Thương tặng những ai có cùng một thời sống ở Minh Hải, miền đất cuối Việt !!!.....
Du lịch sinh thái trong rừng ngập mặn.
Video Cà Mau ! Quê hương tôi ...
Đường về Cà Mau / Back To Ca mau
Nhớ về đất Mũi ......
Đã lâu rồi tôi chưa về thăm đất Mũi,
Tuổi trẻ đâu còn, kỷ niệm cũ lùi xa.....
Hơn ba mươi năm chưa trở lại quê nhà,
Bạn bè cũ biết bao giờ gặp lại ?!
Nhớ không nguôi những ngày qua thân ái,
Ngôi trường xưa, học trò cũ giờ đâu?.....
Kỹ niệm vui giờ chỉ kỷ niệm sầu ,
Về chốn đó ta lữ hành lỡ bước !!
Minh Hải ơi, làm sao ta quên được ?
Một mảnh trời quê và cả một mảnh tình...
Dù qua bao sóng gió kiếp linh đinh ,
Tâm trí vẫn chưa quên hình bóng cũ !!!
Minh Hải ơi, ta sẽ còn hẹn gặp,
Dù người xưa vĩnh viễn đã không còn...,
Vẫn chắt chiu gìn giữ tấm lòng son,
Cho tình cũ, và luôn cho quê hương mẹ !!!
Quê mẹ ơi, xin hãy chờ con nhé....
Dù quay về có tìm được mấy ai ?
Để trong tâm không nén tiếng thở dài,
Được ấm áp trong vòng tay quê mẹ !!!
NM
Đã lâu rồi tôi chưa về thăm đất Mũi,
Tuổi trẻ đâu còn, kỷ niệm cũ lùi xa.....
Hơn ba mươi năm chưa trở lại quê nhà,
Bạn bè cũ biết bao giờ gặp lại ?!
Nhớ không nguôi những ngày qua thân ái,
Ngôi trường xưa, học trò cũ giờ đâu?.....
Kỹ niệm vui giờ chỉ kỷ niệm sầu ,
Về chốn đó ta lữ hành lỡ bước !!
Minh Hải ơi, làm sao ta quên được ?
Một mảnh trời quê và cả một mảnh tình...
Dù qua bao sóng gió kiếp linh đinh ,
Tâm trí vẫn chưa quên hình bóng cũ !!!
Minh Hải ơi, ta sẽ còn hẹn gặp,
Dù người xưa vĩnh viễn đã không còn...,
Vẫn chắt chiu gìn giữ tấm lòng son,
Cho tình cũ, và luôn cho quê hương mẹ !!!
Quê mẹ ơi, xin hãy chờ con nhé....
Dù quay về có tìm được mấy ai ?
Để trong tâm không nén tiếng thở dài,
Được ấm áp trong vòng tay quê mẹ !!!
NM
Chợ nổi Cà Mau
Yêu lắm Cà Mau !!!......
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp trở về thăm lại nơi tôi đã ra đi. Tôi không
sinh ra trên mảnh đất này, nhưng nơi đây nuôi tôi lớn lên, vào đời bằng
sự yêu thương che chở như quê mẹ mình vậy.
Lần đầu tôi đến với Cà Mau vào một mùa mưa trắng trời. Tôi ra đi cũng
vào một ngày mưa xối xả và trong lòng cũng ngập tràn một cơn mưa. Mưa Cà
Mau với tôi là kỷ niệm trong ngần, ngọt mát; là nỗi nhớ, niềm thương…
Còn gì sung sướng bằng giữa mênh mông sông nước, những buổi chiều đi thả
lưới bắt cá trên sông.
Những món ăn đồng quê dân dã từ con cá rô đồng, cá lóc, cá chốt… đậm đà
hương vị. Sau này tôi không thể tìm thấy ở những quán ăn, nhà hàng sang
trọng của thành phố. Mùi hương đồng cỏ nội đã theo tôi suốt bao năm
tháng cho đến tận bây giờ. Tôi yêu Cà Mau bởi tôi yêu mưa Cà Mau đến vô
cùng...
Tôi về với những cái tên quá đỗi thân quen: Cà Mau, U Minh, Đầm Dơi…
Bạn bè nói tôi luôn sống vì quá khứ. Tôi không phủ nhận điều đó. Vâng,
những gì của ngày nay không phải là của ngày xưa sao? Vậy nên, trong tôi
cứ ào ạt trôi về cuồn cuộn bao tên đất, tên người mỗi khi tôi khẽ chạm
vào để rồi thổn thức, bâng khuâng. Tôi "đi trong hương tràm bát ngát"
nghe lòng xôn xao một điều chi rất lạ. Một khác lạ mà tôi không thể tả
nổi, chỉ biết nó đã quá thân thương trong tâm hồn tôi. Có gì vui sướng,
hạnh phúc bằng khi ta gặp lại mùi hương đã luôn có trong tiềm thức.
Dường như cái dịu dàng, thoang thoảng, ngan ngát của hương hoa tràm vẫn
làm tôi mênh mang tựa ngày đầu về đất U Minh…
Tôi yêu Cà Mau bởi tôi yêu cây đước Cà Mau đến vô cùng… Đi giữa bạt
ngàn đước xanh, tôi nghe dạt dào cảm xúc. Cây đước mênh mông xanh ở cái
xứ chỉ cần nhìn trên bản đồ hình chữ S đã thấy xa tít tắp mù khơi rồi cứ
mãi gắn bó với con người như chẳng thể nào rời xa. Đước làm nhà, dựng
trường học, nối nhịp đôi bờ sông, kinh rạch…
Ở đâu, đi đâu cũng chỉ có đước. Tôi bỗng da diết nhớ đêm năm nào cùng
bạn bè ngồi trong rừng đước ôm đàn ca mấy bài vọng cổ. Anh bạn xứ Đầm
Dơi say men rượu và say tình người rồi mà bài vọng cổ anh ca cứ làm
chúng tôi ngẩn ngơ theo.
Cái tình quê thấm đượm sao dễ phai nhòa cho được… Tôi nhớ ngôi trường
mình từng dạy học ở giữa vùng quê cũng toàn là đước. Học trò quê có lẽ
chưa quên một chiều tan trường thầy té xuống sông chỉ vì cây cầu đước
lắc lẻo đi chưa quen. Sau lần ấy, các em thương thầy giáo trẻ hơn, tình
thầy trò gắn bó sâu nặng, thân thiết hơn…
Vài ngày ở Cà Mau chẳng thấm thía vào đâu với một người gần hai chục
năm xa cách. Bạn bè, thầy trò tay bắt mặt mừng mới đó lại phải chia tay.
Vẫn còn đó ăm ắp những tình thân dành cho nhau. Vẫn cái tâm trạng như
ngày nào ra đi: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm
hồn" (thơ Chế Lan Viên). Và ta chợt nhận ra, xa mặt nhưng không cách
lòng… Vâng! Tình người và đất Cà Mau đã thấm vào máu thịt của tôi.
Hẹn một ngày không xa sẽ lại trở về với Cà Mau quê tôi yêu dấu. Yêu lắm, Cà Mau ơi!.
Đào Trọng Khởi
Nhớ chợ làng !....
Chợ
làng, hiểu một cách nôm na, đó là những ngôi chợ nhỏ, đơn sơ ở những
làng quê, nó hoàn toàn mang tính tự phát do nhu cầu trao đổi mua bán
những sản vật từ một nền kinh tế nông nghiệp tự sản tự tiêu của người
nông dân Việt Nam.Ở Cà Mau ngày nay có những ngôi chợ tự mọc lên rất nổi danh như chợ phường 8, phường 5, nhưng đó không phải là chợ làng ngày xưa mà là chợ phường được nhiều người nông dân từ các vùng ngoại ô thành phố tự sản xuất được đem ra ngồi bán, mấy mươi năm về trước cũng bắt đầu mọc lên từ hình thái chợ làng.
Tôi có ông anh, hơn 10 năm trước rời quê hương Thới Bình lên Cà Mau sinh sống. Choáng ngợp cảnh nội thành đất chật người đông, anh quyết định chọn ngoại thành mua đất cất nhà. Đây là vùng ngoại ô, từ nhà anh đến trung tâm chợ thành phố như chợ phường 2 không xa. Gần nhà anh có chợ làng sáng nào cũng họp một phiên.
Tôi còn nhớ có một năm, để chuẩn bị ăn Tết, nhà ông anh tôi như một cái xưởng chế biến thực phẩm nho nhỏ. Anh ra chợ làng kế nhà gom mua hàng chục ký cá chạch, cá sặt bổi, sặt bướm, cá lóc về làm khô, giăng dây kẽm phơi đầy trước sân. Rồi nào là tép mòng (tép rong, một loại tép nước ngọt), tép đất làm mắm tôm mặn, tôm chua.
Đặc biệt là mua cá dày về rọng sẵn trong nhà. Chiều 29 Tết, anh tôi đi nhổ rau đắng đất, mọc đầy dưới những đáy ao, bờ ao mặt đất vừa mới ráo, mang về chia thành từng phần làm quà. Mỗi một túi quà gồm có rau đắng đất, các loại cá khô cùng hũ mắm tôm.
Tết năm đó, anh tặng "chiến hữu" toàn đặc sản quê nhà nhưng được làm ngay ở chợ Cà Mau. Riêng những bạn chí thân và biết ăn, anh tặng thêm cặp cá dày, làm cho người được tặng ngỡ ngàng, bởi lâu rồi từ lúc xa quê, có người phải 5-10 năm mới thấy mặt loài cá trứ danh này, mà nó lại còn sống nhăn, giãy đành đạch giữa cái chốn phồn hoa đô hội.
Đô thị hóa đến nhanh, chẳng được mấy năm tận hưởng cái hương vị quê nhà, cái xóm nhỏ thứ hai của ông anh tôi đã bị giải tỏa, đền bù, tái định cư. Cái chợ làng quanh đó cũng đã biến mất. Những sản vật của thiên nhiên đến từ những cánh đồng quê quanh vùng cứ thưa dần rồi mất hẳn, hoặc năm khi mười họa mới quay trở lại một lần nhưng số lượng thì ít ỏi.
Không còn đặc sản chợ làng, ông anh tôi nghĩ đến chuyện đi "săn hàng độc" ở những chợ làng xa. Vào những thứ bảy, chủ nhật, anh rủ tôi đi về các chợ phường, đi thật sớm để đón các bà chị từ trong quê ra có hàng độc mà mấy ông chồng vừa bắt được đêm hôm trước đem ra bán.
Thế rồi thời gian gần đây, những ngôi chợ làng "hư danh" gần nhà ông anh tôi xuất hiện trở lại, một số ít người chuyên buôn "hàng độc" số lượng không nhiều, còn chất lượng thì kém xa hồi trước, nhưng giá cả thì thật là khủng khiếp. Tép mòng 45 ngàn một ký, cá chạch 50 ngàn một ký, vọp thì bán tính bằng ký, mà tép mòng, xin nói hơi quá lời một chút, nó chỉ lớn hơn đầu cây tăm, cá chạch cũng chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út, y như rằng chúng vừa mới được sanh nở ngày trước thì ngày sau được "đưa lên sàn giao dịch".
Với tuổi thơ của những người như tôi, tép mòng là phế phẩm của tạo hóa. Cho không ai lấy, bán chẳng ai mua, hồi đó chúng nhiều vô số kể, chúng thường được làm mồi câu cá và làm thức ăn cho vịt đẻ. Mặc dù chế biến thành thứ mắm tôm chua để ăn kèm với thịt luộc, cá luộc, cá nướng thì rất ngon, nhưng để gọi đúng giá trị của chúng trong cái kho tàng tài sản thiên nhiên thì tép mòng là thứ rất tầm thường.
Chọn một vùng ngoại ô để sống, ông anh tôi tự hào mình là người phát hiện ra những ngôi chợ làng như mang theo được cả một không gian của quê hương về nơi ở mới. Nhưng rồi cái niềm vui, niềm tự hào ấy cũng chóng vánh qua đi, trong ký ức của anh lại bắt đầu có thêm nỗi nhớ. Nhớ những ngôi chợ làng mà giờ đây ngày ngày anh vẫn đến, vẫn đi qua, nhưng chỉ còn là tên gọi.
Anh đã bỏ cái thói quen mới vừa được hình thành là đi "săn hàng độc". Anh nói với tôi rằng thậm chí anh còn không dám nhìn vào mấy cái mẹt tép mòng, mấy cái rổ cá chạch, mấy thau cá sặt, cá rô non... Ở đó nó như chứa đựng cả một sự vô lý, những giá trị bị đảo lộn.
Cái cảm giác không dám nhìn ấy anh không thể giải thích, nhưng anh nói rằng nó rất tự nhiên như thế. Tự nhiên như người ta cố né tránh chạm phải cái sự bất chấp đạo lý của vấn đề về một số phận nào đó, biết rằng đau nhưng vô phương can thiệp và cứu chữa. Ôi, chuyện cá tôm mà cũng buồn thật đó./.
Ký ức rau đồng....
Hồi chiến tranh, ở miệt đồng U Minh Hạ
có câu chuyện vui như thế này: Rằng có một anh bộ đội D10 (một đơn vị
quân chủ lực miền Bắc vượt Trường Sơn vào Nam và hoạt động chiến đấu
trên địa bàn Cà Mau) mới chân ướt chân ráo đến đóng quân ở một xóm nọ.
Không biết ăn trúng phải món lạ gì mà nửa đêm chột bụng, không rành
đường sá, đêm hôm không biết hỏi ai, nên đánh liều chạy vội ra cánh đồng
sau nhà. Sau khi "giải quyết khó khăn" xong, mới giật mình, vì lúc vội,
chỉ mang theo… hai bàn tay trắng.
