Về Miền Tây
Cần Thơ Quê Em-Album
Về Cần Thơ
Đường Về Hậu Giang - Album
Nhớ Cần Thơ
Tản mạn Cần Thơ
Tôi háo hức khám phá thành phố đồng bằng, tìm chút thi vị trong đời, khao khát đặt chân đến bờ Bình Thủy trời yên sông lặng, buông hồn trần tục vào giấc mộng Nam Kha theo tiếng chuông chùa Nam Nhã Phật Đường trong buổi chiều bình yên muôn thuở, muốn vào Đầu Sấu để xem loài thủy quái hung tợn ngày xưa, đi qua Cái Răng để nghe tiếng rao Cà Ràng văng vẳng bến sông, xuôi Phong Điền đi xuồng qua vàm chợ nổi ngắm ghe thương hồ bẹo hàng rao bán nhọc nhằn một đời chìm nổi lênh đênh. 17 tuổi. Tôi là thằng nhỏ lạc loài nơi đất lạ, thứ chi chi cũng lạ lẫm vô chừng. Thấy chút ngỡ ngàng ở chợ Tân An sầm uất chật mùi cá mắm từ miệt vườn vùng biển. Ăn tô bún mắm cá sặc hăng hăng mùi ngải bún mới biết mình đã xa quê, thấy xứ người ngồ ngộ mà hay hay. Đạp xe lòng vòng nội thị, lần đầu trong đời thấy đèn cao áp soi mình trên đại lộ, vẽ nên những vết hoa thị trong cơn mưa đầu mùa, biết rằng mình rồi sẽ bắt đầu một kiếp tha hương. Một đôi lần về miệt vườn Phụng Hiệp, qua Lộ Vòng Cung nghe người ta nói tiếng lóng đá gà mà đầu óc thêm mấy phần mê muội, tôi bỗng thấy sẽ mãi mãi không thể hiểu được chốn này.
14
năm. Cần Thơ nửa như lạ nửa là quen. Từng ấy năm tôi đã đi dọc dòng
sông từ đầu vàm Tân Châu nước cuồn cuộn chia thành hai ngả Tiền - Hậu
đến tận cùng An Thạnh Nam phình người nhô mình ra bể cả. Một ngàn năm
nước sông Tiền luôn cao hơn sông Hậu. Cuối vàm Năng Gù gộp đôi dòng
nước, cho cuộc đời lắm những cá tôm. Và bên kia Vàm Nao, mùa lũ sông
Tiền đem về không biết bao nhiêu là phù sa mà cứ độ mùng Năm tháng Năm
là tôi lại háo hức chờ nước quay đo đỏ khắp đầu nguồn Hồng Ngự, Tân
Hồng. Sông tách đôi dòng. Vừa qua cầu Mỹ Thuận đã chợt nhớ Bình Minh.
Nhìn mặt trời lặn xuống miệt Hà Tiên từ hướng bờ bắc, Cần Thơ như thể
nổi lên từ đáy nước mơ hồ ánh bạc. Nước và đất chảy miệt mài tất bật từ
bao đời, cho xứ Cần Thơ êm đềm đắm mình bên bờ Nam sông Hậu. Những ngày
tháng chín tháng mười nước rong cho xứ này những bãi bồi, cù lao, cồn
nhỏ mượt mà. Tôi còn hiểu cứ mỗi chiều mùng Mười tháng Ba thì Cần Thơ
luôn đón những cơn mưa đầu mùa tầm tã, nước cống trào lên mặt đường đen
đen trắng trắng. Người đi len lén né mưa, kẻ phóng vù vù tóe nước vô tư.
Cũng chẳng sao vì khi bong bóng nước to như những con cờ nhào thì mưa
càng lớn, và một đôi ngày sau thì cỏ cây đã nhuộm xanh biếc thành đô,
trẻ con, người lớn lại hồ hởi ra lề đường vẹt cỏ bắt dế râm ran.
Đã
mấy lần tôi đi tàu cao tốc dọc sông Cần Thơ, về Kinh Xáng Xà No, Giồng
Riềng, Miệt Thứ. Những chuyên gia nước ngoài không ngại khó khăn, đầu
đội thúng nắng vai gánh vạt mưa đồng bằng để cải thiện vùng ngập phèn
ngập mặn xa xôi. Và từ đó tôi học được cách yêu cây bần xanh nõn nà,
trái chua chát mùi cực nhọc miền châu thổ mênh mông nhưng hào hùng thành
cánh rừng ngập mặn che chở miền cuối sông. Tôi bắt đầu biết yêu những
tụm dừa nước mọc ven bờ rạch, buồng trái nặng oằn một gánh tha hương len
lỏi khắp miền sông nước. Chợt nhớ ngày xưa nàng Chanh hết lòng chung
thủy vì vua nhưng món canh chua của nàng đã trở thành nỗi oan nghiệt
chia ly muôn đời. Tình yêu trong trắng của cô gái miệt vườn Khơ-me cũng
kịp tặng cho đời bần hạ được tấm lá vàng vọt lợp nhà, cọng lạt dừa mảnh
mai đan mái, trái trăng trắng không mùi vô vị cũng chuốc vui được khắc
trưa nhàn hạ. Tôi cũng biết đợi chờ những chuyến phà miệt mài qua sông,
chở theo nỗi nhớ mong người xa xôi biền biệt, ghé bến giang hồ cho kẻ
lãng du lúc dừng chân mỏi mệt. Tôi yêu những chiếc ghe thương hồ không
tuổi không tên, mắt đo đỏ ngắm nhìn tương lai trong muôn trùng sóng bạc,
biết ngày mai sẽ mang về bao ao ước. Tôi yêu khu hai đại học, nhà ba
tầng âm thầm muôn tuổi ôm gọn tuổi hai mươi, chở che tình yêu dại khờ
đầu đời của kẻ hàn sĩ phương xa. Tôi yêu cầu Quang Trung những chiều
nắng nhạt thổi căng cánh diều lộng gió cho ước mơ tụi mình bay vút mấy
tầng cao. Thành phố cứ như em bé lớn lên hàng ngày nhưng tấm lòng vẫn
vậy, tựa buổi nao tôi đặt chân lên mảnh đất chuyển mình, vẫn bồi hồi lo
lo khi thấy cổng chào “Cần Thơ kính chào quý khách,” mới biết kẻ tha
hương bắt đầu tìm chốn dừng bước chân phiêu bồng.
14
năm. Tôi vẫn như là khách. Lắm khi tôi thả mình lang thang trong những
con hẻm ngoằn ngoèo không lối ra như thể người say sa vào bàn cờ thế
cuộc. Dối lòng mình cho rằng biết hết các con đường Tây Đô, nhưng tôi
vẫn ngẩn người vì không biết hàng trăm con đường nho nhỏ xuyên trong
lòng phố thị sẽ đưa mình đến đâu. Quanh đi quẩn lại trong quận Ninh Kiều
chỉ có nhà san sát nhà, người chen chúc người, tựa nửa là đô thị, nửa
là nhà quê. Tự biết rằng tôi còn lắm ngây thơ so với đất trời muôn nghìn
tuổi. Nhấp ngụm cà phê chua chua mùi bắp rang thấy lòng ngổn ngang trăm
lối, càng biết nhớ biết thương ly cà phê Sài Gòn ngọt đắng, nhớ Cao
Lãnh mùa sen tháng ba với ly sương sa hột lựu mát ruột mát lòng. Mùa
nóng tháng tư oi ả hanh hao, mùa cuối năm lành lạnh se lòng, làm mình
chợt nhớ chợt quên Brisbane xa vời cũng đầy những ngày mùa biến động như
ở đây.
Xa
là vậy, nhưng thấy đất trời Cần Thơ luôn bao dung cho người hàn sĩ. Lắm
khi tôi thèm được trầm mình trong mấy quán cà phê cóc đường Trần Văn
Hoài để xem mặt trời lặn mỗi ngày một kiểu với hình thù quái dị từ những
vệt ráng chiều, mới nghiệm ra rằng mỗi ngày một lạ, đem cho mình biết
bao điều thú vị lẫn khó khăn. Tôi còn thấy lạ lẫm với tiếng nói tiếng
cười của nhỏ bán cà phê khi vui đùa cợt nhã khi trầm lắng suy tư. 14
năm. Tôi thương Cần Thơ qua quít như kẻ lang chạ tình nhân bên đường vậy
mà quyến luyến như thuở trăng vàng qua dòng Bassac, chợt biết chim
quyên lạc loài nhớ người bàng bạc, nhớ mùi tình nhân, nhớ tình yêu đau
đáu tấm lòng. 14 năm. Tôi tương tư đất như kiểu tôi yêu người bạn nhỏ.
Tôi thương Cần Thơ không mùa hoa vẫn nở. Tôi nhớ đường Nguyễn Trãi đầy
bông hoa sao xoay tít mình trong gió chờn vờn bóng chiều, biết bao lời
thề hẹn ba sinh cũng phiêu bồng như lá, bay bay khắp cõi trần rồi lãng
du một kiếp. Nhớ công viên Đồ Chiểu ngập đầy bóng râm, tụi bạn nhỏ tìm
vạt nắng vàng trong những kẻ ngón tay đan lồng vào nhau, nói rằng hạnh
phúc nhất trần gian là được cầm tay nhau, cho mình cảm thấy bình an, cho
cuộc đời vơi đi biến động. Tôi nhớ màu bằng lăng thủy chung ngập tím
đường Lý Tự Trọng, đường Trần Ngọc Quế trong một ngày không buồn không
vui, báo hiệu những cơn mưa ngâu tháng sáu dầm dề trong bình minh tiết
Đoan Ngọ. Cũng là lúc thành phố hực lửa màu hoa phượng, đo đỏ sân trường
cho chia ly học trò thêm phần sướt mướt. 14 năm. Tôi vẫn biết còn có
người chờ người dưới tán hoàng lan góc bưu điện trong tháng tư nắng váng
mắt váng đầu, dẫu biết đợi hết tháng này cây sẽ trơ trơ cành lá úa mà
bóng người đã biền biệt xa từ độ mai vàng còn nở rộ.
Đứng
dưới đất trời Cần Thơ lồng lộng, 14 năm, vẫn thấy thiêu thiếu chút gì,
khao khát chút gì tôi không hiểu. Hình như mình cảm thấy Cần Thơ thân
thương lắm, lại hình như một ít xa xôi. Thấy hình như mình đã từng đến
chơi nơi đây đâu đó trong đời, nhưng hình như 14 năm này chỉ mới là ngày
đầu tiên trong lòng lữ khách. Tôi đứng ở Cần Thơ nhưng sao thấy mình
lại nhớ Cần Thơ da diết đến dường vậy!
