Liên khúc Đêm thánh vô cùng
Mơ ước Giáng Sinh
Mỗi một Giáng sinh qua,
Mỗi một lần con chờ đợi
Mong ngóng cha về trong đêm thánh bình an....
Hạnh phúc ở trên cao,
Xa tận chốn thiên đàng...?!
Cho con trẻ ngây thơ,
Mơ một ngày hạnh phúc !
.......
Chuông đổ ngân vang ,
Thay cho lời thúc giục....
Cha sẽ quay về mang cây Giáng sinh xanh.
Mãi mãi cha ơi mộng ước chẳng thành
Đã
tới giờ đi ngủ, tôi dắt cu Bí lên giường. Tôi nằm cạnh nó, vỗ nhẹ vào
lưng và kể một câu chuyện thần tiên giản dị, nhưng mãi nó vẫn chưa ngủ,
còn quay ra hỏi tôi:Bố sắp về chưa mẹ?
- Lúc chiều bố đã nói chuyện phone với con là một tuần nữa bố sẽ về mà.
Trong ánh sáng mờ của ngọn đèn ngủ, cu Bí giơ cả hai bàn tay lên, xòe đủ muời ngón nhỏ xíu ra truớc mặt tôi rồi hỏi: Một tuần nữa là mấy ngày? Mẹ đếm đi
Tôi đếm từng ngón tay của Bí: Đây này, 1,2,3,4,5,6, 7. Tới ngày này bố sẽ về.
Cu Bí reo lên:Con thích quá, bố về với mẹ, với con để đi mua cây thông nhé?
- Đúng vậy, mùa lễ Giáng Sinh này chúng ta sẽ có một cây Christmas đẹp ơi là đẹp như những năm truớc. Bây giờ con hãy ngủ đi nhé.
Thằng bé sung suớng mỉm cuời và khép mắt lại. Tôi tin rằng một giấc mơ đẹp đang đến với nó. Nhưng ngay trong giây phút này một giấc mơ buồn của tuổi thơ tôi hiện ra, khi vừa rồi tôi nhìn thấy con tôi xòe những ngón tay để đếm từng ngày đợi mong bố về sau một chuyến công tác xa nhà…
Tôi chỉ còn nhớ những hình ảnh mơ hồ, không theo thứ tự, kể từ khi tôi lên 4 tuổi, tôi thấy bố mẹ tôi thường xuyên cãi nhau và có khi đánh nhau, mẹ ném một cái gì đó vào bố và bố cũng ném lại vào mẹ. Những lúc đó tôi sợ hãi khóc ré lên, nhưng mặc cho tôi gào khóc bố mẹ vẫn tiếp tục cãi nhau. Một lần, khi thấy tôi khóc mẹ đã tức giận tát túi bụi vào mặt tôi, làm tôi sợ hãi thêm và nín khóc ngay, từ đó trở đi tôi không dám khóc nữa, mỗi lần bố mẹ bắt đầu to tiếng thì tôi len lén chui vào tủ quần áo, đóng cửa lại, tôi tìm thấy nơi đó một sự trú ẩn bình an. Có hôm tôi ngủ quên trong đó, có hôm tôi chờ đợi sự im ắng thì chui ra, hoặc bố hoặc mẹ đã ra khỏi nhà. Tôi đã biết tự lo cho chính mình, mở tủ lạnh tìm đồ ăn, là một vài miếng cheese khô hay cái hotdog đã mở bọc nằm lăn lóc trong góc tủ. Vì sau trận cãi nhau chẳng ai ngó ngàng đến tôi, tôi cũng biết thân phận chẳng dám kêu réo hay đòi hỏi gì.
Rồi một ngày tôi thức dậy thì biết mình mất mẹ, bố tôi ngồi thừ người ở ghế. Mẹ tôi đã ra đi và bỏ tôi ở lại như một trong các món đồ cũ mẹ không cần dùng. Bố tôi nói dửng dưng như thông báo một chuyện vừa xảy ra ở nhà hàng xóm: Mẹ đi rồi, từ nay con ở với bố.
Tôi oà lên khóc, có lẽ vì sợ hãi cô đơn hơn là thương nhớ mẹ, tôi rất it khi nhận được sự chiều chuộng âu yếm nơi mẹ, thì giờ chính của mẹ ở nhà là uống bia, uống rượu như bố, rồi mẹ ngủ vùi. Những bữa ăn của tôi thường là những lát bánh mì, gà chiên mua sẵn ở tiệm hay hotdog. Đôi khi bố mẹ vui vẻ tôi được dẫn đi ăn nhà hàng, đó là những ngày hạnh phúc nhất đời tôi, vì được thấy bố mẹ thân thiện và được ăn đồ nóng sốt ngon lành. Tôi từng cầu mong những giây phút hạnh phúc đó kéo dài vô tận, nhưng thực tế thì quá ngắn ngủi, tôi không hiểu sao mới hôm qua họ còn cười nói, ôm hôn nhau, hôm sau họ đã cãi nhau, chửi nhau đầy vẻ hận thù. Tôi đã mong lớn mau để hỏi bố hỏi mẹ điều này.
Bố để mặc tôi khóc một lúc rồi gắt: Thôi nín đi, đừng làm bố sốt ruột lên đây.
- Tại sao mẹ bỏ đi? Rồi mẹ ở nhà ai?
- Bố không biết! bố tôi trả lời cụt ngủn và lạnh lùng.
Tôi tưởng mẹ đi mấy ngày rồi trở về như vài lần trước, nhưng bố đã nói: Mẹ không bao giờ trở về đâu, bố sẽ gởi con cho người giữ trẻ để bố còn đi làm.
Từ ngày mẹ đi, không còn ai để cãi nhau nên thì giờ của bố chỉ để uống rượu bia, hết uống với bạn bè ngoài đường về đến nhà lại uống. Tôi không chui vào tủ quần áo để trốn nữa mà chỉ ngồi ru rú trong phòng coi ti vi một mình.
Bố gởi tôi cho một gia đình Việt nam, sáng trước khi đi làm bố mang tôi đến, chiều về làm ghé vào đón tôi. Bác Kha trai làm việc cùng hãng với bố, bác Kha gái ở nhà trông con, họ có một đứa con gái bằng tuổi tôi tên Linh. Chính ở nơi đây tôi được ăn những bữa cơm ngon lành, được hưởng lây không khí gia đình ấm cúng, hai vợ chồng bác Kha không cãi nhau như bố mẹ tôi nên cái Linh ngạc nhiên khi nghe tôi kể phải trốn vào tủ quần áo.
Vài tháng trôi qua, tôi thực sự yêu thích ngôi nhà êm ấm của bác Kha, nhưng một đôi lần bố không đón tôi đúng hẹn, bác Kha trai đã về đến nhà ăn xong bữa cơm chiều mà bố vẫn chưa đến, tôi đã thấy khi bác Kha trai về, nhà vui vẻ, rộn ràng hẳn lên, khi ấy Linh quên tôi, nó nhảy nhót lên lòng bố, kể chuyện nọ kia, bác Kha gái vừa dọn cơm vừa nói chuyện vói chồng. Tôi như người thừa, bị bỏ rơi, cảm thấy tủi thân và ganh tị với Linh, chỉ mong mau chóng rời khỏi đây, dù chỉ là về nhà với bố ăn một cái bánh mì nguội kẹp hotdog và uống một ly sữa là xong bữa ăn chiều thường lệ.
Bố thường xuyên đón tôi trễ, tôi càng ngày càng mặc cảm, tủi thân với gia đình bác Kha, mỗi buổi chiều tôi đều ngó ra cửa sổ mong đợi bóng dáng bố đang từ ngoài sân bước vào, tôi vui khi thấy bố, tôi thất vọng khi bóng chiều ngả màu tối mà bố chưa đến. Thế là tôi lỉnh vào phòng trong vờ coi tivi để khỏi trông thấy cảnh Linh đang hưởng hạnh phúc bên bố mẹ nó.
Bác Kha gái hay nói với tôi:Bố cháu có bồ rồi, bố quên đón cháu rồi.
Tôi đã nhìn bác Kha với vẻ tức giận, bố có bồ chỉ là một ý nghĩ bố đang gần gũi một người nào đó, chứ tôi chẳng hiểu "bồ" là gì cả. Tôi không muốn tin điều bác Kha nói là sự thật.
Tôi hay khóc thút thít mỗi khi bố đón tôi trễ, đó là một sự phản đối, sự trách móc duy nhất tôi có thể làm, vì nếu tôi nói lên một điều gì đó sẽ bị cắt ngang ngay bằng lời gắt gỏng của bố, cho đến khi ăn xong bữa tối với bố ai về phòng nấy tôi lại khóc tiếp trong đống chăn gối quấn quanh tôi và ngủ thiếp đi.
Dù nhà bác Kha vẫn có những bữa cơm trưa ngon lành, vẫn là cảnh gia đình ấm cúng, nhưng tôi biết những cảnh đó không thuộc về tôi, tôi vẫn chỉ là đứa trẻ đứng bên ngoài, tôi càng ngày càng ganh ghét với Linh, tôi không thích đến nhà bác Kha nữa, dù ở nhà tôi cũng có gì vui đâu!
Một chiều đi làm về, bố sửa soạn quần áo của bố và tôi vào hai cái valy. Tôi lẩn quẩn bên chân bố và luôn miệng hỏi: Chúng ta sẽ đi xa hở bố?
- Ừ, chúng ta sẽ về Texas thăm bà nội và cô Nga.Tôi ngạc nhiên lẫn tò mò: Con không biết là mình có bà nội và cô Nga, con tưởng rằng trên cõi đời này nhà mình chỉ có bố, mẹ và con.
Bố tôi cười buồn: Ai cũng có họ hàng gần xa chứ, con có cả ông bà ngoại, nhưng họ đã từ bỏ mẹ con, nên họ chẳng bao giờ biết đến con đâu, còn bên nội con có bà nội và cô Nga, nhưng bố ít khi về thăm họ. Thôi, mai bố sẽ đưa con về.
Đêm ấy tôi đã ngủ với một giấc mơ thật đẹp, hai bố con tôi về một vùng đất xa xôi nào đó bên Texas, tôi sẽ có bà nội có cô Nga, mọi người sẽ sống gần nhau chắc là vui lắm. Dù tôi đã mơ thế, nhưng lần đầu gặp bà nội và cô Nga tôi vẫn rụt rè xa lạ. Tôi luôn nắm lấy áo bố hay bàn tay bố trong khi bà và cô quấn quýt hỏi han bố đủ thứ, rồi bà và cô đều khóc, không biết họ hờn trách hay sung sướng khi gặp bố? Xong bà nội ôm tôi vào lòng, bà ngắm nghía, vuốt ve từng lọn tóc, từng bàn tay tôi, bà bảo tôi con gái mà giống cha cao ráo. Bà hôn lên má tôi, tôi cảm nhận được tình thương bà dành cho tôi, cả cô Nga cũng thế, cô trìu mến chăm sóc tôi, nên tôi bớt thấy xa lạ và quen dần với họ.
- Lúc chiều bố đã nói chuyện phone với con là một tuần nữa bố sẽ về mà.
Trong ánh sáng mờ của ngọn đèn ngủ, cu Bí giơ cả hai bàn tay lên, xòe đủ muời ngón nhỏ xíu ra truớc mặt tôi rồi hỏi: Một tuần nữa là mấy ngày? Mẹ đếm đi
Tôi đếm từng ngón tay của Bí: Đây này, 1,2,3,4,5,6, 7. Tới ngày này bố sẽ về.
Cu Bí reo lên:Con thích quá, bố về với mẹ, với con để đi mua cây thông nhé?
- Đúng vậy, mùa lễ Giáng Sinh này chúng ta sẽ có một cây Christmas đẹp ơi là đẹp như những năm truớc. Bây giờ con hãy ngủ đi nhé.
Thằng bé sung suớng mỉm cuời và khép mắt lại. Tôi tin rằng một giấc mơ đẹp đang đến với nó. Nhưng ngay trong giây phút này một giấc mơ buồn của tuổi thơ tôi hiện ra, khi vừa rồi tôi nhìn thấy con tôi xòe những ngón tay để đếm từng ngày đợi mong bố về sau một chuyến công tác xa nhà…
Tôi chỉ còn nhớ những hình ảnh mơ hồ, không theo thứ tự, kể từ khi tôi lên 4 tuổi, tôi thấy bố mẹ tôi thường xuyên cãi nhau và có khi đánh nhau, mẹ ném một cái gì đó vào bố và bố cũng ném lại vào mẹ. Những lúc đó tôi sợ hãi khóc ré lên, nhưng mặc cho tôi gào khóc bố mẹ vẫn tiếp tục cãi nhau. Một lần, khi thấy tôi khóc mẹ đã tức giận tát túi bụi vào mặt tôi, làm tôi sợ hãi thêm và nín khóc ngay, từ đó trở đi tôi không dám khóc nữa, mỗi lần bố mẹ bắt đầu to tiếng thì tôi len lén chui vào tủ quần áo, đóng cửa lại, tôi tìm thấy nơi đó một sự trú ẩn bình an. Có hôm tôi ngủ quên trong đó, có hôm tôi chờ đợi sự im ắng thì chui ra, hoặc bố hoặc mẹ đã ra khỏi nhà. Tôi đã biết tự lo cho chính mình, mở tủ lạnh tìm đồ ăn, là một vài miếng cheese khô hay cái hotdog đã mở bọc nằm lăn lóc trong góc tủ. Vì sau trận cãi nhau chẳng ai ngó ngàng đến tôi, tôi cũng biết thân phận chẳng dám kêu réo hay đòi hỏi gì.
Rồi một ngày tôi thức dậy thì biết mình mất mẹ, bố tôi ngồi thừ người ở ghế. Mẹ tôi đã ra đi và bỏ tôi ở lại như một trong các món đồ cũ mẹ không cần dùng. Bố tôi nói dửng dưng như thông báo một chuyện vừa xảy ra ở nhà hàng xóm: Mẹ đi rồi, từ nay con ở với bố.
