Con Cò
Cái Cò Đi Đón Cơn Mưa
Album Cánh Cò Quê Hương 2 (Tân cổ)
Giấc Mơ Cánh Cò
Cánh Cò Cõng Nắng Cõng Mưa
Cò về bến cũ
Cò bay tìm đến phương nao,
Biệt mù bến cũ biết sao tìm về ?!
Xa rồi một thuở đam mê,
Cũng đành từ giã bến quê ân tình !
Tạ lời duyên nợ ba sinh,
Xin đền đáp bởi tấm tình trẻ thơ...
Cò về bến cũ chơ vơ,
Bên sông mẹ hết mong chờ người xa !!
Cánh cò bay lã bay la,
Bay tìm kỷ niệm tuổi hoa qua rồi....
Giờ con đã đến bên người,
Nụ cười thay nước mắt đời cạn khô !!
NM
Cánh cò trở về
Ở bến Lường, có vợ chồng lão Nguyên làm nghề chở đò ngang, cả hai tuổi đã ngoài 50 nhưng không có con. Ngôi
nhà của họ nằm cô độc trên doi đất đâm ra sông, xung quanh là những lũy
tre già xanh biếc. Đấy cũng là nơi cư trú của lũ cò.
***
Về mùa hè, vào chiều tối cơ man nào
cò bố, cò mẹ, cò con, với đủ màu sắc: Trắng phau như tuyết, đỏ hồng như
lửa, vàng tươi như nắng... tới tấp bay về. Chúng chao liệng gọi nhau,
cãi nhau, đánh nhau...náo động cả khúc sông như làng quê vào hội.
Người ta kể rằng: Vợ lão Nguyên người làng kia sông. Thời con gái, cô
nổi tiếng khắp vùng vì xinh đẹp, đảm đang; bao nhiêu con trai mê đắm,
theo đuổi. Con đường đất dẫn vào ngõ nhà cô, cứ nhẫn thín như đá mài bởi
đếm nào cũng có những tốp con trai tụ tập để chờ xem mặt cô và rồi
chòng ghẹo tán tỉnh. Ong bướm dập dìu đến hai, ba năm; bỗng nhiên một
sớm, cô chao cha mẹ, bước xuống thuyền hoa sang xóm Trại, lấy anh lái đò
hiền lành, khỏe mạnh, đen như củ súng, kém cô ba tuổi, là lão Nguyên
bây giờ.
Lại nghe kể, vợ chồng nhà ấy hồi trẻ làm khỏe, ăn khỏe và đẻ cũng
khỏe. Người xóm Trại chứng kiến không dưới bảy lần, cảnh ông chồng lo
lắng, thận trọng dìu chị vợ bụng chửa to vượt mặt, miệng nhăn nhó vì đau
đớn, lần từng bước leo qua con đê cao, sang trạm hộ sinh của xã. Rồi
cũng bằng con đường ấy, anh chồng chạy đi, chạy về như con thoi, ngã vấp
dúi dụi, ôm nào chăn, màn xô, chậu, quần áo, tã lót...phục vụ vợ "vượt
cạn".
Nhưng thật bất hạnh, những đứa con của họ sinh ra, trai có, gái có,
lành lặn hẳn hoi, cũng chỉ sống trong vòng tay bố mẹ vài ngày đến vài
tháng, lại mắc bệnh hiểm nghèo, lần lượt bỏ đi. Mẹ chúng đau đớn gào
khóc, vật vã, chết đi sống lại bao lần. Chị kiệt sức, tàn tạ dần như
trái mướp thui. Mới ngoài năm mươi tuổi, tóc bà Nguyên đã bac trắng, mặt
nhăn nheo như quả táo khô, cặp vú teo tóp bám trên khuôn ngực gầy guộc;
đôi mắt lá răm đã ngả màu đùng đục, nó chỉ sáng lên khi bà Nguyên nhìn
thấy lũ trẻ con xóm Trại trần truồng, lấm láp đùa nghịch trên bãi cát bờ
sông. Lúc ấy đôi gò má của bà chợt ửng hồng, đôi môi chúm lại run rẩy.
Khát vọng làm mẹ của người đàn bà luống tuổi này còn cháy bỏng! Bà
Nguyên thôi không làm công việc ruộng đồng, bà nhận lấy mái chèo, ngày
ngày chở đò đưa khách sang ngang.
Ông Nguyên hiểu và thương vợ lắm, càng thương tính nết ông càng trầm.
Cả ngày ông hùng hục làm, hết việc nhà đến việc đồng. Thậm chí, có việc
tất cả đàn ông xóm Trại kiêng kỵ, là giặt quần áo cho vợ, ông cũng
không từ. Vào tuổi năm mươi, quen lao động, lam lũ từ nhỏ, nên người ông
chắc nịch như cây gỗ lim.
Dân xóm Trại ở bến Lường, ngoài trồng lúa, còn có nghề làm bánh
chưng, họ làm quanh năm để bán. Bánh chưng có hai loại nhân ngọt và nhân
mặn, chiếc bánh nho nhỏ vừa đủ một bữa ăn sáng, hay làm quà cho trẻ.
Người ta ngâm gạo, đôc từ sáng; buổi chiều chọn thịt, rửa lá, tước lạt;
chập tối gói và xếp vào nồi luộc; Mờ sáng, vớt, ép bánh rồi quẩy lên thị
trấn Cẩm Giàng, bán cho các hàng ăn, các người bán quà rong ở ga, ở
trên tàu hỏa tuyến Hà Nội-Hải Phòng.
Ông Nguyên gói bánh chưng rất tài. Nhiều gia đình trong xóm thuê ông
gói. Cơm tối xong, ông mặc chiếc quần cộc, cởi trần, áo vắt vai sang nhà
hàng xóm. Ông lấy khúc tre làm ghế ngồi, thoăn thoắt đặt lạt, xếp lá,
xúc gạo, đỗ,... chỉ ước lượng bằng mắt,không cân đong- rồi gói. Nhanh
lắm! Bánh ông gói, trăm cái như một, vuông thành sắc cạnh...đều tăm tắp.
Xong việc, ông lững thững theo triển đê về nhà. Bà vợ đợi ông trước
hè, ngọn đèn dầu nhỏ, ấm nước vối nóng hãm lá chi chi ngọt lịm.
Hai người ngồi uống nước bên nhau, không ai nói gì, họ cùng im lặng
nghe tiếng các gia đình nhà cò đang trò chuyện lao xao trên dặng tre
quanh nhà. Gió mát rượi, thơm mùi bánh chưng đang chín. Khuya khuya, vợ
chồng ông bà mới đi ngủ, họ nằm ở chiếc giường kê gian ngoài, sát cửa sổ
nhìn xuống bến đò. Sớm mai, thoảng có bóng người dưới bến, bà Nguyên đã
dậy, không để ai phải gọi. Ông Nguyên đặt mình xuống giường là ngáy,
tiếng ngáy đứt đoạn, nhọc nhằn. Bà Nguyên phe phẩy quạt cho chồng, xót
xa ngắm nhìn bờ vai, lồng ngực vạm vỡ của ông mờ mờ hiện trong đêm.
***
Cuộc sống của vợ chồng lão Nguyên vẫn cô quạnh như thế cho đến cuối
hè. Năm ấy thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, lại kéo dài. Con
sông Lường nước đục ngầu, đầy ăm ắp. Bến đò phải dịch lên đến gốc cây
sung già, đầu vườn nhà lão Nguyên. Giữa chiều, nắng xiên khoai gay gắt,
không khí ngột ngạt oi bức. Bà Nguyên cắm đò dưới gốc cây sung, mắt hấp
háy nhìn trời lẩm bẩm:
- Trời đất này, chiều tối thảo nào cũng có mưa giông! Có mưa mới ngủ
được. Độ này ông lão hơi sọm. Khốn khổ! Suốt ngày đội nắng, chỉ có hai
hàm răng là trắng!
Bà vốc nước sông rửa mặt, ngó mông sang bờ bên kia. Bên kia, sát bờ
cát là gò đất cao như lưng con rùa khổng lồ. Trên gò có cây gạo già. Cây
có từ bao giờ bà Nguyên không biết, ngày bà sang xóm Trại lấy chồng, đã
thấy nó rồi. Cạnh cây gạo là con đường đất dẫn lên thị trấn Cẩm Giàng.
Hai bên đường, cánh đồng mênh mông, vừa cấy kín lúa mùa sớm. Lúa đã bén
rễ, đang nhú nõn xanh non. Xa nữa, là cánh đồng màu của thôn Nguyên Khê,
những ruộng bí đao đã tàn chỉ còn trơ giàn. Xa nữa, mờ mờ trong nắng là
lũy tre làng La chạy dài như bức thành, ở giữa có chỗ cao vượt lên mâm
xôi, hình như đó là cây đa cạnh sân đình làng. Bà Nguyên sinh ra và lớn
lên ở làng La. Mấy năm nay bà không về quê, cha mẹ già đã chết, người em
gái cũng đã lấy chồng. Dì ấy đông con, chồng lại bệnh tật, nên quanh
năm làm ăn vất vả vẫn đói, vẫn rách. Nơi ấy bà có một người thân thiết,
ngày xưa họ đã từng yêu thương nhau, thề thốt nặng lời. Bà đã trao cho
ông ấy cái quý giá nhất của người con gái. Nhưng cha mẹ bà không bằng
lòng để bà lấy ông, chê nhà ông nghèo. Ông phẫn chí bỏ đi. Bà đau đớn, ê
chề, bị cha mẹ ép buộc, đành nhắm mắt sang sông ấy chồng. Nghe nói, sau
đó ít lâu người ấy trở về làng. Biết bà đã lấy chồng, ông đi biệt tăm.
Miên man nghĩ, bà Nguyên không hay bên kia sông có tiếng gọi đò; tiếng gọi rụt rè , như da diết:
- Đò...ơ...ơ...ơi! Cho tôi sang với!
Bà Nguyên vội vàng đưa đò sang sông. Khách xuống đò là phụ nữ, dáng
mệt mỏi, bộ quần áo cũ loang lổ mồ hôi và bụi. Không nhìn rõ mặt, bởi
khách chít một tấm khăn den to, chiếc nón trắng úp sùm sụp trên đầu.
Song, ngắm vòng eo nhỏ nhắn, đôi vai tròn và hai bàn tay thon thả rám
nắng, bà Nguyên đoán khách là người còn son rỗi và có nhan sắc.
Khách ý tứ ngồi xuống giữa khoang đò, lơ đãng nhìn những xoáy nước
nhỏ, tròn xoe hình thành ở những đầu mái chèo đang đuổi nhau chạy ra xa,
mất hút trên mặt sông. Hình như đôi mắt của khách loáng nước. Khách kín
đáo thờ dài.
Con đò lướt ra giữa sông. Gió đã nổi, khối mây đen ở phía tây lúc
nãy, giờ phình to che hết mặt trời, mặt sông Lường chuyển sang màu xám.
Bầy cò nối nhau đáp xuống ngọn tre, đôi cánh chấp chới như những mảnh
nắng cuối cùng của ban ngày.
Bà Nguyên ái ngại nhìn trời, nhìn khách:
- Em về Nguyễn à?
- Vâng!
- Còn xa đấy! Bốn năm cây số, chả ít đâu!
- Vâng!
- Sao đi muộn thế em?
Không có tiếng trả lời
- Trời tối, lại sắp có mưa to! Khốn khổ! Thân gái một mình...
Khách lơ đãng trả lời, hai bàn tay up vào nhau đặt trên gói quần áo,
cô dửng dưng với cảnh vật xung quanh, dửng dưng với cả chuyến đi của
mình. Linh cảm của người phụ nữ mách bảo cho bà Nguyên biết: Người đàn
bà này đang có hoàn cảnh éo le, u uất lắm, có lẽ cô đang bơ vơ, không
nơi nương tựa. Bà thấy thương cô, muốn đưa tay ra giúp đỡ cô.
Mũi đò chạm bờ, bà Nguyên cởi chão buộc con đò vào gốc sung. Rồi
không đợi khách có bằng lòng hay không, bà cầm túi quần áo của cô nói
dứt khoát:
- Em ơi! Nghe chị bảo: Em vào nhà chị nghỉ đã, mai hãy đi. Em đừng
ngại. Nhà chị kia, chỉ có hai vợ chồng già. Nào ! đứng dậy, đi cùng chị.
Nhanh lên, kẻo mưa ướt hết bây giờ.
Sau câu nói của bả, mưa ào ào trút xuống như thác đổ. Hai người đàn bà dắt tay nhau líu díu chạy qua khu vườn.
Đêm ấy, ông Nguyên ngủ một mình ở gian ngoài. Bà Nguyên và khách nằm
trong buồng. Chiếc giường để không từ khi đứa con sau cùng bỏ đi, nay
lại ấm hơi người. Chắc bị mệt, khách trằn trọc một lát rồi ngủ, mái tóc
rất đen, rất dài chảy xõa trên gối, tràn lên cả ngực, lên mặt bà Nguyên!
Bà thảng thốt: Mái tóc này giống hệt tóc bà ngày xưa, cũng có mùi lá sả
thơm mát. Suốt đêm bà Nguyên thao thức, bao kỷ niệm thời con gái ùa về.
***
Sáng hôm sau, khách không đi được. Bà Nguyên dậy chở hai chuyến đò
đưa cánh bán bánh chưng đi chợ sớm, về nhà thấy khách vẫn nằm co quắp
trên giường, trán nóng như lửa, còn chân tay lạnh giá
- Cứ nói rằng tôi bị cảm ông nhá. Mà phải nhanh nhanh lên!
Ông đi, bà lục hòm quần áo cũ tìm đồng bạc trắng, luộc trứng gà, đánh
cảm cho khách. Bà loay hoay dặt khách nằm ngửa, búi gọn tóc, nới khuy
áo cổ: Trời đất ơi! Khách đẹp quá: khuôn mặt trái xoan hồng hồng, mắt lá
răm khép rợp rặng mi cong. Sống mũi thẳng và cao, cặp môi mọng đỏ như
thoa son. Khách thở khó nhọc, vệt gân xanh nổi rõ trên cổ trắng ngần.Bà
Nguyên nhẹ nhàng xoa mồi đánh cảm trên mặt khách, như sợ làm đau khuôn
mặt kiều diễm. Chợt bà dừng tay khi chạm vào đôi mày nhỏ và dài của
khách. Sao nó cứng và thưa thế! Chẳng lẽ... bà khép bơt cửa buồng, lén
lút cởi hàng khuy áo của khách. Một khuôn ngực như ngọc, như ngà lồ lộ
hiện ra. Chiếc ức đầy đặn mịn màng, hai bầu vú căng tròn, trắng hồng...
