Hương vị chát chua lẫn mặn cay,
Mà nào có dễ sớm nhạt phai......
Nhớ ngày thơ bé nơi vườn cũ,
Chùm ruột chín vàng mọng ngất ngây !
Món quà dân dã sao thân thiết ?
Đặc sản vườn quê hương cỏ cây.....
Ngọt ngào thắm đỏ vui ngày Tết,
Ai bảo lòng người mau dễ phai !?
Thơ ấu giờ đây trôi qua mau,
Ngàn xưa luôn nối tiếp ngàn sau.........
Tôi vẫn nhớ hoài hương quê cũ ,
Làm sao tìm lại thuở ban đầu ?!...
........................................
Ầu ơ , lúa chín vàng đồng ,
Chùm ruột sai trái tô hồng tuổi thơ.....
Xa quê tôi vẫn mong chờ,
Ngày tôi trở lại, tuổi thơ qua rồi !!
NM
NM
Cây chùm ruột 1
Nhà tôi tuy ở thành phố nhưng trong sân nhà lại có những loại cây to
rất nhà quê như trứng cá, chùm ruột… Cây chùm ruột (hay còn gọi là cây
tầm ruột) to lớn cành lá rậm rạp, đến mùa quả ra từng chùm lớn bám vào
nhau lúc lỉu trên cành. Trái chùm ruột nhỏ bằng đầu ngón tay có màu xanh
nhạt, khi chín sẽ đổi màu vàng xanh nhìn thật bắt mắt. Những trái chín
thường rất ngọt, hàng xóm cạnh nhà tôi toàn con gái nên loại trái cây
chua này luôn được chiếu cố tận tình. Bọn con gái chúng tôi hay đem chùm
ruột dầm với nước mắm đường, tiêu ớt vừa ăn vừa hít hà, ngon bắt chết.
Trái chùm ruột là hàng quà vặt dân dã, vừa với túi tiền của đám học trò
nhà nghèo. Đầu cổng trường luôn có các bà, các chị với một cái thúng con
con đầy chùm ruột ngâm nước đường cam thảo quyến rũ bọn con gái thích
ăn chua (Trời, nhìn mấy cái miệng xinh xinh ăn chùm ruột còn quẹt thêm
miếng mắm ruốc nữa tui đố mấy cây si nào dám đứng lâu). Đi về vùng quê
miền Nam, có khách ghé thăm nhà bất chợt, chủ nhà cứ chạy ra vườn hái
vài ngọn lá chùm ruột non ăn kèm với mắm lóc lúc nào cũng sẵn trong nhà.
Nếu có thịt ba rọi trộn thêm vào, trời mưa lạnh lạnh ăn chén cơm nguội
có trái ớt đưa cay thì không gì bằng.
Vào mùa Tết, trái chùm ruột được chế biến thành một món mứt thơm
ngon. Chị tôi rất khéo tay, năm nào cũng rị mọ làm đủ các loại mứt. Cây
nhà lá vườn có sẵn, mứt chùm ruột luôn là món không thể thiếu trên khay
bánh mứt ngày Tết. Tôi còn nhỏ không biết làm gì nên được giao cho việc
đứng canh chừng khay mứt trong bếp. Mỗi lần làm mứt xong, sau khi phơi
nắng thì một khay chỉ còn lại… một nửa vì bàn tay bốc nhón của bọn con
trai. Có lần mấy ông anh tôi phá, rủ nhau tắt đèn rồi nhào vô… khay mứt
vừa làm xong. Nghịch phá cho vui nhưng đến lúc nhìn chị tôi khóc bù lu
trong tối ba mươi Tết làm ai cũng ân hận và không bao giờ dám tái phạm
nữa.
Làm mứt chùm ruột rất công phu. Không biết thì thôi nhưng đã biết rồi
thì khi nhón tay ăn một quả lại càng thấy thương cái tình của người nội
trợ đảm đang. Giai đoạn kỳ công nhất là dùng kim châm đều lên từng trái
chùm ruột để khi sên đường dễ ngấm hơn. Mứt chùm ruột có màu đỏ au,
trong veo, khi ăn vẫn giữ được độ giòn là người phụ nữ đã khéo tay lắm
đấy. Ngày Tết khách đến thăm nhà, mở khay mứt do người con gái tự làm
đem ra mời khách cùng tách trà thơm thảo chẳng là tấm lòng quý mến lắm
sao?
Tết nhất ngày nay chẳng cần kỳ công thế. Thời đại công nghiệp ít
người muốn tiêu pha thời gian vào những công việc tỉ mỉ như thế nữa. Đến
sát ngày Tết chỉ việc chạy ra các cửa hàng mua đại cặp bánh chưng cùng
dăm ba thứ bánh mứt là cũng đủ cho mấy ngày Tết rất xênh xang rồi. Và
lần nào cũng vậy, khi nhìn những hộp bánh mứt được gói trong các bao
giấy kiếng lộng lẫy luôn làm tôi nhớ đến khay mứt Tết có những trái chùm
ruột đỏ thắm của thuở nào.
