Chuyện Hoa Tigon
Trung Chính - Hai Sắc Hoa Tigôn
HAI SẮC HOA TI GÔN
Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng:"Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!"
Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp:"Màu hoa trắng
Là chút long trong chẳng biến suy."
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá ! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng "một người".
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha !
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi !
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ?
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn,
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc,
Tôi chờ người đến với yêu đương.
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương, cát,
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui,
Bảo rằng:"Hoa, dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!"
Thuở ấy, nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp:"Màu hoa trắng
Là chút long trong chẳng biến suy."
Đâu biết lần đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá ! - Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường...
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tim bóng "một người".
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ.
Và đỏ như màu máu thắm pha !
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã,
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi !
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,
Trời ơi! Người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ tới loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng ?
Bài thơ thứ nhất – TTKh
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa.
Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều.
Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em.
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ
Thì ai trông ngóng chả nên chờ.
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:
“Cố quên đi nhé câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ”.
Tôi run sợ viết lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến
Song đời nào dám gặp ai về.
Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa than ôi
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.
Thuở trước hồn tôi phơi phới quá
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa.
Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều.
Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em.
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ
Thì ai trông ngóng chả nên chờ.
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:
“Cố quên đi nhé câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ”.
Tôi run sợ viết lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến
Song đời nào dám gặp ai về.
Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa than ôi
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.
Đan áo cho chồng – TTKh
Chị ơi, nếu chị đã yêu
Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương
Đã xa hẳn quãng đời hương
Đã đem lòng gửi gió sương mịt mùng
Hay chăng chị mỗi chiều đông
Đáng thương những kẻ có chồng như em
Vẫn còn giá lạnh trong tim
Đan đi đan lại áo len cho chồng
Con chim ai nhốt trong lồng
Hạt mưa nó rụng bên sông bơ thờ
Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ
Hay đâu gió đã sang bờ ly tan
Tháng ngày miễn cưỡng em đan
Kéo dài một chiếc áo lam cho chồng
Như con chim nhốt trong lồng
Tháng ngày than tiếc ánh hồng nơi nao
Ngoài trời hoa nắng xôn xao
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm
Ai đem lễ giáo giam em
Sống hờ hết kiếp trong duyên trái đời
Lòng em khổ lắm chị ơi
Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai
Quang cảnh lạ, tháng năm dài
Đêm đêm nằm tưởng ngày mai giật mình.
Chị ơi, nếu chị đã yêu
Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương
Đã xa hẳn quãng đời hương
Đã đem lòng gửi gió sương mịt mùng
Hay chăng chị mỗi chiều đông
Đáng thương những kẻ có chồng như em
Vẫn còn giá lạnh trong tim
Đan đi đan lại áo len cho chồng
Con chim ai nhốt trong lồng
Hạt mưa nó rụng bên sông bơ thờ
Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ
Hay đâu gió đã sang bờ ly tan
Tháng ngày miễn cưỡng em đan
Kéo dài một chiếc áo lam cho chồng
Như con chim nhốt trong lồng
Tháng ngày than tiếc ánh hồng nơi nao
Ngoài trời hoa nắng xôn xao
Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm
Ai đem lễ giáo giam em
Sống hờ hết kiếp trong duyên trái đời
Lòng em khổ lắm chị ơi
Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai
Quang cảnh lạ, tháng năm dài
Đêm đêm nằm tưởng ngày mai giật mình.
Bài thơ cuối cùng – TTKh
Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ một lòng đau...
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời có nói đâu!
Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh “ti gôn” ấy
Mà viết tình em được ích gì?
Chỉ có ba người đã đọc riêng
Bài thơ "đan áo" của chồng em
Bài thơ "đan áo" nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem...
Là giết đời nhau đấy biết không ?
...Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương điệu cuối cùng!
Từ nay anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi...
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp
Đi nhớ người không muốn nhớ lời!
Tôi oán hờn anh mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây,
Nếu không yên được thì tôi ... chết
Đêm hỡi, làm sao tối thế này ?
Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
Lại chính là anh? anh của em!
Tôi biết làm sao được hỡi trời?
Giận anh không nỡ nhớ không thôi!
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh... "có một người"!…
Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ một lòng đau...
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em đã câm lời có nói đâu!
Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khi
Trách ai mang cánh “ti gôn” ấy
Mà viết tình em được ích gì?
Chỉ có ba người đã đọc riêng
Bài thơ "đan áo" của chồng em
Bài thơ "đan áo" nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem...
Là giết đời nhau đấy biết không ?
...Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương điệu cuối cùng!
Từ nay anh hãy bán thơ anh
Còn để yên tôi với một mình
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.
Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi...
Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp
Đi nhớ người không muốn nhớ lời!
Tôi oán hờn anh mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây,
Nếu không yên được thì tôi ... chết
Đêm hỡi, làm sao tối thế này ?
Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
Lại chính là anh? anh của em!
Tôi biết làm sao được hỡi trời?
Giận anh không nỡ nhớ không thôi!
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh... "có một người"!…
Click vào tên LBH để nghe ngâm thơ
TTKH là ai? Đi tìm tác giả 4 bài thơ bất hủ
T.T.Kh
là một câu chuyện ly kỳ chưa từng có trong lịch sử văn chương. TTKh là
một thi sĩ bí ẩn
bỗng nhiên tung lên thi đàn Việt nam 4 bài thơ tình
tuyệt tác làm ngẩn ngơ độc giả rồi lặng lẽ biến mất trong cái bàng hoàng
sửng sốt của người yêu thơ.
Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ ngày
xảy ra câu chuyện kỳ lạ ấy. Biết bao người đã tìm cách vén lên bức màn
bí ẩn của câu chuyện nhưng hầu như chưa ai làm thỏa mãn độc giả. Còn
người yêu thơ vẫn luôn khát khao được biết sự thật: T.T.Kh là ai và đã
vì ai mà sáng tác nên những áng thơ tình đặc sắc đó? Giấy mực và công
sức không biết bao nhiêu cho hết vậy mà không ai giải mã được TTKH? Trên
Wikipedia viết về T.T.Kh cũng chỉ vẻn vẹn 198 từ,
Có một số nhân vật được các nhà sưu tầm đưa ra để giả định rằng đó là T.T.Kh. Nam giới có, phụ nữ có. Trong số những "nghi can" có hai nhà thơ nổi tiếng là Thâm Tâm và Nguyễn Bính. Độc giả tưởng như đã lần ra được tung tích của con người kỳ lạ này nhưng sự thực không phải như vậy. Việc tìm kiếm con người thật của T.T.Kh vẫn rơi vào vòng lẩn quẩn trong bao nhiêu năm qua, khiến câu chuyện thêm nhuốm màu huyền thoại.
Bằng cách phân tích các hình ảnh, biểu tượng, tình tiết văn học, thói quen sử dụng ngôn ngữ trong thơ, trong truyện ngắn..., tác giả Trần Đình Thu đưa ra một cách làm mới: so sánh đối chiếu với những người được cho là T.T.Kh lâu nay để nhận xét xem ai là người phù hợp nhất. Đó là cách làm khá đặc biệt so với những nhà sưu tầm khác trước đây chỉ hoàn toàn dựa vào lời kể của nhân chứng. Sau đây là loạt bài của Trần Đình Thu về T.T.Kh.
Phần 1: Câu chuyện tình buồn 70 năm trước
Có thể nhiều bạn đọc đã biết, đã thuộc làu thơ T.T.Kh nhưng vẫn có một số người khác chưa nắm rõ câu chuyện như thế nào. Vì thế, trước khi bước vào phân tích lý giải, chúng tôi xin dẫn lại toàn bộ câu chuyện này một cách có hệ thống. Câu chuyện T.T.Kh bắt đầu vào tháng 7/1937, khi tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy đăng một truyện ngắn mang tên Hoa ti gôn của nhà văn Thanh Châu. Nội dung truyện ngắn được tóm tắt như sau:
Có một họa sĩ nghèo mới ra trường. Trong một lần đi tìm cảnh vẽ, chàng đã gặp một thiếu nữ đang hái hoa ti gôn trong vườn. Từ đó, chàng đâm ra mê người đẹp, luôn đạp xe vào làng để ngắm trộm nàng hái hoa.
Năm tháng qua đi, chàng họa sĩ trở nên nổi tiếng. Tranh vẽ của chàng bán được giá rất cao. Họa sĩ trở nên giàu có. Một mùa đông, chàng đi vẽ ở một vùng nọ. Trong một bữa tiệc chiêu đãi, họa sĩ trông thấy một thiếu phụ. Chàng ngờ ngợ như đã từng gặp người này ở đâu. Cuối cùng nhớ ra, nàng chính là cô gái hái hoa ngày ấy. Trong khi khiêu vũ với nàng, chàng nhắc lại chuyện cũ. Nàng vô cùng ngạc nhiên.
Nàng kể chuyện cuộc đời mình cho chàng nghe. Nàng lấy một người chồng môn đăng hộ đối nhưng cuộc hôn nhân quá tẻ nhạt. Từ đó, nàng hay lui tới chỗ họa sĩ trọ để chơi và để chàng vẽ cho một bức chân dung. Chuyện gì đến đã đến. Một buổi sáng, hai người đi chơi ở một ngôi chùa trên đỉnh núi, chàng đã tỏ nỗi lòng mình. Nàng đáp lại tình yêu của chàng.
Chàng bàn với nàng trốn đi Nhật để chung sống với nhau. Nàng nhận lời. Chàng về Hà Nội, sắp đặt xong mọi việc thì nhận được thư nàng vào giờ chót. Nàng từ chối chuyến đi vì không đủ can đảm vượt qua. Trong thư, một dây hoa ti gôn nhỏ ép rơi ra. Chàng nhìn những nụ hoa hình quả tim vỡ, đỏ hồng như nhuộm máu, lặng lẽ hôn lên những cánh hoa và khóc.
Bốn năm sau, một hôm chàng nhìn thấy trên bàn mình một phong thư viền đen. Mở ra xem thì đó là của người chồng nàng báo tin nàng đã chết. Chàng đáp xe lửa đến nơi để đặt lên mộ nàng dây hoa quen thuộc. Từ đó, chàng luôn mua hoa ti gôn về đặt trong phòng mình.
Hoa ti gôn là một truyện ngắn không có gì đặc sắc nhưng nhẹ nhàng và bay bổng. Truyện ký thác một tâm sự khắc khoải, nhớ nhung hoài niệm. Hình ảnh dây hoa ti gôn được lặp đi lặp lại nhiều lần như muốn khơi gợi một điều gì đó không tiện nói ra. Tác giả của nó - nhà văn Thanh Châu, khi đó là một chàng trai trẻ 25 tuổi, vừa quyết định bước vào nghiệp văn chương. Chàng cũng vừa trải qua một chuyện tình buồn.
Hai tháng sau ngày Thanh Châu đăng truyện ngắn nói trên, một sự kiện đặc biệt xảy ra.
Vào tháng 9/1937, tòa soạn tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy nhận được một bài thơ của một tác giả ký tên là T.T.Kh. Đó là bài Hai sắc hoa ti gôn, được đăng vào ngày 23/9/1937.
Bài thơ Hai sắc hoa ti gôn đã gây nên xúc động lớn trong lòng người yêu thơ bởi những câu thơ quá da diết. Giới văn nghệ xôn xao.
Gần hai tháng sau, tòa soạn lại nhận được một bài thơ nữa. Bài thơ này có tựa đề là Bài thơ thứ nhất dù đó là bài thơ thứ hai gửi đến. Bài này được đăng trên số báo ngày 20/11/1937.
Và một năm sau nữa, tòa soạn nhận thêm bài Bài thơ cuối cùng. Bài này được đăng trên số báo ra ngày 30/10/1938.
Từ đó, tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy không còn nhận thêm bài thơ nào của con người bí ẩn này nữa. Ngược lại, có một bài thơ cũng ký tên T.T.Kh gửi đến một tờ báo khác. Đó là Bài thơ đan áo.
Những bài thơ mang tên T.T.Kh đã làm cho độc giả bàng hoàng sửng sốt. Nhưng tác giả của nó đã lặng lẽ rời bỏ văn đàn, không bao giờ xuất hiện ở đâu nữa. Không ai biết một chút gì về con người bí ẩn này. Nghi án văn học T.T.Kh từ đó bắt đầu...
Năm 1942, Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản Thi nhân Việt Nam lần đầu tiên, T.T.Kh đã được đưa vào tập sách quan trọng này. Song song đó, nhiều người lại liên tục công bố những thông tin về T.T.Kh. Nào Thâm Tâm, nào Nguyễn Bính, nào em gái nhà thơ Tế Hanh, nào là Trần Thị Khánh... Rất nhiều "ứng viên".
Câu chuyện về Thâm Tâm có khá nhiều người kể. Chẳng hạn Nguyễn Vỹ, một người có mặt trong Thi nhân Việt Nam đã viết một bài dài trên Tạp chí Phổ Thông vào những năm 1960. Ông Vỹ cho biết, một buổi tối trên đường về nhà, ông gặp Thâm Tâm đang lang thang. Ông mời Thâm Tâm về nhà mình uống rượu. Ngà ngà say, Thâm Tâm cao hứng kể chuyện tình của mình. Thâm Tâm cho biết, người yêu của mình là một nữ sinh tên là Trần Thị Khánh. Nàng đã có lần gợi ý Thâm Tâm đến nhà hỏi cưới nhưng chàng bảo sự nghiệp chưa có gì. Bẵng đi một thời gian, một hôm chàng nhận được phong thư báo tin nàng sắp lấy chồng. Đã bị người yêu bỏ đi lấy chồng, lại còn bị đám bạn chế nhạo, Thâm Tâm đâm ra bị quê. Vì thế đã phải thức một đêm để làm một bài thơ tựa đề là Hai sắc hoa ti gôn, ký tên T.T.Kh. Thâm Tâm làm như vậy với dụng ý để các bạn của mình tin là của Khánh làm, cho khỏi mang tiếng bị tình phụ. Sau đó, Thâm Tâm gửi bài thơ tới tòa soạn. Về phần cô gái đó, sau khi đọc được bài thơ Hai sắc hoa ti gôn, liền viết thư phản đối Thâm Tâm kịch liệt. Thâm Tâm bèn lấy những câu chữ trong bức thư này để viết tiếp các bài thơ sau này, vẫn ký là T.T.Kh...
Ngược với Nguyễn Vỹ thì một số tác giả, chẳng hạn như Hoàng Tiến, lại cho rằng chính cô Trần Thị Khánh, cô người yêu của Thâm Tâm đã sáng tác ra những bài thơ ký tên T.T.Kh. Một số tác giả khác còn tiến thêm một bước cụ thể hơn nữa khi cho rằng Trần Thị Khánh chính là em gái họ của nhà thơ Tế Hanh...
Với Nguyễn Bính, không thấy có những câu chuyện cụ thể như trường hợp của Thâm Tâm. Người ta chỉ dựa vào bài thơ Cô gái vườn Thanh đề tên tác giả Nguyễn Bính để cho rằng Nguyễn Bính chính là T.T.Kh.
Phần 2: T.T.Kh có thể là Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính?
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem liệu có thể tin rằng T.T.Kh là Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính như một số tác giả đã khẳng định hay không.
Tác giả Hoài Việt, một người cầm bút trước năm 1945, từng quen biết với hai thi sĩ này cho biết: Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân hồi đó là ba thi sĩ chủ chốt trong một nhóm thơ được các văn hữu mệnh danh là các nhà thơ xóm áo bào gốc liễu. Ba người tuổi tác xấp xỉ nhau, đều xuất thân từ tầng lớp dân nghèo, không được học hành nhiều ở các trường lớp chính quy, vì thế ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với họ hầu như không có gì. Ngược lại họ là những người được học nhiều chữ Hán, chữ Nôm. Cả ba người có lúc cùng ở trọ một nhà với nhau để viết văn, làm báo. Những hoàn cảnh như trên đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của nhau, hình thành nên một nhóm thơ có tên gọi như trên.
Ngoài những nét riêng biệt trong các tác phẩm của từng người thì nhóm thơ này có một đặc điểm chung. Đó là các thành viên rất thích cái giọng văn chương hiệp sĩ, ưa dùng hình ảnh những tráng sĩ lên đường thời Xuân Thu Chiến Quốc. Những tráng sĩ mặc áo bào từ trên lưng ngựa nhảy xuống đất, buộc ngựa vào gốc liễu, nghênh ngang bước vào tửu quán. Vì thế mà thơ của họ chứa đựng cái chất tráng ca, cái khí phách ngang tàng của những trang hảo hớn: "Chí lớn chưa về bàn tay không/Thì không bao giờ nói trở lại/Ba năm mẹ già cũng đừng mong" (thơ Thâm Tâm), "Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén/Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?/Mơ gì áp Tiết thiên văn tự/Giầy cỏ gươm cùn ta đi đây" (thơ Nguyễn Bính).
Nhận định của Hoài Việt như thế rất đúng với trường hợp của Thâm Tâm. Chất giọng văn chương hiệp sĩ của ông tạo nên nét riêng biệt không ai có được. Thơ ông là thứ thơ hùng tráng. Nếu có bi thì cũng là hùng bi: "Ngươi chẳng thấy/Thao thao Hồng Hà vạn thuở chảy/Nước mạnh như thác, một con thuyền/Ta lênh đênh hoài sầu biết mấy!" (Can trường hành), "Sông Hồng chẳng phải xưa sông Dịch/Ta ghét hoài câu "nhất khứ hề"" (Vọng nhân hành). Chất rắn rỏi này không chỉ thể hiện trong những bài thơ thuộc thể hành mà cả khi Thâm Tâm làm những loại thơ khác.
Với Nguyễn Bính, ngoài cái phần chung với nhóm thơ trên mà ông ít nhiều chịu ảnh hưởng của bạn bè, thể hiện trong vài trường hợp (chẳng hạn bài Hành phương Nam) thì thơ Nguyễn Bính được bao trùm bởi cái chất quê, như Hoài Thanh nhận định trong Thi nhân Việt Nam: "Ở Nguyễn Bính thì không thế. Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường. Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm". Thơ Nguyễn Bính phần lớn gần gũi với đời sống lam lũ quê mùa dù ông đang ở thành thị hay thôn quê. Từ ngữ nhiều khi quá dân dã đến nỗi một số nhà thơ thời ấy chê là ông làm hò vè: "Nuôi hai con lợn từ ngày xưa/Mẹ tôi đã tính "Tết thì vừa"/Trữ gạo nếp thơm mo gói bó/Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ" (Tết của mẹ tôi). Ngay cả khi làm thơ tình thì Nguyễn Bính cũng quê mùa chất phác như thế: "Lòng em như quán bán hàng/Dừng chân cho khách qua đàng mà thôi/Lòng anh như mảng bè trôi/Chỉ về một bến chỉ xuôi một chiều" (Em với anh). Cái chất dân dã quê mùa, pha lẫn với một ít chất tráng ca, có lẽ ảnh hưởng từ Thâm Tâm, đã tạo nên một Nguyễn Bính khó có thể lẫn vào ai.
