Ca Co Bong Ban Rung Trang _
Điệu Lý Cây Bần
Dáng hoa
Hoa bần màu trắng, dáng mảnh mai!
Trách "ai" đã trót đặt tên sai ?!
Xin hoa vui nhé, vui mà nhận,
Xin hoa vui nhé, vui mà nhận,
Ý "quê ", không xóa nét trang đài !!
Xuân nữ yêu hoa, trìu mến quả,
Xuân nữ yêu hoa, trìu mến quả,
Chát chua thêm mặn,
thắm tình hoa !
Quê hương - đâu chỉ chùm khế ngọt ?
Quê hương - đâu chỉ chùm khế ngọt ?
Nếu thiếu " bần " kia ! Ôi xót xa !!
Ai nơi thiên lý , nơi xa ấy,
Cố giữ trong lòng một dáng hoa !!!
Ai nơi thiên lý , nơi xa ấy,
Cố giữ trong lòng một dáng hoa !!!
NM
(Để nhớ Cô Khưu Sĩ Huệ và thương tặng các bạn ĐHSPSG 73 ở xa một dáng hoa....quê)
Cây Bần
Tin áp thấp nhiệt đới gần bờ, ông Nam cùng Hải con trai ông, ngưng câu mực, xếp gọn dụng cụ, nhanh chóng cho ghe vào đất liền.Thuận gió, buồm căng, một giờ sau ghe ghim mũi vào Khém Thuyền, nơi trú bão lý tưởng cho ghe tàu đánh cá trong vùng.
Sau khi đậu neo kỹ càng, ông Nam giao Hải giữ ghe và phơi số mực vừa câu được, còn ông đùm một số mực tươi cuốc bộ sang Vàm Rỗng thăm ông Phan mới cùng con hồi hương lập nghiệp.
Mải miết lần theo lối mòn, ông Nam khựng người nhìn bãi đất trống hàng chục mẫu (ha) vừa mới khai hoang. Những cây tạp, đa số là bần, bị cưa sát gốc ngã dọc ngang, không còn nhận ra đâu là lối đi. Ngôi nhà lợp tôn sừng sững, kiêu hãnh trước cảnh tiêu điều của khu đất vừa mới khai hoang. Vào cận nhà mà đôi mắt ông Nam cứ phải dẫn dắt đôi chân vượt chướng ngại.
Đứng trong nhà, che tay nhìn ra, ông Phan bật thốt to :
- Ôi trời ! .. Chú Tư Nam … Vô, xách gì đó, đưa tôi cầm cho.
- Dân câu mực, chỉ có mực – ông Nam đáp gọn và hỏi – anh định làm gì mà phá liệt địa hết vậy ?
- Thằng kỹ sư Kha, con trai tôi đó đà. Nó bỏ ra hàng trăm triệu làm búa xua chưa đâu vào đâu . Nó thuê hàng chục người đang đào ao nuôi tôm cận mé rạch đó.
Ông Phan gọi vợ Kha pha trà và làm nhanh ít mực tươi của ông Nam đem đến, xào củ hành cho hai ông lai rai.
Anh em lâu gặp, một buổi chuyện trò chưa thỏa, ông Phan rủ, ông Nam nhận lời ở qua đêm… Tối hôm ấy, đám thanh niên nhậu say mèm, ngã ra ngủ như chết. Thằng Kha vốn mạnh rượu mà vẫn như gà bị cựa, đến ngồi cạnh hai ông già, giọng lè nhè chủ yếu nói với ông Nam: “Cháu xin thưa với chú Tư, kế hoạch làm ăn của cháu còn dài dài. Trước mắt cháu thuê người phụ đào ao, đào mương lên bờ, lên liếp, dưới nuôi tôm cá, trên trồng mía. Về lâu dài, cháu sẽ sát phạt đám bần ven bãi ghim đước. Bần là nghèo, là thứ không chơi được, phải tẩy chúng đi, để chiếm đất chớ chẳng ích lợi gì?! Nếu xếp hạng trong các loại củi, nó cũng hạng bét, nấu khói như ung, còn đước hả, hết sẩy, như những vệ sĩ ngăn sóng gió, lớn lên đốt lấy than còn phải nói …”
Kha độc diễn, hai ông già ngồi uống trà, lặng thinh. Mất hứng nó kiếu đi ngủ.
Thấy ông Nam đăm chiêu, ông Phan hỏi :
– Chú nghĩ gì trông có vẻ buồn ?
– Về thằng Kha mạt sát cây bần.
– Nó nói thế sai ở chỗ nào ?
– Chẳng lẽ anh mà đi hỏi tôi chuyện ấy ?
– Cái chú nầy, chưa rõ thì hỏi chớ ở đó mà anh hay em !
Ông Nam đặt vấn đề rồi lý giải:“Bần chiếm đất của người hay người chiếm đất của bần?. Bần là loại cây lập địa đấy. Người thọ ơn bần chớ bần không thọ ơn người. Chẳng ai trồng và vun bón gì cho Bần cả. Nó xuất thân từ những manh nha, chịu gió đẩy, sóng đưa đến bãi biển, triền sông, đến những nơi sình lầy nước đọng. Cây bần luôn lấn biển, lấn sông, từ leo heo một vài cây nhỏ ngoi lên giữa chơi vơi trời nước, nó vừa sanh con đẻ cháu, vừa đương cự với sóng to gió lớn. Với bộ rể chằng chịt, nó giữ mỗi ngày một ít đất tạo nên cồn. Ai còn lạ gì : Cồn Rừng, Cồn Lợi, Cồn Chim,Cồn Ớt, Cồn Tra, Cồn Mít (Bần Mít) .v.v… ở cuối Cù Lao Minh nầy chẳng phải thế sao ? Đó là chưa nói, bần còn đứng mũi chịu sào cản ngăn sóng gió, thò rể ra giữ đất lấn biển, gắn kết những cồn riêng lẻ ấy thành vùng đất rộng lớn, bao gồm dưới chân ta và trước mắt ta. Tại sao chúng ta cố tình không chịu thấy ?… Công bằng mà nói : Cây bần là “người sáng lập”, là “thổ dân”ở các cồn và bãi bồi. Các loại cây khác và con người đến ngụ ở những phần đất ấy chỉ là những “cư dân” – người đến sau. “Cư dân” mà mạt sát, nhục mạ “thổ dân” là chẳng biết điều, không phải đạo, ỹ mạnh hiếp yếu, “ăn trái không nhớ kẻ trồng cây”. Càng nghĩ càng thương cho số phận cây bần : không bao giờ nó được sống trên những mảnh đất thuộc do chính mình tạo ra, mà nó chỉ được tạm thời sống ở ven biển, triền sông khi con người còn cho phép”.
Xem mòi ông Phan còn muốn nghe, ông Nam pha trò cho vui, chống mệt mõi:Bần là loại cây có dũng khí đấy, có lẽ vì quá ức với với việc ỷ thế cậy quyền của con người, khi bị đẩy ra ven biển, xuống triền sông, chúng xúm nhau vạch “cặc” đưa lên (xin lỗi, vì cho đến nay vẫn chưa có từ thanh nào thay cho từ “cặc bần”). Để trừng phạt sự hỗn xược ấy, người ta truy theo cắt những “cặc bần” ấy về: nhỏ thì làm đế cầu lông, làm nút chai rượu, chai nưới mắm…, lớn làm nút bình thủy để giữ hương vị, hơi ấm cho con người – thường gọi là nút cặc bần. Hiện nay nhiều chợ nông thôn Việt Nam còn bày bán loại nút ấy.
Nghe qua, ông Phan cười xòa, gật gật đầu nói: Chú chích bọn cướp công một mũi như thế quá đau, thâm thúy, vui, thú vị. Còn chuyện gì vui và lý thú nữa không?
