Chị tôi
Chẳng ước cao sang, chẳng bạc tiền,
Thế mà phận bạc, lỡ tơ duyên.......!
Chị tôi thế tục
dường xa lánh
?!
Trời sao ngoảnh mặt với chị hiền ?
Biển đời đưa sóng gian nan tới,
Biển đời đưa sóng gian nan tới,
Biết mình phận bạc kém chi vôi !.....
Sống cho
trọn kiếp đời phiêu
lãng,
Rồi chỉ còn ta với ta thôi !
NM
NM
Chị
Hai
Chị Hai ở đây chính là con gái lớn của bác Tư tôi. Nếu tôi nhớ không lầm,
thì hình như chị Hai tuổi dần, cái tuổi mà người ta thường nói là…
“không tốt” đối với phụ nữ. Tôi đoán, không biết có phải ý của người ta
muốn ám chỉ… phụ nữ mà “tuổi con cọp” thì sẽ… “dữ” hay chăng? Còn “dữ”
về mặt gì, thì tôi thật tình cũng chịu thua, chứ không làm sao mà đoán
được. Riêng đối với chị Hai, thì tôi thấy chị không… dữ lắm đâu, tuy
nhiên cuộc đời của chị thì phải nói là không may, nhất là về đường tình
duyên, thì gặp nhiều điều trắc trở. Trong gia đình, chị còn có thêm bốn
người em nữa, bao gồm hai trai và hai gái. Ba của chị ngày xưa làm cai
tổng và mặc dù chưa qua Pháp lần nào, thế mà tiếng Tây của ông thì rất ư
là lưu loát. Ông nói tiếng Tây còn hay hơn cả Bác Bảy của tôi là người
đã từng du học bên Tây, và sau này về Việt Nam dạy Pháp văn ở trường
College (Mỹ Tho).
Chị Hai lập gia đình rất trễ, nghe nói lúc đó chị sắp bước vào
tuổi 40. Lúc chị còn trẻ thì tôi chưa ra đời, nên tôi không biết nhiều
về những ngày chị còn là thiếu nữ. Theo anh tôi kể lại, thì những ngày
còn trẻ chị được gia đình của một ông quan tòa để ý đến, và muốn làm
thông gia với bác Tư tôi. Có thể nói nếu chuyện hôn nhân này thành tựu,
thì hai gia đình thật xứng đôi, nhất là về vấn đề “môn đăng hộ đối”.
Nhưng có lẽ do thời cuộc lúc bấy giờ lộn xộn, nên chuyện hôn nhân này
của chị Hai cũng không thành. Sau này chị lập gia đình với một người
thầu khoán, lúc đó thì bác Tư tôi đã không còn nữa. Hôn nhân kéo dài
không được bao lâu thì chồng của chị qua đời. Thời gian này bé Thu Tâm
(con gái của chị) vừa mới chào đời, được chừng 3 tháng tuổi. Thế là từ
đó chị Hai trở thành góa phụ, hai mẹ con dắt díu nhau về quê bám vào mấy
công ruộng của ông bà, để làm kế sinh nhai lo cho cuộc sống. Ðời sống
cơ cực của chị bắt đầu bằng những tháng ngày vất vả long đong, phải chịu
cảnh một thân một mình cùng đứa con đầu còn nhỏ dại.
Những ngày còn nhỏ, tôi thường thấy chị Hai ghé vào nhà tôi, nhất là vào những buổi trưa hè. Chị thường ngồi nói chuyện với má tôi, rồi sau đó thì ra vườn tìm hái rau “càng cua”, loại rau này mọc ở xung quanh nhà tôi rất nhiều và tươi tốt. Hình ảnh của chị lúc đó, rất giống với những “ni cô” mà mỗi khi đến chùa tôi thường hay nhìn thấy. Thời gian này chị hay mặc áo màu lam và chị có “xuống tóc” một vài lần, chắc có lẽ là để thực hiện những lời cầu xin, mà trước đây chị đã từng khấn nguyện. Xa hơn nữa, chị còn có ý định xuất gia, nhưng có lẽ chuyện rũ bỏ đời thường ở lại sau lưng, cũng như bỏ bé Thu Tâm để vào chùa chắc đã làm cho chị Hai chùn bước !? Tuy nhiên, ở nhà chị vẫn sớm hôm chuyên lo tụng niệm. Có lẽ, chị đã tìm được đôi chút an bình bên những lời cầu kinh và tiếng mõ ?!
Những ngày còn nhỏ, tôi thường thấy chị Hai ghé vào nhà tôi, nhất là vào những buổi trưa hè. Chị thường ngồi nói chuyện với má tôi, rồi sau đó thì ra vườn tìm hái rau “càng cua”, loại rau này mọc ở xung quanh nhà tôi rất nhiều và tươi tốt. Hình ảnh của chị lúc đó, rất giống với những “ni cô” mà mỗi khi đến chùa tôi thường hay nhìn thấy. Thời gian này chị hay mặc áo màu lam và chị có “xuống tóc” một vài lần, chắc có lẽ là để thực hiện những lời cầu xin, mà trước đây chị đã từng khấn nguyện. Xa hơn nữa, chị còn có ý định xuất gia, nhưng có lẽ chuyện rũ bỏ đời thường ở lại sau lưng, cũng như bỏ bé Thu Tâm để vào chùa chắc đã làm cho chị Hai chùn bước !? Tuy nhiên, ở nhà chị vẫn sớm hôm chuyên lo tụng niệm. Có lẽ, chị đã tìm được đôi chút an bình bên những lời cầu kinh và tiếng mõ ?!
Bây giờ mặc dù thời gian qua đã lâu, nhưng mỗi lần nhắc đến chị
Hai, làm tôi lại nhớ đến hai kỷ niệm thuở nào. Có lẽ hai kỷ niệm này vẫn
còn in đậm trong ký ức của tôi, và tôi tin rằng, chúng sẽ khó lòng mà
nhạt phai theo ngày tháng. Kỷ niệm đầu tiên là về cái “đèn soi nhái” của
tôi. Ngày đó tôi còn nhỏ lắm, chắc khoảng chừng 9 tuổi là cùng, (hình
như đây là thời gian trước lúc tôi bị gãy tay năm lớp 4). Cũng thời gian
đó, ở quê tôi khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu thấm ướt những cánh
đồng ruộng, thì cũng là lúc ban đêm bà con đổ xô nhau ra đồng để soi
nhái. Có người đi soi bằng đèn “măng-xông” (manchon), có người chế tạo
những ngọn đèn dầu leo lét vừa đủ để thấy ánh sáng ở chung quanh. Thời
đó “đèn điện” chưa được thịnh hành như ngày nay, nên đèn dầu thì được
xem là thông dụng nhất. Các anh tôi đêm nào cũng đi soi nhái đem về chứa
trong mấy cái lu, mỗi lần giở nấp lu ra, là mấy con nhái nhảy lung
tung, có nhiều con còn… “ấp cặp” với nhau, giống như là chúng đang… “ôm”
“xà nẹo” nhau, nhảy từ bên này qua bên nọ. Ban đêm, từ trong nhà nhìn
ra những cánh đồng ở chung quanh, chúng tôi thấy thấp thoáng từ xa, là
nhiều ánh đèn lập lòe của những người đang soi nhái. Thỉnh thoảng, có
vài người đi ngang phía ngoài hàng rào nhà chúng tôi (kế bên mấy cái
ao), và nghe họ chuyện trò với nhau có phần hào hứng lắm. Thường thì tôi
không được đi theo các anh tôi để soi nhái, vì tôi còn nhỏ. Tôi nhớ có
một lần khi đi đến chỗ hào sâu, tôi bị nước ngập tới mình, làm tôi lội
theo các anh không kịp. Những lúc này tôi sợ “tá hỏa tam tinh”, cũng như
hoảng lên vì một phần sợ ma, và một phần là sợ bị bỏ rơi (một mình)
giữa đêm tối…
Mặc dù sợ, nhưng cái cảm giác được đi ra ngoài soi nhái, cũng đã kích thích tôi rất nhiều. Nhớ lại lúc đó, tôi cũng bắt chước mọi người để chế tạo cho mình một cái đèn dầu soi nhái, nhưng nhỏ hơn. Tôi đợi đêm đến thì đốt lên rồi đi xung quanh vườn (chứ không dám đi xa), vậy mà tôi cũng bắt được nhái như ai. Nhiều khi gặp mấy con rắn bò ra trước mặt, làm tôi (đôi phen)… “hết hồn… hoảng vía”. Riêng mấy con cóc “chậm chạp” thì rất nhiều, chúng cũng nhảy tứ tung, nhất là mỗi khi tôi rọi đèn và giở mấy đóng cây khô, còn ẩm ướt… Lúc đầu vì không “thông minh” và để ý kỹ, nên tôi chế ra cái đèn dầu của tôi thật là… tệ hại. Tôi nhớ dụng cụ làm đèn là một chai xá xị cũ, cùng với một cái ống rỗng ruột (dài khoảng hơn một gang tay), cộng thêm là một mớ “nùi giẻ” cũ. Tôi cũng biết quấn một đầu ống bằng nùi giẻ để đốt lên, và bao bọc bằng những cọng kẽm bên ngoài, để khi dầu thấm vào và cháy lên thành ngọn đuốc. Còn đầu kia thì đút vào chai xá xị đựng dầu, và được “khằng” lại ở phía miệng chai. Như đã nói ở trên là do không để ý kỹ, nên tôi đã dùng cái ống bằng nhựa thay vì cái ống bằng sắt (hoặc bằng đồng) để chế ra cái đèn dầu soi nhái của tôi. Cái ống bằng đồng thì tôi phải chế biến từ “cái ruột” của ống bơm xe đạp cũ (loại bơm bằng tay), vì cái ống này nhỏ (thích hợp) cỡ bằng ngón tay cái. Cũng vì lúc đầu tôi dùng cái ống bằng nhựa, do đó cái “công trình chế tạo” đèn soi nhái chỉ trong phút giây đã trở thành… “vô tích sự”. Tôi nhớ lần đó, chính chị Hai là người đã “thí nghiệm” cái đèn dầu soi nhái do tôi chế tạo. Ðêm đó, chị ghé nhà tôi và thấy người ta ra đồng soi nhái rất đông, làm chị cũng nôn nao và rũ tôi đưa cái đèn, để cùng chị đi ra ngoài tìm bắt nhái. Dĩ nhiên là tôi hăng hái lắm, thế là hai chị em (một già, một trẻ) khởi sự đốt đèn lên, để đi ra ngoài tham gia cùng thiên hạ. Tưởng sao… mới đi ra vừa tới cổng, là cái đèn của tôi đã bắt đầu… “có chuyện”. Tôi nhìn kỹ, thì thấy cái ống làm bằng nhựa có triệu chứng cong queo, rồi nó từ từ ngã ngang… không còn đứng vững nữa. À thì ra, tại vì sức nóng đã làm cho nó “mềm” đi, không thể nào sử dụng được. Thế là hai chị em đành bỏ cuộc giữa chừng, và mau mau trở vào nhà, trước khi cái đèn tắt ngúm
Mặc dù sợ, nhưng cái cảm giác được đi ra ngoài soi nhái, cũng đã kích thích tôi rất nhiều. Nhớ lại lúc đó, tôi cũng bắt chước mọi người để chế tạo cho mình một cái đèn dầu soi nhái, nhưng nhỏ hơn. Tôi đợi đêm đến thì đốt lên rồi đi xung quanh vườn (chứ không dám đi xa), vậy mà tôi cũng bắt được nhái như ai. Nhiều khi gặp mấy con rắn bò ra trước mặt, làm tôi (đôi phen)… “hết hồn… hoảng vía”. Riêng mấy con cóc “chậm chạp” thì rất nhiều, chúng cũng nhảy tứ tung, nhất là mỗi khi tôi rọi đèn và giở mấy đóng cây khô, còn ẩm ướt… Lúc đầu vì không “thông minh” và để ý kỹ, nên tôi chế ra cái đèn dầu của tôi thật là… tệ hại. Tôi nhớ dụng cụ làm đèn là một chai xá xị cũ, cùng với một cái ống rỗng ruột (dài khoảng hơn một gang tay), cộng thêm là một mớ “nùi giẻ” cũ. Tôi cũng biết quấn một đầu ống bằng nùi giẻ để đốt lên, và bao bọc bằng những cọng kẽm bên ngoài, để khi dầu thấm vào và cháy lên thành ngọn đuốc. Còn đầu kia thì đút vào chai xá xị đựng dầu, và được “khằng” lại ở phía miệng chai. Như đã nói ở trên là do không để ý kỹ, nên tôi đã dùng cái ống bằng nhựa thay vì cái ống bằng sắt (hoặc bằng đồng) để chế ra cái đèn dầu soi nhái của tôi. Cái ống bằng đồng thì tôi phải chế biến từ “cái ruột” của ống bơm xe đạp cũ (loại bơm bằng tay), vì cái ống này nhỏ (thích hợp) cỡ bằng ngón tay cái. Cũng vì lúc đầu tôi dùng cái ống bằng nhựa, do đó cái “công trình chế tạo” đèn soi nhái chỉ trong phút giây đã trở thành… “vô tích sự”. Tôi nhớ lần đó, chính chị Hai là người đã “thí nghiệm” cái đèn dầu soi nhái do tôi chế tạo. Ðêm đó, chị ghé nhà tôi và thấy người ta ra đồng soi nhái rất đông, làm chị cũng nôn nao và rũ tôi đưa cái đèn, để cùng chị đi ra ngoài tìm bắt nhái. Dĩ nhiên là tôi hăng hái lắm, thế là hai chị em (một già, một trẻ) khởi sự đốt đèn lên, để đi ra ngoài tham gia cùng thiên hạ. Tưởng sao… mới đi ra vừa tới cổng, là cái đèn của tôi đã bắt đầu… “có chuyện”. Tôi nhìn kỹ, thì thấy cái ống làm bằng nhựa có triệu chứng cong queo, rồi nó từ từ ngã ngang… không còn đứng vững nữa. À thì ra, tại vì sức nóng đã làm cho nó “mềm” đi, không thể nào sử dụng được. Thế là hai chị em đành bỏ cuộc giữa chừng, và mau mau trở vào nhà, trước khi cái đèn tắt ngúm
Vâng, đó là kỷ niệm đầu tiên của tôi và chị Hai về cái đèn dầu
soi nhái, riêng kỷ niệm thứ hai là về chuyện một… quyển sách, mà tôi vẫn
còn nhớ mãi cho đến ngày nay. Phải nói rằng kỷ niệm này đã để lại trong
lòng tôi một nỗi ngậm ngùi, cũng như sự xót xa từ một niềm thương cảm….
Tôi biết thời gian này nhà chị Hai nghèo lắm, vì đây là giai
đoạn nghiệt ngã chung của rất nhiều bà con lúc đó. Nhất là đời sống cơ
cực của những người phụ nữ đơn chiếc, có người còn phải lo cho chồng
đang “cải tạo” ở xa. Từ thành thị đến thôn quê hình như gia đình nào
cũng không tránh khỏi cảnh lầm than của thời kỳ gọi là… ăn độn. Mặc dù
đang ở dưới quê làm ruộng, nhưng có lẽ gia đình chị Hai cũng không thoát
khỏi cảnh lầm than cơ cực. Tôi nhớ một ngày nọ, chị kêu tôi đến nhà để
xem dùm chị một… “cái máy”. Thật sự tôi không biết đó là máy gì, mà chị
lại nhờ tôi xem hộ. Tôi đoán chắc là một cassette hay radio bị hư gì
đây, nên chị mới nhờ tôi coi giúp. Khi đến nhà chị lấy ra cho tôi xem
một cái thùng giấy được bao bọc rất kỹ ở chung quanh, và cho biết đó là
của em trai chị Hai để lại. Chị nói với tôi rằng:
- Em xem dùm chị đi, cái này là kỷ vật của anh Tư trước đây đó!
Tôi biết ý của chị Hai là muốn nhắc đến người em trai thứ Tư của chị. Tôi nghe nói, anh Tư đã cùng gia đình di tản ra “nước ngoài” từ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lúc đó vì tôi còn nhỏ và ở dưới quê, nên không biết nhiều về anh Tư. Tôi hỏi lại chị Hai:
- Nhưng mà… là cái máy gì mới được chứ?
Lúc đó chị Hai cười và thật thà đáp lại với tôi, là chị cũng không biết đó là máy gì, vì từ hồi nào đến giờ chị cất nó… rất kỹ, và cũng chưa có dịp mở ra. Nghe chị nói thế, làm cho tôi càng tò mò nhiều hơn nữa. Trong lúc tôi bắt đầu mở cái thùng giấy ra, thì tôi nghe chị Hai ngập ngừng và giải thích:
- Chị hy vọng… nó còn tốt và bán được nhiều tiền, thì sẽ… “đỡ khổ” biết bao!? Kỷ niệm này là của anh Tư, chị gìn giữ bấy lâu nay, nhưng bây giờ chắc là… phải bán đi rồi… em ạ…
Tôi không nói gì thêm mà tiếp tục mở ra từng lớp giấy. Thời gian chậm chạp trôi qua, càng làm cho cả tôi và chị Hai đều thêm hồi hộp. Ðến khi tôi mở được cái nắp thùng giấy ra, thì thấy có một lớp giấy nữa ở bên trong. Tôi liền thò tay vào và nâng cái vật bên trong lên. Tôi có cảm giác đây là một… cuốn sách, chớ không phải là một cái máy như chị Hai lầm tưởng. Khi đem được nó ra ngoài, tôi vội mở thêm lớp giấy cuối cùng và quả thật không sai vì đây là một … quyển sách. Phải, đúng nó là một quyển sách màu đỏ, rất dầy giống như một quyển tự điển thì đúng hơn. Lúc này tôi nhìn sang, thì trông chị Hai có phần thất vọng lắm. Chị nói với tôi:
- Vậy mà tụi nó bảo với chị đây là cái máy, và kêu chị đem về quê cất kỹ dùm anh Tư!
Phần tôi, khi đọc những dòng chữ bên ngoài bìa sách, làm tôi biết được đó là quyển sách gì đây. Và trong đầu tôi cũng hiểu được rằng… tại sao các em của chị Hai (ở trên Saigon) muốn chị đem quyển sách này về quê để mà… giữ kỹ. Mặc dù lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng tôi đã hiểu được “giá trị” của quyển sách ở trên tay. Tôi thích thú và tò mò lật từng trang để đọc (đọc tới đọc lui), nhất là ở những trang đầu tiên, mà trong lòng tôi thì có rất nhiều điều nghĩ ngợi… Phải nói là tôi cảm thấy rất thương, và tội nghiệp cho chị Hai, vì chị đã thật thà tin tưởng đây là… “cái máy”, đã vậy, mà chị còn hy vọng là sẽ bán được có tiền, hầu… “cứu nguy” cho gia đình trong cơn túng quẩn?! Tôi còn nghe nói, ngày anh Tư di tản ra nước ngoài, chị Hai có lẽ vì ở dưới quê “chậm chân”, nên khi đến nơi, thì căn nhà của anh Tư đã được “tiếp thu” rồi, và bây giờ đã thuộc về người… “chủ mới”…
Trở lại với quyển sách trên tay, mặc dù được gói ghém cẩn thận nhưng tôi thấy màu giấy bên trong, giờ đã trở nên vàng úa. Bên ngoài, phía bên trên của quyển sách có ghi là “Viện Ðại-Học Saigon”, và bên dưới là một dòng chữ lớn hơn: “Luật-Khoa Ðại-Học Ðường”. Rồi kế đến ở giữa trang sách, là ba hàng chữ viết to (bằng chữ in): “NỀN HÀNH CHÁNH ÐÔ-THÀNH SAIGON”, và một dòng chữ nhỏ hơn, phía dưới… là: “Luận-Án Tiến-Sĩ Luật-Khoa” rồi tiếp theo là tên của em trai chị Hai (tức người anh họ thứ Tư của tôi) và được đánh dấu năm 1973 ngay bên dưới. Ở trang trong, tôi còn nhìn thấy thêm một tờ “note” (có lẽ được cắt ra từ báo chí) ghi là “Luận-Án Tiến-Sĩ Luật-Khoa (Ban Công Pháp) đệ trình tại Luật Khoa Ðại Học Ðường Saigon ngày thứ Bảy 21.4.1973, từ 16 giờ đến 19 giờ, được xếp hạng Ưu (Mention Très Bien)”. Tiếp theo ở các trang trong là lời tri ân của người trình luận án dành cho những người thầy cũ, từ giáo sư khoa trưởng, đến quý vị giáo sư ở Ðại học Luật Khoa, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đến nhiều quý Thầy Cô khác từ trường tiểu học lên đến trung học rồi đại học trước đây. Tôi thấy ở một trang khác được ghi là: “Kính dâng hương hồn cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông, giáo sư thực thụ Luật Khoa Ðại Học Ðường Saigon, Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh với tất cả niềm tôn kính và nhớ ơn”. Rồi ở một trang kế là dòng chữ “Thành kính tri ân Giáo Sư Lê Ðình Chân, giáo sư thực thụ Luật Khoa Ðại học Ðường Saigon, người đã vui lòng bảo trợ luận án, đã tận tình hướng dẫn, thường xuyên theo dõi và hết lòng giúp đỡ tôi trong việc thực hiện công cuộc khảo cứu này”…
- Em xem dùm chị đi, cái này là kỷ vật của anh Tư trước đây đó!