Đó là những nét đặc thù trong thơ Thâm Tâm và Nguyễn Bính, hai tác giả được nhiều người coi là T.T.Kh. Vậy còn thơ T.T.Kh thì sao? Ta hãy đọc lại vài khổ thơ của tác giả này: "Người ấy thường hay vuốt tóc tôi/Thở dài trong lúc thấy tôi vui/Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ/Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi" (Hai sắc hoa ti gôn), "Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ/Một mùa thu cũ một lòng đau/Ba năm ví biết anh còn nhớ/Em đã câm lời có nói đâu" (Bài thơ cuối cùng).
Bạn đọc thấy gì trong những câu thơ này? Rõ ràng đây là những câu thơ nỗi lòng của một người con gái khuê các, từ nhỏ tới lớn có lẽ quen sống trong cảnh mơ màng, không vướng bận chuyện đời thường. Nàng thích nhìn gió ngắm trăng mỗi khi cô đơn trong lòng. Nàng lại đọc tiểu thuyết mỗi khi buồn: "Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết/Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa". Gia cảnh của nàng rõ ràng là khá giả. Không phải thuộc loại "Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều/Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều" như Nguyễn Bính hay "Sinh ta, cha ném bút rồi/Rừng nho tàn rụng cho đời sang xuân" như Thâm Tâm.
Ta lướt qua những bài thơ của T.T.Kh và thấy, tác giả là người có thói quen sử dụng từ ngữ hiện đại. Có lẽ tác giả được đi học trường Tây chứ không phải đi học trường làng. Ta không tìm thấy những từ ngữ làng quê hay từ ngữ có nguồn gốc Hán-Việt nhiều ở đây. Vả lại những câu thơ như câu "Người ấy thường hay vuốt tóc tôi/Thở dài trong lúc thấy tôi vui" quá là hiện đại. Tình yêu trong thơ Thâm Tâm hoặc thơ Nguyễn Bính đâu có như thế.
Ta cần nhớ rằng vào khoảng thời kỳ 1932-1938, văn xuôi cũng như thơ Việt Nam còn đang cố gắng tìm một sự thay đổi căn bản. Về thơ, đó là sự thay thế thể thơ Đường luật gò bó bằng thể thơ tự do, tức thơ mới. Đến năm 1936, cuộc cách mạng này coi như thành công mỹ mãn. Tuy nhiên có sự phân hóa. Một số tác giả muốn cách tân một cách mạnh mẽ cả nội dung lẫn hình thức trong khi số khác lại không muốn bị "Tây hóa" quá nhiều về mặt nội dung mà chỉ muốn đổi mới chỉ hình thức thôi. Xuất hiện một lớp nhà thơ "tân" bên cạnh những nhà thơ "cựu" vốn ít học chữ Tây. Văn chương của hai tầng lớp này có một sự khác biệt rất dễ nhận ra. Nếu như Xuân Diệu đạt đến đỉnh cao của sự ảnh hưởng thơ Pháp thì Thâm Tâm lại quay về với hồn thơ Đường còn Nguyễn Bính thì chìm đắm trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam để góp phần tạo nên dòng thơ Việt.
Còn thơ T.T.Kh? Ngay cả Hoài Thanh vào năm 1942 cũng đã rất ngập ngừng không dám xếp hẳn thơ T.T.Kh vào dòng thơ Việt. Cho nên, giữa thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và T.T.Kh không thể nào chung trong một dòng thơ được. Thâm Tâm và Nguyễn Bính "cựu" quá trong khi T.T.Kh thì lại rất "tân".
Phần 3: T.T.Kh là “nàng” hay “chàng”?
Ta đã tìm hiểu qua về thơ T.T.Kh trong kỳ trước. Thật ra, ta thấy thơ T.T.Kh nghiêng về dòng thơ ảnh hưởng thơ Pháp mà Thế Lữ đã khơi nguồn và Xuân Diệu đẩy lên đến tận cùng hơn: "Hơn một loài hoa đã rụng cành/Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh/Những luồng run rẩy rung rinh lá.../Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh" (Thơ Xuân Diệu); "Ở lại vườn Thanh có một mình/Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh/Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo/Yêu bóng chim xa nắng lướt mành" (Thơ T.T.Kh).
Cũng là những câu thơ tả cảnh như thế, nhưng nó quá khác biệt khi đặt bên cạnh thơ Thâm Tâm hay Nguyễn Bính: "Thu sang trên những cành bàng/Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi/Hôm qua đã rụng một rồi/Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn" (Thơ Nguyễn Bính), "Bừng sáng, xuân bay tang tảng sương/Canh gà heo hút nẻo giang thôn/Chài ai gấp gấp giăng giăng bạc/Tiếng mác qua giời, dịp sáo non" (Thơ Thâm Tâm).
Thơ T.T.Kh hiện đại từ ngôn ngữ cho đến hình ảnh. Nhà văn Thanh Châu đã bỏ công tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ của những đối tượng liên quan và đi đến nhận xét: thơ T.T.Kh không có những chữ như ly khách, cửa ải xa, xóm thanh bình, trường thành, quan san, trường đình, thét roi, cô phụ, đoạn trường như Thâm Tâm, không có những chữ như vương tơ, lão bộc, vật đổi sao dời, quay tơ, guồng tơ, hận tình, buồng the như Nguyễn Bính. Nhận xét này của Thanh Châu khá tỉ mỉ và chính xác, cho ta thấy sự khác biệt về cách sử dụng từ ngữ giữa T.T.Kh và Thâm Tâm, Nguyễn Bính. Chúng ta thấy thêm, ở Nguyễn Bính thường có xu hướng sử dụng từ ngữ địa phương mỗi khi có điều kiện, chẳng hạn "giời" thay cho "trời", "giầu" thay cho "trầu"... Như trong bài Cô gái vườn Thanh, Nguyễn Bính viết: "Vườn Thanh qua đấy năm xưa/Trọ nhờ đêm ấy giời mưa tối giời". Đây là một thói quen mà T.T.Kh không hề có.
Chúng ta thấy một điều rất quan trọng nữa về mặt ngôn ngữ trong thơ T.T.Kh là tác giả hầu như chỉ sử dụng từ thuần Việt. Đây là một đặc điểm cho thấy tác giả không hề hoặc rất ít được tiếp xúc với Hán học mà chủ yếu được đào tạo theo quốc học. Về mặt sử dụng hình ảnh, cũng có những điểm cho ta thấy sự khác biệt. Một ví dụ đơn giản: hình ảnh bông hoa ti gôn. Ti gôn là một thứ hoa của phương Tây du nhập vào Việt Nam trước đó không lâu. Vào thời ấy, nó là loài hoa của những gia đình trưởng giả. Nó có thể quen thuộc với những thi sĩ hiện đại như Xuân Diệu, Huy Cận, nhưng nó sẽ xa lạ với một nhà thơ chân quê như Nguyễn Bính hoặc một nhà thơ áo bào gốc liễu như Thâm Tâm. Nếu cần dùng hình ảnh một loài hoa nào đó để làm thơ thay cho người khác thì với Thâm Tâm, có lẽ ông sẽ dùng hoa gạo, hoa lý, hoa xoan... còn với Nguyễn Bính thì ông sẽ dùng hoa cải, hoa cà, hoa chanh, hoa mướp... để gợi cảm hứng. Thâm Tâm và Nguyễn Bính quyết không bao giờ dùng thứ hoa ti gôn xa lạ ấy: "Hoa chanh nở giữa vườn chanh/Thầy u mình với chúng mình chân quê" (Thơ Nguyễn Bính), "Trăm giàn lý đỏ đã lên hoa/Tâm sự in như cảnh ác tà" (Thơ Thâm Tâm).
Thế nhưng hình ảnh trong thơ T.T.Kh thì lại khác. Nhiều hình ảnh trong thơ T.T.Kh không thể có được trong thơ của Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính: nhặt cánh hoa rơi, buồn quá xem tiểu thuyết, tiếng lá thu khô... Những hình ảnh này rất "Tây", tiêu biểu cho một tầng lớp thị dân "chính cống" chứ không phải "từ quê lên tỉnh" như Nguyễn Bính.
Đến đây, chúng tôi muốn đi vào điều cốt lõi hơn nữa. Một điều rất rõ là khi đọc các bài thơ của T.T.Kh, người ta có cảm giác ngay lập tức tác giả phải là một người phụ nữ. Thế nhưng như đã thấy, nhiều người vẫn cho rằng T.T.Kh là đàn ông. Bởi vậy chúng ta cần tìm hiểu xem liệu có thể xảy ra điều giả định ấy được không? Điều này cũng góp phần loại bỏ bớt những "ứng viên" là nam giới.
Thật ra, nhiều câu thơ của T.T.Kh thể hiện rất rõ tính nữ trong đó. Đọc kỹ những câu thơ của T.T.Kh, có những câu dường như chỉ là tác giả nữ thì mới viết như thế: "Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng/Trời ơi người ấy có buồn không" (Hai sắc hoa ti gôn). Chúng ta phải thừa nhận điều này, đàn ông và phụ nữ có cách nói, cách nghĩ khác nhau. Có những điều, đàn ông nghĩ thế này nhưng phụ nữ sẽ nghĩ thế khác. Chẳng hạn người đàn ông thường lo người mình yêu bị khổ còn phụ nữ sẽ lo người mình yêu bị buồn. Cho nên là phụ nữ thì T.T.Kh mới viết câu: "Trời ơi người ấy có buồn không". Ta tin rằng Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính sẽ không bao giờ viết câu này nếu họ là tác giả của bài thơ. Trong ba bài thơ có khá nhiều câu thể hiện cách nghĩ cách nói của người phụ nữ mà đàn ông không thể nghĩ và nói: "Từ đấy, thu rồi, thu, lại thu/Lòng tôi còn giá đến bao giờ?/Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ.../Người ấy cho nên vẫn hững hờ". Đây là những cảm nhận hết sức tinh tế của một người phụ nữ, hơn nữa là người phụ nữ đã có chồng. Đàn ông không thể làm được những câu thơ này.
Chúng tôi muốn nói với bạn đọc điều này: thơ là tiếng nói của tâm hồn, là sự thể hiện ra bằng ngôn ngữ những tâm tư tình cảm của con người. Nếu là một người hóa thân thành người khác để làm thơ thì rất khó, ngoại trừ đấy là thể loại truyện thơ. Đọc những vần thơ của T.T.Kh, ta thấy tràn ngập trong đó những nỗi niềm tâm sự, những xót xa ngậm ngùi, những buồn thương uất hận: "Tôi oán hờn anh mỗi phút giây/Tôi run sợ viết bởi rồi đây/Nếu không yên được thì tôi chết/Đêm hỡi, làm sao tối thế này" (Bài thơ cuối cùng), "Là giết đời nhau đấy phải không/Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung/Giận anh em viết dòng dư lệ/Là chút dư hương điệu cuối cùng" (Bài thơ cuối cùng), "Đâu biết lần đi một lỡ làng/Dưới trời gian khổ chết yêu đương/Người xa xăm quá tôi buồn lắm/Trong một ngày vui pháo nhuộm đường" (Hai sắc hoa ti gôn)...
Với những câu thơ này, làm sao có thể tin rằng do một người khác phái "đóng vai" để tạo ra? Làm sao từ một câu chuyện tình phụ tầm thường nhạt nhẽo giữa Thâm Tâm với một cô gái mang tên Trần Thị Khánh nào đó mà thi sĩ viết nên được những câu thơ đớn đau thế này? Thật là ngây thơ khi chúng ta tin rằng Thâm Tâm hay Nguyễn Bính có thể là tác giả của những bài thơ mang tên T.T.Kh. T.T.Kh dứt khoát phải là một tác giả nữ.
Phần 4: Mối quan hệ giữa T.T.Kh và tác giả truyện ngắn
T.T.Kh đã sáng tác nên những bài thơ tình bất hủ vì chuyện ngang trái tình duyên. Điều này thì đã quá rõ. Nhưng ta cần biết ai là người đã làm cho thi sĩ đớn đau đến tột cùng khiến phải thốt ra những lời thơ thấm đẫm đầy nước mắt ấy? Đây là một câu hỏi quan trọng. Giải đáp được câu hỏi này là ta có trong tay chiếc chìa khóa để có thể mở cánh cửa đi sâu vào những ngóc ngách bí ẩn bên trong câu chuyện kỳ lạ này.
Hãy đọc lại bài thơ đầu tiên của T.T.Kh. Hai sắc hoa ti gôn là bài thơ hay nhất trong ba bài thơ và là bài thơ mà tác giả viết ngay sau khi đọc được truyện ngắn Hoa ti gôn. Điều dễ nhận thấy đầu tiên là bài thơ như "họa" lại truyện ngắn, từ hình thức cho đến nội dung. Khởi đầu là cái tựa: Hoa ti gôn - Hai sắc hoa ti gôn. Truyện ngắn mở đầu bằng hình ảnh một ông họa sĩ già ngày nào cũng tỉ mẩn bên những cánh hoa: "Sáng nào cũng vậy, hết giờ dạy vẽ ở trường Mỹ thuật về qua phố Tràng Tiền, họa sư Lê cũng không quên mua một bó hoa ti gôn". Chuyện tình thơ cũng bắt đầu từ những kỷ niệm êm đềm với loài hoa có cái tên Tây ấy: "Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn/Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn/Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc/Tôi chờ người đến với yêu đương".
T.T.Kh và Thanh Châu đã lấy cùng một loài hoa để khơi dòng tâm sự. Thứ hoa dây leo có những cành nhỏ nhắn dễ thương trổ ra vô số nụ, năm cánh chụm lại thành "hình quả tim", trong một hai ngày sẽ nở bung ra. Thế là "quả tim vỡ". "Người ấy thường hay vuốt tóc tôi/Thở dài trong lúc thấy tôi vui/Bảo rằng: " Hoa dáng như tim vỡ/Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi".
Hoa dáng như tim vỡ là một chi tiết quan trọng. Thật ra bây giờ khi loài hoa này đã quá nổi tiếng thì nhìn nó, người ta có thể nghĩ đến hình dáng quả tim vỡ làm nhiều mảnh nhưng vào thời điểm câu chuyện này chưa xảy ra, khó có ai nghĩ đến điều này. Quan sát kỹ nụ hoa ti gôn ta thấy rằng, thật khéo tưởng tượng thì mới nghĩ ra được như thế. Thế mà câu chuyện của Thanh Châu và câu chuyện của T.T.Kh đều xoay quanh cái chi tiết "quả tim vỡ" ấy. Không hiểu vì sao những nhân vật trong thơ và trong truyện có cách nhìn giống nhau đến vậy? T.T.Kh nói rằng đó chẳng qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên: "Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết/Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa".
Như vậy là ta đoán nhầm? Vì T.T.Kh đã nói rõ rằng hai người không quen biết gì nhau. Chẳng qua chỉ là sự tình cờ. Nhưng ta vẫn thấy có quá nhiều băn khoăn. Vì lẽ gì cánh hoa ti gôn ấy lại ám ảnh cả hai người như vậy?
Trong truyện ngắn, cánh hoa ti gôn từ chỗ là nguồn cảm hứng bao la của chàng họa sĩ trẻ khi gặp người con gái cho đến chỗ là thông điệp của bi kịch khi chàng nhận phong thư báo tang viền đen có ép một dây hoa ti gôn nhỏ rơi ra. Trong bài thơ, cánh hoa ti gôn từ chỗ là niềm vui, niềm mong đợi của người con gái: “Tôi chờ người đến với yêu đương” cho đến chỗ kết thúc một mối tình: “Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ/Tựa trái tim phai, tựa máu hồng”.
Bài thơ thứ nhất nối tiếp những điều mà Hai sắc hoa ti gôn chưa nói hết: "Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên/Bỗng ai mang lại cánh hoa tim/Cho tôi ép nốt dòng dư lệ/Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên".
Bạn đọc hãy lưu ý đến những cánh hoa ti gôn. Không chỉ trong bài thơ trước mới có mặt chúng, loài hoa này hầu như luôn hiện diện trong câu chuyện tình buồn này. Lẽ ra ta nên gọi nghi án văn học này là nghi án văn học hoa ti gôn. Hoa ti gôn - chính thứ hoa "sắc đỏ, sắc hồng, sắc trắng năm nào cũng vậy, một mùa tàn lại một mùa nở" như lời tả trong tiểu thuyết Gánh hàng hoa của nhà văn Khái Hưng mà Thanh Châu lấy làm đề tựa cho truyện ngắn Hoa ti gôn mới là đầu dây mối nhợ của mọi chuyện. Nếu không có hoa ti gôn, ta sẽ không bao giờ có những bài thơ tuyệt tác của T.T.Kh, không bao giờ có được câu chuyện tình văn chương kỳ lạ này.
Nhưng ta hãy chú ý điều này: trong bài thơ thứ hai, T.T.Kh không còn nhìn những cánh hoa ti gôn với vẻ lãng mạn u buồn của nó nữa. Nàng có vẻ như giận người nhắc đến cánh hoa ti gôn: "Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên/Bỗng ai mang lại cánh hoa tim/Cho tôi ép nốt dòng dư lệ/Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên".
Chúng ta thấy hé lộ ra một điều không bình thường. Lúc trước nàng bảo, ngồi buồn đọc báo Tiểu thuyết thứ bảy, bắt gặp truyện ngắn Hoa ti gôn, thấy ai cũng có tâm trạng giống mình nên cảm xúc viết ra bài thơ gửi đăng báo cho vơi bớt nỗi lòng, thế mà bây giờ lại có ý trách người viết truyện.
Bạn đọc hỏi, có thấy nàng giận hờn trách móc chỗ nào đâu? Có đấy! Nàng trách nhưng mà trách khéo lắm. Trách mà không có lời trách. Ta hãy đọc tiếp: "Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ/Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ". Ý nàng muốn nói rằng, còn gì đâu nữa, giờ mọi chuyện đã lỡ làng hết cả rồi, tình tan nát như loài hoa tim vỡ rồi, người nhắc đến chuyện xưa làm gì nữa.
Dường như nàng đang đối thoại với người viết truyện qua bài thơ. Nhưng nàng đối thoại một cách rất khéo, khiến không ai nghi ngờ điều gì. Nhờ tài hoa, nàng đã làm được điều đó mà không ai nhận thấy trong gần cả thế kỷ qua. Đây là lời dặn của nàng: "Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá/Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:/“Cố quên đi nhé câm mà nín/Đừng thở than bằng những giọng thơ".
Nhưng thật không may. Bài thơ cuối cùng đã làm nàng lộ tẩy. Nàng không thể giữ kín cuộc đối thoại: "Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly/Càng khơi càng thấy lụy từng khi/Trách ai mang cánh "ti gôn" ấy/Mà viết tình em được ích gì?"
Trách ai mang cánh "ti gôn" ấy! Bạn đọc đã thấy chưa! Thật là giấu đầu hở đuôi. Nàng đã quên cả giữ ý tứ, đi trách một người mà nàng bảo là không quen biết. Cái bọc đã không giấu nổi cây kim. Ấy là vì chuyện Bài thơ đan áo mà chúng tôi sẽ nói ở sau làm cho nàng bực bội. Đến đây, chúng ta thấy được một điều quan trọng: Hóa ra tác giả truyện ngắn Hoa ti gôn không phải là người dưng. Bởi có mối quan hệ gì thì mới đi trách người chứ!...