Nhờ trời sáng trăng, anh bộ đội nhìn quanh chỗ mình ngồi, thấy xanh rì cỏ non, đành quơ vội một nắm. Nhưng vừa cầm nắm cỏ lạ, bỗng nghe một mùi thơm ngào ngạt, giữa đêm khuya trăng sáng, anh bộ đội nghe khoan khoái trong lòng, kêu lên: "Ối, giời ôi! Ở miền Nam đến cỏ cũng thơm bát ngát".
Mấy tay hậu duệ bác Ba Phi đặt ra những câu chuyện như vậy trong kháng chiến chống Mỹ càng làm cho niềm vui kháng chiến tăng lên, tình quân dân thêm sức mạnh, làm cho anh bộ đội Cụ Hồ và người dân Đất Mũi thêm gần nhau hơn như "cá với nước", còn người bản địa thì cốt là để khoe cái tài nguyên thiên nhiên rau đồng cực kỳ giàu có của xứ sở mình.
Những người truyền khẩu câu chuyện trên kể tiếp - Anh bộ đội người miền Bắc kia không biết rằng anh đang ngồi trên cánh đồng rau ngò om mọc tự nhiên bạt ngàn ở xứ U Minh!
Nhờ trời sáng trăng, anh bộ đội nhìn quanh chỗ mình ngồi, thấy xanh rì cỏ non, đành quơ vội một nắm. Nhưng vừa cầm nắm cỏ lạ, bỗng nghe một mùi thơm ngào ngạt, giữa đêm khuya trăng sáng, anh bộ đội nghe khoan khoái trong lòng, kêu lên: "Ối, giời ôi! Ở miền Nam đến cỏ cũng thơm bát ngát".
Mấy tay hậu duệ bác Ba Phi đặt ra những câu chuyện như vậy trong kháng chiến chống Mỹ càng làm cho niềm vui kháng chiến tăng lên, tình quân dân thêm sức mạnh, làm cho anh bộ đội Cụ Hồ và người dân Đất Mũi thêm gần nhau hơn như "cá với nước", còn người bản địa thì cốt là để khoe cái tài nguyên thiên nhiên rau đồng cực kỳ giàu có của xứ sở mình.
Những người truyền khẩu câu chuyện trên kể tiếp - Anh bộ đội người miền Bắc kia không biết rằng anh đang ngồi trên cánh đồng rau ngò om mọc tự nhiên bạt ngàn ở xứ U Minh!
Câu chuyện làm cho người ít rành về
vùng đất này thấy lạ, chứ ngày trước, khi chưa có sự tác động nhiều của
con người đến thiên nhiên, ở vùng U Minh Hạ, những loại rau như ngò om,
cần nước, rau muống đồng mọc hoang dã thành rừng, không biết làm gì cho
hết.
Nhưng trên đồng đất Cà Mau, nếu gọi là xưa, thì cái ngày xưa cuối cùng của nó, theo những gì còn đọng lại trong ký ức của lớp người thuộc thế hệ chúng tôi, thì cũng chỉ là hơn 30 năm trước. Song, đó là "những ngày xưa", bây giờ kể lại giống như mình đang ngồi nói láo.
Mấy hôm trước có ông anh bạn từ miệt U Minh lên, có dịp lưu lại Cà Mau nhiều ngày, lúc rảnh, chúng tôi cùng ngồi nhâm nhi và nhắc "chuyện xưa tích cũ" quê nhà. Cũng là chuyện con cá, cọng rau. Ông bạn của tôi, như "một nhà rau đồng học", anh đã liệt kê ra hơn một trăm loại rau đồng, rồi nói vui: "Ông bà mình thời khẩn hoang chắc cũng phải bị ngộ độc, chết dại không ít mới phát hiện ra được loại nào ăn được, loại nào không, trong vô số loài thực vật mọc hoang ở cái xứ này. Chính vì vậy, rau đồng phải được hiểu như thứ di sản quý của ông bà để lại cho hậu thế!".
Rau đồng ở vùng ngọt hóa Cà Mau nhiều thật! Nhiều đến nỗi cứ bước ra khỏi cửa là gặp rau. Có những loại người ta không gọi rau mà gọi là cỏ hay cây thuốc, nhưng có mặt trong bữa cơm thường ngày với "tư cách" là rau.
Tôi chắc một điều rằng người đồng bằng sông Cửu Long ngày trước sống ung dung trên quê hương, đồng đất của mình, chẳng nghĩ ngợi gì nhiều đến món ăn. Thiên nhiên có sẵn mùa nào thứ đó. Loại thực phẩm nào làm món ăn gì, ăn kèm với rau gì đều do thiên nhiên cung cấp cả. Quanh nhà chỉ cần trồng vài bụi sả, vài cây ớt, một ít rau nêm. Trong bếp, chỉ cần nuôi hũ giấm, hũ cơm mẻ là đủ. Bữa ăn thường ngày chiên, xào, nấu, nướng, kho đều ăn kèm theo với các loại rau đồng.
Muốn ăn một nồi canh rau tạp tàng không cần phải đi xa, cứ bước quanh hè nhà, ra sau vườn là có đủ, nào là rau diệu, rau má, rau trai, cỏ mực, thuốc giòi, vòi voi, cỏ the, bạc bợ, nhãn lồng, rau muống, rau đắng… không sao đếm xuể. Một nồi canh rau tạp tàng như thế chứa không biết bao nhiêu là vị thuốc nam.
Nhưng cái thú nhất của nồi canh rau tạp tàng là tự tay mình đi hái, tự tay chọn lựa trong bao loài cây cỏ mọc lên từ đất, được thưởng thức ngay những ngọn rau xanh còn đang ngọt ngào dòng nhựa sống tích lại cái tinh hoa của trời và đất.
Trong ẩm thực của người dân đồng bằng sông Cửu Long, có những món ăn dường như là để "trình diễn" các loại rau đồng như mắm kho và bánh xèo. Bánh xèo, mắm kho ngày nay đã nổi tiếng ở các đô thị, không mấy ai không biết, nhưng nó đã được "cải biên" nhiều cho phù hợp với không gian của nhà hàng, quán xá, nên cái bản gốc đồng quê của nó ít ai được biết.
Ngày trước ở quê, muốn ăn bánh xèo là cả một công việc công phu, nên người ta nói: Tổ chức đổ bánh xèo. Ngoài việc chuẩn bị ngâm gạo, xay bột, phải kể đến khâu làm nhưn bánh và tìm hái cho đủ các loại rau. Nhưn bánh xèo phải có thịt heo hay thịt vịt xiêm, tép bạc, cộng với củ hủ dừa, bồn bồn tươi, hoặc ngó sen, hay một thứ rất đặc biệt khác mà không phải ai cũng biết và không phải ở đâu cũng có, đó là ngó non của một loại cỏ mọc ở bãi sông, đầm, chỉ có vào mùa nước ngọt, có tên là cỏ lông tượng.
Điều thú vị nhất là rau ăn bánh xèo này, người ta chọn hầu hết các loại lá, như lá lụa, lá sộp có vị chua, lá bông súng, lá cắt lồi, lá cơm nguội, lá tra có vị chát, lá cách có mùi thơm. Ngoài ra còn có những loại lá cây vườn như lá cóc, lá xoài, lá chùm duột. Tất cả đều phải non mơn mởn.
Có thể nói rằng, trong món ăn ba miền của Việt Nam, chỉ có mắm kho là ăn được với nhiều loại rau nhất. Khắp trên đồng ruộng mọc lên vô số loài rau nước. Có thể kể ra những loại rau quen thuộc, không thể thiếu trong một bữa ăn với mắm kho như: bông súng, rau ngổ, rau đắng biển, rau mác, kèo nèo (cù nèo), lá hẹ, mã đề, rau dừa, năn bộp …
Cách nay vài năm, cũng vào dịp Tết Nguyên đán, tôi đến chơi nhà một anh bạn đồng nghiệp. Tiệc rượu dọn ra, chủ nhà làm ra vẻ bí mật, ông nói Tết năm nay ông sẽ đãi chúng tôi một món thật đặc biệt. Nghe ông nói món đặc biệt, chúng tôi cứ đoán già, đoán non về một thức gì đó mà mình chưa từng ăn qua. Chừng ông mở tủ lạnh lấy ra một đĩa rau xanh, làm cho chúng tôi không khỏi bất ngờ. Đó là đĩa rau đắng đất non nhuốc, đã được ông rửa sạch để nguyên cả gốc lẫn rễ. Rau đắng đất nhúng vào cái lẩu cá rô đang sôi sùng sục, làm cho không khí bữa tiệc đầu năm giữa trung tâm TP Cà Mau thêm đầm ấm, đậm đà hương vị đồng quê xa lắc.
Rau đắng đất chỉ mọc khi đất trên đồng vừa ráo mặt, và kéo dài chừng hai tháng, từ tháng 11 âm lịch cho đến Tết, sau đó thì rau già đi, cằn lại trên mặt đất khô cứng, nhưng ngày trước chúng mọc nhiều đến nỗi không cách gì ăn cho hết. Giờ thì chúng đã trở thành của hiếm, mà nói chung, tất cả các loại rau đồng mọc cạn hay mọc nước cũng đều đã hiếm, bởi với "công nghệ" sản xuất lúa luân canh hai, ba vụ trong năm, đồng đất không còn được nghỉ ngơi, không còn chỗ cho cây rau đồng mọc nữa. Mà có cố mọc được thì chúng cũng bị coi là cỏ, là đối tượng của các loại thuốc diệt trừ.
Mất đi hình ảnh cọng rau đồng, văn hóa ẩm thực độc đáo của người Nam Bộ nghèo đi phong vị. Càng ngẫm nghĩ, càng thấy thấm thía một điều: Thì ra, di sản văn hóa dân tộc, đâu chỉ là những thứ hoành tráng, lớn lao, mà còn có những thứ rất nhỏ như con cá, cọng rau đồng bình dị. Khi mất nó mới nhận ra, mới nhớ da nhớ diết quê nhà. Đó đâu chỉ là những thứ để làm no. Cái vị ngon mọc lên từ đất ấy đã làm nên máu thịt, làm nên tâm hồn, tình yêu với đất quê nhà!./.
Nhưng trên đồng đất Cà Mau, nếu gọi là xưa, thì cái ngày xưa cuối cùng của nó, theo những gì còn đọng lại trong ký ức của lớp người thuộc thế hệ chúng tôi, thì cũng chỉ là hơn 30 năm trước. Song, đó là "những ngày xưa", bây giờ kể lại giống như mình đang ngồi nói láo.
Mấy hôm trước có ông anh bạn từ miệt U Minh lên, có dịp lưu lại Cà Mau nhiều ngày, lúc rảnh, chúng tôi cùng ngồi nhâm nhi và nhắc "chuyện xưa tích cũ" quê nhà. Cũng là chuyện con cá, cọng rau. Ông bạn của tôi, như "một nhà rau đồng học", anh đã liệt kê ra hơn một trăm loại rau đồng, rồi nói vui: "Ông bà mình thời khẩn hoang chắc cũng phải bị ngộ độc, chết dại không ít mới phát hiện ra được loại nào ăn được, loại nào không, trong vô số loài thực vật mọc hoang ở cái xứ này. Chính vì vậy, rau đồng phải được hiểu như thứ di sản quý của ông bà để lại cho hậu thế!".
Rau đồng ở vùng ngọt hóa Cà Mau nhiều thật! Nhiều đến nỗi cứ bước ra khỏi cửa là gặp rau. Có những loại người ta không gọi rau mà gọi là cỏ hay cây thuốc, nhưng có mặt trong bữa cơm thường ngày với "tư cách" là rau.
Tôi chắc một điều rằng người đồng bằng sông Cửu Long ngày trước sống ung dung trên quê hương, đồng đất của mình, chẳng nghĩ ngợi gì nhiều đến món ăn. Thiên nhiên có sẵn mùa nào thứ đó. Loại thực phẩm nào làm món ăn gì, ăn kèm với rau gì đều do thiên nhiên cung cấp cả. Quanh nhà chỉ cần trồng vài bụi sả, vài cây ớt, một ít rau nêm. Trong bếp, chỉ cần nuôi hũ giấm, hũ cơm mẻ là đủ. Bữa ăn thường ngày chiên, xào, nấu, nướng, kho đều ăn kèm theo với các loại rau đồng.
Muốn ăn một nồi canh rau tạp tàng không cần phải đi xa, cứ bước quanh hè nhà, ra sau vườn là có đủ, nào là rau diệu, rau má, rau trai, cỏ mực, thuốc giòi, vòi voi, cỏ the, bạc bợ, nhãn lồng, rau muống, rau đắng… không sao đếm xuể. Một nồi canh rau tạp tàng như thế chứa không biết bao nhiêu là vị thuốc nam.
Nhưng cái thú nhất của nồi canh rau tạp tàng là tự tay mình đi hái, tự tay chọn lựa trong bao loài cây cỏ mọc lên từ đất, được thưởng thức ngay những ngọn rau xanh còn đang ngọt ngào dòng nhựa sống tích lại cái tinh hoa của trời và đất.
Trong ẩm thực của người dân đồng bằng sông Cửu Long, có những món ăn dường như là để "trình diễn" các loại rau đồng như mắm kho và bánh xèo. Bánh xèo, mắm kho ngày nay đã nổi tiếng ở các đô thị, không mấy ai không biết, nhưng nó đã được "cải biên" nhiều cho phù hợp với không gian của nhà hàng, quán xá, nên cái bản gốc đồng quê của nó ít ai được biết.
