Ngũ quả
Cả năm vất vã ngược xuôi,
Càng mong năm hết ngậm ngùi tiễn đưa !
Trong mâm ngũ quả có dừa....
"Cầu" cho nước ngọt "vừa" lòng năm sau.....
"Đủ" hoài chẳng sợ thiếu đâu,
"Xoài" hoài có hết thì tiền lại vô !!
NM
Tết ta |
Hằng
năm Tết đến, nhà nhà đều chuẩn bị đón Xuân. Người Việt ta thường lo sắm
Tết từ đầu tháng chạp và chào mừng năm mới không chỉ có ba ngày như
phần đông các nước Tây phương mà đối với dân ta « Tháng giêng là tháng
ăn chơi » sau một năm làm lụng vất vả. Chủ yếu là nông nghiệp, ở thôn
quê, mùa gặt đã xong, ai cũng muốn thoải mái nghỉ ngơi, tổng kết thu
hoạch, rút kinh nghiệm năm vừa qua, đặt niềm tin hy vọng vào năm tới.
Hơn thế nữa với truyền thống đẹp mang bản sắc dân tộc có lý có tình có
hậu « Cây có cội nước có nguồn », « Ăn trái nhớ kẻ trồng cây », dân ta
có tập tục tiễn biệt năm cũ đón mừng năm mới thật sáng tạo thơ mộng hòa
đồng với người hòa hợp với đất trời.
Tết ta theo âm lịch nên luôn luôn không bao giờ có trăng. Tùy tháng chạp thiếu đủ, ngày cuối năm sẽ là 29 hay 30 trái với Âu Mỹ theo dương lịch nên đêm giao thừa có khi lơ lửng vầng trăng treo. Tập tục đón Xuân một phần ảnh hưởng do đêm trừ tịch không có bóng dáng chị Hằng nầy. Cuộc kết thúc nào cũng thường có hai mặt tích tiêu. Nó biểu hiện cho sự vỉnh viễn ra đi và ngược lại tia sáng ở cuối đương hầm, niềm hy vọng vào tương lai. Ðêm tối cũng làm cho ta hoang mang lo âu bồn chồn tưởng tượng đến bao chuyện không may và cũng là thời gian liều thuốc cần thiết Thần ngủ ru ta vào giấc mơ an dưỡng. Ðây còn là điểm cuối xuống hàng sang đoạn qua trang của một ngày hay năm, giới hạn giữa ngày và đêm, tối và sáng, cũ và mới âm dương.
Xưa kia, người Việt ta tin vào Thần quyền, những đấng khuất mày khuất mặt linh thiêng nên có những tập tục thờ cúng sùng bái đa dạng phong phú theo bản năng tự nhiên, bảo thủ thường không nặng tính khoa học thành rườm rà mơ hồ khó tin khó giải thích làm người đời sau cho là mê tín dị đoan.
Thật ra với nếp sống chạy đua nước rút của thời đại ngày nay, thời giờ là tiền bạc, tất nhiên là nên đơn giản hóa mọi việc để thích nghi. Nhưng không thể vứt bỏ hết mọi thứ vì những tập tục cổ truyền vẫn là dấu mốc quá khứ, chứng tích hữu hình, tâm linh của ông bà ta theo dòng lịch sử dựng và giữ nước. Nhờ đó ta mới truy nguyên ra được tâm tư nguyện vọng, lòng yêu nước, óc tiến thủ, sáng kiến, quyết tâm khai phá của một dân tộc hiếu hoà chỉ muốn sống còn trong độc lập tự do truyền lại cho thế hệ mai sau.
Vốn gốc là dân đi khai phá khẩn hoang lập nước, phải tranh đấu triền miên với khí hậu « sơn lam chướng khí », thiên tai, giữ đất giành độc lập tự do, kinh nghiệm máu xương đó cũng góp phần cốt yếu cho tình yêu quê hương, gia đình, tính biết tiên liệu, vui hưởng nhất là ôn cố tri tân luôn nhớ công lao của tổ tiên cùng nhau nhìn về phía trước. Tết quả là cơ hội đặc biệt hòa hợp với thiên nhiên thực hiện tổng hợp các thành tố trên phân biệt hẵn thế nhân với sinh vật khác trên quả địa cầu.
Thử lướt qua không khí Tết khắp nơi trên thế giới, phải công nhận là Tết ta rộng rãi quá, làm cho con người xích lại gần nhau hơn, tìm lại chính mình, nhớ đến cội nguồn, hòa đồng thân thiện.Trẻ em Tây phương chẳng hạn, với nền văn minh cao, đầy đủ tiện nghi vật chất, thế mà chắc chắn là không bao giờ có cái tâm trạng háo hức được quây quần đoàn tụ đùm bọc đón Xuân như trẻ em Việt ta. Trẻ em Âu châu có thể còn thích thời gian lễ Giáng sinh hơn vì Tết thường dành cho người lớn. « Nói có sách mách có chứng », vậy chúng ta hãy cùng nhau hồi tưởng tìm hiểu một vài tập tục đón Xuân trong mỗi gia đình mà ngày nay phần đông ít ai còn nhớ đến hoặc chỉ làm theo tập tục..
Thật ra ít có dân tộc nào mà tinh thần đón Xuân cao và lâu như ta. Từ đầu tháng chạp cuối năm là đã lo chuẩn bị rồi, tùy theo hoàn cảnh gia đình như lập chương trình như đưa con về thăm nội ngoại, quà biếu xếp lớn xếp nhỏ, gia đình họ hàng, quà « lì xì » cho con cháu của mình, bạn bẻ và cả hàng xóm láng giềng. Ít có ai đi du lịch chơi xa trong thời gian nầy khác hẵn với người Âu Mỹ chỉ chờ được dịp nghỉ là « bồng bế nhau lên nó ở non » dự những cuộc thể thao với tuyết băng về mùa Ðông, du lịch Cruise trên biển cả ở các quốc gia có nắng.
Tết của ta cũng có thủy có chung, kéo dài từ tháng chạp cuối năm sang năm mới cả tháng giêng. Chúng ta chẳng những vui hưởng chung với nhau mà còn biết hòa đồng với thiên nhiên sinh vật khác và thanh cao mầu nhiệm hơn với bên kia thế giới chúng sinh, cõi vĩnh hằng vô lượng.
Không giải thích cụ thể rõ ràng rành mạch được những vấn đề tâm lý trừu tượng vô hình siêu nhiên, phải phục ông cha ta đã khéo dựa vào cái không không ấy thành có như trừ trừ thành cộng, những chuyện mà ngày nay thế hệ trẻ cho là hoang đường mê tín thành những bài học hữu dụng. Dựa vào kinh nghiệm sống phải đương đầu với bao thiên tai về phong thổ thời khí, khai hoang lập ấp dựng bờ mở cõi, săn đuổi thú dữ để sống còn gầy dựng, tổ tiên ta phải thông minh kiên trì gan dạ mới tạo đươc cho con cháu hậu sinh một giang sơn gấm vóc hình chữ S ngày nay.
Tập tục rước ông bà về với con cháu chiều cuối năm và tiển đưa mùng 4 hoặc mùng 7 đầu năm chứng tỏ lòng nhớ ơn của một dân tộc biết đoàn kết sống theo bước tiến của cha ông. Trước khi muốn ai đến nhà mình thì mình phải trân trọng đến mời, đó là học phép xử thế. Lễ tảo mộ thường bắt đầu từ nửa tháng chạp là bằng chứng cụ thể rõ ràng con cháu chẳng những lịch sự mà còn hiếu thảo « giẫy mả » sơn phết lại mộ phần cơ ngơi của người quá cố để cùng nhau đón Xuân. Tổ tiên ta há chẳng đã hé mở cánh cửa văn minh cho chúng ta rồi sao? Phép xã giao « tại gia » đã được truyền dạy trước từ lâu.
Vì thế người ngoại quốc sẽ lấy làm ngạc nhiên khi thấy trong những ngày đầu năm ông bà về thì bàn thờ khói hương nghi ngút, sáng tối dâng trà, trưa chiều cúng cơm, giàu thì mâm cao cỗ đầy, nghèo thì tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Thật ra, đây chỉ là dịp để bồi dưỡng thêm sức, gặp mặt vui chơi sau một năm làm việc mệt nhọc, xóa bỏ xích mích giận hờn. Có ở xa đâu đi chăng nữa, « Tết nhứt » cũng cố sắp xếp về thăm nội ngoại. Có chứng kiến cảnh đoàn tụ quây quần bên nhau của những người cùng huyết thống, ta mới cảm nhận được bài học triết lý sâu sắc của cha ông « tề gia », đoàn kết nhỏ trước rồi sau đó mới có đoàn kết lớn, « trị quốc, bình thiên hạ » được. Là hậu bối của các bậc tiền hiền uyên thâm quảng đại như vậy phải là do ơn may vì không ai có thể chọn trước được cha mẹ mình.
Thi vị và huyền bí làm sao huyền sử Con Rồng cháu Tiên rạng ngời hồn dân tộc! Thật ra chưa ai thấy Rồng cũng như Tiên, nhưng ai cũng cho rằng rồng có sức mạnh như vũ bão, tiên đẹp tuyệt trần. Trên thế giới hầu như dân tộc nào cũng có truyền thiuyết về việc lập quốc thường được biểu hiện qua một hình ảnh nào đó. Pháp ngoài lá cờ tam tài xanh trắng đỏ thêm lá cờ với hình vẽ « con gà trống » để mỗi lần đi dự thi tranh giải thường mang theo phất cao hầu nói lên sự có mặt của mình và khích lệ « ba quân », thắng trận là đầy ấp trên trang đầu các tờ báo hình ảnh chú gà trống giương cánh gáy ò ó o. Nhật hảnh diện ví mình là con cháu Thái dương Thần nữ nên trên lá quốc kỳ có vòng tròn đỏ biểu hiệu mặt trời.
Do đó tập tục « dựng nêu ăn Tết ăn chè » ngày nay không còn nữa, trước nhà vào chiều cuối năm cũ và hạ nêu chiều mùng 7 đầu năm mới quả là một sáng kiến thật độc đáo sáng tạo văn minh của cha ông. Người ta dùng cây tre thật thẳng cao, đốt to dài, tuốt hết gai cành, tùy vùng, chung chung là treo trên ngọn một mảnh vải đỏ, bên dưới một giỏ đựng trầu cau, một lá bùa Bát quái. Ðó là cách biểu hiên ranh giới ngăn cách thế giới người với ma quỷ, chứng nhận nhà nầy có chủ hợp pháp, có lý lịch tốt, tà ma « quyền lực đen » không được quấy phá đi chỗ khác chơi, vì nhà nầy thuộc về con dòng cháu giống đúng con cháu Rồng Tiên Như vậy tổ tiên ta há chẳng đã đi tiên phong trong việc dựng cột treo quốc kỳ đó sao?
Người Ấn độ xem bò là con vật linh thiêng, ta không « thờ » các con vật nhưng cũng tránh không gọi đích danh như cọp là ông Ba mươi, ông Hổ, con rắn là ông Dài,… Một tập tục biết phải quấy khác là không quên ơn thần linh liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên trong ngày Tết có cuộc đưa Táo quân Thần bếp cởi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế tình hình thế sự tối 23 và ruớc Ngài vào tối tháng cuối năm.
Có những nghi lễ mà ngày nay dường như ít còn ai nghĩ đến là lễ cúng đầu năm xin tuổi. Người Việt ta thường thờ cúng ông bà, tin tưởng ở Trời phò hộ, Thần linh, đấng khuất mặt khuất mày độ trì. Các bậc Nho gia văn thi sĩ thường khai bút đầu Xuân để đón năm mới, tổ tiên ta lập bàn hương án trước nhà tạ ơn Trời Ðất cho ta sống đến ngày nay, xin thêm tuổi mới, dùng cây hương điểm qua trên các đồ hình « khai nhãn » để thấy cái đẹp muôn màu muôn vẻ quanh ta, luôn cảnh giác phân biệt chánh tà, « khai nhĩ » để biết nghe lời hay ý đẹp, « khai khẩu » để biết trên trọng dưới nhường « lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau » « ăn coi nồi ngồi coi hướng » đừng bạ đâu ngồi đó, tệ hại hơn nữa là giành giựt cấu xé nhau vì miếng ăn vị thế cao sang, « nhả ngọc phun châu » chứ đừng « ngậm máu phun người » « xuất khẩu thành thơ » chứ đừng … đồ dõm, hàng lậu, khai mũi, khứu giác để phân biệt nơi sạch chỗ dơ, không chỉ để ngửi « đánh hơi đồng »..
Xem đến đây, các bạn trẻ đừng vội mắc cở cho rằng ông bà ta sao mà mê tín quá, « quê ơi là quê ». Không đâu, đây quả là một lối giáo dục sắc bén gây chú ý đánh mạnh trực tiếp vào tâm hồn con người bằng cách gợi hình cụ thể vì ngũ quan là sinh lộ quan trọng thiết yếu chẳng những cho cơ thể tâm linh mà còn là nguồn gốc của tham sân si,hỉ nộ ái ố. Lối giảng dạy âm thầm, thâm trầm, bình dị đó như « nước chảy đá mòn » thấm dần vào đầu óc trẻ lúc nào không hay. Tuyệt chiêu.
Hơn thế nữa lúc nào truyền khẩu vẫn là phương cách truyền bá tư tưởng, tin tức hữu hiệu nhất, nhanh chóng nhất có từ thời xa xưa dựng và giữ nước chưa có chữ viết. Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại văn minh đầy đủ, tự do và khoa học kỷ thuật dù không giải quyết được hết mọi vấn đề, cũng đã chứng minh làm sáng tỏ được bao điều thắc mắc huyền bí trước kia. Chúng ta thường quá khắt khe trong việc phê phán các dữ kiện thời xa xưa, đòi hỏi phải được giải thích bằng khoa học, lý trí, số học. Trước kia người cùng thời với Galilée chẳng những không tin trái đất quay mà còn lên án ông phản động buộc tội ông dám nói ngược lại chủ trương của giới cầm quyền lúc bấy giờ. Những tác phẩm hay nổi tiếng quốc tế « Mười ngàn dậm dưới đáy biển », « Tám mươi ngày vòng quanh trái đất » của nhà hàng hải đại văn hào Pháp Jules Verne cũng chỉ được độc giả thời ông xem như là những quyển sách du lịch sáng tạo viễn vông không có thật kích thích trí tưởng tượng óc viễn du, mơ một thế giới trên trời dưới biển mơ hồ hoang đường bí hiểm mà kỳ thú, thế thôi.
Ngày nay văn minh rồi cũng không thay đổi, tuyệt tác Harry Potter của nữ văn sĩ Rowling nổi danh thế giới là bằng chứng hùng hồn nhất. Con người vẫn mơ những chuyện kỳ lạ, bí hiểm, huyền hoặc, quyền lực siêu phàm, phủ phàng, những chân trời, xã hội tương lai phóng đại tối đa kích thích tận cùng giữa thật và ảo, tranh tối tranh sáng ghê rợn, tốt xấu quyết liệt chống nhau bất phân thắng bại, phản ảnh tổng hợp khuynh hướng mới cũ, xưa nay, có khác chăng là càng tiến bộ, con người có những viễn ảnh sáng tạo kiên quyết táo bạo hơn cả hai mặt trái phải..
Rồi thế giới có tiến xa thế nào đi chăng nữa dần dần cũng khám phá ra có chuyện khó tin mà có thật, trái lại ngày nay với hào quang của khoa học kỷ thuật, tôn giáo, con người vẫn bó tay thúc thủ chưa giải thích nổi bao hiện tượng huyền bí siêu nhiên, tưởng vậy mà không phải vậy, đạo đức càng ngày càng tráo trở, lật lọng vô độ khó lường, khó còn giữ trọn vẹn niềm rin..
Ðiểm độc đáo ở đây là để giáo dục con em, tùy theo dân trí mỗi thời, tổ tiên ta đã biết dùng hình tượng hành động cụ thể để diễn tả truyền đạt tư tưởng, hướng dẫn theo nề nếp đạo đức truyền thống dân tộc, không phương hại hay làm ngu dân. Không có lối độc tài áp bức, cưởng chế đe dọa nào hết. Lối giáo dục nhân bản, có tình người đã được rao giảng lưu hành hữu hiệu cho đến ngày nào dân trí cao cho rằng lối giải thích đó không còn thích hợp nữa thì tập tục đó tự phai đi. Ðừng coi thường những thói quen, lưu ý nhắc nhở cần thiết có ảnh hưởng tốt đối với cá nhân tập thể.
Như việc nuôi dạy trẻ cũng tùy thuộc vào tuổi tác thời kỳ mà hướng dẫn từng bước. Không có chuyện thần đồng mới ba tháng mà « nhảy lớp » biết nói biết đứng chựng được. Phải có sự huấn luyện, khô cả cổ, đau cả lưng, lập đi lập lại nhiều lần, té lên té xuống, u đầu sưng trán, qua « thôi nôi » mới hy vọng trẻ biết bập bẹ nói, chập chững biết đi. Hơn thế nữa còn tùy thuộc sức khoẻ cá tính và hoàn cảnh sống mà mỗi em tiến nhanh hay chậm không có mốc thời gian nào nhất định.
Chưa giải thích được bằng lý, khoa học được thì tổ tiên phải tận dụng cái gì mình có, mình thấy, mình biết. Những hiện tượng con người phải tiếp xúc hằng ngày không biết cội nguồn căn nguyên, mù tịt không cắt nghỉa rành mạch được thì người xưa cũng phải tìm hiểu sâu sát vấn đề bằng cách nầy cách khác. Có mặt trời mặt trăng, ngày đêm, nam nữ, sống chết thì tất có thế giới hữu hình vô hình, có trời đất thì có thiên đàng địa ngục, có thần thánh tà ma ác quỷ. Những chuyện siêu nhiên vượt tầm hiểu biết thì thuộc về thế giới khác huyền bí, mà vị chỉ huy tối cao tối thượng là Trời, dưới có các Thần linh Tiên nữ…như cách tổ chức chính quyền kẻ cả tôn giáo sau nầy.
Chẳng hạn như cũng để răn đe con cháu, hay đúng hơn để hữu hiệu hóa phương cách giáo hóa con em, ta dựa vào Thần quyền nên có tục lệ tiển đưa ông Táo , những vị « dân biểu » về trời họp, dâng sớ tấu trình tổng kết tình hình mỗi gia đình cuối năm. Ðây có phải chăng cũng là tập tục manh nha các tờ báo cáo tổng kết hoạt động kết quả thành tích cuối năm hay rộng ra ngày nay đơn thỉnh nguyện, kêu oan, khiếu nại, làm reo biểu tình…Tư tưởng tổ tiên đã nghĩ đến guồng máy hành chánh, luật pháp, thật tiến bộ làm sao !
Cũng không chừng vốn biết tâm lý con người thường thích sống hơn chết vì không biết cái thế giới bên kia thế nào nên phân vân hoài nghi, sợ điều bất trắc xảy đến do quyền lực siêu nhiên, ông cha ta đã khéo hướng dẫn lèo lái con cháu theo hướng ý của mình theo cách « ở hiền gặp lành », « tích ác phùng ác,tích thiện phùng thiện ». Óc sáng tạo của tổ tiên kỳ thú biết bao !
Mùng ba Tết là ngày Tết nhà, Tết trâu, lẩm lúa, vườn tược, chuồng heo gà bò….Nói chung chung những nơi hay sinh vật liên quan trực tiếp với cuộc sống của gia đình. Thường những đòn bánh Tét được tét ra từng khoanh, bánh ít, sau khi cúng được đem cho heo gà ăn, tượng trưng cho sự xác nhận khen thưởng công trạng. Ðây cũng là một cách dạy ngồ ngộ thâm trầm vẫn mang tính cách hòa đồng nhân bản. Trên đời, là sinh vật dù là con người, sinh vật cao cấp nhất, vẫn phải nhờ đến người khác, không ai sống một mình được. Nước nào cũng đề cập đến việc nầy cho rằng người dân một nước như thể anh em, tôn giáo còn nhấn mạnh rõ hơn, chúng ta đều là con của Ðấng Tối cao. Tổ tiên ta chẳng những ý thức được điều đó mà còn biết diễn tả bằng phép xưng hô gọi nhau như người thân ruột thịt anh chị em chú bác cô dì,…Các bạn thấy không, di chúc để đời phải học và hành đó.
Chúng ta thường quên điều ấy nên có sự phân chia giai cấp giàu nghèo như trước kia giai cấp cùng đinh (les parias) ở Ấn độ chằng hạn chịu nhiều điều tủi nhục nhất. Họ phải sống trốn tránh như người cùi hủi, không được chường mặt ra ngoài, vì nếu người quyền quí giàu sang nào chẳng may đụng vào họ, về nhà phải tẩy uế và có khi còn cắt cả chỗ quần áo nào chạm phải. Cũng chính từ lòng ích kỷ tự cao tự đại quá độ đã làm nẩy mầm móng kỳ thị chủng tộc tôn giáo và chiến tranh tất nhiên có cơ phát triển và địa bàn hoạt động càng ngày càng bành trướng hơn.
Ông cha mình không nghĩ như thế đâu, ngay cả thú vật trong nhà, nói chung sinh vật cỏ cây đều được nhớ đến như để xẻ chia chung hưởng. Không có chuyện trên đội dưới đạp, « ăn cháo đá bát » của những kẻ không tự trọng vô liêm sĩ khi được « ngồi mát ăn bát vàng » rồi thì vong ơn phản phúc, trở mặt « lên chân » khinh người.
Hằng năm Tết đến, nhìn bao cây nhang sau khi đốt xong cuộn tròn trên phần cọng nhang còn lại, tàn rơi đầy trên lư nhang, khi còn sinh thời má tôi thường vui mừng kính cẩn bảo:’ Ông bà về rồi, nhang cong là ông bà chứng giám lòng thành con cháu đó’. Bao nhiêu tuổi đời Xuân đến, tôi vẫn được nghe những câu nói tương tự như vậy kèm thêm vài câu chuyện vui, hành động đáng nêu gương của ông bà, lâu lâu bà lại cười cười kể xen vào những tập tục cổ xưa thời mẹ tôi còn nhỏ, như chôn cái « rế » lót nồi trước cổng nhà để xua đuổi bọn « đầu trộm đuôi cắp », mà theo năm tháng dần trôi không còn ai giữ nữa.
