vừa được têm cách đây một lúc. Ban tiến vào xem
rồi bảo:
- Những thứ này chính tay Kỳ Duyên têm.
Mọi người ngạc nhiên nhìn nhau, nhìn Dân, nhìn lên cửa hang rồi quay sang nhìn Ban nghi hoặc. Dân lắc đầu, ý chừng không hiểu.
Buổi
tối Dân qua nhà Ban chơi. Ban không ra tiếp anh như mọi khi. Tự nhiên
Ban thấy sợ chàng trai này. Anh ta cũng có một cái gì đó rất lạ mà bây
giờ Ban mới nhận ra. Ban sợ anh ta cũng như sợ đứa em của mình, nhưng
dẫu sao em cô cũng là máu mủ ruột thịt.
Kỳ Duyên
không ngồi trên giường têm trầu như mọi hôm. Cô đang khóc. Dân đến bên
cô. Lần đầu tiên anh nhìn thấy cô. Tay anh cầm mấy miếng trầu và cây sáo
trúc. Anh đưa cây sáo tận tay Duyên. Cô ngửng lên, vồ lấy tay Dân,
miệng nói rất nhanh:
- Đúng là nó rồi. Cây sáo của em.
- Cả cái này nữa - vừa nói Dân vừa giơ mấy miếng trầu rồi bỏ vào tay cô.
Kỳ
Duyên ngạc nhiên. Duyên cảm thấy đôi mắt mình cứ sáng dần và nhìn rất
rõ khuôn mặt Dân. Bây giờ cô hiểu vì sao chị Ban yêu anh đến vậy. Cô đưa
tay sờ mặt mình, sờ vào hai con mắt. Cô không tin chỉ thoáng chốc, mọi
sự vật trước mắt hiện ra, rõ mồn một.
- Buổi tối
hôm đó là em phải không? Em chạy vào nghĩa địa để trốn anh. Thực ra em
không như mọi người nói. Em vẫn bình thường, chỉ thi thoảng bị mộng du
thôi, đúng không?
Kỳ Duyên không trả lời. Cô với tay cầm cây sáo trúc bước vào màn.
- Cây sáo này không phải của em?
- Là người ta cho em.
Dân
thấy một cảm xúc lạ qua nhanh. Cô gái này có một cái gì đó rất khó nói
thành lời. Anh theo Kỳ Duyên vào trong, nhìn kỹ trong chiếc màn phủ kín.
Còn rất nhiều trầu nữa, tất cả được xếp thành đôi, bỏ gọn trong rổ. Kỳ
Duyên mù, sao têm trầu đẹp thế!
- Em chuẩn bị cho
ngày vui của chị Ban. Nhưng chị bảo chẳng có đám cưới nào cả, không dùng
đến. Em bảo chị mang cho mọi người ăn, chị bảo đồ em làm người ta không
dám dùng. Em sẽ vứt nó - Duyên toan hất xuống nền nhà.
- Anh sẽ ăn hết mớ trầu cau này. Nó là của em têm, đúng không? Chưa có ai ở làng này têm trầu đẹp như em.
Nói rồi Dân nhặt từng đôi bỏ vào túi áo.
Theo www.baodatviet.vn
Độc Tấu Sáo Trúc Việt Nam
Tiếng sáo vui,
Lảnh lót bay cao tiếng sáo vui,
Âm vang thánh thót vút lưng
trời...
Mang theo tiếng sáo Mừng Xuân mới,
Xuân của tâm hồn , Xuân thắm tươi !!
NM
NM
Tiếng Sáo Vui Của Ông Già Mù
Gió chướng thổi mạnh hơn thường ngày. Bụi
và
mấy miếng giấy vụn, bao nhựa cuốn bay theo hè phố đông người. Nắng chiều
vàng rực nhưng không chói chang dễ gợi nỗi buồn cho người xa xứ.
Sắp Tết rồi!
Bên lề đường, cạnh ngôi đình Ngọc Hoàng cổ xưa có hai ông bà già ngồi trầm tư. Bằng đôi mắt buồn, bà già nhìn chợ Tết đang diễn ra với các cửa hàng bán nhiều hàng hóa, bánh mứt; với hàng dưa hấu bên kia đường, điểm bán hoa và trái cây như khóm, mãng cầu để chưng bàn thờ; sạp gỗ nhỏ treo đầy giấy lì xì, liễn, câu đối đỏ.
Còn ông già với cây sáo trúc và đôi mắt mù nên không thể nhận diện đường phố những ngày giáp Tết mà ông lắng nghe bằng đôi tai mớ âm thanh ồn ào, lộn xộn của góc phố quen thuộc... Rồi ông nhận ra ngoài tiếng ồn của xe cộ, của tiếng kèn xe, tiếng nhạc xập xình từ quán cà phê gần đó... còn có thứ âm thanh khác dễ chịu hơn, cuốn hút hơn: “Hàng giảm giá bà con ơi. Mười lăm ngàn áo sơ mi, hai chục ngàn quần dài... Tết tới rồi”. Tiếng rao hàng xuất phát từ anh thanh niên đổ quần áo ra bán xổ gần đó.
- Người ta bán quần áo gì vậy bà?
-Ông già mù mân mê cây sáo trúc hỏi. Nhìn đôi mắt ông trắng dã không biết ông đang vui hay đang buồn.
- Đồ Sida – Bà già tỏ ra rành rẽ mọi chuyện diễn ra trên lề đường.
- Là đồ gì? Sao bán rẻ vậy?
- Ờ! Quần áo đẹp mà ế, bán rẻ cho hết...
- Phải chi... - Ông già mù nói được hai tiếng thì ngập ngừng rồi lặng im. Ông thở dài thật khẽ...
Bà già day lại nhìn ông bằng đôi mắt tội nghiệp nhưng đầy cảm thông. Trong thâm tâm bà cũng muốn mua cho ông một bộ đồ mặc vào Tết nầy. Đồ cũ của ông đã rách, vá víu nhiều chỗ. Nhưng nói là giảm giá mà quần áo đó vẫn còn mắc so với mấy đồng tiền kiếm được nhờ vất vả ăn xin của ông. Bà già nghĩ bụng sẽ dè xẻn hơn để làm vui lòng người bạn già không có chút ánh sáng trong cuộc đời. Còn bây giờ thì... Bà già lắc vai ông nói:
- Mình đi ông ! Xế chiều... lâu rồi.
