Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Nhạc - Thơ - Văn Em tôi

Em tôi ơi,
Đời em như đoá hoa hồng ,
 Vẫn chưa hé nụ tơ lòng chưa vương....
  Mà sao trót đẫm phong sương ?
Dãi dầu mưa nắng đoạn trường vì anh !
Đời anh tựa cánh chim xanh,
Chưa bay khỏi tổ đã đành cô liêu...
Xót thương phận bạc liu xiu,
Em càng tần tảo sớm chiều nuôi anh !
Hoa chừ nở ngát hương lành,
Giờ anh thoát khổ học hành nên thân...
Ơn em chăm sóc ân cần,
Lòng luôn nhớ mãi tri ân suốt đời !!

NM
Em tôi
Chương 1
Sau 5 ngày bỏ nhà đi bụi thì cuối cùng tôi cũng chịu mò về nhà, vì hay tin ngoại tôi chống gậy đi tìm. Ngoại mắt không thấy đường, tai nghễnh ngàng rồi, vừa đi vừa gào tên tôi khắp làng khắp xóm. Nghe thằng bạn kể tới đó thôi tôi cũng không đủ can đảm ở cái chòi vịt nhà nó một thêm ngày nào nữa, sợ thì ít mà thương ngoại thì nhiều, ngoại nuôi tôi từ bé đến giờ, ngoại cưng tôi nhất.
Lần đầu tiên trong đời tôi dạt nhà vì cái lý do chẳng giống ai, đó là ba tôi lấy vợ khác sau hơn 10 năm gà trống nuôi... tôi. Đó là một phụ nữ người gốc Huế, bán bánh bèo lọc nậm ở chợ huyện, quen ba tôi trong một lần ba tôi tới tiêm thuốc cho mấy con heo nhà bả (ba tôi là bác sĩ thú y, gọi thế cho oai chứ chả có bằng cấp gì, toàn bị chúng nó gọi là “bác sĩ heo”). Sau đó thì bả hay ghé nhà tôi vì nhà tôi gần chợ, bả đi bán sẵn ghé luôn, thỉnh  thoảng có mua quà cho tôi, ban đầu thì tôi thích lắm, cho gì cũng lấy. Nhưng sau khi biết ba tôi chuẩn bị lấy bả làm vợ thì tôi vứt hết, vứt sạch. Thậm chí thấy bả tới nhà là tôi bỏ đi ra ngoài, không thèm chào như trước nữa.
Đến trước ngày cưới một hôm thì tôi bỏ đi, mọi người bận bịu quá nên chắc chả ai để ý đến tôi, khiến kế hoạch phá vỡ đám cưới của tôi sụp đổ. Cưới xong mới bắt đầu thấy có người í ới đi tìm. Ừ thì về nhà, chả ai dám nói gì, nói là tôi bỏ đi nữa, bây giờ tôi oai lắm, ai cũng sợ tôi, tôi dám bỏ nhà đi bụi cơ mà. Nghĩ thế nên tôi chả thèm chào hỏi ai, lầm lũi xuống bếp bới cơm rồi mang ra vườn ngồi trên khúc cây đổ ăn, ngấu nghiến như một con chó con đói lâu ngày, xong rồi thì lăn ra ngủ, mặc kệ.
Từ đấy tôi bắt đầu gắt gỏng, thỉnh thoảng còn bỏ ăn, bả gọi tôi không thèm thưa, trả lời thì luôn trống không và chưa một lần tôi gọi bả là mẹ. Tôi cố tình chống đối và tỏ ra khó chịu với mẹ ghẻ, mặc dù bả không làm gì tôi cả. Có lần tôi nghe trộm được bả nói với ba tôi là bả thương tôi như con đẻ, từ từ bả sẽ lấy được thiện cảm của tôi. Đừng mơ lừa được tôi nhé “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng” Câu này tôi thuộc lòng từ lâu rồi, tôi thách đấy!
Cứ thế năm tháng sau trôi qua, bả vẫn lầm lũi tiếp cận và lấy lòng tôi, còn tôi thì ngày càng ngang ngạnh, có lúc tôi còn nói hỗn với bả. Ba tôi thì vốn hiền lành như khúc củi, ổng lại bị thọt một chân, chưa bao giờ ổng đánh tôi cả. Thế nên tôi càng được thể lấn tới.
Rồi một ngày bả dắt một con bé về, nó đen nhẻm, tóc đỏ quạnh như cháy, quần áo thì quê mùa. Đích thị là con bé nhà quê vì chỉ có bọn nhà quê mới thắt tóc bím 2 bên và mặc áo tay phồng, bọn con gái lớp tôi nó bảo thế. Nó khúm núm chào tôi, mặt có vẻ sợ hãi vì tôi trừng mắt nhìn nó. Ba tôi bảo nó là con riêng của “mẹ”, ở dưới quê với bà nội, vì học chưa hết học knên bây giờ mới chuyển tới ở được, bảo tôi từ đây chăm sóc bảo ban em học hành.
Tôi chả thèm nói gì, bỏ đi đá bóng, con riêng với chả con chung, rõ là rách việc.Từ ngày có nó tôi lại càng thêm khó chịu, nó đi ra đi vào, đụng cái này ngó cái kia. Cái gì cũng hỏi, cũng cầm lên lắc lắc thử, coi bộ mới thấy lần đầu. Sai nó ủi đồ thì nó lớ ngớ làm cháy mất cái áo đi học vì không biết vặn chỉnh nhiệt độ, bắt nó chép bài hộ thì nó chép ra cả lề vở (sau này tôi mới biết vở nó cuốn nào cũng thế, chép ra lề để tiết kiệm). Đến việc sai mở tivi nó cũng không biết cách, rõ là quê một cục. Tôi bực mình chửi nó: “Mày chưa xem tivi bao giờ à?” Nó đỏ mặt, nó bảo bà nội nó cũng có cái đài casset, nhưng mà chỉ có tiếng, không có hình người.
Tóc nó ban đầu tôi tưởng nó nhuộm, sau hỏi nó mới bảo là ở dưới quê đi chăn bò với lội ruộng nhiều nên nó bị cháy. Nghe thế tôi cười hô hố.. Vào năm thì nó đi học, nó học thua tôi hai lớp, tôi học lớp 8, nó học lớp 6. Trẻ em ở quê thì thường dậy thì muộn, đến lớp 10 tôi mới bắt đầu “lớn”, lớp 8 tôi vẫn còn còi cọc và trẻ con lắm, hầu hết con trai trong lớp tôi đều thế, chả riêng gì tôi. Nó còn thê thảm hơn tôi, gầy đét và còi cọc như con bé tiểu học, mới đầu nghe nó nói nó học lớp 6 tôi còn há mồm không tin.
Nhà có mỗi một chiếc Phượng Hoàng nên ba tôi bắt tôi phải chở nó đi học, mặc dù tôi cực lực phản đối. Mấy ngày đầu tôi phóng cái vèo đi trước, mặc kệ nó lủi thủi đi bộ theo sau. Mẹ nó thì đi bán từ sớm, ba tôi thì không đi xe đạp được với lại cũng chả có xe, thế nên nó phải cuốc bộ đến trường, mặc dù khá xa. Có lần quên tập, tôi chạy ngược xe về nhà thì thấy nó đang mồ hôi nhễ nhại, mặt mũi đỏ gay vì mệt, tôi lấy làm đắc chí lắm, nghĩ bụng: “cho mày chết đi con nhà quê”...
Một lần nó sốt mấy ngày liền do đi học nắng quá, nó vẫn giấu không cho ba tôi và mẹ nó biết vụ tôi không chở nó đi học. Thấy nó nằm rên hử hử trên giường, lúc tỉnh nó còn dặn tôi để quần áo đấy nó giặt, nó đang mệt quá không giặt được. Nghe nó lảm nhảm tự nhiên thấy hơi.. tội tội và có lỗi với nó.
Nó hết sốt và đi học lại thì tôi bắt đầu cho nó đi chung xe, ban đầu nó hơi ngạc nhiên, sau nó cũng lên, suốt cả năm học tôi chở nó, chưa bao giờ tôi thấy nó nói gì. Thỉnh thoảng có nghe nó hát nho nhỏ gì đó, tôi quay lại thì nó lại im. Nó là một đứa khá khó hiểu, mãi cho đến lúc nó đi xa mãi, tôi cũng chưa hiểu được nó, con em gái bé bỏng của tôi….
Chương 2
Sau vài lần bị bạn bè bắt gặp tôi chở con bé đi học, bọn trong lớp tôi ngay lập tức rêu rao cái tin động trời này vào lớp: “Thằng T có bồ rồi tụi bay ơi, thằng T có bồ rồi, bồ nó xấu như con ma lem”. Có thằng còn thề sống thề chết là thấy bọn tôi ôm nhau, đúng là chém gió một cách trắng trợn kinh tởm mà. Tôi thanh minh không được, điên máu gào toáng lên rằng đó là “em họ” tôi, đứa nào còn nói nữa thì cẩn thận ăn đấm. Thấy tôi làm dữ, bọn nó cũng chùn không nói nữa, nhưng tôi để ý bọn con gái nhìn tôi với ánh mắt rất đểu, thỉnh thoảng có đứa còn đưa tay bịt miệng cười hi hí. Thật là một nỗi oan động trời mà, tôi đẹp trai thế này, lại là con của bác sĩ... mà lại đi cặp bồ với một đứa đen đủi xấu xí như thế à, nghĩ sao vậy chứ, thật bực mình hết chỗ nói.
Hôm sau tôi quyết định không chở nó đi nữa, kệ cho nó đi bộ. Nó cũng không nói gì, cúi đầu lặng lẽ rảo bước khi thấy tôi phóng xe đi trước. Nhưng mà đi được một đoạn, ngẫm lại cái hôm nó ốm liệt giường, thều thào xin lỗi đến tội nghiệp vì không giặt được quần áo, nấu cơm cho tôi được, để tôi phải làm, nó nói như là nó có lỗi lắm ấy… Tôi quay xe lại, dù sao thì…
Từ xa xa tôi thấy nó đang lững thững đi, trông dáng nó bé tí teo như cục kẹo vậy, trên lưng là cái cặp to tướng. À mà không giống cục kẹo lắm, nhìn kỹ thì giống con rùa con hơn, một con rùa cả nghĩa đen và nghĩa bóng… Tôi bảo nó lên xe, nó im lặng bước lên, cũng lại chả nói gì. Nó như là bản sao của mẹ nó vậy, không bao giờ chống đối hay hỏi han điều gì, mẹ con nó như những người phụ nữ ở nhà thống lý Pá Tra ngày xưa…
Tôi đi đường tắt để tránh sự dòm ngó của bọn trong lớp, con đường vòng vo và vắng nhà cửa. Tôi chở nó chạy xe băng băng qua vườn điều, vườn cam, vườn mía, băng qua cả những ngày tôi phởn chí dừng xe lại trèo vào bứt trộm ổi cho nó ăn, nó ở ngoài trông xe mà mặt tái mét, băng qua cả những lần tôi điên tiết bỏ nó giữa đường cho nó đi bộ, làm nó bị trễ cả giờ kiểm tra, băng qua cả những hôm bị xịt lốp xe, hỏng xe, tôi thì dắt, nó đi phía sau phì phò đẩy hộ... Bây giờ thỉnh thoảng có dịp về quê tôi hay xách chiếc xe đạp ngày xưa đi ngang con đường ấy để tìm lại kỉ niệm, có những lúc giật mình buột miệng gì đó mà không thấy ai trả lời, tôi quay lại nhìn phía sau, không còn thấy cô em gầy gò của tôi hai tay bám chặt vào yên xe, mặt ngơ ngác thay cho câu hỏi nữa... Bất giác tôi không còn sức để đi tiếp, dừng xe lại… nước mắt chảy dài...
Ngày ấy bọn tôi hay có trò chơi gảy hình, hình Songoku và dũng sĩ Héc-man. Trong lớp tôi hầu như ngày nào cũng mở hội gảy hình trước giờ học. Tôi chơi dở tệ nên thường xuyên thua sạch, bao nhiêu tiền ba tôi cho mua sách vở bút mực tôi đều mua hình và cống nạp hết cho tụi bạn. Hôm đấy cay cú vì lời thách thức của thằng bạn quá mà hết sạch tiền, tôi chả biết làm sao cả. Ba tôi thì đi vắng chưa về nên không nói xạo để xin tiền được. Tôi đánh liều... Lục cặp của nó trộm tiền, vì tôi biết mẹ nó hay dấm dúi tiền cho nó mua mấy thứ linh tinh của bọn con gái. Định bụng khi thắng cuộc tôi sẽ bán hình lại lấy tiền rồi khéo léo bỏ vào trả lại cho nó như không có chuyện gì xảy ra. Ai ngờ đâu... tôi thua sạch sẽ…
Cả ngày hôm đấy tôi cứ lấm la lấm lét nhìn nó, tôi chỉ sợ nó méc mẹ nó hay ba tôi. Rồi thì ba tôi vặn hỏi, tôi sẽ lắp bắp, rồi thì lộ ra cả chuyện tôi không mua sách vở, rồi thì… lúc đấy thì chỉ có mà nhục hơn chết.
Nhưng mà quái lạ là tôi không thấy nó nói gì, tôi chắc chắn là nó đã biết vì tôi thấy nó soạn sách vở đi học, có lôi mấy thứ trong cái ngăn đựng tiền ra. Nhưng dù sao, tôi cũng thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát được một kiếp nạn…
Mãi sau này tôi mới phát hiện ra một điều, nó là đứa con gái duy nhất trong trường đội nón lá đi học. Trước đây tôi tưởng điều đó là bình thường vì thấy cô, dì, hay những phụ nữ tôi quen đều đội như vậy. Nhưng khi nghe con gái trong lớp xì xào: “con bồ thằng T nó vẫn đội nón lá đi học đấy, đúng là gái dưới quê lên có khác” thì tôi mới chột dạ, như thế là nhà quê, là không hợp thời…
Tôi về nhà lôi nó ra hỏi: “Con kia, sao mày lại đội nón lá đi học, đây có phải như dưới quê mày đâu, mày không biết xấu hổ à?”. Nó lí nhí: “Tiền em dành được để mua nón hoa, em làm mất rồi”. Tôi đứng hình và hiểu ra ngay, thì ra những khi mẹ nó cho nó tiền mua quà, mua bút sách này nọ, nó đều tiết kiệm lại, vở nó viết ra cả lề, nó tính nháp ra chằng chịt cái bàn học vì sợ tốn giấy, trong khi tôi thì giật giấy trắng trong tập gấp máy bay phi ầm ầm, bộ đồ đi học của nó, cũng là được “thừa kế” của một người chị họ, sách giáo khoa của nó cũng là đi mượn về, nhiều quyển còn bị xé lam nham… Nó tiết kiệm từng đồng từng xu để rồi cuối cùng bị thằng khốn nạn như tôi ăn cắp mất…
Tôi đuổi nó vào rồi ngồi thẫn thờ một lúc, lần đầu tiên tôi nhận ra một điều là dù sao nó cũng là một đứa con gái, cũng biết xấu hổ khi bạn bè chê cười, cũng thích nơ kẹp tóc và nón hoa như bao đứa khác... Tôi thấy ân hận ghê gớm, tâm trạng nặng nề kéo dài mãi đến tận mấy hôm sau...
Chương 3
Những ngày tháng trẻ con vụng dại ấy rồi cũng trôi qua nhanh chóng, vẫn chiếc ngựa chiến ấy, tôi chở nó băng băng qua tuổi thơ, băng qua những ngày tháng cuối cùng của đời học sinh ở trường huyện, nhưng tôi không còn cố tình phóng nhanh để cho nó hoảng sợ nữa, tôi không còn bắt nó đi bộ một đoạn rất xa khi gần đến trường để tránh bị phát hiện nữa. Tôi chở thẳng nó vào trường, như thể một thằng anh trai chở em gái đi học. Ừ, nó là em gái tôi mà, lần đầu tiên trong đời tôi có em gái, nó lại ngoan và hiền như thế, có lý do gì để tôi bắt nạt nó hoài cơ chứ… Tôi nhận ra điều này, tuy muộn nhưng không trễ. Nó thấy tôi bắt đầu đối tốt với nó, không còn quát mắng nó như xưa nữa, không còn dọa đánh nó mỗi lần nó làm gì lớ ngớ nữa… Nó không nói gì nhưng nó nhìn tôi lạ lắm, không còn thái độ sợ sệt như trước đây nữa, hình như mắt nó có gì đó long lanh… Nếu nó là con cún con, tôi ắt hẳn nó sẽ vẫy vẫy cái đuôi bé tí…
Một ngày cuối năm lớp 9, tôi đang ngồi học trong lớp thì nó ở đâu chạy vào, nước mắt nước mũi tèm nhem: “Ba bị tông xe rồi anh Bi ơi, người ta đưa vô bệnh viện rồi…”
Tôi chở nó phóng như bay vào bệnh viện, sáng nay có người mang ô tô đến chở ba tôi đi vào xã chích ngừa cho gia súc, bảo là chiều sẽ về…
Vừa để nó xuống xe, tôi phóng như bay vào phòng cấp cứu, tôi biết nó ở chỗ nào vì bà ngoại tôi từng 2 lần nằm ở đây. Cô dì chú bác họ hàng tôi đứng chật ngoài phòng cấp cứu, ba tôi vốn hiền lành và tốt bụng nên được cả họ quý mến… Cô tôi thấy tôi đến thì chạy lại ôm chồm lấy tôi khóc nức nở. Tôi hoảng loạn mặt mày tái mét, miệng lắp bắp: “ba… ba con... sao rồi cô?” Cô không trả lời mà đưa tay lên bụm miệng rồi nấc càng mạnh... Tôi hoảng quá, chạy lại túm lấy anh tôi, chú tôi, bác tôi… gào toáng lên: “ba con sao rồi, ba con sao rồi…”. Không ai đủ dũng khí để nói gì với tôi, một thằng mất mẹ từ năm 3 tuổi... Họ sợ phải chính miệng thốt ra với tôi rằng: “Bi à, ba con mất rồi…”…
Từ ngày ba tôi mất, tôi biến thành một người hoàn toàn khác, không còn muốn quậy phá làng xóm nữa, không còn muốn đùa giỡn chạy nhảy nữa, tôi gần như là một cái xác không hồn… Bạn bè cũng nhìn tôi bằng ánh mắt khác, một ánh mắt đầy thương hại, lớp tôi còn tổ chức đến nhà tôi ”thăm và chia sẻ” với tôi, tôi biết thế nên trốn sang nhà ngoại, tôi chẳng cần ai thương hại hết, tôi chẳng cần ai hết, tôi chỉ cần ba tôi mà thôi… ba ơi…
Con em gái tôi, từ dạo đó cũng trở nên ít nói hơn. Hằng ngày tôi vẫn chở nó đi học, vì tôi chỉ còn vài tháng ngắn ngủi nữa là hết cấp 2 rồi, dù sao thì như ngoại tôi nói, tôi phải cố học để ba mẹ tôi ở dưới suối vàng được yên lòng...
Cô tôi sang nhà nói chuyện với mẹ kế của tôi về việc để tôi qua nhà cô ở, cô sẽ nuôi và chăm sóc tôi. Tôi ở trong buồng nghe mẹ kế nói, chậm rãi và từ tốn bằng giọng Huế khá nặng, rằng bà thương tôi như con, ba tôi mất rồi nên bà phải có trách nhiệm nuôi nấng tôi nên người, bà nhất định không để tôi phải khổ…
Từ đấy mẹ kế tôi nuôi tôi và em gái bằng gánh hàng chợ nắng đắt mưa ế, bằng những buổi sáng dậy sớm tinh sương để nặn nặn gói gói chiên chiên xào xào. Tôi nghe hai mẹ con họ thì thầm, để tránh gây ồn “cho anh Bi ngủ... “, tôi nghe con em kể chuyện đi học ở trường, tôi nghe họ nói đến những gì cao xa và tốt đẹp lắm... Chiếc đèn Hoa Kỳ treo ở bếp in bóng hai người phụ nữ bé nhỏ ấy vào tường, in cả vào những giấc mơ của tôi sau này, giấc mơ có mùi hành phi thơm phức… Con bé em tôi từ dạo đấy phải dậy sớm để phụ mẹ nên bị thiếu ngủ, có lần tôi chở nó đi học, quay xe lại nhìn thì thấy tay nó vẫn bám chặt yên, nhưng mắt thì đã nhắm nghiền từ lúc nào, lông mi nó dài và cong lắm…
Nhiều lần tôi áy náy quá, cố dậy theo để phụ làm bánh, nhưng mẹ kế nhất quyết không cho, nằng nặc bảo tôi đi ngủ, bà nói rằng chỉ còn vài tháng nữa là thi chuyển cấp 3 rồi, tôi nhất định phải đậu trường chuyên trên tỉnh, cứ học giỏi vào là khổ bao nhiêu bà cũng chịu được, còn con Luyến (em gái tôi) thì chưa phải chuyển cấp nên để nó phụ. Bà xua tôi vào ngủ như xua tà…
Cuối cùng tôi cũng đậu vào trường chuyên trên thị xã thật, con em tôi là người biết đầu tiên. Nó cầm tờ giấy báo phóng ra ngoài mương câu cá để tìm tôi, bộ dạng nó hớn hở còn hơn cả tôi. Nó đưa tôi tờ giấy, mắt nó mở to và rạng rỡ: “anh Bi xem này. “. Tôi cầm tờ giấy báo trên tay, vui thì ít mà nhớ ba tôi thì nhiều... Nếu ba tôi mà còn sống, chắc chắn ông sẽ vứt cả nạng mà chạy đi tìm tôi… “Bi phải thi khối B, làm hẳn bác sĩ, bác sĩ thật, chứ không phải bác sĩ heo như ba… ”
Chương 4
Trường mới cách nhà tôi gần 50km, tất nhiên là với chiếc xe đạp cọc cạch, tôi không thể nào đạp xe đến trường với một khoảng cách xa như vậy được. Vì vậy chắc chắn nếu tôi đi học cấp 3 trên đấy, tôi phải trọ học, phải xa nhà. Vấn đề ở đây không phải là tôi không muốn đi học xa, mà là vì nếu ở trọ thì sẽ có biết bao nhiêu vấn đề phát sinh. Tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền học, tiền điện, tiền nước... Tiền tiền tiền, thứ mà nhà tôi thiếu nhất vào lúc này, khi trụ cột là ba tôi đã không còn nữa...
