Hương tình
Hoa Mẫu Đơn
Khi Mẫu Ðơn chuẩn bị xuất giá thì mẹ nàng đột
ngột qua đời, để lại cho nàng sáu đứa em thơ dại. Biết làm gì đây, đời
rồi sẽ ra sao? Mặc dù yêu Ximêôn say đắm, nhưng lời hứa với mẹ sẽ nuôi
dưỡng đàn em côi cút đã giữ chân nàng ở lại ngôi nhà rách nát của cha.
Chẳng lẽ Ximêôn không hiểu điều đó?
- Hãy gắng chờ ít năm nữa con ạ, chẳng bao lâu em gái con lớn lên và nó sẽ chăm sóc mấy đứa em thay con - Cha nàng Mẫu đơn nói và nàng đã vâng mệnh. Thế nhưng khi em nàng khôn lớn, có người yêu ước hẹn, nó bèn khóc lóc van xin chị đừng nỡ phá vỡ hạnh phúc của nó. Và thế là nàng Mẫu Ðơn đành hoãn việc đi ở riêng của mình lại.
- Thời gian tựa chim bay, chàng ôi, mà thời gian nghiệt ngã càng thử thách tình yêu của đôi ta, - Nàng Mẫu Ðơn lựa lời an ủi người tình.
- Hết chờ rồi lại chờ, - Ximêôn thốt lên.
Cha mẹ chàng đã bất đồng ý kiến nhau và rốt cuộc họ đã đuổi chàng trai chưa vợ ra khỏi nhà. Sau khi hứa với nàng Mẫu Ðơn là sau hai năm nữa sẽ nhờ chim bồ câu đưa thư trả lời, Ximêôn và một bông hoa trắng cắp ở mỏ bay về tìm nàng Mẫu Ðơn.
- Cảm ơn chàng, chàng yêu quý của em - Nàng Mẫu Ðơn viết cho Ximêôn - Em hiểu là chàng vẫn chưa quên em. Và những tháng năm qua em cũng không một phút quên chàng. Nhưng đôi ta còn phải chờ đợi thêm hai năm nữa, khi ấy em trai của em mới kịp lớn khôn.
Trong khi đứa em trai phương trưởng nó hình dung ra những chuyến du ngoạn đầy thú vị, và nó không muốn cho chị gái ra khỏi nhà. Nàng Mẫu Ðơn lại báo tin cho Ximêôn biết và xin chàng cố chờ thêm hai năm nữa. Rồi hai năm ấy lại trôi qua, nàng Mẫu Ðơn vẫn không nỡ bỏ nhà mà đi, vì cô em thứ ba của nàng cũng đã đến tuổi thành hôn.
- Anh sẽ sang bên kia đại dương tìm kiếm hạnh phúc - Ximêôn viết - Hãy cho anh biết nàng muốn quà gì để anh gửi tặng.
- Xin chàng hãy gửi cho em một bông hoa để em trồng ở vườn nhà, - nàng Mẫu Ðơn đáp lại người tình như vậy, vì nàng không tin rằng chàng sẽ thành đạt và trở nên giàu có ở một xứ xa lạ, để rồi có thể gửi vàng, bạc, châu báu về cho mình.
Năm tháng cứ trôi qua vùn vụt... Sau hai năm, Ximêôn lại đánh tiếng hỏi nàng Mẫu Ðơn chừng nào thì hai người có thể làm lễ thành hôn được. Và nàng lại bắt chàng phải kiên trì chờ hai năm nữa, vì giờ đây đứa em trai đã lớn của nàng đang muốn chu du thiên hạ. Hiện giờ nàng chỉ còn phải chăm một đứa em nữa thôi.
Nàng Mẫu Ðơn nào ngờ được căn bệnh quái ác đã cướp đi đứa em gái của nàng sớm có gia thất và bỏ lại ba đứa trẻ côi cút. Ai sẽ chăm sóc, nuôi dậy chúng một khi cha của chúng suốt ngày bận bịu với công việc cấy cày? Nàng không che chở chúng sao được khi cha của chúng đã đe rằng sẽ đem chúng vào rừng và bỏ cho sói ăn thịt?
Nàng Mẫu Ðơn lại báo cho người bạn đời tương lai của mình các tin trên để chàng đừng vội về khi người em rể của nàng chưa tìm được người vợ mới. Tang lễ xong xuôi, người em rể đi bước nữa. Nhưng mụ dì ghẻ này rất ghét những đứa con riêng của chồng, vì vậy nàng Mẫu Ðơn lại phải gánh trách nhiệm nuôi dạy chúng.
Chẳng ai biết được nàng Mẫu Ðơn và Ximêôn có còn tiếp tục tính toán chuỗi ngày còn lại trước lễ cưới không, chỉ biết rằng khi những đứa trẻ mồ côi kia phương trưởng, nàng Mẫu đơn lại tiếp tục nuôi dạy thêm những đứa cháu con của cô em út nữa. Năm tháng tựa bóng câu qua cửa sổ, gánh nặng gia đình đã làm tấm lưng mẫu đơn còng xuống, nỗi buồn và sự sầu muộn khiến tóc nàng bạc trắng và khi nàng trở nên thừa đối với mọi người, thì tất cả những đứa trẻ mà nàng từng chăm bẳm xưa kia cũng quên luôn cả con đường dẫn đến túp lều tồi tàn của bà già đơn độc. Sáng sáng, nàng chống gậy đi ra cổng, và dừng lại đó rất lâu có ý trông chờ chim bồ câu bay tới để nhờ chim nhắn với người phương xa mấy lời:
- Em vẫn đang chờ chàng, chàng yêu quý của em!
Khi chim bồ câu mang tin trở lại, nàng Mẫu Ðơn mới bắt đầu chuẩn bị cho ngày cưới. Nàng mặc chiếc áo khoác ngoài may từ hồi còn trẻ, đội vành hoa cưới lên đầu, và cứ như thế nàng đứng suốt ngày trước cổng ra vào, khiến khách qua đường phải ngạc nhiên, mỉm cười. Nhưng cái con người mà nàng chờ đợi kia vẫn không trở về. Ngay cả những đứa trẻ mà nàng từng nâng niu, cho bú mớm cũng không quay trở lại. Song le, lưỡi hái của tử thần, điều mà Mẫu Ðơn không cầu xin, không ước muốn đã vẫy gọi nàng. Mẫu Ðơn được đưa ra nghĩa địa. Trên nấm mộ của nàng, người ta đắp lên một đụn cát vàng. Khi đám người làm phúc đi khỏi thì có một người lạ mặt tìm đến nghĩa địa và đứng lặng trước nấm mộ đất còn mới nguyên
- Vậy là đôi ta đã gặp nhau ở đây, Mẫu Ðơn của ta, - Người lạ mặt nói làm như người đang nằm dưới đất sâu kia có thể nghe thấy được. - Ta đã hối hả đáp tàu vượt đại dương, đã cưỡi lạc đà băng qua sa mạc, đã vượt bao đầm lầy với hy vọng được thấy mặt nàng. Ta mang về cho nàng một bông hoa. Ðể tỏ lòng thương nhớ nàng, ta đặt tên cho hoa là Mẫu Ðơn và hương của nó toả ra sẽ thật là ngọt ngào.
- Hãy gắng chờ ít năm nữa con ạ, chẳng bao lâu em gái con lớn lên và nó sẽ chăm sóc mấy đứa em thay con - Cha nàng Mẫu đơn nói và nàng đã vâng mệnh. Thế nhưng khi em nàng khôn lớn, có người yêu ước hẹn, nó bèn khóc lóc van xin chị đừng nỡ phá vỡ hạnh phúc của nó. Và thế là nàng Mẫu Ðơn đành hoãn việc đi ở riêng của mình lại.
- Thời gian tựa chim bay, chàng ôi, mà thời gian nghiệt ngã càng thử thách tình yêu của đôi ta, - Nàng Mẫu Ðơn lựa lời an ủi người tình.
- Hết chờ rồi lại chờ, - Ximêôn thốt lên.
Cha mẹ chàng đã bất đồng ý kiến nhau và rốt cuộc họ đã đuổi chàng trai chưa vợ ra khỏi nhà. Sau khi hứa với nàng Mẫu Ðơn là sau hai năm nữa sẽ nhờ chim bồ câu đưa thư trả lời, Ximêôn và một bông hoa trắng cắp ở mỏ bay về tìm nàng Mẫu Ðơn.
- Cảm ơn chàng, chàng yêu quý của em - Nàng Mẫu Ðơn viết cho Ximêôn - Em hiểu là chàng vẫn chưa quên em. Và những tháng năm qua em cũng không một phút quên chàng. Nhưng đôi ta còn phải chờ đợi thêm hai năm nữa, khi ấy em trai của em mới kịp lớn khôn.
Trong khi đứa em trai phương trưởng nó hình dung ra những chuyến du ngoạn đầy thú vị, và nó không muốn cho chị gái ra khỏi nhà. Nàng Mẫu Ðơn lại báo tin cho Ximêôn biết và xin chàng cố chờ thêm hai năm nữa. Rồi hai năm ấy lại trôi qua, nàng Mẫu Ðơn vẫn không nỡ bỏ nhà mà đi, vì cô em thứ ba của nàng cũng đã đến tuổi thành hôn.
- Anh sẽ sang bên kia đại dương tìm kiếm hạnh phúc - Ximêôn viết - Hãy cho anh biết nàng muốn quà gì để anh gửi tặng.
- Xin chàng hãy gửi cho em một bông hoa để em trồng ở vườn nhà, - nàng Mẫu Ðơn đáp lại người tình như vậy, vì nàng không tin rằng chàng sẽ thành đạt và trở nên giàu có ở một xứ xa lạ, để rồi có thể gửi vàng, bạc, châu báu về cho mình.