Bà già lết ra sau lưng ông già mù. Lúc nầy mới thấy hai chân của bà không đi được, nó bị teo rút. Ông già ngồi xổm lưng lấy thế cho người bạn già chồm lên lưng mình. Ông đứng lên cõng bà dò từng bước đi dọc theo hè phố dần tắt ánh nắng chiều.
Cõng người bạn già nhẹ tênh trên lưng, ông già lần bước theo sự chỉ dẫn của bà. Rồi họ dừng lại bên một góc phố đông người. Bà già ngồi dưới đất, ông già đứng thẳng người bắt đầu thổi sáo. Hai bàn tay với những ngón tay khẳng khiu nhỏ xíu của ông như nhảy nhót trên mấy lỗ sáo tròn. Từng chuỗi âm thanh nhẹ như gió thoát ra. Tiếng sáo trúc của ông già mù bay khắp phố xuân, lúc dìu dặt, lúc du dương, khi trầm khi bổng buồn bã làm sao.
Người buôn bán dọc hai bên hè phố quá quen thuộc với hình ảnh hai ông bà già ăn xin nầy. Ông già mù còn đôi chân, bà già què còn đôi mắt sáng. Họ nương tựa nhau đi xin, nương tựa nhau ăn gởi nằm nhờ bên đình Ngọc Hoàng, tuy hai nhưng chỉ là một. Và có một điều mà nhiều người chưa biết về họ. Họ không phải là vợ chồng mà chỉ là bạn. Gió bụi phố phường đưa đẩy họ tới gần nhau, dựa vào nhau để sống nốt những ngày cuối cuộc đời.
Chiều ba mươi Tết. Phố phường vắng vẻ. Mấy sạp hàng cuối cùng đang được dọn dẹp. Mấy chị công nhân đang quét rác, xe đi lấy rác lăn bánh chầm chậm theo lề đường. Vài chiếc xe gắn máy chạy qua. Mấy cánh chim én chao lượn trên đường nhựa rồi vọt lên đảo quanh mái nhà.
Gió chướng thổi qua hè phố xôn xao nỗi buồn...
- Tết, cậu... về quê hả? - Bà già què hỏi cậu thanh niên bán quần áo Sida đang sắp xếp quần áo lại để dồn vô cái bao nhựa. Ông già mù ngồi cạnh bên bà nghiêng nghiêng cái đầu dường như muốn lắng nghe.
- Dạ không! Quê cháu ở đây! - Anh thanh niên bán đồ Sida trả lời, tay vẫn tiếp tục gom áo quần lại xếp sơ sài rồi nhét đại vô bao. Cậu ta chợt hỏi - Còn hai ông bà, nhà cửa ở đâu?
- Kia cà! - Bà già hất đầu về hướng đình Ngọc Hoàng - Tối nào tui với ổng cũng ngủ ở trỏng. Khuya nay giao thừa người ta đi cúng đình nhiều, chắc kiếm ăn được.
- Tết, người ta ăn xài rộng rãi hơn ngày thường - cậu thanh niên nhận xét - Hàng hóa cái gì cũng lên giá mà bán như tôm tươi. Chỉ có đồ Sida thì... giảm giá mà... còn ế!
Nghe vậy, bà già vội lên tiếng:
- Có bộ nào... rẻ hết sức rẻ không cậu? Tui muốn “sắm” cho ổng một bộ... mặc Tết !
- Ông già mặc đồ Sida... coi mắc cười lắm ha! – Nghe hỏi vậy, cậu thanh niên cười khà, đùa vui – Quần áo loại nầy của người trẻ tuổi như tụi cháu mặc. Cỡ ông già thì...
- Thây kệ! Miễn đồ mới... - Bà già thở ra.
- Ờ! Tui mặc gì cũng được mà... - Lúc nầy ông già mù mới lên tiếng.
Nghe ông nói, giọng run run, cậu thanh niên biết ông đang mang niềm hy vọng, như trẻ con, sẽ có bộ quần áo tươm tất hơn các bộ đồ mà ông đã mặc. Cậu ta nhìn ông rồi trút hết quần áo trong bao ra. Bà già lết lại gần cùng với anh thanh niên xốc mớ quần áo lên lựa đồ cho ông già mù.Một cái quần dài màu nâu, một chiếc áo sơ mi màu trắng mỏng dính. Chỉ có bộ nầy là hợp với ông già. Ông già đưa hai bàn tay sờ mó bộ đồ mới. Nói là đồ Sida nhưng nó còn lành lặn, vải mới còn kêu sột sột và nghe thơm mùi vải... Ông khẽ gật đầu, ưng bụng lắm.
- Ông già biết bài “Ly rượu mừng” không? Thổi bài đó nghe chơi. Còn bộ đồ nầy... cháu tặng ông!
- Ý đâu được cậu- Bà già mừng lắm nhưng thấy ngại - Tui hỏi mua mà... Mắc rẻ gì cũng mua...
Nhét bộ đồ vô tay ông già, cậu thanh niên giục ông thổi sáo:
- Thôi mà. Nói tặng là tặng! Thổi bài đó... đi “bố”!
Ông già mù lúng túng một hồi mới nâng cây sáo trúc lên. Ông dò mấy ngón tay định vị trí trên lỗ sáo rồi đưa cây sáo lên môi. Ông làm công việc nầy hết sức nghiêm túc. Đây là một bài nhạc dù đã xưa nhưng rất hay và ông thổi bài nầy để tặng một người tốt bụng.
Bài nhạc được ông diễn tấu trong tâm trạng hân hoan, vui mừng và tràn đầy hy vọng. Cậu thanh niên hát khẽ theo tiếng sáo của ông trong lúc thu dọn quần áo nhét vô bao. Còn bà già què, bà vẫn ngồi bên hè đường nhìn qua dãy phố đối diện, đôi mắt vô hồn.
Sắp Tết rồi!
Bên lề đường, cạnh ngôi đình Ngọc Hoàng cổ xưa có hai ông bà già ngồi trầm tư. Bằng đôi mắt buồn, bà già nhìn chợ Tết đang diễn ra với các cửa hàng bán nhiều hàng hóa, bánh mứt; với hàng dưa hấu bên kia đường, điểm bán hoa và trái cây như khóm, mãng cầu để chưng bàn thờ; sạp gỗ nhỏ treo đầy giấy lì xì, liễn, câu đối đỏ.