Tôi oà lên khóc, có lẽ vì sợ hãi cô đơn hơn là thương nhớ mẹ, tôi rất it khi nhận được sự chiều chuộng âu yếm nơi mẹ, thì giờ chính của mẹ ở nhà là uống bia, uống rượu như bố, rồi mẹ ngủ vùi. Những bữa ăn của tôi thường là những lát bánh mì, gà chiên mua sẵn ở tiệm hay hotdog. Đôi khi bố mẹ vui vẻ tôi được dẫn đi ăn nhà hàng, đó là những ngày hạnh phúc nhất đời tôi, vì được thấy bố mẹ thân thiện và được ăn đồ nóng sốt ngon lành. Tôi từng cầu mong những giây phút hạnh phúc đó kéo dài vô tận, nhưng thực tế thì quá ngắn ngủi, tôi không hiểu sao mới hôm qua họ còn cười nói, ôm hôn nhau, hôm sau họ đã cãi nhau, chửi nhau đầy vẻ hận thù. Tôi đã mong lớn mau để hỏi bố hỏi mẹ điều này.
Bố để mặc tôi khóc một lúc rồi gắt: Thôi nín đi, đừng làm bố sốt ruột lên đây.
- Tại sao mẹ bỏ đi? Rồi mẹ ở nhà ai?
- Bố không biết! bố tôi trả lời cụt ngủn và lạnh lùng.
Tôi tưởng mẹ đi mấy ngày rồi trở về như vài lần trước, nhưng bố đã nói: Mẹ không bao giờ trở về đâu, bố sẽ gởi con cho người giữ trẻ để bố còn đi làm.
Từ ngày mẹ đi, không còn ai để cãi nhau nên thì giờ của bố chỉ để uống rượu bia, hết uống với bạn bè ngoài đường về đến nhà lại uống. Tôi không chui vào tủ quần áo để trốn nữa mà chỉ ngồi ru rú trong phòng coi ti vi một mình.
Bố gởi tôi cho một gia đình Việt nam, sáng trước khi đi làm bố mang tôi đến, chiều về làm ghé vào đón tôi. Bác Kha trai làm việc cùng hãng với bố, bác Kha gái ở nhà trông con, họ có một đứa con gái bằng tuổi tôi tên Linh. Chính ở nơi đây tôi được ăn những bữa cơm ngon lành, được hưởng lây không khí gia đình ấm cúng, hai vợ chồng bác Kha không cãi nhau như bố mẹ tôi nên cái Linh ngạc nhiên khi nghe tôi kể phải trốn vào tủ quần áo.
Vài tháng trôi qua, tôi thực sự yêu thích ngôi nhà êm ấm của bác Kha, nhưng một đôi lần bố không đón tôi đúng hẹn, bác Kha trai đã về đến nhà ăn xong bữa cơm chiều mà bố vẫn chưa đến, tôi đã thấy khi bác Kha trai về, nhà vui vẻ, rộn ràng hẳn lên, khi ấy Linh quên tôi, nó nhảy nhót lên lòng bố, kể chuyện nọ kia, bác Kha gái vừa dọn cơm vừa nói chuyện vói chồng. Tôi như người thừa, bị bỏ rơi, cảm thấy tủi thân và ganh tị với Linh, chỉ mong mau chóng rời khỏi đây, dù chỉ là về nhà với bố ăn một cái bánh mì nguội kẹp hotdog và uống một ly sữa là xong bữa ăn chiều thường lệ.
Bố thường xuyên đón tôi trễ, tôi càng ngày càng mặc cảm, tủi thân với gia đình bác Kha, mỗi buổi chiều tôi đều ngó ra cửa sổ mong đợi bóng dáng bố đang từ ngoài sân bước vào, tôi vui khi thấy bố, tôi thất vọng khi bóng chiều ngả màu tối mà bố chưa đến. Thế là tôi lỉnh vào phòng trong vờ coi tivi để khỏi trông thấy cảnh Linh đang hưởng hạnh phúc bên bố mẹ nó.
Bác Kha gái hay nói với tôi:Bố cháu có bồ rồi, bố quên đón cháu rồi.
Tôi đã nhìn bác Kha với vẻ tức giận, bố có bồ chỉ là một ý nghĩ bố đang gần gũi một người nào đó, chứ tôi chẳng hiểu "bồ" là gì cả. Tôi không muốn tin điều bác Kha nói là sự thật.
Tôi hay khóc thút thít mỗi khi bố đón tôi trễ, đó là một sự phản đối, sự trách móc duy nhất tôi có thể làm, vì nếu tôi nói lên một điều gì đó sẽ bị cắt ngang ngay bằng lời gắt gỏng của bố, cho đến khi ăn xong bữa tối với bố ai về phòng nấy tôi lại khóc tiếp trong đống chăn gối quấn quanh tôi và ngủ thiếp đi.
Dù nhà bác Kha vẫn có những bữa cơm trưa ngon lành, vẫn là cảnh gia đình ấm cúng, nhưng tôi biết những cảnh đó không thuộc về tôi, tôi vẫn chỉ là đứa trẻ đứng bên ngoài, tôi càng ngày càng ganh ghét với Linh, tôi không thích đến nhà bác Kha nữa, dù ở nhà tôi cũng có gì vui đâu!
Một chiều đi làm về, bố sửa soạn quần áo của bố và tôi vào hai cái valy. Tôi lẩn quẩn bên chân bố và luôn miệng hỏi: Chúng ta sẽ đi xa hở bố?
- Ừ, chúng ta sẽ về Texas thăm bà nội và cô Nga.Tôi ngạc nhiên lẫn tò mò: Con không biết là mình có bà nội và cô Nga, con tưởng rằng trên cõi đời này nhà mình chỉ có bố, mẹ và con.
Bố tôi cười buồn: Ai cũng có họ hàng gần xa chứ, con có cả ông bà ngoại, nhưng họ đã từ bỏ mẹ con, nên họ chẳng bao giờ biết đến con đâu, còn bên nội con có bà nội và cô Nga, nhưng bố ít khi về thăm họ. Thôi, mai bố sẽ đưa con về.
Đêm ấy tôi đã ngủ với một giấc mơ thật đẹp, hai bố con tôi về một vùng đất xa xôi nào đó bên Texas, tôi sẽ có bà nội có cô Nga, mọi người sẽ sống gần nhau chắc là vui lắm. Dù tôi đã mơ thế, nhưng lần đầu gặp bà nội và cô Nga tôi vẫn rụt rè xa lạ. Tôi luôn nắm lấy áo bố hay bàn tay bố trong khi bà và cô quấn quýt hỏi han bố đủ thứ, rồi bà và cô đều khóc, không biết họ hờn trách hay sung sướng khi gặp bố? Xong bà nội ôm tôi vào lòng, bà ngắm nghía, vuốt ve từng lọn tóc, từng bàn tay tôi, bà bảo tôi con gái mà giống cha cao ráo. Bà hôn lên má tôi, tôi cảm nhận được tình thương bà dành cho tôi, cả cô Nga cũng thế, cô trìu mến chăm sóc tôi, nên tôi bớt thấy xa lạ và quen dần với họ.
Hai ngày sau, tôi thấy bố sắp quần áo vào vali, tôi lo âu hỏi:Chúng ta lại về chốn cũ hở bố?
- Chỉ mình bố về thôi, con ở lại đây.Tôi càng lo sợ hơn, tôi nói mà sắp khóc: Bố đừng đi, con muốn ở với bố. Bà nội và cô Nga thương con, con đừng sợ.
- Chỉ mình bố về thôi, con ở lại đây.Tôi càng lo sợ hơn, tôi nói mà sắp khóc: Bố đừng đi, con muốn ở với bố. Bà nội và cô Nga thương con, con đừng sợ.
Bố khuyên tôi thế.
- Nhưng con không muốn xa bố. Tại sao chúng ta không sống như thế này mãi? Bố phải về đi làm để có tiền nuôi con chứ.
Bà nội tôi nước mắt ràn rụa cầm lấy tay bố tôi: Con của con mới 6 tuổi còn bé bỏng, nó đã không có mẹ chỉ còn cha thôi, hãy vì nó mà ở lại, công việc lao động của con ở đâu mà chẳng có, mấy năm nay mẹ cũng không được gần con, đừng đi đâu nữa.
Cô Nga cũng khóc theo và nói: Anh hãy ở lại đây, mẹ và em sẽ đỡ đần anh để cùng lo cho cháu.
Nhưng những giọt nước mắt chẳng làm bố tôi thay đổi. Mới 2 ngày ở với bà và cô, dù tôi đang cảm thấy thân thương, nhưng bố vẫn là người gần tôi nhất. Tôi đã quen thuộc với bố từng lúc vui buồn, những lần giận dữ, từng câu nói giọng cười, từng bữa ăn ngon, từng ngày bị bỏ đói. Tôi vui khi ở với bà nội, cô Nga, nhưng tôi vẫn không muốn xa bố, hình như tình máu mủ ruột thịt làm tôi hiểu bố là người thân nhất, là nơi tôi cần nương tựa nhất. Tôi ôm chầm lấy bố gào lên:Con không cho bố đi! Con không cho bố đi!
Bố hất mạnh tay tôi ra, tôi ngã lăn quay trên nền nhà. Bố thương hại đỡ tôi dậy, giọng dịu lại: Rồi bố sẽ về thăm con, bố hứa sẽ về thăm con.
Tôi nghẹn ngào hỏi: Bao giờ bố về?
Bố nhìn lên tờ lịch trên tường: Bây giờ là tháng Mười, hai tháng nữa bố sẽ về, vào ngày Christmas, con chịu không?
Tôi đã xoè tất cả những ngón tay của mình ra và hỏi: Hai tháng là bao nhiêu ngày? Có lâu không?
- Là 60 ngày, mau lắm con. Bố sẽ mang về một cây Christmas để trang hoàng cho con xem, con thích cây Christmas lắm mà.
Mỗi mùa Giáng Sinh đã qua tôi đều say mê thích thú khi được ngắm những cây thông trang hoàng rực rỡ trong những cửa tiệm hay trên đường phố, đôi mắt trẻ thơ của tôi đã mở to ra như muốn mang tất cả những hình ảnh lung linh huyền diệu đó vào trong tâm hồn. Lúc một vài tuổi thì tôi không biết, nhưng từ khi 4-5 tuổi, tôi chưa bao giờ có một cây Giánh Sinh trong nhà khi mùa lễ đến. Tôi vừa chùi nước mắt vừa nói: Bố nhớ nhé, rồi chúng ta sẽ có một cây Christmas, con sẽ phụ bố để treo đèn. Bố ơi, có phải là đêm Giáng Sinh, ông già Noen sẽ chui từ ống khói để vào nhà và cho quà trẻ con, để dưới gốc cây thông không?
- Có đấy, nhưng bây giờ con phải ngoan để cho bố đi. Tôi lại chùi nước mắt lần nữa để cho bố vui lòng, vì lời hứa hẹn trở về của bố vào mùa lễ Giáng Sinh với cây thông xinh đẹp. Vâng, bố xem này, con không khóc nữa đâu.
Vậy mà chỉ mười phút sau, khi bố vừa xách vali đi ra cửa, tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng và sợ hãi trở lại, tôi chạy theo bố, nước mắt lại rơi ra: Bố ơi !
- Vào nhà với bà nội đi. Bố tôi gắt.
- 60 ngày nữa bố về nhé?
- Ừ, bố hứa rồi mà.
Tôi vẫn không muốn rời bố: Nhưng….nhưng….nếu bố quên, làm sao con nhắc bố được? Bố cho con số điện thoại của bố đi…..Bố tôi bực mình đặt vali xuống đất, rút túi xé một mảnh giấy trắng nhỏ bằng bàn tay, viết vội vài con số rồi đưa cho tôi: Số điện thoại đây, thôi để bố đi.
Tôi nắm chặt tờ giấy như nắm chặt một báu vật, làm như tờ giấy mất thì tôi mất luôn cả bố. Bà nội đã ôm tôi, cả hai bà cháu đều khóc.
Tối hôm ấy tôi hỏi bà nội: Bây giờ bố về đến nhà chưa? Bà nói rồi, thế là tôi len lén vào phòng, đóng cửa lại. Cầm phone lên tôi bấm đủ các số bố đã ghi trên mảnh giấy, với lòng rạo rực được nghe thấy bố nói, nhưng không ai trả lời, cõi lòng mơ hồ thất vọng, tôi nghĩ là bố đang trên đường trở về nhà hay bố đang ngủ nên không biết là tôi đã gọi.
Ngày mỗi ngày tôi đều lén vào phòng gọi phone cho bố, nhưng chẳng lần nào được gặp bố, tôi xấu hổ, sợ bà nội và vợ chồng cô Nga đọc thấy nỗi lòng mong đợi của tôi. Tôi là đứa trẻ mỏng manh, yếu đuối, không đủ kiên nhẫn chờ đợi 60 ngày sau bố sẽ trở về.
Ngày nào tôi cũng hỏi bà nội còn bao nhiêu ngày nữa là Christmas, hình ảnh bố về với cây thông làm tôi náo nức. Cho đến ngày cuối cùng thì cõi lòng tôi tan nát như một cái ly thủy tinh vừa bị đánh rơi trên nền gạch. Bố không về như đã hứa, chỉ có cây thông của vợ chồng cô Nga, cây thông to đẹp, được trang hoàng đủ màu sắc nhưng vẫn không làm tôi vui, tôi cảm thấy bị tổn thương, bị bỏ rơi. Tôi vẫn muốn liên lạc được với bố, để nghe bố nói hay giải thích tại sao, miễn là tôi vẫn cảm thấy bố đang ở bên cạnh tôi. Tôi sợ mình đã không biết cách gọi phone, cuối cùng tôi đưa mảnh giấy ra nhờ bà nội và vợ chồng cô Nga gọi giùm, vẫn biệt tăm biệt tích, không biết bố ở đâu!
Bà nội thở dài: Cháu ơi, chắc bố cháu bận làm việc đấy. Thôi đừng gọi nữa, không Christmas này thì Christmas sau bố sẽ về.
Lòng tôi đã bớt náo nức chờ mong vì mùa sau xa xôi quá, 60 ngày qua tôi đã chờ đợi biết bao lâu! Tôi cũng không xoè cả hai bàn tay ra để đếm nữa, dù trong lòng vẫn hi vọng vào lời ước đoán của bà, nhưng mảnh giấy mà bố tôi xé vội để ghi số điện thoại, tôi vẫn giữ kỹ, vẫn tin đó là nhịp cầu duy nhất để nối liền tôi với bố, để tôi có thể gặp bố.
Chẳng phải chỉ mình tôi mong bố về mà bà nội và cô Nga cũng mong. Nhưng đứa con hư của bà nội chẳng bao giờ trở về, mấy năm trời biệt tăm biệt tích, bà nội mới nhận được tin bố từ một người khác, họ báo tin bố tôi đã chết vì trúng gió, họ chỉ nói đơn giản thế. Năm ấy tôi mới 10 tuổi, về sau tôi càng lớn càng biết nhiều về bố do bà nội và cô Nga kể lại.
