Bên Đời Hiu Quạnh - Quang Dũng ft. AC&M
Tuyển Chọn Ca Khúc Trữ Tình Về Mưa
Tìm chút bình yên
Tìm một phút bình yên nơi cõi thế,
Chợt nghe hồn bi luỵ giữa cơn mê....
Chốn trần ai, ai sớm biết nẻo về ?
Hay vẫn cứ trầm mê trong bể khổ ?!
Bỏ tất cả ta rời xa thành phố,
Trở về đây giữa rừng vắng quạnh hiu...
Những lo toan tính toán chắt chiu,
Trong phút chốc tạm buông xuôi tất cả !!
Đặt gánh xuống lánh xa đời vất vã,
Tâm trở về vui kỷ niệm ngày xưa..
Dẫu nghèo nàn thân dãi nắng dầm mưa,
Nhưng ấm áp với tình yêu đích thực
NM
Chốn bình yên
Kinh
tế suy thoái, dân Âu - Mỹ kỳ này tính đi chân đất chắc. Năm ngoái còn
xuất được mươi công-tay-nơ, mấy chục ngàn đôi giày, năm nay thì chịu,
đại hạ giá vẫn ế. Nợ ngân hàng, lo sa thải công nhân, bị thanh lý hợp
đồng, cắt việc làm có đứa đứng giữa sân òa khóc. Cháu ơi, hàng tồn chất
đống, chẳng nhẽ chú tiếp tục vay ngân hàng nuôi các cháu. Đành sẩy đàn
tan nghé, cứ níu bám vào nhau thế này thì chết đói cả nút. Lại còn con
vợ tham lam kia nữa, vay người nọ cho người kia để lấy lãi cao hơn, bị
xù, thế là chết cả dây, huê với chả hụi, bao nhiêu bận không chừa. Chủ
nợ có đứa quỳ xuống chân van xin, chị làm ơn làm phúc trả lại gốc cho
em. Đứa hung hãn xách dao đến, sợ chết ngất, tỉnh dậy dở điên dở dại: Nó
giết tôi! Nó giết tôi!
Hôm nay xin cho vợ được vào tù trốn nợ, mừng ơi là mừng, giờ còn việc
mua cho mẹ mười ký trà nữa. Nhất định không được quên, bà dặn đi dặn
lại. Hỏi thì nổi nóng: Tôi bảo anh mua anh cứ mua. Tay cầm vô lăng tay
ôm bụng, cơn đau dạ dày lại quặn lên hành hạ. Ông trời, ông có định để
con sống nữa không đây?
Xe lăn bánh quanh bờ hồ. B’Lao thay đổi nhiều quá. Khi xưa chỗ này là bãi cỏ hoang lúp xúp cây bụi, hiệu trà Quốc Thái chưa xây, người ta quen nhắc cái tên Đỗ Hữu từ trước bảy lăm. Xe về Sài Gòn ghé qua căn nhà khiêm tốn cạnh đường mua năm ba ký làm quà. Giờ xuất hiện nhiều danh trà mới: Tâm Châu, Quốc Thái, Bảo Tín, Thiên Hương… lớp con cháu tuổi trẻ tài cao làm ăn ghê thật.
Cái thời bế quan tỏa cảng, bắt bớ giấu giếm từng ký trà qua rồi, mẹ kể lại nghe cứ như chuyện cổ tích. Từ B’Lao về Sài Gòn không biết bao nhiêu cái barie: Mađaguôi, Phương Lâm, Định Quán, Dầu Giây… Đến đâu xe cũng phải ách lại, hành khách xuống hết để quản lý thị trường lục soát từng gói hành lý, trót lọt về đến Sài Gòn có khi còn bị lột sạch, mất trắng. Một lần, ông khách ngồi cạnh bà xách hộ gói trà, thế là thoát, quen nhau lấy chỗ gửi hàng và rồi nên vợ nên chồng. Anh về B’Lao là về quê ngoại. Những năm trước, hai mẹ con thường dắt díu nhau về thăm ông bà. Nay ông bà qua đời, nhà cửa vườn tược bán đi, mẹ ngày một già, anh tối mắt tối mũi vào sản xuất giày xuất khẩu, không lúc nào ngẩn đầu lên được.
Chỗ khách sạn Anh Đào mười tầng kia trước là bến xe ô tô, đã làm gì có nhà văn hóa, cả cái tháp vi ba của bưu điện cũng không. Lúc đó bưu điện còn ở đầu Cầu Trắng, nép bên cạnh cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh ngay ngã ba. Chỉ có Cầu Trắng cùng với những quán tạp hóa ở chợ kéo căng miếng vải cũ kỹ che nắng xiên khoai là vẫn như xưa. Mặt hồ sẫm dần, chiều phố núi bình yên trong dáng vẻ uể oải ngàn đời. Anh ngồi bên ông lão hàng xóm cũ tình cờ bắt gặp đang câu cá. Thành phố lên đèn, một bầu trời sao rực rỡ dưới đáy hồ. Chúng mình về thôi, lão đứng lên dắt tay anh.
Từ lúc ngồi xuống mép nước, ngắm mặt hồ và theo dõi cái phao câu, cơn đau dạ dày tự dưng biến mất. Giờ đây trong căn nhà nhỏ của ông lão độc thân, ngọn lửa nhen hơi ấm tỏa ra thật dễ chịu. Ngả lưng xuống võng ngửa mặt nhìn vầng trăng chênh chếch khung cửa sổ như bắt gặp tuổi thơ mình, con tim nhói nhẹ và ký ức cất cánh. Có tiếng lách tách đều đều phát ra từ bếp lửa và mùi hăng hăng quen thuộc gợi nhớ những chiều theo bọn trẻ chăn trâu gom cành trà đốt lên sưởi ấm giữa triền đồi B’Lao sương giăng. “Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa… Lòng thật bình yên mà sao buồn thế!”. Ca khúc Trịnh Công Sơn viết ngay trên mảnh đất này khi ông đang dạy học. Vẫn tiếng tí tách, ánh lửa bập bùng và mùi hăng hăng của cành trà cháy bốc lên. Hình như đoán được tâm trạng khách, ông lão không nói gì, lặng lẽ pha trà.
Thì ra, hòa trong khói củi trà còn mùi khoai lang cháy. Lão mời ăn một củ khoai trước khi uống trà, bảo là thuốc trị bao tử, chẳng hiểu đùa hay thật. Cháu có biết vì sao mình đau bao tử không? Có những khúc mắc không giải quyết được. Ở đây có người đáo hạn nợ ngân hàng, nửa đêm xuất huyết bao tử phải cấp cứu đi bệnh viện.
- Nhưng nếu nợ đã được chuyển thành nợ khó đòi?
- Khó đòi vẫn là nợ. Có nợ phải trả nợ. Nợ trả xong bệnh sẽ hết. Bao tử cũng từ đấy, thần kinh cũng từ đấy, thậm chí cả ung thư nữa cũng từ đấy. Bách bệnh tại tâm. Bệnh nhân là mình, bác sĩ cũng chính là mình. Nghĩ kỹ đi, nghiệm xem tôi nói có đúng không.
Cái ông già này tài thật, bác sĩ không, lương y không mà phán những câu như thần bảo. Ngồi trên cái xe năm tỷ, được gọi là đại gia kể cũng thích, ai ngờ đang khốn nạn đây, ngồi trên đống lửa, đống nợ năm bảy chục tỷ. Ông già nhặt mấy cành trà khô đun nấu, không thèm biết giá gas lên xuống, kéo nước giếng pha trà, ngủ không quạt máy, không điều hòa, ăn rau củ trái cây sạch… Cuộc sống chậm mà thú vị. Sao ta cần nhiều tiền thế, phải chăng là sự kém cỏi? Ông ấy nói đúng, mai về bán tất nhà cửa xe cộ đi, trả nợ xong đưa vợ lên đây sống với vườn tược một thời gian. Cuộc mưu sinh đầy ắp áp lực khiến tâm ta rối bời. Cốc nước đang vẩn đục, để yên cho lắng đã. Bình tĩnh cái gì đáng làm thì làm, cái gì không đáng gạt nó đi cho nhẹ gánh.
Lão đã sống một đời để nói với ta một câu, dại gì không nghe theo. Kết quả là không có xe, cũng chẳng còn nhà, thế mà lại thanh thản, bệnh tình bay biến, của đi thay người. Còn bà cụ, ông ta nói, nếu trời gọi đi thì có gì nấn ná. Sống vui vẻ, chết bằng lòng, một đời vì chồng vì con đủ rồi, chẳng gì phải ân hận, vui mà lên đường. Sinh ra trên nương trà, mình chăm sóc trà, trà nuôi mình, người B’Lao khi mất bao giờ cũng trải một lớp trà dưới áo quan rồi mới đặt thi thể lên. Sống với trà, chết tẩm liệm bằng trà, lá trà khô êm, hương trà ấm áp linh hồn.
- Ông cụ sinh ra bà ấy ngày xưa từ tỉnh Thanh vào làm đồn điền trà cho ông Moule người Pháp. Trưa đến cụ nấu một nồi trà xanh, đứng dưới bóng cây cất tiếng gọi: “Nghỉ tay vào uống “nác” mọi người ơi, chè đương ngon”. Giữa trưa hè, dưới bóng cây râm mát, nâng bát chè xanh thơm phức đón gió cao nguyên trong lành thì còn gì bằng.
Dân gian truyền miệng: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”. Thế còn cây trà? Chẳng lẽ nó không là gì sao? Kỳ này cà phê đang lên ngôi, nó là cây làm giàu, nhưng coi chừng đấy, “được mùa chớ phụ ngô khoai”, tháng năm ngày tám giáp hạt mới thấy ai nuôi mình. Cà phê cho ta ngân phiếu, trà cho ta tiền tươi, những đồng tiền chợ đến đúng lúc. Đấy là nói ngày xưa, làm ăn manh mún, giờ trà cũng cho cả ngân phiếu rồi.