Lúc ngồi ăn cơm, tôi bảo với mẹ kế: ”Thôi con ở nhà học cũng được, ở trọ rồi tiền đâu mà học, với lại con thích ở nhà thôi, lên đó biết chơi với ai”. Bà nghe vậy thì dừng đũa, nói với tôi một cách nghiêm nghị nhất: “Con nghe cô, con nhất định phải đi học, cô còn lo được thì con cứ an tâm mà học hành, sau này cô già yếu không còn sức nữa thì con còn phải thay cô lo cho con Luyến nữa chứ… ”. Bà nói nhiều lắm, đại ý như là tôi phải hoàn thành tâm nguyện của ba tôi, sau này tương lai còn dài lắm, rồi thì cứ học thật giỏi, phải làm gương cho em... Bà ít học, nửa chữ cắn đôi bà cũng không biết, nên bà cảm nhận được cái sự khổ của việc không được đến trường, được đi học... Con Luyến nó cũng ngồi im nghe, nó cũng mong tôi đi học lắm, nó còn bảo sau này nó cũng muốn vào trường chuyên như tôi, nó sẽ học để làm cô giáo…
Một ngày cuối tháng tám, tôi dậy rất sớm để chuẩn bị lên đường, áo len mũ trùm kín mít vì trời lạnh. Chiếc balo đã chật cứng quần áo con Luyến nó xếp vào cho tôi hôm qua, một cái bao đựng hũ ruốc khô mẹ kế làm, một bao gạo đựng trong túi cám con cò, vài thứ vật dụng linh tinh… Ngày ấy phương tiện di chuyển còn ít, đi đâu xa xa là phải đi bằng ô tô than, mỗi lần ba tôi đi lên thị xã mua thuốc hay học lớp kỹ năng nông nghiệp về là áo quần ướt đẫm mồ hôi và bồ hóng bụi than thì bám đen kịt, lấm lem mặt mũi như Bao Công...
Đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi rời khỏi cái phố huyện nghèo, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Mẹ kế hôm đấy vẫn đi bán, vì nghỉ bán một ngày là cụt vốn ngay. Tối hôm trước bà đã dặn dò tôi đủ điều rồi, ngồi nghe căn dặn, tôi bắt đầu cảm nhận được tình cảm của bà dành cho tôi, đứa con riêng của chồng suốt ngày chỉ biết chống đối và quậy phá…
Tôi chở con Luyến qua nhà ngoại, để nó ngồi sau ôm ba lô và đồ đạc cho tôi. Ngoại tôi biết là sáng nay tôi sẽ qua nên đã chống gậy đứng sẵn ngoài cửa chờ từ lúc nào. Ngồi nói chuyện với ngoại một lúc thì tôi chào ngoại về để kịp xe, ngoại dúi cho tôi một cục tiền lẻ cuộn tròn và cột chặt bằng dây thun, bảo tôi cầm lấy thỉnh thoảng ăn quà, cục tiền tròn vo và cũ kỹ, có lẽ ngoại đã dành từ rất lâu rồi… Ngoại dặn tôi phải học cho giỏi để làm bác sĩ, để về chữa bệnh đau lưng cho bà, để chữa mắt cho bà, để bà lại được dịp đi lòng vòng khắp xóm để khoe “Thằng cu Bi nhà tôi nó đậu to lắm, đậu trường to nhất trên thị xã…”… Giờ tôi cũng đã thành bác sĩ, nhưng ngoại tôi thì đã đi xa lắm rồi…
Bến xe quê tôi thực chất nó chỉ là một khu đất trống gần chợ, sáng thì nó là bến xe, quá trưa thì thành chỗ phơi cá khô của tiểu thương trong chợ, chiều thì thành chỗ đá bóng của trẻ con. Con Luyến nó nhất quyết chờ tôi lên xe rồi mới chịu về, tôi bị nhét ra hàng ghế sau cùng, tôi úp mặt vào cửa kính phía sau xe, nhìn ra cái bóng bé tẹo của nó xa dần xa dần trong lớp sương mờ của buổi sáng miền núi. Sau này có dịp đi ô tô, xe bus, tôi thường chọn cho mình dãy ghế sau cùng, chỗ mà người ta tránh nhất, để thỉnh thoảng nhìn ra cửa kính, tìm kiếm một cái gì đó, một cái gì đó thật mơ hồ…
Chương 5
Trường trên thị xã khác hẳn ở dưới quê tôi, tuy không mát mẻ và nhiều bóng cây bằng nhưng rất rộng và sạch sẽ. Sau hai ngày đầu bỡ ngỡ thì anh con của bác hàng xóm dưới quê cũng tìm được cho tôi một phòng trọ ở gần trường, ở chung với một anh người Tày lành như đất lên thị xã học theo diện chính sách.
Ngoài giờ đi học thì tôi hay lăng quăng ra bờ hồ gần trường để đi dạo, ra sân vận động xem đá bóng, thỉnh thoảng buồn quá thì trèo lên cái cột nước ở gần trường để ngồi ngắm nhà cửa, xe cộ, cây cối bé tẹo ở phía dưới. Học trường mới lớp mới, trong lớp toàn học sinh của thị xã con nhà khá giả nên với bộ dạng hai lúa và khù khờ của mình, tôi hầu như không thể hòa nhập được với bọn chúng. À mà thật ra tôi cũng chả muốn chơi với ai cả, chỉ muốn đi học rồi về, ai hỏi thì trả lời, không thì thôi, có hôm cả ngày tôi không nói tiếng nào. Một thời gian thì tôi bị liệt vào thành phần lập dị trong lớp, nhưng tôi chả mấy quan tâm về điều này.
Cứ đều đặn đầu tháng là mẹ kế tôi gởi gạo, tiền, mắm muối và những thứ cần thiết lên cho tôi. Tháng nào cũng như tháng nào, chưa một lần bà để tôi đói hay thiếu thốn. Thỉnh thoảng con em tôi nó có biên thư lên, lá thư của nó thường có ba phần, một phần của ngoại tôi, một phần của mẹ kế, và một dòng ngắn ngủn của nó cuối thư “Anh Bi ráng học cho giỏi nghen...”. Hầu như lần nào cũng chỉ có vậy, nhưng tôi vẫn háo hức khi mỗi lần nhận được thư của nó, nét chữ của nó tròn vo và nắn nót, tôi đọc được nét mặt của nó trong thư...
Mặc dù trường cách nhà tôi cũng không xa lắm, chỉ khoảng 50 cây số, nhưng ngày xưa đi lại khó khăn và cũng sợ tốn kém nên tôi ở một lèo đến giáp Tết cũng chưa chịu về nhà.
Hôm ấy đi học về thì tôi thấy con Luyến đứng trước nhà, tay cầm mảnh giấy ghi địa chỉ. Tôi ngạc nhiên lắm, chạy ngay lại hỏi nó: “Mày đạp xe lên đây à, xa thế mà mày cũng đi được, mày có hâm không đấy?”
Nó bảo với tôi là nó được nghỉ 2 ngày nên lên thăm tôi, nó đi từ lúc 5 giờ sáng bây giờ mới tới. Với lại nó cũng muốn lên xem thị xã nó như thế nào...
Tôi gỡ những thứ linh tinh trên xe xuống cho nó. Gạo, bánh của ngoại, nửa con vịt của cô, và một bọc bánh tráng nướng nát vụn vì đi đường xa...
Tối hôm đấy nó ngủ lại phòng tôi vì tôi không cho nó đi xe về buổi tối, sợ nguy hiểm. Anh người Tày biết ý nên sang nhà hàng xóm ngủ nhờ và cũng vì cái phòng tôi bé tẹo nên không đủ chỗ cho ba người. Nó đi đường xa mệt nên đi tắm rồi lăn quay ra ngủ. Tôi thì ngồi học bài đến khuya…
Phòng của tôi chỉ rộng 12m2 và kê đủ thứ linh tinh rồi nên chỗ ngủ cũng là chỗ ăn cơm, chỗ tiếp khách. Tôi nằm xuống cạnh nó, lần đầu tiên trong đời tôi nằm gần một đứa con gái như thế. Tôi quay mặt vào tường nhưng có cái gì đó thôi thúc, thôi thúc khiến tôi quay sang nhìn nó. Con em tôi học lớp 8 rồi, cũng bắt đầu lớn rồi. Trong ánh sáng mập mờ của cái đèn học tôi chợt nhận ra nó không còn là con bé đen nhẻm dạo trước nữa. Hai năm ở nhà tôi không phải chăn trâu bắt ốc, không phải ăn uống khổ cực nữa nên nó đã mập và da dẻ đã trắng lên rất nhiều. Tôi nằm nghiêng đối diện nó, tự nhiên tôi nhận ra là so với tất cả con gái tôi từng gặp hay học chung, không có đứa nào đẹp bằng nó cả... Nó xinh lắm, xinh ghê gớm, sao bây giờ tôi mới nhận ra nhỉ, hay là tôi xa nhà nửa năm nên nhìn nó lạ đi…
Năm ấy tôi cũng đã bắt đầu dậy thì rồi, cũng vật vã và cào cấu như bao người khác, nhưng chuyện ấy và con gái đối với tôi là một cái gì đó rất mơ hồ và siêu thực. Tôi không biết là mình muốn gì và cần gì nữa, tôi đón nhận sự thay đổi của cơ thể, của tâm lý một cách tự nhiên và thuần khiết nhất…
Tôi nằm ngắm trộm nó đến nửa đêm thì bỏ ra ngoài đi dạo. Tôi sợ chính mình, sợ chính đôi bàn tay run cầm cập thò ra lại rụt vào của mình, sợ chính cơ thể mình. Sợ con bé nằm ngủ ngoan như thiên thần trước mặt mình... Tôi thấy mình thật ghê tởm và xấu xa như con quỷ...
Sáng hôm sau tôi viết giấy xin phép nghỉ học rồi chở đi nó dạo quanh thị xã. Chỉ còn hơn nửa tháng nửa là Tết nên đường phố đẹp lạ lùng, hay là điều gì khác trong tôi khiến tôi thấy nó bỗng nhiên đẹp nhỉ. Tôi cũng không biết nữa, chỉ biết con em tôi nó cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn ngắm những dãy nhà cao tầng, khu chợ nhộn nhịp đông đúc khác hẳn với cái chợ nhỏ vắng teo ở nhà...
Tôi chở nó qua trường tôi đang học cho nó xem, mua cho nó chiếc bánh kẹp trước cổng trường mà ở dưới quê không có, mua cả cho nó một cái bờm kẹp tóc. Lâu lắm rồi tôi mới thấy nó cười, nó cười cũng không giống những đứa con gái khác, có cái gì đó buồn xa xăm, mặc dù tôi biết là nó vui thật...
Lúc nó về, tôi buột miệng bảo nó: “Em đi xe cẩn thận đấy, về nhà thì qua nhà cô Tư gọi điện lên cho anh, cái số anh vừa chép ấy''. Nói xong tôi mới nhớ đây là lần đầu tôi gọi nó bằng em, thôi kệ, tôi thấy tôi và nó cũng đủ lớn để gọi như thế rồi, và tôi biết, điều đó khiến nó vui...
Chương 6
Hai mươi chín giáp Tết tôi mới về đến nhà, bà ngoại với cô tôi chờ sẵn ở nhà tôi từ lúc nào rồi, lúc ăn cơm họ hỏi han tôi đủ thứ rồi lắng yên nghe tôi kể chuyện học trên thị xã, kể về nhà cửa phố phường, về những thứ mà dưới quê tôi không có, về tất tần tật những chuyện xảy ra trong nửa năm tôi xa nhà. Lần đầu tôi đi xa nên ăn cơm gia đình tôi thấy ngon và ấm cúng lạ thường, không chê ỏng eo như ngày còn ở quê nữa. Tôi thấy mình thật dại khi trước đây không biết trân trọng những bữa cơm đông đủ ở nhà...
Tối đấy tôi chở con Luyến đi dạo, tôi bảo nó kể cho tôi nghe chuyện ở nhà, chuyện học hành của nó, chuyện linh tinh xóm làng. Nó ngồi sau tôi thì thầm to nhỏ chuyện anh hàng xóm mới lấy vợ, chuyện con chó ở nhà đẻ được hai con, biết ăn cơm thì nó cắp ra chợ bán, chuyện bà ngoại hay chống gậy sang hỏi bao giờ thì thằng Bi nó về, chuyện về trường cấp 2 mới xây thêm một dãy nhà nữa...
Ngày ấy quê tôi chưa có đèn đường, nhưng vì gần Tết nên nhà nào cũng thắp đèn sáng trưng để gói bánh, để thịt gà thịt heo... Tôi chở nó đi xa tít, ra tận con đập nước ngoài ven, chỗ mà ngày còn ở nhà tôi hay ra tắm với lũ bạn. Ngồi trên bờ đập nước, gió thổi mát lạnh, nói chuyện với nó, tôi phát hiện ra rằng nó đã khác xưa rất nhiều, cũng đã bắt đầu hiểu chuyện chứ không có khù khờ như dạo mới lên nữa... Nó đã lớn thật rồi, chí ít là trong suy nghĩ...
Lúc nằm mơ màng ngủ, nhớ lại lúc ở trên con đập, tôi chợt thấy xao xuyến lạ kì, sao hồi nãy nó cười duyên thế nhỉ, sao hôm nay nó lại kẹp cái bờm của tôi mua cho nhỉ, trông đáng yêu và gọn gàng lắm, không có bù xù như ngày trước... Tôi có tâm trạng ấy cũng là vì lên cấp 3, tôi được đọc cuốn sách về tình yêu đầu tiên trong đời, hình như là quyển ''Đồi gió hú''... Nói cách khác, là tôi đã bắt đầu biết mơ mộng, mơ mộng những thứ mà trước đó tôi cho rằng vớ vẩn và đáng khinh...
Đấy là năm 1995, năm đầu tiên cấm nổ pháo vào dịp Tết. Tết trở nên kém vui hẳn đi. Với lại nhà tôi đang có tang nên tôi cũng chẳng muốn đi đâu, mấy ngày Tết quanh quẩn ở nhà một mình với chiếc ti vi trắng đen có cái chốt vặn cọt kẹt. Mùng 5 Tết thì nó về nhà, nó đi về quê thăm bà nội từ hôm mồng 2, hôm nay phải về để mùng 7 còn đi học lại. Nó bước vào nhà, mặc chiếc váy màu xanh gấp nếp, áo sơ mi trắng cổ tròn. Đấy là kiểu thời trang ngày xưa của hầu hết tụi con gái quê tôi. Giấu vẻ ngạc nhiên khi lần đầu thấy nó mặc váy, tôi gật đầu khi nó chào rồi tiếp tục hướng mắt vào tivi. Nhưng thật ra, thật ra tôi tò mò kinh khủng, tôi muốn quay sang nhìn nó, nhìn dáng nó trong chiếc váy, nhìn thấy nó lần đầu ăn diện. Tôi cố gắng kiềm chế để nhìn lên tivi, cố gắng không quay sang nhìn nó, cũng không biết vì sao tôi làm lại thế nữa. Tôi chỉ biết là mặc dù nhìn thế, nhưng tôi không biết là tivi đang chiếu cái gì, đơn giản là vì tâm trí và ý nghĩ của tôi thuộc về nơi khác...
Tôi lên thị xã học lại, mang theo nỗi bâng khuâng klạ về cô em gái. Hình ảnh nó hôm Tết cứ ám ảnh tôi mãi, nó đi vào cả những giấc mơ, những buổi chiều thơ thẩn, những lúc ngồi trên bồn nước cao, trong lớp học, thậm chí nó lờ mờ hiện ra cả trên mặt nước bờ hồ, khiến tôi phải giật mình cứ ngỡ là đang ngủ gật...
Đến tháng năm, lúc mà ve đã râm ran chuẩn bị vào hè thì cô tôi biên thư lên bảo tôi về nhà gấp. Tôi thấy kì lạ là sao không phải là em gái tôi, mà lại là cô tôi. Giọng của cô trong thư cũng gấp gáp lạ thường. Chiều hôm đấy học xong tôi bắt xe rồi về quê ngay trong đêm...
Chương 7
May là hôm đấy tôi về ngay, chứ còn chần chừ đến sáng hôm sau thì tôi đã không còn được gặp mẹ kế lần cuối nữa. Bà nằm trên giường, vẫn tỉnh táo và nói chuyện được, nhưng bụng rất to như có chửa sắp sinh, da thì tái nhợt. Cô tôi nói, bà bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối, trạm xá trả về tối qua...
Con Luyến nó ngồi cạnh mẹ, tay nắm chặt lấy mẹ. Tôi không biết là nó gan lỳ không khóc để tránh mẹ nó buồn, hay là nó đã trốn vào góc nào đó khóc hết nước mắt rồi. Mặt nó phờ phạc đi vì thức đêm trông mẹ, vì lo lắng, vì sợ hãi... Bà ngoại tôi thì khóc hết nước mắt, bà bảo bà có một đứa “con gái” như mẹ là phúc của cả đời bà, phúc của thằng Cảng (bố tôi), phúc của thằng Bi...
Tôi ra ngoài ngồi ủ rũ chẳng biết nói gì hơn, chẳng biết phải làm gì trong lúc này. Một lúc sau thì cô tôi ra gọi tôi vào buồng để mẹ kế tôi gặp. Bà nắm chặt tay tôi, thều thào bảo tôi phải học thật giỏi để đỗ đạt cao, để sau này lo cho con Luyến... Bà nấc lên mấy cái rồi nhắm mắt. Con Luyến thấy thế gào thảm thiết, gào như điên như dại. Cả nhà tôi, bà con chòm xóm đến thăm cũng đồng loạt ôm mặt khóc nức nở. Đến lúc này tôi cũng không nén được nữa, tôi nắm chặt lấy tay mẹ: “Mẹ ơi... mẹ ơi...”. Đấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi gọi Mẹ bằng Mẹ. Cái từ mà tưởng như đã chết hẳn trong tôi từ lâu lắm rồi...
Mẹ không sinh ra tôi, nhưng đôi quang gánh của bà đã gánh tôi trên vai, gánh cả những tủi nhục của phận làm vợ kế, gánh cả đứa con gái nhặt được ở ngoài mương về nuôi nấng chăm sóc nó như con đẻ, để nó thành em gái tôi như bây giờ. Tình thương của mẹ mênh mông và rộng lớn quá, đến khi mẹ mất đi rồi tôi mới nhận ra thì đã quá muộn. Ngay cả lúc mẹ sắp ra đi, bà cũng cố dặn cả nhà đừng báo cho tôi biết vì sợ tôi lo lắng mà ảnh hưởng học hành. Thỉnh thoảng có nghe ai đó ru con: “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng...” tôi lại nghĩ đến mẹ, nghĩ đến đôi quang gánh của mẹ và cái nhìn trìu mến của bà khi lần đầu gặp tôi: “Cu Bi đây à anh, giống bố nhỉ...”...
Đám tang mẹ xong, tôi lên thị xã thu dọn đồ đạc rồi về ngay. Tôi quyết định bỏ học để theo chú tôi đi xẻ gỗ. Mà tôi có muốn đi học cũng không được nữa vì lấy tiền đâu để mà học, rồi thì ai sẽ lo cho con Luyến. Tôi ở nhà khoảng mười ngày, thấy con Luyến nguôi ngoai phần nào rồi, trong bữa cơm tôi nói với nó: “Mai anh theo chú Bảy đi làm, em ở nhà lo học nhá, cứ nửa tháng anh về một lần”. Nó nghe thế thì quên cả vẻ ủ rũ: “Không được, anh không được bỏ học, anh mà bỏ học thì anh là đồ bất hiếu, không nghe lời ba mẹ, ngày mai anh phải lên trường ngay, ở nhà đã có em lo...”. Nó nói như ra lệnh, người lớn và rất dứt khoát. Tôi hơi bất ngờ khi thấy nó như thế, nhưng vẫn từ tốn bảo nó: “Không phải anh không muốn đi học, anh đã quyết thế rồi, em ở nhà học cho giỏi đi, không được nghĩ ngợi gì hết.”.
Nó thì nằng nặc bảo tôi đi học, tôi thì cứ ôn tồn nói với nó, giải thích cho nó hiểu. Cuối cùng nói không được nữa, nó mới nói toẹt với tôi: “Em bỏ học từ sau Tết rồi, từ mai em sẽ đi bán bánh thay mẹ, anh cứ đi học... Anh nghe em... anh cứ học thật giỏi... Còn em là con gái, học hành rồi cũng chẳng tới đâu... Em theo mẹ đi bán từ mấy tháng nay rồi...”. Đến đây thì tôi shock nặng, bát cơm trên tay tôi tự nhiên nặng trịch, tôi không còn lời nào để nói với nó nữa. Nó là đứa học giỏi nhất trường tôi, chỉ vào học nửa năm nó đã đứng đầu trường, tôi nghĩ thế nên kì vọng vào nó biết nhường nào, vậy mà vì tôi, vì một thằng chẳng phải máu mủ gì... Mãi rất lâu sau này tôi mới biết, khi phát bệnh, biết mình sẽ không qua khỏi nên Mẹ đã bảo nó thôi học, tập đi bán dần để sau này... nuôi tôi ăn học.
Sáng hôm sau ngủ dậy thì nó đã đội quang gánh đi bán rồi. Nó để lại cho tôi một mảnh giấy nhỏ, dặn tôi đủ điều. Quần áo của tôi nó đã xếp gọn gàng vào ba lô rồi, trong đó còn có một ít tiền được gói bằng giấy báo, bên ngoài là bọc ni lông, cột rất kỹ càng. Đó là số tiền mẹ để lại cho tôi, cô chú và hàng xóm dấm dúi giúp đỡ... Đủ để cho tôi ăn học trong 2 tháng..
Tôi gạt nước mắt, vác ba lô lên trường để tiếp tục đi học, để lại ở quê cô em gái bé nhỏ hàng ngày vẫn nặng nề đôi gánh trên vai, bước thấp bước cao trên những con dốc chợ miền núi “Ai bèo lọc nậm không".
 (Cusiu)
 
