Tìm về......
Tìm về "Một thoáng" "Bình an",
Mỗi ngày là một ngày vàng với ta....
Rồi thì ai cũng ...về nhà !
Thấm nhuần tâm đạo tâm ta an bình..
Dù cho thuyền có linh đinh ,
Gắng chèo rồi cũng một mình ta thôi !
Nào ai góc biển chân trời,
Cầu xin tất cả về nơi An bình !!!
NM
NM
1-Thời gian : Vô Thường
Tháng
ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói
hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới Qua một ngày vui
một ngày.sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày
Vui một ngày lãi một ngày.
2-Hạnh phúc : Vô Thường
Hạnh
phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người,
niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình
phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở
tâm trạng.
3-Tiền : Vô Thường
Tiền
không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng
đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ
ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có
người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng
tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ? Nếu
dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ ! Người khôn
biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho
nó. (Khó lắm !?!?)
4- Đời sống : Vô Thường
“Quãng
đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già
phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”,
hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi
thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành
quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
5-Thê´Gian : Vô Thường
-Tiền
bạc là của con ( không chắc lám) - Tài sản có thể bị mất vì các nguyên
nhân: 1-Thiên tai, 2- Hỏa hoạn, 3- Pháp lênh của vua hay chính quyền
tich thu, quốc hửu hóa, 4- Trộm cướp, 5- Con cái.
- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
-Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
-Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
-Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái ; Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ.
-Nhà cha mẹ là nhà con ; Nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
--Ốm đau trông cậy ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư ? - Chỉ còn cách ấy.
-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.
Chân lý của Đạo, thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất
quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát
hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần
có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên
chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ
hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già ; Tuổi không già ma` tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe người`già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức.
Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ ; quá nhiều thịt cá thì
không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu….
Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.
Chất
lượng cuộc sống của người già cao hay thấp, chủ yếu tùy thuộc vào cách
tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi,
dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già
đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là
tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng
già chóng chết.
Chơi là
một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ
để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể
nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh
lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn
lành mạnh.
“Hoàn
toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo
đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết
giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp
người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập,
bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện
bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc
sống lành mạnh.
Cuộc
sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt
thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống
tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con
người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào
chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau
buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay
nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con
đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã
đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người
ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu
bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì
mặc kệ nó ! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả (trai') ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.
Nếu
có ai hỏi "Mục đích của cuộc đời là gì"", hay là "Mục đích của sự tu
tập là để làm gì?", tôi nghĩ mình sẽ mượn câu trả lời của đức Ðạt Lai
Lạt Ma để đáp, "Mục đích của sự sống là để đi tìm hạnh phúc." Một hạnh phúc chân thật, không bị vướng mắc và ràng buộc.
Có lần trả lời cho một vị đệ tử, đức Phật nói, "Tôi chỉ dạy có mỗi một điều mà thôi, đó là khổ đau và con đường để chấm dứt khổ đau." Hay nói một cách khác, là con đường đi đến hạnh phúc.
Có người khi nghe các thầy dạy rằng trên con đường tu học mình nên lấy sự an lạc và thảnh thơi để làm tiêu chuẩn, thì đôi khi họ không đồng ý lắm. Chúng ta thường cho là sự tu tập phải cao hơn thế, phải vượt lên trên cả vấn đề hạnh phúc và khổ đau. Nhưng tôi nghĩ, vượt lên trên nó không có nghĩa là ta phải chối bỏ nó. An Lạc, hạnh phúc cũng là một yếu tố của Niết Bàn! Mà con đường đi đến hạnh phúc lớn, tôi nghĩ phải được làm bằng những hạnh phúc nhỏ.
Có người khi nghe các thầy dạy rằng trên con đường tu học mình nên lấy sự an lạc và thảnh thơi để làm tiêu chuẩn, thì đôi khi họ không đồng ý lắm. Chúng ta thường cho là sự tu tập phải cao hơn thế, phải vượt lên trên cả vấn đề hạnh phúc và khổ đau. Nhưng tôi nghĩ, vượt lên trên nó không có nghĩa là ta phải chối bỏ nó. An Lạc, hạnh phúc cũng là một yếu tố của Niết Bàn! Mà con đường đi đến hạnh phúc lớn, tôi nghĩ phải được làm bằng những hạnh phúc nhỏ.
Làm bằng những hạnh phúc nhỏ.
Sống trong đời, muốn có hạnh phúc, chúng ta phải biết tiếp xúc, với sự sống của mình. Trước hết, chúng ta có thể đặt câu hỏi là sự sống của mình được làm bằng những gì? Nếu nhìn cho sâu sắc, ta sẽ thấy rằng cuộc đời của ta được làm bằng những buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, những người bạn, người thương của mình, bằng con đường mình đi, bằng những giọt mưa, những sợi nắng... mà nếu ta không có mặt để tiếp xúc với những hạnh phúc nhỏ ấy, thì làm sao ta có thể thật sự sống được, có hạnh phúc được!
Sống trong đời, muốn có hạnh phúc, chúng ta phải biết tiếp xúc, với sự sống của mình. Trước hết, chúng ta có thể đặt câu hỏi là sự sống của mình được làm bằng những gì? Nếu nhìn cho sâu sắc, ta sẽ thấy rằng cuộc đời của ta được làm bằng những buổi sáng, buổi trưa, buổi tối, những người bạn, người thương của mình, bằng con đường mình đi, bằng những giọt mưa, những sợi nắng... mà nếu ta không có mặt để tiếp xúc với những hạnh phúc nhỏ ấy, thì làm sao ta có thể thật sự sống được, có hạnh phúc được!
Tôi nhớ có lần được đọc rằng: You are not able to enjoy life because you are not able to enjoy the things in life.
Sự thật đơn giản là như vậy. Nếu ta không biết tiếp xúc, hạnh phúc với
những gì đang có mặt chung quanh ta, thì làm sao ta có thể sống hạnh
phúc được? Cuộc sống của ta là gì, thật ra nó được làm bằng những cái
nhỏ ấy.
Trên
con đường đời của ta đi, chúng là những đóa hoa, những hạt sỏi, những
ngọn cỏ, những chiếc lá của bốn mùa... mà ta chỉ có dịp tiếp xúc một lần
trên con đường mình qua. Chúng tuy không quan trọng nhưng chúng chính
là cuộc đời của ta, giúp ta tiếp xúc với sự sống, với hạnh phúc đang có
mặt chung quanh mình.
Ðiều
ấy có nghĩa, hạnh phúc không phải là những gì chúng ta cần phải lao
công, tìm kiếm, mà hạnh phúc là những gì chúng ta chỉ cần dừng lại và
nhận diện mà thôi. Vấn đề ở đây không phải là "discover" mà là "uncover"
hạnh phúc. Một nhà thơ của La Mã, Horace, có dùng chữ "Carpe diem" có
nghĩa là "Seize the day", nắm bắt ngày hôm nay, như là một công thức để
sống hạnh phúc. Ngày nay tôi thấy người ta dùng chữ đó rất nhiều. Nhất
là những người trẻ.
Nhưng tôi nghĩ ta cũng cần nên xét lại thái độ ấy. Theo tôi nghĩ, thật ra chúng ta không cần nắm bắt một ngày nào hết, chúng ta chỉ cần tập dừng lại, và nhận diện những gì đang có mặt mà thôi. Thay vì "nắm bắt ngày hôm nay" chúng ta nên tập dừng lại trong một ngày, hoặc là chỉ một giây phút thôi, thì cũng đã là hạnh phúc lắm rồi.
Nhưng tôi nghĩ ta cũng cần nên xét lại thái độ ấy. Theo tôi nghĩ, thật ra chúng ta không cần nắm bắt một ngày nào hết, chúng ta chỉ cần tập dừng lại, và nhận diện những gì đang có mặt mà thôi. Thay vì "nắm bắt ngày hôm nay" chúng ta nên tập dừng lại trong một ngày, hoặc là chỉ một giây phút thôi, thì cũng đã là hạnh phúc lắm rồi.
Hạnh
phúc đang có mặt, chúng ta chỉ cần tập dừng lại mà tiếp xúc. Mặt trời
bình minh, hoàng hôn cũng đẹp, và một chiếc lá, một cọng cỏ cũng đẹp.
Trăng rằm mười sáu đẹp, mà một ngọn nến nhỏ cũng đẹp. Không có một cái
gì trên đời này là tầm thường hết. Lẽ dĩ nhiên nó đòi hỏi một công phu,
một cái nhìn sâu sắc của ta. Nếu chúng ta chịu nhìn lại những gì đang có
mặt chung quanh, ta sẽ thấy những gì mà ta cho là tầm thường, thật ra
chúng nhiệm mầu hơn ta nghĩ. Cuộc sống của ta có rất nhiều cái hay và
đẹp. Có ngày nắng, ngày mưa, có tăng thân, có bạn bè, có những đóa hoa,
những em bé... - vùng này mùa Thu rất đẹp. Thiên nhiên là một bức tranh
muôn mầu sắc. Có lần tôi được nghe một thiền sư nói,
What is Autumn? Autumn is a season in which each leaf is a flower. Mỗi chiếc lá Thu là một phép lạ, mà mỗi người chúng ta cũng là một sự kiện nhiệm mầu nữa.
Chúng ta ai cũng có khả năng hiểu biết và thương yêu, ai cũng có khả năng sống hạnh phúc, ai cũng có thể làm cho người chung quanh mình bớt khổ đau hơn.
What is Autumn? Autumn is a season in which each leaf is a flower. Mỗi chiếc lá Thu là một phép lạ, mà mỗi người chúng ta cũng là một sự kiện nhiệm mầu nữa.
Chúng ta ai cũng có khả năng hiểu biết và thương yêu, ai cũng có khả năng sống hạnh phúc, ai cũng có thể làm cho người chung quanh mình bớt khổ đau hơn.
Chăm sóc quả trái hạnh phúc.
Trên con đường tu học, chúng ta thường được nhắc nhở là mình nên chăm sóc và nuôi dưỡng những hạt giống an lạc, hạnh phúc trong ta. Nhưng ở đây tôi muốn nói đến việc chăm sóc những quả trái hạnh phúc của mình. Quả trái hạnh phúc là những gì bình thường, an lành đang có mặt trong ta và chung quanh ta trong giờ phút này. Hãy giữ gìn và chăm sóc chúng. Vì khi ta chăm sóc cho những quả trái ấy trong hôm nay, là ta cũng đang nuôi dưỡng và tưới tẩm những hạt giống hạnh phúc trong tương lai. Trong đời sống hằng ngày, tôi thực tập nuôi dưỡng chúng bằng cách gần gũi và tiếp xúc với những môi trường, thiên nhiên và con người, an lạc và hạnh phúc.
Trên con đường tu học, chúng ta thường được nhắc nhở là mình nên chăm sóc và nuôi dưỡng những hạt giống an lạc, hạnh phúc trong ta. Nhưng ở đây tôi muốn nói đến việc chăm sóc những quả trái hạnh phúc của mình. Quả trái hạnh phúc là những gì bình thường, an lành đang có mặt trong ta và chung quanh ta trong giờ phút này. Hãy giữ gìn và chăm sóc chúng. Vì khi ta chăm sóc cho những quả trái ấy trong hôm nay, là ta cũng đang nuôi dưỡng và tưới tẩm những hạt giống hạnh phúc trong tương lai. Trong đời sống hằng ngày, tôi thực tập nuôi dưỡng chúng bằng cách gần gũi và tiếp xúc với những môi trường, thiên nhiên và con người, an lạc và hạnh phúc.
Tôi
nhớ trong khoa học vật lý có một định luật là "Bao giờ cũng có nhiều
cách để phá hỏng một hệ thống hoạt động, hơn là những cách để cải tiến
nó." "There are always more ways to impair a working system than to
improve it." Tôi nghĩ định luật đó áp dụng rất chính xác cho các hiện
tượng vật lý mà cũng đúng cho cuộc sống hằng ngày của ta nữa. Một tình
bạn, hạnh phúc gia đình, gây dựng lên thì rất chậm, cần nhiều thời gian,
nhưng mà khi nó sụp đổ xuống thì rất là nhanh. Nhiều khi chỉ bằng một
câu nói, một hành động nhỏ, một sự hiểu lầm mà thôi. Hạnh phúc nào cũng
cần phải có sự nuôi dưỡng và gìn giữ của ta. Hãy giữ gìn những người bạn
thương và hiểu mình, liên hệ trong gia đình, tăng thân, những người
thân thương của mình...
Chúng
là những quả trái hạnh phúc mà chúng ta cần nuôi dưỡng. Sáng nay ta
bước ra ngoài nhìn được những chiếc lá thu, đôi mắt ta là một quả trái
hạnh phúc. Ta còn ngồi xuống chia xẻ được với một người bạn thân, anh ta
là một quả trái hạnh phúc. Tôi còn có những ngày tu học an lạc, tăng
thân của tôi là một quả trái hạnh phúc... Hãy trân quý và gìn giữ chúng.
Ðó là những quả trái hạnh phúc trong cuộc đời này mà ta đang có. Chúng
ta cần chăm sóc chúng, vì những hạnh phúc ấy cũng đang nuôi dưỡng và
chăm sóc cho chính ta.
Năng lượng chuyển hóa khổ đau.
Các bạn biết không, tôi nghĩ chúng ta có thể chuyển hóa khổ đau bằng cách tiếp xúc với hạnh phúc của mình. Ta có thể chuyển hóa khổ thọ bằng cách nuôi dưỡng những lạc thọ, thay vì là cố gắng đào bới và tìm hiểu những khổ đau của mình. Tôi nghĩ, trước một người đang gặp khổ đau, ta có thể không làm gì cho người ấy hết khổ đau được, nhưng ta có thể giúp cho người ấy mỉm cười, thanh thản trong giây lát được! Khi ta cùng với một người bạn đi thiền hành cho vững chãi, cho thảnh thơi là ta đang thực tập khơi dậy hạt giống hạnh phúc cho nhau. Khi ta đến ngày tu học, ngồi chung với thầy, với bạn là ta đang tiếp xúc với những yếu tố hạnh phúc trong ta. Ánh sáng đâu bao giờ có thể trộn lẫn với bóng tối! Khi ánh sáng có mặt, thì bóng tối sẽ vắng mặt. Khi niềm vui có mặt thì khổ đau sẽ vắng mặt.
