Quang Dũng - Hẹn Hò
Cẩm chướng hồng gửi mẹ !
Cho con cái chữ lẫn cuộc đời,
Vớt con trôi nổi giữa biển khơi...
Đôi tay ấp ủ con - tình mẹ,
Con đã thành danh giữa biển người.!
Con giờ trở lại ngôi trường cũ,
Tìm bóng mẹ hiền xưa khuất xa...
Lũ cuốn mẹ đi mang tất cả,
Cứa nát tim hồng con xót xa !!
Từng đoá hoa hồng trôi trên sông,
Mang theo tình cảm con mênh mông...
Ước sao hoa đến nơi mẹ đến,
Những đoá hoa yêu, cẩm chướng hồng !!
NM
Anh trở
về vùng đất rẻo cao khô cằn ấy vào những ngày cuối tháng 5, thời điểm mà
cái nắng đã gần như "thiêu đốt" mọi thứ, con đường đất vào bản khô khốc
bong tróc từng lớp, nóng rẫy như thiêu đốt gan bàn chân, từng mỏm đá
tai mèo nằm phơi mình dưới ánh mặt trời vẫn không đủ sức che chắn cho
đám ngô non mới gieo. Mùa nắng nào cũng vậy, anh quay về nơi đã từng là
quê, là nhà, là tất cả những mảnh vỡ tuổi thơ còn sót lại và là nơi nằm
lại mãi mãi của người anh yêu thương, trân trọng nhất.
Anh đứng
lặng bên dòng suối vắt ngang qua bản, nhẹ nhàng thả xuống "mình sông" bó
hoa cẩm chướng hồng, loài hoa dành riêng cho mẹ. "Người mẹ" đã rời bỏ
anh vào một ngày mưa bão, người lúc nào cũng nhắc anh về "cẩm chướng" –
loài hoa mà "mẹ" đã từng rất yêu hồi còn trẻ, loài hoa mà ở đất rẻo cao
này chẳng bao giờ có được, loài hoa mà... "mẹ" muốn một lần được nhận từ
"con" vào "Ngày nhà giáo Việt Nam". Quá khứ và thực tại đan xen, xoay
vần trong suy nghĩ của anh, tất cả như một cuốn phim quay chậm lúc rõ
ràng, lúc nhòe nhoẹt.
...
"Tao còn phải nuôi nó thì nó còn phải đi nương, đi rẫy"
Bố nó vừa
nói vừa giậm bình bịch xuống lát gỗ nhà sàn khiến nó cứ rung lên bần
bật, nó nép chặt mình sau lưng cô giáo. Tấm lưng nhỏ bé, hao gầy không
đủ che chắn hết thân hình của một thằng nhóc 7 tuổi vẫn còn ám ảnh nó
đến tận khi đã trưởng thành. Nó cảm nhận được sức gồng lên của cả thân
hình cô qua nhịp thở gấp gáp. Cô nhìn thẳng vào mắt người đàn ông to lớn
trước mặt, dồn hết sức nói : " Nếu anh không cho Mạnh đi học thì nó chỉ
mãi mãi là người giống như anh, không bao giờ thoát khỏi kiếp làm thuê
cho nhà giàu, nếu anh không nuôi nó, trường sẽ nhận nuôi nó". Bố nó ú ớ
không nói đươc câu nào. Cô kéo nó đi thật nhanh, xa rời ngôi nhà sàn
rách nát, thằng bé chỉ kịp nhìn lại trong khoảnh khắc, dáng hình bố nó
thẫn thờ đau khổ trong ráng chiều.
Cô nắm
thật chặt tay nó băng qua con đường đất trơn trợt vì trận mưa đêm qua,
cô bước nhanh đến nỗi nó cố mãi không theo kịp, hai chân chạy cứ díu lại
vào nhau.
"Cô ơi, con mệt quá"- Nó vừa nói vừa thở dốc.
Cô đứng
sững lại, buông thõng bàn tay. Đến lúc này, nó mới nhìn rõ nét mặt cô,
sự sợ hãi vẫn còn vương lại trên đôi mắt, gương mặt tái nhợt ướt đẫm mồ
hôi. Đó là lần đầu tiên nó nhìn thấy cô lúng túng đến tột độ, cô bỗng ôm
chặt lấy nó: " Con về sống cùng cô và các bạn nhé, đừng bỏ học nữa".
Nước mắt cô rơi ướt đẫm vai áo, nó cũng gào khóc. Đó là một buổi chiều
chỉ có sự hoảng sợ và nước mắt nhưng với nó, đó cũng là khoảng thời gian
trôi qua với hạnh phúc ngắn ngủi.
Nó chính
thức về ở nội trú tại trường. Dãy nhà cấp bốn trong khuôn viên trường là
nơi ở của các thầy cô giáo và một vài học sinh. Nó được xếp ở chung với
năm đứa khác trong căn nhà nhỏ bé, cũ kĩ, lớp ve tường đã tróc ra từng
mảng, cánh cửa gỗ đã hơi mục, kêu kẽo kẹt mỗi khi có người chạm vào,
nhưng dưới đôi mắt nó, đây là cả một thế giới khác, một thế giới không
có ngôi nhà sàn u tối, ẩm ướt và người bố tệ bạc khiến nó rùng mình ớn
lạnh mỗi khi nhớ về.
Lũ bạn ở
chung có cả nam cả nữ, vì thiếu phòng ở nên học sinh không được phân khu
, ở lẫn vào nhau. Sáu đứa, mỗi đứa đến từ một bản khác nhau trong xã,
mỗi đứa một tính cách nhưng nhìn lại thì hình như đứa nào cũng nhỏ thó,
đen đủi và...nghịch như quỷ sứ. Thằng Chử là thằng lớn nhất trong nhà,
10 tuổi, cũng là thằng có vóc dáng "vạm vỡ" và bày ra nhiều trò hay
nhất, nó và mấy đứa khác tự suy tôn thằng Chử là "đại ca", hễ "đại ca"
nói gì là cả lũ nghe lời răm rắp. Con Yến bằng tuổi nó, là em út của
phòng, tính nó nhút nhát lại hay xấu hổ nên thường bị trêu chọc hoặc làm
"thí nghiệm" cho những trò kì quái của "đại ca".
Lúc đầu
mới ở chung, nó còn ngần ngại nhiều thứ, vì bọn kia đã ở quen với nhau
rồi nên đôi lúc nó cảm thấy như người thừa, cũng may nhờ tính nó hiếu
động, nghịch ngầm nên nhanh chóng "nhập hội" và vì có cô nên lúc nào nó
cũng an tâm. Ngày cô dắt nó vào ở chung, cô cũng đã dặn đi dặn lại :"
Các con phải yêu thương Mạnh như anh em trong nhà, học cùng bạn, chơi
cùng bạn..nếu các con làm bạn buồn thì mẹ cũng buồn lắm". Vừa dứt lời
thì cả lũ cùng nhau hô to "Vâng thưa mẹ" như mấy con rô bốt đã được lập
trình sẵn làm nó không nhịn được cười.
Cả 6 đứa
đều học chung một lớp, nó với con Yến và vài ba đứa khác còn được đi học
đúng tuổi, còn lại hầu như đều chậm vài tuổi, đến thằng Chử đáng phải
học cấp II lại phải chui vô ngồi cùng bọn lớp 3. Tuy nghịch ngợm nhưng
đứa nào cũng rất ham học, bởi vì " ở trường vui lắm" nếu không chịu học
thì lại phải quay về bản đi nương, đi rẫy nên đứa nào cũng sợ. Ở lớp ,
nó là đứa học khá nhất nên hay được cô cho nghỉ sớm, còn những đứa khác
học yếu hơn thì cô bắt phải ở lại cho đến khi nào đọc thuộc lòng được
đoạn thơ hay giải được bài toán số...cô mới cho về. Nhiều hôm thấy cô bỏ
cả ăn trưa để kèm học cho lũ bạn, nó thương lắm, thế nên tối đến nó
không đi chơi cùng hội thằng Chử, thằng Páo nữa mà ở nhà học bài, cũng
có lần nó gan lì bắt được cả "đại ca" ngồi vào bàn cho nó dạy đánh
vần...cứ thế, nhờ có sự kèm cặp của "thầy giáo Mạnh" mà cả 5 đứa không
ai phải ở lại học thêm.
Ở lớp đứa
nào cũng gọi cô là "mẹ", chỉ riêng nó gọi "cô", lũ bạn đứa nào cũng
thắc mắc, còn cô chỉ nhìn nó cười trìu mến và cũng không bao giờ hỏi
"tại sao". Nó cũng muốn gọi cô một tiếng "mẹ" như bao bạn khác, nhưng hễ
cứ định cất lên thì tiếng ấy lại nghẹn trong cổ họng, như mắc phải tảng
đá. Có lẽ đây là từ duy nhất mà nó chưa thể đánh vần, với nó đó không
chỉ là con chữ bình thường mà là cả nỗi niềm yêu thương-thứ tình cảm
thiêng liêng nó chưa hề được cảm nhận một lần vì mẹ ruột đã bỏ đi ngay
sau khi nó cất tiếng khóc chào đời. Nó cũng hiểu rằng, có lẽ ngoài cô ra
sẽ không một ai đối xử và yêu nó bằng tất cả trái tim của một người mẹ
và...người mẹ ấy không thuộc về riêng nó mà còn là mẹ của biết bao đứa
học trò đáng thương khác ở miền rẻo cao này.
Có lần cô
cho lớp nghỉ cả một tiết học để đưa con bé Nhi đi trạm xá, trời lạnh
căm căm nhưng con bé chỉ có mỗi chiếc áo trắng đã sờn ở mé vai, ngày nào
nhỏ đó cũng mặc đi mặc lại mỗi cái áo ấy. Lúc đến được lớp thì người
nhỏ đã lạnh toát, răng môi va cả vào nhau, nói chẳng nên lời. Hôm ấy nhỏ
đi tập tễnh lắm, mặt nhăn như quả táo mèo héo, bọn thằng Páo chơi đuổi
bắt chạy vòng quanh lớp, vô ý xô ngã Nhi, con bé gào khóc ầm ĩ. Nghe
tin, cô từ phòng giám hiệu chạy lại, ngồi thụp xuống trước mặt nhỏ, nhìn
đôi bàn chân rớm máu của nhỏ mà cô hốt hoảng : "Chân con sao lại chảy
máu, bị ngã ở đâu?". Con bé Nhi mếu máo trả lời: " Dép con bị đứt, bố
bảo không có tiền mua cái khác, sáng nay con đi học qua suối, bị hòn đá
cứa vào chân, con đau lắm mẹ ơi". Cô chạy lại phòng y tế lấy bông gạc,
lau nhẹ nhàng từng vết máu ở gan bàn chân nhỏ, vừa băng bó cô vừa chảy
nước mắt, cô chau mày khổ sở mỗi khi nhỏ khẽ rên, hay là cô cũng đau?
đau như nỗi đau của con Nhi, đau như nỗi đau của nó khi nhìn cô lúc này.
Cũng có
lần, nó với hội thằng Chử trốn ngủ trưa, trèo lên đồi làm pháo đất.
Chúng nó bày trò thi nổ pháo, đứa nào đứa đấy mặt mũi tèm nhem, mà nặn
được quả pháo đâu phải dễ, phải đi tìm đất sét tận con suối cách trường
đến cả 5,6 cây, đứa nào cũng hì hụi nhào nặn quên cả thời gian. Đến khi
trận đấu kết thúc thì trời đã nhá nhem. Cả lũ cuống cuồng chạy về
trường, lúc đi ngang qua phòng cô, đứa nào cũng rón rén, bỏ cả dép cắp
vào nách để nhón từng bước một, tưởng thoát được "cửa ải", cả lũ lại
thong dong đi giữa sân trường, đến trước phòng đã thấy con Yến với con
May đứng chắn ở cửa, mặt hằm hằm, nó chưa kịp định thần thì cô đã bước
ra với cây roi lau trên tay. Cô "tặng" mỗi đứa một cái quất vào mông đau
điếng rồi cô bắt chúng nó ra xếp hàng trước bể nước. Nhìn đứa nào mặt
mũi cũng đen xì vì đất mà cô cũng phải phì cười, cô kì cọ, tắm rửa cho
từng đứa một. Thằng Chử thì thầm vào tai nó: "Hay trưa nào cũng trốn đi
nổ pháo đất để được mẹ tắm cho thế này". Cả lũ nháy mắt với nhau rồi lại
rúc rích cười.
Ngày đông
trên bản lạnh lắm, gió mùa đông bắc về rít lên từng cơn như muốn nuốt
chửng cả ngôi trường nhỏ bé, sương muối đóng băng trên ngọn cây nhỏ
xuống thành từng giọt, trâu bò bị lạnh chết rất nhiều. Sáng sớm đứa nào
cũng co rúm trong vài lớp áo mỏng, dò từng bước chân trong lớp sương mù
dày đặc. Mùa lạnh lũ học trò hay đói vì ăn không đủ no, có khi cả tuần
chúng nó chỉ ăn cơm rau với nước mắm, đứa nào cũng thèm thịt mà không
dám kêu vì thầy cô cũng như chúng, ai cũng phải chịu nhịn để qua được
cái bận khó khăn này. Thằng Hải béo có hôm bị nêu tên trước cờ vì tội ăn
trộm cơm của nhà ăn, nhìn cái mặt tiu nghỉu của nó lúc bị thầy Hiệu
trưởng mắng, cả lũ ngồi dưới cười phá cả lên. Nó cũng hùa theo lũ bạn
cho đến khi nhìn thấy ánh mắt cô nhìn thằng Hải, ánh nhìn ấy vẫn ám ảnh
nó bao năm nay, cái nhìn chạnh lòng và thương xót.
Từ cái
hôm thằng Hải ăn trộm cơm, đêm nào cô cũng mang cho phòng nó hôm thì mấy
củ khoai nướng, hôm thì vài bắp ngô. Cả lũ vừa ăn vừa nghe cô kể
chuyện. Chuyện của cô hay lắm, là những câu chuyện cổ tích mà nó chưa
từng nghe, là câu chuyện về học trò cũ của cô...nhưng nó thích nhất khi
nghe chuyện về quê hương cô, về những cánh đồng thẳng cánh cò bay, về
những ngày cô còn bé cùng lũ bạn đi thả diều trên bờ đê...những hình ảnh
mà nó chỉ thấy trong tưởng tượng qua mấy bài văn môn tập đọc. Cô còn
hứa khi nào học xong, cô nhất định sẽ đưa chúng nó về thăm quê một lần
để được ngắm vùng đồng bằng rộng lớn, nơi lúc nào cô cũng nhớ thương,
mong ngóng.
Đối với
lũ học trò nghèo như tụi nó, khái niệm "mua hoa, mua quà" tặng cô vào
ngày 20/11 (Ngày nhà giáo Việt Nam) quả là xa xỉ. Cả ngày hôm đó, cái
lớp học của nó, đứa nào đứa nấy cũng đều "cuống cuồng" cả lên, chúng nó
đến sớm hơn mọi ngày, quét dọn lớp sạch sẽ, tập hát vài bài để tặng cô.
Ngày ấy cô cũng được nhận quà từ học trò chứ, nhưng là những món quà
trông đến đã buồn cười, có đứa tặng cô con cá chép mà nó mất cả buổi
chiều để bắt, có thằng mang biếu cô hẳn con gà to nhất nhà...Chỉ có
phòng nó là chẳng có gì tặng cô, vì đứa nào cũng xa nhà thì lấy đâu ra
gà, ra cá. Chiều đến, tụi nó rủ nhau vào trong rừng tìm mấy khóm cúc
dại, mấy đứa con trai bó hoa, riêng con Yên kết thành vòng hoa đội đầu
để tặng cô. Hôm ấy, lần đầu tiên nó thấy những giọt nước mắt hạnh phúc
lăn dài trên má cô, cô nói đó là đóa hoa đẹp nhất mẹ từng thấy, nó còn
đẹp hơn cả "hoa cẩm chướng", loài hoa mà mẹ thích nhất. Cũng từ hôm ấy
nó đã tự nhủ với lòng mình, nhất định có ngày nó sẽ tặng cô những bó hoa
cẩm chướng thật đẹp, để nhìn thấy cô hạnh phúc như hôm nay.
