BÔNG ĐIÊN ĐIỂN Phi Nhung
Mùa hoa nước nổi.....
Thương sao quê hương tôi,
Thương những ngày nước nổi !!
Hoa điên điển vàng đồng,
Thương những ngày nước nổi !!
Hoa điên điển vàng đồng,
Như một lời an ủi ?!.....
Hoa điên điển xinh xinh,
Nụ hoa vàng nhỏ bé .
Nhưng thấm đẩm bao tình ,
Bát canh chua của mẹ !!!!
Quê hương dù nhỏ bé,
Nhưng tình quê ngọt ngào !
Lời quê là gió mát ,
Trên sóng hoa rì rào...
Ai đã từng xa quê ?
Chưa một lần trở lại.
Xin nhớ ! Hãy quay về ,
Thăm hoa vàng nước nổi.!!..
NM
Hoa điên điển xinh xinh,
Nụ hoa vàng nhỏ bé .
Nhưng thấm đẩm bao tình ,
Bát canh chua của mẹ !!!!
Quê hương dù nhỏ bé,
Nhưng tình quê ngọt ngào !
Lời quê là gió mát ,
Trên sóng hoa rì rào...
Ai đã từng xa quê ?
Chưa một lần trở lại.
Xin nhớ ! Hãy quay về ,
Thăm hoa vàng nước nổi.!!..
NM
Không nồng nàn, kiêu sa, điên điển vàng thơm mùi của cỏ, của phù sa, của
bã chè mớicới đổ ra ấm tích. Ấy vậy nên nó rất hợp vị với nhiều món ăn dân
dã.
Từ đỉnh Hà Giang mờ sương tới mũi Cà Mau bạt ngàn rừng tràm, rừng đước, có mảnh đất nào của quê hương mà ta chẳng mến yêu tha thiết. Hà Nội thu sang mùa cốm, mùa hồng, Đồng Tháp mùa lũ cho bông điên điển nở vàng mặt nước. Có người nhạc sỹ xa xứ đã mang trong tim nỗi khắc khoải về một vùng trời Nam Bộ vàng rực điên điển để ngân lên câu hát: “Thương bông mà điên điển, nghiêng mình nhớ đất quê”. Có người con Đồng Tháp Mười vì đeo đuổi cái chữ mà mà phải tha phương đã để tiếng lòng rạo rực mà làm nên những vần thơ về mùa hoa điên điển:
Bông điên điển trên sông xưa lắm
Mùa nước lên tôi nhớ Tháp Mười
Bông điên điển trên sông sang lắm
Tôi thả tình bèo dạt mây trôi
Ừ, bông điên điển ngon lắm. Dù chỉ là thứ hoa dại mọc lên theo những con nước nổi nhưng hoa điên điển còn là “bông cứu đói” của bà con. Bát canh chua cá lóc thả vài chùm bông điên điển cho thêm sắc, thêm vị. Bát cơm ngày lũ lớn có nồi điên điển luộc cho đỡ sót ruột. Cây điên điển thân mềm, nổi lên cùng con nước son, bị vùi dập trong gió trong mưa nhưng vẫn vươn lên khoẻ mạnh, tốt tươi. Nhớ những ngày lũ lớn, cả nhà cứ theo dòng nước lênh đênh trên xuồng, chẳng có gì để ăn, chỉ thấy vàng rực những vạt điển điển. Cha chèo xuồng, má rung nhẹ cành cây cho những đọt bông rụng đầy trong ghe, chị khéo nhặt cho lên bắc nồi cháo, thế cũng đi qua những ngày lũ lớn.
Dân
Đồng Tháp đi tứ xứ làm ăn, mỗi khi nhớ quê là nhớ bông súng, bông điên
điển, nhớ mùa cá linh từ Biển Hồ Campuchia xuôi về Đồng Tháp. Không nồng
nàn, kiêu sa, điên điển vàng thơm mùi của cỏ, của phù sa, của bã chè
mới đổ ra ấm tích. Ấy vậy nên nó rất hợp vị với nhiều món ăn dân dã. Cá
linh kho mía mà không có bông điên điển, không có cái hương đồng quê,
cái vị nhân nhẫn của đọt điên điển vàng thì không phải món ăn miền sông
nước! Bánh bèo có điên điển làm nhân, trứng tráng trộn thêm vạt điên
điển, bánh tráng có điên điển ăn kèm, rồi điên điển để làm dưa, điên
điển rang tép… Những món ăn dân giã từ nguyên liệu đến cách làm ấy là
cái cớ trực tiếp nhất cho người xa quê mong ngóng ngày trở về.