Năng lượng chuyển hóa khổ đau.
Các bạn biết không, tôi nghĩ chúng ta có thể chuyển hóa khổ đau bằng cách tiếp xúc với hạnh phúc của mình. Ta có thể chuyển hóa khổ thọ bằng cách nuôi dưỡng những lạc thọ, thay vì là cố gắng đào bới và tìm hiểu những khổ đau của mình. Tôi nghĩ, trước một người đang gặp khổ đau, ta có thể không làm gì cho người ấy hết khổ đau được, nhưng ta có thể giúp cho người ấy mỉm cười, thanh thản trong giây lát được! Khi ta cùng với một người bạn đi thiền hành cho vững chãi, cho thảnh thơi là ta đang thực tập khơi dậy hạt giống hạnh phúc cho nhau. Khi ta đến ngày tu học, ngồi chung với thầy, với bạn là ta đang tiếp xúc với những yếu tố hạnh phúc trong ta. Ánh sáng đâu bao giờ có thể trộn lẫn với bóng tối! Khi ánh sáng có mặt, thì bóng tối sẽ vắng mặt. Khi niềm vui có mặt thì khổ đau sẽ vắng mặt.
Chúng
ta đừng nghĩ rằng, ta cần phải giải quyết hết những vấn đề khổ đau của
mình rồi ta mới thể có tự tại, thảnh thơi và hạnh phúc được. Hạnh phúc
không nhất thiết là sự hoàn toàn chấm dứt của khổ đau. Ði thiền hành với
thầy, với tăng thân, ta cảm thấy vững vàng nhờ nương tựa vào năng lượng
của thầy và tăng thân. Tiếp xúc với thiên nhiên, ngồi uống trà với một
người có thực tập cũng là những yếu tố hạnh phúc.
Học
về Tàng Thức, chúng ta biết rằng, hạt giống an lạc bao giờ cũng có mặt
trong ta. Khi ta tiếp xúc với những yếu tố hạnh phúc ấy, thì ta cũng sẽ
là hạnh phúc. Hể biết khơi chúng dậy thì ta sẽ có hạnh phúc, mặc dù
trong giờ phút này, ta có thể đang có những khổ đau.
Những
khó khăn về đời sống tuy vẫn còn đó, nhưng năng lượng an lạc sẽ giúp
cho ta có một cái nhìn sáng tỏ hơn, giúp ta giải quyết vấn đề dễ dàng
hơn. Hạnh phúc không nằm ở sự vắng mặt của khổ đau mà là ở khả năng
chyển hóa khổ đau trong ta. Lẽ dĩ nhiên là nó cần công phu thực tập.
Không gian thênh thang.
Khi gặp những biến cố khổ đau trong cuộc sống, chúng ta thường có cảm tưởng rằng cuộc đời này chỉ toàn là những khổ đau và đổ vỡ. Nhưng đôi khi ta quên rằng, mình không phải chỉ là cái khổ đau đó, chúng ta còn rộng lớn hơn nhiều. Nếu nhìn cho sâu, ta sẽ thấy rằng cuộc sống thật ra có nhiều những cái bình thường, hơn là những cái hư hao và mất mát.
Khi gặp những biến cố khổ đau trong cuộc sống, chúng ta thường có cảm tưởng rằng cuộc đời này chỉ toàn là những khổ đau và đổ vỡ. Nhưng đôi khi ta quên rằng, mình không phải chỉ là cái khổ đau đó, chúng ta còn rộng lớn hơn nhiều. Nếu nhìn cho sâu, ta sẽ thấy rằng cuộc sống thật ra có nhiều những cái bình thường, hơn là những cái hư hao và mất mát.
Khi
bước vào căn phòng này, nếu tôi hỏi bạn thấy gì? Chắc bạn sẽ nói rằng
tôi thấy bàn thờ, các tôn tượng, gối ngồi thiền, bồ đoàn, bàn, ghế...
Nhưng các bạn có thấy được cái khoảng không gian nằm giữa những đồ vật
ấy không? Cũng vậy, trong cuộc sống, chúng ta có những bận rộn, những
khó khăn, và đôi khi là những khổ đau, nhưng giữa những khó khăn đó cũng
có những khoảng không gian yên tĩnh và hạnh phúc! Ta có ý thức được
chúng không, tiếp xúc được với những khoảng tĩnh lặng ấy không? Hay ta
chỉ thấy được toàn những bận rộn và khó khăn tiếp nối nhau trong cuộc
đời mình!
Ta
có thể ví dụ cuộc sống như là một bài nhạc. Trong một bài nhạc bao giờ
cũng đều phải có những khoảng cách giữa hai nốt nhạc với nhau. Thiếu
những khoảng trống ấy, thì bản nhạc không thể là một bản nhạc, nó chỉ là
một âm thanh kéo dài vô nghĩa mà thôi. Một nhạc sĩ dương cầm tài danh,
Artur Schnabel, đã chia sẻ như vầy về tài đánh đàn của ông, "Tôi
không nghĩ là mình chơi đàn hay hơn bất cứ một nhạc sĩ nào khác, những
nốt nhạc trong một bài nhạc đều giống như nhau, chúng cũng chỉ vậy thôi.
Nhưng tôi biết cách sử dụng những khoảng cách giữa hai nốt nhạc. Mà
nghệ thuật nằm ở những chỗ nghỉ đó. Chúng làm cho bản nhạc hay hơn."
Trong
một bài pháp thoại, có lần Trungpa Rinpoche lấy ra một tờ giấy trắng,
ông vẽ lên đó một chữ "V" và hỏi các học trò, "Quý vị thấy gì?" Mọi
người đáp, "Ðó là một cánh chim đang bay!" Trungpa Rinpoche nói, "Không
phải! Ðó là một bầu trời thênh thang và có một cánh chim đang bay qua!"
Nhiều khi chúng ta chỉ chú ý nhìn một cánh chim nhỏ bé mà quên đi cái
bầu trời thênh thang chung quanh nó. Muốn có hạnh phúc ta phải tập tiếp
xúc với cái không gian thênh thang trong cuộc đời mình. Chúng ta không
phải chỉ là một người khổ đau, ta không phải chỉ là một người nóng tánh,
một người bị mất mát, một người có bệnh... chúng ta không phải chỉ là
một người nhỏ nhen, một người thấp kém... ta bao giờ cũng rộng lớn hơn
thế. Cuộc sống này bao giờ cũng bao la và rộng mở hơn là ta nghĩ.
Một Công Án Cho Bạn
Tôi nghĩ, một trong những lý do khổ đau của ta trong cuộc đời là vì ta muốn sự việc xảy ra theo ý mình muốn. Hễ việc hợp theo ý của mình thì ta cảm thấy vui, thấy đời đẹp, và ngược lại không đúng với ý mình thì ta thấy phiền muộn, bi quan. Nhưng có điều là nhiều khi chúng ta cũng thật sự không biết mình muốn gì nữa! Hôm nay thì ta muốn như vầy, và rồi ngày mai ta lại muốn khác. Nhiều khi cái mà ta tưởng là mình muốn đó, cũng chưa chắc thật sự là cái ta muốn. Khi có được nó rồi, tâm hồn ta vẫn cảm thấy thiếu thốn, trống trải!
Tôi nghĩ, một trong những lý do khổ đau của ta trong cuộc đời là vì ta muốn sự việc xảy ra theo ý mình muốn. Hễ việc hợp theo ý của mình thì ta cảm thấy vui, thấy đời đẹp, và ngược lại không đúng với ý mình thì ta thấy phiền muộn, bi quan. Nhưng có điều là nhiều khi chúng ta cũng thật sự không biết mình muốn gì nữa! Hôm nay thì ta muốn như vầy, và rồi ngày mai ta lại muốn khác. Nhiều khi cái mà ta tưởng là mình muốn đó, cũng chưa chắc thật sự là cái ta muốn. Khi có được nó rồi, tâm hồn ta vẫn cảm thấy thiếu thốn, trống trải!
Tôi
nghĩ, chúng ta cần một thời gian nào đó, ngồi xuống và tự hỏi mình "Con
đường của mình đang đi là như thế nào?" Thật ra ta hỏi nhưng đừng vội
trả lời. Câu hỏi mới quan trọng chứ câu trả lời không quan trọng. Trong
nhà Thiền có quan niệm về công án, đó là những vấn đề mà ta không thể
dùng suy luận, lý trí để trả lời được, mà ta phải biết ôm ấp, phải sống,
phải thở với vấn đề ấy. Câu hỏi quan trọng hơn câu trả lời.
Thật
ra thì con đường của ta đi chính là cuộc sống mà ta đang sống bây giờ
đây! Khổ đau hay hạnh phúc gì thì đó cũng chính là con đường của ta đã
và đang chọn. Ta đừng bao giờ nghĩ rằng, bởi vì mình muốn hạnh phúc mà
ta sẽ chọn con đường hạnh phúc! Tôi thường lấy đó làm một công án cho
mình. Con Ðường của ta đi là gì? Và đừng trả lời bằng lý trí mà phải
bằng con tim. Và khi ta khám phá được rằng, con đường của mình thật ra
chính là sự sống của ta trong giờ phút này, thì ta sẽ không làm gì khác
hơn là thực tập sống sao cho có hạnh phúc.
Hạnh Phúc là một nghệ thuật.
Tu
tập là một nghệ thuật chứ không phải là một kỷ thuật. Con đường tu tập
cũng phải là sự sống của mình, chứ không phải chỉ là một phương cách để
ta đối phó với những khó khăn, hoặc trốn tránh khổ đau. Trong cuộc đời,
thường thường chúng ta làm gì cũng có một mục đích, để thành tựu một cái
gì đó. Ví dụ như khi ta quét nhà là để cho có nhà sạch, ta rửa chén là
để cho có chén sạch. Ta có một mục đích cho mỗi việc làm của mình.
Nhưng
ta quét nhà với mục đích là có nhà sạch, nhưng rồi nó cũng sẽ dơ lại,
và ngày mai ta sẽ quét lại. Rửa chén cũng thế. Nếu ta thực tập với ý
định là làm cho mau xong, cho rồi, thì ta dễ sinh thêm bực dọc, phiền
não mà thôi. Có một thầy người Tây Phương kể lại khi sang Thái Lan xuất
gia tại một tu viện trong rừng, ông được vị Thầy giao cho phận sự quét
lá trên con đường nhỏ dẫn vào thiền đường. Vì tu viện nằm ở giữa rừng
nên lá đổ quanh năm. Ông kể, vừa quét được nửa đường, khi nhìn lại quảng
đường vừa quét xong, lá đã rơi xuống phủ đầy.
Nhưng
ông vẫn cứ tiếp tục làm công việc của mình. Về sau ông ý thức được
rằng, công việc của ta làm tự nó là đầy đủ rồi. Trong tu viện, mỗi công
việc ta làm là một công phu thực tập: làm sao để thật sự có mặt trong
công việc mình đang làm. Chúng ta làm là để tập có định, có an lạc trong
việc mình làm, đó mới là mục đích chính. Còn những cái khác chỉ là phụ
thêm mà thôi.
Trong
truyện Hoàng Tử Bé (The Little Prince) có kể, khi cậu Hoàng Tử Bé đi
đến một hành tinh nọ rất là nhỏ, trên hành tinh này chỉ duy có một cây
đèn đường và một anh thợ thắp đèn mà thôi. Bổn phận của anh thợ là thắp
đèn lên khi trời tối và tắt đèn khi trời bình minh. Nhưng vì hành tinh
quá nhỏ nên khi mặt trời vừa mới mọc thì cũng bắt đầu lặn, bình minh vừa
mới lên thì cũng bắt đầu hoàng hôn. Thế nên anh thợ cứ hết thắp đèn
lên, rồi chỉ vài giây sau lại tắt đèn đi. Và anh cứ tiếp tục công việc
ấy mãi. Nghe anh kể lể lại công việc buồn chán của mình, Hoàng Tử Bé
nói, "Sao anh không nghĩ rằng, mỗi khi anh thắp ngọn đèn lên là anh
đang thắp thêm một ngôi sao sáng nữa trên vũ trụ này, hay là tạo thêm
một nụ hoa đẹp cho cuộc đời!"
Người
ta thường đặt câu hỏi là cuộc đời này có ý nghĩa gì? Nhưng theo tôi
nghĩ thì có lẽ sự sống này tự nó không có ý nghĩa gì hết, mà ta đem lại
cho nó một ý nghĩa bằng cách sống của chính ta.
Con Ðường Hạnh Phúc.
Phật là một con người rất thực tế, cũng như giáo pháp của ngài. Khi người ta hỏi Phật dạy gì, Ngài nói "Tôi dạy, khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau" Khi được hỏi về những vấn đề liên quan đến vũ trụ, thần học, huyền bí... Ngài im lặng không trả lời. Phật nói những gì Ngài dạy chỉ có một mùi vị duy nhất là tự tại và giải thoát. Khi có người hỏi Phật là ai, Ngài không nhận mình là thượng đế, thần linh, siêu nhân, mà nói Ngài chỉ là một người mà thôi, một người Tỉnh Thức, một người có hạnh phúc. Phật nhắc nhở chúng ta rằng, Ngài dạy bằng một bàn tay rộng mở. Ngài trao truyền hết cho chúng ta những gì ngài biết, không dấu diếm một điều gì hết.
Phật là một con người rất thực tế, cũng như giáo pháp của ngài. Khi người ta hỏi Phật dạy gì, Ngài nói "Tôi dạy, khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau" Khi được hỏi về những vấn đề liên quan đến vũ trụ, thần học, huyền bí... Ngài im lặng không trả lời. Phật nói những gì Ngài dạy chỉ có một mùi vị duy nhất là tự tại và giải thoát. Khi có người hỏi Phật là ai, Ngài không nhận mình là thượng đế, thần linh, siêu nhân, mà nói Ngài chỉ là một người mà thôi, một người Tỉnh Thức, một người có hạnh phúc. Phật nhắc nhở chúng ta rằng, Ngài dạy bằng một bàn tay rộng mở. Ngài trao truyền hết cho chúng ta những gì ngài biết, không dấu diếm một điều gì hết.