Bây giờ người ở nơi đây, còn cây chùm ruột năm xưa đâu rồi. Thơ ấu ơi!
Nguyễn Tú My
Trái đời sẽ ngọt
Một
chiều cuối tuần tôi về thăm quê cậu. Qua mấy con đường heo hút chỉ vừa
đủ cho hai người qua lại, nhà cậu nằm im ắng, thấp thoáng sau bụi tre
đầu ngõ. Quê cậu với ngút ngàn những đồng nối đồng, lúa tiếp lúa. Bên
hông và sau chái bếp nhà cậu trồng rất nhiều cây ăn trái mà cây nào cũng
gợi vẻ xa khơi, mong nhớ.
Nhớ
sao không khi quê hương cũng như mẹ, “mỗi người chỉ một mà thôi” và quê
hương gắn với biết bao tháng ngày trong trẻo, hồn nhiên.
Cây
mít trĩu oằn ngày nào chỉ vượt đầu đám nhóc mười ba một tí mà lủ khủ
trái đập vào đầu côm cốp giờ cao vút mắt. Cây ô môi hoa nở hồng lên tô
thắm một vùng trời. Lúc nào cũng vậy, tôi thích nhất được ngắm nhìn loài
cây này lúc nó trổ hoa nhất. Đẹp và quyến rũ đến đê mê. Ấy vậy mà tôi
lại không chịu nỗi mùi hăng hắc khó chịu của trái ô môi trong khi đứa
trẻ nào miệng cũng tèm lem những vệt đen rin rít.
Riêng
tôi, xao lòng nhất là khi được nhìn lại cây chùm ruột sát ranh nhà cậu.
Nó như khẳng khiu hơn, lẻ loi hơn. Trái vẫn chi chít nhưng thôi căng
mọng, no tròn vì đã đứng đây khá lâu dể nhìn lũ trẻ chúng tôi ngày một
lớn, ngày một xa rời nó lên miệt thị thành.Cậu bảo giờ nó "lão” rồi càng
làm tim tôi ray nhói.
Ngày
đó, tôi thường cùng nhỏ Mai - đứa bạn ấu thơ duy nhất của tôi làm lồng
khều trộm chùm ruột của bác Hai hàng xóm. Bác ấy thà để chùm ruột chín
lả, rụng đầy dưới đất chứ không cho tụi nhỏ đến gần. Đứa nào bị bác Hai
bắt được coi như tiêu đời. Bác ấy dữ lắm, sợi dây thừng quấn quanh thân
cây là một sự cảnh báo đến ghê người – nếu không muốn bị bác ấy trói vào
ổ kiến lửa thì cứ hái trộm! vì thế tôi và nhỏ Mai mỗi lần đứng bên ranh
bên này mà khều chùm ruột cũng đều phập phồng, sợ bị phát hiện. Vậy mà
vẫn thích thú như kẻ trộm tài ba vừa rinh được thứ gì cực quí.
Dụng
cụ “gây án” của tôi và nó là cái lồng trúc yểu xều, một đầu được gắn
thêm cái bọc nhỏ. Cuốn chùm ruột rất mỏng manh, khều nhẹ thôi là chúng
đã lọt thỏm vào lồng. Có lúc đuối tay hai đứa làm chúng rớt lộp bộp
xuống gốc mà muốn nính thở. Bác Hai thính tai lắm, hớt hãi chạy ra kèm
cái chống nạnh thật oai hùng nhưng hai đứa tinh quái đã kịp tìm chỗ núp.
Chùm
ruột đem về chúng tôi hí hoáy bỏ vào cái ô (cái thố nhỏ bằng nhôm dày)
có khi quên cả rửa sạch chúng. Trái xanh, trái vàng, trái non, trái già
gì chúng tôi đều quất láng. Giã nát nhừ chúng ra. Tiếng chày côm cốp vào
ô mà tôi và nó tưởng tượng mình đang ở trong bài hát có đuốc lồ gì đó
vừa nghe trên radio. Rồi chúng tôi đem chùm ruột giã trộn chung với tí
nước mắm sống, bột ngọt và nhiều nhiều đường, thêm tí ớt hiểm xanh mới
đê mê. Sở dĩ phải dùng ớt xanh vì khi đó nó sẽ lẫn vào với màu của chùm
ruột. Ăn trúng một phát là cứ lùng bùng lỗ tai chứ chẳng chơi
.
