Hoa đào năm trước
Màu hoa đào thắm
Sắc hoa đỏ thắm như màu máu,
Sắc hoa đỏ thắm như màu máu,
Kỷ niệm về hoa thật đớn đau...?!
Se kết đôi ta luôn hạnh phúc,
Bên hoa ta đẹp mối duyên đầu !
Se kết đôi ta luôn hạnh phúc,
Bên hoa ta đẹp mối duyên đầu !
Hoa xinh chia sẻ trao cành lộc.
Cho khách ngày xuân ai hữu duyên...
Nào ai có biết màu hoa thắm,
Đã giúp người quên bớt não phiền !
Hoa đem lộc mới cho người khó,
Cho khách ngày xuân ai hữu duyên...
Nào ai có biết màu hoa thắm,
Đã giúp người quên bớt não phiền !
Hoa đem lộc mới cho người khó,
Trong nắng chiều xuân hoa vẫn tươi...
Ơn đời xin trả bằng hoa đẹp,
Tình hoa sắc thắm ý rạng ngời !!
Ơn đời xin trả bằng hoa đẹp,
Tình hoa sắc thắm ý rạng ngời !!
NM
Lộc xuân 1
Bao nhiêu năm là bấy nhiêu người được tặng
đào, họ ngỡ ngàng và chỉ nghĩ rằng mình đã gặp được một ông già lẩn thẩn
nhưng tốt bụng, vậy thôi! Họ đâu biết nguồn gốc cây đào và nguồn vui
của người trồng đào ấy. Và họ cũng nào hay, từng cánh đào đỏ tươi mỏng
manh kia là hóa thân của dòng máu ông.
Phố
hoa, cuối chiều ba mươi tết. Người mua, kẻ bán vãn dần. Cành đào, khóm
quất nào còn đẹp, vừa tiền mau chóng được ngã giá, rời đi. Đã đến lúc
mấy bác thợ hoa lọc riêng ra những cây tươi, suê quả còn ươm lại được
vào góc trong, những cây rụng nhiều trái, rũ nhiều hoa gạt ra góc ngoài
để sẩm tối xe của Công ty Đô thị đến hốt đi. Cụ
già ấy vẫn bình thản đứng sau cây đào ngắm người qua lại. Mái tóc bạc
trắng, gương mặt hồng hào, đôi mắt hiền hậu nhưng hai khóe đã nhíu chùm
chân chim. Nhìn cụ ai cũng biết cụ đã qua tuần thượng thọ. Cụ ăn mặc khá
sang trọng, lịch sự. Bộ quần áo đều là loại tơ tằm màu hoàng yến, chiếc
khăn đội đầu và áo màu mận chín trông thật hài hòa. Trước
mặt cụ là một cây đào thật đẹp trồng trong chiếc chậu lục lăng, cả chậu
và cây chỉ cao ngang thắt lưng. Gốc đào ngắn chưa đầy gang to bằng ngón
chân cái, mười cành nhỏ như mười ngón tay khum lại, chính giữa một cành
thẳng vút nhô cao. Trên các mắt cành lấm tấm những búp hoa nhỏ xanh
biếc như hạt trân châu. Điểm xuyết đó đây dăm bảy nụ hoa đã xòe cánh,
bảy cánh hoa đỏ tươi sắc máu như bảy cánh bướm xinh chụm quanh chiếc nhị
tròn màu hoàng kim. Cây đào đẹp vậy mà
tới giờ này chưa có ai mua. Hay cụ già đòi giá cao (nhưng nhìn cụ đâu
phải người quá đáng) hay cụ chỉ đứng trông cho con cháu vào chợ tết,
hoặc giả chúng sắm quá nhiều, hoặc giả chúng gặp bạn, mải nâng ly cụng
chén quên phắt cụ già chăng? Người qua đường thì lạ, chứ người bán hoa
đã luống tuổi kia không lạ. Mấy cái ba mươi tết rồi, ông ta vẫn thấy cụ
già ấy, mang cây đào đẹp như vậy, bày đúng chỗ mọi khi. Ai hỏi mua vẫn
nhận được câu trả lời nhũn nhặn: “Của người ta gửi đó mà!”, kèm theo một
nụ cười rất hiền. Rồi… thốt nhiên cụ gọi một người nào đó không quen
biết, rất lịch sự tặng cây đào nọ. Để rồi trên con đường nhỏ dần ra
ngoại ô, bóng cụ thong thả nhòa vào sương chiều trước con mắt tròn xoe
chưa hết ngạc nhiên của người được tặng. Chiều nay, chắc chưa gặp người
có duyên, cụ già với cây đào đẹp vẫn thản nhiên đứng đó. Chiều
xuống nhanh, không gian sẫm lại, heo may mạnh hơn, từng cơn gió lạnh
thấm vào da thịt. Một bé gái đã đôi ba lần lượn qua, lượn lại chợ hoa.
Đôi mắt tròn đen của bé chú mục vào những cành đào. Bé đứng lâu hơn
trước những cành đào loại, ánh mắt tiếc rẻ nhìn xuống lại nhìn lên, mái
tóc đen mượt lúc lắc hai vai, nhịp thở từ khuôn ngực nhu nhú ấy mãi phập
phồng dưới lần áo mỏng. Thỉnh thoảng mắt bé lướt nhanh về phía cây đào
đẹp. - Này cháu! Bé
gái ngẩng đầu nhìn về phía cụ già đang vẫy tay, nó khép nép bước lại
gần. Ông thợ hoa luống tuổi lẩm nhẩm: “Cụ già đã tìm được người cho rồi
đấy!”. - Bà cho gọi cháu ạ! - Bé gái lễ phép đứng trước mặt cụ. - Ừ!
Cháu muốn mua đào phải không? - Vâng ạ! Nhưng… - Bà biết rồi! Không có
tiền chứ gì? -
Dạ cháu có! Cháu có đây! - Nó luồn nhanh tay vào túi rồi giơ ra. Bà cụ
nhìn vào, trong tay bé gái là một nắm tiền đủ loại: Hai trăm, năm trăm,
một ngàn cả giấy, cả cạch. Bé lại hạ tay xuống - Chỉ có hơn chục ngàn
chẳng đủ đâu bà nhỉ? - Bà có bán đâu mà đủ với không đủ hả cháu. Mà này,
bố mẹ đâu không đi sắm tết cho cháu vậy? -
Cháu chỉ có mẹ, còn… - Đôi mắt đen của bé chớp chớp nhìn lảng đi chỗ
khác. Nếu không ốm mẹ cháu chả cho cháu đi chợ đâu! Đồ tết thì đã tạm
đủ, chỉ còn cành đào, tết nào mẹ cháu cũng sắm đào bà ạ! Nhưng tết này… -
Được rồi! Nhà cháu ở đâu? Bé gái mau mắn: - Ở ngay nhà chung cư sau chợ
này thôi, bà vào chơi với mẹ con cháu, bà nhé! - Ừ được! Cháu bưng được
cây đào chứ! - Được ạ! Chắc nhẹ thôi phải không bà? Một cụ già, một bé
gái líu ríu bước đi. Phố hoa, chợ tết vợi hẳn. Trên
chiếc giường đơn sơ trong căn phòng nhỏ gác bốn, bà cụ ngồi trò chuyện
với hai mẹ con cô bé. Bé gái tên Hà. Mẹ Hà tên Ngọc, còn rất trẻ. Tên
hai mẹ con ghép lại thành tên quê hoa Ngọc Hà của mẹ. Được hỏi về nguyên
cớ lưu lạc lên đất này, đôi mắt đen mệt mỏi của mẹ Ngọc nhìn Hà: - Cũng
tại muốn có được cháu thôi bà ơi! Nghĩ, lại con chẳng thấy ân hận gì!
