Bông hồng cài áo
Mẹ Tôi - Quách Tuấn Du
Mẹ ơi !
Kể sao xiết lòng thương con của Mẹ,
Kể sao xiết lòng thương con của Mẹ,
Thật bao la to tát tựa biển trời....
Rồi đến ngày mẹ lặng lẽ xa khơi,
Dẫu hối tiếc ngàn lần thì đã muộn !!
Dẫu hối tiếc ngàn lần thì đã muộn !!
Trời
đã khuya, mẹ vẫn ngồi bên khung cửa dệt vải. Ánh trăng chiếu hắt vào
căn phòng đủ cho mẹ nhìn thấy đứa con đang ngủ say. Hình bóng của mẹ in
trên vách, đôi tay nhịp nhàng theo khung cửi. Thỉnh thoảng mẹ lại gần
đắp cái chăn cho con, sửa lại tướng nằm hay vén cái mùng tránh muỗi. Kể
từ khi sinh đứa con, không ngày nào mẹ không thức khuya. Con khóc thì mẹ
chay đến, con đau thì mẹ chạy chữa thuốc than, con đòi đồ chơi gì mẹ
đều đáp ứng cả. Thân mẹ gầy gò hẳn đi sau khi sinh nở và bây giờ thêm
héo hắt vì làm việc kiệt sức. Vậy mà mẹ chưa có một lời than van nào.
Có
lần con bệnh nặng lắm. Sự lo lắng hiện rõ trên gương mặt mẹ. Thời tiết
giá lạnh, con cứ ho sù sụ, hết viêm họng đến sổ mũi, hết sổ mũi đến ho.
Nghe con ho hù hụ mà lòng mẹ đau như cắt. Mẹ mong rằng thà mình đau còn
hơn nhìn thấy đứa con đau. Chiều hôm đó bắt nước nấu cháo, ăn bát cháo
nóng cho đổ mồ hôi, con thấy đỡ hơn nhiều. Rồi mẹ cạo gió. Con nghiến
răng đau đớn vì chịu không nổi cái muỗng chà xát tấm lưng. Mẹ nói, cạo
gió là đả thông tĩnh mạnh, ăn cháo nóng cho ra mồ hôi, ngủ một giấc tới
sáng mai là khỏe thôi con à. Sáng hôm sau, con thấy khỏe thật, con muốn
chạy ra ngoài chơi nhưng mẹ bảo, nghỉ ngơi cho khỏe đã con.
Đời sống kinh tế khó khăn, mua gạo còn khó nói chi mua thức ăn. Con nhớ mẹ nhịn
ăn để cho con có bát cháo đầy. Mỗi lần con hỏi mẹ ăn cơm chưa, mẹ đều
nói ăn rồi, nhưng sau này lớn lên, con mới biết mẹ nuôi con bằng máu
thịt, bằng những bữa nhịn ăn của mẹ. Chưa bao giờ mẹ đòi hỏi con phải
đền đáp cho mẹ cái gì. Điều mong mỏi duy nhất là mẹ mong con khỏe mạnh
và có thể đứng vững trên đôi chân của mình. Nhiều lúc con hờn dỗi một
cách vô tâm, hay những điều hết sức vô lý. Con đối xử với mẹ như một
người làm trong nhà, cho rằng mẹ sinh con ra thì phải có trách nhiệm với
con. Con hay dại dột như thế.
Lớn
lên một chút, con được cắp sách đến trường. Ngoài miếng ăn, mẹ còn lo
cho con cái học, cái cặp, cái sách, cái vở, cái áo. Đủ thứ chi phí tuôn
ra và con chỉ biết xin mẹ thôi. Vậy mà mẹ vẫn có thể lo đủ, chưa bao giờ
con thấy mẹ từ chối bất cứ điều gì, dù là điều nhỏ nhoi nhất. Nhiều lúc
mẹ nhờ con làm cái này, chạy mua cái kia, nhưng vì làm biếng con vịn
vào bài tập, con vịn vào cái mệt không hề có để thoái thác. Con đâu biết
rằng được mẹ khuyên bảo hay nhờ vả là một sự hưởng thụ. Sau này không
còn mẹ nữa mới thấy sợ hãi và nuối tiếc, muốn làm gì đó cho mẹ cũng
không được.
Thời
gian vô thường, lặng lẽ trôi nhưng lại nhanh như tia chớp. Đứa con
tưởng chừng còn lâu mới lớn khôn nay đã là một chàng trai trưởng thành.
Trong khi con hả hê với sức trẻ, với những tham vọng xa vời thì mẹ ngày
một già đi, sức khỏe ngày một yếu đi. Vậy mà con vẫn cứ chạy, đuổi theo
những ảo tưởng xa vời. Con nằng nặc đòi mẹ đi học xa, rồi đi làm xa, rồi
đòi ở riêng. Con chỉ muốn chứng minh cái bản ngã tự lập của mình. Đến
lúc con mệt mỏi, đôi chân rã rời, bao nhiêu khổ đau của cái chạy kia oằn
con xuống đất. Con như già trước tuổi. Gương mặt con héo úa và bệ rạc
vì thiếu thốn tình thương. Nửa đêm tỉnh giấc, con choàng mình dậy, con
thấy nhớ mẹ, nhớ dáng dấp người đàn bà hằng đêm ngồi dệt vải nuôi con ăn
học.
|
Con
hớt hải để vài bộ đồ trong cái túi. Cái túi đã ố vàng nhưng vẫn còn sử
dụng được. Nó có bao giờ được sử dụng đâu vì từ ngày rời xa mẹ, nó vẫn
nằm ở góc tủ nơi chốn phồn hoa. Đoàn tàu đưa con về lại quê hương. Hàng
tre làng hiện ra trước mắt. Ánh nắng chiều hiu hắt không buồn chiếu le
lói trước khi tắt lịm ở phía xa. Mái nhà quen thuộc sau rặng tre già vẫn
còn đó. Con chạy vội vào trong, phút chốc lo lắng tan biến khi nhìn
thấy mẹ đang ngồi ở sau nhà, lặt vài cọng rau đắng nấu canh. Thấy con,
mẹ vội đứng dậy, nước mắt ràng rụa, trời con của tôi đây sao, con khỏe
không, ở trong Sài Gòn ăn uống đầy đủ không, công việc của con có cực
lắm không. Con không biết nói gì, chỉ biết ôm lấy mẹ mà khóc. Sao mẹ
không lo cho mẹ, mà mẹ cứ lo cho con hoài vậy. Con xấu hổ quỳ xuống tạ
lỗi với mẹ. Mẹ tha lỗi cho con, bấy lâu nay con ích kỷ, con chỉ lo cho
con, con chỉ biết bươn chãi trong những hạnh phúc của riêng con, con
không biết rằng, mẹ chính là hạnh phúc.
Mẹ
muốn con kể cho mẹ nghe những chuyện ở Sài Gòn. Con học hành thế nào,
con quen bạn thế nào, con làm việc thế nào, con sống thế nào, mẹ muốn
nghe hết. Con kể cho mẹ theo yêu cầu mà không có câu chuyện nào liên
quan tới mẹ. Con quên mẹ một khoảng thời gian dài như thế. Con đầu tư
vào học hành, con đầu tư vào bạn bè, con đầu tư vào sự nghiệp, con đầu
tư vào những cuộc vui chơi, nhưng có bao giờ con đầu tư vào mẹ đâu. Ngay
cả việc nhìn ngắm mẹ một cách sâu sắc, con cũng không làm được. Ngày
hôm nay con quyết định quay trở về nhà, để sống với mẹ, chăm sóc cho mẹ,
nghe mẹ nói chuyện, cùng với mẹ đi hết con đường còn lại. Lần đầu tiên
con thấy mẹ vui và con cũng vui nữa. Cái vui này đâu có mua được bằng
tiền ở siêu thị, ở quán bar, hay ở công ty. Cái vui này ngọt như ăn lau
vậy.