Sách dạy nhiều điều hay, nhưng những điều thấm thía nhất, hữu ích nhất có khi lại không phải từ sách. Chân lý là ngộ mà ra. Hay thật, mình trồng cây trà, trà nuôi ta sống, lại nâng niu ta về nơi an nghỉ cuối cùng. Anh có biết trà khác cà phê thế nào không? Không hả? Cà phê nặng về hướng ngoại, làm ta khôn ra, nhìn xa trông rộng. Còn trà thiên về hướng nội, khiến ta thanh sạch, sáng ra và sâu sắc thêm. Chí lý quá! Sáng ra thì tâm hồn như cốc nước trong, rõ mình, rõ người. Cây trà không có thần, cũng chẳng có ma, nó là ân nhân của con người. Dù công việc rối bời, vội vã đến đâu, nâng tách trà nóng trên tay bỗng dưng lòng dịu nhẹ, hương thơm thanh khiết đánh thức khứu giác, làm ta bừng tỉnh ngẫm nghĩ sự đời, xem người ta sống, nghiệm ra giá trị của phút giây an lạc. Việc khó đến mấy rồi cũng sẽ qua và đời sống tự nó thu xếp, tiếp diễn như mặt trăng mặt trời, ngày đêm đắp đổi trên mảnh đất B’Lao hiền hòa này.
Ồ, lạ chưa, cái nắng mật ong vụt tắt, sương đất bảng lảng dâng đầy, người bồng bềnh trong gió trong mây, hơi sương lành lạnh mơn man đánh thức làn da, gợi bao nhớ nhung kỷ niệm.
Cứ theo lời ông lão thì chính mẹ anh đã được tượng hình ngay trên đồi trà Bồng Lai này, và vì thế bà mang tên Trà My, thực ra trà my cũng là trà thôi. Những cuộc ái ân của công nhân đồn điền trà xa xứ luôn được tán trà che chở, bao dung. Bà ngoại anh là cô gái Huế có bàn tay vàng, khi bứt đọt trà một tôm hai lá không nhìn thấy những đầu ngón tay, giống như trình diễn màn ảo thuật. Hai nắm tay đầy trà ném qua vai vào chiếc gùi sau lưng không ra ngoài một đọt. Ngày trung bình người ta hái năm mươi ký, bà gần tạ. B’Lao ngày ấy lạnh chứ không như bây giờ. Sáng mù sương trời tối om, cả đồn điền đánh chiêng, khua vang mâm nồi bằng đồng đuổi cọp mới dám lên nương. Chiều xuống, núi lấp hoàng hôn, sương buông dày đặc, ông bà ngoại ngồi trên chiếc áo tơi tựa lưng vào nhau cho đỡ lạnh thì con hổ xuất hiện. Bà xoay người ôm chặt lấy ông. Chẳng hiểu sao hổ quay đi mà họ vẫn không buông nhau ra. Lá trà dập nát, mùi hăng hăng bốc lên nghì ngụt cùng sương khói cao nguyên. Sương đọng trên lá trà lấp lánh dưới ánh trăng như muôn vàn con mắt nhấp nháy cười tinh quái. Ngập trong không trung là bản hợp xướng của ếch nhái, côn trùng…
Ông Moule vẫn dùng ống nhòm quan sát đồn điền từ cửa sổ biệt thự gỗ màu xanh (theo Trần Quang Ngân), mỉm cười khi phát hiện ra cặp trai gái này và đứng ra tác thành cho họ.
Nghe chuyện ông lão kể, anh hiểu thêm bí mật gia tộc, nguồn gốc của mình và nụ cười hồn nhiên nở trên môi xua đuổi bao nỗi lo toan đè nặng bấy lâu. Anh sực nhớ những người thất nghiệp ở Tây Ban Nha, Ý, Hi Lạp… có thể xỏ giày cũ, giày rách nhưng vẫn không bỏ thói quen đến quán trà than vãn, kiếm việc làm. Hay ta xuất khẩu trà? Các đối tác mua giày đã chả gợi ý khi họ nhận được gói trà B’Lao của anh biếu vào dịp tết!
CHU BÁ NAM
Xe lăn bánh quanh bờ hồ. B’Lao thay đổi nhiều quá. Khi xưa chỗ này là bãi cỏ hoang lúp xúp cây bụi, hiệu trà Quốc Thái chưa xây, người ta quen nhắc cái tên Đỗ Hữu từ trước bảy lăm. Xe về Sài Gòn ghé qua căn nhà khiêm tốn cạnh đường mua năm ba ký làm quà. Giờ xuất hiện nhiều danh trà mới: Tâm Châu, Quốc Thái, Bảo Tín, Thiên Hương… lớp con cháu tuổi trẻ tài cao làm ăn ghê thật.
Cái thời bế quan tỏa cảng, bắt bớ giấu giếm từng ký trà qua rồi, mẹ kể lại nghe cứ như chuyện cổ tích. Từ B’Lao về Sài Gòn không biết bao nhiêu cái barie: Mađaguôi, Phương Lâm, Định Quán, Dầu Giây… Đến đâu xe cũng phải ách lại, hành khách xuống hết để quản lý thị trường lục soát từng gói hành lý, trót lọt về đến Sài Gòn có khi còn bị lột sạch, mất trắng. Một lần, ông khách ngồi cạnh bà xách hộ gói trà, thế là thoát, quen nhau lấy chỗ gửi hàng và rồi nên vợ nên chồng. Anh về B’Lao là về quê ngoại. Những năm trước, hai mẹ con thường dắt díu nhau về thăm ông bà. Nay ông bà qua đời, nhà cửa vườn tược bán đi, mẹ ngày một già, anh tối mắt tối mũi vào sản xuất giày xuất khẩu, không lúc nào ngẩn đầu lên được.
Chỗ khách sạn Anh Đào mười tầng kia trước là bến xe ô tô, đã làm gì có nhà văn hóa, cả cái tháp vi ba của bưu điện cũng không. Lúc đó bưu điện còn ở đầu Cầu Trắng, nép bên cạnh cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh ngay ngã ba. Chỉ có Cầu Trắng cùng với những quán tạp hóa ở chợ kéo căng miếng vải cũ kỹ che nắng xiên khoai là vẫn như xưa. Mặt hồ sẫm dần, chiều phố núi bình yên trong dáng vẻ uể oải ngàn đời. Anh ngồi bên ông lão hàng xóm cũ tình cờ bắt gặp đang câu cá. Thành phố lên đèn, một bầu trời sao rực rỡ dưới đáy hồ. Chúng mình về thôi, lão đứng lên dắt tay anh.
Từ lúc ngồi xuống mép nước, ngắm mặt hồ và theo dõi cái phao câu, cơn đau dạ dày tự dưng biến mất. Giờ đây trong căn nhà nhỏ của ông lão độc thân, ngọn lửa nhen hơi ấm tỏa ra thật dễ chịu. Ngả lưng xuống võng ngửa mặt nhìn vầng trăng chênh chếch khung cửa sổ như bắt gặp tuổi thơ mình, con tim nhói nhẹ và ký ức cất cánh. Có tiếng lách tách đều đều phát ra từ bếp lửa và mùi hăng hăng quen thuộc gợi nhớ những chiều theo bọn trẻ chăn trâu gom cành trà đốt lên sưởi ấm giữa triền đồi B’Lao sương giăng. “Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa… Lòng thật bình yên mà sao buồn thế!”. Ca khúc Trịnh Công Sơn viết ngay trên mảnh đất này khi ông đang dạy học. Vẫn tiếng tí tách, ánh lửa bập bùng và mùi hăng hăng của cành trà cháy bốc lên. Hình như đoán được tâm trạng khách, ông lão không nói gì, lặng lẽ pha trà.
Thì ra, hòa trong khói củi trà còn mùi khoai lang cháy. Lão mời ăn một củ khoai trước khi uống trà, bảo là thuốc trị bao tử, chẳng hiểu đùa hay thật. Cháu có biết vì sao mình đau bao tử không? Có những khúc mắc không giải quyết được. Ở đây có người đáo hạn nợ ngân hàng, nửa đêm xuất huyết bao tử phải cấp cứu đi bệnh viện.
- Nhưng nếu nợ đã được chuyển thành nợ khó đòi?
- Khó đòi vẫn là nợ. Có nợ phải trả nợ. Nợ trả xong bệnh sẽ hết. Bao tử cũng từ đấy, thần kinh cũng từ đấy, thậm chí cả ung thư nữa cũng từ đấy. Bách bệnh tại tâm. Bệnh nhân là mình, bác sĩ cũng chính là mình. Nghĩ kỹ đi, nghiệm xem tôi nói có đúng không.
Cái ông già này tài thật, bác sĩ không, lương y không mà phán những câu như thần bảo. Ngồi trên cái xe năm tỷ, được gọi là đại gia kể cũng thích, ai ngờ đang khốn nạn đây, ngồi trên đống lửa, đống nợ năm bảy chục tỷ. Ông già nhặt mấy cành trà khô đun nấu, không thèm biết giá gas lên xuống, kéo nước giếng pha trà, ngủ không quạt máy, không điều hòa, ăn rau củ trái cây sạch… Cuộc sống chậm mà thú vị. Sao ta cần nhiều tiền thế, phải chăng là sự kém cỏi? Ông ấy nói đúng, mai về bán tất nhà cửa xe cộ đi, trả nợ xong đưa vợ lên đây sống với vườn tược một thời gian. Cuộc mưu sinh đầy ắp áp lực khiến tâm ta rối bời. Cốc nước đang vẩn đục, để yên cho lắng đã. Bình tĩnh cái gì đáng làm thì làm, cái gì không đáng gạt nó đi cho nhẹ gánh.
Lão đã sống một đời để nói với ta một câu, dại gì không nghe theo. Kết quả là không có xe, cũng chẳng còn nhà, thế mà lại thanh thản, bệnh tình bay biến, của đi thay người. Còn bà cụ, ông ta nói, nếu trời gọi đi thì có gì nấn ná. Sống vui vẻ, chết bằng lòng, một đời vì chồng vì con đủ rồi, chẳng gì phải ân hận, vui mà lên đường. Sinh ra trên nương trà, mình chăm sóc trà, trà nuôi mình, người B’Lao khi mất bao giờ cũng trải một lớp trà dưới áo quan rồi mới đặt thi thể lên. Sống với trà, chết tẩm liệm bằng trà, lá trà khô êm, hương trà ấm áp linh hồn.