Và món ăn này đã trở thành món ăn chơi dân dã rẻ tiền mà khoái khẩu cho đám trẻ quê như tụi tôi. Nước mắm và đường sẽ hòa bớt cái chua, chát trong từng trái chùm ruột xanh non. Chúng thơm sực, đậm đà mà chỉ cần nghe mùi bạn đã cảm nhận được cái chua chực trào trong miệng. Múc một muỗng nhỏ đưa vào miệng nó ngon tê, chạy rần rật trong đầu lưỡi. Hai đứa tranh nhau múc từng muỗng chùm ruột dằm, nát nhừ sệt nước rồi còn húp sồn sột nữa chứ! Cảm giác lưỡi bạn chạm phải sự chua chát, mặn mòi, có khi cay thấu lòng rồi lại lịm ngọt làm tôi liên tưởng đến vị đời và nhớ Mai da diết. Vì những biến cố của gia đình bạn tôi đã rời xa cái xóm nhỏ, xa những buổi trưa trốn ngủ đi hái trộm trái “đời”, sớm xa tuổi thơ êm đềm để rong ruỗi trên sông. Phương xa tôi mong nhỏ sẽ sớm hưởng được vị ngọt ngào, hạnh phúc như món chùm ruột dằm. Nhớ mong lắm!
Cây
chùm ruột ngày nào giờ vẫn còn nằm im đó. Vẫn lặng lẽ cho ra những trái
đời chua chát nhất.
Tôi xin gọi nó là cây trái cuộc đời cho riêng mình,
cho riêng Mai. Và dù đời có chua chát, đắng cay
nhưng khi bạn biết chế biến, biết làm giàu thi vị
cuộc sống trái chua sẽ ngọt và có vị nhớ khó quên!
Tôi xin gọi nó là cây trái cuộc đời cho riêng mình,
cho riêng Mai. Và dù đời có chua chát, đắng cay
nhưng khi bạn biết chế biến, biết làm giàu thi vị
cuộc sống trái chua sẽ ngọt và có vị nhớ khó quên!
THU HIỀN
Cây chùm ruột 2
Ngày nhỏ, tôi luôn đợi mùa hè để được về ngoại chơi, lúc thì ở một, hai
tuần, thi thoảng lại được đến cả tháng. So với cái xô bồ, nhộp nhịp của
thành phố thì dường như làng Mạch Nước là một điều kỳ diệu.
Suốt những ngày thơ ấu đến khi
trưởng thành, ngoài con đường nhựa thì làng tôi không thay đổi là mấy,
cứ như cả làng hờ hững với sự phát triển ồ ạt của đô thị hóa. Buổi sáng ở
làng bắt đầu bằng tiếng rè rè của đài phát thanh đặt cách nhà ngoại tôi
ba căn, đều đặn hơn hai mươi năm qua, vào lúc năm giờ rưỡi sáng và tối.
Trong làng có hai nhánh dòng tộc chính: họ Huỳnh và họ Phan. Các nhà trong một họ ở cùng một khu đất, vì vậy cứ hễ ra đường là thể nào cũng gặp ít nhất một người có cùng máu mủ. Anh em họ hàng ở gần nhau nên thường nhà này cách nhà nọ không bằng những hàng rào sắt kẽm gai mà chỉ bằng mấy cây hàng rào ra hoa trăng trắng hay rặng bồ ngót xanh um. Nhà ngoại tôi thì rặng hàng rào lại có đuề huề một cây chùm ruột mọc chắn ngang, nhô cao lên như một cô bảo mẫu giữa một bầy trẻ lúc nhúc.
Hồi ấy, nghe ông ngoại bảo gọi là cây chùm ruột vì trái nó giống ruột của người, tôi nghe mà rùng mình mấy lần, chẳng lẽ cái ruột người ta lại xanh lè, óng ánh vàng dưới trời nắng như vậy, nhưng sau đó cũng dẹp bỏ ý nghĩ trong bụng mình có cái thứ xanh ngọc như thế.
Trong làng có hai nhánh dòng tộc chính: họ Huỳnh và họ Phan. Các nhà trong một họ ở cùng một khu đất, vì vậy cứ hễ ra đường là thể nào cũng gặp ít nhất một người có cùng máu mủ. Anh em họ hàng ở gần nhau nên thường nhà này cách nhà nọ không bằng những hàng rào sắt kẽm gai mà chỉ bằng mấy cây hàng rào ra hoa trăng trắng hay rặng bồ ngót xanh um. Nhà ngoại tôi thì rặng hàng rào lại có đuề huề một cây chùm ruột mọc chắn ngang, nhô cao lên như một cô bảo mẫu giữa một bầy trẻ lúc nhúc.
Hồi ấy, nghe ông ngoại bảo gọi là cây chùm ruột vì trái nó giống ruột của người, tôi nghe mà rùng mình mấy lần, chẳng lẽ cái ruột người ta lại xanh lè, óng ánh vàng dưới trời nắng như vậy, nhưng sau đó cũng dẹp bỏ ý nghĩ trong bụng mình có cái thứ xanh ngọc như thế.
