Khúc Giao Mùa
Lắng nghe mùa xuân về
Đã
thấy mấy vạt hoa vàng loè xoè,
đã thấy những trái dưa hấu bóng mẫy
thẫm xanh chất tầng tầng trên chợ. Thế là Tết thật
rồi. Tết cứ làm người ta nao lên nôn
nóng ngóng chờ, rồi lại nuối tiếc cho tuổi
xuân qua. Chợ Tết chạy dọc theo các vỉa
hè quanh ngã năm, bán toàn
dưa với hoa. Vô tình chỗ Đậm bán đối
diện với khu nhà đẹp nhất, cao nhất và sầm uất
nhất thị xã. Sau lưng, cách một lớp
chì gai oặt quẹo là một bãi
cát trống, cỏ xanh theo gió chạy líu
ríu từng triền, từng triền mải miết. Cánh
bán dưa ra chợ từ 20 tháng chạp, chở từ
sáng tới khuya, hịch hụi. Lúc nghỉ mệt tay chống
hông ngó qua. Những ngôi
nhà cao. Những bảng hiệu sặc sỡ. Đèn đủ thứ mầu.
Sang quá. Người ta đợi tết để trang hoàng cho
thật đẹp, mà càng đẹp thì
cánh bán dưa trong ruộng ra càng buồn.
« Biết chừng nào mình xây
được cái nhà cỡ đó hen? » .
« Bán dưa, làm ruộng cỡ 40 năm
». «Giỡn hoài, cỡ đó
thì xuống lỗ rồi còn gì » .
« Ừ »...
Chỗ Đậm
ngồi dưới tán cây còng bị tỉa
nhánh chỏng chơ như bàn tay cụt. Bên
trái là vạt bông của ông
Chín từ miệt Sa Đéc xuống. Và chỉ Đậm
là ngồi bán một mình chứ người ta
chồng vợ đùm đề, xoong nồi lủ khủ. Ngày đầu
cô chất dưa chưa khéo, dưa cứ ỷ mình
tròn, lăn long lóc ra đường. Dưa lăn, người
hì hục đuổi theo. Xe cộ giáp Tết đông
nghẹt, người ta cười, người ta cằn nhằn. Tủi cực trào
lên như người ta nhận cái thùng
vô lu nước đầy. Đậm lầm lũi khóc nghẹn. Đậm 29
tuổi, hơi đen, trên khuôn mặt lam lũ còn
sót lại chút duyên ngầm. Chưa thấy
chanh chua như đã từng quen chợ. Lúc chở dưa ra,
có anh chàng trẻ tuổi cao lỏng khỏng, nước da đen
lùi, lúc cười chỉ thấy hơi hới hàm
răng, chạy tới làm giúp. Kéo tấm
ni-lông che nắng, chặt mấy cây chuối đem ra bao lại
cho dưa khỏi lăn, anh chàng cũng giúp. Đậm nằng
nặc bảo thôi đi, anh chàng cãi
cố: « Tôi tiếp cho, có sao
đâu ». Quần anh chàng lấm nhớt,
tóc bù xù đỏ quạch như rễ
vú sữa. Già Chín bán
bông thắc mắc :
_ Con
gái ơi! Bác thấy thằng đó hiền
khô hà, ai vậy?
Đậm
bảo:
_
Tên Quí, chạy xe lam, ở xóm
thôi, bác à.
_ Chà,
giỏi, tốt thiệt. Làm hăng vậy tính kiếm tiền để
cưới vợ hả?
Anh
chàng nghe lóm, cười chéo mắt:
_ Có
ai đâu mà cưới, bác.
Ông
Chín cười khà khà, vuốt
chòm râu cụt ngủn.
Cái
nắng xuân kỳ lạ, không gay gắt đỏ, không
nhàn nhạt như nắng chiều hè mà
vàng thắm thiết như mầu bông sao nhái.
Bấc lồng lộng lẫy qua từng ngọn cỏ sau chợ, mang theo mù mịt
cát. Mặt mũi đầu tóc Đậm lúc
nào cũng nham nhám như hột me rang
cát. Người ta quần là áo lượt
kìn kìn chạy qua mà chợ dưa với hoa
vẫn chưa sôi động. Năm nay dưa trúng
mùa cả núi vầy ăn gì cho hết. Người ta
nán đợi tới ngày rước ông
bà, lúc đó coi dưa có rẻ
hơn bây giờ không. Những người bán ngồi
chéo queo, buồn teo. Bông vạn thọ, bông
cúc trái nết nở bung từng khóm,
lái bông than như bọng : « Năm
nay chắc thua rồi ».
Đậm bắt
chước cánh lái dưa xóm Vàm
Xáng, đi chợ mua xấp liễn dán dưa cho bắt mắt
khách, tiện thể mua cho bé Lý bộ đồ.
Mứt gừng, mứt dừa ở nhà má làm rồi để
coi mua gì thêm. Má thì
thích bánh ngọt. Con út
thích cắn hột dưa, Đậm mua mỗi thứ vài trăm gam.
Về khui ra thấy bộ đồ bé Lý hơi lớn, nhưng
không sao, lớn thì mặc tới năm sau. Già
Chín hỏi : « Đồ ai mà
bây ôm ấp vậy ? » . Đậm bảo của
con gái con. Hỏi thêm một chút về ba
của đứa nhỏ, Đậm cúi mặt thưa : « Không
có ». Nghĩa là không
có. Ông Chín không phăng tới
nữa. Ông già rồi, lăn lộn trên đời,
ông biết chắc có chi lầm lỡ. « Con
lầm lỡ tới mức phải bỏ nhà đi luôn đó,
bác Chín à. Tới lúc ba con
buồn rồi chết, má mới rước con về. Bây giờ,
có cực khổ thế nào con cũng ráng chịu,
miễn sao năm tháng cuối đời má con vui.
Mà, chắc bù bi nhiêu cũng
không đủ ». Sau này, Đậm mở
lời. Giọng Đậm khao khao. Cô thấy mình giống như
cỏ ven đường, người ta đi qua đạp, đi lại đạp vẫn ngoi lên
sống, sống cỗi cằn.
Những
mùa lam lũ. Những mùa cực nhọc. Một
mình chống chọi. Đàn ông con trai coi
được một chút mới lòng vòng ở
ngoài đã nghe thiên hạ rần
lên : « Thứ gái hư
đâm đầu vô làm gì ».
Ai mà muốn, chỉ tại còn nhỏ, thấy gió
yêu gió, thấy hoa yêu hoa, đam
mê bồng bột. Nghĩ mình học chưa tới đâu
nhưng là học những bài học bự nhất, đắt nhất. Đếm
đi đếm lại chỉ còn Quí, khi biết được
còn mỗi Quí thì Đậm đã sắp
30. Nhà Quí ở Lung Giữa, Quí gửi xe
sân nhà cộ Làm một vài
chuyện nhỏ như chở Đậm đi chợ không lấy tiền, tiếp Đậm cất
cái nhà củi... thì cho là
có qua có lại đi. Nhưng ánh mắt
Quí ngày càng nồng nàn
trói buộc, bắt Đậm phải day dứt giữa nỗi khát
khao và tủi hổ. Quí trai tơ, chưa vợ, lại nhỏ hơn
Đậm gần 4 tuổi. Nhưng Quí tốt quá, rất tốt.
Má Quí già rồi, than với Đậm
hoài, có một mối trong Nhà Phấn Ngọn,
coi được lắm, vậy mà biểu thằng Quí cưới vợ
mà nó hổng nghe, làm như nó
còn chờ ai đâu.
Thời
gian bị người ta chở kĩu kịt đi. Khiếp, mới đó đã
29 Tết. Bánh mứt, dưa hành, quần mới,
áo mới như nước tràn lên phố.
Đây là một thời điểm rộn rịp nhất, phơi phới nhất
trong năm. Tết này không có 30, 29 rồi
tới mùng một, như người ta bước hụt, thấy thiếu một
ngày. Những khóm vàng hoa của
ông Chín nở sớm từ 24, 25 đã ngả mầu
vàng sậm. 4 giờ sáng, ông đi qua
bên kia đường gánh nước về tưới, than :
« Thời tiết năm nay kỳ cục quá »
ông vấn điếu thuốc, phà khói bảo
: « Con biết không, nghề
bán bông tết cũng như bán lồng
đèn Trung thu, qua rằm tháng 8 có cho
người ta cũng không thèm lấy. Buôn
bán kiểu vậy như con gái có
thì, qua rồi, khó lắm... »
Ông nói tới đây, thấy Đậm ngẩng đầu
ngó sao muộn, ông thôi không
nói nữa. Đậm nhớ con gái quá. Nghe
Quí đem đồ về lại đem tin ra bảo : « Bộ
đồ bé Lý mặc vừa lắm, nó
đòi ra với Đậm. Buôn bán như vầy cực
quá, chở nó ra đây, tội nghiệp... ».
Rồi Quí bảo mớ bông mồng gà Đậm gieo
sao mà khéo quá, bông đỏ
bông vàng trổ ngay Tết.
Đó
là lúc chờ sáng, còn rỗi
rãi xẻ dưa mời nhau, chứ ngày 29 là
một ngày tất bật, nói theo dân
đá banh là thắng với thua. Người mua
xúm xa xúm xít. Mới một buổi
đã lử lả, Đậm một mình phải coi trước coi sau.
Tưởng dưa hấu đắp đập ngăn sông mà đã
vợi đi quá nửa. Nhưng chắc phải đợi cho tới giao thừa. Người
ta chờ tới đó sẽ rẻ nữa. Chạy xong mấy chuyến xe buổi
sáng, chiều Quí lại giúp. Từ bến xe
lam lại đằng chợ chừng 100 m. Quí kêu :
« Có ai mua nhiều, Đậm hứa đi,
tôi chở tới nhà cho ». Đậm thấy
vui, phần thì bớt lo dưa ế, phần thấy nao nao trong
lòng. Cái không khí đẹp thế
này, ấm thế này, không vui sao được.
Quí hỏi : « Nhà Đậm
có gói bánh tét
không? ». Đậm hỏi lại :
« Có, mà chỉ ».
« Tôi cho, má tôi
gói nhiều lắm ». Quí mặc
áo đứt mất tiêu cái nút
trên, lồ lộ ra mảng ngực ráp nắng. Trong Đậm nhiều
khi dậy lên một cái gì rưng rức
khó tả, chỉ mong nép đầu vào
đó để quên nhọc nhằn, để quên nỗi
cô độc lùi lũi trong đời.
Lúc
ngẩng lên được đã năm mới mất rồi. Nghe được tiếng
trống giao thừa vọng về từ trung tâm thị xã. Ở
đó có một lễ hội thật tưng bừng. Ông
Chín đốt 6 nén nhang, chia cho Đậm nửa, biểu
: « Con cúng giao thừa đi. Cầu
an khang, sức khỏe, cầu năm tới giàu hơn năm nay ».
Mùi nhang thơm trong gió sực lên mũi
Đậm một nỗi nhớ nhà. Dù đây về đấy chưa
tới một tiếng đi xe. Ở chợ, người muốn về trước giao thừa
thì đã bán thốc tháo để về.
Những người còn lại cũng cố dọn dẹp làm sao
mùng một có mặt ở nhà, pha
bình trà cúng tổ tiên.
Ông Chín đứng chỉ huy cho con trai ông
bưng mươi chậu hoa còn lại lên xe hàng,
quyến luyến : « Hồi nãy con tặng bác
dưa ăn, giờ bác tặng lại cho con với cậu nhỏ hai chậu
cúc đại đóa này. Năm tới,
bác có xuống không biết được ngồi gần
cháu như vầy không. Cha, đây về Sa
Đéc chắc phải nhâm nhi dài
dài cho đỡ buồn quá ».
_ Dạ,
bác về mạnh giỏi, ăn Tết cho thiệt vui.
Đậm
vén tóc, cười, thấy thương ông
quá. Ông Chín leo lên xe
còn ngoắc Quí lại nói thì
thào: « Ê cậu nhỏ,
tôi nói cậu nghe, ông bà
mình có câu: Ra đường thấy
cánh hoa rơi. Hai tay nâng lấy, cũ người mới ta
Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta
mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá.
Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái dưa,
xanh vỏ đỏ lòng ». Nói rồi xe
vọt đi, mấy người nữa lên xe vỗ vào
thùng xe thùm thùm như gửi lại lời
chào tạm biệt. Khói xe xoắn ra từng ngọn
tròn tròn như con cúi. Đậm lui cui
quét dọn chỗ của mình, hỏi:
_ Ông
Chín nói gì vậy?
