Ôi thương sao mà thương
lạ,
Nhớ sao nỗi nhớ nhà ?!......
Biết bao năm ta đã đi xa,
Mà sao vẫn nhớ, vẫn thương ngày Tết cũ
!!
Có phải chăng tình quê hoài ấp ủ ?
Đau đáu trong tim,
Trong ký ức kẻ xa nhà......
Cho nhớ hoài kỹ niệm Tết quê ta,
Có cha mẹ, có ông bà.....
Vương vấn sắc hoa,
thoang thoảng hương trầm,
thoang thoảng hương trầm,
Trên bàn thờ đêm trừ tịch !!
Rồi lại nhớ đám bạn thân,
Những ngày Xuân năm nào còn xúm xít....
Phụ giúp gia đình chuẩn bị đón ngày Xuân,
Biết bao lần Xuân qua ......
Lòng rộn rã cũng bao lần,
Nào bánh mứt, dưa hành, câu đối đỏ.....
Ôi thương làm sao,
Thương ngày thơ tuổi nhỏ !
Cành mai vàng rực nở đón Xuân sang
Cành mai vàng rực nở đón Xuân sang
Sao lại chẳng phai tàn,
Với thời gian bay đi cùng xác pháo....?
Càng nhớ Tết quê, Càng thương quê sâu đậm...!
Càng nhớ Tết quê, Càng thương quê sâu đậm...!
Mơ sống lại một ngày, chốn cũ quê xưa....
Nơi xa xứ với tấm tình quê ấp ủ....
Nơi xa xứ với tấm tình quê ấp ủ....
Chúc mọi người luôn Sức khoẻ, Bình an,
Bước qua Năm Mới thật An khang.....
Mà lệ bỗng
như tràn trên mí mắt !!
NM
Những ngày giáp Tết
Chuyện
nhớ nhà, nhớ quê: “Mà lạ? Bên này mình có nhà cửa đàng hoàng, còn bên
kia, nhà còn đâu? Sao cứ nhớ nhà ở bển hoài?” Tác giả tự hỏi
Cứ mỗi năm gần Tết là nhớ về quê nhà… bên Việt Nam đó. Trong
lòng rộn rịp, nôn nao hay lâng lâng trộn lẫn vào nhau…nhớ cái không khí
hơi lành lạnh… và nhất là gần ngày nghỉ Tết bỏ hết chuyện học hành qua
một bên, tính toán, nào là đi mua quà cho Thầy, Cô, nào là làm báo, và
làm tiệc tất niên.
Tui còn nhớ năm đó trong lớp tụi nó chia ra, nhóm văn chương chữ
nghĩa lai láng thì làm báo, nhóm khéo tay thì trang hoàng, còn nhóm tui
chắc hay ăn vụng trong lớp cho nên được thủ nhiệm vụ gom tiền đi mua
bánh mứt. Quá đã, "tự dzì" được cho giờ công khai đi "shopping" mờ.
Trong nhóm nầy có Mỹ, Thảo, Nhiều và …tui. Bây giờ nghĩ lại chắc tụi nó
lựa nhóm tui đi cho khuất mắt để tụi nó yên ổn làm báo khỏi bị phá hay
làm bộ… phê bình.
Từ trường Trung Thu mà đi bộ ra chợ Bến Thành đâu có gần, mà đi cả đám bốn đứa, nếu đi xe lam thì còn tiền đâu mua mứt nên rủ nhau đi bộ. Trời ơi, cả tiếng mới tới. Cả đám có dặn trước là đem theo tiền túi để ăn hàng trước, "chiện" mua mứt tính sau…
Đứa này thì gỏi đu đủ tôm thịt, đứa nọ thì xề bên kia bánh ướt nem chua, đứa thì đứng cắn bò bía…ôi thôi hầm bà lằng trong bụng, trước khi về còn… "dọng" thêm một ly đậu đỏ bánh lọt nữa.
Hỏng biết lúc đó tui để dành làm sao mà lúc nào cũng có tiền rủng rỉnh trong túi, đứa nào hỏng đủ thì tui cho mượn, ăn trước, chuyện khác tính sau. Lo xong phần bao tử no nê đầy bụng rồi, bây giờ tới phần chánh là mua bánh mứt!. Tiền hùn thì ít mà tụi nó dặn phải mua đủ thứ, mứt me, mảng cầu, chà là.. v.v.. Tính sao đây? Cái màn nói thách trên trời hỏng đứa nào dám trả giá hết… Đẩy qua con Thảo vì nó lanh nhất để nó trả giá, trả một tiếng bả… bán, thấy lầm rồi nên cũng biết khôn, mua 1 gram thôi. Bà bán hàng vừa cân vừa lầm thầm trong miệng "Tưởng gì mua có 1 gram mà cũng trả giá cho dữ… mấy con nhỏ này". Đi qua hàng khác lại màn trả giá…sợ chúng… chửi. Rốt cuộc cũng mua được đủ thứ, mỗi loại nửa ký…Riêng mứt dừa thì phải nhiều hơn mấy thứ kia…vì nhiều người thích…Xong trách nhiệm được giao phó…
Bây giờ nói về cái Tết bên Mỹ đây…cũng có chợ đêm….cũng đầy đủ Mai, Lan, Cúc, Trúc…cũng bánh mứt ê hề…cũng có đầy mâm ngũ quả. Ba ngày Tết có diễn hành, có múa Lân, có dựng cái nhà lá kê cái lu giống bên quê nhà mình (cái nhà này tui thích nhất) có màn thi hoa hậu phu nhân, hoa hậu Việt Nam và hoa hậu trẻ em…còn về văn nghệ tân cổ có đủ, có luôn vỏ thuật. Hay nhứt là cái màn mấy em nhỏ xíu cầm sớ Táo Quân đọc tiềng Việt rót rót vv…. nhưng cái không khí nó vẩn còn… thiêu thiếu cái gì đó…Thiếu cái không khí Việt Nam ở đây…
Nhớ gần Tết tui khoái nhất là cái màn xách giỏ ra chợ với má mua toàn là thức ăn cho mấy ngày Tết, nhất là củ kiệu, dưa hành để làm chua trước ba ngày cho ngấm, cuốn bánh tráng với thịt kho dưa giá và bánh tét trong mấy ngày Tết thiệt là ngon…nhưng mà ghét nhứt là cái màn lột cả rổ củ hành hương…nó nhỏ xíu mà cay mắt muốn chết…bây giờ ngồi đây nhớ lại "ủa? mà sao năm nào… cũng có mình tui với má ngồi lột củ kiệu với củ hành hương hết ta? còn mấy bà chị đi đâu hết? để Tết này hỏi cho ra lẽ….
Ngày ba mươi, bận rộn cách gì! Nào là cúng quãy, chuyện của má, nào là quét dọn nhà cửa, chuyện này Năm Sira lo, là tui đó. Phận sự treo màn có chị hai lo. Treo cờ mới tinh là chuyện của ba lo. Còn bà ba nhăn, biệt hiệu của chị ba Xuân), bà tư điệu, biệt hiệu của bà chị kế tui là Ngọc Anh, lúc đó ở đâu ta? Hai bà này mà vô Hải Quân làm thợ "LẶN" được lảnh "CÚP" là cái chắc!! để Tết này hỏi cho ra lẽ…
Làm gì thì làm cũng phải cho xong trước Giao Thừa.
Thường thường ba má kiểm soát một vòng trong nhà coi có sạch sẽ không rồi mới chuẩn bị cái bàn thờ cúng đêm 30. Chuyện cúng Giao Thừa là phần của Ba, rất trịnh trọng. Bàn hương đèn ngoài sân, ngay trước cửa nhà. Trên bàn có bình bông tươi, thường là bông vạn thọ, hay bông huệ ta, trái dừa tươi, dĩa mứt đủ thứ, nước trà, nước lọc, nhang, đèn cầy phải đủ cặp màu đỏ cho hên. Nhất là hai cây mía thiệt đều nhau dựng ở hai bên bàn cúng, với ngọn được cột dính giao đầu nhau.
Chị em tui lúc này mới sửa soạn thay quần áo mới để đi ra… đi vô, coi ba má sắp đặt…trong lòng nó nôn nao làm sao í! Lúc ba má cúng là tui chạy tới…chạy lui qua nhà hàng xóm rủ mấy đứa bạn đi coi nhà nào đốt pháo trước…đứng bịt lổ tay…dòm. Sợ pháo gần chết mà cứ hay đi kiếm để tụi "con chai" đốt liệng vô chân…la bài hãi rồi chạy… làm cho đám "con chai" ôm bụng cười rồi canh me làm tiếp…Đêm Giao Thừa thức gần sáng đêm vì ba má và mấy người lớn còn đi chùa hái lộc đầu năm nữa….Cũng có năm đám con nít được đi theo. Ba má tui tin chuyện hái lộc đầu năm nầy lắm.
Sáng mùng một, chị em tui thức sớm lắm để diện bộ đồ mới mà tối hôm qua chưa có mấy người thấy bộ đồ chiến này, đi ra, đi vô, cắn hột dưa. Cái màn kế tiếp mà tụi tui khoái nhất là…LÌ XÌ…quần áo mới, tiền mới thơm phức. Đầu tiên là ba má lì xì, xong là tiếp dọn mâm cúng chay. Nguyên ngày mùng một ăn chay, mùng hai trở đi là ăn mặn. Má sắp dọn cúng Ông Bà mỗi ngày, nhang và đèn trên bàn thờ Tổ tiên hỏng tắt suốt mấy ngày Tết. Bàn thờ Tổ Tiên được chưng dọn sáng rực rỡ với bộ lư đồng, hai trái dưa hấu phải thiệt tròn trịa, cá dán tấm giấy đỏ viết chữ Tàu, chắc là chữ Phước và chữ Lộc. Má cúng ngày ba lần, liên tiếp trong ba ngày. Không quét nhà, không gây lộn, chỉ ăn với cười thôi, cũng khỏi rửa chén luôn, Má làm hết. Chắc ba má khoái nhất là mấy ngày này.
Mùng hai, mùng ba trở đi bà con, hàng xóm bắt đầu lai rai tới chúc Tết, lì xì. Ba má nói mùng một mình không nên tới nhà người khác "xông đất", rủi trong năm có gì không may xảy ra thì người ta …"nhớ tới mình", trừ phi người ta "mượn" mình tới xông đất dùm.
Tui khoái nhất là dì Bảy mà mấy chị em tui kêu là Má Bảy, trong gia đình tui, tất cả mấy dì tui đều kêu bằng Má hết. Má Bảy phốp pháp, vui tánh. Má ưa nói đứa nào chúc hay và dài thì được lì xì nhiều, mà phải khoanh tay lại đàng hoàng. Nghe chúc Tết xong Má Bảy cười ha hả rồi móc túi kéo mấy bao đỏ ra, nên mùng hai năm nào tui cũng tính sẳn mấy câu dài thiệt là dài để chúc cho riêng Má Bảy. Má Bảy buôn bán quanh năm không nghỉ ngày nào, nên vào dịp Tết, sau màn đi lòng vòng ngày mùng hai lì xì cho hết thảy mấy đứa cháu xong là Má Bảy bắt đầu ngồi sòng tứ sắc luôn cả ngày đêm cho hết mấy ngày Tết. Má Bảy lựa một ngày tốt mở cửa hàng lấy ngày, xong tiếp tục ngồi sòng. Ai có cần gì thì cứ tới sòng tứ sắc thì gặp Má liền.
Mùng hai. Có tiền rủng rỉnh trong túi bây giờ kiếm chổ đi chơi. Đi sở thú…coi thú?. Năm nào cũng đi coi thú thì ít mà đứng ngồi làm duyên để chụp hình thì nhiều.
Mùa Tết trong sở thú có đủ loại bông hoa nở đẹp lắm, đủ màu sắc. Tui thích hết tất cả loại hoa trừ hoa… Mồng Gà (ghét cay ghét đắng) mà sao ba tui cứ kêu đứng kế Mồng Gà mà chụp hình thành ra tấm hình nào Mồng Gà cũng… đẹp hơn tui. Tui đoán chắc ba nghĩ… Tết có sẵn quần áo đẹp, và bông hoa đủ màu sắc rực rở, tươi thắm thì hên cả năm cho nên la cà chụp hình ở sở thú cả ngày trời, nhất là lại có tiền bạc rủng rỉnh trong túi nên …thiệt là vui ….Tui khoái nhất cái màn coi mô tô bay…hồi hộp, nín thở!!. Mua vé vô cửa xong, được người hướng dẩn chỉ lên thang lầu…Kiếm được chổ ngồi gần lan can…nhìn chung quanh thấy nhiều hàng ghế sắp từ thấp lên cao theo hình tròn (cái nhà này hình tròn, khán giả ngồi phía trên nhìn xuống giống như mình đi coi xiệc vậy, nhưng cái nhà này có chiều cao hơn nhiều. Từ trên nhìn xuống thấy chung quanh vách ván được đóng hơi lài lài từ phía dưới lên lần lần tới trên là thẳng đứng. Phía dưới là nền bằng xi măng …có chiếc xe mô tô dựng đó…kế cái kệ nhỏ trong góc.
Giờ bắt đầu… nghe tiếng còi thổi lớn mọi người lồm chồm nhìn xuống phía dưới… thấy một người con gái nhỏ nhắn, mảnh mai, bước ra cúi đầu chào xung quanh bốn phía xong bước lại chỗ cái… kệ nhỏ trong góc nhà… chấp tay lại và cúi đầu xá …tôi nghĩ "chắc đây là bàn thờ Tổ của ngành mô tô bay", xong rồi cô ấy mới lấy cái nón "sắt" đội lên đầu…nhảy cái thoắt lên xe bắt đầu nổ máy…tiếng máy xe nổ …bùm… bùm thiệt là lớn làm sôi động hết cả một vùng…mọi người nín thở, mở lớn mắt ra coi…Cô ấy rồ ga lớn chạy một vòng chung quanh dưới thấp nhất "chắc cho nóng máy" một tay dơ cao chào mọi người, xong đảo thêm hai ba vòng nữa rồi…rồ ga mạnh hết cở là bắt đầu phóng lên cao thật nhanh chạy theo vòng tròn từ thấp lên cao…lên tới gần lan can chổ khách ngồi rồi vòng trở xuống…cũng theo vòng tròn…lập đi…lập lại mấy vòng…có lúc tui có cảm tưởng như cô ta sắp rớt ra khỏi xe vì cái độ nghiêng của xe.
Hú hồn!!!
Và đó là lần đầu mà cũng là lần cuối cùng tui đi coi mô tô bay…
Sáng mùng ba. Ba má đem mấy chị em tui ra thăm ông Tỉa, bà Ý ở đường Huỳnh Thúc Kháng Sài Gòn (ông dượng, bà dì kêu theo tiếng Hoa). Bên nội người Triều Châu …nói toàn tiếng… Tàu hông hà! mà tụi tụi thì hỏng đứa nào biết nói hết thành ra thân bên ngoại hơn bên nội, mà ba làm thành thông lệ nên mùng ba năm nào cũng đi thăm ông bà, và tụi tui cũng phải mặc aó đầm, chân mang giày bít, dớ trắng rất giống mấy "little chinese girls" lắm. Gia đình ông bà nói chuyện với ba tui bằng tiếng Tàu vui vẻ lắm, còn tụi tui thì ngồi…ngớ ra đó. Vậy mà ông Tỉa, bà Ý lúc nào cũng bắt ở lại ăn cơm tới chiều mới về. Nhà bà Ý lúc nào cũng có sẳn bánh ngọt cho con cháu ăn hết!.
Qua chiều mùng ba…Đi coi hát…Bước ra cửa nhìn tới nhìn lui coi có "con chai" hông… sợ tụi nó liệng pháo vô mình. Nếu tụi nó… bận hết thì mình yên tâm bước, còn nếu tụi nó đứng… lấp ló đâu đó thì quay trở vô nhà chờ tụi nó đi...Hỏng biết tại sao lại đi coi hát dịp Tết? Chen lấn mua vé bị người ta đụng…chổ này…cạ chổ kia…Mấy cha đợi dịp…chờ nước đục thả câu…Về tới nhà là hết ngày mùng ba.
Qua mùng bốn. Ăn trưa xong, bày bộ Bầu Cua Cá Cọp ra… rủ luôn mấy đứa hàng xóm qua chơi. Vui thiệt là vui. Đứa thắng thì vui nhiều, đứa thua cũng hỏng buồn, vì Tết mà, buồn thì xui suốt năm sao?.
Tết bên này cũng có bộ Bầu Cua Cá Cọp nhưng cũng hỏng vui bằng lúc nhỏ bên quê nhà….Ở thành thị qua mùng bốn, mùng năm là bớt đi không khí Tết rồi…Bắt đầu quét nhà mà phải quét ngược vô, vì quét ra là sợ tiền cũng theo ra…nhất là quét hột dưa rải rác đầy nhà… dọn dẹp rác rến. Nhưng nếu ở dưới quê thì người ta còn ăn Tết lai rai tới hết cả tháng lận…Sướng thiệt.
Hơn ba chục năm nay tui chưa từng có được dịp ăn cái Tết đúng nghĩa y như hồi còn nhỏ ở Việt Nam. Ước gì một hai năm nữa, tất cả mọi chuyện "xuôi chèo mát mái", tui sẽ đem mấy nhỏ trở về quê nhà vào dịp Tết để hít thở cái không khí Tết của năm xưa, cả ở thành thị lẫn thôn quê…
Mà lạ? Bên này mình có nhà cửa đàng hoàng, còn bên kia, nhà còn đâu?
Sao cứ nhớ nhà ở bển hoài?
Chúc tất cả mọi người một năm mới nhiều sức khỏe, tâm thần an bình và tài lộc dồi dào…
Trương Kim Loan Từ trường Trung Thu mà đi bộ ra chợ Bến Thành đâu có gần, mà đi cả đám bốn đứa, nếu đi xe lam thì còn tiền đâu mua mứt nên rủ nhau đi bộ. Trời ơi, cả tiếng mới tới. Cả đám có dặn trước là đem theo tiền túi để ăn hàng trước, "chiện" mua mứt tính sau…
Đứa này thì gỏi đu đủ tôm thịt, đứa nọ thì xề bên kia bánh ướt nem chua, đứa thì đứng cắn bò bía…ôi thôi hầm bà lằng trong bụng, trước khi về còn… "dọng" thêm một ly đậu đỏ bánh lọt nữa.
Hỏng biết lúc đó tui để dành làm sao mà lúc nào cũng có tiền rủng rỉnh trong túi, đứa nào hỏng đủ thì tui cho mượn, ăn trước, chuyện khác tính sau. Lo xong phần bao tử no nê đầy bụng rồi, bây giờ tới phần chánh là mua bánh mứt!. Tiền hùn thì ít mà tụi nó dặn phải mua đủ thứ, mứt me, mảng cầu, chà là.. v.v.. Tính sao đây? Cái màn nói thách trên trời hỏng đứa nào dám trả giá hết… Đẩy qua con Thảo vì nó lanh nhất để nó trả giá, trả một tiếng bả… bán, thấy lầm rồi nên cũng biết khôn, mua 1 gram thôi. Bà bán hàng vừa cân vừa lầm thầm trong miệng "Tưởng gì mua có 1 gram mà cũng trả giá cho dữ… mấy con nhỏ này". Đi qua hàng khác lại màn trả giá…sợ chúng… chửi. Rốt cuộc cũng mua được đủ thứ, mỗi loại nửa ký…Riêng mứt dừa thì phải nhiều hơn mấy thứ kia…vì nhiều người thích…Xong trách nhiệm được giao phó…
Bây giờ nói về cái Tết bên Mỹ đây…cũng có chợ đêm….cũng đầy đủ Mai, Lan, Cúc, Trúc…cũng bánh mứt ê hề…cũng có đầy mâm ngũ quả. Ba ngày Tết có diễn hành, có múa Lân, có dựng cái nhà lá kê cái lu giống bên quê nhà mình (cái nhà này tui thích nhất) có màn thi hoa hậu phu nhân, hoa hậu Việt Nam và hoa hậu trẻ em…còn về văn nghệ tân cổ có đủ, có luôn vỏ thuật. Hay nhứt là cái màn mấy em nhỏ xíu cầm sớ Táo Quân đọc tiềng Việt rót rót vv…. nhưng cái không khí nó vẩn còn… thiêu thiếu cái gì đó…Thiếu cái không khí Việt Nam ở đây…
Nhớ gần Tết tui khoái nhất là cái màn xách giỏ ra chợ với má mua toàn là thức ăn cho mấy ngày Tết, nhất là củ kiệu, dưa hành để làm chua trước ba ngày cho ngấm, cuốn bánh tráng với thịt kho dưa giá và bánh tét trong mấy ngày Tết thiệt là ngon…nhưng mà ghét nhứt là cái màn lột cả rổ củ hành hương…nó nhỏ xíu mà cay mắt muốn chết…bây giờ ngồi đây nhớ lại "ủa? mà sao năm nào… cũng có mình tui với má ngồi lột củ kiệu với củ hành hương hết ta? còn mấy bà chị đi đâu hết? để Tết này hỏi cho ra lẽ….