Nhớ sao là nhớ không khí Tết quê hương, với bông vạn thọ tượng trưng cho sống lâu « trăm tuổi bạc đầu râu », cành mai rực vàng năm cánh đem đến may mắn cho gia đình. Ngày mồng một thì khỏi sợ bị rầy, ai cũng phải phép tắc lễ độ, mắt mày tươi vui ‘ vì buồn ngày đầu năm thì buồn cả năm luôn’. Những bao thơ đỏ lì xì làm rộn lòng các em trẻ nhỏ tung tăng trong quần áo giày dép mới, những câu chúc mừng năm mới vang vang từ trong nhà ra đến ngoài đường, đâu đâu cũng vui như hội.
Têt nguyên đán gồm bao yếu tố điều kiện thiên thời địa lợi muôn màu muôn vẻ hòa hợp thiên nhiên với cuộc sống trần gian. Ðây còn là cơ hội cho chúng ta nhìn lại quá khứ ôn cố tri tân, tự hào về nguồn gốc, óc tiến thủ dấn thân của tổ tiên, tìm lại bản ngã tự kiểm tự phê sống hòa đồng đoàn kết bình đẳng, bổ sung bồi dưỡng tiềm năng, sức khỏe, kiến thức để đừng đánh mất lấy chính mình.
Không có Tết nơi nào đẹp thân thiện và đầy ý nghĩa bằng Tết ta quê nhà vì tình người luôn luôn còn có dịp trổ hoa. !
Tết ta theo âm lịch nên luôn luôn không bao giờ có trăng. Tùy tháng chạp thiếu đủ, ngày cuối năm sẽ là 29 hay 30 trái với Âu Mỹ theo dương lịch nên đêm giao thừa có khi lơ lửng vầng trăng treo. Tập tục đón Xuân một phần ảnh hưởng do đêm trừ tịch không có bóng dáng chị Hằng nầy. Cuộc kết thúc nào cũng thường có hai mặt tích tiêu. Nó biểu hiện cho sự vỉnh viễn ra đi và ngược lại tia sáng ở cuối đương hầm, niềm hy vọng vào tương lai. Ðêm tối cũng làm cho ta hoang mang lo âu bồn chồn tưởng tượng đến bao chuyện không may và cũng là thời gian liều thuốc cần thiết Thần ngủ ru ta vào giấc mơ an dưỡng. Ðây còn là điểm cuối xuống hàng sang đoạn qua trang của một ngày hay năm, giới hạn giữa ngày và đêm, tối và sáng, cũ và mới âm dương.
Xưa kia, người Việt ta tin vào Thần quyền, những đấng khuất mày khuất mặt linh thiêng nên có những tập tục thờ cúng sùng bái đa dạng phong phú theo bản năng tự nhiên, bảo thủ thường không nặng tính khoa học thành rườm rà mơ hồ khó tin khó giải thích làm người đời sau cho là mê tín dị đoan.
Thật ra với nếp sống chạy đua nước rút của thời đại ngày nay, thời giờ là tiền bạc, tất nhiên là nên đơn giản hóa mọi việc để thích nghi. Nhưng không thể vứt bỏ hết mọi thứ vì những tập tục cổ truyền vẫn là dấu mốc quá khứ, chứng tích hữu hình, tâm linh của ông bà ta theo dòng lịch sử dựng và giữ nước. Nhờ đó ta mới truy nguyên ra được tâm tư nguyện vọng, lòng yêu nước, óc tiến thủ, sáng kiến, quyết tâm khai phá của một dân tộc hiếu hoà chỉ muốn sống còn trong độc lập tự do truyền lại cho thế hệ mai sau.
Vốn gốc là dân đi khai phá khẩn hoang lập nước, phải tranh đấu triền miên với khí hậu « sơn lam chướng khí », thiên tai, giữ đất giành độc lập tự do, kinh nghiệm máu xương đó cũng góp phần cốt yếu cho tình yêu quê hương, gia đình, tính biết tiên liệu, vui hưởng nhất là ôn cố tri tân luôn nhớ công lao của tổ tiên cùng nhau nhìn về phía trước. Tết quả là cơ hội đặc biệt hòa hợp với thiên nhiên thực hiện tổng hợp các thành tố trên phân biệt hẵn thế nhân với sinh vật khác trên quả địa cầu.
Thử lướt qua không khí Tết khắp nơi trên thế giới, phải công nhận là Tết ta rộng rãi quá, làm cho con người xích lại gần nhau hơn, tìm lại chính mình, nhớ đến cội nguồn, hòa đồng thân thiện.Trẻ em Tây phương chẳng hạn, với nền văn minh cao, đầy đủ tiện nghi vật chất, thế mà chắc chắn là không bao giờ có cái tâm trạng háo hức được quây quần đoàn tụ đùm bọc đón Xuân như trẻ em Việt ta. Trẻ em Âu châu có thể còn thích thời gian lễ Giáng sinh hơn vì Tết thường dành cho người lớn. « Nói có sách mách có chứng », vậy chúng ta hãy cùng nhau hồi tưởng tìm hiểu một vài tập tục đón Xuân trong mỗi gia đình mà ngày nay phần đông ít ai còn nhớ đến hoặc chỉ làm theo tập tục..
Thật ra ít có dân tộc nào mà tinh thần đón Xuân cao và lâu như ta. Từ đầu tháng chạp cuối năm là đã lo chuẩn bị rồi, tùy theo hoàn cảnh gia đình như lập chương trình như đưa con về thăm nội ngoại, quà biếu xếp lớn xếp nhỏ, gia đình họ hàng, quà « lì xì » cho con cháu của mình, bạn bẻ và cả hàng xóm láng giềng. Ít có ai đi du lịch chơi xa trong thời gian nầy khác hẵn với người Âu Mỹ chỉ chờ được dịp nghỉ là « bồng bế nhau lên nó ở non » dự những cuộc thể thao với tuyết băng về mùa Ðông, du lịch Cruise trên biển cả ở các quốc gia có nắng.
Tết của ta cũng có thủy có chung, kéo dài từ tháng chạp cuối năm sang năm mới cả tháng giêng. Chúng ta chẳng những vui hưởng chung với nhau mà còn biết hòa đồng với thiên nhiên sinh vật khác và thanh cao mầu nhiệm hơn với bên kia thế giới chúng sinh, cõi vĩnh hằng vô lượng.
Không giải thích cụ thể rõ ràng rành mạch được những vấn đề tâm lý trừu tượng vô hình siêu nhiên, phải phục ông cha ta đã khéo dựa vào cái không không ấy thành có như trừ trừ thành cộng, những chuyện mà ngày nay thế hệ trẻ cho là hoang đường mê tín thành những bài học hữu dụng. Dựa vào kinh nghiệm sống phải đương đầu với bao thiên tai về phong thổ thời khí, khai hoang lập ấp dựng bờ mở cõi, săn đuổi thú dữ để sống còn gầy dựng, tổ tiên ta phải thông minh kiên trì gan dạ mới tạo đươc cho con cháu hậu sinh một giang sơn gấm vóc hình chữ S ngày nay.
Tập tục rước ông bà về với con cháu chiều cuối năm và tiển đưa mùng 4 hoặc mùng 7 đầu năm chứng tỏ lòng nhớ ơn của một dân tộc biết đoàn kết sống theo bước tiến của cha ông. Trước khi muốn ai đến nhà mình thì mình phải trân trọng đến mời, đó là học phép xử thế. Lễ tảo mộ thường bắt đầu từ nửa tháng chạp là bằng chứng cụ thể rõ ràng con cháu chẳng những lịch sự mà còn hiếu thảo « giẫy mả » sơn phết lại mộ phần cơ ngơi của người quá cố để cùng nhau đón Xuân. Tổ tiên ta há chẳng đã hé mở cánh cửa văn minh cho chúng ta rồi sao? Phép xã giao « tại gia » đã được truyền dạy trước từ lâu.
Vì thế người ngoại quốc sẽ lấy làm ngạc nhiên khi thấy trong những ngày đầu năm ông bà về thì bàn thờ khói hương nghi ngút, sáng tối dâng trà, trưa chiều cúng cơm, giàu thì mâm cao cỗ đầy, nghèo thì tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Thật ra, đây chỉ là dịp để bồi dưỡng thêm sức, gặp mặt vui chơi sau một năm làm việc mệt nhọc, xóa bỏ xích mích giận hờn. Có ở xa đâu đi chăng nữa, « Tết nhứt » cũng cố sắp xếp về thăm nội ngoại. Có chứng kiến cảnh đoàn tụ quây quần bên nhau của những người cùng huyết thống, ta mới cảm nhận được bài học triết lý sâu sắc của cha ông « tề gia », đoàn kết nhỏ trước rồi sau đó mới có đoàn kết lớn, « trị quốc, bình thiên hạ » được. Là hậu bối của các bậc tiền hiền uyên thâm quảng đại như vậy phải là do ơn may vì không ai có thể chọn trước được cha mẹ mình.
Thi vị và huyền bí làm sao huyền sử Con Rồng cháu Tiên rạng ngời hồn dân tộc! Thật ra chưa ai thấy Rồng cũng như Tiên, nhưng ai cũng cho rằng rồng có sức mạnh như vũ bão, tiên đẹp tuyệt trần. Trên thế giới hầu như dân tộc nào cũng có truyền thiuyết về việc lập quốc thường được biểu hiện qua một hình ảnh nào đó. Pháp ngoài lá cờ tam tài xanh trắng đỏ thêm lá cờ với hình vẽ « con gà trống » để mỗi lần đi dự thi tranh giải thường mang theo phất cao hầu nói lên sự có mặt của mình và khích lệ « ba quân », thắng trận là đầy ấp trên trang đầu các tờ báo hình ảnh chú gà trống giương cánh gáy ò ó o. Nhật hảnh diện ví mình là con cháu Thái dương Thần nữ nên trên lá quốc kỳ có vòng tròn đỏ biểu hiệu mặt trời.
Do đó tập tục « dựng nêu ăn Tết ăn chè » ngày nay không còn nữa, trước nhà vào chiều cuối năm cũ và hạ nêu chiều mùng 7 đầu năm mới quả là một sáng kiến thật độc đáo sáng tạo văn minh của cha ông. Người ta dùng cây tre thật thẳng cao, đốt to dài, tuốt hết gai cành, tùy vùng, chung chung là treo trên ngọn một mảnh vải đỏ, bên dưới một giỏ đựng trầu cau, một lá bùa Bát quái. Ðó là cách biểu hiên ranh giới ngăn cách thế giới người với ma quỷ, chứng nhận nhà nầy có chủ hợp pháp, có lý lịch tốt, tà ma « quyền lực đen » không được quấy phá đi chỗ khác chơi, vì nhà nầy thuộc về con dòng cháu giống đúng con cháu Rồng Tiên Như vậy tổ tiên ta há chẳng đã đi tiên phong trong việc dựng cột treo quốc kỳ đó sao?
Người Ấn độ xem bò là con vật linh thiêng, ta không « thờ » các con vật nhưng cũng tránh không gọi đích danh như cọp là ông Ba mươi, ông Hổ, con rắn là ông Dài,… Một tập tục biết phải quấy khác là không quên ơn thần linh liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên trong ngày Tết có cuộc đưa Táo quân Thần bếp cởi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế tình hình thế sự tối 23 và ruớc Ngài vào tối tháng cuối năm.
Có những nghi lễ mà ngày nay dường như ít còn ai nghĩ đến là lễ cúng đầu năm xin tuổi. Người Việt ta thường thờ cúng ông bà, tin tưởng ở Trời phò hộ, Thần linh, đấng khuất mặt khuất mày độ trì. Các bậc Nho gia văn thi sĩ thường khai bút đầu Xuân để đón năm mới, tổ tiên ta lập bàn hương án trước nhà tạ ơn Trời Ðất cho ta sống đến ngày nay, xin thêm tuổi mới, dùng cây hương điểm qua trên các đồ hình « khai nhãn » để thấy cái đẹp muôn màu muôn vẻ quanh ta, luôn cảnh giác phân biệt chánh tà, « khai nhĩ » để biết nghe lời hay ý đẹp, « khai khẩu » để biết trên trọng dưới nhường « lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau » « ăn coi nồi ngồi coi hướng » đừng bạ đâu ngồi đó, tệ hại hơn nữa là giành giựt cấu xé nhau vì miếng ăn vị thế cao sang, « nhả ngọc phun châu » chứ đừng « ngậm máu phun người » « xuất khẩu thành thơ » chứ đừng … đồ dõm, hàng lậu, khai mũi, khứu giác để phân biệt nơi sạch chỗ dơ, không chỉ để ngửi « đánh hơi đồng »..
Xem đến đây, các bạn trẻ đừng vội mắc cở cho rằng ông bà ta sao mà mê tín quá, « quê ơi là quê ». Không đâu, đây quả là một lối giáo dục sắc bén gây chú ý đánh mạnh trực tiếp vào tâm hồn con người bằng cách gợi hình cụ thể vì ngũ quan là sinh lộ quan trọng thiết yếu chẳng những cho cơ thể tâm linh mà còn là nguồn gốc của tham sân si,hỉ nộ ái ố. Lối giảng dạy âm thầm, thâm trầm, bình dị đó như « nước chảy đá mòn » thấm dần vào đầu óc trẻ lúc nào không hay. Tuyệt chiêu.
Hơn thế nữa lúc nào truyền khẩu vẫn là phương cách truyền bá tư tưởng, tin tức hữu hiệu nhất, nhanh chóng nhất có từ thời xa xưa dựng và giữ nước chưa có chữ viết. Ngày nay chúng ta sống trong một thời đại văn minh đầy đủ, tự do và khoa học kỷ thuật dù không giải quyết được hết mọi vấn đề, cũng đã chứng minh làm sáng tỏ được bao điều thắc mắc huyền bí trước kia. Chúng ta thường quá khắt khe trong việc phê phán các dữ kiện thời xa xưa, đòi hỏi phải được giải thích bằng khoa học, lý trí, số học. Trước kia người cùng thời với Galilée chẳng những không tin trái đất quay mà còn lên án ông phản động buộc tội ông dám nói ngược lại chủ trương của giới cầm quyền lúc bấy giờ. Những tác phẩm hay nổi tiếng quốc tế « Mười ngàn dậm dưới đáy biển », « Tám mươi ngày vòng quanh trái đất » của nhà hàng hải đại văn hào Pháp Jules Verne cũng chỉ được độc giả thời ông xem như là những quyển sách du lịch sáng tạo viễn vông không có thật kích thích trí tưởng tượng óc viễn du, mơ một thế giới trên trời dưới biển mơ hồ hoang đường bí hiểm mà kỳ thú, thế thôi.
Ngày nay văn minh rồi cũng không thay đổi, tuyệt tác Harry Potter của nữ văn sĩ Rowling nổi danh thế giới là bằng chứng hùng hồn nhất. Con người vẫn mơ những chuyện kỳ lạ, bí hiểm, huyền hoặc, quyền lực siêu phàm, phủ phàng, những chân trời, xã hội tương lai phóng đại tối đa kích thích tận cùng giữa thật và ảo, tranh tối tranh sáng ghê rợn, tốt xấu quyết liệt chống nhau bất phân thắng bại, phản ảnh tổng hợp khuynh hướng mới cũ, xưa nay, có khác chăng là càng tiến bộ, con người có những viễn ảnh sáng tạo kiên quyết táo bạo hơn cả hai mặt trái phải..
Rồi thế giới có tiến xa thế nào đi chăng nữa dần dần cũng khám phá ra có chuyện khó tin mà có thật, trái lại ngày nay với hào quang của khoa học kỷ thuật, tôn giáo, con người vẫn bó tay thúc thủ chưa giải thích nổi bao hiện tượng huyền bí siêu nhiên, tưởng vậy mà không phải vậy, đạo đức càng ngày càng tráo trở, lật lọng vô độ khó lường, khó còn giữ trọn vẹn niềm rin..
Ðiểm độc đáo ở đây là để giáo dục con em, tùy theo dân trí mỗi thời, tổ tiên ta đã biết dùng hình tượng hành động cụ thể để diễn tả truyền đạt tư tưởng, hướng dẫn theo nề nếp đạo đức truyền thống dân tộc, không phương hại hay làm ngu dân. Không có lối độc tài áp bức, cưởng chế đe dọa nào hết. Lối giáo dục nhân bản, có tình người đã được rao giảng lưu hành hữu hiệu cho đến ngày nào dân trí cao cho rằng lối giải thích đó không còn thích hợp nữa thì tập tục đó tự phai đi. Ðừng coi thường những thói quen, lưu ý nhắc nhở cần thiết có ảnh hưởng tốt đối với cá nhân tập thể.
Như việc nuôi dạy trẻ cũng tùy thuộc vào tuổi tác thời kỳ mà hướng dẫn từng bước. Không có chuyện thần đồng mới ba tháng mà « nhảy lớp » biết nói biết đứng chựng được. Phải có sự huấn luyện, khô cả cổ, đau cả lưng, lập đi lập lại nhiều lần, té lên té xuống, u đầu sưng trán, qua « thôi nôi » mới hy vọng trẻ biết bập bẹ nói, chập chững biết đi. Hơn thế nữa còn tùy thuộc sức khoẻ cá tính và hoàn cảnh sống mà mỗi em tiến nhanh hay chậm không có mốc thời gian nào nhất định.
Chưa giải thích được bằng lý, khoa học được thì tổ tiên phải tận dụng cái gì mình có, mình thấy, mình biết. Những hiện tượng con người phải tiếp xúc hằng ngày không biết cội nguồn căn nguyên, mù tịt không cắt nghỉa rành mạch được thì người xưa cũng phải tìm hiểu sâu sát vấn đề bằng cách nầy cách khác. Có mặt trời mặt trăng, ngày đêm, nam nữ, sống chết thì tất có thế giới hữu hình vô hình, có trời đất thì có thiên đàng địa ngục, có thần thánh tà ma ác quỷ. Những chuyện siêu nhiên vượt tầm hiểu biết thì thuộc về thế giới khác huyền bí, mà vị chỉ huy tối cao tối thượng là Trời, dưới có các Thần linh Tiên nữ…như cách tổ chức chính quyền kẻ cả tôn giáo sau nầy.
Chẳng hạn như cũng để răn đe con cháu, hay đúng hơn để hữu hiệu hóa phương cách giáo hóa con em, ta dựa vào Thần quyền nên có tục lệ tiển đưa ông Táo , những vị « dân biểu » về trời họp, dâng sớ tấu trình tổng kết tình hình mỗi gia đình cuối năm. Ðây có phải chăng cũng là tập tục manh nha các tờ báo cáo tổng kết hoạt động kết quả thành tích cuối năm hay rộng ra ngày nay đơn thỉnh nguyện, kêu oan, khiếu nại, làm reo biểu tình…Tư tưởng tổ tiên đã nghĩ đến guồng máy hành chánh, luật pháp, thật tiến bộ làm sao !
Cũng không chừng vốn biết tâm lý con người thường thích sống hơn chết vì không biết cái thế giới bên kia thế nào nên phân vân hoài nghi, sợ điều bất trắc xảy đến do quyền lực siêu nhiên, ông cha ta đã khéo hướng dẫn lèo lái con cháu theo hướng ý của mình theo cách « ở hiền gặp lành », « tích ác phùng ác,tích thiện phùng thiện ». Óc sáng tạo của tổ tiên kỳ thú biết bao !
Mùng ba Tết là ngày Tết nhà, Tết trâu, lẩm lúa, vườn tược, chuồng heo gà bò….Nói chung chung những nơi hay sinh vật liên quan trực tiếp với cuộc sống của gia đình. Thường những đòn bánh Tét được tét ra từng khoanh, bánh ít, sau khi cúng được đem cho heo gà ăn, tượng trưng cho sự xác nhận khen thưởng công trạng. Ðây cũng là một cách dạy ngồ ngộ thâm trầm vẫn mang tính cách hòa đồng nhân bản. Trên đời, là sinh vật dù là con người, sinh vật cao cấp nhất, vẫn phải nhờ đến người khác, không ai sống một mình được. Nước nào cũng đề cập đến việc nầy cho rằng người dân một nước như thể anh em, tôn giáo còn nhấn mạnh rõ hơn, chúng ta đều là con của Ðấng Tối cao. Tổ tiên ta chẳng những ý thức được điều đó mà còn biết diễn tả bằng phép xưng hô gọi nhau như người thân ruột thịt anh chị em chú bác cô dì,…Các bạn thấy không, di chúc để đời phải học và hành đó.
Chúng ta thường quên điều ấy nên có sự phân chia giai cấp giàu nghèo như trước kia giai cấp cùng đinh (les parias) ở Ấn độ chằng hạn chịu nhiều điều tủi nhục nhất. Họ phải sống trốn tránh như người cùi hủi, không được chường mặt ra ngoài, vì nếu người quyền quí giàu sang nào chẳng may đụng vào họ, về nhà phải tẩy uế và có khi còn cắt cả chỗ quần áo nào chạm phải. Cũng chính từ lòng ích kỷ tự cao tự đại quá độ đã làm nẩy mầm móng kỳ thị chủng tộc tôn giáo và chiến tranh tất nhiên có cơ phát triển và địa bàn hoạt động càng ngày càng bành trướng hơn.
Ông cha mình không nghĩ như thế đâu, ngay cả thú vật trong nhà, nói chung sinh vật cỏ cây đều được nhớ đến như để xẻ chia chung hưởng. Không có chuyện trên đội dưới đạp, « ăn cháo đá bát » của những kẻ không tự trọng vô liêm sĩ khi được « ngồi mát ăn bát vàng » rồi thì vong ơn phản phúc, trở mặt « lên chân » khinh người.