Nguyễn Hồng Chí
Chiều Qua Phà Hậu Giang
Bến phà Cần Thơ
Bến phà Cần Thơ
Đôi bờ ngăn cách bởi dòng sông,
Nhớ xưa phà bắc kết đôi lòng.....
Giờ đây phà biết tìm đâu nữa ?
Bến cũ chơ vơ nỗi nhớ mong !!
Đâu tiếng rao hàng em gái nhỏ,
Vui vẻ chào mời giọng trẻ thơ...
Mắt mờ, chân yếu già đi bán,
Vé số cầm tay thật ơ hờ !!
Bao tiếng rao vui quá rộn ràng,
Nức lòng bao khách đón phà sang,
Kẻ mong về đến thăm quê cũ,
Người đi thực hiện
giấc mơ vàng !?
Vất vả ngược xuôi từng chuyến phà,
Người xe mắc cửi qua lại
qua.....
Biết bao lữ khách dừng chân ngắm,
Đợi chuyến phà sang đón khách xa ....
Đợi chuyến phà sang đón khách xa ....
Lẫn trong bao tiếng câu vọng cổ,
Xuôi ngược theo phà buông tiếng tơ ,
Ngẫm tiếc thương cho đời phiêu bạt ?
Dâng người tiếng hát với lời thơ ?!
Giờ đây vắng bóng phà năm ấy,
Lữ khách không còn trên bến xưa....
Dòng sông vẫn cứ êm
đềm chảy,
Nhớ hoài khúc hát chuyến phà trưa !!....
NM
Cần Thơ: Xuân này không còn phà Bắc
Tuổi
thơ tôi có dịp gắn bó với bắc Cần Thơ thân yêu. Người dân đồng bằng
sông Cửu Long gọi phà là Bắc theo tiếng Pháp ( Le Bac ). Lúc đó mỗi
chiếc bắc mới có vài chiếc 5,10 tấn còn lại là 3 tấn một đầu. Xe xuống
ponton, dừng trên chiếc sàn xoay chữ thập, nhân viên bến phà chuyển
hướng cho đuôi xe về mõ bàn phà, lúc đó xe mới được phép de lên phà. Khi
lên xe chạy thẳng lên cầu dẫn, không cần quay đầu lại, ở trên phà xe
không trở đầu xe được vì phà rất nhỏ...
Người
dân quê tôi từ ngày nào đã lưu luyến một chuyến phà trở thành lịch sử
và văn hóa rất riêng. Ngày Tết quê tôi phà ngang tấp nập nào xe nào hoa,
chen chúc nhau để hiểu thêm kẹt xe là thế nào. Tiếng gọi nhau í ới mời
nhau tờ vé số, cây sin-gum, chai nước suối... ơ thế là mất. Một điều
không thể tránh khỏi làm ta nhung nhớ..
Phà Cần Thơ ngày xưa
Phà Cần Thơ ngày xưa
Phà Mỹ Thuận đầu thập niên 60 chỉ thấy hành khách lên bến, không có xe Honda
Những
năm thập niên năm mươi xe hơi còn ít, công nhân bến phà biết mặt hầu
hết chủ xe, như xe Huê kỳ của anh em nhà thuốc Ngãi Xiêm, xe pegeot
trắng của ông giáo Phương, của nhà thuốc Khương Bình Tịnh .v.v... Riêng
chiếcTraction 15 của ba tôi rất gây ấn tựợng với anh em phà, vì mỗi khi
xuống đến chữ thập trên ponton là chết máy. Mười lần hết chín lần panne,
khi phát hiện chiếc xe đen thui của ba tôi trên bến bò bò xuống là anh
em bảo nhau: ” Xe Ông Ba kìa“ rồi mọi người trong tư thế sẵn sàng đẩy
xe. Lần nào họ cũng vui vẻ giúp đỡ ba tôi đem xe lên hay phụ quay
manivelle khởi động máy mà không một lời than trách, còn ân cần hỏi Ông
Ba đi chừng nào về, và chúc Ông Ba thượng lộ bình an.
Ở
Vĩnh Long, phương tiện giao thông ít hơn, thi thỏang người ta mới thấy
một vài chiếc xe hơi của các quan hay bác sĩ, kỹ sư, trên đường chỉ thấy
xe song mã hay độc mã chở khách đi chợ sớm hoăc bạn hàng rau từ Mỹ Tho
sang mỗi sáng tinh mơ. Sông Tiền đọan bến phà hẹp hơn sông Hậu, dòng
chảy chậm, nên chỉ có vài chiếc phà nhỏ thường gây kẹt xe kinh niên. Tuy
vậy Bắc Mỹ Thuân lại được mọi người biết đến hơn Bắc Cần Thơ ở các món
ăn, trái cây như ổi xá lị Mỹ Thuận, xòai Mỹ Thuận,.. Ốc Gạo Mỹ Thuận,
chim Mỹ Thuận, Nem Lai Vung v.v. Ngược lại Bắc Cần Thơ chỉ lèo tèo mía
ghim hay bắp nấu ,đậu phộng rang thôi... Có một ký ức ai cũng nhớ hai
bến phà có chung một âm thanh hỗn độn tiếng còi, tiếng máy xe lẫn trong
tiếng rao ngọt lịm của bạn hàng trái cây, tiếng đàn hát của những người
hành khất mù lòa. Những năm 79 ,80 phà Mỹ thuận xuất hiện một anh hành
khất mù có giọng ca vọng cổ rất mùi, mỗi khi anh cất tiếng ca là mấy chị
bạn hang rụn rời tay chân bỏ cả gánh thúng, sắp hàng tụ tập theo anh ta
đi từ đầu bến đến cuối bãi quên cả mua bán mần ăn.
Ngày
24 tháng tư năm 2010 cầu Cần Thơ chính thức thông xe, cũng như phà Mỹ
Thuận đã đi vào ký ức, phà Rạch Miễu chỉ còn là kỷ niệm, phà Hàm Luông
thuộc về quá khứ, phà Cần Thơ đã vừa cập bến xa xưa…Cầu Mỹ Thuận hùng
vĩ, cầu Rạch Miễu dáng đứng Bến Tre, cầu Hàm Luông nổi sóng, và một cầu
Cần thơ uốn lượng rồng bay đã đưa những chiếc đò ngang vào hồn ký ức
của mọi người.
Giờ
đây đi qua những chiếc cầu lộng lẫy, hùng vĩ, hòanh tráng trong lòng ta
ai cũng nhớ quay quắt tiếng rao hàng ngọt lịm, tiếng ca tiếng đàn bầu
của các nghệ sĩ nghiệp dư không may, nhớ những chuyến đò ngang lỡ hẹn.
Tạm biệt nhé những bến phà nhớ thương hòai niệm…
Với lòng hòai niệm những chuyến đò xưa, xin gửi đến những ai một lần
qua các bến bắc thuộc đồng bằng sông Cửu Long vài câu vọng cổ có lẻ đã
thóang nghe trên một vài chuyến qua sông, để nhớ thương ký ức hình ảnh
những chiếc đò ngang Tết nay đã không còn.
Sưu tầm
Đom đóm
Vườn đom đóm Cái Sâu
Vườn đom đóm Cái Sâu
Đom đóm là một lọai côn trùng cánh cứng,có khả năng phát sáng
dưới bụng do hai chất mem tác dụng với nhau có oxy. Đom đóm đẻ trứng ở
trong đất trứng nở thành sâu rồi hoá nhộng. Nhộng trở thành đom đóm rồi
bay lượn lập loè với một làn ánh sáng huyền ảo. Mùa hè là thời kỳ đom
đóm trưởng thành, những đom đóm phát sáng là đom đóm cái, đom đóm đực
không phát sáng. Nhờ những đặc điểm đó nhờ những đặc điểm đó đom đóm đực
dễ dàng nhận ra người bạn tình của mình mà tìm đến ve vãn.
Gần đây các nhà khoa học Nhật đã ghép ghen quy định sự phát sáng của đom đóm vào cây lúa. Lúc được ghép ghen này đều phát sáng trong tối. Thành công này giúp dò vị trí gen lạ được ghép vào chổ nào, rất có ý nghĩa với sinh học hiện đại.
Một nữ du khách Nhật cho tôi biết đom đóm là một côn trùng vô hại nhưng không biết vì sao ở đất nước cô, loài đom đóm này đang gặp nguy cơ diệt chủng, nên người Nhật rất quý và tìm cách bảo vệ chúng. Chính vì thế mà du khách Nhật đến Cần Thơ đều rất thích tham quan đom đóm phát sáng.
Tôi làm quen với cô hướng dẫn du khách tham quan chợ nổi vườn trái cây bằng đò, đó là cô Hà, út Thảo. Các cô thường ngồi trước khách sạn Tây Hồ. Hầu như các cô điều biết tiếng Anh, riêng cô Thảo thì biết tiếng Nhật nên dễ dàng tiếp xúc thân thiện với du khách Nhật để chào mời các tour tham quan chợ nổi vườn trái cây. Đặc biệt là tham quan vườn đom đóm.
Gần đây các nhà khoa học Nhật đã ghép ghen quy định sự phát sáng của đom đóm vào cây lúa. Lúc được ghép ghen này đều phát sáng trong tối. Thành công này giúp dò vị trí gen lạ được ghép vào chổ nào, rất có ý nghĩa với sinh học hiện đại.
Một nữ du khách Nhật cho tôi biết đom đóm là một côn trùng vô hại nhưng không biết vì sao ở đất nước cô, loài đom đóm này đang gặp nguy cơ diệt chủng, nên người Nhật rất quý và tìm cách bảo vệ chúng. Chính vì thế mà du khách Nhật đến Cần Thơ đều rất thích tham quan đom đóm phát sáng.
Tôi làm quen với cô hướng dẫn du khách tham quan chợ nổi vườn trái cây bằng đò, đó là cô Hà, út Thảo. Các cô thường ngồi trước khách sạn Tây Hồ. Hầu như các cô điều biết tiếng Anh, riêng cô Thảo thì biết tiếng Nhật nên dễ dàng tiếp xúc thân thiện với du khách Nhật để chào mời các tour tham quan chợ nổi vườn trái cây. Đặc biệt là tham quan vườn đom đóm.
