For Elise
A Time For Us
Guitar buồn...
Bản thứ nhất anh dành cho người cũ,
Nhớ một thời ta đã có bên nhau....
Người đi rồi để lại nỗi niềm sâu !
Anh cứ ngỡ sẽ suốt đời nhớ mãi....
Bản thứ hai anh đàn cho em đó,
Người giúp anh xoa dịu nỗi niềm đau...
Tưởng rằng sẽ mãi bên nhau,
Thì em đã sớm ôm sầu riêng mang !!
NM
Guitar màu tím
Người ta nói, cho dù bạn có đau đến chết đi sống lại, trái đất cũng không vì thế mà ngừng quay.
***
Lần đầu tiên tôi gặp Dương là trong một quán rượu nhỏ ấm cúng. Ấn tượng ban đầu của tôi về Dương khắc sâu ở đôi mắt to tròn nâu sẫm phảng phất buồn trên gương mặt vẫn còn đậm nét trẻ thơ, khi ấy, tôi thầm nghĩ, một cô bé có gương mặt ngây thơ đến mức này thì không thể nào quá hai mươi tuổi. Dương luôn ngồi ở vòm gỗ góc trong cùng của quán, giấu mình dưới những cành Lavender tím ngát, ôm cây guitar màu tím loang lổ những vệt nứt say sưa hát những bản tình ca buồn bằng giọng ca trong vắt như gió nhẹ khẽ lùa qua những đám mây.
...Mái vòm gỗ, đôi mắt nâu u buồn, gương mặt trẻ thơ, cây guitar màu tím, quán rượu với cái tên Lavender và những chùm oải hương tím ngát...
Dưới vòm gỗ phảng phất mùi lavender hòa với hương rượu vang đỏ nhàn nhạt, trong những cơn gió đẫm hơi nước âm ẩm lạnh từ cánh cửa sổ nửa khép nửa mở phản chiếu bầu không gian nhập nhằng những sợi mưa đan cài ngoài phố vắng đêm đông, giữa cái lạnh tê buốt lẩn quất thít vào da thịt, Dương đã kể cho tôi nghe mảng quá khứ mà cô ấy chạy trốn bấy lâu nay, cũng là phần kí ức cô ấy tưởng như bản thân không bao giờ đủ can đảm để đối diện, một lần nữa...
"... Nếu Huy tưởng tôi chưa đến hai mươi, thì cậu nhầm rồi, và rất nhiều người trước đây cũng toàn nhầm như vậy – Dương cười, nâng ly vang lên ngang mắt, thứ chất lỏng đỏ sẫm sóng sánh nơi đáy cốc thôi miên ánh nhìn của tôi khiến tôi vô thức đờ người ra cho tới khi Dương tiếp lời – tôi hai mươi ba rồi. Lần đầu tiên tôi gặp Nguyên là khi chúng tôi mười tám, trên sân thượng của trường cấp ba.
Tôi hồi đó khác bây giờ lắm. Cắt tóc ngắn. Mặc đồ nam. Bỏ bê học hành, suốt ngày phải lên trình diện trước toàn trường trong tiết sinh hoạt đầu tuần vì tội không mặc đúng quy định đồng phục, không học bài, thậm chí là gây gổ đánh nhau nữa...
- Dương á? – Tôi thốt lên kinh ngạc, không tin nổi nhìn cô gái với mái tóc dài dịu dàng và trầm tĩnh trước mặt.
Ngạc nhiên phải không? – Dương cười nhẹ - Đó là tôi của năm mười tám tuổi. Rồi một buổi sáng cuối mùa xuân, tôi trốn tiết đầu lên trên sân thượng, và gặp Nguyên. Khi ấy, cậu ấy đang ngồi vắt vẻo trên lan can, ôm đàn guitar, hoàn toàn không nhận ra sự hiện diện của tôi.
Tôi vẫn còn nhớ như in khung cảnh lúc đó – đôi mắt Dương đột nhiên trở nên trong vắt – bầu trời cuối xuân lộng gió, xanh một cách đặc biệt mà không có nắng, bóng lưng cậu ấy in lên khoảng không gian bao la đầy cô độc, mái tóc đen bị hất tung trong gió. Giống như cậu ấy sắp bị hất rơi khỏi bờ lan can bé xíu màu gạch kia. Và cây guitar màu tím nhạt đang rung lên những giai điệu thổn thức.
Thông thường, một thằng con trai mười tám tuổi không bao giờ chọn mua một cây guitar màu tím cả.
Một nỗi tò mò không cách gì ngăn cản thôi thúc tôi bước về phía cậu ấy, và ngồi xuống bên cạnh.
Chúng tôi đã gặp nhau lần đầu như thế đó. Tôi ngồi xuống lan can, cạnh cậu ấy, hướng mắt đuổi theo ngọn gió cuốn những đám mây tới tận chân trời. Nguyên ngừng việc bấm những nốt nhạc lặng lẽ trên phím guitar. Chẳng ai trong số cả hai nói gì, cho tới tận khi tiếng chuông báo giờ ra chơi vang lên.
"Chào Dương, tớ là Nguyên"
Cậu ấy đứng dậy, và nói với tôi câu đó
Lúc ấy tôi không hề ngạc nhiên vì cậu ta biết tên mình. Thứ hai tuần nào tôi chả là ngôi sao sáng trên sân trường vì những thành tích "bất trị". Điều khiến tôi quan tâm là Nguyên – học sinh xuất sắc nhất khóa tôi hồi đó, mới tuần trước vừa được biểu dương trước toàn trường vì giải nhất quốc gia môn Toán, thì ra cũng chỉ là một tên học sinh trốn tiết như tôi mà thôi.
Cười nhạt vì ý nghĩ ấy, tôi không đáp lại lời chào của Nguyên. Cậu ấy dường như cũng chỉ chào hỏi vì thói quen của một người lịch sự, lặng lẽ khoác cây đàn lên vai và bước đi.
Tôi hiếu kì quay đầu nhìn theo dáng người cao, gầy đang xa dần, lại một lần nữa nhận thấy sự mệt mỏi cô độc đến cùng cực toát ra từ mỗi bước đi. Tưởng như cậu ta sẽ vỡ tan ra mỗi khi có một cơn gió lao tới quất vào vạt áo chemise trắng. Ngoài ý muốn của bản thân, tôi chợt gọi với theo:
"Cậu thường xuyên trốn tiết thế này à?"
Nguyên đứng sững lại. Vài giây sau, cậu ấy quay lại nở nụ cười với tôi:
"Chỉ mỗi tiết này thôi".
Và, chỉ trong khoảnh khắc ấy thôi, tôi chợt nhận ra, cậu ấy, thật sự, rất – đẹp – trai.
Tôi nhận thấy mình bỗng có vẻ hơi nóng lòng mong đến buổi sáng thứ năm hơn một chút, cho dù việc trốn tiết với tôi hồi đó xảy ra như cơm bữa. Khi đứng trước cánh cửa sân thượng, tôi thậm chí còn vô thức dừng lại, lùa năm ngón tay vuốt nhẹ mái tóc ngắn củn chẳng bao giờ dùng đến lược của mình.
Đúng như tôi nghĩ, Nguyên đã có mặt ở đó. Cậu ấy đang dạo thử những nốt đầu tiên của bản A time for us. Lại là một bản nhạc buồn. Tôi đứng yên nhìn gương mặt nghiêng nghiêng trên cây guitar tím, chemise trắng không bẻ cổ tôn lên những đường nét rõ ràng trên gương mặt, đôi mắt màu hổ phách dịu đi trong cái nhìn đầy chăm chú và những ngón tay thon dài rõ ràng là của một người chẳng bao giờ phải cầm đến cho dù chỉ là cây chổi quét nhà.
Nếu tôi nói khi ấy, tim tôi bỗng dưng loạn nhịp, thì cũng chẳng có gì là lạ phải không? – Dương mỉm cười với tôi, một nụ cười ngọt ngào, như thể đang ngồi trước mặt cô ấy không phải tôi, mà là cậu bé mười tám tuổi tên Nguyên ngày nào – Suy cho cùng thì bất cứ một đứa con gái mười tám nào mà chẳng có thể dễ dàng bị gục trước một anh chàng đẹp trai, nhà giàu, học cực giỏi, nổi tiếng ngoan, lại còn biết chơi guitar hay đến thế! Tôi từng nghĩ mình là ngoại lệ, vì tôi chưa từng đếm xỉa đến bọn con trai – với tôi trước đây là những tên ngốc xít suốt ngày cố ra vẻ ta đây người lớn ở trường, hoặc bọn yếu xìu chưa bao giờ có thể là đối thủ của tôi ở lớp Karatedo, nhưng tôi đã nhầm.
Nguyên khác tất cả bọn họ - những tên con trai bằng tuổi chúng tôi khi ấy. Và tôi đã thích cậu ta, chỉ sau vỏn vẹn có hai lần gặp mặt và hai câu nói xã giao không ngắn cũng chả dài.
Tôi thích Nguyên, não bộ của tôi ngay lúc đó đã phân tích và thừa nhận điều này, nhanh chóng và thẳng thắn đến mức tôi cũng phải cảm thấy có chút ngạc nhiên. Và sau đó, tôi bước tới, ngồi xuống trước mặt cậu ấy, nói rất rõ ràng
"Này Nguyên, hình như, tớ thích cậu mất rồi!"
- Ặc... À, X...xin lỗi... – tôi luống cuống rút vội khăn giấy lau những giọt rượu vang vừa bị phun ra bắn trên bàn. Dương vẫn bình tĩnh xoay xoay ly vang của mình trong tay, không hề để tâm đến hành động kinh ngạc cao độ của tôi ban nãy.
