Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

NTV - Vì sao lại nhận tham gia tổ chức họp mặt lớp SP 70-73 ?

 

Vì sao lại nhận tham gia tổ chức họp mặt lớp SP 70-73 ?
Có những điều tưởng chừng như sẽ bị chôn vùi vào quá khứ, nhưng bỗng dưng một hôm có một sự thôi thúc nào đó khiến cho mình phải nói ra...Đó là lý do tại sao mình nhận lời cộng tác với Hậu và anh Bân để mời các bạn học cũ ban Việt Hán ĐHSP 70-73 họp mặt lớp
Những lần anh Bân ghé nhà Hậu để lấy áo dài cho Yến Thu thì khi về anh thường ghé ngang qua nhà KC kêu gọi, thuyết phục KC hợp tác mời bạn bè cũ họp mặt...
Vài lần như thế nhưng KC đều từ chối, lúc đó ông nội mất rồi, một mình vừa làm hàng vừa đưa đón Ti đi học, lại còn lo cơm nước nữa, vì thế có những buổi đi giao và lấy hàng hễ buổi chiều thì ăn bánh xèo của người miền Trung (nhưng do người miền Bắc chiên), buổi tối ăn bún bò Huế Thanh Xuân (bây giờ cũng còn bán), những món ăn đó lúc ấy rất rẻ, ngon và cũng tiện, lấy hàng xong ghé ăn rồi về nhà để kèm cho Ti làm bài, học bài mà không phải nấu nướng gì cả....
Trong khoảng thời gian anh Bân đề nghị thì có một buổi tối hai cô cháu đang trên đường đi về nhà, lúc đó Ti hãy còn nhỏ nhưng xe Chaly cũng dễ chạy cho nên giao cho Ti chở, mình thì ngồi phía sau ôm hàng vì trời đang mưa !...Xe chạy đến đường Nguyễn Kiệm gần ngã Năm mình nói chuyện bâng quơ để Ti không buồn ngủ, xe cũng không dám chạy nhanh sợ nước dưới đường dơ bắn lên thì bất chợt mình nghe có tiếng người nói một mình nho nhỏ của người đàn ông ngồi trên xe Honda chạy kế bên và âm thanh rất quen thuộc, giọng nói như than thở hay tính toán một việc gì một mình, mình chợt nhận ra là tiếng của anh Bân, hai xe chạy gần nhau mà anh cũng không quan tâm tới, trong cơn mưa rả rích dáng anh mặc áo mưa ngồi xiên xiên trông thật mỏi mệt và suy tư...
Cất tiếng gọi anh, anh giật mình, nhìn ra mình anh hỏi giọng lớn và vui như bình thường khi gặp nhau, hai cô cháu đi đâu buổi tối trong mưa vậy, nói với anh là đi giao và lấy hàng của thợ, anh lắc đầu nói nhỏ "khổ lắm KC ơi" giống như anh vẫn thường nói đùa, nhưng lần nầy giọng nhỏ buồn và mỏi mệt, anh cho biết mình đang đi công việc về và giờ nầy vẫn chưa ăn cơm chiều....Hai cảnh ngộ vất vã gặp nhau, nói với cháu thôi chạy xe về nhanh sợ ở nhà mưa lớn nước lại ngập .Chào anh đi mà thấy lòng bùi ngùi, quay lại nhìn hình ảnh anh ngồi nghiêng nghiêng trong chiếc áo mưa trông cô đơn và buồn bả lạ...!.bỗng dưng lúc đó nhớ lại lời mời của anh, muốn an ủi anh và làm một điều gì đó cho anh vui tự nhủ sẽ nhận lời hợp tác với anh và Hậu để tổ chức buổi họp mặt của lớp mặc dù lòng vẫn lo ngại không biết có thành công và các bạn có hưởng ứng hay không nữa ?
Bản tính của mình là không nhận lời thì thôi, nhưng nếu đã mời thì sẽ đem tất cả chân tình ra kêu gọi và sự việc đã diễn tiến tốt đẹp, nhưng bấy giờ trong mỗi lần họp thì mình là "cái bóng" thật, ngồi thu tiền, ghi danh, chụp hình các bạn.rồi lui vào một góc không biết uống bia, uống rượu chỉ uống nước ngọt thôi! Sau nầy thì Hậu nhờ tiệm chụp hình gần quán Tre qua chụp và rửa hình, tuy nhiên mình cũng vẫn tự mình ghi lại những hình ảnh mà mình yêu thích
Anh Bân đã ra đi lâu rồi, trong suốt quảng thời gian họp mặt mình đã trở thành cô bạn thân tình, rồi thân với cả Yến Thu vợ của anh
Bây giờ thì anh Trung, Thầy Lạc với anh chắc đã gặp nhau nơi cõi Tịnh, cũng mong mọi người an vui và không còn bận tâm với cuộc đời quá nhiều oan trái nầy nữa. Anh và anh Trung là đôi bạn khá thân luôn nói về nhau nghe thật thân thiết, anh khen anh Trung hiền hay bị bắt nạt, anh Trung lại kể anh luôn bênh vực anh Trung trước bạn "dữ" kể lại kỹ niệm xưa lúc còn đi học SP, đi tập quân sự kể mà cười vui như trẻ con thật là cảm động !!
Giờ về nơi cõi Tịnh,
Xin đừng nhớ chuyện xưa...
Một mình thân cô độc,
Một mình đi dưới mưa !!
 
Mong gặp nhau nơi ấy,
Sẽ vui chuyện hàn huyên.
Như đã từng họp mặt,
Vui vì lại đoàn viên !!
NM Phan thị Ngọc Diệp
(Chuyện bây giờ mới kể)
 
 

NTV - Hai mươi năm sau, kỷ niệm xưa nhắc lại !! (P1)

Hạ buồn - Hoàng Oanh

Hai mươi năm sau, kỷ niệm xưa nhắc lại !!

Những comments nầy lần đầu tiên dài nhất của KC, đó là những "tự sự" chứ không phải chỉ trích, để bạn bè hiểu nỗi khổ tâm của mình từ năm 2002 đến nay (20 năm chẳn) để "xây dựng" và tránh sự tổn thương cho các bạn khác sau nầy (nếu có), 🤭🙏😭🌹😝🦜


Hôm nay 8/3 chúc các bạn gái cũ của lớp VH 73 luôn Bình an, May mắn và Hạnh phúc, riêng KC cái số mình trở lại "cô độc" như ngày xưa đi học với nỗi đau thắc mắc trong lòng sao cb học đạo lý Nho gia mà... tào lao quá vậy?!

Tạm thời nhớ đến đâu thì kể đến đó, cb đã làm mất đi "hình ảnh đẹp" của dân quân MTGPMN mất rồi!! Ai đến thăm cb, cb biết sẽ đi thăm mình là cb đuổi về, bây giờ đối với mình L khg là " lớp trưởng" nữa mà là cb, cái vẻ mộc mạc nhu mì che dấu tâm địa cb CS "nhà nòi", bởi vậy khi mình thành lập nhóm SP cb cũng phá dù trong "nhà" bạn bè rất vui, sau này anh Quang Minh muốn liên lạc với bạn bè bằng hộp thơ chung của lớp, mình chỉ thông báo trên fb cho các bạn chứ không tham dự chung nữa !!
Trước nhất sự việc có liên hệ với anh A, (chuyện này thầy cô chỉ gợi ý cho vui ai ngờ cb làm thiệt), sau vụ đó mình bị chạm tự ái lắm không ngờ cb đánh giá người ta quá thấp hèn, chỉ vì bực mình không được như ý, cb tức tối khai hết tất cả chuyện tình cảm ngày xưa thời SV của bạn, chuyện đó không dính líu với mình (chuyện tình cảm nếu có thì mình đã có từ lúc đó nhưng là một "người ngoài ngành SP " mình chỉ muốn học lên cao và ...bay xa thôi, mình thực sự bị sốc vì không ngờ cb nhỏ nhen như vậy và muốn tách ra khỏi phiền toái cho nên không còn liên lạc với "cựu trưởng lớp uy tín, đạo đức và tốt bụng với bạn bè.trong lớp".. Mình quyết định không vướng bận dây mơ rễ má vì cb cương quyết "triệt" mình bằng mọi cách cho nên cắt đứt liên lạc hết, (dĩ nhiên trừ một vài bạn nếu tốt ở VN), sẵn đây mình xin lỗi anh Ánh, anh Triều Lương Chính (lời anh C nhận xét thật là đúng) cùng.những bạn cũ ở VN và nước ngoài...! Nhưng xin mọi người đừng tẩy chai những buổi họp mặt của các lớp khác, đó là niềm vui của các bạn, hơn 10 năm qua mình đã "trăm đắng ngàn cay" rồi, tại cái số phận mình nó hẩm hiu như vậy đó, nhưng mình luôn nhớ rằng "lòng ganh tị của con người ta phát sinh chỉ vì người ta muốn những gì người khác có mà mình không có được" biết bao nhiêu cho đủ lòng tham của con người ?! Ăn cháo đá bát là lẽ thường tinh, mình vẫn luôn vui và theo dõi những hình ảnh đẹp của những buổi họp mặt và luôn nhớ dù không còn đi dạy nữa nhưng đã từng là cô giáo dạy môn Văn luôn yêu tổ quốc, yêu dân tộc chứ không thể yêu một cb lớp tào lao như vậy !!
 
"Con người có hiền cách mấy cũng không phải là một người ngu", sự im lặng để ẩn dấu một lớp sóng ngầm, không ngờ họ nỡ "lấy ân báo oán" xem một người bạn cùng lớp như "tội phạm chính trị", còn nhiều chuyện chạm tự ái của mình như chuyện đón KC ở Mỹ về chẳng hạn (mình khg đề cập chuyện nầy vì đó là bạn ngày xưa của cb có giành cũng ....được, nhất là thời mở cửa "cb chính quyền" còn tự lưu vong mà), hôm mình bệnh chưa mỗ cb tới nhà thăm (theo lời các anh trong lớp nhờ), tuy bệnh nhưng mình cũng ráng tiếp, ai ngờ nghe nàng lẩm bẩm "thấy tỉnh táo chứ có gì đâu mà kêu đến thăm", cb có đưa mình 500N, số tiền đó mình đã đổi ra tiền mới bỏ bao lì xì cất định nhờ H trao lại cho "lớp trưởng sau 75" 
 
 Nói ra được để mọi người biết lý do vì sao mình không tham gia họp mặt nữa và đánh tan những ý tưởng hiểu lầm về KC mà người ta thích "chụp mũ" Xin lỗi L, Hậu và ông H, còn nhiều chuyện nữa nhưng bấy nhiêu cũng khá đủ rồi, anh Bân cứ nói KC không chơi lại với madame đó đâu....,xin lỗi anh Bân mãi tận đến bây giờ KC mới nói dĩ nhiên chưa đạt hết tâm ý của mình
 