Ngoài
cây trâm mốc ở bên hông nhà và cây xoài trước ngõ chỉ ra trái vào đầu
hè thì cây chùm ruột là thứ duy nhất sai quả. Trái chùm ruột mọc thành
chùm, trái chín hay sống đều chua, cắn vào là nhăn mặt lè lưỡi, nhưng
mứt chùm ruột lại đặc biệt ngon đến kì lạ. Ấy thế nên tôi rất thích cái
giống quả này, mỗi lần về ngoại đều bắt dì Sáu làm, đến ngày về thành
phố còn cầm theo một keo màu đỏ sẫm, sền sệt thứ mứt dòn ngọt về ăn dần.
- Ê, ai cho mày leo cây của ông nội tao?
Chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì tôi bị lắc mạnh, may mà leo trèo cũng khá nên bám vội lấy cái nhành cây để giữ thăng bằng. Dưới gốc cây chùm ruột, bên kia hàng rào là một con nhỏ đen thui, tóc cột thành hai chùm, mặc đồ là một bộ nhưng ngộ là áo này quần kia, theo sau nó là một thằng nhỏ đang thút thít, nước mũi chảy xệ xuống tận môi, vận độc mỗi cái áo thun ba lỗ.
- Ai nói là cây của nhà mày? Đây là cây ông ngoại tao trồng. - Tôi gân cổ lên cãi lại.
- Mày giỏi thì xuống đây.
Tôi cũng leo xuống. Xét về hình thể, chấp hai đứa như nó, tôi cũng thắng chắc, xét về lý thì cây này ông ngoại trồng, tôi ăn đã mấy cái mùa hè rồi mà có nghe ai bảo gì đâu. Không đợi tôi leo đến được xuống đất, con nhỏ đó lấy tay tét vào mông tôi một cái rõ đau. Đồ đánh lén, đồ hèn hạ. Tôi vật nó ra đất, con nhỏ té lăn quay, tôi tưởng nó khóc, ai dè nó chỉ cắn môi, ra chiều đau lắm, cố vùng vẫy đạp tôi ra. Tôi chỉ nghe độc mỗi tiếng khóc phát ra từ thằng nhóc kia - chắc là em nó. Dì Sáu ở sau hè kiếm cái thúng đựng chùm ruột nãy giờ, nghe tiếng khóc vội chạy lên, thấy tôi với con nhỏ đó mặt mày lấm lem, vật nhau xước cả tay chân, dì lại can ra. Tôi cũng hơi đau, nhưng vì tính sĩ diện, không khóc. Mãi đến khi dì bảo, sao con gái lại đi đánh nhau thế này thì tôi mới òa khóc, tại nó dám bảo cây chùm ruột của nhà nó chứ bộ.
- Ê, ai cho mày leo cây của ông nội tao?
Chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì tôi bị lắc mạnh, may mà leo trèo cũng khá nên bám vội lấy cái nhành cây để giữ thăng bằng. Dưới gốc cây chùm ruột, bên kia hàng rào là một con nhỏ đen thui, tóc cột thành hai chùm, mặc đồ là một bộ nhưng ngộ là áo này quần kia, theo sau nó là một thằng nhỏ đang thút thít, nước mũi chảy xệ xuống tận môi, vận độc mỗi cái áo thun ba lỗ.
- Ai nói là cây của nhà mày? Đây là cây ông ngoại tao trồng. - Tôi gân cổ lên cãi lại.
- Mày giỏi thì xuống đây.
Tôi cũng leo xuống. Xét về hình thể, chấp hai đứa như nó, tôi cũng thắng chắc, xét về lý thì cây này ông ngoại trồng, tôi ăn đã mấy cái mùa hè rồi mà có nghe ai bảo gì đâu. Không đợi tôi leo đến được xuống đất, con nhỏ đó lấy tay tét vào mông tôi một cái rõ đau. Đồ đánh lén, đồ hèn hạ. Tôi vật nó ra đất, con nhỏ té lăn quay, tôi tưởng nó khóc, ai dè nó chỉ cắn môi, ra chiều đau lắm, cố vùng vẫy đạp tôi ra. Tôi chỉ nghe độc mỗi tiếng khóc phát ra từ thằng nhóc kia - chắc là em nó. Dì Sáu ở sau hè kiếm cái thúng đựng chùm ruột nãy giờ, nghe tiếng khóc vội chạy lên, thấy tôi với con nhỏ đó mặt mày lấm lem, vật nhau xước cả tay chân, dì lại can ra. Tôi cũng hơi đau, nhưng vì tính sĩ diện, không khóc. Mãi đến khi dì bảo, sao con gái lại đi đánh nhau thế này thì tôi mới òa khóc, tại nó dám bảo cây chùm ruột của nhà nó chứ bộ.
Chiều
hôm đó, đích thân ông ngoại dắt tôi qua nhà bên xin lỗi, nhà ông cố Út.