Ngày trước ở quê, muốn ăn bánh xèo là cả một công việc công phu, nên người ta nói: Tổ chức đổ bánh xèo. Ngoài việc chuẩn bị ngâm gạo, xay bột, phải kể đến khâu làm nhưn bánh và tìm hái cho đủ các loại rau. Nhưn bánh xèo phải có thịt heo hay thịt vịt xiêm, tép bạc, cộng với củ hủ dừa, bồn bồn tươi, hoặc ngó sen, hay một thứ rất đặc biệt khác mà không phải ai cũng biết và không phải ở đâu cũng có, đó là ngó non của một loại cỏ mọc ở bãi sông, đầm, chỉ có vào mùa nước ngọt, có tên là cỏ lông tượng.
Điều thú vị nhất là rau ăn bánh xèo này, người ta chọn hầu hết các loại lá, như lá lụa, lá sộp có vị chua, lá bông súng, lá cắt lồi, lá cơm nguội, lá tra có vị chát, lá cách có mùi thơm. Ngoài ra còn có những loại lá cây vườn như lá cóc, lá xoài, lá chùm duột. Tất cả đều phải non mơn mởn.
Có thể nói rằng, trong món ăn ba miền của Việt Nam, chỉ có mắm kho là ăn được với nhiều loại rau nhất. Khắp trên đồng ruộng mọc lên vô số loài rau nước. Có thể kể ra những loại rau quen thuộc, không thể thiếu trong một bữa ăn với mắm kho như: bông súng, rau ngổ, rau đắng biển, rau mác, kèo nèo (cù nèo), lá hẹ, mã đề, rau dừa, năn bộp …
Cách nay vài năm, cũng vào dịp Tết Nguyên đán, tôi đến chơi nhà một anh bạn đồng nghiệp. Tiệc rượu dọn ra, chủ nhà làm ra vẻ bí mật, ông nói Tết năm nay ông sẽ đãi chúng tôi một món thật đặc biệt. Nghe ông nói món đặc biệt, chúng tôi cứ đoán già, đoán non về một thức gì đó mà mình chưa từng ăn qua. Chừng ông mở tủ lạnh lấy ra một đĩa rau xanh, làm cho chúng tôi không khỏi bất ngờ. Đó là đĩa rau đắng đất non nhuốc, đã được ông rửa sạch để nguyên cả gốc lẫn rễ. Rau đắng đất nhúng vào cái lẩu cá rô đang sôi sùng sục, làm cho không khí bữa tiệc đầu năm giữa trung tâm TP Cà Mau thêm đầm ấm, đậm đà hương vị đồng quê xa lắc.
Rau đắng đất chỉ mọc khi đất trên đồng vừa ráo mặt, và kéo dài chừng hai tháng, từ tháng 11 âm lịch cho đến Tết, sau đó thì rau già đi, cằn lại trên mặt đất khô cứng, nhưng ngày trước chúng mọc nhiều đến nỗi không cách gì ăn cho hết. Giờ thì chúng đã trở thành của hiếm, mà nói chung, tất cả các loại rau đồng mọc cạn hay mọc nước cũng đều đã hiếm, bởi với "công nghệ" sản xuất lúa luân canh hai, ba vụ trong năm, đồng đất không còn được nghỉ ngơi, không còn chỗ cho cây rau đồng mọc nữa. Mà có cố mọc được thì chúng cũng bị coi là cỏ, là đối tượng của các loại thuốc diệt trừ.
Mất đi hình ảnh cọng rau đồng, văn hóa ẩm thực độc đáo của người Nam Bộ nghèo đi phong vị. Càng ngẫm nghĩ, càng thấy thấm thía một điều: Thì ra, di sản văn hóa dân tộc, đâu chỉ là những thứ hoành tráng, lớn lao, mà còn có những thứ rất nhỏ như con cá, cọng rau đồng bình dị. Khi mất nó mới nhận ra, mới nhớ da nhớ diết quê nhà. Đó đâu chỉ là những thứ để làm no. Cái vị ngon mọc lên từ đất ấy đã làm nên máu thịt, làm nên tâm hồn, tình yêu với đất quê nhà!./.
Tạp văn Ngô Gia Phú
Quê tôi, mùa nước nổi....
Quê hương tôi, "xa lơ và xa lắc" !!
"Mút" chân trời, "miệt" cuối Việt xa xôi,
Ở nơi đâu dù xứ lạ quê người.....
Vẫn nhung nhớ quê tôi mùa nước nổi !
Thơm làm sao cánh đồng hương lúa mới,
Vị mặn mà của ruộng muối bao la.....
Cánh rừng xanh bát ngát lại là nhà,
Nơi cư
trú của muôn loài chim quý !..
Thương biết bao dòng sông quê thi vị,
Mùa cá tôm, mùa hội tụ dân làng.....
Đêm ngân nga bài Dạ cổ hoài lang,
Thêm xao xuyến tâm tình người "miệt " ruộng !
Đất Mũi ơi, càng xa càng thêm nhớ,
Nhớ ánh trăng vàng lơ lửng hàng tre,
Nhớ làm sao vào những buổi chiều hè....
Tiếng sáo thổi đưa cánh diều xa tắp,
Cố hương ơi biết bao giờ "dìa" gặp ?
Cho niềm vui tiếp nối những niềm vui,
Cho làng quê rộn rã tiếng nói cười....
Vui hội ngộ những ngày mùa nước nổi !!!
NM
Thương nhớ Miền Tây....
Cũng đã lâu lắm rồi Tôi không về Miền Tây-Giờ tự dưng lại muốn cởi giày
đi chân đất,muốn nghiêng mình khiêu vũ với những giai điệu của đồng
quê,muốn khề khà với bạn bè bên chén trà nóng hổi-dưới ánh trăng vàng và
nồng nàn cùng gió…
Là con gái xứ biển chính hiệu-Nhưng nơi chôn nhau cắt rốn của tôi lại
là miền Tây sông nước-Có lẽ vì vậy mà tôi đã dành cho miền Tây những
tình cảm ưu ái trong lòng-Tình cảm ấy mênh mông lắm-mặn mà lắm.Đấy là
tình yêu của người con gái xứ biển dành cho mảnh đất miền Tây phủ trắng
những cánh cò…
Chiều dần buông,khi ánh nắng đã bắt đầu trở nên dịu dàng hơn.Tôi thích
nằm gối đầu trên cỏ-tóc xõa dài buông lơi trên cỏ.Nhắm mắt lại-tận hưởng
tất cả các mùi thơm của đồng,của ruộng,của mênh mông sông nước..Tôi cứ
mặc kệ để cho gió nhẹ nhàng,mơn man,ôm ấp tôi theo mọi cung bậc trầm
bổng đang trải dài trên thân thể…Tôi đã bắt đầu nghe thấy mùi hương của
cỏ dại,cánh mũi cứ phập phồng nghe mùi thơm cây lúa đang độ kì căng tròn
sữa mẹ…
Vào mỗi buổi sớm mai-khi bình minh đã bắt đầu ló dạng.Tôi thả mình đi
theo những chuyến đò ngang dọc trên dòng sông Hậu.Tôi thích nhìn ngắm
các cô bé nữ sinh mon men trên cây cầu khỉ lắc lư theo mỗi nhịp đi-Thích
nhìn chiếc áo dài trắng tinh khôi đi kèm với chiếc quần đen A-lãnh,trên
đầu lại nghiêng nghiêng vành nón lá thẹn thùng dưới cái nắng của mặt
trời.Đẹp!Nếu có thêm một chút năng khiếu về vẽ tôi nghĩ mình sẽ là một
họa sĩ không tồi-Tôi thích vẽ mọi thứ bằng chính trái tim đang rạo
rực-trăn trở trong lòng…
Lần đầu tiên về đến miền Tây phải đi qua những cây cầu khỉ,tôi đã cởi
đôi giày cao gót của mình-sau đó lấy dây chuối cột chúng lại và treo
lủng lẳng ở ngay cổ-Tôi đã bắt đầu bò từ bên đây cầu-qua bên kia cầu.Qua
được rồi tôi mới biết là mình còn sống.Giờ thì mới hiểu được "Cầu tre
lắc lẻo-gập ghềnh khó đi" là như thế nào rồi đấy.
Tôi đã học cách chèo đò-khi bao người đã bỏ công chỉ dẫn tôi rất ư là
tận tình-Vậy mà đến lúc thực hành tôi cũng chỉ có thể làm cho đò quay
mòng mòng tại chỗ-chỉ xém tí xíu nữa thôi là tôi đã cho cái đội ngũ huấn
luyện của tôi lọt đò rồi ấy chứ-cuối cùng thì tôi cũng đã nghiệm ra
rằng nếu không muốn chết thì tôi phải ngoan ngoãn mà buông chèo cho
người khác lái-Công việc duy nhất của tôi là chỉ có thể ngắm cảnh,hay
hái một ít bông súng mang về chuẩn bị cho nồi lẩu chiều nay và chôm chỉa
thêm một vài trái đừa nước để tối ngồi hú hí với bạn bè bên ánh trăng
non…
Tôi nhớ cả những cái "cầu tõm" ở miền Tây.Thú thật lần đầu tiên đến ấy
tôi thà chịu "táo bón"còn hơn-chứ không thể nào "đi" một cách tự nhiên
với những khu nhà vệ sinh,chỉ che "ở dưới" còn bên trên "mặt mũi" thì cứ
lộ thiên giữa trời và đất,giữa bàn dân thiên hạ,ai đi ngang qua cũng có
thể gật đầu chào hỏi…giờ thì tôi cũng đã bắt đầu quen dần ,tôi biết
nhập gia thì phải tùy tục-xem ra thì nó cũng thú vị ra phết ấy chứ-vừa
"đi" vừa ngắm cảnh hòa mình cùng với thiên nhiên đến thế rồi còn gì…
Chẳng biết tự bao giờ,tôi đã yêu thích ca cổ,ca cải lương và nhất là
những điệu lý mượt mà của Miền Tây Nam Bộ…Có lẽ bắt đầu từ cái thuở tôi
còn nằm trong bụng mẹ.Mẹ đã sinh tôi ra ngay trên chính cái mảnh đất màu
mỡ của đờn ca tài tử này…khi lớn lên tôi đã nhiều lần vác balô tìm về
nơi chôn nhau cắt rốn-Tôi đã lang thang một mình trên những chuyến xe đò
trải dài dọc các tỉnh miền Tây-Tôi đã đến viếng mộ của ông Sáu Lầu vào
một buổi chiều mùa thu năm ấy-tôi đã ngồi đấy lẩm nhẩm cùng vợ chồng ông
những câu hát bắt đầu là nguồn cội cho sân khấu cải lương "Từ là từ phu
tướng,bảo kiếm sắc phong lên đàng…" Ông đã viết nên những lời ca day
dứt ấy bằng chính tình yêu của ông dành cho vợ,Ông viết nên từ chính nỗi
lòng của một người vợ khi phải xa chồng…bài hát ấy đã lưu truyền mãi
cho đến tận bây giờ-Để cho một kẻ hậu sinh như tôi khi nghe đến cũng
phải nhói lòng…
Đêm giữa cái cảnh trời mây sông nước,giữa đồng ruộng mênh mông sau lũy
tre làng,sau hàng bần nghiêng nghiêng bên dòng sông lặng lẽ.Tôi thả hồn
mình theo chuyến đò trôi xuôi,êm ả theo dòng nước lồng lộng trăng
rằm,trăng sóng sánh hết cả mặt sông,thật nên thơ và tĩnh mịch,tiếng lá
dừa nước hai bên bờ khua nhè nhẹ vào nhau,rì rào trong đêm tối-Giữa một
đêm trăng huyền ảo như thế này nằm nghe một vài câu vọng cổ,réo rắt hòa
nhịp cùng tiếng đàn kìm thì còn gì say sưa hơn thế…
Tôi yêu quý biết bao những tình cảm yêu thương nồng hậu,chân chất của
người Mẹ quê-với chiếc áo bà ba sờn vai vì quang gánh.Mẹ đã ôm tôi vào
lòng khi mỗi lần tôi đến.Tôi nghe thấy cả mùi bùn,mùi mồ hôi được toát
ra từ cơ thể Mẹ.Chính cái "mùi"chân phương ấy đã cho tôi cái cảm giác
quyến luyến không rời…Cứ mỗi khi chếch choáng trong lòng tôi lại muốn
quay về với Mẹ…Tìm cho mình những giây phút bình yên…
Anh à!
Tôi đã thích đọc cho anh nghe những câu chuyện về miền Tây sông
nước.Vì tôi đã từng nghĩ,từng ước mong rằng vào một ngày nào đó không
xa.Tôi sẽ cùng anh dìu nhau đi qua những cây cầu khỉ,sẽ cùng anh nằm
chồng chềnh trên một con đò nhỏ để cùng ngắm trời,ngắm nước,ngắm mây và
sẽ cùng anh khiêu vũ dưới ánh trăng đầy,ngay bên dòng sông Hậu tần
tảo,hiền hòa và thơ mộng biết bao…Nhưng giờ ngày ấy đã xa…xa lắm rồi anh
ạ…Tôi sẽ lại cứ lang thang,lại cứ để mình già thêm về chính những trải
nghiệm trong đời,Tôi sẽ mãi là người lữ khách độc hành mãi miết đi tìm
cho mình những cơ duyên..mà tôi biết có đi trọn cuộc đời này..tôi cũng
sẽ không bao giờ tìm được…
Sân chim trong lòng thành phố Cà
Mau
Đó là sân chim Cà Mau, rộng 4,5ha nằm
ngay trong Công viên 1.5 giữa lòng thành phố, chỉ cách Bến tàu Sông Đốc
nhộn nhịp không đầy 100m.