Em Hai !
Xe thổ mộ rước dâu về bên ấy,
Em theo anh vì hai tiếng "Em Hai"...
Tình đôi ta dẫu có chút đắng cay,
Tuy chắp nối nhưng đây là "Tình cuối" !!
NM
Họa lại
Nồng ấm bên tai tiếng dịu dàng,
Nghe lòng an ủi giữa ngày tang.
Không gian  quạnh quẽ, đời đơn lẻ,
Bỗng toả hương tình đượm thế gian
Kim
Em Hai ơi !
Cách đây hơn 20 năm, một bản tin ngắn trên báo làm xôn xao dư luận, có ý chế diễu:“Bà già hơn 60 tuổi bỏ nhà đi theo ông già 70 khi chồng vừa mới chết, chỉ vì hôm đám tang chồng bà, ông già (góa vợ từ lâu) đến chia buồn, gọi bà là “Em Hai...!"
    Con cháu hai bên quyết liệt phản đối, hai người vẫn quyết liệt chung sống bên nhau, dù đó là những ngày cuối đời. Tôi cảm phục người phụ nữ miền quê nhưng can đảm, dám bước qua dư luận, bước qua tập tục khắt khe để dành quyền sống cho mình.
    Nhà thơ PHAN KHÔI sống lại, dám sáng tác thêm bài TÌNH GIÀ cảm động khác. MT
    Xóm Nghĩa địa ở bên rìa thành phố, gần một huyện ngoại thành.
    Cái tên nghe rờn rợn, nhưng người ở xóm hiền khô, toàn ông già bà già từ U70 trở lên với đám nhóc tì 5 tuổi trở xuống thì dữ dằn với ai. Đám tuổi teen với tuổi sồn sồn, còn đủ sức đạp xe ba bánh, xe xích lô, xe thồ thuộc cánh đàn ông, hay buôn gánh bán bưng, làm ôsin thuộc giới chị em, đám choai choai của đội quân lượm rác, bán vé số... đều từ giã xóm ra đi từ lâu. Bám trụ ở đây chỉ có cạp đất mà ăn, còn uống thì có “con kinh ta đào chưa có nước chảy qua...” chờ cơn mưa xẹt qua, con kinh thành nguồn nước suối Vĩnh Hảo cho thần dân cả xóm.
    Ở đó Tư Râu làm tổ trưởng dân phố, do dân bầu lên, chứ không phải do chính quyền chỉ định. Chẳng qua nhờ ông biết đọc, biết viết kha khá, có thời gian tự nguyện làm thầy giáo kiêm trưởng ban xóa mù chữ. Lớp học hồi mới chiêu sinh đông hết biết, đi học phải xách theo ghế từ nhà đến lớp vì không đủ ghế cho học sinh, hôm nào cúp điện thì xách theo đèn dầu, không khí rộn ràng, vui nhộn, đám trẻ gào lên bài hát: “Hôm nay em học vần a, là mờ a ma sắc má...” Được nửa năm, lũ trẻ học thêm bài hát ruột của ông Tư:“Khi thầy giảng bài bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy...”
    Giấc mơ hồi nhỏ của ông là làm thầy giáo, nhưng mới đậu vô lớp đệ thất trường công, lần lượt cha mẹ qua đời, ông phải bỏ học lao vào đời kiếm cơm, chữ nghĩa rụng rơi theo năm tháng.
    Từng đứa học trò ở lớp xóa mù chữ theo nhau biến mất vì tiếng gọi của bao tử, cha mẹ lên thành phố kiếm ăn, kéo theo đàn con làm phụ tá. Khi lớp xóa mù chữ chỉ còn mình Tư Râu thì đành dẹp tiệm, nhưng lối xóm vẫn gọi “thầy Tư”. Ông tiếp tục nghề đánh xe thổ mộ đưa khách từ ngoài đường cái đi thăm mộ ở các khu nghĩa địa sâu trong xóm. Hồi mới đổi đời, xóm nghèo đến mức không có xe lam chạy qua, nhà nào khá giả có cái xe đạp, phần đông dân trong xóm đều lội bộ, ai có chuyện gấp mới leo lên xe ngựa của ông Tư, có khi quá giang suông, khỏi phải trả tiền.