Vỗ vai ông Phan, ông Nam nói giọng trầm buồn: Bần là nghèo, nghèo khổ ít khi vui lắm. Chuyện vui về cây bần thì hết, chuyện buồn về nó không thiếu gì. Đã khuya rồi, tôi dẫn cho anh nghe một chuyện nữa rồi ta đi ngủ:
“Đất nước ta nằm ven biển, nhiều sông rạch, đặc biệt là 9 nhánh Cửu Long tuôn phù sa ra biển, là nơi cây bần lưu ngụ nhiều thế hệ, và cũng là nơi chúng truyền kiếp bị bứt tử. Đêm đêm. từng đàn đom đóm bay về tụ hội trên những cây bần. Hiện tượng đó, có người cho rằng : Đấy là những oan hồn bao đời của những cây bần bị bứt tử về thăm con cháu”. Một ngư dân, đêm đậu ghe dưới gốc cây bần, nhìn mây trời phản chiếu xuống nước như những dãy núi, nhìn đom đóm đậu trên những cây bần như những ngọn đè hoa. Tức cảnh, ông làm Vịnh về cây bần:
Dưới sơn thủy ngàn năm ly biệt,
Trên nửa lừng chong ngọn đèn hoa,
Sang chi đó canh tuần nghiêm nhặt ?
Rạng ngày ra mình một xơ rơ !”
Ông Phan gật đầu khen thâm thúy rồi nhìn ông Nam đặt vấn đề : Theo ý chú, vì cái công “lập địa” của cây bần, ta nên để nó tại vị mãi chớ gì ? Nếu vậy, thì lấy chỗ đâu trồng những cây hữu ích hơn cho người ?
Ông Nam phân trần: Ý tôi không phải thế ! Tôi đâu phản đối việc loại bỏ cây bần khi cần thiết, tôi chỉ buồn khi nghe bất cứ ai nhục mạ nó. Đó là tình cảm hoàn toàn riêng tư của tôi đối với cây bần…
Thiện Tùng -Viết từ Mỹ Tho
Thương cho "Bần" !.....
Nghe chút ngậm ngùi cho cái tên,
Vì " Bần" cam chịu sống lênh đênh....
Hẩm hiu chen chúc cùng lau sậy,
Dù quỳ hay đứng cũng ....buồn tênh !!
Giữa sình cây vẫn sao thinh lặng ?
Cả một rừng cây khóc quạnh hiu !
Trăng như thương cảm nên trăng lạnh....
Được mất tình đời thêm khuyết hao,
Tìm trăng qua nắng dễ thấy đâu ?!....
Giữa rừng cây đứng , Ôi ! cô độc .....
Chỉ thấy mênh mang một nỗi sầu !
NM
Chiếc ghe máy đi chậm rãi trên
lòng rạch đang buổi nước ròng. Hai ông cháu chủ ghe làm tôi nhớ cái
truyện Rừng mắm của Bình Nguyên Lộc, dù ở đây nhiều bần, ít mắm.
Thằng nhỏ đen thui, da mốc cời trên mình chỉ dính cái quần cộc, nằm
gối đầu lên ông già cũng đen thui mốc cời chỉ quần cộc trên người.
Họ đưa tôi ra gần cửa biển, chỗ một cồn cát nghe nói khá đẹp. Nước
biển trong, tắm được. Người ta hay ra đó chơi, thằng nhỏ quảng cáo
ngắn gọn.
Hai bên bờ rạch là những cây bần
lớp quỳ lớp đứng thành chòm, thành rừng. Những trái bần xanh gây ra
một phản xạ ứa nước miếng, ê răng cho những ai từng nếm thử chúng,
dù chỉ một lần. Cây lá thưa, cành rời nên có mọc dày cũng không thấy
chen chúc, vẫn thấy những khoảng trống. Dầm chân trong sình lầy, mỗi
cây là một đìu hiu, họp lại làm rừng cũng là một rừng đìu hiu, buồn
buồn. Ngửa mặt thấy phía trên những nhánh bần de ra lòng rạch là
trăng chiều mỏng và lạnh. Cảnh này mà có thả cụ Charlie Chaplin vô
giễu thì cũng không cười nổi. Riêng cái tên bần thôi đã nghe có chút
ngậm ngùi rồi.
Chiếc ghe tấp vô bờ, thả tôi lên
cồn, ông già dặn cứ chơi vui chừng nào về cũng được. Tôi lang thang
giữa những rẫy dưa hấu tàn mùa, chỉ còn mấy trái đèo nằm chèo queo
trên cát. Những gốc cây dạt lên bãi sau cơn biển động nằm chỏng
gọng. Vài người đàn bà đi mót củi không nói cười. Đơn độc giữa bãi
biển là căn chòi canh giữ của hợp tác xã nghêu giống, nóc cắm ngọn
cờ le lói. Xóm cồn nhà nào cũng thấp, phần lớn cất bằng vật liệu tạm
bợ. Báo viết cồn cát này sắp bị biển nuốt mất, nhưng mấy thím đang
ngồi làm cỏ rẫy thì lia mũi dao về phía trời ngó bộ rất coi thường,
“ối người xứ này đất bồi thì ở đất lở thì đi, lo cũng không
khỏi...”.
Lội bộ mỏi chân nên ghé một nhà có ông già đang ngồi tư lự, hỏi nhà
mình sống bằng nghề gì, ông tỉnh bơ cười, “qua ăn trộm”. Mắt không
hề chớp. Thì ra là trộm nghêu giống của hợp tác xã mà chính ông cũng
là xã viên. Hồi trước nhà ông có vài công đất rẫy nhưng bị sóng nuốt
mất rồi, giờ không cào nghêu trộm thì chết đói. Ông nói không trông
mong gì cái ban chủ nhiệm toàn là vơ vét lấy cho đầy túi họ. Đang
ngồi có người đàn ông tạt vô uống mấy ly trà, nói vài câu qua quýt,
còn vô bếp lục nồi ra chiều thân mật lắm. Chừng khách đi rồi ông già
mới nheo mắt khinh bỉ nói, “Phó chủ nhiệm hợp tác xã đó, như mật
thám hồi chiến, suốt ngày đi thăm dò, bếp nhà qua mà có thịt là nó
biết qua cào nghêu của nó…”. Nhưng trong bếp không có gì ngoài mấy
con cá kho quéo, dưa hấu non xắt nhỏ xào mở tỏi. Ông già thấy tôi
hơi xót cho bầy con nít lủ khủ đầy nhà nên hạ giọng thầm thì, “thịt
heo bà vợ qua giấu trên giàn củi, đợi khuya mới cho tụi nhỏ ăn…”
Sau chi tiết đó thì tôi thấy cái
xóm cồn nhỏ này trở nên thênh thang. Mấy chục nóc gia bị cắt vụn bởi
cuộc chiến giành giật miếng ăn. Biển nuốt đất nên trả lại cho người
một bãi nghêu, được nghêu thì tình người hao khuyết. Chòm xóm mặt
cười với nhau mà lòng lạnh. Như màu trăng giữa nắng. Như cây bần,
như rừng bần, đứng kề mà như rời ra, cô độc.
Tôi bỏ ra chỗ chiếc ghe đang đậu
chờ dưới mé rạch. Ông già đang nhả khói hơi ngạc nhiên, hỏi sao tôi
chơi ít vậy. Tôi than xóm này buồn quá. Ông ờ ờ quăng điếu thuốc hút
dỡ xuống rễ bần, nói nhẹ bâng, “Mấy bữa trước, ngay trân đêm hội
lăng Ông, có người ăn trộm nghêu bị bắn què giò…”
Câu chuyện làm tôi muốn lập tức
quay về, nhưng thằng nhỏ cháu của ông già chạy chơi đâu mất. Ông già
réo gọi hoài không được, sợ du khách phật ý nên rốt cuộc ông già bỏ
thằng nhỏ lại. Ghe đi một đoạn thì thấy trên bờ thằng nhỏ dọt theo
kêu ngoại ơi ngoại. Ông già lầm lì như không ngó thấy. Thằng nhỏ
chạy dọt qua khỏi đầu chiếc ghe rồi lội càn xuống đu mũi ghe leo
lên. Ướt ròng, thằng nhỏ ôm bàn chân đang chảy máu ,chắc bị miểng ốc
cắt, lấm lét ngó ông già. Nếu không liều nó sẽ phải lội bộ ba cây
số, luồn qua bao vạt rừng bần, qua một con rạch mới có thể về đến
nhà.
Suốt chặng đường từ mé biển về
tôi ngồi giữa cơn im lặng của hai ông cháu. Trời im gió, những cây
bần lặng yên không vẫy. Trả tiền công cho ông già xong bỗng nghe
thằng nhỏ thỏ thẻ, “có tiền thì khuya nay mình khỏi đi cào nghêu,
hả ngoại ?”.