Bến Ninh Kiều lúc 17 giờ 30. Cô Thảo cùng với các cô gái Nhật bước xuống
đò, tôi cũng vội vàng bước theo. Đò chạy dọc vào miệt Cái Nai, Cái Da
rồi qua rạch Cái Sâu. Đò chạy chầm chậm len lỏi vào các rạch nhỏ lúc màn
đêm buông xuống. Chúng tôi mắt hướng về những vòm cây đang lập loè ánh
sáng vàng xanh mát dịu cô Nikashuki nói với chúng tôi bằng tiếng Anh đại
ý: "Ngồi trên đò giữa bầu trời đêm vắng lặng,nhìn ngắm những ánh sáng
lập loè, tâm hồn cô thấy thanh thản bình yên, quên đi hết thời gian ồn
ào ngột ngạt ngồi xe ở thành phố. Ánh sáng đom đóm giúp cô quay về với
những hoài niệm xa xưa thời thơ ấu, và liên tưởng đến những ngày lễ
giáng sinh, tết ở quê nhà, cha mẹ cô gắnh những chiếc đèn chớp sáng lên
những cây tùng."
Không riêng gì cô gái Nhật, tôi cũng đang về với quá khứ mơ mộng. vui
hay sợ những vì đom đóm. Hồi nhỏ khi ở quê mỗi lần đi xem hát đình về
khuya, thấy những ánh sáng lập loè bay như ma trơi, tôi sợ cóng giò đi
không nổi. Khi lớn tuổi hơn thì không còn sợ nữa mà thấy yêu thích đom
đóm, chúng tôi bắt đom đóm cài lên tóc khi chơi cút bắt trong đêm hoặc
bỏ vào bọc ni lon hay lọ thủy tinh làm đèn.
Mải say sưa sống lại thời thơ ấu, tôi quên đi thời gian đang trôi không
dừng lại. Cô Thảo hướng dẫn kêu cô lái đò cho nổ máy .Tôi nhìn đồng hồ,
đã 20giờ. Đò chạy ngược ra hướng Cần Thơ, khoảng 20 giờ 45 thì cập bến
Ninh Kiều. Chúng tôi trở về khách sạn Tây Hồ ngồi trò chuyện.Cô
Nikashuki móc ví trả tiền cho cô Thảo với giá 1 giờ 3USD ,tổng thời gian
vừa đi và về là 3 giờ.
Tôi nghĩ chuyến tham quan thật thú vị, vậy mà từ trước tới giờ mình hoàn
toàn không biết. Tuy đom đóm trưởng thành vào mùa hè, nhưng ở miệt Cái
Sâu mùa nào cũng có đom đóm phát sáng. Đây là một lợi thế mà thiên nhiên
đã ưu đãi ban cho một loại hình tham quan lý tưởng cho du lịch sinh
thái, phù hợp với nhu cầu và sở thích của du khách, đặc biệt là du khách
Nhật.
Tôi chợt nhớ câu ca dao:
Bần de đom đóm lập loè.
Thấy em nhỏ xíu anh ve để dành
Tôi mong dân ở Cái Sâu cũng sẽ "ve" con đom đóm để dành cho du lịch sinh
thái, đừng vô tình phun thuốc diệt côn trùng ở những tàng cây có đom
đom cư ngụ.
ST
Em Gái Miền Tây
Thương em chiếc áo bà ba.....
Trong chiếc áo bà ba,
Em mặn mà giản dị !!....
Chỉ gặp một lần,
Anh đã để ý thương em !
Bóng chiều xiêu đổ nghiêng nghiêng,
Bóng tôi cũng ngã do ngơ ngẩn nhìn..?.
Em mặn mà giản dị !!....
Chỉ gặp một lần,
Anh đã để ý thương em !
Bóng chiều xiêu đổ nghiêng nghiêng,
Bóng tôi cũng ngã do ngơ ngẩn nhìn..?.
Và em bẽn lẽn thẹn thùng ,
Vờ che nón lá lén nhìn "người xa" ?!
Khiến tôi vương vấn "người ta",
Nhớ em hiền dịu như nhành mạ non....
Thương nhau bằng tấm lòng son ,
Như thuyền với bến em còn ngại chi ?!
Thương từ em tuổi xuân thì,...
Thương hoài suốt kiếp, ngại gì em ơi ?
Thương nhau bằng tấm lòng son ,
Như thuyền với bến em còn ngại chi ?!
Thương từ em tuổi xuân thì,...
Thương hoài suốt kiếp, ngại gì em ơi ?
NM
Áo bà ba, 1 miền thương nhớ
Chiếc áo bà ba là chiếc áo truyền thống của người dân Nam Bộ sau chiếc áo dài tha thướt. Áo bà ba có thể được mặc ở nhiều dịp khác nhau, đi ăn cưới, đám tang hay đám dỗ…Mặc ở trường hợp nào thì chọn màu cho phù hợp với trường hợp đó, đi ăn cưới thì mặt áo bà ba có hoa văn, màu sáng, đi đám tang thì vận áo bà ba đen hay áo màu trắng. Những chiếc áo bà ba nâu được người dân Nam Bộ mặt thường ngày ở nhà hay đi làm nông. Áo bà ba nâu em cấy lúa, đêm sáng trăng ta cùng tát gàu sòng…
Đó là cái thời mà ngoại còn con gái nhưng đã tóm tém nhai trầu đỏ thắm đôi môi. Ngoại kể những ngày thu hoạch lúa, người người tuốt lúa dưới ánh trăng đêm, bên nam hát đôi câu hò bên nữ đối lại cho vơi niềm cơ cực. Ngoại chỉ toàn mặc áo bà ba dù đất nước đã đổi khác rất nhiều. Khi người ta là lượt trong những chiếc đầm ống không tay, những chiếc quần lưng trễ ơi là trễ, ngoại vẫn bình dị áo bà ba. Mái đầu bạc như vôi móm mém nhai trầu, mắt xa xăm nhớ về thì con gái.
Ngày trước ngoại là cô gái đất Sóc Trăng xa xôi, với chiếc áo bà ba thiên thanh đi chợ tỉnh, ông ngoại là một người mua lúa xứ Định Tường, bắt gặp em mặc áo bà ba thiên thanh mà lòng lưu luyến mãi. Ông đi theo ngoại hết góc chợ Đông sang góc chợ Tây, hỏi cả một buổi chợ để biết nhà cô gái thiên thanh ở tận đâu. Rồi chàng trai về thưa với cha mẹ, bên đàng trai sang đánh tiếng dạm hỏi và ngày đưa ngoại về dinh bà mặc áo dài màu thiên thanh như ngày đầu ông gặp. Áo bà ba đã xe duyên cho bà và ông, những chiếc áo miên mang một miền thương nhớ.
Ai cũng nói về Ninh Kiều thấy em gái bà ba nhưng đó là ngày xa xưa lắm. Tôi có dịp đến Cần Thơ và từng thơ thẩn ở bến Ninh Kiều đợi chờ mãi mà chẳng còn thấy áo bà ba em mặc lúc hoàng hôn. Có lẽ chỉ có những bà ngoại quê mới thích và vẫn còn trân giữ những chiếc áo bà ba xưa cũ. Những người như mẹ tôi cũng có mấy chiếc áo ba bà đi làm đồng, những chiếc áo mà ngày xưa đẹp biết bao giờ lắm lem bùn đất. Nếu có ai đó từng say lòng khi thấy các cô gái Miền Tây yểu điệu trông những chiếc áo bà ba thì giờ đây hình ảnh đó chỉ còn là một miền nhung nhớ. Nếu áo dài còn được mặc rộng rãi trong trường học và ở các cơ quan thì áo bà chỉ còn được thấy trong các video clip của các ca sĩ hát dân ca, trong các festival của miền đồng bằng Nam Bộ. Chiếc áo chỉ mang tính chất biểu diễn và nhắc nhớ về một thời đã qua của Nam Bộ.
Ngoại vẫn ngồi trên chiếc phản gỏ, móm mém nhai trầu và mặc chiếc áo túi màu nâu. Áo bà ba vẫn thường trở về trong giấc mơ của ngoại. Đám cháu gái của ngoại xúng xính áo bà ba xanh, hồng, tím đến mừng tuổi bà ngày Tết đến. Con gái miệt vườn đẹp biết bao trong chiếc áo bà ba tím chiều hò hẹn, gương mặt ngượng ngùng ve vạt áo làm duyên…ST
Áo Bà Ba-Hồn quê phụ nữ Nam Bộ
Không biết tự bao giờ nhắc đến áo bà ba người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ
Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thuở sơ khai, cũng là tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba
Không như người Bắc mặc váy, yếm, hay áo tứ thân... bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn và quần dài. Về sau đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban đầu ấy thành bộ y phục thông dụng mà chúng ta thấy ngày nay đó là bộ quần áo có tên bà ba. Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà ba Nam bộ phỏng theo y phục của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu văn hoá. Cụ thể hơn đó là kiểu trang phục của người "BaBa"- một nhóm người Hoa sống trên đảo Pinang thuộc Malaysia ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta phải luôn khẳng định một điều rằng dù xuất xứ như thế nào thì bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Áo
bà ba có mặt khắp nơi trong sinh hoạt đời thường, từ buổi chợ quê đến
những phố thị đông đúc, đâu đâu cũng thấp thoáng bóng hình chiếc áo bà
ba, tăng vẻ quyến rũ mà chân thật, dịu dàng của dân tộc. Trong cuộc
sống, từ lao động sản xuất đến làm vườn, chèo ghe… áo bà ba rất thích
hợp và thuận tiện.
Một đặc điểm độc đáo nữa là áo bà ba không kén chọn hàng vải nội hay vải ngoại, thông thường người nam từ bao đời nay mặc bà ba trắng hoặc bà ba đen; còn người nữ mặc đủ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, hoa cà, vàng mơ, hồng nhạt… tuỳ nước da và lứa tuổi chọn lọc cho thích hợp.
Một đặc điểm độc đáo nữa là áo bà ba không kén chọn hàng vải nội hay vải ngoại, thông thường người nam từ bao đời nay mặc bà ba trắng hoặc bà ba đen; còn người nữ mặc đủ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, hoa cà, vàng mơ, hồng nhạt… tuỳ nước da và lứa tuổi chọn lọc cho thích hợp.
Trải
qua nhiều thời đại, chiếc áo bà ba vẫn còn thông dụng đối với mọi
người, nhất là tầng lớp trung niên trở lên. Đây chính là nét đẹp văn hóa
ngàn đời gây ấn tượng khó quên của dân tộc Việt Nam, một đất nước có
truyền thống văn hóa, đầy tính sáng tạo, đổi mới để tồn tại vượt thời
gian và không gian… Thật dịu dàng và độc đáo với chiếc áo bà ba.
Giữa quê hương miền Nam đi đi về về hai mùa mưa nắng, không biết tự bao giờ chiếc áo bà ba hiện hữu, đồng hành với người phụ nữ Nam Bộ như một thứ y phục đặc trưng cho một chất thuần hậu, dịu dàng của họ. Dường như khi nhìn những đườnc nét mộc mạc của chiếc áo bà ba, ta cảm nhận đó là một thứ ngôn ngữ im lặng ký thác một phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nam bộ nói riêng.