    - Sớm mai thầy Tư qua xóm Bông chở hàng giùm nghe!
    Ông đang đứng ngoài sân, phì phèo điếu thuốc tự vấn bằng giấy báo, bà Năm Chòi ghé qua dặn.
    - Xong ngay, hàng nhiều hông, mấy người?
    - Mấy gánh bông vạn thọ, bông cúc, thêm mấy bà bán xôi, bán bún nữa, không sợ ít khách đâu ông Tư.
    - Bên đó có Tư Hăng-rết đánh xe ngựa sao không kêu?
    - Giả bỏ nghề theo sấp nhỏ lên Saigon rồi, nghe đâu tụi nó mở quán cơm bụi, làm ăn khấm khá, nên kéo ổng đi theo phụ việc. Báo hại tụi tui ở đây tờ mờ sáng phải gánh hàng từ trong xóm lội bộ ra đường cái, cực quá đi ông Tư!
    Tư Râu có thêm nhiều mối khách ở xóm Bông, tiền bạc có phần rủng rỉnh, dư giả mua thuốc lá, bữa cơm có thêm xị rượu đưa mồi. Bà Tư qui tiên gần chục năm nay, đàn con 8 đứa lập gia đình ra riêng hết, ông ra vô căn nhà như cái bóng, tự nấu ăn, giặt giũ một mình, bạn đời chung thủy còn lại là con ngựa già. Thú tiêu khiển độc nhất của ông là cái Radio transistor cũ, bằng nửa tuổi đời ông, rè rè như dế kêu, đủ cho ông nắm bắt “tình hình thời sự trong ngày” và lai rai thưởng thức “chương trình vọng cổ theo yêu cầu bạn nghe Đài.”
    Hồi bà Tư vừa mất, ông mới sấp sỉ 60, có người nói giỡn chơi ông:
    - Sống mình ên không buồn hả thầy Tư? Rủi khi đêm hôm mưa gió trở trời, không có con cháu kề bên thì làm sao? Đi bước nữa đi cho có bầu có bạn.
    Không biết học ở đâu mà ông thuộc thơ, vừa cười vừa nói:
    - Sự đời đã tắt lửa lòng, còn chen vào chốn hồng trần làm chi.
    Ông thanh thản sống, tự coi như mình đã xong nợ đời, chừng nào trời kêu thì dạ, mọi sự ở đời có đó rồi mất đó, có chi mà sợ chết, mà nuối tiếc cuộc sống.
    Vợ chồng Năm Nhỏ đứng ngoài sân sỉa sói:
    - Già rồi mà hổng nên nết, còn rù quến má tui, vậy mà thiên hạ cứ kêu thầy Tư. Đẹp mặt thầy giáo dữ, giáo mác mẹ gì, giáo gian thì có.
    Trong nhà, Hai Trang, con gái lớn ông Tư không chịu thua, hai tay chống nạnh, lớn tiếng trả đũa:
    - Ai rù quến ai, ăn nói phải biết khôn chút chứ. Má mấy người khi không xách đồ theo ba tui, chứ ổng có bỏ bùa ai đâu. Mấy người có má mà không biết dạy biểu má mình, oán trách gì ba tui?
    Câu nói như đổ dầu vô lửa, Bảy Hơn chạy tới đập cửa rầm rầm:
    - Tụi tui qua đây muốn nói phải trái, kêu má tui dìa, chị nói vậy mà nghe được sao chớ? Khi không ông già tui mới chết, bả bỏ nhà đi biệt, tìm tở mở không thấy, tưởng bả đau buồn sinh ra tâm thần đi lạc. Hỏi miết, mới truy ra là bả qua sống với Tư Râu bên này, nhục nhã không? Mà bả cũng bạc đầu rồi, có của cải tiền bạc gì đâu, ổng dụ dỗ má tui chi vậy?
    Sáu Sậu có hơi rượu trong người, nổ thêm:
    - Phen này mà bả cứ đeo dính cha Tư, không chịu dìa nhà, tui đốt nhà Tư Râu cho coi.
    Hai tuần nay chiến cuộc giữa xóm Nghĩa địa với xóm Bông bùng nổ, lối xóm rần rần kéo nhau đi coi, y như có đoàn cải lương ở thành phố xuống. Người trong xóm chia thành hai phe, hằn học lôi những chuyện hiềm khích từ thuở xa xưa ra chửi bới lẫn nhau. Bên xóm Bông kết tội Tư Râu “gần kề miệng lỗ còn rù quến gái già mới goá chồng”.
    Xóm Nghĩa địa mỉa mai:
    - Cỏ trên mộ chồng chưa khô đã chạy theo tiếng gọi ái tình. Chắc mới biết yêu lần đầu!?
    Ông già Hai Trầu cười cười, phụ đề:
    - Biết yêu lần đầu mà kể cũng như lần cuối luôn! Hai đứa mình yêu nhau xong rủ nhau xuống hố một lượt luôn, sướng hết biết!
    Ở đây ai cũng rành ngõ ngách đời nhau, bà Hai chưa bao giờ bị tai tiếng là đàn bà lang chạ. Làm vợ Hai Sự từ lúc 17 tuổi đến giờ, bà chỉ biết mỗi mặt chồng. Ngày rằm, mồng một, vẫn dong xe thổ mộ của Tư Râu đem bông ra chợ bán. Chuyến xe nào cũng chật ních người, đố ai thấy hai mái đầu bạc liếc mắt đưa tình hay cười mím chi với nhau?
    Tự dưng vừa xong 49 ngày giỗ chồng thì bà Hai xách gói quần áo bỏ nhà theo trai...đầu bạc. Nghe như tiếng sét giữa trời.
    Biến cố khuấy động sự bình yên cả hai xóm khởi đầu từ đám ma Hai Sự ba tháng trước.
    Tối hôm cúp điện, ông lò dò ra sân đi tiểu, té quị ở đường mương. Khá lâu không thấy ông trở vô nhà, bà Hai cầm đèn pin đi tìm, phát hiện ông nằm bất tỉnh dưới cơn mưa. Vừa kêu khóc, bà vừa cố sức đỡ ông dậy nhưng không nổi. Đúng lúc Tư Râu đi qua, nghe tiếng khóc, ngưng xe, lập tức đưa ông Hai đi trạm y tế cấp cứu. Đến nơi thì ông tắt thở do đứt mạch máu não. Bà Hai té xỉu trước cái chết đột ngột của chồng. Lúc đó đám con cháu nhà Hai Sự ở xa chưa biết tin.
    Cũng chính Tư Râu đưa xác ông Hai về nhà, tự tay khiêng ổng lên giường, đắp tấm vải trắng lên người ông, đặt hai đồng tiền lên đôi mắt từ nay mãi mãi khép kín.
    Đám tang ông Hai Sự tụ tập đông người ở cả hai xóm. Bà Hai khóc mùi mẫn, khóc thảm thiết đau thương bên xác chồng:
    - Ông ơi, sao ông chết đau chết đớn, chết không kịp trối, không kịp nhìn mặt vợ con vậy ông?
    Ông Tư nghe tiếng khóc mủi lòng, thương người goá phụ mà cũng thương thân mình quạnh quẽ, giờ đây cả hai cùng phận đơn côi. Nước mắt rưng rưng, tự nhiên ông đặt tay lên lưng bà Hai vỗ nhè nhẹ, khuyên lơn:
    - Kiếp người có số hết, ảnh đi như vậy cũng nhẹ nhàng, em khóc nhiều làm linh hồn ảnh khó siêu thoát. Thôi đừng khóc nữa, em Hai ơi!
    Vậy mà bà nín khóc, đăm đăm nhìn ông một cách khó hiểu.  
    Đám con nít bám đuôi xe thổ mộ chạy theo reo hò:
    - Ông Tư Râu qua xóm Bông tụi bây ơi, nổ lớn nghe!
    Người lớn tụ tập đến đầy sân trước. Tư Râu quần tây, sơ-mi trắng thẳng nếp, bước lên thềm nhà. Dì Ba Bảnh, tổ trưởng tổ phụ nữ theo sau. Đám con cháu Hai Sự đứng lố nhố đầy nhà, mặt căng thẳng.
    - Tui qua đây không phải để gây sự, tui muốn nói sự thật là...tui thương dì Hai bên đây thiệt tình. Tui với dì Hai nếu về với nhau thì cũng là đôi bạn già sớm tối chăm sóc cho nhau, có gì là xấu, là tội lỗi đâu mà mấy con ngăn cản.
    Giọng nói ông Tư đĩnh đạc, dáng ông chững chạc đường hoàng quá, làm tụi trẻ cứng họng, không biết trả lời làm sao.
    Dì Ba Bảnh bấy giờ mới ra tiếng:
    - Mấy con nên suy nghĩ lại, đời bây giờ không phải thế kỷ xưa, bắt đàn bà phải ở giá thờ chồng suốt đời. Má bây trước nay đã làm đủ bổn phận với chồng, với con, với cháu nữa. Tụi bây cứ bỏ đi làm ăn xa, đẻ con ra lại thẩy sấp nhỏ cho bả chăn hoài, hết đứa này đến đứa khác. Đám già tụi tao sống ở đây như người giữ trẻ cho con tụi bây vậy. Không lẽ tụi bây bắt má mình phải làm đầy tớ cho bây suốt đời. Bả cũng có cuộc đời của bả chứ!  
    Bà Hai từ nhà trong bước ra trong tấm áo dài bông màu xanh đậm, cái quần satin đen mới tinh, chân đi đôi dép lưới, hàng hiệu Thái lan. Mọi người ồ lên ngạc nhiên. Chưa bao giờ đám con với bà con hàng xóm thấy bà diện đẹp mà sang như vậy. Trông bà trẻ ra đến 10 tuổi, mặt tươi tắn nhưng nước mắt rưng rưng:
    - Bộ quần áo này là thầy Tư sắm cho má đây. Má sống với cha con hơn 50 năm, một đời cực khổ không dám lên tiếng than, có khi dành dụm dư ra chút tiền mà chưa bao giờ ổng may cái áo dài nào cho má. Hồi theo ổng làm vợ, nhà nghèo quá, ổng chỉ mua cho má cái áo bà ba mới. Mấy chục năm sống bên nhau chưa bao giờ ổng kêu má bằng tiếng “em” cho dịu dàng, tình cảm như thầy Tư vậy. Cuộc đời của má với ông Tư đâu còn có bao lâu, mấy con ráng hiểu giùm cho má.
    Đám con của hai người lặng thinh. Mấy bà già đứng ngoài cửa kéo khăn chậm nước mắt. Mấy ông ngậm ngùi quay đi, không dám ngó mặt vợ mình. Mọi người dãn ra, tránh đường cho ông Tư nắm tay bà đưa ra xe, ông đỡ bà lên ngồi xe ngựa, phía trước với ông.
    Bà Năm Chòi chạy tới đặt luôn chậu bông cúc đại đóa màu trắng thiệt đẹp lên xe ngựa:
    - Thôi, tui hổng có gì để chúc mừng, biếu anh chị Tư chậu bông này nghe.
    Đám con nít vỗ tay rần rần, người lớn cười theo. Mấy bà hàng bông bắt chước bà Năm, chất thêm mấy chậu bông lên xe ngựa, lát sau thành cái xe hoa bất đắc dĩ. Đứa nhỏ nào lí lắc cột sau đuôi xe ngựa sợi dây kết chùm lon không. Xe chạy, mớ lon va chạm nhau kêu leng keng.
    Già gân Hai Trầu phá ra cười:
    - Cha mẹ ơi, từ thuở sanh ra tới giờ, tao mới thấy rước dâu bằng xe thổ mộ lần thứ nhứt !
Cách đây hơn 20 năm, một bản tin ngắn trên báo làm xôn xao dư luận, có ý chế diễu:“Bà già hơn 60 tuổi bỏ nhà đi theo ông già 70 khi chồng vừa mới chết, chỉ vì hôm đám tang chồng bà, ông già (góa vợ từ lâu) đến chia buồn, gọi bà là “Em Hai...!"
    Con cháu hai bên quyết liệt phản đối, hai người vẫn quyết liệt chung sống bên nhau, dù đó là những ngày cuối đời. Tôi cảm phục người phụ nữ miền quê nhưng can đảm, dám bước qua dư luận, bước qua tập tục khắt khe để dành quyền sống cho mình.
    Nhà thơ PHAN KHÔI sống lại, dám sáng tác thêm bài TÌNH GIÀ cảm động khác. MT   
    Xóm Nghĩa địa ở bên rìa thành phố, gần một huyện ngoại thành.
    Cái tên nghe rờn rợn, nhưng người ở xóm hiền khô, toàn ông già bà già từ U70 trở lên với đám nhóc tì 5 tuổi trở xuống thì dữ dằn với ai. Đám tuổi teen với tuổi sồn sồn, còn đủ sức đạp xe ba bánh, xe xích lô, xe thồ thuộc cánh đàn ông, hay buôn gánh bán bưng, làm ôsin thuộc giới chị em, đám choai choai của đội quân lượm rác, bán vé số... đều từ giã xóm ra đi từ lâu. Bám trụ ở đây chỉ có cạp đất mà ăn, còn uống thì có “con kinh ta đào chưa có nước chảy qua...” chờ cơn mưa xẹt qua, con kinh thành nguồn nước suối Vĩnh Hảo cho thần dân cả xóm.
    Ở đó Tư Râu làm tổ trưởng dân phố, do dân bầu lên, chứ không phải do chính quyền chỉ định. Chẳng qua nhờ ông biết đọc, biết viết kha khá, có thời gian tự nguyện làm thầy giáo kiêm trưởng ban xóa mù chữ. Lớp học hồi mới chiêu sinh đông hết biết, đi học phải xách theo ghế từ nhà đến lớp vì không đủ ghế cho học sinh, hôm nào cúp điện thì xách theo đèn dầu, không khí rộn ràng, vui nhộn, đám trẻ gào lên bài hát: “Hôm nay em học vần a, là mờ a ma sắc má...” Được nửa năm, lũ trẻ học thêm bài hát ruột của ông Tư:“Khi thầy giảng bài bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy...”   
    Giấc mơ hồi nhỏ của ông là làm thầy giáo, nhưng mới đậu vô lớp đệ thất trường công, lần lượt cha mẹ qua đời, ông phải bỏ học lao vào đời kiếm cơm, chữ nghĩa rụng rơi theo năm tháng.
    Từng đứa học trò ở lớp xóa mù chữ theo nhau biến mất vì tiếng gọi của bao tử, cha mẹ lên thành phố kiếm ăn, kéo theo đàn con làm phụ tá. Khi lớp xóa mù chữ chỉ còn mình Tư Râu thì đành dẹp tiệm, nhưng lối xóm vẫn gọi “thầy Tư”. Ông tiếp tục nghề đánh xe thổ mộ đưa khách từ ngoài đường cái đi thăm mộ ở các khu nghĩa địa sâu trong xóm. Hồi mới đổi đời, xóm nghèo đến mức không có xe lam chạy qua, nhà nào khá giả có cái xe đạp, phần đông dân trong xóm đều lội bộ, ai có chuyện gấp mới leo lên xe ngựa của ông Tư, có khi quá giang suông, khỏi phải trả tiền.
    - Sớm mai thầy Tư qua xóm Bông chở hàng giùm nghe!
    Ông đang đứng ngoài sân, phì phèo điếu thuốc tự vấn bằng giấy báo, bà Năm Chòi ghé qua dặn.
    - Xong ngay, hàng nhiều hông, mấy người?
    - Mấy gánh bông vạn thọ, bông cúc, thêm mấy bà bán xôi, bán bún nữa, không sợ ít khách đâu ông Tư.
    - Bên đó có Tư Hăng-rết đánh xe ngựa sao không kêu?
    - Giả bỏ nghề theo sấp nhỏ lên Saigon rồi, nghe đâu tụi nó mở quán cơm bụi, làm ăn khấm khá, nên kéo ổng đi theo phụ việc. Báo hại tụi tui ở đây tờ mờ sáng phải gánh hàng từ trong xóm lội bộ ra đường cái, cực quá đi ông Tư!
    Tư Râu có thêm nhiều mối khách ở xóm Bông, tiền bạc có phần rủng rỉnh, dư giả mua thuốc lá, bữa cơm có thêm xị rượu đưa mồi. Bà Tư qui tiên gần chục năm nay, đàn con 8 đứa lập gia đình ra riêng hết, ông ra vô căn nhà như cái bóng, tự nấu ăn, giặt giũ một mình, bạn đời chung thủy còn lại là con ngựa già. Thú tiêu khiển độc nhất của ông là cái Radio transistor cũ, bằng nửa tuổi đời ông, rè rè như dế kêu, đủ cho ông nắm bắt “tình hình thời sự trong ngày” và lai rai thưởng thức “chương trình vọng cổ theo yêu cầu bạn nghe Đài.”
    Hồi bà Tư vừa mất, ông mới sấp sỉ 60, có người nói giỡn chơi ông:
    - Sống mình ên không buồn hả thầy Tư? Rủi khi đêm hôm mưa gió trở trời, không có con cháu kề bên thì làm sao? Đi bước nữa đi cho có bầu có bạn.
    Không biết học ở đâu mà ông thuộc thơ, vừa cười vừa nói:
    - Sự đời đã tắt lửa lòng, còn chen vào chốn hồng trần làm chi.
    Ông thanh thản sống, tự coi như mình đã xong nợ đời, chừng nào trời kêu thì dạ, mọi sự ở đời có đó rồi mất đó, có chi mà sợ chết, mà nuối tiếc cuộc sống.
        Vợ chồng Năm Nhỏ đứng ngoài sân sỉa sói:
    - Già rồi mà hổng nên nết, còn rù quến má tui, vậy mà thiên hạ cứ kêu thầy Tư. Đẹp mặt thầy giáo dữ, giáo mác mẹ gì, giáo gian thì có.
    Trong nhà, Hai Trang, con gái lớn ông Tư không chịu thua, hai tay chống nạnh, lớn tiếng trả đũa:
    - Ai rù quến ai, ăn nói phải biết khôn chút chứ. Má mấy người khi không xách đồ theo ba tui, chứ ổng có bỏ bùa ai đâu. Mấy người có má mà không biết dạy biểu má mình, oán trách gì ba tui?
    Câu nói như đổ dầu vô lửa, Bảy Hơn chạy tới đập cửa rầm rầm:
    - Tụi tui qua đây muốn nói phải trái, kêu má tui dìa, chị nói vậy mà nghe được sao chớ? Khi không ông già tui mới chết, bả bỏ nhà đi biệt, tìm tở mở không thấy, tưởng bả đau buồn sinh ra tâm thần đi lạc. Hỏi miết, mới truy ra là bả qua sống với Tư Râu bên này, nhục nhã không? Mà bả cũng bạc đầu rồi, có của cải tiền bạc gì đâu, ổng dụ dỗ má tui chi vậy?
    Sáu Sậu có hơi rượu trong người, nổ thêm:
    - Phen này mà bả cứ đeo dính cha Tư, không chịu dìa nhà, tui đốt nhà Tư Râu cho coi.
    Hai tuần nay chiến cuộc giữa xóm Nghĩa địa với xóm Bông bùng nổ, lối xóm rần rần kéo nhau đi coi, y như có đoàn cải lương ở thành phố xuống. Người trong xóm chia thành hai phe, hằn học lôi những chuyện hiềm khích từ thuở xa xưa ra chửi bới lẫn nhau. Bên xóm Bông kết tội Tư Râu “gần kề miệng lỗ còn rù quến gái già mới goá chồng”.
    Xóm Nghĩa địa mỉa mai:
    - Cỏ trên mộ chồng chưa khô đã chạy theo tiếng gọi ái tình. Chắc mới biết yêu lần đầu!?
    Ông già Hai Trầu cười cười, phụ đề:
    - Biết yêu lần đầu mà kể cũng như lần cuối luôn! Hai đứa mình yêu nhau xong rủ nhau xuống hố một lượt luôn, sướng hết biết!
    Ở đây ai cũng rành ngõ ngách đời nhau, bà Hai chưa bao giờ bị tai tiếng là đàn bà lang chạ. Làm vợ Hai Sự từ lúc 17 tuổi đến giờ, bà chỉ biết mỗi mặt chồng. Ngày rằm, mồng một, vẫn dong xe thổ mộ của Tư Râu đem bông ra chợ bán. Chuyến xe nào cũng chật ních người, đố ai thấy hai mái đầu bạc liếc mắt đưa tình hay cười mím chi với nhau?
    Tự dưng vừa xong 49 ngày giỗ chồng thì bà Hai xách gói quần áo bỏ nhà theo trai...đầu bạc. Nghe như tiếng sét giữa trời.

    Biến cố khuấy động sự bình yên cả hai xóm khởi đầu từ đám ma Hai Sự ba tháng trước.
    Tối hôm cúp điện, ông lò dò ra sân đi tiểu, té quị ở đường mương. Khá lâu không thấy ông trở vô nhà, bà Hai cầm đèn pin đi tìm, phát hiện ông nằm bất tỉnh dưới cơn mưa. Vừa kêu khóc, bà vừa cố sức đỡ ông dậy nhưng không nổi. Đúng lúc Tư Râu đi qua, nghe tiếng khóc, ngưng xe, lập tức đưa ông Hai đi trạm y tế cấp cứu. Đến nơi thì ông tắt thở do đứt mạch máu não. Bà Hai té xỉu trước cái chết đột ngột của chồng. Lúc đó đám con cháu nhà Hai Sự ở xa chưa biết tin.
    Cũng chính Tư Râu đưa xác ông Hai về nhà, tự tay khiêng ổng lên giường, đắp tấm vải trắng lên người ông, đặt hai đồng tiền lên đôi mắt từ nay mãi mãi khép kín.
    Đám tang ông Hai Sự tụ tập đông người ở cả hai xóm. Bà Hai khóc mùi mẫn, khóc thảm thiết đau thương bên xác chồng:
    - Ông ơi, sao ông chết đau chết đớn, chết không kịp trối, không kịp nhìn mặt vợ con vậy ông?
    Ông Tư nghe tiếng khóc mủi lòng, thương người goá phụ mà cũng thương thân mình quạnh quẽ, giờ đây cả hai cùng phận đơn côi. Nước mắt rưng rưng, tự nhiên ông đặt tay lên lưng bà Hai vỗ nhè nhẹ, khuyên lơn:
    - Kiếp người có số hết, ảnh đi như vậy cũng nhẹ nhàng, em khóc nhiều làm linh hồn ảnh khó siêu thoát. Thôi đừng khóc nữa, em Hai ơi!
    Vậy mà bà nín khóc, đăm đăm nhìn ông một cách khó hiểu.
    Đám con nít bám đuôi xe thổ mộ chạy theo reo hò:
    - Ông Tư Râu qua xóm Bông tụi bây ơi, nổ lớn nghe!
    Người lớn tụ tập đến đầy sân trước. Tư Râu quần tây, sơ-mi trắng thẳng nếp, bước lên thềm nhà. Dì Ba Bảnh, tổ trưởng tổ phụ nữ theo sau. Đám con cháu Hai Sự đứng lố nhố đầy nhà, mặt căng thẳng.
    - Tui qua đây không phải để gây sự, tui muốn nói sự thật là...tui thương dì Hai bên đây thiệt tình. Tui với dì Hai nếu về với nhau thì cũng là đôi bạn già sớm tối chăm sóc cho nhau, có gì là xấu, là tội lỗi đâu mà mấy con ngăn cản.
    Giọng nói ông Tư đĩnh đạc, dáng ông chững chạc đường hoàng quá, làm tụi trẻ cứng họng, không biết trả lời làm sao.
    Dì Ba Bảnh bấy giờ mới ra tiếng:
    - Mấy con nên suy nghĩ lại, đời bây giờ không phải thế kỷ xưa, bắt đàn bà phải ở giá thờ chồng suốt đời. Má bây trước nay đã làm đủ bổn phận với chồng, với con, với cháu nữa. Tụi bây cứ bỏ đi làm ăn xa, đẻ con ra lại thẩy sấp nhỏ cho bả chăn hoài, hết đứa này đến đứa khác. Đám già tụi tao sống ở đây như người giữ trẻ cho con tụi bây vậy. Không lẽ tụi bây bắt má mình phải làm đầy tớ cho bây suốt đời. Bả cũng có cuộc đời của bả chứ!
    Bà Hai từ nhà trong bước ra trong tấm áo dài bông màu xanh đậm, cái quần satin đen mới tinh, chân đi đôi dép lưới, hàng hiệu Thái lan. Mọi người ồ lên ngạc nhiên. Chưa bao giờ đám con với bà con hàng xóm thấy bà diện đẹp mà sang như vậy. Trông bà trẻ ra đến 10 tuổi, mặt tươi tắn nhưng nước mắt rưng rưng:
    - Bộ quần áo này là thầy Tư sắm cho má đây. Má sống với cha con hơn 50 năm, một đời cực khổ không dám lên tiếng than, có khi dành dụm dư ra chút tiền mà chưa bao giờ ổng may cái áo dài nào cho má. Hồi theo ổng làm vợ, nhà nghèo quá, ổng chỉ mua cho má cái áo bà ba mới. Mấy chục năm sống bên nhau chưa bao giờ ổng kêu má bằng tiếng “em” cho dịu dàng, tình cảm như thầy Tư vậy. Cuộc đời của má với ông Tư đâu còn có bao lâu, mấy con ráng hiểu giùm cho má.
    Đám con của hai người lặng thinh. Mấy bà già đứng ngoài cửa kéo khăn chậm nước mắt. Mấy ông ngậm ngùi quay đi, không dám ngó mặt vợ mình. Mọi người dãn ra, tránh đường cho ông Tư nắm tay bà đưa ra xe, ông đỡ bà lên ngồi xe ngựa, phía trước với ông.
    Bà Năm Chòi chạy tới đặt luôn chậu bông cúc đại đóa màu trắng thiệt đẹp lên xe ngựa:
    - Thôi, tui hổng có gì để chúc mừng, biếu anh chị Tư chậu bông này nghe.
    Đám con nít vỗ tay rần rần, người lớn cười theo. Mấy bà hàng bông bắt chước bà Năm, chất thêm mấy chậu bông lên xe ngựa, lát sau thành cái xe hoa bất đắc dĩ. Đứa nhỏ nào lí lắc cột sau đuôi xe ngựa sợi dây kết chùm lon không. Xe chạy, mớ lon va chạm nhau kêu leng keng.
    Già gân Hai Trầu phá ra cười:
    - Cha mẹ ơi, từ thuở sanh ra tới giờ, tao mới thấy rước dâu bằng xe thổ mộ lần thứ nhứt !
Minh Thuỳ

