Bức tranh dang dỡ
Đất lành chim đậu xưa chốn đây,
Mận trĩu đầy cành đỏ thắm say....
Em yêu quả ngọt, thương màu mận,
Còn chút tình vương, theo gió bay....?!
Bức tranh vẽ mãi khg thành mãi,
Đành xếp lại chờ một dáng son...
Tươi như màu mận xưa em hái,
Và mẹ không còn trông héo hon....!!
NM
MÙA MẬN
Nhà tôi cách trung tâm thành phố không xa lắm. Tuy gọi là vùng ngoại ô, dân cư trong vùng còn thưa thớt nhưng hầu như nhu cầu vật chất thiết yếu đều có đủ. Nhà nào cũng có tivi, xe gắn máy, thềm lót gạch hoa, mái nhà tôn lạnh, vách quét sơn loại nhập và chuyện về siêu thị mua sắm là chuyện thường từ khi có những chuyến xe khách đón đưa trong ngày.
Tôi hay về thăm nhà mỗi cuối tuần bằng chiếc xe Honda đời bảy chín. Ở đó, tôi còn lỡ dở bức tranh đang vẽ. Mẹ tôi hay nói : “Cứ vẽ đi cho người thánh thiện”. Tôi mĩm cười tự nhận :” Khi vẽ có nghĩ được gì ngoài màu và cọ?” hay có lẽ “ trong tôi đang còn nhiều quỷ dữ trú ngụ?”. Mẹ tôi đã gần tám mươi. Bà là người sùng Phật. Từ khi ba tôi mất, bà ít khi đi chùa hẵn ngại vì sức yếu hay một điều gì đó tôi không rõ. Tôi có nhiều anh em nhưng lại không gần nhau lắm, mỗi người có cách sống riêng, họ đều có gia đình và ở rất xa, nên mỗi ngày kỵ giỗ hầu như tâm sự lúc càng cạn dần với dăm ba câu chào hỏi đối đãi như khách. Chính điều này mẹ tôi cũng nhận rõ. Bà hay than thở với tôi :”Con mỗi đứa mỗi khác. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính!”. Mẹ tôi cảm nhận sự cô độc của tuồi già. Sự cô độc dẫn đến những nghĩ suy đến mức mọi điều sẽ xảy ra như có thật, những vô lý biến thành có lý, ngược lại. Sự hiện hữu của cái tuồi bóng xế cộng thêm nỗi mặc cảm lặng lẽ trong thời buổi chạy đua theo đồng tiền khiến mẹ tôi chi li từng đồng tiền dành dụm được từ bó xả đem bán, từ chùm mận mỗi khi có bọn trẻ đến xin mua…Thế nhưng, khi thấy tôi ngồi một mình trước hiên thì bà lẳng lặng đi ra ngõ và mang về cho tôi ly cà phê sữa nóng hổi với điếu thuốc lá ngon. Lúc đó, bà nhẹ nhàng ngồi bên tôi, bảo :” Uống đi cho đỡ buồn!”rồi vuốt tóc tôi, giọng khẻ khàng ủi an: “Tóc mày cũng bạc nhiếu quá rồi! Chừng tuổi này đầu mà chưa có vợ!”. Thật ra, lúc ấy tôi không buồn chút nào vì mãi bâng quơ đến từng chiếc xe lướt qua trước mặt nhưng nghe câu nói ấy của bà tự dưng tôi muốn khóc, khóc như thuở nhỏ trốn nhà đi bắt dế về bị đánh đòn và rưng rức nhìn từng con một bị ném tung ra ngoài cửa sổ …
Trước sân nhà tôi có cây mít – trồng lên từ khi ba tôi còn . Nó cao to và bị nghiêng một bên như tạo dáng một bon-sai khổng lồ cố bám víu bằng những khúc rễ to trông giống các củ khoai mài dị thường lộ liểu phơi mình trên mặt đất. Thân cây mít lởm chởm từng lớp vẩy nâu đen dày cộm bị bốc giở để lộ lớp da non hồng bên trong . Quả của nó tròn, nhỏ tựa trái dừa xiêm, nhưng múi lại rất thơm ngọt. Mỗi xế chiều, hàng ngàn con chim sẻ mùa bay vê tíu tít đùa giỡn trong từng đám lá mít trước khi trở về nơi trú ngụ qua đêm. Mẹ tôi rất vui khi nhìn cảnh này, bà nói :” Đất lành chim đậu”. Từ khi có vài kẻ mang súng đứng bên kia đường chỉa vào, chúng tự động bỏ đi. Mẹ giận lắm, bà bước ra cửa hét toáng lên:” Mấy ông có thèm thịt thì mai tui đi chợ mua cho mỗi người một ký… chớ đừng ác đức như vậy!”. Nghe nói, bọn người kia bỏ đi, không hề quay lại nhưng cũng từ đó tiếng chim đã ngưng bặt. Chúng chẳng bao giờ trở lại thiên đường của chúng nữa. Hàng ngàn con chim sẻ mất cơ hội tìm cho mình một hạnh phúc dù rất nhỏ nhoi, bình thường, quá đỗi hồn nhiên.
Có lẽ đức tính chịu đựng, thức khuya dậy sớm là bản chất của người đàn bà Việt Nam. Khi tôi ngủ dậy đã thấy khoảnh sân gạch trước nhà đã được quét dọn. Ấm trà nóng đã pha từ lúc nào. Mẹ tôi đã sang nhà hàng xóm mua lại ít rau chuẩn bị cho bữa cơm trưa. Bà không bao giờ ngồi lâu một chỗ kể cả lúc xem ti-vi dù lúc ấy là một phim tình cảm khá hay hoặc một tuồng cải lương mùi mẫn- một thể loại dân ca mà bà rất thích.
oOo
- Bà ơi! Bán cho cháu ít mận…
Nghe giọng nói người lạ, mẹ tôi ngừng tay bằm chuối cho lũ vịt. Một cô gái độ tưổi hăm sáu – hăm bảy, người hơi gầy, nước da trắng. Cô khá tươm tất trong bộ đồ bà ba màu lục già, tóc khá dài được cột cẩn thận thả sau lưng. Đôi mắt to đen như cười dưới vành chiếc nón lá đang ngã sang màu vàng rạ. Cô đứng bên gốc cây mận ngoài ngõ, mắt nhìn phía mẹ tôi với vẻ chờ đợi.
- Nhiều ít? Mẹ tôi hỏi gọn lỏn. Bà chỉ tay vào cây mận.
- Cứ hái bao nhiêu tuỳ ý nhưng đừng leo, cành dòn dễ gãy, té chết! Mẹ tôi cẩn thận.
Nói đoạn, bà nhìn về phía tôi:
- Tú! Mày ra xem. Hái giùm người ta cũng được.
Tôi đặt cọ dưới giá vẽ, bước ra ngoài sân.
Cô gái nhìn tôi bẻn lẻn và nhoẽn cười ngại ngùng.
- Cô để tôi hái. Chùm nào thích chỉ.
Thấy tôi khó chịu, cô gái nhỏ nhẹ:
-Tuỳ anh…
Đã một túi ny-lon khá đầy. Cô gái im lặng vẫn để tôi hái những quả tôi muốn. Tôi bực mình ra mặt:
- Nữa không? Hay tui rung cả cây, trái nào chín rớt xuống cô nhặt?
Cô cười với ánh mắt tinh nghịch, trả lời tôi như chuẩn bị sẵn:
- Cần thiết thì chặt cả cây, nếu anh muốn!
- Gì? Tôi quay lại gằn giọng.
Tỏ ra không vừa, cô gái “tay đôi” với tôi:
- Cây mận của nhà anh chứ đâu phải của tôi. Anh vào hỏi má anh xem thử có chặt được không cái đã!
Tôi như một võ sĩ bị nốc-ao đo ván. Lúng túng, tôi vất mạnh cây hái xuống đất, im lặng bước nhanh vào nhà.
- Xong rồi đó, má! Tôi nói với mẹ, cố gắng giữ sắc mặt bình thường.
Mẹ tôi cười. Hình như bà biết câu chuyện vừa giữa xảy ra giữa tôi và cô ấy thì phải.
Mẹ tôi không lấy tiền. Bà biếu. Cô gái lí nhí cám ơn đặt túi mận vào giỏ trước chiếc xe đạp, mắt không quên lườm vui về phía tôi khi vừa bước lên xe.
oOo
Bức tranh phong cảnh đang kết thúc giai đoạn đặt màu. Tôi phát hiện hình như còn thiếu một hình ảnh nào đó dù bố cục đã được thể hiện theo phác thảo mà tôi sắp xếp cho là khá hoàn chỉnh từ trước. Hít một hơi thật sâu, khói thuốc nhiều đến độ làm cay mắt. Bức tranh trở thành một quang cảnh tĩnh mịch nhuộm màu vàng nguyên chất điểm xuyết những đóm chàm của bóng cây dừa in lên từng tấm ván của chiếc cầu xiêu vẹo bắt ngang con lạch; phía xa mái nhà tranh hé hiện sau bụi chuối um tùm mờ nhạt trong nắng đã chiều. Mẹ đứng sau lưng tôi lúc nào chẳng hay. Mắt đăm đăm nhìn vào bức tranh:
- Không vẽ nữa sao? Mất tập trung rồi phải? Mẹ cười hỏi.
- Con thấy thiếu một cái gì đó… Tôi thú thật với mẹ.
Mẹ lấy tay xoa mạnh vào dầu tôi, nói gọn:
- Người!
Nói xong, bà bước vào bếp. Không gian nhường lại cho tiếng lách cách của chiếc bếp ga, tiếng nắp soong khẻ chạm vào nhau hoà vẵng tiếng lúc rúc của đàn vịt con tìm ăn từ phía sau nhà.
oOo
Mỵ, tên cô gái. Cái tên y như trong chuyện cổ tích. Mỵ là giáo viên tiểu học ở vùng này. Sở dĩ Mỵ biết nhà tôi có mận ngon vì đám học trò kháo nhau. Chúng đem tặng cô giáo những quả mận màu đỏ hạt nhỏ thịt dày và giới thiệu nơi bán.
Cứ cách dăm bữa, Mỵ lại đến nhà tôi mua mận. Nghe mẹ kể lại: cô tự hái lấy khi không có tôi nơi ấy. Mẹ tôi vẫn không lấy tiền có lẽ vì bà cần có người bầu bạn hơn là chuyện mua bán của đời thường. Ngày cuối tuần về thăm, mẹ nói với tôi: Nó cứ gọi mày là “anh già khó chịu”.Tôi cười thầm và bất giác tự hào với danh hiệu đặt cho mình có từ “ trên trời rớt xuống”.
… Mỵ mặc chiếc áo dài trơn màu lam nhạt, tay vịn chiếc xe đạp ngoài ngõ, hỏi tôi:
- Sao anh không về nơi này ở luôn với mẹ?
- Nghỉ thì dễ… nhưng về đây để làm gi? Ăn bám mẹ già chắc? Tôi vẫn giữ thái độ hờ hững khi nói chuyện với Mỵ.
- Xin thuyên chuyển không được sao? Mỵ nhìn tôi gần như năn nỉ.
- Đâu được! Công ty chưa tìm ra người thay thế. Chịu!
Tôi là một trong hai người phụ trách mảng thiết kế ngoại thất của một công ty xây dựng mà hợp đồng đến những năm năm trong khi tôi chỉ mới làm việc nơi ấy chưa đầy hai năm. Không phải đợi đến lúc Mỵ nói ra, điều này đã làm tôi trăn trở rất nhiếu kể từ khi ba tôi mất.
Tôi mời Mỵ vào nhà. Mẹ tôi đem nửa trái mít cho hai đứa rồi bảo ra thềm ngồi ăn cho mát. Mỵ tự nhiên bốc lấy từng múi mít mời mẹ và tôi.
Mẹ tôi đánh tiếng, nhìn Mỵ, vẫn gọn lỏn như lần đầu gặp mặt:
- Chừng nào nghỉ hè?
- Dạ, cuối tháng này. Mỵ nhỏ nhẹ trả lời.
- Có về quê không? Mẹ tôi hỏi tiếp.
Mỵ ngập ngừng:
- Dạ… chưa biết nữa.
Mẹ không hỏi gì thêm. Bà gom những hạt mít lại rồi bỏ vào chiếc chén bên cạnh để sau này đem luộc rồi băm nhỏ ra làm thức ăn dành cho lũ vịt háu đói đang lớn dần.
Mẹ đứng dậy, nhìn tôi và Mỵ rồi ẩn ý:
- Mày về quê chắc cây mận ở đây buồn lắm!
Mỵ cười nhỏ, buồn buồn:
- Bác nói vậy! Cháu thấy, nhà mình đâu chỉ có một cây mận…
Tôi ngẩn người khi nghe Mỵ dùng từ “ nhà mình” trong câu nói. Tôi buột miệng:
- Ăn mận?
Mỵ gật đầu nhưng không trả lời. Cô giúp mẹ tôi dọn dẹp và lau sạch nơi ngồi. Tôi và Mỵ đứng dưới gốc mận. Mận hôm nay đầy quả chín, rụng khá nhiều. Mỵ vói tay hái trái thấp nhất chìa về phía tôi :
- Anh ăn thử đi, xem có mùi dầu thông không?
Tôi thắc mắc:
- Mận sao có mùi dầu thông?
Mỵ cười to. Tiếng cười trong sáng như trẻ con.
- Mấy trái anh hái giùm trước đây, đem về, nghe chỉ toàn mùi ấy, ăn gì được…
Tôi vỡ lẽ. Hôm ấy, hái mận cho Mỵ với bàn tay bám đầy dầu thông từ những “típ” màu vẽ.
- Tôi… xin lỗi Mỵ. Tôi ấp úng.
Mỵ nhìn tôi, môi chúm chím nụ cười, trêu chọc:
- Câu nói của anh bây giờ mới có chủ ngữ!
Hôm ấy, Mỵ sao thật dễ gần.
Dưới cây mận, chúng tôi bắt đầu bằng câu chuyện bâng quơ như thế. Mỵ kể cho tôi nghe những buồn vui trong nghề giáo. Tôi kể Mỵ nghe những mẫu chuyện bực dọc trong nghề làm đẹp cho cái hưởng thụ bề ngoài của vài người có tiền và địa vị. Nếu không có sự chịu đựng, chúng tôi sẽ như thế nào trong cuộc mưu sinh này? Mẹ tôi thường bảo :”Mỗi nhà mỗi cảnh- mỗi người mỗi ý”. Biết sao được!
