Chiều 30 Tết Miền Tây Nam Bộ
Phong tục ngày Tết của người miền Tây
Vàng mai
Ngàn mai khoe sắc thắm,
Nghênh đón chúa Xuân về.....
Thúc giục lòng lữ khách,
Nhớ khúc hát sông quê....
Mây hồng giăng giăng lối,
Như ấp nồng gió đông....
Khiến người xa chốn cũ,
Chạnh lòng thấy bân khuân,
Chùm mai vàng trước ngõ,
Khoe sắc sân nhà ai ?
Nỗi niềm hoài chưa tỏ,
Sắc hoa vàng có phai ?!...
Đông qua vàng mấy độ,
Xuân đến có ngậm ngùi...?
Lung linh cười trong gió...
Mai vàng tung cánh bay !!
Tết Của Người Miền Tây
Năm hết xuân về, người dân miền Tây
lại tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán trong cái se lạnh của tiết trời
và rộn ràng, náo nức của lòng người. Những ngày cuối năm Âm lịch, không
khí đón Tết tràn ngập từng thôn xóm. Người người, nhà nhà bắt tay vào
chuẩn bị các thứ để đón chào năm mới. Dọn dẹp lại nhà cửa, mua sắm các
thứ để dùng trong những ngày Tết, chuẩn bị các loại bánh mứt truyền
thống,… là những công việc quen thuộc mỗi năm vào những ngày giáp Tết.
Không khí Tết bắt đầu từ giữa tháng Chạp
Âm lịch, đặt biệt là từ sau ngày Hai mươi ba, ngày làm cỗ tiễn Ông Táo
về trời. Đó là ngày Ông Táo tổng kết những công việc của các thành viên
gia đình trong một năm đã qua để về “tâu” với Ngọc Hoàng theo quan niệm
của người Á Đông. Vào ngày này, mỗi nhà đều làm một mâm cỗ để tiễn Táo
Quân về trời, và nếu ở miền Bắc, người dân có tục thả cá chép, ở miền
Trung người dân cúng một con ngựa bằng giấy với đầy đủ yên cương thì ở
miền Tây, giản dị hơn, người ta cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Với người miền Tây, sẽ không là Tết nếu
không có sắc rực rỡ của Mai vàng, cũng như sẽ không là Tết nếu không có
sắc hồng của hoa Đào với người miền Bắc vậy. Một cành mai với những nụ
hoa vàng rực rỡ sẽ tô điểm thêm cho vẻ đẹp ngày xuân. Người ta sẽ tìm
cho mình một cành mai thật đẹp hoặc một chậu mai bonsai nhỏ với những nụ
hoa vừa mới chớm ở chợ hoa vào những ngày cận Tết cuối năm. Còn đối vối
những nhà có trồng mai trước sân, để có được những cánh hoa mai khoe
sắc vào đúng những ngày Tết, người ta phải ngắt hết lá của cây mai từ
trước Tết khoảng hai mươi ngày, có khi sớm hơn, và tưới nước đầy đủ ngày
hai buổi cho cây. Theo quan niệm của người dân, gia đình sẽ gặp nhiều
mai mắn trong năm mới nếu những cành mai rộ nở vào đúng ba ngày Tết. Mai
nở sớm từ trước Tết, nở muộn sau Tết hay khoe sắc đúng vào ba ngày Tết
là do kinh nghiệm của người chăm sóc và một phần cũng là do may mắn.
Người trồng mai phải ngắt lá đúng thời điểm và tưới tiêu, chăm bón hợp
lí cho cây. Tuy nhiên, đôi khi khí hậu thay đổi cũng làm cho hoa nở
không đúng lúc, vì vậy, không dễ để có một cành mai khoe sắc vàng trong
nhà vào những ngày Tết.
Năm mới mọi thứ đều phải mới, phải sạch
sẽ và tươm tất. Những ngày giáp Tết, mọi người tất bật dọn dẹp, trang
hoàng lại nhà cửa để chuẩn bị đón năm mới. Nhà cửa, sân vườn được quét
dọn sạch sẽ. Những ngôi nhà xây tường được quét vôi lại như mới bằng
những màu sơn tươi sáng. Các vật dụng trong nhà đều được lau chùi và cọ
rửa. Từ bàn ghế, giường tủ đến những bộ lư đồng, những chồng xoong, nồi,
chén bát đều được lau rửa sạch sẽ. Chăn màn, gối nệm cũng được giặt
giũ, phơi và sắp xếp tươm tất. Trẻ con cũng được người lớn giao việc,
cũng hối hả và tất bật với việc dọn dẹp nhà cửa, những ngày này, chúng
không đi chơi mà ngoan ngoãn ở nhà phụ cha mẹ và người lớn. Mỗi người
mỗi việc, ai cũng vui vẻ, náo nức trong không khí ngập tràn hương vị
Tết.
Ở miền Tây, cũng giống như những nơi
khác, cũng có tục tảo mộ vào tiết thanh minh, thường là vào ngày Hai
mươi lăm tháng Chạp Âm lịch. Con cháu sẽ sửa sang lại phần mộ của ông bà
và người thân, làm cỏ, quét dọn xung quanh và kì cọ những ngôi mộ cho
sạch hết rêu và đất bám, sau đó sơn lại bằng một lớp sơn mới, thường là
màu trắng. Tảo mộ thể hiện truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn, luôn
hướng về tổ tiên, nguồn cội của người Việt Nam.
Những loại bánh mứt truyền thống luôn là
thứ không thể thiếu trong ngày Tết của người dân miền Tây. Những chiếc
bánh bông lan vàng tươi, thơm và mềm mịn, những sợi mứt dừa ngào ngọt
lịm với nhiều màu bắt mắt, những miếng mứt chuối đậm đà với vị ngọt của
chuối ép phơi khô và đường chảy, vị cay của gừng và vị béo của đậu phộng
quyện cùng những lát dừa khô xắt mỏng, những viên kẹo me ngọt ngọt,
chua chua, và những khoanh bánh Tét được gói khéo léo trong lớp vỏ bằng
lá chuối, những thứ mà từ bao đời nay đã làm nên hương vị của ngày Tết
cổ truyền, những thứ mà bánh kẹo trên thị trường dù có đa dạng, có bắt
mắt, có ngon thế nào cũng không thể thay thế được.
Nhớ ngoại !!
Bánh mứt thường được chuẩn bị vào trước
Tết vài ngày. Những gia đình họ hàng có nhà ở gần nhau thường tập trung
lại để làm bánh bông lan và gói bánh Tét vào một ngày, rồi chia ra mỗi
nhà một ít để cúng và ăn vào dịp Tết. Những ngày này thường rất vui, các
bà, các cô vừa nướng bánh, gói bánh vừa chuyện trò rôm rả, các chú, các
anh thì được phân công khuấy bột, lột và nạo dừa. Trẻ con thì thích
lắm, chúng vừa được ngồi nghe chuyện, thường là những câu chuyện vui
khiến mọi người cười nghiêng ngả, vừa được ăn bánh, những chiếc bánh
nướng vừa mới ra lò thơm phức và nóng hổi nhưng bị nát hay bị cháy đôi
chút. Bánh Tét được nấu muộn nhất, thường là vào chiều ngày Ba mươi Tết,
bánh được nấu đến tận khuya, những đòn bánh chín đầu tiên sẽ được cắt
ra để cúng vào lúc Giao thừa. Các loại bánh mứt khác được chuẩn bị sớm
hơn. Ngoài các loại tự làm như bánh bông lan, bánh Tét, mứt chuối, mứt
me, mứt dừa, mứt gừng… người ta còn mua thêm một số loại bánh kẹo khác,
trong đó thường có kẹo thèo lèo, hạt dưa và một số loại bánh hộp.
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả cũng là thứ được chuẩn bị khá công phu cho ngày Tết. Từ việc
chọn quả cho đến việc bày sao biện chúng sao cho đẹp và bắt mắt. Ngũ
quả thường là mãng cầu, dừa, đu đủ, thơm, xoài, với tên gọi của chúng
ghép lại giống như ước muốn “cầu thơm vừa đủ xài”, cầu cho mai mắn, hạnh
phúc và sung túc “vừa đủ”, một ước muốn giản dị và chân chất, đúng với
cái thật thà, chất phát của những con người miền sông nước. Ngoài ra,
người ta còn có thể bày lên mâm ngũ quả một số loại quả khác vừa đẹp và
tên gọi cũng mang lại sự mai mắn, tốt lành như sung, cam… cùng một loại
quả không thể thiếu cũng được bày biện vào ngày Tết, đó là dưa hấu.
Đêm Ba mươi, mọi người quây quần bên ánh
lửa tí tách của nồi bánh Tét, vừa đợi bánh chín vừa đợi đến thời khắc
Giao thừa, thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Mười hai giờ,
những đòn bánh Tét đầu tiên ra lò được cắt ra và bày lên bàn thờ tổ tiên
để cúng và rước ông bà, sau đó là rước Ông Táo về nhà và bắt đầu một
năm mới nhiều hoạt động. Không có tiếng nổ của những tràng pháo vào lúc
Giao thừa như trước kia, đêm Giao thừa khá yên tĩnh ở miền quê. Đón giao
thừa xong, mọi người trong nhà lì xì nhau bằng những phong bì đỏ thắm
và chúc nhau mọi điều may mắn, hạnh phúc trong năm mới, sau đó, mọi
người thường đi chùa để xin lộc đầu năm, và trẻ con đi ngủ để lấy sức đi
chơi Tết ngày hôm sau.