Câu
chuyện của cụ già tặng hoa như một cái lễ tất niên chiều ba mươi tết
của những thân phận rất khác nhau lại không hề quen biết, bỗng xích lại
gần nhau Đó là một ngày ảm đạm giữa mùa
đông năm Quý Mùi 1943. Dạo ấy ông bà chưa làm bạn với nhau. Bà là con
sen, ông là thợ trồng vườn cho chủ đồn điền Cự Phú. Chiều
xuống đã một lúc lâu, ông vẫn đứng im xuôi tay nhìn những cây đào. Thân
hình vạm vỡ của chàng trai đôi mươi ấy như sụm xuống, hết sinh lực. Mọi
cái lá trên cây đào tơ cao ngang đầu người trước mặt chàng kia, đều héo
rũ!
Hai
tuần trước, cây đào được bốn
người thay nhau khiêng từ vườn quan tri châu Tả Xào Lìn về đây. Quan bảo
phải khiêng vai, không được dùng trâu bò kéo, xe cộ chuyển để rễ không
động, bầu không vỡ. Đây là giống đào tiên của đảo Hải Nam, quả to, sắc
hồng, hương thơm, vị ngọt… rất quý. Là người làm vườn cha truyền con nối
trên đất hoa Ngọc Hà, kỹ thuật chăm bón một cây đào quá đơn giản, có gì
phải đáng ngại nhỉ! Sương muối, gió bấc chưa về, mái che kín đáo cẩn
thận, nước gạo nếp ngâm qua đêm, ông vẫn nhẹ nhàng rưới quanh gốc, cớ
sao cây lại thế này? Bà dừng tay giặt, đưa mắt ái ngại nhìn về phía ông.
Có
tiếng cổng sắt kèn kẹt, chiếc xe Ford đen của ông chủ rú còi bon vào
đại sảnh. Cửa xe mở, ông Cự Phú cao, to nặng nề bước xuống, trên gương
mặt vốn chẳng mấy trắng trẻo ấy phủ một màn sương xám. Dạo này ông hay
cáu bẳn, mắng chửi, đánh đập người làm. Có phải vì thất bại trong kỳ đấu
xảo ở Hà Nội vừa qua, lại thêm người Nhật lăm le hất cẳng người Pháp
làm cho ông bực bội. Ông Cự Phú nặng nề bước đến bên ông, chợt thấy cây
đào ủ rũ, ông ta rít lên: - Thế này là thế nào, Thân? - Dạ, con vẫn chăm
bón đúng như ông dặn đấy ạ! - Đúng hả? Mày lấy nước giải đặc tưới cho
nó chết chứ gì! Đồ đểu! Đồ dối trá! Cũng lại một giuộc như thằng cha
mày! - Không ạ! Con vẫn dùng nước gạo nếp đấy chứ! -
Mày còn cãi này - Cùng với tiếng “này”, chiếc mai xỉa đất (không biết
lão đã cầm lên tự lúc nào) bập mạnh xuống bàn chân phải của ông. Ông hét
lên ngã vật ra, nửa bàn chân đứt lìa, máu chảy xối xả. Lão Cự Phú vứt
mai, quay gót bước nhanh lên xe, giục tài xế cho xe nổ máy. Chiếc Ford
đen chũi hướng về Hà Nội lao vút đi. Không
đợi cho xe chủ vượt ra khỏi cổng, bà đã ba chân bốn cẳng chạy tới dùng
dây lưng buộc chặt lấy bàn chân ông rồi vực vào nhà bếp. Cũng may bà vốn
là con một bà lang người dân tộc, lại ở sát rừng, cây lá dấu vừa tốt
vừa sẵn, việc cầm máu và chạy chữa cho ông cũng chẳng đến nỗi khó khăn.
Hai tuần sau vết xỉa đứt đã lên da non, nhưng từ đó suốt đời ông phải
bước đi khập khiễng. Sau này bà mới rõ
nguyên nhân, không chỉ tiếc cây đào quý, không chỉ bực bội đắn đo nên
sang Pháp hay ở lại khi Nhật nắm chính quyền, không chỉ tiếc những đồn
điền trù mật trên vùng trung du này… nhát xỉa thú vật ấy chính là lòng
hận thù nung nấu bấy nay từ chuyện hai mươi năm trước cụ cố bà đã thoái
hôn lão để đi theo cụ cố ông… trút lên người con tội nghiệp ấy. Những
lúc vui chuyện, ông cứ hì hì cười: “Hận thì vẫn hận, nhưng cũng phải
cảm ơn lão ấy đấy! Chẳng có nhát mai đòn thù kia thì ai người ta đã thèm
thương đến mình đây?”. Bà cũng cười cười đối lại: “Này này, có tiếc thì
cứ ra gốc đào kia moi lấy nửa bàn chân lắp vào để chạy cho nhanh, kiếm
lấy một cô thật ghét, mà lấy nhé!”. Hai
hôm sau cây đào tươi trở lại, có điều năm sau rồi năm sau nữa, ông bà ra
sức chăm bón, cây đào cũng không bao giờ đậu quả. Ngược lại, vụ nào nó
cũng cho nhiều cành đẹp, nhiều hoa đẹp. Có phải đào đã uống máu từ bàn
chân ông mà mỗi bông hoa đều có bảy cánh mỏng tang đỏ tươi một màu máu
thắm. Cách mạng Tháng Tám thành công.
Biệt thự Cự Phú trở thành trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chính huyện.
Vườn tược, nhà dưới, nhà bếp được chia cho những người làm công như ông
bà… Tất nhiên ông bà xin nhận phần vườn có gốc đào và ngày nay chính là
khu vườn của ông bà. Riêng lão Cự Phú từ cái buổi chiều mùa đông ảm đạm
ấy biệt tăm luôn. Ông để nhiều công sức
chăm bón cho cây đào, đặc biệt cẩn thận hơn đối với những cành có dáng
“ngũ phúc”, “tam đa”, “phật thủ”… Tết đến cứ chiều ba mươi, ông chọn một
cành đào chiết đẹp nhất trồng trong một chiếc chậu sứ nhỏ mang ra chợ
đứng chờ thấy ai hợp mắt thì gọi đến biếu luôn. Cụ bảo đó là “cây đào
phúc lộc chia vui cho mọi người”. Bao nhiêu năm là bấy nhiêu người được
tặng đào, họ ngỡ ngàng và chỉ nghĩ rằng mình đã gặp được một ông già lẩn
thẩn nhưng tốt bụng, vậy thôi! Họ đâu biết nguồn gốc cây đào và nguồn
vui của người trồng đào ấy. Và họ cũng nào hay, từng cánh đào đỏ tươi
mỏng manh kia là hóa thân của dòng máu ông. Trước
khi về với tiên tổ, ông nắm chặt bàn tay bà, nhỏ nhẹ: “Bà còn thì tiếp
tục biếu đào, bà theo tôi thì nằm cạnh gốc đào kia nhưng vẫn phải dặn dò
con cháu tiếp tục công việc ấy nhé!”. Trong
căn phòng đơn sơ của mẹ con bé Hà, giọng bà cụ vẫn đều đều hồn hậu,
không gợn chút buồn thương. Ánh mắt ấy bình thản nhìn qua khung cửa sổ.
Thành phố lên đèn, cả không gian hòa ánh sáng
Hái lộc
Vun đắp mầm xanh thay lộc xuân,
Hoa dại ven đường, thêm búp măng...
Mía ngọt trong vườn... ta hái lộc,
Mừng Xuân Như Ý phước thọ tăng !!
Hoa dại ven đường, thêm búp măng...
Mía ngọt trong vườn... ta hái lộc,
Mừng Xuân Như Ý phước thọ tăng !!
NM
Lộc xuân 2
Tết năm nào
cũng vậy, con cháu đưa nhau về quê sum vầy đón Tết bên ngôi nhà ngói ba gian cũ
của ông bà. Thường ngày nhà không có người ở, ông bà đều đã già yếu, con cái lại
công tác ở xa. Thành ra hai cụ nay ở với thằng cả, mai ở với đứa út còn nhà cửa
ở quê thì nhờ họ mạc trông nom. Con cái biết ông bà thương nhớ quê hương nên bảo
nhau Tết về quê quây quần cho tuổi già đỡ tủi.