Lưng núi phía sau nhà bốc lên những mảng sương mù dày đặt. Nắng chiều rực rỡ tràn về từ góc trời xa vẫn không che hết cái lạnh ở đâu tràn về nhuộm đầy hơi nước. Mỵ vân vê vạt áo và nói nhỏ chỉ mình tôi nghe:
- Thôi, em về.
Tôi ậm ừ dắt xe ra cổng dùm Mỵ. Mỵ để yên bàn tay cho tôi nắm. Mẹ tôi đã đi sang chiếc quán nhỏ bên kia đường từ lúc nào chúng tôi chẳng hay.
Mỵ đạp xe thật nhanh trong những giọt mưa nhỏ lây lất theo cơn gió thoảng qua. Tôi quên cả những trái mận mà tôi đã để ý sẽ hái dành tặng Mỵ.
oOo
Tôi vẽ một dáng người ngồi tựa lưng vào gốc dừa bên kia chiếc cầu ván bắt ngang qua suối. Một hình ảnh khá cận cảnh. Tôi hình dung và cố gắng vẽ Mỵ, nhưng không thể nào vừa ý. Chiếc áo màu lục già của Mỵ mà tôi thích nhất nằm giữa bố cục trông như một bức tranh dã thú. Tôi có thể nhận rõ trong ký ức của mình khuôn mặt từ mắt môi đến mái tóc của Mỵ thế mà không thể nào diễn tả được. Tôi để lại một khoảng trắng.
Ngày mai tôi lại về nơi làm việc chuẩn bị cho chuyến đi thực tế dài ngày. Có lẽ bức tranh ấy vĩnh viễn không bao giờ hoàn thành. Nó sẽ mãi nằm yên trên giá vẽ và làm bạn với cái pa-lét phết đầy màu dầu với mùi nhựa thông quánh cứng.
Mỵ đã về quê từ tháng trước. Nghe đám học trò loáng thoáng cãi cọ khi đến nhà tôi mua mận: “ Cô Mỵ lấy chồng, ở luôn ngoài ấy rồi!”
Đêm đến, mẹ tôi ngồi trên bộ ván. Bà quấn cuộn lọn tóc dài trắng bạc quanh ngón tay rồi dùng lược chải suông từng ngọn để dành ra ngoài. Bà khẻ nói, giọng thật buồn:
- Thế là má phải đợi thêm một mùa mận khác.!
-BẢO LỄ- Mùa mưa 2009
-BẢO LỄ- Mùa mưa 2009
Phút Cuối Giao Linh
Chùm hoa mận
Cư xá nằm ngay trong thành phố Sài-gòn, ngăn cách con đường lớn bằng những bờ rào, những hàng điệp tây đầy hoa. Những chùm trái điệp đen xám, treo tòn ten , khua rộn ràng như tiếng khánh mỗi lần bị gió lay. Cuối con dốc là những dãy nhà gọn gàng bao quanh sân cỏ rộng lớn lốm đốm từng chỗ cháy khô, chỗ mướt rượt, loang lổ như con chó lác. Ngôi trường tiểu học với vỏn vẹn năm lớp học nằm bên trái cạnh mấy gốc trâm. Ðó là nơi mà tôi không được phép bén mảng tới nhặt những trái trâm mọng nước, tím lịm bỏ đầy túi áo dơ tèm lem. Và sợ nhất là gốc cây keo cao ngất ngưởng đầy những trái khoanh tròn, ngộ nghĩnh, với lũ rắn roi màu xanh lục lúc nào cũng rình rập trong đám lá, sẵn sàng bay xuống "quất vào mông" đám con nít phá phách. Bệnh xá kế bên, đối diện với cái công viên nhỏ nhắn được ông giám thị cắt xén gọn gàng. Niệm Phật đường nằm phía bên trái. Xa xa đằng kia là nhà cầu công cọng, hàng rào dâm bụt cao nghều nghệu bao quanh, lúc nào cũng đỏ rực hoa. Anh Bé Tuất nói ngày xưa cư xá là một bãi tha ma chôn lính Tây được ủi làm nhà. Những chàng Tây không về được quê, bỏ xác nơi xứ người trở thành những con ma không nhà lang thang thất thểu. Cho nên dạo đó lúc dân cư còn thưa thớt, thỉnh thoảng người ta vẫn nghe tiếng những đoàn lính ma này duyệt binh rền vang trên sân cỏ lớn của cư xá. Những lần mưa là những lần vất vả nhất. Nước tràn xuống con dốc, đổ vào cư xá cuồn cuộn. Nhà nào cũng ngập nước. Hai chị tôi phải tát nước, lau chùi mệt nghỉ. Lâu ngày, nước rút không kịp, khoảng sân banh thấp nhất ứ đọng thành cái ao khá lớn cho đủ loại chuồn chuồn cùng với bầy ễnh ương nương náu. Và để bọn trẻ chúng tôi tha hồ xúc từng bầy cá bé tí teo, hay bắt những con nòng nọc lớn nhất đem về chờ coi đuôi nó rụng.
Nhà tôi mang số 24. Nên như những gia đình khác, ba tôi chỉ là một con số như ông 18 hay bà 25. Tôi lớn lên trong căn nhà màu xanh có dăm ba bụi hồng, cây hoa sói thơm ngát, và hai bà chị lớn hơn tôi năm, mười tuổi. Chị Gấm có hai hàng răng ngọc và nụ cười thật hiền lúc nào cũng nở trên môi, ngay cả những khi buồn giận, hay lo sợ . Và chị Tâm, nghiêm trang như bà giáo so với mớ tuổi học trò của chị. Ba bao giờ cũng lu bu cơm áo. Còn năm người anh thì mịt mù rong ruổi trên khắp các chiến trường. Bé quá, bọn con nít như tôi làm sao hình dung được chiến trường là gì ? Chúng tôi lại càng mù tịt về hai chữ chiến tranh. Không hình dung được, chỉ lờ mờ hiểu chiến tranh là cái gì ma quái như những đoàn lính ma, như lời nguyền của bà phù thủy trong truyện thần thoại. Với tôi, chiến tranh để lại một nỗi buồn man mác khi chợt nhớ đến những người anh vắng nhà hết năm này sang năm khác. Chúng tôi tranh nhau lớn lên như nòng nọc. Lớn lên trên sân cỏ với những buổi chiều đua nhau thả diều, những trò chơi trẻ con, nhảy dây, đánh đũa. Có một dạo, không thèm trò chơi con nít nữa, tôi trốn lên gác, rón rén trèo lên mái nhà nằm dài trên mái tôn đọc truyện, hay say mê ngắm những cụm mây tụ lại thành những hình thù, những nhân vật tưởng tượng kỳ dị. Chán, tôi bước lần mò trên những mái tôn qua nhà 22, nơi có cây mận um tùm, sai oằn từng chùm trái tròn trịa, xanh mởn. Cành lá xum xuê tỏa rộng. Tôi chỉ việc ngồi núp trong nhánh lá, bẻ từng chùm mận, nhâm nhi, trong bụng khoái chí như đã trả được mối thù nào đó với bốn anh em thằng Danh. Ngày này qua ngày khác, tôi lặng lẽ như mèo ăn vụng mà bà 22 chẳng bao giờ biết.
Bà 22 là một người đàn bà kỳ lạ, dữ dằn. Mỗi ngày, khi đến giờ cơm, cái bóng gầy khô của bà xuôi ngược khắp cư xá kêu réo anh em thằng Danh. Tiếng kêu của bà the thé, hung dữ. Khi kiếm được con, bà lẹ làng lượn đến bên chúng như con quạ, túm cổ lôi về. Thân hình dẹt như cá khô của bà vậy mà mạnh kinh khủng. Bốn anh em thằng Danh riu ríu, chịu trận dưới hai bàn tay tong teo, cứng như gọng kềm của mẹ chúng. Trái ngược bản chất phong lưu trác táng của chồng, ông Quận, bà 22 lúc nào cũng lam lũ như tôi mọi. Chưa ai thấy bà mặc một chiếc áo dài bao giờ, ngay cả trong những ngày Tết. Lúc nào cũng cái quần đen mốc thếch xắn lên khỏi mắt cá. Chiếc áo bà ba trắng ngả vàng. Tóc tai lúc nào cũng bối cẩu thả ra phía sau. Những nhánh tóc phía trước rũ rượi phủ xuống gương mặt cằn cổi trơ đôi mắt trắng dã cá chết. Bà không giao du với bất cứ ai trong xóm, sống vất vưởng như một oan hồn, chăm chăm từng chút cho chồng con. Thằng Hoằng, thằng Danh hơn tôi vài ba tuổi. Hai anh em nghịch như quỉ, chuyên môn đi bắt thằn lằn để ngắt đuôi. Chúng khoái những cái đuôi thằn lằn mới ngắt còn dẫy tê tê, gớm ghiếc vô cùng, để dọa dẫm bọn con gái. Có khi chúng ném vào chúng tôi nên đứa con gái nào thấy anh em chúng là sợ xanh mặt. Nhưng chúng tôi sợ bà Quận, ghét anh em thằng Danh bao nhiêu thì càng khoái anh Bé Tuất, em trai ông Quận bấy nhiêu. Ðâu phải bé Tuất nhỏ nhít gì cho cam. Anh to lớn dềnh dàng như voi mà bị mọi người, ngay cả bọn con nít chúng tôi kêu bằng Bé mới đau.
Khi trời bắt đầu chạng vạng nhà nhà đã lên đèn, tiếng ễnh ương bắt đầu rền vang, tiếng mõ tiếng tụng kinh ê a từ Niệm Phật Ðường, cả bọn không ai bảo ai, cùng túa ra đi kiếm Bé Tuất bắt anh kể chuyện ma. Cả đám con nít chín mười đứa ngồi khoanh tròn trên sân cỏ, đứa nào đứa nấy co rúm, chờ đợi trong sự sợ hãi thích thú. Những con mắt lúc nhắm, lúc mở thao láo, náo nức chờ nghe anh kể chuyện. Chuyện nào anh kể cũng hay, cũng mới, dù đã kể đi kể lại nhiều lần. Thỉnh thoảng tới đoạn rùng rợn, cả bọn đang nín thở im phăng phắc thì bỗng nhiên bầy ễnh uơng lại ré lên, hoặc anh em thằng Danh đang trốn đâu đó nhảy xổ ra làm cả bọn la chói lói, hè nhau mắng mỏ, sỉ vả anh em nó không tiếc lời.
Tôi ít khi gặp ông Quận. Thỉnh thoảng, khi la cà với lũ bạn nhỏ trước sân, tôi vẫn thấy ông đi đi,về về. Mỗi lần ông lái chiếc xe jeep đến gần là thiên hạ đã nghe tiếng còi xe hách dịch, inh ỏi. Ông bấm còi bọn con nít đã đành, nhiều lúc ông đỏ mặt tía tai, phùng mang trợn mắt, bấm liên tu bất tận khi có cô nàng vịt xiêm nào đó đang ngang nhiên, chễm chệ bước từng bước nặng trịch trước đầu xe. Hôm nào may mắn không nghe tiếng còi xóc óc của ông thì lũ con nít chúng tôi cũng có đứa hoảng vía khi chiếc xe jeep của ông bay qua vũng nước mưa gần đó, bắn tung tóe cả sình lên bọn nhỏ. Hình như ông chả thèm nể nang ai nhưng đối với ba tôi bao giờ ông cũng dạ thưa rối rít. Mấy lúc gần đây, tôi vẫn thấy ông hay đưa đón cô Hường, con gái bà 25 mỗi ngày. Chiều chập choạng tối, ông ngồi cả giờ trên xe jeep chờ cô. Khi thấy bóng cô Hường thấp thoáng bên mái hiên, ông vôi vàng phóng xuống xe đi vòng qua phía bên kia, rút khăn tay phủi vội phủi vàng lên mặt ghế. Không biết cô Hường làm gì, nhưng chiều chiều khi mọi người đã về nhà dùng xong bữa cơm chiều thì cô mới bắt đầu đi làm. Cô không có chồng, sống với bà mẹ trẻ măng và hai đứa con gái học trường đầm. Ðứa nhỏ, trạc bằng tuổi tôi. Trưa trưa, khi ba đón mấy chị em đi học về, tôi thường thấy cô nằm ỏng ẹo trên cái võng treo trước mái hiên. Cô hay mặc áo sát nách. Mỗi lần nằm dài trên võng, cô đưa cả hai tay lên đầu khoe hai nách tua tủa lông đen ngòm ngòm. Những lần như thế chị Tâm đều cau mặt, ném sang bên kia hàng rào cái nhìn sắc lịm của cô bé mới tập làm người lớn. Còn chị Gấm và tôi thì len lén nhìn gương mặt đỏ gấc vì say nắng của ba.
Cũng với thái độ nghiêm trang, ông kiên nhẫn đứng giữ cửa xe, mặt đờ đẫn theo dõi từng bước đi, từng cái dáng xoay nửa người khi cô cài then lên cánh cửa sau lưng. Và khi cài xong cánh cửa, cô làm như rất tình cờ, rất hoan hỉ khi nhìn thấy ông.
- Ủa ! Sao đúng lúc quá vậy ?
Ánh mắt cô reo vui và giọng nói dịu dàng không thể tưởng. Lần nào cô cũng đưa bàn tay ra cho ông đỡ lên xe. Mặt mày ông lúc đó sướng rân. Chờ cho cô Hường ngồi xuống, ông vội vàng ba chân bốn cẳng chạy vòng qua bên này. Leo lên xe, hất mái tóc trét đầy vaseline cứng ngắt ra phía sau rồi anh dũng nhấn ga vọt qua mấy ổ gà với nét mặt nghiêm chỉnh của một ông tướng sắp ra trận, không thèm đếm xỉa gì đến đôi mắt uất hận của vợ nhìn theo sau bức màn sáo.
Tôi không biết bà Quận bị trói dưới gốc mận từ bao giờ. Buổi chiều, đang rướn người nhất định hái cho được chùm mận với những trái to xanh mơn mởn chót vót trên cao thì tôi thấy bà Quận bên duới. Hai cánh tay bà bị treo ngược trên cành mận. Cả thân hình trần trụi, không một mảnh áo gần như hỏng khỏi mặt đất. Hai gót chân khô nứt rướn lên. Mái tóc bà xổ tung, rũ rượi. Cặp vú dài thòng, đong đưa hai miếng da, khô ngắt. Tấm lưng gầy đếm được từng đợt xương của bà dọc ngang những vết roi. Hai anh em thằng Danh đứng trong góc, rưng rức khóc. Ông Quận ngồi trên cái ghế đẩu gần đó. Áo sơ mi trắng tinh còn bỏ trong quần, ngực áo không gài, cà vạt vất ngược ra phía sau cổ, tay áo xắn lên, một tay cầm cây roi mây dài da bị tủa ra trên ngọn. Ông đưa tay quẹt những giọt mồ hôi trên trán, rồi lừ lừ, điêu luyện như một tên đao phủ thủ, vung ngọn roi lên vụt túi bụi vô người vợ. Hình ảnh đó không khác nào bức tranh ngoài niệm Phật đường vẽ cảnh ngài Mục Kiền Liên xuống hỏa ngục tìm mẹ và phải chứng kiến cảnh mẹ bị ngạ quỷ hành hình. Lạ một điều, cũng như bức tranh kia, những người bên dưới chỉ âm thầm khóc. Không một tiếng khóc lớn. Không một tiếng rên la. Mọi việc đều diễn tiến âm thầm, dấu kín. Tôi chỉ nghe tiếng roi lướt đi trong gió, xào xạc như cành mận đang lay. Tiếng người đàn ông đều đều, nhẹ nhàng như đang nói chuyện :
- Con quỷ ! Sao cứ theo ám tao hoài vậy ?