Phần5: Ai là người yêu của T.T.Kh?
Thưa bạn đọc, chúng tôi đã có dịp nói chuyện với nhà văn Thanh Châu và chỉ ra với ông việc T.T.Kh đã trách ông. Nhà văn cũng đồng ý với chúng tôi rằng quả thật câu thơ của T.T.Kh có hàm ý như thế.
Đến đây, chúng tôi muốn tạm gác câu chuyện hoa ti gôn lại trong chốc lát để chuyển qua chuyện Bài thơ đan áo. Bài thơ này nhiều người không chịu thừa nhận là của T.T.Kh. Quả thật sự xuất hiện của nó cũng tương đối bất thường. Thứ nhất là nó không đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy mà lại đăng ở báo khác. Thứ hai là về hình thức, nó cũng khác ba bài thơ kia. So sánh với ba bài kia, Bài thơ đan áo có vẻ thô vụng hơn nhiều. Đặc biệt trong khi ba bài thơ của T.T.Kh đều là thơ bảy chữ thì Bài thơ đan áo lại theo thể thơ lục bát. Thật là vô lý khi T.T.Kh đang rất điêu luyện trong thể thơ bảy chữ lại nhảy qua thơ lục bát để rồi lúng túng trong lối thơ này đến nỗi đôi chỗ vần không được nhuyễn. Chính những vướng mắc trên đã khiến người ta nghi ngờ bài thơ này là của người khác giả mạo T.T.Kh.
Thế nhưng T.T.Kh lại không hề lên tiếng cải chính mà ngược lại trong Bài thơ cuối cùng nàng lại nhắc đến nó: "Bài thơ đan áo nay rao bán/Cho khắp người đời thóc mách xem". Hiểu thế nào cho đúng về vấn đề này? Ai là người đã viết Bài thơ đan áo? Chúng ta nhớ một điều, Bài thơ đan áo ngoài những bất thường như nói trên còn có điểm khác biệt rất lớn với ba bài thơ kia. Đó là tác giả không viết cho người ấy mà viết cho một người chị nào đó: "Chị ơi, nếu chị đã yêu/Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương".
Chi tiết này lại khá khớp với Bài thơ cuối cùng. Trong bài thơ đó, T.T.Kh đã nhắc đến một người nào đó ngoài người ấy: "Chỉ có ba người đã đọc riêng/Bài thơ đan áo của chồng em". Ba người ấy là ai? Phải chăng là có mặt cả người chị trong Bài thơ đan áo?
Ở trên, chúng ta có nói đến mối quan hệ giữa tác giả truyện ngắn và tác giả thơ. Qua phân tích cuộc "đối thoại", chúng ta đã thấy được phần nào mối quan hệ "không phải người dưng" giữa họ. Tác giả truyện ngắn, tức nhà văn Thanh Châu chính là nhân vật ai mà nàng đã trách "Trách ai mang cánh "ti gôn" ấy/Mà viết tình em được ích gì". Chúng ta tiếp tục phân tích thêm. Trước hết khẳng định Thanh Châu chính là nhân vật ai trong các câu thơ. Nhưng trong thơ T.T.Kh, ngoài ai ra còn có thêm nhân vật anh: "Giận anh em viết dòng dư lệ/Là chút dư hương điệu cuối cùng". Vậy nhân vật ai này và nhân vật anh trong câu thơ trên là hai người hay một người?
Có thể có hai trường hợp: Ai là một người bạn của nàng, hoặc ai chính là người yêu của nàng, tức ai chính là anh. Nếu xảy ra trường hợp đầu thì Thanh Châu chỉ là người bạn của T.T.Kh, được biết đến chuyện tình duyên ngang trái của nàng nên cảm hứng viết nên truyện Hoa ti gôn. Nếu xảy ra trường hợp sau thì Thanh Châu chính là người yêu của T.T.Kh.
Chúng ta chú ý, trong ba bài thơ, chỉ có Bài thơ cuối cùng là nàng đối thoại trực tiếp với người yêu mình: "Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?". Tại sao như vậy? Là vì lúc này nàng đang giận chàng. Nàng muốn nói chuyện "đâu ra đấy" với chàng một lần cho xong. Chúng ta đọc thêm khổ thơ thứ năm: "Từ đây anh hãy bán thơ anh/Còn để yên tôi với một mình". Ta thấy lúc này nàng cự cãi với chàng một cách khá căng thẳng. Có lẽ chàng vừa gây ra một lỗi lầm gì đó làm cho nàng giận. Liên hệ đến khổ thơ thứ ba có câu "Bài thơ đan áo nay rao bán/Cho khắp người đời thóc mách xem" thì ta sẽ hiểu ngay chuyện gì. Đó là chuyện Bài thơ đan áo, chàng đã lấy nó đem "rao bán" làm cho nàng bực tức. "Rao bán" là từ mà nàng ví von cho hả tức chứ thực sự là chàng đã để lọt bài thơ đó ra ngoài. Bài thơ này vì một lẽ gì đó mà nàng không muốn cho ai đọc. Việc đăng báo bài thơ này có lẽ gây nên điều gì hệ trọng lắm nên nàng đã hết sức tức giận: "Là giết đời nhau đấy biết không".
Hãy để ý thêm chút nữa. Sau khi nói xong chuyện Bài thơ đan áo, nàng liền quay sang chuyện những cánh hoa ti gôn: "Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét/Thì đem mà đổi lấy hư vinh". Chúng ta thấy rất rõ: người gây ra chuyện Bài thơ đan áo cũng chính là người nhắc đến những cánh hoa ti gôn. Trước thì nàng cố giấu nhưng bây giờ vì đang tức giận nên nhân nói chuyện này nàng nói qua chuyện kia một thể luôn.
Như vậy thì nhân vật ai, người liên quan đến những cánh hoa ti gôn (Trách ai mang cánh ti gôn ấy) và nhân vật anh, người yêu của nàng (Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ) chính là một.
Như vậy mối quan hệ là đã rõ. Thanh Châu chính là người yêu của T.T.Kh. Điều này cũng phù hợp với lời kể của nàng ở khổ thơ đầu trong Bài thơ thứ nhất rằng người yêu nàng là một chàng văn nghệ sĩ: "Thuở trước hồn tôi phơi phới quá/Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương/Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại/ Êm ái trao tôi một vết thương".
Thật sự ta đã giải mã được vấn đề quan trọng là tìm ra người ấy của T.T.Kh. Đến đây, chúng tôi muốn trở lại vấn đề ai đã viết Bài thơ đan áo. Như trên đã phân tích, bài thơ này có một số điểm khác biệt so với ba bài thơ kia về thể loại, về giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên, có một đặc điểm quan trọng nhất thì nó lại không khác, đó là phong cách sáng tác. Bài thơ đan áo cũng được viết bởi một ngôn ngữ dung dị rất "T.T.Kh": "Chị ơi nếu chị đã yêu/Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương". Chúng tôi cho rằng, bài thơ này cũng là của T.T.Kh nhưng được viết trước ba bài thơ kia rất lâu. Bạn đọc có thể thắc mắc: vì sao Bài thơ đan áo không hay như mấy bài thơ kia. Đó là do hoàn cảnh sáng tác. Trước đây, T.T.Kh chỉ sáng tác để gửi cho người chị nào đó của mình đọc nên có thể cảm xúc không trào dâng bằng viết cho người mình yêu.
Hết: Sự phù hợp giữa Trần Thị Vân Chung và T.T.Kh
Chúng ta thấy, trước hết việc giả định Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong nghi án. Chẳng hạn chi tiết "vườn Thanh" làm nhiều người tranh cãi kịch liệt từ bao năm nay sẽ trở nên rất đơn giản khi đưa vào đây. Nếu chúng ta chấp nhận Vân Chung là T.T.Kh thì vườn Thanh sẽ được hiểu đơn giản hơn: đó là một cách nói hoa mỹ để chỉ thị xã Thanh Hóa, nơi mà hai người có nhiều kỷ niệm trong thời gian quen biết nhau.
Chúng ta hãy xét về nhân thân bà Vân Chung để so sánh với T.T.Kh. Trong phần phân tích thơ T.T.Kh, chúng ta đã đưa ra nhận định, tác giả này phải là một người sinh trưởng trong một gia đình khá giả, thuộc tầng lớp tân học. Điều này rất đúng với trường hợp của bà Vân Chung. Và Thanh Châu cũng là một người tân học: trước học cao đẳng tiểu học Vinh, sau ra Hà Nội học trường đạo.
Một điều quan trọng nữa là tuổi của "ứng viên". Theo xác nhận của chính bà Vân Chung, thì bà sinh năm 1919, tính đến năm 1937 là bà đã 18 tuổi tròn. Đó là tính theo tuổi Tây. Còn theo tuổi ta thì đã 19. Như vậy bà hoàn toàn có thể lấy chồng hoặc chồng đi dạm hỏi vào trước năm 1937. Vậy thì đến tháng 9/1937, nếu là T.T.Kh thì bà có thể viết trong Hai sắc hoa ti gôn: "Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng/Trời ơi! Người ấy có buồn không".
Cũng cần nhắc lại là khi bà Vân Chung lấy chồng, ông Thanh Châu ở Hà Nội chứ không ở quê nhà. Vì thế cho nên Vân Chung mới nghĩ rằng ông không biết việc bà đi lấy chồng. Chi tiết này phù hợp với câu thơ "Nếu biết rằng...".
Đến đây ta tạm dừng việc so sánh đối chiếu lại một chút để đọc lại những trang viết của ông Thanh Châu. Liên quan đến nghi án này, Thanh Châu đã viết cả thảy hai tác phẩm. Một là truyện ngắn Hoa ti gôn mà từ đó có thơ của T.T.Kh "họa" lại. Hai là bài tùy bút Những cánh hoa tim vào năm 1939 để kết lại câu chuyện. Ta thấy gì trong những trang viết của Thanh Châu?
Khi xa Vân Chung ra Hà Nội, Thanh Châu đã hết sức sầu thương về mối tình ấy. Trong bài tùy bút Những cánh hoa tim đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, ông viết: "Vì tôi thấy tôi cảm thấu hết được những cái gì là tê tái trong tình ái. Tôi có tất cả tâm sự của một người đã từng chua xót vì yêu". Đó chính là sự chua xót về mối tình giữa ông và Vân Chung mà ngày nay ông đã xác nhận.
Vào thời gian này, tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh cũng vừa mới ra đời. Đó là cuốn tiểu thuyết luận đề, có ý nghĩa đả phá những tập tục hôn nhân gia đình phong kiến ngự trị ngàn năm trong xã hội Việt Nam. Thế nhưng Nhất Linh cũng không sắp xếp nổi cho nhân vật Loan của mình trốn đi với Dũng mà phải để cho hai người chia tay nhau, Loan lên xe hoa về nhà chồng, Dũng cất bước ra đi chốn hải hồ. Ấy là vì lúc này hoàn cảnh xã hội chưa cho phép nhà văn thực hiện cuộc cải cách quá mạnh mẽ như vậy, dù là trong tiểu thuyết. Bởi quan niệm cổ xưa còn hết sức nặng nề. Như thế để thấy rằng, vào thời kỳ 1935 - 1937, những cô gái dù tân học đến mấy cũng rất khó có thể thoát ra được ngoài vòng cương tỏa của chế độ gia đình phong kiến. Tình cảnh của Thanh Châu và Vân Chung có lẽ cũng tương tự như tình cảnh của Dũng và Loan.
Trong truyện ngắn Hoa ti gôn của Thanh Châu, nhân vật chính là họa sư Lê đã rủ Mai Hạnh trốn đi Nhật để cùng nhau xây cuộc đời mới. Đó là lòng khát khao của những người đang yêu trước cảnh ngang trái tình duyên. Tuy nhiên, nhân vật Mai Hạnh không đủ can đảm thực hiện vì "em không phải là loại đàn bà có thể vượt hết được những khó khăn như anh tưởng", vì "em bỗng sợ, em sợ gia đình tan tác, khổ thân thầy mẹ em". Những chi tiết, hình ảnh tiếp theo trong truyện ngắn mang đầy ẩn ý. Chẳng hạn như chi tiết nhân vật Mai Hạnh chết đi, chi tiết dây hoa ti gôn trong thư báo tang rơi ra, chi tiết họa sư Lê đặt bó hoa lên nấm mộ nàng... Những chi tiết ấy mang đầy sự trách móc, hờn giận, đớn đau. Nửa phần muốn chôn chặt tình yêu xuống đáy mồ sâu, nửa phần nhớ thương quay quắt cuồng dại mãi không thôi. Ta tin rằng những nỗi niềm của nhân vật chính là nỗi niềm của tác giả. Những hoài niệm, u uất của nhân vật về những "cánh hoa tim vỡ" là của Thanh Châu.
Năm 1939, sau khi câu chuyện T.T.Kh đã đi qua, Thanh Châu cho đăng bài tùy bút Những cánh hoa tim trên Tiểu thuyết thứ bảy. Bài tùy bút này, một mặt ông phủ nhận mọi sự dính líu đến T.T.Kh, một mặt ông giãi bày tâm sự của mình.
Chính ra Thanh Châu đã bị ám ảnh bởi những cánh hoa ti gôn khi ông viết trong Những cánh hoa tim: "Một mùa thu cũ, tôi đã ngắt những bông hoa ấy trong tay và vò nát chúng nó đi trước một giàn hoa. Đó là thời kỳ tôi ốm dậy, buổi chiều thường đi thơ thẩn trong sân". Ta nhớ rằng, tác phẩm Hoa ti gôn là truyện ngắn nhưng tác phẩm Những cánh hoa tim là tùy bút. Mà tùy bút là nói chuyện thật chứ không nói chuyện hư cấu. Thanh Châu đã vò nát những cánh hoa ti gôn vì lẽ gì? Phải chăng vì nó đã từng là "chứng nhân" một thời của tình yêu giữa ông và Vân Chung? Thanh Châu viết tiếp trong bài: "Bỗng nhiên, nhìn những cánh hoa đỏ trong tay, tôi nghĩ đến một quả tim rớm máu".
Trong những phần trước, chúng ta đã nhắc đến chuyện những cánh hoa ti gôn. Giờ đây ta lại thấy rõ hơn chút nữa. Như vậy chính ra Thanh Châu là người đầu tiên nhìn thấy bông hoa ti gôn có hình quả tim vỡ chứ không phải nhân vật truyện ngắn họa sư Lê. Giữa Thanh Châu và Vân Chung có thể đã có nhiều kỷ niệm về loài hoa "đỏ như màu máu thắm phai" này. Cho nên Thanh Châu trong một đêm buồn bã nhớ nhung hoài niệm về mối tình xưa, xót xa nghĩ lại những cánh hoa tàn úa thuở nào, đã không kìm nổi lòng mình mà cầm bút viết nên truyện ngắn để giải tỏa cảm xúc, cũng là để gửi về "vườn Thanh" cho người xưa.
Vào thời kỳ 1937, những cô gái có tâm hồn văn chương lãng mạn đều tìm đọc tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy. Vì thế truyện ngắn này đã đến tay Vân Chung ngay lập tức. Đọc xong truyện ngắn, Vân Chung chắc chắn cũng đau lòng không kém. Trong tình cảnh như thế, thì một người như Vân Chung hiển nhiên phải làm thơ để gửi lại cho Thanh Châu. Và những bài thơ ấy, rất có thể là những bài Hai sắc hoa ti gôn, Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng lắm chứ? Tại sao không?
Đến đây chúng tôi muốn trở lại với riêng bà Vân Chung. Trước đây có người đưa ra một số "ứng viên" nữ, nhưng không thấy nhắc đến lý lịch văn học của những người đó. Chúng ta nhớ rằng, nếu là T.T.Kh thì dứt khoát phải là một người cầm bút. Ít ra là phải như bà Vân Chung, có thơ in thành tập, có sinh hoạt văn học nơi này nơi kia, có thơ đăng báo...
Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm được một ít thơ của bà Vân Chung để bạn đọc có thể đánh giá chúng. Trước hết xin đọc vài câu thơ của bà Vân Chung viết về mùa thu:
Có một số nhân vật được các nhà sưu tầm đưa ra để giả định rằng đó là T.T.Kh. Nam giới có, phụ nữ có. Trong số những "nghi can" có hai nhà thơ nổi tiếng là Thâm Tâm và Nguyễn Bính. Độc giả tưởng như đã lần ra được tung tích của con người kỳ lạ này nhưng sự thực không phải như vậy. Việc tìm kiếm con người thật của T.T.Kh vẫn rơi vào vòng lẩn quẩn trong bao nhiêu năm qua, khiến câu chuyện thêm nhuốm màu huyền thoại.
Bằng cách phân tích các hình ảnh, biểu tượng, tình tiết văn học, thói quen sử dụng ngôn ngữ trong thơ, trong truyện ngắn..., tác giả Trần Đình Thu đưa ra một cách làm mới: so sánh đối chiếu với những người được cho là T.T.Kh lâu nay để nhận xét xem ai là người phù hợp nhất. Đó là cách làm khá đặc biệt so với những nhà sưu tầm khác trước đây chỉ hoàn toàn dựa vào lời kể của nhân chứng. Sau đây là loạt bài của Trần Đình Thu về T.T.Kh.
Phần 1: Câu chuyện tình buồn 70 năm trước
Có thể nhiều bạn đọc đã biết, đã thuộc làu thơ T.T.Kh nhưng vẫn có một số người khác chưa nắm rõ câu chuyện như thế nào. Vì thế, trước khi bước vào phân tích lý giải, chúng tôi xin dẫn lại toàn bộ câu chuyện này một cách có hệ thống. Câu chuyện T.T.Kh bắt đầu vào tháng 7/1937, khi tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy đăng một truyện ngắn mang tên Hoa ti gôn của nhà văn Thanh Châu. Nội dung truyện ngắn được tóm tắt như sau:
Có một họa sĩ nghèo mới ra trường. Trong một lần đi tìm cảnh vẽ, chàng đã gặp một thiếu nữ đang hái hoa ti gôn trong vườn. Từ đó, chàng đâm ra mê người đẹp, luôn đạp xe vào làng để ngắm trộm nàng hái hoa.
Năm tháng qua đi, chàng họa sĩ trở nên nổi tiếng. Tranh vẽ của chàng bán được giá rất cao. Họa sĩ trở nên giàu có. Một mùa đông, chàng đi vẽ ở một vùng nọ. Trong một bữa tiệc chiêu đãi, họa sĩ trông thấy một thiếu phụ. Chàng ngờ ngợ như đã từng gặp người này ở đâu. Cuối cùng nhớ ra, nàng chính là cô gái hái hoa ngày ấy. Trong khi khiêu vũ với nàng, chàng nhắc lại chuyện cũ. Nàng vô cùng ngạc nhiên.