Phải, tôi không giống những đứa con gái bằng tuổi tôi khi đó – Dương chậm rãi nhấp một chút rượu – hay nói cho đúng hơn, tôi hồi đó hoàn toàn không giống... con gái. Nguyên khi ấy chắc cũng bị shock mạnh như Huy bây giờ. Cậu ấy kinh ngạc đến nỗi suýt bấm đứt cả một sợi dây đàn. Âm thanh khô khốc vang lên chấm dứt ngang xương bản tình ca buồn bã. Nguyên ngẩng đầu nhìn tôi, mắt đối mắt, chăm chú, cẩn thận và cân nhắc.
Thời gian lặng lẽ trôi.
... Rồi cậu ấy gật đầu.
Mối tình đầu của tôi đã đến như thế đấy.
Tôi trở thành bạn gái của Nguyên – chàng trai nổi tiếng nhất toàn trường tôi khi đó. Cậu ấy đã từng chút một thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi xếp những bộ quần áo hầm hố của con trai vào tủ đồ mặc ở nhà và bắt đầu mặc lại áo dài đi học. Tôi dự định nuôi tóc dài, tôi không gây gổ đánh nhau. Tôi học hành cẩn thận hơn.
Nguyên rất kiên trì và im lặng ở bên giúp đỡ một con bé ngỗ nghịch như tôi bắt đầu lại. Cậu ấy là người đầu tiên tặng tôi những chiếc kẹp tóc xinh xinh màu tím nhạt để bắt những sợi tóc ngắn ngủn bất cần nhìn mềm mại hơn khi tôi mặc áo dài. Cậu ấy bỏ thời gian giúp tôi ôn lại những kiến thức nền tảng đã gần như trở về con số không trong đầu, kiên nhẫn ngồi những ba mươi phút để giảng cho tôi một bài toán đơn giản cho dù cậu ấy có thể đọc ngay kết quả sau khi liếc nhìn đề.
Đó là khoảng thời gian tươi đẹp nhất mà tôi từng có trong cuộc đời. Sân thượng ngập gió. Vòm cây xanh mướt. Sân trường lao xao nắng... Nhờ có Nguyên, tôi chợt nhận ra mình đã để mất bao nhiêu thời gian vô nghĩa, đánh mất quá nhiều cơ hội tận hưởng thời học sinh.
Sự thay đổi của tôi khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc. Tôi từ một kẻ luôn đội sổ trong những kì kiểm tra toàn khối leo dần từng bậc lên vị trí thứ hai lăm trên tổng số hai trăm mười bảy vào cuối năm cơ đấy. Nhưng chuyện đó là của sau này.
- Nguyên đã dạy Dương chơi guitar hả? – đôi mắt nâu của Dương xoáy chặt vào tôi sau khi nghe câu hỏi. Rồi cô ấy mỉm cười.
Ừ. Là cậu ấy đã dạy tôi. Như tôi đã nói, tôi quyết tâm học hành tử tế, đồng nghĩa với việc không trốn tiết nữa. Nhưng Nguyên lại luôn luôn trốn tiết đầu tiên của sáng thứ năm, nên tôi cũng quyết định nghỉ theo cậu ấy luôn. Tôi có cảm giác nếu để cậu ấy ngồi đó một mình, cậu ấy có thể bị những cơn gió cuốn đi bất cứ lúc nào.
Trên sân thượng, mỗi tuần, khi hai đứa đồng loạt trốn tiết, Nguyên dạy tôi chơi guitar. Lần đầu tiên cậu ấy nắm tay tôi là khi đặt tay tôi lên phím đàn. Và đó cũng là lần duy nhất. Tôi thừa nhận mình không thông minh. Nguyên đã phải rất, rất kiên trì. Cậu ấy chưa bao giờ nổi nóng với tôi. Đổi lại, nếu là tôi phải dạy một đứa học sinh não rỗng như tôi ngày đó, chắc tôi thà đập đầu vào cây đàn chết quách đi cho xong rồi!
- Vì thế mà Dương chỉ chơi những bản nhạc buồn đúng không? – tôi xen vào dòng hồi ức của Dươn
– bởi vì Nguyên chỉ dạy cậu chơi những bản nhạc này?
Có lẽ vậy – Dương nhún vai – Sau này, khi tôi đủ khả năng để tự chơi những bản nhạc khác mà không cần viện tới sự hướng dẫn của Nguyên thì đó cũng là lúc tôi không còn muốn gảy lên bất cứ một giai điệu vui vẻ nào nữa...
- Tại sao?
Tại sao ư? – Dương ngây người ra trước câu hỏi của tôi – Tại sao ấy hả? Đó là cả một câu chuyện dài.
Trong suốt khoảng thời gian là bạn gái của Nguyên, tôi luôn thắc mắc tại sao một học sinh gương mẫu như cậu ấy lại trốn tiết, và tại sao lại luôn là tiết đầu tiên của ngày thứ năm chứ không phải buổi nào khác?
- Và Dương đã hỏi Nguyên?
Đương nhiên là không – lần đầu tiên trong suốt buổi tối, tôi mơ hồ nhận thấy trong câu nói của Dương có xen chút cáu kỉnh, nhưng rồi cô ấy nhanh chóng che giấu nó, và lại bình thản như không có việc gì – tôi tất nhiên không hỏi Nguyên. Linh cảm mách bảo tôi rằng cậu ấy sẽ không nói. Và dù cho cậu ấy có nói thì có lẽ, sự thật đằng sau ấy sẽ phá vỡ giới hạn chịu đựng của Nguyên. Cậu ấy sẽ suy sụp hoàn toàn mất. Tôi chọn cách ít đau đớn hơn: đi hỏi giáo viên dạy tiết đó của Nguyên.
Huy đừng trợn mắt lên nhìn tôi như thế - Dương hất những lọn tóc rủ xuống hai bên má ra phía sau lưng, cười bâng quơ – Chẳng phải tôi đã nói trước rồi sao, tôi khi đó không được giống... người bình thường cho lắm.
- Vậy cô giáo nói sao?
Cô giáo kể cho tôi nghe một câu chuyện. Về em gái ruột của cô ấy, bạn cùng lớp và cũng là bạn thân nhất của Nguyên. Hay đúng hơn, là bạn gái cũ của cậu ấy – đôi mắt bình thản của Dương chợt thoáng một vệt tối khi ba từ "bạn – gái – cũ" được cô ấy rành rọt, chậm rãi thốt ra, và tôi thấy những đầu ngón tay của mình bỗng dưng tê buốt. Rõ ràng, cho đến tận bây giờ, khi đang ngồi đây và bình thản kể cho tôi nghe chuyện này, ba từ ấy vẫn làm cho Dương đau.
Cô giáo thậm chí còn cho tôi xem hình của cô bạn đó trên laptop. Một cô nàng tomboy. Cũng cắt tóc ngắn như tôi. Cũng mặc đồ nam như tôi. Chỉ có điều không học dốt như tôi. Và cực thích màu tím, quần áo, phụ kiện của bạn ấy hầu như toàn màu tím. Trong những file hình đó có vài tấm cô bạn ấy chụp cùng Nguyên. Tôi ngay lập tức nhận ra khi ở cạnh mình, Nguyên chưa bao giờ cười vô tư và rạng rỡ đến thế. Bức ảnh cuối cùng, là hình người con gái đó đang say sưa bên cây guitar màu tím quen thuộc.
- Vậy, đó là chủ nhân thật sự của chiếc đàn này?
Tôi bật ra câu hỏi và nhận ra bản thân thật là ngu ngốc. Hiển nhiên là như vậy! – Vậy... cô gái đó đâu
Chết... Bạn ấy đã chết – Giọng của Dương rất rõ ràng, không nhanh cũng không chậm – chết từ trước cả khi tôi gặp Nguyên. Bạn ấy chết do cứu hai người khỏi chết đuối do lật thuyền. Một trong số đó là Nguyên.
Huy cũng không cần ngạc nhiên quá - Dương nhìn tôi hết há mồm ra lại ngậm vào mà không biết nói gì – Người hoàn hảo cách mấy thì cũng có điểm yếu. Nguyên vốn không biết bơi. Và bạn gái cậu ấy chết khi cứu sống cậu ấy.
Cuối cùng, như để trêu ngươi tôi, cô giáo cho tôi biết, bạn nữ ấy, giống như tôi, cũng tên Dương, Vũ Thùy Dương – Dương lật cây đàn lên và chỉ cho tôi ba chữ VTD khắc trên mặt sau cây đàn một cách nắn nót và tỉ mỉ.
Tôi bỗng hoảng loạn sau buổi nói chuyện đó. Tôi hoang mang vì biết tôi sẽ chẳng thể chạm tay vào nỗi đau quá lớn trong lòng Nguyên. Tôi ngỡ ngàng khi nhận ra cái gật đầu chóng vánh của Nguyên trên sân thượng ngày nào không phải vì tôi đặc biệt mà là vì tôi gợi nhớ đến một người đặc biệt của cậu ấy.
Tôi xin phép bị ra về sớm với lí do bị mệt. Cúi đầu đi giữa sân trường rộng lớn, tôi bỗng thấy lạc lõng. Suốt cả thời cấp ba phá rối, bỏ bê học hành, tôi chẳng có lấy một người bạn nào thực sự, ngoại trừ Nguyên. Vậy mà giờ đây, tôi hoàn toàn không biết cậu ấy thực sự muốn làm bạn cùng tôi, hay chỉ đơn giản là muốn tìm lại hình bóng người bạn gái cũ có một vài đặc điểm giống tôi?
Chuông điện thoại lảnh lót reo. Từ sau buổi bất ngờ bày tỏ tình cảm với Nguyên trên sân thượng, tôi đã cài A time for us do Nguyên chơi làm chuông cho những cuộc gọi của cậu ấy. Bản nhạc buồn vẫn kiên trì vang lên cho dù tôi năm lần bảy lượt không bắt máy. Cuối cùng, tôi cầm điện thoại, tháo pin. Sân trường vẫn ngập nắng... Tới tận bây giờ tôi vẫn không quên được ánh mắt Nguyên lúc đó. Cậu ấy chỉ đứng cách tôi có vài bước chân, trước cửa lớp, chemise bắt nắng trắng sáng hắt lên làm nhòe những đường nét trên gương mặt, chỉ còn ánh mắt màu hổ phách khó hiểu, hụt hẫng nhìn theo tôi...
