Se duyên
Nhờ đòn bánh tét đưa duyên,
Tình nồng khéo gặp cho mình nên đôi....!
Hoá ra trong cảnh rối bời,
Ta còn được hưởng duyên Trời ban cho!!
Đòn bánh tét se duyên
Thuở sinh thời mẹ tôi thường dạy:
- Con gái phải có: Công, dung, ngôn, hạnh.
Nghe mẹ nói thế cả bọn nhao nhao lên:
Nghe mẹ nói thế cả bọn nhao nhao lên:
- Tam tòng, tứ đức nữa phải không mẹ?
Lúc đó anh Hướng Dương chỉ vào bọn tôi mà chê rằng:
- Cẩm Tú Cầu này lười biếng, Hoàng Lan buổi sáng ngủ dậy mắt dính hai cục ghèn, chưa đi đã chạy.Tỉ Muội ăn nói vụng về còn Tường Vi bướng bỉnh. Vậy mẹ thấy mấy cô con gái cưng của mẹ được chi không?
Chúng tôi tức quá rượt anh Dương chạy, khi bắt được đứa giữ chân, đứa kẹp tay anh lại và tha hồ thọt lét. Anh vùng vẫy và cười rú lên như đười ươi rồi cầu cứu mẹ:
- Mẹ ơi! cứu con với... với ...
Nghe tiếng la mẹ chạy tới giựt tay bọn tôi ra và mắng yêu:
- Tụi bây ỷ thế đông ăn hiếp anh hở?
- Cẩm Tú Cầu này lười biếng, Hoàng Lan buổi sáng ngủ dậy mắt dính hai cục ghèn, chưa đi đã chạy.Tỉ Muội ăn nói vụng về còn Tường Vi bướng bỉnh. Vậy mẹ thấy mấy cô con gái cưng của mẹ được chi không?
Chúng tôi tức quá rượt anh Dương chạy, khi bắt được đứa giữ chân, đứa kẹp tay anh lại và tha hồ thọt lét. Anh vùng vẫy và cười rú lên như đười ươi rồi cầu cứu mẹ:
- Mẹ ơi! cứu con với... với ...
Nghe tiếng la mẹ chạy tới giựt tay bọn tôi ra và mắng yêu:
- Tụi bây ỷ thế đông ăn hiếp anh hở?
Tranh: Thắm Nguyễn
Tháng ngày trôi, anh chị em chúng tôi sống chan hòa hạnh phúc trong
ngôi nhà ấm cúng. Mỗi độ Xuân về muôn hoa khoe sắc, gia đình tôi rộn
rịp hẳn lên. Ba yêu hoa nên dành thời gian chăm bón. Bên chén trà cùng
bạn bè ba khoe từng khóm hoa, những chậu cây kiểng. Mẹ cặm cụi nấu
nướng món thịt đông, thịt ngâm nước mắm. Chúng tôi làm dưa món và rim
những thau mứt đủ loại.
Khi lớn mẹ bày gói bánh tét. Chị Tú Cầu và anh Dương phải nghe lời hướng dẫn:
“Xóc gạo với chút muối, để ráo nước. Đợi cho gạo vừa khô, vừa mềm, tưới nước cốt dừa, đảo đều tay sao cho gạo thấm đều. Đậu xanh ngâm, đãi sạch vỏ đem nấu, cho thêm chút muối.
Khi đậu chín, cho chút nước cốt tỏi, lấy chày làm nhuyễn đậu, rồi nắm thành thỏi dài chừng 22cm; thịt mỡ lợn rửa sạch, thái mỡ có chiều dài tương tự, nêm chút đường, muối tiêu. Lá chuối tươi rửa sạch, để ráo. Nước cốt dừa nấu chín.
Lá chuối có hai mặt, mặt phấn trắng và mặt xanh láng. Bày lá chuối lên mặt phẳng, lá mặt nọ xếp lên trên lá mặt kia chừng ba, bốn lớp; đổ gạo lên trên lá, tãi gạo thành hình tròn. Đặt nhân đậu, mỡ vào giữa rồi gói bánh thành hình trụ. Dùng dây lạt buộc theo chiều dài của bánh trước, dây vòng quấn ngang sau.”
Chúng tôi ngồi im nghe mẹ giảng. Mới đầu anh chị gói không đều tay... dần dần bánh đẹp được cả nhà khen.
Sau khi bánh đã hình thành mẹ cầm hai đòn bánh thành một cặp cho vào nồi. Bánh tới đâu, đổ nước xâm xấp tới đó. Nấu bánh bằng củi trong vòng 12 tiếng.
Tôi không biết gói nên bị ngồi canh chừng để đun củi vào lò.Thỉnh thoảng chế thêm nước lạnh. Bên bếp lửa hồng có khi tôi ngủ gục.
Mỗi lần khách tới, mẹ luôn khoe thành tích gói bánh tét của đàn con.
Năm tháng trôi, anh Hướng Dương vào quân ngũ, chị Tú Cầu lên xe hoa còn lại bốn chị em thừa kế cái nghiệp gói bánh tét. Cũng may mẹ tôi đã sản xuất thêm hai tý nhau nữa đó là Quỳnh Hoa và cu út Đồng Tiền. Chúng phụ lau lá chuối và ngồi canh lò lửa. Gia đình tôi sống êm đềm như mặt nước hồ thu không một gợn sóng đâu ngờ biến cố 1975, Ba bị cải tạo, mẹ gầy hẳn.
Không khí ngày Xuân không được như xưa nữa. Nhưng “giấy rách phải giữ lấy lề” cũng mứt bánh, rượu trà cho qua ngày đoạn tháng. Nồi cơm độn sắn, ngô, mẹ ngược xuôi kiếm tiền nuôi chúng tôi ăn học. Kinh tế gia đình càng ngày càng sút kém. Chúng tôi rất sợ Tết đến. Em tôi không có áo mới. Mẹ lôi trong tủ những cái áo dài thời trang đài dự tiệc, cắt hai vạt áo cặm cụi sửa thành áo ngắn cho hai đứa em gái nhỏ nhất. Chúng xúng xính cười toe sung sướng. Đúng là trẻ con thật. Tuổi vô tư hồn nhiên hết cỡ. Tôi, Tỉ Muội, Thủy Tiên đượm nét suy tư lên khóe mắt.
Còn mười ngày nữa Tết, mẹ tập họp chúng tôi lại:
- Năm nay nhà mình nấu bánh tét đem ra chợ bán. Các con cố gắng gói cho ngon và đẹp nhé!
Thế là mọi thành viên đều chú tâm thực hành. Mỗi đứa phải gói mười đòn. Tay chân rã rời. Bánh để ăn và bán nên chúng tôi cố gắng hết sức mình. Những đòn bánh tròn đều đặn. Thức trắng đêm bên bếp lửa hồng chuyện trò râm ran. Gió hắt hiu. Vườn cây xanh mướt. Hoa xuân đong đưa, nụ hồng tươi thắm. Tiếc là không có Ba, anh Dương và chị Tú Cầu để ngôi nhà thêm ấm áp.
Bánh chín, vớt ra dâng lên bàn thờ tổ tiên. Mẹ dẫn tôi và Tỉ Muội vượt mấy trăm cây số để lên thăm Ba. Tiều tụy, đôi mắt thâm sâu, Ba vuốt tóc từng đứa. Mẹ không dám khóc chỉ rơm rớm nước mắt vì sợ Ba buồn thêm. Những gói mì, bánh tét, thuốc lá, kẹo bánh và nhiều đồ cần dùng được Ba cầm trong đôi tay cảm xúc. Từ giã Ba chị em tôi chậm bước. Hình ảnh người cha một thời oai phong nay như chú hổ “ngậm một mối căm hờn trong cũi sắt”. Suy tư bắt đầu len lỏi vào hồn tôi. Kể từ dạo đó tôi nhìn đời qua một lăng kính màu nâu. Tôi biếng cười và cảm nhận trưởng thành hơn trong tư duy về cuộc sống hiện thực. Hình như mẹ hiểu được tâm trạng ấy nên khuyên chúng tôi vô tư để sống. Mẹ nói: “có nghĩ suy cũng không thể thay đổi được những gì mà Thượng đế đã sắp đặt”. Hằng đêm chúng tôi cầu nguyện trước bàn Phật để cho Ba bình an và mau trở về với mẹ và các con. Anh Dương cải tạo trong miền Nam nên mẹ không có điều kiện để vào bới xách được. Thật tội nghiệp cho anh trai của chúng tôi. Đứng trước tượng của đấng Chí tôn trí óc non nớt của tôi nghĩ: “Nhờ có các vị Chúa, Phật với những cuốn kinh thánh cũng như tất cả giáo điều mà các ngài lưu truyền cho nhân loại nên xã hội mới được trật tự.” Con người ta ra đời vốn “nhân chi sơ, tánh bổn thiện” nhưng những ham muốn, lòng vị kỷ cùng tánh tham lam làm cho họ xâu xé lẫn nhau. Chính những điều răn dạy, những câu chuyện “quả báo” trong sách Phật đã giúp mọi người bớt “tham, sân, si” trở nên hoàn thiện hơn. Vì thế mà chúng tôi đặt niềm tin vào đấng thiêng liêng. Với lời cầu nguyện khiêm tốn hằng đêm rằng: “cho Ba tôi trở về nhà bình an”.
Cuộc sống đạm bạc, rau dưa qua ngày. Xuân đi rồi lại đến. Gia đình tôi vẫn nương theo nồi bánh tét để sống. Nồi bánh to dần, lượng khách biết tiếng bánh tét nhà họ Lê đông hơn. Cứ như thế, mẹ theo nghề nấu bánh vào mỗi độ Xuân về. Tôi đề nghị mẹ cho tôi phụ thêm bằng cách mua hoa Lay Ơn để bán kiếm thêm tiền chi tiêu trong gia đình. Mẹ đồng ý, thế là tôi đạp xe lên tận Kim Long mua hoa về bán.
Chiều hai mươi lăm Tết chúng tôi hăm hở ra quân. Quỳnh Hoa trông coi gian hàng bán bánh tét. Nói là gian hàng chứ chỉ là chiếc ô lớn xòe rộng che cái bàn trên đó để bánh. Người qua lại rất đông. Hàng bán chạy. Nồi bánh tét sôi sùng sục suốt ngày lẫn đêm. Tỉ Muội cùng mẹ tay thoăn thoắt gói. Số bánh bán chạy làm ánh mắt mẹ tươi hơn. Những bó hoa của tôi bán hết sạch trong ngày. Tối ba mươi Quỳnh Hoa uể oải nộp tiền cho mẹ. Sau khi đếm mẹ la:
- Con học lớp tám rồi mà sao ngơ ngơ rứa, để người ta bốc trộm bánh. Chừ thiếu tiền hai đòn.
Hoa không nói cúi mặt khóc tấm tức.
- Lớn chừng đó mà còn dại. Sau ni biết làm chi mà ăn.
Bị mắng em chạy vào buồng khóc to.
Tỉ Muội chế dầu vào lửa:
- Con ni biết ăn thôi... không biết làm chi mô mẹ ạ. Năm tới để con bán cho.
- Oan cho em lắm chị ơi!
Nó vừa ôm tôi vừa kêu oan.
- Hồi chiều có cụ ăn xin. Áo quần rách rưới tiều tụy. Cụ đứng gần nhìn em với đôi mắt thèm khát. Hình như cụ ấy đói và vô gia cư. Thương cảnh khổ của cụ em liền gói một đòn cho. Cụ sáng mắt và cám ơn rối rít. Ngồi bệt xuống đất cụ mở ra và ngấu nghiến ăn một cách ngon lành. Xót quá! em biếu cho cụ thêm một đòn nữa và dặn “cụ giữ lấy thêm đòn bánh này để ăn trong ngày Tết”.
Cụ nhìn em một lát rồi từ đôi mắt kèm nhèm ấy ứa ra những giọt lệ. Chân cao, chân thấp lầm lũi cụ bước.
Đang đứng ngoài cửa buồng nghe Hoa nói thế mẹ xúc động:
- Thôi đừng khóc nữa...
Ba mẹ con ôm chầm lấy nhau sụt sùi và nghĩ thầm: Nhà mình nghèo rồi mà có kẻ nghèo hơn...
Mồng bốn Tết, cả nhà đang quây quần bên mâm cơm. Ai cũng nhắc đến ba và anh Dương đang đón Xuân nơi rừng sâu núi thẳm.
Bóng ai đó thập thò ngoài cửa sổ. Mẹ chạy ra:
- Thưa bác, đầu năm chúng cháu chúc bác và gia đình khỏe.
- Hai cháu là bạn của đứa nào trong nhà bác?
- Dạ thưa không.
Cô gái ấp úng.
- Mời hai cháu vào nhà chơi.
Cả bọn ngạc nhiên sửng sốt vì hai người khách rất lạ. Cô gái chừng mười tám, chàng trai khó đoán tuổi vì khuôn mặt rất thư sinh, da trắng môi đỏ nhưng cơ thể nở nang như lực sĩ.
Bọn tôi chạy vô buồng, vạch màn nghe lóm.
- Thưa bác đây có phải là lò bánh tét: “Lê Văn” không?
- Đúng là lò bánh tét “Lê Văn”, nhưng không phải lò chuyên nghiệp. Mỗi khi Tết đến mấy em nghỉ học gói vài trăm đòn bán kiếm tiền để tiêu.
- Gia đình con luôn mua bánh Tét nhãn hiệu này, ăn rất ngon nên chúng con mạo muội ghé đến chúc Tết hai bác.
- Cám ơn các cháu. Dùng tí mứt do bàn tay của các em ở nhà làm nhé!
Bọn tôi ngạc nhiên vì suốt mấy năm bán bánh Tét không một ai quan tâm như hai nhân vật này
- Anh trai con rất thích bánh Tét nhà bác. Vậy khi nào chúng con có thể đặt một ít để ăn bác có gói không?
- Khoảng mươi đòn trở lên bác mới gói. Một hai đòn không thể.
- Dạ chúng con xin chúc gia đình bác an khang hạnh phúc. Chào bác con về.
Cô gái nói nhiều, cậu anh trai không một lời nhưng cứ đưa mắt tò mò nhìn quanh ngôi nhà.
Cô em kéo anh trai đi. Đến ngõ cậu còn ngoái đầu lại như tiếc nuối điều gì?
Hàng tháng, cậu Tiến, tên chàng trai đều đến nhà tôi đặt bánh tét. Dần dần quen, được biết Tiến là con nhà giàu đang sở hữu những cửa hàng bán vật liệu xây dựng. Ngoài ra gia đình chàng còn nhận thầu xây cất nhà ở. Chàng đến hoài đâm ra thân. Tiến săn đón, nhất là quan tâm đến chuyện học tập của chúng tôi. Chàng muốn kiểm tra giùm bài vở và chữ viết của quí cô nương nhà này.
Sau một thời gian chàng thích chuyện trò với Tỉ Muội hơn. Năm đó chị vừa ra trường ngành sư phạm mẫu giáo.
Tình nồng tự lúc nào? Bén duyên ra sao? Nào ai biết?
Sau hai năm tìm hiểu Tiến cầu hôn cũng đúng lúc Ba tôi được tha về.
Đám cưới tổ chức vào ngày gần Tết. Năm đó chúng tôi được tha không bị gói hay ngồi canh nồi bánh nữa.
Ngày mồng một Tết, hai vợ chồng anh về thăm nhà ba mẹ tôi.
Trong bữa ăn, Anh Tiến đưa ra một tờ giấy hơi nhàu với dòng chữ :
“Ai may mắn
Ăn được đòn bánh tét
Do chính tay em gói
Sẽ được Trời se duyên”
Khuôn mặt chị Tỉ Muội đỏ rần. Chị không ngờ một phút cao hứng lãng mạn chị đã ghi tờ giấy ấy gói vào bao ni lông đặt giữa đòn bánh, và đòn bánh ấy lọt vào tay Tiến.