_ Đâu
có gì _ Quí
cười bối rối.
_ Về
nghen, chạy xe chất đồ chở về. Biểu Quí đứng chờ
mà không nghe, vì tôi
mà ngày nay Quí bỏ mấy mối xe, uổng
quá.
_ Đâu
có gì còn 31 trái dưa...
_ Tôi
tặng Quí chục trái ăn dài
dài.
Quí
cười :
_ Nhà
tôi đơn chiếc, có mấy người đâu, ăn
gì nhiều vậy.
Những
chiếc xe vẫn nối đuôi nhau chạy về phía đại lộ. Lễ
hội giao thừa vẫn chưa tan, chưa muốn tan. Người ta vẫn muốn
cùng nhau đi hết Tết này. Một vài anh
bạn trẻ chạy xe qua, gọi Đậm: « Nhanh lên
chế ơi, trễ rồi. Tết đâu có đợi ».
Lúc Đậm lên xe thì đã qua
lâu giao thừa, Đậm ngồi đằng trước ngang với Quí.
Xe ra khỏi thị xã, con đường nhỏ lại, vắng hoe. Đậm
ngoái lại nơi cô từng nếm sương, nếm nắng, nghe
gió. Những đóa cúc sau sàn
xe rung rinh những sắc mầu rực rỡ. Quí bảo:
_ Đậm
biết cúc đẹp gì không?
Đậm lắc
đầu. Quí cười:
_ Lòng
chung thủy. « Diệp bất ly chi, hoa bất ly
đài ».
_ Ai
nói với Quí vậy?
_ Bác
Chín. Năm tới, tôi trồng cúc đi
bán với Đậm nghen.
Đậm
muốn cười, rất muốn cười mà sao nghẹn lại. Làm
sao vượt qua những trở ngại trong lòng người. Hai
bên đường rập rờn hoa dại. Những đống lửa rơm còn
nghi ngút khói, bọn trẻ cơi lên khoe
áo mới rồi mỏi mòn đi ngủ.
Quí
cho xe chạy thật chậm, nghe gió thổi qua lỗ tai lạnh
quánh. Lạnh như khoảng chiếu nửa đêm
Quí chạm tay vào, tượng lên một nỗi nhớ
rờn rờn lúc mờ lúc tỏ. Những nỗi nhớ phơ phất
mái tóc một người, đôi mắt một người,
dáng dấp một người. Đến tỉnh dậy vẫn còn bồng
bềnh như khói. Quí nhìn Đậm,
ánh nhìn rất lạ. Anh không biết
vì một nỗi gì mà tới bây giờ
anh chưa nói lời thương với người ta. Anh
không ngại đứa con, anh không ngại chuyện lỡ lầm
xưa cũ, tuổi tác cũng không thèm nghĩ
đến. Cô luống cuống khi thấy chiếc xe chạy chậm dần:
_
À... Ờ... Tết này nữa, Quí bao nhiều
tuổi rồi ha?
Quí
im lặng, dừng xe hẳn. Lúc này anh thấy cần nắm
lấy bàn tay lạnh tái của Đậm, rất cần. Khi ấy
giao thừa đã đi qua lâu, lâu lắm rồi
nhưng rõ ràng vẫn chưa hết Tết. Mai là
mùng một.
Nguyễn Ngọc Tư
Tích xưa
Sự tích An Tiêm dẫu tích xưa,
Mỗi mùa Xuân đến mỗi mùa dưa...
Cha luôn kể chuyện "Tây qua" cũ.
Linh vật mừng Xuân tự bấy giờ !
Nỗi buồn dưa hấu
Sạp dưa của dì Tám khai trương đúng ngày đưa ông Táo. Vựa dưa đòi đổ hai trăm cặp, dì lắc đầu chỉ nhận đúng một trăm.
Ông trưởng khu phố đứng ngắm nghía sạp dưa một hồi rồi nói: “Bà nhớ là hết tối hăm chín phải dọn dẹp sạch sẽ nghe chưa! Sáng ba mươi trên phường họ đi kiểm tra hè phố, để luộm thuộm là nhà bà mất toi cái chứng nhận gia đình văn hóa đó!”.
Dì Tám dạ dạ rồi cúi xuống xếp lại lần chót đám dưa hấu cho ngay ngắn, trong khi ông trưởng khu phố cho chiếc xe tay ga bắt đầu lăn bánh, phía dưới chân ông là cặp dưa được biếu hơi trọng khiến chân ông phải khuỳnh khuỳnh cả hai bên.
Năm nào cũng một chuyện đó mà ông Tám kể riết không biết chán. Tới nỗi chị em con Trâm, con Thắm đứa nào cũng nhớ nằm lòng và có năm khi ông Tám vừa bắt đầu câu chuyện thì hai đứa con lần lượt kể tiếp cho tới hết!
Ông Tám cười khà khà nói: “Bây đừng tưởng làm vậy thì năm sau tao không kể mà lầm to!”. Rồi ông nghiêm giọng: “Dưa hấu là linh vật. Nó đâu phải chỉ là một loại trái cây bình thường. Nó là một phần trong đời sống tâm linh của dân mình. Nếu không, người ta đâu có chọn nó đặt lên dâng cúng tổ tiên ngày tết ngày nhứt”.
Ông Tám đã bỏ vợ con mà về với tổ tiên. Bàn thờ gia đình hai năm nay tết nào cũng vẫn có cặp dưa hấu to, đỏ và ngọt (là do chính tay con Trâm lựa) để dâng cúng tổ tiên và ông Tám. Đêm ba mươi tết, khi ba mẹ con ngồi bên nhau, con Trâm vẫn kể lại câu chuyện cũ rích về Mai An Tiêm. Rồi mọi người cùng sụt sùi khóc.
***
Khoa học ngày một tiến bộ. Người ta cấy mô rồi nuôi trồng mà có hàng loạt giò lan đủ loại nở hoa rực rỡ. Người ta thắp đèn ban đêm cho thanh long tượng trái, thu hoạch để xuất khẩu theo hợp đồng bất kể thời gian nào trong năm. Dưa hấu cũng vậy. Mấy năm nay dưa hấu xuất hiện ngoài chợ hầu như quanh năm. Đi nhà hàng, muốn ăn tráng miệng món dưa hấu cứ kêu thoải mái, lúc nào cũng có. Chỉ có điều là ăn không thấy ngon như xưa.
Tết nhứt, cặp dưa cúng cũng bị “xuống giá”, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có lần con Trâm nói với dì Tám: “Má thấy đó, tới con cừu người ta còn sinh sản vô tính thì mai mốt chuyện gì khoa học chẳng làm được”.
Dì Tám chưa bao giờ thấy vui với cái sự “tiến bộ” kiểu này của khoa học. Có thể dì lạc hậu rồi chăng?
***
Coi ra sạp dưa của dì Tám năm nay mà bán hết mới lạ. Ở đầu đường, bà Ba Lợi chắc sắp điên mới “đua” mở một sạp dưa hấu, tuy chỉ bày vài chục cặp nhỏ có lẽ nhắm vào số khách hàng thu nhập thấp, nhưng cũng cứ là cạnh tranh.
Chiều hăm sáu, bà chi hội trưởng phụ nữ chạy xe đạp điện chở cậu con trai mười tuổi béo phì vừa ghé lại mua ủng hộ một cặp dưa vừa hỏi thăm: “Lớp nghỉ rồi mà cô giáo Thắm đâu hổng thấy?”.
Trưa hăm tám, chú đội trưởng dân phòng đi bộ dừng lại nhìn quanh sạp dưa, tắc lưỡi: “Còn có ngày mai nữa thôi, dì Tám ráng thanh toán cho hết hàng rồi dẹp sạch sẽ nha. Để bên dân phòng tụi tui dễ đưa tay bỏ phiếu công nhận gia đình văn hóa cho nhà mình...”. Dì Tám cười hiền: “Không có cái vụ văn hóa gì đó thì tôi cũng phải dọn dẹp sạch sẽ thôi mà. Trước cửa nhà mình chớ phải nhà ai đâu”.
Trao cặp dưa cho chú đội trưởng, dì Tám nói: “Tôi biếu anh em dân phòng ăn lấy thảo ba ngày tết”. “Dì làm tui... ngại quá. Thay mặt anh em, tui cảm ơn...”.
***
Vậy mà có chuyện lạ đã xảy ra: trưa hăm chín, một chiếc xe chở công nhân đâu như đi dự liên hoan về, bị hư máy dừng đúng trước sạp dưa của dì Tám. Vậy mà tiền hung hậu kiết. Hơn hai chục cô công nhân mặc áo đồng phục màu xanh lá mạ trong lúc chờ bác tài sửa xe đã rủ nhau mua hết số dưa còn lại của dì Tám. Quá mừng, dì bán sát giá gốc và nhất định dành một cặp không bán mà tặng bác tài “thần tài” đã dừng xe quá đúng chỗ!
Một giờ sau khi chiếc xe rời khỏi, sạp dưa nhà dì Tám cũng biến mất, trả lại một phần lề đường trống trải, sạch sẽ. Ông trưởng khu phố lại xuất hiện cùng chiếc xe tay ga, gật gù nói với dì Tám:
- Phải chi nhà nào cũng chấp hành tốt như gia đình bà thì tui khỏe biết mấy. Nhà Ba Lợi đó, dưa hấu giờ này còn tới phần ba nên đâu có chịu dẹp cho tui nhờ. Cái nhà đó với nhà số 47B, tui rầu hết sức. Cha mẹ, con cái, anh em gì mà tối ngày xào xáo, cãi lộn, thiếu điều vác đơn ra phường mà kiện nhau...
Vừa nhích ga tính tiếp tục lộ trình kiểm tra, ông chợt đạp thắng rồi ngoái lại:
- Tui quên thông báo... Nhà bà được thông qua gia đình văn hóa rồi. Chậm là tại bà không chịu đăng ký đó thôi. Riêng nhà Ba Lợi, nhà 47B, tui “chạy” gãy lưỡi mấy ảnh trên phường mới cho qua. Quá mệt! Mai mốt khi nào khu phố mình được công nhận văn hóa, tui sẽ cho tổ chức ăn mừng thiệt lớn...
Chiếc xe tay ga phóng đi. Hai chân ông trưởng khu phố vẫn khuỳnh khuỳnh ra hai bên. Dì Tám thấy ở cái khoảng trống hôm nọ là cặp dưa biếu của dì, bữa nay là một cái túi bự, không hiểu là quà biếu của ai...
Mừng quá! Năm nay bán hết sạp dưa.
Mà cũng mừng cho thành tích của khu phố mình!
Ông trưởng khu phố đứng ngắm nghía sạp dưa một hồi rồi nói: “Bà nhớ là hết tối hăm chín phải dọn dẹp sạch sẽ nghe chưa! Sáng ba mươi trên phường họ đi kiểm tra hè phố, để luộm thuộm là nhà bà mất toi cái chứng nhận gia đình văn hóa đó!”.
Dì Tám dạ dạ rồi cúi xuống xếp lại lần chót đám dưa hấu cho ngay ngắn, trong khi ông trưởng khu phố cho chiếc xe tay ga bắt đầu lăn bánh, phía dưới chân ông là cặp dưa được biếu hơi trọng khiến chân ông phải khuỳnh khuỳnh cả hai bên.
***
Cái thời ông Tám còn sống, thời con Trâm mới lên đại học, tết năm nào
hai cha con cũng lựa một cặp dưa hấu thiệt bự, da xanh sậm và bóng mượt,
ruột thiệt đỏ, ăn như được nhấm từng vị ngọt (mà năm nào họ cũng lựa
trúng mới hay chớ!) để chưng trên bàn thờ gia tiên. Ông Tám ưa kể chuyện
Mai An Tiêm bị vua đày ra ngoài đảo xa, được trời ban cho trái “Tây
qua” mà tai qua nạn khỏi, sau này người đời gắn liền cái tên An Tiêm với
trái dưa hấu.Năm nào cũng một chuyện đó mà ông Tám kể riết không biết chán. Tới nỗi chị em con Trâm, con Thắm đứa nào cũng nhớ nằm lòng và có năm khi ông Tám vừa bắt đầu câu chuyện thì hai đứa con lần lượt kể tiếp cho tới hết!
