Một chút tâm tình,
Chút tâm tình xin gởi người ở lại,
Hẹn ngày về khi vườn nhỏ ngát hương...
Tâm hồn tôi rực sáng ánh thiên đường,
Tôi tìm lại nơi tình yêu chớm nở !
NM
Tâm hồn tôi
Tôi sẽ trở về gặp Nhu khi tâm hồn tôi là một khu vườn rực rỡ và ngát hương...
|
Ngôi nhà của bà nằm chênh vênh bên con sông chảy hiền và chung quanh
là cây cối bùng nhùng vươn lên đón nắng. Tôi bước đến khoảng sân, có cảm
giác gì đó thật êm dịu dưới bàn chân. Ở thềm, ông già lúi húi nhặt mớ
rau rền đất với chiếc đài rọt rẹt bên cạnh đang phát chương trình những
bài ca cách mạng.
Tôi vòng tay cúi chào ông. Ông đáp lại bằng một sự niềm nở, mừng vui
như gặp lại đứa cháu xa quê lâu ngày mới trở về. Khóe mắt của tôi đã
rưng rưng, lòng tôi đã nghèn nghẹn trong nỗi tủi. Bởi hình ảnh ông già
đã khơi lên cả một khoảng trời ký ức về nội. Tôi sẽ mãi mãi có những
ngày êm đềm nếu như nội không lặng lẽ rời xa tôi trong một chiều đông xơ
xác. Điểm tựa cuối cùng là nội đã mất, tôi khác gì một con cá phải vùng
vẫy giữa dòng chảy xiết.
Một vài khung cảnh hiện ra trước mắt tôi khiến tôi có cảm giác cuộc
sống nơi này đìu hiu, ngày tháng sẽ trôi đi như một thước phim quay
chậm. Nụ cười và ánh mắt của ông bà già sẽ thắp lên những ngọn đèn nhỏ
cho căn nhà thêm sáng. Rồi giữa buổi chạng vạng buồn xo ấy, tôi đã nhìn
thấy cô bé từ đầu ngõ. Cô bé lắc lư theo nhịp chân đạp xe, miệng nghêu
ngao câu hát làm chiếc xe cũng tròng trành theo. Và lồng ngực của tôi
cũng đang run lên, bồi hồi. Thấy tôi, khuôn mặt bầu bĩnh của cô bé đỏ
ửng lên như trái đào chín. Cô bé dựng xe ở góc sân, ôm chiếc cặp chạy
một mạch vào bếp, bà già đang ở đó.
Bữa cơm tối ấy có món cá rô đồng rán giòn, bát canh rau rền đất ngọt
mát và đĩa dưa muối chua chua. Sau những hồi trống réo lên trong bụng,
tôi ăn liền ba bát cơm, quên mất ánh mắt cô bé nãy giờ chăm chú nhìn
tôi. Ăn xong, tôi chủ động đi rửa bát bởi tôi không muốn mình được tiếp
đãi như một vị khách. Cô bé không ngại ngùng ngồi xuống:
- Anh để em rửa cho. Anh úp bát vào rổ nhé.
Cô bé tên Nhu, vừa vào lớp 10 được nửa tháng. Tôi và Nhu đều là những
đứa trẻ lớn lên bằng tình yêu thương của ông bà. Bố mẹ Nhu đã mất khi
Nhu còn rất bé, còn tôi, hai mươi tư tuổi vẫn không mảy may có một ký ức
nào về họ. Nội tôi cũng chưa bao giờ nhắc đến khiến tôi luôn mơ hồ
phỏng đoán đằng sau đó là một câu chuyện buồn. Những câu hỏi của tôi có
thể làm nội day dứt và đau đớn. Vậy nên tôi đã giấu kín đi.
- Anh ở nhà em mấy ngày?
Câu hỏi của Nhu làm tôi bối rối. Một con đường mờ mịt bỗng hiện ra
trong tâm trí tôi. Hay là trở lại túp lều ọp ẹp chiều nay? Rồi những khi
thấy bà già ôm củi đi về, tôi sẽ trốn đâu đó cho đến khi bà già đi
khuất.
- Anh cũng không biết nữa. Chắc là ngày mai.
- Nếu anh chưa vội thì ở lại thêm mấy hôm nữa. Ông bà sẽ vui lắm.
Tiếng “ờm” khe khẽ nơi cổ họng, tôi không biết Nhu nghe thấy hay không.
Đêm hôm ấy, tôi nằm ở gian nhà ngoài. Lạ giường, tôi không ngủ được
nên lôi mấy cuốn sách trong ba lô ra gặm nhấm thời gian. Tài sản của tôi
không có gì ngoài mấy cuốn sách ấy, tôi không nhớ đã đọc chúng bao lần
nhưng mỗi lần đọc lại đều có thêm những cảm nhận mới. Như lúc này, khi
tôi đang bộn bề với những nỗi lo cơm áo gạo tiền, mở trang sách ra,
những con chữ vẫn cứ tự nhiên thấm vào khối óc tôi. Mấy cuốn sách cho
tôi một cuộc sống khác, bình yên và nhẹ nhõm hơn đời thực của tôi.
- Anh ấy ở nhà mình lâu không ngoại?
Tiếng Nhu từ gian trong vọng ra. Hình như ngôi nhà này hiếm khi có
khách đến chơi nên chăng cô bé muốn níu tôi lại thêm một vài ngày nữa.
Câu hỏi của cô bé đã nhen lên trong lòng tôi một ngọn lửa ấm.
Những ngày sau đó, tôi và Nhu trở nên gần gũi hơn. Những buổi chiều
Nhu đi cắt cỏ cho cá, tôi đều đi theo để gánh cỏ về. Cô bé lúc nào cũng
ríu rít như một chú chim non. Cô bé kể những câu chuyện ở lớp trong mỗi
bữa cơm, ông bà của Nhu bao giờ cũng hào hứng lắng nghe.
- Hôm nay cháu thấy mấy bạn nam rủ nhau đua xe sau khi tan học đấy bà ạ.
- Ấy chết, sao lại chơi trò nguy hiểm vậy.
- Cuộc đua không diễn ra đâu bà ơi. Các bạn ấy còn phải dắt bộ một quãng đường xa đấy ạ.
Nhu lại cười khì khì một cách lém lỉnh:
Nhu lại cười khì khì một cách lém lỉnh:
- Cháu đã xịt lốp xe mà.
- Bà già chau mày nhìn Nhu, lườm yêu:
- Cái con bé này.
Bây giờ đang là mùa sấu rụng. Đêm đêm, tôi thường nghe thấy sấu đồm
độp trên sân, đồm độp trên cả những tấm ngói cũ. Buổi sớm mai sẽ đánh
thức tôi dậy bằng tiếng ríu rít của Nhu nhặt sấu ngoài sân.
Thấy tôi, cô bé nheo mắt cười, đưa tay vẫy vẫy như gọi mời tôi hãy
đến đó, cùng Nhu nhặt nhạnh những trái sấu mới đêm qua giã từ cây mẹ.
Khuôn mặt Nhu lúc nào cũng tươi rói như một đóa phượng nở bung sắc thắm.
Nắng đã lên, nhảy nhót trên đôi vai Nhu.
Chiều đó, khi tôi đang cùng ông già kéo cá ở ao, cô bé lớn hớn chạy ra. Từ bờ ao bên kia, cô bé réo lên:
- Anh cho em mượn một cuốn sách nhé!
Chưa kịp nghe tôi đáp hết câu, cô bé đã chạy đi nhanh như sóc.
Tối ấy, bà nấu canh cá dọc mùng ngon lắm. Một vài lá nghệ tươi làm
nồi canh càng thêm đậm vị và thân thuộc. Nội tôi cũng thường nấu vậy.