Từ đỉnh Hà Giang mờ sương tới mũi Cà Mau bạt ngàn rừng tràm, rừng đước, có mảnh đất nào của quê hương mà ta chẳng mến yêu tha thiết. Hà Nội thu sang mùa cốm, mùa hồng, Đồng Tháp mùa lũ cho bông điên điển nở vàng mặt nước. Có người nhạc sỹ xa xứ đã mang trong tim nỗi khắc khoải về một vùng trời Nam Bộ vàng rực điên điển để ngân lên câu hát: “Thương bông mà điên điển, nghiêng mình nhớ đất quê”. Có người con Đồng Tháp Mười vì đeo đuổi cái chữ mà mà phải tha phương đã để tiếng lòng rạo rực mà làm nên những vần thơ về mùa hoa điên điển:
Bông điên điển trên sông xưa lắm
Mùa nước lên tôi nhớ Tháp Mười
Bông điên điển trên sông sang lắm
Tôi thả tình bèo dạt mây trôi
Ừ, bông điên điển ngon lắm. Dù chỉ là thứ hoa dại mọc lên theo những con nước nổi nhưng hoa điên điển còn là “bông cứu đói” của bà con. Bát canh chua cá lóc thả vài chùm bông điên điển cho thêm sắc, thêm vị. Bát cơm ngày lũ lớn có nồi điên điển luộc cho đỡ sót ruột. Cây điên điển thân mềm, nổi lên cùng con nước son, bị vùi dập trong gió trong mưa nhưng vẫn vươn lên khoẻ mạnh, tốt tươi. Nhớ những ngày lũ lớn, cả nhà cứ theo dòng nước lênh đênh trên xuồng, chẳng có gì để ăn, chỉ thấy vàng rực những vạt điển điển. Cha chèo xuồng, má rung nhẹ cành cây cho những đọt bông rụng đầy trong ghe, chị khéo nhặt cho lên bắc nồi cháo, thế cũng đi qua những ngày lũ lớn.
Có
đôi khi ở một vùng trời xa tím ngát oải hương, đỏ rực hồng nhung lại
thắc mắc về tên của loài hoa mùa lũ chốn quên nhà – điên điển. Cái tên
khắc khoải như một nỗi nhớ, cái tên mang trong nó cả những âu lo của kỳ
giáp vụ, cả những thổn thức của những đêm nằm nghe ngóng con nước dâng
cao. Loài hoa bình dị vươn lên cùng con nước ấy đã cứu đói cho bà con
nghèo. Mùa nước nổi, khi mà khoai sắn bì bõm trong nước, điên điển dâng
bông cho món ăn mẹ làm. Về Sài Gòn, tìm khắp chợ lớn chợ nhỏ chẳng đâu
thấy bông điên điển… nên người xa quê lại càng nhớ quê da diết, nhớ
những món ăn từ bông điên điển vàng...
Theo TCMN
(SSV) - Những nụ bông nhỏ nhắn, vàng rực chấp chới như những cánh bướm
chỉ chực bay lên, bay lên khi gió thổi qua. Những cành cây mỏng manh,
suôn đuột ngửa nghiêng theo từng đợt gió. Những ngày nước nổi, khách đi
đường nhìn hai bên thấy rợp vàng những bông hoa nhỏ ấy, chợt nhớ ra: Mùa
bông điên điển quê nhà...
Mùa bông điên điển lại về... Nhớ miền Tây vô bờ...
Những
nụ bông nhỏ nhắn, vàng rực chấp chới như những cánh bướm chỉ chực bay
lên, bay lên khi gió thổi qua. Những cành cây mỏng manh, suôn đuột ngửa
nghiêng theo từng đợt gió. Những ngày nước nổi, khách đi đường nhìn hai
bên thấy rợp vàng những bông hoa nhỏ ấy, chợt nhớ ra: bông điên điển!
