Trang trong gió,
Nhớ xưa trang ngoài ngõ,
Dịu mình theo gió đưa...
Búp hoa rờn trong nắng,
Oằn mình trong gió mưa !
Biết bao mùa thu đến,
Đã bao mùa xuận qua...
Trang giờ như xa lạ,
Nhìn hoa sao xót xa !
Nao lòng muốn ngảnh mặt đi,
Mà bao lưu luyến khắc ghi trong lòng...
Sóng đời theo gió mênh mông,
Trang luôn vẫn vậy tình luôn chung tình !!
NM
Gió đưa gió đẩy bông trang...
Giáp Tết, tôi dọn vườn, chợt nhận ra cây bông trang nép mình khiêm tốn dưới
chân rào. Lạ, bởi từ lâu tôi không còn thấy bông trang.
Vài mươi năm trước, bông trang không thiếu. Chốn quê, nhà nào cũng dăm bụi bông trang nơi đầu hè, trước sân, cổng ngõ... Nhà dân có bông trang, sân đình, chùa, miếu mạo cũng có bông trang, những cây bông trang hoa nở lớn bằng bàn tay, vun đầy như mâm xôi, trắng ngà, đỏ ối, lá thuôn dài, xanh bóng, còn thân thì thẳng đuột, mốc thếch, chi chít ken nhau trong tán lá rậm rì.
Bông trang không quý phái, không đài các, kiêu sa dù là trang đỏ hay trang trắng. Đặt cạnh hồng nhung, lay ơn, thược dược, trang cứ như… gã nhà quê chân đất đứng cặp đôi cùng chàng công tử thị thành! Mà quê thật, quê một cục - bởi trang xuề xòa, dễ dãi: Giâm vào đâu cũng sống, chẳng kén canh chọn cá, chẳng cần chăm bón, tưới tắm lôi thôi. Đất bạc màu, đất cỗi cằn, sỏi đá cũng không sao. Trang cứ điềm nhiên xanh tốt, điềm nhiên đơm hoa, một thứ hoa cũng “mặc bền, ăn chắc”, nở kéo dài mươi bữa, nửa tháng mới chịu tàn. Không chỉ có vậy, bông trang còn nở sai, sai chi chít từ gốc đến ngọn. Và nữa, nở tứ mùa bát tiết, dù nắng dù mưa. Nông thôn xưa, nhà nào một năm cũng năm bảy cái giỗ; rồi còn ngày rằm, mùng một, cúng đình, cúng chùa, cúng đất (cúng Thổ Công), cúng ông Táo, cúng đầu năm... Bất kể cúng giỗ gì, bình hoa chưng bàn thờ bao giờ cũng có bông trang. Tiện lợi, hiển nhiên rồi; nhưng phải chăng những cây bông trang chưng bàn thờ kia còn gửi gắm, hàm ngụ bên trong khát vọng nghìn đời của người quê: Luôn ước ao những gì mộc mạc, đơn sơ nhưng khỏe khoắn, vững chãi, lâu bền. Nếu chỉ mong cầu bấy nhiêu thì bông trang có đủ: Mưa dầm không chết, nắng hạn không chết, rễ ngoằn ngoèo, bấu chặt vào đất đá, bão giông chỉ đủ sức vặt chơi vài túm lá chứ lay đổ cả cây thì quả khó lòng... “Gió đưa, gió đẩy bông trang/ Bông búp về nàng, bông nở về anh…”. Quả là ngạc nhiên khi hai câu ca dao quá dễ thương ngày còn nằm võng nghe mẹ hát ru lại hiện về đúng lúc trong tôi. Bằng mối tình quê khó nói - phải mượn hình ảnh của cây mà gửi gắm, đẩy đưa – hiển nhiên “anh nhà quê” bông trang đã tự tin bước thẳng vào văn chương, làm đẹp cho văn chương bởi chính cái quê mùa mộc mạc của mình! Phải rồi, dẫu cho đời quê thay đổi, dẫu cho người quê thay đổi, cái mộc mạc, chân chất có thể tạm lắng chìm, nhưng bao giờ cũng ăn sâu, bám rễ, trường tồn hơn vẻ hào nhoáng nhất thời. ...Đã giơ cao cuốc, toan bổ xuống bụi bông trang; nhưng nghĩ sao, tôi lại ngập ngừng. Rốt cuộc, tôi lẩn thẩn bứng nó về, đem trồng trước ngõ…
Y Nguyên
Vài mươi năm trước, bông trang không thiếu. Chốn quê, nhà nào cũng dăm bụi bông trang nơi đầu hè, trước sân, cổng ngõ... Nhà dân có bông trang, sân đình, chùa, miếu mạo cũng có bông trang, những cây bông trang hoa nở lớn bằng bàn tay, vun đầy như mâm xôi, trắng ngà, đỏ ối, lá thuôn dài, xanh bóng, còn thân thì thẳng đuột, mốc thếch, chi chít ken nhau trong tán lá rậm rì.