Tôi biết ý của chị Hai là muốn nhắc đến người em trai thứ Tư của chị. Tôi nghe nói, anh Tư đã cùng gia đình di tản ra “nước ngoài” từ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lúc đó vì tôi còn nhỏ và ở dưới quê, nên không biết nhiều về anh Tư. Tôi hỏi lại chị Hai:
- Nhưng mà… là cái máy gì mới được chứ?
Lúc đó chị Hai cười và thật thà đáp lại với tôi, là chị cũng không biết đó là máy gì, vì từ hồi nào đến giờ chị cất nó… rất kỹ, và cũng chưa có dịp mở ra. Nghe chị nói thế, làm cho tôi càng tò mò nhiều hơn nữa. Trong lúc tôi bắt đầu mở cái thùng giấy ra, thì tôi nghe chị Hai ngập ngừng và giải thích:
- Chị hy vọng… nó còn tốt và bán được nhiều tiền, thì sẽ… “đỡ khổ” biết bao!? Kỷ niệm này là của anh Tư, chị gìn giữ bấy lâu nay, nhưng bây giờ chắc là… phải bán đi rồi… em ạ…
Tôi không nói gì thêm mà tiếp tục mở ra từng lớp giấy. Thời gian chậm chạp trôi qua, càng làm cho cả tôi và chị Hai đều thêm hồi hộp. Ðến khi tôi mở được cái nắp thùng giấy ra, thì thấy có một lớp giấy nữa ở bên trong. Tôi liền thò tay vào và nâng cái vật bên trong lên. Tôi có cảm giác đây là một… cuốn sách, chớ không phải là một cái máy như chị Hai lầm tưởng. Khi đem được nó ra ngoài, tôi vội mở thêm lớp giấy cuối cùng và quả thật không sai vì đây là một … quyển sách. Phải, đúng nó là một quyển sách màu đỏ, rất dầy giống như một quyển tự điển thì đúng hơn. Lúc này tôi nhìn sang, thì trông chị Hai có phần thất vọng lắm. Chị nói với tôi:
- Vậy mà tụi nó bảo với chị đây là cái máy, và kêu chị đem về quê cất kỹ dùm anh Tư!
Phần tôi, khi đọc những dòng chữ bên ngoài bìa sách, làm tôi biết được đó là quyển sách gì đây. Và trong đầu tôi cũng hiểu được rằng… tại sao các em của chị Hai (ở trên Saigon) muốn chị đem quyển sách này về quê để mà… giữ kỹ. Mặc dù lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng tôi đã hiểu được “giá trị” của quyển sách ở trên tay. Tôi thích thú và tò mò lật từng trang để đọc (đọc tới đọc lui), nhất là ở những trang đầu tiên, mà trong lòng tôi thì có rất nhiều điều nghĩ ngợi… Phải nói là tôi cảm thấy rất thương, và tội nghiệp cho chị Hai, vì chị đã thật thà tin tưởng đây là… “cái máy”, đã vậy, mà chị còn hy vọng là sẽ bán được có tiền, hầu… “cứu nguy” cho gia đình trong cơn túng quẩn?! Tôi còn nghe nói, ngày anh Tư di tản ra nước ngoài, chị Hai có lẽ vì ở dưới quê “chậm chân”, nên khi đến nơi, thì căn nhà của anh Tư đã được “tiếp thu” rồi, và bây giờ đã thuộc về người… “chủ mới”…
Trở lại với quyển sách trên tay, mặc dù được gói ghém cẩn thận nhưng tôi thấy màu giấy bên trong, giờ đã trở nên vàng úa. Bên ngoài, phía bên trên của quyển sách có ghi là “Viện Ðại-Học Saigon”, và bên dưới là một dòng chữ lớn hơn: “Luật-Khoa Ðại-Học Ðường”. Rồi kế đến ở giữa trang sách, là ba hàng chữ viết to (bằng chữ in): “NỀN HÀNH CHÁNH ÐÔ-THÀNH SAIGON”, và một dòng chữ nhỏ hơn, phía dưới… là: “Luận-Án Tiến-Sĩ Luật-Khoa” rồi tiếp theo là tên của em trai chị Hai (tức người anh họ thứ Tư của tôi) và được đánh dấu năm 1973 ngay bên dưới. Ở trang trong, tôi còn nhìn thấy thêm một tờ “note” (có lẽ được cắt ra từ báo chí) ghi là “Luận-Án Tiến-Sĩ Luật-Khoa (Ban Công Pháp) đệ trình tại Luật Khoa Ðại Học Ðường Saigon ngày thứ Bảy 21.4.1973, từ 16 giờ đến 19 giờ, được xếp hạng Ưu (Mention Très Bien)”. Tiếp theo ở các trang trong là lời tri ân của người trình luận án dành cho những người thầy cũ, từ giáo sư khoa trưởng, đến quý vị giáo sư ở Ðại học Luật Khoa, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đến nhiều quý Thầy Cô khác từ trường tiểu học lên đến trung học rồi đại học trước đây. Tôi thấy ở một trang khác được ghi là: “Kính dâng hương hồn cố Giáo sư Nguyễn Văn Bông, giáo sư thực thụ Luật Khoa Ðại Học Ðường Saigon, Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh với tất cả niềm tôn kính và nhớ ơn”. Rồi ở một trang kế là dòng chữ “Thành kính tri ân Giáo Sư Lê Ðình Chân, giáo sư thực thụ Luật Khoa Ðại học Ðường Saigon, người đã vui lòng bảo trợ luận án, đã tận tình hướng dẫn, thường xuyên theo dõi và hết lòng giúp đỡ tôi trong việc thực hiện công cuộc khảo cứu này”…
Giờ đây khi viết lại những dòng chữ này, lòng tôi còn… không
khỏi bùi ngùi khi nhớ lại ở một trang khác, em của chị Hai đã không
quên, và trang trọng ghi khắc như vầy: “Kính dâng hương hồn Thân phụ,
kính dâng Thân mẫu, kính dâng Nhạc phụ, Nhạc mẫu, kính tặng chị Hai,
thương tặng KD và các con, thân tặng các em”… Ðối với tôi, ở giờ phút
đó… có lẽ cái phần “kính tặng chị Hai” là có ý nghĩa nhất, vì dù sao
những lời này cũng xuất hiện vào một thời điểm, mà mọi thứ đều đã đổi
thay, cũng như, tất cả chỉ còn là… trong ký ức mà thôi. Trước mặt tôi
lúc đó là hình ảnh của chị Hai thật là bình lặng (ở bên ngoài), nhưng
tôi biết ở bên trong là cả một tấm lòng của người chị dành cho em, vì
lúc nào chị cũng hãnh diện mỗi khi nhắc đến người em trai của mình. Rồi
ngay như một vật vô tri, mà chị cũng luôn luôn nâng niu và gìn giữ… kỹ.
Nhưng cuối cùng do hoàn cảnh túng quẩn đẩy đưa, nên chị mới đành lòng
nghĩ đến chuyện bán đi cái kỷ niệm đó. Bởi vì chị hy vọng là nó sẽ “đỡ
đần” cho chị ít nhiều trong cơn hoạn nạn khó khăn… Nhưng hỡi ơi, cuối
cùng thì tia hy vọng mong manh đó của chị Hai cũng vội vàng tắt ngấm
(không khác gì cái đèn dầu soi nhái của tôi)… Tôi biết lúc ấy chị buồn
và thất vọng lắm, chị không nói lời nào, chị bỏ tôi ngồi đó bên cạnh
quyển sách, và đi đến bàn thờ bác Tư tôi. Tôi thấy chị đốt lên một nén
nhang và cấm vào lư hương trước mặt. Hình như lúc bấy giờ chị Hai có
khấn nguyện đôi lời, tôi đoán, chắc là cũng… những ước mơ bình dị mà
thôi. Vì có lẽ cuộc sống của chị giờ đây đã… an phận rồi, thì đâu cần
phải cầu điều chi để gọi là cao xa nữa chứ!?…
Thiên Minh
CHỊ TÔI 1
Gia đình tôi đến phi trường San Francisco đón bà chị ruột từ
Việt Nam sang du lịch Hoa Kỳ. Cháu Út đã chuẩn bị banner dán đầy đủ họ
tên của chị, vừa chào mừng vừa là dấu hiệu cho chị tôi nhận biết có
người nhà đang đón, đỡ phần bối rối.
Khu chờ đợi đã chật ních người. Các phi công và tiếp viên chuyến bay
124 của hãng hàng không Eva đã lần lượt đi ra. Dăm ba tấm bảng chào đón
người từ bên kia Thái bình dương sang bắt đầu trưng lên, đám con tôi
cũng vội vàng làm theo.
Tôi đã dặn dò cặn kẽ tấm bảng viết bằng tiếng Việt : Chào Mừng bà
Nguyễn Thị Lưu Luyến, nhưng vì hiệu Office Depots chỉ có bán mẫu tự
không dấu lại quen cách viết ở Mỹ, con tôi đã dán dòng chữ hoàn toàn
khác với ý tôi, do vậy, khi giương bảng lên tôi thật sự ngỡ ngàng. Mọi
việc đã lỡ, đành chịu vậy.
Chúng tôi đứng cách cửa quá xa nên lúc chị đi ra không ai nhìn thấy.
Giữa lượng sóng người, một bà Việt Nam vóc người đầy đặn, mặc áo dài
xanh đậm, vai choàng chiếc khăn voan, đầu tóc búi cao đi tới đi lui lức
láo trong đám đông đang chen chúc. Chợt tôi nhận ra chị tôi thì nước
mắt lo âu của chị đã lưng tròng. Cả nhà ùa tới vây quanh mừng rỡ.
Câu đầu tiên của chị là trách chúng tôi không có tấm bảng đề tên
chị như đã thông báo qua điên thọai. Để chứng minh là chúng tôi đã lo
đầy đủ, cháu Út vội vàng căng tấm vải nhựa ra trước mặt chị.
Nhìn dòng chữ Welcome MRS. LUYEN THI LUU NGUYEN, chị nói :
- Cô đã nhìn thấy tấm bảng nầy rồi, nhưng đâu phải tên cô. Bộ tụi bay đổi tên cô thành tên Mỹ rồi sao ?
- Thưa cô, vẫn là tên Nguyễn thị Lưu Luyến nhưng ở Mỹ viết không bỏ dấu lại đảo ngược tên họ thế đấy, con tôi giải thích.
- Bà Cố Tổ tao có sống dậy cũng không nhận ra, ở Mỹ cái gì cũng ngược đời.
Nói xong, chị cười để lộ đôi hàm răng đen rức rức như hạt huyền. Nụ
cười của chị thật hồn nhiên, cởi mở. Nhìn thấy hàm răng đen, đứa cháu
ngoại tôi sợ hãi giấu mặt vào lòng mẹ.
Vào mùa Halloween, trẻ con ở Hoa Kỳ thường xem phim ma, phim quỷ hút
máu người, Vampire, Dracula hoặc đi coi nhà ma có cả đầu lâu nhe răng
trắng nhởn. Hôm nay, trước mặt nó là người phàm mắt thịt lại mang hàm
răng đen, hỏi làm sao không sợ ! Chị tôi không biết cái sợ đích thực của
thằng nhóc mà ngỡ rằng bà cô còn xa lạ.
Trong lúc ngồi đợi các con tôi đi lấy xe ngoài parking lot, chị
moi trong bọc ny-lông lấy ra một miếng trầu tươi đã têm sẵn cùng miếng
cau bỏ vào miệng nhai rào rạo. Đứa cháu ngọai dù sợ nhưng lúc nào cũng
hé mắt nhìn bà cô lạ lùng. Nó hỏi :
- Mommy, what’s she eating ?
Mẹ nó lúng túng chẳng biết tiếng Anh gọi trầu là gì, đành trả lời :
- Bà ăn kẹo gum Việt Nam !
Lát sau, chị tôi thò tay vào túi xách lấy ra một cái chai trống không,
có nắp vặn hẳn hoi. Chị mở nắp nhổ vào đó phần nước trầu dư. Thằng nhóc
con hoảng hốt ôm chặt cổ mẹ. Con gái tôi vội hỏi :
- Chuyện gì thế con ?
Bé hớt hãi :
- Blood, blood !
Mọi người cười ồ. Chị tôi ngạc nhiên nhìn từ người nầy, qua người khác. Vợ tôi giải thích :
- Chị nhổ nước trầu mà cháu nhỏ tưởng chị ói ra máu.
Chị đưa tay vò đầu thằng bé rồi dùng khăn tay lau hai khoé miệng dính nước trầu đỏ tươi, chị phân trần :
- Cả ngày trên máy bay nhịn trầu, thèm không chịu nổi. Tao có thể nhịn
cơm vài ngày nhưng mà nhịn trầu một ngày là đủ thấy khùng rồi. Đã vậy
còn ngồi cùng ghế với con mẹ mũi lõ tóc vàng, cái mông to như chiếc
thúng chai của mấy người làm biển. Cứ cách vài giờ là mụ ì ạch đi nhà
xí. Mình có ngồi yên được đâu, vừa chợp mắt là mụ vỗ vỗ, mình phải đứng
dậy. Tao đâu dám ngồi lỳ, không khéo cái mông dềnh dàng đó nó để cả vào
mặt mình là nghẹt thở. Ăn cái ngữ gì mà to đến thế ! Cũng may là mình
không cùng tiếng nói với mụ, khỏi sinh cãi vã. Cả nhà cười
rộ trứơc lối kể chuyện mộc mạc, chân chất của dân miền quê .
Dù là vai chị nhưng tôi thương yêu và quý trọng chị như Mẹ. Tôi có hai
người chị lớn đã có gia đình riêng . Chị là con gái thứ tư và tôi là
trai út sinh sau đẻ muộn.
Thuở ấy, gia đình tôi có chiếc thuyền buôn. Cha tôi cùng một số trai
bạn thường xuyên xuôi Nam chở theo các loại đường mía. Lược về chở vải
vóc hoặc đồ gốm. Mẹ tôi suốt ngày lo việc buôn bán, tiếp bạn hàng và
điều khiển người làm tại các vựa, các chành. Chị hơn tôi tới mười
lăm tuổi lo quán xuyến công việc nhà. Dù có người giúp việc, song chị
muốn tận tay chăm sóc tôi từ việc nhỏ đến việc lớn. Lên năm, sáu
tuổi rồi mà tôi vẫn luôn làm nũng với chị. Tôi thích ngủ võng và thường
bắt chị đưa hát ru trong những đêm hè. Chị nuôi dưỡng tâm hồn tôi lớn
lên theo lời ru ngọt ngào của ca dao, truyện Kiều, Lục Vân Tiên đầy tình
tự dân tộc. Mẹ là tiếng gọi đầu đời của tuổi thơ. Riêng tôi, chị là
tiếng bập bẹ đầu tiên khi tôi chập chững bước đi.
Lúc tôi vừa lên tám, Mẹ lâm trọng binh qua đời. Thế là chị đóng vai người mẹ chăm sóc và nuôi nấng tôi suốt thời thơ ấu.
Năm hai mươi ba tuổi chị tôi yêu anh Vương Văn Đỉnh, dáng người cao ráo
có mái tóc bồng gợn sóng rất nghệ sĩ. Anh nói giỏi tiếng Pháp, xử dụng
điêu luyện các loại đàn, sáo và cả harmonica.
Ngày anh Đỉnh cho người mai mối đến dạm hỏi thì cha tôi đã
hứa gã chị cho con trai ông Tú Bang, bạn học của cha từ thời niên thiếu.
Người chồng tương lai của chị là một thầy giáo.
Trước ngày chị tôi lên xe hoa, anh Đỉnh đến nhà từ biệt chị
ra đi . Để tránh đau khổ, anh quyết định bỏ quê vào Sài gòn tiếp tục con
đường học vấn. Chị khóc trên vai anh và nước mắt anh cũng đầm đìa. Ngày
đó tôi chưa hiểu gì về tình yêu nhưng tôi cảm thấy tội nghiệp cho hai
người.
Ngày lễ Vu quy của chị, cha tôi tổ chức hai ngày nhóm họ đãi đằng bà
con, bạn bè và khách hàng buôn bán với gia đình tôi từ xưa đến nay. Đám
rướt dâu khá linh đình, với hai chiếc xe hơi màu đen bóng được trang trí
hoa và dải lụa hồng rực rỡ. Bà con láng giềng trầm trồ cô dâu chú rể
đẹp đôi.
Cha tôi rất hãnh diện và vui mừng vì đã chọn cho con gái
mình người chồng xứng đáng. Chị tôi tuân lệnh cha theo chồng nhưng
mang theo cõi lòng tan nát. Chị đã khóc suốt mấy đêm liền trước ngày
cưới. Hình ảnh áo nảo, thất chí của anh Đỉnh trong giờ chia tay vẫn
chưa phai mờ trong lòng chị.
Chồng chị dạy học ở một trường khá xa, lâu lâu mới về thăm
nhà. Chị nại cớ đứa em út còn nhỏ dại cần người chăm sóc và dạy dỗ, nên
xin phép bên chồng được về nhà cha thường ngày.
Thời gian thấm thoát trôi qua một năm rồi hai năm chẳng có tin tức gì về
anh Đỉnh, đến một buổi sáng nọ có người mang đến trao cho chị tôi một
bao thơ. Không biết thư nói gì , bỗng dưng chị òa khóc . Tôi chạy sà
vào lòng chị. Chị ôm chặt lấy tôi thổn thức :
“Anh Đỉnh của em không còn nữa. Anh ấy bị thương trên chiến trường
về đến bệnh viện mới tắt thở. Anh gởi lại chiếc khăn tay của chị tặng
ngày trước.Vừa nói chị vừa mở khăn ra, một dòng chữ viết nguệch ngoạc
bằng máu : “Yêu Em trọn đời”. Chị đưa chiếc khăn lên môi hôn mà nước mắt
tuôn trào.
Ba tháng sau, chồng chị bị tử nạn trên đường đến trường khai giảng mùa
học mới. Chưa đầy nửa năm chị tôi đã chịu hai cái tang đau đớn. Hình như
nước mắt cạn nguồn và con tim tê dại, chị vùi đầu trong công việc và
tập ăn trầu để lảng quên nỗi đau đang vò xé. Hai má chị ửng hồng và
chân đi chếnh choáng vì say trầu.
Chị tôi nổi tiếng có hàm răng đẹp nhất làng. Răng chị trắng đều như
những hạt ngọc. Nụ cười rạng rỡ, thu hút cảm tình của người xung quanh.
Những ngày mới quen nhau, anh Đỉnh thường nói với chị :
“Mỗi khi em cười là mang nguồn hạnh phúc cho người đối diện”.
Một hôm, tôi vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện hàm răng chị trở
thành màu đen nhánh. Tôi hỏi vì sao, chị bảo ăn trầu phải nhuộm răng
đen. Lòng buồn vô hạn, tôi tiếc rẻ hàm răng trắng và giận chị suốt mấy
ngày.
Chị tôi không còn yêu ai mà cũng chẳng chịu bước thêm bước nữa. Cha tôi nhiều lần khuyên nhủ, chị bảo :
“Con dành phần đời còn lại để lo cho cha và cho em. Xin cha đừng ép uổng con nữa.”
Từ ngày mẹ tôi mất, sức khoẻ cha tôi xuống một cách thê thảm. Ông không
còn đủ sức vượt đường xa trên sóng nước bồng bềnh nên quyết định bỏ
nghề. Nhiều người xin mua lại chiếc thuyền nhưng cha tôi nhất định không
bán , ông cho người kéo chiếc ghe đồ sộ lên bờ giữ lại làm vật kỷ niệm
và trả trai bạn về quê tìm công việc làm ăn khác. Ba năm sau cha tôi
qua đời. Ngôi nhà chỉ còn lại hai chị em tôi.