Bé Đồng Tiền chu môi chế nhạo:
- Lỡ tờ giấy rơi vào tay một cụ già hay một cô gái chị có dám yêu không?
Cả nhà hiểu ra và cười vang lừng.
Tỉ Muội nguýt yêu chồng:
- Gớm! rứa mà giữ kín tới hôm ni mới “bật mí”.
Khi lớn mẹ bày gói bánh tét. Chị Tú Cầu và anh Dương phải nghe lời hướng dẫn:
“Xóc gạo với chút muối, để ráo nước. Đợi cho gạo vừa khô, vừa mềm, tưới nước cốt dừa, đảo đều tay sao cho gạo thấm đều. Đậu xanh ngâm, đãi sạch vỏ đem nấu, cho thêm chút muối.
Khi đậu chín, cho chút nước cốt tỏi, lấy chày làm nhuyễn đậu, rồi nắm thành thỏi dài chừng 22cm; thịt mỡ lợn rửa sạch, thái mỡ có chiều dài tương tự, nêm chút đường, muối tiêu. Lá chuối tươi rửa sạch, để ráo. Nước cốt dừa nấu chín.
Lá chuối có hai mặt, mặt phấn trắng và mặt xanh láng. Bày lá chuối lên mặt phẳng, lá mặt nọ xếp lên trên lá mặt kia chừng ba, bốn lớp; đổ gạo lên trên lá, tãi gạo thành hình tròn. Đặt nhân đậu, mỡ vào giữa rồi gói bánh thành hình trụ. Dùng dây lạt buộc theo chiều dài của bánh trước, dây vòng quấn ngang sau.”
Chúng tôi ngồi im nghe mẹ giảng. Mới đầu anh chị gói không đều tay... dần dần bánh đẹp được cả nhà khen.
Sau khi bánh đã hình thành mẹ cầm hai đòn bánh thành một cặp cho vào nồi. Bánh tới đâu, đổ nước xâm xấp tới đó. Nấu bánh bằng củi trong vòng 12 tiếng.
Tôi không biết gói nên bị ngồi canh chừng để đun củi vào lò.Thỉnh thoảng chế thêm nước lạnh. Bên bếp lửa hồng có khi tôi ngủ gục.
Mỗi lần khách tới, mẹ luôn khoe thành tích gói bánh tét của đàn con.
Năm tháng trôi, anh Hướng Dương vào quân ngũ, chị Tú Cầu lên xe hoa còn lại bốn chị em thừa kế cái nghiệp gói bánh tét. Cũng may mẹ tôi đã sản xuất thêm hai tý nhau nữa đó là Quỳnh Hoa và cu út Đồng Tiền. Chúng phụ lau lá chuối và ngồi canh lò lửa. Gia đình tôi sống êm đềm như mặt nước hồ thu không một gợn sóng đâu ngờ biến cố 1975, Ba bị cải tạo, mẹ gầy hẳn.
Không khí ngày Xuân không được như xưa nữa. Nhưng “giấy rách phải giữ lấy lề” cũng mứt bánh, rượu trà cho qua ngày đoạn tháng. Nồi cơm độn sắn, ngô, mẹ ngược xuôi kiếm tiền nuôi chúng tôi ăn học. Kinh tế gia đình càng ngày càng sút kém. Chúng tôi rất sợ Tết đến. Em tôi không có áo mới. Mẹ lôi trong tủ những cái áo dài thời trang đài dự tiệc, cắt hai vạt áo cặm cụi sửa thành áo ngắn cho hai đứa em gái nhỏ nhất. Chúng xúng xính cười toe sung sướng. Đúng là trẻ con thật. Tuổi vô tư hồn nhiên hết cỡ. Tôi, Tỉ Muội, Thủy Tiên đượm nét suy tư lên khóe mắt.
Còn mười ngày nữa Tết, mẹ tập họp chúng tôi lại:
- Năm nay nhà mình nấu bánh tét đem ra chợ bán. Các con cố gắng gói cho ngon và đẹp nhé!
Thế là mọi thành viên đều chú tâm thực hành. Mỗi đứa phải gói mười đòn. Tay chân rã rời. Bánh để ăn và bán nên chúng tôi cố gắng hết sức mình. Những đòn bánh tròn đều đặn. Thức trắng đêm bên bếp lửa hồng chuyện trò râm ran. Gió hắt hiu. Vườn cây xanh mướt. Hoa xuân đong đưa, nụ hồng tươi thắm. Tiếc là không có Ba, anh Dương và chị Tú Cầu để ngôi nhà thêm ấm áp.
Bánh chín, vớt ra dâng lên bàn thờ tổ tiên. Mẹ dẫn tôi và Tỉ Muội vượt mấy trăm cây số để lên thăm Ba. Tiều tụy, đôi mắt thâm sâu, Ba vuốt tóc từng đứa. Mẹ không dám khóc chỉ rơm rớm nước mắt vì sợ Ba buồn thêm. Những gói mì, bánh tét, thuốc lá, kẹo bánh và nhiều đồ cần dùng được Ba cầm trong đôi tay cảm xúc. Từ giã Ba chị em tôi chậm bước. Hình ảnh người cha một thời oai phong nay như chú hổ “ngậm một mối căm hờn trong cũi sắt”. Suy tư bắt đầu len lỏi vào hồn tôi. Kể từ dạo đó tôi nhìn đời qua một lăng kính màu nâu. Tôi biếng cười và cảm nhận trưởng thành hơn trong tư duy về cuộc sống hiện thực. Hình như mẹ hiểu được tâm trạng ấy nên khuyên chúng tôi vô tư để sống. Mẹ nói: “có nghĩ suy cũng không thể thay đổi được những gì mà Thượng đế đã sắp đặt”. Hằng đêm chúng tôi cầu nguyện trước bàn Phật để cho Ba bình an và mau trở về với mẹ và các con. Anh Dương cải tạo trong miền Nam nên mẹ không có điều kiện để vào bới xách được. Thật tội nghiệp cho anh trai của chúng tôi. Đứng trước tượng của đấng Chí tôn trí óc non nớt của tôi nghĩ: “Nhờ có các vị Chúa, Phật với những cuốn kinh thánh cũng như tất cả giáo điều mà các ngài lưu truyền cho nhân loại nên xã hội mới được trật tự.” Con người ta ra đời vốn “nhân chi sơ, tánh bổn thiện” nhưng những ham muốn, lòng vị kỷ cùng tánh tham lam làm cho họ xâu xé lẫn nhau. Chính những điều răn dạy, những câu chuyện “quả báo” trong sách Phật đã giúp mọi người bớt “tham, sân, si” trở nên hoàn thiện hơn. Vì thế mà chúng tôi đặt niềm tin vào đấng thiêng liêng. Với lời cầu nguyện khiêm tốn hằng đêm rằng: “cho Ba tôi trở về nhà bình an”.
Cuộc sống đạm bạc, rau dưa qua ngày. Xuân đi rồi lại đến. Gia đình tôi vẫn nương theo nồi bánh tét để sống. Nồi bánh to dần, lượng khách biết tiếng bánh tét nhà họ Lê đông hơn. Cứ như thế, mẹ theo nghề nấu bánh vào mỗi độ Xuân về. Tôi đề nghị mẹ cho tôi phụ thêm bằng cách mua hoa Lay Ơn để bán kiếm thêm tiền chi tiêu trong gia đình. Mẹ đồng ý, thế là tôi đạp xe lên tận Kim Long mua hoa về bán.
Chiều hai mươi lăm Tết chúng tôi hăm hở ra quân. Quỳnh Hoa trông coi gian hàng bán bánh tét. Nói là gian hàng chứ chỉ là chiếc ô lớn xòe rộng che cái bàn trên đó để bánh. Người qua lại rất đông. Hàng bán chạy. Nồi bánh tét sôi sùng sục suốt ngày lẫn đêm. Tỉ Muội cùng mẹ tay thoăn thoắt gói. Số bánh bán chạy làm ánh mắt mẹ tươi hơn. Những bó hoa của tôi bán hết sạch trong ngày. Tối ba mươi Quỳnh Hoa uể oải nộp tiền cho mẹ. Sau khi đếm mẹ la:
- Con học lớp tám rồi mà sao ngơ ngơ rứa, để người ta bốc trộm bánh. Chừ thiếu tiền hai đòn.
Hoa không nói cúi mặt khóc tấm tức.
- Lớn chừng đó mà còn dại. Sau ni biết làm chi mà ăn.
Bị mắng em chạy vào buồng khóc to.
Tỉ Muội chế dầu vào lửa:
- Con ni biết ăn thôi... không biết làm chi mô mẹ ạ. Năm tới để con bán cho.
- Oan cho em lắm chị ơi!
Nó vừa ôm tôi vừa kêu oan.
- Hồi chiều có cụ ăn xin. Áo quần rách rưới tiều tụy. Cụ đứng gần nhìn em với đôi mắt thèm khát. Hình như cụ ấy đói và vô gia cư. Thương cảnh khổ của cụ em liền gói một đòn cho. Cụ sáng mắt và cám ơn rối rít. Ngồi bệt xuống đất cụ mở ra và ngấu nghiến ăn một cách ngon lành. Xót quá! em biếu cho cụ thêm một đòn nữa và dặn “cụ giữ lấy thêm đòn bánh này để ăn trong ngày Tết”.
Cụ nhìn em một lát rồi từ đôi mắt kèm nhèm ấy ứa ra những giọt lệ. Chân cao, chân thấp lầm lũi cụ bước.
Đang đứng ngoài cửa buồng nghe Hoa nói thế mẹ xúc động:
- Thôi đừng khóc nữa...
Ba mẹ con ôm chầm lấy nhau sụt sùi và nghĩ thầm: Nhà mình nghèo rồi mà có kẻ nghèo hơn...
Mồng bốn Tết, cả nhà đang quây quần bên mâm cơm. Ai cũng nhắc đến ba và anh Dương đang đón Xuân nơi rừng sâu núi thẳm.
Bóng ai đó thập thò ngoài cửa sổ. Mẹ chạy ra:
- Thưa bác, đầu năm chúng cháu chúc bác và gia đình khỏe.
- Hai cháu là bạn của đứa nào trong nhà bác?
- Dạ thưa không.
Cô gái ấp úng.
- Mời hai cháu vào nhà chơi.
Cả bọn ngạc nhiên sửng sốt vì hai người khách rất lạ. Cô gái chừng mười tám, chàng trai khó đoán tuổi vì khuôn mặt rất thư sinh, da trắng môi đỏ nhưng cơ thể nở nang như lực sĩ.
Bọn tôi chạy vô buồng, vạch màn nghe lóm.
- Thưa bác đây có phải là lò bánh tét: “Lê Văn” không?
- Đúng là lò bánh tét “Lê Văn”, nhưng không phải lò chuyên nghiệp. Mỗi khi Tết đến mấy em nghỉ học gói vài trăm đòn bán kiếm tiền để tiêu.
- Gia đình con luôn mua bánh Tét nhãn hiệu này, ăn rất ngon nên chúng con mạo muội ghé đến chúc Tết hai bác.
- Cám ơn các cháu. Dùng tí mứt do bàn tay của các em ở nhà làm nhé!
Bọn tôi ngạc nhiên vì suốt mấy năm bán bánh Tét không một ai quan tâm như hai nhân vật này
- Anh trai con rất thích bánh Tét nhà bác. Vậy khi nào chúng con có thể đặt một ít để ăn bác có gói không?
- Khoảng mươi đòn trở lên bác mới gói. Một hai đòn không thể.
- Dạ chúng con xin chúc gia đình bác an khang hạnh phúc. Chào bác con về.
Cô gái nói nhiều, cậu anh trai không một lời nhưng cứ đưa mắt tò mò nhìn quanh ngôi nhà.
Cô em kéo anh trai đi. Đến ngõ cậu còn ngoái đầu lại như tiếc nuối điều gì?
Hàng tháng, cậu Tiến, tên chàng trai đều đến nhà tôi đặt bánh tét. Dần dần quen, được biết Tiến là con nhà giàu đang sở hữu những cửa hàng bán vật liệu xây dựng. Ngoài ra gia đình chàng còn nhận thầu xây cất nhà ở. Chàng đến hoài đâm ra thân. Tiến săn đón, nhất là quan tâm đến chuyện học tập của chúng tôi. Chàng muốn kiểm tra giùm bài vở và chữ viết của quí cô nương nhà này.
Sau một thời gian chàng thích chuyện trò với Tỉ Muội hơn. Năm đó chị vừa ra trường ngành sư phạm mẫu giáo.
Tình nồng tự lúc nào? Bén duyên ra sao? Nào ai biết?
Sau hai năm tìm hiểu Tiến cầu hôn cũng đúng lúc Ba tôi được tha về.
Đám cưới tổ chức vào ngày gần Tết. Năm đó chúng tôi được tha không bị gói hay ngồi canh nồi bánh nữa.
Ngày mồng một Tết, hai vợ chồng anh về thăm nhà ba mẹ tôi.
Trong bữa ăn, Anh Tiến đưa ra một tờ giấy hơi nhàu với dòng chữ :
“Ai may mắn
Ăn được đòn bánh tét
Do chính tay em gói
Sẽ được Trời se duyên”
Khuôn mặt chị Tỉ Muội đỏ rần. Chị không ngờ một phút cao hứng lãng mạn chị đã ghi tờ giấy ấy gói vào bao ni lông đặt giữa đòn bánh, và đòn bánh ấy lọt vào tay Tiến.
Bé Đồng Tiền chu môi chế nhạo:
- Lỡ tờ giấy rơi vào tay một cụ già hay một cô gái chị có dám yêu không?
Cả nhà hiểu ra và cười vang lừng.
Tỉ Muội nguýt yêu chồng:
- Gớm! rứa mà giữ kín tới hôm ni mới “bật mí”.
Ngoài kia nắng Xuân xênh xang. Gió xuân reo bên thềm. Muôn hoa khoe sắc thắm. Xa xa một cánh én vụt bay cao...
ST
Phận bạc
Tủi thân phận một đời cam thiếu thốn,
Nên đành làm bánh giả cúng gia tiên...
Có ngờ đâu trẻ nhỏ khiến ưu phiền,
Đòi bánh giả cho lòng thêm đau khổ !
Sương rơi từng giọt ngoài hiên,
Xót cho thân phận người hiền gian truân...
Cùng chung giọt máu tương thân,
Mỗi người một cảnh phước phần khác nhau...
Thời gian rồi cũng qua mau,
Con luôn nhớ mãi đôi đòn bánh xưa !!
Tết
năm ấy, tôi được theo hai chị tôi xuống thăm cô Bốn. Tôi thích lắm. Thứ
nhất là được mặc áo mới đi chơi xa. Thứ nhì là xuống cô Bốn thế nào
cũng được ăn nhiều bánh. Cô Bốn đã chẳng hẹn với tôi như thế là gì. Nhất
là Tết năm ấy, cha mẹ tôi giận hờn nhau, mẹ tôi chẳng sắm sửa gì nhiều
để ăn Tết cả. Đầu đuôi do cha tôi đánh bạc thua to. Thua to ngay từ hai
tám Tết. May mà có ít bánh in, bánh đậu mẹ tôi đã đóng xong từ mấy ngày
trước đó, không thì cái Tết ấy chúng tôi chẳng có gì mà ăn. Nhưng bánh
in bánh đậu thì đối với tôi không thích bằng bánh tét. Nhất là bánh tét
của mẹ tôi gói thì ngon tuyệt. Cây bánh bóc ra, nếp cứ xanh óng ả như mạ
non. Rồi khi tét ra từng lát thì nếp ở trong ruột cứ trắng và trong
nuôn nuốt. Giữa mỗi lát, nhân đậu xanh vàng mơ lấm tấm mỡ giống như một
cái nhuỵ vàng. Thành thử mỗi lát bánh nhìn như một bông hoa.