Nàng kể chuyện cuộc đời mình cho chàng nghe. Nàng lấy một người chồng môn đăng hộ đối nhưng cuộc hôn nhân quá tẻ nhạt. Từ đó, nàng hay lui tới chỗ họa sĩ trọ để chơi và để chàng vẽ cho một bức chân dung. Chuyện gì đến đã đến. Một buổi sáng, hai người đi chơi ở một ngôi chùa trên đỉnh núi, chàng đã tỏ nỗi lòng mình. Nàng đáp lại tình yêu của chàng.
Chàng bàn với nàng trốn đi Nhật để chung sống với nhau. Nàng nhận lời. Chàng về Hà Nội, sắp đặt xong mọi việc thì nhận được thư nàng vào giờ chót. Nàng từ chối chuyến đi vì không đủ can đảm vượt qua. Trong thư, một dây hoa ti gôn nhỏ ép rơi ra. Chàng nhìn những nụ hoa hình quả tim vỡ, đỏ hồng như nhuộm máu, lặng lẽ hôn lên những cánh hoa và khóc.
Bốn năm sau, một hôm chàng nhìn thấy trên bàn mình một phong thư viền đen. Mở ra xem thì đó là của người chồng nàng báo tin nàng đã chết. Chàng đáp xe lửa đến nơi để đặt lên mộ nàng dây hoa quen thuộc. Từ đó, chàng luôn mua hoa ti gôn về đặt trong phòng mình.
Hoa ti gôn là một truyện ngắn không có gì đặc sắc nhưng nhẹ nhàng và bay bổng. Truyện ký thác một tâm sự khắc khoải, nhớ nhung hoài niệm. Hình ảnh dây hoa ti gôn được lặp đi lặp lại nhiều lần như muốn khơi gợi một điều gì đó không tiện nói ra. Tác giả của nó - nhà văn Thanh Châu, khi đó là một chàng trai trẻ 25 tuổi, vừa quyết định bước vào nghiệp văn chương. Chàng cũng vừa trải qua một chuyện tình buồn.
Hai tháng sau ngày Thanh Châu đăng truyện ngắn nói trên, một sự kiện đặc biệt xảy ra.
Vào tháng 9/1937, tòa soạn tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy nhận được một bài thơ của một tác giả ký tên là T.T.Kh. Đó là bài Hai sắc hoa ti gôn, được đăng vào ngày 23/9/1937.
Bài thơ Hai sắc hoa ti gôn đã gây nên xúc động lớn trong lòng người yêu thơ bởi những câu thơ quá da diết. Giới văn nghệ xôn xao.
Gần hai tháng sau, tòa soạn lại nhận được một bài thơ nữa. Bài thơ này có tựa đề là Bài thơ thứ nhất dù đó là bài thơ thứ hai gửi đến. Bài này được đăng trên số báo ngày 20/11/1937.
Và một năm sau nữa, tòa soạn nhận thêm bài Bài thơ cuối cùng. Bài này được đăng trên số báo ra ngày 30/10/1938.
Từ đó, tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy không còn nhận thêm bài thơ nào của con người bí ẩn này nữa. Ngược lại, có một bài thơ cũng ký tên T.T.Kh gửi đến một tờ báo khác. Đó là Bài thơ đan áo.
Những bài thơ mang tên T.T.Kh đã làm cho độc giả bàng hoàng sửng sốt. Nhưng tác giả của nó đã lặng lẽ rời bỏ văn đàn, không bao giờ xuất hiện ở đâu nữa. Không ai biết một chút gì về con người bí ẩn này. Nghi án văn học T.T.Kh từ đó bắt đầu...
Năm 1942, Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản Thi nhân Việt Nam lần đầu tiên, T.T.Kh đã được đưa vào tập sách quan trọng này. Song song đó, nhiều người lại liên tục công bố những thông tin về T.T.Kh. Nào Thâm Tâm, nào Nguyễn Bính, nào em gái nhà thơ Tế Hanh, nào là Trần Thị Khánh... Rất nhiều "ứng viên".
Câu chuyện về Thâm Tâm có khá nhiều người kể. Chẳng hạn Nguyễn Vỹ, một người có mặt trong Thi nhân Việt Nam đã viết một bài dài trên Tạp chí Phổ Thông vào những năm 1960. Ông Vỹ cho biết, một buổi tối trên đường về nhà, ông gặp Thâm Tâm đang lang thang. Ông mời Thâm Tâm về nhà mình uống rượu. Ngà ngà say, Thâm Tâm cao hứng kể chuyện tình của mình. Thâm Tâm cho biết, người yêu của mình là một nữ sinh tên là Trần Thị Khánh. Nàng đã có lần gợi ý Thâm Tâm đến nhà hỏi cưới nhưng chàng bảo sự nghiệp chưa có gì. Bẵng đi một thời gian, một hôm chàng nhận được phong thư báo tin nàng sắp lấy chồng. Đã bị người yêu bỏ đi lấy chồng, lại còn bị đám bạn chế nhạo, Thâm Tâm đâm ra bị quê. Vì thế đã phải thức một đêm để làm một bài thơ tựa đề là Hai sắc hoa ti gôn, ký tên T.T.Kh. Thâm Tâm làm như vậy với dụng ý để các bạn của mình tin là của Khánh làm, cho khỏi mang tiếng bị tình phụ. Sau đó, Thâm Tâm gửi bài thơ tới tòa soạn. Về phần cô gái đó, sau khi đọc được bài thơ Hai sắc hoa ti gôn, liền viết thư phản đối Thâm Tâm kịch liệt. Thâm Tâm bèn lấy những câu chữ trong bức thư này để viết tiếp các bài thơ sau này, vẫn ký là T.T.Kh...
Ngược với Nguyễn Vỹ thì một số tác giả, chẳng hạn như Hoàng Tiến, lại cho rằng chính cô Trần Thị Khánh, cô người yêu của Thâm Tâm đã sáng tác ra những bài thơ ký tên T.T.Kh. Một số tác giả khác còn tiến thêm một bước cụ thể hơn nữa khi cho rằng Trần Thị Khánh chính là em gái họ của nhà thơ Tế Hanh...
Với Nguyễn Bính, không thấy có những câu chuyện cụ thể như trường hợp của Thâm Tâm. Người ta chỉ dựa vào bài thơ Cô gái vườn Thanh đề tên tác giả Nguyễn Bính để cho rằng Nguyễn Bính chính là T.T.Kh.
Phần 2: T.T.Kh có thể là Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính?
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem liệu có thể tin rằng T.T.Kh là Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính như một số tác giả đã khẳng định hay không.
Tác giả Hoài Việt, một người cầm bút trước năm 1945, từng quen biết với hai thi sĩ này cho biết: Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân hồi đó là ba thi sĩ chủ chốt trong một nhóm thơ được các văn hữu mệnh danh là các nhà thơ xóm áo bào gốc liễu. Ba người tuổi tác xấp xỉ nhau, đều xuất thân từ tầng lớp dân nghèo, không được học hành nhiều ở các trường lớp chính quy, vì thế ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với họ hầu như không có gì. Ngược lại họ là những người được học nhiều chữ Hán, chữ Nôm. Cả ba người có lúc cùng ở trọ một nhà với nhau để viết văn, làm báo. Những hoàn cảnh như trên đã ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của nhau, hình thành nên một nhóm thơ có tên gọi như trên.
Ngoài những nét riêng biệt trong các tác phẩm của từng người thì nhóm thơ này có một đặc điểm chung. Đó là các thành viên rất thích cái giọng văn chương hiệp sĩ, ưa dùng hình ảnh những tráng sĩ lên đường thời Xuân Thu Chiến Quốc. Những tráng sĩ mặc áo bào từ trên lưng ngựa nhảy xuống đất, buộc ngựa vào gốc liễu, nghênh ngang bước vào tửu quán. Vì thế mà thơ của họ chứa đựng cái chất tráng ca, cái khí phách ngang tàng của những trang hảo hớn: "Chí lớn chưa về bàn tay không/Thì không bao giờ nói trở lại/Ba năm mẹ già cũng đừng mong" (thơ Thâm Tâm), "Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén/Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?/Mơ gì áp Tiết thiên văn tự/Giầy cỏ gươm cùn ta đi đây" (thơ Nguyễn Bính).
Nhận định của Hoài Việt như thế rất đúng với trường hợp của Thâm Tâm. Chất giọng văn chương hiệp sĩ của ông tạo nên nét riêng biệt không ai có được. Thơ ông là thứ thơ hùng tráng. Nếu có bi thì cũng là hùng bi: "Ngươi chẳng thấy/Thao thao Hồng Hà vạn thuở chảy/Nước mạnh như thác, một con thuyền/Ta lênh đênh hoài sầu biết mấy!" (Can trường hành), "Sông Hồng chẳng phải xưa sông Dịch/Ta ghét hoài câu "nhất khứ hề"" (Vọng nhân hành). Chất rắn rỏi này không chỉ thể hiện trong những bài thơ thuộc thể hành mà cả khi Thâm Tâm làm những loại thơ khác.
Với Nguyễn Bính, ngoài cái phần chung với nhóm thơ trên mà ông ít nhiều chịu ảnh hưởng của bạn bè, thể hiện trong vài trường hợp (chẳng hạn bài Hành phương Nam) thì thơ Nguyễn Bính được bao trùm bởi cái chất quê, như Hoài Thanh nhận định trong Thi nhân Việt Nam: "Ở Nguyễn Bính thì không thế. Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường. Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm". Thơ Nguyễn Bính phần lớn gần gũi với đời sống lam lũ quê mùa dù ông đang ở thành thị hay thôn quê. Từ ngữ nhiều khi quá dân dã đến nỗi một số nhà thơ thời ấy chê là ông làm hò vè: "Nuôi hai con lợn từ ngày xưa/Mẹ tôi đã tính "Tết thì vừa"/Trữ gạo nếp thơm mo gói bó/Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ" (Tết của mẹ tôi). Ngay cả khi làm thơ tình thì Nguyễn Bính cũng quê mùa chất phác như thế: "Lòng em như quán bán hàng/Dừng chân cho khách qua đàng mà thôi/Lòng anh như mảng bè trôi/Chỉ về một bến chỉ xuôi một chiều" (Em với anh). Cái chất dân dã quê mùa, pha lẫn với một ít chất tráng ca, có lẽ ảnh hưởng từ Thâm Tâm, đã tạo nên một Nguyễn Bính khó có thể lẫn vào ai.
Đó là những nét đặc thù trong thơ Thâm Tâm và Nguyễn Bính, hai tác giả được nhiều người coi là T.T.Kh. Vậy còn thơ T.T.Kh thì sao? Ta hãy đọc lại vài khổ thơ của tác giả này: "Người ấy thường hay vuốt tóc tôi/Thở dài trong lúc thấy tôi vui/Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ/Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi" (Hai sắc hoa ti gôn), "Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ/Một mùa thu cũ một lòng đau/Ba năm ví biết anh còn nhớ/Em đã câm lời có nói đâu" (Bài thơ cuối cùng).
Bạn đọc thấy gì trong những câu thơ này? Rõ ràng đây là những câu thơ nỗi lòng của một người con gái khuê các, từ nhỏ tới lớn có lẽ quen sống trong cảnh mơ màng, không vướng bận chuyện đời thường. Nàng thích nhìn gió ngắm trăng mỗi khi cô đơn trong lòng. Nàng lại đọc tiểu thuyết mỗi khi buồn: "Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết/Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa". Gia cảnh của nàng rõ ràng là khá giả. Không phải thuộc loại "Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều/Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều" như Nguyễn Bính hay "Sinh ta, cha ném bút rồi/Rừng nho tàn rụng cho đời sang xuân" như Thâm Tâm.
Ta lướt qua những bài thơ của T.T.Kh và thấy, tác giả là người có thói quen sử dụng từ ngữ hiện đại. Có lẽ tác giả được đi học trường Tây chứ không phải đi học trường làng. Ta không tìm thấy những từ ngữ làng quê hay từ ngữ có nguồn gốc Hán-Việt nhiều ở đây. Vả lại những câu thơ như câu "Người ấy thường hay vuốt tóc tôi/Thở dài trong lúc thấy tôi vui" quá là hiện đại. Tình yêu trong thơ Thâm Tâm hoặc thơ Nguyễn Bính đâu có như thế.
Ta cần nhớ rằng vào khoảng thời kỳ 1932-1938, văn xuôi cũng như thơ Việt Nam còn đang cố gắng tìm một sự thay đổi căn bản. Về thơ, đó là sự thay thế thể thơ Đường luật gò bó bằng thể thơ tự do, tức thơ mới. Đến năm 1936, cuộc cách mạng này coi như thành công mỹ mãn. Tuy nhiên có sự phân hóa. Một số tác giả muốn cách tân một cách mạnh mẽ cả nội dung lẫn hình thức trong khi số khác lại không muốn bị "Tây hóa" quá nhiều về mặt nội dung mà chỉ muốn đổi mới chỉ hình thức thôi. Xuất hiện một lớp nhà thơ "tân" bên cạnh những nhà thơ "cựu" vốn ít học chữ Tây. Văn chương của hai tầng lớp này có một sự khác biệt rất dễ nhận ra. Nếu như Xuân Diệu đạt đến đỉnh cao của sự ảnh hưởng thơ Pháp thì Thâm Tâm lại quay về với hồn thơ Đường còn Nguyễn Bính thì chìm đắm trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam để góp phần tạo nên dòng thơ Việt.
Còn thơ T.T.Kh? Ngay cả Hoài Thanh vào năm 1942 cũng đã rất ngập ngừng không dám xếp hẳn thơ T.T.Kh vào dòng thơ Việt. Cho nên, giữa thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và T.T.Kh không thể nào chung trong một dòng thơ được. Thâm Tâm và Nguyễn Bính "cựu" quá trong khi T.T.Kh thì lại rất "tân".
Phần 3: T.T.Kh là “nàng” hay “chàng”?
Ta đã tìm hiểu qua về thơ T.T.Kh trong kỳ trước. Thật ra, ta thấy thơ T.T.Kh nghiêng về dòng thơ ảnh hưởng thơ Pháp mà Thế Lữ đã khơi nguồn và Xuân Diệu đẩy lên đến tận cùng hơn: "Hơn một loài hoa đã rụng cành/Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh/Những luồng run rẩy rung rinh lá.../Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh" (Thơ Xuân Diệu); "Ở lại vườn Thanh có một mình/Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh/Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo/Yêu bóng chim xa nắng lướt mành" (Thơ T.T.Kh).
Cũng là những câu thơ tả cảnh như thế, nhưng nó quá khác biệt khi đặt bên cạnh thơ Thâm Tâm hay Nguyễn Bính: "Thu sang trên những cành bàng/Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi/Hôm qua đã rụng một rồi/Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn" (Thơ Nguyễn Bính), "Bừng sáng, xuân bay tang tảng sương/Canh gà heo hút nẻo giang thôn/Chài ai gấp gấp giăng giăng bạc/Tiếng mác qua giời, dịp sáo non" (Thơ Thâm Tâm).
Thơ T.T.Kh hiện đại từ ngôn ngữ cho đến hình ảnh. Nhà văn Thanh Châu đã bỏ công tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ của những đối tượng liên quan và đi đến nhận xét: thơ T.T.Kh không có những chữ như ly khách, cửa ải xa, xóm thanh bình, trường thành, quan san, trường đình, thét roi, cô phụ, đoạn trường như Thâm Tâm, không có những chữ như vương tơ, lão bộc, vật đổi sao dời, quay tơ, guồng tơ, hận tình, buồng the như Nguyễn Bính. Nhận xét này của Thanh Châu khá tỉ mỉ và chính xác, cho ta thấy sự khác biệt về cách sử dụng từ ngữ giữa T.T.Kh và Thâm Tâm, Nguyễn Bính. Chúng ta thấy thêm, ở Nguyễn Bính thường có xu hướng sử dụng từ ngữ địa phương mỗi khi có điều kiện, chẳng hạn "giời" thay cho "trời", "giầu" thay cho "trầu"... Như trong bài Cô gái vườn Thanh, Nguyễn Bính viết: "Vườn Thanh qua đấy năm xưa/Trọ nhờ đêm ấy giời mưa tối giời". Đây là một thói quen mà T.T.Kh không hề có.
Chúng ta thấy một điều rất quan trọng nữa về mặt ngôn ngữ trong thơ T.T.Kh là tác giả hầu như chỉ sử dụng từ thuần Việt. Đây là một đặc điểm cho thấy tác giả không hề hoặc rất ít được tiếp xúc với Hán học mà chủ yếu được đào tạo theo quốc học. Về mặt sử dụng hình ảnh, cũng có những điểm cho ta thấy sự khác biệt. Một ví dụ đơn giản: hình ảnh bông hoa ti gôn. Ti gôn là một thứ hoa của phương Tây du nhập vào Việt Nam trước đó không lâu. Vào thời ấy, nó là loài hoa của những gia đình trưởng giả. Nó có thể quen thuộc với những thi sĩ hiện đại như Xuân Diệu, Huy Cận, nhưng nó sẽ xa lạ với một nhà thơ chân quê như Nguyễn Bính hoặc một nhà thơ áo bào gốc liễu như Thâm Tâm. Nếu cần dùng hình ảnh một loài hoa nào đó để làm thơ thay cho người khác thì với Thâm Tâm, có lẽ ông sẽ dùng hoa gạo, hoa lý, hoa xoan... còn với Nguyễn Bính thì ông sẽ dùng hoa cải, hoa cà, hoa chanh, hoa mướp... để gợi cảm hứng. Thâm Tâm và Nguyễn Bính quyết không bao giờ dùng thứ hoa ti gôn xa lạ ấy: "Hoa chanh nở giữa vườn chanh/Thầy u mình với chúng mình chân quê" (Thơ Nguyễn Bính), "Trăm giàn lý đỏ đã lên hoa/Tâm sự in như cảnh ác tà" (Thơ Thâm Tâm).
Thế nhưng hình ảnh trong thơ T.T.Kh thì lại khác. Nhiều hình ảnh trong thơ T.T.Kh không thể có được trong thơ của Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính: nhặt cánh hoa rơi, buồn quá xem tiểu thuyết, tiếng lá thu khô... Những hình ảnh này rất "Tây", tiêu biểu cho một tầng lớp thị dân "chính cống" chứ không phải "từ quê lên tỉnh" như Nguyễn Bính.
Đến đây, chúng tôi muốn đi vào điều cốt lõi hơn nữa. Một điều rất rõ là khi đọc các bài thơ của T.T.Kh, người ta có cảm giác ngay lập tức tác giả phải là một người phụ nữ. Thế nhưng như đã thấy, nhiều người vẫn cho rằng T.T.Kh là đàn ông. Bởi vậy chúng ta cần tìm hiểu xem liệu có thể xảy ra điều giả định ấy được không? Điều này cũng góp phần loại bỏ bớt những "ứng viên" là nam giới.