Còn ông già với cây sáo trúc và đôi mắt mù nên không thể nhận diện đường phố những ngày giáp Tết mà ông lắng nghe bằng đôi tai mớ âm thanh ồn ào, lộn xộn của góc phố quen thuộc... Rồi ông nhận ra ngoài tiếng ồn của xe cộ, của tiếng kèn xe, tiếng nhạc xập xình từ quán cà phê gần đó... còn có thứ âm thanh khác dễ chịu hơn, cuốn hút hơn: “Hàng giảm giá bà con ơi. Mười lăm ngàn áo sơ mi, hai chục ngàn quần dài... Tết tới rồi”. Tiếng rao hàng xuất phát từ anh thanh niên đổ quần áo ra bán xổ gần đó.
- Người ta bán quần áo gì vậy bà?
-Ông già mù mân mê cây sáo trúc hỏi. Nhìn đôi mắt ông trắng dã không biết ông đang vui hay đang buồn.
- Đồ Sida – Bà già tỏ ra rành rẽ mọi chuyện diễn ra trên lề đường.
- Là đồ gì? Sao bán rẻ vậy?
- Ờ! Quần áo đẹp mà ế, bán rẻ cho hết...
- Phải chi... - Ông già mù nói được hai tiếng thì ngập ngừng rồi lặng im. Ông thở dài thật khẽ...
Bà già day lại nhìn ông bằng đôi mắt tội nghiệp nhưng đầy cảm thông. Trong thâm tâm bà cũng muốn mua cho ông một bộ đồ mặc vào Tết nầy. Đồ cũ của ông đã rách, vá víu nhiều chỗ. Nhưng nói là giảm giá mà quần áo đó vẫn còn mắc so với mấy đồng tiền kiếm được nhờ vất vả ăn xin của ông. Bà già nghĩ bụng sẽ dè xẻn hơn để làm vui lòng người bạn già không có chút ánh sáng trong cuộc đời. Còn bây giờ thì... Bà già lắc vai ông nói:
- Mình đi ông ! Xế chiều... lâu rồi.
Bà già lết ra sau lưng ông già mù. Lúc nầy mới thấy hai chân của bà không đi được, nó bị teo rút. Ông già ngồi xổm lưng lấy thế cho người bạn già chồm lên lưng mình. Ông đứng lên cõng bà dò từng bước đi dọc theo hè phố dần tắt ánh nắng chiều.
Cõng người bạn già nhẹ tênh trên lưng, ông già lần bước theo sự chỉ dẫn của bà. Rồi họ dừng lại bên một góc phố đông người. Bà già ngồi dưới đất, ông già đứng thẳng người bắt đầu thổi sáo. Hai bàn tay với những ngón tay khẳng khiu nhỏ xíu của ông như nhảy nhót trên mấy lỗ sáo tròn. Từng chuỗi âm thanh nhẹ như gió thoát ra. Tiếng sáo trúc của ông già mù bay khắp phố xuân, lúc dìu dặt, lúc du dương, khi trầm khi bổng buồn bã làm sao.
Người buôn bán dọc hai bên hè phố quá quen thuộc với hình ảnh hai ông bà già ăn xin nầy. Ông già mù còn đôi chân, bà già què còn đôi mắt sáng. Họ nương tựa nhau đi xin, nương tựa nhau ăn gởi nằm nhờ bên đình Ngọc Hoàng, tuy hai nhưng chỉ là một. Và có một điều mà nhiều người chưa biết về họ. Họ không phải là vợ chồng mà chỉ là bạn. Gió bụi phố phường đưa đẩy họ tới gần nhau, dựa vào nhau để sống nốt những ngày cuối cuộc đời.
Chiều ba mươi Tết. Phố phường vắng vẻ. Mấy sạp hàng cuối cùng đang được dọn dẹp. Mấy chị công nhân đang quét rác, xe đi lấy rác lăn bánh chầm chậm theo lề đường. Vài chiếc xe gắn máy chạy qua. Mấy cánh chim én chao lượn trên đường nhựa rồi vọt lên đảo quanh mái nhà.
Gió chướng thổi qua hè phố xôn xao nỗi buồn...
- Tết, cậu... về quê hả? - Bà già què hỏi cậu thanh niên bán quần áo Sida đang sắp xếp quần áo lại để dồn vô cái bao nhựa. Ông già mù ngồi cạnh bên bà nghiêng nghiêng cái đầu dường như muốn lắng nghe.
- Dạ không! Quê cháu ở đây! - Anh thanh niên bán đồ Sida trả lời, tay vẫn tiếp tục gom áo quần lại xếp sơ sài rồi nhét đại vô bao. Cậu ta chợt hỏi - Còn hai ông bà, nhà cửa ở đâu?
- Kia cà! - Bà già hất đầu về hướng đình Ngọc Hoàng - Tối nào tui với ổng cũng ngủ ở trỏng. Khuya nay giao thừa người ta đi cúng đình nhiều, chắc kiếm ăn được.
- Tết, người ta ăn xài rộng rãi hơn ngày thường - cậu thanh niên nhận xét - Hàng hóa cái gì cũng lên giá mà bán như tôm tươi. Chỉ có đồ Sida thì... giảm giá mà... còn ế!
Nghe vậy, bà già vội lên tiếng:
- Có bộ nào... rẻ hết sức rẻ không cậu? Tui muốn “sắm” cho ổng một bộ... mặc Tết !
- Ông già mặc đồ Sida... coi mắc cười lắm ha! – Nghe hỏi vậy, cậu thanh niên cười khà, đùa vui – Quần áo loại nầy của người trẻ tuổi như tụi cháu mặc. Cỡ ông già thì...
- Thây kệ! Miễn đồ mới... - Bà già thở ra.
- Ờ! Tui mặc gì cũng được mà... - Lúc nầy ông già mù mới lên tiếng.
Nghe ông nói, giọng run run, cậu thanh niên biết ông đang mang niềm hy vọng, như trẻ con, sẽ có bộ quần áo tươm tất hơn các bộ đồ mà ông đã mặc. Cậu ta nhìn ông rồi trút hết quần áo trong bao ra. Bà già lết lại gần cùng với anh thanh niên xốc mớ quần áo lên lựa đồ cho ông già mù.Một cái quần dài màu nâu, một chiếc áo sơ mi màu trắng mỏng dính. Chỉ có bộ nầy là hợp với ông già. Ông già đưa hai bàn tay sờ mó bộ đồ mới. Nói là đồ Sida nhưng nó còn lành lặn, vải mới còn kêu sột sột và nghe thơm mùi vải... Ông khẽ gật đầu, ưng bụng lắm.