Thời gian
cứ trôi đi mãi chẳng kịp cho nó có cơ hội nhìn ngắm lại điều gì, 2 năm
trôi qua với biết bao kỉ niệm, ngôi trường vẫn vậy, có lẽ chỉ "già" đi
một chút vì lớp rêu phong của thời gian, của sương gió bao mùa, chỉ có
con người là đổi khác. Nó đã chứng kiến biết bao cuộc chia ly trong suốt
những ngày tháng qua, có những lớp học sinh vội vã ra trường, cũng có
những thầy cô giáo trở về miền xuôi thăm nhà mà không một lần quay lại.
Có lẽ họ đã quá cám cảnh về cái nghiệp dạy học ở vùng sơn cước này và cả
đời sống quá đỗi nhọc nhằn, khắc nghiệt. Chằng hề có suy nghĩ tráchcứ
gì, nó chỉ thoáng buồn vì sẽ không bắt gặp những ánh mắt ấy, nụ cười ấy
của những người từng là thầy giáo, cô giáo đã gieo cái chữ cho bao đứa
học trò nghèo ở miền quê này. Nó càng yêu quí và khâm phục cô hơn, chỉ
cần nhìn cô cười lúc dạy học, lúc nấu ăn hay cả lúc trèo qua ngọn đồi
cao để lấy vài xô nước... là nó biết tình yêu mà cô dành cho mảnh đất
này như cây cao đã cắm rễ sâu chặt vào lòng đất, như một lẽ tự nhiên, cô
trở thành một phần của nơi đất này, trở thành "mẹ" của "chúng con".
Lại đến
mùa bão về trên bản, gió lốc, gió giật ầm ầm trên mái nhà, từng đợt thác
lũ cuộn xiết trên những dòng suối vốn nhỏ bé, hiền hòa. Mùa bão, chúng
nó phải nghỉ học nhiều hơn, mái nhà của phòng học bị tốc gần hết, đêm
đêm chúng nó để chậu hứng nước khắp nơi, dưới đất, trên giường...vì mưa
dột chẳng chừa chỗ nào. Cô lo lắm, đêm nào cô cũng sang chỗ chúng, lấy
thêm chăn gối, quần áo của cô để chúng mặc cho đỡ lạnh nhưng điều cô lo
lắng hơn cả là học sinh vì bão mà nghỉ học ngày một nhiều. Khi mưa bão
đã đỡ hơn, cô lại đi đón học sinh, cô tìm vào từng nhà dân để vận động
bố mẹ cho con em đi học lại. Cô không màng đến việc phải băng qua suối
lũ, cũng không màng đến những vết thương do vô số lần trượt ngã, cô cứ
đi, đi cho đến khi nào học sinh quay về với trường, với lớp.
Buổi
chiều định mệnh ấy, buổi chiều tăm tối nhất của cuộc đời nó đã xảy ra
nhanh đến nỗi giờ nghĩ lại, với nó, đó là cơn ác mông kinh hoàng không
bao giờ thoát ra được. Cơn bão cứ ngỡ tan hẳn mà vẫn chưa dừng lại,
dường như nó muốn càn quét lần cuối cùng ở đất này để cướp đi những gì
còn sót lại. Tối hôm trước, cô còn xoa đầu nó nói rằng "hết bão rồi, cô
lại đi đón các bạn, để các con sớm được đi học lại, các con cuối cấp rồi
càng phải học nhiều hơn". Nó không ngờ rằng đó là những lời cuối cùng
nó được nghe từ cô để rồi sau này mỗi khi nhớ lại, hình ảnh ấy, câu nói
ấy vẫn dày vò tâm trí nó khôn nguôi. Chiều hôm ấy, sau khi cô cùng vài
thầy cô khác đi đón các bạn, thì cơn mưa bắt đầu rơi nặng hạt hơn, rồi
chỉ còn nghe thấy gió thét và màn mưa dày đặc che phủ cả sân trường. Con
suối ngày ngày cô vẫn băng qua để vào bản, nay nước ngập ngang người,
từng dòng lũ chảy ào ào cuốn chặt lấy thân thể, cô cố gắng nắm lấy tay
đứa học trò đáng thương, rồi thốc hẳn người con bé lên chuyển sang cho
thầy giáo đi đằng trước. Cánh tay yếu ớt của cô nắm lấy cành cây khô bị
gió đốn ngã...như níu kéo lấy chút hi vọng mong manh.Cô bị cuốn đi trong
cơn lũ quét ấy, trận lũ đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người trong
bản, đó cũng là trận lũ kinh hoàng tang thương nhất. Đêm hôm đó và bao
đêm sau này, nó và lũ bạn vẫn gào thét tên mẹ dọc con suối, lục tung mọi
ngõ ngách nơi bờ suối để mong tìm lại thứ gì đó còn sót lại về mẹ, dù
chỉ là cái khăn mẹ quàng hay đôi dép đã sờn cũ của mẹ...
...
Bao năm
trôi qua, anh đã không còn là "nó" bé bỏng, khờ dại của ngày hôm qua,
nhưng "nó" trong hồi ức và anh của thực tại vẫn luôn gọi thầm tên mẹ.
Tiếng "mẹ ơi" giờ vẫn là vết thương sâu cứa nát tâm hồn anh, ước muốn
quay ngược thời gian đã bao lần xâm chiếm tâm trí anh, để anh có cơ hội
được gọi "mẹ" trìu mến như thế những lúc mẹ nắm tay anh băng qua con
đường trơn trượt để rời xa cảnh sống cùng cực, lúc mẹ dịu dàng dạy anh
đánh vần từng chữ một, lúc mẹ đánh đòn vì tội trốn đi chơi pháo đất...
Bóng hình
mẹ mãi lưu lại nơi con tim anh và có lẽ trong tim của biết bao đứa học
trò nghèo miền núi khác. Anh lặng nhìn theo từng cánh hoa cẩm chướng
đang trôi theo dòng nước...mong sao chúng thay anh tìm đúng đường trở về
bên mẹ...
Anh nghe thấy trong gió, tiếng đọc bài của lũ trẻ con từ trường tiểu học cũ vang động khắp núi rừng
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra...
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thuở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát mẹ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra...
(Trần Đăng Khoa)
Kim Ngân
Chia tay cẩm chướng!
Hoa cẩm chướng dịu dàng nhưng xa cách,
Gieo vào tim bao cay đắng xót xa....
Chuyện tình buồn, anh hận cả loài hoa,
Loại hoa đẹp cả đời anh thương nhớ !!
Cảnh ngộ nghèo khiến đôi ta cách trở,
Với hoa xưa anh vĩnh viễn chia xa...
Nhưng lòng anh luôn giữ mãi dáng hoa,
Hoa cẩm chướng tháng ngày hoa niên cũ !!
Người ra đi với mảnh tình ấp ủ,
Và hoa xưa nay trở lại hồi sinh...!
Trên đất hoa tình thắm lại với tình,
Tơ duyên cũ vùi chôn vào dĩ vãng !!
Hoa cẩm chướng dịu dàng nhưng xa cách,
Gieo vào tim bao cay đắng xót xa....
Chuyện tình buồn, anh hận cả loài hoa,
Loại hoa đẹp cả đời anh thương nhớ !!
Cảnh ngộ nghèo khiến đôi ta cách trở,
Với hoa xưa anh vĩnh viễn chia xa...
Nhưng lòng anh luôn giữ mãi dáng hoa,
Hoa cẩm chướng tháng ngày hoa niên cũ !!
Người ra đi với mảnh tình ấp ủ,
Và hoa xưa nay trở lại hồi sinh...!
Trên đất hoa tình thắm lại với tình,
Tơ duyên cũ vùi chôn vào dĩ vãng !!
NM
Cẩm Chướng – chỉ một mình em
thôi - Lê thi Kim
Mối tình hoa cẩm chướng
Mối tình hoa cẩm chướng
Chị Hạnh đang sống
ở Quy Nhơn, một thành phố ven biển ầm ào những
sóng và gió. Không biết chị có nhớ đến cái xóm nhỏ nằm lọt thỏm trong
một thung lũng dài men theo một triền đồi lác đác những ngọn thông xanh?
Đó là xóm nhỏ ngày xưa của tôi và cả của chị, bởi tôi đã rời xa nơi
chôn nhau cắt rốn, còn chị từ giã cái xóm nhỏ đầy kỷ niệm trước tôi có
lẽ hơn mười lăm năm trời!
Nhà chị Hạnh và nhà tôi là hàng xóm, hai
nhà dùng chung một con đường đất nhỏ dẫn từ trên đường cái xuống. Cổng
nhà tôi trên đường cái có một cột là cây vông khá to, là ranh giới tự
nhiên giữa nhà tôi và nhà chị, cột kia là cột hàng rào. Nói cổng cho oai
chứ thực ra chỉ là một sợi dây thép gai giăng ngang vào ban đêm, tôi
cũng không biết người lớn giăng dây thép để làm gì, vì chỉ cần giở ra là
có thể tự do đi xuống con đường dẫn vô nhà. Xóm nhà quê thuở nhỏ của
tôi đầy ắp những kỷ niệm khó quên. Những trò chơi trẻ thơ của tôi, thằng
Hoàng và đứa em trai thường lấm lem những đất, đất như một phần không
thể thiếu trong những trò chơi, chúng tôi không nghĩ những trò chơi ấy
là dơ bẩn. Những hòn bi xanh đỏ tím vàng, trong veo như mắt mèo hay bị
sứt mẻ bao giờ cũng hấp dẫn chúng tôi. Hay trò chơi vụ quay tít mù, đánh
đáo bằng những đồng tiền in hình bụi tre… đều diễn ra trên mặt đất.
Những trò chơi ấy tôi rất thích nhưng không bằng trò ban đêm đi rình
những anh chị thanh niên hẹn hò tình tự. Nói cho cùng, thuở ấu thơ của
tôi, tôi không biết đó là trò chơi yêu đương của họ, sau này khi đã trải
nghiệm tôi mới biết chuyện tình bao giờ cũng bắt đầu bằng chuyện hẹn
hò!
Chị Minh và anh Hương thường hẹn hò nhau ở đầu chuồng bò nhà ông Chín, ở đó có một đống rơm ông Chín mua tận cánh đồng Tùng Nghĩa mang về. Hai anh chị ngồi lặng ngắt mà không nói với nhau một câu nào. Trên trời cao, vầng trăng lẻ bóng soi xuống thế gian một màu vàng nhạt . Ánh trăng không đủ sáng để soi thấu tôi và thằng Hoàng ngồi rình trong một bụi ngũ sắc rậm ri! Chờ lâu không thấy anh chị nói gì, tôi ngứa quá. Không ngứa sao được khi trong bụi rậm có vô số những thứ làm cho cơ thể tôi khó chịu, nào là kiến, là những chiếc lá khô, những chiếc gai ngũ sắc và vô khối những thứ khác nữa. Chúng tôi rình coi anh Hương làm gì chị Minh? Anh Hương không làm gì cả, tôi chán quá, tôi nắm tay thằng Hoàng viết một chữ “hù” vào lòng bàn tay nó. Hai thằng tôi vạch một lối nhỏ, ló cái đầu đầy những lá khô và cùng cất tiếng hù thật to. Chị Minh hét thất thanh rồi ôm chầm lấy anh Hương, chắc chị không kịp nhận ra hai thằng trời đánh đang khanh khách cười và chạy vụt qua trước mặt chị.
Thằng Hoàng nói:
- Quay lại coi họ làm gì?
Chúng tôi vạch một khoảng hàng rào nhìn xuống đống rơm, tôi và thằng Hoàng thấy một đống thù lù nên hơi ớn. Trong đầu tôi hiện lên những hình ảnh hãi hùng của những chuyện ma chúng tôi hóng hớt được từ những anh chị lớn. Thằng Hoàng bạo hơn tôi, nó thì thầm:
- Lúc nãy rõ ràng là hai người, sao bây giờ chỉ là một đống đen thui?
Trăng đang chui vào đám mây, dưới chân đống rơm cái đống đen thui càng trở nên kỳ quái, nó lại nhúc nhích càng khiến cho tôi tin chắc là ma. Tôi vụt đứng dậy và định chạy, nhưng đôi chân cứ nhủn ra không thể nào đứng cho vững chứ đừng nói là chạy! Bỗng nhiên tiếng chị Minh vang lên:
- Anh làm em ngộp thở quá!
Thằng Hoàng hét to:
- Anh Hương “hun” chị Minh, bà con ơi!
Lần này tôi chạy thật nhanh, thằng Hoàng chạy theo sau miệng không ngớt hô vang “anh Hương hun chị Minh” “anh Hương hun chị Minh”….
Đám cưới anh Hương và chị Minh, ông Chín làm một con heo to, cả xóm qua phụ một tay. Tôi lon xon chạy quanh con heo đang chảy mỡ xèo xèo xuống đống than đỏ, chờ chút nữa thôi khi sả thịt thế nào tôi cũng được bà Chín nhón cho một miếng.
Chuyện tình chị Hạnh và anh Năm không được như chuyện anh Hương và chị Minh. Sau này khi lớn lên, đọc bao nhiêu là tiểu thuyết tôi mới nhận ra rằng chuyện tình anh Hương và chị Minh thật là lãng mạn. Còn chuyện tình của anh Năm và chị Hạnh không biết có lãng mạn không, tôi không thể nào khẳng định được. Tôi và thằng Hoàng không bắt gặp anh Năm và chị Hạnh hẹn hò nhau tại những chỗ tỷ như đống rơm nhà ông Chín, gốc thông già đầu dốc nhà ông Năm Tần hay những nơi bí mật mà anh Hương, anh Năm, chị Minh, chị Hạnh…tưởng rằng chỉ hai người biết, đâu ngờ những thằng nhóc như tôi cũng rành không kém. Tôi bắt gặp chị Hạnh và anh Năm tại gian dưới nhà chị, ở gian trên ông Bảy đang ôm cái ra đi ô, bà Bảy têm trầu thỉnh thoảng bàn với ông Bảy chuyện nhà chuyện cửa, chuyện vườn chuyện tược. Nhà dưới chỉ mình chị Hạnh, chị ra sân rửa chén và đổ chậu nước xuống mương, dòng nước róc rách chảy như một tín hiệu gọi anh Năm, anh xuất hiện và nhanh chóng vào nhà trước khi chị Hạnh bưng rổ chén dĩa vào úp trong cái chạn. Thật lạ lùng, anh Năm và chị Hạnh cũng không nói với nhau lời nào cả, y như chị Minh và anh Hương vậy. Nhưng điểm khác nhau mà tôi nhận ra khi dòm vào khe vách ván là anh Năm khóc. Tôi lấy làm lạ, anh Năm lớn bộn mà còn khóc, lại khóc trước mặt chị Hạnh nữa mới thật lạ lùng! Anh Năm khóc không thành tiếng, chỉ một dòng nước mắt chảy qua khuôn mặt rám đen, khuôn mặt ấy may sao lại quay về phía tôi và cạnh ngọn đèn Hoa kỳ đang tỏa khói. Tôi quay lại, thằng em tôi đứng cạnh tôi không biết tự bao giờ, nó hỏi:
- Anh Chín, sao anh Năm khóc dzậy?
Tôi kí vào đầu nó, nhăn mặt và thì thầm:
- Mày có im đi không?
Anh em tôi lời qua tiếng lại mà tuyệt nhiên anh Năm và chị Hạnh trong nhà không hề hay biết. Bây giờ họ đã nói với nhau, đầu tiên là chị Hạnh:
- Thôi thì mình không có duyên số, không được sống với nhau, anh đừng khóc nữa!