Em Gái Một Nhà Văn
   Nhà có hai anh em.
    Lần ba uống rượu say, chơi trong đám bài, cãi lộn, bị người ta đấm một quả vào mặt, ngã vật vào tường, ai cũng tưởng con bạc ngủ. Đám bạc tan nghe người ta kêu, má kêu xích lô đến đón. Bả khóc rú lên khi thấy ba đã lạnh cứng...
    Lúc ấy hai anh em đang chơi nhảy lò cò. Thấy má khóc hai đứa chạy vô ngó, thấy ba ngủ như mọi lần say rượu, lại ra ngõ chơi...
    Rồi má đến ở nhà chú xích lô. Má có thêm em Tèo, em Tuột, em Thôi, em Út Lớn, em Út Nhỏ... Trước má còn ghé thăm, sau hai anh em trông mỏi mắt, dắt nhau đến nhà chú xích lô, thấy má khóc lại dắt nhau về với bà nội.
    Chuyện ấy xảy ra đã lâu lắm, tưởng như không còn ở trên đời, nếu Tết vừa rồi, người em không khóc nấc lên trước bàn thờ bà nội và ba má.
    Em có một tổ hợp may mặc. Tèo, Tuột, Thôi, Út Lớn, Út nhỏ đứa làm bảo vệ, đứa đứng máy, ăn lương theo sản phẩm, bữa trưa được người chị cho không, khỏi tính vô lương.
    Người anh là một nhà giáo. Anh mắc lỗi (anh hay bảo thế) đam mê văn chương, đàn bà và rượu... Nên nghèo cũng chẳng phải do số kiếp.
    Từ khi người em làm nên, thương anh, hay cho tiền xài. Cũng không rõ có phải vì thế hay vì hậm hực bởi nỗi bất công ở đời anh thề nguyền không đụng đến văn chương nữa... Bạn bè bảo anh là nhà văn không có tác phẩm. Đã thế, việc trường lớp anh cũng bỏ bê, khiến bà hiệu trưởng đã ba lần khuyên anh nên tự làm đơn xin thôi việc. Anh cóc cần đơn từ. Ai đuổi cứ đuổi. Đời anh bị đuổi từ lúc nhỏ xíu rồi.
    Người anh bị đuổi thiệt.
    Anh trở thành thằng nghèo, không có tiền, không có đàn bà và cũng chẳng có văn chương. Anh vẫn độc thân. Trơ trọi trên đời.
    Anh mò đến đám bạc. Không phải để chơi. Có tiền đâu mà chơi, mà để xin tiền.
    Chẳng có ai cho lấy một xu.
    Cướp thì không dám. Anh bèn thò tay định thó vài ngàn trên chiếu... Một quả đấm còn nặng hơn cả búa tạ thoi vào bụng, ruột gan tưởng nát hết. Đám bạc ù chạy, bỏ lại cả một số tiền. Anh chết vật đè lên chúng...
    Người em thuê xích lô đến. Chị lẳng lặng bế anh đặt lên xe, lẳng lặng vơ hết số tiền trên chiếu bỏ vô giỏ... Về đến nhà thì anh tỉnh lại, miệng vẫn còn ri rỉ máu.
    Lúc ấy sắp giao thừa.
    Và như ta đã biết, trước bàn thờ, chị đã khóc.
    Tèo, Tuột, Thôi, Út Lớn, Út Nhỏ khóc theo. Rồi họ xúm vào lau rửa, xoa bóp, bón cháo... cho anh. Họ thấy anh hao hao giống mình.
    Ít lâu sau, anh khoẻ lại. Nằng nặc đòi em xếp chân bảo vệ. Người em chiều ý. Với một điều kiện.
    Điều kiện ấy là anh làm bảo vệ không lĩnh lương, mọi sinh hoạt em lo cho. Nửa thời gian còn lại, mỗi ngày phải viết một trang sách, kể về chính cuộc đời của mấy anh em. Khi nào cuốn sách viết xong, anh sẽ được lãnh một số tiền đủ mua một căn nhà nhỏ để tự lập.
    Trời ơi, viết hết 365 trang thì người ta thành nhà văn hẳn hoi! Mà mong ước của người em chỉ là anh thành người tốt...

    Người anh nhận lời và bắt tay vào việc.
    Những trang đầu viết xong, anh đưa cho em đọc. Em khóc và đặt những trang ấy lên bàn thờ.
    Anh xúc động, đêm ấy viết 20 trang.
    Mới có nửa năm, cuốn sách đã viết xong.
    Người em đã bỏ tiền ra in nó. Không biết có đúng không, chị khoe với anh trai mình cuốn sách lời hai mươi triệu.
    Chị đưa cả số tiền ấy cho anh. Và giục anh đi tìm một căn nhà, đúng như chị đã hứa.
    Người anh đã khất lần... Anh còn muốn viết nữa, viết nữa.... và anh đã trở thành một nhà văn. Bây giờ chỉ cần nói bút danh này, bút danh kia của anh là đã có nhiều người nhận ra anh.
    Và cũng chỉ đến bây giờ, do anh đã quá nổi tiếng, nên tôi mới tiết lộ rằng, cuốn sách đầu tiên in ra của anh, hiện nay đang nằm trên gác nhà tôi, đủ cả 5000 bản. Người em là bạn thân của tôi. Chị rất tin cái gác nhà tôi biết giữ mồm giữ miệng, chí ít là đến lúc anh đã thành danh.
 
Nguyễn Quốc Văn

 
 
 

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Nhạc - Thơ - Văn Lặng nhớ mùa Đông

Tiễn Đông
Chỉ một chút Xuân nồng trong gió lạnh,
Đủ cho hoa khoe sắc thắm nơi nơi....
Lưu luyến chi ở lại gió Đông ơi,
Ta lại gặp sau mùa Thu thay lá !!

Như điệp khúc, mùa đông qua lặng lẽ,
Rồi xuân về, mầm sống trổ nơi nơi,
Dâng lên cao, trải rộng, hạ bồi hồi,
Và dịu lại, êm êm, thu đằm thắm 
KIM     
Kết quả hình ảnh cho Lặng nhớ mùa Đông
Lặng Nhớ Mùa Đông
Khi bạn đọc câu chuyện này có thể là mùa đông đã đi qua. Nhưng mà chẳng sao, năm nào mà chẳng có mùa đông. Sẽ lại có một mùa đông khác. Rồi một mùa đông khác…
    Tôi không thích mùa đông. Mùa đông là mùa của nhà giàu và son phấn. Tôi thì nghèo và lại dị ứng với phấn son.
    Hồi tôi học tiểu học, một lần cô giáo tôi hỏi cả lớp: “Em thích nhất mùa gì trong năm?”. Đứa nào cũng trả lời là thích mùa hạ, mùa xuân và mùa thu. Chỉ có tôi trả lời là thích mùa đông. Vì tự nhiên tôi thấy thương mùa đông. Vì không ai thích mùa đông cả. Có lẽ đó là lời nói dối hoàn hảo đầu tiên trong đời.
    Năm nay tôi bước vào tuổi ba mươi. Người ta bảo phụ nữ ở tuổi ba mươi bắt đầu lo lắng cho tuổi tác. Bình thường người ta sống được bao nhiêu năm nhỉ? Sáu mươi năm như lời một bài hát cũ chăng? Tôi thì cho rằng mình vẫn còn sướng chán.
    Phụ nữ ở Bangladesh phần đông thậm chí còn không biết chính xác là mình bao nhiêu tuổi cơ mà. Có khi không biết mình bao nhiêu tuổi lại hay. Bởi như thế người ta sẽ không bao giờ lo lắng khi bước sang tuổi ba mươi. Bọn bạn tôi trêu: “Vân ơi mùa đông lại đến rồi đấy!”.
    Tôi cười hì hì: “Hai mươi chín mùa đông đã qua tớ vẫn ổn, lo gì mùa đông thứ ba mươi?”. Nói thế cho vui, chứ thực lòng đôi khi trái tim tôi tê tái khi đứng trên lan can tầng ba nhìn dòng người xuôi ngược với những lứa đôi nhiều lo toan và hạnh phúc.
    Trái tim tôi trống rỗng. Cuộc đời tôi trống rỗng. Thi thoảng tôi gặp Hạnh. Hạnh là vợ Huy. Huy là người yêu đầu tiên của tôi. Hạnh kể: “Bà già chồng em kỳ lắm. Lần nào mắng em bà ấy cũng mắng lây sang anh Huy: “Giá mà ngày ấy mày lấy con Vân thì có phải bây giờ tao đỡ khổ không?”.
    Và lần nào nghe mẹ chì chiết thế thì dù có bận mắc việc gì anh ấy cũng bỏ lên giường nằm thu lu. Có hôm còn khóc”. Chả biết Hạnh nói thật hay đùa, trong lòng tôi có chút hãnh diện. Tôi lại đâm ra thương mến Hạnh. Nếu là Hạnh, tôi sẽ chẳng bao giờ kể cho người yêu cũ của chồng mình nghe những chuyện như thế hoặc tương tự thế.
    Ngày ấy là Huy bỏ tôi. Hai đứa yêu nhau tha thiết, tưởng không lấy được nhau sẽ ôm hận cả đời. Đùng một cái, Huy lặn một hơi không sủi tăm. Đến khi sủi tăm thì đề nghị chia tay. Chia tay thì chia tay. Tình đầu là lẽ sống nhưng không phải là sự sống.
    Mà sao năm đó mùa đông kéo dài lạ lùng. Cái rét mùa xuân mà cứ se sắt lạ. Tôi không khóc như nhiều cô gái thường khóc khi chia tay tình đầu. Nhưng tôi hay ngồi một mình nhìn vào một khoảng không nhất định. Khoảng không ấy là khu vườn nhà với những gốc cây đen đúa xù xì, xấu xí. Nền đất vườn màu nâu và những chiếc lá đã rụng cũng màu nâu ẩm ướt.
    Tôi tưởng là tôi không còn có thể yêu được nữa. Huy đã đánh cắp trái tim tôi, làm sao tôi còn có thể yêu với một trái tim đã mất? Một sáng nọ, tôi thức dậy và trông thấy cả vườn cây đang rực rỡ nắng vàng. Một đàn gà con nhỏ xíu đang líu ríu bên gà mẹ.
    Chúng nhiệt tình bới tãi trên nền đất vườn màu nâu và những chiếc lá đã rụng cũng màu nâu ẩm ướt. Tôi cố nhớ về Huy. Lần đầu tiên tôi nhận ra là mình đang cố hình dung lại khuôn mặt Huy.
    Từ ngày Huy kết hôn, tôi có gặp lại Huy vài lần. Không nhiều để đến nỗi lôi được tình đầu đã ngủ yên thức giấc. Huy vẫn cố ra vẻ tự nhiên như ngày nào nhưng Huy chẳng bao giờ nhìn thẳng vào mắt tôi nữa. Huy có vẻ buồn buồn.
    Tôi đã không còn buồn nữa sao Huy lại phải buồn?
    Có người bảo tôi có đôi mắt biết đọc rạch ròi những suy nghĩ của người khác.
    Khi tôi quen với Thạch. Thạch bảo: “Mắt chị đẹp thế sao cứ luôn không nhìn thẳng vào người khác. Chị không tự tin à?”. Tôi đáp: “Không phải. Là chị sợ sẽ phải biết quá nhiều. Mà biết nhiều không hẳn đã tốt”.
    Thạch cười ha ha.
    Tôi rất ấn tượng bởi những buổi tối đi uống cà phê cùng với Thạch. Nói cũng chẳng có gì đặc biệt lắm đâu. Nói là đi uống cà phê. Chứ thực ra thứ mà tôi vẫn uống không phải là cà phê. Tôi ghét cà phê bởi chúng khiến tôi mất ngủ.
    Tôi sợ những đêm không ngủ được và phải vật lộn với những buồn vui do mình tưởng tượng ra. Mỗi khi tôi hỏi chủ quán về thành phần của thứ nước uống là họ bưng ra cho tôi. Chủ quán chỉ đáp lại bằng một nụ cười vô thưởng vô phạt.
    Thạch bảo: “Họ không muốn tiết lộ bí mật đấy. Cũng có thể họ nghĩ chị đùa!”. Tôi lý sự: “Nghe chị giống nói đùa lắm à? Đã qua lâu rồi cái thời mà người ta uống nhưng không biết mình uống gì. Chị đang đòi hỏi cái quyền ấy đây”.
    Nói thế chứ tôi vẫn cứ uống hết ly nước trước khi ra về. Thạch lại nghiện cà phê, còn bảo: “Bao giờ chị thích uống cà phê, em sẽ giới thiệu cho chị một loại cà phê có tên là Salệ. Uống cà phê đó không dưng người ta sẽ khóc. Nước mắt hòa cùng cà phê đem lại cảm giác không văn nào tả nổi”.
    Ngó qua, thấy mắt Thạch xa xăm.
    Loại cà phê đó nếu có thực chắc tôi cũng chẳng bao giờ được thưởng thức. Tôi không có nước mắt. Đúng hơn là rất ít. Ngày còn nhỏ, dẫu có bị đánh mắng vì hư hay oan ức thì tôi cũng gào thật to.
    Nhưng mắt lại ráo hoảnh. Giọt nước mắt hiếm hoi thì đã khô từ đời tám hoánh. Mẹ tôi từng than: “Con này kỳ quá. Có một trên đời”. Bố lại tỏ ra khoái chí: “Quý tướng đó chứ không phải đùa. Sau này không bao giờ phải buồn”.
    Nếu như không có nước mắt mà cả đời không bao giờ phải buồn thì đời tôi đã rẽ sang ngả khác.
    Nhiều người bảo tôi sở dĩ khóc không có nước mắt là do khóc giả vờ.
    … Tôi mua hoa hồng. Toàn hoa hồng màu kem đem đến cắm đầy bình rồi trang trọng đặt nó ở giữa phòng làm việc. Cả phòng ngạc nhiên: “Vân hôm nay yêu đời nhỉ? Yêu ai rồi phải không?”… Rồi bung ra những chuỗi cười hi hi… ha ha… Thạch không cười, mắt nhìn chăm chăm vào những bông hoa và bằng một nét mặt không thể nào phân tích được.
    “À, sáng nay cháu ra chợ, thấy hoa vừa đẹp vừa rẻ nên mua. Nếu các chú không thích thì…”. “Không, không, thích chứ…”. Mấy ông chú cuống lên như thể sắp bị tước mất phần thưởng cuối năm quý giá. Hết giờ làm việc, Thạch túm tay tôi bảo: “Em sẽ giới thiệu cho chị một người. Anh ấy thích hoa hồng màu kem lắm”. “Thật à?”.
    “Thật chứ”. Thạch nói vội vã như thể không nói thì không bao giờ được nói. Tôi gật đầu. Gật là để gật vậy thôi chứ tôi chẳng quan tâm. Chẳng hứng thú gì về cái con người yêu hoa hồng màu kem ấy. Với lại, tôi cũng đâu có yêu hoa hồng màu kem. Với tôi hoa nào cũng thế cả thôi, miễn là chúng đừng quá xấu và đừng có mùi hôi.
    Mùa đông dần đi qua. Với tôi, ngày nào cũng như ngày nào, chẳng có gì thay đổi. Trong khi đó thì có rất nhiều thứ đang thay đổi. Quán cà phê “Chiều Tím” nơi tôi và Thạch thường đến giờ đổi thành một cái tên rất tây: “Tiamo”. Tôi nhớ có một bài hát cũng tên là Tiamo.
    Ngày xưa Huy rất thích nghe bài hát này dù chẳng hiểu gì. Huy chống chế: “Không hiểu mà vẫn thích, đó mới là chỗ tuyệt với của âm nhạc”. Lại còn lý luận thêm: “Trên đời chỉ có ba thứ không biên giới không phân biệt ngôn ngữ, sắc tộc. Đó là ẩm thực, hội họa và âm nhạc”.
    Tôi thường không còn thích một bài hát hay một bài thơ khi đã thuộc nó trọn vẹn. Ai đó nói: “Khi yêu chẳng nên hiểu nhau quá. Bởi khi đã hiểu nhau quá thì người ta lại chẳng muốn cưới nhau nữa”. Tôi yêu Huy mà lại chẳng hiểu gì về Huy cả. Giờ Huy đã vĩnh viễn bước ra khỏi nỗi nhớ của tôi thì tôi lại chẳng thể nào hiểu nổi mình.
    “Chị có biết Tiamo nghĩa là không?”.
    “Không. Chị đã tra từ điển Anh Việt nhưng không thấy”. “Đó không phải là một từ tiếng Anh chị ạ. Em cũng không chắc lắm. Nhưng hình như là tiếng Ý. Nó có nghĩa là Anh yêu em”.
    Thạch lại cười, nhưng không nhìn thẳng vào mắt tôi. Nếu Thạch nhìn vào mắt tôi. Chắc tôi lại không dám nhìn vào mắt Thạch. Tôi nhớ câu nói dối ngày tiểu học. Cô giáo lại khen tôi có trái tim nhân hậu.
    … “Này Vân sao cháu và thằng Thạch lại không yêu nhau nhỉ? Chú thấy nó rất quan tâm cháu đấy”. – Chú Thảo, Trưởng phòng nói với tôi như thế vào một hôm chỉ có hai chú cháu. Mặt tôi nóng bừng, dù vẻ bề ngoài vẫn lạnh tanh như tiền xu thời cổ. Mà vì điều gì nhỉ? Vì điều mà chú Thảo nói hay sao?
    “Thạch nó chuẩn bị đi công tác mấy tháng ở Lào Cai, nó đã nói với cháu chưa?”,
    “Có ạ, Thạch nói với cháu rồi – Thực ra Thạch chưa hề nói điều đó với tôi. Tôi trả lời thế mà không hiểu sao lại trả lời thế. Tôi sợ là tôi đã quen nói dối. Dù điều đó chẳng nghiêm trọng gì. Cũng có thể tôi muốn nhanh chóng khỏa lấp một khoảng vỡ mơ hồ trong lòng.
    Chú Thảo vẫn nhìn như muốn đọc hết vẻ bí mật sau vẻ mặt bình thản của tôi: “Đừng lo. Nó chỉ đi ba tháng thôi mà”. “Ơ, cháu có lo gì đâu chú. Thạch chẳng liên quan gì đến cháu cả”.
    Chú Thảo rít một hơi thuốc dài rồi nhả khói. Những vòng tròn khói thuốc bay lên, dăng ra, rồi tan vào không khí. “Vân ạ, cháu hãy mở rộng lòng mình một chút. Đôi khi ta phải cho trái tim một cơ hội. Nếu phải nuối tiếc một cơ hội mà mình không muốn níu giữ thì buồn lắm”.
    Tôi không mua hoa về cắm lọ nữa. Tôi sợ mọi người trêu.
    Thạch chuẩn bị đi Bắc Hà – Lào Cai. Thạch bảo ở Bắc Hà có loại rượu đặc sản ngon nhất nhì nước ta. Rượu đó được nấu bằng ngô cao sản trồng trên núi đã hấp thụ tinh hoa trời đất và men Hồng Ly. Tôi không nói gì, chỉ chống cằm nhìn những chùm đèn màu viền theo chữ Tiamo đang đuổi theo nhau nhấp nháy. Cứ như thế chủ quán muốn nói “Tình yêu là trò đuổi bắt” vậy.
    “Chị có muốn gặp người mà em sẽ giới thiệu cho chị không?”
    “Để làm gì? Chắc gì anh ta đã thích chị?”
    “Có chứ”
    “Làm sao em biết trong lòng người ấy nghĩ gì khi họ không phải là em?”
    “À, có đôi khi phải cảm nhận bằng trực giác chị ạ”.
    “Thạch có bao giờ nghĩ: Nếu gặp nhau rồi mà người ấy không thích chị thì chị sẽ rất buồn không?”
    Tôi không muốn gặp người đó. Bởi dẫu anh ta có tồn tại và có yêu tôi, chắc gì tôi đã yêu anh ta.
    Nếu phải yêu thêm một ai đó trên đời này. Biết đâu tôi sẽ yêu Thạch.
    Thạch đi công tác vào một ngày chớm hạ. Cả phòng giao cho nhiệm vụ: Phải đem bằng được đặc sản rượu Bắc Hà về làm quà. Ngày Thạch lên đường, tôi cáo ốm nghỉ ở nhà.
    Thực ra tôi chỉ hơi nhức đầu chứ có đau ốm gì đâu. Nhiều lần giả vờ thành công tôi đã nghiệm ra một điều: Đôi khi giả vờ cũng khiến cuộc sống dễ chịu hơn. Nói là một dạng của nghệ thuật sống. Tôi cũng nghe nói có nhiều người giả vờ tuyệt vời đến nỗi anh ta chẳng thể nào tìm lại mình nữa.
    * * *
    Một buổi sáng tôi mua hoa hồng về cắm đầy lọ trong phòng làm việc. Thật ngẫu nhiên, lại là hoa hồng màu kem. Chú Thảo nhìn tôi gật gù: “Ngày trước chú tưởng mày mua hoa cho riêng thằng Thạch chứ. Ông tướng đó mê hoa này lắm đấy”.
    Tôi nhớ những chuỗi cười đầy ẩn ý trong buổi sáng mùa đông trước đây khi tôi mang hoa đến phòng làm việc.
    Tôi nhớ lời Thạch đề nghị giới thiệu cho tôi một người… Quán Tiamo mùa hạ thơm ngát hương Ngọc lan. Tôi lại ngồi chống cằm nhìn những chùm đèn màu viền theo chữ Tiamo đang đuổi theo nhau nhấp nháy. Gọi một ly cà phê đen. Uống một hơi cạn tới đáy. Gọi tiếp ly thứ hai. Chủ quán và những người xung quanh nhìn tôi như nhìn xác ướp đến từ Ai Cập.
    Bỗng nhiên tôi thấy ghét sự giả dối của mình.
    Chú Thảo là người sâu sắc. Người ta đồn rằng: Những người sâu sắc thường đã phải trải qua nhiều mất mát. Tôi nhó câu nói đầy trải nghiệm của chú: “Đôi khi, hãy cho trái tim một cơ hội”.
    Những buổi tối mùa hạ rất đẹp. Bầu trời rất nhiều sao. Dải ngân hà như sà xuống thấp. Chỉ cần kiễng chân là chạm vào được. Mùa đông thì không mấy khi trông thấy vẻ đẹp rạng rỡ của dải ngân hà.
    Hình như tôi nhớ mùa đông.