Giờ tôi mới biết, nó là con ông bà Sáu, hồi nhỏ sống ở chòi, giờ ra
sống với ông bà cố. Xét theo vai vế, tôi phải gọi nó bằng dì, còn thằng
nhóc kia là cậu.
Hai bữa sau nữa, tôi biết nó tên Mén, thằng kia tên Tửng. Rồi tụi tôi chơi với nhau, hè này sang hè khác.
Năm lớp bảy, tôi nghe tin ba con Mén, tức là ông Sáu tự tử ở cái tuổi ba mươi tư. Nghe đâu ông Sáu góp vốn làm ăn với người ta nhưng lại bị lừa, tiền mất hết, ông lao vào rượu chè. Rồi một ngày, ông không say xỉn, thắp ông bà ba nén nhang, vào buồng khóa trái cửa.
Con Mén và thằng Tửng mồ côi cha ...
Tôi và mẹ đi đám tang. Hai đứa nhỏ thay nhau quỳ trả lễ bên quan tài cha nó, còn bà Sáu thì cứ ngất lên ngất xuống, lúc tỉnh thì mắt đỏ hoe.
Hè đó, nó với thằng Tửng theo mẹ về quê ngoại ở. Cứ ngỡ đời nó tới đó là đỡ khổ, không ngờ nửa năm sau, mẹ nó gặp cơn bạo bệnh, cộng thêm sức khỏe vốn dĩ không được tốt, lại phần cũng vì quá đau buồn, cũng theo cha nó mà đi. Đêm tôi hay tin, trời mưa to như trút nước...
Con Mén và thằng Tửng mồ côi cả cha lẫn mẹ...
Hai bữa sau nữa, tôi biết nó tên Mén, thằng kia tên Tửng. Rồi tụi tôi chơi với nhau, hè này sang hè khác.
Năm lớp bảy, tôi nghe tin ba con Mén, tức là ông Sáu tự tử ở cái tuổi ba mươi tư. Nghe đâu ông Sáu góp vốn làm ăn với người ta nhưng lại bị lừa, tiền mất hết, ông lao vào rượu chè. Rồi một ngày, ông không say xỉn, thắp ông bà ba nén nhang, vào buồng khóa trái cửa.
Con Mén và thằng Tửng mồ côi cha ...
Tôi và mẹ đi đám tang. Hai đứa nhỏ thay nhau quỳ trả lễ bên quan tài cha nó, còn bà Sáu thì cứ ngất lên ngất xuống, lúc tỉnh thì mắt đỏ hoe.
Hè đó, nó với thằng Tửng theo mẹ về quê ngoại ở. Cứ ngỡ đời nó tới đó là đỡ khổ, không ngờ nửa năm sau, mẹ nó gặp cơn bạo bệnh, cộng thêm sức khỏe vốn dĩ không được tốt, lại phần cũng vì quá đau buồn, cũng theo cha nó mà đi. Đêm tôi hay tin, trời mưa to như trút nước...
Con Mén và thằng Tửng mồ côi cả cha lẫn mẹ...
Ngày
giỗ đầu của ông Sáu, tôi gặp con Mén ở sau bếp, nó nhìn tôi không nói
gì rồi lủi vào trong buồn soạn trái cây tặng khách khi về. Tôi nhìn nó
mà cũng buồn buồn. Trưa đó, đang ngồi hóng mát ở hành lang thì tôi thấy
nó chui qua, băng ngang cây chùm ruột. Con Mực thấy nó, chạy lại vẫy
đuôi và liếm liếm cái gót chân chai sạn. Buổi trưa người lớn nghỉ ngơi
cũng là lúc đám con nít tụi tôi được tự do thoải mái. Tôi, con Mén,
thằng Tửng từng cùng nhau leo cây, chơi cút bắt, đi vòng hết khắp làng
lùng trái chùm rụm. Trưa nay, chỉ có nó và tôi, không buồn tìm dép để đi
chơi nữa
- Ông nội kêu tao đem trái cây qua cho mẹ mày nè.
- Ừ, tôi ngập ngừng đôi chút.
- Mốt mày không gặp tao nữa đâu.
- Là sao?
- Bà dì của tao xin tao về nuôi, tao phải đi với bả, xa lắm...
Tôi lúc này, nửa muốn ôm nó khóc, nửa muốn xoa đầu nó, nhưng rốt cuộc chỉ thấy hai cái tay cầm chặt bịch trái cây, chỉ bừng tỉnh khi con Mén cười buồn, thôi tao về...Những mùa hè sau tôi không gặp nó thật, mẹ tôi bảo nó về sống ở Bến Tre, đi canh chòi nuôi tôm, mùa nước lên thì xuôi thuyền đi mót lúa ở tận đâu
Tháp Mười.
- Ông nội kêu tao đem trái cây qua cho mẹ mày nè.
- Ừ, tôi ngập ngừng đôi chút.
