Mưa khuya....
Từng giọt mưa khuya thánh thót rơi,
Miên man không dứt , xót thương đời ?
Mưa khiến cõi lòng thêm thổn thức.....
Nhớ miền kỹ niệm đã xa khơi !!
Qua bao mưa gió dù giông tố,
Luôn giữ trong lòng ký ức xưa.....
Quãng đời thơ ấu nhiều gian khổ,
Vất vã đời cha giữa gió mưa!!
Lặn lội cánh cò thương thân mẹ,
Nồng ấm thân tình chiếc bánh quê.....
Tình quê hiện hữu trong tôi mãi,
Trong những chiều buồn mưa lê thê .....
Giản dị bình yên gian nhà nhỏ,
Ước mình một phút sống như xưa....
Dẫu trời vần vũ đầy mưa gió,
Vẫn thấy yên bình như tuổi thơ....?!!
Miên man không dứt , xót thương đời ?
Mưa khiến cõi lòng thêm thổn thức.....
Nhớ miền kỹ niệm đã xa khơi !!
Qua bao mưa gió dù giông tố,
Luôn giữ trong lòng ký ức xưa.....
Quãng đời thơ ấu nhiều gian khổ,
Vất vã đời cha giữa gió mưa!!
Lặn lội cánh cò thương thân mẹ,
Nồng ấm thân tình chiếc bánh quê.....
Tình quê hiện hữu trong tôi mãi,
Trong những chiều buồn mưa lê thê .....
Giản dị bình yên gian nhà nhỏ,
Ước mình một phút sống như xưa....
Dẫu trời vần vũ đầy mưa gió,
Vẫn thấy yên bình như tuổi thơ....?!!
NM
Mưa Quê hương
Đêm nay Sài Gòn bỗng dưng mưa. Một cơn mưa trái mùa bất chợt, lạ
lùng, một cơn mưa hoài niệm… Nghe tiếng mưa rơi, bỗng dưng những cảm xúc
thật lạ xuất hiện, những kỷ niệm ngày xưa tràn về như những giọt mưa.
Rơi rơi, rơi rơi… Nó thúc đẩy tôi phải viết một cái gì đó, về những cơn
mưa, viết về Mưa quê hương…
Mưa ở đâu cũng là mưa, cũng chỉ là những giọt nước từ trời rơi xuống đất, nhưng những cơn mưa ở chốn quê nhà mà tôi gọi đó là mưa quê hương luôn để lại cho tôi nhiều cảm xúc, nhiều kỷ niệm… Tôi cũng xa quê khá nhiều năm rồi, cũng đã nằm nghe tiếng mưa đêm, hay ngắm mưa rơi trên mặt biển, nhìn mưa qua tán lá cây rừng, xem từng giọt tý tách rơi qua khung cửa sổ… tại nhiều nơi khác nhau trên đất nước. Trong những lúc ấy, tôi đều nhớ về quê nhà, nhớ đến gia đình và nhớ về những kỷ niệm. Mà có lẽ, ai cũng vậy. Ai mà chẳng có quê hương, có tuổi thơ, có kỷ niệm…? Và những thứ ấy, có lẽ, đều có hình dáng của một cơn mưa
Mưa ở đâu cũng là mưa, cũng chỉ là những giọt nước từ trời rơi xuống đất, nhưng những cơn mưa ở chốn quê nhà mà tôi gọi đó là mưa quê hương luôn để lại cho tôi nhiều cảm xúc, nhiều kỷ niệm… Tôi cũng xa quê khá nhiều năm rồi, cũng đã nằm nghe tiếng mưa đêm, hay ngắm mưa rơi trên mặt biển, nhìn mưa qua tán lá cây rừng, xem từng giọt tý tách rơi qua khung cửa sổ… tại nhiều nơi khác nhau trên đất nước. Trong những lúc ấy, tôi đều nhớ về quê nhà, nhớ đến gia đình và nhớ về những kỷ niệm. Mà có lẽ, ai cũng vậy. Ai mà chẳng có quê hương, có tuổi thơ, có kỷ niệm…? Và những thứ ấy, có lẽ, đều có hình dáng của một cơn mưa
Mưa ở quê tôi lạ lắm. Đó không phải là những cơn mưa bất chợt, vội
đến, vội đi chóng vánh như mưa Sài Gòn. Mưa Đà Lạt buồn lắm. Những cơn
mưa dài, rả rích, rả rích, nho nhỏ thôi nhưng có thể kéo dài đến mấy
ngày. Mưa khiến đất trời âm u, không gian ướt át, những con đường đất đỏ
trở nên lầy lội, trơn trượt, không khí trở nên lạnh lẽo, cỏ cây được
tưới mát, được rửa sạch bụi trần, nhưng thiếu ánh mặt trời nên cũng trở
nên âu sầu, buồn bã, gió lạnh thổi cơn từng cơn. Phong cảnh đượm buồn.
Mưa Đà Lạt đã tạo cảm xúc cho không biết bao nhiêu các nhạc sỹ, các nhà thơ, họa sỹ… để tạo ra những bài hát, vần thơ và bức tranh bất hủ. Nhưng mưa Đà Lạt cũng đã khiến cho bao nhiêu những con người chợt rơi lệ vì những kỷ niệm xưa cũ theo mưa trở về, bao nhiêu những người con phương xa đến Đà Lạt làm ăn đã không cầm được nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người thân…, thậm chí có người đã bỏ cả sự nghiệp, cả công việc để về trở quê hay đến một vùng đất khác làm ăn vì không thể chịu nổi những cơn mưa buồn Đà Lạt.
Nhưng dưới những cơn mưa lê thê ấy, rất nhiều hôm, cha mẹ tôi vẫn phải mặc áo mưa, đầm mình trong những cơn gió lạnh để làm việc. Dưới con mưa, tất cả đều trở nên ướt át, khó chịu, lầy lội, trơn trượt. Nhưng công việc nhà nông, việc trồng rau, có những việc không thể đợi đến ngày trời nắng lên được. Những cây cà chua đang hồi sinh trưởng, cần được bón phân để xanh tốt, những chiếc lá bị nấm bệnh cẩn được lặt bỏ ngay đi, trước khi nó lợi dụng thời tiết ẩm ướt để lây lan cho cả vườn, những con bò cũng cần cỏ để ăn chứ không phải ngắm mưa mà sống được… Cứ thế, cứ thế, mẹ cha tôi lặn lội dưới cơn mưa khác nào những con cò trong câu ca dao cổ, để chở những ước mơ, những niềm hy vọng, những khát khao cho anh em chúng tôi.
Những dịp rảnh việc, thì mưa cũng là dịp để đổ bánh xèo. Cả nhà quây quần quanh bàn, thưởng thức những cái bánh nóng hổi vừa ra khỏi lò. Từng cái bánh mà mẹ đã dầm mưa đi ngâm gạo, xay bột, cha đã kiếm củi khô, nhóm bếp, anh em chúng tôi thì lặt rau, làm nước mắm. Đó là cái bánh của tình cảm gia đình thiêng liêng, của tuổi thơ hạnh phúc và đầm ấm. Có thể những cái bánh ngày ấy không nhiều thịt, nhiều tôm, không giòn, không béo… bằng những cái bánh mà bây giờ tôi ăn ở Sài Gòn hay bất cứ nơi nào khác. Nhưng với tôi, đó luôn là những cái bánh ngon nhất, tuyệt vời nhất.
Mưa gắn liền với những chảo bắp rang giòn rụm bên bếp lửa hồng. Cả nhà cùng ăn cùng trò chuyện vui vẻ. Lâu rồi, tôi cũng không có dịp để ăn lại món ấy. Không biết bây giờ, bắp rang có còn ngon như trước nữa hay không?
Những đêm nằm tại nhà, tại quê hương, nghe tiếng mưa trên mái tôn vội vã, nghe tiếng gió lạnh rít từng con qua những tàu lá chuối sau hè, khi sấm chớp đùng đùng đâu đó, mà thấy bình yên đến lạ. Bình yên, không phải là trời yên, gió lặng, mây trắng, nắng vàng… mà bình yên là giữa cơn vần vũ, bão giông của trời đất, vẫn nghe được sự ấm cúng, hiền hòa và đầy ắp thương yêu trong chính mái ấm gia đình mình… Được thấy đám em thơ đắm mình trong chăn ấm, trong giấc ngủ miệng vẫn tủm tỉm cười. Được nghe tiếng cha ngáy như cưa kéo gỗ, nghe nội lâu lâu lại ho một tiếng. Mọi thứ thật giản dị, gần gũi, nhưng cũng thật bình yên.
Giờ mưa đã tạnh, nhưng lòng người chưa tạnh
Mưa đã dứt rồi, nhưng kỷ niệm vẫn không nguôi.
Sống là phải sống thật hạnh phúc để không phụ ơn cha mẹ đã một đời vất vả dưỡng nuôi. Sống là phải xây dựng được một gia đình êm ấm và bình yên như cha mẹ đã tạo ra cho mấy anh em con vậy. Sống là phải biết cho đi, biết san sẻ niềm vui và hạnh phúc cho đời…
ST
Mưa Đà Lạt đã tạo cảm xúc cho không biết bao nhiêu các nhạc sỹ, các nhà thơ, họa sỹ… để tạo ra những bài hát, vần thơ và bức tranh bất hủ. Nhưng mưa Đà Lạt cũng đã khiến cho bao nhiêu những con người chợt rơi lệ vì những kỷ niệm xưa cũ theo mưa trở về, bao nhiêu những người con phương xa đến Đà Lạt làm ăn đã không cầm được nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ người thân…, thậm chí có người đã bỏ cả sự nghiệp, cả công việc để về trở quê hay đến một vùng đất khác làm ăn vì không thể chịu nổi những cơn mưa buồn Đà Lạt.
Nhưng dưới những cơn mưa lê thê ấy, rất nhiều hôm, cha mẹ tôi vẫn phải mặc áo mưa, đầm mình trong những cơn gió lạnh để làm việc. Dưới con mưa, tất cả đều trở nên ướt át, khó chịu, lầy lội, trơn trượt. Nhưng công việc nhà nông, việc trồng rau, có những việc không thể đợi đến ngày trời nắng lên được. Những cây cà chua đang hồi sinh trưởng, cần được bón phân để xanh tốt, những chiếc lá bị nấm bệnh cẩn được lặt bỏ ngay đi, trước khi nó lợi dụng thời tiết ẩm ướt để lây lan cho cả vườn, những con bò cũng cần cỏ để ăn chứ không phải ngắm mưa mà sống được… Cứ thế, cứ thế, mẹ cha tôi lặn lội dưới cơn mưa khác nào những con cò trong câu ca dao cổ, để chở những ước mơ, những niềm hy vọng, những khát khao cho anh em chúng tôi.