Phạm Thanh Thuý

Vành khuyên ơi, hãy bay đi !
Tiếng chim hót báo mùa Xuân sắp đến,
Mùa chưa sang giá lạnh ấm dần lên.....
Người ra đi giữa trời đất mông mênh,
Chỉ còn lại tiếng chim trong thanh vắng !

Vành khuyên hỡi hãy bay tìm vạt nắng,
Thanh thản vui cất tiếng hót véo von...
Người cũng vui vì hoàn tất vẹn toàn,
Trọn ân nghĩa với tình người đã khuất !!

NM
Sang Xuân
Cuối đông, trời ấm dần lên. Trong con hẻm nối hai đường phố chính của thành phố, mùa xuân như đã đến từ lâu. Trước ban công của những ngôi nhà lợp tôn, những bông hồng, bông thược dược đã khoe màu. Lác đác có mấy chậu mai nhà ai đã nở những bông hoa màu nắng.
Con hẻm không rộng nhưng yên tĩnh, đối nghịch với cảnh người xe nườm nượp của hai đường phố chính. Một ngôi chùa tọa lạc khoảng giữa làm cho con hẻm càng thêm thanh tịnh.Dân trong hẻm phần lớn là dân lao động.Những quán cà phê, quán cóc cũng tềnh toàng. Một chiếc bàn nhỏ bằng gỗ phủ ni lông. Dăm chiếc ghế nhựa thấp tè như trong nhà trẻ. Thế là thành quán. Khách đến uống cà phê hình như không phải người trong hẻm .Họ đi xe gắn máy, mỗi người đèo theo một chiếc lồng chim bé xíu được bọc bằng một lớp vải. Có người mang theo hai lồng. Ðến nơi, họ tháo vải bọc, treo lồng chim lên cành của những cành cây trong vườn chùa vươn ra ngoài đường. Cũng có người treo lồng chim vào hàng rào của những ngôi nhà gần quán cà phê.
Trong những chiếc lồng nhỏ ấy là những chú chim vành khuyên. Mỗi lồng là một kiểu dáng, là một công trình nghệ thuật khá tinh vi. Có chiếc hình vuông, hình chữ nhật có chiếc hình trụ. Nhưng dù kiểu dáng nào thì những nan tre cũng được chuốt rất công phu, đánh vecni màu nâu nhạt.Và rồi với bàn tay khéo léo của những người thợ, những chiếc lồng chim thành hình.Ngoài lồng gắn thêm những bức chạm nhỏ xíu khắc hình bông hoa hoặc long ly quy phụng hoặc hình những vị bồ tát trên những mảnh gỗ hay trên ngà voi. Bên trong lồng là những chiếc chén hạt mít bằng sứ đựng nước và cào cào gắn vào bốn góc chuồng. Một que tre bắc ngang cho chim đậu. Chủ nhân của mỗi chú chim vành khuyên đều cố gắng trang điểm cho chiếc lồng chim của mình thật đẹp và để khoảng trời nhỏ của những chú chim thật khoáng đạt với hy vọng con chim của mình hót sẽ hay hơn.
Dân chơi chim vành khuyên phần lớn là giới mày râu. Có người ăn mặc chải chuốt, có người ăn mặc bình dân. Có người già. Có người còn trẻ. Họ đến con hẻm uống cà phê với chú chim nhỏ đáng yêu của mình để đắm mình trong ánh sáng của bình minh vừa chớm hé, để hít thở bầu không khí trong lành và để nghe những chú chim vành khuyên hòa tấu. Những âm thanh trong trẻo hòa quyện vào nhau, rộn ràng, líu lo, làm họ quên những phút vất vả của chuyện mưu sinh, làm họ quên đi những khó nhọc của đời thường. Những  người đem chim đến hình như không trò chuyện với nhau nhiều, lặng lẽ ngồi đốt thuốc hay nhâm nhi giọt cà phê chát đắng, lắng tai nghe bản hòa tấu của chim muông.
Gần đây, người ta thấy có một người phụ nữ trạc ngoài bốn mươi, khuôn mặt đẹp và buồn, đi chiếc xe Dream màu mận chín với chiếc lồng chim vào con hẻm.Chị dừng lại bên chiếc bàn ngay sát cổng chùa, chỗ trước đây một người đàn ông dáng vẻ nghệ sĩ vẫn đến ngồi với một chú chim vành khuyên. Khi người phụ nữ dựng xe và treo chiếc lồng chim của mình lên cành cây, những người đàn ông đoán chị có mối liên quan mật thiết với người đàn ông đã từng đến ngồi chỗ ấy. Họ nhận ra điều này nhờ chiếc lồng chim khá đơn giản và giọng hót tuyệt vời của chú chim vành khuyên trong lồng. Dân nghiền chim vẫn ghen tỵ với ông nghệ sĩ có con chim ấy. Bẵng đi một thời gian, họ không thấy ông đâu và đoán già đoán non, rằng ông bị bệnh, rằng ông bận công việc... Hôm nay nhìn thấy chiếc băng tang màu đen trên ngực người phụ nữ, họ giật mình và đoán rằng, có lẽ người nghệ sĩ ấy đã qua đời. Con chim của người phụ nữ bay loạn xạ trong chuồng, chị cũng không biết sẽ phải làm gì để chú chim trở lại bình thường và cất lên tiếng hót.
Người chủ quán bê ra một ly cà phê đen không đường, như sở thích của người đàn ông trước đây vẫn uống. Giọng ông ấp úng:
-Thưa, xin lỗi, chị là... của nghệ sĩ X?
Người đàn bà ngạc nhiên, hướng đôi mắt mệt mỏi và buồn về phía người chủ quán, khẽ gật đầu. Người chủ quán tế nhị không hỏi gì thêm.
Ông cố lặp lại những gì người nghệ sĩ đã từng làm: Mua một túi nhỏ cào cào, đổ thêm ít nước vào những chiếc chén và vẫy tay ra hiệu cho chim hót. Tất cả đều diễn ra như người nghệ sĩ vẫn từng làm. Chú chim vành khuyên nhúng chiếc mỏ nhỏ xíu của mình vào chén nước, ngẩng cổ lên nuốt, rẽ cánh chuốt lại bộ lông màu vàng nhạt của mình rồi đĩnh đạc cất tiếng hót. Giữa âm thanh rộn ràng của hàng chục chú vành khuyên đang đua nhau hót, tiếng chim vành khuyên của người vợ nghệ sĩ như trong hơn, rõ hơn và dìu dặt hơn. Nó như người lĩnh xướng trong một giàn hợp xướng và có vai trò chủ đạo cho những tiếng hót của những con chim khác hót theo. Những người đàn ông ngồi trong quán cà phê gật gù.Họ như sống lại quãng thời gian họ được ngồi với người nghệ sĩ để cùng nghe chim hót. Lúc ấy, ông không nhìn vào ai, mắt mơ màng dõi theo những sợi khói thuốc, nhìn những đám mây trắng đang bay qua bầu trời. Ông như hóa thân theo tiếng nói của chú chim vành khuyên, đến nỗi có ai đó muốn mời ông điếu thuốc để tán thưởng chú chim nghệ sĩ của ông cũng phải vỗ vào vai nhiều lần ông mới bừng tỉnh. Hôm nay, chú chim vành khuyên của ông vẫn hót rất hay, thanh và cao nhưng giới chơi chim cảnh vẫn nhận ra một điều gì hơi khác. Hình như những giọt buồn đã lẫn vào dòng trong của tiếng chim, nghe đau và buồn.
Người phụ nữ vẫn mỗi sáng đem lồng chim đến quán cà phê. Chị đã quen làm những việc nhỏ như mua cào cào, đổ thêm nước vào những chiếc chén hạt mít và vẫy tay ra hiệu cho chim hót. Sáng ngày ba mươi tết, chị đến sớm hơn thường lệ. Con hẻm lúc ấy chưa có ai. Chủ quán cà phê cũng mới dọn hàng. Chị ngập ngừng nói với ông:
-Hôm nay, nhờ bác xếp bàn lại thành hai dãy. Tôi muốn mời những người chơi chim, bạn cũ của nhà tôi uống ly cà phê giã từ năm cũ.
Ông chủ quán gật đầu, mỉm cười. Vốn có cảm tình với người nghệ sĩ đã qua đời, ông làm mọi việc chuẩn bị hết sức chu đáo. Những chiếc bàn con được kê ngay ngắn trước cửa nhà ông, đối diện với cổng chùa, từ đó có thể nhìn rất rõ những chiếc lồng chim vành khuyên.
Người đàn bà treo chiếc lồng chim, say sư ngắm chú chim nhỏ bé của mình. Khi chú bé đạp xe mang những túi ni lông nhỏ đựng cào cào đến bán, từ bên ngoài con hẻm, nhiều tiếng xe gắn máy vọng vào. Dân chơi chim vành khuyên bắt đầu đến. Ông chủ quán cà phê thông báo với nhã ý của người phụ nữ. Họ vui vẻ nhận lời.
Người phụ nữ ngồi phía đầu dãy bàn. Những người đàn ông ngồi hai bên. Cà phê đang nhỏ giọt. Bản hòa tấu của những chú chim vành khuyên bắt đầu.Vẫn tiếng hót trong trẻo của chú vành khuyên của người nghệ sĩ lĩnh xướng. Những người đàn ông lặng im, hòa tâm tưởng của mình vào những tiếng chim đang hót.
Mặt trời đã nhô lên sau những tòa nhà. Nắng le lói vào con hẻm. Những vệt nắng màu vàng sưởi ấm con hẻm xi măng xám lạnh. Và gió sớm từ đâu về mang theo hơi ấm. Mùa xuân đang đến đâu đây. Người phụ nữ đứng lên, cắt ngang dòng suy nghĩ của những người đàn ông:
-Thưa các anh, nhà tôi đi lại với con hẻm này từ dạo mới về thành phố này, từ lúc anh ấy vừa xây dựng gia đình với tôi. Anh ấy rất mê chim và chiếc lồng kia tự tay anh làm lấy.
- Chị chỉ tay sang chiếc lồng chim đang treo trên cành cây.
-Nay anh ấy đã ra đi. Mấy hôm nay tôi cố làm những việc anh ấy vẫn làm, mang chú chim vành khuyên mà anh ấy rất quý đến hót cùng với những con chim của các anh.Nhưng mỗi lần đến đây, tôi lại càng da diết nhớ anh ấy...
Nói đến đó, chị nghẹn lời. Những người đàn ông im lặng. Chỉ có những chú chim vành khuyên vô tư vẫn hót líu lo. Và nắng vẫn nồng nàn sưởi ấm con hẻm. Chợt một người đàn ông đứng dậy, hai tay chắp trước ngực, kính cẩn nói với chị:
-Thưa chị, chúng tôi rất cảm động được chị mời dự buổi họp mặt cuối năm. Thú thực, anh em tôi đến đây chỉ biết mặt nhau. Không ai hỏi nhau về nghề nghiệp, chỗ ở của mình. Ðến để uống cà phê và nghe chim hót. Vì thế, chúng tôi cũng thành thật xin lỗi, chúng tôi cũng chưa biết quý danh của anh nhà và anh đã mất vì bệnh gì?
Giọng người phụ nữ vẫn trầm buồn:
-Nhà tôi là nhạc sĩ Phú Cường. Vừa qua, anh đi công tác miền Trung. Trong một đợt về thực tế tại một huyện miền biển, anh ấy đã mất cùng nhiều đồng bào trong cơn lũ lịch sử...
Giọng chị thật cảm động. Nhưng chị không khóc, hai môi cắn chặt. Chị đi sang phía cổng chùa, nơi chiếc lồng chim của chị đang treo trên một cành cây, cẩn thận nâng tay đỡ chiếc lồng xuống. Chị quay lại, đặt chiếc lồng lên bàn. Ðôi tay chị run run, giọng chị như lạc đi:
-Lẽ ra, tôi phải tiếp nối sở thích của nhà tôi, sáng nào cũng mang chú chim vành khuyên này đến đây cùng hót với những chú chim của các anh trong mươi mười lăm phút trước lúc đi làm. Nhưng tôi rất sợ đến con hẻm này, ngồi lên chiếc ghế nhà tôi vẫn ngồi, ngắm con chim nhỏ bé và nghe tiếng hót du dương của nó. Tất cả thức dậy trong tôi kỷ niệm về người chồng thân yêu và càng làm tôi nhớ thương anh ấy. Nhưng tôi lại có quá ít thời gian lại bận trăm công nghìn việc. Tôi đành nhận lỗi với nhà tôi rằng tôi đã không đến đây như anh ấy đã từng đến. Vì vậy, tôi muốn thả chú chim về với thiên nhiên, chỉ giữ lại chiếc lồng làm kỷ niệm...
Nói xong, chị mở chiếc cửa nhỏ bé trên lồng cho chú chim bay ra trước con mắt ngạc nhiên của những người đàn ông. Con chim vành khuyên bay lên cành cây trước vườn chùa, ngoái lại nhìn chị rồi cất tiếng hót cùng với những con chim khác trong lồng.
Sang xuân, những người đàn ông lại đến con hẻm với những chiếc lồng chim của mình. Họ hết sức ngạc nhiên, con chim vành khuyên của người nghệ sĩ vẫn còn đó, hót líu lo trong vòm lá xanh rờn trước vườn chùa. Một vài người thả những chú cào cào lên mặt bàn của quán cà phê và chú chim sà xuống mổ. Và con chim vành khuyên ấy đã ở lại với con hẻm suốt cả mùa xuân.