Bà nội chỉ có hai người con là bố và cô Nga, vì bố là con trai nên bà nội rất cưng chiều, bố chẳng lo học hành, chỉ rong chơi cho tới lớn, rượu chè, cờ bạc và bồ bịch với đủ hạng người. Bố ăn ở với một cô gái dân chơi bụi đời, bà nội ngăn cản không được, đành chịu thua số mệnh. Bố mang người yêu đi sống ở một phương trời khác và từ đó chẳng hề liên lạc với bà nội cho tới ngày mang tôi về.
Tôi quả là một đứa trẻ bất hạnh khi có cả cha lẫn mẹ đều hư hỏng, nhưng tôi may mắn có bà nội và vợ chồng cô Nga. Tôi đã xé nát mảnh giấy năm xưa có ghi số điện thoại của bố, mảnh giấy tôi đã giữ kỹ suốt 4 năm trời. Đó chỉ là một sự lừa dối khủng khiếp, những con số đó không có thật, do bố bịa đặt ra, những lời hứa hẹn ngon ngọt chỉ để làm xiêu lòng một đứa trẻ lên 6, để bố được thoải mái ra đi, sống theo con đường của mình.
Theo lời chỉ dạy của bà nội, của vợ chồng cô Nga, tôi đã chăm chỉ học hành. Tôi nhận thấy đây là mái ấm gia đình của tôi, vợ chồng cô Nga đã liên tiếp có 2 đứa con, dù chúng cách tuổi tôi khá xa, nhưng chúng tôi vẫn thương yêu gắn bó nhau như chị em ruột. Mỗi khi rảnh tôi hay ôm bà nội, thủ thỉ:Bà ơi, sau này cháu sẽ đi làm nuôi bà, cháu sẽ làm ra nhiều tiền để cho bà sung sướng.
Bà nội vuốt đầu tôi, âu yếm: Bà chỉ mong mỗi một điều được thấy cháu ăn học nên người, không hư hỏng như bố cháu, thì chết bà cũng vui.
Bà đã đạt được ước nguyện đó và còn chứng kiến ngày tôi lên xe hoa với một người chồng hiền lành tử tế, anh đến với tôi bằng tình yêu và được cả gia đình tôi hài lòng tin tưởng. Bà nội tôi từ trần khi con tôi vừa một tuổi, trên gương mặt bà giây phút cuối còn hiện lên vẻ thanh thản mãn nguyện.
Cây thông tươi xanh được trang hoàng thật đẹp, những đèn đủ màu sắc, những sợi dây kim tuyến lấp lánh, và những tấm thiệp hớn hở treo đầy cành. Vợ chồng tôi đều thích chưng cây thông tươi vào mỗi mùa lễ Giáng Sinh, như mang cả thiên nhiên vào căn nhà ấm cúng khi ngoài trời gió lạnh đầy. Có lẽ đây là cây Christmas mà thuở lên 6 tôi đã mong mỏi đợi chờ nơi bố, thì bây giờ tôi mang niềm vui và hạnh phúc đó cho con tôi, những gì mà khi xưa tôi không có, tôi đều bù đắp cho con nhiều lên, con tôi đâu hiểu rằng nó đang sống giùm tôi một quãng đời tuổi thơ mơ ước khát khao.
Đêm Chúa Giáng Sinh, hai vợ chồng và con tôi quây quần bên gốc cây thông để mở những gói quà xinh đẹp. Tôi đọc thấy trong mắt con tôi cả một khoảng trời xanh ngây thơ và hạnh phúc. Lòng tôi rạt rào niềm vui, niềm hãnh diện, nhưng tôi vẫn không bao giờ quên quá khứ của tôi, không phải để oán trách bố mẹ, mà để thương cho những cảnh ngộ trẻ thơ như tôi. Có biết bao đứa trẻ đã bị ghẻ lạnh, bị bỏ rơi trong những ngày lễ tết cuối năm đầy màu sắc tươi vui và nhộn nhịp này!!
Khi treo những cánh thiệp mang đầy lời cầu chúc, lời ước nguyện tốt lành trên cành cây Christmas, tôi đã nghĩ đến chúng.
- Nhưng con không muốn xa bố. Tại sao chúng ta không sống như thế này mãi? Bố phải về đi làm để có tiền nuôi con chứ.
Bà nội tôi nước mắt ràn rụa cầm lấy tay bố tôi: Con của con mới 6 tuổi còn bé bỏng, nó đã không có mẹ chỉ còn cha thôi, hãy vì nó mà ở lại, công việc lao động của con ở đâu mà chẳng có, mấy năm nay mẹ cũng không được gần con, đừng đi đâu nữa.
Cô Nga cũng khóc theo và nói: Anh hãy ở lại đây, mẹ và em sẽ đỡ đần anh để cùng lo cho cháu.
Nhưng những giọt nước mắt chẳng làm bố tôi thay đổi. Mới 2 ngày ở với bà và cô, dù tôi đang cảm thấy thân thương, nhưng bố vẫn là người gần tôi nhất. Tôi đã quen thuộc với bố từng lúc vui buồn, những lần giận dữ, từng câu nói giọng cười, từng bữa ăn ngon, từng ngày bị bỏ đói. Tôi vui khi ở với bà nội, cô Nga, nhưng tôi vẫn không muốn xa bố, hình như tình máu mủ ruột thịt làm tôi hiểu bố là người thân nhất, là nơi tôi cần nương tựa nhất. Tôi ôm chầm lấy bố gào lên:Con không cho bố đi! Con không cho bố đi!
Bố hất mạnh tay tôi ra, tôi ngã lăn quay trên nền nhà. Bố thương hại đỡ tôi dậy, giọng dịu lại: Rồi bố sẽ về thăm con, bố hứa sẽ về thăm con.
Tôi nghẹn ngào hỏi: Bao giờ bố về?
Bố nhìn lên tờ lịch trên tường: Bây giờ là tháng Mười, hai tháng nữa bố sẽ về, vào ngày Christmas, con chịu không?
Tôi đã xoè tất cả những ngón tay của mình ra và hỏi: Hai tháng là bao nhiêu ngày? Có lâu không?
- Là 60 ngày, mau lắm con. Bố sẽ mang về một cây Christmas để trang hoàng cho con xem, con thích cây Christmas lắm mà.
Mỗi mùa Giáng Sinh đã qua tôi đều say mê thích thú khi được ngắm những cây thông trang hoàng rực rỡ trong những cửa tiệm hay trên đường phố, đôi mắt trẻ thơ của tôi đã mở to ra như muốn mang tất cả những hình ảnh lung linh huyền diệu đó vào trong tâm hồn. Lúc một vài tuổi thì tôi không biết, nhưng từ khi 4-5 tuổi, tôi chưa bao giờ có một cây Giánh Sinh trong nhà khi mùa lễ đến. Tôi vừa chùi nước mắt vừa nói: Bố nhớ nhé, rồi chúng ta sẽ có một cây Christmas, con sẽ phụ bố để treo đèn. Bố ơi, có phải là đêm Giáng Sinh, ông già Noen sẽ chui từ ống khói để vào nhà và cho quà trẻ con, để dưới gốc cây thông không?
- Có đấy, nhưng bây giờ con phải ngoan để cho bố đi. Tôi lại chùi nước mắt lần nữa để cho bố vui lòng, vì lời hứa hẹn trở về của bố vào mùa lễ Giáng Sinh với cây thông xinh đẹp. Vâng, bố xem này, con không khóc nữa đâu.
Vậy mà chỉ mười phút sau, khi bố vừa xách vali đi ra cửa, tôi bỗng cảm thấy hụt hẫng và sợ hãi trở lại, tôi chạy theo bố, nước mắt lại rơi ra: Bố ơi !
- Vào nhà với bà nội đi. Bố tôi gắt.
- 60 ngày nữa bố về nhé?
- Ừ, bố hứa rồi mà.
Tôi vẫn không muốn rời bố: Nhưng….nhưng….nếu bố quên, làm sao con nhắc bố được? Bố cho con số điện thoại của bố đi…..Bố tôi bực mình đặt vali xuống đất, rút túi xé một mảnh giấy trắng nhỏ bằng bàn tay, viết vội vài con số rồi đưa cho tôi: Số điện thoại đây, thôi để bố đi.
Tôi nắm chặt tờ giấy như nắm chặt một báu vật, làm như tờ giấy mất thì tôi mất luôn cả bố. Bà nội đã ôm tôi, cả hai bà cháu đều khóc.
Tối hôm ấy tôi hỏi bà nội: Bây giờ bố về đến nhà chưa? Bà nói rồi, thế là tôi len lén vào phòng, đóng cửa lại. Cầm phone lên tôi bấm đủ các số bố đã ghi trên mảnh giấy, với lòng rạo rực được nghe thấy bố nói, nhưng không ai trả lời, cõi lòng mơ hồ thất vọng, tôi nghĩ là bố đang trên đường trở về nhà hay bố đang ngủ nên không biết là tôi đã gọi.
Ngày mỗi ngày tôi đều lén vào phòng gọi phone cho bố, nhưng chẳng lần nào được gặp bố, tôi xấu hổ, sợ bà nội và vợ chồng cô Nga đọc thấy nỗi lòng mong đợi của tôi. Tôi là đứa trẻ mỏng manh, yếu đuối, không đủ kiên nhẫn chờ đợi 60 ngày sau bố sẽ trở về.
Ngày nào tôi cũng hỏi bà nội còn bao nhiêu ngày nữa là Christmas, hình ảnh bố về với cây thông làm tôi náo nức. Cho đến ngày cuối cùng thì cõi lòng tôi tan nát như một cái ly thủy tinh vừa bị đánh rơi trên nền gạch. Bố không về như đã hứa, chỉ có cây thông của vợ chồng cô Nga, cây thông to đẹp, được trang hoàng đủ màu sắc nhưng vẫn không làm tôi vui, tôi cảm thấy bị tổn thương, bị bỏ rơi. Tôi vẫn muốn liên lạc được với bố, để nghe bố nói hay giải thích tại sao, miễn là tôi vẫn cảm thấy bố đang ở bên cạnh tôi. Tôi sợ mình đã không biết cách gọi phone, cuối cùng tôi đưa mảnh giấy ra nhờ bà nội và vợ chồng cô Nga gọi giùm, vẫn biệt tăm biệt tích, không biết bố ở đâu!
Bà nội thở dài: Cháu ơi, chắc bố cháu bận làm việc đấy. Thôi đừng gọi nữa, không Christmas này thì Christmas sau bố sẽ về.
Lòng tôi đã bớt náo nức chờ mong vì mùa sau xa xôi quá, 60 ngày qua tôi đã chờ đợi biết bao lâu! Tôi cũng không xoè cả hai bàn tay ra để đếm nữa, dù trong lòng vẫn hi vọng vào lời ước đoán của bà, nhưng mảnh giấy mà bố tôi xé vội để ghi số điện thoại, tôi vẫn giữ kỹ, vẫn tin đó là nhịp cầu duy nhất để nối liền tôi với bố, để tôi có thể gặp bố.
Chẳng phải chỉ mình tôi mong bố về mà bà nội và cô Nga cũng mong. Nhưng đứa con hư của bà nội chẳng bao giờ trở về, mấy năm trời biệt tăm biệt tích, bà nội mới nhận được tin bố từ một người khác, họ báo tin bố tôi đã chết vì trúng gió, họ chỉ nói đơn giản thế. Năm ấy tôi mới 10 tuổi, về sau tôi càng lớn càng biết nhiều về bố do bà nội và cô Nga kể lại.
Bà nội chỉ có hai người con là bố và cô Nga, vì bố là con trai nên bà nội rất cưng chiều, bố chẳng lo học hành, chỉ rong chơi cho tới lớn, rượu chè, cờ bạc và bồ bịch với đủ hạng người. Bố ăn ở với một cô gái dân chơi bụi đời, bà nội ngăn cản không được, đành chịu thua số mệnh. Bố mang người yêu đi sống ở một phương trời khác và từ đó chẳng hề liên lạc với bà nội cho tới ngày mang tôi về.
Tôi quả là một đứa trẻ bất hạnh khi có cả cha lẫn mẹ đều hư hỏng, nhưng tôi may mắn có bà nội và vợ chồng cô Nga. Tôi đã xé nát mảnh giấy năm xưa có ghi số điện thoại của bố, mảnh giấy tôi đã giữ kỹ suốt 4 năm trời. Đó chỉ là một sự lừa dối khủng khiếp, những con số đó không có thật, do bố bịa đặt ra, những lời hứa hẹn ngon ngọt chỉ để làm xiêu lòng một đứa trẻ lên 6, để bố được thoải mái ra đi, sống theo con đường của mình.
Theo lời chỉ dạy của bà nội, của vợ chồng cô Nga, tôi đã chăm chỉ học hành. Tôi nhận thấy đây là mái ấm gia đình của tôi, vợ chồng cô Nga đã liên tiếp có 2 đứa con, dù chúng cách tuổi tôi khá xa, nhưng chúng tôi vẫn thương yêu gắn bó nhau như chị em ruột. Mỗi khi rảnh tôi hay ôm bà nội, thủ thỉ:Bà ơi, sau này cháu sẽ đi làm nuôi bà, cháu sẽ làm ra nhiều tiền để cho bà sung sướng.
Bà nội vuốt đầu tôi, âu yếm: Bà chỉ mong mỗi một điều được thấy cháu ăn học nên người, không hư hỏng như bố cháu, thì chết bà cũng vui.
Bà đã đạt được ước nguyện đó và còn chứng kiến ngày tôi lên xe hoa với một người chồng hiền lành tử tế, anh đến với tôi bằng tình yêu và được cả gia đình tôi hài lòng tin tưởng. Bà nội tôi từ trần khi con tôi vừa một tuổi, trên gương mặt bà giây phút cuối còn hiện lên vẻ thanh thản mãn nguyện.
Cây thông tươi xanh được trang hoàng thật đẹp, những đèn đủ màu sắc, những sợi dây kim tuyến lấp lánh, và những tấm thiệp hớn hở treo đầy cành. Vợ chồng tôi đều thích chưng cây thông tươi vào mỗi mùa lễ Giáng Sinh, như mang cả thiên nhiên vào căn nhà ấm cúng khi ngoài trời gió lạnh đầy. Có lẽ đây là cây Christmas mà thuở lên 6 tôi đã mong mỏi đợi chờ nơi bố, thì bây giờ tôi mang niềm vui và hạnh phúc đó cho con tôi, những gì mà khi xưa tôi không có, tôi đều bù đắp cho con nhiều lên, con tôi đâu hiểu rằng nó đang sống giùm tôi một quãng đời tuổi thơ mơ ước khát khao.