- Hai người kết thúc như vậy sao?
Không – Dương lắc đầu, ánh mắt bất động chìm vào đáy làn vang đỏ sẫm – Tôi chọn cách chạy trốn. Giống như Nguyên lựa chọn việc lẩn trốn đối mặt với cái chết của cô bạn tên Dương kia bằng cách trốn tiết dạy của chị gái bạn ấy, tôi chạy trốn mọi cố gắng liên lạc từ phía Nguyên. Tôi đến trường như thể nơi đó không có sự tồn tại của Nguyên. Tôi không đặt chân lên sân thượng bất kì một ngày nào nữa. Tôi đi ngang qua cậu ấy như người không quen biết. Nghĩ lại, cho dù tôi đã từng tự cho mình khác với những đứa con gái khác, thì đến khi phải đối mặt với thử thách, tôi cũng chỉ có thể hành động được như bất kì đứa con gái ngốc xít mười tám tuổi nào mà thôi!
Chuyện kéo dài được hai tuần, cho tới một đêm mưa giông chuyển mùa, tôi chợt nhận ra có tiếng gõ vào cửa sổ, cho dù phòng tôi ở tầng hai. Khi kéo tấm rèm ra rồi căng mắt nhìn vào màn đêm sũng nước, tôi phát hiện ra Nguyên, ướt sũng, co ro, đang cố gắng và kiên trì nhặt từng hòn sỏi nhỏ đáp vào cánh cửa sổ phòng tôi. Tôi gần như phát điên vì hoảng và vì giận. Cậu ta đúng là một kẻ điên!
Tôi chạy xuống sân. Mưa táp vào người từng đợt vừa rát vừa buốt. Người cậu ấy đã tái nhợt. Rốt cuộc cậu ấy đã dầm mưa bao lâu rồi?
"Cậu làm cái quái gì vậy hả? Bị điên phải không?"
Đáp lại câu hét rất phẫn nộ của tôi, Nguyên chỉ cười: "Vì cậu không chịu nghe điện thoại" .
- Và Dương đã giảng hòa? – Tôi không kìm được buột miệng – nếu tôi là Dương, tôi nhất định sẽ giảng hòa với Nguyên, suy cho cùng thì cậu ấy cũng... Ý tôi là khi đó... cậu ấy mới mười tám tuổi, sức chịu đựng của một tên con trai ở tuổi đấy có hạn...
Đúng thế phải không? – Dương mỉm cười trước điệu bộ ấp úng của tôi – sức chịu đựng của mỗi người là có hạn, vậy thì tại sao người ta phải hành hạ người khác, và hành hạ chính bản thân mình bằng những ám ảnh quá khứ, trong khi quá khứ là thứ mà chẳng bao giờ có thể thay đổi?
Tôi và Nguyên đã đứng rất lâu trong màn mưa đó, nói rất nhiều về những nút thắt giữa hai đứa. Cậu ấy thừa nhận rằng lần đầu tiên nhìn thấy tôi, cậu ấy đã nghĩ ngay tới cô bạn Vũ Thùy Dương, và về sau này, vẫn vậy. Tuy nhiên, cậu ấy nhìn ra một điểm ở tôi mà cô bạn ấy không có, đó là sự tự tin bất chấp tất cả. Nguyên nói, chính tính cách này ở tôi đã vực dậy cậu ấy.
Hồi đó, tôi hoàn toàn chưa hiểu hết ý nghĩa của những gì Nguyên nói lúc đó. Bây giờ ngẫm lại, có lẽ cậu ấy muốn nói rằng cô bạn tên Dương kia đã cứu mạng sống của cậu, còn tôi, đã cứu lấy tinh thần đang suy sụp của cậu ấy...
Những tháng ngày học sinh của tôi lại quay về quỹ đạo trước kia: vô tư, học hành, học guitar, và Nguyên. Tôi tự nhủ sẽ chờ, chờ đến khi nào cậu ấy có thể thôi day dứt về cái chết của Dương, cậu ấy sẽ bắt đầu chơi những bài hát vui vẻ, cho tôi nghe.
Mùa xuân qua hẳn để nhường chỗ cho những cơn mưa rào mùa hạ. Dòng sông cạn bắt đầu đầy lên. Mùa nước lớn về. Và ngày giỗ đầu của Vũ Thùy Dương cũng đến. Hôm đó Nguyên đến tìm tôi. Cậu ấy nói sẽ một mình tới viếng mộ Dương, chơi cho cậu ấy nghe bản A time for us một lần cuối. Lúc trở về, cậu ấy sẽ chỉ chơi những giai điệu vui vẻ mà tôi ưa thích, từ nay trở đi.
"Tớ đã học chơi For Elise trên guitar để chiều nay đàn cho cậu nghe đấy" – cậu ấy đã nói vậy với tôi, trong khi nở nụ cười hiền lành rất chân thành.
- Và? – Tôi ngạc nhiên nhắc khi Dương bất chợt dừng lại, ngồi bất động – Rồi sao nữa?
Và, - giọng Dương uể oải cất lên – cậu ấy không bao giờ trở về nữa. Tai nạn giao thông trên đường về...
- Ôi... xin lỗi – tôi thấy cổ họng nghẹn cứng, không biết phải nói gì – Tôi không biết là...
Khi tôi đến lễ tang của Nguyên – Dương hầu như không hề để tâm đến tôi, hay câu xin lỗi của tôi, mà vẫn tiếp tục với một giọng đều đều - mẹ cậu ấy đã đưa cho tôi cây guitar màu tím, khi đó đã bị nứt những vết chằng chịt do va đập mạnh, thật diệu kì là nó không vỡ, và cũng không bị ảnh hưởng gì đến âm thanh của tiếng đàn.
"Trước khi chết, Nguyên nó nói muốn cháu giữ vật này" – Mẹ Nguyên chỉ nói với tôi như thế.
Người ta nói, cho dù bạn có đau đến chết đi sống lại, trái đất cũng không vì thế mà ngừng quay
Đám tang kết thúc, chúng tôi vẫn lại phải quay về trường, vẫn phải tiếp tục học hành, kiểm tra, thi cử. Vẫn phải tiếp tục sống. Vị trí đầu trường của Nguyên giờ thuộc về một người con trai khác. Những giọt nước mắt thương tiếc cậu ấy rồi cũng vơi dần.
Còn tôi lại không thể khóc. Cho dù là khi Nguyên mất, hay trong lễ tang cậu ấy, hay là cả sau này, khi tôi đã tốt nghiệp, và rời khỏi ngôi trường cấp ba gắn với quá nhiều biến động ấy, tôi vẫn không thể rơi một giọt nước mắt nào.
Nhận giấy báo đỗ đại học, tôi quay lại trường. Trên sân thượng, tôi ôm cây guitar tím đàn bản A time for us như ngày nào. Kí ức về một thời học sinh vừa mới trôi qua ùa về. Những bài học, những lần trốn tiết, sân trường vang tiếng cười đùa của học sinh, tiếng ve trên vòm hoa phượng đỏ rực, và Nguyên – với áo chemise trắng, tóc đen, đôi mắt màu hổ phách,... Nước mắt chảy dài trên má. Cuối cùng, tôi đã có thể khóc. Và tôi biết mình một lần nữa có thể có sức mạnh để bắt đầu lại từ đầu...
Nguyên đã ra đi, mang theo những kỉ niệm sâu sắc nhất của tôi về một thời đi học. Những năm tháng đầy biến động ấy, vui có, buồn có, trăn trở có, tổn thương có,... Đó là lúc những đứa trẻ chúng tôi học cách để trưởng thành.
Huy hỏi tôi có bao giờ quên Nguyên không ư? Đương nhiên là không! Cậu ấy gắn với cả bầu trời thời cấp ba của tôi. Và cho dù cậu ấy từng làm tôi buồn, làm tôi tổn thương, làm tôi rơi nước mắt, nhưng những kí ức đẹp đẽ Nguyên mang đến cho tôi là thật, và nó sẽ mãi mãi hiện hữu, mãi mãi là những năm tháng đi học hồn nhiên nhất, sinh động nhất, đáng yêu nhất mà tôi có thể nhớ về.
Năm tháng không ở lại với bất kì ai, nhưng kí ức thì ở lại, và tôi vẫn thỉnh thoảng nhớ về nó, về một con bé tomboy ngỗ nghịch ngày nào đã cố gắng thay đổi vì người nó thích ra sao, về một chàng trai đã lạc lối như thế nào, và đã nhẫn nại biết bao nhiêu để giúp một cô bé đầu óc chậm tư duy có thể có được ngày hôm nay, về một cô bé mười bảy tuổi đã dũng cảm ra sao khi không màng tính mạng cứu sống người khác, về sân thượng ngập gió, về sân trường lao xao nắng, và những tiếng cười, những giọt nước mắt... của bạn bè..."
Dương kết thúc câu chuyện kí ức. Một giọt lệ trong veo từ đôi mắt nâu sẫm rơi xuống, chìm vào đáy ly vang đỏ đang sóng sánh.
- Tại sao Dương lại kể tôi nghe tất cả những việc này?
- Tại sao à? – Dương lắc nhẹ ly vang – Vì Huy làm tôi nhớ đến... Mà thôi, muộn rồi, tạm biệt...
Dương đứng dậy, kéo lại vạt áo khoác và bước nhanh ra bên ngoài quán, hòa vào màn mưa sầm sì dai dẳng. Dáng người mảnh khảnh như thể tan ra từng mảnh, từng mảnh dưới những vết cắt sắc ngọt của những hạt mưa đêm.