- ...
- Mầy nói gì với người ta ? Nói mau !
- ...
- Coi cái tướng ngạ quỷ của mày kìa ! Vậy mà cũng bày đặt ghen tương này nọ.
- ...
- Mày biểu tao ăn nói với người ta làm sao đây ? Bây giờ mặt mũi nào tao dám nhìn người ta được cơ chứ ?
Mỗi lần câu nói chưa dứt thì ngọn roi đã quấn chặt lấy người đàn bà như con rắn đói. Hai đứa con trai cúi gầm mặt xuống không dám nhìn bố mẹ, nước mắt nhỏ từng giọt. Ngay lúc đó, bé Tuất bỗng hiện ra. Cánh tay to lớn của anh vươn ra chụp lấy ngọn roi. Giọng anh nhỏ nhẹ :
- Ðủ rồi, anh Hai !
- Tránh ra ! Không được xía vô chuyện của tao !
- Tha cho chỉ đi !
- Buông ! Cút đi ! Mầy không buông ra, cả cái mạng mầy cũng sẽ không còn !
Bé Tuất khựng kại. Cánh tay nắm ngọn roi buông thỏng. Anh xoay lưng chán nản, bỏ đi. Giọng người đàn ông giật ngược, lạnh lùng :
- Khoan đã, ngồi xuống đó.
- ...
- Mở mắt ra coi tao dạy chị Hai mày !
- ...
- Trong nhà này,đứa nào cãi lời tao thì đừng hòng sống !
Bé Tuất lẳng lặng ngồi xuống. Mặt cúi gầm. Năm phút rồi mười phút trôi qua. Người đàn bà vẫn cong rướn người lên như con giun, hứng trọn từng lằn roi. Mỗi lần cánh tay người đàn ông vung lên, ngọn roi trườn tới táp từng miếng thịt của người đàn bà đến bật máu. Từng tiếng rên bật ra sau hai hàm răng nghiến chặt.
Sau cái hôm làm nhân chứng tình cờ trên mái nhà tôi bị sốt liên tiếp mấy ngày. Hình ảnh người đàn bà trần truồng bị treo ngược trên cành cây trong buổi chiều tím ngắt dưới những chùm hoa mận vẫn còn in trong trí tôi. Từ lúc xảy ra chuyện tôi cũng ít khi gặp anh Bé Tuất. Thỉnh thoảng, những buổi trưa tan trường về không có Ba đón, tôi vẫn thấy anh lặng lẽ đi theo sau lưng ba chị em chúng tôi. Những hôm đó, tôi kéo tay chị Gấm :
- Anh Bé Tuất kìa ! Cho anh đi chung được không ?
Lập tức, chị Tâm liền cau mày. Còn chị Gấm thì sa sầm nét mặt, vùng vằng :
- Kệ "nó" ! Ði mau lên !
Len lén nhìn anh Bé Tuất một mình lầm lũi phía sau, đôi mắt vẫn theo sát mấy chị em, tôi bỗng đâm ra "bất nhẫn" ngang xương, nên rán kì kèo :
- Cho ảnh đi cho vui mà ! Ảnh kể chuyện hay lắm !
Chị Tâm gắt lên :
- Con nít con nôi mà nhiều chuyện ! Có đi nhanh lên không thì bảo.
Tôi phụng phịu làm thinh, thỉnh thoảng vẫn liếc chừng phía sau. Chị Tâm lâu lâu lại dò chừng :
- Bé quay lại coi "nó' đâu rồi ?
Tôi láu táu :
- "Nó" sắp tới sát bên rồi !
Chị Tâm quay sang tôi trừng mắt :
- Nó" ! "Nó" cái gì ? Ðừng có hỗn !
Tôi ngơ ngác, nhăn mặt. Chị nói như thánh phán :
- Bé còn nhỏ, không được gọi "nó" là "nó". Biết chưa ?
Tôi làm thinh chẳng hiểu mô tê gì. Thật ra anh Bé Tuất lớn hơn hai chị của tôi chứ bộ ! Chị Gấm lo sợ, nhìn chị Tâm cầu cứu :
- Bây giờ làm sao ? Ba biết được thì chết !
Chị Tâm hất hàm bảo chị Gấm :
- Chị lấy thước ra đi ! Nếu "nó" mà tới thì mình "cảnh cáo " nó trước.
Chị Gấm nhăn mặt :
- Cảnh cáo làm sao ?
- Thì chị nói : " Mày theo tao hoài, tao méc ba tao, lúc đó đừng có trách. "
- Nếu nó giở trò chọc ghẹo thì sao ?
- "Nó" mà lộn xộn thì lấy thước đập liền !
Chị Gấm gật đầu, lật đật mở cặp táp da, lôi cây thước kẻ ra. Hai bà chị lăm lăm hai cây thước kẻ trong tay, sẵn sàng trong thế tử thủ. Tôi hồi hộp, riu ríu theo hai chị, trong lòng chỉ mong sao cho anh Bé Tuất đừng đuổi theo kịp.
Khuya, bọn con nít chúng tôi chia tay anh Bé Tuất ngoài sân cỏ. Ðang túa nhau về thì anh ấy giữ tôi lại. Anh nhét vào tay tôi lá thư xếp nhỏ, giọng ngập ngừng :
- Bé đưa cái này cho chị Gấm giúp anh được không ?
Tôi cầm lấy, ngơ ngác, nhưng vẫn gật đầu :
- Ðược.
Anh có vẻ lo âu :
- Ðừng cho ai biết nghe không !
- Em biết rồi !
Tôi xoay người chưa kịp chạy đã bị anh níu lại :
- Nói chị Gấm ... phải trả lời anh nghe !
Tôi dạ lẹ làng, đâm đầu chạy về nhà. Lúc đó, chị Gấm đang ngồi chải mái tóc dài, ướt đẫm, thơm ngai ngái mùi chanh và bồ kết. Chị Tâm thì chúi mũi vào đống bài vở trên bàn. Tôi vất miếng giấy vô lòng chị, sà xuống kế bên, nói nhỏ :
- Anh Bé Tuất biểu em đưa chị.
Chị Gấm dẫy nẫy :
- Ðưa chị làm chi ?
Chị Tâm ngửng mặt lên khỏi quyển vở, đôi mày nhíu lại. Thấy lá thư, chị phóng tới như chớp.
- Gì vậy ?
- Anh Bé Tuất biểu em đưa chị Gấm cái đó.
Chị Tâm cầm lá thư lên cười, không quên ký đầu con em một cái, kèm theo lời hăm dọa :
- Ðã bảo không được nhiều chuyện. Ai biểu gì cũng làm. Tao méc Ba bây giờ !
Nghe tới Ba, tôi lủi liền tay. Bỏ mặc hai chị chụm đầu vào nhau to nhỏ, rúc rích cười cả đêm.
Tôi chưa bao giờ thấy Ba giận dữ như vậy. Hôm đó chị Gấm bước vô tới mái hiên, quăng cái chìa khóa nhà cầu xuống bàn. Mặt mày chị nhợt nhạt, nước mắt chảy vòng quanh, hậm hực :
- Cái thằng ... cái thằng quỉ sứ ấy !
- Chuyện gì vậy ?
Gương mặt chị Gấm đổi từ xanh qua đỏ, từ đỏ qua xanh như con cắc kè. Giọng chị tức tửi :
- Cái thằng Bé Tuất ấy ! Nó chận tao ngoài ... cầu tiêu !
- "Nó" muốn gì ?
- Ai biết gì "nó". "Nó" nói sắp đi xa gì đó... rồi "nó" còn nói "nó" thương tao nữa !
Chị Tâm ôm bụng cười rũ rượi :
- Trời ơi ! Sao cái thằng cù lần thế ! Nhè cái lúc người ta đi ... ị mà tỏ tình thì đúng là hắn "bí" lắm rồi ! Xui cho hắn gặp ngay lúc nàng cũng đang "táo bón" nữa mới chết người cơ chứ !
Bị chọc quê, chị Gấm vùng vằng bỏ đi. Buổi chiều vẫn chưa hết cơn hậm hực, Ba đi làm về chị méc liền tay. Thế là Ba nổi trận lôi đình, xốc qua nhà ông Quận mắng vốn một mách. Nhớ đến hình ảnh bà Quận dưới gốc mận, tôi lo sợ cho anh ghê gớm. Anh Bé Tuất bị ông Quận đuổi đi từ hôm đó. Không có anh, bọn con nít trong xóm nghĩ ra trò chơi khác thay thế. Còn tôi, có một cái gì đó khiến tôi cảm thấy anh Bé Tuất sẽ không bao giờ trở lại nữa. Anh cũng như những người con trai khác lớn lên, rời bỏ cư xá. Nếu có trở về, anh sẽ không còn là anh Bé Tuất của tôi, là "thằng Bé Tuất " của hai chị tôi và những người lớn trong cư xá nữa.
Mấy năm sau ngày anh Bé Tuất đi, người ta thi nhau mà chết. Cư xá vốn đã hoang dại, ma quái lại càng hoang dại ma quái hơn. Hơi hướm chiến tranh lan tràn trên từng ngọn cây, lá cỏ. Cõi sống và cõi chết lẫn lộn, thật gần như bàn tay sấp ngửa. Người sống và người chết bám víu lấy nhau để biết mình vẫn còn hiện hữu. Những oan hồn lang thang giữa trần gian cố níu kéo một kiếp người ngắn ngủi, trầm luân chưa thật sự sống cho chính bản thân mình ngày nào. Những người sống là những thây người biết đi, ngơ ngáo, trôi nổi trong tai ương, sống vội sống vàng. Những buổi tan trường về tôi vẫn bắt gặp thường xuyên những đoàn công-voa bám đầy bụi đường, rã rời, tiếp nối thành hàng kéo nhau về thành phố. Người lính ngồi sau tay lái mệt mỏi như một chàng kỵ mã bại trận trở về, không thèm để ý đến những thây ma không nguyên vẹn đang trân người chịu đựng những dằn lên xóc xuống cuối cùng trong những chiếc áo quan phủ lá quốc kỳ. Thân phận con người sao quá tầm thường, nhỏ nhoi như một món đồ chơi rẻ tiền bọc giấy hoa vàng đỏ. Trong cư xá, hết nhà 18 có tang rồi đến nhà số 7. Ông 16 có tám đứa con trai nheo nhóc. Ðứa lớn là Cu Nhớn, đứa kế là Cu Nhỏ. Cu Tèo, Cu Tí, rồi tiếp tiếp theo đó là Cu Trắng, Cu Ðen v..v.... Anh Cu Nhớn đi lính năm tròn 18 tuổi, chưa kịp về thăm mẹ lần nào thì chết. Cu Nhỏ thì bị đứt lìa đôi chân khi mồ anh chưa xanh cỏ. Bà 19 lưng còng tóc bạc chỉ có hai người con trai. Anh Lớn mới cưới vợ thì đã đi, năm khi mười họa mới về. Còn anh Nhỏ, người con út cũng vừa mới mất. Và nhà tôi, cái tang thứ nhất của tôi là tang anh Phúc. Năm anh tôi mất, tôi đã được mười ba. Buổi chiều hôm đó khi tôi đang ngồi bắt những con rắn chiếu trên cây hoa Sói thì tin dữ đến. Anh lính mặt mày non choẹt, xoay tròn cái nón trong tay, giọng nói lơ lớ như anh chệt :
- Cái lày... có phải dà ông đại úy hôn ?
Tôi gật đầu :
- Dạ, anh tôi không có nhà.
- Tui... tui không muốn kiếm ổng. Tui muốn kiếm gia đình của ông đó mà !
- Anh kiếm đúng nhà rồi.
Người lính gãi tai, mặt mày khổ sở :
- Ông Thầy... Ông Thầy ổng ... chết rồi !
Tôi mở tròn xoe mắt :
- Ông thầy nào ? Tại sao chết ?
Người lính bối rối :
- Ổng ... ổng bị đạn... ổng chết.
Tôi điếng người, chợt hiểu. Vẫn lối hành xử của con nít, tôi hoảng hốt kêu cả nhà ra. Ba tôi đứng chết lặng. Mấy chị òa lên khóc. Còn tôi, cảm giác của tôi lúc đó thật lạ kỳ. Người lính đem gieo cái hung tin ấy xuống gia đình chúng tôi đang sờ đầu gãi tai, ấp a ấp úng như ngọng. Giọng nói lơ lớ như mán trên rừng và nụ cười khờ khạo của hắn khiến tôi bỗng muốn nhảy xổ đến xán cho mấy bạt tai và đuổi cổ hắn ra khỏi nhà tức thì. Tôi hận những người chỉ huy của anh ta đã quá lơ là, sai phái một người không ra gì làm cho cái chết của anh tôi bỗng nhiên trở nên tầm thường vô nghĩa.
Người ta đưa xác anh tôi về trong quan tài phủ quốc kỳ. Ngày đầu tiên chưa đóng nắp áo quan. Máu anh vẫn trào ra khóe miệng. Ðỏ tươi. Uất hận. Tôi đứng bên quan tài, cầm miếng vải sô lau từng giọt máu cho anh và bỗng nhiên thấy mình không còn bé nữa. Cuối năm ấy khi hai cụm hoa giấy nơi mồ anh Ba bắt đầu nở hoa thì người ta lại đưa anh Tư tôi về trong quan tài. Cũng phủ lá cờ ba sọc đỏ. Ngày được tin anh mất cũng là ngày đầu tiên trong đời tôi nghe Ba khóc. Ðêm hôm đó tôi nằm mở căng đôi mắt. Từng thớ thịt như tê đi khi nghe tiếng khóc của Ba òa vỡ, tức tối. Một người đàn ông đã ngoài năm mươi khóc cho người con trai chết trận và những đứa con trai khác mịt mù xa tít. Tiếng khóc ấy tuôn trào ra như nỗi uất ức không nói được thành lời của một đứa con nít. Tiếng khóc trôi vào ký ức tôi, hòa tan trong xương máu, nhận chìm một phần linh hồn tôi, bất di bất dịch.