Bông trang không quý phái, không đài các, kiêu sa dù là trang đỏ hay trang trắng. Đặt cạnh hồng nhung, lay ơn, thược dược, trang cứ như… gã nhà quê chân đất đứng cặp đôi cùng chàng công tử thị thành! Mà quê thật, quê một cục - bởi trang xuề xòa, dễ dãi: Giâm vào đâu cũng sống, chẳng kén canh chọn cá, chẳng cần chăm bón, tưới tắm lôi thôi. Đất bạc màu, đất cỗi cằn, sỏi đá cũng không sao. Trang cứ điềm nhiên xanh tốt, điềm nhiên đơm hoa, một thứ hoa cũng “mặc bền, ăn chắc”, nở kéo dài mươi bữa, nửa tháng mới chịu tàn. Không chỉ có vậy, bông trang còn nở sai, sai chi chít từ gốc đến ngọn. Và nữa, nở tứ mùa bát tiết, dù nắng dù mưa. Nông thôn xưa, nhà nào một năm cũng năm bảy cái giỗ; rồi còn ngày rằm, mùng một, cúng đình, cúng chùa, cúng đất (cúng Thổ Công), cúng ông Táo, cúng đầu năm... Bất kể cúng giỗ gì, bình hoa chưng bàn thờ bao giờ cũng có bông trang. Tiện lợi, hiển nhiên rồi; nhưng phải chăng những cây bông trang chưng bàn thờ kia còn gửi gắm, hàm ngụ bên trong khát vọng nghìn đời của người quê: Luôn ước ao những gì mộc mạc, đơn sơ nhưng khỏe khoắn, vững chãi, lâu bền. Nếu chỉ mong cầu bấy nhiêu thì bông trang có đủ: Mưa dầm không chết, nắng hạn không chết, rễ ngoằn ngoèo, bấu chặt vào đất đá, bão giông chỉ đủ sức vặt chơi vài túm lá chứ lay đổ cả cây thì quả khó lòng... “Gió đưa, gió đẩy bông trang/ Bông búp về nàng, bông nở về anh…”. Quả là ngạc nhiên khi hai câu ca dao quá dễ thương ngày còn nằm võng nghe mẹ hát ru lại hiện về đúng lúc trong tôi. Bằng mối tình quê khó nói - phải mượn hình ảnh của cây mà gửi gắm, đẩy đưa – hiển nhiên “anh nhà quê” bông trang đã tự tin bước thẳng vào văn chương, làm đẹp cho văn chương bởi chính cái quê mùa mộc mạc của mình! Phải rồi, dẫu cho đời quê thay đổi, dẫu cho người quê thay đổi, cái mộc mạc, chân chất có thể tạm lắng chìm, nhưng bao giờ cũng ăn sâu, bám rễ, trường tồn hơn vẻ hào nhoáng nhất thời. ...Đã giơ cao cuốc, toan bổ xuống bụi bông trang; nhưng nghĩ sao, tôi lại ngập ngừng. Rốt cuộc, tôi lẩn thẩn bứng nó về, đem trồng trước ngõ…
Y Nguyên
Khiết bông nở rộ,
Khiết bông giờ nở rộ,
Hoa đỏ thắm bời bời.
Luống rày nhiều mưa đổ...
Lá mơn mởn xanh tươi
Thân chịu mưa chịu nắng,
Cuối Thu trời mưa giông...
Hoa ngày thêm đỏ thắm,
Má càng sắt se lòng.