Vào những ngày Tết, người ta đi thăm bà
con, họ hàng gần xa để thăm hỏi và chúc nhau những điều tốt đẹp. Những
người con xa quê trở về thăm gia đình sau một năm xa cách, quây quần bên
bữa cơm đoàn viên ấm áp với những món ăn truyền thống, đậm đà “vị quê
hương” với thịt kho, dưa cải, hành xào… Tết cũng là dịp để mọi người đi
thăm thầy cô để tỏ lòng tri ân với người đã dày công dạy dỗ. “Mùng một
tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”, tôn sư trọng đạo là một
truyền thống tốt đẹp bao đời nay của cha ông ta, và qua từng thế hệ, nó
được kế thừa và tiếp bước. Tết là lúc bạn bè gặp gỡ, kể cho nhau nghe về
một năm đã qua và những điều dự định của năm mới trong câu những chuyện
đầu năm. Vào những ngày Tết, người ta chỉ làm và nói những điều tốt
đẹp, không to tiếng hay cãi vã.
Phong bao lì xì
Trẻ con thích Tết vì những ngày này chúng được mặc quần áo mới, được vui
chơi và ăn uống thoả thích, lại còn được lì xì. Niềm vui khi nhận những
phong bao lì xì đỏ thắm đi vào tiềm thức chúng và trở thành một hồi ức
đẹp về tuổi thơ, về Tết và về quê hương miền Tây yêu dấu khi chúng lớn
lên và đi xa. Để mỗi lần về quê vào dịp Tết, chúng lại khao khát được
sống lại những hồi ức ấy, được quây quần bên mâm cơm gia đình, được ngồi
canh nồi bánh Tét đêm Giao thừa đến ngủ quên lúc nào chẳng biết, được
ăn vụng những chiếc bánh vụn bị cháy đôi chỗ vừa mới ra lò, được mặc
quần áo mới và…được lì xì
Dáng Xuân của Mẹ
Ngỡ Mẹ về đây theo gió Xuân,
Trong hương trầm ngát, dáng thanh tân...
Dịu dàng Mẹ hát như ngày ấy,
Ngắm Thuỷ tiên vàng trong gió lay !
- Cái Tết cuối cùng mà Đăng ăn Tết có mặt mẹ đã qua từ rất lâu rồi, ngay cả Đăng hồi ấy cũng chỉ nhớ mẹ một cách mờ mờ và nhập nhoạng.Mẹ cắt tóc ngắn, hay đi bỏ mối hàng hóa và sau mỗi chuyến hàng về,mẹ để nguyên cái mùi mồ hôi ngai ngái mà ôm lấy Đăng vào lòng, rồi hát cho Đăng nghe nữa.Thế rồi mẹ mất vì tai nạn giao thông trong một chuyến hàng xa,để lại Đăng cho ba chăm sóc, gia đình chỉ có hai người đàn ông, năm nào Tết đến cũng vụng về, lóng ngóng. Người ngoài nhìn vào chắc cũng không khỏi thấy chênh vênh. Nhưng ba thì cứ lặng lẽ: “Có ba, có con, có cả má ở trên kia, nhà mình vẫn mãi là một gia đình mà con”. Thế nên tết năm nào ba cũng cố gắng lo cho Đăng một cái tết vẹn toàn. Dẫu cho ba còn bận với bao chuyến hàng Tết, ba cũng chỉ bán đến tầm hai tám Tết là nghỉ, rồi ba xắn tay ngay vào việc bếp núc, tảo mộ cho mẹ, sửa sang nhà cửa. Nhưng tất nhiên đó là sự vẹn toàn theo kiểu của đàn ông đón tết, ngôi nhà vắng đi bàn tay phụ nữ vẫn cứ thấy thiếu thiếu điều gì đó . Năm ngoái, gần đến tết ba gọi điện vào hỏi han Đăng đôi điều rồi trăn trở:
- -Năm nay con tranh thủ về sớm, rồi lên mộ mẹ quét dọn, chắc mấy bụi dứa dại mọc đầy chiếm hết cả lối đi trên rồi, năm nay ba yếu quá, chắc không chặt nổi!
- Đăng trầm ngâm một hồi:
- -Chắc con không về sớm được ba ơi,trường con thi học kỳ đến hai bảy Tết mới xong ba à!
- Giọng ba bỗng chốc chùng xuống, nghe sao thương quá:
- - Vậy à.Thôi để ba gắng, chắc cũng không sao,
- ba lo là lo vậy thôi, con cứ ở trong mà thi nhé.
- Giọng Đăng nghẹn lại:
- - Dạ. Hay ba để hai tám con về con làm luôn, chứ ba vậy con sợ ba mệt.
- -Phải làm trước mới chuẩn bị cúng quẩy, sắm sanh trong nhà được vẹn toàn con à. Thôi để đó cho ba.
- Ba cười. Đăng thấy ba cười chi mà buồn, buồn như ngọn gió khua…
- * * *
- Tết đến, việc khó khăn nhất đối với hai cha con Đăng là việc gói bánh chưng. Bác Lam hàng xóm có sang gói mẫu cho ba vài chiếc nhưng sao cái nào cha con Đăng làm ra cũng méo xệch, không vuông vức như bánh chưng mẹ làm. Ba ngồi cả buổi chiều, hì hụi chỉnh lui chỉnh tới nhưng cái bánh của người đàn ông sao khéo bằng bàn tay người phụ nữ. Đăng biết ba buồn, cứ chọc cho ba vui:
- -Ba mà làm bánh là số một rồi, con với mẹ không cần đẹp, chỉ cần ngon thôi ba há.
- Ba vuốt mấy cọng lạt, trầm ngâm:
- -Nghĩ lại hồi xưa thấy thương mẹ con, Tết đến cứ một tay lo tất, từ gói bánh đến cúng quẩy lễ Tết, còn ba chỉ lo bù khú với bạn bè. Phải chi hồi đó ba lăn xăn vào phụ mẹ con thì giờ phải đỡ rồi không. Cái bàn tay này đầy vết chai, vết sạn vầy, bao nhiêu việc nặng không có chi làm không được, vậy mà gói mấy cặp bánh cúng mẹ con cũng chẳng ra hồn nữa.
- Nhiều lúc thấy bận bịu mệt quá, Đăng bảo ba ra chợ đặt họ làm cho khỏe, nhưng mà ba gạt ngay. Ba bảo ngày xưa có mỗi mình mẹ , ấy vậy mà mâm cỗ cúng gia tiên rồi mấy món bánh mứt lặt vặt vẫn khiến mấy người khách đến nhà khen nức mũi mẹ cũng lo xong, giờ có cả hai cha con mà rề rà cả mấy ngày coi đặng không?
- Đăng nghe vậy lại cười buồn, Đăng nhớ mẹ, Đăng ước mẹ đừng đi xa, mẹ chỉ về mấy ngày Tết gói bánh chưng, làm mứt, củ kiệu với cha con Đăng là Đăng mừng khôn xiết rồi. Mà hình như ba cũng có ước mong đó như Đăng, Đăng thấy ba Tết nào ngồi trông nồi bánh cũng chảy nước mắt.
- Đăng nhìn ba lủi thủi một mình mà thương đến buốt lòng. Đăng học xa nhà, bà con thì lại ở xa, hàng xóm thì đâu có ai ngày nào cũng chăm chăm lo cho ba được chứ. Thương ba cô đơn, lại sợ khi trái gió trở trời, Đăng cứ nói gần nói xa chuyện ba cưới vợ mới. Nhưng mà ba cứ gạt phắt, mắt ba mỗi lần như vậy lại mờ đi:
- - Ba từng này tuổi rồi còn vợ con gì. Bây giờ mà còn đi hỏi vợ người ta cười vào mặt ba. Từ giờ con đừng nhắc đến chuyện này nữa nhé, ba có con là ba vui rồi.Với lại, ba thương mẹ con, ở đây ba vui mà trên đó mẹ con buồn, ba không chịu được.
- - Mẹ con dù gì cũng đã mất mười mấy năm rồi. Người sống thì vẫn phải sống cho tốt chứ ba. Thấy ba cô đơn thế này mẹ con chắc cũng buồn lắm.
- -Thôi, con đâu phải là mẹ mà biết mẹ vui khi ba lấy vợ.