Thật ra, nhiều câu thơ của T.T.Kh thể hiện rất rõ tính nữ trong đó. Đọc kỹ những câu thơ của T.T.Kh, có những câu dường như chỉ là tác giả nữ thì mới viết như thế: "Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng/Trời ơi người ấy có buồn không" (Hai sắc hoa ti gôn). Chúng ta phải thừa nhận điều này, đàn ông và phụ nữ có cách nói, cách nghĩ khác nhau. Có những điều, đàn ông nghĩ thế này nhưng phụ nữ sẽ nghĩ thế khác. Chẳng hạn người đàn ông thường lo người mình yêu bị khổ còn phụ nữ sẽ lo người mình yêu bị buồn. Cho nên là phụ nữ thì T.T.Kh mới viết câu: "Trời ơi người ấy có buồn không". Ta tin rằng Thâm Tâm hoặc Nguyễn Bính sẽ không bao giờ viết câu này nếu họ là tác giả của bài thơ. Trong ba bài thơ có khá nhiều câu thể hiện cách nghĩ cách nói của người phụ nữ mà đàn ông không thể nghĩ và nói: "Từ đấy, thu rồi, thu, lại thu/Lòng tôi còn giá đến bao giờ?/Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ.../Người ấy cho nên vẫn hững hờ". Đây là những cảm nhận hết sức tinh tế của một người phụ nữ, hơn nữa là người phụ nữ đã có chồng. Đàn ông không thể làm được những câu thơ này.
Chúng tôi muốn nói với bạn đọc điều này: thơ là tiếng nói của tâm hồn, là sự thể hiện ra bằng ngôn ngữ những tâm tư tình cảm của con người. Nếu là một người hóa thân thành người khác để làm thơ thì rất khó, ngoại trừ đấy là thể loại truyện thơ. Đọc những vần thơ của T.T.Kh, ta thấy tràn ngập trong đó những nỗi niềm tâm sự, những xót xa ngậm ngùi, những buồn thương uất hận: "Tôi oán hờn anh mỗi phút giây/Tôi run sợ viết bởi rồi đây/Nếu không yên được thì tôi chết/Đêm hỡi, làm sao tối thế này" (Bài thơ cuối cùng), "Là giết đời nhau đấy phải không/Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung/Giận anh em viết dòng dư lệ/Là chút dư hương điệu cuối cùng" (Bài thơ cuối cùng), "Đâu biết lần đi một lỡ làng/Dưới trời gian khổ chết yêu đương/Người xa xăm quá tôi buồn lắm/Trong một ngày vui pháo nhuộm đường" (Hai sắc hoa ti gôn)...
Với những câu thơ này, làm sao có thể tin rằng do một người khác phái "đóng vai" để tạo ra? Làm sao từ một câu chuyện tình phụ tầm thường nhạt nhẽo giữa Thâm Tâm với một cô gái mang tên Trần Thị Khánh nào đó mà thi sĩ viết nên được những câu thơ đớn đau thế này? Thật là ngây thơ khi chúng ta tin rằng Thâm Tâm hay Nguyễn Bính có thể là tác giả của những bài thơ mang tên T.T.Kh. T.T.Kh dứt khoát phải là một tác giả nữ.
Phần 4: Mối quan hệ giữa T.T.Kh và tác giả truyện ngắn
T.T.Kh đã sáng tác nên những bài thơ tình bất hủ vì chuyện ngang trái tình duyên. Điều này thì đã quá rõ. Nhưng ta cần biết ai là người đã làm cho thi sĩ đớn đau đến tột cùng khiến phải thốt ra những lời thơ thấm đẫm đầy nước mắt ấy? Đây là một câu hỏi quan trọng. Giải đáp được câu hỏi này là ta có trong tay chiếc chìa khóa để có thể mở cánh cửa đi sâu vào những ngóc ngách bí ẩn bên trong câu chuyện kỳ lạ này.
Hãy đọc lại bài thơ đầu tiên của T.T.Kh. Hai sắc hoa ti gôn là bài thơ hay nhất trong ba bài thơ và là bài thơ mà tác giả viết ngay sau khi đọc được truyện ngắn Hoa ti gôn. Điều dễ nhận thấy đầu tiên là bài thơ như "họa" lại truyện ngắn, từ hình thức cho đến nội dung. Khởi đầu là cái tựa: Hoa ti gôn - Hai sắc hoa ti gôn. Truyện ngắn mở đầu bằng hình ảnh một ông họa sĩ già ngày nào cũng tỉ mẩn bên những cánh hoa: "Sáng nào cũng vậy, hết giờ dạy vẽ ở trường Mỹ thuật về qua phố Tràng Tiền, họa sư Lê cũng không quên mua một bó hoa ti gôn". Chuyện tình thơ cũng bắt đầu từ những kỷ niệm êm đềm với loài hoa có cái tên Tây ấy: "Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn/Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn/Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc/Tôi chờ người đến với yêu đương".
T.T.Kh và Thanh Châu đã lấy cùng một loài hoa để khơi dòng tâm sự. Thứ hoa dây leo có những cành nhỏ nhắn dễ thương trổ ra vô số nụ, năm cánh chụm lại thành "hình quả tim", trong một hai ngày sẽ nở bung ra. Thế là "quả tim vỡ". "Người ấy thường hay vuốt tóc tôi/Thở dài trong lúc thấy tôi vui/Bảo rằng: " Hoa dáng như tim vỡ/Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi".
Hoa dáng như tim vỡ là một chi tiết quan trọng. Thật ra bây giờ khi loài hoa này đã quá nổi tiếng thì nhìn nó, người ta có thể nghĩ đến hình dáng quả tim vỡ làm nhiều mảnh nhưng vào thời điểm câu chuyện này chưa xảy ra, khó có ai nghĩ đến điều này. Quan sát kỹ nụ hoa ti gôn ta thấy rằng, thật khéo tưởng tượng thì mới nghĩ ra được như thế. Thế mà câu chuyện của Thanh Châu và câu chuyện của T.T.Kh đều xoay quanh cái chi tiết "quả tim vỡ" ấy. Không hiểu vì sao những nhân vật trong thơ và trong truyện có cách nhìn giống nhau đến vậy? T.T.Kh nói rằng đó chẳng qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên: "Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết/Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa".
Như vậy là ta đoán nhầm? Vì T.T.Kh đã nói rõ rằng hai người không quen biết gì nhau. Chẳng qua chỉ là sự tình cờ. Nhưng ta vẫn thấy có quá nhiều băn khoăn. Vì lẽ gì cánh hoa ti gôn ấy lại ám ảnh cả hai người như vậy?
Trong truyện ngắn, cánh hoa ti gôn từ chỗ là nguồn cảm hứng bao la của chàng họa sĩ trẻ khi gặp người con gái cho đến chỗ là thông điệp của bi kịch khi chàng nhận phong thư báo tang viền đen có ép một dây hoa ti gôn nhỏ rơi ra. Trong bài thơ, cánh hoa ti gôn từ chỗ là niềm vui, niềm mong đợi của người con gái: “Tôi chờ người đến với yêu đương” cho đến chỗ kết thúc một mối tình: “Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ/Tựa trái tim phai, tựa máu hồng”.
Bài thơ thứ nhất nối tiếp những điều mà Hai sắc hoa ti gôn chưa nói hết: "Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên/Bỗng ai mang lại cánh hoa tim/Cho tôi ép nốt dòng dư lệ/Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên".
Bạn đọc hãy lưu ý đến những cánh hoa ti gôn. Không chỉ trong bài thơ trước mới có mặt chúng, loài hoa này hầu như luôn hiện diện trong câu chuyện tình buồn này. Lẽ ra ta nên gọi nghi án văn học này là nghi án văn học hoa ti gôn. Hoa ti gôn - chính thứ hoa "sắc đỏ, sắc hồng, sắc trắng năm nào cũng vậy, một mùa tàn lại một mùa nở" như lời tả trong tiểu thuyết Gánh hàng hoa của nhà văn Khái Hưng mà Thanh Châu lấy làm đề tựa cho truyện ngắn Hoa ti gôn mới là đầu dây mối nhợ của mọi chuyện. Nếu không có hoa ti gôn, ta sẽ không bao giờ có những bài thơ tuyệt tác của T.T.Kh, không bao giờ có được câu chuyện tình văn chương kỳ lạ này.
Nhưng ta hãy chú ý điều này: trong bài thơ thứ hai, T.T.Kh không còn nhìn những cánh hoa ti gôn với vẻ lãng mạn u buồn của nó nữa. Nàng có vẻ như giận người nhắc đến cánh hoa ti gôn: "Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên/Bỗng ai mang lại cánh hoa tim/Cho tôi ép nốt dòng dư lệ/Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên".
Chúng ta thấy hé lộ ra một điều không bình thường. Lúc trước nàng bảo, ngồi buồn đọc báo Tiểu thuyết thứ bảy, bắt gặp truyện ngắn Hoa ti gôn, thấy ai cũng có tâm trạng giống mình nên cảm xúc viết ra bài thơ gửi đăng báo cho vơi bớt nỗi lòng, thế mà bây giờ lại có ý trách người viết truyện.
Bạn đọc hỏi, có thấy nàng giận hờn trách móc chỗ nào đâu? Có đấy! Nàng trách nhưng mà trách khéo lắm. Trách mà không có lời trách. Ta hãy đọc tiếp: "Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ/Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ". Ý nàng muốn nói rằng, còn gì đâu nữa, giờ mọi chuyện đã lỡ làng hết cả rồi, tình tan nát như loài hoa tim vỡ rồi, người nhắc đến chuyện xưa làm gì nữa.
Dường như nàng đang đối thoại với người viết truyện qua bài thơ. Nhưng nàng đối thoại một cách rất khéo, khiến không ai nghi ngờ điều gì. Nhờ tài hoa, nàng đã làm được điều đó mà không ai nhận thấy trong gần cả thế kỷ qua. Đây là lời dặn của nàng: "Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá/Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:/“Cố quên đi nhé câm mà nín/Đừng thở than bằng những giọng thơ".
Nhưng thật không may. Bài thơ cuối cùng đã làm nàng lộ tẩy. Nàng không thể giữ kín cuộc đối thoại: "Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly/Càng khơi càng thấy lụy từng khi/Trách ai mang cánh "ti gôn" ấy/Mà viết tình em được ích gì?"
Trách ai mang cánh "ti gôn" ấy! Bạn đọc đã thấy chưa! Thật là giấu đầu hở đuôi. Nàng đã quên cả giữ ý tứ, đi trách một người mà nàng bảo là không quen biết. Cái bọc đã không giấu nổi cây kim. Ấy là vì chuyện Bài thơ đan áo mà chúng tôi sẽ nói ở sau làm cho nàng bực bội. Đến đây, chúng ta thấy được một điều quan trọng: Hóa ra tác giả truyện ngắn Hoa ti gôn không phải là người dưng. Bởi có mối quan hệ gì thì mới đi trách người chứ!...
Phần5: Ai là người yêu của T.T.Kh?
Thưa bạn đọc, chúng tôi đã có dịp nói chuyện với nhà văn Thanh Châu và chỉ ra với ông việc T.T.Kh đã trách ông. Nhà văn cũng đồng ý với chúng tôi rằng quả thật câu thơ của T.T.Kh có hàm ý như thế.
Đến đây, chúng tôi muốn tạm gác câu chuyện hoa ti gôn lại trong chốc lát để chuyển qua chuyện Bài thơ đan áo. Bài thơ này nhiều người không chịu thừa nhận là của T.T.Kh. Quả thật sự xuất hiện của nó cũng tương đối bất thường. Thứ nhất là nó không đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy mà lại đăng ở báo khác. Thứ hai là về hình thức, nó cũng khác ba bài thơ kia. So sánh với ba bài kia, Bài thơ đan áo có vẻ thô vụng hơn nhiều. Đặc biệt trong khi ba bài thơ của T.T.Kh đều là thơ bảy chữ thì Bài thơ đan áo lại theo thể thơ lục bát. Thật là vô lý khi T.T.Kh đang rất điêu luyện trong thể thơ bảy chữ lại nhảy qua thơ lục bát để rồi lúng túng trong lối thơ này đến nỗi đôi chỗ vần không được nhuyễn. Chính những vướng mắc trên đã khiến người ta nghi ngờ bài thơ này là của người khác giả mạo T.T.Kh.
Thế nhưng T.T.Kh lại không hề lên tiếng cải chính mà ngược lại trong Bài thơ cuối cùng nàng lại nhắc đến nó: "Bài thơ đan áo nay rao bán/Cho khắp người đời thóc mách xem". Hiểu thế nào cho đúng về vấn đề này? Ai là người đã viết Bài thơ đan áo? Chúng ta nhớ một điều, Bài thơ đan áo ngoài những bất thường như nói trên còn có điểm khác biệt rất lớn với ba bài thơ kia. Đó là tác giả không viết cho người ấy mà viết cho một người chị nào đó: "Chị ơi, nếu chị đã yêu/Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương".
Chi tiết này lại khá khớp với Bài thơ cuối cùng. Trong bài thơ đó, T.T.Kh đã nhắc đến một người nào đó ngoài người ấy: "Chỉ có ba người đã đọc riêng/Bài thơ đan áo của chồng em". Ba người ấy là ai? Phải chăng là có mặt cả người chị trong Bài thơ đan áo?
Ở trên, chúng ta có nói đến mối quan hệ giữa tác giả truyện ngắn và tác giả thơ. Qua phân tích cuộc "đối thoại", chúng ta đã thấy được phần nào mối quan hệ "không phải người dưng" giữa họ. Tác giả truyện ngắn, tức nhà văn Thanh Châu chính là nhân vật ai mà nàng đã trách "Trách ai mang cánh "ti gôn" ấy/Mà viết tình em được ích gì". Chúng ta tiếp tục phân tích thêm. Trước hết khẳng định Thanh Châu chính là nhân vật ai trong các câu thơ. Nhưng trong thơ T.T.Kh, ngoài ai ra còn có thêm nhân vật anh: "Giận anh em viết dòng dư lệ/Là chút dư hương điệu cuối cùng". Vậy nhân vật ai này và nhân vật anh trong câu thơ trên là hai người hay một người?
Có thể có hai trường hợp: Ai là một người bạn của nàng, hoặc ai chính là người yêu của nàng, tức ai chính là anh. Nếu xảy ra trường hợp đầu thì Thanh Châu chỉ là người bạn của T.T.Kh, được biết đến chuyện tình duyên ngang trái của nàng nên cảm hứng viết nên truyện Hoa ti gôn. Nếu xảy ra trường hợp sau thì Thanh Châu chính là người yêu của T.T.Kh.
Chúng ta chú ý, trong ba bài thơ, chỉ có Bài thơ cuối cùng là nàng đối thoại trực tiếp với người yêu mình: "Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?". Tại sao như vậy? Là vì lúc này nàng đang giận chàng. Nàng muốn nói chuyện "đâu ra đấy" với chàng một lần cho xong. Chúng ta đọc thêm khổ thơ thứ năm: "Từ đây anh hãy bán thơ anh/Còn để yên tôi với một mình". Ta thấy lúc này nàng cự cãi với chàng một cách khá căng thẳng. Có lẽ chàng vừa gây ra một lỗi lầm gì đó làm cho nàng giận. Liên hệ đến khổ thơ thứ ba có câu "Bài thơ đan áo nay rao bán/Cho khắp người đời thóc mách xem" thì ta sẽ hiểu ngay chuyện gì. Đó là chuyện Bài thơ đan áo, chàng đã lấy nó đem "rao bán" làm cho nàng bực tức. "Rao bán" là từ mà nàng ví von cho hả tức chứ thực sự là chàng đã để lọt bài thơ đó ra ngoài. Bài thơ này vì một lẽ gì đó mà nàng không muốn cho ai đọc. Việc đăng báo bài thơ này có lẽ gây nên điều gì hệ trọng lắm nên nàng đã hết sức tức giận: "Là giết đời nhau đấy biết không".
Hãy để ý thêm chút nữa. Sau khi nói xong chuyện Bài thơ đan áo, nàng liền quay sang chuyện những cánh hoa ti gôn: "Những cánh hoa lòng, hừ đã ghét/Thì đem mà đổi lấy hư vinh". Chúng ta thấy rất rõ: người gây ra chuyện Bài thơ đan áo cũng chính là người nhắc đến những cánh hoa ti gôn. Trước thì nàng cố giấu nhưng bây giờ vì đang tức giận nên nhân nói chuyện này nàng nói qua chuyện kia một thể luôn.
Như vậy thì nhân vật ai, người liên quan đến những cánh hoa ti gôn (Trách ai mang cánh ti gôn ấy) và nhân vật anh, người yêu của nàng (Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ) chính là một.
Như vậy mối quan hệ là đã rõ. Thanh Châu chính là người yêu của T.T.Kh. Điều này cũng phù hợp với lời kể của nàng ở khổ thơ đầu trong Bài thơ thứ nhất rằng người yêu nàng là một chàng văn nghệ sĩ: "Thuở trước hồn tôi phơi phới quá/Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương/Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại/ Êm ái trao tôi một vết thương".
Thật sự ta đã giải mã được vấn đề quan trọng là tìm ra người ấy của T.T.Kh. Đến đây, chúng tôi muốn trở lại vấn đề ai đã viết Bài thơ đan áo. Như trên đã phân tích, bài thơ này có một số điểm khác biệt so với ba bài thơ kia về thể loại, về giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên, có một đặc điểm quan trọng nhất thì nó lại không khác, đó là phong cách sáng tác. Bài thơ đan áo cũng được viết bởi một ngôn ngữ dung dị rất "T.T.Kh": "Chị ơi nếu chị đã yêu/Đã từng lỡ hái ít nhiều đau thương". Chúng tôi cho rằng, bài thơ này cũng là của T.T.Kh nhưng được viết trước ba bài thơ kia rất lâu. Bạn đọc có thể thắc mắc: vì sao Bài thơ đan áo không hay như mấy bài thơ kia. Đó là do hoàn cảnh sáng tác. Trước đây, T.T.Kh chỉ sáng tác để gửi cho người chị nào đó của mình đọc nên có thể cảm xúc không trào dâng bằng viết cho người mình yêu.
Hết: Sự phù hợp giữa Trần Thị Vân Chung và T.T.Kh
Chúng ta thấy, trước hết việc giả định Trần Thị Vân Chung chính là T.T.Kh đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong nghi án. Chẳng hạn chi tiết "vườn Thanh" làm nhiều người tranh cãi kịch liệt từ bao năm nay sẽ trở nên rất đơn giản khi đưa vào đây. Nếu chúng ta chấp nhận Vân Chung là T.T.Kh thì vườn Thanh sẽ được hiểu đơn giản hơn: đó là một cách nói hoa mỹ để chỉ thị xã Thanh Hóa, nơi mà hai người có nhiều kỷ niệm trong thời gian quen biết nhau.
Chúng ta hãy xét về nhân thân bà Vân Chung để so sánh với T.T.Kh. Trong phần phân tích thơ T.T.Kh, chúng ta đã đưa ra nhận định, tác giả này phải là một người sinh trưởng trong một gia đình khá giả, thuộc tầng lớp tân học. Điều này rất đúng với trường hợp của bà Vân Chung. Và Thanh Châu cũng là một người tân học: trước học cao đẳng tiểu học Vinh, sau ra Hà Nội học trường đạo.