NM
Khiết bông giờ nở rộ,
Hoa đỏ thắm bời bời.
Luống rày nhiều mưa đổ...
Lá mơn mởn xanh tươi
Thân chịu mưa chịu nắng,
Cuối Thu trời mưa giông...
Hoa ngày thêm đỏ thắm,
Má càng sắt se lòng.
NM
Mùa khiết bông trổ hoa
Hồi sanh con bé Tư, má đặt nó tên Xuân Tự, ấy là theo cái tuồng cải lương Áo cưới trước cổng chùa.
1 Má mê tuồng đó, từ hồi má lìa xứ Hà Tiên về miệt Lai Vung làm dâu, trong mớ hành trang gói ghém kỹ lưỡng có cuộn băng cát-sét này.
Nghe tía kể, má có cái tật, hễ nghe cải lương thích ai là đặt tên con cái theo liền hà, thằng Hai Tài là do bả thích ông Tấn Tài ca bài Bên rặng ô môi, lúc bả sanh thằng nhỏ nhất quyết đặt tên Tài.
Tía thương má bây nhiều lắm, nên cái gì bả đòi tía cũng ưng. Tía thương má đến tận cuối đời, lúc nhắm mắt xuôi tay cũng thều thào dặn mấy đứa con phải lo cho má đầy đủ nghen, đời má bây khổ vì tía, vì tụi bây lắm rồi. Má khóc quá trời ngày đưa tang tía.
Giờ con Xuân Tự hiện tại ngụp lặn bên cái bàn máy may, còn Hai Tài thì xa tít mù khơi, cách má con nó đến tận nửa vòng trái đất.
2 Luống rày mưa nhiều, đám khiết bông đâm lá, mởn xanh đầy rào. Mà để ý chi đám khiết bông rồi lòng má lại nhớ Hai Tài.
Hồi Hai Tài đi cũng ngay mùa khiết bông trổ hoa. Bận đó, Hai Tài hứa cứ mỗi mùa hoa lại về, vậy mà biền biệt ngót chừng đã hơn ba năm.
Bận Hai Tài gọi về cho má, tay má run bần bật, dặn dò đủ điều. Má chặc lưỡi xuýt xoa, thằng đó nó lạ tánh lắm, bây hổng có rành như má đâu.
Nó đó heng, ưa bị chói nước, hễ gặp nước lạ hông hợp là da nó sần sùi, nổi ngứa, gãi vài cái là mề đay lên dề dề. Nó đó heng, bụng yếu nữa, ăn rau không kỹ là chột bụng liền. Nó đó heng... còn nhiều cái nó đó heng, con bé Tư nghe riết thuộc lòng.
3 Đám khiết bông kết hoa chùm chùm, đỏ bời bời cái cổng rào. Khiết bông dễ trồng, chịu mưa chịu nắng.
Cuối thu, khi những cơn mưa dông thôi sa trên dãy đất miền Tây này là mùa khiết bông trổ hoa. Cũng là mùa lòng má se sắt nhất.
Má đợi Hai Tài như đợi mùa khiết bông.
Chiều buồn hiu hắt, tiếng kẽo cà kẽo kẹt của chiếc võng tre xen lẫn giọng ca từ cuốn băng cát-sét xưa cũ. Má lại nghe cải lương, nghe riết cuốn băng nhão nhoẹt.
Từ hồi cái giọng cô đào Thanh Hương còn lảnh lót, rồi theo thời gian úa vàng năm tháng, cái dây băng thanh nó giãn ra, đoạn trầy đoạn xước, nên giọng hát nó cứ bèm bẹp, tiếng mất tiếng còn. Vậy mà má hổng có chịu thay.
Nằm bên chân võng, con Ku-bo như cũng nghe cải lương cùng má. Con Ku-bo này Hai Tài lượm đem về nuôi hồi còn lập nghiệp trên đất Sài Gòn, coi như có kẻ bầu bạn giữa mênh mông thị thành.
4 Má đưa cho bé Tư xấp vải màu hoa cà, thêu hình mấy bụi trúc biếc xanh, biểu may cho má cái áo dài đi ăn cưới.
Bây nhớ cái thằng Lượm ưa hái trái bình bát ven sông, rồi đóng cần xé, gửi theo chành lên Sài Gòn đó.