Phan Cao Toại 
Nha Trang, cuối đông 1999


Nhân quả 
Trồng nhân nghĩa ắt có ngày trái chín !
Chịu ân người tấc dạ luống không khuây.....
Trên thế gian thế sự vốn đổi thay,
Gieo Nhân tốt, ươm mầm cho Quả đẹp !!

NM 
Hình ảnh có liên quan 
Gọi Nắng Xuân
Căn nhà cũ kỹ nằm mút con đường nhỏ có hai cửa sổ bị bể kiếng được dán lấp lại bằng mấy tờ nhựt trình, vách tường ẩm ướt hăn hắt mùi mốc meo. Nghe đâu người ta nói xóm này là: Xóm Nghèo. Con đường nhỏ kia, cách công trường Léon-Gambetta một trạm xe buýt. Nơi đây là quận Ivry-sur-Seine phía Nam ngoại ô Paris thuộc tỉnh Créteil nước Pháp.
    Làm sao ở bên quê nhà, dân mình tưởng tượng được nơi đất Pháp lại có cảnh nghèo như thế? Quê hương của chúng ta thường do từ miệng chúng ta nói ra là: ‘’Quê Nghèo’’. Mặc dù nghèo, nhưng chúng ta vẫn nghĩ nhớ và mãi mãi thương yêu. Thật ra, xứ nào cũng có kẻ nghèo người giàu không nhiều thì cũng ít mà thôi !
    Thời tiết Âu-Châu vừa bước sang mùa đông mà đã nghe buốt lạnh rồi. Trưa nay, bà An mặc chiếc áo măn-tô cũ xì màu nâu đậm, chân mang đôi giày bốt, tay xách cái bịt ny-lon bỏ vài ba thứ giấy tờ trong đó, nét mặt bà hiện lên niềm hy vọng. Vì bà đi thử việc làm trong một hãng chuyên môn ráp dây cáp điện thoại di-động. Hãng ấy, nằm trong một con đường nhỏ. Bà An đến nơi bước vào văn phòng tiếp tân, bà hỏi thăm và đưa tờ giấy do sở thất nghiệp giới thiệu. Một bà Đầm nước da trắng trẻo, cao vừa vừa, hơi có da có thịt, tuổi xồn xồn, bà đứng lên, miệng tươi cười chào xả giao, rồi bà dẫn bà An qua một cái phòng rộng mênh mông. Ở nơi đó đã có cả chục người đàn ông và đàn bà đang lom khom thử việc. Bà Đầm chỉ cái bàn cho bà An ngồi, rồi bà đi lấy một mớ dây điện nhỏ li chi nhiều màu và những cục vuông vuông cỡ bằng ngón tay cái có nhiều lỗ nhỏ xíu đem lại. Bà Đầm đứng kề bên và chỉ sơ cho bà An cách xỏ và ráp vô. Bà An thấy dễ dàng quá, trong lòng bà nghe vui vui, vì công việc này nhẹ nhàng, làm bà rất thích, nên đăm chiêu ráng gắn vào cho nhanh cho gọn, trong đầu bà hy vọng người ta sẽ nhận bà làm việc nơi đây. Nửa tiếng đồng sau, bà Đầm đến bên bà An, và nói: - Được rồi ! Mời bà qua văn phòng.
    Bà An đứng dậy đi theo bà Đầm, mà nghĩ chắc là bà được người ta nhận việc. Qua đến văn phòng, bà Đầm nói: - Công việc này không hạp với bà. Đây, tôi ký tên đóng dấu để bà đưa cho sỡ thất nghiệp biết là bà có đến đây thử việc.
    Bà An đưa tay lấy tờ giấy và nói cám ơn mà gương mặt bà buồn hiu. Bà bắt tay chào bà Đầm kia rồi thất thểu đi ra. Khi ra khỏi văn phòng hãng ấy, bà An đứng trước cái nhà cũ hư kia, lòng tự nhủ: Thời tiết mùa đông lạnh cóng như thế này mà người ta ở trong đó, chắc sẽ chịu lạnh lẽo lắm. Thật tội nghiệp ! Giây phút chạnh lòng, bà An tự an ủi: Mình coi vậy mà vẫn có phước hơn những người ở trong căn nhà này. Mặc dù nhà mình cũng nằm trong một xóm nghèo phía bên kia, nhưng có đầy đủ tiện nghi và ấm áp... Nghĩ bâng quơ rồi bà lơn tơn đi ra ngoài đường lớn, đến trạm ô-tô-buýt, bà không chờ xe mà cứ thả bộ đi từ từ trở lại công trường Léon-Gambetta. Vừa đi bà vừa nhìn chung quanh khu đó. Bà nhủ thầm: Thật đúng là Xóm Nghèo. Ý cha ! Nhà cửa lấp thấp lụp xụp, đường xá chẳng được bằng phẳng, những cửa hàng vắng khách trông buồn hiu, còn người bộ hành trên gương mặt chẳng có nét gì vui cả. Mình đang buồn, mà nhìn thấy cảnh ở đây còn buồn hơn ! Bà An bùi ngùi xót xa. Vì bà cư ngụ tại quận này gần mười sáu năm rồi. Mà lần đầu tiên bà mới đặt chân đến khu này đây.
    Sau khi thử việc, bà An không được người ta nhận làm, lòng buồn lắm. Nhưng suy nghĩ lại thì tại bà sắp tới sáu mươi tuổi, mắt yếu, tay chân chậm chạp làm sao ai nhận bà làm việc được đây? Bà trở về nhà thay quần áo xong, leo lên giường nằm gác tay lên trán suy nghĩ bao chuyện đời đã xẩy ra với bà những năm tháng chìm chìm, nổi nổi. Bà cam đành chấp nhận cuộc sống đạm bạc cho qua ngày, đoạn tháng...
    Một năm sau, cũng vào mùa đông Âu Châu, trong dịp sắp Tết Việt Nam. Bà An nhận được cú điện thoại từ bên Houston gọi qua thăm hỏi bà. Đó là cậu Ân, người con trai của dì Ba, dì Ba là người bếp cũ thuở xa xưa ở Sài-gòn. Nghe qua những lời đầy tình người của cậu Ân, bà An rất cảm động.
    Sau khi đàm chuyện với cậu Ân, bà An ngồi xếp bằng nhìn qua cửa sổ, cố định thần mà trong cõi lòng bà lại hiện lên những cảnh nổi chìm gần suốt cuộc đời mà bà đã trải qua, làm giao động tâm hồn bà...
    Hồi tưởng lại...
    ... Xế chiều, của ngày cuối năm, vào đầu thập niên 1970. Chiếc xe du lịch màu trắng hiệu Toyota-Corina do chú tài xế tên Tuân lái. Trong xe chở một thiếu phụ trẻ khoảng chừng hai mươi sáu hai mươi bảy tuổi. Nàng mặc bộ Âu phục màu xám lợt sọc đen nhuyển, mái tóc dài, gương mặt xinh xắn, miệng cười rất có duyên, đôi mắt mơ màng đượm nét ưu tư.
    Chú tài xế quẹo vào cổng Cư-Xá... xây cất theo lối Tây phương, có chín căn tất cả, căn nào căn nấy rộng hơn một trăm thước vuông, gần Nhà-Rồng trên đường Trịnh-Minh-Thế (Khánh Hội). Chú Hai gác-gian nghe tiếng kèn xe, chú ra mở cửa. Chú Tuân cho chiếc xe chạy tuốt vô sân dừng lại. Người đàn bà trẻ ấy, là Nguyễn Thị Thanh An, vợ của một người Pháp tên Jean-Charles làm giám đốc cho một hãng tàu chuyên chở hàng hóa xuất nhập cảng Việt-Pháp.
    Thanh An mở cửa xe bước xuống, có tiếng reo vui của hai đứa nhỏ, vì nghe mẹ về nên xuống sân nhà đợi từ hồi trưa đến giờ. Vừa thấy mẹ là tụi nó mừng húm và la lên:
    - Má ! Má về ! Má về !
    Thanh An dang hai tay ôm choàng hai con mà hôn lia hôn lịa. Nhàn đứa con trai sáu tuổi và Nhã đứa con gái bốn tuổi. Hai đứa nhỏ xa mẹ hơn hai tuần lễ coi bộ tụi nó nhớ mẹ lắm. Trong nhà có hai người làm cũng chạy ra, kẻ xách va-li, người xách giỏ vô nhà. Chú tài xế de xe vô ga-ra. Thanh An vô nhà với hai con. Trên gương mặt của dì Ba thoáng buồn, bà hỏi cô chủ:
    - Cô đi Tây, mà sao cô về mau quá vậy?
    - Bên Tây lạnh quá, hơn nữa bưu-điện ở bển họ đang làm reo, không có liên lạc thơ từ gì được. Nên con nóng ruột quá, mau mau đổi vé máy bay về đây.
    - Còn ông. Chừng nào về vậy cô?
    - Hơn một tháng nữa... Sao, ở nhà mấy đứa nhỏ có ngoan không dì?
    - Dạ ngoan !
    Thanh An quay qua hỏi Bèo:
    - Hai em có nhỏng nhẻo, phá phách dữ hôn em? Tụi nó ăn cơm nhiều không vậy?
    - Dạ hai em ngoan lắm, ăn cơm nhiều và không có nhỏng nhẻo, phá phách gì hết... Ở bên Tây có vui không cô?
    - Vui cái gì? Xui thấy mồ ! Vừa qua tới bên ấy, nhè gặp mùa đông lạnh tê tái, mà còn bị họ làm reo biểu tình tùm lum. Về đây thấy nhẹ người, ở thêm bên Tây chắc cô chết quá !
    Thanh An nói thế làm cả nhà cười. Hai đứa nhỏ vẫn kề sát bên mẹ. Thanh An chỉ cái va-li lớn màu nâu và nói với Bèo:
    - Bèo, em soạn cái va-li kia ra, có bánh kẹo nhiều lắm trong đó. Em coi chừng trong đó có con búp-bê và chiếc xe hơi, quà bên nội của hai em gởi qua cho tụi nó đó.
    Bèo soạn ra con búp-bê, Nhã lại lấy ôm vào mình, còn chiếc xe thì Nhàn đến lấy, hai đứa nhỏ mặt tươi rói và thích thú lắm. Thanh An đi vô phòng thay đồ, Nhàn và Nhã cũng đi theo leo lên giường nằm ngắm nghía đồ chơi.
    Giờ cơm chiều, dì Ba dọn lên bàn, vì không có chồng của Thanh An ở nhà nên cô bảo tất cả người làm đều ăn chung. Trong khi ăn cơm, Thanh An hỏi dì Ba:
    - Hổm rày má con có ra đây chơi không dì?
    Dì Ba nhìn Bèo... rồi quay lại trả lời Thanh An:
    - Dạ có... Nhưng...
    Dì Ba vừa nói thì nước mắt đôi dòng nhiễu lợt đợt.
    Thanh An hỏi:
    - Ủa sao dì khóc vậy? Bộ có chuyện gì với má con phải không?
    Dì Ba nghẹn ngào nói từ từ:
    - Dạ, bà đuổi tôi đó cô à !
    - Đuổi dì ! Mà chuyện gì vậy? Thôi dì ăn cơm đi, dì đừng có lo, má con đuổi dì chớ con đâu có đuổi dì.
    Dì Ba im lặng ăn cơm. Cơm nước xong, Bèo lo tắm rửa cho hai đứa nhỏ. Dì Ba lo rửa chén sau bếp. Thanh An xuống bếp nói chuyện với dì Ba:
    - Dì biết má con khó tánh, khi má con nói gì thì dì cứ nín thinh hoặc dạ dạ cho qua truông. Dì đừng bận lòng, dì làm cho con mấy năm nay, con mến dì lắm. Hơn nữa, dì với má con đồng tuổi, má con được con lo đầy đủ, nên không có làm gì hết, còn dì thì phải đi làm để nuôi cho cậu Ân ăn học. Con rất kính dì.
    Dì Ba ngưng tay quay lại phân trần với Thanh An:
    -Tại bữa hôm bà ra đây, gặp tôi làm chả chiên hột vịt cho hai đứa nhỏ ăn với cơm. Bà la: Tại sao cho hai đứa nhỏ ăn hột vịt hoài? Tôi nói: Tụi nó thích món đó lắm, mà thỉnh thoảng tôi mới cho ăn như vậy, chớ đâu phải cho ăn mỗi ngày. Tôi nói như vậy, thì bà la om xòm và nói chờ cô về thì tôi tức khắc phải rời khỏi nơi đây. Xin cô hiểu giùm tôi.
    Nói đến đây dì Ba khóc thút thít. Thanh An đi lại vuốt vai dì Ba và nói: - Dì đừng có khóc, thế nào má con cũng ra thăm hai đứa cháu ngoại hà. Lúc ấy, con sẽ khuyên má con đừng có giận hờn vô lý như vậy.
    Mấy ngày sau, quả thật bà Sáu Thiện, má của Thanh An lót tót ra đến nơi. Trời còn sớm nên bà lên salon ngồi ăn trầu. Một hồi sau hai đứa nhỏ và Bèo mở cửa phòng đi ra, Nhàn và Nhã chạy lại ôm kêu ngoại ngoại. Thanh An nghe tiếng cũng thức dậy ra khỏi phòng và chào hỏi mẹ:
    - Dạ, thưa mà mới ra. Má ra đây chi sớm quá vậy? Để con nói con Bèo qua Chợ-Cũ bên đường Hàm-Nghi mua đồ ăn sáng. Má thích ăn món gì má?
    - Thôi. Tao ăn xôi nếp than ở nhà rồi !
    - Má ăn thêm cơm tấm, bánh canh hay hủ tiếu gì nha má?
    - Không. Tao nói, tao không ăn gì hết ! Bây ăn gì ăn đi, chút nữa tao muốn nói chuyện với bây.
    Thanh An bảo Bèo lo thay quần áo cho hai đứa nhỏ và hỏi tụi nó ăn gì thì đi mua luôn. Thanh An xin lỗi mẹ, nàng vô phòng thay đồ khác. Thay xong trở ra. Bà Sáu Thiện têm miếng trầu khác bỏ vô miệng nhai rào rạo. Tuy tuổi bà vào lục tuần năm nay, nhưng răng cỏ còn đầy đủ, tóc bạc gần hết cả đầu, bà búi tóc cao và có thả ba cái vòng lái. Dáng vóc cao ráo, nước da trắng trẻo, trông người rất lịch sự mà tánh của bà khó khăn với kẻ ăn người ở của con gái bà quá. Bà sống một mình trong một căn nhà nho nhỏ có đầy đủ tiện nghi, miệt cầu Chữ-Y băng qua khu Phạm-Thế-Hiển. Từ ngày góa chồng đến nay, bà ở vậy, thỉnh thoảng bà buôn bán nữ trang loại nho nhỏ với mấy bà bạn hàng xóm và mỗi tháng Thanh An có lén chồng cho bà chút đỉnh tiền để bà ăn xài rộng rãi hơn.
    Bèo, cô gái giữ hai đứa con của Thanh An, cỡ mười bảy mười tám tuổi, tay xách chiếc gào mên năm ngăn trong đó có cơm tấm, bánh canh và hủ tiếu mua về, Bèo dọn lên bàn, đặt đủa muỗng sẵn sàng. Rồi em quay qua lo đút hủ tiếu cho Nhàn và Nhã ăn. Thanh An mời mẹ lại bàn ăn bánh canh, bà Sáu Thiện lắc đầu nói:
    - Tao đã nói tao không ăn mà biểu con Bèo mua làm chi cho tốn tiền.
    - Không sao đâu má à !... Hình như má giận con chuyện gì phải không má?
    - Bây làm gì tao mà giận với hờn. Nhưng má có việc này...
    - Dạ, việc gì vậy má?
    - Tao muốn bây cho bà Ba nghỉ việc liền, tao sẽ thế bã nấu ăn cho bây !
    Thanh An nghe lòng run lên chẳng biết nói làm sao với mẹ. Nàng lấy muỗng vừa trộn tô bánh canh, vừa nói:
    - Con xin lỗi má, con đâu nỡ cho dì Ba nghỉ việc, mà đâu có gì quan trọng mà má giận dữ vậy !
    Bà Sáu Thiện xỉa thuốc lia lịa, mắt ngó thẳng vào mặt con, nói một giọng cương quyết:
    - Bây xem người làm hơn mẹ bây thì từ đây, tao từ bây vĩnh viễn !
    Nói xong, bà Sáu Thiện đứng dậy xách giỏ trầu ra ngã sau nhà mà đi nhanh. Thanh An hết hồn chạy theo quỳ sụp xuống lạy và nói:
    - Con lạy má, xin má tha lỗi cho con. Nếu không, thì con chịu làm đứa con bất hiếu đối với má chớ con không thể nào nghe lời má mà làm một việc ác độc, bất nhân !
    Bà Sáu Thiện hất Thanh An qua một bên. Bà đi nhanh ra gần tới cửa ngõ, Thanh An mở cửa trước chạy ra gọi chú Tuân tài xế lấy xe đưa mẹ về. Nhưng bà Sáu Thiện không chịu lên xe mà bà đi tuốt luôn. Thanh An trở vô thấy dì Ba mặt mày tái mét, nước mắt chèm nhèm. Thanh An nói:
    - Không sao đâu dì Ba à ! Dì đừng có khóc nữa. Dì cứ ở đây làm cho con.
    - Tôi cám ơn cô nhiều lắm. Nếu tôi mất việc làm thì thằng Ân con tôi chắc phải nghỉ học quá !
    - Dì an tâm làm cho con. Chuyện má con với dì để từ từ con giàn xếp, rồi đây má con cũng sẽ nguôi. Con biết má con giận lắm. Nhưng... để chờ đầu tháng con đưa tiền chú Tuân đem về cho má con, tới đó coi xem sao?
    Vào đầu tháng, Thanh An bỏ vô bao thơ năm ngàn đồng nhờ chú Tuân đem đưa cho mẹ. Thanh An vừa thấy chú Tuân về, cô liền chạy xuống sân nhà hỏi:
    - Sao, chú Tuân ! Má con có nhận tiền không?
    - Dạ, thưa cô ! Bà nhận rồi !
    - Má con có nói gì với chú không?
    - Dạ không !
    Thanh An thở ra cái phào, nàng trở lên nhà với gương mặt tươi cười và nói với dì Ba:
    - Dì Ba ơi ! Má con nhận bao thơ của con rồi ! Con mừng quá !
    - Vậy là bà hết giận cô !
    - Chắc còn chút chút, nhưng má con nhận tiền là con thấy nhẹ lòng, chớ sợ má con không nhận thì con sẽ khó xử lắm. Nè, dì Ba ! Chừng nào má con có ra nữa thì dì cứ tự nhiên hỏi má con ăn uống gì chưa như mọi lần nha !
    - Dạ, tôi xin vâng lời cô và rất cám ơn cô !
    Từ đó mỗi đầu tháng là Thanh An nhờ chú Tuân đem tiền về cho mẹ, mẹ nàng vẫn nhận tiền, nhưng không ra Sài-gòn thăm con và hai đứa cháu ngoại. Thanh An cũng cứng đầu mà kình với mẹ chớ nàng không chịu về thăm.
    Bà Sáu Thiện tuy giận Thanh An lắm. Nhưng mấy tháng qua bà suy nghĩ cũng nhiều về cách xử thế của con gái bà, trong lòng bà rất nhớ con nhớ cháu ngoại, rồi bà nghĩ : Con An nó cho nó phải, nên nó không về thăm mình. Thôi thì mình đi thăm nó và hai đứa cháu ngoại. Nghĩ mình cũng hơi gắt gao với chị Ba bếp. Tại mình muốn cháu mình ăn thịt bò, thịt heo cho bổ. Chớ ăn hột vịt đâu bổ gì. Cha, ngặt dữ à ! Mình phải làm sao huề với chị Ba đây? Thây kệ ! Mình sẽ tìm cách nói chuyện vã lả với chị ấy ! Chớ ở nhà mà chờ con An nó về thăm mình chắc còn lâu à ! Tánh nó giống ông già nó hệt khuôn.
    Tới tháng thứ sáu, bà Thiện chịu hết nỗi. Bà xách giỏ trầu đi ra Sàigòn thăm cháu ngoại.
    Sáng sớm mới hơn sáu giờ là bà Thiện đã có mặt nơi đó rồi. Bà chuyên môn vào nhà Thanh An bằng ngõ sau. Dì Ba và Bèo thấy bà Sáu Thiện lù lù vô nhà, vì cửa sau hễ họ thức dậy là mở cửa tét bét. Dì Ba khều Bèo ra dấu ý bảo nó lên cho cô chủ hay.
    Bèo chạy lên nhà trên gõ cửa phòng gọi Thanh An:
    - Cô ơi cô !
    - Chuyện gì đó Bèo?
    - Có bà ra kìa !
    - Vậy hả ? Ừ cô ra liền.
    Thanh An bật ngồi dậy đi ra khỏi phòng làm chồng nàng giựt mình hỏi:
    - Em làm cái gì vậy?
    Thanh An nói:
    - Có mẹ em ra, anh ngủ nữa đi.
    Thanh An ra salon không thấy mẹ, nàng đi thẳng xuống nhà bếp, thấy mẹ đang ngồi ăn trầu và trò chuyện với dì Ba, trong lòng cô vui mừng vô cùng, cô làm bộ tĩnh bơ mà hỏi mẹ:
    - Dạ, thưa má mới ra ! Má ăn sáng món gì để con bảo con Bèo đi mua? - Thôi khỏi. Tao mới nói với chị Ba, là chút nữa sẵn đi chợ rồi ăn ở ngoài ấy luôn.
    Thanh An nghe mẹ nói thế, nàng mừng và nghĩ: Vậy là má mình hết giận rồi ! Đội ơn Trời-Phật đã cứu mình, xém chút xíu nữa là mình làm việc ác rồi !
    Nghĩ đến đây nàng trở lên nhà trên vào phòng lấy tiền, rồi trở xuống bếp đưa tiền cho dì Ba đi chợ, và căn dặn:
    - Dì Ba à ! Hễ má con thích ăn gì thì dì để má con mua nha !
    Dì Ba lấy tiền và nói:
    - Tôi biết bà thích ăn cá trê vàng chiên dằm nước mắm gừng chấm với đậu bắp và đọt khoai lang hấp cơm.
    Bà Sáu Thiện nghe nói thế, bà cười tít toét, bà đưa cục thuốc lên miệng từ từ xỉa qua xỉa lại, nhổ cỗi trầu nhè nhẹ vào cái lon sữa ghi-gô, rồi bà như vội vàng bảo với dì Ba:
    - Thôi đi chợ lẹ lẹ lên chị Ba ơi ! Muốn ăn cá trê vàng lớn thì phải đi chợ sớm, nếu đi trễ thì chỉ còn lại cá nhỏ không ngon đâu.
    Bà sáu Thiện và dì Ba bếp dắt nhau đi song song, mặt mày hai bà vui vẻ như không có chuyện gì xẩy ra trước đây. Thanh An thấy vậy chạy vô nói với Bèo:
    - Bèo , em thấy chưa? Nếu cô nghe lời má cô thì chắc cô hối hận chết được sau này đó !
    - Em cũng sợ quá trời mấy tháng trước cô à !
    Thời gian êm đềm trôi chảy. Năm sau, Jean-Charles, chồng Thanh An đi về Pháp lo công việc cho hãng. Một đêm Thanh An đi ăn tiệc về thật khuya nàng vừa mở cửa vô nhà thấy đèn đuốt còn sáng chang. Nàng chạy ra nhà sau thì thấy dì Ba bếp nằm xuội lơ, mặt tái mét, đôi mắt như mất hồn chỉ còn cái nhìn kêu cô chủ cứu giúp. Thanh An hỏi Bèo, Bèo nói là dì Ba bị ói mửa và tiêu chảy từ hồi đầu hôm tới giờ. Thanh An tức tốc bảo Bèo phụ cô dìu dì Ba xuống đường đón taxi chở dì Ba vô nhà thương Sài-gòn gấp. Tuy đã sắp tới giờ giớ nghiêm, nhưng cũng may mắn đón được taxi. Thanh An chẳng kịp thay quần áo gì cả, nàng mặc luôn chiếc áo dạ-hội màu đen hở lưng, hở ngực, dài thậm thà thậm thượt, nữ trang đeo sáng chói, trên mặt thì son phấn lòe loẹt. Lúc ấy nàng không còn nhớ gì ngoài cái việc là lo cho dì Ba bếp.
    Vào nhà thương, Thanh An hối bác-sĩ lo cho dì Ba khẩn cấp. Ông bác-sĩ trực đêm, gương mặt còn trẻ măng cỡ chừng ba mươi tuổi là cùng. Ông nhìn nhìn Thanh An, có lẽ ông lấy làm lạ vì thấy nàng ăn mặt diêm dúa mà lại hơi hở hang, ông hỏi:
    - Bà đây, là gì của cô?
    - Dạ, thưa bác-sĩ ! Dì ruột của tôi !
    - Vậy à ! Tôi tưởng... là mẹ cô chứ !
    Thanh An nóng ruột hối bác-sĩ:
    - Nhờ bác-sĩ khám xem dì tôi bị gì?
    Bác-sĩ khám và đo máu cho dì Ba xong, ông nói:
    - Bà đây bị trúng thực đó cô !
    - Trời ơi ! Có sao không bác-sĩ?
    - Cũng may là vào nhà thương kịp, chớ trễ thì nguy rồi ! Cô đừng lo, không có sao đâu !
    - Dạ, cám ơn bác-sĩ.
    Bác-sĩ khám xong, ông chích và cho dì Ba uống thuốc. Dì Ba đã ngưng mửa, nhưng vẫn còn đi cầu, Thanh An dìu dì ra cầu tiêu và lau chùi, vì dì yếu sức lắm. Trong đêm đó, dì Ba đi cầu rất nhiều lần. Thanh An thức đến sáng. Mãi đến trưa trưa dì Ba mới đỡ và ăn chút cháo lỏng. Tới chiều Thanh An thấy dì khỏe lại. nàng xin phép bác-sĩ cho dì Ba về. Nàng đi đóng tiền nhà thương, rồi lấy taxi đem dì Ba về nhà cho dì dưỡng bệnh. Thanh An lo dì Ba như đứa con lo cho mẹ. Cuối tuần cậu Ân, con trai dì Ba ghé thăm mẹ, dì Ba kể lại chuyện trên đã xẩy ra cho con nghe. Ân rất lấy làm cảm động và lên nhà trên gặp Thanh An và nói:
    - Dạ, thưa cô An ! Tôi xin có lời cám ơn cô thật nhiều. Nhưng vì sao cô không nhắn người gọi tôi?
    Thanh An tươi cười:
    - Vì tôi thấy, tôi lo cho dì Ba được !
    - Lòng cô tốt với mẹ tôi. Tôi biết lấy gì đền đáp đây?
    - Có ơn nghĩa gì trọng đại đâu mà cậu quan tâm quá vậy? Hơn nữa, dì Ba là người tôi mang ơn lớn lắm đó.
    - Trời ơi ! Sao cô nói vậy?
    - Tôi nói với tấm lòng thành thật theo quan niệm của riêng tôi, chớ không phải là triết lý, hay dạy đời ai. Bởi vì, dì Ba bỏ công cực nhọc làm cho tôi, công lao ấy thật là lớn vô biên, vô lượng không thể nghĩ bàn được. Còn tiền của tôi trả công cho dì Ba thì có giới hạn, có số. Và hơn nữa, kiếp người ai biết được chuyện gì sẽ xẩy ra ở ngày mai. Biết đâu ngày sau, rủi tôi có thành người làm của cậu, cậu sẽ nghĩ chút tình mà tử tế với tôi.
    - Trời ơi ! Cô nói quá lời !
    Thanh An cười:
    - Ở đời những chuyện xuống lên là lẽ thường mà cậu !
    - Cô nghĩ quá xa ! Tôi nghĩ rằng sẽ không bao giờ có chuyện đó xẩy tới đời cô !
    - Chuyện gì cũng có thể xẩy ra trên cõi đời. Nhứt là đã mang kiếp con người. Thật ra đối với tôi, thì cái việc tôi lo cho dì Ba trong lúc bệnh hoạn, đó là tự nhiên, là bổn phận con người đối với người mà thôi. Tôi chẳng nghĩ gì trong lúc đó cả. Xin cậu đừng quá ái ngại, cậu nên để lòng yên tịnh mà cố gắng học hành.
    Đến đây cậu Ân xin phép đi ra đàng sau. Rồi cậu trở lên, trên tay có xách trái sầu riêng thật to, và nói:
    - Tôi xin biếu cô An trái sầu riêng ăn lấy thảo.
    Thanh An tươi cười:
    - Vâng, tôi nhận. Cám ơn cậu Ân nhiều.
    - Dạ, chào cô tôi về.
    Dòng đời bể dâu biến đổi, sau 1975, kẻ còn trong nước, người theo chồng hồi hương về Pháp. Một thời gian gần mười năm sau. Gia đình Thanh An tan rã, nàng ráng làm lụng nuôi hai con. Bấy giờ Nhàn và Nhã đã lớn khôn. Mỗi đứa ra ở riêng. Còn dì Ba thì chồng đã chết. Ân, đứa con trai của bà cố gắng học hành và đậu được bằng cấp tiến sĩ kinh tế - xả hội. Mãi đến một thời gian thật dài sau đó mới được người bảo lãnh sang Hoa-Kỳ sinh sống. Dì Ba lúc nào cũng nghĩ tấm tình của Thanh An. Nên quyết tâm tìm người chủ cũ. Bà bảo con bà đi nhờ hội Phước-Thiện-Thiên-Chúa-Giáo-Việt-Nam tại Paris tìm dùm bà Thanh An để mà đền ơn đáp nghĩa. Sau đó Thanh An nhận được lá thư của dì Ba bếp. Nàng rất cảm động và vội vàng trả lời ngay. Từ đó sự liên lạc qua lại giữa gia đình dì Ba với Thanh An rất thường xuyên. Cậu Ân bấy giờ làm ăn khá giả lắm. Cậu có nhã ý mời Thanh An qua Mỹ chơi. Nhưng Thanh An ngại, nên nói là mắc công chuyện không đi được.
    Rồi gần mười năm sau, một hôm cậu Ân gọi điện thoại cho bà Thanh An và nói:
    - Cô An à ! Gia đình tôi sẽ ghé Paris bốn ngày. Nhứt định kỳ này phải gặp cô và ở nhà cô nha !
    Bà Thanh An nghe vậy lòng hơi ái ngại, vì nhà bà nhỏ, mà gia đình của Ân thì đến năm người. Bà sợ rồi đây lo không chu đáo thì sẽ bị chỉ trích, chê bai. Vì người Việt sống bên Mỹ hay chê nhà cửa của người Việt ở Pháp là, chật hẹp, là thiếu tiện nghi... là là... Ôi ! Bởi bà Thanh An đã nghe và thấy nhiều lắm rồi. Bà nói với cậu Ân:
    - Nhà tôi nhỏ lắm, không đủ tiện nghi như những nhà bên xứ Mỹ đâu.
    - Không sao đâu, cô An à ! Nhà nhỏ mà tình của cô đâu có nhỏ. Má tôi bảo vợ chồng và các con của tôi với giá nào cũng phải ở nhà cô.
    