Ông Tám cười khà khà nói: “Bây đừng tưởng làm vậy thì năm sau tao không kể mà lầm to!”. Rồi ông nghiêm giọng: “Dưa hấu là linh vật. Nó đâu phải chỉ là một loại trái cây bình thường. Nó là một phần trong đời sống tâm linh của dân mình. Nếu không, người ta đâu có chọn nó đặt lên dâng cúng tổ tiên ngày tết ngày nhứt”.
Ông Tám đã bỏ vợ con mà về với tổ tiên. Bàn thờ gia đình hai năm nay tết nào cũng vẫn có cặp dưa hấu to, đỏ và ngọt (là do chính tay con Trâm lựa) để dâng cúng tổ tiên và ông Tám. Đêm ba mươi tết, khi ba mẹ con ngồi bên nhau, con Trâm vẫn kể lại câu chuyện cũ rích về Mai An Tiêm. Rồi mọi người cùng sụt sùi khóc.
***
Khoa học ngày một tiến bộ. Người ta cấy mô rồi nuôi trồng mà có hàng loạt giò lan đủ loại nở hoa rực rỡ. Người ta thắp đèn ban đêm cho thanh long tượng trái, thu hoạch để xuất khẩu theo hợp đồng bất kể thời gian nào trong năm. Dưa hấu cũng vậy. Mấy năm nay dưa hấu xuất hiện ngoài chợ hầu như quanh năm. Đi nhà hàng, muốn ăn tráng miệng món dưa hấu cứ kêu thoải mái, lúc nào cũng có. Chỉ có điều là ăn không thấy ngon như xưa.
Tết nhứt, cặp dưa cúng cũng bị “xuống giá”, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Có lần con Trâm nói với dì Tám: “Má thấy đó, tới con cừu người ta còn sinh sản vô tính thì mai mốt chuyện gì khoa học chẳng làm được”.
Dì Tám chưa bao giờ thấy vui với cái sự “tiến bộ” kiểu này của khoa học. Có thể dì lạc hậu rồi chăng?
***
Coi ra sạp dưa của dì Tám năm nay mà bán hết mới lạ. Ở đầu đường, bà Ba Lợi chắc sắp điên mới “đua” mở một sạp dưa hấu, tuy chỉ bày vài chục cặp nhỏ có lẽ nhắm vào số khách hàng thu nhập thấp, nhưng cũng cứ là cạnh tranh.
Chiều hăm sáu, bà chi hội trưởng phụ nữ chạy xe đạp điện chở cậu con trai mười tuổi béo phì vừa ghé lại mua ủng hộ một cặp dưa vừa hỏi thăm: “Lớp nghỉ rồi mà cô giáo Thắm đâu hổng thấy?”.
Trưa hăm tám, chú đội trưởng dân phòng đi bộ dừng lại nhìn quanh sạp dưa, tắc lưỡi: “Còn có ngày mai nữa thôi, dì Tám ráng thanh toán cho hết hàng rồi dẹp sạch sẽ nha. Để bên dân phòng tụi tui dễ đưa tay bỏ phiếu công nhận gia đình văn hóa cho nhà mình...”. Dì Tám cười hiền: “Không có cái vụ văn hóa gì đó thì tôi cũng phải dọn dẹp sạch sẽ thôi mà. Trước cửa nhà mình chớ phải nhà ai đâu”.
Trao cặp dưa cho chú đội trưởng, dì Tám nói: “Tôi biếu anh em dân phòng ăn lấy thảo ba ngày tết”. “Dì làm tui... ngại quá. Thay mặt anh em, tui cảm ơn...”.
***
Vậy mà có chuyện lạ đã xảy ra: trưa hăm chín, một chiếc xe chở công nhân đâu như đi dự liên hoan về, bị hư máy dừng đúng trước sạp dưa của dì Tám. Vậy mà tiền hung hậu kiết. Hơn hai chục cô công nhân mặc áo đồng phục màu xanh lá mạ trong lúc chờ bác tài sửa xe đã rủ nhau mua hết số dưa còn lại của dì Tám. Quá mừng, dì bán sát giá gốc và nhất định dành một cặp không bán mà tặng bác tài “thần tài” đã dừng xe quá đúng chỗ!
Một giờ sau khi chiếc xe rời khỏi, sạp dưa nhà dì Tám cũng biến mất, trả lại một phần lề đường trống trải, sạch sẽ. Ông trưởng khu phố lại xuất hiện cùng chiếc xe tay ga, gật gù nói với dì Tám:
- Phải chi nhà nào cũng chấp hành tốt như gia đình bà thì tui khỏe biết mấy. Nhà Ba Lợi đó, dưa hấu giờ này còn tới phần ba nên đâu có chịu dẹp cho tui nhờ. Cái nhà đó với nhà số 47B, tui rầu hết sức. Cha mẹ, con cái, anh em gì mà tối ngày xào xáo, cãi lộn, thiếu điều vác đơn ra phường mà kiện nhau...
Vừa nhích ga tính tiếp tục lộ trình kiểm tra, ông chợt đạp thắng rồi ngoái lại:
- Tui quên thông báo... Nhà bà được thông qua gia đình văn hóa rồi. Chậm là tại bà không chịu đăng ký đó thôi. Riêng nhà Ba Lợi, nhà 47B, tui “chạy” gãy lưỡi mấy ảnh trên phường mới cho qua. Quá mệt! Mai mốt khi nào khu phố mình được công nhận văn hóa, tui sẽ cho tổ chức ăn mừng thiệt lớn...
Chiếc xe tay ga phóng đi. Hai chân ông trưởng khu phố vẫn khuỳnh khuỳnh ra hai bên. Dì Tám thấy ở cái khoảng trống hôm nọ là cặp dưa biếu của dì, bữa nay là một cái túi bự, không hiểu là quà biếu của ai...
Mừng quá! Năm nay bán hết sạp dưa.
Mà cũng mừng cho thành tích của khu phố mình!
Khôi Vũ
Tôi không quản trời lạnh giá, về thăm làng cũ, xa những hai ngàn dặm mà tôi đã từ biệt hơn hai mươi năm nay.
Đang độ giữa đông. Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền, vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa, không nén được, lòng tôi se lại.
A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong ký ức không?
Hình ảnh làng cũ trong ký ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh, ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được.
Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy. Tôi nghĩ bụng: Hẳn làng cũ mình vốn chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa, nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng. Chẳng qua là tâm hồn mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn đã không vui.
Về thăm chuyến này, ý định là để từ giã lần cuối cùng ngôi nhà cũ nơi cả đại gia đình chúng tôi đời đời ở chung với nhau, mà chúng tôi đã phải đồng tình bán cho người ta rồi, nội năm nay phải giao cho họ. Vì thế, tôi cần phải về trước tết vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân mến, đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống.
Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về tới cổng nhà. Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió. Đủ rõ nhà không đổi chủ không được. Những gia đình khác có lẽ đã dọn đi rồi cho nên cảnh tượng càng hiu quạnh. Tôi vừa bước vào gian nhà chúng tôi ở thì mẹ tôi đã chạy ra đón. Hoằng, đứa cháu vừa mới lên tám tuổi, cũng chạy theo sau.
Mẹ tôi rất mừng rỡ, nhưng nét mặt ẩn một nỗi buồn thầm kín. Mẹ tôi bảo tôi ngồi xuống, nghỉ ngơi, uống trà, không đả động gì đến chuyện dọn nhà cả. Cháu Hoằng chưa gặp tôi bao giờ chỉ dám đứng đằng xa nhìn tôi chòng chọc.
Nhưng rồi chúng tôi cũng bàn đến chuyện dọn nhà. Tôi nói nhà trên kia đã thuê xong, cũng đã sắm được ít đồ đạc, giờ hãy đem các thứ đồ gỗ ở nhà này bán đi hết lấy tiền mua thêm sau. Mẹ tôi cho cũng phải và bảo hành lý đã thu xếp gọn gàng đâu vào đấy cả rồi, đồ gỗ không tiện chuyên chở cũng bán được một ít rồi, nhưng tiền chưa thu vén được đủ.
Mẹ tôi nói:
- Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi mẹ con mình lên đường.
- Vâng.
- Có anh Nhuận Thổ lần nào đến chơi cũng nhắc nhở đến con và rất mong có ngày được gặp con. Mẹ đã nhắn tin cho anh ấy biết chừng ngày nào con về. Có lẽ anh ấy cũng sắp đến thôi.
Lúc bấy giờ trong ký ức tôi, bỗng hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kỳ dị: Một vừng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Giữa ruộng dưa, một đứa bé trạc mười một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con "tra"(1) . Con vật bỗng quay lại, luồn qua háng đứa bé, chạy mất.
Đứa bé ấy chính là Nhuận Thổ. Khi tôi quen Nhuận Thổ, cách đây khoảng chừng ba mươi năm, Nhuận Thổ chỉ độ lên mười. Lúc đó thầy tôi hãy còn, cảnh nhà sung túc, tôi đàng hoàng là một cậu ấm. Năm ấy là năm đến lượt nhà tôi lo giỗ tổ. Nghe nói thì cứ hơn ba mươi năm mới đến lượt lo giỗ này một lần, cho nên rất linh đình. Giỗ vào tháng giêng; lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cũng rất đông, vì thế phải đề phòng mất cắp. Nhà tôi chỉ nuôi một người ở tháng (địa phương tôi, người đi làm thuê chia làm ba hạng, ở năm gọi là "trường niên", làm thuê từng ngày gọi là "đoản công", nhà mình cũng có cày, chỉ giỗ tết, hay vụ thu tô, đến làm mướn cho người ta thì gọi là "ở tháng"). Người ở bận quá, làm không hết việc, liền xin thầy tôi cho gọi thằng con là Nhuận Thổ đến để nó trông coi các thứ đồ tế cho.
Thầy tôi bằng lòng. Tôi cũng rất thích vì đã có nghe nói đến Nhuận Thổ, lại biết Nhuận Thổ với tôi tuổi cũng suýt soát bằng nhau. Hắn sinh tháng nhuận, ngũ hành khuyết thổ (2), nên bố hắn đặt tên là Nhuận Thổ. Hắn bắt chim tước thì tài lắm.
Vì vậy ngày nào tôi cũng mong cho mau đến năm mới. Năm mới đến thì Nhuận Thổ cũng đến mà! Chờ mãi mới hết năm. Một hôm, mẹ tôi bảo: "Thằng Nhuận Thổ đến rồi đấy!" Tôi liền chạy ra xem. Hắn đang đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Đủ biết bố hắn quí hắn như thế nào: sợ hắn khó nuôi, bố hắn đã nguyện trước thần phật làm vòng xích, xích lại. Hắn thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi. Khi vắng người, hắn mới nói chuyện với tôi. Vì thế chưa đầy nửa ngày, chúng tôi đã thân nhau.
Không biết bấy giờ chúng tôi có nói với nhau những gì, chỉ nhớ rằng Nhuận Thổ thích chí lắm. Hắn bảo lên tỉnh hắn mới được trông thấy những điều hắn chưa bao giờ trông thấy cả.
Hôm sau, tôi rủ hắn bẫy chim. Hắn nói:
- Không được đâu! Phải chờ tuyết xuống cho nhiều đã. Làng em toàn đất cát, hễ tuyết xuống thì em quét lấy một khoảnh đất trống; dùng một cái que ngắn chống một cái nong lớn, rắc ít lúa lép, thấy chim tước xuống ăn, đứng đằng xa giật mạnh sợi dây buộc vào cái que, thế là chim bị chụp vào nong hết. Thứ nào cũng có: sẻ đồng, chào mào, "bột cô", sẻ xanh lưng(3).
Vì thế, tôi lại càng chờ ngày tuyết xuống.
Nhuận Thổ lại nói:
- Bây giờ trời đang rét lắm. Đến mùa hè, anh xuống nhà em chơi. Ban ngày, chúng mình ra biển nhặt vỏ sò, màu đỏ có, màu xanh có, đủ cả. Có cả sò "mặt quỷ", sò "tay phật". Tối đến, em và thầy em đi canh dưa thì anh cũng đi...
- Canh trộm à?
- Không phải. ở làng em, người đi qua đường khát nước hái một quả dưa ăn, không kể là lấy trộm. Canh là canh lợn rừng, nhím, tra. Này nhé! Sáng trăng. Có tiếng sột soạt. Tra đang ngốn dưa đấy! Thế là cầm đinh ba khe khẽ tiến lên...
Hồi đó -và cho cả đến bây giờ nữa - tôi vẫn chưa biết con tra là con gì. Chẳng căn cứ vào đâu, tôi cứ tưởng tượng hình thù nó như con chó con nhưng dữ tợn hơn.
