CHUYỆN TÌNH ÔNG VƯƠNG HỒNG SỂN & BÀ NĂM SADEC
Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG
Nhân đọc hai câu thơ của ông Vương Hồng Sển “Khóc em Năm Sadec” làm năm
1988 :
Trăm năm dầu lỗi hẹn hò,
Chén cơm Bà Chiểu, con đò Sóc Sa.
(Sóc là Sóc Trăng; Sa là Sadec)
*******
Tôi bồi hồi nhớ đến mối tình già của ông Vương Hồng Sển, ông già năm mươi năm
mê cải lương và mê cô đào Năm Sadec, người chuyên đóng vai Mạnh Phu Nhơn, Tô
Ánh Tuyết, Đổng Trác, Lữ Phụng Thiên… trên sân khấu hát bội và sân khấu Phụng
Hảo.
Ông Vương Hồng Sển trong những dịp trà dư tửu hậu, kể những kỷ niệm ngày đầu
gặp gỡ, những khó khăn trở ngại và những lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời
chồng vợ của ông và bà Năm cho tôi và một số ít nghệ sĩ thân thiết trong Ban
kịch Phương Nam nghe khi chúng tôi đến nhà ông ở số 9 đường Nguyễn Thiện Thuật
gần chợ Bà Chiểu, Gia Định, để tập kịch thu truyền hình (năm 1967).
Ông Sển cho biết sau khi người vợ thứ hai của ông là bà Dương Thị Tuyết bỏ ông,
rồi lấy cái hộp sắt đựng 360 viên hột xoàn từ 3 đến 4 ly của bà Phủ An cho hai
vợ chồng ông hưởng gia tài để sang thuyền khác (lấy ông bạn Hà Văn Thân), ông
Sển ra tòa ly dị với bà Tuyết xong nên về Saigon ở để kiếm việc làm. Ông ở nhờ
nhà của bà Hai Hẩu ở đường Aviateur Garros tức đường Thủ Khoa Huân và ông được
nhận cho làm việc ở Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên năm 1948, ăn lương công
nhựt, mỗi tháng $1,173.
Ông Sển nhắc lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”: Tôi quen biết Năm (khi nói
đến vợ ông, ông thường gọi là Năm, tức là cái thứ Năm của bà Năm Sadec) lúc năm
1943, khi đoàn hát Phụng Hảo hát Sóc Trăng. Nhà tôi rộng rãi nên tôi rước anh
chị em đào kép về nhà tôi ở. Lúc đó có chị Bảy Phùng Há, vợ chồng anh Tư Út
(Phạm Văn Đẩu và vợ là Sáu Ngỗng), cô Kim Thoa, cô Thanh Tùng, cô Sáu Ngọc
Sương, cô Tường Vi, anh Hai Tiền và Năm đây… Tôi làm công chức, đứng bàn ông chánh
tỉnh trưởng Tây nên ở Sadec, tôi cũng thuộc về hạng có máu mặt. Tôi mê coi hát
bội, hát cải lương hồi còn đi học trường Tây, giờ đây được dịp gần gũi chuyện
trò với những anh chị đào kép hát mà tôi qúy mến thì còn gì thích cho bằng? Bởi
vậy trong nhà tôi cứ ba ngày có một tiệc lớn, bảy ngày có tiệc nhỏ theo kiểu
Tào Tháo chiêu đãi Quan Vân Trường, Tam nhật đại yến, thất nhật tiểu yến… tôi
thật sự mến mộ đặc biệt với Năm đây…
Lúc Năm hát bội thì được giới hát bội nhà nghề đánh giá là thuộc về nhóm Ngũ Châu
tức là năm viên ngọc quý: đó là các cô Năm Đồ, cô Cao Long Ngà, cô Ba Út, cô
Hai Nhỏ và cô Năm Sadec đây (hồi hát bội có nghệ danh là Năm Nhỏ). Khi qua lãnh
vực hát cải lương thì Năm đây đổi nghệ danh là Năm Sadec, Năm cũng được báo chí
và khán giả khen tặng là tài danh thinh sắc lưỡng toàn. Tôi chú ý tới Năm là vì
lúc đó Năm vừa đẹp, vừa hát hay mà lại là con người chịu khó làm lụng chuyên
cần. Mỗi khi tôi bày cuộc tiệc ăn nhậu cho các bạn đào kép thì Năm là người đầu
tiên xăn tay áo nhào vô lo việc bếp núc. Khi cuộc tiệc tàn thì Năm xăn tay áo
lo thu dọn, rửa chén bát, quét nhà, dọn dẹp như chính là cái nhà của Năm. Lúc
đó thì con vợ của tôi, bà Tuyết đó, bả lo đi đậu chến, đi từ sáng tới tối mịt,
đứt chến mới mò về, nhà cửa bất biết, thằng chồng no hay đói cũng không hỏi han
tới… tôi thương vợ tôi thiệt nhưng mà sao trong lòng hỏng thấy quý bà ta như
quý em Năm…
Bà Năm cằn nhằn: “Thôi mà! Chuyện đã mấy chục năm rồi, tuồng cũ rồi mà ông hát
hoài sao ông?
- Tuồng cũ nhưng mà tuồng hay, hát hoài coi càng hấp dẫn, đâu có ngán…
- Hồi đó anh chị đều có gia thất riêng (1943), bốn năm sau, ông Tơ bà Nguyệt
làm sao mà lấy dây tơ hồng cột gút hai anh chị vậy?– tôi tò mò hỏi vậy!