Vì
vậy mà con đường tu học của ta cũng phải thực tế như lời dạy của Phật.
Nó phải có tác dụng chuyển hóa những vấn đề, những khổ đau của chính
mình. Chúng ta nên học và thực tập theo kinh nghiệm và trong hoàn cảnh
của chính mình. Ta hãy quán chiếu về những khó khăn và khổ đau của chính
mình, xem sự thực tập có thể làm gì được để chuyển hóa chúng. Sự thực
tập phải có liên quan trực tiếp đến một vấn đề, một khổ đau nào đó của
ta. Chứ bằng không, tất cả chỉ là lý thuyết suông mà thôi.
Khi
ta thấy được rằng, sự thực tập có thể mang lại những ích lợi thực tiễn,
ta sẽ có một niềm vui. Trên con đường tu học, chúng ta cần nuôi dưỡng
hạnh phúc, ta cần có một niềm vui, vì nếu thiếu hạnh phúc ta khó mà đi
được lâu dài lắm. Con đường thực tập cần có một yếu tố là sự tinh tấn.
Tinh tấn thường được hiểu như là một sự cố gắng và nỗ lực. Nhưng nó cũng
có nghĩa là cái ý thích, cái nhiệt tâm muốn làm của ta. Vì khi ta thích
một điều gì thì ta sẽ làm mà không bao giờ biết chán, biết mệt. Như có
rất nhiều người hỏi, làm sao mà mình có thì giờ viết báo, rồi viết sách,
đi ngày quán niệm, tham dự các khóa tu... trong khi ta bận rộn gia đình
và còn phải đi làm mỗi ngày?
Nhưng
thật ra ta thấy những người đặt câu hỏi ấy, họ cũng có rất nhiều việc
để làm, ngoài sở làm, bận bịu chuyện gia đình, họ còn có nhiều dự án
khác nữa... mà ta cũng thắc mắc là làm sao họ lại có thì giờ nhiều đến
thế!
Tôi nghĩ, vấn đề là nếu ta thích việc mình làm, ta sẽ không thấy đó là khó, là khổ, là mất thì giờ. Mỗi bước chân ta đi trên con đường tu học là một hạnh phúc nhỏ. Vì vậy, dầu con đường tuy có dài, nhưng ta vẫn cứ thảnh thơi mà đi.
Tôi nghĩ, vấn đề là nếu ta thích việc mình làm, ta sẽ không thấy đó là khó, là khổ, là mất thì giờ. Mỗi bước chân ta đi trên con đường tu học là một hạnh phúc nhỏ. Vì vậy, dầu con đường tuy có dài, nhưng ta vẫn cứ thảnh thơi mà đi.
Hạnh Phúc và Phương Tiện
Bây giờ giả sử như nếu tôi hỏi các bạn, "Tại sao, anh chị lại muốn có hạnh phúc?" Bạn sẽ trả lời sao! Thật ra thì câu đó làm sao mình trả lời cho đúng được! Tại vì hạnh phúc tự chính nó là chân thật, là cứu cánh, là đủ hết rồi, nó đâu cần có một cái gì khác để nương tựa đâu.
Bây giờ giả sử như nếu tôi hỏi các bạn, "Tại sao, anh chị lại muốn có hạnh phúc?" Bạn sẽ trả lời sao! Thật ra thì câu đó làm sao mình trả lời cho đúng được! Tại vì hạnh phúc tự chính nó là chân thật, là cứu cánh, là đủ hết rồi, nó đâu cần có một cái gì khác để nương tựa đâu.
Nhưng
nếu tôi hỏi "Tại sao chị lại mua chiếc xe mới, hay là tại sao chị lại
đi nghỉ hè nơi đó?" Thì ta có thể dễ dàng có câu trả lời. "Vì tôi muốn
sống thoải mái hơn, tôi muốn được vui, muốn có hạnh phúc..."Tôi làm
những cái đó là vì tôi nghĩ nó sẽ mang đến cho tôi hạnh phúc.” Một bên
là phương tiện và một bên là cứu cánh.
Nhưng rất nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta lại thường bỏ rất nhiều công sức vào phương tiện mà quên đi cứu cánh của nó. Bây giờ ta hãy thử nhìn lại những gì mình đang có, và ý thức rằng mục tiêu của chúng là để mang lại cho ta hạnh phúc. Và rồi ta hãy thành thật tự trả lời cho chính mình: chúng có thật sự mang lại cho ta một hạnh phúc nào không?
Nhưng rất nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta lại thường bỏ rất nhiều công sức vào phương tiện mà quên đi cứu cánh của nó. Bây giờ ta hãy thử nhìn lại những gì mình đang có, và ý thức rằng mục tiêu của chúng là để mang lại cho ta hạnh phúc. Và rồi ta hãy thành thật tự trả lời cho chính mình: chúng có thật sự mang lại cho ta một hạnh phúc nào không?
Nhiều
khi ta cứ lầm lẫn phương tiện cũng là cứu cánh! Mục đích của chiếc bè
là để mang ta sang bờ bên kia, còn ngoài ra nó không còn có một công
dụng nào khác.
Và trong bài nói chuyện hôm nay chúng tôi muốn trình bày đến các bạn về một trong những lối sống hạnh phúc, mà hạnh phúc ở đây là một thứ hạnh phúc có tính cách vững chãi và thảnh thơi, không dính mắc, và hạnh phúc ấy theo lời Phật dạy mới thật là một chân hạnh phúc.
Và trong bài nói chuyện hôm nay chúng tôi muốn trình bày đến các bạn về một trong những lối sống hạnh phúc, mà hạnh phúc ở đây là một thứ hạnh phúc có tính cách vững chãi và thảnh thơi, không dính mắc, và hạnh phúc ấy theo lời Phật dạy mới thật là một chân hạnh phúc.
***
Như nước luân lưu tự thuở nào
Kiếp này làm nước đọng trong ao
Giữa bầy sinh vật tâm phiền não
Rác rưởi tanh hôi lắm khổ đau.
Nhưng nước xuất thân từ biển cả
Ao tù không giam được lòng ta
Miệt mài, nước hóa thành mây trắng
Bay khắp phương trời, vui hát ca.
Hữu duyên, mây hóa thành mưa pháp
Tưới mát nhân gian, sạch muộn phiền
Nước thành con suối, dòng sông hạnh
Chảy khắp trần gian bao pháp vui.
Là mưa, là suối, là dòng sông
Vẫn là hạt nước mát thong dong
Nước vẫn mênh mông lòng biễn cả
Tâm vẫn bên ngoài chuyện sắc không ./.
Như nước luân lưu tự thuở nào
Kiếp này làm nước đọng trong ao
Giữa bầy sinh vật tâm phiền não
Rác rưởi tanh hôi lắm khổ đau.
Nhưng nước xuất thân từ biển cả
Ao tù không giam được lòng ta
Miệt mài, nước hóa thành mây trắng
Bay khắp phương trời, vui hát ca.
Hữu duyên, mây hóa thành mưa pháp
Tưới mát nhân gian, sạch muộn phiền
Nước thành con suối, dòng sông hạnh
Chảy khắp trần gian bao pháp vui.
Là mưa, là suối, là dòng sông
Vẫn là hạt nước mát thong dong
Nước vẫn mênh mông lòng biễn cả
Tâm vẫn bên ngoài chuyện sắc không ./.
Trong thế
giới này, trong vũ trụ này hoặc trong muôn ngàn vạn ức thế giới, có một
con quỷ - không biết dung mạo của nó ra sao, nó bao nhiêu tuổi, nhưng
quyền năng của nó thật ghê gớm. Đó là Con Quỷ Vô Thường:
-Nó làm cho muôn vật không đứng yên một chỗ mà phải biến đối.
-Nó làm cho vạn pháp phải hoại diệt. Thánh thần, dù thần linh tối cao, tối thượng, mầu nhiệm nó cũng
không tha.
-Nó làm cho mái tóc xanh của con người phải bạc đi.
-Nó làm cho thân hình đẹp đẽ tráng
kiện, hấp dẫn kia phải lọm khọm, đôi môi xinh xắn phải héo tàn. Giọng
nói, giọng hát trong trẻo phải thều thào. Làn da mịn màng phải khô như
gốc củi.
-Nó làm cho đóa hoa sớm nở tối tàn.
-Nó làm cho lâu đài tráng lệ kia lần hồi hoang phế, mục nát. Biển cả hóa cồn dâu.
-Nó làm cho yêu trở thành ghét. Ghét trở thành yêu. Đen trở thành trắng. Đúng trở thành sai. Bạn trở
thành thù. Thù trở thành bạn…không có gì vĩnh cửu cả.
-Nó làm cho giàu sang bỗng trở nên tay
trắng. Quyền thế bỗng trở thành tội phạm. Thánh thiện, linh thiênng
bỗng trở thành kẻ thương luân bại lý, khiến cuộc đời này giống như một
bãi hý trường.
-Nó làm cho đời ta giống như một giấc mộng. Có đó rồi mất đó.
-Cả cái giải Thiên Hà với hàng tỉ, tỉ ngôi sao kia nó cũng làm cho chuyển động không ngừng, mở rộng rồi co vào, rồi nổ tung (Big Bang), rồi văng đi vạn nẻo rồi lại co vào rồi lại nổ tung…giống như một trò vui chơi bất tận.
-Nó làm cho những tụ hội kiêu sa, yến tiệc linh đình, hội họp “thượng đỉnh” phút chốc tan biến đâu mất rồi chỉ còn lại những khắc khoải, lo âu, toan tính và mệt nhọc, đôi khi lại chia rẽ nhau.
-Làm sao chúng ta có thể lấy lại được những gì trong cuộc sống của ngày hôm qua? Chúng ta có thể
lưu lại phần nào đó qua những tấm hình, trong băng nhựa, trong các đĩa ép (CD) nhưng rồi Con Quỷ
Vô Thường cũng sẽ làm cho những tấm hình trở nên hoen ố, các đĩa ép rồi cũng sẽ vỡ vụn. Chúng ta cũng có thể lưu những thứ đó vào trong máy điện tử nhưng rồi Con Quỷ Vô Thường lại gửi Virus tới lấy đi tất cả. Thật là quái ác!
-Làm sao chúng ta có thể tìm lại những cảm xúc ngọt ngào, những lời nói du dương, những phút giây hạnh phúc của ngày hôm qua? Chúng ta có thể vận dụng trí nhớ nhưng rồi với tuổi đời chồng chất, Con Quỷ Vô Thường cũng sẽ làm cho trí nhớ của chúng ta mòn mỏi. Rồi nó lại “thân tặng” chúng ta căn bệnh Parkinson làm chúng ta mất luôn hoặc trở nên lú lẫn.
Ôi Con Quỷ Vô Thường, nó thật ác độc!
Nó là kẻ thù hạnh phúc của con người. Nó làm cho chúng ta đau khổ nhưng
hầu như trong chúng ta ít người biết đến nó.
Bạn ơi! Chúng ta đã coi
thường “quyền năng” của Con Quỷ Vô Thường khi chúng ta cho rằng, nghĩ
rằng, tin rằng cuộc đời này vĩnh cửu, thế giới này vĩnh cửu, niềm tin
này bất diệt, tử tưởng này bất biến, giá trị này muôn đời bền vững, sức
mạnh này muôn năm trường trị, tình yêu này bất tử…
Bạn ơi ! Bạn sẽ vô cùng đau
khổ khi bạn chống lại Con Quỷ Vô Thường. Bởi nó là một quyền năng vượt
lên trên tất cả mọi quyền năng khác. Chúng ta có thể nói rằng không một
quyền năng nào có thể chống lại Quyền Năng Vô Thường.
Vậy thì hãy đi với
nó. Hãy vui chơi và thuận thảo với nó. Hãy là chính nó. Khi đó chúng ta
sẽ mạnh mẽ bảo Con Quỷ Vô Thường rằng:
-Ông ơi, xin ông đi
chỗ khác kiếm ăn đi. Tôi có chấp trước gì đâu mà ông đòi hủy diệt? Tôi
có lưu giữ gì đâu mà ông đòi lấy đi? Tôi đã biết thế giới này là huyễn
hóa thì chuyện ông làm có gì lạ đâu? Cả cái thân tôi đây do “Tứ Đại giả hợp mà thành”
(*) tôi biết từ lâu rồi. Nó có mất đi thì cũng là chuyện quá thường.
Xin ông đừng hù dọa tôi. Cả cái đồng tiền mà tôi đang cầm trong tay đây
cũng chỉ là “tín dụng” - tin mà dùng. Khi niềm tin mất thì nó sẽ trở
thành giấy lộn, quăng ngoài đường không ai thèm nhặt. Vậy thì Có-Không,
Được-Mất cũng vậy thôi. Luật vô thường tôi nắm trong tay đây này.
Nghe bạn nói như thế, Con Quỷ Vô Thường sẽ trở nên bất lực và kính cẩn chào bạn.
Ban ơi!
-Tâm hồn bạn sẽ thanh thoát, nhẹ nhàng khi bạn hiểu được lẽ vô thường.
-Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
-Bạn sẽ không còn nuối tiếc bất cứ một
cái gì khi bạn hiểu rằng thật sự ra trên cõi đời này không có gì đích
thực là của bạn. Cho dù nó đích thực là của bạn đi nữa rồi thì nó cũng
sẽ vô thường. Có đó rồi mất đó.
-Bạn sẽ ung dung, tự tại trước bao đổi thay, hưng-phế, còn-mất, được-thua, đúng-sai đang diễn ra trước mắt.
-Bạn cho rằng cái này Đúng, cái này là Chân Lý ư? Bạn có biết không? Cái hiểu biết của chúng vốn vô thường nhưng rồi chúng ta lại dùng cái
hiểu biết vô thường đó để nhận xét về một cái vô thường khác – như như
Đức Phật dạy rằng “ vì con mắt bệnh cho nên thấy hoa đốm ở hư không, thấy mặt trăng thứ hai” (*) nó cũng giống như “một người cho rằng cảnh vật trong giấc chiêm bao là thật.”
(*). Vì vọng chấp vào đó cho nên Con Quỷ Vô Thường mới làm khổ chúng
ta. Vậy thì suy nghĩ cho cùng - cái “quyền năng” của Con Quỷ Vô Thường
do chính cái tâm vọng chấp của chúng sinh tạo ra. Nói khác đi chính Vô Minh đã tạo ra Con Quỷ Vô Thường.
