Mơ hoa
Phong lan dẫn mối duyên tình,
Ngỡ rằng duyên nợ ba
sinh lâu dài....
Nào ngờ vì chút ai hoài,
Hoa vừa tìm được, chia tay vợ hiền !
Suốt đời sống kiếp cô miên,
Bên hoa mơ ước đoàn viên bên nàng...
NM
NHÁNH PHONG LAN ĐEN
Lãng Tử
|
|||||||
Lão già Kha chậm chạp kéo bình bát thuốc lào tới trước mặt đưa
tay xe tròn điếu thuốc lào trong bình bên cạnh, lão cẩn thận nhét thuốc
vào nỏ, khều to ngọn đèn dầu leo lét, mồi thanh đóm bằng tre khô trên
ngọn lửa, lão đưa tay với dọc tẩu cắm một đầu vào bình bát đầu kia ngậm
vào miệng. Mỗi cử động đều được làm một cách thong thả nhưng không kém
phần trịnh trọng. Cuối cùng lão đưa thanh đóm đã thắp sáng lên nhấp nhẹ
cho cháy đều thuốc, và kéo một hơi dài, nhúm thuốc lào sáng lên và biến
mất vào nỏ. Từ bình bát những tiếng kêu ro ro trong trẻo vang lên dòn
dã, đều đặn. Âm thanh vừa dứt lão Kha đã ngửa người ra ghế, mắt nhắm
lại như muốn quên hết mọi sự, khói thuốc tuôn ra từ mồm và mũi thành
từng sợi dài quyện trong khôn gian tạo thành những hình lập thể kỳ dị.
Qua màn khói mờ ảo, gương mặt nhăn nheo của lão hiện ra dưới ánh đèn dầu
lờ mờ càng làm cho khung cảnh thêm phần ma quái... Bốn đứa chúng tôi quen lão Kha vào một dịp tình cờ, sinh trưởng tại hải đảo Phú Quốc, nhà cùng xóm nên chúng tôi kết thân nhau dễ dàng. Bốn đứa mê hoa từ thuở nhỏ, nhất là loại hoa phong lan mọc trong rừng rậm trên những tàn cây cao. Chúng tôi bỏ nhiều thời giờ để chăm sóc lan, cả bốn đứa đều đồng ý trồng một vườn hoa lan chung, cả ngày chúng tôi cặm cụi moi móc trong rừng để kiếm những loài phong lan mới lạ. Nhờ thế, vườn lan càng ngày càng tươi tốt với gần trăm loại lan. Dầu vậy chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn, nghe đồn ở khu rừng nào có loại lan lạ, chúng tôi đều mò tới kiếm bằng được. Một lần, có người khách thương buôn tiêu đã kể cho chúng tôi biết trên miệt Ngành Gió, lẫn trong những rừng sim bát ngát có một lão già, lão chuyên nghề trồng lan, toàn là thứ phong lan quý và hiếm. Thú mê lan đã quyến rũ chúng tôi. Mùa xuân năm đó, lúc hoa mai nở vàng, chúng tôi quyết định thu xếp đi tìm lão già để học thêm nghề trồng lan. Sau mấy ngày đường mệt mỏi nhờ dân bản xứ chỉ dẫn, chúng tôi đã tới được vườn lan của lão già tên Kha. Lão Kha tiếp đãi chúng tôi một cách niềm nở, ở giữa rừng hoang hiu quạnh này thỉnh thoảng có khách lạ ghé thăm là quý rồi, càng quý hơn nữa chúng tôi tới để chiêm ngưỡng vườn lan của lão. Những người cùng sở thích thường dễ thân thiết, nên sau khi biết rõ mục đích, lão Kha vui vẻ hướng dẫn chúng tôi ra thăm vườn lan. Tọa lạc trên một khu đất khá bằng phẳng, vườn lan của lão Kha rợp bóng mát nhờ những cây cổ thụ cao. Vừa bước vào cổng vườn, hương lan đã tỏa lan thoang thoảng, hàng trăm cụm lan đủ màu sắc được treo lơ lửng hoặc đặp trên những thân cây. Nhiều loại lan thực kỳ lạ mà chúng tôi chưa thấy bao giờ, tất cả đều trổ bông khoe màu nổi bật trên những tàn cây lá xanh rì. Một dòng suối nhỏ lờ lững chạy qua càng tăng thêm vẻ thanh nhã. Đi giữa rừng lan ngào ngạt hương thơm tai nghe tiếng chim ríu ro, suối chảy róc rách mà tưởng chừng như đang lạc vào thế giới thần tiên. Lão Kha thật khéo chọn chỗ, vườn lan của lão có cỏ làm thảm, suối chảy làm hồ, bóng mát làm nhà. Lão vui vẻ nói với chúng tôi: - Loài phong lan này lạ lắm các cậu ạ, không giống những loại hoa khác, nó thuần về khí âm nên phải trồng nơi có bóng mát. Nhiều người cứ tưởng phải trồng nó dưới ánh mặt trời là tốt nhưng như vậy đừng hòng nó trổ hoa, phong lan cũng như nàng kiều nữ, phải biết chăm sóc, nưng niu, chỗ ở phải thoáng khí nhất là khung cảnh càng thanh nhã nó lại càng tươi tốt. Tôi lựa mãi mới được một chỗ như vậy. Thật vậy, vườn lan lão Kha xứng đáng là một tuyệt tác, những cánh lan vươn lên giữa từng cụm lá xanh khoe nhụy trông thật quyến rũ, giống như vẻ đẹp mộc mạc của những giai nhân của miền rừng núi thiên nhiên. Thôi thì đủ loại: Bạch lan, Huyết Tử lan, Nhất Điểm, Loạn Điểm, Hoàng Thanh lan, Thanh Tử lan..., đặc biệt những hàng Mộc lan và Ngọc lan được trồng chung quanh vườn càng tăng thêm vẻ quý giá. Tới giữa vườn, chúng tôi chợt trông thấy một nấm mộ xanh cỏ nằm giữa những bụi lan tím, điểm một vài chấm đỏ thẫm. Loại lan này có lẽ là Tử Vi lan mà chúng tôi chỉ nghe nói tới trong sách vở. "Lão già Kha này thật kỳ cục," chúng tôi thầm nghĩ, "ai lại đem chôn người chết vào giữa rừng lan quý làm giảm bớt đi vẻ mỹ thuật của nó." Điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn, trước bia mộ một bông hoa to lớn màu đen và héo úa từ lúc nào được đặt torng một hộp bằng thủy tinh trong suốt. Chúng tôi nhìn nhau thắc mắc, chưa bao giờ nghe nói tới một loài hoa nào màu đen tuyền như vậy. Có lẽ lão Kha đã ngắt một cánh hoa dại nào tặng người đã khuất, rồi theo thời gian cành hoa tàn úa đổi ra màu đen. Như đoán được ý nghĩ của chúng tôi lão Kha hỏi: -Mấy cậu lạ lắm hả, phong lan đó, nhưng là thứ lan đặc biệt trải qua bao năm trời, dù héo úa nó vẫn giữ màu đen của thuở ban đầu. Lão Kha thở dài, đưa mắt nhìn ngôi mộ đoạn ngậm ngùi tiếp: -Tôi trải qua trăm nghìn khổ cực mới đem nó về được... Nhưng các cậu xuống tắm rửa rồi còn dùng cơm nữa chứ, lâu quá không được nói chuyện, các cậu ở lại với lão già này vài ngày được không? Cơm nước xong xuôi thì trời đã vừa tối, lão Kha đưa bọn tôi ra vườn để uống trà ngắm trăng lên. Trời vào xuân, cây cối đã nở hoa ngồi dưới bóng trăng nghe gió thổi rì rào, thoang thoảng đâu đây đưa lại mùi hương nhẹ nhàng của đủ loại lan, chúng tôi chợt cảm thấy tâm hồn siêu thoát xa hẳn vòng trần tục. Lão Kha từ từ mở mắt, hơi thuốc lào ngấm vào người làm mắt lão trở nên lờ đờ mệt mỏi. Đưa tay nhắc tách trà sen đang bốc khói, lão chiêu một ngụm, xong xuôi, lão đưa mắt nhìn bốn đứa tôi: -Các cậu muốn biết về nhánh phong lan đó phải không? Để tôi kể cho các cậu nghe về nó, và để các cậu hiểu tại sao tôi phải chôn đời mình trong chốn thâm sơn kỳ bí này. Lão thở một hơi dài, đôi mắt đăm chiêu nhìn lên khoảng không gian trước mặt như cố nhớ lại dĩ vãng, đoạn từ từ kể: "Khoảng sáu mươi năm về trước, lúc đang tuổi thanh niên, thú vui độc nhất của tôi là chơi lan, tôi say mê lan như người nghiền thuốc phiện, ở bất cứ lúc nào ăn, uống, làm việc, thậm chí đến cả lúc ngủ tâm trí tôi cũng đều nghĩ về lan, suy nghĩ về cách trồng tỉa, cách gieo giống để lan được tươi tốt. Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, cha tôi làm nghề buôn bán nơi xa, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Trong nhà chỉ còn mình tôi là con một nên mẹ tôi hết sức cưng chiều. Tôi bỏ học hành, để ngoài tai lời khuyên răn của mẹ, chỉ để tìm thú vui bên cạnh những bụi lan. Nhờ chịu khó chăm sóc, nên chẳng bao lâu vườn lan của tôi được nhiều người biết đến. Nhưng như vậy còn chưa đủ, tôi còn học hỏi thêm cách gây giống giữa các loài lan. Nghe đồn ở đâu có loại lan lạ, tôi đều mò tới cố mua đem về để tăng thêm vẻ đẹp cho vườn lan. Thỉnh thoảng theo lời bạn bè khuyên, tôi mở những cuộc triển lãm cho mọi người xem. Trong suốt thời gian đó tôi đi thật nhiều nơi, lần nào cũng nhận được sự hoan nghênh của những khách mộ điệu lan. Có lần, nghe đồn ở ngoài khơi; trong vịnh Thái Lan có một hòn đảo, trên đảo có mọc những loài phong lan thật quý. Bất chấp lời ngăn cản của bạn be thân thích, tôi khăn gói ra đi sau khi biết rõ hòn đảo đó là Phú Quốc. Sau mấy ngày lênh đênh trên biển tôi tới được đảo như lòng mong muốn, tàu cặp bến ở phía nam đảo Phú Quốc. Hồi đó vùng này thật hoang sơ, chỉ vài mái nhà tranh lụp xụp chen lẫn trong dãy núi trùng điệp. Được cái phong thổ ở đây hiền lành, không gây nguy hiểm cho những người mới tới như tôi. Cái khó khăn là làm sao kiếm được người dẫn đường để đi tìm phong lan, chớ quả thật tôi không dám đi một mình vào chỗ rừng núi xa lạ như vậy. Nhờ có sẵn tiền bạc tôi thuê được ba người thổ dân và bốn con ngựa. Hàng ngày chúng tôi xục xạo trong những khu rừng gần đó để kiếm phong lan. Khoảng một tuần sau tôi đã kiếm được nhiều loại phong lan, nhưng tôi vẫn chưa bằng lòng vì không thấy cụm nào quý giá xứng đáng với công khó nhọc của tôi. Thấy tôi có vẻ chán nản, một người thổ dân nói với tôi: -Thầy thử đi lên miệt Cửa Lấp cách đây một ngày đường, biết đâu chẳng có loài lan lạ. Đã trót tốn công, tôi cũng đâm liều nghe lời, dắt mấy người thổ dân thu xếp hành lý đi về phía Cửa Lấp, chúng tôi cắm lều ở bìa rừng và tiếp tục công việc tìm kiếm lan. Một hôm sau những giờ mệt nhọc trong rừng thẳm, tôi và ba người thổ dân dừng chân bên một dòng suối dưới những tàn cây lớn. Sau khi ăn lương khô mang theo, chúng tôi mỗi người kiếm chỗ mát để nằm nghỉ mệt. Gió mát cùng với tiếng suối reo rì rào, tiếng chim ca hát làm tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Đang thiu thiu ngủ, tự dưng tôi giật mình thức giấc, một nỗi sợ hãi chạy dài theo xương sống, trực giác báo cho tôi biết tôi đang gặp nguy hiểm. Mở choàng mắt tôi ngồi bật dậy, eo ơi, tới giờ này nghĩ lại mà tôi còn rùng mình sợ hãi. Ngay trước mặt tôi, một con rắn hổ mang lớn bằng cườm tay đang cất cao đầu đong đi đong lại. Cái lưỡi đỏ hỏn như tia máu không ngớt thụt vào thụt ra, đôi mắt bằng hai hạt đậu lóe sáng như muốn thôi miên con mồi trước mặt. Tứ chi tôi bỗng dưng bủn rủn, mặt tái mét, mồ hôi toát ra, miệng tôi khô đắng, máu trong huyết quản như khô lại, tôi muốn với tay lấy con dao quắm, loại dao đi rừng bên cạnh người, nhưng tay tôi không còn vâng lệnh đầu óc, hệ thống thầm kinh hệ đã bị tê liệt, tôi chỉ còn cách mở trừng đôi mắt nhìn tử thần đang đong đưa trước mặt. Tôi đếm được rõ ràng từng chiếc vảy trên bộ mang đen láng đang phồng to của nó. Con rắn hổ ngẩng đầu từ từ tiến tới càng ngày càng gần... Tôi nhắm mắt lại để tránh nhìn hình dáng trước mắt, tai tôi chỉ còn nghe gió thổi thì thào như lời ru của thần chết. Bất chợt lẫn trong tiếng gió rung cây, tôi nghe như có tiếng vật gì xé gió bay lại. Mở choàng mắt, tôi thấy con rắn hổ đang quằn quại, một mũi tên xuyên qua đầu ghim chặt xác rắn xuống đất, một dòng máu rỉ ra theo thân tên ngấm vào mặt đất làm thành những vết loang lổ ghê rợn. Tôi hoảng hồn thầm nghĩ: "Quả đúng là thần xạ, Dưỡng Do Cơ tái thế cũng chỉ bằng vậy là cùng." Ngẩng mặt lên tôi tìm kiếm, bên kia dòng suối cạnh bụi sim rừng đang nở hoa tim tím một kỵ nữ gọn gàng trên lưng ngựa đang nhìn tôi với đôi mắt ngạc nhiên, tay nàng cầm một chiếc cung xinh xắn màu đen nhánh. Chính chiếc cung và tài thiện xạ của nàng vừa cứu tôi thoát chết. Kỵ nữ trạc độ mười tám tuổi, mày thanh mắt sáng, chiếc mũi dọc dừa với đôi môi đỏ mọng càng làm cho gương mặt trái xoan thêm phần kiều diễm. Bộ quần áo chẽn màu đen bó sát người làm nổi bật những đường cong diễm ảo. Mái tóc dài được cột bằng chiếc khăn đen phất phơ trong gió. Kỵ nữ có một vẻ đẹp kỳ bí của những đóa hoa dại vùng sơn cước, nàng xuất hiện thật bất ngờ như trong chuyện thần tiên! Tôi đang say mê nhìn thì nàng chợt lên tiếng: -Lần sau có ngủ, nhớ coi chừng cẩn thận. Nói xong, nàng quay ngựa tiến vào con đường mòn trước mặt. Mãi khi bóng ngựa khuất sau những chòm lá rậm rạp, tôi vẫn còn ngẩn ngơ trông theo. Lúc này ba người thổ dân đã thức dậy, một gã đến bên tôi cầm xác con rắn hổ lên tiếng: -Loài rắn này độc ghê gớm, ai bị cắn là khó lòng chữa trị, cũng may phước đức thầy còn dài nên mới gặp cứu tinh. Tôi ngơ ngẩn hỏi: -Mấy chú biết thiếu nữ vừa rồi là ai không: Ga thổ dân rút trong lưng ra con dao, mổ bụng rắn lấy chiếc mật dính máu bỏ vào miệng nuốt một cách ngon lành, xong xuôi gã trả lời: -Tôi không nhìn thấy mặt, nhưng căn cứ vào mũi tên này thì chắc chắn là Hắc Y Nữ Kiều Tú Lan, cả hòn đảo này ai mà không biết đến tài thiện xạ của nàng. Gã vừa nói vừa đưa tôi xem mũi tên, ở chuôi tên một chữ 'Lan" được khắc vào một cách xinh xắn. Tôi thẫn thờ cầm mũi tên nhìn vào khoảng rừng đối diện, mơ hồ như thấy mình vừa khám phá ra một loài hoa quý với những huyền bí bao quanh. Trong ngày hôm đó kéo dài tới mấy ngày sau, đầu óc tôi lúc nào cũng cứ lẩn quẩn về hình bóng người thiếu nữ kỳ lạ. Hai Tửng, tên gã thổ dân thân tín tôi mướn có lẽ cũng biết tâm sự của tôi nên bảo: -Thầy muốn gặp cô Lan thì phải đi lên miệt Ngành Gió, từ đây tới đó mất độ ngày đường, nếu thầy muốn tôi xin dẫn đường. Tôi mừng quá, ngày hôm sau gởi lại chỗ trọ mấy bụi lan vừa kiếm được và cùng Hai Tửng cưỡi ngựa lên Ngành Gió. Nhờ người chỉ đường, tôi và Hai Tửng tới được nhà Kiều Tú Lan không mấy khó khăn. Đó là một trang trại rộng lớn nằm