- Tui nói là số trời, duyên thiên định. Bả hỏng chịu. Bả nói là tại bả ưng tui…
Lúc đó, cái năm 1947, tui buồn cho cái thân tui bị vợ cặm sừng, nó bỏ tui… Cái
tự ái của thằng đàn ông, tính hỏng thèm lấy vợ nữa… Còn bả thì bả bị thằng
chồng nó theo con vợ bé, nó cũng bỏ bả… Tui thì ra tòa chờ tòa tuyên bố cho ly
dị, còn bả khi có chồng thì hồi đó nghệ sĩ đâu có làm hôn thơ giá thú chi cho
nó tốn tiền mà lại giấy tờ rắc rối. Bởi vậy khi thằng chồng nó quất ngựa chuối
truy phong thì cô vợ xách rương ôm trấp kiếm chỗ khác mà sống. Bởi vậy bả hận
đàn ông, còn tui hận đàn bà…
- Thôi mà ông! Chuyện cũ nhắc hoài… tui đi lo nấu cơm đây. Nguyễn Phương ở lại
ăn cơm canh chua cá kho tộ nghe!
- Tôi: Dạ, cám ơn chị Năm…
- Rồi thì trời xui đất khiến, cái đêm tôi đi coi hát bội gánh Tấn Thành Ban hát
ở chùa Dọn Bàn, Dakao, bỗng nhiên tôi gặp lại em Năm trong vai Lữ Phụng Tiên…
Khi nghe em hát… Giỏ lá vai mang nhè nhẹ, em xuống giọng “thoàng”… tôi nghe
thiệt là mê man trong dạ. Vãn hát rồi tôi chưa chịu về, còn nấn ná ở cửa hậu
trường để gặp Năm khen mấy tiếng thì mới đành bụng. Ai ngờ gặp nhau, nói đủ thứ
chuyện, tôi dắt chiếc xe đạp, dẫn bộ theo em lại cầu Mac Mahon, em nói em ở xóm
Cù Lao nằm bên nầy đường Võ Di Nguy. Đêm đó tôi nhất quyết đi theo cho biết nhà
em ở đâu và trong bụng cũng tính khi có dịp thuận tiện thì sẽ lại mời em xuống
Chợ Cũ lại tiệm Cao Lâu ăn một bữa cơm Tàu.
- Tới xóm cù lao, muốn vô trong xóm phải đi qua một cái cầu làm bằng các miếng
ván như đòn dài bắc cho người ta đi lên đi xuống ghe chài, có chổ kê bằng mấy
tấm dalle sắt, cầu bắc đi xiên qua xẹo lại chớ không có thẳng băng một đường từ
lộ vô xóm.
Tới đây thì Năm không cho tôi theo qua bên kia cù lao để vô xóm, vô nhà. Tôi
tới đây rồi đâu có lẽ chịu về không. Nhứt là thời buổi chiến tranh, lính Pháp
đi tuần, gặp chúng nó mà biết tiếng Tây tiếng u cũng dễ… rồi còn một nỗi lo
khác nữa, bọn cướp trộm cũng lộng hành và cũng còn phải sợ một nỗi khác nữa là
các ông công tác thành về ám sát hay liệng lựu đạn, bởi vậy tôi kèo nài để tôi
đưa Năm về tới trước cửa, Năm vô nhà đóng cửa khóa chốt cho an toàn rồi tôi sẽ
đạp xe máy về nhà của tôi.
- Năm thấy tôi lo cho Năm chí tình chí cốt vậy, Năm cũng xiêu lòng, nói: “Ừ!
Muốn tới cho biết nhà thì tui cho đi theo. Mà điều giao trước, tui ở nhà lá,
nghèo lắm, thấy cái nhà dột cột xiêu, trống trước hở sau không được chê à
nghen. Nhìn thấy cái nhà rồi là anh trở ra lộ về liền à nghen…
Muốn gặp tui thì tới rạp hát, mua giấy coi hát thì gặp, đừng có tới nhà, kỳ lắm
à nghen…”
- Được rồi…được rồi… tôi y hẹn mà…
- Ai mà dè, ông trời đã định trước hết mọi sự rồi. Tôi theo Năm vô tới trong
xóm, mới nhìn thấy cái nhà, còn đứng dang ca nhìn trước nhìn sau để ghi nhớ
hình dáng cái nhà của Năm và những căn nhà lá kế bên ra sao để ban ngày có tới
đây thì tôi kiếm được nhà của Năm liền, khỏi phải hỏi bà con lối xóm, mất công
họ dị nghị, lời ra tiếng vào. Bỗng đâu tiếng tu huýt thổi rét rét rân trời, bốn
phương tám hướng…
Lính partisan bao vây cả xóm, bắt ra ngồi trước hiên nhà, hai tay để lên đầu,
trình giấy laisser – passer cho nó xét. Chỉ huy nhóm lính nầy là một thằng
thiếu úy Pháp và hai thằng xét dăng (sergent) người Pháp. Nhờ nói tiếng Tây rốp
rốp, tôi bỗng thành ra thông dịch viên tình nguyện cho mấy thằng Tây đó. Nó
cũng nể, có người có học ở trong xóm nầy, biết tiếng Pháp nên xét qua loa rồi
kéo ra lộ”.
Đã gần 12 giờ khuya, giới nghiêm rồi làm sao mà về nhà đây… Năm cũng biết vậy
nên biểu tôi vô nhà ngủ, sáng sớm sẽ về. Mà trong nhà chỉ có một chiếc chõng
tre một người nằm, tôi ngủ chung trên chõng đó sao được. Bởi vậy tôi kiếm giấy
nhựt trình trải dưới đất, tính dọn một chỗ để ngã lưng qua đêm. Ai dè Năm cười
cười: “Bộ tính ngủ ở dưới nền đất thiệt sao? Ngủ như vậy, tới sáng thì bịnh đó”
- Thì cũng ráng chịu, bụng làm dạ chịu, đâu có than van… Tôi trải giấy nhựt
trình xong, sửa soạn nằm xuống.