Hằng năm Tết đến, nhìn bao cây nhang sau khi đốt xong cuộn tròn trên phần cọng nhang còn lại, tàn rơi đầy trên lư nhang, khi còn sinh thời má tôi thường vui mừng kính cẩn bảo:’ Ông bà về rồi, nhang cong là ông bà chứng giám lòng thành con cháu đó’. Bao nhiêu tuổi đời Xuân đến, tôi vẫn được nghe những câu nói tương tự như vậy kèm thêm vài câu chuyện vui, hành động đáng nêu gương của ông bà, lâu lâu bà lại cười cười kể xen vào những tập tục cổ xưa thời mẹ tôi còn nhỏ, như chôn cái « rế » lót nồi trước cổng nhà để xua đuổi bọn « đầu trộm đuôi cắp », mà theo năm tháng dần trôi không còn ai giữ nữa.
Nhớ sao là nhớ không khí Tết quê hương, với bông vạn thọ tượng trưng cho sống lâu « trăm tuổi bạc đầu râu », cành mai rực vàng năm cánh đem đến may mắn cho gia đình. Ngày mồng một thì khỏi sợ bị rầy, ai cũng phải phép tắc lễ độ, mắt mày tươi vui ‘ vì buồn ngày đầu năm thì buồn cả năm luôn’. Những bao thơ đỏ lì xì làm rộn lòng các em trẻ nhỏ tung tăng trong quần áo giày dép mới, những câu chúc mừng năm mới vang vang từ trong nhà ra đến ngoài đường, đâu đâu cũng vui như hội.
Têt nguyên đán gồm bao yếu tố điều kiện thiên thời địa lợi muôn màu muôn vẻ hòa hợp thiên nhiên với cuộc sống trần gian. Ðây còn là cơ hội cho chúng ta nhìn lại quá khứ ôn cố tri tân, tự hào về nguồn gốc, óc tiến thủ dấn thân của tổ tiên, tìm lại bản ngã tự kiểm tự phê sống hòa đồng đoàn kết bình đẳng, bổ sung bồi dưỡng tiềm năng, sức khỏe, kiến thức để đừng đánh mất lấy chính mình.
Không có Tết nơi nào đẹp thân thiện và đầy ý nghĩa bằng Tết ta quê nhà vì tình người luôn luôn còn có dịp trổ hoa. !
Trần Thành Mỹ
Don Xuan Nay Nho Xuan Xua
Nhớ Tết miệt quê
Đón xuân này, tôi nhớ xuân xưa.
Một ca khúc đã khá xưa. Lời ca gợi lại bao nhiêu kỉ niệm của những
cái Tết miệt vườn thời còn chiến tranh. Đó là những cái Tết vào cuối
thập niên 1960s và đầu thập niên 1970s. Những cái Tết trong thời
chiến. Nhưng đánh nhau thế nào đi nữa, thì ngày Tết người ta cũng độ
lượng hơn, sẵn sàng bỏ qua những hiếm khích ngày thường. Tuy chiến
tranh có lúc sôi động, lúc ác liệt, nhưng đến ngày Tết thiêng liêng,
đạn bom cũng phải nhân nhượng cho 3 ngày của tình thương và xum họp gia
đình
Ở miệt quê tôi, Tết thật ra đến sớm hơn ngày mồng Một. Đó là lúc mà lúc trời bắt đầu se se lạnh, những cơn gió bấc bắt đầu thổi lao xao, nước sông lăn tăn gợn sóng. Đó là lúc mùa gặt lúa xong xuôi, lúa đã vào bồ. Má tôi tất tả chuẩn bị nào nếp, nào gạo, nào đậu, thịt thà … để nấu bánh tét. Dĩ nhiên là không thiếu những tấm vải để may áo mới cho mấy đứa em gái tôi (còn tôi và anh Hai vì đi học trên “thành” nên tự cho mình cái đặc quyền tự chọn bộ đồ nào ngon lành nhất). Tôi về nhà trước Tết cả hai ba tuần để gọi là “phụ giúp” ba má tôi (nhưng trong thực tế giúp thì ít mà đi chơi thì nhiều). Nói cho ngay, tôi cũng có phụ giúp lau chùi nhà cửa và nấu nồi bánh tét sau vườn. Công việc đánh bóng bộ lư đồng này tuy đơn giản nhưng khá tốn công. Dụng cụ và nguyên liệu để đánh bóng chỉ là trấu, tro, và miếng vải mà thôi. Sau này có thêm vài chất hóa học, nhưng hình như loại chất này làm mòn đồng hơn là trấu, và cái bóng của nó cũng không bằng cái bóng của trấu. Phải tốn đến cả nửa ngày mới làm xong bộ lư. Xong cái lư đến việc phụ giúp nấu nồi bánh tét sau vườn, với nhiệm vụ duy nhất là canh chừng nồi bánh. Hễ thấy củi sắp cháy hết thì bỏ củi mới vào. Trong ánh lửa bập bùng và khí trời dịu mát của mùa giáp Tết, tôi ngồi đọc sách và kể chuyện Tam Quốc chí cho lũ nhỏ đang vảnh tai ngồi nghe một cách say mê. Bây giờ nghĩ lại những khoảnh khắc đó, tôi như thấy lại một khung trời đầy kỉ niệm và hạnh phúc.
Ngày 30 Tết là ngày tôi cũng bận rộn chút đỉnh. Công việc của tôi là
đem mấy đòn bánh tét đi cho khắp xóm và bà con. Bà con tôi trong làng
rất đông, nên tuy cái việc mới nghe qua thì rất đơn giản, nhưng thật ra
tốn rất nhiều công sức. Phải bơi xuồng ngang dọc mấy con kinh rạch để
ghé từng nhà và cho bánh. Đến nhà nào, tôi chỉ việc nói một câu học
thuộc lòng, “Má con gửi chú/bác/thiếm/dượng/dì/cô/cậu vài đòn bánh tét”,
nhưng thỉnh thoảng tôi lại “chế” ra vài chữ mà tôi nghĩ là hay ho hơn
như “ăn lấy thảo trong 3 ngày xuân”. Khổ nỗi là mấy lời tôi chế ra có
khi làm cho bà con cười nhạo, vì trong quê có ai nói “xuân” đâu; người
ta nói “Tết” thôi. Do đó, tôi mang tiếng là “công tử thành”, vì mấy
chữ trong sách vở như thế được xem chữ của dân thành thị! Còn nhớ có
lần cậu hai Đ ở rạch Lô Bích thấy tôi, ổng hỏi “Dìa hồi nào đó mậy?”
Tôi trả lời “Dạ, con mới về hôm kia”, và thế là bị ổng sửa lưng liền: ở
đây tụi tao chỉ nói
dìa chứ hông phải về nghe mậy! Nói
xong, cậu hai tôi cười lớn, làm tôi thấy mình … quê. Đó là những
chuyến “công tác”, nói theo cách nói bây giờ, là góp phần nối kết bà
con, chòm xóm với nhau trong 3 ngày Tết. Thông lệ cho bánh Tét trong
dịp Tết phải nói là một truyền thống rất hay, một nét văn hóa đẹp của
người miệt vườn.
Xong phần cho bánh là đến ngày 30, một ngày có thể nói là quan trọng.
Đó là ngày cả nhà quây quần chuẩn bị cúng đón ông bà tổ tiên về nhà.
Những nén nhang trên bàn thờ như mời gọi ông bà về nhà. Những trái cây
được sắp xếp trên bàn thờ như là một “phát ngôn” cầu mong để được
cầu (mảng cầu) cho vừa (dừa) đủ (đu đủ) xài (xoài). Người miền quê chỉ
khiêm tốn thế thôi, chỉ cầu mong ông bà phù hộ sao cho năm tới gia đình
vừa đủ xài. Còn ngày nay, trong thế giới đầy bon chen này, hình như
người Việt chúng ta cũng chỉ mong ước có vừa đủ:
Vừa đủ vật chất để được thảnh thơi sống
Vừa đủ bạn bè để bớt cô đơn
Vừa đủ nghị lực để nói không với cái xấu
Vừa đủ hi vọng để đón chờ hạnh phúc
Vừa đủ hạnh phúc để tâm hồn cảm thấy ngọt ngào.
Vừa đủ tình yêu để thực hiện hy vọng và ước mơ!
Vừa đủ thành công để thêm nhiệt huyết
Vừa đủ thử thách để có cơ hội rèn luyện
Vừa đủ phiền muộn để thấy mình là một con người
Vừa đủ thất bại để biết khiêm nhường
Vừa đủ nhiệt tình để đi đến cùng các dự tính
Vừa đủ niềm tin để xua đi những phút ngã lòng
Ngày mồng Một là ngay chúng tôi qui tụ ở nhà ngoại. Có thể nói thời đó, nhà ngoại tôi luôn luôn là “tổng hành dinh” của ngày Tết. Tất cả con cháu đều tụ tập về nhà ngoại. Đó là ngày hạnh phúc nhất của tôi, vì hôm đó là ngày tôi được gặp lại mấy người dì, dượng, cậu, anh em lưu lạc tứ phương ít khi gặp nhau trong năm qua. Người lớn thì loay hoay chuẩn bị bàn thờ để cúng. Mấy dì cô lúc nào cũng bận bịu dưới bếp lo nấu nướng. Mấy cậu dượng thì có người tán gẩu, có người đánh cờ, nhưng cậu Út Chân của tôi thì lúc nào cũng lo cái bàn thờ rất trang trọng. Còn bọn trẻ chúng tôi chỉ chờ được sai vặt, và được ... lì xì. Đó là một bức tranh ngày Tết hết sức sinh động còn đọng lại trong tôi. Bọn trẻ cùng tuổi đi học như tôi thì tâm sự nhiều lắm, có khi khoe khoang nữa. Bao nhiêu câu chuyện buồn vui trong thi cử, tình yêu, làm ăn, đều lần lược được thuật lại và chia sẻ. Năm qua gặp ông thầy hắc ám, năm tới sẽ thoát nạn. Năm rồi có cô H nhờ đưa thư tình cho thầy B. Thích lắm! Những toan tính hoài bảo tương lai, xong tú tài sẽ làm gì, vào đại học hay đầu quân, bạn bè ai còn ai mất. Những dịp như thế, lúc nào tôi cũng hỏi nhỏ cô em họ tên Đ (nó rất xinh gái) rằng năm qua có mấy người "ngắm nghía mày, tao biết hết"; cô ta sợ tôi lắm vì sợ bị báo cáo cho cậu mợ là nó "mệt", nhưng nói ngay tôi làm công tác bảo mật rất tốt. Hai anh em tôi rất thân nhau, vì cùng tuổi và quan điểm sống cũng giông giống nhau. Có lúc tôi bắc cái võng giữa hai cây cau, nằm đó vừa kể chuyện vừa nghe chuyện của anh em, thấy vừa hạnh phúc vừa bình an dưới thế gian.
Có một lần dượng Út tôi mua được một cái máy hát dĩa hiệu Philip, và dượng muốn “khoe” của nhân ngày Tết. Bọn trẻ chúng tôi chỉ đứng chung quanh chứ không được đến gần máy mà nghe nói tốn cả chục giạ lúa để mua, và đó là một tài sản tương đối lớn. Tôi còn nhớ đó là loại máy hát giống như cái vali lớn, khi dùng phải mở ra như mở vali. Máy hát này phải lên giây thiều, và chỉ dùng dĩa nhựa hay dĩa than (tôi quên) nhưng toàn màu đen. Dượng trịnh trọng mở máy, đặt cái dĩa Mỹ Châu lên, rồi cẩn thận để kim vào dĩa, và chúng tôi thưởng thức những ca khúc Tết như Xuân này con không về, Câu chuyện đầu xuân, Cánh thiệp đầu xuân, Mùa xuân trên cao, Hạnh phúc đầu xuân, Nhạc khúc mừng xuân, Nếu xuân này vắng anh, v.v… Thích nhất là dĩa nhạc hài của ban AVT và vọng cổ Văn Hường. Đó là những ca khúc sống mãi cùng năm tháng, lúc nào cũng được cất lên khi có ngày Tết, cho dù lời ca hay nhạc điệu có bị dè bỉu là “sến”. Ai nói sến tôi chịu, nhưng đã 40 năm qua, tôi chưa thấy một ca khúc nào viết được những lời ca như thế này: Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng / Xuân đến rồi đây nào ai biết không? / Mang những hoài mong đi vào ngày tháng / Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang. Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này / Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai / Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm / Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm.
Không biết ở vùng khác thì sao, nhưng ở quê tôi, có nhiều người ra đồng từ ngày mồng hai. Ra đồng để xem ruộng lúa, nhưng trong thực tế cũng là dịp để ghé qua hàng xóm nhâm nhi, tán gẩu nhân dịp đầu năm. Ở dưới chợ thì có múa lân và đánh bầu cua cá cọp cũng vui. Nhưng tôi thì không bao giờ tham dự vào những trò chơi này, mà chỉ lân la ghé nhà bà con, nhà thầy cô, hay ra Rạch Giá chúc Tết bạn bè.
Ở dưới quê, ngày mồng Ba có lệ coi chân gà. Mà phải là gà trống, vì hình như người ta cho rằng gà trống là biểu tượng của các đức tính cao quí như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Gà được luộc chính, chéo cánh gà, và quan trọng nhất là xem cặp chân gà. Phải là cặp chân màu vàng mới được xem là biểu tượng tốt, có nghĩa là sung mãn, tốt đẹp trong năm. Miệng gà thì để cọng hành lá cho gà ngậm, hình như có nghĩa là “thông”, tức là mong cho công việc làm ăn quanh năm suốt tháng sẽ được thông suốt. Cúng xong, ba tôi treo cặp chân gà trước cửa nhà, nghe nói là để trừ tà ma. Riêng tôi thì hôm đó có một bữa ăn gà. Gà thời đó là gà nuôi trong nhà (hay "gà chạy bộ" theo cách nói ngày nay) nên thịt rất ngon chứ không phải như thịt gà công nghiệp như bây giờ. Nhưng chúng tôi không được ăn chân gà, vì người lớn nói là ăn chân gà thì tay sẽ bị run không cầm viết được!
Đón xuân này, tôi nhớ xuân xưa. Mỗi người chúng ta đều có một góc quê, một hình bóng, hay những kỉ niệm ở quê hương. Đối với tôi, đó là cái làng êm ả bên dòng sông lặng lờ trôi, là hình bóng của ba má tôi trong những ngày Tết, là kỉ niệm êm đềm của một thời xum họp anh em. Nay thì cái hình ảnh quê nhà đó đã nhạt nhòa trong kí ức, hình bóng ba má tôi cũng đã dần khuất xa, và những kỉ niệm xum họp ngày Tết cũng dần dần phai nhạt theo tỉ lệ nghịch với tiến trình đô thị hóa nông thôn.
Xuân đến Xuân đi, Xuân về gieo thương nhớ / Xuân qua để tôi chờ / Xuân đến Xuân đi, Xuân về mơn lá hoa / Xuân qua rung đường tơ.
Ở miệt quê tôi, Tết thật ra đến sớm hơn ngày mồng Một. Đó là lúc mà lúc trời bắt đầu se se lạnh, những cơn gió bấc bắt đầu thổi lao xao, nước sông lăn tăn gợn sóng. Đó là lúc mùa gặt lúa xong xuôi, lúa đã vào bồ. Má tôi tất tả chuẩn bị nào nếp, nào gạo, nào đậu, thịt thà … để nấu bánh tét. Dĩ nhiên là không thiếu những tấm vải để may áo mới cho mấy đứa em gái tôi (còn tôi và anh Hai vì đi học trên “thành” nên tự cho mình cái đặc quyền tự chọn bộ đồ nào ngon lành nhất). Tôi về nhà trước Tết cả hai ba tuần để gọi là “phụ giúp” ba má tôi (nhưng trong thực tế giúp thì ít mà đi chơi thì nhiều). Nói cho ngay, tôi cũng có phụ giúp lau chùi nhà cửa và nấu nồi bánh tét sau vườn. Công việc đánh bóng bộ lư đồng này tuy đơn giản nhưng khá tốn công. Dụng cụ và nguyên liệu để đánh bóng chỉ là trấu, tro, và miếng vải mà thôi. Sau này có thêm vài chất hóa học, nhưng hình như loại chất này làm mòn đồng hơn là trấu, và cái bóng của nó cũng không bằng cái bóng của trấu. Phải tốn đến cả nửa ngày mới làm xong bộ lư. Xong cái lư đến việc phụ giúp nấu nồi bánh tét sau vườn, với nhiệm vụ duy nhất là canh chừng nồi bánh. Hễ thấy củi sắp cháy hết thì bỏ củi mới vào. Trong ánh lửa bập bùng và khí trời dịu mát của mùa giáp Tết, tôi ngồi đọc sách và kể chuyện Tam Quốc chí cho lũ nhỏ đang vảnh tai ngồi nghe một cách say mê. Bây giờ nghĩ lại những khoảnh khắc đó, tôi như thấy lại một khung trời đầy kỉ niệm và hạnh phúc.
Vừa đủ vật chất để được thảnh thơi sống
Vừa đủ bạn bè để bớt cô đơn
Vừa đủ nghị lực để nói không với cái xấu
Vừa đủ hi vọng để đón chờ hạnh phúc
Vừa đủ hạnh phúc để tâm hồn cảm thấy ngọt ngào.
Vừa đủ tình yêu để thực hiện hy vọng và ước mơ!
Vừa đủ thành công để thêm nhiệt huyết
Vừa đủ thử thách để có cơ hội rèn luyện
Vừa đủ phiền muộn để thấy mình là một con người
Vừa đủ thất bại để biết khiêm nhường
Vừa đủ nhiệt tình để đi đến cùng các dự tính
Vừa đủ niềm tin để xua đi những phút ngã lòng
Ngày mồng Một là ngay chúng tôi qui tụ ở nhà ngoại. Có thể nói thời đó, nhà ngoại tôi luôn luôn là “tổng hành dinh” của ngày Tết. Tất cả con cháu đều tụ tập về nhà ngoại. Đó là ngày hạnh phúc nhất của tôi, vì hôm đó là ngày tôi được gặp lại mấy người dì, dượng, cậu, anh em lưu lạc tứ phương ít khi gặp nhau trong năm qua. Người lớn thì loay hoay chuẩn bị bàn thờ để cúng. Mấy dì cô lúc nào cũng bận bịu dưới bếp lo nấu nướng. Mấy cậu dượng thì có người tán gẩu, có người đánh cờ, nhưng cậu Út Chân của tôi thì lúc nào cũng lo cái bàn thờ rất trang trọng. Còn bọn trẻ chúng tôi chỉ chờ được sai vặt, và được ... lì xì. Đó là một bức tranh ngày Tết hết sức sinh động còn đọng lại trong tôi. Bọn trẻ cùng tuổi đi học như tôi thì tâm sự nhiều lắm, có khi khoe khoang nữa. Bao nhiêu câu chuyện buồn vui trong thi cử, tình yêu, làm ăn, đều lần lược được thuật lại và chia sẻ. Năm qua gặp ông thầy hắc ám, năm tới sẽ thoát nạn. Năm rồi có cô H nhờ đưa thư tình cho thầy B. Thích lắm! Những toan tính hoài bảo tương lai, xong tú tài sẽ làm gì, vào đại học hay đầu quân, bạn bè ai còn ai mất. Những dịp như thế, lúc nào tôi cũng hỏi nhỏ cô em họ tên Đ (nó rất xinh gái) rằng năm qua có mấy người "ngắm nghía mày, tao biết hết"; cô ta sợ tôi lắm vì sợ bị báo cáo cho cậu mợ là nó "mệt", nhưng nói ngay tôi làm công tác bảo mật rất tốt. Hai anh em tôi rất thân nhau, vì cùng tuổi và quan điểm sống cũng giông giống nhau. Có lúc tôi bắc cái võng giữa hai cây cau, nằm đó vừa kể chuyện vừa nghe chuyện của anh em, thấy vừa hạnh phúc vừa bình an dưới thế gian.
Có một lần dượng Út tôi mua được một cái máy hát dĩa hiệu Philip, và dượng muốn “khoe” của nhân ngày Tết. Bọn trẻ chúng tôi chỉ đứng chung quanh chứ không được đến gần máy mà nghe nói tốn cả chục giạ lúa để mua, và đó là một tài sản tương đối lớn. Tôi còn nhớ đó là loại máy hát giống như cái vali lớn, khi dùng phải mở ra như mở vali. Máy hát này phải lên giây thiều, và chỉ dùng dĩa nhựa hay dĩa than (tôi quên) nhưng toàn màu đen. Dượng trịnh trọng mở máy, đặt cái dĩa Mỹ Châu lên, rồi cẩn thận để kim vào dĩa, và chúng tôi thưởng thức những ca khúc Tết như Xuân này con không về, Câu chuyện đầu xuân, Cánh thiệp đầu xuân, Mùa xuân trên cao, Hạnh phúc đầu xuân, Nhạc khúc mừng xuân, Nếu xuân này vắng anh, v.v… Thích nhất là dĩa nhạc hài của ban AVT và vọng cổ Văn Hường. Đó là những ca khúc sống mãi cùng năm tháng, lúc nào cũng được cất lên khi có ngày Tết, cho dù lời ca hay nhạc điệu có bị dè bỉu là “sến”. Ai nói sến tôi chịu, nhưng đã 40 năm qua, tôi chưa thấy một ca khúc nào viết được những lời ca như thế này: Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng / Xuân đến rồi đây nào ai biết không? / Mang những hoài mong đi vào ngày tháng / Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang. Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này / Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai / Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm / Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm.
Không biết ở vùng khác thì sao, nhưng ở quê tôi, có nhiều người ra đồng từ ngày mồng hai. Ra đồng để xem ruộng lúa, nhưng trong thực tế cũng là dịp để ghé qua hàng xóm nhâm nhi, tán gẩu nhân dịp đầu năm. Ở dưới chợ thì có múa lân và đánh bầu cua cá cọp cũng vui. Nhưng tôi thì không bao giờ tham dự vào những trò chơi này, mà chỉ lân la ghé nhà bà con, nhà thầy cô, hay ra Rạch Giá chúc Tết bạn bè.