Một điều quan trọng nữa là tuổi của "ứng viên". Theo xác nhận của chính bà Vân Chung, thì bà sinh năm 1919, tính đến năm 1937 là bà đã 18 tuổi tròn. Đó là tính theo tuổi Tây. Còn theo tuổi ta thì đã 19. Như vậy bà hoàn toàn có thể lấy chồng hoặc chồng đi dạm hỏi vào trước năm 1937. Vậy thì đến tháng 9/1937, nếu là T.T.Kh thì bà có thể viết trong Hai sắc hoa ti gôn: "Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng/Trời ơi! Người ấy có buồn không".
Cũng cần nhắc lại là khi bà Vân Chung lấy chồng, ông Thanh Châu ở Hà Nội chứ không ở quê nhà. Vì thế cho nên Vân Chung mới nghĩ rằng ông không biết việc bà đi lấy chồng. Chi tiết này phù hợp với câu thơ "Nếu biết rằng...".
Đến đây ta tạm dừng việc so sánh đối chiếu lại một chút để đọc lại những trang viết của ông Thanh Châu. Liên quan đến nghi án này, Thanh Châu đã viết cả thảy hai tác phẩm. Một là truyện ngắn Hoa ti gôn mà từ đó có thơ của T.T.Kh "họa" lại. Hai là bài tùy bút Những cánh hoa tim vào năm 1939 để kết lại câu chuyện. Ta thấy gì trong những trang viết của Thanh Châu?
Khi xa Vân Chung ra Hà Nội, Thanh Châu đã hết sức sầu thương về mối tình ấy. Trong bài tùy bút Những cánh hoa tim đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, ông viết: "Vì tôi thấy tôi cảm thấu hết được những cái gì là tê tái trong tình ái. Tôi có tất cả tâm sự của một người đã từng chua xót vì yêu". Đó chính là sự chua xót về mối tình giữa ông và Vân Chung mà ngày nay ông đã xác nhận.
Vào thời gian này, tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh cũng vừa mới ra đời. Đó là cuốn tiểu thuyết luận đề, có ý nghĩa đả phá những tập tục hôn nhân gia đình phong kiến ngự trị ngàn năm trong xã hội Việt Nam. Thế nhưng Nhất Linh cũng không sắp xếp nổi cho nhân vật Loan của mình trốn đi với Dũng mà phải để cho hai người chia tay nhau, Loan lên xe hoa về nhà chồng, Dũng cất bước ra đi chốn hải hồ. Ấy là vì lúc này hoàn cảnh xã hội chưa cho phép nhà văn thực hiện cuộc cải cách quá mạnh mẽ như vậy, dù là trong tiểu thuyết. Bởi quan niệm cổ xưa còn hết sức nặng nề. Như thế để thấy rằng, vào thời kỳ 1935 - 1937, những cô gái dù tân học đến mấy cũng rất khó có thể thoát ra được ngoài vòng cương tỏa của chế độ gia đình phong kiến. Tình cảnh của Thanh Châu và Vân Chung có lẽ cũng tương tự như tình cảnh của Dũng và Loan.
Trong truyện ngắn Hoa ti gôn của Thanh Châu, nhân vật chính là họa sư Lê đã rủ Mai Hạnh trốn đi Nhật để cùng nhau xây cuộc đời mới. Đó là lòng khát khao của những người đang yêu trước cảnh ngang trái tình duyên. Tuy nhiên, nhân vật Mai Hạnh không đủ can đảm thực hiện vì "em không phải là loại đàn bà có thể vượt hết được những khó khăn như anh tưởng", vì "em bỗng sợ, em sợ gia đình tan tác, khổ thân thầy mẹ em". Những chi tiết, hình ảnh tiếp theo trong truyện ngắn mang đầy ẩn ý. Chẳng hạn như chi tiết nhân vật Mai Hạnh chết đi, chi tiết dây hoa ti gôn trong thư báo tang rơi ra, chi tiết họa sư Lê đặt bó hoa lên nấm mộ nàng... Những chi tiết ấy mang đầy sự trách móc, hờn giận, đớn đau. Nửa phần muốn chôn chặt tình yêu xuống đáy mồ sâu, nửa phần nhớ thương quay quắt cuồng dại mãi không thôi. Ta tin rằng những nỗi niềm của nhân vật chính là nỗi niềm của tác giả. Những hoài niệm, u uất của nhân vật về những "cánh hoa tim vỡ" là của Thanh Châu.
Năm 1939, sau khi câu chuyện T.T.Kh đã đi qua, Thanh Châu cho đăng bài tùy bút Những cánh hoa tim trên Tiểu thuyết thứ bảy. Bài tùy bút này, một mặt ông phủ nhận mọi sự dính líu đến T.T.Kh, một mặt ông giãi bày tâm sự của mình.
Chính ra Thanh Châu đã bị ám ảnh bởi những cánh hoa ti gôn khi ông viết trong Những cánh hoa tim: "Một mùa thu cũ, tôi đã ngắt những bông hoa ấy trong tay và vò nát chúng nó đi trước một giàn hoa. Đó là thời kỳ tôi ốm dậy, buổi chiều thường đi thơ thẩn trong sân". Ta nhớ rằng, tác phẩm Hoa ti gôn là truyện ngắn nhưng tác phẩm Những cánh hoa tim là tùy bút. Mà tùy bút là nói chuyện thật chứ không nói chuyện hư cấu. Thanh Châu đã vò nát những cánh hoa ti gôn vì lẽ gì? Phải chăng vì nó đã từng là "chứng nhân" một thời của tình yêu giữa ông và Vân Chung? Thanh Châu viết tiếp trong bài: "Bỗng nhiên, nhìn những cánh hoa đỏ trong tay, tôi nghĩ đến một quả tim rớm máu".
Trong những phần trước, chúng ta đã nhắc đến chuyện những cánh hoa ti gôn. Giờ đây ta lại thấy rõ hơn chút nữa. Như vậy chính ra Thanh Châu là người đầu tiên nhìn thấy bông hoa ti gôn có hình quả tim vỡ chứ không phải nhân vật truyện ngắn họa sư Lê. Giữa Thanh Châu và Vân Chung có thể đã có nhiều kỷ niệm về loài hoa "đỏ như màu máu thắm phai" này. Cho nên Thanh Châu trong một đêm buồn bã nhớ nhung hoài niệm về mối tình xưa, xót xa nghĩ lại những cánh hoa tàn úa thuở nào, đã không kìm nổi lòng mình mà cầm bút viết nên truyện ngắn để giải tỏa cảm xúc, cũng là để gửi về "vườn Thanh" cho người xưa.
Vào thời kỳ 1937, những cô gái có tâm hồn văn chương lãng mạn đều tìm đọc tạp chí Tiểu thuyết thứ bảy. Vì thế truyện ngắn này đã đến tay Vân Chung ngay lập tức. Đọc xong truyện ngắn, Vân Chung chắc chắn cũng đau lòng không kém. Trong tình cảnh như thế, thì một người như Vân Chung hiển nhiên phải làm thơ để gửi lại cho Thanh Châu. Và những bài thơ ấy, rất có thể là những bài Hai sắc hoa ti gôn, Bài thơ thứ nhất, Bài thơ cuối cùng lắm chứ? Tại sao không?
Đến đây chúng tôi muốn trở lại với riêng bà Vân Chung. Trước đây có người đưa ra một số "ứng viên" nữ, nhưng không thấy nhắc đến lý lịch văn học của những người đó. Chúng ta nhớ rằng, nếu là T.T.Kh thì dứt khoát phải là một người cầm bút. Ít ra là phải như bà Vân Chung, có thơ in thành tập, có sinh hoạt văn học nơi này nơi kia, có thơ đăng báo...
Chúng tôi đã cố gắng sưu tầm được một ít thơ của bà Vân Chung để bạn đọc có thể đánh giá chúng. Trước hết xin đọc vài câu thơ của bà Vân Chung viết về mùa thu:
Nhớ những mùa thu trước
Êm cảnh thanh bình
Trăng ngà trải lụa thiên thanh
Khuôn hoa e ấp trên cành thắm tươi
Thế rồi
Bão táp mưa sa
Trăng tàn hoa tạ
Mông mênh sầu ngập biển đời
Trời thu lộng gió để người sầu thương
(Bài thơ cuối thu, 1960)
Hơi may se cả bầu trời
Hàng cây lá đã vàng phơi ít nhiều
Nhà ai một mái tịch liêu
Chìm trong làng vắng tiêu điều chiêm bao
(Vào thu - 1993)
Êm cảnh thanh bình
Trăng ngà trải lụa thiên thanh
Khuôn hoa e ấp trên cành thắm tươi
Thế rồi
Bão táp mưa sa
Trăng tàn hoa tạ
Mông mênh sầu ngập biển đời
Trời thu lộng gió để người sầu thương
(Bài thơ cuối thu, 1960)
Hơi may se cả bầu trời
Hàng cây lá đã vàng phơi ít nhiều
Nhà ai một mái tịch liêu
Chìm trong làng vắng tiêu điều chiêm bao
(Vào thu - 1993)
Bạn đọc thấy thế nào về những câu thơ này? Có chút gì là của T.T.Kh không?
Một điều đặc biệt, bà Vân Chung luôn luôn làm thơ về mùa thu. Mười bài thơ thì có đến năm bài bà nhắc đến mùa thu rồi. Dường như bà bị ám ảnh bởi mùa thu. Đây cũng là một điểm chung với T.T.Kh.
Thơ của bà Vân Chung sau năm 1954 cho đến nay không phải là thơ hay. Hầu hết đều bình thường. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng bà Vân Chung không thể là T.T.Kh vì thơ bà không xứng tầm với thơ T.T.Kh. Lập luận như thế là không đúng. Thật ra không có nhà thơ nào có thể làm thơ hay suốt đời. Nhiều nhà thơ nổi tiếng nhưng về sau vẫn làm những câu thơ rất tầm thường.
Một bài thơ hay phải gắn liền với một hoàn cảnh đặc biệt. Không có hoàn cảnh đặc biệt thì khó có thể có thơ hay. Chẳng hạn Hàn Mặc Tử sẽ không thể nào sáng tác được bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ nếu người đẹp Hoàng Hoa không gửi vào cho chàng một tấm hình chụp phong cảnh bến đò Vỹ Dạ lúc chàng đang tuyệt vọng chán chường trên giường bệnh. Nếu Hữu Loan không có nỗi đau về người vợ vắn số thì không thể nào có được bài thơ Màu tím hoa sim để đời. Nếu Vân Chung là T.T.Kh thì cũng thế. Chỉ trong hoàn cảnh tình duyên ngang trái lỡ làng với người yêu một cách đớn đau tột cùng thì mới sáng tác được những câu thơ như viết bằng máu thịt ấy. Đó là những tác phẩm đỉnh cao của một người làm thơ. Đó là tinh hoa tinh huyết. Còn như Vân Chung sau này, sống một cuộc đời bình thường bên cạnh người chồng giàu sang của mình, làm sao sáng tác được thơ hay, dù trước đó có là T.T.Kh đi chăng nữa. Đó là chuyện bình thường và hợp lý.
Đến đây chúng tôi muốn thưa đôi lời với nhà thơ Vân Chung và nhà văn Thanh Châu cùng quý bạn đọc. Loạt bài này cũng như cuốn sách Giải mã nghi án văn học T.T.Kh sắp xuất bản của chúng tôi chỉ là những giả định. Tuy nhiên, dù giả định nhưng nó vẫn gợi lại những vết thương cũ trong lòng hai người. Đó là một điều đáng tiếc. Tuy vậy chúng tôi không thể không viết lại câu chuyện này. Vì nó là khát khao của người yêu thơ, muốn biết T.T.Kh là ai, vì ai mà để lại cho đời những vần thơ xao xuyến cõi lòng ấy. Chính khi xưa, Hoài Thanh cũng đã từng nhắc trong Thi nhân Việt Nam: "Bốn năm đã qua từ ngày tờ báo vô tình hé mở cho ta một cõi lòng. Ai biết "con người vườn Thanh" bây giờ ra thế nào? Liệu rồi đây người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối?". Cho đến nay, đã qua bảy mươi năm, có lẽ người đã quyết định "ôm nỗi buồn riêng về nơi chín suối" rồi. Vì thế giả định này nếu đúng chắc người cũng không lên tiếng tự nhận mình là T.T.Kh. Vậy xin hãy xem đây như là một việc làm vì lòng mến yêu con người đã để lại cho đời những vần thơ say đắm ấy để có câu chuyện này.
Một điều đặc biệt, bà Vân Chung luôn luôn làm thơ về mùa thu. Mười bài thơ thì có đến năm bài bà nhắc đến mùa thu rồi. Dường như bà bị ám ảnh bởi mùa thu. Đây cũng là một điểm chung với T.T.Kh.
Thơ của bà Vân Chung sau năm 1954 cho đến nay không phải là thơ hay. Hầu hết đều bình thường. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng bà Vân Chung không thể là T.T.Kh vì thơ bà không xứng tầm với thơ T.T.Kh. Lập luận như thế là không đúng. Thật ra không có nhà thơ nào có thể làm thơ hay suốt đời. Nhiều nhà thơ nổi tiếng nhưng về sau vẫn làm những câu thơ rất tầm thường.
Một bài thơ hay phải gắn liền với một hoàn cảnh đặc biệt. Không có hoàn cảnh đặc biệt thì khó có thể có thơ hay. Chẳng hạn Hàn Mặc Tử sẽ không thể nào sáng tác được bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ nếu người đẹp Hoàng Hoa không gửi vào cho chàng một tấm hình chụp phong cảnh bến đò Vỹ Dạ lúc chàng đang tuyệt vọng chán chường trên giường bệnh. Nếu Hữu Loan không có nỗi đau về người vợ vắn số thì không thể nào có được bài thơ Màu tím hoa sim để đời. Nếu Vân Chung là T.T.Kh thì cũng thế. Chỉ trong hoàn cảnh tình duyên ngang trái lỡ làng với người yêu một cách đớn đau tột cùng thì mới sáng tác được những câu thơ như viết bằng máu thịt ấy. Đó là những tác phẩm đỉnh cao của một người làm thơ. Đó là tinh hoa tinh huyết. Còn như Vân Chung sau này, sống một cuộc đời bình thường bên cạnh người chồng giàu sang của mình, làm sao sáng tác được thơ hay, dù trước đó có là T.T.Kh đi chăng nữa. Đó là chuyện bình thường và hợp lý.
Đến đây chúng tôi muốn thưa đôi lời với nhà thơ Vân Chung và nhà văn Thanh Châu cùng quý bạn đọc. Loạt bài này cũng như cuốn sách Giải mã nghi án văn học T.T.Kh sắp xuất bản của chúng tôi chỉ là những giả định. Tuy nhiên, dù giả định nhưng nó vẫn gợi lại những vết thương cũ trong lòng hai người. Đó là một điều đáng tiếc. Tuy vậy chúng tôi không thể không viết lại câu chuyện này. Vì nó là khát khao của người yêu thơ, muốn biết T.T.Kh là ai, vì ai mà để lại cho đời những vần thơ xao xuyến cõi lòng ấy. Chính khi xưa, Hoài Thanh cũng đã từng nhắc trong Thi nhân Việt Nam: "Bốn năm đã qua từ ngày tờ báo vô tình hé mở cho ta một cõi lòng. Ai biết "con người vườn Thanh" bây giờ ra thế nào? Liệu rồi đây người có thể lẳng lặng ôm nỗi buồn riêng cho đến khi về chín suối?". Cho đến nay, đã qua bảy mươi năm, có lẽ người đã quyết định "ôm nỗi buồn riêng về nơi chín suối" rồi. Vì thế giả định này nếu đúng chắc người cũng không lên tiếng tự nhận mình là T.T.Kh. Vậy xin hãy xem đây như là một việc làm vì lòng mến yêu con người đã để lại cho đời những vần thơ say đắm ấy để có câu chuyện này.
ST
-
TRUYỀN THUYẾT HOA TIGÔN
Câu chuyện xảy ra ở thành phố Athens.
Theo truyền thuyết Oedipus Rex
cho rằng Cadmus, người lập thành phố Athens, tức giận thần Apollo nên
giết chết vị thần rắn. Thần Apollo tức giận nên có lời nguyền, dân
Athens sẽ bị bệnh dịch cứ mưới năm sẽ có một trân dịch lớn, giết hại
ngàn người. Cho đến ngày kia những đứa con của Camuds sẽ mắc vào lời
nguyền nếu Laius (vua Thebes sau này) và vợ Jocasta khi nào sanh ra một
đứa con mà chân có bớt đỏ màu máu thì chính đứa bé này ngày kia sẽ giết
cha, rồi kết hôn với mẹ.
Vua Athens, Laius, sau khi
nghe tin vợ mình, Jocasta, sanh một bé trai khỏe mạnh, gót chân bé có
một màu đỏ máu, trước rất vua mừng, nhưng chợt nhớ đến lời nguyền truyền
kiếp trăm năm trước nên vua lo sợ sai tên hầu cận, đêm khuya phải đem
đứa bé lên núi cao mà giết nó, rồi đem trái tim nó về trình diện cho ta.
Người hầu cân nghe lời, nửa
đêm đợi hoàng hậu ngủ yên, tên này mới bồng đứa bé, rồi cưỡi ngựa chạy
về dãy núi cao. Dãy núi cao đó tên là Mt. Cithaeron. Đứa bé sơ sanh ngủ
ngon lành, tên hầu cận không nỡ giết, nên giao bé cho một kẻ chăn cừu
trên triền núi Cithaeron, rồi đem một trái tim cừu về trình diện vua
Laius. Thấy trái tim con mình, vua Lauis bật khóc, nhưng làm sao hơn
được, vì lời nguyền này mà đứa bé con mình sẽ giết mình chết, rồi lấy vợ
mình. Kinh hồn chưa?
Tên chăn cừu ôm đứa bé, xuống
làng chân núi mà xin sữa cho bé, bé không chịu uống sữa cừu. Gõ ngay
cửa nhà, người đàn bà ra mở cửa, thấy bé dễ thương nên cho tiền tên chăn
cừu mà mua đứa bé cho mình. Merope, vợ vua Polybus (vua xứ Corynth) đặt
tên bé là Oedipus Rex (Oedipus nghĩa là gót chân đỏ hay gót chân sưng
danh từ HyLạp cổ xưa). Đứa bé lớn lên khỏe mạnh, làu thông võ nghệ, chân
tay chắc nịt, gươm giáo, tên nỏ chàng làu thông. Ngày kia lên trên đền
thờ Delphi, thì gặp một giáo sĩ tiên tri Pythia lập lại lời nguyền của
Apollo là Oedipus sẽ giết cha và lấy mẹ làm vợ. Oedipus kinh hoàng, nên
bỏ xứ Corynth mà trốn đi xa. Trên con đường rong ruổi, chàng thấy một cỗ
xe ngựa chạy vùn vụt đến, trên xe có 2 người, chưa kịp tránh thì bánh
xe ngựa cán ngang chân chàng trai, tên lái xe lại vụt Oedipus một roi
vào mặt rồi cười khoái trá. Oedipus tức giận, dù chân bị thương nhưng
chàng vẫn rượt kịp chiếc xe ngựa, ghì cương ngựa lại hỏi thì tên hầu cận
liền rút gươm đâm Oedipus. Chàng trai né được, thuận tay anh bẻ gươm
đâm trả lại tên tài xế, trên xe có một người trọng tuổi cũng rút gươm
đâm Oedipus. Bất khả tránh, Oedipus liền trở lưỡi gươm này đâm lại luôn
một phát. Giết luôn ông già này. Chuyện nhỏ bánh xe cán ngang chân, nay
trở thành ra chuyện giết người, nếu tên đánh ngựa có lời xin lỗi chàng
thì mọi chuyện xong rồi. Nay cán chân người ta rồi còn đánh người ta nữa
như vậy còn gì đạo lý nữa…
Giải quyết xong, Oedipus
hướng về thành Athens (thành phố vô cùng lộng lẫy nhất thời đó). Lúc này
dân trong thành đang cực kỳ hoảng hốt, vì thành Athens đang bị bệnh
dịch. Cứ 10 năm thì đáo trở lại không ai trị được bệnh dịch này. Đồng
thời kèm bệnh dịch thì có thêm một hung thần Sphinx (đầu người mình sư
tử), xuất hiện mai chỗ này mốt chỗ kia. Hung thần này hay ăn thịt người
ta. Trước khi ăn thịt thì thần Sphinx hỏi nạn nhân một câu: “Con vật gì
mà ban mai thì đi bốn chân, trưa thì hai chân, chiều tối thì ba chân?”