Năm tháng cứ trôi qua vùn vụt... Sau hai năm, Ximêôn lại đánh tiếng hỏi nàng Mẫu Ðơn chừng nào thì hai người có thể làm lễ thành hôn được. Và nàng lại bắt chàng phải kiên trì chờ hai năm nữa, vì giờ đây đứa em trai đã lớn của nàng đang muốn chu du thiên hạ. Hiện giờ nàng chỉ còn phải chăm một đứa em nữa thôi.
Nàng Mẫu Ðơn nào ngờ được căn bệnh quái ác đã cướp đi đứa em gái của nàng sớm có gia thất và bỏ lại ba đứa trẻ côi cút. Ai sẽ chăm sóc, nuôi dậy chúng một khi cha của chúng suốt ngày bận bịu với công việc cấy cày? Nàng không che chở chúng sao được khi cha của chúng đã đe rằng sẽ đem chúng vào rừng và bỏ cho sói ăn thịt?
Nàng Mẫu Ðơn lại báo cho người bạn đời tương lai của mình các tin trên để chàng đừng vội về khi người em rể của nàng chưa tìm được người vợ mới. Tang lễ xong xuôi, người em rể đi bước nữa. Nhưng mụ dì ghẻ này rất ghét những đứa con riêng của chồng, vì vậy nàng Mẫu Ðơn lại phải gánh trách nhiệm nuôi dạy chúng.
Chẳng ai biết được nàng Mẫu Ðơn và Ximêôn có còn tiếp tục tính toán chuỗi ngày còn lại trước lễ cưới không, chỉ biết rằng khi những đứa trẻ mồ côi kia phương trưởng, nàng Mẫu đơn lại tiếp tục nuôi dạy thêm những đứa cháu con của cô em út nữa. Năm tháng tựa bóng câu qua cửa sổ, gánh nặng gia đình đã làm tấm lưng mẫu đơn còng xuống, nỗi buồn và sự sầu muộn khiến tóc nàng bạc trắng và khi nàng trở nên thừa đối với mọi người, thì tất cả những đứa trẻ mà nàng từng chăm bẳm xưa kia cũng quên luôn cả con đường dẫn đến túp lều tồi tàn của bà già đơn độc. Sáng sáng, nàng chống gậy đi ra cổng, và dừng lại đó rất lâu có ý trông chờ chim bồ câu bay tới để nhờ chim nhắn với người phương xa mấy lời:
- Em vẫn đang chờ chàng, chàng yêu quý của em!
Khi chim bồ câu mang tin trở lại, nàng Mẫu Ðơn mới bắt đầu chuẩn bị cho ngày cưới. Nàng mặc chiếc áo khoác ngoài may từ hồi còn trẻ, đội vành hoa cưới lên đầu, và cứ như thế nàng đứng suốt ngày trước cổng ra vào, khiến khách qua đường phải ngạc nhiên, mỉm cười. Nhưng cái con người mà nàng chờ đợi kia vẫn không trở về. Ngay cả những đứa trẻ mà nàng từng nâng niu, cho bú mớm cũng không quay trở lại. Song le, lưỡi hái của tử thần, điều mà Mẫu Ðơn không cầu xin, không ước muốn đã vẫy gọi nàng. Mẫu Ðơn được đưa ra nghĩa địa. Trên nấm mộ của nàng, người ta đắp lên một đụn cát vàng. Khi đám người làm phúc đi khỏi thì có một người lạ mặt tìm đến nghĩa địa và đứng lặng trước nấm mộ đất còn mới nguyên
- Vậy là đôi ta đã gặp nhau ở đây, Mẫu Ðơn của ta, - Người lạ mặt nói làm như người đang nằm dưới đất sâu kia có thể nghe thấy được. - Ta đã hối hả đáp tàu vượt đại dương, đã cưỡi lạc đà băng qua sa mạc, đã vượt bao đầm lầy với hy vọng được thấy mặt nàng. Ta mang về cho nàng một bông hoa. Ðể tỏ lòng thương nhớ nàng, ta đặt tên cho hoa là Mẫu Ðơn và hương của nó toả ra sẽ thật là ngọt ngào.
Mẫu đơn đỏ
Mẫu đơn đỏ là tình yêu của mẹ,
Cận kề con trong giây phút chia xa....
Dẫu mai đây con không trở về nhà,
Vẫn ấm áp trong sắc màu hoa đỏ !!
Hoa vẫn nở giữa vùng trời sỏi đá,
Hoa mẫu đơn trong cát
Cơn giông chợt giật liên hồi rạch lên bầu trời
xám xịt những tia chớp ngoằn ngoèo, gió cuốn tung mọi thứ rác rưởi, mấy
cành lá chuối rách tả tơi và gãy giập. Rồi cơn bão ập tới gầm rít suốt
đêm cuốn phăng đi bao công sức của con người, chỉ còn thấy cánh đồng
mênh mông nước, cây cổ thụ bật cả gốc rễ nằm chỏng khoèo chắn ngang lối
đi, đó đây những ngồi nhà bị lột mái. Ngôi nhà tranh lụp xụp của anh
Thuần giờ còn lại bộ khung tre xiêu vẹo, trơ ra như bộ xương mặc sức cho
gió mưa hành hạ. Chị Chiến - vợ anh gom lại số áo quần, mấy hủ sắn rồi
khoai khô cho vào gánh rồi dắt díu ba đứa con lội nước chạy sang nhà bà
ngoại.
Cái lạnh buốt xương, cái đói đang sôi réo trong lòng anh
Thuần là cơ may cho bệnh lao tái phát. Sau từng đợt ho sù sụ, mặt anh
tái đi, đôi mắt lõm sâu, mờ đục. Ba thằng bé gầy nhom, mặt mũi nhem
nhuốc ngồi co ro bên xó bếp hơ lửa, cạnh nồi khoai lang sôi lục bục.
Gương mặt chúng thèm thuồng dại đi trong chờ đợi. Thằng cu lớn ra vẻ lo
âu, nó ngồi gục đầu lên gối, tay cầm que củi vẽ lên đất những vòng tròn
thật mơ hồ. Tội nghiệp thằng bé, từ dạo mẹ sinh thêm thằng út, nó chẳng
mấy lúc được no, lại phải lang thang theo mẹ ra đồng bắt cào cào, châu
chấu, lượm củi, mái tóc nó vàng đi vì nắng. Những bữa cơm dọn ra, chỉ
thấy mấy quả dưa cà, một ít cơm bám quanh khoa sắn, mẹ nó bảo: "Con cố
ăn phần mình đi, chỗ cơm này dành cho thằng út, mai mốt nó lớn, con sẽ
ăn cơm". Nó ngồi yên lặng cố ăn qua bữa. Lời mẹ nó thường nhắc nhở
trong bữa cơm như cầu nguyện, lần lữa ngày tháng qua đi, cuộc sống gia
đình nó cũng chẳng khá lên chút nào.
Trong đêm dài mùa đông, thằng bé nằm cuộn tròn lại và mơ thấy mình quây quần cùng gia đình bên mâm cơm đầy ắp thức ăn, mẹ nó cười nói huyên thuyên luôn tay gắp bỏ thức ăn cho con, gương mặt mẹ huyền diệu như bà tiên trong truyện cổ tích. Sau giấc mơ, thằng bé mở mắt ra rồi thở dài đánh thượt. Nó nằm nhớ lại cả năm, chỉ vào dịp giỗ chạp, lễ tết mới được cái vinh hạnh ấy. Thằng bé thường trốn sang nhà bên cạnh chơi, mỗi khi mẹ nó biết chuyện là rầy mắng: " Mầy không được sang đó, người ta giàu còn nhà mình thì...". Nhưng con bé tóc tết đuôi sam tí tẹo ấy cứ lôi cuốn nó. Thằng bé thích nhất mấy con búp bê của con bé, nó có mái tóc màu nâu, đôi mắt xanh lơ trông mới đáng yêu làm sao. Con bé khoe đó là quà sinh nhật ba nó mua tặng. Thằng bé chau mày hỏi: sinh nhật là gì hở bé ? Con bé ngúng nguẩy rồi dí tay vào mũi thằng bé rồi nói: ơ... quê lắm ! Thế nhà cậu không có sinh nhật sao ? Có tiếng mẹ nó í ới gọi, thằng bé ba chân bốn cẳng chạy về nhà, vừa miên man nghĩ về sinh nhật. Khi vắng vẻ nó thường đứng nhìn trộm món đồ chơi của con bé được xếp ngăn nắp trong tủ kính, nó khát khao ước gì mình cũng có những con búp bê đẹp đẽ như thế. Nhưng dòng máu hiếu động, đàn ông trong còn người bé tí ấy lại bắt đầu hoạt động, nó cắt bẹ chuối vuông vức làm thân, xỏ que hương gài cọng chuối làm tay chân, tiếc rằng chỉ mấy ngày sau là con búp bê chuối của nó héo quắt lại, vàng ủng ra chẳng giữ được bao lâu.
Dạo này, anh Thuần bệnh thêm trầm trọng, chị Chiến chạy vạy bán chỗ lúa non đưa chồng lên bệnh viện tỉnh. Thằng bé cán đáng thêm công việc, mình nó gầy rộp đi, mấy cái xương sườn cứ lộ ra. Thằng em nó chẳng ai chăm, cứ bò lê quanh nhà rồi ngủ vùi, tong tay còn nắm cả đất. Xong việc, tất cả chạy về, chị Chiến lau những giọt nước mắt còn sót lại trên gương mặt con rồi ủ nó vào lòng, chị ngồi thừ ra. Thằng bé lớn lên trong cơ cực, nó thường nhạy cảm và khôn trước tuổi. Ba nó chữa bệnh trở về, thỉnh thoảng hai vợ chồng lại ì xèo cãi nhau, thường cảnh nhà nghèo vẫn thế, thằng bé chẳng nghe được gì, chỉ thấy sau đó mẹ nó la toáng lên: "Số tôi nó khổ, không biết sinh thêm con nữa làm gì...", không khí gia đình nặng trĩu, mẹ nó bồng thằng út vào giường, bữa cơm còn lại ba cha con đưa mắt nhìn nhau.