Ba ngày Tết dẫu ngắn ngủi nhưng
ăm ắp tiếng cười, đủ niềm vui dùng cho cả năm trời xa cách. Tết năm nay con
cháu tính mừng thượng thọ cho ông tuổi tám mươi. Nên con dâu cả chọn may hai bộ
khăn áo mới xem ra ông bà ưng ý lắm. Còn con dâu út chuẩn bị tỉ mỉ từng bông
hoa, từng ấm chè ngon để mời bà con chòm xóm đến chung vui. Riêng ông con rể
quý làm trong đoàn ca múa nhạc của tỉnh thì xung phong đàn ca suốt Tết. Cụ ông
cười bảo:
- Thế này thì nên gọi là kỷ niệm năm mươi năm ngày cưới của ông bà cho nó trẻ trung.
Cụ bà ngồi xuống, vỗ nhẹ tay ông trêu:
- Vậy là em cũng chịu đựng cái tật ngủ ngáy của ông những mấy chục năm rồi cơ đấy.
- Chứ ai kê tay cho bà gối đầu êm ái từng ấy năm trời.
Tụi nhỏ vừa bổ cau, têm trầu vừa ghẹo:
- Vậy chứ bây giờ mỗi sáng tỉnh dậy ông có còn tẩm quất cho bà nữa không ạ?
- Trời ơi! Giờ xương cốt người già mỏng và yếu. Tay ông lại run chỉ sợ lập cập lại làm bà cháu đau.
- Chứ không phải là ông ham bể cá cảnh đến mức sáng nào tỉnh dậy cũng chạy ngay ra đó ngắm nghía chúng. Vậy thì còn đâu thời gian mà đấm bóp lưng giúp em nữa.
- Ờ thì…
Tụi nhỏ cười khúc khích bảo ngày xưa ông bà còn trẻ chắc vui lắm. Bà bảo ừ vui, hồi ấy ông đào hoa, gái theo về nhà hoài nên bà phải hát văn nghệ suốt bảo sao mà không vui. Ông tủm tỉm cười bảo bà hồi đó cũng trẻ đẹp đấy thôi, có mấy anh bộ đội tưởng chưa chồng tán tỉnh à ơi mãi. Con cháu, dâu rể ngồi nhặt rau, gói bánh ngoài hiên ai nấy đều bật cười. Tiếng cậu Út nói vọng vào:
- Thế này thì nên gọi là kỷ niệm năm mươi năm ngày cưới của ông bà cho nó trẻ trung.
Cụ bà ngồi xuống, vỗ nhẹ tay ông trêu:
- Vậy là em cũng chịu đựng cái tật ngủ ngáy của ông những mấy chục năm rồi cơ đấy.
- Chứ ai kê tay cho bà gối đầu êm ái từng ấy năm trời.
Tụi nhỏ vừa bổ cau, têm trầu vừa ghẹo:
- Vậy chứ bây giờ mỗi sáng tỉnh dậy ông có còn tẩm quất cho bà nữa không ạ?
- Trời ơi! Giờ xương cốt người già mỏng và yếu. Tay ông lại run chỉ sợ lập cập lại làm bà cháu đau.
- Chứ không phải là ông ham bể cá cảnh đến mức sáng nào tỉnh dậy cũng chạy ngay ra đó ngắm nghía chúng. Vậy thì còn đâu thời gian mà đấm bóp lưng giúp em nữa.
- Ờ thì…
Tụi nhỏ cười khúc khích bảo ngày xưa ông bà còn trẻ chắc vui lắm. Bà bảo ừ vui, hồi ấy ông đào hoa, gái theo về nhà hoài nên bà phải hát văn nghệ suốt bảo sao mà không vui. Ông tủm tỉm cười bảo bà hồi đó cũng trẻ đẹp đấy thôi, có mấy anh bộ đội tưởng chưa chồng tán tỉnh à ơi mãi. Con cháu, dâu rể ngồi nhặt rau, gói bánh ngoài hiên ai nấy đều bật cười. Tiếng cậu Út nói vọng vào:
- Bố đừng tưởng giờ mẹ con già rồi mà không cần giữ. Ai
cũng khen mẹ con trẻ lâu, con tính bố phải có phương pháp kịp thời. Chứ cứ để mẹ
con đi tập thể dục ngoài bờ hồ một mình là không ổn.
- Phải rồi! Dạo này con thấy bố ít vận động, như thế
không tốt cho sức khỏe tẹo nào. Bố nên đi tập cùng mẹ vừa là để rèn luyện sức
khỏe vừa là cho mẹ đỡ buồn.
Tự nhiên bà khẽ thở dài bảo không biết còn đón được bao
nhiêu cái Tết đầm ấm thế này. Ông bảo Tết không được nói chuyện buồn, sinh lão
bệnh tử là quy luật ở đời nên mình vui vẻ sống và đón nhận. Lúc này đã là chiều
ba mươi Tết, mọi công việc chuẩn bị cho bữa cúng tất niên đều đã tươm tất.
Không khí làng quê trong lành, giữa cái chộn rộn của ngày xuân vẫn là sự bình
yên của lòng người. Hoa đào vườn đã nở, chậu quất cảnh các con mang về tươi rói
cả góc sân. Nồi bánh chưng gói cho cả mấy nhà kế bên đang đỏ lửa. Hai cụ ngồi
nhớ Tết của ngày xưa thấy so với bây giờ thì Tết cũng không mấy đổi thay. Niềm
vui vẫn ngầm ngập trong lòng…
* * *
Chỉ có vợ chồng cậu Út là chạnh lòng buồn, ông cụ để ý thấy
hai con cười mà không vui biết là lòng các con còn vướng víu nhiều chuyện gia
đình. Dù không ở với cậu Út nhiều nhưng nhà chúng có chuyện gì ông đều biết hết.
Thấy bảo hai vợ chồng xích mích vì chuyện bồ bịch của cậu Út, trong lúc nóng giận
con dâu còn đòi lôi nhau ra tòa ly hôn. Ông nghe chuyện nghĩ ngợi mông lung suốt
cả tuần trời.
Ông biết con dâu ông tốt tính, vốn chịu thương chịu khó mà cũng hay nhẫn nhịn. Ông cũng biết tính thằng con ông nhiều khi hay trêu hoa ghẹo nguyệt nhưng thương vợ thương con hết lòng. Thấy các con cơm không lành canh không ngọt ông thấy Tết nhất mất vui. Nên sau bữa cơm tất niên ông gọi tất cả con cháu ra dặn dò:
- Các con thấy đấy. Bố mẹ sống với nhau từng này tuổi rồi còn có lúc không vừa lòng nhau chuyện này, chuyện kia. Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những lúc xích mích. Nhưng các con phải biết nhường nhịn, cảm thông và nhất là sống có trách nhiệm với nhau.
Con dâu út nghe xong thì bật khóc, ông đưa bàn tay già nua run run khẽ vỗ về rồi quay qua mắng vốn cậu út:
- Nếu không có người khéo léo vun vén, chăm sóc gia đình thì sao con có thể yên tâm mà lo sự nghiệp. Vì thế phải biết thương lấy vợ con mình.
Ông biết con dâu ông tốt tính, vốn chịu thương chịu khó mà cũng hay nhẫn nhịn. Ông cũng biết tính thằng con ông nhiều khi hay trêu hoa ghẹo nguyệt nhưng thương vợ thương con hết lòng. Thấy các con cơm không lành canh không ngọt ông thấy Tết nhất mất vui. Nên sau bữa cơm tất niên ông gọi tất cả con cháu ra dặn dò:
- Các con thấy đấy. Bố mẹ sống với nhau từng này tuổi rồi còn có lúc không vừa lòng nhau chuyện này, chuyện kia. Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những lúc xích mích. Nhưng các con phải biết nhường nhịn, cảm thông và nhất là sống có trách nhiệm với nhau.
Con dâu út nghe xong thì bật khóc, ông đưa bàn tay già nua run run khẽ vỗ về rồi quay qua mắng vốn cậu út:
- Nếu không có người khéo léo vun vén, chăm sóc gia đình thì sao con có thể yên tâm mà lo sự nghiệp. Vì thế phải biết thương lấy vợ con mình.