Nếu trả lời được, thì lời nguyền sẽ được tan biến theo hình ảnh của hung
thần Sphinx. Dân chúng xứ Thebans không một ai trả lời được. Cùng lúc
đó, vua láng giềng Damasistratus được lính báo rằng vua Laius bị kẻ lạ
mặt giết chết trên con đường về thành Delphi. Như vậy hoàng hậu Jocasta
trở thành góa bụa rồi. Vua ban chiếu khắp xứ Creon, luôn thành Athens,
nếu ai mà giết được hung thần Sphinx thì nhà vua sẽ chia nửa giang sơn
cho người đó, và gả em gái mình là Jocasta cho người đó. Hung thần
Sphinx rất dễ giết nếu giải được câu hỏi mà hung thần hỏi trước khi bị
giết thì thần Sphinx sẽ bị biến hình bốc hơi mất lên cung đình Zeus.
Phần thưởng được dán khắp ngã tư đường, từ mọi ngã đường về thành phố
Athens. Dân Thebans càng lúc càng chết nhiều hơn và hung thần Sphinx
xuất hiện thường xuyên hơn nữa. Dân xứ Creon kinh hoàng, thành phố
Athens trở nên hoang vắng như bãi tha ma. Không một ai dám ra khỏi nhà
khi màn đêm kéo đến.
Oedipus không biết chuyện
này, chàng trai trẻ đi đến cổng thành Athens thì thấy bảng treo của vua
láng giềng Damasistratus cho ai giải được câu hỏi của thần Sphinx thì sẽ
cưới được em gái vua tên là Jocasta, rồi được chia nửa giang sơn Creon
cho. Định mạng khốc liệt đang chờ chàng tại nơi đây.
Thình lình hung thần đầu người
mình sư tử Sphinx hiện ra, trước khi xé xác chàng trai lạ mặt, thần đưa
câu hỏi kết thệ (riddle) như lần trước: “Vật gì mà ban mai đi bốn chân,
trưa đến thì đi hai chân, chiều về thì đi ba chân?” Chàng trai Oedipus
Rex không do dự trả lời liền: “Đó là con người. Lúc ấu thơ thì bò bằng
bốn chân, khi lớn thì đi bằng hai chân, về già với cây gậy thì đi bằng
ba chân.” Lời thệ nguyện (riddle) được giải lập tức hung thần Sphinx
rùng mình biến hình, rồi bốc hơi tan mất trước hàng ngàn cặp mắt sợ sệt
dân thành Athens. Bệnh dịch lập tức không còn nữa. Giữ lời hứa, vua
Damasistratus làm lễ thành hôn Jocasta, em gái mình cho chàng trai trẻ
phương xa đến. Toàn dân hoan hỉ, hoàng hậu Jocasta xinh đẹp cũng nguôi
ngoai tang lòng ngày xưa. Chàng trai làm vua được hai chục năm, thì biết
được tin vua trước mình là Laius bị kẻ lạ mặt giết chết, hung thủ không
tìm ra. Vua Oedipus Rex bèn treo giải thưởng cho toàn dân tìm cho ra
hung thủ giết vua Laius. Oedipus và Jocasta có 4 người con, tên là
Antigone, Ismene, Eteocles và Polyneices. Riêng người con gái Antigone
trẻ nhất, xinh đẹp và rất có hiếu với cha mẹ
Ngày kia, tin dữ dưa đến.
Người hầu cận ngày xưa của vua Laius, người mà được lệnh vua đem dứa bé
có gót chân đỏ vào núi rừng giết chết. Hầu cận này tình cớ thấy gót chân
vua, khi vua bước qua một tảng đá cuội trên dòng suối cạn. Hầu cận này
đã già, nhưng vẫn nhớ chuyện ngày xưa. Vua Oedipus nghe được chuyện,
biếtchính mình là kẻ đã giết cha ruột. Đứa con sát thân phụ. Chuyện cũ
ngày xưa trở về tâm trí mình. Trong lúc nóng giận vì bánh xe cán ngang
chân, tên đánh ngựa là kẻ hung tàn, lại còn muốn giết mình nữa. Vì tự vệ
thôi, nhưng tại sao lão già cùng chung xe ngựa, cũng lại rút gươm đâm
mình nữa? Tại sao lại có chuyện như vậy. Chuyện nhỏ đâu đáng gì? Nếu tên
đánh xe ngựa biết lời xin lỗi thì chân ta dù đau cách mấy ta cũng nguội
lòng. Vua Oedipus nghe được câu chuyện ngày xưa của mình. Về cung điện,
bỏ ăn bỏ ngủ ba ngày đêm liên tiếp. Chuyện kinh hoàng không thể nói nên
lời. Trời ơi! Vợ mình Jocasta đang say ngủ trên giường có phải là vợ
mình hay không? Còn người nào mà ngày xưa đã cho mình bú, mang nặng đẻ
đau mình, nay lại là vợ mình sao? Còn mấy đứa con nữa, Antigone xinh đẹp
có phải là con mình hay là em gái của mình vì Jocasta sanh ra? Không
thể được. Trời ơi, ngàn lần không thể được như vậy đâu. Hỡi Thượng Đế,
hỡi Thần Zeus, tại sao lại là con? Như vậy tình sao đây? Tiếp tục cùng
Jocasta yên vui hạnh phúc trên ngai vàng này chăng? Không! Trăm ngàn lần
không. Trời ơi!
Ngày kia, vua Oedipus không
chịu nỗi cắn rứt lương tâm, không muốn thấy Jocasta, Antigone, Ismene,
Eteocles. Vua Oedipus Rex bèn dùng tay móc cặp mắt của mình. Trọn đời mù
lòa. Ông bỏ cung điện mà lang thang trong rừng sâu núi thẳm. Cô gái
xinh đẹp nhất, Antigone thương cha mình tự dưng nổi điên mà tự làm đui
mù, nên Antigone khóc nức nỡ mà chạy theo cha vào rừng sâu núi thẳm. Đi
xin ăn nuôi cha mình, lo giấc ngủ cho cha mình. Một lòng hiếu thảo vô
biên, nhưng cô không hiểu tại sao cha mình, từ khi đui mù thì lại tìm
cách xa lánh mình, không muốn nói chuyện gì với mình hết, ngày đêm than
khóc mà thôi. Cha mình cũng không gọi tên mình Antigone một cách trìu
mến như ngày xưa? Tại sao như vậy? Mình đâu có một lần nào lầm lỗi với
cha mình đâu? Tại sao như vậy? Antigone không trả lời được. Antigone chỉ
khóc thầm mà thôi khi đêm về. Còn mẹ, tuy vắng mình, nhưng vẫn còn mấy
anh em an ủi, còn cha chỉ một mình cô đơn nơi rừng sâu núi thẳm. Không,
mình phải theo cha mình trọn nghĩa mới được. Tội nghiệp cha tôi. Tại sao
cha phải làm như vậy? Cho tới ngày kia cha ruột mình chết héo rủ trong
một ngôi đền Eumenides ở Colone. Chôn cất cha xong, Antigone trở về
Athens. Nhưng câu chuyện thương tâm lại đổ thêm vào đầu cô gái vô tội.
Người ta đã kết án tử anh mình, vì không tuân lệnh Creon, đã cử hành
nghi lễ chôn cất cho anh mình Polynice, vì người ta kết tội anh mình là
kẻ phản quốc theo địch. Antigone bị bắt, rồi Thượng hội Đồng kết án tử
nàng. Bắt giam sống trong ngôi nhà mồ của dòng họ. Cửa nhà mồ bị bít
kín, ngày đêm dưới mộ sâu, Antigone chiu không nỗi thảm cảnh xảy ra liên
tiếp cho đời mình. Antigone đành quyên sinh. Dân làng sau đó lập một
ngôi mộ mới chôn nàng. Nhưng tại ngôi mộ của cô gái đầy lòng hiếu thảo
với cha, lòng thương anh và mẹ, có một loài hoa lạ mọc trên ngôi mộ của
mình. Dân thành Athenes không dám gọi thẳng là tên Antigone, mà người ta
gọi tắt là hoa Tigone.
Nho nhỏ, sắc hoa có năm, màu đỏ thắm, có năm màu tang trắng. Mau tàn, nhưng đầy sự lung linh sống động. Loài hoa Tigone
ST
Hai sắc hoa Tigone
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
HAI SẮC HOA TIGON 1
Thế
hệ những người yêu thơ đầu 5 đến cả những fan 9X hiện nay không ai xa
lạ gì với câu chuyện tình, đã được một vài tác giả nâng cấp lên thành
nghi án văn học tầm cỡ thế kỷ: Bài thơ Hai sắc Hoa Tigon của tác giả
T.T. Kh.
Bài thơ lẽ dĩ nhiên là nổi tiếng quá rồi. Không nói ai cũng biết. Vấn đề
tác giả của nó là ai kia? Trong nhiều năm liền, người ta đinh ninh tác
giả là con gái. Có vẻ sự suy diễn là có lý. Vậy thì, cái tên T. T.Kh là
cô nào mới được chứ?
Có rất nhiều giai thoại. Đã có hẳn một cuốn sách nói về vấn đề này. Đọc
xong cuốn sách đó, người ta thấy rằng T.T. Kh là một người phụ nữ rất
xinh đẹp. Bà hiện sống ở Pháp. Có lẽ giờ chắc chẳng còn nữa. Bài thơ là
tiếng lòng thổn thức về một mối tình tan vỡ. Một mối tình đẹp với nhiều
tiếc thương, ngậm ngùi.
Tôi đã đọc một số tài liệu về giai thoại này, hệ thống lại toàn bộ câu
chuyện và nhận thức rằng rất có thể T.T. Kh không phải là một bà đang
sống ở Pháp, như cuốn sách mô tả. Vì thế, tôi đã tìm hiểu nhiều tài
liệu, chép ra đây hầu các bạn, những ai quan tâm đến bài thơ, tác giả và
thân phận một con người.
Những kiến thức, nhưng câu chuyện được đề cập tới, được kể ở đây hầu hết
đều không phải của tôi. Tôi chỉ hệ thống lại, chỉ chép ra và nhiều nhất
thì cũng chỉ có công nhớ và tổng thuật lại mà thôi. Trên tinh thần đó,
tôi rất muốn các bạn có thêm tư liệu, câu chuyện nào thì tiếp tục kể.
Biết đâu, một ngày nào đó, chúng ta sẽ tìm ra một điều gì.
Người ta kế rằng, nhà thơ Thâm Tâm, tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, khi
đó vào khoảng những năm 1936-1937 gì đó, đang làm ở Báo Bắc Hà, trong
một buổi chiều, có nhận được một phong thư của một người con gái trực
tiếp mang đến Tòa soạn. Anh cùng bạn là Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can
mở ra thì thấy bản chép tay bài thơ Hai sắc Hoa Tigon. Lẽ dĩ nhiên,
tuyệt tác này được đăng báo ngay và là một trong những thi phẩm nổi
tiếng thời bấy giờ. Hai sắc Hoa Tigon được lưu truyền mãi cho đến ngày
hôm nay. Thế hệ nào cũng say mê và trân trọng nó với những bí mật ngày
càng “không thể khám phá”.
Ai là tác giả bài thơ? Ai là nhân vật chính trong bài thơ? Xuất xứ do
đâu mà có bài thơ đó? Những người liên quan, bây giờ, hoặc ít nhất thì
sau này, cuộc sống của họ ra sao
HAI SẮC HOA TIGON 2
Chàng
thi sĩ Nguyễn Tuấn Trình lúc đó mới 19 tuổi. Sau này, chỉ với Tống Biệt
hành, Nguyễn Tuấn Trình với bút hiệu Thâm Tâm đã nổi danh trên văn đàn
nhiều năm, và còn có thể là mãi mãi nữa. Tuy nhiên, lúc đấy chàng thi sĩ
họ Nguyễn mới chỉ 19 tuổi thôi và chưa có tiếng tăm gì hết.
Nguyễn yêu một cô gái tên là Trần Thị Khánh, nhà ở phố Sinh Từ. Khánh là
học sinh tiểu học, mới 17 tuổi. Thi trượt, cô ở nhà làm nội trợ, như
hầu hết các cô gái cùng trang lứa ngày ấy.
Nhà cô ở gần Văn Miếu nên họ thỉnh thoảng có hẹn nhau ra đấy. Những năm
40 của thế kỷ trước, Văn Miếu còn hoang sơ lắm. Tên thường gọi là Thanh
Giám. Hồi ấy, cứ chiều chiều là có một bầy quạ bay về đậu trên những cây
cổ thụ ở đấy. Vì thế, người Pháp còn gọi Văn Miếu là Chùa Quạ (Pagode
des Corbeaux) ngoài danh từ lịch sử là Temple de Confucius. Chính vì có
tên gọi là Thanh Giám nên sau này, trong Hai sắc Hoa Tigon có câu “Ở lại
vườn Thanh có một mình. Tôi yêu lá rụng lúc tàn canh. Yêu trăng xế rọi
qua ngang cửa. Yêu nắng chiều nô giỡn lá cành”.
Trong thời gian yêu nhau ngắn ngủi, hai người gặp nhau có 2 lần và đều ở
vườn Thanh. Lần thứ 2, lựa lúc thuận tiện, cô gái hỏi: “Anh định khi
nào đến xin thày me cho chúng mình…”. Thi sĩ họ Nguyễn bối rối, lơ đễnh
trả lời: “Anh chưa nghĩ đến việc ấy, vì…”.
Câu chuyện bị bỏ dở tại đây. Giá như bây giờ, mọi chuyện có thể cũng
chẳng đến mức trầm trọng. Không lấy nhau thì thôi. Nguyễn lúc đấy còn
nghèo, còn lãng tử, còn trăm mối bận tâm khác, đâu đã nghĩ đến chuyện
lấy vợ. Nhưng hồi ấy, yêu là phải lấy nhau chứ.
Một thời gian sau, Khánh lấy chồng. Chồng cô 39 tuổi. Là một người đàn
ông thành đạt, một nhà buôn giàu có ở Phố Hàng Ngang. Họ đã sống với
nhau hạnh phúc mãi những năm về sau này.
Tất nhiên, chàng thi sĩ họ Nguyễn của chúng ta đau khổ, dằn vặt, tự ái,
tức tối theo kiểu của một thi sĩ nghèo bị bỏ rơi. Đã thế, Nguyễn lại bị
đám bạn trẻ mang chuyện này ra đùa bỡn, chế nhạo.
Và trong một thời khắc xuất thần, chính cảm giác đau đớn, tủi nhục của
kẻ thất trận tình ấy đã để lại cho đời sau một thi phẩm tuyệt tác. Thi
phẩm Hai sắc Hoa Tigon!
HAI SẮC HOA TIGON 3
Thực
ra là vì một chút tự ái văn nghệ, Thâm Tâm Nguyễn Tuấn Trình đã thức
một đêm để làm bài thơ Hai sắc Hoa Tigon. Làm xong, anh ký tên T. T. Kh.
Bài thơ hoàn thành với tâm ý để Trần Huyền Trân và Vũ Trọng Can tin là
của Khánh làm, để thương tiếc một mối tình tan vỡ.
Tuấn Trình bí mật tuyệt đối. Để đánh lừa bạn hữu, anh dán kín bao thư,
nhờ một cô em họ, con gái một người cô ở Phố Cửa Nam, chép giùm bài thơ
với nét chữ con gái dịu dàng, rồi trực tiếp mang đến Tòa soạn. Phần còn
lại thì tất cả những ai quan tâm đều đã biết: Hai sắc Hoa Tigon lập tức
được đăng báo. Bài thơ đã được nhiều thế hệ trẻ truyền tay, chép tặng
nhau.
Truyện Hoa Tigôn (Diễn Đọc) - Hồng Vân
Hoa "Tigôn"
"... Hoa leo ti-gôn sắc đỏ, sắc hồng, sắc trắng năm nào cũng vậy, một
mùa tàn lại một mùa nở. Nó chẳng giống lòng bất trắc của con người... "
Khái Hưng
(Gánh hàng hoa)
Sáng nào cũng vậy, hết giờ dạy vẽ ở trường Mỹ
thuật về qua phố Tràng Tiền, họa sư Lê cũng không quên mua một bó hoa
"Ti-gôn". Đó là thói quen của họa sư mà không một người bạn hay người
bạn học trò thân nào là không biết rõ. Đến mùa hoa "Ti-gôn" nở nhiều
nhất, trong nhà họa sư Lê người ta chẳng còn thấy một thứ hoa nào khác.
Mà có người nào tẩn mẩn ngắt một nụ hoa nho nhỏ ấy xem kỹ, họ sẽ phải
cho lời nhận xét của họa sư Lê là đúng: "Hoa Ti-gôn hình quả tim vỡ làm
mấy mảnh, màu hồng dịu như nhuộm máu đào". Rồi người ta tự hỏi thầm :
"Tại sao họa sư Lê lại thích chơi cái thứ hoa trông như giấy ấy, để
trong phòng quá một ngày đã rụng rồi? Chắc lại có điều tâm sự chi đây...
"
Một buổi trưa - hồi đó Lê Chất hai mươi bốn tuổi, còn là hoạ sĩ nghèo
mới ở trường ra - đạp xe về các vùng lân cận Hà Nội, Lê Chất rẽ vào
làng Mọc với giá vẽ buộc trên xe. Người thiếu niên ấy đi tìm cảnh đẹp.
Mà cảnh đẹp ở đây là một thiếu nữ chàng mới gặp chiều qua.