Tết năm nay, gia đình nó có khá lên đôi chút, vụ mùa vừa rồi lúa được hơn. Thằng bé thì thầm với em nó: "Tí ơi, dạo này nhà mình có lúa rồi, vậy là đỡ đói rồi", nói rồi hai đứa rúc rích cười. đêm giao thừa, mẹ nó nấu bánh chưng, trong giấc ngủ say thằng bé bị mẹ lay dậy: "Dậy ! Dậy đi con ! Dậy đón giao thừa". Thằng bé dụi mắt nhìn lên bàn thờ khói hương nghi ngút, những chiếc bánh chưng xanh được xếp thành chồng cao, cả nhà vui vẻ bên nhau ăn bánh chưng, nghe mẹ kể chuyện Lang Liêu. Mồng 1 Tết, mẹ dẫn ba anh em đi chợ, mẹ hào phóng mua cho ba đứa ba con tò-he bằng bột, màu sắc sặc sỡ, nào là ông tướng cưỡi ngựa, bông hồng, con gà, con vịt béo tròn, thằng em mân mê cười tít mắt, còn nó thì chạy quanh nhảy chân sáo suốt buổi.
Tết qua đi, tháng 3 lại về. Cả làng nó đều xơ xác, người gặp nhau như mất hồn, tất tưởi đi như ma đuổi, chỉ có cây mù u anh em nó hay trèo chơi là vẫn xanh tốt chẳng hề gì. Mấy hôm nay thằng bé cảm thấy mệt mỏi, đau lâm râm ở bụng, ba mẹ nó làm lụng suốt ngày đến đêm khi trong xóm lên đèn đã lâu mới về. Họ chẳng còn thời gian chăm sóc con cái. Cơn đau kéo dài suốt tháng, thằng bé cứ chịu đựng, chỉ có thằng em nó biết thôi, thằng bé dặn em: "Mày đừng nói với mẹ nghen, mẹ tốn tiền mua thuốc cho tao, nhà mình đói đó hiểu chưa", nghe đến đói, thằng em xanh mặt giữ kín chuyện ngay. Sự im lặng kéo dài mà cơn đau cứ âm ỉ tràn dần từ từ như nước đã vào bờ, cơn này sang cơn khác. Mẹ nó vẫn tất bật đi làm, cả mấy miệng ăn trông vào bàn tay chị, lại tiền thuốc men cho chồng lâu lâu trở bệnh, tiền nuôi con. Thằng bé cũng như tuổi thơ chị ba mươi năm trước. Năm tháng ấy chị không được đến trường, càng nghĩ càng dốc hết tâm lực cho các con. Công việc lôi chị vào vòng xoáy, hết cắt hái lại làm cỏ, cứ thế miệt mài theo chu kỳ đồng áng và cuộc sống.
Thằng bé biếng ăn, bữa cơm nó chỉ ăn vài miếng rồi đứng dậy, thấy vậy chị Chiến áy náy hỏi nó, nó bảo "Con ăn bên ngoài rồi, nên không muốn ăn nữa". Hôm nay, chị lại vác cuốc ra đồng, còn anh phải sang tận làng bên làm thợ hồ bất đắc dĩ. Bước chân đi sao chị cứ thấy nằng nặng, không hiểu có chuyện gì hay mình mệt, đang làm được mấy luống rau bỗng dưng chị thấy nóng ruột linh cảm thấy điều gì không hay, chị về nhà. Trong nhà có tiếng khóc, chị chạy vội vào thấy thằng bé đang quằn quại rên rỉ, mặt vả đầy mồ hôi bên cạnh thằng em đang khóc. Chị giằng lấy thằng bé, bế nó vào lòng vuốt ve, xoa đầu nó. Nhìn nó vật vã trong nỗi đau, chị tứa ra, chỉ vì mải lo sinh kế, chị bỏ bê anh em nó suốt ngày. Tấm thân tội nghiệp của thằng bé run rẩy, lẩy bẩy trong vòng chị như con chim non ướt sũng trong mùa mưa bão, bỗng dưa thằng bé rướn người lên rồi oằn xuống thét lên một tiếng: "Mẹ ơi ! Con đau quá !". Chị run rẩy hỏi: "đau ơ đâu hả con ?". Không một tiếng trả lời, thằng bé lịm dần, hốt hoảng chị vác con lên, chạy tựa kẻ mộng du đến trạm xá, sau khi khám bác sĩ cho biết, thằng bé bị đứt ruột. Nó đã chết trên tay chị do chứng thương hàn để lâu không ai chăm sóc, mà ai rảnh chăm sóc cho nó cơ chứ. Nghe đến đó mặt chị biến sắc rồi ngã dụi xuống, chị vò đầu bứt tai trong cơn tuyệt vọng rồi thiếp đi. Khi tỉnh lại chị thấy mình nằm trên giường, hai thằng bé kêu khóc thảm thiết, anh Thuần ngồi đó bất đông, tấm lưng oằn xuống. Nỗi đau quá lớn đè nặng lên tạo thành dấu hỏi một kiếp người dưới nắng chiều. Chị ngồi cạnh đứa con thân yêu và hoang tưởng, thằng bé nằm yên bình thản, đôi tay gầy của nó để trên ngực, gương mặt trắng bệch, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi nhỏ bé nhợt nhạt hơi mím lại như thử thách đối với nỗi đau. Chị ngồi đó với đôi mắt ráo hoảnh thất thần, chị tự nói với mình đó chỉ là giấc ngủ của đứa con ngoan, sáng mai nó sẽ thức dậy gọi mẹ ơi ! Nó sẽ đi bên cạnh chị như bao đứa trẻ khác.
Anh Thuần cũng như mấy người đàn ông trong xóm lục tìm mấy mảnh ván, lát sau, họ đã đóng xong một chiếc hòm nhỏ. Anh ôm con đặt vào trong, nhưng chị đã giành lấy thằng bé, mắt chị long lên dữ dội, chị gào lên: "Con tôi ! Con tôi ! Trời ơi ?!..." rồi chị ngã xuống bất tỉnh. Anh lại bế đứa con đặt vào chiếc hòm gỗ nhưng thân hình thằng bé dài hơn, anh lại đặt con ra chiếu, tháo chiếc hòm ra chắp thêm mảnh ván vào lần thứ hai thằng bé mới nằm gọn trong chiếc hòm. Trước khi cầm cái nắp đậy con lại, anh sợ phải chạm vào điều linh thiêng, anh lại nhìn con lần cuối, nước mắt trào ra dàn dụa, nấc từng tiếng khàn đục. Anh lay chị dậy mang con đi trong đêm tối mịt mùng, đêm tháng ba mưa lăng nhăng, hai người đi chậm rãi rồi gửi con vào lòng đất lạnh giá dưới ánh nắng của những que hương và tiếng khóc đứt ruột của người mẹ, tiếng ho khàn đục của người cha. Chị trồng trước nấm mồ một cây hoa mẫu đơn.
Năm tháng đi qua, hoa mẫu đơn hết nở lại tàn. Từng chiều ngồi trước mộ con, người mẹ thành tấm bia đá lạnh ngắt, từng chùm hoa mẫu đơn đỏ lên trong ráng chiều sắp tắt như những đốm lửa cháy trong lòng chị. Hoa mẫu đơn vẫn đỏ thắm khát khao giữa vùng cát trắng khô cằn và nghiệt ngã nỗi khát khao của sự sống và sinh tồn.
Trong đêm dài mùa đông, thằng bé nằm cuộn tròn lại và mơ thấy mình quây quần cùng gia đình bên mâm cơm đầy ắp thức ăn, mẹ nó cười nói huyên thuyên luôn tay gắp bỏ thức ăn cho con, gương mặt mẹ huyền diệu như bà tiên trong truyện cổ tích. Sau giấc mơ, thằng bé mở mắt ra rồi thở dài đánh thượt. Nó nằm nhớ lại cả năm, chỉ vào dịp giỗ chạp, lễ tết mới được cái vinh hạnh ấy. Thằng bé thường trốn sang nhà bên cạnh chơi, mỗi khi mẹ nó biết chuyện là rầy mắng: " Mầy không được sang đó, người ta giàu còn nhà mình thì...". Nhưng con bé tóc tết đuôi sam tí tẹo ấy cứ lôi cuốn nó. Thằng bé thích nhất mấy con búp bê của con bé, nó có mái tóc màu nâu, đôi mắt xanh lơ trông mới đáng yêu làm sao. Con bé khoe đó là quà sinh nhật ba nó mua tặng. Thằng bé chau mày hỏi: sinh nhật là gì hở bé ? Con bé ngúng nguẩy rồi dí tay vào mũi thằng bé rồi nói: ơ... quê lắm ! Thế nhà cậu không có sinh nhật sao ? Có tiếng mẹ nó í ới gọi, thằng bé ba chân bốn cẳng chạy về nhà, vừa miên man nghĩ về sinh nhật. Khi vắng vẻ nó thường đứng nhìn trộm món đồ chơi của con bé được xếp ngăn nắp trong tủ kính, nó khát khao ước gì mình cũng có những con búp bê đẹp đẽ như thế. Nhưng dòng máu hiếu động, đàn ông trong còn người bé tí ấy lại bắt đầu hoạt động, nó cắt bẹ chuối vuông vức làm thân, xỏ que hương gài cọng chuối làm tay chân, tiếc rằng chỉ mấy ngày sau là con búp bê chuối của nó héo quắt lại, vàng ủng ra chẳng giữ được bao lâu.