Bởi vậy Hậu đừng có buồn và trách tại sao ngày giỗ đầu của anh Bân, Yến Thu chỉ mời mình và một anh bạn thân ngày còn đi học TH của anh Bân, mình nhớ Hậu đã trách Yến Thu sao khg mời "lớp trưởng"(chức vụ nầy H tự phong cho L) mà cũng đúng thời XHCN, lớp trưởng cũ ra đi thì phải thay lớp trưởng XHCN cho "danh chính ngôn thuận" và người nầy cũng hãnh diện cho nên luôn nở nụ cười tươi sau những ngày ẩn nhẫn chờ thời, mình vẫn ẩn nhẫn....làm thinh! Cười thầm và không nói lý do, mình nhận làm thì nhận luôn cả trách nhiệm và im lặng là...vàng mà. Bây giờ thì nhường cho bộ tứ L,H, Trang và Hướng (một nhà nho, một Phật tử "cấp cao" viết và giảng đạo lý Phật rất nhiều nhưng thực hành đã được bao nhiêu ?!) Chỉ cần "bốn cái chân ghế" nầy chắc chắn thì "cái bàn họp" sẽ vững mạnh thôi
Nhớ có lần anh T vào SG muốn họp mặt ô H cho hay, Ti chở mình đến, thấy mình cb nét mặt chim bỉm không vui, cb hỏi thẳng mặt mình "ai cho hay mà tới, ai mời mà tới ?" Thật tình ô H có lòng muốn đông vui và anh T nhờ mời nữa, cb làm như cô cháu chết đói thèm ăn?Tuy nghèo chứ đang làm hàng ở TP cho nên ăn toàn món ngon ở ngoài hàng ngày. Rồi ngồi chưa nóng chỗ cb hỏi anh T ông coi tui với KC ai trẻ hơn, đẹp hơn ? Quê thật là quê cb ơi, một bên"chớp" được nhà cao cửa rộng, con cái du học thành đạt, bản thân có lương hưu, còn mình gia đình mất của sa sút, nuôi ba mẹ bệnh rồi lo đám tang, nuôi 1 em trai đi lính, 2 đứa em tù vượt biên, sau này còn làm hàng nuôi cô em gái 9 năm ở Galang, bây giờ tự thân nuôi đứa cháu trai mẹ nó bỏ lại...Thử hỏi ai tảo tần cực khổ hơn "thật đúng Chủ nghĩa vật chất" ?Cái tâm của mình mới quan trọng, không nhớ ngày nào mới theo mình đi họp, lúc ban đầu bạn bè cứ hỏi sao KC dám mời, dám chơi với...! Mình nói họp vì "tình bạn cũ" chứ không vì "chế độ" !! Thoắt một cái khi phủi chân lên làm "lớp trưởng" và mình thì bị "nốc ao" đều đều kể sao cho hết ? Mà cũng đúng thôi vì mình không bao giờ và cũng chẳng bao giờ là "đồng chí' của Biệt động thành ( không biết "báo công thành tích" được bao nhiêu?)Nghèo và vất vả chứ nhân phẩm luôn gìn giữ. trót mang tiếng nghèo nhưng không bần tiện vô đạo đức !!
Nếu đã nói thì nói cho rốt ráo, bạn còn lại của lớp không còn mấy ai, thôi thì mình tránh mặt đi cho niềm vui được trọn vẹn vì mình nhớ không lầm có 1 thời gian họp mặt không hiểu vì lý do gì lớp trưởng không thèm đi!? Nói chứ mình nhớ hết, đây cũng là nỗi oan Thị Kính, khi người ta mộng không thành, cái gì cũng lật qua lật lại để hơn thiên hạ mà quên câu "Có đức mặc sức mà ăn" chứ không phải càn quét thiên hạ !! Đồng tiền đôi khi nhờ phước báu nó đi tìm mình hoặc mình có cơ hội làm ra, hoặc được hưởng thì mới bền, còn cướp của người,tính toán mưu sỉ và lợi dụng, tâm nếu không biết thẹn lại khinh khi người thì cũng gặt hái quả chua thôi !! "Ở cho ngay thật giàu sang mới bền" mà, câu nầy học từ thuở bé tiểu học, nhưng lý thuyết của Mác Lenin choán chỗ trong tâm khảm cb hết rồi

Nghe nói sắp tới đây sẽ họp 50 năm kỹ niệm ngày tốt nghiệp SP, chưa mời nhưng có mời mình cũng không đi vì mình là người "xếp giáo" từ những ngày tháng đầu CM thành công rồi, không phải vì chống đối mà."chống đói", sau đó đi dạy lại chỉ vài tháng chịu không nỗi nữa nghĩ luôn! Nếu lục lại hồ sơ năm xưa thì KC là người nộp đơn xin nghỉ trước tiên, sau đó nộp lần thứ hai, và cuối cùng lần thứ ba thì ông trưởng ty BD xuống thăm và viết giấy giới thiệu cho mình nhờ Sở GD TP HCM giúp đỡ...Không "nằm vùng" nhưng làm việc gì nếu thành tâm sẽ được quan tâm thôi!!
CB ơi gia đình mình là "tư sản", ba làm trong ban GĐ sở Mỹ, mẹ kinh doanh nhà hàng, đại gia đình là "tư bản" nhưng...nhưng mình được lưu dụng và "trọng dụng" lúc còn ở BL đã được Sở GD đề nghị làm CB nòng cốt mở ĐH rồi, sau nầy hội trí thức cũng mời dạy lại, ba lần người ta muốn cộng tác khi mở trường (TH và ĐH) với chức danh HT, vì hoàn cảnh nuôi cháu và vì không có bằng Lý luận chính trị cho nên mình không nhận và mưu sinh rối ren không đi học được đó là chưa kể các cô dạy GL đến nhà đặt hàng khi hỏi ra biết mình dạy học mấy cô kêu gọi trở về trường GL dạy, còn ba mình cũng được lưu lại làm cho đến giờ cuối mất trên 70 tuổi để hướng dẫn kế toán cho các nhân viên sau nầy, ba cũng bị đồng nghiệp công kích vì làm việc cho CS, còn em trai, trong khí đi nghĩa vụ được chọn qua ngành CA...Không hề hối lộ, không có ô dù nha cb, cũng không luồn lách mưu sỉ chạy chọt !!
Van Vo
Kimchi Nguyenthi chi nói hay quá
 
Mấy chục năm mình im tiếng rồi nhưng bây giờ anh Trung mất, Thầy cũng mất và "tội nghiệp nỗi khổ của anh Bân chỉ có mình đoán và hiểu, muốn mở rộng họp mặt để vui và mong anh có bạn ở nước ngoài về giúp anh có cơ hội làm ăn mới" Họp mặt thì người ta thường không quan tâm đên tình cảm chân thật hay hoàn cảnh khó khăn của ai, đa phần gặp nhau ăn uống hát hò, thi nhau khoe cơ hội "phất lên" của mình, lúc đó công việc thêu của mình cũng hanh thông nhưng cực lắm, vợ của mấy ông đó hiền lành và rất thương chồng, gia đình khó khăn thật là tội nghiệp !! 
 
Cb không ưa mình vì :
 1/ Chuyện nhờ mình cho địa chỉ email của AM, viết thư M khg trả lời, giấc mộng "làm ăn" của cb và ô H thất bại ! 2/ Chuyện oái oăm của ba con ông Ánh, nàng suy bụng ta ra bụng người, cứ hỏi mình cho email đúng không , tưởng mình nói xấu nhà cb cho việc bất thành, mình đâu nhỏ mọn như kẻ tiểu nhân vậy, sau này gặp nhau hỏi AM trả lời khéo lúc đó con còn nhỏ, nhưng mình biết rõ lý do Chuyện ông Ánh còn vô duyên hơn nữa người ta muốn cho cb không ngỡ ngàng mới nhờ mình chuyển lời, thế mà.... nhưng thôi vì lý do tế nhị mình không thể nào nói ra đây, cũng không ngờ thiên hạ đánh giá mình thấp hèn đến như vậy, còn chuyện thành lập công ty cô đã nói riêng với mình "cô không bằng lòng" cho thầy tham gia thế mà nàng tức tối nói mình phá hôi.,
Thầy và cô có rỉ tai cho mình biết lý do... thật là vui, và mình cũng thấy không ổn, vậy mà nàng viết lên mail hỏi tại sao không làm cty, tại sao trong lúc "trà dư tửu hậu" mình "khoe" thầy muốn giúp mình đủ thứ...cb ơi tui không phải dân trà đình tửu điếm thích "cụng ly" với đàn ông, nhà mình có quán cà phê, quán bar, nhà hàng thật nhưng chưa hề nhấp môi một giọt bia nha cb, mà khg có khoe hay nổ như cb "chụp mũ" !! Thày cô mất rồi mình mới nói chứ không thì cb sẽ "quê" đó, lúc ấy mình ráng nhẫn nhịn rất nhiều, "xổ nho" không đúng chỗ mà chỉ vạch áo cho người xem lưng thôi !
Xin nhắc lại :
Những coomments nầy lần đầu tiên"dài nhất", đó là những lời"tự sự" chứ không phải chỉ trích để bạn bè hiểu nỗi khổ tâm của mình từ năm 2002 đến nay (20 năm rồi), KC hy vọng các bạn đọc để "xây dựng" và tránh sự tổn thương cho các bạn khác (nếu có),
Tình cảm của tuổi hoa niên thời SV là những kỹ niệm đáng tôn trọng và trân quý, chứ không phải để chế diễu hay kêu ngạo nhất là đã "già" hết rồi, xin "ai đó" đã làm "thầy" đừng "ta đây", đừng dùng từ "thằng này"mê"con kia", rồi khoe mẻ con gái trong lớp ai cũng "mê tao", xin hãy soi rọi và nhìn lại bản thân của mình đi, tâm ý có bình ổn chăng? Chưa bao giờ mình gọi bạn bè bằng "thằng" hay "con", bằng hay nhỏ tuổi gọi tên, lớn hơn thì anh chị, giống như vợ chồng "tương kính như tân" phải không quý vị "nho sĩ", lễ giáo gia đình dạy mình từ nhỏ như vậy đó, đúc kết các comments lại thành một bài tùy bút, ít ra cũng giải bày được "sức chịu đựng" của mình bắt đầu từ ......cả chục"năm xưa" !! 
 
Các comments nầy KC để vài ngày trên FB rồi xóa sau đó lưu vào các blogs ai muốn xem thì vào blogs. Như vậy cũng tốt lắm rồi, nhân đây KC cũng rất rất cám ơn "ông xã" KHY đã tặng cho KC biệt danh "chảnh chó" ?!Chỉ vì cái tội nghèo mà sĩ diện, vì thế khi lưu bài nầy ngoài bút hiệu NM PTND ra mình sẽ ghi thêm biệt danh nầy, ghi một cách "vui vẻ" và "hãnh diện" mà cười vui vì đây là một người đàn ông mình "hoàn toàn không quen biết", không giao dịch, chưa gặp mặt bao giờ mà lại "lịch sự" như vậy đó, chỉ cần nghe vợ kể về hoàn cảnh của bạn của vợ mình mà "phỉ báng" bằng từ ngữ có duyên và lịch sự vô cùng, giá mà mình là xã hội đen chắc anh chàng không dám hé môi mà sẽ khen đáo đễ phải không "ông" gì gì...nghe nói cũng nhà giáo và "có chức" trong trường lớp ngành GD lắm !Anh ta còn cắt đt không cho cô vợ gọi nói chuyện với mình mặc dầu mình luôn từ chối, mà nghĩ lại "Tui" "chảnh chó" thiệt nhưng chưa bao giờ xòe tay lảnh của bố thí của ai trong SP !! Nhớ nhé "ông cb thương gia GD ", và xin bái biệt cả hai vợ chồng, chấp tay chào thua....!
 