Ngoài số quà cáp chị mang cho chúng tôi, phần còn lại là trầu.
Những lá trầu khô được sắp đầy gần nửa va-li và một túi cau khô. Ngày
chúng tôi ngỏ ý mời chị sang du lịch Hoa Kỳ câu hỏi đầu tiên của chị là
bên đó có trầu không. Mặc dầu chúng tôi bảo đảm sẽ cung cấp đầy đủ trầu
tươi, cau tươi cho chị dùng, chị vẫn lo ngại ở Mỹ làm sao có loại trầu
nguồn ở miệt Sơn Hà, Minh Long vừa ngọt, vừa cay lại có độ nồng đậm đà
hơn cả trầu vườn. Chị ghiền loại trầu nầy như người miền Bắc ghiền thuốc
lào Ba số tám.
Phải ngâm nước những lá trầu khô trước một ngày mới nhai được. Trầu khô
vừa dai vừa giảm bớt độ nồng. Thấy vậy, vợ tôi mua mấy liểng trầu tươi
ướp lạnh nhập cảng cho chị dùng, chị chê loại nầy nhạt nhẽo không hợp
khẩu vị .
Tôi lấy hai tuần lễ vacation đưa chị đi viếng những thắng cảnh nổi
tiếng ở miền Tây Hoa Kỳ. Trước những kiến trúc tân kỳ, công trình xây
dựng vĩ đại, tôi thấy chị không háo hức, thán phục hay xúc cảm. Hình như
điều đó đối với chị chỉ là thứ yếu. Chị sang Mỹ với một niềm thiết tha
là thăm tôi, gần gũi tôi để vơi đi thương nhớ. Xa tôi đã mười hai năm,
như người mẹ xa con, chị cô đơn, mong chờ và lo lắng.
Chỉ qua vài tuần lễ
là chị đã gần gũi, chăm sóc và tắm rửa cho đứa cháu ngoại lên năm của
tôi. Chẳng những hết sợ hãi mà cháu còn vạch miệng bà cô để xem hàm răng
đen như xem vật lạ mỗi lần chị bồng nó. Bé hỏi :
- Sao răng bà màu đen ?
Chị tôi chỉ cười rồi hôn lên má nó. Thế là nó dùng tay chùi lên
vết trầu dính, nó chà xát làm nổi đỏ cả vùng da trên mặt. Cháu bé thích
được bà cô dắt tay đi dạo bộ trong khu công viên cạnh nhà, nhưng lại sợ
bà hôn làm vấy nước trầu lên má.
Con tôi đề nghị chị tẩy trắng hàm răng. Chị phản đối, lấy lý
do không thể bỏ trầu. Chúng cam đoan ăn trầu vẫn giữ được màu răng
trắng, chỉ cần chịu khó đánh răng thường xuyên.
Ngày này qua ngày nọ, mỗi đứa cháu một lời khuyên khiến
chị tôi xiêu lòng. Con tôi vô cùng ngạc nhiên trước đôi hàm răng vẫn
còn nguyên vẹn dù tuổi đời của chị đã ngoài bảy mươi.
Răng được tẩy trắng, dầu không bằng màu trắng óng ánh như thuở còn thanh
xuân, nhưng đã trả lại cho chị nụ cười sáng sủa . Chị cười khoe đôi hàm
răng trắng trông chị tươi mát như trẻ lại mười tuổi, thế nhưng lòng chị
lại không vui. Nụ cười của chị bây giờ không còn tự nhiên nữa, gượng
gạo và héo hắt. Tôi bắt gặp bất chợt lúc chị đang soi gương mà mắt còn
ngấn lệ. Ngỡ là chị nhớ nhà nên tôi không lưu tâm lắm.
Đêm đã về khuya, ngoài trời đổ mưa do ảnh hưởng cơn bão từ biển thổi
vào, tôi đi kiểm soát các cửa sổ chợt nghe tiếng khóc thút thít trong
phòng chị, tôi vội vàng gõ cửa vào. Đèn bật sáng, chị đang ngồi khóc,
tôi hỏi:
- Các cháu có làm điều gì phật ý chị không ?
Chị lắc đầu, rồi bảo tôi ngồi bên cạnh, chị tâm sự :
- Ngày Đỉnh yêu chị, anh ấy đã hết mình bảo vệ đôi hàm răng đẹp
của chị. Anh đã nhờ người mua kem và bàn chải đánh răng loại ngoại nhập
cho chị dùng. Anh luôn nhắc nhở chị không được dùng răng cắn móng tay và
cắn bất cứ vật gì có độ cứng. Có lần anh bảo : “Anh quý
đôi hàm răng em như quý sinh mạng của anh vậy”. Anh Đỉnh chết là
lỗi ở chị. Nếu chị cưỡng lời cha không chịu về làm vợ người ta thì anh
ấy đâu có bỏ quê vào Nam.
Chị lại ôm mặt khóc.
Tôi khuyên chị nên quên đi, đã mấy chục năm rồi còn gì nữa mà lưu luyến, mà tự trách mình. Chị lau nước mắt rồi tiếp :
- Em đâu biết, mỗi lần bắt gặp nụ cười trong gương là lòng chị tái tê và
ân hận bởi hình ảnh của Đỉnh hiện ra với đôi mắt chan chứa tình yêu xen
lẫn trách hờn. Hồi đó, chị muốn vào chùa xuống tóc đi tu, sau nghĩ lại
mình còn cha già, em dại ai nuôi nấng, thuốc thang. Vì vậy, chị quyết
định nhuộm răng đen để chuộc lỗi đã không vẹn lời thề với Đỉnh, đồng
thời giấu đi những kỹ niệm đau buồn.
Chị ngừng nói, lấy khăn thấm dòng lệ ướt nhòa trên má:
- Chị thương các em và các cháu nên chiều theo ý muốn tẩy bộ răng đen
làm vui lòng mọi người. Nhưng có ngờ đâu, khi nhìn hàm răng trắng trở
lại, lòng chị lại cảm thấy bứt rứt, bồn chồn. Những hình ảnh xa xưa lại
hiện về khiến chị xót xa không cầm được nước mắt.
Ngày hôm sau, chị yêu cầu chúng tôi lấy vé máy bay tuần tới chị trở về
Việt Nam. Cả nhà sững sốt. Visa cho đi sáu tháng, ở Mỹ chưa đầy bốn
tháng chị lại đòi về. Các cháu năn nỉ cô ở lại và xin bỏ qua những gì
thiếu sót . Chị ôm vai từng đứa rồi chậm rãi nói :
- Các con có lỗi lầm gì đâu, ngược lại, càng thương yêu và chăm sóc cô
rất chu đáo . Như cả nhà đều rõ, hàng năm, cô phải lo bốn cái giỗ. Một,
giỗ ông Nội ngày 17 thángTư, hai, giỗ bà Nội ngày Rằm Tháng Chín, ba,
giỗ chồng cô 12 tháng Tám và bốn... Đến đây, bỗng dưng chị khựng lại,
trước mấy đứa cháu chẳng biết gọi thế nào cho ổn. Tôi bèn đỡ lời chị :
- Đó là ngày kị bác Đỉnh, người yêu của cô trước khi lấy chồng đã hi
sinh ngoài chiến trường. Bác Đỉnh chết trước chồng cô ba tháng, như vậy
chỉ còn hai tuần lễ nữa là đến ngày giỗ Bác ấy 14 tháng Năm.
Tôi nhìn chị mà lòng bùi ngùi. Mối tình đầu của chị là anh
Đỉnh. Hai người đã dệt bao nhiêu mộng đẹp trong tương lai. Cũng bởi lễ
giáo khắt khe mà cha tôi đã vô tình “chia uyên rẽ thúy”. Người không
thấu được tình cảm riêng tư của con mình mà đinh ninh rằng: “Môn đăng hộ
đối là cơ sở bền vững cho hạnh phúc lứa đôi”.
Chị tôi về lại quê nhà được một năm thì có điện báo chị lâm trọng bịnh
đang hấp hối. Tôi lấy vé khẩn cấp bay về Việt Nam. Gia đình của hai bà
chị lớn đã có mặt đầy đủ. Chị tôi nằm thoi thóp trên giường bệnh. Khuôn
mặt chị gầy đi khá nhiều nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả là hàm
răng chị được nhuộm đen trở lại và hai chiếc răng cửa đã rụng từ bao
giờ. Trực nhìn trên đầu giường chị nằm, có một chiếc hộp màu nâu đặt
cạnh gối, tôi vội mở ra, hai chiếc răng cửa màu trắng bóng láng gói
trong chiếc khăn tay có bốn chữ “Yêu Em trọn đời” của anh Đỉnh viết bằng
máu lúc anh bị thương ngoài mặt trận. Dưới đáy hộp là một mảnh giấy nhỏ
của chị ghi lời yêu cầu : “Xin được đặt hộp nầy trên bàn thờ anh Vương
văn Đỉnh.”
Chị tôi qua đời lúc trời vừa rạng sáng. Sau khi chôn cất và xây mộ hoàn
tất, tôi mang hộp răng của chị đến nhà cháu anh Đỉnh và xin được đặt bên
di ảnh của người quá cố để trọn lời ước thệ năm xưa của anh chị.
Trên chiếc Boeing 747 đưa tôi trở về Hoa Kỳ sum họp với gia đình mà lòng tôi lại cảm thấy cô đơn trống vắng vô cùng.
Chị tôi mất rồi, miên viễn xa tôi rồi. Hình ảnh tươi mát của chị
ngày nào, ân cần và chiều chuộng giờ đã thay vào ký ức tôi một bà già
khô héo nằm bất động trên chiếc giường gỗ lim cũ kỹ của bảy mươi năm về
trước trong ngôi nhà xưa mênh mông hiu quạnh. Chị bị bệnh mà tôi chẳng
hề hay biết. Bỗng dưng tim tôi quặn thắt, nước mắt trào ra. Tôi ấm ức
khóc và tự trách mình. Tôi muốn gào lên :
“ Chị ơi, trái tim chị bao la quá, vĩ đại quá. Trọn cuộc đời chị đã dành
cho em, mà em thì chưa có một ngày nào đền đáp công ơn.”
Chị tôi đã trải qua bao tháng năm âm thầm ôm nỗi đau tình đầu dang dở,
âm thầm chịu đựng trước những nghiệt ngã của cuộc đời. Và tình yêu của
chị cũng âm thầm nhưng bền vững như dòng nước ngầm dưới đáy đại dương
cuồn cuộn chảy năm nầy qua năm khác...
HẠO NHIÊN NGUYỄN TẤN ÍCH
Chị Tôi 2
Tôi luôn nghĩ mình là đứa trẻ bất hạnh. Nhà nghèo nên việc học hành
của tôi vất vả lắm. Mười một tuổi phải xuóng Hải Phòng ở nhà cậu để vừa
học vừa làm thêm. Vài năm sau, về nhà, bố mẹ lục đục. Nhà cửa tan hoang,
tôi hỏi: "Chị đâu?". Mẹ cười như mếu: "Vào Sài Gòn theo bác trưởng".
Tôi nhìn lên tường, chị cười tươi sau vành nón, hai mắt lóng lánh nước.
Hai năm sau trốn học, tôi về. Nhà cửa tươm tất. Tôi hỏi mẹ: "Chị
đâu?". Mẹ chúm chím: "Chị làm to lắm, lấy chồng giàu gửi tiền thường
xuyên". Tôi hỏi: "Cả tiền nuôi con học ?". Mẹ gật, rồi nói: "Chị bảo đàn
bà có thể không cần học chữ nhiều, chỉ cần học lễ thôi. Nhưng đàn ông
thì cần có học. Có cả hai thứ ấy mới thành người". Tôi im lặng, thầm cảm
ơn bố mẹ sinh ra chị. Mẹ lại bảo: "Nghe nói con uống rượu?". Tôi gật:
"Cả nghiện thuốc ?". Tôi lại gật. "Có đánh nhau không?". Tôi thở dài
nhìn chỗ khác. Và mẹ thì thầm: "Đừng yêu vội, con gái tỉnh không thật
đâu". Tôi cười: "Cái đó còn phải xem đã. Đàn ông lại xa nhà mà mẹ". Lúc
đi mẹ dúi tiền vào túi, với theo: "Những cái con thích, chị không thích
đâu. Chị muốn con làm sáng danh nhà mình".
Tôi bớt hút thuốc bỏ dần rượu mỗi chiều mỗi sáng. Suy cho cùng rượu chỉ làm quên nỗi buồn trong chốc lát. Sau cơn say là cảm giác nhạt thếch, khát thèm một cái gì không rõ rệt. Còn đáng sợ hơn cả nỗi buồn lúc tỉnh. Tôi vào đại học , vẫn không gặp chị. Chị vừa gần gũi vừa xa xôi. hàng chục năm rồi còn gì.
Tôi đỗ loại ưu, được giữ lại trường làm giảng viên. Bố mẹ già dần không còn lục đục nữa. Hình như học mệt. Tôi nhắc lại chuyện xưa, mẹ cười: "Với mẹ, bây giờ cuộc sống là quý nhất".
Tôi bớt hút thuốc bỏ dần rượu mỗi chiều mỗi sáng. Suy cho cùng rượu chỉ làm quên nỗi buồn trong chốc lát. Sau cơn say là cảm giác nhạt thếch, khát thèm một cái gì không rõ rệt. Còn đáng sợ hơn cả nỗi buồn lúc tỉnh. Tôi vào đại học , vẫn không gặp chị. Chị vừa gần gũi vừa xa xôi. hàng chục năm rồi còn gì.
Tôi đỗ loại ưu, được giữ lại trường làm giảng viên. Bố mẹ già dần không còn lục đục nữa. Hình như học mệt. Tôi nhắc lại chuyện xưa, mẹ cười: "Với mẹ, bây giờ cuộc sống là quý nhất".
Mẹ đánh điện: "Về ngay, bác trưởng mất".
Tôi về. Hôm sau, cả nhà lên tàu vào Nam. Bố mẹ thương bác và nghĩ đến phận già của mình. Tôi cũng thương bác nhưng nhớ chị nhiều hơn. Tôi thích gặp chị để chị thấy tôi không làm chị buồn.
Tàu vào ga. Mẹ nhấp nhổm không yên. Bỗng mẹ kéo giật tôi: "Rụt vào. Có tàu chạy qua phăng đầu đấy". Tôi thì chả thấy con tàu nào cả, mẹ vẫn thất thần, cuống cuồng hoảng loạn vì chuyện gì đó. Tôi đâm nghi ngờ cái sự hốt hoảng của mẹ. Tôi ngó nghiêng. Chẳng có gì đáng chú ý. Chỉ có một người đàn bà, phía bên kia đường ray đăm đăm nhìn chúng tôi. Quần đen, áo bà ba - người đàn bà thật nhỏ bé, nhếch nhác. Dưới chân là mẹt thuốc lá, bên cạnh là cái làn nhựa. bà đứng như bức tượng nghiêm lạnh giữa khung cảnh huyên náo bậc nhất này. Có một đoàn tàu dài chạy qua. Chật người và hàng hoá, chưa rời ga mà đã mệt mỏi quá. Tàu qua, tôi nhìn lại phía ấy. Không còn người đàn bà đó nữa.
Tôi và bố mẹ về nhà bác.
Dự đám tang xong, hai ngày sau, một mình tôi về Hà Nội, vì công việc, vì không gặp chị. Mọi dự định của tôi với chị tan hết. Mẹ bảo chị cùng chồng đi Đài Loan. Vợ chồng chị không có con nên hay đi lắm.
Tôi về. Hôm sau, cả nhà lên tàu vào Nam. Bố mẹ thương bác và nghĩ đến phận già của mình. Tôi cũng thương bác nhưng nhớ chị nhiều hơn. Tôi thích gặp chị để chị thấy tôi không làm chị buồn.
Tàu vào ga. Mẹ nhấp nhổm không yên. Bỗng mẹ kéo giật tôi: "Rụt vào. Có tàu chạy qua phăng đầu đấy". Tôi thì chả thấy con tàu nào cả, mẹ vẫn thất thần, cuống cuồng hoảng loạn vì chuyện gì đó. Tôi đâm nghi ngờ cái sự hốt hoảng của mẹ. Tôi ngó nghiêng. Chẳng có gì đáng chú ý. Chỉ có một người đàn bà, phía bên kia đường ray đăm đăm nhìn chúng tôi. Quần đen, áo bà ba - người đàn bà thật nhỏ bé, nhếch nhác. Dưới chân là mẹt thuốc lá, bên cạnh là cái làn nhựa. bà đứng như bức tượng nghiêm lạnh giữa khung cảnh huyên náo bậc nhất này. Có một đoàn tàu dài chạy qua. Chật người và hàng hoá, chưa rời ga mà đã mệt mỏi quá. Tàu qua, tôi nhìn lại phía ấy. Không còn người đàn bà đó nữa.
Tôi và bố mẹ về nhà bác.
Dự đám tang xong, hai ngày sau, một mình tôi về Hà Nội, vì công việc, vì không gặp chị. Mọi dự định của tôi với chị tan hết. Mẹ bảo chị cùng chồng đi Đài Loan. Vợ chồng chị không có con nên hay đi lắm.
Sài Gòn mùa mưa mát và thơm mùi trái cây. Lên tàu sớm, tôi ngồi ngó
lung tung. Bất chợt lại thấy người đàn bà đó. Vẫn những hành trang của
mình, bà ta trân trối nhìn tôi. Tôi vẫy bà ta lại định mua giúp vài bao
thuốc dù tôi đã bỏ từ lâu. Chị không thích tôi nghiện. Hình như bà ta
chỉ đợi có thế, vội bước lên những thanh tà vẹt leo lên toa chỗ tôi
ngồi. Hai mắt lóng lánh nước, trên khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn như sét
rạch bầu trời mỗi khi mưa gió. Một bao Vinataba sáu nghìn năm trăm
đồng, bà ta cứ dứt khoát lấy bốn nghìn. Tôi chực bực mình và ân hận vì
cái thiện chí của mình. Thuốc giả, chỉ có đồ giả mới phá giá chung như
thế. Bà ta biết không thể lừa được tôi nên mới bán hạ giá? Tôi quắc mắt
ném trả lại bao thuốc. Lập tức, bà ta dúi tất cả vào lòng tôi 5 bao
thuốc và chạy biến, lẫn vào đám người lên xuống. Tôi sững sờ, việc gì
phải sợ tôi như thế, tôi có tố giác bà ta đâu! Tàu đã chạy. Tôi nhìn ra
cửa sổ. Người đàn bà lại đứng chỗ cũ, cách tôi những đường ray chằng
chéo.
Năm ngày sau, mẹ gọi điện: "Chị mất rồi. Tàu hoa? cán". Rồi khóc hu
hu trong máy, mẹ tiếp: "Đã hoả táng". Tôi gào to "Chị Ở Đài Loan cơ
mà". Mẹ rên rỉ: "Chị con là cái người bán thuốc lá ở sân ga".
Tôi lao
ra sân trường. Trưa loang nắng, hấp hiu gió. Chạy vào phòng bạn bè, tìm
lại những bao thuốc. Thuốc hết, còn vỏ không, tôi ôm vào lòng bật khóc.
Tôi hiểu, đấy là nhưng thứ cuối cùng chị dành cho tôi.
Nguyễn Thị Thu Huệ
Hi sinh suốt cuộc đời mình.....
Thay cho cha mẹ quyết lòng nuôi em....
Làm sao em được báo đền ?
Nghĩa tình sâu nặng chỉ còn khắc ghi !!
Em về thì chị đã đi,
Đoàn viên chưa trọn chia ly não nề ....
Chị tôi đã chọn nẻo về,
Lánh xa trần thế ê chề .....quyết tu..!
Bây giờ cho đến thiên thu,
Nợ mang của chị đền bù sao đây ?!
Em nguyền xin trọn kiếp
nầy,
Sống sao trọn vẹn ơn đầy chị cho.....
Chị Tôi 3
"Đàn ông nợ đàn bà nhiều lắm!" Đó là câu nói của cụ Kỳ trong xóm
thường bảo chúng tôi, mỗi bận chúng tôi ngồi chơi cờ, đàn ca hoặc ngồi
hầu chuyện những lúc cụ lai rai vài xị Đế, thỉnh thoảng cụ lại đãi chúng
tôi con mực thơm lừng. Cụ kể cho chúng tôi bao nhiêu câu chuyện, song
khi cụ nói chuyện về đàn bà đàn ông thì chúng tôi biết nghe, ai hơi đâu
mà hỏi tại sao đàn ông lại nợ đàn bà. Đối với chúng tôi, những nhóc tì
14-15 tuổi, cuộc đời rất đơn giản: Đói thì ăn, ngày đi học, cuối tuần
rảnh rỗi thì tụ tập trong sân nhà cụ Kỳ chơi cờ, hát xướng và nghe cụ kể
chuyện xưa.