Từ buổi đó, tôi không còn thấy Dương quay lại chơi đàn ở Lavender nữa. Thiếu Dương và cây guitar tím cùng những bản tình ca buồn của cô ấy, quán rượu nhỏ này như thể thiếu hẳn một phần linh hồn, mất đi cái sức hấp dẫn huyền bí trước nay.
Tôi cũng băn khoăn mãi về câu trả lời ấp úng cuối cùng của Dương đêm mưa đó. Cuối cùng thì tại sao cô ấy lại kể cho tôi nghe? Tôi đã gợi nhớ đến điều gì về những năm tháng đã qua mà cô ấy vừa nâng niu vừa e sợ đó? Tôi đã thắc mắc điều đó hàng đêm, cho tới khi nhận ra, mình cũng sở hữu một đôi mắt màu hổ phách..
Tiêu Dao
Đúng thế phải không? – Dương mỉm cười trước điệu bộ ấp úng của tôi – sức chịu đựng của mỗi người là có hạn, vậy thì tại sao người ta phải hành hạ người khác, và hành hạ chính bản thân mình bằng những ám ảnh quá khứ, trong khi quá khứ là thứ mà chẳng bao giờ có thể thay đổi?
Tôi và Nguyên đã đứng rất lâu trong màn mưa đó, nói rất nhiều về những nút thắt giữa hai đứa. Cậu ấy thừa nhận rằng lần đầu tiên nhìn thấy tôi, cậu ấy đã nghĩ ngay tới cô bạn Vũ Thùy Dương, và về sau này, vẫn vậy. Tuy nhiên, cậu ấy nhìn ra một điểm ở tôi mà cô bạn ấy không có, đó là sự tự tin bất chấp tất cả. Nguyên nói, chính tính cách này ở tôi đã vực dậy cậu ấy.
Hồi đó, tôi hoàn toàn chưa hiểu hết ý nghĩa của những gì Nguyên nói lúc đó. Bây giờ ngẫm lại, có lẽ cậu ấy muốn nói rằng cô bạn tên Dương kia đã cứu mạng sống của cậu, còn tôi, đã cứu lấy tinh thần đang suy sụp của cậu ấy...
Những tháng ngày học sinh của tôi lại quay về quỹ đạo trước kia: vô tư, học hành, học guitar, và Nguyên. Tôi tự nhủ sẽ chờ, chờ đến khi nào cậu ấy có thể thôi day dứt về cái chết của Dương, cậu ấy sẽ bắt đầu chơi những bài hát vui vẻ, cho tôi nghe.
Mùa xuân qua hẳn để nhường chỗ cho những cơn mưa rào mùa hạ. Dòng sông cạn bắt đầu đầy lên. Mùa nước lớn về. Và ngày giỗ đầu của Vũ Thùy Dương cũng đến. Hôm đó Nguyên đến tìm tôi. Cậu ấy nói sẽ một mình tới viếng mộ Dương, chơi cho cậu ấy nghe bản A time for us một lần cuối. Lúc trở về, cậu ấy sẽ chỉ chơi những giai điệu vui vẻ mà tôi ưa thích, từ nay trở đi.
"Tớ đã học chơi For Elise trên guitar để chiều nay đàn cho cậu nghe đấy" – cậu ấy đã nói vậy với tôi, trong khi nở nụ cười hiền lành rất chân thành.
- Và? – Tôi ngạc nhiên nhắc khi Dương bất chợt dừng lại, ngồi bất động – Rồi sao nữa?
Và, - giọng Dương uể oải cất lên – cậu ấy không bao giờ trở về nữa. Tai nạn giao thông trên đường về...
- Ôi... xin lỗi – tôi thấy cổ họng nghẹn cứng, không biết phải nói gì – Tôi không biết là...
Khi tôi đến lễ tang của Nguyên – Dương hầu như không hề để tâm đến tôi, hay câu xin lỗi của tôi, mà vẫn tiếp tục với một giọng đều đều - mẹ cậu ấy đã đưa cho tôi cây guitar màu tím, khi đó đã bị nứt những vết chằng chịt do va đập mạnh, thật diệu kì là nó không vỡ, và cũng không bị ảnh hưởng gì đến âm thanh của tiếng đàn.
"Trước khi chết, Nguyên nó nói muốn cháu giữ vật này" – Mẹ Nguyên chỉ nói với tôi như thế.
Người ta nói, cho dù bạn có đau đến chết đi sống lại, trái đất cũng không vì thế mà ngừng quay
Đám tang kết thúc, chúng tôi vẫn lại phải quay về trường, vẫn phải tiếp tục học hành, kiểm tra, thi cử. Vẫn phải tiếp tục sống. Vị trí đầu trường của Nguyên giờ thuộc về một người con trai khác. Những giọt nước mắt thương tiếc cậu ấy rồi cũng vơi dần.
Còn tôi lại không thể khóc. Cho dù là khi Nguyên mất, hay trong lễ tang cậu ấy, hay là cả sau này, khi tôi đã tốt nghiệp, và rời khỏi ngôi trường cấp ba gắn với quá nhiều biến động ấy, tôi vẫn không thể rơi một giọt nước mắt nào.
Nhận giấy báo đỗ đại học, tôi quay lại trường. Trên sân thượng, tôi ôm cây guitar tím đàn bản A time for us như ngày nào. Kí ức về một thời học sinh vừa mới trôi qua ùa về. Những bài học, những lần trốn tiết, sân trường vang tiếng cười đùa của học sinh, tiếng ve trên vòm hoa phượng đỏ rực, và Nguyên – với áo chemise trắng, tóc đen, đôi mắt màu hổ phách,... Nước mắt chảy dài trên má. Cuối cùng, tôi đã có thể khóc. Và tôi biết mình một lần nữa có thể có sức mạnh để bắt đầu lại từ đầu...
Nguyên đã ra đi, mang theo những kỉ niệm sâu sắc nhất của tôi về một thời đi học. Những năm tháng đầy biến động ấy, vui có, buồn có, trăn trở có, tổn thương có,... Đó là lúc những đứa trẻ chúng tôi học cách để trưởng thành.
Huy hỏi tôi có bao giờ quên Nguyên không ư? Đương nhiên là không! Cậu ấy gắn với cả bầu trời thời cấp ba của tôi. Và cho dù cậu ấy từng làm tôi buồn, làm tôi tổn thương, làm tôi rơi nước mắt, nhưng những kí ức đẹp đẽ Nguyên mang đến cho tôi là thật, và nó sẽ mãi mãi hiện hữu, mãi mãi là những năm tháng đi học hồn nhiên nhất, sinh động nhất, đáng yêu nhất mà tôi có thể nhớ về.
Năm tháng không ở lại với bất kì ai, nhưng kí ức thì ở lại, và tôi vẫn thỉnh thoảng nhớ về nó, về một con bé tomboy ngỗ nghịch ngày nào đã cố gắng thay đổi vì người nó thích ra sao, về một chàng trai đã lạc lối như thế nào, và đã nhẫn nại biết bao nhiêu để giúp một cô bé đầu óc chậm tư duy có thể có được ngày hôm nay, về một cô bé mười bảy tuổi đã dũng cảm ra sao khi không màng tính mạng cứu sống người khác, về sân thượng ngập gió, về sân trường lao xao nắng, và những tiếng cười, những giọt nước mắt... của bạn bè..."
Dương kết thúc câu chuyện kí ức. Một giọt lệ trong veo từ đôi mắt nâu sẫm rơi xuống, chìm vào đáy ly vang đỏ đang sóng sánh.
- Tại sao Dương lại kể tôi nghe tất cả những việc này?
- Tại sao à? – Dương lắc nhẹ ly vang – Vì Huy làm tôi nhớ đến... Mà thôi, muộn rồi, tạm biệt...
Dương đứng dậy, kéo lại vạt áo khoác và bước nhanh ra bên ngoài quán, hòa vào màn mưa sầm sì dai dẳng. Dáng người mảnh khảnh như thể tan ra từng mảnh, từng mảnh dưới những vết cắt sắc ngọt của những hạt mưa đêm.
Từ buổi đó, tôi không còn thấy Dương quay lại chơi đàn ở Lavender nữa. Thiếu Dương và cây guitar tím cùng những bản tình ca buồn của cô ấy, quán rượu nhỏ này như thể thiếu hẳn một phần linh hồn, mất đi cái sức hấp dẫn huyền bí trước nay.
Tôi cũng băn khoăn mãi về câu trả lời ấp úng cuối cùng của Dương đêm mưa đó. Cuối cùng thì tại sao cô ấy lại kể cho tôi nghe? Tôi đã gợi nhớ đến điều gì về những năm tháng đã qua mà cô ấy vừa nâng niu vừa e sợ đó? Tôi đã thắc mắc điều đó hàng đêm, cho tới khi nhận ra, mình cũng sở hữu một đôi mắt màu hổ phách..
Tiêu Dao
Chiều mẹ gọi điện ra thủ thỉ: “Mai bắt đầu hội làng rồi đấy, năm nay làng mình mở hội to lắm. Về con nhé? Con đừng nghĩ ngợi nhiều mọi chuyện tự nó cũng nguôi ngoai. Mai về con nhé?”
Bốn năm rồi tôi đã không về quê. Bốn năm tôi không được gục vào lòng mẹ, lòng dì để thủ thỉ với mọi người về cuộc sống, tình yêu và mọi suy nghĩ của mình. Khoảng trời riêng của tôi, ôi khoảng trời đớn đau và tội lỗi! Nỗi ân hận lại cồn lên vò xé tâm can tôi.
Tôi đặt máy điện thoại nhìn sang, chồng tôi vẫn đang cặm cụi mài mình bên bản vẽ. Làm sao anh biết giờ tôi đang nghĩ đến ai! Tôi kéo ghế ngồi sát vào anh. Mắt không rời bản vẽ, anh kéo đầu tôi vào ngực anh, tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng trở lại.