giữa một thung lũng của hai dãy núi. Trang trại thật đẹp, có vườn tre xanh bao quanh, cổng trang được làm bằng những thân tre lớn ghép lại, ngay bên trên, ba chữ "Kiều Gia Trang" được làm bằng đốt trúc vàng thật đẹp mắt. Thấp thoáng sau mấy bụi trúc, vài mái nhà tranh ẩn hiện càng tăng thêm vẻ thơ mộng. Vừa bước vào cổng, một con đường lát bằng những viên đá cuội trắng dẫn đến một căn nhà ba gian, mái bằng tranh, vách bằng trúc dùng làm nơi tiếp khách. Trang trại có lẽ đã được xây cất lâu đời nên phong cảnh có vẻ thật tự nhiên. Kiều lão tiếp tôi thật niềm nở, người hải đảo đãi khách lạ như bạn bè thân thiết. Sau khi biết rõ mục đích tôi tới để tìm hoa lan, Kiều lão vui vẻ dành cho tôi một gian phòng ở phía sau trang, chỗ gần dòng suối cho tiện việc chăm sóc lan. Chiều hôm đó, trong bữa cơm, tôi gặp lại Kiều Tú Lan. Thật lạ lùng, nàng trông khác hẳn với lần trước tôi gặp. Với bộ đồ màu trắng, thắt yếm cài trâm, nàng như một khuê nữ e lệ trước người khách lạ. Sau bữa ăn, nàng không nói năng gì, chỉ lo dọn dẹp và đi mất trước cặp mắt ngơ ngẩn của tôi. Trong tuần đầu tiên, tôi tìm mọi cách để nói chuyện với Kiều Tú Lan nhưng không có dịp. Cho đến một hôm, trời tối trằn trọc không ngủ được, nhỏm dậy tôi thay đồ và đi ra phía bìa rừng chỗ thác nước. Trời hôm đó thật đẹp, trăng mười sáu chiếu dải vằng vặc trên vạn vật, mùi hoa dại phảng phất đau đây, lẫn trong tiếng rì rầm của thác nước. Tại chân thác, dòng nước từ trên cao đổ xuống phản chiếu ánh sáng của trăng làm thành một giải lụa bạc khổng lồ tuôn dài, đổ xuống tạo thành trăm nghìn hạt châu bé nhỏ rơi chìm khuất trong suối nước. Phong cảnh thật nên thơ và hữu tình. Bất chợt một mô đá cao gần đó, tôi thấy một bóng trắng đang ngồi mặt hướng về đầm nước. Đến gần, tôi nhận ra Tú Lan. Không hiểu giờ này nàng ngồi đây làm gì, có lẽ nàng chưa thấy tôi, tôi nhẹ nhàng tới bên nàng và hỏi: -Thưa cô, cô đang ngắm trăng ư? Thoáng giật mình Tú Lan quay laị, nhận ra tôi nàng nhoẻn miệng cười. -Anh đấy ư, Anh không ngủ lại ra đây làm gì. -Tôi hơi khó ngủ nên muốn đi dạo, tình cờ gặp cô ở đây, xin lỗi đã làm cô giật mình. Tôi trả lời rồi hỏi tiếp: -Cô đang ngắm gì vậy? Tú Lan đưa tay chỉ dòng suối và đáp: -Anh coi kìa, ánh trăng lung linh trong dòng suối thật đẹp, những đêm trăng sáng tôi thường ra đây ngắm trăng. Nói đoạn nàng đứng lên và tiếp: -Tôi về kẻo cha tôi mong. -Tôi xin phép đưa cô về được không? Tú Lan không trả lời, nàng đứng lên và quay gót. Dáng đi yểu điệu của nàng mờ ảo dưới ánh trăng. Tôi lặng lẽ theo sau, gió đêm thổi xào xạc, mùi hương từ người nàng lan tỏa cộng với mùi hoa nở về đêm thoang thoảng làm tôi ngây ngất, tôi thầm ước mong quãng đường sẽ dài bất tận. Tới gần nhà, nàng chợt quay lại bảo tôi: -Cám ơn anh, giờ xin phép cho tôi về trước. Nhìn theo bóng nàng mờ khuất sau rặng trúc, tôi cảm thấy một cảm giác bâng khuâng len lỏi trong hồn. Lặng lẽ tôi trở về phòng, lên giường cố ngủ, nhưng cả đêm đó tôi trằn trọc không tài nào chợp mắt được. Tôi tá túc ở Kiều gia trang được khá lâu, trong khoảng thời gian này, tôi đã làm quen được gia đình Tú Lan, nhưng thủy chung tôi vẫn chỉ gặp Tú Lan được vài lần. Tôi về lại đất liền cùng mớ phong lan kiếm được, nhưng thay vì sung sướng vì đã hoàn tất công việc tôi lại đâm ra suy tư mơ mộng. Cứ hồi tưởng những ngày ở Kiều gia trang. Tôi chợt phát giác ra mình đang yêu Tú Lan một cách đắm đuối say sưa. Trong đầu óc tôi lúc nào cũng hiện ra hình bóng nàng. Tình yêu thật lạ lùng, nó làm tôi lười biếng trong công việc. Trước kia tôi chăm chỉ chăm sóc hoa bao nhiêu, bây giờ tôi lại thờ ơ bấy nhiêu. Hai tháng sau, tôi lấy cớ tìm hoa lan, trở lại Kiều gia trang lần nữa. Có lẽ Kiều lão cũng biết tôi thương Tú Lan nên thường tìm dịp để tôi và nàng nói chuyện. Tôi và Tú Lan nhiều lần gặp gỡ, nhưng thủy chung nàng vẫn giữ thái độ của một khuê nhi. Mấy tháng sau, tôi trở về đất liền, rồi trước sự ngạc nhiên của bạn bè và bà con thân thuộc, tôi tuyên bố sẽ lập gia đình, cha mẹ tôi tán thành ngay chuyện đó vì tôi cũng đã trưởng thành. Tôi nhờ người dạm hỏi Tú Lan, và mùa xuân năm đó chúng tôi cưới nhau vào lúc hoa mai vàng đua nhau nở, chào đón xuân sang. Tôi đưa tất cả gia sản của về ở Kiều gia trang, trước để chằm sóc Kiều viên ngoại trong lúc tuổi già, sau vì nơi đây khí hậu thật tốt cho việc trồng lan. Thời gian này là quãng đời êm đẹp nhất của tôi và Tú Lan. Ngoài những giờ chăm sóc hoa lan, chúng tôi đưa nhau đi săn nai ở Suối Lớn, tắm ở Suối Tiên, hái sim ở Hang Yến, thưởng mai ở rừng mai Cửa Cạn, câu cá ở Bãi Đầm, cùng đi du ngoạn mọi nơi, từ An Thới lên tận bắc đảo... Tú Lan thật là một người vợ tuyệt vời, nàng chăm sóc tôi từng li từng tí chưa hề làm tôi phật ý lần nào. Chúng tôi lấy nhau được hơn năm thì Kiều lão qua đời, sau khi chôn cất Kiều lão xong xuôi, chúng tôi tiếp tục mở mang Kiều gia trang cho ngày một lớn. Một hôm nhân lúc lục chồng sách về y học, tôi tìm được một cuốn gia phả của dòng họ Kiều. Lật xem phần đầu chỉ nói về xuất xứ của họ Kiều, tới gần cuối, tôi chợt chú ý đến mấy đoạn sau: "Dòng họ Kiều nhà ta, mấy đời làm quan Ngự Y dưới triều Nguyễn. Đến lượt ta, một hôm đi hái thuốc ở núi Thất Sơn, tình cờ cứu được một lão già đang bị trăn quấn. Để tạ ơn, lão cho ta biết một bí truyền về phép trường sinh, trong đó mọi vị thuốc đều có thể kiếm được ngoại trừ một cánh hoa phong lan đen. Ta chưa bao giờ nghe nói tới loài Hắc lan này, tấu trình lên Chúa Thượng, ngài cho phép ta đi mọi nơi để kiếm; thời buổi loạn lạc, quân Tây Sơn đang đánh dồn tứ phía, ta biết kiếm đâu bây giờ... ...Chúa Thượng thua to, phải lên đường chạy ra biển. Ta cùng gia đình tháp tùng ngài chạy ra đảo Phú Quốc. Trong hoàn cảnh gian nan, nhưng ta vẫn suy nghĩ tới loài lan đen. Trong xóm chài ở An Thới, phía nam đảo, có một bô lão đã từng được nghe nói về phong lan đen. Ta hỏi lão được biết theo lời tổ tiên kể lại, trong dãy núi trùng điệp của miền cực bắc Phú Quốc, có một cây quế nghìn năm, trên ngọn cây quế có mọc một loài hoa lạ màu đen. Tổ tiên lão đã nhiều lần muốn lấy nhánh hoa, nhưng một cặp rắn Hắc Hổ luân chuyên nhau canh giữ loài hoa lạ. Chúa Thượng rời đảo Phú Quốc nhưng ta và gia đình vẫn phải ở lại với sứ mệnh tìm ra loại hoa Hắc lan. Trải qua trăm nghìn nguy hiểm ta đã thấy được loài lan đen, những thần vật đã được canh giữ kỹ, ta xả thân cố gắng nhưng vô ích... Những người theo ta đều chết vì hơi độc của loài rắn hổ, chỉ riêng ta nhờ phương thuốc gia truyền của tổ tiên để lại thoát chết, lần mò về được tới nhà... Ta viết những dòng gia phả này để con cháu sau này nhớ đừng bao giờ kiếm cách lấy cành Phong Lan Đen kẻo nguy hiểm đến tánh mạng. Phần ta tuy thoát chết nhưng ngày càng bệnh nặng. Chúa Thượng có lần hỏi đến, nhưng ta biết nói sao với ngài. Ta suy nghĩ nhiều đêm mà vẫn không tìm ra giải pháp... Thần vật phải đổi bằng máu.... Linh hồn đổi lấy sự linh thiêng... Kỳ vật cho thần vật..." Đọc xong những
gdòng gia phả, coi tên tuổi, tôi thấy đó là của ông tổ Tú Lan. Gấp sách
lại rồi, nhưng những dòng chữ cứ nhảy múa mãi trong đầu óc tôi, phần
cuối của đoạn gia phả thật khó hiểu nó làm tôi hoang mang không ít.
"Hắc Lan," một cái tên lần đầu tiên tôi được nghe tới. Hôm sau tôi hỏi
Tú Lan, nàng cũng như tôi chưa được nghe nói tới bao giờ. Có lẽ cụ tổ
của nàng sau khi thoát chết không kể lại hoặc nhẽ nàng là phận gái nên
cha nàng không cho biết. Tôi hối tiếc đã không biết chuyện này sớm hơn,
lúc cha Tú Lan còn tại thế, có thể ông sẽ cho tôi biết rõ ràng hơn. Đoạn gia phả ám ảnh tôi theo ngày tháng, tôi đã có đủ hầu hết các loại lan quý, nhưng loài hoa lan đen này có lẽ là quý nhất, là vua của loài lan chăng. Thú phiêu lưu mạo hiểm thúc đẩy tôi mãi, một hôm tôi cho Tú Lan biết là có ý muốn đi tìm cây Phong Lan Đen, Tú Lan bảo tôi: -Anh nên quên nó đi là hơn, ông tổ em đã suýt chết vì nó, thần vật đã được canh giữ làm sao lấy được. Tôi không trả lời Tú Lan, chỉ cười bảo nàng: -Mấy cụ lúc xưa chỉ ưa sợ hão, hơn nữa không chuẩn bị đầy đủ làm sao lấy được hoa, để anh đi và lấy cành hoa về em coi. Thế rồi tôi sắm sửa hành trang lên đường, tôi chuẩn bị thật kỹ càng, mang đi tám người thổ dân mạnh khỏe. Để chắc ăn tôi còn mang theo cặp súng bắn đạn ghém cỡ lớn dùng để săn voi do bố tôi trao tặng. Chính tay tôi giữ một, còn một tôi đưa Hai Tửng giữ. Tú Lan không yên lòng, nàng cũng đòi đi theo, thế là chúng tôi một bọn mười người khởi hành kiếm nhành Phong Lan Đen. Mấy ngày sau chúng tôi bước vào vùng rừng núi ở miền Bắc đảo. Đường đi càng ngày càng hiểm trở khó khăn, chúng tôi vượt qua Khu Tượng và đi mãi lên trên. Ở đây rừng núi thật hoang vu, không dấu chân người. Bọn thổ dân phải thay nhau chặt cây lấy lối đi. Có nơi đi qua, cây cối rậm rạp che lấp cả ánh mặt trời, có chỗ lá rụng thành bùn ngập tới đầu gối. Ngày đi đêm nghỉ, chúng tôi kiếm lòng vòng như thế được hai tuần và vẫn chưa thấy dấu hiệu nào của cây Hắc Lan. Tôi nản lòng chưa biết tính sao, buổi chiều hôm đó, sau cắm trại xong xuôi, Hai Tửng cùng một gã thổ dân khác đi săn kiếm thức ăn. Không bao lâu gã trở về với một con nai tơ và bảo tôi: - Cách đây không xa, có cái hồ, thầy muốn lại đó tắm rửa gì không? Tôi mừng quá, mấy ngày rồi không biết kiếm được chỗ nào để tắm. Cả bọn nhổ trại và đi tới chỗ Hai Tửng nói. Đó là một hồ nước thật trong, rộng khoảng năm mươi thước, thấy rõ ràng từng hòn đá cuội trắng phau dưới đáy, một vài bông sen nở to trên mặt nước, vài con cá chép lờ lửng đớp mồi càng tăng thêm vẻ nên thơ. Tắm rửa xong, chúng tôi ăn uống và đi ngủ. Sáng hôm sau thức dậy đi vòng quanh hồ quan sát, tôi thấy nước hồ được đưa tới bằng một con suối từ trên đỉnh núi gần đó tuôn xuống rồi tràn vào hồ và chảy xuống miền hạ du. Tôi chợt có ý định đi ngược dòng suối xem thử nước từ đâu đưa tới, thế là cả bọn chúng tôi khăn gói lội ngược dòng suối lên đỉnh núi. Sau một ngày trời mệt nhọc, chập tối hôm đó chúng tôi mới tới được đỉnh núi, nhưng vẫn chưa kiếm được nguồn suối. Tất cả đành phải hạ trại để nghỉ mệt. Sáng hôm sau lúc mặt trời mới lên, tôi đả hối thúc mọi người dọn dẹp để tiếp tục. Mới qua khỏi rặng cây lim sù sì, trước mặt tôi hiện ra một khung cảnh thần tiên: Một thung lũng nhỏ nằm giữa đỉnh núi, giữa thung lũng, một cái đầm mênh mông xuất hiện, trong đầm từng đàn thiên nga đuổi nhau quang quác, và những con nai nhỏ đang uống nước ở ven đầm bên những hàng dương liễu uốn mình cạnh bờ suối. Chim chóc líu lo ca ngợi buổi bình minh, hoa lá xôn xao đón mừng ngày nắng ấm. Xa xa phía bên kia đầm, một tàn cây cao ngất ngưỡng cành lá xum xuê vươn cao lên giữa đám cây cối mịt mùng. Tôi thầm nghĩ: "Có lẽ nhánh phong lan đen ở đây chăng," Chúng tôi đi vòng ven đầm qua phía bên kia, gần tới cây cổ thụ, bất chợt một mùi hương thoang thoảng bay ra trong không khí, mùi hương thật kỳ lạ hòa lẫn mùi cay nồng của quế và dìu dịu của lan, càng ngày mùi thơn càng nồng nàn làm chúng tôi ngây ngất. Tới gần gốc cây, Hai Tửng nhảy dựng lên và la lớn: -Cây quế ngàn năm đây rồi! Quả thật, cây quế này thật to lớn, da dẻ sần sùi, tàn lá che rợp bóng ngó lên không thấy ngọn. Tôi định bụng lúc về sẽ cắt một mớ vỏ làm quà cho bạn bè. Hạ trại gần gốc cây xong xuôi, tôi kiếm vòng quanh thân cây xem có vết tích gì của ông tổ Lan để lại, nhưng không tìm được một dấu tích gì cả, kể cả cặp rắn ông đề cập tới cũng không thấy bóng. Tôi đâm ra nghi ngờ về những dòng chữ trong gia phả, nhưng vì không thể nhìn xuyên qua đám lá rậm rạp nên tôi không quả quyết được. Ăn uống xong xuôi tôi bảo một gã thổ dân: -Chú thử leo lên cây xem thử có gì trên đó không rồi tôi sẽ trọng thưởng. Gã thổ dân còn đang lưỡng lự thì Tú Lan tiếp lời: -Một người đi lỡ có gì hơi nguy hiểm, để tôi nhờ người nữa đi với chú, ai tình nguyện leo lên cây với chú này? Một gã thổ dân khác hăm hở giơ tay và cả hai nhanh nhẹn bám dây leo lên. Lúc hình bóng hai gã thổ dân khuất sau những cành cây to lớn, chúng tôi cảm thấy hồi hộp, độ ba phút sau vẫn không có gì xảy ra, tất cả vẫn im lặng chỉ trừ tiếng lá cây chạm vào nhau kêu xào xạc. Bất chợt một tiếng rú khủng khiếp vang lên, tiếng rú của một trong hai gã thổ dân. Từ trên cao một bóng người rớt xuống như chiếc lá, chạm vào nhánh cây và rớt thẳng xuống gốc. Chúng tôi chạy lại, nan nhân đã tắt thở, mặt mũi bấy nhầy những máu, một tiếng rú khác lại vang lên, gã thổ dân thứ hai cũng chung số phận. Chúng tôi đang hoảng sợ thì tiếng lá cây răng rắc nổi lên, A Tửng đứng cạnh