- Nó không cắn à?
- Đã có đinh ba rồi. Tiến lên gần, thấy tra là đâm ngay. Giống ấy tinh khôn lắm. Nó quay lại, đâm thẳng về phía mình rồi luồn qua háng mình, biến mất. Lông, da nó trơn như mỡ.
Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những con sò đủ màu sắc như thế kia; và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm. Trước đây tôi chỉ biết quả dưa hấu bán ở hàng hoa quả mà thôi!
- Ở đất cát chúng em, lúc thủy triều dâng lên, có rất nhiều những con "cá nhảy", cứ nhảy lung tung, hai chân như chân nhái.
Trời ơi! Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết! Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chúng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn thấy một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bao bọc lấy cái sân mà thôi!
Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng. Nhuận Thổ phải về quê hắn. Lòng tôi rộn ràng, tôi khóc to lên. Hắn lẩn trong bếp, cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn cũng lôi hắn đi. Sau đó, hắn có nhờ bố hắn mang lên cho tôi một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Tôi cũng có vài lần gửi cho hắn ít quà. Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa(4).
Bây giờ mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, ký ức tôi bỗng dưng như bừng sáng lên trong chốc lát. Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi. Tôi trả lời mẹ tôi:
- Thế thì hay quá! Anh ta... ra sao?
- Anh ta ấy à? Tình cảnh cũng chẳng ra gì.
Mẹ tôi vừa nói vừa nhìn ra phía ngoài
-... Mấy người kia lại đến! Nói mua đồ gỗ nhưng cứ tiện tay mang bừa đi. Mẹ phải ra xem xem sao.
Mẹ tôi đứng dậy, đi ra. Ngoài cửa có tiếng đàn bà đang hỏi chuyện. Tôi gọi cháu Hoằng đến gần, hỏi vớ vẩn: hỏi nó đã biết viết chưa, có thích đi xa không.
- Chúng ta có đi tàu hỏa không, bác?
- Có, chúng ta đi tàu hỏa.
- Thế có đi thuyền không, bác?
- Có, đi thuyền trước... Bỗng có tiếng ai lạ, the thé nói to lên:
- Thế này rồi kia à! Râu mọc dài thế này rồi kia à!
Tôi giật mình, vội ngửng đầu lên thì trông thấy một người đàn bà, trên dưới năm mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí.
Tôi rất lấy làm ngạc nhiên.
- Không nhận ra à! Ngày bé tôi vẫn bế anh đấy!
Tôi lại càng ngạc nhiên hơn. May mà lúc đó mẹ tôi bước vào, đỡ lời cho:
- Cháu nó đi xa lâu ngày thành ra quên hết cả. Con nhớ nhá!
Rồi ngoảnh về phía tôi nói:
- Đây là thím Hai Dương ở xế cửa nhà ta đây mà! Thím mở hàng bán đậu phụ.
À! Nhớ ra rồi. Hồi tôi còn bé, quả có một chị Hai Dương vẫn ngồi trong quán bán đậu phụ xế cửa nhà tôi, người ta gọi chị là "nàng Tây Thi đậu phụ". Nhưng hồi đó, chị xoa phấn, lưỡng quyền không cao như thế này, môi cũng không mỏng như bây giờ. Và chị cứ ngồi suốt buổi nên tôi cũng chưa hề được nhìn thấy cái dáng điệu "com-pa" của chị. Hồi đó người ta nói, sở dĩ hàng đậu phụ bán chạy là vì có chị ta. Song có lẽ vì tôi không cùng lứa tuổi với chị, cũng chưa bao giờ bị chị ta làm cho đắm đuối, cho nên mới quên bẵng đi. Nhưng cái "com-pa" kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân(5), một người Mỹ không biết đến Hoa Thịnh Đốn(6) gì vậy! Rồi nói:
- Quên à? Phải rồi, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!
Tôi hốt hoảng, đứng dậy, nói:
- Đâu có phải thế! Tôi...
- Thế thì tôi nói anh nghe nhé! Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.
- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...
- Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!
Tôi biết không thể nói làm sao được, đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.
- Ôi chào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có!
Mụ "com-pa" tức giận, miệng lẩm bẩm, quay gót thong thả đi ra, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng.
Sau đó, lại có mấy người bà con hàng xóm và mấy người thân thuộc đến thăm. Tôi vừa tiếp khách vừa tìm chút thì giờ rảnh sửa soạn hành lý. Như thế mất ba, bốn ngày.
Một hôm, trời rét lắm. Quá trưa, tôi vừa ăn cơm xong, đang ngồi uống trà, bỗng nghe như có tiếng ai ở ngoài đi vào. Ngoảnh ra xem, tôi ngạc nhiên vô cùng, vội vàng đứng dậy ra đón.
Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay Nhuận Thổ, nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong ký ức tôi. Anh cao gấp hai trước; khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng xạm, lại có thêm những nếp răn sâu hóm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Tôi không lấy làm lạ: ở miền biển, gió thổi suốt ngày, đại để ai cũng thế cả. Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay này cũng không phải là bàn tay tôi còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn, mà vừa thô kệch vừa nặng nề, lại nứt nẻ như vỏ cây thông.
Lúc bấy giờ tôi mừng rỡ vô cùng, nhưng chưa biết nói thế nào cho phải, đành chỉ hỏi:
- À, anh Nhuận Thổ, anh đã đến đấy à!...
Thật ra, tôi còn có rất nhiều chuyện để nói tiếp, tưởng chừng có thể tuôn ra như nước chảy: nào là chim chào mào, nào là cá nhảy, vỏ sò, tra... nhưng không biết hình như có cái gì chẹn lại, chỉ loanh quanh trong đầu óc, không thốt ra thành lời được.
Nhuận Thổ đứng dừng lại, nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy, nhưng cũng nói không ra tiếng. Rồi bỗng anh lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch:
- Bẩm ông!
Tôi như điếng người đi. Thôi đúng rồi! Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. Thật là bi đát. Tôi cũng nói không nên lời.
Anh ta ngoảnh đầu lại gọi:
- Thủy Sinh. Con không lạy ông đi kìa!
Anh liền kéo đứa bé nấp sau lưng anh ra. Trông nó giống hệt anh hai mươi năm về trước, chỉ điều vàng vọt, gầy còm hơn một tí, và cổ không đeo vòng bạc mà thôi.
- Thưa, đây là cháu thứ năm đấy ạ! Chưa đi đâu bao giờ, cứ thấy ai là lẩn tránh...
Mẹ tôi và cháu Hoằng chừng đã nghe thấy tiếng, từ trên gác đi xuống. Anh Nhuận Thổ nói:
- Lạy cụ ạ! Thư cụ con đã nhận được, biết ông có về chơi, thật mừng quá!
Mẹ tôi vui vẻ nói:
- Ấy, sao lại khách tình thế! Chẳng phải là trước kia, vẫn gọi nhau bằng anh em cơ mà? Cứ gọi là anh Tấn như trước thôi!
- Ái chà! Cụ thật là... Như thế thì còn ra thể thống nào nữa. Hồi đó, còn nhỏ dại, chưa hiểu....
Anh Nhuận Thổ vừa nói vừa gọi Thủy Sinh lại chào, nhưng thằng bé bẽn lẽn, bám sát vào lưng bố.
Mẹ tôi nói:
- Cháu Thủy Sinh đấy à? Cháu thứ năm phải không nhỉ? Toàn là người lạ, chả trách rụt rè là phải. Hoằng đâu, dẫn em ra chơi đi!
Hoằng nghe nói liền gọi Thủy Sinh. Thủy Sinh nhẹ nhàng, khoan khoái cùng Hoằng đi ra. Mẹ tôi bảo Nhuận Thổ ngồi. Anh ngập ngừng một lát rồi cũng ngồi xuống, để cái tẩu dựa vào mé bàn, đưa cái gói giấy ra nói:
- Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông...
Tôi hỏi thăm gia đình. Anh chỉ lắc đầu.
- Bẩm, vất vả lắm! Cháu thứ sáu cũng đã giúp được việc, nhưng nhà vẫn không đủ ăn, lại có được sống yên ổn đâu!... Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả. Mùa lại mất. Trồng được gì là gánh đi bán tất. Chỉ đóng thuế chợ là đã cụt vốn rồi. Không đem bán thì lại thối mục hết.
Anh cứ lắc đầu. Những nếp răn khắc sâu trên mặt anh tuyệt nhiên không động đậy. Trông anh phảng phất như một pho tượng đá. Có lẽ anh chỉ cảm thấy khổ nhưng không nói ra được hết, ngồi trầm ngâm một lúc, rồi cầm lấy dọc tẩu, lặng lẽ hút thuốc.
Mẹ tôi hỏi chuyện anh, biết nhà anh bận lắm việc, ngày mai phải về, lại chưa ăn cơm trưa, liền bảo anh xuống bếp rang cơm ăn.
Anh đi ra. Mẹ tôi và tôi đều than thở, buồn cho cảnh nhà anh: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào, đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi(7)! Mẹ tôi bàn với tôi:
- Cái gì không cần chở đi thì cho anh ta hết. Cứ để cho tùy ý chọn, lấy cái nào thì lấy.
Đến chiều anh chọn xong mấy thứ: một đôi bàn dài, bốn chiếc ghế dựa, một bộ tam sự và một cái cân. Anh lại xin tất cả các đống tro (ở quê tôi, người ta nấu bằng rơm, rạ, tro có thể dùng bón đất cát), chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở.
Đêm đến, chúng tôi cũng có nói vài ba câu chuyện phiếm, toàn là những chuyện chẳng quan trọng gì. Sáng hôm sau, anh đem Thủy Sinh về.
Chín ngày sau, chúng tôi lên đường. Sáng sớm, Nhuận Thổ đã đến rồi. Thủy Sinh không đi theo. Anh chỉ đem theo một đứa cháu gái năm tuổi để trông thuyền. Chúng tôi bận rộn suốt ngày, không có thì giờ trò chuyện. Khách khứa cũng nhiều. Kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc. Gần tối, chúng tôi xuống thuyền thì tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét.
Thuyền chúng tôi thẳng tiến. Trong hoàng hôn, những dãy núi xanh hai bên bờ sông đen sẫm lại, nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau lái.
Tôi và cháu Hoằng ngồi tựa cửa thuyền, cùng nhìn phong cảnh mờ ảo bên ngoài. Bỗng cháu Hoằng hỏi:
- Bác này! Lúc nào chúng ta lại trở về nhỉ?
- Trở về? Sao cháu chưa đi đã nghĩ đến chuyện trở về?
- Nhưng mà thằng Thủy Sinh nó hẹn cháu đến nhà nó chơi cơ mà.
Hoằng giương to đôi mắt đen nháy nhìn tôi, ngây người suy nghĩ.
Tôi và mẹ tôi cũng đều có ý buồn, vì thế mà lại nhắc đến Nhuận Thổ. Mẹ tôi nói:
- Cái chị Hai Dương, "nàng Tây Thi đậu phụ" ấy mà! Từ khi nhà ta bắt đầu sửa soạn hành lý, chẳng ngày nào là chị ta không đến. Hôm trước, chị ta đứng cạnh đống tro, moi ra hơn mười chiếc, cả bát lẫn đĩa, bàn tán một hồi rồi nói quyết rằng Nhuận Thổ vùi vào đấy để khi nào xúc tro là mang đi luôn. Chị ta khám phá ra việc đó, tự cho mình là có công, liền lấy ngay cái "cẩu khí sát" (một dụng cụ ở quê tôi người ta dùng nuôi gà làm bằng một tấm ván, trên có song song, trong đựng thức ăn, gà chỉ việc thò cổ vào mổ còn chó thì đứng nhìn, chịu chết), rồi chạy biến. Tuy chị ta lùn và chân bé tí tẹo thế mà chạy cũng nhanh đáo để!
Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần, nhưng lòng tôi không chút lưu luyến. Tôi chỉ cảm thấy xung quanh tôi là bốn bức tường vô hình, nhưng rất cao, làm cho tôi vô cùng lẻ loi, sầu muộn. Hình ảnh đứa bé oai hùng, cổ đeo vòng bạc, đứng giữa ruộng dưa hấu, tôi vốn nhớ rõ lắm, nhưng bây giờ bỗng nhiên cũng mờ nhạt đi, khiến tôi lại càng thêm ảo não.
Mẹ tôi và cháu Hoằng đã ngủ rồi.