- Mai mình về quê, anh nhé?
Anh hôn nhẹ lên tóc tôi:
- Ngày kia đi, mai anh phải báo cáo bản vẽ này rồi.
Tôi vùng vằng hất tay anh ra, anh ghì đầu tôi lại:
- Thôi, sáng mai anh đưa em và con về trước, báo cáo xong ngày kia anh về, được không?
Tôi luôn cảm thấy mình nhỏ bé bên anh.
*
Sáng hôm sau, chúng tôi dậy từ tờ mờ sáng. Anh bảo đi thế để anh còn kịp quay về viện trước bảy giờ. Quê tôi cách Hà Nội hơn năm mươi cây. Chỉ có năm mươi cây thôi mà đến bốn năm trời tôi không dám một lần lai vãng.
Vẫn con đường ấy, nhưng giờ đã lỗ chỗ ổ gà. Vẫn những hàng bạch đàn ấy, nhưng giờ đã cao vút đứng trắng hai bên đường thì thào với gió. Tôi nhắm mắt để tận hưởng hương vị trong lành của buổi sớm mùa xuân. Cái mũi đã quen với khói xe giữa Hà Nội chật chội, ngột ngạt giờ về đây tôi cảm thấy bầu trời hôm nay có vẻ như rộng ra và không khí mới thoáng đãng trong lành làm sao. Tôi mỉm cười nhìn xuống thằng con, nó ngủ ngon lành, không biết mình đang đi đâu.
Đến cổng làng, tôi hoàn toàn ngỡ ngàng trước những đổi mới của làng quê, những ngôi nhà mái bằng mọc lên san sát. Con đường gạch ngày xưa giờ chỉ còn trong chuyện kể, đã được láng xi măng trông bề thế và khang trang hơn. Làng tôi giống như một thị trấn nhỏ. Các bà lão bỏm bẻm nhai trầu vui vẻ trong chiếc áo màu nâu tất bật xách lễ lên chùa. Thanh niên trai gái í ới gọi nhau đi hội. Lòng nôn nao, tôi chợt thấy bóng hình mình hơn mười năm về trước. Cũng vui vẻ, cũng hớn hở và vô tư như thế. Thời gian trôi nhanh quá, thoắt cái mình đã ba mươi rồi.
Thả tôi trước cổng nhà mẹ, anh vội vã đi luôn. Tôi chỉ kịp với theo "Mai về anh nhé!" Mẹ từ trong bếp chạy ra. Mẹ vẫn có thói quen dậy sớm nấu cám cho lợn như mọi khi. Mùi khói rơm và mùi ngai ngái của cám xộc vào mũi cay nồng, tôi ào vào lòng mẹ, thằng con tôi giật mình tỉnh giấc, nó hốt hoảng mở choàng mắt: "Ở đâu đấy mẹ?". "Quê mẹ đấy!" Mẹ cười, chưa bao giờ tôi thấy mẹ vui như vậy, kể cả ngày tôi đi lấy chồng. Mẹ lấy khăn định lau những hạt nước li ti trên mặt và tóc tôi, nhưng tôi giữ lại:
- Đừng mẹ. Mưa xuân mà mẹ!
Tôi vào trong nhà, đồ vật và cách trang trí vẫn thế. Hình như mọi đổi mới bên ngoài không len chân vào ngôi nhà cổ của tôi. Cúi đầu lặng lẽ chuộc lỗi bên bàn thờ tổ tiên, tôi cảm thấy từ trên ấy, ánh mắt bà nhìn tôi da diết. Không phải tôi không nhớ đến quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, không phải tôi không thương dì - người con tật nguyền của bà - mà bởi vì tôi không thể làm khác được.
Bao năm qua tôi đã ra đi, như một kẻ chạy trốn. Cố quên đi, cố vùi lấp một khoảng trời. Khoảng trời mà tôi và người ấy đã sống. Bốn năm, một khoảng thời gian không phải là ngắn nhưng vẫn chưa đủ dài để nguôi ngoai những ký ức tưởng chừng đã vùi sâu trong lớp bụi thời gian. Chồng tôi không biết, nhưng mẹ tôi biết và ngôi nhà này biết. Chắc ở bên kia người ấy cũng đã biết tôi về.
Vài sợi nắng yếu ớt rơi nhẹ lên hàng gạch đầu tiên dưới sân. Cả nhà tôi vui mừng đùa nghịch bên thằng bé. Lần đầu về quê, lần đầu được chạy nhảy trong cái sân to như thế. Nó cười đùa hò hét bên những nụ cười rạng rỡ của ông bà và các bác.
Tôi đứng dựa vào cột ngoài hiên, nơi ngày bé đã bao lần tôi và người ấy bị bà trói vào vì tội đi chơi quá bữa không chịu về và nó cũng là nơi mà chúng tôi thường đo xem mỗi ngày mình cao lên bao nhiêu. Cái cột, một nhân chứng cho tuổi thơ và tình yêu của chúng tôi. Tôi vòng tay ôm lấy nó, màu nâu bóng mát lạnh dưới bàn tay mình. Vết khắc vẫn còn đây, giờ tôi đã cao hơn nó rất nhiều.
Tôi nhớ vào ngày mồng một tết năm ấy. Tôi cũng đứng như thế này và người ấy đã đeo vào tay tôi một chiếc vòng. Không phải vòng bạc, cũng chẳng phải vòng vàng mà nó là vòng inoc. Chiếc vòng nặng trĩu trong cổ tay mảnh mai của tôi, và tay người ấy, cũng một chiếc như thế. Người ấy thì thầm: "Nó do chính tay anh làm đấy". Tôi đặt chiếc vòng lên môi mình, lạnh cóng.
Một bàn tay đặt nhẹ lên tay tôi. Người run bắn lên, tôi không quay lại, chỉ cần nhìn đám mây đen bất chợt bao phủ trước mắt mẹ, tôi biết ai đang đứng đằng sau mình. Bàn tay ấy bóp chặt lấy tay tôi. Tôi cảm nhận một đôi môi mềm và ấm đang lướt trên cổ mình. Tôi không thể điều khiển được mình, chỉ muốn, nếu có thể quay lại được, để gục vào vai người ấy, khóc nức nở.
Ánh mắt mẹ tôi hốt hoảng hơn, mọi người không ai biết gì vẫn mải đùa với con tôi. Chợt thằng bé trượt chân ngã sõng soài xuống sân. Tôi bừng tỉnh lao ra, nó đã tự lồm cồm bò dậy vừa cười vừa phủi quần áo. Tôi cảm thấy tự hào trước mọi người vì hành động của nó. Tôi đã dạy nó cách đứng dậy sau mỗi lần ngã.
Mẹ nhìn tôi:
- Con không sao chứ?
Tôi lắc đầu. Dì lộc cộc chống nạng đi sang:
- Mẹ con cái Dung về đấy hử? Đâu bà xem thằng cháu bà nào?
Thằng con tôi co rúm người lại khi nhìn thấy hai chân teo tóp lủng lẳng lưng chừng nạng của dì. Một thoáng buồn lướt qua trên gương mặt khắc khổ, dì chìa tay về phía nó:
- Lại đây với bà, nào?
Tôi bước tới ôm lấy đôi vai gầy bé nhỏ của dì, đôi vai đã phải gồng lên nâng đỡ cuộc đời tật nguyền bước qua bia miệng thế gian nuôi đứa con trai duy nhất cho đến ngày hôm nay. Bà tôi kể ngày dì sinh con, rất nhiều người đến thăm kể cả những người không quen biết, ai vào cũng nhòm bằng được mặt đứa bé. Lúc đầu bà đã cả mừng, nhưng sau mới vỡ nhẽ mọi người đến chỉ cốt xem nó có giống chồng mình không. Từ đấy bà không cho ai vào thăm mẹ con dì cả. Bà thương dì nhiều lắm. Lúc sắp đi xa bà cứ trăn trở mãi về dì, bà cầu xin mọi người đừng bỏ rơi dì. Và tôi, tôi đã hứa với bà sẽ chăm sóc dì cẩn thận.
Dì bảo mẹ con tôi sang nhà dì chơi, con dâu dì mới ở cữ. Tôi nhìn mẹ, mẹ cúi xuống bế thằng con tôi rồi xăm xăm đi trước.
Mảnh đất này do ông bà ngoại tôi để lại. Ông bà không có con trai chỉ có hai người con là mẹ tôi và dì. Hai nhà chúng tôi không có ranh giới, cả cái sân rộng chơi chung. Tôi đỡ dì đi vào nhà, dì lắc đầu:
- Kệ dì, con, bao năm qua dì vẫn tự làm được mà.
Nghe như có mũi kim lách vào tim mình, đau buốt.
Con dâu dì lụp xụp trong một đống khăn khố bước ra chào tôi rồi vội vã quay vào buồng với con. Có một cái gì đau đáu trong tim. Tôi vào theo, giật mình, bức tranh nụ hồng người ấy tặng tôi ngày sinh nhật vẫn còn. Bức tranh ấy tôi đã vò nát vậy mà nó đã được vuốt phẳng phiu còn lồng vào khung kính đặt ngay ngắn ở đầu giường.
Tôi ngước nhìn lên tường, bức tranh con thuyền đang vật lộn với sóng gió giữa biển khơi tôi tặng ngày người ấy cưới cũng được treo trên đó. Ánh mắt người con dâu dì nhìn tôi, có thể cô ấy cũng biết chuyện của tôi. Trực giác của những người vợ khi đứng cạnh tình địch của mình bao giờ cũng rất nhạy cảm.
Người ấy bước vào buồng:
- Chị mới về.
Tôi gật đầu mà không dám ngẩng lên, thấy bỏng rát nơi cổ mình khi nãy.
