Viết cho những ai chưa từng về Trà Vinh
Bài viết nầy kính tặng hương linh Cô Khưu Sĩ Huệ vì đây là quê hương của Cô KC còn dành tặng anh NA ân nhân mùa thi SP năm 72
Thương tặng tất cả các bạn bè xa gần GL và SP
Cám ơn PL, TG, AM và TV đã luôn khuyến khích KC viết dù viết không hay lắm!! NM
Phần Một
Thành phố của những hàng cây
Sớm nay khi mặt trời còn lấp ló đằng sau những hàng dừa thẳng
tắp, em nhảy chân sáo đi qua những thân cây sầu riêng oằn vai vì mùa đã
dần trĩu quả. Giọt sương long lanh
mơn trớn từng chiếc lá xanh ngát một niềm vui bé nhỏ. Hát vu vơ vài
câu thì đàn chim sâu trên cây nhãn lại tranh giành phần khoe tiếng với
em, thôi thì nhường các chú vậy. Em nhắm mắt lắng nghe
tiếng ríu rít rộn rã mừng một ngày nắng mới. Nhắm mắt để nhớ đàn chim
sâu ríu rít vui đùa bên những tán cây me to lớn nép hai bên con đường
ngày ngày em thường đi học. Nhớ quá Trà
Vinh...
Vinh...
Anh là một gã trai vùng ngoài chưa bao giờ đặt chân đến đất
miền Tây yêu mến, chưa bao giờ anh tận hưởng cảm giác đi qua những
chuyến phà lộng gió. Gió
thổi căng mái tóc tung bay nghịch đùa cùng nắng và những lớp sóng phù
sa. Từng con sóng chao nghiêng khiến chiếc phà bé xíu đung đưa từng nhịp
lắc lư, dễ làm ta lo âu khi lòng sông từng lớp sóng
dày cuộn trong mùa gió. Anh là một gã trai chưa từng được tắm mình
trong cái nắng tươi nồng của đất Phương Nam, nên điều dễ hiểu là anh
không thể cảm nhận được sự oi bức đến ngạt thở vào những ngày
đỉnh điểm của Hạ nóng. Và cũng vì những mùa Hạ nóng, mà người dân miền
Tây đã phong tặng Thành Phố Trà Vinh là Thành Phố Xanh… Xanh mướt những
tàn cây rợp bóng nắm tay nhau che nắng cho những người
dân hiền hòa, đôn hậu và hiếu
khách.
khách.
Đường hàng me Trà Vinh
Thành Phố Trà Vinh được nâng cấp thành Thành Phố chỉ vài năm đổ
lại đây. Hồi ấy còn là cô học sinh cấp ba, mỗi khi muốn đến trường em
đều băng ngang qua con
đường hàng me rợp bóng, Những lá me be bé xoay vòng rơi rớt trên mái
tóc bay bay và tà áo dài trắng tinh khôi, đẹp đến nao lòng du khách. Về
Trà Vinh mà đi tìm tên từng con đường theo đúng bản đồ
thì có phần hơi khó khăn. Đơn giản như con đường chừng hơn hai cây số,
có cái tên chuẩn là đường 19 tháng 5, kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. Nhưng
người dân địa phương lại quen gọi nó là đường hàng me…
Vì những tán cây me to lớn luôn hiền hòa che lấy con đường xanh ươm.
Vì những trái me đến mùa luôn rơi rụng cho các cô cậu học trò thỏa thích
với việc ăn chua. Hồi ấy, em hay nhặt cả đống me, về
rửa sạch, bổ đôi bỏ hột rồi dồn vào đó muối ớt mà ăn… Chẹp chẹp… chua,
cay… Hương vị mà chỉ có những cô học trò non nớt yêu thích…. Con đường
hàng me này cũng đầy ấp kỉ niệm trong sáng với mối tình
đầu thơ ngây vụng dại. Từng vòng xe đã quay vào trái tim em những kỉ
niệm không thể phai nhòa…
Có một điểm rất lý thú khi đạt chân vào trung tâm Thành Phố, vì
những con đường chỉ dài từ hai đến năm cây số, đầy ấp những hàng cây và
nằm đan xen nhau. Những
du khách xa lạ một lần đặt chân đến, sẽ có cảm giác như lạc vào mê
cung những con đường xanh mướt bóng cây. Này là đường hàng me, kia là
đường hàng sao, rồi đường cây dầu dù, đường bằng lăng… Những
con đường đã in sâu vào trái tim em …Thành Phố Trà Vinh tự hào vì
những con đường xanh mướt mang phong cách cổ kín pha lẫn chút kiêu sa
hiện đại. Nên công ty cây xanh của Trà Vinh cũng mặc cho mình
chiếc áo xanh mướt rất ấn tượng và độc đáo, công ty nằm ngay một ngã
ba lớn trên con đường chính dẫn vào nội ô Thành Phố.