Trong những phút giây trầm lắng ngắn ngủi ấy lòng người
như chùng xuống. Có chút gì đó vừa thân thương vừa xa xót, vừa thảnh thơi lại vừa
bề bộn. Dù là người già hay trẻ cũng đều nghĩ may mà có Tết, nếu không chẳng biết
lúc nào mới dám dứt khỏi cái guồng quay công việc bận rộn để mà ngồi lại bên
nhau. Đàn ông thì nói toàn chuyện vĩ mô, đàn bà bàn chuyện gì rồi cũng quay về
góc bếp, tụi nhỏ nói chuyện hẹn hò yêu đương, còn hai cụ thì chỉ cần nhìn từng ấy
cái miệng nói cười giả lả là cũng thấy vui rồi. Thấy cái Tết nó kéo mọi người lại
gần nhau, nó thầm lặng tố cáo thói vô tâm hời hợt mà ngày thường người đối đãi
với người. Nó gột rửa bụi bặm tâm hồn, nó vỗ về những nỗi bất an trong cái khí
trời mùa xuân quá đỗi nồng nàn.
Để chuẩn bị cho đêm giao thừa tụi nhỏ khiêng cái chõng tre ra giữa sân làm nơi thờ cúng. Dưới sân trải sẵn chiếu, ủ một ấm trà nóng tiếp các cụ trong làng ghé chơi. Người lớn cùng vào bếp đồ xôi, vớt bánh, chuẩn bị hương hoa vẫn không quên đun một nồi nước lá hương nhu to đùng để cả nhà tắm tất niên. Tiếng giục nhau tắm gội í ới, tiếng các cụ già cười vang cả góc sân, tiếng lũ trẻ hỉ hả tính trước tiền mừng tuổi. Vài phong bao lì xì đỏ đã được chuẩn bị sẵn, những lời chúc gói ghém cũng đã lâu, giờ chỉ đợi giao thừa là cùng nhau tỏ bày, cùng uống với nhau ly rượu xuân, cùng lâng lâng cảm giác chào năm mới.
Con dâu vuốt dài nếp áo dài cho ông bà thấy áo may vừa vặn thì vui lắm. Cụ ông khẽ mỉm cười nhắc con cháu đứng ra sân cùng thắp hương cho tổ tiên trịnh trọng như một nghi lễ đầy ý nghĩa. Trong khoảnh khắc đất trời giao hòa, vạn vật tương sinh ấy cụ ông vái ba vái rồi đọc một bài văn khấn giao thừa.
Khắp xóm nhỏ rộn vang tiếng cụng ly, tiếng chúc tụng, tiếng sâm-panh
nổ. Vài ba bóng người thấp thoáng chạy vào vườn mía nhà ông ngay ngoài cổng để
bẻ lộc. Cả nhà cười vì biết năm nào sau giao thừa vườn mía cũng thưa thớt hẳn,
nhưng mà cả xóm vui vì có lộc đẹp để bên ban thờ ngày Tết. Để chuẩn bị cho đêm giao thừa tụi nhỏ khiêng cái chõng tre ra giữa sân làm nơi thờ cúng. Dưới sân trải sẵn chiếu, ủ một ấm trà nóng tiếp các cụ trong làng ghé chơi. Người lớn cùng vào bếp đồ xôi, vớt bánh, chuẩn bị hương hoa vẫn không quên đun một nồi nước lá hương nhu to đùng để cả nhà tắm tất niên. Tiếng giục nhau tắm gội í ới, tiếng các cụ già cười vang cả góc sân, tiếng lũ trẻ hỉ hả tính trước tiền mừng tuổi. Vài phong bao lì xì đỏ đã được chuẩn bị sẵn, những lời chúc gói ghém cũng đã lâu, giờ chỉ đợi giao thừa là cùng nhau tỏ bày, cùng uống với nhau ly rượu xuân, cùng lâng lâng cảm giác chào năm mới.
Con dâu vuốt dài nếp áo dài cho ông bà thấy áo may vừa vặn thì vui lắm. Cụ ông khẽ mỉm cười nhắc con cháu đứng ra sân cùng thắp hương cho tổ tiên trịnh trọng như một nghi lễ đầy ý nghĩa. Trong khoảnh khắc đất trời giao hòa, vạn vật tương sinh ấy cụ ông vái ba vái rồi đọc một bài văn khấn giao thừa.
Cụ ông bảo năm nay nhà mình cứ hướng Bắc mà hành quân đi kiếm lộc nhưng không được bẻ cây lớn cành to. Lũ nhỏ mang về toàn hoa dại ven đường, người lớn ra bụi tre đầu làng kiếm măng làm lộc. Hai ông bà dắt nhau ra vườn tìm chỗ con dâu hồi chiều đã bổ sẵn hố rồi trồng xuống một cây con. Đó là lộc của mùa xuân, mỗi năm thêm một mầm xanh. Nhờ đó mà vườn nhà ông cây cối râm mát, chim chóc bốn mùa ríu rít gọi bầy, làm tổ và sinh sôi…
Hoa Sữa
Để Nhớ Một Thời Ta Đã Yêu
Mãi tìm
Tôi đến nơi nầy, em đã xa,
Mùa nầy hoa sữa chẳng nở hoa....
Muốn tìm quả sấu không tìm thấy,
Hình bóng người xưa vẫn nhạt nhoà !
Hình bóng người xưa vẫn nhạt nhoà !
Tôi đã đến Hà Nội vào dịp cuối đông. Tôi muốn
được thấy tận mắt những trái sấu, muốn được ngửi tận mũi hương hoa sữa.
Nhưng rất tiếc vào mùa ấy những cây sấu, cây hoa sữa chỉ còn lá xanh rì.
Viết về món ăn ngon ở Hà Nội đã có nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng với những
trang viết tuyệt vời. Tôi đành chọn đối tượng khác - viết về người ăn.
Truyện này khi đăng trên báo Mực Tím đã được đổi tựa là “Người đốt cháy bông hồng”. Tôi vốn không thích “đốt” bất cứ cái gì, ngay cả những lá thư tình cũ cân ký lô bán cũng có giá, nên tôi lấy lại tựa cũ: “Lộc Tình”. Ai trong chúng ta mà không thích “Lộc”?
- o O o -
Nhà Trung ở trong khu tập thể. Leo lên lầu ba, tôi gõ cửa phòng
306. Một cô bé tóc ngắn mặc áo len màu vàng chanh mở cửa. Khi tôi hỏi
thăm Trung, em hỏi lại:
- Xin lỗi, ông ở Sài Gòn mới ra?
Tôi gật đầu. Cô bé mời tôi vào phòng rồi chạy đi lấy một lá thư để trên bàn giao cho tôi.
- Anh Trung gửi cho ông.
Tôi mở lá thư ra đọc:
"Biền thân.
Đã nhận được điện tín của cậu báo ngày ra Hà Nội để viết bài về Đại hội sinh viên. Nhưng vì phải đi công tác đột xuất viết phóng sự buôn hàng lậu ở cửa khẩu Móng Cái, nên mình rất tiếc đã không thể hướng dẫn cậu đi thăm Hà Nội. Mình đã nhờ nhỏ em Minh Thụy đang là học viên một lớp hướng dẫn du lịch sẽ "thực tập" hướng dẫn cậu. Hẹn gặp nhau vào tuần tới nếu cậu chưa vào lại Sài Gòn.
Minh Trung."
Đọc xong lá thư, tôi ngước nhìn người đưa thư hỏi:
- Xin lỗi em là Minh Thụy?
Cô bé gật đầu cười hỏi:
- Ông định kinh doanh ngành ăn uống?
- Sao em lại nghĩ vậy?
- Vì anh Trung đã dặn em chỉ hướng dẫn ông đi "tham quan" những nơi có món ăn đặc biệt của Hà Nội.