Tôi bồng thằng nhỏ lên tay. Vợ người ấy bước ra nhà ngoài đỡ dì tôi ngồi xuống chiếc tràng kỷ giữa nhà. Người ấy vội kéo tay tôi và nắm chặt trong tay mình:
- Dung, tại sao em không ngẩng lên nhìn anh? Tại sao cưới xong em đi mất tăm không ngoái đầu lại? Bao năm qua anh đã phải sống khổ sở như thế nào em biết không?
- Đừng làm thế Đăng, em tuy ít tuổi hơn anh thật nhưng em là chị họ của anh cơ mà?
Vợ người ấy bước vào, trân trối nhìn chúng tôi. Tôi luống cuống rút tay ra. Không gian dường như đứng lại. Mặc cảm tội lỗi trào dâng trong lòng. Giá như chúng tôi tỉnh táo, giá như chúng tôi nghe lời mẹ, hàng bao nhiêu cái giá như dồn dập trong đầu tôi. Phải làm gì đây trước tình cảnh này? Tôi và người ấy, hai kẻ đã biến một tuổi thơ ngọt ngào thành nỗi đau dai dẳng, dùng dằng suốt những năm qua. Tôi đưa mắt nhìn lên, khoảng trời thơ mộng tím sẫm một màu thương nhớ mông lung. Tất cả đã đi qua. Sẽ cố để chẳng còn lại gì trong trái tim mỗi khi nhớ về khoảng trời này.
Tôi đưa đứa bé cho mẹ nó rồi lấy hết can đảm nhìn thẳng vào mắt người ấy, chợt chùn lại, vẫn đôi mắt to cương nghị dưới đôi mày rậm, vẫn gương mặt quá đỗi thân yêu và đôi môi, đôi môi đã bao lần hôn lên môi tôi. Cố nén mọi cảm xúc, tôi nói:
- Đăng này, cả hai chúng ta đều đã có gia đình và con cái. Chuyện ngày xưa hãy để nó ngủ yên, đừng đánh thức cho nỗi đau dày lên. Kẻ có lỗi không phải là tuổi thơ, không phải là định mệnh hay số phận mà bao lần chúng ta từng nguyền rủa, mà kẻ có lỗi chính là chúng ta. Hãy làm một người chồng, người cha tốt để em có thể thường xuyên về thăm mẹ, thăm dì. Đừng bắt em phải chạy trốn nữa, được không?
Vợ Đăng cúi xuống nén gạt dòng nước mắt. Tôi với tay cầm khung ảnh nụ hồng trên đầu giường, nhẹ nhàng tháo lớp kính và rút bức tranh ra xé vụn trước sự ngỡ ngàng của Đăng. Vợ Đăng bật khóc tức tưởi. Tôi bước ra nhà ngoài quì xuống gục vào lòng dì:
- Dì ơi, hãy tha lỗi cho con.
Tiếng nấc của dì nghẹn lại:
- Tại sao lại vậy hở Dung?
Khoảng trời màu tím rơi xuống, vỡ òa trong tim tôi bật thành dòng nước mắt mặn chát chảy dọc bờ môi. Tôi rất muốn cho chồng tôi biết giờ tôi đang nghĩ đến ai.
Nguyễn Thị Bích Ngọc,
Nguyễn Thị Bích Ngọc,
Ngàn Thu Áo Tím
Một mình lặng lẽ bông hoa tím
Biết sắc hương tan đã mấy mùa
Tôi về tìm lại thăm ngày cũ
Vẫn màu hoa tím sắc năm xưa
Đà Lạt vào thu sương gió lạnh
Dội vào buốt giá trái tim tôi
Dáng ai vừa đến lưng chừng dốc
Cây thông già đứng thế mồ côi
Người ơi có phải người năm cũ
Mấy bận thu sang… mấy bận rồi
Ta buồn người có vui không nhỉ ?!
Bao lần mơ mộng chuyện xa xôi…
Hồn ta mơ mãi về Trinh nữ
Nương sắc tím hoa những buổi chiều
Để nghe ấm lại lòng cô lữ
Tôi về tìm lại thăm ngày cũ
Vẫn màu hoa tím sắc năm xưa
Đà Lạt vào thu sương gió lạnh
Dội vào buốt giá trái tim tôi
Dáng ai vừa đến lưng chừng dốc
Cây thông già đứng thế mồ côi
Người ơi có phải người năm cũ
Mấy bận thu sang… mấy bận rồi
Ta buồn người có vui không nhỉ ?!
Bao lần mơ mộng chuyện xa xôi…
Hồn ta mơ mãi về Trinh nữ
Nương sắc tím hoa những buổi chiều
Để nghe ấm lại lòng cô lữ
Nghe cuộc đời tròn mãi tiếng yêu…
Đà Lạt Tím
Đà Lạt mùa xuân. Cuối tháng ba trời nắng mênh mang… ngắm trời đất mà ngẩn ngơ với sắc màu của các loài hoa rực rỡ bên đồi, trên những con đường, góc phố hay hiên nhà.
Mỗi lần đến Đà Lạt là mỗi lần tôi có những cung bậc cảm xúc khác nhau, một chút lắng đọng hay trầm tư, bồi hồi, nhung nhớ có lúc lại tha thiết, mơ màng… và rồi trong lòng tôi nảy sinh một tình yêu mến Đà Lạt.
Đà Lạt giữa muôn sắc màu đậm nhạt của xanh trời, xanh lá, xanh non đồi cỏ… của hoa vàng, hoa hồng, hoa đỏ… Dạo một vòng quanh Hồ Xuân Hương, tôi bâng khuâng bởi một màu tím của bầu trời chiều, bên khoảnh sân hoa leo tim tím buông rủ và sững sờ khi bắt gặp trên đường một góc màu tím của loài hoa phượng. Các mảng cùng tông màu hòa vào nhau tạo nên một Đà Lạt tím, tuyệt đẹp
Đã nhiều lần tôi biết đến hoa phượng tím qua các hình ảnh đâu đó của các nước trên thế giới… nhưng để tận mắt ngắm nhìn thì đây là lần đầu tiên. Cũng có thể mỗi lần tôi đến Đà Lạt không đúng vào dịp mùa hoa phượng nở. Bây giờ gặp mùa hoa phượng tím nở thì thích lắm ! Phượng tím trồng nhiều quanh bờ Hồ Xuân Hương, đường Nguyễn Thị Minh Khai (đường ra chợ Đà Lạt), Thung Lũng Tình Yêu, Thiền Viện Trúc Lâm, đường vào hồ Tuyền Lâm… ngoài ra lác đác một vài cây trên những con đường phố, trường học, công viên, công sở, dinh thự…
Tháng ba ở Đà Lạt loanh quanh với đồi thông, với con dốc… Không gian Đà Lạt như thêm lãng mạn khi có một vùng tím ngập tràn. Vài làn gió nhẹ thoảng qua làm những cánh phượng tím rơi lác đác rải đầy xuống mặt đường thành một tấm thảm tím như níu kéo bước chân du khách.
Bác tài xế taxi nhanh nhẩu cho biết : “Cây phượng tím có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Năm 1962 được đưa về trồng ở Đà Lạt. Người đầu tiên đem phượng tím về trồng đó là kỹ sư Lương Văn Sáu. Ông ta cũng chính là người sáng lập nên công viên hoa Đà Lạt. Nghe đâu ông còn là hội viên hội Hoa Hồng nước Pháp…”.
Tôi ngước nhìn lên cây phượng, màu xanh của lá thấp thoáng bên màu tím của hoa. Lá phượng tím có dạng lá kép cũng giống như lá của cây phượng đỏ. Hoa mọc từng chùm, từng chùm khoe sắc tím. Hoa phượng tím có cánh mỏng hình ống phủ lông tơ đầu loe rộng.
Trong màu nắng, trong khô ráo của Đà Lạt thì màu tím của phượng không làm cho cảnh buồn, người buồn mà màu tím tạo cho cảnh vật trở nên dịu dàng, êm đềm, mượt mà… Từng chùm hoa vươn ra khoảng không gian nhuộm tím một góc trời soi bóng tím biếc xuống mặt hồ.
Màu tím rất đặc trưng chỉ dành riêng cho phượng, như Tuyền Linh mô tả trong Phượng Tím Đà Lạt:
… Em không là tím hoa cà
Cũng không tím Huế mà là tím… thương
… Chút tình lãng mạn không tên
Cái màu dễ nhớ khó quên mất rồi
Cũng không tím Huế mà là tím… thương
… Chút tình lãng mạn không tên
Cái màu dễ nhớ khó quên mất rồi
Đứng dưới gốc cây, tôi không khỏi ngẩn ngơ trước màu tím của hoa phượng. Màu tím nhẹ nhàng, lắng đọng. Màu tím vừa xa lạ mà vừa thấy gần gũi. Một vùng phượng tím ở trên đầu, rơi rơi xuống vai áo, xuống thềm… màu tím vương theo từng bước chân như lưu luyến như bịn rịn. Trong chiều buông xuống, màu tím sao mà ngọt ngào, thanh thoát khiến cho lòng trong tôi chợt lắng đọng quay về trong ký ức của một thời mộng mơ.