Không biêt có phải chiến tranh là tai ương của đất nước và con gái là mối họa của gia đình không mà cứ vài ngày bọn Nhân Dân Tự Vệ trong xóm lại đập cửa nhà tôi, đòi xét sổ gia đình, bắt lính. Những đêm như thế, Ba bực lắm.
- Nhà tôi có bao nhiêu người mấy cậu biết rồi. Năm đứa con đi lính, chết hai còn ba. Mấy cậu xét cái gì mà đêm nào cũng đòi xét ?
Gã con trai lớn nhất trong bọn xếp tờ sổ gia đình đưa cho Ba, liếc nhanh về phía hai chị tôi :
- Bác thông cảm !
Mấy tên loắt choắt phía sau thì thào :
- Nhà có con gái mới xét chứ lị !
Ba quay phắt lại, đôi mắt tóe lửa. Cả bọn tảng lờ, giả vờ tìm kiếm sục sạo một chập nữa mới chịu kéo nhau đi.
Sau khi chị Gấm thi đậu Tú Tài 1 thì có người đến xin cưới. Ba bằng lòng ngay. Trưa hôm ấy tôi ngồi với chị nơi mái hiên. Mái tóc chị đổ dài, đen nhanh nhánh, đong đưa theo nhịp võng, Tiếng xe Honda đỗ xịch trước sân. cả hai chị em cùng nhìn ra. Cơn nắng gay gắt buổi trưa làm gương mặt người con trai trên xe đỏ rực. Tôi reo lên :
- -, anh Bé Tuất !
Anh Bé Tuất ngồi trên xe, chống một chân xuống đất, cười lớn tiếng :
- Bé đó hả ? Trời ơi, vậy mà anh tưởng cô nào. Suýt nữa là nhận không ra.
Tôi cười lặng thinh. Anh nheo mắt :
- Còn sợ ma không ?
Con bé nguýt dài, chu mỏ, nói cộc lốc :
- Hết rồi !
Chị Gấm cười chen vào :
- Nó mà sợ ma ? Ma sợ nó thì có !
Anh Bé Tuất cười ròn rã. Chị Gấm ngồi trên võng, hỏi vọng ra :
- Mày về hồi nào vậy ?
Anh Bé Tuất nhăn mặt, giọng năn nỉ :
- Thôi mà Gấm ! Lớn hết rồi, đừng "mày tao" nữa. Ðâu còn nhỏ nhít gì !
Chị tôi sượng sùng, khựng lại một giây, cười thật hiền :
- Ừ, không mày tao nữa ! Vào nhà chơi đi !
Anh Bé Tuất ngập ngừng :
- Gấm còn giận tôi không ?
Chị tôi ngơ ngác :
- Giận chuyện gì ?
- Chuyện... chuyện tôi theo Gấm lúc trước !
- Không ! Chỉ thấy bực vì... kỳ cục !
Anh Bé Tuất không nói. Gương mặt anh trầm ngâm, đôi lông mày rậm hơi nhíu lại :
- Nghe nói Gấm sắp lấy chồng hả ?
- Ừ !
- Lấy ai ?
- Không quân !
- Tôi về để uống rượu mừng đây ! Có cho không ?
- Uống líp ! Vào nhà đi, nắng lắm !
- Không sao ...
- Dựng xe lại, vào chơi tí cho mát !
- Tôi đi ngay mà ...
- Thì vào tí đã ! Ngồi đây nhìn ra, nắng chói mắt lắm !
- Gấm ra đây sẽ không bị chói. Tôi không vào đâu !
- Vậy thôi ! Ngồi đây được rồi.
- Ra đây đi ! Tôi muốn Gấm coi cái này.
Nhìn đôi mắt buồn muốn khóc của Bé Tuất, chị tôi xiêu lòng đứng dậy, bước ra sân :
- Chừng nào đi ?
- Không đi nữa !
- Sao vậy ? Tính trốn hả ?
- Ðâu cần trốn !
- Ðổi về đây hả ?
Anh Bé Tuất cười méo mó :
- Không... Gấm đi vòng sang bên này thì biết !
Chị mở tròn xoe đôi mắt, miệng vẫn cười . Anh Bé Tuất gịuc giã :
- Qua phía bên này đi !
Chị tôi nhẹ cau mày nhưng vẫn ngoan ngoản đi vòng qua bên kia xe. Từ trong nhà tôi nghe tiếng chị lạc đi :
- Trời ơi ! Bị từ bao giờ ?
- Lâu rồi ! Có sao đâu Gấm, không chết là may rồi !
- ...
- Mất bàn chân nhằm nhò gì. Còn lái xe được mà !
Chị tôi đứng lặng ngưòi không nói. Bóng chị chao đi, lung linh dưói cơn nắng. Giọng anh Bé Tuất chùng xuống :
- Phải chi chúng mình vẫn như ngày nào, đừng bao giờ lớn Gấm hả ! Như thế, Gấm sẽ không bao giờ lấy chồng, và tôi sẽ... Mà thôi, tất cả đều là số mạng ! Ðâu có ai mà tránh khỏi ! Tôi về lần này chỉ để nói với Gấm rằng, tôi mong Gấm sẽ được nhiều hạnh phúc !
Ðêm hôm đó không biết có phải vì sắp về làm dâu người ta hay không mà chị Gấm cứ trằn trọc mãi. Buổi sáng khách đến đầy nhà. Ðám cưới chị linh đình với nhiều hoa và pháo. Chị Tâm và tôi buồn lắm. Ba thì thỉnh thoảng ngẩn người nhìn chị như muốn nuốt trọn hình bóng con gái. Ba người anh của tôi không về được mừng em gái lấy chồng.
Ðến giờ rước dâu, nhìn dáng chị quay đi, chân giẫm trên những xác pháo hồng tơi tả, tôi bỗng nhiên nhớ đến anh Bé Tuất và những chùm hoa mận rụng trắng sân gạch đỏ ngày xưa. Và ngay lúc đó, tôi mơ hồ thấy bầu trời bỗng ngả sang một mầu tím ngăn ngắt. Tôi nghe tiếng gió lướt vùn vụt trên cành lá mận, trườn quanh lớp vỏ cây sần sùi, khô cứng. Gió liếm từng giọt nhựa rỉ rỉ, nâu nâu như màu máu bầm, đặc quánh. Tôi thấy những chùm hoa mận trắng toát run lên bên màu lá xanh biếc, rồi lảo đảo trong gió. Và tôi bỗng ước gì tất cả những đứa con nít trên đất nước này sẽ không bao giờ trưởng thành, và chị của tôi đừng bao giờ lấy chồng...
Nhà tôi mang số 24. Nên như những gia đình khác, ba tôi chỉ là một con số như ông 18 hay bà 25. Tôi lớn lên trong căn nhà màu xanh có dăm ba bụi hồng, cây hoa sói thơm ngát, và hai bà chị lớn hơn tôi năm, mười tuổi. Chị Gấm có hai hàng răng ngọc và nụ cười thật hiền lúc nào cũng nở trên môi, ngay cả những khi buồn giận, hay lo sợ . Và chị Tâm, nghiêm trang như bà giáo so với mớ tuổi học trò của chị. Ba bao giờ cũng lu bu cơm áo. Còn năm người anh thì mịt mù rong ruổi trên khắp các chiến trường. Bé quá, bọn con nít như tôi làm sao hình dung được chiến trường là gì ? Chúng tôi lại càng mù tịt về hai chữ chiến tranh. Không hình dung được, chỉ lờ mờ hiểu chiến tranh là cái gì ma quái như những đoàn lính ma, như lời nguyền của bà phù thủy trong truyện thần thoại. Với tôi, chiến tranh để lại một nỗi buồn man mác khi chợt nhớ đến những người anh vắng nhà hết năm này sang năm khác. Chúng tôi tranh nhau lớn lên như nòng nọc. Lớn lên trên sân cỏ với những buổi chiều đua nhau thả diều, những trò chơi trẻ con, nhảy dây, đánh đũa. Có một dạo, không thèm trò chơi con nít nữa, tôi trốn lên gác, rón rén trèo lên mái nhà nằm dài trên mái tôn đọc truyện, hay say mê ngắm những cụm mây tụ lại thành những hình thù, những nhân vật tưởng tượng kỳ dị. Chán, tôi bước lần mò trên những mái tôn qua nhà 22, nơi có cây mận um tùm, sai oằn từng chùm trái tròn trịa, xanh mởn. Cành lá xum xuê tỏa rộng. Tôi chỉ việc ngồi núp trong nhánh lá, bẻ từng chùm mận, nhâm nhi, trong bụng khoái chí như đã trả được mối thù nào đó với bốn anh em thằng Danh. Ngày này qua ngày khác, tôi lặng lẽ như mèo ăn vụng mà bà 22 chẳng bao giờ biết.
Bà 22 là một người đàn bà kỳ lạ, dữ dằn. Mỗi ngày, khi đến giờ cơm, cái bóng gầy khô của bà xuôi ngược khắp cư xá kêu réo anh em thằng Danh. Tiếng kêu của bà the thé, hung dữ. Khi kiếm được con, bà lẹ làng lượn đến bên chúng như con quạ, túm cổ lôi về. Thân hình dẹt như cá khô của bà vậy mà mạnh kinh khủng. Bốn anh em thằng Danh riu ríu, chịu trận dưới hai bàn tay tong teo, cứng như gọng kềm của mẹ chúng. Trái ngược bản chất phong lưu trác táng của chồng, ông Quận, bà 22 lúc nào cũng lam lũ như tôi mọi. Chưa ai thấy bà mặc một chiếc áo dài bao giờ, ngay cả trong những ngày Tết. Lúc nào cũng cái quần đen mốc thếch xắn lên khỏi mắt cá. Chiếc áo bà ba trắng ngả vàng. Tóc tai lúc nào cũng bối cẩu thả ra phía sau. Những nhánh tóc phía trước rũ rượi phủ xuống gương mặt cằn cổi trơ đôi mắt trắng dã cá chết. Bà không giao du với bất cứ ai trong xóm, sống vất vưởng như một oan hồn, chăm chăm từng chút cho chồng con. Thằng Hoằng, thằng Danh hơn tôi vài ba tuổi. Hai anh em nghịch như quỉ, chuyên môn đi bắt thằn lằn để ngắt đuôi. Chúng khoái những cái đuôi thằn lằn mới ngắt còn dẫy tê tê, gớm ghiếc vô cùng, để dọa dẫm bọn con gái. Có khi chúng ném vào chúng tôi nên đứa con gái nào thấy anh em chúng là sợ xanh mặt. Nhưng chúng tôi sợ bà Quận, ghét anh em thằng Danh bao nhiêu thì càng khoái anh Bé Tuất, em trai ông Quận bấy nhiêu. Ðâu phải bé Tuất nhỏ nhít gì cho cam. Anh to lớn dềnh dàng như voi mà bị mọi người, ngay cả bọn con nít chúng tôi kêu bằng Bé mới đau.
Khi trời bắt đầu chạng vạng nhà nhà đã lên đèn, tiếng ễnh ương bắt đầu rền vang, tiếng mõ tiếng tụng kinh ê a từ Niệm Phật Ðường, cả bọn không ai bảo ai, cùng túa ra đi kiếm Bé Tuất bắt anh kể chuyện ma. Cả đám con nít chín mười đứa ngồi khoanh tròn trên sân cỏ, đứa nào đứa nấy co rúm, chờ đợi trong sự sợ hãi thích thú. Những con mắt lúc nhắm, lúc mở thao láo, náo nức chờ nghe anh kể chuyện. Chuyện nào anh kể cũng hay, cũng mới, dù đã kể đi kể lại nhiều lần. Thỉnh thoảng tới đoạn rùng rợn, cả bọn đang nín thở im phăng phắc thì bỗng nhiên bầy ễnh uơng lại ré lên, hoặc anh em thằng Danh đang trốn đâu đó nhảy xổ ra làm cả bọn la chói lói, hè nhau mắng mỏ, sỉ vả anh em nó không tiếc lời.
Tôi ít khi gặp ông Quận. Thỉnh thoảng, khi la cà với lũ bạn nhỏ trước sân, tôi vẫn thấy ông đi đi,về về. Mỗi lần ông lái chiếc xe jeep đến gần là thiên hạ đã nghe tiếng còi xe hách dịch, inh ỏi. Ông bấm còi bọn con nít đã đành, nhiều lúc ông đỏ mặt tía tai, phùng mang trợn mắt, bấm liên tu bất tận khi có cô nàng vịt xiêm nào đó đang ngang nhiên, chễm chệ bước từng bước nặng trịch trước đầu xe. Hôm nào may mắn không nghe tiếng còi xóc óc của ông thì lũ con nít chúng tôi cũng có đứa hoảng vía khi chiếc xe jeep của ông bay qua vũng nước mưa gần đó, bắn tung tóe cả sình lên bọn nhỏ. Hình như ông chả thèm nể nang ai nhưng đối với ba tôi bao giờ ông cũng dạ thưa rối rít. Mấy lúc gần đây, tôi vẫn thấy ông hay đưa đón cô Hường, con gái bà 25 mỗi ngày. Chiều chập choạng tối, ông ngồi cả giờ trên xe jeep chờ cô. Khi thấy bóng cô Hường thấp thoáng bên mái hiên, ông vôi vàng phóng xuống xe đi vòng qua phía bên kia, rút khăn tay phủi vội phủi vàng lên mặt ghế. Không biết cô Hường làm gì, nhưng chiều chiều khi mọi người đã về nhà dùng xong bữa cơm chiều thì cô mới bắt đầu đi làm. Cô không có chồng, sống với bà mẹ trẻ măng và hai đứa con gái học trường đầm. Ðứa nhỏ, trạc bằng tuổi tôi. Trưa trưa, khi ba đón mấy chị em đi học về, tôi thường thấy cô nằm ỏng ẹo trên cái võng treo trước mái hiên. Cô hay mặc áo sát nách. Mỗi lần nằm dài trên võng, cô đưa cả hai tay lên đầu khoe hai nách tua tủa lông đen ngòm ngòm. Những lần như thế chị Tâm đều cau mặt, ném sang bên kia hàng rào cái nhìn sắc lịm của cô bé mới tập làm người lớn. Còn chị Gấm và tôi thì len lén nhìn gương mặt đỏ gấc vì say nắng của ba.