tôi la lớn: -Rắn, rắn thầy ơi! Tôi nhìn lên, từ trên cao một đường dây đen sì đang di động phóng xuống, to gần bằng vòng tay người ôm. Đó là một con rắn hổ, miệng há đỏ như máu cái lưỡi dài đỏ hỏn phất phơ như giải lụa. Không biết nó dài bao nhiêu, con rắn đang trườn nhanh xuống gốc cây, hai gã thổ dân xấu số có lẽ bị nó giết chết. Bọn thổ dân hoảng sợ bỏ chạy tứ tán, Tú Lan kéo tay tôi phóng mình lui ra sau. Tiếng gió ào ào nổi dậy, tôi loáng thoáng nghe tiếng cây gẫy đổ ầm ầm và tiếng rú của bọn thổ dân. Quay đầu lại, con rắn hổ đã phóng mình xuống đất và đang đuổi theo mọi người. Trong hoàn cảnh chí tử này, tự nhiên tôi thấy bình tĩnh hẳn, khẩu súng trong tay đã nạp đạn sẵn, tôi nâng lên ngang mặt nhắm vào giữa đầu con rắn bóp cò. Một tiếng nổ dữ dội vang lên, con rắn cong mình một cách đau đớn, một dòng máu chảy ra trên đầu. Nó rít lên một tiếng khủng khiếp nghe như tiếng còi của tàu hỏa, đuôi nó tung ra hất văng một gã thổ dân gần đó, nạn nhân bật tung lên như chiếc diều và rớt xuống cạnh một bụi cỏ gần đó. Phát đạn của tôi không đủ để giết nó. Vành cung trong tay Tú Lan cong vòng lại, loạt tên liên châu của nàng ghim vào mang con rắn hổ, nó oằn oải rên xiết làm thân cây gãy đổ ầm ầm, máu từ đầu nó tuôn ra có vòi. Bất chợt Tú Lan hét lên một tiếng hãi hùng, tôi hoảng hốt quay lại để vừa kịp nhìn thấy một cái đuôi khổng lồ quất vào người tôi. Khẩu súng trong tay văng ra xa, người tôi bị bắn tung ra phía trước. Một con rắn khác to không kém con trước vừa xuất hiện, chính chiếc đuôi nó vừa hất tung tôi đi. Mấy gã thổ dân còn lại tự biết khó lòng thoát chết nên đâm ra liều lĩnh, rút dao đâm chém túi bụi vào mình cặp rắn. Con rắn mới xuất hiện cất cao đầu, từ miệng nó một luồng hơi đen phun ra chen lẫn mùi tanh nồng nặc. Tú Lan la lớn: -Coi chừng hít phải hơi độc. Nhưng đã muộn, hai gã thổ dân gần nhất hít hơi độc ngã lăn ra. Tú Lan liên tiếp buông những mũi tên vào đầu rắn nhưng không ăn thua gì, nàng dảo mắt nhìn quanh thấy xác Hai Tửng bị rắn đè bẹp nát, cạnh đó còn cây súng tôi giao cho gã. Không ngần ngại nàng chạy tới giơ súng lên, nhắm vào chiết đầu hình tam giác to như cái thúng và bóp cò. Tú Lan bắn súng không thua gì bắn tên, con mắt bên phải của con rắn bị nát tươm, cả hai con đều lăn lộn làm cây cối chung quanh ngã rạp. Tôi nghĩ cả hai sẽ chết, nào ngờ chúng chợt vươn mình dìu nhau hướng vào phía bờ đầm lao tới. Thoáng chốc chúng tới đầm và lặn ngay xuống nước mất dạng. Tôi cảm thấy đầu óc hoang mang và lảo đảo té lăn xuống đất, những nghị lực chiến đấu từ nãy giờ bỗng tiêu tan. Tú Lan cùng gã thổ dân còn lại cũng nằm xoài trên mặt đất, cả ba người nhìn nhau ngơ ngác, không ai nói một lời gì. Mới phút chốc, bảy mạng người đã bị chết vì cặp rắn. Nghĩ tới việc vừa xảy ra, tôi rùng mình tưởng như trong giấc mộng. Thân thể tôi đau dần, trầy trụa, chỉ có Tú Lan là không việc gì. Chúng tôi mệt mỏi nằm lăn ra dưới gốc cây, mãi tới chiều gã thổ dân còn lại lúi húi đào lỗ chôn xác những người đã chết ngay dưới cây quế. Tú Lan nằng nặc đòi tôi đi về, nhưng tôi thầm suy nghĩ chả nhẽ vượt qua bao nhiêu gian khổ cam go, bảy người đã phải hy sinh, tới phút cuối lại bỏ cuộc. Những nguy hiểm được kể tới trong cuốn gia phả tôi đã trải qua; giờ đây chỉ việc leo lên ngọn cây quế, bẻ cành hoa Hắc Lan xuống là xong. Lần này tôi sẽ phải leo lên một mình. Gã thổ dân còn lại lắc đầu từ chối trước đề nghị của tôi, cả Tú Lan cũng vậy. Nhưng tôi đã quyết định, nghỉ một chốc cho khỏe rồi sẽ bắt đầu. Không ngờ mãi tới chiều tối người tôi vẫn đau nhức, xương sống lưng như bị ai đánh vào, tôi đành phải ngủ qua đêm tại đó. Sáng hôm sau mặt trời đã lên, mà tôi vẫn không dậy nổi; nhưng tôi vẫn lì lợm không bỏ cuộc, Tú Lan đành phải nói với tôi: -Anh không thể leo được bây giờ, hay để em leo lên lấy cây hoa dùm anh. Tôi từ chối viện cớ nàng là phận gái yếu đuối, nhưng Tú Lan đã bảo thêm: -Em sống ở rừng từ nhỏ, leo trèo đã quen, không khác gì những gã thổ dân miền sơn cước. Cây này tuy lớn nhưng không hiểm trở, em đã từng leo những cây khác khó khăn hơn rồi, nếu cứ chờ thì lúc nào anh mới khỏe, chả nhẽ lại ở đây hoài sao? Cực chẳng đã tôi đành phải để cho nàng leo lên, nhưng tôi vẫn dặn thêm: -Nếu có chuyện gì, em nhớ leo xuống liền đừng có lấy kẻo nguy hiểm. Tú Lan gật đầu đoạn nàng thoăn thoắt bám dây leo lên. Bỗng chốc tôi nghe tiếng nàng kêu vọng xuống: -Em thấy cây Hắc Phong Lan rồi. Tôi mừng rỡ la lên: -Cẩn thận đừng để gãy, dùng dao cắt thớ vỏ để đem xuống. Tú Lan dùng dao nảy cây lan ra khỏi thân cây quế đoạn cột dây dòng xuống cho tôi. Tôi cẩn thận đón lấy bông hoa, cây Hắc Lan tuyệt đẹp và thật kỳ lạ, lớn gấp bội hoa thường, lá nó thon dài màu tím xẫm uốn tỏa chung quanh bông hoa, cuống hoa màu trắng như ngọc nhô cao, bông hoa thật lớn có chín cánh màu đen mượt như nhung, nụ hoa cũng màu đen nốt. Hương thơm từ hoa tiết ra ngây ngất, nồng nàn át cả mùi quế nồng hắc. Cả đời tôi chưa bao giờ thấy loài lan kỳ dị lạ lùng như vậy. Tú Lan đã leo xuống đứng cạnh tôi, nàng đưa tay đỡ lấy nụ hoa và nói: -Chưa một ai trả giá mắc bằng chúng mình để được loài hoa này, nó là một thần vật linh thiêng, em không gỡ lấy hết cả bụi chỉ lấy một phần nhỏ có bông hoa mà thôi. Nàng vừa nói vừa đưa tay ve vuốt từng cánh hoa. Bật chợt từ trong nhụy hoa một sợi chỉ bạc lẹ như chớp bắn vào người Tú Lan ngay tại yết hầu. Tú Lan thét lên một tiếng đau đớn, buông rơi bụi lan ôm chặt lấy cổ. Sợi dây bạc phóng xuống đất, tôi thấy rõ đó là một con rắn nhỏ xíu như chiếc đũa dài khoảng gang tay, đầu có mồng đỏ. Toàn thân nó màu trắng như tuyết, một sợi chĩ đỏ như máu chảy dài từ đầu tới đuôi rắn. Gã thổ dân khiếp đảm la lên: -Huyết Bạch Vương Xà! Làn da của Tú Lan chuyển qua màu đỏ, tôi hốt hoảng móc trong túi lấy bình thuốc chữa rắn gia truyền của dòng họ Kiều đổ vào miệng Tú Lan. Nàng đã bất tỉnh, hơi thở thoi thóp. Thấy con rắn nhỏ bò quanh quẩn bên bụi lan vừa rớt tôi nổi giận dơ chân dẫm lên người nó, không ngờ con rắn thật lẹ né mình tránh khỏi và mổ vào bàn chân. Tôi giật mình rút chân về, hú vía, may tôi đi giầy da nên nọc con rắn không làm gì được. Tôi lượm khúc cây gần đó đập túi bụi, nhưng nó đều lẹ làng tránh khỏi và bỗng nhanh như cắt nó quay mình phóng trở lại leo lên ngọn cây quế mất dạng. Tôi chạy lại chỗ Tú Lan, người nàng đã biến thành đỏ như máu, bình thuốc gia truyền mất hiệu lực trước nọc độc của con rắn quái đản. Tôi đã nghe nói tới loài rắn hiếm hoi này, rất ít người gặp được, nó là vua của loài rắn, nọc của nó thật độc, bị cắn phải người đỏ lên rồi chết. Tôi hoảng hốt ôm Tú Lan vào lòng lay gọi. Tú Lan chợt hồi tỉnh, mở đôi mắt lờ đờ nàng nhìn tôi nhoẻn miệng cười, tôi gào lớn: -Tú Lan, em không thể chết đuợc, rán lên, đừng bỏ anh một mình. Tú Lan thều thào giọng tắt nghẹn: -Nọc độc của Huyết Bạch Vương Xà chưa ai có thể giải được. Được chết trong vòng tay anh là em mãn nguyện lắm rồi, âu đó cũng là số phận, em đi trước anh ở lại bình an, dù ở nơi đâu em vẫn phù hộ cho anh. Tôi nắm chặt tay Tú Lan, nàng mỉm cười với tôi một lần nữa rồi nấc lên một tiếng, đôi mắt từ từ khép chặt. Tôi đứng chết lặng, ôm chặt xác Tú Lan trong tay mà lòng đau xót, hai dòng nước mắt tuôn chảy. Úp mặt vô người Tú Lan, tôi cố tìm lại luồng hơi ấm từ người nàng, nhưng vô ích, Tú Lan đã thực sự về bên kia thế giới. Tôi thất thểu ôm xác Tú Lan bước từng bước xuống đồi, những kỷ niệm ngày xưa chợt hiện lên trong trí óc. Mất Tú Lan, đời tôi chẳng còn gì nữa. Một niềm hối hận vô biên dâng lên trong lòng, nếu tôi nghe lời nàng thì đâu đến nỗi. Tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả những gì trên đời để lấy lại được Tú Lan. Tôi chợt hiểu những dòng chữ kỳ bí ở đoạn chót trong cuốn gia phả: "....Thần vật đổi bằng máu... Linh hồn đổi lấy sự linh thiêng... Kỷ vật cho thần vật..."
Tôi ngồi trên một mô đá ôm thân thể giá lạnh của Tú Lan để
nghe cô đơn buốt giá trong lòng, gió rừng thổi rì rào mang theo cơn lạnh
làm hồn người thêm hiu hắt, sầu khổ. Khuya hôm đó tôi góp cây khô
thiêu xác Tú Lan, xong xuôi tôi hốt tro tàn bỏ vào một lọ sành, đoạn
mang bụi Hắc Phong Lan cùng với gã thổ dân còn lại xuống núi......Lão già Kha áo não thở dài, trong khoé mắt già nua chợt long lanh những dòng lệ sắp trào ra, lão vấn thuốc vào đầu nỏ, kéo thêm điếu thuốc lào rồi lên tiếng: -Tôi về giải tán Kiều Gia Trang. Sau đó kiếm được khu đất này, và từ đó tới giờ tôi sống cô độc một mình, trồng hoa và canh mộ Tú Lan để đền bù lại tội lỗi. Tôi ước mong mai sau khi tôi chết, có người mai táng tôi cạnh bên mộ Tú Lan để tôi có thể chăm sóc nàng cho tới muôn đời, muôn kiếp. Còn bụi hoa Hắc lan, tôi bỏ hộp kiếng, chôn nó trên mộ Tú Lan như mấy cậu đã thấy. Cả bọn chúng tôi ngồi yên lặng. Mỗi người một ý nghĩ riêng, quả thực câu chuyện lão Kha vừa kể khiến bọn tôi không ngờ, giống chư chuyện liêu trai, vừa lãng mạn vừa kinh dị. Lão già Kha đã dừng lại thật lâu mà bọn tôi còn bàng hoàng, chúng tôi chợt thấy thương cho kiếp sống của lão, một kiếp sống cô độc, đơn côi giữa rừng già cùng với một linh hồn đã khuất. Trời đêm nay lành lạnh, vài làn gió mơn man da thịt làm nổi gai ốc. Trên trời, một vì sao xẹt ngang, đâu đây tiếng dế rên rỉ như cảm thông với số phận hẩm hiu của lão Kha. Tiếng gió ngàn từ xa vang vọng từng điệu buồn da diết, như thê lương, như não nuột, như khóc than cho một cuộc tình xa khuất. Chiều hôm sau, chúng tôi giã từ lão Kha ra về, lão tặng mỗi đứa một bụi Bạch Lan và chỉ dẫn bọn tôi thêm về cách trồng lan. Lão còn dặn thỉnh thoảng có dịp ghé thăm lão. Chúng tôi ra về mà đầu óc vẫn nặng trĩu về chuyện nhánh Hắc Phong Lan... *** Từ đó tới nay chúng tôi không còn dịp ghé thăm lão Kha lần nào nữa. Mùa hè năm 1975, đất nước rơi vào tay Cộng Sản, chúng tôi vượt biển, may mắn được cư ngụ tại Mỹ. Vườn lan của chúng tôi đã bỏ lại Phú Quốc, không người chăm sóc. Nghe nói vườn lan đã khô héo chết hết. Chúng tôi cũng không nghe ai nói về lão Kha, có lẽ lão vẫn còn sống thui thủi một mình giữa rừng cùng với những bụi hoa lan, hoặc đã về bên kia thế giới, xum họp với người vợ yêu quý... Lãng Tử
Peru, Lan và quê hươngChuông điện thoại reo vang,đầu dây bên kia tiếng Tom Biggart đã vang vang trong máyThứ Bẩy này bạn có rảnh hay không? Xuống chơi đi, chúng tôi có vài mục rất đặc biệt dành cho bạn.Tôi hỏi là mục gì? Tom chưa kịp trả lời, Neal, vợ anh ta đã giằng lấy máy: Cứ xuống đi rồi sẽ rõ, cam đoan anh sẽ hài lòng. Tôi nhận lời, song vẫn thắc mắc không hiểu đó là chuyện gì? Giữa chúng tôi và vợ chồng Neal & Tom Biggart có gì khác hơn là chuyện về hoa lan. Neal và Tom đều là giáo sư đã về hưu từ mấy năm nay, họ ở San Diego nhưng không phải ở trong thành phố mà là trong một khu đồi rậm rạp hoang dã, đường đi vào có tên là Rặng ổi (Guava Lane), chật hẹp, quanh co. Chúng tôi quen biết nhau từ lâu, qua việc mua những giống lan khác lạ và đã cùng nhau đi Úc Châu thăm lan rừng vào tháng 9 năm 2005 (mùa Xuân tại Úc). Những lúc len lỏi trong rừng cây rậm rạp hoặc nghỉ chân bên giòng suối vắng, chúng tôi đã cùng nhau chuyện trò thân mật. Khi nghe tôi nói về hoa lan ở Sa Pa và Kontum, Pleiku, Tom rất nóng lòng muốn đến thăm, trong khi đó Neal lại quá chú trọng đến những lò gốm Bát Tràng. Nàng mê thích đồ gốm, nên trong nhà ngổn ngang những sản phẩm và dụng cụ và có tới 3 chiếc lò nung đất. Chúng tôi hẹn nhau sẽ về Việt Nam, nhưng chuyện không thành vì thời gian thuận tiện cho tôi, họ còn đang dậy Anh ngữ bên Trung quốc. Thế rồi chuyến đi Brasil vào cuối tháng 8 vừa qua, tôi cũng bỏ lỡ dịp may không theo họ được. Khi tới nơi, đã quá 12 giờ, vì khá lâu không xuống nên lạc đường phải vòng đi lộn lại. Một bàn ăn đã dọn sẵn, mùi thịt nướng thơm lừng. Tom đang nướng thịt trong lò, khói lam quận trong vòm cây xanh ngắt đan cành với nhau. Neal với chiếc khăn đỏ búi ngược trên đầu, dáng người cao lớn chạy ra ôm chầm lấy tôi, miệng hỏi: Sao đến trễ vậy? Chúng tôi đang chờ anh! Tôi có chai O' Douls ướp lạnh cho anh đó! Giữa lúc đó một người đàn bà da trắng từ trong nhà bước ra với chai bia không cồn và chiếc ly đầy đá. Neal giới thiệu: Jane, bạn tôi và đây là Daniel, người tôi đã nói chuyện với bạn. Chúng tôi bắt tay nhau và trao đổi vài câu xã giao thường lệ. Tiếng Tom oang oang: Xin hãy vào bàn, tôi quá đói gần muốn sỉu rồi đây. Vào
bàn ăn, Tom cho biết tháng tới sẽ có một chuyến viếng thăm Peru. Chúng
ta sẽ đi thăm vài vườn lan và đặc biệt là những thắng cảnh ở nơi này.