Cổng vào Công Ty Cây Xanh Trà Vinh
Trà Vinh nổi tiếng với Ao Bà Om… Truyền thuyết kể về câu
chuyện của người dân tộc Khơ-Me trong phong tục cưới hỏi. Chuyện kể
rằng, ngày xưa
ruộng rẫy nơi đây khô cằn, cây cỏ vàng úa, đời sống của
người dân vùng đất này rất vất vả. Một vị hoàng tử trong vùng
bèn qui tụ dân chúng lại để đào ao trữ nước ngọt. Ngày xưa, nam nữ
muốn lấy nhau nhưng không bên nào chịu ngỏ lời trước vì phải chịu
một
khoản chi phí rất lớn cho việc mua sắm lễ vật và tổ chức đám cưới
cho cả hai họ. Vị hoàng tử đó nhân dịp này phân xử việc này bằng
cách
chia ra 2 bên nam, nữ tổ chức một cuộc thi đào ao. Qui ước
rằng, trong vòng 1 đêm, công việc đào bắt đầu từ lúc trời tối và
khi nào sao Mai mọc ở hướng Đông thì kết thúc, nếu bên nào đào
xong với diện tích lớn hơn và sâu hơn thì bên đó thắng
cuộc, bên thua cuộc phải đi hỏi cưới bên thắng cuộc. Trời vừa
tắt nắng hai bắt đầu cuộc thi. Bên nam thì đào ao tròn ở phía Tây gần
đó còn bên nữ đào ao
vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om chỉ huy. Biết sức phụ nữ không thể
kình lại với sức đàn ông nên bà đã dùng kế. Họ vừa đào vừa ca múa, lại
bày tiệc thết đãi, phục vụ rượu cho quý ông để họ lơ là
công việc. Riêng ở bên nam ỷ lại vào sức mạnh của mình, xem thường sự
yếu đuối của phái nữ nên không chú tâm đến việc đào ao mà chỉ mải mê xem
ca hát và uống rượu, đến nửa đêm khi phái nam đã
ngà say, bà Om cho treo ngọn đèn trên cây thật cao ở hướng
Đông. Theo giao hẹn khi sao Mai mọc là phải ngừng công việc. Khi bên
các ông thấy
ngọn đèn cứ ngỡ là sao Mai đã mọc lên, nên đi về nghỉ. Trong khi đó bà
Om vẫn chỉ huy phái nữ tiếp tục đào ao và hoàn thành tốt công việc
của mình cho đến khi sao Mai
mọc thật sự mới về. Bên nam thua cuộc trong sự “Tâm phục, khẩu
phục”. Kết quả là phái nữ đã thắng cuộc. Kể từ đó, để nhớ ơn người phụ
nữ thông minh người ta lấy tên của bà đặt tên
ao. Ao phụ nữ đào được gọi là ao Bà Om. Còn cái ao tròn mà phái
nam đào hiện nay không còn dấu tích. Và truyền thống nam đi cưới nữ ,
con phải lấy họ
mẹ trong dân tộc Khmer cũng bắt đầu từ đây. Mãi đến khi nước đất
bị đô hộ với hai cuộc kháng chiến trường kỳ, con mới bắt đầu theo họ
cha.
Một góc nhỏ của Ao Bà Om
Mùa hè nóng bức thế này, về Trà Vinh để lang thang qua
từng con đường xanh mướt, về Trà Vinh để đu mình lên một thân
cây to cao ở Ao Bà Om, mắc cái võng và nằm thiu thiu giấc ngủ ban
trưa thì tuyệt vời…. Bỗng dưng em nhớ quá Trà Vinh, nhớ quá anh à! Em
mơ một ngày không xa, đưa anh về thăm đất mẹ, mình sẽ cùng
nhau đạp xe quanh thành phố rợp bóng những hàng cây. Em sẽ đưa anh vào
mê cung của những con đường xanh mướt, mê cung của cô gái Trà Vinh có
nụ cười trong veo ngọt lịm như mãnh đất quê nhà, đưa anh
vào mê cung của những phù sa sông nước, mê cung của những phút yêu đầu
đất Phương Nam… Để rồi anh có nhỡ rời xa nơi này, trọn cuộc đời cũng
không thể quên những mê cung diệu kỳ, không thể quên người
con gái Trà Vinh…
Nấm Độc
Về Trà Vinh, điều
đầu tiên gây ấn tượng nhất đó chính là những ngôi chùa Khmer cổ kính,
hàng trăm năm tuổi, là nơi tâm linh, tín ngưỡng, gởi gắm niềm tin của
đồng bào người dân tộc Khmer.
Chùa Hang, một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất tại Trà Vinh.
Một trong những ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Trà Vinh là chùa Hang, được xây dựng vào năm 1637, toạ lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành. Chùa nằm trên mảnh đất rộng 10 ha, có nhiều cây cổ thụ và là nơi hội tụ của nhiều loại chim.