- Năm nói: “Nè, hỏi thiệt, anh có thương tui hông? Có muốn thiệt tâm làm vợ làm
chồng với tui hông? Nói thiệt đi…
- Thiệt tình tôi thương Năm, tôi thề…
- Khỏi thề! Lên giường đây ngủ. Anh đàng hoàng hay không đàng hoàng, tui biết
liền…
Ông Sển kể tới đó, chúng tôi ôm bụng cười nghiêng ngửa. Bà Năm dọn cơm lên,
hỏi: “Nè cái ông già mắc dịch nói bậy gì mà các anh cười dữ vậy?”.
Tôi đỡ lời cho mọi người: “Dạ, ông Năm kể chuyện ông Trượng với Tiên Bửu,
chuyện hát cương hồi xưa đó mà…”
- Thôi, lại ăn cơm đi, đừng nghe ổng nói chuyện đời xưa nữa…
Ông Sển vẫn thích nói chuyện đời xưa, ông nhắc:
Hồi 1947, 48, 49, đang hồi chiến tranh Việt Pháp còn sôi động, công tác thành
của Việt Minh liệng lựu đạn vô các dancing, quán nhậu, rạp hát vì nơi đó có
bóng dáng của lính partisan, lính mã tà, lính rờ sẹt… Anh Năm Bằng, lính rờ
sẹt, chồng của cô bé Hoàng Vân, diễn viên đoàn Hậu Tấn – Năm Nghĩa bị ban ám
sát VM bắn chết trước cửa rạp hát Thuận Thành Dakao.
Lần khác, anh Thomas, người Việt lai Pháp, ở bên kia cầu Bông, vừa qua khỏi
cầu, quẹo lại rạp hát Thuận Thành, bị bắn ngã trọng thương. Chở tới bệnh viện
thì chết. Rạp hát bóng Asam (Dakao), tiệm cơm tây La Cigale bị liệng lựu đạn…
Còn nhiều vụ bắn lộn, ám sát, liệng lựu đạn nữa nên trước tình hình lộn xộn đó,
ông Sển dù đang làm công chức, lương bổng dư sống nhưng đêm đêm ông cũng phải đạp
xe đạp hiệu Peugeot đưa vợ ông là bà Năm Sadec đi hát và rước về khi vãn hát.
Ông sợ những tai nạn dọc đường, những bọn cướp cạn và bọn lính Tây đi ruồng bố.
Ông biết nói tiếng Tây, lại đang là một công chức nên coi như ông là một bảo
đảm cho vợ khỏi bị hoài nghi có dính dáng tới bên kháng chiến.
|
Bà Năm Sa Đéc và ông Vương Hồng Sển |
Bà Năm Sadec tên thật là Nguyễn Kim Chung, sanh năm 1907 (Mậu Thân) tại Sadec.
Cha là ông bầu gánh hát bội tên Nguyễn Duy Tam, gọi là bầu Tam. Bà Năm Sadec
được cha dạy hát từ nhỏ, từng hát trên sân khấu nhà. Lúc nổi danh, hát trên sân
khấu Bà Ba Ngoạn ở rạp hát Palikao, Chợ lớn, bà Năm Sadec nổi danh là cô Năm
Nhỏ, sau qua hát cho gánh hát Bầu Thiềng và vài gánh hát bội khác. Đến khi
chuyển qua hát cải lương thì mới dùng nghệ danh Năm Sadec cũng như các bạn cô
Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre, cô Năm Cần Thơ…
Khi hát cho đoàn hát Phụng Hảo, bà Năm Sadec hát vai Mạnh Phu Nhơn trong tuồng
Mạnh Lệ Quân thoát hài, bà đã hát khiến cho khán giả khóc mùi mẫn. Khi hát vai
Đổng Trác trong tuồng Phụng Nghi Đình, bà làm cho khán giả cười nôn ruột. Khán
giả ái mộ nhớ hoài vai bà Phán Lợi trong tuồng Đoạn Tuyệt. Thanh Nga vào vai cô
giáo Loan, Việt Hùng vai Thân, thằng chồng khờ và Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô
em chồng đanh đá. Bà Năm Sadec trong vai bà Phán, không cần có thái độ hầm hừ,
những cử chỉ hung dữ, chỉ cần giọng nói ngọt mà đay nghiến đủ cho khán giả thấy
rõ tánh chất của một bà mẹ chồng phong kiến, ỷ giàu hà hiếp con dâu. Một hình
tượng khắc sâu vào tâm khảm của khán giả, mấy chục năm sau cũng khó quên.
Bà Năm Sadec được mời đóng các vai bà má nông dân, bà Phán, bà Huyện trong các
chương trình Thép Súng, chương trình Gia đình Bác Tám và các chương trình của
các Ban kịch Kim Cương, Túy Hồng, Thẩm Thúy Hằng, Phương Nam. Khi vào vai hiền
hay vai dữ, vai người phụ nữ giàu sang hay bần cùng, vào vai nào bà Năm Sadec
cũng diễn tả như mẫu người thật mà chúng ta có nhiều dịp gặp trong cuộc sống.
Không bao giờ cường điệu, hát quá lố nhưng không có nghệ sĩ nào diễn hay như
bà.
Đối với đồng nghiệp, bà Năm Sadec được sự nể trọng của mọi người. Làm việc luôn
luôn đúng giờ, chu đáo và không bao giờ gây khó dễ cho bầu show hay các nghệ sĩ
cùng trong một suất hát.