A ha, vậy là chị Hạnh biết anh Năm khóc nãy giờ, chắc anh Năm mắc cỡ lắm đây. Tôi nghĩ. Nhưng không phải vậy, anh Năm lấy tay chùi mắt:
- Năm có khóc đâu, nãy giờ con bồ hóng chui vào mắt Năm mà, Năm biết Năm không xứng với Hạnh, Năm chúc Hạnh, chúc Hạnh… Chúc Hạnh…
Anh Năm không biết chúc chị Hạnh điều gì, tôi thấy mặt anh thuỗn ra, một dòng nước mắt lặng lẽ chảy. Thấy anh Năm ấp úng tôi chán anh quá, chúc chị Hạnh điều gì mà cũng không biết. Tôi gào thật to:
- Chúc chị Hạnh năm mới phát tài phát lộc! (Tết rồi tôi chúc chị Hạnh như vậy!).
Tôi bỏ chạy về nhà ngủ, không nán lại coi hai người nói với nhau điều gì nữa, mà còn gì để coi, chỉ một câu chúc mà anh Năm cũng không biết thì tôi coi làm gì chứ?
Trước ngày chị Hạnh đi lấy chồng, chị kêu tôi qua nhà, chị vừa khóc vừa nói:
- Em có thương chị không?
Tôi gật đầu. Chị Hạnh tiếp:
- Vậy thì em đem cái này qua cho anh Năm, đừng cho ai biết nghe, em thề đi, mà thôi chị tin em mà.
Tôi cầm cái hộp bánh quy chị đưa, tôi giơ tay lên trịnh trọng thề. Anh Năm nhận từ tay tôi chiếc hộp rồi bỏ vào nhà ngang ông Hai Phong nằm vật mình ra bộ phản. Tôi chờ miết không thấy anh nói gì nên quay về nhà chơi với thằng em.
Chị Hạnh đi lấy chồng, chồng chị bị cà thọt nhưng coi bộ vui tánh. Sau đám cưới, chị theo anh Khôi về tận Quy Nhơn và từ đó tôi không bao giờ gặp lại chị nữa! Anh Năm cũng thôi không ở nhờ nhà ông Hai Phong, anh làm một cái trại ở Đất mới để làm vườn và để trốn lính cho tiện đôi bề. Tôi vẫn vô tư không nghĩ gì trừ ý nghĩ chê anh Năm không biết chúc…tết như tôi, còn thằng Hoàng thì không phải vậy. Một hôm thằng Hoàng nói với tôi:
- Mày biết tại sao anh Năm không ở xóm mình nữa không?
Tôi trả lời vì ảnh bận làm vườn ngoài Đất mới, thằng Hoàng cười:
- Mày ngu lắm, ảnh thất tình chị Hạnh nên không ở xóm này nữa đó, ở đây ảnh nhớ chị Hạnh không làm ăn gì được cả!
Thằng Hoàng kể, bà Bảy Bông chê anh Năm nghèo không gả chị Hạnh cho anh Năm, tuy rằng hai anh chị thương nhau như… chó với mèo! Tôi cãi chó hay cắn mèo sao mà thương nhau được? Thằng Hoàng đuối lý, nó nói nhưng chó mèo nhà tao thương nhau lắm y như anh Năm và chị Hạnh vậy. A ha, chó mèo nhà mày chắc giống anh Năm chị Hạnh lắm há? Chớ sao, mà mày muốn nghe chuyện anh Năm nữa không? Tôi gật đầu. Anh Năm mê chị Hạnh, cứ làng chàng hoài chỗ chị Hạnh lặt nụ bông ô dê, tao bắt gặp mấy lần. Anh Năm muốn lấy chị Hạnh, ra Đất mới trồng rau, trồng bông như gia đình bà Bảy Bông vậy. Ông Bảy nghe chuyện không nói gì, còn bà Bảy không đồng ý chuyện chị Hạnh ưng anh Năm. Bà Bảy chê ảnh nghèo đủ thứ, chị Hạnh nói với bà Bảy Bông là anh Năm “muốn trồng bông ô dê như mạ vậy, ảnh nhờ con xin mạ ít cây con”. Chẳng ngờ bà Bảy nổi giận:
- Không đời nào, có cây con dư tao cũng chôn chớ không cho nó, không đời nào!
Bà Bảy Bông chuyên trồng bông ô dê cắt bán, cứ 5 ngày bà cắt một lần, bó thành từng bó 50 bông và bỏ mối cho chợ. Chợ bán cho ai, đem đi những đẩu những đâu bà không biết, bà chỉ biết rằng cái nghề này mang lại cho nhà bà cơm ăn, áo mặc, con bà được học hành, vậy bà không đời nào chỉ cho ai cái cách làm ra tiền như vậy?
Vậy là bà Bảy Bông chê anh Năm nghèo, lại không muốn truyền nghề cho anh Năm. Anh Năm ra Đất mới sống với nghề nông, anh trồng đủ thứ nhưng không thấy anh trồng bông ô dê bao giờ, tuy rằng anh có thể xin cây giống nơi người khác. Tôi nghe thằng Hoàng kể anh cũng trồng bông, nhưng tuyệt nhiên không thấy anh trồng bông ô dê, thay vào đó anh trồng bông Cúc Nhật hay Lay-ơn hoặc những loại hoa khác. Bông ô dê cũng không khó trồng, trồng một lần ăn gần hai năm trời, mà tháng nào cũng cắt được 5 đến 6 lứa, có tiền chợ đều đều! Bông ô dê làm gì mà anh Năm giận vậy ta, tôi nghĩ thầm trong bụng khi nghe thằng Hoàng kể. Đó là câu chuyện cuối cùng tôi nghe về anh Năm, với bao nhiêu sự đời xảy ra trong mấy chục năm, với tôi chuyện anh Năm chị Hạnh phai mờ dần trong lớp bụi thời gian.
Tôi viết chuyện anh Năm thất tình mà giận lây hoa ô dê ra đây bởi vừa rồi tôi nghe lóm câu chuyện của đôi bạn trẻ trong quán cà phê Mei, một nơi tuyệt đẹp ở công viên Xuân Hương nếu ai muốn ngắm cảnh hồ. Gần tới Festival Hoa rồi, trời se lạnh, tôi nhâm nhi ly cà phê chờ anh bạn họa sĩ tới sau. Tôi đọc bài thơ “Đà Lạt lạ mà thật quen” của nhà thơ Đinh Ly mới tặng tôi
“Mưa Đà Lạt trời se se lạnh
Hạt mưa rơi sương trắng bay bay
Định lên thăm bạn ít ngày
Nào đâu ở mãi tới nay không về”.
Bên cạnh bàn tôi là một cặp trai gái đang tỉ tê tâm sự. Ban đầu tôi cũng không chú ý đến chuyện người trẻ yêu nhau cho lắm, nhưng khi cô gái nói với chàng trai chuyện hoa Đà Lạt, vui miệng cô kể chuyện ba cô không bao giờ trồng hoa ô dê tuy nhà cô có mấy chục năm kinh nghiệm trồng hoa, bất cứ loại hoa nào ba cô cũng trồng, duy ô dê thì không bao giờ! Câu chuyện tình cờ nghe lóm khiến tôi chú ý. Chàng trai chăm chú nghe chuyện, tôi cũng lắng nghe chuyện cô gái và sực nhớ đến anh Năm, phải chăng cô gái là con ảnh? Tôi không biết, tôi nhìn lén cô, cô ấy như bao người con gái Đà Lạt khác, hồng hào và mạnh khỏe. Còn chàng trai, nghe giọng nói có lẽ người miền Trung… Cô gái tiếp:
- Ba không lấy được bà Hạnh, giận lây hoa, còn anh nếu không lấy được Út, anh có giận Dâu Tây không? Nghe câu hỏi này tôi tin chắc rằng cô gái ấy là con gái út anh Năm.
Tôi nghe chàng trai trả lời:
- Anh ấy à, anh còn hơn ông ba em nữa kia, anh sẽ không giận lây hoa như ông ba em mà anh sẽ nuốt trọng em vào bụng mới hả hê!
Dâu Tây chắc thỏa lòng với lời tỏ tình ngọt ngào của anh bạn trẻ, cô im lặng, anh bạn hỏi:
- Vậy bây giờ nhà em có trồng hoa ô dê không hả?
- Ba chết rồi nhà em mới trồng, mà bây giờ người ta không gọi là hoa ô dê nữa đâu, người ta gọi là hoa Cẩm chướng.
Tôi như bị sét đánh, anh Năm chết rồi à, anh chết hồi nào mà tôi không biết, có ai ở Đất mới xa xôi ấy báo cho tôi biết một khi tôi không làm vườn như họ? Tôi dằn vặt mình vô tình với anh Năm, với cái xóm nhỏ chôn nhau cắt rốn của tôi. Bỗng đâu tôi nhớ đến ngày đầu tiên tôi gặp anh Năm từ Quảng vô, anh nói với tôi “Chín à, anh vô ở chơi với bạn mấy ngày thôi, rồi anh về lại Quảng”.
Vậy mà anh chết ở Đà Lạt, không bao giờ anh về lại Quảng nữa rồi!
VÕ ANH CƯƠNG
Chị Minh và anh Hương thường hẹn hò nhau ở đầu chuồng bò nhà ông Chín, ở đó có một đống rơm ông Chín mua tận cánh đồng Tùng Nghĩa mang về. Hai anh chị ngồi lặng ngắt mà không nói với nhau một câu nào. Trên trời cao, vầng trăng lẻ bóng soi xuống thế gian một màu vàng nhạt . Ánh trăng không đủ sáng để soi thấu tôi và thằng Hoàng ngồi rình trong một bụi ngũ sắc rậm ri! Chờ lâu không thấy anh chị nói gì, tôi ngứa quá. Không ngứa sao được khi trong bụi rậm có vô số những thứ làm cho cơ thể tôi khó chịu, nào là kiến, là những chiếc lá khô, những chiếc gai ngũ sắc và vô khối những thứ khác nữa. Chúng tôi rình coi anh Hương làm gì chị Minh? Anh Hương không làm gì cả, tôi chán quá, tôi nắm tay thằng Hoàng viết một chữ “hù” vào lòng bàn tay nó. Hai thằng tôi vạch một lối nhỏ, ló cái đầu đầy những lá khô và cùng cất tiếng hù thật to. Chị Minh hét thất thanh rồi ôm chầm lấy anh Hương, chắc chị không kịp nhận ra hai thằng trời đánh đang khanh khách cười và chạy vụt qua trước mặt chị.
Thằng Hoàng nói:
- Quay lại coi họ làm gì?
Chúng tôi vạch một khoảng hàng rào nhìn xuống đống rơm, tôi và thằng Hoàng thấy một đống thù lù nên hơi ớn. Trong đầu tôi hiện lên những hình ảnh hãi hùng của những chuyện ma chúng tôi hóng hớt được từ những anh chị lớn. Thằng Hoàng bạo hơn tôi, nó thì thầm:
- Lúc nãy rõ ràng là hai người, sao bây giờ chỉ là một đống đen thui?
Trăng đang chui vào đám mây, dưới chân đống rơm cái đống đen thui càng trở nên kỳ quái, nó lại nhúc nhích càng khiến cho tôi tin chắc là ma. Tôi vụt đứng dậy và định chạy, nhưng đôi chân cứ nhủn ra không thể nào đứng cho vững chứ đừng nói là chạy! Bỗng nhiên tiếng chị Minh vang lên:
- Anh làm em ngộp thở quá!
Thằng Hoàng hét to:
- Anh Hương “hun” chị Minh, bà con ơi!
Lần này tôi chạy thật nhanh, thằng Hoàng chạy theo sau miệng không ngớt hô vang “anh Hương hun chị Minh” “anh Hương hun chị Minh”….
Đám cưới anh Hương và chị Minh, ông Chín làm một con heo to, cả xóm qua phụ một tay. Tôi lon xon chạy quanh con heo đang chảy mỡ xèo xèo xuống đống than đỏ, chờ chút nữa thôi khi sả thịt thế nào tôi cũng được bà Chín nhón cho một miếng.
Chuyện tình chị Hạnh và anh Năm không được như chuyện anh Hương và chị Minh. Sau này khi lớn lên, đọc bao nhiêu là tiểu thuyết tôi mới nhận ra rằng chuyện tình anh Hương và chị Minh thật là lãng mạn. Còn chuyện tình của anh Năm và chị Hạnh không biết có lãng mạn không, tôi không thể nào khẳng định được. Tôi và thằng Hoàng không bắt gặp anh Năm và chị Hạnh hẹn hò nhau tại những chỗ tỷ như đống rơm nhà ông Chín, gốc thông già đầu dốc nhà ông Năm Tần hay những nơi bí mật mà anh Hương, anh Năm, chị Minh, chị Hạnh…tưởng rằng chỉ hai người biết, đâu ngờ những thằng nhóc như tôi cũng rành không kém. Tôi bắt gặp chị Hạnh và anh Năm tại gian dưới nhà chị, ở gian trên ông Bảy đang ôm cái ra đi ô, bà Bảy têm trầu thỉnh thoảng bàn với ông Bảy chuyện nhà chuyện cửa, chuyện vườn chuyện tược. Nhà dưới chỉ mình chị Hạnh, chị ra sân rửa chén và đổ chậu nước xuống mương, dòng nước róc rách chảy như một tín hiệu gọi anh Năm, anh xuất hiện và nhanh chóng vào nhà trước khi chị Hạnh bưng rổ chén dĩa vào úp trong cái chạn. Thật lạ lùng, anh Năm và chị Hạnh cũng không nói với nhau lời nào cả, y như chị Minh và anh Hương vậy. Nhưng điểm khác nhau mà tôi nhận ra khi dòm vào khe vách ván là anh Năm khóc. Tôi lấy làm lạ, anh Năm lớn bộn mà còn khóc, lại khóc trước mặt chị Hạnh nữa mới thật lạ lùng! Anh Năm khóc không thành tiếng, chỉ một dòng nước mắt chảy qua khuôn mặt rám đen, khuôn mặt ấy may sao lại quay về phía tôi và cạnh ngọn đèn Hoa kỳ đang tỏa khói. Tôi quay lại, thằng em tôi đứng cạnh tôi không biết tự bao giờ, nó hỏi:
- Anh Chín, sao anh Năm khóc dzậy?
Tôi kí vào đầu nó, nhăn mặt và thì thầm:
- Mày có im đi không?
Anh em tôi lời qua tiếng lại mà tuyệt nhiên anh Năm và chị Hạnh trong nhà không hề hay biết. Bây giờ họ đã nói với nhau, đầu tiên là chị Hạnh:
- Thôi thì mình không có duyên số, không được sống với nhau, anh đừng khóc nữa!
A ha, vậy là chị Hạnh biết anh Năm khóc nãy giờ, chắc anh Năm mắc cỡ lắm đây. Tôi nghĩ. Nhưng không phải vậy, anh Năm lấy tay chùi mắt:
- Năm có khóc đâu, nãy giờ con bồ hóng chui vào mắt Năm mà, Năm biết Năm không xứng với Hạnh, Năm chúc Hạnh, chúc Hạnh… Chúc Hạnh…
Anh Năm không biết chúc chị Hạnh điều gì, tôi thấy mặt anh thuỗn ra, một dòng nước mắt lặng lẽ chảy. Thấy anh Năm ấp úng tôi chán anh quá, chúc chị Hạnh điều gì mà cũng không biết. Tôi gào thật to:
- Chúc chị Hạnh năm mới phát tài phát lộc! (Tết rồi tôi chúc chị Hạnh như vậy!).
Tôi bỏ chạy về nhà ngủ, không nán lại coi hai người nói với nhau điều gì nữa, mà còn gì để coi, chỉ một câu chúc mà anh Năm cũng không biết thì tôi coi làm gì chứ?
Trước ngày chị Hạnh đi lấy chồng, chị kêu tôi qua nhà, chị vừa khóc vừa nói:
- Em có thương chị không?
Tôi gật đầu. Chị Hạnh tiếp:
- Vậy thì em đem cái này qua cho anh Năm, đừng cho ai biết nghe, em thề đi, mà thôi chị tin em mà.