Nhân dịp này chúng ta sẽ đến thăm Moyobamba and Chachapoyas ở gần nông
trại của Faustina Medina Bautista nơi đã tìm ra cây lan Phragmipedium
kovachii vào tháng10 năm 2001. Neal ngắt lời: * Piping rock Orchids 2270 Cook Road - Galway - New York 12074-2608, ĐT: 518-882-9002 hay email: PipingRock@aol.com Chuyện thứ hai là tôi muốn giới thiệu anh với Jane, người bạn rất thân, nhưng mới gặp lại đây thôi. Tôi lặng lẽ quan sát người đàn bà đối diện. Thực là khó lòng đoán tuổi một phụ nữ Hoa kỳ, người này khoảng trên dưới 60. Tầm thước, chứ không to lớn như Neal, cao 5' 6" là cùng, nước da trắng, đôi mắt xanh lơ như mắt mèo, ăn nói nhỏ nhẹ như người Á Đông. Neal nói tiếp: Tôi và Jane là bạn thân từ khi còn ở Trung học, nhưng từ khi chúng tôi lấy chồng, rồi chồng nó nhập ngũ rồi chết ở Việt nam và chúng tôi mất liên lạc. Câu chuyện xoay quanh người chồng xấu số và chiến tranh Việt Nam. Nhưng Tom đã ngắt giọng: Cuộc chiến tại Việt Nam đã qua từ lâu, chúng ta không nên nhắc lại làm gì cho thêm đau lòng và hãy nên bàn về chuyến du hành sắp tới. Này Jane, chị có đi với chúng tôi hay không? Chúng cần phải có số người chẵn để giảm bớt chi phí tiền phòng. Jane gật đầu đồng ý. Sau khi ăn, lấy lý do chỉ cho tôi bộ đồ trà mới làm theo mẫu mã Việt Nam tôi đã tặng khi trước, Neal kéo tôi ra thì thầm: Này có muốn làm bạn với Jane không? Khi nói về anh, nó tỏ vẻ thích thú hỏi han đủ chuyện. Anh thấy nó ra sao? Tội nghiệp! Anh chồng sau này của nó bỏ đi theo thằng lại cái! Con cái không có, nó sống một mình như cái bóng ma. Nhà có vườn rộng, nhưng không biết trồng cây. Thích nấu ăn, nhưng ăn một mình. Anh có nhận ra không? Biết hôm nay có anh xuống, nó ướp thịt nuớng với xả đó! Nó có nhiều sở thích giống anh, thích vẽ nhưng chẳng có bức nào ra hồn. Làm bạn với nó đi rồi về đây ở, chúng ta sẽ cùng nhau du ngoạn khắp nơi cho hết cuộc đời này. Tỏ lời cám ơn Neal đã giới thiệu, có gì đâu mà phải suy nghĩ tính toán. Tôi là một ông già vô gia cư điền sản (pennyless và homeless) học hành dang dở, ngôn ngữ cũng dở dang, chuyện chính là Jane chứ không phải là tôi. Neal nói tiếp: Như vậy là xong rồi, anh cứ yên trí và tin vào tôi. Hai hôm sau tôi điện thoại thăm Jane, nàng mừng rỡ, chuyện trò vui vẻ và tỏ ý mong muốn gặp lại trong chuyến đi sắp tới. Nàng hỏi tôi cây lan nữ hài Phragmipedium kovachii có gì đặc biệt hay không mà chúng tôi lại phải lặn lội đường xa như vậy. Tôi tóm tắt cho nàng biết câu chuyện như sau: Tháng 5 năm 2002, James Michael Kovach một cư dân của tiểu bang Virginia du hành sang Peru và đến El Progresso một thành phố ở miền bắc Peru. Tại đây một người bản xứ bán cho anh ta 3 chậu lan Phragmipedium lạ lùng, hoa rất lớn và mầu sắc lại quá đẹp đẽ. Kovach mang về Miami 300 cây lan kèm theo cây lan mới lạ. Sau đó anh ta mang cây lan này đến vườn cây Marie Selby tại Sarasota, Florida để xin nhận diện. Vào tháng 6 năm 2002 J.Y Atwood, S. Dalstron và Hernandez những chuyên gia về lan của vườn cây công bố trong bản Selbyana một cây lan mới lạ được đặt tên là: Phragmipedium kovachii theo lời yêu cầu của chủ nhân: Kovach. Vài ngày sau, cũng cây lan đó nhưng mang tên Phragmipedium peruvianum do Eric Christenson một chuyên gia lỗi lạc của hội Hoa lan Hoa Kỳ được công bố trên tờ nguyệt san Orchids tháng 7 năm 2002. Theo các chuyên gia tên peruvianum không được coi là một tên hay vì trước đó đã có một cây được đặt tên như vậy, nhưng sau đã đổi thành Phragmipedium richteri. Ngày 20 tháng 6 năm 2002 vườn thảo mộc Mary Selby gặp rắc rối. Chính phủ Peru yêu cầu Sở cá thú hoang dã Hoa Kỳ (U.S Fish and Wildlife Department) mở một cuộc điều tra. Kovach bị buộc tội nhập cảnh cây lan đã được chính phủ Peru bảo vệ và cấm xuất cảng. Công ước quốc tế về buôn bán các giống và cây cỏ có nguy cơ tuyệt chủng, CITES cũng đã cấm xuất cảng tất cả các cây Phragmipedium. Sau 2 năm điều tra và ra tòa mấy lần (Xin xem chi tiết trong bài "các Vụ án Hoa lan"(mục "Biên Khảo - Sưu Tầm") ngày 10 tháng 6 năm 2004, tòa án ở Tampa, Florida đã phạt Kovachi $1000 USD và 2 năm tù treo vì đã vi phạm luật lệ mang từ Peru vào Hoa Kỳ những giống có nguy cơ tuyệt chủng dược bảo vệ bởi CITES mà Hoa Kỳ là một thành viên đắc lực nhất. Tháng 11 năm 2006 có một đề nghị xin bác bỏ tên Phragmipedium kovachii, nhưng không được chấp thuận. Chuyến du hành được thực hiện vào thời gian đã định. Bốn người chúng tôi đáp máy bay đến phi trường Jorge Chavez tại Lima, Peru. Tại đây chúng tôi tới thăm vườn lan Centro Jardineria Manrique của Alfredo Manrique, người được INRENA, (Peru Agency for National resources) cấp giấy phép vào rừng lấy 5 cây Phragmipedium kovachii về nuôi trồng và nhân giống. Vườn lan này đã thành công và cấy ra hàng trăm chai chứa những cây nguyên giống (specie) và lai giống (hybrid) nở ra từ hạt được nuôi dưỡng. Hiện nay những cây lan nhân giống tại vườn lan này được bán ra hợp pháp tại chỗ và tại hai tổ hợp ở Hoa Kỳ và Canada: * Green Canyon Orchids, Canada email: orchids@golden.net
Chúng tôi không đi El Progresso nữa, vì nghe nói sau khi bài viết về cây lan Phragmipedium kovachii của giáo sư Koopowitz đăng trên tờ Orchid Digest, lan rừng ở đây bị bóc nhẵn không còn một cọng. Người
hướng dẫn cho biết gần đây có một vườn lan và hồ sản xuất loại cá rồng
(ariwana) do một người đàn bà người Việt Nam làm chủ. Một người đàn bà
Việt ở một nơi xa lạ này là một động cơ thôi thúc trí tò mò của tôi. Qua
một chiếc cầu gỗ chênh vênh bắc qua giòng suối, chúng tôi bước vào một
trang trại nhỏ nằm cheo leo bên sườn núi. Cảnh trí thật nên thơ, người
hướng dẫn và người đàn bà trao đổi với nhau một tràng thổ ngữ địa
phương. Bà ta giơ tay mời chúng tôi bước vào khu vườn chi chít những hoa
lan. Trên thân cây ngay lối vào, trước hàng hiên, dọc theo lối đi những
thân cây to lớn được cưa ra và trồng đủ thứ lan trên đó. Chúng
tôi chia nhau dạo quanh vườn ngắm những tranh ảnh hoa lan và cá phủ kín
bức tường trong nhà. Từ lúc gặp mặt, tôi vẫn giữ thái độ im lặng để
quan sát người đàn bà đồng hương đó. Bà ta hay cô ta chừng 60 tuổi, da
hơi ngăm đen con mắt lá răm, lông mày không phải là lá liễu mà là một
vệt nằm ngang, đôi môi mỏng dính hình như tôi đã thấy ở một người nào
đó. Tấm thân thon gọn nhẹ nhàng, hai bàn tay hơi thô, chứng tỏ một người
năng động không chịu ngồi yên. Thừa dịp mọi người bước ra vườn sau xem
hồ cá, tôi tiến lại gần và nói nhỏ: Đáp máy bay nhỏ đi Moyobamba nơi mệnh danh là thành phố của hoa lan vì nơi đây hoa lan mọc đầy rừng. Thành phố này nằm ở phía Bắc Peru, xứ sở của 3500 giống lan đủ loại, chưa kể đến những giống còn nằm trong rừng thẳm của giẫy núi Andes. Dẫy núi này chạy qua 7 nước, dài chừng 7,000 cây số, có nơi rộng đến 500 cây số và chiều cao trung bình là 4,000 thước. Moyobamba thành phố của 50.000 dân, nằm trên cao độ 860 thước. Mới vào thành phố đã có một tượng đài mang hình 2 cây lan hiếm quý: Phragmipedium kovachiivà Phragmipedium longifoliumvà một tượng đài khác có hình hoa lan Cattleya rexmột giống lan trắng lưỡi tím khá phổ thông tại Peru. Lan ở đây mọc gần như khắp nơi, trên các cành cây trên đường phố cũng như ven rừng, ven suối. Chúng tôi mặc sức ngắm lan từ trong khách sạn, nhà hàng cho đến công viên hay vườn trong nhà dân chúng. Hai hôm sau chúng tôi xuống thuyền xuôi theo giòng sông Tioyacu, viếng thác nước Ahuaszhiyacu trong rừng thẳm và thác Gera từ trên 120 thước đổ xuống thành 3 giòng khác nhau. Chúng tôi cũng phải đu giây vượt qua vực thẳm để sang bờ bên kia. Chào cô! Cô ở đây lâu chưa? Cô ta giật mình đáp: Trời ơi! tôi cứ tưởng ông là người Hàn quốc! Hàn quốc? tại sao bất cứ người đồng hương nào gặp tôi dù ở Thái lan hay bên quê nhà cũng tưởng tôi là người Hàn Quốc, mặc dầu soi gương ngắm đi nhìn lại tôi chẳng có nét gì giống mấy ông bạn Đại Hàn cả. Bỏ mặc mấy người bạn Hoa Kỳ, cô ta mời tôi ngồi bên khay trà có lẽ đã từ lâu không dùng tới. Sau khi cho biết từ Mỹ đến, tôi hỏi cô ta làm sao lại lưu lạc tới chốn này? Cô ta cho biết như sau: Đưa tay chùi nước mắt, người đàn bà kể tiếp: Sau
đó có chính sách sửa sai, gia đình chúng em mới dễ thở. Năm 1969 có
phong trào đi B (Nam bộ), người yêu của em và vài người trong làng xung
phong đi rồi bằn bặt tin tức. Năm sau em cũng xin đi, thực sự mà nói em
chẳng biết có Mỹ Ngụy bóc lột, đàn áp dân chúng miền Nam hay không,
nhưng ở nhà đói quá, không biết lấy gì mà sống. Theo chân bộ đội tuy
nguy hiểm nhưng ít ra cũng có cái ăn. Chúng em khi là văn công, khi tải
thương, khi khuân vác tất cả những gì làm được để phục vụ chiến trường.Đến
khi giải phóng em được chỉ định làm trong một nông trường nuôi bò bên
núi Trường sơn, nơi đây có người cố vấn Cu ba. Em được trên điều động
phuc vụ cho đồng chí này. Ngày ngày sau khi trông nom đàn bò, chúng em
vào rừng kiếm hoa lan, rồi em đem lòng yêu thương đồng chí đó. Chúng em
có đám cưới đàng hoàng và năm sau, khi mãn nhiệm anh ta mang em về nước.
Sau đó anh ta được chuyển sang công tác tại Peru. Nhưng không may chẳng
bao lâu, anh ta bị trọng bệnh và để lại em bơ vơ nơi đất khách với cái
bào thai trong bụng. Một người bạn bản xứ thương tình và nuôi em cho tới
khi mẹ tròn con vuông. Sau đó cùng em gá nghĩa và em lại có thêm đứa
con thứ hai. Hỏi thăm cô đã về thăm quê nhà hay chưa. Năm năm trước đây em có dắt đứa con lớn về thăm quê hương. Thày mẹ em đã mất từ lâu vì quá già yếu và vì thiếu thuốc men, thiếu ăn, thiếu mặc. Anh em của em, kẻ lưu lạc phương xa, người đã mất, ai còn lại cũng nghèo khó, túng quẫn. Họ hàng trước kia khinh rẻ chúng em, ngày nay vui vẻ chào đón, tay bắt mặt mừng, ninh bợ đủ điều, xin xỏ đủ thứ. Không có tiền cho, họ liền trở mặt. Ngán ngẫm cho tình đời, còn đồng nào em cho anh em bằng hết rồi dắt con trở lại nơi này. Nhưng số em vất vả, người chồng thứ nhì cũng bị ung thư và chết vào năm ngoái. Khi còn công tác ở dọc dẫy Trường sơn chúng em trèo cây hái lan để vui chơi sau đó đem tặng cho các Thủ trưởng và được tặng lại khi thẻ đường, khi gói trà. Hòa bình trở lại, khu rừng chung quanh nông trường là nơi dân chúng không được phép lai vãng, cho nên hoa lan khá nhiều và cũng bán được tiền. Đến khi tái giá, ông chồng mới của em là viên chức của sở
nông nghiệp, cho nên em có thể vào rừng kiếm lan thỉnh thoảng bán cho
khách du lịch chứ dân ở đây ai thèm mua lan. Chúng em nuôi thêm cá rồng,
cá kiểng nên cũng dư ăn dư mặc. Hỏi rằng bây giờ cô ta có ý định trở về quê cũ hay không? Nước mắt lưng tròng cô ta đáp: Ông ơi! Ai mà không nhớ đến cội nguồn, không nhớ đến chốn xưa quê cũ?Nhưng mà kỳ vừa rồi trở về, em không còn thấy đó còn là quê hương như em hằng mong tưởng nữa. Cha mẹ, anh em không còn. Tất cả đã thay đổi, nhưng con người thay đổi quá nhiều. Lễ nghĩa liêm sỉ hình như đã mất gần hết, người ta giành giật, lừa dối nhau vì chút tư lợi nho nhỏ. Tình thương được đánh giá bằng đồng tiền nhiều hay ít. Quê hương là chùm khế ngọt, nhưng nếu không tiền, khế trở nên chua lòm, chát xít. Nghĩ cho cùng nếu trở về, chúng em biết làm gì để sống? Ruộng vườn không có, nhà cửa cũng không mẹ con em biết làm gì để nuôi mấy miệng ăn? Buôn bán thì em làm sao có đủ mánh mung, thủ đoạn như người ta, làm sao sống nổi. Chốn đây tuy không phải là cội nguồn, gốc rễ, nhưng là nơi mẹ con em còn vương nhiều ân tình, kỷ niệm với người chồng cũ và người chồng vừa quá cố. Các con em sinh ra và lớn lên tại đây. Chúng nó không biết chút gì về Việt Nam cả, ngay cả tiếng nói và đời sống chúng hoàn toàn là người Peru. Hơn nữa những người ở đây, không ai coi chúng nó là người Cu ba hay Việt Nam gì cả. Vả lại đứa lớn của em sắp sửa ra kỹ sư canh nông và đứa nhỏ mới vào trung học. Nếu em mang chúng nó trở về quê cũ thì cũng như nhổ cái cây đang mọc xanh tốt ở đây mà đem trồng ở một nơi đất cát cằn cỗi và khí hậu hoàn toàn khác biệt thì có khác gì giết chết chúng nó hay không? Giọng nói nghẹn ngào, sùi sụt cô ta nói tiếp: Thôi thì số kiếp em nó vất vả như vậy em đành chấp nhận. Bỏ xác nơi đây hay bỏ xác trên đường Trường sơn nào có khác gì nhau? Còn ông thì sao? Sao ông có định trở về Việt Nam hay không? Chưa kịp trả lời thì Jane đã chạy vào hỏi: Hai người nói chuyện gì mà lâu vậy? Nhưng khi nhìn thấy người đàn bà mắt còn đỏ ngầu và vương giọt lệ, nàng vội vàng kéo tôi ra ngoài… Trên đường trở về Hoa Kỳ, Jane hỏi tôi chuyện gì mà người đàn bà lại rơi nước mắt. Tôi giải thích qua loa rồi nhắm mắt làm như buồn ngủ. Chuyện người đàn bà Việt lạc lõng ở một miền rừng núi Peru làm cho tôi không khỏi mủi lòng thương xót nhưng đã giúp cho tôi một nhận định quý báu, một câu trả lời chính đáng cho bản thân mình. Xưa kia những
người già cả trên 60 tuổi thường có khuynh hướng muốn trở về nơi chôn
rau cắt rốn, sống cho đến hết những tháng ngày còn lại, để gặp họ hàng
ruột thịt thân yêu hoặc hoặc tìm lại những kỷ niệm khi còn thơ ấu. Vì
vậy có câu "Cáo chết 3 năm vẫn quay đầu về núi". Nhưng trường hợp của
tôi lại khác, cha mẹ anh em chẳng còn, ngay cả người vợ thân yêu đã cùng
tôi chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau sống tại quê hương trong những ngày
tháng tối tăm nhất của cuộc đời cũng đã bỏ tôi về bên kia thế giới. Năm
2005, khi tôi trở về làng cũ, chỉ còn 2 ông anh họ, một người đã gần 90
bắt đầu lú lẫn. Ông kia tròm trèm 80 tuổi, tai nghe nghễnh ngãng 99%
dân làng chỉ biết tôi là một ông già Việt Kiều. Khu nhà tôi ở, xưa kia
gồm một ngôi nhà 2 tầng, 2 nhà gạch, một giẫy nhà ngang và chuồng trâu,
chuồng lợn nay không còn một một viên gạch, không còn một chút dấu vết
cũ xưa. Qua hàng giậu thưa, tôi chỉ còn thấy một đám khoai sọ mọc xanh
rờn, mấy mái nhà tranh san sát và đám cây lạ hoắc. Đâu còn những hình
ảnh thân thương, chỗ đám khoai trước kia là chiếc sân gạch mênh mông
dùng để phơi lúa, có lúc bộ đội dùng làm sa bàn để tập trận tấn công đồn
Chợ Thi. Ngôi nhà thấp lè tè hiện tại, trước kia là ngôi nhà thờ 3 gian
2 trái, trước cửa là hàng hiên với 7 bậc thềm chiều ngang chừng 10
thước có hai con sấu ở hai đầu, trên là giàn hoa thiên lý. Vợ tôi vẫn
hái hoa nấu với cua đồng hoặc lấy lá non nấu canh với cá rô, cá diếc.