Đêm Chúa Giáng Sinh, hai vợ chồng và con tôi quây quần bên gốc cây thông để mở những gói quà xinh đẹp. Tôi đọc thấy trong mắt con tôi cả một khoảng trời xanh ngây thơ và hạnh phúc. Lòng tôi rạt rào niềm vui, niềm hãnh diện, nhưng tôi vẫn không bao giờ quên quá khứ của tôi, không phải để oán trách bố mẹ, mà để thương cho những cảnh ngộ trẻ thơ như tôi. Có biết bao đứa trẻ đã bị ghẻ lạnh, bị bỏ rơi trong những ngày lễ tết cuối năm đầy màu sắc tươi vui và nhộn nhịp này!!
Khi treo những cánh thiệp mang đầy lời cầu chúc, lời ước nguyện tốt lành trên cành cây Christmas, tôi đã nghĩ đến chúng.
Sưu tầm
Nguyện cầu
Chuông giáo đường thanh thoát,
Mừng Chúa sinh ra đời....
Cứu rỗi bao tội lỗi ,
Xin giúp con Chúa ơi !
NM
Tới lui một lúc trước những cửa hàng bán hoa tươi, Chiêu chọn mua thêm một bó hoa hồng thật đẹp, thật tươi để mang vào bệnh viện tặng thím Phiến- vợ chú Trường. Chiêu không biết người bệnh ước mong điều gì trong đêm Giáng Sinh, nhưng Chiêu nghĩ một bó hoa hồng sẽ là món quà ý nghĩa, nó tượng trưng cho hạnh phúc, một mơ ước vui vẻ, hoan lạc. Hoa hồng đêm Giáng sinh sẽ đem lại hy vọng cho thím Phiến. Hy vọng bao giờ cũng là một điều cần thiết. Ở đâu và trường hợp nào cũng vậy.
Bỗng dưng Chiêu cũng nảy ra ý nghĩ mua tặng cho chú Trường một món quà gì đó, nhưng quanh quẩn mãi mà Chiêu vẫn không biết mua thứ gì để phù hợp với sở thích của chú. Chiêu chưa tặng quà cho một người đàn ông nào, kể cả bạn trai của Chiêu. Cuối cùng, Chiêu nhớ chú Trường hút thuốc bằng những que diêm chứ không có bật lửa, Chiêu vừa trông thấy ở một cửa hàng người ta bày những chiếc bật lửa rất đẹp. Chiêu vào hỏi giá và mua một chiếc bật lửa kiểu nhỏ, xinh xắn với lớp vỏ bọc da màu đen. Chiêu đi ngay tới chỗ khắc tên và khắc vào lưng chiếc bật lửa một chữ “Chiêu”. Ngày hôm nay, ngày lễ Giáng sinh đầu tiên trong đời Chiêu có những bận rộn và có những phút giây hạnh phúc như thế này khiến Chiêu rất vui. Sau đó, Chiêu đón taxi tới nhà chú Trường. Đường phố đã lên đèn.
Bé Trâm reo lên khi thấy Chiêu tới, nó gọi chú Trường rối rít:
- Bố ơi, dì Chiêu tới! Dì Chiêu có mua quà cho con nữa.
Chú Trường đi ra. Thấy Chiêu, chú nhìn Chiêu đăm đăm khiến Chiêu rất ngượng vì bữa nay Chiêu mặc chiếc áo dài mới, chiếc áo màu xanh da trời có những cây thông khô màu trắng in nơi vạt áo, kiểu áo rất hợp với mùa Giáng Sinh.
Khi Chiêu bước vào, chú Trường nói:
- Chiêu có chiếc áo đẹp quá!
Chiêu đỏ mặt. Cô đưa món quà cho bé Trâm. Nó ôm lấy với vẻ thích thú. Nhìn bó hoa hồng trong tay Chiêu, chú Trường hỏi:
- Mua hoa làm gì nữa đây, cô bé?
- Mang vào bệnh viện tặng thím chứ không phải tặng cho chú đâu- Chiêu lấy cái hộp nhỏ gói bằng giấy màu xinh xắn nói tiếp- Còn cái này thì tặng chú, nhưng cấm coi bây giờ. Đúng nửa đêm hãy mở ra coi và không được cười cháu gì hết nhé!
Bé Trâm ôm chân Chiêu, nó ngước cặp mắt đen láy hớn hở nhìn Chiêu nói:
- Dì Chiêu bữa nay đẹp ác luôn!
Chú Trường cười lớn làm Chiêu càng ngượng. Chiêu mở gói giấy lấy búp bê ra cho Trâm, hỏi nó:
- Trâm thích không?
Nó toét miệng cười:
- Ồ, đẹp ghê hồn bố ơi! Một con búp bê tóc vàng.
- Nó biết hát bài hát mừng Giáng Sinh nữa đấy.
Chiêu vừa nói vừa lên giây cót và con búp bê vừa chớp mắt vừa hát bài Jingle bells làm bé Trâm sáng mắt, sung sướng cười hoài. Nó ôm lấy búp bê và quay ra với trò chơi lên giây cót để nghe bài hát rộn rã phát đi phát lại vang cả phòng.
Chiêu ngồi xuống ghế, thở ra một hơi dài:
- Phố bữa nay đông ghê, Chiêu chen chân không lọt.
- Tối nay Chiêu định đi đâu?
- Vào thăm thím rồi đi đâu thì đi.
- Dĩ nhiên, nhưng phải có chương trình gì hay ho chứ, không lẽ cứ chen nhau đi dạo phố, chú ngán lắm! Bây giờ chú đề nghị một chương trình như thế này.
Chiêu mỉm cười:
- Chú nói thử xem.
- Trước hết đi dạo phố cho bé Trâm xem đồ chơi, giờ này tương đối còn thưa người. Khi thấy đông người mình sẽ chuồn vào Diamond Plazza xem phim, tan xuất phim tới nhà thờ Đức Bà xem lễ và sau đó ra một quán ăn ngoài bờ sông.
Chiêu háy mắt:
- Chương trình có vẻ không ổn rồi chú ơi!
- Sao thế?
- Giáng Sinh người ta đi chơi chứ ai chui vào ciné, vả lại cũng chẳng có phim nào hay đâu. Chiêu đề nghị một chương trình tự do. Tới đâu hay tới đó, mình không bị ràng buộc gì cả, thế thích hơn!
- Cũng được.
- Vậy sửa soạn rồi đi, cháu thấy mình có rất ít thì giờ đó chú!
- Chiêu chờ chú một lát.
Chiêu gọi bé Trâm lại và loay hoay sửa soạn cho nó đến khi chú Trường trở ra.
- Xong chưa?
- Xong rồi chú.
Bé Trâm khoe:
- Dì Chiêu sửa soạn cho con đẹp không bố?
- Dĩ nhiên là phải đẹp, dì Chiêu của là số một mà.
- Bố có thương dì Chiêu không hả bố?
Cả hai không ngờ bé Trâm hỏi một câu như vậy. Chiêu cũng nhận ra nét bối rối trên khuôn mặt chú Trường. Chú khẽ liếc nhìn sang Chiêu. Dĩ nhiên là Chiêu đỏ mặt quay đi để tránh cái nhìn của chú. Bé Trâm ngơ ngác trước câu hỏi của mình mà chả được ai trả lời. Cuối cùng, chú Trường nắm tay bé Trâm bảo:
- Thôi mình đi.
Chiêu đi bên cạnh hai bố con. Khoảng sân đã dày đặc bóng tối. Cùng với không khí se lạnh, Chiêu nghe thấy hương thơm của hoa mận tỏa ngát chung quanh mình.
Lên xe, chú Trường hỏi:
- Đi đâu bây giờ?
Chiêu mân mê những đóa hoa hồng ôm trong vòng tay nói:
- Vào bệnh viện thăm thím trước đã chú.
Chú Trường lái xe ra ngõ và nói:
- Quà của Chiêu có ý nghĩa lắm, chắc Phiến rất vui khi thấy Chiêu vào thăm.
- Chiêu cũng hy vọng thế, nhưng Chiêu vẫn thắc mắc không biết thím đau gì mà có vẻ trầm trọng thế hả chú?
Đôi mắt chú Trường tối lại một cách buồn bã:
- Một chứng bệnh không thể chữa trị.
- Chú có buồn không?
Trường ngẩn người một chút nhưng chàng vội cười:
- Chú không có quyền buồn.
Từ đó, chú Trường giữ im lặng mãi cho đến khi tới bệnh viện. Lúc bước xuống xe, chú Trường nói:
- Phiến nằm trên lầu 1, đi ngõ kia.
Chiêu nắm tay bé Trâm dắt nó đi theo chú Trường. Đây là lần đầu tiên Chiêu bước vào một bệnh viện như thế này. Những con đường được tráng nhựa đen bóng và giữ sạch sẽ gần như không có một mảnh giấy vụn, ngoại trừ đám lá nhỏ li ti vàng úa rụng xuống từ hàng cây mọc dài theo ven đường. Rải rác khắp nơi là những chiếc băng đá, một vài ngọn đèn ở các góc đường soi rõ màu xanh của những bãi cỏ, bóng của các khóm cây rung rinh.
Phòng thím Phiến ở cuối dãy hành lang. Chú Trường đẩy nhẹ cánh cửa đi vào. Chiêu và bé Trâm bước theo. Bà vú cũng đang có mặt trong phòng. Phiến nằm trên giường đắp chăn, vẻ mặt bình thản và xanh mướt. Chiêu không ngờ thím Phiến lại có thể khác xa hồi gặp ở Đà Lạt đến như vậy. Bây giờ người đàn bà đang nằm đó, Chiêu không thể nào ngờ rằng chính là người đàn bà mình đã gặp cách đây không lâu. Nụ cười gượng gạo nở trên môi thím Phiến khi thấy Chiêu bước vào. Bé Trâm nhảy lên ngồi bên cạnh mẹ. Nó nói rối rít và khoe đã được Chiêu tặng quà, Chiêu đứng tần ngần không biết làm gì vời bó hoa ôm trong tay.
Cuối cùng, Chiêu đặt bó hoa trên chiếc bàn nước kê ở đầu giường, nói nhỏ nhẹ:
- Chiêu tặng thím bó hoa hồng ngày lễ Giáng Sinh.
Thím Phiến cười, nắm bàn tay Chiêu kéo tới gần. Chiêu ái ngại ngồi xuống chiếc ghế thấp đặt sát bên giường thím.
Giọng nói người đàn bà yếu ớt:
- Không ngờ tối nay Chiêu vào thăm tôi.
- Thím khỏe nhiều chứ?
Cũng chỉ với một nụ cười gượng gạo nở trên môi, người đàn bà chớp mắt trong một sự xúc động nào đó. Chiêu không biết nói gì hơn là ngồi nhìn gương mặt tái nhợt của thím Phiến.
Bé Trâm nói:
- Tối nay dì Chiêu đưa con đi xem lễ, ngoài đó vui lắm!
- Con có thương dì Chiêu không?
- Dạ thương.
- Nhiều không?
- Dạ nhiều.
Đôi mắt người đàn bà như sắp khóc, Chiêu bối rối trước đôi mắt ấy hướng về phía mình. Chú Trường nãy giờ im lặng, bây giờ bỗng nhiên chú lên tiếng:
- Tôi đi xuống dưới mua một bao thuốc lá.
Chú Trường mở cửa đi ra. Thím Phiến nhìn quanh căn phòng và vẫn dùng bàn tay lạnh giá nắm lấy tay Chiêu:
- Chiêu đẹp lắm!
- Thím khen làm Chiêu ngượng.
- Thấy bé Trâm thương mến Chiêu làm tôi sung sướng. Nó rất cần tình thương, tôi đau hoài nên không ở nhà chăm sóc được cháu được, Chiêu biết không, một tháng tôi nằm bệnh viện hết hai mươi ngày. Đời sống kéo dài như thế mấy năm rồi, bây giờ tôi mong được giải thoát...
Chiêu nói:
- Rồi thím sẽ khỏi bệnh, thím sẽ về nhà. Bé Trâm sẽ vui.
Người đàn bà cười một cách cay đắng, tuyệt vọng:
- Tôi có cảm tưởng mình chẳng bao giờ trở về nhà nữa!
Chiêu không biết nói gì. Những câu an ủi nói ra trong lúc này có thật sự cần thiết không hay lại mang đầy vẻ khách sáo giả tạo. - Chiêu bao nhiêu tuổi nhỉ
Ngạc nhiên không hiểu thím Phiến hỏi để làm gì nhưng Chiêu cũng nói:
- Chiêu sắp sửa hăm mốt tuổi.
- Chiêu học gì tôi quên mất?
- Dạ... làm nghề gõ đầu trẻ.
Chiêu cười cho câu nói đùa của mình. Thím Phiến cũng cười và không hiểu sao người đàn bà nói một cách đầy xúc động:
- Tôi mến Chiêu lắm! Và chắc Trường cũng mến Chiêu.
Chiêu thấy se lòng vì câu nói đó. Chiêu ngượng nghịu mân mê vạt áo dài của mình.
- Tối nay Chiêu không đi chơi đâu à?
- Dạ không. Vào thăm thím, đưa bé Trâm đi chơi một lúc rồi về nhà.
- Chiêu có đạo không?
- Dạ không.
- Chiêu tin định mệnh chứ?
Chiêu gật nhẹ đầu. Chú Trường trở lên, chú cũng bắc một chiếc ghế ngồi trước thím Phiến.
- Em có cảm tưởng đêm nay sẽ không ngủ được. Bác sĩ vừa chích cho em mũi thuốc ngủ.Thôi anh đưa con đi chơi với dì Chiêu đi, em nằm đây để chờ giấc ngủ tới.
Chú Trường hỏi:
- Em có cần gì không?
- Không. Em chỉ cần ngủ. Em mệt quá.
Sau khi đưa bé Trâm về nhà để bà vú cho nó ngủ, chú Trường đưa Chiêu về. Bây giờ chưa nửa đêm, không khí thấm lạnh cùng với những cơn gió xao xác thổi qua các tán cây trên đầu. Chiêu ngước nhìn lên một bầu trời đen đặc. Có lẽ trời sắp mưa. Quang cảnh vẫn nhộn nhịp trên các con đường gần trung tâm thành phố.