Ngoài tài năng và đức độ của một người nghệ sĩ lão thành đáng kính như bà Năm
Sadec, tôi nhớ về bà có một chuyện mà suốt đời tôi không thể nào quên.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các nghệ sĩ nghe tin loan trên đài phát Thanh là
phải đến đăng ký tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon cũ, kế bên Bộ Sắc Tộc ở
đường Nguyễn Du, ai không đăng ký sẽ bị cấm hành nghề. Tôi đến vào khoảng 12 giờ
trưa, thấy có nghệ sĩ của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương… các
nghệ sĩ lão thành: anh Năm Châu, anh Văn Lâu, Tám Lắm, Bà Năm Sadec, chị Kim
Cúc, Kim Lan, Tám Vân, Minh Tơ, Thành Tôn, chị bảy Ngọc Hương…
Ngồi bàn thơ ký ghi chép tên nghệ sĩ đến đăng ký, tôi thấy có anh kép Năm Sơn
mà chúng tôi quen gọi là Năm Thịt. Năm Sơn là anh kép hát nằm vùng, bây giờ mới
lộ mặt ra. Tôi vừa đăng ký xong, người đi kế tôi là bà Năm Sadec. Khi bà Năm
Sadec tới ghi tên thì kép Năm Sơn chận lại, nói: “Chị tố Cộng trong Ban Thép
Súng Đài Truyền Hình quân đội Ngụy, chưa bắt giam chị là phước cho chị rồi.
Không được đăng ký!”.
Bà Năm Sadec như bị một gáo nước dơ dội vô mặt, loạng choạng như muốn té sụm
xuống trước bàn viết của tên kép hát nằm vùng đó, mặt bà xanh dờn, đôi môi run
run, tôi vội dìu bà bước ra ngoài vì không biết bà sẽ phản ứng ra làm sao, e
gặp rác rối. Ra tới trước cửa bà Năm Sadec nói với tôi, giọng nói bình tĩnh trở
lại: “Được rồi. Nguyễn Phương về đi. Tôi không sao đâu. Để tôi kiếm xe đi về nhà”.
Tôi nói: “Ở đây khó kiếm xe lắm. Để tôi chở chị về nhà nghỉ cho khoẻ”. Tình cờ,
nhìn vô nơi các nghệ sĩ đăng ký, tôi thấy anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan,
anh Thành Công, anh Chín Sớm, soạn giả Mộc Linh ra về, mắt nhìn xuống đất… Tôi
nói : Chị Năm coi kìa, anh Năm Châu, chị Kim Cúc, ca sĩ Thành Công…
Bà Năm nhìn theo tay tôi chỉ, cười buồn : “Tôi thì không sao, mấy người đó chắc
sẽ khổ. Anh Năm Châu bị họ ghim vì anh lập gánh hát Ánh Chiêu Dương, được ông
Hồ Văn Châm, Bộ Thông Tin Chiêu Hồi giúp đỡ tiền bạc…”
Sau đó mấy tháng, tôi được biết anh Năm Châu bị mời đi học tập kiểm thảo tập
trung trong tòa tỉnh trưởng Gia định trong ba tháng. Ca sĩ Thành Công, soạn giả
Mộc Linh, Chín Sớm bị đi học tập cải tạo 7 năm ở trại cải tạo Hàm Tân.
Theo các bạn của tôi kể lại, năm 1986, khi ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi
trói cho văn nghệ sĩ thì bà Năm Sadec mới được mời vô Đồng Tháp Mười đóng phim,
trong vai bà già nông dân. Bà đóng được ba phim ở Nha Mân, Sadec, nơi chôn nhau
cắt rún của bà và ở Đồng Tháp Mười bà đóng phim Phù Sa trong mùa nước nổi, giữa
nắng lửa và muỗi mòng, hai ngày sau khi bà hết đóng phim, bà trở về Saigon và
chết vì kiệt sức. Khi bà mất, không có ai thông báo cho nghệ sĩ biết để đi
viếng, phúng điếu, tiễn đưa bà. Chỉ có những người trong xóm của bà và các bạn
nghệ sĩ làm phim chung với bà, biết bà mất, đến tiễn đưa.
Bà cũng không được quàn ở nhà Hội Nghệ Sĩ ở đường Cô Bắc, không được chôn ở
nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp. Ông Vương Hồng Sển di quan của bà, đem về chôn
cất ở Nha Mân, quê hương của bà.
Trong bài điếu văn của ông Vương Hồng Sển khóc vợ, có đoạn kết như sau:
Trăm năm gì nữa? Muôn thuở là đây;
Trời quên mất đời còn một lũ, quyết thư hùng vì ấn tướng ngôi vua;
Bà đi rồi, tôi khổ muôn phần, sống cô độc giữa bình xưa lọ cổ;
Thôi, thôi;
Bà vào cửa hư vô bất diệt, nhớ đến thăm Năm Phỉ, Bảy Nhiêu;
Tôi đợi tin Bắc Đẩu, Nam Tào, sẽ tìm đến Năm Chung, Tư Bốn.
Ô hô!
Đây sầu riêng, đây vú sữa, của chồng công vợ, kẻ mất người còn, nghẹn ngào dâng
một lễ đơn sơ;
Đây rượu cúc, đây hương trầm, kẻ mất người còn, đau đớn khóc ngàn thu vĩnh
biệt.
Hỡi ôi, Thương thay; Có linh xin hưởng.
Bà Năm Sadec sinh năm 1907, mất năm 1988.
Ông Vương Hồng Sển sinh năm 1902, mất năm 1996.
Kính nhớ anh chị Vương Hồng Sển và Nguyễn Kim Chung (Năm Sadec).
Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG
03/2018
Bà
Năm Sa Đéc, tên thật là Nguyễn Kim Chung, sinh năm 1907, con của cụ
Hương Cả Nguyễn Văn Tam (Cả Tam); cháu nội của cụ Hương Cả Nhiều, chính
quán tại làng Tân Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc
(nay là ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Cụ
Cả Tam có 5 người con, 3 người con đầu do khó nuôi nên đã lần lượt qua
đời, chỉ còn lại 2 người con là “Bà Năm Sa Đéc” và ông Nguyễn Duy Cang
(sáu Biết). Năm 1915, cụ Cả Tam thành lập và làm “bầu” gánh hát bội
“Thiện Tiền Ban” đầu tiên tại tỉnh Sa Đéc.