Những lần ra Hà Nội sau này, tôi ăn canh cá bao lần cũng không cảm nhận
được cái mùi vị tuổi thơ đã thấm đẫm ký ức. Hóa ra vì thiếu lá nghệ. Tôi
húp sì sụp bát canh, chợt nhận ra bữa tối nay thiêu thiếu thứ gì đó. Là
tiếng ríu rít của Nhu. Cô bé thẫn thờ, đôi mắt đen láy không mở tròn,
đôi bờ mi thi thoảng lại khẽ khàng chạm vào nhau như cánh bướm non.
Sau bữa cơm, cô bé ôm cuốn sách ra ngoài sân ngồi đọc. Sợ chạm vào
nỗi buồn của cô bé, tôi chỉ rón rén dõi theo từ phía sau. Bỗng con bé ôm
mặt khóc, tôi hoảng hốt chạy ra.
- Em sao vậy, Nhu?
- Con Rùa chết rồi anh ơi.
Câu hỏi của tôi như ném thêm rơm vào đống lửa, Nhu nức nở lên. Tôi lơ
ngơ một lúc mới sực nhớ ra con Rùa là nhân vật chính trong cuốn sách
của tôi – một cô gái giàu lòng vị tha. Có lẽ cô bé mới đọc đến đoạn con
Rùa bị dòng nước xiết cuốn trôi đi. Tâm hồn bé bỏng của Nhu dễ rung cảm
quá đến độ tôi không nghĩ ai đó có thể bật khóc vì thân phận của một
nhân vật.
- Em sẽ đọc tiếp chứ?
Cô bé đưa đôi mắt ầng ậc nước nhìn tôi, gật đầu đầy lưỡng lự.
Buổi sáng hôm sau, cô bé trả lại cho tôi cuốn sách, khuôn mặt trở lại tươi tắn như mọi ngày.
- Sao anh không nói với em là con Rùa vẫn chưa chết?
- Giống như khi em xem một bộ phim vậy. Sẽ không còn thú vị nếu em biết trước kết thúc của nó.
Nhu sẽ không thể buồn vui đến tận cùng với mỗi số phận và tôi tin
những giọt nước mắt đêm qua sẽ khó lòng tuôn chảy nếu tôi nói cho em
biết rằng con Rùa không chết đâu. Đó là “cái bẫy cảm xúc” mà tác giả
dành tặng cho độc giả. Cô bé đã khóc vì buồn thương rồi cũng sẽ khóc vì
hạnh phúc.
Nhu kể cho tôi nghe về anh chàng lớp 12 ngày nào cũng bỏ vào ngăn bàn
của em một lá thư. Em chỉ đọc hai lá thư đầu tiên. Những lá thư sau đó,
em không bao giờ mở ra nữa.
- Em có tò mò về anh chàng đó không?
- Em càng tò mò, hắn sẽ càng bám riết lấy em thôi. Bà em bảo đó là tình yêu bọ xít.
Con bé cười, lúng liếng đôi mắt tròn xoe.
Tôi sẽ mãi được ngắm nhìn đôi mắt trong veo của Nhu nếu buổi chiều
hôm qua tôi không lén nhìn cô bé trong nhà tắm được bao quanh bằng những
tấm mành tre lỗ chỗ khe hở. Tấm thân nõn nà của cô bé lồ lộ ra trước
mắt như mời gọi những ý nghĩ nhơ nhuốc dấy lên trong tâm trí tôi. Ý nghĩ
thôi thúc tôi tiến thêm vài bước. Như thể tôi đang lao xuống một con
dốc thẳm mà phanh xe cũng trở nên vô dụng, tôi cứ thế bị đẩy đi.
Tiếng ông già quát chó ngoài ngõ khi bàn tay tôi vừa chạm vào tấm
mành mỏng manh và yếu ớt khiến tôi giật thót. Tôi run sợ chạy vào nhà,
ngồi thừ trên giường.
- Anh sao vậy? Anh ốm à? Trán anh đổ nhiều mồ hôi quá.
- Tôi đâm ra lúng túng, gạt tay cô bé ra khỏi trán.
- Anh không sao.
Những ngày sau đó, tôi cố gắng tự nhiên nhất khi nói chuyện với Nhu
dù tôi vẫn không đủ can đảm nhìn vào đôi mắt thơ ngây của cô bé. Nhiều
đêm tôi không ngủ được vì những ý định lầm lỗi cứ đeo bám tôi.
Những quả sấu già còn sót lại đã bứt mình rụng xuống. Tiếng đồm độp
trên mái nhà cứ giẫm đạp lên cõi lòng non nớt của tôi. Gió khua lên từng
hồi khô khốc. Đến lúc tôi phải rời xa Nhu, cô bé mà tôi nhận ra mình
thương yêu khi đã muộn màng...
Tôi định sẽ lẳng lặng ra đi trong buổi chiều Nhu đi học. Nhưng trước khi đi, cô bé còn níu lại bằng cái nhìn tha thiết:
- Chiều nay, anh đi đón em được không?
Tôi đồng ý với cô bé. Đó sẽ điều cuối cùng tôi có thể làm cho Nhu, cho những lầm lỗi của mình.
Sân trường mỗi lúc một vắng hơn cho đến khi không còn một bóng người,
tôi vẫn không thấy Nhu. Tôi đâm ra lo sợ. Tôi vội lao vào trường khi
cánh cổng sắp sửa khép. Tôi như một kẻ điên dại chạy dọc khắp các dãy
hành lang. Đến nhìn thấy Nhu đang giãy giụa như con cá mắc câu giữa ba
thằng con trai lớn tồng ngồng, tôi ập vào chúng bằng những cú đấm mạnh
bạo. Nhu lao đến ôm ghì lấy tôi nức nở, thoáng chốc vai áo của tôi đã
ướt đẫm.
Trên đường về, Nhu ngồi sau xe, cô bé nắm chặt lấy vạt áo bên hông
tôi. Cái áo co rúm lại chỗ tay Nhu và tôi cảm nhận được rõ rệt cái run
rẩy của bàn tay nhỏ nhắn ấy đang chạm vào da thịt mình.
- May mà có anh.
Tiếng Nhu thỏ thẻ, thi thoảng còn sụt sùi khe khẽ. Tôi lặng người đi,
đôi chân như rệu rã. Từ một kẻ suýt chút nữa cướp đi khoảng trời mơ
mộng trong ngần của Nhu, tôi lại trở thành ân nhân. Điều đó khiến tôi
càng thấy hổ thẹn và day dứt.
- Từ ngày mai anh sẽ không thể bảo vệ em nữa.
- Anh sẽ quay trở lại chứ?
- Ừ.
Tiếng “ừ” khó khăn lắm tôi mới nói ra được bằng cái giọng trầm lặng
đến độ Nhu buộc phải hiểu đó không phải một lời hứa chắc chắn.
- Em sẽ nhớ anh nhiều lắm.
Từng câu nói của Nhu, từng tiếng thở của Nhu và cả tiếng nấc lên nơi
lồng ngực của cô bé như sắp sửa vắt kiệt chút sức lực cuối cùng của tôi.
Tâm can tôi đang giày xéo. Giá như tôi có thể vui vì tình cảm trong
trẻo Nhu dành cho tôi thì chắc chắn tôi sẽ không ra đi lúc này, khi mà
tình yêu thương của tôi cũng vừa chớm nở.
Tôi để lại tất cả những cuốn sách cho Nhu. Nhu đón nhận chúng như món
quà của tôi. Cô bé từng bảo với tôi rằng, người yêu khu vườn văn học
như tôi là người có tâm hồn đẹp. Những cuốn sách có thể làm đôi vai tôi
thêm chùng chình bởi cõi lòng tôi đã đèo bòng quá nặng cho lỗi lầm quá
khứ. Đến lúc tôi phải rời xa ngôi nhà nhỏ ẩn mình sau những hàng bạch
đàn cao vút. Đến lúc tôi phải đi tìm bản ngã của mình và cái phần người
mà tôi đã đánh mất ở đoạn đường đời nào đó.