Ngày
gì đến cũng đã đến, con lâm trọng bệnh, hậu quả của những tháng ngày không
biết gìn giữ. Mẹ đau đớn đưa con vào bệnh viện. Đến lúc phải lo cho mẹ
thì con lại báo mẹ, làm mẹ khổ thêm. Nhìn giọt nước mắt lăn dài trên đôi
gò má gầy gò của mẹ, con không biết nói gì hơn là mong mẹ tha thứ. Tre
già khóc măng non, một việc làm trái với tự nhiên thì tội lỗi của con
chồng chất biết là bao nhiêu. Con bị hư thận nên phải chạy thận. Cái đau
của con là sự bất an của mẹ. Con học cao mà vẫn không biết cách làm cho
mẹ vui, trên thế gian này thử hỏi có còn ai bất hiếu như con không. Con
lịm đi trong giấc ngủ. Không biết con đã ngủ mấy ngày nhưng khi choàng
tỉnh thì không thấy mẹ đâu. Hỏi cô y tá, cô không nói gì. Hỏi bác sĩ,
bác sĩ cũng không nói gì. Ai cũng khuyên con nghỉ ngơi cho khỏe, vài bữa
nữa rồi đi thăm mẹ. Một tuần lễ sau, cũng không thấy mẹ, con bắt đầu lo
lắng và đây là lần đầu tiên con lo lắng thực sự về mẹ. Thấy con như
vậy, bác sĩ ngồi xuống bên giường bệnh, cầm tay anh mà nói, Anh hãy bình
tĩnh trước khi nghe tôi nói, mẹ anh hiến cho anh một quả thận, trong
lúc làm phẫu thuật, do tuổi già sức yếu, mẹ anh qua đời, nên chúng tôi
quyết định lấy hai quả thận của mẹ anh ghép cho anh luôn, rất may là
không có bị đào thải, anh đừng buồn, hãy lo tịnh dưỡng. Nghe tới đây như
sét đánh ngang tai, đứa con đầu hai thứ tóc bậc khóc nức nở. Người
không biết nói gì hơn, chỉ biết kêu lên hai tiếng, Mẹ ơi
Mẹ ngồi đó bóng hình của năm tháng
Dắt dìu con qua những đoạn đường dài
Để sau nầy con có một ngày mai
Bước vững chãi một cuộc đời tươi sáng
Mẹ quên thân để đời con khoáng đãng
Đôi bàn tay vẽ nên một hình hài
Cả cuộc đời đâu phải nợ trả vay
Lệ mẹ rơi để đời con tươi mãi
Lệ mẹ rơi để đời con tươi mãi
Dừng lại thôi những bước chân hớt hải
Quay về nhà nắm tay mẹ thương yêu
Hãy nói rằng con tương mẹ thật nhiều
Để con thấy một tình thương bất diệt
Đàm Linh Thất
Câu chuyện về mẹ
Thời xa xưa, lâu lắm rồi… lúc ông Trời đang miệt mài, tận tâm ngày
qua ngày tạo ra người mẹ đầu tiên trên trái đất này thì có 1 vị thần đã
hỏi ông Trời thế này: “Tại sao ngài lại mất quá nhiều thời giờ cho tạo
vật này?” Ông Trời đáp: “Ngươi thấy đấy. Đây là một tạo vật cực kì phức
tạp gồm hơn hai trăm bộ phận có thể thay thế nhau và cực kì bền bỉ,
nhưng lại không phải là gỗ đá vô tri vô giác. Tạo vật này có thể sống
bằng nước lã và thức ăn thừa của con, nhưng lại đủ sức ôm ấp trong vòng
tay nhiều đứa con cùng một lúc. Nụ hôn của nó có thể chữa lành mọi vết
thương, từ vết trầy trên đầu gối cho tới một trái tim tan nát. Ngoài ra
ta định ban cho vật này có sáu đôi tay” Vị thần nọ ngạc nhiên: “Sáu đôi
tay? Không thể tin được!”. Ông Trời đáp lại: “Thế còn ít đấy. Nếu nó có
ba đôi mắt cũng chưa chắc đã đủ”. “Vậy thì ngài sẽ vi phạm các tiêu
chuẩn về con người do chính ngài đặt ra trước đây”, vị thần nói. Ông
Trời gật đầu thở dài: “Đành vậy. Sinh vật này là vật ta tâm đắc nhất
trong những gì ta đã tạo ra, nên ta dành mọi sự ưu ái cho nó. Nó có một
đôi mắt nhìn xuyên qua cánh cửa đóng kín và biết được lũ trẻ đang làm
gì. Đôi mắt thứ hai ở sau gáy để nhìn thấy mọi điều mà ai cũng nghĩ là
không thể biết được. Đôi mắt thứ ba nằm trên trán để nhìn thấu ruột gan
của những đứa con lầm lạc. Và đôi mắt này sẽ nói cho những đứa con đó
biết rằng Mẹ chúng luôn hiểu, thương yêu và sẵn sàng tha thứ cho mọi lỗi
lầm của chúng, dù bà không hề nói ra”. Vị thần nọ chạm vào tạo vật mà
ông Trời đang bỏ công cho ra đời và kêu lên: “Tại sao nó lại mềm mại đến
thế?”. Ông trời đáp: “Vậy là ngươi chưa biết. Tạo vật này rất cứng cỏi.
Ngươi không thể tưởng tượng nổi những khổ đau mà tạo vật này sẽ chịu
đựng và những công việc mà nó phải hoàn tất trong cuộc đời.” Vị thần
dường như phát hiện ra điều gì, bèn đưa tay sờ lên má người Mẹ đang được
ông Trời tạo ra “Ồ, thưa ngài. Hình như ngài để rơi cái gì ở đây”.
“Không phải. Đó là những giọt nước mắt đấy”, ông Trời thở dài. “Nước mắt
để làm gì, thưa ngài?”, vị thần hỏi. “Để bộc lộ niềm vui, nỗi buồn, sự
thất vọng, đau đớn, đơn độc và cả lòng tự hào – những thứ mà người Mẹ
nào cũng sẽ trải qua”.
Sưu Tầm
Diễm phúc của con là những ngày bên Mẹ,
Được dưỡng nuôi chăm sóc Mẹ đêm ngày..
. Công sinh thành ơn trọng dễ nào khuây ?
Cầu xin Mẹ luôn an vui hạnh phúc !!
NM
Cho mẹ về quê
Bà nội tôi mất cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Cha tôi mất cũng đã hơn 30 năm. Tôi bây giờ tuổi đã ngoài 70 mà vẫn cảm thấy mọi sự việc, hình ảnh như mới đâu đây. Tôi muốn kể với các bạn trẻ về tấm lòng làm con của cha tôi với bà nội
Bà
nội tôi thọ lắm. Ngoài 90 tuổi, cụ mới trút lại mọi lo toan trần thế.
Năm, sáu năm cuối đời, cụ mắc chứng lẫn, mắt mờ. Suốt một đời làm dâu,
làm mẹ, làm bà, bao giờ bà nội tôi cũng gánh vác hết lòng, hết sức và
thương yêu con cháu hơn cả thân mình.
Cho
nên khi bị chứng lẫn, cả ngày, bà luôn đòi cha tôi đưa về quê cắt đặt
công việc. Ở quê chưa ấm chỗ, bà lại nôn nóng đòi ra Hà Nội trông hàng
họ, cửa nhà cho con cháu.
Ngoài giờ nhiệm sở, cha tôi luôn gần bà. Hình như lúc nào ông cũng sợ phút tất yếu của tạo hóa.
Thấy con về, bà nội gọi:
- Anh giáo, gọi xe cho mẹ về quê xem nhà cửa. Mấy hôm nay, mẹ sốt ruột quá.
Cha tôi nhanh nhảu:
- Vâng! Xe, chở cụ tôi về quê!
Thế
rồi, cha tôi khom lưng thấp sát mép tấm phản gụ, đỡ bà ngồi lên ghế
lăn, vờ đẩy nhún nhảy vào bếp, ra sân, lại từ sân lên nhà vài vòng...,
rồi reo to:
- Đến quê rồi, mẹ ơi! Thím Hai đâu ra đón mẹ này.
Đỡ nhẹ mẹ xuống tấm sập gỗ gụ cụ đã nằm gần trọn đời, cha tôi lại lấy giọng tự nhiên:
- Thím Hai lấy nước mưa để cụ rửa mặt.
Bà
tôi thích thú, quay ngang quay ngửa ra ý xem nhà cửa như thuở nào, rồi
lần tay vào chậu tìm khăn rửa mặt. Nét mặt cụ tươi tỉnh:
-
Nước mưa mát quá. Mẹ không thích rửa mặt nước vòi Hà Nội bằng thứ này.
Năm nay bể có đầy không, chị Hai? Còn múc gáo cán ngắn được chứ? Cái rốn
bể còn rò không? Bể nhà ta xây năm mẹ về làm dâu họ Nguyễn đấy.
Trầm ngâm, bà hướng mặt về một cõi xa xăm, rồi lại khen:
- Gió giời mát quá, dễ chịu hơn gió quạt Hà Nội.
Được một lúc, bà giục cha tôi:
-
Đẻ sốt ruột ngoài Hà Nội quá. Thôi, chơi thế thỏa rồi, chị Hai trông
nom nhà cửa, vườn tược chu đáo nhé, gần Tết mẹ về sắm đèn nhang. Anh
giáo cho mẹ về!
- Vâng, thưa mẹ, xe đã có.
Cha
tôi lại đẩy ghế kề sát mép sập, nhấc mẹ lên “xe”, lại nhún nhảy từ nhà
ra sân, từ sân vào bếp, từ bếp lên nhà. Lại loanh quanh vài vòng rồi đặt
mẹ xuống sập, tíu tít gọi vợ con mở quạt trần, lấy khăn mặt cho bà...
Bà bảo:
- Ra đến Hà Nội là nóng. Quạt trần kêu nhức đầu quá!
Chúng tôi lăn ra cười, lăn kềnh cả vào lòng bà. Bà vui lắm, thường những lúc ấy bà hay cho tiền ăn quà.
Ròng
rã suốt năm, sáu năm tuổi thơ, ngày nào, chúng tôi cũng lăn ra cười cái
trò “cho mẹ về quê” rồi lại “cho mẹ ra Hà Nội” của bà. Và hình ảnh cha
tôi vui vẻ đẩy mẹ trên ghế giả làm xe “về quê”, “ra Hà Nội” thật cảm
động.
Có
lẽ những gì ở tuổi thơ đọng lại cũng sâu lắng, lâu bền. Càng về cuối
đời, tôi càng thấm rõ điều đó. Nhớ đến cha, nhớ đến bà là cả chuỗi năm
tháng ấy bừng lên, hiển hiện.
Chỉ
khác là ngày xưa nhìn cha đẩy bà, tôi cười rũ rượi; nay nghĩ đến cha
đẩy bà, tôi cứ rưng rưng. Và khi cha tôi già yếu, lâm trọng bệnh ở Bệnh
viện K - Hà Nội, chúng tôi cũng trông nom ông tận tình cho đến phút
cuối.