Cùng lúc bao kỷ niệm được gợi lại trong lòng những cư dân vùng châu thổ
Cửu Long.
Lớn
lên trên vùng đất này, hẳn ai cũng đã hơn một lần biết đến cái vị đăng
đắng mà ngọt ngon của loài hoa bé nhỏ kia. Bông điên điển rửa sạch nhúng
từng chùm, từng chùm vào cái lẩu mắm - mùa này là mắm cá linh - làm
tăng thêm sự ngọt bùi, thơm phức của món ăn đặc sệt Nam bộ mà nay đã trở
thành một món ngon của cả nước. Hoặc, món canh ngót nấu nước dừa xiêm
với giấm, thêm ít cọng hành, ngò, cần tây; khi nồi canh sôi sùng sục
trên bếp thả cá linh vào, cũng nhúng bông điên điển ăn cùng với bún, rau
sống..
Ôi,
mùa nước nổi quê tôi ! Đi cùng với nỗi lo lắng, phập phồng theo mực
nước lên xuống hằng ngày có cả niềm vui, nỗi nhớ những hương vị đậm đà
của vùng đất phương Nam, trong đó không thể thiếu sự hiện diện của bông
điên điển, bông súng, rau nhút... mọc tràn lan trên ruộng, trên sông
rạch khi nước lũ ngập đồng.
Những
ngày này thèm ăn nồi canh ngót cá linh, thèm được nhúng bông điên điển
vào nồi nước chua chua ngọt ngọt nhưng cả chợ cũng chỉ vài chỗ bày bán
với giá không rẻ chút nào, còn cá linh thì chỉ một vài mớ con con...
Hỏi
ra mới biết thứ bông điên điển không làm sao đếm hết vào những mùa lũ
xưa giờ người dân phải trồng bán, bởi những bờ đê bao kéo dài trên các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đã ngăn lũ tràn đồng, nên những
cây điên điển vốn quắt queo mùa khô, chỉ đợi mưa lũ về là xanh um, vàng
rực hoa giờ không còn nữa. Cả những khoanh bông súng mập tròn trước đây,
cứ vươn cao, cao mãi theo con nước mùa nước nổi cũng ngày càng hiếm
hoi...
Ôi,
đâu rồi những “mùa nước son” ! Người dân đồng bằng đã gọi tên mùa lũ
như thế, xuất phát từ màu đỏ quạch của phù sa trong đất - những hạt phù
sa lắng lại trong đất sau mùa lũ, đem sự sống cho ruộng đồng, cây trái
cho vùng châu thổ.
Bất
chợt lại hiện ra trong ký ức tôi hình ảnh những chiếc xuồng ba lá chống
dài theo bờ rạch, bờ ruộng nước mênh mông tràn trề. Xuồng đi qua, đi
qua từng đám cây điên điển vàng rực trong nắng, người đứng trên xuồng
đưa tay hái từng chùm, từng chùm bông cho đến khi cả xuồng bông vàng đầy
ắp.
Những
cây điên điển rễ ăn sâu trong đất nhưng cứ nước lên là rễ cứ vươn lên,
thật mạnh mẽ, diệu kỳ như chính những người dân xứ này, bám chặt ngón
chân mình vào đất để sống còn từ thời khai hoang bạt núi, san rừng. Và
đất, đất khoan khoái trải mình đợi lũ về tắm táp, nghỉ ngơi chờ một vụ
mùa bội thu sắp tới, đất ôm ấp, chở che cho những cây bông điên điển mọc
lên, mọc lên khi đã thư giãn vụ mùa, mang lại cho mọi người những món
ăn khoái khẩu không dễ tìm nơi nào khác.
Những ngày đón lũ, nhìn con nước ròng sáng sáng, chiều chiều dâng đầy sông rạch, tràn vào cả những con đường xi măng trong hẻm nhỏ mà nhớ sao là nhớ những mùa bông điên điển vàng tươi, nhớ xiết bao món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi, lòng nghe thương quá vùng đất quê nhà !
Những ngày đón lũ, nhìn con nước ròng sáng sáng, chiều chiều dâng đầy sông rạch, tràn vào cả những con đường xi măng trong hẻm nhỏ mà nhớ sao là nhớ những mùa bông điên điển vàng tươi, nhớ xiết bao món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi, lòng nghe thương quá vùng đất quê nhà !