- Ông già biết bài “Ly rượu mừng” không? Thổi bài đó nghe chơi. Còn bộ đồ nầy... cháu tặng ông!
- Ý đâu được cậu- Bà già mừng lắm nhưng thấy ngại - Tui hỏi mua mà... Mắc rẻ gì cũng mua...
Nhét bộ đồ vô tay ông già, cậu thanh niên giục ông thổi sáo:
- Thôi mà. Nói tặng là tặng! Thổi bài đó... đi “bố”!
Ông già mù lúng túng một hồi mới nâng cây sáo trúc lên. Ông dò mấy ngón tay định vị trí trên lỗ sáo rồi đưa cây sáo lên môi. Ông làm công việc nầy hết sức nghiêm túc. Đây là một bài nhạc dù đã xưa nhưng rất hay và ông thổi bài nầy để tặng một người tốt bụng.
Bài nhạc được ông diễn tấu trong tâm trạng hân hoan, vui mừng và tràn đầy hy vọng. Cậu thanh niên hát khẽ theo tiếng sáo của ông trong lúc thu dọn quần áo nhét vô bao. Còn bà già què, bà vẫn ngồi bên hè đường nhìn qua dãy phố đối diện, đôi mắt vô hồn.
Đêm giao thừa.
Đình Ngọc Hoàng tràn ngập khói nhang. Người đến cúng đình rất
đông. Họ thắp những bó nhang lớn với tàn nhang đỏ rực. Họ bỏ tiền thật
ra mua tiền giả, rồi đốt.
Ngay cổng chính vào đình, bà già què ngồi dưới đất chìa chiếc nón lá ra cầu xin: “Ông đi qua, bà đi lại thí chút lòng thương”.
Còn ông già mù thì khác.
Ông già với bộ đồ Sida còn mới, đứng cạnh cổng đình say sưa thổi sáo. Ông thổi lại nhiều lần bài nhạc mà hồi chiều cậu thanh niên bán đồ Sida yêu cầu. Đó là bài nhạc về mùa xuân đầy tin yêu, hy vọng; bài nhạc đã khiến ông cảm thấy cuộc đời nầy-dù sao đi nữa- cũng rất đáng yêu, đáng sống...
Ngay cổng chính vào đình, bà già què ngồi dưới đất chìa chiếc nón lá ra cầu xin: “Ông đi qua, bà đi lại thí chút lòng thương”.
Còn ông già mù thì khác.
Ông già với bộ đồ Sida còn mới, đứng cạnh cổng đình say sưa thổi sáo. Ông thổi lại nhiều lần bài nhạc mà hồi chiều cậu thanh niên bán đồ Sida yêu cầu. Đó là bài nhạc về mùa xuân đầy tin yêu, hy vọng; bài nhạc đã khiến ông cảm thấy cuộc đời nầy-dù sao đi nữa- cũng rất đáng yêu, đáng sống...
Diệp Hồng Phương
Độc tấu Đàn Nhị.FLV - YouTube
Đội nhạc hiếu làng hoa
Tiếng trống rơi mệt mỏi.
Tom!...Tom!Tom! Chiếc nhị của ông Lạc ri rỉ khóc. Tiếng kèn của lão
Cường ậm ọe, nghẹn tắc. Suốt từ lúc phát tang đến lúc cúng cơm tối cho
người chết, cánh ông Tạo chưa được đồng tiền thưởng nào, ngoài hai chục
nghìn tiền đặt lễ và bữa cơm trưa ăn vội.
Cha tiên nhân thằng Tế, con cái mất dạy. Tự nhiên xui bố đâm đầu vào bụi tre gai. Sáng ngày, nó lượn xe về bảo ông Tạo:
- Có đám ma ngoài thị xã, bố vợ phó Chủ tịch tỉnh đấy. Con bận đám bên São, bố có đi được không?
Đám ấy không nhận còn nhận đám nào!
Ông Tạo quáng quàng gật đầu. Chưa làm đám cho nhà quan chức cấp tỉnh bao
giờ, ông cũng tưởng tượng được đám ma sẽ đông nghịt người phúng viếng
và chiếc hòm gỗ của ông sẽ chặt những đồng tiền chẵn, tiền lẻ.
Hai chiếc xe ôm chở bốn ông và lỉnh
kỉnh kèn trống lên thị xã. Ông Tạo mở cờ trong bụng. Cả một dãy phố đậu
kín những xe con, xe mẹ, xe máy các loại. Người ra vào tấp nập. Một ông
trung niên trán hói, bụng trống cái chặn bốn ông ở đầu ngõ.
- Có phải đội nhạc hiếu ông Tế làng Hoa không?
Ông Tạo cáu, định vặc lại. “Đây còn
là bố ông Tế cơ”, nhưng xem cách thiên hạ gọi con mình bằng “ông” thì
cũng nên cẩn trọng. Vừa ngồi xuống, chưa kịp uống nước, người nhà đã
bưng ra cái đĩa sứ to đặt bao thuốc Vinataba, lá trầu, quả cau và tờ bạc
hai chục nghìn. Tay trán hói gác cái bụng trống lên bàn, nói:
- Gia đình thành tâm có chút lễ mọn!
Rồi hắn ta nói một lèo:
- Ta thống nhất thế này ông Tế nhá!
(nó nhầm mình là thằng Tế). Cụ nhà tôi hai năm mươi về chầu tổ tiên.
Khách khứa thì đông, mong các ông kèn trống nhiệt tình cho cụ mát
mặt.Tiền nong không thành vấn đề. Buổi tối, đúng mười một giờ ta nghỉ.
Buổi sáng, sáu giờ vào việc. Khi có khách viếng, các ông không phải than
khóc gì cả, cứ chơi bài Lưu thủy hay Hồn tử sĩ là được. Nhớ là phải chơi hay đấy.
Bài Lưu thủy “xôi xôi thịt, xôi thịt là thịt xôi” mình biết rồi, còn Hồn tử sĩ là bài nào? Ông Tạo băn khoăn. Thấy vẻ mặt ông Tạo, tay trán hói căn vặn:
- Sao bảo đội nhạc hiếu của ông, bài nào cũng chơi được cơ mà?
- Xin lỗi bác, có khi anh em chưa nhớ ra...
Nó bèn giơ tay, chơi kèn mồm:
- Ten ten ten, ten tén ten, ten tén tèn...Đêm âm u...ai khóc than... trong sương mù. Nhớ chưa?