Ở dưới quê, ngày mồng Ba có lệ coi chân gà. Mà phải là gà trống, vì hình như người ta cho rằng gà trống là biểu tượng của các đức tính cao quí như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Gà được luộc chính, chéo cánh gà, và quan trọng nhất là xem cặp chân gà. Phải là cặp chân màu vàng mới được xem là biểu tượng tốt, có nghĩa là sung mãn, tốt đẹp trong năm. Miệng gà thì để cọng hành lá cho gà ngậm, hình như có nghĩa là “thông”, tức là mong cho công việc làm ăn quanh năm suốt tháng sẽ được thông suốt. Cúng xong, ba tôi treo cặp chân gà trước cửa nhà, nghe nói là để trừ tà ma. Riêng tôi thì hôm đó có một bữa ăn gà. Gà thời đó là gà nuôi trong nhà (hay "gà chạy bộ" theo cách nói ngày nay) nên thịt rất ngon chứ không phải như thịt gà công nghiệp như bây giờ. Nhưng chúng tôi không được ăn chân gà, vì người lớn nói là ăn chân gà thì tay sẽ bị run không cầm viết được!
Đón xuân này, tôi nhớ xuân xưa. Mỗi người chúng ta đều có một góc quê, một hình bóng, hay những kỉ niệm ở quê hương. Đối với tôi, đó là cái làng êm ả bên dòng sông lặng lờ trôi, là hình bóng của ba má tôi trong những ngày Tết, là kỉ niệm êm đềm của một thời xum họp anh em. Nay thì cái hình ảnh quê nhà đó đã nhạt nhòa trong kí ức, hình bóng ba má tôi cũng đã dần khuất xa, và những kỉ niệm xum họp ngày Tết cũng dần dần phai nhạt theo tỉ lệ nghịch với tiến trình đô thị hóa nông thôn.
Xuân đến Xuân đi, Xuân về gieo thương nhớ / Xuân qua để tôi chờ / Xuân đến Xuân đi, Xuân về mơn lá hoa / Xuân qua rung đường tơ.
Đầu năm lên đỉnh Lang Biang
Người
ta nói, nơi ấy chàng K Lang đã mang Hơbiang về, sống những ngày hạnh
phúc. Người ta nói, nơi ấy nàng Hơbiang đã nhận thay K Lang mũi tên độc,
họ nằm xuống để đất núi thành tên - LangBiang. Tôi gọi, LangBiang -
đỉnh tình yêu còn mãi.
Đỉnh tình yêu cao 2.169m, quanh năm mây phủ, giấu cỏ cây vào trong lãng đãng giăng mờ, mơ mộng như một tình yêu vừa mới hay u mị như những tình yêu muôn đời, tôi không rõ! Tôi theo bạn lên đỉnh LangBiang vào một ngày đầu năm, ý cũng dành cho mình một thử thách - đầu năm tìm lên đỉnh tình yêu.
Khu du lịch LangBiang đón chúng tôi trong cái rét đầu chiều còn rất nhẹ, đủ khoác thêm vài lớp áo màu, ấm áp và điệu đàng trong cùng một ý, ai cũng vừa xinh. Hàng chữ LangBiang nằm trên đỉnh đồi gần cổng, màu trắng giờ xám đục đi ít nhiều, gió núi cũng làm bạt đi, giờ đứng xiêu xiêu như một bàn tay vẫy. Chào LangBiang!
Chúng tôi 6 người lên đầy trong một chuyến xe Uoát, lượn qua con đường trải nhựa 4 km, để đến một ngã rẽ, đi bộ vào con đường đất đá hoang sơ. Con đường đất hoang sơ ôm choàng qua sườn núi, lô nhô những khối đá bị bóc lồi ra vì mưa gió. Thảng hoặc trên đường đi, một chiếc xe máy (thường là chở 3) người dân tộc chạy ngang rồi mất hút sau một khúc quanh, người ta chắc cũng đã thành quen với những khách bộ hành, không buồn quay lại cho một cái nhìn hiếu kỳ như những nơi khác chúng tôi vẫn gặp. Con đường nghiêng dốc cao. Những hàng cây bên đường vươn thẳng. Một bên là vách núi, một bên là bờ vực với lao xao những thân cây to, nhưng không đủ dày để giữ cho một cái trượt chân, chỉ vừa khéo giữ vực sâu trong một cái nhìn gần. Có khi ngày xưa ngang qua đây K Lang cũng có lần dặn Hơbiang bước khẽ, lối đi về sợ ai đó trượt chân.
Người ta kể K Lang khỏe như những cây thông rừng, trần ra giữa mưa gió và sương lạnh, mà vẫn vươn cao. Những cây thông vươn cao có khi còn hằn tích lại vết đuốc đêm của những người đi săn thắp lên cây soi sáng. Vết cháy đôi chỗ còn loang ra cả vạt đồi, phủ đen một vạt cỏ, chưa kịp nhuộm lại màu xanh. Tôi chờ. Chờ mùa sau màu lên lại mới, chắc nhiều xanh tươi hơn. Vì người ta vẫn bảo, đất rừng hồn nhiên lắm, trong tro muội hôm nay bao giờ cũng dành sẵn xanh tốt cho mùa sau.
Đỉnh tình yêu cao 2.169m, quanh năm mây phủ, giấu cỏ cây vào trong lãng đãng giăng mờ, mơ mộng như một tình yêu vừa mới hay u mị như những tình yêu muôn đời, tôi không rõ! Tôi theo bạn lên đỉnh LangBiang vào một ngày đầu năm, ý cũng dành cho mình một thử thách - đầu năm tìm lên đỉnh tình yêu.
Khu du lịch LangBiang đón chúng tôi trong cái rét đầu chiều còn rất nhẹ, đủ khoác thêm vài lớp áo màu, ấm áp và điệu đàng trong cùng một ý, ai cũng vừa xinh. Hàng chữ LangBiang nằm trên đỉnh đồi gần cổng, màu trắng giờ xám đục đi ít nhiều, gió núi cũng làm bạt đi, giờ đứng xiêu xiêu như một bàn tay vẫy. Chào LangBiang!
Chúng tôi 6 người lên đầy trong một chuyến xe Uoát, lượn qua con đường trải nhựa 4 km, để đến một ngã rẽ, đi bộ vào con đường đất đá hoang sơ. Con đường đất hoang sơ ôm choàng qua sườn núi, lô nhô những khối đá bị bóc lồi ra vì mưa gió. Thảng hoặc trên đường đi, một chiếc xe máy (thường là chở 3) người dân tộc chạy ngang rồi mất hút sau một khúc quanh, người ta chắc cũng đã thành quen với những khách bộ hành, không buồn quay lại cho một cái nhìn hiếu kỳ như những nơi khác chúng tôi vẫn gặp. Con đường nghiêng dốc cao. Những hàng cây bên đường vươn thẳng. Một bên là vách núi, một bên là bờ vực với lao xao những thân cây to, nhưng không đủ dày để giữ cho một cái trượt chân, chỉ vừa khéo giữ vực sâu trong một cái nhìn gần. Có khi ngày xưa ngang qua đây K Lang cũng có lần dặn Hơbiang bước khẽ, lối đi về sợ ai đó trượt chân.
Người ta kể K Lang khỏe như những cây thông rừng, trần ra giữa mưa gió và sương lạnh, mà vẫn vươn cao. Những cây thông vươn cao có khi còn hằn tích lại vết đuốc đêm của những người đi săn thắp lên cây soi sáng. Vết cháy đôi chỗ còn loang ra cả vạt đồi, phủ đen một vạt cỏ, chưa kịp nhuộm lại màu xanh. Tôi chờ. Chờ mùa sau màu lên lại mới, chắc nhiều xanh tươi hơn. Vì người ta vẫn bảo, đất rừng hồn nhiên lắm, trong tro muội hôm nay bao giờ cũng dành sẵn xanh tốt cho mùa sau.
Đi hết con đường đất khô, chúng tôi đang đứng trên một đỉnh đồi,
nơi có cây thông to tán đổ xòa che ngang lối. Đỉnh Lang Biang mở ra
trước mắt, như trong một cái với tay gần. Chúng tôi hò hẹn nhau bước
tiếp. Con đường đi dần khuất vào dưới những hàng cây, lối quanh co hẹp
lại, len lách giữa cây rừng. Cái khô khan của đất núi giờ thay bằng màu
ẩm ướt trên mặt lá, đến những chiếc lá rụng phủ đầy trên lối đi cũng ẩm
ướt, không mang nét dáng mùa thu. Cô bạn đi cùng xem chừng đã mỏi, bước
chân không đều, cái lơ đãng nào làm trượt chân trên mặt lá, luống cuống
vịn vào anh bạn kề bên. Chông chênh chia đều, suýt ngã. Tiếng cười bất
chợt vỡ ra khúc khích, dường như chim muông đâu đó giật mình, giọng lên
ríu rít. Có khi, chúng tôi còn thấy bóng những chú chim rừng bay vội,
hay chứng kiến những đường lượn vòng của một chú chim bay cao, màu lông
trắng muốt. Rồi cả bọn cùng nhau bàn tán, phải chăng màu lông chim
trắng, hay bởi lớp mây mờ phủ trắng giăng ngang...
Những tiếng thở nghe chừng nặng hơn, những lưng áo ướt hơn vì bước nặng, không vì mây giăng. Những tấm áo màu giờ đây được cởi ra buộc ngang lưng, những túi xách con gái cũng trao tay các anh trai còn đi khỏe, mệt nhọc như thế cũng chia đều. Đường đi mỗi lúc một khó khăn hơn bởi những cành cây, rễ cây đan vồng gồ ghề lên, những trèo leo bây giờ lại thêm cái kéo tay rồng rắn. Anh bạn ban nãy vẫn dắt tay cô bạn trượt chân, ân cần kéo qua những bờ dốc. Tôi nghĩ, có lẽ ngày xưa K Lang cũng chỉ ân cần với Hơbiang thế này. Đỉnh Lang biang gần trong những bàn tay nắm.
Người lái xe Uoát mách trước cùng chúng tôi: "Người đi lên mỏi gối, kẻ đi xuống chồn chân", nhưng nhìn vách núi cuối cùng dựng đứng chúng tôi cũng không khỏi e ngại. Nhưng rồi cả nhóm leo tiếp. Tay bấu vào rễ cây, chân đặt lên những ụ đất được rễ cây giữ lại, cả nhóm trầy trật leo tới đỉnh - Đỉnh tình yêu.
Đỉnh tình yêu không nhiều hoa, không bóng bướm lượn. Đỉnh tình yêu gối đầu lên những thân cây to xù xì, đến chừng như thô ráp, như cánh tay chàng K Lang ngày xưa, không mềm mại nhưng bao giờ cũng vững chãi. Cô bạn nói với tôi về niềm tin, tình yêu có khi chỉ cần có niềm tin, dẫu niềm tin mang theo màu mù quáng. Tôi nhìn về phía thung lũng, nơi những dòng sông trải dài, những cánh đồng hoa màu giang rộng, nơi cuộc sống đang xôn xao ngày đầu năm, những buổi tiệc reo hò đang tiếp diễn... có mấy ai còn giữ cho mình một niềm tin vào tình yêu! Người ta lại kể rằng, dòng Đa Nhim là nước mắt chàng K Lang khi Hơbiang nằm xuống, tôi nghĩ đến những cánh lá ẩm nước trong khu rừng quanh đây, đâu là giọt mồ hôi của K Lang và Hơbiang rơi lại. Có lẽ, những dựng xây của họ ngày xưa đã làm cây cối LangBiang xanh tốt đến bây giờ.
Chúng tôi lại vội vàng quay xuống núi, vì chiều hôm, trả LangBiang lại cho mây chiều và gió lạnh. LangBiang lại hiện ra sừng sững trong mắt giữa mây mờ, tôi muốn kể lại cùng em: Ừ! Đỉnh tình yêu đấy! Nơi lãng đãng, mộng mơ và u mị giăng đầy, nhưng bao giờ cũng vững chãi với thời gian, em có tin không?
Những tiếng thở nghe chừng nặng hơn, những lưng áo ướt hơn vì bước nặng, không vì mây giăng. Những tấm áo màu giờ đây được cởi ra buộc ngang lưng, những túi xách con gái cũng trao tay các anh trai còn đi khỏe, mệt nhọc như thế cũng chia đều. Đường đi mỗi lúc một khó khăn hơn bởi những cành cây, rễ cây đan vồng gồ ghề lên, những trèo leo bây giờ lại thêm cái kéo tay rồng rắn. Anh bạn ban nãy vẫn dắt tay cô bạn trượt chân, ân cần kéo qua những bờ dốc. Tôi nghĩ, có lẽ ngày xưa K Lang cũng chỉ ân cần với Hơbiang thế này. Đỉnh Lang biang gần trong những bàn tay nắm.
Người lái xe Uoát mách trước cùng chúng tôi: "Người đi lên mỏi gối, kẻ đi xuống chồn chân", nhưng nhìn vách núi cuối cùng dựng đứng chúng tôi cũng không khỏi e ngại. Nhưng rồi cả nhóm leo tiếp. Tay bấu vào rễ cây, chân đặt lên những ụ đất được rễ cây giữ lại, cả nhóm trầy trật leo tới đỉnh - Đỉnh tình yêu.
Đỉnh tình yêu không nhiều hoa, không bóng bướm lượn. Đỉnh tình yêu gối đầu lên những thân cây to xù xì, đến chừng như thô ráp, như cánh tay chàng K Lang ngày xưa, không mềm mại nhưng bao giờ cũng vững chãi. Cô bạn nói với tôi về niềm tin, tình yêu có khi chỉ cần có niềm tin, dẫu niềm tin mang theo màu mù quáng. Tôi nhìn về phía thung lũng, nơi những dòng sông trải dài, những cánh đồng hoa màu giang rộng, nơi cuộc sống đang xôn xao ngày đầu năm, những buổi tiệc reo hò đang tiếp diễn... có mấy ai còn giữ cho mình một niềm tin vào tình yêu! Người ta lại kể rằng, dòng Đa Nhim là nước mắt chàng K Lang khi Hơbiang nằm xuống, tôi nghĩ đến những cánh lá ẩm nước trong khu rừng quanh đây, đâu là giọt mồ hôi của K Lang và Hơbiang rơi lại. Có lẽ, những dựng xây của họ ngày xưa đã làm cây cối LangBiang xanh tốt đến bây giờ.
Chúng tôi lại vội vàng quay xuống núi, vì chiều hôm, trả LangBiang lại cho mây chiều và gió lạnh. LangBiang lại hiện ra sừng sững trong mắt giữa mây mờ, tôi muốn kể lại cùng em: Ừ! Đỉnh tình yêu đấy! Nơi lãng đãng, mộng mơ và u mị giăng đầy, nhưng bao giờ cũng vững chãi với thời gian, em có tin không?
Phạm Gyp
Nhớ Tết quê
Bao giờ trở lại miền quê cũ ?
Vui tối Giao thừa, đón Tết quê...
Tình quê trĩu nặng hồn lữ thứ,
Mong ước
trong tôi, một nẻo về.....!!
NM
Tết quê NM
Mỗi khi nghe cơn gió đưa “mùi tết” về, tôi lại nhớ tết ở quê. Quê ở đây là quê ngoại của tôi, cù lao Dung nằm cuối dòng sông Hậu.
Nhớ năm ấy, tôi còn học cấp 2. Khi được nhà trường cho nghỉ tết, cả nhà tôi ngồi mấy lượt đò để về ngoại ăn tết. Ở quê, tết đến, nhà nào cũng gói bánh ít, bánh tét. Nhà ngoại tôi cũng không ngoại lệ. 25 tết, bà ngoại kêu tôi cùng mấy anh em con cậu, con dì bưng thúng đi rọc lá chuối về để 29 tết gói bánh. Bà ngoại dặn: “rọc lá chuối xiêm nghe tụi bây, chứ lá chuối già là gói bánh ăn đắng nghét đó”.Ở ngoại hồi ấy, hầu như bờ nào cũng có trồng chuối xen lẫn với mấy cây khác. Chúng tôi tha hồ rọc lá. Còn mấy dì, mấy mợ thì xúm lại đảo nếp, xay bột. Hồi ấy, cách nay 20 năm, ở quê không có bán bột sẵn như bây giờ. Muốn có bột gói bánh thì phải ngồi xay tay gần một ngày trời bằng cái cối đá nặng trịch. Mấy cậu, mấy dượng thì mài khoai mì quết bánh phồng “lịch phịch”.Ngoại tôi có tới 10 người con. Cháu đông nên ngoại thường hay gói nhiều bánh. Bánh ít gần 400 cái. Còn bánh tét chừng 50 đòn trở lên. Tôi còn nhớ cái ngày nấu bánh, dì Tư với dì Sáu hấp bánh ít ở bếp lò trong nhà, còn mợ Tám và mợ Chín thì nấu bánh tét bên cái chái cặp vách nhà sau.Chái cặp vách nhà sau của ngoại có bộ ván mù u cũ sì. Trên mái chái, lá lợp đã cũ nên có nhiều lỗ dột. Mặt trời rọi xuyên qua những lỗ dột ấy đi thẳng xuống bộ ván mù u. Đường xuyên của ánh nắng mặt trời được làn khói của nồi bánh tét tô điểm giống như những tia sáng của ánh đèn pin. Bà ngoại ngồi trên bộ ván bị tia sáng ấy rọi nóng cả lưng. Bà nhìn lên mái chái nói: “cha chả, ra ngoài ngày phải lo lợp lại cái chái này mới đặng”. Ở quê do đặc thù ruộng rẫy quần quật suốt năm nên đến tết nhiều nhà có những mái chái như vậy cũng đành hẹn ra sau tết mới lợp lại.Ngày 30, sau khi rước ông bà xong, chạng vạng tối, mấy cậu và mấy dượng trải hai manh chiếu nối đầu nhau ở trước hàng ba nhà ngoại. Đốt hai cây đèn dầu để ở hai đầu chiếu. Sau đó dọn ra, nào là ruột heo khìa, dưa kịu, rau cải và mấy chén thịt heo kho hột vịt. Rồi mấy cậu và mấy dượng xúm lại ngồi xoay quanh trên chiếu và nhâm nhi ly đế. Tôi nhớ dượng Năm ưa cải bắp chấm với nước thịt heo kho dữ lắm. Hễ uống xong nửa ly rượu là dượng quấn một miếng lá cải bắp chấm vào chén thịt kho, nhai gậu gậu giòn tan thấy thật là ngon lành.Nhậu một lát “cửng cửng”, cậu Tám tôi đem cây đàn ghi-ta phím lõm (đàn thùng) ra để đàn ca. Cậu Tám tôi, “ba nam, sáu bắc, bảy bài” trong đờn ca tài tử cậu bấm cũng được bộn. Vậy là cậu Tám đàn, mấy dượng thay nhau hát. Mấy dì, mấy mợ nghe một hồi cũng nổi hứng giơ tay xin hát. Dì, mợ tôi ca thường lỗi nhịp. Nhưng không sao, cậu Tám bấm song loan nghe “chát chát”. Đang đàn ca hào hứng, bỗng tim đèn lụn dần, thì ra nó hết dầu. Mọi người đành phải ngưng lại chờ châm dầu rồi mới chơi tiếp. Cuộc chơi hào hứng cho tới khuya vẫn không chán. Đám con nít chúng tôi ngày ấy, nghe đàn ca tài tử cũng khoái nên đến giờ giao thừa mà chưa buồn ngủ.Cù lao Dung giờ đây đã thay đổi nhiều. Điện về rực sáng một vùng quê. Giao thông đã rộng mở, đường về quê ngoại không còn xa xôi nữa. Thế nhưng những cái tết nhà ngoại lại buồn hơn xưa. Con cháu mỗi người do có một đặc thù công việc riêng nên có người đến tết cũng không thể về chung vui cùng ngoại được.Ngoại giờ đã già lụm cụm. Tết rồi tôi về quê, thấy mắt ngoại buồn mà tôi cũng buồn lây. Hình ảnh mọi người rộn rịp đảo nếp, xay bột, quết bánh phồng cũng không còn. Mợ Út tôi mua bột chợ về gói mớ bánh ít để cúng ông bà cho có tục ngày tết mà thôi. Đêm 30, tôi xem một số chương trình trực tiếp ca múa nhạc trên ti vi mà lòng lại nhớ da diết hình ảnh dì dượng, cậu mợ xúm xít ngồi bên hai cây đèn dầu đàn ca tài tử đón giao thừa năm xưa.Năm xưa -tết xưa đã hằn sâu trong kí ức tôi và chắc có lẽ cũng trong đôi mắt sâu của ngoại. Vì vậy, mỗi khi nghe cơn gió đưa “mùi tết” về, tôi lại nhớ tết xưa.
ĐỖ NGỌC DIỆP (Sóc Trăng)
Quả cau nho nhỏ, lá trầu xanh,
Không chỉ se duyên nàng với anh....
Lễ vật trên mâm dâng cúng Tết,
Bao nhiêu mong ước ắt viên thành
Lễ vật trên mâm dâng cúng Tết,
Bao nhiêu mong ước ắt viên thành
NM
Chợ quê ngày áp Tết, nhớ !
Ngày ấy, chợ quê tôi còn nghèo lắm, hàng
hóa không nhiều như bây giờ, nhưng cũng rất nhiều thứ đặc sắc. Nhất là
những phiên chợ Tết. Bên cạnh những hàng bán thực phẩm phục vụ Tết như
thịt lợn, gà, vịt, măng, miến... còn tràn ngập là những dãy chuyên chỉ
bán chuối xanh, bưởi vàng dành cúng tổ tiên.
Chợ quê giờ đã trở nên sầm uất hơn
Quả thực, không có màu sắc nào hài hoà, tôn vinh lẫn nhau như cái xanh đậm của chuối xanh và vàng ươm của bưởi chín. Ngoài ra còn có những chùm quất, quýt, rực rỡ. Cùng tham gia trong mâm ngũ quả còn có những trái phật thủ, trái trứng gà chen chúc trong những chiếc thúng, chiếc rổ lớn của những bác nông dân. Hoa trái, còn nguyên cả cành lá ướt đẫm sương đêm.