Nhưng núm vú hơi to đã chuyển màu thâm thâm.
Bà Nguyên run hết cả người, vội vàng cài kín các cúc áo, lại kéo thêm
tấm chăn đắp cho khách, rồi bà cứ thế ngồi lặng đi ngắm người khách
đang sốt mê man. Cô ta xinh đẹp thật, nhưng không trẻ như bà hồi ấy. –
Bà đoán cô khoảng hai nhăm hai bảy tuổi – Chắc cô chưa có chồng, lại
"già kén kẹn hom" đây! Cô trót dại với ai để đến nông nỗi này? Người ấy
sao không che chở, yêu thương cô, để cô một thân một mình, bụng mang dạ
chửa phiêu bạt đến đây? Nay lại ốm đau!.. Nếu như không gặp được vợ
chồng ông bà, cô sẽ ra sao? Có phải cô cũng như bà ngày xưa: bị sỉ nhục,
bị lừa dối và thúc ép đành nhắm mắt đưa chân, tìm nơi nương tựa? Đời bà
may mắn gặp được ông Nguyên. Còn cô... bà Nguyên lo sợ, không dám nghĩ
tiếp.
***
Trận ốm đột ngột đã giữ cô Hòa – tên người khách, sau này cô nói với
bà Nguyên - ở lại xóm Trại hơn tháng trời. Những ngày đầu, cô hết sốt
nóng, lại sốt rét, nằm mê mệt không ăn uống gì. Thỉnh thoảng cô chợt
tỉnh. Tỉnh lại khóc rấm rứt hay nói những câu không đâu vào đâu. Vợ
chồng ông Nguyên tận tình chăm sóc cô như người ruột thịt. Nhất là bà
Nguyên, bà thức trắng đêm xoa bóp, đánh cảm hoặc canh cho cô ngủ, bà lo
lắng dõi từng nhịp thở, từng cơn ho của cô. Xâu chuỗi những lời nói mê
của cô, bà lờ mờ hiểu ra tất cả. Càng hiểu, càng thương và chăm sóc cô
hơn. Liều thuốc mua về, bà cất đi "phụ nữ có mang không dùng những thứ
này" bà lọ mọ đi kiếm các cây lá, thuốc nam cho cô uống.
Khỏi sốt, cô Hòa gầy và xanh lắm, suốt ngày cô ngồi thu lu trong
buồng, mặt buồn rười rượi. Ông Nguyên vác chài đi đánh cá, chọn những
con cá chép còn tươi rói nấu cháo, nấu canh chua cho cô ăn. Bà Nguyên
bắt cô nghỉ ngơi, không cho làm gì, kể cả giặt giũ quần áo của mình. Vất
và, bận bịu...nhưng vợ chồng ông Nguyên lại vui vẻ. Tự lúc nào, người
phụ nữ xa lạ kia trở nên gắn bó thân thiết với vợ chồng ông.
Một buổi tối, sau khi hoàn toàn bình phục, cô Hòa xin phép được thưa
chuyện với vợ chồng ông Nguyên. Cô mời ông bà ngồi trên giường, còn mình
ngồi dưới chân họ. Cô nghẹn ngào:
- Công lao của anh chị đối với em như trời bể, em không biết đến bao
giờ mới đền đáp được. Xin phép anh chị cho em được vái anh chị ba vái.
Cô sụp xuống vái đúng ba lần.
Ông Nguyên vội vàng đỡ cô đứng dậy. Vốn tính thương người ông không
đành lòng, nhìn người khác đau khổ, van xin. Nhất là đối với phụ nữ. Ông
bỏ ra ngoài, để mặc hai người đàn bả nỉ non tâm sự. Khá lâu bà Nguyên
mới hỏi:
- Thế bây giờ em tính thế nà?
- Thưa chị, em định sang thị xã Hưng Yên, tìm một người họ xa của mẹ em, ở đó em kiếm việc làm tự nuôi mình.
- Có chắc em tìm được không?
- Cũng chưa biết chị ạ. Nhưng hoàn cảnh của em bây giờ nó...khó lắm, đành liều.
Bà Nguyên đắn đo một lát rồi chậm rãi nói như bảo ban đứa em mình.
- Em ạ, hoàn cảnh của em, em không nói chị cũng đã biết. Chị cũng
trải qua như thế. Theo chị, bây giờ em chưa khỏe hẳn, lại trong thời kỳ
phải giữ gìn. Nhà chị ở đây vắng vẻ, neo đơn. Anh chị đều thương quý em.
Vì thế, em không ngại cứ ở lại. Khi nào mẹ tròn con vuông, em muốn đi
hoặc ở với anh chị tùy em. Chị nói thật, sau này chị coi con em như con
của anh chị. Hãy tin chị...Thôi! Nín đi em! Ta đi ngủ, khuya rồi!
Đợi khách ngủ yên, bà Nguyên rón rén trở dậy, bà có việc hệ trọng cần
bàn với chồng. Định gọi, không ngờ ông vẫn thức. Hai người thì thào rất
lâu. Có điều gì đó, ông chưa ưng, bà cười, khẻ vỗ vai chồng:
- Ông rõ lạ! Người thiệt là tôi chứ đâu phải ông?
***
Dân xóm Trại ít, nhà ở cách xa nhau, lại không có tính soi mói, nên
việc nhà ông Nguyên có thêm một người cũng không ai quan tâm. Ai đó vô
tình hỏi, bà Nguyên nói đó là ngươi em họ xa, gia đình dì ấy chẳng còn
ai, nên sang ở với anh chị cho vui. Người nghe tin ngay. Ừ! Chị em "lọt
sàng xuống nia". Hơn nữa, hoàn cảnh ông bà Nguyên như thế, cô emk ở với
là tốt lắm, thôi thì con em cũng là con chị. Mà có lẽ thật, vì bụng cô
em đã thấy lùm lùm. Mấy ông bạn thợ cày thì đùa:
- Lão Nguyên giỏi!" Mía ngọt đánh carb cụm". Ông nợ bọn này một bữa rượu đấy nhá!
Ông Nguyên cứ lặng thinh...
Qua Tết, sang đầu mùa hè, dì Hòa trở dạ. Bà Nguyên không để chồng dẫn
dì đến trạm hộ sinh của xã, bà tự tay đỡ cho dì. Mọi việc tốt đẹp, dì
Hòa sinh đôi, hai đưa con gái, ông Nguyên đặt tên cho chúng là con Vân,
con Vi.
Hai đứa trẻ hay ăn chóng lớn, lại được ba người lớn chăm sóc, nên
chúng rất khỏe mạnh. Đúng "ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín
tháng lò dò biết đi". Đặc biệt chúng giống nhau như hai giọt nước. Cũng
da trắng như trứng gà bóc, mắt đen lay láy, chân tay mũm mĩm, hồng hào.
Trừ người trong nhà, đố ai biết được đứa nào là chị, đứa nào là em? Bắt
chước mẹ Nguyên, chúng gọi ông Nguyên là bố, gọi cả bà Nguyên và dì Hòa
là mẹ. Xem ra nó quý mẹ Nguyên hơn, suốt ngày, hai đứa đeo vào sườn mẹ.
Có lần khách gọi đò, dì Hòa phải thay mẹ Nguyên cầm chèo.
Cả nhà ai cũng yêu chúng, có thú gì cũng để phần và chia đều cho hai
đứa. Nghe bố mẹ gọi: "Cái Vân , cái Vi đâu?" Hai đứa khoanh tay, cúi đầu,
dạ rõ to, rồi chạy lại cười ròn khanh khách. Một tối bà Nguyên bảo:
- Trong buồng bức lắm, rôm sẩy mọc đầy người các con đây này! Từ rày,
Vân Vi ngủ với mẹ Nguyên ở gian ngoài. Bố Nguyên vào gian buồng mà ngủ.
Dì Hòa cúi mặt vuốt tóc hai con. Ông Nguyên khoác chiếc áo lên vai, không nói gì, ông sang hàng xóm gói bánh chưng thuê.
Ông Nguyên trở về đêm đã khuya. Trên chiếc giường gian ngoài bà
Nguyên và hai đứa trẻ đã ngủ. Cái Vân, cái Vi mỗi đứa gối một cánh tay,
còn chân gác chéo lên bụng mẹ; trông như hai trái bí mập mạp bám vào
thân cây già. Cửa buồng khép hờ.
Ông Nguyên ngồi xuống hè. Trăng mười sáu tròn vành vạnh như chiếc đĩa
bạc treo giữa trời cao, trong veo. Gió chạy trên ngọn tre xáo xạc.
Tiếng con vạc đi ăn đêm gọi bạn rơi vào trong sương. Yên tĩnh quá, nghe
rõ tiếng nước sông Lường đang chảy, nhẹ nhàng vợt lên bờ cát. Một bàn
tay mềm mại đặt lên vai ông. Không quay lại, ông cũng biết đấy là dì
Hòa.
- Vào buồng ngủ đi anh! Đừng làm chị Nguyên buồn, tội nghiệp! Không có chuyện gì đâu, anh chớ ngại!
***
Một năm sau đêm ấy, dì Hòa bỏ đi, dì mang theo cái Vân, nó vừa trong ba tuổi. Buổi tối lúc đi ngủ dì Hòa rủ cái Vi:
- Vi vào ngủ với mẹ; mai mẹ mua cho cái bánh chưng to nhé!
- Ứ thèm ngủ với mẹ Hòa! Cái Vi chẩu môi lắc đầu – Vi ngủ với mẹ Nguyên cơ!
- Thế Vân vậy, ngoan nào mẹ yêu!
Cái Vân phụng phịu, nó ngủ với mẹ Nguyên quen rồi, mẹ hay xoa lưng
cho chị em nó; thích lắm! Nhưng mẹ Hòa đã cầm tay nó dắt vào buồng. Nó
nhấm nhẳn:
- Vi được ngủ cả với Mẹ Nguyên! Mai phải đền Vân đấy!
Sáng dậy, bà Nguyên hoàn toàn bất ngờ. Sao dì ấy lại ra đi vào lúc
này! Cuộc đời của dì đang yên ổn, hạnh phúc cơ mà? Này nhé, sinh nở mẹ
tròn con vuông, không điều tiếng gì. Này nhé, con cái khỏe mạnh, xinh
đẹp lại được chồng yêu – dì chả đã ăn ở với ông Nguyên cả năm nay rồi
đấy ư? Ông Nguyên cũng hợp với dì, họ chưa bao giờ to tiếng, giận dỗi
nhau. Càng nghĩ bà lại càng giận dì Hòa. Con người trông xinh đẹp như thế
mà bạc nghĩa! Bà đã mở rộng lòng đón dì, chăm sóc khi ốm đau, khi sinh
nở, đỡ đần khi con thơ,con mọn. Bà nhường cả hạnh phúc làm vợ cho dì.
Dì có biết, nhiều đêm bà không ngủ, miệng cắn vào tay để khỏi bật khóc?
Dì còn mang cả con Vân đi. Nó còn nhỏ, có tội tình gì, mà phải chịu đựng
chung vất vả với dì, lênh đênh góc bể, chân trời! Thương con Vân quá,
bà cầu mong cho dì Hòa nghĩ lại, mẹ con sớm quay về với bà, bà sẽ xí xóa
mọi chuyện.
Chỉ riêng ông Nguyê biết lý do dì Hòa ra đi. Biết từ ngay cái đêm dì
dắt tay ông vào ngủ trong buồng. Dì khác hẳn vợ chồng ông, dì xinh đẹp,
mạnh mẽ khát khao hạnh phúc thật sự do chính mình tìm được, không phải
do ép buộc hay gán ghép. Cuộc đời dì đã một lần lầm lỡ, dì không bao giờ
lặp lại, dù biết sẽ vất vả, khó khăn bội phần. Dì quý trọng, biết ơn vợ
chồng ông. Nhưng không yêu ông, không chấp nhận sự sắp đặt của bà. Để
cuộc đời mình trôi xuôi.
Lúc dì đi, ông thức, nhưng giả vở ngủ, ông không dám giữ. Ông lo sợ
dì mang theo cả các con. Dì có quyền làm thế, vì chúng là con riêng của
dì. Song là người phụ nữ nhân hậu, dì đã đền ơn, trả nghĩa vợ chồng ông
bằng chính giọt máu yêu quý của mình. Ông hiểu dì còn ở lại nhà ông đến
tận bây giờ là để chờ con cứng cáp mới giao lại cho vợ chồng ông. Ông
biết ơn dì và tin người phụ nữ ấy sẽ tìm thấy hạnh phúc tốt đẹp cho
mình, cho con.
***
Năm tháng qua đi. Thấm thoát con Vi đã 11 tuổi, nó học trường làng
Nguyên Khê. Tuy cách sông nhưng trường lại rất gần. Đứng ở bến Lường,
nhìn rõ lá cờ bay trên mái trường lớp ngói, nghe rõ tiếng trống vào lớp,
tan trường hàng buổi. Sáng sáng con Vi đeo cặp sách, đội nón cùng mẹ
xuống đò sang ngang, rồi đến lớp. Tầm trưa, những người bán bánh chưng
trở về, cũng là lúc cái Vi tan lớp, nó lại lên đò về nhà.
Cái Vi càng lớn càng xinh đẹp và ngoan ngoãn, bố mẹ quý nó lắm, gia
đình sống hạnh phúc, những mất mát đau buồn dần dần mọi người quên đi,
họ nghĩ nhiều về tương lai. Song, tai họa thảm khốc nhất lại đổ xuống
đầu họ.
Đó là hôm cái Vi tan học sớm. Biết giờ này mẹ chưa đưa đò sang đón,
nó thơ thẩn đi theo những bờ ruộng tìm bắt châu chấu, cào cào để chiều
về thả cho cò ăn. Độ ấy lúa đang đỏ đuôi, cả cánh đồng một màu vàng óng.
Những bông lúa trĩu hạt uốn cong quyệt vào người cái Vi. Chiếc nón
trắng nhấp nhô, chìm nổi giữa biển lúa mênh mông.
Mải chơi, cái Vi không biết đầy trời mây đen đang vần vũ. Ngay trên
đầu nó, vắt qua con sông là chiếc cầu vồng bảy màu rực rỡ; Sau lưng nó,
phía làng La mưa đã giăng mờ mịt. Cái Vi vội chạy tới gốc cây gao cổ thụ
tránh mưa, chờ mẹ.