Ngày ba mươi, bận rộn cách gì! Nào là cúng quãy, chuyện của má, nào là quét dọn nhà cửa, chuyện này Năm Sira lo, là tui đó. Phận sự treo màn có chị hai lo. Treo cờ mới tinh là chuyện của ba lo. Còn bà ba nhăn, biệt hiệu của chị ba Xuân), bà tư điệu, biệt hiệu của bà chị kế tui là Ngọc Anh, lúc đó ở đâu ta? Hai bà này mà vô Hải Quân làm thợ "LẶN" được lảnh "CÚP" là cái chắc!! để Tết này hỏi cho ra lẽ…
Làm gì thì làm cũng phải cho xong trước Giao Thừa.
Thường thường ba má kiểm soát một vòng trong nhà coi có sạch sẽ không rồi mới chuẩn bị cái bàn thờ cúng đêm 30. Chuyện cúng Giao Thừa là phần của Ba, rất trịnh trọng. Bàn hương đèn ngoài sân, ngay trước cửa nhà. Trên bàn có bình bông tươi, thường là bông vạn thọ, hay bông huệ ta, trái dừa tươi, dĩa mứt đủ thứ, nước trà, nước lọc, nhang, đèn cầy phải đủ cặp màu đỏ cho hên. Nhất là hai cây mía thiệt đều nhau dựng ở hai bên bàn cúng, với ngọn được cột dính giao đầu nhau.
Chị em tui lúc này mới sửa soạn thay quần áo mới để đi ra… đi vô, coi ba má sắp đặt…trong lòng nó nôn nao làm sao í! Lúc ba má cúng là tui chạy tới…chạy lui qua nhà hàng xóm rủ mấy đứa bạn đi coi nhà nào đốt pháo trước…đứng bịt lổ tay…dòm. Sợ pháo gần chết mà cứ hay đi kiếm để tụi "con chai" đốt liệng vô chân…la bài hãi rồi chạy… làm cho đám "con chai" ôm bụng cười rồi canh me làm tiếp…Đêm Giao Thừa thức gần sáng đêm vì ba má và mấy người lớn còn đi chùa hái lộc đầu năm nữa….Cũng có năm đám con nít được đi theo. Ba má tui tin chuyện hái lộc đầu năm nầy lắm.
Sáng mùng một, chị em tui thức sớm lắm để diện bộ đồ mới mà tối hôm qua chưa có mấy người thấy bộ đồ chiến này, đi ra, đi vô, cắn hột dưa. Cái màn kế tiếp mà tụi tui khoái nhất là…LÌ XÌ…quần áo mới, tiền mới thơm phức. Đầu tiên là ba má lì xì, xong là tiếp dọn mâm cúng chay. Nguyên ngày mùng một ăn chay, mùng hai trở đi là ăn mặn. Má sắp dọn cúng Ông Bà mỗi ngày, nhang và đèn trên bàn thờ Tổ tiên hỏng tắt suốt mấy ngày Tết. Bàn thờ Tổ Tiên được chưng dọn sáng rực rỡ với bộ lư đồng, hai trái dưa hấu phải thiệt tròn trịa, cá dán tấm giấy đỏ viết chữ Tàu, chắc là chữ Phước và chữ Lộc. Má cúng ngày ba lần, liên tiếp trong ba ngày. Không quét nhà, không gây lộn, chỉ ăn với cười thôi, cũng khỏi rửa chén luôn, Má làm hết. Chắc ba má khoái nhất là mấy ngày này.
Mùng hai, mùng ba trở đi bà con, hàng xóm bắt đầu lai rai tới chúc Tết, lì xì. Ba má nói mùng một mình không nên tới nhà người khác "xông đất", rủi trong năm có gì không may xảy ra thì người ta …"nhớ tới mình", trừ phi người ta "mượn" mình tới xông đất dùm.
Tui khoái nhất là dì Bảy mà mấy chị em tui kêu là Má Bảy, trong gia đình tui, tất cả mấy dì tui đều kêu bằng Má hết. Má Bảy phốp pháp, vui tánh. Má ưa nói đứa nào chúc hay và dài thì được lì xì nhiều, mà phải khoanh tay lại đàng hoàng. Nghe chúc Tết xong Má Bảy cười ha hả rồi móc túi kéo mấy bao đỏ ra, nên mùng hai năm nào tui cũng tính sẳn mấy câu dài thiệt là dài để chúc cho riêng Má Bảy. Má Bảy buôn bán quanh năm không nghỉ ngày nào, nên vào dịp Tết, sau màn đi lòng vòng ngày mùng hai lì xì cho hết thảy mấy đứa cháu xong là Má Bảy bắt đầu ngồi sòng tứ sắc luôn cả ngày đêm cho hết mấy ngày Tết. Má Bảy lựa một ngày tốt mở cửa hàng lấy ngày, xong tiếp tục ngồi sòng. Ai có cần gì thì cứ tới sòng tứ sắc thì gặp Má liền.
Mùng hai. Có tiền rủng rỉnh trong túi bây giờ kiếm chổ đi chơi. Đi sở thú…coi thú?. Năm nào cũng đi coi thú thì ít mà đứng ngồi làm duyên để chụp hình thì nhiều.
Mùa Tết trong sở thú có đủ loại bông hoa nở đẹp lắm, đủ màu sắc. Tui thích hết tất cả loại hoa trừ hoa… Mồng Gà (ghét cay ghét đắng) mà sao ba tui cứ kêu đứng kế Mồng Gà mà chụp hình thành ra tấm hình nào Mồng Gà cũng… đẹp hơn tui. Tui đoán chắc ba nghĩ… Tết có sẵn quần áo đẹp, và bông hoa đủ màu sắc rực rở, tươi thắm thì hên cả năm cho nên la cà chụp hình ở sở thú cả ngày trời, nhất là lại có tiền bạc rủng rỉnh trong túi nên …thiệt là vui ….Tui khoái nhất cái màn coi mô tô bay…hồi hộp, nín thở!!. Mua vé vô cửa xong, được người hướng dẩn chỉ lên thang lầu…Kiếm được chổ ngồi gần lan can…nhìn chung quanh thấy nhiều hàng ghế sắp từ thấp lên cao theo hình tròn (cái nhà này hình tròn, khán giả ngồi phía trên nhìn xuống giống như mình đi coi xiệc vậy, nhưng cái nhà này có chiều cao hơn nhiều. Từ trên nhìn xuống thấy chung quanh vách ván được đóng hơi lài lài từ phía dưới lên lần lần tới trên là thẳng đứng. Phía dưới là nền bằng xi măng …có chiếc xe mô tô dựng đó…kế cái kệ nhỏ trong góc.
Giờ bắt đầu… nghe tiếng còi thổi lớn mọi người lồm chồm nhìn xuống phía dưới… thấy một người con gái nhỏ nhắn, mảnh mai, bước ra cúi đầu chào xung quanh bốn phía xong bước lại chỗ cái… kệ nhỏ trong góc nhà… chấp tay lại và cúi đầu xá …tôi nghĩ "chắc đây là bàn thờ Tổ của ngành mô tô bay", xong rồi cô ấy mới lấy cái nón "sắt" đội lên đầu…nhảy cái thoắt lên xe bắt đầu nổ máy…tiếng máy xe nổ …bùm… bùm thiệt là lớn làm sôi động hết cả một vùng…mọi người nín thở, mở lớn mắt ra coi…Cô ấy rồ ga lớn chạy một vòng chung quanh dưới thấp nhất "chắc cho nóng máy" một tay dơ cao chào mọi người, xong đảo thêm hai ba vòng nữa rồi…rồ ga mạnh hết cở là bắt đầu phóng lên cao thật nhanh chạy theo vòng tròn từ thấp lên cao…lên tới gần lan can chổ khách ngồi rồi vòng trở xuống…cũng theo vòng tròn…lập đi…lập lại mấy vòng…có lúc tui có cảm tưởng như cô ta sắp rớt ra khỏi xe vì cái độ nghiêng của xe.
Hú hồn!!!
Và đó là lần đầu mà cũng là lần cuối cùng tui đi coi mô tô bay…
Sáng mùng ba. Ba má đem mấy chị em tui ra thăm ông Tỉa, bà Ý ở đường Huỳnh Thúc Kháng Sài Gòn (ông dượng, bà dì kêu theo tiếng Hoa). Bên nội người Triều Châu …nói toàn tiếng… Tàu hông hà! mà tụi tụi thì hỏng đứa nào biết nói hết thành ra thân bên ngoại hơn bên nội, mà ba làm thành thông lệ nên mùng ba năm nào cũng đi thăm ông bà, và tụi tui cũng phải mặc aó đầm, chân mang giày bít, dớ trắng rất giống mấy "little chinese girls" lắm. Gia đình ông bà nói chuyện với ba tui bằng tiếng Tàu vui vẻ lắm, còn tụi tui thì ngồi…ngớ ra đó. Vậy mà ông Tỉa, bà Ý lúc nào cũng bắt ở lại ăn cơm tới chiều mới về. Nhà bà Ý lúc nào cũng có sẳn bánh ngọt cho con cháu ăn hết!.
Qua chiều mùng ba…Đi coi hát…Bước ra cửa nhìn tới nhìn lui coi có "con chai" hông… sợ tụi nó liệng pháo vô mình. Nếu tụi nó… bận hết thì mình yên tâm bước, còn nếu tụi nó đứng… lấp ló đâu đó thì quay trở vô nhà chờ tụi nó đi...Hỏng biết tại sao lại đi coi hát dịp Tết? Chen lấn mua vé bị người ta đụng…chổ này…cạ chổ kia…Mấy cha đợi dịp…chờ nước đục thả câu…Về tới nhà là hết ngày mùng ba.
Qua mùng bốn. Ăn trưa xong, bày bộ Bầu Cua Cá Cọp ra… rủ luôn mấy đứa hàng xóm qua chơi. Vui thiệt là vui. Đứa thắng thì vui nhiều, đứa thua cũng hỏng buồn, vì Tết mà, buồn thì xui suốt năm sao?.
Tết bên này cũng có bộ Bầu Cua Cá Cọp nhưng cũng hỏng vui bằng lúc nhỏ bên quê nhà….Ở thành thị qua mùng bốn, mùng năm là bớt đi không khí Tết rồi…Bắt đầu quét nhà mà phải quét ngược vô, vì quét ra là sợ tiền cũng theo ra…nhất là quét hột dưa rải rác đầy nhà… dọn dẹp rác rến. Nhưng nếu ở dưới quê thì người ta còn ăn Tết lai rai tới hết cả tháng lận…Sướng thiệt.
Hơn ba chục năm nay tui chưa từng có được dịp ăn cái Tết đúng nghĩa y như hồi còn nhỏ ở Việt Nam. Ước gì một hai năm nữa, tất cả mọi chuyện "xuôi chèo mát mái", tui sẽ đem mấy nhỏ trở về quê nhà vào dịp Tết để hít thở cái không khí Tết của năm xưa, cả ở thành thị lẫn thôn quê…
Mà lạ? Bên này mình có nhà cửa đàng hoàng, còn bên kia, nhà còn đâu?
Sao cứ nhớ nhà ở bển hoài?
Chúc tất cả mọi người một năm mới nhiều sức khỏe, tâm thần an bình và tài lộc dồi dào…
Tết
Thời gian qua mau, năm ta sắp hết, tết ta sắp
đến. Mọi người chúng ta, nhất là những người, đang sống tha hương, thảy
đều nôn nao, xôn xao chuẩn bị, ăn tết nguyên đán, đón xuân năm mới, dù
là mùa xuân, trong tiết giá lạnh, ở nơi xứ người, lại càng thắm thía,
nhớ tết quê hương, biết là bao nhiêu!
Ngày tết nguyên đán, phong tục tập quán, quen thuộc từ xưa, ở trong đó có, thói quen ăn chay, trong ngày đầu năm, mùng một tết ta, hay ba ngày tết, cầu phước trọn năm, dù là Phật tử, hay không Phật tử.
Trước đây không biết, kinh sách nào ghi, điều này hay không, người ta giải thích: ngày tết vui chơi, nơi nơi mở hội, có nhiều thức ăn, hấp dẫn đặc biệt, dĩ nhiên đó là, các thức ăn mặn, thường ngày vẫn dùng, người nào "nhịn" được, lại chịu ăn chay, ngày một ngày hai, phải có phước báu, đặc biệt không sai.
Tuy nhiên nhiều người, không quen ăn chay, nhưng cũng phát tâm, trong ngày mùng một, nhưng ráng thức khuya, ngồi chờ đồng hồ, điểm sang mùng hai, bay ra ngã mặn!
Việc ăn việc uống, trong cuộc sống này, chính là vấn đề, lưu tâm hàng đầu. Nếu như con người, không cần ăn uống, chắc là trên đời, không chuyện tranh cãi, đấu tranh dành giựt, không có chiến tranh, thế giới thanh bình, cuộc sống nhân loại, vui tươi hạnh phúc.
Nhân dịp ăn tết, chúng ta thử bàn, qua việc ăn chay, hay là ăn mặn, để hiểu cho rõ, chủ trương đạo Phật, trong vấn đề này, ngõ hầu đem lại, lợi ích thiết thực, ngay trong đời sống.
Trong phạm vi đạo Phật, việc ăn chay hay ăn mặn thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai, nên hay không nên, cho khá nhiều người.
Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan hệ với bất cứ sắc tộc, văn hóa, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào. Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, trên trái đất này, bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực vật, rau cải trái cây.
Ăn chay là từ ngữ có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo địa phương, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn thịt heo, hay cữ thịt bò. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn các loại thịt động vật sống trên mặt đất, nhưng có thể ăn các loại thịt sinh vật sống ở dưới nước.
Theo đạo Phật, nói một cách đơn giản, ăn chay có nghĩa là: ăn tất cả các thức ăn, thực phẩm không có liên quan đến mạng sống của chúng sinh. Nhiều người hiểu lầm chữ ăn chay là ăn trai. Ăn trai là bửa ăn theo giờ giấc. Thí dụ: ngọ trai là bửa ăn theo giờ ngọ, trai đường là nơi dùng các bửa ăn theo giờ giấc qui định, không ăn phi thời.
Nói chung, ăn chay có hai lý do chính: Một là, vì lý do phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng; hai là, vì lý do sức khỏe.
Theo các nhà dinh dưỡng học, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe, muốn có đủ năng lực hoạt động trong cuộc đời, chúng ta phải lưu tâm đến việc ăn uống điều độ, và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Sách có câu:
"Tinh thần minh mẩn trong thân thể tráng kiện".
Chúng ta thường được chỉ dẫn, nên theo một chế độ ăn uống thích hợp, với bao nhiêu phân lượng chất đạm, chất xơ, chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất sắt, chất nước, và các loại sinh tố, trong một ngày, để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động, một cách tốt đẹp, và sống lâu trăm tuổi, một cách khỏe mạnh.
Theo các báo cáo khoa học, rau cải, ngũ cốc, hoa quả, thực vật, cũng đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe, cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, trong đời sống của con người. Các người ăn chay vẫn sống khỏe sống thọ, không khác những người ăn mặn. Trong số các thú vật, như con voi, con tê giác, con trâu, con bò, con ngựa, là những con thú ăn thực vật, thảo mộc, nhưng rất khỏe mạnh, không khác các loài thú ăn thịt, như sư tử, cọp, gấu, beo.
Ăn chay có ích lợi cho sức khỏe, như dễ tiêu hóa hơn, ít gây bệnh tật hơn. Trên thế giới ngày nay, tây phương cũng như đông phương, số người ăn chay vì lý do sức khỏe, theo khuyến khích của giới y sĩ, ngày càng nhiều hơn, và số người ăn chay vì lý do tín ngưỡng, cũng gia tăng nhiều hơn.
Những người ăn chay, vì lý do sức khỏe, cũng như lý do tâm linh, thường hiền lành hơn, ít náo động hơn, tâm tánh dễ dãi hơn, nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, như bao nhiêu người khác.
Những người chung quanh thường cảm thấy an tâm hơn, khi sống gần gũi người ăn chay hiền lành. Những con thú chỉ ăn thực vật thảo mộc, không bao giờ sát hại các sinh vật khác, không gây sợ hãi cho các loài vật sống gần bên.
Ăn chay thuộc phần tu tướng, bên ngoài. Nếu những người phát tâm ăn chay, vì lòng từ bi, không cứ phải là người theo đạo Phật, thường cảm thấy an vui lợi lạc, và nhẹ nhàng hơn, dễ cảm thông với các loài sinh vật khác, và yêu mến thiên nhiên hơn, cảm nhận được vũ trụ vạn vật đều đồng nhứt thể. Đó là phần tu tâm, bên trong. Tu theo đạo Phật cần hội đủ hai phần: tu tướng và tu tâm.
Tại sao chúng ta nên ăn chay? Người tu theo đạo Phật có nhất định ăn chay hay không?
Như trên chúng ta đã biết, ngoài những ích lợi về phương diện sức khỏe thể chất, ăn chay trong đạo Phật còn có những ích lợi về phương diện tâm linh, mục đích cốt yếu là:
"Tránh nghiệp sát sinh
và trưởng dưỡng tâm
từ bi".
Người tự nguyện phát tâm ăn chay vì tâm từ bi vô lượng, coi muôn loài như bản thân mình, không thích giết hại một sinh vật nào, không muốn nhìn thấy một sinh vật nào đau khổ, để thỏa mãn dục vọng của con người. Ăn chay còn tạo phước, vì nhờ đó giúp cho các sinh vật thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng, sống bị giam cầm khốn khổ, đầy đọa trong địa ngục trần gian, chờ ngày giờ chết đớn đau. Lòng từ bi của những người ăn chay, biết thương yêu loài người, lan rộng đến các loài sinh vật. Họ hiểu biết rằng các loài sinh vật đều ham sống sợ chết, đều bình đẳng trước sự đau khổ, khi bị sát hại, cũng như loài người, không khác.
Không phải ăn chay, may ra thành Phật! Hoặc là ăn chay, với tâm mong cầu: được sống khỏe hơn, tuổi thọ lâu hơn, được lên thiên đàng, hưởng phước đời đời, mời về cực lạc, đạt được ước mơ! Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết: con trâu con bò, con lừa con ngựa, chỉ vì nghiệp báo, cũng là ăn chay, chỉ biết ăn cỏ, không ăn thịt được, thế nhưng đời sống, khốn khổ khốn nạn, biết là bao nhiêu!
Càng không phải là: cố gắng ăn chay, tính hay khoe khoang, khắp cả xóm làng, mang lòng kiêu ngạo, tạo bao khẩu nghiệp, rủa xả dè bỉu, phỉ báng tàn mạt, những người chưa biết, tại sao ăn chay, hoặc là những người, chưa thể ăn chay, bởi nhiều lý do.
Cũng không phải là: ăn chay cầu danh, muốn được mọi người, tán thưởng khen ngợi. Người ăn chay trường, khinh người chay kỳ, người ăn chay kỳ, khi người không chay.
Tâm của những người như vậy chưa thanh tịnh, còn quá loạn động, lăng xăng lộn xộn, còn thích hơn thua, mua danh kiếm tiếng, khiến người không ưa, ngay trong đồng đạo, đồng môn đồng bào, cả với đồng loại, thử hỏi làm sao, có thể gặp Phật, có thể thành Phật?
Con người đến với đạo Phật vì Chánh pháp vi diệu thậm thâm là người có trí tuệ. Chánh pháp có thể giúp đỡ con người giác ngộ, thoát ly sanh tử luân hồi, thanh tịnh hóa tâm trí, thân an tâm lạc, đạt được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời, chứ không phải đạo Phật đơn thuần chỉ là đạo ăn chay.
Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy: "Muốn học đạo Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên khinh dể hàng sơ học. Có kẻ dưới bực thấp mà thường phát sinh trí tuệ rất cao, cũng có người trên bực cao mà thường chôn lấp lý trí của mình. Nếu khinh dể người, ắt có tội vô lượng vô biên".
Trên thế gian này, không ai hơn ai cả! Tất cả mọi người với chư Phật bình đẳng, không khác, con người chỉ khác ở chỗ mê ngộ không đồng, nghiệp báo khác nhau, cho nên hình tướng bên ngoài của con người khác nhau.
Ðây chính là ý nghĩa của lời Ðức Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh". Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, còn gọi là tánh giác.
Kinh sách thường dạy: Phật và chúng sanh tánh thường rỗng lặng, chính là nghĩa như vậy.
Người nào có tâm cố chấp, bất cứ thứ gì xảy đến, đều gây phiền não khổ đau. Khi nào họ thức tỉnh, xả bỏ tâm cố chấp, tức nhiên được giác ngộ, giải thoát khỏi những phiền não khổ đau, sống được trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc, mặc dù cảnh đời vẫn tiếp tục còn nhiều bất trắc, sóng gió, và thăng trầm.
