Trường Tương Tư
Nhớ Quê Hương
Chung trà quý
Chung trà quý chỉ mời người tri kỷ,
Chung trà quý chỉ mời người tri kỷ,
Mong an nhiên và tâm vẫn bình yên...
Bao năm qua dẫu chôn giấu ưu phiền,
Tình yêu đó hiển nhiên dù không nói...
Anh
cứ ngỡ tình đôi ta vời vợi,
Như tiếng đàn thanh thoát thoắt bay xa...
Duyên chờ mong vương vấn vị hương trà,
Người nâng chén tìm quên trong tĩnh lặng !!
Tay nắn phím so dây khe khẽ hát,
Qua âm ba bày tỏ nỗi niềm riêng.
"Vọng kim lang" người đâu nỡ thản nhiên ?
Trong sâu thẳm đôi tim cùng hạnh phúc !
Như tiếng đàn thanh thoát thoắt bay xa...
Duyên chờ mong vương vấn vị hương trà,
Người nâng chén tìm quên trong tĩnh lặng !!
Tay nắn phím so dây khe khẽ hát,
Qua âm ba bày tỏ nỗi niềm riêng.
"Vọng kim lang" người đâu nỡ thản nhiên ?
Trong sâu thẳm đôi tim cùng hạnh phúc !
NM
Trà âm
"Người bạn tri kỷ cùng ta uống trà hẳn phải là người bạn
hiền, chỉ cần đưa mắt là hiểu lòng nhau, lấy gì mà mua cho được ở cõi
đời còn đầy ô nhiễm và phiền muộn này? Có duyên phận lắm mới được cùng
nhau hạnh ngộ với người tri kỷ bên một chén trà quý"
- Nguyễn Tuân -
Xe dừng lại trước cánh cổng gỗ ngã màu xưa cũ, Nguyên đưa mắt nhìn
không gian tĩnh lặng bên trong. Khoảng sân trồng đầy cỏ cây xanh mướt
được sắp xếp cẩn thận gọn gàng bị ngăn cách với khói bụi ồn ào bằng hàng
rào râm bụt nở hoa đỏ rực. Con đường rải đá cuội xuyên qua vườn thuốc
dẫn lối vào ngôi nhà gỗ cổ kính lợp ngói âm dương thấp thoáng màu rêu.
Bên cạnh nhà có hồ nước nhỏ trồng sen. Những chiếc lá xanh thẫm xòe rộng
phủ kín mặt hồ, ẩn hiện phía sau vô số đóa hoa hồng phơn phớt. Đứng bên
ngoài cũng có thể cảm nhận sự trong lành thanh sạch của không khí ngập
tràn hương sen và vị thuốc theo từng làn gió.
Nguyên không lên tiếng gọi chủ nhà, tự nhiên mở cổng đi vào. Bước
theo con đường nhỏ dưới bóng cây mát rượi, nghe tiếng lạo xạo của đá sỏi
dưới chân, tiếng chim kêu ríu rít xa gần, anh cảm thấy sự mệt mỏi trong
tâm hồn lẫn thể xác từ từ tan biến. Nguyên không đến đây để xem bệnh
lấy thuốc, cũng không làm công quả giúp vườn. Anh đến đây để thăm cô
cháu ngoại của ông thầy thuốc Nam dùng hơn nửa cuộc đời chữa bệnh từ
thiện cho người nghèo. Cô gái tên chỉ có hai chữ Nguyễn Trầm, là người
chị không cùng huyết thống.
Anh và cô biết nhau năm mười sáu tuổi, lần đầu gặp trong buổi họp mặt
gia đình. Tất nhiên, ngày đó không có sự xuất hiện của mẹ ruột cô. Bà
ấy đã xem người chồng phản bội không còn sống trên đời. Ngày ly hôn cũng
là ngày chết của ông, ngày tấm ảnh cột băng vải đen được đặt lên bàn
thờ nghi ngút khói hương bánh trái. Ngày giỗ mỗi năm, Trầm đều phải cùng
mẹ gói bánh tét, nấu mâm cơm cúng người cha vẫn còn khỏe mạnh đang sống
cuộc đời giàu sang hạnh phúc bên cạnh cô vợ mới và đứa con trai thông
minh khấu khỉnh. Bị thờ sống dường như chẳng ảnh hưởng đến tâm trạng của
ông, thậm chí có lần anh đã thấy ông thản nhiên ăn bánh tét cúng đám
giỗ của mình do cô mang đến. Nếu là anh chắc không bao giờ muốn biết cảm
giác đó ngon miệng thế nào.
Mẹ của anh đã giật chồng từ tay kẻ khác, hay mẹ của cô trước kia đã
cướp mất bạn trai người ta. Chuyện thế hệ trước là ai vay ai trả, Nguyên
không muốn tính, anh chỉ biết nhờ những ân oán đó mà được quen cô.
Tiếng "chị" là do anh tự gọi, vì một phút đùa giỡn bốc đồng thời niên
thiếu, muốn nhìn thấy vẻ mặt khó chịu của cô gái trẻ bị cho là già,
nhưng hoàn toàn vô vọng. Sau này, anh biết cô nhỏ hơn mình ba tháng
tuổi, nhưng mọi chuyện không thể sửa lại, thói quen có bao giờ dễ đổi,
trong gia đình cũng cần phân lớn nhỏ rõ ràng.
Tiếng guốc mộc gõ nhẹ nhàng trên nền gạch tàu vang lên khe khẽ. Người
con gái vóc dáng thanh nhã mặc áo bà ba tím với quần lụa trắng, mái tóc
dài đen nhánh xõa tới lưng, trên cổ đeo một chiếc kiềng bạc mỏng mảnh
từ trong nhà bước ra hàng hiên. Cô đứng trong bóng râm mờ tối nhưng vải
lụa tơ tằm Tân Châu khoác trên người dường như vẫn óng ánh phát sáng,
mềm mại mượt mà đến mát lạnh.
Nụ cười phảng phất trên đôi môi cô hướng về phía anh thay một lời chào. Nguyên đành mỉm cười chào lại.
Cô lúc nào cũng trầm lặng kín đáo, cử chỉ luôn chừng mực ôn hòa, đôi
khi tiếp đãi anh giống một vị khách lạ hơn bạn bè cùng tuổi, càng dị
biệt với người thân trong nhà dù biết nhau đã quá mười năm, dù lần này
cách biệt hơn sáu tháng. Từ khi ra trường, Nguyên không có nhiều thời
gian trống, nhưng muốn đến thăm phải chọn những ngày vắng người chữa
bệnh, phải hẹn trước để tránh mặt mẹ cô vì có lần đang giữa tuần trà thì
bà đến, không nói một lời hất đổ khay trà rồi giận dữ bỏ đi.
Trầm nhìn mảnh sứ nâu vỡ nát cùng nước trà loang loáng, mỉm cười bảo anh trở về, mọi chuyện còn lại để mình thu xếp.
Vẻ mặt cô lúc đó làm Nguyên nghĩ việc vừa xảy ra là một giấc mơ. Bình
thản điềm tĩnh đến hờ hững lạnh nhạt, dường như phiền não trên đời
không bận vào tâm, sân si trần thế không vướng vào lòng. Sự lãnh đạm xa
cách mà lịch thiệp hòa nhã trong đối nhân xử thế làm người khác không
dám quấy nhiễu, không thể trái lời. Khí chất của cô được di truyền từ
trong xương máu, được kế thừa từ dòng dõi thư hương, là thứ mà một kẻ
xuất thân như anh rèn luyện mấy chục năm may ra sánh được. Tiểu thư đài
các thế phiệt trâm anh cũng không phải hư danh hão huyền.
Ngồi xuống trường kỹ bằng gỗ sao lên màu đen bóng dưới mái hiên,
Nguyên nhìn cô gái trước mặt mình đang chuyên chú vệ sinh làm nóng trà
cụ. Đôi tay mảnh mai của Trầm nâng niu từng chén trà màu đất nâu mộc mạc
bằng gốm tử sa Bát Tràng như chúng là bảo vật vô giá. Đôi bàn tay đó
qua nhiều năm xem mạch bốc thuốc, trồng cây hái dược đã có vài vết chai
sần, nhưng vẫn hòa hợp tuyệt vời với việc viết chữ vẽ tranh, pha trà gảy
đàn. Trên cổ tay trái của cô là chiếc vòng cẩm thạch màu xanh lý với
chất đá trong suốt quý hiếm mà anh tặng vào lần sinh nhật hai mươi mốt
tuổi. Chiếc vòng đó gắn liền với ký ức chẳng mấy dễ chịu về một hành
động ngớ ngẩn anh đã làm.
Nguyên từng hỏi cô sao vẫn giữ chiếc vòng. Trầm khẽ cười vì nó rất đẹp, vì để nhớ một điều anh đã nói.
Câu trả lời mang hàm ý khiêu khích thản nhiên trở thành thử thách kéo
dài đến ngày nay, làm mối quan hệ cả hai trở nên kỳ quái khó tả. Anh
không biết cô lo sợ điều gì, là thù oán năm xưa hay lòng người hiện tại,
hoặc chỉ xem như một trò đùa và chẳng nhớ lời mình từng nói. Thậm chí,
anh tự hỏi cô có ôm oán hận, muốn biến điều này thành phương thức trả
thù dù ngoài mặt bình tĩnh làm ngơ. Cô là người cầu toàn khó tính, nhưng
chứng kiến gia đình tan vỡ, nhìn cha mẹ trở mặt hận thù, chính bản thân
rơi vào phiền phức với đứa em cùng cha khác mẹ, làm sao tha thứ kẻ gây
ra cớ sự và người có liên quan? Nhưng có thể anh đã đoán sai tất cả vì
mấy ai đo được lòng người. Những suy nghĩ của cô anh chưa bao giờ hiểu
hết, không thể nắm bắt tựa nước chảy mây trôi.
- Sao hôm nay im lặng như vậy?
Trầm đột nhiên ngẩng mặt nhìn anh, thanh âm quan tâm nhẹ hẫng cùng
ánh mắt sắc sảo thăm dò tan biến rất nhanh. Nguyên nghiêng người, tựa
đầu lên cánh tay chống trên thành ghế.
- Nhớ lại vài chuyện cũ.
Cô không hỏi tiếp vì ấm nước bằng đất nung nấu trên lò than bập bùng
cháy đỏ đã sắp sôi đến độ đầu nhang, nếu để nước quá sôi thì trà sẽ nồng
gọi là cháy trà, còn chưa đủ sôi thì trà không phai. Nước pha trà là
quan trọng nhất vì nghệ thuật uống trà của người Việt gói gọn trong câu:
nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh. Nước pha trà ngon
nhất là sương đêm hứng trên lá sen sáng sớm, hay nước mưa hứng từ tàu
cau, người cầu kỳ pha nước giếng với nước mưa gọi là nước âm dương.
Những chuyện này đều là cô dạy anh, cho anh biết uống một chén trà cũng
rất công phu phức tạp, mà đây chỉ là bước đầu của việc thưởng trà.
Trầm lấy ba đóa sen đang cắm trong bình sứ hoa lam trang trí phong
cảnh sơn thủy đặt lên bàn. Mỗi đóa hoa đều bị bao lại bởi một chiếc lá
sen, buộc bằng dây lạt. Trà được ướp hương trực tiếp trong hoa sen vừa
chớm nở vẫn còn hồng thắm trên hồ suốt một ngày một đêm rồi hái vào lúc
vừa rạng sáng. Loại hoa dùng ướp trà phải là sen bách diệp có hàng trăm
cánh nhỏ ôm sát nhụy hoa, hương thơm nồng đậm thanh tao hơn sen quỳ bình
thường. Tuy hoa sen cô dùng không chính gốc Tây Hồ, không hưởng được
khí hậu thổ nhưỡng nơi địa linh nhân kiệt nhưng tính chất không sai biệt
nhiều.