Cô Bốn tôi là con cùng cha khác mẹ với cha tôi. Lúc còn bé tôi chưa hiểu vì sao cha tôi lại ghét cô Bốn đến thế. Mãi khi lớn lên, tôi mới rõ, ông nội tôi trước vốn giàu, sau chỉ vì lấy mẹ cô Bốn về làm lẽ nên tiêu pha tung tán, sạt cả gia tài. Ông nội tôi chết chẳng để lại được gì đáng kể. Cha tôi đổ tội cho mẹ cô Bốn và ghét lây sang cô. Nhất là từ ngày mẹ cô Bốn chết đi thì cha tôi lại trút tất cả cái giận ghét lên đầu cô.
Tôi nhớ là cô Bốn tôi rất nghèo. Cái hình ảnh còn lại trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét. Cô tôi người dong dỏng cao, luôn luôn mặc áo quần đen rách vá. Gặp cô lúc nào cũng thấy cô đội cái rổ lớn trên đầu. Trên chiếc rổ đó, cô thường úp những cái nón mới cô vừa làm xong để mang lên chợ bán. Vì cái rổ có nón úp đó nhìn cô càng thấy cao và gầy thêm. Mỗi lần đi vào cửa nhà tôi, cô lại hạ cái rổ xuống, bưng ở trước ngực để cho khỏi vướng.
Cô Bốn biết cha tôi không thích cho cô vào nhà. Thấy cô vào, nếu không có chuyện gì thì thôi, nhưng nếu gặp phải bữa cha tôi thua bạc hay có chuyện không vui cha tôi lại lườm lườm cô và quát:
- Mày vào đây làm gì hả con điếc kia?
Cô tôi thường không trả lời. Không phải vì điếc không nghe. Cô tôi chỉ bị nặng tai thôi, chứ không phải điếc. Cô chỉ cười trừ. Đôi môi cô héo tím. Vì còn bé, những lúc ấy, tôi chỉ lo cha tôi lại quát mắng cô thêm. Tôi chưa thấy thấm thía cái khổ của cô tôi lúc bấy giờ. Cô tôi bị người đời, ngay cả những người thân thích, khinh ghét nhiều quá nên cô quen đi, lờn đi, không còn biết nhục nhã là gì nữa. Cô tôi goá chồng từ năm hăm chín tuổi, bây giờ thì sống với hai đứa con gái, đứa lên năm, đứa lên ba. Nghe cô tôi than thở với mẹ tôi, tôi mới biết thêm là hai đứa ấy rất ốm yếu, năm ngày ba tật. Cô tôi thiếu thốn quanh năm. Mẹ tôi thường vẫn giấu cha tôi, khi thì vài chén gạo trắng, khi thì chùm bắp chục khoai, bà bỏ vào rổ cho cô tôi mang về. Cô tôi, những lúc ấy lại ghé sát miệng vào tai mẹ tôi mà nói:
- Thôi chị Hai! Chị cho, anh Hai thấy lại la chị đó.
Mẹ tôi cười một tiếng rồi cứ trút gạo, nhét bắp vào rổ. Cô tôi lại nhìn dớn dác, cửa trước, cửa sau sợ cha tôi vào bắt gặp, rồi cô lấy lá chuối xanh tủ kín tất cả bưng đi.
- Thôi tui về nghe chị Hai. Cô về nghe mấy cháu. Về không hai đứa nó trông!
Lại cũng lớn lên, tôi mới rõ là cô tôi vì không có con trai nên rất thương tôi, mặc cho cha tôi lườm mắng, cô tôi lên chợ, về chợ vẫn thường ghé vào nhà tôi. Trừ những lúc quá gay gắt, cô tôi mới vòng ngả khác để đi. Thường đấy là những ngày cha mẹ tôi cãi cọ với nhau, ném vỡ cả những bát đĩa mà thường ngày cha tôi vẫn thường trầm trồ khen là quý, là đẹp. Cô tôi tuy nặng tai và tuy ở xa nhưng chuyện gì không vui xảy ra trong gia đình tôi, cô đều nghe biết rất sớm. Những lần ấy cô chỉ đứng thập thò ngoài bờ rào, cạnh bụi duối để chờ tôi ló ra là gọi:
- Mười ơi! Cô đây nè! Ra đây!
Nghe tiếng cô, tôi chạy ra ngay. Khi nào ở chợ về, ghé vào nhà, cô tôi cũng nhét vào tay tôi vài viên kẹo cau hay một cái bánh tráng nhỏ.
Cô tôi chờ tôi đến thật gần rồi mới hỏi:
- Cha mẹ hết cãi cọ với nhau rồi chớ con!
Tôi trả lời, có khi tới hai ba lần cô tôi mới nghe được. Mặc dù tôi đã cố nhón gót và nói thật to. Và mặc dù cô tôi đã áp tai vào bờ rào tóc vương cả vào những cành duối. Cô tôi, hoặc chau mày lại khi nghe tôi bảo cha mẹ tôi vẫn còn đang giận nhau, hoặc gật gật đầu một cách mừng rỡ khi nghe cha mẹ tôi đã làm lành với nhau. Cô lại truyền qua bờ rào mấy viên kẹo cau. Tôi lại đón lấy, bỏ vào mồm nhai công cốc.
Cô tôi lại đội rổ lên đầu, lại men theo luỹ tre sau nhà tôi, đi ra con đường ruộng chạy ở giữa những đám bắp đang trổ cờ hay giữa những đám đậu phụng hoa vàng lấm tấm...
Cô Bốn tôi là con cùng cha khác mẹ với cha tôi. Lúc còn bé tôi chưa hiểu vì sao cha tôi lại ghét cô Bốn đến thế. Mãi khi lớn lên, tôi mới rõ, ông nội tôi trước vốn giàu, sau chỉ vì lấy mẹ cô Bốn về làm lẽ nên tiêu pha tung tán, sạt cả gia tài. Ông nội tôi chết chẳng để lại được gì đáng kể. Cha tôi đổ tội cho mẹ cô Bốn và ghét lây sang cô. Nhất là từ ngày mẹ cô Bốn chết đi thì cha tôi lại trút tất cả cái giận ghét lên đầu cô.
Tôi nhớ là cô Bốn tôi rất nghèo. Cái hình ảnh còn lại trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét. Cô tôi người dong dỏng cao, luôn luôn mặc áo quần đen rách vá. Gặp cô lúc nào cũng thấy cô đội cái rổ lớn trên đầu. Trên chiếc rổ đó, cô thường úp những cái nón mới cô vừa làm xong để mang lên chợ bán. Vì cái rổ có nón úp đó nhìn cô càng thấy cao và gầy thêm. Mỗi lần đi vào cửa nhà tôi, cô lại hạ cái rổ xuống, bưng ở trước ngực để cho khỏi vướng.
Cô Bốn biết cha tôi không thích cho cô vào nhà. Thấy cô vào, nếu không có chuyện gì thì thôi, nhưng nếu gặp phải bữa cha tôi thua bạc hay có chuyện không vui cha tôi lại lườm lườm cô và quát:
- Mày vào đây làm gì hả con điếc kia?
Cô tôi thường không trả lời. Không phải vì điếc không nghe. Cô tôi chỉ bị nặng tai thôi, chứ không phải điếc. Cô chỉ cười trừ. Đôi môi cô héo tím. Vì còn bé, những lúc ấy, tôi chỉ lo cha tôi lại quát mắng cô thêm. Tôi chưa thấy thấm thía cái khổ của cô tôi lúc bấy giờ. Cô tôi bị người đời, ngay cả những người thân thích, khinh ghét nhiều quá nên cô quen đi, lờn đi, không còn biết nhục nhã là gì nữa. Cô tôi goá chồng từ năm hăm chín tuổi, bây giờ thì sống với hai đứa con gái, đứa lên năm, đứa lên ba. Nghe cô tôi than thở với mẹ tôi, tôi mới biết thêm là hai đứa ấy rất ốm yếu, năm ngày ba tật. Cô tôi thiếu thốn quanh năm. Mẹ tôi thường vẫn giấu cha tôi, khi thì vài chén gạo trắng, khi thì chùm bắp chục khoai, bà bỏ vào rổ cho cô tôi mang về. Cô tôi, những lúc ấy lại ghé sát miệng vào tai mẹ tôi mà nói:
- Thôi chị Hai! Chị cho, anh Hai thấy lại la chị đó.
Mẹ tôi cười một tiếng rồi cứ trút gạo, nhét bắp vào rổ. Cô tôi lại nhìn dớn dác, cửa trước, cửa sau sợ cha tôi vào bắt gặp, rồi cô lấy lá chuối xanh tủ kín tất cả bưng đi.
- Thôi tui về nghe chị Hai. Cô về nghe mấy cháu. Về không hai đứa nó trông!
Lại cũng lớn lên, tôi mới rõ là cô tôi vì không có con trai nên rất thương tôi, mặc cho cha tôi lườm mắng, cô tôi lên chợ, về chợ vẫn thường ghé vào nhà tôi. Trừ những lúc quá gay gắt, cô tôi mới vòng ngả khác để đi. Thường đấy là những ngày cha mẹ tôi cãi cọ với nhau, ném vỡ cả những bát đĩa mà thường ngày cha tôi vẫn thường trầm trồ khen là quý, là đẹp. Cô tôi tuy nặng tai và tuy ở xa nhưng chuyện gì không vui xảy ra trong gia đình tôi, cô đều nghe biết rất sớm. Những lần ấy cô chỉ đứng thập thò ngoài bờ rào, cạnh bụi duối để chờ tôi ló ra là gọi:
- Mười ơi! Cô đây nè! Ra đây!
Nghe tiếng cô, tôi chạy ra ngay. Khi nào ở chợ về, ghé vào nhà, cô tôi cũng nhét vào tay tôi vài viên kẹo cau hay một cái bánh tráng nhỏ.
Cô tôi chờ tôi đến thật gần rồi mới hỏi:
- Cha mẹ hết cãi cọ với nhau rồi chớ con!
Tôi trả lời, có khi tới hai ba lần cô tôi mới nghe được. Mặc dù tôi đã cố nhón gót và nói thật to. Và mặc dù cô tôi đã áp tai vào bờ rào tóc vương cả vào những cành duối. Cô tôi, hoặc chau mày lại khi nghe tôi bảo cha mẹ tôi vẫn còn đang giận nhau, hoặc gật gật đầu một cách mừng rỡ khi nghe cha mẹ tôi đã làm lành với nhau. Cô lại truyền qua bờ rào mấy viên kẹo cau. Tôi lại đón lấy, bỏ vào mồm nhai công cốc.
Cô tôi lại đội rổ lên đầu, lại men theo luỹ tre sau nhà tôi, đi ra con đường ruộng chạy ở giữa những đám bắp đang trổ cờ hay giữa những đám đậu phụng hoa vàng lấm tấm...
** *
Năm ấy vào sáng mồng một Tết, tôi được theo hai chị tôi xuống thăm
nhà người cô nghèo. Đây là lần đầu tiên tôi xuống nhà cô. Cũng cần nói
là năm ấy tôi lên bảy và nổi tiếng là tham ăn nhất nhà. Bánh kẹo gì tôi
cũng được ăn nhiều nhất.
Dọc đường hai chị tôi cứ mãi bàn những chuyện đâu đâu. Hết
tóc dài, tóc
ngắn, lại đến gương, đến lược. Tôi chẳng thèm nghe cứ nhìn vào nhà này,
nhà kia xem bọn trẻ con cùng tuổi với tôi, chúng đang chơi gì. Và cứ
mong chóng đến ngay nhà cô.
Ra đến con đường ruộng chạy giữa đồng, hai chị tôi hình như cũng hết chuyện nên quay lại hỏi tôi:
- Sao, bây giờ xuống cô Bốn mày muốn ăn bánh gì nào? Nói trước nghe thử.
- Bánh tét.
- Ăn nhiều hay ít?
- Nhiều!
- Cô Bốn làm gì có bánh nhiều mà đòi ăn nhiều!
Tôi cãi ngay:
- Cô Bốn không có nhiều mà bữa trước lại hẹn để phần nhiều cho em à?
- Nhiều của cô Bốn thì không nhiều đâu.
Tôi định hỏi tại sao thì chị Tám tôi đã nói:
- Bữa nay, chị em mình xuống, mặc sức cô Bốn mừng chị Năm hử.
- Ừ! Nhà cô Bốn lâu nay trên mình có ai xuống đâu mà không mừng.
Tôi hỏi chen vào.
- Sao lại không xuống hở chị Năm?
- Tại nhà cô nghèo, xuống làm gì!
Rồi chị Năm tôi dặn:
- Này, xuống dưới đó cô Bốn cho ăn gì thì ăn nấy, mày đừng có đòi như ở nhà nghe chưa. Sau tao ghét, tao không dám dẫn đi nữa đâu.
Tôi không trả lời.
Nhà cô Bốn ở bên kia một con sông nhỏ phải qua đò. Đò ngày Tết vui thật. Trong khoang, quần áo người nào đường chỉ may cũng mới tinh. Ai cũng vui vẻ tươi cười. Nước sông trong leo lẻo.
Qua một con đường ngoặt, chị Năm tôi chỉ vào một ngôi nhà thấp nhỏ, tranh đã cũ nát rồi bảo:
- Nhà cô Bốn đây!
Tôi cắm đầu chạy trước hai chị tôi. Vừa thoáng thấy tôi, cô tôi đã reo lên mừng, quýnh cả lưỡi:
- Trời ơi thằng Mười! Lại có con Năm, con Tám nữa!
Cô tôi bồng đứa con gái nhỏ chạy ra. Cái cười của cô tôi lúc ấy, bây giờ nhớ lại, tôi mới thấy thật là một cái cười vui sướng đến tột độ. Chưa bao giờ tôi lại tưởng tượng cô tôi có một cái cười như thế. Có ba chị em tôi, gian nhà đang lặng lẽ bỗng vui hẳn lên. Tôi thấy cô tôi đưa mắt nhìn sang các nhà hàng xóm như tìm ai. Mãi sau này, tôi mới hiểu hết ý nghĩa của cái nhìn ấy. Cô tôi như muốn nói với những người hàng xóm vốn khinh cô:
- Đấy, lũ cháu tôi nó xuống thăm tôi đấy.
Cô tôi miệng thì bảo chúng tôi ngồi lên giường, tay thì lấy nón mũ của chúng tôi xếp lại thành đống cho gọn, cô tôi bảo:
- Ngồi chơi các con, cô đi lấy bánh ăn hử? Chui cha, mấy cái Tết rồi, Tết này lũ bay mới xuống thăm cô.
Bỗng cô mếu máo:
- Tao biết lũ bay thương tao lắm chớ! Tại cha lũ bay ghét tao, không muốn cho lũ bay xuống, lũ bay mới không xuống chớ!
Rồi cô đổi giọng hỏi tiếp:
- Cha mẹ hết cãi nhau chưa!
- Chưa.
Trong lúc ấy đứa con gái bé của cô tôi vẫn hau háu mắt nhìn tôi. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận thấy là nó không có áo mới. Cả chị nó cũng thế. Hai đứa đều xanh xao và đều có vẻ e sợ. Con lớn cứ nấp sau cánh cửa. Chị Năm tôi đưa tay kéo ra, nó cứ bíu lấy cánh cửa trì lại. Cô tôi thấy, liền bảo:
- Thôi, kệ nó con.
Tôi nhìn lên bàn thờ để ở giữa nhà. Tôi lạ quá. Ồ! Thế này thì ai bảo là cô mình nghèo. Sau cái bát hương và hai cái chân đèn bằng gỗ sơn đỏ đã cũ, tôi thấy rõ ràng hai hàng bánh tét xếp chồng lên nhau, ngay ngắn, ngon lành.