Cũng với thái độ nghiêm trang, ông kiên nhẫn đứng giữ cửa xe, mặt đờ đẫn theo dõi từng bước đi, từng cái dáng xoay nửa người khi cô cài then lên cánh cửa sau lưng. Và khi cài xong cánh cửa, cô làm như rất tình cờ, rất hoan hỉ khi nhìn thấy ông.
- Ủa ! Sao đúng lúc quá vậy ?
Ánh mắt cô reo vui và giọng nói dịu dàng không thể tưởng. Lần nào cô cũng đưa bàn tay ra cho ông đỡ lên xe. Mặt mày ông lúc đó sướng rân. Chờ cho cô Hường ngồi xuống, ông vội vàng ba chân bốn cẳng chạy vòng qua bên này. Leo lên xe, hất mái tóc trét đầy vaseline cứng ngắt ra phía sau rồi anh dũng nhấn ga vọt qua mấy ổ gà với nét mặt nghiêm chỉnh của một ông tướng sắp ra trận, không thèm đếm xỉa gì đến đôi mắt uất hận của vợ nhìn theo sau bức màn sáo.
Tôi không biết bà Quận bị trói dưới gốc mận từ bao giờ. Buổi chiều, đang rướn người nhất định hái cho được chùm mận với những trái to xanh mơn mởn chót vót trên cao thì tôi thấy bà Quận bên duới. Hai cánh tay bà bị treo ngược trên cành mận. Cả thân hình trần trụi, không một mảnh áo gần như hỏng khỏi mặt đất. Hai gót chân khô nứt rướn lên. Mái tóc bà xổ tung, rũ rượi. Cặp vú dài thòng, đong đưa hai miếng da, khô ngắt. Tấm lưng gầy đếm được từng đợt xương của bà dọc ngang những vết roi. Hai anh em thằng Danh đứng trong góc, rưng rức khóc. Ông Quận ngồi trên cái ghế đẩu gần đó. Áo sơ mi trắng tinh còn bỏ trong quần, ngực áo không gài, cà vạt vất ngược ra phía sau cổ, tay áo xắn lên, một tay cầm cây roi mây dài da bị tủa ra trên ngọn. Ông đưa tay quẹt những giọt mồ hôi trên trán, rồi lừ lừ, điêu luyện như một tên đao phủ thủ, vung ngọn roi lên vụt túi bụi vô người vợ. Hình ảnh đó không khác nào bức tranh ngoài niệm Phật đường vẽ cảnh ngài Mục Kiền Liên xuống hỏa ngục tìm mẹ và phải chứng kiến cảnh mẹ bị ngạ quỷ hành hình. Lạ một điều, cũng như bức tranh kia, những người bên dưới chỉ âm thầm khóc. Không một tiếng khóc lớn. Không một tiếng rên la. Mọi việc đều diễn tiến âm thầm, dấu kín. Tôi chỉ nghe tiếng roi lướt đi trong gió, xào xạc như cành mận đang lay. Tiếng người đàn ông đều đều, nhẹ nhàng như đang nói chuyện :
- Con quỷ ! Sao cứ theo ám tao hoài vậy ?
- ...
- Mầy nói gì với người ta ? Nói mau !
- ...
- Coi cái tướng ngạ quỷ của mày kìa ! Vậy mà cũng bày đặt ghen tương này nọ.
- ...
- Mày biểu tao ăn nói với người ta làm sao đây ? Bây giờ mặt mũi nào tao dám nhìn người ta được cơ chứ ?
Mỗi lần câu nói chưa dứt thì ngọn roi đã quấn chặt lấy người đàn bà như con rắn đói. Hai đứa con trai cúi gầm mặt xuống không dám nhìn bố mẹ, nước mắt nhỏ từng giọt. Ngay lúc đó, bé Tuất bỗng hiện ra. Cánh tay to lớn của anh vươn ra chụp lấy ngọn roi. Giọng anh nhỏ nhẹ :
- Ðủ rồi, anh Hai !
- Tránh ra ! Không được xía vô chuyện của tao !
- Tha cho chỉ đi !
- Buông ! Cút đi ! Mầy không buông ra, cả cái mạng mầy cũng sẽ không còn !
Bé Tuất khựng kại. Cánh tay nắm ngọn roi buông thỏng. Anh xoay lưng chán nản, bỏ đi. Giọng người đàn ông giật ngược, lạnh lùng :
- Khoan đã, ngồi xuống đó.
- ...
- Mở mắt ra coi tao dạy chị Hai mày !
- ...
- Trong nhà này,đứa nào cãi lời tao thì đừng hòng sống !
Bé Tuất lẳng lặng ngồi xuống. Mặt cúi gầm. Năm phút rồi mười phút trôi qua. Người đàn bà vẫn cong rướn người lên như con giun, hứng trọn từng lằn roi. Mỗi lần cánh tay người đàn ông vung lên, ngọn roi trườn tới táp từng miếng thịt của người đàn bà đến bật máu. Từng tiếng rên bật ra sau hai hàm răng nghiến chặt.
Sau cái hôm làm nhân chứng tình cờ trên mái nhà tôi bị sốt liên tiếp mấy ngày. Hình ảnh người đàn bà trần truồng bị treo ngược trên cành cây trong buổi chiều tím ngắt dưới những chùm hoa mận vẫn còn in trong trí tôi. Từ lúc xảy ra chuyện tôi cũng ít khi gặp anh Bé Tuất. Thỉnh thoảng, những buổi trưa tan trường về không có Ba đón, tôi vẫn thấy anh lặng lẽ đi theo sau lưng ba chị em chúng tôi. Những hôm đó, tôi kéo tay chị Gấm :
- Anh Bé Tuất kìa ! Cho anh đi chung được không ?
Lập tức, chị Tâm liền cau mày. Còn chị Gấm thì sa sầm nét mặt, vùng vằng :
- Kệ "nó" ! Ði mau lên !
Len lén nhìn anh Bé Tuất một mình lầm lũi phía sau, đôi mắt vẫn theo sát mấy chị em, tôi bỗng đâm ra "bất nhẫn" ngang xương, nên rán kì kèo :
- Cho ảnh đi cho vui mà ! Ảnh kể chuyện hay lắm !
Chị Tâm gắt lên :
- Con nít con nôi mà nhiều chuyện ! Có đi nhanh lên không thì bảo.
Tôi phụng phịu làm thinh, thỉnh thoảng vẫn liếc chừng phía sau. Chị Tâm lâu lâu lại dò chừng :
- Bé quay lại coi "nó' đâu rồi ?
Tôi láu táu :
- "Nó" sắp tới sát bên rồi !
Chị Tâm quay sang tôi trừng mắt :
- Nó" ! "Nó" cái gì ? Ðừng có hỗn !
Tôi ngơ ngác, nhăn mặt. Chị nói như thánh phán :
- Bé còn nhỏ, không được gọi "nó" là "nó". Biết chưa ?
Tôi làm thinh chẳng hiểu mô tê gì. Thật ra anh Bé Tuất lớn hơn hai chị của tôi chứ bộ ! Chị Gấm lo sợ, nhìn chị Tâm cầu cứu :
- Bây giờ làm sao ? Ba biết được thì chết !
Chị Tâm hất hàm bảo chị Gấm :
- Chị lấy thước ra đi ! Nếu "nó" mà tới thì mình "cảnh cáo " nó trước.
Chị Gấm nhăn mặt :
- Cảnh cáo làm sao ?
- Thì chị nói : " Mày theo tao hoài, tao méc ba tao, lúc đó đừng có trách. "
- Nếu nó giở trò chọc ghẹo thì sao ?
- "Nó" mà lộn xộn thì lấy thước đập liền !
Chị Gấm gật đầu, lật đật mở cặp táp da, lôi cây thước kẻ ra. Hai bà chị lăm lăm hai cây thước kẻ trong tay, sẵn sàng trong thế tử thủ. Tôi hồi hộp, riu ríu theo hai chị, trong lòng chỉ mong sao cho anh Bé Tuất đừng đuổi theo kịp.
Khuya, bọn con nít chúng tôi chia tay anh Bé Tuất ngoài sân cỏ. Ðang túa nhau về thì anh ấy giữ tôi lại. Anh nhét vào tay tôi lá thư xếp nhỏ, giọng ngập ngừng :
- Bé đưa cái này cho chị Gấm giúp anh được không ?
Tôi cầm lấy, ngơ ngác, nhưng vẫn gật đầu :
- Ðược.
Anh có vẻ lo âu :
- Ðừng cho ai biết nghe không !
- Em biết rồi !
Tôi xoay người chưa kịp chạy đã bị anh níu lại :
- Nói chị Gấm ... phải trả lời anh nghe !
Tôi dạ lẹ làng, đâm đầu chạy về nhà. Lúc đó, chị Gấm đang ngồi chải mái tóc dài, ướt đẫm, thơm ngai ngái mùi chanh và bồ kết. Chị Tâm thì chúi mũi vào đống bài vở trên bàn. Tôi vất miếng giấy vô lòng chị, sà xuống kế bên, nói nhỏ :
- Anh Bé Tuất biểu em đưa chị.
Chị Gấm dẫy nẫy :
- Ðưa chị làm chi ?
Chị Tâm ngửng mặt lên khỏi quyển vở, đôi mày nhíu lại. Thấy lá thư, chị phóng tới như chớp.
- Gì vậy ?
- Anh Bé Tuất biểu em đưa chị Gấm cái đó.
Chị Tâm cầm lá thư lên cười, không quên ký đầu con em một cái, kèm theo lời hăm dọa :
- Ðã bảo không được nhiều chuyện. Ai biểu gì cũng làm. Tao méc Ba bây giờ !
Nghe tới Ba, tôi lủi liền tay. Bỏ mặc hai chị chụm đầu vào nhau to nhỏ, rúc rích cười cả đêm.
Tôi chưa bao giờ thấy Ba giận dữ như vậy. Hôm đó chị Gấm bước vô tới mái hiên, quăng cái chìa khóa nhà cầu xuống bàn. Mặt mày chị nhợt nhạt, nước mắt chảy vòng quanh, hậm hực :
- Cái thằng ... cái thằng quỉ sứ ấy !
- Chuyện gì vậy ?
Gương mặt chị Gấm đổi từ xanh qua đỏ, từ đỏ qua xanh như con cắc kè. Giọng chị tức tửi :
- Cái thằng Bé Tuất ấy ! Nó chận tao ngoài ... cầu tiêu !
- "Nó" muốn gì ?
- Ai biết gì "nó". "Nó" nói sắp đi xa gì đó... rồi "nó" còn nói "nó" thương tao nữa !
Chị Tâm ôm bụng cười rũ rượi :
- Trời ơi ! Sao cái thằng cù lần thế ! Nhè cái lúc người ta đi ... ị mà tỏ tình thì đúng là hắn "bí" lắm rồi ! Xui cho hắn gặp ngay lúc nàng cũng đang "táo bón" nữa mới chết người cơ chứ !
Bị chọc quê, chị Gấm vùng vằng bỏ đi. Buổi chiều vẫn chưa hết cơn hậm hực, Ba đi làm về chị méc liền tay. Thế là Ba nổi trận lôi đình, xốc qua nhà ông Quận mắng vốn một mách. Nhớ đến hình ảnh bà Quận dưới gốc mận, tôi lo sợ cho anh ghê gớm. Anh Bé Tuất bị ông Quận đuổi đi từ hôm đó. Không có anh, bọn con nít trong xóm nghĩ ra trò chơi khác thay thế. Còn tôi, có một cái gì đó khiến tôi cảm thấy anh Bé Tuất sẽ không bao giờ trở lại nữa. Anh cũng như những người con trai khác lớn lên, rời bỏ cư xá. Nếu có trở về, anh sẽ không còn là anh Bé Tuất của tôi, là "thằng Bé Tuất " của hai chị tôi và những người lớn trong cư xá nữa.
Mấy năm sau ngày anh Bé Tuất đi, người ta thi nhau mà chết. Cư xá vốn đã hoang dại, ma quái lại càng hoang dại ma quái hơn. Hơi hướm chiến tranh lan tràn trên từng ngọn cây, lá cỏ. Cõi sống và cõi chết lẫn lộn, thật gần như bàn tay sấp ngửa. Người sống và người chết bám víu lấy nhau để biết mình vẫn còn hiện hữu. Những oan hồn lang thang giữa trần gian cố níu kéo một kiếp người ngắn ngủi, trầm luân chưa thật sự sống cho chính bản thân mình ngày nào. Những người sống là những thây người biết đi, ngơ ngáo, trôi nổi trong tai ương, sống vội sống vàng. Những buổi tan trường về tôi vẫn bắt gặp thường xuyên những đoàn công-voa bám đầy bụi đường, rã rời, tiếp nối thành hàng kéo nhau về thành phố. Người lính ngồi sau tay lái mệt mỏi như một chàng kỵ mã bại trận trở về, không thèm để ý đến những thây ma không nguyên vẹn đang trân người chịu đựng những dằn lên xóc xuống cuối cùng trong những chiếc áo quan phủ lá quốc kỳ. Thân phận con người sao quá tầm thường, nhỏ nhoi như một món đồ chơi rẻ tiền bọc giấy hoa vàng đỏ. Trong cư xá, hết nhà 18 có tang rồi đến nhà số 7. Ông 16 có tám đứa con trai nheo nhóc. Ðứa lớn là Cu Nhớn, đứa kế là Cu Nhỏ. Cu Tèo, Cu Tí, rồi tiếp tiếp theo đó là Cu Trắng, Cu Ðen v..v.... Anh Cu Nhớn đi lính năm tròn 18 tuổi, chưa kịp về thăm mẹ lần nào thì chết. Cu Nhỏ thì bị đứt lìa đôi chân khi mồ anh chưa xanh cỏ. Bà 19 lưng còng tóc bạc chỉ có hai người con trai. Anh Lớn mới cưới vợ thì đã đi, năm khi mười họa mới về. Còn anh Nhỏ, người con út cũng vừa mới mất. Và nhà tôi, cái tang thứ nhất của tôi là tang anh Phúc. Năm anh tôi mất, tôi đã được mười ba. Buổi chiều hôm đó khi tôi đang ngồi bắt những con rắn chiếu trên cây hoa Sói thì tin dữ đến. Anh lính mặt mày non choẹt, xoay tròn cái nón trong tay, giọng nói lơ lớ như anh chệt :
- Cái lày... có phải dà ông đại úy hôn ?
Tôi gật đầu :
- Dạ, anh tôi không có nhà.
- Tui... tui không muốn kiếm ổng. Tui muốn kiếm gia đình của ông đó mà !
- Anh kiếm đúng nhà rồi.