Những dịp rảnh việc, thì mưa cũng là dịp để đổ bánh xèo. Cả nhà quây quần quanh bàn, thưởng thức những cái bánh nóng hổi vừa ra khỏi lò. Từng cái bánh mà mẹ đã dầm mưa đi ngâm gạo, xay bột, cha đã kiếm củi khô, nhóm bếp, anh em chúng tôi thì lặt rau, làm nước mắm. Đó là cái bánh của tình cảm gia đình thiêng liêng, của tuổi thơ hạnh phúc và đầm ấm. Có thể những cái bánh ngày ấy không nhiều thịt, nhiều tôm, không giòn, không béo… bằng những cái bánh mà bây giờ tôi ăn ở Sài Gòn hay bất cứ nơi nào khác. Nhưng với tôi, đó luôn là những cái bánh ngon nhất, tuyệt vời nhất.
Mưa gắn liền với những chảo bắp rang giòn rụm bên bếp lửa hồng. Cả nhà cùng ăn cùng trò chuyện vui vẻ. Lâu rồi, tôi cũng không có dịp để ăn lại món ấy. Không biết bây giờ, bắp rang có còn ngon như trước nữa hay không?
Những đêm nằm tại nhà, tại quê hương, nghe tiếng mưa trên mái tôn vội vã, nghe tiếng gió lạnh rít từng con qua những tàu lá chuối sau hè, khi sấm chớp đùng đùng đâu đó, mà thấy bình yên đến lạ. Bình yên, không phải là trời yên, gió lặng, mây trắng, nắng vàng… mà bình yên là giữa cơn vần vũ, bão giông của trời đất, vẫn nghe được sự ấm cúng, hiền hòa và đầy ắp thương yêu trong chính mái ấm gia đình mình… Được thấy đám em thơ đắm mình trong chăn ấm, trong giấc ngủ miệng vẫn tủm tỉm cười. Được nghe tiếng cha ngáy như cưa kéo gỗ, nghe nội lâu lâu lại ho một tiếng. Mọi thứ thật giản dị, gần gũi, nhưng cũng thật bình yên.
Giờ mưa đã tạnh, nhưng lòng người chưa tạnh
Mưa đã dứt rồi, nhưng kỷ niệm vẫn không nguôi.
Sống là phải sống thật hạnh phúc để không phụ ơn cha mẹ đã một đời vất vả dưỡng nuôi. Sống là phải xây dựng được một gia đình êm ấm và bình yên như cha mẹ đã tạo ra cho mấy anh em con vậy. Sống là phải biết cho đi, biết san sẻ niềm vui và hạnh phúc cho đời…
ST
Tắm Mưa
Tôi viết cho em vào một buổi trưa mùa hạ, buổi trưa không có nắng.
Trời Đà Lạt bàng bạc môt cảm giác khó hiểu. Cảm giác của cô đơn, của nỗi
buồn. Mà hình như không phải...hình như có cái gì đó như là nắng, nhạt
lắm, le lói...lại biến mất rồi. Những đám mây không đen, không xám xịt,
nhưng cũng không đủ trắng để gọi là sáng. Nó bẻ cong những tia nắng hiếm
hoi của Đà Lạt, biến nó trở thành những hạt nhỏ rơi dài tới đường chân
trời.
Không có cầu vồng để mà ước. Không đủ nắng để mà hy vọng, cũng không tăm tối để mà thất vọng. Tôi ngồi đây, một mình trong căn phòng vắng lặng với những thứ thân quen mà xa lạ. Tôi tìm kiếm gì hỡi em! Chút ánh nắng của cuộc đời hay là tàn dư của bóng tối. Lẫn lộn cả rồi. Ngày đêm đã hòa trộn thành một đống bầy nhầy. Cái mông lung của số phận hay là bãi rác cuộc đời.
Tôi thèm được nghe tiếng tắc kè kêu trong đêm thâu tĩnh mịch. Rừng núi Đức Linh ơi, em đâu rồi? Hãy cho tôi cái cảm giác rờn rợn khi em bắt những chú bọ bỏ lên người tôi! Hãy cho tôi còn được nghe cái mùi ngai ngái của cây và đất, được giật thót mình khi âm vang tiếng chim lợn trong đêm khuya...
Trước mắt tôi là một buổi chiều với nắng và gió.
Một cô bé lon ton chạy ra nghĩa trang, tìm, đào, bới, nhặt nhạnh những chú dế nhỏ rồi mừng rỡ reo lên khi thấy chúng chọi nhau. Đừng lục lọi nữa em! Đừng xới tung lên nữa! Đã hỗn độn lắm rồi! Em của tôi ơi! Đống đổ nát cuộc đời!
Không có cầu vồng để mà ước. Không đủ nắng để mà hy vọng, cũng không tăm tối để mà thất vọng. Tôi ngồi đây, một mình trong căn phòng vắng lặng với những thứ thân quen mà xa lạ. Tôi tìm kiếm gì hỡi em! Chút ánh nắng của cuộc đời hay là tàn dư của bóng tối. Lẫn lộn cả rồi. Ngày đêm đã hòa trộn thành một đống bầy nhầy. Cái mông lung của số phận hay là bãi rác cuộc đời.
Tôi thèm được nghe tiếng tắc kè kêu trong đêm thâu tĩnh mịch. Rừng núi Đức Linh ơi, em đâu rồi? Hãy cho tôi cái cảm giác rờn rợn khi em bắt những chú bọ bỏ lên người tôi! Hãy cho tôi còn được nghe cái mùi ngai ngái của cây và đất, được giật thót mình khi âm vang tiếng chim lợn trong đêm khuya...
Trước mắt tôi là một buổi chiều với nắng và gió.
Một cô bé lon ton chạy ra nghĩa trang, tìm, đào, bới, nhặt nhạnh những chú dế nhỏ rồi mừng rỡ reo lên khi thấy chúng chọi nhau. Đừng lục lọi nữa em! Đừng xới tung lên nữa! Đã hỗn độn lắm rồi! Em của tôi ơi! Đống đổ nát cuộc đời!
** *
_ Mưa to kìa! Tắm mưa Tèo ơi!
_ Đợi em với!
_ Nhanh lên! Chị ra trước nhé!
Mưa nhạt. Mưa nhòa. Trời đất Đức Linh như đang tan ra trong một màu trắng của nước. Đã thành lệ, mỗi khi trời mưa, người dân Võ Xu Đức Linh lại thấy những đứa trẻ không quần áo rủ nhau tắm mưa. Chúng thi nhau nhảy vào tất cả những nơi nào có nước, những mương, những rãnh...Chúng lôi nhau, vật nhau, bì bõm trong giòng chảy của nước. Chúng khát ư? Không. Hình như chúng cần một cái gì đó để rửa trôi, để cuốn phăng đi những ngang trái của cuộc đời. Dòng chảy kia sẽ đưa chúng về đâu, chúng không biết. Chúng chỉ biết những cơn mưa sẽ xua đi cái bỏng rát hàng ngày của số phận.
_ Đen ơi, ai làm gì trong nhà ấy? Đông lắm chị ạ!
_ Đâu? Ừ nhỉ! Về xem thôi!
Hai chị em cố len vào đám đông những người là người, không nhìn rõ mặt ai, chỉ dật dờ những chiếc bóng. Có những cái bóng dài lênh khênh, cũng có những cái bóng lùn tẹt. Những chiếc bóng tối sẫm quyện vào nhau làm thành những giọt mực như tô thêm một nét đậm vào trang loang lổ của đời người.
_ Ba kìa chị! Ai làm gì ba đấy!
_ Mưa to kìa! Tắm mưa Tèo ơi!
_ Đợi em với!
_ Nhanh lên! Chị ra trước nhé!
Mưa nhạt. Mưa nhòa. Trời đất Đức Linh như đang tan ra trong một màu trắng của nước. Đã thành lệ, mỗi khi trời mưa, người dân Võ Xu Đức Linh lại thấy những đứa trẻ không quần áo rủ nhau tắm mưa. Chúng thi nhau nhảy vào tất cả những nơi nào có nước, những mương, những rãnh...Chúng lôi nhau, vật nhau, bì bõm trong giòng chảy của nước. Chúng khát ư? Không. Hình như chúng cần một cái gì đó để rửa trôi, để cuốn phăng đi những ngang trái của cuộc đời. Dòng chảy kia sẽ đưa chúng về đâu, chúng không biết. Chúng chỉ biết những cơn mưa sẽ xua đi cái bỏng rát hàng ngày của số phận.
_ Đen ơi, ai làm gì trong nhà ấy? Đông lắm chị ạ!
_ Đâu? Ừ nhỉ! Về xem thôi!
Hai chị em cố len vào đám đông những người là người, không nhìn rõ mặt ai, chỉ dật dờ những chiếc bóng. Có những cái bóng dài lênh khênh, cũng có những cái bóng lùn tẹt. Những chiếc bóng tối sẫm quyện vào nhau làm thành những giọt mực như tô thêm một nét đậm vào trang loang lổ của đời người.
_ Ba kìa chị! Ai làm gì ba đấy!
_ Chị không biết! Ba nhắm mắt, chắc là ba ngủ!
_ Ha ha...ba nằm ngủ trên cái chõng tre! Em lên ngủ với ba chị nhé!
Đen nhìn em nhoẻn miệng cười. Bất giác cô bé đưa mắt nhìn lên. Mẹ đang
khóc. Sao mẹ lại khóc? Ai bắt nạt mẹ?...Cô bé không biết vì sao mẹ cô
khóc cũng như cô không biết được cuộc đời cô rồi sẽ ra sao. Làm sao hai
chị em biết được rồi đây vĩnh viễn chúng mất ba.
Ngoài trời mưa đã tạnh nhưng những đám mây đen chưa chịu đi. Chúng luẩn quẩn, lờn vờn như chỉ chực nuốt chửng cuộc đời.
Sáng nay mẹ lại ngất. Mẹ ngất khi đang giảng bài trên lớp. Đen không biết mẹ bị bệnh gì, chỉ biết mẹ rất yếu. Thầy cô trong trường đưa mẹ đi bệnh viện, có khi cả tháng mới về.