- Thế rồi ba lại thở dài, tiếng thở dài buồn như mấy ngọn gió chướng… Đăng biết là ba đang nhớ mẹ. Mười mấy năm rồi còn gì, ấy vậy mà nỗi nhớ và ký ức về mẹ với ba vẫn vẹn nguyên, từng sợi tóc bạc của ba là biết bao đêm ba nhớ mẹ. Đăng thường ngồi nhìn những áng mây bay ngang trước cửa, tưởng tượng có một áng mây nào đó là mẹ. Để rồi giật mình, biết đâu sẽ có một chiều xuân Đăng chỉ còn một mình trong căn nhà nhỏ, mải miết tìm một áng mây mang dáng hình của ba. Đăng không dám nghĩ đến nó nữa, Đăng thầm ước ngày ấy đừng đến, mà có đến thì cũng lâu ơi là lâu…
- Chiều ba mươi,mâm cơm tất niên chỉ có hai người, ba khui chai rượu thuốc uống cho ấm bụng. Dù ba đã cố cười thật nhiều, đã luôn miệng nhắc về mẹ cho nhà thêm ấm cúng. Dù Đăng đã nói rất nhiều về mấy ngày Tết, chuyện học hành ở trường cho đến máy lô hàng còn đọng lại trong năm của ba mà sao vẫn thấy nhà trống trải đến lạ lùng.Tiếng xe máy, tiếng cười đùa của con cháu mấy nhà hàng xóm tụ họp về vọng sang khiến cả hai cha con đều thấy nao nao.
- Ba cười buồn:
- -Mẹ con ngày xưa Tết đến cứ ưng có một chậu Thủy Tiên do chính nhà mình ghép được để chưng ba ngày Tết. Ba ngày đó cứ gạt đi, coi mấy chuyện hoa lá cành chỉ là chuyện vẽ vời. Giờ ba trồng bao năm rồi vẫn không có nổi chậu Thủy Tiên cho mẹ con ăn Tết. Năm nào cũng vậy, củ Thủy Tiên chẳng chịu ra hoa cho ba và cả mẹ con nhờ.
- Đăng cất tiếng phá vỡ không khí trầm lặng đang phủ lấy bữa cơm:
- -Ba, ba kể chuyện hồi xưa ba “kua” mẹ đi ba!
- Ba nheo nheo mắt, nhấp ngụm rượu cười khà khà:
- -Ba hồi đó nhát lắm, mẹ con hồi đó đi buôn hàng trên tỉnh, mà lại đi bộ, ba thấy tội nên hay cho đi nhờ, rồi ưng mẹ lúc nào nữa không hay
- Đăng cười lém lỉnh:.
- - Ba sướng thật, ưng được mẹ là số một rồi.
- Ba cười vang bảo:
- - Đúng, đúng thế?
- Ba đang cười chợt thở dài, nhìn xuống chén rượu trơ đáy. Mắt ba như đọng chút nước. Đăng chợt muốn ôm ba quá chừng.
- Thế đấy, bữa cơm Tất niên nào cũng bắt đầu bằng tiếng cười của hai cha con, rồi lại kết thúc bằng hình bóng của mẹ mong manh, mong manh như từng cột khói, bay lên cao rồi tan đi mất.
- * * *
- Tết năm nay, Đăng cho đứa học sinh mình đang dạy kèm nghỉ sớm, chưa khi nào Đăng muốn trở về với ba như năm nay. Lúc gọi điện về, Đăng cứ hỏi ba mãi:
- -Ba thích gì con mang ra cho ba, con đi dạy thêm, cũng có chút đỉnh, coi như quà đầu năm cho ba, ba nghe?
- Đăng nghe giọng ba cười trong điện thoại xen lẫn cả mấy cơn ho không dứt:
- -Thôi, con cứ để tiền đó mà nạp học phí. Ba thì già rồi, có sắm sanh gì nữa đâu mà mua chứ.
- Nói là nói vậy nhưng Đăng vẫn mua cho ba chiếc khăn len. À, còn cả chậu Thủy Tiên nữa, Đăng sẽ giấu ba thay nó vào cái chậu Thủy Tiên chết bẫm kia, để ba đem nó chưng lên bàn thờ mẹ, để ba vui hơn mấy ngày Tết.
- Lúc về đến nhà nhìn thấy ba ngồi ngoài sân phơi mấy củ kiệu… Mới có vài tháng không về thăm nhà mà sao ba già đi nhiều quá, tóc bạc đi, dáng ngồi sao mà xiêu vẹo. Đăng cứ trách thời gian sao mà ác, cứ làm cho tóc ba bạc hoài.
- - Thôi từ năm sau ba đừng làm mấy thứ này cho mệt. Nhà có hai người, cũng không có ai mà ba phải khổ, để con ra ngoài chợ đặt họ làm là được rồi.
- Ba cười buồn:
- -Ừ, ba làm năm nay nữa thôi, sang năm ba không làm nữa đâu mà con lo.
- Ba cầm chiếc trẹt, lấy tay dụi mắt rồi lặng lẽ đi vào nhà, dáng ba đi sao gầy và liêu xiêu quá.
- Tối đó, Đăng đợi ba ngủ say, lén đem chậu Thủy Tiên đặt vào chỗ cái chậu Thủy Tiên cũ, ba ngày mai chắc mừng lắm.
- Sáng sớm, Đăng ngủ dậy đã thấy ba ngồi uống trà trước cửa. Giả vờ không biết, Đăng loay hoay ra ngoài ban công rồi la lớn:
- -A, chậu Thủy Tiên ra hoa rồi nè ba, vậy là năm nay mẹ về ăn Tết với cha con mình vui lắm nè.
- Ba cười lớn:
- -Ừ, hai chậu hoa đẹp thế này, chắc mẹ con vui lắm.
- -Sao lại là hai chậu hả ba? Đăng ngạc nhiên nhìn ba không hiểu.
- Ba cười nhẹ rồi dẫn Đăng ra nhà kho, một chậu Thủy tiên vàng rực đang khoe sắc thật đẹp.
- -Năm nay ba mượn chú Đức mấy cuốn sách về hoa, rồi về mày mò cấy ghép, chăm chút nó. Giờ thì nó ra hoa rồi. Ba sợ để nó ngoài ban công họ lấy mất nên đem vào đây. Ba cũng biết con sợ ba buồn, mua chậu hoa khác thay thế, như vậy là năm nay mẹ con có hai chậu hoa ăn Tết, kể cũng vui.
- Đăng xấu hổ gãi gãi đầu:
- -Ba này….
- Ba cười lớn, chưa khi nào Đăng thấy ba cười vui như thế này kể từ khi mẹ mất. Chắc mẹ cũng vui lắm, cả Đăng nữa. Ngoài ngõ có ai đốt pháo trộm, tiếng nổ vọng lại nghe đì đùng, mùa xuân luôn đến từ những điều giản đơn nhất.
Nhật Hoàng
Thùy Trang - Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa
Mùa Xuân Năm Ấy
Những ngày mùa thu, khi những cơn gió lạnh thổi lá
vàng bay bay ngoài ngõ là những ngày gợi sầu gợi nhớ nhiều nhất, những
ngày thu cuối tuần tôi thường pha cho mình một ly trà tầu.
Lục lấy đĩa nhạc
tiền chiến bỏ vào máy mở nghe lại những bản nhạc bây giờ ít người nghe
như Giọt Mưa Thu của Ðặng Thế Phong, Bến Xuân của Văn Cao, Trương Chi
của Phạm Duy, Suối Mơ, Thuyền Viễn Xứ v.v…. Tôi đã khẳng định ít
người nghe vì khi vào mấy tiệm bán băng nhạc khó khăn lắm mới tìm ra
những đĩa hát những bản nhạc cũ bị coi là lỗi thời (như bản thân tôi)
nay không còn phổ thông nữa !
Trước đây những chiều thu thế này tôi lấy giấy bút ra viết lá thơ dài dăm bảy trang giấy gửi về Banmêthuột cho bố mẹ tôi, thường là những lời thăm hỏi thông thường chỉ có nửa trang là hết chuyện, còn lại tôi thường viết một câu chuyện kể về kỷ niệm buồn vui thuở ấu thơ, vừa để vơi đi niềm nhớ, vừa để chia xẻ lòng mình, dăm bảy trang giấy cho thấy dù là bận rộn xa mặt nhưng không cách lòng, với lại tôi lười viết thư nên khi viết cũng nên viết dài để bù đắp lỗi mình không đủ quan tâm thường xuyên thăm hỏi đến cha mẹ tuổi già, và vẫn biết chẳng còn niềm vui nào hơn là nhận được cánh thư của con cái từ phương xa !
Trước đây những chiều thu thế này tôi lấy giấy bút ra viết lá thơ dài dăm bảy trang giấy gửi về Banmêthuột cho bố mẹ tôi, thường là những lời thăm hỏi thông thường chỉ có nửa trang là hết chuyện, còn lại tôi thường viết một câu chuyện kể về kỷ niệm buồn vui thuở ấu thơ, vừa để vơi đi niềm nhớ, vừa để chia xẻ lòng mình, dăm bảy trang giấy cho thấy dù là bận rộn xa mặt nhưng không cách lòng, với lại tôi lười viết thư nên khi viết cũng nên viết dài để bù đắp lỗi mình không đủ quan tâm thường xuyên thăm hỏi đến cha mẹ tuổi già, và vẫn biết chẳng còn niềm vui nào hơn là nhận được cánh thư của con cái từ phương xa !