- Ông cụ sinh ra bà ấy ngày xưa từ tỉnh Thanh vào làm đồn điền trà cho ông Moule người Pháp. Trưa đến cụ nấu một nồi trà xanh, đứng dưới bóng cây cất tiếng gọi: “Nghỉ tay vào uống “nác” mọi người ơi, chè đương ngon”. Giữa trưa hè, dưới bóng cây râm mát, nâng bát chè xanh thơm phức đón gió cao nguyên trong lành thì còn gì bằng.
Dân gian truyền miệng: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”. Thế còn cây trà? Chẳng lẽ nó không là gì sao? Kỳ này cà phê đang lên ngôi, nó là cây làm giàu, nhưng coi chừng đấy, “được mùa chớ phụ ngô khoai”, tháng năm ngày tám giáp hạt mới thấy ai nuôi mình. Cà phê cho ta ngân phiếu, trà cho ta tiền tươi, những đồng tiền chợ đến đúng lúc. Đấy là nói ngày xưa, làm ăn manh mún, giờ trà cũng cho cả ngân phiếu rồi.
Sách dạy nhiều điều hay, nhưng những điều thấm thía nhất, hữu ích nhất có khi lại không phải từ sách. Chân lý là ngộ mà ra. Hay thật, mình trồng cây trà, trà nuôi ta sống, lại nâng niu ta về nơi an nghỉ cuối cùng. Anh có biết trà khác cà phê thế nào không? Không hả? Cà phê nặng về hướng ngoại, làm ta khôn ra, nhìn xa trông rộng. Còn trà thiên về hướng nội, khiến ta thanh sạch, sáng ra và sâu sắc thêm. Chí lý quá! Sáng ra thì tâm hồn như cốc nước trong, rõ mình, rõ người. Cây trà không có thần, cũng chẳng có ma, nó là ân nhân của con người. Dù công việc rối bời, vội vã đến đâu, nâng tách trà nóng trên tay bỗng dưng lòng dịu nhẹ, hương thơm thanh khiết đánh thức khứu giác, làm ta bừng tỉnh ngẫm nghĩ sự đời, xem người ta sống, nghiệm ra giá trị của phút giây an lạc. Việc khó đến mấy rồi cũng sẽ qua và đời sống tự nó thu xếp, tiếp diễn như mặt trăng mặt trời, ngày đêm đắp đổi trên mảnh đất B’Lao hiền hòa này.
Ồ, lạ chưa, cái nắng mật ong vụt tắt, sương đất bảng lảng dâng đầy, người bồng bềnh trong gió trong mây, hơi sương lành lạnh mơn man đánh thức làn da, gợi bao nhớ nhung kỷ niệm.
Cứ theo lời ông lão thì chính mẹ anh đã được tượng hình ngay trên đồi trà Bồng Lai này, và vì thế bà mang tên Trà My, thực ra trà my cũng là trà thôi. Những cuộc ái ân của công nhân đồn điền trà xa xứ luôn được tán trà che chở, bao dung. Bà ngoại anh là cô gái Huế có bàn tay vàng, khi bứt đọt trà một tôm hai lá không nhìn thấy những đầu ngón tay, giống như trình diễn màn ảo thuật. Hai nắm tay đầy trà ném qua vai vào chiếc gùi sau lưng không ra ngoài một đọt. Ngày trung bình người ta hái năm mươi ký, bà gần tạ. B’Lao ngày ấy lạnh chứ không như bây giờ. Sáng mù sương trời tối om, cả đồn điền đánh chiêng, khua vang mâm nồi bằng đồng đuổi cọp mới dám lên nương. Chiều xuống, núi lấp hoàng hôn, sương buông dày đặc, ông bà ngoại ngồi trên chiếc áo tơi tựa lưng vào nhau cho đỡ lạnh thì con hổ xuất hiện. Bà xoay người ôm chặt lấy ông. Chẳng hiểu sao hổ quay đi mà họ vẫn không buông nhau ra. Lá trà dập nát, mùi hăng hăng bốc lên nghì ngụt cùng sương khói cao nguyên. Sương đọng trên lá trà lấp lánh dưới ánh trăng như muôn vàn con mắt nhấp nháy cười tinh quái. Ngập trong không trung là bản hợp xướng của ếch nhái, côn trùng…
Ông Moule vẫn dùng ống nhòm quan sát đồn điền từ cửa sổ biệt thự gỗ màu xanh (theo Trần Quang Ngân), mỉm cười khi phát hiện ra cặp trai gái này và đứng ra tác thành cho họ.
Nghe chuyện ông lão kể, anh hiểu thêm bí mật gia tộc, nguồn gốc của mình và nụ cười hồn nhiên nở trên môi xua đuổi bao nỗi lo toan đè nặng bấy lâu. Anh sực nhớ những người thất nghiệp ở Tây Ban Nha, Ý, Hi Lạp… có thể xỏ giày cũ, giày rách nhưng vẫn không bỏ thói quen đến quán trà than vãn, kiếm việc làm. Hay ta xuất khẩu trà? Các đối tác mua giày đã chả gợi ý khi họ nhận được gói trà B’Lao của anh biếu vào dịp tết!
CHU BÁ NAM
Mưa đầu Hạ 2015
Câu chuyện cái tơi
Từ ngày định cư ở một xứ hiếm mưa, lắm lúc tôi tưởng chừng như không còn nhớ nhiều đến những cơn mưa vùng nhiệt đới; mưa quê hương, nhất là những cơn mưa dai dẳng của một xứ "mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn", mưa xứ Huế!
Nhưng không, chiều nay nhìn học
sinh tan học ra về trong cơn mưa, bao kỷ niệm của quê hương mưa dầm,
trong đó cái tơi là một dấu ấn đậm đà nhất, đã đưa tâm hồn tôi vượt thời
gian, vượt biển cả về với quê hương, về tận miền Trung mà đặc trưng là
xứ Huế thân yêu; rồi thơ thẩn đậu lại trong sân trường Đồng Khánh, nơi
tôi đã được lớn lên, được đào luyện, được phục vụ trong gần hết cả cuộc
đời giữa bao hàng Phượng vỹ.
Những em bé tan trường như những
chú chim non đi ngang qua nhà tôi hôm nay với đầy đủ phương tiện văn
minh chống mưa, chống rét, khiến tôi chợt se thắt nghĩ đến kỷ niệm của
chính tôi trong chiến tranh với phương tiện che mưa duy nhất thật thô sơ
lúc bấy giờ là "cái tơi“ phụ kèm cái nón.
Tơi - nón là một cặp. Cái tơi
không thể không đi chung với cái nón. Nhưng nón được dùng quanh năm, gặp
thời tiết đẹp, nón được dịp phô trương vẻ nên thơ của nó; cho nên văn
nhân thi sĩ không hề tiếc bút mực để ca tụng vẻ đẹp của cái nón, nhất là
chiếc nón bài thơ, lại là chiếc nón bài thơ của miền sông Hương núi
Ngự!
Còn cái tơi, bản chất nó đã chìm
sâu vào dĩ vãng mà vang bóng của nó cũng không hề lưu lại trong văn
chương ít nhiều. Cái tơi là tiền thân của áo mưa hiện tại, là vật dụng
che mưa của người Việt Nam từ nửa thế kỷ 20 về trước.
Tơi được làm từ lá một loại cây
Palm vùng nhiệt đới. Lá tơi được chằm lại với nhau, lớp nọ được bẻ chồng
lên lớp kia thành một tấm lá dày hình chữ nhật. Cạnh ngang trên được
xâu thành vai và cổ, có một sợi dây cột lại thành cổ tơi. Phần dưới lá
được cắt phẳng và được rút lại thành chân tơi.
Mang tơi là chui qua đầu, cái
tơi được phủ từ vai xuống trở thành gần như diện tích một hình lăng trụ
bao quanh người, dài gần tới mắt cá.
Người mang tơi xa trông như một
chú Pinguin! Tùy hướng mưa hướng gió, người mang tơi xoay mép tơi quanh
mình sao cho khỏi ướt. Nếu như nón có nhiều kiểu nhiều tên kiêu sa như
nón bài thơ, nón gò găng, nón tam giang, nón thượng.... thì cái tơi,
hình thái giản dị mà cái tên cũng gần gũi, bình dân như tơi cá, tơi đọt,
tơi cánh gà...
Vật liệu để chằm Tơi cá là lá
tơi già. Màu xanh đậm của lá phơi khô trở thành xám bầm bạc bạc. Tơi cá
vừa rẻ vừa tiện, rất thích hợp cho đa số người bình dân trong mùa mưa
gió.
Sang hơn, bền hơn mà cũng ấm áp
hơn thì có Tơi đọt. Tơi đọt làm bằng lá tơi non màu trắng ngà, phơi được
nắng thì có màu vàng cam non, dở nắng thì ngả sang màu vàng nâu sẫm. Lá
khô được ủi thẳng có hình như bàn tay xòe ra mà các ngón tay là đuôi lá
mềm mềm, nhọn nhọn. Vai tơi đọt vừa rộng vừa ngang chứ không xệ xuôi
như tơi cá.
So với những vật dụng che mưa
ngày càng tiến bộ, cái tơi quả có nhiều bất tiện, thua kém. Nhưng bộ máy
chọn lọc nhiệm mầu của ký ức sao chỉ còn để lại trong tôi những kỷ niệm
vặt vãnh, dễ thương gắn liền với cái tơi trên những bước đường đi học
của thời thơ ấu.
Nhớ lại cái mưa dầm của xứ Huế,
mưa dai dễ sợ, lạnh dễ sợ... mà gió cũng dễ sợ! Đoạn đường dài đi bộ
dưới mưa từ Thành Nội qua trường Đồng Khánh lại phải qua cầu Tràng Tiền
"dài" lê thê! Nhưng cảm giác còn lại trong tôi chỉ là sự ấm áp, cái ấm
áp của một đứa bé được che mưa trốn gió trong chiếc tơi dày nhất là khi
được lúc thúc đi trong cái tơi với một bọc bắp rang đầy trong túi áo và
bất chợt một đôi khi là sự nao nao se thắt!
Cái tơi đầu tiên trong đời tôi
thật nhiều kỷ niệm gắn liền với trường Đồng Khánh. Mùa khai giảng, cô
tôi đã dắt tôi ra chợ Đông Ba mua một cái tơi và một cái nón. Cô cẩn
thận dắt tôi theo để đo cho vừa. Cái tơi cô mua cho là một cái tơi cá.