Cái
thằng nhỏ mà bà Lành, nửa tỉnh nửa điên, hồi xưa nhặt nó về nuôi, rồi
hơn hai chục năm sau có bà nhà giàu bên nước ngoài về nhận lại nó làm
con ruột, bả dắt đi luôn.
Hồi đó, nó với cô giáo Thanh thương nhau.
Ủa kỳ hen má, thương người ta mà đi chi cả chục năm, lòng dạ biết có còn như anh Lượm ngày xưa.
Bây à, đời người lắm cái lắt léo đoạn trường. Nó qua bển rồi phụ mẹ nó mua bán chi đó, bận nó đi lấy hàng, xe nó bị đụng, chấn thương ngay đầu, mất trí nhớ, mẹ ruột nó sợ yêu đương con gái quê mình đời nó lại khổ, bả giấu nhẹm chuyện cô giáo Thanh.
Chừng có thằng bạn nào cùng xứ mình gặp nó bên đó, kể rành rọt nó nghe.
Nó tìm về xứ mình, khóc xin cưới cô giáo Thanh. Thằng chung tình heng bây.
Con bé Tư gật gù. Ủa má đi đâu vậy. Tao đi thắp đèn, nghe chuyện thằng Lượm, lo cho thằng Hai Tài lắm bây à. Bốn năm rồi mà nó chưa về.
Con bé Tư thở dài thườn thượt. Xuôi dòng Lượm về, như bình bát men theo phù sa con nước lớn ròng mà đâm cành ra trái. Bận này, mưa dông đã thôi sa, sắp một mùa hoa, biết má còn ngóng trông tận bao giờ...
5 Non tháng sau, một sớm tàn thu, đám cau hiên nhà trút lá vàng cả góc sân, má búi tóc kỹ càng, áo dài hoa cà, đi ăn cưới. Con Ku-bo tíu tít quẫy đuôi, kêu inh ỏi.
Mày hông có đi theo được nghen, tao đi ăn cưới miết ngoài chợ, đông đúc lắm, mày theo vướng víu cái chân à. Ngoan ở nhà tao thương. Má ve vuốt con Ku-bo, thủ thà thủ thỉ.
- Vậy chớ má cho con đi chung hông?
- Ơ, Hai Tài nó về bé Tư ơi. Má lập bà lập bập. Nước mắt ngắn dài.
- Má đừng khóc nghen, phấn son chèm nhẹp hết, hổng có đẹp đâu nghe, má con dù già rồi vẫn phải là hoa khôi của xóm mình như hồi xưa đó.
Bận ở bên đó, con gặp thằng Lượm, đầu đuôi ngọn nguồn con nói nó nghe, nó quyết lòng tìm về. Con học xong cũng về với má thôi. Trăm hướng ngàn phương, bồi lỡ gì thì mấy nhánh sông cũng ra dòng cái.
Hai Tài lôi cái xe đạp cũ kỹ mà ngày xưa tía hay chở má đi chợ ra. Chở má sau lưng, hít căng lồng ngực gió quê. Rất lâu rồi mới có một sớm an nhiên ghé ngang đời Hai Tài như thế.
Phía cổng nhà, con Ku-bo đứng quẫy đuôi cạnh đám khiết bông nở muộn bung cánh rực rỡ nguyên bờ rào. Đỏ thắm thiết.
Nghe tía kể, má có cái tật, hễ nghe cải lương thích ai là đặt tên con cái theo liền hà, thằng Hai Tài là do bả thích ông Tấn Tài ca bài Bên rặng ô môi, lúc bả sanh thằng nhỏ nhất quyết đặt tên Tài.
Tía thương má bây nhiều lắm, nên cái gì bả đòi tía cũng ưng. Tía thương má đến tận cuối đời, lúc nhắm mắt xuôi tay cũng thều thào dặn mấy đứa con phải lo cho má đầy đủ nghen, đời má bây khổ vì tía, vì tụi bây lắm rồi. Má khóc quá trời ngày đưa tang tía.
Giờ con Xuân Tự hiện tại ngụp lặn bên cái bàn máy may, còn Hai Tài thì xa tít mù khơi, cách má con nó đến tận nửa vòng trái đất.