Dạo này, anh Thuần bệnh thêm trầm trọng, chị Chiến chạy vạy bán chỗ lúa non đưa chồng lên bệnh viện tỉnh. Thằng bé cán đáng thêm công việc, mình nó gầy rộp đi, mấy cái xương sườn cứ lộ ra. Thằng em nó chẳng ai chăm, cứ bò lê quanh nhà rồi ngủ vùi, tong tay còn nắm cả đất. Xong việc, tất cả chạy về, chị Chiến lau những giọt nước mắt còn sót lại trên gương mặt con rồi ủ nó vào lòng, chị ngồi thừ ra. Thằng bé lớn lên trong cơ cực, nó thường nhạy cảm và khôn trước tuổi. Ba nó chữa bệnh trở về, thỉnh thoảng hai vợ chồng lại ì xèo cãi nhau, thường cảnh nhà nghèo vẫn thế, thằng bé chẳng nghe được gì, chỉ thấy sau đó mẹ nó la toáng lên: "Số tôi nó khổ, không biết sinh thêm con nữa làm gì...", không khí gia đình nặng trĩu, mẹ nó bồng thằng út vào giường, bữa cơm còn lại ba cha con đưa mắt nhìn nhau.
Tết năm nay, gia đình nó có khá lên đôi chút, vụ mùa vừa rồi lúa được hơn. Thằng bé thì thầm với em nó: "Tí ơi, dạo này nhà mình có lúa rồi, vậy là đỡ đói rồi", nói rồi hai đứa rúc rích cười. đêm giao thừa, mẹ nó nấu bánh chưng, trong giấc ngủ say thằng bé bị mẹ lay dậy: "Dậy ! Dậy đi con ! Dậy đón giao thừa". Thằng bé dụi mắt nhìn lên bàn thờ khói hương nghi ngút, những chiếc bánh chưng xanh được xếp thành chồng cao, cả nhà vui vẻ bên nhau ăn bánh chưng, nghe mẹ kể chuyện Lang Liêu. Mồng 1 Tết, mẹ dẫn ba anh em đi chợ, mẹ hào phóng mua cho ba đứa ba con tò-he bằng bột, màu sắc sặc sỡ, nào là ông tướng cưỡi ngựa, bông hồng, con gà, con vịt béo tròn, thằng em mân mê cười tít mắt, còn nó thì chạy quanh nhảy chân sáo suốt buổi.
Tết qua đi, tháng 3 lại về. Cả làng nó đều xơ xác, người gặp nhau như mất hồn, tất tưởi đi như ma đuổi, chỉ có cây mù u anh em nó hay trèo chơi là vẫn xanh tốt chẳng hề gì. Mấy hôm nay thằng bé cảm thấy mệt mỏi, đau lâm râm ở bụng, ba mẹ nó làm lụng suốt ngày đến đêm khi trong xóm lên đèn đã lâu mới về. Họ chẳng còn thời gian chăm sóc con cái. Cơn đau kéo dài suốt tháng, thằng bé cứ chịu đựng, chỉ có thằng em nó biết thôi, thằng bé dặn em: "Mày đừng nói với mẹ nghen, mẹ tốn tiền mua thuốc cho tao, nhà mình đói đó hiểu chưa", nghe đến đói, thằng em xanh mặt giữ kín chuyện ngay. Sự im lặng kéo dài mà cơn đau cứ âm ỉ tràn dần từ từ như nước đã vào bờ, cơn này sang cơn khác. Mẹ nó vẫn tất bật đi làm, cả mấy miệng ăn trông vào bàn tay chị, lại tiền thuốc men cho chồng lâu lâu trở bệnh, tiền nuôi con. Thằng bé cũng như tuổi thơ chị ba mươi năm trước. Năm tháng ấy chị không được đến trường, càng nghĩ càng dốc hết tâm lực cho các con. Công việc lôi chị vào vòng xoáy, hết cắt hái lại làm cỏ, cứ thế miệt mài theo chu kỳ đồng áng và cuộc sống.
Thằng bé biếng ăn, bữa cơm nó chỉ ăn vài miếng rồi đứng dậy, thấy vậy chị Chiến áy náy hỏi nó, nó bảo "Con ăn bên ngoài rồi, nên không muốn ăn nữa". Hôm nay, chị lại vác cuốc ra đồng, còn anh phải sang tận làng bên làm thợ hồ bất đắc dĩ. Bước chân đi sao chị cứ thấy nằng nặng, không hiểu có chuyện gì hay mình mệt, đang làm được mấy luống rau bỗng dưng chị thấy nóng ruột linh cảm thấy điều gì không hay, chị về nhà. Trong nhà có tiếng khóc, chị chạy vội vào thấy thằng bé đang quằn quại rên rỉ, mặt vả đầy mồ hôi bên cạnh thằng em đang khóc. Chị giằng lấy thằng bé, bế nó vào lòng vuốt ve, xoa đầu nó. Nhìn nó vật vã trong nỗi đau, chị tứa ra, chỉ vì mải lo sinh kế, chị bỏ bê anh em nó suốt ngày. Tấm thân tội nghiệp của thằng bé run rẩy, lẩy bẩy trong vòng chị như con chim non ướt sũng trong mùa mưa bão, bỗng dưa thằng bé rướn người lên rồi oằn xuống thét lên một tiếng: "Mẹ ơi ! Con đau quá !". Chị run rẩy hỏi: "đau ơ đâu hả con ?". Không một tiếng trả lời, thằng bé lịm dần, hốt hoảng chị vác con lên, chạy tựa kẻ mộng du đến trạm xá, sau khi khám bác sĩ cho biết, thằng bé bị đứt ruột. Nó đã chết trên tay chị do chứng thương hàn để lâu không ai chăm sóc, mà ai rảnh chăm sóc cho nó cơ chứ. Nghe đến đó mặt chị biến sắc rồi ngã dụi xuống, chị vò đầu bứt tai trong cơn tuyệt vọng rồi thiếp đi. Khi tỉnh lại chị thấy mình nằm trên giường, hai thằng bé kêu khóc thảm thiết, anh Thuần ngồi đó bất đông, tấm lưng oằn xuống. Nỗi đau quá lớn đè nặng lên tạo thành dấu hỏi một kiếp người dưới nắng chiều. Chị ngồi cạnh đứa con thân yêu và hoang tưởng, thằng bé nằm yên bình thản, đôi tay gầy của nó để trên ngực, gương mặt trắng bệch, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi nhỏ bé nhợt nhạt hơi mím lại như thử thách đối với nỗi đau. Chị ngồi đó với đôi mắt ráo hoảnh thất thần, chị tự nói với mình đó chỉ là giấc ngủ của đứa con ngoan, sáng mai nó sẽ thức dậy gọi mẹ ơi ! Nó sẽ đi bên cạnh chị như bao đứa trẻ khác.
Anh Thuần cũng như mấy người đàn ông trong xóm lục tìm mấy mảnh ván, lát sau, họ đã đóng xong một chiếc hòm nhỏ. Anh ôm con đặt vào trong, nhưng chị đã giành lấy thằng bé, mắt chị long lên dữ dội, chị gào lên: "Con tôi ! Con tôi ! Trời ơi ?!..." rồi chị ngã xuống bất tỉnh. Anh lại bế đứa con đặt vào chiếc hòm gỗ nhưng thân hình thằng bé dài hơn, anh lại đặt con ra chiếu, tháo chiếc hòm ra chắp thêm mảnh ván vào lần thứ hai thằng bé mới nằm gọn trong chiếc hòm. Trước khi cầm cái nắp đậy con lại, anh sợ phải chạm vào điều linh thiêng, anh lại nhìn con lần cuối, nước mắt trào ra dàn dụa, nấc từng tiếng khàn đục. Anh lay chị dậy mang con đi trong đêm tối mịt mùng, đêm tháng ba mưa lăng nhăng, hai người đi chậm rãi rồi gửi con vào lòng đất lạnh giá dưới ánh nắng của những que hương và tiếng khóc đứt ruột của người mẹ, tiếng ho khàn đục của người cha. Chị trồng trước nấm mồ một cây hoa mẫu đơn.
Năm tháng đi qua, hoa mẫu đơn hết nở lại tàn. Từng chiều ngồi trước mộ con, người mẹ thành tấm bia đá lạnh ngắt, từng chùm hoa mẫu đơn đỏ lên trong ráng chiều sắp tắt như những đốm lửa cháy trong lòng chị. Hoa mẫu đơn vẫn đỏ thắm khát khao giữa vùng cát trắng khô cằn và nghiệt ngã nỗi khát khao của sự sống và sinh tồn.
Hoa Mẫu Đơn
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Mẫu đơn nở cạnh nhà thờ
Đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau.
Em ạ, quê ta tháp giáo đường
Sáng chiều vẫn vọng những hồi chuông
Ai đi xem lễ tôi đi với
Gió dạo lời kinh toả vấn vương
Con gái nhà Chung xinh đẹp lạ
Đẹp hơn con gái phố phường bên
Ngày ngày hai buổi xưa đi học
Mượn lối vườn hoa để gặp em
Tôi nhớ từng viên đá lát thềm
Từng hàng ngói nhỏ mái nhà êm
Cây doi đứng cạnh hòn non bộ
Toả mát đường đi gạch lát nem
Ôi vật vô tri cũng có hồn
Những ngày nắng mới những hoàng hôn
Tình yêu sau trước đều như vậy
Những thoáng vui xen những nét buồn
Chủ Nhật tự nhiên thành buổi hẹ
Gió bay tà áo trắng như thơ
Mẫu đơn nở giữa hai lời nguyện
Phảng phất còn thơm đến bây giờ
Đêm Giáng Sinh này em ở đâu
Nghe chuông có nhớ thuở ban đầu
Ước chi sống lại thời xưa nhỉ
Để trẻ ra và để hẹn nhau
Em ạ, quê ta tháp giáo đường
Sáng chiều vẫn vọng những hồi chuông
Ai đi xem lễ tôi đi với
Gió dạo lời kinh toả vấn vương
Con gái nhà Chung xinh đẹp lạ
Đẹp hơn con gái phố phường bên
Ngày ngày hai buổi xưa đi học
Mượn lối vườn hoa để gặp em
Tôi nhớ từng viên đá lát thềm
Từng hàng ngói nhỏ mái nhà êm
Cây doi đứng cạnh hòn non bộ
Toả mát đường đi gạch lát nem
Ôi vật vô tri cũng có hồn
Những ngày nắng mới những hoàng hôn
Tình yêu sau trước đều như vậy
Những thoáng vui xen những nét buồn
Chủ Nhật tự nhiên thành buổi hẹ
Gió bay tà áo trắng như thơ
Mẫu đơn nở giữa hai lời nguyện
Phảng phất còn thơm đến bây giờ
Đêm Giáng Sinh này em ở đâu
Nghe chuông có nhớ thuở ban đầu
Ước chi sống lại thời xưa nhỉ
Để trẻ ra và để hẹn nhau
Mẫu đơn
Một chiều thứ bảy cuối xuân lạnh gắt, đang mưa trời bỗng tạnh như sắp đổ
tuyết, tôi một mình dọn nhà từ Hamilton về thị trấn phía nam, nơi tôi
được nhận đi thực tập nội trú vài tháng.