Chú Trường bỗng hỏi:
- Chiêu muốn đi đâu chơi nữa không?
Chiêu nói:
- Chú phải vào bệnh viện với thím. Chúng ta đi nhiều rồi, hơn nữa hình như trời cũng sắp mưa.
Chú Trường ngước mắt nhìn ra bên ngoài chép miệng:
- Ừ, trời sắp mưa thật! Tối nay Chiêu đẹp lắm!
- Chú cho Chiêu đi tàu bay giấy chi vậy?
- Thật. Chú khen thật lòng, không phải nịnh Chiêu đâu.
Chiêu bị xúc động trước lời khen của chú Trường. Dĩ nhiên Chiêu hiểu chú khen thật và buổi tối hôm nay cũng tràn đầy xúc động. Nhớ lại bữa ăn tối trên một chiếc tàu nổi ngoài bờ sông, gió mát và lần đầu tiên Chiêu uống một ly rượu khai vị. Chất rượu trắng, trong suốt, vừa chua vừa ngọt và mùi thơm quyến rũ làm sao! Chiêu có cảm tưởng hai gò má cô như hơ nóng trên ngọn lửa, nóng bừng. Ngồi giữa đám đông nhưng không ồn ào, chú Trường và bé Trâm, Chiêu thấy có một cái bóng hạnh phúc nhẹ nhàng phủ lên chung quanh Chiêu. Người Chiêu lâng lâng, tâm hồn như mở rộng ra cùng với đêm, tiếng sóng êm đềm phía dưới, gió mát, niềm vui. Chú Trường không nói gì nhưng hình như cả hai đều hiểu rõ ý nghĩ của nhau trong lúc đó? Chiêu vừa sung sướng vừa bàng hoàng run sợ trước ý nghĩ ấy.
- Chiêu đang nghĩ gì?
- Về chú.
- Chú làm sao?
- Không biết, nhưng Chiêu đang nghĩ rất nhiều về hoàn cảnh của chú.
Chiếc xe quẹo vào một con đường vắng. Chiêu nhìn ra hai hàng cây xanh đen chạy dài hun hút về phía trước. Bóng đèn đổ xuống một thứ ánh sáng nhạt và lạnh như mặt đường đen bóng lướt đi phía dưới. Chiêu vẫn nghĩ tới gương mặt thím Phiến, đôi mắt đó đã nhìn Chiêu bằng một cái nhìn vừa thân mật vừa trách móc, vừa cởi mở vừa bí ẩn. Chiêu có cảm tưởng mình đã phạm một tội lỗi nào đó đối với vợ chú Trường, ít nhất cũng bằng mặc cảm ngồi cùng xe, đi dạo phố, đi ăn và cả khi vào nhà thương thăm thím Phiến. Chiêu không ngờ mình rơi vào trường hợp này một cách dễ dàng. Chiêu như người bị hấp lực của dòng nước khi đứng trên một chiếc cầu cao và dòng nước chảy xiết, sâu thăm thẳm ở phía dưới. Chiêu dễ dàng chóng mặt và dễ dàng rơi xuống mà không chống cự lại được.
Chú Trường hút thuốc, chú châm lửa bằng cái bật lửa của Chiêu vừa tặng chú. Khói thuốc thơm vờn trong lòng xe.
- Chắc giờ này bé Trâm đã ngủ?
Chú Trường nói:
- Tội nghiệp con bé! Chẳng hiểu rồi sẽ ra sao? Nó gần như mất mẹ.
- Thím Phiến sẽ khỏi mà chú!
Trời bắt đầu mưa. Những giọt mưa lạnh bắn vào mặt Chiêu, tuy nhiên mưa có vẻ không lớn lắm.
Chiêu nói:
- Lễ mà mưa chắc hết vui!
Hai người ngó nhau cười. Xe chạy dưới cơn mưa thật thú vị. Gió lạnh và nước mưa không ngớt thổi vào mặt, Chiêu có cảm tưởng đang đứng trên một tảng đá gần mặt biển.
Về tới trước cổng, Chiêu hỏi:
- Như vậy chú không vào nhà chơi một lúc sao?
- Chú về, phải vào bệnh viện ngay.
- Chúc chú ngủ ngon!
Chú Trường cười:
- Chúc cái gì lạ vậy?
- Chúc chú một Giáng Sinh vui vẻ.
Chiêu mở cửa nhảy xuống và chạy ngay vào dưới khóm cây để tránh mưa. Chú Trường tắt đèn xe phía trước nhưng chú chưa quay xe ra ngõ, chú vẫn ngồi yên trên xe. Cơn mưa ào ạt đổ trên lá. Có lẽ tóc Chiêu đã ướt đẫm nước. Con ngõ vắng tanh, đầy bóng tối.
Chiêu hỏi lớn:
- Sao chú chưa chịu về?
- Sao Chiêu chưa chịu vào?
- Chú về Chiêu sẽ vào ngay.
- Chú ở đây chờ Chiêu vào rồi chú về.
Chiêu mỉm cười và chạy lốc thốc dưới những giọt mưa vào nhà. Chiêu đi tắm, thay quần áo khô rồi nằm lăn ra giường nhìn lên trần nhà hồi tưởng lại những gì đã trôi qua trong đêm Giáng Sinh. Tiếng mưa gõ bên ngoài cửa sổ ngày càng lớn. Một lúc Chiêu choàng dậy đi pha trà rồi mở nhạc. Chiêu vẫn có cái thú ngồi một mình nghe nhạc lúc nửa đêm.
Vô tình trong đĩa nhạc đang hát có một bản nhạc nói về Giáng Sinh. Những câu hát êm đềm vang khắp căn phòng yên tịnh.
“Nhớ tới đêm đầy ánh sáng. Hương trong gió tràn mênh mang.
Giây phút như ngừng trôi. Tiếng kinh muôn lời.
Dáng xinh xinh bao tiên kiều.
Quỳ nâng thánh kinh ban chiều.
Trong giáo đường đêm Noel ấy. Ngàn đời tôi mến yêu...”.
Bỗng có tiếng chuông điện thoại reo vang một cách bất ngờ. Chiêu nghe máy và nhận ra giọng nói của chú run run của chú Trường:
- Alô! Tôi muốn nói chuyện với cô Chiêu.
- Chiêu đang nghe chú đây.
- Chiêu...
Giọng chú Trường bỗng yếu hẳn đi, đầy xúc động:
- Chú phải gọi cho Chiêu ngay vì có chuyện bất ngờ. Chiêu biết không, Phiến vừa trở bệnh, ngất lịm. Bác sĩ trực tới ngay để cấp cứu nhưng không cũng bất lực thôi, Phiến đã chết!
Chiêu kêu lên:
- Trời ơi!
- Bây giờ khuya lắm và trời đang mưa lớn, Chiêu không thể đi được rồi. Sáng mai Chiêu tới với bé Trâm... được không? Hơn bao giờ hết, nó cần Chiêu.
- Dạ, sáng mai Chiêu sẽ tới. Còn gì nữa không chú?
- Thôi, chú lo được.
Chú Trường đã cúp máy. Chiêu thẫn thờ một lúc rồi cũng gác máy. Sao lại như vậy được nhỉ?
Chiêu như muốn òa lên khóc.
“Chú Trường kính mến!
Khi chú nhận được thư này, Chiêu đã rời khỏi Sài Gòn. Chiêu đi Đà Lạt thăm nhỏ bạn. Đó là một lý do không chánh đáng bên cạnh lý do chánh của Chiêu mà chỉ có một mình Chiêu hiểu hoặc một người khác có thể hiểu được, là chú! Chiêu biết chú sẽ ngạc nhiên, nhưng Chiêu không thể nào sống ở Sài Gòn bên cạnh những biến cố đã xảy ra cho chú và cho cả Chiêu nữa. Chiêu phải đi vắng một thời gian, ít nhất là một thời gian để đủ tạm nguôi lòng mình trước khi trở về tiếp tục việc học.
Chiêu xin lỗi đã không tới chơi với bé Trâm trong những ngày buồn bã của bé vì mất mẹ. Chiêu cũng không làm sao an ủi được chú bởi Chiêu tin là chú chịu đựng được. Vả lại, mọi chuyện rồi cũng qua. Thím Phiến bây giờ chắc đã được thanh thản với thế giới riêng của thím rồi.
Chiêu viết thư này vào lúc sáng sớm, trước giờ ra bến xe và Chiêu không ân hận điều gì cả, chỉ cảm thấy hơi có lỗi với người đã chết. Nhưng Chiêu đã làm gì? Có thể Chiêu đã hiểu tình cảm của mình ra sao nhưng giữa Chiêu và chú đã có một khoảng cách, Chiêu và chú chỉ có thể tới gần nhau, nhận ra người này cách người kia bằng một bức tường trong suốt, thấy nhau mà không thể bắt tay nhau được. Chiêu có xem một phim tình yêu. Trong phim, nhân vật chính đã nói với người yêu của mình rằng: “Yêu nghĩa là không bao giờ phải nói hối hận”. Chiêu cũng muốn nói với chú như thế đó.
Hai năm nữa có phải là một khoảng thời gian quá dài để nói một chuyện quá sớm? Nhưng Chiêu dự định khi ra trường sẽ xin đổi đi tới một thành phố miền cao nguyên, không phải Đà Lạt đâu, một thành phố nào khác càng xa xôi hẻo lánh càng tốt, hoặc là một thành phố vùng biển. Chiêu sẽ dạy học, sống bình thản với những ngày tháng đó để chờ đợi một thay đổi cho đời mình. Không biết sẽ là vui hay buồn, nhưng bao giờ mà người ta chả mong một niềm vui tới, chú nhỉ?
Nhưng đó là tương lai, hiện tại Chiêu vẫn còn là một người đeo đuổi một mục đích, Chiêu vẫn còn là học trò. Đố chú biết Chiêu ăn sinh nhật hai mươi mốt tuổi của mình vào tháng nào, ngày nào? Nó mới đây thôi, sau đêm Giáng sinh và trong ngày hôm nay. Chú ngạc nhiên?
Thôi, Chiêu ngừng. Có lẽ Chiêu ra bến xe ngay bây giờ. Chúc chú gì nhỉ? À, vẫn là một lời chúc đẹp nhất kèm theo nhiều may mắn đến với chú và bé Trâm.
Cháu của chú
Chiêu“
Chiêu đọc lại bức thư một lần nữa rồi mới bỏ vào trong phong bì dán kín lại. Chiêu đề tên chú Trường, địa chỉ của chú và rồi bức thư sẽ tới nơi mà nó cần tới.
Sáng nay trời mù đục như sắp sửa có mưa, nắng không thể nào xuyên qua những đám mây nặng trĩu đó được. Chiêu đã sửa soạn xong hành lý và sẽ rời thành phố này trên chuyến xe tốc hành vào lúc tám giờ.
Ngay trong chiều nay, Chiêu sẽ tới một thành phố khác. Ở đó chắc chắn những cơn mưa sẽ không giống những cơn mưa ở đây, Chiêu sẽ chỉ còn lại bằng một hồi tưởng lạnh của mình về những cơn mưa ào ạt tới trong thành phố này, cùng với những kỷ niệm ngậm ngùi vương theo mỗi bước chân đi trong một mùa Giáng Sinh đáng nhớ của thời con gái!
Hôm nay Chiêu trưởng thành, Chiêu hăm mốt tuổi. Ngày sinh nhật buồn tênh, âm thầm trên một chuyến xe rời thành phố đi trong mưa.
Từ Kế Tường
Sawatdee, một lời chào gặp gỡ,
Quá cảnh vô tình mà lại hữu duyên...
Háo hức về nhà mong ước đoàn viên,
Giáng Sinh đó trên không ta hội ngộ !
Năm tháng dần xa ngỡ không duyên số,
Giáng Sinh về đưa ta đến với nhau....
Cách xa nửa quả địa cầu,
Nhưng duyên lại bén trong ngày Chúa sinh !!
NM
Giáng sinh ở trên không
Giáng Sinh Là Để Về Nhà.
Từ tuổi biết chú ý và ghi nhớ những thứ
có trên màn hình tivi, tôi đã chân thành yêu quý mùa đông và giáng sinh.
Đặc biệt là giáng sinh có tuyết, cây thông, ông già Noel và món gà tây
nướng của các xứ sở trời Âu.
Đấy là học
kỳ thứ nhất của tôi ở Đức. Và tôi đã sống rất chăm chỉ ngay từ những
ngày đầu tiên. Cuốn sổ tay luôn dày kín những điều cần học, cần làm.
Nhưng bên trong thì chẳng điềm nhiên như bề ngoài. Lòng tôi lúc nào cũng
sùng sục: “Mùa đông. Giáng sinh. Tuyết.” Tôi thích chí xoa xoa hai bàn
tay “ếch con” của mình vào nhau khi mỗi cuối tháng được xé đi một tờ
lịch. Tháng 10. Tháng 11. Rồi tháng 12!
Tuyết. Những bông tuyết đang rơi. Chúng
bám trắng đôi bốt đen. Chúng lổn nhổn khắp trên áo bông, váy, túi đeo,
trên nón len đỏ. TUYẾT!!! Suốt con đường từ học xá đến trường, cứ năm
bảy bước, tôi lại xoay một vòng, hai tay vung trái vung phải, vung lên
vung xuống múa cùng tuyết. Có vài người nhìn tôi cười nhẹ. Tôi chẳng
ngượng. Chắc cũng đâu phải lần đầu họ thấy một cô gái xứ nhiệt đới phát
cuồng khi gặp tuyết. Tuyết với họ là cũ rích, là kẹt xe, là nước bẩn, là
ẩm ướt quần áo. Nhưng tuyết với tôi còn trinh nguyên vẻ mê hoặc.
Từ đầu tháng 12, bữa nào tôi cũng ních
căng những chiếc bánh quy hình búp bê múp míp (món ăn truyền thống của
giáng sinh châu Âu) và món gà tây nướng. Tối nào tôi cũng lê la trong
khu chợ bán cây Noel và các vật trang trí. Tôi tậu về một cây thông bé
con nhưng cá tính, với những chiếc lá khỏe khoắn xanh thẫm, đâm tua tủa
tứ phương
Tôi soi mình trong các quả châu sáng láng được gắn lên cây. Tôi đắm chìm trong những món vật chất của giáng sinh. Cảm giác mê ly như được sống trong các câu chuyện cổ tích.