    Tết Tây vừa qua, Tết Việt Nam sắp đến. Gia đình Ân bay qua Paris với hai vợ chồng và ba đứa con của cậu. Cậu mướn chiếc xe Renault-Espasse tám chỗ ngồi để tiện bề di chuyển. Gia đình Ân đến nhà bà Thanh An, họ dồn chung một phòng nhỏ cỡ mười hai thước vuông mà ngủ.
    Lúc bấy giờ, bà Thanh An đang trong tình thế túng ngặt, vì thất nghiệp dài hạng. Dầu hoàn cảnh như vậy, bà cũng lo đi chợ để nấu ăn. Nhưng cậu Ân không chịu ăn ở nhà mà cứ đi ăn nhà hàng. Rồi còn đi Li-Đô xem ca-vũ-nhạc show, đi chụp hình ở chân Tháp Eiffel, ra Khải-Hoàn-Môn, đi dạo trên đại lộ Champs-Élysée, lên khu Pigale, đến Sacré-Coeur-Montmartre chụp hình và viếng những thắng cảnh của thủ-đô Paris. Đi đến đâu cậu cũng dành trả tiền.
    Gia đình Ân ở nhà bà Thanh An mấy ngày đêm trong không khí vui nhộn. Các con của cậu, đứa con trai tên Nghĩa khoảng hai mươi lăm tuổi, hai đứa con gái, Hiếu và Thảo cỡ tuổi đôi mươi. Tất cả đều lễ phép và rất dễ thương. Trước khi rời khỏi nhà bà Thanh An, Ân có nhét vô tay bà ba trăm đô-la, gọi là quà tặng. Bà từ chối, nhưng vợ con và cậu năn nỉ quá, bà miễn cưỡng đành phải nhận.
    Chuyến đi ấy, sẵn dịp cậu Ân về Việt Nam ăn Tết và có công việc làm ăn nữa.
    Từ đó gia đình cậu Ân thường liên lạc với bà An. Và cậu được biết bà đã bán nhà và đang tìm việc làm. Nhưng với cái tuổi gần sáu mươi thì khó có ai mướn bà lắm. Ân tìm cách để đền ơn đáp nghĩa cho mẹ mình. Nên cậu trở lại Paris tìm cách mở một cơ sở nho nhỏ và giao bà Thanh An làm quản lý trông coi.
    Tết năm ấy bà Thanh An có việc làm, bà mừng như hứng được những giọt nắng xuân chiếu vào trong cơn lạnh lùng của mùa đông Âu Châu.
    Địa cầu nhỏ xíu đấy thôi,
    Lòng người lớn rộng đất trời nào hơn.
    Thời gian lòng dạ chẳng sờn
    Nghĩa tình chồng chất như sơn cao vời
    Thánh hiền để lại mấy lời:
    Ráng ăn ở phải, Phật-Trời thưởng ban
    Phật rằng: có Quả, có Nhân,
    Cây nào trái đó, định phân rỏ ràng.

Việt Dương Nhân