Dù
cuộc sống vội vã hơn, ồn ào hơn, dù thời gian có làm cho bao giá trị
thay đổi đi, nhưng đó đây trên con đường thời gian đằng đẵng, mẹ ta, chị
ta, em ta vẫn mặc chiếc áo ấy như một nét hồn quê vẫn còn ẩn hiện đâu
đây, vẫy gọi ta tìm về bên cõi nhớ...
Vifash (Tổng hợp)
Vifash (Tổng hợp)
Giữa cánh đồng lau
sậy......
Chợt thấy đời như những "Giọt mưa Thu" !
Và thuyền ta trôi vào cõi sương mù.....
Của "Biển nhớ" mênh mang ngàn cánh vạc !!
Trong quạnh vắng chợt thèm nghe tiếng hát,
Kỹ niệm ngày xưa" Như cánh vạc bay"....
Tìm trong mơ một vóc dáng hình hài ,
Người xưa của " Thung lũng hồng" năm ấy....!
Lòng cứ nhũ rằng thôi đừng nhớ mãi.....
Biết còn ai trong " Xa vắng " chiều nay ?
Cuộc đời ta, là cả chuỗi toa dài.....
Trên "chuyến tàu hoàng hôn" đầy nhung nhớ!..
"Một mình" ta với ước mơ trở lại,
"Thành phố buồn" của "hoa tím ngày xưa ",
Đi bên nhau trong một buổi chiều mưa....
Nghe ấm lại từng "Dấu chân kỹ niệm"
NM
CHẬP CHỜN LAU SẬY
Năm ba lượt chuyển nhà, đếm trên đầu ngón tay những gì của tuổi lên mười, ngạc nhiên vì có mang theo cả cỏ dại và lau sậy.Những trưa tì mặt vào cửa sổ, ngó ra thênh thang cỏ hoang trước mặt bỗng nhớ những năm tám mươi, ba đưa cả nhà về sống ở ngoại ô thị xã. Hai bên đường và trong các mảnh vườn mịt mùng lau sậy, ba có chút ngậm ngùi, “người chưa về thì người khác lại đi…”. Ba nhắc những người lính, những người bỏ đi khỏi vùng giáp ranh tránh đạn lạc, lại nhiều người vượt biển tìm chân trời khác... Dấu chân vừa kịp cũ, thì lau sậy mọc lên, lấp mất.
Chúng sống mãnh liệt quá, nhiều khi thấy… ghét. Chiều chiều ba cuốc đất đằng trước, anh em tôi lủi thủi theo sau để lượm rễ cây, chỉ cần sót một mẫu bằng ngón tay thôi, ít lâu sau sẽ thấy sậy mọc lẫn trong mớ rau. Chúng cao hơn rau, xanh hơn, mạnh mẽ hơn, mà bán chẳng ai mua, ăn không được. Củi bình bát, so đũa xài không hết, chẳng ai thèm đốn sậy nhóm lửa. Nên cả xóm cứ thênh thang cỏ hoang, lau sậy. Nên cả tuổi thơ cứ thênh thang cỏ hoang, lau sậy. Những mùa khô, tụi nhỏ đi đốt sậy hai bên đường, lúc cháy chúng nổ giòn tan như pháo, tàn tro bay tao tác giữa lưng trời, khói quăng quật giữa gió làm mắt mũi đứa nào cũng ràn rụa.
Gần với con người lắm, lẫn giữa con người, vây bọc con người, nhưng lau sậy thì cực kỳ cô đơn. Mùa nối mùa chẳng người nào ngó ngàng tới. Một năm chỉ một lần, lúc thân sậy già, ngã màu vàng, rám nắng, má tôi mới đi lựa đám sậy tốt nhất, chặt về vài bó, dìm dưới ao, đợi sa mưa ôm lên đồng cặm gò sạ lúa. Sậy còn tươi mà đem cắm lên đất thì lúa chưa xanh thân sậy đã mọc nhánh rồi. Cứ sống mãnh liệt vậy, nên những thân sậy người ta dùng dây bện chặt thành những tấm đăng rào nhốt gà, vịt hay ven dưới sông đón bắt tôm, cá… cũng chẳng bao lâu đâm nhánh mới, làm thành những viền xanh uốn lượn giữa dòng.
chia làm Tha thiết sống, bất chấp yêu ghét, lau sậy cũng trổ bông. Bông cũng không níu kéo bất cứ cái nhìn nào. Lơ thơ. Nhợt nhạt. Chỉ trẻ con là chờ đợi mùa bông chín, mùa gió chướng thổi sòng, mùa áo mới, mùa Tết. Mảnh mai mình hạc, bông lau vươn cao óng mượt, trắng muốt giữa ngút ngàn bông sậy bạc đầu, chảy thành dòng rập rờn trong gió. Trên cái nền dòng sông bông chín, ông trời mặc sức vẽ gió, vẽ nắng lên.
Bông lau, sậy đẹp
nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. Dường như có vài thứ giống vậy, như
mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa… lúc đẹp là lúc mất.
Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp. Gió chướng thông ngọn
thì bông sậy lìa cây, vào khi ngọt ngào và mỹ miều nhất, rút lui, buông
bỏ vào lúc vinh quang nhất. Nên tôi, trong vai người đứng ngắm phải ngẩn
ngơ nhớ tiếc. Đôi lúc nghĩ, có người nào dám và được rời đi nhẹ nhỏm
như cái bông sậy nhỏ nhoi này ?
Và có kẻ giang hồ nào lại vào đời lơ đãng, ngơ ngác như bông lau, bông sậy ? Tháng Mười mở cửa ra, những cái bông nhỏ rức bay lạc vào nhà. Ngay lập tức, con người tôi bị chia làm ba làm bảy. Tôi Lãng Mạn mừng quá, nhìn ngược trong vệt nắng xiên vào, thấy bông rơi chậm rãi ngu ngơ, bèn muốn làm thơ. Tôi Osin nổi quạu, bông sậy nhẹ quá, chưa chạm chổi vào chúng lại lửng thửng bay, muốn quét cũng không được, muốn đuổi không xong. Tôi Hoài Niệm nhớ quay quắt cái xóm cũ, nhà cũ, lau sậy cũ, nhớ ông ngoại lúc giận quá hay nhặt cây sậy gãy đánh cháu. Roi không gây đau, tôi hí hửng nghĩ ông ngoại mắt mờ, lớn lên mới biết chính mình ngày xưa mờ mắt. Tôi Cụ Non ngồi nhìn những bông sậy long đong tình cờ kết lại thành chùm, xoay tròn trên nền gạch, thấy buồn, chúng nhỏ nhoi đến mắt thường nhìn còn khó, mà biết tìm kiếm và thương nhau, mà mấy bạn mình cũng long đong xứ khác lại không thèm ngó mặt, mà chính mình cũng đang muốn tránh xa người ?!
Cứ vậy, có Tôi Giang Hồ nhìn bông sậy mà nhớ chuyện giang hồ, thì một tôi khác lại yêu tha thiết cái nhà mình đang sống. Bước qua cửa sau đã tới rào, đằng trước chỉ một khoảng sân nhỏ trồng mấy chậu hoa nho nhỏ. Nhưng khu vườn của tôi thì nằm mênh mông tận những chân trời, nơi những cây thốt nốt đứng cô đơn và kiêu hãnh giữa đồng, nơi những cây bằng lăng già nua vắt kiệt mình cho những mùa bông tím, nơi những dòng bông sậy chảy phai cả nắng…
Khu vườn đó, tôi vẫn mang theo từ thuở chín, mười…
NGUYỄN NGỌC TƯ
BÔNG CỎ LAU
Em đứng đó giữa muôn ngàn lau sậy
Và có kẻ giang hồ nào lại vào đời lơ đãng, ngơ ngác như bông lau, bông sậy ? Tháng Mười mở cửa ra, những cái bông nhỏ rức bay lạc vào nhà. Ngay lập tức, con người tôi bị chia làm ba làm bảy. Tôi Lãng Mạn mừng quá, nhìn ngược trong vệt nắng xiên vào, thấy bông rơi chậm rãi ngu ngơ, bèn muốn làm thơ. Tôi Osin nổi quạu, bông sậy nhẹ quá, chưa chạm chổi vào chúng lại lửng thửng bay, muốn quét cũng không được, muốn đuổi không xong. Tôi Hoài Niệm nhớ quay quắt cái xóm cũ, nhà cũ, lau sậy cũ, nhớ ông ngoại lúc giận quá hay nhặt cây sậy gãy đánh cháu. Roi không gây đau, tôi hí hửng nghĩ ông ngoại mắt mờ, lớn lên mới biết chính mình ngày xưa mờ mắt. Tôi Cụ Non ngồi nhìn những bông sậy long đong tình cờ kết lại thành chùm, xoay tròn trên nền gạch, thấy buồn, chúng nhỏ nhoi đến mắt thường nhìn còn khó, mà biết tìm kiếm và thương nhau, mà mấy bạn mình cũng long đong xứ khác lại không thèm ngó mặt, mà chính mình cũng đang muốn tránh xa người ?!
Cứ vậy, có Tôi Giang Hồ nhìn bông sậy mà nhớ chuyện giang hồ, thì một tôi khác lại yêu tha thiết cái nhà mình đang sống. Bước qua cửa sau đã tới rào, đằng trước chỉ một khoảng sân nhỏ trồng mấy chậu hoa nho nhỏ. Nhưng khu vườn của tôi thì nằm mênh mông tận những chân trời, nơi những cây thốt nốt đứng cô đơn và kiêu hãnh giữa đồng, nơi những cây bằng lăng già nua vắt kiệt mình cho những mùa bông tím, nơi những dòng bông sậy chảy phai cả nắng…
Khu vườn đó, tôi vẫn mang theo từ thuở chín, mười…
NGUYỄN NGỌC TƯ
BÔNG CỎ LAU
Em đứng đó giữa muôn ngàn lau sậy
Sóng nhấp nhô, gió thổi bạc mái đầu
Anh có biết chiều nay bông lau nở?
Bông rất dài
mà đời rất ngắn
Sao anh không vội đến tìm nhau ,
Em là mây, sao anh không là gió?
Dìu nhau đi cho hết đoạn đường trần
Nhốt buồn đau vào tù ngục chung thân
Gom hạnh phúc vỗ bờ lau trắng muốt
Ngày xa nhau, nợ người câu hẹn ước
Dẫu bão bùng--Dẫu bèo dạt hoa trôi
Suốt đời ta không rời nhau nửa bước
Nghĩa phu thê
Nghĩa phụ từ
Bông lau này vẫn nở trắng tinh khôi
Trầm Ca
Sao anh không vội đến tìm nhau ,
Em là mây, sao anh không là gió?