Khi tôi về lại Banmêthuột
làm giỗ đầu cho bố, các em tôi bảo mỗi khi bố nhận được thư anh bố
mừng lắm, gọi cả nhà đến đọc cho mọi người cùng nghe, những ngày kế
tiếp ông lại lôi ra ngồi đọc đi đọc lại như muốn thuộc lòng từng câu
từng chữ trong thư ấy, sau bố xếp lại có thứ tự trong tủ cẩn thận, rồi
cứ thỉnh thoảng lại lôi ra đọc như thể kinh sách quý giá lắm !
Cha tôi cũng đã vĩnh viễn ở lại Ban Mê, dù thương nhớ chúng tôi rất nhiều ông vẫn nhất định ở lại đó, tôi đã hết lòng khuyên nhủ động viên qua ở với chúng tôi để sống an nhàn hưởng thụ tuổi già, nhưng ông từ chối, định mệnh của cha tôi là như vậy, tôi không cưỡng lại được. Từ khi cha tôi mất, tôi cũng thôi viết những lá thư dài gửi về Ban Mê !
Cha tôi cũng đã vĩnh viễn ở lại Ban Mê, dù thương nhớ chúng tôi rất nhiều ông vẫn nhất định ở lại đó, tôi đã hết lòng khuyên nhủ động viên qua ở với chúng tôi để sống an nhàn hưởng thụ tuổi già, nhưng ông từ chối, định mệnh của cha tôi là như vậy, tôi không cưỡng lại được. Từ khi cha tôi mất, tôi cũng thôi viết những lá thư dài gửi về Ban Mê !
Giờ đây những bản nhạc du dương, những lời tha thiết của quê hương trong một buổi chiều lá vàng rơi đầy trước ngõ :
Bây giờ là mùa thu,
Trời giăng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Anh đã quên mùa Thủ
Ngoài kia giọt mua Thu thánh thót rơi
Trời xám, mưa buồn mây hắt hiu
ngừng trôi ...
Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì ai ?
Ngồi nghe băng nhạc cũ
Bài ca "Giọt mưa thu "
Gởi hồn về quê cũ
Thu này nữa mấy thu !
Bài ca tiền chiến vi vu
Man mác gợi lòng cô phụ
Cho thế nhân hoài cảm
Ðiệu nhạc buồn thiên thu
Như dịu dàng
Như ai oán
Như bọt bèo của cuộc phù du
Lá vàng đỏ tô màu
Ðợi gió về rơi mau
Cho Thu còn vẻ hôm nào
Lòng dạt dào
Khói thuốc bay mờ khung cửa
Ký ức hiện về xôn xao
Như một giấc chiêm bao
Ngườì ngồi đó mà hồn nơi nao ?
Thu này có khác gì nhau ?
Sao chẳng nguôi sầu
Ôm trái tim đau
Mà mãi di tìm quá khứ ?
Mà hỏi vì dâu ?
Thu 90
Trời giăng khói sương mù
Hàng cây khô sầu úa
Anh đã quên mùa Thủ
Ngoài kia giọt mua Thu thánh thót rơi
Trời xám, mưa buồn mây hắt hiu
ngừng trôi ...
Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì ai ?
Ngồi nghe băng nhạc cũ
Bài ca "Giọt mưa thu "
Gởi hồn về quê cũ
Thu này nữa mấy thu !
Bài ca tiền chiến vi vu
Man mác gợi lòng cô phụ
Cho thế nhân hoài cảm
Ðiệu nhạc buồn thiên thu
Như dịu dàng
Như ai oán
Như bọt bèo của cuộc phù du
Lá vàng đỏ tô màu
Ðợi gió về rơi mau
Cho Thu còn vẻ hôm nào
Lòng dạt dào
Khói thuốc bay mờ khung cửa
Ký ức hiện về xôn xao
Như một giấc chiêm bao
Ngườì ngồi đó mà hồn nơi nao ?
Thu này có khác gì nhau ?
Sao chẳng nguôi sầu
Ôm trái tim đau
Mà mãi di tìm quá khứ ?
Mà hỏi vì dâu ?
Thu 90
Ðó
là bài thơ cũ làm vào một buổi chiều thu như chiều hôm nay, tôi vào
phòng đọc sách, bật máy lên định viết một chuyện gì đó để tâm sự với
cha tôi, nhưng ông đâu còn sống để đọc thư ! Viết cho ai ? ai đọc mà
viết ! Buồn bã quá tôi mò ra sau vườn một mình ngắm mây bay, nhìn nắng
vàng hanh, nhớ về quê hương xa xôi những ngày xưa cũ, tôi bước lại
vào nhà vặn TV lên xem tin tức, trên màn ảnh truyền hình cuộc chiến
tại thành phố Falluja bên Iraq đang đến hồi gay gắt máu đổ thịt rơi,
những căn nhà đổ nát, những đám khói đen bốc lên, những xác người
vương vãi … mấy đứa con tôi cũng đã lớn, thằng cả đã là sinh viên đại
học, tụi nó đi ngang qua thấy bố chăm chú theo giõi TV, chúng chỉ liếc
qua rồi đi thẳng, chiến tranh tuốt tận bên Trung Ðông không làm chúng
bận tâm, dĩ vãng tìm về, tôi tắt TV ra thư phòng ngồi vào bàn máy
lách cách gõ đều …
Năm 1956, sau khi giải ngũ chia tay với đơn vị từ quận Trà Bồng Quảng Ngãi, cha tôi đưa cả gia đình lên Banmêthuột lập nghiệp sau một thời gian ngắn ở trọ và ăn tết tại Sàigòn.
Tại đây gia đình tôi xum họp với người bác ruột anh của mẹ, và cũng là bạn xưa chiến hữu của cha tôi từ những năm trước cuộc cách mạng mùa thu năm 1945 ngoài bắc. Bác cũng mới giải ngũ và dọn từ Sàigòn lên Banmêthuột trước đó một năm.
Ngoài ra ở tỉnh lỵ Banmêthuột nhỏ này tôi còn có một người bác họ phía bên mẹ, bác thuộc nhóm người tiên tiến bỏ làng mạc lên Hà Nội, tự lập gia đình rồi đưa vợ đi "Tân Thế Giới" nghĩa là vào Nam và lên BMT làm cảnh sát tại đây từ năm 1945-1946, nhà bác ở Đường Y Jut. Thường thường chúng tôi chỉ theo cha mẹ ghé lên chúc tuổi bác ngày nguyên đán, rồi cả năm sau mới gặp lại, chẳng phải vì xa xôi gì lắm nhưng vì bố mẹ tôi rất bận rộn trong việc sinh nhai, chẳng bao giờ có dịp rong chơi nhàn tản, ngay cả những ngày xuân đến. Đó là dịp tết Mậu thân, lúc này nhà tôi dọn tới ở ngay sau biệt thự Nicholas và Garage sửa xe mà chúng tôi gọi là "nhà cao cẳng" của bà Sáu Vĩnh, cách vườn cà phê nhà ông Huấn vài chục bước chân, do sự chỉ dẫn của bác hàng xóm - bạn của cha tôi - ông ta xuất thân từ làng ông tổ của nghề pháo và thuốc nổ Bình Đà cũng không xa quê nội và quê ngoại tôi ngoài Bắc , anh em chúng tôi mới chế ra được khẩu moọc chê từ hôm trước ngày 29 tết, bắt đầu bằng cái vỏ ống đựng hoả tiễn của máy bay lượm từ ở đống rác Mỹ bên hông vườn cà phê nhà ông Huấn đối diện trường trung học Hưng Đức, ở đây có vô số vỏ ống hoả tiễn, vỏ thùng đạn các loại thường được tôi lượm đem về dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
Cái ống một đầu bịt kín, hình như làm bằng nhôm pha gang dài khoảng thước rưỡi đường kính khoảng 10 phân, chúng tôi khoan 1 cái lỗ nhỏ cách đáy ống chừng 15 phân, dùng tre già buộc chống vào làm hai càng trông oai vệ như khẩu súng cối 120 lỵ Sáng hôm 30 tết tôi chạy ra đường Nguyễn Thái Học vào mấy tiệm tạp hoá của người Hoa mua "đạn dược" đó là nửa ký gió đá mà chúng tôi gọi là đất đèn gói kín trong túi nylon vì nếu để hở ra gặp không khí nó sẽ tự phát nhiệt mà tàn ra tro dần dần.
Năm 1956, sau khi giải ngũ chia tay với đơn vị từ quận Trà Bồng Quảng Ngãi, cha tôi đưa cả gia đình lên Banmêthuột lập nghiệp sau một thời gian ngắn ở trọ và ăn tết tại Sàigòn.
Tại đây gia đình tôi xum họp với người bác ruột anh của mẹ, và cũng là bạn xưa chiến hữu của cha tôi từ những năm trước cuộc cách mạng mùa thu năm 1945 ngoài bắc. Bác cũng mới giải ngũ và dọn từ Sàigòn lên Banmêthuột trước đó một năm.