- Ối giời ơi! Đây là bản mặc niệm, ngày nào chúng tôi chẳng tấu.
Sau này ông Tạo mới biết tay trán hói
là Giám đốc Sở Văn hóa, đích thân làm trưởng ban tổ chức tang lễ. “Thảo
nào nó hành mình như là bố nó chết ấy”.
Chờ đến lúc phát tang, đội nhạc hiếu
mới có dịp kèn trống khua om lên một hồi. Sau đó khách viếng ùn ùn, cánh
ông Tạo ngồi im xơi nước. Không giống những đám ở quê toàn nhờ đội nhạc
hiếu cầm trịch hướng dẫn, đám này có ban điều hành hẳn hoi. Thường, nhà
đám có khách viếng, phải chờ nhạc hiếu gọi “tích kê’, đến ai người ấy
vào viếng, đặt một, hai nghìn nhờ đội nhạc than thở vài lời với người
chết. Có lúc đông quá, nhiều người không chờ đến lượt mà len vào giúi
cho ông Tạo năm, mười nghìn, rỉ tai vài câu, thế là được gọi trước.
Những đám như thế, đội ông Tạo thắng to. Bây giờ, đội nhạc hiếu bị đẩy
ra ngồi góc hè. Trưởng ban tang lễ là tay trán hói, cầm một xấp giấy,
đứng trước micro giới thiệu từng đoàn một. “Xin trân trọng giới
thiệu và kính mời đồng chí A cùng đại diện Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
X vào làm lễ viếng”. “ Xin giới thiệu và kính mời đại diện Sở Y vào làm
lễ...”. “ Xin mời bà C, Giám đốc công ty...đặt lễ”. Từng đoàn,
từng đoàn vào dâng lễ, thắp nhang, đi vòng quanh linh cữu, dòm mặt người
chết qua ô kính trên quan tài, đoàn nọ nối đoàn kia, ra vào chóng mặt.
Đội ông Tạo khô cổ, mỏi tay chơi hết bài Lưu thủy đến bài Hồn tử sĩ,
chiếc đĩa to để trước chiếu không một đồng bạc lẻ. Tiếc thật, cứ như
những đám khác, ông Tạo “khóc” khản cổ, thu hàng triệu bạc chữ bỡn. Đêm
vẫn nườm nượp khách, gần khuya con cháu mới nhờ nhạc hiếu khóc lóc vài
câu. Suốt hai ngày vất vả, cho đến khi đưa linh cữu ra nghĩa trang,
chiếc hòm gỗ của đội nhạc hiếu chỏng chơ mấy tờ bạc mười nghìn mới cứng.
Vẫn tay trán hói gặp ông Tạo.
- Thay mặt gia đình, xin cám ơn sự tận tình của các ông. Giờ tiền công thế nào, chúng tôi xin gửi.
Ông Tạo mặt nặng như chì.
- Các đám khác, chúng tôi lấy năm trăm nghìn. Còn đám cụ đây, tùy tâm gia đình.
Họ đưa ra chiếc phong bì mỏng.
- Đây là hai triệu tiền công. Còn bốn trăm này, biếu các ông đi đường nước nôi.
Tiếng là tiền công hậu hĩnh, gấp bốn
lần ở quê, nhưng không ăn thua. “Ba đồng tiền công không bằng một đồng
tiền thướng”. Lỗ to. Lệ thường, sau khi xong đám, đội nhạc hiếu gửi lại
năm chục, một trăm thắp hương cho vong hồn người chết. Hôm nay ông Tạo
phá lệ, về luôn.
Thằng Tế thấy bố nhăn nhó thì cười hề hề:
- Đám này, như con phải lấy bốn, năm
triệu tiền cọc, còn xin bồi dưỡng đêm nữa. Các cụ lành quá. Quên không
dặn bố. Những đám nhà quan, tuy không mỏi mồm nhưng kém thóc. Để cho bố
đi một đám, rút kinh nghiệm.
Tuy tức thằng con đầy một bụng, nhưng ông Tạo thấy mở mắt ra. “Đi ngày đàng, học một sàng khôn”. Ru rú trong làng, cứ tưởng mình ghê gớm lắm.
Nhà ông Tạo, tính đến đời thằng Tế là
ba đời làm nghề thợ kèn, bây giờ người ta gọi văn minh hơn là nhạc
hiếu. Từ xưa đến nay, nghề này được coi là nghề làm phúc. Tuy thiên hạ
chẳng trọng vọng gì, nhưng không có không được. “Sống dầu đèn, chết kèn trống”
mà. Trước, cụ thân sinh ra ông làm nghề đóng gạch, làm cho hợp tác tính
công điểm, cuối vụ lấy thóc về, chứ không có tiền, mà tính cụ lại
nghiện rượu. Vốn biết kéo nhị, lại ới a được vài câu chèo, cụ rủ một ông
bạn già biết đánh trống chầu, cùng đi làm thợ kèn. Hai người một đôi,
kẻ trống, người nhị, vài đoạn làn thảm tự biên, tự diễn. Tối thì quay
sang chèo đò, kể Thập ân. Vừa mới qua chiến tranh, việc tang ma người ta
chú trọng hơn. Hồi ấy cả huyện có hai nhóm thợ kèn, nên ông được đón đi
thường xuyên. Cứ có người nằm xuống là xe đạp đến tận nhà đón rước. Ông
Tạo học nghề thợ mộc, vì thấy nghề gạch của bố nặng nhọc quá. Sau khi
ông cụ mất, nhu cầu kèn trống lại nhiều, ông quyết định học theo nghề
thợ kèn. Thực ra nghề thợ kèn sống khá sung túc, vênh vang chẳng kém
nghề nào. Dù có người coi thường hay nói thợ kèn có tính vòi vĩnh, phải
cố chiều chuộng cho xong ba ngày đám. Cho đến khi thấy thằng Tế bỏ
Trường văn hóa nghệ thuật, rủ mấy đứa bạn lập đội thợ kèn thì ông Tạo
giận quá.
- Cha tổ sư quân ngu. Đời ông, đời cha mày đi khóc mướn cho thiên hạ chưa đủ hay sao?
Nó chẳng tự ái, nói luôn.
- Nghề này thì sao? Cũng đổ mồ hôi,
sôi nước mắt chứ đi trộm cắp, tham ô gì mà xấu hổ. Cứ kiếm tiền chân
chính là được bố ạ. Nghề thợ kèn có kém gì nghề thầy thuốc, nghề dạy học
không? Xã hội cần mà.