Dìu nhau đi cho hết đoạn đường trần
Nhốt buồn đau vào tù ngục chung thân
Gom hạnh phúc vỗ bờ lau trắng muốt
Ngày xa nhau, nợ người câu hẹn ước
Dẫu bão bùng--Dẫu bèo dạt hoa trôi
Suốt đời ta không rời nhau nửa bước
Nghĩa phu thê
Nghĩa phụ từ
Bông lau này vẫn nở trắng tinh khôi
Trầm Ca
Mùa chuối chín ven sông
- Cứ mỗi độ cuối tháng 9, khi nắng đủ
vàng để hai dải chuối ven sông xanh mướt được điểm tô thêm màu vàng tươi
tắn của quả, vụ thu hoạch lại bắt đầu...
Từng quả chuối căng
tròn chi chít nhau, đua nhau khoe sắc khéo léo xếp thành 2 đường vòng,
một trên một dưới trông giống hệt hình dáng cái tay nải mà người xưa
dùng để gói gém đồ đi xa. Cho nên, người ta cứ vô tình gọi nó là “nải”
hay “nải chuối”. Thế rồi, cũng ngẫu nhiên mà từng nải đều đặn xếp lên
nhau tạo nên buồng chuối nặng trĩu kéo cả thân và lá xuống.
Đứng trên bờ đê nhìn xuống, đôi dải bờ sông quanh co quen thuộc giống như mảnh đất thần tiên đầy hương sắc.
Mỗi mùa chuối đến ven
sông, gió từ đâu gọi chim chóc ùa về, hót líu lo mỗi sáng tinh sương dìu
dịu và trưa vàng nồng nàn hương chuối. Tôi có cảm tưởng, khi ấy quê tôi
đâu đâu cũng ngập tràn hương vị của chuối chín, hương vị ngọt ngào,
tươi mới đủ để sưởi ấm những làn gió lạnh lùng của mùa thu đồng bằng Bắc
bộ.
Mỗi mùa chuối, tụi trẻ
con chúng tôi cứ quanh quẩn ven sông ngắm nghía hết thảy những buồng
chuối đủ loại. Cảm giác ngồi dưới tán chuối lá xanh mướt rồi ngước mắt
lên nhìn ánh mặt trời xuyên qua từng kẽ chuối thật lạ.Tưởng như mỗi cây
chuối là một người phụ nữ dịu hiền mà cũng đầy nhẫn nại. Thoảng chút,
đâu đó những cơn gió len lỏi và lá, vào buồng đem hương chuối đương độ
chín thơm nức phả vào mũi, vào miệng... Lúc ấy, chẳng cần chờ chuối chín
tới trên cây, chúng tôi hí hửng bẻ trộm vài nải đem giấu vào đống rơm
sau nhà, để mỗi tối lạ rủ nhau ăn vụng, ăn trộm.
Cứ chờ mãi, đến cuối
thu, các nhà đua nhau chuẩn bị thang, dao, chặt chuối về giấm chín cho
kịp. Từng buồng, từng buồng được cẩn thận đem xuống khi đã tràn căng
nhựa sống từ đất và no nắng vàng, gió. Có những quả chín một màu vàng
ruộm, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy no mắt. Mà hương vị thì không chê được,
đủ độ nồng của nắng, dịu của gió, ngái của đất, một hương vị đậm đà
không lẫn vào bất cứ loại chuối nào của vùng đất khác.
Những buồng với những
quả căng tròn ấy, được đem vào giấm bằng trấu chừng 1 tuần cho màu vàng
đều rồi đem lên chợ huyện. Từng quả vàng ươm cứ mời gọi khắp mọi nhà. Ai vô tình đi qua nhìn thấy đều ngạc nhiên rằng: “Đã cuối thu rồi nhỉ?”
Kim Oanh
NHỚ MÓN “LÀNH CANH”
Hồi
nhỏ, mỗi lần nhà tôi có món “lành canh” dọn trên bàn ăn là mỗi lần tôi
ngúng nguẩy nhịn đói. Món này còn “tệ” hơn khổ qua hầm thịt. Vì khổ qua
hầm tôi còn ăn được phần ruột bên trong, đằng này chẳng ăn được gì. Một
lần, má tôi cố nài tôi ăn thử một miếng thịt cá trong tô xem sao. Ôi
trời! Vị ngọt của cá biến mất tiêu trong cái vị đắng chua thấu tới óc o
của “lành canh”. Thời gian thấm thoát qua, không biết từ bao giờ, chắc
là sau đó lâu lắm, tôi dần ăn được khổ qua hầm thịt, và nhất là ăn được
cái món ngon của cả gia đình tôi hồi xưa là “lành canh”. Có lẽ, đó là
sau khi tôi “nếm” khá nhiều vị đời? Nhưng, đáng tiếc, lúc bấy giờ tôi đã
rời làng quê Cầu Kè (Trà Vinh), sống ở Sóc Trăng, Cần Thơ, rồi phiêu
dạt lên tận Sài Gòn hoa lệ. Chẳng nơi nào có điều kiện cho tôi nếm lại
hương vị quê nhà.Khi trở lại sống ở Cần Thơ, mỗi lần người chị
họ lên thăm má tôi đều có mang theo một bó lá “lành canh”. Má con tôi
mừng hết ý! Vậy là tôi có nhiệm vụ lặt lá “lành canh” còn má tôi thì
nhanh nhảu đi chợ mua măm sặt, mấy tép sả, một ít nấm rơm cùng một con
cá lóc. Rửa sạch lá “lành canh” rồi, tôi bằm nhỏ nó trên thớt. Mỏi tay
nhưng miệng tôi ứa nước bọt vì đã “ngửi” được hương vị của “lành canh”.
Má tôi luộc cá, nước sôi, vớt cá ra rỉa lấy thịt. Nồi nước ấy, má cho
mắm vào, nước sôi, lược bỏ xác mắm, cho tép sả đập giập, nấm rơm và
“lành canh” vào, nêm nếm vừa ăn. Nước sôi đợt nữa, dể lửa riu riu cho
tới khi “lành canh” nhừ tắt bếp múc ra tô.
Đó là một tô canh trông chẳng hấp dẫn gì. Một màu xám sậm gần như đặc sệt, điểm mấy miếng cá lóc trắng xanh, mấy búp nấm rơm ửng màu đất, bốc hơi nghi ngút thơm mùi mắm. Múc từng muỗng canh chan vô chén cơm, dùng đũa lùa, nhai. Ngay lập tức cảm nghe vị đắng chua của “lành canh” lan tỏa khắp khẩu cái. Lát sau, vị ngọt của nấm, của thịt cá dần dần lấn át. Và, vị đắng của “lành canh” cũng lập tức biến thành hậu ngọt, càng chóp chép miệng càng nghe ngon ngọt thấm tận xương cốt hòa trong vị mặn thơm của mắm. Thật là ngon! Nhưng càng tuyệt diệu hơn khi nồi “lành canh” càng được hâm nhiều lửa càng đậm đà hương vị. Ăn bắt ngây! Thời gian cũng dần qua. Má tôi mất. Người chị họ tuổi cao sức yếu không còn theo đò máy lên “bổ hàng” ở Cần Thơ nữa. Vậy là nỗi nhớ “lành canh” quay quắt trong lòng tôi. Chịu không nổi, tôi kêu vợ tôi mua mắm sặt, sả, rau đắng đất, nấu ăn cho đỡ thèm.
Đó là một tô canh trông chẳng hấp dẫn gì. Một màu xám sậm gần như đặc sệt, điểm mấy miếng cá lóc trắng xanh, mấy búp nấm rơm ửng màu đất, bốc hơi nghi ngút thơm mùi mắm. Múc từng muỗng canh chan vô chén cơm, dùng đũa lùa, nhai. Ngay lập tức cảm nghe vị đắng chua của “lành canh” lan tỏa khắp khẩu cái. Lát sau, vị ngọt của nấm, của thịt cá dần dần lấn át. Và, vị đắng của “lành canh” cũng lập tức biến thành hậu ngọt, càng chóp chép miệng càng nghe ngon ngọt thấm tận xương cốt hòa trong vị mặn thơm của mắm. Thật là ngon! Nhưng càng tuyệt diệu hơn khi nồi “lành canh” càng được hâm nhiều lửa càng đậm đà hương vị. Ăn bắt ngây! Thời gian cũng dần qua. Má tôi mất. Người chị họ tuổi cao sức yếu không còn theo đò máy lên “bổ hàng” ở Cần Thơ nữa. Vậy là nỗi nhớ “lành canh” quay quắt trong lòng tôi. Chịu không nổi, tôi kêu vợ tôi mua mắm sặt, sả, rau đắng đất, nấu ăn cho đỡ thèm.
Rồi thời gian cứ trôi, duyên cớ nào đó lại đưa tôi
về lại quê nhà sau chừng 50 năm xa cách. Đi ra chợ, ăn bún nước lèo
“chân quê” chỉ có giá, hẹ cùng hai miếng huyết heo, ngon quá. Nhưng đã
đời nhất là khi đi loanh quanh khu chợ, thấy một chị Khmer từ giồng
Chông Nô (xã Hòa Tân) xuống bày độc một bó “lành canh”, tôi mừng hết
lớn. Xề xuống, mua ngay, không cần trả giá. Thiếu nữ Khmer ngạc nhiên
kêu lên: “Dớ…, Việt kiều mà cũng biết ăn lá này nữa quây!”. Tôi cười
chẳng biết nói sao. Vậy là hành trang về nhà của tôi có món quà quê quý
giá. Và tôi lại được hân hạnh thưởng vị đắng chua hậu ngọt của món ăn
thấm đẫm vị đời. Nhẩn nha thướng thức “lành canh”, tôi thầm nghĩ Việt
kiều gốc gác quê nhà làm gì có vinh hạnh được ăn món đồng quê chân chất
này khi đang ở tận đẩu tận đâu xa mút tí tè trên trái đất này. Thương họ
quá! Không láo ăn, tôi bắt chước má tôi “tập” các con tôi ăn thử. Đứa
nào cũng nhăn mặt chê. Nhưng rồi dần dà, càng lớn lên, càng được “nếm”
nhiều lần, chúng đều đâm ra ghiền món ngon quê nội xa vời.
PHƯƠNG KIỀU
PHƯƠNG KIỀU
Bến Quê Miền Tây Nam Bộ
Sông quê nước chảy đôi bờ
Sông quê nước chảy đôi bờ
Để anh chín dại mười khờ thương em...