Nhưng mỗi ngày hào hứng lại bớt đi một chút. Đến giữa tháng thì tôi thôi ghé khu chợ giáng sinh, món gà tây cũng bị bỏ mứa trong các bữa ăn. Hơi ấm từ vật chất thì tan nhanh.
Tôi soi mình trong các quả châu sáng láng được gắn lên cây. Tôi đắm chìm trong những món vật chất của giáng sinh. Cảm giác mê ly như được sống trong các câu chuyện cổ tích.
Nhưng mỗi ngày hào hứng lại bớt đi một chút. Đến giữa tháng thì tôi thôi ghé khu chợ giáng sinh, món gà tây cũng bị bỏ mứa trong các bữa ăn. Hơi ấm từ vật chất thì tan nhanh.
Học xá ba ngày trước giáng sinh tẻ ngắt.
Tất cả bạn quen đã về với gia đình. Ngoài phố, các cửa hiệu tuy tấp nập
nhưng ai cũng có đôi có cặp: cha mẹ với con cái, người yêu với nhau.
Tôi không thể chen chân vào cùng họ. Ba tối liên tiếp, tôi ôm cây thông
bé con của mình xuống gian sảnh chung, ngồi bên cạnh một cây Noel cao
lớn lộng lẫy, đọc những cuốn tạp chí. Ba tối liên tiếp, đọc chán những
cuốn tạp chí, tôi lại lặng lẽ về phòng, cảm thấy bản thân đang dần biến
thành … một chiếc bánh mì rỗng ruột! Giáng sinh năm ấy, tôi đã chắc mẩm
là phải chúc mừng cùng với hai cái cây.
Sáng giáng sinh, đang thơ thẩn trên một
cái hành lang vô danh nào đó của học xá thì mẹ gọi điện. Giọng mẹ thì
ấm. Cái điện thoại thì lạnh. Mẹ an ủi tôi đừng buồn, đừng tủi thân. Tôi
ha ha vài tiếng, nói vài lời cứng rắn cho mẹ yên tâm rồi dập máy
Cảm
giác đúng là thật buồn và tủi thân.
Tôi vừa đi tiếp, vừa cúi nhìn đôi bàn chân mình bước. Theo mỗi bước chân, những viên gạch như đang nở ra tứ phía. Tôi dần dần trở thành cái tâm lẻ loi giữa một vòng tròn gạch rất lớn. Trước khi để mình bị nuốt vào cái vòng gạch đó, tôi giậm chân một cái, phóng về phòng. Nhét một hộp đầy bánh quy hình búp bê và vài bộ quần áo vào valy, hôn chào cái cây Noel nhỏ xinh, rồi tôi đón taxi ra sân bay. Tôi mua vé về Việt Nam ngay chiều hôm ấy. Nếu kịp thì nhờ chênh lệch múi giờ, tôi sẽ có mặt ở nhà trước 12 giờ đêm giáng sinh. Một nửa mùa đông của tôi đã có tuyết. Một nửa còn lại sẽ có hơi ấm đoàn tụ. Giáng sinh là để về nhà.
Sợi Tóc Trên Chiếc Bánh Tôi vừa đi tiếp, vừa cúi nhìn đôi bàn chân mình bước. Theo mỗi bước chân, những viên gạch như đang nở ra tứ phía. Tôi dần dần trở thành cái tâm lẻ loi giữa một vòng tròn gạch rất lớn. Trước khi để mình bị nuốt vào cái vòng gạch đó, tôi giậm chân một cái, phóng về phòng. Nhét một hộp đầy bánh quy hình búp bê và vài bộ quần áo vào valy, hôn chào cái cây Noel nhỏ xinh, rồi tôi đón taxi ra sân bay. Tôi mua vé về Việt Nam ngay chiều hôm ấy. Nếu kịp thì nhờ chênh lệch múi giờ, tôi sẽ có mặt ở nhà trước 12 giờ đêm giáng sinh. Một nửa mùa đông của tôi đã có tuyết. Một nửa còn lại sẽ có hơi ấm đoàn tụ. Giáng sinh là để về nhà.
Ngồi cạnh tôi trên máy bay là một chàng
trai cao lớn, tóc vàng và mắt xanh. Một vẻ đẹp Đức điển hình. Nhưng tôi
chẳng đủ sức chú ý đến anh ta quá 10 giây. Tôi còn đang bận rộn đánh vật
với cú choáng cảm xúc của mình: Tôi là đã đột ngột chuyển từ thái cực
lẻ loi lạnh lẽo sang vô cùng ấm cúng. Sau mười mấy tiếng nữa là tôi sẽ
chật ních trong tình thương và vòng tay ôm ấp của cha mẹ. Cảm giác giống
như đi ngoài nắng rồi bước vào phòng lạnh, trong vài phút nữa sẽ là dễ
chịu, nhưng ngay tức thời lại mệt mỏi. Đầu óc cứ díu dít. Tôi ép sát vào
lưng ghế và kéo chiếc chăn mỏng lên ngang mũi. Giấc ngủ đến ngay.
Rõ ràng tôi đã ngả lưng ghế ra để ngủ
cho thoải mái. Rõ ràng là đầu tôi đã ngay ngắn trên chiếc gối tựa. Thế
mà khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang quẹo cổ, gác đầu chắc chắn lên vai
anh chàng ngồi bên. Tôi vừa thẹn, vừa khó hiểu. Anh ta phải ẩn đầu tôi
ra chứ! Văn hóa phương Tây đâu có du di cho việc vô tư mượn vai người
lạ. Tôi nhìn anh ta, cười gượng gạo một cái thay lời xin lỗi.
Chàng trai ấy tên Hayden, đang bay tới
Thái Lan để đón giáng sinh nhiệt đới (chuyến bay ấy quá cảnh ở Bangkok).
Một chuyến du lịch được quyết định trong tíc tắc: Sáng hôm ấy, anh rời
chỗ làm và chẳng biết nên tiêu tốn những ngày nghỉ lễ như thế nào. Cha
mẹ ly dị và đều có gia đình riêng, nên anh không muốn về nhà. Đã mười
năm rồi Hayden đón giáng sinh một mình. Rồi trên tàu điện, anh vô tình
liếc vào trang quảng cáo du lịch Thái Lan trong tờ tạp chí của một hành
khách. Vậy là, sawatdee (1) Bangkok.
Một người quyết định cuộc sống bằng
những hành động chóng vánh, giống hệt mình – Tôi thầm nghĩ. Anh chàng
người Đức này kể về những sự kiện trong đời bằng một tràng từ ngữ thanh,
gọn, vô cảm. Nhưng … hai bàn tay lớn nắm mà như bóp một cuốn sách, mắt
bám chặt vào gáy sách. Ánh mắt xanh hun hút. Linh tính cho tôi biết rằng
nghe đến thế thôi, cấm có hỏi anh ta cảm thấy như thế nào, hay đã làm
sao để sống sót qua những mùa giáng sinh một mình.
Hayden đưa ra hai phần ăn trên máy bay:
- Tiếp viên đem tới khi tôi còn ngủ. Tôi chờ tôi dậy để cùng ăn. Đây là lần đầu tôi đón giáng sinh ở trên không.
- Giáng sinh ở trên không. – Tôi mỉm cười lặp lại lời Hayden – Giáng sinh ở trên không, tôi cũng là lần đầu.
Mỗi người được một chiếc bánh bông lan và một lon coca. Chúng tôi cụng bánh, đồng thanh nói “Merry Christmas!”.
Tôi rứt một miếng bánh cho vào miệng.
Bánh bông lan lạnh nhưng mềm tan. Một kỹ thuật làm bánh hảo hạng. Nhấm
một ngụm coca, tôi quay sang, thấy Hayden tần ngần mấy giây trước chiếc
bánh của mình, rồi đặt nó trở lại hộp nhựa. Trên chiếc bánh có vương một
sợi tóc. Một sợi tóc nâu cực ngắn, cực mảng. Giống như tóc mai – dạng
tóc gần như vô hình nếu chỉ có một sợi. Sợi tóc dính vào từ người làm
bánh, từ người đóng gói, từ tôi tiếp viên, hay bay ra từ đầu một hành
khách, hay từ chính đầu tôi thì không biết. Chỉ biết nó đã ở đó, trêu
ngươi Hayden và khiến anh từ chối chiếc bánh. Anh là sợ sợi tóc nhìn yếu
ớt và vô hại đó gieo rắc mầm bệnh vào chiếc bánh? Thói quen sạch triệt
để, sạch vô trùng của người nước giàu!
Tôi cười thầm.
Tôi lấy con dao nhựa cắt đôi chiếc bánh của mình, rồi đưa cho Hayden phần chưa bị rứt:
Tôi lấy con dao nhựa cắt đôi chiếc bánh của mình, rồi đưa cho Hayden phần chưa bị rứt:
- Anh yên tâm. Tay tôi đảm bảo sạch. Con
dao sạch và trước khi ăn, tôi đã kiểm tra kỹ. Trên bánh của tôi không
dính một sợi tóc nào.
- Cô cũng đã nhìn thấy sợi tóc?! – Hayden đón lấy miếng bánh, giơ cao ngang mặt, xoay xoay nó để quan sát kỹ, ra chiều trêu tôi.
- Tôi luôn chú ý là có tóc trong thức ăn hay không, kể từ giáng sinh hai năm trước.
- … – Hayden bận nhai không đáp trả và ra hiệu “Cô cứ nói tiếp, tôi vẫn đang nghe đây”.
- Giáng sinh năm nào nhà tôi cũng có một
buổi tiệc nhỏ. Hai năm trước, tôi bắt được một sợi tóc trong chiếc bánh
kem. Tôi đã la toáng lên trước khi nhìn kỹ sợi tóc ấy. Tôi đã làm mẹ
mình bối rối vô cùng trước toàn thể gia đình. Chiếc bánh ấy bà làm. Sợi
tóc uốn xoăn, nhuộm đen, chân tóc bạc ấy là của mẹ.
- Tôi đoán chắc là tôi đã ước gì mình im miệng, đúng không? Nếu là tôi, tôi cũng ước thế.
- Đáng nghi ngờ đấy! – Trong bụng tôi nghĩ “Anh ta vừa lẻm mất nửa cái bánh của mình chỉ vì bánh anh ta dính tóc đó thôi!”.
- Chiếc bánh này không phải do mẹ tôi
làm. Tình thương sẽ khiến con người cư xử khác với cùng một sự việc. –
Giọng Hayden quả quyết, mắt ánh lên ẩn ý “Tôi thừa biết cô đang xỏ xiên
gì trong đầu đấy!”.
Bánh hết. Coca cũng hết. Hayden ngủ. Tôi
không ngủ được nên mượn cuốn sách anh đang đọc. Thỉnh thoảng, khi
Hayden cựa mình, tôi lại quay sang nhìn một cái. Một vẻ đẹp trai rất bắt
mắt! (Có những anh chàng cũng đẹp trai nhưng không bắt mắt, nhìn vài
lần là chán!) Tâm tính anh cũng có vẻ hay ho. Một món quà giáng sinh quá
tốt. Tôi lấy viết định ghi tên và email mình vào một mép trang của cuốn
sách. Vậy mà cuống cuồng thế nào, lại đánh rơi cây viết. Trong không
gian quá hẹp, tôi chẳng thể cúi xuống nhặt, đành lấy cây chì kẻ mắt màu
tím sẫm có nhũ lấp lánh ra, nắn nót địa chỉ email của mình.
Máy bay đáp xuống Bangkok. Tôi xách vội
hành lý vào phòng chờ quá cảnh, trong khi Hayden còn đang ngái ngủ. Tôi
nghe loáng thoáng tiếng anh sau lưng “Cô gái ơi, cô gái ơi …”. Anh chắc
muốn hỏi cách liên lạc, nhưng tôi thì cứ vờ như vội vã mà đi thẳng. Tôi
muốn anh ngạc nhiên tột độ khi lật cuốn sách ra. Tôi kỳ vọng một khởi
đầu lạ lùng và sáng tạo.
5 Năm và 2 Tháng Sau …
Chuyến bay Berlin–Hồ Chí Minh đã được
nửa đường. Hayden đang ngồi trong khoang business. Anh nghe nhạc, bốn
ngón tay chụp lại, gõ từng nhịp lên chiếc bàn ăn. Hayden từ chối suất ăn
thịnh soạn, mà chọn hộp bánh bông lan lạnh và lon coca. Trên đùi là
cuốn sách mà anh đã mang theo trong chuyến bay đến Thái Lan nhiều năm
trước. Sau chuyến bay ấy, cả lúc từ Bangkok về lại Đức, anh quá chây ì,
không thèm đọc hết mà vất nó chỏng chơ. Tối hôm qua, khi rà soát lại kệ
sách để chắc chắn những tài liệu cần thiết cho công việc sắp tới ở Việt
Nam đã được xếp vào valy, cuốn sách lại tự nhiên rơi ra. Anh tiện tay
nhét luôn nó vào ngăn ngoài của túi laptop.
Cuốn sách, bánh bông lan, lon coca – Tất
cả gợi anh nhớ về đêm giáng sinh trên không với một cô gái Việt Nam. Cô
gái nhỏ nhắn và liến thoắng. Tiếc là anh đã không kịp hỏi tên và cách
liên lạc.
Vừa ăn, Hayden vừa lật lật cuốn sách.
Lật đến trang 121, anh trân trân nhìn dòng chữ viết bằng chì màu tím óng
ánh nhũ “Quỳnh Nga – nga.dolly@ …”. Đúng rồi, cô gái Việt Nam ấy đã
mượn anh cuốn sách.
Vừa bước vào phòng khách sạn, Hayden mở máy tính và nối mạng. Anh gửi một email cho Nga.
Vừa bước vào phòng khách sạn, Hayden mở máy tính và nối mạng. Anh gửi một email cho Nga.
Cách khách sạn của Hayden hai con phố …
Nga đang online trong phòng riêng, túi
bụi với một mớ deadline. Cứ nửa tiếng, cô lại kiểm tra email một lần để
kịp update tiến trình dự án từ các thành viên khác. Cô có tới bốn cái
email phục vụ riêng cho công việc. Và còn rất nhiều email khác được lập
ra khi lên đại học, đi du học, có chỗ làm đầu tiên, thay đổi chỗ làm,
được thăng chức. Cứ mỗi lần lên một level sống cao hơn, Nga lại có những
email mới. Một cách để đánh dấu bước tiến của bản thân, một cách để
“tạm biệt nhé những ngày xưa cũ”, một cách để tự ăn mừng. Một sở thích
quái lạ đáng bị các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử kiện, vì vắt kiệt
sức lao động server của họ!