Tôi cầm cái hộp bánh quy chị đưa, tôi giơ tay lên trịnh trọng thề. Anh Năm nhận từ tay tôi chiếc hộp rồi bỏ vào nhà ngang ông Hai Phong nằm vật mình ra bộ phản. Tôi chờ miết không thấy anh nói gì nên quay về nhà chơi với thằng em.
Chị Hạnh đi lấy chồng, chồng chị bị cà thọt nhưng coi bộ vui tánh. Sau đám cưới, chị theo anh Khôi về tận Quy Nhơn và từ đó tôi không bao giờ gặp lại chị nữa! Anh Năm cũng thôi không ở nhờ nhà ông Hai Phong, anh làm một cái trại ở Đất mới để làm vườn và để trốn lính cho tiện đôi bề. Tôi vẫn vô tư không nghĩ gì trừ ý nghĩ chê anh Năm không biết chúc…tết như tôi, còn thằng Hoàng thì không phải vậy. Một hôm thằng Hoàng nói với tôi:
- Mày biết tại sao anh Năm không ở xóm mình nữa không?
Tôi trả lời vì ảnh bận làm vườn ngoài Đất mới, thằng Hoàng cười:
- Mày ngu lắm, ảnh thất tình chị Hạnh nên không ở xóm này nữa đó, ở đây ảnh nhớ chị Hạnh không làm ăn gì được cả!
Thằng Hoàng kể, bà Bảy Bông chê anh Năm nghèo không gả chị Hạnh cho anh Năm, tuy rằng hai anh chị thương nhau như… chó với mèo! Tôi cãi chó hay cắn mèo sao mà thương nhau được? Thằng Hoàng đuối lý, nó nói nhưng chó mèo nhà tao thương nhau lắm y như anh Năm và chị Hạnh vậy. A ha, chó mèo nhà mày chắc giống anh Năm chị Hạnh lắm há? Chớ sao, mà mày muốn nghe chuyện anh Năm nữa không? Tôi gật đầu. Anh Năm mê chị Hạnh, cứ làng chàng hoài chỗ chị Hạnh lặt nụ bông ô dê, tao bắt gặp mấy lần. Anh Năm muốn lấy chị Hạnh, ra Đất mới trồng rau, trồng bông như gia đình bà Bảy Bông vậy. Ông Bảy nghe chuyện không nói gì, còn bà Bảy không đồng ý chuyện chị Hạnh ưng anh Năm. Bà Bảy chê ảnh nghèo đủ thứ, chị Hạnh nói với bà Bảy Bông là anh Năm “muốn trồng bông ô dê như mạ vậy, ảnh nhờ con xin mạ ít cây con”. Chẳng ngờ bà Bảy nổi giận:
- Không đời nào, có cây con dư tao cũng chôn chớ không cho nó, không đời nào!
Bà Bảy Bông chuyên trồng bông ô dê cắt bán, cứ 5 ngày bà cắt một lần, bó thành từng bó 50 bông và bỏ mối cho chợ. Chợ bán cho ai, đem đi những đẩu những đâu bà không biết, bà chỉ biết rằng cái nghề này mang lại cho nhà bà cơm ăn, áo mặc, con bà được học hành, vậy bà không đời nào chỉ cho ai cái cách làm ra tiền như vậy?
Vậy là bà Bảy Bông chê anh Năm nghèo, lại không muốn truyền nghề cho anh Năm. Anh Năm ra Đất mới sống với nghề nông, anh trồng đủ thứ nhưng không thấy anh trồng bông ô dê bao giờ, tuy rằng anh có thể xin cây giống nơi người khác. Tôi nghe thằng Hoàng kể anh cũng trồng bông, nhưng tuyệt nhiên không thấy anh trồng bông ô dê, thay vào đó anh trồng bông Cúc Nhật hay Lay-ơn hoặc những loại hoa khác. Bông ô dê cũng không khó trồng, trồng một lần ăn gần hai năm trời, mà tháng nào cũng cắt được 5 đến 6 lứa, có tiền chợ đều đều! Bông ô dê làm gì mà anh Năm giận vậy ta, tôi nghĩ thầm trong bụng khi nghe thằng Hoàng kể. Đó là câu chuyện cuối cùng tôi nghe về anh Năm, với bao nhiêu sự đời xảy ra trong mấy chục năm, với tôi chuyện anh Năm chị Hạnh phai mờ dần trong lớp bụi thời gian.
Tôi viết chuyện anh Năm thất tình mà giận lây hoa ô dê ra đây bởi vừa rồi tôi nghe lóm câu chuyện của đôi bạn trẻ trong quán cà phê Mei, một nơi tuyệt đẹp ở công viên Xuân Hương nếu ai muốn ngắm cảnh hồ. Gần tới Festival Hoa rồi, trời se lạnh, tôi nhâm nhi ly cà phê chờ anh bạn họa sĩ tới sau. Tôi đọc bài thơ “Đà Lạt lạ mà thật quen” của nhà thơ Đinh Ly mới tặng tôi
“Mưa Đà Lạt trời se se lạnh
Hạt mưa rơi sương trắng bay bay
Định lên thăm bạn ít ngày
Nào đâu ở mãi tới nay không về”.
Bên cạnh bàn tôi là một cặp trai gái đang tỉ tê tâm sự. Ban đầu tôi cũng không chú ý đến chuyện người trẻ yêu nhau cho lắm, nhưng khi cô gái nói với chàng trai chuyện hoa Đà Lạt, vui miệng cô kể chuyện ba cô không bao giờ trồng hoa ô dê tuy nhà cô có mấy chục năm kinh nghiệm trồng hoa, bất cứ loại hoa nào ba cô cũng trồng, duy ô dê thì không bao giờ! Câu chuyện tình cờ nghe lóm khiến tôi chú ý. Chàng trai chăm chú nghe chuyện, tôi cũng lắng nghe chuyện cô gái và sực nhớ đến anh Năm, phải chăng cô gái là con ảnh? Tôi không biết, tôi nhìn lén cô, cô ấy như bao người con gái Đà Lạt khác, hồng hào và mạnh khỏe. Còn chàng trai, nghe giọng nói có lẽ người miền Trung… Cô gái tiếp:
- Ba không lấy được bà Hạnh, giận lây hoa, còn anh nếu không lấy được Út, anh có giận Dâu Tây không? Nghe câu hỏi này tôi tin chắc rằng cô gái ấy là con gái út anh Năm.
Tôi nghe chàng trai trả lời:
- Anh ấy à, anh còn hơn ông ba em nữa kia, anh sẽ không giận lây hoa như ông ba em mà anh sẽ nuốt trọng em vào bụng mới hả hê!
Dâu Tây chắc thỏa lòng với lời tỏ tình ngọt ngào của anh bạn trẻ, cô im lặng, anh bạn hỏi:
- Vậy bây giờ nhà em có trồng hoa ô dê không hả?
- Ba chết rồi nhà em mới trồng, mà bây giờ người ta không gọi là hoa ô dê nữa đâu, người ta gọi là hoa Cẩm chướng.
Tôi như bị sét đánh, anh Năm chết rồi à, anh chết hồi nào mà tôi không biết, có ai ở Đất mới xa xôi ấy báo cho tôi biết một khi tôi không làm vườn như họ? Tôi dằn vặt mình vô tình với anh Năm, với cái xóm nhỏ chôn nhau cắt rốn của tôi. Bỗng đâu tôi nhớ đến ngày đầu tiên tôi gặp anh Năm từ Quảng vô, anh nói với tôi “Chín à, anh vô ở chơi với bạn mấy ngày thôi, rồi anh về lại Quảng”.
Vậy mà anh chết ở Đà Lạt, không bao giờ anh về lại Quảng nữa rồi!
VÕ ANH CƯƠNG
Thu Đợi Chờ - Trung Hậu
Hoa cẩm chướng
Cơn mưa chiều có làm em chợt nhớ ?Người cùng em yêu thích đoá đồ mi...
Bao năm qua mang nặng mối tình si,
Luôn mong ngóng sẽ có ngày gặp lại !
Hoa cẩm chướng trong ngàn hoa rực rỡ,
Yêu lặng thầm, câm nín chẳng cam tâm...
Nhưng là hoa se kết của trăm năm,
Em đã chọn trong ngày mình hội ngộ
NM
Hạnh phúc hoa cẩm chướng
Khi
yêu một ai đó liệu bạn có thể chờ đợi cho đến khi họ mở cửa trái tim để
đón nhận bạn? Có câu nói rằng: “Người yêu bạn chưa chắc đã chờ đợi bạn,
nhưng người chờ đợi được bạn, chắc chắn là người rất yêu bạn”. Bởi vậy
nếu ta thật lòng yêu một người mà người đó cũng có ta thì chờ đợi chỉ
càng làm cho tình yêu thêm sâu sắc mà thôi.
Lần đầu tiên khi tôi gặp em là một chiều nắng tháng 5, Sài Gòn hoa lệ ồn ã như nhòe đi hẳn trong nụ cười của em.
Em đưa tay hứng cái gì đó, ánh mắt
nâu đen thăm thẳm đượm buồn sương khói như bừng sáng. Tôi ngước mắt và
nhận ra những hạt mưa đang bay lượn khắp bầu trời. Thì ra, em đang ngắm
chúng. Ở Sài Gòn đã lâu, nhưng chưa khi nào tôi nhận ra những cánh hoa
xoay khi chao lượn giữa trời lại có một vẻ đẹp mơ màng, giản dị mà lãng
mạn đến thế. Giữa dòng
chảy nhộn nhịp không ngớt tiếng xe cộ qua lại và mùi khói xăng, bụi
đường kèm hơi nóng hầm hập như thiêu đốt của mùa hạ. Em như một chấm
lặng trong trẻo hiện lên phá vỡ bố cục ấy.
Xe vẫn chạy, qua khung cửa kính, tôi thấy em vẫn đứng đó, mỉm cười
ngây ngô như những đứa trẻ thơ dại, đôi mắt ánh lên niềm vui thích kì
lạ, những sợi tóc bị gió thổi tung lên phấp phới bên bờ vai. Trong ánh
chiều chênh chếch, bóng em nghiêng nghiêng hao gầy quanh những cánh hoa
xoay lả tả rơi rụng. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ, có lẽ dân tỉnh lẻ mới đến,
những tâm hồn non nớt qua thời gian để bắt buộc thích ứng với hoàn cảnh
sống khắc nghiệt sẽ phải quẳng sự ngây thơ ấy đi, phải già đời, phải
lọc lõi nhiều hơn, hoặc, cuộc sống chính nó sẽ đào thải những tâm hồn
ấy. Để tồn tại ở một thành phố cạnh tranh cao: hoặc đánh mất chính mình,
hoặc không gì cả.
Một thoáng vô tình ấy đọng lại trong tôi không quá 3 giờ đồng hồ,
những dự án, lịch trình công việc như cuốn tôi vào vòng xoáy của giao
dịch, của những vụ làm ăn lớn nhỏ. Tôi dường như quên bẵng cô gái có ánh
nhìn trong trẻo với những cánh hoa xoay rơi e lệ bên đường hôm ấy.
Rồi lại bất ngờ gặp lại em trong một cơn mưa chẳng hề báo trước.
Đèn đỏ.
Tôi đang đếm ngược từng giây để đến mức xanh xuất hiện và buồn chán
đưa mắt nhìn xung quanh chứng kiến cảnh mọi người cuống quýt giăng bạt,
thùng tránh mưa. Nhưng ở trạm đợi xe bus sát bên đường, cô bé mắt nâu
đượm buồn lại thẫn thờ nhìn bầu trời ầm ì mưa giông với nụ cười chênh
chếch khóe môi, đôi mắt nhắm nghiền và dường như, trong khoảnh khắc, cô
ấy uống nước mưa. Đôi bàn tay trắng nõn đưa lên, hứng những hạt mưa rơi
trước mắt, đăm chiêu nhìn những giọt nước chảy vào kẽ tay để những hạt
khác rơi xuống bắn tung tóe lên, chẳng rõ đâu là nước cũ, đâu là nước
mới. Tiếng còi xe giục giã phía sau như làm tôi bừng tỉnh, vội vàng nhấn
ga rời đi nhưng hình ảnh hứng mưa ấy vẫn đọng lại trong tâm trí tôi.
Mấy tháng sau, tôi lại tình cờ thấy em, em làm việc trong văn phòng
đối diện nơi tôi điều hành.Từ chỗ làm việc của tôi có thể nhìn thấy em,
bóng dáng tất bật với chiếc sơ mi trắng, váy xanh biển.Cô gái đặc biệt
đã làm tôi có ấn tượng.
Có lẽ hơn nửa năm rồi, tôi đều nhìn em, từ bên này cửa kính. Và thật
ngạc nhiên, cô gái của tôi không những không mất đi tính cách như buổi
đầu vô tình gặp gỡ, mà dường như, đó là một phần cuộc sống không thể
tách rời của em, lãng mạn, bay bổng. Quả thực, không hề hợp với nhịp
sống tấp nập của Sài Gòn.
Em rất thích mưa, mỗi khi trời mưa, em lại đưa mắt nhìn ra ngoài
trời, nơi những cánh chim chao liệng cùng gió, cùng mây, nơi những hạt
mưa mải miết rơi mà chẳng hề biết thân phận mình sẽ đi đâu về đâu.
Một chiều mưa, tôi thấy em ngoài ban công tầng 8, ánh mắt đăm chiêu
như nhìn về một nơi xa xăm nào đấy. Thẫn thờ. Những hạt mưa rơi xuống
ngày càng nhiều, dày hơn. Em vẫn đứng đó, tay ôm lấy vai, ngửa mặt lên
trời, ánh mắt u buồn, trống rỗng. Tôi thấy những giọt nước rơi xuống,
nhưng không rõ, đó là nước mưa hay nước mắt của em.
Mẹ tôi bảo, dạo này mày yêu hay sao mà cứ lẩn thẩn thế con trai,
không có việc gì cũng ngồi tủm tỉm cười một mình là sao? Tôi ngạc nhiên:
“Con thế à?”. Mẹ tôi lườm nguýt: “Bố cha nhà anh, mẹ anh tuy già nhưng
mắt vẫn tinh lắm nhé. Cũng 30 rồi, mau rồi đưa con bé về ra mắt cho tôi
mừng”. Tôi hỏi mẹ tôi: “Con gái mà thích mưa thì sao mẹ nhỉ?”. Mẹ tôi
cười: “Con gái thích mưa là cô gái sống nội tâm, có thể mạnh mẽ đến đâu
đi chăng nữa nhưng sâu thẳm trong tâm hồn lại rất yếu đuối. Mong manh,
khắc khoải, hay hoài niệm, buồn nhiều hơn vui”.
Dừng lại một chút, mẹ tôi nhìn tôi cười ẩn ý: nếu anh yêu một cô gái
thích mưa, hãy đối xử dịu dàng với cô ấy. Đó là những người rất dễ bị
tổn thương. Tôi chẳng thể nghe thêm bất kì lời nói nào của mẹ nữa, bởi
chiều nay chợt có cơn dông. Và, đôi mắt buồn ấy lại hiện về trong tôi,
tôi lại thầm tự hỏi, không biết giờ này, em đang làm gì với những cơn
mưa?
Bữa nọ, có việc cần đàm phán mà phía đối tác lại là công ty em đang
làm. Có điều gì đó khẽ vui sướng khi tôi biết tin này, tôi tự mình đảm
nhận phụ trách công việc này chứ không giao cho cấp dưới như mọi lần.
Thật may mắn khi em cùng trong tổ công tác với tôi, vì chuyện công việc
thường xuyên gặp mặt nên tôi cũng có nhiều cơ hội gặp em hơn. Cô bé của
tôi: chuyên viên phát triển bản thảo, 22 tuổi, nhóm máu O, cung Sư Tử,
mắt một mí, hiếm khi cười, khuôn mặt mang một nét trầm buồn lãng đãng
của con gái kinh kì xứ Huế thơ mộng. Em không đi giày cao gót mà chỉ làm
bạn với những đôi giày cao cổ cách điệu đế bệt ôm gọn bàn chân cổ chân
không chừa chút kẽ hở nào. Một cô nàng hơi bảo thủ và khép kín, tôi nghĩ
vậy.Em cũng không sử dụng thang máy như mọi người mà lại đi thang bộ,
một lần tôi hỏi em: “An không thích đi thang máy à?”.