Hai chị em đi ăn cơm nhờ nhà hàng xóm. Những đứa trẻ hàng xóm thích thật, được ba mẹ gắp thịt cho đầy chén. Đen ứa nước mắt. Cô chỉ ước cô có được miếng thịt ấy đem về cho mẹ khi mẹ cô trở về. Lâu lắm rồi mẹ không được ăn thịt. Người mẹ xanh như tàu lá, mỏng manh như khi cô nhận ra chính đó là cuộc đời. Những ám ảnh tuổi thơ đã làm già đi tâm hồn đứa trẻ.
Trong vườn mẹ trồng rất nhiều rau. Rau rền, rau ngót, rau lang...Những thứ rau ấy sẽ theo Đen đi suốt cuộc đời vì chính nó là những cố gắng cuối cùng mẹ cô có thể để nuôi hai chị em cô lớn lên. Ngày ngày Đen dẫn em lên rừng kiếm củi và nhặt hạt đào. Cánh rừng Đức Linh đã trở nên quá quen thuộc với cả hai chị em. Quen thuộc như mái tóc vàng hoe nhuốm một màu nắng, như nước da bánh mật đã trở thành tên trên con người cô. Cô yêu rừng, yêu tiếng chim líu ríu trên những cây đào cổ thụ, yêu cái mùi nồng nàn trong những buổi chiều tà ba mẹ con cùng nhau nước hạt đào. Thơm thật! Cái hương vị này cô phải đánh đổi bằng cả cuộc đời không một phút bình yên mới có được.
Sáng nay mẹ lại ngất. Mẹ ngất khi đang giảng bài trên lớp. Đen không biết mẹ bị bệnh gì, chỉ biết mẹ rất yếu. Thầy cô trong trường đưa mẹ đi bệnh viện, có khi cả tháng mới về.
Hai chị em đi ăn cơm nhờ nhà hàng xóm. Những đứa trẻ hàng xóm thích thật, được ba mẹ gắp thịt cho đầy chén. Đen ứa nước mắt. Cô chỉ ước cô có được miếng thịt ấy đem về cho mẹ khi mẹ cô trở về. Lâu lắm rồi mẹ không được ăn thịt. Người mẹ xanh như tàu lá, mỏng manh như khi cô nhận ra chính đó là cuộc đời. Những ám ảnh tuổi thơ đã làm già đi tâm hồn đứa trẻ.
Trong vườn mẹ trồng rất nhiều rau. Rau rền, rau ngót, rau lang...Những thứ rau ấy sẽ theo Đen đi suốt cuộc đời vì chính nó là những cố gắng cuối cùng mẹ cô có thể để nuôi hai chị em cô lớn lên. Ngày ngày Đen dẫn em lên rừng kiếm củi và nhặt hạt đào. Cánh rừng Đức Linh đã trở nên quá quen thuộc với cả hai chị em. Quen thuộc như mái tóc vàng hoe nhuốm một màu nắng, như nước da bánh mật đã trở thành tên trên con người cô. Cô yêu rừng, yêu tiếng chim líu ríu trên những cây đào cổ thụ, yêu cái mùi nồng nàn trong những buổi chiều tà ba mẹ con cùng nhau nước hạt đào. Thơm thật! Cái hương vị này cô phải đánh đổi bằng cả cuộc đời không một phút bình yên mới có được.
_ Đen ơi! Em qua nhà chú Lệ ăn cơm đây! Cơm nhà chú Lệ có thịt, cơm mẹ nấu chán lắm!
_ Không đi đâu hết! Ở nhà! Mẹ đã cố lắm rồi! Chị sẽ đi hái rau ngót về nấu canh cho em ăn!
_ Rau ngót, ngày nào cũng rau ngót, chán lắm!
Đen rời nhà lên Đà Lạt học đại học. Cô học du lịch. Cô muốn đi khắp mọi nơi. Cô muốn được tới những cánh rừng, được thấy những hạt đào nghi ngút khói. Và hơn nữa cô muốn kiếm tìm đâu đó trong cuộc sống này những đứa trẻ đang đằm mình dưới mưa. Thằng Tèo nghỉ học rồi, nghỉ từ lúc nó đang học dở lớp mười một. Nó nghỉ vì mẹ không còn đủ sức để nuôi hai chị em nữa. Nó phải đi làm để nuôi mẹ và chị.
Đà Lạt vào đông trời rét tợn. Những cơn gió mang theo hơi lạnh như cứa vào lòng những vết cắt. Những vết cắt hằn sâu những lo toan. Đêm nay cô gái ấy nằm đây trên chiếc giường sắt lạnh lẽo trong ký túc xá. Một chiếc chăn mỏng mang từ ở nhà lên không đủ làm ấm lòng một con người đã chịu quá nhiều đau khổ. Cô khóc, cô nghĩ đến thằng Tèo đang phải lăn lộn trên một đường phố nào giữa Sài Gòn bụi bặm. Cô nghĩ đến mẹ cô đang bệnh nằm ở nhà một mình. Và ngày mai, một sinh viên nữa của trường đại học Đà Lạt sẽ vào rửa chén tại nhà hàng, sẽ đi bán hàng ngoài đường phố...Giòng người vẫn cứ thế bước qua. Cuộc đời vẫn cứ thế trôi đi.
Một ngày nọ, Đen về thăm nhà. Cô mở vung nồi cơm đã mốc meo vì lâu ngày không nấu. Mẹ cô nằm một mình trên giường không ai chăm sóc. Mắt mẹ mờ rồi, mẹ không còn nhìn thấy rõ mặt cô nữa. Cô lại khóc. Cô khóc như cuộc đời sinh ra cô chỉ để khóc. Cô khóc tự nhiên như ngoài kia trời đang mưa.
Thằng Tèo phụng phịu, vùng vằng vào
trong nhà. Đen nhìn em mà không cầm được nước mắt. Tèo ơi. chị cũng
muốn có thịt cho em ăn lắm chứ! Chị xin lỗi nhưng nhà mình nghèo, mẹ còn
đang bệnh. Đen khóc to, khóc nức nở, khóc như chưa bao giờ được khóc,
như cơn mưa ngày nào hai chị em lôi nhau đi tắm. Đen không biết ở trong
nhà mẹ cô nằm trên giường cũng đang khóc. Mẹ cô khóc một mình, khóc cho
cuộc đời bà, khóc vì những gì bà không làm được cho những đứa con thân
yêu.
Trời Đức Linh chiều nay không có nắng, chỉ nghe tiếng gió va vào nhau vun vút. Lại sắp mưa rồi đây... Đen rời nhà lên Đà Lạt học đại học. Cô học du lịch. Cô muốn đi khắp mọi nơi. Cô muốn được tới những cánh rừng, được thấy những hạt đào nghi ngút khói. Và hơn nữa cô muốn kiếm tìm đâu đó trong cuộc sống này những đứa trẻ đang đằm mình dưới mưa. Thằng Tèo nghỉ học rồi, nghỉ từ lúc nó đang học dở lớp mười một. Nó nghỉ vì mẹ không còn đủ sức để nuôi hai chị em nữa. Nó phải đi làm để nuôi mẹ và chị.
Đà Lạt vào đông trời rét tợn. Những cơn gió mang theo hơi lạnh như cứa vào lòng những vết cắt. Những vết cắt hằn sâu những lo toan. Đêm nay cô gái ấy nằm đây trên chiếc giường sắt lạnh lẽo trong ký túc xá. Một chiếc chăn mỏng mang từ ở nhà lên không đủ làm ấm lòng một con người đã chịu quá nhiều đau khổ. Cô khóc, cô nghĩ đến thằng Tèo đang phải lăn lộn trên một đường phố nào giữa Sài Gòn bụi bặm. Cô nghĩ đến mẹ cô đang bệnh nằm ở nhà một mình. Và ngày mai, một sinh viên nữa của trường đại học Đà Lạt sẽ vào rửa chén tại nhà hàng, sẽ đi bán hàng ngoài đường phố...Giòng người vẫn cứ thế bước qua. Cuộc đời vẫn cứ thế trôi đi.
Một ngày nọ, Đen về thăm nhà. Cô mở vung nồi cơm đã mốc meo vì lâu ngày không nấu. Mẹ cô nằm một mình trên giường không ai chăm sóc. Mắt mẹ mờ rồi, mẹ không còn nhìn thấy rõ mặt cô nữa. Cô lại khóc. Cô khóc như cuộc đời sinh ra cô chỉ để khóc. Cô khóc tự nhiên như ngoài kia trời đang mưa.
* *
Tôi gặp em trong những ngày đầu tiên vào Đà Lạt học, thương em khi nhìn thấy giọt nước mắt rơi trên má em trong bữa cơm đầu tiên tôi nấu cho em ăn. Khóc vì em khi...
Tiếng chuông điện thoại reo vang giữa đêm khuya. Tôi giật mình, em gọi..."...Mẹ...Mẹ mất rồi anh ạ!..."...Tiếng em lẫn trong nước mắt. Từng tiếng nấc nghẹn ngào đứt quãng như những mảnh chắp vá của cuộc đời. Tôi thẫn thờ. Tiếng tút dài vang lên vọng mãi như tan vào đêm sâu tịch mịch rồi tắt hẳn.
Cuộc đời ơi phải chăng người đã tạo ra em bằng nước mắt! Tôi biết làm gì cho em bây giờ? Đen ơi! N. của tôi ơi! Tôi biết làm gì cho em bây giờ?...
Trời lại đang mưa. Xa xa trong cánh rừng già có bóng gì đó như là đứa trẻ thơ đang vùng vẫy.
Đen ơi! N. của tôi ơi!
Nguyễn Duy Dương
Tôi gặp em trong những ngày đầu tiên vào Đà Lạt học, thương em khi nhìn thấy giọt nước mắt rơi trên má em trong bữa cơm đầu tiên tôi nấu cho em ăn. Khóc vì em khi...
Tiếng chuông điện thoại reo vang giữa đêm khuya. Tôi giật mình, em gọi..."...Mẹ...Mẹ mất rồi anh ạ!..."...Tiếng em lẫn trong nước mắt. Từng tiếng nấc nghẹn ngào đứt quãng như những mảnh chắp vá của cuộc đời. Tôi thẫn thờ. Tiếng tút dài vang lên vọng mãi như tan vào đêm sâu tịch mịch rồi tắt hẳn.
Cuộc đời ơi phải chăng người đã tạo ra em bằng nước mắt! Tôi biết làm gì cho em bây giờ? Đen ơi! N. của tôi ơi! Tôi biết làm gì cho em bây giờ?...
Trời lại đang mưa. Xa xa trong cánh rừng già có bóng gì đó như là đứa trẻ thơ đang vùng vẫy.
Đen ơi! N. của tôi ơi!
Nguyễn Duy Dương
Còn ai tắm mưa ?