-Chư Phật, chư vị Bồ Tát vượt lên lẽ vô thường vì các ngài thường quán chiếu lẽ vô thường, không chấp trước vào đâu, không nương tựa vào đâu cho nên các ngài hằng trụ, không biến đối.
-Hằng trụ, không biến đổi tức không Sinh không Diệt. Không Sinh không Diệt tức không phiền não.
Không phiền não tức hạnh phúc, tức Niết Bàn.
Bạn ơi! Vượt lên trên lẽ Vô Thường chính là Chân Như, Bồ Đề, là Phật vậy.
|
CHIÊM NGHIỆM VỀ VÔ THƯỜNG
GN - Vô thường nghĩa là vạn vật luôn thay đổi và con người là vô ngã...
Nói đến vô thường, gần như tất cả mọi người đều cảm thấy muốn buông
xuôi tất cả, vì vô thường thì nỗ lực làm gì cho mất công. Nghe vô
thường, chúng ta cảm thấy cuộc đời có rồi không, luôn thay đổi từ khi
con người sinh ra rồi già, bệnh, chết; nói cách khác, chúng ta chưa có
trước khi xuất hiện trên cuộc đời và khi từ giã cuộc đời, chúng ta cũng
là không. Vì vậy, một số người nói đạo Phật chán đời.
Hôm nay chúng ta suy nghĩ về vô thường. Giáo lý Phật tuy nhiều, nhưng
chủ yếu nằm trong vô thường, nghĩa là vạn vật luôn thay đổi và con
người là vô ngã, tức con người do tứ đại hợp thành, không có thật.
Giáo lý vô thường và vô ngã mà Phật dạy để làm gì? Điều này có mục
tiêu rõ ràng, Đức Phật nói vô thường và vô ngã để giúp chúng ta tận diệt
khổ đau và đạt Niết bàn. Từ vô thường, chúng ta tìm cái thường còn, từ
khổ đau, chúng ta tìm cái an lạc là Niết bàn có thường, lạc, ngã và
tịnh.
Đức Phật sống trên cuộc đời có vô thường, nên Ngài phải nói vô thường
để chúng ta đừng chấp mọi vật là thường còn mà đau khổ. Phật dạy vật
chất luôn thay đổi để chúng ta đoạn diệt tâm chấp trước, mới có thế giới
an lạc là Niết bàn. Thật vậy, đầu tiên Phật thuyết vô thường vô ngã cho
năm anh em Kiều Trần Như và họ đắc quả A la hán. Từ đó, họ hiện hữu
trên cuộc đời này mà không bị tham lam, ganh tỵ chi phối, nên họ luôn an
lạc, mới làm cho người chấp thường thấy vậy mà thức tỉnh và phát tâm tu
theo. Điển hình là Xá Lợi Phất thấy sự vật là thường, nhưng bị mất mát,
nên đau khổ; nhưng nhờ gặp được Mã Thắng sống với chơn thường và an
lạc, Ngài mới thấy cuộc đời vô thường mà đoạn diệt khổ đau và chứng được
chơn thường. Như vậy, Phật dạy vô thường để chúng ta nhận thức đúng đắn
bản chất của sự vật mà chứng được chơn thường.
Mọi vật có hai phần là sanh diệt và vô sanh. Phật dạy thế giới này là
khổ và nguyên nhân của khổ; đó thuộc về phần sanh diệt. Để đoạn trừ
khổ và nguyên nhân của khổ, Phật dạy tu Đạo đế là 37 trợ đạo phẩm, thì
chứng được Niết bàn là Diệt đế; nhưng không biết lại nói đạo Phật chán
đời là sai lầm lớn của con người.
Phật dạy cuộc đời thế nào thì phải thấy đúng và sống đúng để đoạn trừ
ảo giác. Vì chúng ta có tham vọng, mới có ảo giác là không thực tế mới
bị đau khổ. Còn thấy cuộc đời đúng sự thật và biết nguyên nhân nào dẫn
đến đau khổ, thì khổ phải chấm dứt và tu nguyên nhân dẫn đến an lạc thì
Niết bàn hiện hữu. Phật dạy rõ hai con đường như vậy.
Ở thế giới sinh diệt mà chúng ta muốn không sinh diệt làm sao được.
Con người sanh ra, lớn lên, già, rồi chết là quy luật tất yếu, mà chúng
ta muốn không già, không chết và sống mãi là không thực tế. Mà nếu con
người sống mãi thì trái đất này sẽ bị nạn nhân mãn mất. Bây giờ người
chết ít hơn người sanh, người ta còn phải mong cho chết bớt để trái đất
này còn tồn tại. Thời Phật tại thế, trái đất này chỉ có độ 500 triệu
dân, nhưng nay 7 tỷ người, thì quý vị nghĩ sao. Nếu không có người chết,
ngày nay trái đất này có bao nhiêu người.
Có quy luật sanh, già, bệnh, chết, trái đất mới trở thành cân bằng và
tồn tại được. Có sanh mà không chết là nghĩ đến thiên đường, nhưng như
vậy cũng bị nạn nhân mãn, không còn chỗ chứa người ta. Quan niệm lên
thiên đường hưởng phước luôn cũng không đúng. Thiên đường cũng có tuổi
thọ của nó, nhưng dài hơn thế gian. Ở thiên đường, đất rộng người thưa,
vì chỉ có loài người tu được thập thiện mới được sinh lên thiên đường,
nên cũng khó có người được lên thiên đường. Thật vậy, chúng ta thọ thập
thiện, nhưng tu thập thiện không dễ. 1.000 người tu thập thiện may ra có
được 1 người thành tựu.
Nói rằng thiên đường đất rộng, nhưng thật ra không có đất, họ sống
bằng tâm thức, không có thân vật chất như chúng ta, nhưng có thân vi tế.
Pháp hội Linh Sơn có vài ngàn Tỳ kheo đã không có đủ chỗ ngồi, nhưng có
đến 70.000 chư Thiên và 8 vạn Bồ tát mà không trở ngại. Thế giới của
chư Thiên, Phật, Bồ tát khác với thế giới của chúng ta, vì đó là thế
giới siêu vật chất, tức một vật thể nhỏ, nhưng có sức dung chứa vô cùng
tận. Ngày nay điều này dễ hiểu, ví như người ta dùng phần mềm dung chứa
biết bao nhiêu hình ảnh và âm thanh không lẫn lộn.
Chúng ta hình dung được thế giới chư Thiên có lạc, không khổ. Hết
phước thì hoa trên đầu héo là chư Thiên bị đọa, hay ở đó chỉ vui, nhưng
thấy buồn là đọa. Ở thế giới chư Thiên sung sướng, nên quên hết trần
thế, nhưng khởi niệm nhớ con là đọa liền, rơi xuống trần thế, thọ sanh
vào các loài chỉ với một ý niệm như vậy.
Ta chiêm nghiệm ý nghĩa vô thường mà Phật dạy thấy rõ sự thật rằng
vạn vật biến đổi, hay gọi là tiến hóa, từng thế hệ luôn phát triển. Đời
sống từ Phật tại thế cho đến ngày nay, nếu không có tiến hóa thì con
kiến vẫn là con kiến. Từ thời Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời Phật
giáo phát triển cũng nhờ vô thường, tức hoàn cảnh đổi khác mà chúng ta
có nhận thức khác, là có sự tiến hóa về vật chất và tiến hóa về tâm
linh. Tiến hóa vật chất là từ cuộc sống đơn sơ của người cổ đại đã tiến
lên cuộc sống văn minh hiện đại. Tiến hóa tâm linh là người khổ đau tu
Tứ thánh đế thì diệt được khổ đau và đắc quả Tu đà hoàn, cho đến quả A
la hán, Bích Chi Phật và thành tựu quả vị Phật. Nếu không có vô thường
thì tất cả mọi việc nằm yên, không thay đổi. Nhờ vô thường, chúng ta
tích cực hơn, vận dụng được sự phát triển, giúp cho đời sống thăng hoa
và tiến hóa.
Riêng tôi, từ thuở nhỏ, đã cảm nhận ý niệm vô thường, thấy mạng người
ngắn ngủi, nên 12 tuổi đã nỗ lực tu học, sợ không kịp rồi chết, không
biết về đâu. Tôi phấn đấu tìm đạo và tu học không mệt mỏi, nên thăng hoa
đời sống tâm linh. Nhờ vô thường, có tiến hóa nên tôi lần thay đổi từ
đứa trẻ nhỏ cho đến trưởng thành và tốt nghiệp việc học để giúp đời.
Chúng ta biết thay đổi theo hướng tốt đẹp là sống theo Đạo đế của Phật
dạy thì phát triển được đời sống vật chất và tâm linh. Còn thấy vô
thường rồi chán nản buông xuôi thì về đâu không biết.
Biết vô thường, chúng ta cũng hạn chế được các việc ác và phát triển
được mặt thiện. Sự thay đổi cũng có hai khuynh hướng, một là phát triển
vật chất, đó là công việc của các nhà khoa học nhắm đến phát minh vật
chất. Hai là những nhà triết học, nhà tôn giáo tìm về sự phát triển đời
sống tâm linh. Đương nhiên chúng ta không phủ nhận đời sống phát triển
vật chất, nhưng không coi nó quan trọng, vì nhận thấy đời sống vật chất
ràng buộc chúng ta nhiều hơn. Thật vậy, người có nhiều của cải, quyền
lợi thì bị ràng buộc nhiều. Phật tu là thoát ngục vàng. Hạnh phúc không
phải ở đời sống vật chất. Một người giàu có đến than với tôi rằng ông có
một người con trai duy nhất bị nhiễm HIV, vì cho nó tiêu xài phung phí
quá nên mới bị như vậy. Ông khổ quá, tiền nhiều, nhưng không thể để tài
sản cho đứa con hư này được. Đời sống vật chất giúp chúng ta một phần,
nhưng gây buồn khổ nhiều hơn. Người nhiều tiền luôn luôn lo lắng cho
việc giữ gìn tài sản. Phật dạy rằng tài sản chưa có thì mong cho được,
có rồi thì giữ gìn càng khổ và mất tài sản thì khổ nhiều hơn nữa.
Phật dạy vật chất không cần nhiều như chúng ta tưởng, mà cần vật chất
nó lại đưa đến bất hạnh, không cần nó lại hạnh phúc. Ví dụ trời nóng
bức, người có nhà cửa, tiện nghi vật chất tốt, nhưng hết phước thì họ
khổ hơn người chưa có cuộc sống tiện nghi. Vì vậy, Phật dạy tu hành phấn
đấu cho đạt được giải thoát, tức không bị lệ thuộc đói, khát, nóng,
lạnh. Về vật chất có ăn, mặc, ở, nhưng tu hành, tập cho mức cầu luôn
dưới mức cung là có hạnh phúc liền. Giả sử trưa nay không có gì ăn, thì
người ta cho gì mình ăn cũng thấy ngon; còn cầu lớn, muốn ăn tiệc thì
không được như vậy là khổ, hay dù có ăn cũng phải trả nhiều bằng phước.
Tôi sợ đi trai tăng, vì ăn không bao nhiêu, nhưng trả quá nhiều, vì trả
bằng phước đức tu hành của mình. Tôi thường hỏi bữa ăn tốn bao nhiêu,
phần ăn, phần bỏ, tất cả chi phí này phải gánh, nên phước mau hết, khổ
phải tới.
Tu hành, Phật dạy ít ăn, hay ăn gì cũng được. Phật có lưỡi công đức
khác với các loài chúng sinh có lưỡi nghiệp chướng thì dùng nó để nói
điều tội lỗi, dùng nó để ăn những thức ăn tốn tiền. Lưỡi công đức thì ăn
gì cũng biến thành cam lồ. Riêng tôi phát hiện ra khi đói, cơ thể nạp
vào cái gì cũng thấy ngon. Câu chuyện ông vua ăn mầm đá cho thấy lý này.
Ông ăn nhiều quá nên thấy cái gì cũng không còn ngon, nhưng gặp nhà sư
cho vắt cơm nguội với muối mà thấy ngon vì phải chờ nhà sư dọn món mầm
đá lâu quá, nên đói bụng. Lưỡi nghiệp của chúng ta đòi hỏi nhiều, nên cố
tìm hoài thức ăn ngon mà không thấy có gì ngon.
Muốn có lưỡi công đức, nên ăn thiếu, đừng ăn dư. Sức tôi ăn được 2
chén cơm, thì tôi chỉ ăn 1 chén rưỡi. Ăn thiếu thì thấy ngon, ăn nhiều
thì không còn ngon. Hạn chế được sự chi phối của vật chất là ăn uống
rồi, chúng ta cũng hạn chế ngủ nghỉ, vì cơ thể mệt mới ngủ say; nhưng
không mệt thì ngủ ít và tỉnh là ngồi thiền giữ cho cơ thể thăng bằng.
Thiền sư ăn ít, ngủ ít, lao động bớt lần, không bị vật chất chi phối,
mới phát triển được tâm linh.
Người tu không phát huy vật chất, nhưng phát triển tâm linh để thấy
cuộc đời sáng hơn, thấy cái nào khổ, cái nào không khổ, còn sự vật thì
luôn thay đổi. Đạo hữu Võ Đình Cường để lại tác phẩm Thử hòa điệu sống
rất hay: “Ngồi trên thuyền thời gian, ta rong chơi trong biển không
gian…”. Thời gian luôn thay đổi, lúc còn nhỏ, ta nghĩ đến việc của người
nhỏ, lúc lớn ta nghĩ việc của người lớn, lúc già ta nghĩ đến tuổi già.
“Sóng triều bào ảnh lô nhô không phải không đẹp với người đạo sĩ…”. Nhờ
có sự thay đổi mới thấy cuộc đời này đẹp, thấy đứa trẻ chào đời rất đẹp
và thấy đám ma cũng đẹp. Nếu cuộc đời là một bức tranh không thay đổi là
bức tranh chết hay sao. Chúng ta có bức tranh sống mà tất cả hình ảnh
được minh họa trong đó. “Chúng chỉ đáng ghét đối với những kẻ tham
lam…”, vì chúng ta muốn nó dừng lại, nhưng sao dừng được, hoặc chúng ta
muốn dừng cho người, nhưng không dừng cho mình, tất cả mọi người chết,
một mình ta sống, như vậy là tham quá.