Cô lựa kỹ để chọn cái có lá sáng hơn một chút, cô trải bề trái cái tơi,
rờ rờ từng đường chỉ, nắn vòng vai coi có chắc không, rồi ướm vào thân
hình tôi xem có vừa không? Xong cái tơi vừa ý, cô mua thêm cái nón mười
lăm vành và nài thêm một cái dải nón. Cô chụp cái nón lên đầu tôi trong
bộ tơi nón mới rồi gõ gõ trên nón cười: " Ngó như tai nấm! "
Ra khỏi chợ Đông Ba một lúc,
trời đang tạnh bỗng rỉ rả mưa. Tôi kéo cô núp dưới mái hiên tiệm ăn
Quốc-tế cho đỡ ướt bộ tơi nón mà tôi muốn dành trọn vẹn cho ngày mai. Cô
tôi không ngạc nhiên trước ý tưởng ngây ngô ấy, chỉ chép miệng:" Hùm!
giữ được hoài răng, mưa Huế mà! "
Hồi hộp chờ đợi ngày mai đến
trường, tôi thức khuya, xếp vuốt chiếc áo bằng vải dù đen, cái quần
trắng, mấy quyển vở với cán bút, cặp tơi nón mới cũng được chiếm một địa
vị cao hơn nhà bếp, được móc lên cao như một chú bù nhìn. Mưa dầm gió
bấc nhưng nép trong cái tơi cá với một bọc bắp rang, đôi chân bé nhỏ đã
được đỡ lạnh bằng đôi guốc gỗ. Nhưng khi về nhà mới thấy nhức rát ở sau
chân. Quay lại cúi nhìn thì hai nhượng chân đều đã chảy máu. Cái tơi cá
mới với hàng lá rất sắc đã cứa chân tôi trong mỗi bước đi mà tôi không
hay biết!
Mùa đông năm ấy đánh dấu một
chuỗi ngày mới của đời tôi. Cùng với cái tơi, tôi hãnh diện được chen
chúc trong hàng ngũ của những nữ sinh Đồng Khánh mà nhiều người hằng
mong ước. Tôi được vào lớp Đệ Thất B2, lớp lớn nhất trường lúc bấy giờ
chỉ mới đến Đệ Tứ mà thôi.
Đây là thời gian cam khổ, hàng
nhập cảng chưa thông, hàng nylon chưa có; một số ít còn giữ được những
cái áo tơi dầu dưới thời Pháp thuộc, ngoài ra là tơi cá và tơi đọt. Áo
tơi dầu bấy giờ chưa gọi là cái áo mưa, là loại áo giống như áo manteau
có hai mặt, mặt trong là vải dày như nỉ, mặt ngoài có phết lớp dầu màu
đen. Loại áo này cũng sột soạt và kém chịu nắng. Hễ áo hơi cũ là mặt dầu
rạn nứt làm cho áo dễ bị thấm nước mưa nhưng đó là loại sang nhất thời
bấy giờ. Cả trường chỉ đếm được mấy áo của cô Hiệu trưởng và một số ít
thầy cô. Đến Tết năm đó áo mưa nylon đầu tiên xuất hiện tại trường Đồng
Khánh. Hai bạn trong lớp tôi được dì và chị từ Pháp gởi về cho hai áo
mưa nylon đầu tiên tại trường và có lẽ cả trong thành phố Huế?
Ngày đầu hai bạn mang tới, cả
trường trố mắt đứng ngó theo. Xinh đẹp làm sao! một cái màu xanh, một
cái màu đỏ, tươi thắm giữa lùm xùm những nón cùng tơi ủ dột ướt át. Lại
còn cái mũ áo nữa, bạn kéo lên trùm đầu thay cái nón, đẹp đẽ gọn gàng
chắc lại còn ấm đầu, ấm tai nữa(?) và văn minh ghê! Bước lên thềm, bạn
cởi áo, chỉ cần rũ nước và xếp nhỏ lại cho vô hộc bàn; chắc chắn là
nhiều người mơ ước lắm nhưng trong đó chưa có tôi! Niềm mơ ước của tôi
chỉ mới dừng ngang cái tơi đọt mà chưa có, huống gì cái áo mưa tân tiến
đó!
Con đường đi học của tôi đã xa
mà phải qua thêm một cây cầu nhiều gió. Hằng ngày vào giờ đi học cũng
như vào giờ tan trường, học sinh Đồng Khánh nối nhau hàng một qua cầu.
Trời nắng, áo trắng, nón trắng làm đẹp cầu bao nhiêu thì trời mưa, tơi
cá, tơi đọt, nón xám đen trông ủ dột bấy nhiêu! Cái tơi quả có quá nhiều
nhược điểm. Mang tơi cá mới, trước hết là phải chịu cảnh "lòng quê đi
một bước đường một đau" cho đến khi cái chân tơi hết bén. Cái bất tiện
hằng ngày cho học sinh chúng tôi là phải cất nón chào thầy cô khi đang
mang tơi. Cái tơi được xoay mép theo chiều ngược gió, gặp thầy cô liền
phải xoay lại ra trước để có thể thò tay ra đưa lên giở nón. Thật ra thì
cũng không phải là giở hẳn, chỉ cần nhích nghiêng cái nón cho có điệu,
cọng với cái cúi đầu và một ánh mắt thay lời chào là đủ.
Nhưng chỉ trong tích tắc đó
thôi, cũng đã đủ cho nước mưa hắt vào mép tơi ướt dọc thân mình, lại còn
theo cổ mà chảy ròng qua vai, xuống tới nách, chảy suốt dọc theo cánh
tay. Mưa Huế mà! Ướt và lạnh! Nhưng có ai bắt phải chào đâu? Các thầy cô
cũng thông cảm nên có lẽ không ai muốn đối diện để bắt học sinh cất nón
chào nhưng phần mình vẫn thích, vẫn cố tìm cách để chào. Được chào thầy
cô, thấy vui vui, tâm trạng hay hay, một chút hãnh diện được làm học
sinh Đồng Khánh!
Mang tơi, dù phải đi vòng qua
cầu, xa hơn nhiều, tôi chẳng dám qua đò Thừa Phủ, bởi cái tơi cá hoặc
tơi đọt cứng ngắt, người ta không thể ngồi ở mép đò. Nhiều người đứng
thì đò dễ mất thăng bằng nhất là khi gặp gió mạnh, những cái tơi trở
thành vật cản gió, đò càng dễ lật. Chìm đò với cái tơi cột quanh cổ thì
chỉ có nước làm bạn với thủy tề mà thôi!
Tuy nhiên, muốn thấy được cái ưu
điểm lớn nhất của cái tơi, tưởng cũng nên quay về nơi thôn dã. Đối với
người nông phu làm việc giữa ruộng đồng nhất là những người đi cấy lúa,
đi nhổ cỏ, với cái thế của con người chồm bò trên ruộng mạ, cái tơi có
tác dụng như một cái mền cứng phủ xuôi trên lưng, vừa ấm, vừa ngăn được
mưa, chắn được gió mà không làm trở ngại phần đầu phải cúi xuống, cũng
như không vướng bận đôi tay thoăn thoắt làm việc. Trường hợp này tơi cá
lại tiện dụng hơn tơi đọt vì ít cứng hơn và mép tơi mở rộng hơn.
Cái tơi còn một biến thể khác
thích hợp cho những người lao động mà đôi tay cần di chuyển như kéo xe,
chèo đò gọi là "tơi cánh gà". Tơi này gồm hai phần trên dưới nối lại với
nhau, có hai chỗ hở cho đôi tay thò ra, hai tay được che bằng hai mảnh
tơi xòe ra như hai cánh gà. Đối với tất cả các nghề lao động nói trên
làm việc không kể mưa rét, cái tơi quả có đem lại ấm áp hơn là áo nylon
sau này. Chả thế mà người phụ nữ nông thôn khi lo lắng cho chồng làm
việc dưới mưa dầm gió bấc đã gởi gắm được chút tin cậy vào cái tơi:
Trời mưa thì mặc trời mưa
Chồng tôi đi bừa đã có cái tơi.
Chồng tôi đi bừa đã có cái tơi.
(ca dao)
Không hiểu có phải riêng tôi vì
cảm tình, kỷ niệm chi phối cách nhìn mà hình ảnh "cái tơi" trở về trong
ký ức của tôi cũng quyện lẫn với bao nhiêu hương vị ngọt ngào của kỷ
niệm, bàng bạc giữa mùi thơm ấm áp của bắp rang, đậu phụng, bánh mì...
Đêm đông giá buốt ngồi học
khuya, nghe tiếng rao lanh lảnh "ai ăn bánh mì không?" sẽ nghe được cả
mùi thơm của bánh mì thoang thoảng từ xa ngoài đường cái. Tôi rã rũ mấy
quyển vở cầu may có khi rụng ra một đồng do nhịn tiền đò ngang hôm
trước. Chú bé bước vào với cái tơi cá nằm nghiêng che gọn bao bố đựng
bánh mì hơn là che người. Chú bê bao mì đặt trên bực thềm và hắt cái tơi
ra, mùi thơm tỏa lên ngọt ngào chi lạ! Bánh mì ủ trong mấy lần bao bố
cũng được "mang tơi" cẩn thận, vẫn nóng, vẫn giòn và thơm ngon dễ sợ!
Thế hệ trẻ ngày nay, thức ăn dư
thừa không thể nào cảm nhận được những cảm giác đó. Những cảm giác bắt
nguồn từ vị giác, khứu giác thẩm thấu vào ruột gan rồi xuyên qua tim,
suốt não và đọng lại trong vòng lưu trữ của kỷ niệm mà theo đó, hình ảnh
cái tơi cũng dập dềnh như những nét chấm phá của bức tranh xưa.
Mùa mưa năm sau nữa, tôi cũng
được thăng hoa. Băng qua giai cấp tơi đọt mà tôi từng mơ ước, tôi nay đã
súng sính trong chiếc áo mưa nylon màu xanh da trời. Áo mưa vừa tiện
lợi vừa đẹp đẽ nhưng mỗi lúc qua cầu lạnh gió, nhất là những lúc mà hàng
khuy nút dẫn nước mưa chui tuột vào đẫm ướt thân hình, tôi bỗng lại
thấy thích nhớ cái tơi ấm áp ngày nào!