Do có tài năng ca hát,
diễn xuất năm 1928, bà gia nhập đoàn gánh hát Phước Tường. Sau đó, bà
lần lượt cộng sự với các đoàn Phụng Hảo, Vân Hảo, Thanh Minh - Thanh
Nga… Từ sân khấu hát bội bước qua lĩnh vực cải lương, nên nghề nghiệp
của bà rất vững vàng, rực sáng trên sân khấu nghệ thuật cải lương. Trong
thời gian lưu diễn, bà có rất nhiều khán giả ái mộ và cũng có một vài
mối tình đầu đời. Vào năm 1938 - 1939, một trong những mối tình hương
sắc mặn nồng giữa bà và ông Đốc phủ sứ Đặng Ngọc Chấn (quê tỉnh Long An)
đã cho ra đời một cậu con trai. Nhưng vì một lí do tế nhị nên tình
duyên của đôi “trai tài-gái sắc” này không thành vợ chồng. Bà âm thầm,
lặng lẽ nuôi con và đặt tên cho con là Nguyễn Ngọc Đặng!
|
Sản phẩm hủ tiếu nghệ của Công ty TNHH thực phẩm Bà Năm Sa Đéc |
Tình
yêu tan vỡ, bà đã dồn hết tâm sức, trí lực cho nghệ thuật sân khấu cải
lương, kịch nói… Bằng tài năng ca diễn xuất chúng nên danh tiếng của bà
vang lừng khắp nơi, với nhiều vai diễn ăn sâu vào lòng người mộ điệu lúc
bấy giờ. Đến năm 1947, bà đã phải lòng và kết nghĩa tơ hồng với học
giả, nhà biên khảo Vương Hồng Sển, nguyên Giám thư Bảo tàng Viện Sài
Gòn. Suốt hơn 40 năm chung sống với cụ Vương, bà sinh một con trai
(Vương Hồng Bảo). Như vậy, bà có 2 con trai (Nguyễn Ngọc Đặng, sinh năm
1939 và Vương Hồng Bảo, sinh năm 1951).
Không chỉ thành công
trong lĩnh vực sân khấu ca kịch cải lương, bà còn là minh tinh điện ảnh
tài-sắc vẹn toàn luôn được nhiều người ngưỡng mộ, qua các bộ phim Lệ đá,
Con ma nhà họ Hứa (trước năm 1975) và nhiều bộ phim sau năm 1975 là
“Cho đến bao giờ”, “Mùa nước nổi”, “Con thú tật nguyền”, “Nơi bình yên
chim hót”… Và năm 1987, bà thủ diễn vai bà Hai Lành trong bộ phim Phù
sa. Sau khi quay xong cảnh trong phim tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp, trên đường về bà có ý định ghé thăm quê nhà Sa Đéc, nhưng do tài
xế quên cho xe chạy tới phà Mỹ Thuận nên tài xế xin lỗi bà và hẹn lần
sau sẽ chở bà về thăm quê. Một năm sau, bà bị bệnh đột ngột và qua đời
vào ngày mồng 8 tháng Chạp năm Đinh Mão (1988). Thi hài nữ nghệ sĩ tài
hoa đã được chồng và con cháu đưa về an táng tại nơi mà bà ra đời hơn 80
năm trước
Ông
Thái Thanh Sang, cháu ruột bà cho biết, vào những năm cuối thập niên 40
của thế kỉ XX, lúc bà về chung sống với cụ Vương, do vóc dáng nhỏ nhắn,
xinh đẹp nên cụ Vương thường gọi vợ là “cô Năm Nhỏ”. Lúc bấy giờ, khi
cô Năm Nhỏ Kim Chung đi hát diễn cùng trong một gánh hát nọ lại có một
cô đào Năm Nhỏ quê ở Cần Thơ và hai nghệ sĩ này đều nổi tiếng trên lĩnh
vực nghệ thuật sân khẩu cải lương. Để phân biệt hai người với nhau nên
nhiều nghệ sĩ trong đoàn hát gọi cô Năm Nhỏ Kim Chung bằng danh xưng cô
Năm Sa Đéc (Năm Nhỏ Kim Chung quê ở Sa Đéc). Từ đó, nghệ danh Bà Năm Sa
Đéc vang danh cho tới ngày nay.
Về cái gọi là “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” từng nổi tiếng trên đất Sài
Gòn, theo ông Thái Thanh Sang và nhà thơ Trần Minh Tạo, bản thân bà Năm
Sa Đéc và các con, cháu của bà từ xưa tới nay không có ai làm nghề bán
hủ tiếu hay sản xuất bánh hủ tiếu. Sở dĩ có tên “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”
là do, vào năm 1973, người con trai thứ ba của người yêu cũ hồi còn trẻ
của bà (quê ở vùng Mỹ Tho, Tiền Giang ngày nay) mở quán bán hủ tiếu tại
Sài Gòn. Do hiểu biết, trân trọng mối tình cũ của cha mình và ái mộ tài
danh của bà Năm Sa Đéc, nên ông xin làm con nuôi của bà. Sau đó ông xin
được lấy nghệ danh của bà đặt tên cho quán hủ tiếu của mình và được bà
Năm chấp thuận. Nhờ tài nghệ chế biến tô hủ tiếu thơm, ngon, hợp khẩu vị
với thực khách nên quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” thu hút được nhiều
người đến thưởng thức. Từ đó, thương hiệu “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” vang
xa. Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), quán “hủ tiếu Bà Năm Sa
Đéc” còn bán một thời gian rồi đổi chủ. Hiện chủ quán “hủ tiếu Bà Năm Sa
Đéc”, con nuôi của bà Năm Sa Đéc đang định cư ở Thụy Điển và vẫn theo
nghề bán hủ tiếu với thương hiệu “Bà Năm Sa Đéc” như xưa. Trong quán có
treo hình Bà Năm Sa Đéc tại một nơi rất trang trọng để tưởng niệm, yêu
thương và ái mộ.