Em chỉ cười, nụ cười hiếm hoi xuất hiện trên gương mặt bầu bĩnh trắng hồng: “Em đang giảm cân nên đi thang bộ cho khỏe anh ạ!”.
Tôi ngạc nhiên: “Người như em cần giảm cân nữa thì thành siêu mẫu
mất”. Về sau, các đồng nghiệp em cho biết , em bị chứng sợ khi đi thang
máy nên bất đắc dĩ lắm mới sử dụng đến nó.
Tôi luôn tìm mọi cách để thân quen hơn với em, nhưng dường như em
đang cự tuyệt tôi ngoài biên giới. Chỉ trong quan hệ hợp tác, công việc,
những chuyện khác tuyệt nhiên rất khó mời được em đi cùng, tôi có cảm
giác, em luôn giữ khoảng cách với người khác, luôn đề phòng, tự tạo cho
mình một đường biên mà không ngoại lệ nào bước vào được.
Cứ thế, tôi dõi theo em, còn em mãi ngăn cách tôi với thế giới của
riêng em. Tôi dõi theo em, dõi theo ánh mắt em khi những chiều mưa nhạt
nhòa phủ lối, dõi theo bước chân em qua những ngõ phố quanh co dài hẹp
của Sài Gòn, dõi theo những ẩn ức u buồn lãng đãng bên những cốc café
Nhớ và khóm đồ mi tỏa hương dịu nhẹ mỗi chiều em qua. Em có hay?
Đám cưới một người bạn, tôi lại
tình cờ gặp em, có lẽ duyên phận vô
cớ nên chăng đôi lúc ông trời cũng sắp xếp để chúng ta cùng làm phù
dâu, phù rể. Em đứng đó, thanh thoát và mỏng manh trong bộ váy trắng
voan mỏng. Có điều gì đó nhẹ nhàng len lỏi vào tim tôi, vẻ đẹp thanh
khiết, trinh nguyên không tì vết. Đứng cạnh em, tôi thầm nghĩ, giá như
hôn lễ của tôi, em sẽ mặc bộ váy cưới dài và lộng lẫy như thế, tôi sẽ
chỉ cưới cô gái có nụ cười hiền dịu này mà thôi.
Tiệc tàn, tôi tìm hình bóng em trong muôn ngàn người nơi đây.
Váy trắng, váy trắng, váy trắng.
Tôi thấy em bên vườn tường vi của khách sạn, cạnh là một cậu trai
tầm thước, hình như đã gặp qua ở đâu đó trong hôn lễ. Tôi không biết họ
nói chuyện gì với nhau, nhưng hình như cũng không nói nhiều, họ chỉ ngồi
cạnh nhau, lặng lẽ. Cuối cùng, chàng trai đứng lên, cúi xuống hôn nhẹ
vào trán em rồi với một bông đồ mi bung nở mĩ lệ bên vách tường cẩn thận
đặt vào tay em. Chàng trai đi rồi, em vẫn thẫn thờ đứng đó nhìn theo
bóng lưng cậu ta, trên tay, bông đồ mi theo gió đung đưa lao xao chực
vuột ngã, rơi xuống.
Tim tôi, không hiểu, cảm thấy đau. Em đứng đó như một bức tượng.
Chẳng biết em đã đứng đó đến bao lâu, chỉ khi trời nổi gió, những hạt
mưa lộp độp tí tách nện xuống mặt cỏ, bụi tường vi chao đảo nghiêng ngả
trong gió. Cánh hoa rụng xuống, bị cuốn lên rồi xoay tròn, là đà lượn
xuống đậu lại trên thảm cỏ xanh thẫm. Váy trắng, hoa, như một bức tranh
tuyệt tác của thiên nhiên và con người. Bức tranh đẹp và buồn, khắc
khoải tâm trạng.
Mưa rơi ngày một nặng hạt, trắng xóa phủ cả đất trời trong tấm màn
huyền bí và những thanh âm tí tách như tiếng đàn trĩu nặng lòng người.
Tôi gạt màn mưa, khoác lên vai em chiếc áo vest, ánh mắt em từ trong
mông lung như bừng tỉnh, ngỡ ngàng, nhìn vào đôi mắt em, tôi thấy đủ mọi
cảm xúc thay nhau biến đổi: bàng hoàng, hụt hẫng, xót xa, hoang mang,
thất vọng, trống trải, cay đắng, đau xót. Một phút ấy, tôi đã tự mắng
rằng điều gì mới có thể làm ánh mắt của em phức tạp chất chứa bao điều
khó nói như vậy? Một phút ấy, tôi ước giá mình có thể ôm em vào lòng, ôm
thật chặt để xoa dịu nỗi đau trong em. Vì cảm giác sợ hãi bỗng dưng
nhen nhóm trong tôi, sợ em sẽ tan biến như những hạt mưa kia, một khi
rơi xuống, sẽ vỡ tan, lấp lánh nhưng chẳng bao giờ tìm lại được.
Thế nhưng, em đẩy tôi ra, ánh mắt sững sờ rồi bối rối quay lưng bỏ
chạy. Hôm sau gặp lại, mặt em bừng đỏ tận mang tai, ấp úng ngượng
ngùng: “Thực xin lỗi…hôm qua…à….là em có lỗi ạ, cái áo hôm sau em sẽ
giặt sạch rồi mang trả anh ạ. Mong anh thứ lỗi…”
Tôi bỗng dưng thấy em thật thú vị, muốn nhìn thấy em lúng túng như
trẻ con mắc lỗi thế này. Tôi chỉ cười. Em chạy biến đi thật nhanh sau
khung cửa. Tôi bật cười, lần đầu tiên thấy em ngượng ngùng như vậy.Tháng
8, trời mưa dầm nhiều hơn. Sài Gòn cứ chiều lại là đổ mưa rì rầm không
ngớt. Bầu trời như trầm xuống, nặng nề hơn, ướt sũng bọt nước. Em và
tôi, vẫn cách biệt, vẫn giấu kín mình trong lớp áo xa cách như trời và
đất dẫu có màn mưa mịt mùng giăng lối cũng chẳng thể nào nhập lại làm
một.
Một chiều cuối tháng, em lao ra khỏi tòa cao ốc trước con mắt sững
sờ của mọi người. Thang máy vừa mở cửa, em chạy đi gấp gáp, mặt tái
mét, nước mắt lưng tròng, ướt át. Bóng dáng em nhỏ xinh lạc lõng giữa
vô vàn xe cộ chật ních giờ tan tầm, lạc mất.
Tôi tìm em, giữa cơn mưa ào ạt cuối hạ, giữa những ánh chớp nhì
nhằng xé rách màn đêm, em lạnh giá và ướt sũng trên chiếc xích đu. Tôi
choàng áo khoác lên người em, em ngước mắt nhìn tôi, mái tóc rối bù, đôi
mắt ầng ậc nước, là nước mắt. Em thì thầm: “Yêu một người không yêu
mình, phải chăng là quá khó? Chờ đợi một người không yêu mình, phải
chăng là quá ngu dại?
Tôi im lặng, ôm lấy em, bờ vai mảnh dẻ rung lên bần bật.Em òa khóc
nức nở, giọng nói vỡ đi vì những tiếng nấc nghẹn, đau đớn, xót xa: “Anh
ấy cưới vợ nhưng lại chẳng màng đến em, em phải làm gì đây? Ở nơi đây,
ngày nhỏ, anh ấy từng nói khi em lớn lên sẽ cưới em làm vợ, em đã tin
tưởng, em đã chờ đợi. Nhưng những gì em nhận được chỉ là tin anh ấy
thành hôn và xuất ngoại. Vì sao không thể yêu em? Em có đòi hỏi quá đáng
gì đâu? Không yêu em cũng được, sao lại phải đi tới nơi mà mãi mãi em
chẳng thể nào đến được bên anh ấy, là ghét em tới mức đó sao? Ghét em
tới mức không muốn nhìn thấy em nữa sao? Sao lại tàn nhẫn vậy? Nói với
anh ấy đừng đi có được không? Em chỉ cần nhìn thấy anh ấy cũng được, chỉ
nhìn thôi cũng được, đừng để em không gặp được anh ấy, đừng để em không
biết chút ít tin tức gì của anh ấy? Có được không? Có được không?”
Tôi không trả lời được, tôi chỉ biết ôm em, chỉ biết ôm lấy em
trong vòng tay tôi, dưới cơn mưa tầm tã ấy, tôi biết em đau nhưng chẳng
thể nào làm em bớt đau hơn. Tôi ngước mắt nhìn ánh sáng vàng vọt , mờ
nhòe phát ra từ ngọn đèn đường cao áp, những hạt mưa vẫn ồ ạt xối xuống.
Lần đầu tiên tôi nhận ra, thì ra mưa rơi đẹp nhất là khi ngắm chúng
dưới ngọn đèn đường mờ mờ nhòe nhòe ấy.Thấy lòng mình tĩnh lại hẳn, chỉ
có tiếng mưa rơi, và người con gái tôi yêu đang khóc. Lần đầu tiên, tôi
muốn cảm ơn Chúa vì người đã để tôi gặp được em vào lúc này.
Tôi đưa em về nhà, phòng em cắm đầy những bông cẩm chướng đã
khô.Tôi chợt nhớ, hình như, ngoài đồ mi thì loài hoa em thích hình như
là cẩm chướng.em rũ rượi như một cái xác không hồn, thảm hại đến đáng
thương. Như một bông hoa bị gió mưa vùi dập tan tác.
Ánh mắt trống rỗng, vô hồn, nói năng lung tung. Nấu cho em một cốc
nước gừng rồi để em tạm nghỉ. Đôi mắt tôi dừng lại trên bàn đọc sách, ở
đó, cạnh cuốn Hoàng tử bé đang đọc dở là một bông đồ mi héo khô. Tôi về
nhà, gửi mail cho em nội dung 1 bức thư, không dài, không hoa mĩ, vì
tôi là đàn ông. “Tình yêu là không thể cưỡng cầu. Thứ cho đi không hẳn
là mất đi hoàn toàn mà chẳng nhận được hồi đáp. Ít nhất, kí ức còn mãi
lưu giữ những gì hạnh phúc và êm đềm nhất. Có chăng, hãy xin lỗi chính
mình vì đã quá yêu một người, yêu đến mức quên cả bản thân. Có thể vết
thương lòng sẽ khó hồi phục, nhưng em vẫn cần sống, phải sống. Không
phải cho người khác mà cho chính em”.
Một tuần sau, vẫn không thấy em đi làm.Người phụ trách mảng bản thảo cũng được đổi, tôi mới biết em đã xin nghỉ việc ở công ty.
Em.
Biến mất đột ngột giữa Sài Thành to lớn nhộn nhịp và đa mang. Em
giống như những cơn mưa vùng này, chợt đến, chợt đi chẳng hề báo trước,
đem lại cho người ta chút cảm giác mát mẻ giữa khí trời nóng nực rồi đột
nhiên biến đi mất tích. Để lại tôi trong lưng chừng yêu thương. Tôi
biết tìm em nơi đâu giữa biển người xa lạ này? Biết tìm em thế nào dưới
vòm trời rộng lớn ?cô gái yêu mưa mang đôi mắt nâu sũng nước u buồn màu
sương khói?
Tôi quay trở lại quãng thời gian như trước khi em xuất hiện. Công
việc và bản thảo. Dự án và hành trình. Thi thoảng, có đôi lúc nhìn lướt
qua khung cửa ngày xưa em đã từng ngồi đó, như lại thấy bóng dáng em
bận bịu bên chồng chất giấy tờ, như lại thấy đôi mắt em bâng khuâng
những chiều mưa, như lại thấy bàn tay em trắng mảnh đưa lên hứng những
giọt nước mưa lạnh lẽo .Những mùa hoa xoay đến rồi lại đi, mưa Sài Gòn
chuyển mùa.Tôi chẳng thể nào vô tình gặp lại bóng dáng ấy trên vô số
cung đường đi qua. Cũng chẳng vô tình bắt gặp một cô bé mắt nai ngơ ngác
nào ở chốn thị thành này có những hành động ngu ngơ như em. Phải chăng
Sài Gòn giấu em quá kĩ?
***
Bốn năm sau.Mẹ giục tôi mai mối cưới xin, những bản điệp khúc của
bà như tiếng ve mùa hạ. Tôi đã quen nhưng không khỏi phì cười mỗi lần bà
chống nạnh giơ quạt chỉa vào tôi sưng sỉa: “Bố nhà anh, có mỗi cô dâu
ưng ý không rước về để nó chạy mất”. Tôi cười buồn, em đã đi được 5 năm,
nhanh thật. Thời gian quá phũ phàng cho những gì muốn quên và cố chấp
cho những gì phải quên.Có những sự thật không muốn nhắc đến nhưng vẫn
hiện diện đâu đó quanh đây.
Em đã xa.
Em đã xa.
Tháng 12 đến với những cơn mưa ngâu dai dẳng kì lạ. Lại là mưa.Sài
Gòn năm nay mưa nhiều hơn mọi năm, thời tiết cũng ưa trêu cợt con người
quá đáng. Tôi giơ tay, hứng những giọt mưa rơi qua khung cửa xe, những
giọt nước trong veo lạnh lẽo đậu lại nguyên vẹn trong lòng bàn tay, lạnh
lẽo nhỏ giọt rơi rớt qua kẽ tay, vài hạt nước li ti bắn lên đọng lại
trên ống tay áo vest rồi nhanh chóng thấm đẫm, để lại những chấm tròn
nhỏ trên nền vải muyst đen tuyền. Không gian như dịu lại hẳn sau cái
nắng gay gắt ban trưa, có lẽ, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng nhưng giữa
cơn mưa, trời đất chỉ là một khối hỗn mang mờ mịt gió bụi.
- Ghé qua chợ hoa chút nhé! Còn thời gian không Nam?
- Sếp! Một tiếng nữa mới đến giờ bay! Vẫn chỗ cũ ạ?
- Ừ!
Khách sạn năm nào chứng kiến cuộc gặp em, chẳng biết từ khi nào đã
trồng rợp cả sân golf 1 vườn hoa, cẩm chướng, hướng dương, cúc vạn thọ,
sử quân tử và cả đồ mi. Những luống hoa được vun trồng chăm bón kĩ
lưỡng vươn mình mạnh mẽ chống chọi với cơn mưa. Thân hoa yếu mềm rung
rinh trước sức nặng của những đợt mưa kéo đến dồn dập, liên tục không
ngớt. Cánh hoa mỏng tang run rẩy trước sức ép thiên nhiên, những bông đồ
mi oằn mình chấp chới.
Một chiếc ô khác xuất hiện trước mắt tôi, bàn tay mảnh khảnh khẽ
vuốt những hạt nước trên bông hoa xuống. Chẳng biết từ lúc nào, giác
quan của mình lại kém đến vậy.Tôi tự nhủ.
Người đứng trước tôi là một cô gái, cô ta đang ngồi cạnh những
khóm đồ mi, vạt váy trắng lấm bùn đất hòa với những cánh hoa trắng muốt
của đồ mi ảm đạm nhạt nhòa giữa buổi chiều mưa gió. Chiếc dù đỏ thẫm che
mất khuôn mặt, mưa lộp độp rơi trên tấm vải dù căng giữa những nan kim
loại nghe chát chúa, khô khốc.
Lại một người nữa thích đồ mi!
- Em đã không biết là anh cũng thích hoa đồ mi. Đồ mi đẹp thanh thoát nhưng lại là loài hoa của những tình yêu đã chết.
Tôi sững người, giọng nói này…đã bao năm qua đi nhưng vẫn luôn
ngân vang trong lòng tôi. Âm thanh của những chiều mưa rả rích, âm thanh
của nắng gió xào xạc, thanh âm của những nỗi đau len lén thở nhẹ mỗi
khi đêm về. Thanh âm của em - cô gái cười ngây ngô trước những cánh hoa
xoay khi mùa trở gió.