Trên mỗi dòng sông dù bên lở hay bên bồi đều đầy ấp những kỷ niệm và luôn chảy tràn trong ký ức của mỗi người chúng ta...
Không biết tự bao giờ người miền Tây khi sinh ra đã thấy dòng sông lượn
quanh trước cửa. Những dòng sông con rạch cứ nối tiếp nhau chở phù sa
vun đắp cho ruộng vườn, ôm ấp xóm làng như vòng tay mẹ thân thương.
Rồi ven từng dòng sông, con rạch ấy cho mỗi ngôi nhà quê có một bến sông để ra đó mỗi ngày...
Những giỏ trái cây vườn nhà nặng quằn nơi vai chú, vai cha mang xuống bến cho kịp chuyến chợ sớm, chợ chiều...
Dòng sông cũng đong đầy con nước lớn cho mấy dì, mấy chị giặt áo, gội đầu giữa trưa hè oi ả...
Bến sông quê cho mẹ múc từng thùng nước đổ vào khạp rồi lóng phèn, lóng luôn hạt phù sa khi mùa nước nổi tràn về...
Mùa nước về kéo theo từng đám lục bình nhấp nhô rồi xô dạt cho đôi bờ xanh ngát...
Nước cứ lững lờ trôi để hoa bần rụng trắng bến sông quê. Những trái bần
ổi đong đưa cho tuổi thơ bồng bềnh trên chiếc xuồng con hái trái. Cái
vị chua nơi đầu lưỡi bây giờ sẽ chìm vào miền ký ức khi đã lớn khôn.
Bến sông quê cho tuổi thơ ngụp lặn, lao vào dòng nước xanh mát, khấy
động cả một khúc sông chiều. Để rồi mai đây khi ngoãnh lại, bến sông quê
sao mà thân thương quá đổi. Để thấy trong sự lớn lên của mình có vị
ngọt phù sa...
Bến sông quê cũng chứa chan bao điều thầm kín của biết bao đôi trai gái ở miền quê này...
Những câu chuyện tình đẹp hay man mác buồn trên mỗi dòng sông, bến nước
đều để lại những hình ảnh thân thương mà mỗi lần bắt gặp một dòng sông
ký ức ngày xa cứ cuồn cuộn chảy về...
Nhà thơ Trần Quang Hiển dường như cũng có một nỗi niềm như thế!
Tôi về tắm mát sông quê,
Bến xưa thuyền đậu lời thề nơi đâu.
Sông sâu ai đã bắc cầu,
Em về bên ấy làm dâu nhà người.
Sông trong, trong cả nụ cười,
Cho tôi mang suốt một thời chiến tranh.
Bây giờ mây nước trong xanh,
Làng quê xóm cũ vắng tanh chợ chiều.
Sông ơi! chảy giữa bao điều,
Trôi đi năm tháng xoá nhiều thương đau.
Ngàn đời nước chảy sông sâu,
Tôi về bến cũ tìm đâu bóng người.
Bến xưa thuyền đậu lời thề nơi đâu.
Sông sâu ai đã bắc cầu,
Em về bên ấy làm dâu nhà người.
Sông trong, trong cả nụ cười,
Cho tôi mang suốt một thời chiến tranh.
Bây giờ mây nước trong xanh,
Làng quê xóm cũ vắng tanh chợ chiều.
Sông ơi! chảy giữa bao điều,
Trôi đi năm tháng xoá nhiều thương đau.
Ngàn đời nước chảy sông sâu,
Tôi về bến cũ tìm đâu bóng người.
Có bến sông buồn - khi cách trở tình riêng! Có bến sông vui - khi chờ
mẹ đi chợ về. Rồi cũng có bến sông gần, có bến sông xa... Mỗi bến sông
dường như có tâm trạng riêng, có nỗi niềm riêng, có uẩn khúc riêng và có
số phận riêng của nó...
Nhưng dù thế nào đi nữa, bến sông quê luôn cho ta tìm thấy sự dịu mát,
trong lành, yên ả. Bởi dòng sông vẫn chảy, vẫn chứa đầy những kỷ niệm
đẹp của mỗi người sinh ra và lớn lên bên cạnh dòng sông quê gần gũi, yêu
thương và gắn bó...
Về vùng sông nước miền Tây
Có hay không, một bản sắc văn hóa
xuồng, ghe Nam Bộ? Chỉ biết rằng, bao đời nay, với người dân miền Tây,
xuồng, ghe, không chỉ là phương tiện đi lại, mà còn là phương tiện mưu
sinh…
Nam Bộ là xứ sở của sông nước mênh mông, rạch,
ngòi chằng chịt, ba bề lộng gió biển khơi. Mùa nước nổi, dân Ðồng Tháp
Mười, Tứ giác Long Xuyên, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh
Long, Bến Tre... dùng xuồng, ghe làm nơi trú ngụ, vừa là nhà ở, phương
tiện tránh lũ và kiếm sống. Giữa đồng nước dâng tràn, chiếc xuồng trở
nên đa năng: Người thì giăng câu, kẻ bẻ bông điên điển chở ra chợ bán
đổi gạo, mắm, tương, cà.
Xuồng còn vận chuyển lúa gạo, xăng dầu, thuốc men, thực phẩm... đến tận hang cùng ngõ hẻm, trao đổi bán buôn, khổ thì có khổ mà vui thì rất vui. Ðêm trăng rắc bạc trên sóng nước, dăm ba chiếc xuồng, ghe cụm lại bồng bềnh, vừa nhâm nhi ly rượu nếp đặc sản miền Tây, vừa hàn huyên chuyện làm ăn rồi đổ dài câu vọng cổ, hỏi có gì hạnh phúc cho bằng?
Có ai đếm xuể có bao nhiêu gia đình, bao nhiêu con người sinh sống trên những con thuyền khắp sông rạch miền Tây? Từ người giàu có cả chục con tàu chở khách, chở gạo, cát đá, gạch ngói, xi-măng, sắt thép buôn bán trăm miền, đến anh câu tôm, chài tép, cào hến, bắt nghêu, đóng đáy, chị rao bán cá linh, trái cây và em gái đưa đò... Cảnh ghe, xuồng tấp nập trên bến dưới thuyền miền quê nào cũng có, song có lẽ không đâu qua được những "chợ nổi" ngã bảy Phụng Hiệp (Cần Thơ), ngã năm Thạnh Trị (Sóc Trăng), Tắc Thủ (Cà Mau).
Chợ nổi càng về đêm càng náo nhiệt, hàng hóa không thiếu thứ gì, song nhiều nhất vẫn là nông sản thực phẩm. Dưới ánh đèn đủ sắc dập dềnh trên sóng nước, hoặc dưới nắng sớm bình minh, những thuyền trái cây thật rực rỡ muôn mầu. Cũng tiếng chào hàng nồng nhiệt, tiếng máy nổ xập xình, tiếng heo, gà vịt kêu réo điếc tai, cũng đủ các loại hàng hóa công nghệ cao cấp.
Chỉ khác các cửa hàng trên bộ, bởi ít thấy những biển quảng cáo, biển hiệu,... mà từng ghe, xuồng mở trần mui bày bán đủ đồ, hoặc chỉ cần một cây cột ngắn trên đó mắc đủ thứ hàng mẫu thế là khách mua biết ngay, không cần phải quảng cáo rùm beng.
Hình ảnh quen thuộc gắn với chiếc xuồng, với sông nước Nam Bộ là những thiếu nữ mặc áo bà ba, đội nón lá khua nhẹ mái dầm đâu đó cất lên giọng hò ngọt ngào và tha thiết, cái thú đó không nơi nào có được. Du thuyền trên sông nước miền Tây còn có cái thú để ta suy ngẫm về một vùng đất nước. Ở đây đang hằng ngày đổi thay. Cái mới, cái cũ cũng từng ngày diễn ra... Bắt đầu từ nơi rừng gặp biển của đất mũi Cà Mau. Biển vẫn còn đó, nhưng rừng bây giờ lại kém bạt ngàn.
Vốn được coi là Amazon của Việt Nam, bơi thuyền trong rừng đước là thú vui của không biết bao người. Rừng ngập mặn Cà Mau từng che bộ đội, vây quân thù. Chả thế mà giặc Mỹ thả xuống đây không biết cơ man nào là bom đạn, thuốc hóa học diệt trừ mầu xanh mà "đước vẫn mọc thành rừng gỗ cứng" để con tôm ôm cây đước...
Giờ đây sao con người nỡ hủy hoại nơi thủy tổ của các loài tôm cá, nơi đã từng cưu mang con người bao cơn gian nguy hoạn nạn? Kìa những đoàn thuyền đang xuôi dòng. Không ít trong số thuyền chở đầy than đước, gỗ đước, dù cố ý hay vô tình thì cũng trở thành "đồng phạm" tiếp tay cho kẻ phá rừng...
Sông Cà Mau, Năm Căn, Bảy Háp, Bồ Ðề... sao còn được như giọng hò: "Bao giờ hết đước Năm Căn, Ông Trang hết cá, Viên An hết rừng?". Xã Khánh Lân, Khánh Hội, Khánh Hòa kể cả Nguyễn Phích cách thị trấn năm, mười cây số mà cách biệt xa xăm.
Học sinh trung học ra thị trấn trọ học đều có nhà riêng. Ðồng chí Chủ tịch xã Khánh Hòa nói rằng: Trường trung học ngoài thị trấn chừa một khoảng đất trống để cha mẹ học sinh vùng sâu, vùng xa cất nhà cho con ở "nội trú", tự lo ăn uống học hành.
Dọc đoạn đầu nguồn sông Cái Tàu, từ Nguyễn Phích vào thị trấn U Minh, tiếng nhạc cải lương từ các ngôi nhà dừa nước vang xa những bài hát về mối tình ảm đạm. 34 căn nhà chưa có căn nhà nào xứng với tên gọi, nhưng cũng có tới 21 cần ăng-ten ti-vi, tất cả là ti-vi đen trắng.
Ông già Tư ở đầu kênh nói giọng hài hước: "Không phải vì thiếu tiền mà vì không có điện, nên chúng tôi chỉ xài ti-vi đen trắng". Ở đây bà con mê cải lương đến nỗi canh từng giờ để mở đài nghe cải lương, tính toán tắt đài từng phút khi quảng cáo để tiết kiệm điện ắc-quy. Anh cán bộ thông tin xã kề tai tôi nói nhỏ: "Người dân vùng sâu U Minh bây giờ không còn cái đói cơm gạo đe dọa, nhưng cái đói thứ hai là thuốc chữa bệnh vẫn còn.
Các hàng quán ở đây bán luôn cả thuốc chữa bệnh, những ca nặng thì phải chở xuồng ra huyện, tỉnh. Còn cái đói về thông tin chẳng biết khắc phục thế nào? Lâu dần người dân thành quen, không cần nhu cầu thông tin, họ chẳng hề quan tâm chuyện gì ngoài chuyện ngày hai bữa ăn.
Thằng em tôi đã mười lăm tuổi, hôm vừa rồi lần đầu tiên được tham quan xem khu công nghiệp khí - điện - đạm, chỉ cách nhà 15 km, nhìn thấy nhà máy, cần cẩu, công nhân lắp máy tấp nập nó ngỡ ngàng, "đúng là người ở rừng ra". Thấy cây cầu xi-măng bắc qua sông, nó đứng vào giữa nhún nhún rồi nói: "Anh Hai à, sao người xứ mình không học cách làm cầu, làm đường như ở đây mà cứ phải leo cầu khỉ, lội đồng chi cho cực?"...
Có thể chấm phá đôi nét về làng quê miền Tây: dưới những rừng tràm, rặng lam chiều. Phía sông xa một dáng người thướt tha chèo xuồng... Hình ảnh đó đã ghi đậm trong tình cảm của người đồng bằng dù đi đến chân mây, chóp mũi vẫn nhớ về quê hương. Tôi đã từng được bơi trong ký ức dịu dàng đó. Gió lướt nhẹ trên rừng dừa nước, nắng chiếu qua kẽ lá dệt gấm mặt nước sông.
Tiếng bìm bịp dội rền rền con nước lớn. Trên đồng xa, chiều về ráng mây óng tím một góc trời. Nhìn về rừng tràm, rặng dừa nước ven sông, tôi như mơ trong bao suy tưởng và nhận ra chính nó, những dòng sông chảy lững lờ soi bóng những rừng tràm, rặng dừa, đã làm nên bản sắc rất riêng cho đồng bằng Nam Bộ.
Ðám cưới của cô cháu gái một anh bạn mà tôi được dự thật khác xa với đám cưới thị thành. Những mâm cỗ được bày ngay dưới rặng dừa nước ven sông, cho tiện xuồng tấp bến. Có thể nói những người đến dự không câu nệ cả từ cách ăn mặc cho đến cách nói năng. Tất cả đều là bà con chú bác bốn bên nội ngoại, chồng chéo họ hàng.
Lúc đầu đám cưới còn có lễ nghi, cô dâu chú rể làm lễ cúng gia tiên, lễ nhận quà mừng của hai bên bố mẹ, bạn bè, nghe lời dạy bảo của người lớn, nhưng chỉ sau vài chầu rượu là đám cưới trở thành một cuộc liên hoan thăm hỏi bạn bè, chuyện xóm ấp, cấy lúa, trồng rau, nhớ về những kỷ niệm bạn bè, lối cũ... Bàn ăn cứ ăn, chỗ đàn hát cứ đàn hát.Người già, người trẻ đều đàn, đều hát: Vọng cổ, tân nhạc, tân cổ giao duyên... đan quyện suốt sáng thâu đêm: "Bao nhiêu tình là bao nhiêu ly, sao tôi thấy cốc ly vẫn đầy...". Ðêm tân hôn mà chú rể "say ngoắc cần câu" "ngủ giản dị" luôn cùng bạn bè ngay trên "sân bãi" bỏ trống cả phòng loan.
Xuồng còn vận chuyển lúa gạo, xăng dầu, thuốc men, thực phẩm... đến tận hang cùng ngõ hẻm, trao đổi bán buôn, khổ thì có khổ mà vui thì rất vui. Ðêm trăng rắc bạc trên sóng nước, dăm ba chiếc xuồng, ghe cụm lại bồng bềnh, vừa nhâm nhi ly rượu nếp đặc sản miền Tây, vừa hàn huyên chuyện làm ăn rồi đổ dài câu vọng cổ, hỏi có gì hạnh phúc cho bằng?
Có ai đếm xuể có bao nhiêu gia đình, bao nhiêu con người sinh sống trên những con thuyền khắp sông rạch miền Tây? Từ người giàu có cả chục con tàu chở khách, chở gạo, cát đá, gạch ngói, xi-măng, sắt thép buôn bán trăm miền, đến anh câu tôm, chài tép, cào hến, bắt nghêu, đóng đáy, chị rao bán cá linh, trái cây và em gái đưa đò... Cảnh ghe, xuồng tấp nập trên bến dưới thuyền miền quê nào cũng có, song có lẽ không đâu qua được những "chợ nổi" ngã bảy Phụng Hiệp (Cần Thơ), ngã năm Thạnh Trị (Sóc Trăng), Tắc Thủ (Cà Mau).
Chợ nổi càng về đêm càng náo nhiệt, hàng hóa không thiếu thứ gì, song nhiều nhất vẫn là nông sản thực phẩm. Dưới ánh đèn đủ sắc dập dềnh trên sóng nước, hoặc dưới nắng sớm bình minh, những thuyền trái cây thật rực rỡ muôn mầu. Cũng tiếng chào hàng nồng nhiệt, tiếng máy nổ xập xình, tiếng heo, gà vịt kêu réo điếc tai, cũng đủ các loại hàng hóa công nghệ cao cấp.
Chỉ khác các cửa hàng trên bộ, bởi ít thấy những biển quảng cáo, biển hiệu,... mà từng ghe, xuồng mở trần mui bày bán đủ đồ, hoặc chỉ cần một cây cột ngắn trên đó mắc đủ thứ hàng mẫu thế là khách mua biết ngay, không cần phải quảng cáo rùm beng.
Hình ảnh quen thuộc gắn với chiếc xuồng, với sông nước Nam Bộ là những thiếu nữ mặc áo bà ba, đội nón lá khua nhẹ mái dầm đâu đó cất lên giọng hò ngọt ngào và tha thiết, cái thú đó không nơi nào có được. Du thuyền trên sông nước miền Tây còn có cái thú để ta suy ngẫm về một vùng đất nước. Ở đây đang hằng ngày đổi thay. Cái mới, cái cũ cũng từng ngày diễn ra... Bắt đầu từ nơi rừng gặp biển của đất mũi Cà Mau. Biển vẫn còn đó, nhưng rừng bây giờ lại kém bạt ngàn.
Vốn được coi là Amazon của Việt Nam, bơi thuyền trong rừng đước là thú vui của không biết bao người. Rừng ngập mặn Cà Mau từng che bộ đội, vây quân thù. Chả thế mà giặc Mỹ thả xuống đây không biết cơ man nào là bom đạn, thuốc hóa học diệt trừ mầu xanh mà "đước vẫn mọc thành rừng gỗ cứng" để con tôm ôm cây đước...
Giờ đây sao con người nỡ hủy hoại nơi thủy tổ của các loài tôm cá, nơi đã từng cưu mang con người bao cơn gian nguy hoạn nạn? Kìa những đoàn thuyền đang xuôi dòng. Không ít trong số thuyền chở đầy than đước, gỗ đước, dù cố ý hay vô tình thì cũng trở thành "đồng phạm" tiếp tay cho kẻ phá rừng...
Sông Cà Mau, Năm Căn, Bảy Háp, Bồ Ðề... sao còn được như giọng hò: "Bao giờ hết đước Năm Căn, Ông Trang hết cá, Viên An hết rừng?". Xã Khánh Lân, Khánh Hội, Khánh Hòa kể cả Nguyễn Phích cách thị trấn năm, mười cây số mà cách biệt xa xăm.
Học sinh trung học ra thị trấn trọ học đều có nhà riêng. Ðồng chí Chủ tịch xã Khánh Hòa nói rằng: Trường trung học ngoài thị trấn chừa một khoảng đất trống để cha mẹ học sinh vùng sâu, vùng xa cất nhà cho con ở "nội trú", tự lo ăn uống học hành.
Dọc đoạn đầu nguồn sông Cái Tàu, từ Nguyễn Phích vào thị trấn U Minh, tiếng nhạc cải lương từ các ngôi nhà dừa nước vang xa những bài hát về mối tình ảm đạm. 34 căn nhà chưa có căn nhà nào xứng với tên gọi, nhưng cũng có tới 21 cần ăng-ten ti-vi, tất cả là ti-vi đen trắng.
Ông già Tư ở đầu kênh nói giọng hài hước: "Không phải vì thiếu tiền mà vì không có điện, nên chúng tôi chỉ xài ti-vi đen trắng". Ở đây bà con mê cải lương đến nỗi canh từng giờ để mở đài nghe cải lương, tính toán tắt đài từng phút khi quảng cáo để tiết kiệm điện ắc-quy. Anh cán bộ thông tin xã kề tai tôi nói nhỏ: "Người dân vùng sâu U Minh bây giờ không còn cái đói cơm gạo đe dọa, nhưng cái đói thứ hai là thuốc chữa bệnh vẫn còn.
Các hàng quán ở đây bán luôn cả thuốc chữa bệnh, những ca nặng thì phải chở xuồng ra huyện, tỉnh. Còn cái đói về thông tin chẳng biết khắc phục thế nào? Lâu dần người dân thành quen, không cần nhu cầu thông tin, họ chẳng hề quan tâm chuyện gì ngoài chuyện ngày hai bữa ăn.
Thằng em tôi đã mười lăm tuổi, hôm vừa rồi lần đầu tiên được tham quan xem khu công nghiệp khí - điện - đạm, chỉ cách nhà 15 km, nhìn thấy nhà máy, cần cẩu, công nhân lắp máy tấp nập nó ngỡ ngàng, "đúng là người ở rừng ra". Thấy cây cầu xi-măng bắc qua sông, nó đứng vào giữa nhún nhún rồi nói: "Anh Hai à, sao người xứ mình không học cách làm cầu, làm đường như ở đây mà cứ phải leo cầu khỉ, lội đồng chi cho cực?"...
Có thể chấm phá đôi nét về làng quê miền Tây: dưới những rừng tràm, rặng lam chiều. Phía sông xa một dáng người thướt tha chèo xuồng... Hình ảnh đó đã ghi đậm trong tình cảm của người đồng bằng dù đi đến chân mây, chóp mũi vẫn nhớ về quê hương. Tôi đã từng được bơi trong ký ức dịu dàng đó. Gió lướt nhẹ trên rừng dừa nước, nắng chiếu qua kẽ lá dệt gấm mặt nước sông.
Tiếng bìm bịp dội rền rền con nước lớn. Trên đồng xa, chiều về ráng mây óng tím một góc trời. Nhìn về rừng tràm, rặng dừa nước ven sông, tôi như mơ trong bao suy tưởng và nhận ra chính nó, những dòng sông chảy lững lờ soi bóng những rừng tràm, rặng dừa, đã làm nên bản sắc rất riêng cho đồng bằng Nam Bộ.
Ðám cưới của cô cháu gái một anh bạn mà tôi được dự thật khác xa với đám cưới thị thành. Những mâm cỗ được bày ngay dưới rặng dừa nước ven sông, cho tiện xuồng tấp bến. Có thể nói những người đến dự không câu nệ cả từ cách ăn mặc cho đến cách nói năng. Tất cả đều là bà con chú bác bốn bên nội ngoại, chồng chéo họ hàng.
Lúc đầu đám cưới còn có lễ nghi, cô dâu chú rể làm lễ cúng gia tiên, lễ nhận quà mừng của hai bên bố mẹ, bạn bè, nghe lời dạy bảo của người lớn, nhưng chỉ sau vài chầu rượu là đám cưới trở thành một cuộc liên hoan thăm hỏi bạn bè, chuyện xóm ấp, cấy lúa, trồng rau, nhớ về những kỷ niệm bạn bè, lối cũ... Bàn ăn cứ ăn, chỗ đàn hát cứ đàn hát.Người già, người trẻ đều đàn, đều hát: Vọng cổ, tân nhạc, tân cổ giao duyên... đan quyện suốt sáng thâu đêm: "Bao nhiêu tình là bao nhiêu ly, sao tôi thấy cốc ly vẫn đầy...". Ðêm tân hôn mà chú rể "say ngoắc cần câu" "ngủ giản dị" luôn cùng bạn bè ngay trên "sân bãi" bỏ trống cả phòng loan.
Tôi không say rượu đám cưới, nhưng vì lâu ngày về quê
nên thao thức suốt đêm. Mái nhà lá đơn sơ này đã che nắng, che mưa và
đã ấp ủ tôi suốt từ tuổi nhỏ. Tôi nhớ đến xót xa hình ảnh má tôi lặn
ngụp cấy lúa giữa đồng sâu đến đỏ đèn, trong những chiều mưa tối đất,
trên lưng chỉ một tấm li chằm che nắng, che mưa...
Ngày bé, vào
những buổi trưa hè, lũ chúng tôi xúm quanh nồi bánh của má. Chiếc bánh
lá được làm bằng bột gạo, nắn mỏng dính theo chiều ngang, chiều dài của
lá dừa nước, sau đó đem hấp chín rồi gỡ ra cho vào đĩa chan nước cốt
dừa, nước mắm chua... Cái mùi lá dừa nước non quyện chặt trong vị ngọt
ngào của bột gạo, vị béo của nước cốt dừa cứ đeo bám theo tôi cả cuộc
đời. Giờ dù đã trưởng thành, đất nước lại đang thay da đổi thịt, tôi
thường được ngồi trước những bàn tiệc cao lương mĩ vị.
Vậy mà ăn rồi thì tâm thức xua đi, còn những món ăn hồi bé nơi "đất nghèo" như chiếc bánh lá của má tôi vẫn lưu giữ chẳng thể nào quên được. Bà cô tôi năm nay mới ngoài 75 tuổi, nhà có một rặng dừa nước ven sông đã rất lâu đời của ông cha để lại. Ðầu năm, người con trai từ thành phố về dỡ bỏ căn nhà lá cũ, cất cho cô tôi căn nhà tường khang trang lợp tôn lạnh đàng hoàng.
Vậy mà ăn rồi thì tâm thức xua đi, còn những món ăn hồi bé nơi "đất nghèo" như chiếc bánh lá của má tôi vẫn lưu giữ chẳng thể nào quên được. Bà cô tôi năm nay mới ngoài 75 tuổi, nhà có một rặng dừa nước ven sông đã rất lâu đời của ông cha để lại. Ðầu năm, người con trai từ thành phố về dỡ bỏ căn nhà lá cũ, cất cho cô tôi căn nhà tường khang trang lợp tôn lạnh đàng hoàng.
Em tôi vô tình nói với mẹ: "Ðám lá bây giờ không còn
để làm gì, đốn luôn đi "giải phóng mặt sông" cho mọi người nhìn thấy
ngôi nhà mới...". Cô tôi không nói, không rằng, sai luôn thằng Út cất
một căn nhà lá nhỏ trên sông, rồi thường xuyên bà ra đó ở. Ai hỏi thì cô
tôi bảo: "Quen rồi, ở nhà lá bên nước sông cho nó mát".
Tôi biết
cô tôi giận thằng con trai nên nói cho qua lề, chứ tôn lạnh bây giờ
cũng mát lắm, vấn đề là người già hay vương vấn, hoài niệm... Mà nào chỉ
có người già, mỗi lần về quê, chiều chiều ra ngồi trên bến sông, nhìn
qua rặng lá dừa nước, tôi lại bỗng thấy thấp thoáng cuộc đời lam lũ của
má tôi, thấy tuổi thơ nhọc nhằn của mình và nhận ra cái ý nghĩa lớn lao
của những danh từ ta thường vẫn gọi là nơi "chôn nhau cắt rốn"...
ST
Bàn thiên trước ngôi nhà tường vách mặc áo dừa nước vàng rơm, màu
trái óng ả lá dừa nước, tưng bừng đón ánh bình minh, những đáo hoa xoài
lai bưởi vàng rộm màu mật ong cùng với cây mãng cầu xiêm ghép bình bát,
cây ổi xá lỵ nghệ,nhãn tiêu, sầu riêng, roi, saboche… bị từng cơn gió
trinh nghuyên ban mai mát lành thổi tung toé chất chồng lên Bàn thiên,
hương đỏ cháy toả khói bị mùi hương miệt mườn nhuộm đặc quánh thơm lừng
làm đàn ong bỡ ngỡ quẩn quanh trước Bàn thiên nhuộm những tia nắng lọt
qua kẽ lá xanh mượt mà, ngoài quốc lộ những đoàn xe hối hả chạy mải miết
về phía núi Sam đi lễ tạ ở Miếu Bà Chúa Xứ bụi tung mù mịt nhuộm vàng
quạch cả bó chân hương trên Bàn Thiên.
Bàn thiên, Buổi trưa nắng đổ như rang nóng lá dừa nước bị hong khô
nổ lép bép cong phồng lên lượn xuống oằn oại trên mái nhà. Bàn thiên vẫn
bình thản lặng lẽ đứng giữa muôn nghìn tia nắng nóng như kim châm. Chân
bát hương bị vắt kiệt sức những giọt sương tắm đẵm đêm qua. Những lớp
bụi bị nắng mùa khô chiếu rọi rụng rơi tơi tả từ những chiếc chân hương
qua làn gió nhẹ bay bay phủ kín Bàn thiên. Đĩa hoa quả với nải chuối quê
buổi sáng bình minh còn lóm đốm xanh qua mấy giời nắng gắt mà nải chuối
trên bàn thiên đã chín vàng rộm phô bày nét căng tròn trù phú.
Bàn thiên. Giữa nắng lửa miền Tây đổ vàng đom đóm mắt, từ ngôi nhà
dừa nước nhìn ra Bàn thiên lòng bỗng dịu mát thanh thản lâng lâng.
Bàn thiên. Đêm lặng lẽ dần đến,ngoài cánh đồng những đốm lửa đốt cháy
rơm rạ rực tím cả bầu trời miền Tây, triệu triệu con vịt diều căng
phồng nhí nhánh tung tăng lon ton chạy về chuồng, khi con đường đã thưa
thớt tiếng xe chạy, cả miệt vườn chìm vào tĩnh lặng, những chiếc lá dừa
nước nhảy múa tắm gió mát lành có sương đêm như duỗi thẳng mình sau
nắng ngày căng kéo. Bóng cây ban đêm ôm trọn mái nhà vào lòng , đốm lửa
hương thơm và ngọn đèn cóc trên Bàn thiên toả sáng ấm áp trước cửa sân
nhà đẩy xa bóng tối huyền bí miệt vườn với ngàn cây trái sum sê.
Bàn thiên. Đêm chỉ còn Bàn thiên là thức trắng với bầu trời cao tít
tắp huyền bí vĩnh hằng canh giấc ngủ êm đềm của ngôi nhà lá dừa nước đơn
sơ.
Bàn thiên. Mùa lũ sầm sập nước cuồn cuộn dâng tràn mênh mang,vườn cây
ngập lụt úa vàng, ngôi nhà lá dừa nước bị lũ cuốn phằng sân nhà chỉ
còn trơ trọi chiếc Bàn thiên ngụp sâu dước nước lũ, bát hương bị lũ hất
trôi.
Bàn thiên. Mặc dù cho lũ lụt, triều dương, Bàn thiên nối đất với Trời
vẫn trụ lại cùng với bản địa giữa sân mênh mang cuồn cuộn sóng vỗ.
Bàn thiên! Nước lui ra biển Đông xa vời. Bàn thiên lại đón nững hạt
bụi mù mịt từ đường quốc lộ với dòng xe cộ hối hả bám lại hơi hương đón
mùa hoa trái trổ bông , xum xuê trái mênh mang những câu vọng cổ giao
duyên cùng với nhạc trữ tình mới trên dòng sông quê dưới đêm trăng vằng
vặc ánh sáng trong suốt như pha lê say đắm mối tình quê miệt vườn thanh
bình dân dã .
Bàn thiên gắn liền với tâm linh của những người dân miệt vườn đã trăm
năm khai phá cùng mùa khô nắng cháy và mùa mưa nước lũ tràn lan nơi
thiên nhiên vẫn thơ ngây hoang dã. Rình rập như thanh gươm vẫn treo lơ
lửng trên trên trời miền Tây những cơn lũ ập về dìm sâu những vườn cây
trái và những căn nhà dừa nước soi mình xuống dòng kênh sum sê um tùm
dừa nước đẹp như chuyện cổ tíc từ ngàn xưa quê ta .
Bàn thiên- Trụ là gốc cây cây xoài già và mặt là tấm gỗ dừa cổ thụ bền gan dưới nắng lửa và gan lì dưới sóng lũ hàng năm.
Ôi thiêng liêng Bàn thiên Nam bộ một phần tâm hồn của người dân
Phương Nam xứ sở của những câu vọng cổ buồn mênh mang- mượt mà bay rập
rờn cùng vườn xoài với mái nhà dừa nước giản dị khiêm nhường.
ÔI! Sức mạnh Việt nam ! Tâm linh Phương Nam! Đêm dêm hàng triệu triệu
Bàn thiên Phương Nam cùng đỏ lửa hương khói thơm lừng như thề cùng Trời
Đất Tổ Tiên quyết sống chung với lũ để bám trụ cùng khoảng đất trời
thiên liêng bất diệt Phương Nam.
Nguyễn-Văn-Hoa ( vanchuongviet ) |