Nói về hủ tiếu Sa Đéc (chứ không phải tô hủ
tiếu), nhà thơ Trần Minh Tạo chia sẻ: Hủ tiếu Sa Đéc nổi danh xưa nay là
nổi danh về “sợi bánh hủ tiếu” được làm ra từ nguyên liệu bột gạo mới
của làng nghề làm bột trứ danh Tân Phú Đông (Sa Đéc). Qua bàn tay chế
biến của những người thợ lành nghề đã cho ra sản phẩm sợi bánh hủ tiếu
đặc trưng của bột Sa Đéc mà không lẫn lộn với hủ tiếu sản xuất nơi khác.
Sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc khi chế biến thành tô hủ tiếu, người sành điệu
về ẩm thực khi thưởng thức thấy rất ngon miệng. Bởi, sợi bánh mềm không
bở và không dai, vị bánh không chua và không mặn, hương bánh phảng phất
mùi thơm của bột gạo.
Vì
mến mộ tài năng, đức hạnh của bà Năm Sa Đéc nên gần đây có người mở
quán hủ tiếu, hay lò sản xuất sợi bánh hủ tiếu (không có quan hệ họ tộc
gì với bà) đã “mượn” danh tiếng Bà Năm Sa Đéc đưa làm bảng hiệu cho cơ
sở kinh doanh, sản xuất của mình như: Quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, lò
“hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, Công ty TNHH Thực phẩm Bà Năm Sa Đéc chuyên sản
xuất bánh hủ tiếu, bánh phở, mì quảng…
Theo ông Sang, các con
cháu của bà Năm Sa Đéc ngày nay không có ai nối nghiệp của bà. Ông
Nguyễn Ngọc Đặng lập gia đình, có 3 người con và mất ngày 4/7/2005,
hưởng thọ 67 tuổi. Thi hài của ông cũng được đưa về an táng bên cạnh mộ
bà Năm Sa Đéc. Vợ và các con ông Đặng hiện đang sinh sống tại TP Hồ Chí
Minh.
Căn nhà to rộng, cổ kính với 3 gian, 2 chái xây trên khu
đất rộng cạnh con đường nhỏ Cái Bè - Cai Khoa của cụ Cả Tam không còn,
do giặc Tây đốt năm 1954. Hiện mảnh đất rộng hơn 5 công đất do gia đình
ông Sang sở hữu, cất nhà, lập vườn trồng xoài cát Hòa Lộc và lo hương
khói, mồ mả, giỗ kị cho bà Năm Sa Đéc cùng các thành viên trong dòng
tộc.
Suốt cả một đời hơn 80 năm tại thế, bà Năm Sa Đéc đã sống và
cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Nhắc đến Bà Năm Sa Đéc, người dân Sa
Đéc và Đồng Tháp rất tự hào, vì bà đã góp phần làm rạng danh quê hương.
Trần Trọng Trung
Hủ tiếu bà Năm Sa Đéc
Dù người nghệ sĩ tài danh, người vợ
của học giả Vương Hồng Sển đã an giấc nghìn thu nhưng tên tuổi bà vẫn
gắn với món hủ tiếu Sa Đéc nổi danh qua gần nửa thế kỷ.
“Thương hiệu” độc đáo
Thời gian trôi qua cuốn theo nhiều thứ vào quên lãng, nhưng nhắc đến
bà Năm Sa Đéc người ta lại nhớ đến hủ tiếu Sa Đéc và ngược lại. Bà Năm
Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, sinh ở làng Tân Khánh Đông, Sa Đéc
(nay thuộc xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp). Trong lớp sân khấu
đỉnh cao ngày xưa, bà là người tài sắc lưỡng toàn được công chúng mến
mộ. Dù thành danh, có tên tuổi nhưng sau năm 1973 do đời sống sân khấu,
điện ảnh khó khăn nên bà Năm Sa Đéc đã bươn chải, mở quán hủ tiếu ở Sài
Gòn. Tên tuổi của bà bước đầu đã đảm bảo cho quán, nhưng để giữ được
chân khách là do hủ tiếu quá ngon.
Theo ông Nhất Thống, Hội Khoa học lịch sử TP.Sa Đéc, hủ tiếu bà Năm
nấu mang đậm hương vị quê nhà Sa Đéc. Sợi bánh mềm mà không bở, cũng
không dai, vị bánh không chua, hương bánh thơm mùi gạo mới, trắng tươi
màu sữa. Có người kháo nhau rằng, bánh hủ tiếu được bà Năm lấy từ làng
bột Tân Phú Đông (Sa Đéc) mỗi ngày, do cánh xe đò Sa Đéc - Sài Gòn
chuyển tới. Người ăn có thể gọi hủ tiếu thịt hoặc hủ tiếu xương tùy
thích, mà xương hay thịt thì cũng mềm và có mùi thơm đặc biệt không như
những nơi khác. Cái mùi thơm ấy là do "tay nghề" của bà Năm khi chế biến
và đun nấu nồi nước lèo ở nhiệt độ thích hợp. Khi tô hủ tiếu được bưng
ra, mùi thơm ngào ngạt, thực khách có thể gia giảm nào là nước mắm, nước
tương, dấm đỏ, chanh, ớt, giá nhúng nước sôi hay giá sống mà vẫn không
đánh mất hương vị độc đáo của tô hủ tiếu Sa Đéc chính hiệu này. Nhờ quán
có doanh thu mà chồng bà là học giả Vương Hồng Sển an tâm nghiên cứu,
khảo cứu.
Quán hủ tiếu ấy sau năm 1975 tồn tại được một thời gian. Bây giờ,
quán vẫn còn đó nhưng đã đổi chủ. Tiếc thay, bà Năm mất thì con cháu
không ai nối nghiệp để duy trì và phát triển cái "thương hiệu" độc đáo
giữa một thành phố sôi động văn hóa ẩm thực.