Đôi mắt nâu đen như đầm nước nhìn tôi chăm chú, tiếng mưa rơi rào
rạt bên ngoài như muốn nuốt gọn những lời em nói. Nụ cười của em, vẫn
sáng trong vô tư như thuở trước. Chợt nhận ra em cười lên trông thật
đẹp. Đã cao hơn, đằm thắm hơn trước, và xinh hơn trước.
- Em về rồi sao?
- Em xin lỗi. Em chưa bao giờ rời đi. Chỉ là cần cho mình khoảng thời gian tĩnh lặng.
- Anh….
- Anh đã từng nói, hãy gọi anh bất cứ khi nào em cần. Bây giờ, em muốn nhờ anh một việc, có được không?
- Nhất định rồi!
- Có thể nào tặng em một bó cẩm chướng không?
Tôi lặng người, tặng hoa cẩm chướng?
Một ngày cách đây 2 năm, từ địa chỉ xa lạ, tôi nhận được bức mail
chỉ vỏn vẹn mấy chữ : “Cẩm chướng mềm mại và khuất lấp trong muôn ngàn
loài hoa rực rỡ. Như tình yêu thầm lặng, biết đấy nhưng cũng chỉ để đó
mà thương nhau lén lút. Cứ câm nín, cứ chôn chặt. Ở bên mà lại chẳng cam
tâm. Mong ngóng và bất lực trước sự phũ phàng của duyên số. Ngày nhỏ,
em vẫn thường nói rằng, mai này, khi em kết hôn, hoa cưới của em nhất
định phải là cẩm chướng”.Tôi đã nghĩ đó là em, bằng trực giác của một
người đàn ông. Nhưng không thể nào tìm cách liên lạc lại được.
Và bây giờ, tôi mỉm cười, dang tay ôm em vào ngực, vùi mặt vào mái
tóc dài phả hương sen ngan ngát. Hai chiếc ô nằm cạnh nhau dưới thảm cỏ
sũng nước mưa.
Hạnh phúc đôi khi đến từ những điều không tưởng, chờ đợi sẽ không
là kết thúc của niềm tin nếu ta thực lòng yêu một người, mà người đó,
cũng có ta. Mưa đã tạnh, nắng đã lên rồi.
King
King
Cẩm chướng đỏ của một thời t Đẹp dịu dàng trong sáng thật thanh cao.... Từ bấy giờ cho đến tận mai sau, Luôn giữ mãi tình bạn thân bất diệt ! |
NM
Cẩm chướng đỏ
Có được số điện thoại nhà Phan cũng được xem là một kỳ tích của tôi. May thay, tôi có quý nhân phù trợ, hoặc có thể do duyên của tôi và Phan chưa dứt. Tôi quay số, đầu dây bên kia có tín hiệu nhấc máy sau ba hồi chuông.
-
Alô!
- Dạ! Thưa chú, cho cháu gặp bạn Phan. Tôi phải nói như vậy mặc dù giọng nói tôi nghe trong điện thoại không đến nỗi già lắm.
- Phan đây! Ai rứa?
Tôi bắt đầu thấy trống ngực mình như đang
vào mùa lễ hội. Tôi bảo:
- Phan à, bạn
đây!
- Bạn mô rứa hè?
-
Một người bạn cũ - Tôi trả lời, rồi nói tiếp - Để xem, chúng ta quen
nhau bốn năm rồi đó. Hãy nhớ lại những người bạn của cậu bốn năm về
trước.
- Bốn năm trước à? Lúc đó đang học mười một, bạn cấp III à? Ai rứa? Nói tên đi, để coi mình có nhớ không?
- Thôi. Bạn cứ đoán đi, nói tên thì… lộ hết.
Câu chuyện cứ như vậy mà kéo dài ra. Khi tạm biệt, Phan vẫn chưa biết tôi là ai. Cậu ấy cứ năn nỉ:
- Ai ri hè? Nói chuyện lâu rứa mà mình không biết đang nói chuyện với ai hết. Bạn nói bạn là ai đi, bật mí cái tên cũng được.
Tôi cười. Tôi để cho trí tò mò của Phan bắt cậu ấy phải hoài niệm và tưởng tượng chứ nhất định không khai, ít nhất là hôm nay.
Tôi
gác máy mà thấy hân hoan trong lòng. Bởi đó là lần đầu tiên tôi thoải
mái nói chuyện với Phan. Tôi không thấy tôi run. Có lẽ vì tôi đã lớn
chăng? Lúc ấy, tôi vừa thành sinh viên.
Năm lớp mười một có một
cậu bạn cao lêu nghêu chuyển vào lớp tôi khi vừa hết học kỳ một. Tôi
chẳng biết nữa, lần đầu tiên gặp bạn ấy, tôi có cảm giác quen thuộc lắm,
gương mặt bạn ấy hình như tôi đã gặp đâu đó rồi. Rất quen. Mà cũng có
thể tôi gặp trong giấc mơ cũng nên.
Thiệt tình, lúc ấy tôi chưa
biết ‘‘iu’’ là gì đâu. Chỉ thấy qua sách vở. Xuân Diệu bảo: ‘‘Yêu là
chết trong lòng một ít’’, mà như vậy thì không đúng. Lòng tôi chưa
‘‘chết’’ bao giờ. Vả lại, gia đình tôi lúc ấy khó khăn lắm. Nhiều người
nhìn cái nhà tre ọp ẹp cứ ví von là nhà của chị Dậu, vì vậy tôi chăm
chăm một buổi đi học, một buổi đi hái rau cho mẹ bán, dành dụm tiền nộp
học phí cho trường.
Phan vào lớp, tôi thấy Phan quen nên thỉnh
thoảng để ý cậu ấy bằng cách: nhìn, nhìn trộm, liếc... Phan học giỏi, vì
để chuyển ngang được vào trường tôi, cậu ấy phải là học sinh khá ở
trường cũ. Thế đấy, chẳng biết từ bao giờ Phan chen ngang suy nghĩ của
tôi. Những lúc nghĩ về cậu ấy tôi thường cười. Hic, ‘‘Tôi cười không
hiểu vì sao tôi cười’’. Để ý vài ngày tôi thấy Phan cứ ngồi một mình. Có
vẻ là một anh chàng nhút nhát và ít nói. Tôi nhận xét ngang xương như
vậy. Và vì thấy cậu ấy chưa hòa đồng được với lớp nên tôi mới bạo gan
với một ý tưởng mới trong đầu. Tôi, "cô nàng chuyên văn, sử, địa’’ (biệt
danh lớp đặt cho tôi), tự nhiên nổi hứng làm thơ. Mà lúc ấy nếu không
làm thơ thì tôi biết làm gì được nữa. Không lẽ tôi chạy tới chỗ Phan,
kéo tay cậu ấy ra chơi cùng với lớp. Ôi, tôi đâu có được mạnh mẽ như
vậy, cũng không vô duyên đến thế. Tôi chưa nghĩ đã thấy nổi da gà rồi.
Thế nên tôi quyết định làm thơ gửi Phan.
Tôi về nhà, cầm cái rổ
đi hái rau cho mẹ, trước khi đi không quên cầm tờ giấy và cây bút nhét
vào túi quần. Tôi quyết tâm hôm nay phải ‘‘đẻ’’ ra bài thơ. Tôi vừa hái
rau, vừa suy nghĩ tứ thơ trong đầu. Khi đã hái xong rau, ngồi lấy dây
chuối bó lại từng bó nhỏ, tôi đếm được mười bó. Trong đầu nghĩ nếu ngày
mai chợ có cá cơm, cá khoai thì chục bó me lá này mẹ tôi sẽ bán được năm
ngàn. Xong. Tôi lấy giấy bút ra ngồi viết, chẳng bao lâu tôi đã có một
bài thơ:
Xin chào bạn! Người bạn vừa đến lớp
Bạn đến đây khi trời chuyển sang xuân
Xin cho hỏi bạn từ đâu đến vậy?
Cùng chúng tôi đắp xây gia đình này.
Bạn vừa đến chắc cũng chưa quen nhỉ?
Lớp chúng tôi vui rộn suốt cả ngày
Mong bạn hãy hòa cùng niềm vui ấy
Để gia đình mãi nhộn nhịp, vui tươi
Xin hãy bỏ qua những gì khó xử
Lớp chúng tôi như vậy đấy, bạn à.
Hãy mỉm cười và hãy cùng vui
Để tình bạn luôn luôn thắm mãi
Và cùng nhau xây dựng những điểm mười
Nhớ nhé bạn đừng ngại ngùng chi nữa
Hãy sẵn sàng đón nhận những niềm vui.
Bạn đến đây khi trời chuyển sang xuân
Xin cho hỏi bạn từ đâu đến vậy?
Cùng chúng tôi đắp xây gia đình này.
Bạn vừa đến chắc cũng chưa quen nhỉ?
Lớp chúng tôi vui rộn suốt cả ngày
Mong bạn hãy hòa cùng niềm vui ấy
Để gia đình mãi nhộn nhịp, vui tươi
Xin hãy bỏ qua những gì khó xử
Lớp chúng tôi như vậy đấy, bạn à.
Hãy mỉm cười và hãy cùng vui
Để tình bạn luôn luôn thắm mãi
Và cùng nhau xây dựng những điểm mười
Nhớ nhé bạn đừng ngại ngùng chi nữa
Hãy sẵn sàng đón nhận những niềm vui.
Tôi
ra bưu điện gửi bài thơ. Tôi không dám đưa cho Phan. Làm sao mà đưa
được. Ngại chết. Địa chỉ nhà Phan, tôi chịu. Đành thôi, gửi bài thơ đến
trường. Nhưng, cái ‘‘khùng’’ của tôi bộc lộ rõ nhất khi tôi gửi lá thư.
Ai đời tôi gửi đến lớp mà góc người gửi tôi ghi tên tôi, địa chỉ lớp,
góc người nhận tôi điền tên Phan, địa chỉ lớp. Mà sẽ là bình thường nếu
không ai để ý đến điều đó. Đằng này, hôm thầy giám thị đưa thư lên cho
Phan, trước khi quay đi thầy còn bảo: ‘‘Hình như là có bạn nào đó trong
lớp gửi cho em’’. Hic, nghe tới đó thì mặt tôi đã đỏ như hoa vông. Tôi
không ngồi yên trên chỗ ngồi của mình nữa, xin phép thầy bộ môn ra ngoài
rửa mặt. Trong lớp xôn xao, xôn xao... Còn nhân vật chính thì ngây thơ
hỏi: ‘‘T.H. là ai rứa?’’.
Sau buổi học ấy là buổi liên hoan để
nghỉ Tết. Trong buổi tiệc bánh kẹo ngoài bãi cỏ bên bờ sông Hương chiều
đó có một người thấp thỏm chờ đợi. Nếu cậu ấy phát tín hiệu vui vẻ nghĩa
là trưa nay cậu ấy đã đọc bài thơ, rồi cậu ấy sẽ cười chào khi nhìn
thấy mình. Tôi nghĩ vậy và chờ đợi. Không khí mùa xuân đã tràn ngập phố
phường, buổi chiều nắng cuối đông yếu ớt xuyên qua những nhánh cây trụi
lá, hắt bóng cây xuống mặt đất trông giống như ai rảnh rỗi ngồi vẽ rồng,
vẽ rắn. Chiều ấy, tôi cũng có nhìn Phan vài lần, mong tìm thấy mùa xuân
trên môi cậu ấy. Nhưng tuyệt nhiên không có nụ cười nào Phan dành cho
tôi.
Những ngày nghỉ Tết với tôi sau đó trôi qua quá dài, lần đầu
tiên tôi không thấy vui khi Tết đến, xuân về nữa. Tôi chỉ mong nhanh
hết Tết để được đến trường, để nhìn thấy Phan. Thấy cậu ấy quần xanh, áo
trắng, chiếc xe đạp Phượng Hoàng, cái cặp đan chéo trước ngực bước qua
cổng trường. Cuối cùng cũng tới ngày tôi mong ước. Tôi đứng trên tầng
ba, ngong ngóng nhìn ra phía cổng trường, tìm một dáng hình quen.
Hôm
đó là thứ ba, Phan không bước vào ngưỡng cửa lớp tôi. Trong lòng tôi
bắt đầu nhấp nhổm. Phan đi trễ. Cậu ấy ốm. Bị tai nạn... Bao nhiêu giả
thuyết cứ lờn vờn trong đầu. May hôm đó là buổi học đầu tiên của năm mới
nên thầy cô "lì xì" cho chúng tôi ngồi ‘‘nói chuyện thời sự’’, nếu
không tôi sẽ không tập trung được để học. Mắt tôi cứ hướng ra phía cửa,
chờ đợi..
Giờ ra chơi, tôi nghe cái tin như sét đánh ngang tai.
Phan chuyển lớp. Lúc ấy tôi có cảm giác như mình đang đứng trong ca khúc
Tình nhớ của Trịnh Công Sơn. ‘‘Một người về đỉnh cao. Một người về vực
sâu’’. Không biết ai về đỉnh cao. Còn tôi, tôi đang rơi tự do.
Tôi
chưng hửng không biết lý do vì sao Phan chuyển lớp. Phan không thích
lớp tôi? Hay vì bài thơ? Tôi bắt đầu thấy áy náy. Cuối cùng, sau hai
tiết ngồi bần thần vì sốc, tôi quyết định đi hỏi cậu ấy lý do chuyển
lớp.
Giờ tan học, tôi lấy hết can đảm nấn ná chờ Phan đi xuống
cầu thang. Tôi cũng sẽ giả bộ tình cờ đi cùng và hỏi. Nhưng, đến khi
nhìn thấy, đi song song với cậu ấy, tự nhiên tôi run kinh khủng, miệng
tôi chỉ kịp lắp bắp:
- Vì răng bạn chuyển lớp rứa?
Cậu ấy bảo:
- Ba mẹ bắt
chuyển.
Tôi
không hỏi thêm gì nữa, cứ im lặng cho đến khi ra đến nhà xe. Thật ra
thì miệng tôi đã cứng đơ ra rồi, không nói được nữa. Cậu ấy cũng im
lặng.
Thế là xong. Đích thị là vì bài thơ, ba mẹ cậu ấy biết nên
ngăn chặn cậu ấy ngay từ đầu, nếu không thì chẳng có lý do gì Phan
chuyển vào lớp tôi, ngồi chưa ấm chỗ đã lại chuyển đi. Cả một trời ân
hận đổ sụp xuống đầu tôi, giá mà tôi không bày đặt thơ thẩn này nọ, có
lẽ Phan sẽ không chuyển đi. Lỗi là do tôi. Sai đâu được nữa.
Hôm
ấy, trên đường đi học về, đầu óc tôi cứ để tận đâu đâu. Tôi ước lý do ba
mẹ Phan bắt cậu ấy chuyển lớp không phải vì bài thơ, không có mầm mống
yêu đương nào được nhen lên trong bài thơ của tôi cả. Tôi nghĩ tôi viết
thơ như vậy là quá trong sáng luôn chứ.
Một đêm trằn trọc không
ngủ. Gà gáy sáng tôi đã dậy viết thư xin lỗi Phan. Xin lỗi vì đã tặng
cậu ấy bài thơ. Khi viết lá thư xin lỗi, tôi rất hi vọng biết được lý do
thật sự cậu ấy bị ba mẹ bắt chuyển lớp. Ví như khi đọc xong thư tôi,
Phan sẽ bảo: “Không phải do bài thơ của H. đâu, ba mẹ mình có lý do
khác” cho tôi yên lòng.
Chiều. Tôi đem thư qua lớp Phan, nhờ một
cậu bạn tôi quen đưa giúp. Những ngày sau đó, tôi hồi hộp chờ câu trả
lời của Phan. Hồi hộp như những đứa học trò không học bài khi thầy giáo
giở sổ bảo kiểm tra bài cũ. Nhưng, càng chờ đợi càng vô vọng, chẳng có
câu trả lời nào Phan dành cho tôi hết. Tôi không còn nhớ lúc ấy tôi cảm
thấy như thế nào nữa. Một phần tôi quý Phan ngay từ đầu, một phần Phan
làm cho tôi cảm thấy bị quê. Có lẽ tôi đã vô duyên quá chăng?