Tôi nhớ đến câu: “Giọt nước trước chảy đâu / Giọt nước sau chảy đấy”. Cha tôi đã dạy chúng tôi chữ hiếu từ thuở ông còn làm con
Nguyễn Thị Thao
Ngày ba má li dị không ở
chung nữa, ngôi nhà trở nên trống vắng, chỉ còn lại hai bà cháu ngày đêm
trò chuyện với nhau. Ba đi theo người đàn bà khác, má sức khỏe kém nên
về nhà ngoại ở. Tôi không còn chứng kiến cảnh cãi vã hay ghen tuông của
người lớn mà tạm bù đắp bởi tình thương của nội. Nội lớn tuổi lắm rồi,
đôi gò má nhăn nheo cộng thêm vẻ khắc khổ từ cuộc sống mang lại. Còn
trẻ, nội khổ vì chồng, có con rồi thì khổ vì con. Đông con thế mà chẳng
đứa nào ở với nội. Mấy bác lớn lên, lập gia đình rồi đi ở rể hết, lâu
lâu mới về thăm nội. Bây giờ ba tôi cũng đi luôn, theo hạnh phúc mới,
nội chỉ còn mình tôi ở nhà. Còn nhỏ quá, tôi chưa hiểu hết nỗi đau của
nội nhưng biết rằng nội vẫn còn sống đó, vẫn cạo gió cho tôi mỗi khi trở
trời.
Ở làng quê xa
xôi, nghe đâu là Giồng Trôm, Bến Tre, một thiếu nữ đến tuổi cập kê,
không biết được bao nhiêu người hỏi cưới nhưng cô chỉ chọn chàng trai ở
làng bên. Cô mến anh vì làm ruộng giỏi, biết lo cho ba má. Người ta nói
con trai mà hiếu thảo với các đấng sinh thành sẽ chung thủy, thương vợ
lắm. Ngày về nhà chồng, trời mưa lớn, mây nước trắng xóa cả một vùng.
Người ta nói đám cưới trời mưa là hên lắm, chắc chắn con đàn cháu đống,
ăn nên làm ra. Rồi đứa con trai đầu lòng ra đời, niềm vui ánh lên gương
mặt của người đàn bà lần đầu biết làm mẹ. Dưới quê mà, một con chưa bao
giờ đủ, nên nội sinh bác ba, bác tư, ba tôi, cô tôi. Sức khỏe người dân
quê khỏe mạnh vậy đó, sinh nhiều con như bổn phận của người phụ nữ. Sinh
nhiều thì nhan sắc kém đi, gương mặt xinh đẹp ngày xưa trở nên tiều tụy
và mệt mỏi. Người đàn ông thủy chung cách mấy cũng siêu lòng trước
những hình ảnh mới. Ông bỏ nội đi theo tiếng gọi của những đam mê. Nội
điếng người trước cảnh kiếp chồng chung, rời quê hương ra chốn Sài thành
mà nuôi những đứa con khôn lớn.
Giúp việc trong một gia đình
giàu có, nội đi qua tháng năm, quên đi việc mình đã có một người chồng,
một mái ấm gia đình. Niềm vui của nội là những đứa con, mừng vui khi
thấy chúng lớn lên, có công ăn việc làm, có gia đình riêng. Nhưng số nội
nó làm sao đó, nhiều con nhưng chẳng người nào ở với nội hay dành chút
ít thời gian chăm sóc nội. Nếu đến thăm thì thật miễn cưỡng, nhiều lúc
hỏi xin tiền của nội. Thương con, nội giúp đỡ người này người kia, không
để dành chút gì để an hưởng tuổi già. Khổ chồng, khổ con, giờ phải lo
cho cháu, gánh nặng nhiều thế hệ oằn lên đôi vai gầy gò, già nua tưởng
chừng không chịu nổi nữa.
Không giúp việc được, nội
bày bánh kẹo bán cho mấy đứa con nít trong xóm, kiếm chút ít tiền lẻ mua
gạo nấu cơm cho tôi ăn. Bữa ăn chỉ có chén muối ớt, chan nước cho đỡ
thèm canh, ngày nào sang lắm thì có thêm chén nước mắm hay chén nước
tương. Bữa nọ ra chợ mua gạo, thấy người ta quăng mấy vỏ mít sau khi đã
lấy đi những múi mít thơm ngon, nội lượm về, cắt ra những xơ mít, xào
lên ăn với cơm, vậy mà hai bà cháu ăn ngon lành. Mùa mưa đến, nhà chỗ
ráo chỗ ướt, mái nhà lợp lá không thể che chắn nổi sự giận dữ của ông
trời. Mỗi lần mưa như vậy, nhà trở thành sông, hai bà cháu thay phiên
nhau hì hục tát nước ra ngoài cho đến khi xây được bậc cửa ngăn nước.
Mưa cũng có cái hay, c ó thể hứng nước mưa để xài. Hai cái lu nước sau
nhà được dịp no nê, đỡ tốn tiền mua nước máy. Mùa nắng trời nóng lắm,
ánh mặt trời hắt vào tường như thiêu đốt, nước không có, phải đi câu hay
mua nước những nhà xung quanh, nhưng không phải lúc nào người ta cũng
sẵn lòng bán. Trời nắng thì bánh kẹo bán đắt hàng hơn, trời mưa con nít
làm biếng ra đường nên bán không được bao nhiêu. Trong khi tôi bệnh tới
bệnh lui thì nội hình như chẳng bao giờ bệnh. Có lẽ nội giấu căn bệnh
trong lòng, không nói ra, chỉ biết ngày nào nội cũng làm việc, cũng nấu
cơm cho tôi ăn.
Tôi thích được nội dẫn đi
chợ. Nội hay mua chè bột lọc cho tôi. Hồi đó ăn cơm còn thiếu thốn nói
chi ăn chè. Món chè này được xem là sơn hào hải vị đối với tôi. Tôi ăn
từ từ không dám ăn nhanh, sợ nó hết. Ở nhà, nội hay cho tôi ăn kẹo ú,
cái kẹo bây giờ chẳng có ai bán nữa. Nó được quến một lớp bột bên ngoài,
nếu thổi lớp bột đó đi, có thể kéo dài ra như kẹo kéo vậy. Vậy mà tôi
ăn ngon lành. Nhà không có ti vi nên tôi thường hay sang nhà hàng xóm
coi ké, nếu có ti vi thì cũng không có điện mà coi. Tôi đã quen với ngọn
đèn dầu ngồi đọc truyện tranh, ngày nào may mắn lắm thì thắp đèn cầy.
Không biết nội còn nhớ đến ông nội không, hay mấy người con của nội.
Nhiều đêm, nội ngồi bên ánh đèn dầu kể tôi nghe chuyện đời xưa, chuyện
lấy chồng, chuyện sinh con, chuyện chạy giặc.
Già thì có bệnh của già. Nội
đau hết chỗ này đến chỗ kia và không còn đủ sức để làm việc nữa. Ăn muối
nhiều quá nên đau gan, nội nằm một chỗ và thỉnh thoảng cứ rên rỉ suốt.
Không biết có ai chỉ mà nội tập niệm Phật. Hết niệm câu Nam Mô A Di Đà
Phật rồi đến câu Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhờ niệm vậy mà cái đau đỡ
đi phần nào. Ngày xưa, chiến tranh triền miên, nội nguyện, thà ta ăn
muối mà có hòa bình còn hơn là ăn cao lương kỹ vị mà con người cứ đánh
nhau. Hòa bình đến, nội ăn muối thiệt, nhiều khi không có muối để ăn,
nhìn nội ngồi ăn cơm chan nước không mà ăn ngon lành. Bây giờ cháu nội
đã lớn có thể mua cho nội đồ ăn này nọ nhưng nội không đủ sức ăn nữa.
Mỗi ngày chỉ húp được cháo hay uống vài ngụm sữa
Căn phòng nơi nội nằm không có một ảnh Phật nào, nhưng nội vẫn nằm niệm. Về già nội mới bắt đầu có đức tin nơi Phật. Quãng đời thanh xuân ác nghiệt quá, một câu niệm Phật cũng không nổi nên lúc này, nằm đây, không làm được gì ngoài câu niệm Phật. Tôi nghĩ nội đau lắm nhưng không biết gì để giúp nội, bác sĩ đã bó tay với căn bệnh và bây giờ chỉ chờ nhắm mắt xuôi tay thôi. Tôi làm nhiều thứ để hồi hướng và rải tâm từ đến cho nội, mong rằng nội có thể tìm thấy sự thanh thản, không bị dính mắc trong cái đau của thể xác và tâm hồn
Căn phòng nơi nội nằm không có một ảnh Phật nào, nhưng nội vẫn nằm niệm. Về già nội mới bắt đầu có đức tin nơi Phật. Quãng đời thanh xuân ác nghiệt quá, một câu niệm Phật cũng không nổi nên lúc này, nằm đây, không làm được gì ngoài câu niệm Phật. Tôi nghĩ nội đau lắm nhưng không biết gì để giúp nội, bác sĩ đã bó tay với căn bệnh và bây giờ chỉ chờ nhắm mắt xuôi tay thôi. Tôi làm nhiều thứ để hồi hướng và rải tâm từ đến cho nội, mong rằng nội có thể tìm thấy sự thanh thản, không bị dính mắc trong cái đau của thể xác và tâm hồn
Nội ra đi trong một buổi sáng
êm đềm, trời nắng và làn gió mát dịu. Tôi không biết nội có vãng sanh
hay không nhưng ước nguyện nội quay về với bến bờ bình yên. Mặt trời đã
lên cao từ lâu. Nội đi trong muôn ngàn thương nhớ. Một cuộc đời đã qua
và một cuộc đời khác sẽ tới. Nội không còn nhưng nội vẫn ở trong tôi,
vẫn đang ở đây với biết bao trìu mến.
Ta đi trong muôn ngàn thương nhớ
Nhớ mẹ cha nhớ những bến bờ
Ta đã qua mấy lần trẻ thơ
Ta lầm lỡ ta cười ta khóc.
Nhớ mẹ cha nhớ những bến bờ
Ta đã qua mấy lần trẻ thơ
Ta lầm lỡ ta cười ta khóc.
Mái đầu xanh nay đà bạc tóc
Ta về thôi sự sống đợi chờ
Bởi vì đời đẹp như bài thơ
Nơi bùn nhơ đóa sen vừa nở.
Ta về thôi sự sống đợi chờ
Bởi vì đời đẹp như bài thơ
Nơi bùn nhơ đóa sen vừa nở.
Ta ngồi đây lắng nghe nhịp thở
Để biết rằng đời không như mơ
Đường sinh tử biết đến bao giờ
Đừng thờ ơ một câu niệm Phật
Đừng thờ ơ một câu niệm Phật
Đàm Linh Thất
Giếng sâu - ông nội...
Cả
ông và tôi đều ngồi bệt xuống sân gạch, mặt thừ đi vì lo lắng. “Con đi
học muộn hơn một tuổi so với bạn bè đó, biết không? Sinh con ra rồi bỏ
cho ông nội chăm nom, chưa thấy ai như bố mẹ con. Chưa ai khổ như ông
già này, gà trống nuôi con rồi gà trống nuôi cháu”, ông nội lạnh lùng,
tỉnh khấc. Tôi ứa nước mắt. Tủi thân! Ai bảo đứa trẻ 7 tuổi không biết
tủi thân là có tội!
Sau 5 năm chờ đợi, nghe tin bố tôi đã
có gia đình ở nước ngoài, mẹ lẳng lặng khăn gói và trả tôi về cho đằng
nội. Người ta bảo bố tôi bên kia giàu sụ, có mấy cái ki ốt bán hàng to
đùng, sao nhà ông nội tôi bé thế, nhìn từ xa như một cây nấm. Quãng
đường từ cổng vào đến nhà rất dài, đi qua một cái ao, một mảnh vườn. Tôi
nhớ mẹ từng kể nhà ông có một cái giếng sâu hun hút. Việc đầu tiên khi
trở về là tôi chạy ra, cắm mặt nhìn xuống lòng giếng. Lòng giếng hẹp và
lạnh lẽo, chỉ soi được một mảnh trời xanh lè bằng cái mẹt.
7 tuổi - lần thứ hai tôi được gặp ông
nội. Có lẽ vì tôi là con gái nên ông không tha thiết, có lẽ vì bố tôi
giàu mà không đoái hoài gì ông. Mẹ bảo ông nội trái tính trái nết lắm,
họ hàng láng giềng chẳng ai ưa. Mẹ dẫn tôi về rồi đi ngay, mặc kệ ngày
mai tôi vào lớp một. Gần sáng, ông vẫn ngủ, ngáy thật to, tôi đạp bình
bịch lên phản, ông tỉnh, ngồi dậy ngay ngắn “Cái gì đấy?”. “Con muốn đi
tắm”. Thực ra là tôi muốn ra nhìn lại cái giếng sâu hun hút. “Tắm giờ
này hả?”, ông nội soi kỹ mặt tôi. “Con ngứa lắm!”, tôi phụng phịu. Ông
nội nhìn kỹ tôi rồi tức tốc kéo như xách tôi ra giếng. Ai đã từng nhìn
thấy ông nội tôi đều phải công nhận tôi đích thị là cháu ruột của ông.
Ông nội và tôi đều nhỏ dẻ, mắt hay lườm lườm, hơi chập điện, chậm chạp
và dễ nuôi một cách… khó chịu, tức là thức gì cũng ăn và nếu dở sẽ ngay
lập tức buông lời chê bai và… tiếp tục ăn.
Gàu nước thứ hai đang ở lưng chừng giếng
thì “tõm”, dây thừng bị đứt, ông nội đánh rơi gàu nước xuống lòng giếng
sâu hoắm. Cả ông và tôi đều ngồi bệt xuống sân gạch, mặt thừ đi vì lo
lắng. “Con đi học muộn hơn một tuổi so với bạn bè đó, biết không? Sinh
con ra rồi bỏ cho ông nội chăm nom, chưa thấy ai như bố mẹ con. Chưa ai
khổ như ông già này, gà trống nuôi con rồi gà trống nuôi cháu”, ông nội
lạnh lùng, tỉnh khấc. Tôi ứa nước mắt. Tủi thân! Ai bảo đứa trẻ 7 tuổi
không biết tủi thân là có tội! “Đã bao lâu rồi không tắm? Nhìn con mà
xem, vãi rau cải khắp tay, chân, cổ, tai”, ông tiếp tục chì chiết. Nước
mắt tôi bắt đầu ứa ra. Tim tôi thắt lại khi thấy ông bám lấy thành giếng
rồi từ từ leo xuống. Tôi nhìn xuống giếng, mắt nhòa đi vì không thấy
ông đâu nữa. Trời nổi dông, mưa ào xuống, tôi vẫn đứng bên giếng. Cho
đến khi ông nội lồm cồm bò lên, tóc tai, mặt mũi đầy đất và rêu, tay nắm
chặt cái gàu múc nước như người chiến thắng cầm cúp vàng thì tôi mếu
máo “thế mà con tưởng ông chìm rồi”. Ông nội cười, đôi môi tái nhợt run
run: “Ông còn phải đưa con đến trường ngày đầu tiên chứ! Không thì khổ
thân cháu tôi lắm!”.
Ông lại nhẫn nại kéo những gàu nước từ
cái giếng sâu hun hút đó lên để tắm cho tôi. Mưa ngừng rơi, ông cũng đã
tắm xong cho tôi, cái dáng nhỏ dẻ lại lui cui chạy vào nhà chuẩn bị cặp
sách, nước từ bộ quần áo ướt của ông rỏ thành những vệt dài từ ngoài
giếng vào nhà. Tôi chạy đi tìm mảnh gương nham nhở duy nhất trong nhà để
soi xem trước khi đến trường mình đã chỉnh tề chưa, mới hay… mình đã
khóc vụng tự lúc nào, trong gương, nước mắt cứ thế dâng tràn trên gương
mặt nhỏ...
PV
Ngoại tôi
Chiều nay 30 Tết, ngồi bên nồi bánh tét sôi sùng sục và nghi ngút khói,
tôi nhớ ngoại quá chừng. Nhớ năm nào ngoại tự tay vớt những cái bánh tét
thơm nồng mùi nếp mới, mùi lá chuối xanh mướt và tất bật cùng với con
cháu chuẩn bị làm mâm cơm cúng cuối năm họp mặt gia đình. Nhớ ngoại
trang hoàng cẩn thận trên bàn thờ ông bà tổ tiên nào bình hoa, mâm ngũ
quả, bánh mứt và hương khói trang nghiêm…Thưở nhỏ tôi ở với ông bà ngoại vì nhà tôi đông anh em mà nhà ngoại không có ai.Mấy dì lấy chồng đều ra ở riêng; ông bà chỉ có duy nhất cậu út mà cậu cũng “ hành phương Nam” làm ăn nên nhà cửa vắng hoe. Ngoài một buổi học ở trường làng, suốt ngày tôi chỉ tha thẩn quanh sân quanh vườn, khi thì lượm mấy lá trầu vàng cho bà ngoại, khi thì nhổ cỏ vườn rau với ông ngoại…Thời thơ ấu cứ tung tăng vô tư chạy nhảy chân sáo; Tết đến chạy vụt qua nhà mình mặc áo quần đẹp ngắm nghía chơi đùa với mấy đứa em một lúc rồi lại cũng chạy sang nhà ngoại. Cứ thế mà mỗi khi Tết đến xuân về tôi lại nhớ ngoại đến nao lòng. Nhớ nhất là những đêm giao thừa, ngoại lần giở quyển vở cất riêng cho tôi rồi viết vào đó mấy lời cầu chúc mà ngoại bảo là” khai bút đầu năm”. Trong tâm trí tôi lúc đó, có cái gì linh thiêng lắm qua lời kể của ngoại và có cái gì tinh nghịch như trò chơi con trẻ ngoại dành cho tôi…Đến tận sau này khi đã lớn, đi học xa nhà rồi đi làm, tôi vẫn gìn giữ nguyên vẹn quyển vở đơn sơ dạo nào của ngoại và xem đó như là” báu vật” của riêng mình.
Ngoại bảo ngày trước cực khổ, ngoại có được đi học đâu. Ngoại đi giữ trâu rồi lén học lóm chúng bạn mấy chữa,b,c,….Mãi rồi cũng biết viết. Chỉ tập viết bằng ngọn lau trắng trên bãi cát ven song mà cũng quen, và ngoại viết chữ đẹp lắm. Không đến trường đến lớp nhưng ngoại đọc thuộc làu không biết bao nhiều câu ca dao, hò, vè.Tuổi thơ của tôi suốt ngày cứ líu ríu bên ngoại.Ngoại kê cho tôi chiếc bàn nho nhỏ ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn rau xanh um; dọc bờ rào, ngoại trồng một hàng dừa thẳng tắp. Ngồi trên bàn viết này. Tôi được hưởng làn gió mát rượi và tiếng chim hót véo von, thích lắm. Ngoài hiên nhà, ngoại đặt một chiếc chõng tre cũ kỹ để ngồi uống trà với mấy người hàng xóm. Có lúc tôi nằm bên ngoại, lặng lẽ nghe ngoại kể truyện hay đọc sách rồi không biết giấc ngủ đên từ bao giờ trong làn hương thơm dịu mát của cây cối quanh vườn. Ngoại bảo sách là người bạn suốt đời đối với những ai suốt đời tự học; vì thế, con phải biết quý sách và thường đọc sách. Như ngoại tự học và tự đọc rồi thành quen, không thì thấy thiếu thiếu một cái gì đó bứt rứt lắm. Những lúc hai ông cháu ra vườn bắt sâu hay chăm tỉa luống cải, luống ngò, ngoại lại thủ thỉ trò chuyện với tôi như thế
Tết đến xuân sang, ngoại nhiều việc lắm. Lúc nào cũng thấy ngoại bận tay
chăm lại chậu cây kiểng, vun gốc cả vạt hoa vạn thọ trước sân, sửa sang
trang hoàng lại ngôi nhà cho tươm tất hơn….Chưa xong trong nhà , ngoại
tất tả sang nhà thờ tộc, ngôi miếu làng…Ngoại bảo, vào dịp Tết cái gì
cũng phải gọn nghẽ, khang trang, nhất là nơi thờ tự ông bà tổ tiên. Thấm
thoát đã đến chiều ba mươi, nhưng ông ngoại đã chuẩn bị đâu vào đó cả
rồi. Đúng giây phút giao thừa, việc trước tiên là ngoại thắp nén nhang
lên bàn thờ. Sau đó, trên chiếc bàn đặt giữa nhà, ngoại lấy tờ giấy hồng
viết vào bốn chữ” Ngũ phúc lâm môn” bằng chữ Quốc ngữ cách điệu. Trong
tư thế ung dung, thanh thàn, từng nét chữ của ngoại dần dần hiện lên
trên mặt giấy trong mùi nhang thơm phức tỏa khắp nhà. Tôi lặng lẽ nhìn
ngoại viết từng nét một; trông mềm mại, thanh thoát làm sao. Rồi ngoại
bảo tôi dán ngay trước cổng, nó rằng đấy là lời cầu chúc cho gia đình
mình năm tới có nhiều điều may mắn, hạnh phúc. Xong rồi, ngoại bảo tôi
lấy một quyển vở, rồi ngoại viết vào đó những lời chúc cho riêng tôi.
Tiếc rằng trong tâm trí của đứa trẻ ngây ngô của tôi lúc bấy giờ, tôi
làm sao hiểu hết những thâm tình mà ngoại dành cho tôi. Ngoại xoa đầu
tôi, mỉm cười, cái cười thật hiền hậu làm sao! Đêm khuya tĩnh mịch, đất
trời vào xuân nghe như cỏ cây trở mình thay áo mới. Lạ thay tôi không
thể nào say ngủ như những đêm trước mà cứ thao thức về những dòng chữ
ngoại viết, cả dòng chữ đã dán trước sân nhà và dòng chữ trong trang vở
tôi đã cất cẩn thận. Rồi mien man ao ước trời sáng thật mau, để được mặc
quần áo mới và được ngoại “lì xì” đầu tiên…
Bây giờ, ông bà ngoại đã đi xa. Ngôi nhà vẫn còn nguyên đó với gian thờ, chiếc bàn kê giữa nhà, chiếc chõng tre cũ kỹ ngoài hiên đã lên nước bóng loáng. Theo” sở nguyện”, ngoại và cậu út đã xây một ngôi nhà, chưa hẳn là từ đường, để hương khói ông bà tổ tiên, bên cạnh ngôi nhà để ở. Mỗi dịp Tết đến xuân về, con cháu lại tề tựu sum họp và thắp nén nhang thành kính. Với tôi, mỗi lần về đây, tôi như gặp lại tuổi thơ trong veo của mình, thấy như đang lắng từng tiếng của ngoại kể chuyện hay đọc sách cho nghe, hay thấy đang cùng ngoại chăm chút cây cối trong vườn. Trước sân, cây mai tứ quý vẫn còn đó, hoa nở vàng rực. Tôi càng nhớ hơn những đêm giao thừa, nhớ ngoại mặc tấm áo dài lụa đen, đầu vấn khăn đen đứng vái trước bàn thờ ngan ngát khói hương trầm mặc, rồi khai bút đầu năm. Đọc lai những dòng chữ năm nào giao thừa ngoại dành cho tôi, nước mắt nhớ ngoại, thương ngoại cứ lăn dài.,,
HỒ THUBây giờ, ông bà ngoại đã đi xa. Ngôi nhà vẫn còn nguyên đó với gian thờ, chiếc bàn kê giữa nhà, chiếc chõng tre cũ kỹ ngoài hiên đã lên nước bóng loáng. Theo” sở nguyện”, ngoại và cậu út đã xây một ngôi nhà, chưa hẳn là từ đường, để hương khói ông bà tổ tiên, bên cạnh ngôi nhà để ở. Mỗi dịp Tết đến xuân về, con cháu lại tề tựu sum họp và thắp nén nhang thành kính. Với tôi, mỗi lần về đây, tôi như gặp lại tuổi thơ trong veo của mình, thấy như đang lắng từng tiếng của ngoại kể chuyện hay đọc sách cho nghe, hay thấy đang cùng ngoại chăm chút cây cối trong vườn. Trước sân, cây mai tứ quý vẫn còn đó, hoa nở vàng rực. Tôi càng nhớ hơn những đêm giao thừa, nhớ ngoại mặc tấm áo dài lụa đen, đầu vấn khăn đen đứng vái trước bàn thờ ngan ngát khói hương trầm mặc, rồi khai bút đầu năm. Đọc lai những dòng chữ năm nào giao thừa ngoại dành cho tôi, nước mắt nhớ ngoại, thương ngoại cứ lăn dài.,,
Tình Cha - Thùy Trang
Ơn Cha
Ơn Cha
Cha lặng lẽ qua từng con đường nhỏ,
Len lõi tận cùng ngõ hẽm không tên...!
Mười bảy năm con không thể nào quên,
Công nuôi dưỡng, ơn cha như trời biển !!
NM
Những con đường mang tên Cha
Lê vẫn thường tự hào khoe: "Mẹ em nấu
ăn rất ngon". Tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện và thường tự hỏi tại sao Lê
thường nói thế trong những lúc chúng tôi đang nói chuyện về những việc
chẳng ăn nhập với điều ấy. Vả lại cũng đâu có gì lạ? Những bà mẹ nội trợ
thông thường, đâu thiếu người nấu ăn ngon? Cho đến một ngày tôi mới
hiểu, khi Lê khoe những câu khoe thường nhật, chỉ có điều thêm một vế
sau: "Mẹ em nấu ăn rất ngon. Vì mẹ em làm nghề nấu cỗ". Hôm ấy Lê có
chuyện buồn, chơi với nhau bao lâu, bấy giờ tôi mới biết hoàn cảnh gia
đình Lê: "Bố em bỏ đi Nga hơn chục năm. Hai anh em Lê được đi học từ
những bữa nấu cỗ thuê của mẹ...". Câu chuyện kết thúc bằng câu nói tôi
đã rất quen: "Mẹ em nấu ăn rất ngon!".... Và căn phòng chỉ có tiếng động khi tôi lên tiếng: "Còn bố chị thì biết rất nhiều đường, vì bố chị làm nghề xe ôm!".
Hai chúng tôi nhìn nhau rất lâu và cùng im lặng.
Câu chuyện chỉ có thế nhưng tôi không thể quên ngay sau đó. Nó cứ trở đi trở lại trong tôi...
Bố tôi làm xe ôm đến nay đã mười bảy năm. "Tuổi nghề" của ông tính bằng "tuổi đời" của tôi. Vì sao ư? Chỉ khi sinh ra tôi ông mới bắt đầu nghề xe ôm - cái nghề gắn bó với chiếc xe và những con đường...
Năm 91, năm tôi ra đời! Năm 91, năm bố tôi bắt đầu đón khách trên sân cảng, năm mẹ tôi ở nhà nuôi bốn con lợn lấy tiền cho chị gái tôi đi học...
Chuyện nếu kể ra sẽ dài thật là dài. Mười bảy năm, đâu phải chuyện một ngày? Suốt mười bảy năm, tôi nghe không biết bao nhiêu lần câu chào mời khách của bố tôi "Bác về đâu đó bác?". Câu trả lời của những người khách đi xe không quen mặt làm sao tôi nhớ hết? Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Đồ Sơn, An Hải... hay Cầu Đất, Cát Đài, Lê Lợi, Dư Hàng... Biết bao con đường. Vậy mà tại sao đến bây giờ, khi đã sang tuổi mười bảy, tôi mới nghĩ đến những con đường ấy để biết rằng bố tôi đã biết rất nhiều nơi trên đất Hải Phòng này...
Suốt những ngày đi học, ít khi nào tôi hỏi được bố bài tập của mình. Bố tôi chẳng thuộc một bài thơ, Toán thì lên cấp II ông đã không làm được... Tôi cho rằng ông chẳng biết gì. Đến sau này tôi mới hiểu ông biết rất nhiều. Những con đường ông biết đã nuôi tôi thành một cô gái cao 1m60, nặng 50 cân từ một đứa trẻ nặng 2 cân mốt, dài vài chục phân lúc mới lọt lòng. Những con đường đào lên, lấp xuống, những con đường qua tháng năm không biết bao nhiêu chiếc xe đã đi qua. Tôi chỉ biết trên những nẻo đường ấy, đã từng in dấu một người xe ôm trong những buổi trưa hè nóng bỏng...
Người thầy dạy Toán biết rất nhiều công thức Toán, cô giáo dạy Văn thuộc rất nhiều bài thơ, người nấu bếp thuê ấy đều nuôi lớn những đứa con của mình bằng những gì học biết. Bố tôi - người xe ôm thì biết rất nhiều những nẻo đường. Ông cũng nuôi chị em tôi lớn lên bằng những gì ông biết. Đôi khi, tôi nghĩ đõ là tất cả những gì ông có - một người bố yêu con như biết bao người bố yêu con. Vậy nên nếu tôi có một người bố làm nghề xe ôm thì đâu có nghĩa tôi không được yêu thương để lớn - lên - đúng cách như khi tôi có một người bố làm thầy giáo, kĩ sư hay giám đốc?
"Bố tôi biết rất nhiều con đường. Vì ông làm nghề xe ôm"...
Có những con đường không được đặt tên, có những con ngõ vô danh, nhưng vẫn có thể dẫn người ta trở về mái ấm. Với tôi, ấy là những con đường mang tên "Cha"...
Vũ Ngọc Hậu
|
Cho mẹ về quê
Bà nội tôi mất cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Cha tôi mất cũng đã hơn 30 năm. Tôi bây giờ tuổi đã ngoài 70 mà vẫn cảm thấy mọi sự việc, hình ảnh như mới đâu đây. Tôi muốn kể với các bạn trẻ về tấm lòng làm con của cha tôi với bà nội
Bà
nội tôi thọ lắm. Ngoài 90 tuổi, cụ mới trút lại mọi lo toan trần thế.
Năm, sáu năm cuối đời, cụ mắc chứng lẫn, mắt mờ. Suốt một đời làm dâu,
làm mẹ, làm bà, bao giờ bà nội tôi cũng gánh vác hết lòng, hết sức và
thương yêu con cháu hơn cả thân mình.
Cho
nên khi bị chứng lẫn, cả ngày, bà luôn đòi cha tôi đưa về quê cắt đặt
công việc. Ở quê chưa ấm chỗ, bà lại nôn nóng đòi ra Hà Nội trông hàng
họ, cửa nhà cho con cháu.
Ngoài giờ nhiệm sở, cha tôi luôn gần bà. Hình như lúc nào ông cũng sợ phút tất yếu của tạo hóa.
Thấy con về, bà nội gọi:
- Anh giáo, gọi xe cho mẹ về quê xem nhà cửa. Mấy hôm nay, mẹ sốt ruột quá.
Cha tôi nhanh nhảu:
- Vâng! Xe, chở cụ tôi về quê!
Thế
rồi, cha tôi khom lưng thấp sát mép tấm phản gụ, đỡ bà ngồi lên ghế
lăn, vờ đẩy nhún nhảy vào bếp, ra sân, lại từ sân lên nhà vài vòng...,
rồi reo to:
- Đến quê rồi, mẹ ơi! Thím Hai đâu ra đón mẹ này.
Đỡ nhẹ mẹ xuống tấm sập gỗ gụ cụ đã nằm gần trọn đời, cha tôi lại lấy giọng tự nhiên:
- Thím Hai lấy nước mưa để cụ rửa mặt.
Bà
tôi thích thú, quay ngang quay ngửa ra ý xem nhà cửa như thuở nào, rồi
lần tay vào chậu tìm khăn rửa mặt. Nét mặt cụ tươi tỉnh:
-
Nước mưa mát quá. Mẹ không thích rửa mặt nước vòi Hà Nội bằng thứ này.
Năm nay bể có đầy không, chị Hai? Còn múc gáo cán ngắn được chứ? Cái rốn
bể còn rò không? Bể nhà ta xây năm mẹ về làm dâu họ Nguyễn đấy.
Trầm ngâm, bà hướng mặt về một cõi xa xăm, rồi lại khen:
- Gió giời mát quá, dễ chịu hơn gió quạt Hà Nội.
Được một lúc, bà giục cha tôi:
-
Đẻ sốt ruột ngoài Hà Nội quá. Thôi, chơi thế thỏa rồi, chị Hai trông
nom nhà cửa, vườn tược chu đáo nhé, gần Tết mẹ về sắm đèn nhang. Anh
giáo cho mẹ về!
- Vâng, thưa mẹ, xe đã có.
Cha
tôi lại đẩy ghế kề sát mép sập, nhấc mẹ lên “xe”, lại nhún nhảy từ nhà
ra sân, từ sân vào bếp, từ bếp lên nhà. Lại loanh quanh vài vòng rồi đặt
mẹ xuống sập, tíu tít gọi vợ con mở quạt trần, lấy khăn mặt cho bà...
Bà bảo:
- Ra đến Hà Nội là nóng. Quạt trần kêu nhức đầu quá!
Chúng tôi lăn ra cười, lăn kềnh cả vào lòng bà. Bà vui lắm, thường những lúc ấy bà hay cho tiền ăn quà.
Ròng
rã suốt năm, sáu năm tuổi thơ, ngày nào, chúng tôi cũng lăn ra cười cái
trò “cho mẹ về quê” rồi lại “cho mẹ ra Hà Nội” của bà. Và hình ảnh cha
tôi vui vẻ đẩy mẹ trên ghế giả làm xe “về quê”, “ra Hà Nội” thật cảm
động.
Có
lẽ những gì ở tuổi thơ đọng lại cũng sâu lắng, lâu bền. Càng về cuối
đời, tôi càng thấm rõ điều đó. Nhớ đến cha, nhớ đến bà là cả chuỗi năm
tháng ấy bừng lên, hiển hiện.
Chỉ
khác là ngày xưa nhìn cha đẩy bà, tôi cười rũ rượi; nay nghĩ đến cha
đẩy bà, tôi cứ rưng rưng. Và khi cha tôi già yếu, lâm trọng bệnh ở Bệnh
viện K - Hà Nội, chúng tôi cũng trông nom ông tận tình cho đến phút
cuối.
Tôi nhớ đến câu: “Giọt nước trước chảy đâu / Giọt nước sau chảy đấy”. Cha tôi đã dạy chúng tôi chữ hiếu từ thuở ông còn làm con
Nguyễn Thị Thao
Ngày ba má li dị không ở
chung nữa, ngôi nhà trở nên trống vắng, chỉ còn lại hai bà cháu ngày đêm
trò chuyện với nhau. Ba đi theo người đàn bà khác, má sức khỏe kém nên
về nhà ngoại ở. Tôi không còn chứng kiến cảnh cãi vã hay ghen tuông của
người lớn mà tạm bù đắp bởi tình thương của nội. Nội lớn tuổi lắm rồi,
đôi gò má nhăn nheo cộng thêm vẻ khắc khổ từ cuộc sống mang lại. Còn
trẻ, nội khổ vì chồng, có con rồi thì khổ vì con. Đông con thế mà chẳng
đứa nào ở với nội. Mấy bác lớn lên, lập gia đình rồi đi ở rể hết, lâu
lâu mới về thăm nội. Bây giờ ba tôi cũng đi luôn, theo hạnh phúc mới,
nội chỉ còn mình tôi ở nhà. Còn nhỏ quá, tôi chưa hiểu hết nỗi đau của
nội nhưng biết rằng nội vẫn còn sống đó, vẫn cạo gió cho tôi mỗi khi trở
trời.
Ở làng quê xa
xôi, nghe đâu là Giồng Trôm, Bến Tre, một thiếu nữ đến tuổi cập kê,
không biết được bao nhiêu người hỏi cưới nhưng cô chỉ chọn chàng trai ở
làng bên. Cô mến anh vì làm ruộng giỏi, biết lo cho ba má. Người ta nói
con trai mà hiếu thảo với các đấng sinh thành sẽ chung thủy, thương vợ
lắm. Ngày về nhà chồng, trời mưa lớn, mây nước trắng xóa cả một vùng.
Người ta nói đám cưới trời mưa là hên lắm, chắc chắn con đàn cháu đống,
ăn nên làm ra. Rồi đứa con trai đầu lòng ra đời, niềm vui ánh lên gương
mặt của người đàn bà lần đầu biết làm mẹ. Dưới quê mà, một con chưa bao
giờ đủ, nên nội sinh bác ba, bác tư, ba tôi, cô tôi. Sức khỏe người dân
quê khỏe mạnh vậy đó, sinh nhiều con như bổn phận của người phụ nữ. Sinh
nhiều thì nhan sắc kém đi, gương mặt xinh đẹp ngày xưa trở nên tiều tụy
và mệt mỏi. Người đàn ông thủy chung cách mấy cũng siêu lòng trước
những hình ảnh mới. Ông bỏ nội đi theo tiếng gọi của những đam mê. Nội
điếng người trước cảnh kiếp chồng chung, rời quê hương ra chốn Sài thành
mà nuôi những đứa con khôn lớn.
Giúp việc trong một gia đình
giàu có, nội đi qua tháng năm, quên đi việc mình đã có một người chồng,
một mái ấm gia đình. Niềm vui của nội là những đứa con, mừng vui khi
thấy chúng lớn lên, có công ăn việc làm, có gia đình riêng. Nhưng số nội
nó làm sao đó, nhiều con nhưng chẳng người nào ở với nội hay dành chút
ít thời gian chăm sóc nội. Nếu đến thăm thì thật miễn cưỡng, nhiều lúc
hỏi xin tiền của nội. Thương con, nội giúp đỡ người này người kia, không
để dành chút gì để an hưởng tuổi già. Khổ chồng, khổ con, giờ phải lo
cho cháu, gánh nặng nhiều thế hệ oằn lên đôi vai gầy gò, già nua tưởng
chừng không chịu nổi nữa.
Không giúp việc được, nội
bày bánh kẹo bán cho mấy đứa con nít trong xóm, kiếm chút ít tiền lẻ mua
gạo nấu cơm cho tôi ăn. Bữa ăn chỉ có chén muối ớt, chan nước cho đỡ
thèm canh, ngày nào sang lắm thì có thêm chén nước mắm hay chén nước
tương. Bữa nọ ra chợ mua gạo, thấy người ta quăng mấy vỏ mít sau khi đã
lấy đi những múi mít thơm ngon, nội lượm về, cắt ra những xơ mít, xào
lên ăn với cơm, vậy mà hai bà cháu ăn ngon lành. Mùa mưa đến, nhà chỗ
ráo chỗ ướt, mái nhà lợp lá không thể che chắn nổi sự giận dữ của ông
trời. Mỗi lần mưa như vậy, nhà trở thành sông, hai bà cháu thay phiên
nhau hì hục tát nước ra ngoài cho đến khi xây được bậc cửa ngăn nước.
Mưa cũng có cái hay, c ó thể hứng nước mưa để xài. Hai cái lu nước sau
nhà được dịp no nê, đỡ tốn tiền mua nước máy. Mùa nắng trời nóng lắm,
ánh mặt trời hắt vào tường như thiêu đốt, nước không có, phải đi câu hay
mua nước những nhà xung quanh, nhưng không phải lúc nào người ta cũng
sẵn lòng bán. Trời nắng thì bánh kẹo bán đắt hàng hơn, trời mưa con nít
làm biếng ra đường nên bán không được bao nhiêu. Trong khi tôi bệnh tới
bệnh lui thì nội hình như chẳng bao giờ bệnh. Có lẽ nội giấu căn bệnh
trong lòng, không nói ra, chỉ biết ngày nào nội cũng làm việc, cũng nấu
cơm cho tôi ăn.
Tôi thích được nội dẫn đi
chợ. Nội hay mua chè bột lọc cho tôi. Hồi đó ăn cơm còn thiếu thốn nói
chi ăn chè. Món chè này được xem là sơn hào hải vị đối với tôi. Tôi ăn
từ từ không dám ăn nhanh, sợ nó hết. Ở nhà, nội hay cho tôi ăn kẹo ú,
cái kẹo bây giờ chẳng có ai bán nữa. Nó được quến một lớp bột bên ngoài,
nếu thổi lớp bột đó đi, có thể kéo dài ra như kẹo kéo vậy. Vậy mà tôi
ăn ngon lành. Nhà không có ti vi nên tôi thường hay sang nhà hàng xóm
coi ké, nếu có ti vi thì cũng không có điện mà coi. Tôi đã quen với ngọn
đèn dầu ngồi đọc truyện tranh, ngày nào may mắn lắm thì thắp đèn cầy.
Không biết nội còn nhớ đến ông nội không, hay mấy người con của nội.
Nhiều đêm, nội ngồi bên ánh đèn dầu kể tôi nghe chuyện đời xưa, chuyện
lấy chồng, chuyện sinh con, chuyện chạy giặc.
Già thì có bệnh của già. Nội
đau hết chỗ này đến chỗ kia và không còn đủ sức để làm việc nữa. Ăn muối
nhiều quá nên đau gan, nội nằm một chỗ và thỉnh thoảng cứ rên rỉ suốt.
Không biết có ai chỉ mà nội tập niệm Phật. Hết niệm câu Nam Mô A Di Đà
Phật rồi đến câu Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhờ niệm vậy mà cái đau đỡ
đi phần nào. Ngày xưa, chiến tranh triền miên, nội nguyện, thà ta ăn
muối mà có hòa bình còn hơn là ăn cao lương kỹ vị mà con người cứ đánh
nhau. Hòa bình đến, nội ăn muối thiệt, nhiều khi không có muối để ăn,
nhìn nội ngồi ăn cơm chan nước không mà ăn ngon lành. Bây giờ cháu nội
đã lớn có thể mua cho nội đồ ăn này nọ nhưng nội không đủ sức ăn nữa.
Mỗi ngày chỉ húp được cháo hay uống vài ngụm sữa
Căn phòng nơi nội nằm không có một ảnh Phật nào, nhưng nội vẫn nằm niệm. Về già nội mới bắt đầu có đức tin nơi Phật. Quãng đời thanh xuân ác nghiệt quá, một câu niệm Phật cũng không nổi nên lúc này, nằm đây, không làm được gì ngoài câu niệm Phật. Tôi nghĩ nội đau lắm nhưng không biết gì để giúp nội, bác sĩ đã bó tay với căn bệnh và bây giờ chỉ chờ nhắm mắt xuôi tay thôi. Tôi làm nhiều thứ để hồi hướng và rải tâm từ đến cho nội, mong rằng nội có thể tìm thấy sự thanh thản, không bị dính mắc trong cái đau của thể xác và tâm hồn
Căn phòng nơi nội nằm không có một ảnh Phật nào, nhưng nội vẫn nằm niệm. Về già nội mới bắt đầu có đức tin nơi Phật. Quãng đời thanh xuân ác nghiệt quá, một câu niệm Phật cũng không nổi nên lúc này, nằm đây, không làm được gì ngoài câu niệm Phật. Tôi nghĩ nội đau lắm nhưng không biết gì để giúp nội, bác sĩ đã bó tay với căn bệnh và bây giờ chỉ chờ nhắm mắt xuôi tay thôi. Tôi làm nhiều thứ để hồi hướng và rải tâm từ đến cho nội, mong rằng nội có thể tìm thấy sự thanh thản, không bị dính mắc trong cái đau của thể xác và tâm hồn
Nội ra đi trong một buổi sáng
êm đềm, trời nắng và làn gió mát dịu. Tôi không biết nội có vãng sanh
hay không nhưng ước nguyện nội quay về với bến bờ bình yên. Mặt trời đã
lên cao từ lâu. Nội đi trong muôn ngàn thương nhớ. Một cuộc đời đã qua
và một cuộc đời khác sẽ tới. Nội không còn nhưng nội vẫn ở trong tôi,
vẫn đang ở đây với biết bao trìu mến.
Ta đi trong muôn ngàn thương nhớ
Nhớ mẹ cha nhớ những bến bờ
Ta đã qua mấy lần trẻ thơ
Ta lầm lỡ ta cười ta khóc.
Nhớ mẹ cha nhớ những bến bờ
Ta đã qua mấy lần trẻ thơ
Ta lầm lỡ ta cười ta khóc.
Mái đầu xanh nay đà bạc tóc
Ta về thôi sự sống đợi chờ
Bởi vì đời đẹp như bài thơ
Nơi bùn nhơ đóa sen vừa nở.
Ta về thôi sự sống đợi chờ
Bởi vì đời đẹp như bài thơ
Nơi bùn nhơ đóa sen vừa nở.
Ta ngồi đây lắng nghe nhịp thở
Để biết rằng đời không như mơ
Đường sinh tử biết đến bao giờ
Đừng thờ ơ một câu niệm Phật
Đừng thờ ơ một câu niệm Phật
Đàm Linh Thất
Giếng sâu - ông nội...
Cả
ông và tôi đều ngồi bệt xuống sân gạch, mặt thừ đi vì lo lắng. “Con đi
học muộn hơn một tuổi so với bạn bè đó, biết không? Sinh con ra rồi bỏ
cho ông nội chăm nom, chưa thấy ai như bố mẹ con. Chưa ai khổ như ông
già này, gà trống nuôi con rồi gà trống nuôi cháu”, ông nội lạnh lùng,
tỉnh khấc. Tôi ứa nước mắt. Tủi thân! Ai bảo đứa trẻ 7 tuổi không biết
tủi thân là có tội!
Sau 5 năm chờ đợi, nghe tin bố tôi đã
có gia đình ở nước ngoài, mẹ lẳng lặng khăn gói và trả tôi về cho đằng
nội. Người ta bảo bố tôi bên kia giàu sụ, có mấy cái ki ốt bán hàng to
đùng, sao nhà ông nội tôi bé thế, nhìn từ xa như một cây nấm. Quãng
đường từ cổng vào đến nhà rất dài, đi qua một cái ao, một mảnh vườn. Tôi
nhớ mẹ từng kể nhà ông có một cái giếng sâu hun hút. Việc đầu tiên khi
trở về là tôi chạy ra, cắm mặt nhìn xuống lòng giếng. Lòng giếng hẹp và
lạnh lẽo, chỉ soi được một mảnh trời xanh lè bằng cái mẹt.
7 tuổi - lần thứ hai tôi được gặp ông
nội. Có lẽ vì tôi là con gái nên ông không tha thiết, có lẽ vì bố tôi
giàu mà không đoái hoài gì ông. Mẹ bảo ông nội trái tính trái nết lắm,
họ hàng láng giềng chẳng ai ưa. Mẹ dẫn tôi về rồi đi ngay, mặc kệ ngày
mai tôi vào lớp một. Gần sáng, ông vẫn ngủ, ngáy thật to, tôi đạp bình
bịch lên phản, ông tỉnh, ngồi dậy ngay ngắn “Cái gì đấy?”. “Con muốn đi
tắm”. Thực ra là tôi muốn ra nhìn lại cái giếng sâu hun hút. “Tắm giờ
này hả?”, ông nội soi kỹ mặt tôi. “Con ngứa lắm!”, tôi phụng phịu. Ông
nội nhìn kỹ tôi rồi tức tốc kéo như xách tôi ra giếng. Ai đã từng nhìn
thấy ông nội tôi đều phải công nhận tôi đích thị là cháu ruột của ông.
Ông nội và tôi đều nhỏ dẻ, mắt hay lườm lườm, hơi chập điện, chậm chạp
và dễ nuôi một cách… khó chịu, tức là thức gì cũng ăn và nếu dở sẽ ngay
lập tức buông lời chê bai và… tiếp tục ăn.
Gàu nước thứ hai đang ở lưng chừng giếng
thì “tõm”, dây thừng bị đứt, ông nội đánh rơi gàu nước xuống lòng giếng
sâu hoắm. Cả ông và tôi đều ngồi bệt xuống sân gạch, mặt thừ đi vì lo
lắng. “Con đi học muộn hơn một tuổi so với bạn bè đó, biết không? Sinh
con ra rồi bỏ cho ông nội chăm nom, chưa thấy ai như bố mẹ con. Chưa ai
khổ như ông già này, gà trống nuôi con rồi gà trống nuôi cháu”, ông nội
lạnh lùng, tỉnh khấc. Tôi ứa nước mắt. Tủi thân! Ai bảo đứa trẻ 7 tuổi
không biết tủi thân là có tội! “Đã bao lâu rồi không tắm? Nhìn con mà
xem, vãi rau cải khắp tay, chân, cổ, tai”, ông tiếp tục chì chiết. Nước
mắt tôi bắt đầu ứa ra. Tim tôi thắt lại khi thấy ông bám lấy thành giếng
rồi từ từ leo xuống. Tôi nhìn xuống giếng, mắt nhòa đi vì không thấy
ông đâu nữa. Trời nổi dông, mưa ào xuống, tôi vẫn đứng bên giếng. Cho
đến khi ông nội lồm cồm bò lên, tóc tai, mặt mũi đầy đất và rêu, tay nắm
chặt cái gàu múc nước như người chiến thắng cầm cúp vàng thì tôi mếu
máo “thế mà con tưởng ông chìm rồi”. Ông nội cười, đôi môi tái nhợt run
run: “Ông còn phải đưa con đến trường ngày đầu tiên chứ! Không thì khổ
thân cháu tôi lắm!”.
Ông lại nhẫn nại kéo những gàu nước từ
cái giếng sâu hun hút đó lên để tắm cho tôi. Mưa ngừng rơi, ông cũng đã
tắm xong cho tôi, cái dáng nhỏ dẻ lại lui cui chạy vào nhà chuẩn bị cặp
sách, nước từ bộ quần áo ướt của ông rỏ thành những vệt dài từ ngoài
giếng vào nhà. Tôi chạy đi tìm mảnh gương nham nhở duy nhất trong nhà để
soi xem trước khi đến trường mình đã chỉnh tề chưa, mới hay… mình đã
khóc vụng tự lúc nào, trong gương, nước mắt cứ thế dâng tràn trên gương
mặt nhỏ...
PV
Ngoại tôi
Chiều nay 30 Tết, ngồi bên nồi bánh tét sôi sùng sục và nghi ngút khói,
tôi nhớ ngoại quá chừng. Nhớ năm nào ngoại tự tay vớt những cái bánh tét
thơm nồng mùi nếp mới, mùi lá chuối xanh mướt và tất bật cùng với con
cháu chuẩn bị làm mâm cơm cúng cuối năm họp mặt gia đình. Nhớ ngoại
trang hoàng cẩn thận trên bàn thờ ông bà tổ tiên nào bình hoa, mâm ngũ
quả, bánh mứt và hương khói trang nghiêm…Thưở nhỏ tôi ở với ông bà ngoại vì nhà tôi đông anh em mà nhà ngoại không có ai.Mấy dì lấy chồng đều ra ở riêng; ông bà chỉ có duy nhất cậu út mà cậu cũng “ hành phương Nam” làm ăn nên nhà cửa vắng hoe. Ngoài một buổi học ở trường làng, suốt ngày tôi chỉ tha thẩn quanh sân quanh vườn, khi thì lượm mấy lá trầu vàng cho bà ngoại, khi thì nhổ cỏ vườn rau với ông ngoại…Thời thơ ấu cứ tung tăng vô tư chạy nhảy chân sáo; Tết đến chạy vụt qua nhà mình mặc áo quần đẹp ngắm nghía chơi đùa với mấy đứa em một lúc rồi lại cũng chạy sang nhà ngoại. Cứ thế mà mỗi khi Tết đến xuân về tôi lại nhớ ngoại đến nao lòng. Nhớ nhất là những đêm giao thừa, ngoại lần giở quyển vở cất riêng cho tôi rồi viết vào đó mấy lời cầu chúc mà ngoại bảo là” khai bút đầu năm”. Trong tâm trí tôi lúc đó, có cái gì linh thiêng lắm qua lời kể của ngoại và có cái gì tinh nghịch như trò chơi con trẻ ngoại dành cho tôi…Đến tận sau này khi đã lớn, đi học xa nhà rồi đi làm, tôi vẫn gìn giữ nguyên vẹn quyển vở đơn sơ dạo nào của ngoại và xem đó như là” báu vật” của riêng mình.
Ngoại bảo ngày trước cực khổ, ngoại có được đi học đâu. Ngoại đi giữ trâu rồi lén học lóm chúng bạn mấy chữa,b,c,….Mãi rồi cũng biết viết. Chỉ tập viết bằng ngọn lau trắng trên bãi cát ven song mà cũng quen, và ngoại viết chữ đẹp lắm. Không đến trường đến lớp nhưng ngoại đọc thuộc làu không biết bao nhiều câu ca dao, hò, vè.Tuổi thơ của tôi suốt ngày cứ líu ríu bên ngoại.Ngoại kê cho tôi chiếc bàn nho nhỏ ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn rau xanh um; dọc bờ rào, ngoại trồng một hàng dừa thẳng tắp. Ngồi trên bàn viết này. Tôi được hưởng làn gió mát rượi và tiếng chim hót véo von, thích lắm. Ngoài hiên nhà, ngoại đặt một chiếc chõng tre cũ kỹ để ngồi uống trà với mấy người hàng xóm. Có lúc tôi nằm bên ngoại, lặng lẽ nghe ngoại kể truyện hay đọc sách rồi không biết giấc ngủ đên từ bao giờ trong làn hương thơm dịu mát của cây cối quanh vườn. Ngoại bảo sách là người bạn suốt đời đối với những ai suốt đời tự học; vì thế, con phải biết quý sách và thường đọc sách. Như ngoại tự học và tự đọc rồi thành quen, không thì thấy thiếu thiếu một cái gì đó bứt rứt lắm. Những lúc hai ông cháu ra vườn bắt sâu hay chăm tỉa luống cải, luống ngò, ngoại lại thủ thỉ trò chuyện với tôi như thế
Tết đến xuân sang, ngoại nhiều việc lắm. Lúc nào cũng thấy ngoại bận tay
chăm lại chậu cây kiểng, vun gốc cả vạt hoa vạn thọ trước sân, sửa sang
trang hoàng lại ngôi nhà cho tươm tất hơn….Chưa xong trong nhà , ngoại
tất tả sang nhà thờ tộc, ngôi miếu làng…Ngoại bảo, vào dịp Tết cái gì
cũng phải gọn nghẽ, khang trang, nhất là nơi thờ tự ông bà tổ tiên. Thấm
thoát đã đến chiều ba mươi, nhưng ông ngoại đã chuẩn bị đâu vào đó cả
rồi. Đúng giây phút giao thừa, việc trước tiên là ngoại thắp nén nhang
lên bàn thờ. Sau đó, trên chiếc bàn đặt giữa nhà, ngoại lấy tờ giấy hồng
viết vào bốn chữ” Ngũ phúc lâm môn” bằng chữ Quốc ngữ cách điệu. Trong
tư thế ung dung, thanh thàn, từng nét chữ của ngoại dần dần hiện lên
trên mặt giấy trong mùi nhang thơm phức tỏa khắp nhà. Tôi lặng lẽ nhìn
ngoại viết từng nét một; trông mềm mại, thanh thoát làm sao. Rồi ngoại
bảo tôi dán ngay trước cổng, nó rằng đấy là lời cầu chúc cho gia đình
mình năm tới có nhiều điều may mắn, hạnh phúc. Xong rồi, ngoại bảo tôi
lấy một quyển vở, rồi ngoại viết vào đó những lời chúc cho riêng tôi.
Tiếc rằng trong tâm trí của đứa trẻ ngây ngô của tôi lúc bấy giờ, tôi
làm sao hiểu hết những thâm tình mà ngoại dành cho tôi. Ngoại xoa đầu
tôi, mỉm cười, cái cười thật hiền hậu làm sao! Đêm khuya tĩnh mịch, đất
trời vào xuân nghe như cỏ cây trở mình thay áo mới. Lạ thay tôi không
thể nào say ngủ như những đêm trước mà cứ thao thức về những dòng chữ
ngoại viết, cả dòng chữ đã dán trước sân nhà và dòng chữ trong trang vở
tôi đã cất cẩn thận. Rồi mien man ao ước trời sáng thật mau, để được mặc
quần áo mới và được ngoại “lì xì” đầu tiên…
Bây giờ, ông bà ngoại đã đi xa. Ngôi nhà vẫn còn nguyên đó với gian thờ, chiếc bàn kê giữa nhà, chiếc chõng tre cũ kỹ ngoài hiên đã lên nước bóng loáng. Theo” sở nguyện”, ngoại và cậu út đã xây một ngôi nhà, chưa hẳn là từ đường, để hương khói ông bà tổ tiên, bên cạnh ngôi nhà để ở. Mỗi dịp Tết đến xuân về, con cháu lại tề tựu sum họp và thắp nén nhang thành kính. Với tôi, mỗi lần về đây, tôi như gặp lại tuổi thơ trong veo của mình, thấy như đang lắng từng tiếng của ngoại kể chuyện hay đọc sách cho nghe, hay thấy đang cùng ngoại chăm chút cây cối trong vườn. Trước sân, cây mai tứ quý vẫn còn đó, hoa nở vàng rực. Tôi càng nhớ hơn những đêm giao thừa, nhớ ngoại mặc tấm áo dài lụa đen, đầu vấn khăn đen đứng vái trước bàn thờ ngan ngát khói hương trầm mặc, rồi khai bút đầu năm. Đọc lai những dòng chữ năm nào giao thừa ngoại dành cho tôi, nước mắt nhớ ngoại, thương ngoại cứ lăn dài.,,
Bây giờ, ông bà ngoại đã đi xa. Ngôi nhà vẫn còn nguyên đó với gian thờ, chiếc bàn kê giữa nhà, chiếc chõng tre cũ kỹ ngoài hiên đã lên nước bóng loáng. Theo” sở nguyện”, ngoại và cậu út đã xây một ngôi nhà, chưa hẳn là từ đường, để hương khói ông bà tổ tiên, bên cạnh ngôi nhà để ở. Mỗi dịp Tết đến xuân về, con cháu lại tề tựu sum họp và thắp nén nhang thành kính. Với tôi, mỗi lần về đây, tôi như gặp lại tuổi thơ trong veo của mình, thấy như đang lắng từng tiếng của ngoại kể chuyện hay đọc sách cho nghe, hay thấy đang cùng ngoại chăm chút cây cối trong vườn. Trước sân, cây mai tứ quý vẫn còn đó, hoa nở vàng rực. Tôi càng nhớ hơn những đêm giao thừa, nhớ ngoại mặc tấm áo dài lụa đen, đầu vấn khăn đen đứng vái trước bàn thờ ngan ngát khói hương trầm mặc, rồi khai bút đầu năm. Đọc lai những dòng chữ năm nào giao thừa ngoại dành cho tôi, nước mắt nhớ ngoại, thương ngoại cứ lăn dài.,,