Chỗ khóm cây chuối kia, trước là phòng ngủ của vợ chồng tôi, ngày tân
hôn có tấm màn the xanh mầu mạ non và cành hoa mai trắng xóa bên cửa sổ.
Đây cũng là nơi đứa con gái đầu lòng của chúng tôi cất tiếng khóc chào
đời… Nơi đó, hiện nay có 7-8 gia đình sống chen chúc. Tất cả đều thay
đổi, kỷ niêm đẹp đẽ khi xưa đã biến mất theo thời gian gần nửa thế kỷ.
Quê hương yêu dấu của tôi chỉ còn sót lại chiếc ao 1 mẫu trước lối vào
nhà, cái giếng nước và cây gạo cằn cỗi ven đường. Như vậy, có còn gì đâu để cho tôi trở về sinh sống ? Ngoại trừ ngôi mộ của ông bà tôi và người bác ruột đã mất trước khi tôi sinh ra đời. Mấy ngôi mộ bây giờ chẳng qua chỉ là vài nắm xương tàn, một chút di vật còn lại của ông bà và bác tôi mà thôi. Ngày nay các con cháu của tôi đã mọc rễ
chùm, rễ phụ ở trên quê hương mới, Việt nam chỉ là những gì nghe cha ông
kể lại. Chúng chẳng thấy đâu là kỷ niệm êm đẹp, thân thương, mà toàn là
những cảnh nồi da nấu thịt. Khi xem cuốn DVD nếu không phải là những
cảnh chiến tranh, chạy loạn, di tản hãi hùng thì lại là những cảnh ăn
chơi quá đáng trái ngược hẳn với đời sống nghèo nàn lam lũ của người
dân, làm chúng chán nản không muốn về chơi, chứ nói gì đến việc về sinh
sống. Tình cảnh này, làm sao có tôi thể trở về quê hương cũ được? Tại
đây, tôi có con cháu đầy đàn và bạn bè cũ mới. Nơi đây còn có phần mộ
của cha mẹ tôi, vợ tôi và các em của tôi, chốn này dù sao cũng còn mang
nặng nhiều kỷ niệm vui buồn trong thời gian non nửa cuộc đời. Nhưng thôi, nghĩ ngợi làm chi cho hao tâm tổn trí, chẳng lâu la gì, chỉ vài ba năm nữa thôi, khi nhắm mắt xuôi tay, tôi sẽ chẳng phải bận lòng về chuyện gửi bộ xương già nơi chôn rau cắt rốn hay ở nơi đất khách, quê người hay trên quê hương mới này. Placentia đầu năm 2008
BÙI XUÂN ĐÁNG Hẹn HòLan Đặc hữuVƯỜN LAN RỪNG Ở HÒA THÀNH TÂY NINH
Lan rừng
Lan của rừng hương hoang sơ nguyên
thuỷ,
Như tình yêu vị ngọt tuổi đôi mươi...
Xin để hoa tươi nở giữa bầu trời,
Anh không thể giam hoa vào phố thị !!
Lan rừng
Ông Xương Ký không bớt tốc lực, quanh gấp để chạy vào sân nhà và nơi đó, ông thắng xe một cái két
rít dài lên.
Nhưng ông thất vọng lắm. Nơi thềm nhà, chỉ có vợ chồng ông Trần đứng đợi ông thôi. Ông chạy xe một cách thể thao như vậy cốt để cho một người kia thấy, nhưng người đó lại vắng mặt. Ông hơi lo trong bụng và tự hỏi: "Hay là nàng bịnh thình lình?" Ấy, vào phút chót, con người hay bị hụt giò như thế. Ông lại bàn thầm: "Hay nàng giả đau để có cớ thối thác? Nhưng không, xem ra, nàng đã nhẫn nại chịu số phận rồi kia mà!". Người khách đi xe hơi, tươi nét mặt ra và chào chủ nhà rất lễ phép. Vợ chồng ông Trần cũng đủ lễ trả lại, nhưng nét vui tươi của hai ông bà rất là gượng gạo. Ông Trần hỏi cho có chuyện mà nói, để khách đỡ bỡ ngỡ: - Xe không có mui à? - Thưa có chớ. Nhưng chiếc xe nầy kiểu tối tân, mui xe bí mật và ngộ nghĩnh lắm. Xe mới qua tới là tôi lấy ra liền. Đó là một chiếc xe hình dáng vừa vạm vỡ lại vừa nhanh nhẹn, sơn màu lam lợt. Đuôi xe hơi dài quá. Xe lại giống hệt xe trần, không thấy dấu vết sườn mui đâu cả. Ông Xương Ký chỉ giải thích mập mờ như thế mà không chỉ coi mui ấy giấu ở đâu. Ông lại hỏi một câu cốt dang ra xa đầu đề: - Thưa bà, cô Thu sửa soạn chưa xong, hở bà? - Xong rồi, nó sắp ra đây. Cả nhà tôi ai cũng đúng hẹn cả. Bây giờ khách đã xuống xe, đã đến gần chủ nhà. Hai người đàn ông bắt tay nhau. Khách có vẻ sốt ruột. Bà chủ nhà kêu với vào trong: - Thu a! Ông Xương Ký đợi con đây! Không nghe đáp, nhưng tiếng giày báo có người đi ra, rồi quả nhiên cô Thu đã hiện nơi khung cửa, tay xách va ly. Người con gái ấy mặc toàn đen và gương mặt u buồn cùng với màu sắc tang tóc kia gợi ra một tuyệt vọng vô biên. Nhưng quả cô ta đẹp tuyệt trần. Không kể chi tiết nhỏ mọn là nước da trắng mịn nổi bật lên bên cạnh y phục và màu tóc, màu mắt đen huyền, toàn thân cô là một bài thơ ca ngợi đường nét huyền hoặc của những pho tượng cẩm thạch cổ điển Âu Châu. Ông Xương Ký mỉm cười rất vô duyên, nghiêng mình rất vụng về để thi lễ. Cô Thu chỉ hơi ngả đầu. Bà mẹ giục: - Thôi con đi kẻo trưa, nắng lên rồi mệt đa! Nói xong bà đưa tay giành valy với con. Bà biết con sẽ không buông, nhưng như thế bà sẽ có dịp kéo valy và cả nó ra xe. Ông Trần chỉ đứng lặng nhìn, vẻ mặt bất nhẫn. Người khách chạy vội trở ra xe và làm một việc mà hồi nãy ông cố ý quên. Ông bấm vào một cái nút tức thì mui xe từ từ mọc lên. Mui xe là những tấm kim khí sáng trắng, tấm nầy đè lên tấm kia, xếp lại, kéo ra được, tất cả chôn giấu giữa lưng nệm sau và đuôi xe. Mui vừa mọc vừa bò ra, tới phía trước rồi cúi xuống níu lấy tấm kính cản gió. Ông Xương Ký lại quay kính cửa, kính nầy lại mọc lên đến đụng mui xe, hai thứ ấy ôm lấy nhau, khít rịt, một hột bụi vào cũng không lọt. - Kiểu tối tân, ông Xương Ký mỉm cười mà nói thế, mắt nhìn giai nhân để rình một vẻ thán phục nơi gương mặt nàng. Nhưng cô Thu vẫn thản nhiên như tượng đá. Ông Xương Ký không mở cửa xe cho người đẹp lên, lại mở đuôi xe. Một bồn rửa tay bằng sứ tráng men trắng nằm sẵn trong ấy. Chủ xe vặn một cái nút, tức thì có nước chảy ra. - Kiểu tối tân, ông ta lại khen. Nhưng thấy không ai xúc động cả, ông ta đành thôi và mời cô Thu lên băng trước. Bà Trần giọng van lơn nói: - Em nó còn dại lắm, xin ông thật tình sửa dắt nó. Bề gì rồi ông cũng cưới nó nay mai, ông hãy nương nó, chớ nên có gì đáng tiếc. - Thưa bà, tôi hiểu. Hai người trên xe chào hai người dưới đất, rồi chiếc xe tháo lộn ra đường một cách kiếm hiệp như khi vào. Phụ nữ đẹp ngồi trên chiếc xe đẹp bên cạnh một thanh niên đẹp thì đó là cảnh đẹp. Phụ nữ đẹp ngồi trên chiếc xe đẹp bên cạnh một người đàn ông đứng tuổi, tóc nhuốm hoa râm, cũng vẫn là cảnh đẹp. Nhưng trong trường hợp trước, người ta nghĩ nay đến sự xứng đôi vừa lứa. Trong trường hợp sau, người ta đoán đó là một ông cha góa vợ đưa con đi đâu đó. Cũng chẳng hề gì. Ngặt ông Xương Ký lại muốn người ta nghĩ khác, nghĩ theo trường hợp trước, và biết chắc là muốn thế không được, nên ông ngượng nghịu lắm. Cô Thu cũng một tâm trạng với ông. Cả hai cùng khó chịu. Ông Xương Ký muốn nói cái gì để bớt ngượng, nhưng vừa tìm ra được một câu hỏi xoàng là ông lại phải do dự ngay từ tiếng đầu. Ông muốn kêu cô Thu bằng em nhưng không đủ can đảm. Mà kêu bằng cô thì cũng tức. Ông là vị hôn phu của Thu kia mà! Ông Xương Ký góa vợ đã lâu. Ông Trần là bạn ông, lớn hơn ông bốn tuổi. Ông Trần là giáo viên về hưu. Không cam với hưu bổng, ông ta mở trường tư. Lỗ lã, nợ nần. Ông Xương Ký giúp cho để ông ta chịu đựng. Nhưng giúp mãi mà ông Trần cứ lụn bại, thành ra số nợ, sau khi đổi chủ, cứ to lần lên. Năm nay thì ông Trần kiệt quệ. Chỉ là bạn thường thôi chớ không thân thiết ơn nghĩa lắm, ông Xương Ký rất sốt ruột vì số tiền kẹt chết của minh. Tịch thâu bất động sản của nhà trường, chỉ vớt vát được mớ nào mà thôi, mà lại tội nghiệp ông Trần nữa. Nhưng một hôm ông Xương Ký lại nảy ra ý muốn tục huyền. Ông soát lại những phụ nữ mà ông quen biết và rốt cuộc chấm cô Thu. Quyết định đó là sự dở chứng của cái tuổi quá thì của người đàn ông. Ông năm nay bốn mươi hai, tuổi khó khăn mà người đàn ông lắm khi ngỡ trẻ như hai mươi. Nhưng ông xét kỹ, không thấy phạm luân lý. Cô Thu trẻ hơn ông những hai mươi tuổi. Phải. Nhưng ông không vợ, và cưới xin thật sự kia mà! Cái ngày mà ông tỏ ý muốn cho vợ chồng ông Trần nghe, ông bà nầy bỗng như lảo đảo say rượu. Một tuần lễ sau, sau khi nghiền ngẫm điều kiện của ông Xương Ký đưa ra là hủy hết số nợ, lại viện trợ thêm hai mươi vạn để tiêm thuốc khỏe cho trường, ông bà Trần thấy rằng hôn nhơn nầy, nghĩ kỹ ra cũng không có gì xấu hổ cho lắm. Còn một điểm khó khăn nhứt là cô Thu. Thu là nữ giáo viên nơi trường của cha. Nàng trẻ đẹp, rất trẻ, rất đẹp, không lẽ lại ưng ông già tóc bắt đầu điểm trắng. Bà Trần thạo tiếng ngoại quốc, có đọc truyện cổ tích Tích Tân và Ỷ Sơ của Pháp. Bà cứ mơ hão có được thứ tiên được yêu đương mà bà Hoàng hậu ấy đã trao cho con gái là công chúa tóc vàng Ỷ Sơ để nàng nầy uống lúc đi về nhà chồng, hầu yêu được người chồng già là ông vua hiếu sắc kia. Không có thuốc tiên, bà đành sử dụng những phương tiện thiết thực hơn: thuyết lý cho con thấy rõ nỗi nguy của nhà và hôn nhơn ấy là cơ hội may để cứu vớt những ngày cùng của ông bà: khi Thu đã nuốt nghẹn nhận lời, ông bà lại cho hai "trẻ" gặp gỡ nhau thường để Thu bớt xúc tâm lần lần. Ông Xương Ký thì tham lam hơn, mong Thu yêu mình. Ông đã nịnh đầm, đã biếu quà, đã lịch sự, đã thơ mộng, đã ăn tiệc, nhưng vô hiệu quả. Nay ông xin đưa vị hôn thê đi Ban Mê Thuật cốt để khoe những mặt khác của ông: ông còn khỏe và rất thể thao; lái xe hơi chạy đường xa như không không, leo đồi, trèo cây, lội rừng, băng suối tắm nước hồ lạnh, thảy thảy không thua ai. Và biết đâu, trong một phút kia, giữa cảnh hùng vĩ của cao nguyên, trên bờ các suối mơ khảm toàn rêu nõn, nàng lại không cảm bài thơ man rợ của rừng sâu, và khi cảm xúc, lại không yêu được người dìu dắt ở bên cạnh nàng? Ông bà Trần, vốn biết ông Xương Ký đứng đắn và thành thật nên ưng thuận. Cô Thu thì một liều, ba bảy cũng liều. Và cuộc quảng cáo rầm rộ xui cô cũng muốn biết đất mới Ban mê thật ra sao, biết những Sơn nữ hồn nhiên mà cô rất thích qua các tiểu thuyết đường rừng lãng mạn. Với lại chính cô cũng cố gắng để yêu cho được người chồng già, cho đỡ khổ tảnh lấy chồng so le của cô. - E... m... cô có đem theo đủ các thứ cần dùng chớ? - Có. Một câu hỏi hơi dài, một câu đáp quá ngắn. Rồi thôi. Những cặp vợ chồng son trẻ trên những chiếc xe mà họ gặp dọc các phố lại càng khiến họ khó chịu hơn. Có những đôi trai gái rất xấu xí trên những chiếc xe khổ, có những đôi trai gái chênh chông với nhau về sắc đẹp trên những chiếc xe tầm thường. Nhưng họ lại ước nếu được như vậy còn đỡ hơn. Khi qua khỏi cầu Băng Ky, ông Xương Ký cho phóng xe mau để qua mặt những chiếc xe trên đó có người cứ ngó ngoái lại mà dòm. Ông ghét nhứt là vết pa có đèo phụ nữ, vì luôn luôn đó là những cặp rất xứng lứa, và người ham mặc sơ mi ngắn tay để khoe bắp thịt của mình. Khỏi ngã ba Bình Triệu, họ qua một cánh đồng minh mông mà người địa phương gọi là đồng Chó Ngáp. Gió thổi vù vù lại thêm năm nay, cái lạnh của tháng chạp còn chần chờ ở nán lại lâu quá, nên Thu rùng mình rồi khoanh tay lại trước ngực. Ông Xương Ký vuốt lại tóc mình. Tóc nầy ông nhuộm đen mấy tháng nay: Nước thuốc nhuộm cho tóc một màu đen kỳ dị và giả tạo, lại làm tóc cứng ra, không thể chải bằng gôm, bằng gì được nữa. Nó rối bởi trước gió ngược chiều nên ông thấy cần phải sửa sang lại cho nó có trật tự một chút và nhứt là để lấy cánh tay đưa lên đó mà che, hầu liếc nhìn người bạn đang làm một cử chỉ khả ái. Bỗng ông Xương Ký ngây người, suýt lạc tay lái. Không, đừng ai nghĩ quấy gì hết. Đành là ông đang nhìn hai cánh tay khoanh lại trên ngực của Thu, và đành là ông đang nhìn cái ngực ấy. Nhưng quả không phải hình ảnh tuyệt mỹ kia làm ông say sưa. Chính hai bàn tay trắng như bông của nàng nằm trên nền áo đen đã gây xúc cảm dữ dội ấy vì nó nhắc ông đột ngột nhớ đến một điều mà ông xao lãng mấy hôm nay, vì bận chuẩn bị đi với người vợ chưa cưới. Một năm nay, ở Sài gòn có phong trào chơi lan rừng. Từ Đà lạt, Gia linh, Blao, Ban Mê Thuật người ta gỡ trăm ngàn loại lan đem về bán tràn ngập đô thành. Ông Xương Ký không thua ai hết về mặt ăn chơi, hưởng thụ. Quanh nhà ông, toàn những lan là lan. Một hôm ông thấy một người đàn bà Âu cầm một khóm lan kỳ lạ: lan cành trắng như tuyết, không có lấy một chiếc lá, dáng khô khan như nhánh chết, mà hoa lại đen huyền. Màu đen của bông lan ấy láng mướt như nhung, lại lóng lánh sáng như bạc, nếu nhìn cánh hoa ngang mắt, ngỡ lan nầy cũng nhiều như các thứ khác, ông không hỏi thăm người cầm, chỉ đi tìm mua, nhưng tìm mãi không ra. Suốt mấy tháng, ông Xương Ký mơ thứ lan đen kia. Ông chiêm bao thấy mình lên rừng và gặp cả một khu toàn lan đó. Ông săm soi huyền lan, vuốt ve nó và lạ sao, trong hoa hiện ra một sơn nữ da trắng, y phục đen, chạy trốn trong khói lá xanh rậm của rừng già. Người sơn nữ ấy mặt hao hao giồng Thu và như Thu, cũng mơ buồn không dứt. Đêm nào ông cũng thấy sơn nữ, khi nhập vào hoa, khi từ trong hoa mà ra. Vốn thuở nhỏ thích xem truyện Tàu và truyện đường rừng của ta, ông Xương Ký tin có hồn hoa, có yêu tinh lan rừng và sự tích huyền lan của ông, như thế, càng tăng thêm. Đã bảo, tuổi quá thì rất khó khăn. Ông Xương Ký mơ mộng như một thiếu niên. Trong trí ông, các thứ đó bị xáo trộn lại: ông chạy tìm lan đen; hồn lan đen từ trên rừng sâu, cảm động trước tâm thành của ông, nên hiện ra để kêu gọi ông lên đó rước nàng về. Hay hồn ấy lại nhập vào xác của Thu cũng nên? Ông Xương Ký định bụng thế nào cũng đi tìm hoa, tìm hồn hoa. Nhưng từ hôm mời Thu đi Ban Mê Thuật với ông được rồi, ông mừng quá, quên mất người sơn nữ trong mộng. Hai bàn tay no và non và tráng mịn ló ra khỏi hai tay áo đen mướt, nằm trên gò ngực huyền bổng xua mơ cũ tới. Người yêu ngồi bên cạnh đây rồi, gần gũi quá, nên không còn sức quyến rũ mạnh của người trong mơ nó hão huyền như bọt xà bông mà trẻ nhỏ thổi lên không trung, lóng lánh nhiều màu. Phải chăng là như vậy? Nếu không, sao ông vẫn mơ sơn nữ, mặc dầu ngồi gần Thu? Không, thật ra, gần Thu mà vẫn xa Thu như từ thuở giờ. Sự gần gũi về thể chất không thỏa mãn được tâm hồn ông Xương Ký, nó lãng mạn, nó mộng hão như một chàng trai trẻ. Thành ra gần Thu, ông không say sưa được mà vẫn ước mong chưa toại, và cứ mộng đến Thu qua hình ảnh hão huyền của hồn lan trong giấc chiêm bao. Xe lướt gió vùn vụt. Sợ Thu lạnh, Xương Ký vói tay mặt quay kính lên, rồi càng phóng mau thêm nữa. Qua những cầu gỗ hẹp, ông không thèm bớt tốc lực, chiếc xe nhảy lồng lên trên