- Mốt mày không gặp tao nữa đâu.
- Là sao?
- Bà dì của tao xin tao về nuôi, tao phải đi với bả, xa lắm...
Tôi lúc này, nửa muốn ôm nó khóc, nửa muốn xoa đầu nó, nhưng rốt cuộc chỉ thấy hai cái tay cầm chặt bịch trái cây, chỉ bừng tỉnh khi con Mén cười buồn, thôi tao về...Những mùa hè sau tôi không gặp nó thật, mẹ tôi bảo nó về sống ở Bến Tre, đi canh chòi nuôi tôm, mùa nước lên thì xuôi thuyền đi mót lúa ở tận đâu
Tháp Mười.
Tháng
ba, tôi tranh thủ về thăm làng Mạch Nước trước khi sang Anh du học. Về
thăm ông bà cố Út, vẫn ông cố đu đưa trên cái võng vải, thắp nén hương
cho ông bà Sáu. Ông cố nói, Tết này con Mén mới về thăm mả ba mẹ nó. Nó
có chồng rồi, một đứa con bảy tháng tuổi, giờ sống ở Vĩnh Long. Thằng
Tửng thì nghỉ học từ năm lớp 10, đang đi dân quân.Chiều ngả vàng
hắt xuống thềm gạch Tàu, vàng luôn cả mấy trái chùm ruột non. Gió thổi,
cái cây nghiêng nghiêng khẽ rùng mình một cái. Chiều, vang vọng tiếng
đài truyền thanh...
Mai Phạm
(Truyện ngắn của tôi)
Mai Phạm
(Truyện ngắn của tôi)
Cúi xuống là đất
Cậu tôi chém một nhát dao phay vô cột nhà, tuyên
bỏ từ bỏ con gái khi chị bỏ nhà theo tiếng gọi của tình yêu. Chị
thương một anh chàng đào đất mướn lêu têu không nhà không đất, không
biết từ đâu tới và sẽ đi đâu. Chuyện cũng đã lâu, một năm vài ba
lần, ghé qua nhà cậu, tôi lại nhớ người con gái lanh lẹ, giỏi giắn,
hay cười, đồng tiền lún sâu một bên má. Nhớ mà không dám nhắc, vì
vết dao khắc sâu vào gốc cột, cảm giác bén lẹm ớn xương…
Cảm giác có chút đau ở đâu đó. Mười năm, ký ức về
chị vẫn đứng yên, trong khi chị đã cùng thời gian đi xa lắm. Nhưng
gặp lại ở một nơi bất ngờ, thị trấn cửa biển, trong xóm lao động
nghèo, chị ngồi bên cái cối đá xay bột trước hàng ba, tôi không chút
ngại ngần nào, lập tức gọi tên một nhan sắc cũ.
Cuộc gặp nhau mừng tủi, chị khen tôi nhớ giỏi, chứ
chị giờ đen đúa, má nám, tóc xác xơ… Chỉ vào cây chùm ruột trước
nhà, tôi cười, em nhận ra chị từ nó. Cái cây này trước nhà cậu tôi
cũng có, và khoảng sân nhỏ nhoi ở nơi này cũng gợi nhớ nhà cậu. Chùm
ruột đã cao khỏi đầu, cây mai tứ quý đèo đẹt, dây mồng tơi leo kín
cái rào thấp lủn tủn ngăn hờ hững với nhà bên cạnh. Một mớ cải xanh
gieo ở góc đất sát hàng ba, vài cây cuối giồng đã lên ngồng, màu hoa
vàng như sắp cháy. Chị cười buồn, bảo, nhớ nhà quá, nên trồng chơi…
Mười năm lập thân, chị vẫn chưa có mảnh đất cho
mình. Chồng đi biển, chị ở nhà xay bột làm bánh cam, bánh còng bưng
bán dạo, chăm chút hai đứa con nhỏ. Tôi nhìn thấy cuộc đời rày đây
mai đó ở hình ảnh những viên gạch tàu kê tạm bợ rời rạc trên nền
nhà. Ờ, sống trên đất mướn mà, khi cần thì xếp lại, cặm đời chỗ
khác. Chỉ cây ở trước nhà là không sống đời tạm bợ, chúng vẫn lớn
lên dù hơi cằn cỗi, bởi gió biển bàng bạc vị muối.