Thấy tôi nhìn chăm chăm vào những cây bánh tét, cô tôi rút ra một cây rồi hỏi:
- Mẹ năm nay không nấu bánh tét phải không?
Tôi gật đầu ngay. Cô tôi không nói không rằng, chạy tìm ngay sợi chỉ để tét bánh. Cô tôi tét cả cây bánh, sắp lên chiếc đĩa bị vỡ đã được gắn lại, rồi để lên giường.
- Ăn đi mấy con. Bánh cô gói chắc không ngon bằng bánh mẹ gói đâu!
Cô nói thế nhưng tôi ăn vẫn thấy ngon vô cùng. Hai chị tôi làm khách lắm, ăn như người lớn cả rồi ấy. Như thế càng tốt chứ sao. Tôi thì tôi cứ ăn phăng phăng. Chị Năm tôi đã mấy lần bảo tôi ăn chầm chậm tôi vẫn mặc.
Chẳng mấy chốc đĩa bánh đã sạch ráo. Đứa con gái lớn của cô tôi cầm lát bánh từ lúc chị Năm tôi đưa đến giờ, vẫn chưa ăn hết. Nó cứ nhấm nhấm như dán. Thế mà lại hơn. Vì bây giờ nó vẫn còn bánh, còn tôi thì đã hết sạch rồi. Tôi nhìn miếng bánh của nó mà thòm thèm. Phần tôi chỉ mới được hai lát chứ mấy. Mà sức tôi thì có thể chở thêm được vài lát nữa. Tôi lại nhìn lên hai hàng bánh tét xếp ở trên bàn thờ rồi nói với cô tôi:
- Lát nữa cô cho một mình cháu một cây nghe cô Bốn.
Cô tôi gật đầu ngay:
- Ừ! Để rồi cô chọn cho một mình con một cây thiệt ngon đem về ăn.
Lúc đó tôi mới yên tâm. Tôi chờ. Tôi chắc cô tôi sẽ chọn ngay cho mình. Tôi lại đưa mắt nhìn lên hai hàng bánh tét chồng ngay ngắn lên bàn thờ. Tôi định chọn trước một cây để khi cô lấy thì chỉ cho cô. Vì có ý chọn trước như thế, tôi mới nhận xét được rằng: năm cây bánh nằm hàng dưới to hơn ba cây bánh nằm hàng trên. Ồ, thế thì chốc nữa mình phải chọn một cây ở hàng dưới mới được.
Tôi chờ. Tôi lại đoán chắc khi dọn xong đũa, đĩa, thế nào cô tôi cũng chọn bánh cho tôi. Nhưng không, cô tôi chỉ đem đĩa đặt ở bàn thờ rồi đi xuống bếp xách ấm nước lên. Tôi hơi sốt ruột lại đoán: thế nào xách nước lên xong, cô cũng chọn bánh cho mình. Nhưng không, xách nước lên cô lại lo đi lấy hai cái bát nhỏ đặt lên giường và rót nước ra. Cô ngồi ở giường hỏi chuyện hai chị tôi.
Tôi không chờ được nữa. Tôi nhắc:
- Cô!
- Cái gì con? Uống nước hử?
Tôi lắc đầu rồi chỉ lên bàn thờ. Cô tôi bỗng sực nhớ ra:
- Mẹ cha ơi! Quên mất! Đây, để cô lấy cho một mình con một cây hử.
Cô lấy một cây ở hàng trên. Tôi chỉ ngay một cây ở hàng dưới. Cô bảo:
- Í, cây này ngon hơn! Cô gói cô biết mà! Cây này ngon lắm, cho con đây.
Tôi không chịu cứ đòi cây kia. Chị Năm cau mặt gắt với tôi:
- Cô cho thì cầm lấy chớ! Đòi, đòi cái gì?
Không có mẹ tôi ở đây nên tôi sợ chị tôi. Tôi đành phải nhận cây bánh nhỏ cô tôi đưa cho tôi, nhưng trong lòng ức lắm.
Cô tôi lại hỏi chuyện về cha mẹ tôi mấy hôm nay. Cô tôi lại kể chuyện dượng tôi hồi còn sống:
- Hồi dượng mày còn sống, tao không đến nỗi khổ như bây giờ. Mỗi năm tết đến, hai đứa nhỏ, đứa nào cũng có quần áo mới, cũng đủ thứ bánh trái trong nhà. Khỏi phải bị thiên hạ họ khinh.
Tôi chẳng chú ý gì đến những điều đó.
Tôi chỉ mong sao nói được với cô đổi cho mình cây bánh lớn hơn nằm ở dưới kia. Nhưng nói thế nào bây giờ? Chị Năm tôi sao lúc đó lại làm cho tôi sợ đến thế.
Bỗng tôi thấy cô tôi kéo hai chị tôi ra nhà sau. Cô muốn khoe với hai chị tôi con heo con cô vừa mới nhận đem về nuôi rẽ. Tôi lợi dụng ngay lúc ấy để đánh đổi cây bánh tét mà tôi đã ngắm chọn trước. Cây bánh lớn hơn thật. Có thế chứ. Tôi sợ chị tôi biết nên chẳng ra sân. Nhưng liền đó, tôi đã nghe tiếng cô tôi gọi:
- Mười ơi? Ra coi con heo của cô đây này!
Tôi đành cắp cái bánh vào nách rồi đi ra sau. Cái bánh to quá tôi cặp cứ muốn rớt ra. Mà cầm lộ ra thì sợ chị tôi biết là tôi đã đổi trộm mất.
Xem xong heo, tôi giục hai chị tôi về. Cô tôi không cho:
- Mấy năm nay, Tết này lũ bay mới xuống đây. Ở lại ăn cơm đã rồi về.
Tôi không chịu. Có cái bánh tét rồi, tôi chỉ muốn về ngay. Tôi xịu mặt:
- Không, đi về đi chị Năm.
Không giữ lại được, cô tôi đành để cho ba chị em tôi về. Nhưng cô bảo:
- Có về thì ăn bánh tét nữa đã rồi hãy về.
Chị tôi nhất định không ăn:
- Thôi cô Bốn. Ăn nhiều quá rồi!
Cô tôi định gửi bánh về cho cha mẹ tôi, chị Năm tôi cũng nhất định không lấy. Tôi cứ cho chị ấy là dại. Cô Bốn nhìn chúng tôi lấy nón, lấy mũ đội lên đầu ra về, vẻ mặt hơi buồn. Cô đưa chúng tôi ra đến tận đường rồi dặn chị Năm tôi:
- Đừng đi luôn một mạch về nhà nghe! Chỗ nào có bóng mát cho thằng Mười nó nghỉ một chút rồi hãy đi. Không nó cảm cha mày lại bảo tại xuống thăm tao đấy!
Cô cứ đứng ở ngõ nhìn theo. Ba chị em tôi nhìn ra sông xem đò ở bên này hay bên kia. Bỗng có tiếng chân chạy thình thịch phía sau rồi có tiếng cô Bốn tôi gọi:
- Này Mười! Mười! Đưa cô coi lại cây bánh thử!
Tôi lo quá. Càng cặp chặt cây bánh trong nách. Cô đến gần, cúi xuống nhìn kỹ đầu cây bánh rồi nói:
- Con đổi cây bánh phải không? Không được! Đưa lại cô! Cô cho cây bánh khác. Cây này không ngon đâu!
Tôi cong người lại giữ rịt lấy cây bánh. Mặt tôi nhăn nhó muốn khóc. Tôi hét lên:
- Không, không! Con chỉ lấy cây bánh này. Cây kia con không thèm.
Chị Năm tôi mắng tôi ngay:
- Mười! Đưa lại cho cô, cô cho cây nào lấy cây đó chớ! Đồ tham ăn, xấu!
Cô Bốn tôi lúng ta lúng túng như muốn nói gì mà không nói được. Trong lúc đó thì quyết liệt hơn, tôi đã ngồi bệt xuống cỏ ôm khư khư lấy cây bánh, nhất định không trả lại. Ra ngoài đường rồi, tôi không sợ chị Năm tôi nữa. Cô tôi không nói không rằng, lại chạy trở về nhà. Tôi tưởng cô tôi chịu thua rồi. Tôi đứng dậy để đi. Chị Năm tôi giận tôi, kéo chị Tám tôi đi trước. Tôi không lo. Chị Năm tôi không bao giờ dám để tôi đi lạc dọc đường. Tôi lợi dụng ngay lúc ấy bóc cây bánh ăn luôn. Cây bánh không có một dây lạt nào. Cô tôi đã mở cả rồi. Chỉ việc bóc lá ra là ăn được. Tôi bóc lớp lá ngoài, lớp lá thứ hai. Quái! Sao nhiều lá thế này! Tôi bóc lớp thứ ba, chờ đợi sẽ thấy lớp nếp cây bánh hiện ra...
Bỗng tôi sửng sốt. Lớp lá thứ ba vừa bóc ra thì một cái ống tre xanh bị luộc chín hoá màu vàng vàng hiện ra. Tôi không hiểu thế nào cả. Bánh tét gì lại kỳ quặc thế này. Toàn lá chuối nhét chật đầy cả ống tre. Tôi cáu quá ném cả cây bánh xuống đường. Cây bánh lăn lông lốc từ trên đường xuống bờ ruộng.
Tôi nhìn lại thì thấy cô tôi chỉ còn cách tôi hai bước. Cô cầm trong tay một cây bánh tét đưa cho tôi:
- Cô đã nói mà, cây bánh tét đó...
Các chị tôi cũng vừa quay lại. Cô tôi đang chạy xuống bờ ruộng, cúi nhặt cây bánh tét giả tôi vừa ném xong, lúc này đang nằm cạnh một hòn đất lớn. Cái ống tre vẫn lòi ra giữa những lớp lá đã bị bóc... Cô nhặt lên, nhìn quanh quất như một kẻ cắp sợ người ta bắt gặp. Cô tôi lật đật vuốt lại lá, tủ cho kín cái ống tre rồi cầm thật chặt trong tay. Cô đi lên ghé sát vào tai chị Năm tôi nói khẽ:
- Cô ít nếp quá, phải gói thêm mấy cây này để lên bàn thờ cho nó dễ ngó, thiên hạ có nhìn vô, họ khỏi cười, khỏi khinh. Cái thằng Mười, đã nói rồi mà không chịu nghe...
Ra đến con đường ruộng chạy giữa đồng, hai chị tôi hình như cũng hết chuyện nên quay lại hỏi tôi:
- Sao, bây giờ xuống cô Bốn mày muốn ăn bánh gì nào? Nói trước nghe thử.
- Bánh tét.
- Ăn nhiều hay ít?
- Nhiều!
- Cô Bốn làm gì có bánh nhiều mà đòi ăn nhiều!
Tôi cãi ngay:
- Cô Bốn không có nhiều mà bữa trước lại hẹn để phần nhiều cho em à?
- Nhiều của cô Bốn thì không nhiều đâu.
Tôi định hỏi tại sao thì chị Tám tôi đã nói:
- Bữa nay, chị em mình xuống, mặc sức cô Bốn mừng chị Năm hử.
- Ừ! Nhà cô Bốn lâu nay trên mình có ai xuống đâu mà không mừng.
Tôi hỏi chen vào.
- Sao lại không xuống hở chị Năm?
- Tại nhà cô nghèo, xuống làm gì!
Rồi chị Năm tôi dặn:
- Này, xuống dưới đó cô Bốn cho ăn gì thì ăn nấy, mày đừng có đòi như ở nhà nghe chưa. Sau tao ghét, tao không dám dẫn đi nữa đâu.
Tôi không trả lời.
Nhà cô Bốn ở bên kia một con sông nhỏ phải qua đò. Đò ngày Tết vui thật. Trong khoang, quần áo người nào đường chỉ may cũng mới tinh. Ai cũng vui vẻ tươi cười. Nước sông trong leo lẻo.
Qua một con đường ngoặt, chị Năm tôi chỉ vào một ngôi nhà thấp nhỏ, tranh đã cũ nát rồi bảo:
- Nhà cô Bốn đây!
Tôi cắm đầu chạy trước hai chị tôi. Vừa thoáng thấy tôi, cô tôi đã reo lên mừng, quýnh cả lưỡi:
- Trời ơi thằng Mười! Lại có con Năm, con Tám nữa!
Cô tôi bồng đứa con gái nhỏ chạy ra. Cái cười của cô tôi lúc ấy, bây giờ nhớ lại, tôi mới thấy thật là một cái cười vui sướng đến tột độ. Chưa bao giờ tôi lại tưởng tượng cô tôi có một cái cười như thế. Có ba chị em tôi, gian nhà đang lặng lẽ bỗng vui hẳn lên. Tôi thấy cô tôi đưa mắt nhìn sang các nhà hàng xóm như tìm ai. Mãi sau này, tôi mới hiểu hết ý nghĩa của cái nhìn ấy. Cô tôi như muốn nói với những người hàng xóm vốn khinh cô:
- Đấy, lũ cháu tôi nó xuống thăm tôi đấy.
Cô tôi miệng thì bảo chúng tôi ngồi lên giường, tay thì lấy nón mũ của chúng tôi xếp lại thành đống cho gọn, cô tôi bảo:
- Ngồi chơi các con, cô đi lấy bánh ăn hử? Chui cha, mấy cái Tết rồi, Tết này lũ bay mới xuống thăm cô.
Bỗng cô mếu máo:
- Tao biết lũ bay thương tao lắm chớ! Tại cha lũ bay ghét tao, không muốn cho lũ bay xuống, lũ bay mới không xuống chớ!
Rồi cô đổi giọng hỏi tiếp:
- Cha mẹ hết cãi nhau chưa!
- Chưa.
Trong lúc ấy đứa con gái bé của cô tôi vẫn hau háu mắt nhìn tôi. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận thấy là nó không có áo mới. Cả chị nó cũng thế. Hai đứa đều xanh xao và đều có vẻ e sợ. Con lớn cứ nấp sau cánh cửa. Chị Năm tôi đưa tay kéo ra, nó cứ bíu lấy cánh cửa trì lại. Cô tôi thấy, liền bảo:
- Thôi, kệ nó con.
Tôi nhìn lên bàn thờ để ở giữa nhà. Tôi lạ quá. Ồ! Thế này thì ai bảo là cô mình nghèo. Sau cái bát hương và hai cái chân đèn bằng gỗ sơn đỏ đã cũ, tôi thấy rõ ràng hai hàng bánh tét xếp chồng lên nhau, ngay ngắn, ngon lành.
Thấy tôi nhìn chăm chăm vào những cây bánh tét, cô tôi rút ra một cây rồi hỏi:
- Mẹ năm nay không nấu bánh tét phải không?
Tôi gật đầu ngay. Cô tôi không nói không rằng, chạy tìm ngay sợi chỉ để tét bánh. Cô tôi tét cả cây bánh, sắp lên chiếc đĩa bị vỡ đã được gắn lại, rồi để lên giường.
- Ăn đi mấy con. Bánh cô gói chắc không ngon bằng bánh mẹ gói đâu!
Cô nói thế nhưng tôi ăn vẫn thấy ngon vô cùng. Hai chị tôi làm khách lắm, ăn như người lớn cả rồi ấy. Như thế càng tốt chứ sao. Tôi thì tôi cứ ăn phăng phăng. Chị Năm tôi đã mấy lần bảo tôi ăn chầm chậm tôi vẫn mặc.