Người lính gãi tai, mặt mày khổ sở :
- Ông Thầy... Ông Thầy ổng ... chết rồi !
Tôi mở tròn xoe mắt :
- Ông thầy nào ? Tại sao chết ?
Người lính bối rối :
- Ổng ... ổng bị đạn... ổng chết.
Tôi điếng người, chợt hiểu. Vẫn lối hành xử của con nít, tôi hoảng hốt kêu cả nhà ra. Ba tôi đứng chết lặng. Mấy chị òa lên khóc. Còn tôi, cảm giác của tôi lúc đó thật lạ kỳ. Người lính đem gieo cái hung tin ấy xuống gia đình chúng tôi đang sờ đầu gãi tai, ấp a ấp úng như ngọng. Giọng nói lơ lớ như mán trên rừng và nụ cười khờ khạo của hắn khiến tôi bỗng muốn nhảy xổ đến xán cho mấy bạt tai và đuổi cổ hắn ra khỏi nhà tức thì. Tôi hận những người chỉ huy của anh ta đã quá lơ là, sai phái một người không ra gì làm cho cái chết của anh tôi bỗng nhiên trở nên tầm thường vô nghĩa.
Người ta đưa xác anh tôi về trong quan tài phủ quốc kỳ. Ngày đầu tiên chưa đóng nắp áo quan. Máu anh vẫn trào ra khóe miệng. Ðỏ tươi. Uất hận. Tôi đứng bên quan tài, cầm miếng vải sô lau từng giọt máu cho anh và bỗng nhiên thấy mình không còn bé nữa. Cuối năm ấy khi hai cụm hoa giấy nơi mồ anh Ba bắt đầu nở hoa thì người ta lại đưa anh Tư tôi về trong quan tài. Cũng phủ lá cờ ba sọc đỏ. Ngày được tin anh mất cũng là ngày đầu tiên trong đời tôi nghe Ba khóc. Ðêm hôm đó tôi nằm mở căng đôi mắt. Từng thớ thịt như tê đi khi nghe tiếng khóc của Ba òa vỡ, tức tối. Một người đàn ông đã ngoài năm mươi khóc cho người con trai chết trận và những đứa con trai khác mịt mù xa tít. Tiếng khóc ấy tuôn trào ra như nỗi uất ức không nói được thành lời của một đứa con nít. Tiếng khóc trôi vào ký ức tôi, hòa tan trong xương máu, nhận chìm một phần linh hồn tôi, bất di bất dịch.
Không biêt có phải chiến tranh là tai ương của đất nước và con gái là mối họa của gia đình không mà cứ vài ngày bọn Nhân Dân Tự Vệ trong xóm lại đập cửa nhà tôi, đòi xét sổ gia đình, bắt lính. Những đêm như thế, Ba bực lắm.
- Nhà tôi có bao nhiêu người mấy cậu biết rồi. Năm đứa con đi lính, chết hai còn ba. Mấy cậu xét cái gì mà đêm nào cũng đòi xét ?
Gã con trai lớn nhất trong bọn xếp tờ sổ gia đình đưa cho Ba, liếc nhanh về phía hai chị tôi :
- Bác thông cảm !
Mấy tên loắt choắt phía sau thì thào :
- Nhà có con gái mới xét chứ lị !
Ba quay phắt lại, đôi mắt tóe lửa. Cả bọn tảng lờ, giả vờ tìm kiếm sục sạo một chập nữa mới chịu kéo nhau đi.
Sau khi chị Gấm thi đậu Tú Tài 1 thì có người đến xin cưới. Ba bằng lòng ngay. Trưa hôm ấy tôi ngồi với chị nơi mái hiên. Mái tóc chị đổ dài, đen nhanh nhánh, đong đưa theo nhịp võng, Tiếng xe Honda đỗ xịch trước sân. cả hai chị em cùng nhìn ra. Cơn nắng gay gắt buổi trưa làm gương mặt người con trai trên xe đỏ rực. Tôi reo lên :
- -, anh Bé Tuất !
Anh Bé Tuất ngồi trên xe, chống một chân xuống đất, cười lớn tiếng :
- Bé đó hả ? Trời ơi, vậy mà anh tưởng cô nào. Suýt nữa là nhận không ra.
Tôi cười lặng thinh. Anh nheo mắt :
- Còn sợ ma không ?
Con bé nguýt dài, chu mỏ, nói cộc lốc :
- Hết rồi !
Chị Gấm cười chen vào :
- Nó mà sợ ma ? Ma sợ nó thì có !
Anh Bé Tuất cười ròn rã. Chị Gấm ngồi trên võng, hỏi vọng ra :
- Mày về hồi nào vậy ?
Anh Bé Tuất nhăn mặt, giọng năn nỉ :
- Thôi mà Gấm ! Lớn hết rồi, đừng "mày tao" nữa. Ðâu còn nhỏ nhít gì !
Chị tôi sượng sùng, khựng lại một giây, cười thật hiền :
- Ừ, không mày tao nữa ! Vào nhà chơi đi !
Anh Bé Tuất ngập ngừng :
- Gấm còn giận tôi không ?
Chị tôi ngơ ngác :
- Giận chuyện gì ?
- Chuyện... chuyện tôi theo Gấm lúc trước !
- Không ! Chỉ thấy bực vì... kỳ cục !
Anh Bé Tuất không nói. Gương mặt anh trầm ngâm, đôi lông mày rậm hơi nhíu lại :
- Nghe nói Gấm sắp lấy chồng hả ?
- Ừ !
- Lấy ai ?
- Không quân !
- Tôi về để uống rượu mừng đây ! Có cho không ?
- Uống líp ! Vào nhà đi, nắng lắm !
- Không sao ...
- Dựng xe lại, vào chơi tí cho mát !
- Tôi đi ngay mà ...
- Thì vào tí đã ! Ngồi đây nhìn ra, nắng chói mắt lắm !
- Gấm ra đây sẽ không bị chói. Tôi không vào đâu !
- Vậy thôi ! Ngồi đây được rồi.
- Ra đây đi ! Tôi muốn Gấm coi cái này.
Nhìn đôi mắt buồn muốn khóc của Bé Tuất, chị tôi xiêu lòng đứng dậy, bước ra sân :
- Chừng nào đi ?
- Không đi nữa !
- Sao vậy ? Tính trốn hả ?
- Ðâu cần trốn !
- Ðổi về đây hả ?
Anh Bé Tuất cười méo mó :
- Không... Gấm đi vòng sang bên này thì biết !
Chị mở tròn xoe đôi mắt, miệng vẫn cười . Anh Bé Tuất gịuc giã :
- Qua phía bên này đi !
Chị tôi nhẹ cau mày nhưng vẫn ngoan ngoản đi vòng qua bên kia xe. Từ trong nhà tôi nghe tiếng chị lạc đi :
- Trời ơi ! Bị từ bao giờ ?
- Lâu rồi ! Có sao đâu Gấm, không chết là may rồi !
- ...
- Mất bàn chân nhằm nhò gì. Còn lái xe được mà !
Chị tôi đứng lặng ngưòi không nói. Bóng chị chao đi, lung linh dưói cơn nắng. Giọng anh Bé Tuất chùng xuống :
- Phải chi chúng mình vẫn như ngày nào, đừng bao giờ lớn Gấm hả ! Như thế, Gấm sẽ không bao giờ lấy chồng, và tôi sẽ... Mà thôi, tất cả đều là số mạng ! Ðâu có ai mà tránh khỏi ! Tôi về lần này chỉ để nói với Gấm rằng, tôi mong Gấm sẽ được nhiều hạnh phúc !
Ðêm hôm đó không biết có phải vì sắp về làm dâu người ta hay không mà chị Gấm cứ trằn trọc mãi. Buổi sáng khách đến đầy nhà. Ðám cưới chị linh đình với nhiều hoa và pháo. Chị Tâm và tôi buồn lắm. Ba thì thỉnh thoảng ngẩn người nhìn chị như muốn nuốt trọn hình bóng con gái. Ba người anh của tôi không về được mừng em gái lấy chồng.
Ðến giờ rước dâu, nhìn dáng chị quay đi, chân giẫm trên những xác pháo hồng tơi tả, tôi bỗng nhiên nhớ đến anh Bé Tuất và những chùm hoa mận rụng trắng sân gạch đỏ ngày xưa. Và ngay lúc đó, tôi mơ hồ thấy bầu trời bỗng ngả sang một mầu tím ngăn ngắt. Tôi nghe tiếng gió lướt vùn vụt trên cành lá mận, trườn quanh lớp vỏ cây sần sùi, khô cứng. Gió liếm từng giọt nhựa rỉ rỉ, nâu nâu như màu máu bầm, đặc quánh. Tôi thấy những chùm hoa mận trắng toát run lên bên màu lá xanh biếc, rồi lảo đảo trong gió. Và tôi bỗng ước gì tất cả những đứa con nít trên đất nước này sẽ không bao giờ trưởng thành, và chị của tôi đừng bao giờ lấy chồng...
ST
Chờ mong..
Cách bao đồi cao, bao suối sâu,
Người đến rồi đi thêm nhớ nhau....
Bản rừng bỗng dưng buồn hiu quạnh,
Nỗi nhớ càng thêm chất chứa sầu !!
Áo ai trắng toát màu hoa mận,
Nhẹ nhàng xoa dịu những thương đau...
Nhưng tiếng sáo chiều sao buồn lạ ?
Bồn chồn se sắt nỗi niềm sâu !! ...
Rồi anh lại về nơi của anh,
Những dãy nhà cao, sáng lung linh...
Mùa hoa mận đến, rồi qua nữa...!
Em mãi chờ mong một bóng hình !
NM
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Mận trắng
May cúi nhặt những bông mận trắng, thẫn thờ như ai vừa lấy mất hồn vía. Những bông mận đầu mùa đã bắt đầu rơi xuống mặt đất màu nâu sẫm, cánh vẫn còn tươi nguyên màu trắng sữa. Nhưng lòng May thì rượi buồn. |
Tiếng sáo của San dìu dặt ở đâu đó, rất gần nhưng dường như May không còn để tâm nữa. Thêm một mùa mận nở là thêm một mùa xuân về trên bản của May. Bản làng đìu hiu buồn rũ trong những ngày cuối đông rét cắt da cắt thịt đến nỗi ngọn cỏ cũng chẳng buồn nhoi lên mặt đất, thì một ngày kia những cành mận khẳng khiu chợt nhú lên những búp nụ rồi bừng nở một thứ hoa màu trắng.
Những cây mận mọc trên lớp đất nâu mịn ở bản của May, nhiều cây nữa, có lẽ cả một rừng mận mọc trên đất, trên cả những mỏm đá đen trũi xù xì, chúng có lẽ còn nhiều tuổi hơn cả May.
Có những thân cây xù xì mốc thếch vẫn nở thật nhiều hoa. Khi mận nở, đất trời chợt ấm áp lạ kỳ, những cơn gió thôi mang theo mưa phùn và không còn rét nữa. Đám con gái, con trai trong bản của May rủ nhau mở hội dưới rừng mận nở đầy hoa trắng. Con trai thổi khèn, thổi sáo còn lũ con gái thì hát và múa xòe ô. May đã lớn, đã biết hồi hộp đợi chờ những mùa mận nở, đã biết xao xuyến khi nghe tiếng sáo gọi bạn của những chàng trai trong bản.
Trong đám con trai ấy, San thổi sáo hay nhất, tiếng sáo của San trong lắm. Dù May đang trỉa hạt trên nương hay giặt áo dưới suối vẫn cứ nhận ra. Tiếng sáo cứ theo miết May suốt đồi mận này đến đồi mận khác. Da May trắng như bông mận đầu mùa, San bảo May là cô gái xinh nhất bản. May ngượng nghịu, đôi má ửng hồng.
May lặng lẽ trèo qua những mỏm đá dựng, băng qua những đồng cải đang rộ hoa trắng, đi thật nhanh xuống suối. Tiếng sáo cứ quấn lấy chân May dùng dằng. May muốn trốn chạy nó, muốn trốn đâu thật nhanh. May không muốn gặp San. Không muốn chút nào. Chỉ ít ngày nữa thôi San sẽ đến nhà May bắt vợ. May sẽ về nhà họ Pía làm vợ. Đáng lẽ May phải vui mới đúng chứ.
Nhà họ Pía giàu, San lại là con trai duy nhất. Đám con gái trong bản đến tuổi May đứa nào chẳng muốn được người yêu bắt về làm vợ. Hơn nữa là một chàng trai như San. Chính May cũng không hiểu nổi mình nữa. Chính May đã mong chờ cái ngày đó lắm kia mà. San đã ngỏ lời với May từ mùa mận trước và chỉ còn hẹn ngày đến bắt vợ nữa thôi.
Nhưng lòng May đã thuộc về người khác mất rồi. Không phải chàng trai nào trong bản của May. Người ấy ở xa lắm, không biết cách nhà của May, bản của May bao nhiêu quả đồi, bao nhiêu con suối, bao nhiêu cái thung sâu nữa.
Bác sĩ Hùng lên bản của May từ mùa mận năm trước. Anh đi theo đoàn y tế dưới xuôi tình nguyện lên hỗ trợ cho bản người Mông của May. Bản của May nghèo lắm, chỉ mấy cái nhà sàn nằm rải rác chơ vơ ven sườn núi mà cái gì cũng thiếu. Nhiều đứa trẻ đến tuổi đi học còn chưa có cái quần để mặc, còn chưa biết trường lớp hay cái chữ là gì.
Người ốm bệnh cũng chẳng biết đến một viên thuốc. Bác sĩ Hùng cũng thấm thía đến tận cùng cái nghèo, cái thiếu thốn đủ bề của người miền cao nơi đây. Nơi anh và những cán bộ khác ở lại những ngày làm công tác tình nguyện trên bản cũng chỉ là một mái nhà sàn chênh vênh thông thống gió thổi. Anh lên bản vào đúng cái đợt rét căm căm của những ngày đông cuối năm. Cái rét cắt da cắt thịt lẫn trong những cơn gió rượt đuổi qua những bản làng hiu hắt.
Trên những đồng cải trải dài khắp các sườn đồi, những cành mận khẳng khiu đen xám chỉ mới bắt đầu nhú nụ sương giá không sao tan nổi, cứ giăng giăng mờ mịt. Cả bản của May chẳng ai muốn lên rẫy cuốc xới khi cái rét cứ như từng mũi dao cứa vào da thịt, đến con trâu, con ngựa cũng sợ lên núi, cứ dẫm chân mãi trong ràng chờ cỏ.