Khi nước sôi thích hợp, cô dùng muỗng gỗ tre múc trà trong hoa để vào
bình gọi là ngọc diệp hồi cung. Lượng trà vừa đủ hai người đối ẩm. Châm
nước lần đầu gọi là cao sơn trường thủy, dội từ trên cao xuống nhầm tạo
ra một lực làm tan bụi bẩn trong trà, để trà khô vừa thấm rồi đổ nước
bỏ ngay. Châm nước lần hai gọi là hạ sơn nhập thủy, đậy nắp lại rồi tưới
nước sôi lên toàn bình trà nhằm giữ nhiệt độ tốt nhất. Có câu rằng tửu
tam trà nhị, tức là chén rượu thứ ba mới bắt đầu ngấm, trà nước thứ hai
mới bắt đầu ngon, nhưng trà nước thứ hai cũng là chuẩn nhất, mùi vị
hương thơm tuyệt diệu nhất.
Khi không khí thanh mát dưới hiên quyện chặt hương trà vừa dậy, Trầm
xếp hai chén trà hột mít khít miệng vào nhau, chậm rãi nâng chiếc bình
quả lê nóng ấm. Trà được rót thông thả phát ra tiếng róc rách rất khẽ,
xoay vòng giữa hai chén đến khi ngập ba phần tư lòng chén gọi là Quan
Công tuần thành. Cô không dùng cách truyền thống rót trà vào chén Tống
rồi chuyển sang chén Quân để giữ hương vị và độ nóng. Chén trà được cầm
bằng tay phải, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén, ngón giữa đỡ đáy chén
gọi là tam long giá ngọc. Cô dùng tay trái nâng tay phải dâng chén
ngang mày rồi đưa sang anh, cung kính cúi đầu mời trà.
Nguyên nhìn vào đôi mắt đen thẫm tĩnh lặng của cô thật lâu mới đưa
tay ra nhận, cũng cung kính cúi đầu. Anh cầm chén bằng tay trái rồi đưa
sang tay phải, ánh mắt dõi theo màu nước sóng sánh sắc vàng nhạt trong
suốt, trên bề mặt vương một lớp "tuyết" mỏng phải nhìn thật kỹ mới thấy.
Không vội vã uống cạn, anh đưa chén qua dưới mũi để tận hưởng hương
thơm màu sắc của trà gọi là du sơn lãm thủy rồi mới từ từ thưởng thức.
Nhấp một ngụm nhỏ, chất lỏng nóng ấm vừa chạm đầu lưỡi mang theo vị
đắng, đượm mà không nồng, mùi hương tinh tế thoang thoảng. Hớp một ngụm
lớn để trà tràn vào mọi ngõ ngách trong khoang miệng, trôi qua cổ họng
đọng lại vị ngọt dịu dàng. Chén trà trên tay anh chỉ còn lại một tầng
nước mỏng đủ cho người dùng kiểm chứng tiền hương, tiền vị và hậu vị của
loại trà quý.
Trầm từng nói một chén trà không xóa hết ưu tư phiền não nhưng đổi được một phút thanh thản an nhiên.
Hoàn cảnh của anh thật sự cần một phút tĩnh tâm như thế. Nguyên ở
chốn thương trường, kiếm tiền bạc chẳng khác săn mạng người, cho dù
không thủ đoạn độc ác cũng mấy lần thiếu mất lương tâm. Tìm công ty thua
lỗ phá sản rồi thu mua sát nhập theo yêu cầu của khách hàng có đôi khi
làm vài người tự sát. Và vừa rồi chuyện đó lại xảy ra. Trầm và anh là
hai thế giới. Nhưng Trầm với anh là một góc bình yên, là nhân tính không
thể chối bỏ. Phần bản ngã không bị nhuộm mùi tiền của anh được cô tìm
thấy, vịn vào đó nhắc nhở lương tri cùng thanh tẩy tâm hồn. Cô giống như
một liều thuốc an thần giúp anh được bình tâm an tĩnh sau nhiều hợp
đồng căng thẳng rã rời.
- Nằm nghỉ một lát đi.
Cô nhã nhặn nói, chờ anh uống hết chén trà rồi rót thêm, động tác
uyển chuyển thành thục vô cùng đẹp mắt. Nguyên nghiền ngẫm hương vị đọng
lại cùng sắc màu của nước, tất cả đều tuyệt hảo vô song, nếu không nhằm
thì nước pha trà hôm nay là sương đêm đọng trên lá sen, còn loại trà
quý được dùng là cổ thụ Shan Tuyết. Anh cười cười, giọng điệu đùa giỡn.
- Uống một chén trà đầy đủ lễ nghi, pha chế cầu kỳ như vậy làm tôi lo lắng quá. Chị đang tức giận chuyện gì sao?
- Lâu ngày cũng phải nhắc lại nếu không sẽ quên mất.
Trầm nhẹ nhàng đáp chẳng ăn nhập vấn đề, đứng lên bước vào nhà, khi
trở lại cầm theo một chiếc đàn thập lục huyền thân gỗ nâu bóng khảm xà
cừ tinh xảo. Cô đã được ông ngoại dạy nhạc lý từ nhỏ, mười lăm tuổi có
thể thay ông tham gia ban ngũ tuyệt gảy đàn tranh, đàn nguyệt hoặc tỳ bà
trong những buổi sinh hoạt đờn ca tài tử, nhiều lúc hát vọng cổ góp vui.
Ba ngón tay đeo móng gảy đồi mồi dạo trên mười sáu dây đồng làm phát ra
giai điệu thanh thúy, lúc réo rắt như tiếng suối chảy nhanh, lúc êm đềm
như sông rộng lững lờ. Khúc dạo đầu tương tự bài Lưu thủy, một trong
hai mươi bản Tổ của cổ nhạc tài tử Nam bộ mà anh đã nghe cô đàn nhiều
lần.
Âm nhạc du dương êm ái vang lên hòa với tiếng gió lùa qua vườn cây
xào xạc, trải trên mặt nước hồ sen lăn tăn sóng gợn rung rinh hoa lá.
Làn khói mỏng manh bảng lảng trong không gian lờ mờ sáng tối dưới bóng
mát mái hiên làm khung cảnh thêm phần hư ảo. Nguyên nhắm mắt lại, chìm
vào những thanh âm vô hình mênh mông, suy nghĩ trong tâm trí không còn
hỗn loạn, thân thể dường như nhẹ tênh bồng bềnh trôi theo giai điệu
thăng trầm tha thiết. Anh nhận ra bản nhạc này rất quen, dường như đã
nghe cô đàn rất lâu trước đây nhưng nhất thời không thể nhớ tên. Tuy
nhiên, anh không đủ tỉnh táo để hỏi thêm vì cơn buồn ngủ đã đột ngột kéo
đến.
Lúc thức dậy bóng chiều đã ngả, trà cũng nguội lạnh từ lâu, chỉ còn
một mình Nguyên nằm trên trường kỷ cạnh hồ sen. Ánh tà dương tàn úa
xuyên qua tán lá đọng trong lòng bàn tay có chút buồn thảm tịch mịch.
Đầu óc anh vẫn còn mơ màng chưa tỉnh nhưng sự tò mò bỗng dưng không sao
áp chế. Anh đứng lên đi tìm cô, muốn nhanh chóng biết tên khúc nhạc, dạo
quanh một vòng không gặp, lúc trở lại trường kỷ thấy cô đang ngồi chờ.
Trên bàn trà là chiếc gối nhỏ màu tím sẫm thêu hoa sen khéo léo dùng kê
tay bắt mạch. Anh không cần hỏi, hiểu chuyện ngồi xuống, tự nhiên để tay
trái lên gối nhưng vẫn cười nói:
- Đâu cần nghiêm trọng như vậy. Tôi sẽ còn sống rất lâu để ám ảnh chị.
Trầm nhàn nhạt cười, im lặng đặt mấy ngón tay mảnh khảnh lên mạch
tượng trên cổ tay anh. Cô hơi nghiêng đầu, tập trung công việc nhưng vẻ
mặt vẫn toát lên nét ung dung bình thản lạ kỳ. Làn gió nhẹ lướt qua, mấy
sợi tóc mai buông xõa bị thổi tán loạn che gương mặt thanh tú, anh bất
giác vươn tay vén gọn cho cô, vô tình chạm nhẹ làn da mịn màng có chút
xanh xao liền rụt lại. Cô không thích những hành động thân thiết quá mức
khi chưa cho phép, đặc biệt là kẻ khác chạm vào mình dù hàng ngày tiếp
xúc khá nhiều người. Thái độ lạnh lùng tách biệt không phải do lễ giáo
gia phong mà là bản chất bẩm sinh.
- Phước đức cả đời tôi tích được cũng không đủ cho Nguyên đền tội.
Giọng cô bình thường không phát hiện vui buồn. Cô cầm lấy gối tím đứng lên, quay lưng đi bỏ lại một câu:
- Con người không phải sắt đá, cho dù thân xác hay tâm hồn.
- Điệu nhạc vừa rồi chị đàn tên là gì?
- Vọng kim lang.
Nguyên nghe câu trả lời, thất thần nhìn dáng cô khuất sau góc vách
một lúc lâu mới thu hồi ánh mắt. Anh nâng chén trà lạnh đưa lên môi
uống, hương thơm chưa phai vị đắng chưa nhạt, đọng một chút ngọt thanh
trong cổ họng. Lần đầu tiên Trầm pha trà cho anh là năm mười bảy tuổi,
cũng là lần đầu tiên anh nghe cô đàn. Vào một ngày mưa gió âm u, anh
sang nhà mẹ nhưng cửa đóng vắng tanh, ngồi chịu lạnh dưới mái che cổng
rào như một thằng ăn mày thì tình cờ gặp cô đi ngang. Lúc đó, quan hệ
hai người vô cùng lạnh nhạt, chưa từng nói với nhau quá ba câu chào hỏi.
Tuy nhiên, cô vẫn kéo anh đến nhà ngoại. Bởi vì cô là một thầy thuốc
tương lai, bởi vì vết thương trên người anh đã thấm máu ra ngoài lớp áo
trắng học sinh loang lổ.
Trầm thương hại anh. Nguyên hiểu điều đó. Tình cảnh thê thảm của một
đứa trẻ vị thành niên luôn bị cha ruột đánh đập khi ông say xỉn như một
cách giải tỏa ức chế của kẻ vô dụng nghiện rượu. Anh có thể chống lại
ông, có thể kiện ông vì tội bạo hành hoặc bỏ rơi ông để đến sống cùng
mẹ, nhưng anh là người thân duy nhất còn lại của ông và ngôi biệt thự xa
hoa kia không có chỗ cho anh tồn tại, luôn khiến anh lạc lõng chênh
vênh khó lòng hòa nhập, dù cha dượng cũng không ghét bỏ. Trong nhận
thức, người cha thất bại bị vợ cắm sừng còn tội nghiệp hơn anh rất
nhiều, nên cuối cùng chỉ chọn cách trốn tránh. Có lẽ sự cảm thông ngu
xuẩn được sinh ra từ trong huyết thống, và trên đời cũng chỉ có thân
nhân mới khiến anh cam tâm tình nguyện tự mình chịu khổ.