Đến gần một ngôi nhà cũ kỹ, trông ra dáng biệt thự của một quan hưu
dùng làm chỗ nghỉ ngơi. Chất hãm xe, nghển cổ nhìn qua một hàng rào cây
tốt um tùm. Chiều qua, lúc Chất dắt xe rất nhanh qua đó, tình cờ liếc
mắt vào nhà, bỗng thấy một thiếu nữ đứng trên một chiếc ghế cao, đang
với tay lên những dây hoa đỏ trên giàn nữa. Người con gái mặc áo cánh
lụa cụt tay, hở cổ, để lộ một màu da khỏe mạnh, như thứ da thường ra
nắng của những cô gái nhỏ. Hai má ửng hồng, vài sợi tóc trên vừng trán,
cảnh "con gái hái hoa" ấy như một bức tranh linh động, khiến người họa
sĩ phải dừng chân ngắm không chán mắt. Khuôn mặt đều đặn, vẻ đẹp thông
minh, nhất là đôi môi có một nét vẽ lạ, đó là thứ nhan sắc hiếm hoi, ai
trông thấy lần đầu đều in sâu trong trí nhớ. Thiếu nữ vô tình, bận gỡ
hoa trên giàn đã để Lê Chất có thì giờ nhìn ngắm kỹ. Đến khi cô gái bước
xuống đất, sắp vào nhà, đưa mắt nhìn ra đường thấy có người đứng nhìn
mình, mới cau mày tỏ vẻ không bằng lòng.
Nhưng từ hôm đó, hôm nào họa sư cũng đạp xe vào làng Mọc, giá vẽ buộc
trên xe, mà chẳng vẽ bao giờ, vì còn bận quanh quẩn gần biệt thự. Thiếu
nữ động trông thấy bóng anh chàng là lẩn vào nhà.
Lê Chất chỉ được trông thấy nàng vài lần nữa rồi thôi, bởi ngôi nhà
hình như sau đó không có người ở nữa, ngày nào cũng chỉ thấy có một ông
già cuốc cỏ trong vườn.
Rất lâu, Lê Chất mơ màng đến người thiếu nữ. Anh cố nhớ lại khuôn
mặt, thân hình, hai cánh tay đẹp để trần, nhất là đôi môi của thiếu nữ.
Anh đã vẽ nhiều croquis cất trong an-bom để ghi giữ lại, rồi dần dần
cũng quên đi...
Lê Chất đã nổi tiếng. Thầy học cũ của anh vì mến tài, đã đưa anh lên
một địa vị mà nhiều người ghen tỵ. Tranh của anh được nhiều báo nước
ngoài nói đến và bán với giá cao. Anh bỏ lối phong cảnh để vẽ người.
Tranh vẽ người, nhất là tranh vẽ đàn bà khiến các bạn Chất tặng cho cái
tên : "Người lấy máu để vẽ các cô gái đẹp". Họa sĩ đã trở nên giàu có,
ăn mặc sang, khó tính, Lê Chất bây giờ đã đứng tuổi, từ lâu không còn là
gã họa sĩ nghèo huýt sáo đạp xe quanh vùng lân cận Hà thành đi tìm cảnh
đẹp, với giá vẽ buộc trên xe đạp.
Mùa lạnh năm ấy, Lê Chất đi vẽ ở một vùng Vân Nam phủ. Trong một bữa
tiệc chiêu đãi của tòa nhà lãnh sự Pháp, họa sĩ trông thấy một thiếu phụ
ta, đẹp một vẻ khác thường, nhưng có dáng buồn. Chất bỗng ngờ ngợ như
hơn một lần đã gặp người này. Ở đâu? Chất giật mình. Có thể nào? Nhưng
quên làm sao khuôn mặt ấy, đôi môi ấy? Nhờ một người quen giới thiệu,
Chất được rõ : thiếu phụ là vợ một viên chức trong tòa lãnh sự.
Trong khi nhảy với thiếu phụ trong một bản "tăng gô", Lê Chất đột nhiên hỏi :
- Bà vẫn thích hái hoa "ti-gôn" chứ ?
Thiếu phụ nhìn chàng rất ngạc nhiên :
- Ông nói gì... tôi không hiểu.
- Có lẽ bà đã quên cả Hà thành, làng Mọc, cái biệt thự xinh xinh có một giàn hoa...
Người đàn bà ấy kêu lên, mắt long lanh :
- Có phải ông là cái anh chàng họa sĩ vẫn nhìn trộm tôi ngày trước đó không ?
Nàng nói tiếp :
- Thảo nào mới nhìn ông tôi cũng nghĩ không biết đã gặp ở đâu rồi. Tám, chín năm rồi đấy, thế mà chúng ta còn nhận được nhau...
Mai Hạnh - tên thiếu phụ - rất buồn ở Vân Nam phủ. Nàng không có bạn.
Lấy một người chồng gia thế cân đối với nhà mình, cuộc đời nàng bằng
phẳng nơi đất khách. Bây giờ gặp được người cùng xứ, người đó đã dự vào
dĩ vãng tươi đẹp của mình, một họa sĩ nổi danh, nàng không có cảm tình
với Lê Chất làm sao được ? Hạnh thường đến chỗ họa sĩ trọ, thăm viếng
mỗi ngày, và thuận sẽ cho chàng vẽ một chân dung.
Một buổi sáng, hai người đi chơi, trên một ngôi chùa Tàu cheo leo trên đỉnh núi, Lê Chất hỏi :
- Tôi biết thế nào trong đời tôi cũng còn gặp Hạnh, bởi vì không bao
giờ tôi quên cái buổi chiều ở làng Mọc. Nhưng số mệnh khiến chúng ta gặp
nhau lần này có phải là để chúng ta chỉ có thể trở thành đôi bạn thôi ư
? Hạnh có đoán được lòng tôi lúc này không ?
Mai Hạnh, giọng run run, tái nhợt, giơ tay bịt miệng Lê Chất. Nhưng khi Chất đã ôm nàng thì Hạnh không cưỡng lại :
- Em cũng yêu anh ngay từ buổi đầu.
Thế là, hai người như sống trong một cơn mê.
Mai Hạnh cố chống chọi lại với tình yêu mỗi ngày một lớn, còn Lê Chất
thì lo ngại, tính toán như ngồi trên đống lửa. Chàng dự định cùng Hạnh
trốn đi Nhật, không cần danh dự, chức nghiệp, dư luận của người đời.
Nhưng Mai Hạnh tuy yếu đuối hơn, rụt rè, e ngại, sau cùng cũng nhận lời.
Lê Chất trở về Hà Nội, sắp đặt song mọi việc, lo lót giấy tờ tiền
bạc, đồ dùng đi xa, tất cả đã sẵn sàng, thì phút cuối cùng nhận được thư
của Hạnh : "Chất, anh hãy đi một mình và quên em đi, vì em không có thể
theo anh. Đừng giận em tội nghiệp, em không phải là loại đàn bà có thể
vượt được hết những khó khăn như anh đã tưởng. Đến phút cuối cùng em
bỗng sợ, em sợ gia đình tan tác, khổ thân thầy mẹ em, chồng em khinh bỉ,
tai tiếng ở đời, những lo ngại ở tương lai... Em đã thấy rằng : nếu đi
với nhau chưa chắc chúng ta đã sung sướng. Anh thấy chưa? Em là một đứa
hèn ! Em không yêu anh được như anh tưởng đâu, vì em đã hy sinh anh cho
tất cả những lo ngại trên kia. Vậy mà em yêu anh có thể chết vì anh
được. Trong đời anh còn nhiều chuyện, anh có thể quên em được đấy !
Nhưng còn em thì thật chẳng bao giờ, chẳng bao giờ ! Vì em biết sẽ không
bao giờ an ủi được, bởi em đã làm hỏng đời em, nếu em chẳng theo anh...
".
Trong thư, một dây hoa "ti-gôn" nhỏ ép rơi ra : những nụ hoa chum chúm hình quả tim vỡ, đỏ hồng như nhuộm máu đào.
Lê Chất đặt một cái hôn lên những cánh hoa, và khóc. Nhưng đó là một
kẻ đàn ông có nghị lực. Chàng đi du lịch Phù Tang có một mình.
Bốn năm sau, một hôm họa sư Lê Chất thấy trên bàn mình một phong thư
viền đen báo tang. Ông mở ra xem thì đó là người chồng Mai Hạnh báo tin
nàng đã chết.
Họa sĩ đáp xe lửa đi Vân Nam ngay để một buổi chiều đặt trên mồ Mai
Hạnh những dây hoa quen thuộc. Rồi trở về Hà Nội, ông sực nhớ ra rằng đã
quên không hỏi xem Mai Hạnh chết vì một bệnh gì, một cơn cảm sốt.. hay
vì sầu muộn...
Ngày nay, họa sư Lê Chất đã già, nhưng cứ đến mùa hoa "ti-gôn" nở,
không buổi sáng nào ông quên mua một ôm về thay thế cho hoa cũ trong
phòng vẽ, vì thứ hoa ấy chóng tàn.
Thanh Châu
- Những đóa hoa ti gôn tươi thắm
Tại phi trường có vài chục người gồm các thầy Từ Hiếu, các sư em Diệu Trạm và các cô bác trong đạo tràng tổ đình. Các bác đã biết tin Lang bệnh nặng trong buổi tu học hai hôm trước. Hôm đó, quí thầy mời Lang nói pháp thoại trước khi rời chùa tổ. Lang ngần ngại vì chưa biết mình có đủ sức không. Lang chỉ mới xuất viện tám ngày và mới được ăn cháo có hai ngày à. Tuy nhiên, biết bao nhiêu tình cảm dành cho tăng thân Từ Hiếu suốt năm qua, Lang đồng ý với quí thầy. Các thầy, các sư cô nghe tin Lang nói pháp, ai ai cũng vui mừng. Sáng chủ nhật ấy, các thầy, các sư cô đến nghe thật đông. Lang nói bài pháp ngắn cho các em thiện tài đồng tử về hoa. Các em hãy dùng hoa để trang điểm cho cuộc đời. Bàn tay cũng là hoa, vì bàn tay có thể làm ra tình thương. Ánh mắt cũng là hoa vì cái nhìn làm ra tình thương….- Anh Lang ơi. Anh hãy cố gắng lên nhé. Anh về với Sư Ông và tăng thân. Anh nhớ tu tập để vượt qua giai đoạn sinh tử này. Đó là lời từ giả của Nguyễn thị Nắng Mai, bạn của Lang, qua điện thoại.
- Vâng! Em đừng lo! Tuy nhiên, anh sẽ nhớ lời em. Anh sẽ sống mãi, và anh sẽ trở về quê hương.
Nắng mai thầm thì:
- Mong gặp lại anh ở Lang Mai.
- Chắc chắn thế. Anh không chết đâu!
Lang lên tiếng trả lời điện thoại trong lúc nhìn các bác Phật tử đang rưng rưng nước mắt tiễn đưa, rồi Lang nhẹ nhàng an ủi:
- Các cô, các bác kính thương! Thế nào thầy cũng sẽ lành bệnh và trở về với tăng thân Huế. Các cô, các bác đừng khóc nữa.
Hôm ấy, có vài chục người có mặt tại phi trường: gồm các thầy Từ Hiếu, các sư em Diệu Trạm và các cô bác trong đạo tràng tổ đình. Các bác đã biết tin Lang bệnh nặng trong buổi giảng hai hôm trước. Quý thầy mời Lang nói pháp thoại trước khi rời chùa tổ. Lang ngần ngại vì chưa biết mình có đủ sức hay không. Lang chỉ mới xuất viện hơn tám ngày và mới được ăn cháo có hai ngày. Tuy nhiên, biết bao nhiêu tình cảm dành cho tăng thân suốt năm qua, Lang đồng ý với quý thầy. Các thầy, các sư cô nghe tin Lang nói pháp, ai ai cũng vui mừng. Sáng chủ nhật ấy, các thầy, các sư cô đến nghe thật đông. Lang nói bài pháp ngắn cho các em Thiện Tài Đồng Tử về hoa. Các em hãy dùng hoa để trang điểm cho cuộc đời. Bàn tay cũng là hoa, vì bàn tay có thể làm ra tình thương. Ánh mắt cũng là hoa, vì cái nhìn làm ra tình thương….
Các cô bác trong đạo tràng đâu có biết là Lang đã có mặt tại chùa tổ hơn mười ngày, bởi thế sau ngày chánh niệm, họ đến thăm rất đông. Người này thăm hỏi, người kia góp ý, người nọ quan tâm, giúp Lang tìm cách điều trị ung thư. Đa số mọi người đều không muốn Lang điều trị bằng hóa chất. Các thầy đến chơi, an ủi, yểm trợ tinh thần, góp ý kiến về phương pháp trị liệu. Anh em nói chuyện, vui đùa, uống trà biểu lộ biết bao là tình. Lang cảm động nhất là ánh mắt và lời nói của thầy Từ Đạo và thầy Từ Hòa biểu hiện đầy sự quan tâm và tình thương.
Các sư em gái Diệu Trạm và Tây Linh thương Lang không thua gì các thầy, các sư chú ở Từ Hiếu. Mỗi ngày, các em nấu thức ăn thật ngon cho Lang mà Lang đã ăn được gì đâu. Các em hát cho mình nghe. Các em biết mình thích hoa ti gôn nên lần nào cũng đem hoa trang hoàng ở phòng của Lang. Hai sư mẹ Đức Nguyên và Thần Nghiêm tổ chức cho Lang ngồi chơi với các sư em. Các sư em nghe tin Lang bệnh nặng, không biết sống được bao lâu, nên muốn tạo cơ hội để an ủi Lang. Các sư em mời Lang ăn cơm chiều, và Lang đã hát cho các sư em nghe bài "Ý thức em mặt trời tỏ rạng".
Có em hỏi với ánh mắt xót thương:
- Thầy có buồn không?
Lang trả lời:
- Không đâu! Được ngồi với các sư em trong lúc này, sư anh vui lắm!
Một em khác tâm sự:
- Hạnh phúc nào đang có trong lòng thầy?
Lang trả lời:
- Được ngồi bên các sư em. Được nhìn những khuôn mặt tươi sáng tỏa niềm an lạc, thanh thoát từ các sư em là niềm vui của sư anh. Đang còn sống là niềm vui khác.
Một sư em trai tâm sự:
- Sao dạo này sư anh cười hoài. Đúng là có chuyện lớn mới biết rõ sư anh mình.
Một sư em trai khác chia sẻ:
- Bị bệnh ung thư mà thầy thường vui cười suốt thời gian ở chùa tổ, con mới thấy sự tu tập của thầy thật sâu. Chứ gặp người khác thì họ sẽ lo sợ biết chừng nào. Thầy làm cho con có niềm tin nơi đời sống tu tập.
Sư em có biết không? Khi nghe tin bác sĩ báo mình bị ung thư, Lang hơi trầm lặng một lúc, nhưng sau đó Lang tìm lại niềm vui. Lang thường quán chiếu về phép cửu tưởng, tức là chín giai đoạn tan rã của thể xác, vì thế cho nên Lang chấp nhận cái tin ấy dễ dàng. Lang thấy sống chết đã được ghi rõ ràng trong sách số mạng, xin thêm một phút cũng không được đâu, vì thế mình buồn làm gì cho sầu khổ! Bụt cho mình sống bao nhiêu năm thì mình có cơ hội tu tập và gieo duyên Phật Pháp với mọi người bấy nhiêu. Đời cho mình thêm bao nhiêu ngày thì mình sống vui bấy nhiêu. Sống vui tươi và yêu thương suốt hai mươi năm qua trong lòng tăng thân là quá đủ rồi. Lang thật sự thỏa mãn về đời sống của chính mình.
Suốt năm qua, Lang ở ẩn một mình nơi hoang đảo, đã có cơ hội tiếp xúc, hòa nhịp, thâm nhập với nắng mai, rừng cây, lá thu, không khí, thiên nhiên, và niềm vui ấy không bao giờ mất đi. Có thể, Lang sẽ chết một ngày gần đây, nhưng đó chỉ phần thể xác mà thôi. Thân thể sẽ về với cát bụi. Tứ đại về với tứ đại. Còn tâm linh Lang sẽ sống mãi với các sư em, mọi người, thiên nhiên và vũ trụ bao la. Nếu ra đi, thì Lang sẽ về với cõi an lành. Tâm thức Lang thì thầm đường nét như thế.
Đặc biệt, Lang có niềm tin là mình sẽ lành bệnh. Bụt sẽ độ cho Lang sống mãi.
Trong cơn đại giải phẫu, tâm Lang thật bình an và sáng suốt! Thân thể có nhiều đau nhức và cơ thể thật là tiều tụy, bởi Lang nhịn ăn, nhịn uống hơn hai tuần. Gia đình, ai cũng lo lắng cho Lang. Nắng Mai thường có mặt để chăm sóc và cầu nguyện cho Lang.
Ngày thứ hai sau khi mổ, nắng mai đã xuất hiện. Thấy trình trạng của Lang, nắng mai lo lắm. Sự sống của Lang mong manh quá! Hình hài gầy yếu, tàn tạ quá độ. Mai an ủi Lang mà nét mặt lộ rõ sự lo lắng. Bỗng nhiên, Lang mỉm cười:
- Anh không sao đâu, nắng mai!
Ngày thứ ba sau khi mổ, Lang quá yếu. Bác sĩ không để ống dẫn lưu, nên dịch và đờm giải ứ đọng trong dạ dày quá tải, làm cho bụng Lang căng lên thật lớn. Lang đau đớn nơi vết mổ và khúc ruột nối. Cuối cùng, bác sĩ phải đặt ống dẫn lưu qua lỗ mũi vào đến dạ dày, vì thế Lang bị ói cả đem. Mỗi lần ói là một đau nhức. Lang vừa đau, vừa mất ngủ, do đó thân thể càng thêm tiều tụy. Sáng hôm sau, nắng mai vào thăm và hỏi một cách xót xa:
- Anh cảm thấy như thế nào, hở anh!?
Lang trả lời có phần vừa đùa, vừa thương:
- Anh chưa chết đâu em làm cho nắng mai bật cười. Chết chưa chắc là khổ, sống chưa chắc là vui. Khổ là vì thương tiếc, mất mát, lo sợ. Anh thương cho người ở lại.
Nắng mai ơi! Đau nhức trong thân thì không thể nào tránh được, nhưng đau khổ có thể vượt qua. Qua bờ là không có đau khổ bởi cơn đau, bởi mổ xẻ, bởi bệnh tật. Qua sông là không lo, không sợ, bình tĩnh, sáng suốt trong những lúc thử thách này.
Lang cám ơn biết bao tình thương của gia đình, tăng thân và bạn bè. Tới lúc bệnh nặng, Lang mới thấy tình người có thật trong trái tim mỗi người. Cám ơn những đóa hoa ti gôn tươi thắm như tình yêu của mỗi người, của tăng thân, của bạn bè. Không có tình yêu ấy, khổ đau như thế này không thể nào vượt qua ,bởi vì cơn đau quá lớn mà cũng vì nỗi cô đơn, sợ hãi, lo lắng ở nơi tâm hồn. Vậy, qua sông phải có chiếc đò tâm linh bình lặng và tình thương che chở từ bạn bè, anh em và gia đình.Thủ Đức- Hương Trà Cốc
Lang