Tôi sẽ trở về gặp Nhu khi tâm hồn tôi là một khu vườn rực rỡ và ngát hương.
Dương Hằng (baoquangbinh)
Tỉnh mộng,
Miền ký ức giữ hoài theo năm tháng,
Gian nhà xưa, vạt cỏ đậu hoa vàng...
Chiếc xích đu, bậc thềm cũ thời gian,
Những hình ảnh em luôn hoài thương nhớ !
Trở lại đây với tâm tình bỡ ngỡ,
Khung cảnh xưa ngày cũ vẫn còn đây...
Biết bao nhiêu mơ ước đã đắp xây,
Giờ bỗng thoắt bay về miền dĩ vãng !
Tiếng đàn kia xin gởi vào quên lãng,
Em không còn hối tiếc kỷ niệm xưa...
Bước ra về dưới hoa tím chiều mưa,
Lòng cay đắng nhận ra mình có lỗi !!
NM
Chiêm bao
Những giấc mơ năm cũ, cô thấy mình đứng dưới giàn hoa giấy mang màu
tím buồn rười rượi thả từ cổng nhà cũ kỹ. Trong chiêm bao, sẽ luôn luôn
là bàn tay thô ráp của người đàn ông ấy luồn vào mái tóc cô, chạm nhè
nhẹ như sợ chúng thức giấc.
Phía sau cánh cổng gỗ sắp mục nát, thứ duy nhất thu hút và đủ sức
ám ảnh cô mãi đến tận sau này chính là tiếng guitar réo rắt mỗi khi
chiều xuống. Khi cô buồn, tiếng đàn vang lên bập bùng như tiếng lửa nổ
tí tách giữa đêm thinh lặng, thiêu những nỗi buồn thành tro bụi. Khi cô
vui, tiếng đàn lại vang lên ríu ran như một đàn sẻ đang nhảy nhót xung
quanh tán thưởng. Và trong ánh mắt đầy cảm hứng kia hướng về phía mình,
cô thấy mình an nhiên, không một mảy may lo lắng.
Trong khoảnh sân gạch cũ được lấp xen kẽ bằng vạt cỏ đậu khoe những
búp hoa vàng li ti, thứ mà cô muốn chạm đến nhiều nhất là chiếc xích đu
bằng gỗ vát đã bị mối ăn vài chỗ. Sau khi cô đến chơi vài bận thì miếng
gỗ mục đã được thay thế bằng hai chiếc vỏ xe hơi sơn màu xanh lam dễ
chịu. Người đàn ông có đôi tay thô ráp ấy đụng đến thứ gì thì cũng hóa
tinh tươm, đẹp đẽ, bay bổng. Chả trách vườn nhà chỉ có vài vạt hoa nhỏ
mà lúc nào cũng ong bướm rập rờn. Ngôi nhà gỗ nhỏ, những bậc thềm cũ kỹ
nhuộm màu thời gian, vài bụi chuối căng mẩy. Khung cảnh chẳng có gì tươi
tắn nếu không nhờ tiếng đàn kỳ lạ kia. “...Và nếu thiếu vắng một người
con gái, anh sẽ không hình dung nổi nếu ngày nào đó nơi này vắng em”.
Cô
cũng không hình dung nổi ngày mà cô khoác lên mình chiếc áo cưới lộng
lẫy, xinh đẹp như một nàng công chúa bước ra từ câu chuyện cổ tích,
hoàng tử tới đón nàng lại không phải là anh. Bóng anh khuất dần sau vòm
hoa tím, khi đoàn xe đưa dâu bóng loáng lướt êm qua hẻm nhỏ, mang theo
tiếng hò reo phấn khích của lũ trẻ tinh quái. Đêm tân hôn, cô ngồi bó
gối bên cửa sổ, cố nghe một thanh âm thân thuộc nào đó có thể len lỏi
theo mình lên tận thành phố hào nhoáng xa lạ này không. Không có bất cứ
mối liên hệ nào với chốn cũ, ngoài mùi hương bưởi cô đã gội đầu sáng
nay, trước khi tết tóc.
Cô ngồi nhìn chồng thật lâu, sợ rằng mình sẽ quên mất gương mặt ấy
ngay khi thức giấc. Đứa bạn thân nói, chồng mày cứ như diễn viên điện
ảnh, lại giàu, mày đúng là có số hưởng. Lúc đó, cô hoàn toàn không tìm
ra được một đường nét nào gọi là hoàn hảo trên gương mặt chồng. Chỉ thấy
những góc vát mạnh mẽ của anh hiện lên, khuất lấp gần hết khuôn mặt
kia. Tâm trí cô, từ buổi đó chếnh choáng mãi không thôi.
Cô như người say rượu, thứ rượu mạnh mà chưa có phương thuốc nào
giã được. Tình yêu của chồng cũng chỉ là thứ nước hoa xịt vào người cô
mỗi sáng, rồi chúng cũng nhanh chóng theo gió tan loãng ngay trong ngày.
Đứa con trai kháu khỉnh cũng chỉ là niềm vui bất chợt, những niềm vui
len lỏi đâu đó trong một mớ muộn phiền ngày nào cô cũng cố gắng nhặt ra
từng chút.
Mười năm rồi, đêm nào cô cũng mơ về đôi tay đó và tiếng đàn đầy ám
ảnh. Có đêm cô hoảng hốt kêu gào khi thấy mình chạy chân trần về thăm
nơi cũ. Không có thảm cỏ hoa nào chào đón cô, không có đôi tay nào dang
ra mời gọi, không có một thanh âm nào rõ ràng ngoài tiếng xích đu rền rĩ
trong đêm hoang lạnh. Cô lục tung mọi ngóc ngách trong căn nhà nhỏ, gọi
tên anh trong vô vọng. Gọi đến khi giọng cô nứt ra, rơi vụn giữa đêm
thâu...
Mười năm, chưa khi nào cô thôi cảm giác mình bị bỏ rơi, hụt hơi
chạy theo một lực hút vô hình nào đó, từ phía bóng tối thâm u phía
trước. Có cảm giác như bóng tối chưa bao giờ chịu thỏa hiệp với cô.
Mười năm. Lòng chưa thôi hoang lạnh.
Nếu dùng cả tuổi thanh xuân để yêu một ai đó, điều chúng ta nhận
lại được là gì? Có phải là thứ tình yêu đích thực mà người ta đền đáp
lại hay chính ta phải trả giá cho những cuộc yêu điên dại bằng quãng đời
buồn bã sau này?
Cô không trả lời được câu hỏi đó. Không ai có thể trả lời cô được.
Ngày xưa, tại sao đôi bàn tay ấy không cố níu giữ cô bên mình? Tại
sao anh không thể gói ghém cho cô những giấc mơ trọn vẹn? Tại sao?
Cô phải đi tìm lời giải đáp. Cô nói với chồng việc mình phải về quê
một chuyến. Chồng không bao giờ can thiệp vào những quyết định của cô,
anh luôn luôn cho cô một khoảng trời tự do, đến mức cô thấy mình trở nên
lạc lõng. Anh biến cô từ lọ lem thành một bà hoàng, lộng lẫy, yêu kiều
trong mớ nhung lụa buồn thảm. Anh chiều chuộng cô tới mức, những hôm
tiếp khách quá say, anh còn biết kê sẵn thau ngay chân giường và dặn cô
để sáng dậy anh tự dọn lấy. Nhưng lần này, anh khẽ nắm tay cô, dịu dàng
bảo:
- Anh sẽ đi cùng em. Vì có thể, sẽ lâu lắm chúng ta mới về nơi đó thêm lần nữa.
Chồng nói với cô về những dự định phía trước. Chẳng bao lâu nữa,
anh sẽ đưa mẹ con cô ra nước ngoài định cư. Có rất nhiều việc phải chuẩn
bị, nhưng tất cả đã sẵn sàng. Cô không khỏi ngạc nhiên, anh lấy sức đâu
ra mà làm nhiều việc đến thế? Làm vậy để làm gì?