Tôi bật cười giải thích:
- Khi ở Sài Gòn tôi rất thích cuốn "Thương nhớ mười hai" của nhà văn Vũ Bằng. Ông ấy đã thương nhớ người yêu ở Hà Nội qua mười hai món ăn đặc biệt của mười hai tháng. Tôi cũng sẽ thương nhớ Hà Nội qua một món ăn đặc biệt nào đó, nên đã viết thư nói ý định nhờ Trung hướng dẫn đi ăn.
- Nhưng Hà Nội cũng có nhiều thắng cảnh đáng nhớ lắm chứ.
- Thật đáng tiếc! Chúng lại không "ăn" được nên tôi khó mà nhớ lâu.
Cô bé chép miệng, thở dài:
- Thật đáng tiếc! Bao tử của ông lại nằm trong đầu của ông.
Con gái Hà Nội có khác. Ăn nói luôn hơn người. Tôi nghĩ cần phải thận trọng khi đối đáp với "cô Bắc kỳ nho nhỏ" này.
- Bây giờ em có thể hướng dẫn tôi đi ăn tối.
- Ông muốn đi ăn cơm "bụi"?
- Cơm bình dân ở đâu mà chẳng có. Tôi muốn ăn một món ăn ngon và lạ.
- Xin ông đợi em một chút.
Năm phút sau, tôi cùng Thụy đi xuống thang lầu. Em đã đội thêm chiếc mũ len màu xanh nhạt và quấn khăn quàng cổ có những ô vuông màu đỏ. Hà Nội vào cuối đông trời se lạnh, nhưng tôi vẫn quen mặc chiếc áo gió mỏng màu xám vì nó có túi rộng để đựng chiếc máy ảnh mini.
Thụy đi lấy chiếc xe Honda gửi ở nhà giữ xe của khu tập thể. Và rồi dưới sự hướng dẫn của Thụy, tôi đã lái xe đến phố Chả Cá. Em chỉ cho tôi một nhà hàng và nói:
- Đây là nơi bán một món ăn nổi tiếng.
Tôi nhìn dòng chữ viết trên cửa kính "Cha Ca La Vong". Phía trước nhà hàng đậu đầy xe dream và xe hơi. Một vài khách nước ngoài đứng lóng ngóng trước cửa vì bên trong đã đông khách. Tôi nói:
- Thôi chúng ta đi chỗ khác.
- Ông không thích món chả cá Lã Vọng à?
- Tôi không thích vào nơi đông đúc. Ăn uống mà phải xếp hàng chờ đợi thì thật mệt. Vả lại tên bảng hiệu đã mất dấu, chắc mùi vị món ăn cũng mất theo.
- Ông khó tính thế. Vậy chúng ta đi ăn chỗ khác.
Thụy dắt tôi đi ăn bún thang rồi hướng dẫn tôi chạy xe đến phố Hàng Trống. Bộ "trống" mà cũng ăn được hay sao?
Tôi định hỏi nhưng sợ Thụy chê "ngố" nên đành "im lặng là vàng". Chúng tôi dừng lại ở quán bánh gối. Những chiếc bánh có hình như chiếc gối thu nhỏ bằng ba ngón tay làm bằng bột có nhân thịt được chiên dòn rồi ăn với rau sống và nước mắm chua ngọt.
Tôi nói đùa:
- Sao người ta không đặt tên là bánh "trống" cho hợp với tên phố? Em xem nó cũng giống hình cái trống thu nhỏ lại.
- Thì ông cũng biết những cái gì "nhỏ" thường giống nhau. Người ta chỉ khác nhau ở chỗ "lớn".
Tôi đã dặn lòng phải cẩn thận khi nói chuyện với cô bé. Vậy mà... có lẽ tại bánh gối chiên có nhiều dầu nên đã làm... lưỡi tôi trơn!
Ăn xong đĩa bánh gối, tôi hỏi:
- Em còn biết món ăn gì đặc biệt nữa không?
- Ông chưa no à?
- Đã thấm tháp gì đâu.
- Vậy thì đi tiếp.
Tôi lái xe chạy một vòng quanh Hồ Gươm. Đêm, nước mặt hồ xanh thẳm. Những tàng cây trên bờ hồ kêu lao xao khi gió mùa đông bắc thổi về. Và tôi khẽ rùng mình. Thụy đặt tay lên vai tôi hỏi:
- Ông lạnh rồi à?
Tôi cười nói:
- Tôi có chở tủ lạnh đâu mà lạnh. Tôi đang chở một lò sưởi chạy bằng "nhân điện".
Thụy vội bỏ tay khỏi vai tôi và nói:
- Ông hãy chạy quanh bờ hồ một vòng nữa.
- Em quên chỗ bán rồi à?
- Đấy là quán hàng rong. Họ đâu có bán nhất định một chỗ nào. A! Kia rồi.
Thụy chỉ một người đẩy xe hàng có ngọn đèn dầu treo ở phía trước. Người đó vừa dừng xe hàng bên bờ hồ, tôi phóng xe đến. Trong khi tôi dừng xe Honda, Thụy đã chạy đến nói chuyện với người bán hàng. Rồi em bưng hai cái chén đến đưa tôi một chén.
Tôi hỏi:
- Món gì vậy?
- Lục tào xá.
Tôi đưa cái chén ra xem dưới ánh đèn vàng đục. Thì ra là món chè đậu xanh bột báng thiếu nước cốt dừa. Ăn xong chè tôi hỏi:
- Ở đây có món "xâu mín dìn" không?
- Có thể ở Sài Gòn người ta gọi tên món ăn đó khác với người Hà Nội. Ông hãy tả cho em biết, em sẽ chỉ chỗ bán.
- Đó là "xin miếng dầu". Em hãy chỉ chỗ cho tôi mua một chai dầu Nhị Thiên Đường. Tôi sợ tối nay sẽ bị đau bụng.
Suốt những ngày Đại hội, tôi đã phải làm việc tất bật. Phỏng vấn và ghi chép xong tôi phải viết bài rồi đến bưu điện gởi fax về tòa soạn. Tôi chỉ rảnh được buổi tối và Thụy đã hướng dẫn tôi đi ăn các món bánh tôm, quẩy nóng, gà tần, miến lươn.
Công việc xong. Hôm nay tôi hoàn toàn rảnh rỗi. Tôi nhờ Thụy dẫn đi mua một ít quà Hà Nội để sáng mai đáp chuyến bay sớm về Sài Gòn. Chúng tôi gởi xe và cùng đi bộ. Từ cửa hàng bách hóa tổng hợp Trường Thi bước ra, tay tôi nặng trĩu một túi xách đựng quà. Thụy chợt níu áo tôi đứng lại và chỉ tay qua bên kia đường.
- Ông nhìn cây kia kìa.
Tôi nhìn qua con đường xe cộ đang chạy tấp nập. Trên hè đường có một cây cao, lá thưa thớt, những chùm hoa trắng li ti đang chao đảo trong gió.
- Cây hoa sữa đó.
Hoa sữa? Tôi cố hít một hơi dài để cảm nhận mùi hương đặc biệt của hoa sữa mà người ta thường ca ngợi nhưng tôi chỉ ngửi thấy mùi khói xe. Tôi quay lại hỏi Thụy:
- Sao nó không thơm gì cả?
- Nó cũng khó tính như ông vậy. Chỉ thơm về đêm khi con đường đã im vắng.
Tôi thấy Thụy đắm đuối nhìn những chùm hoa sữa trên cao, tôi hỏi:
- Em yêu hoa sữa lắm hả?
Thụy cười buồn:
- Không bằng ông yêu các món ăn đâu, nhưng hoa sữa luôn gợi cho em nhớ đến một người. Đó là anh Hưng. Anh ấy học trên em hai lớp và đã dạy kèm cho em. Biết em thích hoa sữa, anh ấy thường trèo cây hái hoa tặng em. Có lần anh Hưng bị ngã từ trên cây xuống gãy cánh tay phải, anh vẫn tươi cười trao chùm hoa cho em bằng tay trái. Nhà anh Hưng rất nghèo. Khi anh bị bệnh nặng, gia đình thiếu tiền thuốc thang nên anh ấy đã mất. Chuyện tình của em và anh Hưng mong manh như hương hoa sữa vậy.