Tôi nằm xuống, nghe nước róc rách vỗ vào mạn thuyền, biết là tôi đang đi theo con đường của tôi. Tôi nghĩ bụng: tôi và Nhuận Thổ, tuy cách bức đến như thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoằng đang tưởng nhớ đến Thủy Sinh đó ư? Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả... Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.
Tôi nghĩ đến những niềm hy vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.
Nhưng bây giờ, điều tôi đang gọi là hy vọng đây, biết đâu không phải là một thứ tượng gỗ tự tay tôi chế tạo ra? Có khác chăng là những điều anh ta mong ước thì gần gũi, còn những điều tôi mong ước thì xa vời đó thôi.
Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm, treo lửng lơ một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
Ôi, cố hương !
Một lần quay trở lại,
Thăm viếng cố hương xưa...
Hai mươi năm nhớ mãi !
Biết nói sao cho vừa ?
Đây nơi thôn làng cũ,
Bên người bạn thơ ngây...
Nhưng tình xưa có khác ?
Trăng sao vẫn tròn đầy ?!
Chia tay không lưu luyến,
Đường xưa, thôi lẻ loi...!
Giữ trong tâm bạn cũ,
Cố hương
Đang độ giữa đông. Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền, vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa, không nén được, lòng tôi se lại.
A, đây thật có phải là làng cũ mà hai mươi năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong ký ức không?
Hình ảnh làng cũ trong ký ức tôi không giống hẳn như thế này. Làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng nếu phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh, ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được.
Phảng phất thì cũng có hơi giống đấy. Tôi nghĩ bụng: Hẳn làng cũ mình vốn chỉ như thế kia thôi, tuy chưa tiến bộ hơn xưa, nhưng cũng vị tất đến nỗi thê lương như mình tưởng. Chẳng qua là tâm hồn mình đã đổi khác, bởi vì về thăm chuyến này, lòng mình vốn đã không vui.
Về thăm chuyến này, ý định là để từ giã lần cuối cùng ngôi nhà cũ nơi cả đại gia đình chúng tôi đời đời ở chung với nhau, mà chúng tôi đã phải đồng tình bán cho người ta rồi, nội năm nay phải giao cho họ. Vì thế, tôi cần phải về trước tết vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân mến, đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống.
Tinh mơ sáng hôm sau, tôi về tới cổng nhà. Trên mái ngói, mấy cọng tranh khô phất phơ trước gió. Đủ rõ nhà không đổi chủ không được. Những gia đình khác có lẽ đã dọn đi rồi cho nên cảnh tượng càng hiu quạnh. Tôi vừa bước vào gian nhà chúng tôi ở thì mẹ tôi đã chạy ra đón. Hoằng, đứa cháu vừa mới lên tám tuổi, cũng chạy theo sau.
Mẹ tôi rất mừng rỡ, nhưng nét mặt ẩn một nỗi buồn thầm kín. Mẹ tôi bảo tôi ngồi xuống, nghỉ ngơi, uống trà, không đả động gì đến chuyện dọn nhà cả. Cháu Hoằng chưa gặp tôi bao giờ chỉ dám đứng đằng xa nhìn tôi chòng chọc.
Nhưng rồi chúng tôi cũng bàn đến chuyện dọn nhà. Tôi nói nhà trên kia đã thuê xong, cũng đã sắm được ít đồ đạc, giờ hãy đem các thứ đồ gỗ ở nhà này bán đi hết lấy tiền mua thêm sau. Mẹ tôi cho cũng phải và bảo hành lý đã thu xếp gọn gàng đâu vào đấy cả rồi, đồ gỗ không tiện chuyên chở cũng bán được một ít rồi, nhưng tiền chưa thu vén được đủ.
Mẹ tôi nói:
- Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi mẹ con mình lên đường.
- Vâng.
- Có anh Nhuận Thổ lần nào đến chơi cũng nhắc nhở đến con và rất mong có ngày được gặp con. Mẹ đã nhắn tin cho anh ấy biết chừng ngày nào con về. Có lẽ anh ấy cũng sắp đến thôi.
Lúc bấy giờ trong ký ức tôi, bỗng hiện ra một cảnh tượng thần tiên, kỳ dị: Một vừng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn. Giữa ruộng dưa, một đứa bé trạc mười một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo một con "tra"(1) . Con vật bỗng quay lại, luồn qua háng đứa bé, chạy mất.
Đứa bé ấy chính là Nhuận Thổ. Khi tôi quen Nhuận Thổ, cách đây khoảng chừng ba mươi năm, Nhuận Thổ chỉ độ lên mười. Lúc đó thầy tôi hãy còn, cảnh nhà sung túc, tôi đàng hoàng là một cậu ấm. Năm ấy là năm đến lượt nhà tôi lo giỗ tổ. Nghe nói thì cứ hơn ba mươi năm mới đến lượt lo giỗ này một lần, cho nên rất linh đình. Giỗ vào tháng giêng; lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cũng rất đông, vì thế phải đề phòng mất cắp. Nhà tôi chỉ nuôi một người ở tháng (địa phương tôi, người đi làm thuê chia làm ba hạng, ở năm gọi là "trường niên", làm thuê từng ngày gọi là "đoản công", nhà mình cũng có cày, chỉ giỗ tết, hay vụ thu tô, đến làm mướn cho người ta thì gọi là "ở tháng"). Người ở bận quá, làm không hết việc, liền xin thầy tôi cho gọi thằng con là Nhuận Thổ đến để nó trông coi các thứ đồ tế cho.
Thầy tôi bằng lòng. Tôi cũng rất thích vì đã có nghe nói đến Nhuận Thổ, lại biết Nhuận Thổ với tôi tuổi cũng suýt soát bằng nhau. Hắn sinh tháng nhuận, ngũ hành khuyết thổ (2), nên bố hắn đặt tên là Nhuận Thổ. Hắn bắt chim tước thì tài lắm.
Vì vậy ngày nào tôi cũng mong cho mau đến năm mới. Năm mới đến thì Nhuận Thổ cũng đến mà! Chờ mãi mới hết năm. Một hôm, mẹ tôi bảo: "Thằng Nhuận Thổ đến rồi đấy!" Tôi liền chạy ra xem. Hắn đang đứng trong bếp, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng. Đủ biết bố hắn quí hắn như thế nào: sợ hắn khó nuôi, bố hắn đã nguyện trước thần phật làm vòng xích, xích lại. Hắn thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi thôi. Khi vắng người, hắn mới nói chuyện với tôi. Vì thế chưa đầy nửa ngày, chúng tôi đã thân nhau.
Không biết bấy giờ chúng tôi có nói với nhau những gì, chỉ nhớ rằng Nhuận Thổ thích chí lắm. Hắn bảo lên tỉnh hắn mới được trông thấy những điều hắn chưa bao giờ trông thấy cả.
Hôm sau, tôi rủ hắn bẫy chim. Hắn nói:
- Không được đâu! Phải chờ tuyết xuống cho nhiều đã. Làng em toàn đất cát, hễ tuyết xuống thì em quét lấy một khoảnh đất trống; dùng một cái que ngắn chống một cái nong lớn, rắc ít lúa lép, thấy chim tước xuống ăn, đứng đằng xa giật mạnh sợi dây buộc vào cái que, thế là chim bị chụp vào nong hết. Thứ nào cũng có: sẻ đồng, chào mào, "bột cô", sẻ xanh lưng(3).
Vì thế, tôi lại càng chờ ngày tuyết xuống.
Nhuận Thổ lại nói:
- Bây giờ trời đang rét lắm. Đến mùa hè, anh xuống nhà em chơi. Ban ngày, chúng mình ra biển nhặt vỏ sò, màu đỏ có, màu xanh có, đủ cả. Có cả sò "mặt quỷ", sò "tay phật". Tối đến, em và thầy em đi canh dưa thì anh cũng đi...
- Canh trộm à?
- Không phải. ở làng em, người đi qua đường khát nước hái một quả dưa ăn, không kể là lấy trộm. Canh là canh lợn rừng, nhím, tra. Này nhé! Sáng trăng. Có tiếng sột soạt. Tra đang ngốn dưa đấy! Thế là cầm đinh ba khe khẽ tiến lên...
Hồi đó -và cho cả đến bây giờ nữa - tôi vẫn chưa biết con tra là con gì. Chẳng căn cứ vào đâu, tôi cứ tưởng tượng hình thù nó như con chó con nhưng dữ tợn hơn.
- Nó không cắn à?
- Đã có đinh ba rồi. Tiến lên gần, thấy tra là đâm ngay. Giống ấy tinh khôn lắm. Nó quay lại, đâm thẳng về phía mình rồi luồn qua háng mình, biến mất. Lông, da nó trơn như mỡ.
Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những con sò đủ màu sắc như thế kia; và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm. Trước đây tôi chỉ biết quả dưa hấu bán ở hàng hoa quả mà thôi!
- Ở đất cát chúng em, lúc thủy triều dâng lên, có rất nhiều những con "cá nhảy", cứ nhảy lung tung, hai chân như chân nhái.
Trời ơi! Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết! Những chuyện đó, bạn bè tôi từ trước đến nay, không ai biết cả. Chúng nó không biết là vì trong khi Nhuận Thổ sống bên bờ biển thì chúng nó, cũng như tôi, chỉ nhìn thấy một mảnh trời vuông trên bốn bức tường cao bao bọc lấy cái sân mà thôi!
Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng. Nhuận Thổ phải về quê hắn. Lòng tôi rộn ràng, tôi khóc to lên. Hắn lẩn trong bếp, cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn cũng lôi hắn đi. Sau đó, hắn có nhờ bố hắn mang lên cho tôi một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Tôi cũng có vài lần gửi cho hắn ít quà. Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp mặt nhau nữa(4).
Bây giờ mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, ký ức tôi bỗng dưng như bừng sáng lên trong chốc lát. Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi. Tôi trả lời mẹ tôi:
- Thế thì hay quá! Anh ta... ra sao?
- Anh ta ấy à? Tình cảnh cũng chẳng ra gì.
Mẹ tôi vừa nói vừa nhìn ra phía ngoài
-... Mấy người kia lại đến! Nói mua đồ gỗ nhưng cứ tiện tay mang bừa đi. Mẹ phải ra xem xem sao.
Mẹ tôi đứng dậy, đi ra. Ngoài cửa có tiếng đàn bà đang hỏi chuyện. Tôi gọi cháu Hoằng đến gần, hỏi vớ vẩn: hỏi nó đã biết viết chưa, có thích đi xa không.
- Chúng ta có đi tàu hỏa không, bác?
- Có, chúng ta đi tàu hỏa.
- Thế có đi thuyền không, bác?
- Có, đi thuyền trước... Bỗng có tiếng ai lạ, the thé nói to lên:
- Thế này rồi kia à! Râu mọc dài thế này rồi kia à!
Tôi giật mình, vội ngửng đầu lên thì trông thấy một người đàn bà, trên dưới năm mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí.
Tôi rất lấy làm ngạc nhiên.
- Không nhận ra à! Ngày bé tôi vẫn bế anh đấy!
Tôi lại càng ngạc nhiên hơn. May mà lúc đó mẹ tôi bước vào, đỡ lời cho:
- Cháu nó đi xa lâu ngày thành ra quên hết cả. Con nhớ nhá!
Rồi ngoảnh về phía tôi nói:
- Đây là thím Hai Dương ở xế cửa nhà ta đây mà! Thím mở hàng bán đậu phụ.
À! Nhớ ra rồi. Hồi tôi còn bé, quả có một chị Hai Dương vẫn ngồi trong quán bán đậu phụ xế cửa nhà tôi, người ta gọi chị là "nàng Tây Thi đậu phụ". Nhưng hồi đó, chị xoa phấn, lưỡng quyền không cao như thế này, môi cũng không mỏng như bây giờ. Và chị cứ ngồi suốt buổi nên tôi cũng chưa hề được nhìn thấy cái dáng điệu "com-pa" của chị. Hồi đó người ta nói, sở dĩ hàng đậu phụ bán chạy là vì có chị ta. Song có lẽ vì tôi không cùng lứa tuổi với chị, cũng chưa bao giờ bị chị ta làm cho đắm đuối, cho nên mới quên bẵng đi. Nhưng cái "com-pa" kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân(5), một người Mỹ không biết đến Hoa Thịnh Đốn(6) gì vậy! Rồi nói:
- Quên à? Phải rồi, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!