Hôm nay trời lại mưa, những cơn mưa dầm dề và dai dẳng trong những ngày bão nổi. Cây bằng lăng trước nhà vươn mình đón từng giọt mưa rơi, những cánh hoa tím biếc rơi rụng và trôi theo dòng nước ra phía con đường đất trước nhà. Quang cảnh trước nhà tôi mỗi khi mưa về dường như không có thay đổi gì so với cách đây hơn mười năm, ngày tôi còn là một đứa trẻ. Vẫn con đường đất luôn trở nên tù đọng, lầy lội trong mỗi mùa mưa; vẫn những bụi cỏ dại um tùm trở nên xanh mướt sau mưa; vẫn những khóm hoa dại và cả hoa nhà hàng xóm trồng, nép mình trong làn mưa nặng hạt; và vẫn những hàng nước mưa tuôn xối xả từ mái tôn trước nhà. Chỉ khác mỗi một điều: trong cơn mưa ngoài kia, dưới mái hiên những nhà hàng xóm và cả trên con đường đất đang cuồn cuộn chảy những dòng nước mưa, không thấy bóng dáng của lũ trẻ trong xóm ùa ra tắm mưa thỏa thích như năm nào.
Ký ức của những ngày xưa tắm mưa chợt hiện về. Ký ức về một không gian xanh, um tùm những cây xoài, cây mít và con đường đất trước nhà luôn đầy những dấu chân trẻ con nô đùa mỗi khi trời mưa. Ngày ấy, con nít xóm tôi đông lắm, và chúng tôi luôn chơi cùng nhau. Mỗi lần trời mưa, không ai bảo ai, mỗi đứa đều nài nỉ bố mẹ cho được tắm mưa, rồi sau khi được phép thì liền ào ngay ra đường, nơi có những ‘chiến hữu’ đang đợi sẵn.
Chúng tôi bày đủ mọi trò chơi dưới mưa. Hết rượt đuổi nhau trong mưa, ném bùn đất vào nhau, xây lâu đài, hoặc đào những hố nhỏ rồi đào kênh dẫn cho nước chảy vào lại đến trò thử thách sức bền khi thách thức nhau ngồi dưới làn nước đang đổ ầm ầm dưới máng xối nhà thằng Tèo cho nước đổ vào đầu, vào mặt, vào lưng đau nhức nhối. Đứa nào chịu được lâu nhất đương nhiên sẽ là người thắng cuộc.
Hôm nay trời lại mưa, những cơn mưa dầm dề và dai dẳng trong những ngày bão nổi. Cây bằng lăng trước nhà vươn mình đón từng giọt mưa rơi, những cánh hoa tím biếc rơi rụng và trôi theo dòng nước ra phía con đường đất trước nhà. Quang cảnh trước nhà tôi mỗi khi mưa về dường như không có thay đổi gì so với cách đây hơn mười năm, ngày tôi còn là một đứa trẻ. Vẫn con đường đất luôn trở nên tù đọng, lầy lội trong mỗi mùa mưa; vẫn những bụi cỏ dại um tùm trở nên xanh mướt sau mưa; vẫn những khóm hoa dại và cả hoa nhà hàng xóm trồng, nép mình trong làn mưa nặng hạt; và vẫn những hàng nước mưa tuôn xối xả từ mái tôn trước nhà. Chỉ khác mỗi một điều: trong cơn mưa ngoài kia, dưới mái hiên những nhà hàng xóm và cả trên con đường đất đang cuồn cuộn chảy những dòng nước mưa, không thấy bóng dáng của lũ trẻ trong xóm ùa ra tắm mưa thỏa thích như năm nào.
Ký ức của những ngày xưa tắm mưa chợt hiện về. Ký ức về một không gian xanh, um tùm những cây xoài, cây mít và con đường đất trước nhà luôn đầy những dấu chân trẻ con nô đùa mỗi khi trời mưa. Ngày ấy, con nít xóm tôi đông lắm, và chúng tôi luôn chơi cùng nhau. Mỗi lần trời mưa, không ai bảo ai, mỗi đứa đều nài nỉ bố mẹ cho được tắm mưa, rồi sau khi được phép thì liền ào ngay ra đường, nơi có những ‘chiến hữu’ đang đợi sẵn.
Chúng tôi bày đủ mọi trò chơi dưới mưa. Hết rượt đuổi nhau trong mưa, ném bùn đất vào nhau, xây lâu đài, hoặc đào những hố nhỏ rồi đào kênh dẫn cho nước chảy vào lại đến trò thử thách sức bền khi thách thức nhau ngồi dưới làn nước đang đổ ầm ầm dưới máng xối nhà thằng Tèo cho nước đổ vào đầu, vào mặt, vào lưng đau nhức nhối. Đứa nào chịu được lâu nhất đương nhiên sẽ là người thắng cuộc.
................................
Mười năm trôi qua, bọn chúng tôi giờ đã lớn, tất cả đều rời quê lên Sài
Gòn học hành, làm việc. Mỗi khi về thăm nhà đúng dịp trời mưa, ngồi
nhìn mưa rơi mà nhớ chuyện xưa và nghĩ chuyện bây giờ. Xóm tôi vẫn có
một lớp trẻ con mới, nhưng còn ai tắm mưa. Những đứa bé lớn lên trong
thời đại mới, cái thời mà người ta áp dụng đủ mọi phương pháp khoa học
nhất, tiên tiến nhất để bảo vệ con mình khỏi những hiểm nguy tưởng như
lúc nào cũng đang rình rập xung quanh chúng. Làm gì có chuyện để cho lũ
trẻ chạy rong trên nền đất sình lầy, dưới cơn mưa lạnh lẽo. Làm gì có
chuyện để con trần mình dưới làn nước ào ào như thác đổ, khi mà có biết
bao nhiêu thứ dơ bẩn đang ẩn mình trong đó. Cha mẹ chúng hẳn cũng đã
từng lớn lên với những ngày tắm mưa, nhưng biết làm sao được, cuộc sống
bây giờ quả thật quá phức tạp và nhiều hiểm nguy hơn xưa rất nhiều, ngay
cả mưa cũng không còn trong trẻo, mát lành như trước nữa. Và những đứa
trẻ ấy, tiếc thay, có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể tắm mưa.
Tắm mưa, chuyện tưởng như là đặc quyền của trẻ con ở quê, nhưng giờ đây chính chúng cũng không còn có thể tận hưởng điều đó nữa. Lỗi không phải do cha mẹ chúng. Cũng chẳng phải do mưa. Chỉ tiếc rằng, không biết mai này, có còn ai tắm mưa?
Tắm mưa, chuyện tưởng như là đặc quyền của trẻ con ở quê, nhưng giờ đây chính chúng cũng không còn có thể tận hưởng điều đó nữa. Lỗi không phải do cha mẹ chúng. Cũng chẳng phải do mưa. Chỉ tiếc rằng, không biết mai này, có còn ai tắm mưa?
Blog của Xu
Mưa mặn
Nó
ngồi bó gối trong quán tàu hũ đá. Chốc chốc lại ngước cặp mắt ươn ướt
ngó ra bầu trời xám xịt sũng nước bên ngòai. Không biết sao mấy hôm nay
trời hào phóng thế, cứ xối hết thác nước này đến thác nước khác xuống
thành phố. Mà thành phố có bị cúp nước đâu kia chứ? Nó khuấy mạnh cốc
tàu hũ, cảm thấy người gây gây như vừa ốm dậy. Ừ, thì nó cũng sắp ốm rồi
đây. Nó vừa bị mất một chỗ dạy kèm rất "sộp". Nghĩ đến công cán đã bỏ
ra một tháng trời, nó thấy tiêng tiếc, đôi lúc muốn trở lại nơi ấy để
đòi người ta "sòng phẳng" với mình , nhưng nhớ đến cánh cổng sắt nặng
trịch, thân hình hộ pháp và ánh mắt thèm thuồng soi mói như muốn phanh
phui nó ra của lão gia chủ khiến nó rùng mình. Tim nó bỗng dưng nhói lên
từng hồi khi nhớ đến hai cánh tay đầy lông lá, nùng nục mỡ, chắc như
hai gọng kìm của lão gia chủ. Hôm ấy, nếu nó không chạy ra kịp thì
chuyện gì sẽ xảy ra? Nó thấy số phận sao mà cay nghiệt với nó thế?
Từ hồi vào đại học đến giờ nó gặp tòan những chuyện không đâu. "Phải trở lại nơi ấy đòi lão gia chủ phải trả cho mình một tháng lương vừa rồi mới thôi". Nó xô ghế đứng dậy, phóng xe đi trong cơn mưa vỡ òa. Bong bóng phập phồng trên mặt đường như trêu ngươi nó. Không hiểu sao nó lại đạp xe thẳng về ký túc xá chứ không rẽ về hướng gia chủ. Thì ra nó sợ. Cái sợ cố hữu lại uà về, bủa vây lấy nó. Mắt nó ươn ướt. Hình như nó khóc. Ô, không phải đâu! ước mưa đấy thôi. Không hiểu sao trời hoang phí nước thế nhỉ? Ký túc xá sắp ngập lụt rồi đó.
"Không biết đứa nào xúc của tao hết ba lít gạo". Vừa thấy cái thân hình ướt như chuột lột của nó lấp ló ngòai cửa phòng, nhỏ Oanh đã chanh chua. Câu nói khứa vào lòng tự ái của nó. Ừ, Oanh làm như nó là thủ phạm không bằng! Nó lẳng lặng đi đến cái giường ọp ẹp, lấy bộ quần áo đang treo trên móc rồi đi về phía nhà tắm. Cái giọng the thé của nhỏ Oanh còn đuổi theo nó:
"Cái con quỷ sứ này! Làm ướt nhà hết trơn rồi!"
Bây giờ trời đã hửng nắng rồi. Còn cái đầu nó vẫn nóng hầm hập như bị lửa đốt. Tòan thân nó lạnh run lên. Tô cháo gà thơm phức của anh mang đến vẫn còn nằm nguyên trên bàn. Anh ép mãi nó mới cố nuốt vài muỗng. Rõ khỗ! Khi mạnh có thèm rõ dãi cũng không dám mơ đến, lúc ốm lại … Miệng nó đắng nghét, môi khô rộp. Anh buồn bã nhìn nó lắc đầu, thương hại.