2 Luống rày mưa nhiều, đám khiết bông đâm lá, mởn xanh đầy rào. Mà để ý chi đám khiết bông rồi lòng má lại nhớ Hai Tài.
Hồi Hai Tài đi cũng ngay mùa khiết bông trổ hoa. Bận đó, Hai Tài hứa cứ mỗi mùa hoa lại về, vậy mà biền biệt ngót chừng đã hơn ba năm.
Bận Hai Tài gọi về cho má, tay má run bần bật, dặn dò đủ điều. Má chặc lưỡi xuýt xoa, thằng đó nó lạ tánh lắm, bây hổng có rành như má đâu.
Nó đó heng, ưa bị chói nước, hễ gặp nước lạ hông hợp là da nó sần sùi, nổi ngứa, gãi vài cái là mề đay lên dề dề. Nó đó heng, bụng yếu nữa, ăn rau không kỹ là chột bụng liền. Nó đó heng... còn nhiều cái nó đó heng, con bé Tư nghe riết thuộc lòng.
3 Đám khiết bông kết hoa chùm chùm, đỏ bời bời cái cổng rào. Khiết bông dễ trồng, chịu mưa chịu nắng.
Cuối thu, khi những cơn mưa dông thôi sa trên dãy đất miền Tây này là mùa khiết bông trổ hoa. Cũng là mùa lòng má se sắt nhất.
Má đợi Hai Tài như đợi mùa khiết bông.
Chiều buồn hiu hắt, tiếng kẽo cà kẽo kẹt của chiếc võng tre xen lẫn giọng ca từ cuốn băng cát-sét xưa cũ. Má lại nghe cải lương, nghe riết cuốn băng nhão nhoẹt.
Từ hồi cái giọng cô đào Thanh Hương còn lảnh lót, rồi theo thời gian úa vàng năm tháng, cái dây băng thanh nó giãn ra, đoạn trầy đoạn xước, nên giọng hát nó cứ bèm bẹp, tiếng mất tiếng còn. Vậy mà má hổng có chịu thay.
Nằm bên chân võng, con Ku-bo như cũng nghe cải lương cùng má. Con Ku-bo này Hai Tài lượm đem về nuôi hồi còn lập nghiệp trên đất Sài Gòn, coi như có kẻ bầu bạn giữa mênh mông thị thành.
4 Má đưa cho bé Tư xấp vải màu hoa cà, thêu hình mấy bụi trúc biếc xanh, biểu may cho má cái áo dài đi ăn cưới.
Bây nhớ cái thằng Lượm ưa hái trái bình bát ven sông, rồi đóng cần xé, gửi theo chành lên Sài Gòn đó.
Hồi đó, nó với cô giáo Thanh thương nhau.
Ủa kỳ hen má, thương người ta mà đi chi cả chục năm, lòng dạ biết có còn như anh Lượm ngày xưa.
Bây à, đời người lắm cái lắt léo đoạn trường. Nó qua bển rồi phụ mẹ nó mua bán chi đó, bận nó đi lấy hàng, xe nó bị đụng, chấn thương ngay đầu, mất trí nhớ, mẹ ruột nó sợ yêu đương con gái quê mình đời nó lại khổ, bả giấu nhẹm chuyện cô giáo Thanh.
Chừng có thằng bạn nào cùng xứ mình gặp nó bên đó, kể rành rọt nó nghe.
Nó tìm về xứ mình, khóc xin cưới cô giáo Thanh. Thằng chung tình heng bây.
Con bé Tư gật gù. Ủa má đi đâu vậy. Tao đi thắp đèn, nghe chuyện thằng Lượm, lo cho thằng Hai Tài lắm bây à. Bốn năm rồi mà nó chưa về.
Con bé Tư thở dài thườn thượt. Xuôi dòng Lượm về, như bình bát men theo phù sa con nước lớn ròng mà đâm cành ra trái. Bận này, mưa dông đã thôi sa, sắp một mùa hoa, biết má còn ngóng trông tận bao giờ...
5 Non tháng sau, một sớm tàn thu, đám cau hiên nhà trút lá vàng cả góc sân, má búi tóc kỹ càng, áo dài hoa cà, đi ăn cưới. Con Ku-bo tíu tít quẫy đuôi, kêu inh ỏi.