Chúc"hội nghị" thành công viên mãn, những gì cần mình đã nói (nhưng dĩ nhiên chưa hoàn toàn hết chuyện)...Riêng cb cảm thấy có gì sai hay bị mình "chụp mũ" thì danh chánh ngôn thuận "giao lưu" trên thực tế fb để mọi người xem nhé!! Đây là lần đầu tiên mình sử dụng comments fb như vầy và quyết định sau một thời gian dài suy nghĩ...khá kỹ...!(Nhất là Thầy, anh Bân, anh Trung đã không còn nữa).....Nói ra là đã ...."Thôi kệ" rồi !!
NM Phan thị Ngọc Diệp
(Chảnh chó - Chuyện bây giờ mới kể)

NTV - Thăm chùa Phước Huệ Một Ngày Như Ý (P1/2022)


Một Ngày Như Ý mới của năm 2022(P1)
Sáng ngày 25/2/2022 mình đã dậy thật sớm sửa soạn quà để đi thăm chùa Phước Huệ như đã dự tính, hơn một năm dài vì dịch bệnh mình đã không đi đâu xa...ngoài ra hai cô cháu còn dự tính sẽ ghé quán phở Tường Nguyên ăn sáng như mỗi lần có dịp đi chùa, đi Long Hải và đi Vũng Tàu, đây là một quán phở bình dân nhưng khá ngon và rau rất tươi !
Quà soạn tới soạn lui vậy mà vẫn thấy thiếu vì sau này có dịp thường xuyên tiếp xúc với chùa mới biết chùa rất neo đơn, ngoài ra sư cô còn nuôi thêm một bé gái lúc chưa biết tên mình thường gọi vui là "tiểu ni", nhưng hôm nay mới biết cô bé tên là Lành, có lẽ tên này là nỗi niềm mong muốn của sư cô đối với cuộc sống của bé sau này !Sáng nay bé Lành đã đi học lại nên không có cơ hội để gặp bé, sư cô khoe hôm nay bé lớn hơn nhiều ra dáng một thiếu nữ lắm...
Sư cô rất mừng khi gặp lại hai cô cháu vẫn còn được mạnh khỏe sau mùa dịch, sư cô khoe xấp vải mình cho sư cô may được bốn bộ đồ cho bé Lành, vải còn dư chút đỉnh đi chợ gặp lúc vải rẻ hơn bán xổ cô mua thêm may được hai bộ nữa cô biếu cho sư cô ở chùa gần bên. !
Gặp lại nhau thấy nhau còn khỏe mạnh thật là vui nhưng hai cô cháu còn có dự định sẽ đi viếng Thiền Viện Phước Sơn ở Phước Tân Đồng Nai nên từ giã sư cô hẹn sẽ gặp lại nếu dịch bệnh được ngăn chận bớt 
Chào cô ra về, cô vội vàng vào trong sân sau mang ra ba nải chuối xiêm và miếng mít chín làm quà, từ chối không được đành vui vẻ nhận cho cô vui, lên xe ngồi phía sau cho Ti chở chợt nghe văng vẳng trong chánh điện tiếng sư cô Thông đang tụng niệm thời kinh buổi sáng lòng cảm thấy nhẹ nhàng và thanh thản vô cùng !!
Tiếng kinh cầu buổi sáng,
Lòng cảm thấy an vui...
Mong mọi người luôn được,
Hé nở nụ cười tươi....!
NM

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Nhạc - Thơ - Văn Hồi ký của Bồ câu (2021)

(Xin cám ơn tất cả những nhân vật trong bài viết nầy, cho dù các bạn vẫn còn khỏe mạnh tồn tại hay không thể vượt qua cơn bão Covid thì cũng xin tạ ơn các bạn đã cho NM những "cảm xúc thật sự" để viết nên bài viết nầy, biết là sẽ thiếu sót và không hay, nhưng đây là tất cả nỗi niềm của người viết dành cho các bạn, sau thời gian giãn cách NM cũng không tiếp tục cho bồ câu ăn nữa mà chuyển công việc đó cho Ti rồi !! Dĩ nhiên tâm ý trong bài viết nầy không thể bày tỏ đầy đủ được, chỉ ước mong rằng qua các đoản văn tâm tình ngắn nầy các bạn sẽ hiểu rõ hơn tấm lòng của người viết ! )
Xin đừng lưu luyến nữa
Thôi đừng luyến tiếc trần gian,
Bay lên cho hết gian nan kiếp người...
Bao nhiêu đau khổ trong đời,
Hãy quên cho hết một thời quạnh hiu

Người đi để nhớ nhung nhiều,
Cánh chim bay mỏi trong chiều lắt lay...
Nhớ nhung ngày nắng, mưa bay,
Giờ ta đơn độc nhớ hoài người xa !!
NM 
 