Không cần chị nói, tôi cũng biết chị nhớ đất lắm,
nhớ mảnh vườn mảnh sân quê nhà, nên thiết tha ân cần với cây cỏ dù
đất dưới chân giờ chưa phải là của chị. Mà có hề gì đâu, đất không
quan tâm mình thuộc về ai, hễ có một bàn tay biết vun xới gieo
trồng, đất sẽ run rẩy nuôi cây lớn. Cây mai này đỏng đảnh lắm rồi
cũng trổ mươi cái bông, cải với mồng tơi nhà ăn không hết san sẻ cho
cả láng giềng, chùm ruột ra trái đã ba mùa, trẻ con cả xóm trèo hái
chấm muối chán chê, số còn lại chị ngào đường để dành trong tủ. Chị
cười nhẹ, “hồi đó, ba chị thích ăn chùm ruột ngào lắm…”. Chợt nhớ
ra, chị hỏi, “em thấy cây chùm ruột bên nhà còn không ? ”
Không, nó bị đốn mất rồi. Ký ức của chị ở lại với
ngày xưa, trong khi mảnh sân, khu vườn và cánh đồng đó thì đi với
mười năm. Nhiều đổi thay, mất mát. Giờ từ ngoài đường ngó vô thông
thốc, trống hoang, trụi lủi căn nhà đã già tường vôi mái ngói. Đứng
dựa cửa sau, trong mắt cũng chỉ còn hình ảnh cái chòm mả trơ trọi
giữa vườn. Ở đó có một ông già cứ gặp tôi là ca cẩm, càm ràm mấy đứa
con. Ông ca cẩm, hờn giận luôn cái xóm Rạch Ruộng đã bỏ đất khi vẫn
đang đứng trên đất.
Họ mất cảm giác đất, như cầu thủ đá bóng mà mất
cảm giác với trái bóng, cứ xuôi ngược vật vờ. Sáng sớm, đi đổ lú
xong, lượm được mấy con tôm bán cho vựa, bỏ túi ít chục ngàn, là
xong một ngày. Vuông tôm bỏ mặc cho nắng trời, gió trời. Mọi người
nằm toòng teng trên võng nghe cải lương, coi phim tình cảm Đài Loan,
rồi cáp độ nhậu nhẹt, ca hát, đánh bài… Cuộc chơi bất tận. Cần một
cọng hành, trái ớt, nải chuối… thì ra sông ngoắc ghe hàng bông. Ở đó
cái gì cũng sẵn, và bất cứ gì con tôm cũng đổi được, nên chẳng ai
còn tha thiết chuyện cuốc đất lên giồng, chuyện gieo trồng kiếm chút
tiền con con. Sáng sáng ra vuông lượm tiền có phải khỏe hơn không,
anh con lớn của cậu vừa nói vừa cười hệch răng vàng.
Dưới chân anh là đất, chỉ cần cúi nhìn sẽ thấy,
nhưng anh không nhìn. Nên cha và con cứ hục hặc nhau hoài, bởi kẻ
nhớ người quên, kẻ đi người ngoái lại . Cậu tôi nhớ, nhưng những cơn
đau cột sống, đau khớp, những chứng bệnh tuổi già cứ giữ chặt cậu
trong nhà. Ngoài kia là đất thênh thang, đang từng ngày bạc đi từ
khi nước mặn tràn về trắng xóa. Nhớ quá, cậu lụm cụm đi trồng cây
ớt, đặt mấy hom mía, tỉa mấy dây dưa gang, đi vắng ít ngày về thấy
cây héo queo, người ở nhà quên tưới.
Buổi trưa, ra ngồi bộ bàn giữa uống trà, nhìn
khoảng sân chang chang nắng, cậu ngậm ngùi, mầy coi, có cây chùm
ruột mà thằng Hai nó cũng đốn rồi, nó chê cây này rụng lá quá, dơ
nhà. Tao đi một cái đám giỗ về là thấy mất thêm mấy cái cây. Nó nói
trống trải con tôm mới thở được, mới mau lớn. Tôm tép làm ra tiền
nên xá gì mấy cây chùm ruột, cây vú sữa… Trời, giữ mấy cái cây đâu
phải chuyện tiền bạc mậy, cứ để đó, người đi đâu xa mới nhớ đường về
nhà…
Nghe mấy chữ, “người đi đâu xa…” tôi biết cậu đang
nhắc tới đứa con gái lưu lạc bìa trời. Một thâm tình mà trong cơn
giận hờn ông đã từng vung tay phung phí. Ông già nhớ chị, nhưng vì
tự ái, vì gốc cột không chịu lành lặn lại, để xóa đi một lời thề.
Bỗng dưng tôi thấy cậu già hơn cái tuổi bảy lăm. Già nua bởi bất lực
và nuối tiếc.