Đó là vùng dân cư chỉ mấy chục ngàn, hầu hết người da trắng, theo đạo Mennonite, có một bệnh viện nhỏ, vài quán tạp hóa, hai trạm đổ xăng, một hai quán cà phê và giải khát, sau tám giờ tối các nhà đều đóng cửa không còn ai ra đường. Tôi chở đầy một xe pick up những vật dụng cá nhân, chăn mền, sách vở, quần áo, không quên mang theo một chậu hoa mẫu đơn lúc nào cũng giữ bên mình.
Tôi để chậu hoa ngoài cửa, phần vì mệt, phần chưa biết làm gì, để đâu. Cái chậu lớn nặng, hoa ra nụ bằng đầu ngón tay chúm chím sắp nở trong vài ngày. Đó là giống hoa quý mà bạn tôi đi chơi ở Nhật mang về. Tôi vốn thích mẫu đơn, nhất là các giống mẫu đơn Trung Quốc, nhưng xem hình của loại hoa này do anh ấy chụp thì tôi mê quá. Lá nhỏ và dài, màu xanh nõn như lá chuối non. Hoa trắng hồng, chứ không đỏ tươi hay trắng hẳn, cánh kép, mỏng và mịn nhưng coi bộ chắc chắn, không lớn nhưng tụ lại, thân và cuống hoa cứng, gặp mưa gió ít rũ tàn. Bạn tôi xin củ đem về trồng, gầy được mấy gốc. Nhưng tôi quý bụi hoa này vì chuyện khác.
Rồi tôi ngủ thiếp đi. Thức dậy sáng hôm sau, chủ nhật, nhìn ra cửa sổ, ngạc nhiên, tuyết đã xuống mù trời. Một trận tuyết cuối cùng. Tôi đi pha cà phê và sửa soạn bày biện đồ đạc trong nhà, chợt nhớ đến chậu hoa ngoài cửa vội chạy ra để mang vào.
Chậu hoa mẫu đơn, như người ta nói, không cánh mà bay.
Một chàng trai người châu Âu lai Ấn Độ đã tặng gốc hoa cho tôi. Sadi bốn mươi tuổi nhưng còn độc thân, cao, gầy, mặt hơi xạm, có nhiều tàn nhang, móm nhưng có duyên, hay cười, vui tính.
Một lần anh đến thăm tôi lúc còn ở Hamilton, khệ nệ mang theo một túi ni lông lớn, chứa đất với bụi cây. Tôi ngạc nhiên vì đang ở tầng thứ bảy một cao ốc, gần bờ hồ, lại một mình, lấy ai chăm sóc hoa cảnh. Sadi theo đạo Tin lành nhưng cũng tập thiền, là một tay đua thuyền buồm giỏi, từng sailing nhiều lần trong các cuộc tranh tài ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Anh bảo: anh sắp sang Nhật dự một chuyến đi thuyền buồm lớn, kéo dài nhiều ngày, với bạn bè, vượt qua các đảo nhỏ, tiến ra khơi xa Thái Bình Dương. Truớc khi đi chuyến đi này anh muốn tặng tôi gốc mẫu đơn làm kỉ niệm.
Tôi hỏi anh những chuyến đi như thế có nguy hiểm gì không. Anh bảo cũng có người mất tích vì gặp bão bất ngờ trên biển; và nói thêm, anh có linh tính chuyến đi này là chuyến cuối cùng của anh. Tôi lạnh người, khuyên anh hủy bỏ chuyến bay. Anh lắc đầu cười, bảo rằng những người chơi thuyền buồm thỉnh thoảng có linh cảm như thế là thường; vả lại chết trên biển chưa chắc đã là sự kết thúc quá tệ hại của kiếp người. Anh vốn không phải là kẻ chán đời, khi nhắc đến tai nạn và cái chết của bạn bè cũng không lộ vẻ u sầu bi quan. Tôi hơi yên tâm.
Nhưng sau đó Sadi không về nữa. Suốt một thời gian tôi dò hỏi tin tức, nhờ cả người thân trong các giới thẩm quyền Canada tìm kiếm vẫn không nghe tăm tích. Tôi không biết điều gì xảy ra với anh. Từ đó đi đâu tôi cũng giữ theo bên mình chậu hoa của Sadi, bón phân, tưới nước, cẩn thận để ở ngoài chỗ có nắng hay ánh sáng. Mẫu đơn bề ngoài quý phái, mỏng mảnh nhưng bên trong dễ tính, bền bỉ; ưa lạnh nhưng không thích tối tăm, ẩm thấp.
Bây giờ nó biến mất. Tôi ngơ ngác nhìn quanh. Tôi đi vòng ra sau nhà, coi cửa trước cửa sau, lật hết các tấm bạt, xô các cánh cổng, mở thùng rác sau vườn, nín thở đưa hẳn cả đầu vào trong như một tay cảnh sát hình sự. Một nỗi giận trào lên làm tôi nghẹt thở, tức ở ngực, phía trước, lan ra sau lưng giữa hai bả vai, đau như trúng một lưỡi dao nhọn. Tôi trở ra đứng trên đường, chưa biết phải làm gì, quên cả mặc áo khoác. Gió thổi hun hút lùa tuyết bay đi, bắt đầu se chúng lại thành từng hòn bi nhỏ, hai tay tôi lạnh cóng. Mặt tôi lúc ấy chắc rất xấu xí nên mấy con chim sẻ ở đâu rụt rè tiến lại làm quen cũng hoảng hốt bay vụt đi.
Căn nhà thuê gồm có hai tầng, phía trên là chủ nhà, một người tôi mới quen nhưng lúc đó đi vắng, vả lại chẳng có lý nào họ lại đi ăn cắp của mình. Những nhà hai bên cửa đóng im ỉm, nhìn qua phong cảnh và cách bầy biện hầu hết là những người hàng xóm lớn tuổi về hưu, ngăn nắp. Ngoài đường không có rác hay các lon nước ngọt lăn lóc như ở thành phố lớn, không thấy bọn thanh niên lãng tử đi lại. Lạnh quá, tôi đành bước vào nhà, ngán ngẩm cho cái thị trấn nhỏ chưa chi đã chào đón mình một cách không mấy thân thiện, thú vị.
Tôi quyết định rút ngắn thời gian thực tập.
Rồi tôi nhớ ra một chuyện. Chính cô ta chứ còn ai vào đây nữa, kẻ đã làm tôi khổ sở mấy tháng qua, là lý do khiến tôi nhận lời đề nghị của một bệnh viện nhỏ rất xa, mặc dù tôi có thể chọn thành phố lớn hơn.
Nhưng tôi kịp nghĩ lại, không lẽ cô ta biết bay hay có phép thần thông biến hóa?
Hay là gã đàn ông đầu đường mà tôi thoáng thấy khi lái xe rẽ vào, đứng chờ xe buýt, mũ đen sùm sụp, bây giờ càng nghĩ càng thấy đáng nghi? Đang ngồi thẫn thờ với những mối hận và các bài học triết lý về lẽ đời sâu xa thì có tiếng gõ cửa. Tôi giật mình đứng lên, nhìn quanh tìm cái búa đóng đinh, cầm trên tay phải, dùng tay trái mở hé, giấu mình sau cánh cửa.
Một người đàn ông khoảng năm mươi tuổi đứng nhìn tôi xưng tên, cười rất rộng miệng, hồn nhiên bắt chuyện. Thì ra anh ở nhà đối diện. Tên Federico, gốc Ý. Tôi không có hứng làm quen và đang định than phiền về chuyện hôm qua, bỗng nhác thấy phía sau lưng anh chậu hoa của tôi nằm đó, vẫn còn tươi tốt.
Người hàng xóm bảo rằng tối qua đã khuya, tuyết xuống nhiều và trời lạnh gấp, anh từ chỗ làm lái xe về nhà, ngang qua, biết là có người mới dọn vào, thấy cái chậu hoa để trước sân hờ hững sợ nó chết nên lẳng lặng mang về, để trong nhà mình cho đến sáng nay.
Tôi mừng rỡ cám ơn, bắt chuyện. Sau hôm đó chúng tôi dần dà trở thành bạn thân. Federico thích uống rượu vang, tự tay làm rượu từ các giàn nho chi chít quả trong vườn. Anh dạy tôi cách làm rượu, cách ủ cất lâu năm, cách nếm. Anh dẫn tôi xuống hầm rượu, chỉ cho tôi cách dùng bàn tay và các ngón tay gõ lên vỏ thùng bằng gỗ sồi để thăm rượu, kiểu như các bác sĩ gõ lên lưng người bệnh để khám bệnh vậy. Tôi vốn thích rượu vang trắng, bị anh chê là quê mùa, vì dân sành điệu không coi vang trắng là rượu vang. Tôi bị chọc quê, từ đó vào các hiệu ăn không dám gọi vang trắng nữa! Đến bây giờ mặc dù năm nào chúng tôi cũng tìm cách gặp nhau vài bận, tôi vẫn chưa bao giờ có ý định nói cho Federico nghe về những mối nghi ngờ, thù hận và những câu chửi thề khủng khiếp mà tôi đã sáng tạo ra dành riêng cho anh, mặc dù trong im lặng, trong mấy giờ đồng hồ của mình.