Cây lá bần
Chú Phi quả quyết sẽ trị dứt sâu răng cho chị Tứ. Tôi chả tin. Hàm răng
của tôi bị siết đến lợi, có bao giờ chú chữa chạy cho đâu. Mỗi lần tôi
bị đau răng, bà nội chỉ đắp một nắm lá hẹ giã lấy lệ. Chị Tứ có hàm răng
khấp khểnh, cái miệng khi không cười cũng thật thiếu vẻ nghiêm túc, có
chữa sâu răng cũng không đẹp nổi.
Trong ba chị em nhà ấy, chị Mười là người ít tuổi nhất, nhưng lại già
quắt và lôi thôi nhất. Chân đi hai hàng, thích mặc quần áo màu mè. Bà
nội tôi hay gọi là con đồng bóng.
Chị Tứ thì thôi rồi. Miệng chị nói uốn éo dẻo quẹo, da mặt mốc meo mới
nhìn dễ hình dung ba năm chưa đụng nước. Tóc nhuộm nham nhở như cái đuôi
bò. Tóm lại, chẳng bói ra một điểm gì dễ thương.
Chị Năm đẹp nhất. Chị có da có thịt nhưng eo lưng lại nhỏ, da mịn, mặt
xinh và tươi tắn. Chị trẻ và gây được cảm tình hơn hai người kia.
Từ hôm ba chị em Tứ, Năm, Mười chuyển đến ngôi nhà sát rào nhà tôi, tôi
để ý chỉ thấy chị Tứ với chị Mười đi làm. Chị Năm ở nhà trồng rau, nội
trợ. Chị Năm chỉ trồng những loại rau ngắn ngày như rau cải, rau muống
khô, xà lách, rau dền cơm. Bà nội gọi trộm chị Tứ, chị Mười là “hai con
điếm”. “Trước sau gì chị Năm của mày với hai con điếm cũng sẽ cuốn xéo
thôi” - bà nói với tôi. Chị Năm không phải là “của tôi”, dĩ nhiên thế,
dù tôi hay thơ thẩn sang chơi với chị. Nhà chị cái gì cũng nhỏ, nhưng
sạch sẽ, dễ chịu.
Cùng lớp với tôi có thằng Lực, mẹ nó làm gái, ai cũng biết, trừ thằng con. Thằng Lực lúc nào cũng tự hào mẹ nó đẹp nên nhiều người theo. Đặc điểm nhận dạng của mẹ thằng Lực là hay mặc áo mỏng để lộ màu cooc-xê sặc sỡ. Nhà thằng Lực rất bẩn, rác la liệt từ cửa đến tận chân giường. Nhà chứa mà. Thời gian đâu mà chăm nom nhà cửa. Mà nếu có thì cũng ngủ nghê, mua sắm, sơn sửa tóc tai, móng vuốt. Nhà chị em chị Tứ, may có chị Năm nên khá ngăn nắp.
Nói là làm, chú Phi đi bẻ cây lá bần, hí húi đun nấu, cô lại thành một bát nước sánh như nước chè đặc, bưng sang nhà bên. Tôi lẽo đẽo theo chú, chứng kiến tận mắt những con sâu răng bé xíu xiu từ miệng chị Tứ rơi xuống bát nước lá bần bốc khói. Hà hơi chán, đến lúc bát nước nguội tiệt, chị mời chú Phi ở lại ăn cơm chiều.
Tôi chẳng được ở lại, bởi bà nội riết róng gọi về. Ăn cơm ở nhà xong, tôi tót sang nhà bên liền. Trong bếp, chị Năm vẫn đang xào nấu thơm phức. Chị Mười đi đâu về mệt, nằm như dán lên giường, thỉnh thoảng hơi mở mắt hóng chú Phi với chị Tứ nói chuyện. Chú Phi với chị Tứ đang nói chuyện gì thú lắm, trông thấy tôi, mặt chú hơi cau lại. Tôi nhanh chân chạy vào bếp. Chị Năm nấu nhiều món ngon và lạ miệng. Nhưng đến giờ cơm, trong khi chị Tứ, chị Mười và tôi là đứa đã dùng cơm ở nhà gắp hăng say nhất, chị Năm và chú Phi hầu như chỉ chống đũa. Sao mà tôi thấy hai người đó giống nhau thế, từ vẻ mặt hồng hào vui vẻ cho đến cái dáng người tròn trịa, làn da nâu nâu mát mẻ.
Ăn cơm xong chị Tứ diện quần áo đẹp đi chơi ngay. Chị Mười thì như bị chuốc thuốc mê, lăn ra ngủ không biết gì trời đất. Thằng Lực mang sách sang để tôi kèm học thêm, gọi ơi ới bên nhà. Tôi với thằng Lực làm xong bài tập về nhà vẫn chưa thấy chú Phi về. Tôi và nó ngoắc tay nhau rồi vòng ra sau hè nhà ba chị em chị Năm. Trong nhà tối om, chỉ có tiếng ngáy của chị Mười bay qua khe gỗ. Tôi với thằng Lực định bỏ về thì đèn bỗng bật sáng. Chị Tứ với một người đàn bà bá cổ nhau loạng choạng đi vào nhà. “Lại say nữa rồi! Thương chị Năm với chứ, tối nào cũng phải dọn chiến trường” - chị Mười thức dậy, cằn nhằn. Người đàn bà đi cùng chị Tứ ngồi ngửa ra ghế, lè nhè: “Thì may có người như Năm mình mới dám về đây chứ. Năm, Năm đâu rồi?”. Thằng Lực giật thột “Mẹ tao chứ ai?”. Nó định chạy vào nhưng tôi kịp ngăn lại. “Mẹ mày với chị Tứ đi khách về đấy. Hay ho gì mà vào”. “Đi khách?”, mắt thằng Lực tròn xoe. “Tao còn lạ gì, nhà này mỗi chị Năm ngoan thôi. Còn lại, toàn gái đứng đường đấy!”. Về đến nhà tôi, thằng Lực gục đầu xuống bàn khóc tu tu.
Cùng lớp với tôi có thằng Lực, mẹ nó làm gái, ai cũng biết, trừ thằng con. Thằng Lực lúc nào cũng tự hào mẹ nó đẹp nên nhiều người theo. Đặc điểm nhận dạng của mẹ thằng Lực là hay mặc áo mỏng để lộ màu cooc-xê sặc sỡ. Nhà thằng Lực rất bẩn, rác la liệt từ cửa đến tận chân giường. Nhà chứa mà. Thời gian đâu mà chăm nom nhà cửa. Mà nếu có thì cũng ngủ nghê, mua sắm, sơn sửa tóc tai, móng vuốt. Nhà chị em chị Tứ, may có chị Năm nên khá ngăn nắp.
Nói là làm, chú Phi đi bẻ cây lá bần, hí húi đun nấu, cô lại thành một bát nước sánh như nước chè đặc, bưng sang nhà bên. Tôi lẽo đẽo theo chú, chứng kiến tận mắt những con sâu răng bé xíu xiu từ miệng chị Tứ rơi xuống bát nước lá bần bốc khói. Hà hơi chán, đến lúc bát nước nguội tiệt, chị mời chú Phi ở lại ăn cơm chiều.
Tôi chẳng được ở lại, bởi bà nội riết róng gọi về. Ăn cơm ở nhà xong, tôi tót sang nhà bên liền. Trong bếp, chị Năm vẫn đang xào nấu thơm phức. Chị Mười đi đâu về mệt, nằm như dán lên giường, thỉnh thoảng hơi mở mắt hóng chú Phi với chị Tứ nói chuyện. Chú Phi với chị Tứ đang nói chuyện gì thú lắm, trông thấy tôi, mặt chú hơi cau lại. Tôi nhanh chân chạy vào bếp. Chị Năm nấu nhiều món ngon và lạ miệng. Nhưng đến giờ cơm, trong khi chị Tứ, chị Mười và tôi là đứa đã dùng cơm ở nhà gắp hăng say nhất, chị Năm và chú Phi hầu như chỉ chống đũa. Sao mà tôi thấy hai người đó giống nhau thế, từ vẻ mặt hồng hào vui vẻ cho đến cái dáng người tròn trịa, làn da nâu nâu mát mẻ.