Mày hông có đi theo được nghen, tao đi ăn cưới miết ngoài chợ, đông đúc lắm, mày theo vướng víu cái chân à. Ngoan ở nhà tao thương. Má ve vuốt con Ku-bo, thủ thà thủ thỉ.
- Vậy chớ má cho con đi chung hông?
- Ơ, Hai Tài nó về bé Tư ơi. Má lập bà lập bập. Nước mắt ngắn dài.
- Má đừng khóc nghen, phấn son chèm nhẹp hết, hổng có đẹp đâu nghe, má con dù già rồi vẫn phải là hoa khôi của xóm mình như hồi xưa đó.
Bận ở bên đó, con gặp thằng Lượm, đầu đuôi ngọn nguồn con nói nó nghe, nó quyết lòng tìm về. Con học xong cũng về với má thôi. Trăm hướng ngàn phương, bồi lỡ gì thì mấy nhánh sông cũng ra dòng cái.
Hai Tài lôi cái xe đạp cũ kỹ mà ngày xưa tía hay chở má đi chợ ra. Chở má sau lưng, hít căng lồng ngực gió quê. Rất lâu rồi mới có một sớm an nhiên ghé ngang đời Hai Tài như thế.
Phía cổng nhà, con Ku-bo đứng quẫy đuôi cạnh đám khiết bông nở muộn bung cánh rực rỡ nguyên bờ rào. Đỏ thắm thiết.
Trúc Thiên
Hoa Bông trăng
Dưới ánh nắng tháng tư,
Hoa bông trang lấp lánh..
Soi bóng dòng nước xanh
Dịu dàng hoa khoe sắc
Dịu dàng hoa khoe sắc
Bóng chiều về nghiêng ngã,
Bìm bịp kêu đau thương...
Xuân đã qua hè đến,
Biết bao lần vấn vương ?!
Chiếc khăn tay tín vật,
Nhuốm máu của đoạn trường...
Hoa đủ màu lấp lánh,
Sắc màu bông tôi thương
NM
Tháng
tư hạ đổ nắng chói chang khi những con ve bắt đầu cất tiếng gọi hè thì
lúc đó những bông trăng đầu tiên cũng sắp “bảy sắc cầu vồng” tô thêm cho
vẻ đẹp lung linh của mùa hạ. Mỗi một chùm hoa có hàng vài chục bông
hoa, mỗi một bông hoa có năm cánh, mỗi cánh có một màu hoặc một vài màu
sắc khác nhau. Hoa bông trăng cũng giống như hoa nhài, nhưng khác với
hoa nhài màu đỏ, hao bông trăng màu đỏ có, màu hồng có, màu trắng có,
màu tím cũng có …. rất nhiều màu sắc tạo nên một “dải ngân hà” lấp lánh
dưới ánh nắng tháng tư rực rỡ. Có lẽ lũ trẻ chăn trâu chúng tôi là những
người chơi hoa bông trăng sành nhất. Hoa bông trăng thường mọc trên bờ
sông, suối, nơi gần nước. Mọc thành bụi to vươn những bông hoa màu sắc
rực rỡ ra ngoài mặt nước, mỗi chiều chăn trâu về qua đê, lũ trâu tha hồ
ngâm mình trong dòng nước mát. Còn bọn trẻ chúng tôi thì thoả thuê hái
hoa bông trăng, đứa nào biết bơi thì bơi ra xa, dùng sào vít xuống những
cành hoa to, hái được những bông hoa to và đẹp, lũ con trai chúng tôi
thì thích những bông hoa to ở xa ngoài mặt nước, còn bọn con gái lại
chọn những bông hoa vừa, cành có thể dùng sào vít vào từ trên bờ để hái.
Sau đó khéo léo ngắt từng bông trên một chùm hoa, rồi kết lại thành
chuỗi xen kẻ những bông hoa xanh, đỏ, tím, vàng…và những bông hoa đa màu
sắc. Đứa nào khéo léo chọn và kết thì chuỗi hoa càng rực rỡ, càng đẹp,
đó là những vòng cườm dùng để đeo vào cổ, vao tay, vào thắt lưng… lũ con
trai chúng tôi vì ghen tị mà đã vô tình phá huỷ đi những chuỗi hoa đẹp
mắt, chúng tôi đã vô tình làm hỏng mất những đồ trang sức diệu kỳ, những
sáng tạo lí thú đó.