Tôi vẫn ngạc nhiên khi thỉnh thoảng nhớ lại chuyện cũ, nghĩ đến một người can đảm tới mức thấy chuyện nên làm là làm ngay, mặc dù nhỏ thôi, hình dung anh im lặng bước tới sát cửa nhà người khác lúc nửa đêm, nhấc cái chậu cây nặng lên tay, khuân về nhà mà không để ý là thể có người nhìn sau lưng anh qua khe cửa, ngờ anh là tên trộm bần tiện. Không, không phải sự can đảm, có lẽ tôi muốn nói đến sự chất phác. Hay là lòng tin cậy ở cuộc đời.
Vài năm sau, có nhà riêng, tôi trồng giống hoa của Sadi một góc vườn. Mẫu đơn thường nở sớm, chỉ sau một hai loài hoa khác. Những đêm trăng sáng tôi đứng bâng khuâng trên bãi cỏ đầy sương, hít thở mùi hương dịu ngọt của chúng thoảng bay trên một nền không gian vốn đã đầy vị oải hương, là thứ biết nén mình lại dưới cơn mưa, chờ tạnh là thơm dội lên, ngai ngái như vừa ngủ dậy; ngắm đi ngắm lại những bông hoa trắng hồng biến đổi khi như mặt người thiếu nữ khi như vầng trăng, mỗi năm sau mùa đông ẩn mình dưới đất tuyết lạnh, nhớ trần gian mà ngoi lên trở lại. Chúng vui tươi như tình hàng xóm, diễm lệ như tình bạn tuy quả thật có cũng lúc buồn phiền hờn giận, mưa gió phũ phàng, tưởng chết đi nhưng rồi vẫn mọc, tưởng đã tàn nhưng rồi lại thắm.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Đó là vùng dân cư chỉ mấy chục ngàn, hầu hết người da trắng, theo đạo Mennonite, có một bệnh viện nhỏ, vài quán tạp hóa, hai trạm đổ xăng, một hai quán cà phê và giải khát, sau tám giờ tối các nhà đều đóng cửa không còn ai ra đường. Tôi chở đầy một xe pick up những vật dụng cá nhân, chăn mền, sách vở, quần áo, không quên mang theo một chậu hoa mẫu đơn lúc nào cũng giữ bên mình.
Tôi để chậu hoa ngoài cửa, phần vì mệt, phần chưa biết làm gì, để đâu. Cái chậu lớn nặng, hoa ra nụ bằng đầu ngón tay chúm chím sắp nở trong vài ngày. Đó là giống hoa quý mà bạn tôi đi chơi ở Nhật mang về. Tôi vốn thích mẫu đơn, nhất là các giống mẫu đơn Trung Quốc, nhưng xem hình của loại hoa này do anh ấy chụp thì tôi mê quá. Lá nhỏ và dài, màu xanh nõn như lá chuối non. Hoa trắng hồng, chứ không đỏ tươi hay trắng hẳn, cánh kép, mỏng và mịn nhưng coi bộ chắc chắn, không lớn nhưng tụ lại, thân và cuống hoa cứng, gặp mưa gió ít rũ tàn. Bạn tôi xin củ đem về trồng, gầy được mấy gốc. Nhưng tôi quý bụi hoa này vì chuyện khác.
Rồi tôi ngủ thiếp đi. Thức dậy sáng hôm sau, chủ nhật, nhìn ra cửa sổ, ngạc nhiên, tuyết đã xuống mù trời. Một trận tuyết cuối cùng. Tôi đi pha cà phê và sửa soạn bày biện đồ đạc trong nhà, chợt nhớ đến chậu hoa ngoài cửa vội chạy ra để mang vào.
Chậu hoa mẫu đơn, như người ta nói, không cánh mà bay.
Một chàng trai người châu Âu lai Ấn Độ đã tặng gốc hoa cho tôi. Sadi bốn mươi tuổi nhưng còn độc thân, cao, gầy, mặt hơi xạm, có nhiều tàn nhang, móm nhưng có duyên, hay cười, vui tính.
Một lần anh đến thăm tôi lúc còn ở Hamilton, khệ nệ mang theo một túi ni lông lớn, chứa đất với bụi cây. Tôi ngạc nhiên vì đang ở tầng thứ bảy một cao ốc, gần bờ hồ, lại một mình, lấy ai chăm sóc hoa cảnh. Sadi theo đạo Tin lành nhưng cũng tập thiền, là một tay đua thuyền buồm giỏi, từng sailing nhiều lần trong các cuộc tranh tài ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Anh bảo: anh sắp sang Nhật dự một chuyến đi thuyền buồm lớn, kéo dài nhiều ngày, với bạn bè, vượt qua các đảo nhỏ, tiến ra khơi xa Thái Bình Dương. Truớc khi đi chuyến đi này anh muốn tặng tôi gốc mẫu đơn làm kỉ niệm.
Tôi hỏi anh những chuyến đi như thế có nguy hiểm gì không. Anh bảo cũng có người mất tích vì gặp bão bất ngờ trên biển; và nói thêm, anh có linh tính chuyến đi này là chuyến cuối cùng của anh. Tôi lạnh người, khuyên anh hủy bỏ chuyến bay. Anh lắc đầu cười, bảo rằng những người chơi thuyền buồm thỉnh thoảng có linh cảm như thế là thường; vả lại chết trên biển chưa chắc đã là sự kết thúc quá tệ hại của kiếp người. Anh vốn không phải là kẻ chán đời, khi nhắc đến tai nạn và cái chết của bạn bè cũng không lộ vẻ u sầu bi quan. Tôi hơi yên tâm.
Nhưng sau đó Sadi không về nữa. Suốt một thời gian tôi dò hỏi tin tức, nhờ cả người thân trong các giới thẩm quyền Canada tìm kiếm vẫn không nghe tăm tích. Tôi không biết điều gì xảy ra với anh. Từ đó đi đâu tôi cũng giữ theo bên mình chậu hoa của Sadi, bón phân, tưới nước, cẩn thận để ở ngoài chỗ có nắng hay ánh sáng. Mẫu đơn bề ngoài quý phái, mỏng mảnh nhưng bên trong dễ tính, bền bỉ; ưa lạnh nhưng không thích tối tăm, ẩm thấp.
Bây giờ nó biến mất. Tôi ngơ ngác nhìn quanh. Tôi đi vòng ra sau nhà, coi cửa trước cửa sau, lật hết các tấm bạt, xô các cánh cổng, mở thùng rác sau vườn, nín thở đưa hẳn cả đầu vào trong như một tay cảnh sát hình sự. Một nỗi giận trào lên làm tôi nghẹt thở, tức ở ngực, phía trước, lan ra sau lưng giữa hai bả vai, đau như trúng một lưỡi dao nhọn. Tôi trở ra đứng trên đường, chưa biết phải làm gì, quên cả mặc áo khoác. Gió thổi hun hút lùa tuyết bay đi, bắt đầu se chúng lại thành từng hòn bi nhỏ, hai tay tôi lạnh cóng. Mặt tôi lúc ấy chắc rất xấu xí nên mấy con chim sẻ ở đâu rụt rè tiến lại làm quen cũng hoảng hốt bay vụt đi.
Căn nhà thuê gồm có hai tầng, phía trên là chủ nhà, một người tôi mới quen nhưng lúc đó đi vắng, vả lại chẳng có lý nào họ lại đi ăn cắp của mình. Những nhà hai bên cửa đóng im ỉm, nhìn qua phong cảnh và cách bầy biện hầu hết là những người hàng xóm lớn tuổi về hưu, ngăn nắp. Ngoài đường không có rác hay các lon nước ngọt lăn lóc như ở thành phố lớn, không thấy bọn thanh niên lãng tử đi lại. Lạnh quá, tôi đành bước vào nhà, ngán ngẩm cho cái thị trấn nhỏ chưa chi đã chào đón mình một cách không mấy thân thiện, thú vị.
Tôi quyết định rút ngắn thời gian thực tập.
Rồi tôi nhớ ra một chuyện. Chính cô ta chứ còn ai vào đây nữa, kẻ đã làm tôi khổ sở mấy tháng qua, là lý do khiến tôi nhận lời đề nghị của một bệnh viện nhỏ rất xa, mặc dù tôi có thể chọn thành phố lớn hơn.
Nhưng tôi kịp nghĩ lại, không lẽ cô ta biết bay hay có phép thần thông biến hóa?
Hay là gã đàn ông đầu đường mà tôi thoáng thấy khi lái xe rẽ vào, đứng chờ xe buýt, mũ đen sùm sụp, bây giờ càng nghĩ càng thấy đáng nghi? Đang ngồi thẫn thờ với những mối hận và các bài học triết lý về lẽ đời sâu xa thì có tiếng gõ cửa. Tôi giật mình đứng lên, nhìn quanh tìm cái búa đóng đinh, cầm trên tay phải, dùng tay trái mở hé, giấu mình sau cánh cửa.
Một người đàn ông khoảng năm mươi tuổi đứng nhìn tôi xưng tên, cười rất rộng miệng, hồn nhiên bắt chuyện. Thì ra anh ở nhà đối diện. Tên Federico, gốc Ý. Tôi không có hứng làm quen và đang định than phiền về chuyện hôm qua, bỗng nhác thấy phía sau lưng anh chậu hoa của tôi nằm đó, vẫn còn tươi tốt.
Người hàng xóm bảo rằng tối qua đã khuya, tuyết xuống nhiều và trời lạnh gấp, anh từ chỗ làm lái xe về nhà, ngang qua, biết là có người mới dọn vào, thấy cái chậu hoa để trước sân hờ hững sợ nó chết nên lẳng lặng mang về, để trong nhà mình cho đến sáng nay.