Ăn cơm xong chị Tứ diện quần áo đẹp đi chơi ngay. Chị Mười thì như bị chuốc thuốc mê, lăn ra ngủ không biết gì trời đất. Thằng Lực mang sách sang để tôi kèm học thêm, gọi ơi ới bên nhà. Tôi với thằng Lực làm xong bài tập về nhà vẫn chưa thấy chú Phi về. Tôi và nó ngoắc tay nhau rồi vòng ra sau hè nhà ba chị em chị Năm. Trong nhà tối om, chỉ có tiếng ngáy của chị Mười bay qua khe gỗ. Tôi với thằng Lực định bỏ về thì đèn bỗng bật sáng. Chị Tứ với một người đàn bà bá cổ nhau loạng choạng đi vào nhà. “Lại say nữa rồi! Thương chị Năm với chứ, tối nào cũng phải dọn chiến trường” - chị Mười thức dậy, cằn nhằn. Người đàn bà đi cùng chị Tứ ngồi ngửa ra ghế, lè nhè: “Thì may có người như Năm mình mới dám về đây chứ. Năm, Năm đâu rồi?”. Thằng Lực giật thột “Mẹ tao chứ ai?”. Nó định chạy vào nhưng tôi kịp ngăn lại. “Mẹ mày với chị Tứ đi khách về đấy. Hay ho gì mà vào”. “Đi khách?”, mắt thằng Lực tròn xoe. “Tao còn lạ gì, nhà này mỗi chị Năm ngoan thôi. Còn lại, toàn gái đứng đường đấy!”. Về đến nhà tôi, thằng Lực gục đầu xuống bàn khóc tu tu.
* * *
Sáng ngủ dậy, tôi chưa kịp hỏi thì bà nội tôi đã ngồi bệt xuống, bù lu
bù loa. “Trời cao đất dày ơi! Nó đòi rước gái nhà chứa về làm vợ. Thế
này thì tao chết quách đi cho chúng mày muốn làm gì thì làm”. Chú Phi tỉ
tê, bà không thèm đếm xỉa. Khóc lóc, rủa xả chán chê, bà xuống bếp xúc
một bát muối to, đi rải một vòng quanh đất vườn, sát rào nhà chị em chị
Năm.
Quá nửa buổi, chị Tứ xồng xộc sang nhà tôi: “Sáng nay tôi đang cơn thèm
ngủ nhá, không thì tôi cho bà biết tay. Nói cho bà biết, thằng Phi được
con Năm nhà tôi để ý là phúc bốn đời cụ tổ nhà bà. Nhưng không phải dễ
đâu. Có chuyện gì cũng phải qua tay con này. Từ giờ bà tắt ngay cái loa
rè, còn làm rác tai tôi thì liệu cái thần hồn đấy”. Chị Năm chạy sang,
nước mắt lưng tròng, kéo chị Tứ về không được, nước mắt càng rơi tợn.
Chú Phi đứng bên ngưỡng cửa im lìm như cái cây chết khô.
Cuối tháng, chú Phi hết phép, trở lại đơn vị, không thấy chị Tứ mời
sang ăn cơm chia tay như đã hứa. Chú đi được mấy ngày thì bà nội bị giời
leo, tấy đỏ, phồng rộp da ở cổ, lưng và cả mặt. Vốn đã lắm lời, bị đau,
bà càng rên rỉ nhiều. Vài liều thuốc Tây không giúp bà khỏi bệnh, các
nốt đỏ càng lan nhanh. Một đêm, tỉnh dậy, tôi thấy bà ngồi tựa lưng vào
tường, ri rỉ khóc. Mở chốt cửa định đi gọi cô y tá xóm, tôi khựng lại
bởi thấy chị Năm đang vội vã chạy sang. “Bà bị làm sao mà kêu khóc vậy,
em?”.
Từ hôm đó, hễ chị Tứ với chị Mười đi khỏi là chị Năm lại tất tưởi chạy
sang, ép nước lá lược vàng xoa lên vết giời leo của bà nội. Chị còn sắc
ấm thuốc Nam cho bà uống cả ngày.
Một hôm, bà nội chừng đã sắp khỏi bệnh và thôi rên rỉ, chị kéo tôi về
bên nhà chị, hái quả chay cho tôi ăn rồi ngậm ngùi: “Em có biết vì sao
chị trồng toàn những loại rau nhanh được ăn không. Vì chị Mười với chị
Tứ chuyển nhà như cơm bữa, trồng rau dài ngày thì chẳng được ăn. Chị lại
sắp phải xa em rồi”. Tôi thắc mắc: “Chị đẹp nhất nhà, chị được quyết đi
hay ở chứ”. “Đâu có phải chị em ruột đâu em” - chị Năm thở dài. Tôi về
mách lại với bà nội.
* * *
Mới đi được hơn tháng, chú Phi đã lại được về nghỉ. Chú bảo đi tham dự
hội thao, đạt giải cao nên được thưởng phép. Vừa nói được dăm câu ba
điều với bà nội, chú đã vội rảo sang nhà chị Năm. Bà nội nháy, tôi chạy
vội theo.
Chị Mười, chị Tứ, chị Năm đã sắp sẵn đồ đạc, chuẩn bị chuyển đi. Chú
Phi trình bày: “Mẹ em chịu rồi. Chị Tứ đồng ý cho em với Năm đi”. “Tao
không đồng ý” - chị Tứ làm căng. Chị Mười chẹp chẹp trong miệng: “Đồng ý
hay không cũng phải có lễ lạt, thưa gửi cho đàng hoàng chứ”. Chưa dứt
lời thì bà nội đã xuất hiện ngay cửa: “Tôi sang có nhời xin cho thằng
Phi với cô Năm được đi lại, xa hơn nữa là được kết duyên vợ chồng”. Chị
Tứ đảo mắt một vòng: “Con Năm, con Mười với tôi tuy không chung cha mẹ
nhưng thương nhau hơn cả chị em ruột. Tôi với con Mười làm gì thì làm,
nhưng con Năm là người đàng hoàng. Nó đã mồ côi, bảo nó này nọ thì phải
tội. Chị em tôi như cây lá bần mọc hoang, nhưng cũng có tự trọng, cũng
có ích chứ”. Rồi chị Tứ tươi tỉnh: “Bà đã nói vậy thì tôi khuyên con Năm
ở lại đây. Còn tôi với con Mười thì vừa xin được hai chân nấu bếp ở
khách sạn trên thành phố, phải đi gấp kẻo mất cơ hội”. Rồi chị Tứ quay
sang nhéo tai tôi: “Đừng thấy chị Năm hay nấu ăn mà tưởng bọn chị đoảng
bếp núc nhé. Mẹ thằng Lực đợt này cũng đi làm ăn lương thiện với bọn
chị. Hai đứa ở nhà lo mà kèm cặp nhau học hành cho tiến bộ nhé”.
* * *
Ra tết, đám cưới chị Năm với chú Phi. Bố mẹ tôi dù đã ly hôn cũng sắp
xếp công việc về dự. Buổi chiều, chị Năm cứ ngóng mắt ra ngoài ngõ.
Người ta nói ngày cưới mà không có chị em gái tiễn về nhà chồng, tủi
lắm.
Cây thủy liễu bên Cù Lao Bần
Đi
từ các con sông, con rạch hướng ra ven biển Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, có nhiều cây bần mọc tự nhiên chen lẫn với dừa
nước, với mắm… có tên gọi thật mỹ miều: Cây Thủy Liễu.