Khi đến phòng thuốc, anh thấy cô đang ở một mình, cẩn trọng chọn từng
vị thuốc, tự tay gói bằng giấy dầu từng thang một. Lúc mới gặp Trầm,
anh tưởng cô chỉ là loại tiểu thư kiêu căng nông cạn hoặc yếu đuối ngây
ngô, nhưng qua vài lần tiếp xúc đã biết mình sai lầm thế nào. Người con
gái này dùng hai từ "tài hoa, tinh tế" để hình dung cũng là khiêm tốn.
Một thời gian dài, anh vừa ngưỡng mộ vừa ganh tỵ với cô, hai kẻ có gia
đình cùng chung nghịch cảnh nhưng số phận khác biệt quá nhiều. Và tình
cảm đó theo thời gian dần dần biến đổi. Anh biết mình mơ mộng trèo cao
nhưng tuổi trẻ cuồng nhiệt cố chấp chẳng sợ té đau nên đương nhiên thổ
lộ.
Sau mấy giây bàng hoàng ngắn ngủi, Trầm cười nói rằng, quà sinh nhật
này cô sẽ nhận, xem nó ở bên cạnh mình được bao lâu. Còn câu nói kia
không hề nhắc đến.
Thân phận Nguyên bây giác khác hẳn ngày xưa, không còn là đứa trẻ
nghèo hèn lông bông khổ sở. Sự thành đạt được đánh đổi bằng mồ hôi nước
mắt, bằng lao động kiệt lực mấy mươi năm. Anh đã đủ tự tin bản lĩnh,
tiền tài địa vị để lặp lại câu nói trước kia nhưng chưa từng làm vậy.
Khoảng cách giữa anh và cô dù được cân bằng, nhưng nhìn theo góc độ khác
vẫn xa xôi vời vợi, một khoảng cách chẳng dễ dàng khỏa lấp, chưa tính
đến áp lực gia đình. Anh từng nghĩ tình trạng này đã đủ, cùng cô hội ngộ
bên một chén trà quý, qua bao năm tháng tri âm tri kỷ, đến cuối đời
cũng không phá vỡ hữu hảo tương giao. Nhưng việc cô làm lời cô nói hôm
nay giống như viên đá ném vào mặt hồ phẳng lặng, làm dâng lên sóng vỗ
tràn bờ.
- Có chuyện gì muốn nói với tôi sao?
Cô vừa buộc mấy thang thuốc vào nhau vừa hỏi, không ngẩng mặt nhìn.
Những tủ đựng thuốc bằng gỗ nâu đồ sộ lấp kín bốn mặt vách cùng ánh đèn
trắng xanh lạnh lẽo phủ khắp không gian làm vóc dáng mảnh mai càng thêm
yếu nhược, tạo cảm giác cô liêu hiu quạnh đầy bi thương. Ở tuổi của cô,
phụ nữ nông thôn đã tay bế tay bồng, nhưng Trầm vẫn cô đơn lẻ bóng. Mấy
lần anh nghe mẹ nói có người muốn mai mối làm quen hoặc chính thức đưa
mâm xem mắt nhưng đều bị từ chối. Anh không muốn đoán cũng không hỏi
nguyên nhân, vì cảm giác đứng trên tầng băng mỏng, động một chút có thể
vỡ tan, làm bản thân chìm trong rét buốt.
Anh bước qua ngạch cửa đến bên bàn thuốc, lẳng lặng nhìn cô. Trái tim
anh quá ngây thơ bất cẩn, vì một lần băng vết thương, một chén trà sen
cùng một khúc Vọng kim lang an ủi liền rung động, bị người ta lấy mất
suốt bao nhiêu năm, chính mình không tự tay đoạt lại, cũng chẳng nhờ
người khác giúp đỡ tìm về. Sống cùng với tâm tình tuyệt vọng có đôi lần
nghĩ muốn buông tay nhưng chấp niệm quá sâu khiến anh vô thức không cách
nào làm được. Sự việc tiến triển đến bước này, anh vừa vui mừng kinh
ngạc vừa lo lắng hoang mang.
- Chỉ là dưỡng tâm an thần, thêm một chút thuốc bổ. Mỗi ngày một
thang sắc ba lần uống, mỗi lần sắc còn lại một chén nước, uống vào buổi
sáng, trưa và chiều. Nguyên đừng bỏ ngang như lần trước.
Cô nhẹ giọng dặn dò, đẩy túi thuốc trên bàn về phía anh. Nguyên bất
chợt đưa tay nắm lấy hai vai cô kéo lại gần, giữ thật chặt không cho
phản kháng. Không khí trong phòng trở nên dị thường ngột ngạt, tĩnh lặng
đến mức có thể nghe rõ tiếng tim đập liên hồi. Anh nhìn thẳng vào đôi
mắt bình lặng như mặt hồ đêm của cô, nghiêm túc hỏi:
- Trầm muốn nghe tôi nói chuyện gì?
- Nguyên không có can đảm đối mặt với điều mình suy đoán hay sao?
Anh không trả lời, ghì chặt cô vào lòng, cúi đầu thì thầm bên tai cô.
- Tôi yêu em.
- Tôi biết.
Trầm khẽ cười đáp lại, lịch thiệp tao nhã mà mê hoặc lạ thường. Cô
tựa đầu lên vai anh, bàn tay níu lấy một góc áo người đang ôm xiết mình.
Nguyên chợt hiểu rằng cô vẫn để mắt đến anh từ ngày mưa đó, thậm chí
âm thầm chăm sóc quan tâm, chỉ là biểu hiện lúc xa lúc gần vì kiêng kỵ
vài điều phiền phức, vì tâm tư lo nghĩ bất an. Tình cảm của cô tựa một
chén trà quý, pha chế rất cầu kỳ tinh tế, thưởng thức phải từ tốn tận
tâm, mới chạm vào nóng đắng khó trôi nhưng quen thuộc sẽ thấy hậu ngọt
hương thơm vương vấn lâu dài, giúp người ta tâm bình khí hòa an nhàn
thanh tĩnh. Anh may mắn với tới vì kiên trì thành tâm, nhiều hơn là
ngoan cố bất chấp.
Tình yêu chôn sâu tận đáy lòng tưởng như hóa tro tàn nhưng vẫn âm ỉ
cháy nay bị khơi lên thành ngọn lửa lan tràn. Con đường phía trước lắm
gian nan trở ngại nhưng đồng tâm hiệp lực thì sẽ vượt qua.
Bạch Tử
Chú thích
1. Lụa Tân Châu: Tân Châu là thị xã thuộc tỉnh An Giang, Nam Bộ.
Sản phẩm nổi tiếng là lãnh Mỹ A nhuộm bằng trái mặc mưa, màu đen bóng
loáng mát lạnh, màu bền không phai. Ngày nay, lụa Tân Châu được nhuộm
nhiều màu sắc khác nhau bằng chất liệu tự nhiên. Nếu miền Bắc có lụa Vạn
Phúc (Hà Đông) thì miền Nam có lụa Tân Châu
2. Gốm tử sa Bát Tràng: "Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu
Bội, thứ ba Mạnh Thần" là 3 loại ấm trà quý bằng đất tử sa chỉ có ở Nghi
Hưng, Giang Tô, Trung Quốc. Ngày nay, làng gốm Bát Tràng đã pha được
loại đất tử sa xuất xứ Việt Nam bằng cách trộn nhiều loại đất ở đồng
bằng sông Hồng để chế tạo trà cụ.
3. Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh: bôi là
chén uống trà, ngũ quần anh là những người ngồi chung với nhau để uống
trà.
4. Trà Shan Tuyết: có xuất xứ từ xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn,
tỉnh Yên Bái. Cây trà cổ thụ Suối Giàng từ 200 đến 300 năm tuổi, là loại
trà quý, rất khó pha. Một chén trà Shan Tuyết pha đúng cách có màu vàng
nhạt trong sáng, hương thanh mát thoang thoảng, hậu vị đậm lâu dài.
Việt Nam còn nhiều loại trà quý khác như trà Tân Cương - Thái Nguyên,
trà Tà Xùa - Sơn La...
5. Đàn tranh: còn gọi là thập lục huyền cầm, bán nguyệt cầm vì
mặt đàn hình bán nguyệt và số dây là 16 tức là gần với nửa tháng, tuy
nhiên vẫn có loại 15, 17 hay 19 dây, xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý –
Trần.
6. 20 bản Tổ của cổ nhạc tài tử Nam bộ: gồm 3 bài Nam, 6 bài Bắc,
7 bài Lễ, 4 bài Oán, ngoài ra còn 4 bài Oán phụ. 20 bài Tổ giai điệu
vui tươi, buồn thảm khác nhau chia làm bốn mùa xuân hạ thu đông.
Nụ trà
đắng
Nụ trà đắng nhưng tình
người dịu
ngọt
Gửi
theo hương là cả tấm lòng hoa....
Hương bay xa nhắc nhở mối tình ta,
Luôn nhung nhớ mãi hoài ân tình cũ !
Ngụm thứ nhất đưa anh về hoài niệm,
Ngụm thứ hai cho ngày mới tinh khôi...
Ngụm thứ ba hương thanh thoát chơi vơi,
Tâm lay nhẹ như gió xuân vừa đến !
Thuyền tình cũ giờ đã xa rời bến,
Chỉ còn đây vương vấn một nụ hoa...
Dãi dầu sương gió thân lắm phong ba...
Hoa trà đắng đã cùng anh tương ngộ !!
NM
Hương bay xa nhắc nhở mối tình ta,
Luôn nhung nhớ mãi hoài ân tình cũ !
Ngụm thứ nhất đưa anh về hoài niệm,
Ngụm thứ hai cho ngày mới tinh khôi...
Ngụm thứ ba hương thanh thoát chơi vơi,
Tâm lay nhẹ như gió xuân vừa đến !
Thuyền tình cũ giờ đã xa rời bến,
Chỉ còn đây vương vấn một nụ hoa...
Dãi dầu sương gió thân lắm phong ba...
Hoa trà đắng đã cùng anh tương ngộ !!
NM
Anh
và cô là một đôi trúng tình yêu sét đánh. Ngay giây phút nhìn thấy
nhau, anh đã coi cô là nữ thần của đời mình. Vẻ thanh tú và kiều diễm
cùng hòa quyện trong người con gái ấy, anh nghĩ mình do ngẫu nhiên mà có
phúc gặp được cô. Anh không quên nổi. Rồi thư từ qua lại, cây cầu tình
yêu đã nối 2 phương trời. Hàng năm, trước tiết thanh minh, cô đều gửi từ
đất Hàng Châu quê mình tới anh loại trà Minh Tiền. Hương thơm thoang
thoảng của loại trà này khiến anh không thể nào không nhớ. Không ví nổi
trà thơm như thế nào, chỉ có thể tưởng tượng hương trà như hương thơm
thiếu nữ, khiến anh say mê không dứt nổi, khiến cô say mê không ngại
ngần. Hai người trẻ vì tình yêu say mê, dù ở 2 miền xa lắc mà gìn giữ
tình yêu qua 5 năm trời. Năm 23 tuổi, anh tới Hàng Châu cầu hôn. Anh
không ngờ là cô gái thản nhiên cự tuyệt. Cô nói không muốn đi xa nhà.