  Nhật Ký của Bồ Câu
Hôm nay ngày 31/12/2021 là ngày cuối cùng của năm cũ với bao nhiêu câu chuyện cần ghi lại....!!
Dịch bệnh vẫn còn đang hoành hành trên đất nước chúng ta, song song với sự tàn phá vô tình của Covid về mặt vật chất nhưng về mặt tinh thần thì nỗi đau nầy cũng khó có thể nguôi ngoai, chúng ta không hề xác thực được sự ra đi, mất mát của biết bao nhiêu thân phận con người cho dù vô tình hay hữu ý duy chỉ có tâm thức chúng ta mới cảm nhận được mà thôi!!
Qua hai năm Covid "thăm viếng" xã hội, chúng ta vẫn sống như thế đó..... Hàng ngày từ sáng sớm hai cô cháu thường xuyên đi cho bồ câu ăn, lúc mới bắt đầu thì chỉ có hai cô cháu thôi, về sau dần dần xuất hiện thêm vài ba người nữa cũng tha thiết với bầy bồ câu "chim trời" phiêu lãng nầy...Lâu dần chúng tôi thành quen mặt và khá thân nhau....nhưng cũng thật là hữu tình và...thơ mộng, sau này mới nhận ra rằng đan xen vào đó lại có yếu tố tâm linh giữa thế giới hữu hình nầy!! Người thì đông nhưng những người nổi bật thì chỉ có thể đếm trên đầu các ngón tay 
1/ Người đàn ông lịch sự với túi gạo trắng trên tay :
Mỗi sáng sớm khi đến trước sân nhà thờ Đức Bà, Ti thả mình xuống để rải thực phẩm cho bồ câu thì mình chỉ cứ lo mãi miết nhìn từng đàn bồ câu bay lượn từ trên cao và khắp nơi đổ về...Chúng vừa ăn vừa kêu ríu rít trong họng như vui mừng tranh thủ chen chúc nhau mà ăn, có những hôm từ xa đã thấy chúng lang thang đi rải rác kiếm tìm chờ đợi...chỉ cần thấy mình từ xa là chúng đã ào ào tranh nhau bay tới ríu rít hối hả !
Mặt trời khi lên sớm, lúc sáng trễ...bồ câu và người dần lưu luyến nhau, thân thiết như có hẹn trước có lẽ vì vậy đôi khi khách đến cầu xin trước tượng Đức Mẹ Maria nhìn cảnh này rất thích thú, có một cô từ ngoài Bắc vô TP chơi đã hỏi chim nầy của cô nuôi hả chúng cả ngàn con không ...Cô ấy rất ngạc nhiên khi biết đó chỉ là bầy bồ câu vô chủ bay đi khắp nơi, có thể trong đó có một phần của nhà thờ đã nuôi và lâu ngày nhóm bồ câu trở nên đông vui hơn..
Một thời gian sau công viên trước nhà thờ càng đông đảo hơn nữa, nhờ số youtuber và khách vãng lai, đôi khi còn có các nhóm sinh viên trẻ trung hoặc người đi đường cũng thích thú dừng chân nhìn ngắm và thu hình...!
Bây giờ sáng sáng lại có một đoàn "cua rơ" nam hơi cao tuổi nhưng rất năng động rộn ràng...các anh cùng đi xe đạp đua, mặc đồng phục áo thun đủ màu trông rất vui vẻ và yêu đời, các anh cũng đã dừng chân nghỉ mệt trước sân khuôn viên nhà thờ, có một ông cất tiếng nói đùa rất lớn cố ý cho mình nghe là cho bồ câu ăn nhưng đừng bắt nó nha...Ti không hiểu đó là lời nói đùa cho nên ra vẻ bực mình....mình phải vội giải thích mấy ổng nói giỡn cho vui chọc mình đó, không lẽ một "bà già" hàng ngày cho chim ăn lại chạy theo đuổi bắt bồ câu ?!
Và tháng ngày dần qua.... sáng sáng sau nầy nhóm chạy xe đạp thể thao đều ngừng lại nơi đó ngắm bồ câu ăn coi như đây là một cái trạm nghỉ chân cho mọi người trước khi "đua"
Cho đến một buổi sáng với giác quan thứ sáu mình lại có cảm nhận cũng ngay tại nhóm chạy xe đạp sports đó còn có một đôi mắt khác đang nhìn mình...Với linh cảm mình đã quay nhìn chung quanh quan sát, thật sự có một người đàn ông đứng tuổi, trông rất lịch sự mặc áo chemise trắng cũng đang đứng đối diện với tượng Đức Mẹ tay cầm một túi gạo trắng rải từ từ những nắm gạo cho đám bồ câu hãy còn lang thang trong sân, cảm thấy hơi ngượng ngùng và định  nhường cho người đàn ông đó cho bồ câu ăn mình sẽ đi nơi khác cho nên mình quay sang nhìn ông ấy thì không ngờ ông ta cũng đang nhìn mình cười, chào và giơ cao cho mình thấy túi gạo đang cầm trong tay !!
Có lẽ lúc bấy giờ chỉ có hai người nhìn thấy nhau và hiểu ý nhau, tôi đã lẳng lặng quay ra xe không nói gì với Ti chỉ nói với cháu có người đang cho bồ câu ăn thôi nhường cho người ta đi...Và từ đó cứ hai ngày một lần như có hẹn mình lại thấy ông ta, có hôm người đàn ông đó đứng bên phải của mình đối diện tượng Đức Mẹ, có bữa ông ta lại đứng phía bên trái đối diện với mình...ban đầu luôn có túi gạo trắng trên tay...nhưng sau nầy không còn túi gạo trên tay nữa và như đến hẹn lại lên, người đàn ông đó luôn đến sớm và về sau khi mình rời đi, khi thấy mình nhìn qua thì ông ta lại tươi cười chào..Thật là khó hiểu và ngại vô cùng.!?
2/ Cô phóng viên xinh xắn của báo...TP HCM
Cũng khoảng thời gian cuối năm này, một buổi sáng sau khi cho bồ câu ăn, người đàn ông vẫn còn đứng đó, thì trong sân xuất hiện một cô gái mặc đầm khoác chiếc áo màu ngọc một tay cầm chiếc dù, điểm đặc biệt là cô có đeo trước ngực một bộ máy ảnh trông chuyên nghiệp vô cùng, cô đi lại chụp ảnh trong sân và chờ mình cho bồ câu ăn xong cô mới đến làm thân....Ban đầu cô cũng hỏi thời gian mình cho bồ câu ăn được bao lâu rồi, và cô hỏi số lượng của lúa, cô cho biết đã đứng chờ mình sáng nay qua "tin tức" của chú bán vé số cô đã biết mà đón mình....Và bất chợt cô hỏi tên, tuổi rồi ngỏ ý xin cho cô chụp một tấm ảnh kỹ niệm....Lúc nầy mình mới nhìn cô kỹ hơn và ngờ ngợ nhận ra có việc gì đó "hơi đặc biệt" tuy nhiên mình đã từ chối chụp ảnh...Cô nói không có gì đâu vì đây chỉ là chuyện vui  mà thôi ....cô cho biết ý cô muốn viết một bài về bồ câu và mình trong số báo Xuân năm nay, ôi trời...nghe mà...hết hồn nhưng vui mà vẫn không dám nhận lời....!
Đối diện qua bên kia sân, người đàn ông vẫn đứng đó nhìn. không biết cô phóng viên đến trước và ông ấy có nói chuyện với nhau chưa...Nhưng mình không thể xuất hiện trên số báo xuân năm mới cho dù hình ảnh bồ câu là một loài chim thật hiền lành và dễ thương nhưng giá mà mình lại là một cô thiếu nữ thanh xuân thì hợp lý hơn
Mình đã xin lỗi cô và hỏi cô là phóng viên của báo nào...Cô cũng không ngần ngại cho biết...., trong lúc cô hào hứng vui vẻ thì mình "hết hồn" vì thật là sự trùng hợp bất ngờ!!
Nói với cô như vậy lại càng không thể tuy rất vui và hãnh diện vì đây là một tờ báo lớn và có uy tín, nhưng tiếc thay bài được đăng lên sẽ có "tiếng đồn vui vang xa" vì em của mình trước đây đã phục vụ trong ngành, không chừng khi báo phát hành chưa đọc mà mọi người đều biết vì các bạn của em trai sẽ nhìn ra !!
Cô nói như vậy càng hấp dẫn và vui hơn chứ sao, không biết lúc đó nghĩ như thế nào mình đã nói nhỏ với cô bên kia sân đối diện có một người đàn ông lịch sự cũng thường "cứu đói" cho đám chim bồ câu nầy,...Mình đã chạy ra thật nhanh sau khi giơ tay chào cô mong cô sẽ có một bài viết Xuân về bồ câu thật hay và thật hấp dẫn với hình ảnh của nhân vật mà mình giới thiệu..!!
Tết năm rồi vì dịch bệnh không thấy báo Xuân bày bán, hỏi em trai nó cũng nói năm nay không có báo Xuân phát cho.mọi người..Hi vọng cô đã tìm được đề tài mới về mùa Xuân qua một chủ đề khác và cảm ơn cô đã chọn một "bà già" như mình cùng góp vui với đám bồ câu xinh xắn cho bài báo mùa Xuân 2021 không ổn định này
Ngày mai đã sang năm 2022, đã tạm qua thời kỳ dịch bệnh khủng hoảng của năm 2021, bất chợt mình lại nghĩ đến cô không biết cô có đề tài gì mới cho mùa Xuân năm nay không, nhưng vẫn mong cô vượt qua tất cả gian nan dịch bệnh để tiếp tục sứ mạng cầm bút phục vụ độc giả, cô có hỏi qua năm sinh và học vấn của mình rồi  mới xin chụp ảnh...Ôi giá mà mình còn trẻ, giá mà em mình và bạn mình không ai biết.đến mình... 
Mong rằng cô sẽ chuyển đề tài qua "người đàn ông lịch sự đối diện" bên kia sân !!
3/ Cô gái trẻ với chiếc áo khoác xanh thoáng qua
Trong những tháng ngày cho bồ câu ăn, có những khi trước sân tượng Đức Mẹ lại xuất hiện một vài nhân vật ..."khác thường" không ưa thích sự xuất hiện của đám chim bồ câu dễ thương nầy, mỗi khi anh ta đang cầu kinh miệng đang đọc mà mắt lại gườm gườm nhìn đám bồ câu, bó hoa anh dâng lên Đức Mẹ vẫn luôn "an toàn" xinh đẹp không hề bị quấy phá tuy nhiên anh ta vẫn không hài lòng, dầu vẫn kiên trì đọc kinh cho xong, nhưng trước khi rời chỗ quỳ anh ta lẩm bẩm điều gì không rõ rồi lại bỏ đi, đi được một quảng anh lại quay lại nhìn đàn bồ câu với đôi mắt không thiện cảm rồi lẩm bẩm một lúc!! Hậu quả là lần sau lũ chim bồ câu vắng hẳn đi, chúng tập trung phía bên kia đường trước sân trường học mà chờ đợi hai cô cháu, nhìn qua sân cậu thanh niên giờ an nhiên quỳ trước tượng Đức Mẹ mà không ngó qua ngó lại không hiểu anh ta đã nói gì mà bồ câu lại biết mà tránh xa ?! Bên này đường lũ chim vẫn hồn nhiên thưởng thức từng nắm lúa rải ra cho chúng, riêng cô gái áo khoác xanh có vẻ hơi ngạc nhiên khi không thấy bóng dáng lũ chim trong sân như lệ thường.....
Mỗi buổi sáng khi hai cô cháu đang cho bồ câu ăn thì cô chạy xe đến, cô thường nhìn thoáng qua nếu thấy mình đang cho chim ăn bên nầy cô lại chạy vòng qua phía đối diện và rải thức ăn bên đó cho chim,,, thức ăn của cô khi thì cơm trắng phơi hơi khô, lúc lại là những mẫu bánh mì xé nhỏ phơi khô, có lẻ bận đi làm cho nên cô đứng nhìn một chút là lên xe chạy đi một vòng rồi theo hướng đường Đồng Khởi và cô đi luôn...
Chúng tôi thường nhìn nhau, với thời gian cũng hiểu biết nhau...Mãi cho đến khi dịch bệnh bùng nổ thì bữa sáng cuối cùng cô đã dừng xe đến bên tôi nói chuyện dù là lần đầu tiên tiếp xúc nhưng dường như gần gũi thân quen, tôi còn nhớ cô hỏi tôi có cho bồ câu ăn hàng ngày không, tôi nhớ đã trả lời với cô mấy hôm không có dịch thì cách ngày, nhưng mấy hôm nay Ti "thất nghiệp" thì lại cho chim ăn hàng ngày!! Cô đã thở một hơi dài nhẹ lòng và nói, con đi làm sáng nay chiều về lại bị cách ly rồi, có cô con rất mừng vì con lo không biết ai sẽ cho chim ăn...Tôi đã rất cảm động nhìn nét mặt buồn chân thành cùng nỗi lo âu của cô hiện lên đôi mắt....Cô chào tôi lên xe chạy đi làm nhưng biết chắc rằng nỗi niềm lo lắng đang đè nặng trong lòng cô, lo cho mình trong những ngày làng xóm bị cách ly sắp tới, lo cho đám bồ câu ngây ngô đáng thương....
Lệnh giãn cách đã bỏ, hai cô cháu lại tiếp tục cuộc "hành trình" tạm ngưng...Suốt gần cả tháng qua tôi không còn gặp lại cô gái đó nữa, thương cô giản dị, thương lòng cô từ tâm và cũng không biết cô có còn khỏe mạnh sau đợt cách ly vừa qua không, hay cô mất việc về quê., tôi không dám nghĩ đến việc cô bị lây bệnh....Nói với Ti thì nó nói không chừng cô không còn đi làm nữa?! Nhưng sao trong lòng tôi lại có nỗi bồn chồn bất an không nguôi,....nỗi niềm đó khiến cho mỗi sáng tôi thường nhìn quanh trong lúc Ti cho bồ câu ăn mong sẽ được thấy cô chạy một vòng nhìn bồ câu ăn rồi mới an lòng chạy xe về hướng Đồng Khởi !!
Duy nhất có một lần tôi được toại nguyện khi đang suy nghĩ về cô thì bất chợt quay lại  thấy cô lái xe phớt ngang sau lưng, không biết trước đó cô có thấy bồ câu đang ăn không, chiếc xe cô sạch sẽ hơn và nhất là chiếc áo khoác xanh lá thật mới tinh tươm, trên chiếc xe của cô trống trơn, không có giỏ xách hay lon thức ăn cô mang đến cho chim, lạ hơn là mình cảm nhận được cô đang chạy xe quan sát đàn chim, cô chạy một vòng chung quanh khu vườn có tượng Đức Mẹ rồi đi luôn ...không hề đánh vòng quay xe lại để đổ ra đường Đồng Khởi, chiếc xe và cô trong chiếc áo khoác xanh đọt chuối mới mang vẻ thanh thoát và nhẹ tênh như hài lòng và thanh thản...!!
Không hiểu sao tôi lại có tâm trạng đó và trong lòng khẳng định đó chính là cô gái đã nói chuyện với mình, nhưng giờ hẳn cô nhẹ nhàng không còn cực khổ vì cuộc sống nữa !! Hỏi Ti có nhìn thấy cô không thì Ti nói không hề ...Có lẽ tôi và cô gái đó "đồng thanh tương ứng" cho dù hai chúng tôi ở hai thế giới khác nhau nhưng chắc rằng bồ câu đã là cái duyên đã giúp cho tôi được gặp lại cô một lần nữa giữa hai thế giới hữu hình và vô hình nầy...Mong cô an lành và dịch bệnh không bao giờ làm cho cô đau khổ nữa, không hiểu sao tôi có cảm giác đây là lần cuối cùng tôi được trông thấy bóng dáng thân thuộc của cô !!
4/ Người đàn bà homless
Cả hai cô cháu đều đồng ý gọi cô là homless, vì cô trông rất giống với những người homless bên Mỹ, cảm tưởng như tất cả những hành trang và quần áo cá nhân cô đều xếp thật gọn gàng trong mấy cái túi và vali nhỏ và cô treo tất cả trên chiếc xe gắn máy của mình. Cô xuất hiện gần như sau cùng trong "khu vườn" của tượng Đức Mẹ, cô cũng yêu bồ câu, thức ăn của cô dành cho bồ câu là bất cứ món nào cô ăn, khi thì cơm,lúc thì mì gói, bánh mì xé nhỏ, cô thường mặc áo đầm hoặc áo kiểu quần tây có chút màu mè đỏm dáng và.... hơi bất bình thường vì đôi khi bắt gặp cô ngồi cười ngu ngơ nhìn theo đám bồ câu ăn hay bay cao... Đôi lúc cô ra đứng giữa trời vừa cười vừa lẩm nhẩm hát nhìn bồ câu ăn hoặc bồ câu bay đến từ xa, mái tóc cô được cột bằng cái khăn voan đủ màu, cô mập mạp da ngâm đen...Trông cô như vậy nhưng rất hiền lành không nói tới ai
Nhưng mãi đến một ngày cũng trong thời giãn cách xem Tivi vô tình tôi thấy cô được một Youtuber phỏng vấn và rất là ngạc nhiên khi thấy cô vui vẻ tỉnh táo trả lời phỏng vấn thật chỉnh chu khôn ngoan như một người phụ nữ đảm đang của gia đình...
Và rồi tôi cũng không được gặp lại cô nữa, ngay chỗ góc cô hay ngồi buổi sáng bây giờ vắng cô, vắng cả chiếc xe gắn máy của người homless !!Thật là buồn vì Covid có tha cho ai đâu từ người trẻ cho đến người già...
5/ Nhóm xe đạp thể thao của người lớn tuổi
Cái kết của bài tự sự nầy dành cho nhóm thể thao năng động của "quý ông yêu đời" cũng chắc là cái kết không vui vì sau ngày giãn cách hai cô cháu cũng không thấy tập thể của nhóm nầy nữa, trước kia mỗi sáng đều thấy cả nhóm mặc quần áo thể thao đạp xe đạp cũng thể thao khá chuyên nghiệp, họ kêu gọi nhau rất vui vẻ và sau nầy thường dừng lại tập trung trước sân tượng thờ Đức Mẹ, có lẽ thấy mình cùng độ tuổi nên các vị hay trêu đùa "cho bồ câu ăn nhưng đừng bắt bồ câu đi" ...
Đây là tất cả những hình ảnh thân quen trước khi giãn cách, bây giờ thì không còn gặp lại mọi người nữa, có khi có người vẫn mạnh khỏe, nhưng cũng có khi có người đã buông tay xa rời cõi tạm nầy rồi !!
Sau giãn cách mình không cho bồ câu ăn mà giao lại cho Ti, chỉ vì Ti thường đi hơn không có mình thì Ti vẫn có thể cho bồ câu ăn, và Ti cũng có duyên với bồ câu giống như mình, thấy Ti từ xa là bồ cây bay đến ào ạt, để cho Ti gieo duyên vì nó cũng yêu mến động vật...Nhưng nhất là mình muốn giữ lại tất cả những hình ảnh đẹp mà buồn đã qua trong tâm mình vì biết khó có thể gặp lại những người "quen cũ" !!
Chỉ còn hơn 10g nữa là tất cả chúng ta sẽ cùng chuyển sang năm Dương lịch mới 2022, mình ngồi đây cố viết lại những hoài niệm của năm 2021 sắp qua đi...Cũng để ghi lại những kỹ niệm buồn vui với đàn bồ câu vô tư, vô tội, hồi nhớ những người bạn dễ thương bây giờ không còn thấy nữa và chắc không bao giờ được tái ngộ ?!
Xin nương theo những cánh chim bồ câu hiền lành bay lên cao và bay xa mãi, xa chốn hồng trần đầy đau khổ mà chúng ta trót đã vương mang....!!
NM Phan thị Ngọc Diệp
(Những câu chuyện trong mùa Covid)



Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

NTV - CHUYỆN TÌNH ÔNG VƯƠNG HỒNG SỂN & BÀ NĂM SADEC cùng các món ăn nổi tiếng của SĐ ( P3 )


CHUYỆN TÌNH ÔNG VƯƠNG HỒNG SỂN & BÀ NĂM SADEC
Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG

Nhân đọc hai câu thơ của ông Vương Hồng Sển “Khóc em Năm Sadec” làm năm 1988 :

Trăm năm dầu lỗi hẹn hò,
Chén cơm Bà Chiểu, con đò Sóc Sa.
(Sóc là Sóc Trăng; Sa là Sadec)
*******
Tôi bồi hồi nhớ đến mối tình già của ông Vương Hồng Sển, ông già năm mươi năm mê cải lương và mê cô đào Năm Sadec, người chuyên đóng vai Mạnh Phu Nhơn, Tô Ánh Tuyết, Đổng Trác, Lữ Phụng Thiên… trên sân khấu hát bội và sân khấu Phụng Hảo.
Ông Vương Hồng Sển trong những dịp trà dư tửu hậu, kể những kỷ niệm ngày đầu gặp gỡ, những khó khăn trở ngại và những lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời chồng vợ của ông và bà Năm cho tôi và một số ít nghệ sĩ thân thiết trong Ban kịch Phương Nam nghe khi chúng tôi đến nhà ông ở số 9 đường Nguyễn Thiện Thuật gần chợ Bà Chiểu, Gia Định, để tập kịch thu truyền hình (năm 1967).
Ông Sển cho biết sau khi người vợ thứ hai của ông là bà Dương Thị Tuyết bỏ ông, rồi lấy cái hộp sắt đựng 360 viên hột xoàn từ 3 đến 4 ly của bà Phủ An cho hai vợ chồng ông hưởng gia tài để sang thuyền khác (lấy ông bạn Hà Văn Thân), ông Sển ra tòa ly dị với bà Tuyết xong nên về Saigon ở để kiếm việc làm. Ông ở nhờ nhà của bà Hai Hẩu ở đường Aviateur Garros tức đường Thủ Khoa Huân và ông được nhận cho làm việc ở Viện Bảo Tàng trong Thảo Cầm Viên năm 1948, ăn lương công nhựt, mỗi tháng $1,173.
Ông Sển nhắc lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…”: Tôi quen biết Năm (khi nói đến vợ ông, ông thường gọi là Năm, tức là cái thứ Năm của bà Năm Sadec) lúc năm 1943, khi đoàn hát Phụng Hảo hát Sóc Trăng. Nhà tôi rộng rãi nên tôi rước anh chị em đào kép về nhà tôi ở. Lúc đó có chị Bảy Phùng Há, vợ chồng anh Tư Út (Phạm Văn Đẩu và vợ là Sáu Ngỗng), cô Kim Thoa, cô Thanh Tùng, cô Sáu Ngọc Sương, cô Tường Vi, anh Hai Tiền và Năm đây… Tôi làm công chức, đứng bàn ông chánh tỉnh trưởng Tây nên ở Sadec, tôi cũng thuộc về hạng có máu mặt. Tôi mê coi hát bội, hát cải lương hồi còn đi học trường Tây, giờ đây được dịp gần gũi chuyện trò với những anh chị đào kép hát mà tôi qúy mến thì còn gì thích cho bằng? Bởi vậy trong nhà tôi cứ ba ngày có một tiệc lớn, bảy ngày có tiệc nhỏ theo kiểu Tào Tháo chiêu đãi Quan Vân Trường, Tam nhật đại yến, thất nhật tiểu yến… tôi thật sự mến mộ đặc biệt với Năm đây…
Lúc Năm hát bội thì được giới hát bội nhà nghề đánh giá là thuộc về nhóm Ngũ Châu tức là năm viên ngọc quý: đó là các cô Năm Đồ, cô Cao Long Ngà, cô Ba Út, cô Hai Nhỏ và cô Năm Sadec đây (hồi hát bội có nghệ danh là Năm Nhỏ). Khi qua lãnh vực hát cải lương thì Năm đây đổi nghệ danh là Năm Sadec, Năm cũng được báo chí và khán giả khen tặng là tài danh thinh sắc lưỡng toàn. Tôi chú ý tới Năm là vì lúc đó Năm vừa đẹp, vừa hát hay mà lại là con người chịu khó làm lụng chuyên cần. Mỗi khi tôi bày cuộc tiệc ăn nhậu cho các bạn đào kép thì Năm là người đầu tiên xăn tay áo nhào vô lo việc bếp núc. Khi cuộc tiệc tàn thì Năm xăn tay áo lo thu dọn, rửa chén bát, quét nhà, dọn dẹp như chính là cái nhà của Năm. Lúc đó thì con vợ của tôi, bà Tuyết đó, bả lo đi đậu chến, đi từ sáng tới tối mịt, đứt chến mới mò về, nhà cửa bất biết, thằng chồng no hay đói cũng không hỏi han tới… tôi thương vợ tôi thiệt nhưng mà sao trong lòng hỏng thấy quý bà ta như quý em Năm…
Bà Năm cằn nhằn: “Thôi mà! Chuyện đã mấy chục năm rồi, tuồng cũ rồi mà ông hát hoài sao ông?
- Tuồng cũ nhưng mà tuồng hay, hát hoài coi càng hấp dẫn, đâu có ngán…
- Hồi đó anh chị đều có gia thất riêng (1943), bốn năm sau, ông Tơ bà Nguyệt làm sao mà lấy dây tơ hồng cột gút hai anh chị vậy?– tôi tò mò hỏi vậy!
- Tui nói là số trời, duyên thiên định. Bả hỏng chịu. Bả nói là tại bả ưng tui… Lúc đó, cái năm 1947, tui buồn cho cái thân tui bị vợ cặm sừng, nó bỏ tui… Cái tự ái của thằng đàn ông, tính hỏng thèm lấy vợ nữa… Còn bả thì bả bị thằng chồng nó theo con vợ bé, nó cũng bỏ bả… Tui thì ra tòa chờ tòa tuyên bố cho ly dị, còn bả khi có chồng thì hồi đó nghệ sĩ đâu có làm hôn thơ giá thú chi cho nó tốn tiền mà lại giấy tờ rắc rối. Bởi vậy khi thằng chồng nó quất ngựa chuối truy phong thì cô vợ xách rương ôm trấp kiếm chỗ khác mà sống. Bởi vậy bả hận đàn ông, còn tui hận đàn bà…
- Thôi mà ông! Chuyện cũ nhắc hoài… tui đi lo nấu cơm đây. Nguyễn Phương ở lại ăn cơm canh chua cá kho tộ nghe!
- Tôi: Dạ, cám ơn chị Năm…
- Rồi thì trời xui đất khiến, cái đêm tôi đi coi hát bội gánh Tấn Thành Ban hát ở chùa Dọn Bàn, Dakao, bỗng nhiên tôi gặp lại em Năm trong vai Lữ Phụng Tiên… Khi nghe em hát… Giỏ lá vai mang nhè nhẹ, em xuống giọng “thoàng”… tôi nghe thiệt là mê man trong dạ. Vãn hát rồi tôi chưa chịu về, còn nấn ná ở cửa hậu trường để gặp Năm khen mấy tiếng thì mới đành bụng. Ai ngờ gặp nhau, nói đủ thứ chuyện, tôi dắt chiếc xe đạp, dẫn bộ theo em lại cầu Mac Mahon, em nói em ở xóm Cù Lao nằm bên nầy đường Võ Di Nguy. Đêm đó tôi nhất quyết đi theo cho biết nhà em ở đâu và trong bụng cũng tính khi có dịp thuận tiện thì sẽ lại mời em xuống Chợ Cũ lại tiệm Cao Lâu ăn một bữa cơm Tàu.
- Tới xóm cù lao, muốn vô trong xóm phải đi qua một cái cầu làm bằng các miếng ván như đòn dài bắc cho người ta đi lên đi xuống ghe chài, có chổ kê bằng mấy tấm dalle sắt, cầu bắc đi xiên qua xẹo lại chớ không có thẳng băng một đường từ lộ vô xóm.
Tới đây thì Năm không cho tôi theo qua bên kia cù lao để vô xóm, vô nhà. Tôi tới đây rồi đâu có lẽ chịu về không. Nhứt là thời buổi chiến tranh, lính Pháp đi tuần, gặp chúng nó mà biết tiếng Tây tiếng u cũng dễ… rồi còn một nỗi lo khác nữa, bọn cướp trộm cũng lộng hành và cũng còn phải sợ một nỗi khác nữa là các ông công tác thành về ám sát hay liệng lựu đạn, bởi vậy tôi kèo nài để tôi đưa Năm về tới trước cửa, Năm vô nhà đóng cửa khóa chốt cho an toàn rồi tôi sẽ đạp xe máy về nhà của tôi.
- Năm thấy tôi lo cho Năm chí tình chí cốt vậy, Năm cũng xiêu lòng, nói: “Ừ! Muốn tới cho biết nhà thì tui cho đi theo. Mà điều giao trước, tui ở nhà lá, nghèo lắm, thấy cái nhà dột cột xiêu, trống trước hở sau không được chê à nghen. Nhìn thấy cái nhà rồi là anh trở ra lộ về liền à nghen…
Muốn gặp tui thì tới rạp hát, mua giấy coi hát thì gặp, đừng có tới nhà, kỳ lắm à nghen…”
- Được rồi…được rồi… tôi y hẹn mà…
- Ai mà dè, ông trời đã định trước hết mọi sự rồi. Tôi theo Năm vô tới trong xóm, mới nhìn thấy cái nhà, còn đứng dang ca nhìn trước nhìn sau để ghi nhớ hình dáng cái nhà của Năm và những căn nhà lá kế bên ra sao để ban ngày có tới đây thì tôi kiếm được nhà của Năm liền, khỏi phải hỏi bà con lối xóm, mất công họ dị nghị, lời ra tiếng vào. Bỗng đâu tiếng tu huýt thổi rét rét rân trời, bốn phương tám hướng…
Lính partisan bao vây cả xóm, bắt ra ngồi trước hiên nhà, hai tay để lên đầu, trình giấy laisser – passer cho nó xét. Chỉ huy nhóm lính nầy là một thằng thiếu úy Pháp và hai thằng xét dăng (sergent) người Pháp. Nhờ nói tiếng Tây rốp rốp, tôi bỗng thành ra thông dịch viên tình nguyện cho mấy thằng Tây đó. Nó cũng nể, có người có học ở trong xóm nầy, biết tiếng Pháp nên xét qua loa rồi kéo ra lộ”.
Đã gần 12 giờ khuya, giới nghiêm rồi làm sao mà về nhà đây… Năm cũng biết vậy nên biểu tôi vô nhà ngủ, sáng sớm sẽ về. Mà trong nhà chỉ có một chiếc chõng tre một người nằm, tôi ngủ chung trên chõng đó sao được. Bởi vậy tôi kiếm giấy nhựt trình trải dưới đất, tính dọn một chỗ để ngã lưng qua đêm. Ai dè Năm cười cười: “Bộ tính ngủ ở dưới nền đất thiệt sao? Ngủ như vậy, tới sáng thì bịnh đó”
- Thì cũng ráng chịu, bụng làm dạ chịu, đâu có than van… Tôi trải giấy nhựt trình xong, sửa soạn nằm xuống.
- Năm nói: “Nè, hỏi thiệt, anh có thương tui hông? Có muốn thiệt tâm làm vợ làm chồng với tui hông? Nói thiệt đi…
- Thiệt tình tôi thương Năm, tôi thề…
- Khỏi thề! Lên giường đây ngủ. Anh đàng hoàng hay không đàng hoàng, tui biết liền…
Ông Sển kể tới đó, chúng tôi ôm bụng cười nghiêng ngửa. Bà Năm dọn cơm lên, hỏi: “Nè cái ông già mắc dịch nói bậy gì mà các anh cười dữ vậy?”.
Tôi đỡ lời cho mọi người: “Dạ, ông Năm kể chuyện ông Trượng với Tiên Bửu, chuyện hát cương hồi xưa đó mà…”
- Thôi, lại ăn cơm đi, đừng nghe ổng nói chuyện đời xưa nữa…
Ông Sển vẫn thích nói chuyện đời xưa, ông nhắc:
Hồi 1947, 48, 49, đang hồi chiến tranh Việt Pháp còn sôi động, công tác thành của Việt Minh liệng lựu đạn vô các dancing, quán nhậu, rạp hát vì nơi đó có bóng dáng của lính partisan, lính mã tà, lính rờ sẹt… Anh Năm Bằng, lính rờ sẹt, chồng của cô bé Hoàng Vân, diễn viên đoàn Hậu Tấn – Năm Nghĩa bị ban ám sát VM bắn chết trước cửa rạp hát Thuận Thành Dakao.
Lần khác, anh Thomas, người Việt lai Pháp, ở bên kia cầu Bông, vừa qua khỏi cầu, quẹo lại rạp hát Thuận Thành, bị bắn ngã trọng thương. Chở tới bệnh viện thì chết. Rạp hát bóng Asam (Dakao), tiệm cơm tây La Cigale bị liệng lựu đạn… Còn nhiều vụ bắn lộn, ám sát, liệng lựu đạn nữa nên trước tình hình lộn xộn đó, ông Sển dù đang làm công chức, lương bổng dư sống nhưng đêm đêm ông cũng phải đạp xe đạp hiệu Peugeot đưa vợ ông là bà Năm Sadec đi hát và rước về khi vãn hát.
Ông sợ những tai nạn dọc đường, những bọn cướp cạn và bọn lính Tây đi ruồng bố. Ông biết nói tiếng Tây, lại đang là một công chức nên coi như ông là một bảo đảm cho vợ khỏi bị hoài nghi có dính dáng tới bên kháng chiến.
Bà Năm Sa Đéc và ông Vương Hồng Sển