Số phận đã gắn chặt anh với nó từ thuở còn học phổ thông. Lớn lên từ miền quê sông nước Hậu Giang, nó và anh đã quen với những kênh rạch chằng chịt. Mùa nước nổi, ngày hai buổi đến trường trên chiếc tam bản cũ kỹ của ba nó. Có những chiều tan trường về, chiếc ghe ngợp đi trong sắc tím của hoa lục bình và sắc vàng óng ả của hoa điên điển, còn dưới khoang ghe thì tòan cá bống trứng … Muà nắng, nó ngồi vắt vẻo sau chiếc xe đạp cà tàng của anh để đến lớp. Hai bên đường làng, cây xanh rợp bóng. Lúc tan trường về, nếu cái dạ dày chưa kêu réo thì đến con ngõ rẽ vào làng thế nào nó cũng bắt anh leo lên hái cho nó mấy bông ngọc lan trăng trắng cho bằng được. Hương ngọc lan thoang thoảng trên tóc nó, trong áo nó. Hương hoa len ca vào trong giấc mơ của nó.
Thế rồi năm tháng trôi mau. Thoáng đó mà thời hoa bướm ngày xưa đã mất. Nó cảm thấy hụt hẫng, tiếc nuối nhưng cũng không lâu. Nó hân hoan đón nhận niềm vui mới: trúng tuyển vào đại học sư phạm. Anh vào đại học chế biến. Cho đến bây giờ nó vẫn còn nhớ như in cái ngày nó lên thành phố nhập học. Hôm ấy bà con hàng xóm đến rất đông. Người dúi cho nó một mớ cá khô. Người nhét vào giỏ chục trứng gà. Người biếu cả giỏ cam mật vàng ươm đặc sản của quê hương nó. Ai cũng dặn nó cố gắng học cho thật giỏi để mai mốt tốt nghiệp xong về cái trường xã mình mà dạy. Nó cảm thấy xót xa khi nhớ đến câu nói ngậm ngùi của bà Tám: "Ôi! Tụi nhỏ xóm mình vô đại học cũng bộn, ai cũng trông cho tụi nó học xong rồi về đây phục vụ cho bà con mình. Nhưng tụi nó ra trường rồi ở miết trên Cần Thơ, có thấy đứa nào bén mảng về nữa đâu!". Bác Tư chép miệng tiếp lời: "Trách chi ba đứa nhỏ thím ơi! Tụi nó học kinh tế, điện tử điện tiếc gì đó thì về quê mình mần sao được". Ông Tám đốp chát lại: "Chứ còn thằng Sơn con của con Năm ở xóm trên đó, học bác sĩ mà cũng đi tuốt luốt luôn. Ba nó đau rề rề phải chở lên tới Cần Thơ chữa trị".
"Thôi, lại đây! Tên gì?". Nó mở cặp lấy ra xấp tiền. Cô ta đếm tiền, quăng ra tấm mười ngàn bị rách một miếng: "Ðổi lại!". Nó lại mở cặp tìm mãi mới được một tấm mười ngàn khác. Số tiền này hồi sáng anh đem đến cho nó. Anh bảo là tiền dạy kèm của anh để dành. Nó không tin. Lương dạy kèm không đủ để anh trang trải, có dư đâu mà để dành. Anh thuyết phục mãi nó mới chịu nhận. Nó định khi thi xong nó sẽ tìm việc làm thêm để trả lại anh.
Nhận biên lai xong, nó phóng xe đến thẳng thư viện tỉnh. Sinh viên đông nghẹt. Mượn sách xong nó xuống cầu thang. Ngồi bệt ở chân cầu thang cùng những đứa khác. Nó mãi miết ghi ghi chép chép. Tiếng giày dép đủ loại lên xuống, khua lọc cọc. Mặc kệ! Ghi xong, nó nhìn đồng hồ: 9 giờ. Nó hoảng hốt chạy lên trả sách. Chắc giờ này nhỏ Thanh đang chửi nó tắt bếp. Tám giờ là nó phải trực phòng rồi. Bên ngòai trời mưa tầm tã. Nó khoác vội chiếc áo mưa lên người, cắm cúi đạp xe. Ðến ngã tư, dưới ánh đèn đường nhoang nhoáng, bất giác tia mắt nó chạm phải một người. Trời ơi! Anh! Ðúng là anh rồi. Làm sao nó có thể lầm cho được manh áo mưa bạc màu và cái dáng gầy gầy quen thuộc của anh. Nhưng sao nhìn thấy nó, anh lại quay đi như thế? Sau xe anh là một người, cũng sùm sụp áo mưa. Bất giác nó nghe tim mình đập mạnh. Ðèn xanh. Nó vẫn đứng ngẩn ngơ. Giữa mớ âm thanh hỗn độn của người, của xe và của mưa, nó vẫn nhận ra giọng nói của người ngồi sau anh: "Chú quẹo phải.Chừng năm trăm mét nữa thì tới". Lập tức xe anh quẹo ngoặt về phía tay phải. Nó còn kịp nhận thấy một bên mặt của người ấy. Ðó là một bà lão. Không hiểu sao nó thở phào một cái.
Nhưng ngay sau đó thì một nỗi buồn len lỏi vào tim nó. Trời ơi! Chẳng lẽ vì nó mà anh phải vất vả như vậy sao? Anh đã đi qua lâu lắm rồi mà nó vẫn đứng chết trân giữa ngã tư, dưới cơn mưa tầm tã. Bất giác môi nó chạm phải những giọt nước mưa, mặn đắng!
Từ hồi vào đại học đến giờ nó gặp tòan những chuyện không đâu. "Phải trở lại nơi ấy đòi lão gia chủ phải trả cho mình một tháng lương vừa rồi mới thôi". Nó xô ghế đứng dậy, phóng xe đi trong cơn mưa vỡ òa. Bong bóng phập phồng trên mặt đường như trêu ngươi nó. Không hiểu sao nó lại đạp xe thẳng về ký túc xá chứ không rẽ về hướng gia chủ. Thì ra nó sợ. Cái sợ cố hữu lại uà về, bủa vây lấy nó. Mắt nó ươn ướt. Hình như nó khóc. Ô, không phải đâu! ước mưa đấy thôi. Không hiểu sao trời hoang phí nước thế nhỉ? Ký túc xá sắp ngập lụt rồi đó.
"Không biết đứa nào xúc của tao hết ba lít gạo". Vừa thấy cái thân hình ướt như chuột lột của nó lấp ló ngòai cửa phòng, nhỏ Oanh đã chanh chua. Câu nói khứa vào lòng tự ái của nó. Ừ, Oanh làm như nó là thủ phạm không bằng! Nó lẳng lặng đi đến cái giường ọp ẹp, lấy bộ quần áo đang treo trên móc rồi đi về phía nhà tắm. Cái giọng the thé của nhỏ Oanh còn đuổi theo nó:
"Cái con quỷ sứ này! Làm ướt nhà hết trơn rồi!"
Bây giờ trời đã hửng nắng rồi. Còn cái đầu nó vẫn nóng hầm hập như bị lửa đốt. Tòan thân nó lạnh run lên. Tô cháo gà thơm phức của anh mang đến vẫn còn nằm nguyên trên bàn. Anh ép mãi nó mới cố nuốt vài muỗng. Rõ khỗ! Khi mạnh có thèm rõ dãi cũng không dám mơ đến, lúc ốm lại … Miệng nó đắng nghét, môi khô rộp. Anh buồn bã nhìn nó lắc đầu, thương hại.
Số phận đã gắn chặt anh với nó từ thuở còn học phổ thông. Lớn lên từ miền quê sông nước Hậu Giang, nó và anh đã quen với những kênh rạch chằng chịt. Mùa nước nổi, ngày hai buổi đến trường trên chiếc tam bản cũ kỹ của ba nó. Có những chiều tan trường về, chiếc ghe ngợp đi trong sắc tím của hoa lục bình và sắc vàng óng ả của hoa điên điển, còn dưới khoang ghe thì tòan cá bống trứng … Muà nắng, nó ngồi vắt vẻo sau chiếc xe đạp cà tàng của anh để đến lớp. Hai bên đường làng, cây xanh rợp bóng. Lúc tan trường về, nếu cái dạ dày chưa kêu réo thì đến con ngõ rẽ vào làng thế nào nó cũng bắt anh leo lên hái cho nó mấy bông ngọc lan trăng trắng cho bằng được. Hương ngọc lan thoang thoảng trên tóc nó, trong áo nó. Hương hoa len ca vào trong giấc mơ của nó.
Thế rồi năm tháng trôi mau. Thoáng đó mà thời hoa bướm ngày xưa đã mất. Nó cảm thấy hụt hẫng, tiếc nuối nhưng cũng không lâu. Nó hân hoan đón nhận niềm vui mới: trúng tuyển vào đại học sư phạm. Anh vào đại học chế biến. Cho đến bây giờ nó vẫn còn nhớ như in cái ngày nó lên thành phố nhập học. Hôm ấy bà con hàng xóm đến rất đông. Người dúi cho nó một mớ cá khô. Người nhét vào giỏ chục trứng gà. Người biếu cả giỏ cam mật vàng ươm đặc sản của quê hương nó. Ai cũng dặn nó cố gắng học cho thật giỏi để mai mốt tốt nghiệp xong về cái trường xã mình mà dạy. Nó cảm thấy xót xa khi nhớ đến câu nói ngậm ngùi của bà Tám: "Ôi! Tụi nhỏ xóm mình vô đại học cũng bộn, ai cũng trông cho tụi nó học xong rồi về đây phục vụ cho bà con mình. Nhưng tụi nó ra trường rồi ở miết trên Cần Thơ, có thấy đứa nào bén mảng về nữa đâu!". Bác Tư chép miệng tiếp lời: "Trách chi ba đứa nhỏ thím ơi! Tụi nó học kinh tế, điện tử điện tiếc gì đó thì về quê mình mần sao được". Ông Tám đốp chát lại: "Chứ còn thằng Sơn con của con Năm ở xóm trên đó, học bác sĩ mà cũng đi tuốt luốt luôn. Ba nó đau rề rề phải chở lên tới Cần Thơ chữa trị".
"Thôi, lại đây! Tên gì?". Nó mở cặp lấy ra xấp tiền. Cô ta đếm tiền, quăng ra tấm mười ngàn bị rách một miếng: "Ðổi lại!". Nó lại mở cặp tìm mãi mới được một tấm mười ngàn khác. Số tiền này hồi sáng anh đem đến cho nó. Anh bảo là tiền dạy kèm của anh để dành. Nó không tin. Lương dạy kèm không đủ để anh trang trải, có dư đâu mà để dành. Anh thuyết phục mãi nó mới chịu nhận. Nó định khi thi xong nó sẽ tìm việc làm thêm để trả lại anh.