Tôi là thằng nhóc duy nhất hiểu lơ mơ được những điều cụ nói. Tôi
thầm nghĩ: "Đàn ông nợ đàn bà nhiều cỡ nào tôi chưa biết, song tôi nợ
chị Phụng quá nhiều!" Cụ Kỳ dường như hiểu được những suy nghĩ của tôi,
cụ chợt hỏi:
- Thằng Nhiên, mày có biết đàn ông nợ đàn bà nhiều bao nhiêu và nợ những chuyện gì không?
- Thưa cụ, cháu không biết ạ! Có điều cháu nợ chị Phụng cháu, chị ấy vừa là chị, vừa là mẹ là cha của cháu. Chị Hai cháu vất vả tối ngày, nhịn ăn nhịn mặc để cho cháu cơ hội đến trường và có cuộc sống bình thường như bao chúng bạn cùng trang lứa.
- Ừ, ông biết. Nhưng ông muốn nói với chúng mày chuyện rộng hơn cơ. Không nói riêng trường họp của thằng Nhiên. Này nhé: Đàn ông cũng được người mẹ sinh ra, mang nặng đẻ đau, bú mớm, thay tã, tắm giặt chăm sóc cho tới năm mười mấy tuổi. Lớn lên người đàn ông muốn khẳng định mình, cũng phải có người đàn bà hỗ trợ. Chả anh con giai nào có thể trở thành người đàn ông đầy tự tin, hùng mạnh khi anh ta không có mảnh tình luyến ái, thúc đẩy tăng thêm nhuệ khí của một người phụ nữ. Rồi nhờ người phụ nữ, anh con giai kia mới có một gia đình đích thực, anh ta mới được trèo lên địa vị làm chủ gia đình, làm cha làm chú cuộc đời. Bàn tay người phụ nữ thu vén. Bàn tay người phụ nữ phù phép biến không thành có, biến rác rưởi thành vườn hoa... Chúng mày thấy người phụ nữ có quan trọng không?
Cả bọn nhóc tì mới lớn tụi tôi đâu có hiểu những điều cụ nói, chỉ nghĩ rằng cụ Kỳ đang nhớ cụ bà, và hiện tại cụ đang ở với vợ chồng cô Tùng con gái cụ, nên cụ ca tụng phụ nữ vậy thôi. Tuy vậy những lời nói của cụ cũng khiến tôi suy nghĩ thật nhiều đến gia cảnh của tôi.
- Thằng Nhiên, mày có biết đàn ông nợ đàn bà nhiều bao nhiêu và nợ những chuyện gì không?
- Thưa cụ, cháu không biết ạ! Có điều cháu nợ chị Phụng cháu, chị ấy vừa là chị, vừa là mẹ là cha của cháu. Chị Hai cháu vất vả tối ngày, nhịn ăn nhịn mặc để cho cháu cơ hội đến trường và có cuộc sống bình thường như bao chúng bạn cùng trang lứa.
- Ừ, ông biết. Nhưng ông muốn nói với chúng mày chuyện rộng hơn cơ. Không nói riêng trường họp của thằng Nhiên. Này nhé: Đàn ông cũng được người mẹ sinh ra, mang nặng đẻ đau, bú mớm, thay tã, tắm giặt chăm sóc cho tới năm mười mấy tuổi. Lớn lên người đàn ông muốn khẳng định mình, cũng phải có người đàn bà hỗ trợ. Chả anh con giai nào có thể trở thành người đàn ông đầy tự tin, hùng mạnh khi anh ta không có mảnh tình luyến ái, thúc đẩy tăng thêm nhuệ khí của một người phụ nữ. Rồi nhờ người phụ nữ, anh con giai kia mới có một gia đình đích thực, anh ta mới được trèo lên địa vị làm chủ gia đình, làm cha làm chú cuộc đời. Bàn tay người phụ nữ thu vén. Bàn tay người phụ nữ phù phép biến không thành có, biến rác rưởi thành vườn hoa... Chúng mày thấy người phụ nữ có quan trọng không?
Cả bọn nhóc tì mới lớn tụi tôi đâu có hiểu những điều cụ nói, chỉ nghĩ rằng cụ Kỳ đang nhớ cụ bà, và hiện tại cụ đang ở với vợ chồng cô Tùng con gái cụ, nên cụ ca tụng phụ nữ vậy thôi. Tuy vậy những lời nói của cụ cũng khiến tôi suy nghĩ thật nhiều đến gia cảnh của tôi.
Cha mẹ và anh em tôi đều mất tích trên đại dương trong chuyến vượt
biên vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20. Chị Phụng và tôi may
mắn bám vào mảnh ván tàu vỡ, trôi giạt gần một ngày trên biển trước khi
được tàu đánh cá Việt Nam vớt gần hải phận quốc tế. Năm ấy chị Phụng 17,
tôi lên 8. Hai chị em tôi được ông thuyền trưởng có lương tâm, đưa vào
Vũng Tàu thả lên bờ mà không bị giao cho công an duyên hải. Trở về ngôi
nhà cũ ở Sài Gòn. May mà chưa bị nhà nước phát giác vượt biên để tịch
thu nhà, chúng tôi đến nhà chú Hải, ông chú họ, xin lại chìa khóa vô
nhà. Từ đó, chúng tôi ngầm hiểu với nhau rằng, gia đình to lớn đầm ấm
của chúng tôi ngày xưa, nay chỉ còn lại hai chị em mà thôi. Chị Phụng
đang học lớp 11 trường Nguyễn Thị Minh Khai - Gia Long cũ - còn tôi đang
học lớp 3
Gia cảnh của chúng tôi vừa neo đơn, vừa sa sút. Những thức có giá
trong nhà đã bán từ từ sau năm 1975, trước ngày vượt biên, cha mẹ tôi
lại bán gạn hết những gì có thể gom vàng đóng vé tàu. Một buổi tối, chị
Phụng bảo tôi:
- Nhiên ơi, gia đình chị em mình gặp tai nạn, người chết của hết. Chỉ còn hai chị em nương tựa với nhau, em còn nhỏ dại, kinh tế thì chẳng còn gì nuôi sống được. Tuần trước chị đã bán đến chục chén kiểu cuối cùng để mua gạo cho hai chị em. Họ hàng ai cũng túng thiếu, chẳng thể nhờ cậy vào đâu. Thôi từ mai chị nghỉ học, đi làm gia công mành trúc cho ông Tường trong xóm, để kiếm đồng ra đồng vào, lo cho em ăn học.
Tôi nít nhỏ chỉ hiểu lờ mờ là chị em tôi sẽ bị đói, nếu không còn có tiền mua gạo nữa, nhưng thấy thương chị Phụng không còn được đi học, tôi bảo:
- Nhiên muốn chị đi học cơ. Chị nghỉ học, Nhiên cũng nghỉ học... đi bán vé số!
- Nhiên ơi, gia đình chị em mình gặp tai nạn, người chết của hết. Chỉ còn hai chị em nương tựa với nhau, em còn nhỏ dại, kinh tế thì chẳng còn gì nuôi sống được. Tuần trước chị đã bán đến chục chén kiểu cuối cùng để mua gạo cho hai chị em. Họ hàng ai cũng túng thiếu, chẳng thể nhờ cậy vào đâu. Thôi từ mai chị nghỉ học, đi làm gia công mành trúc cho ông Tường trong xóm, để kiếm đồng ra đồng vào, lo cho em ăn học.
Tôi nít nhỏ chỉ hiểu lờ mờ là chị em tôi sẽ bị đói, nếu không còn có tiền mua gạo nữa, nhưng thấy thương chị Phụng không còn được đi học, tôi bảo:
- Nhiên muốn chị đi học cơ. Chị nghỉ học, Nhiên cũng nghỉ học... đi bán vé số!
Chị Phụng ôm tôi vào lòng, nước mắt ràn rụa nói rằng:
- Không đâu Nhiên, em còn bé lắm, lại là con trai, em phải ăn học cho nên người. Ngày ba mẹ còn, ba mẹ lúc nào cũng mong có cơ hội cho các con ăn học, chính vì vậy gia đình mình mới liều chết vượt biên. Nay ba mẹ không còn nữa, chị phải thay cha mẹ để bảo bọc em, nuôi dạy em, cho em ăn học nên người thì mới không phụ lòng ba mẹ.
- Không đâu Nhiên, em còn bé lắm, lại là con trai, em phải ăn học cho nên người. Ngày ba mẹ còn, ba mẹ lúc nào cũng mong có cơ hội cho các con ăn học, chính vì vậy gia đình mình mới liều chết vượt biên. Nay ba mẹ không còn nữa, chị phải thay cha mẹ để bảo bọc em, nuôi dạy em, cho em ăn học nên người thì mới không phụ lòng ba mẹ.
Nghe chị Phụng nhắc đến ba mẹ, tôi nhớ quá, cũng oà lên khóc. Căn nhà
trống trải lạnh lẽo, bên chiếc đèn dầu tù mù - thời đó cúp điện một
tuần 3 lần - tôi chợt thấy thương chị vô vàn. Tôi ôm chặt lấy chị, như
sợ chỗ nương tựa duy nhất của tâm hồn nhỏ bé khi ấy biến mất đi. Hai chị
em ôm nhau khóc một hồi, chị Phụng bảo:
- Nhiên phải ngoan nè. Ráng chăm chỉ học hành, mai sau đỗ đạt thành tài, để không làm hổ thẹn ba mẹ, gia đình. Chị cũng được vui lây. Sau này chị già, chị đến ở với Nhiên này, bấy giờ Nhiên phải lo cho chị nha!?
Tôi không biết nói sao, vì với tuổi đời vừa lên 8, tôi chỉ biết chị là tất cả còn lại của tôi. Chị Phụng vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là chị, vừa là bạn của tôi. Chắc chắn chẳng bao giờ tôi có ý định rời xa chị cả. Tôi ôm chị chặt hơn. Chị Phụng lại thủ thỉ:
- Sau này chị già, chị ở với Nhiên, Nhiên chịu không?
- Nhiên phải ngoan nè. Ráng chăm chỉ học hành, mai sau đỗ đạt thành tài, để không làm hổ thẹn ba mẹ, gia đình. Chị cũng được vui lây. Sau này chị già, chị đến ở với Nhiên này, bấy giờ Nhiên phải lo cho chị nha!?
Tôi không biết nói sao, vì với tuổi đời vừa lên 8, tôi chỉ biết chị là tất cả còn lại của tôi. Chị Phụng vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là chị, vừa là bạn của tôi. Chắc chắn chẳng bao giờ tôi có ý định rời xa chị cả. Tôi ôm chị chặt hơn. Chị Phụng lại thủ thỉ:
- Sau này chị già, chị ở với Nhiên, Nhiên chịu không?
Tôi gật đầu liền mấy cái. Chị xoa lưng tôi mấy cái rồi bảo:
- Nhiên đã làm bài tập chưa? Đi học có gì không hiểu thì hỏi chị, chị giảng cho nghe. Đừng dấu dốt, ráng ngoan ngoãn, đừng đánh lộn trốn học, ba mẹ biết, ba mẹ buồn nha.
Tôi lại gật đầu mấy cái. Chị dắt tôi vô bếp, múc nước trong chum sành ra - nhà tôi có một chum sành lớn để trữ nước ăn, phòng khi cúp nước - tắm gội cho tôi, rồi cho tôi đi ngủ.
Từ ngày ấy, chị tôi không còn được đến trường, hàng ngày chị dậy sớm, cùng tôi ăn chén cơm nguội với muối mè, đưa tôi đến trường, rồi chị qua bên tổ hợp mành trúc nhà ông Tường làm việc. Công việc của chị không được suông sẻ lắm, chỉ vài tháng chị được trả lương, sau đó tổ hợp của ông Tường bị phá sản vì các sản phẩm bị trả về. Chị thất nghiệp, phải đi bưng cà phê ở quán Vạn Lý....
- Nhiên đã làm bài tập chưa? Đi học có gì không hiểu thì hỏi chị, chị giảng cho nghe. Đừng dấu dốt, ráng ngoan ngoãn, đừng đánh lộn trốn học, ba mẹ biết, ba mẹ buồn nha.
Tôi lại gật đầu mấy cái. Chị dắt tôi vô bếp, múc nước trong chum sành ra - nhà tôi có một chum sành lớn để trữ nước ăn, phòng khi cúp nước - tắm gội cho tôi, rồi cho tôi đi ngủ.
Từ ngày ấy, chị tôi không còn được đến trường, hàng ngày chị dậy sớm, cùng tôi ăn chén cơm nguội với muối mè, đưa tôi đến trường, rồi chị qua bên tổ hợp mành trúc nhà ông Tường làm việc. Công việc của chị không được suông sẻ lắm, chỉ vài tháng chị được trả lương, sau đó tổ hợp của ông Tường bị phá sản vì các sản phẩm bị trả về. Chị thất nghiệp, phải đi bưng cà phê ở quán Vạn Lý....
Chị em tôi nương tựa nhau, tôi được chị cho đi học, đóng học phí, lo
cơm nước, quần áo, sách tập đầy đủ như những nhà còn cha còn mẹ. Tôi nhớ
mãi ngày tôi vào học cấp hai ở trường Ngô Sĩ Liêm, chị Phụng đã mua hoa
quả và làm mâm cơm cúng ba mẹ tôi, chị đứng trước bàn thờ van vái rằng:
- Em Nhiên đã học xong tiểu học, con cố gắng nuôi cho em học đến đại học.
Tôi đứng lặng người nhìn người chị nhỏ bé gầy gò song rất đẹp của mình. Lòng tôi vừa biết ơn, vừa cảm thương tình yêu của chị giành tất cả cho tôi. Chị Phụng đưa cho tôi cây nhang:
- Em vái và thắp nhang trên bàn thờ đi.
Tôi vái lạy, thắp nhang và tự nói:
- Con sẽ ráng học giỏi để không làm ba mẹ tủi hổ, để chị Phụng vui lòng.
- Em Nhiên đã học xong tiểu học, con cố gắng nuôi cho em học đến đại học.
Tôi đứng lặng người nhìn người chị nhỏ bé gầy gò song rất đẹp của mình. Lòng tôi vừa biết ơn, vừa cảm thương tình yêu của chị giành tất cả cho tôi. Chị Phụng đưa cho tôi cây nhang:
- Em vái và thắp nhang trên bàn thờ đi.
Tôi vái lạy, thắp nhang và tự nói:
- Con sẽ ráng học giỏi để không làm ba mẹ tủi hổ, để chị Phụng vui lòng.
Sau đó, chị Phụng bảo tôi chạy đến nhà chú Hải mời chú thím và cu
Long, con trai chú thím, sang ăn cơm. Chú Hải là nhà giáo khi xưa, nay
"mất dạy" cũng đạp xích lô độ nhật. Nhà chú cũng nghèo rớt mùng tơi,
nhiều bữa thím phải đợi chú đi đạp xích lô về mới có tiền mua gạo nấu
cơm. Vì vậy, ngoài chỗ đi lại thân tình, chú thím cũng không thể giúp đỡ
chị em tôi về vật chất. Chú thím thương hai chị em côi cút, nên khi nào
có khúc cá, miếng thịt thế nào chú thím cũng kêu hai chị em qua ăn cơm
hoặc chia sớt cho chút ít. Cho nên khi chị em tôi làm cơm thịnh soạn
cúng, đương nhiên phải mời gia đình chú chứ. Nhưng tôi thấy chị Phụng có
cái gì đó, chị đứng trước di ảnh của ba mẹ tôi mà run rẩy. Tôi ra đến
cửa, thay vì chạy đi ngay, tôi lẩn vô cửa hông, bò vào gầm bàn thờ để
nghe chị Phụng nói gì với ba mẹ tôi. Tôi nghĩ chị tôi không hài lòng tôi
điều gì đó, nên đợi lúc tôi đi để chị méc với ba mẹ.
Chị Phụng đứng trước bàn thờ, nhìn di ảnh của ba mẹ tôi một hồi lâu
rồi chợt oà khóc. Tiếng khóc của chị nghẹn ngào, đau khổ. Tôi cũng khóc
theo, nhưng không dám khóc to, sợ chị biết. Khóc một hồi, tôi nghe chị
khấn:
- Ba mẹ sống khôn, thác thiêng xin đừng tủi nhục vì con. Con đã làm hết cách lương thiện kiếm được tiền trong sạch để nuôi em Nhiên ăn học nên người. Nhưng thời nay khó khăn quá, làm cái gì cũng không bền, làm cái gì cũng đói rách. Con kiệt lực rồi. Bây giờ con phải cắn răng chấp nhận nghề hạ tiện này, chỉ là để kiếm sống qua ngày, và vì tương lai của em Nhiên. Xin ba mẹ đừng phiền trách con tội nghiệp. Con không ham hố, ăn chơi hư hỏng gì đâu. Con hứa khi nào kiếm được công việc có thu nhập khả dĩ sống được, con sẽ từ bỏ nó ngay. Khi nào em Nhiên học hành đến nơi đến chốn, con sẽ Kinh Kệ sám hối tội chướng phá hại gia cang của mọi người hôm nay. Ba mẹ ơi, con khổ quá, con nhớ ba mẹ quá....
- Ba mẹ sống khôn, thác thiêng xin đừng tủi nhục vì con. Con đã làm hết cách lương thiện kiếm được tiền trong sạch để nuôi em Nhiên ăn học nên người. Nhưng thời nay khó khăn quá, làm cái gì cũng không bền, làm cái gì cũng đói rách. Con kiệt lực rồi. Bây giờ con phải cắn răng chấp nhận nghề hạ tiện này, chỉ là để kiếm sống qua ngày, và vì tương lai của em Nhiên. Xin ba mẹ đừng phiền trách con tội nghiệp. Con không ham hố, ăn chơi hư hỏng gì đâu. Con hứa khi nào kiếm được công việc có thu nhập khả dĩ sống được, con sẽ từ bỏ nó ngay. Khi nào em Nhiên học hành đến nơi đến chốn, con sẽ Kinh Kệ sám hối tội chướng phá hại gia cang của mọi người hôm nay. Ba mẹ ơi, con khổ quá, con nhớ ba mẹ quá....
Chị Phụng khóc gập người trên sàn trong tư thế quỳ. Tôi không biết
chị tôi làm nghề gì, chỉ hiểu là chị hối hận, đau khổ và đang cầu xin ba
mẹ tôi tha tội.
Thời gian qua đi, tôi luôn đặt ra nhiều câu hỏi về lần thú tội đó của chị tôi, tôi trưởng thành lên và dường như lờ mờ hiểu, tuy nhiên tôi sợ hãi sự thật, tôi không bao giờ dám hỏi chị, không bao giờ dám tự tìm hiểu. Tôi chỉ biết sau lần chị khóc trước bàn thờ đó, chị Phụng không bao giờ khóc nữa. Chị mua sắm nhiều quần áo đẹp, chị trang điểm lộng lẫy mỗi khi đi làm, đời sống gia đình khá hơn. Chị tôi có nhiều khách đến thăm, thường là các anh trai trẻ, đi xe gắn máy đến chở chị đi chơi hoặc đi làm.
Thời gian qua đi, tôi luôn đặt ra nhiều câu hỏi về lần thú tội đó của chị tôi, tôi trưởng thành lên và dường như lờ mờ hiểu, tuy nhiên tôi sợ hãi sự thật, tôi không bao giờ dám hỏi chị, không bao giờ dám tự tìm hiểu. Tôi chỉ biết sau lần chị khóc trước bàn thờ đó, chị Phụng không bao giờ khóc nữa. Chị mua sắm nhiều quần áo đẹp, chị trang điểm lộng lẫy mỗi khi đi làm, đời sống gia đình khá hơn. Chị tôi có nhiều khách đến thăm, thường là các anh trai trẻ, đi xe gắn máy đến chở chị đi chơi hoặc đi làm.