Hoa bần
Theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc
Trụ gọi: Cây bần là Thủy Liễu, loài cây to, mọc dựa bờ nước, lá nhiều,
nhánh yếu, bông trắng, trái tròn dẹp, có đài dày, nhọn ở gần cuống, ăn
chua và chát. Người dân miệt cù lao Bần, Cầu Ngang, Trà Vinh còn nhớ
giai thoại liên quan đến Vua triều Nguyễn: Có lần thuyền chúa Nguyễn
chạy trốn quân Tây Sơn lạc vào rạch Ụ, Cái Mít (thuộc Hàm Luông, Bến Tre
ngày nay), phải nhờ ông Trần Văn Hạc là cai việc trong làng cho bữa cơm
đạm bạc, có gì ăn nấy, vì phải đi gấp có việc đang chờ! Trước tình thế
đó, cai Hạc vào bếp, giở hũ mắm sống, rồi ra phía sau nhà hái mấy trái
bần vừa chín cây, xắt mỏng, điểm thêm vài trái ớt hiểm xanh trên dĩa
mắm, ăn kèm với rau rừng thật ngon miệng. Vừa ăn xong, cai Hạc mới nhìn
hướng rặng bần mọc ven bờ sông, lá xanh mượt, từng chùm bông đung đưa,
khoe nhụy trắng hồng vương bay theo gió mà thưa với chúa Nguyễn: Loài
cây này giống cây Liễu trong Đường thi Tống phú. Cây Liễu ở Trung Hoa
mọc trên đất cao, còn cây này mọc trên đất bùn, dầm chân trong nước mặn
mà cho trái chín sai oằn. Chúa Nguyễn phán: Từ nay, ta gọi là cây Thủy
Liễu, tức cây liễu mọc dưới nước! Vậy là, cây bần có tên mới không kém
phần quý phái: Đóm đeo Thủy Liễu đôi chùm/ Biết ai nhơn đạo chỉ giùm làm
ơn..
|
Những người dân sống ven biển Trà Vinh, Sóc
Trăng, Cà Mau… vào mùa bần chín thì trong bữa cơm thường có trái bần góp
mặt: “Muốn ăn mắm chốt bần chua/ Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm…”. Mắm
sống làm từ cá sặt, cá rô, cá chốt, cá trê vàng cho tới cá chim, cá
lưỡi trâu… mới giở ra, xắt chuối chát, vài trái ớt hiểm xanh, ít rau
rừng, thêm trái bần chín xắt mỏng (mà bần ổi chín càng ngon tuyệt hơn),
ăn với cơm nguội thì còn gì ngon bằng, cơm hết nồi chưa thấy no! Trong
bữa cơm, có người dầm bần chín với cá nâu, cá đối kho lạt để chấm rau
luộc, gỏi bông bần, dưa bồn bồn.
Đầu thế kỷ 21 này, tại ấp Long Trị, xã Long Đức,
TP.Trà Vinh có bà Tư Cúc (Võ Thị Cúc) biết chế biến mứt bần, kẹo bần,
bột bần tinh… Để bán cho khách du lịch và xuất khẩu sang Đức, các nước
châu Âu.
Người dân ở biển Mỹ Long, Cầu Ngang, tỉnh Trà
Vinh không chỉ hái lượm trái bần chín chế biến nhiều món ăn chân quê cho
ngon miệng mà còn biết trồng hàng trăm hécta rừng bần lấn biển, chắn
sóng mùa mưa bão từ năm 2001. Ngày nay, nhiều cồn bần mọc xanh rì tạo
thành dải khăn xanh mang tên Thủy Liễu bên chân sóng biển nhấp nhô thật
mát mắt.
LÊ VŨ HOÀNG |
Vùng
sông nước Cửu Long đâu đâu cũng bắt gặp sự có mặt của hình ảnh cây bần,
một loài cây rất gần gũi với bà con ở thôn quê.
Bất cứ nơi nào có bãi lấy phù sa bồi lắng là bần mọc lên
xanh tốt. Cây bần thường mọc ven các kênh rạch hay xen lẫn trong những
đám lá dừa nước. Đặc biệt là bần thích nghi cả 3 vùng sinh thái: nước
ngọt, nước lợ và nước mặn.
Tương truyền, lúc chúa Nguyễn Ánh chạy trốn nghĩa quân
Tây Sơn vào lánh nạn ở các nhánh sông, cửa rạch vùng sông nước Cửu Long,
người dân đã dâng lên cho Chúa ăn món cơm nguội với mắm cá sặc kèm với
bần chua. Chúa ăn và tấm tắc khen loại trái dân dã, hoang vu mà ngon đến
lạ kỳ.
Như để trả ơn, Chúa đã ban thưởng cho bần
cái tên khá mỹ miều là Thủy Liễu. Dân gian cho rằng, cây bần có thêm cái
tên Thủy Liễu từ đó và có thể đây chỉ là một truyền thuyết mà thôi.
Dường như bần trổ hoa quanh năm, còn trái chín nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 âm lịch.
Hoa bần màu trắng tím, cánh hoa đỏ đậm, khi bung nhụy hoa bần thật đẹp, màu phơn phớt hồng chấm phá giữa những sợi trắng trong, mang vẻ quyến rũ lạ thường.
Hoa bần màu trắng tím, cánh hoa đỏ đậm, khi bung nhụy hoa bần thật đẹp, màu phơn phớt hồng chấm phá giữa những sợi trắng trong, mang vẻ quyến rũ lạ thường.
Đã biết bao
lần tuổi thơ ở miền quê này hái hoa bần chơi trò “hàng xén” và những
sợi của nhụy hoa luôn là món hủ tiếu, bánh mì thơm ngon. Mộc mạc vậy
thôi, hình ảnh của loài hoa này mãi hằn sâu trong ký ức của biết bao
người khi đã lớn khôn.
Rồi bên rặng bần soi bóng sông quê
đã cho biết bao đôi trái gái không khỏi thẩn thờ ngắm cánh hoa trôi nhẹ
nhàng loáng thoáng đầy mặt nước.
Có lẽ vì vậy mà loài hoa đơn sơ này lại đi vào lòng người, vào thơ ca một cách dung dị và trọn vẹn nghĩa thủy chung.
Có lẽ vì vậy mà loài hoa đơn sơ này lại đi vào lòng người, vào thơ ca một cách dung dị và trọn vẹn nghĩa thủy chung.
Anh trao em đoá hoa bần mùa hạ
Em đem về ép lại trang thơ
Hoa bần nở hay tình ta chớm nở
Mà bâng khuâng sắc tím đợi chờ
Em đem về ép lại trang thơ
Hoa bần nở hay tình ta chớm nở
Mà bâng khuâng sắc tím đợi chờ
Bần
có nhiều giống như : bần ổi, bần dĩa, bần sẻ... v.v.. Trái bần non có
vị chát, nhưng khi chín thì rất chua, mùi thơm đặc trưng.
Người
dân miệt sông nước thường dùng bần chín nấu canh chua thay cho me. Cái
hương bần chín nồng nàn, cái vị bần chua đậm đà đã ăn rồi thì nhớ mãi.
Canh chua bần được nấu với các loại cá khác nhau, như cá bông lau, cá ba sa, cá ngát. Đặc biệt hơn là nấu với cá tra bần, một loài cá chỉ ăn trái bần chín.
Canh chua bần được nấu với các loại cá khác nhau, như cá bông lau, cá ba sa, cá ngát. Đặc biệt hơn là nấu với cá tra bần, một loài cá chỉ ăn trái bần chín.
Tinh tế một chút khi
thưởng thức lẩu bần, người ăn còn cảm nhận ra mùi thơm dịu nhẹ của hương
bần, gợi thương, gợi nhớ về "hương đồng gió nội".
Vào mùa nước nổi, rau ăn kèm với lẩu bần ngoài bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng và một số loại rau canh chua thông thường khác, đặc biệt bông điên điển, một loại bông dân dã của vùng sông nước. Cái món ăn dân dã ngày nào ở thôn quê, giờ lại được liệt vào món ăn đặc sản của nhà hàng thời hội nhập
Vào mùa nước nổi, rau ăn kèm với lẩu bần ngoài bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng và một số loại rau canh chua thông thường khác, đặc biệt bông điên điển, một loại bông dân dã của vùng sông nước. Cái món ăn dân dã ngày nào ở thôn quê, giờ lại được liệt vào món ăn đặc sản của nhà hàng thời hội nhập
Đất quê đã nuôi nấng biết bao thế hệ con người nơi đây bằng những điều dung dị, hiền hòa và những sản vật mộc mạc của nó.
Rồi ven bến sông sông quê, rặng bần luôn chạm mắt tuổi thơ với tiếng gió vi vu trong giấc ngủ với giọng ru của bà, của mẹ.
Ầu ơ...thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tắp vào đâu?
Rồi ven bến sông sông quê, rặng bần luôn chạm mắt tuổi thơ với tiếng gió vi vu trong giấc ngủ với giọng ru của bà, của mẹ.