Bao giờ cũng thế, sau khi ngắm chán chê thỏa thích, tôi thường năn nỉ mẹ mua cho một bức tranh Đông Hồ của một chị phụ nữ đứng bán trong góc nhỏ nơi cuối chợ. Năm gì, mẹ tôi lại mua tranh có con vật đó. Năm con trâu thì mẹ tôi mua bức tranh có chú nghé hoa và cậu bé đang thổi sáo, năm Dậu thì mẹ lại mua bức tranh có mẹ con đàn gà, năm Tý thì mẹ lại mua bức tranh đám cưới chuột, năm Mão mẹ mua bức tranh có chú mèo mun... Thế nên, sau nhiều năm, nhà tôi đã có một bộ “sưu tập tranh” về các con giáp.
Trong những buổi chợ phiên áp Tết, còn một thứ tôi vô cùng thích thú, ấy là những con vật tò he của một cụ già râu tóc trắng như cước. Chỉ với mấy cục bột màu, đôi tay tài hoa cụ cho ra đời những nhân vật cực kỳ sinh động. Đó có thể là những con giống ngộ nghĩnh, những chú Tễu trong tích chèo cổ, những Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới sống động linh hoạt trong truyện Tây Du, những bông hoa e ấp như vừa hái từ trên cành xuống...
Bao giờ cũng thế, chợ Tết thu hút một lượng lớn những người tham gia mua bán. Quanh năm vất vả cùng đồng ruộng, bà con nông dân ai cũng muốn đi chợ Tết để chơi chợ, mua sắm cho gia đình và bản thân. Các mẹ các chị sau khi mua sắm những lá dong xanh, bánh mứt, rượu màu, bao giờ cũng không quên ghé lại cô hàng xén để mua vài thứ nho nhỏ xinh xinh cho mình. Và tất nhiên những ngày Tết, không ai lại có thể quên được hàng trầu cau của mẹ tôi. Người Việt ta thường có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” và trong lễ vật cúng tổ tiên thì không bao giờ vắng mặt được quả cau lá trầu cùng nén hương trầm thơm ngát.
Vì thế, những ngày này, gánh hàng của mẹ tôi thường bận tíu tít. Nhưng không vì thế mà mẹ quên không sắm cho tôi bộ quần áo mới. Quả thực không có gì hạnh phúc hơn những ngày xuân được xúng xính trong bộ áo quần mới, được mừng tuổi, ăn bánh kẹo... Với những niềm vui con trẻ ấy, hồi đó tôi cứ hằng mong Tết đến thật nhanh, thật nhanh và đi thật chậm, thật chậm mà có đến 2, 3 cái Tết, như vậy thì thật thích, mà chẳng hề hay rằng Tết là cả một nỗi niềm lo lắng đối với bố mẹ mình.
Tuy vất vả thiếu thốn quanh năm nhưng Tết nào gia đình tôi cũng đầy đủ nào “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Và bao giờ cũng thế, vào sáng mùng 2 Tết, mẹ tôi lại dậy sớm đi chợ ở làng bên để “mở hàng”. Ở đó, đã có rất nhiều người đến thật sớm để bán hàng lấy may. Hàng bán chủ yếu là bỏng nếp và muối.
Những người dân quê tôi cũng như biết bao người dân đất Việt khác, lúc nào cũng thuộc lòng câu nói của ông cha ta: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Vì thế, sau khi mua về những gói muối, gói bỏng xinh xinh được mẹ tôi trân trọng đặt lên bàn thờ tổ tiên, mong các cụ phù hộ cho con cháu năm mới làm ăn phát đạt. Để rồi từ ngày hôm sau, phiên chợ quê tôi lại bắt đầu nhộn nhịp với những gánh gồng kĩu kịt.
Đã nhiều năm qua đi, những dấu ấn xưa cũ đã mờ phai trên nếp chợ quê tôi. Giờ đây, gánh trầu cau của mẹ tôi đã không đắt hàng như xưa nữa bởi lẽ đã ít đi người thích ăn trầu. Chợ quê giờ đây đã trở nên sầm uất, nhưng mãi trong đó, bản sắc văn hoá dân tộc không thể mờ phai vì bởi cốt cách thuần hậu của người nông dân đã tạo dựng lên nó. Vẫn những người dân hai sương một nắng, vẫn những món hàng quê mùa giản dị, vẫn cách mua bán hà tiện, chắt chiu mà xiết bao thân thuộc dấu yêu...
Quả thực, không có màu sắc nào hài hoà, tôn vinh lẫn nhau như cái xanh đậm của chuối xanh và vàng ươm của bưởi chín. Ngoài ra còn có những chùm quất, quýt, rực rỡ. Cùng tham gia trong mâm ngũ quả còn có những trái phật thủ, trái trứng gà chen chúc trong những chiếc thúng, chiếc rổ lớn của những bác nông dân. Hoa trái, còn nguyên cả cành lá ướt đẫm sương đêm.
Bao giờ cũng thế, sau khi ngắm chán chê thỏa thích, tôi thường năn nỉ mẹ mua cho một bức tranh Đông Hồ của một chị phụ nữ đứng bán trong góc nhỏ nơi cuối chợ. Năm gì, mẹ tôi lại mua tranh có con vật đó. Năm con trâu thì mẹ tôi mua bức tranh có chú nghé hoa và cậu bé đang thổi sáo, năm Dậu thì mẹ lại mua bức tranh có mẹ con đàn gà, năm Tý thì mẹ lại mua bức tranh đám cưới chuột, năm Mão mẹ mua bức tranh có chú mèo mun... Thế nên, sau nhiều năm, nhà tôi đã có một bộ “sưu tập tranh” về các con giáp.
Trong những buổi chợ phiên áp Tết, còn một thứ tôi vô cùng thích thú, ấy là những con vật tò he của một cụ già râu tóc trắng như cước. Chỉ với mấy cục bột màu, đôi tay tài hoa cụ cho ra đời những nhân vật cực kỳ sinh động. Đó có thể là những con giống ngộ nghĩnh, những chú Tễu trong tích chèo cổ, những Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới sống động linh hoạt trong truyện Tây Du, những bông hoa e ấp như vừa hái từ trên cành xuống...
Bao giờ cũng thế, chợ Tết thu hút một lượng lớn những người tham gia mua bán. Quanh năm vất vả cùng đồng ruộng, bà con nông dân ai cũng muốn đi chợ Tết để chơi chợ, mua sắm cho gia đình và bản thân. Các mẹ các chị sau khi mua sắm những lá dong xanh, bánh mứt, rượu màu, bao giờ cũng không quên ghé lại cô hàng xén để mua vài thứ nho nhỏ xinh xinh cho mình. Và tất nhiên những ngày Tết, không ai lại có thể quên được hàng trầu cau của mẹ tôi. Người Việt ta thường có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” và trong lễ vật cúng tổ tiên thì không bao giờ vắng mặt được quả cau lá trầu cùng nén hương trầm thơm ngát.
Vì thế, những ngày này, gánh hàng của mẹ tôi thường bận tíu tít. Nhưng không vì thế mà mẹ quên không sắm cho tôi bộ quần áo mới. Quả thực không có gì hạnh phúc hơn những ngày xuân được xúng xính trong bộ áo quần mới, được mừng tuổi, ăn bánh kẹo... Với những niềm vui con trẻ ấy, hồi đó tôi cứ hằng mong Tết đến thật nhanh, thật nhanh và đi thật chậm, thật chậm mà có đến 2, 3 cái Tết, như vậy thì thật thích, mà chẳng hề hay rằng Tết là cả một nỗi niềm lo lắng đối với bố mẹ mình.
Tuy vất vả thiếu thốn quanh năm nhưng Tết nào gia đình tôi cũng đầy đủ nào “bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Và bao giờ cũng thế, vào sáng mùng 2 Tết, mẹ tôi lại dậy sớm đi chợ ở làng bên để “mở hàng”. Ở đó, đã có rất nhiều người đến thật sớm để bán hàng lấy may. Hàng bán chủ yếu là bỏng nếp và muối.
Những người dân quê tôi cũng như biết bao người dân đất Việt khác, lúc nào cũng thuộc lòng câu nói của ông cha ta: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Vì thế, sau khi mua về những gói muối, gói bỏng xinh xinh được mẹ tôi trân trọng đặt lên bàn thờ tổ tiên, mong các cụ phù hộ cho con cháu năm mới làm ăn phát đạt. Để rồi từ ngày hôm sau, phiên chợ quê tôi lại bắt đầu nhộn nhịp với những gánh gồng kĩu kịt.
Đã nhiều năm qua đi, những dấu ấn xưa cũ đã mờ phai trên nếp chợ quê tôi. Giờ đây, gánh trầu cau của mẹ tôi đã không đắt hàng như xưa nữa bởi lẽ đã ít đi người thích ăn trầu. Chợ quê giờ đây đã trở nên sầm uất, nhưng mãi trong đó, bản sắc văn hoá dân tộc không thể mờ phai vì bởi cốt cách thuần hậu của người nông dân đã tạo dựng lên nó. Vẫn những người dân hai sương một nắng, vẫn những món hàng quê mùa giản dị, vẫn cách mua bán hà tiện, chắt chiu mà xiết bao thân thuộc dấu yêu...
Đại đoàn kết
Xuân Về Non Cao Đành tôi chân mỏi non cao
Rừng lồ ô dậy tiếng gào châu thân
Buồn em ngõ hạnh phân vân
Dẫu nguyên sơ cũng trầm luân cuối trời
Phan Thái Yên Minh
Xuân Về Non Cao
Người đàn bà ngồi đọc lại trang thư vừa viết rồi gấp bỏ vào phong bì. Nhìn bao thư khép hờ chưa đề tên người nhận, chị lưỡng lự trong giây lát rồi với tay xé trang giấy mới viết mấy giòng ngắn ngủi.
Buổi chiều hai mươi bảy Tết thả vệt nắng dài xuống hiên nhà nằm vàng vọt bên chậu cúc vừa nở hoa. Ngôi nhà tập thể giáo viên cũng vắng lặng như buổi chiều cuối năm. Giáo viên đã bỏ về nhà nghỉ Tết từ trưa chỉ còn lại nàng và cô bạn giáo viên trẻ đang ngủ ở góc phòng. Cọng nắng tò mò nhảy chuyền qua cửa sổ xoi bói lung lay trên khoảng thân thể lả lơi giấc nồng thiếu nữ. Người đàn bà bước ra trước hiên nhà nhìn về phía con suối ẩn khuất sau rừng cây dưới chân đồi. Rặng xoài thẳng tắp dọc theo con dốc bụi đỏ đưa nàng về gần lại với tiếng suối thở than quen thuộc. Dốc Tình Xanh - cô bạn trẻ đã lãng mạng đặt tên cho quãng dốc cheo leo xanh bóng lá. Người đàn bà buông nụ cười bâng quơ khi chợt bắt gặp mình đưa tay vuốt tóc làm duyên lúc chậm bước qua chòm cây xum xuê đầu con dốc. Không lâu sau ngày khai trường, một nhóm sĩ quan cải tạo miền Nam đi lao động xa trại đã cắm lều võng dưới bóng mát hàng xoài làm chỗ trú tạm sau lúc ở rẩy về. Những người sĩ quan trẻ tuy gầy ốm tiều tụy vẫn còn dáng vẻ thành phố của những ngày hào hoa cũ. Con suối vui lên mấy ngày họ ở lại đây. Rồi thôi. Nhóm người cải tạo đến đi bất chợt trong im lìm chịu đựng dưới họng súng canh chừng của gã vệ binh. Bóng dáng người sĩ quan tù binh ngồi bên bờ suối, đôi mắt im sửng chìm sâu trong chiều, đã rạng lên trong trí tưởng nàng cơn nắng kỷ niệm hiếm hoi.
Từng chiều bên suối và biết bao lần thức giấc giữa đêm tâm sự đã giúp hai cô giáo thân nhau như chị em. Có lần nhìn người đàn bà ngồi trên ghềnh đá buồn bã soi bóng mình xuống dòng suối cô bạn trẻ đã tìm lời an ủi.
- Sắp đám cưới rồi mà sao dáng chị ngồi buồn như một người chinh phụ. Chị thấy em không? Hơn hai năm nay không biết tin anh ấy sống chết ra sao mà em vẫn sống vui với hy vọng.
- Sắp đám cưới mới buồn đó. Có người yêu cho dù đang ở trong trại cải tạo hay đi xa để đợi chờ, hy vọng, thì vẫn hạnh phúc hơn là sẽ phải sống với người mình không ưa. Tình yêu không cần phải sòng phẳng. Khi yêu chúng ta có thể hy sinh cả đời mình, ngay cả sự chia xa, mà vẫn thấy hạnh phúc.
Cô gái trút bỏ áo quần trầm mình xuống dòng suối mát lạnh. Đôi chân thuôn dài và cặp vu sơn thanh thoát xuân thì lồng lộng trong bóng nước. Cô tát nước về phía bạn mình.
- Cho em xin đi bà triết gia của tình yêu. Dòng suối mát nầy là nguồn hy vọng của em. Trầm mình vào nước mát hy vọng sẽ trở thành nguồn sống. Dừng lại bên bờ chúng ta chỉ còn có nỗi buồn.
- Chưa biết ai là triết gia. Thôi lên mặc áo quần vào đi, lỡ có người thấy thì chỉ còn nước bỏ xứ mà đi.
Cô gái bơi về phía phiến đá, khều chân bạn.
- Chị Minh, trong nhóm sĩ quan cải tạo chị lựa ông nào ?
- Ông Hải Quân!
- Không được đâu, em xí ông đó rồi. Ờ, mà tại sao chị lựa ông Hải Quân?
- Tại ổng hát hay. Mi còn nhớ ổng nằm trên phiến đá này hát nhạc Trịnh công Sơn? Lúc hai chị em mình đi xuống, ổng không hay biết gì cứ tiếp tục trình diễn văn nghệ. Ổng hát bài Biển Nhớ hay quá trời.
Cô bạn trẻ cười vang. Tiếng cười lẫn theo tiếng suối reo, trôi xa rồi êm đềm chìm lắng trong bóng chiều tà.
Người đàn bà đứng nhìn dòng suối thân thuộc, trầm xa tiếng buồn muôn thủa. Nàng nghĩ tới cô học trò tỉnh nhỏ về trường Trưng Vương mấy năm cuối trung học. Những giờ nghỉ ngồi một mình trong góc vườn cuối Thảo Cầm Viên thả hồn theo từng cơn mộng viển vông. Rồi một chiều... Tiếng giày bước khẽ của chàng Sinh Viên Sĩ Quan Hải Quân làm chao động cánh bướm ươm mơ. Lòng cô học trò chưa kịp thẹn thùng đã choáng ngợp tình cảm lạ lẫm làm nóng bừng đôi má. Chiếc ghế đá cuối công viên đã trở thành nơi hẹn hò không hề ước hẹn. Cô học trò ngồi lơ đãng học bài chờ bước chân quen. Người thanh niên học làm lính thoáng đến như một động hờ. Anh không nói đến mộng hải hồ sông nước nhưng rất nhiều về thành phố phải bỏ đi xa. Giọng nói nhỏ nhẹ miền Trung vẽ lên hình ảnh nên thơ của chiếc cầu nối hai bờ phố và dòng sông lênh đênh tiếng mái chèo khua nước chao động trăng vàng. Rồi người lính chào từ giã để đi học xa. Nụ hôn đầu đời đến với nàng trong buổi chiều tiễn biệt. Đôi môi khép hờ run rẩy như cánh lá. Cô học trò vẫn ngồi một mình, chờ đợi bâng khuâng. Ghế đá bơ vơ mà bước chân quen thì đã phương trời.
Sau mùa xuân năm bảy lăm, cô bỏ dở năm cuối Đại học về lại Phước Bình để giúp đỡ gia đình. Hàng ngày cô an phận, đạp xe hơn mười cây số đi về, dạy học kiếm sống. Thời thế đảo điên nên ai cũng im lặng cúi đầu mong được an thân. Gia đình cô buôn bán ở thị xã bị chính quyền cách mạng kiểm kê vì thuộc diện tư sản. Suốt một đời kinh doanh khó nhọc chỉ trong phút chốc trở thành trắng tay. Cha cô vì quá buồn bực đã nhuốm bệnh. Cảnh nhà lại càng thêm khốn đốn. Trong thị xã có một y sĩ bộ đội muốn được lòng cô nên đã tìm cách giúp đỡ. Một phần nhỏ tài sản chính quyền trả lại chỉ vừa đủ để mua thuốc chợ đen chữa chạy cho cha. Gã y tá kháng chiến có trình độ giáo dục cấp một, đi tập kết lâu năm, đã được đề bạt lên tới chức y sĩ. Những bụm thuốc ký ninh bộ đội đắng nghét chỉ càng làm thân thể cha thêm đuối mệt nhưng ông y sĩ thì đã trở thành người ơn. Cô và bà mẹ đã khóc nhiều, ngày ông y sĩ đến dạm hỏi cô làm vợ. Nghĩ đến cảnh nhà và thương cha, cô đành phải gật đầu nhưng tìm mọi cách để đình hoãn ngày cưới. Hơn một năm nay, viện lẽ trường dạy quá xa, cô đã ở lại nhà giáo viên tập thể, thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Gần đây người cha cho biết ra Giêng cô sẽ phải làm đám cưới.
Trưa nay nhìn nhóm giáo viên hối hả thu dọn về quê ăn Tết, người đàn bà buồn bã bỏ vào phòng ngồi khóc một mình. Những ngày Tết sắp đến là thời điểm đánh dấu sự mất mát lớn lao của số phận mà nàng biết sẽ không thể nào cầm giữ được nữa. Nàng quay quắt với ước muốn làm được điều gì đó cho thời yêu thương cũ có thướt tha bóng dáng cô học trò Trưng Vương đầy ắp mộng mơ. Nàng muốn sống cho trọn vẹn với giấc mơ cuối đời mình. Có cần gì cho thời sắp chết - sống với người không yêu, liên hệ với chế độ đã làm biết bao người thân điêu đứng. Người đàn bà ôm mặt che giấu dòng lệ lẻ loi.
Nắng chiều nhuộm vàng lên đỉnh rừng cây bên kia đồi. Náu mình sau rừng cây, dòng suối len lỏi quanh co theo dãy ghềnh đá cheo leo cất tiếng gọi mời. Người đàn bà dừng lại bên bờ suối trút bỏ mớ trang y phiền toái rồi trầm mình vào làn nước mát. Từng con sóng nhỏ lao xao vỗ vào bờ thân xác như hàng trăm ngón tay ân cần mơn trớn. Dòng nước trở thành chỗ trọ an toàn cho cơn xúc động làm hồng da thịt và cuốn trôi đi nỗi buồn đã không còn cần thiết. Nàng ngửa mặt nhìn trời buông trôi thân mình theo con nước mơn man.
Phương
Tia nắng ấm đọng trên gò má làm cô gái tỉnh ngủ. Nàng ngồi bật dậy hoảng hốt với cảm giác như đang khỏa thân trước đôi mắt lạ. Chiếc màn vải mở toang lay động theo cơn gió nhẹ thổi luồng vào nhà từ khung cửa mỡ. Nàng ôm ngực hoàn hồn, ngượng ngùng trở về với thực tế. Mới đó mà đã hai mươi bảy Tết. Ngoại trừ chị bạn ở Phước Bình, những giáo viên khác trong nhóm đã khăn gói đạp xe về nhà ăn Tết.
Cô gái biếng lười nằm rướn người tiếc rẻ cơn mơ còn hâm hấp trong thân thể. Giấc mơ quá gần và rõ ràng như nỗi nhớ quắt quay.Cánh tay ghì xiết khuôn mặt người yêu lên khoang ngực căng phồng khát vọng. Ngọn khải triều trào cuốn mở toang dòng hạ lưu ăm ắp phù sa. Nàng nhắm mắt ước ao được về lại với giấc ngủ cho trọn vẹn cơn cảm giác nửa vời. Chỉ trong giấc ngủ nàng mới có thể sống hết cho ước vọng của mình. Với đôi con ngươi mở lớn tất cả chỉ là thực tại buồn thiu. Trong mơ nàng đã băng ngàn vượt suối lén thăm người yêu trong một trại tù. Đôi tình nhân ôm nhau trong vòng tay quay quắt ân tình. Chỉ là giấc mơ nhưng cơn sốt thân xác và cảm giác rần chạy trong từng mạch máu thì quá thiệt thà. Phải chi chàng đã không bỏ đi xa. Phải chi chàng là người tù cải tạo trong một góc núi nào đó trên đất nước này để nàng được làm kẻ băng ngàn. Nàng tự trách mình buồn nhớ người yêu mà không thể nào mường tượng ra được nơi chàng đang sống. Một nghìn trùng nào đó. Nàng lo sợ nghĩ tới ngày cô đơn nhất của đời mình khi nơi chốn cuối cùng trong tâm tưởng ấy cũng tuột khuất khỏi tầm mong nhớ.
Cô gái nằm yên lắng nghe tiếng mình thở dài trong buổi chiều cuối năm im vắng thinh không. Tiếng thở phân vân quyện lời suối tự trầm vọng lên từ phía dưới chân đồi nghe xa lắc như tiếng buồn kỷ niệm.
Ngôi biệt thự nhỏ kín đáo sau vách tường cao ở cuối đường Trần hoàng Quân. Cô bé tóc bím áo đầm xanh đứng nép bên mẹ trên sân thượng đón Bố về sau chuyến hành quân xa. Bé nhón gót ló đầu khỏi dãy lan can vẫy tay reo mừng. Cô gái lớn lên theo từng chuyến trở về bình an của Bố. Ánh mắt lo âu của Mẹ khi theo dõi bản tin chiến sự vội trở thành nụ cười vỗ về con gái. Chiến tranh đối với nàng là chiếc xe jeep đầy bụi cao nguyên, là cánh tay chào rắn chắc của sĩ quan dưới quyền và ánh mắt nhìn uy nghi của Bố. Và đôi khi, bóng dáng những chàng sĩ quan trẻ tuổi thời thượng hào hoa làm rộn lòng chiều dạo phố. Cuộc sống trong thành phố êm đềm như con đường đi học. Hàng cây kiền kiền cao vời thả bóng mát theo suốt bước chân cô gái và bạn bè trên đường đến trường. Ngọt chua miếng ổi miếng me, rộn rã tiếng cười.