Tôi đưa túi xách đựng quà cho Thụy và nói:
- Em giữ giùm. Tôi sẽ trèo lên cây hái hoa sữa tặng em. Nếu có bị té gãy hai tay tôi sẽ tặng hoa bằng... miệng.
Thụy cười:
- Cám ơn ông. Ông làm việc đó chỉ khiến em nhớ đến anh Hưng nhiều hơn.
Giúp em nhớ đến Hưng thì tôi leo cây làm quái gì cho mệt! Tôi vội dắt em đi xa khỏi cây hoa sữa gợi nhiều kỷ niệm kia.
Chúng tôi đi bộ trên một con đường khác. Hai hàng cây bên đường tàn lá xanh mướt giao nhau, chỉ để lọt xuống mặt đường lấm tấm những đốm nắng vàng. Thụy dừng lại trước một cây cao và nói:
- Ông hãy nhìn cây này.
Tôi nhăn mặt:
- Lại cây hoa sữa nữa à?
- Không. Đây là câu sấu.
Tôi nhìn lên vòm lá xanh và tự nhiên ứa nước miếng dù không thấy một trái sấu nào. Tôi đã thấy trái sấu khi Hằng mang nó từ Hà Nội vào Sài Gòn. Trái sấu chỉ lớn bằng ngón chân cái nhưng chua hơn trái cóc nhiều. Hằng thách tôi ăn hết một trái sấu mà không ứa nước mắt. Tôi đã nhắm mắt ăn và khi mở mắt ra mới hay mình đã thua cuộc. Hằng đã đi đến một phương trời xa, rất xa. Nơi chỉ có trái táo chín đỏ ngọt lịm và không có trái sấu xanh chua lè.
- Ông làm gì mà đứng há hốc mồm vậy?
- À, tôi đang chờ trái sấu rụng vào miệng.
- Trái sấu không mềm như trái sung đâu. Coi chừng ông rụng hết răng.
- Đúng vậy. Trái sung đã ở một phương trời xa, rất xa.
- Ông đang nhớ đến một người ở xa?
Tôi gật đầu và nắm tay Thụy kéo đi.
- Em hãy dẫn tôi đi tìm một món ăn mới, để quên đi những kỷ niệm cũ.
Theo sự hướng dẫn của Thụy, tôi phóng xe chạy đến Phủ Tây Hồ để ăn bún ốc. Trước khi ra đến bờ hồ, xe chạy qua một làng trồng đầy hoa. Chúng tôi phải gửi xe để đi bộ vào một con đường nhỏ. Hai bên đường người ta kê những chiếc bàn bày bán những bó hoa, nhang, giấy vàng bạc, giấy tiền có in hình đồng đô la. Tôi mua một bó hồng đỏ tươi tặng Thụy. Người bán hàng chào mời:
- Anh mua thêm giấy vàng bạc, giấy tiền.
Tôi lắc đầu:
- Cám ơn. Tôi chỉ đi ăn bún ốc. Tiền đó đâu có trả cho chủ quán được.
Qua khỏi những hàng bán hoa là những quán bún ốc, ốc luộc, ốc xào. Ốc đặc sản của hồ Tây. Tôi ngạc nhiên thấy các quán đều có chiếu phim video. Có quán còn mở máy hát karaoke. Thật lạ! Không lẽ ăn ốc ở đây sẽ giúp cho giọng hát của mình hay hơn?
Ăn xong hai tô bún ốc và một đĩa ốc luộc, đôi mắt tôi đã lồi ra như hai con ốc bươu. Thụy hỏi:
- Ông đã ăn nhiều món ăn đặc biệt của Hà Nội, vậy ông thích món ăn nào nhất?
Tôi uống một ngụm bia Trúc Bạch rồi trả lời:
- Bây giờ tôi mới biết những món ăn ngon của Hà Nội mà nhà văn Vũ Bằng đã tả trong cuốn "Thương nhớ mười hai", sở dĩ chúng ngon là do bàn tay người tình của ông nấu nướng. Vì vậy món ăn ngon nhất đối với tôi sẽ là món cơm nguội chiên, nếu người tình của tôi chiên cho tôi ăn. Thôi chúng ta đi về. Trời sắp tối rồi.
- Ông hãy vào thăm Phủ Tây Hồ một lần cho biết. Nơi đây thờ bà chúa Liễu Hạnh rất linh thiêng. Người ta đến đây lễ rất đông để xin lộc.
Vì tò mò, tôi đi theo em. Trước sân Phủ, đầy những người bán vé số. Khách đi lễ mua vé số đem vào cúng với hy vọng sẽ trúng... lộc. Trong Phủ thờ khói nhang bay mù mịt, chỉ thấy những bóng đèn sáng mờ mờ. Thụy nói tôi vào cúng, tôi lắc đầu. Em đến đứng vào hàng ngang với khách thập phương trước bàn thờ. Người bỏ tiền, người bỏ vé số, còn em bỏ bó hồng lên trên bệ thờ rồi tất cả quỳ xuống khấn vái xin lộc.
Một lúc sau, Thụy cầm bó hồng đi đến chỗ hóa
vàng ở ngoài sân. Người ta đốt giấy tiền, giấy vàng bạc cháy thành ngọn, Thụy quăng bó hồng vào ngọn lửa đang bùng lên. Tôi nhăn mặt hỏi:
- Em đốt bó hồng để tặng cho Hưng đã mất?
- Không. Em đốt để tặng cho người tình của ông ở phương xa. Chị ấy cần bông hồng hơn em vì em đã biết ông thích món ăn gì rồi.
Truyện này khi đăng trên báo Mực Tím đã được đổi tựa là “Người đốt cháy bông hồng”. Tôi vốn không thích “đốt” bất cứ cái gì, ngay cả những lá thư tình cũ cân ký lô bán cũng có giá, nên tôi lấy lại tựa cũ: “Lộc Tình”. Ai trong chúng ta mà không thích “Lộc”?
- Xin lỗi, ông ở Sài Gòn mới ra?
Tôi gật đầu. Cô bé mời tôi vào phòng rồi chạy đi lấy một lá thư để trên bàn giao cho tôi.
- Anh Trung gửi cho ông.
Tôi mở lá thư ra đọc:
"Biền thân.
Đã nhận được điện tín của cậu báo ngày ra Hà Nội để viết bài về Đại hội sinh viên. Nhưng vì phải đi công tác đột xuất viết phóng sự buôn hàng lậu ở cửa khẩu Móng Cái, nên mình rất tiếc đã không thể hướng dẫn cậu đi thăm Hà Nội. Mình đã nhờ nhỏ em Minh Thụy đang là học viên một lớp hướng dẫn du lịch sẽ "thực tập" hướng dẫn cậu. Hẹn gặp nhau vào tuần tới nếu cậu chưa vào lại Sài Gòn.
Minh Trung."
Đọc xong lá thư, tôi ngước nhìn người đưa thư hỏi:
- Xin lỗi em là Minh Thụy?
Cô bé gật đầu cười hỏi:
- Ông định kinh doanh ngành ăn uống?
- Sao em lại nghĩ vậy?
- Vì anh Trung đã dặn em chỉ hướng dẫn ông đi "tham quan" những nơi có món ăn đặc biệt của Hà Nội.
Tôi bật cười giải thích:
- Khi ở Sài Gòn tôi rất thích cuốn "Thương nhớ mười hai" của nhà văn Vũ Bằng. Ông ấy đã thương nhớ người yêu ở Hà Nội qua mười hai món ăn đặc biệt của mười hai tháng. Tôi cũng sẽ thương nhớ Hà Nội qua một món ăn đặc biệt nào đó, nên đã viết thư nói ý định nhờ Trung hướng dẫn đi ăn.
- Nhưng Hà Nội cũng có nhiều thắng cảnh đáng nhớ lắm chứ.
- Thật đáng tiếc! Chúng lại không "ăn" được nên tôi khó mà nhớ lâu.
Cô bé chép miệng, thở dài:
- Thật đáng tiếc! Bao tử của ông lại nằm trong đầu của ông.