Ầu ơ...thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tắp vào đâu?
Hình ảnh rặng bần còn
gắn với tình yêu đôi lứa, dù là những mối tình đẹp nên thơ hay cách trở
tình duyên cũng hết sức dung dị, mộc mạc như tên của loài cây này. Nhiều
câu ca dao xưa từng nói lên điều đó.
Chiều chiều xuống bến ba lần
Trông em không thấy thấy bần xơ rơ.
Hay như :
Bần gie đóm đậu sáng ngời
Lỡ duyên tại bậu trách trời sao nên...
Chiều chiều xuống bến ba lần
Trông em không thấy thấy bần xơ rơ.
Hay như :
Bần gie đóm đậu sáng ngời
Lỡ duyên tại bậu trách trời sao nên...
Trải bao thăng trầm của thiên nhiên, nhu cầu kinh tế, và cả tác động
của con người, cây bần vẫn sừng sững trong tâm thức của biết bao người.
Vì vậy mà người dân quê luôn cứ gọi cái tên mộc mạc, thân quen là bần
chứ ít ai gọi cái tên mỹ miều là Thủy Liễu
Có một nhà văn Nam bộ từng nói : « Chỉ cần với tay chạm lại đóa hoa bần, là đã với tay chạm mặt quê hương!… »
Bởi
vậy mà những người con ở miệt sông nước này dù có đi thật xa, thật lâu,
nhưng mỗi khi nhớ đến xứ sở là hiển hiện trong tâm thức mình về một
rặng bần soi bóng sông quê!
(Hình ảnh và lời trích từ phim trong Chương trình Ký ức miền Tây)
Rặng bần quê
Một buổi chiều sóng nước dập dìu vỗ vào
mạn ghe đưa tôi trở về quê ngoại, nơi chất chứa những kỷ niệm tuổi thơ có hàng
bần soi bóng. Từ xa đã nhận ra, hàng bần xanh ngút mắt đang ngâm mình trong nước,
trái tròn đung đưa như chào đón người bạn xa quê.
Cây bần luôn gắn bó với người dân quê tôi, thật gần gũi và thân thương. Thú vị nhất với lũ trẻ con quê tôi là mùa bần đơm hoa, cả dòng sông lung linh dưới hàng bần trổ hoa.
Muôn ngàn bông hoa đung đưa khoe nhuỵ trắng hồng vương bay theo gió, mỗi bông hoa là tua tủa những vòi tua trắng mềm mại như đợi chờ, như níu kéo nỗi nhớ thương. Bông hoa giản dị mà hiền hoà như người con gái vùng miệt vườn đằm thắm.
Cây bần luôn gắn bó với người dân quê tôi, thật gần gũi và thân thương. Thú vị nhất với lũ trẻ con quê tôi là mùa bần đơm hoa, cả dòng sông lung linh dưới hàng bần trổ hoa.
Muôn ngàn bông hoa đung đưa khoe nhuỵ trắng hồng vương bay theo gió, mỗi bông hoa là tua tủa những vòi tua trắng mềm mại như đợi chờ, như níu kéo nỗi nhớ thương. Bông hoa giản dị mà hiền hoà như người con gái vùng miệt vườn đằm thắm.
Lũ trẻ chúng tôi hái hoa bần làm đồ
trang trí, tết hoa, đeo vòng, chơi đồ hàng. Dì tôi hái bông bần về làm món gỏi
chua ăn thật hấp dẫn. Hoa bần cũng góp phần điểm tô cho cuộc sống và làm vơi đi
nỗi vất vả của người dân vùng sông nước. Hoa bần còn gắn với tình yêu lứa đôi,
có biết bao câu chuyện tình yêu có hình ảnh hoa bần ẩn hiện. Bần đã đi vào ca
dao, tục ngữ như một sự giãi bày, tâm sự.
Cây bần cũng gợi lại thời kỳ khai hoang
và cuộc sống gieo neo, khốn khó, gợi nên số phận trớ trêu, dập dềnh nơi sông nước.
Quả bần chín rụng đúng vào mùa nước nổi trôi dập dềnh không biết về đâu, giống
như chuyện tình duyên và thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, số phận hẩm
hiu không tự mình quyết định được như câu ca dao:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tắp vào đâu?
Qua mùa hoa trắng, trái bần đậu trĩu trịt
đầy cành, tròn đầy, căng mọng, mang đủ vị chát, chua rồi chín ngọt như muốn hiến
dâng tất cả tinh tuý cho đời và cũng giống như dư vị vốn có của cuộc sống này.
Trái bần xanh có vị chát, chua có mùi thơm đặc trưng được ngoại hái về nấu canh
chua, nấu lẩu cá, ăn kèm với một số loài rau dễ kiếm như: bông súng, bông điên
điển, chuối chát, lá lụa, trái ớt xanh. Món bần chín dầm với cá kho, mắm kho để
chấm rau; đọt bần xào...Trong những bữa cơm quê dưới tán cây râm
mát, bữa cơm giản dị với sản vật miền quê mà thấy ấm cúng vô cùng. Ngày
nay, người ta còn chế biến cả kẹo bần, mứt
bần, bột bần khô để xuất khẩu. Các món ăn đồng quê từ bần còn được đưa vào các
nhà hàng để thực khách gần xa thưởng thức.
Hoàng hôn lấp lánh vàng đang buông rơi đầy mặt
sông, hàng bần sum suê lá dẻo dai đầy sức sống vẫn mướt xanh. Tôi muốn quay về
những năm tháng tuổi thơ, tay hái trái bần chín cùng bạn bè tụm năm tụm ba chơi
trò trốn tìm đuổi bắt, cùng chia nhau trái bần để thưởng thức huơng vị của quê
hương.
Sóng nước cứ miên man, tôi ngơ ngẩn nhớ ngoại và ngắm nhìn ngút ngàn xanh của rặng bần soi bóng quê hương./.
Sóng nước cứ miên man, tôi ngơ ngẩn nhớ ngoại và ngắm nhìn ngút ngàn xanh của rặng bần soi bóng quê hương./.
Vũ Lệ Ngân Hương
Mùa bần chín
Lũ trẻ chúng tôi lớn lên thành người từ những hạt lúa làm đến chảy máu
mắt, từ những gánh cải chai vai… Những năm lớn lên, đi xa, tôi mang theo
trong tim một trái bần chín.
Ba tôi phải làm nhiều nghề mới đủ nuôi nổi sáu đứa con nhỏ và có tiền
gửi cho ba đứa lớn đi kháng chiến. Dưới sông, ba tôi chất nhiều đống chà
dụ cá, rồi đi đăng ở các con rạch ven sông. Đó là những đêm gió tết
lạnh lùng, ba má tôi trầm mình dưới sông để bắt cá. Ba tôi còn mướn trâu
để đi qua các làng bên cày mướn. Môt chuyến đi 5 - 7 ngày mới về nhà.
Tối ngủ ở những chòi hoang giữa ruộng. Dạo đó, đêm mưa giông lớn, lạnh
quá ông lết vào nằm cạnh đống un trâu cho ấm, đến khuya trâu đái cả lên
đầu ông. Về ba tôi cạo đầu bỏ trong niềm u uất lạ thường.
Lũ trẻ trong làng tôi lớn lên èo uột, khẳng khiu như cây mọc từ đất khô
cằn. Chúng tôi đói đủ thứ vật chất, đói tinh thần, đói chữa bệnh, học
hành… Mười lăm tuổi tôi học lớp 4. Đó là những niên học thường xuyên dở
dang, không phải vì tôi học dở mà vì chiến tranh, vì học phí từ những
đồng tiền ít ỏi nhuộm đầy mồ hôi nước mắt của gánh rau cải trên vai má
tôi, từ những buổi cày quá ngọ trên đồng xa của ba tôi. Mười lăm tuổi
tôi không biết trái nho, trái táo… là gì. Lũ trẻ chúng tôi 13 -14 tuổi
vẫn còn cởi truồng nhảy múa trên sông vì không đủ quần áo mặc. Tết mỗi
đứa được hai bộ đổ vải thô là dữ lắm rồi. Cách làng tôi hai cây số và
phải qua một con sông, ông Sáu Tạo vừa sắm cái “truyền hình”, thế là cả
hai, ba xóm chiều kéo nhau qua xem như gánh hát cải lương. Bảy, tám tuổi
trẻ con của làng đã phải đi giữ trâu, cuốc rẫy, giăng lưới cắm câu… phụ
giúp gia đình.