Ấy vậy mà bác sĩ Hùng sáng nào cũng đi khám sức khỏe cho dân bản. Chiếc áo blu trắng, cặp kính trắng lấp lánh trên gương mặt thư sinh điềm tĩnh khiến đám trẻ con không mặc quần, mũi thò lò, hai má đỏ au vì lạnh cứ ngơ ngẩn nhìn.
Cha của May đổ bệnh vào đúng đợt rét ấy. Ông đã già lắm rồi, yếu lắm rồi giờ lại thêm cơn bệnh nữa. Người lúc nóng như có lửa hun, lúc rét run như hòn đá lạnh, đốt bao nhiêu củi lửa cũng vẫn lạnh, cứ nằm rên hời suốt đêm, người võ vàng như cái lá sắp rụng.
Đêm ấy, May phải chạy đi gọi thầy cúng về đuổi con ma bệnh cho cha. Ở bản của May, cứ hễ có ai đau ốm là lại cho người đi gọi thầy cúng về. Thầy sẽ thắp hương, làm phép, khấn vái trời đất, đốt bó lá rừng vẫy khói quanh người ốm để đuổi con ma bệnh đi. Nhưng thầy cúng của bản đã làm như thế suốt ba ngày rồi mà con ma bệnh vẫn chưa chịu rời khỏi người của cha May. Ông ốm ngày càng nặng, nằm co quắp thở khò khè lay lắt trong mảnh chăn xơ tướp. May lo lắng ôm lấy mẹ già mà khóc.
Bác sĩ Hùng đến nhà May khi cha May đã rất gần cái chết. Thầy cúng của bản đã bỏ về từ hôm qua vì không thể đuổi được con ma bệnh, lúc về còn quay lại dặn May và mẹ già chuẩn bị đưa cha về sườn núi bên kia, nơi những người già, người bệnh xấu số đã nằm lại dưới những lớp đất nâu sẫm. Bác sĩ Hùng đến và lặng lẽ khám cho cha May, kê thuốc cho ông uống mỗi ngày. Khi anh dặn dò May, May chỉ kịp nhớ một đôi mắt rất sáng, giọng nói và cái nhìn ấm áp ẩn sau cặp kính trắng.
Lạ lùng thay những viên thuốc của bác sĩ Hùng. Cha May đỡ bệnh dần và khỏe lên từng ngày. Ông đã có thể ngồi dậy và nói chuyện. Bác sĩ Hùng mỗi ngày vẫn qua nhà khám bệnh cho cha May, nhắc nhở ông uống thuốc. May vui vô cùng, mẹ già cũng vui đến khóc.
Lần này thì May trông kỹ bác sĩ Hùng hơn. May thấy màu áo của anh trắng quá, trắng như bông mận mới nở, như hàng nghìn bông cải đang phủ một màu trắng tinh khôi trên những sườn đồi tít tắp của bản làng May. Anh cười thật hiền, bàn tay với những ngón dài thanh mảnh khi May vô tình chạm vào cũng thật ấm. Đến hôm nay, cha của May không chỉ ngồi dậy, nói chuyện được với mọi người mà còn thổi sáo cho bác sĩ Hùng nghe nữa. Ngày xưa cha May là người thổi sáo hay nhất bản này.
Những bài hát của lứa đôi yêu nhau khi mùa xuân về bỗng vút lên trong tiếng sáo của ông. Đây là nỗi lòng của chàng trai yêu cô gái ở bản bên mà không lấy được nàng, đây là nỗi đợi chờ phấp phỏng nhớ thương người yêu của cô gái trẻ… Khi cha thổi sáo, May lặng lẽ ngắm nhìn bác sĩ Hùng.
Dường như có thứ ánh sáng nào đó, niềm hạnh phúc mơ hồ xa xăm nào đó đang ngời lên trên gương mặt của anh. Cha May tặng lại cây sáo cho bác sĩ Hùng và còn bảo sẽ dạy anh thổi sáo để “bỏ bùa” cô gái nào mà anh yêu như những chàng trai ở bản này. Anh cười vui vẻ còn May bất giác đỏ mặt ngượng ngùng như thể cha đang nói về cô vậy.
Bác sĩ Hùng học thổi sáo rất nhanh. Anh đã có thể thổi được cả một điệu sáo gọi bạn như bất kỳ một chàng trai nào trong bản của May. Tiếng sáo ban đầu còn ngập ngừng, dè dặt rồi thuần thục dần, lúc vút cao lảnh lói, lúc réo rắt vui đùa, lúc lại bồn chồn da diết. May dắt tay anh băng qua những đồng hoa cải, qua những vườn mận đang bung nở một màu hoa trắng như mây xốp.
Tiếng sáo bay bổng, vấn vít ở quanh May. Vừa thổi sáo, anh vừa say sưa kể cho May nghe về nơi anh sống và làm việc, về Hà Nội đông vui tấp nập phố phường và về một cô gái nào đó rất thân thiết với anh. Cô gái cũng mang cặp kính trắng ngời sáng, đôi mắt cũng sáng trong, nụ cười trong trẻo. Hình ảnh của người con gái Hà Nội ấy vẫn thường thấp thoáng trong mỗi câu chuyện của bác sĩ Hùng. May không hề chạnh lòng, tiếng sáo của anh đã lấy mất hồn vía của May rồi.
Tất cả những gì thuộc về anh, Hà Nội huyên náo rực rỡ ánh đèn màu hay cô gái mang cặp kính trắng học cùng anh thời đại học với May là cả một thế giới lung linh ảo huyền và xa xôi mà chẳng bao giờ một cô gái miền cao như cô được bước tới.
May chỉ biết bản làng của May, những nếp nhà sàn đơn sơ bình lặng, những con suối hiền hòa chảy qua những quãng đồi xanh mượt cỏ, những chú ngựa thồ giương cặp mắt nâu ngơ ngác vào mỗi buổi sáng mai và những triền hoa mận trắng mênh mông như tự thuở nào. May chỉ biết cô đang được nắm tay anh đi dưới những vòm mận trắng ấy, hít thở không khí tinh khôi trong lành của núi rừng bản làng của cô và nhí nhảnh tung những nếp váy xòe hoa trong điệu khèn điệu sáo dặt dìu ở đâu đó.
Nhưng May không hề hay biết có một người vẫn đang thẫn thờ nhìn theo cô. San đã bỏ đám con trai, con gái đang thổi khèn xòe ô rộn ràng dưới kia để lặng lẽ đi theo May. Thấy May và bác sĩ Hùng, San dừng lại bên gốc cây mận già, ngơ ngẩn buồn như người mất hồn.
- May yêu người Kinh? - San hỏi May khi bác sĩ Hùng đã về nhưng May chỉ im lặng.
- May về nhà tôi đi. Nhà tôi thóc lúa đầy bồ, trâu ngựa đầy ràng...
May vẫn im lặng băng qua những vạt cải để về nhà. San vẫn lững thững theo sau.
- May nghe tôi đi. Về nhà tôi May sẽ không phải sợ cái rét, cái đói nữa đâu. Người Kinh thì hơn gì chứ?
Đang mãi bước, bất chợt May dừng lại nhìn thẳng vào đôi mắt van vỉ của San:
Đang mãi bước, bất chợt May dừng lại nhìn thẳng vào đôi mắt van vỉ của San:
- Nhưng lòng tôi đã thuộc về người Kinh mất rồi.
Từng ngày qua đi như ngàn cơn gió lướt nhanh qua bản làng May. Những bông mận nở rồi tàn, những trái mận bắt đầu nhú một màu xanh non khắp các sườn đồi. Những ngày làm công tác tình nguyện của bác sĩ Hùng ở bản của May cũng sắp kết thúc, anh cũng đang sửa soạn để về dưới xuôi cùng với những đồng nghiệp của mình. Biết anh đã hoàn thành công việc nhưng lòng May thì lại buồn rất nhiều. May thức trọn hai đêm liền để dệt một chiếc khăn bằng thổ cẩm, trên ấy May thêu một cành mận trắng. May ấp ủ bao nhiêu yêu thương, nhớ nhung trong đó để tặng cho bác sĩ Hùng.
Đêm cuối cùng trước khi anh về thành phố, người bản May từ người già em bé đều đứng chật cửa nhà bác sĩ Hùng để tiễn anh. Tiếng nói cười rộn vang cả nếp nhà sàn. Cha May và mẹ già cũng đến. Chỉ còn thiếu May. Cô đang bận dệt chiếc khăn thổ cẩm để tặng anh. Cô hồi hộp chờ đến ngày mai.
Buổi sáng mờ sương trên bản. Những chú ngựa non cũng vừa mới thức giấc chưa muốn dẫm chân trên cỏ ướt. May chạy trong sương sớm giăng mờ núi vội vã đến chỗ bác sĩ Hùng. Anh sắp về dưới xuôi rồi, đâu nhiều thời gian cho May nữa. Lòng cô hồi hộp khấp khởi như cô gái đang chờ người yêu đến bắt vợ. Bác sĩ Hùng chưa xuống núi, liếp nhà còn hé mở.
May định chạy ào vào cửa nhưng bất chợt bước chân cô khựng lại, có tiếng nói cười rúc rích của ai đó trong nhà của anh. May lẳng lặng nép mình bên vách nhà mà chưa dám vào, tim cô như muốn bật tung khỏi lồng ngực nhỏ bé. Có một người con gái dáng mảnh dẻ đang nhanh nhẹn gấp áo quần bỏ vào túi xách cho bác sĩ Hùng, vừa làm họ vừa nói cười ríu rít.
Cô gái ấy lên đây từ lúc nào, từ đêm qua hay sáng nay mà sao May không biết. Cô ấy không giống bất cứ cô gái nào trong bản của May. Cô ấy mặc trang phục của người Kinh, mái tóc đen suôn dài buông lửng ngang lưng. Và cặp kính trắng lấp lánh, hệt như trong câu chuyện của bác sĩ Hùng. Chắc cô gái từ thành phố lên đây đón anh về dưới xuôi. Họ đã soạn xong đồ rồi, còn mỗi cây sáo anh đang để trên bàn.
“Đây là kỷ vật của dân bản tặng anh - May thoáng nghe tiếng bác sĩ Hùng nói với cô gái - Anh sẽ mang về thành phố, và lúc nào đó sẽ thổi cho em nghe”. Cô gái vui vẻ gật đầu trong khi anh cẩn thận giắt cây sáo vào túi. Lòng May như thắt lại. Cô bần thần rút chiếc khăn vừa mới thêu xong đêm qua. Biết làm sao bây giờ, có nên trao cho anh nữa hay không? Chắc May không dám nữa rồi. Nước mắt May ở đâu bỗng chảy xuống hai má làm ướt một góc chiếc khăn nhỏ. Một cánh mận trắng trên chiếc khăn ấy như thẫm lại.
Họ đã bước ra khỏi ngôi nhà, mỗi người xách một túi lớn đựng khá nhiều đồ đạc và quần áo nhưng không có vẻ gì là nặng nhọc. Nhìn hai người, May biết là bác sĩ Hùng đang rất vui khi được trở về với thành phố náo nhiệt nơi anh đã sống và làm việc. May biết bây giờ không thể đến được gần anh, không thể cất nổi một tiếng nói. Cô đứng chôn chân sau gốc cây mận già xù xì tán lá che phủ mà buồn bã nhìn theo bóng hai người đã khuất dần xuống núi.
May lầm lũi trở về. Những tháng ngày còn lại trôi qua thật ảm đạm. Từ ngày bác sĩ Hùng về xuôi, trên gương mặt cô gái bản lúc nào cũng thoáng nỗi buồn. Cô ít nói ít cười, không còn thích ném còn hay múa xòe ô mỗi độ xuân về như ngày trước nữa. Thêm một mùa mận trắng nở bừng trên bản của May, cô hồi hộp chờ hoa mận nở, hồi hộp chờ một tiếng sáo, một bóng dáng quen thuộc sẽ trở lại, nhưng dường như người ấy đang ở đâu đó rất xa, nơi có những con phố nườm nượp người xe, nơi có những dãy nhà san sát và lung linh đèn đường, nơi mà May chưa bao giờ được đến. Cái bản làng heo hút ẩn sau những triền đồi xanh thẳm không biết có còn trong trí nhớ của anh nữa hay không.
San vẫn đến thổi sáo trước cổng nhà May, đêm nào cũng thế, khi con gà vừa vào ổ, khi con trâu, con ngựa vừa vào ràng, tiếng sáo đã cất lên da diết. San da diết chờ đợi một cái gật đầu của May và cứ chờ mãi như thế mặc cho mùa hoa mận tàn rồi lại nở, như mỗi mùa xuân về rồi lại lặng lẽ ra đi trên bản làng nhỏ bé này.
TRẦN HẢI VÂN
Chuyện Mận và Đào
“Bậu nói với qua bậu không hái Mận bẻ Đào
Chớ Mận đâu bậu bọc, Đào nào bậu cầm tay”
(Ca dao Việt Nam)
Một giờ sáng, điện thoại reo, đầu giây bên kia một giọng nói tỉnh lặng như từ đầu hôm tới giờ chưa chợp mắt: “Qua ơi, Mận hiện ở chốn hoang vu, sớm tối kinh kệ, cơm rau với muối, uống nước suối nguồn, làm bạn với chim muông, thế mà chưa bao giờ Mận cảm nhận sự an vui đủ đầy như lúc này”. Bây giờ đến lượt Qua không cách nào chợp mắt tiếp được...
Chuyện của Đào
Qua không quen Mận mà biết Đào - đứa con gái 25 tuổi của Mận - qua một số lần giao dịch mua bán nhà. Đây là việc làm thêm nhưng lại là thu nhập chính của Đào (và Mận). Qua những thương vụ làm ăn chung, Đào tỏ ra là người nhanh, nhạy, thông minh và sòng phẳng.
Về hình thức có thể nói, Đào để lại ấn tượng sâu đậm cho bất cứ ai, không chỉ vì cô đạt giải hoa hậu ở nước ngoài mà còn vì sự sang trọng đúng chuẩn thượng lưu của mình. Đào thông thạo 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức và Việt Nam. Đào học Piano và học múa Ba lê từ 6 tuổi. Đào được huấn luyện đi đứng nằm ngồi như một công nương. Không như những người mẫu đương thời thích mặc những loại đồ thiếu vải, Đào thường xuất hiện trước công chúng với những trang phục dài phủ gót được các nhà tạo mẫu thiết kế riêng nhằm tôn thêm sự quý phái cho mình.
Những năm gần đây, tên tuổi và sự nghiệp của Đào là niềm ao ước của nhiều cô gái trẻ; thế mà…
Lần giao dịch này Đào muốn mua căn nhà của chính Qua, nhưng không đủ tiền, phải nhờ ngân hàng hổ trợ. Đang là một người nổi tiếng trong giới truyền thông, có thu nhập cao, có uy tín và có nhiều mối quan hệ đáng nể, việc tìm một ngân hàng bảo lãnh cho Đào mua nhà dễ như bỏ trái nho vô miệng.