Thực tế thì cũng tùy vùng, tùy
lúc, cái tơi cũng vẫn còn xuất hiện rải rác ở các địa phương hẻo lánh,
xa hẳn ánh sáng thị thành. Đôi lúc qua những vùng đó, bất chợt tôi còn
thấy lại những cái tơi lá hoặc hơn nữa là những cái tơi làm bằng bao cát
nylon phế thải từ những đồn bót điêu tàn, tôi xót thương cuộc sống vẫn
còn khổ nghèo, lạc hậu dai dẳng của đồng bào tôi.
Cái tơi cá, tơi đọt, cái áo dầu
đã theo luật tiến hóa của xã hội mà biến dạng chuyển mình, lớp sau đẩy
lớp trước cùng lùi dần vào dĩ vãng. Vật thể tiêu biến nhưng hình ảnh tồn
tại, cho dù hình ảnh có nhạt nhòa nhưng kỷ niệm vẫn khắc ghi đậm sâu
mãi trong lòng!
Nắng cháy mưa tuôn mà có được
chiếc tơi, chiếc nón đúng lúc, thiết thực và thân thương biết chừng nào
tinh thần lá lành đùm lá rách.
Ngày nay, sau nửa trái đất xa
xôi vạn dặm, sau nửa thế kỷ dài, cô bé với chiếc tơi cá đứng dưới gốc
cây phượng già trong sân trường ngày xưa vẫn còn quanh quẩn với bao hàng
cây phượng vỹ đang cố nở hoa trên xứ người (nhóm Phượng Vỹ - Houston)
gởi mến thương theo từng cánh hoa học trò đang bay về quê cũ, mong biến
thành những chiếc nón, chiếc tơi đến với những đồng nghiệp đang còn cơ
cực trong những lúc nắng lửa mưa dầm.
Chiếc tơi hoài niệm mà thương,
Cho nhau ấm áp để vương nhớ hoài!
Cho nhau ấm áp để vương nhớ hoài!
Còn chiếc áo tơi thật sự qua bao
thế hệ đã phôi pha theo đà tiến hóa. Nó cũng cùng chung số phận như
"Ông Đồ" qua bài thơ nổi tiếng của Vũ đình Liên:
Ông Đồ vẫn ngồi đó,
Bên đường không ai hay.
Ông Đồ vẫn ngồi đó,
Bên đường không ai hay.
Đã đi vào quên lãng. Nhưng chiếc
áo tơi của một thời thể hiện nếp sống sinh hoạt của người dân Việt xưa
trong bối cảnh còn lạc hậu, nông nghiệp là chính. Tuy vị trí của nó
không sâu đậm như chiếc áo dài quốc hồn, quốc túy hay chiếc nón lá vẫn
còn tồn tại đến bây giờ nhưng nó cũng là một hình ảnh rất gần gũi, thân
thương của người dân nghèo và bàng bạc đậm nét quê hương.
Rất tiếc còn lại chăng chỉ là trong ký ức!!
Viết để nhớ lại những ngày ấu thơ
Nguyên Hạnh
| ||
Áo tơi lá không còn “ngôi vị” như xưa nhưng ký ức về thời đi học với chiếc áo tơi lá vẫn không phai mờ trong tâm khảm của tôi. |
Ngày
ấy, chúng tôi - những đứa trẻ lên sáu, lên bảy. Cái tuổi lẽ ra phải non
nớt về nghĩ suy, hồn nhiên trong sáng. Còn với tôi, dòng suy nghĩ ấy
được thay bằng những vất vả, lo toan; những nhọc nhằn khốn khổ. Song
cũng không kém niềm vui và đọng lại trong tôi những ký ức xa xăm.
Trời
đất đã phân chia bốn mùa trong năm. Nhưng quê tôi chỉ có hai mùa mưa -
nắng. Lẽ ra phải có tiết trời ấm áp đầu xuân với từng đàn chim én chao
liệng trên nền trời xanh thẳm; lẽ ra phải có cái nắng vàng yếu ớt rất
thi vị vừa chớm thu.
Vào những tháng mưa đông dầm dề, mưa không
dứt hạt, mưa thối đất thối cát nhưng ông tôi vẫn ra đồng đều đặn. Năm ấy
đã ngoài sáu mươi nhưng trông ông còn khỏe. Dáng người đậm, cặp mắt ông
hơi sâu, hàng lông mày xếch ngược mỗi khi ông rướn mắt lên để nhìn cho
rõ vật gì đó. Những ngày mưa dông, bếp lửa ông nhen mới có dịp tí tách,
bập bùng tỏa sáng thâu đêm.
Mặc cho cái lạnh cắt da cắt thịt,
những cô cậu gà không quên nhiệm vụ rất thiêng liêng hòa tấu bản nhạc
đánh thức bình minh sau một đêm cuộn mình ngon giấc. Buổi sáng sau khi
cả nhà ấm bụng, ông dẫn tôi ra đồng thả cá. Thời ấy hay thả cá bằng cách
tự đan lờ để đặt ở ngõ nước hoặc dùng đó. Tôi xúng xính mang trên mình
vật bất ly thân khi mùa mưa đến, đó là chiếc áo tơi lá.
Vào những
ngày nông nhàn, ông tập hợp lũ trẻ lên núi để lấy lá kè làm áo tơi cho
chúng tôi đi học, rồi bó thành từng bó to nhỏ vác về tùy theo sức của
từng đứa. Trong lúc ông chặt lá, tôi cùng lũ bạn tha hồ hái quả và đánh
chén. Quả kè to hơn hạt đậu đen một chút, hơi tròn, màu xanh, khi chín
chuyển sang màu đỏ rực, nhẵn bóng làm sáng cả một vòm trời nên chúng dễ
dàng bị phát hiện dưới con mắt “lâm tặc” của chúng tôi. Và khoái nhất là
khi ăn có vị ngọt ngọt, chát chát, sin sít đọng lại nơi đầu lưỡi.
Khi
lấy lá về nhà, ông tỉ mỉ đem tước ra thành từng sợi rồi phơi khô, chọn
loại mây rắc dẻo dai chẻ nhỏ buộc lại để kết thành chiếc áo tơi lá. Mới
nghe qua thì đơn giản thật, nhưng ai đã tự tay làm thì đó quả là một kỳ
công rất lớn.
Bên trong lớp lá ấy, là một bộ khung được làm bằng
tre. Mà tre phải là tre tốt, đem ngâm xuống đầm, ao lấy độ bền chắc đặng
không bị mọt ăn. Ông cẩn thận kết từng lá theo khung đã được định vị
sẵn. Rồi lần lượt luồn sợi mây để cột chặt vào.
Ông vốn khéo tay
nên phút chốc biến sợi mây thành con tít xinh xắn thay vì để nguyên vậy.
Vì tôi là cháu gái nội nên ông rất mực yêu thương và tỉ mẩn tặng tôi
chiếc áo tơi cực kỳ xinh đẹp vừa vặn với vóc dáng “mỏng cơm” của mình.
Và chiếc áo ấy đã theo tôi đến trường trong những tháng ngày giông bão
để chắt chiu tìm con chữ.
Mỗi lần kết áo, bọn tôi xúm xít quanh
ông dán mắt nhìn không ngớt. Lúc này bảo bối luôn đồng hành cùng ông là
ống thuốc lào. Ông dạy chúng tôi từng công đoạn một, từ dễ đến khó.
Chiếc áo tơi không những là vật dụng che nắng che mưa cho cả gia đình,
mà còn để bà mang ra chợ bán.
Bà quang gánh đi chợ thế nào tôi
cũng lẽo đẽo theo sau. Khi thì vòi vĩnh cái bánh ú, kẹp nơ; khi thì một
đôi dép nhựa Tiền Phong mới tinh. Hàng của bà được xem là sản phẩm độc
nhất vô nhị ở cái chợ Thơm này (quê tôi trồng rất nhiều thơm (dứa) nên
đặt tên chợ là chợ Thơm), khách đến xem nườm nượp, thoáng chốc thì hàng
đã hết. Đó cũng là nguồn thu nhập khá khiêm tốn để bà mua vôi, mua thuốc
và cả tập bút cho tôi nữa.
Chiếc áo tơi lá tiện thật, nên được
gọi là vật dụng lưỡng cư. Này nhé, những ngày trời đổ lửa, nếu khoác
chiếc áo trên người thì cái nắng nóng dường như được đẩy lùi. Còn nếu
trời mưa như trút nước cũng chẳng sao, bạn yên tâm bởi nước không thể
nào thẩm thấu vào bên trong được. Mà đặc biệt là giữ độ ấm nên tha hồ mà
nghịch nước, chăn trâu hay đánh bắt cá suốt ngày mà không sợ bị cảm
lạnh.
Theo thời gian, ông cũng đã về nơi thiên cổ. Rừng kè cũng đã
thưa dần và nhường ngôi cho những cánh rừng keo lá tràm bạt ngàn xanh
mướt. Và không còn ai đủ sức bền bỉ ngồi ngày này sang ngày khác để đan
áo tơi lá.
Bây giờ, điều kiện kinh tế khá giả; hàng hóa phong
phú, đa dạng, tây ta đủ loại. Người ta chỉ cần bỏ ra ít tiền để sở hữu
cho mình vật dụng che nắng, che mưa tùy thích. Hoặc ngồi trên chiếc ôtô
bóng loáng nhả khói mặc nắng gió mưa sa.
Ai đã từng gắn bó với
chiếc áo tơi lá trong những năm tháng tuổi thơ cắp sách tới trường, thì
cái cảm giác ấy sẽ theo chân trải dài cùng năm tháng. Và, chiếc áo tơi
lá vẫn thân thương trong ký ức một thời.
STCơn mưa hạ
Áo Lá-Chầm, tùy bút
Buồn như dừa-nước gục đầu
Trái đơm như những trái sầu đơm bông.