Tôi hốt hoảng, đứng dậy, nói:
- Đâu có phải thế! Tôi...
- Thế thì tôi nói anh nghe nhé! Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.
- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để...
- Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!
Tôi biết không thể nói làm sao được, đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.
- Ôi chào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có!
Mụ "com-pa" tức giận, miệng lẩm bẩm, quay gót thong thả đi ra, tiện tay giật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng.
Sau đó, lại có mấy người bà con hàng xóm và mấy người thân thuộc đến thăm. Tôi vừa tiếp khách vừa tìm chút thì giờ rảnh sửa soạn hành lý. Như thế mất ba, bốn ngày.
Một hôm, trời rét lắm. Quá trưa, tôi vừa ăn cơm xong, đang ngồi uống trà, bỗng nghe như có tiếng ai ở ngoài đi vào. Ngoảnh ra xem, tôi ngạc nhiên vô cùng, vội vàng đứng dậy ra đón.
Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay Nhuận Thổ, nhưng lại không phải là Nhuận Thổ trong ký ức tôi. Anh cao gấp hai trước; khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng xạm, lại có thêm những nếp răn sâu hóm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Tôi không lấy làm lạ: ở miền biển, gió thổi suốt ngày, đại để ai cũng thế cả. Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, tay cầm một bọc giấy và một tẩu thuốc lá dài. Bàn tay này cũng không phải là bàn tay tôi còn nhớ, hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn, mà vừa thô kệch vừa nặng nề, lại nứt nẻ như vỏ cây thông.
Lúc bấy giờ tôi mừng rỡ vô cùng, nhưng chưa biết nói thế nào cho phải, đành chỉ hỏi:
- À, anh Nhuận Thổ, anh đã đến đấy à!...
Thật ra, tôi còn có rất nhiều chuyện để nói tiếp, tưởng chừng có thể tuôn ra như nước chảy: nào là chim chào mào, nào là cá nhảy, vỏ sò, tra... nhưng không biết hình như có cái gì chẹn lại, chỉ loanh quanh trong đầu óc, không thốt ra thành lời được.
Nhuận Thổ đứng dừng lại, nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy, nhưng cũng nói không ra tiếng. Rồi bỗng anh lấy một dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch:
- Bẩm ông!
Tôi như điếng người đi. Thôi đúng rồi! Giữa chúng tôi đã có một bức tường khá dày ngăn cách. Thật là bi đát. Tôi cũng nói không nên lời.
Anh ta ngoảnh đầu lại gọi:
- Thủy Sinh. Con không lạy ông đi kìa!
Anh liền kéo đứa bé nấp sau lưng anh ra. Trông nó giống hệt anh hai mươi năm về trước, chỉ điều vàng vọt, gầy còm hơn một tí, và cổ không đeo vòng bạc mà thôi.
- Thưa, đây là cháu thứ năm đấy ạ! Chưa đi đâu bao giờ, cứ thấy ai là lẩn tránh...
Mẹ tôi và cháu Hoằng chừng đã nghe thấy tiếng, từ trên gác đi xuống. Anh Nhuận Thổ nói:
- Lạy cụ ạ! Thư cụ con đã nhận được, biết ông có về chơi, thật mừng quá!
Mẹ tôi vui vẻ nói:
- Ấy, sao lại khách tình thế! Chẳng phải là trước kia, vẫn gọi nhau bằng anh em cơ mà? Cứ gọi là anh Tấn như trước thôi!
- Ái chà! Cụ thật là... Như thế thì còn ra thể thống nào nữa. Hồi đó, còn nhỏ dại, chưa hiểu....
Anh Nhuận Thổ vừa nói vừa gọi Thủy Sinh lại chào, nhưng thằng bé bẽn lẽn, bám sát vào lưng bố.
Mẹ tôi nói:
- Cháu Thủy Sinh đấy à? Cháu thứ năm phải không nhỉ? Toàn là người lạ, chả trách rụt rè là phải. Hoằng đâu, dẫn em ra chơi đi!
Hoằng nghe nói liền gọi Thủy Sinh. Thủy Sinh nhẹ nhàng, khoan khoái cùng Hoằng đi ra. Mẹ tôi bảo Nhuận Thổ ngồi. Anh ngập ngừng một lát rồi cũng ngồi xuống, để cái tẩu dựa vào mé bàn, đưa cái gói giấy ra nói:
- Ngày đông tháng giá, chẳng có gì. Đây chỉ là ít đậu xanh của nhà phơi khô, xin ông...
Tôi hỏi thăm gia đình. Anh chỉ lắc đầu.
- Bẩm, vất vả lắm! Cháu thứ sáu cũng đã giúp được việc, nhưng nhà vẫn không đủ ăn, lại có được sống yên ổn đâu!... Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả. Mùa lại mất. Trồng được gì là gánh đi bán tất. Chỉ đóng thuế chợ là đã cụt vốn rồi. Không đem bán thì lại thối mục hết.
Anh cứ lắc đầu. Những nếp răn khắc sâu trên mặt anh tuyệt nhiên không động đậy. Trông anh phảng phất như một pho tượng đá. Có lẽ anh chỉ cảm thấy khổ nhưng không nói ra được hết, ngồi trầm ngâm một lúc, rồi cầm lấy dọc tẩu, lặng lẽ hút thuốc.
Mẹ tôi hỏi chuyện anh, biết nhà anh bận lắm việc, ngày mai phải về, lại chưa ăn cơm trưa, liền bảo anh xuống bếp rang cơm ăn.
Anh đi ra. Mẹ tôi và tôi đều than thở, buồn cho cảnh nhà anh: con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào, đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi(7)! Mẹ tôi bàn với tôi:
- Cái gì không cần chở đi thì cho anh ta hết. Cứ để cho tùy ý chọn, lấy cái nào thì lấy.
Đến chiều anh chọn xong mấy thứ: một đôi bàn dài, bốn chiếc ghế dựa, một bộ tam sự và một cái cân. Anh lại xin tất cả các đống tro (ở quê tôi, người ta nấu bằng rơm, rạ, tro có thể dùng bón đất cát), chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở.
Đêm đến, chúng tôi cũng có nói vài ba câu chuyện phiếm, toàn là những chuyện chẳng quan trọng gì. Sáng hôm sau, anh đem Thủy Sinh về.
Chín ngày sau, chúng tôi lên đường. Sáng sớm, Nhuận Thổ đã đến rồi. Thủy Sinh không đi theo. Anh chỉ đem theo một đứa cháu gái năm tuổi để trông thuyền. Chúng tôi bận rộn suốt ngày, không có thì giờ trò chuyện. Khách khứa cũng nhiều. Kẻ đến đưa chân, người đến lấy đồ đạc. Có kẻ vừa đưa chân vừa lấy đồ đạc. Gần tối, chúng tôi xuống thuyền thì tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét.
Thuyền chúng tôi thẳng tiến. Trong hoàng hôn, những dãy núi xanh hai bên bờ sông đen sẫm lại, nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau lái.
Tôi và cháu Hoằng ngồi tựa cửa thuyền, cùng nhìn phong cảnh mờ ảo bên ngoài. Bỗng cháu Hoằng hỏi:
- Bác này! Lúc nào chúng ta lại trở về nhỉ?
- Trở về? Sao cháu chưa đi đã nghĩ đến chuyện trở về?
- Nhưng mà thằng Thủy Sinh nó hẹn cháu đến nhà nó chơi cơ mà.
Hoằng giương to đôi mắt đen nháy nhìn tôi, ngây người suy nghĩ.
Tôi và mẹ tôi cũng đều có ý buồn, vì thế mà lại nhắc đến Nhuận Thổ. Mẹ tôi nói:
- Cái chị Hai Dương, "nàng Tây Thi đậu phụ" ấy mà! Từ khi nhà ta bắt đầu sửa soạn hành lý, chẳng ngày nào là chị ta không đến. Hôm trước, chị ta đứng cạnh đống tro, moi ra hơn mười chiếc, cả bát lẫn đĩa, bàn tán một hồi rồi nói quyết rằng Nhuận Thổ vùi vào đấy để khi nào xúc tro là mang đi luôn. Chị ta khám phá ra việc đó, tự cho mình là có công, liền lấy ngay cái "cẩu khí sát" (một dụng cụ ở quê tôi người ta dùng nuôi gà làm bằng một tấm ván, trên có song song, trong đựng thức ăn, gà chỉ việc thò cổ vào mổ còn chó thì đứng nhìn, chịu chết), rồi chạy biến. Tuy chị ta lùn và chân bé tí tẹo thế mà chạy cũng nhanh đáo để!
Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần, nhưng lòng tôi không chút lưu luyến. Tôi chỉ cảm thấy xung quanh tôi là bốn bức tường vô hình, nhưng rất cao, làm cho tôi vô cùng lẻ loi, sầu muộn. Hình ảnh đứa bé oai hùng, cổ đeo vòng bạc, đứng giữa ruộng dưa hấu, tôi vốn nhớ rõ lắm, nhưng bây giờ bỗng nhiên cũng mờ nhạt đi, khiến tôi lại càng thêm ảo não.
Mẹ tôi và cháu Hoằng đã ngủ rồi.
Tôi nằm xuống, nghe nước róc rách vỗ vào mạn thuyền, biết là tôi đang đi theo con đường của tôi. Tôi nghĩ bụng: tôi và Nhuận Thổ, tuy cách bức đến như thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoằng đang tưởng nhớ đến Thủy Sinh đó ư? Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả... Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống.
Tôi nghĩ đến những niềm hy vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.
Nhưng bây giờ, điều tôi đang gọi là hy vọng đây, biết đâu không phải là một thứ tượng gỗ tự tay tôi chế tạo ra? Có khác chăng là những điều anh ta mong ước thì gần gũi, còn những điều tôi mong ước thì xa vời đó thôi.
Tôi đang mơ màng, thì trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển; trên vòm trời xanh đậm, treo lửng lơ một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực, trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
Lỗ Tấn
Trương Chính dịch
Cái gì mình không tin, nhưng thiên-hạ tin và cứ nói mãi, nhứt là khi cái ấy trực-tiếp xảy đến cho mình, mình không làm sao mà thờ-ơ, thản-nhiên với nó được, như trước đó nữa.
Ngày đầu năm, người nào trong gia-đình cũng xẻ thử một trái dưa hấu, xem nó có thật đỏ lòng, mặt lòng dưa có xam-xảm cát hay không? để đoán tương-lai tổng-quát của họ trong năm.
Đó là hôm cả nhà phải dưa đến ngấy ra, muốn ớn tới cổ, vì nhà đông tám người mà phải ăn hết tám trái dưa bói đầu năm, trong vòng năm, sáu tiếng đồng-hồ thì sự ăn dưa biến thành cái khổ-dịch, chớ không còn là sự thích-khẩu nữa. Vâng, đúng là trong vòng năm, sáu tiếng đồng-hồ, vì tuy người ta xẻ dưa hấu từ bảy giờ sáng cho tới tối, người ta không ăn quà ngọt và mát lạnh được trong buổi sáng.
Thằng Hải nhìn ông nội lắc đầu khi ngọn dao yếm xắn thật ngon vào thân trái dưa, chìm sâu xuống gần tới mặt ván, trái dưa chẻ ra làm hai ở phía trên, cho thấy ruột dưa mang một màu hồng lợt, nó bật cười, hô lên để đùa chơi:
Ông nội bỏ tất cả, đi ra ngoài trước, không buồn tiếp-tục xẻ hết trái dưa, chia nó ra từng miếng nhỏ.
Trái dưa bói đầu năm của ông nội rồi sẽ được vứt vào thùng rác, chớ dưa hấu năm nay dư, có thiếu đâu mà ăn của dở!
Ông nội ngồi buồn cho tới bữa cơm trưa, mặc sức cho con cháu nô-đùa, cho khách.khứa hỏi thăm, ông nội rút lên gác, để bà nội tiếp khách.