Có người ăn chay, thường hay đối xử, với người chung quanh, gần như vợ chồng, ông bà cha mẹ, anh em con cháu, xa hơn một chút, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp đồng môn, nói chung đồng loại, nhân loại loài người, một câu lỡ lời, thì họ nhứt định, không chịu bỏ qua, thứ tha lỗi người. Họ rất sẵn sàng, thưa gửi kiện tụng, vu khống cáo gian, đặt điều thêm bớt, bới bèo ra bọ, vạch lá tìm sâu, làm cho người khác, te tua tơi tả, tan tành hoa lá, khốn khổ khốn nạn, họ mới thỏa mãn, hả dạ hài lòng, mới thiệt vừa ý! Một câu của họ, đủ khiến cho người, chóng mặt nhức đầu, xức dầu cù là, hoặc là cạo gió, ngất xỉu hụt hơi, có người hết thở, mở miệng chẳng ra, còn tệ hại hơn, bị đuổi sở làm!
Họ rất sẵn sàng, loại bỏ đồng môn, khai trừ đồng đạo, ám hại đồng bào, cào nhà đồng nghiệp, chỉ vì đồng tiền, liền bên núm ruột!
Thực vậy, vì con người không có tâm từ bi thực sự, trong đạo cũng như ngoài đời, miệng thì nói tiếng nam mô, trong lòng chứa cả một bồ dao găm, con người còn ám hại con người, con người còn ganh tỵ đố kỵ con người, con người còn muốn thấy người khác đọa địa ngục, vì không cùng tôn giáo, không cùng môn phái, không cùng pháp tu, không đồng quan điểm, vấn đề nào đó, thử hỏi làm sao, có thể ban vui, cứu khổ muôn loài!
Thói thường trên đời, trong đạo không khác, kẻ mạnh hiếp yếu, người có thế lực, chèn người cô thế, kẻ giàu tiền của, đàn áp các người, nghèo khó khốn cùng, cá lớn nuốt bé, lấy thịt đè người, cười người sơ cơ, nằm mơ cực lạc, xuyên tạc người hiền, làm tiền đồng đạo, người vào tu trước, không rước người sau, thử hỏi làm sao, ở thế gian này, trong đạo ngoài đời, có được hòa bình, an vui lợi lạc!
Trong đạo Phật, nói chung, có hai hệ phái: hệ phái nguyên thủy và hệ phái phát triển. Hệ phái nguyên thủy, còn gọi là nam tông, chủ trương giữ y nguyên truyền thống Phật giáo, từ thời nguyên thủy, cho nên quý sư là các vị khất sĩ, mang bình bát đi khất thực, thiên hạ bố thí cúng dường vật thực gì, các ngài dùng như vậy, không chọn lựa.
Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðó là hệ phái truyền từ miền nam nước Ấn Ðộ, sang Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện, Ai Lao, Cao Miên. Phật giáo ở các quốc gia này đều là quốc giáo.
Hệ phái phát triển, còn gọi là bắc tông, truyền từ miền bắc nước Ấn Ðộ, sang Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhựt Bổn.
Khi Phật giáo du nhập vào các quốc gia này, tùy thuận văn hóa sở tại, nên dễ dàng hội nhập một cách hòa bình, và phát triển một cách nhanh chóng trong lòng các dân tộc đó, biến thành Phật giáo địa phương, đem lại an lạc và hạnh phúc cho người dân bản xứ.
Chẳng hạn như: Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Nhựt Bổn, đều có những nét đặc thù, riêng của từng nơi. Ở các quốc gia này, chỉ trừ Việt Nam có cả hai hệ phái cùng du nhập vào, chư Tăng Ni không đi khất thực, trụ xứ tại một tu viện, hay một ngôi chùa, tự lo việc ăn uống. Cho nên các ngài ăn chay, chỉ nhận cúng dường và dùng các thức ăn, không có liên quan đến mạng sống của các sinh vật. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo.
Ðiều đó chứng tỏ rằng, vấn đề ăn uống nói chung, ăn chay hay ăn mặn nói riêng, không phải thực sự là vấn đề tối quan trọng trong đạo Phật, cũng không phải là vấn đề trực tiếp liên quan đến sự tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðiều quan trọng trong đạo Phật chính là: Tâm trí có dính mắc hay không dính mắc cảnh trần. Nếu tâm không dính mắc, chính là tâm thanh tịnh vậy.
Chư Tổ có dạy: "Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền". Nghĩa là: Con người sống trên đời, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thường xuyên tiếp xúc với các hình ảnh, âm thinh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm và ký ức. Khi con người tiếp xúc với các trần cảnh như vậy, dính mắc tức là: khởi tâm niệm thương hay ghét, khởi tâm niệm ưa thích hay tức giận, khởi tâm niệm khen hay chê, đều gọi là loạn tâm, là vọng tâm. Không khởi các tâm niệm phân biệt như vậy, gọi là định tâm, hay tâm thiền định. Tức là: Khi đối trước các cảnh trên trần đời, người nào không khởi tâm niệm lăng xăng lộn xộn, gọi là vô tâm, thì chính người đó sống trong cảnh giới thiền định. Ðây là cốt tủy, là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.
Là những người hướng dẫn hàng Phật Tử tại gia, chư vị Tôn Ðức Tăng Ni giữ gìn giới luật một cách nghiêm ngặt, tránh phạm sát giới, không muốn sát sinh, nên phải ăn chay, tuyệt đối không dùng các thức ăn có liên quan đến mạng sống của các sinh vật, để trưởng dưỡng tâm từ bi. Tâm từ bi là điều kiện hàng đầu của người tiến tu theo đạo Phật. Làm tổn hại mạng sống của chúng sinh, làm tổn hại an ninh hạnh phúc của người khác, làm tổn hại thanh danh của người khác, tức làm tổn hại tâm từ bi của chính mình.
Trong cuộc sống hằng ngày, người Phật Tử tại gia hay xuất gia luôn luôn nhớ thực hành hạnh từ bi, bình đẳng và lợi tha, trong mỗi hành động, lời nói và ý nghĩ. Cổ nhân có nói: "Nhứt thiết chúng sinh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động đao binh". Nghĩa là: Nếu tất cả chúng sinh không sát hại lẫn nhau, thì lo gì thế giới có chiến tranh.
Còn đối với hàng Phật Tử tại gia, người nào phát tâm ăn chay trường được, thì thực là đáng quý, đáng trân trọng. Ðó là nhân duyên tốt để tiến tu trên đường đạo, rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, đối với những người, không ăn chay trường, lý do hoàn cảnh, lý do sức khỏe, cũng đừng cố chấp, hấp tấp gây thêm, rắc rối lung tung, ở trong gia đạo, có thể ăn chay, vài ngày trong tháng, với mục đích là: nhắc nhở chính mình, phải luôn luôn nhớ, những lời Phật dạy, áp dụng hằng ngày, tu tâm dưỡng tánh, cũng thực rất tốt.
Tự nhắc nhở mình: tu là phải hiền, phải có từ bi, đối với tất cả, mọi loài chúng sinh, bắt đầu loài người, cho đến loài vật, từ người thân cận, đến người phương xa, mới là phải đạo.
Người nào chưa thể ăn chay được theo nghĩa đen, vì lý do sức khỏe, vì lý do hoàn cảnh, hay vì bất cứ lý do nào, có thể "ăn chay" bằng cách giữ gìn ba nghiệp (thân khẩu ý) thanh tịnh. Nghĩa là: thân không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, miệng không nói dối, không nói lời dua nịnh, không đâm bị thóc thọc bị gạo, không nói lời thô tục độc ác, xuyên tạc ngụy biện, xiên xỏ xỏ xiên, tranh cãi liên miên, lợi mình hại người, khen mình khinh người, ý không nghĩ cách vu oan giá họa, không lập mưu thưa gửi kiện tụng người, để kiếm tiền bồi thường, không tham tiền bất chánh bất nhân, không tức giận thù oán người, không chứa chấp lòng ganh tỵ đố kỵ người khác.
Nói chung, không ăn chay được bằng phương tiện vật chất, người Phật Tử tại gia nên cố gắng, giữ gìn thân khẩu ý, cho được thanh tịnh, trong bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu. Ðó chính là tu tâm dưỡng tánh vậy.
Tóm lại, mục đích cứu cánh của đạo Phật, không phải chỉ là những buổi lễ cầu an, cầu siêu, cầu đoàn tụ, cầu đủ thứ chuyện trên trần đời. Cũng không phải chỉ là những hình thức bên ngoài như: đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu xuân, lập chùa thiệt to, thỉnh pho tượng lớn. Chẳng hiểu nghĩa gì, bởi không tìm học, tìm đọc Chánh pháp, dù ở trong chùa, vài ba chục năm, tăng thêm chấp ngã, chấp pháp mà thôi. Tất cả những sự tướng kể trên, không phải là không cần thiết, không phải là không nên làm, không phải là vô bổ vô ích, một cách hoàn toàn. Nhưng, như vậy vẫn chưa phải là đủ, chưa phải là cứu cánh, chưa phải là cốt tủy của đạo Phật. Ðó chỉ là cái vỏ bên ngoài, là vòng rào bên ngoài, khi mới đến với đạo Phật. Những người thờ Phật, đi chùa nhiều năm, hoặc ở trong chùa, cam tâm dừng lại, hình thức bên ngoài, không học hỏi thêm, như vậy thỏa mãn, cho là đủ rồi, thiệt là đáng tiếc!
Mục đích cứu cánh, của chính đạo Phật: giác ngộ giải thoát. Con người cần giác ngộ điều gì? Theo giáo lý đạo Phật, con người cần giác ngộ: cuộc đời là vô thường, luôn luôn biến đổi, tâm tánh là vô thường, nay vầy mai khác, tấm thân là giả tạm, nay còn mai mất. Hiểu biết và hành thâm luật nhân quả có thể gìn giữ bản tâm thanh tịnh. Bản tâm thanh tịnh giúp con người giải thoát khỏi phiền não khổ đau và sinh tử luân hồi.
Cổ nhân có dạy: "Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn". Do đó nhân dịp, năm hết tết đến, ngoài chuyện ăn uống, ăn chay hay mặn, để giữ mạng sống, bồi dưỡng sức khỏe, chúng ta còn nhiều, chuyện khác để làm, đó là tu tâm, đó là dưỡng tánh, đem lại ích lợi, cho người cho đời, cho chính bản thân.
Kính chúc chư vị, trọn một năm mới: an lạc hạnh phúc, giác ngộ giải thoát.
Thích Chân Tuệ Ngày tết nguyên đán, phong tục tập quán, quen thuộc từ xưa, ở trong đó có, thói quen ăn chay, trong ngày đầu năm, mùng một tết ta, hay ba ngày tết, cầu phước trọn năm, dù là Phật tử, hay không Phật tử.
Trước đây không biết, kinh sách nào ghi, điều này hay không, người ta giải thích: ngày tết vui chơi, nơi nơi mở hội, có nhiều thức ăn, hấp dẫn đặc biệt, dĩ nhiên đó là, các thức ăn mặn, thường ngày vẫn dùng, người nào "nhịn" được, lại chịu ăn chay, ngày một ngày hai, phải có phước báu, đặc biệt không sai.
Tuy nhiên nhiều người, không quen ăn chay, nhưng cũng phát tâm, trong ngày mùng một, nhưng ráng thức khuya, ngồi chờ đồng hồ, điểm sang mùng hai, bay ra ngã mặn!
Việc ăn việc uống, trong cuộc sống này, chính là vấn đề, lưu tâm hàng đầu. Nếu như con người, không cần ăn uống, chắc là trên đời, không chuyện tranh cãi, đấu tranh dành giựt, không có chiến tranh, thế giới thanh bình, cuộc sống nhân loại, vui tươi hạnh phúc.
Nhân dịp ăn tết, chúng ta thử bàn, qua việc ăn chay, hay là ăn mặn, để hiểu cho rõ, chủ trương đạo Phật, trong vấn đề này, ngõ hầu đem lại, lợi ích thiết thực, ngay trong đời sống.
Trong phạm vi đạo Phật, việc ăn chay hay ăn mặn thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai, nên hay không nên, cho khá nhiều người.
Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan hệ với bất cứ sắc tộc, văn hóa, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào. Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, trên trái đất này, bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực vật, rau cải trái cây.
Ăn chay là từ ngữ có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo địa phương, phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn thịt heo, hay cữ thịt bò. Có nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn các loại thịt động vật sống trên mặt đất, nhưng có thể ăn các loại thịt sinh vật sống ở dưới nước.
Theo đạo Phật, nói một cách đơn giản, ăn chay có nghĩa là: ăn tất cả các thức ăn, thực phẩm không có liên quan đến mạng sống của chúng sinh. Nhiều người hiểu lầm chữ ăn chay là ăn trai. Ăn trai là bửa ăn theo giờ giấc. Thí dụ: ngọ trai là bửa ăn theo giờ ngọ, trai đường là nơi dùng các bửa ăn theo giờ giấc qui định, không ăn phi thời.
Nói chung, ăn chay có hai lý do chính: Một là, vì lý do phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng; hai là, vì lý do sức khỏe.
Theo các nhà dinh dưỡng học, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe, muốn có đủ năng lực hoạt động trong cuộc đời, chúng ta phải lưu tâm đến việc ăn uống điều độ, và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Sách có câu:
"Tinh thần minh mẩn trong thân thể tráng kiện".
Chúng ta thường được chỉ dẫn, nên theo một chế độ ăn uống thích hợp, với bao nhiêu phân lượng chất đạm, chất xơ, chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất sắt, chất nước, và các loại sinh tố, trong một ngày, để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động, một cách tốt đẹp, và sống lâu trăm tuổi, một cách khỏe mạnh.
Theo các báo cáo khoa học, rau cải, ngũ cốc, hoa quả, thực vật, cũng đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe, cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, trong đời sống của con người. Các người ăn chay vẫn sống khỏe sống thọ, không khác những người ăn mặn. Trong số các thú vật, như con voi, con tê giác, con trâu, con bò, con ngựa, là những con thú ăn thực vật, thảo mộc, nhưng rất khỏe mạnh, không khác các loài thú ăn thịt, như sư tử, cọp, gấu, beo.
Ăn chay có ích lợi cho sức khỏe, như dễ tiêu hóa hơn, ít gây bệnh tật hơn. Trên thế giới ngày nay, tây phương cũng như đông phương, số người ăn chay vì lý do sức khỏe, theo khuyến khích của giới y sĩ, ngày càng nhiều hơn, và số người ăn chay vì lý do tín ngưỡng, cũng gia tăng nhiều hơn.
Những người ăn chay, vì lý do sức khỏe, cũng như lý do tâm linh, thường hiền lành hơn, ít náo động hơn, tâm tánh dễ dãi hơn, nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, như bao nhiêu người khác.
Những người chung quanh thường cảm thấy an tâm hơn, khi sống gần gũi người ăn chay hiền lành. Những con thú chỉ ăn thực vật thảo mộc, không bao giờ sát hại các sinh vật khác, không gây sợ hãi cho các loài vật sống gần bên.
Ăn chay thuộc phần tu tướng, bên ngoài. Nếu những người phát tâm ăn chay, vì lòng từ bi, không cứ phải là người theo đạo Phật, thường cảm thấy an vui lợi lạc, và nhẹ nhàng hơn, dễ cảm thông với các loài sinh vật khác, và yêu mến thiên nhiên hơn, cảm nhận được vũ trụ vạn vật đều đồng nhứt thể. Đó là phần tu tâm, bên trong. Tu theo đạo Phật cần hội đủ hai phần: tu tướng và tu tâm.
Tại sao chúng ta nên ăn chay? Người tu theo đạo Phật có nhất định ăn chay hay không?
Như trên chúng ta đã biết, ngoài những ích lợi về phương diện sức khỏe thể chất, ăn chay trong đạo Phật còn có những ích lợi về phương diện tâm linh, mục đích cốt yếu là:
"Tránh nghiệp sát sinh
và trưởng dưỡng tâm
từ bi".
Người tự nguyện phát tâm ăn chay vì tâm từ bi vô lượng, coi muôn loài như bản thân mình, không thích giết hại một sinh vật nào, không muốn nhìn thấy một sinh vật nào đau khổ, để thỏa mãn dục vọng của con người. Ăn chay còn tạo phước, vì nhờ đó giúp cho các sinh vật thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng, sống bị giam cầm khốn khổ, đầy đọa trong địa ngục trần gian, chờ ngày giờ chết đớn đau. Lòng từ bi của những người ăn chay, biết thương yêu loài người, lan rộng đến các loài sinh vật. Họ hiểu biết rằng các loài sinh vật đều ham sống sợ chết, đều bình đẳng trước sự đau khổ, khi bị sát hại, cũng như loài người, không khác.
Không phải ăn chay, may ra thành Phật! Hoặc là ăn chay, với tâm mong cầu: được sống khỏe hơn, tuổi thọ lâu hơn, được lên thiên đàng, hưởng phước đời đời, mời về cực lạc, đạt được ước mơ! Tại sao như vậy? Bởi vì nên biết: con trâu con bò, con lừa con ngựa, chỉ vì nghiệp báo, cũng là ăn chay, chỉ biết ăn cỏ, không ăn thịt được, thế nhưng đời sống, khốn khổ khốn nạn, biết là bao nhiêu!
Càng không phải là: cố gắng ăn chay, tính hay khoe khoang, khắp cả xóm làng, mang lòng kiêu ngạo, tạo bao khẩu nghiệp, rủa xả dè bỉu, phỉ báng tàn mạt, những người chưa biết, tại sao ăn chay, hoặc là những người, chưa thể ăn chay, bởi nhiều lý do.
Cũng không phải là: ăn chay cầu danh, muốn được mọi người, tán thưởng khen ngợi. Người ăn chay trường, khinh người chay kỳ, người ăn chay kỳ, khi người không chay.
Tâm của những người như vậy chưa thanh tịnh, còn quá loạn động, lăng xăng lộn xộn, còn thích hơn thua, mua danh kiếm tiếng, khiến người không ưa, ngay trong đồng đạo, đồng môn đồng bào, cả với đồng loại, thử hỏi làm sao, có thể gặp Phật, có thể thành Phật?
Con người đến với đạo Phật vì Chánh pháp vi diệu thậm thâm là người có trí tuệ. Chánh pháp có thể giúp đỡ con người giác ngộ, thoát ly sanh tử luân hồi, thanh tịnh hóa tâm trí, thân an tâm lạc, đạt được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời, chứ không phải đạo Phật đơn thuần chỉ là đạo ăn chay.
Trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy: "Muốn học đạo Vô Thượng Bồ Ðề, chẳng nên khinh dể hàng sơ học. Có kẻ dưới bực thấp mà thường phát sinh trí tuệ rất cao, cũng có người trên bực cao mà thường chôn lấp lý trí của mình. Nếu khinh dể người, ắt có tội vô lượng vô biên".
Trên thế gian này, không ai hơn ai cả! Tất cả mọi người với chư Phật bình đẳng, không khác, con người chỉ khác ở chỗ mê ngộ không đồng, nghiệp báo khác nhau, cho nên hình tướng bên ngoài của con người khác nhau.
Ðây chính là ý nghĩa của lời Ðức Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh". Nghĩa là: Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, còn gọi là tánh giác.
Kinh sách thường dạy: Phật và chúng sanh tánh thường rỗng lặng, chính là nghĩa như vậy.
Người nào có tâm cố chấp, bất cứ thứ gì xảy đến, đều gây phiền não khổ đau. Khi nào họ thức tỉnh, xả bỏ tâm cố chấp, tức nhiên được giác ngộ, giải thoát khỏi những phiền não khổ đau, sống được trong cảnh giới an lạc và hạnh phúc, mặc dù cảnh đời vẫn tiếp tục còn nhiều bất trắc, sóng gió, và thăng trầm.
Có người ăn chay, thường hay đối xử, với người chung quanh, gần như vợ chồng, ông bà cha mẹ, anh em con cháu, xa hơn một chút, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp đồng môn, nói chung đồng loại, nhân loại loài người, một câu lỡ lời, thì họ nhứt định, không chịu bỏ qua, thứ tha lỗi người. Họ rất sẵn sàng, thưa gửi kiện tụng, vu khống cáo gian, đặt điều thêm bớt, bới bèo ra bọ, vạch lá tìm sâu, làm cho người khác, te tua tơi tả, tan tành hoa lá, khốn khổ khốn nạn, họ mới thỏa mãn, hả dạ hài lòng, mới thiệt vừa ý! Một câu của họ, đủ khiến cho người, chóng mặt nhức đầu, xức dầu cù là, hoặc là cạo gió, ngất xỉu hụt hơi, có người hết thở, mở miệng chẳng ra, còn tệ hại hơn, bị đuổi sở làm!
Họ rất sẵn sàng, loại bỏ đồng môn, khai trừ đồng đạo, ám hại đồng bào, cào nhà đồng nghiệp, chỉ vì đồng tiền, liền bên núm ruột!
Thực vậy, vì con người không có tâm từ bi thực sự, trong đạo cũng như ngoài đời, miệng thì nói tiếng nam mô, trong lòng chứa cả một bồ dao găm, con người còn ám hại con người, con người còn ganh tỵ đố kỵ con người, con người còn muốn thấy người khác đọa địa ngục, vì không cùng tôn giáo, không cùng môn phái, không cùng pháp tu, không đồng quan điểm, vấn đề nào đó, thử hỏi làm sao, có thể ban vui, cứu khổ muôn loài!