Mùa điên điển quê nhà...
Ngọc Tuyết
Tôi biết có nồi canh điên điển
Cá bông lau, đậu bắp, mỡ hành
Em ngậm cái màu bông chín nõn
Thẹn thùng không nói được tiếng "anh"
Cá bông lau, đậu bắp, mỡ hành
Em ngậm cái màu bông chín nõn
Thẹn thùng không nói được tiếng "anh"
Bông điên điển trên sông xưa lắm
Mù nước lên tôi nhớ Tháp Mười
Bông điên điển trên sông sang lắm
Tôi thả tình bèo giạt hoa trôi
Mù nước lên tôi nhớ Tháp Mười
Bông điên điển trên sông sang lắm
Tôi thả tình bèo giạt hoa trôi
Bông điên điển trên sông xưa lắm
Em chèo ghe, tôi hái trộm về
Trời giận nên làm con nước lớn
Lụt tháng mười, em mất bến quê
Em chèo ghe, tôi hái trộm về
Trời giận nên làm con nước lớn
Lụt tháng mười, em mất bến quê
Từ đó tôi tìm bông điên điển
Ai đem dị thảo đến nhà hàng
Con sáo sang sông con sáo hiếm
Kỳ hoa thành lẩu đãi nhà quan
Ai đem dị thảo đến nhà hàng
Con sáo sang sông con sáo hiếm
Kỳ hoa thành lẩu đãi nhà quan
Đâu biết có nồi điên điển luộc
Ăn thay cơm trên sóng thủy thần
Em ngậm cái màu bông nước mắt
Kỷ niệm buồn như một tiếng "anh"
Ăn thay cơm trên sóng thủy thần
Em ngậm cái màu bông nước mắt
Kỷ niệm buồn như một tiếng "anh"
Ở phố tôi thèm cơn nước lụt
Để bông ngày ấy tự trôi xuôi
Đâu biết chính mình đang phụ bạc
Bông chát, lòng em cũng ngậm ngùi.
Để bông ngày ấy tự trôi xuôi
Đâu biết chính mình đang phụ bạc
Bông chát, lòng em cũng ngậm ngùi.
Bùi Chí Vinh
Ký sự Ký ức Miền Tây: Mùa nước mùa hoa
Điên điển vàng bịn rịn mùa hoa
Xuồng ai đó lênh đênh đồng nước
Châu thổ lặn chìm sâu cả thuớc
Cho trồi lên rạo rực hoa vàng
Tình yêu nở thành hoa mùa nước
Suốt một đời ta mãi bâng khuâng…
Lại một mùa nước nữa đổ về miền Tây và có lẽ cũng cuộn tràn trong ký ức
của những ai đã từng đi qua vùng đất này với bao điều để nhớ mãi…
Mùa nước - Mùa hoa
Cố Nhạc sĩ – Nhà thơ Diệp Minh Tuyền cũng từng bâng khuâng trước vẻ đẹp
của sắc hoa mùa nước mới có những câu thơ làm xao động lòng người như
thế! ...
Không biết từ khi nào, đất phương Nam lại có loài cây điên điển, chỉ
biết mỗi khi mùa nước son tràn vào đồng bưng cũng là lúc những hàng cây
điên điển lại vươn lên xanh biếc ven các bờ sông, gò đất...
Trên hành trình khai phá đất hoang, người dân Nam bộ đã biết tận dụng
những gì sẵn có của thiên nhiên để làm ấm lòng trong cơn đói rét. Từ đó
mà hoa điên điển trở thành một trong những món ăn đậm đà hương vị phương
Nam, làm cho những ai có dịp thưởng thức các món ăn từ loài hoa này dù
có đi đâu xa cũng không thể nào quên, còn những con người đã sống và gắn
bó với màu vàng điên điển lại càng nhớ, càng thương da diết
Khi điên điển vừa đơm bông cũng là lúc cá linh non đổ về. Có lẽ vì thế
mà mỗi khi nhắc đến mùa nước nổi người ta hay nhớ nhất món lá linh với
bông điên điển. Nào là cá linh kho lạt, kho mía, nấu lẫu... tất cả đều
có món rau ăn kèm – đó là bông điên điển
Cái loài hoa có sắc vàng gợi nhớ này còn được làm dưa, xào tép... và đặc biệt hơn còn làm nhân bánh xèo.
Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì
không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo bông điên điển với tép chấu
vùng lũ. Chắc hẵn bất cứ ai một lần được nếm thử sẽ nhớ mãi cái hương vị
ngọt ngào của đồngđất quê nhà.
Có lẽ từ cái mộc mạc, thân quen ấy trên bưng biền mùa nước nổi đã lặng
sâu vào tâm thức của những ai xa quê. Còn những loài hoa nơi đây vẫn nổi
lên giữa biển nước mênh mông
Ngoài bông điên điển, còn có bông súng – một loài hoa trắng hoang sơ trồi lên mặt nước giữa đồng bưng.
Bông súng có rất nhiều loại: súng tím, súng trắng, súng chỉ, súng ma…
Tuy nhiên, nhiều hơn cả là bông súng trắng, chúng mọc chen chúc nhau, nở
hoa dày đặc, ngút ngàn cả cánh đồng.
Nước lũ dâng cao đến đâu thì cọng bông súng cứ vươn dài đến đó. Vì vậy
khi nhổ bông súng, người ta phải quấn lại thành từng khoanh tròn để dễ
chuyên chở và dễ bán mớ ở chợ quê.
Cọng bông súng nấu canh chua với bông điên điển cá rô đồng hoặc cá linh hay ăn sống với mắm kho đều ngon.
Bông súng giòn, có vị ngọt xen lẫn chan chát có lẽ vì đã ngấm chất phù sa và cái vị chua phèn quanh năm của vùng đất bưng biền.
Thiên nhiên ưu đãi cho đất phương Nam những sản vật tuy đơn sơ mộc mạc nhưng ngọt ngào tình đất tình quê.
Mùa nước nổi về đi cùng với nỗi lo lắng, phập phồng theo mực nước lên
hằng ngày, nhưng không thể quên được cái hương vị đậm đà đã hằn sâu
trong ký ức của con người đất phương Nam. Trong đó, không thể thiếu sự
hiện diện của bông điên điển và bông súng khi con nước ngập đồng.
Dù chỉ là thứ hoa dại mọc lên theo mùa nước, nhưng sắc vàng của bông
điên điển đã đi vào nỗi nhớ của biết bao người. Đặc biệt hơn là người
dân vùng lũ còn gọi điên điển một cái tên mang ý nghĩa hàm ơn là “bông
cứu đói” của bà con nghèo lúc giáp hạt. Và, những ai đã từng đi qua vùng
đất này hẵn sẽ hiểu sâu hơn về loài hoa đã tiếp sức cha ông ta trên
bước đường mở cõi đất phương Nam
Cùng với điên điển, bông súng của đồng bưng cũng góp sức mình trên hành
trình dài của người dân vùng đầu nguồn lũ. Và, nó cũng đã từng giúp bao
thế hệ trẻ em quê nghèo có thêm quyển tập, cây viết để mà lớn lên thành
người...
Cây điên điển vẫn còn đây bám rễ vào lòng đất của bưng biền và đợi nước về mà vươn cành nở rộ sắc hoa vàng...
Những mầm bông súng chôn vùi trong đất và đợi hạt phù sa trôi về để vươn dậy, cho đồng bưng thay tấm áo mới...
Và cứ thế, cho dù năm tháng có qua đi, nhưng trong ký ức của mỗi người
chúng ta vẫn còn mãi hoài hình ảnh của những Mùa nước nước – Mùa
hoa..../.
Sưu tầm
Điên điển miền sông nước
Về miền Tây vào mùa nước nổi, bạn sẽ thấy dọc theo hai bờ những tuyến
kênh, bông điên điển nở rộ thành từng chùm, ửng vàng chen lẫn sắc xanh
của lá. Bông điên điển giờ đây đã trở thành đặc sản “cây nhà lá vườn”,
được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà những người dân vùng nước nổi
nếu có đi xa sẽ còn lưu giữ mãi trong ký ức.