Tôi mừng rỡ cám ơn, bắt chuyện. Sau hôm đó chúng tôi dần dà trở thành bạn thân. Federico thích uống rượu vang, tự tay làm rượu từ các giàn nho chi chít quả trong vườn. Anh dạy tôi cách làm rượu, cách ủ cất lâu năm, cách nếm. Anh dẫn tôi xuống hầm rượu, chỉ cho tôi cách dùng bàn tay và các ngón tay gõ lên vỏ thùng bằng gỗ sồi để thăm rượu, kiểu như các bác sĩ gõ lên lưng người bệnh để khám bệnh vậy. Tôi vốn thích rượu vang trắng, bị anh chê là quê mùa, vì dân sành điệu không coi vang trắng là rượu vang. Tôi bị chọc quê, từ đó vào các hiệu ăn không dám gọi vang trắng nữa! Đến bây giờ mặc dù năm nào chúng tôi cũng tìm cách gặp nhau vài bận, tôi vẫn chưa bao giờ có ý định nói cho Federico nghe về những mối nghi ngờ, thù hận và những câu chửi thề khủng khiếp mà tôi đã sáng tạo ra dành riêng cho anh, mặc dù trong im lặng, trong mấy giờ đồng hồ của mình.
Tôi vẫn ngạc nhiên khi thỉnh thoảng nhớ lại chuyện cũ, nghĩ đến một người can đảm tới mức thấy chuyện nên làm là làm ngay, mặc dù nhỏ thôi, hình dung anh im lặng bước tới sát cửa nhà người khác lúc nửa đêm, nhấc cái chậu cây nặng lên tay, khuân về nhà mà không để ý là thể có người nhìn sau lưng anh qua khe cửa, ngờ anh là tên trộm bần tiện. Không, không phải sự can đảm, có lẽ tôi muốn nói đến sự chất phác. Hay là lòng tin cậy ở cuộc đời.
Vài năm sau, có nhà riêng, tôi trồng giống hoa của Sadi một góc vườn. Mẫu đơn thường nở sớm, chỉ sau một hai loài hoa khác. Những đêm trăng sáng tôi đứng bâng khuâng trên bãi cỏ đầy sương, hít thở mùi hương dịu ngọt của chúng thoảng bay trên một nền không gian vốn đã đầy vị oải hương, là thứ biết nén mình lại dưới cơn mưa, chờ tạnh là thơm dội lên, ngai ngái như vừa ngủ dậy; ngắm đi ngắm lại những bông hoa trắng hồng biến đổi khi như mặt người thiếu nữ khi như vầng trăng, mỗi năm sau mùa đông ẩn mình dưới đất tuyết lạnh, nhớ trần gian mà ngoi lên trở lại. Chúng vui tươi như tình hàng xóm, diễm lệ như tình bạn tuy quả thật có cũng lúc buồn phiền hờn giận, mưa gió phũ phàng, tưởng chết đi nhưng rồi vẫn mọc, tưởng đã tàn nhưng rồi lại thắm.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Hoa Đà và cây hoa mẫu đơn
Truyền
thuyết kể rằng một đại phu nổi tiếng, Hoa Đà trong thời Tam Quốc, đã
trồng nhiều loại hoa cỏ và thảo mộc khác nhau ở sân trước và sau nhà.
Ông đã kiên quyết nếm một cách cẩn thận mỗi loại thảo mộc để tìm các
thuộc tính trước khi kê đơn thuốc cho các bệnh nhân của mình. Vì thế,
ông không hề kê bất kỳ loại độc dược nào
Một ngày, có người đã đưa cho Hoa Đà một cây hoa mẫu đơn, ông đã trồng nó ở sân trước. Sau khi nếm lá, thân và hoa của cây mẫu đơn, ông đã quả quyết rằng nó chẳng có gì đặc biệt, và nó không có giá trị như một loại thảo dược. Vì thế ông đã không dùng hoa mẫu đơn để trị bệnh.
Một ngày, có người đã đưa cho Hoa Đà một cây hoa mẫu đơn, ông đã trồng nó ở sân trước. Sau khi nếm lá, thân và hoa của cây mẫu đơn, ông đã quả quyết rằng nó chẳng có gì đặc biệt, và nó không có giá trị như một loại thảo dược. Vì thế ông đã không dùng hoa mẫu đơn để trị bệnh.
Một
đêm khuya, Hoa Đà đang đọc sách thì đột nhiên nghe thấy tiếng khóc của
một phụ nữ. Ông ngẩng đầu lên và trông thấy một người đàn bà đẹp đau khổ
đang dàn dụa nước mắt, trong ánh trăng mờ ảo, bên ngoài cửa sổ. Hoa Đà
hơi bối rối và đi ra khoảnh sân trước, nhưng không có ai ở đó. Tại nơi
mà ông đã trông thấy người đàn bà, ông tìm thấy một cây hoa mẫu đơn.
Một
ý nghĩ xảy đến với Hoa Đà rằng người phụ nữ đó là cây Hoa Mẫu Đơn,
nhưng ngay lập tức ông đã lắc đầu và cười cái ý nghĩ ngu ngốc của mình.
Hoa Đà đã nói với cây hoa mẫu đơn, “Mày không có gì đặc biệt từ đầu đến
chân. Làm sao tao có thể dùng mày làm thuốc đây?” Ông quay trở lại vào
phòng và tiếp tục đọc sách.
Ngay
khi Hoa Đà ngồi xuống, ông lại nghe thấy tiếng người đàn bà khóc. Khi
ông đi ra ngoài để tìm kiếm người đàn bà lần thứ hai, lại không có ai
cả, chỉ trừ cây hoa mẫu đơn. Sự việc này đã lặp lại vài lần trong đêm
đó.
Lúng
túng bởi những sự việc kỳ lạ, Hoa Đà đánh thức vợ ông dậy và kể cho bà
nghe chi tiết và điều vừa xảy ra. Bà vợ ông nhìn chăm chú những cây hoa
cỏ và thảo dược trong khu vườn, rồi nói, “Mỗi một loại cỏ và cây trong
khu vườn này đã từng có ích như là thuốc và đã cứu vô số mạng sống, trừ
cây hoa mẫu đơn này. Tôi tin rằng cây hoa mẫu đơn nó đau khổ bởi vì ông
coi nói là không có tác dụng như một loại thảo dược trước khi ông nhận
ra đặc tính của nó.”
Hoa
Đà đã cười và bảo, “Tôi đã nếm tất cả các loại thảo mộc và biết được
dược tính của chúng một cách sâu sắc. Tôi luôn để ý hết mức tới mỗi cây
thảo mộc và không bao giờ bỏ qua một cây nào mà có thể có tác dụng làm
thuốc. Còn như với cây hoa mẫu đơn này, tôi đã lấy mẫu lá của nó, thân
và hoa nhiều lần trước khi tôi quyết định dứt khoát rằng nó không có ích
lợi như một vị thuốc. Làm sao bà có thể bảo tôi nhầm lẫn với cô ta?”
Vợ ông nói, “Ông đã thử những phần phía trên mặt đất của nó. Ông đã thử phần rễ của nó chưa?” Hoa Đà trở nên mệt mỏi về chủ đề này và đã đi ngủ. Vợ của ông cho rằng chồng bà không tiếp thu lời khuyên của người khác như trước kia, và bắt đầu lo lắng rằng ông có thể bắt đầu mắc những sai lầm.
Một vài ngày sau đó, bà đến kỳ kinh nguyệt. Máu chảy ra liên tục, tựa như một dòng suối. Hơn nữa, bà bị đau và co cơ dai dẳng ở phần bụng dưới. Lén không để chồng biết, bà đã đào rễ của cây hoa mẫu đơn, sắc nó lên và uống. Chỉ nửa ngày sau, cơn đau đã rút xuống từ từ và huyết dịch trở lại bình thường.
Khi bà kể lại với chồng, Hoa Đà cuối cùng đã nhận ra rằng ông quả thật đã đánh giá sai cây hoa mẫu đơn. Ông cảm kích bà vợ đã dạy ông qua thực tiễn rằng cây mẫu đơn có tác dụng như một vị thuốc vì nó có thể dứt cơn đau và cầm máu.
Những cây mẫu đơn có vẻ ngoài đẹp đặc biệt. Thân và hoa của chúng đẹp, và đó là tại sao nó được đặt tên như vậy.
[Chú thích: Hoa Mẫu Đơn được gọi là Bạch Thược trong tiếng Trung Quốc, có nghĩa là đẹp.]
Tác giả: Tianyi
Vợ ông nói, “Ông đã thử những phần phía trên mặt đất của nó. Ông đã thử phần rễ của nó chưa?” Hoa Đà trở nên mệt mỏi về chủ đề này và đã đi ngủ. Vợ của ông cho rằng chồng bà không tiếp thu lời khuyên của người khác như trước kia, và bắt đầu lo lắng rằng ông có thể bắt đầu mắc những sai lầm.
Một vài ngày sau đó, bà đến kỳ kinh nguyệt. Máu chảy ra liên tục, tựa như một dòng suối. Hơn nữa, bà bị đau và co cơ dai dẳng ở phần bụng dưới. Lén không để chồng biết, bà đã đào rễ của cây hoa mẫu đơn, sắc nó lên và uống. Chỉ nửa ngày sau, cơn đau đã rút xuống từ từ và huyết dịch trở lại bình thường.
Khi bà kể lại với chồng, Hoa Đà cuối cùng đã nhận ra rằng ông quả thật đã đánh giá sai cây hoa mẫu đơn. Ông cảm kích bà vợ đã dạy ông qua thực tiễn rằng cây mẫu đơn có tác dụng như một vị thuốc vì nó có thể dứt cơn đau và cầm máu.
Những cây mẫu đơn có vẻ ngoài đẹp đặc biệt. Thân và hoa của chúng đẹp, và đó là tại sao nó được đặt tên như vậy.
[Chú thích: Hoa Mẫu Đơn được gọi là Bạch Thược trong tiếng Trung Quốc, có nghĩa là đẹp.]