Thế nhưng ngày nay, đi ngang qua P.An Hòa (TP.Sa Đéc), du khách và
người dân bản xứ hay gặp một tiệm bánh với bảng đề tên khá to “Hủ tiếu
Bà Năm Sa Đéc”. Không lẽ con cháu bà quay lại nghiệp xưa? Đem chuyện này
hỏi những người nghiên cứu ở Sa Đéc thì được biết chủ kinh doanh và bà
Năm Sa Đéc chẳng có quan hệ gì nhau, nhưng lúc trước do mến mộ tên tuổi
bà nên mở quán bán bánh hủ tiếu lấy tên người xưa.
Về nơi đất mẹ
Ông Đinh Công Thanh (78 tuổi, ngụ TP.Sa Đéc) là nhà báo về hưu đang
dành sức lực viết sách về cuộc đời các nghệ sĩ tài danh, tài tử xuất
thân từ Sa Đéc. Ông kể, vì cùng quê với nhau nên giữa Sài Gòn, ông Thanh
và bà Năm có quan hệ hữu hảo, ông gọi bà bằng cô và gọi người con riêng
của bà Năm cũng trạc tuổi ông là ông Nguyễn Ngọc Đặng bằng bạn.
Lục lại tư liệu xưa và các bài viết do bản thân thực hiện về bà Năm
Sa Đéc, ông Thanh nói bà Năm là con của ông Nguyễn Văn Tam, người lập
gánh hát bội đầu tiên ở Sa Đéc mang tên Thiện Tiền Ban ra đời vào năm
1915. Lúc 7 - 8 tuổi, bà Năm mê hát lắm, đêm nào bà cũng được anh cõng
đi coi hát rồi bập bẹ theo. Cho nên sau này bà bước vào nghiệp sân khấu
được cha mẹ đồng ý chứ không nặng thành kiến “xướng ca vô loài”. Chồng
trước của bà Năm là đốc phủ sứ tên Ch. và 2 người có con riêng là Nguyễn
Ngọc Đặng. Ông Thanh ngậm ngùi, bà tài danh, hương sắc vẹn toàn nhưng
cuộc sống chung quy vẫn có những khổ tâm, nỗi buồn riêng khó thổ lộ.
Ông Thanh kể tiếp, lúc sinh thời ông Đặng hay than phiền ông xin đi
theo nghiệp mẹ hát bội, hát cải lương nhưng bà Năm nhất quyết can ngăn.
Bà Năm khuyên con hãy lấy bà làm gương, dính vào nghề tổ cả đời khổ tâm,
khổ thân. Thế nhưng, do có lẽ máu di truyền nên ông Đặng không làm kép
hát được thì đi đóng phim. Ông đã đóng các vai phụ trong các phim như
Ván bài lật ngửa, Người đẹp Tây Đô, Ngọn nến hoàng cung... và nhiều vai
phụ khác. Ông Thanh nói: “Lúc 50 tuổi, ông Đặng để râu dài tới ngực,
nhìn như ông cụ, ngay cả cách đi đứng cũng giống như ông già. Ấy là do
ông quá mê nghệ thuật nên bất chấp ngoại hình già nua. Ông Đặng được mời
đóng vai ông già hay tiên ông trong các phim ngắn, phim thiếu nhi, phim
quảng cáo. Năm 2005, ông bệnh nặng qua đời, một số tạp chí đưa tin với
tựa đề: Ông tiên đã về trời”.
Bà Năm mất, thi hài được đưa về đất mẹ. Mộ bà Năm nằm ở phường Tân
Khánh Đông, nơi ấy có cháu con chăm sóc. Và làng làm bột Tân Phú Đông
vẫn còn kia, các quán hủ tiếu ở Sa Đéc với đủ cách chế biến và giá cả từ
thấp đến cao vẫn còn hiện diện ở ngay Sa Đéc. Nhưng nhắc đến hủ tiếu là
nhớ đến bà Năm dù bà đã thanh thản đi về cõi bên kia.
Thanh Dũng
Chuyện về bánh bao Cả Cần nổi tiếng ở Sài Gòn vào những năm 70 của thế kỷ trước
Nói về ẩm thực ở Sài Gòn thì phải nói
là đa dạng từ món ăи, cách nấu cho đến người làm ra món ăn ấy. Ở Chợ
Lớn, tại khu người Hoa đặc biệt nổi tiếng là nấu ăn ngon hợp khẩu vị của
nhiều người từ hủ tiếu, sủi cảo, há cảo, bánh bao,… Tuy nhiên khi nhắc
đến bánh bao thì ngoài bánh bao được làm bởi người Hoa thì người ta còn
nhớ đến loại bánh bao Cả Cần. Món ăи của người Hoa có độ bóng đẹp bởi
người ta thường chiên xào đồ ăn bằng nhiều dầu nên nhân bánh bao mà
người Hoa làm khi ăn vào sẽ cảm thấy có nhiều dầu và trộn lẫn cả cá bên
trong nhân. Tuy nhiên đối với nhân bánh bao Cả Cần thì hoàn toàn được
làm bằng thịt băm nên khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt. Nhìn bên
ngoài thì bánh bao Cả Cần hơi hẩm chứ không được trắng như bánh bao của
người Hoa vì bánh bao Cả Cần không sử dụng bột tẩy. Khi cắn lớp vỏ bánh
bên ngoài thì cảm nhận được vị bùi, ăи không dính răng. Bánh bao Cả Cần
được sản xuất tại Sài Gòn, đậm vị bánh được làm ra bởi người dân miền
Nam Việt Nam.