Để bông điên điển trở thành món ăn, giản
dị nhất là người ta nấu một nồi mắm kho, nhúng bông điên điển và một
vài loại rau sống khác vào là đã có ngay một món khoái khẩu.
Hoặc một cách làm đơn giản khác mà rất
ngon là người ta dùng nó làm dưa. Bông điên điển lặt rửa sạch với giá
sống để cho ráo nước rồi ngâm vào nước vo gạo lắng cho trong, pha muối
có độ mặn vừa chuẩn trong cái vịm hay khạp nhỏ, đậy lá chuối hoặc lá
môn, ủ kín chừng ba ngày sau là đã có một dĩa dưa vừa chua vừa giòn lại
vừa đăng đắng, chấm với nước tương dầm ớt ăn đã ngon mà chấm với cá hoặc
thịt kho lại càng ngon hơn.
Nếu ta cho vào món dưa này bông súng,
ngó sen, củ co, xác dừa nạo rồi nêm tỏi, đường, bột ngọt thì giòn và
ngon không chê vào đâu được. Món này thường được dùng ăn ghém với mắm
kho lạt hay cá linh kho mía.
Thế nhưng quen thuộc với người dân miền
Tây hơn cả chính là nồi canh chua bông điên điển nấu với cá linh hay cá
rô đồng, mà nếu nấu với bứa hoặc cơm mẻ lại còn ngon hơn. Bông điên điển
vừa mới hái xuống còn tươi rói, đựng đầy trong rổ, cạnh bên là chiếc
lẩu than đựng canh nóng hực. Món canh chua đã nấu sẵn từ bếp, bên trong
chứa đủ các thứ cần thiết, nào bạc hà, cà chua, giá chín, và đặc biệt
nhất là những con cá rô mập mạp nằm sâu bên dưới. Bên trên, nào rau
thơm, rau om được rắc kín mặt, điểm thêm vài lát ớt đỏ tươi trông thật
hấp dẫn.
Những chú cá rô để nguyên con, được gắp
ra bỏ vào đĩa nước mắm tỏi ớt, thứ nước mắm thơm ngon ngấm vào da thịt
cá, làm cho miếng cá càng ngon hơn bao giờ hết. Còn bông điên điển người
ta không bỏ sẵn trong canh, chỉ khi nào ăn thì mới gắp và nhúng vào
nước canh đang sôi.
Nhiều khi người địa phương không sử dụng
những nguyên liệu khác, chỉ cần nấu một cái lẩu cá với me sống vừa
chua, rồi nhúng độc một thứ hoa vàng rực này vào. Có nhiều nơi còn dùng
bông điên điển để ăn với bún nước lèo bên cạnh những loại rau khác như
bông súng, bắp chuối xắt nhuyễn… Thưởng thức một lần rồi hẳn bạn sẽ
không thể nào quên cái vị nhẫn nhẫn, bùi bùi rất đặc trưng của nó.
Bông điên điển còn được dùng để xào tép,
làm nhân bánh xèo… - một bữa tiệc miền quê vừa ngon, vừa lạ miệng mà
không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng có được. Giữa những ngày trời nước
mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi
một bữa bánh xèo bông điên điển.
Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương
vị lại đậm đà khó quên. Dùng bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng,
thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Bông điên điển hái
về, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt heo xắt miếng nhỏ, ướp muối, tiêu,
tỏi, đường, bột ngọt... để độ nửa giờ cho thịt thấm. Xào thịt lên, khi
gần chín thì cho bông điên điển vào xào chung, làm thành nhân của bánh.
Để có được chiếc bánh giòn, thơm thì cần
chú ý cách chiên: bắc chảo bằng gang lên bếp, để lửa riu riu. Dùng cọng
lá chuối cắt tựa một đầu, rồi chấm mỡ hay dầu thoa đều trên mặt chảo,
đổ bột vào tráng cho tròn và mỏng, rắc thêm vài con tép lên mặt bánh.