những đầu cầu bên kia. Ông Xương Ký mỉm cười, biết rằng Thu đương thót ruột. Chắc Thu sợ hãi và giận ông lắm. Nhưng qua những cơn giận áy, thấy không việc gì, chắc chắn Thu sẽ nghĩ đến hai cánh tay của ông mà nàng sẽ đoán là còn rắn chắc, bắp thịt còn đủ sức dẻo dai, tinh thần còn đủ lanh lẹn, mắt còn đủ sáng tỏ. Rồi sau nhiều trận như thế, nàng sẽ quen đi, say tốc lực như say rượu bia nhẹ, trí nàng sẽ triền miên với cái động, lòng nàng sẽ mê man bối rối vì hai thứ tình trái ngược: kinh sợ và ham nhanh. Một khi tâm trạng ấy xâm chiếm lòng nàng thì nàng sẽ có cảm giác nhỏ bé, cảm thấy cần được bảo vệ và cố nhiên nghĩ đến người bên cạnh và sức khỏe của y. Đành rằng tình yêu không đến sớm được liền sau cuộc say sưa đó. Nhưng quả những giây phút nầy là những hột cát phù sa bồi đắp xây dựng lần lần mối tình mong ước. "Còn nhiều dịp nữa mà! Ông Xương Ký tự bảo thầm. Rồi nàng sẽ thấy mình trèo cây, mình tắm suối lạnh". * * Ông Xương Ký gởi Thu nơi nhà một người chị, chủ hiệu uốn tóc độc nhứt tại thành phố Ban Mê Thuật, còn ông thì tạm nghỉ nơi trại của một người bạn, chủ đồn điền. Cả hai người, không ai có ý xem hội chợ, nhưng ông Xương Ký cũng đưa Thu đến đó. Ông nghĩ trong một hội chợ nhà quê người đi xem chắc là cục mịch và sẽ không có những cặp vợ chồng xứng đẹp nó làm cho ông và Thu bị tự ti mặc cảm. Nhờ thế ông sẽ dạn ra, bảnh thêm được với vị hôn thê quá trẻ, và riêng Thu nàng cũng sẽ bớt ngờ ngợ vì ông chồng quá già. Ông Xương Ký nhớ rõ là hôm qua, khi ra khỏi thành phố Sàigòn là ông nghe dễ chịu ngay và lén dòm Thu thì nhận thấy mặt nàng cũng giãn ra như trút được một gánh nặng. Vì ra khỏi đô thành là thôi gặp những chàng và nàng tốt đôi, là khỏi bị ám ảnh vì sự so sánh thường xuyên giữa họ và mình. Nhưng ông ta đã lầm. Người Sàigòn ở đâu cũng có mặt cả, giữa cao nguyên họ vẫn lên để mà trẻ đẹp. Người đàn ông đứng tuổi nào khác có thể hãnh diện được khi đi với một cô gái trẻ. Nhưng vị hôn phu nầy khác hơn họ. Ông không cần dư luận bên ngoài trầm trồ ông tốt phước, mà chỉ cần sự cảm thông giữa người yêu và ông thôi. Sự cảm thông nầy không có là ông tủi thân, là ông xấu hổ như nghe rõ chính Thu đang nói lớn lên để chê ông là già. Ông Xương Ký đành phải trốn bằng cách chúi mũi vào các gian hàng. May quá, Thu bỗng vui lên và nói: - Đẹp quá, đẹp quá! Đẹp thật, ông Ký cũng nhận thế. Những tấm vải do người cao nguyên dệt, mới xem ngỡ hàng ngoại quốc. Chỉ có ba màu thôi: đen, trắng, và đỏ mà họ kết hợp lại thành những kiểu mẫu trang hoàng rất là mỹ thuật, màu sắc dùng rất tiết độ. Chỉ tiếc là sợi quá thô và mặt vải quá thưa. Vải dệt thành những tấm dài từ hai thước đến trên ba thước. Ông Ký cầm lên một tấm rồi nhìn Thu hỏi trống: - Cỡ may mặc được không? - Thưa quá! Thu cũng đáp trổng lại nhưng ông Ký nghe êm ái như ai vuốt lên tim mình. Đây là lần thứ nhì mà giai nhân thốt lời, và lần thứ nhứt mà người đẹp trao lời với ông. Đâm bạo, ông xổ tấm vải, hai tay cầm vải dang ra rồi phủ vải ấy lên mình Thu và nói: - Đẹp lắm. Nhưng có vẻ cổ sơ. Nếu... em mặc đầm thì may cũng được. Nói được tiếng em, ông Ký thấy là dễ dàng quá. Chỉ khó lúc tiếng đó còn nơi cổ họng, chực vọt ra mấy mươi lần mà vẫn lấp ló như con dế hang. Bây giờ nó ra xong mà nghe sao mà không có gì khó khăn hết. Vậy mà từ lâu ông không dám nói, nghĩ cũng lạ. Thu cúi xuống dòm vải nằm trên mình nàng, chống đầu gối ra để xem nó có dịu, có nặng mình hay không và hai ngón tay mân mó sớ vải. Vụt có sáng kiến mới, ông Ký nói, giọng reo vui: - Hay là em may một bộ y phục trá hình mặc chơi. Phải, em choàng vải nầy lên mình, xem giống như một cô sơn nữ. Nói tới đây, bỗng ông nhớ lại cô gái trong chiêm bao. Nhưng lần nầy sao người con gái ấy bớt quyến rũ nữa. Có lẽ nhờ gần được với người đẹp trước mặt. Dầu sao, ông cũng nghĩ đến lan đen mà ông tha thiết muốn có một kiểu mẫu trong vườn. Thu ngước lên mỉm cười: - May áo ghế bành thì được. Ông Xương Ký mua năm tấm vải nền đen, và năm tấm nền mỡ gà, cả thảy đều để tặng Thu: Ông lại mua nào gạc nai, gùi, mác để biếu bạn hữu, ôm vác kè kè như hai vợ chồng mới, đi mua sắm để dọn nhà lần đầu. * * Cuộc đua voi, và đua ngựa không yên cương là một trận hửi bụi không tiền khoáng hậu. Nhưng đó là trò mà Thu thích nhứt. Ông Xương Ký nghe mình hứng dử lắm trước nỗi vui của ngươi yêu. Ông còn chưa biết làm cái gì hơi động, hơi ồn cho nó có vẻ trẻ ra để xứng với vẻ hân hoan của bạn thì may quá, đoàn ngựa đua giải tán, lướt chậm tới chỗ hai người đứng. - Anh ơi, cho tôi cỡi thử một chút chơi. Ông xin liều như vậy mà một người kỵ mã trai trẻ kia nghe hiểu, xuống ngựa liền và mời ông. Ngựa tuy nhỏ thó nhưng không có yên cương gì cả. Nó lại có vẻ hăng lắm khiến ông Xương Ký đâm sợ. Biểu diễn trước người yêu mà thành công được thì tuyệt nhưng nếu rủi bị ngựa quăng xuống đất thì đi đời kết quả ít ỏi của cuộc chinh phục trong mấy ngày nay. Nhưng không thể lùi được nữa, ông Xương Ký bậm môi, vói tay níu gáy ngược rồi thót lên lưng nó. Không việc gì đáng tiếc xảy ra cả. Con ngựa vưng theo cái thúc chơn của ông, bắt đầu nhảy. Nhưng mới chạy được một quãng, nó lồng lên, nhảy dựng lên như con chó đi hai chơn trong rạp xiếc. Muốn còn ngồi ngay được, nghĩa là thân mình khỏi nằm ngã nằm, vì lưng ngựa đã đứng sững lên như tấm vách, ông Ký níu chặt gáy ngựa và áp sát mình vào lưng con thú. Ngựa khó chịu, thôi lồng nữa, nhưng lại vục vặc đầu lia lịa để thoát gáy ra khỏi người cỡi. Tuy nó đã đứng lại bốn chơn như thường, nhưng người kỵ mã không dám rời lông cổ nó ra. Thoát không được, ngựa sải tán loạn, làm đủ trò chứng để quăng gánh nặng trên lưng. May quá, nhờ ngựa nhỏ thó, nhờ ông Ký cố bám níu như đó là vấn đề sống chết, nên sau một hồi nổi loạn, con vật chịu thua. Nhưng ông Ký không dám trổ tài lâu nữa. Bấy nhiêu đó hơi vữa đủ rồi, tiếp thêm, rủi không xong, sẽ khổ thân lại mang nhục trước giai nữ. Bấy giờ áo ông Xương Ký ướt mồ hôi như vừa mắc mưa: Ông thở không kịp và ở hai bên màng tang, ông nghe mạch máu nhảy như muốn bứt ra. Ông trở về chỗ Thu đứng đợi ông, cố đi thật chậm để khi đến nơi, bớt thở cho dễ coi một chút. Khi đang đi, trong một giây, ông nghe choáng váng muốn té xỉu. Qua cơn đó, ông cảm thấy thân già mà cố làm trẻ thì thật là khổ. Tủi thân quá, ông bỗng nảy ra cái ý bỏ vãi tất cả. Hạnh phúc đâu chưa thấy mà đã khổ thân như tội đồ bị bắt buộc làm những công việc quá sức mình. Nhưng dòm lại người ngọc đàng xa, ông nghe được kích thích như người leo cột mỡ vào những ngày hội, mệt nhoài ra, trèo lên tuột xuống hoài, mà vẫn cố gắng vì bị giải thương treo ở đầu cột lôi hút mãi. Đêm ấy ông Xương Ký trằn trọc đến khuya không chợp mắt được, Ông bận trí về sự dùng thì giờ ngày sau đó. Đưa Thu đi đâu cho nàng vui, mà ông lại trổ tài được? Người chủ nhà có mời đi săn. Đi săn bằng khí giới cổ sơ do người Thượng tổ chức. Nhưng ông sẽ làm gì được trong cuộc săn ấy. Có lúc ông Ký nghe chán lạ. Ông cảm thấy mệt mỏi vì sự chinh phục thường xuyên nầy. Không phải chỉ mệt mỏi về thân thể mà về cả tâm thần. Cái gì mà không giờ phút nào khỏi nghĩ đến việc làm vui lòng người vợ chưa cưới? Chẳng những thế, cuộc chinh phục sẽ bị tiếp tục một khi cưới xong người đẹp. Chồng già, vợ trẻ, không thể buông trôi như những cặp mà anh chồng không so le với vợ. Mệt ôi là mệt! Ông Ký nhớ lại thuở trai trẻ, ông đã o mèo như bất kỳ ai. Ông đã chịu khó, đã bền chí một cách gian khổ, nhưng sao không thấy chán nản như bây giờ. Phải chăng vì thuở ấy, tình yêu, đối với ông thiêng liêng lắm. Ngày nay thì ái tình đã mất vẻ huyền ảo của nó, bao nhiêu ý đẹp đã tan, đã lắng xuống, chỉ còn nổi lều bều lên như bọt dơ, những cái gì chỉ dính líu đến vật chất mà thôi. Mà về vật chất, cố công như xưa là uổng công. Tuy suy luận như thế, ông Ký vẫn không bỏ cuộc được vì ông đang ở vào tuổi quá thì như đã thấy trên kia. Không say đậm với tình yêu như hồi trẻ nữa, nhưng vẫn hơi điên dại như trai tơ. Rốt cuộc ông nhắm mắt với quyết định ngày mai đưa Thu theo đoàn săn bắn của chủ đồn điền. * ** Cuộc đất dợn sóng như mặt đại dương. Mà đây toàn là sóng thần cả. Không phải thần về sự cao, mà chỉ về sự rộng lớn thôi. Mỗi trái đồi to độ bảy tám mẫu, liên tiếp nhau trùng trùng điệp điệp như một bầy thú lưng gù đang ăn cỏ giữa trời. Ở những khu đất không có rừng, bầy thú nầy hiện ra đông đúc như kiến. Đoàn săn gần hai mươi người Thượng, toàn là phu ở đồn điền của bạn ông Xương Ký, người chủ đồn điền ấy, Thu và ông Ký. Để cho gọn, dễ day trở, người Thượng hôm đó không thèm mặc y phục, chỉ đóng khố. Mười tám người không võ trang mà chỉ mang tù và. Còn hai người kia thì cầm mỗi người hai cây ná và mang mỗi người hai gùi tên thuốc. Khi qua khỏi một cánh rừng, cả đoàn đổ ra một khoảng trống rộng bảy quả đồi. Sau một lịnh của hai người Thượng đứng tuổi có võ trang ná, mười tám người kia túa ra, chạy lùi vào rừng trước mặt và hai bên. Bọn người ở lại ngồi trên chóp trái đồi cao hơn hết ở giữa khu đất. Đồi trọc lóc, cỏ đế cũng không cao. Họ như đang tắm lội giữa một hồ tắm mà bờ hồ là rừng xanh bao quanh đó. Độ nửa tiếng đồng hồ sau, tù và khắp bốn phương tám hướng túa tên một lượt. Hai người Thượng đứng lên giương ná, đặt tên vào, rồi trao cho chủ đồn điền và ông Xương Ký mỗi người một cây. Giây lâu, nhím, trút, chồn, thỏ từ trong rừng rậm chạy tán loạn ra ngoài. Đây là một cuộc săn nhỏ, tổ chức mua vui, người đuổi thú đã ít oi lại không đi xa, nên không có thú lớn chạy ra. Hai người Thượng bắn trước. Dây ná kêu lên một cái xạch, tên bay véo một cái là hai con vật ngã quay ra. Ông chủ đồn điền bắn một phát, trật lất, rồi cười ha hả mà hỏi Thu: - Chị xem tôi bắn có tài không. Nhứt phát là nhứt trúng... đất. Thu thở không khí lành từ sớm đến giờ nên cũng trở nên vui tánh cười theo rồi vừa chỉ vừa khen: - Mấy ông Thượng kia bắn sao mà y như là con vật bị cột gần sát họ. Ông Xương Ký cũng bắn một phát. Trúng ngay đích, thật là may kỳ lạ. Nhưng con mồi lại là một con trút vảy dày và cứng nên mũi tên trợt lớt rơi xuống đất. Con vật tiếp tục chạy như không có gì xảy ra, khiến Thu nheo mắt cười giòn rụm mà chế nhạo: - Coi con trút kìa, nó lêu lêu mắc cỡ kia! Ông Xương Ký sung sướng đến muốn rơi cây ná. Ông sung sướng vì bắn trúng mồi thì ít mà vì được Thu chế giễu thì nhiều. Sự chế giễu ấy không ác ý, trái lại chứng tỏ cảm tình, muốn thân mật và hàm kín đáo sự khâm phục tài bắn của ông. Lần cỡi ngựa tuy không suông sẻ, và lần bắn nầy tuy cũng trục trặc nhưng quả đã khiến Thu. có cảm tình đôi chút với vị hôn phu già. Chắc cô ta đã bảo thầm trong bụng: "Tuy không xong xại gì chớ cũng đỡ hơn các thanh niên ôm măng-đô-lin, ôm ghi-ta nhiều lắm!" Bắn được một phát, ông Xương Ký rất toại chí vì đã gần đạt mục đích. Chỉ gần đạt thôi mà toại nguyện được là ông biết không thể nào đạt hẳn. Tệ hơn hết, bắn lần sau, sẽ trật lất như ông chủ đồn điền kia. Nhưng cái tánh muốn làm tàng, tới già con người bỏ cũng chẳng được. Nên ông ta lại toan bắn nữa. Nãy giờ ông ta đã quan sát cách lên ná của người Thượng. Họ làm công việc ấy như chơi chơi: đuôi ná chống vào bụng, tay trái giữ ná, tay mặt vói lên vai để rút tên ở chiếc gùi mang sau lưng. Tay rút tên ấy lại hạ xuống và cùi chỏ của tay đó kéo dây ná. Cùi chỏ kéo dây vào bụng và cùng một lượt bàn tay đặt tên lên mình ná. Cứ nhìn họ làm, ông Ký nghe dây ná rất mềm, cung ná rất dẻo và trò lên ná là trò trẻ con. Nên chi ông cũng lập y lại những cử chỉ đã quan sát được. Nhưng khi ông hạ tay rút tên xuống thì cùi chỏ của ông chỉ kéo dây ná vào bụng ông được vài phân thôi. Cung ná xem ra cứng rắn nhường sắt, không chịu cong thêm một chút xíu nào cho dây dễ kéo. Cùi chỏ đè lên dây bây giờ lại đau như bị thanh sắt quất vào và càng cố sức kéo, đuôi ná càng chống mạnh vào bụng đau như bị ai thọc gậy mạnh. Rõ cuộc săn bắn nầy là một buổi chơi thể thao của những ông bụng bự, chỉ ngồi trên dàn mà xem người ta đá banh. Ông Ký và bạn ông cũng thế, đợi người ta lên ná sẵn mà bắn thì được, còn chính mình thì không cử động bao nhiêu. Cho đến con mồi cũng phải có người đuổi ra trước mặt chớ họ không chịu cực được mà lội rừng để tìm mồi. Ông Ký nói gượng: - Trời, đau nơi bụng chết đi thôi, làm sao mà tiếp tục chống để lên dây! - Đâu anh chống dưới đất rồi lên thử coi. Bạn ông Ký biết ông cố che lấp sức yếu của ông, nên đùa như thế. - Không, như vậy lại càng không được. Khi mà nắm trái tay ai có sức trời kéo cũng chẳng nổi. Tuy lỡ một dịp biểu diễn thể thao, ông Xương Ký cũng rất bằng lòng mà chưa mang nhục. "Ná mọi" kia mà! Nó nổi danh là cứng như thép, thì giương không nổi cũng chẳng xấu hổ bao nhiêu. Vả lại, ông chỉ vì chịu đuôi ná vào bụng không quen thôi, chớ ná thì ông bảo kéo được kia mà. Thích một cái là Thu đi bộ thì thở hổn hển, còn ông thì không. Ông đã già đâu, bằng cớ là lội rừng, ông tỏ ra khỏe hơn cô gái hai mươi nhiều. Người Sàigòn lần lượt về và ngày hội chợ bế mạc, cảnh có vẻ như một đám hát đình nhà quê ngày đưa sắc thần. Tỉnh ly nhỏ ấy thâu hồi lại sự sống bình thường của nó với toàn là những gia đình tận lực làm ăn để gây sự nghiệp. Đi rong phố, rất ít người, mà họ cũng đi đâu đó có việc gì chớ cũng chẳng phải đi khoe áo như ở Sàigòn. Những cặp vợ chồng công chức đi dạo mát cũng rất là khiêm tốn, đến những người vợ tây sở cũng tỏ ra con nhà. Cặp Thu - Ký nghe dễ thở bội phần. Lần nầy đôi bạn so le được người ta nhìn để trầm trồ vì ông Ký dầu sao cũng "đẹp già", và nhờ biết ăn diện nên xem cũng khá trẻ ra, nhứt là khi xen lẫn với toàn những người bận làm ăn, ai cũng không tươi lắm. Họ hết bị nhìn bằng những vẻ mặt kinh ngạc như khi ở Sàigòn hoặc khi đang giữa hội chợ. Ông Ký nghĩ nếu ở đây luôn, sống với đồn điền, có