Anh khẩn khoản đề nghị sẽ về nhà cô ở rể, chỉ cần cô bằng lòng. Cô gái
vẫn kiên quyết chối từ. Anh không hiểu ra sao, anh không tưởng tượng nổi
chuyện tình từng hẹn thề cạn biển nát đá không phai lại thoáng qua như
mây trôi vậy.
Một mình lủi thủi quay về, cõi lòng lạnh lẽo. Rất nhanh chóng, anh
cưới vợ, sinh con, sống những ngày bình thường như vô số vợ chồng khác.
Chỉ trong giấc mộng, đôi khi thấp thoáng bóng hình người con gái Hàng
Châu kiều diễm xa vời. Mùa xuân thứ hai sau khi anh lập gia đình, anh
lại nhận được trà Minh Tiền trước tiết Thanh minh. Vẫn hương thơm thanh
khiết và quyến rũ như cũ, chỉ tình yêu là không như cũ mà thôi. Vợ hỏi
anh? Ai gửi thế? Anh đáp, một người bạn cũ, cô ấy biết anh thích uống
trà Minh Tiền. Cứ vậy liền bảy năm. Anh âm thầm nâng giấc tâm tình người
cũ, nhưng vẫn không rõ vì sao, đã cự tuyệt tình anh mà vẫn gửi trà để
quyến rũ anh. Năm thứ tám, anh đi tìm câu giải đáp. Anh gặp lại, chỉ là
nấm mộ.
Em gái cô kể, năm ấy, khi anh tới cầu hôn, cô đã biết mình mắc chứng
ung thư. Cô vẫn gượng thản nhiên nét mặt gặp anh, từ chối tình anh. Anh
đi rồi, cô gục xuống tuyệt vọng, cô không muốn hủy hoại cuộc đời phía
trước của anh, cô đành chọn sống những ngày cuối đời trong cô đơn tịch
mịch. Cô hiểu rằng anh sẽ không thể quên được nên cô gửi gắm cho người
em gái, hàng năm trước tiết thanh minh lại gửi trà Minh Tiền cho anh.
Khi uống trà anh sẽ nhớ tới cô. Cô biết rằng, năm tháng trôi đi, người
đàn ông trong anh trưởng thành lên, anh sẽ đủ nghị lực kìm nén sự bồng
bột tuổi trẻ, anh sẽ rèn được bản lĩnh thản nhiên trong mọi vui buồn.
Người em gái chỉ cho anh thấy những bao gói chưa gửi đi, trên đó còn ghi
nét chữ của người chị, anh đếm được ba gói. Người em gái nói, chị cô
dặn rằng sau mười năm thì không cần gửi trà cho anh nữa, bởi vì anh đã
có hạnh phúc và hình bóng người con gái Hàng Châu đã nhạt nhòa rồi. Anh
nhớ lại từng nét mặt, từng nụ cười của cô thuở ban đầu, nhớ tới những lá
thư nhạt nhoè nước mắt có ghi những lời tỏ tình ngây ngô mà bền chặt.
Cớ sao lại vỡ tan như mây trôi nước chảy thế này? hương trà còn thoang
thoảng mà người thì tuyệt xa dấu hình. Trên máy bay, anh dề nghị cô tiếp
viên mang cho anh một ca nước sôi, anh pha trà Minh Tiền của người con
gái anh yêu, những lá trà tung tăng trong trong tách mãi mới chịu từ từ
chìm xuống. Như là nước mắt tận đáy lòng anh vậy, một cơn sóng lui, một
cơn sóng lại tới.
Anh nhấp ngụm trà đầu tiên, vị chát sít mà lại đăng đắng, tựa như
hoài niệm trong anh.. Ngụm trà thứ hai, chan chát pha ngòn ngọt, như
ngày đầu yêu nhau tinh khôi. Ngụm trà thứ ba, không còn cảm giác ngạc
nhiên, nhè nhẹ như gió xuân lay động. Anh hiểu ra, những kỷ niệm của anh
về cô như ngụm trà thứ ba này, nếu anh sống không ra gì, sẽ uổng phí cả
tấm lòng cô lo lắng. Chợt anh nhìn thấy trong đám trà một bông hoa nhỏ
xíu, nó nhỏ mà xinh xắn biết bao, đã được phơi khô qua sương gió. Anh
cho bông hoa vào miệng, nhấm nhấm, một chút đăng đắng lan tỏa. Bông hoa
trà đắng nhỏ xíu này chính là cô chăng? Chọn chính lúc này để cùng anh
tương ngộ, bông trà đắng khiến anh hiểu rõ nỗi khổ tâm của cô. Anh nhìn
ra cửa sổ máy bay, như các hành khách khác, nhưng không phải để ngắm
nhìn mây trôi từng cụm, mà là để cho những dòng nước mắt dạt dào mặc sức
tuôn rơi.
Tuyết Tiểu Thiền (Trung Quốc)
Tuyết Tiểu Thiền (Trung Quốc)
Hương trà
Vị trà luôn vẫn dịu êm,
Khiến tôi nhớ thuở êm đềm quê xưa...!
Đường đời dẫu lắm gió mưa,
Khiến tôi nhớ thuở êm đềm quê xưa...!
Đường đời dẫu lắm gió mưa,
Hương trà luôn nhắc tôi chưa quay về ?!
NM
Ký ức hương trà
Như nhân duyên, như
định mệnh, cuộc đời tôi như thu hết vào trong một chung trà. Tuổi thơ đã
qua, bây giờ và sẽ mãi mãi, cuộc đời tôi luôn vương vấn một hương trà.
Tôi thường hay nói đùa cùng bằng hữu rằng sinh ra và lớn lên được ướp
trong hương trà, tôi cũng chỉ mơ một ngày về thiên cổ được vẫy tiễn linh
hồn bằng một chén trà ngon, được chôn theo cùng là một bộ ấm trà quý
nhất và được vẫn cùng người “hồng nhan tri kỷ” đồng ẩm tương phùng ở thế
giới bên kia!!!
Suốt đời tôi vẫn lang thang đi kiếm tìm cái đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống. Mãi gần nửa đời người tôi mới ngộ ra rằng, với riêng tôi, cái đẹp của đời tôi, niết bàn của đời tôi lại ở ngay trong cốc trà luôn nóng ấm thơm ngát giọt đắng trong tay. Trà là người bạn tri kỷ của tôi, là một phần trong tôi và một phần trong người tôi yêu dấu.
Tôi đã đi lang thang và vẫn còn phải lang thang mãi theo đuổi một làn hương, mà khởi đầu của hành trình bất tận ấy là từ trong ký ức. Hương vị trà đã ôm ấp, thấm đẫm, vương vấn tuổi thơ tôi. Ký ức thơm ngát hương trà của quê hương, gia đình và cha mẹ cùng tinh túy đất trời đã nuôi dưỡng tôi, cùng cho tôi hình hài và tâm cảm. Tôi vẫn mơ về nơi tôi đã bắt đầu...
Tôi còn nhớ, hồi xưa ba tôi vẫn được phân phối một hay hai lạng chè mỗi tháng, những lạng chè thời khó khăn được người ta đóng gói trong những lớp giấy mộc đen đen cũ cũ. Có trà, ông cụ thích lắm, cẩn thận cho hết vào trong cái lọ thủy tinh, bên ngoài còn bọc thêm một lớp giấy bạc. Cụ bảo là để chống ánh sáng, ánh sáng và độ ẩm sẽ làm cho chất lượng của chè giảm đi rất nhiều. Ông cụ còn là người rất thích chơi bài Tổ Tôm và uống trà đàm đạo với bạn bè vào mỗi ngày nhàn rỗi, cái thú tiêu giao tao nhã này vào cái thời buổi ấy cũng thật là hiếm. Ngay từ tấm bé, những hình ảnh ấy của Ba tôi đã có ảnh hưởng với tôi nhiều lắm.
Trong vườn nhà hồi ấy có trồng một cụm hoa Nhài, tuy không tốt tươi lắm nhưng vẫn cho hoa quanh năm. Bình thưòng ông cụ dậy rất sớm, lúc mà hoa Nhài đang còn ngậm sương đêm, cánh hoa vừa như hé nụ. Cụ cẩn thận hái từng búp hoa đang còn hàm tiếu cho vào cái cốc sạch trắng tinh. Sau đó đi vào nhà, cụ cẩn thận rửa bộ ấm chén bằng sứ Hải Dương thật sạch. Biết ý của cụ ông, sáng nào cũng vậy khi nghe tiếng ho trở dậy của ông là bà cũng dậy theo, vơ vội nắm rơm để đun cho ông một ấm nước sôi già để pha trà. Tôi không để ý, mà cũng không tham gia vào cái công việc này của hai cụ, nhưng cái hiện tượng ấy cứ lặp lại một cách êm đềm ngày này qua tháng nọ, bất kể là mùa nắng hay là mùa mưa bão của đôi “tình nhân” già kia vào mỗi sáng tinh mơ làm cho tôi có cảm giác vô cùng ấm cúng. Bữa nào ông cụ mệt trong người không dậy sớm uống trà được là tôi cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó lớn lắm, tựa như thiếu một tiếng chuông chùa xa vọng lúc mờ sương, hay tiếng gà gáy dập dồn vào mỗi sáng sớm. Sau này khi đã lớn, có rất nhiều lúc tôi còn cảm thấy cái thiếu của thời thơ ấu ấy là cái gì đó hơn thế nữa, mà tôi không thể định nghĩa đó là cái gì...
Rồi một ngày kia, xa nhà đi học, xa quê đi làm, phiêu bạt lên tận miền cao nguyên sương phủ, tôi vẫn luôn cảm nhận được một cách mơ hồ và dịu ngọt cái hương vị trà đẫm màu ký ức. Hương thơm toả ra từ chén trà sớm tinh khiết của ba tôi cứ vương vấn, quấn quýt trong mỗi góc nhỏ sâu kín trong tâm hồn, trong mỗi bước chân phiêu bạt của tôi trên hành trình lữ thứ vì cuộc sống và vì cả cái đẹp trong cuộc đời này. Xa rời mái ấm gia đình và làng quê Liễu Thượng, gởi lại “đôi tình nhân già “cho cốc trà buổi sớm - vị ngọt lưu hương cho nghĩa trầu cau, đứa con út yếu đuối mà gan góc là tôi, lặng lẽ khăn gói lên đường về phương nam lập nghiệp, chỉ đem theo trong hành trang, trong tiềm thức hình bóng của mẹ cha, chỉ đem theo thoang thoảng hương vị của một cốc trà trong ký ức.
Đời người có muôn vàn mơ ước. Tôi cũng là một kẻ tham lam! Nhưng qua đi mọi phù phiếm của cuộc đời, còn lại trong tôi chỉ là một ước mơ giản dị như màu áo nâu bạc màu mà ba tôi thường mặc, như chiếc nón lá giãi dầm mưa nắng mẹ tôi vẫn đội trên đầu tảo tần khuya sớm vì chồng con. Tôi chỉ mơ ước một ngày kia cuối con dốc dài của cuộc đời mệt mỏi vì phiêu bạt, lại được về bên mái nhà xưa, về lại bên cội chè già cỗi, lại hái những nụ hoa lài tinh khiết còn quyện sương đêm... Tôi mơ thấy mình trong những tiếng ho khù khụ của tuổi già, với phong thái an nhàn, chậm rãi châm một bình trà sớm thơm nồng hương mai. Cũng vẫn thứ nước mưa đêm tích trữ đầy ắp ngọt ngào trong cái lu sành mẻ góc dưới gốc cau già kia, được múc lên bằng một cái gáo dừa cũ kỹ. Và nhất là cũng vậy, được đun sôi bằng một nắm rơm nhà quê cũ mà người bạn đời tri kỷ, giờ cũng đã già nua như tôi, đã hiểu ý mà đun và đồng ẩm bằng cả tấm tình già…
Cứ mãi thế, rồi con trai tôi, rồi cháu chắt của tôi... Mong sao cứ sẽ mãi được ướp trong hương thơm chén trà ký ức tuổi thơ.