Từ những năm 70 của thế kỷ trước,
bánh bao Cả Cần đã xuất hiện ở một vài quán ăи nhỏ và được nhiều người
biết đến ở khu vực Nguyễn Tri Phương – Chợ Lớn cũ. Bây giờ nó đã được
phát triển với quy mô lớn, nằm hẳn hoi một quán xá to lớn và mát mẻ nằm
cạnh ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương, trước côɴԍ viên Văи Lang.
Ông Trần Phấn Thắng là người đã làm
ra bánh bao Cả Cần và món ăи ấy như một “lão làng” được nhắc đến trong
lịch sử ẩm thực Sài Gòn. Ngày nay quán vẫn đông khách, ngoài bánh bao
thì quán còn bán cả hủ tiếu nhưng nhiều người vẫn thích ăn món bánh bao
Cả Cần của ông Trần Phấn Thắng làm ra. Tuy nhiên sau năm 1979 cả nhà ông
đã ᴅι cư sang Canada sinh sống, hiện nay ông Cả Cần đã không còn.
Ông Trần Phấn Thắng là người gốc Mỹ
Tho, anh của ông thời Việt Nam Cộng Hòa có chức vị là sỹ quan Quân Lực
VNCH, còn ông Thắng là người con thứ 3 trong gia đình. Nhạc sĩ Lê
Thương, nhà báo và dân biểu đối lập thời VNCH Lý Quý Chung cũng từng là
bạn của ông Thắng. Thời đó, ông Thắng là người có tâm нồn nghệ sĩ và
rất thích văи chương. Vậy nên ông có bạn là nhạc sĩ, nhà báo cũng là
chuyện bình thường.
Ông Cả Cần có niềm yêu thích con chữ
đến nỗi ông khá thích những chữ có cùng phụ âm. Ngay cả câu châm ngôn
quảng cáo thương hiệu của ông, ông cũng đặt là: “Có Cả Cần Cần Chi Có
Cả”.
Sự ra đời của quán Ông Cả Cần
Hai vợ chồng ông bà Cả Cần làm việc
trong Việt Nam Cộng Hòa nhưng đã nghỉ việc và ra làm kinh doanh riêng,
mở quán bán hủ tiếu và bánh bao. Bà Cả Cần quê gốc ở Bến Tre và có tài
nấu ăn rất ngon. Còn ông Cả Cần thì có tài ngoại giao giỏi và quen biết
rộng rãi nên quán của hai ông bà được khá nhiều người biết đến. Bà Cả
Cần có bí kíp nấu nước lèo rất ngon, một khi ăи là ghiền. Cách bài trí
món ăи của bà cũng thật đơn giản, chỉ có xá xíu với tôm lên trên nhưng
hủ tiếu bà nấu thì ngon không đâu bì kịp.
Với sự quen biết rộng rãi của mình,
ông Thắng đã mượn nghệ danh của cô Năm Sa Đéc (vợ của cụ Vương Hồng Sển)
để quảng cáo cho tiệm Ông Cả Cần và có gửi cho bà chút tiền hằng tháng
coi như là tiền cảm ơn. Vậy nên bà Năm chỉ là người được ông Thắng mượn
danh nghĩa chứ không hề liên quan đến chuyện nấu món ăи của tiệm Ông Cả
Cần. Toàn bộ món ăn hủ tiếu, bánh bao đều được vợ của ông Thắng nấu. Tên
quán “Ông Cả Cần” cũng được đích danh ông Thắng đặt.
Vào khoảng những năm 70, quán ăn của
ông Thắng nằm ở giữa đường, chắn ngang con đường Nguyễn Trãi khiến Đô
Trưởng Đỗ Kiến Nhiễu phải bắt dỡ bỏ tiệm. Hai vợ chồng Thắng không
nghe, quyết theo kiện tới cùng nên ông bà vẫn giữ được quán ăn.
Gia đình ông Cả Cần đã rời khỏi Việt Nam
Sau năm 1975 có nhiều biến đổi trong
đời sống kinh tế và xã hội ở Sài Gòn. Về phần gia đình ông Thắng thì vẫn
giữ được một số tài sản nên quyết định định cư ở nước ngoài và sống ở
Montreal, Canada. Sau đó, với số tiền mang theo ít ỏi trước khi rời Việt
Nam, ông cũng mở được 2 quán ăn. Một quán tên ONG CA CAN ở trên đường
Catherine. Quán thứ hai ở Côte des Neiges. Vào khoảng những năm 89 – 90,
ông bà cũng có quay lại Sài Gòn để tìm lại quán ăи cũ của gia đình
mình. Sau này quán để lại cho người quen và người thân trông nom còn ông
bà thì quay lại Canada. Tuy nhiên cách chế biến của quán bị thay đổi ít
nhiều, một phần vì người trông nom quán không có được công thức nấu
nước lèo của bà Cả Cần, một phần là nước lèo bị chế biến lại, cho nhiều
thứ khác lên trên, không còn nguyên vị của món ăn Ông Cả Cần nữa. Có
người nói rằng nếu ăn đồ ăn ở quán Cả Cần thì có thể ăn buổi chiều để
nếm được hương vị bánh bao đúng chuẩn, vì bánh bao này được một bà con
của ông bà Cả Cần làm, bà ấy được bà Cả Cần chỉ cho làm món bánh bao ấy
nên vẫn giữ được vị của nó.
Ông Cả Cần quay lại Việt Nam
Bà Cả Cần sau này bị tai biến mạch máu não, bà cứ nằm như thế và qua đời vào năm 1995. Con cái cũng ít
người nối nghiệp của ông bà. Ông Cả Cần thì cũng về Việt Nam để làm ăи
nhưng rồi cũng qua đời ở đây. Một trong hai quán ăn của ông bà ở Canada
cũng đóng cửa. Còn quán ăn ở đường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn có tên là
Ông Cả Cần có thể là lúc ông Cả Cần quay trở lại nước để làm ăn.
Thời xưa