Năm thằng thanh niên nhồng nhồng lập
đội nhạc hiếu. Vì chúng đều đã qua trường lớp nghệ thuật, nên tự phong
là “nghệ sĩ nhân dân”. Thời buổi khán giả ghẻ lạnh với sân khấu, tuồng
chèo, các nghệ sĩ rách như tổ đỉa. Có một cách để không phí phạm tài
năng là đi khóc mướn, phục vụ nhân dân và nuôi thân. Ông Tạo nghĩ. “Thấy
người cưỡi ngựa, đánh bò gãy chân”. Ai thuê lũ nhãi ranh kèn trống cho
cha mẹ người ta cơ chứ? Nhưng sau này, thấy chúng nó làm được, lại làm
hay hơn cánh già mới chết. Đi đâu cũng thấy người ta khen đội nhạc hiếu
“ông Tế” đàn hay, hát ngọt, ca có bài bản, lại thông thạo các thủ tục ma
chay, cúng lễ. Bọn thằng Tế tung hoành khắp nơi, sang cả huyện khác,
nhưng để riêng địa bàn ba xã gần nhà cho bố, không xâm phạm tới.
Nghe tiếng thằng con nổi như cồn, ông
Tạo nửa tin, nửa ngờ. Nhân có đám ma vợ ông phó Cối trên làng Thúy, lấy
cớ ngày xưa có quen biết, nên ông Tạo mang thẻ nhang, chai rượu đến
viếng. Từ xa, tiếng kèn trống rộn rã phát ra từ loa phóng thanh. Bọn này
nhờ cả đài truyền thanh xã ư? Nghe nhịp phách thấy chúng chơi cũng vững
tay. Vào đám, ông Tạo thấy thấy thằng Tế chững chạc quần áo đen, khăn
xếp đen, thắt lưng đỏ, đang hướng dẫn người nhà đám làm lễ. Bốn cậu kia
cũng đồng phục đen. Bộ nhạc của chúng cũng chẳng có gì mới, vẫn đàn bầu,
nhị, kèn, trống, thanh la. Chỉ hơn đội già cặp loa thùng dựng cạnh cột
hiên, loa chiếu bóng treo trên cành xoan ngoài vườn. Thằng Tế chụm chân,
vòng tay ngang trán, miệng xuýt xoa, trầm bổng:
- Duy! Kỷ Mão niên, thập nhị nguyệt,
nhị thập tam nhật. Gia chủ là Phạm Thị Bạch, thất thập ngũ tuế, lâm
chung mệnh một...toàn gia cúc cung bái...i...i. Bái...i...i.
Con, dâu rể, họ hàng nhà ông phó Cối
hàng lối thứ tự, sì sụp lạy theo tiếng hô của thằng Tế. Lúc đầu ông Tạo
giả vờ ngồi uống nước, không thèm để ý. Chúng nó chẳng qua nhờ có tăng
âm, loa đài, nên hơn ông tiếng đàn bầu, còn thì nhang nhác như nhau cả.
Một lúc sau, ông mới thấy hai thằng đàn bầu và nhị thuộc tay cự phách.
Tiếng nhị và đàn quyện vào nhau, nâng đỡ, đưa đẩy câu hát, hòa nhịp với
trống phách làm nền cho những câu ca của thằng Tế. Tiếng nhạc, lời ca
não nề đưa người nghe vào mê cung của tình sinh ly tử biệt. Những bài
dân ca ba miền được cải biên, tùy từng hoàn cảnh mà đặt lời mới, thành
ra nghe khóc đám ma mà như nghe hát. Bọn ranh sắp biến đám ma thành đám
hội đây. Thấy bố vào đặt lễ, thằng Tế không dám chào. Nó liếc tờ năm
nghìn ông đặt vào đĩa, cất giọng ngân nga:
- Cụ vong ơi! Sách có câu, bán anh em
xa, mua láng giềng gần. Xóm làng nào khác người thân trong nhà. Cụ Tạo
đây tình nghĩa lân gia, chút tình, chút lễ gọi là nhớ đến nhau. Chứ tình
nghĩa mà láng i ì giềng...Chứ cụ vong ơi...i...i.
Tiếng đàn, nhị bắt nhịp, nâng câu hát
lên, lâng lâng khúc thánh ca đưa người quá cố bay tận cầu vồng bảy sắc.
Lời ca kể về tình làng nghĩa xóm khi tắt lửa tối đèn có nhau. Bát gạo,
hạt muối hay lúc trái gió trở trời cùng chia sẻ. Cầm nén nhang đứng
trước di ảnh người chết, dù chẳng thân thiết gì, mà ông Tạo nước mắt
rưng rưng. Đéo mẹ cái thằng Tế! Nó hát hay quá. Mình lạc hậu mất rồi.
Đám nào cũng hát vo, hai tay chắp trước bụng, rướn mãi lên một câu khàn
khàn “ối cụ ơi! Ông, bà đây là tình cảm láng giềng, Nghe tin cụ mất nay
tới nhà viếng thăm”. Ai đến cũng thế. Đoàn nào cũng thế. Cứ thay mấy câu
vào cho hợp cảnh mà ca. Gõ trống tung, tung, kết thúc, rồi cất ngay tờ
tiền vào hòm. Thằng Tế không bắt chước bố. Nó cứ thảnh thơi thơi hát,
thảnh thơi khóc. Đĩa tiền dưới chân đầy dần lên, những tờ tiền mệnh giá
to còn cố ý xếp lên trên, người đến viếng sau nhìn vào mà liệu cư xử cho
lịch sự. Khách viếng ông phó Cối chẳng ai muốn về, ở lại nghe cánh
thằng Tế hát. Lúc thưa người viếng, mấy bà hàng xóm còn vào đặt thêm
tiền nhờ nó than thở vài lời. Mãi khuya, đám ma còn đông người. Thằng
Tế xoay sang màn “chèo đò”. Trò này hơi mệt, nhưng khéo hát, giỏi tán
thì lôi được nhiều người vào cuộc, cũng có nghĩa là “moi” được nhiều
tiền. Thằng Tế bắt đầu chèo đò đưa cụ vong sang Tây Trúc. Điệu bộ khéo,
lời hát càng hay. Các tình huống cần tiền liên tiếp xảy ra, khi thì
thuyền cụ vong mắc cạn, cần mua dây kéo, nhờ mỗi người một tay. Khi thì
cụ bị kẻ gian móc ví (cụ bảo dưới âm kẻ cắp cũng nhan nhản) không có
tiền đi đò, con cháu tranh nhau trả giúp. Mọi người bị lôi cuốn
vào cuộc chèo đò vui vẻ, tự nguyện và dĩ nhiên đĩa tiền cứ vơi lại đầy.