Người ta thường nói, màu tím u buồn, ảm đạm. Nhưng cũng có người bảo rằng màu tím thể hiện sự lãng mạn, tạo cảm giác nhớ nhung, luyến tiếc… rồi có người cho rằng màu tím biểu tượng cho sự quý phái, sang trọng… hay màu tím tượng trưng cho sự thủy chung…
Tôi cũng có một thời yêu màu tím, cũng như yêu màu tím của hoa bằng lăng. Tôi cũng thích đến trường với những chiếc áo dài màu tím. Tà áo dài tím bay bay trong nắng làm cho ngày nắng dịu dàng hơn. Áo tím trong những ngày rét mướt làm cái lạnh tê tái trở nên nồng ấm… cũng thích ngân nga giai điệu bài hát Ngàn thu áo tím,
Ngày xưa xa xôi, em rất yêu màu tím
Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến
Chiều xuống áo tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa…
Ngày xưa vô tư em sống trong trìu mến
Chiều xuống áo tím thường thướt tha
Bước trên đường gấm hoa
Ngắm mây chiều lướt xa…
(Ngàn Thu Áo Tím - Hoàng Trọng)
Khi đến tuổi “cặp kê” màu tím cũng cứ lãng đãng theo tôi trong những năm tháng ấy,
Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím
Gom hết mây hai đưa xây lâu đài yêu…
(Chân Trời Tím - Trần Thiện Thanh)
Thời mơ mộng đã qua, bây giờ tuổi đã về chiều, tôi thấy mình vẫn thích màu tím. Tôi vẫn thích ngắm một vùng trời màu tím, vẫn thích các loài hoa màu tím, vẫn chọn mặc áo tím… nhưng tình yêu màu tím trong tôi không mảnh liệt như hồi còn trẻ mà trở nên đằm thắm, nhẹ nhàng và êm dịu hơn…
Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím
Gom hết mây hai đưa xây lâu đài yêu…
(Chân Trời Tím - Trần Thiện Thanh)
Thời mơ mộng đã qua, bây giờ tuổi đã về chiều, tôi thấy mình vẫn thích màu tím. Tôi vẫn thích ngắm một vùng trời màu tím, vẫn thích các loài hoa màu tím, vẫn chọn mặc áo tím… nhưng tình yêu màu tím trong tôi không mảnh liệt như hồi còn trẻ mà trở nên đằm thắm, nhẹ nhàng và êm dịu hơn…
Cuối tháng ba, hoa đã nở rực khắp thành phố. Khác với hoa phượng đỏ miền xuôi nở vào dịp hè thì Phượng tím ở vùng cao nở báo hiệu mùa xuân đang dần trôi và mùa hạ sẽ gần đến. Sắc tím của phượng rộ lên như nhuộm tím cả không gian Đà Lạt.
Ngày mai tôi rời Đà Lạt nhưng màu tím của loài hoa ấy vẫn còn đọng lại trong tôi bao nỗi nhớ.
NỞ CHI HOA TÍM LỤC BÌNH
Nước chảy liu riu
Lục bình trôi líu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương … (1)
Tôi đi xuống California thăm con, cháu mười ngày. Trước khi đi đã mang mấy chậu lan ra ngâm nước, những loại hoa khác trồng trong chậu cũng được tưới thật sũng. Mở vòi tưới tự động ngoài vườn.Vớt con cá lia thia màu xanh biếc trong ao bèo ra. Nói là ao bèo cho oai chứ thật ra là cái ang sứ nhỏ có thả một cụm lục bình. Cụm lục bình này có là do hôm đầu tháng 6, có bạn ở xa về, cả nhóm rủ nhau đi đến Nursery –Flower World khá nổi tiếng ở Snohomish -Seattle xem hoa thơm, cỏ lạ. Thấy họ có bán mấy cụm bèo lá tròn to. Bèo này người Bắc gọi là bèo Tây hay bèo Nhật Bản, người miền Nam gọi là Lục Bình, vì thân nó có hình dáng cái lọ lục bình. Lục Bình nhiều nhất ở các kinh rạch miền Tây Nam Bộ.
Tôi mua hai cụm, chia cho chị bạn một cụm. Không ngờ về nhà thả xuống nước có vài ngày, nó sinh sôi nẩy nở nhanh quá, kín cả ang. Tôi mua một con cá lia thia nhỏ màu xanh pha chút đỏ trên cái vi uốn éo, thả vào cho nó rúc dưới rễ bèo. Ao bèo mà không có cá thì buồn lắm!
Cứ hai ngày tôi lại rắc xuống mấy hạt thức ăn của cá cho nó, giống như cô Tấm trong chuyện cổ tích ngày xưa. Chỉ khác là lúc cho cá ăn không dám mè nheo Bụt điều gì. Ở tuổi này còn xin thêm gì nữa, làm gì còn chỗ mà cất, những ô ngăn kéo đời chật chội lắm rồi.
Trước khi đi khỏi nhà, tôi vớt con cá ra, cho vào cái cóng thủy tinh nhỏ để ngay giữa bàn ăn với lọ thức ăn của cá bên cạnh, nhờ chồng tôi thỉnh thoảng nhớ cho nó vài hạt. Vì tôi biết chắc là nếu chỉ dặn anh cho thức ăn vào ao bèo, anh sẽ không bao giờ nhớ vì anh không nhìn thấy con cá. Nó sẽ chết mất.
Mười ngày của mùa hè với cái oi ả, không khí ngộp thở ở Cali quả thật làm tôi ngất ngư. Giúp con cháu ban ngày, tối lên giường, đọc vài trang sách lại nhớ đến con cá nhỏ ở nhà, chỉ sợ nó chết vì không tin tưởng Ông Chồng, người chẳng bao giờ nhớ một chuyện gì, nhất là mấy cái chuyện vớ vẩn của vợ.
May quá! Con cá vẫn sống khi tôi trở về, nhưng trông nó lờ đờ buồn hiu hắt. Chắc nó nhớ tôi và nhớ rễ bèo.Tôi mang nó ra để thả lại vào cái ang sứ giữa phòng khách.
Chao ôi! Ở giữa cái ang, một chùm hoa màu tím nhạt nhô lên. Mấy cụm lục bình của tôi đã trổ một chùm hoa thật đẹp ngay hôm tôi trở về nhà, tôi kêu chồng ầm lên.
- Anh có biết là có chùm hoa màu tím mới nở trong ang không?
Chồng tôi hỏi lại:
- Thế hả, nở lúc nào vậy, anh hoàn toàn không để ý đấy
Chán ơi là chán! Ông này tuổi trâu, chắc là mắt trâu (không phải tai trâu, vì anh nghe nhạc cổ điển khá giỏi) nên không nhìn thấy bông hoa lạ nở ngay giữa phòng khách.
Tôi đứng ngẩn ra nhìn bông hoa lục bình phơn phớt tím, đang nở rộ trong cái ang sứ men trắng. Chùm hoa nhô lên giữa những cái lá tròn màu xanh ngọc bích. Tôi bối rối quá trước cái đẹp bất ngờ của hoa, quên cả con cá thia lia đang giương mắt, chờ tôi thả xuống.
Trời ơi, gần bốn mươi năm tôi mới nhìn lại được một chùm hoa lục bình, phải nói là lâu hơn nửa thế kỷ mới đúng. Vì khi ở Sài Gòn mình cũng đâu có cơ hội nào thấy hoa lục bình thường ngày. Phải bao giờ sang Thủ Thiêm, ra bến Bạch Đằng, cũng hiếm hoi lắm mới thấy một đám lục bình từ sóng nước nào bập bềnh giạt vào chân phà một mảng, nhưng chưa chắc đã có hoa.
Có một loài hoa vừa đi vừa nở
Em lấy chồng rồi anh ở vậy thôi
Nữa mai thương đứng nhớ ngồi
Biết loài hoa ấy vừa trôi vừa buồn (2)
Khi mua cụm lục bình này tôi quên không hỏi xuất xứ. Lục bình từ đâu trôi tới giạt vào cái ang sứ nhà tôi, nở cho một chùm hoa ngan ngát tím. Màu tím nhìn vào lòng buồn đến thẫn thờ. Nó phải trôi bao nhiêu ngàn dặm, từ một nước nào tới và ai đó đã vớt lên mang ra chợ bán từng cụm nho nhỏ với vài cái rễ mong manh. Thế mà nó thích ứng ngay với môi trường mới, dù là ở trong một cái ang nhỏ hay dưới chân một hòn non bộ. Nó trôi tới đâu là nở hoa tới đó hay sao? Hoặc là tôi may mắn đồng hội đồng thuyền với hoa, nên hoa mới nở.
Có lẽ lục bình là loài hoa duy nhất vừa trôi vừa nở. Nó không giống hoa sen, nở ở hồ nào là đứng nguyên trong đó cho đến lúc sen tàn. Người ta chỉ có thể đến cắt hoa sen mang đi nhưng gốc rễ để lại trên hồ. Lục bình lênh đênh đi theo dòng nước, không biết sẽ dừng lại bến nào. Đời hoa ngắn ngủi có một ngày, nên vừa trôi vừa nở, không hề kén chọn bến đục hay trong. Có lẽ cái xanh ngọc bích của lá, cái tím mong manh tinh khiết của hoa, đã làm cho người nhìn ngắm quên đi cái dòng nước đục, trong, bên dưới. Người ta cũng không thể cắt lục bình để nâng niu cắm vào trong những lọ thủy tinh, vì lục bình bị mang ra khỏi nước sẽ héo, tàn ngay lập tức.
Cái đẹp của hoa lục bình được ví với nhan sắc của các cô gái miền Tây (của một thời nào đó), một vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc nhưng vô cùng đằm thắm.
Người dân quê miền Tây Nam Bộ, gắn liền đời sống với lục bình, từ hoa cho tới rễ. Lục bình nở quanh năm, nhưng nở nhiều nhất vào mùa gió chướng. Lục bình mang đến cho người dân quê những món ăn tinh thần lẫn vật chất. Từ cọng lục bình non và hoa lục bình người ta hái vào chấm mắm kho cho những bữa ăn hàng ngày. Để khi xa xứ những đọt hoa còn tím mãi trong hồn.
Thân lục bình cắt lên phơi khô, những nghệ nhân có cơ hội phát triển năng khiếu, đan những chiếc giỏ sách tay xuất cảng ra nước ngoài, giúp đời sống người dân đầy đủ hơn. Giúp đời lục bình không phải chỉ quanh co trên sông rạch, nó được trôi xa, ra khỏi xứ sở mình.