Con gái Hà Nội có khác. Ăn nói luôn hơn người. Tôi nghĩ cần phải thận trọng khi đối đáp với "cô Bắc kỳ nho nhỏ" này.
- Bây giờ em có thể hướng dẫn tôi đi ăn tối.
- Ông muốn đi ăn cơm "bụi"?
- Cơm bình dân ở đâu mà chẳng có. Tôi muốn ăn một món ăn ngon và lạ.
- Xin ông đợi em một chút.
Năm phút sau, tôi cùng Thụy đi xuống thang lầu. Em đã đội thêm chiếc mũ len màu xanh nhạt và quấn khăn quàng cổ có những ô vuông màu đỏ. Hà Nội vào cuối đông trời se lạnh, nhưng tôi vẫn quen mặc chiếc áo gió mỏng màu xám vì nó có túi rộng để đựng chiếc máy ảnh mini.
Thụy đi lấy chiếc xe Honda gửi ở nhà giữ xe của khu tập thể. Và rồi dưới sự hướng dẫn của Thụy, tôi đã lái xe đến phố Chả Cá. Em chỉ cho tôi một nhà hàng và nói:
- Đây là nơi bán một món ăn nổi tiếng.
Tôi nhìn dòng chữ viết trên cửa kính "Cha Ca La Vong". Phía trước nhà hàng đậu đầy xe dream và xe hơi. Một vài khách nước ngoài đứng lóng ngóng trước cửa vì bên trong đã đông khách. Tôi nói:
- Thôi chúng ta đi chỗ khác.
- Ông không thích món chả cá Lã Vọng à?
- Tôi không thích vào nơi đông đúc. Ăn uống mà phải xếp hàng chờ đợi thì thật mệt. Vả lại tên bảng hiệu đã mất dấu, chắc mùi vị món ăn cũng mất theo.
- Ông khó tính thế. Vậy chúng ta đi ăn chỗ khác.
Thụy dắt tôi đi ăn bún thang rồi hướng dẫn tôi chạy xe đến phố Hàng Trống. Bộ "trống" mà cũng ăn được hay sao?
Tôi định hỏi nhưng sợ Thụy chê "ngố" nên đành "im lặng là vàng". Chúng tôi dừng lại ở quán bánh gối. Những chiếc bánh có hình như chiếc gối thu nhỏ bằng ba ngón tay làm bằng bột có nhân thịt được chiên dòn rồi ăn với rau sống và nước mắm chua ngọt.
Tôi nói đùa:
- Sao người ta không đặt tên là bánh "trống" cho hợp với tên phố? Em xem nó cũng giống hình cái trống thu nhỏ lại.
- Thì ông cũng biết những cái gì "nhỏ" thường giống nhau. Người ta chỉ khác nhau ở chỗ "lớn".
Tôi đã dặn lòng phải cẩn thận khi nói chuyện với cô bé. Vậy mà... có lẽ tại bánh gối chiên có nhiều dầu nên đã làm... lưỡi tôi trơn!
Ăn xong đĩa bánh gối, tôi hỏi:
- Em còn biết món ăn gì đặc biệt nữa không?
- Ông chưa no à?
- Đã thấm tháp gì đâu.
- Vậy thì đi tiếp.
Tôi lái xe chạy một vòng quanh Hồ Gươm. Đêm, nước mặt hồ xanh thẳm. Những tàng cây trên bờ hồ kêu lao xao khi gió mùa đông bắc thổi về. Và tôi khẽ rùng mình. Thụy đặt tay lên vai tôi hỏi:
- Ông lạnh rồi à?
Tôi cười nói:
- Tôi có chở tủ lạnh đâu mà lạnh. Tôi đang chở một lò sưởi chạy bằng "nhân điện".
Thụy vội bỏ tay khỏi vai tôi và nói:
- Ông hãy chạy quanh bờ hồ một vòng nữa.
- Em quên chỗ bán rồi à?
- Đấy là quán hàng rong. Họ đâu có bán nhất định một chỗ nào. A! Kia rồi.
Thụy chỉ một người đẩy xe hàng có ngọn đèn dầu treo ở phía trước. Người đó vừa dừng xe hàng bên bờ hồ, tôi phóng xe đến. Trong khi tôi dừng xe Honda, Thụy đã chạy đến nói chuyện với người bán hàng. Rồi em bưng hai cái chén đến đưa tôi một chén.
Tôi hỏi:
- Món gì vậy?
- Lục tào xá.
Tôi đưa cái chén ra xem dưới ánh đèn vàng đục. Thì ra là món chè đậu xanh bột báng thiếu nước cốt dừa. Ăn xong chè tôi hỏi:
- Ở đây có món "xâu mín dìn" không?
- Có thể ở Sài Gòn người ta gọi tên món ăn đó khác với người Hà Nội. Ông hãy tả cho em biết, em sẽ chỉ chỗ bán.
- Đó là "xin miếng dầu". Em hãy chỉ chỗ cho tôi mua một chai dầu Nhị Thiên Đường. Tôi sợ tối nay sẽ bị đau bụng.
Suốt những ngày Đại hội, tôi đã phải làm việc tất bật. Phỏng vấn và ghi chép xong tôi phải viết bài rồi đến bưu điện gởi fax về tòa soạn. Tôi chỉ rảnh được buổi tối và Thụy đã hướng dẫn tôi đi ăn các món bánh tôm, quẩy nóng, gà tần, miến lươn.
Công việc xong. Hôm nay tôi hoàn toàn rảnh rỗi. Tôi nhờ Thụy dẫn đi mua một ít quà Hà Nội để sáng mai đáp chuyến bay sớm về Sài Gòn. Chúng tôi gởi xe và cùng đi bộ. Từ cửa hàng bách hóa tổng hợp Trường Thi bước ra, tay tôi nặng trĩu một túi xách đựng quà. Thụy chợt níu áo tôi đứng lại và chỉ tay qua bên kia đường.
- Ông nhìn cây kia kìa.
Tôi nhìn qua con đường xe cộ đang chạy tấp nập. Trên hè đường có một cây cao, lá thưa thớt, những chùm hoa trắng li ti đang chao đảo trong gió.
- Cây hoa sữa đó.
Hoa sữa? Tôi cố hít một hơi dài để cảm nhận mùi hương đặc biệt của hoa sữa mà người ta thường ca ngợi nhưng tôi chỉ ngửi thấy mùi khói xe. Tôi quay lại hỏi Thụy:
- Sao nó không thơm gì cả?
- Nó cũng khó tính như ông vậy. Chỉ thơm về đêm khi con đường đã im vắng.
Tôi thấy Thụy đắm đuối nhìn những chùm hoa sữa trên cao, tôi hỏi:
- Em yêu hoa sữa lắm hả?
Thụy cười buồn:
- Không bằng ông yêu các món ăn đâu, nhưng hoa sữa luôn gợi cho em nhớ đến một người. Đó là anh Hưng. Anh ấy học trên em hai lớp và đã dạy kèm cho em. Biết em thích hoa sữa, anh ấy thường trèo cây hái hoa tặng em. Có lần anh Hưng bị ngã từ trên cây xuống gãy cánh tay phải, anh vẫn tươi cười trao chùm hoa cho em bằng tay trái. Nhà anh Hưng rất nghèo. Khi anh bị bệnh nặng, gia đình thiếu tiền thuốc thang nên anh ấy đã mất. Chuyện tình của em và anh Hưng mong manh như hương hoa sữa vậy.
Tôi đưa túi xách đựng quà cho Thụy và nói:
- Em giữ giùm. Tôi sẽ trèo lên cây hái hoa sữa tặng em. Nếu có bị té gãy hai tay tôi sẽ tặng hoa bằng... miệng.
Thụy cười:
- Cám ơn ông. Ông làm việc đó chỉ khiến em nhớ đến anh Hưng nhiều hơn.
Giúp em nhớ đến Hưng thì tôi leo cây làm quái gì cho mệt! Tôi vội dắt em đi xa khỏi cây hoa sữa gợi nhiều kỷ niệm kia.