Mỗi đám thế này, đội thằng Tế thu nhập gấp bốn, năm lần đội già. Ông
Tạo lắc đầu. “Hậu sinh khả úy”.
Đội nhạc hiếu của bọn thằng Tế, có
bảng hiệu hẳn hoi. Bức trướng treo trước linh cữu in chiếc đỉnh đồng
nghi ngút khói hương và dòng chữ ĐỘI NHẠC HIẾU LÀNG HOA, dưới cùng ghi
số điện thoại di động. Đội viên đều có thẻ ghi rõ chức danh nhạc công,
dán ảnh, treo trước ngực. Đội này có ngày chạy ba đám, cũng mệt phờ. Như
đã nói, không bao giờ chúng phục vụ trong xã, mà để cho đội ông Tạo, có
khi còn nhường cửa cho nữa. Ví dụ như đám ma ngoài thị xã vừa rồi.
Lần này, Tế nhờ bố đi giúp đám ma bên
làng Vĩnh. Bà cụ bên ấy hưởng thọ hơn tám mươi, nhưng đội làng Hoa mắc
hai đám ngoài thị xã. Đã dính một đám ê hề ở nhà ông quan tỉnh, mấy ông
già còn chết đắng trong bụng, giờ nó lại nhờ đi đám mẹ Chủ tịch xã.
Thôi, tao không dây với nhà quan. Thằng Tế gắt bố:
- Sao bố hay chấp thế! Mỗi nơi mỗi
khác chứ. Có phải nhà nào cũng giống nhau đâu. Chẳng qua thấy các ông cả
tháng nay chưa có đám nào, con nhường cho. Chứ không, gọi đội kèn làng
Mai, con còn được phần trăm nữa cơ.
Nó nói thế, thì mình cũng nên đi. Với
lại cũng thương ba ông bạn già, cả tháng nay ráo miệng, nhẵn túi. Thằng
Tế dặn. Bà cụ bên ấy, lúc sống khổ lắm, con cháu đối xử bạc bẽo. Nay
con trai mới lên Chủ tịch xã, bày trò làm ma to che mắt thiên hạ. Mấy
ông làm đám ấy, nên giữ mồm, giữ miệng. Máu nóng giần giật trên đầu ông
Tạo. Mẹ mày chứ. Trứng khôn hơn vịt. Ông thì đấm...vào. Nghĩ đến mấy ông
bạn, lại nuốt cơn giận vào bụng.
Pha chậu nước nóng, ông lau qua
người. Mỗi khi đi làm đám ông thường tắm rửa sạch sẽ. Hôm nay thấy hơi
mệt, ông không dám dầm nước. Mấy ông bạn già nghe tin báo có đám, chỉ ít
phút sau đã tề tựu đông đủ tại nhà ông trùm, hí hửng như được đi ăn cỗ.
Trong khi ông Tạo lục đục thu xếp hòm xiểng, lão Cường, lão Lạc lôi sáo
nhị ra so dây ò ứ...ò ứ. Toe! toe! Lão Lạc phởn chí vừa kéo nhị vừa
hát. “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào. Tình mẹ tha thiết như
giòng suối hiền ngọt ngào. Thương con, thao thức bao đêm trường... Được
không các ông? Tôi mới học lỏm cánh thằng Tề đấy”. Ông Tạo quay ra,
trừng mắt:
- Từ trước tới nay, bài bản thế nào, yêu cầu các ông cứ đi như thế cho tôi nhờ, không phải tập tành theo lũ ranh ấy.
Đám ma mẹ Chủ tịch xã Vĩnh làm khá
to. Ông con trai dự định kèn trống cho mẹ ba ngày liền. Trong nhà chưa
làm lễ phát tang, khách viếng đã túm tụm ngoài sân. Những đĩa thanh long
đỏ tía, táo hồng mịn, những chiếc phong bì viền xanh đỏ, bó nhang gác
bên trên. Tất cả đã sẵn sàng. Bốn ông già phấn chấn vào cuộc, hai chiếc
dùi gỗ vung tít, như múa trên mặt trống. Lão Cường nhúng lưỡi kèn vào
bát nước, thổi lanh lảnh hồi kèn trận. Trống cái đệm nhịp “thùng, thùng,
thùng”.
Cũng chẳng đám nào ồn ào, lộn xộn như
đám này. Con cháu tranh nhau khóc, kêu gào kể lể. Vợ Chủ tịch xã là
con dâu trưởng, lăn lộn bên linh cữu. “Ối mẹ ơi...từ nay mà đi a....con không còn được bưng cơm...rót nước cho mẹ a...a”. Con gái thứ lắc lư lên đồng. “ Mẻ ơi là mẻ ơi! Có ai thấu nỗi khổ của mẻ không...mẻ ơi...”. Ông chủ tịch xã áo xô, mũ vải quỳ trước quan tài, khóc tồ tồ. “Con chưa báo hiếu được gì ...mà mẹ vội ra đi...mẹ ơi”. Đám cháu nội, ngoại mắt nhắm tít, khóc i ỉ. “Cháu thương bà quá...bà ơi”.
Dàn hợp ca đủ bè, đủ giọng kia át cả tiếng kèn trống. Ông Tạo vẫy tay
ra hiệu cho đội nhạc chơi nhỏ bớt, dưỡng sức. Giọng đàn bà chua loét
đằng sau lưng ông.
- Dào ôi! Đạo đức giả! Lúc bà cụ ốm, bỏ mặc nằm một mình dưới bếp, có ai thèm ngó tới.
Khách viếng đầu tiên là một đôi đũa
lệch. Chồng lùn tịt, bảnh bao, ví mề gà trước bụng. Vợ cao lớn phốp
pháp, son phấn thơm lừng, sợi dây chuyền vàng to tổ bố, trĩu cổ. Chị ta,
hai tay đặt tờ năm nghìn vào đĩa, nói với ông Tạo:
- Vợ chồng con bên nhà nghỉ Hoa Sữa, chỗ thân tình với chủ nhà. Nhờ ông ca lâu lâu một tí.
Ông Tạo thấy khỏe hẳn ra. Hai tay chắp trước bụng, chân trước, chân sau, cất giọng:
- Ới cụ vong ơi! Anh chị Thơ Hoa đây là chỗ thân tình...