Vậy
là tôi không cố gắng làm thêm bất cứ điều gì liên quan đến Phan nữa.
Tôi bỏ cuộc. Máu tự ti bắt đầu quay lại ngự trị trong tôi. Tôi tự an ủi:
Đúng rồi. Mày chẳng xinh, lại con nhà nghèo nữa, ai mà thèm chơi. Tôi
nghĩ thế và cứ lùi lũi như thế. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, tôi chỉ dám
nhìn Phan từ rất xa.
Hè năm lớp mười một sang mười hai, khi cái
kẻng leng keng được nghỉ ngơi, khi lũ ve làm nên mùa cây mưa, khi cái
nắng chói chang bắt đầu làm phượng cháy, tôi lại có dịp được gặp Phan ở
lớp học bồi dưỡng học sinh giỏi. Đầu năm mười hai, chúng tôi sẽ tham gia
kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tôi môn sử. Phan môn lý. Từ đó, cơ hội
chúng tôi nhìn thấy nhau nhiều hơn. Nhưng tôi đã chui tọt vào cái vỏ ốc
của mình rồi. Sau lá thư xin lỗi chẳng được hồi âm, tôi quê. Tôi không
còn đủ cam đảm để làm quen, bắt chuyện với Phan nữa. Chúng tôi thật sự
là hai đường thẳng song song.
Ầm, trời mưa dông, sét đánh trúng
đầu tôi hay sao ấy. Tôi lại tìm thấy trong mình một tia can đảm cho một
thử thách khác. Tôi lại viết thư gửi Phan. Lần này thiệt là “hoành
tráng” hơn những lần trước. Tôi tự tay đưa thư cho Phan.
Lớp học
bồi dưỡng lý nằm ở văn phòng Đoàn trường. Tôi học trên tầng ba. Điều
ngại nhất khi xuống đó là dễ gặp thầy cô quen. Y như tôi dự đoán, hôm
tôi mang thư xuống cho Phan, tôi gặp cô Hòa, cô giáo dạy văn năm mười
một của tôi. Hai cô trò đứng nói chuyện ngoài hành lang rất lâu, khi
chấm dứt câu chuyện thì các lớp học bồi dưỡng đã tới giờ học. Phan cũng
đã vô lớp. Tôi phăm phăm cầm lá thư trên tay đi vào lớp Phan, tranh thủ
khi thầy giáo chưa đến, tôi đưa thư cho Phan.
Trong thư tôi viết
gửi Phan lần này, tôi bảo nếu kỳ thi học sinh giỏi sắp tới tôi có giải
thì mong Phan hãy làm bạn với tôi. Rằng tôi sẽ cố gắng để thi thật tốt
như là cách tôi đã cố gắng để thành bạn của Phan trong thời gian qua.
Nói
thật, khi tôi đưa ra điều kiện đó, tôi thấy mình mạo hiểm quá. Trường
tôi học chỉ xếp thứ sáu trong tất cả các trường phổ thông trên toàn
tỉnh. Nếu có giải nghĩa là tôi phải đánh bại rất nhiều đối thủ nặng ký
khác. Tôi bắt đầu cảm thấy sợ, thấy không tin tưởng bản thân mình cho
lắm. Nhưng đâm lao thì phải theo lao thôi. Cùng lắm thì tôi chấm dứt cái
rụp hi vọng được làm bạn với Phan. Chấm hết hoàn toàn. Có bị quê đến
lần thứ n là cùng. Tôi chậc lưỡi. Thôi. Kệ. Cố gắng.
Hội đồng thi
ở trường Quốc Học, hai ngày vật lộn với đề thi, ra khỏi phòng tôi không
hi vọng gì nhiều. Đội tuyển học sinh giỏi trường tôi đi thi mấy khi vác
được giải về cho trường đâu, hi vọng mà làm gì. Bước ra khỏi phòng thi,
tôi cũng dập tắt đốm lửa muốn làm bạn với Phan. Thế là xong. Đường ai
nấy đi. Có cố gắng bao nhiêu đi nữa thì nước sông vẫn là nước sông,
không bao giờ thành nước giếng được.
Nửa tháng trôi qua, đùng một
phát, có thông báo của sở giáo dục, tôi có giải, giải khuyến khích.
Trường tôi hai giải khuyến khích, một của tôi và một của em lớp dưới môn
giải toán bằng máy tính bỏ túi. Tôi mừng. Bởi như vậy tôi sẽ được miễn
hoàn toàn học phí của học kỳ còn lại, mẹ tôi vơi bớt một nỗi lo. Tôi
mừng vì cái giải khuyến khích le lói cho tôi một chút hi vọng được làm
bạn với Phan. Tôi lại ngồi chờ đợi Phan trả lời thư, hay ít nhất Phan sẽ
cười, sẽ chúc mừng khi gặp tôi ở đâu đó. Nhưng không. Phan một lần nữa
im thin thít. Phan im lặng. Tôi hoang mang.
Trong dịp đi thi học
sinh giỏi, tôi cố tình tìm hiểu và biết được sinh nhật Phan. Ngày đó sắp
đến gần. Được biết Phan thi đại học khối A, tôi đã nhịn ăn sáng rất
nhiều ngày để dành dụm tiền mua một cuốn sách, và sinh nhật cũng cần có
hoa nữa…
Thời gian đấy, tôi đọc được một cuốn sách viết về loài
cẩm chướng. Tôi đặc biệt ấn tượng với hoa cẩm chướng đỏ, bởi nó tượng
trưng cho tình bạn bất diệt. Với Phan, ở tuổi ấy, tôi chỉ cần một tình
bạn bất diệt mà thôi. Tôi mua cuốn sách đề thi đại học môn vật lý qua
các năm, viết lời chúc vào sách và gói lại thật cẩn thận. Tôi chờ sinh
nhật Phan.
Tháng ba, Huế đón cái rét nàng Bân nhẹ nhàng, mưa lay
phay trên phố. Người ta bảo mùa xuân là mùa của tình yêu, tôi cũng không
biết, tôi chỉ biết mùa xuân đẹp, vì mọi thứ đều mới… Cái gì mới mà
không đẹp phải không nhỉ? Thứ sáu, đúng sinh nhật Phan, đầu giờ tôi chạy
qua lớp cậu ấy, nhờ người gọi giúp Phan ra hành lang. Khi cậu ấy ra tới
nơi, tôi đóng vai "mặt dày” bên ngoài, còn bên trong thì rộn ràng không
thể tả. Tôi hẹn Phan cuối giờ chờ tôi ở văn phòng Đoàn. Hú hồn. Phan
đồng ý.
Giờ ra chơi, tôi ra ngoài mua năm bông cẩm chướng đỏ, gói thật đẹp, để dưới ngăn bàn chờ đến cuối giờ học.
Thật
không may cho tôi, hôm ấy kiểm tra Anh văn, cô giáo cho làm thêm năm
phút cuối giờ. Khi nghe kẻng báo hết giờ, tôi đã nhấp nhổm không yên.
Bài kiểm tra thì đã hoàn thành, điều tôi lo lắng là Phan. Tôi trễ. Liệu
cậu ấy có chờ? Nếu cậu ấy không chờ được, tình bạn bất diệt của tôi sẽ
trao vào tay ai đây? Tôi làm sao biết được.
Khi cô giáo thu bài
xong, tôi cầm bó hoa trên tay chạy thẳng ra cửa lớp đầu tiên. Chạy như
bị ma đuổi. Đến cửa văn phòng Đoàn, tôi thở phào nhẹ nhõm. Phan vẫn còn ở
đó, chờ tôi. Tôi tặng hoa và quà cho cậu ấy. Cười một cái. Nói một câu
chúc mừng sinh nhật. Nghe Phan trả lời: “Cảm ơn”. Xong, tôi co giò chạy
ra nhà xe. Chạy như sợ Phan nhận ra mặt tôi đang đỏ lên, tim tôi đang
nhảy hiphop. Nếu lúc ấy tôi đủ bình tĩnh để song hành cùng Phan ra đến
nhà xe thì hay biết mấy, có lẽ tôi đã có một tình bạn thật. Nhưng không,
tôi làm đổ vỡ hết rồi.
Cuối năm mười hai là cuộc chạy đua nước
rút để thi tốt nghiệp và đại học, tôi cũng gói ghém những điều vừa đáng
yêu, vừa đáng ghét ấy lại, cất vào một ngăn nhỏ của trái tim mình, rồi
tập trung chạy đua với thời gian. Ngày cuối cùng của đời học sinh, ngồi
trong hội trường phát thưởng, Phan ngồi ngay sau lưng tôi. Nhưng tôi
chẳng đủ can đảm để quay lại, cười một cái, hỏi số điện thoại liên lạc
thì chúng tôi đã không lạc mất nhau. Những đóa cẩm chướng đỏ, tình bạn
bất diệt của tôi đã có người nhận, nhưng chúng tôi chẳng thể nào bình
thường như bạn bè được.
Tôi mất liên lạc với Phan gần hai năm.
Thời gian ấy, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ Phan, và tự hỏi Phan bây giờ ra
sao? Học ở đâu? Còn ở Huế không? Và có còn nhớ một đứa nhiều chuyện như
tôi không?
Tôi cũng đi. Tôi đi thi đại học xa nhà. Nhưng Huế níu
chân tôi lại. Tôi thi trượt. Một năm đầy tự ti, mặc cảm, tôi ở nhà vừa
phụ giúp mẹ bán rau, vừa ôn thi lại. Năm sau, tôi thi ở Huế và đỗ hai
trường.
Vừa nhận được giấy báo nhập học, đứa bạn thân của tôi đã ti toe:
- Vào trường mi sẽ gặp được người quen.
Tôi “A” lên một tiếng như có thần giao cách cảm. Rồi
bảo:
- Phan phải không? Răng mi biết mà không nói cho tao
với.
Một
tháng sau ngày nhập học, tôi gặp Phan ở sân trường. Chúng tôi cùng nhìn
nhau cười. Phan học khoa tin, tôi học khoa văn. Phan học trước tôi một
khóa. Điều gì xảy ra bạn biết rồi đấy. Chúng tôi thành bạn bè.
Sáu
năm sau, tôi gửi Phan thiệp mời dự đám cưới của tôi. Trên Facebook, tôi
cũng thấy hình Phan chụp cùng bạn gái. Cô ấy xinh xắn, hiền lành, rất
Huế.
Khi viết đến đây thì tôi cầm điện thoại nhắn tin cho Phan,
hỏi lý do “Ba mẹ bắt chuyển lớp” của cậu ấy. Cậu ấy vừa reply. Nhưng tôi
xin giữ bí mật nhé!
NAM GIAO
(Huế)
(Huế)
NỬA ĐÓA HOA CẨM CHƯỚNG
Ông
Tư khẽ nghiêng người, nheo nheo mắt ngắm cái chậu kiểng. Nửa cánh hoa
nở xòe trên nền xi măng. Mảnh chén kiểu bể màu hồng được bàn tay khéo
léo của ông mài dũa đã biến thành những cánh cẩm chướng tuyệt vời. Chỉ
còn ghép vào ba cánh nữa là hoàn thành cả đóa hoa. Ông sẽ gắn vài cái lá
cho thêm sinh động. Vừa chọn xong mảnh chén kiểu mang màu lá thì cơn ho
bất chợt nổi lên. Ông gập người lại, mặt đỏ bừng, mồ hôi nhuễ nhại.
Những tiếng ho ằng ặc liên tục khiến lồng ngực ông muốn vỡ tung. Hai bên
hông đau thắt lại. Cổ như bị cào xé. Ông mệt rũ người, buông rơi cái
dao gạch.
Một tiếng “rổn” vang lên làm ông giật thót người. Cây dao gạch rơi
trúng những mảnh chén mài dũa sẵn khiến ba cánh hoa còn lại vỡ nát. Nước
mắt ông ứa ra. Có một bàn tay vô hình bóp chặt trái tim khiến ông nghẹt
thở. Ông ngồi bệt xuống đất, gục đầu trên hai cánh tay đặt vòng quanh
gối.
Đang học bài, thấy vậy, Trà hốt hoảng chạy đến bên nội:
Đang học bài, thấy vậy, Trà hốt hoảng chạy đến bên nội:
– Trời ơi! Nội có sao không, nội?
Khẽ lắc đầu, ông lại ho dữ đội. Tiếng khùng khục vừa dứt, ông khạc
mạnh, bãi nước miếng văng ra có lẫn chút máu. Choáng váng, ông gục đầu
vào ngực Trà. Cậu hét lớn:”Nội!”
Bà Tư từ trong vườn trầu bước ra, nghe tiếng thét của Trà, nhìn thấy
chồng lã người, bà đánh rơi thúng trầu mới hái. Những lá trầu vàng bay
lả tả xuống mặt đất như những trái tim tan tác, oằn oại dưới gót chân
vội vã của bà. Chỉ kịp kêu lên một tiếng “ông”, nước mắt bà ràn rụa tràn
xuống má.
Trà thẫn thờ nhìn mấy chậu kiểng của nội. Cái nào cũng đẹp và lạ mắt.
Ông đã tự đúc lấy chứ không hề mua ở một cửa hàng nào. Có những chậu chỉ
bằng cái chén. Các mặt hông của nó được ông cẩn toàn đá cuội hoặc vỏ ốc
trắng óng ánh, sắc tím xanh. Khi có tia sáng chiếu qua lại ngã sang
hồng, sáng lấp lánh, bên được ông dùng mảnh chén kiểu bể cẩn vào thành
những bức tranh với hồ sen trầm mặc dưới cầu vọng nguyệt. Vài cánh mai
đào khoe sắc. Cả những vị bát tiên cũng được ông nội miệt mài tạo hình
lên mặt chậu.
Ông nội của Trà còn chọn nhiều loại hoa kiểng độc đáo để trồng trong
những cái chậu ấy. Những gốc mai trồng như hai con rắn quấn lấy nhau núp
dưới tán lá xanh mơn mởn. Nhưng Trà thích nhất là hai cây ngâu đã được
ông cắt xén, uốn nắn từ bé. Chúng trở thành hai con cò xanh mướt cứ lớn
dần, Trà vừa thích thú vừa có một ý nghĩ trẻ con là đến một lúc nào đó
chúng sẽ duổi thẳng chân ra rồi nhún mình bay vút lên không, mãi mãi
không trở lại vuông sân nầy nữa. Các bạn học của Trà thì mê tít mấy chậu
xương rồng bé xíu. Nhóm con gái cứ vuốt ve, trầm trồ:” Xương rồng gì mà
có chút xíu. Chắc rồng suy dinh dưỡng!” Gai nó cũng lạ ghê, nó dịu
dàng, mềm mại không như những loại xương rồng trồng làm hàng rào. Các
bạn trai của Trà kháo nhau: ”Xương rồng nầy giống bàn tay nắm lại hoặc
xòe ra của tụi mình, còn mấy cây kia lại mọc thẳng, chẳng khác gì bọn
mình đứng xếp hàng, chen chúc, lấn áp nhau giành chỗ một cách tinh
nghịch.”
Những chậu kiểng của ông nội Trà còn quyến rũ những người giàu có tìm
tới hỏi mua. Trà ngạc nhiên vô cùng khi thấy ông cương quyết không bán
dù họ tự đưa ra những giá rất cao. Có khi lên đến cả chỉ vàng. Với số
tiền này, nội có thể mua vật liệu để làm năm bảy cái chậu tương tự hoặc
trị dứt căn bệnh đã kéo dài cả tháng nay. Ông giải thích :
– Mấy chậu kiểng nầy nội xem như con đẻ của mình. Không ai bán con bao giờ, huống chi nội…
– Vậy sao nội cho bạn con hết mấy chậu ?
– Vì chúng là bạn con.