Nếu đến TP Cà Mau, đây sẽ là địa chỉ
tham quan gần nhất và thú vị đối với mọi du khách. Chỉ cách một con
mương không đầy 6m, du khách sẽ tận mắt chứng kiến hàng vạn chim, cò,
cồng cộc, le le, vạc, cúm núm, gà nước... bay sà xuống những thửa rừng
đước, bờ tre đậu đông nghẹt. Chúng nhảy múa, âu yếm và tấu lên bản "đại
giao hưởng" cho đến khi mặt trời khuất bóng. Sân chim này đã tồn tại
hàng chục năm nay, luôn được địa phương bảo vệ cẩn thận, chu đáo.
Thấy được giá trị môi trường độc đáo tại
đây, ngành du lịch tỉnh đã đầu tư hàng tỉ đồng làm rào, trồng thêm cây
xanh và thả thêm cá, tôm xuống dưới các mương trong khu vực để làm mồi
và giữ chân các loài chim, cò lưu trú. Hiện nay, chủng loại và số lượng
các loài chim đều sinh sôi nhiều.
Mặc cho phố xá và những công trình xây
dựng đua nhau phát triển xung quanh, vườn chim vẫn tồn tại như là nét
đặc thù quý giá của một thành phố vùng chót mũi
Nếu là người sinh trưởng ở miền đồng
bằng sông Cửu Long như tôi, bạn sẽ có cảm giác mùa theo trên hoa trái,
trên chu kỳ thu hoạch cá tôm, trên hương vị của từng món ăn chỉ có, chỉ
ngon theo mùa…
Muốn ăn điên điển, mắm kho
Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm
Hay như vùng Đất Mũi quê tôi thì:
Muốn ăn cá dứa thật ngon
Chờ mùa trái mắm rụng đầy trên sông
Muốn ăn điên điển, mắm kho
Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm
Hay như vùng Đất Mũi quê tôi thì:
Muốn ăn cá dứa thật ngon
Chờ mùa trái mắm rụng đầy trên sông
Nhưng cũng không phải lúc nào về
vùng An Giang, Đồng Tháp thì cũng có thể thỏa mãn cái "đã thèm" này, mà
phải về cho đúng mùa lũ. Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện theo chu
kỳ từ tháng 7 đến tháng 11âm lịch hằng năm, nước lũ dâng theo trình tự
thời gian có thể dự báo khá chính xác, người dân trong vùng vẫn gọi đây
là mùa nước nổi.
Còn mùa cá dứa quê tôi thì phải đợi đến tháng 8-9 âm lịch hằng năm khi mà những cánh rừng mắm ra trái rơi rụng đầy các dòng sông. Lúc ấy những chú cá dứa cứ thả trôi theo dòng nước há miệng ra ăn mồi thỏa thích, đến khi bụng no phồng lên rồi phơi bụng trắng phau trên mặt nước. Đây là loài cá rất hiếm của vùng Đất Mũi Cà Mau, mỗi năm chúng chỉ xuất hiện trong vòng khoảng 3 tháng kể từ tháng 8 âm lịch.
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp trở lại An Giang đúng vào mùa nước nổi, nhưng lần này chẳng thấy lũ về. Và bữa cơm mà thằng bạn An Giang của tôi đãi tất nhiên là không có nhiều cá linh như những lần trước. Như hiểu thắc mắc của chúng tôi, thằng bạn bảo năm nay có thể lũ về muộn, biến đổi khí hậu mà.
Bạn tôi kể rằng, ngoài khối lượng phù sa khổng lồ mang đến cho đồng ruộng, lũ còn đem về một mùa cá to lớn. Vì thế, mùa lũ còn được gọi là mùa cá lên. Có vô vàn thứ cá, nhưng nhiều nhất của mùa nước nổi vẫn là con cá linh. Không chỉ theo sông Mê Kông, con cá linh còn theo dòng nước tràn chảy qua những cánh đồng mênh mông nằm dọc biên giới Campuchia mà kéo về từng đàn, đôi khi làm sáng trắng cả đoạn sông.
Ngày trước để bắt cá linh, chỉ cần đứng trên sàn nhà dùng cần chong (như cây vợt lớn) mà xúc. Món mắm kho của vùng lũ mùa này là phải kho với con cá linh non. Con mắm để kho cũng phải là mắm cá linh. Đó là con cá linh của mùa lũ năm trước, được ém ủ trong hũ để ngấm muối, ngấm thính đúng một năm cho đủ độ "chín".
Đặt cái bếp cà ràng giữa nhà sàn, bắc nồi mắm lên ngọn lửa riu riu, cho thêm vào nồi chút sả, ớt, vài cọng ngò om. Bước ra sau hè, ngắt từng chùm bông điên điển. Mùa này bông điên điển vàng rực cả đồng nước. Tiện tay nhổ thêm vài cọng bông súng. Bông súng mùa lũ rướn theo nước dài đến hai, ba thước.
Bông súng lột bỏ vỏ, bông điên điển cứ để nguyên mà nhúng vô nồi mắm. Và, không thể thiếu chai rượu đế. Mà đã có rượu đế thì cũng cần có một cây đờn kìm hay cây ghi-ta phím lõm. Đồng nước mênh mông, mùi mắm cũ xưa và hơi hướm câu vọng cổ sẽ làm thức dậy cả một thời khẩn hoang. Cũng trên đồng ruộng An Giang, Đồng Tháp Mười này, trong mùa lũ còn có một loài nữa cũng rất ngon, đó là con ốc đồng. Nhưng đã ăn ốc thì phải ăn vào mùa hạn.
Để tồn tại qua mùa hạn, con ốc có cách thích nghi lạ lùng, nó vùi mình vào bờ đất chỉ còn chừa cái mài hé ra trước khi nắng hạn làm cho đất khô cứng. Suốt mùa hạn, con ốc nằm kẹt một chỗ, chỉ đêm đêm hé mài ra hứng sương, thế mà vẫn sống.
Một sáng nào đó hứng khởi, những anh chàng cùng xóm rủ nhau ra đồng, tay cầm con dao cùn, gõ khe khẽ vào bờ đất. Nơi nào phát ra một tiếng "cắc" thì y như rằng nơi đó có một chú ốc ẩn mình. Những chú ốc không ăn gì suốt mùa khô nên ruột trắng bông.
Điều lạ là nó vẫn cứ mập mạp đầy thịt, lại chắc giòn hơn con ốc mùa mưa. Ruột ốc chỉ lấy phần thịt cứng đem bằm nhuyễn với thịt ba rọi, trộn chút nước mắm, bột ngọt, vài hạt tiêu rồi nhồi trở vào vỏ ốc đem hấp. Mỗi vỏ ốc khi nhồi thịt lại có một lá gừng đặt bên trong vừa tăng độ thơm, vị ấm vừa tiện tay kéo khối thịt ra ăn.
Dù không xuân, hạ, thu, đông, nhưng người dân quê tôi cũng có bao mùa để nhớ.
Đang thao thao kể về các món ăn của vùng đồng bằng giàu có thì bất chợt giọng thằng bạn tôi chùng xuống, mắt xa xăm hướng về thượng nguồn dòng sông Hậu.
Năm nay đã gần cuối tháng 8 âm lịch rồi mà mùa nước nổi của đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa về, khiến vài triệu nông dân sống dựa một phần vào sản vật mùa lũ mất ngủ từng đêm, còn vùng Đất Mũi Cà Mau, hằng năm phải đến tháng 11 âm lịch thì nước mới dâng cao, vậy mà năm nay mới tháng 9 thằng em tôi điện lên kêu trời rằng: "Mới tháng này mà nước đã nhảy qua cái bờ vuông kiên cố bằng xáng cạp của em, không khéo năm nay đói vì tôm đã ra sạch hết rồi".
Đây là sự trở chứng của trời đất hay bắt nguồn từ sự can thiệp quá sâu vào thiên nhiên của con người? Sự cố kết sống còn giữa con người với thiên nhiên và con người với con người đã làm nên cuộc sống bền lâu nhiều trăm năm qua tại miền đất này đang có sự rạn vỡ nào đó chăng?./.
Còn mùa cá dứa quê tôi thì phải đợi đến tháng 8-9 âm lịch hằng năm khi mà những cánh rừng mắm ra trái rơi rụng đầy các dòng sông. Lúc ấy những chú cá dứa cứ thả trôi theo dòng nước há miệng ra ăn mồi thỏa thích, đến khi bụng no phồng lên rồi phơi bụng trắng phau trên mặt nước. Đây là loài cá rất hiếm của vùng Đất Mũi Cà Mau, mỗi năm chúng chỉ xuất hiện trong vòng khoảng 3 tháng kể từ tháng 8 âm lịch.
Lâu lắm rồi tôi mới có dịp trở lại An Giang đúng vào mùa nước nổi, nhưng lần này chẳng thấy lũ về. Và bữa cơm mà thằng bạn An Giang của tôi đãi tất nhiên là không có nhiều cá linh như những lần trước. Như hiểu thắc mắc của chúng tôi, thằng bạn bảo năm nay có thể lũ về muộn, biến đổi khí hậu mà.
Bạn tôi kể rằng, ngoài khối lượng phù sa khổng lồ mang đến cho đồng ruộng, lũ còn đem về một mùa cá to lớn. Vì thế, mùa lũ còn được gọi là mùa cá lên. Có vô vàn thứ cá, nhưng nhiều nhất của mùa nước nổi vẫn là con cá linh. Không chỉ theo sông Mê Kông, con cá linh còn theo dòng nước tràn chảy qua những cánh đồng mênh mông nằm dọc biên giới Campuchia mà kéo về từng đàn, đôi khi làm sáng trắng cả đoạn sông.
Ngày trước để bắt cá linh, chỉ cần đứng trên sàn nhà dùng cần chong (như cây vợt lớn) mà xúc. Món mắm kho của vùng lũ mùa này là phải kho với con cá linh non. Con mắm để kho cũng phải là mắm cá linh. Đó là con cá linh của mùa lũ năm trước, được ém ủ trong hũ để ngấm muối, ngấm thính đúng một năm cho đủ độ "chín".
Đặt cái bếp cà ràng giữa nhà sàn, bắc nồi mắm lên ngọn lửa riu riu, cho thêm vào nồi chút sả, ớt, vài cọng ngò om. Bước ra sau hè, ngắt từng chùm bông điên điển. Mùa này bông điên điển vàng rực cả đồng nước. Tiện tay nhổ thêm vài cọng bông súng. Bông súng mùa lũ rướn theo nước dài đến hai, ba thước.
Bông súng lột bỏ vỏ, bông điên điển cứ để nguyên mà nhúng vô nồi mắm. Và, không thể thiếu chai rượu đế. Mà đã có rượu đế thì cũng cần có một cây đờn kìm hay cây ghi-ta phím lõm. Đồng nước mênh mông, mùi mắm cũ xưa và hơi hướm câu vọng cổ sẽ làm thức dậy cả một thời khẩn hoang. Cũng trên đồng ruộng An Giang, Đồng Tháp Mười này, trong mùa lũ còn có một loài nữa cũng rất ngon, đó là con ốc đồng. Nhưng đã ăn ốc thì phải ăn vào mùa hạn.
Để tồn tại qua mùa hạn, con ốc có cách thích nghi lạ lùng, nó vùi mình vào bờ đất chỉ còn chừa cái mài hé ra trước khi nắng hạn làm cho đất khô cứng. Suốt mùa hạn, con ốc nằm kẹt một chỗ, chỉ đêm đêm hé mài ra hứng sương, thế mà vẫn sống.
Một sáng nào đó hứng khởi, những anh chàng cùng xóm rủ nhau ra đồng, tay cầm con dao cùn, gõ khe khẽ vào bờ đất. Nơi nào phát ra một tiếng "cắc" thì y như rằng nơi đó có một chú ốc ẩn mình. Những chú ốc không ăn gì suốt mùa khô nên ruột trắng bông.
Điều lạ là nó vẫn cứ mập mạp đầy thịt, lại chắc giòn hơn con ốc mùa mưa. Ruột ốc chỉ lấy phần thịt cứng đem bằm nhuyễn với thịt ba rọi, trộn chút nước mắm, bột ngọt, vài hạt tiêu rồi nhồi trở vào vỏ ốc đem hấp. Mỗi vỏ ốc khi nhồi thịt lại có một lá gừng đặt bên trong vừa tăng độ thơm, vị ấm vừa tiện tay kéo khối thịt ra ăn.
Dù không xuân, hạ, thu, đông, nhưng người dân quê tôi cũng có bao mùa để nhớ.
Đang thao thao kể về các món ăn của vùng đồng bằng giàu có thì bất chợt giọng thằng bạn tôi chùng xuống, mắt xa xăm hướng về thượng nguồn dòng sông Hậu.
Năm nay đã gần cuối tháng 8 âm lịch rồi mà mùa nước nổi của đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa về, khiến vài triệu nông dân sống dựa một phần vào sản vật mùa lũ mất ngủ từng đêm, còn vùng Đất Mũi Cà Mau, hằng năm phải đến tháng 11 âm lịch thì nước mới dâng cao, vậy mà năm nay mới tháng 9 thằng em tôi điện lên kêu trời rằng: "Mới tháng này mà nước đã nhảy qua cái bờ vuông kiên cố bằng xáng cạp của em, không khéo năm nay đói vì tôm đã ra sạch hết rồi".