Bà Nguyên đã nhìn thấy con, bà quay đò sang sông. Gió to quá, thổi
thốc vào ngực bà đến tức thở, cánh tay nhức nhối, bà phải lấy cả thân
người để giữ mái chèo, lựa từng con sóng, đẩy đò đi. Chợt một quả cầu
lửa khổng lồ, chói sáng đến nhức mắt, bừng lên phía bờ sông, kèm theo nó
là tiếng nổ dữ dội, long trời lở đất, không gian khét lẹt mùi lửa cháy.
Chớp mắt cây gạo cổ thụ bị chẻ toác, cháy đùng đùng như bó đuốc. Cả
vùng lúa quanh gốc cây đổ rạp... Không kịp chờ mũi đò chạm bờ, bà Nguyên
nhảy ào xuống nước, chạy về phía cây cháy. Tới chân gò đất bà vấp ngã.
Không đủ sức đứng dậy, bà cuống quýt cào hai tay vào nền đất còn nóng,
bò đến chỗ con Vi. Con Vi đây rồi! Nó nằm nghiêng, khuôn mặt còn nguyên
vẹn, nhưng bạc như vôi; Cặp sách, chiếc nón bay đâu mất. Nửa thân người
phía dưới cháy đen. Bà Nguyên ôm con, hét lên một tiếng rồi ngất đi.
Ông Nguyên cùng mấy ông bạn thợ cày đi chôn cất con Vi. Vợ ông đang
được bà con trong xóm đưa về cấp cứu ở trạm y tế xã. Bà vẫn mê man bất
tỉnh. Ông để mộ con ngay trên gò đất cây gạo cũ, nơi thường đứng chờ mẹ
những buổi tan trường. Vừa đắp mộ cho con, ông vừa khóc, nước mắt ướt
đãm khuôn mặt đầy nếp nhăn. Từ nay đứa con gái yêu quý của ông bà, sẽ
nằm lại ở đây lạnh lẽo một mình. Ông bà không còn được nghe con nói, con
cười, con gọi bố mẹ. Con ơi! Oan trái quá...! Con nằm xuống khi còn bé
dại, khi chưa gặp lại người mẹ khốn khổ đã sinh ra con. Bố mẹ có lỗi khi
không giữ được con, nuôi dưỡng con trưởng thành...
Tiếng sét đánh xuống cây gạo bên sông còn làm cho lũ cò trú ngụ trên
lũy tre nhà lão Nguyên kinh động. Suốt buổi chiều, chúng nháo nhác bay
lên đậu xuống. Đến tối, chúng kéo nhau bay đi hết. Trên ngọn tre chỉ còn
lủng lẳng những chiếc tổ rỗng không. Mấy hôm sau, gió to, ném nốt chúng
xuống sông Lường.
***
Bảy tám năm nữa đi qua...
Vùng quê hai bên sông Lường đã thay đổi nhiều, đồng ruộng lúa cấy ba
vụ, làng xóm nhà ngói san sát; cuộc sống ấm no vui vẻ. Bến Lường vẫn còn
đò ngang, lái đò là lão Nguyên, ông đã gần 70 tuổi, nhưng gân cốt còn
vững, tay khoát chèo vẫn mềm mại. Khách qua sông bây giờ ít hơn,nhất là
cánh bán bánh chưng. Nguyên do, có vài kẻ lừa đảo – chúng không phải
ngườ xóm Trại – làm bánh chưng nhân bằng đất bán cho khách lấy tiền.
Khách bị lừa một lần, hai lần vừa đói, vừa bực, bảo nhau không ăn bánh
chưng nữa, họ ăn bánh mì, thứ này bán đầy ở gà Cẩm Giàng.
Bà Nguyên đã già, lại lẩn thẩn, thấy ai gọi đò, đều bảo đấy là cái
Vi, dục chồng sang đón. Bà thường ngồi một minh nơi gốc sung già, ngó
sang gò đất bên sông chờ đợi.
***
Một sáng mùa xuân
Có cô gái trẻ đứng bên kia sông gọi đò. Cô mặc chiếc áo sơ mi màu
hồng may chít li, ôm sát cơ thể thanh xuân, thon thả, chiếc quần Âu màu
sáng, chân đi dép nhựa trắng. Sau lưng, đeo chiếc ba lô nhỏ, mái tóc đen
như mun, rất sài kết thành đuôi sam dài tận kheo chân. Hình như có gì
vui mà cặp môi đỏ thắm, đôi mắt đen lóng lánh như cười. Lúc ấy trời rất
cao và trong. Vầng dương đang lên. Mặt nước sông Lường phía bên kia rực
rỡ như vàng chảy, phía bên này, dưới bóng tre lại xanh biếc. Gió ấm áp
thổi trên đồng lúa đang thì con gái, lá ướt sương lấp lánh tạo nên những
con sóng nhấp nhô, kéo dài ra xa tít. Cô gái không gọi đò, mà kiễng cả
hai chân cầm nón vẫy vẫy.
Ông Nguyên cho đò sát vào bờ cát đón khách.
- Bố ơi! Con chào bố!
Giọng nói rất quen, âu yếm vang lên bên tai ông. Ông Nguyên lặng đi,
sững sờ. Trước mắt ông là cái Vi. Đúng cái Vi, đứa con gái yêu quý xấu
số của ông. Đúng rồi, khuôn mặt ấy, nụ cười ấy...gợi nhớ về người đàn bà
ngày xưa.
- Bố! Cô gái áo hồng nũng nịu. Cô bước tới cạnh ông, nắm đôi bàn tay gân guốc. Bố không nhận ra con à? Con là Vân đây ạ!
Ông Nguyên ngỡ mình đang mơ. Bàn tay con đang nắm tay ông, khuôn mặt
con sát mặt ông, ông vẫn chưa dám tin. Ông buông rơi mái chèo, dụi mắt
lẩm bẩm:
- Con Vân đấy ư? Đúng rồi!... Vân Vi của bố...
Cô Vân đỡ bố ngồi xuống lòng đò, cầm lấy mái chèo, khoan thai đưa đò sang sông, hướng về gốc cây sung già.
Đò cập bến. Cô nhảy lên bờ ôm lấy bà Nguyên. Linh cảm kỳ lạ của người
mẹ, khiến bà Nguyên nhận ngay ra con mình. Bà bám vào vai con gái, mái
đầu bạc trắng đổ vào ngực cô. Bà khóc, nhưng không thành tiếng, tấm thân
gầy cứ run lên từng đợt rất mạnh, như người bị nấy
Cô Vân xoa lưng mẹ nói dịu dàng:
- Mẹ! mẹ nghe con nói đã! Dì Hòa bảo nay con đã lớn, dì Hòa cho con
về ở hẳn với bố mẹ. Bây giờ gia đình mình sẽ mãi mãi sống bên nhau, con
sẽ chăm sóc bố mẹ. Dì Hòa khỏe, dì bảo nhớ bố mẹ lắm.
***
Cũng sáng xuân ấy. Những người chờ đò dưới bến, bỗng nghe có tiếng
quạt gió rất mạnh trên cao. Nhìn lên, họ thấy mấy cặp vợ chồng nhà cò
đang đáp xuống lũy tre nhà lão Nguyên. Có con mỏ ngậm những cọng rơm
vàng.
- Cò lại về làm tổ ở đây rồi. Năm nay làng mình làm ăn chắc thuận lắm.
Bùi Quang Nhự
Bùi Quang Nhự
nh, tổ, động vật, cò, hoang dã, chim, chuyến bay, thiên nhiên
Con Cò Trắng
Cánh Cò Và Dòng Sông
Cánh Cò Và Dòng Sông
Thương cò bé bỏng lạc loài,
Không nơi nương tựa tháng ngày bơ vơ...!
Chăm cò trong cả giấc mơ,
Mong cho mau lớn chờ giờ bay cao...
Thời gian rồi cũng qua mau,
Dẫu bay xa vẫn nhớ đâu là nhà ?
NM
CÒ GÀ
– Dậy mau, Cọt ! Gió quá ! Tao e cò con lộn cổ xuống đất hết trọi rồi !
Thằng Cọt nghe lơ mơ ông Tư Cò gọi, nhưng không sao ngồi dậy được bởi nó đang bơi trong một biển nước đục ngầu, lạnh ngắt … Tứ bề nước. Nó thấy cánh tay mẹ nó chới với giơ lên tuyệt vọng rồi bị nước nuốt chửng. Nó thấy em nó trôi phăng phăng như một chiếc lá … Nó hét lên, nhưng nước tràn ngay vào miệng thành tiếng ú ớ …
– Khổ thân thằng bé, lại mơ thấy lụt nữa rồi ! Này Cọt, mày ở trên giường, còn sống nhăn răng đây nè ! Dậy đi cứu cò con
Ông Tư lay mạnh. Lần này thì ông kéo được thằng bé ra khỏi giấc mơ. Má nó đầm đìa nước mắt, tay chân lạnh ngắt như dầm trong nước. Nằm trong chăn, nó vẫn bị cái lạnh tận tiềm thức ấy bám riết không buông tha. Vào giường là thằng bé lại sợ nằm mơ. Nước lũ cứ lạnh lùng, chì chiết dâng ngập giấc mơ dìm mấy mẹ con nó trong làn nước lạnh cóng, đục ngầu.
– Cứ học ông Tư mày đây nè ! Ngay cả khi ngủ gặp chuyện kinh khủng là lái giấc mơ bay qua cái vèo
– Giấc mơ mà lái
– Chứ sao ! Có lần tao mơ thấy bị kẹt trong một đám cháy ở rừng tràm. “Cháy luộc” chứ chẳng chơi ! Lửa bén nhanh vào lớp bổi, lan nhanh như chớp, lá non, cành cây còn bị luộc chín huống chi con người. Thế là tao bình tĩnh điều khiển giấc mơ, bay qua đám cháy, hạ cánh an toàn trên giường
– Ông Tư nói dóc
– Không dóc sao con cháu bác Ba Phi mậy ? Bây giờ, người ta lái giấc mơ bay vèo vèo trên đường phố. Tau tính sắm một cái bay giựt le trên bờ ruộng
– Bay xuống lạch luôn ! Thằng Cọt bật cười.
Ông Tư Cò quả có tài lái nó bay qua giấc mơ kinh khủng. Ông không những cứu nó thoát chết mà còn bao lần kéo nó ra khỏi giấc mơ màu nước bạc
– Cầm đèn pin ra vườn coi! Tao nhóm lửa rồi! Chuẩn bị băng bó sưởi ấm cho tụi hắn. Trự nào nghẻo thành món cò vùi luôn!
Vườn ông Tư không rộng, không đẹp nhất vùng, nhưng lại được lũ chim cò chọn làm nơi trú ngụ. Nhiều nhất là cò trắng. Ngày chúng bay đi kiếm ăn, đêm về ngủ trong vườn
Thằng Cọt nghe lơ mơ ông Tư Cò gọi, nhưng không sao ngồi dậy được bởi nó đang bơi trong một biển nước đục ngầu, lạnh ngắt … Tứ bề nước. Nó thấy cánh tay mẹ nó chới với giơ lên tuyệt vọng rồi bị nước nuốt chửng. Nó thấy em nó trôi phăng phăng như một chiếc lá … Nó hét lên, nhưng nước tràn ngay vào miệng thành tiếng ú ớ …
– Khổ thân thằng bé, lại mơ thấy lụt nữa rồi ! Này Cọt, mày ở trên giường, còn sống nhăn răng đây nè ! Dậy đi cứu cò con
Ông Tư lay mạnh. Lần này thì ông kéo được thằng bé ra khỏi giấc mơ. Má nó đầm đìa nước mắt, tay chân lạnh ngắt như dầm trong nước. Nằm trong chăn, nó vẫn bị cái lạnh tận tiềm thức ấy bám riết không buông tha. Vào giường là thằng bé lại sợ nằm mơ. Nước lũ cứ lạnh lùng, chì chiết dâng ngập giấc mơ dìm mấy mẹ con nó trong làn nước lạnh cóng, đục ngầu.
– Cứ học ông Tư mày đây nè ! Ngay cả khi ngủ gặp chuyện kinh khủng là lái giấc mơ bay qua cái vèo
– Giấc mơ mà lái
– Chứ sao ! Có lần tao mơ thấy bị kẹt trong một đám cháy ở rừng tràm. “Cháy luộc” chứ chẳng chơi ! Lửa bén nhanh vào lớp bổi, lan nhanh như chớp, lá non, cành cây còn bị luộc chín huống chi con người. Thế là tao bình tĩnh điều khiển giấc mơ, bay qua đám cháy, hạ cánh an toàn trên giường
– Ông Tư nói dóc
– Không dóc sao con cháu bác Ba Phi mậy ? Bây giờ, người ta lái giấc mơ bay vèo vèo trên đường phố. Tau tính sắm một cái bay giựt le trên bờ ruộng
– Bay xuống lạch luôn ! Thằng Cọt bật cười.
Ông Tư Cò quả có tài lái nó bay qua giấc mơ kinh khủng. Ông không những cứu nó thoát chết mà còn bao lần kéo nó ra khỏi giấc mơ màu nước bạc
– Cầm đèn pin ra vườn coi! Tao nhóm lửa rồi! Chuẩn bị băng bó sưởi ấm cho tụi hắn. Trự nào nghẻo thành món cò vùi luôn!
Vườn ông Tư không rộng, không đẹp nhất vùng, nhưng lại được lũ chim cò chọn làm nơi trú ngụ. Nhiều nhất là cò trắng. Ngày chúng bay đi kiếm ăn, đêm về ngủ trong vườn
Thằng Cọt thích ngắm cảnh
cò về. Bầu trời dường như xôn xao bởi vô số chấm li ti xuất hiện, rồi
rõ dần những dáng hình mảnh mai lả lướt chao lượn trong vũ điệu hạ cánh
tuyệt vời. Phút chốc, vườn rung lên trong bản hoà âm điền dã, các cành
cây như đồng loạt đơm hoa, rợp trắng thân cò. Trông đông đúc hỗn độn
thế nhưng ông Tư bảo chúng không “lộn nhà” của nhau bao giờ.