Trong phẩm Nhà lửa thứ ba, kinh Pháp Hoa, Phật nói mọi vật luôn sinh
diệt, biến đổi không ngừng, nhưng nhờ đi 3 xe chạy ra khỏi Nhà lửa thì
đời sống vật chất của chúng ta ra khỏi Nhà lửa, tức nhận ra được cái gì
của ta thì ta giữ, cái gì không phải của ta thì thôi. Người ta khổ vì
tham lam tìm cầu mong muốn nắm giữ cái không phải của ta, nên mất mới
khổ đau. Cái gì của ta, ta giữ và tiến hơn nữa, của ta cũng không cần
giữ, nhưng nó cũng phải theo ta như bóng với hình. Một người bạn tốt của
ta, ta không giữ, họ vẫn là bạn của ta. Vì vậy, phải nhận được Bồ đề
quyến thuộc, đó là những người bạn đồng hạnh đồng nguyện là bạn tốt của
ta, dù không giữ; nhưng ta muốn giữ thì họ lại muốn bỏ trốn. Bồ tát đồng
hạnh đồng nguyện là ta làm một việc, họ cũng muốn làm việc đó, thì hợp
tác được. Còn không đồng hạnh, không đồng nguyện, không thể ráp với nhau
được, dù hợp tác cũng hư việc; vì đưa vô cái chung, nhưng người nào
cũng muốn đem về riêng. Những người không đồng hạnh nguyện mà chúng ta
cố giữ họ ở lại đạo tràng này, họ làm chúng ta khổ thêm. Chỉ sống với
những người cùng hạnh nguyện thì khổ cũng biến thành vui.
Trên bước đường tu, những gì không phải của ta, ta coi của ai. Phật
dạy nếu hết phước thì tài sản của ta là của năm nhà. Năm nhà là giặc
cướp, bị tịch thu, bị con hư phá của, bị nước cuốn trôi, bị lửa cháy.
Nếu là của năm nhà thì trả lại cho năm nhà, cố giữ cũng không được còn
bị chuốc họa vào thân. Trả rồi, thân tâm chúng ta nhẹ nhàng. Nhiều người
nghĩ rằng làm ra của cải để cho con cháu hưởng, nhưng nó không có phước
thì cũng không hưởng được. Chỉ để cho con cháu phước đức là tốt nhất.
Cha mẹ có phước đức vì từng cứu giúp người, nên con gặp nạn có người
giúp lại. Trước khi chết, chúng ta biến tất cả của cải thành phước đức,
thì phước đức đi theo ta sang đời sau.
Nếu không có vô thường biến dịch thay đổi thì đến nay tôi vẫn là cậu
bé nhà quê. Nhờ vô thường biến đổi mà tôi trở thành Hòa thượng như ngày
nay có bạn bè khắp năm châu. Trong vô thường có cái không biến đổi là
chân tình, đạo tình không thay đổi. Tất cả Tăng Ni và Phật tử đều ở trên
lộ trình đạo hạnh từ kiếp xa xưa mà ngày nay chúng ta mới gặp lại nhau
cùng tu hành trong ánh hào quang của Đức Phật vậy.
Tác giả : HT.Thích Trí Quảng
|
Hạnh Phúc......
|
Hạnh phúc tự tâm, tại chốn
nầy,
Hạnh phúc trong tâm, trong tầm tay.....
Càng cố mong cầu càng xa mãi,
Chỉ có trên tay đoá sen phai !!!
Trên ao thanh thản hoa sen nở,
Nơi đất an nhiên sắc sen hồng....
Đoá sen hồng ngát ta cùng ngắm,
Ấm áp từ sen quên gió đông !!!
NM
|
Hành trình đi tìm Hạnh Phúc
Mảnh vỡ thất lạc
Mảnh vỡ thất lạc
Có
một câu chuyện cổ tích dành cho người lớn, kể về một khối tròn bị thất
lạc một mảnh vỡ hình tam giác. Cái vòng muốn được tròn vẹn nên lang
thang tìm kiếm mảnh thất lạc. Bởi nó không còn hoàn hảo nên chỉ có thể
lăn đi rất chậm. Trên đường đi, nó được chiêm ngưỡng những bông hoa, tán
gẫu với những con sâu và tận hưởng ánh nắng mặt trời. Nó đã thấy rất
nhiều mảnh vỡ nhưng chẳng có cái nào vừa với nó, nên nó bỏ qua tất cả và
tiếp tục cuộc tìm kiếm.
Rồi một ngày kia, nó tìm thấy một mảnh vỡ rất vừa vặn, thật là hạnh phúc! Giờ đây nó đã được toàn vẹn sau khi lắp khít mảnh đã mất và bắt đầu lăn thử. Bây giờ thì nó đã có thể lăn rất nhanh, quá nhanh đến độ không còn có thể lưu tâm đến những gì đang lướt qua nó. Và khi nó chợt nhận ra thế giới đã đổi khác như thế nào khi nó lăn quá nhanh, nó bèn vứt bỏ mảnh vỡ vừa tìm được ở bên đường để có thể tiếp tục lăn đi chậm rãi như cũ, để có thể bình yên ngắm nhìn hạnh phúc đang diễn ra xung quanh và cả trong chính nó.
Chúng ta cũng thế, chúng ta có thói quen đi tìm kiếm ở bên ngoài cái được gọi là hạnh phúc, bởi ta nghĩ ta vẫn còn khiếm khuyết, chưa được hoàn thiện cũng giống như khối tròn kia. Chính cái ý niệm về hạnh phúc còn ở bên ngoài đã lôi kéo ta bỏ bao nhiêu thời gian và công sức để lang thang tìm kiếm, mà vẫn cứ thấy thiếu vắng, buồn chán và mệt mỏi. Nếu như ta hiểu được rằng dù cho có khiếm khuyết đi nữa thì ta vẫn có khả năng sống hạnh phúc ngay trong từng phút giây của hiện tại, thứ hạnh phúc vẫn luôn có mặt ngay lúc này và ở đây!
"Chẳng có con đường nào dẫn đến hạnh phúc, bởi hạnh phúc là chính con đường."(There is no way to happiness, happiness is the way itself)
Rồi một ngày kia, nó tìm thấy một mảnh vỡ rất vừa vặn, thật là hạnh phúc! Giờ đây nó đã được toàn vẹn sau khi lắp khít mảnh đã mất và bắt đầu lăn thử. Bây giờ thì nó đã có thể lăn rất nhanh, quá nhanh đến độ không còn có thể lưu tâm đến những gì đang lướt qua nó. Và khi nó chợt nhận ra thế giới đã đổi khác như thế nào khi nó lăn quá nhanh, nó bèn vứt bỏ mảnh vỡ vừa tìm được ở bên đường để có thể tiếp tục lăn đi chậm rãi như cũ, để có thể bình yên ngắm nhìn hạnh phúc đang diễn ra xung quanh và cả trong chính nó.
Chúng ta cũng thế, chúng ta có thói quen đi tìm kiếm ở bên ngoài cái được gọi là hạnh phúc, bởi ta nghĩ ta vẫn còn khiếm khuyết, chưa được hoàn thiện cũng giống như khối tròn kia. Chính cái ý niệm về hạnh phúc còn ở bên ngoài đã lôi kéo ta bỏ bao nhiêu thời gian và công sức để lang thang tìm kiếm, mà vẫn cứ thấy thiếu vắng, buồn chán và mệt mỏi. Nếu như ta hiểu được rằng dù cho có khiếm khuyết đi nữa thì ta vẫn có khả năng sống hạnh phúc ngay trong từng phút giây của hiện tại, thứ hạnh phúc vẫn luôn có mặt ngay lúc này và ở đây!
"Chẳng có con đường nào dẫn đến hạnh phúc, bởi hạnh phúc là chính con đường."(There is no way to happiness, happiness is the way itself)
Long Phi
Kiếp Hoa Dương Thiệu Tước
Kiếp hoa
Nếu dưới nắng vàng,
Hoa rực tràn sắc thắm...
Trong ráng chiều về,
Hoa dịu dàng đằm thắm biết bao nhiêu !
Hoa nở rồi phai ,
Lặng lẽ biết bao chiều....
Trong thinh lặng có bao nhiêu hoa ngủ ?!
Những giọt sương mai ...
Rơi trong đêm dài có đủ ?
Giúp nụ hoa nào chớm nở sáng tinh sương,
Chợt thấy xôn xao...
Ong bướm cả khu vườn,
Trong nắng ấm...
Cùng hoa vui trẫy hội !!
Chợt thấy xôn xao...
Ong bướm cả khu vườn,
Trong nắng ấm...
Cùng hoa vui trẫy hội !!
Vui cho thoả, niềm vui trong ngày mới
Há lo chi cho một sắc hoa tàn !?
Nếu hoa còn tồn tại với thế gian ,
Vẫn cùng bướm ,
Đùa vui cho thoả chí....
Há lo chi cho một sắc hoa tàn !?
Nếu hoa còn tồn tại với thế gian ,
Vẫn cùng bướm ,
Đùa vui cho thoả chí....
NM.
Thiết thực hiện tại Và trên con đường tu học của mình cũng vậy, tôi nghĩ đó phải là một niềm vui. Con đường của Phật dạy có hai yếu tố là thiết thực, practical, và hiện tại, here now, hay nói một cách khác là nó có thể mang lại sự an vui cho ta ngay bây giờ và ở đây. Giáo lý của Phật dạy rất sâu sắc và nhiệm mầu, nhưng đừng vì thế mà chúng ta đánh mất đi yếu tố thiết thực hiện tại của nó. Có một câu truyện vui kể về nhà hiền triết Nasrudin. Có lần vì gia cảnh túng thiếu nên ông Nasrudin phải đi buôn để kiếm thêm tiền. Nhà ông ở gần biên giới nên mỗi sáng ông cứ đi bộ sang xứ láng giềng và đến chiều thì ông cưỡi một con lừa đi về. Và từ đó ông cũng trở nên giàu có hơn, nhà cửa xây cất rộng lớn hơn. Lính biên phòng nghi ngờ, nghĩ là ông có mua bán thứ gì đó mà không khai báo để trả thuế, nên mỗi ngày khi ông trở về họ khám xét con lừa của ông cưỡi rất kỹ lưỡng, xem ông có cất dấu một món hàng nào đó không. Nhưng ngày qua ngày, khám xét mãi họ vẫn không tìm thấy một điều gì khác thường. Cuối cùng, người lính biên phòng nói với ông Nasrudin, “Chúng tôi biết là ông buôn bán một thứ gì đó mà không khai báo, nhưng tìm không ra. Thôi bây giờ ông cứ nói thật đi, chúng tôi cũng chẳng làm khó dễ ông đâu.” Ông Nasrudin, quay sang nói nhỏ với người lính biên phòng, “Tôi buôn lừa!” Chúng ta cũng dễ giống như những người lính ấy, có thể vì lo tìm kiếm sâu xa quá mà quên nhìn thấy những gì ở ngay trước mắt. Ta vô tình đánh mất đi những niềm vui thiết thực hiện tại của mình. Bạn biết không, với một rừng kinh điển mênh mông, chúng ta có thể nghĩ rằng những điều Phật dạy rất là huyền bí cao siêu, khó hiểu, khó thấy, nhưng thật ra chúng cũng rõ ràng ngay trước mắt ta. Tăng Chi Bộ Kinh ghi, có một người ngoại đạo tên Sivaka đến hỏi Phật “Con nghe nói giáo pháp của Ngài là rõ ràng ngay trước mắt (the dhamma is directly visible)... Thưa Ngài thế nào là rõ ràng ngay trước mắt?” Đức Phật đáp, “Nếu nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’; nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’ chăng?” Ông Sivaka thưa: “Thưa có.” Phật bảo: “Này Sivaka, nội tâm có tham, ông có biết ‘nội tâm ta có tham’, nội tâm không có tham, ông có biết ‘nội tâm ta không có tham’. Như vậy này Sivaka ‘pháp ấy là rõ ràng ngay trước mắt, (the dhamma is directly visible)...” Chúng ta đâu cần phải tìm kiếm đâu xa xôi để chuyển hóa những muộn phiền và khó khăn của mình phải không bạn?Bình đẳng và bao dung Đức Phật dạy rằng chúng ta sẽ có nhiều niềm vui trong giờ phút hiện tại, nếu như ta biết nhìn lại và tiếp xúc với cái hay cái đẹp của mình. Tôi nghĩ, trong đạo Phật thì những cái hay và đẹp này không phải là sự tài giỏi, thông minh hoặc những thành đạt của ta, mà là ở tấm lòng của mình. Và trong chúng ta ai cũng có một tấm lòng ấy. Bạn nghĩ đi, những khi ta làm một việc tốt, dầu không ai biết đến nhưng mình cũng cảm thấy an vui, khi nghe kể những hoàn cảnh bất hạnh ta cảm thấy thương xót và muốn chia sẻ, giúp đỡ. Và mỗi khi làm một việc gì không tốt ta cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Chúng ta cảm nhận được những điều ấy là vì trong ta, tự bản chất, có những hạt giống tốt lành rất lớn. Ngày xưa đức Phật đã giúp cho biết bao nhiêu người từ bậc vua chúa, tu sĩ, cho đến những hạng thấp nhất trong xã hội. Tiếp xúc với ai Phật cũng nhìn thấy được cái bản chất hay đẹp, những hạt giống thiện lành đang có mặt sẵn trong tất cả mọi người. Có một lần trên đường đi, A Nan gặp một cô thiếu nữ đứng bên cạnh một giếng nước, ngài đi đến gần và xin cô ta một bát nước. Cô thiếu nữ vừa thấy ngài A Nan đến vội tránh xa ra và nói rằng, “Thưa ngài tôi thuộc giai cấp hạ tiện, tôi không có quyền cúng dường nước cho ngài, tôi sợ sẽ làm ô uế ngài.” A nan nhìn cô thiếu nữ và nói rằng, “Tôi đâu có hỏi hay là xin địa vị, giai cấp của cô đâu. Tôi chỉ muốn hỏi xin cô nước mà thôi.” Lời nói của ngài A Nan thật bao dung quá phải không bạn. Chúng ta nhiều khi cũng giống như cô thiếu nữ ấy, có những quá khứ, có những việc xưa cũ mà mình cứ ôm ấp và giữ chặc mãi, khiến cho ta không còn có thể tiếp xúc được với niềm vui hiện tại.Empty your cup of