Lúc ngồi lại bàn ăn, thấy hai dĩa dưa hấu rất đỏ, dùng làm món sà-lách (sà-lách không phải là tên một thứ rau cải kia, như người ta đã tưởng lầm mà bất-kỳ thực-vật nào để trộn với món ăn, đều gọi là sà-lách, hoặc hai ba món rau trộn lại cũng gọi là sà-lách), ông nội nói :
-Làm sà-lách bằng dưa ngon, uổng lắm! Nhà nghèo họ dùng vỏ dưa, bỏ lớp xanh, bây có tiền thì ăn dưa dở là sang lắm rồi. Trái dưa tao chặt khi sáng đâu
-Dạ, con bỏ trong thùng rác rồi, Ba à! Cô Út của Hải đáp như vậy.Sự thật thì bà nội đã vứt trái dưa đó nhưng cô Út là người được ông nội cưng lắm, không bao giờ cô bị quở mắng nên cô tự-động xung-phong, gánh cái họa bị „bố“ vào thân. -Hoang-phí lắm, nhưng không hề gì, bởi mầy làm sao mà biết được. Trưa nay, lấy ra, cạy tất cả hột dưa, phơi khô sơ-sơ rồi gói làm một gói, đưa tao.
Cả nhà ai cũng nín cười đến muốn tức ngực. Ông nội làm bộ, để người ta thấy rằng trái dưa đó vẫn có giá-trị, vẫn có công-dụng gì, tức là ông nội không hoàn-toàn xui-xẻo quanh năm nay chăng?
Có mấy tiếng „Bởi mầy làm sao mà biết được“, có vẻ bí-mật ghê lắm. Biết cái gì? Mà hễ biết được là có tội hoang-phí, còn không biết thì được ông nội khoan-hồng?
Ông nội mót hột dưa để trồng à? Ông già sanh tật lẩm-cẩm rồi đây! Ai lại lấy hột của một trái dưa dở tệ để làm giống bao giờ!
Biết tánh ông nội, cô Út thi-hành đúng lịnh của ông. Ông nội không khó tánh lắm, nhưng lịnh của ông nội, cho dẫu là lịnh vô-lý nhứt, lịnh ban ra chỉ vì lẽ gì đó thôi chớ ông nội cũng chẳng cần kết-quả của sự thi-hành cho lắm, hễ lịnh ông ra mà không thi-hành thì phải biết! Ông nội phá nhà chớ không đùa đâu.
Hột dưa phơi sơ tới chiều là gói lại được. Ông nội cắc-ca cắc-củm đem gói hột dưa vứt đi ấy để trên bàn thờ, giữa nhà, dưới một chơn đèn đồng.
Rồi kể giờ phút đó, ông nội mới chịu ăn Tết thật-sự, nghĩa là tiếp khách và vui với gia-đình.
Trong mấy ngày Tết, ông nội vui lắm, và thường nói:
-Năm nay chắc tao hên, mới đầu năm mà đã tìm ra công việc làm ăn rồi.
Bà nội thì-thầm: „Ông nội bây nói như vậy cho đỡ mắc-cở vì trái dưa bói đầu năm ủng-xỉnh. Cái vụ hột dưa trịnh-trọng cất trên bàn thờ ấy, cũng chỉ cho đỡ mắc-cỡ vậy thôi!“
Ra giêng, mới cúng khai-hạ xong, qua ngày mồng bảy là ông nội lo đi vỡ đất liền Ông nội có mấy mẫu đất đất không dùng được vì là đất cát lại nằm trên gò cao, đang giữa mùa mưa kia mà không cày, cây còn không mọc được, huống giờ là vào đầu tháng Giêng.
Vậy mà ông nội hăm-hở trồng dưa.
Vâng, cả nhà mới té ngửa ra là ông nội dùng mớ hột dưa vứt đi để làm giống.
Bà nội lại nói: „Ông nội bây đã gàn rồi, sanh tật sớm lắm.“-
-Sanh tật là sao, bà nội ? Hải hỏ
-Sanh tật là tánh-tình đổi khác đi, hay gắt-gỏng, khó tánh lắm, hay làm chuyện tầm-ruồng, ai ngăn cũng không được hết.
Những ông làm ruộng, tỉa đậu, trồng mía trong làng đi ngang qua đó, thấy vậy nó
Dưa hấu rất sợ nước, và ưa đất cát khô. Vì thế mà Huê-kỳ mới trồng nhiều dưa hấu vì họ có nhiều sa-mạc, các đất ở bìa sa-mạc, trồng dưa hấu thì tuyệt. Thứ ấy mà mắc mưa một đám thì kể bỏ rồi.
Ông nội lại vẫn cười khà rồi làm thinh,
Ông nội trồng dưa được ba tháng mà trời chưa mưa đám nào hết.
Cái hên của ông nội là ở chỗ đó. Nhưng hên để làm gì ? Từ mười mấy năm nay, dưa Cầu Đúc bá-chiếm thị-trường Sàigòn, nên dưa Trảng-Bàng và dưa Biên-Hòa, ngon hơn, lại không bán được. Đừng nói chi là ngày thường, đến Tết mà các ghe « đi » dưa họ cũng không buồn lên đây nữa, ông nội ăn sao cho hết mấy mẫu dưa !
Dân địa-phương à ? Họ nghèo lắm, không ăn đồ xa-xí. Ngày thường thì họ chỉ cần cơm cho no bụng họ mà thôi.
Dưa của ông nội đã chín, rẫy dưa lại ở xa nhà, vậy mà ông nội không buồn giữ dưa, đêm như ngày.
Nhưng cũng không sao, vì một đứa bé trong làng lên gò ăn cắp dưa để đập ra ăn tại chỗ. Nó chỉ cạp có một miếng rồi bỏ cả, vì dưa dở quá, lại quá nhiều hột. Nó về làng đồn ầm lên, thế là những đứa trẻ tinh-nghịch, hoặc tham-lam khác, không buồn bỏ công đi ăn cắp dưa của ông nội làm gì nữa.
Cả làng đều đề-quyết rằng ông nội điên, vì họ đi ngang qua đó, thấy dưa chín, có trái đã chín rục, vậy mà báo tin cho ông nội hay, ông nội không buồn đếm-xỉa tới.
Năm nay trời mưa sớm thật, đúng y lời tiên-tri của các ông già nhiều tuổi canh-tác, rất giàu kinh-nghiệm về thời-tiết.
Chiều hôm ấy, sau một ngày nặng-nề oi-bức, trời đổ xuống đám mưa đầu mùa như cầm chĩn mà trút.
Nhà nào nghĩ tới ông nội, đều mỉm cười mà nói với nhau
Bà nội ngồi xỉa thuốc, lắc đầu nói
-Thiếu gì tật già, ổng lại mang cái tật trồng dưa xấu và hái dưa thúi thì khổ. Có lẽ cả làng nầy phải trốn đi vì mấy ngàn trái dưa thúi ổng sắp cho mang về xóm.
Thấy ông nội điều-động binh-mã đi chinh-phạt dưa thúi, cả làng đều cười, và họ đợi xế chiều coi sự-thể ra thế nào ?
Tới chiều, cả đoàn về thật, nhưng lạ quá, thiên-hạ đinh-ninh họ sẽ è-ạch khiêng những thúng dưa thúi nặng-nề, không dè người nào cũng chỉ đội trên đầu một cái thúng coi nhẹ hều như không có gì trong đó hết.
Họ đi thẳng xuống sông và người làng chạy theo coi, mới hay rằng đó là hột dưa.
Có người biết chuyện, chưng-hửng mà rằng
-Trời, vậy ông già ấy là tay thượng-trí rồi ! Ổng không điên chút nào đâu, bà con ơi! Ổng trồng dưa lấy hột để xuất-cảng qua Hương-Cảng và Đài-Bắc ấy, chớ không phải trồng dưa để ăn. Hèn chi mà ổng chọn giống dưa hột nhiều hơn ruột. Cái thượng-trí của ổng là cứ để vậy cho dưa chín thúi, có mưa giúp tay vào thì càng dễ ăn hơn nữa. Lấy hột dưa trong những trái dưa thúi rục, thì quá dễ, bởi dưa chỉ còn toàn nước không mà thôi, khỏi mót từng hột nhỏ, cứ thọc tay vô là hốt được cả nắm hột dưa.
Những điều trên đây thấu tới tai bà nội, chớ bà nội không hề hay biết có cái nghề xuất-cảng hột dưa qua Hương-Cảng và Đài-Bắc.
Thế nên bà nội vội chuẩn-bị rổ để các chú phu đội các thúng hột dưa lên, có chỗ mà trút hột dưa qua cho nó ráo nước.
Bà nội hỏi ông nội
-Tất cả được chừng bao nhiêu ông ?
-Lối hai trăm kí
-Ít quá, làm sao xuất-cảng được ?
Ông nội ngạc-nhiên, nhìn bà trừng-trừng. Ông nội vui tánh, cứ giữ bí-mật cho cả nhà và cả làng ngỡ ông nội điên chơi cho vui.
Thấy bà nội mỉm cười, ông nội biết rằng cơ-mưu của mình đã bại-lộ, nên ông nội tiết-lộ :
-Thì mới thí-nghiệm lần đầu, đâu có dám trồng nhiều. Vả lại mình không trực-tiếp xuất-cảng, chỉ bán cho Chệt dưới Chợ-Lớn thôi.Rồi ông nội kề miệng vào tai bà mà rằng :
-Nói chuyện Chệt trung-gian, tôi lại nhớ tới sự làm trung-gian của họ về một món khác, quí-giá hơn hột dưa nhiều.
- Gì đó ông ? Đậu hả ?
-Không, đậu giá có bao nhiêu đâu ! Tôi nghĩ tới trái ươi. Trái ươi mùa nầy thì nó rụng đầy rừng, nở tét-lét, đi lút chơn khỏi mắt cá.
Bà nội cười bằng cái miệng móm-xọm rồi nói
- Bảy mươi rồi mà còn tính chuyện xuất-cảng.
Gói hột dưa bí mật
Ông nội buồn
lắm: Hôm nay, ngày đầu
năm, ông nội bói dưa, lại gặp trái dưa không
vừa ý.
Ông nội không tin
dị-doan, chỉ bói
để cầu vui vậy thôi, nhưng bói xong, và không
được quẻ tốt, ông nội nghe bà nội,
mấy cô xầm-xì rằng ông nội „xúi-quẩy“, ông
nội đâm lo.Cái gì mình không tin, nhưng thiên-hạ tin và cứ nói mãi, nhứt là khi cái ấy trực-tiếp xảy đến cho mình, mình không làm sao mà thờ-ơ, thản-nhiên với nó được, như trước đó nữa.
Ngày đầu năm, người nào trong gia-đình cũng xẻ thử một trái dưa hấu, xem nó có thật đỏ lòng, mặt lòng dưa có xam-xảm cát hay không? để đoán tương-lai tổng-quát của họ trong năm.
Đó là hôm cả nhà phải dưa đến ngấy ra, muốn ớn tới cổ, vì nhà đông tám người mà phải ăn hết tám trái dưa bói đầu năm, trong vòng năm, sáu tiếng đồng-hồ thì sự ăn dưa biến thành cái khổ-dịch, chớ không còn là sự thích-khẩu nữa. Vâng, đúng là trong vòng năm, sáu tiếng đồng-hồ, vì tuy người ta xẻ dưa hấu từ bảy giờ sáng cho tới tối, người ta không ăn quà ngọt và mát lạnh được trong buổi sáng.
Thằng Hải nhìn ông nội lắc đầu khi ngọn dao yếm xắn thật ngon vào thân trái dưa, chìm sâu xuống gần tới mặt ván, trái dưa chẻ ra làm hai ở phía trên, cho thấy ruột dưa mang một màu hồng lợt, nó bật cười, hô lên để đùa chơi:
-Ủng-xỉnh
rồi!
Ông nội nhấn mạnh tay
xuống một cái là trái dưa rả ra làm hai, lật
ngửa ra, đưa hai bản mặt mét chằng lên
trời.
Ông nội gặp năm
đại-hạn đây, vì ngoài cái màu lờn-lợt
của ruột dưa, hột dưa lại to gần
bằng ngón tay, và nhiều vô-số kể, có thể nói
đùa rằng hột dưa có dung-tích nhiều hơn
ruột.Ông nội bỏ tất cả, đi ra ngoài trước, không buồn tiếp-tục xẻ hết trái dưa, chia nó ra từng miếng nhỏ.
Trái dưa bói đầu năm của ông nội rồi sẽ được vứt vào thùng rác, chớ dưa hấu năm nay dư, có thiếu đâu mà ăn của dở!
Ông nội ngồi buồn cho tới bữa cơm trưa, mặc sức cho con cháu nô-đùa, cho khách.khứa hỏi thăm, ông nội rút lên gác, để bà nội tiếp khách.