Đầu mùa mưa, cò đẻ nhiều vô kể. Ông Tư có thể khá hơn nếu bắt cò con bán. Nhưng ông bảo cò cũng biết “chọn mặt gửi vàng.” Làm thế khác chi phụ lòng tin của chúng. Bán ít trứng thì được, bởi chúng đẻ mỗi năm mấy bận, không bán bớt e không còn chỗ cho chúng đậu. Mà tiền nhiều làm gì ? Bần cùng sinh đạo tặc, phú quý sinh … đủ thứ! “Như tao đây là khoẻ.” Ông già chịu chơi nhấm nhấm bộ ria hoa râm, kết luận. Một già, một trẻ, thế mà hợp tính nhau. Hay đùa, hay dỗi, hay thích ăn vặt, nghe băng cải lương, yêu lũ chim cò …
Đến kỳ sinh sản, vườn ông Tư trở thành bệnh viện của chúng. “Sản phụ” tấp nập, “khoa nhi” bận rộn. Thằng Cọt là một bác sĩ phụ tá mát tay. Ngững chú cò con bị rơi khỏi tổ đến tay nó thường là được sống. Nó chăm như chăm con nít. Mà chúng cũng là con nít cò đấy thôi. Bé bỏng, hồn nhiên, dễ thương như thằng Còng em nó …
Nghĩ đến em, cổ họng nó thắt lại. Chiều ấy, khi chèo xuồng lên Ủy ban nhận hàng cứu trợ, mẹ đã dặn nó nhớ cột chân em vào chõng tre trước khi ngủ để khỏi lăn xuống nước. Thế mà ham giành ăn “tưởng tượng” với em, nó đã quên … Cũng tại thằng Còng biết mẹ đi nhận hàng cứu trợ, cứ nôn nóng, cái miệng không yên.
– Họ có cho cái gói đổ nước vào là thành tô mì không anh ?
– Có. Cả thùng 30 gói lận. Nhà thím Ba không còn nóc, không còn giường, được hai thùng.
– Nhưng nhà mình còn nóc, còn cả giường ! Thằng Còng nhìn lên nóc nhà tiếc rẻ, rồi hỏi tiếp :
– Thế má sắp về chưa ?
– Lâu lắm. Phải sắp hàng chờ gọi tên nghe mậy. Tao nghe thím Ba kể. Có khi mai mới dzìa tới nơi. Mênh mông nước, tối thui mù ! Tao lo má rớt xuống nước !
– Nhưng má có xuồng chú Tám cho mượn mà ! Em đói bụng quá trời nè ! Thằng Còng xoa xoa cái bụng, nuốt ực nước bọt rồi xoè tay, loay hoay chia phần những gói mì tưởng tượng. Nó đếm từng ngón, từng lóng tay rồi rành rọt
– Má đi mệt, phần má 4 ngón. Em 3 ngón, anh 3 ngón. Còn lại …
– Lỡ họ cho 10 gói thì sao mậy ?
– Thì má vẫn 4 gói, em 3 gói, anh 3 gói.
– Thôi đừng nhắc nữa, sốt cả ruột. Nằm xuống tao cột chân vào giường, mở mắt ra là thấy 30 gói mì !
– Đợi em ăn khô một gói, giống như lâ”n thím Ba cho mình.
– Đã có đâu mà ăn khô với ăn nước. Cái thằng !
– Nhưng thèm quá ngủ hổng được. Aên giả đò mà ! Xé bì ra. Còn cái gói thơm ngát này tính sao ?
– Mỗi đứa mút một miếng.
– Vụn mì cho em. Thằng Còng dốc cái bao tưởng tượng ra lòng bàn tay.
– Chia hai! Thằng Cọt hùng hổ giật “cái bao.”
Nhớ đến đó, thằng Cọt ngồi sụp xuống bên bụi tre, ôm mặt khóc oà. Mưa quất vào mặt nó như tát. Trời phạt nó mất mẹ mất em là phải. Đến mấy vụn mì tưởng tượng mà nó cũng không chịu nhường em. Giá nó biết em nó ra đi không kịp ăn được một gói mì cứu trợ, nó đã cho thằng Còng hết cả “3 ngón tay” phần mình cho em sướng. Về sau , để an ủi nỗi đau, người ta cho nó cả mấy thùng mì, nhưng nó không ăn gói nào cả. Cầm lên là quặn ruột quặn gan …
Đang khóc, nó bỗng nghe tiếng cò con rơi lịch bịch. Gạt nước mắt, thằng Cọt lom khom rọi đèn pin, săm soi tìm. Nếu đêm ấy nó cũng nghe tiếng rơi “tỏm” xuống nước như nghe tiếng rơi “bịch” xuống đất này nhỉ ! Khi thức giấc, ngỡ thấy một thùng mì gói trên giường thì nó chỉ thấy trống không. Quờ tay không thấy thằng Còng. Thắp đèn lên chỉ thấy nước mênh mông. Sợ quá, nó vừa khóc vừa gào gọi em. Đáp trả nó chỉ có tiếng nước chảy. Hoảng loạn, thằng Cọt nhào đại xuống nước bơi ra khỏi cái chòi bánh ú. Nước cuốn nó tấp vào nơi ông Tư đang soi bắt rắn. Còn má nó … sau này ông Tư đoán có lẽ trả xuồng xong, về nhà không thấy hai anh em nó trên giường, đã nhảy ùm xuống nước bơi tìm. Nước và đêm nuốt chửng má, nhưng những gói mì thì không. Chúng bập bềnh lang thang trên nước.
Đêm ấy cả hai ông cháu cứu vài chục cò con. Những con may mắn bị thương nhẹ được ủ ấm đợi sáng đặt lại vào tổ. Tụi cò thương binh nặng thì nằm lại khoa nhi của bác sĩ Cọt. Mấy mống gãy cổ vô phương cứu chữa, ơng Tư quẳng xuống ao cho cá.
Sáng hôm sau, đi nhặt cá tươi cò tha về rớt trong vườn đút cho cò thương binh ăn, thằng Cọt phát hiện trên lớp lá ẩm ướt một chú cò con đang bị kiến vùi. Đó là một con cò trắng mỏ vàng. Tấm thân bé bỏng lịm dần bởi hai nỗi đau, vừa bị thương vừa bị kiến cắn. Thằng bé nâng sinh vật nhỏ nhoi tội nghiệp ấy lên. Nó vẫn còn sống. Nhúm lông tơ beat dính, cái mỏ nhọn hoắt bất lực gục trên tay thằng nhỏ. Thằng Cọt phủi kiến cho nó, vạch cánh bắt từng con, xem vết thương, và bọc cò trong áo đem vào nhà.
– Kiến đốt sưng vù! Xoạc cánh! Gãy cẳng! Quẳng cho cá! “Bác sĩ trưởng khoa” quyết định
– Nhưng nó còn sống mà! Thằng Cọt không đồng ý
– Chữa lâu lắm! Phải băng cánh, bó cẳng. Mà chưa chắc rồi bay được, sống tàn phế thêm tội
– Nếu bay không được thì nuôi dưới đất như gà. Ông bảo gãy cổ mới quẳng cho cá mà! Cổ hắn không gãy. “Bác sĩ phụ tá” khăng khăng
– Thế thì mày lo mà chăm sóc!
Mấy ngày sau, cò nhóc đã ngóc đầu dậy khi thằng Cọt đút cá cho nó. Cánh bị băng, chân bị bó, cò nhóc trông thật thê thảm. Sợ nó thiếu vắng mẹ, thắng Cọt đem bỏ đại vào một tổ cò rồi núp trên cây rình xem. Chiều về, cò mẹ không chấp nhận sinh vật được băng bó cứng đờ ấy là thành viên trong gia đình, không mớm mồi, lại còn lấy mỏ hất ra. Thằng Cọt thử ở một tổ cò khác. Cũng vậy.
Thế là nó quyết định “làm mẹ” chú cò tội nghiệp. Thằng Cọt gọi nó là cò-thương-binh, đặt trong lồng để phòng chuột. Cái lồng được treo bên cửa sổ, gần chỗ nó ngủ. Lạ thay, trong giấc mơ, nó không còn thường xuyên bị dìm trong nước lụt nữa. Có khi nó còn mơ thấy cò thương binh lành lặn, chấp chới bay lên trời xanh, đôi cánh thanh mảnh vẽ những nét lượn mềm duyên dáng.
Cò thương binh mạnh dần. Đám lông tơ mịn như bông nõn. Chiếc mỏ màu xoài ửng. Một bên cánh xệ xuống như vạt áo so le. Khi đi được, nó luẩn quẩn trong sân như bọn gà, nên ông Tư gọi nó là cò gà. Cò gà tình cảm đáo để. Hễ thấy thằng Cọt đâu là khập khiễng xán tới, lấy mỏ mổ mổ, quệt quệt rất âu yếm. Sáng sáng, nó ngơ ngác nhìn đồng loại bay lả bay la trên bầu trời rồi mất hút. Chiều chiều, nó ngác ngơ ngỏng cái cổ cò nhìn lên những cành cây trĩu nặng thân cò, rộn ràng tiếng kêu thân thuộc.
Đầu mùa mưa, cò đẻ nhiều vô kể. Ông Tư có thể khá hơn nếu bắt cò con bán. Nhưng ông bảo cò cũng biết “chọn mặt gửi vàng.” Làm thế khác chi phụ lòng tin của chúng. Bán ít trứng thì được, bởi chúng đẻ mỗi năm mấy bận, không bán bớt e không còn chỗ cho chúng đậu. Mà tiền nhiều làm gì ? Bần cùng sinh đạo tặc, phú quý sinh … đủ thứ! “Như tao đây là khoẻ.” Ông già chịu chơi nhấm nhấm bộ ria hoa râm, kết luận. Một già, một trẻ, thế mà hợp tính nhau. Hay đùa, hay dỗi, hay thích ăn vặt, nghe băng cải lương, yêu lũ chim cò …
Đến kỳ sinh sản, vườn ông Tư trở thành bệnh viện của chúng. “Sản phụ” tấp nập, “khoa nhi” bận rộn. Thằng Cọt là một bác sĩ phụ tá mát tay. Ngững chú cò con bị rơi khỏi tổ đến tay nó thường là được sống. Nó chăm như chăm con nít. Mà chúng cũng là con nít cò đấy thôi. Bé bỏng, hồn nhiên, dễ thương như thằng Còng em nó …
Nghĩ đến em, cổ họng nó thắt lại. Chiều ấy, khi chèo xuồng lên Ủy ban nhận hàng cứu trợ, mẹ đã dặn nó nhớ cột chân em vào chõng tre trước khi ngủ để khỏi lăn xuống nước. Thế mà ham giành ăn “tưởng tượng” với em, nó đã quên … Cũng tại thằng Còng biết mẹ đi nhận hàng cứu trợ, cứ nôn nóng, cái miệng không yên.
– Họ có cho cái gói đổ nước vào là thành tô mì không anh ?
– Có. Cả thùng 30 gói lận. Nhà thím Ba không còn nóc, không còn giường, được hai thùng.
– Nhưng nhà mình còn nóc, còn cả giường ! Thằng Còng nhìn lên nóc nhà tiếc rẻ, rồi hỏi tiếp :
– Thế má sắp về chưa ?
– Lâu lắm. Phải sắp hàng chờ gọi tên nghe mậy. Tao nghe thím Ba kể. Có khi mai mới dzìa tới nơi. Mênh mông nước, tối thui mù ! Tao lo má rớt xuống nước !
– Nhưng má có xuồng chú Tám cho mượn mà ! Em đói bụng quá trời nè ! Thằng Còng xoa xoa cái bụng, nuốt ực nước bọt rồi xoè tay, loay hoay chia phần những gói mì tưởng tượng. Nó đếm từng ngón, từng lóng tay rồi rành rọt
– Má đi mệt, phần má 4 ngón. Em 3 ngón, anh 3 ngón. Còn lại …
– Lỡ họ cho 10 gói thì sao mậy ?
– Thì má vẫn 4 gói, em 3 gói, anh 3 gói.
– Thôi đừng nhắc nữa, sốt cả ruột. Nằm xuống tao cột chân vào giường, mở mắt ra là thấy 30 gói mì !
– Đợi em ăn khô một gói, giống như lâ”n thím Ba cho mình.
– Đã có đâu mà ăn khô với ăn nước. Cái thằng !
– Nhưng thèm quá ngủ hổng được. Aên giả đò mà ! Xé bì ra. Còn cái gói thơm ngát này tính sao ?
– Mỗi đứa mút một miếng.
– Vụn mì cho em. Thằng Còng dốc cái bao tưởng tượng ra lòng bàn tay.
– Chia hai! Thằng Cọt hùng hổ giật “cái bao.”
Nhớ đến đó, thằng Cọt ngồi sụp xuống bên bụi tre, ôm mặt khóc oà. Mưa quất vào mặt nó như tát. Trời phạt nó mất mẹ mất em là phải. Đến mấy vụn mì tưởng tượng mà nó cũng không chịu nhường em. Giá nó biết em nó ra đi không kịp ăn được một gói mì cứu trợ, nó đã cho thằng Còng hết cả “3 ngón tay” phần mình cho em sướng. Về sau , để an ủi nỗi đau, người ta cho nó cả mấy thùng mì, nhưng nó không ăn gói nào cả. Cầm lên là quặn ruột quặn gan …
Đang khóc, nó bỗng nghe tiếng cò con rơi lịch bịch. Gạt nước mắt, thằng Cọt lom khom rọi đèn pin, săm soi tìm. Nếu đêm ấy nó cũng nghe tiếng rơi “tỏm” xuống nước như nghe tiếng rơi “bịch” xuống đất này nhỉ ! Khi thức giấc, ngỡ thấy một thùng mì gói trên giường thì nó chỉ thấy trống không. Quờ tay không thấy thằng Còng. Thắp đèn lên chỉ thấy nước mênh mông. Sợ quá, nó vừa khóc vừa gào gọi em. Đáp trả nó chỉ có tiếng nước chảy. Hoảng loạn, thằng Cọt nhào đại xuống nước bơi ra khỏi cái chòi bánh ú. Nước cuốn nó tấp vào nơi ông Tư đang soi bắt rắn. Còn má nó … sau này ông Tư đoán có lẽ trả xuồng xong, về nhà không thấy hai anh em nó trên giường, đã nhảy ùm xuống nước bơi tìm. Nước và đêm nuốt chửng má, nhưng những gói mì thì không. Chúng bập bềnh lang thang trên nước.
Đêm ấy cả hai ông cháu cứu vài chục cò con. Những con may mắn bị thương nhẹ được ủ ấm đợi sáng đặt lại vào tổ. Tụi cò thương binh nặng thì nằm lại khoa nhi của bác sĩ Cọt. Mấy mống gãy cổ vô phương cứu chữa, ơng Tư quẳng xuống ao cho cá.