Tác giả: Tianyi
(Theo Secret China)
Sự tích và Ý nghĩa hoa Mẫu đơn
Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Hồng Kông biểu
tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng
trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ
loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, Mẫu đơn còn
được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa “sự e lệ”.
Mẫu đơn có nguồn gốc từ Hồng Kông và Tây Tạng, là một trong những cây
hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm.
Những Thông Tin Thú Vị Về Hoa Mẫu Đơn
Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến
thức về những bông hoa Mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu
hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn
hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa
và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái
tên.
Tên tiếng Việt : Hoa Mẫu Đơn
Tên Hồng Kông : Sho-Yo (hay Shao-Yao)
Tên tiếng Anh : Peony
Tên tiếng Pháp : Pivoine officinale
Tên Latin : Paeonia officinalis
Tên khoa học : Paeonia lactiflora
Họ : Paeoniaceae
Tên Hồng Kông : Sho-Yo (hay Shao-Yao)
Tên tiếng Anh : Peony
Tên tiếng Pháp : Pivoine officinale
Tên Latin : Paeonia officinalis
Tên khoa học : Paeonia lactiflora
Họ : Paeoniaceae
Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y
Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt
Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh
Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở.
Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn
nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu đơn.
Ngày nay, Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa
xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở
Hồng Kông. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua
nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”. Nhất là giai đoạn từ
thế kỷ 5 đến thế kỷ 13 sau Công Nguyên. Mẫu đơn được ca tụng trong văn
thơ, nhạc và tranh vẽ lúc bấy giờ.
Thành phố Lạc Dương (tiếng La Tinh là Luoyang, 1 trong 4 thành phố cổ
kính nhất Hồng Kông), nổi tiếng về nhiều chủng loại Mẫu đơn phong phú,
rực rỡ sắc màu nhờ thời tiết ôn hòa và đất đai thích hợp. Ngày
21/9/1982, người dân Luoyang chính thức chọn Mẫu đơn là biểu tượng hoa
của thành phố mình. Tháng 4 là tháng của Hoa Mẫu Đơn, thật sự là mùa vui
cho những người yêu hoa ở xứ sở này. Hoa Mẫu đơn nở đẹp lộng lẫy, hương
thơm, sắc màu hoa hiện diện khắp nơi trong thành phố. Và lễ hội Mẫu đơn
Louyang – Luoyang Peony Festival được tổ chức từ 15/4 – 25/4 hằng năm
là một lễ hội văn hóa lớn, niềm tự hào của cư dân Luoyang. Suốt mùa lễ
hội, tưng bừng những đèn lồng sặc sỡ, các hoạt động kinh tế cũng khá
nhộn nhịp, không khí vui tươi và gây một ấn tượng sâu sắc cho tất cả các
du khách trên khắp thế giới đến chơi. Ở Luoyang có những loài Mẫu đơn
quý hiếm, màu sắc thay đổi lạ, hay cả những bông hoa lớn đến hàng trăm
cánh, sống đã hàng trăm tuổi.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến những khả năng kỳ diệu lạ thường của
cây hoa mà người ta đã lưu truyền trong dân gian. Dược tính của Mẫu đơn
chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị
bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng,
thận…Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng. Những tập tục
mê tín còn tin rằng nếu đeo một vòng cổ kết bằng hạt Mẫu đơn, bạn sẽ
tránh được các bệnh như hủi, động kinh, mất trí và nó còn xua tan những
cơn ác mộng, như một lá bùa hộ mạng bảo vệ người ta chống lại ma quỷ hay
những thế lực của bóng đêm !
Khoảng năm 77 sau Công Nguyên, trong cuốn sách Pliny”s Natural
History đã mô tả chi tiết về cây hoa và 20 bệnh chữa bằng những bộ phận
của nó. Không lâu sau đó, Dioscoride cũng đã viết một luận án về những
cây thảo dược, trong đó có Peony. Vì là một cây thuốc quan trọng, dược
liệu Mẫu đơn được sản xuất với lượng lớn hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu ở
Hồng Kông và thể giới.
Những Tích Truyện Xa Xưa Về Hoa Mẫu Đơn
Chuyện Thứ Nhất
Ngày xưa… ở một làng miền núi có một bà mẹ. Bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên, khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai của bà vào đội quân chống giặc ở trong núi. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân. Đội quân nay đã làm cho bọn giặc thất điên bát đảo. Đã nhiều lần giặc mở những trận càn quét mà không sao tiêu diệt được đội quân của cái làng bé nhỏ ấy.
Tên tướng giặc sai quân bắt bà mẹ đến, hắn bảo:
– Này mụ già, mụ hãy khuyên các con mụ trở về
Ta sẽ cho con mụ làm tướng. Bằng không, ta sẽ giết mụ
Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng giặc, nói lớn:
– Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà.
Bọn giặc trói mẹ trên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của mẹ đến cứu. Chúng bảo bà mẹ hãy đứng dậy mà gọi con, chúng sẽ tha. Tiếng người mẹ:
– Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương.
Ngày xưa… ở một làng miền núi có một bà mẹ. Bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên, khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai của bà vào đội quân chống giặc ở trong núi. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân. Đội quân nay đã làm cho bọn giặc thất điên bát đảo. Đã nhiều lần giặc mở những trận càn quét mà không sao tiêu diệt được đội quân của cái làng bé nhỏ ấy.
Tên tướng giặc sai quân bắt bà mẹ đến, hắn bảo:
– Này mụ già, mụ hãy khuyên các con mụ trở về
Ta sẽ cho con mụ làm tướng. Bằng không, ta sẽ giết mụ
Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng giặc, nói lớn:
– Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà.
Bọn giặc trói mẹ trên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của mẹ đến cứu. Chúng bảo bà mẹ hãy đứng dậy mà gọi con, chúng sẽ tha. Tiếng người mẹ:
– Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương.
Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh trái tim, mệnh lệnh của tình yêu
vĩ đại. Mệnh lệnh đó lan khắp núi rừng. Bọn giặc run sợ. Những người con
của mẹ thì thêm sức mạnh chiến đấu. Giặc bịt miệng bà mẹ. Chúng đổ nhựa
thông và nhựa trám lên đầu bà và châm lửa đốt. Ngọn lửa cháy sáng cả
một vùng…
Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, người ta thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Đêm đêm, từ ngôi mộ, trái tim mẹ vẫn phát sáng cả một vùng trời.
Mùa xuân đến. Từ ngôi mộ, trái tim ấy mọc lên một cái cây. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ chót hình ngọn lửa bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên Mẫu Đơn. Cây hoa tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng một trái tim…
Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, người ta thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Đêm đêm, từ ngôi mộ, trái tim mẹ vẫn phát sáng cả một vùng trời.
Mùa xuân đến. Từ ngôi mộ, trái tim ấy mọc lên một cái cây. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ chót hình ngọn lửa bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên Mẫu Đơn. Cây hoa tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng một trái tim…
Chuyện Thứ Hai
Chuyện kể rằng, vào đời Đường Cao Tông, do say đắm Võ Hậu, lúc Vua
băng hà do con trai (Hoàng Thái Tử) còn nhỏ, Võ Hậu chuyên quyền nhiếp
chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại
Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế. Một hôm, Võ Tắc Thiên (được biết
nhiều qua phim ảnh dã sử của Trung Hoa) khi ngự du vườn thượng uyển nhìn
cỏ cây xác xơ, trơ trọi liễu đào, ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng
bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:
Lai triều du thượng uyển – Hỏa tốc báo xuân trị
Bách hoa liên dạ phát – Mạc đãi hiểu phong xuỵ
Bách hoa liên dạ phát – Mạc đãi hiểu phong xuỵ
Dịch nghĩa:
Bãi triều du thượng uyển – Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay – Đừng chờ môn gió sớm.
Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn cây Hoa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam (!). Nhưng lạ thay, khi tới vùng đất nghèo nàn hơn hoa lại nở rộ và vẻ đẹp luôn rực rỡ làm đắm đuối lòng người, và từ đó ngay cả sử sách Trung Hoa cũng ghi nhận vùng Giang Nam luôn xuất hiện nhiều tuyệt sắc giai nhân, những mỹ nữ có sắc đẹp nghiêng thành đổ nước. Cũng từ đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, một biểu trưng cho quốc sắc thiên hương…
Bãi triều du thượng uyển – Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay – Đừng chờ môn gió sớm.
Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn cây Hoa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam (!). Nhưng lạ thay, khi tới vùng đất nghèo nàn hơn hoa lại nở rộ và vẻ đẹp luôn rực rỡ làm đắm đuối lòng người, và từ đó ngay cả sử sách Trung Hoa cũng ghi nhận vùng Giang Nam luôn xuất hiện nhiều tuyệt sắc giai nhân, những mỹ nữ có sắc đẹp nghiêng thành đổ nước. Cũng từ đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, một biểu trưng cho quốc sắc thiên hương…
Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương
hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh
phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn
kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp
hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh cao.
Về sau người ta dùng từ “quốc sắc thiên hương” (sắc nước hương trời)
để hình dung hoa mẫu đơn. Hoặc có cách phác họa khác là: “Thiên hạ chân
hoa độc mẫu đơn” (chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên
hạ).
Hình tượng Hoa Mẫu Đơn và Tác Dụng Trong Phong Thủy ngày nay
Với vẻ đẹp của Hoa Mẫu Đơn, người đời ví đây là biểu tượng của phú
quý, trong các dịp khai trương, người ta hay tặng nhau tượng hoặc tranh
mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang…
Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này
thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của
sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến
rũ và may mắn trong tình yêu. Nên khi đặt tượng hoặc tranh hoa mẫu đơn tại cung tình duyên (Tây-nam) trong phòng ngủ là một việc rất đáng làm!
Do đó, trong các thế giới của Vật Phẩm Phong Thủy, Hoa Mẫu Đơn được gọi là vật phẩm cho phú quý, tình duyên.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp