Về với biển...
Rồi tất cả sẽ bay về với biển,
Sóng ngàn khơi đưa tiễn cuộc đi xa...
Giữ được gì trong những tháng ngày qua ?
Long lanh lệ trên mi người ở lại ?!
Chim bay đi, đi xa và xa mãi....
Luyến lưu chi cho một kiếp phù du ?
Kỷ niệm buồn xin cất giữ thiên thu !
Mãi mãi đẹp trong biệt mù cõi nhớ !!
NM
chim bay về biển
Một mai chim bỏ bay về biển
Ta đứng một mình ngó nhánh sôngTa khóc nhìn theo giòng nước chảy
Nghe trăm ngọn sóng vỗ trong lòng
(Sương Mai)
Một cánh chim vừa bay
ra biển, nhỏ dần rồi mất hút giữa mênh mông. Tôi mơ hồ như hình ảnh của
chính mình đang tìm về quê cũ. Hình dung đến thành phố Nha trang xưa,
nơi mà nếu không có biển sẽ không còn lãng mạn để người ta nhắc nhớ, đắm
say, cũng có thể làm nhẹ đi ít nhiều tiếc nuối của nhưng người Nha
trang xa xứ. Bờ biển cát từng chôn giấu những hang động tuổi thơ và ôm
ấp dấu tích của bao cuộc tình thơ mộng, nước biển đã cuốn trôi đi, nhưng
không thể xóa mất trong ký ức của nhiều cặp tình nhân mà bây giờ tóc ai
cũng bạc. Âm thanh những ngọn sóng rì rào đã dệt nên những bài thơ,
những bản tình ca từng làm khuấy động bao trái tim người, mà dư âm dường
như vẫn còn vang vọng mãi.
Nha trang đẹp đẽ, hiền hòa và thơ mộng đó bây giờ đã không còn nữa. Đã trở thành một Nha trang xa lạ, như thuộc về ai đó chứ không phải của mình. Đó là cảm nhận xót xa của đám bạn bè tôi, không chỉ người đã rời xa mà cả những người vẫn còn ở lại với Nhatrang, sống với Nhatrang gần trọn một đời.
Nha trang đẹp đẽ, hiền hòa và thơ mộng đó bây giờ đã không còn nữa. Đã trở thành một Nha trang xa lạ, như thuộc về ai đó chứ không phải của mình. Đó là cảm nhận xót xa của đám bạn bè tôi, không chỉ người đã rời xa mà cả những người vẫn còn ở lại với Nhatrang, sống với Nhatrang gần trọn một đời.
Nhà văn Nguyễn xuân Hoàng, một đồng môn huynh trưởng cùng trường Võ Tánh, sau 15 năm trở lại Nhatrang, đã viết:
“Mười lăm năm sau ngày ra
khỏi nước, tôi quay trở về như một người xa lạ. Thành phố tôi đã ở thời
tuổi nhỏ như nhỏ lại, những con đường quen đã xa lạ, tiếng sóng biển
vọng lại âm thanh đều đặn kỳ quái của một vùng biển chết nào. Bãi cát
không còn cái màu của thời tôi mới lớn và rừng dương đã bi xóa khỏi bản đồ trái tim.
… tôi trở về nhìn lại biển xưa thấy
không còn lại chút dấu vết nào của những ngày trốn học, những buổi trưa
hạnh phúc nằm trên bãi cát, gối đầu lên hai cánh tay, đấp mặt bằng cành
lá dừa, ngủ một giấc chờ đến giờ tan học lủi thủi trở về”( trích trong “Nhà Từ Đường” tháng 5.2013- trên VOA)
Một chị bạn , hiện định cư ở thành
phố Seattle bên Mỹ. Năm 1954 là một cô bé 7 tuổi, di cư theo gia đình từ
Hà nội vào Sài gòn. Ông bố là quân nhân, được bổ nhậm ra một đơn vị ở
Nhatrang. Cô rất vui mừng được theo cha ra sống ở thành phố biển. Thi
đậu vào lớp đệ thất trường Võ Tánh. Nhưng chỉ mấy năm sau lại bịn rịn
bỏ lại bạn bè, theo bước chân cha ra tận Quảng Nam, rồi Huế. Sau này trở
thành cô giáo trung học, lên cao nguyên sống với phố núi và đám học trò
Kinh – Thượng, giữa chiến tranh vây bủa, may mắn sống còn trong lần di
tản kinh hoàng trên con đường Tỉnh Lộ 7B.Vậy mà một thời tuổi thơ ngắn
ngủi ở Nha trang lại là mảng quá khứ đẹp đẽ nhất. Trong ký ức và cả
trong trái tim, chị đã dành ngăn lớn nhất cho Nha Trang . Sang Mỹ định
cư khá lâu, chị háo hức trở về thăm Nha trang, để rồi “chỉ thấy lòng
buồn rười rượi, bởi đang đi trên đất Nha trang mà cảm giác như mình là
kẻ lạ, không tìm thấy bóng dáng Nha trang của mình ngày trước”.
Hai người bạn học cùng lớp với tôi. Sinh
ra ở Huế, nhưng lớn lên và gần trọn một đời sống với Nhatrang. Trước 75
đều là thầy, cô giáo trung học, giờ chỉ âm thầm nhìn đời từng ngày trôi
đi vô vị, viết những bài thơ buồn trước bao điều đổi thay ngao ngán. Họ
ở lại với Nha trang cho đến hôm nay, sau bao nhiêu lần tưởng chừng Nha
trang đã hất hủi, đuổi xô, không còn chỗ cho họ dung thân. Hai người bạn
của tôi rất chí tình với bạn, sống chết với quê, vậy mà đã bao lần than
thở: “không ra đi như mi, tớ ở lại với Nhatrang mà vẫn
không tìm ra Nhatrang của bọn mình ngày trước! Không có gì đau hơn là
sống trên chính đất nước mình mà cứ mãi hoài vọng một quê hương!”
Và họ chỉ còn gặp lại Nhatrang trong ký ức, trong những bài thơ họ viết
về một thời quá khứ, nghe chừng đã rất xa xưa như trong tiền kiếp:
mảnh trăng khuya vòi või chờ ai
trong cỏ ướt dế buồn thao thức
giữa quê nhà sao mãi hoài hương.
…
nghe âm u gió tạt mùa xa
người đứng giữa trời không – luyến tiếc
nghĩ ngợi gì tóc rủ sương pha.
….
Bao năm tìm lại con đường
nẻo xanh ngần ngại nghe chừng rất xa
chiều thu xứ ấy mù sa
tình thu thuở ấy cũng là chiêm bao.
(đ.ư.v)
Đám học trò bọn tôi thưở ấy, giờ tóc
ai cũng bạc. Sau cuộc thăng trầm quá lớn, nhiều khi tưởng mình giờ là
một người nào khác. Dù còn sống ở quê nhà hay lưu lạc tha phương, ai
cũng đã phải trải qua một cuộc đổi đời bi thảm. Vết thương lớn, nhỏ
trong lòng dường như vẫn chưa lành.
Lần trở lại Nha trang duy nhất để
tìm bốc mộ thân phụ bên ngoài một trại tù “cải tạo”, cách đây đúng mười
năm, tôi đi một mình trên những con đường xưa, nghe tiếng sóng vỗ xa xa
mà trong lòng chỉ còn dội lại những dư âm ngày cũ.
Tôi may mắn gặp lại vài ba người bạn học. Nhưng dường như tất cả đều nở nụ cười không trọn. Vui đó rồi buồn đó, bởi mỗi người một số kiếp long đong.
Tôi may mắn gặp lại vài ba người bạn học. Nhưng dường như tất cả đều nở nụ cười không trọn. Vui đó rồi buồn đó, bởi mỗi người một số kiếp long đong.
Một thằng bạn rất thân,cùng học ba năm
cuối ở trường Võ Tánh. To con, đẹp trai và học giỏi. Sau này cũng là bạn
lính. Ở tù hơn bảy năm nên bạn bè ai cũng nghĩ là nó đã đi diện HO và
đang nổi trôi nơi nào trên nước Mỹ, không ngờ tôi còn gặp lại nó ở
Nhatrang. Mặc dù bây giờ nó không được phép ở lại trong ngôi nhà và
thành phố Nha trang xưa của nó.
Sau sáu tháng vào tù, căn nhà nhỏ của nó
ở Nha trang bị tịch thu, cô vợ “Bắc Kỳ nho nhỏ” mang ba đứa con (mà đứa
lớn nhất mới vừa năm tuổi) giao cho bà nội ở trên Thành, Diên Khánh,
rồi sang sông…về đâu đó, không bao giờ trở lại. Bà nội thì già, mấy đứa
nhỏ bấu víu vào ông chú, vừa tốt nghiệp kỹ sư Nông Lâm Súc, nhưng bởi có
ông anh là “ngụy đang cải tạo”, nên đi làm phụ hồ cho một ông thợ nề là
bác họ. Trong lúc phụ hồ sửa sang một bệnh viện, anh làm quen được một
chị đầu bếp. Không biết tài ăn nói thế nào mà anh làm cô động lòng trắc
ẩn, thương cảm hoàn cảnh mấy đứa cháu dại không mẹ không cha. Cô sẵn
sàng làm mẹ nuôi. Với tất cả tiền bạc và tấm lòng, đã cưu mang ba đứa bé
không thua gì một người mẹ. Ba đứa nhỏ lớn lên cứ tưởng cô là mẹ. Cái
tình mẫu tử này sao mà hiếm hoi và bi tráng quá. Thì ra trong cái thời
nhá nhem tình nghĩa ấy vẫn có những tấm lòng còn hơn cả những chữ Từ Bi
viết trong mấy ngôi chùa.
Bảy năm sau, thằng bạn tôi được thả về,
cúi mình trước người con gái ân nhân để xin nói một lời tạ ơn. Cô nắm
tay ngăn lại. Đúng giây phút ấy, bốn mắt nhìn nhau và cùng rơi lệ. Họ ôm
nhau, yêu nhau rồi lấy nhau. Hôm gặp chị, tôi tò mò hỏi lý do nào chị
lại yêu và lấy thằng bạn khốn cùng của tôi trong lúc chị còn con gái.
Chị bảo vì không thể rời xa ba đứa nhỏ mà chị xem như con ruột của mình.
Chính cái tình thương và sự gắn bó ấy mà chị trở thành vợ của ba nó.
Còn tôi thì lại mơ màng suy ngẫm đến hai chữ duyên nợ của đất trời. Sau
này chị làm đầu bếp cho một nhà hàng ở bờ biển Nha trang. Thằng bạn tôi
và mấy đứa con vẫn sống trên Thành, vì với cái lý lịch đen, không thể
xin được cái hộ khẩu trở về thành phố cũ. Còn chị vợ thì tiếc cái hộ
khẩu ở thành phố, mà không muốn chuyển lên vùng quê Diên Khánh.
Cũng chính vì Nha trang đã tạo nên cái
hộ khẩu mỗi người mỗi nơi ấy, mà khi thằng bạn của tôi được gọi phỏng
vấn xin đi theo diện HO, bị phái đoàn Mỹ từ chối, trả lại hồ sơ và sỉ vả
một trận, vì nghĩ chị vợ tốt bụng này chỉ là vợ giả, trả tiền cho nó để
được bỏ nước ra đi. Chuyện tình ngay mà lý gian ấy cũng đã làm vợ chồng
tốn kém và khốn khổ một thời. Sau mấy lần khiếu nại, cái ân sủng cuối
cùng là: chỉ có người cha và ba đứa con được ra đi vào đợt cuối HO. Còn
chị vợ sẽ vĩnh viễn không bao giờ được bước chân đến Mỹ.
Bạn tôi quyết định ở lại với người vợ ân tình, mà anh coi như ông trời đã sai xuống dương trần này để gánh vác cho mấy cha con.
Bây giờ ba đứa con đã là người lớn.
Thằng bạn tôi ở nhà chăm sóc ngôi từ đường, nuôi mấy con heo và nấu cơm
cho con cho vợ. Chị ấy vẫn làm ở khách sạn dưới Nha Trang, tối lại chạy
về Diên Khánh!
Hôm đứa con gái lớn lấy chồng, chị
khuyên mãi thằng bạn tôi mới báo tin cho bà mẹ ruột bạc tình, bây giờ
đang lấy một ông chồng người Thụy Sĩ. Bà ấy cũng vác bộ mặt đầy son phấn
trở về. Nhưng đứa con gái chỉ cho bà đến nhà hàng dự tiệc mà từ chối sự
hiện diện của bà trong hôn lễ. Con bé bảo rằng, bà chỉ là một cái máy
đẻ ra tôi, nhưng mẹ tôi chính là vợ của ba tôi bây giờ.
Tôi rót một ly rượu mừng cho cả cái vô
phúc lẫn cái diễm phúc của thằng bạn cũ, nhưng rót đến hai ly để mời vợ
nó. Một ly mừng và một ly để nói hộ giùm tôi lòng biết ơn và ngưỡng mộ.
Tôi quay sang bảo thằng bạn:
– Dường như chính phủ Mỹ vừa cho mở lại diện HO, mày thử nộp đơn lại xem sao.
Nó xua tay:
– Tao chẳng cần đi đâu nữa, vì ở đâu có bà vợ tao đây là ở đó có thiên đường.
Tôi đùa:
– Mày nói còn hay hơn mấy ông linh mục trong nhà thờ.
Tôi choàng tay ôm vợ chồng nó mà nước
mắt trào ra. Tôi nghĩ, nó vẫn còn tác phong của một thằng lính. Khi chia
tay, nó ôm vai tôi buồn bã:
-Mày thấy không, cái thành phố Nha
trang mà tao sống cả một thời đẹp đẽ, giờ cũng phụ bạc tao, gây cho gia
đình tao bao khốn khó! Từ ngày thuộc về bọn CS, Nhatrang với tao là một
vùng đất xấu, lạ lẫm. Mày còn nhớ tác phẩm tiếng Pháp “Le domaine maudit” của ông thầy Cung Giũ Nguyên?
Tôi thực sự chưa hiểu, chỉ thấy mơ hồ có một điều gì đó không ổn trong cách suy tư của nó. Nhưng tôi cảm được nỗi đau của nó.
Một cô bạn học từ những năm đệ ngũ, đệ
tứ bên trường Văn Hóa. Một lần sang Mỹ thăm cô con gái là sư cô ở một
ngôi chùa vùng Los Angeles, bất ngờ đọc được bài viết của tôi trong Đặc
San Liên trường Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang, trong đó tôi có
nhắc đến tên nàng, rồi lần mò tìm ra tông tích của tôi. Ngày xưa là một
cô bé khá xinh và học giỏi. Sau này có thời làm phóng viên chiến trường.
Ông chồng gốc Võ Bị Đà Lạt, chết một tháng trước ngày có chuyến bay
theo diện HO, nên nàng và hai cô con gái không được đến Mỹ. Dắt con lưu
lạc khắp nơi, với một số vốn liếng của mẹ cha để lại. Nàng bảo nhiều lúc
nhớ Nhatrang lắm, thử quay về, nhưng rồi thấy lạc lõng, mọi thứ chỉ mới
đây thôi mà sao giờ trở thành xa lạ quá. Cuối cùng, mẹ con quyết định
mua một căn nhà bên cạnh Quan Âm Tự ở Sài Gòn xa lạ. Cô con gái út vừa
học đại học vừa tu học trong chùa. Còn nàng thì tu tại gia và cũng là
một nhà thơ. Hôm ngồi trên máy bay trở lại Bắc Âu, tôi đọc hết hai tập
thơ của nàng ký tặng lúc chia tay. Có nhiều bài tiếc nhớ Nhatrang xưa.
Nha trang của nàng và của đám bọn tôi. Nàng làm thơ Đường thật hay và
cảm động. Tôi nghĩ, nếu Đức Phật mà đọc được thơ của nàng chắc cũng phải
rơi nước mắt xuống tòa sen.
Một thằng bạn khác cùng học trường Võ
Tánh. Sau này gặp nhau trong cùng một đơn vị lính. Đánh giặc rất lì,
nhưng luôn bị “đì” bởi bản tính ngang tàng không nể mặt cả cấp chỉ huy.
Trong khi đang ở tù ngoài Bắc, chị vợ ở nhà chán chường cuộc sống, lội
xuống biển Nha trang tự vẫn, để lại một thằng con trai năm tuồi. Nơi
người ta tìm ra thi thể của chị, chính là bờ cát dấu tích yêu đương hẹn
hò, thưở hai người mới quen nhau.
Ra tù, không thể sống trên thành phố quê
hương một thời đẹp đẽ giờ chỉ còn là mảnh đất thê lương tang tóc, mỗi
ngày phải ám ảnh bởi cái chết đau đớn của người vợ trẻ đẹp dấu yêu, nó
dắt mẹ già và đứa con thơ vượt biển. Sang Mỹ, nhờ mẹ chăm sóc cho đứa
con, nó vừa đi làm vừa đi học. Được bạn bè khen, nó bảo: “chẳng phải
tao siêng năng chăm chỉ gì đâu, nhưng vì không muốn còn có chút thì giờ
rảnh rang nào để nghĩ ngợi mông lung, hồi tưởng về một quá khứ đau
lòng”. Nó chưa bao giở về lại Nhatrang. Bạn bè ai cũng phục khi nó
lấy được bằng Cao học Tâm Lý ( Master of Psychology) và có công việc làm
lương cao, ổn định. Trong đám bạn bè bất hạnh, nó là đứa thành công
nhất. Bỗng một ngày được tin nó chết. Chết đau đớn. Thuê phòng trong một
khách sạn ở gần nhà, rồi đến đó dùng súng bắn vào đầu mình tự sát, để
lại mấy lá thư. Tôi nhận được lá thư nó viết cho tôi, được cảnh sát giao
lại, nét chữ đẹp đẽ ngay ngắn, chứng tỏ nó rất bình tĩnh trước khi tự
kết liễu đời mình.
“Xin lỗi mày, tao đi trước mà không
kịp chia tay với mày. Bọn mình rồi sẽ như những con chim đã đến lúc phải
bay về với biển. Mày đừng nghĩ là tao buồn. Tao vui lắm đó. Thôi thì
tao đi trước để dọn chỗ cho bọn mày, đám bạn bè thân thiết nhất của tao.
Chỉ có một điều tao tiếc và ân hận là đã không được chết ở chiến trường
như bọn thằng Lâm, thằng Bê, thằng Pho, anh Tài, Đức”.
Đọc xong thấy lòng đau đớn như có nhiều vết chém, vậy mà không biết vì sao tôi không khóc được.
Những người tiễn đưa nó hôm ấy, hầu hết là bạn bè cùng đơn vị xưa, và một số bạn học cùng trường Võ Tánh Nha trang.
Năm ngoái, một chị bạn cùng trường
Võ Tánh, cùng học Ban C sau tôi một năm, định cư ở Canada, cũng đã ra
đi, sau hơn hai năm chống chọi với căn bệnh ung thư. Tôi và có lẽ hầu
hết bạn bè Võ Tánh rất mến phục cô bạn có tấm lòng và rất khí khái này
từ những năm 1962-1963. Mọi người đã ưu ái tặng chị biệt danh “Nữ hoàng
xuống đường”. Luôn sống hết lòng với bạn bè và quê hương đất nước. Quyết
liệt, kiên cường trước những bất công, bạo lực. Những ngày lâm bệnh,
sớm ngộ Đạo Đất Trời, chị buông bỏ tha thứ hết những hờn giận ân oán
riêng tư. Một thời gian trước khi mất, chị vẫn liên lạc trao đổi với
tôi về những kỷ niệm Nha Trang, về tình hình chính trị ở quê nhà với
nhiều hy vọng, và tiếc là không thể sống lâu hơn để chứng kiến ngày chế
độ Công sản man rợ độc tài cáo chung trên quê hương. Chị ra đi, để lại
bao thương tiếc cho gia đình, người thân và tất cả bạn bè. Chị mong muốn
và dặn dò, sau khi chị mất xin gia đình hỏa thiêu và mang tro cốt của
chị rải ở ngoài khơi Thái Bình Dương để hương linh của chị theo biển
trôi về quê nhà, bên kia bờ đại dương, ở đó có bãi biển Nha trang thơ
mộng, nơi chị sống cả một thời tuổi thơ và lớn lên với những vui buồn,
vinh nhục.Tôi hình dung đây không phải là cánh hải âu mà là một cánh đại
bàng hùng vĩ, đẹp đẽ vừa bay về với biển.
Cuối tháng 2/2013, trước khi trở về
lại Bắc Âu, tôi bất ngờ nhận được hung tin: hiền thê của một anh bạn qua
đời vì một chứng ung thư khó chữa. Chị là cựu nữ sinh Nữ Trung Học Nha
Trang, và sau này là một người đàn bà tuyệt vời. Gia đình anh chị là một
đại gia đình quân đội. Các con của chị đều là sĩ quan trong quân đội
Hoa Kỳ, một cô con gái tốt nghiệp từ quân trường nổi tiếng West Point.
Sau này đều trở thành những bác sĩ, luật sư. Phu quân của chị là một
người bạn, người đàn anh của tôi ở trường Võ Tánh cũng như trong quân
đội ngày trước. Con nhà giàu, đẹp trai và tính tình hào hoa vui tính. Là
môt sĩ quan trẻ đầy phong độ khi tốt nghiệp từ trường Võ Bị Đà Lạt, đối
tượng của nhiều cô con gái Nha trang thuở ấy. Ngày anh quyết định làm
đám cưới với chị, chắc chắn có nhiều cô tốn khá nhiều nước mắt. Cuộc
tình đẹp. Một gia đình thành công, hạnh phúc. Chị luôn bặt thiệp vui vẻ,
hết lòng với bạn bè, đồng môn, đồng đội cũ của chồng. Nụ cười lúc nào
cũng nở trên môi. Ai cũng quí mến chị. Vậy mà đùng một cái, chị ra đi,
đột ngột chẳng ai ngờ.
Hôm dự dám tang chị, rất nhiều bạn bè cùng khóa Võ Bị với anh và đồng môn thân quen thời Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha trang, từ mọi nơi về tiễn biệt. Trong nhà nguyện không còn chỗ đứng. Anh chồng ốm nhom, tiều tụy. Khi nói lời chia buồn, tôi ôm đôi vai gầy gò mà thấy thương anh, tội nghiệp. Khuôn mặt hốc hác, đôi mắt quầng thâm. Tôi nghĩ là anh đã khóc thầm nhiều lắm, ở cái tuổi đã trải qua bao thăng trầm mất mát, tưởng như không còn nước mắt.
Khi nhìn quan tài chị được đưa vào lò thiêu. Cửa lò đóng lại. Tôi tưởng tượng, lại thêm một cánh chim đẹp đẽ nữa vừa bay về với biển.
Hôm dự dám tang chị, rất nhiều bạn bè cùng khóa Võ Bị với anh và đồng môn thân quen thời Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha trang, từ mọi nơi về tiễn biệt. Trong nhà nguyện không còn chỗ đứng. Anh chồng ốm nhom, tiều tụy. Khi nói lời chia buồn, tôi ôm đôi vai gầy gò mà thấy thương anh, tội nghiệp. Khuôn mặt hốc hác, đôi mắt quầng thâm. Tôi nghĩ là anh đã khóc thầm nhiều lắm, ở cái tuổi đã trải qua bao thăng trầm mất mát, tưởng như không còn nước mắt.
Khi nhìn quan tài chị được đưa vào lò thiêu. Cửa lò đóng lại. Tôi tưởng tượng, lại thêm một cánh chim đẹp đẽ nữa vừa bay về với biển.
Tôi nghĩ rồi sẽ có môt ngày, thế hệ bọn
tôi, những cô cậu học trò rời trường Võ Tánh vào những năm đầu thập niên
60, bây giờ đều đã trên tuổi 70, sẽ lần lượt ra đi. Tất cả cuối cùng
rồi cũng là những cánh chim bay về với biển.
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn. Thành phố đã cho họ một thời tuổi thơ đẹp đẽ hoa mộng, nhưng cũng đã để lại trong lòng họ quá nhiều đớn đau, mất mát sau cuộc đổi đời. Những hang động tuổi thơ và dấu tích của những cuộc tình ngày xưa, tất cả giờ chỉ còn là cổ tích. Tôi nhớ lời thằng bạn còn ở lại Nha Trang, nhớ tới thầy tôi, nhà văn Cung Giũ Nguyên và tác phẩm Le Domaine Maudit viết từ năm 1961, như là một tiên tri của Thầy.
Bỗng lòng tôi chợt thoáng lên một chút băn khoăn. Những cánh chim di xứ ấy sẽ bay trở về đâu, khi Nha Trang ngày xưa của họ đã thực sự không còn. Thành phố đã cho họ một thời tuổi thơ đẹp đẽ hoa mộng, nhưng cũng đã để lại trong lòng họ quá nhiều đớn đau, mất mát sau cuộc đổi đời. Những hang động tuổi thơ và dấu tích của những cuộc tình ngày xưa, tất cả giờ chỉ còn là cổ tích. Tôi nhớ lời thằng bạn còn ở lại Nha Trang, nhớ tới thầy tôi, nhà văn Cung Giũ Nguyên và tác phẩm Le Domaine Maudit viết từ năm 1961, như là một tiên tri của Thầy.
Những bước chân âm thầm
Âm thầm,
Tấm tình anh, âm thầm nhưng sâu lắng,
Giúp cho em vượt khó những ngày qua...
Thư của anh, sâu đậm lại thiết tha,
Trong sâu thẳm chợt thấy lòng rung động !
Em cố vẽ cho mình một hình bóng,
Ngỡ như xa mà đâu biết thật gần...?!
Lòng u buồn rồi cảm thấy bâng khuâng,
Những cánh chim dễ thương
“Chiếc áo màu lá úa của Thục đã làm
cho tôi yêu những hàng cây cằn cỗi, từng vạt cỏ úa tàn. Và tôi cứ ngỡ
mình đang sống giữa mùa thu. Mùa lá rụng!”
Cũng như những lần trước, Thục nhận được một lá thư lạ lùng, ngộ nghĩnh. Người lạ mặt nào đó đã lấy bức tranh có rừng cây trụi lá, đổ bóng hắt hiu để xếp thành một phong bì tuyệt đẹp. Tên và địa chỉ của Thục nằm trên tầng mây trắng bồng bềnh. Bên trong chỉ có tờ giấy nhỏ với nét chữ nghiêng nghiêng , tim tím.
Cũng như những lần trước, Thục nhận được một lá thư lạ lùng, ngộ nghĩnh. Người lạ mặt nào đó đã lấy bức tranh có rừng cây trụi lá, đổ bóng hắt hiu để xếp thành một phong bì tuyệt đẹp. Tên và địa chỉ của Thục nằm trên tầng mây trắng bồng bềnh. Bên trong chỉ có tờ giấy nhỏ với nét chữ nghiêng nghiêng , tim tím.
Vậy mà lòng Thục nghe nôn nao xao động.
Như phù thủy, người lạ đã dùng lá thư phù phép, điều khiển niềm vui,
nỗi buồn của Thục. Không phải mình Thục, mấy cô bạn giao dịch viên cùng
phục vụ chung với Thục trong bưu điện tỉnh nầy cũng xôn xao, hồi hộp và
ao ước. Họ biết có một đôi mắt đang dõi theo từng cử động của Thục để ca
ngợi hoặc là trách móc. Thục như người say, chếch choáng, lâng lâng.
Bây giờ, mỗi ngày đến nơi làm việc là Thục đến với những bất ngờ thú vị.
Thục tưởng như mình đang đi trong ánh mắt ai và Thục đợi chờ lá thư của
một người không quen biết, dù nội dung của nó làm cho Thục đớn đau như
lời lẽ của bức thư đầu.
Hôm đó, ba mẹ Thục giận nhau
Khi Thục đến bưu điện thì mẹ còn nằm khóc trong phòng riêng. Đã vậy, người đầu tiên Thục phải giao tiếp là một bà già lẩm cẩm. Thục chỉ chỗ nầy, bà ký tên chỗ khác. Lãnh có năm mươi ngàn đồng mà bà đếm gần nửa giờ đồng hồ mới xong. Bà còn yêu cầu Thục cho đổi những tờ giấy bạc cũ rách. Bà đi rồi, Thục giận dỗi ném cây bút bi vào ngăn tủ nhưng nó lại rơi xuống đất và viết không ra mực nữa. Thục nóng nảy quăng bút ra sân rồi đóng sầm ngăn tủ. Chắc hẳn đã có nhiều người trông thấy và cả cái người lạ mặt ấy. Hôm sau, Thục và các bạn phải sửng sốt trước chiếc phong bì xám ngắt gởi cho Thục. Bên trong là câu ví von cay độc:
” Cô là con bồ câu có đôi cánh cụt và tiếng gù y hệt … giọng ngỗng kêu !”.
Thục khóc nức nở khi nhớ đến chuồng chim bồ câu của ba. Đó là một căn nhà lợp tôn khá rộng ở trong vườn. Ba Thục đã dùng để nuôi đủ loại bồ câu: Bồ câu Xiêm, Hà Lan, Romain, Mondain…Con nào con nấy xinh xắn, dễ thương vô cùng. Nhưng để bồ câu không bay mất và nhận ra khi chúng lạc sang nhà hàng xóm, ba Thục đã cắt ngắn đôi cánh chim. Mẹ và Thục cứ buồn ngơ, buồn ngẩn mỗi lần trông thấy ánh mắt của chúng. Những chú chim cánh cụt chỉ biết ngước nhìn bầu trời cao vút, rộng thênh thang mà nhớ tiếc những phút giây bay bổng tuyệt vời. Chim lẩn quẩn dưới đất, quanh chân ba. Chúng trở nên nhỏ nhoi, tội nghiệp. Ba rất quí bồ câu nên thường mua đậu xanh về cho chúng ăn. Khi vãi những nắm thức ăn béo bổ này ra sân, ba luôn ăn mặc chỉnh tề, lịch sự : Áo sơ mi bỏ vào quần, giầy có quai hậu như đang tiếp khách nước ngoài. Ông bắt chước tiếng bồ câu gù ” cú cụ, cú cụ…”. Rồi tung những hạt đậu lên cao. Chúng rơi rào rào xuống đầu những con chim cánh cụt đang co ro buồn bã. Hình như bồ câu chẳng chú ý gì đến tình cảm của ba Thục dành cho chúng nên đã lần lượt gục chết. Nhìn thấy ba đứng lặng bên chuồng chim, mẹ nói với Thục:
– Bồ câu thích sống từng cặp trong những ngăn chuồng nhỏ, ấm cúng và xinh đẹp như tổ ấm của đôi vợ chồng mới cưới. Đằng nầy, ba con bắt chúng sống tập thể trong căn phòng rộng mênh mông. Mặc sức gió lùa, mưa tạt. Đã vậy, ba còn cắt trụi đôi cánh, biến chúng thành những con vật xấu xí, dị hình thì làm sao chúng chịu nổi!
Thế mà người nào đó đã gởi một lá thư nặc danh, so sánh Thục với những con chim câu ấy.Và, còn chê giọng nói của Thục giống y hệt giọng ngỗng kêu nữa chứ. Thục căm thù cái người độc ác đó quá. Đúng là anh ta có đi ngang qua nhà Thục nên đã trông thấy chuồng bồ câu mà hiện giờ ba dùng để chứa củi. Anh ta muốn ngạo Thục chứ gì.
Nhưng rồi ngày thứ bảy cuối tuần đó, Thục lại nhận được lá thư kế tiếp tuyệt đẹp với dòng chữ
” Em đã trở thành một giao dịch viên đáng yêu!”.
Những lá thư cứ đều đều bay đến như để ru Thục vào cõi mộng xa xôi, không ngừng nghỉ.
– Thục ơi!
Thục nhìn ra, Anh Khoa đang cười với Thục. Cái mũ nhựa màu vàng to tướng chỉ làm cho đầu anh bự thêm chứ không làm ngắn lại cái cổ dài đặc biệt của anh. Mẹ Thục hay đùa:
– Bưu điện giao cho cháu phát thư là phải! Cháu y hệt chim bồ câu đưa thư ngày xưa.
– Bác nói đúng ghê! Cái túi đựng thư nặng nề nầy cứ ghì hai vai cháu xuống, bảo sao cái cổ cháu chẳng dài ra!
Thục chen vào:
– Vậy thì anh đừng đeo túi nữa mà cột nó vào ba-ga xe đạp là xong.
Rồi cổ Khoa cũng vẫn không ngắn lại được chút nào!
Anh đang đứng trước hàng hiên gọi tiếp:
– Thục! Ra đây anh đưa về. Hôm nay hai bác bận đi dự đám cưới. Thấy anh đi ngang nhà, bác dặn anh tới rước Thục giùm.
Nghe Thục kể lại chuyện những bức thư lạ, ba mẹ Thục bỗng dưng lo lắng. Mẹ sợ người gửi thư là một gã đẹp trai. Ngày nào đó, gã sẽ xuất đầu lộ diện và cướp mất con gái của bà. Còn ba, ba nghi người gửi thư là một cô gái xinh đẹp, đầy mưu mô. Biết đâu, cô ta sẽ tìm gặp Thục mà chỉ dẫn những trò tinh quái, khác thường làm điên đảo bọn đàn ông, con trai. Ông quyết định đích thân đưa đón con gái. Thục không còn được một mình nhởn nhơ đến sở làm nữa. Cô thấy mình đã biến thành con bồ câu cánh cụt của ba.
Chiều nay, ba giao việc đón Thục cho anh Khoa. Cái anh chàng phát thư gàn bướng nầy. Tội nghiệp ba! Cái đáng lo ba không lo. Có bao giờ Khoa đưa Thục về thẳng nhà đâu! Anh có hàng tá lý do hợp lệ để hai người vòng vo nơi nầy, nơi nọ tới tối mịt. Khi thì:” Hôm nay, thư nhiều quá! Anh phải tranh thủ để bà con mừng. Ai mà chẳng đợi thư phải không Thục? Mệt gần chết! Ghé quán uống miếng nước mới được”. Bữa khác thì:”Lúc nầy ốm quá! Anh phải đãi Thục một chầu phở anh mới yên lòng”. Chiều nay, chẳng biết đến tiết mục gì nữa đây?
Như đoán được ý nghĩ của Thục, Khoa hỏi:
– Thục muốn đi chơi hay về nhà?
– Về nhà!
Anh ngẩn ra một lúc rồi đỗ quạu
– Về thì về!
Thục ngồi chưa yên thì anh đã đạp xe vù vù.
Hoảng hồn, Thục ôm chặt lưng Khoa. Hình như bàn tay của Thục làm cho anh lên cơn sốt cấp tính, anh càng lạng lách liên hồi. Thục la lên:
– Chạy chậm chậm! Té Thục rồi làm sao?
Khoa vẫn lầm lì đạp tới. Thục lúng túng đánh rơi chiếc giày cao gót xuống mặt đường. Cô đấm đùi đụi vào lưng Khoa một hồi. Anh hoảng hồn ngừng xe, ngơ ngác hỏi:
– Gì vậy Thục?
– Rớt mất chiếc giày rồi!
– Thục coi chừng xe nha! Để anh đi kiếm cho!
Trước mắt Thục, cái túi Khoa dùng đựng thư đem phát đã bị bung nút tự hồi nào. Có một lá thư lạ nổi bật giữa những trang vở với mấy hàng chữ nghiêng nghiêng viết bằng mực tím. Thục rút phong bì ra xem, tên và địa chỉ của Thục nằm trên những đóa hồng nhung rực rỡ…
Thục chợt hiểu. Cô thẹn thùng nhìn Khoa. Người lạ mặt! Thật bất ngờ! Người lạ mặt đã hiện ra như trong cổ tích. Hoàng tử Khoa đã nhặt được chiếc giày của cô bé lọ lem tên Thục!
Con bồ câu đưa thư đang âu yếm nhìn con bồ câu cánhcụt
Hôm đó, ba mẹ Thục giận nhau
Khi Thục đến bưu điện thì mẹ còn nằm khóc trong phòng riêng. Đã vậy, người đầu tiên Thục phải giao tiếp là một bà già lẩm cẩm. Thục chỉ chỗ nầy, bà ký tên chỗ khác. Lãnh có năm mươi ngàn đồng mà bà đếm gần nửa giờ đồng hồ mới xong. Bà còn yêu cầu Thục cho đổi những tờ giấy bạc cũ rách. Bà đi rồi, Thục giận dỗi ném cây bút bi vào ngăn tủ nhưng nó lại rơi xuống đất và viết không ra mực nữa. Thục nóng nảy quăng bút ra sân rồi đóng sầm ngăn tủ. Chắc hẳn đã có nhiều người trông thấy và cả cái người lạ mặt ấy. Hôm sau, Thục và các bạn phải sửng sốt trước chiếc phong bì xám ngắt gởi cho Thục. Bên trong là câu ví von cay độc:
” Cô là con bồ câu có đôi cánh cụt và tiếng gù y hệt … giọng ngỗng kêu !”.
Thục khóc nức nở khi nhớ đến chuồng chim bồ câu của ba. Đó là một căn nhà lợp tôn khá rộng ở trong vườn. Ba Thục đã dùng để nuôi đủ loại bồ câu: Bồ câu Xiêm, Hà Lan, Romain, Mondain…Con nào con nấy xinh xắn, dễ thương vô cùng. Nhưng để bồ câu không bay mất và nhận ra khi chúng lạc sang nhà hàng xóm, ba Thục đã cắt ngắn đôi cánh chim. Mẹ và Thục cứ buồn ngơ, buồn ngẩn mỗi lần trông thấy ánh mắt của chúng. Những chú chim cánh cụt chỉ biết ngước nhìn bầu trời cao vút, rộng thênh thang mà nhớ tiếc những phút giây bay bổng tuyệt vời. Chim lẩn quẩn dưới đất, quanh chân ba. Chúng trở nên nhỏ nhoi, tội nghiệp. Ba rất quí bồ câu nên thường mua đậu xanh về cho chúng ăn. Khi vãi những nắm thức ăn béo bổ này ra sân, ba luôn ăn mặc chỉnh tề, lịch sự : Áo sơ mi bỏ vào quần, giầy có quai hậu như đang tiếp khách nước ngoài. Ông bắt chước tiếng bồ câu gù ” cú cụ, cú cụ…”. Rồi tung những hạt đậu lên cao. Chúng rơi rào rào xuống đầu những con chim cánh cụt đang co ro buồn bã. Hình như bồ câu chẳng chú ý gì đến tình cảm của ba Thục dành cho chúng nên đã lần lượt gục chết. Nhìn thấy ba đứng lặng bên chuồng chim, mẹ nói với Thục:
– Bồ câu thích sống từng cặp trong những ngăn chuồng nhỏ, ấm cúng và xinh đẹp như tổ ấm của đôi vợ chồng mới cưới. Đằng nầy, ba con bắt chúng sống tập thể trong căn phòng rộng mênh mông. Mặc sức gió lùa, mưa tạt. Đã vậy, ba còn cắt trụi đôi cánh, biến chúng thành những con vật xấu xí, dị hình thì làm sao chúng chịu nổi!
Thế mà người nào đó đã gởi một lá thư nặc danh, so sánh Thục với những con chim câu ấy.Và, còn chê giọng nói của Thục giống y hệt giọng ngỗng kêu nữa chứ. Thục căm thù cái người độc ác đó quá. Đúng là anh ta có đi ngang qua nhà Thục nên đã trông thấy chuồng bồ câu mà hiện giờ ba dùng để chứa củi. Anh ta muốn ngạo Thục chứ gì.
Nhưng rồi ngày thứ bảy cuối tuần đó, Thục lại nhận được lá thư kế tiếp tuyệt đẹp với dòng chữ
” Em đã trở thành một giao dịch viên đáng yêu!”.
Những lá thư cứ đều đều bay đến như để ru Thục vào cõi mộng xa xôi, không ngừng nghỉ.
– Thục ơi!
Thục nhìn ra, Anh Khoa đang cười với Thục. Cái mũ nhựa màu vàng to tướng chỉ làm cho đầu anh bự thêm chứ không làm ngắn lại cái cổ dài đặc biệt của anh. Mẹ Thục hay đùa:
– Bưu điện giao cho cháu phát thư là phải! Cháu y hệt chim bồ câu đưa thư ngày xưa.
– Bác nói đúng ghê! Cái túi đựng thư nặng nề nầy cứ ghì hai vai cháu xuống, bảo sao cái cổ cháu chẳng dài ra!
Thục chen vào:
– Vậy thì anh đừng đeo túi nữa mà cột nó vào ba-ga xe đạp là xong.
Rồi cổ Khoa cũng vẫn không ngắn lại được chút nào!
Anh đang đứng trước hàng hiên gọi tiếp:
– Thục! Ra đây anh đưa về. Hôm nay hai bác bận đi dự đám cưới. Thấy anh đi ngang nhà, bác dặn anh tới rước Thục giùm.
Nghe Thục kể lại chuyện những bức thư lạ, ba mẹ Thục bỗng dưng lo lắng. Mẹ sợ người gửi thư là một gã đẹp trai. Ngày nào đó, gã sẽ xuất đầu lộ diện và cướp mất con gái của bà. Còn ba, ba nghi người gửi thư là một cô gái xinh đẹp, đầy mưu mô. Biết đâu, cô ta sẽ tìm gặp Thục mà chỉ dẫn những trò tinh quái, khác thường làm điên đảo bọn đàn ông, con trai. Ông quyết định đích thân đưa đón con gái. Thục không còn được một mình nhởn nhơ đến sở làm nữa. Cô thấy mình đã biến thành con bồ câu cánh cụt của ba.
Chiều nay, ba giao việc đón Thục cho anh Khoa. Cái anh chàng phát thư gàn bướng nầy. Tội nghiệp ba! Cái đáng lo ba không lo. Có bao giờ Khoa đưa Thục về thẳng nhà đâu! Anh có hàng tá lý do hợp lệ để hai người vòng vo nơi nầy, nơi nọ tới tối mịt. Khi thì:” Hôm nay, thư nhiều quá! Anh phải tranh thủ để bà con mừng. Ai mà chẳng đợi thư phải không Thục? Mệt gần chết! Ghé quán uống miếng nước mới được”. Bữa khác thì:”Lúc nầy ốm quá! Anh phải đãi Thục một chầu phở anh mới yên lòng”. Chiều nay, chẳng biết đến tiết mục gì nữa đây?
Như đoán được ý nghĩ của Thục, Khoa hỏi:
– Thục muốn đi chơi hay về nhà?
– Về nhà!
Anh ngẩn ra một lúc rồi đỗ quạu
– Về thì về!
Thục ngồi chưa yên thì anh đã đạp xe vù vù.
Hoảng hồn, Thục ôm chặt lưng Khoa. Hình như bàn tay của Thục làm cho anh lên cơn sốt cấp tính, anh càng lạng lách liên hồi. Thục la lên:
– Chạy chậm chậm! Té Thục rồi làm sao?
Khoa vẫn lầm lì đạp tới. Thục lúng túng đánh rơi chiếc giày cao gót xuống mặt đường. Cô đấm đùi đụi vào lưng Khoa một hồi. Anh hoảng hồn ngừng xe, ngơ ngác hỏi:
– Gì vậy Thục?
– Rớt mất chiếc giày rồi!
– Thục coi chừng xe nha! Để anh đi kiếm cho!
Trước mắt Thục, cái túi Khoa dùng đựng thư đem phát đã bị bung nút tự hồi nào. Có một lá thư lạ nổi bật giữa những trang vở với mấy hàng chữ nghiêng nghiêng viết bằng mực tím. Thục rút phong bì ra xem, tên và địa chỉ của Thục nằm trên những đóa hồng nhung rực rỡ…
Thục chợt hiểu. Cô thẹn thùng nhìn Khoa. Người lạ mặt! Thật bất ngờ! Người lạ mặt đã hiện ra như trong cổ tích. Hoàng tử Khoa đã nhặt được chiếc giày của cô bé lọ lem tên Thục!
Con bồ câu đưa thư đang âu yếm nhìn con bồ câu cánhcụt
NGUYỄN THỊ MÂY
Hẹn Hò
Vườn cũ
Chim bay mỏi quay về thăm tổ ấm,
Tháng ngày vui, hạnh phúc vẫn là đây...!
Hương hoa ngò, hoa cải thoảng ngất ngây,
Rời
xóm Tứ Tây, là nơi Thuỷ đã dừng chân hơn hai hôm qua
ở nhà một người bạn cũ để nắm vững tình hình trước
khi đặt chân về quê mình. Vì mặc dầu cuộc chiến tranh
ở một số địa phương đã dịu bớt khi cuộc họp tại
Giơ - ne - vơ mở ra nhưng dọc trên đường về đồn bót
của Pháp vẫn còn đóng rải rác và thỉnh thoảng vẫn
còn tiếng súng nỗ lẻ tẻ từ các trại lính bắn ra hoặc
của quân du kích bắn tỉa bọn Lê Dương vào xóm bắt gà.
Hối hả bước từng bước dài, Thuỷ cảm thấy con đường dẫn về quê mình dường như ngắn lại. Xóm Cồn Cát đã hiện ra trước mắt. Cây đa đầu làng vẫn còn đó, vươn cao sừng sững bên ngôi miếu cổ nhưng cành lá xơ xác vì bom đạn. Trên những lối mòn vượt qua giữa núi đồi và nương rẫy bao nhiêu hình ảnh còn in dấu về những trận đánh ác liệt của vùng đất này.
Băng qua một khoảng ruộng bỏ hoang khô cằn nứt nẻ, Thuỷ đã về đến nhà mình. Chàng tần ngần giây lát rồi đẩy nhẹ cánh cổng bước vào giữa sân, lòng bồi hồi xúc động trước cảnh cũ vườn xưa nay đã bị thay đổi nhiều quá.
Nghe tiếng chó sủa mẹ Thuỷ chống gậy bước ra, ngỡ ngàng nhìn chăm chăm vào người khách lạ đang bước lại gần, rồi bỗng nhiên bà ồ lên một tiếng:
- Con đã về! Làm sao mà con về được?
Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Nước mắt của bà lăn dài xuống đôi gò má nhăn nheo. Thuỷ cũng rưng rưng xúc động. Chàng muốn khóc to lên một tiếng để nhẹ bớt nỗi thương nhớ sau gần bảy, tám năm xa cách giưã loạn ly.
Ngôi nhà rường ba gian hai chái được cất lên từ lâu lắm đã bị Tây đốt cháy, trơ lại cái nền đất cũ, nhô lên những tảng đá thanh đẻo nhẵn dùng để kê cột như chút kỷ vật còn lại giữa ngày lửa đạn. Ngôi nhà bây giờ được mẹ dựng tạm bên cạnh trông chẳng hơn gì một cái lều chăn vịt với cột tre, mái rạ, phên cót. Căn nhà thấp lè tè, mỗi lần ra vào ai cũng phải cúi xuống vì khung cửa hẹp.
Thuỷ đặt ba lô xuống góc nhà rồi kéo tay mẹ ngồi xuống chiếc chõng tre kê ở gian bên có trải chiếc chiếu hoa đã sờn mép. Thuỷ đưa mắt nhìn quanh, những đồ đạc trong nhà chẵng còn lại cái gì của thời cũ cả, ngoại trừ chiếc lư đồng và đôi đèn gỗ đang đặt trên bàn thờ ở gian giữa. Mà đâu chỉ một mình gia đình Thuỷ gánh chịu sự đối xử tàn nhẫn và khốc liệt của những bàn tay lông lá. Cả làng này và bao nhiêu làng khác đều cùng chung số phận kể từ khi bọn thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở cửa biển Đà Nẵng.
Thuỷ nhìn đăm đăm vào khuôn mặt mỏi mòn của mẹ dưới mái tóc bạc phơ, biết là mẹ trông ngóng mình ghê lắm. Thuỷ cầm tay mẹ lắc lắc rồi hỏi:
- Mẹ ở nhà một mình chắc vất vả và buồn lắm?
- Nếu mấy lâu nay có con ở nhà chắc đỡ. Giữa cái thời buổi trên bom dưới đạn, những đêm khuya khoắt sợ lắm. Lỡ xảy ra chuyện gì mẹ không biết phải kêu ai. Con Hạnh nó đi theo chồng tận dưới Truồi, lâu lâu mới ghé lên một lần. Vợ chồng nó làm ăn không
- Ai dựng lại nhà cho mẹ?
- Tây nó về đốt hết cả làng. Người này giúp qua, kẻ khác giúp lại để có chỗ tạm chui ra chui vào. Cái nhà cũ của mình cháy hơn một ngày một đêm mới tắt hẳn lửa. Con thấy mấy cây mít ở ngoài xa mà chịu lửa không nỗi phải chết đứng. Mẹ thuê người đốn xuống để làm củi, khúc gốc xẻ được mấy tấm ván để kê làm bàn thờ.
Con đi rồi, trong làng cứ xảy ra đánh nhau hoài. Mà đâu chỉ có làng mình chịu cảnh ấy. Mặt dưới Vân Thê, Đồng Di, Vân Dương, Lang Xá đều như thế cả. Mấy xóm trong núi thì lại bị càn quét khốc liệt hơn, người chết như rạ. Lúc này chẳng ai dám vào trong đó mua tre nứa, đốn củi, bứt bổi như trước nữa. Thím Tư ở phường Chánh cũng bị Tây Bắn mất rồi, mấy đứa con nhỏ chẳng biết ai nuôi.
- Mẹ thấy trong người sức khoẻ có đỡ không? Con có đem về một ít thuốc bổ để mẹ uống.
- Năm ngoái thì đau hoài, gần đây có đỡ. Ăn uống có lúc được lúc không nhưng cứ lo sợ tên bay đạn lạc nên đêm không ngủ được. Bọn Tây ở trên đồn Mang Cá cứ thay nhau bắn moọc chê về làng, thì thử hỏi làm sao mà ngủ yên được.
- À! Mà con đã ăn chi chưa? Ham nói chuyện rồi quên mất. Để mẹ đi nấu cơm cho con ăn. Con ngồi chơi rồi uống nước đi. Mẹ Thuỷ bước xuống bếp, cách với chỗ đang ngồi một liếp cửa. Chốc lát đã nghe mùi khói bốc lên. Thuỷ cảm thấy nôn nao trong người rồi đứng dậy đi ra phía ngoài hiên.
Ánh nắng chiều chiếu xuyên qua phên nứa thành những vệt dài loang loáng trên mặt đất như những vết thời gian gợi lại cho Thuỷ biết bao í tưởng chất chồng kỷ niệm. Trong tâm trí chàng ngôi nhà rường cũ vẫn còn như đứng sừng sững giữa khu vườn đầy cây trái và hoa thơm cỏ lạ được trồng và chăm bón qua nhiều đời. Cây Ngọc lan trước ngõ toả hương thơm dịu dàng mà dưới bóng mát của nó những đứa trẻ quanh xóm cùng lứa tuổi với Thuỷ thương tập trung chơi nhảy lò cò, chơi ô quan, hay nhặt hoa rụng xâu thành chuỗi đeo vào cổ để làm cô dâu chú rể với những chiếc lồng đèn của đoàn rước là thứ hoa dâm bụt đỏ chói với những tua nhuỵ lấm tấm vàng. Cây Ngọc lan đã bị đốn ngã trong đợt Tây san ủi để mở vành đai trắng. Những khóm tre quanh làng cũng bị chặt hạ đến tận gốc, chỉ có một vài búp măng nhỏ mới nhú lên sau cơn mưa rào. Ngày trước, những hàng tre này là nơi chim chóc bay về kết tổ hót vang trong nắng sớm, dệt nên bức tranh tuyệt đẹp của làng quê yêu dấu.
Hối hả bước từng bước dài, Thuỷ cảm thấy con đường dẫn về quê mình dường như ngắn lại. Xóm Cồn Cát đã hiện ra trước mắt. Cây đa đầu làng vẫn còn đó, vươn cao sừng sững bên ngôi miếu cổ nhưng cành lá xơ xác vì bom đạn. Trên những lối mòn vượt qua giữa núi đồi và nương rẫy bao nhiêu hình ảnh còn in dấu về những trận đánh ác liệt của vùng đất này.
Băng qua một khoảng ruộng bỏ hoang khô cằn nứt nẻ, Thuỷ đã về đến nhà mình. Chàng tần ngần giây lát rồi đẩy nhẹ cánh cổng bước vào giữa sân, lòng bồi hồi xúc động trước cảnh cũ vườn xưa nay đã bị thay đổi nhiều quá.
Nghe tiếng chó sủa mẹ Thuỷ chống gậy bước ra, ngỡ ngàng nhìn chăm chăm vào người khách lạ đang bước lại gần, rồi bỗng nhiên bà ồ lên một tiếng:
- Con đã về! Làm sao mà con về được?
Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau. Nước mắt của bà lăn dài xuống đôi gò má nhăn nheo. Thuỷ cũng rưng rưng xúc động. Chàng muốn khóc to lên một tiếng để nhẹ bớt nỗi thương nhớ sau gần bảy, tám năm xa cách giưã loạn ly.
Ngôi nhà rường ba gian hai chái được cất lên từ lâu lắm đã bị Tây đốt cháy, trơ lại cái nền đất cũ, nhô lên những tảng đá thanh đẻo nhẵn dùng để kê cột như chút kỷ vật còn lại giữa ngày lửa đạn. Ngôi nhà bây giờ được mẹ dựng tạm bên cạnh trông chẳng hơn gì một cái lều chăn vịt với cột tre, mái rạ, phên cót. Căn nhà thấp lè tè, mỗi lần ra vào ai cũng phải cúi xuống vì khung cửa hẹp.
Thuỷ đặt ba lô xuống góc nhà rồi kéo tay mẹ ngồi xuống chiếc chõng tre kê ở gian bên có trải chiếc chiếu hoa đã sờn mép. Thuỷ đưa mắt nhìn quanh, những đồ đạc trong nhà chẵng còn lại cái gì của thời cũ cả, ngoại trừ chiếc lư đồng và đôi đèn gỗ đang đặt trên bàn thờ ở gian giữa. Mà đâu chỉ một mình gia đình Thuỷ gánh chịu sự đối xử tàn nhẫn và khốc liệt của những bàn tay lông lá. Cả làng này và bao nhiêu làng khác đều cùng chung số phận kể từ khi bọn thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở cửa biển Đà Nẵng.
Thuỷ nhìn đăm đăm vào khuôn mặt mỏi mòn của mẹ dưới mái tóc bạc phơ, biết là mẹ trông ngóng mình ghê lắm. Thuỷ cầm tay mẹ lắc lắc rồi hỏi:
- Mẹ ở nhà một mình chắc vất vả và buồn lắm?
- Nếu mấy lâu nay có con ở nhà chắc đỡ. Giữa cái thời buổi trên bom dưới đạn, những đêm khuya khoắt sợ lắm. Lỡ xảy ra chuyện gì mẹ không biết phải kêu ai. Con Hạnh nó đi theo chồng tận dưới Truồi, lâu lâu mới ghé lên một lần. Vợ chồng nó làm ăn không
- Ai dựng lại nhà cho mẹ?
- Tây nó về đốt hết cả làng. Người này giúp qua, kẻ khác giúp lại để có chỗ tạm chui ra chui vào. Cái nhà cũ của mình cháy hơn một ngày một đêm mới tắt hẳn lửa. Con thấy mấy cây mít ở ngoài xa mà chịu lửa không nỗi phải chết đứng. Mẹ thuê người đốn xuống để làm củi, khúc gốc xẻ được mấy tấm ván để kê làm bàn thờ.
Con đi rồi, trong làng cứ xảy ra đánh nhau hoài. Mà đâu chỉ có làng mình chịu cảnh ấy. Mặt dưới Vân Thê, Đồng Di, Vân Dương, Lang Xá đều như thế cả. Mấy xóm trong núi thì lại bị càn quét khốc liệt hơn, người chết như rạ. Lúc này chẳng ai dám vào trong đó mua tre nứa, đốn củi, bứt bổi như trước nữa. Thím Tư ở phường Chánh cũng bị Tây Bắn mất rồi, mấy đứa con nhỏ chẳng biết ai nuôi.
- Mẹ thấy trong người sức khoẻ có đỡ không? Con có đem về một ít thuốc bổ để mẹ uống.
- Năm ngoái thì đau hoài, gần đây có đỡ. Ăn uống có lúc được lúc không nhưng cứ lo sợ tên bay đạn lạc nên đêm không ngủ được. Bọn Tây ở trên đồn Mang Cá cứ thay nhau bắn moọc chê về làng, thì thử hỏi làm sao mà ngủ yên được.
- À! Mà con đã ăn chi chưa? Ham nói chuyện rồi quên mất. Để mẹ đi nấu cơm cho con ăn. Con ngồi chơi rồi uống nước đi. Mẹ Thuỷ bước xuống bếp, cách với chỗ đang ngồi một liếp cửa. Chốc lát đã nghe mùi khói bốc lên. Thuỷ cảm thấy nôn nao trong người rồi đứng dậy đi ra phía ngoài hiên.
Ánh nắng chiều chiếu xuyên qua phên nứa thành những vệt dài loang loáng trên mặt đất như những vết thời gian gợi lại cho Thuỷ biết bao í tưởng chất chồng kỷ niệm. Trong tâm trí chàng ngôi nhà rường cũ vẫn còn như đứng sừng sững giữa khu vườn đầy cây trái và hoa thơm cỏ lạ được trồng và chăm bón qua nhiều đời. Cây Ngọc lan trước ngõ toả hương thơm dịu dàng mà dưới bóng mát của nó những đứa trẻ quanh xóm cùng lứa tuổi với Thuỷ thương tập trung chơi nhảy lò cò, chơi ô quan, hay nhặt hoa rụng xâu thành chuỗi đeo vào cổ để làm cô dâu chú rể với những chiếc lồng đèn của đoàn rước là thứ hoa dâm bụt đỏ chói với những tua nhuỵ lấm tấm vàng. Cây Ngọc lan đã bị đốn ngã trong đợt Tây san ủi để mở vành đai trắng. Những khóm tre quanh làng cũng bị chặt hạ đến tận gốc, chỉ có một vài búp măng nhỏ mới nhú lên sau cơn mưa rào. Ngày trước, những hàng tre này là nơi chim chóc bay về kết tổ hót vang trong nắng sớm, dệt nên bức tranh tuyệt đẹp của làng quê yêu dấu.
Ngôi
nhà rường gỗ lim với những chiếc cột bóng loáng, vững
chãi, xếp thẳng hàng dưới mái ngói thơm nâu rêu phủ.
Các xà nhà đều chạm khắc công phu mang dáng hình Long-Ly-Quy-Phượng.
Những ô trang trí với cỏ cây hoa lá khảm xà cừ lấp
lánh giữa ánh nắng mai hay giữa ánh đèn đêm, khiến cho
ngôi nhà vừa đạt đến trình độ nghệ thuật cao, vừa
thể hiện sự giàu sang danh gia vọng tộc. Thuỷ vẫn còn
nhớ như in màu sắc và nội dung của những bức hoành phi,
những bức trướng, những câu đối liễn được trưng
bày trong căn nhà. Đó là những lời huấn dụ của người
đời trước muốn gửi gắm lại cho người đời sau, của
tổ tiên muốn lưu lại cho con cháu để giữ nếp nhà. Vị
trí treo của những bức gia bảo ấy được xếp đặt rất
đúng mực. Ở gian giữa, phía trên cao là bức hoành phi
với ba chữ khắc nổi: " Đức - Lưu - Quang ". Đối
diện với bức hoành phi, trên đầu cửa chính từ hiên
vỏ cua trước vào là một bức hoành khảm phẳng với bốn
chữ: " Mộc bổn thuỷ nguyên " cùng với các hoạ
tiết khác như một bức tranh thuỷ mạc, ai nhìn cũng cho
là đẹp. Còn dọc theo trụ của hàng cột giữa nhà thì
treo các câu đỗi chữ Hán hoặc chữ Nôm. Sau này cùng với
các đợt trồng tu có dịch ra chữ Quốc ngữ khắc kèm
bên cạnh. Mặc dầu đi xa đã quá lâu nhưng Thuỷ vẫn còn
nhớ một vài câu với í nghĩa nhắc nhở về lòng hiếu
thảo, về mối liên hệ nhân quả giữa con cháu với tổ
tiên như
" Hiếu thảo mới sinh con hiếu thảo_
Nhân từ lai có trẻ nhân từ "
" Cây cỏ chào xuân cành lá thắm
Tổ tông tích đức cháu con vinh";
hoặc có những câu thể hiện tinh thần Phật giáo ví dụ như:
" Bỏ hết tham, Sân, Si, chính tại đây là Tịnh độ_Tu tròn Giới, Định, Tuệ, ngay phàm tâm là Thanh tâm ".
Nghỉ ngợi chừng nào, Thuỷ càng bồi hồi xúc động chừng ấy. Ngôi nhà êm đềm và hạnh phúc bây giờ đã trở thành tro bụi nhưng những lời nhắn nhủ của người xưa trên những bức tranh hoành phi, trướng liễn như là phần lình hồn của ngôi nhà thì vẫn thể hiện giữa tâm hồn chàng. Từ bao thế hệ tất cả đều như là thứ hành trang làm nên sức mạnh diệu kỳ cuộc sống và còn riêng Thuỷ thì là sức mạnh của cuộc chiến đấu một mất một còn với bọn xâm lăng.
Thuỷ ngập ngừng bước chân, rồi quay một góc tám mươi độ, đi trở ra phía sau. Một khoảng vườn rất rộng trước đây cây cối xum xuê nhưng bây giờ chẳng còn một bóng cây nào. Dường như mọi thứ ở vùng quê này đều bị san phẳng. Lối nhỏ lát gạch đi ra phía sau giếng nước vẫn còn đó nhưng đã bị cày xới nhiều lần.Mặt đường lởm chởm đá sỏi và gạch vụn. Chàng bước từng bước nhẹ trên lối đi cũ như ngày nào theo mẹ ra giếng tắm nhưng nhiều lúc bỗng nhiên cảm thấy bị nhói dưới bàn chân vì như thể bị giẫm lên nhưng dấu binh lửa còn hằn trên mặt đất.
" Hiếu thảo mới sinh con hiếu thảo_
Nhân từ lai có trẻ nhân từ "
" Cây cỏ chào xuân cành lá thắm
Tổ tông tích đức cháu con vinh";
hoặc có những câu thể hiện tinh thần Phật giáo ví dụ như:
" Bỏ hết tham, Sân, Si, chính tại đây là Tịnh độ_Tu tròn Giới, Định, Tuệ, ngay phàm tâm là Thanh tâm ".
Nghỉ ngợi chừng nào, Thuỷ càng bồi hồi xúc động chừng ấy. Ngôi nhà êm đềm và hạnh phúc bây giờ đã trở thành tro bụi nhưng những lời nhắn nhủ của người xưa trên những bức tranh hoành phi, trướng liễn như là phần lình hồn của ngôi nhà thì vẫn thể hiện giữa tâm hồn chàng. Từ bao thế hệ tất cả đều như là thứ hành trang làm nên sức mạnh diệu kỳ cuộc sống và còn riêng Thuỷ thì là sức mạnh của cuộc chiến đấu một mất một còn với bọn xâm lăng.
Thuỷ ngập ngừng bước chân, rồi quay một góc tám mươi độ, đi trở ra phía sau. Một khoảng vườn rất rộng trước đây cây cối xum xuê nhưng bây giờ chẳng còn một bóng cây nào. Dường như mọi thứ ở vùng quê này đều bị san phẳng. Lối nhỏ lát gạch đi ra phía sau giếng nước vẫn còn đó nhưng đã bị cày xới nhiều lần.Mặt đường lởm chởm đá sỏi và gạch vụn. Chàng bước từng bước nhẹ trên lối đi cũ như ngày nào theo mẹ ra giếng tắm nhưng nhiều lúc bỗng nhiên cảm thấy bị nhói dưới bàn chân vì như thể bị giẫm lên nhưng dấu binh lửa còn hằn trên mặt đất.
Bước qua khỏi dàn đậu ván, cái giếng cũ lẫn khuất
giữa đám mùng tơi dần hiện ra . Bất chợt chàng ngỡ
ngàng trước một người con gái đã đứng tuổi đang ngồi
giặt áo. Thấy Thuỷ đang bước tới, người con gái ngừng
tay gầu, cúi xuống lễ phép chào. Ngập ngừng giây lát,Thuỷ
mạnh dạn hỏi:
- Xin lỗi, cô có phải là Dương ở xóm bên?
- Dạ phải! Ở xóm bên giếng bị Tây cày mất nên mấy lâu nay ai cũng phải sang đây lấy nước hoặc giặt nhờ. Bác Hai tốt bụng, nên ai nấy cũng có phần dễ chịu mỗi lúc qua lại. Nếu không có cái giếng này thì rồi phải đem áo quần ra sông, ra hói để giặt. Nước sông nước hói hồi này đục lắm, không còn trong lành như những năm về trước chiến tranh thường được nạo vét.
-À! Mà có phải anh là anh Thuỷ không? Lúc đầu em không nhận ra nhưng dần dần thì mường tượng lại được.Dễ chừng anh đi xa gần cả chục năm!
- Đúng rồi, tôi là Thuỷ đây! Tôi ở xa mới về. Thời điểm này, theo chủ trương của cấp trên, một số anh em du kích ở các địa phương, một số anh em Vệ quốc đoàn bị đau yếu nhiều hoặc lớn tuổi cũng được ra quân để trở về quê quán làm ăn. Sau Hiệp định, chắc bọn Pháp phải rút về nước. Chiến tranh đang có chiều hướng chấm dứt. Mong sao đất nước được thanh bình để xây dựng lại cuộc sống. Ai cũng cực khổ quá rồi. Thật không mong gì hơn là cả ngày lao động vất vả, tối được ngủ giấc an lành, chẳng sợ tên bay đạn lạc. Em ở nhà mấy năm nay thế nào?
- Chắc là không ai khổ bằng em! Nhà cửa bị cháy sạch. Anh nghỉ chỉ một cái làng nhỏ này mà chịu bao nhiêu tấm thảm kịch. Năm bốn sáu theo lệnh tiêu thổ kháng chiến người ta chất rơm vào đình làng, chùa làng, nhà thờ họ tộc để đốt, có nơi cháy đến hai ba ngày chưa tắt lửa. Đến năm bốn chín, bọn Tây đóng đồn dọc đường cái quan chủ trương tạo vành đai trắng sang phẳng hết ruộng vườn nhà cửa. Riêng cái ngày mười ba tháng giêng năm bốn chín ấy bọn Tây vừa hãm hiếp vừa giết chết hết mười ba người trong đó có cả bà già đã sau bảy chục tuổi. Bọn nó đốt nhà dân như đốt vàng mã. Nỗi đau ấy mỗi năm lại hiển hiện trong những lần cúng giỗ. Ba em cũng bị bắn trong lần ấy. Mẹ em đau buồn, ốm nặng rồi cũng mất sau một thời gian ngắn. Nhà cửa chẳng còn, hiện em đang ở chung với bà dì bên xóm cũ.
- À! Rồi anh biết sau đó xảy ra điều gì nữa không? Khốc liệt lắm anh ơi! Để em kể anh nghe:
Vụ mùa tháng ba năm một ngàn chín trăm năm hai, đang giữa mùa gặt thì ông đồn trưởng dưới huyện dẫn lính lên gom lúa của dân làng, bị dân quân du kích bắn chết. Dân làng vô tội lại bị bắt bớ, bị đánh đập. Một số nhà cửa lại bị đốt cháy. Nhưng tệ hơn cả là vụ mùa tiếp theo bị bọn Tây đem xe lội nước quần nát hết cánh đồng lúa đang độ chín vàng chờ ngày gặt hái. Nhà cửa lại bị đốt sạch từ đầu làng đến cuối xóm. Ai nấy đều phải tản cư lên phố, ăn nhờ ở đậu, thật vô cùng khổ sở. Quang cảnh trước mắt như anh thấy chỉ mới được xây dựng tạm bợ sau ngày hồi cư.
- À! Còn cái chuyện rùng rợn này nữa! Không biết là anh đã biết chưa? Hôm đó, ông tỉnh trưởng Nguyễn Khoa Toàn đi cùng với thằng Đô-Rê quan năm người Pháp đến nói chuyện với dân làng mình. Biết tin ấy, một nhóm cảm tử quân huyện Hương Thuỷ đặt mìn sát đầu dốc họ Ngô, con đường xuôi về đình làng, là nơi có cuộc họp dân. Xe của quan tỉnh và xếp Tây dổ dốc thì mìn giựt nhưng không nổ vì mìn tự tạo chất lượng quá kém. Nhóm cảm tử bỏ chạy nhưng anh Lê Văn Kê, là người đâu dưới Vân Thê bị lính huyện bao vây bắt được, sau đó đem cắt đầu cắm vào cọc nhọn ở cống họ Lê phơi nắng đến mấy ngày. Ai đi qua trông thấy cũng ớn lạnh đến xương sống, về nhà bỏ ăn, bỏ ngủ.
Thuỷ đứng yên, thỉnh thoảng lại dựa vào thành giếng nghe Dương kể hết chuyện này đến chuyện khác, mặc dầu có chuyện trong quá trình hoạt động Thuỷ đã biết rõ. Dương say sưa kể như một lời tâm sự có một chút gì đó hờn trách, nũng nịu, phân trần. Vì kể từ chiều xa xưa ấy, cũng bên thành giếng này, với cái tuổi mười lăm, mười sáu, hai người chia tay nhau một cách âm thầm lặng lẽ chẳng nói với nhau điều gì cho thật í nghĩa về sau.
Họ chỉ biết sau buổi chia tay ấy, hai người không còn đi gánh nước chung, đi hái rau kiếm củi chung. Tất cả đẹp như trong giấy trắng chưa có vệt mực nào.
Trong lúc hai người đang nói chuyện say sưa thì có tiếng mẹ Thuỷ gọi con vào ăn cơm. Dương lại cúi xuống giặt tiếp cho xong rổ áo quần còn bỏ dở từ giữa buổi đến giờ.
Mâm cơm đạm bạc được mẹ bày biện rất khéo léo trên chiếc mâm son cũ có một vết cháy ở góc. Rau bí luộc chắm với nước ruốc, tô canh khế nấu với cá tràu, hai con cá diếc chiên vàng đặt trên chiếc dĩa đất nung đã ngả màu khói bếp. Hai mẹ con ngồi ăn thật ngon lành. Thỉnh thoảng, Thuỷ lại xới cơm cho mẹ, mẹ lại gắp thức ăn bỏ vào chén cho Thuỷ và dục con ăn. Bỗng dưng đôi mắt của Thuỷ rưng rưng, hai giọt nước mắt lăn dại xuống má, cổ cố nuốt nhưng vẫn cứ nghèn nghẹn. Có lẽ đây là bữa cơm quá ngon và quá hạnh phúc đối với Thuỷ kể từ khi quyết định lên đường dấn thân vào cuộc trường chinh chống Pháp cùng với bạn bè đồng lứa. Hơn bảy tám năm xa mẹ, nay được trở về trong vòng tay đã từng ấp iu, nuôi nấng, dạy dỗ. Thấy khuôn mặt của con có điều gì không được bình thường, bà Hai lại động viên con ăn mạnh lên. Bà dừng đũa hỏi con:
- Chuyến này con về ở với mẹ được lâu không? Quê mình hiện nay vẫn là vùng xôi đậu, thấy con về mẹ lo quá!
- Không có gì mà phải lo mẹ ạ! Hiện nay bọn Tây đã rút quân ở các nơi lẻ tẻ để co cụm về thành phố. Làng mình trước đây bọn Tây đóng đồn trên ga, hiện bọn chúng đã rút đi hết , chẳng còn thằng nào.Trước đây con nói con đi làm ăn xa, dân làng cũng tin như thế, chắc chắn chẳng ai thóc mách gì. Bạn đồng lứa thì có đứa khi lớn lên đi làm phu đồn điền, đi lính Tây hoặc có đứa chạy lên làm dân thị thành. Con đường mình đi làm sao mà người ta rõ được. Hơn nữa đất nước sắp hoà bình rồi ai lo phận nấy, chẳng ai dóm ngó nhau làm gì! Mẹ cứ yên tâm. Con ở chơi với mẹ ít hôm rồi sẽ tính.
- Xin lỗi, cô có phải là Dương ở xóm bên?
- Dạ phải! Ở xóm bên giếng bị Tây cày mất nên mấy lâu nay ai cũng phải sang đây lấy nước hoặc giặt nhờ. Bác Hai tốt bụng, nên ai nấy cũng có phần dễ chịu mỗi lúc qua lại. Nếu không có cái giếng này thì rồi phải đem áo quần ra sông, ra hói để giặt. Nước sông nước hói hồi này đục lắm, không còn trong lành như những năm về trước chiến tranh thường được nạo vét.
-À! Mà có phải anh là anh Thuỷ không? Lúc đầu em không nhận ra nhưng dần dần thì mường tượng lại được.Dễ chừng anh đi xa gần cả chục năm!
- Đúng rồi, tôi là Thuỷ đây! Tôi ở xa mới về. Thời điểm này, theo chủ trương của cấp trên, một số anh em du kích ở các địa phương, một số anh em Vệ quốc đoàn bị đau yếu nhiều hoặc lớn tuổi cũng được ra quân để trở về quê quán làm ăn. Sau Hiệp định, chắc bọn Pháp phải rút về nước. Chiến tranh đang có chiều hướng chấm dứt. Mong sao đất nước được thanh bình để xây dựng lại cuộc sống. Ai cũng cực khổ quá rồi. Thật không mong gì hơn là cả ngày lao động vất vả, tối được ngủ giấc an lành, chẳng sợ tên bay đạn lạc. Em ở nhà mấy năm nay thế nào?
- Chắc là không ai khổ bằng em! Nhà cửa bị cháy sạch. Anh nghỉ chỉ một cái làng nhỏ này mà chịu bao nhiêu tấm thảm kịch. Năm bốn sáu theo lệnh tiêu thổ kháng chiến người ta chất rơm vào đình làng, chùa làng, nhà thờ họ tộc để đốt, có nơi cháy đến hai ba ngày chưa tắt lửa. Đến năm bốn chín, bọn Tây đóng đồn dọc đường cái quan chủ trương tạo vành đai trắng sang phẳng hết ruộng vườn nhà cửa. Riêng cái ngày mười ba tháng giêng năm bốn chín ấy bọn Tây vừa hãm hiếp vừa giết chết hết mười ba người trong đó có cả bà già đã sau bảy chục tuổi. Bọn nó đốt nhà dân như đốt vàng mã. Nỗi đau ấy mỗi năm lại hiển hiện trong những lần cúng giỗ. Ba em cũng bị bắn trong lần ấy. Mẹ em đau buồn, ốm nặng rồi cũng mất sau một thời gian ngắn. Nhà cửa chẳng còn, hiện em đang ở chung với bà dì bên xóm cũ.
- À! Rồi anh biết sau đó xảy ra điều gì nữa không? Khốc liệt lắm anh ơi! Để em kể anh nghe:
Vụ mùa tháng ba năm một ngàn chín trăm năm hai, đang giữa mùa gặt thì ông đồn trưởng dưới huyện dẫn lính lên gom lúa của dân làng, bị dân quân du kích bắn chết. Dân làng vô tội lại bị bắt bớ, bị đánh đập. Một số nhà cửa lại bị đốt cháy. Nhưng tệ hơn cả là vụ mùa tiếp theo bị bọn Tây đem xe lội nước quần nát hết cánh đồng lúa đang độ chín vàng chờ ngày gặt hái. Nhà cửa lại bị đốt sạch từ đầu làng đến cuối xóm. Ai nấy đều phải tản cư lên phố, ăn nhờ ở đậu, thật vô cùng khổ sở. Quang cảnh trước mắt như anh thấy chỉ mới được xây dựng tạm bợ sau ngày hồi cư.
- À! Còn cái chuyện rùng rợn này nữa! Không biết là anh đã biết chưa? Hôm đó, ông tỉnh trưởng Nguyễn Khoa Toàn đi cùng với thằng Đô-Rê quan năm người Pháp đến nói chuyện với dân làng mình. Biết tin ấy, một nhóm cảm tử quân huyện Hương Thuỷ đặt mìn sát đầu dốc họ Ngô, con đường xuôi về đình làng, là nơi có cuộc họp dân. Xe của quan tỉnh và xếp Tây dổ dốc thì mìn giựt nhưng không nổ vì mìn tự tạo chất lượng quá kém. Nhóm cảm tử bỏ chạy nhưng anh Lê Văn Kê, là người đâu dưới Vân Thê bị lính huyện bao vây bắt được, sau đó đem cắt đầu cắm vào cọc nhọn ở cống họ Lê phơi nắng đến mấy ngày. Ai đi qua trông thấy cũng ớn lạnh đến xương sống, về nhà bỏ ăn, bỏ ngủ.
Thuỷ đứng yên, thỉnh thoảng lại dựa vào thành giếng nghe Dương kể hết chuyện này đến chuyện khác, mặc dầu có chuyện trong quá trình hoạt động Thuỷ đã biết rõ. Dương say sưa kể như một lời tâm sự có một chút gì đó hờn trách, nũng nịu, phân trần. Vì kể từ chiều xa xưa ấy, cũng bên thành giếng này, với cái tuổi mười lăm, mười sáu, hai người chia tay nhau một cách âm thầm lặng lẽ chẳng nói với nhau điều gì cho thật í nghĩa về sau.
Họ chỉ biết sau buổi chia tay ấy, hai người không còn đi gánh nước chung, đi hái rau kiếm củi chung. Tất cả đẹp như trong giấy trắng chưa có vệt mực nào.
Trong lúc hai người đang nói chuyện say sưa thì có tiếng mẹ Thuỷ gọi con vào ăn cơm. Dương lại cúi xuống giặt tiếp cho xong rổ áo quần còn bỏ dở từ giữa buổi đến giờ.
Mâm cơm đạm bạc được mẹ bày biện rất khéo léo trên chiếc mâm son cũ có một vết cháy ở góc. Rau bí luộc chắm với nước ruốc, tô canh khế nấu với cá tràu, hai con cá diếc chiên vàng đặt trên chiếc dĩa đất nung đã ngả màu khói bếp. Hai mẹ con ngồi ăn thật ngon lành. Thỉnh thoảng, Thuỷ lại xới cơm cho mẹ, mẹ lại gắp thức ăn bỏ vào chén cho Thuỷ và dục con ăn. Bỗng dưng đôi mắt của Thuỷ rưng rưng, hai giọt nước mắt lăn dại xuống má, cổ cố nuốt nhưng vẫn cứ nghèn nghẹn. Có lẽ đây là bữa cơm quá ngon và quá hạnh phúc đối với Thuỷ kể từ khi quyết định lên đường dấn thân vào cuộc trường chinh chống Pháp cùng với bạn bè đồng lứa. Hơn bảy tám năm xa mẹ, nay được trở về trong vòng tay đã từng ấp iu, nuôi nấng, dạy dỗ. Thấy khuôn mặt của con có điều gì không được bình thường, bà Hai lại động viên con ăn mạnh lên. Bà dừng đũa hỏi con:
- Chuyến này con về ở với mẹ được lâu không? Quê mình hiện nay vẫn là vùng xôi đậu, thấy con về mẹ lo quá!
- Không có gì mà phải lo mẹ ạ! Hiện nay bọn Tây đã rút quân ở các nơi lẻ tẻ để co cụm về thành phố. Làng mình trước đây bọn Tây đóng đồn trên ga, hiện bọn chúng đã rút đi hết , chẳng còn thằng nào.Trước đây con nói con đi làm ăn xa, dân làng cũng tin như thế, chắc chắn chẳng ai thóc mách gì. Bạn đồng lứa thì có đứa khi lớn lên đi làm phu đồn điền, đi lính Tây hoặc có đứa chạy lên làm dân thị thành. Con đường mình đi làm sao mà người ta rõ được. Hơn nữa đất nước sắp hoà bình rồi ai lo phận nấy, chẳng ai dóm ngó nhau làm gì! Mẹ cứ yên tâm. Con ở chơi với mẹ ít hôm rồi sẽ tính.
Nghe
con nói, mẹ Thuỷ tỏ ra yên tâm. Bà nhai xong miếng cơm
rồi lại nói chuyện tiếp:
- Con thấy con Dương có được không? Mẹ muốn con Dương về làm dâu nhà mẹ. Trong lúc con đi vắng, nó ở bên cạnh chạy qua, chạy lại nên mẹ cũng thấy đỡ buồn. Những khi tối lửa tắt đèn cũng nhờ nó nhiều. Nếu con đồng í thì mẹ nhờ người mai mối xin nó cho. Dì nó cũng là bạn thân của mẹ, kể từ thời còn đi cấy đi cày, tát nước bứt cỏ. Nếu mình ngỏ í chắc bà cũng đồng í. Người ta nói: "Mua trâu chọn nái, kén gái chọn dòng". Hai cụ thân sinh của nó ngày xưa cũng sống phúc đức lắm, chỉ tiếc một điều là chết sớm vì bị Tây bắn. Nếu không thì con Dương cũng không đến nỗi khổ như rứa. Tội nghiệp quá, cái con thật là nết na thuỳ mị, công việc lại giỏi giang không ai bằng!Nghe mẹ nói một hơi dài, Thuỷ cũng hơi cảm thấy lúng túng, bởi vì rồi ra chẳng biết trả lời thế nào để mẹ vui lòng trong lúc tuổi già sức yếu vì mẹ chàng đã trải qua một thời gian quá dài trông con mòn mỏi
Chàng suy nghĩ giây lát rồi nói:
-Nghe mẹ nói con rất mừng. Dù sao con cũng đã lớn rồi, mẹ lại cần có dâu, có cháu. Nhưng trước mắt gia đình ta còn nhiều khó khăn lắm. Hy vọng khi hoà bình trở lại, mẹ con ta có điều kiện sắp đặt cuộc sống , lúc ấy con sẽ lấy vợ để mẹ có cháu bồng.
- Nhưng hoà bình khi nào mới tới? Biết lúc ấy mẹ có còn để được ẵm cháu?
Nghe mẹ nói mà lòng Thuỷ xót xa!
Đêm ấy Thuỷ không ngủ được, cứ nằm xuống lại ngồi dậy, uống hết ly nước vối này đến ly nước vối khác, khiến nồi nước mới nấu hồi chiều đã cạn xuống tận đáy. Nhìn qua khung cửa có các chắn song tre vót nhẵn lớn hơn ngón tay thấy mây đuổi nhau dưới vầng trăng khuyết. Những vì sao lấp lánh ở cuối chân trời. Gió thổi mạnh qua bụi bờ lao xao như muốn báo hiệu cơn mưa đêm. Thuỷ thao thức với những í tưởng mung lung không bờ bến. Bao nhiêu kỷ niệm của thời thơ ấu dưới mái nhà cổ, cùng với những trò chơi của bạn bè đồng lứa, như bịt mắt bắt dê, trốn tìm, chạy nhảy từ khu vườn này qua khu vườn khác, hồn nhiên cười vui thoả thích. Từ trong dĩ vãng xa vời của đời mình, chàng lắng nghe tiếng chim sơn ca hót trên ngọn cây cao, tiếng chim sẻ ríu rít trên mái ngói mùa đông phủ đầy rêu, tiếng chim cu gù sau hàng tre, giữa tiếng chim non chuyền cành sau vụ gặt. Cũng như còn đây câu hò, tiếng hát của những đêm đạp lúa dưới trăng, tiếng xây, giã, giần, sàng của mẹ chàng hay của bà con lối xóm. Nay tất cả như đều thưa dần, đều chìm lặng vì chiến tranh.
Khuôn mặt Dương vẫn còn đẹp như xưa, chỉ có nước da hơi sạm màu mưa nắng. Chàng đâu ngờ - với thế hệ mình, tuổi tình yêu lại là tuổi chia tay, tuổi đi xa, tuổi nằm gai nếm mật, sống chết chỉ là gang tấc. Chưa ai hẹn ước với ai điều gì, đôi khi cũng là điều may mắn. Bởi vì, biết bao người bạn cũ, ra đi chẳng trở về, để cho lời hẹn ước trở thành nỗi nhớ, trôi cùng dòng sông quê. Mai này chàng lại ra đi, lại xa Dương, lại nghìn trùng cách biệt. Hai năm hay hai mươi năm ai mà biết chắc được.
Thuỷ đang miên man nghĩ thì có tiếng gõ cửa. Chàng ngồi dậy mở toan cánh cửa gỗ khép hờ. Mấy người bạn cũ ở xóm trong và xóm ngoài nghe Thuỷ về rủ nhau đến chơi. Lúc đầu Thuỷ chẳng nhận ra ai, sau đào sâu vào trí nhớ mới nhận biết được một đôi người. Ai cũng có vẻ vất vả, chân lấm tay bùn, áo vá vai, quần xắn ống.
Bạn bè lâu ngày gặp nhau hỏi thăm rối rít, rồi cùng ngồi vấn thuốc rê, uống nước vối, nói chuyện trên trời dưới đất. Hoàn cảnh của từng người bấy lâu rất là tội nghiệp. Một số bỏ đi đâu chẳng ai biết ai hay. Có đứa bỏ lên phố làm nghề khuân vác, tuy nặng nhọc nhưng đủ ăn, có đứa ở lại quê làm ruộng, nghèo rớt mùng tơi, có đứa chết trên rừng, có đứa chết dưới biển, có đứa đi theo Tây đốt phá xóm làng, có đứa đi Vệ quốc đoàn, đi du kích chưa thấy về. Thật mỗi đứa mỗi số phận, mỗi con đường, nhưng khi nhắc đến ai cũng có một chút vấn vương ngày cũ của cái thời chăn trâu cắt cỏ, bắt dế, thả diều, đuổi chim, câu cá, rong ruổi trên cánh đồng làng...
Cuối cùng thì có chai rượu gạo mẹ Thuỷ vừa mới cúng đất xong, Thuỷ cầm chai rượu lên rót cho mỗi người góc chén. Rượu vào lời ra. Mặc dầu câu chuyện chẳng có đầu có đuôi nhưng ai cũng cảm thấy thoải mái, vui vẻ, giữa không khí đầy ắp tình bạn, tình quê cũ.
Đêm đã thật sự khuya. Gà xóm núi đã cất tiếng gáy. Ngoài đồng ếch nhái kêu ran. Mọi người đã đứng dậy ra về. Con đường làng chạy ngoằn nghoèo dưới những hàng tre lưa thưa in đầy nén chân trâu lồi lõm, khiến người đi bước cao bước thấp, đôi lúc phải níu tay nhau để khỏi trượt ngã. Con đường của một làng quê xơ xác tiêu điều giữa chiến tranh.
Khi ngôi nhà rường bị đốt, xóm làng chẳng cứu được gì ra khỏi đống lửa cao ngất trời, ngoại trừ bộ lư đồng và đôi đèn thờ gỗ tiện nhờ bà Hai đem giấu từ trước. Khi bọn Tây kéo đi thì còn lại đôi ba cái cột cháy dở nhờ cả xóm tưới nước kéo ra kịp. Mẹ Thuỷ tiếc của, chẳng biết làm gì hơn là cho người đào lỗ dựng lên làm trụ ngõ. Một số cột cháy quá nửa thì xẻ ra lấy gỗ đóng thành cánh cổng. Gỗ lim chẳng phải sợ mối mọt nhất định là tốt rồi, nó chịu đựng được mưa nắng. Có điều, từ xa nhìn lạ trông cái ngõ lem nhem quá vì cái cột nào cũng chảy xém. Bọn trẻ con trong xóm thường gọi đùa là khu vườn ngõ cháy. Dần dà cái tên ngõ cháy như một địa chỉ để mọi người dân làng hướng dẫn cho khách lạ mỗi khi họ muốn tìm đếm nhà bà Hai Thuỷ. Hai bên cổng bà Hai trồng nhiều hoa chuối đỏ. Mỗi khi hoa nở, người ta lại như thấy những ngọn lửa bùng lên giữa ngõ cháy và gợi nhớ bao nỗi đau thương của mấy năm về trước khi bước chân của bọn thực dân kéo nhau về đốt phá xóm làng.
Đối với Thuỷ, người đi chiến đấu trở về thì thấy ngõ cháy như một vết thương giữa quê hương, còn lâu lắm mới có thể lành được. Và một ngày nào đó dù nó có được chữa lành thì vết sẹo vẫn hằn sâu da thịt, da thịt của con người và da thịt của một vùng đất.
Mỗi buổi chiều sau khi ăn cơm xong, Thuỷ đi đi lại lại quanh vườn rồi dừng chân bên ngõ cháy. Đã nhiều lần chàng đặt tay lên trụ gỗ. Có lẽ chàng muốn tìm lại một dĩ vãng còn ẩn dấu trong từng thớ gỗ. Mỗi lần như thế, ngôi nhà rường lại hiện ra giữa khu vườn đầy cây trái và hoa cỏ với biết bao hình bóng đẹp đẽ đã ăn sâu vào tâm trí chàng-mẹ và em và bao người khác nữa...
Thuỷ đứng hóng gió đã lâu, định quay vào nhà thì có người bước đến gần. Giữa ánh sáng nhập nhoà của buổi hoàng hôn, chàng vẫn nhận ra người đang bước tới là cô Dương. Chàng chưa biết chào hỏi như thế nào thì cô Dương đã mạnh dạn cất lời:
- Chào anh Thuỷ. Em muốn hỏi có bà Hai ở nhà
Chiều nay,có đứa cháu bị cảm sốt, em định qua đây xin nắm lá xông nhưng vô tình lại gặp anh, sợ người xung quanh dị nghị là chúng ta hẹn hò.
- Ờ! Ờ! Má Hai đang qua bên hàng xóm. Cô dừng lại đây nói chuyện chơi chốc lát để đợi má Hai về bẻ lá cho.
- Dạ! Má Hai đi vắng thì em phải cố đợi thôi!
Ai cũng muốn phân trần cái lí do của mình nhưng trong lòng cả hai người dường như đều có một nỗi trông ngóng đợi chờ. Bởi vì " Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy - Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên ".
Dù sao đi nữa thì Thuỷ và Dương cũng đã là người cùng xóm, đã có một thời mò cua, bắt ốc, hái rau. Cái liếc mắt, cái nụ cười của buổi xuân thì vẫn như vầng dương toả rạng giữa chuỗi ngày ly loạn. Người chân trời, kẻ góc bể nay mới được gặp lại thì làm sao mà không hẹn nhau được.
Thuỷ cầm lấy tay Dương níu sát vào người mình rồi cả hai cùng ngồi xuống trên một gốc nhãn cổ thụ bị đốn hạ gần sát mặt đất.
- Thời buổi chiến tranh em ở nhà chắc vất vả lắm? Thuỷ hỏi.
- Vất vả thì hẳn nhiều rồi. Một mình em phải gánh vác ba sào ruộng nước vẫn không tran trải được nợ nần của gia đình kể từ khi ba em bị giặc bắn và mẹ em bị ngã bệnh rồi mất như hôm qua em đã kể cho anh nghe. Nhưng nói thì nói vậy, chứ làm sao khổ bằng người đang chiến đấu ngoài mặt trận, thiếu thốn trăm bề, đôi lúc còn hi sinh cả mạng sống của mình.
- Có phải anh ở Dương Hoà về không? Nghe nói ở chiến khu Dương Hoà đánh nhau ác liệt lắm? Anh về được mấy hôm thì đi lại? Anh đi cho em đi theo với nghe!
- Mấy năm nay anh đi đây đi đó nhiều nơi, đâu chỉ ở một chỗ là Dương Hoà. Còn đất nước mình đang bị xâm lăng thì chỗ nào chẳng phải đánh nhau ác liệt. Anh về thăm vài hôm rồi lại lên đường. Em đi theo anh không nổi đâu, sốt rét dữ lắm. Hay là khi anh đi rồi thì em về ở luôn với mẹ anh.
- Anh nói chi mà kỳ rứa! Người ta cười chết.
- Con thấy con Dương có được không? Mẹ muốn con Dương về làm dâu nhà mẹ. Trong lúc con đi vắng, nó ở bên cạnh chạy qua, chạy lại nên mẹ cũng thấy đỡ buồn. Những khi tối lửa tắt đèn cũng nhờ nó nhiều. Nếu con đồng í thì mẹ nhờ người mai mối xin nó cho. Dì nó cũng là bạn thân của mẹ, kể từ thời còn đi cấy đi cày, tát nước bứt cỏ. Nếu mình ngỏ í chắc bà cũng đồng í. Người ta nói: "Mua trâu chọn nái, kén gái chọn dòng". Hai cụ thân sinh của nó ngày xưa cũng sống phúc đức lắm, chỉ tiếc một điều là chết sớm vì bị Tây bắn. Nếu không thì con Dương cũng không đến nỗi khổ như rứa. Tội nghiệp quá, cái con thật là nết na thuỳ mị, công việc lại giỏi giang không ai bằng!Nghe mẹ nói một hơi dài, Thuỷ cũng hơi cảm thấy lúng túng, bởi vì rồi ra chẳng biết trả lời thế nào để mẹ vui lòng trong lúc tuổi già sức yếu vì mẹ chàng đã trải qua một thời gian quá dài trông con mòn mỏi
Chàng suy nghĩ giây lát rồi nói:
-Nghe mẹ nói con rất mừng. Dù sao con cũng đã lớn rồi, mẹ lại cần có dâu, có cháu. Nhưng trước mắt gia đình ta còn nhiều khó khăn lắm. Hy vọng khi hoà bình trở lại, mẹ con ta có điều kiện sắp đặt cuộc sống , lúc ấy con sẽ lấy vợ để mẹ có cháu bồng.
- Nhưng hoà bình khi nào mới tới? Biết lúc ấy mẹ có còn để được ẵm cháu?
Nghe mẹ nói mà lòng Thuỷ xót xa!
Đêm ấy Thuỷ không ngủ được, cứ nằm xuống lại ngồi dậy, uống hết ly nước vối này đến ly nước vối khác, khiến nồi nước mới nấu hồi chiều đã cạn xuống tận đáy. Nhìn qua khung cửa có các chắn song tre vót nhẵn lớn hơn ngón tay thấy mây đuổi nhau dưới vầng trăng khuyết. Những vì sao lấp lánh ở cuối chân trời. Gió thổi mạnh qua bụi bờ lao xao như muốn báo hiệu cơn mưa đêm. Thuỷ thao thức với những í tưởng mung lung không bờ bến. Bao nhiêu kỷ niệm của thời thơ ấu dưới mái nhà cổ, cùng với những trò chơi của bạn bè đồng lứa, như bịt mắt bắt dê, trốn tìm, chạy nhảy từ khu vườn này qua khu vườn khác, hồn nhiên cười vui thoả thích. Từ trong dĩ vãng xa vời của đời mình, chàng lắng nghe tiếng chim sơn ca hót trên ngọn cây cao, tiếng chim sẻ ríu rít trên mái ngói mùa đông phủ đầy rêu, tiếng chim cu gù sau hàng tre, giữa tiếng chim non chuyền cành sau vụ gặt. Cũng như còn đây câu hò, tiếng hát của những đêm đạp lúa dưới trăng, tiếng xây, giã, giần, sàng của mẹ chàng hay của bà con lối xóm. Nay tất cả như đều thưa dần, đều chìm lặng vì chiến tranh.
Khuôn mặt Dương vẫn còn đẹp như xưa, chỉ có nước da hơi sạm màu mưa nắng. Chàng đâu ngờ - với thế hệ mình, tuổi tình yêu lại là tuổi chia tay, tuổi đi xa, tuổi nằm gai nếm mật, sống chết chỉ là gang tấc. Chưa ai hẹn ước với ai điều gì, đôi khi cũng là điều may mắn. Bởi vì, biết bao người bạn cũ, ra đi chẳng trở về, để cho lời hẹn ước trở thành nỗi nhớ, trôi cùng dòng sông quê. Mai này chàng lại ra đi, lại xa Dương, lại nghìn trùng cách biệt. Hai năm hay hai mươi năm ai mà biết chắc được.
Thuỷ đang miên man nghĩ thì có tiếng gõ cửa. Chàng ngồi dậy mở toan cánh cửa gỗ khép hờ. Mấy người bạn cũ ở xóm trong và xóm ngoài nghe Thuỷ về rủ nhau đến chơi. Lúc đầu Thuỷ chẳng nhận ra ai, sau đào sâu vào trí nhớ mới nhận biết được một đôi người. Ai cũng có vẻ vất vả, chân lấm tay bùn, áo vá vai, quần xắn ống.
Bạn bè lâu ngày gặp nhau hỏi thăm rối rít, rồi cùng ngồi vấn thuốc rê, uống nước vối, nói chuyện trên trời dưới đất. Hoàn cảnh của từng người bấy lâu rất là tội nghiệp. Một số bỏ đi đâu chẳng ai biết ai hay. Có đứa bỏ lên phố làm nghề khuân vác, tuy nặng nhọc nhưng đủ ăn, có đứa ở lại quê làm ruộng, nghèo rớt mùng tơi, có đứa chết trên rừng, có đứa chết dưới biển, có đứa đi theo Tây đốt phá xóm làng, có đứa đi Vệ quốc đoàn, đi du kích chưa thấy về. Thật mỗi đứa mỗi số phận, mỗi con đường, nhưng khi nhắc đến ai cũng có một chút vấn vương ngày cũ của cái thời chăn trâu cắt cỏ, bắt dế, thả diều, đuổi chim, câu cá, rong ruổi trên cánh đồng làng...
Cuối cùng thì có chai rượu gạo mẹ Thuỷ vừa mới cúng đất xong, Thuỷ cầm chai rượu lên rót cho mỗi người góc chén. Rượu vào lời ra. Mặc dầu câu chuyện chẳng có đầu có đuôi nhưng ai cũng cảm thấy thoải mái, vui vẻ, giữa không khí đầy ắp tình bạn, tình quê cũ.
Đêm đã thật sự khuya. Gà xóm núi đã cất tiếng gáy. Ngoài đồng ếch nhái kêu ran. Mọi người đã đứng dậy ra về. Con đường làng chạy ngoằn nghoèo dưới những hàng tre lưa thưa in đầy nén chân trâu lồi lõm, khiến người đi bước cao bước thấp, đôi lúc phải níu tay nhau để khỏi trượt ngã. Con đường của một làng quê xơ xác tiêu điều giữa chiến tranh.
Khi ngôi nhà rường bị đốt, xóm làng chẳng cứu được gì ra khỏi đống lửa cao ngất trời, ngoại trừ bộ lư đồng và đôi đèn thờ gỗ tiện nhờ bà Hai đem giấu từ trước. Khi bọn Tây kéo đi thì còn lại đôi ba cái cột cháy dở nhờ cả xóm tưới nước kéo ra kịp. Mẹ Thuỷ tiếc của, chẳng biết làm gì hơn là cho người đào lỗ dựng lên làm trụ ngõ. Một số cột cháy quá nửa thì xẻ ra lấy gỗ đóng thành cánh cổng. Gỗ lim chẳng phải sợ mối mọt nhất định là tốt rồi, nó chịu đựng được mưa nắng. Có điều, từ xa nhìn lạ trông cái ngõ lem nhem quá vì cái cột nào cũng chảy xém. Bọn trẻ con trong xóm thường gọi đùa là khu vườn ngõ cháy. Dần dà cái tên ngõ cháy như một địa chỉ để mọi người dân làng hướng dẫn cho khách lạ mỗi khi họ muốn tìm đếm nhà bà Hai Thuỷ. Hai bên cổng bà Hai trồng nhiều hoa chuối đỏ. Mỗi khi hoa nở, người ta lại như thấy những ngọn lửa bùng lên giữa ngõ cháy và gợi nhớ bao nỗi đau thương của mấy năm về trước khi bước chân của bọn thực dân kéo nhau về đốt phá xóm làng.
Đối với Thuỷ, người đi chiến đấu trở về thì thấy ngõ cháy như một vết thương giữa quê hương, còn lâu lắm mới có thể lành được. Và một ngày nào đó dù nó có được chữa lành thì vết sẹo vẫn hằn sâu da thịt, da thịt của con người và da thịt của một vùng đất.
Mỗi buổi chiều sau khi ăn cơm xong, Thuỷ đi đi lại lại quanh vườn rồi dừng chân bên ngõ cháy. Đã nhiều lần chàng đặt tay lên trụ gỗ. Có lẽ chàng muốn tìm lại một dĩ vãng còn ẩn dấu trong từng thớ gỗ. Mỗi lần như thế, ngôi nhà rường lại hiện ra giữa khu vườn đầy cây trái và hoa cỏ với biết bao hình bóng đẹp đẽ đã ăn sâu vào tâm trí chàng-mẹ và em và bao người khác nữa...
Thuỷ đứng hóng gió đã lâu, định quay vào nhà thì có người bước đến gần. Giữa ánh sáng nhập nhoà của buổi hoàng hôn, chàng vẫn nhận ra người đang bước tới là cô Dương. Chàng chưa biết chào hỏi như thế nào thì cô Dương đã mạnh dạn cất lời:
- Chào anh Thuỷ. Em muốn hỏi có bà Hai ở nhà
Chiều nay,có đứa cháu bị cảm sốt, em định qua đây xin nắm lá xông nhưng vô tình lại gặp anh, sợ người xung quanh dị nghị là chúng ta hẹn hò.
- Ờ! Ờ! Má Hai đang qua bên hàng xóm. Cô dừng lại đây nói chuyện chơi chốc lát để đợi má Hai về bẻ lá cho.
- Dạ! Má Hai đi vắng thì em phải cố đợi thôi!
Ai cũng muốn phân trần cái lí do của mình nhưng trong lòng cả hai người dường như đều có một nỗi trông ngóng đợi chờ. Bởi vì " Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy - Ngàn năm chưa dễ mấy ai quên ".
Dù sao đi nữa thì Thuỷ và Dương cũng đã là người cùng xóm, đã có một thời mò cua, bắt ốc, hái rau. Cái liếc mắt, cái nụ cười của buổi xuân thì vẫn như vầng dương toả rạng giữa chuỗi ngày ly loạn. Người chân trời, kẻ góc bể nay mới được gặp lại thì làm sao mà không hẹn nhau được.
Thuỷ cầm lấy tay Dương níu sát vào người mình rồi cả hai cùng ngồi xuống trên một gốc nhãn cổ thụ bị đốn hạ gần sát mặt đất.
- Thời buổi chiến tranh em ở nhà chắc vất vả lắm? Thuỷ hỏi.
- Vất vả thì hẳn nhiều rồi. Một mình em phải gánh vác ba sào ruộng nước vẫn không tran trải được nợ nần của gia đình kể từ khi ba em bị giặc bắn và mẹ em bị ngã bệnh rồi mất như hôm qua em đã kể cho anh nghe. Nhưng nói thì nói vậy, chứ làm sao khổ bằng người đang chiến đấu ngoài mặt trận, thiếu thốn trăm bề, đôi lúc còn hi sinh cả mạng sống của mình.
- Có phải anh ở Dương Hoà về không? Nghe nói ở chiến khu Dương Hoà đánh nhau ác liệt lắm? Anh về được mấy hôm thì đi lại? Anh đi cho em đi theo với nghe!
- Mấy năm nay anh đi đây đi đó nhiều nơi, đâu chỉ ở một chỗ là Dương Hoà. Còn đất nước mình đang bị xâm lăng thì chỗ nào chẳng phải đánh nhau ác liệt. Anh về thăm vài hôm rồi lại lên đường. Em đi theo anh không nổi đâu, sốt rét dữ lắm. Hay là khi anh đi rồi thì em về ở luôn với mẹ anh.
- Anh nói chi mà kỳ rứa! Người ta cười chết.
Dương
nói chưa dứt câu thì Thuỷ ôm chầm lấy Dương. Trong lúc
Dương dùng dằng gỡ tay Thuỷ ra thì có tiếng bà Hai từ
ngõ bên cạnh bước về. Hai người vội vàng đứng dậy
rồi cả ba cùng bước vào giữa khoảng sân rộng, có ánh
đèn hắt ra từ căn nhà lá với mùi hương cải, hương
ngò dìu dịu.
Giữa khuya hôm ấy, Thuỷ chia tay mẹ già rồi lên đường cùng với một số đồng đội đã hẹn sẵn. Chàng đi về hướng núi rừng, bỏ lại sau lưng mình vườn xưa ngõ cháy và bà mẹ già một đời tần tảo vì con.
Những câu chuyện của mẹ, của Dương kể tuy không đầu không đuôi nhưng như thể đã phác thảo lại giai đoạn vừa qua của một vùng đất đã thấm biết bao mồ hôi và máu của biết bao anh hùng vô danh, lại trở thành một hành trang mới trên bước đường vạn dặm.
Thật, chàng không cầm được nước mắt và thầm nghĩ mình và bao bạn bè khác như những cánh chim vườn cũ, bay về rồi chợt bay đi, không biết bao giờ mới quay lại lần nữa.
TIẾN THẢO
Giữa khuya hôm ấy, Thuỷ chia tay mẹ già rồi lên đường cùng với một số đồng đội đã hẹn sẵn. Chàng đi về hướng núi rừng, bỏ lại sau lưng mình vườn xưa ngõ cháy và bà mẹ già một đời tần tảo vì con.
Những câu chuyện của mẹ, của Dương kể tuy không đầu không đuôi nhưng như thể đã phác thảo lại giai đoạn vừa qua của một vùng đất đã thấm biết bao mồ hôi và máu của biết bao anh hùng vô danh, lại trở thành một hành trang mới trên bước đường vạn dặm.
Thật, chàng không cầm được nước mắt và thầm nghĩ mình và bao bạn bè khác như những cánh chim vườn cũ, bay về rồi chợt bay đi, không biết bao giờ mới quay lại lần nữa.
TIẾN THẢO
Tháng chạp chim về
Nó hiện ra từ mí rừng phía đông. Ban đầu chỉ là một đốm đen. Ngỡ đó là
con chim đầu đàn, tôi chờ đợi những con khác bay theo sau nhưng tôi ngạc
nhiên:
- Con diệc này sao bay về có một mình? Thường thường nó bay về nhiều lắm, sắp thành hai hàng như mũi tên, phải không ông Tư?
- Không phải! Không phải đâu!
Ông Tư trả lời cho có chừng. Mắt ông nhướng lên, theo dõi đốm đen cô độc nọ. Ông bước tới bước lui, quay tròn vòng rồi la lên mừng rỡ:
- Nó đó mà! Tội nghiệp quá. Năm nào cũng như năm nào...
Trên ngọn cây gòn, kìa một con chim to tướng đen thui, đầu có đốm trắng, cao nghệu như đứa trẻ lên mười tuổi. Mặt trời đã gác lên mí rừng dọi lên lông cánh của nó, mướt rượt.
- Năm nay nó già đi nhiều... Tội nghiệp!
Khỏi cần lượn vòng quanh, nó cũng nhìn được con rạch Ðường Sân này...
Nóng ruột tôi hỏi:
- Con chi gì mà coi dữ quá vậy ông Tư?
- Con chim già sói. Thứ này bây giờ ít lai vãng tới miệt Cạnh đền này, chớ hồi đó thì ôi thôi...
- Làm sao bắt nó xuống coi thử. Phải chi mình có súng...
Ông Tư nhìn tôi, nhăn mặt lắc đầu:
- Súng với ống mà làm gì? Ðừng nói bậy, nghe được nó bay đi luôn. Giống già sói gan dạ lắm. Cháu chưa biết sao? Hồi năm đó ông kiểm lâm Rôbe lại đây, cũng vào tháng này gập nó. Ông nổ nghe cái “rầm”, con già sói không thèm nghe, cứ đứng im. Qua phát thứ hai nó ngóng mỏ, coi bộ tức mình bực bội. Tiếng súng thứ ba nổ lên. Già sói nhè nhẹ cất cánh bay đi, buông xuống một cục phẩn, nhè cái nón của ông Rôbe mà rớt trúng. Báo hại ổng mắc cỡ, tôi phải thay mặt con già sói nọ mà xin lỗi ông... Con già sói này sống ít nhứt là năm chục năm rồi. Nó có nghĩa lắm, bỏ sân chim không đành. Hồi năm chục năm về trước, hồi trăm năm về trước rạch Ðường Sân ở Chắc Băng này phồn thịnh lắm.
Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt... Ðó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.
Chúng nó sanh sôi nẩy nở, tạolập một thế giới riêng biệt náo nhiệt, ở khắp nhành cây và mặt đất. Dân chúng kéo đến các sân chim này để bắt chim, nhổ lông bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến, họ mua về để kết quạt. Ta có thể chia hai loại chim: thứ làm ổ trên cây và thứ làm ổ trên mặt đất.
Làm ổ trên cây thì có chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng. Là ổ dưới đất thì co chim bồ nông là đáng kể.
Chim bồ nông tụ tập nhiều nhứt là ngọn rạch Chắc Băng đổ ra sông Cái Lớn. Ở đây hoàn toàn hẻo lánh, ít cây to lớn, ít cọp hoặc rắn. Hai loại này hay tìm chim mà ăn thịt hoặc ăn trứng. Ngoài ra trên mặt đất phủ dày nhiều dây choại, dây dớn để cho chim làm ổ. Nước dưới đất U Minh lại ngọt, xa xa lấp lánh nhiều vũng bùn chi tha hồ mà bơi lội. Chim bồ nông giống hệt chim thằng bè nhưng lông nó nhuộm màu xám tro. Bắt đầu tháng Chín tháng Mười, chúng bay từ Biển Hồ hoặc từ sông Hậu về rừng U Minh để làm ổ. Chúng lấy chân đạp dây choại xuống sát mặt đất và dùng mỏ để dò xét bên dưới. Gặp nơi đất ẩm hoặc có trũng, chúng bỏ đi nơi khác vì e sau này trứng sẽ thúi. Gặp chỗ vừa ý, chúng nhổ cỏ xung quanh, dọn một vùng nước khá rộng để bầy con sau khi nở ra có chỗ bơi lội.
Tháng Mười Một, chim bồ nông đẻ ra ba trứng, lớn hơn trứng ngỗng chút ít. Sau đó, chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp. Khi trứng nở, chúng tiếp tục ấp con dưới cánh cho ấm. Chờ khi chim con có lông ống thì chim trống lẫn chim mái bay đi tận Biển Hồ để tìm mồi nuôi con. Chừng hai ngày sau, khi trở về trong dãy (bọc da dưới mỏ) mỗi con đều đầy cá. Cứ mỗi ngày chim con được đút mồi một lần. Lúc cha mẹ đi vắng bầy chim con tha hồ đùa giỡn trong vũng nước đã dọn sẵn kế bên.
Ngày qua ngày, bầy con lớn lên nhanh chóng, hễ đói là la hét lên inh ỏi. Khi thấy cha mẹ đem mồi về, chim con đạp chân quạt cánh, bay sập sận lên không trung. Lúc chim bồ nông đút mồi cho con, chúng ta có thể nói là một trận giặc lớn. Hàng ngàn con già sói, con chim chó đồng bay lại để giựt mồi cho con mình. Vì vậy khi con cá ở Biển Hồ từ trong đãy moi ra là chim bồ nông phải tranh đấu với ba loại chim kia. Và chính loại chó đồng, già sói lại phải đánh lộn cắn nhau để giành giựt, như ăn cướp chia của...
Trứng bồ nông vừa nở, người chủ sân bắt đầu lo mướn “bạn giữ sân.” Nhiệm vụ của“bạn” là dọn một con đường tương đối trống trải từ mé rạch lên sân. Ðồng thời, họ cất trại dựng hai vòng thành lớn bằng tre chung quanh sân.
Vòng thành thứ nhứt hơi vuông, mỗi cạnh dài cỡ sáu trăm thước, cao hai thước tây.
Kế đó là vòng thành thứ nhì bên trong là tường để xử tử loài chim. Nền đất dọn sạch cỏ. Giữa hai vòng thành có cánh cửa lớn bằng tre.
Ðâu đó xong xuôi, chủ sân mướn chừng hai chục người bạn, khác, gọi là“bạn giết” . Họ ra tay khi đàn chim bồ nông con bắt đầu bay sập sận nghĩa là mọc lông cánh đầy đủ. Nếu để trể, chim con sẽ bay mất.
Ðêm ấy trời tối, vào khoảng canh ba. Sau khi được cha mẹ đút mồi, đàn chim bồ nông con vui chơi hả hê, bơi lội tung tăng dưới ao rồi trở về ngủ trên ổ. Mẹ cha của chúng đã đi vắng tận Biển Hồ, tìm mồi cho ngày mai.
Bỗng đâu từ bốn phía có tiếng la ó, gầm thét của loài người. Mở mắt ra, bầy chim con phải choá mắt vì những đốm lửa đỏ rực. Mấy người bạn giết đã xông vào, hai tay cầm đuốc quơ qua, quơ lại. Ðàn chim con chạy tứ tung, tìm một lối thoát tuyệt vọng. Chúng bắt đầu chạy dồn vào một xó để lần lượt gom vào vòng thành thứ hai như cá vào rọ.
Cạnh cửa tre hạ xuống, hàng chục người đứng bao vây phía ngoài pháp trường nọ, miệng la inh ỏi, tay quơ đuốc lửa.
Dầu muốn xé rào chui ra, lũ chim nọ cũng không dám. Khi ấy, hai chục người“bạn giết” bước vào phía trường để thi hành nhiệm vụ đao phủ với hai bàn tay không. Quần áo của họ nai nịt gọn gàng. Ngang lưng thắt sợi dây nịt lớn làm bằng yếm dừa để đề phòng loại mòng chim chun vào người. Loại mòng này hay đeo theo cánh chim bồ nông để hút máu như chí, như rận.
Hai chục người phải đối phó với chín mười ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ lắm, tả xông hữ đột như Triệu Tử Long, Ðương Dương Trường Bản, tay trái họ nắm cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ. Phải lanh tay lắm mới giết kịp. Ðể chậm trễ thì chừng mặt trời mọc, bầy chim lớn từ Biển Hồ sẽ chứng kiến cảnh tượng đẫm máu này. Chúng sẵn sàng đáp xuống chiến đấu một mất một còn với loài người để giải thoát cho đàn con.
Trời sáng. Thống thiết dường bao, tiếng kêu la của đàn chim lớn khi trở về không gặp con nghe vang dội cả góc rừng! Vài con may mắn hơn, tìm lại được bầy con nhờ chạy lạc nên thoát chết đêm vừa qua. Chúng tiếp tục đút mồi. Nhưng vài đêm sau, chủ sân mở cuộc tảo thanh lần thứ hai để tóm trọn gói.
Riêng về bầy chim mất con thì cứ bay tới bay lui trên sân, kêu la ba bốn ngày liên tiếp rồi trở về Biển Hồ với niềm oán hận, thề không bao giờ trở lại đất Kiên Giang này nữa.
Xong xuôi công việc, mấy người“bạn giết” về nhà uống rượu nghỉ ngơi. Giờ đấy đến lúc người“bạn nhổ” làm việc. Họ nhổ lông cánh từng con, xong một con là bó lại, giao phó nắm lông cho chủ sân. Chủ sân ngồi kế bên, trao cho họ cây thẻ để sau này làm bằng chứng tính tiền công... Xen vào đó, còn mấy người cán hôi. Mấy người nầy tình nguyện nhổ lông không ăn tiền. Họ xin lại xác chim bồ nông, đem về lóc mỡ ra, nấu dầu để thắp đèn.
Không cần nói rõ, ai cũng có thể hình dung được bãi chiến trường, hôm sau xác chim bồ nông vun lên cao ngất, như đống lúa ba bốn trăm giạ.
Ðó là cách giết loại chim bồ nông ổ trên mặt đất. Ðối với loại thằng bè, già sói, chó đồng làm ổ trên cây thì phải tốn công hơn. Vào khoảng canh ba, mấy “bạn giết” trèo lên tìm ổ chúng bẻ cổ từng con rồi ném xuống đất.
Lông chim bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến. Họ mua về để kết quạt. Giá thị trường như sau:
- Lông bồ nông một bó một quan.
- Lông thằng bè, già sói thì hai quan mỗi bó.
Mỡ chim thì đem về nấu dầu như trên kia đã nói. Thịt chim đem xào sả nghệ, nước cốt dừa ăn cũng ngon ngon. Nhưng ai mà ăn cho hết? Có thể muối phơi khô. Thời bấy giờ, không ai cần làm chuyện đó. Họ thảy bỏ xác chim dưới sông cho diều, cho quạ...
Ðất hoang, rừng rậm lần lần được khai thác ở vùng Kiên Giang. Vì động đất động rừng, chim bay đi, bỏ sân cũ.
Chúng bị tiêu diệt lần lần. Số chim còn lại bay về đâu? Ngày nay cùng Rạch Giá, Cà Mau còn vài sân chim. Nhưng toàn là cò, diệc, cồng cộc, loại chim nhỏ.
Vài con Nghichim còn nhớ sân cũ, hàng năm cứ tới tháng Chạp là bay về. Như con chim già sói này trở về rạch Ðường Sân.
Và ông Tư – Ngưòi giúp chúng tôi những tài liệu trên đây - hồi còn trai tráng chính là người“bạn giữ sân” và người“bạn giết” – hai danh từ xa xăm mà không ai nhắc tới nữa.
o0o
Con chim già sói đứng cao nghệu trên cây gòn, day mỏ qua phía nhà ông Tư.
Ông Tư đứng tần ngần, lấy tay che mắt nhìn nó, cố sức nhìn kỹ từ nét mặt như hỏi han sức khoẻ của người bạn già quen thuộc, biết giữ thủy chung đạo bằng hữu.
Ông nói:
- Mấy chục năm rồi, năm nào tháng Tết nó cũng về đây vài ngày. Năm nay nó già nhiều rồi. Ðầu sói hơn mọi năm, cháu thấy không?
Như lời ông Tư, tôi thấy rõ ràng một đốm trắng ở giữa đầu con chim nọ. Là kẻ sanh sau đẻ muộn tôi nào gặp con chim này hồi mấy mươi năm về trước để so sánh cho biết nó già nhiều hay già ít? Mặt trời gần lặn rồi, nền trời đỏ khé. Con già sói đứng sững đó, im lìm như đúc bằng đồng đen, phía sau có hào quang.
Nó nhìn ông Tư, râu tóc bạc phếu.
Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng xuống hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu. Giữa ông và con chim nọ, không còn oán thù. Biển im lặng sau cơn dông tố. Ðây là Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau. Cầu cho ông Tư với con chim già sói được sống lâu hơn trăm tuổi! Xin tạ ơn đấng tạo hóa đã dành cho đất nước này bao nhiêu đặc ân như những sân chim đây là một. Hiên ngang thay! Ðẹp đẽ thay! Hỡi người Việt đầu tiên đến vùng Kiên Giang hưởng ơn Trời lộc Nước mà khai phá miền Nam...
- Con diệc này sao bay về có một mình? Thường thường nó bay về nhiều lắm, sắp thành hai hàng như mũi tên, phải không ông Tư?
- Không phải! Không phải đâu!
Ông Tư trả lời cho có chừng. Mắt ông nhướng lên, theo dõi đốm đen cô độc nọ. Ông bước tới bước lui, quay tròn vòng rồi la lên mừng rỡ:
- Nó đó mà! Tội nghiệp quá. Năm nào cũng như năm nào...
Trên ngọn cây gòn, kìa một con chim to tướng đen thui, đầu có đốm trắng, cao nghệu như đứa trẻ lên mười tuổi. Mặt trời đã gác lên mí rừng dọi lên lông cánh của nó, mướt rượt.
- Năm nay nó già đi nhiều... Tội nghiệp!
Khỏi cần lượn vòng quanh, nó cũng nhìn được con rạch Ðường Sân này...
Nóng ruột tôi hỏi:
- Con chi gì mà coi dữ quá vậy ông Tư?
- Con chim già sói. Thứ này bây giờ ít lai vãng tới miệt Cạnh đền này, chớ hồi đó thì ôi thôi...
- Làm sao bắt nó xuống coi thử. Phải chi mình có súng...
Ông Tư nhìn tôi, nhăn mặt lắc đầu:
- Súng với ống mà làm gì? Ðừng nói bậy, nghe được nó bay đi luôn. Giống già sói gan dạ lắm. Cháu chưa biết sao? Hồi năm đó ông kiểm lâm Rôbe lại đây, cũng vào tháng này gập nó. Ông nổ nghe cái “rầm”, con già sói không thèm nghe, cứ đứng im. Qua phát thứ hai nó ngóng mỏ, coi bộ tức mình bực bội. Tiếng súng thứ ba nổ lên. Già sói nhè nhẹ cất cánh bay đi, buông xuống một cục phẩn, nhè cái nón của ông Rôbe mà rớt trúng. Báo hại ổng mắc cỡ, tôi phải thay mặt con già sói nọ mà xin lỗi ông... Con già sói này sống ít nhứt là năm chục năm rồi. Nó có nghĩa lắm, bỏ sân chim không đành. Hồi năm chục năm về trước, hồi trăm năm về trước rạch Ðường Sân ở Chắc Băng này phồn thịnh lắm.
Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt... Ðó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.
Chúng nó sanh sôi nẩy nở, tạolập một thế giới riêng biệt náo nhiệt, ở khắp nhành cây và mặt đất. Dân chúng kéo đến các sân chim này để bắt chim, nhổ lông bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến, họ mua về để kết quạt. Ta có thể chia hai loại chim: thứ làm ổ trên cây và thứ làm ổ trên mặt đất.
Làm ổ trên cây thì có chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng. Là ổ dưới đất thì co chim bồ nông là đáng kể.
Chim bồ nông tụ tập nhiều nhứt là ngọn rạch Chắc Băng đổ ra sông Cái Lớn. Ở đây hoàn toàn hẻo lánh, ít cây to lớn, ít cọp hoặc rắn. Hai loại này hay tìm chim mà ăn thịt hoặc ăn trứng. Ngoài ra trên mặt đất phủ dày nhiều dây choại, dây dớn để cho chim làm ổ. Nước dưới đất U Minh lại ngọt, xa xa lấp lánh nhiều vũng bùn chi tha hồ mà bơi lội. Chim bồ nông giống hệt chim thằng bè nhưng lông nó nhuộm màu xám tro. Bắt đầu tháng Chín tháng Mười, chúng bay từ Biển Hồ hoặc từ sông Hậu về rừng U Minh để làm ổ. Chúng lấy chân đạp dây choại xuống sát mặt đất và dùng mỏ để dò xét bên dưới. Gặp nơi đất ẩm hoặc có trũng, chúng bỏ đi nơi khác vì e sau này trứng sẽ thúi. Gặp chỗ vừa ý, chúng nhổ cỏ xung quanh, dọn một vùng nước khá rộng để bầy con sau khi nở ra có chỗ bơi lội.
Tháng Mười Một, chim bồ nông đẻ ra ba trứng, lớn hơn trứng ngỗng chút ít. Sau đó, chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp. Khi trứng nở, chúng tiếp tục ấp con dưới cánh cho ấm. Chờ khi chim con có lông ống thì chim trống lẫn chim mái bay đi tận Biển Hồ để tìm mồi nuôi con. Chừng hai ngày sau, khi trở về trong dãy (bọc da dưới mỏ) mỗi con đều đầy cá. Cứ mỗi ngày chim con được đút mồi một lần. Lúc cha mẹ đi vắng bầy chim con tha hồ đùa giỡn trong vũng nước đã dọn sẵn kế bên.
Ngày qua ngày, bầy con lớn lên nhanh chóng, hễ đói là la hét lên inh ỏi. Khi thấy cha mẹ đem mồi về, chim con đạp chân quạt cánh, bay sập sận lên không trung. Lúc chim bồ nông đút mồi cho con, chúng ta có thể nói là một trận giặc lớn. Hàng ngàn con già sói, con chim chó đồng bay lại để giựt mồi cho con mình. Vì vậy khi con cá ở Biển Hồ từ trong đãy moi ra là chim bồ nông phải tranh đấu với ba loại chim kia. Và chính loại chó đồng, già sói lại phải đánh lộn cắn nhau để giành giựt, như ăn cướp chia của...
Trứng bồ nông vừa nở, người chủ sân bắt đầu lo mướn “bạn giữ sân.” Nhiệm vụ của“bạn” là dọn một con đường tương đối trống trải từ mé rạch lên sân. Ðồng thời, họ cất trại dựng hai vòng thành lớn bằng tre chung quanh sân.
Vòng thành thứ nhứt hơi vuông, mỗi cạnh dài cỡ sáu trăm thước, cao hai thước tây.
Kế đó là vòng thành thứ nhì bên trong là tường để xử tử loài chim. Nền đất dọn sạch cỏ. Giữa hai vòng thành có cánh cửa lớn bằng tre.
Ðâu đó xong xuôi, chủ sân mướn chừng hai chục người bạn, khác, gọi là“bạn giết” . Họ ra tay khi đàn chim bồ nông con bắt đầu bay sập sận nghĩa là mọc lông cánh đầy đủ. Nếu để trể, chim con sẽ bay mất.
Ðêm ấy trời tối, vào khoảng canh ba. Sau khi được cha mẹ đút mồi, đàn chim bồ nông con vui chơi hả hê, bơi lội tung tăng dưới ao rồi trở về ngủ trên ổ. Mẹ cha của chúng đã đi vắng tận Biển Hồ, tìm mồi cho ngày mai.
Bỗng đâu từ bốn phía có tiếng la ó, gầm thét của loài người. Mở mắt ra, bầy chim con phải choá mắt vì những đốm lửa đỏ rực. Mấy người bạn giết đã xông vào, hai tay cầm đuốc quơ qua, quơ lại. Ðàn chim con chạy tứ tung, tìm một lối thoát tuyệt vọng. Chúng bắt đầu chạy dồn vào một xó để lần lượt gom vào vòng thành thứ hai như cá vào rọ.
Cạnh cửa tre hạ xuống, hàng chục người đứng bao vây phía ngoài pháp trường nọ, miệng la inh ỏi, tay quơ đuốc lửa.
Dầu muốn xé rào chui ra, lũ chim nọ cũng không dám. Khi ấy, hai chục người“bạn giết” bước vào phía trường để thi hành nhiệm vụ đao phủ với hai bàn tay không. Quần áo của họ nai nịt gọn gàng. Ngang lưng thắt sợi dây nịt lớn làm bằng yếm dừa để đề phòng loại mòng chim chun vào người. Loại mòng này hay đeo theo cánh chim bồ nông để hút máu như chí, như rận.
Hai chục người phải đối phó với chín mười ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ lắm, tả xông hữ đột như Triệu Tử Long, Ðương Dương Trường Bản, tay trái họ nắm cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ. Phải lanh tay lắm mới giết kịp. Ðể chậm trễ thì chừng mặt trời mọc, bầy chim lớn từ Biển Hồ sẽ chứng kiến cảnh tượng đẫm máu này. Chúng sẵn sàng đáp xuống chiến đấu một mất một còn với loài người để giải thoát cho đàn con.
Trời sáng. Thống thiết dường bao, tiếng kêu la của đàn chim lớn khi trở về không gặp con nghe vang dội cả góc rừng! Vài con may mắn hơn, tìm lại được bầy con nhờ chạy lạc nên thoát chết đêm vừa qua. Chúng tiếp tục đút mồi. Nhưng vài đêm sau, chủ sân mở cuộc tảo thanh lần thứ hai để tóm trọn gói.
Riêng về bầy chim mất con thì cứ bay tới bay lui trên sân, kêu la ba bốn ngày liên tiếp rồi trở về Biển Hồ với niềm oán hận, thề không bao giờ trở lại đất Kiên Giang này nữa.
Xong xuôi công việc, mấy người“bạn giết” về nhà uống rượu nghỉ ngơi. Giờ đấy đến lúc người“bạn nhổ” làm việc. Họ nhổ lông cánh từng con, xong một con là bó lại, giao phó nắm lông cho chủ sân. Chủ sân ngồi kế bên, trao cho họ cây thẻ để sau này làm bằng chứng tính tiền công... Xen vào đó, còn mấy người cán hôi. Mấy người nầy tình nguyện nhổ lông không ăn tiền. Họ xin lại xác chim bồ nông, đem về lóc mỡ ra, nấu dầu để thắp đèn.
Không cần nói rõ, ai cũng có thể hình dung được bãi chiến trường, hôm sau xác chim bồ nông vun lên cao ngất, như đống lúa ba bốn trăm giạ.
Ðó là cách giết loại chim bồ nông ổ trên mặt đất. Ðối với loại thằng bè, già sói, chó đồng làm ổ trên cây thì phải tốn công hơn. Vào khoảng canh ba, mấy “bạn giết” trèo lên tìm ổ chúng bẻ cổ từng con rồi ném xuống đất.
Lông chim bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến. Họ mua về để kết quạt. Giá thị trường như sau:
- Lông bồ nông một bó một quan.
- Lông thằng bè, già sói thì hai quan mỗi bó.
Mỡ chim thì đem về nấu dầu như trên kia đã nói. Thịt chim đem xào sả nghệ, nước cốt dừa ăn cũng ngon ngon. Nhưng ai mà ăn cho hết? Có thể muối phơi khô. Thời bấy giờ, không ai cần làm chuyện đó. Họ thảy bỏ xác chim dưới sông cho diều, cho quạ...
Ðất hoang, rừng rậm lần lần được khai thác ở vùng Kiên Giang. Vì động đất động rừng, chim bay đi, bỏ sân cũ.
Chúng bị tiêu diệt lần lần. Số chim còn lại bay về đâu? Ngày nay cùng Rạch Giá, Cà Mau còn vài sân chim. Nhưng toàn là cò, diệc, cồng cộc, loại chim nhỏ.
Vài con Nghichim còn nhớ sân cũ, hàng năm cứ tới tháng Chạp là bay về. Như con chim già sói này trở về rạch Ðường Sân.
Và ông Tư – Ngưòi giúp chúng tôi những tài liệu trên đây - hồi còn trai tráng chính là người“bạn giữ sân” và người“bạn giết” – hai danh từ xa xăm mà không ai nhắc tới nữa.
o0o
Con chim già sói đứng cao nghệu trên cây gòn, day mỏ qua phía nhà ông Tư.
Ông Tư đứng tần ngần, lấy tay che mắt nhìn nó, cố sức nhìn kỹ từ nét mặt như hỏi han sức khoẻ của người bạn già quen thuộc, biết giữ thủy chung đạo bằng hữu.
Ông nói:
- Mấy chục năm rồi, năm nào tháng Tết nó cũng về đây vài ngày. Năm nay nó già nhiều rồi. Ðầu sói hơn mọi năm, cháu thấy không?
Như lời ông Tư, tôi thấy rõ ràng một đốm trắng ở giữa đầu con chim nọ. Là kẻ sanh sau đẻ muộn tôi nào gặp con chim này hồi mấy mươi năm về trước để so sánh cho biết nó già nhiều hay già ít? Mặt trời gần lặn rồi, nền trời đỏ khé. Con già sói đứng sững đó, im lìm như đúc bằng đồng đen, phía sau có hào quang.
Nó nhìn ông Tư, râu tóc bạc phếu.
Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng xuống hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu. Giữa ông và con chim nọ, không còn oán thù. Biển im lặng sau cơn dông tố. Ðây là Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau. Cầu cho ông Tư với con chim già sói được sống lâu hơn trăm tuổi! Xin tạ ơn đấng tạo hóa đã dành cho đất nước này bao nhiêu đặc ân như những sân chim đây là một. Hiên ngang thay! Ðẹp đẽ thay! Hỡi người Việt đầu tiên đến vùng Kiên Giang hưởng ơn Trời lộc Nước mà khai phá miền Nam...
Sơn Nam
Album Cánh Chim Lạc Loài
Chim hót vườn xưa
Tôi mơ ước một lần nghe trở lại,
Tiếng chim non ríu rít buổi bình minh...
Ký ức xưa, chim hót biết bao tình !?
Là tất cả ước mơ thời thơ dại !!
Thời gian qua, qua đi và đi mãi....
Tôi trở về thăm lại mảnh vườn xưa,
Nghe đâu đây dư âm tiếng hót trưa ?!
Chợt cảm thấy cõi lòng sao thanh thản !! .
NM
Gần
nhà tôi có một ông cụ tóc bạc phơ hay ngồi dưới tán cây bàng già. Cứ mỗi
buổi chiều ông cụ lại bày những lồng chim ra bán. Một ngày kia, tôi
mang chỗ tiền tiết kiệm được, toàn những tờ tiền lẻ cũ mèm đến chỗ ông
cụ, chọn mua hai cái lồng: một cái thiệt bự được đánh véc ni màu nâu
bóng và một cái lồng bẫy. Cái lồng bẫy có hình lập phương, bên dưới là
một “nhà tù” lớn để nhốt chim mồi, bên trên là bốn “nhà tù” nhỏ để làm
chỗ bắt chim. Ông cụ bảo, chỉ cần nhốt chim mồi vào, bỏ một miếng chuối
hay bông hoa sặc sỡ vào lồng để làm mồi nhử rồi treo lên tán cây là lát
sau sẽ có một vài con chim bị bắt giam.
-Nuôi cho vui chứ đừng bẫy nhiều chim quá nghe! – Ông cụ dặn tôi.
Nhà tôi có một cây xoài già. Sáng sớm hay chiều muộn là đám chim lại
ríu rít bay vào bay ra. Đến giữa mùa Hè, khi những quả xoài vàng ươm
lúc lắc trên cây là vườn nhà lại rộn ràng náo nhiệt. Lũ chim tới nhiều
lắm, từ những con chim sâu màu cỏ úa đến những con vành khuyên có vòng
trắng tinh trên mắt, rồi cả đám chìa vôi đuôi dài hai màu đen trắng,
những con chim ri nghịch ngợm từng cặp rủ nhau đi tìm mồi.
“Lũ
chim tới nhiều lắm, từ những con chim sâu màu cỏ úa đến những con vành
khuyên có vòng trắng tinh trên mắt, rồi cả đám chìa vôi đuôi dài hai màu
đen trắng..”
Tôi mang cái lồng bẫy lên chỗ tán cây um tùm nhất, lâu lâu chạy ra
ngóng cổ lên xem có con chim nào sập bẫy chưa. Cuối cùng cái lồng bự của
tôi cũng đã có đến năm con chim sâu, ba con vành khuyên và một con chim
ri. Khu tôi ở toàn trẻ nhà nghèo nên một cái lồng chim to đẹp như của
tôi với những chín con chim là quý lắm. Tụi bạn hàng xóm suốt ngày chạy
sang ngắm nghía, xuýt xoa. Tôi vênh vang xách cái lồng chim khoe khắp
xóm:
-Con này là chim ri. Hót hơi bị hay đó!
-Khéo khéo không tuột cái cửa lồng, tụi nó lại bay mất!
Lời nói của tôi bỗng trở nên “trọng lượng”, ai cũng phải lắng nghe.
Tôi nổi tiếng nhất giữa đám trẻ trong xóm. Nhưng rồi một bữa tôi nhận ra
cây xoài không còn đông vui nữa. Đám chim đã chạy biến đi chỗ khác, dù
tôi chẳng còn ý định bẫy thêm vì cái lồng bự của tôi đã chật chội lắm
rồi. Mỗi sáng tôi mang cái lồng ra treo lên cành cây, thay nước rồi bỏ
thêm cám mới, làm vệ sinh lồng cho lũ chim, đến tối lại mang cái lồng
vào nhà, phủ vải lên. Tôi chăm sóc đám chim cẩn thận như chăm báu vật,
hy vọng đến ngày trong lồng xuất hiện những quả trứng chim nhỏ xíu và
tôi sẽ có những chú chim non.
Cuối tháng Mười, bố cho tôi đi chơi xa hai ngày. Tôi quên bẵng cái
lồng chim. Ở nhà cũng chẳng ai để ý đến đám chim nhỏ giùm tôi. Lúc về
mới sực nhớ, tôi chạy một mạch ra vườn. Trước mặt tôi là cái lồng chim
rỗng không, những cái song tre bị bẻ nát, chỉ còn vương lại vài cái lông
rụng, vài vết máu và hũ cám bị xô đổ ngổn ngang. Đó là tàn tích sau
chuyến “ghé thăm” của một con chuột cống hay con mèo nào đó. Cổ họng tôi
nghẹn lại, không thể khóc, cũng không thể la hét gì.
Lũ bạn hàng xóm chạy sang nhà tôi, nhìn cái lồng trống hoác, hiểu
ngay mọi chuyện. Tụi nó càng hỏi thăm, tôi càng khổ sở và tuyệt vọng.
Nhưng điều khiến tôi day dứt hơn cả là liệu lũ chim có thoát được không
hay đã chết vì kẻ đột nhập?
“Lúc
về mới sực nhớ, tôi chạy một mạch ra vườn. Trước mặt tôi là cái lồng
chim rỗng không, những cái song tre bị bẻ nát, chỉ còn vương lại vài cái
lông rụng, vài vết máu và hũ cám bị xô đổ ngổn ngang…”
Sau ngày hôm đó, tôi bỏ hẳn ý định nuôi chim. Cái lồng bẫy còn nguyên
vẹn tôi cũng đem trả lại cho ông cụ tóc bạc. Tôi vẫn tiết kiệm tiền
hàng tuần nhưng không phải mua một lồng chim mới mà để mua thóc rắc lên
mặt bể nước xi măng ở đầu hồi.
Cuối Thu, sáng nào tôi cũng dậy thật sớm, ra chỗ bể nước rắc một ít
thóc rồi chạy vào nhà, ngồi bên cửa sổ chờ lũ chim sà xuống. Quãng thời
gian “nổi tiếng” ngắn ngủi của tôi đã qua. Tôi không còn là đích ngắm
của những ánh mắt vừa ngưỡng mộ vừa ghen tị nữa. Tôi có niềm vui khác,
nhẹ nhàng hơn và lâu dài hơn. Tôi không nhất thiết phải giữ những chú
chim cho riêng mình, mà chỉ cần dậy sớm một chút trong những ngày không
mưa là tôi có thể lắng nghe tất cả những thanh âm vui tươi của lũ chim
nhút nhát nhưng tự do.