Những ngày gần Tết năm bảy lăm. Bước chân cô sinh viên chưa kịp quen với sân trường cuối đường Duy Tân đã sẹ bước vào con đường tình đầu đời con gái. Tiếng sỏi trước sân nhà rộn ràng bước đi vụng trộm. Người lính Thượng già, ông Đại Tá sai phái từ Phước Long về làm việc nhà, im lặng mở cánh cửa sắt thả cánh chim chuyền bay vào lòng phố đêm xôn xao hò hẹn. Căn phòng trong khu vãng lai của người sĩ quan Không Quân bề bộn đến dễ thương. Tiếng máy bay phản lực hung hãn gầm thét từng hồi xé rách màn đêm. Cô gái nhón gót chân hồng để lòng kịp cao theo từng nụ hôn nồng ấm. Đêm cuối năm dài đến vô cùng cuộc trao thân khơi mở dòng suối đam mê.
Chương cuối cùng của cuộc chiến tranh mở ra khúc quanh không ngờ. Sinh thể miền Nam giẫy giụa trong cơn hấp hối ngắn ngủi mùa Xuân năm bảy lăm. Bố không về ăn Tết. Bố ở lại tử thủ Phước Long. Lịch sử của mùa hè năm bảy hai đã không thể lặp lại được. Những ngày cuối tháng Tư, Mẹ bơ phờ hốt hoảng giữa những cơn khóc ngất tính toan. Mẹ quyết định ở lại để mong được sum họp với Bố. Người yêu nàng thì đã theo đơn vị bay ra biển không kịp lời từ giã.
Lòng căm thù giai cấp của những người cuồng tín đã bắt hàng ngàn sĩ quan miền Nam vào những trại tù lao động trên khắp cùng đất nước. Gia đình nàng cùng hàng vạn người dân thành phố thì bị lùa đến những vùng đất rừng rú. Không lâu sau khi về sống ở khu kinh tế mới Bù Gia Mập, Mẹ và mấy chị em nàng được tin Bố đã bị chuyển đi cải tạo tận miền Bắc. Tội nghiệp Mẹ đành phải ôm mối thất vọng không được gặp chồng. Bàn tay nhỏ nhắn mềm mại của Mẹ đã sạm đen cháy nắng vì phải làm công việc nặng nhọc không quen để đùm bọc con cái. Từ hơn một năm nay nàng xin được chỗ dạy học chỉ cách nhà vài cây số. Mẹ khuyến khích nàng vào sống ở nhà giáo viên tập thể để tránh xa những tên thanh niên xung phong, công an dốt nát hẹp hòi. Ngoài những ngày cuối tuần về nhà giúp đỡ Mẹ, cuộc sống giáo viên thư thả càng khiến nàng nhớ nhiều đến Bố đang gian nan trong một trại tù nào đó trên vùng thượng du Bắc Việt.
Cô gái vươn vai ngồi dậy nhìn quanh ngôi nhà vắng lặng. Chị bạn không còn ngồi ở bàn viết. Từ mấy tháng nay, càng gần đến ngày cưới chị Minh càng buồn hơn. Ông y sĩ bộ đội luống tuổi và cũng là người ơn trong gia đình đã dạm hỏi chị làm vợ. Vì muốn giúp gia đình được yên thân giữa thời buổi tai ương chị đã nhận lời nhưng cố trì hoãn đám cưới từ hơn một năm nay. Buổi trưa nhìn bạn ngồi khóc một mình trong khi nhóm giáo viên đang lục đục thu xếp hành trang để về nhà ăn Tết nàng đã an ủi bạn và gợi ý hai chị em ở lại qua đêm để tâm sự.
Mặt bàn viết trơ trọi vệt nắng chiều nằm lỡ làng trên phong thư khép hờ và trang giấy có hàng chữ viết vội. Con quỷ Phương, Con gái gì mà ăn ngủ vô duyên quá. Đọc thư đi rồi xuống suối cho ta biết ý kiến của mi. Minh. Người đàn bà nhớ lại giấc mơ ngày, ngượng ngùng mở phong thư. Trang giấy bắt đầu bằng ba chữ Ông Hải Quân.
Chậu cúc chị Minh trồng từ đầu thu đã nở bông. Mấy nụ hoa vàng nhỏ nhắn lay động mong manh trong nắng muộn. Cô gái múc nước trong lu tưới lên bụi hoa. Những giọt nước hiếm hoi tan biến nhanh vào chậu đất khô nứt, khát khao chờ đợi cơn mưa không hề đến. Nàng vuốt mái tóc rối, nghiêng nhìn khoảng bóng mát ở đầu con dốc, nơi nhóm tù cải tạo đã tình cờ ở lại vài ngày ngắn ngủi dạo đầu thu. Mấy chiếc võng vải dù treo quanh bếp lửa cơ hàn. Bữa cơm muộn. Ánh lửa lắt lay soi vết hằn trên mặt người hốc hác. Cơn mưa đêm bất chợt. Bóng người co ro nép vào nhau dưới tàng cây. Họ chuyền nhau điếu thuốc cho ấm tâm hồn đang nhuốm lạnh. Đôi mắt thành phố làm cuống quít chân ai trên dốc núi bụi đỏ mà ngỡ phố chiều .
Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về...
Tiếng hát buồn thả buông theo dòng nước lung linh vạt nắng xanh mơ hồ kỷ niệm. Những người lính tù lặng lẽ đến rồi đi. Mỗi lần nhìn khoảng sân vắng, lòng nàng lại bâng khuâng nỗi xao xuyến lạ kỳ. Nàng cảm thấy gần gũi với những người cùng hàng ngũ và cảnh ngộ với Bố. Hình như những cảm nghĩ ấm lòng đó đã giúp nàng nguôi ngoai nỗi thương nhớ người yêu đã nghìn trùng xa cách.
Cô gái đọc lại tờ thư bạn viết, lòng miên man nghĩ về buổi chiều đầu thu nắng đẹp hiếm hoi bên bờ suối. Những cảnh đời luân lạc gặp gỡ nhau trên bước tình cờ. Câu chuyện nổ ran về những ngày phố xá cũ giờ chỉ còn trong kỷ niệm. Ông Hải Quân - người lính tù có nụ cười hiền và lối nói chuyện có duyên đã là đề tài tâm sự thâu đêm cho hai cô bạn gái. Đôi mắt chị Minh ngời vui mỗi lần nhắc lại chuyện anh chàng Sinh Viên Sĩ Quan những ngày Trưng Vương cũ. Sâu lắng trong hồn chị là hình ảnh cô học trò nhỏ ngồi lặng lẽ trong góc vườn cuối Thảo Cầm Viên. Chị vẫn ngồi đó, từ lâu lắm, cô đơn như chiếc ghế đá trong góc vườn mộng ảo mong manh. Đã qua rồi thời mong chờ. Chị Minh ơi, hãy đứng dậy tìm sống lại thời yêu thương cũ, cho mình, cho cô học trò mơ mộng ngày nào. Như chị đang trải lòng mình ra trên trang giấy, chẳng che đậy ngại ngùng.
Người tù binh
Trời đã quá trưa. Nắng cuối năm chênh chếch trước hiên bệnh xá soi tràn ánh sáng vào tận bên trong ngôi nhà vách đất mái lợp lá trung quân. Từ làng Phước Thành vào, khu bệnh xá nằm bên cạnh ngã ba đi Bù Gia Mập và tỉnh lộ 10 trên đường vào trại.
Người bạn bác sĩ cải tạo dập bớt lửa trong bếp, vỗ vai hắn dặn dò.
- Đừng để lửa cao quá, nước thuốc bị kẹo lại thì khó uống. Qùa Tết của bệnh xá cho mầy đó. Nam sâm sắc với hà thủ ô và rể tranh nguyên chất. Uống vào thì hết biết luôn.
Hắn bồn chồn nhìn về phía làng Phước Thành, lo âu.
- Hy vọng đừng có thằng vệ binh nào ở ngoài Trung Đoàn quá giang xe đò về. Bể mánh, vừa mất ăn Tết lại phải ngồi tù mấy ngày thì oải lắm.
- Không sao đâu, thân nhân đi thăm nuôi lén hà rầm. Mầy lại có chuyên gia thăm nuôi Đắc lo việc đưa đón thì hết sẩy rồi. Thôi, tao về trại. Mẹ! Ở tù, đi nằm bệnh viện chui mà có em gái hậu phương vào thăm... Thằng này thiệt là đẻ bọc điều!...
Bác sĩ Lãng quảy chiếc bao cát đựng đầy bánh mì lát phơi khô lên vai, tay cầm hủ nước mắm mỡ hành.
- Đừng để mấy thằng vệ binh bên khu bệnh xá bộ đội thấy họ. Kẹt lắm thì nói mấy cổ là thân nhân đi thăm nuôi bị lỡ đường. Còn mầy thì đừng quên là đang bị sốt rét. Có người hỏi thì nhớ trùm mền cho kín, nói là tao đi đào thuốc Nam.
Con lộ về trại vắng ngắt. Người sĩ quan quân y chậm bước trên con dốc bụi đỏ. Lãng đội cái nón lá làm lấy vụng về, bao cát lắc lư trên vai, trông xa như gả cái bang trong truyện Kim Dung.
Không chờ đợi nhưng bạn tù quanh hắn ai cũng vui vì Tết sắp đến. Họ vui vì sắp được nghỉ ba ngày lao động. Ngủ cho đã. Khâu vá lại mấy manh áo quần rách nát. Ngồi nhâm nhi ly cà phê gạo rang. Hoặc chỉ ngồi mà không cần phải làm gì. Người được vệ binh giảm chỉ tiêu cho về trại sớm vì có thân nhân vào thăm, mặt mày hớn hở như đứa trẻ được quà. Mấy cái lều cỏ dựng vội bên mép rừng để nghỉ lưng sau bữa cơm trưa đã trở thành nơi hẹn hò lý tưởng cho những người đi thăm nuôi lén. Một bạn tù ở cùng láng, buổi trưa vợ lên thăm, tối ngồi trầm ngâm hút thuốc có vẻ buồn. Hỏi thăm mãi bạn mới tâm sự.
- Trước khi làm ăn, bả mở xách lấy đưa cho tao cái áo mưa. Đương lúc lên cơn không để ý, giờ ngồi nghĩ lại rầu thấy mẹ.
- Mầy khéo lo chuyện bao đồng. Phải tin nhau thì mới sống vui được. Thời buổi này, sinh kế khó khăn, lở phải lo thêm chuyện chửa đẻ thì mệt lắm.
Thằng bạn tù rít sâu hơi thuốc lào, phả khói, đăm chiêu thở dài.
- Tao cũng hy vọng chỉ đơn giản vậy thôi.
Những sớm mai cuối năm bơ phờ giọt sương mất ngủ đọng long lanh trên cây cỏ làm đẫm ướt bước chân trên đường ra rẫy. Bạn tù chuyền nhau hơi thuốc, trao đổi câu chuyện đùa bỡn để đôi chân quên đi con dốc dài và chỉ tiêu lao động nặng nề. Tết như một thời điểm để tự trấn an mình bằng những ước vọng lớn nhỏ ấm lòng. Hi vọng năm mới được trở về. Hi vọng mấy ngày Tết được nghỉ ngơi tấm thân mòn mỏi. Vậy mà từ hai hôm nay hắn như người mất hồn. Từ lúc Đắc lấm lét đưa cho hắn bức thư niêm kín, không đề tên người gởi.
- Cô giáo tên Phương ở Phước Bình năn nỉ nhờ tao bằng mọi cách đưa thư tận tay mày. Cổ nhắn là chiều ba mươi Tết, cô giáo Minh sẽ cùng vào thăm.
Người bạn tù nhìn hắn, cười đểu.
- Tao nghe cô giáo nói sẽ vào trại bằng chuyến xe trễ là cặp mắt tao sáng rỡ giùm cho mầy liền. Tao đã tình nguyện hẹn đón hai người ở làng Phước Thành. Địa điểm “khách sạn” thì tùy mày quyết định.
Hắn mở bao thư, mường tượng nhớ tới hai cô giáo hiền lành đã gặp trong thời gian lao động xa trại mấy tháng trước. Đọc qua bức thư cô giáo Minh gởi, lần đầu tiên, hắn dụi mắt không ngờ tới tình cảm ước mơ người đàn bà phơi trải trên trang giấy. Hắn đọc đi đọc lại bức thư, lòng càng bồi hồi xúc động vì sự thiết tha trung thực người đàn đang muốn sống trọn vẹn cho mình. Giấc mơ thời thanh xuân như liều thuốc quý giúp nàng sống hạnh phúc với sự đợi chờ không tưởng. Đã đến lúc phải từ giã cõi mơ để trở về với thực tại buồn bã. Người đàn bà muốn gởi lại hết cả sắt son để mai đây nàng sẽ không còn nuối tiếc mơ mộng. Người đàn ông trong cuộc sống sắp tới không đáng để nhận lãnh sự nguyên sơ ngà ngọc đó. Nụ hôn đầu trên đôi môi cô học trò buổi chiều tiễn biệt năm nào vẫn làm thân xác nàng rung động như cánh bướm mỗi khi nhớ đến. Và từng đêm con gái thở dài cơn cảm xúc cuộn dòng. Người đàn bà muốn thực sự sống một lần, muốn được một lần nghe thân xác mình căng như tiếng đàn rung. Cho mình. Cho cô gái vẫn từ lâu ngồi chờ trong cõi nhớ mông lung...
Hắn thở dài nhìn ngút theo đầu con dốc xa đã khuất chìm bóng bạn.
Buổi chiều cuối năm. Dấu mốc buồn bã của thời gian. Sự chấm dứt của một đời người. Giao thừa. Sự bắt đầu cho một cảnh đời khác. Hắn vẫn mòn mỏi sống từng ngày với mơ ước chưa thành. Giấc mộng của cô gái đã không thành sự thật. Chỉ là sự chấp nhận. Một nhủ lòng khi nàng phải lách mình qua khung cửa hẹp của số phần. Không như cô học trò nhỏ trong góc vườn xưa, nàng đang sống cấp bách với cơn mộng du mới, vụng về mà thật thà. Cảm xúc bồi hồi rung lên tiếng tụng ca thân xác làm rã tan biên giới giữa mộng và thực dù chỉ trong khoảnh khắc. Một khoảnh khắc đời người. Hắn thấy mình, từ một lúc nào đó, nằm xuống trên mặt đất thơm ngái mùi cỏ tranh. Mắt mở bình yên nhìn khoảng trời xanh bay đầy mây trắng.
Mộng du
Gian bếp nhỏ liếp cài bập bùng ánh lửa. Hai người đàn bà trẻ thon thả ngồi yên lặng trên chiếc chiếu cói trải trên nền đất trước bếp. Bóng họ lắt lay lên vách đất phía sau lưng. Cô bạn thỉnh thoảng nhìn người đàn ông ngồi ở góc phòng chúm chím cười, trong lúc người đàn bà đang làm ra vẽ bận bịu với nồi chè trên bếp. Trong một lúc lâu, ngoại trừ tiếng lửa reo, gian bếp thật yên lặng. Tiếng súng đón giao thừa sớm của mấy gã vệ binh thiếu kiên nhẫn réo qua đêm vắng làm người đàn bà giật mình lo lắng nhìn quanh. Nàng thẹn thùng liếc nhìn người đàn ông. Khuôn mặt thanh tú hồng lên trong ánh lửa. Có lẽ bóng đêm trừ tịch bên ngoài và gian bếp yên lặng đã làm người đàn bà mất đi vẽ linh hoạt ban chiều. Hắn cũng vậy, ngồi lơ đãng hút thuốc, cây đàn trên tay thỉnh thoảng rớt vài nốt nhạc rời.
- Chị Minh khen anh hát nhạc TCS hay lắm. Anh ngồi lại đây hát vài bài cho em nghe ké với.
Người đàn bà bẽn lẽn nhìn hắn.
- Nhỏ Phương này lanh lắm đó anh. Ưa nghe Ông Hải Quân hát thì nói đi còn đổ oan cho người khác làm chi.
Hắn cầm đàn ngồi lại giữa hai người đàn bà. Bếp lửa và mái nhà ấm cúng đã làm hắn xúc động. Trong một khoảnh khắc hắn quên lửng dãy trại trống vắng, tiếng thở dài lăn trở của bạn tù mất ngủ, tiếng mơ sảng mệt mỏi đêm tù. Hắn trở về, chân bước qua cầu, tà áo lụa màu vàng phai quằn quại buổi chiều bến đò Thừa Phủ. Hắn thanh xuân, mắt thuyền ngời ánh trăng sao, lộng gió vườn khuya Bến Ngự. Hắn sông nước, con kinh dài hơn đêm, bâng khuâng nỗi lòng Nha Mân Hồng Ngự. Hắn hạnh phúc, xôn xao chuyến tàu từ khơi về nghỉ bến, con dốc cao mặn gió, cây bông giấy trước nhà thắm lá đợi chờ. Hắn hát miên man cho mình, từng bài hát chở chuyên kỷ niệm của một thời chất ngất thương yêu.
Đêm trôi dần vào giờ phút cuối cùng của năm. Bếp lửa bập bùng. Thời gian lắng đọng. Trong ánh sáng mờ ảo, gian bếp như thu nhỏ lại ấm áp lạ thường. Vai hắn nằng nặng mái đầu người đàn bà đang nhắm mắt để hồn lơi trên đôi cánh cảm xúc diệu kỳ. Em đến thăm anh đêm ba mươi. Còn đêm nào vui bằng đêm ba mươi...
Tiếng hát đã im bặt từ lâu. Cô gái nằm tê điếng trên từng sợi cảm giác căng rợn tơ đàn. Nàng lặng nghe dư âm tiếng hát rồi thở dài trở trăn trên từng tiếng động hân hoan vọng lên từ bếp lửa. Trong khuya khoắc dòng khát khao xúc động tuôn nguồn. Đêm lắng sâu vào biên ngưỡng mới rợi của sự khởi đầu. Hãy bỏ lại sau lưng năm cùng tháng tận và nỗi ưu phiền. Trong cơn mộng du rần rần da thịt, cô gái bước về phía bếp lửa. Nàng khêu bừng lên ngọn lửa từ rực ngấm than hồng.
Người đàn bà nằm lắng nghe từng âm thanh ghì rịt vọng lên từ chốn đam mê. Nàng trở người nằm cuộn mình như sâu, đôi vú ấm lòng bàn tay rịt giữ cơn mộng thiệt thà. Người đàn bà đi vào giấc ngủ hạnh phúc đầu tiên và cuối cùng trong đời
Phan Thái Yên Minh
Nhớ Tết xưa
Đã thanh bình sao chẳng thương Tết mới ?!
Lại nhớ hoài thuở Tết có chiến tranh....
Nhớ xiết bao kỹ
niệm chuỗi ngày xanh,
Lo bom đạn lại an lành vui đón Tết !!NM
Tết quê Phan Thiết
Quê hương tôi là Phan Thiết. Cả nội và ngoại đều là gốc Đại Nẫm,
không biết bao nhiêu đời. Đại Nẫm, một làng quê cách thành phố Phan
Thiết mười lăm phút đi bộ cho đôi chân trẻ con vừa đi vừa chạy trong nỗi
lòng náo nức về nhà nội để coi chừng trái ổi mình nhìn thấy hồi ba ngày
trước đã ửng chua chưa, có bị thằng Ba Tèo con Hai Ròm hái chưa. Một
làng quê không lắm người khoa bảng, không biết đói kém, hiền hòa ẩn mình
dưới vườn cây trái xanh mướt quanh năm. Một làng quê sanh dưỡng những
thiếu nữ đẹp nổi tiếng của Phan Thiết. Gái Đại Nẫm! Tôi hãnh diện về cái
cội nguồn này của tôi, cội nguồn chín mươi chín phảy chín mươi chín
phần trăm Phan Thiết. Suy đi nghĩ lại về đường ăn Tết của gia đình tôi,
một cảnh Tết mang sắc thái chung chung của Tết Phan Thiết mặc dù mỗi gia
đình có một cách chuẩn bị Tết riêng và cách hưởng Tết cũng khác nhau.
Nhưng đó là những dị biệt rất nhỏ, rất tỉ mỉ, không thể làm mất đi cái
Tết đặc biệt chung của người Phan Thiết chúng tôi. Cho nên tôi mạnh dạn
chọn cái tựa: Tết Phan Thiết.
Gia đình tôi nửa quê nửa thành. Nhà ở
phố Ba Mươi Căn, đường Hải Thượng Lãn Ông, đường nối từ Đại Nẫm, Phú
Hội để xuống chợ Lớn, trên đường nối từ làng quê đến thị thành. Nội gốc
Đại Nẫm trên, ngoại gốc Đại Nẫm dưới, ba tôi làm việc ở bên phố, cho nên
cách ăn Tết của gia đình tôi cũng mang cái chất nửa quê nửa thành đó,
không giống như những nhà ở Đại Nẫm mà cũng không giống như nhà mấy đứa
bạn cùng lớp ở bên chợ. Thêm vào đó công việc làm ăn của má tôi đã tạo
cho bà cơ hội để chuẩn bị những cái Tết cho gia đình thật chu đáo, đã
cho chúng tôi những cái Tết nhớ đời. Cho đến khi gia đình vào Sài Gòn
lập nghiệp, chúng tôi mới biết tiếc những cái Tết khi còn ở Phan Thiết.
Mặc dù trong thời gian ở Sài Gòn, má tôi cũng kho măng khô, cũng gói
bánh tét, cũng được bà ngoại đem cốm vô cho và gia đình đầy đủ nhưng
những cái Tết ở Sài Gòn mang không khí chắp nối nửa nạc nửa mỡ, không
thể nào so sánh được với những ngày Tết ở Phan Thiết. Các em trưởng
thành ở Sài Gòn thường phân bì với anh chị lớn khi chúng tôi nhắc đi
nhắc lại ngày những ngày Tết xa xưa nơi quê nhà Phan Thiết với tất cả
nuối tiếc tìm kiếm. Và bây giờ, mỗi năm tôi cố gắng chuẩn bị cho các con
tôi vài ngày vui xuân nơi xứ người càng làm lòng tôi quay quắc, nước
mắt cứ chực rơi vì cái gượng gạo giả tạo lẩn quẩn chân tôi, vì bước chân
lang thang tìm về những ngày ngập nắng xuân xưa lảo đảo chơ vơ.