Nếu ai đi xa lâu ngày, có dịp trở về miền Tây vào mùa gió chướng, đứng lặng nhìn lục bình trôi bập bềnh từng mảng trên sông nước, sẽ liên tưởng đến một phận người xa xứ, chờ bàn tay xa lạ vớt lên.
Giống như một người bắt buộc lưu vong, dù thả lục bình vào đâu lục bình vẫn bình thản sống, bình thản nở hoa.
Hoa lục bình chỉ nở một ngày là tàn ngay. Cái mầu tím nhạt đôi khi ta bắt gặp giống như đường viền chân trời cuối ngày, tan đi nhanh lắm. Nhưng nó để lại trong trí nhớ của ta một giải màu như mực in dấu trong tranh.
Câu hát của ai đó văng vẳng trong trí nhớ mơ hồ của tôi khi cúi nhìn bông hoa lục bình tim tím, lạc lõng trôi vào cái ang sứ giữa phòng khách nhà mình.
Nở chi hoa tím lục bình
Trôi chi, trôi giữa dòng tình đôi ta. (3)
Câu hát, đọc lên nghe muốn khóc
Trần Mộng Tú
Lục bình trôi líu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương … (1)
Tôi đi xuống California thăm con, cháu mười ngày. Trước khi đi đã mang mấy chậu lan ra ngâm nước, những loại hoa khác trồng trong chậu cũng được tưới thật sũng. Mở vòi tưới tự động ngoài vườn.Vớt con cá lia thia màu xanh biếc trong ao bèo ra. Nói là ao bèo cho oai chứ thật ra là cái ang sứ nhỏ có thả một cụm lục bình. Cụm lục bình này có là do hôm đầu tháng 6, có bạn ở xa về, cả nhóm rủ nhau đi đến Nursery –Flower World khá nổi tiếng ở Snohomish -Seattle xem hoa thơm, cỏ lạ. Thấy họ có bán mấy cụm bèo lá tròn to. Bèo này người Bắc gọi là bèo Tây hay bèo Nhật Bản, người miền Nam gọi là Lục Bình, vì thân nó có hình dáng cái lọ lục bình. Lục Bình nhiều nhất ở các kinh rạch miền Tây Nam Bộ.
Tôi mua hai cụm, chia cho chị bạn một cụm. Không ngờ về nhà thả xuống nước có vài ngày, nó sinh sôi nẩy nở nhanh quá, kín cả ang. Tôi mua một con cá lia thia nhỏ màu xanh pha chút đỏ trên cái vi uốn éo, thả vào cho nó rúc dưới rễ bèo. Ao bèo mà không có cá thì buồn lắm!
Cứ hai ngày tôi lại rắc xuống mấy hạt thức ăn của cá cho nó, giống như cô Tấm trong chuyện cổ tích ngày xưa. Chỉ khác là lúc cho cá ăn không dám mè nheo Bụt điều gì. Ở tuổi này còn xin thêm gì nữa, làm gì còn chỗ mà cất, những ô ngăn kéo đời chật chội lắm rồi.
Trước khi đi khỏi nhà, tôi vớt con cá ra, cho vào cái cóng thủy tinh nhỏ để ngay giữa bàn ăn với lọ thức ăn của cá bên cạnh, nhờ chồng tôi thỉnh thoảng nhớ cho nó vài hạt. Vì tôi biết chắc là nếu chỉ dặn anh cho thức ăn vào ao bèo, anh sẽ không bao giờ nhớ vì anh không nhìn thấy con cá. Nó sẽ chết mất.
Mười ngày của mùa hè với cái oi ả, không khí ngộp thở ở Cali quả thật làm tôi ngất ngư. Giúp con cháu ban ngày, tối lên giường, đọc vài trang sách lại nhớ đến con cá nhỏ ở nhà, chỉ sợ nó chết vì không tin tưởng Ông Chồng, người chẳng bao giờ nhớ một chuyện gì, nhất là mấy cái chuyện vớ vẩn của vợ.
May quá! Con cá vẫn sống khi tôi trở về, nhưng trông nó lờ đờ buồn hiu hắt. Chắc nó nhớ tôi và nhớ rễ bèo.Tôi mang nó ra để thả lại vào cái ang sứ giữa phòng khách.
Chao ôi! Ở giữa cái ang, một chùm hoa màu tím nhạt nhô lên. Mấy cụm lục bình của tôi đã trổ một chùm hoa thật đẹp ngay hôm tôi trở về nhà, tôi kêu chồng ầm lên.
- Anh có biết là có chùm hoa màu tím mới nở trong ang không?
Chồng tôi hỏi lại:
- Thế hả, nở lúc nào vậy, anh hoàn toàn không để ý đấy
Chán ơi là chán! Ông này tuổi trâu, chắc là mắt trâu (không phải tai trâu, vì anh nghe nhạc cổ điển khá giỏi) nên không nhìn thấy bông hoa lạ nở ngay giữa phòng khách.
Tôi đứng ngẩn ra nhìn bông hoa lục bình phơn phớt tím, đang nở rộ trong cái ang sứ men trắng. Chùm hoa nhô lên giữa những cái lá tròn màu xanh ngọc bích. Tôi bối rối quá trước cái đẹp bất ngờ của hoa, quên cả con cá thia lia đang giương mắt, chờ tôi thả xuống.
Trời ơi, gần bốn mươi năm tôi mới nhìn lại được một chùm hoa lục bình, phải nói là lâu hơn nửa thế kỷ mới đúng. Vì khi ở Sài Gòn mình cũng đâu có cơ hội nào thấy hoa lục bình thường ngày. Phải bao giờ sang Thủ Thiêm, ra bến Bạch Đằng, cũng hiếm hoi lắm mới thấy một đám lục bình từ sóng nước nào bập bềnh giạt vào chân phà một mảng, nhưng chưa chắc đã có hoa.
Có một loài hoa vừa đi vừa nở
Em lấy chồng rồi anh ở vậy thôi
Nữa mai thương đứng nhớ ngồi
Biết loài hoa ấy vừa trôi vừa buồn (2)
Khi mua cụm lục bình này tôi quên không hỏi xuất xứ. Lục bình từ đâu trôi tới giạt vào cái ang sứ nhà tôi, nở cho một chùm hoa ngan ngát tím. Màu tím nhìn vào lòng buồn đến thẫn thờ. Nó phải trôi bao nhiêu ngàn dặm, từ một nước nào tới và ai đó đã vớt lên mang ra chợ bán từng cụm nho nhỏ với vài cái rễ mong manh. Thế mà nó thích ứng ngay với môi trường mới, dù là ở trong một cái ang nhỏ hay dưới chân một hòn non bộ. Nó trôi tới đâu là nở hoa tới đó hay sao? Hoặc là tôi may mắn đồng hội đồng thuyền với hoa, nên hoa mới nở.
Có lẽ lục bình là loài hoa duy nhất vừa trôi vừa nở. Nó không giống hoa sen, nở ở hồ nào là đứng nguyên trong đó cho đến lúc sen tàn. Người ta chỉ có thể đến cắt hoa sen mang đi nhưng gốc rễ để lại trên hồ. Lục bình lênh đênh đi theo dòng nước, không biết sẽ dừng lại bến nào. Đời hoa ngắn ngủi có một ngày, nên vừa trôi vừa nở, không hề kén chọn bến đục hay trong. Có lẽ cái xanh ngọc bích của lá, cái tím mong manh tinh khiết của hoa, đã làm cho người nhìn ngắm quên đi cái dòng nước đục, trong, bên dưới. Người ta cũng không thể cắt lục bình để nâng niu cắm vào trong những lọ thủy tinh, vì lục bình bị mang ra khỏi nước sẽ héo, tàn ngay lập tức.
Cái đẹp của hoa lục bình được ví với nhan sắc của các cô gái miền Tây (của một thời nào đó), một vẻ đẹp dịu dàng, mộc mạc nhưng vô cùng đằm thắm.
Người dân quê miền Tây Nam Bộ, gắn liền đời sống với lục bình, từ hoa cho tới rễ. Lục bình nở quanh năm, nhưng nở nhiều nhất vào mùa gió chướng. Lục bình mang đến cho người dân quê những món ăn tinh thần lẫn vật chất. Từ cọng lục bình non và hoa lục bình người ta hái vào chấm mắm kho cho những bữa ăn hàng ngày. Để khi xa xứ những đọt hoa còn tím mãi trong hồn.
Thân lục bình cắt lên phơi khô, những nghệ nhân có cơ hội phát triển năng khiếu, đan những chiếc giỏ sách tay xuất cảng ra nước ngoài, giúp đời sống người dân đầy đủ hơn. Giúp đời lục bình không phải chỉ quanh co trên sông rạch, nó được trôi xa, ra khỏi xứ sở mình.
Nếu ai đi xa lâu ngày, có dịp trở về miền Tây vào mùa gió chướng, đứng lặng nhìn lục bình trôi bập bềnh từng mảng trên sông nước, sẽ liên tưởng đến một phận người xa xứ, chờ bàn tay xa lạ vớt lên.
Giống như một người bắt buộc lưu vong, dù thả lục bình vào đâu lục bình vẫn bình thản sống, bình thản nở hoa.
Hoa lục bình chỉ nở một ngày là tàn ngay. Cái mầu tím nhạt đôi khi ta bắt gặp giống như đường viền chân trời cuối ngày, tan đi nhanh lắm. Nhưng nó để lại trong trí nhớ của ta một giải màu như mực in dấu trong tranh.
Câu hát của ai đó văng vẳng trong trí nhớ mơ hồ của tôi khi cúi nhìn bông hoa lục bình tim tím, lạc lõng trôi vào cái ang sứ giữa phòng khách nhà mình.
Nở chi hoa tím lục bình
Trôi chi, trôi giữa dòng tình đôi ta. (3)
Câu hát, đọc lên nghe muốn khóc
Trần Mộng Tú
9/2014