Sau khi
mỗi đứa có một chuỗi hoa trong tay theo đúng ý tưởng của mình cả bọn
đuổi trâu vào làng. Cả bọn đang lao nhao thì cái Thuỷ la toáng lên –
thằng Khuyên làm hỏng mất chuỗi hoa của tao – nước mắt nó chảy ròng ròng
trên má. Thì ra vòng hoa nó cất công kết cả buổi chiều bị thằng Khuyên
giật làm tung tóe khắp nơi, thấy con Thuỷ khóc thằng Giáp trêu “thằng Khuyên mày làm con Thuỷ khóc, thằng Duy nó đánh mày chết” làm Thuỷ
ngượng đỏ cả mặt, sẵn mấy chùm hoa trong tay – này Thuỷ lấy nó đi, xin
lỗi vì Duy không biết gì về nghệ thuật nên không kết vòng hoa được,
Thuỷ tự làm nhé – Thuỷ ấp úng – …nhưng…nhưng nó là…nó là…Duy cho Thuỷ
thật chứ? – Tôi phì cười – thật – cảm ơn Duy nhé. Thuỷ đáp lời. “Tụi
bay thấy chưa! – thằng Khuyên trêu chọc – Thằng Duy dỗ nó nín ngay ấy
mà. Cả bọn nhao lên rồi đuổi trâu đi trước bỏ lại tôi và Thuỷ tụt lại
phía sau. Về đến đầu làng Thuỷ đưa cho tôi một chùm hoa và bảo “Duy có
thấy không? – tôi ngạc nhiên – ‘thấy gì cơ? – Thuỷ nói tiếp – Duy thấy
có lạ không, cũng một cành hoa mà mỗi bông lại có một màu khác nhau,
trên mỗi bông mỗi cánh lại có một màu khác nhau, đây này Duy thử nhìn
xem! – giật lấy chùm hoa trên tay Thuỷ tôi tỏ ra rất ngạc nhiên và khâm
phục phát hiện của Thuỷ. Cầm chùm hoa trên tay tôi vừa đi vừa nghĩ vừa
lẩm bẩm “tại sao lại thế nhỉ” cho đến khi Thuỷ gọi – Duy ơi về nhé! – cô
nàng đã cột xong trâu và rửa tay sạch sẽ tôi ngẩng đầu giật mình – ừ về
nhé!”. Về đến nhà tắm rửa sạch sẽ, ăn cơm xong tôi lôi chùm hoa ra và
đến bên nội thuật lại toàn bộ câu chuyện lúc chiều cho nội tôi nghe,
nghe xong nội bảo – Ừ, nội cũng nghe nội của nội kể lại sự tích về sự kỳ
lạ của loài hoa này. Và nội tôi từ từ kể lại cho tôi nghe toàn bộ sự
tích đó. Sự tích kể rằng: từ xưa ,từ thời rất xa xưa rồi, ở một bản
mường nọ có một gia đình thuộc dòng dõi thần linh, sinh được hai cô con
gái, cô chị tên Nàng Bân cô thứ tên là Nàng Nhị. Khác với Nàng Nhị nàng
Bân là người con gái xinh đẹp, đa tài giỏi nghề thêu dệt. Nàng đem lòng
yêu một chàng trai cày vốn là người ở của gia đình nàng, năm nàng 18
tuổi một tù trưởng người Hmông có ý đến hỏi muốn lấy nàng làm vợ. Vì yêu
chàng trai cày nàng đã từ chối lời cầu hôn của vị Tù trưởng kia. Cha
nàng tức giận đã đoạn tuyệt tình phụ tử và đuổi nàng ra khỏi nhà. Theo
tục lệ trước khi đi nàng phải chịu một trăm ba mươi roi của những người
thân nhất trong gia đình. Cha nàng sai Nàng Nhị đi chín ngày chín đêm
lên đến ngọn núi thứ chín mươi chín của buôn làng chặt một loại cây có
tên là lèn-đen (một loại cây thân gỗ, to bằng chiếc but-bi ngày nay, có
cây to hơn rất nhiều thậm chí to bằng cán dao, nhưng chủ yếu là toàn cây
nhỏ vì sau mỗi mùa ra hoa nó sẽ chết. Loại cây này có rất nhiều nhánh
nhỏ mọc dọc theo cây dày đặc tua tủa như gai). Đem dệt thành những chiếc
roi lô nhô gai, mỗi một roi là hàng ngàn chiếc kim châm đâm vào da thịt
nàng, máu me bê bêt khắp thân, nàng đã dùng chiếc khăn tay quý nhất của
mình để lau máu và thẳng về hướng tây đi mãi, đi mãi về phía núi rừng
tây nguyên trùng điệp.