Ngày tôi vào đại học, chị tôi chuyển nghề môi giới địa ốc trong cơn
sốt nhà đâu thập niên 90 thế kỷ 20. Chị tôi ăn nên làm ra thấy rõ. Có
lần chị bảo tôi chở chị trên xe Honda đi vòng vòng ở Sài Gòn, chị chỉ
cho tôi hơn 20 căn nhà, chị bảo chị đang bán hoặc đã mua. Gia cảnh của
chúng tôi rất khá, tôi được chị mua cho chiếc Honda Cup để đi học. Trong
nhà có đủ máy hát, TV và các đồ gia dụng cao cấp khác. Tôi không còn lo
về chuyện tiền bạc dè sẻn nữa, nhưng tôi vẫn học chăm học giỏi để ra
trường. 4 năm sau, tôi tốt nghiệp cử nhân kinh tế ngân hàng đại học Sài
Gòn. Chị khuyến khích tôi qua Thái Lan để theo học chương trình thạc sĩ 2
năm. Hai chị em tôi sống mười mấy năm trời nương tựa bên nhau, nên khi
sắp qua Thái Lan du học, tôi ngỏ ý khuyên chị lập gia đình để tôi an tâm
viễn xứ. Nghe tôi yêu cầu như vậy, chị chỉ mỉm cười và bảo:
- Em ráng học đi. Chuyện gia đình riêng tư của chị đừng để ý đến, chị biết cách giải quyết mà.
- Em ráng học đi. Chuyện gia đình riêng tư của chị đừng để ý đến, chị biết cách giải quyết mà.
Giọng chị chợt bùi ngùi xa vắng.
Hôm tôi cầm trong tay tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) theo hãng hàng không Thái Airline đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất thì chị Phụng không ra đón tôi như chị đã hứa trong thư. Tôi hơi buồn, nhưng có Mỹ Huyền, cô bạn học ở đại học ra đón. Chúng tôi về nhà, nhà cửa chị đã cho xây dựng lại, hết sức khang trang, song chị chẳng có nhà.
Tôi linh cảm thấy điều gì không ổn, tôi vào chạy khắp các phòng tìm kiếm, đến một phòng đầy ánh sáng và kệ sách, tôi tìm được bức thư chị phong sẵn để trên bàn. Phong thư đề "Em Nhiên mở ra đọc"
"Em Nhiên thương quý
Hôm tôi cầm trong tay tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) theo hãng hàng không Thái Airline đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất thì chị Phụng không ra đón tôi như chị đã hứa trong thư. Tôi hơi buồn, nhưng có Mỹ Huyền, cô bạn học ở đại học ra đón. Chúng tôi về nhà, nhà cửa chị đã cho xây dựng lại, hết sức khang trang, song chị chẳng có nhà.
Tôi linh cảm thấy điều gì không ổn, tôi vào chạy khắp các phòng tìm kiếm, đến một phòng đầy ánh sáng và kệ sách, tôi tìm được bức thư chị phong sẵn để trên bàn. Phong thư đề "Em Nhiên mở ra đọc"
"Em Nhiên thương quý
Vậy là em đã toại nguyện. Em làm vui lòng ba mẹ đã học đến nơi đến
chốn. Em không phụ lòng chị thương yêu lo lắng cho em. Nay em đã trưởng
thành, đã thành danh, có bằng cấp cao và chắc chắn sẽ có địa vị xã hội
như em muốn. Đất nước đang trong thời kỳ mở cửa, sẽ cần những tài năng
trẻ như em. Em sẽ đắc dụng với đời. Trong đời sống riêng tư, em sẽ lập
gia đình, hạnh phúc bên người vợ và con cái của em sau này. Chị nghĩ đến
cảnh em mặc áo tân lang cùng tân nương bái đường thành thân, chị vô
cùng vui mừng em ạ. Nhưng tiếc rằng, ngày đó chị chẳng thể ở bên em để
chúc phúc cho cặp uyên ương. Khi em đọc thư này, chị đã đi xa. Tất cả
gia sản chị gom góp được từ bao lâu này, chị để cả cho em, giấy tờ chị
đã làm sẵn và để trong tủ khoá dưới bàn thờ. Chị chỉ mang theo số tiền
giá trị một căn nhà để cúng và trùng tu lại ngôi chùa cổ ở miền Trung,
nơi chị xin quy y tá túc trọn đời.
Em đừng bao giờ đi tìm chị cả. Vì những ngày trước phải tranh sống với đời, chị đã gây ra nhiều tội lỗi, chị lại đang mắc một chứng bệnh hiểm nghèo mà khoa học y khoa ngày nay chưa thể chữa được. Không biết chị sống được bao lâu nữa, nhưng chị mong những ngày còn lại là những ngày thanh thản trong lời Kinh tiếng Kệ, không tham luyến, không mong cầu và trọn tâm sám hối.
Em đừng bao giờ đi tìm chị cả. Vì những ngày trước phải tranh sống với đời, chị đã gây ra nhiều tội lỗi, chị lại đang mắc một chứng bệnh hiểm nghèo mà khoa học y khoa ngày nay chưa thể chữa được. Không biết chị sống được bao lâu nữa, nhưng chị mong những ngày còn lại là những ngày thanh thản trong lời Kinh tiếng Kệ, không tham luyến, không mong cầu và trọn tâm sám hối.
Em Nhiên thương yêu,
Cuộc sống tốt đẹp đang chờ em trước mặt. Em có đủ điều kiện để hạnh phúc, để thành công. Chị biết em của chị giỏi giang lắm. Song chị cũng dặn em một điều là: Sau này, em lập gia đình với người con gái nào, em phải trọn lòng thương yêu họ. Mỗi khi em chán vợ, ghét vợ hay có ý tưởng nào làm lỗi lừa dối vợ em, thì em hãy nghĩ đến chị. Người phụ nữ Việt Nam chịu đủ đau khổ và luôn sẵn lòng hi sinh vì người thân. Em hãy trọn tâm trọn ý đối với vợ em, vì biết đâu người đàn bà ấy trong tiền kiếp xa xưa chẳng đã là chị của em, đã vui buồn ấp ủ... chăm lo cho em như chị của em trong kiếp này. Em nhớ nhé.
Thôi chị đi đây, hãy vui lên mà sống. Dù ở đâu và bất cứ lúc nào chị cũng luôn yêu thương và hãnh diện về em.
Chị Phụng"
Cuộc sống tốt đẹp đang chờ em trước mặt. Em có đủ điều kiện để hạnh phúc, để thành công. Chị biết em của chị giỏi giang lắm. Song chị cũng dặn em một điều là: Sau này, em lập gia đình với người con gái nào, em phải trọn lòng thương yêu họ. Mỗi khi em chán vợ, ghét vợ hay có ý tưởng nào làm lỗi lừa dối vợ em, thì em hãy nghĩ đến chị. Người phụ nữ Việt Nam chịu đủ đau khổ và luôn sẵn lòng hi sinh vì người thân. Em hãy trọn tâm trọn ý đối với vợ em, vì biết đâu người đàn bà ấy trong tiền kiếp xa xưa chẳng đã là chị của em, đã vui buồn ấp ủ... chăm lo cho em như chị của em trong kiếp này. Em nhớ nhé.
Thôi chị đi đây, hãy vui lên mà sống. Dù ở đâu và bất cứ lúc nào chị cũng luôn yêu thương và hãnh diện về em.
Chị Phụng"
Nước mắt tôi chảy ướt trang thư trên tay, tôi chợt hiểu ra mọi lẽ. Từ
trong lòng ngực tiếng kêu "Chị ơi..." muốn xé nát không gian và cả thế
gian.
Viết cho câu chuyện thật của L., bạn tôi!
Viết cho câu chuyện thật của L., bạn tôi!
Chị
Thời nhỏ, chúng tôi học ở ngôi trường nằm
men theo sông. Có vẻ ở nhiều nơi khác có nhiều ngôi trường tiểu học như
thế, nằm ven theo một con sông hay con lạch, hoặc có khi kề một bờ ao.
Chúng tôi coi ngôi trường nằm bên bờ sông cũng tự nhiên như những tháng
gần cuối năm, nước dâng cao hơn thường lệ, nước mấp mé bờ tường ngăn sân
trường và dòng sông, mặt sông căng ra cho tới lút ngút bờ đất phía bên
kia, nơi đó có nhiều cây bắp nhấp nhô, thỉnh thoảng có vài con đò chèo
ngang tấp khuất đâu đó bên kia, hay từ tốn trôi về phía cuối dòng không
biết rồi tới đâu. Mưa nhiều hơn, sân trường bằng đất nhiều khi lầy nhầy
và nhiều ổ nước đọng, những buổi học chợt buồn trong bầu khí ẩm ướt,
nhìn qua cửa sổ lớn thấy bầu trời xám với những hạt mưa lót nhót. Lúc ấy
biết rằng sắp có nhiều ngày nghỉ nhờ lụt, nước sẽ tràn qua hàng rào, bò
tận sân trường cho tới bậc thềm bước lên lớp học.
Có khi nhớ lại, tôi không nhớ những năm học nơi trường tiểu học ấy có
bao nhiêu kỷ niệm về chị. Chị học trên tôi hai lớp vì chị hơn tôi hai
tuổi. Tôi ngồi ở lớp Năm, lớp đầu tiên của bậc tiểu học, sát bên cái
trống trường treo lơ lửng bên ngoài cửa sổ. Trường được xây theo thứ tự
của mỗi lớp, hay dãy lớp dài được xếp theo cách xây của ngôi trường, lớp
năm ngồi sát bên cái trống trường và nhà ông cai, kế tiếp là lớp Tư, cứ
vậy cho đến lớp Nhất nằm sát ngoài cổng. Như vậy khi tôi ngồi sát bên
cái trống trường thì chị đã ngồi ở khoảng giữa của ngôi trường, chị sẽ
nghe tiếng trống trường không rõ bằng lũ lớp Năm chúng tôi, bù lại chúng
tôi là những đứa đầu tiên trong trường hàng ngày biết trước giờ ra chơi
và giờ tan học, từ lúc ông cai già ló đầu ra khỏi cửa nhà của ông sát
bên lớp học, cho đến khi ông rút cái dùi trống dắt trên hai sợi dây dừa,
cho đến khi ông bắt đầu nhịp nhịp ba cái ngay tâm trống, và rồi, ông sẽ
dang tay ra, nện ba tiếng thật lớn vào mặt trống. Khi tiếng trống cuối
cùng còn rung một âm thanh vơ vẩn trong không khí, chúng tôi đã có mặt
trên sân trường, các phe phái đánh nhau đã chia sẵn đứa nào về phe nào,
và rượt đuổi. Dăm ba lần trong khi rượt nhau, tôi mới thấy chị từ lớp
học nằm ở giữa trường bước ra, đứng dựa vô tường một mình, không tụ tập
với ai cả vì chị xấu hổ với hai cái chân nhiều mụn? ghẻ. Tôi chỉ biết
thoáng một chút vậy thôi vì không thì giờ đâu để ý, chuyện chị tôi ngồi ở
cái lớp nằm giữa, anh tôi ngồi ở cái lớp sát cổng ra vào không có gì
phải để ý, nó tự nhiên như chân chị thì phải có ghẻ, tự nhiên như vào
những tháng gần cuối năm, nước mấp mé dọa dẫm, lóp ngóp bò từ mép sông
lên sân trường.
Các năm kế tuổi thơ qua đi. Tôi lên một lớp thì chị tiến tới các lớp
nằm gần cổng ra vào. Khi tôi lên tới cái lớp nằm ngay giữa trường thì
chị đã ở cái lớp cuối cùng của tiểu học. Và khi tôi bước vào cái lớp kế
với căn phòng nằm sát cổng thì chị đã đi ra khỏi trường. Như vậy tôi và
chị có được ba năm học chung một ngôi trường tiểu học bên dòng sông hay
lụt mỗi năm. Và tôi hoàn toàn không nhớ chị đã làm gì trong suốt ba năm
ấy trong giờ ra chơi. Tôi cũng không nhớ chị có kể gì không về nhũng năm
học nơi ấy, có thể là có những tôi không để ý. Có một điều tôi nhớ chắc
là trong suốt ba năm với không biết bao nhiêu lần cùng một giờ đi học
và cùng một giờ ra về, tôi chưa lần nào đi chung với chị cả. Tôi luôn có
mặt ở sân trường rất sớm trước giờ học, còn giờ ra về thì chạy thẳng
một mạch về nhà thằng bạn hàng xóm để tiếp tục chia phe đánh nhau. Có
một lần, lần đó tôi còn nhớ kỹ, trời đổ mưa lớn vào giờ tan học chiều.
hạt mưa từ mái trường rơi xuống sân làm nổi lên những hột bong bóng to,
vỡ toang ra, bắn một ít đất vào hàng hiên. Tôi phải đứng chờ dưới mái
hiên chờ mưa ngớt, nhờ vậy tôi cũng thấy chị đứng chen trên hàng hiên,
nét mặt ái ngại. Tôi chỉ chực chờ cho mưa hơi ngưng là chạy băng về.
Nhưng mưa vẫn rơi mạnh, nước trên sân bắn vào hàng hiên một lúc một
nhiều, cái quần sọt của tôi đã thấm nước mưa, còn chị đứng co ro phía
gần cổng, nước mưa cũng thấm ướt cả cái quần nhạt nhạt của chị. Tôi đứng
chờ mưa như thế lâu lắm, và chán lắm, bụng đói cồn cào, tất nhiên là
chị cũng không khá hơn gì, tôi thấy mặt chị tái mét, cả hai chị em đều
đói, đều ngóng mưa tạnh hạt để về ăn một chén cơm thật nóng với thật
nhiều ớt bột trộn nước mắm. Vào lúc đó cha tôi đến đón. Ông chống dù
đen, quần sắn cao khỏi đầu gối, đứng ở cổng ngó dáo dác tìm. Hai chị em
tôi chạy ra, ông biểu tôi đi sát vào người ông để che chung dù, còn chị
lót ngót đi? sau. Phố chợ ướt át, nước mưa lấp đầy những ổ gà trên
đường, gió từng cơn thổi từ phía sông lên.
Chúng tôi lúp xúp đi dưới trời mưa, cha tôi nghiêng cái dù về phía
tôi, gió tạt hướng nào thì ông điều chỉnh dù về hướng đó, chiếc dù quá
nhỏ dường như chỉ đủ che cho tôi, và tôi mặc nhiên coi đó là chuyện
đương nhiên, đương nhiên là cha tôi phải che dù cho tôi, đương nhiên
dòng sông? đều lụt vào những tháng gần cuối năm. Tôi đi sát với người
ông cho đỡ lạnh, nghe tiếng dép của chị loạt xoạt dẫm nước phía sau. Khi
bước lên mái hiên nhà, cha tôi xếp dù dựng ở cửa, tôi nhìn lui thấy
người chị ướt từ trên xuống dưới.
Tôi không biết chị học trung học ở đâu từ khi chị ra khỏi ngôi trường
tiểu học. Tôi vẫn tiếp tục chơi đùa, học vừa đủ lên lớp, chỉ cảm thấy
mình hơi lớn lên vì lớp tôi học đã mấp mé nằm gần sát cổng trường và đã
cách cái trống trường ba gian phòng học, và nôn nóng chờ ngày tháng qua
để được ngồi vào gian phòng học oai nhất trường, cái lớp nằm sát cổng
trường. Những chiều mưa cha tôi vẫn tiếp tục chống dù đến đón, tất nhiên
giờ đây chỉ một mình tôi đi bên cạnh ông, và nhà tôi chỉ có một cây dù,
cha tôi không thể phân thân đi đón hai chị em học ở hai nơi cùng một
lúc, có lẽ chị cũng sẽ về tới nhà trong những chiều mưa sau giờ tan lớp.
Nhưng tôi chẳng bao giờ được ngồi vào cái lớp sát cổng ra vào. Trước khi tôi kịp lên cái lớp cuối cùng của tiểu học, chiến trận lan tới trường, tôi thấy người ta chôn nhau, người ta khiêng người bị thương, súng nổ làm tốc một nửa mái trường, đạn trổ nhiều lỗ xuyên qua lớp học và làm sụp một góc bức tường ngăn dòng sông với sân trường, lúc đó là vào mùa xuân, tôi vừa được một bộ áo quần trắng có sọc xanh để ăn tết, còn chị được mẹ may cho một bộ đồ hồng còn thơm mùi vải, chúng tôi chỉ mặc được bộ đồ mới có một ngày đầu xuân, mấy ngày sau, cả gia đình chạy đạn lang bang trong thành phố. Đạn bay véo von bên tai, tiếng nổ lớn nổ nhỏ, mẹ tôi dắt một đàn con nhỏ chạy tản cư, còn cha tôi ở lại trong ngôi nhà, sau này tôi mới biết ông đã quá tuyệt vọng và bằng lòng nằm chờ chết trong căn nhà ông nội tôi để lại. Nhưng đó là chuyện của ông, tôi không mấy thắc mắc về điều đó, tôi chỉ biết chạy theo mẹ, luôn luôn theo sát bên người chị lúc tản cư vì bỗng nhiên tôi phát hiện chị là một cái mộc đỡ đạn rất tốt trên những con đường đầy tiếng đạn bay trong thành phố. Chị mặc bộ đồ mới, mỗi khi nghe tiếng đạn và theo tiếng hô ?nằm xuống? của mẹ thì chị cũng nằm, nhưng nằm úp mặt lên hai tay còn mông chị lại chổng cao lên. Sau này tôi mới biết chị sợ làm bẩn bộ đồ mới nên không chịu nằm sát xuống đất, nhưng lúc đó tôi chỉ thấy cái mông chị như một mô đất che cho tôi nằm sát phía sau. Chúng tôi cứ chạy loanh quanh từ vườn nhà này qua vườn nhà khác, từ con đường này qua con đường khác, nhưng cuối cùng không thể nào tiến tới được nhà cô tôi ở cách đó đâu chừng vài cây số (nghe nói nhà cô bằng bê tông rất kiên cố). Cuối cùng mẹ tôi dắt cả đoàn trở về nhà, ai nấy đều ướt sủng và dơ bẩn, chỉ riêng chị là sạch sẽ, chỉ dính chút đất ở hai đầu gối và cổ tay.
Nhưng tôi chẳng bao giờ được ngồi vào cái lớp sát cổng ra vào. Trước khi tôi kịp lên cái lớp cuối cùng của tiểu học, chiến trận lan tới trường, tôi thấy người ta chôn nhau, người ta khiêng người bị thương, súng nổ làm tốc một nửa mái trường, đạn trổ nhiều lỗ xuyên qua lớp học và làm sụp một góc bức tường ngăn dòng sông với sân trường, lúc đó là vào mùa xuân, tôi vừa được một bộ áo quần trắng có sọc xanh để ăn tết, còn chị được mẹ may cho một bộ đồ hồng còn thơm mùi vải, chúng tôi chỉ mặc được bộ đồ mới có một ngày đầu xuân, mấy ngày sau, cả gia đình chạy đạn lang bang trong thành phố. Đạn bay véo von bên tai, tiếng nổ lớn nổ nhỏ, mẹ tôi dắt một đàn con nhỏ chạy tản cư, còn cha tôi ở lại trong ngôi nhà, sau này tôi mới biết ông đã quá tuyệt vọng và bằng lòng nằm chờ chết trong căn nhà ông nội tôi để lại. Nhưng đó là chuyện của ông, tôi không mấy thắc mắc về điều đó, tôi chỉ biết chạy theo mẹ, luôn luôn theo sát bên người chị lúc tản cư vì bỗng nhiên tôi phát hiện chị là một cái mộc đỡ đạn rất tốt trên những con đường đầy tiếng đạn bay trong thành phố. Chị mặc bộ đồ mới, mỗi khi nghe tiếng đạn và theo tiếng hô ?nằm xuống? của mẹ thì chị cũng nằm, nhưng nằm úp mặt lên hai tay còn mông chị lại chổng cao lên. Sau này tôi mới biết chị sợ làm bẩn bộ đồ mới nên không chịu nằm sát xuống đất, nhưng lúc đó tôi chỉ thấy cái mông chị như một mô đất che cho tôi nằm sát phía sau. Chúng tôi cứ chạy loanh quanh từ vườn nhà này qua vườn nhà khác, từ con đường này qua con đường khác, nhưng cuối cùng không thể nào tiến tới được nhà cô tôi ở cách đó đâu chừng vài cây số (nghe nói nhà cô bằng bê tông rất kiên cố). Cuối cùng mẹ tôi dắt cả đoàn trở về nhà, ai nấy đều ướt sủng và dơ bẩn, chỉ riêng chị là sạch sẽ, chỉ dính chút đất ở hai đầu gối và cổ tay.