Nhận biên lai xong, nó phóng xe đến thẳng thư viện tỉnh. Sinh viên đông nghẹt. Mượn sách xong nó xuống cầu thang. Ngồi bệt ở chân cầu thang cùng những đứa khác. Nó mãi miết ghi ghi chép chép. Tiếng giày dép đủ loại lên xuống, khua lọc cọc. Mặc kệ! Ghi xong, nó nhìn đồng hồ: 9 giờ. Nó hoảng hốt chạy lên trả sách. Chắc giờ này nhỏ Thanh đang chửi nó tắt bếp. Tám giờ là nó phải trực phòng rồi. Bên ngòai trời mưa tầm tã. Nó khoác vội chiếc áo mưa lên người, cắm cúi đạp xe. Ðến ngã tư, dưới ánh đèn đường nhoang nhoáng, bất giác tia mắt nó chạm phải một người. Trời ơi! Anh! Ðúng là anh rồi. Làm sao nó có thể lầm cho được manh áo mưa bạc màu và cái dáng gầy gầy quen thuộc của anh. Nhưng sao nhìn thấy nó, anh lại quay đi như thế? Sau xe anh là một người, cũng sùm sụp áo mưa. Bất giác nó nghe tim mình đập mạnh. Ðèn xanh. Nó vẫn đứng ngẩn ngơ. Giữa mớ âm thanh hỗn độn của người, của xe và của mưa, nó vẫn nhận ra giọng nói của người ngồi sau anh: "Chú quẹo phải.Chừng năm trăm mét nữa thì tới". Lập tức xe anh quẹo ngoặt về phía tay phải. Nó còn kịp nhận thấy một bên mặt của người ấy. Ðó là một bà lão. Không hiểu sao nó thở phào một cái.
Nhưng ngay sau đó thì một nỗi buồn len lỏi vào tim nó. Trời ơi! Chẳng lẽ vì nó mà anh phải vất vả như vậy sao? Anh đã đi qua lâu lắm rồi mà nó vẫn đứng chết trân giữa ngã tư, dưới cơn mưa tầm tã. Bất giác môi nó chạm phải những giọt nước mưa, mặn đắng!
Dương Hải Hà
Mưa |
Định
đi ngủ thì trời lại mưa. Mưa ào ạt. Tiếng mưa rơi xuống mái tôn càng
tăng âm tợn. Chợt nhớ câu thơ của Cao Bá Quát: "Bạo vũ khuynh thiên lậu /
Phi đào táp địa lai", để rồi chẳng thể không nhớ "Xích nhật hành hà
đạo/ Thương sinh thán kỷ hồi". Giữa đêm khuya mênh mông này vầng trời
hồng làm sao có thể mong đợi được? Đôi khi thấy thơ của Cao Bá Quát như
hoài vọng của một kiếp nhân sinh, biết là không thay đổi được, nhưng vẫn
cố làm. "Thiếu niên tật tẩu chung hà sự? Úy lộ man man trước lữ hoài".
Năm trước tôi có viết về mưa. Năm nay lại gặp trận mưa to. Copy & paste lại một đoạn:
"Người đời hay làm thơ về mưa xuân, mưa thu, mưa đông. Mưa mùa hạ tôi ít đọc thấy. Mưa cũng là một tâm trạng của con người. Nguyễn Trãi nghe mưa suốt đêm thấy “Tiêu tao kinh khách chẩm / Điểm trích sổ tàn canh” (Tiếng lộp độp làm kinh gối khách / Giọt rơi đếm canh tàn). Cao Bá Quát lại thấy “Bạo vũ khuynh thiên lậu / Phi đào táp địa lai” (Mưa dữ nghiên trời đổ nước xuống / Sóng tung tóe tràn mặt đất). Tôi không biết có bao giờ Nguyễn Trãi hạ bút viết “bạo vũ” hay Cao Bá Quát viết về mưa “tiêu tao” không. Nhưng tôi tin rằng họ không thể viết như vậy. Chẳng phải vì Nguyễn Trãi chẳng bao giờ thấy cơn mưa nghiêng trời đổ nước hay Cao Bá Quát chưa bao giờ nghe tiếng mưa như giọt nước đồng hồ. Họ là những con người với những bản chất khác nhau. Mà những bản chất đó lại rất chân thật ở thơ. Đọc thơ ta thấy những con người, tuy thơ không nói về người mà nói về những trận mưa.
Lý Nghĩa Sơn có viết “Hà đương cộng tiễn tây song chúc / Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì”. Không biết bao giờ lại cùng nhau gạt ngọn nến bên song tây để kể cho nhau nghe về đêm mưa ở Ba Sơn. Nghĩa Sơn không viết “đông song”, chữ “đông” cũng hợp luật thơ, ông viết một “tây song”. Một mái tây trong một đêm mưa với một ngọn nến hai người. Nhất định phải là mái tây. Cái âm hưởng của mái tây nghe man mác buồn buồn. Ở một nền văn hóa khác rất khó cảm được mái tây cho dù có đọc Vương Thực Phủ đi nữa. Mưa ở Ba Sơn. Mưa ở đó thê nào? Tôi không biết. Tôi chẳng đang nghe tiếng mưa ở Hà thành hay sao?"
ST
Năm trước tôi có viết về mưa. Năm nay lại gặp trận mưa to. Copy & paste lại một đoạn:
"Người đời hay làm thơ về mưa xuân, mưa thu, mưa đông. Mưa mùa hạ tôi ít đọc thấy. Mưa cũng là một tâm trạng của con người. Nguyễn Trãi nghe mưa suốt đêm thấy “Tiêu tao kinh khách chẩm / Điểm trích sổ tàn canh” (Tiếng lộp độp làm kinh gối khách / Giọt rơi đếm canh tàn). Cao Bá Quát lại thấy “Bạo vũ khuynh thiên lậu / Phi đào táp địa lai” (Mưa dữ nghiên trời đổ nước xuống / Sóng tung tóe tràn mặt đất). Tôi không biết có bao giờ Nguyễn Trãi hạ bút viết “bạo vũ” hay Cao Bá Quát viết về mưa “tiêu tao” không. Nhưng tôi tin rằng họ không thể viết như vậy. Chẳng phải vì Nguyễn Trãi chẳng bao giờ thấy cơn mưa nghiêng trời đổ nước hay Cao Bá Quát chưa bao giờ nghe tiếng mưa như giọt nước đồng hồ. Họ là những con người với những bản chất khác nhau. Mà những bản chất đó lại rất chân thật ở thơ. Đọc thơ ta thấy những con người, tuy thơ không nói về người mà nói về những trận mưa.
Lý Nghĩa Sơn có viết “Hà đương cộng tiễn tây song chúc / Khước thoại Ba Sơn dạ vũ thì”. Không biết bao giờ lại cùng nhau gạt ngọn nến bên song tây để kể cho nhau nghe về đêm mưa ở Ba Sơn. Nghĩa Sơn không viết “đông song”, chữ “đông” cũng hợp luật thơ, ông viết một “tây song”. Một mái tây trong một đêm mưa với một ngọn nến hai người. Nhất định phải là mái tây. Cái âm hưởng của mái tây nghe man mác buồn buồn. Ở một nền văn hóa khác rất khó cảm được mái tây cho dù có đọc Vương Thực Phủ đi nữa. Mưa ở Ba Sơn. Mưa ở đó thê nào? Tôi không biết. Tôi chẳng đang nghe tiếng mưa ở Hà thành hay sao?"
ST
Mưa dầm
Tôi mường tượng
thấy rất rõ người ấy tùm hụp tơi lá, im lặng dò dẫm từng bước. Những
vũng bùn sáng lên trước mặt. Mưa xiên vào mặt.
Mưa dầm thường bắt đầu ngay sau Tết Nguyên đán, có năm kéo dài sang
nửa tháng Ba. Mưa làm trời đất xám xịt, mưa thối đất, thối cát, mọi thứ
để trong nhà cũng lên mốc xanh mốc đỏ. Đêm trở nên dài hun hút, thăm
thẳm như chạy thẳng về thời hồng hoang.
Tiếng mưa rơi xuống lá cây, xuống bùn nhão, xuống những vũng nước đọng... tạo ra vô số tiếng động. Rồi chúng quện vào nhau làm bản hòa tấu mưa dầm. Một bản hòa tấu khiến người nghe buồn nẫu ruột.
Ngày bé, vào những đêm như thế, tôi thường cuộn mình trên ổ rơm, chăn kéo quá đầu trong cái cảm giác mình đang chìm vào cõi khác. Nghe mưa mà tưởng chính mình đang tan ra. Có giọt nhảy tanh tách như trò đùa phù thủy. Có giọt rơi cầm chừng như còn nghe ngóng xung quanh. Bỗng vẳng từ rất sâu, rất xa - sâu hơn cả đêm tối, xa hơn cả cảm giác về thời gian, tiếng chân ai bấm xuống đường.
Tôi mường tượng thấy rất rõ người ấy tùm hụp tơi lá, im lặng dò dẫm từng bước. Những vũng bùn sáng lên trước mặt. Mưa xiên vào mặt. Bùn trơn nhẫy, ram ráp mảnh sò, mảnh ốc ở mười đầu ngón chân. Thây mặc. Chân vẫn bám chặt xuống đất.
Ai đó giờ này chưa trở về nhà, như con vạc lẻ đàn, không một lời oán thán trời đất. Thường khi đó tôi âm thầm trút ra một tiếng thở dài. Nhưng ở giường bên mẹ còn nghe rõ tiếng người bước hơn tôi. Mẹ lặn sâu hơn tôi về phía quá khứ. Ở đấy còn nguyên vẹn nỗi thổn thức của một chinh phụ ngóng chồng.
Hồi đó mỗi lần có mưa dầm là mẹ lại khấp khởi mừng. Từ dưới đất cha chui lên, mò mẫm, chân bấm nhẹ xuống đất. Chỉ mình mẹ nghe được tiếng chân cha đang trở về. Có vô vàn tiếng rỉ rả tạo nên bởi mưa dầm và chúng đều gieo vào tim mẹ nỗi buồn giá buốt. Nhưng chỉ một tiếng chân cha đủ xua đi tất cả: đêm tối, hiểm nguy và chết chóc.
Từ bấy mẹ có thói quen nằm nghe chân người bước dưới đêm khuya, những ngày mưa dầm.
Từ bấy tôi thành kẻ đồng lõa với mưa dầm che chở những hoài niệm của mẹ. Nhưng phải đến một ngày rất lâu sau đó tôi mới khám phá được một bí mật lớn: Tôi và những đứa em tôi đều chui ra từ mưa dầm, luôn luôn bất ngờ với cha mẹ, như trò láu vặt của Tạo hóa, như sự đền bù cho nỗi buồn thâm tím trời đất.