Chúng tôi đi bộ trên một con đường khác. Hai hàng cây bên đường tàn lá xanh mướt giao nhau, chỉ để lọt xuống mặt đường lấm tấm những đốm nắng vàng. Thụy dừng lại trước một cây cao và nói:
- Ông hãy nhìn cây này.
Tôi nhăn mặt:
- Lại cây hoa sữa nữa à?
- Không. Đây là câu sấu.
Tôi nhìn lên vòm lá xanh và tự nhiên ứa nước miếng dù không thấy một trái sấu nào. Tôi đã thấy trái sấu khi Hằng mang nó từ Hà Nội vào Sài Gòn. Trái sấu chỉ lớn bằng ngón chân cái nhưng chua hơn trái cóc nhiều. Hằng thách tôi ăn hết một trái sấu mà không ứa nước mắt. Tôi đã nhắm mắt ăn và khi mở mắt ra mới hay mình đã thua cuộc. Hằng đã đi đến một phương trời xa, rất xa. Nơi chỉ có trái táo chín đỏ ngọt lịm và không có trái sấu xanh chua lè.
- Ông làm gì mà đứng há hốc mồm vậy?
- À, tôi đang chờ trái sấu rụng vào miệng.
- Trái sấu không mềm như trái sung đâu. Coi chừng ông rụng hết răng.
- Đúng vậy. Trái sung đã ở một phương trời xa, rất xa.
- Ông đang nhớ đến một người ở xa?
Tôi gật đầu và nắm tay Thụy kéo đi.
- Em hãy dẫn tôi đi tìm một món ăn mới, để quên đi những kỷ niệm cũ.
Theo sự hướng dẫn của Thụy, tôi phóng xe chạy đến Phủ Tây Hồ để ăn bún ốc. Trước khi ra đến bờ hồ, xe chạy qua một làng trồng đầy hoa. Chúng tôi phải gửi xe để đi bộ vào một con đường nhỏ. Hai bên đường người ta kê những chiếc bàn bày bán những bó hoa, nhang, giấy vàng bạc, giấy tiền có in hình đồng đô la. Tôi mua một bó hồng đỏ tươi tặng Thụy. Người bán hàng chào mời:
- Anh mua thêm giấy vàng bạc, giấy tiền.
Tôi lắc đầu:
- Cám ơn. Tôi chỉ đi ăn bún ốc. Tiền đó đâu có trả cho chủ quán được.
Qua khỏi những hàng bán hoa là những quán bún ốc, ốc luộc, ốc xào. Ốc đặc sản của hồ Tây. Tôi ngạc nhiên thấy các quán đều có chiếu phim video. Có quán còn mở máy hát karaoke. Thật lạ! Không lẽ ăn ốc ở đây sẽ giúp cho giọng hát của mình hay hơn?
Ăn xong hai tô bún ốc và một đĩa ốc luộc, đôi mắt tôi đã lồi ra như hai con ốc bươu. Thụy hỏi:
- Ông đã ăn nhiều món ăn đặc biệt của Hà Nội, vậy ông thích món ăn nào nhất?
Tôi uống một ngụm bia Trúc Bạch rồi trả lời:
- Bây giờ tôi mới biết những món ăn ngon của Hà Nội mà nhà văn Vũ Bằng đã tả trong cuốn "Thương nhớ mười hai", sở dĩ chúng ngon là do bàn tay người tình của ông nấu nướng. Vì vậy món ăn ngon nhất đối với tôi sẽ là món cơm nguội chiên, nếu người tình của tôi chiên cho tôi ăn. Thôi chúng ta đi về. Trời sắp tối rồi.
- Ông hãy vào thăm Phủ Tây Hồ một lần cho biết. Nơi đây thờ bà chúa Liễu Hạnh rất linh thiêng. Người ta đến đây lễ rất đông để xin lộc.
Vì tò mò, tôi đi theo em. Trước sân Phủ, đầy những người bán vé số. Khách đi lễ mua vé số đem vào cúng với hy vọng sẽ trúng... lộc. Trong Phủ thờ khói nhang bay mù mịt, chỉ thấy những bóng đèn sáng mờ mờ. Thụy nói tôi vào cúng, tôi lắc đầu. Em đến đứng vào hàng ngang với khách thập phương trước bàn thờ. Người bỏ tiền, người bỏ vé số, còn em bỏ bó hồng lên trên bệ thờ rồi tất cả quỳ xuống khấn vái xin lộc.
Một lúc sau, Thụy cầm bó hồng đi đến chỗ hóa
vàng ở ngoài sân. Người ta đốt giấy tiền, giấy vàng bạc cháy thành ngọn, Thụy quăng bó hồng vào ngọn lửa đang bùng lên. Tôi nhăn mặt hỏi:
- Em đốt bó hồng để tặng cho Hưng đã mất?
- Không. Em đốt để tặng cho người tình của ông ở phương xa. Chị ấy cần bông hồng hơn em vì em đã biết ông thích món ăn gì rồi.
NGƯỜI ĐÀN BÀ BÁN LỘC
Giờ giao thừa. Những tiếng chuông rung lên lay động màn đêm. Tiếng
còi tàu báo hiệu năm mới. Những chòm pháo bông sáng rực cả khoảng trời.
Mùa xuân đang đến.Bà Ba sửa soạn lại những nhánh trầu, xếp chúng vào mủng. Năm mới đến, thế mà, bà vẫn cứ đều đều công việc của mình.
Bà làm nghề bán trầu cau hàng chục năm nay. Bà muốn đem lại nụ cười đỏ như son cho các bà, nên bà chọn nghề này. Hằng ngày, cứ sáng sớm là bà gánh hàng lên chợ. Vẫn chỗ ngồi khép nép giữa những đồ hàng đúng kiểu của cái chợ mua giành bán giựt, bà Ba đặt lên chiếc mủng những lá trầu, những vôi, những hột cau khô. Bà lầm lũi làm công việc của người già khi còn đủ sức để lo cho cái ăn, cái mặc của chính mình. Bà không đon đả mời mọc khách hàng. Khách của bà toàn là những người quen, gần như là những bạn già với bà. Lâu lâu mới có một vài đứa trẻ đến mua hàng của bà về cho nội, cho ngoại.
Thắp nén nhang làm lễ Hành khiển, bà khấn thầm : “Con là Nguyễn Thị Ba, năm nay 77 tuổi, làm nghề bán trầu cau, cư ngụ tại phường Phước Mỹ, bày biện hương đèn, hoa quả, trà bánh, cáo với các thần cho con được khỏe trong năm nay”. Bà biết rất rõ sức khỏe của mình. Tuổi già sức yếu là chuyện thường tình, ai cũng phải mang. Nhiều lần, đứa con trai muốn bà về sống với nó, nhưng bà từ chối. Bà không muốn làm phiền con cháu.
Nhìn khói hương bay nhẹ, bà thanh thản trong lòng, bà thầm nghĩ : “Cả cuộc đời mình, mình không làm điều gì xấu. Ước gì mình cứ khỏe để nhìn con, nhìn cháu nên danh, nên phận là mình mãn nguyện”.
Đèn điện khắp xóm bật sáng trưng chào xuân mới. Mọi người đều thức đón xuân. Chiếc cát-xét từ nhà ai vẳng lên khúc nhạc Hái lộc đầu năm. Bài hát làm bà nhớ lại thời con gái. Hồi đó bà thường đi lễ chùa hái lộc đầu xuân. Chỉ còn lại những kỷ niệm trong ký ức.
Bà dậy thật sớm, sớm hơn ngày thường, gánh trầu rời khỏi nhà…
Bà xếp những ngọn trầu, toàn là trầu tươi xanh trên mủng, rồi ngồi chờ đợi trước cổng chùa.
Nhiều người đi lễ đầu năm. Áo quần mới, lời nói tốt đẹp rộn lên. Ngày mới của năm mới bắt đầu.
Sương sớm thầm nhẹ trên những ngọn trầu. Sương tươi xanh trên mủng trầu của bà.
Một người đến chọn lộc đầu năm.
Phan Trang Hy