Ngoài ra ở tỉnh lỵ Banmêthuột nhỏ này tôi còn có một người bác họ phía bên mẹ, bác thuộc nhóm người tiên tiến bỏ làng mạc lên Hà Nội, tự lập gia đình rồi đưa vợ đi "Tân Thế Giới" nghĩa là vào Nam và lên BMT làm cảnh sát tại đây từ năm 1945-1946, nhà bác ở Đường Y Jut. Thường thường chúng tôi chỉ theo cha mẹ ghé lên chúc tuổi bác ngày nguyên đán, rồi cả năm sau mới gặp lại, chẳng phải vì xa xôi gì lắm nhưng vì bố mẹ tôi rất bận rộn trong việc sinh nhai, chẳng bao giờ có dịp rong chơi nhàn tản, ngay cả những ngày xuân đến. Đó là dịp tết Mậu thân, lúc này nhà tôi dọn tới ở ngay sau biệt thự Nicholas và Garage sửa xe mà chúng tôi gọi là "nhà cao cẳng" của bà Sáu Vĩnh, cách vườn cà phê nhà ông Huấn vài chục bước chân, do sự chỉ dẫn của bác hàng xóm - bạn của cha tôi - ông ta xuất thân từ làng ông tổ của nghề pháo và thuốc nổ Bình Đà cũng không xa quê nội và quê ngoại tôi ngoài Bắc , anh em chúng tôi mới chế ra được khẩu moọc chê từ hôm trước ngày 29 tết, bắt đầu bằng cái vỏ ống đựng hoả tiễn của máy bay lượm từ ở đống rác Mỹ bên hông vườn cà phê nhà ông Huấn đối diện trường trung học Hưng Đức, ở đây có vô số vỏ ống hoả tiễn, vỏ thùng đạn các loại thường được tôi lượm đem về dùng vào nhiều mục đích khác nhau.
Cái ống một đầu bịt kín, hình như làm bằng nhôm pha gang dài khoảng thước rưỡi đường kính khoảng 10 phân, chúng tôi khoan 1 cái lỗ nhỏ cách đáy ống chừng 15 phân, dùng tre già buộc chống vào làm hai càng trông oai vệ như khẩu súng cối 120 lỵ Sáng hôm 30 tết tôi chạy ra đường Nguyễn Thái Học vào mấy tiệm tạp hoá của người Hoa mua "đạn dược" đó là nửa ký gió đá mà chúng tôi gọi là đất đèn gói kín trong túi nylon vì nếu để hở ra gặp không khí nó sẽ tự phát nhiệt mà tàn ra tro dần dần.
Chiều ba mươi chúng tôi thử nghiệm
cây bích kích pháo của mình, nạp đạn nghĩa là đổ khoảng hai xị nước vào
ống rồi thả vào trong khoảng hai ba viên đất đèn lớn bằng đốt ngón
tay cái, gặp nước lập tức đá đèn sủi bọt nóng hực và nhả ra chất gas
bốc hơi rất mạnh, dùng que nhang (hương) châm lửa vào nơi cái lỗ khoan
sẵn trên thân ống cách bàn tiếp hậu khoảng 1 gang, lập tức phát nổ dữ
dội lửa phun ra miệng ống xa cả đến vài thước, tiếng nổ lớn hơn súng
moọc chê thật, làm rung động mái tôn cả xóm, mấy cái chân nến trên bàn
thờ ngã nghiêng lả tả, mẹ tôi sợ hãi cấm chơi, nhưng cha tôi là dân
quân đội võ biền nên chịu chơi hơn, ông xem qua cái phát minh đó chỉ
nhắc chúng tôi cẩn thận thôi chứ không cản, thọc cái gậy tre vào ống
khoắng mấy viên đá đèn lên khoảng một phút tạo thêm hơi gas trong ống
rồi lại châm lửa bắn nữa, khoảng ba lần khí đá tàn hết ta lại đổ ra
thay nuớc và bỏ đá mới ... bắn tiếp. Chiều hôm ba mươi tết Mậu Thân,
sân nhà tôi chật cứng trẻ em, cũng có cả dăm người lớn nghe nổ kéo tới
vây quanh xem chúng tôi "Pháo kích vào Phi trường L19" với những
tiếng nổ long trời nổ to hơn là pháo tống nữa, thời buổi xã hội thanh
bình nên cũng không có cảnh sát cấm đoán gì cả, với lại người ta dùng
súng bắn thay pháo khắp nơi có sao đâu.
Tự hào với phát minh và sở hữu khẩu súng cối dềng dàng cao hơn đầu, xử dụng lại rẻ hơn là mua pháo, tôi giới thiệu với hàng xóm tối giao thừa trở lại xem thấy để thấy rõ lửa phun ra nơi họng súng mới cảm nhận được sự … hùng hồn của khẩu súng thần công, những trẻ bằng hoặc nhỏ hơn tôi chạy đi khắc làng trong xóm ngoài phao tin về khẩu súng của chúng tôi, tụi nó quảng cáo còn rầm rộ còn hơn là vụ phi thuyền Apollo của Mỹ đáp xuống mặt trăng năm ngoái !
Người ta ngày ba mươi lo trả hết nợ nần, còn tôi chạy vào nhà xin mẹ cho tiền lì xì trước và năn nỉ "mượn" mẹ thêm chục bạc (qua tết có nhiều tiền mừng tuổi sẽ trả) để rồi chạy vụt ra phố mua thêm hơn 1 ký "đạn dược" sẵn sàng thức trọn đêm nay !
Đêm giao thừa Mậu Thân, khẩu súng đặt sẵn sàng trước sân, khi bóng tối vừa phủ xuống, người ta đã tới đầy trước sân (đa số là con nít) để chờ xem, chúng tôi bắt đầu liền chương trình "Pháo kích", lửa phụt ra từ nòng súng sáng loà cả cái sân rộng, hết quay nòng qua "phi trường L19" phía bắc làm vài phát rồi lại hướng về "Bộ tư lệnh SÐ23" phía tây làm vài cú, hoặc là dừng lại khúc giữa là quay nòng vào "Phố BMT" ở phía tây bắc để ... pháo kích vào phố, tội nghiệp họ đâu có tội tình gì, hồi đó tôi đã không nghĩ ra là nên chõ ra phía rừng buôn Đất, buôn Cam Leo, hoặc là bên ngoài buôn Ki, buôn Thá v.v.. để phản pháo những cú pháo kích thiệt sự của súng cối và hoả tiễn 122 ly bay véo qua đầu mà tôi đã chứng kiến trước đâỵ Cũng như đám sinh viên đàn anh đã xuống đường chống chính phủ và chống chiến tranh ở Sài Gòn hồi 1963-1965, đầu óc thơ ngây của tôi cũng bị chiến tranh làm cho dính ... chàm, cũng may mà không dính máu ! như một bài hát thời chiến: "Chuyện một đêm kia, nghe súng nổ, nổ vang trời, chuyện một đêm kia, ôi máu đổ, đổ lệ rơi, chuyện một đêm khuya, nghe tiếng than trong xóm nghèo, mái tranh lửa cháy bốc lên ngùn ngụt trời cao ! Bà mẹ đau thuơng ..."
Đúng nửa đêm, súng của chúng tôi nổ liên hồi kỳ trận làm át hết cả những tiếng pháo chuột và tiếng súng tay của một số hàng xóm bắn chỉ thiên thay pháo đón xuân, nền sân hôm trước rửa sạch để chuẩn bị đón xuân, bây giờ ngoài xác pháo, cát tút đạn, lại thêm loang lổ đầy những bãi nước có trộn tro tàn của gió đá trắng như vôi vung vãi khắp nơi, tụi con gái không thích mùi khí đá bịt mũi kêu thối, nhưng nhóm con trai hăng say như ngửi mùi thuốc súng thật rạo rực, tiếng nổ như sấm rền làm nức lòng tuổi trẻ như sẵn sàng tòng chinh !
Một giờ sáng, người tới xem đã ra về gần hết, ngoài tiếng súng của chúng tôi, phía đầu xóm lại vang lên những tiếng nổ của lựu đạn, của hoả tiễn B40, những tiếng lốp đốp của AK Tiệp Khắc khác hẳn tiếng súng Carbine hoặc Ga Răng mà chúng tôi vẫn nghe quen. Bố tôi còn thức ông cũng nghe tiếng nổ đầu xóm, bằng vào kinh nghiệm lửa đạn bao nhiêu năm, dù thật bất ngờ ông đã đoán biết mấy phần chuyện gì đang xảy ra đầu ngõ. Cùng lúc ấy cả gia đình ông hàng xóm sát cạnh nhà Nicholas chạy xuống hổn hển cho biết "chúng nó" đã đóng quân đặt phòng không tại kế bên hông nhà ông ta chỉ cách nhà tôi ba căn. Thì ra cũng đêm ấy họ lẻn vô trong hai vườn cà phê nhà ông Huấn từ trước, giờ giao thừa đã bất thình lình xông ra chiếm hết những khu vực quanh đó gồm khu Nicolas gồm hai nhà đúc dùng làm bản doanh, chỉ trong vài giờ sau giao thừa họ đã chiếm đóng Ty ngân Khố, Ty sắc tộc, Toà Hành Chánh, Ty Mục Súc, Nhà thờ quân đội, trường Hưng Đức, toà đại biểu chính phủ và phòng Thông Tin bên cạnh Tiểu khu, đại đội địa phương quân 702 có nhiệm vụ canh gác những công sở này hầu hết đã về nhà ăn tết nên các công thự gần như bỏ ngỏ .