Bà Năm Sadec tên thật là Nguyễn Kim Chung, sanh năm 1907 (Mậu Thân) tại Sadec. Cha là ông bầu gánh hát bội tên Nguyễn Duy Tam, gọi là bầu Tam. Bà Năm Sadec được cha dạy hát từ nhỏ, từng hát trên sân khấu nhà. Lúc nổi danh, hát trên sân khấu Bà Ba Ngoạn ở rạp hát Palikao, Chợ lớn, bà Năm Sadec nổi danh là cô Năm Nhỏ, sau qua hát cho gánh hát Bầu Thiềng và vài gánh hát bội khác. Đến khi chuyển qua hát cải lương thì mới dùng nghệ danh Năm Sadec cũng như các bạn cô Ba Trà Vinh, cô Ba Bến Tre, cô Năm Cần Thơ…
Khi hát cho đoàn hát Phụng Hảo, bà Năm Sadec hát vai Mạnh Phu Nhơn trong tuồng Mạnh Lệ Quân thoát hài, bà đã hát khiến cho khán giả khóc mùi mẫn. Khi hát vai Đổng Trác trong tuồng Phụng Nghi Đình, bà làm cho khán giả cười nôn ruột. Khán giả ái mộ nhớ hoài vai bà Phán Lợi trong tuồng Đoạn Tuyệt. Thanh Nga vào vai cô giáo Loan, Việt Hùng vai Thân, thằng chồng khờ và Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá. Bà Năm Sadec trong vai bà Phán, không cần có thái độ hầm hừ, những cử chỉ hung dữ, chỉ cần giọng nói ngọt mà đay nghiến đủ cho khán giả thấy rõ tánh chất của một bà mẹ chồng phong kiến, ỷ giàu hà hiếp con dâu. Một hình tượng khắc sâu vào tâm khảm của khán giả, mấy chục năm sau cũng khó quên.
Bà Năm Sadec được mời đóng các vai bà má nông dân, bà Phán, bà Huyện trong các chương trình Thép Súng, chương trình Gia đình Bác Tám và các chương trình của các Ban kịch Kim Cương, Túy Hồng, Thẩm Thúy Hằng, Phương Nam. Khi vào vai hiền hay vai dữ, vai người phụ nữ giàu sang hay bần cùng, vào vai nào bà Năm Sadec cũng diễn tả như mẫu người thật mà chúng ta có nhiều dịp gặp trong cuộc sống. Không bao giờ cường điệu, hát quá lố nhưng không có nghệ sĩ nào diễn hay như bà.
Đối với đồng nghiệp, bà Năm Sadec được sự nể trọng của mọi người. Làm việc luôn luôn đúng giờ, chu đáo và không bao giờ gây khó dễ cho bầu show hay các nghệ sĩ cùng trong một suất hát.
Ngoài tài năng và đức độ của một người nghệ sĩ lão thành đáng kính như bà Năm Sadec, tôi nhớ về bà có một chuyện mà suốt đời tôi không thể nào quên.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các nghệ sĩ nghe tin loan trên đài phát Thanh là phải đến đăng ký tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon cũ, kế bên Bộ Sắc Tộc ở đường Nguyễn Du, ai không đăng ký sẽ bị cấm hành nghề. Tôi đến vào khoảng 12 giờ trưa, thấy có nghệ sĩ của đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga, đoàn Dạ Lý Hương… các nghệ sĩ lão thành: anh Năm Châu, anh Văn Lâu, Tám Lắm, Bà Năm Sadec, chị Kim Cúc, Kim Lan, Tám Vân, Minh Tơ, Thành Tôn, chị bảy Ngọc Hương…
Ngồi bàn thơ ký ghi chép tên nghệ sĩ đến đăng ký, tôi thấy có anh kép Năm Sơn mà chúng tôi quen gọi là Năm Thịt. Năm Sơn là anh kép hát nằm vùng, bây giờ mới lộ mặt ra. Tôi vừa đăng ký xong, người đi kế tôi là bà Năm Sadec. Khi bà Năm Sadec tới ghi tên thì kép Năm Sơn chận lại, nói: “Chị tố Cộng trong Ban Thép Súng Đài Truyền Hình quân đội Ngụy, chưa bắt giam chị là phước cho chị rồi. Không được đăng ký!”.
Bà Năm Sadec như bị một gáo nước dơ dội vô mặt, loạng choạng như muốn té sụm xuống trước bàn viết của tên kép hát nằm vùng đó, mặt bà xanh dờn, đôi môi run run, tôi vội dìu bà bước ra ngoài vì không biết bà sẽ phản ứng ra làm sao, e gặp rác rối. Ra tới trước cửa bà Năm Sadec nói với tôi, giọng nói bình tĩnh trở lại: “Được rồi. Nguyễn Phương về đi. Tôi không sao đâu. Để tôi kiếm xe đi về nhà”.
Tôi nói: “Ở đây khó kiếm xe lắm. Để tôi chở chị về nhà nghỉ cho khoẻ”. Tình cờ, nhìn vô nơi các nghệ sĩ đăng ký, tôi thấy anh Năm Châu, chị Kim Cúc, Kim Lan, anh Thành Công, anh Chín Sớm, soạn giả Mộc Linh ra về, mắt nhìn xuống đất… Tôi nói : Chị Năm coi kìa, anh Năm Châu, chị Kim Cúc, ca sĩ Thành Công…
Bà Năm nhìn theo tay tôi chỉ, cười buồn : “Tôi thì không sao, mấy người đó chắc sẽ khổ. Anh Năm Châu bị họ ghim vì anh lập gánh hát Ánh Chiêu Dương, được ông Hồ Văn Châm, Bộ Thông Tin Chiêu Hồi giúp đỡ tiền bạc…”
Sau đó mấy tháng, tôi được biết anh Năm Châu bị mời đi học tập kiểm thảo tập trung trong tòa tỉnh trưởng Gia định trong ba tháng. Ca sĩ Thành Công, soạn giả Mộc Linh, Chín Sớm bị đi học tập cải tạo 7 năm ở trại cải tạo Hàm Tân.
Theo các bạn của tôi kể lại, năm 1986, khi ông Nguyễn Văn Linh tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ thì bà Năm Sadec mới được mời vô Đồng Tháp Mười đóng phim, trong vai bà già nông dân. Bà đóng được ba phim ở Nha Mân, Sadec, nơi chôn nhau cắt rún của bà và ở Đồng Tháp Mười bà đóng phim Phù Sa trong mùa nước nổi, giữa nắng lửa và muỗi mòng, hai ngày sau khi bà hết đóng phim, bà trở về Saigon và chết vì kiệt sức. Khi bà mất, không có ai thông báo cho nghệ sĩ biết để đi viếng, phúng điếu, tiễn đưa bà. Chỉ có những người trong xóm của bà và các bạn nghệ sĩ làm phim chung với bà, biết bà mất, đến tiễn đưa.
Bà cũng không được quàn ở nhà Hội Nghệ Sĩ ở đường Cô Bắc, không được chôn ở nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp. Ông Vương Hồng Sển di quan của bà, đem về chôn cất ở Nha Mân, quê hương của bà.
Trong bài điếu văn của ông Vương Hồng Sển khóc vợ, có đoạn kết như sau:
Trăm năm gì nữa? Muôn thuở là đây;
Trời quên mất đời còn một lũ, quyết thư hùng vì ấn tướng ngôi vua;
Bà đi rồi, tôi khổ muôn phần, sống cô độc giữa bình xưa lọ cổ;
Thôi, thôi;
Bà vào cửa hư vô bất diệt, nhớ đến thăm Năm Phỉ, Bảy Nhiêu;
Tôi đợi tin Bắc Đẩu, Nam Tào, sẽ tìm đến Năm Chung, Tư Bốn.
Ô hô!
Đây sầu riêng, đây vú sữa, của chồng công vợ, kẻ mất người còn, nghẹn ngào dâng một lễ đơn sơ;
Đây rượu cúc, đây hương trầm, kẻ mất người còn, đau đớn khóc ngàn thu vĩnh biệt.
Hỡi ôi, Thương thay; Có linh xin hưởng.
Bà Năm Sadec sinh năm 1907, mất năm 1988.
Ông Vương Hồng Sển sinh năm 1902, mất năm 1996.
Kính nhớ anh chị Vương Hồng Sển và Nguyễn Kim Chung (Năm Sadec).