lẽ hạnh phúc được nhưng ông biết chắc không thể chôn vùi tuổi hai mươi của người vợ trẻ nơi chốn thâm sơn nầy mà không bị phản đối. Tuổi hai mươi ham sống biết bao nhiêu! Nhưng họ ham sống với xã hội loài người, cái xã hội phù hoa, chớ dễ gì ham sống gần thiên nhiên hoặc gần xã hội cần cù ở đây. Cô Thu cũng thấy là không khổ lắm nếu theo chồng sống trên các đồn điền nầy. Nhưng rồi nỗi nhớ ánh sáng và tuổi trẻ ở đô thành luôn luôn ngùi ngùi như là nỗi sầu xứ của một kẻ lìa quê. Tạm trong vài ngày nầy, cô thấy cũng dễ chịu và gần vị hôn phu già, cô lần lần tìm được thêm nhiều đức tánh của người nầy và cả nhiều chi tiết về sự trẻ đẹp muộn màng của hắn. Thu có đọc một quyển sách ngoại quốc, trong đó có tác giả đề cao người chồng già. Người nầy giàu kinh nghiệm về mọi mặt, biết đoán ý muốn của vợ, biết xử thế với những bạn bè của vợ, sành đời hơn người tình nhân trẻ tuổi nhiều. Thu nhận là sách nói đúng khi gần gũi ông Ký, nên cảm tình đối với vị hôn phu cũng bắt đầu nứt mộng đâm chồi. Người con gái đang thì nào cũng đói yêu đương. Nếu gặp người lý tưởng được thì tuyệt. Bằng không, lắm khi tình yêu đi lạc nên cũng đến lắm cô lầm lỡ với người già. Trong trường hợp Thu - Ký, lòng cô gái đang muốn phiêu lưu. Nề nếp nhà chắc chắn sẽ giúp cô khỏi ngả với ai hết. Nhưng người bạn già nầy, cô đang đói lại cối và cố sức yêu, nên cố nhiên tình yêu của cô bắt đầu lấp ló. Ông Xương Ký đoán hiểu tâm trạng của Thu. Ông rất sành về lòng người nên mới có cuộc đưa Thu đi chơi nầy, thì sao bây giờ lại không hiểu được. Nhưng quả là chán phèo, cái trái cấm ấy một khi đã gần hái được. Chán vì mệt mỏi quá rồi. Trên sân khấu, người Ký trẻ chỉ dán râu vào mép, bôi mặt sơ sịa và thêm vào đó một chút tài nghệ là làm lão già được, mà chỉ trong vài giờ thôi. Anh kép già nầy, trái lại, không thể hóa trang được mà phải trổ tài nghệ tuyệt luân ròng rã ngày nầy qua ngày khác để làm kép nhứt trẻ trung thì còn khổ nào bằng. Cái khổ nghĩ chắc sẽ không bù lại được với cái hạnh phúc mong muốn, nên chán là phải. Hồn lan rừng thế mà ít đòi hỏi hơn. Nó lại quyến rũ như một một nước xa đối với người bộ hành trên sa mạc. Sức nóng của nắng trưa đủ làm sai lạc thị giác của người nầy, nên mội nước càng được trang trí bằng muôn ngàn màu sắc rực rỡ ma quái khác. Ừ, lan rừng! Từ hôm lên rừng đến nay, ông Ký quên mất nó. Phải tìm nó mới được. Ông đã đưa Thu vào những thôn xa, đã thấy hằng vạn nhánh cây có lan bám vào, nhưng chưa hề gặp lan đen lần nào cả. Có một buổi vào thăm một cái nhà dài của người Thượng, ông nhìn dưới bộ ván dài thấy một cành lan đó, mà đã héo khô. Người Thượng ở trong những ngôi nhà dài hai mươi thước. Ván cũng dài gần bằng nhà. Hôm đó, trên ván có mấy mươi người đang lên cơn sốt rét ngã nước nằm la liệt nên ông không hỏi gì được. Từ đó, không hề thấy dáng lan đen nữa. Hôm nay ông Ký đưa Thu đến một con suối ít người biết đến. Ông thích những nơi hẻo lánh, ông lại cố ý đi xa để tìm hoa lạ. Riêng Cao Nguyên không dày mịt như rừng dưới ta. Giữa những thân cổ thụ mọc rất hiếm những dây leo, những kè gai, những mật cật lá rè, nên ông Ký dắt bạn xâm nhập đại vào khối cây xanh, không theo những lối mòn mà ai cũng biết. Ông biết hướng con suối đâu, và đi liều lĩnh như thế mới đổ ra được những bến lạ chưa hề thấy dấu chơn người. Suối báo hiệu bằng một vùng đất hơi ẩm, phủ rêu nõn. Nó lại lên tiếng trước bằng lời chim như tụ về đó để uống nước. Đến gần sát bờ mới nghe thủ thỉ dưới lá. Nếu một chiếc xuồng thả trôi theo dòng xuôi thì người ngồi xuồng có cảm giác là đi xe lửa và đang chun vào hang núi. Cây giao nhánh giấu mất dòng nước dưới mắt kẻ tò mò; suối sống âm thầm trong rừng sâu nên được một người ham sống âm thầm như thế tìm đến. Đây đó vài giọt ánh sáng nhểu xuống từ trên vòm lá. Có giọt to như giọt nước máng xối lúc trời mưa lớn, soi sáng nếp sống thân mật bên trong. Hai người dòm xuống thì thấy dưới đáy một màu lục sậm, có nơi đen ngòm khiến Thu rùng mình tưởng tượng đến những con thủy quái hung dữ ẩn nấp đâu dưới đó trong một hang hiểm hóc nào. Nàng thò tay xuống nước rồi toàn thân mọc ốc. Nước lạnh như nước trong một ly nước đá bào. Cái lạnh lại theo đi mà chạy mau như điện đến lưng người. Đây là một thứ lạnh, khó chịu như cái lạnh dún mình lúc sắp đến cơn sốt rét rừng. - Tắm em nhé, ông Ký nói. Thu lắc đầu. Nàng có đem y phục tắm theo, nhưng vì ớn màu lục đen dưới đáy nước, ngại sức lạnh của suối và nhứt là e dè trước ông Ký nên nàng bỏ dự định tắm đó. - Công trình đi đến đây mà không tắm cũng uổng. Ông Ký vừa nói vừa cởi ra y phục một cách tự nhiên. Cũng không nài nỉ thêm gì người yêu cả. Khi chỉ còn đồ tắm trên thân mình, ông ngó quanh quất và mừng rỡ mà thấy một cây quỳ. Cây như mọc lên được một thước thì bị ai nuốn ngã nằm. Nó tiếp tục lớn lên bằng cách bò dài ra, và vô tình bây giờ dùng làm ghế được. Ông Ký cầm tay Thu mà dắt đi, nàng không chống cự. Ông đưa nàng đến gốc cây quỳ ấy rồi bước lên trước mà nói. - Thôi, em ngồi đây, đợi anh tắm mát vài phút rồi ta đi tìm lan. Cây quỳ bò ra mặt nước nên ông Ký khỏi phải xuống, đợi Thu ngồi xong ông theo cây mà ra giữa suối như đi cầu khỉ. Sách khoa học quả quyết rằng con người không già nơi tuổi tác mà già nơi sự suy mòn của thớ thịt. Có người sáu mươi mà thớ thịt còn tươi, trái lại có người ba mươi mà thịt đã bắt đầu lão. Nếu sách nói đúng thì ông Ký còn trẻ. Thân mình ông quả còn đều đặn, các bắp thịt quả còn sơn sở. Không biết suối sâu hay cạn, ông cũng chắp tay phóng xuống vì thân cây mà ông đứng, không cao cho lắm. Nước suối văng tóe lên rồi mặt suối khép lại sau gót chân người nhảy. Vài giây sau, ông Ký trồi đầu lên cách đó gần mười thước. Vì ông phóng xuôi dòng nên bây giờ phải lội ngược về chỗ cũ. Nước chảy thấy thì rất mạnh, thế nên ông Ký lội cũng vượt tới mau lẹ như lội rạch đất bưng. Khi về ngay cây quỳ ông nhắm nhía rồi lướt qua khỏi đó vài thước. Đoạn thả trôi xuôi trở lại. Trôi tới thân cây, ông từ dưới nước phóng lên, níu lấy cây quỳ, đánh đu lộn ngược nơi đó. Ông đang say với sự khoe bắp thịt như một nhà điền kinh mê tập luyện vào buổi sáng, bỗng một tiếng kêu thất thanh của Thu trên bờ làm ông rụng rời. Ông Ký rơi xuống nước rồi không kịp nhìn, bơi sải vào bờ sau vài ba cử động mạnh của tay chơn. Khi ông trườn lên bờ thì thấy Thu đang té ngửa xuống và cũng lẹ như chớp, ông nhảy lại đống quần áo, chụp lấy cây mác cán dài rồi day lại chặt chụp xuống một cái, sát đầu Thu. Máu phun có vòi... Đó là một con trăn con, vụng về tập sự quất mồi, hay giỡn chơi cũng nên, hệt như con chó con lạ gì cũng cắn rồi tha đi cho đỡ ngứa răng. Thấy cô Thu ngon quá, nó quấn chơi, chớ con mồi to như vậy, làm gì nó ăn được. Đuôi trăn đang quấn cổ vội tháo lẹ ra trong lúc đầu lăn lóc muốn bò thoát đi. Nó sẽ không bò được xa nhưng ông Ký cũng chẳng thèm biết tương lai đích xác của nó. Ông bận đỡ Thu lên, Thu mà giờ đây đang nằm trên tay ông, Thu ấy mặt cắt không còn một hột máu và nhăn lại như nhờn gớm cái gì. - Em có làm sao không? Thu mở mắt ra, rồi rùng mình: - Chỉ nghẹt thở trong một giây. Nhưng nhờn quá, nó lang láng, nhơn nhớt ghê muốn chết. - Chết là nó, chớ không phải em. Em xem kìa... - Thôi, ai dám ngó nó... Anh... Giọng Thu nhõng nhẽo như trẻ con sợ ma, và tiếng "Anh" thốt ra để toan nói một câu còn ngập ngừng nơi cổ họng, tiếng ấy hàm trách móc rất đáng yêu, có lẽ trách ông bỏ nàng một mình nên mới gặp nạn. Người đẹp ở trong tay đây rồi! Người yêu lại không phải ở đó vì bị bắt buộc mà vì muốn ở để được bảo vệ. Người ấy đang nĩu nịu, đang trách móc... Ôi, thần tiên là sự đụng chạm lần đầu trong đời niên thiếu với một người bạn lòng. Ông Ký quả nghe ngây ngất gần được y như thế, nên như một chàng niên thiếu, ông bỗng đâm bối rối, vụng về, không biết phải làm sao nữa. Ông hồi hộp nhìn Thu, tiếc sao nàng không bất tỉnh như người cung nữ trong phim Địa ngục môn, và xấu hổ thấy mình như chàng tướng trẻ trong phim đó, hớp nước suối để làm bộ cho nước, mà lại sợ sệt nhìn quanh dáo dác rất buồn cười. Không, ông không hèn như chàng tướng trẻ ấy. Ông phải yêu đường hoàng chớ không được lợi dụng sự bất tỉnh của người đẹp để cho nước. Nhưng ông phải yêu lễ độ chớ không hỗn hào như một chàng trai hai mươi được. Quyết định được thái độ, ông Ký tay nưng vị hôn thê lên, mặt cúi lần xuống rồi chỉ đặt môi lên tóc nàng, hun thật nhẹ một cái ngắn rồi thôi. Trong khi Thu rùng mình rồi ngây ngất dưới hơi thở ấm của người chồng chưa cưới thì ông Ký bỗng nghe một cảm giác thật kỳ lạ. Đó là một sự nhờm gớm, không phải nhờm gớm hương trời trong tay, mà giựt mình đánh thót lên và vẳng nghe đâu đây lời trách móc, hơn nữa, lời hăm dọa tội tù. Tám tháng trời đeo đuổi, nửa tháng chinh phục không ngừng, hai phút hồi hộp đến tim như muốn nhảy thoát ra khỏi lồng ngực, bao nhiêu ngày tháng công lao ấy dầm trong một giấc mơ hạnh phúc vô biên. Nhưng giờ đây, ê chề hối hận như lỡ tay đánh phải một đứa bé dại, săn phải một con khỉ non và lòng quặn thắt, đau trước tuyệt vọng, căm hờn, khi ẩn trách của khỉ mẹ. Ông Ký đặt Thu nằm xuống cỏ, nhưng nàng không chịu nữa. Người con gái họ giữ gìn nết hạnh rất chín chắn. Nhưng khi đến lúc thấy không cần giữ gìn nữa, với một người nào, là họ suông sẻ một cách rất lương thiện. Đường họ đi, không đi thì thôi nhưng hễ đi thì suông như đi trên một đại lộ, không quanh co, không ngập ngừng một cách ích kỷ như ta. Hơn thế, nàng vừa mới yêu trong một phút, lần đầu tiên trong đời nàng. Tình yêu chỉ có thế thôi a? Không, nàng không chịu bị thất vọng. Ông Ký đành phải tiếp tục nâng đỡ người vợ chưa cưới, mà lòng khổ như phải nâng một người vợ già, ốm đau liên miên mấy tháng trời. Thu nằm đó, lòng băn khoăn chờ đợi cái gì nàng không rõ, nhưng tin chắc không phải như thế rồi thôi. Bỗng một tiếng soạt trong lá khiến cả hai giựt mình ngó lại. Lá xanh như một tấm màn giấy bỗng bị xé rách một lỗ và nơi lỗ rách ấy một mặt người ló ra. Đó là một Sơn nữ không giống người trong mộng chút xíu nào cả. Nàng không trắng, không đẹp, mắt nàng không mơ huyền mảy may nào; nàng cũng chẳng ngây thơ nhìn người đàn ông đất Kinh như ông Ký đã mộng thấy. Ông đang vừa ra khỏi một thất vọng lại đâm đầu vào thất vọng khác nữa! Người sơn nữ vạch lá bước tới, không ngại ngùng như ta, trước cảnh thân mật của người khác. Hồn hoa ơi, không lẫn trốn nữa à? Ảo mộng ơi! Bây hùa nhau mà ra mặt một lượt, bổ tới như những đợt sóng mạnh xô ngã người đang đứng nơi bãi cát nhìn xa ra khơi mà mơ hão những chân trời lạ, những nước non huyền diệu ở đâu đâu! Để đỡ khó chịu, ông Ký hỏi bậy một câu, không mong người kia hiểu: - Ở đây có lan đen không chị? Sơn nữ nhìn ông giây lát rồi đáp: - Có, thầy hỏi làm chi? Tiếng Việt đúng giọng của người nầy khiến đôi bạn ngạc nhiên. Ông Ký nói: - Tôi muốn tìm lan đen, chị làm ơn chỉ giùm. - Đi theo tôi. Đôi bạn uể oải đứng lên sau lời mời xẵng lè nầy. Lá rừng khép lại sau lưng họ như muổn lấp nẻo vào quê hương của lan lạ. Đến một khu rừng kia, thiếu nữ dừng lại và làm thinh, lấy tay chỉ lên cây: - Ôi! Lan đen sao mà nhiều như dế sau trận mưa đầu mùa. Ông Ký choa mắt không biết chọn chùm nào. Ông lại nghe hết thích hoa đó nữa. Không có thì ham, có rồi thấy cũng chẳng thích mấy. Có nhiều quá lại phát ngấy lên. Ông Ký hỏi: - Làm sao mà mang về cho chắc sống chị? Về rồi trồng đâu? - Không, không trồng ở đâu được cả. Không đem về mà sống được. - Tôi thấy họ chặt luôn nhánh cây mà nơi đó nó bám, nhưng rồi nhánh cây khô, hết nhựa, nó chết đi. Cô sơn nữ cười ngất: - Nó có ăn nhựa cây như chùm gởi bao giờ đâu. Nó chết không phải vì nhánh hết nhựa, trái lại nữa. - Chớ nó ăn gì? - Nó ăn vỏ cây chết nên... Ông Ký bỗng nhớ lại một câu của nhà văn Michelet: "Giống lan uống sự chết, sự chết ấy tạo sự sống cho nó". Ông chận sơn nữ mà nói: - Nếu nó ăn cây chết thì chặt nhành cây về là đúng lắm rồi. Sơn nữ mỉm cười: - Chùm gởi ăn nhựa cây sống nên sống bám vào cây đó là phải. Nhưng lan ăn vỏ cây chết rồi còn phải tạo lấy sự sống cho mình, nên không phải chỉ sống gởi là đủ. Còn phải có khí hậu nào, hơi gió nào và một vạn thứ bí mật khác nữa mà ta không biết. Ông Ký bỗng giựt nảy mình, nhìn lại Thu đang trố mắt soi mói người thiếu nữ Thượng. Một cô gái ăn chơi son trẻ, sẽ vui lòng thỏa chí bám vào ông như chùm gởi bám vào cây sống. Ông sẽ chết trước chùm gởi và khỏi đau khổ mà thấy người đẹp héo sầu. Nhưng Thu, một khi bám vào vỏ cây già cỗi của ông, chưa chắc đã đủ điều kiện để tạo sự sống cho Thu. Ông lặp lại trong trí lời sơn nữ: "Còn phải có khí hậu nào, hơi gió nào và một vạn thứ bí mật khác nữa mà ta không biết". Không, vô ích, cuộc hôn nhơn kỳ lạ của ông và Thu! Ông vừa thất vọng sau cái hun trên tóc, ông không nên mò đến một thất vọng lớn lao nữa. - Thôi, cám ơn chị nhé, tôi thôi không mang lan về nữa. Nói rồi ông ra hiệu cho Thu theo, không nắm lấy tay nàng mà dắt đi như ông đã sung sướng làm mấy bữa rày. Khí hậu Khí hậu! Ông lặp lại mãi hai tiếng ấy trên đường về. Khí hậu nhà ta là những cuộc chạy áp phe quay cuồng. Rồi vài năm nữa đây, nó sẽ là khí hậu tu viện của một ông già lùi về quê. Cả hai lối sống đều không hợp với Thu, nàng cần không khí vui tươi hơn là những con số, những kiện hàng, và cần không khí trẻ trung hơn là một khu vườn ở nhà quê trong đó chủ nhà dưỡng lão. Ra đến lối mòn, ông nhìn Thu rồi ngập ngừng giây lát, ông đánh bạo nói: - Thu, cháu ơi, chú thấy chú đi sai đường lạc nẻo sâu lắm rồi. Nhưng trở lại còn hơn liều tiến đến miệng hố. Cháu nghĩ sao? Thu kinh ngạc đến tột độ. Sau một phút nhìn ông Ký nàng bỗng chợt hiểu. Nàng ngồi phệt xuống cỏ ôm đầu khóc mùi mẫn. Người con gái đi đường suông. Và nếu phải trở bước thì khó khăn thay.