Đây là sự trở chứng của trời đất hay bắt nguồn từ sự can thiệp quá sâu vào thiên nhiên của con người? Sự cố kết sống còn giữa con người với thiên nhiên và con người với con người đã làm nên cuộc sống bền lâu nhiều trăm năm qua tại miền đất này đang có sự rạn vỡ nào đó chăng?./.
Ngô Gia Phú
Một buổi tát đìa
Hai chữ "tát đìa" chắc còn xa
lạ đối với các bạn không từng ở trong quê, nhất là vùng quê miền Tây Nam
bộ. Nhưng đối với tôi và những ai từng lớn lên ở miền Tây thì tát đìa
là một thú vui, là kỉ niệm khó quên trong đời. Đìa không phải là ao, mà
là một vùng trũng hẹp có bờ để giữ nước và cá. Đìa thường nằm bên cạnh
hay chung quanh một thửa ruộng. Tát đìa có nghĩa là hút nước trong đìa
ra ruộng đến một mức cạn vừa đủ để tiện cho việc nhận dạng cá và để tiện
việc bắt cá.
Quê tôi, cũng giống như các vùng quê khác trong vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, cứ mỗi khi giáp Tết thì người ta hay tát đìa và dở chà. Dở chà
là một cách bắt cá tôm trên sông, nhưng tôi sẽ không bàn đến trong bài
này. Hôm về quê, nghe nói ông anh họ tôi trong rạch Lô Bích sẽ tát đìa
vào ngày 12/1 nên tôi hăm hở điện thoại cho anh chờ tôi về tham dự tát
đìa cho vui (lúc đó tôi còn ở Phú Quốc). Thời đại điện thoại di động
tiện ghê, chỉ cần cú điện thoại là tôi đã có hẹn chính xác, chứ chẳng
cần phải chèo xuồng cho tốn công!
Từ nhà tôi đến nhà anh Đ (ông anh họ tôi) ngày xưa phải chèo xuồng
khoảng 20 phút, còn ngày nay thì "con ngựa sắt" nó có thể đưa tôi đến
nơi không đầy 10 phút. Đáng lẽ nhanh hơn, nhưng vì ông Nhà nước xây
đường quá hẹp và quá gập ghềnh nên xe vừa chạy mà cũng vừa bò. Đó là
chưa nói đến những đoạn phải qua những cây cầu được thiết kế rất quái
đản, làm tôi muốn thót ruột, không phải tôi sợ té xuống sông (vì tôi lội
sông giỏi lắm) mà sợ con ngựa sắt xuống sông mới là phiền phức. Ngày
xưa đi cầu khỉ sợ té xuống sông, còn ngày nay đi qua cầu sợ xe Honda
"té" xuống sông, nhờ cách xây cầu quá tuyệt vời của các kĩ sư nhà ta.
CÁ RÔ TO CỠ NÀY KHÓ TÌM Ở CHỢ
Đến nơi đã thấy bà con chòm xóm khá đầy đủ đang chuẩn bị tát đìa. Mỗi
lần tát đìa ở dưới quê là mỗi lần đại gia đình và hàng xóm tụ tập. Ông
anh tôi là người có tổ chức nên phân chia nhân sự thành 3 nhóm: nhóm kĩ
thuật, nhóm thu hoạch cá, và nhóm hậu cần. Nhóm kĩ thuật gồm 3 thanh
niên phụ trách phần tát nước. Ngày xưa là phải tát nước bằng tay, nhưng
ngày nay thì đã có cái máy Kohler bơm nước. Cái máy Kohler này chắc cũng
40 tuổi, đã qua nhiều lần biến chế và sửa sang, hãng sản xuất khó mà
nhìn ra sản phẩm của họ (và chắc phải thán phục cho nông dân Việt Nam vì
nó đã được cải biên không còn là cái Kohler chính hiệu nữa). Máy chạy
xình xịch, chầm chậm bơm nước ra ngoài. Ba người thanh niên đứng cạnh
theo dõi mực nước đến đâu, theo dõi xăng dầu của máy, và để sửa chữa nếu
máy trở chứng không chịu "làm việc". Nhóm thu hoạch hùng hậu hơn, gồm
cả chục người, chuyên lo dụng cụ, xuồng, đồ đựng cá, bình điện sẵn sàng
để vào cuộc khi mực nước xuống đến mức có thể "hành động". Ngày xưa,
người ta bắt cá bằng tay, nhưng ngày nay thì có bình điện và cái xiệc
làm cho cá ngất xỉu (không để chết), và việc bắt cá hơn. Nói là "cá",
chứ trong thực tế thì có cả lươn, rắn, đủ thứ cả. Nhóm hậu cần chỉ là
những bà nội trợ và các cô gái trong xóm, chuyên phụ trách cân cá, sàng
lọc cá nào để mấy ông nhậu, cá nào đem đi bán, và cá nào dành để biếu
cho bà con chòm xóm. Nồi cháo, nồi canh chua, bếp lửa đã sẵn sàng; chỉ
cần bắt cá lên và trong vòng 10 phút là có đồ ăn ngay. Ngoài 3 nhóm kia,
còn có mấy đứa trẻ trong xóm cũng lăn xăn phụ giúp việc. Ngày tát đìa
cứ như là một ngày hội.
Đìa của ông anh tôi bao bọc một thửa ruộng khoảng 10 công, với chiều
dài khoảng 50 thước và bề ngang cũng 50 thước, tức là thuộc vào loại đìa
lớn. Khi nước đìa đã cạn dần, nhóm thu hoạch bắt đầu cho hai xuồng nhỏ
xuống đìa. Trên mỗi xuồng là 1 người cầm xiệc và 1 người giữ cá, còn
phía dưới nước thì có 4-5 người chuyên lo mò cá và bắt cá. Họ di chuyển
xuồng một cách chậm chạp để dồn cá vào một khu vực và sẽ tóm hết tại khu
đó. Nhưng đi hết một vòng vẫn chưa bắt hết cá, vì mấy chú cá này trốn
tránh con người rất giỏi. Chúng có thể chui vào bùn, vào bụi rậm, hay
lặn sâu để trốn. Nhưng con người thông minh hơn cá, nên chỉ cần đảo
xuồng 2,3 vòng với cái xiệc điện thì mấy chú cá không có cách nào thoát
khỏi bàn tay của con người
TÁT ĐÌA XONG, NƯỚNG LUÔN TẠI CHỖ
Những con cá lóc, các chép, cá rô, cá trê vàng lớn nhất đều để lại để
… nhậu và ăn tiệc. Ngay bên cạnh sân nhậu đã có mấy đứa trẻ nhóm lửa
sẵn sàng, khi cá được bắt lên, mấy đứa trẻ này cho vào nướng trui và
thưởng thức ngay tại chỗ. Hôm đó, ông sui của ông anh họ tôi cũng có đến
chia vui, và đem theo một hủ rượu thuốc (ông hành nghề đông y). Còn rau
thì không cần đi đâu xa, mà chỉ "khai thác" ngay các loại rau mọc trong
vườn và bờ ruộng. Nào là me, rau đắng, rau thơm, rau dừa (loại này càng
ngày càng hiếm) được mấy đứa trẻ hái về để phục vụ cho bữa ăn. Chúng
tôi đã có một bữa ăn (nhậu) rất dân dã, ngon miệng, mà có phần thịnh
soạn nữa
NGỒI QUANH CHIẾU THƯỞNG CÔNG BẰNG CÁ RÔ, CÁ LÓC, CÁ TRÊ VÀNG NƯỚNG .. CÙNG RƯỢU ĐẾ
Lâu lắm rồi (chắc trên dưới 40 năm) tôi mới có dịp tham dự vào buổi
tát đìa như thế này. Tuy "công nghệ" tát đìa ngày nay có phần thay đổi
hiện đại hơn một chút, nhưng tinh thần và ý nghĩa thì vẫn như cũ. Nhìn
mấy đứa trẻ lăng xăng chạy bắt từng con cá làm tôi nhớ đến thời tôi ở vào
độ tuổi của mấy đứa này, vào cái thời mà kí ức tát đìa không bao giờ
phai nhòa trong tôi. Tôi nghĩ mấy đứa trẻ này sau khi lớn lên và lưu lạc
ra khỏi vùng quê cũng như tôi, tức là cũng đem theo những kỉ niệm và kí
ức của một thời tát đìa dưới quê
Sưu tầm
Nghiệp Kiếp
Cứ
chạng vạng, khi bóng tối đổ sẫm màu một góc rừng U Minh, những tia nắng
rụng góc trời cháy rực. Khi đàn muỗi bắt đầu cất mình lên như đám mây
nặng trĩu những giọt sương máu từ đầm lầy. Khi đàn quạ khạc ra tiếng
khàn đặc rên rẩm trên những chạc cây bị sét đánh cụt ngọn. Đó là lúc
người đi rừng chậm chân bắt đầu nghe từng tràng tiếng hú ghê rợn.
Không rõ cất lên từ đâu. Loạt tiếng hú làm nổi gai lưng này.
Chúng rên từng hồi đứt đoạn. Luồn như rắn dưới những tàn lá rậm rịt. Dán
mình trườn trên mặt bùn nhão sệt nham hiểm của đầm lầy rồi trôi dạt
trong bầu không khí u uẩn bốc lên từ những xác cây mục, đe nẹt ngay cả
những kẻ làm nghề sơn tràng táo gan nhất.
Dân quanh vùng chỉ dám kiếm ăn von ven ngoài bìa rừng, ruột cứ
cuộn lên nỗi thòm thèm tiếc của. Đời ông đời cha họ truyền lại, ở trong
sâu kia, có vô khối chim thú lạ mà chỉ cần bắt được một con cũng đủ để
sung sướng cả đời. Chưa kể đến bao nhiêu trầm, kỳ nam đang lặng lẽ toả
mùi thơm trong những thân cây huyền hoặc. Nhưng có thèm khát đến mấy,
dân sơn tràng cũng chỉ dừng lại ở những lời than tiếc nắc nỏm. Đã không
ít kẻ bạo gan chẳng chịu nổi sự cám dỗ, liều mạng dấn sâu vào đầm lầy,
đặt chân lên lớp bùn mịn và lập tức cái lớp bùn gian manh kia sụt xuống
nuốt từ chân đến bụng rồi đầu kẻ xấu số. Tiếng kêu cứu của người sắp
chết chỉ còn ằng ặc sủi bọt trong cái đầm lầy không đáy trước khi mất
dạng.
Và cứ kéo nhằng nhẵng theo những buổi chiều ngằn ngặt tiếng hú
là đoàn người lê thê lết đi không một tiếng động trong sương mờ. Đoàn
người không rõ hình hài, được xâu thành chuỗi qua lòng bàn tay bằng một
sợi thép gai rỉ bê bết máu khô lẫn máu tươi. Nhìn kỹ, chuỗi người bị xâu
đều thiếu gan bàn tay, gan bàn chân. Thiếu tai. Máu đổ ri rỉ chảy dọc
lối họ qua. Những bàn tay chìa ra phía trước, rên xiết đòi lại thứ mà họ
đã bị cắt, bị chặt, bị xẻo. Cuộc diễu hành rùng rợn kéo cho đến khi mặt
trời khuất hẳn sau rừng cây. Thì những tiếng rú ghê rợn cũng dứt. Không
gian gần như bình yên,cho đến lúc gà gáy canh tư.
Khi tiếng gà đầu tiên vừa cất lên, cuộc diễu hành lại tiếp tục
theo hướng ngược lại. Đoàn người trở về. Họ dong theo đoàn một gã to
con, mặt trắng bệch với nụ cười gằn ẩn sau khuôn miệng đỏ bầm lượn cong
cong như miệng đàn bà. Hai chân hắn bị xiềng. Tiếng xiềng khua xủng
xoẻng như kẻng báo giờ chết. Hai tay hắn đỡ một chiếc mâm khổng lồ đầy ụ
thức ăn đã chế biến và được bầy biện rất tinh tế, khiến chúng đẹp rực
rỡ như một chiếc lẵng lớn đầy hoa lá. Nhìn kỹ, đó là món nộm tai người
và món hầm gan bàn tay, gan bàn chân người, dù chúng đã được cắt tỉa,
nhuộm màu với một nghệ thuật sành sỏi. Gã to con chìa cái mâm ra trước
mặt đoàn người: "Này là chân, là tay, là tai các người. Nhặt lấy !".
Đoàn người xúm lại, chen chúc, vừa rên rẩm vừa rạp xuống, lẩy bẩy lục
lọi. Cố tìm ra đâu là tai, đâu là gan bàn chân bàn tay họ đã bị thái nát
ra, tẩm ướt mắm muối mỡ đường, nhuộm màu sặc sỡ dưới hình hài những mỹ
vị. Sau một hồi tìm kiếm, đoàn người rú lên tuyệt vọng, xô lại túm lấy
gã quật xuống đất. Gã chẳng hề hấn gì, nhăn nhở cười với đôi môi bầm đỏ
máu thêm nhành rộng trên khuôn mặt trắng bệch.
Một ngày của đặc khu Thủy Yến được bắt đầu và kết thúc như vậy.
Tiếng súng đạn của những trận kịch chiến qua đã ba mươi năm, nhưng những
cuộc diễu hành thì chưa ngơi lấy một ngày.
Con hổ mang bành dữ dằn gồng mình quấn xoắn lấy cánh tay trần
mảnh mai rám nâu của vợ Ba Xà. Cái đuôi chơm chởm vảy sừng của nó chọc
lên tận cổ chị muốn đâm thủng da thịt. Con rắn rút sống lưng dồn vảy
dựng đứng định bẻ gẫy cánh tay. Cái giống vật mốc xì và nồng nặc mùi hôi
đầm lầy này lớn cỡ cổ chân, dài gần sải tay. Cổ bạnh ra phun phì phì.