suffering Có lần, thiền sư Nan-in tiếp một vị giáo sư đại học đến để tham vấn về Thiền. Nan-in rót trà mời khách, ông rót đầy tách của vị giáo sư, và cứ tiếp tục rót thêm. Vị giáo sư nhìn trà tràn ra ngoài cho đến lúc ông không nhịn được nữa, “Thưa Ngài tách trà đã đầy tràn ra ngoài rồi, không còn thêm được nữa!”, “Như là tách trà này,” Nan-in nói, “nếu ông đã có đầy ý niệm và thành kiến rồi, làm sao tôi có thể chỉ gì thêm cho ông nữa. Ông hãy đổ sạch tách của ông đi!” Tôi nghĩ lời khuyên của ngài Nan-in cũng có thể áp dụng cho vấn đề hạnh phúc của chúng ta nữa. Hạnh phúc sẽ không thể có mặt nếu như tách trà của mình còn đầy những muộn phiền. Thật ra chúng ta cũng đâu cần phải đi tìm kiếm hay xây dựng một trạng thái hạnh phúc nào mới lạ đâu, điều chúng ta cần chỉ là biết buông bỏ mà thôi. Ta buông bỏ những ganh tỵ, tham lam, nhỏ nhoi của mình. Có người nghĩ rằng nếu như mình bỏ hết rồi thì ta sẽ còn lại gì đây? Nhưng ta đâu phải chỉ là những tham lam, giận hờn thôi đâu! Chúng là gốc rễ của khổ đau, thì thật ra ta chỉ buông bỏ những nguyên nhân của khổ đau mà thôi. Và hễ không cái này thì là có cái kia. Không mưa thì nắng, không bóng tối thì ánh sáng, không khổ đau thì là hạnh phúc, không có giận hờn thì ta sẽ có niềm vui. Buông cái này thì ta sẽ được cái kia. Bạn biết không, nếu như ta cứ cầm mãi một tách trà trên tay, thì dầu có nhẹ đến đâu rồi nó cũng sẽ trở thành nặng. Và nếu như ta không đặt tách trà xuống thì làm sao mình có thể nhặt một chiếc lá thu, viết một bài thơ, hứng một hạt mưa, hay nắm tay một người thân. Nếu như một tay ta cứ nắm chặt vào khổ đau bên này, thì dù có cố với mấy ta cũng sẽ không thể nào chạm được hạnh phúc phía bên kia. Buông bỏ là để giúp ta có khả năng đi tới, nhờ buông thả khổ đau mà ta tiếp xúc được với hạnh phúc đang có mặt. Trong kinh có một danh từ chuyên môn gọi là kiết sử hay là nội kết, samyojana, chúng là những gút thắt, những khối vui buồn, khổ đau được kết tụ lại trong lòng ta theo ngày tháng. Trong chúng ta ai cũng có một số những muộn phiền hoặc khó khăn nào đó. Và tôi thấy, đôi khi muốn mở những gút thắt ấy, thật ra chúng ta cũng không cần phải tìm cách tháo gỡ chúng ra, mà chỉ cần đừng cột chặt thêm vào nữa mà thôi. Sự sống là một dòng sông linh động, nó luôn trôi chảy và biến đổi, không có một hờn giận, muộn phiền nào sẽ còn mãi nếu như ta thôi đừng ôm chặt nó lại. Đừng nhốt sự sống của mình vào một tách nước nhỏ bé, nước nếu bị cô đọng thì dầu trong mát đến đâu cũng sẽ trở thành nước ao tù. Hãy để cho nó được tiếp tục lưu chuyển, để ta có thể tiếp nhận được một hạnh phúc mới của ngày hôm nay.Ánh xuân về trên đóa hoa tươi Trên con đường tu học ta ý thức rằng, trong giây phút hiện tại này chúng ta có thể tiếp xúc được với niềm vui, nếu mình muốn. Chúng ta không phải ai cũng đang có hạnh phúc, nhưng đa số chúng ta ai cũng đang có những điều kiện của hạnh phúc. Nếu như chúng ta vẫn còn sức khỏe, vẫn còn nhìn thấy được trời xanh mây trắng, vẫn còn bước đi được trên con dường nhỏ… đó là những điều kiện của hạnh phúc. Tôi nghĩ, nếu sự tu học của mình có hay hơn người khác chăng là ở chỗ mình đã thực tập ý thức điều này được bao nhiêu mà thôi. Tôi nhớ đến bài thơ của Tế Hanh Nếu không có hạnh phúc một đời Thì tìm hạnh phúc một năm một tháng Nếu không có hạnh phúc một năm một tháng Thì tìm hạnh phúc một ngày một giờ Sáng nay
Tôi tìm thấy hạnh phúc Sau một đêm yên giấc Tôi nhìn thấy ánh xuân về Trên một đóa hoa tươi. Và nếu như mình có được hạnh phúc trong một ngày một giờ, thì ta cũng sẽ có hạnh phúc trong một đời, phải không bạn. Vì đời sống cũng chỉ làm bằng ngày hôm nay, và hạnh phúc cũng có thể rất đơn sơ như một sợi nắng vàng trên đóa hoa tươi của buổi sáng này... |
Có một "tâm chay"
Họ
là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài
Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng
kề nhau, cùng trong một thế hệ, nên hai anh em rất đồng cảm và thường
xuyên điện thoại thăm hỏi nhau.
Một
hôm, trong lúc chuyện trò với người anh, người em vui miệng kể rằng ra
chợ lựa mua trái cây về cúng Phật thường hay bị người bán lợi dụng lúc
mình lơ là, tráo trái cây hư vào. “Anh biết không, mấy cô bán hàng cứ
tưởng em ngu ngơ không để ý, đâu biết rằng chẳng có gì qua được mắt
mình, tuy nhiên do thấy tội cho họ phải gánh chịu nhiều trái cây hư nên
em phải giả đò không biết để chia sẻ bớt!”. Và người em nghĩ rằng người
anh nghe chuyện lòng sẽ vui vì hành động biết nghĩ tới người khác của
mình.
Nhưng
không, người anh nghe xong điềm tĩnh bảo người em: “Không được, em làm
vậy là sai rồi, vì khi em làm vậy tưởng là mình giúp người nhưng thực ra
lại làm cho họ mang tội lừa đảo, không trung thực. Như vậy không phải
là giúp người mà chính là hại người! Anh cũng giống em, chỉ khác một
chút là khi mua đồ, anh luôn tự mình chọn lấy một vài trái cây hư, đồ
hộp móp để cùng chia sẻ chút hư hao với người, không để cho người mắc
phải tật gian dối”. Người em nghe xong, ngậm ngùi.
Một
thời gian sau, nhân lúc rảnh rỗi, người em lại điện thoại thăm hỏi
người anh. Và trong cuộc trò chuyện, người em kể rằng trong những lúc
trà dư tửu hậu, có đem câu chuyện trao đổi hôm trước ra kể cho các bạn
bè thân hữu nghe, và một người bạn thân nghe xong đã phát biểu rằng,
“Tâm đó mới đúng là tâm chay!”.
Người
anh chỉ cười và cũng chẳng quan tâm gì lắm. Vì, một là, chuyện trò đã
qua xong rồi thì thôi, chẳng lưu giữ trong lòng làm chi. Hai là, người
anh cũng chẳng tin tưởng gì lắm về lời phát biểu cùng buổi họp mặt của
người em, tất cả đều có thể có và cũng có thể không. Có thể chỉ là phịa
ra một chút cho vui. Và ba là, chỉ có chân tâm diệu hữu chớ làm gì có
tâm chay.
Thế
nhưng, một ngày nọ, nhân dịp thuận tiện, người anh về thăm người em.
Trong buổi cà phê hàn huyên cùng các thân hữu, có mặt cả “tác giả” của
hai chữ “Tâm chay”. Người bạn này kể lại chuyện và lúc đó người anh mới
biết rằng em mình kể chuyện tâm chay là thật. Người anh rất vui và lòng
vô cùng cảm ơn người bạn này vì nếu trong những lúc trà dư tửu hậu anh
ta cứ kể chuyện này thì ít ra cũng nhắc nhớ được cho nhau về cách sống
làm sao cho đúng với đạo làm người, cho dù chỉ bằng những hành vi nhỏ
nhặt nhất.
Chợt
nhớ đọc trong sách xưa, có kể chuyện một vị đạo sĩ mang ơn một người
nên muốn tặng cho thuật biến than thành vàng ròng. Người này ngẫm nghĩ
một chút rồi hỏi thuật này có giá trị trong bao lâu. Vị đạo sĩ cho biết
là 500 năm. Nghe vậy, không chút đắn đo, người này lập tức trả lời rằng:
“Vậy là sau 500 năm nữa vàng sẽ trở lại thành than, và người ôm số vàng
đó sẽ vô cùng khổ đau vì mất mát và tiếc của. Cảm ơn tiên sinh, nhưng
tôi không nhận thuật này vì tôi không muốn cho người khác phải khổ đau,
cho dù là sau 500 năm!”. Chao ôi, đọc chuyện mà thấy vô vàn kính mộ cho
tấm lòng của người xưa.
Thật sự thì đời nay cũng không phải là không có những tấm lòng như vậy. Như
Leon Tolstoi, nhà đại văn hào Nga, với câu nói bất hủ “Hạnh phúc của
một người là làm cho người khác được hạnh phúc”. Hay như một tác giả
Pháp với câu: “On ne peut donner son bien, mais on peut donner une
partie de son coeur” (tạm dịch: Dẫu ta không thể đem cho người tài sản
của cải, nhưng ta vẫn có thể trao cho người một phần của trái tim mình).
Mong sao cho mọi người chúng ta hôm nay đều có được “Tâm chay” và biết trao cho người một phần của
trái tim mình
trái tim mình
Hai con chó sói
Hai ông cháu ngồi trên tảng đá bên một dòng suối chảy róc
rách dưới ánh mặt trời. Đứa cháu nói:
– Ông ơi, ông kể chuyện cho cháu nghe đi!
– Ừ! người ông nói, để ông kể cho cháu nghe về câu chuyện của hai con chó sói.
Khi
chúng ta lớn lên, có đôi khi chúng ta cảm thấy như là có hai con chó
sói đang chiến đấu với nhau để giành lấy quyền điều khiển ở bên trong
chúng ta. Cháu có thể hình dung con chó sói thứ nhất với bộ lông màu xám
mềm mại, có ánh mắt hiền từ và có nụ cười dịu dàng. Nó là con chó sói
hiếm khi nhe hàm răng ra và sẵn lòng đứng yên để cho những con chó sói
nhỏ đút thức ăn. Chúng ta có thể gọi con chó sói này là chó sói của sự
yên bình, của tình thương yêu, và sự tử tế. Bởi vì con chó sói này nghĩ
rằng, nếu tất cả chúng ta sống hòa bình với nhau thì mọi loài động vật
và mọi người sẽ được hạnh phúc hơn nhiều.
Đối
với con chó sói này, tình thương yêu là quan trong hơn tất cả mọi thứ
khác. Cháu thấy đấy, nó biết rằng không có tình thương yêu thì thế giới
loài người và loài vật sẽ không thể nào tồn tại. Bởi vì người mẹ thương
yêu con nên mẹ chăm sóc cho con, cho con ăn, mặc áo quần cho con, ru con
ngủ và bảo vệ con khỏi những mối hiểm nguy. Chúng ta đến với thế giới
này như một hành động của tình thương yêu và chúng ta trưởng thành nhờ
vào tình thương yêu mà cha mẹ dành cho chúng ta. Tất cả chúng ta đều
muốn được thương yêu và cuộc sống của chúng ta sẽ được nuôi dưỡng, được
phong phú hơn khi chúng ta thương yêu mọi người và được mọi người thương
yêu.
Con
chó sói ấy cũng dường như biết rằng lòng tốt là một phần của tình
thương yêu ấy. Khi chúng ta tử tế với người khác thì họ cũng thường đối
xử tử tế với chúng ta. Mỉm cười với người khác và rất có khả năng họ sẽ
mỉm cười đáp lại mình. Hãy giúp đỡ mọi người và người mà cháu giúp đó có
thể sẽ giúp lại cháu lúc cháu cần sự giúp đỡ. Những con chó sói có nét
hơi giống với loài người và chúng sống thành bầy đàn. Chúng tụ họp với
nhau và thường thì chúng cảm thấy tốt hơn khi tụ họp với nhau trong sự
hòa hợp và thân thiện.
Nhưng,
người ông nói tiếp, hãy hình dung có một con chó sói khác ở trong đàn,
và nó không nghĩ giống như vậy. Con chó sói này thật đê tiện và có vẻ
mặt kinh tởm. Nó co rút hai cái môi của nó lại những lúc nó nhe hàm răng ra
để đe dọa các con vật khác. Những lúc nó làm như vậy thì thường những
con vật khác cảm thấy sợ nó hơn là thương yêu và tôn trọng nó, bởi vì
đây là con chó sói của sự lo sợ, tham lam, và căm ghét. Có lẽ nó bị đe
dọa và e sợ, vì thế nó luôn phòng vệ.
Thật
là không may cho nó, nó không hiểu được rằng nếu nó tỏ ra giận dữ và
hung hăng đối với người khác, nếu nó nghĩ về những người hay những điều
nó căm ghét thay vì nghĩ về những người và những điều mà nó thương yêu,
thì nó sẽ tạo nên nhiều cảm nghĩ xấu ở trong bản thân nó và cả trong
những con chó sói khác.
Con
chó sói này chỉ biết nghĩ cho nó mà thôi. Ngược lại, con chó sói của sự
yên bình, lòng thương yêu và tử tế thì quan tâm đến hạnh phúc, và sự
lành mạnh của những con sói khác cũng như của chính nó.