Thói thường trên đời, trong đạo không khác, kẻ mạnh hiếp yếu, người có thế lực, chèn người cô thế, kẻ giàu tiền của, đàn áp các người, nghèo khó khốn cùng, cá lớn nuốt bé, lấy thịt đè người, cười người sơ cơ, nằm mơ cực lạc, xuyên tạc người hiền, làm tiền đồng đạo, người vào tu trước, không rước người sau, thử hỏi làm sao, ở thế gian này, trong đạo ngoài đời, có được hòa bình, an vui lợi lạc!
Trong đạo Phật, nói chung, có hai hệ phái: hệ phái nguyên thủy và hệ phái phát triển. Hệ phái nguyên thủy, còn gọi là nam tông, chủ trương giữ y nguyên truyền thống Phật giáo, từ thời nguyên thủy, cho nên quý sư là các vị khất sĩ, mang bình bát đi khất thực, thiên hạ bố thí cúng dường vật thực gì, các ngài dùng như vậy, không chọn lựa.
Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðó là hệ phái truyền từ miền nam nước Ấn Ðộ, sang Tích Lan, Thái Lan, Miến Ðiện, Ai Lao, Cao Miên. Phật giáo ở các quốc gia này đều là quốc giáo.
Hệ phái phát triển, còn gọi là bắc tông, truyền từ miền bắc nước Ấn Ðộ, sang Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhựt Bổn.
Khi Phật giáo du nhập vào các quốc gia này, tùy thuận văn hóa sở tại, nên dễ dàng hội nhập một cách hòa bình, và phát triển một cách nhanh chóng trong lòng các dân tộc đó, biến thành Phật giáo địa phương, đem lại an lạc và hạnh phúc cho người dân bản xứ.
Chẳng hạn như: Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Triều Tiên, Phật giáo Nhựt Bổn, đều có những nét đặc thù, riêng của từng nơi. Ở các quốc gia này, chỉ trừ Việt Nam có cả hai hệ phái cùng du nhập vào, chư Tăng Ni không đi khất thực, trụ xứ tại một tu viện, hay một ngôi chùa, tự lo việc ăn uống. Cho nên các ngài ăn chay, chỉ nhận cúng dường và dùng các thức ăn, không có liên quan đến mạng sống của các sinh vật. Các ngài vẫn khỏe mạnh, tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo.
Ðiều đó chứng tỏ rằng, vấn đề ăn uống nói chung, ăn chay hay ăn mặn nói riêng, không phải thực sự là vấn đề tối quan trọng trong đạo Phật, cũng không phải là vấn đề trực tiếp liên quan đến sự tinh tấn tu hành, và đạt đạo chứng đạo. Ðiều quan trọng trong đạo Phật chính là: Tâm trí có dính mắc hay không dính mắc cảnh trần. Nếu tâm không dính mắc, chính là tâm thanh tịnh vậy.
Chư Tổ có dạy: "Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền". Nghĩa là: Con người sống trên đời, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thường xuyên tiếp xúc với các hình ảnh, âm thinh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm và ký ức. Khi con người tiếp xúc với các trần cảnh như vậy, dính mắc tức là: khởi tâm niệm thương hay ghét, khởi tâm niệm ưa thích hay tức giận, khởi tâm niệm khen hay chê, đều gọi là loạn tâm, là vọng tâm. Không khởi các tâm niệm phân biệt như vậy, gọi là định tâm, hay tâm thiền định. Tức là: Khi đối trước các cảnh trên trần đời, người nào không khởi tâm niệm lăng xăng lộn xộn, gọi là vô tâm, thì chính người đó sống trong cảnh giới thiền định. Ðây là cốt tủy, là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.
Là những người hướng dẫn hàng Phật Tử tại gia, chư vị Tôn Ðức Tăng Ni giữ gìn giới luật một cách nghiêm ngặt, tránh phạm sát giới, không muốn sát sinh, nên phải ăn chay, tuyệt đối không dùng các thức ăn có liên quan đến mạng sống của các sinh vật, để trưởng dưỡng tâm từ bi. Tâm từ bi là điều kiện hàng đầu của người tiến tu theo đạo Phật. Làm tổn hại mạng sống của chúng sinh, làm tổn hại an ninh hạnh phúc của người khác, làm tổn hại thanh danh của người khác, tức làm tổn hại tâm từ bi của chính mình.
Trong cuộc sống hằng ngày, người Phật Tử tại gia hay xuất gia luôn luôn nhớ thực hành hạnh từ bi, bình đẳng và lợi tha, trong mỗi hành động, lời nói và ý nghĩ. Cổ nhân có nói: "Nhứt thiết chúng sinh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động đao binh". Nghĩa là: Nếu tất cả chúng sinh không sát hại lẫn nhau, thì lo gì thế giới có chiến tranh.
Còn đối với hàng Phật Tử tại gia, người nào phát tâm ăn chay trường được, thì thực là đáng quý, đáng trân trọng. Ðó là nhân duyên tốt để tiến tu trên đường đạo, rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, đối với những người, không ăn chay trường, lý do hoàn cảnh, lý do sức khỏe, cũng đừng cố chấp, hấp tấp gây thêm, rắc rối lung tung, ở trong gia đạo, có thể ăn chay, vài ngày trong tháng, với mục đích là: nhắc nhở chính mình, phải luôn luôn nhớ, những lời Phật dạy, áp dụng hằng ngày, tu tâm dưỡng tánh, cũng thực rất tốt.
Tự nhắc nhở mình: tu là phải hiền, phải có từ bi, đối với tất cả, mọi loài chúng sinh, bắt đầu loài người, cho đến loài vật, từ người thân cận, đến người phương xa, mới là phải đạo.
Người nào chưa thể ăn chay được theo nghĩa đen, vì lý do sức khỏe, vì lý do hoàn cảnh, hay vì bất cứ lý do nào, có thể "ăn chay" bằng cách giữ gìn ba nghiệp (thân khẩu ý) thanh tịnh. Nghĩa là: thân không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, miệng không nói dối, không nói lời dua nịnh, không đâm bị thóc thọc bị gạo, không nói lời thô tục độc ác, xuyên tạc ngụy biện, xiên xỏ xỏ xiên, tranh cãi liên miên, lợi mình hại người, khen mình khinh người, ý không nghĩ cách vu oan giá họa, không lập mưu thưa gửi kiện tụng người, để kiếm tiền bồi thường, không tham tiền bất chánh bất nhân, không tức giận thù oán người, không chứa chấp lòng ganh tỵ đố kỵ người khác.
Nói chung, không ăn chay được bằng phương tiện vật chất, người Phật Tử tại gia nên cố gắng, giữ gìn thân khẩu ý, cho được thanh tịnh, trong bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu. Ðó chính là tu tâm dưỡng tánh vậy.
Tóm lại, mục đích cứu cánh của đạo Phật, không phải chỉ là những buổi lễ cầu an, cầu siêu, cầu đoàn tụ, cầu đủ thứ chuyện trên trần đời. Cũng không phải chỉ là những hình thức bên ngoài như: đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu xuân, lập chùa thiệt to, thỉnh pho tượng lớn. Chẳng hiểu nghĩa gì, bởi không tìm học, tìm đọc Chánh pháp, dù ở trong chùa, vài ba chục năm, tăng thêm chấp ngã, chấp pháp mà thôi. Tất cả những sự tướng kể trên, không phải là không cần thiết, không phải là không nên làm, không phải là vô bổ vô ích, một cách hoàn toàn. Nhưng, như vậy vẫn chưa phải là đủ, chưa phải là cứu cánh, chưa phải là cốt tủy của đạo Phật. Ðó chỉ là cái vỏ bên ngoài, là vòng rào bên ngoài, khi mới đến với đạo Phật. Những người thờ Phật, đi chùa nhiều năm, hoặc ở trong chùa, cam tâm dừng lại, hình thức bên ngoài, không học hỏi thêm, như vậy thỏa mãn, cho là đủ rồi, thiệt là đáng tiếc!
Mục đích cứu cánh, của chính đạo Phật: giác ngộ giải thoát. Con người cần giác ngộ điều gì? Theo giáo lý đạo Phật, con người cần giác ngộ: cuộc đời là vô thường, luôn luôn biến đổi, tâm tánh là vô thường, nay vầy mai khác, tấm thân là giả tạm, nay còn mai mất. Hiểu biết và hành thâm luật nhân quả có thể gìn giữ bản tâm thanh tịnh. Bản tâm thanh tịnh giúp con người giải thoát khỏi phiền não khổ đau và sinh tử luân hồi.
Cổ nhân có dạy: "Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn". Do đó nhân dịp, năm hết tết đến, ngoài chuyện ăn uống, ăn chay hay mặn, để giữ mạng sống, bồi dưỡng sức khỏe, chúng ta còn nhiều, chuyện khác để làm, đó là tu tâm, đó là dưỡng tánh, đem lại ích lợi, cho người cho đời, cho chính bản thân.
Kính chúc chư vị, trọn một năm mới: an lạc hạnh phúc, giác ngộ giải thoát.
Tôi Chưa Có Mùa Xuân - Nguyễn Hưng
Xuân nào của riêng tôi ?!....
Xuân đã về theo mùa Đông lạnh giá,
Xuân của ai nào phải của riêng tôi ?
Dấu trong tim là cả một góc trời....
Nơi có Mẹ và quê hương tôi bỏ lại !!
Tìm sao thấy những ngày xưa thân ái ?
Cho tôi còn gặp lại dấu Xuân xưa,
Thương Mẹ luôn trông ngóng với mong chờ....
Đứa con đã xa vời miền viễn xứ !
Đâu còn đâu thuở nhìn hoa mai nở,
Đón Giao thừa cùng với dáng xuân xưa....
Lòng ước mơ chỉ một giấc mộng vừa,
Tình trọn vẹn như Xuân ngày mở hội !!
Xuân lại đến với mảnh đời u tối.....
Trên Trời cao lấp lánh ánh sao khuya,
Muốn vui Xuân sao nước mắt đầm đìa ?
Lòng cứ mãi hướng về Xuân quê cũ !!
NM
| Xuân của tôi |
Tôi lang thang trên phố đêm Giáng sinh này muà xuân này cũng như những Giáng Sình và mùa Xuân trước đã qua
Với tôi đêm Giáng Sinh và mùa xuân không ấm cúng vui náo nhiệt mà là một đêm buồn ….chiếc bóng tôi chạy dài theo từng ngọn đèn đường trên phố thị, tôi cảm thấy bơ vơ , cô độc, lạc loài trong tâm hồn trong trái tim từ khi lìa Quê Hương. Ly hương sống nơi nầy với những nhớ thương ray rức….
Tôi kéo bâu chiếc áo khoác cho đứng lên che lấp những buốt giá mùa đông mà vẫn lạnh, cái lạnh phát ra từ trái tim từ tâm hồn chạy theo máu truyền vào cơ thể làm tôi
như băng giá…
Tim tôi run rẩy nghe tiếng chuông ngân từ một Giáo đường hồn tôi trôi dạt về một phương trời không biên giới. Tôi tự tìm tôi nhìn lên bầu trời nhìn ánh sao đêm lấp lánh….mây vẫn bay lơ đảng bầu trời vẫn tối mênh mang….cuộc đời là những bước chân lẻ loi trong đêm buồn hoang vắng
Tiếp tục bước, bâng khuâng tự hỏi mình đi đâu? bàn chân như du mục lê thê theo bóng đêm tâm hồn như giẫy chết
Có những giọt nước mắt âm thầm lặng lẽ rơi không ngăn được…Nhìn vào khung cửa sổ bao mái ấm gia đình đang quay quần …cây Chistmas tree với những ánh sáng màu đang làm tim tôi đau nhói….Đời là một bãi tha la hoang lạnh…
Khao khát một Giáng Sinh một mùa Xuân ấm cúng nhưng Noel và mùa Xuân vẫn tiếp tục đến với tôi với những buồn bã mênh mông xót xa đoạn trường
Từ chối những cuộc vui để cô độc , âm thầm tìm cho mình một sự trống trải bơ vơ chưa từng có. Đôi khi tôi cũng chẳng hiểu được mình. Như một định mệnh an bài sắp đặt …Tôi tưởng tượng đến những bước chân rumba ,slow foxtrot, sam ba, Waltz… giờ này đang du dương theo tiếng nhạc , có người đợi tôi làm partner mà tôi thì ở nơi nầy ….biệt lập đặc thù tôi vẫn là tôi ….
Từng mùa Giáng Sinh – Xuân đến tôi sợ hãi như con vi trùng xâm nhập cơ thể đang đụt khoét tâm hồn cuộc đời theo tháng ngày còn lại …
Tôi sợ trống vắng, sợ màn đêm đày đoạ tâm hồn suy nghĩ… mà vẫn không lối thoát…tôi tự tìm nhiều job để mệt lã để bận rộn về đến nhà trời tối khuya chỉ còn tìm một chút gì cho no bụng rồi lăn đùng ra ngủ vài tiếng rồi rạng sáng lại tiếp tục , như một khuôn khổ được dập đi dập lại trốn những suy nghĩ về cuộc đời về tình yêu….Một lần nhận diện tôi mang mặc cảm , Cha nàng , anh nàng đã đánh tôi, tôi xuôi tay chấp nhận. nghèo , phải rồi… tôi không có tội khi yêu mà, nghèo không có tình yêu ….người ta đã cướp mất mối tình đầu trong tim trong đời tôi rồi, tôi oán hận …tôi thù ghét sự giàu sang quyền quý không có lương tâm không tình cảm …ích kỷ, hẹp hòi, tham lam, man rợ, cũng may tôi không đánh lại chịu nhục chịu đau hy sinh cho người tình….
Viết để thỏa mãn những khuynh hướng dồn nén, để từ an ủi mình… càng viết nước mắt càng rơi như an ủi chính mình nhưng tôi lại có ít thì giờ…mỗi đêm tìm chút thời gian ngắn để làm thơ viết lại cảm xúc tôi thấy cũng đủ an ủi sau một ngày làm vất vã, mệt mõi thể xác mệt mõi tâm hồn… tôi là tôi đang ru tim vào những rung động thầm thì cho chính bản thân mình
Đút kết từ vẽ mặc cảm đời, từ cô đơn tôi sống với ý tưởng riêng lẽ dị biệt không sa ngã tôi vẫn bình thản với tháng ngày cho dù những ám ảnh ra khơi những đau đớn trong hồn vẫn bủa vây tù ngục….
Xuân Mậu tý lại sắp về tôi chuẩn bị mọi thứ cho ngày xuân…tâm hồn tôi chết lặng năm nay hai năm rồi tôi không còn nghe tiếng Mẹ hiền rưng tưng khi tôi phone về chúc thọ…tôi sẽ nguyện gì trước bàn thờ trước tấm ảnh Mẹ tôi ….nước mắt rơi dài với những món dồ chay tôi tự nấu để cúng Mẹ….thật đơn giản…Có lẽ Mẹ tôi cũng thông cảm thằng con không biết nấu…tình thương của Mẹ thật bao la thế mà vài món cúng Mẹ tôi không làm được….
Tôi Cũng đón Xuân về. ngày xuân với tôi là những giọt nước mắt cho Quê cho mẹ cho chính tôi ở chốn hiu quạnh này
Với tôi đêm Giáng Sinh và mùa xuân không ấm cúng vui náo nhiệt mà là một đêm buồn ….chiếc bóng tôi chạy dài theo từng ngọn đèn đường trên phố thị, tôi cảm thấy bơ vơ , cô độc, lạc loài trong tâm hồn trong trái tim từ khi lìa Quê Hương. Ly hương sống nơi nầy với những nhớ thương ray rức….
Tôi kéo bâu chiếc áo khoác cho đứng lên che lấp những buốt giá mùa đông mà vẫn lạnh, cái lạnh phát ra từ trái tim từ tâm hồn chạy theo máu truyền vào cơ thể làm tôi
như băng giá…
Tim tôi run rẩy nghe tiếng chuông ngân từ một Giáo đường hồn tôi trôi dạt về một phương trời không biên giới. Tôi tự tìm tôi nhìn lên bầu trời nhìn ánh sao đêm lấp lánh….mây vẫn bay lơ đảng bầu trời vẫn tối mênh mang….cuộc đời là những bước chân lẻ loi trong đêm buồn hoang vắng
Tiếp tục bước, bâng khuâng tự hỏi mình đi đâu? bàn chân như du mục lê thê theo bóng đêm tâm hồn như giẫy chết
Có những giọt nước mắt âm thầm lặng lẽ rơi không ngăn được…Nhìn vào khung cửa sổ bao mái ấm gia đình đang quay quần …cây Chistmas tree với những ánh sáng màu đang làm tim tôi đau nhói….Đời là một bãi tha la hoang lạnh…
Khao khát một Giáng Sinh một mùa Xuân ấm cúng nhưng Noel và mùa Xuân vẫn tiếp tục đến với tôi với những buồn bã mênh mông xót xa đoạn trường
Từ chối những cuộc vui để cô độc , âm thầm tìm cho mình một sự trống trải bơ vơ chưa từng có. Đôi khi tôi cũng chẳng hiểu được mình. Như một định mệnh an bài sắp đặt …Tôi tưởng tượng đến những bước chân rumba ,slow foxtrot, sam ba, Waltz… giờ này đang du dương theo tiếng nhạc , có người đợi tôi làm partner mà tôi thì ở nơi nầy ….biệt lập đặc thù tôi vẫn là tôi ….
Từng mùa Giáng Sinh – Xuân đến tôi sợ hãi như con vi trùng xâm nhập cơ thể đang đụt khoét tâm hồn cuộc đời theo tháng ngày còn lại …
Tôi sợ trống vắng, sợ màn đêm đày đoạ tâm hồn suy nghĩ… mà vẫn không lối thoát…tôi tự tìm nhiều job để mệt lã để bận rộn về đến nhà trời tối khuya chỉ còn tìm một chút gì cho no bụng rồi lăn đùng ra ngủ vài tiếng rồi rạng sáng lại tiếp tục , như một khuôn khổ được dập đi dập lại trốn những suy nghĩ về cuộc đời về tình yêu….Một lần nhận diện tôi mang mặc cảm , Cha nàng , anh nàng đã đánh tôi, tôi xuôi tay chấp nhận. nghèo , phải rồi… tôi không có tội khi yêu mà, nghèo không có tình yêu ….người ta đã cướp mất mối tình đầu trong tim trong đời tôi rồi, tôi oán hận …tôi thù ghét sự giàu sang quyền quý không có lương tâm không tình cảm …ích kỷ, hẹp hòi, tham lam, man rợ, cũng may tôi không đánh lại chịu nhục chịu đau hy sinh cho người tình….
Viết để thỏa mãn những khuynh hướng dồn nén, để từ an ủi mình… càng viết nước mắt càng rơi như an ủi chính mình nhưng tôi lại có ít thì giờ…mỗi đêm tìm chút thời gian ngắn để làm thơ viết lại cảm xúc tôi thấy cũng đủ an ủi sau một ngày làm vất vã, mệt mõi thể xác mệt mõi tâm hồn… tôi là tôi đang ru tim vào những rung động thầm thì cho chính bản thân mình
Đút kết từ vẽ mặc cảm đời, từ cô đơn tôi sống với ý tưởng riêng lẽ dị biệt không sa ngã tôi vẫn bình thản với tháng ngày cho dù những ám ảnh ra khơi những đau đớn trong hồn vẫn bủa vây tù ngục….
Xuân Mậu tý lại sắp về tôi chuẩn bị mọi thứ cho ngày xuân…tâm hồn tôi chết lặng năm nay hai năm rồi tôi không còn nghe tiếng Mẹ hiền rưng tưng khi tôi phone về chúc thọ…tôi sẽ nguyện gì trước bàn thờ trước tấm ảnh Mẹ tôi ….nước mắt rơi dài với những món dồ chay tôi tự nấu để cúng Mẹ….thật đơn giản…Có lẽ Mẹ tôi cũng thông cảm thằng con không biết nấu…tình thương của Mẹ thật bao la thế mà vài món cúng Mẹ tôi không làm được….
Tôi Cũng đón Xuân về. ngày xuân với tôi là những giọt nước mắt cho Quê cho mẹ cho chính tôi ở chốn hiu quạnh này
Ngô Thiên Tú
Mùa xuân ơi! - YouTube
Xuân một mình !
Tìm vì sao lạc chốn bơ vơ,
Mờ mịt tương lai chẳng bến bờ....
Ngoái trông quê cũ mù xa tắp,
Xuân có dành riêng cho tuổi thơ ?!!
Ngoái trông quê cũ mù xa tắp,
Xuân có dành riêng cho tuổi thơ ?!!