Tự hào với phát minh và sở hữu khẩu súng cối dềng dàng cao hơn đầu, xử dụng lại rẻ hơn là mua pháo, tôi giới thiệu với hàng xóm tối giao thừa trở lại xem thấy để thấy rõ lửa phun ra nơi họng súng mới cảm nhận được sự … hùng hồn của khẩu súng thần công, những trẻ bằng hoặc nhỏ hơn tôi chạy đi khắc làng trong xóm ngoài phao tin về khẩu súng của chúng tôi, tụi nó quảng cáo còn rầm rộ còn hơn là vụ phi thuyền Apollo của Mỹ đáp xuống mặt trăng năm ngoái !
Người ta ngày ba mươi lo trả hết nợ nần, còn tôi chạy vào nhà xin mẹ cho tiền lì xì trước và năn nỉ "mượn" mẹ thêm chục bạc (qua tết có nhiều tiền mừng tuổi sẽ trả) để rồi chạy vụt ra phố mua thêm hơn 1 ký "đạn dược" sẵn sàng thức trọn đêm nay !
Đêm giao thừa Mậu Thân, khẩu súng đặt sẵn sàng trước sân, khi bóng tối vừa phủ xuống, người ta đã tới đầy trước sân (đa số là con nít) để chờ xem, chúng tôi bắt đầu liền chương trình "Pháo kích", lửa phụt ra từ nòng súng sáng loà cả cái sân rộng, hết quay nòng qua "phi trường L19" phía bắc làm vài phát rồi lại hướng về "Bộ tư lệnh SÐ23" phía tây làm vài cú, hoặc là dừng lại khúc giữa là quay nòng vào "Phố BMT" ở phía tây bắc để ... pháo kích vào phố, tội nghiệp họ đâu có tội tình gì, hồi đó tôi đã không nghĩ ra là nên chõ ra phía rừng buôn Đất, buôn Cam Leo, hoặc là bên ngoài buôn Ki, buôn Thá v.v.. để phản pháo những cú pháo kích thiệt sự của súng cối và hoả tiễn 122 ly bay véo qua đầu mà tôi đã chứng kiến trước đâỵ Cũng như đám sinh viên đàn anh đã xuống đường chống chính phủ và chống chiến tranh ở Sài Gòn hồi 1963-1965, đầu óc thơ ngây của tôi cũng bị chiến tranh làm cho dính ... chàm, cũng may mà không dính máu ! như một bài hát thời chiến: "Chuyện một đêm kia, nghe súng nổ, nổ vang trời, chuyện một đêm kia, ôi máu đổ, đổ lệ rơi, chuyện một đêm khuya, nghe tiếng than trong xóm nghèo, mái tranh lửa cháy bốc lên ngùn ngụt trời cao ! Bà mẹ đau thuơng ..."
Đúng nửa đêm, súng của chúng tôi nổ liên hồi kỳ trận làm át hết cả những tiếng pháo chuột và tiếng súng tay của một số hàng xóm bắn chỉ thiên thay pháo đón xuân, nền sân hôm trước rửa sạch để chuẩn bị đón xuân, bây giờ ngoài xác pháo, cát tút đạn, lại thêm loang lổ đầy những bãi nước có trộn tro tàn của gió đá trắng như vôi vung vãi khắp nơi, tụi con gái không thích mùi khí đá bịt mũi kêu thối, nhưng nhóm con trai hăng say như ngửi mùi thuốc súng thật rạo rực, tiếng nổ như sấm rền làm nức lòng tuổi trẻ như sẵn sàng tòng chinh !
Một giờ sáng, người tới xem đã ra về gần hết, ngoài tiếng súng của chúng tôi, phía đầu xóm lại vang lên những tiếng nổ của lựu đạn, của hoả tiễn B40, những tiếng lốp đốp của AK Tiệp Khắc khác hẳn tiếng súng Carbine hoặc Ga Răng mà chúng tôi vẫn nghe quen. Bố tôi còn thức ông cũng nghe tiếng nổ đầu xóm, bằng vào kinh nghiệm lửa đạn bao nhiêu năm, dù thật bất ngờ ông đã đoán biết mấy phần chuyện gì đang xảy ra đầu ngõ. Cùng lúc ấy cả gia đình ông hàng xóm sát cạnh nhà Nicholas chạy xuống hổn hển cho biết "chúng nó" đã đóng quân đặt phòng không tại kế bên hông nhà ông ta chỉ cách nhà tôi ba căn. Thì ra cũng đêm ấy họ lẻn vô trong hai vườn cà phê nhà ông Huấn từ trước, giờ giao thừa đã bất thình lình xông ra chiếm hết những khu vực quanh đó gồm khu Nicolas gồm hai nhà đúc dùng làm bản doanh, chỉ trong vài giờ sau giao thừa họ đã chiếm đóng Ty ngân Khố, Ty sắc tộc, Toà Hành Chánh, Ty Mục Súc, Nhà thờ quân đội, trường Hưng Đức, toà đại biểu chính phủ và phòng Thông Tin bên cạnh Tiểu khu, đại đội địa phương quân 702 có nhiệm vụ canh gác những công sở này hầu hết đã về nhà ăn tết nên các công thự gần như bỏ ngỏ .
Không
biết chạy đi đâu nên cả, mấy gia đình hè nhau ra sân sau nhà tôi bắt
đầu đào hầm cho nhanh, xếp cây, xếp củi lên mấy miếng vỉ sắt - loại
dùng để lót phi trường - rồi kéo nhau vào ngồi im chờ trời sáng, tiếng
pháo đã thưa dần rồi hết hẳn chỉ còn lại tiếng súng của chiến tranh .
Trần Mỗ
Ngày bố đi Đông như tràn khắp lối,
Xuân lại về, đào nở nụ hồng phai.....
Thoáng đâu đây nghe tiếng mẹ thở dài,
Mẹ lặng lẽ âm thầm rơi nước mắt !
Bố quay về Mẹ không còn hiu hắt,
Nụ đào phai dường thắm lại hơn xưa...
Em vui cười trong hạnh phúc trẻ thơ,
Căn nhà nhỏ bỗng ngập tràn Xuân mới !!
NM
Cách ít ngày trước Tết, tôi không nhận ra sự thay đổi
của đất trời, đi chợ với mẹ như một nghĩa vụ, thở dài cảm thán những
ngày Tết buồn chán tẻ nhạt chỉ như những ngày nghỉ dài. Nhưng có bố về
mọi chuyện lại khác.
1. Những ngày cuối năm không khí trong nhà tôi không có gì khác lạ.
Nếu như những gia đình khác lục đục mua sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa đón
Xuân mới về thì nhà tôi vẫn mỗi người một nơi. Mẹ tôi làm việc từ sáng
đến tối tại cửa hàng ăn gia đình, chị em tôi tiếp tục với đống bài vở
hẹn trả thầy cô ngay sau Tết. Còn bố tôi vẫn ở phương xa chưa có lịch
hẹn về đoàn tụ cùng mẹ con tôi những ngày Tết sắp tới. Tết là đoàn viên,
là sum họp, nhưng với tôi, những ngày Tết như những ngày nghỉ dài,
không có gì đặc biệt.
– Năm nay nhà mình mua cành đào, một ít bánh kẹo tết, cũng không cần nhiều con nhỉ?
Mẹ tôi gón gọn mấy từ đơn giản, vừa ghi chép sổ sách bán hàng vừa nhắc nhở tôi. Hai mươi bảy Tết, nhà tôi vẫn bình chân như vại. Bởi hai mươi tám mẹ tôi mới bắt đầu nghỉ công việc ở cửa hàng để chăm lo cho gia đình. Chị em tôi ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cuộc sống đơn giản của ba mẹ con vẫn trôi qua đều đặn như thế kể từ ngày bố tôi đi. Đã có lúc tôi nghĩ, bố tôi đừng bao giờ trở về với cuộc sống bình yên của tổ ấm khuyết này thêm một lần nào nữa. Đã có lúc tôi nghĩ, mẹ con tôi cứ ấp ủ những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tự mang lại hạnh phúc. Người đàn ông trong gia đình chỉ có ý nghĩa khi trở thành một chỗ dựa đáng tin cậy. Mà điều ấy, bố tôi đã lỡ tay đánh mất từ trong quá khứ.
Tôi mang đống xoong nồi ra cọ rửa, trong đầu hiển hiện lại rõ nét từng chi tiết, từng lời nói của ngày mà bố tôi ra đi. Hôm đó là một buổi chiều muộn mùa Đông, gió lạnh thổi se sắt từng đợt. Mẹ tôi ngồi chở bố tôi và tôi phía sau, bàn tay run rẩy bấu chặt vào tay ga xe máy. Tôi không còn nước mắt để khóc cho những sự việc đau lòng lặp đi lặp lại. Bố tôi tiếp tục rơi vào những vết chân cũ mà bố từng đi qua, giẫm nát những mầm hy vọng nhỏ nhoi đang cố gắng vươn lên sống trong trái tim khô cằn của mẹ.
– Nếu có thể, bố đừng về nữa! Bố để cho mẹ con con bình yên!