Sáng hôm sau, đi nhặt cá tươi cò tha về rớt trong vườn đút cho cò thương binh ăn, thằng Cọt phát hiện trên lớp lá ẩm ướt một chú cò con đang bị kiến vùi. Đó là một con cò trắng mỏ vàng. Tấm thân bé bỏng lịm dần bởi hai nỗi đau, vừa bị thương vừa bị kiến cắn. Thằng bé nâng sinh vật nhỏ nhoi tội nghiệp ấy lên. Nó vẫn còn sống. Nhúm lông tơ beat dính, cái mỏ nhọn hoắt bất lực gục trên tay thằng nhỏ. Thằng Cọt phủi kiến cho nó, vạch cánh bắt từng con, xem vết thương, và bọc cò trong áo đem vào nhà.
– Kiến đốt sưng vù! Xoạc cánh! Gãy cẳng! Quẳng cho cá! “Bác sĩ trưởng khoa” quyết định
– Nhưng nó còn sống mà! Thằng Cọt không đồng ý
– Chữa lâu lắm! Phải băng cánh, bó cẳng. Mà chưa chắc rồi bay được, sống tàn phế thêm tội
– Nếu bay không được thì nuôi dưới đất như gà. Ông bảo gãy cổ mới quẳng cho cá mà! Cổ hắn không gãy. “Bác sĩ phụ tá” khăng khăng
– Thế thì mày lo mà chăm sóc!
Mấy ngày sau, cò nhóc đã ngóc đầu dậy khi thằng Cọt đút cá cho nó. Cánh bị băng, chân bị bó, cò nhóc trông thật thê thảm. Sợ nó thiếu vắng mẹ, thắng Cọt đem bỏ đại vào một tổ cò rồi núp trên cây rình xem. Chiều về, cò mẹ không chấp nhận sinh vật được băng bó cứng đờ ấy là thành viên trong gia đình, không mớm mồi, lại còn lấy mỏ hất ra. Thằng Cọt thử ở một tổ cò khác. Cũng vậy.
Thế là nó quyết định “làm mẹ” chú cò tội nghiệp. Thằng Cọt gọi nó là cò-thương-binh, đặt trong lồng để phòng chuột. Cái lồng được treo bên cửa sổ, gần chỗ nó ngủ. Lạ thay, trong giấc mơ, nó không còn thường xuyên bị dìm trong nước lụt nữa. Có khi nó còn mơ thấy cò thương binh lành lặn, chấp chới bay lên trời xanh, đôi cánh thanh mảnh vẽ những nét lượn mềm duyên dáng.
Cò thương binh mạnh dần. Đám lông tơ mịn như bông nõn. Chiếc mỏ màu xoài ửng. Một bên cánh xệ xuống như vạt áo so le. Khi đi được, nó luẩn quẩn trong sân như bọn gà, nên ông Tư gọi nó là cò gà. Cò gà tình cảm đáo để. Hễ thấy thằng Cọt đâu là khập khiễng xán tới, lấy mỏ mổ mổ, quệt quệt rất âu yếm. Sáng sáng, nó ngơ ngác nhìn đồng loại bay lả bay la trên bầu trời rồi mất hút. Chiều chiều, nó ngác ngơ ngỏng cái cổ cò nhìn lên những cành cây trĩu nặng thân cò, rộn ràng tiếng kêu thân thuộc.
Cò gà lớn mau, chân lành
trước cánh. Bệnh nhân cùng điều trị với nó đã “ra viện” hết trơn mà nó
vẫn còn ở lại. Riết rồi cả bác sĩ và bệnh nhân quen ngủ với nhau, chơi
vói nhau. Ngày cò gà luẩn quẩn ở sân chơi bắt ruồi, nhặt cá, chơi với
lũ gà vịt, con cún, thằng Cọt, ông Tư. Nó đi lại vững vàng trên đôi
chân lỏng khỏng như que tăm nhưng vẫn chưa bay được dù vết thương đã
lành
Những ngày mưa, nhìn nó đứng một chân, một bên cánh xệ xuống, co ro như người mang tơi lá, thằng Cọt vừa thương vừa buồn cười. Nó thắc mắc vì sao đám cò cùng lứa đã bay theo mẹ kiếm ăn mà cò gà vẫn luẩn quẩn dưới đất như … gà! Ông Tư bảo tại nó quen sống như gà rồi không nhớ mình là chim nữa, hoặc tai nạn đã làm nó bị một trục trặc nào đó ở cánh, tật nguyền suốt đời. Thằng Cọt không tin. Nó vẫn nghĩ đến ngày con cò gà biết bay, hoà nhập với bầy đàn. Thỉnh thoảng, chú cò tội nghiệp của nó vẫn chao liệng trong giấc mơ biêng biếc màu trời.
Dạo này cò rủ nhau về vườn ông Tư đông vô kể Đôi khi nó và ông Tư nói chuyện phải hét to để át tiếng kêu của chúng. Ra vườn cũng phải đội nón, nếu không chúng sẽ ị lên đầu.
Cò gà lớn hẳn rồi, mượt mà, trắng nõn, nhưng vẫn ru rú trên mặt đất, trong nhà. Có hôm, thằng Cọt thấy nó đứng ở sân, vỗ cánh nhè nhẹ như bị tiếng gọi của bầu trời thăm thẳm quyến rũ, nhưng vẫn không bay lên. Nó thích đậu trên vai thằng Cọt, trên lưng con cún, đi theo ông Tư ra đìa tát cá, luẩn quẩn trong vuông sân bắt ruồi. Thằng Cọt nghĩ đến chuyện tập bay cho nó.
Một ngày, đợi lũ cò kéo nhau đi kiếm ăn, thằng Cọt trèo lên một cái cây thâm thấp, ôm theo chú cò gà. Nó còn cẩn thận trải rơm dưới đất để phòng cò gà không bay được rơi xuống sẽ không đau. Tụi cò con trong cái tổ gần đó lao nhao ngỏng cổ, há mỏ vì tưởng mẹ về mớm mồi. Cò gà nhìn chúng, nhìn quanh. Lần đầu tiên đứng trên cao, nó thấy gì cũng lạ. Bầu trời như sà xuống thấp, gần xiết bao, thênh thang mời gọi. Nó làm động tác vỗ cánh rồi bay qua … vai thằng Cọt!
– Chỗ của mày là bầu trời thênh thang chứ không phải vai tao! Thằng Cọt giận dữ đặt cò gà lại trên cành cây và trèo xuống đất. Cò gà đứng trên cây nhìn xuống vai thằng Cọt
– Bay xuống đây! Đồ gà
Thằng Cọt dợm bước. Cò gà nhìn theo, và bất ngờ vẫy cánh, rướn người. Thằng Cọt nghe như một chiếc lá đậu xuống vai mình. Nó la lên
– Ông Tư ơi! Cò gà bay được rồi! Bay được rồi!
Nó chạy, còn cò gà bay là đà trên đầu nó. Vòng liệng rộng dần, cao dần, rồi đôi cánh mỏng mảnh trắng ngần tự tin vút lên thanh thoát. Nhìn bóng hình thân thuộc của cò gà chấp chới trên nền trời cao rộng mênh mông, thằng Cọt bỗng chảy nước mắt. Nó mơ hồ thấy trên lưng cò một cái chấm nhỏ, thằng Còng, em nó.
Suốt ngày hôm đó thằng bé đứng ngồi không yên.
Cò gà không trở lại. Nó bỗng nhớ cò gà da diết.
Cả ông Tư cũng bần thần đi vô đi ra như người thiếu thuốc.
Chiều về. Vườn nghìn nghịt cò trắng. Thằng Cọt tha thẩn đi dưới những cành cây trĩu nặng thân cò, quên cả đội nón, mặc cho chim ị trên vai, trên áo, trên đầu. Chẳng biết trong đám cò đông đúc kia có cò gà của nó? Ba buổi chiều như thế thì ông Tư phát cáu
– Quên hắn đi! Bay được rồi không trở lại nữa đâu. Bận sau quẳng cho cá ăn cho khoẻ trí, nhẹ lòng. Vào nướng cho tao mấy con khô sặc, hái trái xoài tượng, lấy rượu đế ra đây. Nghìn nghịt cò, thiếu gì mà chờ hắn!
Bỗng nhiên, thằng Cọt cảm thấy một chiếc lá rụng khẽ khàng trên vai nó. Một chiếc lá trắng muốt rơi tự trời xanh. Rồi cái mỏ cưng cứng nhọn hoắt quen thuộc quẹt quẹt vào vai, rỉa vào tóc
– Mày về đó hử? Thằng bé thì thào như sợ nói lớn cò gà lại bay đi. Nó đi vào nhà, lòng lâng lâng như mọc cánh. Cò gà sà xuống bên ông Tư, chào ông bằng mấy cái mổ
– Má mày! Tưởng không thèm dzìa nữa! Ông Tư chửi
– Má cò gà là ai, hở ông Tư? Thằng Cọt thắc mắc
– Là mày chớ ai! Mà đừng gọi hắn là cò gà nữa nghen!
Những ngày mưa, nhìn nó đứng một chân, một bên cánh xệ xuống, co ro như người mang tơi lá, thằng Cọt vừa thương vừa buồn cười. Nó thắc mắc vì sao đám cò cùng lứa đã bay theo mẹ kiếm ăn mà cò gà vẫn luẩn quẩn dưới đất như … gà! Ông Tư bảo tại nó quen sống như gà rồi không nhớ mình là chim nữa, hoặc tai nạn đã làm nó bị một trục trặc nào đó ở cánh, tật nguyền suốt đời. Thằng Cọt không tin. Nó vẫn nghĩ đến ngày con cò gà biết bay, hoà nhập với bầy đàn. Thỉnh thoảng, chú cò tội nghiệp của nó vẫn chao liệng trong giấc mơ biêng biếc màu trời.
Dạo này cò rủ nhau về vườn ông Tư đông vô kể Đôi khi nó và ông Tư nói chuyện phải hét to để át tiếng kêu của chúng. Ra vườn cũng phải đội nón, nếu không chúng sẽ ị lên đầu.
Cò gà lớn hẳn rồi, mượt mà, trắng nõn, nhưng vẫn ru rú trên mặt đất, trong nhà. Có hôm, thằng Cọt thấy nó đứng ở sân, vỗ cánh nhè nhẹ như bị tiếng gọi của bầu trời thăm thẳm quyến rũ, nhưng vẫn không bay lên. Nó thích đậu trên vai thằng Cọt, trên lưng con cún, đi theo ông Tư ra đìa tát cá, luẩn quẩn trong vuông sân bắt ruồi. Thằng Cọt nghĩ đến chuyện tập bay cho nó.
Một ngày, đợi lũ cò kéo nhau đi kiếm ăn, thằng Cọt trèo lên một cái cây thâm thấp, ôm theo chú cò gà. Nó còn cẩn thận trải rơm dưới đất để phòng cò gà không bay được rơi xuống sẽ không đau. Tụi cò con trong cái tổ gần đó lao nhao ngỏng cổ, há mỏ vì tưởng mẹ về mớm mồi. Cò gà nhìn chúng, nhìn quanh. Lần đầu tiên đứng trên cao, nó thấy gì cũng lạ. Bầu trời như sà xuống thấp, gần xiết bao, thênh thang mời gọi. Nó làm động tác vỗ cánh rồi bay qua … vai thằng Cọt!
– Chỗ của mày là bầu trời thênh thang chứ không phải vai tao! Thằng Cọt giận dữ đặt cò gà lại trên cành cây và trèo xuống đất. Cò gà đứng trên cây nhìn xuống vai thằng Cọt
– Bay xuống đây! Đồ gà
Thằng Cọt dợm bước. Cò gà nhìn theo, và bất ngờ vẫy cánh, rướn người. Thằng Cọt nghe như một chiếc lá đậu xuống vai mình. Nó la lên
– Ông Tư ơi! Cò gà bay được rồi! Bay được rồi!
Nó chạy, còn cò gà bay là đà trên đầu nó. Vòng liệng rộng dần, cao dần, rồi đôi cánh mỏng mảnh trắng ngần tự tin vút lên thanh thoát. Nhìn bóng hình thân thuộc của cò gà chấp chới trên nền trời cao rộng mênh mông, thằng Cọt bỗng chảy nước mắt. Nó mơ hồ thấy trên lưng cò một cái chấm nhỏ, thằng Còng, em nó.
Suốt ngày hôm đó thằng bé đứng ngồi không yên.
Cò gà không trở lại. Nó bỗng nhớ cò gà da diết.
Cả ông Tư cũng bần thần đi vô đi ra như người thiếu thuốc.
Chiều về. Vườn nghìn nghịt cò trắng. Thằng Cọt tha thẩn đi dưới những cành cây trĩu nặng thân cò, quên cả đội nón, mặc cho chim ị trên vai, trên áo, trên đầu. Chẳng biết trong đám cò đông đúc kia có cò gà của nó? Ba buổi chiều như thế thì ông Tư phát cáu
– Quên hắn đi! Bay được rồi không trở lại nữa đâu. Bận sau quẳng cho cá ăn cho khoẻ trí, nhẹ lòng. Vào nướng cho tao mấy con khô sặc, hái trái xoài tượng, lấy rượu đế ra đây. Nghìn nghịt cò, thiếu gì mà chờ hắn!
Bỗng nhiên, thằng Cọt cảm thấy một chiếc lá rụng khẽ khàng trên vai nó. Một chiếc lá trắng muốt rơi tự trời xanh. Rồi cái mỏ cưng cứng nhọn hoắt quen thuộc quẹt quẹt vào vai, rỉa vào tóc
– Mày về đó hử? Thằng bé thì thào như sợ nói lớn cò gà lại bay đi. Nó đi vào nhà, lòng lâng lâng như mọc cánh. Cò gà sà xuống bên ông Tư, chào ông bằng mấy cái mổ
– Má mày! Tưởng không thèm dzìa nữa! Ông Tư chửi
– Má cò gà là ai, hở ông Tư? Thằng Cọt thắc mắc
– Là mày chớ ai! Mà đừng gọi hắn là cò gà nữa nghen!
Quế Hương
Con cò bay lả bay la
Nghe
thấy những tiếng cuốc đất nằng nặng ở phía sau nhà, tôi liền thức giấc
vùng dậy. Tưởng ai, hóa ra ông già Thục, hàng xóm của tôi, bậc trưởng
lão trong thôn tôi, đang cặm cụi đào bới ở mấy bụi tre già quanh bờ đầm.
Mùa lũ năm qua, thôn tôi úng nước, các bụi tre tàn lụi cả, giờ nguồn
củi đun nấu đã trở nên khan hiếm rồi.