Chẳng mấy chốc đĩa bánh đã sạch ráo. Đứa con gái lớn của cô tôi cầm lát bánh từ lúc chị Năm tôi đưa đến giờ, vẫn chưa ăn hết. Nó cứ nhấm nhấm như dán. Thế mà lại hơn. Vì bây giờ nó vẫn còn bánh, còn tôi thì đã hết sạch rồi. Tôi nhìn miếng bánh của nó mà thòm thèm. Phần tôi chỉ mới được hai lát chứ mấy. Mà sức tôi thì có thể chở thêm được vài lát nữa. Tôi lại nhìn lên hai hàng bánh tét xếp ở trên bàn thờ rồi nói với cô tôi:
- Lát nữa cô cho một mình cháu một cây nghe cô Bốn.
Cô tôi gật đầu ngay:
- Ừ! Để rồi cô chọn cho một mình con một cây thiệt ngon đem về ăn.
Lúc đó tôi mới yên tâm. Tôi chờ. Tôi chắc cô tôi sẽ chọn ngay cho mình. Tôi lại đưa mắt nhìn lên hai hàng bánh tét chồng ngay ngắn lên bàn thờ. Tôi định chọn trước một cây để khi cô lấy thì chỉ cho cô. Vì có ý chọn trước như thế, tôi mới nhận xét được rằng: năm cây bánh nằm hàng dưới to hơn ba cây bánh nằm hàng trên. Ồ, thế thì chốc nữa mình phải chọn một cây ở hàng dưới mới được.
Tôi chờ. Tôi lại đoán chắc khi dọn xong đũa, đĩa, thế nào cô tôi cũng chọn bánh cho tôi. Nhưng không, cô tôi chỉ đem đĩa đặt ở bàn thờ rồi đi xuống bếp xách ấm nước lên. Tôi hơi sốt ruột lại đoán: thế nào xách nước lên xong, cô cũng chọn bánh cho mình. Nhưng không, xách nước lên cô lại lo đi lấy hai cái bát nhỏ đặt lên giường và rót nước ra. Cô ngồi ở giường hỏi chuyện hai chị tôi.
Tôi không chờ được nữa. Tôi nhắc:
- Cô!
- Cái gì con? Uống nước hử?
Tôi lắc đầu rồi chỉ lên bàn thờ. Cô tôi bỗng sực nhớ ra:
- Mẹ cha ơi! Quên mất! Đây, để cô lấy cho một mình con một cây hử.
Cô lấy một cây ở hàng trên. Tôi chỉ ngay một cây ở hàng dưới. Cô bảo:
- Í, cây này ngon hơn! Cô gói cô biết mà! Cây này ngon lắm, cho con đây.
Tôi không chịu cứ đòi cây kia. Chị Năm cau mặt gắt với tôi:
- Cô cho thì cầm lấy chớ! Đòi, đòi cái gì?
Không có mẹ tôi ở đây nên tôi sợ chị tôi. Tôi đành phải nhận cây bánh nhỏ cô tôi đưa cho tôi, nhưng trong lòng ức lắm.
Cô tôi lại hỏi chuyện về cha mẹ tôi mấy hôm nay. Cô tôi lại kể chuyện dượng tôi hồi còn sống:
- Hồi dượng mày còn sống, tao không đến nỗi khổ như bây giờ. Mỗi năm tết đến, hai đứa nhỏ, đứa nào cũng có quần áo mới, cũng đủ thứ bánh trái trong nhà. Khỏi phải bị thiên hạ họ khinh.
Tôi chẳng chú ý gì đến những điều đó.
Tôi chỉ mong sao nói được với cô đổi cho mình cây bánh lớn hơn nằm ở dưới kia. Nhưng nói thế nào bây giờ? Chị Năm tôi sao lúc đó lại làm cho tôi sợ đến thế.
Bỗng tôi thấy cô tôi kéo hai chị tôi ra nhà sau. Cô muốn khoe với hai chị tôi con heo con cô vừa mới nhận đem về nuôi rẽ. Tôi lợi dụng ngay lúc ấy để đánh đổi cây bánh tét mà tôi đã ngắm chọn trước. Cây bánh lớn hơn thật. Có thế chứ. Tôi sợ chị tôi biết nên chẳng ra sân. Nhưng liền đó, tôi đã nghe tiếng cô tôi gọi:
- Mười ơi? Ra coi con heo của cô đây này!
Tôi đành cắp cái bánh vào nách rồi đi ra sau. Cái bánh to quá tôi cặp cứ muốn rớt ra. Mà cầm lộ ra thì sợ chị tôi biết là tôi đã đổi trộm mất.
Xem xong heo, tôi giục hai chị tôi về. Cô tôi không cho:
- Mấy năm nay, Tết này lũ bay mới xuống đây. Ở lại ăn cơm đã rồi về.
Tôi không chịu. Có cái bánh tét rồi, tôi chỉ muốn về ngay. Tôi xịu mặt:
- Không, đi về đi chị Năm.
Không giữ lại được, cô tôi đành để cho ba chị em tôi về. Nhưng cô bảo:
- Có về thì ăn bánh tét nữa đã rồi hãy về.
Chị tôi nhất định không ăn:
- Thôi cô Bốn. Ăn nhiều quá rồi!
Cô tôi định gửi bánh về cho cha mẹ tôi, chị Năm tôi cũng nhất định không lấy. Tôi cứ cho chị ấy là dại. Cô Bốn nhìn chúng tôi lấy nón, lấy mũ đội lên đầu ra về, vẻ mặt hơi buồn. Cô đưa chúng tôi ra đến tận đường rồi dặn chị Năm tôi:
- Đừng đi luôn một mạch về nhà nghe! Chỗ nào có bóng mát cho thằng Mười nó nghỉ một chút rồi hãy đi. Không nó cảm cha mày lại bảo tại xuống thăm tao đấy!
Cô cứ đứng ở ngõ nhìn theo. Ba chị em tôi nhìn ra sông xem đò ở bên này hay bên kia. Bỗng có tiếng chân chạy thình thịch phía sau rồi có tiếng cô Bốn tôi gọi:
- Này Mười! Mười! Đưa cô coi lại cây bánh thử!
Tôi lo quá. Càng cặp chặt cây bánh trong nách. Cô đến gần, cúi xuống nhìn kỹ đầu cây bánh rồi nói:
- Con đổi cây bánh phải không? Không được! Đưa lại cô! Cô cho cây bánh khác. Cây này không ngon đâu!
Tôi cong người lại giữ rịt lấy cây bánh. Mặt tôi nhăn nhó muốn khóc. Tôi hét lên:
- Không, không! Con chỉ lấy cây bánh này. Cây kia con không thèm.
Chị Năm tôi mắng tôi ngay:
- Mười! Đưa lại cho cô, cô cho cây nào lấy cây đó chớ! Đồ tham ăn, xấu!
Cô Bốn tôi lúng ta lúng túng như muốn nói gì mà không nói được. Trong lúc đó thì quyết liệt hơn, tôi đã ngồi bệt xuống cỏ ôm khư khư lấy cây bánh, nhất định không trả lại. Ra ngoài đường rồi, tôi không sợ chị Năm tôi nữa. Cô tôi không nói không rằng, lại chạy trở về nhà. Tôi tưởng cô tôi chịu thua rồi. Tôi đứng dậy để đi. Chị Năm tôi giận tôi, kéo chị Tám tôi đi trước. Tôi không lo. Chị Năm tôi không bao giờ dám để tôi đi lạc dọc đường. Tôi lợi dụng ngay lúc ấy bóc cây bánh ăn luôn. Cây bánh không có một dây lạt nào. Cô tôi đã mở cả rồi. Chỉ việc bóc lá ra là ăn được. Tôi bóc lớp lá ngoài, lớp lá thứ hai. Quái! Sao nhiều lá thế này! Tôi bóc lớp thứ ba, chờ đợi sẽ thấy lớp nếp cây bánh hiện ra...
Bỗng tôi sửng sốt. Lớp lá thứ ba vừa bóc ra thì một cái ống tre xanh bị luộc chín hoá màu vàng vàng hiện ra. Tôi không hiểu thế nào cả. Bánh tét gì lại kỳ quặc thế này. Toàn lá chuối nhét chật đầy cả ống tre. Tôi cáu quá ném cả cây bánh xuống đường. Cây bánh lăn lông lốc từ trên đường xuống bờ ruộng.
Tôi nhìn lại thì thấy cô tôi chỉ còn cách tôi hai bước. Cô cầm trong tay một cây bánh tét đưa cho tôi:
- Cô đã nói mà, cây bánh tét đó...
Các chị tôi cũng vừa quay lại. Cô tôi đang chạy xuống bờ ruộng, cúi nhặt cây bánh tét giả tôi vừa ném xong, lúc này đang nằm cạnh một hòn đất lớn. Cái ống tre vẫn lòi ra giữa những lớp lá đã bị bóc... Cô nhặt lên, nhìn quanh quất như một kẻ cắp sợ người ta bắt gặp. Cô tôi lật đật vuốt lại lá, tủ cho kín cái ống tre rồi cầm thật chặt trong tay. Cô đi lên ghé sát vào tai chị Năm tôi nói khẽ:
- Cô ít nếp quá, phải gói thêm mấy cây này để lên bàn thờ cho nó dễ ngó, thiên hạ có nhìn vô, họ khỏi cười, khỏi khinh. Cái thằng Mười, đã nói rồi mà không chịu nghe...
***
Tối hôm đó cha mẹ tôi làm lành với nhau. Ngày Tết cũng giúp cho mọi
người dễ xoá bỏ hờn giận. Chị Năm tôi dỗ tôi bảo đem cây bánh tét ra tét
mời cha mẹ cùng ăn. Tôi tuy xấu ăn nhưng chỉ xấu ăn với người khác. Đối
với cha mẹ tôi rất thơm thảo. Bởi một lẽ dễ hiểu là mỗi lần tôi mời
bánh cha mẹ tôi, thế nào sau đó, tôi cũng được đền bù gấp mấy lần. Hoặc
bằng tiền hoặc bằng quà bánh khác.
Vừa tét bánh, chị Năm tôi vừa kể chuyện cây bánh tét giả của cô Bốn cho cha mẹ tôi nghe. Và lần ấy là lần đầu tôi được nghe cha tôi chép miệng hối hận:
- Lâu nay tao hay la chửi nó cũng tội nghiệp. Mai mốt mẹ mày nên đong gửi cho mẹ con nó một ít gạo.
Tôi nghe nói mừng lắm và cứ tin rằng từ đó cha tôi sẽ thôi không la mắng cô Bốn tôi nữa. Tôi đã thất vọng. Cách đó không lâu, một hôm thua bạc to, thấy cô Bốn tôi vào nhà, cha tôi lại lườm lườm cô và lại quát:
- Mày vào đây làm gì hả con điếc kia?
Cô Bốn tôi chết đã lâu lắm rồi. Nhưng tôi vẫn thường nhớ tới cô tôi. Và mỗi lần Tết đến, nhìn ai tét bánh tét, tôi như thấy lại cái quằn quại của cây bánh tét cô tôi khi bị tôi cáu quá ném đi: cây bánh tét lăn lông lốc từ trên đường cao xuống bờ ruộng và nằm chết giấc ở bên cạnh một hòn đất lớn.
STVừa tét bánh, chị Năm tôi vừa kể chuyện cây bánh tét giả của cô Bốn cho cha mẹ tôi nghe. Và lần ấy là lần đầu tôi được nghe cha tôi chép miệng hối hận:
- Lâu nay tao hay la chửi nó cũng tội nghiệp. Mai mốt mẹ mày nên đong gửi cho mẹ con nó một ít gạo.
Tôi nghe nói mừng lắm và cứ tin rằng từ đó cha tôi sẽ thôi không la mắng cô Bốn tôi nữa. Tôi đã thất vọng. Cách đó không lâu, một hôm thua bạc to, thấy cô Bốn tôi vào nhà, cha tôi lại lườm lườm cô và lại quát:
- Mày vào đây làm gì hả con điếc kia?
Cô Bốn tôi chết đã lâu lắm rồi. Nhưng tôi vẫn thường nhớ tới cô tôi. Và mỗi lần Tết đến, nhìn ai tét bánh tét, tôi như thấy lại cái quằn quại của cây bánh tét cô tôi khi bị tôi cáu quá ném đi: cây bánh tét lăn lông lốc từ trên đường cao xuống bờ ruộng và nằm chết giấc ở bên cạnh một hòn đất lớn.
Xa Quê
Tình quê
Vẫn còn đó tấm tình quê ngày cũ,
Luôn nhớ thương da diết lúc Xuân về...!!
Dẫu bao năm lưu lạc sống xa quê,
Lòng không thể nguôi quên về chốn cũ ?!
NM
THƯƠNG LẮM, TẾT NHỮNG NGƯỜI XA XỨ
Từ hàng ngàn đời nay, Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất
trong các lễ hội truyền thống Việt Nam. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ
và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Từ
buổi “khai thiên lập địa”, Tết đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể
hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân
hạ thu đông. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ
tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ
trồng cây” và tình làng nghĩa xóm. Tết là thời gian sum họp gia đình,
là sự quây quần đầm ấm bên nhau. Dù đi đâu, ở đâu, ngày Tết ai cũng tìm
về quê hương, gia đình, tìm về nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn.
Thế là mười năm rồi em làm dâu xứ người, tha phương nơi đất lạ. Cứ mỗi năm Tết đến, Xuân về em lại hướng về Tổ quốc mà nghẹn ngào nhớ mong. Thèm lắm mùi Tết quê hương. Xứ Kim Chi giàu có đủ đầy cũng không khỏa lấp nỗi nhớ quê ngày Tết. Có cái gì đó mộc mạc thân thương bỗng chợt ùa về trong em những ngày giáp Tết này. Em nhắc nhớ những buổi chiều hai mẹ con xách làn ra chợ sắm đồ, những đêm cả nhà quây quần trong phòng khách để cùng gói bánh chưng, những ngày bố thay ba mẹ con dọn dẹp nhà cửa, thổi vào trong căn phòng bao nhiêu hơi ấm yêu thương.
Mấy hôm nay, trước không khí những ngày cuối năm tất bật, đã thấy lất phất mưa xuân phơi phới bay mà lòng tôi nhớ em da diết quá chừng. Cả mấy anh bạn có vợ đi lao động hợp tác, mấy bác có con đi lao động xuất khẩu cũng thế. Ai cũng bồn chồn, cũng bâng khuâng nhắc nhớ người đi xa. Ngàn trùng cách trở không biết Tết nhất này ra sao?
Ngày nào em cũng điện thoại về hỏi thăm việc chuẩn bị Tết. Em bảo nhớ vô chừng không khí Tết quê hương. Nơi em ở có quá ít người Việt. Thế cho nên em thèm tiếng Việt biết chừng nào. Đã bao đêm trong mơ em gặp lại ngày xưa, được nói tiếng mẹ đẻ thoải mái để rồi khi chợt tỉnh giấc, em bỗng trào nước mắt khi thấy mình vẫn đang ở xứ người. Những ngày giáp Tết này, em nhớ quay nhớ quắt một bữa cơm với một bát nước mắm, một món dưa cải và đậu phụ sốt cà chua đến thế nào. Thèm lắm bếp lửa hồng đêm cuối năm cùng cả nhà đun bánh chưng, bánh tét.
Những cuộc điện thoại giữa em và tôi, và những người thân trong gia đình tôi nhiều hơn, dài hơn. Chuyện trò ríu ran không muốn dứt. Có lần giữa đêm em lại gọi. Nghe em nói, em cười nhưng tôi biết là em đang khóc. Em để những giọt lệ rơi cùng với những bông tuyết rơi phủ trắng trời Hàn Quốc. Dẫu chẳng nhìn thấy em do ngàn trùng cách trở nhưng tôi cũng hình dung ra như vậy. Giọng em nghẹn ngào. Tiếng cười em đứt quãng. Em ước giá có thể gắn vào đôi bờ vai của mình một đôi cánh nhỏ để bay về sà vào lòng của những yêu thương. Tết đối với em, có lẽ chỉ cần như thế là đã đủ lắm rồi.