Xe máy chở ba người chúng tôi bị ngã xõng xoài trên đường, mẹ tôi run rẩy với những giọt nước mắt ướt mèm trên mặt, tôi phủi bụi ở vết thương trên đầu gối, nhanh chóng đứng dậy đỡ mẹ, dựng xe và lên trước cầm lái để chở bố mẹ tôi về nhà. Đó là câu nói của tôi trong lúc tức giận, cũng là câu nói cuối cùng tôi nói với bố mình trước khi ông ra đi. Kể cả sau này, thi thoảng bố tôi gọi điện về nhà hỏi han ba mẹ con, tôi không một lần nào nói chuyện điện thoại cùng ông, hỏi han ông giống như cách mà đứa em trai mình vẫn làm. Tôi biết, vết thương trong tôi ngày một lớn dần, tôi càng cố chấp quay đầu đi, vết thương càng mở miệng rỗng hoác. Những ngày bố tôi đi cũng là những ngày giáp Tết của một năm nào đó. Ông đi đến một nơi đủ xa để làm lại cuộc đời mình, dù muộn màng, dù đau xót, tôi cũng chỉ mong ông có một cuộc sống bình yên và không còn nhiều khổ cực, day dứt nữa.
2. Hai mươi tám Tết, mẹ tôi cho hai chị em tôi cùng đi chợ. Vốn đã là đứa con gái hai mươi hai tuổi đầu, tôi không quá háo hức cho những bộ quần áo mới, những món bánh kẹo đồ ăn vặt như ngày còn bé nữa. Tôi có thể đi làm thêm, tự dành dụm được mỗi tháng một ít tiền, có thể tự mua sắm lặt vặt cho bản thân. Mẹ tôi nói, tôi hãy cứ đi chợ cùng em trai, cùng mẹ chọn đồ cho nó. Em trai tôi học lớp tám, là một đứa rất yêu bố nhưng không bao giờ thể hiện ra trước mặt tôi. Nó vẫn nghĩ, tôi ghét bố, và nếu nó thể hiện ra, tôi cũng sẽ ghét nó.
– Tết nhất đến nơi mà chẳng đứa nào đòi quần áo mới. Ô hay mấy đứa nhà này lạ nhỉ?
Mẹ tôi vừa đi vừa nói, bà dắt tay cậu em tôi đi vào thẳng trong chợ. Dù làm lụng một năm vất vả, một mình nuôi nấng và săn sóc hai đứa con tuổi ăn tuổi lớn không có chồng bên cạnh, mẹ tôi vẫn chăm chút và lo lắng để chị em tôi không thua thiệt điều gì so với bạn bè cùng trang lứa. Tết đến, mẹ tôi vẫn giữ quan niệm của một người lớn tâm lý, muốn mua cho các con những bộ quần áo mới, muốn cho nhà cửa có chút lộc lá sum xuê. Tôi bằng lòng đi chợ với mẹ, chọn quần áo cho em trai. Lúc nhìn những bộ quần áo ướm trên người em mình không phải là những bộ đồng phục trường mà nó hay mặc, tôi mới nhận ra rằng em trai tôi lớn quá rồi. Bây giờ, nó trở thành người đàn ông của gia đình chứ không chỉ là một đứa trẻ út ít được cả nhà chăm bẵm. Tôi nhoẻn cười với nó, vỗ vai khi thấy nó ngượng ngùng thử những bộ quần áo mới. Em tôi giống bố như đúc, lúc nó cười, lúc nó dùng tay hất tóc, thậm chí cái dáng đi cũng khiến tôi hình dung ra bố đang ở trước mặt, cùng mẹ con tôi đi chợ. Tết đến, tôi không biết bố tôi có bộ quần áo mới nào hay không?
Buổi chiều muộn, tôi cùng mẹ mua những thứ thực phẩm dự trữ trong kỳ nghỉ Tết. Mẹ tôi có phương châm làm lụng mọi thứ trọn vẹn trước thời khắc giao thừa để khi năm mới vừa sang có thể dành thời gian đưa chúng tôi đi thăm họ hàng, chúc tụng ngày Tết, không phải lo nghĩ đến chuyện thức ăn đồ uống hay nấu nướng lách cách gì khác. Tôi cùng mẹ đi vòng quanh chợ, mua cân thịt, mua bó lá dong, ngắm nghía cành đào. Bất giác tôi sờ tay vào một nụ hoa đào phai màu hồng nhạt, hỏi mẹ.
– Mẹ, tết này bố có về không?
3. Mẹ tôi cũng giống em trai tôi, không mấy khi nhắc đến bố trước mặt tôi. Mọi người đều biết tôi bị ám ảnh bởi những lần bố làm cả nhà phải long đong lận đận. Vì thế nên hầu như tất cả mọi người đều cố ý né tránh việc nhắc đến bố tôi như một thói quen. Khi tôi hỏi về bố và dự định ăn Tết của bố ở nơi xa, mẹ tôi ngạc nhiên quay lại nhìn tôi. Mẹ tôi dặn dò.
– Bố có thế nào cũng là bố của con.Con đừng trách bố, nhé!
Tôi lẳng lặng đi trước. Vết thương trong tôi đã lành da, chỉ còn lại những vết sẹo mờ mà thời gian phủ lấp. Nhìn những gia đình khác đoàn tụ bên nhau hạnh phúc, tôi không khỏi chạnh lòng. Việc ba mẹ con tôi nương tựa vào nhau để sống đã là quá sức khó khăn. Chỉ có một mình bố tôi tự tựa vào thân mình để sống còn khó khăn hơn nhiều lần. Tôi không trách bố, từ lâu đã không trách bố, thay vào đó là lo lắng cho ông. Tuy vậy, tôi cũng không dễ dàng học được cách bộc lộ cảm xúc của mình.
Hai mươi chín Tết, mẹ bảo hai chị em tôi mặc quần áo mới được mẹ mua cho rồi cùng mẹ đi đến một nơi. Tôi ngồi trên xe taxi nghĩ mông lung, đã mường tượng ra điều gì đó sắp xảy ra. Mẹ tôi từ ngày được nghỉ Tết và sau khi nghe điện thoại của bố đã thấy nét cười tươi tắn trên khuôn mặt. Tôi nói chuyện với bác làm cùng mẹ tôi thì được nói cho biết rằng mấy ngày sắp được nghỉ, mẹ tôi cứ hay cười tủm tỉm ra điều vui vẻ lắm. Tôi nhún vai. Vậy là bố tôi sắp về !
Bố về nhà khác hơn so với ý nghĩ của tôi. Tôi chào bố thân mật, chạy lại xách vali cho bố ra dáng đứa con gái hai mươi hai tuổi đã lớn và trưởng thành. Tôi hỏi han bố, nhìn ra sự thay đổi từ những sợi tóc bạc trên đầu, với gò má nhô cao, với nước da đen sạm. Bố tôi hẳn là đã vất vả phong sương ngoài phương xa nhiều lắm, thời gian bạc bẽo hằn dấu lên dáng gầy lênh khênh của bố. Lúc cả nhà ngồi vào taxi ra về, nghe giọng bố thân thuộc vang lên hỏi han mẹ và em trai, tôi thấy sống mũi mình cay cay. Tôi thương bố !
Bố về dọn dẹp lại nhà cửa một lần nữa quạnh quẽ trước sau, sân vườn cây cối đều được bàn tay bố chăm sóc cẩn thận. Bố cũng là người nội trợ vào bếp cùng mẹ tôi nấu những bữa cơm ngon. Tôi lân la hỏi bố công thức nấu ăn, rồi bố con cặm cụi vào bếp tranh phần của mẹ. Nhà tôi cũng gói bánh chưng, có dưa hành cho ngày Tết.
– Năm nay nhà mình mua cành đào, một ít bánh kẹo tết, cũng không cần nhiều con nhỉ?
Mẹ tôi gón gọn mấy từ đơn giản, vừa ghi chép sổ sách bán hàng vừa nhắc nhở tôi. Hai mươi bảy Tết, nhà tôi vẫn bình chân như vại. Bởi hai mươi tám mẹ tôi mới bắt đầu nghỉ công việc ở cửa hàng để chăm lo cho gia đình. Chị em tôi ở nhà giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cuộc sống đơn giản của ba mẹ con vẫn trôi qua đều đặn như thế kể từ ngày bố tôi đi. Đã có lúc tôi nghĩ, bố tôi đừng bao giờ trở về với cuộc sống bình yên của tổ ấm khuyết này thêm một lần nào nữa. Đã có lúc tôi nghĩ, mẹ con tôi cứ ấp ủ những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể tự mang lại hạnh phúc. Người đàn ông trong gia đình chỉ có ý nghĩa khi trở thành một chỗ dựa đáng tin cậy. Mà điều ấy, bố tôi đã lỡ tay đánh mất từ trong quá khứ.
Tôi mang đống xoong nồi ra cọ rửa, trong đầu hiển hiện lại rõ nét từng chi tiết, từng lời nói của ngày mà bố tôi ra đi. Hôm đó là một buổi chiều muộn mùa Đông, gió lạnh thổi se sắt từng đợt. Mẹ tôi ngồi chở bố tôi và tôi phía sau, bàn tay run rẩy bấu chặt vào tay ga xe máy. Tôi không còn nước mắt để khóc cho những sự việc đau lòng lặp đi lặp lại. Bố tôi tiếp tục rơi vào những vết chân cũ mà bố từng đi qua, giẫm nát những mầm hy vọng nhỏ nhoi đang cố gắng vươn lên sống trong trái tim khô cằn của mẹ.