Suốt đời tôi vẫn lang thang đi kiếm tìm cái đẹp tiềm ẩn trong cuộc sống. Mãi gần nửa đời người tôi mới ngộ ra rằng, với riêng tôi, cái đẹp của đời tôi, niết bàn của đời tôi lại ở ngay trong cốc trà luôn nóng ấm thơm ngát giọt đắng trong tay. Trà là người bạn tri kỷ của tôi, là một phần trong tôi và một phần trong người tôi yêu dấu.
Tôi đã đi lang thang và vẫn còn phải lang thang mãi theo đuổi một làn hương, mà khởi đầu của hành trình bất tận ấy là từ trong ký ức. Hương vị trà đã ôm ấp, thấm đẫm, vương vấn tuổi thơ tôi. Ký ức thơm ngát hương trà của quê hương, gia đình và cha mẹ cùng tinh túy đất trời đã nuôi dưỡng tôi, cùng cho tôi hình hài và tâm cảm. Tôi vẫn mơ về nơi tôi đã bắt đầu...
Tôi còn nhớ, hồi xưa ba tôi vẫn được phân phối một hay hai lạng chè mỗi tháng, những lạng chè thời khó khăn được người ta đóng gói trong những lớp giấy mộc đen đen cũ cũ. Có trà, ông cụ thích lắm, cẩn thận cho hết vào trong cái lọ thủy tinh, bên ngoài còn bọc thêm một lớp giấy bạc. Cụ bảo là để chống ánh sáng, ánh sáng và độ ẩm sẽ làm cho chất lượng của chè giảm đi rất nhiều. Ông cụ còn là người rất thích chơi bài Tổ Tôm và uống trà đàm đạo với bạn bè vào mỗi ngày nhàn rỗi, cái thú tiêu giao tao nhã này vào cái thời buổi ấy cũng thật là hiếm. Ngay từ tấm bé, những hình ảnh ấy của Ba tôi đã có ảnh hưởng với tôi nhiều lắm.
Trong vườn nhà hồi ấy có trồng một cụm hoa Nhài, tuy không tốt tươi lắm nhưng vẫn cho hoa quanh năm. Bình thưòng ông cụ dậy rất sớm, lúc mà hoa Nhài đang còn ngậm sương đêm, cánh hoa vừa như hé nụ. Cụ cẩn thận hái từng búp hoa đang còn hàm tiếu cho vào cái cốc sạch trắng tinh. Sau đó đi vào nhà, cụ cẩn thận rửa bộ ấm chén bằng sứ Hải Dương thật sạch. Biết ý của cụ ông, sáng nào cũng vậy khi nghe tiếng ho trở dậy của ông là bà cũng dậy theo, vơ vội nắm rơm để đun cho ông một ấm nước sôi già để pha trà. Tôi không để ý, mà cũng không tham gia vào cái công việc này của hai cụ, nhưng cái hiện tượng ấy cứ lặp lại một cách êm đềm ngày này qua tháng nọ, bất kể là mùa nắng hay là mùa mưa bão của đôi “tình nhân” già kia vào mỗi sáng tinh mơ làm cho tôi có cảm giác vô cùng ấm cúng. Bữa nào ông cụ mệt trong người không dậy sớm uống trà được là tôi cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó lớn lắm, tựa như thiếu một tiếng chuông chùa xa vọng lúc mờ sương, hay tiếng gà gáy dập dồn vào mỗi sáng sớm. Sau này khi đã lớn, có rất nhiều lúc tôi còn cảm thấy cái thiếu của thời thơ ấu ấy là cái gì đó hơn thế nữa, mà tôi không thể định nghĩa đó là cái gì...
Rồi một ngày kia, xa nhà đi học, xa quê đi làm, phiêu bạt lên tận miền cao nguyên sương phủ, tôi vẫn luôn cảm nhận được một cách mơ hồ và dịu ngọt cái hương vị trà đẫm màu ký ức. Hương thơm toả ra từ chén trà sớm tinh khiết của ba tôi cứ vương vấn, quấn quýt trong mỗi góc nhỏ sâu kín trong tâm hồn, trong mỗi bước chân phiêu bạt của tôi trên hành trình lữ thứ vì cuộc sống và vì cả cái đẹp trong cuộc đời này. Xa rời mái ấm gia đình và làng quê Liễu Thượng, gởi lại “đôi tình nhân già “cho cốc trà buổi sớm - vị ngọt lưu hương cho nghĩa trầu cau, đứa con út yếu đuối mà gan góc là tôi, lặng lẽ khăn gói lên đường về phương nam lập nghiệp, chỉ đem theo trong hành trang, trong tiềm thức hình bóng của mẹ cha, chỉ đem theo thoang thoảng hương vị của một cốc trà trong ký ức.
Đời người có muôn vàn mơ ước. Tôi cũng là một kẻ tham lam! Nhưng qua đi mọi phù phiếm của cuộc đời, còn lại trong tôi chỉ là một ước mơ giản dị như màu áo nâu bạc màu mà ba tôi thường mặc, như chiếc nón lá giãi dầm mưa nắng mẹ tôi vẫn đội trên đầu tảo tần khuya sớm vì chồng con. Tôi chỉ mơ ước một ngày kia cuối con dốc dài của cuộc đời mệt mỏi vì phiêu bạt, lại được về bên mái nhà xưa, về lại bên cội chè già cỗi, lại hái những nụ hoa lài tinh khiết còn quyện sương đêm... Tôi mơ thấy mình trong những tiếng ho khù khụ của tuổi già, với phong thái an nhàn, chậm rãi châm một bình trà sớm thơm nồng hương mai. Cũng vẫn thứ nước mưa đêm tích trữ đầy ắp ngọt ngào trong cái lu sành mẻ góc dưới gốc cau già kia, được múc lên bằng một cái gáo dừa cũ kỹ. Và nhất là cũng vậy, được đun sôi bằng một nắm rơm nhà quê cũ mà người bạn đời tri kỷ, giờ cũng đã già nua như tôi, đã hiểu ý mà đun và đồng ẩm bằng cả tấm tình già…
Cứ mãi thế, rồi con trai tôi, rồi cháu chắt của tôi... Mong sao cứ sẽ mãi được ướp trong hương thơm chén trà ký ức tuổi thơ.
TUỆ GIẢI NGUYỄN MẠNH
QUÝ
Tôi trở lại Lộc Hà tìm gặp
Nương và tìm lời giải đáp đâu là sự thật ẩn giấu đằng sau con người lạ
lùng ấy. Nương có phải là “yêu nữ” như cách gọi của ông chủ trà thất
Kissa, hay là “Trà Đào” như cách tôi vẫn hằng gọi?
Lúc đến trà thất Kissa, chủ nhân đã đi đâu đó. Tôi đẩy cánh cổng bước vào bên trong vì biết rằng nó luôn để ngỏ. Trà thất có hai gian chính, một nằm ở trên cao làm toàn gỗ gọi là gian mộc và gian kia thấp hơn xây bằng gạch gọi là gian thổ. Hai gian cách nhau qua một hồ nước nhân tạo trồng nhiều hoa. Trong nhiều loài hoa có hoa bèo.
Tôi nằm dài trên chiếc chiếu trong gian thổ, đầu gối lên chính chiếc tọa cụ mình vẫn thường ngồi uống trà, và nghĩ về Trà Đào. Một người đi từ trên dốc xuống, còn người kia thì ngược từ dưới lên; thoáng nhìn nhau; chợt nhận ra một điều gì đó, lại nhìn nhau; rồi bước qua nhau. Đến khi thấy tiếc nhớ cái gì mơ hồ vừa thoáng qua, quay lại tìm nhau thì người kia đã mất hút. Quan hệ giữa tôi và Trà Đào cũng tương tự như vậy.
Lúc đến trà thất Kissa, chủ nhân đã đi đâu đó. Tôi đẩy cánh cổng bước vào bên trong vì biết rằng nó luôn để ngỏ. Trà thất có hai gian chính, một nằm ở trên cao làm toàn gỗ gọi là gian mộc và gian kia thấp hơn xây bằng gạch gọi là gian thổ. Hai gian cách nhau qua một hồ nước nhân tạo trồng nhiều hoa. Trong nhiều loài hoa có hoa bèo.
Tôi nằm dài trên chiếc chiếu trong gian thổ, đầu gối lên chính chiếc tọa cụ mình vẫn thường ngồi uống trà, và nghĩ về Trà Đào. Một người đi từ trên dốc xuống, còn người kia thì ngược từ dưới lên; thoáng nhìn nhau; chợt nhận ra một điều gì đó, lại nhìn nhau; rồi bước qua nhau. Đến khi thấy tiếc nhớ cái gì mơ hồ vừa thoáng qua, quay lại tìm nhau thì người kia đã mất hút. Quan hệ giữa tôi và Trà Đào cũng tương tự như vậy.
Tôi nằm như thể chết rồi vậy. Chết trong
nỗi nhớ. Tôi đã đến đây, đang ở đây nhưng đâu rồi hình bóng kiều nương
quạt bếp đun trà, gối quỳ cẩn trọng rót từng giọt đào lên lòng bàn
tay, xoa xát vào nhau mà biết trà được hay chưa. Đôi tay khum khum áp
chặt tách trà màu đỏ gạch như muốn lấy bớt đi một ít hơi nóng nhưng bù
lại bằng rất đỗi nhiều hương người pha trà. Rồi nàng gọi chén trà dâng
khách theo kiểu đó là “trà đào”, chén trà máu. Còn tôi, tôi gọi tên
người ấy là Trà Đào.
Phố núi Lộc Hà trước đây chỉ là một huyện lỵ nhỏ. Nó nằm vắt ngang qua một quốc lộ nối liền hai địa danh du lịch nổi tiếng. Khách đi ngang qua đây thường chỉ dừng lại nghỉ chân chốc lát, rồi vội vã lên đường, trong tâm tưởng hầu như không đọng lại gì về nơi mình vừa ghé qua vì vẻ hoang sơ, rỗng không của nó.
Bây giờ, Lộc Hà là một Lộc Hà khác. Những khu mới mở trong bản quy hoạch phát triển thị xã trong mười năm tới chính là tâm điểm của những chuyến viếng thăm. Tôi chỉ là một trong số nhiều người có tên trong danh sách đó. Tìm mua một miếng đất để xây dựng nhà xưởng công ty là mục đích của chuyến trở lại Lộc Hà gần đây nhất của tôi mà chủ nhân trà thất Kissa là một mắt xích quan trọng.
Giữa lúc đang còn băn khoăn không biết nên bỏ vốn đầu tư vào vùng quy hoạch nóng hay dạt ra vùng ngoại vi để chờ thời cơ, tôi lại rơi vào một nỗi băn khoăn khác. Trà Đào xuất hiện, và tôi đã bị hút vào cơn bão mà “yêu nữ” của chủ nhân trà thất Kissa tạo ra.