Mưa dầm thành ký ức, thành kỷ niệm ngọt ngào, thành nỗi thương nhớ khôn nguôi...
Giờ đây, mỗi khi nằm nghe mưa trong đêm, tôi như vẫn còn thảng thốt: "Giờ này liệu còn có ai đó chưa trở về nhà?"
Tiếng mưa rơi xuống lá cây, xuống bùn nhão, xuống những vũng nước đọng... tạo ra vô số tiếng động. Rồi chúng quện vào nhau làm bản hòa tấu mưa dầm. Một bản hòa tấu khiến người nghe buồn nẫu ruột.
Ngày bé, vào những đêm như thế, tôi thường cuộn mình trên ổ rơm, chăn kéo quá đầu trong cái cảm giác mình đang chìm vào cõi khác. Nghe mưa mà tưởng chính mình đang tan ra. Có giọt nhảy tanh tách như trò đùa phù thủy. Có giọt rơi cầm chừng như còn nghe ngóng xung quanh. Bỗng vẳng từ rất sâu, rất xa - sâu hơn cả đêm tối, xa hơn cả cảm giác về thời gian, tiếng chân ai bấm xuống đường.
Tôi mường tượng thấy rất rõ người ấy tùm hụp tơi lá, im lặng dò dẫm từng bước. Những vũng bùn sáng lên trước mặt. Mưa xiên vào mặt. Bùn trơn nhẫy, ram ráp mảnh sò, mảnh ốc ở mười đầu ngón chân. Thây mặc. Chân vẫn bám chặt xuống đất.
Ai đó giờ này chưa trở về nhà, như con vạc lẻ đàn, không một lời oán thán trời đất. Thường khi đó tôi âm thầm trút ra một tiếng thở dài. Nhưng ở giường bên mẹ còn nghe rõ tiếng người bước hơn tôi. Mẹ lặn sâu hơn tôi về phía quá khứ. Ở đấy còn nguyên vẹn nỗi thổn thức của một chinh phụ ngóng chồng.
Hồi đó mỗi lần có mưa dầm là mẹ lại khấp khởi mừng. Từ dưới đất cha chui lên, mò mẫm, chân bấm nhẹ xuống đất. Chỉ mình mẹ nghe được tiếng chân cha đang trở về. Có vô vàn tiếng rỉ rả tạo nên bởi mưa dầm và chúng đều gieo vào tim mẹ nỗi buồn giá buốt. Nhưng chỉ một tiếng chân cha đủ xua đi tất cả: đêm tối, hiểm nguy và chết chóc.
Từ bấy mẹ có thói quen nằm nghe chân người bước dưới đêm khuya, những ngày mưa dầm.
Từ bấy tôi thành kẻ đồng lõa với mưa dầm che chở những hoài niệm của mẹ. Nhưng phải đến một ngày rất lâu sau đó tôi mới khám phá được một bí mật lớn: Tôi và những đứa em tôi đều chui ra từ mưa dầm, luôn luôn bất ngờ với cha mẹ, như trò láu vặt của Tạo hóa, như sự đền bù cho nỗi buồn thâm tím trời đất.
Mưa dầm thành ký ức, thành kỷ niệm ngọt ngào, thành nỗi thương nhớ khôn nguôi...
Giờ đây, mỗi khi nằm nghe mưa trong đêm, tôi như vẫn còn thảng thốt: "Giờ này liệu còn có ai đó chưa trở về nhà?"
Chiều mưa quê ngoại
Ðặt chân lên thành phố Saigon
lần thứ hai này cùng má tôi sau mười năm cách biệt, chàng trai “hăm mốt”
tuổi với hai dòng máu Ý-Việt trong tôi không hiểu mình đang là người
tìm về nguồn cội hay chỉ là một khách du hành Âu Châu bình dị.
Hình như tất
cả nơi đây đều mới lạ, không chỉ riêng tôi nhận xét mà ngay cả má tôi
cũng xác nhận điều này. Thành phố quê mẹ tôi sinh động và tươi đẹp hơn
nhưng cũng mù mịt khói bụi lưu thông hơn. Duy chỉ một điều không thay
đổi mà tôi nhớ lại được chốn này đó là những cơn mưa sáng, mưa chiều
luôn hăm dọa những ai chưa từng quen hai mùa mưa nắng ở Việt Nam.
Sau bao ngày thăm viếng nơi này nơi nọ, hôm nay là ngày chay lạt của
má tôi, dì Xuân - bạn thân của má tôi - đưa hai mẹ con tôi đến tiệm cơm
chay Bồ Ðề ở đường Phạm Ngũ Lão để dùng cơm trưa. Tiệm đông khách ra vào
nườm nượp, chúng tôi khó khăn lắm mới tìm được một bàn trống gần cửa ra
vào. Trong khi chúng tôi kêu và đợi món ăn, tôi tò mò nhìn ngắm chung
quanh như thói quen của khách lạ phương xa và tôi bỗng thấy một hình ảnh
đặc biệt. Một người đàn bà tàn tật cụt nửa chân, bà đang dùng hai đầu
gối di động trên nửa đôi chân còn lại, lê lết khắp từ bàn này đến bàn
khác để bán những tập lưu ảnh cảnh đẹp Việt Nam cho khách ăn trong các
tiệm quán. Nét phong sương in hằn trên khuôn mặt, với bộ quần áo thô sơ
nhưng bà có dáng vẻ tự tin, tự tại. Khi bà đến bàn chúng tôi, má tôi hỏi
giá và dù biết hơi mắc hơn giá bán ở tiệm sách má tôi cũng mua hai tập
ảnh để gửi bạn bè, bà con bên Ý.
Tôi chợt ngó sang trước tiệm đối diện khoảng cách không xa bên kia
đường, có một tiệm bán thức ăn Ý và món pizza truyền thống của nơi tôi
chào đời. Nhìn những món ăn chay mới được dọn ra tôi chợt thấy chán nản
và nhớ làm sao một dĩa spaghetti hay một bánh pizza thân quen thường
nhật. Tôi bỗng hiểu ra lý do vì sao những lần ở nhà tôi thấy má tôi
thỉnh thoảng bảo thèm tô canh chua cá lóc, dĩa rau muống luộc xanh om,
v.v... Thì ra hương vị thức ăn cũng là cái tình quê hương vô hình tiềm
ẩn trong mỗi con người chúng ta, nhất là khi chúng ta bước chân đi xa
rời nơi chốn cội nguồn.
Má tôi nhìn tôi và quả đúng là đôi mắt của người mẹ, người nhận ra
liền sự thèm muốn đó trong tôi. Dúi vài tờ giấy bạc vào tay tôi, má tôi
bảo tôi cứ tự nhiên sang tiệm bên kia ăn hoặc ở đó kêu món gì tôi thích
rồi nhờ họ đem sang bên này bàn của chúng tôi. Thấy nơi ấy có nhiều
khách phương Tây đang líu lo chuyện vãn, tôi đứng dậy bước sang chọn bàn
ngồi gần để nghe ngóng xem họ có cùng giống tộc của Cesare như tôi
không, nếu phải thì thực may biết mấy vì đi xa mà gặp đồng hương thì còn
gì thú hơn. Và tôi nghe thất vọng khi thấy họ nói toàn tiếng Ðức, nhưng
đã lỡ ngồi rồi, tôi không rời về bàn cùng má tôi và dì Xuân nữa.
Người đàn bà tàn tật cụt chân đang tiến vào tiệm ăn tôi đang có mặt
và hướng về phía sau lưng tôi, nơi có vài ba người ngoại quốc ở đó. Tôi
không biết họ có mua không, chỉ thấy một lúc sau bà đi về phía chúng
tôi. Có thể đã nhận ra tôi là người bên kia tiệm với má tôi nên bà không
ghé bàn tôi mà dừng chân nơi bàn của những người khách Ðức. Họ không
ngước nhìn bà, cứ như sự hiện diện của bà chẳng có gì dù bà đang chìa ra
một cọc bưu ảnh để mời họ mua. Bà cứ đứng đó chờ, có lẽ sự kiên nhẫn
của bà làm họ bực bội nên một người trong bọn móc bóp rút ra tờ bạc mười
ngàn đồng rồi ném lên bàn về phía bà mà không cần nhìn bà dù chỉ một
ngước mắt để chọn bưu ảnh, họ muốn ngầm bảo với bà rằng tiền đó, bà hãy
đi đi, họ không cần mua. Tôi cũng ngỡ là bà sẽ nhận tiền và bước đi,
nhưng ngạc nhiên làm sao, bà cất tiếng rõ ràng, tiếng Việt với những từ
ngữ mà tôi dễ dàng hiểu được:
- Tôi bán bưu ảnh chứ không ăn xin. Nếu không mua, các ông hãy cất tiền của các ông đi, tôi không nhận.
Những ông khách da trắng đó ngẩng đầu lên ngó bà, họ chẳng hiểu bà
nói gì, nhưng thấy bà đẩy tiền trả lại, họ bình thản cất tiền vào rồi
tiếp tục nói chuyện với nhau, không màng nhìn đến bà nữa. Người đàn bà
tàn tật khập khễnh trên đôi đầu gối lặng lẽ bước ra khỏi tiệm và đi về
đầu ngõ. Tôi nhìn theo và chợt nghe xúc cảm dâng đầy. Người dân của quê
ngoại tôi tự trọng đến thế sao? Vậy mà bấy lâu nay nghe má tôi thở than
hoài về một quê hương khốn khổ sau hơn phần tư thế kỷ chiến chinh, tôi
cứ ngỡ trong sự khốn cùng đó người ta có thể mất tất cả để đổi lấy miếng
ăn. Ít ra giờ đây tôi đã thấy tận tường cái khí thanh cao trong mảnh áo
nghèo của người phương Nam nước Việt, cái khí khái đó sao hao hao giống
hình ảnh cậu bé Ý Ðại Lợi của văn hào Edmondo De Amicis khi thảy tiền
vào mặt những kẻ đã khinh thị nước Ý của cậu. Và trong giây phút xúc cảm
đó, tôi nghe sung sướng tự hào rằng mình mang trong người hai dòng máu
của hai dân tộc chỉ biết ngẩng cao đầu. Buổi ăn tàn, tôi trở về bàn cùng
má tôi và dì Xuân, kể lại chuyện vừa nghe thấy, tôi chép miệng nói với
má tôi:
- Nếu gặp lại bà ấy lần nữa, con sẽ làm một cái gì đó có tình hơn cho bà.