Cái email nga.dolly@ … thì đã lâu lắm rồi không được đăng nhập. Sau khi về Việt Nam mùa giáng sinh đó, rồi sau khi trở lại Đức, trong nhiều tháng, Nga ngày nào cũng chầu chực một email lạ gửi tới hộp thư ấy. Nhưng đã chẳng có gì. Rồi cô có bạn trai đầu tiên và nhận công việc làm thêm đầu tiên. Địa chỉ nga.dolly@ … bị bỏ hoang từ đó.
Cái email nga.dolly@ … thì đã lâu lắm rồi không được đăng nhập. Sau khi về Việt Nam mùa giáng sinh đó, rồi sau khi trở lại Đức, trong nhiều tháng, Nga ngày nào cũng chầu chực một email lạ gửi tới hộp thư ấy. Nhưng đã chẳng có gì. Rồi cô có bạn trai đầu tiên và nhận công việc làm thêm đầu tiên. Địa chỉ nga.dolly@ … bị bỏ hoang từ đó.
Và 7 Tháng Sau …
Tôi trở về từ buổi tiệc mừng kết thúc của cái dự án kéo dài 18 tháng. Tôi bám sát nó ngay sau khi vừa tốt nghiệp về nước. Tôi kinh nghiệm hơn, thực tế hơn, kiến thức hơn cũng nhờ cái dự án ấy. Nó bồi dưỡng mà cũng vắt kiệt tôi. Và bây giờ thì bao nhiêu van nén áp lực, nén căng thẳng, nén mệt mỏi đồng loạt bung ra hết, quật mạnh tôi xuống giường khi vớ da chưa cởi, giày cao gót thì chiếc mất, chiếc còn
Tôi trở về từ buổi tiệc mừng kết thúc của cái dự án kéo dài 18 tháng. Tôi bám sát nó ngay sau khi vừa tốt nghiệp về nước. Tôi kinh nghiệm hơn, thực tế hơn, kiến thức hơn cũng nhờ cái dự án ấy. Nó bồi dưỡng mà cũng vắt kiệt tôi. Và bây giờ thì bao nhiêu van nén áp lực, nén căng thẳng, nén mệt mỏi đồng loạt bung ra hết, quật mạnh tôi xuống giường khi vớ da chưa cởi, giày cao gót thì chiếc mất, chiếc còn
Tôi tỉnh dậy vào đúng 5 giờ sáng. Tối
hôm trước bị ép uống quá nhiều rượu khiến giấc ngủ vừa nông lại vừa
ngắn. Tôi tắm nước nóng, thay bộ đồ ngủ in hình thỏ con nhiều màu, mang
vào đôi dép bông và online. Blog, báo mạng, forum. Chẳng có gì hay ho.
Tôi lấy cuốn sổ lưu giữ tất cả các email và mật mã của mình ra, tuần tự
đăng nhập hết cái danh sách dài thòng ấy. Không gì thú vị bằng việc tự
ngắm nghía lại những quãng đời đã qua để hài lòng vì thấy bản thân biến
đổi, trưởng thành và có thành tựu. Những thư thông báo họp lớp, thăm hỏi
từ bạn cũ, thư bán hàng qua mạng, thư từ các bạn trai cũ, thư offer
công việc … Tôi cười thích thú, quay sang cuốn sổ rà tên email tiếp theo
và gõ “nga.dolly@ …” – password “******”. Có một cái thư được gửi đến
vào tháng 2 vừa rồi:
“Hello Nga. Tôi là Hayden, người đã cùng
cô đón giáng sinh trên không trong chuyến bay Frankfur
– Bangkok 5 năm
trước. Vẫn không nhớ ra? Ok, sợi tóc dính trên bánh bông lan. Cô đã
chia cho tôi một nửa chiếc bánh và kể cho tôi nghe chuyện mình hét toáng
lên khi bắt được sợi tóc của mẹ trong bánh kem Noel. Cô ghi địa chỉ
email này trong cuốn sách của tôi bằng một thứ chì rất lạ, màu tím và
lấp lánh nhũ. Tiếc là phải 5 năm sau tôi mới lại giở cuốn sách ấy ra.
Không quá trễ để nói tiếp câu chuyện trên máy bay chứ? Tôi đang ở Việt
Nam làm việc. Cô vẫn ở Đức, hay Việt Nam, hay bất kỳ đâu thì cũng hãy
email lại cho tôi. Hayden.”
Mười ngón tay của tôi đông cứng trên bàn phím
Mười ngón tay của tôi đông cứng trên bàn phím
Tôi đang lựa chọn những từ ngữ để trả lời lại
Cuối cùng, tôi gửi đi một cái email rất ngắn gọn, chỉ có độc mỗi số phone.
Giáng Sinh Về Nhà Cuối cùng, tôi gửi đi một cái email rất ngắn gọn, chỉ có độc mỗi số phone.
Hayden gọi chỉ vài tiếng sau khi tôi gửi
thư trả lời. Chúng tôi hẹn nhau trong một cái nhà sách. Chúng tôi tường
thuật lại những sự vụ đã khiến khoảng cách giữa hai lần gặp là sáu năm.
Chúng tôi cùng cười. Rồi cứ mỗi cuối tuần, rồi bất cứ khi nào rản
…
Chúng tôi cùng nhau ngắm hoàng hôn trong một quán cà phê kiểu Pháp.
Chúng tôi đi xem phim. Chúng tôi cùng săm soi một chiếc bánh, cố tìm xem
có sợi tóc nào dính vào hay không. Chúng tôi cùng đi shopping. Tóm lại,
chúng tôi hẹn hò.
Giáng sinh đến ngày một gần.
Giáng sinh đến ngày một gần.
*****
Hai đêm trước giáng sinh, tôi và Hayden tay trong tay thả bộ trên những con phố trung tâm lấp lánh đèn. Tôi tựa vào vai anh, hít nhẹ mùi nước hoa rất lạ. Những ngày chờ đợi giáng sinh thật tuyệt. Trong không gian như có tiếng tíc tắc của một quả bom hẹn giờ đang nô nức chờ nổ: Vài chục cú nhích kim đồng hồ nữa thôi thì sẽ tưng bừng một niềm hạnh phúc, một sự đẹp đẽ lớn lao.
Hai đêm trước giáng sinh, tôi và Hayden tay trong tay thả bộ trên những con phố trung tâm lấp lánh đèn. Tôi tựa vào vai anh, hít nhẹ mùi nước hoa rất lạ. Những ngày chờ đợi giáng sinh thật tuyệt. Trong không gian như có tiếng tíc tắc của một quả bom hẹn giờ đang nô nức chờ nổ: Vài chục cú nhích kim đồng hồ nữa thôi thì sẽ tưng bừng một niềm hạnh phúc, một sự đẹp đẽ lớn lao.
Chúng tôi cứ thế bước đi trong làn hương
giáng sinh thơm phưng phức. Hết con phố này sang con phố khác. Tôi trực
giác rằng Hayden muốn nói với mình một chuyện, nhưng cứ lần lữa mãi.
Dường như anh đang tự nhủ hãy để yên cảm giác lãng mạn này thêm một
chút, thêm một chút, rồi lại thêm một chút. Tôi bên anh, im lặng chờ
đợi. Trên con phố cuối cùng của lộ trình đi bộ hôm ấy, anh siết tay tôi
một cái:
- Nga, ngày mai anh phải quay lại Đức.
Cha anh bệnh. Ông lại đã ly dị lần nữa. Anh e giáng sinh này ông chỉ một
mình. Giáng sinh một mình, anh biết nó …
- Giáng sinh là để về nhà. – Tôi vẫn tựa đầu vào vai anh, nhẹ nhàng cắt lời.
****
Đồng hồ gần 11 giờ đêm. Trên chuyến bay Hồ Chí Minh – Berlin, Hayden một tay nâng lon coca, một tay cầm chiếc bánh bông lan lạnh. Lòng anh hồi hộp ngóng đợi. Đã mười lăm cái giáng sinh anh vắng nhà. “Giáng sinh là để về nhà” – Nga đã lặp lại câu này khi tiễn anh ở sân bay. Chất giọng trầm và lạnh của cô bỗng trở nên ấm áp như một que diêm bật sáng giữa trời đông khi nói câu này. Và nó khiến anh muốn về nhà, thật sự là muốn về nhà.
Đồng hồ gần 11 giờ đêm. Trên chuyến bay Hồ Chí Minh – Berlin, Hayden một tay nâng lon coca, một tay cầm chiếc bánh bông lan lạnh. Lòng anh hồi hộp ngóng đợi. Đã mười lăm cái giáng sinh anh vắng nhà. “Giáng sinh là để về nhà” – Nga đã lặp lại câu này khi tiễn anh ở sân bay. Chất giọng trầm và lạnh của cô bỗng trở nên ấm áp như một que diêm bật sáng giữa trời đông khi nói câu này. Và nó khiến anh muốn về nhà, thật sự là muốn về nhà.
Hayden nâng cao lon coca hơn một chút: “Merry Christmas, em yêu!”
*****
Tôi áp má vào tấm kiếng cửa sổ mát lạnh,
nhìn dòng người hoan hỉ ngoài phố. Em trai, em gái đã cùng bạn bè hòa
vào biển người đó ngay sau buổi tiệc gia đình. Chỉ mình tôi ở nhà cùng
cha mẹ. Tôi quay đầu, nhìn về phía cái tivi đang oang oang. Trên ghế
sô-pha, cha mẹ đang tranh nhau bấm liên tục cái điều khiển để chuyển
kênh. Cha đòi xem chương trình ca nhạc giáng sinh. Mẹ lại đòi kênh đang
chiếu phim The Holiday. Người già giống như trẻ con. Tôi mỉm cười, lòng
dễ chịu như trong lồng ngực đang có một que diêm sưởi ấm. Hayden không
biết giờ này đang làm gì. Nhưng chắc chắn là anh, sau rất nhiều năm, đã
có cho mình một giáng sinh đúng nghĩa – Giáng sinh về nhà. Bận rộn, hiểu
lầm, bất hòa, dù xảy ra chuyện gì đi nữa thì giáng sinh vẫn là ngày để
về nhà
PLOY
Những lá thư không gửi ...
Những lá thư viết đi mà không gửi,
Những tâm tình sâu kín thật thiết tha...
Bao mùa Noel biết mấy mùa hoa ?
Trạng nguyên đỏ như tình anh đằm thắm !
Tình gần đây hay xa xôi vạn dặm,
Em là sao định hướng lối anh đi !
Đêm Giáng sinh anh sẽ lại thầm thì :
Xin ơn Chúa cho đôi mình hạnh phúc !!
NM
Tỉnh dậy sau khi nghe tiếng chuông
đồng hồ báo thức, tôi mỉm cười và vui thích khi nghĩ rằng... chỉ còn một
ngày nữa thôi. Tôi rời khỏi giường, thong thả mặc quầ áo vào. Lục lọi
vài phút trong bếp, tôi tự làm cho mình một chen bột ngũ cốc và một
miếng pizza còn dư của tối qua. Sau khi xem bộ phim hoạt hình, chơi vài
trò chơi và chat qua mạng với bạn bè, tôi chợt nhớ mình chưa mua quà cho
mẹ! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh và các cửa hiệu cũng sắp đóng
cửa rồi! Thế là tôi xỏ vội chân vào giày, chộp lấy tấm ván trượt patin
và lao vun vút tới khu thương mại gần nhà.
Tôi đẩy cánh cửa khổng lồ bằng kính, bước vào bên trong , để rồi nhìn thấy một cảnh tượng không thể tin được. Khắp nơi, người ta chạy đi chạy lại, mặt mũi căng thẳng, cố tìm cho được những món quà tuyệt vời để tặng người thân. Đúng là cảnh tượng điên loạn trước mặt tôi. Khi tôi đang tìm cách chen qua đám đông thì một người đàn ông - mặc áo khoác đen - bước lại gần tôi và nói bằng giọng tuyệt vọng, rằng ông ta bị mất cái bóp da màu nâu.
Trong khi tôi mở miệng, ông ta díu một tấm cạc vào tay tôi và nói tiếp:
- Làm ơn gọi cho tôi tại số này nếu tình cờ cháu tìm thấy nó.
Tôi nhìn ông ta, nhún vai và trả lời:
- Vâng. Không sao. Cháu sẽ gọi.
Ông ta quay đi, còn tôi tiếp tục chen qua đám người đông đúc để tìm một món quà cho mẹ.
Tôi tìm kiếm khắp nơi, cửa hiệu nào cũng bước vào, phóng ba bậc lên lầu rồi phóng hai bậc xuống đất, nhưng hầu như tôi chẳng gặp may mắn gì cả. Cuối cùng, khi tới khu vực điêu tàn cuối khu thương mại, tôi nhìn thấy một cửa hiệu bán đồ sứ và đồ pha lê. Hình như nó vẫn còn một số mặt hàng có giá trị. Tôi nghĩ, vào xem cũng chẳng mất gì nên tôi bước vào trong luôn.
Những người mua quà Giáng Sinh đan bới tung các thùng đựng hàng để tìm một món ưng ý. Họ bày bừa chúng đầy trên sàn và chẳng ai buồn ra tay dọn dẹp lại. Khung cảnh thật kinh khủng. Nó giống như căn phòng ngủ dơ bẩn với hàng trăm bộ quần áo bốc mùi bị quăng bừa bãi khắp nơi.
Khi tôi cố len lỏi qua các thùng giấy, tôi vấp phải một thùng hàng nhỏ để ngay giữa lối đi, thí là tôi té dập mặt xuống đất. Vừa thất vọng, vừa mệt mỏi sau hàng giờ đồng hồ tìm kiếm, tôi đứng lên, hét to một tiếng và đá mạnh vào cai thùng - thủ phạm khiến tôi bị té. Nó bay lên cao rồi va phải bức tượng thạch cao khiến bức tượng nghiêng ngả. Đúng là "giận quá hóa ngu", nhưng may là tôi chưa làm đổ bể đồ đạc của cửa tiệm.
Khi tôi lượ cái thùng lên để trả nó về chỗ cũ, tôi để ý thấy một hộp giấy màu xanh, dẹp lép, bị mấy tờ giấy gói hàng che lấp. Tôi mở cái hộp ra, bên trong là một cái dĩa thủy tinh màu xanh tuyệt đẹp, có vẽ cảnh Chúa Giáng Sinh. Trời! Đúng là nó rồi! Một món quà hoàn hảo, đang nằm lăn lóc dưới mớ rác rưởi để chờ tôi đến mua! Tôi sung sướng bật cười to, cầm nó lên và xăm xăm đi tới phòng thu ngân.
Khi cô thu ngân rung chuông gọi tới phiên tôi, tôi thò tay vào túi để lấy tiền. Nhưng túi quần của tôi hoàn toàn trống rỗng! Tôi bắt đầu lay hoay lục tìm cái bóp thì mới hay là đã để quên nó ở nhà! Trời, đây là cơ hội cuối cùng để tôi mua món quà Giáng Sinh tặn vì, vì chỉ mười phút nữa là khu thương mại đóng cửa rồi! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh! Nếu tôi trượt patin về nhà rồi qusy trở lại cũng mất hai mươi phút! Tôi biết làm sao đây?
Thế là tôi hành động. Tôi làm điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra: là chạy ra ngoài tiền sảnh và xin tiền mọi người. Một số người nhìn tôi, tưởng tôi điên. Một số khác phớt lờ, không thèm để ý. Cuối cùng, tôi chịu thua, bèn ngồi phịch xuống một băng ghế lạnh lẽo, cảm thấy mình chỉ là kẻ hậu đậu. Tôi gục mặt xuống, tự hỏi bây giờ mình làm gì đây?
Trong lúc suy nghĩ, tôi để ý thấy một sợi dây giày bị tuột ra. Ồ hay thật! Lúc này, tôi chỉ cần vấp lên sợi dây giày của mình và té gãy cổ nữa là đủ bộ! Đó sẽ là kết thúc tuyệt hảo cho chuyến đi vô ích này!
Khi tôi khom người cột lại sợi dây giày, tôi nhìn thấy một cái bóp da màu nâu đang nằm nơi chân ghế. Tôi không biết đây có phải là cái bóp mà người đàn ông mặc áo khoác đen bị mất hay không. Tôi mở bóp ra. Đúng rồi. Tấm hình dán trên bằng lái xe đúng là khuôn mặt của ông ta. Rồi miệng tiô há hốc ra khi tôi phát hiện có ba trăm đô la trong ngăn đựng tiền.
Không cần suy nghĩ thêm, tôi biết mình phải lam điều đúng đắn. Tôi chạy đi tìm buồng điện thoại công cộng, dùng dịch vụ "người nghe trả tiền" để gọi tới con số in trên tấm cạc. Người đàn ông trả lời ngay, nói rằng ông ta vẫn còn ở trong khu thương mại. Giọng ông ta vui vẻ và nhẹ nhõm hẳn. Ông ta hỏi tôi có thể tới gặp ông ở cửa hiệu giày được không - ngẫu nhiên sao, cửa hiệu giày nằm gần cửa hiệu bán đồ sứ và pha lê! Khi tôi tới đó, người đàn ông xúc động tới nỗi cứ cảm ơn tôi hàng chục lần trong khi ông ta kiểm tra xem tiền bạc và thẻ tín dụng có còn không.
Tôi quay đi, lê bước ra khỏi khu thương mại và thiểu não trở về nhà. Chợt, có người chụp lấy vai tôi. Té ra là ông ta. Đứng đối mặt với ông ta, tôi khẳng định rằng tôi không lấy thứ gì trong bóp cả. Ông ta thành thật trả lời:
- Vâng. Tôi đã thấy điều đó. Thế mà tôi cứ không tin rằng trên đời này sẽ có một đứa trẻ trả lại toàn bộ số tiền mà nó lượm được, khi nó có thể lấy đi một ít mà không ai biết.
Rồi ông mở bóp ra, đưa tôi bốn tờ giấy hai mươi đô la và cảm ơn tôi một lần nữa.
Sung sướng cực độ, tôi nhảy vọt lên trời, hét to một tiếng. Lần này tới phiên tôi cảm ơn ông, nói rằng tôi phải nhanh chân chạy vào trong kia, mua một món quàa để tặng mẹ tôi trước khi khu thương mại đóng cửa. Một phụ nữ rất tử tế, đồng ý cho tôi lách vào.
Tôi mua được cái dĩa bằng thủy tinh, và lao như gió trên tấm trượt patin để về nhà. Tâm hồn tôi khoai khoái vì mọi việc đã được giải quyết xong xuôi. Tôi thấy mình đang huýt sáo nhiều lần một điệu thánh ca mà tôi đã nghe tối hôm trước. Đột nhiên, tôi nhận ra một điều thú vị. Hình như tôi là thiên thần Giáng Sinh của người đàn ông khi ông ta bị mất cái bóp, ngược lại, ông ta là thiên thần Giáng Sinh của tôi khi tôi để quên bóp ở nhà. Tôi nghĩ: Đúng là thiên thần đôi! Và tôi biết mình sẽ nhớ mãi kỷ niệm của ngày hôm nay, ngày trước ngày Giáng Sinh.
Sáng hôm sau, mẹ tôi mở món quà của tôi ra. Vẻ mặt bà đã cho tôi biết rằng bà rất yêu thích món quà dễ thương đó. Rồi tôi kể cho mẹ nghe về các biến cố đã xảy ra khi tôi tìm cách mua cho được món quà. Điều đó khiến cái dĩa thủy tinh càng có ý nghĩa đặc biệt đối với mẹ tôi hơn.
Cho tới hôm nay, mẹ tôi vẫn cất cái dĩa thủy tinh màu xanh trong tủ búp-phê. Tất nhiên là nó nhắc mẹ tôi nhớ tới tôi, đồng thời, nó cũng nhắc tôi nhớ rằng những điều kỳ diệu có thể xảy ra dù ta không hề mong đợi. Đặc biệt trong khoảng thời gian màu nhiệm có cái tên là Giáng Sinh.
David Scott. 16 tuổi
Tôi đẩy cánh cửa khổng lồ bằng kính, bước vào bên trong , để rồi nhìn thấy một cảnh tượng không thể tin được. Khắp nơi, người ta chạy đi chạy lại, mặt mũi căng thẳng, cố tìm cho được những món quà tuyệt vời để tặng người thân. Đúng là cảnh tượng điên loạn trước mặt tôi. Khi tôi đang tìm cách chen qua đám đông thì một người đàn ông - mặc áo khoác đen - bước lại gần tôi và nói bằng giọng tuyệt vọng, rằng ông ta bị mất cái bóp da màu nâu.
Trong khi tôi mở miệng, ông ta díu một tấm cạc vào tay tôi và nói tiếp:
- Làm ơn gọi cho tôi tại số này nếu tình cờ cháu tìm thấy nó.
Tôi nhìn ông ta, nhún vai và trả lời:
- Vâng. Không sao. Cháu sẽ gọi.
Ông ta quay đi, còn tôi tiếp tục chen qua đám người đông đúc để tìm một món quà cho mẹ.
Tôi tìm kiếm khắp nơi, cửa hiệu nào cũng bước vào, phóng ba bậc lên lầu rồi phóng hai bậc xuống đất, nhưng hầu như tôi chẳng gặp may mắn gì cả. Cuối cùng, khi tới khu vực điêu tàn cuối khu thương mại, tôi nhìn thấy một cửa hiệu bán đồ sứ và đồ pha lê. Hình như nó vẫn còn một số mặt hàng có giá trị. Tôi nghĩ, vào xem cũng chẳng mất gì nên tôi bước vào trong luôn.
Những người mua quà Giáng Sinh đan bới tung các thùng đựng hàng để tìm một món ưng ý. Họ bày bừa chúng đầy trên sàn và chẳng ai buồn ra tay dọn dẹp lại. Khung cảnh thật kinh khủng. Nó giống như căn phòng ngủ dơ bẩn với hàng trăm bộ quần áo bốc mùi bị quăng bừa bãi khắp nơi.
Khi tôi cố len lỏi qua các thùng giấy, tôi vấp phải một thùng hàng nhỏ để ngay giữa lối đi, thí là tôi té dập mặt xuống đất. Vừa thất vọng, vừa mệt mỏi sau hàng giờ đồng hồ tìm kiếm, tôi đứng lên, hét to một tiếng và đá mạnh vào cai thùng - thủ phạm khiến tôi bị té. Nó bay lên cao rồi va phải bức tượng thạch cao khiến bức tượng nghiêng ngả. Đúng là "giận quá hóa ngu", nhưng may là tôi chưa làm đổ bể đồ đạc của cửa tiệm.
Khi tôi lượ cái thùng lên để trả nó về chỗ cũ, tôi để ý thấy một hộp giấy màu xanh, dẹp lép, bị mấy tờ giấy gói hàng che lấp. Tôi mở cái hộp ra, bên trong là một cái dĩa thủy tinh màu xanh tuyệt đẹp, có vẽ cảnh Chúa Giáng Sinh. Trời! Đúng là nó rồi! Một món quà hoàn hảo, đang nằm lăn lóc dưới mớ rác rưởi để chờ tôi đến mua! Tôi sung sướng bật cười to, cầm nó lên và xăm xăm đi tới phòng thu ngân.
Khi cô thu ngân rung chuông gọi tới phiên tôi, tôi thò tay vào túi để lấy tiền. Nhưng túi quần của tôi hoàn toàn trống rỗng! Tôi bắt đầu lay hoay lục tìm cái bóp thì mới hay là đã để quên nó ở nhà! Trời, đây là cơ hội cuối cùng để tôi mua món quà Giáng Sinh tặn vì, vì chỉ mười phút nữa là khu thương mại đóng cửa rồi! Mà hôm nay là ngày trước Giáng Sinh! Nếu tôi trượt patin về nhà rồi qusy trở lại cũng mất hai mươi phút! Tôi biết làm sao đây?
Thế là tôi hành động. Tôi làm điều duy nhất mà tôi có thể nghĩ ra: là chạy ra ngoài tiền sảnh và xin tiền mọi người. Một số người nhìn tôi, tưởng tôi điên. Một số khác phớt lờ, không thèm để ý. Cuối cùng, tôi chịu thua, bèn ngồi phịch xuống một băng ghế lạnh lẽo, cảm thấy mình chỉ là kẻ hậu đậu. Tôi gục mặt xuống, tự hỏi bây giờ mình làm gì đây?
Trong lúc suy nghĩ, tôi để ý thấy một sợi dây giày bị tuột ra. Ồ hay thật! Lúc này, tôi chỉ cần vấp lên sợi dây giày của mình và té gãy cổ nữa là đủ bộ! Đó sẽ là kết thúc tuyệt hảo cho chuyến đi vô ích này!
Khi tôi khom người cột lại sợi dây giày, tôi nhìn thấy một cái bóp da màu nâu đang nằm nơi chân ghế. Tôi không biết đây có phải là cái bóp mà người đàn ông mặc áo khoác đen bị mất hay không. Tôi mở bóp ra. Đúng rồi. Tấm hình dán trên bằng lái xe đúng là khuôn mặt của ông ta. Rồi miệng tiô há hốc ra khi tôi phát hiện có ba trăm đô la trong ngăn đựng tiền.
Không cần suy nghĩ thêm, tôi biết mình phải lam điều đúng đắn. Tôi chạy đi tìm buồng điện thoại công cộng, dùng dịch vụ "người nghe trả tiền" để gọi tới con số in trên tấm cạc. Người đàn ông trả lời ngay, nói rằng ông ta vẫn còn ở trong khu thương mại. Giọng ông ta vui vẻ và nhẹ nhõm hẳn. Ông ta hỏi tôi có thể tới gặp ông ở cửa hiệu giày được không - ngẫu nhiên sao, cửa hiệu giày nằm gần cửa hiệu bán đồ sứ và pha lê! Khi tôi tới đó, người đàn ông xúc động tới nỗi cứ cảm ơn tôi hàng chục lần trong khi ông ta kiểm tra xem tiền bạc và thẻ tín dụng có còn không.
Tôi quay đi, lê bước ra khỏi khu thương mại và thiểu não trở về nhà. Chợt, có người chụp lấy vai tôi. Té ra là ông ta. Đứng đối mặt với ông ta, tôi khẳng định rằng tôi không lấy thứ gì trong bóp cả. Ông ta thành thật trả lời:
- Vâng. Tôi đã thấy điều đó. Thế mà tôi cứ không tin rằng trên đời này sẽ có một đứa trẻ trả lại toàn bộ số tiền mà nó lượm được, khi nó có thể lấy đi một ít mà không ai biết.
Rồi ông mở bóp ra, đưa tôi bốn tờ giấy hai mươi đô la và cảm ơn tôi một lần nữa.
Sung sướng cực độ, tôi nhảy vọt lên trời, hét to một tiếng. Lần này tới phiên tôi cảm ơn ông, nói rằng tôi phải nhanh chân chạy vào trong kia, mua một món quàa để tặng mẹ tôi trước khi khu thương mại đóng cửa. Một phụ nữ rất tử tế, đồng ý cho tôi lách vào.
Tôi mua được cái dĩa bằng thủy tinh, và lao như gió trên tấm trượt patin để về nhà. Tâm hồn tôi khoai khoái vì mọi việc đã được giải quyết xong xuôi. Tôi thấy mình đang huýt sáo nhiều lần một điệu thánh ca mà tôi đã nghe tối hôm trước. Đột nhiên, tôi nhận ra một điều thú vị. Hình như tôi là thiên thần Giáng Sinh của người đàn ông khi ông ta bị mất cái bóp, ngược lại, ông ta là thiên thần Giáng Sinh của tôi khi tôi để quên bóp ở nhà. Tôi nghĩ: Đúng là thiên thần đôi! Và tôi biết mình sẽ nhớ mãi kỷ niệm của ngày hôm nay, ngày trước ngày Giáng Sinh.
Sáng hôm sau, mẹ tôi mở món quà của tôi ra. Vẻ mặt bà đã cho tôi biết rằng bà rất yêu thích món quà dễ thương đó. Rồi tôi kể cho mẹ nghe về các biến cố đã xảy ra khi tôi tìm cách mua cho được món quà. Điều đó khiến cái dĩa thủy tinh càng có ý nghĩa đặc biệt đối với mẹ tôi hơn.
Cho tới hôm nay, mẹ tôi vẫn cất cái dĩa thủy tinh màu xanh trong tủ búp-phê. Tất nhiên là nó nhắc mẹ tôi nhớ tới tôi, đồng thời, nó cũng nhắc tôi nhớ rằng những điều kỳ diệu có thể xảy ra dù ta không hề mong đợi. Đặc biệt trong khoảng thời gian màu nhiệm có cái tên là Giáng Sinh.
David Scott. 16 tuổi