Soạn giả NGUYỄN PHƯƠNG

 03/2018


Bà Năm Sa Đéc - niềm tự hào của xứ Sen Hồng

Đã từ lâu, nghệ danh “Bà Năm Sa Đéc” luôn được người dân Nam Bộ, nhất là bà con vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long truyền khẩu, ngợi ca về nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn. Bà Năm Sa Đéc đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho nghệ thuật hát bội, cải lương, kịch nói và điện ảnh nước nhà. Nhân dịp mừng Xuân Tân Sửu-2021, kể về huyền thoại “Bà Năm Sa Đéc” để mọi người cùng hoài niệm về một tài hoa đức hạnh lưỡng toàn.
Sản phẩm mới (hủ tiếu nghệ) của Công ty TNHH MTV SXKD Hủ tiếu khô Bà Năm Sa Đéc
Bà Năm Sa Đéc, tên thật là Nguyễn Kim Chung, sinh năm 1907, con của cụ Hương Cả Nguyễn Văn Tam (Cả Tam); cháu nội của cụ Hương Cả Nhiều, chính quán tại làng Tân Đông, tổng An Thạnh Hạ, quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là ấp Đông Quới, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp). Cụ Cả Tam có 5 người con, 3 người con đầu do khó nuôi nên đã lần lượt qua đời, chỉ còn lại 2 người con là “Bà Năm Sa Đéc” và ông Nguyễn Duy Cang (sáu Biết). Năm 1915, cụ Cả Tam thành lập và làm “bầu” gánh hát bội “Thiện Tiền Ban” đầu tiên tại tỉnh Sa Đéc.

Do có tài năng ca hát, diễn xuất năm 1928, bà gia nhập đoàn gánh hát Phước Tường. Sau đó, bà lần lượt cộng sự với các đoàn Phụng Hảo, Vân Hảo, Thanh Minh - Thanh Nga… Từ sân khấu hát bội bước qua lĩnh vực cải lương, nên nghề nghiệp của bà rất vững vàng, rực sáng trên sân khấu nghệ thuật cải lương. Trong thời gian lưu diễn, bà có rất nhiều khán giả ái mộ và cũng có một vài mối tình đầu đời. Vào năm 1938 - 1939, một trong những mối tình hương sắc mặn nồng giữa bà và ông Đốc phủ sứ Đặng Ngọc Chấn (quê tỉnh Long An) đã cho ra đời một cậu con trai. Nhưng vì một lí do tế nhị nên tình duyên của đôi “trai tài-gái sắc” này không thành vợ chồng. Bà âm thầm, lặng lẽ nuôi con và đặt tên cho con là Nguyễn Ngọc Đặng!

Sản phẩm hủ tiếu nghệ của Công ty TNHH thực phẩm Bà Năm Sa Đéc

Tình yêu tan vỡ, bà đã dồn hết tâm sức, trí lực cho nghệ thuật sân khấu cải lương, kịch nói… Bằng tài năng ca diễn xuất chúng nên danh tiếng của bà vang lừng khắp nơi, với nhiều vai diễn ăn sâu vào lòng người mộ điệu lúc bấy giờ. Đến năm 1947, bà đã phải lòng và kết nghĩa tơ hồng với học giả, nhà biên khảo Vương Hồng Sển, nguyên Giám thư Bảo tàng Viện Sài Gòn. Suốt hơn 40 năm chung sống với cụ Vương, bà sinh một con trai (Vương Hồng Bảo). Như vậy, bà có 2 con trai (Nguyễn Ngọc Đặng, sinh năm 1939 và Vương Hồng Bảo, sinh năm 1951).

Không chỉ thành công trong lĩnh vực sân khấu ca kịch cải lương, bà còn là minh tinh điện ảnh tài-sắc vẹn toàn luôn được nhiều người ngưỡng mộ, qua các bộ phim Lệ đá, Con ma nhà họ Hứa (trước năm 1975) và nhiều bộ phim sau năm 1975 là “Cho đến bao giờ”, “Mùa nước nổi”, “Con thú tật nguyền”, “Nơi bình yên chim hót”… Và năm 1987, bà thủ diễn vai bà Hai Lành trong bộ phim Phù sa. Sau khi quay xong cảnh trong phim tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, trên đường về bà có ý định ghé thăm quê nhà Sa Đéc, nhưng do tài xế quên cho xe chạy tới phà Mỹ Thuận nên tài xế xin lỗi bà và hẹn lần sau sẽ chở bà về thăm quê. Một năm sau, bà bị bệnh đột ngột và qua đời vào ngày mồng 8 tháng Chạp năm Đinh Mão (1988). Thi hài nữ nghệ sĩ tài hoa đã được chồng và con cháu đưa về an táng tại nơi mà bà ra đời hơn 80 năm trước

Ông Thái Thanh Sang, cháu ruột bà cho biết, vào những năm cuối thập niên 40 của thế kỉ XX, lúc bà về chung sống với cụ Vương, do vóc dáng nhỏ nhắn, xinh đẹp nên cụ Vương thường gọi vợ là “cô Năm Nhỏ”. Lúc bấy giờ, khi cô Năm Nhỏ Kim Chung đi hát diễn cùng trong một gánh hát nọ lại có một cô đào Năm Nhỏ quê ở Cần Thơ và hai nghệ sĩ này đều nổi tiếng trên lĩnh vực nghệ thuật sân khẩu cải lương. Để phân biệt hai người với nhau nên nhiều nghệ sĩ trong đoàn hát gọi cô Năm Nhỏ Kim Chung bằng danh xưng cô Năm Sa Đéc (Năm Nhỏ Kim Chung quê ở Sa Đéc). Từ đó, nghệ danh Bà Năm Sa Đéc vang danh cho tới ngày nay.

Về cái gọi là “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” từng nổi tiếng trên đất Sài Gòn, theo ông Thái Thanh Sang và nhà thơ Trần Minh Tạo, bản thân bà Năm Sa Đéc và các con, cháu của bà từ xưa tới nay không có ai làm nghề bán hủ tiếu hay sản xuất bánh hủ tiếu. Sở dĩ có tên “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” là do, vào năm 1973, người con trai thứ ba của người yêu cũ hồi còn trẻ của bà (quê ở vùng Mỹ Tho, Tiền Giang ngày nay) mở quán bán hủ tiếu tại Sài Gòn. Do hiểu biết, trân trọng mối tình cũ của cha mình và ái mộ tài danh của bà Năm Sa Đéc, nên ông xin làm con nuôi của bà. Sau đó ông xin được lấy nghệ danh của bà đặt tên cho quán hủ tiếu của mình và được bà Năm chấp thuận. Nhờ tài nghệ chế biến tô hủ tiếu thơm, ngon, hợp khẩu vị với thực khách nên quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” thu hút được nhiều người đến thưởng thức. Từ đó, thương hiệu “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” vang xa. Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc” còn bán một thời gian rồi đổi chủ. Hiện chủ quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, con nuôi của bà Năm Sa Đéc đang định cư ở Thụy Điển và vẫn theo nghề bán hủ tiếu với thương hiệu “Bà Năm Sa Đéc” như xưa. Trong quán có treo hình Bà Năm Sa Đéc tại một nơi rất trang trọng để tưởng niệm, yêu thương và ái mộ.

Nói về hủ tiếu Sa Đéc (chứ không phải tô hủ tiếu), nhà thơ Trần Minh Tạo chia sẻ: Hủ tiếu Sa Đéc nổi danh xưa nay là nổi danh về “sợi bánh hủ tiếu” được làm ra từ nguyên liệu bột gạo mới của làng nghề làm bột trứ danh Tân Phú Đông (Sa Đéc). Qua bàn tay chế biến của những người thợ lành nghề đã cho ra sản phẩm sợi bánh hủ tiếu đặc trưng của bột Sa Đéc mà không lẫn lộn với hủ tiếu sản xuất nơi khác. Sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc khi chế biến thành tô hủ tiếu, người sành điệu về ẩm thực khi thưởng thức thấy rất ngon miệng. Bởi, sợi bánh mềm không bở và không dai, vị bánh không chua và không mặn, hương bánh phảng phất mùi thơm của bột gạo.

Vì mến mộ tài năng, đức hạnh của bà Năm Sa Đéc nên gần đây có người mở quán hủ tiếu, hay lò sản xuất sợi bánh hủ tiếu (không có quan hệ họ tộc gì với bà) đã “mượn” danh tiếng Bà Năm Sa Đéc đưa làm bảng hiệu cho cơ sở kinh doanh, sản xuất của mình như: Quán “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, lò “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”, Công ty TNHH Thực phẩm Bà Năm Sa Đéc chuyên sản xuất bánh hủ tiếu, bánh phở, mì quảng…

Theo ông Sang, các con cháu của bà Năm Sa Đéc ngày nay không có ai nối nghiệp của bà. Ông Nguyễn Ngọc Đặng lập gia đình, có 3 người con và mất ngày 4/7/2005, hưởng thọ 67 tuổi. Thi hài của ông cũng được đưa về an táng bên cạnh mộ bà Năm Sa Đéc. Vợ và các con ông Đặng hiện đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh.

Căn nhà to rộng, cổ kính với 3 gian, 2 chái xây trên khu đất rộng cạnh con đường nhỏ Cái Bè - Cai Khoa của cụ Cả Tam không còn, do giặc Tây đốt năm 1954. Hiện mảnh đất rộng hơn 5 công đất do gia đình ông Sang sở hữu, cất nhà, lập vườn trồng xoài cát Hòa Lộc và lo hương khói, mồ mả, giỗ kị cho bà Năm Sa Đéc cùng các thành viên trong dòng tộc.

Suốt cả một đời hơn 80 năm tại thế, bà Năm Sa Đéc đã sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Nhắc đến Bà Năm Sa Đéc, người dân Sa Đéc và Đồng Tháp rất tự hào, vì bà đã góp phần làm rạng danh quê hương.

Trần Trọng Trung

Đặc sản hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu bà Năm Sa Đéc

Dù người nghệ sĩ tài danh, người vợ của học giả Vương Hồng Sển đã an giấc nghìn thu nhưng tên tuổi bà vẫn gắn với món hủ tiếu Sa Đéc nổi danh qua gần nửa thế kỷ.    