Bình-nguyên Lộc
Tưởng niệm 25 năm HT. Thích Trí Thủ viên tịch
Chuyện " Tám nhánh phong lan" của ôn Già
Lam
Bức ảnh được chia
làm 3 phần nằm theo chiều ngang. Chính giữa là hình ảnh của những nhánh
phong lan hoa đã mãn khai vàng rực. Bên trái là một bài thơ “Cảm đề Tám
nhánh Phong Lan” được viết bằng thư pháp tiếng Việt uyển chuyển. Bên
phải là bản dịch tiếng Anh của bài thơ, cũng được trình bày bằng những
nét bay bướm độc đáo của thư pháp. Tò mò, tôi dò hỏi nữ sĩ về ý nghĩa và
xuất xứ của tác phẩm lạ thường này, thì ngay sau đó, tôi cũng không ngờ
rằng mình được phiêu du những bước thanh thản nhẹ nhàng vào một cõi đầy
ắp thi ca lẫn đạo vị của thời dĩ vãng cách đây đã gần 35 năm…
Vào năm 1974, khi cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, còn được
Tăng Ni-Phật tử gọi một cách tôn kính gần gũi là Ôn Già Lam, đang trong
thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và miền Trung, tạm an trú ở chùa
Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Phía
bên ngoài, bên thềm hiên tịnh thất của Hòa thượng là những khóm hoa chậu
kiểng chen chúc nhau để hàng ngày được sự chăm sóc nâng niu của một bậc
chân tăng đạo hạnh. Trong số đó có một giò phong lan rừng, thuộc giống
hoàng lan, với những nhánh lá xanh tươi bám sâu vào một gốc gây mục,
được Hòa thượng quan tâm chăm sóc ưu ái hơn hết. Vào hạ, mùa an cư của
Tăng Ni đến, phong lan khai hoa, nở đến tám nhánh rộ vàng rất trang nhã,
hương ngát thanh tao, tràn đầy sức sống. Bấy giờ, nữ sĩ Tâm Tấn lên vãn
cảnh chùa với chiếc máy ảnh mang theo, được các Hòa thượng Đỗng Minh,
Trừng San, Phước Châu chỉ cho biết về “giò phong lan của Ôn trổ hoa”,
rồi khuyến khích bà chụp ảnh để ghi lại nét đẹp hiếm thấy đó. Sau khi
chụp xong, bức ảnh hoa phong lan này được nữ sĩ phóng to khổ 50x70cm tại
tiệm ảnh Quang trên đường Quốc lộ I (nay là đường 2 tháng 4), đem lồng
vào khung kính, rồi cung kính mang lên cúng dường để Hòa thượng treo
trên tường làm kỷ niệm. Hòa thượng khen ảnh đẹp, bắt được cái thần và
cái dáng xuất thế của hoa, nhưng chưa hài lòng vì thấy còn thiếu một thứ
mà Hòa thượng, cũng như nữ sĩ luôn sẵn có: thi ca! Hòa thượng “ra lệnh”
cho nữ sĩ phải làm một bài thơ “cảm tác đề vịnh” về “Tám nhánh hoa
Phong Lan” hiếm hoi này. Y giáo phụng hành, nữ sĩ trở về, và sau đó vài
ngày đã mang dâng lên Hòa thượng bài thơ “Cảm đề Tám nhánh Phong Lan” mà
bà đã phải thao thức mấy đêm vắng lặng để chiêm nghiệm suy tưởng, hạ
bút phóng chữ nên thơ. Bài thơ nguyên văn, các chữ được viết hoa vẫn giữ
như sau:
Ôi, hoa vàng lá lục
Bát ngát lụa Hoàng Vương
Nghiêng say vườn Gió Trúc
Bồi hồi sương Kim Cương
Hợp Tướng trong Cội Mục Biệt duyên Tám Nhánh Hương Gốc trầm rung Đạo Đế Bát Chánh Đạo Diệu Thường Nhẹ nhàng buông dáng sắc Uyển chuyển tỏa thiền hương Rợp y Kinh hành tụ Biến hiện giữa Vô Thường. (Tâm Tấn- Mùa an cư 2518)
Hòa thượng đọc bài thơ cảm đề xong thì rất thích thú, ra chiều tâm đắc. Chư
vị cao tăng ở chùa Hải Đức cũng đều tấm tắc ngợi khen thi phẩm xuất
thần này. Lúc đó chưa có thư pháp tiếng Việt như bây giờ, nên bài thơ
được viết lại bằng kiểu chữ đẹp lên trên bức ảnh “Tám nhánh Phong Lan”.
Cặp “ảnh-thơ” này được Hòa thượng cho treo trên vách tường, ngay trên
khung cửa ra vào trong nhà Tổ, nếu ai vào lạy chư Tổ, khi trở ra sẽ được
nhìn thấy rõ ràng...
Từ một gốc cây qua thời gian hứng chịu nắng mưa đã mục ruỗng theo lẽ
thường sinh- trụ- hoại- diệt, tám nhánh hoa phong lan đã mãn khai hiển
hiện giữa cuộc đời bi lụy này cũng như bao giàn hoa khóm hoa khác, nhưng
đây là hoa của Đạo, và hoa đã hội đủ nghiệp duyên đặc biệt để hòa nhập
vào dòng trầm bổng của thi ca mà vượt thoát tỏa hương, mà an nhiên trong
thánh thiện siêu phàm:
Hợp Tướng trong Cội Mục
Biệt duyên Tám Nhánh Hương
Biệt duyên của hoa kiếp này có được cũng từ nhiều nghiệp duyên của
kiếp trước, đều xuất phát từ mạch nguồn Phật pháp huyền nhiệm vô biên.
Chính vì lẽ đó, khi hoa xuất hiện giữa trần đời mới chọn ngay chốn Già
lam Thánh chúng mà sinh trụ, khoe sắc tỏa hương. Hoa đã là “kim cương
bất hoại”, nên ngay cả những giọt sương sớm đọng trưa tan cũng hóa thành
kim cương bồi hồi sinh động trên nhánh lá cánh hoa, và ngay cả gốc cây
mục bình thường thân mộc cũng hóa thành trầm hương thơm ngát:
Gốc trầm rung Đạo Đế
Bài pháp đầu tiên của Đức Phật về “Tứ Diệu Đế” (Khổ -Tập –Diệt- Đạo)
được xuất hiện một cách bất ngờ bằng sự rung cảm của gốc trầm mà ai cũng
ngỡ là một cây mục vô giác vô tri. Trong sự hoan hỷ vui mừng, chỉ bằng
sự rung chuyển tướng thân đầy xúc cảm, gốc trầm đã cất vọng lên
tiếng-nói-vô-thanh, phát một thông-tin-vô-ngôn quý báu để giải tỏa thắc
mắc của bao người trần mắt thịt: “Tại sao không là sáu, bảy, hay chín,
mười, mà là đúng tám nhánh?”, nhưng phải bằng cái Tâm tĩnh lặng và cái
nhìn Thiền học mới nhận thấy và hiểu ra:
Bát Chánh Đạo Diệu Thường
Tám nhánh hoa đã biến hiện thành tám lối đi chân chánh của pháp Phật:
Bát Chánh đạo, hay còn gọi Bát Thánh đạo, là giáo lý căn bản của Đạo
đế, tuy là đến tám chi nhưng tụ lại chỉ một, một con đường duy nhất đi
vào giải thoát hết thảy các lậu hoặc. Còn sự so sánh ví von, hình dung
mường tượng nào thích hợp và chính xác hơn?
Cũng chỉ có tâm tịnh và thiền nhãn mới thấy được một hình ảnh sống
động tuyệt trần của một đoàn tăng lữ khoác rợp y vàng, đang từng hàng
trang nghiêm kinh hành giữa cõi trần gian phù du hư ảo bộn bề lo toan
tính toán:
Rợp y Kinh hành tụ
Thật tuyệt diệu! Là hàng hậu bối hậu học nào dám luận bàn hay dở cạn
sâu, chỉ xin phép tán thán đôi dòng để làm rõ ý thơ tài tình với lòng
tôn phục quý kính! Nay xin quay trở về lại với câu chuyện mà tác giả bài
thơ kể cho nghe:
Bóng câu qua cửa sổ được mười, mười lăm năm... Từ nước Mỹ xa xôi về
thăm quê hương Việt Nam, một tiến sĩ văn chương đã âm thầm thực hiện một
công trình nghiên cứu - biên soạn đồ sộ và công phu về đề tài “Người
phụ nữ Việt Nam”, trong đó có chương nhắc đến nữ sĩ Trinh Tiên - Tâm
Tấn, đặc biệt là giới thiệu thi phẩm “Cảm đề Tám nhánh Phong Lan” mà
chúng ta vừa được biết. Cuốn sách bằng Việt ngữ này đã hoàn thành mỹ
mãn, phát hành rộng rãi tại nước ngoài. Đến khi sách được thực hiện
chuyển ngữ sang tiếng Anh, tác giả đã vấp phải một trở ngại nho nhỏ ở
bài thơ “Cảm đề Tám nhánh Phong Lan”: các thuật ngữ, danh từ Phật học,
Thiền học cần phải sử dụng chính xác khi dịch thuật, dù chuyển ngữ nhưng
vẫn giữ được cái hồn và vần điệu của Thơ, cũng như cái ý của Đạo. Vốn
cẩn thận, nghiêm túc với công việc nghiên cứu và phê bình văn học, tác
giả cuốn sách đã “cầu cứu” tác giả bài thơ, xin thỉnh giáo, và được nữ
sĩ Tâm Tấn hoan hỷ “giúp cho một tay”, bằng cách giới thiệu đến Ni sư
Thích nữ Trí Hải, một danh ni đa văn xuất chúng của Phật giáo nước nhà.
Nhân duyên hy hữu đã đến sau một thời gian chờ đợi ngóng trông, Ni sư
Trí Hải trong chuyến đi hoằng pháp tại miền Trung, đã ghé đến Ni viện
Diệu Quang ở Nha Trang nghỉ ngơi vài ngày. Nữ sĩ Tâm Tấn vốn có mối quan
hệ “dòng tộc hoàng phái” với Ni sư Trí Hải, lại còn “tri âm Thi Đạo”
với nhau, nên đã đích thân mang bài thơ Việt ngữ “Cảm đề Tám nhánh Phong
Lan” đến xin được yết kiến Ni sư, thỉnh cầu Ni sư chuyển giùm sang Anh
ngữ toàn bài. Buổi sáng hai vị gặp gỡ trao đổi với nhau, rồi không biết
Ni sư đã “hạ bút” xong từ khi nào, mà đến chiều vào lúc 15 giờ, đã có
bản Anh ngữ của bài thơ cho nữ sĩ Tâm Tấn mang về để gửi nhanh đến tay
tác giả của cuốn sách… Bài thơ được chuyển sang Anh ngữ nguyên bản, chắc
chắn rằng rất ít người được biết đến, như sau:
Orchids Of Gold
Oh, from foliage green, flowers of golden multitude
Into a King’s yellow rustling robe explode,
Caseading estasy to breeze - shimmered bamboo,
Gentle hearts twinkle Diamond’s dew drops, delicate.
Vital essenees accumulating, the rotten wood
Spring forth eight - branched, traipsing fragrant orchids,
Rarified in The Way baptismally immersed,
Noble Eightfold Path the boughs are.
Charm and beauty displayed, demure,
Blossoms trumpet sevenity’s silent salient,
Saffron monks are they, gathered to a rite of walking - meditation,
Being not - being in a World of Impermanence.
Mang khung ảnh năm xưa đã theo thời gian ngả màu vàng ố, loang lổ mất
nét về nhà, nữ sĩ đã ngậm ngùi trong những giờ phút hồi tưởng, rồi
quyết định mang đi tìm người phục chế, đồng thời đưa thêm bài thơ bản
Anh ngữ vào cho đủ bộ. Khoảng giữa năm 2006, lại một lần nữa, thiện
duyên đã đưa đẩy cho bà gặp được nhà thư pháp Trần Ngọc Ẩn - người nổi
tiếng với cuốn sách khổng lồ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch
được viết bằng thư pháp đạt kỷ lục Việt Nam. Chính nhà thư pháp đã thấy
được sự tuyệt diệu và quý giá của bộ ảnh - thơ “Tám nhánh Phong Lan”,
cũng như hình dung ra được sự xuất hiện và mối liên quan của các bậc
tiền bối đạo hạnh qua tuyệt phẩm lạ thường này, nên đã tự nguyện “hạ thủ
công phu” bằng sự tôn kính và đầy cảm hứng, để trình bày thành một
khung ảnh trang trọng, như là một tác phẩm “3 trong 1” (thơ, ảnh và thư
pháp song ngữ) độc đáo hiếm hoi. Vậy là tác phẩm “3 trong 1” được mang
đến trao tận tay nữ sĩ Tâm Tấn, bà rất hài lòng, mừng vui, liền đem
chưng trên đầu chiếc tủ đứng ngay bên cửa ra vào của căn phòng nhỏ thấp,
để mọi người cùng được thưởng thức chiêm ngưỡng…
Hoa nở rồi tàn, hoa rụng rồi lại nở, sau gần 35 năm dâu bể vật đổi
sao dời, kỷ niệm xưa tràn trề xúc cảm với những hình bóng thấp thoáng mơ
hồ mà lồng lộng ánh quang, vẫn còn được lưu giữ lại nơi tác phẩm quý
giá này. Tám nhánh Phong Lan vẫn nở đó, vàng hoe, không rụi tàn giữa
cuộc đời vô thường và mộng mị. Tôi mỉm cười khi chợt nhớ đến bài kệ “Cáo
tật thị chúng” của Thiền sư Mãn Giác, và tự cho phép mình làm điều mạo
muội sửa lại ít chữ nơi câu cuối để thích hợp với hoàn cảnh trước mắt:
"Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước Tám cành lan”.
Trước khi cáo từ nữ sĩ, tôi xin được phép chụp
lại tác phẩm “3 trong 1” lạ thường này vào trong máy ảnh, và mang theo
hình ảnh Tám nhánh Phong Lan trong tâm trí suốt chặng đường trở về nhà…
Tâm Không - Vĩnh Hữu |
Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014
Nhạc - Thơ - Văn Nhánh Phong lan đen
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)