Lần chạy giặc đó là mùa xuân cuối cùng của tôi nơi ngôi trường tiểu
học bé nhỏ, và như nhiều người khác, sau trận giặc gia đình tôi di tản
vào phía Nam, tôi vui vẻ đi theo cha mẹ tôi, và chị, trên một chiếc máy
bay chạy bằng chong chóng. Tôi không có mấy kỷ niệm với ngôi trường bên
dòng sông, cũng không nhớ bao nhiêu chuyện đã xảy ra nơi ngôi nhà rộng
có sân vườn xum xuê. Chỉ thi thoảng trong một lúc nào đó mới hiện ra
thật nhanh những buổi cơm chiều và tầm tả những cơn mưa. Tôi là đứa trẻ
được sinh ra trong ưu đãi, dù là ưu đãi trong những tháng năm cùng cực
nhất của cả nhà. Trong các bữa ăn tôi luôn được ngồi chung mâm với cha
mẹ tôi, còn chị và những người khác ngồi ở mâm dưới. Hai mâm đồ ăn tuy
đều có chung món, nhưng mâm của tôi luôn có phần trội hơn, tô canh tôm
nấu cải sẽ có nhiều tôm hơn, bát canh mướp ngọt nấu bún sẽ có nhiều bún
hơn. Còn chị tuy ngồi sát bên tôi và cùng lặng lẽ ăn, nhưng mâm của chị
không đầy đặn, chị phải thọc đũa ?lặn? thật sâu xuống đáy bát để tìm một
con tôm nhỏ mà người miền Nam gọi là tép. Như thế, tôi đã lớn lên và
chị đã lớn lên nhưng không ai thắc mắc. Cũng như không ai thắc mắc khi
chúng tôi leo lên máy bay chong chóng vào Nam, chị xách một giỏ đồ còn
tôi đi tay không.
Và chúng tôi lại tiếp tục học ở một tỉnh phía Nam. Lần này chị học
bên trường nữ, chúng tôi đã lên bậc trung học. Hình như đó là những năm
vui vẻ nhất đời người. Cho đến một ngày dữ dằn hơn lần trước, khốc liệt
hơn lần trước, cả gia đình tôi lại tiếp tục chạy sâu vô phía Nam. Như
một định mệnh trong chiến tranh, tôi và chị cũng được theo cha mẹ di tản
trước, cũng đi máy may nhưng là động cơ phản lực. Bây giờ tôi đã lớn để
có thể giúp chị khiên một giỏ đồ, và đã biết buồn phiền khi từ giã nơi
chốn của những năm trung học. Lần này chúng tôi mất nhiều thứ, trong đó
có những năm học dở dang, trong đó có nhiều năm tháng lặn lội mưu sinh,
trong đó có ngày vĩnh biệt cha tôi. Chị làm công nhân, tôi làm công
nhân, chúng tôi mơ hồ nghe mình thuộc một giai cấp xã hội nào đó mà
trước nay chưa biết đến. Điều đó hẵn không mấy quan trọng vì tôi bận với
đời sống của riêng mình và chị bận mưu sinh cho chính chị và mẹ tôi.
Tôi trở thành một đứa lang bạt trong tuổi trưởng thành, thỉnh thoảng về
nhà vào lúc gần nửa đêm, đứng ở một góc tối quan sát, cho đến khi thấy
chị thậm thụt? ở một góc phía bên kia con hẻm tối và đưa tay lên ra dấu,
dăm khi được chị lặng lẽ dúi cho một ít tiền, cuộc sống lặng lẽ trôi
như thế và cũng không biết sẽ trôi về đâu. Bây giờ đã là thời bình nhưng
tôi không mấy dịp gần chị, và cũng như thời nhỏ, thời mới lớn và trong
thời chiến tranh, tôi không mấy để ý đến cuộc sống của chị, chỉ mơ hồ
biết trong nhiều năm, chị đi làm trong một xí nghiệp từ bốn giờ sáng và
về nhà lúc gần nửa đêm. Điều đó cũng bình thường vì nhiều người cũng
phải sống như thế, đời sống trở nên đơn giản hơn vì người ta không có
bao nhiêu chọn lựa. Có lẽ tôi đã là một cái bóng đối với chị trong một
đời sống như thế, cũng như chị chỉ là một cái bóng trong tâm tưởng tôi
trong một đời sống như thế. Tôi mãi miết ra đi, chị lặng lẽ sống sao đó,
đi làm sao đó, ăn uống sao đó. Ngày trở nên rất dài. Và một hôm nào đó,
tôi có gửi một xấp vải để chị may áo cưới, rồi chị có một đứa con.
Rồi chị ra đi. Lặng lẽ nhưng nhanh chóng trong một ngày tôi trở về.
Chị nằm lặng yên trên chiếc giường trắng giữa tiếng cãi cọ của các y tá.
Tôi đứng bên xác chị, không biết chị chết vì bịnh gì, không ai giải
thích, họ chỉ nói chị chết rồi, họ nói tôi phải viết một giấy cam kết
không truy cứu trách nhiệm của nhà thương trước khi được mang xác chị
về. Bàn chân chị rất lạnh, bàn tay chị rất lạnh, làn da chị tái đi thê
thiết. Khuôn mặt chị ráo hoảnh, dường như đó là tất cả những gì chị có
thể trả lại cho thế giới này, cho cuộc đời đã quá lạnh lùng với chị. Tôi
chép lại tờ cam kết dựa trên một mẫu đơn mà họ đưa, ký tên mình dưới
hàng chữ có câu ?cám ơn nhà thương đã tận tình chăm sóc và quan tâm?.
Ngày tháng thì lúc này cũng đi, nhưng tôi biết phút khắc ấy chẳng bao
giờ đi qua trong những ngày còn lại của đời, tôi cũng như nhiều người
khác hẵn buồn khi có một người thân yêu ra đi, nhưng cũng an ủi bởi
rằng, cuối cùng rồi tất cả chúng ta sẽ gặp nhau ở một nơi nào đó. Tôi
chỉ không thể nào quên được cái cách mà người ta đã đối xử với người đã
chết, tôi chỉ không quên được tờ cam kết viết trên tấm ra giường trắng
nhạt, bên xác một người thân lạnh lẽo, và cũng lúc ấy tôi mới biết rõ
hơn, sau khi đã sống hơn nửa đời, sự khác nhau giữa nỗi buồn và sự đau
đớn. Nỗi buồn khiến ta có thể câm lặng mà cũng có thể gào khóc, nhưng sự
đau đớn là một thứ thuốc tê làm đắng lưỡi, tê mồm, dòng máu ngừng
chuyển động, và trí óc trống vắng tất cả không biết hỏi từ ai.
Tôi ôm tro chị vào gửi trong một ngôi chùa. Chúng tôi đã đi học về
dưới trời mưa ở một nơi xa xôi. Chúng tôi đã lên cùng chiếc máy bay
chong chóng, lên cùng một máy bay phản lực. Chị đã đón tôi về thăm nhà
nơi con hẻm tối trong nhiều đêm khuya. Những tiếng động ồn trong từng ấy
tháng năm đã trở thành lặng lẽ. Tôi đã ra đi nhiều lần nhưng luôn nương
náu đợi chờ thôi thúc được trở về, nhưng lần này, chẳng bao giờ còn sợ
một cuộc ra đi không trở lại.
Lê Đại Lãng
Chị Dâu
"Chị đã mất - chú về ngay". Sau chuyến đi công tác ở thành phố Hồ Chí
Minh về, bức điện của ông anh trai như một cú sét làm tôi bàng hoàng.
Là con trai út trong một gia đình đông anh em, sự ra đi mãi mãi của những người trên là lẽ tự nhiên. Nhưng cái tin về người chị dâu cả mất đi là điều tôi không bao giờ ngờ tới. Không ai có thể quen được với sự vắng bóng của những người thân yêu. Với tôi, từ khi còn thuở ấu thơ, chị là người chị gái, người mẹ, là cô tiên dịu hiền với những khả năng vô biên, là người không thể vắng bóng trong cuộc đời...
Tôi vội vã lên chiếc xe sớm nhất về quê. Chiếc xe khách ì ạch đỗ tại chợ huyện, tôi quầy quả xách túi, thả bộ trên con đường về làng. Quê tôi nghèo, nằm ven sông Hồng, lại là vùng đất giữa, mỗi lần đi chợ phải dậy từ tờ mờ sớm. Tôi bồi hồi đếm từng bước chân. Nhớ đến ngày nào vẫn hay theo chị đi chợ. Mẹ tôi bảo: "Mày theo chị làm gì cho quẩn chân?". Tôi thì cứ nhõng nhẽo đòi theo. Còn chị thì cưng chiều tôi nhất nhà, sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi rất trẻ con của tôi. Chị gánh trên vai một gánh khoai nặng mà vẫn đi nhẹ nhàng, miệng nhai trầu bỏm bẻm. ở quê tôi, các cô gái đã có chồng rồi đều ăn trầu. Có lần đi chợ sớm, tôi gà gật, lẽo đẽo chạy theo chị. Tới lúc tôi mỏi chân theo không kịp, chị cõng tôi trên vai và tôi thì ngả đầu trên bờ vai chị, ngủ ngon lành cho tới chợ.
Là con trai út trong một gia đình đông anh em, sự ra đi mãi mãi của những người trên là lẽ tự nhiên. Nhưng cái tin về người chị dâu cả mất đi là điều tôi không bao giờ ngờ tới. Không ai có thể quen được với sự vắng bóng của những người thân yêu. Với tôi, từ khi còn thuở ấu thơ, chị là người chị gái, người mẹ, là cô tiên dịu hiền với những khả năng vô biên, là người không thể vắng bóng trong cuộc đời...
Tôi vội vã lên chiếc xe sớm nhất về quê. Chiếc xe khách ì ạch đỗ tại chợ huyện, tôi quầy quả xách túi, thả bộ trên con đường về làng. Quê tôi nghèo, nằm ven sông Hồng, lại là vùng đất giữa, mỗi lần đi chợ phải dậy từ tờ mờ sớm. Tôi bồi hồi đếm từng bước chân. Nhớ đến ngày nào vẫn hay theo chị đi chợ. Mẹ tôi bảo: "Mày theo chị làm gì cho quẩn chân?". Tôi thì cứ nhõng nhẽo đòi theo. Còn chị thì cưng chiều tôi nhất nhà, sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi rất trẻ con của tôi. Chị gánh trên vai một gánh khoai nặng mà vẫn đi nhẹ nhàng, miệng nhai trầu bỏm bẻm. ở quê tôi, các cô gái đã có chồng rồi đều ăn trầu. Có lần đi chợ sớm, tôi gà gật, lẽo đẽo chạy theo chị. Tới lúc tôi mỏi chân theo không kịp, chị cõng tôi trên vai và tôi thì ngả đầu trên bờ vai chị, ngủ ngon lành cho tới chợ.
Sau này lớn lên, dù đã đi dọc ngang đất nước, mỗi khi bước chân trên
con đường đê về làng, lòng tôi vẫn hối hả, gấp gáp, tưởng như mình bé
lại. Với tôi, làng quê gắn bó với những kỷ niệm thuở ấu thơ, gắn bó với
hình ảnh chị. Người phụ nữ mảnh mai luôn nhai trầu tươi rói, có sức mạnh
dẻo dai đến kỳ lạ và tấm lòng mộc mạc thơm thảo như khoai, sắn. ít ai
thấy người phụ nữ tần tảo ấy ngơi tay từ sáng cho đến tối khuya. Không,
tôi không tin. Những người như chị không thể mất. Chỉ chút nữa thôi khi
về đến nhà, tôi sẽ gặp lại chị đứng ở đầu ngõ với câu hỏi muôn thuở:
"Chú đã về đấy ư". Câu hỏi quen thuộc thay cho lời chào của chị không tỏ
ra vồn vã, không khách sáo nhưng âm điệu của giọng nói bao giờ cũng làm
khóe mắt tôi cay cay. Tôi biết, từ trong nhà chị đã nhìn thấy tôi từ
xa, chị ra đón tôi ở cổng để tỏ nỗi vui mừng bằng một câu hỏi rất mộc
mạc. "Khoai luộc và mật ong phần chú trong chạn ấy". Lần nào cũng vậy
chưa cần hỏi thăm, chị đã có một thứ gì đó phần tôi. Khoai lang là đặc
sản vùng quê tôi, củ lớn, vỏ đỏ au, khoai luộc lên, bẻ ra bở tơi, hạt
lấm tấm mịn màng như hạt phù sa, ăn vào ngon ngọt như tấm lòng thơm thảo
của người dân quê. Tuy đã được nếm nhiều món cao lương mỹ vị ở đời
nhưng bao giờ tôi cũng ăn không biết chán món khoai lang chấm mật ong
chị dành phần tôi.
Với chị, tôi luôn luôn vẫn là đứa em bé bỏng ngày nào. "ăn xong đi tắm đi, quần áo để đấy chị giặt cho". Câu nói ấy sao giống của mẹ tôi thế. Mẹ tôi và chị, hai người phụ nữ gắn bó với nhau, giống nhau kỳ lạ.
Với chị, tôi luôn luôn vẫn là đứa em bé bỏng ngày nào. "ăn xong đi tắm đi, quần áo để đấy chị giặt cho". Câu nói ấy sao giống của mẹ tôi thế. Mẹ tôi và chị, hai người phụ nữ gắn bó với nhau, giống nhau kỳ lạ.
Cây đa đầu làng như một già làng với bộ râu tua tủa quanh thân đã chờ
đón tôi từ đằng xa. Bóng đa mát rợp một khoảng đất rộng lớn, chồm ra cả
những thửa ruộng mới cấy. Cây đa cổ kính khiến mỗi lần tôi đi qua phải
dừng lại một phút như để trút hết bụi trần trước khi trở lại là đứa con
của dân làng. "Chú đã về đấy ư?" Tiếng gió thoảng qua như tiếng chị
khiến lưng tôi ớn lạnh. Ngôi mộ của ai nằm kia mà còn nguyên mầu đất,
vòng hoa chưa kịp héo. Không lẽ chị tôi nằm đấy ư? Không, tôi không tin,
chỉ ít phút nữa về đến nhà chị sẽ đón tôi ở cổng như những ngày nào.
Tôi tập tễnh bước lòng thầm mong bức điện kia chỉ là sự lầm lẫn.
"Chú về đấy ư?". Lòng tôi run lên, chân tôi muốn khụyu xuống khi đón tôi không phải là chị mà là anh trai. Như một sự vô tình anh lặp lại câu hỏi của chị mỗi khi tôi về. Hay giờ đây anh thay chị thể hiện tình cảm mộc mạc với đứa em trai? Tội nghiệp, mới đó mà anh tôi đã già xọp, lưng còng xuống, đôi mắt ngơ ngác như gà lạc mẹ. Anh vẫn chưa quên với sự thiếu vắng bóng hình chị.
Anh nắm lấy tay tôi, mái tóc bạc trắng rung rung "Chị mất rồi em ơi, khổ anh quá".
"Chú về đấy ư?". Lòng tôi run lên, chân tôi muốn khụyu xuống khi đón tôi không phải là chị mà là anh trai. Như một sự vô tình anh lặp lại câu hỏi của chị mỗi khi tôi về. Hay giờ đây anh thay chị thể hiện tình cảm mộc mạc với đứa em trai? Tội nghiệp, mới đó mà anh tôi đã già xọp, lưng còng xuống, đôi mắt ngơ ngác như gà lạc mẹ. Anh vẫn chưa quên với sự thiếu vắng bóng hình chị.
Anh nắm lấy tay tôi, mái tóc bạc trắng rung rung "Chị mất rồi em ơi, khổ anh quá".
Ngày ấy, tôi còn nhỏ xíu, tôi ngạc nhiên thấy hôm ấy nhà tôi ai cũng
bận rộn, vui vẻ, tôi nhõng nhẽo bám theo anh trai, khuôn mặt tươi rói
trong bộ quân phục mới. Mấy hôm trước nghe anh nói sắp vào nam chiến
đấu, mẹ đã khóc suốt. Vậy mà, sao hôm nay cả nhà vui thế?
Anh cười dí tay vào trán tôi: "Em sắp có chị dâu". Tôi nhăn mặt. Tôi không thích chị dâu. Trong ý nghĩ tôi, hình ảnh mụ dì ghẻ độc ác, người con dâu nanh nọc trong các câu chuyện kể còn vương vấn. Vả lại không có chị dâu thì tôi đã có khối anh chị rồi. Khác với trí tưởng tượng của tôi. Chị dâu tôi như một cô bé mới trưởng thành. Dường như chị mới bỏ chơi chuyền, chơi ô ăn quan để đi lấy chồng. Ngày ấy anh tôi 22, còn chị tôi 18 tuổi, ngay ngày đầu chị đã là cái cớ để chúng tôi trêu trọc. Buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng, từ trong buồng bước ra, nhìn thấy ba mẹ tôi ngồi ở bàn uống nước, chị nhanh nhảu:
"Cháu chào hai bác, hai bác mới sang chơi ạ". Rồi sực nhớ ra, chị mắc cỡ chạy vụt vào bếp. Ba tôi thì cười, còn mẹ tôi thì lắc đầu: "Con gái gì mà vô ý", chỉ có vậy mà chị ngồi dưới bếp khóc suốt. Sau đó ba ngày, anh tôi đi biền biệt. Trong nhà, ba tôi là người hay bênh vực chị nhất. Còn mẹ tôi thì vẫn hay xét nét những ngày đầu như những bà mẹ chồng nhà quê.
Anh cười dí tay vào trán tôi: "Em sắp có chị dâu". Tôi nhăn mặt. Tôi không thích chị dâu. Trong ý nghĩ tôi, hình ảnh mụ dì ghẻ độc ác, người con dâu nanh nọc trong các câu chuyện kể còn vương vấn. Vả lại không có chị dâu thì tôi đã có khối anh chị rồi. Khác với trí tưởng tượng của tôi. Chị dâu tôi như một cô bé mới trưởng thành. Dường như chị mới bỏ chơi chuyền, chơi ô ăn quan để đi lấy chồng. Ngày ấy anh tôi 22, còn chị tôi 18 tuổi, ngay ngày đầu chị đã là cái cớ để chúng tôi trêu trọc. Buổi sáng đầu tiên ở nhà chồng, từ trong buồng bước ra, nhìn thấy ba mẹ tôi ngồi ở bàn uống nước, chị nhanh nhảu:
"Cháu chào hai bác, hai bác mới sang chơi ạ". Rồi sực nhớ ra, chị mắc cỡ chạy vụt vào bếp. Ba tôi thì cười, còn mẹ tôi thì lắc đầu: "Con gái gì mà vô ý", chỉ có vậy mà chị ngồi dưới bếp khóc suốt. Sau đó ba ngày, anh tôi đi biền biệt. Trong nhà, ba tôi là người hay bênh vực chị nhất. Còn mẹ tôi thì vẫn hay xét nét những ngày đầu như những bà mẹ chồng nhà quê.
Tôi ngồi xuống bậc cửa, lòng thổn thức. Mới đấy mà đã hơn 30 năm, chị
gắn bó với gia đình tôi, đồng cam cộng khổ. Quê tôi đồng đất ít, gặt
được đấu thóc phải đổi cả đấu mồ hôi. Ba mẹ tôi ngày càng già yếu, đông
con. Chị là lao động chính, suốt ngày quần quật ngoài đồng. Chiều về lại
túi bụi việc nhà. Riêng việc quét dọn và chăm sóc lũ em chồng là chúng
tôi cũng khiến chị mệt nhoài. Chúng tôi sắp hàng chờ chị dội từng gáo
nước, tắm cho từng đứa, dỗ dành lúc đi ngủ, lúc giành ăn. Tới bữa cơm,
sáu đứa tuổi ăn tuổi lớn cứ rào rào như tằm ăn rỗi. Chị ngồi ở đầu nồi
xới cơm, chúng tôi cứ nhấm nháy nhau, thi nhau ăn cho thật nhanh để chìa
bát cho chị xới. Đến khi chúng tôi đã ăn no thì chị chưa xong một bát
và nồi cơm đã cạn đáy. Có lần tôi phát hiện trong túi áo chị có một cục
cơm cháy. Tôi dọa chị sẽ mét mẹ. Chị đã ôm lấy tôi và... khóc. Sau này
tôi mới hiểu, mỗi bữa cơm chị chỉ kịp ăn xong một bát thì cả nhà đã ăn
xong, không dám ngồi đến cuối bữa, chị phải cất cơm cháy vào túi để ăn
dần.
Tôi cũng có biết đâu rằng bao đêm, chị khóc âm thầm trong cảnh
chồng xa vắng, chịu những lời trách móc, những quan hệ họ hàng phức tạp.