Khi bánh vừa chín thì cho nhân vào, để chừng hai phút cho bánh thật chín
và vàng rồi gập đôi chiếc bánh lại như hình bán nguyệt, xúc ra đĩa hoặc
mâm
Bánh xèo bông điên điển làm xong có
hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên
điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các
loại rau trong vườn nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, đọt
cách, lá mơ… Lấy một miếng bánh xèo cuốn với các loại rau chấm nước mắm
làm sẵn, bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời, nhớ hoài
Về miền Tây vào mùa nước nổi, quả là
hạnh phúc cho những ai được nếm vài món ăn dân dã, mộc mạc bằng bông
điên điển để cảm nhận được câu hát “Ăn bông điển điển, nghiêng mình nhớ
đất quê…”.
Mùa điên điển
PN - Tôi gọi nó là “nhím” vì nó luôn giương “bộ lông cứng và nhọn” để “đâm” vào kẻ nào gây sự.
Nó là bạn học, cùng xóm, cùng đi tát đìa bắt cá. Là con gái nhưng nó
sẵn sàng đánh nhau với con trai, phóng qua cầu khỉ như bay, bơi lội dưới
rạch như rái cá. Tướng nó cao kều, khỏe mạnh, chỉ có mái tóc dài hoe
nắng của nó là còn mang nét nữ tính.
Cha nó mất sớm, mẹ đi bước nữa, dượng nó sáng say chiều xỉn. Một lũ
em nheo nhóc. Nhà nó nghèo nhưng nó vẫn được đến trường. “Được đi học là
hạnh phúc, khổ bao nhiêu tao cũng chịu được”, nó bảo thế.
Chơi thân với nó, tôi hiểu sau vẻ ngoài cục cằn kia là một tấm lòng
thơm thảo. Đến trường chỉ một bộ quần áo cũ, nó dành hết tiền đi cắt cói
thuê để mẹ mua quần áo Tết cho mấy đứa em. Có bữa đi học, mắt nó bầm
tím. Thì ra nó bị đánh khi che đỡ cho mẹ trước cơn thịnh nộ của dượng
trong cơn say.
Bằng tuổi tôi nhưng nó rất vất vả. Buông sách vở là nó lao vào công
việc. Cắt lúa, dỡ khoai, tát đìa, úp cá, phun thuốc sâu… không có việc
nào nó từ. Hết việc đồng áng đến việc nhà, cơm nước, giặt giũ cho mấy
đứa em. Rảnh là nó bơi xuồng đi cắt cói thuê tận ngoài bưng. Thế mà nó
vẫn học rất giỏi, luôn đứng nhất nhì lớp.
Tôi và nó hay đi vớt cá bống và hái bông điên điển vào mùa nước nổi.
Tôi chèo, nó đứng đầu ghe vít cành, những bông điên điển rực vàng đựng
đầy chiếc gùi tre nó đeo trước ngực. Sắc vàng của hoa, ánh mặt trời phản
chiếu mặt bưng vàng chóe làm sáng bừng gương mặt nó. Lũ bống con nhảy
loạn xạ trong vợt. Tiếng cãi nhau, tiếng nô đùa của hai đứa vang vọng
khắp nơi.
Một lần, tôi mải mê nhìn nó với tay hái chùm hoa trên cao nên chiếc
ghe đâm vào gốc cây gãy. Nó và giỏ hoa rơi bật xuống nước. Hoa nổi bồng
bềnh. Không thấy nó đâu. Tôi nhào xuống. Nước đục ngầu, chảy xiết, đẩy
ghe trôi xa. Quẫy đạp, lặn ngụp với tâm trạng hốt hoảng, tôi vẫn chưa
thấy nó. Tôi trồi lên. Bưng mênh mông, nước lũ cuồn cuộn dâng cao. Nó
đang chới với ở mé dưới kia. Nương theo dòng nước, tôi lao xuống. Dù đã
cố gắng hết sức nhưng tôi không cứu được nó. Tôi đau đớn, sợ hãi và
tuyệt vọng nhìn dòng lũ cuốn nhỏ bạn thân. Bưng biền bát ngát không có
chiếc ghe xuồng nào qua lại.
Đã hơn mười mùa nước nổi qua đi. Điên điển vẫn nở hoa vàng rực. Thời
gian khép dần vết thương trong tôi, nhưng trái tim tôi chưa hề nguôi
ngoai hình bóng nó. Mỗi lần bất chợt gặp sắc vàng điên điển nơi phố thị,
lòng tôi lại rưng rưng…
NGUYỄN HIỀN HÒA