Và trong buổi chiều ngồi kể chuyện nhà cho chị
nghe, tôi tự hỏi, cái vuông sân nhỏ nhoi này, một lần nào đó nhìn
thấy, có làm cậu tôi ứa nước mắt ? Mỗi lần nhìn cây nhìn đất là họ
nhớ nhau, mối quan hệ cha con có đứt đoạn bao giờ đâu. Tôi hỏi chị
chừng nào về nhà, về thật, bước qua ngạch cửa, chứ không phải đi
ngang qua, hay đứng xa xa nhìn như những lần không cầm được nhớ chị
từng quay về xóm cũ. Chị cúi nhìn cái cối xay bột, tần ngần, một
cuộc ra đi gây tổn thương bằng đó, không biết lòng cha già đã lành
lặn chưa, nên cứ chần chừ…
Thôi thì, tôi mang món quà nhỏ về trước. Ngó cái
hủ chùm ruột ngào đường đỏ au mà tôi nói là của một người quen cũ
gởi biếu cậu, ông già thoáng nghẹn ngào. Hồi lâu, cậu ngập ngừng
hỏi, con nhỏ… lúc rày sống sao, làm gì. Tôi cười, chị ấy trồng cây,
trái này hái từ cây mọc trên đất quê người. Nó chua, nhưng chị không
quên cách làm cho nó ngọt.
Hành trình ngược về quê, không biết trái có mọc
thành cây, khi mùa mưa tới.
Nguyễn Ngọc Tư
Mùa chùm ruột đong đầy nỗi nhớ
Tháng 3, gió như một đứa trẻ mới tập đi bị nhốt vào chiếc cũi tre không
đủ sức cứ quanh quẩn một vùng. Nắng điên người như muốn thiêu rụi tất cả
sự sống. Nắng làm mấy chậu xương rồng trước nhà khô quắt, màu xanh biến
mất, thay vào toàn gai đâm ra tua tủa trong như con sâu đo. Mới gần 7
giờ sáng, nắng đã đủ sức làm cho con người chảy mồ hôi ròng ròng. Nắng
theo dấu chân người, bám chặt vào những con bò gầy rộc xương đang nhởn
nhơ gặm những gốc rạ mòn lẹt giữa đồng...
Tháng 3, hàng chùm ruột sau nhà trĩu cành. Nhứt lại hái chùm ruột làm
mứt mang ra chợ bán. Mứt chùm ruột Nhứt làm ngon tuyệt! Nhứt cũng hay
làm món chùm ruột đâm nhuyễn cùng một trái ớt hiểm, nêm thêm muối, bột
ngọt. Món này mà đưa một thìa vào miệng, ngay lập tức muốn ăn thìa thứ
hai...
Tháng 3 nắng hạn, đồng ruộng nứt nẻ. Những con mương dẫn nước vào ruộng
cạn khô, chỉ còn trơ lại vài vũng nước trũng. Những con cá bé thoi thóp
thở, ưỡn bụng chờ chết vì thời tiết quá nóng bức, chỉ những con lớn hơn
mới đủ sức chui sâu xuống bùn duy trì sự sống, khao khát chờ cơn mưa đầu
mùa. Nhứt xắn tay áo và ống quần, cầm cái xô nhỏ men theo bờ ruộng,
thọc tay xuống trũng nước. Những con cá trồi đầu lên bắn bùn tung tóe.
Chẳng mấy chốc chúng nằm gọn lỏn trong cái xô, nào là cá sặc, cá rô,
thậm chí là một cặp cá lóc... Nhứt lại men theo bờ ruộng hái từng cọng
rau đắng đồng non xanh mơn mởn, bẻ cái bắp chuối hột, vài cọng ngò gai,
vài trái ớt hiểm chín mọng, cuối cùng là một chùm chùm ruột to nhất. Nồi
canh chua chùm ruột bốc khói thơm phức cả gian nhà. Canh chua chùm ruột
ngon đáo để. Thịt cá ngọt, vị chua của chùm ruột, chan chát của bắp
chuối, đắng của rau đắng đồng... cứ tê tê ở đầu lưỡi, len đến tận kẽ
răng. Nhứt cười múc cho tôi chén thứ hai canh chua chùm ruột. Nhứt bảo:
“Canh chua chùm ruột món ăn dân dã, hiếm người biết nấu”. Tôi hồ hởi đón
lấy chén canh: “Mai Nhứt nấu canh chua chùm ruột nữa nghen!”. Nhứt cười
giòn: “Nhứt sẽ đãi canh chua chùm ruột cho tới mùa mưa xuống, chùm ruột
rụng hết thì thôi...”. Bữa cơm quê ấm áp còn vang mãi nụ cười...
Tháng 3, mùa chùm ruột lại bắt đầu. Nhứt đã về với đất vì căn bệnh ung
thư quái ác không chừa một ai. Ông ngoại của Nhứt già không đủ sức mang
ghế đẩu với tay hái chùm chùm ruột chín vàng ươm. Ngoại chỉ đủ sức nhặt
những trái rụng thả xuống ao cá. Ngoại nhớ Nhứt, len lén quẹt dòng nước
mắt... Tháng 3, tôi đi giữa phố, đầy vơi nỗi nhớ: Nắng tháng ba - Mùa
chùm ruột - Con cá đồng mắc cạn - Nồi canh chua chùm ruột - Nhứt của tôi
- Quê nhà. Tôi bật khóc...
Nguyễn Hoàng Nhân