Con dâu trưởng họ, với làng xóm đó là một "chức danh" chỉ có trách
nhiệm nặng nề. Từ giỗ chạp, đình đám cho đến chăm sóc gia đình nhà
chồng, mọi việc đều do tay chị lo liệu với một sự hy sinh âm thầm vô bờ
bến. Chúng tôi lớn lên, dựng vợ, gả chồng, cũng có chị. Cha mẹ tôi già
yếu mất đi cũng chị lo toan. Dường như những biến cố lớn lao trong gia
đình tôi, những lúc khó khăn nhất, bao giờ chị cũng là người đứng ra
đương đầu với một thái độ tự tin, bình thản. Coi như đó là trách nhiệm
chính của chị. Trong bức tranh toàn cảnh của gia đình tôi nếu không có
chị, chắc hẳn bức tranh ấy sẽ mờ nhạt lắm.
Một lần, hồi cha tôi đã mất, tôi về thăm quê giữa lúc làng tôi đang
mất mùa. Mẹ tôi đã hơn 70 tuổi. Thấy tôi về, chị mừng rỡ mổ một con gà,
một con gà duy nhất còn đang đẻ. Mâm cơm chỉ có ba người, nồi cơm phía
trên độn toàn là khoai. Chị xới hai bát cơm cho tôi và mẹ, giành cho
mình toàn khoai. Tôi ngạc nhiên: "Các cháu đâu hết rồi?" "Ôi chúng nó ăn
no đi học hết rồi". Khi chị đi xuống bếp, mẹ tôi mới nói: "Tội nghiệp
con mẹ cả. Suốt một tháng nay có bữa nào nên mâm, nên bát đâu. Cả nhà
chỉ có mỗi mình mẹ là được ăn cơm, còn mẹ con nó toàn ăn khoai, ăn ngô.
Mẹ bảo nó: "Ráng mà ăn uống có sức khỏe còn nuôi con. Mẹ già rồi, ăn
uống thế nào cũng được, chết cũng chả sao. Nó bảo: Bà chỉ nói linh tinh.
Bà còn sống ngày nào, chúng con còn nhờ ngày ấy. Nó nói vậy, chứ mẹ có
giúp gì được cho nó nữa đâu...". Nói rồi bà khóc. Miếng cơm nghẹn đắng
trong cổ tôi. Tôi đã nghe chuyện xưa có người con dâu cắt thịt mình nuôi
mẹ chồng. Nhưng đó chỉ là truyền thuyết. Còn chị dâu tôi...
Khi mẹ tôi sắp mất, con cháu về đông đủ cả. Chúng tôi xúm quanh giường, chờ xem bà có trối trăn điều gì. Mẹ tôi nhìn qua con cháu một lượt rồi hỏi: "Mẹ cả đâu?". Đợi cho chị tất tả từ dưới bếp chạy lên, bà mới nói: "Các con phải thương yêu nhau, nghe lời chị cả. Nó thay mẹ". Rồi bà xòe bàn tay nhăn nheo ra bảo chị: "Con nhổ một miếng nước bọt vào tay mẹ đi, mẹ đỡ nhớ con". Một giọt nước mắt lăn trên thái dương, rồi mẹ tôi nhắm mắt.
Khi mẹ tôi sắp mất, con cháu về đông đủ cả. Chúng tôi xúm quanh giường, chờ xem bà có trối trăn điều gì. Mẹ tôi nhìn qua con cháu một lượt rồi hỏi: "Mẹ cả đâu?". Đợi cho chị tất tả từ dưới bếp chạy lên, bà mới nói: "Các con phải thương yêu nhau, nghe lời chị cả. Nó thay mẹ". Rồi bà xòe bàn tay nhăn nheo ra bảo chị: "Con nhổ một miếng nước bọt vào tay mẹ đi, mẹ đỡ nhớ con". Một giọt nước mắt lăn trên thái dương, rồi mẹ tôi nhắm mắt.
Cho dù ba tôi trước kia hay trách mẹ tôi xét nét con dâu nhưng cho
đến lúc chết bà vẫn là người thương chị nhất. Phải chăng sự đồng cảm
phận làm dâu của người phụ nữ suốt đời hy sinh vì chồng con khiến bà
hiểu và thương chị nhưng không nói ra?
- "Chị chú bị u ác tính, đau có ba ngày rồi mất!".
Tối đó dưới ánh đèn hiu hắt, anh tôi kể, khuôn mặt của ông đại tá già suốt bao năm vào sống ra chết vẫn chưa hết nỗi bàng hoàng trước sự ra đi mãi mãi của vợ.
- Tôi nghĩ lại mà ân hận quá chú ạ. Suốt hơn ba mươi năm tôi chỉ quen với sự hy sinh âm thầm của cô ấy. Tới lúc chị chú đau tôi vẫn chủ quan bởi trong ý thức tôi, chưa bao giờ nghĩ rằng cô ấy có thể ốm. Cho tới lúc bệnh viện họ trả về, tôi mới cuống lên, chả biết làm gì nữa. Trước lúc mất cô ấy tỉnh táo lắm gọi tôi ra giường bảo: "Mình nằm xuống đây với em, có chuyện này, em muốn nói với mình".
Tôi chiều ý nằm xuống cạnh cô ấy. Vợ chồng già, con cái lớn hết rồi, còn âu yếm gì nữa. Nhưng cô ấy cứ ôm chặt lấy tôi hồi lâu rồi nói: "Mình à, suốt chừng ấy năm là vợ chồng, mình có giận em điều gì không?". Tôi lắc đầu mà trong lòng chỉ muốn khóc thật to. Làm sao tôi có thể giận cô ấy trong khi cô ấy đã thay tôi gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà từng ấy năm. "Em không qua khỏi được đâu. Em chỉ ân hận không chăm sóc được mình lúc tuổi già. Em có mong ước cuối cùng này, nhưng nói ra mình đừng cười em nhé".
Tối đó dưới ánh đèn hiu hắt, anh tôi kể, khuôn mặt của ông đại tá già suốt bao năm vào sống ra chết vẫn chưa hết nỗi bàng hoàng trước sự ra đi mãi mãi của vợ.
- Tôi nghĩ lại mà ân hận quá chú ạ. Suốt hơn ba mươi năm tôi chỉ quen với sự hy sinh âm thầm của cô ấy. Tới lúc chị chú đau tôi vẫn chủ quan bởi trong ý thức tôi, chưa bao giờ nghĩ rằng cô ấy có thể ốm. Cho tới lúc bệnh viện họ trả về, tôi mới cuống lên, chả biết làm gì nữa. Trước lúc mất cô ấy tỉnh táo lắm gọi tôi ra giường bảo: "Mình nằm xuống đây với em, có chuyện này, em muốn nói với mình".
Tôi chiều ý nằm xuống cạnh cô ấy. Vợ chồng già, con cái lớn hết rồi, còn âu yếm gì nữa. Nhưng cô ấy cứ ôm chặt lấy tôi hồi lâu rồi nói: "Mình à, suốt chừng ấy năm là vợ chồng, mình có giận em điều gì không?". Tôi lắc đầu mà trong lòng chỉ muốn khóc thật to. Làm sao tôi có thể giận cô ấy trong khi cô ấy đã thay tôi gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà từng ấy năm. "Em không qua khỏi được đâu. Em chỉ ân hận không chăm sóc được mình lúc tuổi già. Em có mong ước cuối cùng này, nhưng nói ra mình đừng cười em nhé".
Thề có trời đất, lúc ấy tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đáp ứng
được mong ước cuối cùng của cô ấy... Tôi đã vào sống, ra chết, đã có
quyền cao chức trọng, đã ra nhiều mệnh lệnh... làm sao lại không thực
hiện được ước nguyện cuối cùng của vợ? Vậy mà tôi đã xụm xuống, tưởng
như chết giấc khi nghe cô ấy nói: "Em chưa bao giờ được nghe mình nói
"Anh yêu em" cả". "Nhưng lúc nào tôi cũng yêu mình. Tôi có điều gì không
phải với mình đâu?". Tôi lắp bắp. "Em biết mình thương em, mọi người
thương em. Trước kia còn trẻ, mình đi biền biệt, đến khi về thì đã già
rồi. Nhưng em vẫn muốn nghe một lần mình nói câu ấy". Nói rồi cô ấy
ngượng ngùng áp mặt vào vai tôi khóc. Còn tôi, tôi không thể khóc được
nữa. Lòng tôi tê tái đau đớn. Tôi lấy chị chú chưa kịp yêu đương, chỉ
vài lần biết mặt. Đang ở trong quân ngũ lại chiến tranh ác liệt. Trước
khi đi nam gia đình bảo lấy vợ cho cha mẹ yên tâm. Mình hồi ấy còn trẻ
thấy nói lấy vợ cũng thinh thích. Thấy cô ấy cũng hay hay con mắt. Thế
là cưới. Về sống với nhau mới nảy sinh tình cảm, mới yêu thương. Nhưng
tôi đi suốt năm, suốt tháng, mỗi lần về phép vợ chồng lại thấy ngượng
ngùng như lần đầu mới gặp. Đến khi vợ chồng mới quen hơi, bén tiếng thì
lại hết phép. Khi về hưu được ở gần nhau thì đã thành bà, thành ông rồi.
Còn âu yếm, anh em như lúc trẻ thế nào được nữa. Vả lại tôi quen tác
phong quân sự rồi cứ nghĩ vợ chồng sống có nhân, có nghĩa là đủ. Cần gì
lời nói. Tôi đã làm chính trị trong quân đội ba mươi năm trời, đã làm
đến chức đại tá, tưởng đã hiểu về con người. Vậy mà cuối cùng vẫn chỉ là
một lão già đầu trọc, chả hiểu gì về phụ nữ, về vợ mình cả. Hơn ba mươi
năm chị chú mòn mỏi chờ chồng, vất vả hy sinh âm thầm chỉ mong ước nghe
một câu dịu dàng khen ngợi của chồng. Và suốt đêm đó tôi cứ ôm lấy cô
ấy mà thì thầm mãi câu: "Anh yêu em".
Lần đầu tiên trong đời tôi mới nói được câu ấy và cũng là lần đầu tiên tôi mới hiểu thế nào là tình yêu, tình chồng vợ.
Tôi cứ ôm lấy cô ấy mà kể lan man. Những điều mà lẽ ra tôi phải nói ra ba mươi năm trước. Sáng ra tôi mới nhận thấy thân thể cô ấy đã cứng lạnh, đôi môi phảng phất một nụ cười, bàn tay nắm chặt chiếc lược đã mòn vẹt. Chiếc lược làm bằng xác máy bay tôi tặng cô ấy ngày cưới. Và đấy cũng là món quà duy nhất trong đời tôi tặng vợ...
Anh tôi khóc, nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt héo hắt, mái tóc bạc trắng rung bần bật. Không có gì khổ não hơn trước cảnh một ông già khóc vợ. Khóc khi hiểu ra giá trị thực của tình yêu, khi nó không còn nữa. Khóc cho nỗi ân hận xót xa trước những lỗi lầm mà mãi mãi không lấy lại được. Tôi lập cập thắp nén nhang trên bàn thờ chị, đứng tựa lưng vào tường. Nhưng đâu phải chỉ mình anh tôi có lỗi. Sự xa cách, cuộc chiến tranh đã cuốn hút tâm trí con người. Nó bắt buộc người ta phải dồn nén tình cảm cá nhân, tạm gác một bên những mong ước đời thường. Cuộc chiến tranh đã làm bao người ngã xuống, để lại bao nỗi đau và cuộc chiến ấy cũng tạo nên biết bao những anh hùng. Nhưng phía sau những anh hùng ấy là những người phụ nữ như chị dâu tôi. Họ yêu thương, mòn mỏi trông chờ, hy sinh tất cả. Họ không cần đến những tấm huân chương, những chức vị mà chỉ ước ao một câu nói dịu dàng của người chồng...
Hoàng Tuấn
Tôi cứ ôm lấy cô ấy mà kể lan man. Những điều mà lẽ ra tôi phải nói ra ba mươi năm trước. Sáng ra tôi mới nhận thấy thân thể cô ấy đã cứng lạnh, đôi môi phảng phất một nụ cười, bàn tay nắm chặt chiếc lược đã mòn vẹt. Chiếc lược làm bằng xác máy bay tôi tặng cô ấy ngày cưới. Và đấy cũng là món quà duy nhất trong đời tôi tặng vợ...
Anh tôi khóc, nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt héo hắt, mái tóc bạc trắng rung bần bật. Không có gì khổ não hơn trước cảnh một ông già khóc vợ. Khóc khi hiểu ra giá trị thực của tình yêu, khi nó không còn nữa. Khóc cho nỗi ân hận xót xa trước những lỗi lầm mà mãi mãi không lấy lại được. Tôi lập cập thắp nén nhang trên bàn thờ chị, đứng tựa lưng vào tường. Nhưng đâu phải chỉ mình anh tôi có lỗi. Sự xa cách, cuộc chiến tranh đã cuốn hút tâm trí con người. Nó bắt buộc người ta phải dồn nén tình cảm cá nhân, tạm gác một bên những mong ước đời thường. Cuộc chiến tranh đã làm bao người ngã xuống, để lại bao nỗi đau và cuộc chiến ấy cũng tạo nên biết bao những anh hùng. Nhưng phía sau những anh hùng ấy là những người phụ nữ như chị dâu tôi. Họ yêu thương, mòn mỏi trông chờ, hy sinh tất cả. Họ không cần đến những tấm huân chương, những chức vị mà chỉ ước ao một câu nói dịu dàng của người chồng...
Hoàng Tuấn
Chị Tư Ù
Chợ cá hồi đó nằm trên khoảng đất tráng xi măng giữa bờ sông và nhà
lồng chợ, chung với hàng rau cải và trái cây. Về sau, thấy việc bơm nước
rửa chợ cá vẫn không làm trôi hết mùi tanh của nhớt cá thấm vào xi
măng, nhà chức trách trong làng cho xây chợ cá chờm hẳn ra sông, bằng gỗ
theo điệu nhà sàn chống chân xuống nước nhưng bề mặt rộng như một cầu
tàu. Như vậy, nhứt cử lưỡng tiện, bởi vì vừa rửa chợ ngay trên mặt sông,
vừa có chỗ cho ghe thuyền cập vào để lên hàng. Ngoài ra, còn thêm một
tam tiện nữa là chiều chiều người ta hay ra đó để câu cá hoặc hóng mát
bởi vì chợ chỉ nhóm có buổi sáng thôi.
Ở chợ cá, chị Tư Ù là xếp sòng ! Không phải chỉ tại vì cái sự to
thuyền lớn bánh của chị, mà còn tại vì chị thuộc vào gia đình bán cá bán
mắm lâu đời nhứt trong làng. Bắt đầu là bà ngoại của chị từ thuở chưa
có chợ nhà lồng (hồi đó chợ còn nhóm lộ thiên ở dưới xóm lò heo). Kế đó
là má của chị. Thời này, ở nhà không còn làm mắm bán mắm, chỉ bán cá
thôi và đã dọn về căn phố trệt nằm ngang hông chợ. Và bây giờ là đến
phiên chị Tư. Trong gia đình, con Tư học hành thì dở nhưng lại chịu cực
giỏi. Lại biết bươn chải làm ăn. Chỉ có nó mới nối nghiệp tao được. Cũng
như tao đối với bà ngoại bây hồi đó. ...Má chị Tư thường nói như vậy,
hồi còn sanh tiền, hồi lũ con vừa mới lớn. Về sau, quả đúng như vậy: mấy
đứa kia sau khi dựng vợ gả chồng, xuống Sài Gòn làm việc cho nhà nước,
có đứa làm cho hãng tư ở đâu tuốt ngoài Trung xa lắc xa lơ. Chị Tư ở lại
nối nghiệp sau khi bà già nằm xuống. Rồi bởi vì có sự mẹ truyền con nối
ba đời như vậy mà không riêng gì ở chợ cá, trong làng ai cũng biết
tiếng chị Tư và bạn hàng cá cũng nể nang một phần.
Hỗn danh Tư Ù không phải mới có sau này, mà đã có từ hồi chị Tư còn
nhỏ. Trong nhà chỉ có mình con Tư là sổ sữa hơn hết má chị thường nhắc
chuyện này, vì bà rất hãnh diện đã làm một việc không phải ai cũng làm
được . Bà kể: Hồi sanh nó ra, tao rặn muốn bứt hơi luôn ! Tưởng đâu tao
ngủm rồi chớ. May nhờ bà mụ cũng giỏi, bả rặn phụ tiếp sức mấy lần, con
nhỏ mới chịu lọt ra. Y¨... nó lì từ còn trong bụng chớ phải mới đây đâu
bây ơi! . Bà hay ngừng ở đó một chút, xỉa cục thuốc qua lại mấy lần, làm
như để nhớ lại cái đau thuở đó và cái nhẹ sau khi đã sổ lòng đứa con...
Rồi lúc nào bà cũng tiếp: Bà mụ mà còn phải công nhận là cả làng này
chưa ai sanh đứa nhỏ nào bự bằng nó hết ! Ai tới thăm khi bồng nó lên
cũng nói là nó nặng như con Tây ! Tía bây đi ruộng về thấy cũng phải hết
hồn! . Rồi cũng vì cái sự nặng như con Tây mà mấy bà mấy cô xóm Chợ hay
tới lui ẵm bồng nựng nịu bé Tư . Bé Tư mau ăn chóng lớn, lúc nào cũng ú
na ú nần , hay cười dễ ngủ nên trong xóm ai cũng thương. Mãi đến khi
vào trường tiểu học, trẻ con trong trường mới đặt cho danh hiệu Tư Ù .
Từ đó, thành tên luôn.
Hồi đó trong lớp, hai đứa học dở nổi danh là con Tư Ù và thằng Út
Cón. Thằng này người Tàu, tên Lý Cón, con trai út của chú Phấn thợ bạc.
Vợ chồng chú Phấn sanh một bầy con gái rồi ngưng ngang. Tám năm sau
thiếm Phấn bỗng lại có bầu. Lần này, hai vợ chồng đưa nhau về Chợ Lớn đi
mấy chùa chiền cầu nguyện cúng vái dữ lắm. Sau đó, sanh Út Cón. Cho
nên, cả nhà chú Phấn cưng nó như vàng. Nó muốn gì được nấy. Ðến nỗi, khi
đến tuổi đi học, nó không chịu đi, là cả nhà cũng làm thinh. Cho tới
lúc thấy nó lớn đại rồi mới tìm cách dụ dỗ, nói khích để nó cắp cặp vào
lớp. Vì vậy khi nó đi học với Tư Ù thì nó đã lớn hơn tới bốn năm tuổi !
Trái với Tư Ù, Út Cón gầy nhom trắng nhách. Tánh tình thì hay hờn hay giận trong lúc Tư Ù lại xông xáo du côn như con trai. Vậy mà hai đứa lại thích nhau, lúc nào cũng đi chung chơi chung, và gọi nhau bằng bồ .
Trái với Tư Ù, Út Cón gầy nhom trắng nhách. Tánh tình thì hay hờn hay giận trong lúc Tư Ù lại xông xáo du côn như con trai. Vậy mà hai đứa lại thích nhau, lúc nào cũng đi chung chơi chung, và gọi nhau bằng bồ .
Tiệm vàng của chú Phấn nằm ở dãy phố trệt phía bên kia nhà lồng chợ,
thành ra đối diện với nhà má Tư Ù. Và vì hai nhà nằm trịch về phìa bờ
sông ngang sân xi măng nên từ nhà này có thể nhìn thẳng qua nhà bên kia
mà nói chuyện cũng được. Chỉ cần nói lớn tiếng một chút là nghe rõ. Sáng
nào, Tư Ù cũng lon ton chạy qua tiệm vàng để cùng đi học với Út Cón chớ
không đi chung với mấy đứa trong nhà. Lâu lâu, con Tư bị kẹt gì đó thì
thằng Cón ra trước cửa tiệm réo: Ù ơi! Ơ¨... Ù ! Bồ làm khỉ gì bển mà
chưa chịu qua ? . Có hôm, cả hai đứa cùng trễ, nghe tiếng trống trường
đánh thúc tới mới hè nhau chạy mà cười hắc hắc, giống như... chạy đua
vào lớp.