“Thương hiệu” độc đáo

Thời gian trôi qua cuốn theo nhiều thứ vào quên lãng, nhưng nhắc đến bà Năm Sa Đéc người ta lại nhớ đến hủ tiếu Sa Đéc và ngược lại. Bà Năm Sa Đéc tên thật là Nguyễn Kim Chung, sinh ở làng Tân Khánh Đông, Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp). Trong lớp sân khấu đỉnh cao ngày xưa, bà là người tài sắc lưỡng toàn được công chúng mến mộ. Dù thành danh, có tên tuổi nhưng sau năm 1973 do đời sống sân khấu, điện ảnh khó khăn nên bà Năm Sa Đéc đã bươn chải, mở quán hủ tiếu ở Sài Gòn. Tên tuổi của bà bước đầu đã đảm bảo cho quán, nhưng để giữ được chân khách là do hủ tiếu quá ngon.
Theo ông Nhất Thống, Hội Khoa học lịch sử TP.Sa Đéc, hủ tiếu bà Năm nấu mang đậm hương vị quê nhà Sa Đéc. Sợi bánh mềm mà không bở, cũng không dai, vị bánh không chua, hương bánh thơm mùi gạo mới, trắng tươi màu sữa. Có người kháo nhau rằng, bánh hủ tiếu được bà Năm lấy từ làng bột Tân Phú Đông (Sa Đéc) mỗi ngày, do cánh xe đò Sa Đéc - Sài Gòn chuyển tới. Người ăn có thể gọi hủ tiếu thịt hoặc hủ tiếu xương tùy thích, mà xương hay thịt thì cũng mềm và có mùi thơm đặc biệt không như những nơi khác. Cái mùi thơm ấy là do "tay nghề" của bà Năm khi chế biến và đun nấu nồi nước lèo ở nhiệt độ thích hợp. Khi tô hủ tiếu được bưng ra, mùi thơm ngào ngạt, thực khách có thể gia giảm nào là nước mắm, nước tương, dấm đỏ, chanh, ớt, giá nhúng nước sôi hay giá sống mà vẫn không đánh mất hương vị độc đáo của tô hủ tiếu Sa Đéc chính hiệu này. Nhờ quán có doanh thu mà chồng bà là học giả Vương Hồng Sển an tâm nghiên cứu, khảo cứu.
Quán hủ tiếu ấy sau năm 1975 tồn tại được một thời gian. Bây giờ, quán vẫn còn đó nhưng đã đổi chủ. Tiếc thay, bà Năm mất thì con cháu không ai nối nghiệp để duy trì và phát triển cái "thương hiệu" độc đáo giữa một thành phố sôi động văn hóa ẩm thực. 
Thế nhưng ngày nay, đi ngang qua P.An Hòa (TP.Sa Đéc), du khách và người dân bản xứ hay gặp một tiệm bánh với bảng đề tên khá to “Hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”. Không lẽ con cháu bà quay lại nghiệp xưa? Đem chuyện này hỏi những người nghiên cứu ở Sa Đéc thì được biết chủ kinh doanh và bà Năm Sa Đéc chẳng có quan hệ gì nhau, nhưng lúc trước do mến mộ tên tuổi bà nên mở quán bán bánh hủ tiếu lấy tên người xưa. 
Về nơi đất mẹ
Ông Đinh Công Thanh (78 tuổi, ngụ TP.Sa Đéc) là nhà báo về hưu đang dành sức lực viết sách về cuộc đời các nghệ sĩ tài danh, tài tử xuất thân từ Sa Đéc. Ông kể, vì cùng quê với nhau nên giữa Sài Gòn, ông Thanh và bà Năm có quan hệ hữu hảo, ông gọi bà bằng cô và gọi người con riêng của bà Năm cũng trạc tuổi ông là ông Nguyễn Ngọc Đặng bằng bạn.
Lục lại tư liệu xưa và các bài viết do bản thân thực hiện về bà Năm Sa Đéc, ông Thanh nói bà Năm là con của ông Nguyễn Văn Tam, người lập gánh hát bội đầu tiên ở Sa Đéc mang tên Thiện Tiền Ban ra đời vào năm 1915. Lúc 7 - 8 tuổi, bà Năm mê hát lắm, đêm nào bà cũng được anh cõng đi coi hát rồi bập bẹ theo. Cho nên sau này bà bước vào nghiệp sân khấu được cha mẹ đồng ý chứ không nặng thành kiến “xướng ca vô loài”. Chồng trước của bà Năm là đốc phủ sứ tên Ch. và 2 người có con riêng là Nguyễn Ngọc Đặng. Ông Thanh ngậm ngùi, bà tài danh, hương sắc vẹn toàn nhưng cuộc sống chung quy vẫn có những khổ tâm, nỗi buồn riêng khó thổ lộ.
Ông Thanh kể tiếp, lúc sinh thời ông Đặng hay than phiền ông xin đi theo nghiệp mẹ hát bội, hát cải lương nhưng bà Năm nhất quyết can ngăn. Bà Năm khuyên con hãy lấy bà làm gương, dính vào nghề tổ cả đời khổ tâm, khổ thân. Thế nhưng, do có lẽ máu di truyền nên ông Đặng không làm kép hát được thì đi đóng phim. Ông đã đóng các vai phụ trong các phim như Ván bài lật ngửa, Người đẹp Tây Đô, Ngọn nến hoàng cung... và nhiều vai phụ khác. Ông Thanh nói: “Lúc 50 tuổi, ông Đặng để râu dài tới ngực, nhìn như ông cụ, ngay cả cách đi đứng cũng giống như ông già. Ấy là do ông quá mê nghệ thuật nên bất chấp ngoại hình già nua. Ông Đặng được mời đóng vai ông già hay tiên ông trong các phim ngắn, phim thiếu nhi, phim quảng cáo. Năm 2005, ông bệnh nặng qua đời, một số tạp chí đưa tin với tựa đề: Ông tiên đã về trời”.
Bà Năm mất, thi hài được đưa về đất mẹ. Mộ bà Năm nằm ở phường Tân Khánh Đông, nơi ấy có cháu con chăm sóc. Và làng làm bột Tân Phú Đông vẫn còn kia, các quán hủ tiếu ở Sa Đéc với đủ cách chế biến và giá cả từ thấp đến cao vẫn còn hiện diện ở ngay Sa Đéc. Nhưng nhắc đến hủ tiếu là nhớ đến bà Năm dù bà đã thanh thản đi về cõi bên kia.
Thanh Dũng

Chuyện về bánh bao Cả Cần nổi tiếng ở Sài Gòn vào những năm 70 của thế kỷ trước 

Nói về ẩm thực ở Sài Gòn thì phải nói là đa dạng từ món ăи, cách nấu cho đến người làm ra món ăn ấy. Ở Chợ Lớn, tại khu người Hoa đặc biệt nổi tiếng là nấu ăn ngon hợp khẩu vị của nhiều người từ hủ tiếu, sủi cảo, há cảo, bánh bao,… Tuy nhiên khi nhắc đến bánh bao thì ngoài bánh bao được làm bởi người Hoa thì người ta còn nhớ đến loại bánh bao Cả Cần. Món ăи của người Hoa có độ bóng đẹp bởi người ta thường chiên xào đồ ăn bằng nhiều dầu nên nhân bánh bao mà người Hoa làm khi ăn vào sẽ cảm thấy có nhiều dầu và trộn lẫn cả cá bên trong nhân. Tuy nhiên đối với nhân bánh bao Cả Cần thì hoàn toàn được làm bằng thịt băm nên khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt. Nhìn bên ngoài thì bánh bao Cả Cần hơi hẩm chứ không được trắng như bánh bao của người Hoa vì bánh bao Cả Cần không sử dụng bột tẩy. Khi cắn lớp vỏ bánh bên ngoài thì cảm nhận được vị bùi, ăи không dính răng. Bánh bao Cả Cần được sản xuất tại Sài Gòn, đậm vị bánh được làm ra bởi người dân miền Nam Việt Nam.

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, bánh bao Cả Cần đã xuất hiện ở một vài quán ăи nhỏ và được nhiều người biết đến ở khu vực Nguyễn Tri Phương – Chợ Lớn cũ. Bây giờ nó đã được phát triển với quy mô lớn, nằm hẳn hoi một quán xá to lớn và mát mẻ nằm cạnh ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương, trước côɴԍ viên Văи Lang.

Ông Trần Phấn Thắng là người đã làm ra bánh bao Cả Cần và món ăи ấy như một “lão làng” được nhắc đến trong lịch sử ẩm thực Sài Gòn. Ngày nay quán vẫn đông khách, ngoài bánh bao thì quán còn bán cả hủ tiếu nhưng nhiều người vẫn thích ăn món bánh bao Cả Cần của ông Trần Phấn Thắng làm ra. Tuy nhiên sau năm 1979 cả nhà ông đã ᴅι cư sang Canada sinh sống, hiện nay ông Cả Cần đã không còn.

Ông Trần Phấn Thắng là người gốc Mỹ Tho, anh của ông thời Việt Nam Cộng Hòa có chức vị là sỹ quan Quân Lực VNCH, còn ông Thắng là người con thứ 3 trong gia đình. Nhạc sĩ Lê Thương, nhà báo và dân biểu đối lập thời VNCH Lý Quý Chung cũng từng là bạn của ông Thắng. Thời đó, ông Thắng là người có tâm  нồn nghệ sĩ và rất thích văи chương. Vậy nên ông có bạn là nhạc sĩ, nhà báo cũng là chuyện bình thường.

Ông Cả Cần có niềm yêu thích con chữ đến nỗi ông khá thích những chữ có cùng phụ âm. Ngay cả câu châm ngôn quảng cáo thương hiệu của ông, ông cũng đặt là: “Có Cả Cần Cần Chi Có Cả”.

Sự ra đời của quán Ông Cả Cần

Hai vợ chồng ông bà Cả Cần làm việc trong Việt Nam Cộng Hòa nhưng đã nghỉ việc và ra làm kinh doanh riêng, mở quán bán hủ tiếu và bánh bao. Bà Cả Cần quê gốc ở Bến Tre và có tài nấu ăn rất ngon. Còn ông Cả Cần thì có tài ngoại giao giỏi và quen biết rộng rãi nên quán của hai ông bà được khá nhiều người biết đến. Bà Cả Cần có bí kíp nấu nước lèo rất ngon, một khi ăи là ghiền. Cách bài trí món ăи của bà cũng thật đơn giản, chỉ có xá xíu với tôm lên trên nhưng hủ tiếu bà nấu thì ngon không đâu bì kịp. 

Với sự quen biết rộng rãi của mình, ông Thắng đã mượn nghệ danh của cô Năm Sa Đéc (vợ của cụ Vương Hồng Sển) để quảng cáo cho tiệm Ông Cả Cần và có gửi cho bà chút tiền hằng tháng coi như là tiền cảm ơn. Vậy nên bà Năm chỉ là người được ông Thắng mượn danh nghĩa chứ không hề liên quan đến chuyện nấu món ăи của tiệm Ông Cả Cần. Toàn bộ món ăn hủ tiếu, bánh bao đều được vợ của ông Thắng nấu. Tên quán “Ông Cả Cần” cũng được đích danh ông Thắng đặt.

Vào khoảng những năm 70, quán ăn của ông Thắng nằm ở giữa đường, chắn ngang con đường Nguyễn Trãi khiến Đô Trưởng Đỗ Kiến Nhiễu phải bắt dỡ bỏ tiệm. Hai vợ chồng Thắng không nghe, quyết theo kiện tới cùng nên ông bà vẫn giữ được quán ăn.

Gia đình ông Cả Cần đã rời khỏi Việt Nam 

Sau năm 1975 có nhiều biến đổi trong đời sống kinh tế và xã hội ở Sài Gòn. Về phần gia đình ông Thắng thì vẫn giữ được một số tài sản nên quyết định định cư ở nước ngoài và sống ở Montreal, Canada. Sau đó, với số tiền mang theo ít ỏi trước khi rời Việt Nam, ông cũng mở được 2 quán ăn. Một quán tên ONG CA CAN ở trên đường Catherine. Quán thứ hai ở Côte des Neiges. Vào khoảng những năm 89 – 90, ông bà cũng có quay lại Sài Gòn để tìm lại quán ăи cũ của gia đình mình. Sau này quán để lại cho người quen và người thân trông nom còn ông bà thì quay lại Canada. Tuy nhiên cách chế biến của quán bị thay đổi ít nhiều, một phần vì người trông nom quán không có được công thức nấu nước lèo của bà Cả Cần, một phần là nước lèo bị chế biến lại, cho nhiều thứ khác lên trên, không còn nguyên vị của món ăn Ông Cả Cần nữa. Có người nói rằng nếu ăn đồ ăn ở quán Cả Cần thì có thể ăn buổi chiều để nếm được hương vị bánh bao đúng chuẩn, vì bánh bao này được một bà con của ông bà Cả Cần làm, bà ấy được bà Cả Cần chỉ cho làm món bánh bao ấy nên vẫn giữ được vị của nó.

Ông Cả Cần quay lại Việt Nam

Bà Cả Cần sau này bị tai biến mạch máu não, bà cứ nằm như thế và qua đời vào năm 1995. Con cái cũng ít người nối nghiệp của ông bà. Ông Cả Cần thì cũng về Việt Nam để làm ăи nhưng rồi cũng qua đời ở đây. Một trong hai quán ăn của ông bà ở Canada cũng đóng cửa. Còn quán ăn ở đường Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn có tên là Ông Cả Cần có thể là lúc ông Cả Cần quay trở lại nước để làm ăn.

Thời xưa