Thơ Hoàng-Châu
Thơ Hoàng-Châu
Quê hương tôi cũng được mệnh danh là xứ dừa vi san sát hết vườn nầy tiếp
vườn kia toàn là cây dừa sai trái ngọt. Dừa xiêm nổi tiếng nước ngọt và
dừa khô thì xuất cảng ra cả nước ngoài. Người ta cơ hồ quên phứt cây
dừa lá, có lẽ vì nó chỉ cho lá mà thôi, còn bẹ dừa chỉ dùng vừng vách
tạm bợ, và bộp dừa thì vô dụng nổi trôi; chỉ có thể làm nơi bám cho thòi
lòi còng rạm, hay nơi trú ẩn cho cá bóng dừa. Thỉnh thoảng cũng dùng
bộp dừa để dộn hay tấn các bờ be hay lót đường xình lầy trơn trợt. Đọt
non của dừa lá là cây cà bắp chẻ làm lạt dây rất tốt. Vỏ bộp dừa tước ra
bện thành vòng nài kẹp vào chưn leo cau leo dừa hay thắt thành dây quai
chèo chắc tốt. Nói đến dừa nước người ta chỉ biết tới lá nhiều hơn. Lá
non từ cây cà bắp thì dùng chầm nón, đươn gàu, thắt bao, thắt giỏ. Những
đám cưới đồng quê, nữ công thi tài bằng cách dùng lá dừa non gói đũa
liền kín và dấu mối. Vào bàn tiệc, đàng trai đàng gái thi nhau tìm mở
trúng mối để lấy đũa ra là biết tay nghề nữ công khéo đến mức nào. Cây
cà bắp dài mấy thước dịu quặc. Thầy bùa thầy gồng dám cho dao nhọn đâm
vào cổ, nhưng lại kỵ cây cà bắp lụi vào, sẽ đi ngọt xớt! Cùi buồng dừa
nước cũng vậy, lãy trái ra hết thì trông như một quả chùy. Giỏi võ cỡ
nào mà để cùi buồng dừa nước đập trúng thì sẽ sanh bịnh hậu, mười năm
sau mới thấm. Cùi buồng dừa nước tề đầu và đập tưa ra như cây chổi phất
trần của tiên gia, cũng xài được cả mấy năm.
Trở lại lá dừa, người ta róc ra quấn kèn, gói bánh dừa (Giồng Luông
thuộc Quận Mỏ Cày Bến tre, nổi tiếng về bánh dừa), quấn nòng ươn cà, ươn
cây thuốc hút, chầm nón lá, chầm nắp vung trả đụng, chầm nắp mái nắp lu,
chầm liếp phơi bánh tráng bánh phồng chầm vách ngăn phòng gọi là vách
lá chầm. Nếu bẻ cúp kẹp trong nẹp gọi là lá cần đớp. Nếu tét hai nguyên
tàu lá dùng xấp nóc nhà thì gọi là lá xé.
Nhìn dừa lá hàng hàng lớp lớp hai bên bờ sông, không gì đẹp hơn. Lá vươn
mình lên nền trời xanh một màu lặt lìa, lá non thì mơn mởn như màu cau
kiểng, đọt lá nhọn hoắc chỉa vút lên như cột thâu lôi. Cây dừa lá là
động lực quyết định dòng sông. Nếu nước chảy xiết thì bờ dừa lá là thành
trì chống đất lở, giữ ngăn thành quách. Nếu dòng sông chảy yếu ớt, thì
bờ dừa lá sẽ xâm lấn và có thể biến khúc sông cùng lạch cạn, thành khu
rừng lá xanh um.Chầm có nghĩa là bện, là kết lại. Nón chầm lá nón kết lại bởi lá cây dừa nước. Nếu kết bằng lá cây kè, cây thốt nốt thì gọi là nón lá buông, nhẹ và thanh nhã hơn. Áo chầm là áo kết bằng lá cây dừa lá, có hình tháp, tròng từ đầu xuống và trên đầu đội cái nón lá chầm, trông như một cây núm khổng lồ. Tay chưn của người bận áo lá chầm cử động thỏa mái bên trong không vướng bận. Bận áo chầm đi dưới mưa cả ngày cũng không ướt, không lạnh. Trời nắng ráo thì lột áo chầm trải trên bờ cỏ mà nằm nghỉ ngơi như nằm trên chiếu trên đệm. Có những chiếc áo lá chầm dài phủ tới chưn người cao lớn, có những chiếc áo lá chầm người ta tề ngắn gọn như là một chiếc “jupe” bùng rền. Giữa đồng mùa lúa chin, người ta cắm một cọc cây cho bận áo chầm va đội nón mê để làm bù nhìn xua đuổi chim muông. Giữa đồng cò bay thẳng cánh, hình ảnh người bận áo chầm đi trên bờ mẫu, gợi cảnh thanh bình nên thơ. Thời giặc giã loạn lạc, người nông phu bận áo lá chầm là đối tượng nghi hoặc vũ khí dấu bên trong. Cho nên giữa gió mưa lạnh lẻo, người nông phu chơn chánh không dám phủ áo chầm lên mình đi gần đồn gần bót. Tôi nghiệp thay!
Tôi nhớ ở quê tôi, có bót PC (Post Central) là nhà nền đúc của bà Trùm Lân tại Chợ Mới làng Tân Thanh. Khi xếp Phơi tức là Trần Khắc Thành về làm trưởng đồn thì cũng là lúc vàng thau lẫn lộn, Việt Minh Cộng Sản nổi lên. Lúc ấy tôi khoảng 7, 8 tuổi, anh Ba Cụt thường chở tôi bằng xe đạp tới trường nhà ông Đốc Ngưu tại Chợ Mới và bận về thì Xếp Phơi chở tôi về tới nhà Xã Kiên thì thả xuống, không dám ra tới Miễu Điền vì sợ Việt Minh bắn sẻ. Xếp Phơi mỗi chiều hay dẫn lính ra kích bên ngoài. Sàng thì dẫn lính vô đồn. Việt Cộng theo dỏi và đếm rõ số lính ra vào. Một chiều mưa, tóan lính trùm áo lá chầm và đi ra khỏi đồn như thường lệ. Sáng sớm hôm sau toán lính trở về cũng đúng túc số như bọn Cộng Sản đã bỏ ống dòm theo dõi. Người Cộng Sản yên chí nên đã mò về thâu thuế, tuyên truyền. Nhưng rủi thay họ bị phục kích và bị tiêu diệt toàn bộ. Họ có biết đâu, xếp Phơi cho lính trùm áo chầm ra đồn nhưng phân nửa phục kích ở lại. Chính vì vậy mà chừng bán tiểu đội lính Cộng Hòa đã tiêu diệt gọn một trung đội Cộng Sản. Đó là những cái áo lá chấm ghi chiến tích vẻ vang cho làng xã quê hương tôi. Chiếc áo lá chầm đã đưa danh tiếng xếp Phơi thành anh hung diệt Cộng, và anh đã trở thành Xã Trưởng Xã Tân Thanh sau đó.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, xếp Phơi, tức xã trưởng Tân Thanh Trần Khắc Thành đã phải thi hành lịnh chánh phủ chịu ngục hình tra tấn trong trại gọi là trại cải tạo. Xếp Phơi đã tập hợp một số cựu quân nhơn QL/VNCH tổ chức cướp trại vượt ngục và đã cướp đại liên M60 bắn chết viên Trung Úy trưởng trại cùng hàng chục tên lính Cộng Sản để đào thoát. Xếp Phơi chạy ra bưng cố thủ và cầm cự hơn cả tuần lễ và đã gây thiệt hại đáng kể cho Cộng sản. Vi bị bao vây và thiếu thốn tiếp liệu đạn dược cuối cùng ông tự tử chứ không đầu hàng. Có thể nói, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tổn thất lớn nhứt của bọn Cộng Sản là sự quật khởi của anh hùng Trần Khắc Thành tại Tỉnh Bến Tre.
Cây dừa lá quê tôi cũng dày đặc cả rừng nên cũng có địa danh tên Rừng Lá; nhưng không vang lừng bằng Đám Lá Tối Trời Gò Công, nơi Bình Tây Đại Tướng Quân Trương Công Định đồn trú thuở nào. Nhưng dừa lá quê tôi đã từng sản xuất những cái áo lá chầm làm nên lịch sử. Chiến thuật nào mà một chọi bảy (bán tiểu đội đánh tan trung đội) mà xếp Phơi đã áp dụng? Tôi không hân hạnh tham dự trận đánh nầy nên không tường thuật rõ ràng. Xếp Phơi thì cũng đã ra người thiên cổ. Những đồng đội cùng vượt ngục cùng chống trả Cộng Sản một cách anh dũng nay hương hồn họ ở đâu!
Thuở thiếu thời chạy giặc về Châu Thành Bếntre, gia đình tôi cất tạm căn nhà sàn cạnh Cầu Dầu, bên bờ sông Trúc Giang. Sông rộng nửa cây số bề ngang, phía bên kia là vườn dừa xanh mướt. Viền bờ sông là những rặng dừa lá đọt bằng phẳng như một bức tường cao nghệu. Phía bên nầy là Rạch Kiến Vàng có cây cầu đúc bắt ngang trên Tỉnh lộ ra Hàm Luông chạy về hướng Cù Lao Minh và Vĩnh Bình, Vĩnh Long. Rạch Kiến Vàng chạy ngoằn ngoèo, uốn khúc, hai bên dừa lá xanh um, chen lẫn cây bần, cây dẹt, cây quao, ô rô, mù u, sắn, cóc kèn, mái dầm. Dừa nước, dừa điếc, chuối cây, bộp dừa trốc gốc trôi bít cả dòng sông. Nước ròng vực là thòi lòi ôm đầy bộp dừa, còng rạm bò lỏm ngỏm trên bãi sông. Luôn có những người mò cá tép và bắt cá bóng dừa trong bộp lá mỗi khi nước ròng.
Một cái bầu thúng nổi lều bều nối liền với một sợi dây cột vào thắt lưng, những người mò xúc cá tép trầm mình dưới dòng nước cạn. Vài con bìm bịp, chàng chài, chàng nghịch giựt mình tung bay. Vài con đẻn lội ngược dòng tẻ nước, vài con chuột trên ngọn cây té xuống vội vàng lội vào lùm trú ẩn.