- Bác Thục, bác đào mấy cái gộc tre gai này làm củi à?
- Chậc! Thì cũng...
Ngẩng lên, bỏ lửng câu nói, ông lão ngoại thất
tuần đưa tay cầm chiếc khăn mặt quàng cổ chạt lên gương mặt đầy vết
nhăn của tuổi tác và khổ ải. Tháng bảy ta trời oi nực bí bức. Nghe chừng
lại sắp mưa. Bầu trời phía bờ sông Hồng, nơi giáp cánh đồng Mụ làng tôi
chỗ trắng nơi thâm sì, vằn vèo như da báo.
- Bác nghỉ tay đi, vào nhà uống nước, lát nữa
cháu xin cùng bác một tay. Với lại mấy cái gộc tre ải mục hết rồi, đun
chỉ tổ khói thôi, bác ạ. Bác chuyển sang đun than đi. Nhiều nhà trong
thôn mình còn dùng bếp gas, bếp từ rồi cơ mà.
- Ờ thì...
Lại như lần trước, ông lão bỏ lửng câu nói. Và
lại cúi xuống cắm cúi với công việc của mình. Nhưng, lần này chỉ mới đào
được một gộc tre to bằng cái tổ kiến, ông lão đã phải ngừng việc. Cơn
mưa từ đằng Đông, phía bờ sông Hồng vào các chiều tháng bảy như quen lệ
đã rào rào đổ xuống.
Mưa đổ một hiệp âm như sỏi đá đổ. Rồi như giàn
nhạc giao hưởng bè trầm bè bổng hòa quyện, nhưng dấm dẳng lúc ngắt hơi,
lúc rền rền, như lên cơn tức hứng. Kiểu này là mưa nước lên rồi. Nhìn
ra ngoài trời hơi mưa trắng xóa, ông lão Thục nói. Và lại giữ thói quen
của một lão nông chẳng mấy khi để chân tay rỗi rãi, ông lão rút con dao
đeo bên sườn, dựng đoạn tre mới kiếm được, róc đầu mấu rồi bổ làm đôi.
Bác chẻ tre làm cái gì mà nhỏ thế? Tôi hỏi. Ông lão ậm ờ mấy tiếng rồi
đáp tiếng được tiếng mất, rằng thì là mưa nước lên là mùa kiếm cua cá và
đây là ông lão đang chẻ nan để đan giậm bắt cá bắt cua. Giậm nhất thì cần cầu kỳ một tí, còn giậm cua thì
đơn giản hơn cậu ạ. Ông lão nói. Rồi lát sau, tay đang chuốt từng sợi
nan, bỗng dừng lại, ông lão đột ngột hỏi tôi: Lát nữa tạnh, cậu có rỗi
không? Tôi đáp: Có. Và nhìn ông lão, đợi chờ. Thì ông lão đứng dậy nhìn
mảnh sân nhà tôi đã ngập nước, có những chiếc mũ bong bóng đang trôi lừ
đừ, nói: Cậu chở tôi ra bờ sông Hồng, chỗ cánh đồng Mụ, tôi cho cậu xem
cái này nhé!
*
Ôi, làng quê tôi, một làng quê ngoại thành Thủ
đô! Nơi tôi sinh ra, nhưng lớn lên là xa nó, lên thành phố học hành và
bây giờ sắp đi du học ở Úc, nên đối với tôi còn xa lạ lắm. Tôi đâu có
như ông lão Thục vừa lẫm chẫm biết đi đã biết chăn trâu cắt cỏ, làm
ruộng, bắt tôm tép, cua cá. Và trong khi chờ đợi cơn mưa chiều sắp tạnh,
chỉ nghe ông lão kể công việc bắt cua bắt cá thôi mà đã thấy trong ông
là cả một tình yêu thương lớn lao và gắn bó mật thiết với miền quê yêu
dấu đến thế nào! Là bởi vì, chỉ đơn thuần một việc đi cầy mỗi sớm mai
thôi, vậy mà khéo ra, theo ông lão kể, thì cũng có thể tóm được vài ba
chú trạch chấu ẩn mình trong đất ẩm từ khi lúa mới gặt. Còn như thích
thú nhất thì phải kể đến việc đánh giậm và cào sông. Giậm có ba loại. Giậm nhất nan nhỏ, mắt mau. Giậm nhì, mắt thưa hơn tí chút. Còn giậm cua thì nan to, chủ yếu để bắt cua. Để chiếc giậm xuống đoạn ruộng gần bờ xong thì đặt bàn chân lên mõ giậm. Mõ giậm làm bằng tre cái, vì tre cái rỗng ruột và nhẹ. Nào, bàn chân đặt trên mõ rồi thì hãy dập mạnh liên tục! Và có nghe thấy không? Nước ập vào lòng mõ
rồi vọt ra, phát thành tiếng ộp ộp rồi đó. Và chẳng hiểu có phải vì sợ
hãi không mà các chú cua to béo nghềnh ngàng đang nấp ở bờ cỏ cứ thế là
thi nhau lổm ngổm bò ra rồi thi nhau lọt hết vào lòng giậm. Cũng có khi dùng giậm để cào ao. Muốn cào ao trước hết cho trâu đùa khuấy đục lên. Nước đục tôm tép mới nổi hết. Thôi thì chỉ sợ không có sức mà xúc thôi!
Chà! Còn bây giờ, sau cơn mưa, tôi đã đèo xe máy đưa
ông lão Thục ra bờ sông Hồng. Trời! Tôi không tin ở mắt mình nữa. Một
hoàng hôn thật bình yên hòa trong niềm hoan lạc bí ẩn đang tràn dâng
trên cánh đồng Mụ quê tôi. Cậu xem kìa! Theo tay ông lão Thục chỉ, tôi
đã trải qua hết ngạc nhiên nọ đến sửng sốt kia. Và tôi đã tự hỏi, ở đâu
có được cái cảnh sông nước đông vui như hội hè giống vùng quê tôi?
Kìa đàn vịt giời đang trở về. Không ít hơn ngàn con đâu! Chúng lượn vòng
ngay trên đầu ta như một dải lụa mềm. Kỳ lạ hơn, khi chúng vừa hạ cánh,
đậu kín một bãi sông bên hữu ngạn, vươn cái cổ dài cất những tiếng kêu
hợp đoàn hai âm tiết một thì bên phía đối diện với chúng đã trắng lóa cả
một vệt thân cò.
Con cò bay lả bay la. Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng. Con cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non... Ôi những con cò trong lời ru của mẹ, của bà. Nhưng con cò trong thơ của thi hào Nguyễn Trãi: Cò nằm, hạc lặn vui bầu bạn. Ấp ủ cùng ta làm cái con.
Cò, đủ loại cả ngàn con, từ các thung xa đang bay về hợp đoàn. Những
con cò mỏ dài, chân que, với đôi cánh trắng xóa. Những con cò mảnh mai,
gầy gùa một nét đẹp thanh bình thân thuộc nơi đồng quê. Diễm phúc cho
những ai được một lần chứng kiến cảnh hội hè sông nước quê hương tôi lúc
này! Vì ở thời khắc hiếm hoi này, từ các thôn làng rải rác, những chàng
trai trẻ làng quê với giậm, lưới, vó, nơm đang tưng bừng
trong một cuộc hợp đoàn với khí thế nhập cuộc vô cùng hào hứng. Thật là
nước non tang bồng đủ chiều kích rộng dài để dang tay đón khách gần xa!
Chẳng ai phải chịu phần thiệt thòi cả. Ai có phận nấy. Người đánh giậm
nơi bờ ruộng, cất vó, úp nơm, tung lưới, siếc cá dưới lòng sông. Vịt
giời lặn lội ở phần ruộng trũng. Cò mò cua bắt tép ở địa phận quen thân
của cò.
- Cậu thấy có thích mắt không?
Ông lão Thục hỏi tôi, rồi ghé tai tôi, khe khẽ
và trong tiếng nói cuộn tròn nơi cổ họng ông, tôi nghe thấy những âm
thanh của một dự định nao nức vô cùng: Tôi đã có cách rồi cậu ạ. Có cách
rồi cậu ạ! Tôi sẽ gọi đàn cò về thôn làng ta. Tôi sẽ gọi chúng về, cậu
à.
*****
Dừng xe, gạt cái chân chống, ông lão Thục đưa
tay lần tìm sợi dây cao su buông lõng thõng ở bên kia xe. Trên cái giá
đèo hàng gắn ở sau chiếc xe đạp cà rịch cà tàng, không chắn bùn, không
chắn xích, cả không phanh của ông lão, lúc này đã lổng chổng cả một đống
các gộc tre gai già. Lần thứ bao nhiêu trong năm nay rồi, không kể tôi
là kẻ đi học xa, nhưng có lẽ là cả những người làng quê tôi cũng vậy
thôi, chắc chẳng ai để ý xem ông lão đi quanh làng đào các gộc tre gai
về làm gì.
Thế đấy! Một thân già lặm cặm một mình một việc
mình làm mình hay! Cho đến một hôm đi qua, mọi người dân trong làng
mới dừng chân, ngỡ ngàng vì chợt nhận ra, quanh con đầm mênh mông của
làng, từ những gốc tre gai già nọ đã bật lên những chồi măng nhọn hoắt
như những ngọn giáo búp đa xanh ngăn ngắt. Những gốc tre gai già đã vào
cuộc sinh hóa. Và ngoảnh đi ngoảnh lại, chẳng để con người kịp nhận ra,
các gộc tre gai đã hóa thân thành từng khóm tre măng tơ xanh um. Cả
một vùng tre xanh mênh mang rợp mát, một khoảng không bao la
Tre xanh
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mỏng manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Tôi xa làng đi học ở nước người chốc đã năm năm. Một chiều xuân về thăm quê, đang thiu thiu, chợt thức tỉnh vì trên không trung vang lộng tiếng cò kêu như những tiếng kèn đồng. Vùng dậy, tôi chạy ra sân, ngước mắt lên cao.
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mỏng manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi
Tôi xa làng đi học ở nước người chốc đã năm năm. Một chiều xuân về thăm quê, đang thiu thiu, chợt thức tỉnh vì trên không trung vang lộng tiếng cò kêu như những tiếng kèn đồng. Vùng dậy, tôi chạy ra sân, ngước mắt lên cao.
Trời! Cả một khoảng trời đang giăng giăng phấp
phới những cánh cò. Cò trắng cò nâu cò lửa cò bợ, cò bố cò mẹ cò con.
Những con cò cổ dài, mỏ nhọn, chân cao, mong manh một sắc trắng thanh
khiết, sau một ngày đi kiếm ăn nơi đồng Mụ bên con sông Hồng màu mỡ phù
sa đang trở về nơi cư trú, dáng vẻ đều thanh thản, yên hòa. Con dang
cánh lượn. Con vỗ cánh đảo vòng tìm ổ. Trên những cành tre mềm mại dẻo
dai, con đang rỉa lông, rỉa cánh. Con đang nghênh mỏ ngắm nhìn cảnh trí
xung quanh. Gió nhè nhẹ, khóm tre rung rinh lả lướt, vắt vẻo một nhịp
điệu êm đềm. Từ dưới nhìn lên, thấy những chiếc tổ cò đan bện đặt thật
khéo giữa những thân cành che chắn tua tủa, thấy cả cảnh cò mẹ đang
chúc mỏ bón cho cò con. Rừng tre bao la này là khu chung cư, nơi trú ngụ
bình yên muôn thuở của các gia đình nhà cò.
Ông lão Thục đã lên thượng thọ bát thập. Thấy tôi ngắm đàn cò với vẻ thích thú khác thường liền chống gậy trúc lò dò đi tới:
- Cậu có thấy thích mắt không?
- Cháu nhớ rồi. Hôm ấy, sau cơn mưa tháng bảy,
cụ đưa cháu ra cánh đồng Mụ bên bờ sông Hồng. Nhưng thưa cụ, có được
cảnh sắc kỳ lạ này, trước hết phải kể đến công ơn lớn lao phi thường của
cụ. Cụ là một nghệ sĩ sắp đặt, một kiến trúc sư tạo nên một cảnh quan
tuyệt vời này.
Nghe tôi nói vậy, ông lão Thục lắc đầu:
- Chẳng có công cán gì, tôi chỉ có chút mẹo vặt thôi. Anh có biết vì sao bọn cò lại tụ hội ở đây đông thế không?
- Vì sao ạ?
- Bí kíp là gì! Là bởi vì cò là một giống chim rất lãng mạn.
- Lãng mạn?
- Đúng thế. Bọn chúng rất thích loài tre gai.
Chắc anh nghĩ, tre có gai là sự bảo vệ tuyệt đối an toàn cho chúng nên
chúng mới chọn để làm nơi trú ngụ chứ gì? Đúng, nhưng chưa đủ đâu. Anh
hãy nhìn xem! Cò đang đậu ở đâu? Trên các cành tre. Ấy thế! Tre gai là
thứ tre vừa bền chắc vừa dẻo dai thật lực. Đậu trên đó mà rung rinh nhịp
nhàng theo lay động của cơn gió thì còn gì thú vị bằng. Thì còn gì thú
vị bằng! Thì tâm hồn ắt hẳn là phải bay bổng lên tận mây xanh. Như đang
trên chốn bồng lai tiên cảnh ấy chứ. Mà lại chắc chắn, chẳng sợ gió táp
mưa sa, bão bùng gì nữa. Đó! Bây giờ thì anh đã tin cò là giống chim
lãng mạn nhất trần đời chưa?
Trời! Sung sướng như vừa phát hiện một chân lý kỳ lạ, tôi liền nắm
tay ông lão Thục, rưng rưng cảm động và thầm thì: Vâng. Nhưng thưa cụ,
giữa cụ và cò, không hiểu ai là người lãng mạn hơn ai đây ạ!
Ma Văn Kháng
Nghề của tôi là vậy, tôi luôn tất tả trên đường, trong dòng xe cộ ngược xuôi. Không giống như một vài người cùng đi đường với tôi, họ vừa đi vừa ngắm cảnh. Còn tôi vừa lao xe, vừa nhìn chăm chăm nhìn xuống lộ, nhìn chăm chăm những vạch phấn do cảnh sát giao thông vẽ trên mặt lộ. Không những nhìn, đôi lúc, tôi còn đếm số lượng đường phấn ấy trên suốt cả đoạn đường mình đi. Mỗi lần gặp vạch phấn trắng dưới lộ, mỗi lần tôi rùng người. Mỗi lần tai nạn giao thông xảy ra, mỗi lần xuất hiện những đường phấn trên lộ.