Đời khổ như thế nhưng chúng tôi sống được nhờ có những niềm vui dân dã
của quê nghèo. Phía trước làng tôi đôi bờ sông Bạc Liêu mọc kín những
rặng bần đan xen với lá dừa nước và các loại dây leo. Chỉ có trước mặt
những ngôi nhà là bến sông thì mới có khoảng trống. Rặng bần cao lớn,
uốn quanh theo các doi vịnh của dòng sông. Cũng giống như những con
người của đất này, vượt lên đạn bom, vượt lên giông bão, rặng bần như có
một sức mạnh vô tận trong đất, chúng sống xanh tươi, khỏe khoắn đến kỳ
lạ. Người ta hạ những cây bần ven sông để chất chà dụ cá thì hai mùa mưa
sau nó lại to lớn xanh tươi như cũ. Người của làng tôi dù có đi thật
xa, thật lâu, dù ở tận ven trời góc bể mỗi khi nhớ quê là trong đầu hiển
hiện một rặng bần soi bóng ven sông. Ở đó mùa mưa đến là mùa hoa bần
nở, cái màu trắng và tím của hoa bần tinh khiết lạ thường. Nhụy hoa bần
rụng trắng mặt sông và khi đó dòng sông như thay áo mới. Lũ chim dòng
dọc làm tổ đầy trên những cây bần. Trong những ngày hè oi ả, chúng tôi
trèo lên bắt tổ chim rồi nhảy ùm xuống sông chơi trò ném sình vào nhau
hay trốn tìm. Khi đêm đến lũ đom đóm thắp đèn, rặng bần như mở hội hoa
đăng. Khi đó lũ trai tơ gái lứa mới “nhổ giò” của làng tôi bơi xuồng
sang sông nói lời trăng gió với cô nàng hay ra bến sông giặt áo. Nhất là
những đêm trăng sáng, giữa hai rặng bần mở hội hoa đăng, dòng sông dát
bạc ngoằn ngoèo như mở ra một con đường lộng lẫy để đi vào cõi thần
tiên, chúng tôi đậu xuồng xen với nhau ở một bến sông rồi đàn ca. Câu
vọng cổ trữ tình lan dài, đưa dòng sông vào cõi mộng mơ huyền hoặc.
Mùa gió chướng đến, đất trời khoáng đạt. Sông quê tôi đầy sóng bạc đầu
khi con nước ròng đổ ra biển. Đó là cũng là mùi vui của đời sông nước.
Khi đó, bơi xuồng theo dọc triền sông là cả không gian dậy lên sực nức
mùi bần chín, những chùm bần chín mọng đong đưa trong gió, thỉnh thoảng
một trái bần chín rớt “chỏm” nổi lềnh bềnh trên sông. Lũ trẻ chúng tôi
lại mang mắm cá chốt, mắm ba khía xuống xuồng rồi hái bần ăn với mắm.
Mấy ông già cũng dùng hai món đó làm mồi nhậu. Dân quê tôi thì lấy bần
chín nấu canh chua thay cho me. Cái hương bần chín nồng nàn, cái vị bần
chua đậm đà đã ăn rồi thì nhớ lắm, có thể mang đi đến cuối đất cùng
trời. Ngày xưa tôi có một người yêu dưới quê, tôi ví nàng như trái bần
chín, nàng nhảy đỏng lên rồi bảo: “Anh nói em là người nhà quê đó hả?”.
Tôi chỉ cười trong yêu thương, em có biết đâu, trong tôi, trái bần chín
dung dị mà đậm đà tình xứ sở.
Mùa bần chín cũng là mùa dừa nước dầy cơm. Sông quê tôi xen lẫn trong
rặng bần là những bụi dừa nước. Người ta dùng lá dừa nước làm nhà và một
số vật dụng sinh hoạt khác, còn trong mắt lũ trẻ chúng tôi, dừa nước
chỉ để ăn trái. Tháng gió chướng là dưới các bến sông đầy những quầy dừa
nước sâu đậm. Lũ trẻ chúng tôi chặt lên rồi chẻ ra, ruột dừa nước màu
trắng đục, ăn thơm và ngọt lắm. Có bữa nhà hết gạo hoặc đi cày xa không
kịp mang cơm đến, ăn một quầy dừa nước là có thể cầm cự đến trưa. Ăn dừa
nước chán thì chúng tôi hái trái cám, trái cơm nguội, trái chòi mòi để
đón món, vốn có đầy trong đám rừng ven sông. Lũ con nhà nghèo chúng tôi
vốn đói bánh trái thị thành nên thay bằng những trái rừng mộc mạc như
thế.
Chưa hết, đất rừng ven sông còn ban tặng rất nhiều sản vật. Mùa gió
chướng cũng là mùa lũ chim óc cao, gà nước, cuốc… mập ú từ rừng ra đồng
lúa kiếm mồi. Thế là chúng tôi chọn các cửa rừng để đặt bẫy. Sáng ra
thăm, ngọn bẫy bị rịt vào góc lá, ta dở lên một con gà nước (hoặc các
loài chim khác) mập ú. Gà nước mà nấu cháo, xé phay, trộn rau răm là
ngon tuyệt trần. Dưới chân vật rừng ven sông ấy, chúng tôi còn bắt được
vọp, cua biển… Nước ròng tháng 8 - 9 âm lịch cứ vào rừng bắt cua “xổm”,
chúng cứ bò nhởn nhơ, gặp người là chúng ngồi “xổm” vươn hai cái càng
lên, ta bắt một hồi là quảy không nổi.
Mùa gió chướng cũng là mùa giăng lưới cá chẽm ven sông. Sáng sớm, trong
tiết trời lành lạnh của mùa cấn bấc (giao thời giữa gió chướng và gió
bấc) trong con nước ròng sát kiệt, lưới treo lủng lẳng 5 -7 con cá chẽm,
có con nặng đến 4-5 kg. Mùa mưa chúng tôi còn trầm mình dưới sông để
chĩa nhái. Khi mưa già, nước trên sông ngọt, lũ nhái từ trên đồng kéo về
nằm đầy ở đôi bờ sông. Với dụng cụ là một cây chĩa bằng trúc dài 3 -
4m, chúng tôi mà chĩa một lúc là có vài ký nhái, ếch đem xào sả ớt, xào
lá cám… là xong một bữa cơm nhà nghèo.
Đó, đất quê đã nuôi dưỡng chúng tôi bằng một đời sống hiền hòa và những
sản vật mộc mạc của nó. Đất quê như một bà mẹ nhân từ, âm thầm mà hào
phóng đưa người làng tôi vượt qua chiến tranh, nghèo đói.
Lũ trẻ chúng tôi lớn lên thành người từ những hạt lúa làm đến chảy máu
mắt, từ những gánh cải chai vai… Những năm lớn lên, đi xa, tôi mang theo
trong tim một trái bần chín. Trái bần tỏa ngát hương sưởi ấm hồn tôi
trong lúc tai ương hoạn nạn. Mỗi bận tôi về làng, cứ đứng bên bến đò mà
nhìn sang xóm nhỏ. Ở đó giờ ba má tôi, anh chị tôi và nhiều người cũ đã
không còn, chỉ còn lại đó cái xóm nhỏ vẫn trinh nguyên một rặng bần. Tôi
nhìn thật lâu rồi ứa nước mắt, bởi tôi thấy cái hồn quê trong rặng bần
với biết bao ân tình nhân nghĩa.Sưu tầm
Hoa bần rụng
Hoa bần rụng trắng dòng sông cũ
Để lại mầm non cho trái xanh....
Để lại mầm non cho trái xanh....
Dẫu thương gạt lệ cũng đành,
Kịp mùa trái chín ngày anh lên đường !
Kịp mùa trái chín ngày anh lên đường !