Như
cháu có thể tưởng tượng, hai con chó sói như thế trong bầy có thể tranh
đấu với nhau để chứng tỏ con nào chiếm được thế thượng phong. Con chó
sói của sự bình yên, lòng thương yêu và tử tế muốn chia sẻ những giá trị
mà nó có với những con sói khác, nhưng con chó sói của sự lo sợ, tham
lam và căm ghét chỉ nghĩ cho chính nó. Tự nó cảm thấy không tốt và bỏ
mặc những con chó sói mà nó cảm thấy không tốt ở xung quanh nó.
– Chúng ta hãy tiếp tục hình dung, người ông nói, hai con chó sói như thế đang chiến đấu với nhau trong lòng chúng ta.
Đứa bé ngước nhìn ông với đôi mắt mở to:
– Thế thì con nào sẽ thắng, thưa ông? Cậu bé sốt sắng
hỏi.
Người ông nhìn xuống với đôi mắt hiền từ, giọng nói nhỏ nhẹ, rồi trả lời:
– Cháu cho con nào ăn thì con đó sẽ thắng.
George W. Burns
Minh Nguyên dịch
Giac Mo Ngay Xua - Hien Thuc
Tỉnh giấc mộng tình....!!
Nàng là người của ngày xưa,
Còn ta, người của nắng mưa bao ngày,
Tình ta quả thật đắm say,
Khiến ta quên cả tháng ngày phôi pha.....
Tình ta dẫu có bao la,
Thì tình cũng đã cách xa lâu rồi
!!
Gặp nhau mới rõ mới thôi,
Tấm thân huyễn mộng, khối tình u mê......
Bây giờ mới ngộ nẽo về,
Bây giờ mới tỉnh luỵ mê bao ngày !!
NM
Người ngày xưa |
Sinh
là một anh học trò nghèo kiết xác tha phương cầu học. Anh ở trọ trong
một ngôi chùa, ngày đêm dùi mài kinh sử để ứng thí. Quan huyện sở tại
cũng là người xứ khác bổ nhiệm đến, thường lui tới chùa vì quan rất mộ
đạo. Quan có một cô con gái tuổi độ trăng tròn, nhan sắc mỹ miều diễm
lệ. Một hôm nhân ngày lễ Vu lan, cô gái theo cha đến chùa. Vừa trông
thấy người ngọc, Sinh ôm lòng thầm yêu trộm nhớ. Nhưng chàng đã có vợ
con ở quê nhà, lại thuộc gia đình nghèo khó, mà nàng thì đang độ xuân
xanh, lá ngọc cành vàng. Chuyện lương duyên thật khó nỗi ước mơ. Mối
tình bị chướng duyên ngăn trở càng thêm nồng nàn thắm thiết, mặc dù chưa
một lời trao đổi, tình yêu chỉ đơn phương. Chàng đành nuốt nước bọt
ngâm câu "tình tuyệt vọng":
“Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thu.”
Nàng thoáng hiện tới chùa một lần rồi không bao giờ trở lại. Con "người gieo thảm" đó để lại trong lòng Sinh một mối tương tư cay đắng, vì không thể nào trăm năm tính cuộc vuông tròn. Hình ảnh nàng đang ám ảnh Sinh một cách mãnh liệt, thì bỗng một hôm, chàng nghe tin nàng đã chết. Ôi! Rõ thật là: "Ngày xuân xanh sơ ngộ để thiên thu."
Mới thấy nàng có một lần, nhưng Sinh lăn khóc thảm thiết khi hay tin nàng lìa trần. May thay, tục lệ lúc bấy giờ ưa chôn người chết ở nguyên quán, nên quan huyện ướp xác quàng thây nàng tại ngôi chùa Sinh trú ngụ, chờ ba năm sau sẽ đưa về cố quận. Từ đó Sinh được đêm ngày gần gũi người đẹp... trong quan tài. Mối tình si vẫn nồng đượm, có lẽ còn mặn mà hơn xưa, bởi lẽ giờ đây không còn gì ngăn cách. Cái chết xóa tan mọi bất bình đẳng giữa con người, phá đổ mọi ranh giới tài sản, địa vị, giai cấp... Mỗi bữa ăn, Sinh đặt một mâm cơm trên nắp quan tài cúng cho vong linh hưởng xong, chàng mới chịu hạ xuống ăn. Chàng kể lể với người trong quan tài như sau:
"Ối nàng ơi! Âm dương đôi ngã, nàng có thấu cho lòng tôi không? Khi nàng còn sống, nàng là lá ngọc cành vàng, tôi chỉ là một kẻ thư sinh bần hàn ăn nhờ ở đậu, có khi nào đài gương soi đến đậu bèo! Nhưng tôi yêu nàng tha thiết, tình riêng luống ra ngẩn vào ngơ. Hình bóng nàng đậm nét trong tim tôi. Bây giờ, nàng nằm đó, tôi đứng đây, cách nhau có một tấm ván quan tài, chỉ trong gang tấc vậy mà thành ra biết mấy trùng quan san! Ôi! Sao con tạo khéo trêu người dường bấy! Khi tôi được hân hạnh gần gũi nàng, thì nàng đã hóa ra người thiên cổ, thành cái xác không hồn! Ước sao nàng hãy sống lại, tôi xin đổi bất cứ gì để đôi ta được tái ngộ trên dương trần! Xin nàng chứng giám cho lòng tôi."
Bữa ăn nào cũng vậy, việc cúng cơm và đọc văn tệ than khóc người đẹp trở thành một tục lệ bất biến trong đời chàng thư sinh. "Hữu cầu tất ứng", lời cầu nguyện của chàng chẳng bao lâu cảm ứng được vong hồn người chết. Một đêm nàng hiện về thỏ thẻ:
"Cảm tấm tình si của chàng, em đã xin với Diêm vương cho em được tái sinh vào ngôi nhà số 555, đường Nguyễn Văn Trổi, thành phố Hồ Chí Minh. Mười lăm năm sau đúng vào ngày rằm tháng bảy, chàng hãy đến tìm em ở đó, chúng ta sẽ gặp gỡ để vầy mối lương duyên. Nhưng chàng ôi, Diêm vương có ra một điều kiện. Muốn tái sinh, em phải nhờ người thân chí thành tụng một Tạng Kinh Kim Cương thì mới được như ý. Vậy, nếu chàng có lòng, xin chàng hãy tụng kinh cho em."
Sinh tỉnh dậy mừng rỡ, ghi rõ ngày tháng nàng đã hẹn lên vách, ghi luôn cả địa chỉ mới của cô gái. Từ đó chàng xếp bút nghiên, chuyên chú tụng Kim cương đến sáu ngàn lần như nàng dặn, phải hết mất ba năm. Năm đó chàng đã bốn mươi lăm tuổi. Còn những mười hai năm nữa mới gặp lại người đẹp ngày xưa! Sinh vẫn ôm lòng chờ đợi, hình ảnh yêu kiều của nàng mỗi ngày một đậm nét trong trí tưởng.
Về phần cô gái, quả nhiên thần thức cô đã thác sinh vào một gia đình thường dân ở địa chỉ trên, để đáp lại tấm tình si của anh học trò. Cô mang hình đáng một cô gái nhu mì dễ yêu, nhưng không có gì gọi là cá lặn chim sa cho lắm. Mối tình đeo đẳng từ lúc còn nằm trong quan tài, khiến tiềm thức cô vẫn một mực đợi chờ anh chàng thư sinh mặt trắng. Với tình yêu mới nở, cô tưởng tượng hình dung của anh chàng ít ra cũng bằng chàng Kim:
"Phong tư tài mạo tuyệt vời.
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa."
Ngày tháng thoi đưa, sắp đến ngày hẹn. Chàng thư sinh bây giờ tuổi đã xấp xỉ lục tuần, râu tóc hoa râm, sắm mặt phong trần vì nỗi đời mưa nắng. Nhưng mối tình thì vẫn tươi trẻ như thuở ban đầu, vì nó vô hình vô tướng nên không có già bệnh như cái thể xác của anh. Tình yêu đã không đổi, nên hình ảnh nàng trong tim anh không chút đổi thay, đó là nét đẹp đắm nguyết say hoa của một lần sơ ngộ. Anh yêu, là yêu cái hình bóng của nàng thì đúng hơn. Vì nếu nàng còn sống thì chắc chắn bây giờ nàng cũng không còn như hình bóng anh tôn thờ.
Cái ngày hẹn hò đã đến. Anh chàng thắng bộ y phục mới tinh, chải lại mái tóc nửa đen nửa bạc không biết bao nhiêu lần, cố che dấu càng nhiều tóc bạc càng hay. Anh cũng không quên bôi dầu láng mượt như thời trang dạo đó. Nhưng làm gì thì làm, không thể hóa trang cái già thành trẻ. Không thể nào xóa hết những vết hận năm tháng khắc sâu trên vừng trán nhăn nheo.
"Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này."
Huống chi là con người, dù nó có nỗ lực bao nhiêu để xóa bỏ vết tích thời gian trên thân thể. Nhưng tâm hồn của chàng, mối tình si của chàng vẫn không chịu già theo tuổi tác, mà nó vẫn là mối tình đầu của tuổi đôi mươi, của cái lần sơ ngộ. Cho nên anh chàng hăng hái, hăm hở thuê xe tắc xi đến địa chỉ nàng hẹn để gặp lại tình xưa. Phần nàng cũng vậy, con tim rộn rã với tình yêu, với mộng đẹp và với hình ảnh chàng thư sinh khả ái. Chắc hẳn mặt chàng phải đẹp như mối tình của chàng! Chắc hẳn chàng phải tươi trẻ như hoa xuân phong nhụy! Ôi, cảm động làm sao sẽ là cái phút giây gặp gỡ! Ngàn năm hồ dễ đã ai quên.
...Mỗi người sống trong tâm tưởng hình ảnh tuyệt vời của người kia, và của mối tình, tưởng tượng đến cái lúc gặp gỡ mà suýt chết ngất người vì sung sướng. Chiếc xe tắc xi đã dừng lại trước một ngôi nhà chúng cư dơ dáy. Nàng con gái đã ra đứng tựa cửa trông chờ. Mà nào thấy đâu bóng hình "hoàng tử của lòng em"? Chỉ là một cụ già trông càng già hơn do bởi nỗ lực làm cho có vẻ trẻ. Cô gái buột miệng hỏi:
- Ông kiếm ai?
- Xin lỗi, cho tôi hỏi thăm nhà tiểu thư...
- Ông là ai?
- Tôi là thư sinh ở trọ chùa Bà Ðầm. Xin cô cứ thưa lại với tiểu thư như vậy.
Cô gái òa khóc, nói trong tức tưởi:
- Không phải, không phải! Trời ôi! Chàng đã phụ tình, đã lừa dối ta! Chàng đã si mê người khác, nên đưa ông già này đến thay! Chàng lừa dối ta! Thật chàng khinh ta quá mức!
Nàng ôm mặt bỏ chạy một mạch vào nhà trong. Cụ thư sinh lủi thủi lê bước trên đường về. Chàng như bừng tỉnh cơn trường mộng: hình ảnh cô tiểu thư đã chết thật rồi, nhờ chàng vừa tai nghe mắt thấy. Vâng, nhờ thấy người con gái sống, mà chàng chết được trong tim hình ảnh người con gái chết. Bấy lâu hồn ma vẫn sống mãnh liệt trong lòng chàng dưới hình ảnh một cô nương hoa nhường nguyết thẹn. Nhưng bây giờ, sau mười lăm năm chờ đợi, chàng chỉ bắt gặp một cô gái nhan sắc tầm thường như trăm ngàn cô gái khác, nào có gì đâu?
Chàng trở về, giở lại Kinh Kim Cương ra tụng, đến câu kết:
Hết thảy pháp hữu vi
Như mộng huyễn ảo ảnh
Như sương và như chớp
Hãy quán sát như vậy.
Chàng tỉnh ngộ, thầm nhủ:
"Cảm ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp. Nhan sắc nàng, cái nhan sắc mà mười lăm năm nay ta từng say đắm, đã không thực, huống chi là hình ảnh, hoài niệm về nhan sắc ấy. Cái thực đã không thực, huống hồ là mộng tưởng trong tâm."
“Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thu.”
Nàng thoáng hiện tới chùa một lần rồi không bao giờ trở lại. Con "người gieo thảm" đó để lại trong lòng Sinh một mối tương tư cay đắng, vì không thể nào trăm năm tính cuộc vuông tròn. Hình ảnh nàng đang ám ảnh Sinh một cách mãnh liệt, thì bỗng một hôm, chàng nghe tin nàng đã chết. Ôi! Rõ thật là: "Ngày xuân xanh sơ ngộ để thiên thu."
Mới thấy nàng có một lần, nhưng Sinh lăn khóc thảm thiết khi hay tin nàng lìa trần. May thay, tục lệ lúc bấy giờ ưa chôn người chết ở nguyên quán, nên quan huyện ướp xác quàng thây nàng tại ngôi chùa Sinh trú ngụ, chờ ba năm sau sẽ đưa về cố quận. Từ đó Sinh được đêm ngày gần gũi người đẹp... trong quan tài. Mối tình si vẫn nồng đượm, có lẽ còn mặn mà hơn xưa, bởi lẽ giờ đây không còn gì ngăn cách. Cái chết xóa tan mọi bất bình đẳng giữa con người, phá đổ mọi ranh giới tài sản, địa vị, giai cấp... Mỗi bữa ăn, Sinh đặt một mâm cơm trên nắp quan tài cúng cho vong linh hưởng xong, chàng mới chịu hạ xuống ăn. Chàng kể lể với người trong quan tài như sau:
"Ối nàng ơi! Âm dương đôi ngã, nàng có thấu cho lòng tôi không? Khi nàng còn sống, nàng là lá ngọc cành vàng, tôi chỉ là một kẻ thư sinh bần hàn ăn nhờ ở đậu, có khi nào đài gương soi đến đậu bèo! Nhưng tôi yêu nàng tha thiết, tình riêng luống ra ngẩn vào ngơ. Hình bóng nàng đậm nét trong tim tôi. Bây giờ, nàng nằm đó, tôi đứng đây, cách nhau có một tấm ván quan tài, chỉ trong gang tấc vậy mà thành ra biết mấy trùng quan san! Ôi! Sao con tạo khéo trêu người dường bấy! Khi tôi được hân hạnh gần gũi nàng, thì nàng đã hóa ra người thiên cổ, thành cái xác không hồn! Ước sao nàng hãy sống lại, tôi xin đổi bất cứ gì để đôi ta được tái ngộ trên dương trần! Xin nàng chứng giám cho lòng tôi."