*****
Bắt
đầu tháng chạp, má mua chừng chục con vừa vịt vừa gà để nuôi cho mập ở
sau nhà. Má tôi bắt đầu đặt bánh tráng, loại bánh tráng mè đen không dầy
không mỏng để nhúng ướt ăn với măng khô kho. Sau đó là má đặt mấy mối
hàng lúa của bà ở Ngã Hai hay Phú Hội rang lúa nếp thành cốm trắng, gọi
là nổ. Thường khoảng hai mươi tháng chạp, người ta đã chở hai bao bố nổ
trắng nhẹ tênh đến nhà. Và dĩ nhiên là chúng tôi lén lén ăn vụng, vốc
từng nắm nổ trắng thơm thơm beo béo bỏ trọn vô miệng, ngốn ngáo nhai
mau. Lần xay lúa cuối cùng trước khi nghỉ Tết để giao gạo cho bạn hàng,
má tôi cũng cho xay chừng một xe nếp để bán và để dành gói bánh tét, làm
cơm rượu.
Bắt đầu từ hai mươi tháng chạp, đường Hải Thượng Lãn
Ông nhộn nhịp hẳn lên vì những nhà vườn ở Phú Hội, Đại Tài và Đại Nẫm
gánh những gánh chuối sứ mập tròn, những gánh bưởi to xanh còn đủ lá
cành, những gánh cam xanh hấp dẫn, những gánh rau xanh tươi xếp chất
thật đẹp, những gánh rau cải nặng trĩu về chợ Lớn để họp chợ đêm. Chúng
tôi ngoài giờ học là la cà ngoài đường cả ngày để như hòa nhập vào cái
nhộn nhịp tưng bừng của mấy ngày trước Tết. Không làm gì hết. Ngồi đong
đưa hai chân trên bậc thềm trước nhà để chiêm ngưỡng những gánh trái
cây, rau cải tươi mát sặc sỡ đó, để ngắm những gánh hoa cúc trắng vàng,
hoa thược dược đủ màu sắc, hoa vạn thọ vàng tươi, hoa mồng gà đỏ thắm
của các chị từ quê gánh xuống. Các chị mà chúng tôi tự cho mình là dân
thành phố văn minh và đặt cho các chị cái tên ”Le Nhaque”, cái từ ”Le
Nhaque” chúng tôi học từ truyện ”Tuấn Chàng Trai Nước Việt” của Nguyễn
Vỹ. Sở dĩ chúng tôi gọi các chị ”Le Nhaque” là vì mấy chị này chỉ mặc
toàn áo bà ba màu hồng nhaque chói chang, màu xanh lá cây nhaque tươi
rực rỡ, màu vàng nhaque gay gắt... Các anh, các chú đèo những cành mai
nụ còn xanh non trên chiếc xe đạp cọc cạch xuống chợ bán. Nhiều người từ
bên phố lên tận đường Hải Thượng Lãn Ông để chận mua những chậu bông
tươi đẹp, những cành mai uốn cong cầu kỳ và trái cây xanh tươi.
Cũng
trên con đường Hải Thượng Lãn Ông này là nơi cung cấp mứt me cho các
hàng bánh mứt toàn Phan Thiết. Đầu tháng chạp, đi ngang mấy căn nhà gần
chợ Gò, dấu hiệu mùa Tết được nhắc nhở bằng quang cảnh các dì ngồi trên
ghế đẩu thấp trước nhà, tỉ mỉ dùng con dao nhỏ, nhọn, khéo léo gỡ từng
mảng vỏ me xanh. Bên cạnh các dì là mấy cái thau nhôm lớn có những trái
me dài, dẹp, trần trục ngà ngà nằm xếp lớp dưới nước trong vắt ngập đầy.
Mứt me là loại mứt mắc tiền nhất vì đòi hỏi nhiều công phu, lắm tiểu
sảo.
Thứ nhất: Phải là loại me ván chua, lớn dài, dẹp, vừa già,
nghĩa là hàng hột me vừa cứng nhưng thịt me vẫn còn dòn non và lớp vỏ
xanh còn dai nên phải ngâm qua đêm mới lột được.
Thứ nhì: Khi lột
vỏ me, phải dùng con dao nhỏ bén nhọn, tỉ mỉ gỡ từng mảng vỏ, gỡ thật
cẩn thận để có được trái me trần láng mướt và những đường dây chạy dài
theo trái me cũng như cuống me vẫn nằm nguyên vị trí của nó.
Thứ
ba: Cũng dùng con dao nhỏ bén nhọn đó, đôi tay khéo léo xẻ dọc phía trái
me cong vào, lấy từng hột me, lấy cả lớp cưng cứng bao quanh hột me.
Thứ tư: Khi xăm me, phải xăm nhè nhẹ, đều tay để chắt bớt chất chua ra mà trái me vẫn còn nguyên vẹn.
Thứ
năm: Để chất đường thấm từ từ mà trái me không bị chín nhừ, khi rim me
phải trở nhè nhẹ, dùng muỗng múc nước đường rải lên từng trái và nhất là
lửa riu riu, phải tính từ hai đến ba tiếng đồng hồ cho một chảo me rim.
Thứ sáu: Chất đường ngọt hòa với chất me chua nên khi chảo đường đã cạn mà trái me vẫn mềm dẻo nên phải phơi vài nắng.
Thứ bảy: Dùng giấy kiếng trắng rộng độ ba centimet, quấn quanh trái me, quấn dần từ đầu xuống tới cuống.
Năm
nào hên lắm, dư dả, má tôi đặt vài ký mứt me để dành đãi khách. Nhưng
chắc chắn là khách chẳng được hưởng nhiều vì khi kể thành tích thì chúng
tôi, bốn đứa lớn, đứa nào cũng lén cuỗm được ít nhất vài trái, nhai
ngấu nhai nghiến, mút sạch mấy cọng dây mỏng và cái cuống ngắn. Ôi… vừa
chua, vừa ngọt, vừa dẻo, vừa sừn sựt.
Nhất là sau khi thi xong cái
kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt, thường khoảng ngày rước ông Táo, sau tiệc
tất niên là chúng tôi được tự do la cà cả ngày ngoài đường, ba chẳng hề
la, má chẳng thèm cấm. Thỉnh thoảng ông ngoại hay bà nội gởi những
người gánh hàng xuống chợ, mang cho chúng tôi rổ trái cây vụn vặt, là cả
một hạnh phúc cho mấy đứa trẻ thèm ăn. Và không cần ba má cho phép,
trái cây của ông ngoại, bà nội cho là đương nhiên của đám con, được chị
Hai Cao chia đều, ngấu nghiến, chớp nhoáng!
Chúng tôi thường hay
chấm điểm và cho giá những cành mai tươi, uốn cong thật mỹ thuật, thán
phục những ông đón mua mai biết lựa mai, biết chi tiền. Chúng tôi cũng
để ý là mấy ông là thường đến khu phố Ba Mươi Căn để đón mua mai, mua
bông chứ không mua trái cây rau cải. Tết là cảnh hưởng thụ cho mấy ông,
còn chuyện lo ăn lo uống là chuyện của mấy bà. Đương nhiên! Không ai cằn
nhằn phân bì. Không! Không đúng lắm, mấy ông phải lau cặp chân chân
đèn, cái lư nhang cho bóng loáng, lựa mua phong pháo cho nổ thật to và
dòn vì nếu năm đó pháo nổ lẹt đẹt là bị bà vợ cằn nhằn: ”Ông mua toàn
pháo lép, không biết năm nay nhà mình làm ăn có nên nổi không đây”, và
canh nồi bánh tét ngày ba mươi.
*****
Nhà tôi có tục lệ là
được tiền lì xì hai lần. Lần thứ nhất vào khoảng hai mươi bảy, lúc mà
chợ đêm tấp nập nhất, má đã xay xong phiên lúa cuối cùng trong năm. Má
lì xì cho tất cả sáu đứa con để đi chợ đêm, tự do ăn hàng, tự do mua
sắm. Không nhiều lắm, tôi nhớ là chỉ đủ ăn chén chè, tô bánh canh chả cá
thu, mấy bịch kẹo bòn bon chua chua ngọt ngọt, mua cái khăn thêu, mua
cái bóp có hình cô đầm, mua mấy cuộn pháo tép để lấy cục đá đập nổ chét
chét… Chỉ vậy đó mà làm chúng tôi chờ đợi ngày này cả tuần, chờ từ khi
chợ bắt đầu nhóm ban đêm.
Mấy ngày nay đi rảo chợ đêm quanh vườn
bông dưới dốc cầu gỗ lớn mà không có một đồng dính túi, thấy cái gì cũng
thèm, thấy cái gì cũng ước. Cái sung sướng khi được tiền trong những
ngày trước Tết này tôi không thể nào tả được, chỉ biết là má tôi rất
sành tâm lý con nít, tiền trong mấy ngày Tết không có giá trị bằng tiền
trong những ngày chợ đêm. Còn quần áo mới thì má tôi đã đặt may từ tháng
mười một, cho rẻ! Năm nào cũng vậy, mỗi đứa một bộ để đi học, một bộ đồ
bộ mặc ở nhà, một đôi dép Nhật, hai người chị lớn thì được đôi guốc
trắng quai trong.
Từ khoảng ngày hai mươi tháng chạp, tối nào nhà
tôi cũng rộn ràng. Cắt rễ củ kiệu, lột lớp vỏ ngoài, ngâm nước tro, để
đó qua đêm. Kiệu cay, mấy chị em đứa nào cũng tránh né, chị Hai Cao lãnh
đủ. Đúng là thân phận người làm! Sau đó củ kiệu được phơi một nắng rồi
xếp thật đẹp trong mấy cái hủ sành đã rửa sạch, đã phơi khô, ép chặt,
chế nước pha với đường, dấm, chút muối, chút hàng the. Để đó, không được
dở nấp trước ngày mồng một. Cà rốt và củ cải trắng trông thêm ngon mắt
nhờ bàn tay khéo léo của chị Hai chị Ba cắt tỉa hình hoa, hình thú vật.
Má chờ đến khoảng hai mươi sáu làm một hủ và hai mươi tám làm thêm một
hủ nữa để có ăn suốt bảy ngày Tết mà củ cải không bị chua quá.
Mứt
dừa, mứt gừng, mứt gừng dẻo, mứt khế, bánh đậu xanh, bánh bột năng là
phần của chị Hai, bà chị khéo léo nhất nhà và cũng kỹ nhất nhà. Đứa nào
bị chị Hai sai là thường bị luôn máy cái cú đầu vì vụng về, làm không
vừa ý. Trong gia đình tôi, không ai biết làm mứt me, một loại mứt rất
cầu kỳ và công phu, mặc dù nhà nội tôi có cây me trái to dẹp rất thích
hợp để làm mứt me. Hôm thì nhà thơm phứt mùi vani trộn trong mứt dừa.
Hôm thì nhà thơm phức mùi gừng. Hôm thì nhà thơm phức mùi đậu xanh rang…
Chị Hai làm mứt gừng dẻo cho ông ngoại và bà nội rất nổi tiếng. Chị
không dùng chanh mà chị dùng khế chua cắt nhỏ nên mứt mềm dẻo, cay,
ngọt, là món tủ cho ông ngoại uống trà. Nhưng cái sung sướng nhất của lủ
em là được vét chảo đường mà trong đó còn vài miếng mứt vụn bà chị gắp
không hết. Mứt phải phơi một vài nắng cho ráo rồi mới bỏ vô hũ. Mấy ngày
phơi mứt là chị Hai phải canh chừng mấy đứa em thèm đường, nhưng làm gì
chị canh được đám em! Má tôi có cách dạy con thật là sư phạm. Bà không
khéo chuyện bánh mứt, không dạy con được, bà cho con tự do làm, muốn làm
món gì thì xin tiền, tự đi mua sắm, tự bày ra mà làm lấy và bao giờ
cũng được cả nhà khen thưởng không lời bằng cách ăn ngon lành, ăn sạch.
Cho nên đứa nào muốn giỏi là tự nó học hỏi hàng xóm, trên trường, dì
Chín... và má sẵn sàng chi tiền.
Măng khô má đã dự trữ từ mấy
tháng trước, cho rẻ! Hai đêm đầu, ngâm nguyên miếng măng lớn bằng bàn
tay trong nước lạnh, hai cái thau giặt đồ được trưng dụng ngâm măng. Mỗi
tối phải xả nước, thay nước. Qua ngày thứ ba, xé măng ra từng miếng
nhỏ, dài, cắt bỏ phần măng già, rồi ngâm một đêm nữa. Sau đó là nấu,
phải nấu hai lần, xả nước, nấu lại bằng nước sạch để măng không còn mùi
hăng và cái màu nâu khô trở thành màu vàng tươi hấp dẫn.
Đến cái
màn làm vịt để kho măng là tôi sợ nhất, không bao giờ tôi làm quen được
cảnh cắt cổ vịt, tôi nhát, không bao giờ dám theo dõi nên không biết tả
như thế nào. Chỉ biết là sau khi trụn vịt bằng nước sôi là đến phiên tôi
và thằng em kế lãnh phận sự nhổ lông vịt. Gọi là tôi với nó, nhưng sau
khi nhổ phần bụng và lưng, vì phần đó dễ nhổ, ít lông măng, là nó chạy
trốn mất tiêu. Một mình tôi ngồi loay quoay với mấy con vịt, dùng cái
nhíp nhổ từng sợi lông măng, vừa réo thằng-em-trời-đánh, vừa năn nỉ chị
Hai Cao phụ nhổ. Tới màn mổ bụng là hấp dẫn nhất. Chị Hai Cao lôi từng
trái tim, bao tử, ruột già, ruột non, rữa sạch, mổ cái bao tử ra cho tôi
coi hồi nãy còn sống nó ăn gì, thường là bắp và lúa. Con nào có một
chùm trứng non là hạnh phúc ngàn đời cho tụi tôi, lủ con háo ăn. Bộ lòng
thì xào với hành, cà, ngò tây cho bữa cơm ngày đó. Còn bộ trứng non,
chị luộc, để chờ má về chia cho chúng tôi. Má tôi kho măng với thịt vịt,
hành ta và bao giờ bà cũng để dành một thau măng đã xé nhỏ, ngâm nước
lạnh chờ đó. Vì kinh nghiệm mỗi năm, cứ đến khoảng mùng hai là xoong
măng hết sạch, nhưng nước lèo còn, thế là bà bỏ măng vô kho tiếp. Xoong
măng đến chiều ba mươi bốc khói thơm phức, nhưng chưa đứa nào được động
đũa vô, phải chờ cúng trước.
Má nấu một nồi cơm nếp để làm cơm
rượu. Nếp để nguội, trải ra cái sàng, má rải một lớp men đã được giả
nhuyễn. Má nhúng tay vô nước, bắt vò từng viên, viên nào viên nấy to
bằng cái trứng gà. Sắp xếp từng viên vô cái thố lớn, đậy nấp lại, để
chừng ba ngày là cơm lên men. Má thắng đường cát trắng đổ vô thố cơm
nếp, đổ cho ngập, cho mấy viên cơm nếp nổi trôi lềnh bềnh, đậy nấp lại,
chừng hai ngày là ăn được. Mỗi lần ăn hay mời khách, má dùng loại chén
men nhỏ, múc một chén một viên, nước rượu đường ngập chén, dùng muỗng
nhỏ, xắn từng miếng, kèm theo nước rượu đường ngọt, đưa vô miệng. Ăn
xong viên cơm rượu, lúc nào cũng còn chút nước đường trong chén, bưng
lên miệng húp, liếm sạch, ngon không thể nào tả nổi.
Còn rượu nếp
than, màu tím đậm thật đẹp mắt thì má không tự làm. Má đặt mỗi năm chừng
vài lít cho ba đãi các bác các chú. Nhưng chúng tôi nào có bỏ qua, len
lén làm một ly đá cục, đổ rượu nếp than vô, làm như nước sirô, uống mát
rượi, rồi mặt mày nóng bừng bừng, đỏ ngầu. Nhưng chưa lần nào đi liễng
xiễng cả!
*****
Khoảng hai mươi lăm, chú Bảy Ngọng được bà
nội cử xuống nhà tôi để đóng cốm. Trước ngày đó, chị em tôi phải đổ nổ
trắng ra cái sàng lớn để lượm lúa nếp chưa nở, rang đậu phọng, gọt gừng,
cắt gừng từng sợi nhỏ. Má thắng hai xoong đường. Một xoong lớn đường
táng, trộn gừng, đậu phọng. Đây là phần cốm dành cho lủ con bảy đứa và
lủ cháu từ quê cứ Tết là tập trung về nhà tôi để đánh bài, ăn uống, đi
phố, đi xinê vì lúc đó tụi tôi được nghỉ học. Một xoong nhỏ là đường cát
trắng, gừng, nhiều đậu phọng. Đây là phần cốm để cúng và mời khách.
Má
đổ nổ trắng vô một cái thúng, trộn đường đã thắng lại cho vừa keo, dùng
tay trộn đều. Đây là lúc cốm được thưởng thức với tất cả lòng thán phục
và biết ơn của lủ con luôn luôn thèm ngọt. Khi bắt cốm từng nắm tay, má
cho chúng tôi tham dự và làm lơ cho lủ con ăn vụng. Trên nền xi măng
bóng, trước mặt má ngồi là thúng cớm đã trộn đường, lủ con ngồi quay
quanh, tay áo xắn cao.
Bắt cốm từng nắm, kích thước không cần
giống nhau. Bóc một nắm cốm đã trộn đường lên tay, những ngón tay mảnh
dẻ nhỏ bé đầy nhiệt tình cố ép chặt, ráng ép thêm chút nữa cho nắm cốm
của mình không nhỏ hơn nắm của các chị, ép chặt, xoay tròn thành như một
trái banh tennis, xếp đều vô cái thúng kế bên, sung sướng nhìn ngắm
thành quả mình đã đóng góp với má. Và khi hai bao nổ trắng đã được hóa
phép thành những trái banh to lớn khác nhau, chất trong những cái thúng
to thì bụng tôi cũng căng đầy cốm ngọt. Bộ ván gõ nâu bóng ở nhà trong
đã được lau chùi sạch sẽ, mấy khung cốm, một cái đòn dài, một thau nước
lạnh và một cái khăn lau tay, tất cả chờ bàn tay khéo léo của chú Bảy
Ngọng.
Cái khung cốm gồm hai phần: Phần ngoài là khuôn gỗ, dài
gang tay, cao cũng độ gang tay, rộng độ mười centimet. Một khối gỗ cũng
có kích thước giống như khuôn gỗ nhưng nhỏ hơn chút xíu để có thể nằm
lọt gọn gàng vô khuôn gỗ khi ép cốm. Cả cái khuôn và cái khối gỗ phải
được nhúng vô thau nước để khi ép, cốm không dính vô khuôn, dễ lấy ra.
Chú
Bảy Ngọng bỏ từng banh cốm vô khuôn, dùng tay ép đều cốm trong khuôn
rồi chú đặt cái khối gỗ lên khuôn đã ép đầy cốm. Chú một đầu đòn, chị
Hai Cao ở một đầu đòn, bắt đầu ép cái khối gỗ xuống. Chú xoay đều cái
cái khuôn, ép ngang rồi ép dọc, ép dọc rồi ép ngang... Cho đến khi nào
chú thấy cái khối gỗ đã đi sâu xuống khuôn độ năm-sáu centimet và nằm
thẳng thớm đều đặn trong khuôn là chú dùng cái chày gõ nhẹ, đều lên khối
gỗ và chị Hai Cao rút cái khuôn từ từ lên, nương theo nhịp gõ của chú.
Một khối cớm hình chữ nhật thẳng thớp nằm trên bộ ván. Chú âu yếm nâng
nhẹ hộc cốm còn ươn ướt đặt cẩn thận lên cái sàng lớn đã để sẵn trên bàn
ăn.
Một bộ khuôn thứ hai đã sẵn sàng. Chú tiếp tục đóng hộc cốm
thứ hai và chúng tôi mê mẩn theo dõi trong khi cái khuôn cốm thứ nhất
được má nhúng vào thau nước rửa, lau bỏ những vụn cốm còn dính trong
khung và chuẩn bị cho hộc cốm thứ ba. Cứ thế cho đến tối khuya, chúng
tôi mê man ngắm nhìn từng cử động của chú Bảy Ngọng, mê man trong thán
phục, mê man thiếp đi, ai ẵm vô giường cũng không hề biết gì cả. Ngày
hôm sau, thức dậy, chú Bảy Ngọng về từ lúc nào. Trên bàn, trên ván, mấy
sàng cốm nằm ngay ngắn, để chút nữa được đem lên sân thượng phơi, phải
phơi một ngày cho cốm ráo khô trước khi gói.
Và từ đây là chúng
tôi phải chờ đến sau khi cúng rước ông bà chiều ba mươi mới được ăn cốm.
Cái phần gói cốm là tôi thích nhất. Cốm cho con nít ăn, tức cốm trộn
với đường táng thì bao bằng giấy báo. Còn cốm để cúng và mời khách thì
được bao bằng giấy trắng. Tôi làm hồ bằng cách trộn bột vô nước rồi bắt
lên lò, quậy cho đặt lại. Sau khi cốm đã được bao bọc sạch sẽ thì lại
phải phơi thêm vài ngày nữa để cốm khô ráo, giữ được lâu ngày, có khi
đến tháng hai mà cốm không bị mốc. Má cho tiền mua giấy mỏng nhiều màu
để tôi và chị Ba tha hồ cắt làm bông. Bông cúc, bông thược dược, bông
hippie. Chúng tôi xếp, cắt, dùng kéo vuốt từng cánh bông, lúc vuốt cong
lên, lúc vuốt cong xuống, dán lên hai đầu hộc cốm. Có bông được nhiều
lớp, có bông chỉ được hai lớp. Tùy hứng!