Một tay trung niên, tóc húi cua, vẻ
mặt lấc cấc, khệ nệ bưng một đĩa to những rượu, táo, phong bì, nhang
thơm. Hắn bước cả giày lên chiếc chiếu làm lễ, thả vào đĩa tờ mười
nghìn, lom khom chắp tay trước ngực, mắt liếc ông Chủ tịch đứng bên linh
cữu. Nhìn tờ giấy ghi sẵn, thấy hắn tên Phi Hổ, Giám đốc Công ty trách
nhiệm hữu hạn Sơn Lâm. Tuy hắn không rỉ tai ông Tạo về mối quan hệ với
chủ nhà, ông vẫn ca khá lâu. Tiền nào của nấy mà. Lác đác số bà con
quanh xóm vào viếng bà cụ. Họ là những cụ Quảng, bà Lực, chị
Nhiệm...thường ngày hay chạy qua, chạy lại thăm nom bà cụ lúc bệnh hoạn.
Họ đặt vào đĩa tờ năm trăm đồng, hoặc hai người viếng chung thì đặt một
nghìn, lễ viếng là thẻ nhang, chai rượu hoặc tờ bạc hai chục nghìn. Ông
Tạo đều ca có đầu có cuối, không thiên vị, nhưng không lâu quá như
những ngườì đặt nhiều tiền.
Khách quan hệ công tác khá đông. Rậm
rịch nhất là đoàn khách viếng của ủy ban huyện và các xã lân cận. Mấy
chục con người xếp hàng, lời chia buồn, lời đáp lễ dài lượt thượt. Đội
nhạc hiếu tranh thủ ngồi nghỉ. Về đêm, đám khách sộp ở đâu chui ra nhiều
thế. Toàn những người béo tốt, rủng rỉnh tiền bạc. Từ chủ tiệm cầm đồ
đến chủ quán karaoke, cả con mụ Sa cho vay nặng lãi.
Sang ngày thứ hai, ông Tạo thấy trong
người váng vất, khó chịu. Tại đám này bở, ông ham tiền cố mãi. Thằng Tế
không lừa ông. Nhìn lượng tiền trong hòm gỗ, ước tính cũng hai, ba
triệu bạc rồi. Còn chưa kể tiền cọc một triệu mà ông cẩn thận giao kèo
trước. Khách vẫn đông, toàn những kẻ máu mặt. Xem ra đám ma mẹ Chủ tịch
xã nhiều khách sộp hơn đám nhà phó Chủ tịch tỉnh. Đám ngoài thị xã, chỉ
lắm quan chức, nhiều xe to, xe nhỏ, chứ còn lâu mới bằng ở đây. Cứ xem
khách viếng với những phong bì dày cộm thế kia, sau khi thắp nhang cho
bà mẹ còn quay sang vái ông con một vái, mới thấy Chủ tịch xã quan trọng
hơn nhiều.
Vãn khách, con gái thứ của bà cụ lê
đến chỗ đội nhạc, áo xô lấm láp, tóc tai rũ rượi. Chị ta cung kính đặt
tờ hai nghìn vào đĩa, mếu máo.
- Ngày mai đưa bà cháu ra đồng rồi. Nhờ các ông than khóc vài lời giúp cháu.
Ông Tạo lại cất giọng khàn đặc, mệt mỏi:
- Thưa cụ vong! Đêm gần tàn, ngày sắp
rạng. Phút chia li ngàn năm vĩnh viễn tới gần, con gái thứ của cụ nhờ
chúng tôi khẩu kèn, tiếng trống than thở với mẹ vài lời. Ới mẹ ơi! Hôm
qua mẹ còn nằm chiếu nằm giường. Đến mai mẹ gối đất nằm sương một
mình...
Có tiếng quát từ sau quan tài.
- Thôi ngay! Khuya rồi, không than khóc gì nữa.
Nhìn lên, thấy ông Chủ tịch xã mặt hầm hầm, đang chỉ tay vào mặt em gái. Ông Tạo khàn khàn:
- Chưa đến giờ nghỉ ông ạ. Để tôi khóc cho cụ mấy lời đã.
- Tôi nói thôi là thôi! Ông đến khóc mướn chứ không phải đến chọc ngoáy chuyện nhà người ta, nhá.
Chợt nhớ tới lời dặn của con trai, ông Tạo biết mình đã lỡ lời, nên cố phân bua.
- Chuyện gia chủ, chúng tôi đâu dám xen vào, chỉ làm đúng hợp đồng thôi mà.
- Thợ kèn các ông bao giờ chẳng lắm chuyện. Từ hôm qua, đẫy hầu bao rồi thì nghỉ đã. Tham để chết à?
Ông Tạo nghe lời đay nghiến, máu dồn cả lên mặt, mồ hôi vã như tắm. Đầu ông quay chong chóng, gục xuống không biết gì nữa.
Thằng Tế mừng rỡ khi thấy bố cựa mình, mở mắt.
- Bố tỉnh rồi à! Làm con lo quá!
- Anh đưa bố về lúc nào? Đám bên Vĩnh xong chưa?
- Con cử một cậu sang bên ấy rồi. Con
đã dặn, có câu gối đất nằm sương, bố cứ hát mãi. Bà cụ bên ấy toàn nằm
chõng tre dưới bếp. Bố hát thế bằng chửi nó.
Đầu ông lại đau nhức, cứ tưng tưng như dùi trống gõ vào. Nhớ lại lời thóa mạ của chủ nhà, ngực ông nhói đau.
- Xong đám này, bố nghỉ. Nếu có bác nào muốn theo, mày cho bố gửi nhá. Nghề khóc mướn, tủi nhục lắm con ạ.
Thằng Tế cười nhạt.
- Biết thế! Nhưng nghề nào cũng vậy, phải lựa bố ạ.
Ông Tạo nhắm mắt, không nói gì. Bên
Vĩnh, hình như đám tang chưa nghỉ, văng vẳng tiếng trống
tinh...tòm...tinh...tòm. Chập chờn mê tỉnh, ông thấy mình lơ lửng giữa
chín tầng mây, xung quanh là những bộ mặt quen quen, đàn ông, đàn bà,
già, trẻ, xúm xít vây quanh, ca hát vui vẻ. Nhìn kỹ, họ bước ra từ những
di ảnh người quá cố từng được ông kèn trống tiễn đưa.
Phùng Phương Quý
Phùng Phương Quý