Nội không cần tiền sao?
– Cần lắm chứ ! Nhưng để có tiền mà phải đánh đổi những gì mình yêu thích thì nội đành chịu nghèo vậy.
– Mấy chậu kiểng nầy nội xem như con đẻ của mình. Không ai bán con bao giờ, huống chi nội…
– Vậy sao nội cho bạn con hết mấy chậu ?
– Vì chúng là bạn con.
Nội không cần tiền sao?
– Cần lắm chứ ! Nhưng để có tiền mà phải đánh đổi những gì mình yêu thích thì nội đành chịu nghèo vậy.
Chợt nhớ tới vợ phải mua bán vất vả để nuôi cả nhà, ông quay sang bà:
– Tôi không bán cặp kiểng, bà có giận tôi không?
Bà nội của Trà mỉm cười:
– Không! Trả hai chỉ vàng tôi cũng không cho ông bán, miễn ông vui là được rồi.
– Tôi không bán cặp kiểng, bà có giận tôi không?
Bà nội của Trà mỉm cười:
– Không! Trả hai chỉ vàng tôi cũng không cho ông bán, miễn ông vui là được rồi.
Ông nội Trà không nói gì nữa nhưng Trà hiểu ông đang vui. Ánh mắt ướt
của ông cho Trà biết ông xúc động. Tâm hồn bà đẹp không khác gì những
chậu kiểng trong vườn nhà. Chính vì thế mà dù ăn ở với bà mấy mươi năm,
bà không sinh đứa con nào, ông cũng không có ý nghĩ bỏ bà, cưới một
người đàn bà khác để có con nối dõi. Nhưng, ông cũng có được một đứa
con.
Sáng hôm đó, khi vừa mở cửa, bà giật nẩy mình vì trông thấy một cái
thúng đặt trước hiên nhà. Trong đó, chú bé sơ sinh còn đỏ hỏn đang say
ngủ. Bà gọi ông inh ỏi. Hai ông bà đem đứa nhỏ vào nhà, nâng niu như giữ
gìn báu vật. Đứa bé ấy chính là cha của Trà.
Cũng bất ngờ như lúc đến, cha Trà đã vĩnh viễn rời khỏi nơi nầy sau một
lần bệnh nặng. Bỏ lại Trà mới vừa hai tuổi. Khi Trà lên ba thì mất cả
mẹ. Mẹ Trà không chịu nổi cảnh phòng không chiếc bóng nên đã tìm một tổ
ấm khác. Bây giờ, Trà không thể nào hình dung được khuôn mặt mẹ. Trà chỉ
tưởng tượng mẹ là một trong những tố nữ mà nội đã tạo hình lên mặt
chậu.
Có lần, Trà đã hỏi bà nội:
– Người ta bảo mẹ con đẹp người mà không đẹp nết phải không nội?
– Bậy nà, mẹ con đẹp cả người lẫn nết đó chứ.
– Vậy sao mẹ bỏ con theo trai?
– Không đâu con. Mẹ con cũng buồn lắm khi phải xa con nhưng…vì thương nội, không muốn nội xa đứa cháu duy nhất đó thôi
– Chắc không phải vậy đâu. Nếu thương con sao mẹ không trở lại thăm con lần nào hết?
– Chắc tại…mẹ bận. Mà sao con nhắc mẹ hoài vậy? Lỡ mẹ con quay về bắt con theo thì nội sống làm sao nổi đây?
– Con sẽ không bao giờ đi theo mẹ.
– Mẹ con giàu lắm đó!
– Kệ! Con cũng không bao giờ bỏ nội.
Có lần, Trà đã hỏi bà nội:
– Người ta bảo mẹ con đẹp người mà không đẹp nết phải không nội?
– Bậy nà, mẹ con đẹp cả người lẫn nết đó chứ.
– Vậy sao mẹ bỏ con theo trai?
– Không đâu con. Mẹ con cũng buồn lắm khi phải xa con nhưng…vì thương nội, không muốn nội xa đứa cháu duy nhất đó thôi
– Chắc không phải vậy đâu. Nếu thương con sao mẹ không trở lại thăm con lần nào hết?
– Chắc tại…mẹ bận. Mà sao con nhắc mẹ hoài vậy? Lỡ mẹ con quay về bắt con theo thì nội sống làm sao nổi đây?
– Con sẽ không bao giờ đi theo mẹ.
– Mẹ con giàu lắm đó!
– Kệ! Con cũng không bao giờ bỏ nội.
Đến lúc này, Trà cũng chưa bao giờ có ý nghĩ bỏ nội nếu mẹ trở về rước
Trà…Dù nơi nầy đêm đêm chỉ có ánh đèn dầu leo lét, cả ba người quây quần
trên bộ ván. Trà nằm gối đầu lên đùi ông nghe kể chuyện lúc ông còn
trai trẻ hoặc nhắc đi nhắc lại câu chuyện sự tích cái bình vôi hay sự
tích trầu cau để trêu bà nội. Không biết vì ánh đèn hay vì cảm động mà
bà cứ cúi xuống ngoái trầu để dấu hai gò má hình như hồng lên từng chặp.
Không bao giờ Trà bỏ đi, dù nơi đây mỗi bữa ăn chỉ có vài con cá rô nhỏ
xíu hay vài con tép nằm trơ vơ trên dĩa. Làm sao Trà có thể quên được
cảnh bà nội giả đò đau bụng, ăn cơm không được. Còn ông nội thì ngán cá
tép để nhường lại cho Trà. Khi thấy Trà đã no cành bụng thì bà mới vét
nửa chén cơm còn lại đem đi nấu cháo. Nhưng chuyện ngán cá tép và đau
bụng của bà cứ diễn đi, diễn lại cả tuần khi bắt đầu mùa mưa, thời điểm
bà nội Trà bán ế ẩm. Điều nầy làm Trà chợt hiểu. Thế là Trà cũng làm bộ
thèm kho khô kho quẹt cho bà đỡ rầu lo.
Trà không bao giờ bỏ nơi mà mỗi dịp tết Trung thu, Trà được nội làm cho
cái đèn ông sao lớn nhất xóm và đêm rằm thì cả nhà tha hồ giả bộ không
thích ăn bánh trung thu để cho cái bánh duy nhất nằm tủi thân trên đĩa
cho tới khuya. Cuối cùng, bà bắt hai ông cháu phải chia đôi cái bánh.
Không thôi nó sẽ…thiu mất. Còn bà thì ngày rằm phải ăn chay.
Nhưng Trà chưa bỏ đi mà người sắp xa nơi nầy vĩnh viễn là nội. Trà
thương ông lắm! Cậu không biết làm sao giúp ông toại nguyện là hoàn
thành đóa hoa cẩm chướng đang làm dang dở.
– Bạn Trà làm thơ đó hả?
– Bạn Trà làm thơ đó hả?
Trà quay lại, các bạn học đã đến tự hồi nào đang vây lấy Trà cười cười nói nói
- Sao hai bữa nay Trà nghỉ học vậy? Cô chủ nhiệm bảo tụi nầy tới thăm đó. Thanh nhanh nhẩu nói.
Trà than thở:
- Sao hai bữa nay Trà nghỉ học vậy? Cô chủ nhiệm bảo tụi nầy tới thăm đó. Thanh nhanh nhẩu nói.
Trà than thở:
- Nội mình trở bệnh nặng lắm, làm sao học cho vô!
Quân nhìn bạn, cậu lo lắng hỏi:
- Hôm nay, nội đã khỏe chưa?
Trà buồn bã lắc đầu. Hân liền nhắc nhở:
- Gần đến ngày thi rồi đó. Bạn không vào trường ôn thi, sợ…
Chợt nhìn thấy cái chậu làm mới được nửa chừng, Hân hỏi:
- Sao chỉ có nửa đóa hoa vậy bạn?
- Đang làm thì ông trở bệnh.
- Bạn làm thay không được sao?
Mắt Trà sáng lên niềm vui:
- Ừ, phải rồi, mình sẽ làm thay ông.
Trà chợt nhớ:
- Nhưng làm sao có vật liệu đây? Làm sao có những mảnh chén kiểu bể màu hồng để mài thành ba cánh hoa còn lại. Mình đâu có tiền mua chúng
- Trước đây ông nội bạn làm sao có?
- Bà nội mình đã làm bộ đánh rơi mấy cái chén có màu sắc ông cần. Đến khi trong tủ không còn cái nào bà nghĩ ra một cách để giúp ông là khi đi phụ đám cưới, bà xin những cái chén vỡ. Nhưng ít khi có lắm vì người ta tin dị đoan, họ cố gắng giữ cho chén đĩa nguyên vẹn. Có khi phụ cả chục đám cưới mà chỉ đem về được một cái đĩa bể. Nhưng rồi cũng chưa chắc xài được vì kích thước của nó không đúng với mẫu ông đã chọn sẵn hoặc là màu không thích hợp. Nên làm một cái chậu lâu lắm.
- Tội nghiệp bà nội quá! Lân nói.
Hân lặng thinh suy nghĩ rồi chợt bảo:
- Tụi mình về đi, để bạn Trà vào chăm sóc ông nội.
Quân nhìn bạn, cậu lo lắng hỏi:
- Hôm nay, nội đã khỏe chưa?
Trà buồn bã lắc đầu. Hân liền nhắc nhở:
- Gần đến ngày thi rồi đó. Bạn không vào trường ôn thi, sợ…
Chợt nhìn thấy cái chậu làm mới được nửa chừng, Hân hỏi:
- Sao chỉ có nửa đóa hoa vậy bạn?
- Đang làm thì ông trở bệnh.
- Bạn làm thay không được sao?
Mắt Trà sáng lên niềm vui:
- Ừ, phải rồi, mình sẽ làm thay ông.
Trà chợt nhớ:
- Nhưng làm sao có vật liệu đây? Làm sao có những mảnh chén kiểu bể màu hồng để mài thành ba cánh hoa còn lại. Mình đâu có tiền mua chúng
- Trước đây ông nội bạn làm sao có?
- Bà nội mình đã làm bộ đánh rơi mấy cái chén có màu sắc ông cần. Đến khi trong tủ không còn cái nào bà nghĩ ra một cách để giúp ông là khi đi phụ đám cưới, bà xin những cái chén vỡ. Nhưng ít khi có lắm vì người ta tin dị đoan, họ cố gắng giữ cho chén đĩa nguyên vẹn. Có khi phụ cả chục đám cưới mà chỉ đem về được một cái đĩa bể. Nhưng rồi cũng chưa chắc xài được vì kích thước của nó không đúng với mẫu ông đã chọn sẵn hoặc là màu không thích hợp. Nên làm một cái chậu lâu lắm.
- Tội nghiệp bà nội quá! Lân nói.
Hân lặng thinh suy nghĩ rồi chợt bảo:
- Tụi mình về đi, để bạn Trà vào chăm sóc ông nội.
***
- Trà ơi! Mở cổng cho Hân với.
Trà ngừng tay quét sân, ngẩng lên. Hân đang kiểng chân nhìn vào. Cô bé cười khoe cây răng khểnh, trông thật dễ thương. Nắng mai lấp lánh vờn trên bím tóc thắt nơ vàng. Trà chạy vội ra cổng
Trà ngừng tay quét sân, ngẩng lên. Hân đang kiểng chân nhìn vào. Cô bé cười khoe cây răng khểnh, trông thật dễ thương. Nắng mai lấp lánh vờn trên bím tóc thắt nơ vàng. Trà chạy vội ra cổng
- Bạn đi đâu sớm vậy?
Hân nguýt dài:
- Đi thăm ông nội được không? Sẵn dịp tặng bạn mấy cái chén kiểu bể nè.
Trà nhìn cái gói trên tay Hân. Thì ra là mấy mảnh chén vỡ:
- Cảm ơn bạn. Ở đâu bạn có vậy?
- Hỏi lãng xẹt! Ở nhà Hân chớ đâu. Hân làm bể hôm qua đó.
Trà nhìn Hân, mắt cô bé long lanh như những giọt sương buổi sớm. Cô quay mặt đi, đưa tay kéo bím tóc ra phía trước rồi cắn nhè nhẹ vào đuôi tóc. Trà ấp úng mãi mới nói được:
Hân nguýt dài:
- Đi thăm ông nội được không? Sẵn dịp tặng bạn mấy cái chén kiểu bể nè.
Trà nhìn cái gói trên tay Hân. Thì ra là mấy mảnh chén vỡ:
- Cảm ơn bạn. Ở đâu bạn có vậy?
- Hỏi lãng xẹt! Ở nhà Hân chớ đâu. Hân làm bể hôm qua đó.
Trà nhìn Hân, mắt cô bé long lanh như những giọt sương buổi sớm. Cô quay mặt đi, đưa tay kéo bím tóc ra phía trước rồi cắn nhè nhẹ vào đuôi tóc. Trà ấp úng mãi mới nói được:
- Hân làm bể chén đó hả?
Cô bé phì cười:
- Ừ đó, mai mốt chắc còn làm bể vài cái nữa.
Trà vội gạt đi:
- Thôi, Trà không nhận mấy mảnh chén nầy đâu. Hân cũng đừng làm bể chén nữa. Đập phá những cái chén quí giá để trang trí chậu kiểng, cho dù có đẹp đến đâu cũng không nên. Phí lắm! Lỡ mẹ Hân đánh đòn Hân thì Trà ân hận biết bao!
Cô bé chớp mắt:
- Hổng có đâu! Mẹ quí Hân hơn những cái chén nầy nhiều. Mẹ chỉ la Hân vụng về quá! Rồi bảo Hân quăng mảnh chén vào sọt rác.
– Nếu vậy, Hân càng không nên làm mẹ buồn.
– Trà nói đúng lắm. Mai mốt, Hân không làm bể cái chén nào nữa. Còn mấy mảnh vụn nầy thì bạn hãy nhận đi. Nếu không, Hân không tới đây nữa đâu
Hân đặt cái gói giấy lên tay Trà rồi chạy vội ra cổng. Trà mỉm cười thầm nghĩ:
– Ông nội tặng mấy cái chậu cho các bạn của mình là phải. Ông quả có mắt tinh đời.
Cô bé phì cười:
- Ừ đó, mai mốt chắc còn làm bể vài cái nữa.
Trà vội gạt đi:
- Thôi, Trà không nhận mấy mảnh chén nầy đâu. Hân cũng đừng làm bể chén nữa. Đập phá những cái chén quí giá để trang trí chậu kiểng, cho dù có đẹp đến đâu cũng không nên. Phí lắm! Lỡ mẹ Hân đánh đòn Hân thì Trà ân hận biết bao!
Cô bé chớp mắt:
- Hổng có đâu! Mẹ quí Hân hơn những cái chén nầy nhiều. Mẹ chỉ la Hân vụng về quá! Rồi bảo Hân quăng mảnh chén vào sọt rác.
– Nếu vậy, Hân càng không nên làm mẹ buồn.
– Trà nói đúng lắm. Mai mốt, Hân không làm bể cái chén nào nữa. Còn mấy mảnh vụn nầy thì bạn hãy nhận đi. Nếu không, Hân không tới đây nữa đâu
Hân đặt cái gói giấy lên tay Trà rồi chạy vội ra cổng. Trà mỉm cười thầm nghĩ:
– Ông nội tặng mấy cái chậu cho các bạn của mình là phải. Ông quả có mắt tinh đời.
Trà sẽ cố gắng mài những mảnh vụn nầy thành mấy cánh cẩm chướng còn
thiếu. Một việc làm hai kết quả. Chắc nội mừng lắm. Biết đâu bệnh thuyên
giảm. Còn Hân, hẳn là sẽ hài lòng. Trà sẽ mời Hân tới ngắm những cánh
hoa mà có cô bé góp phần vào việc tạo hình, giúp nó nở trọn vẹn.
Trà chạy vội vào nhà tìm cái dao gạch. Trà muốn tạo hình một nửa đóa
hoa cẩm chướng còn lại. Công việc phải bắt dầu và kết thúc ngay ngày hôm
nay.
NGUYỄN THỊ MÂY