Ngoài Cầu Dầu nước chảy cuồn cuộn, sóng lượn ào ào, ngó ra Vàm Hàm Luông mênh mông như cái biển. Chùm lục bình nhấp nhô bông tím phớt hồng. Một bụi dừa lá như cái nhà đã trốc gốc trôi theo dòng nước. Lá vẫn vút ngọn xanh tươi. Có lẻ đã mất đất bám cả tháng rồi, sáng trôi vô chiều trôi ra như còn vấn vương bờ bến, không chịu trôi đi biền biệt. Chắc hẳn đã có cá bóng dừa trú ẩn, rạm còng, thòi lòi nuối tiếc trôi theo. Tôi rán kéo tấp vào mé bờ cho bộp dừa có cơ hội đâm rễ sống lại; nhưng sức tôi không tài nào kéo nổi. Tôi vẫn thường thấy khi nào bộp dừa còn đọt non mà tấp vào kẹt bờ thi sự sống mới sẽ vươn lên. Nhưng mà bụi bộp dừa quá lớn, có lẻ đất sụp hàng công mới nên cớ sự nầy. Đã lở ra giữa dòng sông rộng, trôi ra vàm ra sông cái, thì đâu còn hy vọng trở lại bến xưa. Tôi ước ao mình được cỡi trên bọp dừa và lèo lái bộp tắp vào bờ để đâm chổi giữ nước giữ bờ. Nhưng mà tôi không thực hiện được. Tôi đã để lở cơ hội khiến cho bộp dừa biền biệt trôi xa….
Cũng ví như bản thân tôi giờ đây nơi xứ lạ quê người, đã hụt chưn không còn đất bám. Cố gắng quay về cố hương nhưng không bờ không bến không định hướng biết đâu mà về?! Ngày xưa còn thơ ấu, còn tuổi thanh xuân mà sức không kéo nổi bộp dừa lá ngược dòng. Bây giờ bóng xế trời xa hơi mòn sức mỏn, đâu còn cơ hội nhào xuống dòng sông cũ bến đò xưa mà đón vớt bộp dừa trôi để kéo tấp vào ngăn bờ chuyển vận nước trôi.
Lại một mùa Đông nơi xứ tuyết.
Nhựt-Khuê
Trời mưa Trời gió đùng đùng
Cha con chú Dùng đi lượm cứt trâu
Cha con chú Dùng đi lượm cứt trâu
(Ca dao)
Ngày
nay, những chiếc áo đi mưa bằng nhựa trong suốt, in hoa, đủ màu sắc
được bày bán trên khắp hang cùng ngõ hẹp của đất nước. Việc mua một
chiếc áo mưa không còn là điều bận tâm đối với mọi người. Giá của nó rất
rẻ. Chiếc áo đi mưa bằng nhựa trở thành một vật dụng rất bình thường
trong cuộc sống. Nhưng vào thời mẹ còn nhỏ, thời bà ngoại, bà cố của
con, bà cố của mẹ, có nghĩa là lùi lại khoảng thời gian năm mươi, một
trăm năm trước thôi, chiếc áo đi mưa bằng nhựa ngày nay là báu vật của
Thượng Đế. Ông bà của chúng ta có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến món quà
kỳ diệu đó. Và lẽ đương nhiên, ông bà sẽ vui sướng vô ngần nếu như có
được nó. Nó sẽ vô cùng hữu dụng trong đời sống của những người đi mở
đất. Tấm nhựa vừa là chiếc áo che mưa, là mái nhà, là chiếc áo quan, là
chiếc lu đựng nước... Chỉ một tấm nhựa mong manh thôi, nó đã làm nên bao
sự thay đổi trong đời sống con người.
Con
đi nhà trẻ. Trời mưa mù mịt. Mẹ đưa con an toàn đến trường bằng chiếc
áo đi mưa bằng nhựa. Trời vẫn còn mưa. Mẹ phóng xe đến cơ quan. Chiếc áo
mưa giúp mẹ giữ được người khô ráo, chỉ mặt và tóc mẹ bị ướt chút đỉnh.
Mẹ bước vào văn phòng. Mưa tối trời tối đất cũng không ảnh hưởng gì mấy
đến công việc của mẹ. Mẹ dán mắt nhìn qua khung cửa kiếng. Mưa rơi xối
xả trên những mái nhà. Đã lâu lắm rồi mẹ không nhìn thấy mưa thấm xuống
mặt đất, chảy tràn thành sông suối. Dòng máu nông dân trong huyết quản
mẹ chảy tràn mãnh liệt. Mẹ thèm được tắm mưa, được dầm chân trong đất
như thời thơ bé. Thời thơ bé của mẹ đã trôi qua. Thời thơ bé của con đã
hoàn toàn khác mẹ. Và vì thế, chiếc áo mưa của nửa thế kỷ này và nửa thế
kỷ sau đã trở thành chuyện cổ tích...
Chiếc
áo đi mưa thời ông bà của mẹ được gọi là “áo tơi”. Những người còn sống
trong dòng họ hôm nay, chỉ có bà ngoại con là còn biết kết áo tơi.
Chiếc áo ấy được kết bằng những tấm lá dừa nước. Bà ngoại con chằm lá,
cuốn tròn rồi khâu nó lại bằng một sợi dây lạt. Bà ngoại con đã trùm
chiếc áo tơi đi cắt cỏ, cấy lúa, bơi xuồng giăng câu trong mưa bão bằng
chiếc áo tơi ấy. Những hạt mưa bắn vào chiếc áo tơi dội lên thứ âm thanh
đơn điệu, buồn bã. Những tấm lá mong manh ấy qua bàn tay chịu thương
chịu khó của những người phụ nữ biến thành những chiếc áo đi mưa dù
không được hữu dụng như tấm nhựa, nhưng nó cũng che chở cho con người ấm
áp, chống lại cái lạnh để kiên trì, bền bỉ làm việc trên những cánh
đồng. Ngoại con đã từng mặc áo tơi đi cấy lúa.
Thời
của bà ngoại con đã bắt đầu có áo mưa bằng cao su. Nhưng nó đắt quá. Bà
ngoại nghèo nên không dám mơ có nó, đành lầm lũi trở về nhà kết những
tấm lá làm áo tơi để đi mưa... Ngồi chằm lá dừa nước dưới ánh đèn dầu
leo lét, bà ngoại con kể về ông
cố của mẹ- người có công khai phá mảnh đất mà con đang lẫm chẫm những
bước chân đầu tiên, nơi chôn nhau cắt rún của mẹ. Con yêu, có được mảnh
đất quê hương quả là điều khó nhọc. Ông cố của mẹ đã đổ không biết bao
nhiêu mồ hôi, nước mắt, và cả máu nữa. Hành trình mồ hôi, nước mắt và
máu của ông cố mẹ đổ dài từ rẻo đất miền Trung xa tít tắp đến cù lao
vùng chót mũi phía Tây Nam Bộ chập chùng sóng vỗ. Ngày nay, những người
dân trên cù lao này vẫn thường gọi những người như ông cố con là dân GHE
BẦU.
Vâng,
ông cố của mẹ đã khởi đầu hành trình mở đất bằng chiếc ghe bầu. Chiếc
ghe bầu ấy tròn như cái thúng, được đan bằng những thanh vỏ tre mỏng
manh, mềm mại. Từ một làng nghèo ven biển miền Trung, ông cố đã thử thời
vận bằng chiếc ghe bầu bé nhỏ. Ông mang xuống chiếc ghe bầu vài thứ
thiết yếu như gạo, mắm, muối, chiếc cà ràng dùng để nấu nướng, chiếc áo
tơi che mưa che nắng. Một mái chèo, ông bơi chiếc ghe bầu vượt biển, men
theo bờ biển mà đi. Chiếc thuyền bằng những sợi vỏ tre mềm mại đã đương
đầu với sóng to gió lớn, nắng mưa, bão tố, cả những cơn sóng thần hung
hãn. Chiếc ghe bầu nương theo biển với bao bất trắc, hiểm nguy mà đi.
Ông cố đã học bài học ngàn năm trước của tổ tiên: lấy nhu thắng cương.
Cứ như thế, chiếc ghe bầu như chiếc lá mong manh của ông đã chinh phục
hàng ngàn cây số đường biển.
Với
sự dũng cảm, kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại, ông cố đã đến được mảnh đất cù
lao giữa bốn bề sóng xô này. Ông neo chiếc ghe bầu vào một gốc bần nở
hoa trắng xóa. Cây bần với bộ rể tua tủa chỉa lên trời, lá xanh biếc đẹp
mê hồn làm ông ngơ ngẩn. Ông càng ngơ ngẩn hơn khi được biết vua Gia
Long từng chạy nạn đến nơi này, đã từng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của bần,
đặt cho cho loài cây ấy là “thủy liễu”.
Bên
trong rặng thủy liễu xanh ngắt soi bóng xuống dòng sông là cánh rừng
đầy hoang vu, thú dữ. Hàng đàn khỉ vây quanh lấy ông nhún nhảy, khò
khẹt. Ông sống hòa bình với chúng, phát những lưỡi dao khai phá đầu
tiên... Sự siêng năng, cần cù của ông đã được đền đáp. Ruộng lúa bạt
ngàn của ông ngày càng được mở rộng. Ông đắp bờ đê ngăn mặn. Tôm cá ngập
đầy dưới chân ông. Ông chỉ cho dân địa phương biết đan những chiếc ghe
bầu, thúng, rổ, sàng, nia tinh xảo từ những cây tre mọc lên hào phóng
khắp cù lao. Nhưng vì ông là dân ngụ cư thấp cổ bé miệng, tính tình lại
hiền lành, chất phác, ông không thể đương đầu với bọn quan làng đầy mưu
ma chước quỷ, xảo quyệt, lợi dụng mọi giấy tờ để chiếm đất, đuổi ông đi.
Ông
cố con nuốt lại tủi nhục, uất ức có lúc bùng lên suýt làm ông cầm dao
lăn xả vào chúng, nhìn ra cánh rừng ngập mặn bạt ngàn rồi khoác chiếc áo
tơi, lầm lũi giữa góc trời phương Nam đầy mưa gió mà đi. Chiếc áo tơi
đã che mưa cho ông. Những hạt mưa đập vào chiếc áo chằm bằng lá nghe lộp
độp, rào rào. Ông lại bền bỉ, nhẫn nại cuốc đất, phát rừng, lại đắp bờ
đê ngăn mặn, lại trồng bông nơi những giồng cát se sợi dệt vải. Những
giọt mồ hôi, cả máu của ông thấm xuống đất lại được đền bù. Vài ba lần
khẩn hoang rồi lại bị tước đoạt, ông cố đã biết khôn ngoan hơn để giữ
đất. Lần cuối cùng ông đành dùng sự mỹ miều, quyến rũ của những đồng
tiền vàng để được yên thân.
Nhờ
cần mẫn, siêng năng, biết tính toán, được đất mới đãi ngộ, ông cố trở
thành một hào phú trong làng. Ông có trong tay hàng trăm mẫu đất, đàn
trâu hàng trăm con. Ngôi nhà ông có nhiều người ăn kẻ ở. Dù trở thành
một phú hộ nhưng ông cố sống rất
đạm bạc, cần kiệm. Bà ngoại kể ông cố rất “tham công tiếc việc”. Sáng
còn tinh mơ là ông đã có mặt ngoài đồng. Trời mưa, để kịp mùa vụ, ông
vẫn khoác chiếc áo tơi cày ruộng. Trưa ông ăn cơm với canh bí rợ và muối
ớt. Chiều tối mịt mới về nhà. Hình ảnh ông cố đã trở thành biểu tượng
cho sự cần kiệm của quê mẹ. Nếu có vẽ ông thì con hãy vẽ chân dung người
nông dân một nắng hai sương của đầu thế kỷ 20 với dáng người cao lớn,
khệnh khạng bước đi, đầu đội chiếc nón chằm bằng lá dừa nước và khoác
chiếc áo tơi cũng chằm bằng lá dừa nước. Trên vai ông là một cái phảng
hay dao phát cỏ. Bao giờ ông cũng mang vác đi ra khỏi nhà một cái gì đó
và mang vác về nhà một cái gì đó.
Hồi
đó mảnh đất này còn quá đỗi hoang vu. Ông cố đi khai phá rừng gặp cọp.
Trông thấy chúng ông kinh hoàng kêu lên “cọp” rồi ngã vật ra chết giấc
vì kinh hãi. Nỗi sợ đã cứu sống ông. Con cọp bỏ đi có lẽ vì không nỡ ăn
thịt người đã tôn vinh nó. Nỗi
sợ cọp của ông cố đã đi vào chuyện cổ tích của mảnh đất quê hương. Mẹ đã
từng nghe những chuyện cổ tích đại loại như vậy từ thời còn thơ bé bên
bếp lửa hồng. Bà ngoại con rất có khiếu kể chuyện cổ tích. Bà ngoại là
quyển sách sống về ca dao, tục ngữ, về những câu chuyện cổ tích, cả
những nỗi đau khổ đầy huyền thoại và bí ẩn của dân làng. Bà biết, bà
đồng cảm và bà đã kể nó ra. Tất nhiên, có những bí mật bà mang theo
xuống đáy mồ. Điều ấy lớn lên rồi mẹ mới hiểu. Nhưng có một điều duy
nhứt mẹ biết là ngoại con còn biết chằm áo tơi bằng những tấm lá, dù giờ
đây chẳng còn ai mặc nữa...
Ông cố là người đàn ông nhiều vợ nhưng tốt bụng. Có
người bảo ông vì tốt bụng nên mới nhiều vợ. Ngày ấy, người đàn ông
nhiều vợ là người đàn ông phải tài giỏi, đầy sức mạnh và được tôn vinh,
khâm phục. Bà vợ nào của ông cũng xinh đẹp, giỏi giang. Quả là ông thật
tài giỏi mới làm cho 3 bà yêu thương nhau, bênh vực, nương tựa nhau
như chị em ruột thịt để trong ấm ngoài êm. Mỗi bà một nhiệm vụ, một
quyền lợi, một bổn phận và lẽ tất nhiên là được ông yêu thương như nhau
để không ai thấy mình bị tổn thương. Bà cả coi chuyện bếp núc, người ăn
kẻ ở trong nhà. Bà hai khỏe mạnh nên thường đi thăm đồng, cùng lo việc
canh tác với ông. Bà ba khôn khéo, có chút ít chữ nghĩa làm công việc
tiếp khách, giao dịch với quan làng. Chưa hết đâu, ông còn có bà út, mối
lương duyên hoàn toàn không định trước. Bà vợ thứ tư của ông vốn là một
phụ nữ Ấn. Bà làm nghề buôn vải và biết xem cả chỉ tay. Bà có một vẻ
đẹp huyền bí, mê hồn. Một lần bà mang vải đến nhà ông cố chào hàng. Ông
cần mua một trăm tấm vải. Người phụ nữ Ấn trao vải cho ông. Ánh mắt sóng
sánh, sâu thẳm của bà đã hút hồn ông. Người phụ nữ ấy bị
chinh phục bởi một người đàn ông cao lớn, mạnh mẽ, hào phóng (Ông vốn
tiết kiệm, khe khắt với chính mình nhưng rất hào phóng với người ngoài.
Phải chăng tính cách ấy đã di truyền cho cháu con ông, trở thành một
cách sống như “cố tật”). Người phụ nữ Ấn đã đã ở lại với ông, từ giã nghề buôn vải dạo rày đây mai đó.
Chắc
hẳn “bà út” phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách mới hòa đồng
được với gia đình gồm ba bà vợ với lũ con của ông. Vì việc có thêm bà vợ
người Ấn mà ông bị đổi tên thành “Ông Chà”. Người dân làng quen gọi bà
út là “Chà già”. Kinh ông Chà, đất ông Chà có tên từ đó. Bà út sinh cho
ông những đứa con gái, con trai đẹp tuyệt trần. Sự pha tạp hai dòng máu,
sự kết hợp diệu kỳ ấy đã làm cho mảnh đất cù lao này thêm phong phú và
làm giàu có thêm những câu chuyện cổ tích về ông cố.
Đất
đai ông Chà cò bay thẳng cánh rồi cũng phải chia tam xẻ tứ. Rồi chiến
tranh, rồi loạn lạc... Bà ngoại khi về làm dâu, làm vợ đã kê đôi vai
mảnh mai, yếu ớt gánh lấy giang sơn nhà chồng. Bà giành giật từng tất
đất của nhà chồng sau bao nhiêu biến động xã hội. Mảnh đất này đã thấm
máu bao nhiêu chiến sĩ vô danh. Bà ngoại con đã khoác áo tơi cấy lúa
giữa cơn mưa xối xả, ăn cơm với canh bí rợ và muối ớt, bà ngoại tiết
kiệm từng đồng, ăn mắm hút vòi nuôi đàn con đi học mà không phải
bán đi một tất đất. Để hôm nay đây, khi con tròn một tuổi, mẹ đưa con về
quê ngoại, đôi chân trắng hồng, bé xíu xinh xinh của con chạm trên mảnh
đất quê hương, con chập chững đi những bước đầu tiên trên đất. Con còn
có một mảnh đất để tìm về. Và con yêu, mẹ chợt sững người khi nhìn ngắm
con. Đôi mắt to tròn, sâu thẳm ngơ ngác dưới đôi mày rậm của con, sóng
mũi dọc dừa cao thẳng của con phảng phất chút gì câu chuyện cổ tích về
mối lương duyên của ông cố và người phụ nữ Ấn xa xôi, huyền bí. Chuyện
cổ tích sống lại diệu kỳ. Không có gì mất đi. Nước mắt mẹ chợt trào ra
vì đôi chân trần của mẹ, đôi chân trần của con đang trở về ĐẤT MẸ...
Cùng em khoác chiếc áo tơi...
Theo
Từ điển Bách Khoa Toàn thư Việt Nam thì: Áo tơi là áo khoác thường dùng
che mưa ghép từ nhiều lớp lá (lá gồi hay cọ...), dùng chỉ móc khâu lại,
dài đến bắp chân, không có tay áo, trên cổ có dây để buộc. Áo tơi mặc
gọn, không vướng víu khi lao động (cày, bừa, cấy...)
Được
dùng phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước đây. Áo tơi còn có công dụng
che nắng, gió. Nhiều tỉnh có áo tơi và ngày xưa người Việt đã che nắng
che mưa bằng chiếc áo tơi. Nhưng có lẽ theo tiến trình lịch sử và điều
kiện địa lý tự nhiên, áo tơi vẫn còn tồn tại ở Hà Tĩnh cho đến ngày nay,
người dân quê vẫn mang tơi ra đồng cày cấy. Áo tơi rất tiện lợi mùa
đông thì ấm, mùa hè thì mát, mưa không ướt, đi chờ tàu chờ xe có thể lăn
ra làm một giấc... vô tư! Có nhiều loại áo tơi: tơi xòe, tơi mỏng cho
mùa nắng, tơi cụp và dày cho mùa mưa bão...
Trong
ca dao, áo tơi trở thành vật cho tặng thể hiện tình yêu: Yêu nhau cởi
áo cho nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay. Hiện nay những người phụ nữ
trẻ ít dùng những chiếc áo tơi, nhưng hình bóng chiếc áo tơi mà ngày xưa
các cụ bà vẫn mặc mỗi khi ra đồng đi làm thì còn mãi. Người Hà Tĩnh tự
hào làm ra và gắn bó với những chiếc áo tơi trong thời tiết gió Lào khắc
nghiệt
Người
Huế mỗi độ đông sang, biết bao người nhớ những chiếc áo tơi xưa. Áo làm
bằng lá nón, xếp từng lớp mỏng như bộ váy của một con công cồ. Khoác
chiếc áo tơi lên vai, rồi đi trong mưa lạnh, nghe hai vai nằng nặng
những giọt nước mưa.
Một
chiếc áo tơi có thể mặc ba bốn mùa mưa, cho đến khi những "tà" áo mủn
ra, mầu vàng nhẹ chuyển sang mầu xám mùn, áo ngắn lên cũn cỡn nhưng vẫn
còn dùng được. Lúc này, người ta đem mặc cho những thằng bù nhìn rơm
ngoài đồng. Suốt mùa đông lạnh, chiếc áo tơi vẫn cứ ở đó che chở cho
thằng bù nhìn đuổi chim. Đơn giản từ chiếc lá cọ, làm nên sản phẩm độc
đáo để rồi qua những vùng miền khác nhau tạo ra nét Việt đặc sắc.