NM
MÙA HOA BẦN RỤNG TRẮNG
Còn một năm nữa ra trường Quân phải nghỉ học về nhà
chăm sóc mẹ. Bà Tám, mẹ Quân trong một lần lùa vịt ra đồng đã trợt chân
té ngã gãy chân và chấn thương cột sống. Suốt ba tháng nằm bệnh viện đa
khoa tỉnh, tiền bạc dành dụm trong nhà cũng cất cánh bay luôn theo bầy
vịt. Khi Quân đưa mẹ từ bệnh viện về trong túi chỉ còn vỏn vẹn không tới
ba trăm ngàn với những ngày tháng mênh mông ở phía trước mà trong căn
nhà tồi tàn ở Xẻo Bần cách lộ nhựa hơn cây số cái gì cũng thiếu thốn kể
cả dầu lửa để đốt đèn.
Buổi chiều trời mưa lay bay, sau khi tắm rữa, thay
quần áo cho mẹ xong, đặt bà nằm yên trên giường Quân vừa buông mùng vừa
nói:
-Con phải ra lộ nhựa mua dầu đốt đèn và một ít đồ dùng.
-Trời cũng sắp tối rồi, con đi mau về- Bà Tám lên tiếng.
-Con biết rồi, để con đốt con cúi hun muỗi. Mưa lắc rắc thế này muỗi dữ lắm.
Bà Tám vội xua tay:
-Không cần đâu, mẹ nằm trong mùng lại không đi được ra ngoài thì
đâu sợ muỗi. Con đốt con cúi khói bay đầy mẹ ngộp thở lắm, chịu không
nổi đâu.
Bà Tám nói làm Quân sực nhớ, từ ngày về nhà mẹ anh
vẫn chưa tự đi lại được, mọi việc phải có Quân đỡ, dìu, kèm theo hai cây
nạng bên hông. Bác sĩ lại cẩn thận dặn Quân tuyệt đối không để cho mẹ
té, dù nặng hay nhẹ cũng rất ảnh hưởng đến sự phục hồi cột sống. Riêng
cái chân gãy đã tương đối ổn, tất nhiên trong quá trình lành vết thương
cũng không thể để xảy ra tai nạn một lần nữa.
Quân dẫn chiếc xe đạp cũ- thứ tài sản quý nhất còn
lại ra cửa. Mưa nhỏ, đường trơn nhưng không đến nỗi lầy lội nên Quân có
thể đạp xe cho nhanh ra lộ nhựa và quay về trước khi trời tối để đút
cháo cho mẹ. Bà Tám chỉ ăn cơm được buổi trưa, buổi tối chỉ có thể ăn
cháo cho dễ ngủ và phải ăn trước 7 giờ. Do đó dù bận việc gì, phải ra
khỏi nhà Quân vẫn nhớ về cho mẹ ăn đúng bữa. Quân bây giờ không chỉ là
đứa con trai của bà Tám mà đồng thời đóng vai trò là con gái trong những
việc chỉ có con gái mới làm được. Nhưng biết làm sao hơn, nhà chỉ có
hai mẹ con. Ong Tám đã hy sinh trong chiến tranh.
Đạp xe được nửa đường Quân bỗng gặp Ut Diễm đội nón
đi tới. Ut Diễm mặc áo bà ba tím, quần đen, nước da trắng càng trắng hơn
khi ngước mặt nhìn Quân bằng cặp mắt to, đen nhánh.
-Em định vào thăm bác Tám, anh Quân đi đâu vậy?
-Anh chạy ra lộ nhựa mua những thứ cần dùng trong nhà. Em lên xe anh chở đi rồi cùng về luôn.
Út Diễm gật đầu rồi leo lên ngồi phía sau. Chiếc xe
đạp giờ có thêm một người trở nên nặng hơn, Quân nhấn pê-đan đạp rướn
tới, đường khá trơn, đôi lúc tay lái của Quân loạng choạng khiến chiếc
xe suýt lao xuống ruộng. Những lúc như thế thay vì hét lên sợ hãi, Ut
Diễm lại bặm môi vòng tay ôm cứng lấy eo Quân, điều này khiến Quân như
được tiếp thêm sức mạnh, gắng sức giữ thăng bằng cho chiếc xe tiếp tục
đi hết con đường trơn trợt ra tới lộ nhựa.
Quán tạp hóa, đồng thời cũng là quán cà phê ngay dưới
chân cầu đá. Cạnh quán là con Rạch Bần đang dâng nước. Quân bảo Ut Diễm
ngồi uống cà phê đợi anh. Sau khi mua những thứ cần dùng, dựng đầy một
túi sốp và chai dầu lửa, Quân ra bàn ngồi đối diện với Ut Diễm, anh đặt
những thứ lỉnh kỉnh dưới gầm bàn và gọi ly cà phê đá.
Út Diễm nhìn xuống dòng nước đang chảy xiết, ngầu đục phù sa có những cánh hoa bần đang trôi giọng thẫn thờ:
-Đang mùa hoa bần hả anh Quân? Em thấy hoa bần trôi trắng mặt nước kìa.
-Đúng là đang mùa hoa bần. Nhưng có gì đặc biệt đâu, tới mùa này nó vẫn rụng và trôi đầy rạch kia mà.
Út Diễm ngậm ngùi:
-Đặc biệt chứ, năm nay mùa hoa bần rụng anh Quân bỏ học trở về đây. Còn em thì sắp sửa bỏ quê ra đi.
Quân ngạc nhiên:
-Út Diễm đi đâu?
-Lên thành phố.
-Học à?
Út Diễm cười buồn:
-Anh biết em nghỉ học thừ năm cuối lớp 11 rồi mà. Giờ học gì nữa.
Giờ đi thành phố…cho người ta coi mắt. Nếu được chọn em sẽ lấy chồng
nước ngoài. Em đến thăm bác Tám và anh Quân chiều nay để mai em đi
chuyến xe sớm.
Quân sững người trước tin bất ngờ này. Gia đình
Ut Diễm cũng không hơn gì gia đình Quân, mẹ Út Diễm không còn, ba thì
già yếu, bệnh nặng, mất sức lao động. Anh trai cô đã có gia đình ở riêng
và hầu như gánh nặng của gia đình đều trút lên vai Út Diễm nên cô không
có điều kiện học tiếp mà phải nghỉ sớm để làm đủ thứ việc nuôi thân và
nuôi người cha không còn ai ngoài đứa con gái duy nhất để cậy nhờ. Nhưng
sức lực của cô gái nhỏ bé ở chốn nông thôn này không đủ để gánh một cái
gánh quá nặng và cuối cùng rồi Út Diễm cũng phải lựa chọn cho mình một
lối thoát giống như một số cô gái nghèo khác. Quân không dám nghĩ thêm
nữa, vì càng nghĩ, Quân cũng không làm sao níu giữ được Út Diễm ở lại,
trong khi chính bản thân Quân cũng đang khó khăn, chống chọi với hoàn
cảnh của mình. Anh cũng không nói được gì về tình cảm với Út Diễm, dù
biết rằng giữa hai người từ những năm cấp III đã luôn nghĩ về nhau. Đến
khi Quân vào đại học, tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn và mỗi lần nghỉ hè
Quân về quê Ut Diễm vẫn ở bên kia bờ rạch thả sang cho Quân những cành
hoa trắng mang ý nghĩa của lời ước hẹn, sự chờ đợi…Nhưng chiều nay,
trong cơn mưa lay bay và những cơn gió lạnh tràn, mùa hoa bần lại mang
một ý nghĩa khác và nó đã theo dòng nước ngầu đục trôi xa khỏi chỗ đứng
quen thuộc của Quân.
Út Diễm bỗng nói:
-Thôi, anh Quân về đi, trời tối rồi. Cho em gởi lời thăm bác Tám và tạm biệt ở đây nhé.
-Em không vào nhà à?
-Em phải về xem ba em thế nào. Hơn nữa trời cũng tối rồi. Mai em phải đi sớm.
Quân dắt xe ra đường. Ut Diễm thóang nhìn Quân bằng ánh
mắt u buồn rồi kéo nghiêng vành nón như che mưa nhưng thật ra không
phải vậy. Cô lầm lũi đi về phía chân cầu đá còn Quân thẫn thờ theo những
vòng bánh xe đạp mệt mỏi ngược cơn mưa trong bóng đêm chập choạng nuốt
dần con lộ nhựa lạnh căm.
Từ Kế Tường