Quê nhà đang háo hức, tấp nập chuẩn bị đón Tết. Kinh tế những năm gần đây khá lên nhiều lắm, em biết không. Làng quê đổi mới từng ngày. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đem đến cho quê ta một bộ mặt khác lạ. Đường làng ngõ xóm phong quang, bê tông hóa rộng rãi, sạch sẽ. Nhà cao tầng, biệt thự mọc lên nhiều lắm. Không còn nhà tạm như ngày em còn ở quê đâu. Làng quê mình giờ như phố. Có nhà đã mua được ô-tô rồi đấy. Những ngày nghỉ họ đã đưa cả nhà đi du lịch đó đây chẳng kém gì công chức và dân thành phố. Tết đang tràn về từng ngõ, từng nhà. Hàng hóa nhiều vô kể, tha hồ mua.
Bố mẹ tuy già những vẫn minh mẫn và luôn nhắc nhớ về em. Mẹ bảo không biết bên ấy có Tết như bên mình không? Có bánh chưng, bánh tét, có dưa hành, măng miến không? Bố thì nhắc chẳng biết em có lo liệu Tết nhất cho nhà người ta chu đáo không? Còn các cháu ngoại nữa? Chúng nó lớn bằng từng nào rồi? Có đứa nào nói tiếng Việt Nam không? Ôi, nỗi lo của mẹ, của cha, của những người già sao mà thân thương, thiêng liêng đến thế!
Đừng buồn nhé em khi thêm một Tết nữa xa quê. Thế giới hội nhập, phát
triển, mình cũng phải hội nhập, phát triển cùng chứ. Đường em đã chọn,
lối em đã đi, hãy kiên định mà bước. Hãy vui lên khi Tết đến Xuân về. Em
là chiếc cầu hữu nghị nối nhà mình với nhà người ta bên ấy. Phúc nhà ta
nở nhà người, nước người để mùa Xuân mãi mãi thêm Xuân. Ra giêng, sang
năm tới, vợ chồng con cái em về Việt Nam và bố mẹ, anh chị có điều kiện
sang bên đó. Thế là hạnh phúc, là Tết đó em. Việt Nam luôn là quê hương,
là cội nguồn, là tất cả trong cuộc đời của chúng ta em nhỉ. Nào vui lên
em ơi, chúng ta cũng chào Tết, đón Xuân!
Album Tình Hoài Hương
BẾP XƯA
Bao năm chắt
chiu giành dụm, An sửa lại căn nhà cho ra dáng vẻ nhà được nâng cấp từ
chỗ ổ chuột thành nhà cấp bốn có đôi chỗ áp gạch men. Đối với sức hắn,
sửa nhà được như thế quả là khá. Cũng theo lời hắn, khi sửa nhà, may mà
có bạn bè và học trò cũ của hắn giúp. Người thì cho xi măng cả tấn,
người thì cho cả chỉ vàng, người thì cho mượn lâu dài khi nào có thì
trả, chớ một mình hắn làm gì có đủ ngân khoản để tu sửa căn nhà cho có
dáng vẻ dễ nhìn theo cái kiểu “lấy phấn dồi mặt”. Ngày làm xong nhà, hắn
làm bữa tiệc liên hoan để đãi thợ. Hắn có mời dăm ba người bạn thân đến
dự. Bữa tiệc mừng có nhà mới, thế mà hắn nói ấp a ấp úng, đại khái là
hắn cảm ơn, biết ơn bè bạn, người thân, biết ơn anh em thợ đã giúp hắn
có chỗ ở. Và rồi, mọi người cùng nâng cốc chúc mừng tân gia đại hỷ.Sau tiệc, hắn đi lên đi xuống mỉm cười mừng là có nhà mới - mừng một cách không thể ngờ. Rồi hắn xấu hổ sao hắn lại xúc động muốn khóc trong bữa tiệc mừng. Mà thôi kệ ! Có thì mừng, mừng mà khóc thì có sao đâu. Âu là có mà được khóc cũng sướng hơn không có mà gượng cười.
Dần dần An làm ăn khấm khá. Nhà cửa như đẹp thêm ra. Vật dụng trong nhà thích nghi với lối sống hiện đại. Nào là xa lông, nào là đầu đĩa CD… Cái bếp cũng hiện đại hẵn lên, cũng sang hẵn lên, bóng lộn, trắng sáng những gương, những đồ dùng bằng inox. Cuộc sống nhộn nhịp như len vào tận bếp.
Nhắc điện thoại, vợ hắn gọi : “A lô ! Cửa hàng gas đấy à ? Xin làm ơn chở đến nhà K223/18 NVT một bình 13 ký”. Có cái bếp hợp với “thời đại” quả là hạnh phúc cho vợ hắn. Nếu không có thằng Anh khích thì chưa chắc gia đình hắn có cái bếp sang trọng. Trong một lần ngồi uống cà phê, thằng Anh đã chọc hắn : “Này An ! Mày biết đó, thời buổi này mà chưa sắm được bếp gas thì cũng tội cho mấy bả ở nhà. Thương vợ thì phải có bếp gas. Không sắm cho vợ thì không được. Chỉ có bếp gas mới giải phóng được phụ nữ”. Nhìn cái miệng dẻo quẹo của thằng bạn như đang quảng cáo gas, hắn gật đầu : “Được thôi ! Phen này chắc tau phải mua bếp gas ga lăng vợ”. Nâng ly cà phê lên , hắn tiếp : “Nào ! Xin nâng ly mừng sẽ có bếp gas !”.
***
Vợ chồng hắn có cáí tật đón Tết là phải có chút bánh tét bên cạnh cành mai vàng. Trước đây, mỗi khi Tết đến, vợ chồng hắn được hai bên ông bà già cho bánh tét cũng đủ dùng. Nhưng từ ngày vợ biết gói bánh thì gia đình hắn có thêm cái thú nấu bánh tét ngày Tết.
Mua lá chuối ở chợ về, vợ hắn khoe ngay : “Lá đợt này đẹp mà rẻ nữa. Có lẽ bánh tốt thôi”. Cô ấy trải lá ra hong. Vừa làm, cô ấy vừa nói : “Anh lo kiếm củi, làm bếp, chuẩn bị cho em nấu nghe !”. Hắn cười : “Được thôi ! Xin sẵn sàng !”.
Hắn tìm củi. Hắn tìm khắp nhà xem có củi gỗ không. Hắn tự cười cho sự đãng trí đang bắt đầu chớm. Làm gì có củi gỗ khi nhà hắn dùng bếp gas.
Thế rồi, hắn lấy xe đi mua củi. Hắn nói với vợ trước khi dắt xe ra cổng : “Anh đi mua củi đây. Mà mua bao nhiêu là vừa ?”.Vợ hắn lườm : “Cái ông này ! Thì mua cho đủ nấu !”. Hắn chép miệng thầm nghĩ : “Biết bao nhiêu là đủ. Cứ ước chừng mua nhiều một chút cũng được. Nhiều thì đun nhiều, có sao đâu”…
Ba viên gạch, sẵn sàng củi lửa là cái bếp nấu bánh đón Tết hoàn thành. Hắn phủi tay, nói với vợ : “Anh làm xong rồi ! Anh nghỉ tay một lát. Anh đi uống cà phê nghe em !”. Vợ hắn không ngơi tay gói, nói :“Nhanh nghe anh ! Em xong ngay bây giờ !”.
Ngọn lửa bùng lên ! Cái bếp nấu bánh tét bùng lửa lên ! Bếp sáng rực trước sân nhà. Ở phố, bếp nấu bánh ngày Tết làm ngay trước sân nhà, hay thật ! Cả năm mới có một ngày bếp đỏ hồng ngọn lửa trước sân nhà, đỏ hồng cả căn nhà.
Ngồi bên bếp, lâu lâu thêm ít củi, châm ít nước vào nồi – nhiệm vụ của hắn chỉ có thế. Hắn phải thức đêm canh nồi bánh tét. Hắn chuẩn bị mọi nhu cầu để thức đêm. Nào là một phin cà phê, nào là một bao thuốc lá, nào là hai gói mì ăn liền…, tất cả như sẵn sàng cho đêm nấu bánh.
Hắn nhìn đồng hồ. Đã một giờ rưỡi sáng. Hắn thêm một ít củi vào bếp, châm một ít nước vào nồi. Dù đã uống hết ly cà phê, hút hết 9 điếu thuốc, thế mà hắn vẫn cứ ngáp. Nhìn quanh, hắn thấy mọi vật như ngủ. Chỉ có cái bếp bùng ngọn lửa là thức cùng hắn. Dựa người trên chiếc ghế xếp, hắn mơ màng theo ngọn lửa hồng. Trước mắt hắn, ngọn lửa hồng bùng lên. Từng đoàn người đang đi qua trước mặt hắn. Tiếng ngựa hí, tiếng trống, tiếng thanh la vang động cả góc trời. Ngọn cờ hồng phấp phới tung bay. Trong tâm tưởng, hắn biết chắc đó là nghĩa quân Tây Sơn đang hành binh ra Bắc. Những đòn bánh tét theo đoàn quân. Những bếp di động theo đoàn quân Bắc tiến. Trong ngọn lửa hồng, hắn thấy thanh gươm nghĩa của Nguyễn Huệ sáng ngời chỉ thẳng phía quân thù, thúc nghĩa binh giành thắng lợi. Trong ngọn lửa hồng, hắn thấy hoa đào đất Bắc ra hoa. Thăng Long hò reo thắng lợi. Cả dòng người hò reo trong chiến thắng. Hắn cũng hò reo…Hắn giật mình. Hắn ngỡ ngàng. Hắn vươn vai đứng dậy thêm củi vào bếp, châm nước vào nồi.
Hắn ngồi nhìn ngọn lửa. Ngọn lửa đã thắp sáng lại chuyện của ông ngoại hắn. Chuyện đã lâu rồi, rất lâu. Đại khái là ông ngoại hắn, đội trưởng đội du kích thôn Quảng Đại ở vùng B, Đại Lộc, có chút võ nghệ. Những năm đầu của thập niên 1960, ông hắn tổ chức cho thanh niên, trai tráng trong làng tập võ gậy vào những lúc chiều tối. Sau này hắn mới vỡ lẽ, tổ chức như vậy, là để đánh lại bọn lính từ xã xuống. Trận lụt năm Thìn 1964, ông hắn cùng du kích bơi ghe cứu nhiều gia đình sắp bị trôi, trong đó có mẹ con hắn.
Một đêm giáp Tết năm Kỷ Dậu 1969, ngoại hắn ngồi nấu bánh tét. Đêm ấy, cả gia đình ngủ say. Chỉ còn một mình ông thức. Ông lụi cụi thêm ít củi, châm ít nước. Ông canh chừng nồi bánh…
Một tiếng nổ khủng khiếp. Cả nhà ù tai. Đại bác từ Kiểm Lâm, từ Ái Nghĩa vẫn bắn sang. Khói bụi bay mù trời. Ông hắn không còn. Cả cái bếp, cả nồi bánh cũng không còn…
Mắt hắn nhưng nhức. Sống mũi hắn cay cay. Hắn thêm ít củi vào bếp, châm ít nước vào nồi. Hắn ngồi nhìn ngọn lửa. Bếp xưa chờn vờn, chờn vờn…
Chợt có tiếng vợ hắn : “Bánh chín chưa anh ? – Cô ấy đến bên cạnh hắn nói tiếp - Thôi, anh đi nghỉ đi ! Để em ngó cho”.
Vợ hắn cũng thêm ít củi vào bếp, châm ít nước vào nồi.
Bếp xưa đỏ hồng ngày Tết !
Phan Trang Hy
A Better Day
Mãi còn một góc quê
Gần nửa đêm, tôi vào giường sắp sửa ngủ, giấc ngủ ngày càng ngắn đi
theo tuổi tác, thì điện thoại reo. Giai điệu bài A better day mà tôi yêu
vang lên thúc giục trong đêm vắng. Một giọng lạ hoắc bên kia đường dây:
Dạ xin lỗi, phải số điện thoại của chị Huyền không?Tôi
vừa đáp đúng rồi thì người phụ nữ reo lên: “Chị còn nhớ em không?”. Nửa
đêm gọi điện không xưng danh xưng tánh rồi hỏi nhớ không, là nhớ làm
sao, nhớ mới là lạ… “Em là Tuyết Mai nè!”. “Tuyết Mai nào?”. “Tuyết Mai
con bảy Tiếp, tám Thiệp á!” Đến lượt tôi kêu lên: “Ủa, nghe nói ở bên Mỹ
mà?”. “Thì em bên Mỹ gọi về nè. Ngày mai tảo mộ phải không chị? Chị có
về quê không?”.
Từ
ngày ba tôi mất, năm nào bận bịu công việc gì tôi cũng sắp xếp về nhà
tảo mộ. Về, cho má tôi vui, rồi cùng mấy đứa em, đứa cháu xách nước rửa
mấy tấm mộ bia, quét dọn dẫy cỏ chung quanh nền mả, sơn phết lại từng
ngôi mộ ở vuông mả. Tết nhứt, cũng phải thay áo mới cho ông bà. Hồi còn
sống, ba tôi thường bảo vậy.
“Chị
ơi, nếu có về em nhờ chị thắp giùm em nén nhang trên mộ nội. Em biết
bác Sáu với mấy anh chị không bỏ nội em, nhưng em nhờ chị đốt cây nhang
rồi vái với nội rằng cây nhang này là của con Mai, xa xôi cách trở Tết
nhứt nó không dìa được…”.