Đến bên bờ
suối, lúc bìm bịp đã kêu, bóng chiều đã ngã, sức đã kiệt, không thể đi
tiếp được nữa, nàng nghỉ lại bên bờ suối, rửa mặt xong cảm thấy trong
người hơi mệt và lạnh, đang thiêm thiếp thì có tiếng một vị thần xuất
hiện trước mặt, giọng nói ôm ồm dỏng dạc – hỡi nàng ta muốn cứu vớt
một linh hồn nhỏ bé, ta muốn nàng về ở với ta, nàng hãy làm vợ ta ta sẽ
yêu thương nàng hết mực – trong cơn tỉnh, cơn mê nàng nói – nhưng chàng
ơi, cha mẹ ta, em gái ta nhất định họ sẽ đi tìm ta và khi đó họ sẽ không
biết ta ở đâu – Nàng hãy để lại tín vật và nhất định họ sẽ biết nàng đã
đi đâu. Vậy là Nàng Bân đã vắt chiếc khăn tay của mình lên cành cây
bông trăng làm tín vật và đi theo vị thần kia
Mùa xuân
đã qua đi, mùa hạ đã về, đã đến mùa hoa bông trăng nở mà không thấy
người thân của Nàng Bân đến tìm, chiếc khăn tay đã hoá thân vào những
bông trăng sặc sỡ. Mỗi chấm đỏ trên mỗi cánh hoa là máu của Nàng Bân.
Màu hồng là màu của chiếc khăn tay, màu trắng là màu của sự minh bạch,
là màu của người con gái trinh nguyên trong trắng, màu tím là màu của sự
đợi chờ người thân đi tìm, đợi chờ tình yêu, lòng chung thuỷ, vì vậy mà
hoa bông trăng có nhiều màu sắc vậy đấy cháu ạ.
Nghe đến
đây tôi hơi rơm rớm nước mắt, để tránh nội tôi nhìn thấy tôi vờ đi lấy
dầu rót thêm vào đèn, tôi hỏi: thế tại sao lại gọi loài hoa này là hoa
bông trăng hả nội? – nhả miếng trầu nội tôi nhẹ nhàng đáp – bà cũng
không biết nữa, từ lúc bà cũng còn chăn trâu như cháu bà đã nghe mọi
người gọi nó với cái tên như vậy rồi. Tôi đang bối rối xem có gì để hỏi
nội nữa không thì Mẹ – Duy ơi, đi học bài rồi đi ngủ, sáng mai dậy sớm
còn đi học. Đứng phắt lên tôi cãi lại – mẹ không biết mai là thứ 7 à?
thôi con không học bài nữa đâu mai con học, con đi ngủ đây – nội tôi xen
vào – ừ ngủ đi cháu, cả ngày chăn trâu mệt rồi. Gối đầu lên hai bàn
tay, tôi trằn trọc mãi không sao ngủ được chỉ mong trời mau chóng sáng
để tôi kể ngay lại cho Thuỷ nghe tại sao hoa bông trăng lại có nhiều màu
như vậy, tôi đã tưởng tượng ra khuôn mặt tròn xoe, hai con mắt sáng
lên, cái miệng há hốc, vẻ mặt đầy ngạc nhiên của Thuỷ khi nghe tôi kể về
“sự tích hoa bông trăng”. Tôi vô cùng hí hửng và thích thú nhưng thiếp
đi lúc nào không biết.
Sưu tầm