Bữa ăn nào cũng vậy, việc cúng cơm và đọc văn tệ than khóc người đẹp trở thành một tục lệ bất biến trong đời chàng thư sinh. "Hữu cầu tất ứng", lời cầu nguyện của chàng chẳng bao lâu cảm ứng được vong hồn người chết. Một đêm nàng hiện về thỏ thẻ:
"Cảm tấm tình si của chàng, em đã xin với Diêm vương cho em được tái sinh vào ngôi nhà số 555, đường Nguyễn Văn Trổi, thành phố Hồ Chí Minh. Mười lăm năm sau đúng vào ngày rằm tháng bảy, chàng hãy đến tìm em ở đó, chúng ta sẽ gặp gỡ để vầy mối lương duyên. Nhưng chàng ôi, Diêm vương có ra một điều kiện. Muốn tái sinh, em phải nhờ người thân chí thành tụng một Tạng Kinh Kim Cương thì mới được như ý. Vậy, nếu chàng có lòng, xin chàng hãy tụng kinh cho em."
Sinh tỉnh dậy mừng rỡ, ghi rõ ngày tháng nàng đã hẹn lên vách, ghi luôn cả địa chỉ mới của cô gái. Từ đó chàng xếp bút nghiên, chuyên chú tụng Kim cương đến sáu ngàn lần như nàng dặn, phải hết mất ba năm. Năm đó chàng đã bốn mươi lăm tuổi. Còn những mười hai năm nữa mới gặp lại người đẹp ngày xưa! Sinh vẫn ôm lòng chờ đợi, hình ảnh yêu kiều của nàng mỗi ngày một đậm nét trong trí tưởng.
Về phần cô gái, quả nhiên thần thức cô đã thác sinh vào một gia đình thường dân ở địa chỉ trên, để đáp lại tấm tình si của anh học trò. Cô mang hình đáng một cô gái nhu mì dễ yêu, nhưng không có gì gọi là cá lặn chim sa cho lắm. Mối tình đeo đẳng từ lúc còn nằm trong quan tài, khiến tiềm thức cô vẫn một mực đợi chờ anh chàng thư sinh mặt trắng. Với tình yêu mới nở, cô tưởng tượng hình dung của anh chàng ít ra cũng bằng chàng Kim:
"Phong tư tài mạo tuyệt vời.
Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa."
Ngày tháng thoi đưa, sắp đến ngày hẹn. Chàng thư sinh bây giờ tuổi đã xấp xỉ lục tuần, râu tóc hoa râm, sắm mặt phong trần vì nỗi đời mưa nắng. Nhưng mối tình thì vẫn tươi trẻ như thuở ban đầu, vì nó vô hình vô tướng nên không có già bệnh như cái thể xác của anh. Tình yêu đã không đổi, nên hình ảnh nàng trong tim anh không chút đổi thay, đó là nét đẹp đắm nguyết say hoa của một lần sơ ngộ. Anh yêu, là yêu cái hình bóng của nàng thì đúng hơn. Vì nếu nàng còn sống thì chắc chắn bây giờ nàng cũng không còn như hình bóng anh tôn thờ.
Cái ngày hẹn hò đã đến. Anh chàng thắng bộ y phục mới tinh, chải lại mái tóc nửa đen nửa bạc không biết bao nhiêu lần, cố che dấu càng nhiều tóc bạc càng hay. Anh cũng không quên bôi dầu láng mượt như thời trang dạo đó. Nhưng làm gì thì làm, không thể hóa trang cái già thành trẻ. Không thể nào xóa hết những vết hận năm tháng khắc sâu trên vừng trán nhăn nheo.
"Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này."
Huống chi là con người, dù nó có nỗ lực bao nhiêu để xóa bỏ vết tích thời gian trên thân thể. Nhưng tâm hồn của chàng, mối tình si của chàng vẫn không chịu già theo tuổi tác, mà nó vẫn là mối tình đầu của tuổi đôi mươi, của cái lần sơ ngộ. Cho nên anh chàng hăng hái, hăm hở thuê xe tắc xi đến địa chỉ nàng hẹn để gặp lại tình xưa. Phần nàng cũng vậy, con tim rộn rã với tình yêu, với mộng đẹp và với hình ảnh chàng thư sinh khả ái. Chắc hẳn mặt chàng phải đẹp như mối tình của chàng! Chắc hẳn chàng phải tươi trẻ như hoa xuân phong nhụy! Ôi, cảm động làm sao sẽ là cái phút giây gặp gỡ! Ngàn năm hồ dễ đã ai quên.
...Mỗi người sống trong tâm tưởng hình ảnh tuyệt vời của người kia, và của mối tình, tưởng tượng đến cái lúc gặp gỡ mà suýt chết ngất người vì sung sướng. Chiếc xe tắc xi đã dừng lại trước một ngôi nhà chúng cư dơ dáy. Nàng con gái đã ra đứng tựa cửa trông chờ. Mà nào thấy đâu bóng hình "hoàng tử của lòng em"? Chỉ là một cụ già trông càng già hơn do bởi nỗ lực làm cho có vẻ trẻ. Cô gái buột miệng hỏi:
- Ông kiếm ai?
- Xin lỗi, cho tôi hỏi thăm nhà tiểu thư...
- Ông là ai?
- Tôi là thư sinh ở trọ chùa Bà Ðầm. Xin cô cứ thưa lại với tiểu thư như vậy.
Cô gái òa khóc, nói trong tức tưởi:
- Không phải, không phải! Trời ôi! Chàng đã phụ tình, đã lừa dối ta! Chàng đã si mê người khác, nên đưa ông già này đến thay! Chàng lừa dối ta! Thật chàng khinh ta quá mức!
Nàng ôm mặt bỏ chạy một mạch vào nhà trong. Cụ thư sinh lủi thủi lê bước trên đường về. Chàng như bừng tỉnh cơn trường mộng: hình ảnh cô tiểu thư đã chết thật rồi, nhờ chàng vừa tai nghe mắt thấy. Vâng, nhờ thấy người con gái sống, mà chàng chết được trong tim hình ảnh người con gái chết. Bấy lâu hồn ma vẫn sống mãnh liệt trong lòng chàng dưới hình ảnh một cô nương hoa nhường nguyết thẹn. Nhưng bây giờ, sau mười lăm năm chờ đợi, chàng chỉ bắt gặp một cô gái nhan sắc tầm thường như trăm ngàn cô gái khác, nào có gì đâu?
Chàng trở về, giở lại Kinh Kim Cương ra tụng, đến câu kết:
Hết thảy pháp hữu vi
Như mộng huyễn ảo ảnh
Như sương và như chớp
Hãy quán sát như vậy.
Chàng tỉnh ngộ, thầm nhủ:
"Cảm ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp. Nhan sắc nàng, cái nhan sắc mà mười lăm năm nay ta từng say đắm, đã không thực, huống chi là hình ảnh, hoài niệm về nhan sắc ấy. Cái thực đã không thực, huống hồ là mộng tưởng trong tâm."
Sưu Tầm
Tình thương là mùa xuân
Tình thương là mùa xuân, là niềm vui, là hạnh phúc, nếu tình thương
ấy hoàn toàn chân thật, trong sáng, không biên giới, không ích kỷ buộc
ràng.
Kinh Pháp Cú kể lại:
Tôn giả Vakkali xuất gia vì thương Phật quá. Do thương Phật bằng tình thương ích kỷ buộc ràng, nên tôn giả thất vọng khi thấy Phật không quan tâm đặc biệt tới mình. Từ đó ngài đau khổ và không tu được.Đức Phật dùng tâm đại từ vô duyên đối với tất cả chúng sanh mà Vakkali lại tự trói buộc mình trong vòng luyến ái hữu duyên, Phật vô ý mà Vakkali lại hữu ý. Mỗi khi đức Phật thuyết pháp, Vakkli cứ nhìn Như Lai trân trân nhưng không nghe không biết Như Lai nói gì, vì tâm tôn giả bị kẹt nơi sắc tướng và âm thanh của Thế Tôn, không thể mở ra để đón nhận giáo pháp vi diệu. Không muốn tôn giả chìm sâu trong si ái, đức Phật tránh mỗi khi Vakkali tìm cách thân cận riêng. Cuối cùng chịu hết nổi, Vakkali chọn con đường tự tử để không phải kéo dài nỗi khổ thêm nữa. Ngay khi ông định lao xuống vực, đức Phật xuất hiện với lòng từ vô duyên. Vakkali như người chết đuối vớt được chiếc phao cứu mệnh.Tôn giả nói:- Như Lai không bỏ con?Phật bảo:- Ta chưa bao giờ bỏ ông, chỉ có ông mới bỏ ông. Như Lai đã lập bày phương tiện, giúp ông khai mở tâm tư đón nhận giáo pháp, nhưng ông không chịu mở tâm ra, tự giam hãm mình trong ích kỷ si mê. Đó chẳng phải là ý muốn của Như Lai.Bấy giờ Vakkali mới mở được đôi mắt tuệ ra, hiểu rõ Như Lai vẫn thương tưởng đến mình, nhưng không thương như mình từng nghĩ sai lầm. Ngài ăn năn sám hối và từ đó thoát ra khỏi lưới ái, lắng đọng tâm tư nghe Phật chỉ dạy, triển khai thiền định, chẳng bao lâu thành tựu được Thánh quả.
Đức
Phật dùng lòng từ vô duyên, không gá duyên nên không bị cột trói bởi
các duyên. Vô duyên từ của Phật và Bồ-tát, hạng phàm phu tục tử như
chúng ta không dễ có được đâu. Phật độ chúng sanh là vì thương xót chúng
ngu mê, bất luận người nào, loài nào, hễ thấy khổ là Phật độ, không ra
điều kiện, không phân biệt thân sơ, không nghĩ tới bản thân mình được
đền đáp lại. Tình thương của Phật bình đẳng, trong tình thương ấy không
có luyến ái buộc ràng, không có cho đi đòi lại, không có sự trói buộc.
Đây mới đích thực là một tình thương lớn, đúng nghĩa, chân thật.
Đức
Phật từng thương chúng sanh như vậy và cũng mong mỏi chúng sanh khai mở
được suối nguồn vi diệu ấy. Nhờ có tình thương mà tâm ta khoan dung độ
lượng, bỏ tật xan tham keo xẻn. Tình thương làm cho mình mở rộng tâm vị
tha. Phật dạy bốn vô lượng tâm từ, bi, hỷ, xả. Từ là ban vui, bi là cứu
khổ, hỷ là vui vẻ tùy hỷ, xả là tha thứ buông bỏ. Bốn tâm này nếu được
phát triển tột cùng, nó sẽ trở thành vô lượng. Muốn cứu khổ ban vui thì
phải thương, không thương không làm được. Ví dụ thấy đứa bé bị té, ta
chạy đến bế lên, vì thương sợ nó đau nên mới bế. Tình thương chân thành,
vô phân biệt thì thấy bé nào té cũng bế. Tình thương ái nhiễm, trói
buộc thì chỉ bế bé của mình, chớ không bế bé của người khác. Một khi đối
xử phân biệt như vậy, bé của mình lỡ bị mất đi mình sẽ chịu không nổi.
Chúng ta thường chỉ cứu người ta thương, còn người ta ghét thì cho… chết
luôn. Như vậy không có chút xíu nào từ tâm cả, không phải là con Phật,
không phải là người tu hạnh Bồ-tát. Đại bi là lòng thương rộng lớn không
có ranh giới, không có đối tượng riêng biệt. Bồ-tát thấy ai khổ cũng
cứu, không phân biệt thân sơ, không thương ghét để lòng.
Tình
thương không phân biệt, không có điều kiện sẽ không có sự trói buộc, khổ
đau. Chúng ta thấy đức Phật không bao giờ khổ. Ngược lại chúng ta
thương có đối tượng, cho và nhận đều tính toán kỹ càng nên khổ. Mình cho
người ta ít mà đòi lại khá nhiều. Như vậy là ăn gian. Nếu có đòi cũng
đòi ít thôi, đừng có đòi quá, đòi quá sẽ mắc nợ trở lại, vay trả hoài
mệt lắm. Tất cả sự đổ vỡ trong cuộc đời, chỉ có ta mới biết mấu chốt ở
chỗ nào mà xây dựng lại, làm lành trở lại. Phải là ta tự cứu ta, rồi sau
đó chia sẻ cho mọi người. Đã là ta tự cứu ta thì đâu có trả giá, dù làm
lợi ích cho người nhưng vẫn là viên mãn hạnh nguyện lợi tha cho chính
mình, như vậy đâu có gì để so đo tính toán nữa. Bồ-tát rõ biết thế ấy
nên các ngài phát triển hạnh đại bi vô tận, vẫn không cảm thấy mệt mỏi.
Quanh
ta trong cuộc đời, rất nhiều những con người thầm lặng đến rồi thầm
lặng đi, không chút lưu dấu mà chan chứa bi trí tròn đầy, để lại trong
lòng nhân sinh những khoảnh khắc giật mình. Giật mình nên tỉnh, biết
nghĩ lại. Sao ta không thể yêu thương cả trần gian này, mà chỉ yêu
thương có một vùng? Trái tim con người vì thế bị siết chặt trong chiếc
thòng lọng của vô minh khát ái, để rồi phải thản thốt kêu lên tuyệt vọng
giữa cuộc đời vẫn còn nhiều tấm lòng trong sáng, rộng mở luôn hướng về
mình. Thật tiếc quá!
Phật bảo tháo gỡ sự trói buộc tức thì giải
thoát thong dong, tự tại. Tháo được hay không là do sự quyết tâm, ý chí
và nghị lực của mỗi người. Tháo được thì khỏe, tháo không được thì mệt,
cho nên phải ráng tháo cho được. Đó là chuyện sống còn của ta, chớ
không phải của ai khác. Đức Phật, chư vị Bồ-tát và thiện hữu tri thức đã
hết lòng tiếp sức cho chúng ta rồi. Tệ lắm thì mình cũng phải bắt chước
tôn giả Vakkali, một lần đứng trước cửa tử rồi muôn thuở sống lại với
chính mình, chấm dứt tử sinh, đem mầm sống mới đến cho muôn loài…
HẠNH CHIẾU