Nó,
đứa em họ khác dòng của tôi nấc lên. Tôi vội bảo: “Nghe nói hôm rồi chú
thím Bảy có xuống dẫy cỏ, sơn mả cho bà nội”. “Nội em không có chứng
giám cho hai người đó đâu”. Không muốn khơi sâu chuyện nhạy cảm của gia
đình Mai, tôi hỏi thăm về hoàn cảnh sống của nó bên Mỹ. Mai nói đã có
bốn con, hai đứa lớn sinh ở Việt Nam đã đi làm kiếm được tiền, hai đứa
sinh đôi sau còn bé được hưởng trợ cấp của chính phủ. Vợ chồng nó sống
bằng nghề cắt cỏ, hiện đã mua được nhà trả góp…
Mai là con gái duy nhất của chú thím Bảy tôi (trước và sau nó là lóc nhóc một đám anh em trai). Chú Bảy là con của bà nội sau. Khi ba tôi lên chín, bà nội tôi qua đời. Ông nội lấy bà nội sau là một phụ nữ rặt nông dân, cả đời bán thân bán mặt cho vườn tược, ruộng đồng. Nghe nói cuộc dan díu này đã xảy ra từ khi bà tôi còn sống. Vì thế bà buồn bỏ xứ Cái Bè, nơi dòng họ Huỳnh Mẫn, ông tổ hai đời của ông nội tôi định cư lập nghiệp, trở về quê cha đất tổ ở Tân Hương cho tới chết. Cả nhà phản đối cuộc tái hôn này. Không chỉ vì cái tội bà nội hai đã làm cho những năm tháng cuối đời của bà nội tôi phải sống trong phiền muộn, mà còn vì hoàn cảnh xuất thân dốt nát của bà. Bà nội hai, chỉ được cái trẻ trung, chứ một chữ nhất một không biết, quanh năm chỉ lo làm lụng, kiếm sống. Không chỉ giỏi chuyện ruộng rẫy, bà còn làm cả những công việc của đàn ông như móc mương, leo cau leo dừa. Cô Ba tôi nói: Ba cưới vợ chứ đâu phải cưới người ở. Còn cô Tư, vốn được xem là tiểu thư đài các nhất nhà, vừa lấy chồng là một đốc học danh giá, thì bù la bù loa: Ba làm sao coi được thì làm. Cho con còn nhìn mặt bên chồng nữa. Chỉ có ba tôi, lúc ấy vừa tròn hai mươi mải miết theo Vệ quốc đoàn đi kháng chiến, không mảy may biết chuyện nhà (mà có biết chắc ông cũng không phản đối vì ông vốn hiền lành, với lại người theo cách mạng như ba chắc sẽ dễ dàng cảm thông cho xuất thân bần hàn của bà nội hai). “Thằng Trứ là con trai, mai mốt về ở với ba chứ mấy đứa nữ sanh ngoại tộc, có gánh vác gì cho gia đình mà bàn ra bàn vào”. Ông nội phán vậy rồi mặc nhiên rước bà nội hai về sau đám mừng tuần giáp năm của bà nội. Cô Tư mới đi lấy chồng, từ chỗ mỗi tuần về nhà mấy ngày lo việc cúng kiếng, nấu nướng cho ông nội, bỏ biệt về Tân Hương, trấn giữ ngôi nhà ba gian đồ sộ bà nội để lại cùng vô số ruộng điền. (Bà nội tôi là con gái của một địa chủ nổi tiếng giàu có vùng Tân Hương, Tân Hiệp). Cô ba sớm ngộ đường Phật đạo, xuống tóc qui y từ nhỏ, nhưng ông bà nội thương con không gửi cô đến Phật am khác, mà cất cho ngôi chùa nhỏ trong vườn, thỉnh đủ các đức Phật, rước các sư ông, sư bà làm lễ nhập môn cho cô thí phát qui y tu hành. Cô tu hành nhưng tính tình cương trực, cứng rắn, chuyện nhỏ lớn trong gia đình thấy không phải là nói, ngay đến ông nội cũng phải kiêng vị. Không cản ngăn được cha mình vầy duyên mới, cô đưa điều kiện, ông không được rước bà nội hai về ở trong ngôi nhà thờ còn đầy dấu tích của bà nội. Ông nội phải xây căn nhà riêng cho bà nội hai và căn nhà ấy phải cách xa ngôi nhà thờ để không làm tủi hổ vong linh bà nội. Cái ngày ông tôi rước bà nội hai về căn nhà mới, cũng là ngày cô đóng cửa chùa nhà, qua Bến Tre, trụ ở chùa Bạch Vân cho tới cuối đời.
Ngôi nhà mới mà ông tôi xây để ở với bà nội hai rồi sinh ra chú bảy Tiếp, là một góc hình ảnh quê nội in đậm trong ký ức tuổi thơ tôi. Khi ấy, ba tôi đã đưa cả nhà ra thị trấn, nơi ông cùng một số bè bạn kháng chiến mở trường dạy tư và hoạt động bí mật. Ông nội tôi đã qua đời, ngôi nhà thờ cũ không người trông coi, xuống cấp cũng đã dỡ đi. Khu vườn gần bốn mẫu, với cả một gia phả mồ mả ông bà chỉ mình bà nội hai trụ lại. Cuộc đất nhà tôi thuộc vùng ven thị trấn, những năm ấy là vùng tranh chấp của hai bên. Tuy không chịu cảnh bom pháo nhưng lính thường xuyên đi ruồng. Họ tự cho mình cái quyền hoạnh họe bắt gà bắt vịt, xúc lúa, hái trái cây. Phải can đảm lắm mới trụ lại được như bà nội hai. Nghe kể, nhiều lần bà đã giằng co với tụi lính để giành lại từng buồng chuối, trái mít, mớ cam. “Huê lợi này của con tôi, nó làm “khầy” giáo dạy học “quày” khị trấn, mấy ông lấy hết mần sao nó nuôi con”. Hình ảnh bà già nhỏ thó móm mém chạy lon ton theo năn nỉ xin lại những thứ bị cướp đã quá quen thuộc với tụi lính. Có khi chúng chĩa súng thẳng vào đầu bà. “Đ. M, còn lải nhải nữa tao bắn chết mẹ!”. Ba tôi nói “Tụi nó muốn bẻ, muốn hái bao nhiêu thây kệ. Bà đừng giành giật làm chi nguy hiểm lắm”. “Đâu được, tui giữ vườn cho thằng Sáu đâu mà để mất mát coi sao đặng”.
Mai là con gái duy nhất của chú thím Bảy tôi (trước và sau nó là lóc nhóc một đám anh em trai). Chú Bảy là con của bà nội sau. Khi ba tôi lên chín, bà nội tôi qua đời. Ông nội lấy bà nội sau là một phụ nữ rặt nông dân, cả đời bán thân bán mặt cho vườn tược, ruộng đồng. Nghe nói cuộc dan díu này đã xảy ra từ khi bà tôi còn sống. Vì thế bà buồn bỏ xứ Cái Bè, nơi dòng họ Huỳnh Mẫn, ông tổ hai đời của ông nội tôi định cư lập nghiệp, trở về quê cha đất tổ ở Tân Hương cho tới chết. Cả nhà phản đối cuộc tái hôn này. Không chỉ vì cái tội bà nội hai đã làm cho những năm tháng cuối đời của bà nội tôi phải sống trong phiền muộn, mà còn vì hoàn cảnh xuất thân dốt nát của bà. Bà nội hai, chỉ được cái trẻ trung, chứ một chữ nhất một không biết, quanh năm chỉ lo làm lụng, kiếm sống. Không chỉ giỏi chuyện ruộng rẫy, bà còn làm cả những công việc của đàn ông như móc mương, leo cau leo dừa. Cô Ba tôi nói: Ba cưới vợ chứ đâu phải cưới người ở. Còn cô Tư, vốn được xem là tiểu thư đài các nhất nhà, vừa lấy chồng là một đốc học danh giá, thì bù la bù loa: Ba làm sao coi được thì làm. Cho con còn nhìn mặt bên chồng nữa. Chỉ có ba tôi, lúc ấy vừa tròn hai mươi mải miết theo Vệ quốc đoàn đi kháng chiến, không mảy may biết chuyện nhà (mà có biết chắc ông cũng không phản đối vì ông vốn hiền lành, với lại người theo cách mạng như ba chắc sẽ dễ dàng cảm thông cho xuất thân bần hàn của bà nội hai). “Thằng Trứ là con trai, mai mốt về ở với ba chứ mấy đứa nữ sanh ngoại tộc, có gánh vác gì cho gia đình mà bàn ra bàn vào”. Ông nội phán vậy rồi mặc nhiên rước bà nội hai về sau đám mừng tuần giáp năm của bà nội. Cô Tư mới đi lấy chồng, từ chỗ mỗi tuần về nhà mấy ngày lo việc cúng kiếng, nấu nướng cho ông nội, bỏ biệt về Tân Hương, trấn giữ ngôi nhà ba gian đồ sộ bà nội để lại cùng vô số ruộng điền. (Bà nội tôi là con gái của một địa chủ nổi tiếng giàu có vùng Tân Hương, Tân Hiệp). Cô ba sớm ngộ đường Phật đạo, xuống tóc qui y từ nhỏ, nhưng ông bà nội thương con không gửi cô đến Phật am khác, mà cất cho ngôi chùa nhỏ trong vườn, thỉnh đủ các đức Phật, rước các sư ông, sư bà làm lễ nhập môn cho cô thí phát qui y tu hành. Cô tu hành nhưng tính tình cương trực, cứng rắn, chuyện nhỏ lớn trong gia đình thấy không phải là nói, ngay đến ông nội cũng phải kiêng vị. Không cản ngăn được cha mình vầy duyên mới, cô đưa điều kiện, ông không được rước bà nội hai về ở trong ngôi nhà thờ còn đầy dấu tích của bà nội. Ông nội phải xây căn nhà riêng cho bà nội hai và căn nhà ấy phải cách xa ngôi nhà thờ để không làm tủi hổ vong linh bà nội. Cái ngày ông tôi rước bà nội hai về căn nhà mới, cũng là ngày cô đóng cửa chùa nhà, qua Bến Tre, trụ ở chùa Bạch Vân cho tới cuối đời.
Ngôi nhà mới mà ông tôi xây để ở với bà nội hai rồi sinh ra chú bảy Tiếp, là một góc hình ảnh quê nội in đậm trong ký ức tuổi thơ tôi. Khi ấy, ba tôi đã đưa cả nhà ra thị trấn, nơi ông cùng một số bè bạn kháng chiến mở trường dạy tư và hoạt động bí mật. Ông nội tôi đã qua đời, ngôi nhà thờ cũ không người trông coi, xuống cấp cũng đã dỡ đi. Khu vườn gần bốn mẫu, với cả một gia phả mồ mả ông bà chỉ mình bà nội hai trụ lại. Cuộc đất nhà tôi thuộc vùng ven thị trấn, những năm ấy là vùng tranh chấp của hai bên. Tuy không chịu cảnh bom pháo nhưng lính thường xuyên đi ruồng. Họ tự cho mình cái quyền hoạnh họe bắt gà bắt vịt, xúc lúa, hái trái cây. Phải can đảm lắm mới trụ lại được như bà nội hai. Nghe kể, nhiều lần bà đã giằng co với tụi lính để giành lại từng buồng chuối, trái mít, mớ cam. “Huê lợi này của con tôi, nó làm “khầy” giáo dạy học “quày” khị trấn, mấy ông lấy hết mần sao nó nuôi con”. Hình ảnh bà già nhỏ thó móm mém chạy lon ton theo năn nỉ xin lại những thứ bị cướp đã quá quen thuộc với tụi lính. Có khi chúng chĩa súng thẳng vào đầu bà. “Đ. M, còn lải nhải nữa tao bắn chết mẹ!”. Ba tôi nói “Tụi nó muốn bẻ, muốn hái bao nhiêu thây kệ. Bà đừng giành giật làm chi nguy hiểm lắm”. “Đâu được, tui giữ vườn cho thằng Sáu đâu mà để mất mát coi sao đặng”.
Trong
ký ức tuổi thơ tôi vẫn còn in đậm hình ảnh bà già nhà quê áo nâu đi
chân đất, lâu lâu lại xuất hiện với lỉnh kỉnh bị, giỏ, xoa đầu chị em
tôi rồi lấy ra nào cam nào quít, ổi mận… Đặc biệt là những ngày đám giỗ,
bà bơi xuồng chở củi, dừa khô lá chuối ra, xay bột rồi hấp bánh bò,
gói bánh ít, bánh tét mấy ngày.
Cuối hè năm ấy sắp đám giỗ ông nội, ba tôi bảo với bà: Kỳ này bà thu xếp đưa thằng Tiếp ở đây tôi lo cho nó đi học. Bà kéo chéo khăn trùm đầu chậm chậm khóe mắt: Thằng Sáu nói vậy tui mang ơn, nhưng vợ chồng thằng Sáu còn phải lo cho sắp nhỏ. Ba tôi cằn nhằn: Nó cũng cùng máu mủ với tôi chứ người dưng nước lã sao. Bà mếu máo: Thằng Sáu nói vậy thì tui có chết cũng yên cái bụng. Trong cuộc đời làm lẽ, điều bà sợ nhất không phải là sự hắt hủi, lạnh lùng của mọi người đối với bà, mà chính là nỗi lo lắng đứa con trai duy nhất của bà không được dòng họ bên chồng thừa nhận. Bà có mang với ông tôi năm sáu lần, nhưng đều bỏ cả, khi thì hư thai do bà tham công tiếc việc, bụng mang dạ chửa mà còn trèo cây hái trái, làm lụng vất vả, khi thì đẻ non đẻ rớt. Cô Tư tôi rủa tại giựt chồng người ta nên trời phạt. Cô Ba tu hành, rộng lượng hỉ sả hơn, nhưng chỉ mua đường sữa, gửi ông nội đem cho bà chứ cũng chẳng bước qua thăm. Vậy mà bà hãnh diện lắm, ai tới cũng khoe: Cái này của chị Ba nó gửi. Nhất là khi chú Tiếp ra đời, được làm khai sinh mang họ Huỳnh, được nối tiếp thứ bảy sau ba tôi. Năm chú Tiếp lên tám, ông tôi qua đời. Ông di chúc để lại cho bà nội hai mấy công đất ngoài mặt tiền, căn dặn ba tôi dòm ngó trông nom việc học hành của chú Tiếp sau này, và khi bà nội hai chết phải được chôn trong khu mộ của dòng họ. Mọi người chấp nhận hai điều kiện đầu, nhưng việc để bà yên nghỉ trong khu mộ tổ, các cô cực lực phản đối. Bả được chia đất thì chôn trong đất của bả, má mình còn không chôn ở đây sao bả lại được.
Chú Tiếp chắc do mặc cảm con dòng sau từ nhỏ đã rụt rè nhút nhát. Vào dịp giỗ chạp hay tết, bà nội hai dẫn chú vào thắp nhang bàn thờ, chú thường núp sau vạt áo của bà. Cô Ba tôi thấy thương gọi cho bánh chú cũng không dám tới nhận. Chú chỉ không sợ mỗi mình má tôi, vì má tôi là người duy nhất trong nhà thường xuyên tới lui với bà nội hai. Hồi mới về làm dâu, giữ lễ nghĩa, má qua chào, bà mừng rơi nước mắt. Rồi cũng nhờ má, dần dà hai mẹ con bà mới lui tới ngôi nhà thờ…
Vì trốn quân dịch, khai nhỏ tuổi nên chú Tiếp phải ngồi lại lớp nhất hoài. Đến năm thứ ba, lớn chồng ngồng mà cứ học chung với tụi con nít, chú mắc cỡ, nhất định nghỉ, dù bà nội năn nỉ ỉ oi hết cách. Mà trường làng chỉ tới lớp nhất thôi, muốn lên nữa cũng không có lớp để mà lên. Năm mười lăm tuổi, chú Tiếp được ba tôi đưa vào học lớp sáu ngôi trường tư thục mà ông đang dạy. Trước năm 1975, những ngôi trường tư thục được xem là “cái ổ” của Việt cộng, không chỉ là tổ chức của những giáo sư xuất thân từ kháng chiến, những trí thức “thân cộng”, mà còn là nơi dung nạp những học trò lớn tuổi ở quê, tạo điều kiện cho con em nhà nghèo được học hành và… trốn lính. Chú Tiếp mất căn bản, nên không học nổi lên tú tài. Hết đệ tứ, chú nghỉ học, đi lính kiểng làm việc bàn giấy không phải ra trận. Hai năm sau, bà nội chạy cho chú giấy chứng nhận bị viêm xoang nặng, nghễnh ngãng, nên chú được giải ngũ về nhà cưới vợ.
Bi kịch bắt đầu từ ngày chú Tiếp lấy vợ. Chú yêu con gái trưởng ấp là cô giáo. Nhà bên vợ ở ngã tư Cái Bè ba gian ngói khang trang, vườn tược xum xuê, ngang dọc. Xét về vai vế, lẫn học vấn chú đều thua sút người ta. Thím Tiếp lại đẹp, nên nhà gái bắt chẹt đủ điều. Bà nội nghèo nhưng phải làm đủ lễ: bỏ rượu, ăn hỏi rồi mới cho cưới. Vì chú Tiếp cưới vợ đẹp, con nhà giàu nên phải chạy sất bất sang bang. Chú học nghề thợ mộc, ngoài việc tới nhà người ta làm công nhật, còn lãnh công về nhà làm thêm để có tiền… cưới vợ. Thấy chú thức đêm thức hôm bào đục, bà nội xót xa, thương con, bà cũng mót từng buồng chuối, buồng cau bán. Gom được bao nhiêu tiền, bà đưa hết cho má tôi để mua trà rượu, bánh trái làm mấy mâm sính lễ. Con Sáu coi lo liệu giùm em. Thằng Tiếp nói phải mua rượu Tây, bánh lu gì đó tui đâu có biết. Một chiều chạng vạng, bà chạy ra nhà tôi, vừa ngồi xuống bộ đi-văng đã mếu máo. Sáu ơi, bên đó người ta đòi bông “hột xàn” (hột xoàn). Thật quá đáng, bộ họ không biết hoàn cảnh của bà với thằng Tiếp sao. Biết, nhưng đây là ý kiến của ông bác trưởng họ, ổng nói nếu không có bông hột xàn thì hổng cho cưới. Ba tôi nổi nóng. Vậy thì dẹp luôn đi. Nhưng… thằng Tiếp nói nếu không cưới được con Thiệp nó sẽ cạo đầu đi tu. Cái thằng thiệt là, rồi bà tính sao? Bà nội lần chiếc túi rút, trút ra những món đồ trang sức ít ỏi: đôi bông mù u, hai chiếc nhẫn, cặp lắc, quà tặng của ông nội, mà dịp tết, hay đi đám tiệc bà mới lấy ra đeo. Thôi thì của cha nó, trước sau gì tui cũng để lại cho nó, con Sáu coi bán rồi mua bông hột xàn cho em.