Để rồi mỗi khi nghĩ về Tâm, tôi nhớ về những ngày đầu năm học lớp mười. Những ngày ấy, tôi và Tâm nổi đình nổi đám như một hiện tượng lạ của lớp. Nghĩ lại, tôi không ngờ mình gan dạ như vậy. Còn Tâm, tôi cũng không ngờ anh chàng lừ đừ ấy lại anh dũng đến vậy.
Chuyện là thế này. Một anh chàng nông dân chính hiệu, bạo gan viết thư thổ lộ tình cảm lứa đôi với cô hoa khôi của trường. Thế là, lớp học tôi có đề tài để bàn tán suốt ngày. Nguồn tin cung cấp đề tài để lớp thảo luận lại chính là tôi. Tôi thuở ấy tính tình rất ngổ ngáo như thằng con trai. Tôi lại là bà Tám lanh chanh hết chỗ nói. Nơi nào xầm xì to nhỏ chuyện thiên hạ, tôi xuất hiện ngay. Tôi còn được xếp vào loại "top ten" đưa tin giỏi của lớp. Ngoài đường, trong trường vừa xảy ra chuyện gì, lớp tôi nắm đầu tiên là nhờ tôi. Những tin sàm cũng vậy, thường không ai khác ngoài tôi mang về. Cho nên, chuyện của tôi và Tâm luôn được lớp xếp vào chuyện nóng, tin nóng. Ngồi đâu, tôi cũng kể về chuyện Tâm viết thư tình cho mình, vừa mùi mẫn, vừa lãng mạn... Và tôi cũng không quên bắt lỗi chính tả Tâm khi gửi thư tỏ tình tôi...
Không những vậy, hình ảnh tôi trong thư Tâm viết miêu tả tôi đẹp như "Tứ đại mỹ nhân" của sử thi bên Tàu, tôi dại gì không kể lể cho lớp nghe. Mặc cho có đứa nghe, đứa không thích nghe, tôi huyên hoang. Lớp tôi, nhiều nhỏ đối kỵ hay sao, chúng bảo tôi tự ca, tự quảng cáo, tự lăng-xê. Những lần như vậy, tôi như có cơ hội. Tôi vội vã mang thư ra đọc trước "bàn dân thiên hạ" cho chúng nghe. Đám con trai ôm bụng cười hô hố. Đám con gái nhìn tôi tiu nghỉu, cau mày. Tôi biết đám con gái nó ghen ghét nên không chấp. Giả vờ không hay biết, tôi cứ đọc tỉ mỉ những đoạn văn mà Tâm bộc lộc tình cảm với mình. Tâm viết rất tỉ mỉ, từng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ của tôi đều được vào trong thư. Những đoạn này, tôi đọc rất to mà quên là Tâm đứng đối diện mình.
Lứa tuổi mới lớn như đám bạn tôi, chúng không biết quan tâm đến đề tài tình yêu mới là lạ. Vì thế, mỗi lần Tâm đi ngang qua đám con gái, nét mặt chuyển sang tái mét. Chúng nó cười mỗi đứa một giọng. Có lẽ vậy, Tâm ít khi xuất hiện trong lớp. Có lần, chúng lấy thư tình Tâm viết cho tôi ra soi mói. Cuối cùng, mỗi cô nàng diễn cảm một thư. Nhiều cô đọc chưa trọn một câu, nàng ta đã cười nghiêng ngả. Những lần như vậy, Tâm xông vào giật lại những bức thư. Tôi xuất hiện. Nhìn Tâm bằng ánh mắt triều mến, dịu hiền, Tâm đứng ngường ngượng. Thế là vì yêu, vì mến, vì ngưỡng mộ... Tâm đứng bần thần đến bất động, tay trao những bức thư ấy lại cho tôi.
Bước sang năm học lớp mười hai, những cô cậu học sinh cuối cấp của
lớp tôi bắt đầu bận rộn. Họ tập trung chủ yếu vào chuyện "sôi kinh nấu
sử". Chuyện ai thương thầm nhớ trộm ai trong lớp, cứ mặc kệ ai. Chuyện
Tâm và tôi mỗi khi lớp nhắc đến là như để thư giãn.
Rồi đến một ngày, Tâm lại làm tôi bất ngờ. Hôm đó, ngày biết kết quả thi tốt nghiệp cũng là ngày liên hoan lớp. Tâm tặng tôi bức tranh do anh vẻ. Tôi rất sung sướng, vì cứ tưởng anh ta đã quên mình. Tôi nhìn chăm chú vào bức tranh. Bức tranh chỉ là những đường nét vẽ bằng mực tím rất đơn sơ trên trang giấy học trò. Nhìn bức tranh, tôi nghĩ ngay đến thằng Tí nhà mình đang tập tành vẽ tranh. Những bài tập lớp Lá của nó vẽ vội vã để nộp cho cô giáo. Thế là, tôi chạy tất bật vào đưa cho đám con gái cùng phe với mình. Đám con gái lớp tôi đang tụ năm tụ ba bàn tán. Chúng nhận tin này như cá gặp nước. Chúng xúm xít lại, nhìn bức tranh bình luận. Bức tranh là hai con cò màu mực tím với bốn câu thơ do Tâm sáng tác bằng mực tím. Bài thơ có tiêu đề hẳn hoi: Đôi cò rủ nhau tím cá. Chẳng mấy chốc, đám con gái dán bức tranh ấy lên bảng. Lớp lao xao. Không những đám con gái, đám con trai cũng nhiệt tình quan tâm. Trong bức tranh có hai con cò, một con cúi đầu, một con ngẩng đầu nhìn trời đã làm cho đám con trai thắc mắc, cười nói linh tinh :
- Hai con cò này, con nào trống con nào mái?
Đám con gái cười khanh khách:
- Sao lại vẽ hai con cò đang lạnh lùng với nhau.
Tôi nhìn đám bạn sung sướng, khoái chí. Cả lớp vẫn chú tâm vào bức tranh, không ai để ý đến sự hiện diện của Tâm đang ngồi cuối lớp. Tiếng bàn tán xầm xì về bức tranh vẫn vang lên đều đều. Thắng lớp trưởng đang xớ rớ dưới lớp. Chàng ta cầm cây bút mực tím xông lên bục giảng. Đám con gái con trai đứng phía dưới vỗ tay lốp bốp hoan hô anh chàng ngố của lớp. Như được động viên, Thắng quơ quơ, quẹt quẹt mấy đường lên bức tranh. Anh đang quay xuống lớp, hai mắt cười nhắm hít:
- Mình vẽ thêm hoa hồng cho con cò trống, để nó còn có cái gì đó mà tặng cho cò mái khi tỏ tình, chứ không ai thèm?
Lớp lao nhao. Tiếng bàn tán vang lên:
- Hoa hồng gì kỳ vậy?
Thắng nhanh chân rời khỏi bục giảng, miệng oang oang:
- Mình vẽ tranh trừu tượng. Các bạn hiểu làm gì? Cò mái hiểu là đủ rồi.
Mai lớp phó gỡ tay Thắng chộp ngay cây viết. Cô nàng vội vàng leo lên bục giảng. Lớp nhìn theo hành động của Mai, chờ đợi. Mai run run tay. Cô đặt bút un rẩy một lúc, Mai viết ngay câu thơ: Cò trống bứt cỏ, tỏ tình cò mái. Mai chưa viết trọn câu, lớp đã cười rầm lên. Tôi vỗ tay tán thưởng tài năng xuất khẩu thành thi của Mai. Lớp một vài người cứ chạy lên chạy xuống bục giảng, họ cứ thêm này bớt kia vào bức tranh. Người này vẽ, người khác lên chấm điểm. Chẳng mấy chốc, bức tranh của Tâm chỉ còn là một màu tím lịm, tối thui.
Tôi đắc chí. Mắt nhìn quanh quẩn rồi tôi dừng lại ở góc lớp, nơi Tâm đang ngồi chết lặng. Cảm giác sung sướng trong tôi chợt tắt ngay trước nét mặt ngơ ngác buồn của Tâm. Tôi chưa kịp hối hận trước hành động của mình. Tâm đã bật đứng lên rời khỏi lớp. Đám con trai con gái vẫn bàn tán xôn xao. Những chuyện mà họ dồn nén sau một thời gian dài ôn thi tốt nghiệp.
Buổi liên hoan hôm đó, mọi người trong lớp tham dự đầy đủ. Mỗi mình Tâm, tôi không thấy anh quay trở lại. Có lẽ, lớp đang quan tâm đến bức tranh của Tâm quá nhiều nên họ không để ý sự vắng mặt của anh. Chỉ mình tôi, tôi rất mong ngóng Tâm quay trở lại. Mắt tôi hướng ra cửa trông đợi, chỉ gặp những giọt nắng vàng của trưa hè.
Một ngày hè cuối đời học sinh của tôi như chấm hết. Chúng cứ lung linh, động đậy theo chiều gió của hàng cây. Mỗi lần ánh nắng tràn vào cửa lớp, mỗi lần tôi hy vọng Tâm quay trở lại. Lớp nhộp nhịp, cười nói inh ỏi, mũi tôi lại cay xé. Tôi cố nén những giọt nước mắt vào lòng để trông ngóng và hy vọng. Hàng phượng đỏ chói lọi một góc sân trường như một báo hiệu buồn, dù bầy ve ngủ quên, không một tiếng kêu. Tôi chợt thấy mình đơn độc. Cảm giác được yêu, được mến, được ngưỡng mộ... tôi khao khát nắm lấy nó, nhưng tất cả đã tuột khỏi tầm tay. Bất chợt, tôi nếm phải một vị mặn đắng. Vị mặn đắng của giọt nước từ trên mắt mình vừa lăn xuống. Tôi đã khóc, khóc một mình trong tiếng cười nói xôn xao, trong trẻo của bạn bè.
Một hôm, trời đêm đã về khuya. Tôi ngồi cặm cụi trước máy vi tính. Mặc dù phải ngồi nghĩ ngợi từng câu chữ, từng vấn đề để đưa vào bài viết, nhưng bất chợt tôi lại nhớ đến Tâm. Giác quan thứ 6 của tôi như báo điềm chẳng lành. Bất chợt, tôi nhớ Tâm đến ám ảnh. Tôi cố xóa tan nét vẽ mực tím vụn vè của Tâm, nhưng không thể. Cảnh vật đã lắng, mọi thứ đã chìm đắm vào màn đêm, chỉ còn nỗi nhớ ở lại với tôi. Đã vậy, đêm khuya vắng lặng mà nghe tiếng di động đổ chuông thì càng lạnh người. Tôi choàng tỉnh. Tôi đặt điện thoại lên tai. Đầu dây bên kia, giọng sếp hối thúc. Tôi phải đến hiện trường gấp để kịp đưa tin sáng mai. Chuyện một cảnh sát giao thông trên đường đi tác nghiệp đã bị tai nạn.
Tôi hối hả đến hiện trường. Tôi như ngất đi. Không ngờ, người đàn ông nằm bất động trên những đường phấn trắng là Tâm. Tôi đau đớn buông rơi chiếc máy ảnh xuống đường. Tôi không biết mình phải làm gì để chuộc lỗi với Tâm, khi đã quá muộn màng rồi. Tâm đã nằm lặng thing. Tôi biết. Nếu có một phép mầu nhiệm nào đó giúp Tâm sống lại, anh vẫn nhìn tôi với ánh mắt dửng dưng, anh vẫn với một thái độ như chưa từng quen biết tôi. Tôi bật khóc. Gương mặt sạm nắng của Tâm đã đi vào cõi vĩnh hằng. Trên gương mặt ấy, nỗi hờn trách, oán hận tôi vẫn còn in rất rõ. Tôi đã hiểu. Tôi không còn cơ hội để chuộc lại lỗi lầm với Tâm. Những hành động quá quắt, ngày xưa, tôi đã gây ra vết thương trong lòng Tâm.
Tôi vẫn vậy, vẫn với công việc ấy. Tôi vẫn là phóng viên cho trang phóng sự về những chuyện trên đường trên phố. Công việc cuốn hút, tôi cứ lao theo. Nhưng tôi vẫn biết, những đường phấn trắng vẽ trên lộ bây giờ, mỗi khi tôi nhìn, đã không còn là của Tâm nữa. Tôi đau đớn. Tôi hối hận. Tôi lại chán ngán nghề nghiệp, nhưng tôi vẫn phải lao xe trên đường. Khi đó, người bạn đường, người bạn nghề với tôi đã ra đi mãi rồi.
Ngày lại qua ngày, những đường vẽ bằng mực tím của Tâm ngày xưa bao trùm lấy tôi. Nó xuất hiện khắp nơi: trong tâm trí, trên bàn ăn, trước màn hình máy vi tính... và ngay cả trên mặt lộ.
Huỳnh Mẫn Chi
Những con cò trắng
Tôi không biết mình phải làm gì để chuộc lỗi với Tâm, khi đã quá muộn màng rồi.
***
Quốc lộ hun hút. Xe cộ tấp nập quanh năm. Suốt ngày, xe này tiếp nối
xe kia, màu này xen kẽ màu kia cứ lao vùn vùn trên con đường nhựa láng
cóng. Dưới nắng chang chang, tôi điều khiển chiếc xa máy Trung Quốc len
lỏi trên khắp nẻo đường.Nghề của tôi là vậy, tôi luôn tất tả trên đường, trong dòng xe cộ ngược xuôi. Không giống như một vài người cùng đi đường với tôi, họ vừa đi vừa ngắm cảnh. Còn tôi vừa lao xe, vừa nhìn chăm chăm nhìn xuống lộ, nhìn chăm chăm những vạch phấn do cảnh sát giao thông vẽ trên mặt lộ. Không những nhìn, đôi lúc, tôi còn đếm số lượng đường phấn ấy trên suốt cả đoạn đường mình đi. Mỗi lần gặp vạch phấn trắng dưới lộ, mỗi lần tôi rùng người. Mỗi lần tai nạn giao thông xảy ra, mỗi lần xuất hiện những đường phấn trên lộ.
Tôi
lại nghĩ đến những người chuyên vẽ các đường phấn ấy trên lộ. Những
người luôn luôn xuất hiện trong những lúc bi thương, tang tóc. Thế rồi,
tôi chợt nhớ đến Tâm. Một anh chàng ít nói hay cười học cùng tôi thuở
trước. Chuyện như đã cũ lắm rồi. Vậy mà, tôi cứ ngỡ mọi chuyện mới vừa
xảy ra hôm qua. Bởi vì, tôi và Tâm đã cùng học với nhau từ thời phổ
thông. Cái thời mà mọi thứ còn trong trẻo, lãng mạn của lứa tuổi mới
lớn.