– Nếu có thể, bố đừng về nữa! Bố để cho mẹ con con bình yên!
Xe máy chở ba người chúng tôi bị ngã xõng xoài trên đường, mẹ tôi run rẩy với những giọt nước mắt ướt mèm trên mặt, tôi phủi bụi ở vết thương trên đầu gối, nhanh chóng đứng dậy đỡ mẹ, dựng xe và lên trước cầm lái để chở bố mẹ tôi về nhà. Đó là câu nói của tôi trong lúc tức giận, cũng là câu nói cuối cùng tôi nói với bố mình trước khi ông ra đi. Kể cả sau này, thi thoảng bố tôi gọi điện về nhà hỏi han ba mẹ con, tôi không một lần nào nói chuyện điện thoại cùng ông, hỏi han ông giống như cách mà đứa em trai mình vẫn làm. Tôi biết, vết thương trong tôi ngày một lớn dần, tôi càng cố chấp quay đầu đi, vết thương càng mở miệng rỗng hoác. Những ngày bố tôi đi cũng là những ngày giáp Tết của một năm nào đó. Ông đi đến một nơi đủ xa để làm lại cuộc đời mình, dù muộn màng, dù đau xót, tôi cũng chỉ mong ông có một cuộc sống bình yên và không còn nhiều khổ cực, day dứt nữa.
2. Hai mươi tám Tết, mẹ tôi cho hai chị em tôi cùng đi chợ. Vốn đã là đứa con gái hai mươi hai tuổi đầu, tôi không quá háo hức cho những bộ quần áo mới, những món bánh kẹo đồ ăn vặt như ngày còn bé nữa. Tôi có thể đi làm thêm, tự dành dụm được mỗi tháng một ít tiền, có thể tự mua sắm lặt vặt cho bản thân. Mẹ tôi nói, tôi hãy cứ đi chợ cùng em trai, cùng mẹ chọn đồ cho nó. Em trai tôi học lớp tám, là một đứa rất yêu bố nhưng không bao giờ thể hiện ra trước mặt tôi. Nó vẫn nghĩ, tôi ghét bố, và nếu nó thể hiện ra, tôi cũng sẽ ghét nó.
– Tết nhất đến nơi mà chẳng đứa nào đòi quần áo mới. Ô hay mấy đứa nhà này lạ nhỉ?
Mẹ tôi vừa đi vừa nói, bà dắt tay cậu em tôi đi vào thẳng trong chợ. Dù làm lụng một năm vất vả, một mình nuôi nấng và săn sóc hai đứa con tuổi ăn tuổi lớn không có chồng bên cạnh, mẹ tôi vẫn chăm chút và lo lắng để chị em tôi không thua thiệt điều gì so với bạn bè cùng trang lứa. Tết đến, mẹ tôi vẫn giữ quan niệm của một người lớn tâm lý, muốn mua cho các con những bộ quần áo mới, muốn cho nhà cửa có chút lộc lá sum xuê. Tôi bằng lòng đi chợ với mẹ, chọn quần áo cho em trai. Lúc nhìn những bộ quần áo ướm trên người em mình không phải là những bộ đồng phục trường mà nó hay mặc, tôi mới nhận ra rằng em trai tôi lớn quá rồi. Bây giờ, nó trở thành người đàn ông của gia đình chứ không chỉ là một đứa trẻ út ít được cả nhà chăm bẵm. Tôi nhoẻn cười với nó, vỗ vai khi thấy nó ngượng ngùng thử những bộ quần áo mới. Em tôi giống bố như đúc, lúc nó cười, lúc nó dùng tay hất tóc, thậm chí cái dáng đi cũng khiến tôi hình dung ra bố đang ở trước mặt, cùng mẹ con tôi đi chợ. Tết đến, tôi không biết bố tôi có bộ quần áo mới nào hay không?
Buổi chiều muộn, tôi cùng mẹ mua những thứ thực phẩm dự trữ trong kỳ nghỉ Tết. Mẹ tôi có phương châm làm lụng mọi thứ trọn vẹn trước thời khắc giao thừa để khi năm mới vừa sang có thể dành thời gian đưa chúng tôi đi thăm họ hàng, chúc tụng ngày Tết, không phải lo nghĩ đến chuyện thức ăn đồ uống hay nấu nướng lách cách gì khác. Tôi cùng mẹ đi vòng quanh chợ, mua cân thịt, mua bó lá dong, ngắm nghía cành đào. Bất giác tôi sờ tay vào một nụ hoa đào phai màu hồng nhạt, hỏi mẹ.
– Mẹ, tết này bố có về không?
3. Mẹ tôi cũng giống em trai tôi, không mấy khi nhắc đến bố trước mặt tôi. Mọi người đều biết tôi bị ám ảnh bởi những lần bố làm cả nhà phải long đong lận đận. Vì thế nên hầu như tất cả mọi người đều cố ý né tránh việc nhắc đến bố tôi như một thói quen. Khi tôi hỏi về bố và dự định ăn Tết của bố ở nơi xa, mẹ tôi ngạc nhiên quay lại nhìn tôi. Mẹ tôi dặn dò.
– Bố có thế nào cũng là bố của con.Con đừng trách bố, nhé!
Tôi lẳng lặng đi trước. Vết thương trong tôi đã lành da, chỉ còn lại những vết sẹo mờ mà thời gian phủ lấp. Nhìn những gia đình khác đoàn tụ bên nhau hạnh phúc, tôi không khỏi chạnh lòng. Việc ba mẹ con tôi nương tựa vào nhau để sống đã là quá sức khó khăn. Chỉ có một mình bố tôi tự tựa vào thân mình để sống còn khó khăn hơn nhiều lần. Tôi không trách bố, từ lâu đã không trách bố, thay vào đó là lo lắng cho ông. Tuy vậy, tôi cũng không dễ dàng học được cách bộc lộ cảm xúc của mình.
Hai mươi chín Tết, mẹ bảo hai chị em tôi mặc quần áo mới được mẹ mua cho rồi cùng mẹ đi đến một nơi. Tôi ngồi trên xe taxi nghĩ mông lung, đã mường tượng ra điều gì đó sắp xảy ra. Mẹ tôi từ ngày được nghỉ Tết và sau khi nghe điện thoại của bố đã thấy nét cười tươi tắn trên khuôn mặt. Tôi nói chuyện với bác làm cùng mẹ tôi thì được nói cho biết rằng mấy ngày sắp được nghỉ, mẹ tôi cứ hay cười tủm tỉm ra điều vui vẻ lắm. Tôi nhún vai. Vậy là bố tôi sắp về !
Bố về nhà khác hơn so với ý nghĩ của tôi. Tôi chào bố thân mật, chạy lại xách vali cho bố ra dáng đứa con gái hai mươi hai tuổi đã lớn và trưởng thành. Tôi hỏi han bố, nhìn ra sự thay đổi từ những sợi tóc bạc trên đầu, với gò má nhô cao, với nước da đen sạm. Bố tôi hẳn là đã vất vả phong sương ngoài phương xa nhiều lắm, thời gian bạc bẽo hằn dấu lên dáng gầy lênh khênh của bố. Lúc cả nhà ngồi vào taxi ra về, nghe giọng bố thân thuộc vang lên hỏi han mẹ và em trai, tôi thấy sống mũi mình cay cay. Tôi thương bố !
Bố về dọn dẹp lại nhà cửa một lần nữa quạnh quẽ trước sau, sân vườn cây cối đều được bàn tay bố chăm sóc cẩn thận. Bố cũng là người nội trợ vào bếp cùng mẹ tôi nấu những bữa cơm ngon. Tôi lân la hỏi bố công thức nấu ăn, rồi bố con cặm cụi vào bếp tranh phần của mẹ. Nhà tôi cũng gói bánh chưng, có dưa hành cho ngày Tết.
Cách ít ngày trước Tết, tôi không nhận ra sự thay đổi của đất trời,
đi chợ với mẹ như một nghĩa vụ, thở dài cảm thán những ngày Tết buồn
chán tẻ nhạt chỉ như những ngày nghỉ dài. Nhưng có bố về mọi chuyện lại
khác. Tôi cảm nhận rõ rệt không khí mừng Xuân mới nhộn nhịp từ trong nhà
ngoài ngõ, lúc đi dạo trên phố còn mê say ngắm nhìn những cành đào, cây
quất trên tay người người về nhà họ để cùng họ đón một năm mới sum vầy.
Nhà tôi cũng tấp nập tiếng nói cười chào hỏi. Nhà tôi có Tết về, giữa
một mùa Xuân tổ ấm không còn khuyết dáng gầy của bố. Nhà tôi có ánh mắt
hiền rạng ngời hạnh phúc của mẹ, có sự chờ mong của cậu em trai, có cả
lòng thành từ trong sâu thẳm tim tôi dành cho bố.
Ngày bố về, bố mang mùa Xuân trở lại…
Theo Hạc xanh