NM
XUÂN BƠ VƠ
Chỉ còn một ngày nữa thôi là năm cũ sẽ qua để nhường chỗ cho
nàng xuân sắp đến. Chỉ thoáng đó thôi mà đã gần một tháng, một tháng
sống xa nhà lưu lạc trên đất người. Nó, một thằng bé chỉ mới mười bốn
tuổi đầu, đã từng hửơng sự vui vẻ, hạnh phúc dưới mái ấm gia đình có đầy
đủ cha mẹ. Thế mà giờ đây chỉ còn lại một mình nó bơ vơ lạc lõng trên
hòn đảo này, hòn đả mà đa số dân Việt tha hương đều biết, GaLang.
Nó đã rời xa gia đình thân yêu của nó để theo ông dượng nó vượt biên tới hòn đảo này. Với một trí óc non dại, nó không biết được thế giới người đời ra sao. Nó như một chú nhái sống trong một cái ao ấm áp, đâu biết được bên ngoài ra sao. Người thân duy nhất hiện tại của nó là ông Dượng, người mà nó có thể nương tựa và dạy dỗ nó như lời ông ta đã hứa với ba mẹ nó trước khi ra đi, mà hôm nay cũng nhẫn tâm bỏ rơi nó, tách rời nó để nó phải vào cô nhi viện vào tuần tới.
Tiếng động trong nhà bếp dành cho toàn Barrack làm nó quay lại, nó đang nhìn thấy chú Chín dùng con dao thật to chặt con mễnh mà ông ta đã mua vào trưa nay để chuẩn bị cho đêm giao thừa ngày mai. Chú chín đã chuẩn bị thật nhiều cho những ngày xuân sắp tới. Chú mua thật nhiều đồ ăn nước uống. Riêng thím Chín dắt con Dung ra mua hai bộ đồ thật mới thật đẹp, thằng Quốc thì có một cái quần jean Mỹ, một cái áo thun và một đôi dép mới tinh, hai anh em nó cầm quà tết trong tay vui mừng hớn hở, chúng khoe cùng tất cả mọi người trong Barrack. Và riêng nó, nó đã tủi thân khi thằng Quân và con Dung hỏi nó đã mua gì chưa. Nó không trả lời chúng và lầm lũi bỏ đi ra sau vườn xách nước đổ vào thùng phi cho đầy để mai còn dùng cho nhiều việc. Nó ra sau vườn mà lòng buồn vời vợi, nó nhớ về gia đình nó, ba mẹ và hai em chắc bây giờ cũng có áo mới giày dép mới và mong thời gian qua mau để đêm giao thừa còn được lì xì nữa. Phải chi có ba mẹ nó ở đây nó cũng sẽ có quần áo mới như bao đứa trẻ khác. Bây giờ nó không còn gì ngoài hai cái quần xa lỏn mà nó cứ phải mặc thay phiên hàng ngày với cái áo mà nó còn tìm lại được khi đến đất liền này. Nước mắt lưng tròng, nó nhớ nhà quá, nhớ ba mẹ và nhớ người thân thuộc nhất mà nay không còn nữa. Nó thấy tủi thân, trống trải và lạc lõng nơi đây, tất cả đều xa lạ với nó. Nó bỏ chạy, chạy thật nhanh ra bờ suối, nó ngồi vật xuống tảng đá khóc sướt mướt, khóc thật lâu cho cuộc đời khắc nghiệt của nó.
Đã gần một giờ trưa của ngày cuối năm. Nó vẫn lặng lẽ ở góc Barrack, mọi người đều bận rộn chuẩn bị cho đêm giao thừa. Hai ba người lo làm bánh bông lan, có nhóm lo nấu chè đậu xanh, có những gia đình có thân ở đệ tam quốc gia tiếp tế, lo chuẩn bị ăn tết có phần tươm tất hơn cả. Nó cũng muốn như họ nhưng nó không có tiền và đồ ăn gì cả. Tất cả đều do ông Dượng kia của nó cất giấu riêng mặc dầu trong đó có tiền của người thân gửi cho nó, ông ta thật là gian trá để lấy hết tiền của nó làm của riêng. Nó cũng không biết bây giờ ông Dượng đi đâu vẫn chưa về, có lẽ ông đi dự Xuân ở nơi nào đó. Nhưng còn nó thì sẽ ra sao?
Có vài anh chị thấy nó tội nghiệp, bảo nó tối nay vui chung với họ. Nó cảm ơn nhưng nó thấy ngại vì nó không có phụ gì vào và cũng không ra sức làm gì cả nên nó chỉ ậm ừ cho qua chuyện mà thôi.
Vợ chồng chú thím Thông gọi nó, nó lồm cồm bò dậy đi lại gần. Chú Thông kéo nó ra sân, dúi vào tay nó năm trăm rupis, bảo nó đi mua một đôi dép và một cái quần xà lỏn để mặc tết. Nó từ chối không lấy, chú Thông bảo đó là chú lì xì lấy hên, chú nhét vào túi nó, nó lí nhí cám ơn, chỉ cúi đầu xuống mà không dám ngẫn lên, nước mắt nó chảy dài trên má. Nó thật cảm động và biết ơn vô cùng. Nó thấy thật an ủi khi có người quan tâm và lo lắng cho nó. Nó chạy thật nhanh ra chợ, lòng thật là vui và hớn hở. Nó chọn cho nó một cái quần và một đôi dép. Vậy là tối nay nó khỏi phải mang đôi dép mà thỉnh thoảng phải cúi xuống gắn quai. Nó sẽ mang dép mới và mặc quần mới vào ngày mai, sáng mùng một tết.
Tất cả mọi gia đình đang quây quần bên nhau, cha mẹ con cái đang đếm từng phút trôi qua. Một số thanh niên đang chuẩn bị thùng sắt, thau nhôm. Họ sẽ dùng chúng đánh lên thay tiếng pháo trong đêm nay. Có một vài người lớn tuổi đang lấy nhang đèn để chuẩn bị rước ông bà và xông đất. Riêng nó thì không biết làm gì, nó đã lang thang từ chiều trên đường phố, nó đã vào rạp hát xem phim, rồi vào quán ngồi thẩn thơ đến tối. Càng gần đến giao thừa, nó càng thấy buồn và chán nản, nó lại nghĩ đến thân phận của nó. Nó không muốn trở về Barrack của nó để khỏi chứng kiến cảnh vui vẻ đầm ấm của người khác, của những đứa trẻ có cha có mẹ.
Nó cứ bước, bước từng bước vô định trên con đường. Nó đã đi qua những dãy Barrack bên đường. Nó nghe được những tiếng động được khua lên lên từ những dãy ấy vang lên. Nó bước từng bước nặng nề lên những bậc thang cấp một cách ngon lành. Nó khóc cho thân phận bơ vơ một mình không cha mẹ, anh em, khóc tủi thân khi phải đón xuân lẻ loi. Nó ngước nhìn lên bầu trời đầy xa tít để tìm kiếm xem có vì sao lạc lõng, bơ vơ như cuộc đời của nó chăng?!.
Nó đã rời xa gia đình thân yêu của nó để theo ông dượng nó vượt biên tới hòn đảo này. Với một trí óc non dại, nó không biết được thế giới người đời ra sao. Nó như một chú nhái sống trong một cái ao ấm áp, đâu biết được bên ngoài ra sao. Người thân duy nhất hiện tại của nó là ông Dượng, người mà nó có thể nương tựa và dạy dỗ nó như lời ông ta đã hứa với ba mẹ nó trước khi ra đi, mà hôm nay cũng nhẫn tâm bỏ rơi nó, tách rời nó để nó phải vào cô nhi viện vào tuần tới.
Tiếng động trong nhà bếp dành cho toàn Barrack làm nó quay lại, nó đang nhìn thấy chú Chín dùng con dao thật to chặt con mễnh mà ông ta đã mua vào trưa nay để chuẩn bị cho đêm giao thừa ngày mai. Chú chín đã chuẩn bị thật nhiều cho những ngày xuân sắp tới. Chú mua thật nhiều đồ ăn nước uống. Riêng thím Chín dắt con Dung ra mua hai bộ đồ thật mới thật đẹp, thằng Quốc thì có một cái quần jean Mỹ, một cái áo thun và một đôi dép mới tinh, hai anh em nó cầm quà tết trong tay vui mừng hớn hở, chúng khoe cùng tất cả mọi người trong Barrack. Và riêng nó, nó đã tủi thân khi thằng Quân và con Dung hỏi nó đã mua gì chưa. Nó không trả lời chúng và lầm lũi bỏ đi ra sau vườn xách nước đổ vào thùng phi cho đầy để mai còn dùng cho nhiều việc. Nó ra sau vườn mà lòng buồn vời vợi, nó nhớ về gia đình nó, ba mẹ và hai em chắc bây giờ cũng có áo mới giày dép mới và mong thời gian qua mau để đêm giao thừa còn được lì xì nữa. Phải chi có ba mẹ nó ở đây nó cũng sẽ có quần áo mới như bao đứa trẻ khác. Bây giờ nó không còn gì ngoài hai cái quần xa lỏn mà nó cứ phải mặc thay phiên hàng ngày với cái áo mà nó còn tìm lại được khi đến đất liền này. Nước mắt lưng tròng, nó nhớ nhà quá, nhớ ba mẹ và nhớ người thân thuộc nhất mà nay không còn nữa. Nó thấy tủi thân, trống trải và lạc lõng nơi đây, tất cả đều xa lạ với nó. Nó bỏ chạy, chạy thật nhanh ra bờ suối, nó ngồi vật xuống tảng đá khóc sướt mướt, khóc thật lâu cho cuộc đời khắc nghiệt của nó.
Đã gần một giờ trưa của ngày cuối năm. Nó vẫn lặng lẽ ở góc Barrack, mọi người đều bận rộn chuẩn bị cho đêm giao thừa. Hai ba người lo làm bánh bông lan, có nhóm lo nấu chè đậu xanh, có những gia đình có thân ở đệ tam quốc gia tiếp tế, lo chuẩn bị ăn tết có phần tươm tất hơn cả. Nó cũng muốn như họ nhưng nó không có tiền và đồ ăn gì cả. Tất cả đều do ông Dượng kia của nó cất giấu riêng mặc dầu trong đó có tiền của người thân gửi cho nó, ông ta thật là gian trá để lấy hết tiền của nó làm của riêng. Nó cũng không biết bây giờ ông Dượng đi đâu vẫn chưa về, có lẽ ông đi dự Xuân ở nơi nào đó. Nhưng còn nó thì sẽ ra sao?
Có vài anh chị thấy nó tội nghiệp, bảo nó tối nay vui chung với họ. Nó cảm ơn nhưng nó thấy ngại vì nó không có phụ gì vào và cũng không ra sức làm gì cả nên nó chỉ ậm ừ cho qua chuyện mà thôi.
Vợ chồng chú thím Thông gọi nó, nó lồm cồm bò dậy đi lại gần. Chú Thông kéo nó ra sân, dúi vào tay nó năm trăm rupis, bảo nó đi mua một đôi dép và một cái quần xà lỏn để mặc tết. Nó từ chối không lấy, chú Thông bảo đó là chú lì xì lấy hên, chú nhét vào túi nó, nó lí nhí cám ơn, chỉ cúi đầu xuống mà không dám ngẫn lên, nước mắt nó chảy dài trên má. Nó thật cảm động và biết ơn vô cùng. Nó thấy thật an ủi khi có người quan tâm và lo lắng cho nó. Nó chạy thật nhanh ra chợ, lòng thật là vui và hớn hở. Nó chọn cho nó một cái quần và một đôi dép. Vậy là tối nay nó khỏi phải mang đôi dép mà thỉnh thoảng phải cúi xuống gắn quai. Nó sẽ mang dép mới và mặc quần mới vào ngày mai, sáng mùng một tết.
Tất cả mọi gia đình đang quây quần bên nhau, cha mẹ con cái đang đếm từng phút trôi qua. Một số thanh niên đang chuẩn bị thùng sắt, thau nhôm. Họ sẽ dùng chúng đánh lên thay tiếng pháo trong đêm nay. Có một vài người lớn tuổi đang lấy nhang đèn để chuẩn bị rước ông bà và xông đất. Riêng nó thì không biết làm gì, nó đã lang thang từ chiều trên đường phố, nó đã vào rạp hát xem phim, rồi vào quán ngồi thẩn thơ đến tối. Càng gần đến giao thừa, nó càng thấy buồn và chán nản, nó lại nghĩ đến thân phận của nó. Nó không muốn trở về Barrack của nó để khỏi chứng kiến cảnh vui vẻ đầm ấm của người khác, của những đứa trẻ có cha có mẹ.
Nó cứ bước, bước từng bước vô định trên con đường. Nó đã đi qua những dãy Barrack bên đường. Nó nghe được những tiếng động được khua lên lên từ những dãy ấy vang lên. Nó bước từng bước nặng nề lên những bậc thang cấp một cách ngon lành. Nó khóc cho thân phận bơ vơ một mình không cha mẹ, anh em, khóc tủi thân khi phải đón xuân lẻ loi. Nó ngước nhìn lên bầu trời đầy xa tít để tìm kiếm xem có vì sao lạc lõng, bơ vơ như cuộc đời của nó chăng?!.
Cỏ trắng
ANH CHO EM MÙA XUÂN
Người trong
mộng...
Người trong mộng trở về trong cuộc sống,
Sao lạ lùng phút chốc đã thân quen ?!....
Bao Xuân qua như chỉ sống trong đêm,
Đêm trừ tịch , để chờ ngày Xuân mới !
Anh xuất hiện , không trông mong chờ đợi,
Bao Xuân qua như chỉ sống trong đêm,
Đêm trừ tịch , để chờ ngày Xuân mới !
Anh xuất hiện , không trông mong chờ đợi,
Mang theo anh là cả một mùa Xuân....
Một mùa Xuân trông đợi đã bao lần !
Chừ Xuân tới với người xưa đã biết !?
Một mùa Xuân trông đợi đã bao lần !
Chừ Xuân tới với người xưa đã biết !?
NM
Người đàn ông có dáng
dấp trông rất quen thuộc. Trong trí tưởng nàng vẫn mang máng đâu như đã
gặp khuôn mặt ấy - chả rõ từ bao giờ - nhưng chẳng tài nào nhớ nổi. Rồi
nàng chợt mỉm cười với cái ý tưởng ngộ nghĩnh, rất "cải lương" vừa
thoáng qua trong đầu : "không lẽ mình gặp người ở trong mộng!". "Người
trong mộng ở đây trạc độ gần bốn mươi, dáng dấp cao ráo, khoẻ mạnh.
Trông cách phục sức và cử chỉ của người đàn ông, nàng đoán có thể là dân
Việt kiều. Thời buổi này, một số người từ ngoại quốc trở về thăm quê
nhà thường hay mang cái phong cách của một chủng tộc văn-minh, giầu
sang, đòi hỏi sự suýt xoa, nể trọng đối với dân bản xứ nghèo nàn, nhược
tiểu.
Nàng cảm thấy người đàn ông này không chút gì gọi là phô trương, cao
ngao ỉ. Hắn trái lại dường như muốn kín đáo hoà nhập vào cái xã hội mà
hắn đã cách rời sau bao năm. Vỏn vẹn với chiếc quần jean hơi bạc mầu với
chiếc áo thun đen cao cổ, người đàn ông ấy xuất hiện một cách đột ngột,
bất ngờ như một buổi sáng mùa xuân chợt đến. Sáng sớm hôm đó, như
thường lệ, nàng thường đi dọc xuống dốc Ngọc-Lan để phụ mẹ mở cửa hàng
café bên cạnh bế xe. Trong lúc bầy hàng, nàng thấy người đàn ông đứng
lặng lẽ bên cạnh bờ hồ, dường như đang trầm ngâm, suy tưởng về một quá
khứ, dĩ vãng nào đó. Mãi cho đến khi nắng lên, sương mờ đã tan, hắn mới
lững thững đi bộ băng qua đường. Ghé vào quán café nhà nàng, gọi một ly
café và ngồi uống nhâm nhi nhìn từng chiếc xe đò to, nhỏ lần lượt chất
người và hàng hoá theo nhau rời bến. Không chừng người đàn ông thích thú
ngắm cái cảnh tượng ồn ào, tạp nhạp của một bến xe đò tỉnh nhỏ mà bên
nước ngoài chẳng bao giờ co ù. Buổi chiều nàng lại thấy hắn đứng trên
con dốc, khoanh tay theo dõi những chuyến xe đầy bụi đường, mỏi mệt lăn
bánh trở về bến, yên nghỉ. Con nhỏ Quyên, em gái út của nàng, ngày thứ
nhì đã khám phá ra sự hiện diện của người đàn ông lạ mặt ấy, tưởng nàng
không biết, khoe :
- Mấy hôm vừa rồi có một ông khách hay đến quán mình chị biết không?
- Ai vậy nhỉ? nàng trả lời, giả vờ như vô tình.
- Có lẽ dân du lịch ở đâu đến. Trông lạ lắm. Chị gặp là ưng liền...
- Mấy hôm vừa rồi có một ông khách hay đến quán mình chị biết không?
- Ai vậy nhỉ? nàng trả lời, giả vờ như vô tình.
- Có lẽ dân du lịch ở đâu đến. Trông lạ lắm. Chị gặp là ưng liền...
Quyên nói xong và cười tủm tỉm. Từ ngày sinh nhật của nàng hai mươi
bẩy tuổi, con nhỏ thường hay lo lắng, sợ bà chị ruột yêu quí "ống chề",
thỉnh thoảng vẫn phụ hoạ với bố mẹ, khuyên nàng đừng nên kén chọn quá
đáng. Quyên lấy chồng đã được hơn hai năm. Nàng thấy vợ chồng son như nó
mà vẫn chưa đủ khả năng để ra ở riêng. Quyên vừa phụ trông tiệm, vừa
phải nhận thêm hàng về đan mới đủ tiêu sài với cái đồng lương công nhân
viên của chồng. Nàng không muốn đem thêm gánh nặng cho gia đình, và nhất
là khi chưa gặp được người gọi là hợp nhãn, hợp tính. Năm ngoái, có
người muốn làm mai nàng cho một anh chàng từ Mỹ về thăm nhà. Ðại khái
không biết anh ta có thành công như thế nào ở xứ người. Anh chàng ăn mặc
rất sang trọng và tiêu tiền như nước. Nàng phân vân tự hỏi, không biết
người ta đã có vợ hay thuộc loại cả đẫn đến nỗi bên đó họ chê không thèm
lấy! Chừng ghé đến nhà nói chuyện uống nước độ dăm ba bận, nàng nhận
xét anh chàng có cái tánh Tây-phương một cách nửa mùa, thỉnh thoảng nhún
vai chêm vài câu tiếng Anh, cố ý ra vẻ rất phong lưu, lịch lãm. Sự thật
thì nàng buồn cười, tội nghiệp cho hắn nhiều hơn là chê bai. Vuột mất
đám đó, mẹ nàng cũng hơi buồn, cầu nhàu :
- Hồi tao lấy bố mày nào có yêu thương, kén chọn gì. Rồi cũng đâu vào đó cả!
Nàng phải an ủi mẹ và đùa :
- Mẹ quá lo đi thôi. Ðến như chị Quí hàng xóm nhà mình, mãi đến ba mươi hai mới lấy chồng thì cũng đâu gọi là trễ. Cùng lắm con sẽ đăng báo "tìm người hôn phối", mẹ cứ yên chí...
Tuy bề ngoài nói thế, thâm tâm cũng có lúc nàng cảm thấy trống vắng, e ngại cho cái hoàn cảnh muộn màng của mình. Về mặt sắc diện thì nàng không phải thuộc vào hạng chim sa, cá lặn. Nhưng nhiều người hay khen nàng có nét nhu mì, hiền lành. Thuở còn đi học, nàng được một số người theo tán tỉnh, ve vãn. Vốn sẵn tính e thẹn, nhút nhát của con gái và ít nhiều mang cái mặc cảm nghèo, nàng thường hay làm lơ, tảng lờ như không biết đến. Thời gian gần đây, nhất là sau cái đám cưới của Quyên, vấn đề hôn nhân của nàng càng được mọi người trong nhà đề cập đến giữa bữa cơm. Ai cũng muốn dành làm ông mai, bà mối. Từ giai cấp công nhân viên, cán bộ đảng cho đến dân thương-mại, buôn bán và Việt kiều. Nàng chưa chấm được ai có một điểm gì để nàng yên tâm, giao trọn cuộc đời mình. Hầu hết dường như đều mang một cái gì giả tạo, hời hợt mà nàng không thể nào giải thích nổi. Ngoại trừ người đàn ông lạ mặt nàng gặp mấy hôm nay. Nhìn lối hắn ngồi và khuôn mặt thật hiền hoà, bao dung. Nàng tưởng như có lúc nàng đọc được nội tâm của hắn qua ánh mắt và nụ cười. Chưa bao giờ nàng thấy một người đàn ông nào vừa có vẻ nghiêm trang, tinh nghịch lẫn hiền lành như hắn
- Hồi tao lấy bố mày nào có yêu thương, kén chọn gì. Rồi cũng đâu vào đó cả!
Nàng phải an ủi mẹ và đùa :
- Mẹ quá lo đi thôi. Ðến như chị Quí hàng xóm nhà mình, mãi đến ba mươi hai mới lấy chồng thì cũng đâu gọi là trễ. Cùng lắm con sẽ đăng báo "tìm người hôn phối", mẹ cứ yên chí...
Tuy bề ngoài nói thế, thâm tâm cũng có lúc nàng cảm thấy trống vắng, e ngại cho cái hoàn cảnh muộn màng của mình. Về mặt sắc diện thì nàng không phải thuộc vào hạng chim sa, cá lặn. Nhưng nhiều người hay khen nàng có nét nhu mì, hiền lành. Thuở còn đi học, nàng được một số người theo tán tỉnh, ve vãn. Vốn sẵn tính e thẹn, nhút nhát của con gái và ít nhiều mang cái mặc cảm nghèo, nàng thường hay làm lơ, tảng lờ như không biết đến. Thời gian gần đây, nhất là sau cái đám cưới của Quyên, vấn đề hôn nhân của nàng càng được mọi người trong nhà đề cập đến giữa bữa cơm. Ai cũng muốn dành làm ông mai, bà mối. Từ giai cấp công nhân viên, cán bộ đảng cho đến dân thương-mại, buôn bán và Việt kiều. Nàng chưa chấm được ai có một điểm gì để nàng yên tâm, giao trọn cuộc đời mình. Hầu hết dường như đều mang một cái gì giả tạo, hời hợt mà nàng không thể nào giải thích nổi. Ngoại trừ người đàn ông lạ mặt nàng gặp mấy hôm nay. Nhìn lối hắn ngồi và khuôn mặt thật hiền hoà, bao dung. Nàng tưởng như có lúc nàng đọc được nội tâm của hắn qua ánh mắt và nụ cười. Chưa bao giờ nàng thấy một người đàn ông nào vừa có vẻ nghiêm trang, tinh nghịch lẫn hiền lành như hắn
. Ðặc biệt nhất là đôi mắt, thỉnh thoảng hắn vẫn khiến nàng mường tượng đến một kỷ niệm nào ấu thơ nào đó trong quá khứ.
Người thanh niên chăm chăm, sững sờ nhìn đứa bé gái trạc độ chín, mười tuổi đội chiếc nón lá của người lớn, to quá khổ so với khuôn mặt tròn nhỏ, bầu bĩnh dễ thương của nó. Con bé bưng chiếc rổ còn lại vài cái bánh, đứng co ro, nép dựa vào vách tườngcủa góc chợ Hoà Bình để trú mưa. Nó làm người thanh-niên chợt nghĩ đến mấy đứa em của hắn, có đứa cùng lưá tuổi với con nhỏ, giờ này chắc đang yên bình đọc sách, đùa giỡn dưới mái ấm hạnh phúc gia đình. Tội cho con bé. Hắn lắc đầu, nhớ lại lời khuyên của vị linh-mục ở đại chủng-viện : "Nếu mổi ngày con chỉ cần thực hiện được bất cứ một việc gì làm sáng danh ngài thì con đã hơn ta rồi đấy."
Khi trời vừa xế trưa, quán cũng bắt đầu thưa khách. Nàng bảo Quyên trông hàng hộ nàng, đoạn rảo bước lên dốc chợ, định bụng đi dạo mấy hàng bán đồ tết trước khi ghé mua vài cân đường và café về cho nhà bán. Nhìn hàng cây Anh Ðào trên con dốc chợ mới ngày nào trông tiêu điều, cằn cõi giờ đã rộ nở những cánh hoa trắng hồng tươi thắm dưới ánh nắng. Nàng bỗng đổi ý, muốn thả bộ đi thong dong một mình dưới hàng thông, dưới con đường vắng dẫn lên ngọn đồi bên hồ. Ngày xưa, thỉnh thoảng nàng vẫn thường có cái thú đi dạo bâng quơ như thế. Mấy năm sau này, nàng quên bẵng đi cái thói quen nhẹ nhàng, êm đềm ấy chẳng qua chỉ vì lo buôn bán. Hơn nữa, nàng cảm thấy mình như đã quá cái tuổi lãng mạn để làm những chuyện rảnh rỗi đó. Nhưng hôm nay, giữa một ngày xuân ấm áp, lòng nàng đâm rạo rực, bồi hồi muốn sốùng lại cái giây phút hồn nhiên, vô tư thưở trước.
Người thanh niên chăm chăm, sững sờ nhìn đứa bé gái trạc độ chín, mười tuổi đội chiếc nón lá của người lớn, to quá khổ so với khuôn mặt tròn nhỏ, bầu bĩnh dễ thương của nó. Con bé bưng chiếc rổ còn lại vài cái bánh, đứng co ro, nép dựa vào vách tườngcủa góc chợ Hoà Bình để trú mưa. Nó làm người thanh-niên chợt nghĩ đến mấy đứa em của hắn, có đứa cùng lưá tuổi với con nhỏ, giờ này chắc đang yên bình đọc sách, đùa giỡn dưới mái ấm hạnh phúc gia đình. Tội cho con bé. Hắn lắc đầu, nhớ lại lời khuyên của vị linh-mục ở đại chủng-viện : "Nếu mổi ngày con chỉ cần thực hiện được bất cứ một việc gì làm sáng danh ngài thì con đã hơn ta rồi đấy."
Khi trời vừa xế trưa, quán cũng bắt đầu thưa khách. Nàng bảo Quyên trông hàng hộ nàng, đoạn rảo bước lên dốc chợ, định bụng đi dạo mấy hàng bán đồ tết trước khi ghé mua vài cân đường và café về cho nhà bán. Nhìn hàng cây Anh Ðào trên con dốc chợ mới ngày nào trông tiêu điều, cằn cõi giờ đã rộ nở những cánh hoa trắng hồng tươi thắm dưới ánh nắng. Nàng bỗng đổi ý, muốn thả bộ đi thong dong một mình dưới hàng thông, dưới con đường vắng dẫn lên ngọn đồi bên hồ. Ngày xưa, thỉnh thoảng nàng vẫn thường có cái thú đi dạo bâng quơ như thế. Mấy năm sau này, nàng quên bẵng đi cái thói quen nhẹ nhàng, êm đềm ấy chẳng qua chỉ vì lo buôn bán. Hơn nữa, nàng cảm thấy mình như đã quá cái tuổi lãng mạn để làm những chuyện rảnh rỗi đó. Nhưng hôm nay, giữa một ngày xuân ấm áp, lòng nàng đâm rạo rực, bồi hồi muốn sốùng lại cái giây phút hồn nhiên, vô tư thưở trước.
Thanh thản đếm từng bước chân, nàng nhớ những kỷ niệm của tuổi dậy
thì, áo dài đi học. Tưởng tượng và nhớ đến những người theo tán tỉnh,
lẽo đẽo theo hỏi vài câu, tay chân nàng như đông lạnh, miệng câm như
hến, rồi nàng quýnh quáng vội lảng tránh. Nàng cười thầm tự hỏi sao ngày
ấy nàng nhát quá cỡ. Vài đứa bạn thân hiểu tánh đặt nàng với danh hiệu
"tai thỏ". Những người khác lại cho nàng là "bơ đời", lạnh lùng. Thật
lòng, từ trước đến giờ, nàng chưa hề bị cái gọi là cú sét ái tình. Chỉ
một đôi lần rung động trước sự tán tỉnh, si mê của dăm người con trai
học cùng trường. Sự rung động ấy, nghĩ lại, nàng thấy chẳng qua chỉ là
sự bồng bột, lãng mạn của tuổi mới lớn. Nàng chả hiểu phải là người như
thế nào mới khắc phục, chiếm trọn được con tim của nàng. Cho đến giờ,
chưa một hình bóng nào đã làm nàng mong ngóng, khắc khoải. Ngoại trừ
người đàn ông lạ mặt mới xuất hiện mấy hôm nay làm nàng thỉnh thoảng có
thắc mắc, chờ đợi một cách lạ thường.
- Em bán món gì đấy?
- Dạ, đây là món bánh bao chỉ mẹ em làm ngon lắm, anh mua dùm hộ em.
- Mấy đồng một cái vậy nhỉ? Em còn đi học hay chỉ ở nhà phụ bán hàng?
Người thanh-niên vừa gợi chuyện, vừa nhẩm đếm mấy cái bánh còn lại trong rổ. Con bé thấy khách có vẻ muốn mua, mừng rở, đôi mắt mở to tròn xoe đen láy :
- Dạ em đi học ban ngày, chiều về mới đi bán. Bánh chỉ có hai trăm đồng một cái anh mua hộ hai cái nghen?
Giọng nói trẻ thơ của con bé nghe dễ thương chi lạ.
- Em bán món gì đấy?
- Dạ, đây là món bánh bao chỉ mẹ em làm ngon lắm, anh mua dùm hộ em.
- Mấy đồng một cái vậy nhỉ? Em còn đi học hay chỉ ở nhà phụ bán hàng?
Người thanh-niên vừa gợi chuyện, vừa nhẩm đếm mấy cái bánh còn lại trong rổ. Con bé thấy khách có vẻ muốn mua, mừng rở, đôi mắt mở to tròn xoe đen láy :
- Dạ em đi học ban ngày, chiều về mới đi bán. Bánh chỉ có hai trăm đồng một cái anh mua hộ hai cái nghen?
Giọng nói trẻ thơ của con bé nghe dễ thương chi lạ.
Người thanh-niên động lòng, tội nghiệp rút tờ mười ngàn đưa cho nó, bảo:
- Anh lấy hết bốn cái còn lại này. Em khỏi phải đưa tiền thối và nhớ về nhà sớm kẻo bố mẹ em trông.
- Dạ.
Con bé giao bánh xong, cám ơn người thanh-niên và vui mừng sách chiếc rổ, bước những bước chân sáo ra về. Những tuần lễ sau đó, thỉnh thoảng người thanh-niên gặp lại đứa bé gái và thường hay dúi cho nónhiều tiền hơn là cố ý mua bánh. Mãi cho đến một ngày xuân kia, trước khi trở về với gia đình để ăn tết, người thanh niên ấy lì xì cho con bé một ngàn và tặng nó cái kẹp tóc hình con bướm làm bằng bạc, chạm trổ rất đẹp mà hắn mua định làm quà cho đứa em gái. Con bé có vẻ rất sung sướng, trông mong là sau tết người khách trẻ giầu lòng hảo tâm này sẽ trở lại. Không ngờ, người thanh-niên đó đã biệt tăm tích luôn từ dạo đó. Sau này, mỗi lần hàng ế, con nhỏ lại nhớ đến ân-nhân của nó mà tưởng chừng như nó đã đọc, mơ tưởng một thứ truyện thần thoại, cổ tích nào đó của trẻ thơ.
Lúc nàng trở về thì Quyên đang trò chuyện với người đàn ông lạ mặt. Vẫn lối ăn mặc nhã nhặn, giản dị. Hắn đứng dậy hơi cúi đầu chào khi nàng bước vào trong lúc Quyên nhanh nhẩu đưa tay giới thiệu :
- Ðây là chị Loan, chị cả của em. Còn đây ông Phong, Việt kiều từ Mỹ về thăm nhà đã hơn một tuần. Chị phải nghe ông Phong kể vài điều thật lý thú mà chị không thể tưởng tượng nổi chuyện ở xứ ngoài..
- Tôi cũng được cô Quyên đây kể lại dăm mẫu chuyện bên nhà cũng khá ngộ nghĩnh. Hy vọng rằng tôi đã không đến nỗi quấy nhiễu hàng quán của gia đình cô?
- Anh lấy hết bốn cái còn lại này. Em khỏi phải đưa tiền thối và nhớ về nhà sớm kẻo bố mẹ em trông.
- Dạ.
Con bé giao bánh xong, cám ơn người thanh-niên và vui mừng sách chiếc rổ, bước những bước chân sáo ra về. Những tuần lễ sau đó, thỉnh thoảng người thanh-niên gặp lại đứa bé gái và thường hay dúi cho nónhiều tiền hơn là cố ý mua bánh. Mãi cho đến một ngày xuân kia, trước khi trở về với gia đình để ăn tết, người thanh niên ấy lì xì cho con bé một ngàn và tặng nó cái kẹp tóc hình con bướm làm bằng bạc, chạm trổ rất đẹp mà hắn mua định làm quà cho đứa em gái. Con bé có vẻ rất sung sướng, trông mong là sau tết người khách trẻ giầu lòng hảo tâm này sẽ trở lại. Không ngờ, người thanh-niên đó đã biệt tăm tích luôn từ dạo đó. Sau này, mỗi lần hàng ế, con nhỏ lại nhớ đến ân-nhân của nó mà tưởng chừng như nó đã đọc, mơ tưởng một thứ truyện thần thoại, cổ tích nào đó của trẻ thơ.
Lúc nàng trở về thì Quyên đang trò chuyện với người đàn ông lạ mặt. Vẫn lối ăn mặc nhã nhặn, giản dị. Hắn đứng dậy hơi cúi đầu chào khi nàng bước vào trong lúc Quyên nhanh nhẩu đưa tay giới thiệu :
- Ðây là chị Loan, chị cả của em. Còn đây ông Phong, Việt kiều từ Mỹ về thăm nhà đã hơn một tuần. Chị phải nghe ông Phong kể vài điều thật lý thú mà chị không thể tưởng tượng nổi chuyện ở xứ ngoài..
- Tôi cũng được cô Quyên đây kể lại dăm mẫu chuyện bên nhà cũng khá ngộ nghĩnh. Hy vọng rằng tôi đã không đến nỗi quấy nhiễu hàng quán của gia đình cô?
Người đàn ông nói với giọng thật từ tốn, thân thiện và hoà nhã khiến
nàng có cảm tưởng làm như hắn đã từng quen biết chị em nàng từ lâu.Tự
nhiên nàng đâm ra lúng túng, vụng về đến suýt nữa làm rơi gói đường.
Thời may Phong, tên của người đàn ông, đứng gần nên đã chụp lại được và
đặt nó ngay ngắn trên quầy hàng hộ nàng. Lần này thì hai má nàng thật sự
đỏ bừng, mắc cở quá đỗi. Nàng chỉ biết ấp úng, ngập ngừng nói đôi lời
cám ơn người đàn ông đoạn kiếm cớ vô phía trong, đợi giây lát cho nhịp
tim bớt đập loạn xạ, chải sơ lại mái tóc nàng lấy lại sự điềm tĩnh, bước
trở ra và nói với người đàn ông như để giải thích về cái hành động vụng
về khi nẫy của mình :
- Xin lỗi ông nghe. Có lẽ tại tôi mới vừa dang nắng và bước ngay vào bóng mát. Ông cứ việc ngồi uống café nói chuyện bao lâu cũng được. Giờ này quán thường hay vắng...
- Vâng tôi cũng đoán chắc cô vừa về và bị trúng nắng. Lâu quá tôi cũng quên bẵng đi mất là mùa xuân ở bên này nắng đã bắt đầu ấm. Giờ này ở bên đó hai cô phải biết, có chỗ còn phủ tuyết trắng xoá.
Nghe nói, nàng tò mò muốn tìm hiểu thêm về cái đời sống của xứ Mỹ mà cả đời nàng chỉ được biết đại khái, mù mờ qua phim ảnh, báo chí. Vừa lấy chiếc kẹp để cài lại mái tóc dài xoã bờ vai, nàng vừa đáp lời người đàn ông để tạo một bầu không khí tự nhiên, trò chuyện
- Ông đi xa không biết chứ, dạo này cao-nguyên khí hậu có vẻ nóng hơn ngày xưa bởi vì thiên hạ đốn củi, chặt cây nhiều quá. Nếu ông còn nhớ, cứ nhìn ngọn đồi ở trước mặt ông sẽ thấy ngay sự trơ trụi, khác biệt...
- Ừ nhỉ, quả là một điều đáng tiếc...
- Xin lỗi ông nghe. Có lẽ tại tôi mới vừa dang nắng và bước ngay vào bóng mát. Ông cứ việc ngồi uống café nói chuyện bao lâu cũng được. Giờ này quán thường hay vắng...
- Vâng tôi cũng đoán chắc cô vừa về và bị trúng nắng. Lâu quá tôi cũng quên bẵng đi mất là mùa xuân ở bên này nắng đã bắt đầu ấm. Giờ này ở bên đó hai cô phải biết, có chỗ còn phủ tuyết trắng xoá.
Nghe nói, nàng tò mò muốn tìm hiểu thêm về cái đời sống của xứ Mỹ mà cả đời nàng chỉ được biết đại khái, mù mờ qua phim ảnh, báo chí. Vừa lấy chiếc kẹp để cài lại mái tóc dài xoã bờ vai, nàng vừa đáp lời người đàn ông để tạo một bầu không khí tự nhiên, trò chuyện
- Ông đi xa không biết chứ, dạo này cao-nguyên khí hậu có vẻ nóng hơn ngày xưa bởi vì thiên hạ đốn củi, chặt cây nhiều quá. Nếu ông còn nhớ, cứ nhìn ngọn đồi ở trước mặt ông sẽ thấy ngay sự trơ trụi, khác biệt...
- Ừ nhỉ, quả là một điều đáng tiếc...
Người đàn ông tên Phong quay đầu nhìn theo hướng tay nàng chỉ và đồng
ý với sự nhận xét của nàng lẫn với đôi chút tiếc nuối. Hình như hắn
định nói thêm điều gì đó nhưng chợt ngưng, lặng yên đăm đăm nhìn nàng
khi thấy nàng đang chải đầu, kẹp lại xong mái tóc. Cái nhìn của người
đàn ông không có vẻ xỗ xàng, bất khiếm nhã nhưng nó cũng làm nàng hơi
ngượng. Vài giây sau, dường như người đàn ông nhậy cảm được thái độ của
nàng nên vội vàng lên tiếng xin lỗi :
- Chết thật, tôi quả là vô duyên. Tại đang thắc mắc không biết cô mua cái kẹp tóc hình con bướm ở đâu trông đẹp và khéo quá. Ngày xưa tôi cũng đã mua một cái giống như thế cho đứa em gái.
Nàng cười đáp lời :
- Ông quá khen, tôi thấy nó cũng thường. Tôi thích dùng bởi vì cái kỷ niệm hồi còn nhỏ, đi bán hàng có một ông khách quen trước khi về ăn tết với gia đình tặng cho...
- Có phải người đó đồng thời lì xì cho cô một ngàn bạc?
Người đàn ông chợt như reo mừng, không đợi cho nàng dứt câu, hỏi vội vàng làm nàng sững sờ, bỡ ngỡ. Ðầu óc nàng vừa vui sướng, loay hoay với câu trả lời, vừa tìm kiếm trong cái trí nhớ một hình ảnh tưởng đã biệt tăm, xa vời nay đang vội quay trở lại. Nàng thấy mình như bị say sóng, một cơn say ngây ngất, lặng đi với nỗi hạnh phúc khó tả mà quên bẵng đi giọng của người đàn ông vẫn vang vọng bên tai, hỏi nàng một cách thân mật, dịu dàng :
- Bây giờ chắc cô đã biết tự làm bánh bao chỉ rồi chứ nhỉ? Chao ơi, ngày đó cô còn bé tí, đội chiếc nón lá..
- Chết thật, tôi quả là vô duyên. Tại đang thắc mắc không biết cô mua cái kẹp tóc hình con bướm ở đâu trông đẹp và khéo quá. Ngày xưa tôi cũng đã mua một cái giống như thế cho đứa em gái.
Nàng cười đáp lời :
- Ông quá khen, tôi thấy nó cũng thường. Tôi thích dùng bởi vì cái kỷ niệm hồi còn nhỏ, đi bán hàng có một ông khách quen trước khi về ăn tết với gia đình tặng cho...
- Có phải người đó đồng thời lì xì cho cô một ngàn bạc?
Người đàn ông chợt như reo mừng, không đợi cho nàng dứt câu, hỏi vội vàng làm nàng sững sờ, bỡ ngỡ. Ðầu óc nàng vừa vui sướng, loay hoay với câu trả lời, vừa tìm kiếm trong cái trí nhớ một hình ảnh tưởng đã biệt tăm, xa vời nay đang vội quay trở lại. Nàng thấy mình như bị say sóng, một cơn say ngây ngất, lặng đi với nỗi hạnh phúc khó tả mà quên bẵng đi giọng của người đàn ông vẫn vang vọng bên tai, hỏi nàng một cách thân mật, dịu dàng :
- Bây giờ chắc cô đã biết tự làm bánh bao chỉ rồi chứ nhỉ? Chao ơi, ngày đó cô còn bé tí, đội chiếc nón lá..
Tống Văn Bình
Ta gặp nhau trong xứ sở mùa Đông....
Bao năm qua băng tuyết cả cõi lòng,
Luôn thương nhớ tháng ngày Văn Khoa cũ...
Năm tháng qua tưởng chừng như đã đủ !
Xoá mờ phai dấu tích mối tình xưa ,
Nhưng riêng em luôn nhớ mối duyên đầu,
Cô sinh viên nhỏ , "ông thầy" rất trẻ .....
Đời vạn lối, nhưng tình ta mạnh mẽ,
Quyết chờ nhau....và ta đã gặp nhau !!
Giờ đây nối lại duyên đầu,
Giờ đây gặp gỡ mong cầu "do....anh" !!