Đôi mắt độc địa chằm chằm nhìn,snh sáng rờn rợnnhòng thôi miên người đàn
bà nhỏ thó mồ hôi chảy thành dòng ướt đẫm mặt.
Vợ Ba Xà không ngán. Dù sao thì ông chồng chị cũng đã nổi tiếng
là người bắt rắn giỏi nhất vùng. Nhà lại sẵn môn thuốc gia truyền chữa
rắn cắn thần diệu sống để dạ chết mang đi. Vợ Ba Xà bặm môi. Ngón tay
cái và ngón trỏ thoăn thoắt lừa miếng thít chặt lấy mang , sát cái miệng
đang há ra đỏ lòm của con rắn, khiến nó không có cách gì cắn được và
phải nhả nọc độc vào một chiếc lọ nhỏ. Rồi tay trái chị nhúng vào một
thứ nước ngải có mùi thơm ngai ngái ,vuốt hờ trên đầu rắn. Lập tức con
hổ mang bành trở nên ngoan ngoãn, nới lỏng vòng quấn. Vợ Ba Xà thảnh
thơi cho nó tuồn vào một chiếc lồng sắt ken dày và cài chặt then lại.
Chị cất chiếc bình chứa nọc vào một thùng xốp lớn đựng đầy nước đá. Khi
chị trút bỏ quần áo xuống sông tắm, lằn lưng con rắn vẫn hằn đỏ cánh
tay.
Nước phù sa ưng ửng màu vỏ trứng gà ve vuốt bộ ngực nở vồng vì
căng sữa và cặp mông cũng màu vỏ trứng gà rắn chắc của chị. Mặt sông
mênh mang lấp loá nắng. Gió lay lá cây đọng mỡ phù sa long lanh ngọc
bích. Nắng soi rõ cái xóm chỉ có bốn căn nhà lẻ loi bên bìa rừng đang đổ
bóng nhỏ xíu xuống vệ sông. Tiếng gà gáy trưa loang dài cũng vàng rười
rượi. Vợ Ba Xà khoả nước, mỉm cười. Ba Xà người chắc như cây lim, bắt
được nhiều rắn nhất xóm. Thằng Rồng đã đầy tuổi thôi nôi, hay ăn chóng
lớn. Ghe của cái ông bụng phệ cứ đến đúng hẹn lấy nọc rắn. Nhà chị có
bộn tiền mua dưa mắm.
Bóng cây trứng cá đổ dài trên mặt sông, nghiêng xuống bờ vai lấp
lánh nước của vợ Ba Xà một vệt đen mờ. Vợ Ba Xà hối hả vơ vội chiếc áo,
chạy tấp vào nhà. Trên bộ ván ngựa, thằng Rồng đang giơ cả bốn chân lên
trời khóc. Thằng bé có đôi mắt nâu hình lá trâm bầu của mẹ, đường viền
môi rõ nét như cánh cung của cha. Không chỉ vợ chồng Ba Xà, mà cả xóm
đều cưng thằng bé hết cỡ. Người mẹ vội ấn vú vào miệng con. Vừa kịp
ngẩng đầu lên đã thấy có bóng người đổ tối sầm trước cửa. Chị há miệng
kêu không ra tiếng.
Ba Xà không về một mình. Nằm thượt trên lưng anh, trông như đã
chết là một người tóc tai râu ria lòng thòng, mặt sưng phù bầm tím, chân
dài quết đất. Ba Xà thở hồng hộc, nặng nhọc bước qua bậc cửa, ghé vai
đặt cái gã trên lưng xuống bộ ván ngựa duy nhất trong nhà, rối rít gọi
vợ:
- Để thằng Rồng đó ! Mở khạp lấy cho tui chai thuốc chữa rắn cắn. Cầu may. Thằng này bị rắn lục cắn. Không chắc sống...!
Vợ Ba Xà lập cập giằng đầu vú ra khỏi miệng con, đặt nó nằm
chỏng chơ trên bộ ván, cạnh cái gã trông như quỷ xồm đang bất tỉnh kia,
hối hả đi lấy thuốc. Trong lòng chị có những cảm giác trái ngược. Vừa
muốn giúp người gặp nạn. Vừa lo sợ. Cái thứ thuốc bí truyền này, chỉ có
những nhà mà tổ tiên làm nghề bắt rắn nhiều đời, từng bị rắn cắn chết đi
sống lại nhiều lần, trong gia tộc đã có người nộp mạng cho thần Rắn mới
có được. Lúc sắp chết, người giữ bí truyền mới vẫy đứa con tin cậy nhất
đến, thều thào trăng trối vào tai, mà không bao giờ quên dặn một câu
rằng thuốc này chỉ truyền chữa cho người nhà. Nếu chữa ra ngoài, thần
Rắn sẽ bắt đổi mạng.... Vợ Ba Xà cầm lọ thuốc, ngần ngừ không muốn đưa.
Biết ý vợ, Ba Xà mắng át:
_ Chần chờ gì nữa! Mặc người ta chết à? Đưa đây! Lạy thần Rắn
tha tội. Ba Xà này không thể thấy người sắp chết mà không cứu.
Ba nhà hàng xóm nghe rộn rạo cũng đổ sang. Người lấy đũa cậy
răng đổ thuốc. Nhìn Ba Xà cầm lưỡi lam rạch chỗ vết cắn ghé miệng hút
nọc, ông Bẩy Trăn thất kinh:
- Liều mạng vậy, Ba Xà ! Coi chừng mầy chết thay nó, nếu mồm hoặc lưỡi mầy bị chảy máu đó nghe....!
Vật lộn toát mồ hôi một hồi. Khi mọi người đã bải hoải cả chân
tay, tính đi kiếm bộ ván chôn người xấu số, thì gương mặt tím bầm của kẻ
bị nạn bỗng thoáng chút sinh khí. Gã thở dài, từ từ mở mắt ngơ ngác
nhìn quanh, rồi kêu lên yếu ớt, nghe không giống tiếng người. Thế mà
tiếng kêu đó được phát ra từ một lồng ngực đang rất phổng phao của một
gã trai áng chừng chưa qua ba mươi tuổi. Cái miệng rất đẹp, hàm răng
chắc khoẻ sáng loà ló dạng giữa đám râu ria rậm rịt rối bù như dây rừng.
Từ đôi mắt đen , sâu, hoang dại nhưng hiền như mắt bò con của gã ứa ra
những giọt nước.
Nắng tắt hẳn. Xa xa vọng ngàn ngạt những tiếng hú từ rừng sâu.
******
Ba năm sau
Cái gã đó, giờ đây mang tên Pạng, đã coi Ba Xà như cha và ở hẳn
trong nhà anh. Sở dĩ gã mang tên Pạng, vì cách đây ba năm, khi vợ Ba Xà
đổ cháo vào mồm hắn, ra hiệu hỏi nhà đâu, hắn giơ ngón trỏ và ngón tay
cái lên làm thành hình quả trứng, ý là "không". Khi hỏi tên, gã đập tay
bồm bộp vào ngực, kêu " Pạng pạng...". Khi vừa đứng lên đi lại được, gã
quỳ sụp xuống trước mặt Ba Xà, lạy như tế sao, gọi anh là "pạ pạ"- nghĩa
là bố, gọi vợ Ba Xà là " chị", và thằng Rồng là "em", rồi xin ở lại
nhà. Gã theo Ba Xà đi bắt rắn, nay đã thành thạo. Nhưng Ba Xà nể hơn
nhiều khi nhìn gã vồ chuột. Chỉ đôi bàn tay không, hễ trông thấy chuột
là hắn đổi khác, vươn mình dẻo như một con vượn, lẹ làng khác thường.
Những con chuột rừng thân dài, thịt không béo mà rắn chắc, lọt vào nằm
gọn trong tay gã như có phép dính. Những khi cầm con chuột giẫy giụa
trong tay, đôi mắt bò non của gã bỗng sần lên những tia khoái trá. Từ
ngày có gã, nhà Ba Xà lúcc nào cũng sung túc chuột, nhím , vui lên vì
thỉnh thoảng hắn đã có thể nói dăm câu và cười. Vợ Ba Xà thì dạy hắn đọc
và viết. Khi chiếc tivi chạy bằng máy nổ phát ra chương trình ca nhạc,
hắn khẽ nhún nhẩy và ê a hát theo như trẻ con. Hắn cung kính với Ba Xà
như cha đẻ. Thường cho thằng Rồng quà là những con chuột nướng to bằng
bắp tay. Khi rừng ngập, khan hiếm thức ăn, hắn nhịn phần ăn của mình cho
thằng Rồng. Nhưng cả xóm đều thấy lạ là không bao giờ hắn chịu bế thằng
bé. Hễ thằng bé đến gần là hắn bối rối lảng đi, mà con mắt vẫn vụng
trộm ngoái lại. Nghĩ rằng hắn thèm bế thằng bé mà không dám, có lần vợ
Ba Xà đặt thằng Rồng vào tay hắn, hắn lắc đầu quầy quậy và lảng ngay ra
xa. Đôi khi, vợ Ba Xà bắt gặp hắn ngồi xổm ở góc vườn, nhìn thằng Rồng
đang chạy chơi như nhìn một con chuột lạ.
Hăm hai tháng chạp. Xóm bốn nhà rình rang giã gạo làm bánh đón Tết.
Hai tay xách nặng. Lỉnh kỉnh những bánh trái, gạo thịt, quần áo
mới, Ba Xà cột ghe, hăm hở bước lên bờ. Đáp xuống chợ tỉnh từ chiều qua
để sắm Tết giờ mới về đến nhà, chưa chi Ba Xà đã nhớ con. Anh nghĩ đến
gương mặt tươi rói của vợ, nụ cười toét miệng của thằng Rồng khi trông
thấy những thứ trên tay anh. Anh cũng mường tượng thấy khuôn mặt sáng
lên của thằng Pạng- gã trai lầm lì nhưng chăm chỉ mà ba năm nay anh đã
coi như đứa con nuôi dù tuổi nó kém anh chưa tới một giáp. Anh thương nó
không cha mẹ, không biết gia đình ở đâu, khi hỏi đến chỉ biết lấy tay
chỉ vào rừng. Quà anh mua cho nó kỳ này là một chiếc quần bò màu tím
than.
Vừa dợm chân đặt lên ngõ, Ba Xà rởn người vì nghe thấy tiếng gào
rú. Ba Xà quay ngoắt về phía có tiếng rú, thấy một đám đông đang xúm
xít dưới gốc cây xoài lớn đầu xóm, ngửa cổ nhìn lên cây, vẻ mặt rất
hoảng sợ. Ba Xà buông mấy thứ đồ mới sắm ngả ngớn trên mặt đất, chạy
tới. Thì thấy vợ anh, mặt tái dại, miệng há ra nhưng không nói được, như
người bị trúng gió cấm khẩu, đang quỳ, chắp hai tay vái cái gì đó ghê
gớm lắm trên ngọn cây.
Ba Xà nhìn lên.
Cheo leo cao tít tắp trên cành chĩa lên trời, mềm oặt xuống như
sắp gẫy vì sức nặng, là một thằng người cao lớn chân dài, cái miệng với
hàm răng trắng ngậm dao bầu lấp loá nhô ra trong nắng, nhìn từ dưới lên
cao đã thấy chói mắt. Thằng người nhìn xuống đám đông vẻ vừa sợ sệt, vừa
đe dọa, một tay hắn bám ngọn cây, một tay hắn giấu một vật gì đang động
đậy, trông như một con gà trắng. Đôi mắt bò non trợn trừng lừ lừ hắt ra
màu xanh như màu rắn lục.
"Thằng Pạng" ! Ba Xà hét lên. Nghe tiếng hét, thằng người giật
mình. Nhìn rõ đôi chân dài thượt của gã run lẩy bẩy. Gã lấm lét nhìn Ba
Xà, co một chân lên. Lúc đó, Ba Xà mới nhìn rõ, thằng Pạng không ở trên
cây một mình. Cái bọc động đậy đó, chính là thằng Rồng con anh. Thằng bé
khóc không ra tiếng, giẫy giụa trong những ngón tay đen đúa quắp chặt
như vuốt diều của thằng Pạng.
Hết hồn hết vía, Ba Xà lấp bấp vỗ vào gốc cây, rối rít gọi:
- Pạng, sao nghịch dại vậy! Đưa em xuống ngay! Chết cả hai bây giờ!
Pạng có vẻ phân vân. Trong tay hắn, thằng Rồng mở con mắt lờ đờ
ngó xuống, bật lên một tiếng khóc , rồi tắt lịm. Pạng lom lom ngó xuống,
canh chừng, hét lên với đám người:
- Thả tao đi. Nếu không, tao giết thằng Rồng !
Lúc đó, Ba Xà mới nhìn rõ, trên cổ gã đeo lòng thòng một cái tai
người mà máu đã khô quánh đen bầm. Một mùi tanh nồng nặc bốc lên trong
buổi trưa oi nồng khiến người ta nghĩ đến không khí của những bữa tiệc
máu. Cả đám người lặng ngắt nín thở, nhìn thằng bé đung đưa mềm oặt
trong móng vuốt thằng Pạng. Ông Bẩy Trăn run rẩy ghé vào Ba Xà:
- Tai bà Hai Rỗ đó. Thằng Pạng cắt khi bà đang ngủ. Nghe bà Hai
rú, cả xóm rần rần đổ đến. Thằng Pạng mới cắp thằng Rồng leo lên cây. Nó
nhe răng gớm ghiếc, như sắp ăn thịt thằng Rồng. Cả giờ nay rồi. Vợ mày
té xỉu mấy lần mới hồi lại. Coi chừng đừng leo lên cây nghe, Ba Xà. Nó
bóp chết thằng Rồng tức khắc đó. Dùng lời ngọt mà dỗ. Nó chỉ nể riêng
mầy...