Ngày ấy, Tâm rất khờ khạo và nhếch nhác. Người lại đen đúa. Được một
điều, Tâm học rất giỏi, giỏi hơn tôi. Học sinh giỏi toán của lớp, nếu
bình bầu, mọi người sẽ tôn Tâm lên bậc nhất. Chứ không như bây giờ, một
anh cảnh sát giao thông lạnh lùng và khẳng khái. Tôi không ngờ, dòng
thời gian đã làm những người bạn học với cùng mình đổi thay đến vậy. Đôi
khi nghĩ đến những ngày ấy, lòng tôi lại miên man buồn. Nỗi buồn vô cớ,
không có lời giải thích. Vậy mà, những câu chuyện của một thời vụng dại
cứ sống mãi với tôi. Những câu chuyện đã qua đi trên trang giấy học
trò. Những chuyện mà tôi luôn luôn tiếc nuối khi đã đánh mất từ thuở còn
màu "áo trắng".Để rồi mỗi khi nghĩ về Tâm, tôi nhớ về những ngày đầu năm học lớp mười. Những ngày ấy, tôi và Tâm nổi đình nổi đám như một hiện tượng lạ của lớp. Nghĩ lại, tôi không ngờ mình gan dạ như vậy. Còn Tâm, tôi cũng không ngờ anh chàng lừ đừ ấy lại anh dũng đến vậy.
Chuyện là thế này. Một anh chàng nông dân chính hiệu, bạo gan viết thư thổ lộ tình cảm lứa đôi với cô hoa khôi của trường. Thế là, lớp học tôi có đề tài để bàn tán suốt ngày. Nguồn tin cung cấp đề tài để lớp thảo luận lại chính là tôi. Tôi thuở ấy tính tình rất ngổ ngáo như thằng con trai. Tôi lại là bà Tám lanh chanh hết chỗ nói. Nơi nào xầm xì to nhỏ chuyện thiên hạ, tôi xuất hiện ngay. Tôi còn được xếp vào loại "top ten" đưa tin giỏi của lớp. Ngoài đường, trong trường vừa xảy ra chuyện gì, lớp tôi nắm đầu tiên là nhờ tôi. Những tin sàm cũng vậy, thường không ai khác ngoài tôi mang về. Cho nên, chuyện của tôi và Tâm luôn được lớp xếp vào chuyện nóng, tin nóng. Ngồi đâu, tôi cũng kể về chuyện Tâm viết thư tình cho mình, vừa mùi mẫn, vừa lãng mạn... Và tôi cũng không quên bắt lỗi chính tả Tâm khi gửi thư tỏ tình tôi...
Không những vậy, hình ảnh tôi trong thư Tâm viết miêu tả tôi đẹp như "Tứ đại mỹ nhân" của sử thi bên Tàu, tôi dại gì không kể lể cho lớp nghe. Mặc cho có đứa nghe, đứa không thích nghe, tôi huyên hoang. Lớp tôi, nhiều nhỏ đối kỵ hay sao, chúng bảo tôi tự ca, tự quảng cáo, tự lăng-xê. Những lần như vậy, tôi như có cơ hội. Tôi vội vã mang thư ra đọc trước "bàn dân thiên hạ" cho chúng nghe. Đám con trai ôm bụng cười hô hố. Đám con gái nhìn tôi tiu nghỉu, cau mày. Tôi biết đám con gái nó ghen ghét nên không chấp. Giả vờ không hay biết, tôi cứ đọc tỉ mỉ những đoạn văn mà Tâm bộc lộc tình cảm với mình. Tâm viết rất tỉ mỉ, từng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ của tôi đều được vào trong thư. Những đoạn này, tôi đọc rất to mà quên là Tâm đứng đối diện mình.
Lứa tuổi mới lớn như đám bạn tôi, chúng không biết quan tâm đến đề tài tình yêu mới là lạ. Vì thế, mỗi lần Tâm đi ngang qua đám con gái, nét mặt chuyển sang tái mét. Chúng nó cười mỗi đứa một giọng. Có lẽ vậy, Tâm ít khi xuất hiện trong lớp. Có lần, chúng lấy thư tình Tâm viết cho tôi ra soi mói. Cuối cùng, mỗi cô nàng diễn cảm một thư. Nhiều cô đọc chưa trọn một câu, nàng ta đã cười nghiêng ngả. Những lần như vậy, Tâm xông vào giật lại những bức thư. Tôi xuất hiện. Nhìn Tâm bằng ánh mắt triều mến, dịu hiền, Tâm đứng ngường ngượng. Thế là vì yêu, vì mến, vì ngưỡng mộ... Tâm đứng bần thần đến bất động, tay trao những bức thư ấy lại cho tôi.
Rồi đến một ngày, Tâm lại làm tôi bất ngờ. Hôm đó, ngày biết kết quả thi tốt nghiệp cũng là ngày liên hoan lớp. Tâm tặng tôi bức tranh do anh vẻ. Tôi rất sung sướng, vì cứ tưởng anh ta đã quên mình. Tôi nhìn chăm chú vào bức tranh. Bức tranh chỉ là những đường nét vẽ bằng mực tím rất đơn sơ trên trang giấy học trò. Nhìn bức tranh, tôi nghĩ ngay đến thằng Tí nhà mình đang tập tành vẽ tranh. Những bài tập lớp Lá của nó vẽ vội vã để nộp cho cô giáo. Thế là, tôi chạy tất bật vào đưa cho đám con gái cùng phe với mình. Đám con gái lớp tôi đang tụ năm tụ ba bàn tán. Chúng nhận tin này như cá gặp nước. Chúng xúm xít lại, nhìn bức tranh bình luận. Bức tranh là hai con cò màu mực tím với bốn câu thơ do Tâm sáng tác bằng mực tím. Bài thơ có tiêu đề hẳn hoi: Đôi cò rủ nhau tím cá. Chẳng mấy chốc, đám con gái dán bức tranh ấy lên bảng. Lớp lao xao. Không những đám con gái, đám con trai cũng nhiệt tình quan tâm. Trong bức tranh có hai con cò, một con cúi đầu, một con ngẩng đầu nhìn trời đã làm cho đám con trai thắc mắc, cười nói linh tinh :
- Hai con cò này, con nào trống con nào mái?
Đám con gái cười khanh khách:
- Sao lại vẽ hai con cò đang lạnh lùng với nhau.
Tôi nhìn đám bạn sung sướng, khoái chí. Cả lớp vẫn chú tâm vào bức tranh, không ai để ý đến sự hiện diện của Tâm đang ngồi cuối lớp. Tiếng bàn tán xầm xì về bức tranh vẫn vang lên đều đều. Thắng lớp trưởng đang xớ rớ dưới lớp. Chàng ta cầm cây bút mực tím xông lên bục giảng. Đám con gái con trai đứng phía dưới vỗ tay lốp bốp hoan hô anh chàng ngố của lớp. Như được động viên, Thắng quơ quơ, quẹt quẹt mấy đường lên bức tranh. Anh đang quay xuống lớp, hai mắt cười nhắm hít:
- Mình vẽ thêm hoa hồng cho con cò trống, để nó còn có cái gì đó mà tặng cho cò mái khi tỏ tình, chứ không ai thèm?
Lớp lao nhao. Tiếng bàn tán vang lên:
- Hoa hồng gì kỳ vậy?
Thắng nhanh chân rời khỏi bục giảng, miệng oang oang:
- Mình vẽ tranh trừu tượng. Các bạn hiểu làm gì? Cò mái hiểu là đủ rồi.
Mai lớp phó gỡ tay Thắng chộp ngay cây viết. Cô nàng vội vàng leo lên bục giảng. Lớp nhìn theo hành động của Mai, chờ đợi. Mai run run tay. Cô đặt bút un rẩy một lúc, Mai viết ngay câu thơ: Cò trống bứt cỏ, tỏ tình cò mái. Mai chưa viết trọn câu, lớp đã cười rầm lên. Tôi vỗ tay tán thưởng tài năng xuất khẩu thành thi của Mai. Lớp một vài người cứ chạy lên chạy xuống bục giảng, họ cứ thêm này bớt kia vào bức tranh. Người này vẽ, người khác lên chấm điểm. Chẳng mấy chốc, bức tranh của Tâm chỉ còn là một màu tím lịm, tối thui.
Tôi đắc chí. Mắt nhìn quanh quẩn rồi tôi dừng lại ở góc lớp, nơi Tâm đang ngồi chết lặng. Cảm giác sung sướng trong tôi chợt tắt ngay trước nét mặt ngơ ngác buồn của Tâm. Tôi chưa kịp hối hận trước hành động của mình. Tâm đã bật đứng lên rời khỏi lớp. Đám con trai con gái vẫn bàn tán xôn xao. Những chuyện mà họ dồn nén sau một thời gian dài ôn thi tốt nghiệp.
Buổi liên hoan hôm đó, mọi người trong lớp tham dự đầy đủ. Mỗi mình Tâm, tôi không thấy anh quay trở lại. Có lẽ, lớp đang quan tâm đến bức tranh của Tâm quá nhiều nên họ không để ý sự vắng mặt của anh. Chỉ mình tôi, tôi rất mong ngóng Tâm quay trở lại. Mắt tôi hướng ra cửa trông đợi, chỉ gặp những giọt nắng vàng của trưa hè.
Một ngày hè cuối đời học sinh của tôi như chấm hết. Chúng cứ lung linh, động đậy theo chiều gió của hàng cây. Mỗi lần ánh nắng tràn vào cửa lớp, mỗi lần tôi hy vọng Tâm quay trở lại. Lớp nhộp nhịp, cười nói inh ỏi, mũi tôi lại cay xé. Tôi cố nén những giọt nước mắt vào lòng để trông ngóng và hy vọng. Hàng phượng đỏ chói lọi một góc sân trường như một báo hiệu buồn, dù bầy ve ngủ quên, không một tiếng kêu. Tôi chợt thấy mình đơn độc. Cảm giác được yêu, được mến, được ngưỡng mộ... tôi khao khát nắm lấy nó, nhưng tất cả đã tuột khỏi tầm tay. Bất chợt, tôi nếm phải một vị mặn đắng. Vị mặn đắng của giọt nước từ trên mắt mình vừa lăn xuống. Tôi đã khóc, khóc một mình trong tiếng cười nói xôn xao, trong trẻo của bạn bè.
***
Cuộc sống muôn màu, cuộc đời lại muôn ngả. Bạn bè cùng lớp tôi thuở
trước, mỗi người mỗi nơi. Tôi giờ đây là cô phóng viên của một tờ báo
tỉnh, Tâm trở thành cảnh sát giao thông. Hai người cùng công tác trong
một tỉnh, đôi khi lại có mặt cùng lúc trên một hiện trường. Nơi ấy, công
việc tôi là ghi chép và chụp ảnh, còn Tâm cầm phấn vẽ, cầm thước đo...
trên mặt lộ. Những đường phấn của Tâm trắng xóa, rờn rợn. Tôi như bị ám
ảnh những đường phấn ấy của Tâm. Cho nên ở bất cứ nơi đâu trên đường,
mỗi khi thấy vệt phấn trắng xuất hiện trên mặt lộ, tôi lại nghĩ đến Tâm,
nhớ đến Tâm, nhớ đến nét mực tím anh vẽ đôi cò rủ nhau tìm cá để tặng
tôi. Vậy mà những lần đối diện với nhau, Tâm tỏ thái độ như chưa từng
quen biết tôi.Một hôm, trời đêm đã về khuya. Tôi ngồi cặm cụi trước máy vi tính. Mặc dù phải ngồi nghĩ ngợi từng câu chữ, từng vấn đề để đưa vào bài viết, nhưng bất chợt tôi lại nhớ đến Tâm. Giác quan thứ 6 của tôi như báo điềm chẳng lành. Bất chợt, tôi nhớ Tâm đến ám ảnh. Tôi cố xóa tan nét vẽ mực tím vụn vè của Tâm, nhưng không thể. Cảnh vật đã lắng, mọi thứ đã chìm đắm vào màn đêm, chỉ còn nỗi nhớ ở lại với tôi. Đã vậy, đêm khuya vắng lặng mà nghe tiếng di động đổ chuông thì càng lạnh người. Tôi choàng tỉnh. Tôi đặt điện thoại lên tai. Đầu dây bên kia, giọng sếp hối thúc. Tôi phải đến hiện trường gấp để kịp đưa tin sáng mai. Chuyện một cảnh sát giao thông trên đường đi tác nghiệp đã bị tai nạn.
Tôi hối hả đến hiện trường. Tôi như ngất đi. Không ngờ, người đàn ông nằm bất động trên những đường phấn trắng là Tâm. Tôi đau đớn buông rơi chiếc máy ảnh xuống đường. Tôi không biết mình phải làm gì để chuộc lỗi với Tâm, khi đã quá muộn màng rồi. Tâm đã nằm lặng thing. Tôi biết. Nếu có một phép mầu nhiệm nào đó giúp Tâm sống lại, anh vẫn nhìn tôi với ánh mắt dửng dưng, anh vẫn với một thái độ như chưa từng quen biết tôi. Tôi bật khóc. Gương mặt sạm nắng của Tâm đã đi vào cõi vĩnh hằng. Trên gương mặt ấy, nỗi hờn trách, oán hận tôi vẫn còn in rất rõ. Tôi đã hiểu. Tôi không còn cơ hội để chuộc lại lỗi lầm với Tâm. Những hành động quá quắt, ngày xưa, tôi đã gây ra vết thương trong lòng Tâm.
Tôi vẫn vậy, vẫn với công việc ấy. Tôi vẫn là phóng viên cho trang phóng sự về những chuyện trên đường trên phố. Công việc cuốn hút, tôi cứ lao theo. Nhưng tôi vẫn biết, những đường phấn trắng vẽ trên lộ bây giờ, mỗi khi tôi nhìn, đã không còn là của Tâm nữa. Tôi đau đớn. Tôi hối hận. Tôi lại chán ngán nghề nghiệp, nhưng tôi vẫn phải lao xe trên đường. Khi đó, người bạn đường, người bạn nghề với tôi đã ra đi mãi rồi.
Ngày lại qua ngày, những đường vẽ bằng mực tím của Tâm ngày xưa bao trùm lấy tôi. Nó xuất hiện khắp nơi: trong tâm trí, trên bàn ăn, trước màn hình máy vi tính... và ngay cả trên mặt lộ.
Huỳnh Mẫn Chi