Lúc ngồi lại bàn ăn, thấy hai dĩa dưa hấu rất đỏ, dùng làm món sà-lách (sà-lách không phải là tên một thứ rau cải kia, như người ta đã tưởng lầm mà bất-kỳ thực-vật nào để trộn với món ăn, đều gọi là sà-lách, hoặc hai ba món rau trộn lại cũng gọi là sà-lách), ông nội nói :
-Làm sà-lách bằng dưa ngon, uổng lắm! Nhà nghèo họ dùng vỏ dưa, bỏ lớp xanh, bây có tiền thì ăn dưa dở là sang lắm rồi. Trái dưa tao chặt khi sáng đâu
-Dạ, con bỏ trong thùng rác rồi, Ba à! Cô Út của Hải đáp như vậy.Sự thật thì bà nội đã vứt trái dưa đó nhưng cô Út là người được ông nội cưng lắm, không bao giờ cô bị quở mắng nên cô tự-động xung-phong, gánh cái họa bị „bố“ vào thân. -Hoang-phí lắm, nhưng không hề gì, bởi mầy làm sao mà biết được. Trưa nay, lấy ra, cạy tất cả hột dưa, phơi khô sơ-sơ rồi gói làm một gói, đưa tao.
Cả nhà ai cũng nín cười đến muốn tức ngực. Ông nội làm bộ, để người ta thấy rằng trái dưa đó vẫn có giá-trị, vẫn có công-dụng gì, tức là ông nội không hoàn-toàn xui-xẻo quanh năm nay chăng?
Có mấy tiếng „Bởi mầy làm sao mà biết được“, có vẻ bí-mật ghê lắm. Biết cái gì? Mà hễ biết được là có tội hoang-phí, còn không biết thì được ông nội khoan-hồng?
Ông nội mót hột dưa để trồng à? Ông già sanh tật lẩm-cẩm rồi đây! Ai lại lấy hột của một trái dưa dở tệ để làm giống bao giờ!
Biết tánh ông nội, cô Út thi-hành đúng lịnh của ông. Ông nội không khó tánh lắm, nhưng lịnh của ông nội, cho dẫu là lịnh vô-lý nhứt, lịnh ban ra chỉ vì lẽ gì đó thôi chớ ông nội cũng chẳng cần kết-quả của sự thi-hành cho lắm, hễ lịnh ông ra mà không thi-hành thì phải biết! Ông nội phá nhà chớ không đùa đâu.
Hột dưa phơi sơ tới chiều là gói lại được. Ông nội cắc-ca cắc-củm đem gói hột dưa vứt đi ấy để trên bàn thờ, giữa nhà, dưới một chơn đèn đồng.
Rồi kể giờ phút đó, ông nội mới chịu ăn Tết thật-sự, nghĩa là tiếp khách và vui với gia-đình.
Trong mấy ngày Tết, ông nội vui lắm, và thường nói:
-Năm nay chắc tao hên, mới đầu năm mà đã tìm ra công việc làm ăn rồi.
Bà nội thì-thầm: „Ông nội bây nói như vậy cho đỡ mắc-cở vì trái dưa bói đầu năm ủng-xỉnh. Cái vụ hột dưa trịnh-trọng cất trên bàn thờ ấy, cũng chỉ cho đỡ mắc-cỡ vậy thôi!“
Ra giêng, mới cúng khai-hạ xong, qua ngày mồng bảy là ông nội lo đi vỡ đất liền Ông nội có mấy mẫu đất đất không dùng được vì là đất cát lại nằm trên gò cao, đang giữa mùa mưa kia mà không cày, cây còn không mọc được, huống giờ là vào đầu tháng Giêng.
Vậy mà ông nội hăm-hở trồng dưa.
Vâng, cả nhà mới té ngửa ra là ông nội dùng mớ hột dưa vứt đi để làm giống.
Bà nội lại nói: „Ông nội bây đã gàn rồi, sanh tật sớm lắm.“-
-Sanh tật là sao, bà nội ? Hải hỏ
-Sanh tật là tánh-tình đổi khác đi, hay gắt-gỏng, khó tánh lắm, hay làm chuyện tầm-ruồng, ai ngăn cũng không được hết.
Những ông làm ruộng, tỉa đậu, trồng mía trong làng đi ngang qua đó, thấy vậy nó
-Miệt vườn, vùng Cầu Đúc
họ làm kỹ-nghệ dưa, trồng gần như là
quanh năm. Nhưng vì là
kỹ-nghệ, họ có phương-tiện lớn, nên mùa
nào họ cũng chở dưa lên Sàigòn bán được
hết.
Ở đây, ta đợi ghe đi dưa tứ xứ tới mua, anh trồng trái mùa như vầy, họ không tới, địa phương tiêu-thụ sao cho hết ?
Ông nội chỉ cười khà mà không cãi lại, cũng không giải-thích gì, khiến ai cũng đinh-ninh rằng ông nội đã lãng-trí rồi.
Nhiều
người rất thạo thời-tiết mùa màng ,
nói : -Năm nay trời mưa sớm đó, a
anh. Anh trồng nửa
chừng, mưa xuống một đám là nó “chạy” dây
hết. Bằng như không
chạy dây, dưa có trái, mắc mưa là thúi hết. Ở đây, ta đợi ghe đi dưa tứ xứ tới mua, anh trồng trái mùa như vầy, họ không tới, địa phương tiêu-thụ sao cho hết ?
Ông nội chỉ cười khà mà không cãi lại, cũng không giải-thích gì, khiến ai cũng đinh-ninh rằng ông nội đã lãng-trí rồi.
Dưa hấu rất sợ nước, và ưa đất cát khô. Vì thế mà Huê-kỳ mới trồng nhiều dưa hấu vì họ có nhiều sa-mạc, các đất ở bìa sa-mạc, trồng dưa hấu thì tuyệt. Thứ ấy mà mắc mưa một đám thì kể bỏ rồi.
Ông nội lại vẫn cười khà rồi làm thinh,
Ông nội trồng dưa được ba tháng mà trời chưa mưa đám nào hết.
Cái hên của ông nội là ở chỗ đó. Nhưng hên để làm gì ? Từ mười mấy năm nay, dưa Cầu Đúc bá-chiếm thị-trường Sàigòn, nên dưa Trảng-Bàng và dưa Biên-Hòa, ngon hơn, lại không bán được. Đừng nói chi là ngày thường, đến Tết mà các ghe « đi » dưa họ cũng không buồn lên đây nữa, ông nội ăn sao cho hết mấy mẫu dưa !
Dân địa-phương à ? Họ nghèo lắm, không ăn đồ xa-xí. Ngày thường thì họ chỉ cần cơm cho no bụng họ mà thôi.
Dưa của ông nội đã chín, rẫy dưa lại ở xa nhà, vậy mà ông nội không buồn giữ dưa, đêm như ngày.
Nhưng cũng không sao, vì một đứa bé trong làng lên gò ăn cắp dưa để đập ra ăn tại chỗ. Nó chỉ cạp có một miếng rồi bỏ cả, vì dưa dở quá, lại quá nhiều hột. Nó về làng đồn ầm lên, thế là những đứa trẻ tinh-nghịch, hoặc tham-lam khác, không buồn bỏ công đi ăn cắp dưa của ông nội làm gì nữa.
Cả làng đều đề-quyết rằng ông nội điên, vì họ đi ngang qua đó, thấy dưa chín, có trái đã chín rục, vậy mà báo tin cho ông nội hay, ông nội không buồn đếm-xỉa tới.
Năm nay trời mưa sớm thật, đúng y lời tiên-tri của các ông già nhiều tuổi canh-tác, rất giàu kinh-nghiệm về thời-tiết.
Chiều hôm ấy, sau một ngày nặng-nề oi-bức, trời đổ xuống đám mưa đầu mùa như cầm chĩn mà trút.
Nhà nào nghĩ tới ông nội, đều mỉm cười mà nói với nhau
-Thôi, tiêu-tùng đám dưa trên gò rồi.
Vậy mà sáng ra, ông nội vẫn tỉnh-bơ, lo đi sửa kiểng và săn-sóc vườn hoa.
Mãi cho tới
ba hôm sau, ông nội mới huy-động người nhà và
mượn thêm vài người công-nhựt nữa, tất
cả đều võ-trang bằng thúng, để đi lên rẫy
dưa.Vậy mà sáng ra, ông nội vẫn tỉnh-bơ, lo đi sửa kiểng và săn-sóc vườn hoa.
Bà nội ngồi xỉa thuốc, lắc đầu nói
-Thiếu gì tật già, ổng lại mang cái tật trồng dưa xấu và hái dưa thúi thì khổ. Có lẽ cả làng nầy phải trốn đi vì mấy ngàn trái dưa thúi ổng sắp cho mang về xóm.
Thấy ông nội điều-động binh-mã đi chinh-phạt dưa thúi, cả làng đều cười, và họ đợi xế chiều coi sự-thể ra thế nào ?
Tới chiều, cả đoàn về thật, nhưng lạ quá, thiên-hạ đinh-ninh họ sẽ è-ạch khiêng những thúng dưa thúi nặng-nề, không dè người nào cũng chỉ đội trên đầu một cái thúng coi nhẹ hều như không có gì trong đó hết.
Họ đi thẳng xuống sông và người làng chạy theo coi, mới hay rằng đó là hột dưa.
Có người biết chuyện, chưng-hửng mà rằng
-Trời, vậy ông già ấy là tay thượng-trí rồi ! Ổng không điên chút nào đâu, bà con ơi! Ổng trồng dưa lấy hột để xuất-cảng qua Hương-Cảng và Đài-Bắc ấy, chớ không phải trồng dưa để ăn. Hèn chi mà ổng chọn giống dưa hột nhiều hơn ruột. Cái thượng-trí của ổng là cứ để vậy cho dưa chín thúi, có mưa giúp tay vào thì càng dễ ăn hơn nữa. Lấy hột dưa trong những trái dưa thúi rục, thì quá dễ, bởi dưa chỉ còn toàn nước không mà thôi, khỏi mót từng hột nhỏ, cứ thọc tay vô là hốt được cả nắm hột dưa.
Những điều trên đây thấu tới tai bà nội, chớ bà nội không hề hay biết có cái nghề xuất-cảng hột dưa qua Hương-Cảng và Đài-Bắc.
Thế nên bà nội vội chuẩn-bị rổ để các chú phu đội các thúng hột dưa lên, có chỗ mà trút hột dưa qua cho nó ráo nước.
Bà nội hỏi ông nội
-Tất cả được chừng bao nhiêu ông ?
-Lối hai trăm kí
-Ít quá, làm sao xuất-cảng được ?
Ông nội ngạc-nhiên, nhìn bà trừng-trừng. Ông nội vui tánh, cứ giữ bí-mật cho cả nhà và cả làng ngỡ ông nội điên chơi cho vui.
Thấy bà nội mỉm cười, ông nội biết rằng cơ-mưu của mình đã bại-lộ, nên ông nội tiết-lộ :
-Thì mới thí-nghiệm lần đầu, đâu có dám trồng nhiều. Vả lại mình không trực-tiếp xuất-cảng, chỉ bán cho Chệt dưới Chợ-Lớn thôi.Rồi ông nội kề miệng vào tai bà mà rằng :
-Nhưng tôi tính đổi nghề đây.
Một lần nữa bà nội lại ngỡ ông hóa điên, ai lại vừa tìm xong một nghề, chưa kiếm được đồng nào đã toan bỏ tìm nghề khác.
Ông nội
giải-thích : Một lần nữa bà nội lại ngỡ ông hóa điên, ai lại vừa tìm xong một nghề, chưa kiếm được đồng nào đã toan bỏ tìm nghề khác.
-Nói chuyện Chệt trung-gian, tôi lại nhớ tới sự làm trung-gian của họ về một món khác, quí-giá hơn hột dưa nhiều.
- Gì đó ông ? Đậu hả ?
-Không, đậu giá có bao nhiêu đâu ! Tôi nghĩ tới trái ươi. Trái ươi mùa nầy thì nó rụng đầy rừng, nở tét-lét, đi lút chơn khỏi mắt cá.
Người Trung-Hoa dùng trái
ươi làm dược-phẩm, mà bà phải
biết : hơn bảy trăm triệu người tiêu-thụ
đấy nhé !
Nhưng đã trễ
quá rồi, vì mưa đã làm nở trái ươi
hết. Năm tới, tôi
sẽ đặt khoán cho họ lượm
ươi trước mùa mưa, và tôi sẽ
xuất-cảng trực-tiếp. Bà nội cười bằng cái miệng móm-xọm rồi nói
- Bảy mươi rồi mà còn tính chuyện xuất-cảng.