Những tưởng hy sinh tất cả để có thêm dâu hiền, nào ngờ chú Tiếp cưới vợ xong, lấy cớ thím phải dạy học, đi về xa xôi, bên vợ cho tiền mua nhà ở luôn ngoài thị trấn. Cuối tuần hai vợ chồng mới đùm túm về với bà một ngày. Trong ngày chúa nhật ngắn ngủi, bà lo bắc nước làm gà, nấu cháo, còn chú Tiếp cứ quẩn bên vợ, xách nước cho thím tắm, trèo hái cam, quít mận hồng đào cho thím ăn, bỏ mặc bà nội loay hoay nấu nướng rồi loay hoay dọn dẹp.
Bà nội nằm liệt mấy năm, chú Tiếp sang hết đất vườn, rước bà ra thị trấn. Nói là để tiện việc phụng dưỡng nhưng chỉ ngày hai bữa cơm, thiếu hẳn sự chăm sóc dành cho người già. Những năm sau giải phóng, cuộc sống khó khăn chú thím phải chạy ăn từng bữa nuôi đám con đang tuổi ăn tuổi lớn. Bà không giúp gì được, còn nằm một chỗ “báo cô”, nên mọi người cứ lạnh nhạt dần. Mấy đứa cháu thay phiên nhau cho bà ăn uống vệ sinh hàng ngày, làm cho có lệ. Chỉ có Tuyết Mai là thật lòng chăm sóc. Từ nhỏ nó đã quấn quít yêu thương bà. Nó đi học ở thành phố tuần nào cũng về tắm rửa, giặt giũ chăn màn cho bà. Nó la mấy thằng anh để chỗ ngủ bà hôi hám, ruồi đậu kiến bu. Rồi Tuyết Mai được một gia đình Việt kiều đánh tiếng hỏi cho con trai. Nhà chú Tiếp đang gặp khó khăn cũng muốn cho con đi nước ngoài đổi đời, nhưng Tuyết Mai khóc sợ nó đi rồi không ai chăm sóc bà. Chú thím phải dỗ dành, hứa hẹn đủ điều, nó mới chịu lấy chồng. Vừa qua Mỹ, nó đã gửi tiền về, bảo nhà phải thuê người chăm sóc bà. Chú thím dùng số tiền nó gửi về hàng tháng mua sắm sửa sang nhà cửa. Bà nội chỉ được chăm sóc lấy lệ, ngày càng yếu đi. Rồi một lần chú thím đi ăn cưới xa, mấy thằng con trai đóng cửa rủ nhau đi nhậu. Một ngày một đêm trở về, bà chết lúc nào không biết, hai mắt kiến bu đầy. Mãi mãi, Tuyết Mai không tha thứ cho chú thím và anh em nó. Nó vẫn gửi tiền về đều đặn, nhưng không một dòng thư thăm hỏi, chú thím gọi điện, nó cũng không nghe.
Chú thím cưới vợ cho mấy đứa con trai nhưng không ở được với đứa nào, giờ già yếu bệnh hoạn, về cất nhờ trong vườn nhà tôi căn nhà nhỏ sống bằng tiền trợ cấp của Tuyết Mai.
Cuối hè năm ấy sắp đám giỗ ông nội, ba tôi bảo với bà: Kỳ này bà thu xếp đưa thằng Tiếp ở đây tôi lo cho nó đi học. Bà kéo chéo khăn trùm đầu chậm chậm khóe mắt: Thằng Sáu nói vậy tui mang ơn, nhưng vợ chồng thằng Sáu còn phải lo cho sắp nhỏ. Ba tôi cằn nhằn: Nó cũng cùng máu mủ với tôi chứ người dưng nước lã sao. Bà mếu máo: Thằng Sáu nói vậy thì tui có chết cũng yên cái bụng. Trong cuộc đời làm lẽ, điều bà sợ nhất không phải là sự hắt hủi, lạnh lùng của mọi người đối với bà, mà chính là nỗi lo lắng đứa con trai duy nhất của bà không được dòng họ bên chồng thừa nhận. Bà có mang với ông tôi năm sáu lần, nhưng đều bỏ cả, khi thì hư thai do bà tham công tiếc việc, bụng mang dạ chửa mà còn trèo cây hái trái, làm lụng vất vả, khi thì đẻ non đẻ rớt. Cô Tư tôi rủa tại giựt chồng người ta nên trời phạt. Cô Ba tu hành, rộng lượng hỉ sả hơn, nhưng chỉ mua đường sữa, gửi ông nội đem cho bà chứ cũng chẳng bước qua thăm. Vậy mà bà hãnh diện lắm, ai tới cũng khoe: Cái này của chị Ba nó gửi. Nhất là khi chú Tiếp ra đời, được làm khai sinh mang họ Huỳnh, được nối tiếp thứ bảy sau ba tôi. Năm chú Tiếp lên tám, ông tôi qua đời. Ông di chúc để lại cho bà nội hai mấy công đất ngoài mặt tiền, căn dặn ba tôi dòm ngó trông nom việc học hành của chú Tiếp sau này, và khi bà nội hai chết phải được chôn trong khu mộ của dòng họ. Mọi người chấp nhận hai điều kiện đầu, nhưng việc để bà yên nghỉ trong khu mộ tổ, các cô cực lực phản đối. Bả được chia đất thì chôn trong đất của bả, má mình còn không chôn ở đây sao bả lại được.
Chú Tiếp chắc do mặc cảm con dòng sau từ nhỏ đã rụt rè nhút nhát. Vào dịp giỗ chạp hay tết, bà nội hai dẫn chú vào thắp nhang bàn thờ, chú thường núp sau vạt áo của bà. Cô Ba tôi thấy thương gọi cho bánh chú cũng không dám tới nhận. Chú chỉ không sợ mỗi mình má tôi, vì má tôi là người duy nhất trong nhà thường xuyên tới lui với bà nội hai. Hồi mới về làm dâu, giữ lễ nghĩa, má qua chào, bà mừng rơi nước mắt. Rồi cũng nhờ má, dần dà hai mẹ con bà mới lui tới ngôi nhà thờ…
Vì trốn quân dịch, khai nhỏ tuổi nên chú Tiếp phải ngồi lại lớp nhất hoài. Đến năm thứ ba, lớn chồng ngồng mà cứ học chung với tụi con nít, chú mắc cỡ, nhất định nghỉ, dù bà nội năn nỉ ỉ oi hết cách. Mà trường làng chỉ tới lớp nhất thôi, muốn lên nữa cũng không có lớp để mà lên. Năm mười lăm tuổi, chú Tiếp được ba tôi đưa vào học lớp sáu ngôi trường tư thục mà ông đang dạy. Trước năm 1975, những ngôi trường tư thục được xem là “cái ổ” của Việt cộng, không chỉ là tổ chức của những giáo sư xuất thân từ kháng chiến, những trí thức “thân cộng”, mà còn là nơi dung nạp những học trò lớn tuổi ở quê, tạo điều kiện cho con em nhà nghèo được học hành và… trốn lính. Chú Tiếp mất căn bản, nên không học nổi lên tú tài. Hết đệ tứ, chú nghỉ học, đi lính kiểng làm việc bàn giấy không phải ra trận. Hai năm sau, bà nội chạy cho chú giấy chứng nhận bị viêm xoang nặng, nghễnh ngãng, nên chú được giải ngũ về nhà cưới vợ.
Bi kịch bắt đầu từ ngày chú Tiếp lấy vợ. Chú yêu con gái trưởng ấp là cô giáo. Nhà bên vợ ở ngã tư Cái Bè ba gian ngói khang trang, vườn tược xum xuê, ngang dọc. Xét về vai vế, lẫn học vấn chú đều thua sút người ta. Thím Tiếp lại đẹp, nên nhà gái bắt chẹt đủ điều. Bà nội nghèo nhưng phải làm đủ lễ: bỏ rượu, ăn hỏi rồi mới cho cưới. Vì chú Tiếp cưới vợ đẹp, con nhà giàu nên phải chạy sất bất sang bang. Chú học nghề thợ mộc, ngoài việc tới nhà người ta làm công nhật, còn lãnh công về nhà làm thêm để có tiền… cưới vợ. Thấy chú thức đêm thức hôm bào đục, bà nội xót xa, thương con, bà cũng mót từng buồng chuối, buồng cau bán. Gom được bao nhiêu tiền, bà đưa hết cho má tôi để mua trà rượu, bánh trái làm mấy mâm sính lễ. Con Sáu coi lo liệu giùm em. Thằng Tiếp nói phải mua rượu Tây, bánh lu gì đó tui đâu có biết. Một chiều chạng vạng, bà chạy ra nhà tôi, vừa ngồi xuống bộ đi-văng đã mếu máo. Sáu ơi, bên đó người ta đòi bông “hột xàn” (hột xoàn). Thật quá đáng, bộ họ không biết hoàn cảnh của bà với thằng Tiếp sao. Biết, nhưng đây là ý kiến của ông bác trưởng họ, ổng nói nếu không có bông hột xàn thì hổng cho cưới. Ba tôi nổi nóng. Vậy thì dẹp luôn đi. Nhưng… thằng Tiếp nói nếu không cưới được con Thiệp nó sẽ cạo đầu đi tu. Cái thằng thiệt là, rồi bà tính sao? Bà nội lần chiếc túi rút, trút ra những món đồ trang sức ít ỏi: đôi bông mù u, hai chiếc nhẫn, cặp lắc, quà tặng của ông nội, mà dịp tết, hay đi đám tiệc bà mới lấy ra đeo. Thôi thì của cha nó, trước sau gì tui cũng để lại cho nó, con Sáu coi bán rồi mua bông hột xàn cho em.
Những tưởng hy sinh tất cả để có thêm dâu hiền, nào ngờ chú Tiếp cưới vợ xong, lấy cớ thím phải dạy học, đi về xa xôi, bên vợ cho tiền mua nhà ở luôn ngoài thị trấn. Cuối tuần hai vợ chồng mới đùm túm về với bà một ngày. Trong ngày chúa nhật ngắn ngủi, bà lo bắc nước làm gà, nấu cháo, còn chú Tiếp cứ quẩn bên vợ, xách nước cho thím tắm, trèo hái cam, quít mận hồng đào cho thím ăn, bỏ mặc bà nội loay hoay nấu nướng rồi loay hoay dọn dẹp.
Rồi
thím Tiếp sinh một đám con lóc nhóc, đồng lương cô giáo và tiền công
thợ mộc của chú không đủ mua sữa cho tụi nhỏ. Chú thím bắt đầu hục hặc
với nhau, chú buồn dắt một đám lóc nhóc về ở với bà. Mấy đứa nhỏ nhớ mẹ
khóc ti tỉ chịu không thấu, bà phải gom hết tiền dành dụm cho chú Tiếp.
Từ đó, bà ăn mắm mút giòi, cắc cỏm bao nhiêu tiền kiếm được từ huê lợi
vườn ít ỏi, từ việc lén lút đi làm mướn, đều đưa cho chú Tiếp. Một lần,
ba tôi tình cờ thấy bà làm cỏ cho nhà hàng xóm, ông gọi chú Tiếp la cho
một trận. Chú Tiếp khóc hứa sẽ… không để bà phải nhọc lòng vì mình nữa.
Nhưng rồi thím Tiếp cứ đẻ sòn sòn năm một, thương con thương cháu bà
lại oằn đôi vai gầy bảo bọc…
Tôi
thắp nén nhang trước mộ bà. Ngôi mộ nằm song song với mộ ông nội trong
vuông đất họ Huỳnh Mẫn. Là tấm lòng thành của ba tôi, dù cho đến khi bà
chết, ba tôi vẫn chưa gọi bà một tiếng má, điều mà sau này ông ân hận
mãi.Bà nội nằm liệt mấy năm, chú Tiếp sang hết đất vườn, rước bà ra thị trấn. Nói là để tiện việc phụng dưỡng nhưng chỉ ngày hai bữa cơm, thiếu hẳn sự chăm sóc dành cho người già. Những năm sau giải phóng, cuộc sống khó khăn chú thím phải chạy ăn từng bữa nuôi đám con đang tuổi ăn tuổi lớn. Bà không giúp gì được, còn nằm một chỗ “báo cô”, nên mọi người cứ lạnh nhạt dần. Mấy đứa cháu thay phiên nhau cho bà ăn uống vệ sinh hàng ngày, làm cho có lệ. Chỉ có Tuyết Mai là thật lòng chăm sóc. Từ nhỏ nó đã quấn quít yêu thương bà. Nó đi học ở thành phố tuần nào cũng về tắm rửa, giặt giũ chăn màn cho bà. Nó la mấy thằng anh để chỗ ngủ bà hôi hám, ruồi đậu kiến bu. Rồi Tuyết Mai được một gia đình Việt kiều đánh tiếng hỏi cho con trai. Nhà chú Tiếp đang gặp khó khăn cũng muốn cho con đi nước ngoài đổi đời, nhưng Tuyết Mai khóc sợ nó đi rồi không ai chăm sóc bà. Chú thím phải dỗ dành, hứa hẹn đủ điều, nó mới chịu lấy chồng. Vừa qua Mỹ, nó đã gửi tiền về, bảo nhà phải thuê người chăm sóc bà. Chú thím dùng số tiền nó gửi về hàng tháng mua sắm sửa sang nhà cửa. Bà nội chỉ được chăm sóc lấy lệ, ngày càng yếu đi. Rồi một lần chú thím đi ăn cưới xa, mấy thằng con trai đóng cửa rủ nhau đi nhậu. Một ngày một đêm trở về, bà chết lúc nào không biết, hai mắt kiến bu đầy. Mãi mãi, Tuyết Mai không tha thứ cho chú thím và anh em nó. Nó vẫn gửi tiền về đều đặn, nhưng không một dòng thư thăm hỏi, chú thím gọi điện, nó cũng không nghe.
Chú thím cưới vợ cho mấy đứa con trai nhưng không ở được với đứa nào, giờ già yếu bệnh hoạn, về cất nhờ trong vườn nhà tôi căn nhà nhỏ sống bằng tiền trợ cấp của Tuyết Mai.
Năm
hết tết đến nghĩ đến bà nội hai mà lòng dạ tôi não nề. Nhưng cứ theo lẽ
ở đời, bà nội hai của tôi là người hạnh phúc nhất trần đời. Bà hạnh
phúc vì lẽ, sống biết thân biết phận và hết lòng vì mọi người cho đến
hơi thở cuối cùng. Bà không còn nữa nhưng hình ảnh bà mãi mãi được lưu
giữ nơi trái tim nhân hậu của những người như Tuyết Mai. Mai ơi, ở nơi
chân trời xa thẳm trong lòng em vẫn còn một góc quê nhà...!
THU TRANG