- Em đừng lo gì hết, chỉ là anh muốn tương lai vợ con mình phải tốt đẹp hơn thôi!
***
Họ dừng xe ngay đầu cái chợ chồm hổm nho nhỏ nhưng lúc nhúc những
người và ra rả những cuộc ngã giá bán mua. Cô bảo chồng lái xe đến quán
cà phê gần đó đợi mình. Cô muốn tự mình tìm về chốn cũ.
Có tiếng thau rổ va vào nhau leng keng, nhộn nhạo nơi góc chợ.
Giọng khản đục của một bà cụ khi bị mấy người đi dẹp chợ hùng hục giằng
mất mẹt rau trên tay bà khiến cô chú ý. Bà cụ nắm lấy vạt áo người đàn
ông cao lớn bế cái bụng phệ đang nhón chân bước lên xe.
- Chú ơi, làm ơn, thương tui với!
- Tui thương bà rồi ai thương tui? Ngày nào mấy người cũng bày đầy
ra đường nên tụi tui mới phải đi dọn dẹp như vầy nè, mệt thấy mồ chứ bộ
sướng lắm hả?
- Nhưng mà tui bưng mẹt rau đi lòng vòng bán, chứ có ngồi chỗ nào
đâu mà chú nói tui chiếm lòng đường? Hốt đồ của tui là mấy chú bậy lắm!
Người bán trứng gần đó vội vàng bế rổ trứng nhón chân chạy.
- Xứ này là vậy đó cô. Họ nuôi sống vợ con bằng công việc đó nên phải chịu, trách ai được cô ơi!
Biết vậy, nhưng bà cụ già cả rồi, ai lại nỡ làm như vậy với bà. Cảm
giác xót xa dâng lên trong cô mãi không nguôi. Buồn thay cho xứ mình,
lòng người, nếu không rộng lượng với nhau một chút thì trách sao cuộc
sống cứ chênh chao.
Cô men theo lối mòn vào ngôi nhà đó, tim như thắt lại, mọi thứ cứ
ngỡ như ngày hôm qua. Và mùi ký ức vừa sực lên trên góc mũi. Bướm ong
vẫn lả lướt trên mấy vạt hoa. Chiếc xích đu xem chừng đã mòn nhẵn, lặng
thinh nơi góc sân. Người đàn bà tướng mạo thấp đậm, nước da ngăm đen
đang ngồi bệt trên sàn nhà lựa đậu làm giá đỗ, quẹt vội ống tay áo vào
cạp quần khi nghe tiếng khách lạ.
Khi nghe cô nhắc đến tên chồng, người đàn bà ấy hơi nhíu mày nghi ngại.
- Chồng tui đi làm rồi, chắc cỡ một tiếng nữa mới về. Cô ở chơi, hay có gì cần nhắn lại ảnh không?
Cô nhắn tin cho chồng, đón ly nước lá dứa thơm mát từ người đàn bà
lam lũ. Cô không biết mình sẽ nói gì khi gặp người cũ, nhưng lòng bảo cô
nên đợi, vì có thể sẽ không chắc cô còn được gặp anh thêm lần nào.
Cô xin phụ giúp người đàn bà nhặt giá đỗ, nhưng đã bị từ chối khéo léo.
- Đôi tay cô đẹp quá, không nên đụng vào những thứ này, hư tay hết. Phụ nữ xinh đẹp như cô, chắc là được chồng cưng lắm đây!
- Không phải như chị nghĩ đâu ạ!
- Giá như tôi có dung mạo xinh đẹp như cô thì hay quá! Nếu vậy thì cuộc đời tôi, dù có chồng cũng đâu mặn chát như bây giờ.
Một tiếng đồng hồ trôi qua là cả cuộc đời buồn bã của người đàn bà
đó tua chậm qua trước mắt cô. Cô lảo đảo rời khỏi ngôi nhà, váng vất đau
như người say nắng.
Người đàn bà đáng thương đó, có đáng như vậy không?
Có tiếng xe máy đỗ xịch trước cổng nhà khi cô vừa quay gót. Dáng
người cao lớn, đôi tay mạnh mẽ ấy, và cái bụng phệ ục ịch kia... Tai cô ù
đi, những âm thanh xô bồ trong khu chợ nhỏ lại ập về.
Cô ngả người lên vai chồng, thiếp đi suốt đoạn đường về. Mùi ký ức
đã bấu lại bên đường. Mai, cô sẽ xịt nước hoa mỗi ngày, nói với chồng
những câu yêu thương đã bỏ quên đâu đó. Chồng cô, can cớ gì phải nhận
lãnh những lạnh nhạt dằn hắt từ người mình hết mực yêu thương...
Lỗi không ở ký ức, lỗi từ lòng người.
Trần Huyền Trang
Anh đã thấy mùa xuân chưa
Tiếc Xuân
Xuân không còn nữa, Tết đã qua,
Đông xám làm phai nét mặn mà...
Đau đáu niềm riêng, bao kỷ niệm,
Nhớ người năm cũ sao xót xa !
NM
Nhớ ngang
Sài Gòn đã trở lại nhộn nhịp, đông đúc, khởi động cho một vòng quay mới của đất trời. Tự dưng chị đâm nhớ ngang. Từ dạo sau tết không hiểu sao chị hay nhớ ngang như vầy.
Cái nhớ của người già là cái nhớ sau lưng. Mà cái sau lưng là cái đã
qua rồi, qua lâu nữa là đằng khác nhưng chị có tật cứ hay nhớ tới nhớ
lui cho nên nỗi nhớ của chị cái nào cũng cũ mèm, trầy xước, rệu rã...
Chị vào Facebook, nhắn tin: “Mập ơi, Mập à! Má nhớ quê quá”. Nó trả
lời bằng cái mặt cười bự chảng. “Sao cười?”. “Vì có khi nào má không
than nhớ một cái gì đó đâu”. “Nhưng má nhớ thật mà”. Lần này là cái mặt
cười to hơn: “Có thật là nhớ quê không đó?”. Chị bỗng ngớ người ra.
Ơ...! Lần đầu tiên chị thấy hoang mang, mơ hồ về nỗi nhớ của mình.
Thằng Mập là đứa hiểu chị nhất, bao dung với chị nhất, theo cái nghĩa
vui vẻ chấp nhận mọi “thói hư tật xấu” của mẹ mà không kêu ca. Nó có
thể kiên trì ngồi nghe chị kể lể, dông dài những nỗi nhớ mốc meo, xưa cũ
bằng một giọng điệu rất mới và những giọt nước mắt tinh khôi.
“Hồi đó, má từ Sài Gòn theo chồng về quê, cái tết đầu
tiên, má nhớ nhà, nhớ ông bà ngoại, nhớ dì và các cậu, nhớ bạn bè, nhớ
cái xóm nhỏ ngoại ô mà má đã trải buồn vui suốt một thời thơ ấu. Nỗi nhớ
lấn át cả tình yêu má dành cho bố. Giá như ngay khi ấy, được chọn lựa,
má sẽ quyết định... về nhà. Nhiều cái tết sau nữa, má vẫn không được về
nhà ngoại ăn tết. Nhưng nỗi nhớ của má đã khác. Má chọn bố và các con
cho gần ba mươi cái tết không về quê ngoại”.
Nước mắt chị bắt đầu ứa ra. Lại một cái mặt cười bự chảng: “Sắp kể
đến chuyện anh hai rồi đây!”. Đã bảo thằng Mập là đứa “luôn luôn lắng
nghe, luôn luôn thấu hiểu” má nhất mà. “Chỉ với một suy nghĩ duy nhất để
anh con có thể vào đại học, má đã đẩy nó xa vòng tay má lúc nó mới lên
mười. Năm đó, ông ngoại về rước anh hai lên Sài Gòn đi học.
Nhìn con đò khuất ngã ba sông, má đứt từng đoạn ruột. Đó là cuộc chia
ly làm má đau đớn nhất, làm má day dứt và ân hận cho đến tận bây giờ.
Sau đó là những năm tháng má sống trong triền miên nỗi nhớ các con. Hết
anh hai tới chị ba tiếp tục đi học xa nhà. Mỗi mùa tết má càng thấm thía
hơn giá trị của sự sum vầy”.
Vậy mà gần ba mươi năm sau, chị lại tự mình bày cuộc chia ly. Thằng
Mập bé xíu lon ton theo má trở về Sài Gòn. Chị trở về. Xóm nhỏ ngoại ô
đã thành thị tứ, các em lớn khôn thành đạt, ba mẹ đã tóc bạc da mồi,
ngôi nhà nhỏ được cơi nới khang trang. Chị trở về “điền vào chỗ trống”
cho ngôi nhà đủ đầy, ấm áp.
Nhưng bên cạnh niềm vui đoàn tụ ấy, một nỗi nhớ khác lại rền rĩ trong
chị. Đó là nỗi nhớ ngôi nhà có ô cửa nhỏ nhìn ra một góc vườn, nhớ
tiếng chim tíu tít rộn ràng mỗi sớm mai, nhớ tiếng gà xao xác khi trưa
vắng, nhớ mùi khói bếp, nhớ tiếng con chim vịt gọi bạn buổi chiều về...
Ban đầu chị cũng tưởng chỉ có thế. Hóa ra không phải.
Có những đêm thật dài, khi nỗi nhớ ràn rụa lẫn vào bóng đêm sâu thẳm,
chị biết chị còn thao thiết nhớ... tiếng một người. Bởi vậy câu hỏi “có
thật là nhớ quê không đó” kèm theo cái mặt cười bự chảng của thằng Mập
vừa hiện ra làm chị thấy chột dạ (thằng Mập vẫn hay “đi guốc” trong bụng
má). Thằng Mập bây giờ đã lớn, đã biết tự mình về thăm bố. Mỗi lần đi,
nó hay trêu chị “có ai nhớ... “quê” hong ta. Mập cho quá giang”. Nó biết
tỏng chị than nhớ quê thực ra là chị đang nhớ người.
Cái người mà chị cả đời lẽo đẽo đi theo, bất chấp tuổi thanh xuân,
bất chấp tàn phai nhan sắc, bất chấp sự khác biệt về lối sống, suy nghĩ,
khoảng cách nông thôn - thành thị, bất chấp mười mấy con người xa lạ mà
chỉ qua một đêm, chị và họ bỗng trở thành người một nhà, bất chấp những
lần chị bị họ ức hiếp mà anh không dám đứng về “phe” chị. Anh bỏ mặc
chị một mình hứng chịu giông bão. Bỏ mặc chị cả khi chị bị cuộc đời băm
vằm rã nát. Bỏ mặc chị loay hoay đối phó với bề bộn cuộc sống.
Ngày, chị ra đường kiếm tiền. Đêm về, chị đối mặt với hằm bà lằng
công việc nội trợ. Khi làm cha, chị thiếu một chút mạnh mẽ, quyết đoán.
Lúc làm mẹ, chị thiếu một chút mềm mỏng, dịu dàng. Vai nào chị cũng
thiếu một chút. Không có vai nào là hoàn hảo. Cảm giác cô đơn, mỏi mệt,
thất vọng, chán chường, cuộc sống nghèo túng, lẩn quẩn... khiến chị
quyết định “xả vai”.
2 Vậy mà cũng đã hơn mười năm kể từ chị rời xa anh. Đêm giao thừa,
khói hương trầm mặc, nến và hoa lung linh. Chị nhắm mắt, chắp tay trước
ngực. Trong mênh mông vô thức, chị nghe có tiếng chân người giẫm lên lá
khô xào xạc giữa vườn khuya - tiếng chân nghe cô độc quá. Chị thấy anh
già nua, khắc khoải, ân hận, nhớ tiếc... đứng tựa ô cửa nhỏ trông ra một
góc vườn - đêm ba mươi mịt mùng đen thẳm. Chị lâm râm cầu nguyện. Lời
nguyện cầu bình an mang tên anh. Nước mắt chị ứa ra. Không qua mắt thằng
Mập được. Chị tự thú “má nhớ quê!”. “Nhớ quê thì về thăm... quê. Mập
chở má đi”.
3 Xe bon bon qua cầu. Tự dưng thằng Mập hỏi: “Má! Má còn yêu bố
không? Nếu có cỗ máy ngược thời gian, má có... lấy bố không?”. Chị vòng
tay qua bụng thằng Mập, áp mặt vào lưng nó, tính trả lời “không” nhưng
kịp nhận ra cái bụng của nó sau mấy ngày tết xề xệ mỡ êm êm, nghe mùi mồ
hôi lất phất quen thuộc của con, chị trả lời: “Má vẫn muốn y chang như
vậy. Vì có y chang như vậy má mới đẻ ra ba đứa tụi con, mới đẻ ra thằng
Mập của má chứ”.
Thằng Mập đưa tay bóp thật chặt bàn tay chị trên bụng nó. Xe xuống hết chân cầu, rẽ phải.
NGÔ THỊ THU VÂN
Tìm Một Ánh Sao
LẺ BÓNG
Ngôi sao xưa...
Anh Đông hải và em là Minh hải,
Em suốt đời bay mãi với trời sao...
Anh vẫn luôn thánh thiện như hôm nào,
Dưới chân Chúa anh vinh danh Linh mục !
Alter Christus không còn là Đông hải,
Em giờ đây cũng chẳng phải Nữ hoàng...
Sau chuyến bay em vẫn bước lang thang,
Với nghi vấn yêu ai 0 Minh hải ?
Đông hải rộng bao la còn sóng vỗ ?
Minh hải buồn thương nhớ kỷ niệm xưa ?!
Triệu lượt khách đi , triệu lượt khách về...
Sao chẳng thấy sóng nào đưa anh đến
*****
Sao chẳng thấy sóng nào đưa anh đến
*****
Có ai tát cạn biển Đông ?
Để cho biển đẹp đi tìm sóng xưa,
Trời khuya trời đã vào mưa,
Trong em lấp lánh sao xưa rạng ngời !!
NM
Nữ hoàng
Tôi
chẳng còn nhỏ dù chưa hẳn lớn. Đang lớn. Tôi mới độ tuổi “bẻ gãy sừng
trâu” mà thôi. Khó chịu khi “bị” gọi là cô bé nhưng cũng chẳng ưa gì khi
“được” tôn là… chị. Ngược đời và bướng bỉnh vậy đó. Thời gian như chạy
nước rút. Thế mà đã mười năm rồi. Anh có giận Nữ Hoàng không?
o0o
Vốn năng động nên tôi chẳng ưa gì mấy “ông” lầm lì, cả ngày chẳng thèm nhếch môi lấy nửa lời. Tôi từng “thề độc” là không bao giờ chịu đội trời chung chứ đừng nói chi “hảo tâm” mà hé ngăn tim cho loại người như vậy. Đời làm gì có loài hoa nào cho ong Vò Vẽ!
Chẳng hiểu sao ba má tôi “rước” cái “anh thầy” mặt còn búng ra sữa ấy về nhà dạy kèm cho thằng Út nhà tôi nữa. Dĩ nhiên “người ấy” hơn tôi có đến dăm bảy lần mùa Thu lá úa, dám chưa có mảnh tình rách nào vắt vai! Nó học đâu đến nỗi mà phải kèm với cặp chi cho “rách việc” không biết. Người ta ít ra cũng có cái tướng, đằng này thì… Thánh Thần Thiên Địa ơi, người như cá hố, đã vậy tóc lại để dài, trông càng “tê-nặng” (tệ). Thấy mà… “thương” luôn. Gương mặt “hảm tài ấy thấy “dễ xa nhau” ghe đi! Tôi thử liếc xem “anh thầy” có nhìn tôi mỗi lần tôi xuất hiện hay không nhưng vô ích. Không phản ứng nào xảy ra. Xí! Làm bộ làm tịch. Có hỏi chắc gì “được” tôi trả lời? Bản tính tự ái bẩm sinh của con gái trong tôi trỗi dậy cực mạnh. Tôi “ném” cho “anh thầy” hàng loạt những “tia mắt cực nóng”, hơn cả các nhà thôi miên, hơn cả dạng “những con mắt mang hình viên đạn”!
Lâu ngày quen mắt, nhìn đỡ “gai” dần. Cứ giờ tôi đi học về là giờ “anh thầy” lên lớp cho thằng Út. Lên lầu thì tôi phải đi qua nơi hai thầy trò “làm việc”. Chiếc cầu thang “độc đạo” ấy vô tình trở thành đồng lõa với thời điểm tôi lên lầu. Khó chịu mấy cũng phải cắn răng ráng mà chịu!
Có lần nhìn vở học thêm của thằng Út, tôi thấy “mẹo” để dễ nhớ các nguyên âm trong Anh ngữ: 0 Yêu Ai (0 đọc là “không”). Trừ Y là bán nguyên âm, còn lại là 5 nguyên âm. Quái! Gã “anh thầy” này ranh ma ra trò. Thấy cũng hay hay, dễ nhớ. Tò mò, tôi coi thêm và nhớ được vài tiếng Mỹ lóng như: Motor-Mouth là người nói nhiều, Ass-Kisser là người nịnh hót, Wino là người nghiện rượu,… Tôi bật cười một mình vô cớ (nhưng không hề vô duyên đâu nhé!). Kể ra “anh thầy” này cũng không đến nỗi “dỏm” như tôi tưởng. Thành kiến giảm đột ngột như hạ áp suất nhiệt đới.
Lật lật vài – Chào thầ… ầy!
“Anh thầy” quay sang tôi, mặt lạnh như nước đá cục, không thèm nhếch mép cười “miểng chai” một miếng dù chỉ là cười gượng. Keo dễ sợ! Thật là phí nụ cười của tôi. Người gì mà… khó chịu! May mà còn được câu “chào cô”, rồi tiếp:
– Khôngcó ai ở nhà sao cô?
Máu tức dồn lên tới chỏm đầu, tôi “phang” liền:
– Nhấn chuông không ai ra thì biết. Còn phải hỏi?
– Xin lỗi cô. Hôm sau tôi tới.
“Anh thầy” dắt xe đi. Tôi chợt thấy “tội nghiệp” nên “lòng chợt từ bi bất ngờ” và “bố thí” thêm một câu:
– Thầy… vô nhà đã.
– Cảm ơn cô. Tôi về thôi.
Tôi “phịa” nhanh như máy vi tính:
– À, thắng Út nhờ… em… hỏi thầy điều này (Dĩ nhiên chữ “em” được phát âm rất “mỏng” và nhẹ như không nghe thấy. Ngu gì nói lớn!).
Thực ra đâu phải vậy. Tôi cũng chẳng hiểu sao tôi lại có thể “phịa” mau và logic đến thế. Có trời mới biết! Kể ra tôi cũng “đáng nể” thật. Cuối cùng, “anh thầy” đành “ngoan ngoãn” như chiên vậy. Tôi định bụng phá “ổng” cho… bõ ghét! Tôi cười thầm: “Sập bẫy rồi, chàng khờ ạ! Làm thầy thằng Út chứ đâu phải thầy của Nhỏ này. Tướng này có vợ, không bị “ăn hiếp” cũng coi chừng bị… “cắm sừng”. Coi đàn ông vậy chứ “nai tơ” quá. Dễ mắc lừa con gái “dụ” thí mồ đi!
– Thầy ngồi một lát.
Hồi lâu sau tôi mới ra với hai ly nước chanh trên khay. Một chiếc muỗng đã được “tẩm độc”. Tôi “tử tế”:
– Mời thầy dùng nước.
“Anh thầy” khẽ gật đầu. Nghèo nói dễ sợ! Tôi vừa giục vừa cầm muỗng nhẹ khuấy ly của tôi và nói:
– Đường còn lắng dưới ly đó thầy.
“Anh thầy” cầm muỗng. Trúng độc kế. Tôi vừa muốn bật cười vừa thấy lo lo. Tôi nói lảng:
– Thằng Út nhờ nói thầy mua giùm nó cuốn tiếng Mỹ lóng chi đó.
– Cuốn SLANG này chứ?
– Em không biết. Nghe nó nói vậy đó. Thầy cho coi thử.
Lõm bõm vốn liếng Anh ngữ chương trình phổ thông thì bằng ai. Tôi lật tới lật lui cho ra vẻ. Trời ạ! “Anh thầy” trùng tên với tôi. Tôi giả đò:
– Minh Hải là gì hả thầy?
– Có thể hiểu là Biển Đẹp.
Tôi đắc chí. Tôi chứ giỡn sao! Tôi chẳng vừa:
– Biển Đông chắc buồn lắm hả thầy?
– Tùy.
Tôi “gài số”:
– Thầy dùng nước đi!
Tôi suýt bật cười thành tiếng khi “anh thầy” vừa uống một ngụm đã thót người như điện giật, mặt nhăn như… khỉ ăn ớt. Mà ớt thật, vì muỗng đó tôi đã khéo léo bôi ớt hiểm mà. Chu choa! Chắc là khó uống lắm. Tôi tỉnh bơ:
– Vừa uống không thầy?
Rút khăn tay lau miệng, “anh thầy” miễn cưỡng gật đầu. Tội nghiệp!
– Em xin lỗi. Chắc tại em lấy lộn muỗng.
– Không có gì!
Thế nhưng trong thâm tâm tôi lại tự mãn nguyện với “trò đùa thông minh” của mình như thế. Chỉ số IQ (Intelligence Quotient – chỉ số thông minh) của tôi hẳn phải ngang tầm cỡ quốc tế. ***
Không biết nghe thằng Út “nổ” về gia sư của nó cỡ nào mà ba má tôi liền mời ngay “anh thầy” về dạy kèm cho tôi luôn một thể. Thế mới chết! Tôi không dám có ý kiến. Thế là dù muốn dù không tôi cũng phải gọi “anh thầy” là thầy chính hiệu con nai vàng.
Qua một năm học với thầy Đông Hải, tôi khá Anh văn hẳn lên. Vừa lấy chứng chỉ A, tôi đang “gạo” tiếp để lấy chứng chỉ B khi nào xong tú tài. Tức mình vì thầy ít nói, nhưng cũng phải công bằng mà cảm ơn thầy đã “tác động” nhiều đến tính bướng bỉnh của tôi. Nhưng con gái vẫn là con gái, khó mà không nhõng nhẽo, nhất là khi chợt nhận ra mình có “tố chất con gái” hơn trước. Càng thêm tuổi càng thêm… “khôn ngoan” mà!
Có lần thầy hỏi tôi:
– Minh Hải ước mơ gì sau khi đậu tốt nghiệp?
– Em… em sẽ cố lấy chứng chỉ B và C.
– Sau đó nữa?
– Em đi… tu.
Thầy im lặng nhìn vào khoảng không thăm thẳm. Tôi bật cười:
– Nói chơi chứ em mà tu nỗi gì. Em “quậy” thế này sẽ chẳng tu viện nào dám chứa đâu.
– Không hẳn như vậy.
– Thiệt mà. Nói chứ… em thích làm tiếp viên hàng không. Thầy thấy em đủ tiêu chuẩn chứ?? Nếu còn thời quân chủ, em mơ làm Nữ Hoàng. Như nữ hoàng Cleopatra, Arsinoë II hoặc Nefertiti của Ai Cập, hoặc như Elizabeth của Anh quốc chẳng hạn. Không thì cũng phải như nữ thủ tướng “thép” Thatcher mới chịu.
Thầy cười và quay đi. Giờ mới chịu cười, mà lại cười lén. Ghét! Rồi “anh thầy” nói:
– Ảo tưởng và tham lam quá không?
– Bình thường. Còn thầy?
– Làm phó thường dân Nam bộ thôi.
– Hứ!
– Chứ sao nữa? Minh Hải là Nữ Hoàng kia mà.
– Nhớ ơn thầy, em sẽ phong thầy làm Tể Tướng, hoặc ít ra cũng là Thượng Thư. Được không?
– Được. Nhưng Nữ Hoàng đừng độc đoán quá kẻo bàn dân thiên hạ khổ. Và nhớ là đừng phạt ai uống nước chanh pha… ớt.
– Hứ! ***
Nắng đầy sân. Thời tiết oi mưa. Nắng gay gắt như nỗi nhớ quay quắt về kỷ niệm xa xưa. Cô bé Minh Hải chẳng bao giờ có thể trở thành Nữ Hoàng mà chỉ là một nữ tiếp viên hàng không, dĩ nhiên không “quậy” nữa. Hàng triệu lượt khách đi và đến phi trường Tân Sơn Nhất.
Còn anh? Đông Hải ơi! Sao Minh Hải không gặp anh đáp chuyến bay nào? Thời gian ơi! Biển Đẹp sẽ không còn đẹp như xưa nữa vì “ô nhiễm” chất buồn. Còn Biển Đông có vỗ sóng không? Bao la mãi không? Lẽ nào Đông Hải lặng mãi? Trên đời có ai tát cạn Biển Đông không anh? Trả lời em đi! Ngày xưa em bồng bột và mơ mộng tham vọng làm Nữ Hoàng. Còn bây giờ, em chẳng thèm làm Nữ Hoàng nữa nếu thiếu hạnh phúc. Ngày xưa em thường hát: “Em bảo anh nếu em là Nữ Hoàng, anh xin gì thì em sẽ ban cho, nhưng nói trước không nhường ngôi đâu nhé!...”.
Không. Em chẳng ích kỷ vậy đâu. Em sẽ nhường ngôi cho anh, Đông Hải ơi! Những nguyên âm kia, nếu là anh, em sẽ không làm như anh dạy thắng Út, mà em sẽ hoán vị. Thay vì “xác định” là “0 YÊU AI”, em sẽ “nghi vấn” là “YÊU AI 0?” cơ đấy.
Tại anh đó. Nhưng tất cả đã hóa thành cổ tích. Có lẽ giờ này anh đang thánh thiện trong từng lời Kinh Nhật Tụng. Còn em vẫn là em, Nữ Hoàng không đăng quang, Đông Hải à! Đừng giận em. Con gái mà anh!
Trời vào khuya và trời chuyển mưa, tôi chợt ước gì có một phép mầu… Và tôi chợt mở ngăn kéo ra lấy tấm linh ảnh Lòng Chúa Thương Xót mà ngày xưa anh tặng. Tôi giật mình khi thấy thư mời dự lễ phong chức linh mục sắp tới tại Nhà thờ Chính tòa. Có lẽ tôi đi vắng mấy bữa nên má hoặc thằng Út bỏ thư vô đây. Cảm xúc rất lạ, tôi ngước nhìn Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, xin gìn giữ anh thành thiện và trung thành trong thiên chức linh mục, xứng đáng là Alter Christus” (*).
o0o
Vốn năng động nên tôi chẳng ưa gì mấy “ông” lầm lì, cả ngày chẳng thèm nhếch môi lấy nửa lời. Tôi từng “thề độc” là không bao giờ chịu đội trời chung chứ đừng nói chi “hảo tâm” mà hé ngăn tim cho loại người như vậy. Đời làm gì có loài hoa nào cho ong Vò Vẽ!
Chẳng hiểu sao ba má tôi “rước” cái “anh thầy” mặt còn búng ra sữa ấy về nhà dạy kèm cho thằng Út nhà tôi nữa. Dĩ nhiên “người ấy” hơn tôi có đến dăm bảy lần mùa Thu lá úa, dám chưa có mảnh tình rách nào vắt vai! Nó học đâu đến nỗi mà phải kèm với cặp chi cho “rách việc” không biết. Người ta ít ra cũng có cái tướng, đằng này thì… Thánh Thần Thiên Địa ơi, người như cá hố, đã vậy tóc lại để dài, trông càng “tê-nặng” (tệ). Thấy mà… “thương” luôn. Gương mặt “hảm tài ấy thấy “dễ xa nhau” ghe đi! Tôi thử liếc xem “anh thầy” có nhìn tôi mỗi lần tôi xuất hiện hay không nhưng vô ích. Không phản ứng nào xảy ra. Xí! Làm bộ làm tịch. Có hỏi chắc gì “được” tôi trả lời? Bản tính tự ái bẩm sinh của con gái trong tôi trỗi dậy cực mạnh. Tôi “ném” cho “anh thầy” hàng loạt những “tia mắt cực nóng”, hơn cả các nhà thôi miên, hơn cả dạng “những con mắt mang hình viên đạn”!
Lâu ngày quen mắt, nhìn đỡ “gai” dần. Cứ giờ tôi đi học về là giờ “anh thầy” lên lớp cho thằng Út. Lên lầu thì tôi phải đi qua nơi hai thầy trò “làm việc”. Chiếc cầu thang “độc đạo” ấy vô tình trở thành đồng lõa với thời điểm tôi lên lầu. Khó chịu mấy cũng phải cắn răng ráng mà chịu!
Có lần nhìn vở học thêm của thằng Út, tôi thấy “mẹo” để dễ nhớ các nguyên âm trong Anh ngữ: 0 Yêu Ai (0 đọc là “không”). Trừ Y là bán nguyên âm, còn lại là 5 nguyên âm. Quái! Gã “anh thầy” này ranh ma ra trò. Thấy cũng hay hay, dễ nhớ. Tò mò, tôi coi thêm và nhớ được vài tiếng Mỹ lóng như: Motor-Mouth là người nói nhiều, Ass-Kisser là người nịnh hót, Wino là người nghiện rượu,… Tôi bật cười một mình vô cớ (nhưng không hề vô duyên đâu nhé!). Kể ra “anh thầy” này cũng không đến nỗi “dỏm” như tôi tưởng. Thành kiến giảm đột ngột như hạ áp suất nhiệt đới.
Lật lật vài – Chào thầ… ầy!
“Anh thầy” quay sang tôi, mặt lạnh như nước đá cục, không thèm nhếch mép cười “miểng chai” một miếng dù chỉ là cười gượng. Keo dễ sợ! Thật là phí nụ cười của tôi. Người gì mà… khó chịu! May mà còn được câu “chào cô”, rồi tiếp:
– Khôngcó ai ở nhà sao cô?
Máu tức dồn lên tới chỏm đầu, tôi “phang” liền:
– Nhấn chuông không ai ra thì biết. Còn phải hỏi?
– Xin lỗi cô. Hôm sau tôi tới.
“Anh thầy” dắt xe đi. Tôi chợt thấy “tội nghiệp” nên “lòng chợt từ bi bất ngờ” và “bố thí” thêm một câu:
– Thầy… vô nhà đã.
– Cảm ơn cô. Tôi về thôi.
Tôi “phịa” nhanh như máy vi tính:
– À, thắng Út nhờ… em… hỏi thầy điều này (Dĩ nhiên chữ “em” được phát âm rất “mỏng” và nhẹ như không nghe thấy. Ngu gì nói lớn!).
Thực ra đâu phải vậy. Tôi cũng chẳng hiểu sao tôi lại có thể “phịa” mau và logic đến thế. Có trời mới biết! Kể ra tôi cũng “đáng nể” thật. Cuối cùng, “anh thầy” đành “ngoan ngoãn” như chiên vậy. Tôi định bụng phá “ổng” cho… bõ ghét! Tôi cười thầm: “Sập bẫy rồi, chàng khờ ạ! Làm thầy thằng Út chứ đâu phải thầy của Nhỏ này. Tướng này có vợ, không bị “ăn hiếp” cũng coi chừng bị… “cắm sừng”. Coi đàn ông vậy chứ “nai tơ” quá. Dễ mắc lừa con gái “dụ” thí mồ đi!
– Thầy ngồi một lát.
Hồi lâu sau tôi mới ra với hai ly nước chanh trên khay. Một chiếc muỗng đã được “tẩm độc”. Tôi “tử tế”:
– Mời thầy dùng nước.
“Anh thầy” khẽ gật đầu. Nghèo nói dễ sợ! Tôi vừa giục vừa cầm muỗng nhẹ khuấy ly của tôi và nói:
– Đường còn lắng dưới ly đó thầy.
“Anh thầy” cầm muỗng. Trúng độc kế. Tôi vừa muốn bật cười vừa thấy lo lo. Tôi nói lảng:
– Thằng Út nhờ nói thầy mua giùm nó cuốn tiếng Mỹ lóng chi đó.
– Cuốn SLANG này chứ?
– Em không biết. Nghe nó nói vậy đó. Thầy cho coi thử.
Lõm bõm vốn liếng Anh ngữ chương trình phổ thông thì bằng ai. Tôi lật tới lật lui cho ra vẻ. Trời ạ! “Anh thầy” trùng tên với tôi. Tôi giả đò:
– Minh Hải là gì hả thầy?
– Có thể hiểu là Biển Đẹp.
Tôi đắc chí. Tôi chứ giỡn sao! Tôi chẳng vừa:
– Biển Đông chắc buồn lắm hả thầy?
– Tùy.
Tôi “gài số”:
– Thầy dùng nước đi!
Tôi suýt bật cười thành tiếng khi “anh thầy” vừa uống một ngụm đã thót người như điện giật, mặt nhăn như… khỉ ăn ớt. Mà ớt thật, vì muỗng đó tôi đã khéo léo bôi ớt hiểm mà. Chu choa! Chắc là khó uống lắm. Tôi tỉnh bơ:
– Vừa uống không thầy?
Rút khăn tay lau miệng, “anh thầy” miễn cưỡng gật đầu. Tội nghiệp!
– Em xin lỗi. Chắc tại em lấy lộn muỗng.
– Không có gì!
Thế nhưng trong thâm tâm tôi lại tự mãn nguyện với “trò đùa thông minh” của mình như thế. Chỉ số IQ (Intelligence Quotient – chỉ số thông minh) của tôi hẳn phải ngang tầm cỡ quốc tế. ***
Không biết nghe thằng Út “nổ” về gia sư của nó cỡ nào mà ba má tôi liền mời ngay “anh thầy” về dạy kèm cho tôi luôn một thể. Thế mới chết! Tôi không dám có ý kiến. Thế là dù muốn dù không tôi cũng phải gọi “anh thầy” là thầy chính hiệu con nai vàng.
Qua một năm học với thầy Đông Hải, tôi khá Anh văn hẳn lên. Vừa lấy chứng chỉ A, tôi đang “gạo” tiếp để lấy chứng chỉ B khi nào xong tú tài. Tức mình vì thầy ít nói, nhưng cũng phải công bằng mà cảm ơn thầy đã “tác động” nhiều đến tính bướng bỉnh của tôi. Nhưng con gái vẫn là con gái, khó mà không nhõng nhẽo, nhất là khi chợt nhận ra mình có “tố chất con gái” hơn trước. Càng thêm tuổi càng thêm… “khôn ngoan” mà!
Có lần thầy hỏi tôi:
– Minh Hải ước mơ gì sau khi đậu tốt nghiệp?
– Em… em sẽ cố lấy chứng chỉ B và C.
– Sau đó nữa?
– Em đi… tu.
Thầy im lặng nhìn vào khoảng không thăm thẳm. Tôi bật cười:
– Nói chơi chứ em mà tu nỗi gì. Em “quậy” thế này sẽ chẳng tu viện nào dám chứa đâu.
– Không hẳn như vậy.
– Thiệt mà. Nói chứ… em thích làm tiếp viên hàng không. Thầy thấy em đủ tiêu chuẩn chứ?? Nếu còn thời quân chủ, em mơ làm Nữ Hoàng. Như nữ hoàng Cleopatra, Arsinoë II hoặc Nefertiti của Ai Cập, hoặc như Elizabeth của Anh quốc chẳng hạn. Không thì cũng phải như nữ thủ tướng “thép” Thatcher mới chịu.
Thầy cười và quay đi. Giờ mới chịu cười, mà lại cười lén. Ghét! Rồi “anh thầy” nói:
– Ảo tưởng và tham lam quá không?
– Bình thường. Còn thầy?
– Làm phó thường dân Nam bộ thôi.
– Hứ!
– Chứ sao nữa? Minh Hải là Nữ Hoàng kia mà.
– Nhớ ơn thầy, em sẽ phong thầy làm Tể Tướng, hoặc ít ra cũng là Thượng Thư. Được không?
– Được. Nhưng Nữ Hoàng đừng độc đoán quá kẻo bàn dân thiên hạ khổ. Và nhớ là đừng phạt ai uống nước chanh pha… ớt.
– Hứ! ***
Nắng đầy sân. Thời tiết oi mưa. Nắng gay gắt như nỗi nhớ quay quắt về kỷ niệm xa xưa. Cô bé Minh Hải chẳng bao giờ có thể trở thành Nữ Hoàng mà chỉ là một nữ tiếp viên hàng không, dĩ nhiên không “quậy” nữa. Hàng triệu lượt khách đi và đến phi trường Tân Sơn Nhất.
Còn anh? Đông Hải ơi! Sao Minh Hải không gặp anh đáp chuyến bay nào? Thời gian ơi! Biển Đẹp sẽ không còn đẹp như xưa nữa vì “ô nhiễm” chất buồn. Còn Biển Đông có vỗ sóng không? Bao la mãi không? Lẽ nào Đông Hải lặng mãi? Trên đời có ai tát cạn Biển Đông không anh? Trả lời em đi! Ngày xưa em bồng bột và mơ mộng tham vọng làm Nữ Hoàng. Còn bây giờ, em chẳng thèm làm Nữ Hoàng nữa nếu thiếu hạnh phúc. Ngày xưa em thường hát: “Em bảo anh nếu em là Nữ Hoàng, anh xin gì thì em sẽ ban cho, nhưng nói trước không nhường ngôi đâu nhé!...”.
Không. Em chẳng ích kỷ vậy đâu. Em sẽ nhường ngôi cho anh, Đông Hải ơi! Những nguyên âm kia, nếu là anh, em sẽ không làm như anh dạy thắng Út, mà em sẽ hoán vị. Thay vì “xác định” là “0 YÊU AI”, em sẽ “nghi vấn” là “YÊU AI 0?” cơ đấy.
Tại anh đó. Nhưng tất cả đã hóa thành cổ tích. Có lẽ giờ này anh đang thánh thiện trong từng lời Kinh Nhật Tụng. Còn em vẫn là em, Nữ Hoàng không đăng quang, Đông Hải à! Đừng giận em. Con gái mà anh!
Trời vào khuya và trời chuyển mưa, tôi chợt ước gì có một phép mầu… Và tôi chợt mở ngăn kéo ra lấy tấm linh ảnh Lòng Chúa Thương Xót mà ngày xưa anh tặng. Tôi giật mình khi thấy thư mời dự lễ phong chức linh mục sắp tới tại Nhà thờ Chính tòa. Có lẽ tôi đi vắng mấy bữa nên má hoặc thằng Út bỏ thư vô đây. Cảm xúc rất lạ, tôi ngước nhìn Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, xin gìn giữ anh thành thiện và trung thành trong thiên chức linh mục, xứng đáng là Alter Christus” (*).
TRẦM THIÊN THU