Đếm đi đếm lại công trình
đóng cốm năm nay của nhà mình để chị em tự hãnh diện. Thường thì khoảng
bảy, tám chục hộc cốm. Đóng cốm là một công trình đòi hỏi sự sắp xếp
tính toán, mà má tôi năm nào cũng tận tâm thực hiện trong sự thán phục
của chồng con và hàng xóm. Chừng đến mùng ba, mùng tư là tụi tôi ngán
cốm tận cổ. Má cất vô tủ, chờ ra giêng. Ra giêng, cứ mỗi tối, má mang
vài hộc ra bẻ chia cho lủ con. Phải bẻ cốm chứ không ai lấy dao cắt cốm!
Lúc đó cốm ngon lạ lùng. Có khi tôi xin má hộc cốm đem lên lớp chia cho
tụi bạn, mấy đứa bạn cùng lớp tôi cũng mê món cốm ra giêng của má tôi.
Nhất là con nhỏ Thanh Bình, Được, Thu và Mỹ Lệ, nhóm bạn ăn hàng của
tôi.
*****
Nếp đã được ngâm hai ngày và trộn chút muối. Ông
ngoại đem xuống một bó dây sóng lá đã được chặt từng đoạn dài, đoạn
ngắn, ngâm nước, tướt mỏng. Lá chuối thì ông ngoại cũng đã tướt, gom
trong vườn nhà mình. Đậu xanh đãi vỏ cũng đã ngâm qua đêm, trộn thêm
chút muối, nấu khô như nấu cơm. Đậu đen cũng đã được hầm chín. Mỡ được
cắt thành từng miếng dài cỡ gang tay, to bằng ngón tay má.
Má dùng
đậu xanh bọc, ép miếng mỡ ở giữa, thành một đòn dài cỡ gang tay, tròn
to bằng cườm tay tôi. Má sắp những đòn đậu xanh nhưn mỡ đó trên một cái
sàng có lót lớp lá chuối. Tôi là phụ tá đắc lực cho má trong công việc
gói bánh tét này. Năm nào cũng vậy, chắc tại tôi dễ sai hay là tại tôi
thích nên cứ la cà theo má trên bộ ván ở nhà trong. Không cần má sai
biểu, tôi dùng một cái khăn ướt lau lá, sắp xếp ngay ngắn, lớn theo lớn,
nhỏ theo nhỏ.
Má để một sợi hai sợi dây ngắn nằm thẳng thớm trước
mặt, sắp lên đó một lớp lá lớn, rồi một lớp lá nhỏ hơn. Má lấy cái chén
múc một chén nếp, trải đều nếp lên lá, lấy một đòn đậu xanh nhưn mỡ để
nhẹ nhàng, ngay ngắn lên lớp nếp, rồi một chén nếp nữa, đổ phủ lên đòn
đậu xanh. Dùng những ngón tay khéo léo, xếp lớp lá chuối nằm dưới, bao
quanh nếp, rồi nhanh nhẹn nắm hai đầu dây nằm sẳn ở dưới, bắt chéo nhau,
xoáy nhanh, rồi hai đầu dây thứ hai. Sau đó má dựng đứng dòn bánh tét,
thổ thổ cho chắc nếp, xếp lá qua, xếp lá lại, xếp chồng lên, xong một
đầu. Má nhanh tay xoay ngược đòn bánh, thổ thổ, xếp như đầu kia. Má dùng
hai sợi dây dài cột dọc đòn bánh, rồi dùng hai sợi dây ngắn cột ngang
đòn bánh, ở đầu đòn. Má còn làm một cái vòng để treo bánh và để làm dấu
phân biệt với bánh đậu đen chay với bánh đậu xanh nhưn thịt. Đó là bánh
tét nhưn đậu xanh. Còn bánh tét đậu đen thì đơn giản hơn, chỉ cần trộn
đậu đen đã nấu chín với nếp đã ngâm, chút muối là gói.
Không bao
giờ má quên làm cho chúng mỗi đứa một đòn bánh tét nhỏ bằng cườm tay,
dài độ gang tay, chất lên lớp cao nhất trong thùng bánh, cho chúng tôi
hưởng trước vào khoảng trưa ngày ba mươi trong khi nồi bánh tiếp tục nấu
cho tới chiều vì bánh tét phải chín để kịp cúng rước Ông Bà cuối năm.
Như vậy coi ra là nhà tôi không có cảnh ngồi quanh bếp lửa canh nồi bánh
tét đêm ba mươi như sách truyện thường kể.
*****
Ngày ba
mươi, ngày trọng đại đang gần kề. Một xoong lớn thịt heo kho nước dừa
tươi và trứng vịt luộc được hầm nhỏ lửa từ trưa ba mươi. Thịt bò ướp sả
ớt được gói thành từng đòn nhỏ trên lủng lẳng trên bếp. Hai thúng bánh
tráng cao cả thước treo lên nóc nhà. Vài chục đòn bánh tét treo cho ráo
nước, khiêu gợi tuyến nước miếng mỗi lần xuống bếp. Trái cây chưng bàn
thờ thường là do bạn hàng lúa từ Phú Hội, Đại Nẫm, Ngã Hai cho, đã được
chưng trong nhiều dĩa lớn nhỏ khác nhau, số còn lại thì để vô mấy cái rổ
cho chúng tôi ăn lai rai, ăn tự do. Mấy chậu bông cúc, bông vạn thọ đã
chưng bày trong phòng khách. Tôi thích bông đại cúc màu trắng kiêu sa,
hơi ưng ửng màu vàng nhạt giữa những cánh hoa nuột nà. Cây mai, ba tôi
đã bỏ công mấy ngày lựa chọn cũng đã nằm chễnh vệnh giữa hai ghế salong,
nụ ưng ửng vàng, hứa hẹn một năm nhiều may mắn.
Chiều ba mươi là
buổi chiều được mong chờ, hồi hộp nhất trong mùa Tết. Nhà tôi không cúng
rước ông bà thịnh soạn như nhà mấy đứa bạn ở phố mà theo phong tục của
Đại Nẫm: Bốn dĩa xôi nếp trắng, hai con gà luộc để coi cẳng gà, trái
cây, cốm, bánh tét, hai chum rượu trắng, dưa hấu, được chưng trên bàn
ông Nội. Năm này qua năm kia, cặp chân gà được ba ngắm nghía kỹ lắm. Ba
xem xét, phân tích mấy cái móng chân quặp đều đặn vô lòng bàn chân và
năm nào tôi cũng nghe ba khen cặp chân tốt, hứa hẹn một năm nhiều may
mắn. Cúng xong, thịt gà xé ra, trộn chút rau húng, hành lá cắt nhuyễn,
chấm nước mắm gừng đặc sền sệt, ăn với xôi trắng và mấy đòn bánh tét. Cả
nhà quay quần ăn bữa cơm cúng rước Ông Bà, hả hê rộn rã, bắt đầu hưởng
một cái Tết đầm ấm vui nhộn. Ly rượu nếp than làm mặt ba người đặc biệt
trong gia đình là má, tôi, con em đỏ bừng bừng.
Chị Hai Cao đã về
quê ăn Tết nên má và chị em tôi phải dọn dẹp, rửa chén. Cả một ngày mệt
mỏi, má nằm ngủ thiếp trong cái võng treo trên bộ ván gõ dầy cả tấc. Tôi
không biết mấy chị làm gì khi chờ cúng giao thừa, chắc ủi quần ủi áo
đặng chút nữa giả bộ xin đi chùa hái lộc nhưng để cho mấy anh ngắm. Còn
tôi, chưa biết ăn diện, thương má, tôi đi dọn dẹp mấy cái bàn thờ. Bưng
bàn ra ngoài để cúng Trời Đất, bàn thờ Thổ Thần, bàn thờ Ông Táo, bàn
thờ hai đứa em chết non, bàn thờ ông Nội, sắp xếp ly để chút nữa cúng
trà. Xuống bếp, chuẩn bị nấu sương sa, pha màu, trộn nước cốt dừa rồi đổ
vô mấy cái ly, đổ mỏng mỏng cho mau đặc cứng. Bắt nước sôi để nấu nồi
chè đậu xanh mà má đã đãi vỏ hồi sáng, chờ chè sôi lên, bỏ đường vô, bỏ
bột báng, nhỏ lửa cho sôi riu riu, chờ. Chừng mười một giờ rưỡi, đã
chuẩn bị xong mấy món cúng, pha xong bình trà, tôi kêu má dậy để cúng
giao thừa. Má tôi ít khi khen con ra mặt, nhưng nhìn gương mặt má thật
tươi khi hỏi tôi: ”Con nấu chè rồi hả? Đánh thức ba dậy rồi lấy nhang
cho ba má cúng” là tôi biết má tôi vui lòng lắm. Và cứ như thế, năm nào
cũng vậy, tôi lục đục nấu chè, đổ sương sa, chuẩn bị cho má cúng giao
thừa. Cho đến khi tôi xa quê hương, tôi vẫn thường thắc mắc là đứa em út
có lo cho má cúng giao thừa chu đáo như tôi hay không.
*****
Sáng
sớm mùng một Tết, chuyện đầu tiên là chị em tôi náo nức ra phòng khách
xem chậu mai nở ra sao và tìm kiếm mấy hoa mai sáu cánh, có khi bảy cánh
để đoán xem năm nay nhà mình có được nhiều phước lộc. Bữa ăn sáng mùng
một rất long trọng. Bánh tét cắt từng khoanh, chung quanh màu xanh lá
cây lợt, giữa màu vàng và trong cùng là miếng mỡ trắng, xếp ngăn ngắn
lên dĩa bàn lớn. Hai dĩa bánh tét, hai tô măng kho vàng tươi, hai tô
thịt kho nước dừa với hột vịt luột, nước vàng nâu lóng lánh mỡ, dĩa củ
kiệu, dĩa củ cải trắng trộn với mấy khoanh cà rốt màu cam được cắt tỉa
đẹp mắt, hai dĩa bánh tráng dẽo mè đen đã được cắt làm tư nhúng nước,
tất cả nằm trịnh trọng trên bàn ăn. Bánh tráng cuốn măng kho và củ cải
chua, chấm nước thịt kho béo ngầy ngậy. Bánh tét ăn với thịt kho mềm
rụm, nửa cái trứng, củ kiệu cay cay, chua chua, ngọt ngọt, cắt chút ớt
ngâm dấm chua ngọt, ngon không thể tả được! Sau bữa cơm sáng no nê, đứa
nào cũng lấn cấn ở nhà trong, chờ má lì xì mà mắc cở không dám nói ra.
Nhà tôi không có tục lệ chúc Tết cha mẹ, ông bà, cho nên cũng không có
tục lệ cha mẹ mừng tuổi con. Ba má tôi ngồi ở bàn ăn, cười hỏi: ” Đứa
nào muốn tiền lì xì?” Cả bọn, đứa nào cũng cười lẻn bẻn, đúng tim đen
quá mà, lẩn quẩn chờ nãy giờ. Má chia mỗi đứa một bịch đỏ, bề dầy khác
nhau tùy theo tuổi, càng lớn tuổi thì bịch càng dầy.
Ba dẫn mấy
chị em về nội, về ngoại, làng Đại Nẫm. Má ở nhà nghỉ ngơi sau mấy tuần
lo Tết và mùng một ít bạn bè đến thăm. Cả nhà nội và ngoại cũng không có
tục lệ chúc Tết ông bà, mừng tuổi con cháu. Thấy tụi tôi lên, bác Xã,
bà nội phát cho mỗi đứa một tờ, không cần bao bì gì hết. Mà chúng tôi
cũng đâu cần bao bì chi cho rắc rối. Có tiền là đủ rồi! Bà ngoại cũng
vậy, phát cho mỗi đứa một tờ, không cần các cháu chúc lại. Cho là cho!
Không nghĩ đến sự cảm ơn đáp lại. Người Đại Nẫm chân tình là thế đó. Ông
ngoại tôi thì không bao giờ lì xì cho chúng tôi, mà chúng tôi cũng
không chờ tiền lì xì của ông ngoại. Hôm qua má đã sai chị Ba đem tiền
lên đưa ông ngoại để ông ngoại đi đánh bài mấy ngày Tết cho vui. Lần này
thì chúng tôi không chơi lâu. Được tiền lì xì, tự động rủ nhau về
trước, để mặc ba một mình đi thăm mấy ông chú, ông bác của ba.
Tụi
tôi lo về lẹ để làm sòng bài ở nhà hay la cà đánh tài xỉu, bầu cua. Lúc
đó tôi còn nhỏ nhưng cũng cứng rắn lắm. Lúc nào đi đánh bầu cua, tài
xỉu là tôi quyết định một số tiền và tự hứa là thua hết số tiền này thì
về, không chơi ráng để gỡ, không chơi hết tiền sạch túi như hai thằng em
kế. Ba tôi rất ghét cái tánh bài bạc, nhưng những ngày Tết là tụi tôi
được chơi thả dàn.
Tội nhất là anh Tánh con trai lớn bác Năm Sang
bạn của má, theo chị Hai tôi, tới nhà chơi bị tụi em dụ anh làm cái bài
xì dách. Đám tụi tôi đổi bài, dấu bài, chị Hai thấy mà không dám nói,
nói ra là tỏ ý cho anh Tánh biết chị bênh anh rồi anh Tánh tưởng chị
“chịu” anh thì mất ”danh dự” chết luôn. Anh Tánh thua sạch túi mà không
biết có được người đẹp nhìn cho chút xíu nào không. Chị Hai làm cao lắm!
Trong
nhà tôi, tôi và thằng em kế là đánh bài ma giáo nhất, liên kết chặt
chẽ. Hai đứa nháy mắt, đổi bài lia lịa, hai bà chị khờ khạo, mấy đứa anh
em cô chú ngờ nghệch, sạch túi mà không chút nghi ngờ. Ai đời đánh bài
phé, mà cứ được thùng, hay suốt hay ba xì là ngồi rung chân thỏa mãn.
Tôi với thằng em nói vẩn vơ vài câu, kéo cho mấy người đó lộ tẩy rồi giả
bộ tố, giả bộ rút lui, sợ thua, mấy người đó vô lưới hết. Trời hại
thằng em tôi, ăn gian ở nhà, ra đường chắc bị lừa, thường đến mùng hai
là thua sạch túi, về dụ tôi cho tiền đi chơi, rủ tôi đi ciné để tôi bao.
Chiều
mùng ba, chị Hai Cao lên, tụi tui mừng hết lớn. Có người rửa chén. dọn
dẹp nhà cửa, mặc dù sau khi cúng ông bà chiều ba mươi, không được quét
nhà, có quét thì túm lại một góc nhà chứ không được đổ rác. Xoong măng
thứ hai đã được kho lại. Ba ngày, ngày nào cũng bánh tráng cuốn măng kho
và củ cải chua, bánh tét, tụi tôi bắt đầu ngán, nhưng có ai có thì giờ
nấu cơm đâu. Có bữa ham chơi, tôi nhúng ướt một cái bánh tráng, măng
kho, bánh tét, thịt kho, đồ chua, làm một cuốn lớn to bằng cườm tay ba,
dài chắc cỡ hai mươi centimet, chạy ra đường vừa ăn vừa coi đánh bầu
cua. Bởi vì sau bữa ăn sáng mùng một là chúng tôi không ai có thì giờ về
nhà ăn cho đúng bữa. Ba má tôi cũng dễ dãi, đứa nào muốn ăn lúc nào thì
ăn, hên thì về nhằm bữa, ăn chung với ba má.
Chiều mùng ba, má
xào mì cúng đưa Ông Bà. Rác được đem đi đổ sau khi cúng Tất. Trưa mồng
bốn, chị Hai Cao nấu cơm, mở mấy đòn thịt bò ướp sả ớt treo lủng lẳng
trên bếp, cắt từng lát mỏng, chiên cho cả nhà ăn cơm, bữa cơm trắng đầu
năm sao ngon lạ lùng.
Trên danh nghĩa là hết Tết nhưng đối với
chúng tôi, Tết chưa hết. Còn được nghỉ học, còn được đánh bài thả dàn,
nhà còn hột dưa bánh mứt là còn Tết. Chị Hai Cao mê đánh bài không thua
gì chúng tôi, tối nào cũng rủ đánh bài. Với chị Hai Cao, không dễ gì qua
mặt ăn gian được, bị chị cốc đầu, đòi tiền lại vì cái tội láu cá đều
đều. Chị Hai Cao mê đánh bài đến độ có hôm chờ ba má đi ngủ, chị kêu nho
nhỏ, chúng tôi lò mò giở mùng, chui xuống nhà bếp, thắp đèn hột vịt,
thì thào đánh bài. Chắc ba má biết mà làm lơ. Dễ gì qua mặt ba má!
Tối
mùng bảy, ngày mai đi học lại, ba tôi biểu chị Hai Cao đem bộ bài tứ
sắc, bộ bài cắt tê bỏ vô bếp đốt. Tối đó, trong tâm trạng thơ thẩn, tôi
tưởng như đời hết vui, hết thú nữa rồi vì mấy bộ bài đã ra tro than,
lòng tiếc hùi hụi. Nhưng sáng hôm sau, đi học, vui thầy, vui bạn, cơn mê
đánh bài cũng tan theo mây khói.
Sau năm Mậu Thân, má tôi sợ
không được ăn Tết trọn vẹn như năm đó, má tôi cho gia đình ăn một cái
Tết mini vào cuối tháng mười một và chúng tôi cũng như ba tôi, ai cũng
ủng hộ rầm rầm. Dĩ nhiên năm đó nhà tôi ăn Tết hai lần. Không chán! Chỉ
tội má tôi, phải cực nhọc hai lần.
Khi viết bài tùy bút này, sao
tôi không nghe tiếng súng, tiếng bom đạn. Tôi sinh ra khi cuộc chiến
chống thực dân đến hồi kết thúc. Và rồi tôi lớn theo cuộc nội chiến ngày
càng quyết liệt. Thế mà tuổi thơ chúng tôi không bị chiến tranh làm vẫn
đục, tuổi thơ chúng tôi vẫn đầy hoa thơm cỏ mịn.
Cảm tạ, cảm tạ “người lớn” đã ưu ái cho chúng tôi một đời sống an vui trong thời chiến.
Võ Thị Điềm Đạm
Cái Tết đầu tiên
Tôi tạm biệt quê hương xứ Nghệ đón cái
tết xa nhà đầu tiên trên xứ sở hoa Dã Quỳ đầy nắng và gió. Sự háo hức,
say mê khám phá cuộc sống mới bên gia đình nhỏ cũng không đủ xua đi cảm
giác nhớ nhà, nỗi buồn man mác khi xa bố mẹ và các anh chị.Nhớ lại thời còn thích ngao du, hay mơ mộng, tôi thường mơ cảm giác đi đâu đó đón Tết thật xa, chỉ có một mình để trải nghiệm cảm giác cô đơn khi năm mới gõ cửa, xem nó khác như thế nào với những cái tết ấm cúng bên gia đình. Nhưng đến khi rời xa gia đình thật rồi, mới cảm thấy thèm biết bao những chiều giáp Tết hối hả trở về gia đình giúp cha mẹ vệ sinh nhà cửa, kê dọn đồ đạc. Nhớ biết bao những ngày lất phất mưa phùn, cả khuôn mặt tái nhợt vì rét nhưng lòng khấp khởi vui vì mua được cành đào hay bó hoa đẹp ở chợ hoa xuân về cho mẹ. Hay là niềm vui của cháu nhỏ khi được nhận phong bao lì xì của dì. Nhớ những đêm giao thừa rất lạnh, tôi và cả gia đình đi xem bắn pháo bông tại Quảng trường, đi chùa thắp hương xin lộc đầu xuân năm mới, rồi gõ cửa mừng tuổi cho nội, ngoại, các cháu, và cả gia đình sẽ cùng liên hoan nhẹ trước khi chìm vào giấc ngủ bình yên đầy những giấc mơ hồng mong cho một năm mới nhiều may mắn. Đó là những khoảnh khắc không thể quên được trong tâm trí tôi lúc này.
Nghe lời bài hát Ngày tết quê em: “Ngày Tết đến trên khắp muôn nơi, ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi. Đàn em thơ khoe áo mới, chạy tung tăng vui pháo xuân. Ngày Tết đến ta chúc cho nhau một năm thêm sung túc, an vui. Dù đi đâu ai cũng nhớ về chung vui bên gia đình”, lòng tôi lại nôn nao nỗi nhớ gia đình với cảm xúc khó tả và cũng khó thổ lộ thành lời.
Tết xa gia đình biến khoảng cách địa lí không còn có ý nghĩa bằng “nỗi nhớ”, đôi khi nỗi nhớ đến từ những thứ bình dị nhất, nhớ mùi quần áo của mẹ, nhớ giọng nói của anh chị, nhớ phố xuân, đôi khi đang đi trên đường, bất chợt cảm xúc ùa về khẽ gieo vào lòng như cái lạnh đầu đông, bỗng thấy một góc quen thân thuộc sao giống ngõ phố hoa...
Tết xa gia đình là cười to khi nói chuyện điện thoại với mẹ, là cố gắng lấp liếm che giấu giọng nghẹt mũi do “cúm” vì thời tiết thay đổi, là khẳng định chắc nịch “Con không nhớ nhà đâu”, là kể ra một cơ số món ăn ngày Tết vừa được chuẩn bị “nào là bánh chưng, dưa hành, giò lụa, canh măng”, trong khi nước mắt rưng rưng vì nỗi nhớ gia đình.
Tết xa gia đình là cảm giác thèm được ngồi trông bánh chưng qua đêm với bố, là nằng nặc đòi bố gói bánh chưng nhỏ cho buổi sáng mai, là cái se se lạnh khi mở cửa sổ đón xuân vẫn thì
|
Tết xa gia đình là nỗi nhớ những sáng đầu năm, nằm co ro trong chăn ngủ nướng không thèm dậy, là nỗi nhớ tiếng gọi của mẹ, của bố, là cảm giác khoái chí khi áp cả bàn tay lạnh vào lưng chị gái, là khai bút đầu xuân, là những uớc mong mà chỉ khi còn bé bạn mới ước, là tiền lì xì, là cảm giác quây quần bên mâm cơm nghi ngút khói...
Tết xa gia đình đầu tiên…