Chưa nghe dứt lời can của ông Bẩy Trăn, Ba Xà đã trèo lên cây.
Vừa lên ba nấc đã nghe tiếng rít ghê rợn trên đầu. Con dao nhọn dùng để
lột da rắn của nhà anh từ tay thằng Rồng sượt qua mang tai, cắm phập
xuống đất, ngập tận cán. Từ tai Ba Xà, một dòng máu đỏ ri rỉ chảy dài.
Ba Xà buông tay, rơi thịch xuống đất.
Vợ Ba Xà lao đến ôm chặt lấy chồng. Mắt chị lạc đi, con ngươi đảo lên:
- Thằng Pạng. Mày đang tâm giết cả pạ pạ mày sao?
Nghe hai tiếng "pạ pạ", thằng Pạng như sực tỉnh, ngó xuống. Hình
như hắn nhận ra Ba Xà. Mắt đã bớt xanh lẹt. Nhưng bàn tay quắp thằng
Rồng vẫn huơ lên hăm dọa trên đầu.
Ba Xà nén đau, cất tiếng dỗ dành:
- Con ơi ! Con quên rồi sao? Ai đã cõng mày về từ trong rừng,
cứu mày, nuôi mày như con? Thằng Rồng là em con đó, Pạng! Mày nỡ làm pạ
pạ đau lòng sao? Mau mau xuống đây. Pạ không đánh, không mắng, cũng
không cho ai đánh con đâu ! Mày không xuống mau, thằng Rồng em mày chết
mất.
Nghe những lời đó, cành cây đang đỡ thằng Pạng bỗng rung chuyển.
Gã chuyền xuống một cành cây thấp hơn, ngó lom lom vào mặt thằng Rồng
đang thoi thóp thở. Răng nhe sáng loá. Cái miệng dẹp phát ra những âm
thanh nghe không giống tiếng người:
- Pạ ơi! Tôi đâu có định ăn thằng Rồng. Dù thịt trẻ nít thơm ngon lắm. Ba năm nay, ơn pạ cứu mạng, tôi đã cố nhịn....
Gã bỗng ôm mặt khóc, hú lên qua dòng nước mắt li ti rỏ xuống như những giọt nọc rắn:
- Pạ ơi! Sao bỗng dưng pạ lại bỏ đi. Tôi không thể làm người
được nữa ! Pạ cứ đi khỏi nhà là tôi thèm những bữa tiệc tai người. Từ
nhỏ, tôi đã ăn như vậy. Ông chủ bảo tôi cách đi bắt người như bắt chuột
rồi vác về đặc khu. Ông dạy tôi cách làm nộm tai người...
Ba Xà rùng mình, lạnh tận sống lưng. Anh nhớ lại những câu
chuyện về đoàn người lũ lượt đi trong tiếng hú khóc trong đặc khu Thủy
Yến, trong ánh vàng vọt của những tia nắng rụng, đi đòi lại tai và gan
bàn chân bàn tay của mình đã bị xẻo trong những ngày chiến tranh. Mấy
chục năm qua rồi cơ mà? Chiều chiều đi bắt rắn về muộn, Ba Xà vẫn nghe
tiếng hú, nhưng cứ tự nhủ rằng không biết mình mơ hay tỉnh. Vậy, cái gã
đang đung đưa mình trên cây kia, quắp chặt đứa con của anh trong tay, là
người hay ma?
Ba Xà cố hết sức trấn tĩnh, lấy giọng ngọt ngào:
- Pạng này! Tỉnh lại đi con. Con không cha không mẹ. Con là con
của ta. Ba măm nay con sống ở xóm này. Mọi người thương con mà. Xuống
đây, ba đón. Nào! Nghe ba, đưa em con xuống trước rồi ba đỡ con xuống
sau. Ta bảo đảm cho con mà!
Nước mắt Ba Xà rơi lã chã. Thằng Pạng dịu nét mặt. Mắt gã trở
lại gần như mắt bò con. Gã nghi ngại nhìn mọi người đang đứng quanh Ba
Xà , bàn tay quắp chặt thằng Rồng đã nới lỏng. Ba Xà biết ý, nói:
- Bà con về nhà giùm đi. Không việc gì đâu. Để thằng Pạng mang em nó xuống đây! Nào Pạng con. Ngoan lắm!
Anh mặt trời đã úa vàng chiếu qua kẽ lá xoài, hắt lên mặt thằng
Rồng những tia vàng vọt. Pạng trừng trừng nhìn thằng Rồng. Rồi nó thẫn
thờ lần xuống từng cành cây, thấp xuống tới mức Ba Xà cập rập đưa tay ra
định bồng lấy con. Nhưng thằng Pạng lại dừng phắt. Nó riết chặt con mồi
trong vòng tay, mắt nhìn trừng trừng, nước miếng chảy ròng ròng qua
khoé mép. Họng nó nhẩy nhẩy, lên xuống bật ra những tiếng hực hực thèm
khát. Ba Xà níu chặt gốc cây. " Pạ...Pạ...!"...Tiếng nức nở của thằng
Pạng. Như trong cơn mơ, cái thân thể bé bỏng của thằng Rồng chợt được
Pạng buông xuống nằm gọn trong tay Ba Xà. Ba Xà muốn ngẹt thở, hối hả ấp
mặt vào ngực thằng con.
Trên cây, thằng Pạng vẫn ngồi lặng. Nó nhìn chị Ba Xà ôm chặt
thằng Rồng, bỏ chạy vào nhà, chốt chặt cửa. Nó nhìn thấy lũ người lúc
nãy nghe Ba Xà tản vào nhà, bây giờ đang lấp ló chạy trở ra. Còn Ba Xà
thì vẫn đứng dưới gốc cây, vẻ bồn chồn, như đợi hắn nhẩy xuống. Pạng
nhìn đôi tay chằng chịt sẹo của pạ pạ. Đôi tay này là hình ảnh đầu tiên
hắn nhìn thấy sau khi tỉnh lại từ lần hút chết do rắn lục cắn. Một lần
nữa, những giọt nước mắt li ti lại ứa ra trên đôi mắt hắn. Hắn bất giác
mím miệng dợm chân bước xuống. Chỉ một nhành ngang nữa là tới tay pạ pạ.
Đúng lúc đó, tia nắng vàng vọt cuối cùng rớt xuống. Và, nghe rất rõ , một chuỗi tiếng hú ảo não vọng tới từ ruột rừng sâu.
Thằng người đang đứng trên cây bỗng sựng ngược. Hắn vùn vụt leo
trở lại ngọn xoài, dỏng tai nghe. Tiếng hú vẫn vọng lại, nghe rõ mồn
một. Gương mặt thằng người bỗng nhiên xa vắng. Màu xanh rắn lục trở lại
trong cặp mắt bò non.
Hắn nhìn lên trời, nhìn về phía đầm lầy hun hút sâu trong rừng.
Rồi nhìn xuống gốc cây, nơi pạ pạ của hắn đang đứng. Bỗng hắn ngửa cổ
lên trời, cất lên một tiếng rú. Tiếng rú này nghe giống tiếng người não
nuột nối dài muôn ngàn tiếng hú vọng lên từ phía đầm lầy, trước khi hắn
nhảy dựng lên lần cuối, rơi xuống gốc xoài, dội óc chết tươi với một
dòng máu nhỏ ri rỉ chảy bên mép. Từ đôi mắt bò non mở trừng trừng của
hắn, Ba Xà thấy dường như in hình một gương mặt trắng bệch với đôi môi
nhành ra trong một nụ cười khó tả.
Đường vào Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
Chụp đìa - Nét đẹp miền Tây
"Mùa đìa" là gì? Nhiều bạn bè đã hỏi tôi như thế! Chẳng biết giải thích
thế nào cho cặn kẻ… Ngỡ là một từ quen thuộc, vì với tôi sinh ra trên
vùng đất của Bác Ba Phi và chụp đìa lại xuất phát từ đất này. Ngẫm lại,
bạn bè có người biết, người không cũng là lẽ thường tình. Vì vậy tôi
post bài này lên đây nhằm chia sẻ với bạn bè về một nghề có nét đặc thù ở
quê tôi. Bài viết này là một kịch bản phim, nằm trong series phim của
Chương trình Ký ức miền Tây mà chúng tôi đang thực hiện….
Bán đảo Cà Mau là một vùng đất nổi tiếng trù phú với chim trời, cá
nước. Bởi lẽ, vùng đất đã sản sinh rất nhiều sản vật, đồng thời đây là
vùng đất khai mở muộn màng nên điều kiện tự nhiên thích nghi đối với các
loài tôm cá…
Hơn 300 năm trước, lưu dân tứ xứ đến vùng bán đảo Cà Mau lập nghiệp là
những người rất nghèo khổ. Trong tay chỉ có tấm lưới, mấy ống trúm, lọp
lờ hay vài ngọn cần câu. Vậy rồi, nguồn lợi tự nhiên ở đây hào phóng đã
giúp họ gây dựng cơ nghiệp nên nhà nên cửa…
Trong ký ức của nhiều người hẳn còn nhớ những địa danh từng có một thời
nổi tiếng cá đồng như U Minh, Tân Duyệt, Bàu Hang, Thanh Tùng…
Bây giờ đang bước vào mùa khô và chắc nhiều người không quên mùa đìa ở miệt Cà Mau…
Thuở xa xưa, nghề đìa cá hầu như làng xóm nào cũng có, gia đình nào
cũng có. Vì thế mà nghề đìa cá hoạt động phong phú như một thứ văn hóa.
Nó có cả những kinh nghiệm bí truyền bởi không phải đào đìa ở đâu cá
cũng rút về vào mùa nắng hạn.
Đìa là một cái ao được người chủ đất chọn vị trí trong khu bao ngạn
trên phần đất của mình. Độ sâu của đìa từ 2 đến 3 mét, ngang từ 5 đến 7
mét và dài tùy thuộc vào đất lớn hay nhỏ, có đìa dài hơn 50 mét.
Thu hoạch cá đìa có nhiều cách như: tát, kéo lưới, mò cá.v.v… nhưng
chụp đìa được xem là cách bắt cá sáng tạo nhất. Theo vài tài liệu nghiên
cứu gần đây, thì chụp đìa xuất hiện vào khoảng đầu thập niên 60 của thế
kỷ trước và ra đời ngay tại vùng đất của Bác Ba Phi.
Chuyện kể rằng : Hồi trước quê Bác Ba Phi cũng tát đìa như các nơi
khác. Cá nhiều, đìa lại lớn, công tát mất mấy ngày trời đìa mới cạn. Mấy
năm đầu, Bác Ba phải đươn lưới vải đề lùa đám rùa sang một góc đìa
trước khi nước tát gần cạn. Thấy vậy, ông Tư Thoại – hàng xóm của Bác Ba
Phi nghĩ ra cách dùng lưới chụp đìa vừa đở tốn công tát vừa bắt được cá
sạch trơn không dính một chút bùn.
Từ đó, bà con trong xóm không gọi Tư Thoại nữa mà gọi là Tư Lưới để nhớ
về người tạo ra giàn lưới chụp đìa cho xứ sở này. Và, không bao lâu
sau, miệt bán đảo Cà Mau đã dùng lưới chụp để thu hoạch cá đồng, không
chỉ ở đìa mà còn chụp các kinh mương, kinh xáng ở giữa rừng U Minh…
Giàn lưới chụp đìa là một tấm lưới ni – lông, mắt lưới nhỏ và tấm lưới ấy luôn dài hơn và rộng hơn khẩu đìa.
Sau khi dọn sạch cỏ mặt nước trong đìa, người ta thả cuộn lưới ấy giữa
lòng đìa và hai người ở dưới nước căn viền lưới ra hai bên thành đìa.
Dùng ghim bằng một khúc cây sậy dài chừng 4 tấc, bẻ gập đôi lại và ghim
viền lười vào thành đìa, ngập dưới mặt nước chừng 2 tấc và khoảng cách
chừng 6 tất một cây ghim.
Sau khi ghim toàn bộ viền lưới vào thành đìa xong, tức là toàn bộ cá
nằm dưới mặt lưới. Khi cá thấy ngộp và sẽ nem vào thành đìa, tìm chỗ hở
để chui lên.
Đợi chừng hơn 1 giờ sau, cá chui hết lên mặt lưới phía trên, người ta
bắt đầu ghim lưới lần thứ hai, dày hơn, không cho cá chui ngược trở
xuống. Công đoạn tiếp theo là kéo hai viền lưới lên ghim lại trên bờ
đìa, rồi mới kéo lưới gom cá về một đầu đìa để bắt
Chụp đìa như thế, tất cả cá bắt được đều rất khoẻ mạnh. Nước dưới đìa
còn nguyên vẹn và người ta dễ dàng thả cá nhỏ trở lại làm giống cho mùa
sau.
Ngày trước khi cá còn rất nhiều, có những khẩu đìa thu hoạch hơn cả
chục tấn cá, nên khi kéo lưới đến hơn nửa chiều dài của đìa là phải xúc
cá. Vì vậy người ta neo lưới lại để cho nhân công làm cá trong vài ngày;
chứ tát đìa thì không thể làm được điều này.