Một buổi chiều, tôi rớt xuống Lộc Hà. Từ quốc lộ, tôi băng qua một cây cầu dẫn vào lòng thị xã; cây cầu nhỏ vắt qua một cái hồ vừa đủ rộng, ở giữa hồ có một nhà thủy tạ. Như thường lệ, tôi rẽ vào Ngọc Ký, một quán tạp pí lù bán cà phê và nhiều thức uống bình dân khác, nằm cách cây cầu chỉ khoảng vài trăm bước chân. Nó nằm hơi nhô cao khỏi mặt đường, chỉ ngước nhìn lên là thấy ngay. Ở đó lúc nào cũng đông người nhưng không ồn ào. Đây là điểm hẹn của nhiều giới trong thị xã đến để chia sẻ thông tin về lĩnh vực mình quan tâm. Trong khi chờ đợi ông chủ trà thất Kissa đến, tôi ngồi hóng chuyện đất đai, chủ đề nóng nhất của thị xã vào thời gian đó.
Nhưng ông ta không đến một mình. Người theo sau là một cô gái có dáng dấp điển hình của phụ nữ ở vùng trung du. Nước da không thật trắng nhưng cũng không ngăm ngăm. Gương mặt điềm nhiên. Tóc dài để xõa lất phất trên chiếc áo cổ lọ thật kín đáo nhưng cũng thật gợi hình.
- Nương, một trà nhân của Kissa - ông ta giới thiệu. Nhưng sau này, mỗi lần tôi hỏi đến Nương lúc nàng vắng mặt, mặt ông ta lạnh lùng một cách khó hiểu, miệng nhai đi nhai lại cái điệp khúc “Yêu nữ đấy! Yêu nữ đấy!”.
Tôi gật đầu chào và Nương cũng gật đầu chào lại, cái gật chỉ hơi khe khẽ như còn ngượng ngập một điều gì. Tôi và ông chủ trà thất bắt đầu câu chuyện của mình. Ông ta nói rằng đã suy nghĩ kỹ và quyết định rót một phần ba số cổ phần để liên doanh mua đất với tôi như bước khởi đầu tốt đẹp cho một kế hoạch hợp tác kinh doanh đầy triển vọng trong vài năm nữa. Tuy nhiên, chọn mua ở vùng trung tâm hay ngoại vi thì vẫn chưa ngã ngũ. Nghĩa là tôi phải đến Lộc Hà thường hơn trước để bàn tính vụ này.
Trong suốt buổi nói chuyện, tôi thấy Nương nhìn đi đâu đó, thỉnh thoảng mới quay lại và lần nào cũng chạm vào mắt tôi. Một cái nhìn vừa lạ lẫm vừa thân quen.
- Nương tham gia vào vụ này nữa nhé!- tôi gợi chuyện.
- Dạ, không dám. Em chỉ là một thợ thêu, làm công ăn lương. Đâu thể ngồi cùng bàn với mấy anh.
- Thì đã ngồi cùng bàn rồi còn gì!- tôi chòng ghẹo.
Nương cúi mặt, lắc lắc đầu, đu đưa người. Lúc đó, tôi không nghĩ rằng con người này cũng sẽ là một mắt xích gắn chặt tôi với mảnh đất này hơn.
Chiều hôm đó, tôi đưa Nương đi loanh quanh thị xã. Chúng tôi đi qua những đồi trà. Đường xuôi xuôi, đường ngược dốc, rồi đường cong cong. Có những đoạn chúng tôi đi dưới bóng những cây sầu riêng. Chúng vươn thẳng mình, cành mọc chìa ra khỏe khoắn. Không gian như có tiếng thơ. Chúng tôi dừng lại ở một vạt đất trống, nơi từ đó có thể nhìn xuống một thung lũng mênh mông trà và trà.
Nương cất tiếng hát. Tiếng hát như dồn nén đã lâu; gặp cảnh, tình bỗng chực trào ra. Người Nương run lên theo câu hát. Tôi cầm lấy tay nàng, bàn tay to bè nhưng mềm mại. Nàng cứ để yên trong tay tôi. Rồi chúng tôi hôn nhau như thể hai người yêu lâu ngày gặp lại. Lần đầu tiên trong đời, một nụ hôn say nồng với một người xa lạ lại có thể đến với tôi một cách nhanh chóng, tự nhiên và sâu đến như vậy.
Tôi đưa Nương về nơi ở của nàng, chỗ trọ thứ ba trong vòng sáu tháng qua. Đó là một căn phòng nhỏ, có vẻ trước đây là một phòng ngủ liền với nhà tắm. Nó nằm kế bên một căn phòng khác, giống như phòng khách, và cả hai nằm trong khuôn viên chung, dĩ nhiên chung cả cổng ra vào. Có một người đàn ông từ trong phòng khách bước ra, dẫn xe đi thẳng ra cổng mà không hề đáp lại lời chào của tôi. “Đó là người của chủ nhà”, Nương giới thiệu, vẻ ái ngại, rồi đưa tôi vào không gian của riêng nàng, chỗ giống như phòng ngủ trong hình dung của tôi. Chúng tôi nhanh chóng trở lại không khí vui vẻ, êm đềm ban chiều.
Phố núi Lộc Hà trước đây chỉ là một huyện lỵ nhỏ. Nó nằm vắt ngang qua một quốc lộ nối liền hai địa danh du lịch nổi tiếng. Khách đi ngang qua đây thường chỉ dừng lại nghỉ chân chốc lát, rồi vội vã lên đường, trong tâm tưởng hầu như không đọng lại gì về nơi mình vừa ghé qua vì vẻ hoang sơ, rỗng không của nó.
Bây giờ, Lộc Hà là một Lộc Hà khác. Những khu mới mở trong bản quy hoạch phát triển thị xã trong mười năm tới chính là tâm điểm của những chuyến viếng thăm. Tôi chỉ là một trong số nhiều người có tên trong danh sách đó. Tìm mua một miếng đất để xây dựng nhà xưởng công ty là mục đích của chuyến trở lại Lộc Hà gần đây nhất của tôi mà chủ nhân trà thất Kissa là một mắt xích quan trọng.
Giữa lúc đang còn băn khoăn không biết nên bỏ vốn đầu tư vào vùng quy hoạch nóng hay dạt ra vùng ngoại vi để chờ thời cơ, tôi lại rơi vào một nỗi băn khoăn khác. Trà Đào xuất hiện, và tôi đã bị hút vào cơn bão mà “yêu nữ” của chủ nhân trà thất Kissa tạo ra.
Một buổi chiều, tôi rớt xuống Lộc Hà. Từ quốc lộ, tôi băng qua một cây cầu dẫn vào lòng thị xã; cây cầu nhỏ vắt qua một cái hồ vừa đủ rộng, ở giữa hồ có một nhà thủy tạ. Như thường lệ, tôi rẽ vào Ngọc Ký, một quán tạp pí lù bán cà phê và nhiều thức uống bình dân khác, nằm cách cây cầu chỉ khoảng vài trăm bước chân. Nó nằm hơi nhô cao khỏi mặt đường, chỉ ngước nhìn lên là thấy ngay. Ở đó lúc nào cũng đông người nhưng không ồn ào. Đây là điểm hẹn của nhiều giới trong thị xã đến để chia sẻ thông tin về lĩnh vực mình quan tâm. Trong khi chờ đợi ông chủ trà thất Kissa đến, tôi ngồi hóng chuyện đất đai, chủ đề nóng nhất của thị xã vào thời gian đó.
Nhưng ông ta không đến một mình. Người theo sau là một cô gái có dáng dấp điển hình của phụ nữ ở vùng trung du. Nước da không thật trắng nhưng cũng không ngăm ngăm. Gương mặt điềm nhiên. Tóc dài để xõa lất phất trên chiếc áo cổ lọ thật kín đáo nhưng cũng thật gợi hình.
- Nương, một trà nhân của Kissa - ông ta giới thiệu. Nhưng sau này, mỗi lần tôi hỏi đến Nương lúc nàng vắng mặt, mặt ông ta lạnh lùng một cách khó hiểu, miệng nhai đi nhai lại cái điệp khúc “Yêu nữ đấy! Yêu nữ đấy!”.
Tôi gật đầu chào và Nương cũng gật đầu chào lại, cái gật chỉ hơi khe khẽ như còn ngượng ngập một điều gì. Tôi và ông chủ trà thất bắt đầu câu chuyện của mình. Ông ta nói rằng đã suy nghĩ kỹ và quyết định rót một phần ba số cổ phần để liên doanh mua đất với tôi như bước khởi đầu tốt đẹp cho một kế hoạch hợp tác kinh doanh đầy triển vọng trong vài năm nữa. Tuy nhiên, chọn mua ở vùng trung tâm hay ngoại vi thì vẫn chưa ngã ngũ. Nghĩa là tôi phải đến Lộc Hà thường hơn trước để bàn tính vụ này.
Trong suốt buổi nói chuyện, tôi thấy Nương nhìn đi đâu đó, thỉnh thoảng mới quay lại và lần nào cũng chạm vào mắt tôi. Một cái nhìn vừa lạ lẫm vừa thân quen.
- Nương tham gia vào vụ này nữa nhé!- tôi gợi chuyện.
- Dạ, không dám. Em chỉ là một thợ thêu, làm công ăn lương. Đâu thể ngồi cùng bàn với mấy anh.
- Thì đã ngồi cùng bàn rồi còn gì!- tôi chòng ghẹo.
Nương cúi mặt, lắc lắc đầu, đu đưa người. Lúc đó, tôi không nghĩ rằng con người này cũng sẽ là một mắt xích gắn chặt tôi với mảnh đất này hơn.
Chiều hôm đó, tôi đưa Nương đi loanh quanh thị xã. Chúng tôi đi qua những đồi trà. Đường xuôi xuôi, đường ngược dốc, rồi đường cong cong. Có những đoạn chúng tôi đi dưới bóng những cây sầu riêng. Chúng vươn thẳng mình, cành mọc chìa ra khỏe khoắn. Không gian như có tiếng thơ. Chúng tôi dừng lại ở một vạt đất trống, nơi từ đó có thể nhìn xuống một thung lũng mênh mông trà và trà.
Nương cất tiếng hát. Tiếng hát như dồn nén đã lâu; gặp cảnh, tình bỗng chực trào ra. Người Nương run lên theo câu hát. Tôi cầm lấy tay nàng, bàn tay to bè nhưng mềm mại. Nàng cứ để yên trong tay tôi. Rồi chúng tôi hôn nhau như thể hai người yêu lâu ngày gặp lại. Lần đầu tiên trong đời, một nụ hôn say nồng với một người xa lạ lại có thể đến với tôi một cách nhanh chóng, tự nhiên và sâu đến như vậy.
Tôi đưa Nương về nơi ở của nàng, chỗ trọ thứ ba trong vòng sáu tháng qua. Đó là một căn phòng nhỏ, có vẻ trước đây là một phòng ngủ liền với nhà tắm. Nó nằm kế bên một căn phòng khác, giống như phòng khách, và cả hai nằm trong khuôn viên chung, dĩ nhiên chung cả cổng ra vào. Có một người đàn ông từ trong phòng khách bước ra, dẫn xe đi thẳng ra cổng mà không hề đáp lại lời chào của tôi. “Đó là người của chủ nhà”, Nương giới thiệu, vẻ ái ngại, rồi đưa tôi vào không gian của riêng nàng, chỗ giống như phòng ngủ trong hình dung của tôi. Chúng tôi nhanh chóng trở lại không khí vui vẻ, êm đềm ban chiều.
Tuy nhiên, điều đó không kéo dài bao
lâu. Có ai đó đẩy cổng dẫn xe vào nhà và lù lù hiện ra trước mắt tôi.
Không phải người đàn ông ban nãy. Tôi đưa mắt thầm hỏi Nương nhưng nàng
như chết lặng trong khoảnh khắc đó.
Người đàn ông sấn vào và liền sau đó là tiếng một cái tát nảy lửa vang lên. Nương chúi người xuống ghế. Hai động tác diễn ra trong chớp nhoáng vượt khỏi tầm kiểm soát của tôi.
- Mày là một con điếm! - Tiếng người đàn ông vang lên khô khốc- Nay lừa lọc thằng này, mai lại thằng khác.
Người đàn ông hậm hực điên tiết như một con hổ dữ gầm gừ trong chuồng sắt sở thú sau khi bị người ta gài bẫy, bắt đi khỏi vương quốc của nó. Hơi thở nghe như tiếng gió ngàn, rồi theo nhịp điệu của vũ khúc ba lê ở hồi cao trào hai tay chộp lấy lọ hoa sứ trên bàn quẳng mạnh xuống nền nhà đánh “choảng”. Lại sắp sửa là một cái tát nữa, nhưng lần này tôi nhanh tay hơn. Tôi gạt tay người đàn ông kia ra. Không ngờ, đó chỉ là một cánh tay rệu rã, không chút uy lực.
- Chúng ta là đàn ông. Anh không nên xử sự như vậy! - Tiếng của tôi.
- Biến ngay đi! - Ông ta chỉ tay vào mặt tôi - Tao có cái quyền đó vì tao là chồng của nó!
- Nhưng không sống chung - Nương bất ngờ lên tiếng.
Lúc mà tôi muốn biến đi ngay thì cũng là lúc hắn ta biến mất. Có lẽ, hắn thấy không tương quan lực lượng với tôi nên biến đi để tìm thêm đồng minh chăng? Tôi bải hoải và lúc đó không còn hứng thú gì với chuyện nghĩa hiệp nữa. Nhưng có một cái gì đó, thật mơ hồ, níu giữ tôi lại. Lòng trắc ẩn về một cô gái hai mươi tư tuổi đã có chồng, nhưng không có một mái nhà, khiến tôi gạt bỏ hết mọi chuyện để đưa nàng đi ngay trong đêm đó. Chúng tôi đi chứ không biết là đi đâu. Màn đêm Lộc Hà đã ụp xuống tự bao giờ.
Hôm sau, tôi rời Lộc Hà. Nương cũng sẽ tiếp tục chuyển chỗ trọ để trốn chạy người đàn ông từng là chồng nàng. Hắn ta đã có vợ con, Nương cho biết, nhưng không muốn dừng lại trong cuộc đuổi bắt. Dù nàng có đi đâu, hắn cũng không từ. Hắn sẽ sục sạo khắp nơi để tìm cho bằng được chỗ nàng ở, rồi khuấy tung cuộc đời nàng lên. Và mỉm cười đắc thắng.
Ngược lại, Nương cũng có cách của mình. Trong một cuộc truy đuổi, kẻ chạy trốn luôn là kẻ chủ động. Nàng đã chạy đến với nhiều đàn ông khác để tìm kiếm sự chở che tạm bợ. Trong số đó không ngoại trừ một người: chủ nhân trà thất Kissa.
- Chết, đã bước vào trà thất rồi mà lòng vẫn không tịnh hay sao?
Chủ nhân Kissa đã về, và tiếng thét đã làm tôi bừng tỉnh. Có thể, trong cơn mơ ngủ ban nãy, tôi đã vô thức gọi tên Trà Đào. Tôi thật xấu hổ, đến nỗi không thốt lời nào. Trong khi tôi ngồi dậy, ông ta chuẩn bị pha trà. Hơi ấm hắt ra từ chiếc lò sưởi trong góc phòng dần hồi làm tôi sống lại.
Chúng tôi ngồi nhìn nhau. Nguyễn Mạnh đã già đi nhiều kể từ hồi tôi mới gặp ông. Gương mặt phảng phất buồn và đầy vẻ ăn năn chứ không còn kiêu bạc như lúc trước. Ông từng là một bác sĩ giỏi, nổi tiếng khắp thị xã này. Trong một lần châm cứu cho bệnh nhân, ông ta định vị không đúng huyệt đạo, bệnh nhân đã phát điên. Người thân quay lại tố cáo. Áp lực của dư luận khiến ông chao đảo. Cuối cùng, ông giải nghệ và lập ra trà thất này, một nơi không phải để kinh doanh, cũng không phải để chơi dành cho những tay chơi. Nó được ra đời vì mục đích giúp ông tìm lại bản ngã của mình.
- Tôi sẽ đi tìm Nương. Chúng tôi mất liên lạc đã hơn hai tháng qua - tôi nói.
- Tôi biết. Tôi biết lần này ông trở lại là vì mục đích đó.
Tôi định nói một câu gì đó. Nhưng Nguyễn Mạnh đã lên tiếng trước.
- Ông vẫn không tin tôi sao? Tôi đã bảo cô ta là “yêu nữ” mà.
Ông ta tiếp tục:
- Sự thật mà ông đang đi tìm đã có ở đây rồi.
Tôi tò mò.
- Nó đã thuộc về tôi! Nhưng tôi sẽ không bao giờ nói ra cái biết của tôi. Vì cái mà tôi đã biết có thể không phải là cái mà ông muốn biết.
Tôi định hỏi Nguyễn Mạnh có biết về người mà Nương nói rằng mình đang bí mật chăm sóc là ai không, để từ đó, chí ít tôi cũng có đường mà lần tìm nàng. Nhưng ông ta không có vẻ gì là sẵn sàng cho câu hỏi đó cả.
Uống cạn chén trà, tôi đứng dậy lấy áo khoác và mũ, cáo từ chủ nhân.
- Một bữa cơm niêu và rượu cần đang sẵn sàng cho buổi tối nay, nếu ông quay lại đây- Câu nói cuối cùng của Nguyễn Mạnh trước khi tôi rời trà thất Kissa.
Có hai nơi tôi cần đến dù biết rằng nó không chắc chắn lắm.
Tôi trở lại chỗ trọ cuối cùng mà tôi biết trước khi Trà Đào lặng lẽ chuyển đi nơi khác. Cánh cổng đã bị khóa và phía trên treo một tấm bảng nhỏ đề chữ “Phòng cho thuê”, nước sơn vẫn còn mới. Tôi quyết định đi ngược lên con dốc mà trước đây Trà Đào thường chỉ một mình đi thăm một “người thân” giấu mặt nào đó khi đã biết chắc rằng tôi đứng đợi nàng ở chỗ trọ. Nhưng đó cũng chỉ là một nỗ lực vô vọng, vì những dãy nhà phía trên con dốc đều là nhà riêng, không có dấu hiệu chứng tỏ một chức năng đặc biệt gì cả. “Chết mất thôi!”, tôi bỗng nhớ như điên cách nói của Trà Đào mỗi lần nàng gặp một tình huống rắc rối, và bất giác tôi cũng thốt lên như vậy.
Người đàn ông sấn vào và liền sau đó là tiếng một cái tát nảy lửa vang lên. Nương chúi người xuống ghế. Hai động tác diễn ra trong chớp nhoáng vượt khỏi tầm kiểm soát của tôi.
- Mày là một con điếm! - Tiếng người đàn ông vang lên khô khốc- Nay lừa lọc thằng này, mai lại thằng khác.
Người đàn ông hậm hực điên tiết như một con hổ dữ gầm gừ trong chuồng sắt sở thú sau khi bị người ta gài bẫy, bắt đi khỏi vương quốc của nó. Hơi thở nghe như tiếng gió ngàn, rồi theo nhịp điệu của vũ khúc ba lê ở hồi cao trào hai tay chộp lấy lọ hoa sứ trên bàn quẳng mạnh xuống nền nhà đánh “choảng”. Lại sắp sửa là một cái tát nữa, nhưng lần này tôi nhanh tay hơn. Tôi gạt tay người đàn ông kia ra. Không ngờ, đó chỉ là một cánh tay rệu rã, không chút uy lực.
- Chúng ta là đàn ông. Anh không nên xử sự như vậy! - Tiếng của tôi.
- Biến ngay đi! - Ông ta chỉ tay vào mặt tôi - Tao có cái quyền đó vì tao là chồng của nó!
- Nhưng không sống chung - Nương bất ngờ lên tiếng.
Lúc mà tôi muốn biến đi ngay thì cũng là lúc hắn ta biến mất. Có lẽ, hắn thấy không tương quan lực lượng với tôi nên biến đi để tìm thêm đồng minh chăng? Tôi bải hoải và lúc đó không còn hứng thú gì với chuyện nghĩa hiệp nữa. Nhưng có một cái gì đó, thật mơ hồ, níu giữ tôi lại. Lòng trắc ẩn về một cô gái hai mươi tư tuổi đã có chồng, nhưng không có một mái nhà, khiến tôi gạt bỏ hết mọi chuyện để đưa nàng đi ngay trong đêm đó. Chúng tôi đi chứ không biết là đi đâu. Màn đêm Lộc Hà đã ụp xuống tự bao giờ.
Hôm sau, tôi rời Lộc Hà. Nương cũng sẽ tiếp tục chuyển chỗ trọ để trốn chạy người đàn ông từng là chồng nàng. Hắn ta đã có vợ con, Nương cho biết, nhưng không muốn dừng lại trong cuộc đuổi bắt. Dù nàng có đi đâu, hắn cũng không từ. Hắn sẽ sục sạo khắp nơi để tìm cho bằng được chỗ nàng ở, rồi khuấy tung cuộc đời nàng lên. Và mỉm cười đắc thắng.
Ngược lại, Nương cũng có cách của mình. Trong một cuộc truy đuổi, kẻ chạy trốn luôn là kẻ chủ động. Nàng đã chạy đến với nhiều đàn ông khác để tìm kiếm sự chở che tạm bợ. Trong số đó không ngoại trừ một người: chủ nhân trà thất Kissa.
- Chết, đã bước vào trà thất rồi mà lòng vẫn không tịnh hay sao?
Chủ nhân Kissa đã về, và tiếng thét đã làm tôi bừng tỉnh. Có thể, trong cơn mơ ngủ ban nãy, tôi đã vô thức gọi tên Trà Đào. Tôi thật xấu hổ, đến nỗi không thốt lời nào. Trong khi tôi ngồi dậy, ông ta chuẩn bị pha trà. Hơi ấm hắt ra từ chiếc lò sưởi trong góc phòng dần hồi làm tôi sống lại.
Chúng tôi ngồi nhìn nhau. Nguyễn Mạnh đã già đi nhiều kể từ hồi tôi mới gặp ông. Gương mặt phảng phất buồn và đầy vẻ ăn năn chứ không còn kiêu bạc như lúc trước. Ông từng là một bác sĩ giỏi, nổi tiếng khắp thị xã này. Trong một lần châm cứu cho bệnh nhân, ông ta định vị không đúng huyệt đạo, bệnh nhân đã phát điên. Người thân quay lại tố cáo. Áp lực của dư luận khiến ông chao đảo. Cuối cùng, ông giải nghệ và lập ra trà thất này, một nơi không phải để kinh doanh, cũng không phải để chơi dành cho những tay chơi. Nó được ra đời vì mục đích giúp ông tìm lại bản ngã của mình.
- Tôi sẽ đi tìm Nương. Chúng tôi mất liên lạc đã hơn hai tháng qua - tôi nói.
- Tôi biết. Tôi biết lần này ông trở lại là vì mục đích đó.
Tôi định nói một câu gì đó. Nhưng Nguyễn Mạnh đã lên tiếng trước.
- Ông vẫn không tin tôi sao? Tôi đã bảo cô ta là “yêu nữ” mà.
Ông ta tiếp tục:
- Sự thật mà ông đang đi tìm đã có ở đây rồi.
Tôi tò mò.
- Nó đã thuộc về tôi! Nhưng tôi sẽ không bao giờ nói ra cái biết của tôi. Vì cái mà tôi đã biết có thể không phải là cái mà ông muốn biết.
Tôi định hỏi Nguyễn Mạnh có biết về người mà Nương nói rằng mình đang bí mật chăm sóc là ai không, để từ đó, chí ít tôi cũng có đường mà lần tìm nàng. Nhưng ông ta không có vẻ gì là sẵn sàng cho câu hỏi đó cả.
Uống cạn chén trà, tôi đứng dậy lấy áo khoác và mũ, cáo từ chủ nhân.
- Một bữa cơm niêu và rượu cần đang sẵn sàng cho buổi tối nay, nếu ông quay lại đây- Câu nói cuối cùng của Nguyễn Mạnh trước khi tôi rời trà thất Kissa.
Có hai nơi tôi cần đến dù biết rằng nó không chắc chắn lắm.
Tôi trở lại chỗ trọ cuối cùng mà tôi biết trước khi Trà Đào lặng lẽ chuyển đi nơi khác. Cánh cổng đã bị khóa và phía trên treo một tấm bảng nhỏ đề chữ “Phòng cho thuê”, nước sơn vẫn còn mới. Tôi quyết định đi ngược lên con dốc mà trước đây Trà Đào thường chỉ một mình đi thăm một “người thân” giấu mặt nào đó khi đã biết chắc rằng tôi đứng đợi nàng ở chỗ trọ. Nhưng đó cũng chỉ là một nỗ lực vô vọng, vì những dãy nhà phía trên con dốc đều là nhà riêng, không có dấu hiệu chứng tỏ một chức năng đặc biệt gì cả. “Chết mất thôi!”, tôi bỗng nhớ như điên cách nói của Trà Đào mỗi lần nàng gặp một tình huống rắc rối, và bất giác tôi cũng thốt lên như vậy.
Nơi cần đến tiếp theo là chỗ làm của Trà
Đào, nơi tôi chưa từng đến bao giờ trong suốt thời gian chúng tôi quen
nhau. Sau mười lăm giây mở cuộc liên lạc đến tổng đài thị xã, tôi đã
có ngay địa chỉ của số điện thoại mà tôi vẫn thường gọi cho nàng. Nhưng
đó không có vẻ gì là một xưởng thêu cả. Mặt tiền không hề có một biển
hiệu. Còn phía bên trong thì im ắng một cách khó hiểu. Hay Trà Đào
chính là chủ xưởng thêu và đã di chuyển cơ sở về gần chỗ ở mới của
mình? Tôi phì cười với ý nghĩ ngộ nghĩnh đó. “Chết mất thôi!”
Lúc đó, trời đã về chiều. Lộc Hà trở lạnh đột ngột. Nồi cơm niêu và ghè rượu cần hiện ra trước mắt tôi đầy mời mọc. Nhưng cuối cùng, thay vì trở lại trà thất Kissa, tôi quyết định đi về phía chợ trung tâm thị xã. Tôi mua thêm một chiếc áo ấm và bắt đầu một cuộc kiếm tìm khác theo cách của riêng mình.
Tôi cuốc bộ bốn cây số để đến vạt đồi mà Trà Đào từng có lần đưa tôi đến đó thưởng trăng. Trời hôm nay lại không có trăng. Chẳng lẽ ngắm sao, một trò chơi Trà Đào rất thích? Tôi nằm xuống cỏ giữa trời cao, đất rộng ngửa mặt tìm những ngôi sao thẳng hàng giống như cách Trà Đào đã từng. Nàng bảo rằng một nhà thơ đã nói ở đâu đó trên bầu trời có ba ngôi sao nằm thẳng hàng, trong đó một ngôi là sao Chân Thật, một là sao Thủy Chung và ngôi còn lại là sao Hạnh Phúc. Nàng đã tìm kiếm nhưng chưa gặp bao giờ. Đêm nay, tôi sẽ tìm giúp cho nàng.
Sáng hôm sau, tôi thất thểu quay về thị xã. Tôi định sẽ quên Trà Đào, sẽ loại bỏ hẳn hình bóng của nàng ra khỏi đời tôi. Tôi không muốn mình bị biến thành nô lệ trong nỗi nhớ nàng. Buổi lễ “tẩy trần” này tôi định sẽ thực hiện tại trà thất Kissa với sự chứng kiến của chủ nhân trà thất.
Trên đường trở về trà thất, tôi đi ngang qua Ngọc Ký và quang cảnh đông người ở trong đó đã hấp dẫn tôi. Tôi rẽ vào quán và kêu cho mình ly cà phê một ngàn đồng. Ở đây không có ai ngồi uống một mình cả. Đó là “luật”. Và bất giác tôi vẫy cô bé phục vụ người Hoa lại để kêu thêm một ly trà đào cho có vẻ là đang đợi một ai đó. Cô phục vụ mang ra ngay cho tôi mà không hề tỏ vẻ gì ngạc nhiên. Rồi tôi cũng nhanh chóng chấm dứt tâm trạng lững lờ bằng cách gọi tính tiền và ra về.
Nhưng có một hình ảnh đã giữ chân tôi lại.
Ở ngay bậc cửa quán bước xuống đường hiện ra một bé gái. Em bé chừng ba tuổi. Em nhoẻn miệng cười trước sự ngạc nhiên của tôi. Nụ cười ấy trông rất giống với nụ cười của người mà tôi đã chết bao lần vì nỗi nhớ nhung âm ỉ.
Dĩ nhiên, em bé không đến đây một mình. Người bên cạnh là Trà Đào, bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Người đó nhìn tôi bằng cái nhìn lần đầu tiên chúng tôi đã gặp nhau. Lúc đó, không phải nàng mà chính tôi đã thốt lên:
- Chết mất thôi!
Trà Đào trước mắt tôi không còn là Trà Đào nữa. Người nàng gầy đi, da xanh xao, mắt thâm quầng. Có lẽ, nàng không còn một người đàn ông nào dang tay ra che chở. Người mà nàng nói rằng mình phải bí mật chăm sóc, có thể hy sinh tất cả vì người đó chính là đứa con gái bé bỏng đang nép sát cạnh nàng.
Tôi đưa hai mẹ con về chỗ trọ. Nàng nói rằng hai tháng qua nàng phải túc trực ở nhà để chăm sóc cho em bé bị sốt xuất huyết. Trong hai tháng đó, nàng đã nuôi con bằng máu của mình.
- Lúc gặp anh ở Ngọc Ký, em mới từ bệnh viện ra.
Giọng Trà Đào rời rạc. Nhìn xuống, tôi thấy những ngón tay của nàng co giật, run run. Trong khoảnh khắc, người tôi như rã ra, trôi đi theo làn hương trà đào đang từ đâu đó quyện về.
Lúc đó, trời đã về chiều. Lộc Hà trở lạnh đột ngột. Nồi cơm niêu và ghè rượu cần hiện ra trước mắt tôi đầy mời mọc. Nhưng cuối cùng, thay vì trở lại trà thất Kissa, tôi quyết định đi về phía chợ trung tâm thị xã. Tôi mua thêm một chiếc áo ấm và bắt đầu một cuộc kiếm tìm khác theo cách của riêng mình.
Tôi cuốc bộ bốn cây số để đến vạt đồi mà Trà Đào từng có lần đưa tôi đến đó thưởng trăng. Trời hôm nay lại không có trăng. Chẳng lẽ ngắm sao, một trò chơi Trà Đào rất thích? Tôi nằm xuống cỏ giữa trời cao, đất rộng ngửa mặt tìm những ngôi sao thẳng hàng giống như cách Trà Đào đã từng. Nàng bảo rằng một nhà thơ đã nói ở đâu đó trên bầu trời có ba ngôi sao nằm thẳng hàng, trong đó một ngôi là sao Chân Thật, một là sao Thủy Chung và ngôi còn lại là sao Hạnh Phúc. Nàng đã tìm kiếm nhưng chưa gặp bao giờ. Đêm nay, tôi sẽ tìm giúp cho nàng.
Sáng hôm sau, tôi thất thểu quay về thị xã. Tôi định sẽ quên Trà Đào, sẽ loại bỏ hẳn hình bóng của nàng ra khỏi đời tôi. Tôi không muốn mình bị biến thành nô lệ trong nỗi nhớ nàng. Buổi lễ “tẩy trần” này tôi định sẽ thực hiện tại trà thất Kissa với sự chứng kiến của chủ nhân trà thất.
Trên đường trở về trà thất, tôi đi ngang qua Ngọc Ký và quang cảnh đông người ở trong đó đã hấp dẫn tôi. Tôi rẽ vào quán và kêu cho mình ly cà phê một ngàn đồng. Ở đây không có ai ngồi uống một mình cả. Đó là “luật”. Và bất giác tôi vẫy cô bé phục vụ người Hoa lại để kêu thêm một ly trà đào cho có vẻ là đang đợi một ai đó. Cô phục vụ mang ra ngay cho tôi mà không hề tỏ vẻ gì ngạc nhiên. Rồi tôi cũng nhanh chóng chấm dứt tâm trạng lững lờ bằng cách gọi tính tiền và ra về.
Nhưng có một hình ảnh đã giữ chân tôi lại.
Ở ngay bậc cửa quán bước xuống đường hiện ra một bé gái. Em bé chừng ba tuổi. Em nhoẻn miệng cười trước sự ngạc nhiên của tôi. Nụ cười ấy trông rất giống với nụ cười của người mà tôi đã chết bao lần vì nỗi nhớ nhung âm ỉ.
Dĩ nhiên, em bé không đến đây một mình. Người bên cạnh là Trà Đào, bằng xương bằng thịt hẳn hoi. Người đó nhìn tôi bằng cái nhìn lần đầu tiên chúng tôi đã gặp nhau. Lúc đó, không phải nàng mà chính tôi đã thốt lên:
- Chết mất thôi!
Trà Đào trước mắt tôi không còn là Trà Đào nữa. Người nàng gầy đi, da xanh xao, mắt thâm quầng. Có lẽ, nàng không còn một người đàn ông nào dang tay ra che chở. Người mà nàng nói rằng mình phải bí mật chăm sóc, có thể hy sinh tất cả vì người đó chính là đứa con gái bé bỏng đang nép sát cạnh nàng.
Tôi đưa hai mẹ con về chỗ trọ. Nàng nói rằng hai tháng qua nàng phải túc trực ở nhà để chăm sóc cho em bé bị sốt xuất huyết. Trong hai tháng đó, nàng đã nuôi con bằng máu của mình.
- Lúc gặp anh ở Ngọc Ký, em mới từ bệnh viện ra.
Giọng Trà Đào rời rạc. Nhìn xuống, tôi thấy những ngón tay của nàng co giật, run run. Trong khoảnh khắc, người tôi như rã ra, trôi đi theo làn hương trà đào đang từ đâu đó quyện về.
Trần Văn Thưởng