NM
Xoá mờ phai dấu tích mối tình xưa ,
Nhưng riêng em luôn nhớ mối duyên đầu,
Cô sinh viên nhỏ , "ông thầy" rất trẻ .....
Đời vạn lối, nhưng tình ta mạnh mẽ,
Quyết chờ nhau....và ta đã gặp nhau !!
Giờ đây nối lại duyên đầu,
Giờ đây gặp gỡ mong cầu "do....anh" !!
NM
Xuân Muộn
Đưa tay sửa lại gọng kính
cận đang trệ xuống trên sóng mũi, Hoàng Uyên nhìn lên bảng đen, cố đọc
những giòng chữ giáo sư Huân vừa viết. Chợt bắt gặp nụ cười nửa như thân
thiện, nửa như tinh nghịch trên gương mặt Huân, cô ngượng ngùng chớp
mắt, bối rối cúi nhanh xuống trang giấy đang ghi chép dở dang. Dù mặt
nóng bừng, cô vẫn cố làm ra vẻ như chẳng hề thấy Huân đã cười làm quen
với mình. Nửa giờ còn lại của môn Ngữ Học, Hoàng Uyên khó nhọc tìm cách
tránh né tia nhìn đầm ấm của người giảng sư trẻ. Mỗi lần bắt gặp Huân
nhìn, tim Uyên như lỗi mất một nhịp, tay chân luống cuống thừa thãi, cô
như ngây ngất, như say say.
Người ngồi, kẻ đứng, đông nghẹt không còn cả lối đi trong Giảng Đường II của Đại Học Văn Khoa Sàigòn. Ngồi thu gọn trong chiếc ghế bìa của dãy ghế đầu tiên, Hoàng Uyên thầm cám ơn người bạn đã chịu khó dậy thật sớm đến giữ chỗ cho cô. Trong lúc sinh viên đang ghi vội lời giảng của cha Thanh Lãng thì Hoàng Uyên ngồi mơ mộng. Dù Văn Chương Quốc Âm là môn cô rất thích, nhưng nụ cười và ánh mắt của Huân cứ ám ảnh cô cả mấy hôm nay. Hoàng Uyên thật sự xúc động khi nhớ lại ánh mắt và nụ cười của giáo sư Huân. Cái nhìn trìu mến, ấm áp nhưng lại có vẻ tinh nghịch cùng với nụ cười đầm ấm nhưng không kém phần phá phách của Huân đã làm cô mềm lòng. Hoàng Uyên không thể chú tâm vào những lời giảng của cha Thanh Lãng được nữa. Hình ảnh của Huân không bao giờ chịu rời cô....
Một dáng dấp quen thuộc lướt qua ngoài hành lang, trong giảng đường, tim Hoàng Uyên đập mạnh. “Vậy là “chàng” có giờ dạy hôm nay ...,” cô thầm nghĩ và mong cho mau hết giờ...
- Hoàng Uyên đến phòng giáo sư một tí được không?
Giật mình khi nghe tiếng nói quen thuộc sau lưng, Hoàng Uyên nắm chặt thành lan can hơn, quay đầu lại, bối rối chớp mắt, rồi gật đầu và đi theo Huân xuống cầu thang.
Hoàng Uyên ngại ngùng nhìn quanh căn phòng giải lao của giáo sư, thầy Trụ đang ngồi đọc sách nơi góc phòng, nghe tiếng động, ngước mắt lên nhìn, cô khoanh tay chào, ông mỉm cười, xong lại cúi xuống trang sách đang đọc dở. Huân lên tiếng trong lúc Hoàng Uyên đang lúng túng:
- Mời Hoàng Uyên ngồi.
- Dạ... đây là bàn ghế của thầy cô ...
- Không sao đâu, hôm nay Hoàng Uyên là khách của tôi mà. Ngồi đi, đứng hoài mỏi chân đó.
Kéo chiếc ghế đối diện với Hoàng Uyên, Huân ngồi xuống, hỏi:
- Bài hôm trước có gì khó hiểu không mà thấy Uyên bối rối vậy ?
Chớp mắt với một chút ngượng ngùng, Hoàng Uyên đáp khẽ:
- Dạ, con hơi thắc mắc một chút xíu.
- Tôi hứa sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của Uyên.
Hoàng Uyên ngập ngừng:
- Thầy bảo; Ngôn Ngữ Việt Nam là độc âm, nhưng con thấy có chữ “Doanh” đọc như là hai âm riêng biệt là “Do” và “Anh” Mình đọc nhanh thành “doanh”
Huân cười tinh nghịch:
- Do Anh! Tức là Tùy Anh, cái gì cũng do anh quyết định. Anh nào mà may mắn vậy?
Hoàng Uyên phụng phịu, cúi đầu không nói. Huân lại cười:
- Đùa với Uyên cho vui thôi, thật ra Uyên nói rất có lý nhưng như thế này nhé: O,A,N,H chỉ là một âm “oanh” thôi, khi có phụ âm D đi trước thì đọc thành Doanh, và nếu cho phụ âm T vào thì đọc thành Toanh, như mới toanh đó.
Nhìn sâu vào mắt Uyên, Huân tiếp:
- Hoàng Uyên còn thắc mắc gì nữa không?
- Dạ không.
Thấy Hoàng Uyên bối rối, ngượng ngùng, Huân rủ:
- Uyên khát nước không ? Mình đi uống nước nhé?
Người ngồi, kẻ đứng, đông nghẹt không còn cả lối đi trong Giảng Đường II của Đại Học Văn Khoa Sàigòn. Ngồi thu gọn trong chiếc ghế bìa của dãy ghế đầu tiên, Hoàng Uyên thầm cám ơn người bạn đã chịu khó dậy thật sớm đến giữ chỗ cho cô. Trong lúc sinh viên đang ghi vội lời giảng của cha Thanh Lãng thì Hoàng Uyên ngồi mơ mộng. Dù Văn Chương Quốc Âm là môn cô rất thích, nhưng nụ cười và ánh mắt của Huân cứ ám ảnh cô cả mấy hôm nay. Hoàng Uyên thật sự xúc động khi nhớ lại ánh mắt và nụ cười của giáo sư Huân. Cái nhìn trìu mến, ấm áp nhưng lại có vẻ tinh nghịch cùng với nụ cười đầm ấm nhưng không kém phần phá phách của Huân đã làm cô mềm lòng. Hoàng Uyên không thể chú tâm vào những lời giảng của cha Thanh Lãng được nữa. Hình ảnh của Huân không bao giờ chịu rời cô....
Một dáng dấp quen thuộc lướt qua ngoài hành lang, trong giảng đường, tim Hoàng Uyên đập mạnh. “Vậy là “chàng” có giờ dạy hôm nay ...,” cô thầm nghĩ và mong cho mau hết giờ...
- Hoàng Uyên đến phòng giáo sư một tí được không?
Giật mình khi nghe tiếng nói quen thuộc sau lưng, Hoàng Uyên nắm chặt thành lan can hơn, quay đầu lại, bối rối chớp mắt, rồi gật đầu và đi theo Huân xuống cầu thang.
Hoàng Uyên ngại ngùng nhìn quanh căn phòng giải lao của giáo sư, thầy Trụ đang ngồi đọc sách nơi góc phòng, nghe tiếng động, ngước mắt lên nhìn, cô khoanh tay chào, ông mỉm cười, xong lại cúi xuống trang sách đang đọc dở. Huân lên tiếng trong lúc Hoàng Uyên đang lúng túng:
- Mời Hoàng Uyên ngồi.
- Dạ... đây là bàn ghế của thầy cô ...
- Không sao đâu, hôm nay Hoàng Uyên là khách của tôi mà. Ngồi đi, đứng hoài mỏi chân đó.
Kéo chiếc ghế đối diện với Hoàng Uyên, Huân ngồi xuống, hỏi:
- Bài hôm trước có gì khó hiểu không mà thấy Uyên bối rối vậy ?
Chớp mắt với một chút ngượng ngùng, Hoàng Uyên đáp khẽ:
- Dạ, con hơi thắc mắc một chút xíu.
- Tôi hứa sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của Uyên.
Hoàng Uyên ngập ngừng:
- Thầy bảo; Ngôn Ngữ Việt Nam là độc âm, nhưng con thấy có chữ “Doanh” đọc như là hai âm riêng biệt là “Do” và “Anh” Mình đọc nhanh thành “doanh”
Huân cười tinh nghịch:
- Do Anh! Tức là Tùy Anh, cái gì cũng do anh quyết định. Anh nào mà may mắn vậy?
Hoàng Uyên phụng phịu, cúi đầu không nói. Huân lại cười:
- Đùa với Uyên cho vui thôi, thật ra Uyên nói rất có lý nhưng như thế này nhé: O,A,N,H chỉ là một âm “oanh” thôi, khi có phụ âm D đi trước thì đọc thành Doanh, và nếu cho phụ âm T vào thì đọc thành Toanh, như mới toanh đó.
Nhìn sâu vào mắt Uyên, Huân tiếp:
- Hoàng Uyên còn thắc mắc gì nữa không?
- Dạ không.
Thấy Hoàng Uyên bối rối, ngượng ngùng, Huân rủ:
- Uyên khát nước không ? Mình đi uống nước nhé?
Hoàng Uyên lại ngập ngừng:
- Dạ thôi.
- Thôi là sao?
- Dạ, là không đi uống nước.
- Tại sao?
- Dạ, sợ bạn thấy.
Huân cười lớn, rồi hỏi:
- Uyên mấy tuổi rồi?
Hoàng Uyên ngạc nhiên:
- Thầy hỏi làm gì vậy?
- Hỏi cho có hỏi thôi, chớ tôi biết Hoàng Uyên 19 tuổi rồi.
Tròn mắt, Hoàng Uyên ngạc nhiên:
- Sao thầy biết vậy?
Lắc đầu, làm ra vẻ khó khăn, Huân cười cười:
- Bí mật, bí mật. Hoàng Uyên chịu đi uống nước rồi tôi kể cho nghe.
Hoàng Uyên tinh nghịch hỏi lại:
- Thầy dụ học trò hả?
- Ừ,
- Nhưng Thầy hỏi tuổi của Uyên làm gì vậy?
- Để nhắc cho Hoàng Uyên nhớ là Hoàng Uyên người lớn rồi, không cần phải ngại ngùng, sợ bạn bè bàn tán nữa.
- Mẹ vẫn gọi con là Bé Uyên mà.
- Vậy thì “Thầy” mời “Bé Uyên” đi uống nước.
- Sợ Mẹ mắng quá!
- “Thầy” không mách Mẹ đâu.
Kéo cái ví từ trong túi quần ra, Huân mở từ từ rồi đưa ra trước mặt Hoàng Uyên một tấm hình đen trắng, hỏi:
- Hoàng Uyên biết hình ai không?
Giật mình, lúng túng, Hoàng Uyên bối rối:
- Ủa! Hình của con mà. Sao thầy lại có?
Nhìn sâu vào mắt Uyên, Huân cười:
- Hình của người yêu tôi mà.
Hoàng Uyên đỏ mặt:
- Sao ... sao... giống y hình của con vậy?
Huân ngập ngừng:
- Đùa với Hoàng Uyên thôi, hình này tôi xin được đó.
- Thầy xin ở đâu? Ngoài tiệm hình hả?
- Không, tôi xuống văn phòng, xin coi hồ sơ của sinh viên chứng chỉ Ngữ Học. Thấy trong hồ sơ của Uyên có dư tấm hình, tôi lén lấy.
Hoàng Uyên thảng thốt:
- Vậy là Thầy biết hết “tung tích” của con?
- Xin lỗi Hoàng Uyên nha. Tại tôi có cô sinh viên nhỏ nhắn dễ thương quá nên tôi phải “làm bậy”.
Hoàng Uyên năn nỉ:
- Thầy trả lại hình cho con được không?
- Được chứ, nhưng phải với một điều kiện.
- Điều kiện gì?
- Uyên cho tôi tấm hình khác.
Hoàng Uyên phụng phịu:
- Thầy khôn quá!
Huân đưa tay khuấy nhẹ ly chanh đường của Uyên, hối:
- Uyên uống nước đi, đá tan hết rồi.
Nhìn Uyên từ từ uống nước, Huân hát khẽ:
- ... Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt....
Dắt Hoàng Uyên chen qua khỏi khu bán Quất, trên Đại lộ Nguyễn Huệ đầy người vào những ngày cận Tết, Huân xiết nhẹ tay nàng, hỏi:
- Uyên thích Mai hay Đào?
- Hoa nào cũng đẹp, Em thích cả hai.
Huân cười, khen:
- Bé Uyên ngoan quá! Chịu bỏ chữ “con” rồi.
Uyên hích nhẹ tay vào bụng chàng. Huân cười lớn hơn rồi tiếp:
- Vậy đi xem Đào trước nhé? Nếu có cành nào đẹp, mình mua về biếu bố em.
Cầm một cành Anh Đào với đầy những nụ hoa tròn xoe nhưng chưa nở, Huân hỏi người bán hàng:
- Cành này nở kịp Tết không?
- Chắc chắn kịp chứ, tôi bảo đảm hoa sẽ nở đúng ngày Mùng Một Tết.
Huân đùa với bà bán hàng:
- Tôi mua cành hoa này để cưới vợ đó. Hoa mà không nở đúng Tết là tôi không được vợ, tôi bắt thường bà đó à nha.
Bà bán hàng quay qua nhìn Uyên, rồi cười với Huân:
- Anh cưới cô này hả?
- Bà hỏi giùm tôi coi cổ có chịu không?
Uyên đỏ mặt, quay đi nơi khác. Anh kỳ cục, khi không đi nhờ bà bán hàng hỏi. Sao không hỏi thẳng em. Nghĩ vậy, nhưng Uyên không biết nếu Huân hỏi thì nàng sẽ phải trả lời làm sao.
Cơn gió lành lạnh từ bờ sông thổi nhẹ làm Uyên đi sát vào Huân hơn. Huân vòng tay ôm vai nàng, kéo nhẹ Uyên vào lòng. Mùi hương từ mái tóc dài của Uyên làm Huân ngây ngất. Anh muốn hỏi cô có chịu làm vợ anh không, anh muốn hỏi cô có muốn làm Mẹ những đứa con của anh không...
Từ lúc mua xong cành Đào, Uyên im lặng chưa nói gì, không biết nàng nghĩ gì về câu nói đùa của mình với bà bán hàng mà im ru như vậy. Huân muốn dành ngạc nhiên cho Uyên, anh định khi đến thăm gia đình Uyên ngày đầu năm, anh sẽ ngỏ lời với Uyên bên cành Đào rộ nở. Với Huân, mùa Xuân là mùa của hạnh phúc, của hy vọng, nên dù quen Uyên được vài tháng nay, anh vẫn chưa đề cập đến chuyện tương lai của hai đứa. Không khí Tết làm Huân nôn nao, anh muốn ngỏ lời ngay với cô nhưng cố kìm lại để chờ cho đến ngày đầu năm.
Phải đợi đến ngày mùng ba Tết, cành đào mới chịu nở rộ trong góc căn phòng khách nhà Uyên. Khi Huân ngỏ lời, Uyên đã luống cuống ngượng ngùng, nhưng hạnh phúc gật đầu và cả hai cùng đồng ý đến mùa Hè, Huân sẽ xin làm đám hỏi.
Gởi được chiếc Yamaha, cầm thẻ biên nhận xong, Hoàng Uyên chấm vội vài giọt mồ hôi đang chảy xuống bên má, rồi đi nhanh vào sân trường. Cây phượng đỏ năm nay trổ hoa hơi sớm, chưa đến tháng năm mà xác phượng đã đầy sân. Mọi người tụm năm, tụm bảy bàn chuyện thời cuộc. Quảng Trị thất thủ, Huế sôi động, Đà Nẵng xôn xao ... không ai còn tâm trí lo đến việc học bài cho khóa thi gần kề.
Vừa bước chân lên cầu thang, Uyên đã thấy cô em gái của Huân đứng tựa lưng vào hành lang. Uyên ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, Huyền đi đâu đây?
- Em đi kiếm chị. Anh Huân dặn em sáng nay phải mang gói này đến trường cho chị.
- Uyên tưởng anh Huân có lớp hôm nay mà.
- Có, nhưng anh nhờ thầy Trụ dạy thế. Anh đi Huế hai bữa nay rồi.
- Dạ thôi.
- Thôi là sao?
- Dạ, là không đi uống nước.
- Tại sao?
- Dạ, sợ bạn thấy.
Huân cười lớn, rồi hỏi:
- Uyên mấy tuổi rồi?
Hoàng Uyên ngạc nhiên:
- Thầy hỏi làm gì vậy?
- Hỏi cho có hỏi thôi, chớ tôi biết Hoàng Uyên 19 tuổi rồi.
Tròn mắt, Hoàng Uyên ngạc nhiên:
- Sao thầy biết vậy?
Lắc đầu, làm ra vẻ khó khăn, Huân cười cười:
- Bí mật, bí mật. Hoàng Uyên chịu đi uống nước rồi tôi kể cho nghe.
Hoàng Uyên tinh nghịch hỏi lại:
- Thầy dụ học trò hả?
- Ừ,
- Nhưng Thầy hỏi tuổi của Uyên làm gì vậy?
- Để nhắc cho Hoàng Uyên nhớ là Hoàng Uyên người lớn rồi, không cần phải ngại ngùng, sợ bạn bè bàn tán nữa.
- Mẹ vẫn gọi con là Bé Uyên mà.
- Vậy thì “Thầy” mời “Bé Uyên” đi uống nước.
- Sợ Mẹ mắng quá!
- “Thầy” không mách Mẹ đâu.
Kéo cái ví từ trong túi quần ra, Huân mở từ từ rồi đưa ra trước mặt Hoàng Uyên một tấm hình đen trắng, hỏi:
- Hoàng Uyên biết hình ai không?
Giật mình, lúng túng, Hoàng Uyên bối rối:
- Ủa! Hình của con mà. Sao thầy lại có?
Nhìn sâu vào mắt Uyên, Huân cười:
- Hình của người yêu tôi mà.
Hoàng Uyên đỏ mặt:
- Sao ... sao... giống y hình của con vậy?
Huân ngập ngừng:
- Đùa với Hoàng Uyên thôi, hình này tôi xin được đó.
- Thầy xin ở đâu? Ngoài tiệm hình hả?
- Không, tôi xuống văn phòng, xin coi hồ sơ của sinh viên chứng chỉ Ngữ Học. Thấy trong hồ sơ của Uyên có dư tấm hình, tôi lén lấy.
Hoàng Uyên thảng thốt:
- Vậy là Thầy biết hết “tung tích” của con?
- Xin lỗi Hoàng Uyên nha. Tại tôi có cô sinh viên nhỏ nhắn dễ thương quá nên tôi phải “làm bậy”.
Hoàng Uyên năn nỉ:
- Thầy trả lại hình cho con được không?
- Được chứ, nhưng phải với một điều kiện.
- Điều kiện gì?
- Uyên cho tôi tấm hình khác.
Hoàng Uyên phụng phịu:
- Thầy khôn quá!
Huân đưa tay khuấy nhẹ ly chanh đường của Uyên, hối:
- Uyên uống nước đi, đá tan hết rồi.
Nhìn Uyên từ từ uống nước, Huân hát khẽ:
- ... Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt....
Dắt Hoàng Uyên chen qua khỏi khu bán Quất, trên Đại lộ Nguyễn Huệ đầy người vào những ngày cận Tết, Huân xiết nhẹ tay nàng, hỏi:
- Uyên thích Mai hay Đào?
- Hoa nào cũng đẹp, Em thích cả hai.
Huân cười, khen:
- Bé Uyên ngoan quá! Chịu bỏ chữ “con” rồi.
Uyên hích nhẹ tay vào bụng chàng. Huân cười lớn hơn rồi tiếp:
- Vậy đi xem Đào trước nhé? Nếu có cành nào đẹp, mình mua về biếu bố em.
Cầm một cành Anh Đào với đầy những nụ hoa tròn xoe nhưng chưa nở, Huân hỏi người bán hàng:
- Cành này nở kịp Tết không?
- Chắc chắn kịp chứ, tôi bảo đảm hoa sẽ nở đúng ngày Mùng Một Tết.
Huân đùa với bà bán hàng:
- Tôi mua cành hoa này để cưới vợ đó. Hoa mà không nở đúng Tết là tôi không được vợ, tôi bắt thường bà đó à nha.
Bà bán hàng quay qua nhìn Uyên, rồi cười với Huân:
- Anh cưới cô này hả?
- Bà hỏi giùm tôi coi cổ có chịu không?
Uyên đỏ mặt, quay đi nơi khác. Anh kỳ cục, khi không đi nhờ bà bán hàng hỏi. Sao không hỏi thẳng em. Nghĩ vậy, nhưng Uyên không biết nếu Huân hỏi thì nàng sẽ phải trả lời làm sao.
Cơn gió lành lạnh từ bờ sông thổi nhẹ làm Uyên đi sát vào Huân hơn. Huân vòng tay ôm vai nàng, kéo nhẹ Uyên vào lòng. Mùi hương từ mái tóc dài của Uyên làm Huân ngây ngất. Anh muốn hỏi cô có chịu làm vợ anh không, anh muốn hỏi cô có muốn làm Mẹ những đứa con của anh không...
Từ lúc mua xong cành Đào, Uyên im lặng chưa nói gì, không biết nàng nghĩ gì về câu nói đùa của mình với bà bán hàng mà im ru như vậy. Huân muốn dành ngạc nhiên cho Uyên, anh định khi đến thăm gia đình Uyên ngày đầu năm, anh sẽ ngỏ lời với Uyên bên cành Đào rộ nở. Với Huân, mùa Xuân là mùa của hạnh phúc, của hy vọng, nên dù quen Uyên được vài tháng nay, anh vẫn chưa đề cập đến chuyện tương lai của hai đứa. Không khí Tết làm Huân nôn nao, anh muốn ngỏ lời ngay với cô nhưng cố kìm lại để chờ cho đến ngày đầu năm.
Phải đợi đến ngày mùng ba Tết, cành đào mới chịu nở rộ trong góc căn phòng khách nhà Uyên. Khi Huân ngỏ lời, Uyên đã luống cuống ngượng ngùng, nhưng hạnh phúc gật đầu và cả hai cùng đồng ý đến mùa Hè, Huân sẽ xin làm đám hỏi.
Gởi được chiếc Yamaha, cầm thẻ biên nhận xong, Hoàng Uyên chấm vội vài giọt mồ hôi đang chảy xuống bên má, rồi đi nhanh vào sân trường. Cây phượng đỏ năm nay trổ hoa hơi sớm, chưa đến tháng năm mà xác phượng đã đầy sân. Mọi người tụm năm, tụm bảy bàn chuyện thời cuộc. Quảng Trị thất thủ, Huế sôi động, Đà Nẵng xôn xao ... không ai còn tâm trí lo đến việc học bài cho khóa thi gần kề.
Vừa bước chân lên cầu thang, Uyên đã thấy cô em gái của Huân đứng tựa lưng vào hành lang. Uyên ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, Huyền đi đâu đây?
- Em đi kiếm chị. Anh Huân dặn em sáng nay phải mang gói này đến trường cho chị.
- Uyên tưởng anh Huân có lớp hôm nay mà.
- Có, nhưng anh nhờ thầy Trụ dạy thế. Anh đi Huế hai bữa nay rồi.
Hoàng Uyên sững sờ:
- Đi từ hôm nào? Sao Uyên không biết?
- Anh Huân giấu chị vì sợ chị lo. Anh phải ra Huế đón Me. Anh sợ Huế mất, Me sẽ bị kẹt một mình. Anh dặn em nếu anh không về kịp sinh nhật chị, em phải đem quà đến cho chị đúng ngày.
Chớp nhẹ mắt, Huyền tiếp:
- Em mừng sinh nhật chị.
Đưa tay nhận gói quà, lòng Hoàng Uyên rối bời, nước mắt bỗng dưng lăn dài trên má. Sinh nhật thứ hai mươi! Tưởng năm nay sinh nhật đầu tiên có chàng. Mấy hôm rồi cô dồn hết thì giờ để học bài thi, mong hôm nay rảnh rang chút xíu để dung dăng dung dẻ với chàng ...
Tuần trước Huân đến nhà, bảo em cố học thi đi nha, thời cuộc tuy có rối reng nhưng có lẽ không sao đâu, anh sẽ ít tới chơi để em có thì giờ học thi. Nhớ học môn Ngữ Học đàng hoàng, được nhất lớp, anh sẽ thưởng...
Hoàng Uyên thương yêu!
Chúc em một sinh nhật bình an. Khi anh về sẽ đền em.
Cho anh xin lỗi đã không nói với em về chuyến đi.
Anh sợ em lo quá không học bài được.
Anh đón Me vào rồi tính đến chuyện chúng mình.
Huân
Dòng chữ nghiêng nghiêng của Huân mờ hẳn mỗi lần Uyên cầm tấm thiệp lên đọc lại. Màn ảnh vô tuyến truyền hình đưa tin Huế thất thủ, rồi đến Đà Nẵng cũng đầu hàng. Người người chen nhau tìm đường vào Nam. Máy bay không còn cất cánh, chỉ còn đường bộ, đường thủy... Dân Sàigòn náo loạn, Hoàng Uyên đi ra đi vào như người mất hồn. Huân vẫn bặt tăm...
Những giây phút cuối của tháng Tư, Hoàng Uyên đành phải theo gia đình. Cô không muốn rời khỏi căn nhà vì tin rằng Huân sẽ đến tìm. Làm sao bỏ đi khi tin Huân chưa có? Làm sao dứt được mối tình đầu vừa mới đến? Xin ba mẹ cho ở lại chờ Huân, Mẹ khóc nói nếu Uyên ở lại chờ Huân thì cả nhà cùng chờ...
Leo được lên chiếc xe bus đầy người, Hoàng Uyên ngồi xuống chiếc ghế trống gần bác tài xế, cô tháo bớt khăn quàng cổ ra, bao quanh hai bàn tay lạnh ngắt. Nhắm mắt lại, cô nghĩ đến những năm vừa đi học, vừa đi làm giúp bố mẹ nuôi các em nơi thành phố nhỏ này. Nhờ bận rộn, cô bớt suy nghĩ đến chuyện ngày xưa.
Đã sáu năm rồi, tin Huân vẫn biền biệt. Những ngày cô đơn một mình đến trường, đã bao lần Uyên thầm khóc vì nhớ Huân. Nhớ lại lời cầu hôn năm nào của Huân bên cành đào ngày Tết. Nhớ lại những lần cùng chàng đi uống nước rồi được nghe chàng hát “trả lại em yêu.” Những lần cùng Huân, tay trong tay đi dưới những hàng me trên đường Pasteur, nghe chàng hát “con đường tình ta đi”... Nhưng thích nhất, vẫn là khi nhìn Huân khuấy tan đường cho ly nước chanh của cô và tình tứ hát “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt...”
Sáu năm nay, mỗi lần Tết đến, Hoàng Uyên đều nghỉ học vào ngày Mùng Ba. Ở nhà một mình, nàng nhớ Huân quay quắt, không biết bây giờ anh đang ở đâu. Không biết đến bao giờ mình mới lại gặp nhau, không biết anh có còn nhớ tới em không, không biết ..., không biết ...
Cơn bão tuyết đầu tháng hai làm đường xá vắng người qua lại. Tin thời tiết cho biết tối nay sẽ có thêm mười inches tuyết nữa sẽ rơi. Co ro trong chiếc áo khoác rộng thùng, Hoàng Uyên ra mở cửa khi nghe tiếng chuông.
- Đi từ hôm nào? Sao Uyên không biết?
- Anh Huân giấu chị vì sợ chị lo. Anh phải ra Huế đón Me. Anh sợ Huế mất, Me sẽ bị kẹt một mình. Anh dặn em nếu anh không về kịp sinh nhật chị, em phải đem quà đến cho chị đúng ngày.
Chớp nhẹ mắt, Huyền tiếp:
- Em mừng sinh nhật chị.
Đưa tay nhận gói quà, lòng Hoàng Uyên rối bời, nước mắt bỗng dưng lăn dài trên má. Sinh nhật thứ hai mươi! Tưởng năm nay sinh nhật đầu tiên có chàng. Mấy hôm rồi cô dồn hết thì giờ để học bài thi, mong hôm nay rảnh rang chút xíu để dung dăng dung dẻ với chàng ...
Tuần trước Huân đến nhà, bảo em cố học thi đi nha, thời cuộc tuy có rối reng nhưng có lẽ không sao đâu, anh sẽ ít tới chơi để em có thì giờ học thi. Nhớ học môn Ngữ Học đàng hoàng, được nhất lớp, anh sẽ thưởng...
Hoàng Uyên thương yêu!
Chúc em một sinh nhật bình an. Khi anh về sẽ đền em.
Cho anh xin lỗi đã không nói với em về chuyến đi.
Anh sợ em lo quá không học bài được.
Anh đón Me vào rồi tính đến chuyện chúng mình.
Huân
Dòng chữ nghiêng nghiêng của Huân mờ hẳn mỗi lần Uyên cầm tấm thiệp lên đọc lại. Màn ảnh vô tuyến truyền hình đưa tin Huế thất thủ, rồi đến Đà Nẵng cũng đầu hàng. Người người chen nhau tìm đường vào Nam. Máy bay không còn cất cánh, chỉ còn đường bộ, đường thủy... Dân Sàigòn náo loạn, Hoàng Uyên đi ra đi vào như người mất hồn. Huân vẫn bặt tăm...
Những giây phút cuối của tháng Tư, Hoàng Uyên đành phải theo gia đình. Cô không muốn rời khỏi căn nhà vì tin rằng Huân sẽ đến tìm. Làm sao bỏ đi khi tin Huân chưa có? Làm sao dứt được mối tình đầu vừa mới đến? Xin ba mẹ cho ở lại chờ Huân, Mẹ khóc nói nếu Uyên ở lại chờ Huân thì cả nhà cùng chờ...
Leo được lên chiếc xe bus đầy người, Hoàng Uyên ngồi xuống chiếc ghế trống gần bác tài xế, cô tháo bớt khăn quàng cổ ra, bao quanh hai bàn tay lạnh ngắt. Nhắm mắt lại, cô nghĩ đến những năm vừa đi học, vừa đi làm giúp bố mẹ nuôi các em nơi thành phố nhỏ này. Nhờ bận rộn, cô bớt suy nghĩ đến chuyện ngày xưa.
Đã sáu năm rồi, tin Huân vẫn biền biệt. Những ngày cô đơn một mình đến trường, đã bao lần Uyên thầm khóc vì nhớ Huân. Nhớ lại lời cầu hôn năm nào của Huân bên cành đào ngày Tết. Nhớ lại những lần cùng chàng đi uống nước rồi được nghe chàng hát “trả lại em yêu.” Những lần cùng Huân, tay trong tay đi dưới những hàng me trên đường Pasteur, nghe chàng hát “con đường tình ta đi”... Nhưng thích nhất, vẫn là khi nhìn Huân khuấy tan đường cho ly nước chanh của cô và tình tứ hát “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt...”
Sáu năm nay, mỗi lần Tết đến, Hoàng Uyên đều nghỉ học vào ngày Mùng Ba. Ở nhà một mình, nàng nhớ Huân quay quắt, không biết bây giờ anh đang ở đâu. Không biết đến bao giờ mình mới lại gặp nhau, không biết anh có còn nhớ tới em không, không biết ..., không biết ...
Cơn bão tuyết đầu tháng hai làm đường xá vắng người qua lại. Tin thời tiết cho biết tối nay sẽ có thêm mười inches tuyết nữa sẽ rơi. Co ro trong chiếc áo khoác rộng thùng, Hoàng Uyên ra mở cửa khi nghe tiếng chuông.
Người đưa thư cười tươi với cô, rồi trao cho Uyên một tập thư dầy. Cô
đưa tặng ông một bao lì xì màu đỏ. Ông nói cám ơn và chúc cô một năm
mới hạnh phúc. Hoàng Uyên cám ơn người đưa thư nhưng thầm nghĩ làm sao
mà hạnh phúc được khi bên mình không có Huân.
Nhéo vào chân thật đau, để biết mình đang không nằm mơ, Uyên đọc lại những giòng chữ quen thuộc:
Hoàng Uyên ơi
Anh và Me vừa tới Pháp được mấy tuần nay.
Nhờ hội Hồng Thập Tự anh tìm được địa chỉ của em.
Hơn sáu năm rồi, anh không biết bây giờ em thế nào.
Anh vẫn như ngày xưa. Huyền đã lập gia đình ...
Nếu em đã có gia đình thì anh không trách em đâu.
Nếu em vẫn còn chờ anh, thì số điện thoại của anh đây ...
Huân
Hoàng Uyên chạy nhanh đến bên chiếc điện thoại, run run, tay cô bấm số...
Mùa Xuân thật sự đã đến, dù bên ngoài tuyết đang rơi ...
Hiền Vy
Nhéo vào chân thật đau, để biết mình đang không nằm mơ, Uyên đọc lại những giòng chữ quen thuộc:
Hoàng Uyên ơi
Anh và Me vừa tới Pháp được mấy tuần nay.
Nhờ hội Hồng Thập Tự anh tìm được địa chỉ của em.
Hơn sáu năm rồi, anh không biết bây giờ em thế nào.
Anh vẫn như ngày xưa. Huyền đã lập gia đình ...
Nếu em đã có gia đình thì anh không trách em đâu.
Nếu em vẫn còn chờ anh, thì số điện thoại của anh đây ...
Huân
Hoàng Uyên chạy nhanh đến bên chiếc điện thoại, run run, tay cô bấm số...
Mùa Xuân thật sự đã đến, dù bên ngoài tuyết đang rơi ...
Hiền Vy
Anh Đã Thấy Mùa Xuân Chưa
Nhớ Tết....
Tìm chút hồn quê trong gió Tết,
Nhớ pháo rền vang trên nẻo xưa....
Dẫu biết qua rồi không trở
lại.
Tết vẫn trong tôi, vẫn đợi chờ.....
Nâng niu ký ức Tết tuổi thơ,
Đoá mai vàng thắm xưa ước mơ
Dư âm Tết cũ trong tôi mãi....
Tết vẫn còn đây, cứ đợi chờ....!!
NM
Tết để… nhớ quê
Sáng nay, bất chợt nhìn ra sau hè nhà, thấy những
cành lá của cây phong đã chuyển qua màu vàng úa, báo hiệu cho tôi biết
trời đã vào thu. Rồi mùa đông sẽ đến, và mùa xuân đang tới dần. Vậy là
tôi phải đón thêm một cái Tết ở đất khách quê người này nữa. Nói đến
Tết, thì lòng quặn thắt nhớ quê. Bởi, nhớ quê nên đi tìm đồng cảm trong
những bài thơ xưa. Những tấc lòng vang vọng qua ngàn năm, trải qua hơn
thiên niên kỷ rồi mà vẫn như vừa nói với mình trong chén rượu chiều ba
mươi Tết tại tiểu bang Đông Bắc Hoa Kỳ này (Virginia).
Tôi xa quê nhà ra đi để tạm ở trọ xứ người lúc tóc đang xanh, nay
nhìn lại thấy tóc đã hoa râm. Người Việt ở Mỹ này, thành đạt không ít,
lận đận chuyện áo cơm (chuyện xe cộ, nhà cửa, công ăn việc làm…) cũng
nhiều. Và từ đó, mỗi người có một cuộc sống khác nhau, có người làm hai,
ba việc (job) trong một ngày, có người không chịu đi xin việc làm, chỉ
trông vào tiền thất nghiệp, trợ cấp, một tháng được năm, bảy trăm đô,
sẵn tiền không đau lưng mỏi cổ, suốt ngày lê lết các tiệm cà phê, tha hồ
bốc phét, ăn cơm mới nói chuyện cũ. Chuyện chỉ có một, chuyển thành
mười. Vậy mà cũng có người chổng tai nghe, thật đau lòng...
Những tháng năm đầu, khi tôi đặt chân đến nước Mỹ, mọi việc mua sắm,
tôi tìm đến các tiệm tạp hóa của người Việt mình. Mục đích chính là do
cùng ngôn ngữ, cùng máu đỏ da vàng, dễ gần gũi, dễ đồng cảm, để cùng
nhau nở một nụ cười xóa đi phần nào nhớ quê. Nhưng tôi đã lầm, phần đông
người Việt có cửa hàng tạp hóa tại tiểu bang tôi đang ở, thì họ thiếu
hẳn một nụ cười. Tôi nói không ngoa đâu, ai có dịp đi mua một lần thì
biết. Khi bạn bỏ hàng lên giây belt (băng chuyền), cô bán hàng đứng ngay
trước mặt cũng chẳng thèm nhìn vào khách, nói chi đến chuyện nở nụ
cười, cô chỉ lạnh lùng (scan) bấm giá món hàng, nói lên con số, xong
chìa tay lấy tiền, thơ thẩn, uể oải như vừa mất ngủ đêm qua.
Tôi qua đây sống, thời gian chưa đủ nộp đơn để thi quốc tịch, theo
Luật Di trú của Mỹ (chưa tròn 5 năm). Nhưng chỉ ngần ấy thời gian tôi đã
mục kích nhiều sự việc, nhiều cảnh trái ngang. Gần đây, tôi đi cùng một
người bạn đến viếng một người già vừa quá cố tại nhà quàn (funeral
home). Mở cánh cửa phòng, trong căn phòng nhỏ, chỉ có quan tài người đã
mất, mấy vòng hoa, vài đĩa trái cây, một nén nhang tàn lạnh lẽo. Sau đó,
tôi được biết ông là một người có tiếng tăm, đã đem gia đình đến Mỹ rất
sớm, con cái của ông đều thành đạt, cháu chắt đề huề, nhưng rồi ông nằm
một mình lạnh lẽo như thế, trước khi ông được đưa ra nghĩa trang, kết
thúc một kiếp người sống trên đất khách. Nếu ông mất ở Việt Nam, chắc
đám đình to lắm. Còn ở đây, ông lặng lẽ âm thầm nằm trong nghĩa trang
lạnh lẽo, chỉ một mặt bằng, không lăng mộ như ở quê nhà.
Tết đến Xuân về đối với những người xa quê đang bước tới tuổi xế
chiều, thì tiếng gọi quê hương còn thúc giục mãnh liệt hơn nữa, nung nấu
tấm lòng qua những đêm không ngủ. Ly hương, xa quê là nỗi buồn tiền
kiếp của một con người lưu lạc trên đất khách. Cổ thư còn ghi lại điển
tích: “Việt điểu sào Nam chi, Hồ mã tê bắc phong”. Con chim trĩ phương
Nam của vua nước Việt dâng cho Chu Thành Vương về nuôi trong vườn ngự,
nó vẫn chọn càng cây phía Nam mà làm tổ, con ngựa của rợ Hồ (Mông Cổ)
dâng cho vua Hán Vũ Đế khi nghe gió bấc thổi về thì ngoảnh mặt về phương
Bắc hí vang. Hóa ra nỗi nhớ quê nó kinh khủng đến vậy, là ngựa, là chim
còn vậy, huống chi làm con người ở trọ xứ người như tôi. Bất chợt hôm
nay ngồi nhớ lại mùa Xuân năm nào của quê hương thuở xa xưa. Nhớ lại
những hình ảnh Xuân đang về trên quê hương, mà thấy lòng mình ngậm ngùi
buồn nhớ những ngày xuân của lòng mình không còn nữa. Nhìn lại đời mình
tóc đã ngả màu mây xám của buổi chiều hoàng hôn lạc loài nhạt bóng nắng
chiều. Từ giã quê nhà, cha mẹ, anh em, bè bạn thân thương để ra đi, bỏ
lại biết bao kỷ niệm đẹp nhất trong tâm hồn. Bây giờ hương xuân không
còn đến bên tôi! Hay tại mùa xuân của đời mình chỉ còn là mùa xuân của
một kiếp người viễn xứ, một đời phiêu lưu?
Chợ hoa ngày Tết |
Ông bà cha mẹ lần lượt ra đi mang theo những ngày xuân hồng truyền
thống về với cội nguồn. Dần dần rồi cũng tới phiên mình. Và, những ngày
xuân thân ái sẽ theo tôi về bên kia chân trời vĩnh cửu, cho lòng mình
được nghe lại tiếng hư không. Tôi sợ rằng các cháu của tôi ở mãi đây rồi
sẽ không còn biết được ngày xuân của quê hương. Thôi, thì mặc tình
những ngày xuân cứ đến, mặc tình xuân cứ đi, chỉ có mùa xuân của lòng
mình còn giữ yên trong một góc nhỏ của tâm hồn luôn gợi nhớ đến quê
hương.
Tôi nhớ xuân xưa, tôi nhớ quê hương, tôi nhớ kỷ niệm, nhớ từng con
đường lót đầy xác pháo đỏ hồng, nhớ những ánh mắt ân tình bên chiều xuân
hạnh phúc, nhớ ánh mắt mẹ hiền, nhớ những nụ cười, nhớ những mái tranh
nghèo, ngồi ngắm mưa rơi bên song cửa. Tất cả những hình ảnh thân yêu ấy
bây giờ đang lạc loài ở chốn nào? Có ai ngồi đây mà nhớ như tôi, có ai
ngồi đây mà hối tiếc tuổi thanh xuân, và cảm thấy ngày xuân không còn
đến với đời mình. Hiện tôi đang sống một cuộc sống tạm cho là đầy đủ
tiện nghi nơi đất khách quê người. Nhưng tôi không có được những ngày
xuân tràn ngập hương xuân ở trong lòng như một thời còn sống ở quê nhà.
Mùa xuân không còn đến nữa, xuân bây giờ chỉ còn trong ký ức, trong đáy
mắt buồn. Tôi như cây trồng trong chậu, dù có tưới, bón đến đâu, thì gốc
rễ vẫn không nằm sâu trong đất. Từ đó khái niệm về ngày Tết chỉ còn lại
là nỗi nhớ quê.
Xuân Đức