Sau khi giá cả được thỏa thuận, ngân hàng đã đồng ý bằng văn bản sẽ thay Đào trả cho Qua 2/3 giá trị căn nhà, riêng Đào phải có tiền đủ để thanh toán 1/3 khoản còn lại. Để bán được nhà và để chia sẻ áp lực dòng tiền cho khách hàng quen, Qua đồng ý cho Đào trả chậm 1/3 giá trị căn nhà trong thời hạn 12 tháng. Hợp đồng mua bán được công chứng, căn nhà đã sang tên đổi chủ.
Chỉ mươi ngày sau khi mua nhà của Qua, Đào đã tìm được mối bán lại căn nhà bằng với giá mua. Đào đã khôn khéo thỏa thuận với bên mua trả trước 2/3 tổng giá trị căn nhà để Đào lấy giấy tờ nhà ra khỏi ngân hàng; số tiền 1/3 còn lại, bên mua sẽ trả hết khi căn nhà công chứng sang tên. Được mua nhà với giá thấp hơn giá thị trường, lại có ngân hàng bảo đảm uy tín cho bên bán, bên mua đồng ý ngay. Trong thời gian chưa tới 60 ngày, căn nhà hai lần thay tên đổi chủ.
Sau khi nhận 1/3 số tiền còn lại của bên mua, thay vì đem trả cho Qua, Đào lại giữ số tiền này để đặt cọc một ngôi nhà khác. Chỉ khoảng một năm, Đào đã lần lượt mua và bán nhiều căn nhà với hình thức lấy của người sau trả cho người trước. Đào biết rõ rằng, với kiểu mua bán bằng giá vốn hoặc thấp hơn vốn sẽ dẫn Đào vào ngỏ cụt, nhưng hơn ai hết Đào hiểu những thương vụ như thế này sẽ giúp Đào chiếm dụng vốn của khách hàng ngày một nhiều hơn.
Thời hạn 12 tháng đã qua, Qua yêu cầu Đào trả dứt 1/3 giá trị còn lại của căn nhà, lúc này Qua mới tá hỏa khi biết căn nhà mua của mình Đào đã bán cho người khác và số tiền thiếu lại Đào không còn khả năng thanh toán. Biết Qua là người quen biết rộng, và có lẽ lo sợ mất uy tín trong giới truyền thông, Đào đã gá trừ nợ cho Qua một căn hộ trong chung cư cao cấp. Dù căn hộ chưa xứng với số tiền Đào thiếu nhưng, lại một lần nữa muốn giúp đỡ bạn hàng, Qua đồng ý công chứng sang tên căn hộ chung cư và ký kết thúc hợp đồng mua bán căn nhà một năm trước.
Tại sao đang ở đỉnh cao của tiền bạc và danh vọng, Đào lại làm những phi vụ liều lĩnh đến nổi giống như con rắn tự ăn cái đuôi của mình mỗi ngày? Không phải Đào mà là Mận, má của Đào, đã trả lời cho Qua câu hỏi này.
Chuyện của Mận
Sau khi nhận căn hộ chung cư do Đào gá nợ, vì chưa có kế hoạch sử dụng Qua khóa cửa để đó. Khoảng ba tháng sau Qua quay lại kiểm tra căn hộ với ý định sửa sang chút đỉnh rồi cho thuê. Lại thêm một lần nữa Qua tá hỏa khi tra chìa khóa vào cửa nhiều lần mà vẫn không sao vào được căn hộ. May sao, Qua nghe âm thanh nhạc đồng quê của xứ Đông Âu xa xôi phát ra từ bên trong căn hộ, lúc này Qua mới hiểu “có ai đó đang ở trong nhà-của-mình!”.
Mở cửa tiếp Qua là một phụ nữ trung niên, dù tuổi đã khoảng 50 mươi bà vẫn làm người đối diện giật thót bởi nhan sắc đẹp mê hồn vốn có. Đã thế bà còn chau chuốt hình thức của mình đến từng mi-li-met: từ cổ đến gót chân bà khoát một tấm vải hoa văn sặc sở, tóc bà búi cao bằng tấm vải cùng màu áo, móng tay móng chân được bà sơn đỏ và trên móng vẻ những đường nét rất cầu kỳ; riêng gương mặt của bà, Qua nghĩ, chắc phải tiêu tốn tiền bạc và thời gian nhiều lắm.
Yên lặng quan sát người đối diện, Qua nhận ra “người phụ nữ này đang ở trong giai đoạn thỏa mãn cao nhất cả về hình thức lẫn tâm trạng”. Qua thầm nhủ, lẽ nào người như bà lại ngang nhiên chiếm nhà người khác?
Bà giới thiệu với Qua bà tên Mận là Việt kiều của một nước Đông Âu, và bà chia sẻ, “tôi đã làm xong thủ tục để lần này về định cư luôn ở Việt Nam”. Bà đề nghị Qua xưng hô là Mận cho thân mật vì theo bà “Qua là người có thể tin được”. Mận nói, bà về sớm để chuẩn bị đám cưới cho con gái của mình nhưng liên lạc với con hoài chưa được, “cháu đi theo đoàn công tác vài tháng là chuyện bình thường” và rằng, “muốn tạo cho con gái sự bất ngờ thú vị, tôi đã gọi thợ mở khóa căn hộ này vào ở”. Mận còn kể, “hai năm trước, để có được căn hộ này tôi phải bay từ nước ngoài về thương lượng giá, thanh toán tiền, rồi nhờ con gái đứng tên giùm, vì lúc đó tôi chưa có Quốc tịch”. À, thì ra thế.
Dù Mận nằng nặc giữ Qua ở lại dùng cơm chung cho vui, Qua vẫn chào về và thân ái “chúc Mận dùng cơm ngon miệng”.
Vài ngày sau Qua cung cấp giấy tờ căn hộ cho Ban quản lý chung cư kèm theo lời đề nghị “hãy giúp tôi giải thích cho bà Mận hiểu căn hộ này đã được con gái bà bán cho tôi đúng luật pháp hiện hành”. Sau khi làm việc với Mận, Ban quản lý chung cư báo lại với Qua rằng: “Bà ấy nhiều lần tìm ra cửa sổ định nhảy xuống, chúng tôi đã cho khóa cửa sổ luôn rồi. Tầng 19 mà nhảy xuống thì còn gì là xương với thịt!”. Nghe vậy Qua dặn dò Ban quản lý đừng thúc ép, hãy để cho Mận có thời gian suy nghĩ...
Một buổi sáng Qua nhận được cuộc gọi từ Mận, bà mong gặp Qua để giải quyết chuyện căn hộ chung cư. Chỉ hơn một tháng kể từ lần gặp đầu tiên thế mà Mận quá nhiều thay đổi. Tóc rối bù, móng tay móng chân bong tróc, mắt đỏ hoe, bọng mắt xưng, da xanh tái, môi khô héo, quần áo nhàu nát, thân thể gầy mòn, tinh thần rũ rượi; tại sao con người ta suy xụp nhanh đến vậy? Vô thường là như thế này sao?
Qua ngồi bên cạnh Mận, một tiếng, hai tiếng, ba tiếng..., để nghe Mận nói về Mận, về Đào. Qua biết, nếu lúc này Qua không nhẫn nại lắng nghe, biết đâu Mận lại một lần nữa tìm ra của sổ tầng 19?
Chuyện Mận và Đào
Mận là hoa khôi của ngôi trường cấp ba, nàng học giỏi, hát hay, múa đẹp, thầy cô giáo khen “có khiếu về ngoại ngữ”, thế mà Mận đành phải nghỉ học nữa chừng vì cha mắc bạo bệnh. Bao nhiều tiền bạc, tài sản dành dụm bấy lâu, nay cả nhà đổ hết cho bệnh viện và thuốc, nhưng cha vẫn không qua khỏi. Là chị cả của bốn đứa em Mận phải cùng với mẹ gánh gồng chi phí gia đình. Mẹ của Mận là người nấu ăn ngon nổi tiếng của đất Hà thành, được những gia đình giàu có gọi đến nhà nấu tiệc; lúc này Mận thường xuyên theo phụ mẹ.
Lần nọ Mận đi theo mẹ nấu tiệc cho một gia đình quan chức, trong số khách đến dự có viên chức ngoại giao nước ngoài lưu tâm đến nàng. Ông nói với mẹ của Mận: “tôi có vợ và đã ly dị, tôi có con nhưng chúng cũng đã sống riêng”. Ông nói thêm: “từ cái nhìn đầu tiên tôi đã muốn lấy con gái của bà làm vợ vì trong mắt tôi nàng rất đẹp và hơn nữa, nàng yêu thích làm việc”. Tuổi của ông lớn hơn tuổi của Mận gấp hai lần rưỡi, tài sản của ông lớn hơn tổng tài sản của gia đình Mận gấp vạn lần; có phải vì thế mà chỉ vài tháng sau đó Mận theo chồng ra nước ngoài sinh sống?
Chẳng ai biết cuộc hôn nhân của Mận có hạnh phúc hay không, chỉ biết rằng ngõ nhỏ, phố nhỏ, không còn nhà Mận ở đó. Mẹ và các em của Mận bây giờ đã ngụ trong một ngôi nhà lớn ở phố lớn, đường lớn. Khi người mẹ qua đời thì những đứa em của Mận kẻ trước, người sau được chị cả lo cho ra nước ngoài ăn học, tìm việc làm và dựng vợ gã chồng. Mận tưởng thay cha mẹ lo cho các em an ổn đã xong, bây giờ đến lúc mình được thảnh thơi, nhưng không, “cái mỏ vàng” của Mận bất ngờ đột quỵ rồi qua đời, lúc này cái thai trong bụng Mận mới vừa năm tháng.
Đào, đứa con gái của Mận thừa hưởng sắc đẹp của mẹ và chiều cao của cha, ngay từ lúc em bé mới chào đời, người đến thăm ai cũng tấm tắc xuýt xoa “Ồ, xinh đẹp như một thiên thần”. Ý thức một cách sâu sắc rằng, sắc đẹp sẽ đem lại cho con người ta sự giàu sang phú quý, vì vậy ngay từ lúc Đào còn chập chững Mận đã lên kế hoạch dạy dỗ con của mình trở thành một công nương. Thật không bỏ công, khi Đào tròn 18 tuổi cũng là lúc nàng đạt vương miệng hoa hậu của nước sở tại; chính lúc này Mận khai thác thế mạnh ngành ngoại giao, cơ quan của người chồng quá cố, giúp Mận tìm ý trung nhân cho con gái của mình.
Từ ngày con gái của Mận đạt danh hiệu hoa hậu hai mẹ con thường xuyên nhận được lời mời tham dự những tiệc chiêu đãi của giới chính khách và giới doanh nhân. Chính khách Mận bỏ qua, nhưng doanh nhân thì Mận quan tâm lắm. Rồi chẳng biết là duyên hay nghiệp khi nghe con gái rượu của mình thỏ thẻ “đã phải lòng một thiếu gia Việt Nam”. Khi ba má của thiếu gia tìm đến xứ sở lạnh giá của Mận đặt vấn đề xin hỏi Đào cho con trai duy nhất, bà đã trả lời: “thôi thì nước chảy về nguồn, con gái Việt lấy chồng Việt đồng cảm hơn lấy chồng ngoại quốc”. Thật ra, lý lịch ba đời của thiếu gia Mận đã nắm rất rõ và, lọt vào gia đình này con gái của Mận còn hơn “chuột sa hủ nếp”.
Đám hỏi tưng bừng xong Mận sắp xếp cho Đào về Việt Nam sống và tìm việc làm để thích nghi với môi trường mới trước khi về làm vợ người ta. Mận cũng chuyển về Việt Nam cho con tất cả vốn liếng của mình với hy vọng Đào tập tành mua bán để có kinh nghiệm điều hành việc kinh doanh của nhà chồng sau này. Biết Mận có ý định cư ở Việt Nam để được gần gủi con gái cưng và cháu ngoại, gia đình bên chồng của Đào đã mời Mận về sống một trong những ngôi biệt thự do họ sở hữu, nhưng giữ thể diện cho con gái, Mận từ chối. Ngày cưới đã định, áo cưới đã sắm, thiệp cưới đã in, thế nhưng, “chuột lại không chịu sa vào hủ nếp”!
Đào phát hiện mình thích gần gũi con gái hơn con trai, và tánh khí gai góc của một “cô bạn” mới quen đã làm Đào phát mê, phát mệt. Những gì cuộc sống thượng lưu đem lại cho Đào suốt từ bé đến giờ đều sơ cứng, rỗng tuếch so với những khám phá hấp dẫn do “cô bạn” mang lại. Đào quên mẹ, quên chồng sắp cưới, quên công việc đang ở đỉnh cao, quên danh hiệu hoa hậu, quên luôn tính cách thượng lưu, bây giờ chỉ có rượu, thuốc lắc, bài bạc và những cuộc giao hoan thâu đêm, suốt sáng. Tất cả tiền bạc, đất đai, nhà cửa sau nhiều tháng ngày tích tụ chẳng đủ cho Đào và “cô bạn” vui chơi, cả hai bắt đầu nghĩ cách chiếm đoạt của người khác, kể cả người thân của mình, để tiếp tục hưởng thụ khoái lạc.
... Sáng nay Mận thảng thốt với Qua “nếu không nhận được giấy báo của tòa án về việc của Đào, tôi sẽ không tin cháu đang vướng vào vòng lao lý. Hôm vào thăm con gái trong tù ruột gan tôi như bị ai xát muối; ôi, đứa con đẹp như thiên thần của tôi sao bây giờ giống như ngạ quỹ?”. Rồi Mận ấm ức: “Qua ơi, nếu tôi có gom góp của người thì cũng để lo cho cha mẹ, em út, con cái, chứ có phải lo cho mình đâu mà cuối đời phải trả giá quá nặng nề, nghiệt ngã? Rồi Mận hoang man: “Qua ơi, bây giờ tôi mất hết, trắng tay, nếu tôi không nhảy lầu thì biết sống với ai, sống ở đâu, sống bằng gì trong những ngày sắp tới?”.
Nghe vậy Qua tự hứa, sẽ bằng cách này cách khác chia sẻ với Mận về nhân-quả, duyên-nghiệp và vô thường vào lúc Mận bình tâm hơn, còn bây giờ Qua nhẹ nhàng ấp hai bàn tay Mận trong đôi tay của mình, rồi “Mô Phật”, thế thôi./.
Cát Tường Quân Tạ Thị Ngọc Thảo