Hồi ấy, thương lái mua cá đồng không nhiều trong khi lượng cá ở xứ này
lại quá lớn, nên cá phải làm khô, làm mắm để bán từ từ… Lúc đó xóm làng
như mở hội, người ta vạn vần đổi công để bắt cá làm mắm, làm khô.
Ở Bán đảo Cà Mau nổi tiếng hơn cả là khô cá bổi (có nơi gọi là cá sặc
rằn). Loài cá này chỉ có làm khô là ngon nhất, so với cách chế biến
khác. Vã lại, cá bổi chiếm hơn một nửa trong tổng sản lượng cá chụp được
trong một khẩu đìa nên chỉ còn cách làm khô.
Cá bổi chỉ cần đánh vãy, vạc xéo hai mang cá, móc ruột, đem rữa sạch,
muối vào khạp qua đêm và sáng hôm sau rữa lại, rồi đem phơi. Chỉ khoảng
hai ngày nắng tốt là cá đã khô.
Người Cà Mau có một cách bảo quản cá khô bổi rất độc đáo là đem khô
trải đều trên bồ lúa, sau đó đổ lúa lên khỏa bằng. Hai tháng sau đem khô
ra nướng nhậu với rượu đế là tuyệt vời. Thứ khô này chỉ có khách quý
mới mang ra đãi.
Chính nguồn lợi cá đồng đã thổi hồn cuộc sống phong phú lên đồng ruộng
hoang vu. Những người cơ nhỡ, tha phương cầu thực đến đây khẩn hoang bắt
gặp được một vùng đất có rất nhiều sản vật, cộng với sự sáng tạo của
mình đã làm nên một cuộc đổi đời, một nếp sống, nếp sinh hoạt đặc biệt
của làng quê.
Bây giờ, đồng đất nơi đâu cũng làm lúa tăng vụ, con cá đồng không thể
sống trong môi trường quá nhiều hoá chất. Nghề đìa cá ở miệt bán đảo Cà
Mau cũng đã và đang lụi tàn dần.
Quả thật, bây giờ chụp đìa còn rất ít và không bao lâu nữa sẽ chỉ còn
là chuyện kể mà thôi. Đối với những ai từng biết về vùng bán đảo Cà Mau,
biết về sự giàu có sản vật đến nức tiếng cả nước của đất đai này, hy
vọng sẽ gợi lại một chút hoài niệm, một chút nhớ thương, một chút tự hào
về xứ sở ngay từ trong ký ức của mình...
Sưu tầm
Thổi Tù Và Gọi Ba Khía
|
Ba khía làm mắm, được chế biến với đủ liều lượng, gia vị, rau răm, quế, khế, thơm, chuối chát ăn với cơm nguội. Số dách !
Ở U Minh, ba khía có rất nhiều, tới mùa
ba khía rộ, dân trong vùng và các nơi đổ về soi ba khía để làm mắm,
nhưng bắt ba khía bằng cách đi soi, thộp cổ từng con bỏ vào thùng thiếc
để đem về làm ra món mắm đặc sản mà đã có đông đảo dân mình ghiền, là
xưa lơ xưa lắc rồi. Năm nay, tao có cách khác rồi vừa nhàn hạ, vừa nhiều
ba khía và đảm bảo làm mắm ngay.
Nghe tao tuyên bố thế, chẳng mấy ai tin, tao đành phải “nói có sách, mách có chứng”.
Trời chập tối, tao đã kêu sấp nhỏ chuẩn bị bảy chiếc xuồng.
Thằng Đậu ngạc nhiên :
- Mình chỉ có ba ông cháu, một chiếc xuồng đã đủ, ông nội kêu chuẩn bị tới bảy chiếc để làm gì vậy ?
Tao cười tỉnh rụi :
Tao cười tỉnh rụi :
- “Thiên cơ bất khả lậu”. Cứ làm theo ông nội chỉ, đâu sẽ vào đấy.
Tao còn bảo chúng nó đổ nước lưng lưng hai chiếc xuồng, năm chiếc xuồng còn lại đổ muối hột, muối dự trữ để sẵn trong thúng.
Chờ cho đỏ đèn, mấy ông cháu tao ì ạch
đẩy hết xuồng ra vàm để hứng luồng ba khía từ trong rừng U Minh bò ra.
Tao sắp xếp xuồng thứ tự đâu đó cả : Hai chiếc chứa nước đậu phía trước,
kế tới năm chiếc xuồng muối.
Tao dặn thêm thằng Đậu :
- Có lớp ba khía nào bò lên thì xếp một
lớp muối hột lên trên, lớp trên cùng gài bằng sóng lá dừa cho chặt, sau
phủ lớp lá chuối là xong.
Thằng Đậu đốt đèn cho ba khía thấy đường bò về, còn con Mè bắc cầu cho ba khía leo lên xuồng.
Đèn được đốt lên, mấy ông cháu tao bò
lên gò đất ngồi chờ. Hút tàn điếu thuốc rê, tao liền rút trong túi áo bà
ba ra cái sừng trâu bóng lộn đưa lên miệng.
Tu và… tu và… tu và…
Thằng Đậu thắc mắc
- Ông nội thổi sừng trâu chi vậy ?
Tao rung đùi, trả lời :
- Ông nội thổi sừng trâu chi vậy ?
Tao rung đùi, trả lời :
- Gọi ba khía chứ chi.
Thằng Đậu cười ré lên :
- Úy trời ! Nào giờ mới biết cái vụ này. Ngộ quá ta !
Thổi sừng trâu một chập thì ngưng, tao lại vấn thuốc, chưa xong đã nghe tiếng thằng Đậu la :
- Trời ơi ! Ba khía về, nó leo lên xuồng nước. Ôi ! hằng hà sa số tận luôn.
Y như vậy, từng đàn ba khía từ dưới rạch
theo cầu và bò lên xuồng thứ nhất, sau đó bì bõm qua xuồng nước thứ
hai, rồi từ xuồng nước thứ hai chúng bò sang xuồng chứa muối hột. Nghe
thấy hơi muối, chúng liền nằm im, lớp này chồng lên lớp kia rất thứ tự,
lớp lang.
- Bây thấy chưa ?
Thấy chúng nó không hiểu, tao giải thích :
Thấy chúng nó không hiểu, tao giải thích :
- Tao đã tính kỹ, ba khía bò lên xuồng
nước đầu tiên là để rửa càng, rửa ngoe cho sạch bùn, tiếp tục bò sang
xuồng thứ hai cho sạch rong rêu, rồi cứ thế bò sang xuồng chứa muối để
tự nguyện… làm mắm.
Trăng lên chưa tới đỉnh sào thì mấy ông cháu tao đã bắt đầy bảy xuồng ba khía, nước tát bỏ đi, để muối dự trữ vào.
Trên đường về, con Mè hỏi :
- Bộ… ba khía khoái nghe tù và lắm hả nội ?
Tao cười khà :
Tao cười khà :
- Tao thổi tù và cho vui thôi. Chủ yếu là ba khía nó đánh hơi nghe mùi muối, hiểu chưa. Hổng tin, cứ hỏi bả thử coi.
Bác Ba PhiNgủ ở Mũi
Giong
ruổi lang thang mãi mình hóa ra người “sành điệu” lúc nào không biết.
Tháng 2 quẩy túi về đồng, canh trúng mùa đìa, bắt cá lóc ký đốt rơm
nướng trui ăn kèm muối ớt, uống rượu xóm Dừa (rượu Tân Lộc cũng được),
dài tới tháng 4, sa mưa, ra đồng bắt ốc lác luộc với lá sả, lá ổi chấm
cơm mẻ chơi. Gió chướng về đầm Bà Tường ăn cơm nguội với ghẹm muối.
Tháng 10 trái mắm rụng đầy những sông những rạch ven các cửa biển, mùa
săn cá dứa bắt đầu... Ăn “sành điệu” đã đành, lúc ngủ cũng đòi đi về
phía biển, để ngủ ngay tại ấp Mũi, một xóm nhỏ ở cuối trời Tổ quốc.
Ở
đó có những căn nhà không bao giờ khép cửa. Những căn nhà không cả vách
che đằng trước, vì chẳng ai thèm tham lam của ai cái gì. Không cần giới
thiệu gì cả, bản chất của xứ sở chúng tôi là đây, những ngôi nhà này.
Mưa Nam hay mưa Chướng, nhà chỉ treo một cái rèm bằng mấy cái bao bố may
ghép lại hoặc bằng lá chầm đóp. Không cái gì cho người ta cái cảm giác
thái bình, no ấm như thế, không có gì cho ta sự gần gũi, thân thuộc như
thế. Những ngôi nhà rất rộng lòng, mở trong tầm nhìn của ta một chiếc
giường, một cái bàn thờ gia tiên, cái bàn trà, một bức màn vải thêu hình
hai con chim loan đậu trên cành trúc, thấy nhà nó hợp với con rạch này
làm sao đâu, vì khi nước ròng rạch cũng cạn lòng, phơi đáy. Nó hợp với
tính cách con người của vùng đất này làm sao đâu, vì người ở đây cũng
sống khoảng khoát, cởi mở, rộng rãi, hào sảng.
Người ấp Mũi
ít khi làm buồng để ngủ, buồng chỉ để cho con gái, cho những cặp vợ
chồng son, người xứ biển thích ngủ đằng trước nhà, chỉ cần cái mùng,
khỏi chiếu, áp cái lưng trần đỏ au xuống với sàn nhà bằng gỗ đước bóng
như gương đồng; vậy là được một giấc ngủ ngon. Mà đúng là ngủ ở ngoài
này thì thích không chịu được.
Nhà bao nhiêu gian thì bấy
nhiêu gian đầy gió. Trong cái mùi biển tanh nồng mặn mòi của những giàn
lưới phơi trên giá, trong cái mùi khói ngọt bùng nhùng tỏa ra từ mẻ ung,
dường như có nhà ăn cơm chiều trễ, nghe mùi béo ngậy của cá thòi lòi
kho với nước cốt dừa. Và đâu đó chắc có vài người chuẩn bị lai rai, rõ
ràng là mùi thơm khô mực nướng trên lò than đang tàn.
Ngủ ở
ấp Mũi có “quá trình” hẳn hòi (như quá trình công tác vậy). Bao giờ lúc
chạng vạng ta cũng ngồi với nhau uống vài ly cho ấm bụng, không khô mực
thì hàu nướng, sò nướng chấm muối tiêu chanh. Khuya một chút, khi ngà
ngà say rồi, người dưới bếp sẽ bưng lên một nồi cháo sò huyết. Trời ơi,
cái mùi thơm của sò, của tiêu, của mỡ tỏi mới hít vào hơi rượu đã tan
đâu hết, còn nói gì tới cảnh xì xụp húp chén cháo nóng, nó không chê vào
đâu được. Xong rồi, ta quay lại uống trà.
Trà
xứ biển đậm đà, nước vàng quánh, kẹo. Nên lần đầu ngủ ở ấp Mũi hẳn sẽ
có người thao thức. Vì trà, vì ngủ trong phòng kín cửa với gió máy điều
hòa se se quen rồi, nằm đây ngộp thiệt chớ chơi à. Còn nỗi sợ nữa, sợ
bóng đêm, sợ mấy anh chàng nằm cạnh giả đò ngủ say dịch qua để... gác
chân ảnh lên chân mình. Thôi, nằm canh chừng cho chắc ăn, má dặn, thân
gái dặm trường... (Lạ, ở đây người ta sống chân thật với nhau đến mức để
trống cả vách nhà, của cải đồ đạc cũng có mất mát gì đâu, vậy thì mắc
mớ gì phải dè chừng). Gió vẫn như múa, như ca, như chạy như nấp bên
ngoài cái mùng vải thơm mùi nắng. Những chiếc tàu đánh cá ầm ì chạy qua,
và tiếng biển, đúng là tiếng biển lướt trên những búp lá đẫm sương
trong rừng đước, rì rào rất gần. Chỉ có tiếng biển mới mênh mông một nỗi
nhớ bờ như thế.
Nhưng ngôi nhà sàn không cửa lại có cái lý
của nó. Để cho tiếng biển thật gần mình, cho người vợ trẻ nghĩ tới chồng
đang bủa lưới ngoài khơi, cho những ông già nguôi niềm thương nhớ biển
kể từ khi xa những cái đáy hàng khơi, cho những cậu bé đang tuổi nhổ giò
mơ một giấc mênh mông, tròng trành trên chiếc ghe câu giữa bốn bề biển
cả.
Có cái gì đó giống như ta đang ngủ ở trong một cái chòi
giữ vuông giữa cánh đồng gió tơi bời, có cái gì đó như không giống. Phải
chăng, ngủ ở đây, gió có vù vụt, cồn cào ta cũng không thấy lạnh, bởi
đây là nhà, một mái nhà mang đầy đủ ý nghĩa của nó, có khói mẻ ung, có
những hơi thở nhẹ, có con gà đứng trên ngọn cây mắm gáy le te.
Cũng
vì vậy mà có cái gì đó giống như ta đang ngủ ở trong một căn chòi ngoài
đáy hàng khơi, lại vừa không giống. Vẫn gió mang cái hơi nước mặn mòi,
vẫn tiếng biển ì ầm nhưng thiếu cái yên ả, êm đềm thâm nâu của đất.
Tự
dưng thấy coi thường cái câu “Ở nhà Tây, ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật”
(không biết có bị A.Q của Lỗ Tấn nhập không?), làm nghề viết lách như ta
coi bèo bèo vậy chớ “sành điệu” thấu trời.
Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư