Những lối về tuổi thơ
Lần
đầu tiên trong nhiều năm ... có lẽ
Con muốn quay về thuở bé thơ
Con muốn ba ôm con vào lòng và hát
Hai bài ca mà con nhớ đến bây giờ...
Lần đầu tiên trong nhiều năm ... có lẽ
Con muốn vẫn là cô bé tí ti
Ðược mẹ cột tóc, cột dây nơ sau áo
Cột tuổi thơ con vào những yêu thương.
Lần đầu tiên trong nhiều năm ... có lẽ
Em muốn kể với anh về tuổi thơ em
Về những nụ cười và ... những giọt nước mắt
Về những suối nguồn tạo ra em hôm nay.
Chiếc vé kia hôm nay đã hết
Ngày mai liệu còn bán không anh?
Hay luôn nằm trong trái tim ta đó
Để em tìm về trong ký ức mong manh ...
Lần cuối cùng em... tìm mình như vậy
Sẽ vẫn là em- cô bé của ngày xưa
Ấu thơ trôi qua nào có ai lấy lại
Giữ trong lòng trong sáng tuổi thơ em.
Con muốn quay về thuở bé thơ
Con muốn ba ôm con vào lòng và hát
Hai bài ca mà con nhớ đến bây giờ...
Lần đầu tiên trong nhiều năm ... có lẽ
Con muốn vẫn là cô bé tí ti
Ðược mẹ cột tóc, cột dây nơ sau áo
Cột tuổi thơ con vào những yêu thương.
Lần đầu tiên trong nhiều năm ... có lẽ
Em muốn kể với anh về tuổi thơ em
Về những nụ cười và ... những giọt nước mắt
Về những suối nguồn tạo ra em hôm nay.
Chiếc vé kia hôm nay đã hết
Ngày mai liệu còn bán không anh?
Hay luôn nằm trong trái tim ta đó
Để em tìm về trong ký ức mong manh ...
Lần cuối cùng em... tìm mình như vậy
Sẽ vẫn là em- cô bé của ngày xưa
Ấu thơ trôi qua nào có ai lấy lại
Giữ trong lòng trong sáng tuổi thơ em.
Thế
là đã mấy năm học trôi qua . Hoa phượng bắt đầu nở rộ khắp sân trường,
báo hiệu một mùa hè đã đến . Gió thổi xào xạc vi vu làm lung lây từng
nhánh phượng trên những cành cây rộp lá xum xuê đan xen vào nhau , tạo
thành từng chùm hoa đỏ rực ở một góc trời. Nhìn những cánh phượng đỏ làm
Tôi chạnh lòng nhớ lại tuổi thơ ngày trước cứ mỗi độ hè về. Nhớ những
trò chơi dân dã của trẻ em vùng sông nước, nhớ những ngày lênh đênh trên
biển cùng ba. Nhớ những cánh cò bay thẳng cánh trên khắp cánh đồng. Tôi
liên tưởng đến khu xóm nhỏ quê Tôi nhộn nhịp hẳn lên.. Khoảng lặng của
ngày hè bỗng vang lên tiếng gà gáy trưa, Nó đưa tôi trở về với những
dòng kí ức đang ùa vào trong tâm trí tôi . Nó làm tôi nhớ lại cái thời
ấu thơ ngu ngơ và ngây dại.Giờ đây trong tâm trí tôi là hình ảnh của
những cánh diều đang thảnh thơi bay lượn giữa cánh đồng quê hiền hòa ,
những bờ đê đã mòn lối chân người và cả những con đò nhẹ nhàng khua nước
trên sông. Tôi nhớ những ngày hè mấy anh em Tôi đi đá bóng, tắm ao. Tôi
nhớ như in những ngày mấy anh em tôi đi mò trai, bắt ốc, nhớ những buổi
đi đánh cá mùa nước nổi. Tôi quên sao được những kỷ niệm một thời của
mấy anh em Tôi.
Cái thuở còn nhỏ xíu xiu , Tôi thích nhất là mùa
hè . Không đứa nào vướng bận chuyện học hành, Tôi và các bạn chơi đùa
thỏa thích với các trò chơi mang đậm chất bản sắc dân gian rất thú vị.
Đứa nào cũng thích… Nào là các trò tạt lon, đánh quay, trốn tìm, rồng
rắn lên mây, bắn bi, và các trò nguy hiểm hơn một chút là chơi súng
phốc… Đến các trò nữ tính như nhảy dây, kéo co, lò cò... trò nào Tôi
cũng không bỏ qua.
Tuổi thơ Tôi lớn lên với những nụ cười hiền của người dân quê, với những khúc tình ca dịu nhẹ, những câu vè, những bản đồng dao âm vang vào buổi chiều tà trên cánh đồng mênh mông. Vẫn là những đêm đồng bằng yên ả với gió, với trăng, với tiếng ếch văng vẳng đầu làng. Tôi thấy có nụ cười của thằng nhỏ chăn trâu, thấy có cái nắm tay rất chặt của chị gái, thấy mùi thơm của ngô, khoai, sắn trên những cánh đồng, và Tôi thấy có bóng bạn dập dờn sau những nương ngô. Nơi đó, có tuổi thơ của Tôi, của bạn.
Tuổi thơ Tôi lớn lên với những nụ cười hiền của người dân quê, với những khúc tình ca dịu nhẹ, những câu vè, những bản đồng dao âm vang vào buổi chiều tà trên cánh đồng mênh mông. Vẫn là những đêm đồng bằng yên ả với gió, với trăng, với tiếng ếch văng vẳng đầu làng. Tôi thấy có nụ cười của thằng nhỏ chăn trâu, thấy có cái nắm tay rất chặt của chị gái, thấy mùi thơm của ngô, khoai, sắn trên những cánh đồng, và Tôi thấy có bóng bạn dập dờn sau những nương ngô. Nơi đó, có tuổi thơ của Tôi, của bạn.
Nhớ những lần bố hoặc mẹ đi đâu đó,
Tôi lại nhõng nhẽo, theo sau khóc nhè và nói: “Cho con theo với”. Nhớ
những buổi chiều, ra những con đường ngóng trông mẹ đi chợ về. Tuổi thơ
của Tôi cũng là những buổi trưa hè nắng cháy đi bắn chim và tung tăng
thả diều cùng mấy anh em trai, lũ bạn trên những cánh đồng. Nhớ những
ngày mưa tuổi thơ, những cơn mưa bong bóng bên chiếc cửa sổ. Nhớ lắm
những tiếng gà trưa, những lời ru hiu hiu trưa hè của mẹ bên chiếc võng.
Nhớ, nhớ lắm hình bóng gầy gò thức khuya dạy sớm mỗi khi sáng tinh mơ
của mẹ. Quên sao được cái cảm giác hạnh phúc khi ngồi sau chiếc xe đạp
của ba mỗi khi đến trường. Tôi đang nhớ ngoại, nhớ những kỷ niệm về
ngoại Tôi, nhớ những vườn cây trĩu quả của ngoại. Tuổi thơ Tôi là những
tối mùa hè cùng gia đình nằm trên trần đếm sao. Đếm và ngủ lúc nào
không biết. Những lúc như vậy bố và mẹ thường bế mấy anh em tôi xuống
giường lúc nào không biết. Quên sao được những đêm hè gió lộng cùng bố
mẹ và mấy anh em ngắm trăng ngoài sân nhà trên chiếc chõng. Còn đâu
những ngày vui đùa cùng bố, ngủ trên vai bố. Nhớ những câu truyện của
bố mẹ, của ngoại đưa Tôi vào giấc ngủ. Nghĩ lại ngày ấy thật vui và hạnh
phúc.
*****
Tuổi thơ của tôi cũng chính là những lần đi lang thang ven biển để bắt con cua, con ngao… Nhớ những tiếng gọi đò gọi người của vùng biển mỗi buổi sớm mai. Những tiếng người tấp nập mua bán để chuẩn bị cho phiên chợ sớm và phiên chơ chiều. Nhớ hình bóng thân quen của bố trên con tàu, nhớ những lần ra biển ngóng trông bố về.
Tôi nhớ những con đường thân thuộc. Mỗi lần về quê, tôi vẫn thường một mình đi bâng quơ khắp các ngả, từ nhà bước ra rồi rẽ dọc, rẽ ngang, rẽ vô tình tuỳ hứng. Vậy mà rẽ đến đâu cũng chạm vào ký ức. Nhớ những ngày cả xóm có độc một chiếc tivi đen trắng, người lớn trẻ nhỏ ngồi xếp thành những hàng rào đông đúc để xem phim. Tôi nhớ lắm những bộ phim ngày ấy, nào là phim hoạt hình ”Vua Sư Tử”, “Thủy Thủ Mặt Trăng”, nào là những phim truyện “Đất phương Nam”, “Tây Du Ký”…
Tôi nhớ lắm mùi củi cháy, mùi rơm rạ ngút khói đến cay mắt. Tôi mơ màng nghĩ về chén cơm nóng hổi với món trứng chiên của mẹ. Nhớ những tiếng goi của mẹ về ăn cơm khi đang mãi chơi cùng lũ bạn. Nhớ những bữa cơm đạm bạc có cà, ít rau muống luộc của một thời nghèo khó . Những bữa đói vì hết gạo, những bữa vui vì hôm ấy anh tôi kiếm được vài chú cá rô ron, cái niềm vui tưởng như nhỏ nhoi ấy lại vô cùng ý nghĩa đối với tôi.Tôi không còn nhớ đã bao nhiêu lần tôi được đi đánh cá cùng anh tôi nữa nhưng có lẽ chỉ một lần đầu tiên thôi cũng đủ để tôi cảm nhận được cái nhọc nhằn của anh trai tôi. Giờ đây, mỗi người một nơi thì còn đâu những bữa cơm sum họp đầy ấm áp cùng gia đình nữa.”Con thương mẹ những đêm mưa, trời lạnh, những bữa cơm một mình bên mâm cơm, cứ mong ngóng về phương xa”. Nghĩ đến đó, nghĩ đến những tháng ngày vui vẻ, hạnh phúc của tuổi thơ cùng mẹ và gia đình, Tôi lại rưng rưng nước mắt.
Một nỗi buồn man mác, một nỗi nhớ bất chợt đã đưa tôi về với những kỷ niệm dưới đình làng, cây đa, mái trường xưa. Nơi đây, những người thầy, người cô, bạn bè đã đi qua đời Tôi. Nhớ những ngày đi học cùng lũ bạn đến trường. Tiếng trống trường kêu vang. Tôi nhớ những tiếng ve kêu mùa hè, những bài giảng thầy cô dạy năm nào. Bất chợt Tôi nhớ bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, than ôi thời oanh liệt nay còn đâu?
Còn đâu những buổi trưa hè nắng cháy, tay cầm ngọn cỏ lau, miệng hò hét vờn nhau của những đứa bạn? Còn đâu tiếng ếch gọi đàn những chiều sau mưa? Chiều nay, sau cơn mưa rào, tôi bỗng nghe những chú ếch phồng má uỗm ờ giai điệu trống vang. Thật tuyệt vời khi quê tôi có những âm thanh thế này, và có lẽ dù thời gian có làm thay đổi mọi thứ, khúc nhạc đồng quê vẫn giàu chất trữ tình, đượm một nét buồn đặc trưng của vùng cải đất này...
Tôi nhớ lắm những tiếng rao "ai bánh khúc, bánh giò, bánh chưng, bánh nếp không"? Tiếng rao như bản hòa ca trong màn đêm, tiếng mời gọi lúc du dương lúc trầm lúc bỗng về đêm trên những con đường, những ngóc ngách quê Tôi, của những người chị, người mẹ. Giờ còn đâu nữa tiếng mời gọi êm êm "ai bánh khúc, bánh giò, bánh chưng, bánh nếp không?"... mà nhường chỗ cho những thanh âm hỗn loạn ngày và đêm, từ trong loa trong đài.
Nhớ những buổi trưa chiều Tôi háo hức theo đám bạn hẹn nhau ra đầu làng có dòng sông trong mát, có lũy tre nghiêng mình che bóng mát, chúng bạn hò reo phấn khích lao vào chơi quên cả thời gian. Nhớ một vùng quê yên bình ngày ấy. Nhớ những người đã gắn bó với tuổi thơ ta.
Còn đó những đêm hè là những kỷ niệm mà Tôi không thể nào quên. Ngày ấy, cứ đêm về bố tôi lại đem chiếc chõng tre ra sân để mấy ông cháu hóng mát và không khí dịu mát của đồng quê. Chiếc chõng tre không biết có từ lúc nào? Tôi chỉ biết nó đã gắn bó với tuổi thơ của mấy anh em Tôi. Chiếc chõng tre là nơi ru mấy anh em tôi vào giấc ngủ khi đêm về qua những câu chuyện của ông của bà. Là nơi mấy chị em chúng tôi đã vịn tay vào để tập những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời. Có những đêm rằm, trăng tròn vành vạnh, mấy ông cháu mang chõng tre ra sân nằm trông trăng. Ánh trăng nhuộm vàng lên vạn vật, từ khu vườn đến tàu dừa, mái ngói... Tôi say sưa ngắm ông trăng tròn huyền diệu. Bao mùa trăng lên rồi trăng lặn, theo thời gian tôi đã lớn rồi, chiếc chõng tre vẫn còn đó nhưng ông tôi thì không còn nữa... Cuộc sống nơi đô thị tấp nập cứ tưởng sẽ khiến cho hình ảnh chiếc chõng tre nhạt nhòa dần trong tâm trí của tôi. Nhưng bất chợt một ánh trăng trong cái thành phố tấp nập đã làm khơi dậy trong tôi biết bao kỷ niệm tuổi thơ về chiếc chõng tre ngày nào
*****
Tuổi thơ của tôi cũng chính là những lần đi lang thang ven biển để bắt con cua, con ngao… Nhớ những tiếng gọi đò gọi người của vùng biển mỗi buổi sớm mai. Những tiếng người tấp nập mua bán để chuẩn bị cho phiên chợ sớm và phiên chơ chiều. Nhớ hình bóng thân quen của bố trên con tàu, nhớ những lần ra biển ngóng trông bố về.
Tôi nhớ những con đường thân thuộc. Mỗi lần về quê, tôi vẫn thường một mình đi bâng quơ khắp các ngả, từ nhà bước ra rồi rẽ dọc, rẽ ngang, rẽ vô tình tuỳ hứng. Vậy mà rẽ đến đâu cũng chạm vào ký ức. Nhớ những ngày cả xóm có độc một chiếc tivi đen trắng, người lớn trẻ nhỏ ngồi xếp thành những hàng rào đông đúc để xem phim. Tôi nhớ lắm những bộ phim ngày ấy, nào là phim hoạt hình ”Vua Sư Tử”, “Thủy Thủ Mặt Trăng”, nào là những phim truyện “Đất phương Nam”, “Tây Du Ký”…
Tôi nhớ lắm mùi củi cháy, mùi rơm rạ ngút khói đến cay mắt. Tôi mơ màng nghĩ về chén cơm nóng hổi với món trứng chiên của mẹ. Nhớ những tiếng goi của mẹ về ăn cơm khi đang mãi chơi cùng lũ bạn. Nhớ những bữa cơm đạm bạc có cà, ít rau muống luộc của một thời nghèo khó . Những bữa đói vì hết gạo, những bữa vui vì hôm ấy anh tôi kiếm được vài chú cá rô ron, cái niềm vui tưởng như nhỏ nhoi ấy lại vô cùng ý nghĩa đối với tôi.Tôi không còn nhớ đã bao nhiêu lần tôi được đi đánh cá cùng anh tôi nữa nhưng có lẽ chỉ một lần đầu tiên thôi cũng đủ để tôi cảm nhận được cái nhọc nhằn của anh trai tôi. Giờ đây, mỗi người một nơi thì còn đâu những bữa cơm sum họp đầy ấm áp cùng gia đình nữa.”Con thương mẹ những đêm mưa, trời lạnh, những bữa cơm một mình bên mâm cơm, cứ mong ngóng về phương xa”. Nghĩ đến đó, nghĩ đến những tháng ngày vui vẻ, hạnh phúc của tuổi thơ cùng mẹ và gia đình, Tôi lại rưng rưng nước mắt.
Một nỗi buồn man mác, một nỗi nhớ bất chợt đã đưa tôi về với những kỷ niệm dưới đình làng, cây đa, mái trường xưa. Nơi đây, những người thầy, người cô, bạn bè đã đi qua đời Tôi. Nhớ những ngày đi học cùng lũ bạn đến trường. Tiếng trống trường kêu vang. Tôi nhớ những tiếng ve kêu mùa hè, những bài giảng thầy cô dạy năm nào. Bất chợt Tôi nhớ bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ, than ôi thời oanh liệt nay còn đâu?
Còn đâu những buổi trưa hè nắng cháy, tay cầm ngọn cỏ lau, miệng hò hét vờn nhau của những đứa bạn? Còn đâu tiếng ếch gọi đàn những chiều sau mưa? Chiều nay, sau cơn mưa rào, tôi bỗng nghe những chú ếch phồng má uỗm ờ giai điệu trống vang. Thật tuyệt vời khi quê tôi có những âm thanh thế này, và có lẽ dù thời gian có làm thay đổi mọi thứ, khúc nhạc đồng quê vẫn giàu chất trữ tình, đượm một nét buồn đặc trưng của vùng cải đất này...
Tôi nhớ lắm những tiếng rao "ai bánh khúc, bánh giò, bánh chưng, bánh nếp không"? Tiếng rao như bản hòa ca trong màn đêm, tiếng mời gọi lúc du dương lúc trầm lúc bỗng về đêm trên những con đường, những ngóc ngách quê Tôi, của những người chị, người mẹ. Giờ còn đâu nữa tiếng mời gọi êm êm "ai bánh khúc, bánh giò, bánh chưng, bánh nếp không?"... mà nhường chỗ cho những thanh âm hỗn loạn ngày và đêm, từ trong loa trong đài.
Nhớ những buổi trưa chiều Tôi háo hức theo đám bạn hẹn nhau ra đầu làng có dòng sông trong mát, có lũy tre nghiêng mình che bóng mát, chúng bạn hò reo phấn khích lao vào chơi quên cả thời gian. Nhớ một vùng quê yên bình ngày ấy. Nhớ những người đã gắn bó với tuổi thơ ta.
Còn đó những đêm hè là những kỷ niệm mà Tôi không thể nào quên. Ngày ấy, cứ đêm về bố tôi lại đem chiếc chõng tre ra sân để mấy ông cháu hóng mát và không khí dịu mát của đồng quê. Chiếc chõng tre không biết có từ lúc nào? Tôi chỉ biết nó đã gắn bó với tuổi thơ của mấy anh em Tôi. Chiếc chõng tre là nơi ru mấy anh em tôi vào giấc ngủ khi đêm về qua những câu chuyện của ông của bà. Là nơi mấy chị em chúng tôi đã vịn tay vào để tập những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời. Có những đêm rằm, trăng tròn vành vạnh, mấy ông cháu mang chõng tre ra sân nằm trông trăng. Ánh trăng nhuộm vàng lên vạn vật, từ khu vườn đến tàu dừa, mái ngói... Tôi say sưa ngắm ông trăng tròn huyền diệu. Bao mùa trăng lên rồi trăng lặn, theo thời gian tôi đã lớn rồi, chiếc chõng tre vẫn còn đó nhưng ông tôi thì không còn nữa... Cuộc sống nơi đô thị tấp nập cứ tưởng sẽ khiến cho hình ảnh chiếc chõng tre nhạt nhòa dần trong tâm trí của tôi. Nhưng bất chợt một ánh trăng trong cái thành phố tấp nập đã làm khơi dậy trong tôi biết bao kỷ niệm tuổi thơ về chiếc chõng tre ngày nào
Kỷ
niệm trẻ thơ ấy luôn lưu giữ trong ký ức của Tôi. Giờ Tôi và các bạn đã
trưởng thành . Mỗi người đi theo hướng đi riêng của mình. Lâu lâu Tôi
họp mặt lại với chúng bạn . Nhắc lại mấy câu chuyện hồi nhỏ . Nhiều cái
trò ngây thơ đến hồn nhiên mà cả bọn thi nhau kể lại tạo nên một bầu
không khí vui nhộn sôi nổi nhiều phen cười bể bụng. Có những khi đi học
về hoặc khi có dịp về quê chơi , Tôi ngang qua lũy tre làng năm nào.
Nhìn thấy các em nhỏ chơi trò bịt mắt bắt dê hay chi chi chanh chanh ,
tay trắng tay đen.. Nhìn các em chơi mà Tôi muốn nhảy vào tham gia góp
vui cùng để ôn lại kỷ niệm thời xa xưa đó.
Nhưng nhìn lại Tôi đã lớn rồi mà còn chơi thì chắc các bạn che mặt phì cười thì ngại lắm. Thôi gác lại , Đành phải ngồi cổ vũ cho mấy bé nhỏ vậy . Ánh hoàng hôn buổi chiều buông xuống làm hiện lên một khung cảnh đẹp mà nên thơ như tranh vẽ . Thì cũng đúng lúc Tôi phải về rồi . Tạm biệt các em nhỏ , kỷ niệm thời thơ ấu ngày nào của tôi. Tạm biệt trò chơi dân gian lưu luyến ấy...
Trong cái nhịp sống hối hả, vội vàng như ngày nay, các làng quê đang khoác lên cho mình một chiếc áo mới, các trò chơi tuổi thơ, những kỷ niệm đẹp bên khóm tre, mái đình, dòng sông…đang dần mất đi những hình ảnh vốn có. Với các thế hệ sau này, có lẽ nó sẽ nằm trong trí tưởng tượng, qua những lời kể.
Đêm nay tôi bước vội khỏi nhà
Đến nhà ga, xếp hàng, mua vé
Lần đầu tiên trong nghìn năm
Có lẽ
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Vé hạng trung”
Người bán vé hững hờ
Khe khẽ đáp
“Hôm nay hết vé”
(Thơ Robert Rojdesvensky)
Bùi Vững
Nhưng nhìn lại Tôi đã lớn rồi mà còn chơi thì chắc các bạn che mặt phì cười thì ngại lắm. Thôi gác lại , Đành phải ngồi cổ vũ cho mấy bé nhỏ vậy . Ánh hoàng hôn buổi chiều buông xuống làm hiện lên một khung cảnh đẹp mà nên thơ như tranh vẽ . Thì cũng đúng lúc Tôi phải về rồi . Tạm biệt các em nhỏ , kỷ niệm thời thơ ấu ngày nào của tôi. Tạm biệt trò chơi dân gian lưu luyến ấy...
Trong cái nhịp sống hối hả, vội vàng như ngày nay, các làng quê đang khoác lên cho mình một chiếc áo mới, các trò chơi tuổi thơ, những kỷ niệm đẹp bên khóm tre, mái đình, dòng sông…đang dần mất đi những hình ảnh vốn có. Với các thế hệ sau này, có lẽ nó sẽ nằm trong trí tưởng tượng, qua những lời kể.
Đêm nay tôi bước vội khỏi nhà
Đến nhà ga, xếp hàng, mua vé
Lần đầu tiên trong nghìn năm
Có lẽ
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Vé hạng trung”
Người bán vé hững hờ
Khe khẽ đáp
“Hôm nay hết vé”
(Thơ Robert Rojdesvensky)
Bùi Vững
Cho tôi 1
Cho tôi trở lại tuổi thơ,
Hồn nhiên rạng rỡ, ngây thơ vui đùa .....
Tắm trong nắng ấm tháng tư,
Lắng nghe tí tách giọt mưa bên thềm.
Đắm trong đồng cỏ dịu êm,
Hương đồng cỏ nội êm đềm ngát hương...
Tuổi thơ tôi, thật dễ thương !
Ngọt như hoa cỏ đẩm sương ban chiều...
Tháng năm , mùa nắng hè thiêu,
Tháng năm , kỷ niệm ấp yêu bên lòng...
Tận trong cõi nhớ mênh mông,
Những ngày thơ ấu mãi không phai nhoà !!
NM
Không biết từ lúc nào, tôi dần tập cho mình thói quen uống cà phê,
đọc báo nghe nhạc và online. Chẳng biết thói quen này tốt hay xấu, nhưng
đơn giản, là vì tôi thích. Tôi thích cảm giác một mình một góc, nhìn
giọt cà phê tí tách rơi, hay ngồi im lặng ngắm những giọt mưa rơi...hoặc
rồi ngó ra đường, xem dòng người tấp nập qua lại, trầm ngâm trong một
vài bản nhạc du dương , vậy mà vui... Cuộc sống vòng đời tấp nập trôi
mãi... tôi đã làm những gì theo sở thích và luôn mong muốn có được cuộc
sống thanh bình những phút giây thoải mái để quên đi những phiền
muộn...Cuộc sống của chúng ta cái thế giới nhỏ bé mà tạo hóa có quá
nhiều nỗi truân chuyên những niềm vui và có cả nỗi buồn nhiều khi còn có
cả nước mắt mà ai ai cũng được nếm trải. Thật vậy đó mới chính là cuộc
sống của ta mà không có quyền chọn lựa….
Tôi dành trọn vẹn cho mình tháng Tư là nắng sáng trong có một chút
bình yên để chìm đắm trong những những giấc mộng ngọt ngào tháng tư đã
qua mau. Rồi tháng Năm chợt đến, bất chợt và lạnh lùng với những cơn mưa
chợt đến rồi vội vàng cất bước quay đi….Tôi thích ngồi ngắm mưa. Mỗi
khi trời mưa, tôi thường lặng yên ngồi mình một góc nhỏ, khép mình lại
và cố gắng lắng nghe tiếng tí tách của hạt mưa rơi xuống hiên nhà, trên
đường những giọt vỡ òa trong khoảng không gian rộng lớn. Mưa như cuốn
phăng nổi nhớ, xóa hết mọi ưu phiền. Mưa! Đưa tôi về với quá khứ, với
cánh đồng cỏ xanh mượt mà trĩu nặng tình quê, với tuổi thơ đầy nắng và
gió mây trắng nhè nhẹ trôi bầu trời trong vắt... nhớ những kỷ niệm năm
nào tuổi thơ ôi thật ngọt ngào….
Tháng Năm, cánh đồng trải mắt ngút ngàn phủ xanh mơn mởn. Xanh là của
lúa, của cỏ và của rau om. Hồi ấy ngộ lắm, rau om mọc đầy đồng, nhiều
đến mức bị con người đối xử như cỏ. Chúng mọc kín bờ, mọc chen vào lúa
vào mạ, mọc đầy cả liếp mía. Những chiều mưa chợt đến chợt đi sau cơm
mưa là cả một bầu trời trong xanh, lặng nghe những tiếng cười thật hồn
nhiên như đã hiện cả một lũ trẻ đá bóng ... chơi đùa trên sân ruộng đầy
rau, quần tơi tả để rồi đá bóng rồi mệt nhoài nằm dài trên thảm cỏ
xanh....lên bờ ngồi nhìn chúng xơ xác thật tội nghiệp.
Những lúc chơi đùa chúng tôi ấy chỉ mong một cơn gió thoảng qua để
được nghe trong đó mùi hương dịu thơm nhè nhẹ thoảng qua đây... quần áo
mùi có cây hay mùi của bùn đất. chúng tôi lại rủ nhau xuống suối để tắm
rồi đùa nghịch những trò nghịch quỷ quái của tụi con trẻ thời nay làm gì
có được những giây phút cười thải mái hồn nhiên ngây thơ thật đáng
yêu...
Có những lúc chúng tôi ngồi bên nhau hái những bông cỏ chơi kéo co
hoặc hái nhũng cây dương sỉ, một vài chùm dẻ dại rồi ép mỏng bên những
trang giấy trắng những bông hoa cỏ dại, mùi thơm của hoa dẻ thoảng bay
tôi rất thích...Tuổi thơ ơi sao thật đẹp và dịu hiền..
Tháng Năm những cánh đồng lúa đã chín vàng, những ruộng lúa vàng óng
mênh mông trải rộng, tận chân trời những đàn có trắng bay ngang qua. Rỗi
từng đàn chim ri ríu rít rủ nhau bay về ăn lúa thật là thảm hại. Nhà tôi
không làm nông nhưng nhìn cảnh tượng này thì thật là đau lòng. Từ xa
như mảng da của một chú cún ghẻ sắp lìa đời: lưa thưa, xơ xác và đìu
hiu. Chẳng ai thèm đoái hoài đến thứ lúa đó ngoài cái đứa mót lúa rong
đồng cảm phận tái sinh. Mà nghĩ cũng ngộ, tự dưng từ gốc rạ của vụ trước
để lại, chỉ một vài cơn mưa đầu mùa là lú nhú những chồi non và từ đấy
cứ tự nhiên mà lớn, mà trổ bông kết hạt. Ngộ hơn nữa, có đứa bệnh tật
triền miên ốm trơ xương, quặc quẹo thoi thóp chẳng đủ sức xua ruồi thế
rồi nhờ “may thầy phước chủ” lại khỏe mạnh vô tư lớn thật là kỳ lạ...
Chúng tôi đến mùa gặt rủ nhau đi nót lượn những hạt lúa chét để sống qua
những ngày tháng giáp hạt cuộc sống thật là khó khăn... nhưng những
tiếng cười hồn nhiên thơ ngây cứ mãi hiện về....
Tháng Năm là tháng nắng lửa có những tia nắng gay gắt chói chang báo
hiệu của mùa hè sang, tôi lai nhớ về kí ức tuổi thơ đẹp như một giấc mơ
sẽ mãi còn ấn tượng nhớ mãi tâm hồn tôi chắc hẳn các bạn cũng sẽ như
vậy. Vì không ai phải lẻ loi giữa cuộc đời vì ta còn có kỉ niệm và
những ước mơ của một thuở thơ ấu sẽ đi theo ta suốt cuộc đời...
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một khoảng lặng đó là góc tâm hồn nơi
sâu thẳm cho ta suy nghĩ, một nốt trầm cho ta nhớ nhung, một nốt ngân
cho ta đau sót cho kỉ niệm vui buồn cứ mãi rơi theo thời gian. Cho những
ngày thơ ấu.Từng âm thanh vẽ nên một bức tranh, bức tranh về tuổi thơ
thật đáng nhớ..
Thời gian trôi đi qua mau, chúng ta bắt đầu bươn chải với đời, những
cuộc sống bon chen, ganh đua đã làm cho tôi và bạn đã lãng quên đi tuổi
thơ một thời...Để rồi đây có những lúc ngồi lặng một mình nhớ về tuổi
thơ một thời dĩ vãng xa xôi...
Rồi cơn mưa bất chợt lạnh lùng đưa tôi về thực tại, tôi đứng dậy vội
vã bước ra khỏi quán, lòng xao xuyến bồi hồi về một kí ức xa xôi....
Sưu tầm
Xa Rồi Tuổi Thơ
Nhớ mãi ...
"Bình bát" xưa có bao giờ phai nhạt ?
Làm hành trang theo suốt quãng đời ta....
Dù cho bão tố, dẫu lắm phong ba,
Luôn nhớ mãi chốn "bình yên" quê cũ !!
NM
Trái bình bát trong tôi
Có đôi lúc tình cờ
giữa phố đông, bắt gặp một giọng nói, một tiếng cười, hay một món ăn nào
đó đã từng in sâu trong trái tim mình. Bỗng thấy quay quắt nhớ!
Buổi sáng sớm lang thang chen chúc giữa những hàng cá, hàng rau trong chợ nhỏ. Bất chợt nghe giọng rao sang sảng “Bình bát Long An đây! 1 Kg 10.000 đồng. Lâu lâu mới có nha”.
Gần
11 năm rồi mới thấy lại trái bình bát, tuổi thơ dường như ập về trong
một mớ cảm xúc yêu thương. Tôi ngồi xuống mua giúp chị 2kg, chị nhẹ tay
lấy từng trái và bỏ vào bịch cho tôi. Chị cười: “Mấy loại này phải là
người sành ăn mới mua, để chị lựa cho em mấy trái chín ăn liền, nghe
giọng em chắc quê miền Tây đúng không?”
Tôi cười: “Hi hi, chính xác á chị, tận miệt cuối cùng Tổ Quốc á”.
Tay
cầm bịch bình bát mà trong lòng có một cái gì đó vui vui. Ký ức tuổi
thơ trở về qua hình ảnh con bé có mái tóc y như cái gáo dừa thuở nào.
Ngày
đó, cả xóm bảo tôi y như thằng con trai lém lỉnh, quần đùi, áo sát
nách, đầu trần trùi trụi cả ngày ngoài đồng. Vào ngày mùa gặt, tôi
thường theo mấy cậu dì đi ra ruộng để phụ khiêng lúa về. Chiếc xuồng nhỏ
len lỏi qua mấy bờ kênh, hai bên bờ là hàng cây bình bát nghiêng ra mé
sông mát rượi.
Thời đó, mỗi khi cậu bơi xuồng ngang cây bình bát nào có trái chín ngả vàng. Tôi nhảy choi choi và hét lên:
- Bình bát chín kìa, cậu tấp xuồng vô cho con bẻ bình bát đi, đi mà cậu!
Cậu
tôi thương “thằng cháu” nên vội tấp vào bờ. Mũi xuồng chưa chạm bờ tôi
đã phóng cái vèo lên, hai tay thoăn thoắt như con sóc chuyền cành. Mấy
chốc mà những trái bình bát có màu vàng bóng đã nằm gọn trong vạt áo.
Trẻ con ở quê như chúng tôi thì biết gì trái táo, trái lê, trái nho như ở
thành thị. Những buổi trưa xúm xít nhau đi hái mấy trái ổi chát, trái
nhãn lồng và bình bát như thế này làm món ăn vặt.
Còn
nhớ một lần, trong lúc cả nhóm đua nhau xem ai bẻ nhiều bình bát chín.
Có 4 cây mà gần 7 đứa leo, đứa này giành với đứa nọ, thêm cái trò túm
quần nhau để không cho đứa khác bẻ mất trái bình bát. Trong lúc vừa cười
vừa kéo, cái quần thằng Hiền mắc vào nhánh cây bình bát rách một cái
toạc. Nguyên cái chân ốm như ống tre của nó phơi ra, cả đám có một trận
cười vỡ bụng. Hai tay nó chụp cái quần lại mà quên rằng mình đang leo
cây. Thế là nó rơi tỏm xuống sông, đến lúc ngước lên rong phủ đầy mặt cứ
như con ma da dưới sông.
Tay nó còn cầm trái bình bát, miệng vừa la inh ỏi:
- Cuối cùng tao cũng bẻ được trái bình bát. Ê T.! Chơi gì chơi tuột quần mậy? Sao tao lên bờ đây.
Cả đám bạn tôi đứng trên bờ cười nghiêng cười ngã, quay sang tôi thòng một câu:
- Mày chết rồi, mày tuột quần nó là mày phải lấy nó á!
- Con khỉ khô á, ai kêu nó giành hết bình bát với tao. Cái thằng giò dài leo nhanh bà cố thiếm!
Sao
một hồi thằng Hiền mới bơi vào bờ, nó vội chạy nhanh về nhà. Chúng tôi
nhìn theo bộ dạng y như Tề Thiên hái trộm đào sợ bị bắt của nó mà thêm
một trận cười nữa.
Cây
bình bát gắn liền với tôi không chỉ là những trái chín được dầm đường
ăn thơm phức, mà còn bao lần mẹ cho ăn roi bình bát vì cái tội ham chơi.
Mỗi lần thoáng thấy bóng mẹ từ xa, tay cầm cây bình bát dài ngoằng là
co chân chạy thụt mạng. Thân bình bát khá dai nên mỗi lần bị mẹ vọt chỗ
nào là chỗ đó sưng gần hai ngày mới hết. Lúc nào bên vách nhà, mẹ cũng
để sẵn cây bình bát giành cho tôi – Một đứa con gái tóc gáo dừa, quần
đùi, áo cộc và ham chơi
Bình bát chín đây
Bình bát dầm đường thêm nước đá nữa thì thôi luôn…
Thời
gian ấy cũng dần lùi xa, tôi rời quê mang theo bên mình biết bao ký ức
đẹp. Những đứa bạn ngày nào giờ đã con bồng con bế, đứa lấy chồng tận
miệt thứ xa xôi không biết bao giờ mới gặp lại. Thằng Hiền ngày nào bây
giờ đã lên chức Tía của ba đứa con, cái chất nông dân đặc trưng vẫn y
nguyên trong con người này. Thỉnh thoảng có dịp về quê, tôi lại ghé nhà
hỏi han vài ba câu. Nhìn Hiền, tôi lại nhớ sự vụ trái bình bát, mà nó
cũng nhớ dai như đĩa. Nó vẫn hay trêu “Bà mà còn ở quê là tui bắt bà
cưới tui rồi, may cho bà đó!”
Cũng như trưa nay, bên ly bình bát ngòn ngọt, thơm thơm. Những nụ cười trẻ thơ hiện lên trước mặt mình rõ như mồn một.
Một chút quê hương,
một chút hồn nhiên trẻ con thỉnh thoảng làm cho tôi cười một mình và
thấy thật bình yên. Hàng cây bình bát ở quê bây giờ không còn nữa nhưng
những kỷ niệm yêu thương của tuổi thơ sẽ mãi theo tôi suốt cuộc đời
mình.
Nhỏ quậy nhứt xóm - Hậu Đậu
Đường Xưa Lối Cũ
Cho tôi 2
Cho tôi tìm chút tuổi thơ,
Tuổi đời đánh mất , tuổi thơ vẫn còn....
Vượt bao trăm suối ngàn non,
Tuổi thơ còn đó, tôi còn quê hương !!
NM
Cho tôi tìm lại khoảng trời tuổi thơ
Khi những cơn gió mùa hạ vừa ghé qua, trong tôi bỗng dâng trào một
cảm xúc…khó tả. Nhiều người không thích mùa hè vì sự nóng nực và những
trận mưa rào ngập lụt. Nhưng tôi thì lại khác, tôi yêu mùa hè. Chỉ có
mùa hè tôi mới cảm nhận được một cách trọn vẹn nhất những cơn gió đêm
mát lành, những trận mưa rào sảng khoái và cả những khi trời vần vũ mây
giông. Tất cả đều có một vẻ quyến rũ rất riêng. Tôi đi học xa nhà từ
nhỏ, chỉ có mùa hè là khoảng thời gian được về với gia đình, với bố mẹ.
Vì thế mỗi phút giây nghỉ hè bên gia đình thật quý giá và đáng trân
trọng biết bao. Gia đình tôi ở một vùng núi, đường sá gập ghềnh, trắc
trở, vì vậy bố mẹ gửi tôi cho bà nội để đi học cho tiện. Con đi trường
học, còn mẹ, mẹ đi trường đời.
Kể từ năm thứ 3 đại học, tôi biết mình đã chẳng còn kì nghỉ hè nào
trong cuộc đời nữa. Những lần về thăm bố mẹ cứ thế ngắn lại. Mùa hè chỉ
còn là những kỷ niệm khiến lòng tôi xao xuyến biết bao nhiêu. Vì vậy,
mỗi khi có dịp nghỉ dài ngày, khi bạn bè còn đang lo tìm chỗ ăn chơi thì
tôi chỉ nghĩ đơn giản là mình cần về nhà. Tôi còn nhiều cơ hội đi chơi
nhưng không phải lúc nào cũng có thể về thăm gia đình. Bạn bè thì có
nhiều nhưng tôi chỉ có một cha, một mẹ thôi. Về nhà, chỉ cần nằm gối đầu
lên đùi mẹ là đã thấy bình yên lắm.
Về với suối nguồn, về với núi non, về với tĩnh lặng, về để ăn bát canh rau đắng mẹ nấu.
Mỗi khi trở về nhà, việc đầu tiên tôi làm là chạy lên đỉnh đồi hú
hét cho đã. Từ trên cao nhìn xuống, tôi thu vào đôi mắt cả một bức tranh
khổng lồ, có mây, có núi, có ruộng đồng, có những mái nhà nhấp nhô và
có con suối nhỏ. Trên đỉnh đồi hoa tàu bay mọc nhiều lắm, chỉ cần chạm
nhẹ vào cây thôi là những hạt bông trắng đã bay tung, trắng xóa cả một
góc đồi. Tôi thường chu miệng thổi phù phù cho chúng bay lên trời, rồi
lấy làm thích thú. Quê hương tôi thì mùa nào cũng đẹp, nhưng tôi lại
không được ở nhà suốt bốn mùa, vì thế trong ký ức của tôi chỉ toàn những
kỷ niệm gắn với mùa hè. Mùa đông bầu trời lúc nào cũng xam xám, những
bông lau xám, những ngọn núi “trốn” biệt tích trong sương mù dày đặc mấy
tháng trời, những cành xoan khẳng khiu, trơ trụi lá, phác họa vào nền
trời một bức tranh ma quái. Đấy, ký ức về mùa đông chỉ có thế.
Tôi có một thằng em trai. Hồi bé hai chị em vẫn hay thi hét với
nhau nhưng bây giờ nó cao lớn hơn tôi và giọng nói thì trầm trầm ra dáng
người lớn rồi. Hồi nhỏ tôi đi đâu thằng em cũng lon ton chạy theo, hình
như trẻ con đứa nào cũng thế, thích chạy theo người lớn, thích bắt
chước người lớn. Nhưng chỉ một vài năm sau nó có những thằng bạn mới,
thế là tôi bị ra rìa.
Hồi nhỏ hai chị em tôi thường chăn trâu trên đồi. Thực ra chăn trâu
cũng không phải là công việc gì vất vả, nặng nhọc lắm đâu. Cứ đầu giờ
chiều hai chị em lùa trâu lên đồi, cho nó gặm cỏ thoải mái, đến chiều
muộn cho nó xuống suối tắm sạch sẽ, mát mẻ rồi dắt về chuồng. Con trâu
ấy là một con nghé nho nhỏ, xinh xinh, tôi đặt tên cho nó là Mao Mao.
Thằng em tôi có một tuyệt chiêu trèo lên lưng trâu, đó là lựa khi trâu
cúi xuống gặm cỏ, nó sẽ “đè đầu cưỡi cổ” con trâu rồi tót lên lưng. Tôi
thì không dám “manh động” như thế. Chỉ dám trèo lên lưng trâu ngồi lúc
đó đang nằm, sau đó hô trâu đứng dậy. Nhưng cũng có khi con trâu điên
lên chạy vọt đi, thế là tôi rơi xuống đất, lăn hơn chục vòng, may mà có
lớp lá quế khô rất dày, nếu không thì cũng “thịt nát xương tan” rồi.
Cũng có khi chị em tôi mải chơi, lơ là việc trông nom con Mao Mao. Một
hôm nó ốm, không hiểu ăn phải cây gì độc hay bị rắn cắn. Tôi đã hối hận
vô cùng vì hôm trước hai chị em còn tị nhau việc dắt trâu về. Con Mao
Mao bỏ ăn mấy ngày, rồi nó chết. Chị em tôi đã khóc suốt hai tuần sau
đó. Thật sự với một đứa trẻ, khi một con vật thân thiết chết đi cũng
không khác gì mất đi một người bạn.
Hồi nhỏ tôi thích nhất là đi tắm suối, nhưng toàn phải trốn mẹ, vì
thế cái cảm giác lén lút làm việc mình thích càng khiến tôi thấy thú vị.
Tôi thích ngâm mình trong làn nước mát rượi, ngửa mặt lên trời nhìn mây
vẩn vơ bay. Thằng em tôi thường chọn một tảng đá cao rồi phi như mũi
tên xuống mặt nước, nước bắn tóe tung, nó lặn ngụp chán chê rồi lè lưỡi
trêu tôi. Mặc dù thích lắm nhưng tôi không dám bắt chước nó vì tôi không
biết bơi. Tôi thường chỉ nhẩn nha chơi ở chỗ nước nông và nhặt nhạnh
những hòn đá kì quái mà tôi gọi là “kiệt tác của thiên nhiên”. Tôi đã
thử làm đủ mọi cách, từ việc cho chuồn chuồn cắn rốn đến việc ôm thân
chuối suốt ba mùa hè, chân đập bùm bùm xuống nước tập bơi mà mãi cứ lặn
nổi bơi chìm. Theo nhận định của đám bạn thì trong việc bơi lội, tôi là
đứa “ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo”.
Mà hồi đó trẻ trâu, đầu óc lúc nào cũng chỉ nghĩ ăn gì, chơi gì, có
trò gì mới. Hết bơi lội bì bõm, chúng tôi lại nghĩ ra trò chặt nứa đóng
mảng, “phao cứu sinh” của chúng tôi lúc đó là hai khúc chuối trắng nõn
nà buộc ở hai bên. Rồi năm sáu đứa trèo lên cái mảng đó, cho nó trôi dọc
con suối. Mỗi lần qua chỗ nước siết tôi lại bị văng xuống nước và vì
không biết bơi nên sẽ có đứa nhảy xuống túm áo tôi lôi lên. Tôi thề, nếu
mẹ tôi mà biết những chuyện này, mẹ sẽ đánh cho tôi tét mông. Nhưng tôi
đã giấu những trò nghịch ngợm của mình suốt những năm tháng tuổi thơ.
Hồi nhỏ tôi thích sách lắm. Tôi nhớ có một lần tôi đã mang sách đi
“giặt”. Lúc đó tôi chưa vào lớp một nên mẹ có xin mấy quyển sách học vần
về cho tôi. Chẳng hiểu sao mẹ lại để lên gác bếp không cho tôi động
vào. Thế là nhân lúc mẹ đi vắng, tôi kê ghế trèo lên lấy xuống. Thấy
sách bị bồ hóng bám đầy, tôi quyết định nhúng nó vào xô nước, lấy xà
phòng và bàn chải chà lấy chà để. Chà xong thì quyển sách cũng nát bét.
Không hiểu sao lúc đó tôi rất có hứng thú với sách nhưng sách không phải
để đọc mà chỉ để làm trò. Tôi thường lấy mấy quyển tiểu thuyết dày cộm
của mẹ, giở ra giả vờ đọc và tưởng tượng ra một câu chuyện lâm li bi đát
có hoàng tử, công chua và con quái vật khổng lồ. Lúc đó tôi chưa biết
đọc đâu, sách còn cầm ngược cơ mà. Rồi đi đâu tôi cũng cầm theo quyển
Tiếng Việt, giở đúng trang có hình vẽ hai chị em, hàng xóm bảo tôi yêu
sách thế chắc lớn lên học giỏi lắm, học giỏi chưa thấy đâu, chỉ thấy
quyển sách lem nhem bẩn thỉu hết.
Mưa mùa hè và những ký ức tuổi thơ
Hồi bé chúng tôi cũng rất thích chơi làm nhà, cột nhà bằng thân cây
chó đẻ và lợp bằng lá chuối. Tôi cũng thường lấy trộm gạo của mẹ, bỏ
vào ống bơ và nhóm bếp nấu cơm hệt như ở nhà. Lúc đó có một đứa đóng vai
bố, một đứa đóng vai mẹ và một vài đứa đóng vai con. Cũng xưng hô “mình
ơi”, “bố ơi”, “mẹ ơi” như đúng rồi. Nhưng để thành một gia đình, chúng
tôi cũng làm “đám cưới” đàng hoàng đấy nhé! Đứa nào làm cô dâu thì sướng
lắm, được cài đủ loại hoa hoét lên đầu, được khoác bao tải lên người
làm váy và quan trọng nhất là được cho lên “kiệu” khiêng đi lòng vòng.
Hồi ấy chúng tôi cũng chịu ảnh hưởng khá “nghiêm trọng” từ phim
ảnh. Lúc đó nhà tôi có một cái tivi đen trắng, cứ tối đến là cả xóm kéo
đến xem phim, y như cái rạp chiếu phim mini. Xong đứa nào đứa nấy mắt
trước chơi trò “tung chưởng” như trong phim Bao Thanh Thiên, đứa nào
“dính chưởng” thì “Ựa” một cái, phụt nước bọt, giả vờ chết. Cái thói
quen bắt chước theo phim còn kéo dài đến tận hồi phim Nàng Đê Chang Kưm,
lúc đó chúng tôi thường đi săn nhái bén, bắt được con nào là trói ngấu
nghiến bốn chân nó lại, lấy gai mây…châm cứu y như trong phim. Đến lúc
con vật khốn khổ tắt thở thì ra sức hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng
ngực cho nó sống lại. Nhưng cuối cùng thì: “Chúng tôi rất tiếc. Chúng
tôi đã cố gắng hết sức!”. Thế rồi chúng tôi mang xác con nhái bén đi
chôn, đắp mộ đàng hoàng, có vòng hoa đàng hoàng, cắm mấy cái que xuống
giả làm que hương rồi làm lễ mai táng cho nó.
Những trò nghịch ngợm của chúng tôi ngày ấy thì kể cả ngày không
hết. Lúc đó chỉ nghĩ đến việc ăn gì, chơi gì thôi mà. Những ký ức đó
không mất đi mà chỉ được cất giữ cẩn thận trong một ngăn rất sâu của tâm
hồn. Để rồi bất chợt có cái gì đó gợi lại, ký ức tuổi thơ lại ùa về như
dòng nước lũ. Một tuổi thơ “dữ dội” với những trò nghịch dại, nhưng
cũng là một tuổi thơ đầy đủ và trọn vẹn. Tôi cảm thấy may mắn khi mình
được sinh ra và lớn lên ở nông thôn, nếu không tôi đã không thể có những
ký ức tuyệt vời như thế. Những đứa trẻ thành phố bây giờ chỉ biết học
và học, tôi thấy bọn trẻ học quanh năm và dường như chẳng có kì nghỉ hè.
Giờ đây mỗi khi tôi trở lại con đường nhỏ - nơi tôi chập chững đi
những bước đầu tiên, theo mẹ lên nương, theo cha đi rẫy, tôi lại không
khỏi bồi hồi. Tôi bỗng dưng nhớ tới câu hát: “Đây là mặt đất, đây là
trời cao, đây là nơi đã sinh ra con. Bước chân bé nhỏ, bước đi theo cha,
dấu chân đầu tiên trên đường đời”. Con đường ấy tôi đã đi và về không
biết bao nhiêu lần. Cảnh vật thì vẫn như thế nhưng tôi không sao tìm lại
được cảm giác ngày ấy. Bạn bè tản mát mỗi người một phương, cô bạn thân
nhất của tôi cũng đã có chồng con. Khi những người bạn thân thiết nhất
rời xa mình thì nơi đây chỉ còn những kỷ niệm và niềm thương nỗi nhớ.
“Cho tôi tìm lại ngọn đồi,
Cho tôi tìm lại khoảng trời tuổi thơ”.
Tôi là một cô gái sinh ra từ bản làng, lớn lên từ núi. Đâu đó trong
con người tôi vẫn phảng phất cái tự nhiên, hoang dã của núi rừng, cái
mạnh mẽ và khảng khái của người miền núi. Tôi đã uống nước nguồn miền
Bắc, ăn gạo thơm từ núi rừng Tây Bắc, thì “Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn
đâu” (Chế Lan Viên). Rời xa quê hương để học hành và bắt đầu công việc ở
một thành phố nhộn nhịp. Đôi khi cái cảm giác thiếu gia đình, thiếu quê
hương, khiến người ta tủi thân kinh khủng và chỉ muốn òa khóc như một
đứa trẻ.
Mỗi lần về rồi lại đi, thực tình chỉ muốn gói ghém tất cả lại, bỏ
vào vali mang theo. Tôi ước mình có thể bê cả Yên Bái đặt cạnh Hà Nội,
để được sà vào lòng mẹ mỗi cuối tuần về. Đường về nhà sao mà xa xôi quá,
nhớ thương nhiều cũng chẳng biết phải làm sao.
Lần giở từng món đồ mẹ gói ghém cho mang theo, thấy lòng buồn man
mác. Cái cảm giác này tôi đã trải qua nhiều lần rồi, nhưng lần này tôi
không khóc. Đêm qua mẹ không ngủ được, tôi cũng không ngủ được, nằm lặng
nghe tiếng chó sủa và tiếng gà gáy sang canh. Ước gì thời gian ngưng
đọng lại để tôi được ở gần mẹ thêm chút nữa.
Tạm biệt bình yên. Tạm biệt khoảng trời xanh thăm thẳm ôm ấp cả
tuổi thơ tôi. Tôi lại về với một Hà Nội lúc nào cũng huyên náo và rực rỡ
ánh đèn. Tạm biệt gia đình. Tôi lao vào vòng xoáy cuộc đời. Tuổi tôi
trẻ, lòng tôi đẹp với những ước mơ, hoài bão. Đôi chân tôi đã đủ vững để
tự bước đi, tôi đã đủ khôn lớn để tự vùng vẫy trên những khoảng trời mà
tôi muốn, vậy mà tôi vẫn thấy mình nhỏ bé mỗi khi đứng trước bố mẹ.
Bố vẫn thế, vẫn trầm lặng như ngày hôm qua, bố không thích để lộ
cảm xúc ra ngoài. Nhưng đằng sau cặp kính kia, tôi biết mắt bố sẽ ươn
ướt khi nhìn theo chiếc xe lăn bánh đưa con gái bố đến một miền đất
khác. Nơi ấy không có mây chiều vẩn vơ trên đỉnh núi.
Ngồi nghe những bài hát mà bỗ vẫn thích nghe. Con nhớ nhà. Con nhớ bố. Con phải làm sao?
“Bình nguyên thiết tha, đời ta quen với rừng hoang.
Nửa đêm phố xa, chợt nhớ ánh trăng quê nhà
Bình nguyên thiết tha, đời ta quen mái nhà xưa
Bàn chân đã đi mà sao trái tim quay về”.
Nhớ ánh mắt trầm ngâm của bố. Nhớ bàn tay gầy gầy, xương xương và
chai sạm của mẹ cứ xoa xoa đôi bàn tay bé nhỏ của con như quyến luyến
không muốn rời. Đôi khi thèm lắm cái cảm giác được ôm mẹ ngủ một giấc
thật bình yên. Thèm quay quắt một bát canh nóng mẹ nấu.
Gần đây tôi về, mẹ hay kể lại những chuyện lúc tôi còn bé, mẹ ngồi
bên bếp lửa, tôi ngồi một bên, con mèo ngồi một bên. Con mèo kêu “Meo
meo”, tôi quát nó: “Đây là mẹ tao chứ có phải mẹ mày đâu mà gọi!”. Hơn
hai mươi năm qua, đây là con mèo thứ bao nhiêu tôi cũng không biết nữa.
Lần này tôi về, tóc bố bạc thêm một ít, da mẹ nhăn thêm mấy phần.
Có phải mẹ đã nhớ con nhiều lắm không mẹ?
“Nhấp chút phiêu diêu buồn, ngắm cánh lan bên vườn. Quê nhà tôi thương nhớ.
“Nhấp chút phiêu diêu buồn, ngắm cánh lan bên vườn. Quê nhà tôi thương nhớ.
Nhớ bước chân trong rừng, vắt lá cơn mưa nguồn, bao người không trở về.
Nhớ tóc phai sương mờ, nước mắt chan nụ cười. Quê nhà thương nhớ ơi!”