Những ngày nghỉ, tụi nó hay rũ nhau lên chùa ăn cắp nhãn . Thật ra tụi nó còn quá nhỏ để trèo lên mấy cây nhãn trong vườn sau của chùa, nên đến đó chỉ để lượm nhãn dơi ăn làm rớt rải rác dưới đất. Nhưng vẫn nói là đi ăn cắp cho nó oai! Út Cón hay đem hột nhãn về nhà lấy dao cắt khoanh, móc bỏ ruột, còn lại cái vỏ đen huyền bóng lưởng làm nhẫn đeo vào ngón tay của bồ nó. Nó đã phải lựa những hột nhãn thật to để chiếc nhẫn đủ rộng cho vừa ngón tay...
Những ngày nghỉ, tụi nó hay rũ nhau lên chùa ăn cắp nhãn . Thật ra tụi nó còn quá nhỏ để trèo lên mấy cây nhãn trong vườn sau của chùa, nên đến đó chỉ để lượm nhãn dơi ăn làm rớt rải rác dưới đất. Nhưng vẫn nói là đi ăn cắp cho nó oai! Út Cón hay đem hột nhãn về nhà lấy dao cắt khoanh, móc bỏ ruột, còn lại cái vỏ đen huyền bóng lưởng làm nhẫn đeo vào ngón tay của bồ nó. Nó đã phải lựa những hột nhãn thật to để chiếc nhẫn đủ rộng cho vừa ngón tay...
... Lật bật rồi hai đứa cũng học hết lớp nhì. Ðến đây, Út Cón sang
qua học trường Tàu vừa mới mở ở xóm chùa Cao Ðài trên lộ cái. Còn lại
một mình, Tư Ù ráng kéo hết năm lớp nhứt rồi nghỉ học luôn, ở nhà giúp
việc nhà và tập tành bán cá với mẹ. Lúc này, con Tư bắt đầu trổ mã. Da
dẻ mơn mởn, má hồng hồng, mắt trong vắt, tóc đen mướt thả dài đến ngang
lưng, và giọng nói thật là lảnh lót. Thân hình có thay đổi, có trở thành
con gái , nhưng vẫn... tròn trịa nặng cân.
Út Cón cũng nhổ giò, cao lêu khêu, nói tiếng trống tiếng mái. Tuy hai đứa không còn học chung, nhưng vẫn qua lại gặp nhau thường và vẫn gọi nhau bằng bồ . Tiếng bồ từ thuở bé bây giờ không còn nét vô tư nữa, nhứt là tiếng bồ của Tư Ù gọi Út Cón. Nó có cái gì... khác khác. Một cái gì nhẹ nhẹ. Một cái gì mà chỉ có con gái gọi người con trai mình thích mới gọi được như vậy thôi !
Út Cón cũng nhổ giò, cao lêu khêu, nói tiếng trống tiếng mái. Tuy hai đứa không còn học chung, nhưng vẫn qua lại gặp nhau thường và vẫn gọi nhau bằng bồ . Tiếng bồ từ thuở bé bây giờ không còn nét vô tư nữa, nhứt là tiếng bồ của Tư Ù gọi Út Cón. Nó có cái gì... khác khác. Một cái gì nhẹ nhẹ. Một cái gì mà chỉ có con gái gọi người con trai mình thích mới gọi được như vậy thôi !
Bây giờ Út Cón đi học bằng xe đạp. Sáng nào, nó cũng đảo một vòng
xuống bờ sông để đạp ngược trở lên ở dãy phố bên kia, bởi vì sân xi măng
đã đầy bạn hàng. Và sáng nào vào giờ đó con Tư cũng quét nhà vừa ra đến
cửa để chào Út Cón: Ði học hả bồ ? . Thằng con trai vừa Ừa vừa nhấn
mạnh lên bàn đạp làm tiếng Ừa như bị kéo dài ra, giống như cái nhìn của
con Tư đang kéo dài theo sau lưng bồ nó.
Lâu lâu, tụi nó rủ nhau đào trùng đi câu ở bến gỗ thầy Cai, và luôn luôn đi chung với mấy đứa nữa. Chỉ có hẹn nhau lên chùa là tụi nó đi riêng. Làm như khu vườn sau chùa là một thế giới khác, một thế giới mà tụi nó đã xí từ hồi còn học lớp chót. Ở đó có mấy gốc nhãn mấy gốc sung gốc mít và vô số ổi, vây quanh bởi một hàng rào tre tươi. Trẻ con trong làng đều biết khu vườn đó nhưng chúng không vào được vì phải bước hẳn vào ngôi tam bảo mới có ngõ để đi qua đó, mà ông thầy cả thì khó tánh không cho trẻ con vào chùa sợ mất nét tôn nghiêm. Ông thầy này là bà con bạn dì với má con Tư, nhờ vậy mà Tư Ù Út Cón được ra vào vườn thông thả. Dĩ nhiên, chúng nó chẳng bao giờ dám lớn tiếng làm ồn. Ngoài ra, khi gặp dịp, hai đứa cũng biết phụ thầy hay mấy chú tiểu làm những chuyện lặt vặt như quét dọn bàn Phật, chưng bông,nấu nước.
Lâu lâu, tụi nó rủ nhau đào trùng đi câu ở bến gỗ thầy Cai, và luôn luôn đi chung với mấy đứa nữa. Chỉ có hẹn nhau lên chùa là tụi nó đi riêng. Làm như khu vườn sau chùa là một thế giới khác, một thế giới mà tụi nó đã xí từ hồi còn học lớp chót. Ở đó có mấy gốc nhãn mấy gốc sung gốc mít và vô số ổi, vây quanh bởi một hàng rào tre tươi. Trẻ con trong làng đều biết khu vườn đó nhưng chúng không vào được vì phải bước hẳn vào ngôi tam bảo mới có ngõ để đi qua đó, mà ông thầy cả thì khó tánh không cho trẻ con vào chùa sợ mất nét tôn nghiêm. Ông thầy này là bà con bạn dì với má con Tư, nhờ vậy mà Tư Ù Út Cón được ra vào vườn thông thả. Dĩ nhiên, chúng nó chẳng bao giờ dám lớn tiếng làm ồn. Ngoài ra, khi gặp dịp, hai đứa cũng biết phụ thầy hay mấy chú tiểu làm những chuyện lặt vặt như quét dọn bàn Phật, chưng bông,nấu nước.
Thành ra trong chùa coi tụi nó như... người nhà ! Lâu rồi thành quen, chẳng ai để ý rằng hai đứa nhỏ đã bắt đầu lớn...
Những lúc lên chùa sau này không còn ý nghĩa ngây thơ đi ăn cắp nhãn như hồi còn lớp năm lớp tư . Lên chùa bây giờ giống như đi về nhà của tụi nó hay đi về cái ổ của tụi nó . Cái khu vườn sau mà tụi nó thuộc từng gốc cây bờ cỏ, thuộc từng lối đi quanh quẹo để tránh hòn non bộ, tránh mấy chậu kiểng, tránh mấy cái đôn bằng sành... Ở đó, chia nhau mấy trái ổi chua, mấy trái dái mít chát... để chấm muối ớt mang theo từ nhà, vừa ăn vừa hít hà vì cay chảy nước mắt, vậy mà sao thấy ngon, thấy vui. Chẳng nói chuyện gì nhiều, vậy mà sao thấy đầy thấy đủ. Ở đó, chỉ có hai đứa...
Những lúc lên chùa sau này không còn ý nghĩa ngây thơ đi ăn cắp nhãn như hồi còn lớp năm lớp tư . Lên chùa bây giờ giống như đi về nhà của tụi nó hay đi về cái ổ của tụi nó . Cái khu vườn sau mà tụi nó thuộc từng gốc cây bờ cỏ, thuộc từng lối đi quanh quẹo để tránh hòn non bộ, tránh mấy chậu kiểng, tránh mấy cái đôn bằng sành... Ở đó, chia nhau mấy trái ổi chua, mấy trái dái mít chát... để chấm muối ớt mang theo từ nhà, vừa ăn vừa hít hà vì cay chảy nước mắt, vậy mà sao thấy ngon, thấy vui. Chẳng nói chuyện gì nhiều, vậy mà sao thấy đầy thấy đủ. Ở đó, chỉ có hai đứa...
... Mấy năm sau, Út Cón nghỉ học, ở nhà làm thợ bạc. Mấy năm sau, Tư Ù
đi lên đi xuống Sài Gòn Chợ Lớn bổ hàng về phân phối lại bạn hàng trong
chợ, để bà già bán cá một mình. Mấy đứa khác trong gia đình đã xuống ở
hẳn nhà người dì ở Sài Gòn để đi học. Út Cón bây giờ bảnh trai ra, người
dong dỏng cao, mặt mũi khôi ngô trắng trẻo. Tư Ù thì thân thể đẫy đà,
chỉ đẹp gái ở giọng nói nước da và mái tóc! Vẫn hay cười, dễ ngủ và vẫn
lanh lẹ tay bằng miệng, miệng bằng tay . Hai người vẫn qua lại với nhau
như thuở nhỏ. Vẫn gọi nhau bằng bồ , tiếng bồ bây giờ thật đậm đà tình
bạn mà cả hai chỉ dành riêng cho nhau. Lâu lâu, thấy quần áo gì lạ lạ
mới mẻ ở Sài Gòn Chợ Lớn, Tư Ù mua về tặng Út Cón bận chơi để lấy le với
bạn bè . Ðể trả lại, Út Cón âm thầm vẽ kiểu chạm trổ một chiếc nhẫn
bạc. Mấy hôm sau gọi Tư Ù qua tiệm nói: Bồ cho tôi nhiều thứ quá. Bữa
nay, tới phiên tôi cho bồ cái này . Rồi cầm bàn tay Tư Ù lên xỏ chiếc
nhẫn vào ngón áp út. Xong, nghiêng bàn tay qua lại để nhìn: Tôi nhắm
chừng vậy mà cũng vừa ghê. Hồi nhỏ, tôi hay làm vòng hột nhãn cho bồ, bồ
còn nhớ không? . Tư Ù xúc động đến không nói được một lời. Út Cón vẫn
cầm bàn tay nghiêng qua nghiêng lại để nhìn, theo thói quen thợ bạc: Bây
giờ có muốn làm vòng hột nhãn cũng không kiếm đâu ra hột to để cho vừa
với bàn tay tổ nái này ! . Tư Ù rút nhanh tay về đánh lên vai Út Cón cái
bốp, nói: Quỉ . Rồi cả hai cười vang tự nhiên, làm như thuở ấu thời hãy
còn nguyên vẹn đó. Và có lẽ trong thâm tâm mỗi người đều cũng muốn như
vậy. Ðể đừng có gì thay đổi.
... Vậy rồi Út Cón đi cưới con Doành, con gái út của ông bang Ky. Ðám
hỏi và đám cưới làm cùng một lúc theo lời yêu cầu của đàng gái vì ông
bang Ky phải về Tàu gấp sau đó. Hay tin đám cưới, Tư Ù bỗng chết điếng
trong lòng, đang ngồi trên bộ ván gõ mà tưởng chừng như chìm sâu dưới
nước. Nằm dài xuống bộ ván, Tư Ù lấy khăn lông úp lên mặt để nước mắt
thú nhận tình yêu giấu kín từ bao nhiêu năm...
Thời gian sau, Tư Ù lấy tài xế Cước lái xe Thiên Thành chạy lên chạy xuống Sài Gòn... Chuyện này cả làng đều hay. Bà già chửi tắt bếp . Tư Ù đổ lì chịu trận, và hay vừa cười vừa giải thích: Ði bổ hàng riết rồi dính luôn, gỡ không ra ! Chắc tại cái số... . Rồi tài xế Cước dọn về ở chung trong nhà như hai vợ chồng. Bà già mới đầu buồn lắm, nhưng lần hồi quen đi, nên cũng chẳng có lời qua tiếng lại. Bên tiệm vàng Út Cón cũng buồn lắm, thương cho người bạn gái chẳng gặp duyên may, làm cho hàng xóm dị nghị mà mình thì không biết giúp cách nào hết. Có hôm Út Cón ngừng tay, nhìn ngang tủ kiếng sang nhà bên kia, thấy thấp thoáng bóng Tư Ù mà có cảm giác như hình ảnh đó mỗi ngày một xa lần mà mình thì vẫn ngồi đây bất động, chẳng một với tay, chẳng một vẫy tay... Chẳng bằng hồi đó, cái hồi mà còn đi chơi chung với nhau, hai đứa cùng ngồi trên nhánh ổi, chỉ một cái nghiêng người của Tư Ù mà mình đã đưa tay chụp lấy nó vì sợ nó té làm nó cười lên hăng hắc. Chẳng bằng hồi đó... Chẳng bằng hồi đó... Út Cón thở dài quay về với công việc mà nghe lòng se lại. Chụp hộp quẹt máy đốt đầu cây đèn khò, chân đạp cái bơm gió, Út Cón điều chỉnh ngọn lửa đèn khò mà trong đầu hiện về biết bao nhiêu kỷ niệm. Ðể rồi tiếp tục so sánh cái hồi đó với cái bây giờ . So sánh để vừa tiếc nuối vừa ân hận. Bỗng Út Cón thốt lên nho nhỏ, giọng như tự trách mình: Vậy mà gọi nhau bằng bồ cái nỗi gì ?... . Y¨ nghĩ đó làm Út Cón muốn chảy nước mắt. Vội vã cầm đèn khò đưa ngọn lửa tạt qua tạt lại trên cục vàng nhỏ như hột bắp nằm gọn trong lòng khuôn. Ðể đừng nghĩ gì nữa. Vậy mà vẫn nghĩ rằng mình đang muốn đốt cho chảy ra để làm tinh khiết lại một cái gì cũng quí như cục vàng nằm ngay trước mặt...
Thời gian sau, Tư Ù lấy tài xế Cước lái xe Thiên Thành chạy lên chạy xuống Sài Gòn... Chuyện này cả làng đều hay. Bà già chửi tắt bếp . Tư Ù đổ lì chịu trận, và hay vừa cười vừa giải thích: Ði bổ hàng riết rồi dính luôn, gỡ không ra ! Chắc tại cái số... . Rồi tài xế Cước dọn về ở chung trong nhà như hai vợ chồng. Bà già mới đầu buồn lắm, nhưng lần hồi quen đi, nên cũng chẳng có lời qua tiếng lại. Bên tiệm vàng Út Cón cũng buồn lắm, thương cho người bạn gái chẳng gặp duyên may, làm cho hàng xóm dị nghị mà mình thì không biết giúp cách nào hết. Có hôm Út Cón ngừng tay, nhìn ngang tủ kiếng sang nhà bên kia, thấy thấp thoáng bóng Tư Ù mà có cảm giác như hình ảnh đó mỗi ngày một xa lần mà mình thì vẫn ngồi đây bất động, chẳng một với tay, chẳng một vẫy tay... Chẳng bằng hồi đó, cái hồi mà còn đi chơi chung với nhau, hai đứa cùng ngồi trên nhánh ổi, chỉ một cái nghiêng người của Tư Ù mà mình đã đưa tay chụp lấy nó vì sợ nó té làm nó cười lên hăng hắc. Chẳng bằng hồi đó... Chẳng bằng hồi đó... Út Cón thở dài quay về với công việc mà nghe lòng se lại. Chụp hộp quẹt máy đốt đầu cây đèn khò, chân đạp cái bơm gió, Út Cón điều chỉnh ngọn lửa đèn khò mà trong đầu hiện về biết bao nhiêu kỷ niệm. Ðể rồi tiếp tục so sánh cái hồi đó với cái bây giờ . So sánh để vừa tiếc nuối vừa ân hận. Bỗng Út Cón thốt lên nho nhỏ, giọng như tự trách mình: Vậy mà gọi nhau bằng bồ cái nỗi gì ?... . Y¨ nghĩ đó làm Út Cón muốn chảy nước mắt. Vội vã cầm đèn khò đưa ngọn lửa tạt qua tạt lại trên cục vàng nhỏ như hột bắp nằm gọn trong lòng khuôn. Ðể đừng nghĩ gì nữa. Vậy mà vẫn nghĩ rằng mình đang muốn đốt cho chảy ra để làm tinh khiết lại một cái gì cũng quí như cục vàng nằm ngay trước mặt...
Ăn ở với tài xế Cước không bao lâu Tư Ù mang bầu rồi sanh con trai.
Bà già cưng như trứng mỏng. Vậy mà tài xế Cước kiếm chuyện gây gổ mấy
lần rồi xách gói ra đi . Ra đi khơi khơi dễ dàng làm như chuyện đầu ấp
tay gối, đứa con hòn máu chẳng có giá trị gì hơn chuyện quá giang xe đò
của người hành khách ! Cũng chẳng thấy Tư Ù buồn. Có ai hỏi thì trả lời:
Thằng chả nói nhà tôi tanh cá quá, thằng chả chịu không nổi . Nói rồi
Tư Ù cười lên ha hả. Có ai trách thì tự an ủi: Ôi !... Thằng chả lái xe
đò quen rồi. Tấp vô bến này một chút rồi đi, rồi tấp vô bến khác. Hơi
đâu mà trách? Chớ như tôi đây ú na ú nần xấu xa xấu xí có thằng đàn ông
nào thèm rớ. Vậy mà thằng chả chiếu cố hết mấy năm, coi thấy bạc nghĩa
vậy chớ vẫn còn có tình. Còn phiền trách nhau chi ? . Từ ngày tài xế
Cước bỏ đi, vợ chồng Út Cón vẫn chưa có con hay qua lại nhà Tư Ù ẵm bồng
nựng nịu thằng nhỏ và lâu lâu mượn nó về tiệm vàng chơi cả buổi, gọi là
để lấy hên . Thật ra, đó chỉ là một cái cớ để Út Cón nối lại sợi dây
tình cảm bị gián đoạn từ ngày có mặt tài xế Cước và để tiếng bồ vẫn là
tiếng nói từ trong lòng của hai người. Vợ Út Cón cũng mến Tư Ù ở tánh
bộc trực nên thường tới lui chị chị em em như đã quen thân nhau từ
trước. Tư Ù chẳng những không thấy ganh ghét vợ Út Cón mà còn thấy con
nhỏ thiệt dễ thương, nết na đằm thắm, lo cho chồng từng tí từng ly... .
Ðối với Tư Ù, mọi sự đều dễ dàng: Không thành duyên nợ thì thôi, tình
thương mình để vào lòng chớ làm khó khăn rắc rối nhau chi cho chúng ghét
. Còn về chữ tình , quan niệm của Tư Ù cũng rất là đôn hậu rõ rệt: Hể
mình thương ai thì mình muốn người đó sung sướng hạnh phúc. Người đó
vui, mình vui. Người đó buồn, mình buồn. Chớ còn nói thương người ta mà
cứ đeo theo làm khổ người ta, thì đâu phải gọi là thương ! . Có lẽ nhờ
nghĩ như vậy mà tiếng bồ của Tư Ù gọi Út Cón lúc nào cũng thấy trong veo
mát rượi như giọt sương trên tàu lá buổi sáng...
Mặc dù tâm sự đã gói ghém kỹ để trong lòng, lâu lâu Tư Ù vẫn thấy
thèm được nói lên tiếng nói của con tim . Ðó là những buổi trưa rỗi
rảnh, nằm một mình trên võng đong đưa, ngẵm nghĩ viễn vong để cuối cùng
lại trở về hoàn cảnh của hai người. Không kềm được trào lòng, Tư Ù ngân
nga một câu vọng cổ: Anh Hai ôi... Cái mối tình của em đối với anh... nó
tợ như trời cao biển rộng&&...ư&.&&&..sông...
à.&..dài... .
Xuống hò ø thật ngọt, và nghe như nỗi niềm trắc ẩn cũng theo chữ dài mà tuôn ra nhè nhẹ. Mấy tiếng Anh Hai ôi... được vô một cách tình tứ. Sợ thiên hạ biết, chớ nếu dám vô bằng Anh Út ôi... chắc phải mùi hơn nhiều... Và chỉ có như vậy thôi, và chỉ cần có như vậy thôi, Tư Ù cũng đã thấy nhẹ, thấy thỏa mãn, thấy như đã nói hết những gì mình muốn nói!
Xuống hò ø thật ngọt, và nghe như nỗi niềm trắc ẩn cũng theo chữ dài mà tuôn ra nhè nhẹ. Mấy tiếng Anh Hai ôi... được vô một cách tình tứ. Sợ thiên hạ biết, chớ nếu dám vô bằng Anh Út ôi... chắc phải mùi hơn nhiều... Và chỉ có như vậy thôi, và chỉ cần có như vậy thôi, Tư Ù cũng đã thấy nhẹ, thấy thỏa mãn, thấy như đã nói hết những gì mình muốn nói!
Tiểu Tử