Một tuần lễ trôi qua, tôi theo má tôi ruổi rong từ thành phố nầy sang
thành phố khác. Những chuyến xe liên tỉnh, những khách sạn lạ xa cho
tôi thấy rõ hơn khác biệt của Việt Nam hôm nay và của mười năm về trước.
Và hôm nay chúng tôi và dì Hai - chị bà con của má tôi - đang trên xe
trở lại Saigon sau một ngày về Bến Tre thăm xứ dừa miền Tiền Giang sông
nước. Trời lại đổ cơn mưa, tôi nghe bụng dạ lao xao đói, chỉ mong đến
nơi sớm để cùng má và dì tôi ghé một tiệm quán nào đó ăn chiều. Xe Du
Lịch Sinh Café bỏ chúng tôi xuống trước cửa công ty đường Phạm Ngũ Lão,
mưa vẫn chưa dứt hột. Má tôi thường bảo mưa nhiệt đới dai dẳng như mối
tình dai dẳng của má đối với quê hương, tôi không biết sau những chuyến
đi tham quan như vầy cái tình đó của má tôi có truyền sang được chút nào
cho tôi hay không, chỉ biết rằng tôi mong mưa dứt hột để tôi không bị
ướt trên đường về khách sạn vì từ nơi xuống xe đến nơi ở của chúng tôi
chỉ cách hai con đường ngắn và bao nhiêu xe taxi đã được các khách tham
quan đồng hành xuống trước tranh mất rồi. Nhưng khổ nỗi má tôi chỉ đem
theo có một cây dù trong khi chúng tôi có ba người. Tôi để dù cho má tôi
và dì tôi che, còn tôi, tôi phóng nhanh người đi trước cho mau về đến
nơi. Ngang qua khúc quẹo đường Bùi Viện để về khách sạn, tôi chợt dừng
lại, không phải để đợi má và dì tôi mà vì tôi vừa thấy người đàn bà tật
nguyền hôm nào. Bà đang lê đôi gối trước cửa một tiệm ăn, không dù che
cũng chẳng phủ áo mưa. Tôi nhìn bà quên cả nước mưa đang từng giọt rơi
nhanh xuống người tôi. Và như nghĩ ra được điều gì, tôi chạy ngược về
phía má và dì tôi đang còn chậm chạp phía sau. Tôn chắn ngang trước mặt
má tôi, vội vã nói:
- Má cho con mượn cây dù.
Má tôi ngạc nhiên nhìn tôi chưa kịp đưa thì tôi đã nhanh nhẩu cầm như
giựt chiếc dù trên tay người rồi chạy nhanh về phía người đàn bà tàn
tật, lòng thầm mong bà đừng biến vào một ngõ hẻm nào. May mắn thay, bà
vẫn còn đúng đó, ướt sũng, co ro. Tôi đến bên bà, đưa chiếc dù tận tay
và nói mau:
- Chiếc dù này của bà đó, bà che cho bớt lạnh.
Người đàn bà khốn khổ nhìn tôi ngơ ngác, và như chợt hiểu ra, bà cầm
dù, nói tiếng cám ơn và mỉm cười hoan hỉ. Tôi thấy mắt bà long lanh ướt,
không biết nước mưa hay nước mắt tình người. Tôi sung sướng thấy bà
không từ chối như đã từ chối những tờ giấy bạc miệt khinh của những
khách da trắng hôm nào. Má tôi và dì tôi cũng vừa đi trờ tới, hai người
nhìn cảnh trước mặt và cũng mỉm cười hiểu chuyện, tôi thấy vẻ hài lòng
của má tôi, điều đó làm tôi nghe hạnh phúc. Chúng tôi cùng bước dưới
mưa, nhưng tôi nghe lòng ấm áp lám sao. Từ giây phút nầy tôi không nghĩ
mình là một du khách tìm thăm xứ lạ nữa. Những giọt nước trong cơn mưa
chiều đang tưới mát hồn tôi để tôi nghe nửa dòng máu Việt đang luân lưu
đưa tôi trở lại nguồn bằng một chuyến hồi hương về thăm quê mẹ.
Huỳnh Ngọc Nga | ||||||
Mưa tháng mười hai
Những hàng quán phố xá mọc lên bên kia
đường đã che lấp mất cánh đồng nằm chèo queo trong khu quy hoạch
treo, làm tôi gần như quên tiêu chục công ruộng của ba má. Cuối năm,
người mướn đất qua nhà để gửi món tiền nhỏ, tôi kêu thầm mèn ơi nhà
mình cũng là điền chủ.
Người mướn đất ở cùng xóm, bạn hàng
xáo cũ của má. Mời thím vào nhà ngồi mà thím đòi nấn ná ngoài hàng
ba, để tiện coi chừng mấy cục mây đen lởn vởn. Ông trời thiệt kỳ
cục, tháng này mà vẫn còn mưa, rầu hết sức, thím chép miệng
than. Thím lo cái rẫy dưa của mình sẽ thất bát nếu trời vẫn mưa lắt
dắt, dai dẳng kiểu này. Dưa chín mà chưa kịp cắt dây, gặp mưa nứt
trái hết.
Cái cách ngó trời dè chừng của thím
làm dậy nhớ trong tôi, một thứ ảo ảnh trong vắt, như thể chúng tôi
đang ngồi trong một buổi trưa của nhiều năm trước. Thuở tôi còn là
con nít và thím chưa già, bọn tôi vẫn hay lảng vảng ngoài sân ngó
trời nháo nhác bởi những đệm lúa đang phơi sắp lên mầm, nhưng vừa
mới nắng ráo tí tẹo đã thấy phía chân trời mây mưa lấp ló. Bọn tôi
như mấy con nai nhỏ và cọp beo thì rình rập quanh đây. Những trận
mưa cuối năm thường làm cỏ tươi mà lòng nhà nông héo: hoa tết trổ
sớm, mai trở chứng ra bông lênh láng, đìa tát giữa chừng thì bị
chìm, dưa hấu nổ tét lét…
Hồi ấy tôi cũng như những đứa trẻ quê
mùa khác, được dạy nhìn trời, nhưng không phải để chiêm ngưỡng
suông. Nhìn trời để canh chừng đống củi đang phơi, sào quần áo, hay
chiếc chiếu vắt trên rào. Nhìn trời để kịp đậy mấy tàu lá che giàn
cải non, cho mưa khỏi làm giập lá. Nhìn trời dể cụ bị máy móc tát
nước cứu khát cho đám mạ non. Nhìn trời để biết lúa chín vào quảng
nào mà kêu công gặt. Con nhà nông mà không biết nhìn mây, đoán hướng
gió… thì đói, ngoại tôi vẫn thường nói vậy, khi khum khum tay che
mắt ngó xa xôi, giọng như là đang nói chuyện sống còn.
Nên có đêm đầy sao ba má tôi khoan
khoái ngủ ngon, cũng có đêm đầy sao in hệt, người này buộc thở dài
nối vào thở dài của người kia. Trăng tròn thì nhìn coi quầng hay
tán. Màu trời xanh hay tái, trong hay đục. Luộc con gà thì săm soi
cái chân gà, mưa nắng cũng được đoán định bằng cách ấy, đừng có
giỡn.
Cạo phèn trên móng chân cũng lâu rồi,
tôi vẫn không biết hưởng thụ vẻ đẹp của những cơn mưa, màu của nắng
và hương của gió. Có lần đi chơi, bạn chỉ đám mây vẩy cá trên đầu,
kêu đẹp chưa kìa, tôi ngó theo cũng ờ ờ đẹp thiệt, nhưng nhìn xuống
đồi cát có đàn cừu ốm đói đang thở khói, nghĩ kiểu này còn lâu mới
mưa, những ngày sắp tới vẫn là những ngày nắng cháy, không biết tụi
cừu kia có chịu nổi không. Lúc hình dung những xác cừu chết khô, tôi
bỗng thấy mình và bạn đúng là đến từ hai thế giới khác. Bạn yêu
những đám mây đến mức đem mây rải đầy trong truyện, trổ một cửa sổ
chỉ để lúc đang viết ngẩng lên sẽ thấy được mây bay. Tôi thì đánh
mất khả năng tận hưởng thuần khiết ấy rồi, nghĩ cũng hơi thương.
Nhưng người đàn bà ngồi mân mê vành
nón lá rách kia, đã sắp dùng hết quỹ đời của mình, mà đã được ung
dung thưởng thức nhan sắc bầu trời đâu, nhất là trong những cái
tháng mười hai kỳ cục kiểu vầy.
Trời đùng đục, mụ mị. Gió chướng thổi
mà không hong khô được những đám mây trĩu nước. Mùa màng càng ngày
càng vô chừng, như chẳng còn ranh giới nào giữa mùa này với mùa kia,
chúng cứ chông chênh. Hồi sáng có mấy chị gánh ve chai ghé uống cà
phê, tranh thủ mượn cái sân phơi giấy vụn đã bị ướt lúc mắc mưa trên
cầu, không thể chạy trốn đâu cho kịp. Họ bị gió chướng đánh lừa, hồi
nào giờ nó luôn là dấu hiệu của một mùa khô hanh. Và một đám rước
dâu bằng xe mui trần chạy ngang qua nhà cũng bị lãnh đủ. Tôi đã xếp
áo mưa cất vào hộc tủ từ tháng trước, để sáng nay từ chợ về ướt như
chuột lột. Nhưng từ khi bỏ đồng ruộng sau lưng, mưa chỉ làm tôi ướt,
chứ không buồn.
Người ở lại thì buồn. Thím đang nhấp
nhổm ngồi đây buồn. Vui buồn đời thím đã phải đặt cược vào ông trời,
mà ông trời thì cao, thất thường. Thím kể năm ngoái sạ vụ hai, ruộng
bị nắng cháy quéo hết. Nay day qua trồng dưa hấu, lại bị mưa. Cái
kinh nghiệm nhìn trời tích lũy đời này sang đời khác để đoán định
mùa màng giờ hụt hơi với sự đỏng đảnh của thời tiết. Chuyện giữa
chừng thì thím cắp nón đi nói chắc là mưa, thôi về để coi đám dưa.
Tôi nói không đâu thím, ở chơi thêm chút nữa, trời trong veo mà.
Nhưng cơn mưa rào hôm ấy nhanh đến nỗi
đuổi kịp thím khi vừa ra khỏi thềm nhà má. Tôi nhận ra cả khả năng
nhìn trời đoán nắng mưa của mình cũng bị mai một rồi. Bầu trời giờ
có mà như không có
Nguyễn Ngọc Tư
|