Từ TP Trà Vinh đi 5 km theo hướng Nam, qua cống ngăn mặn Tầm Phương, du khách sẽ đến chùa Hang. Chùa còn có tên là Mồng Rầy (Kamponyixprdle), nhưng người dân ở đây quen gọi là chùa Hang, vì kiến trúc cổng chùa giống cái hang.
Chùa Hang, một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất tại Trà Vinh.
Một trong những ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Trà Vinh là chùa Hang, được xây dựng vào năm 1637, toạ lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành. Chùa nằm trên mảnh đất rộng 10 ha, có nhiều cây cổ thụ và là nơi hội tụ của nhiều loại chim.
Từ TP Trà Vinh đi 5 km theo hướng Nam, qua cống ngăn mặn Tầm Phương, du khách sẽ đến chùa Hang. Chùa còn có tên là Mồng Rầy (Kamponyixprdle), nhưng người dân ở đây quen gọi là chùa Hang, vì kiến trúc cổng chùa giống cái hang.
Khuôn viên chùa rộng, một nửa diện tích là rừng tự nhiên, cây cao rậm
rạp, là nơi hội tụ của nhiều loài chim. Cổng chính hướng ra phía bờ
sông, cổng phụ xây dựng vòm cuốn, tường rất dày. Hai bên cổng chính là
hai tượng Yak to bằng người thật.
Sân chùa Hang trước kia có đàn dơi về đông vô kể, Tết Mậu Thân (1968), một quả bom rơi trúng chùa làm 62 người chết, 57 người bị thương, chùa hư hại nặng, đàn dơi khiếp đảm bay mất. Ngày nay, đàn cò đã trở về cả ngàn con, mỗi chiều đậu trắng cây, có ngày chùa nhặt vài chục cò con, các sư nuôi cho cứng cáp rồi thả. Chỉ riêng đàn dơi là mất tích hẳn.
Với sự nổi tiếng của chùa, ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đã tìm đến chùa vãn cảnh và thưởng ngoạn các tác phẩm điêu khắc. Trong nhiều năm qua, chùa Hang đã làm ra hơn 100 tác phẩm khắc gỗ, nhiều tác phẩm điêu khắc đã được các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh đặt hàng làm quà tặng cho các đơn vị bạn.
Sân chùa Hang trước kia có đàn dơi về đông vô kể, Tết Mậu Thân (1968), một quả bom rơi trúng chùa làm 62 người chết, 57 người bị thương, chùa hư hại nặng, đàn dơi khiếp đảm bay mất. Ngày nay, đàn cò đã trở về cả ngàn con, mỗi chiều đậu trắng cây, có ngày chùa nhặt vài chục cò con, các sư nuôi cho cứng cáp rồi thả. Chỉ riêng đàn dơi là mất tích hẳn.
Với sự nổi tiếng của chùa, ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đã tìm đến chùa vãn cảnh và thưởng ngoạn các tác phẩm điêu khắc. Trong nhiều năm qua, chùa Hang đã làm ra hơn 100 tác phẩm khắc gỗ, nhiều tác phẩm điêu khắc đã được các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh đặt hàng làm quà tặng cho các đơn vị bạn.
Hiện có hơn 55 vị sư tu học tại chùa Hang, trong khuôn viên chùa các sư
trẻ trồng hơn 1.000 cây sao - sau 8 năm, hàng cây sao đang phát triển
tốt. Hoà thượng trụ trì tin rằng khi các cây sao này thành cây đại thụ
cho thu hoạch, những bộ rễ cây sao tiếp tục được thế hệ mai sau tận dụng
làm chất liệu điêu khắc, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thật sống
động, góp phần bảo tồn và phát huy nghề điêu khắc gỗ truyền thống.
Biển Ba Động
Về Trà Vinh, sau khi tham quan cúng bái và xem các tác phẩm điêu khắc tại chùa Hang, du khách có thể làm một chuyến đến biển Ba Động, cách TP Trà Vinh khoảng 50 km về phía Đông. Biển Ba Động được nhiều người ví là “bãi biển miền Trung giữa lòng miền Tây”, có phong cảnh hữu tình, đẹp thơ mộng với bờ cát trắng dài gần 50 km, trải rộng trên 3 xã Trường Long Hoà, Vân Thành và Đông Hải, thuộc huyện Duyên Hải.
Biển Ba Động
Về Trà Vinh, sau khi tham quan cúng bái và xem các tác phẩm điêu khắc tại chùa Hang, du khách có thể làm một chuyến đến biển Ba Động, cách TP Trà Vinh khoảng 50 km về phía Đông. Biển Ba Động được nhiều người ví là “bãi biển miền Trung giữa lòng miền Tây”, có phong cảnh hữu tình, đẹp thơ mộng với bờ cát trắng dài gần 50 km, trải rộng trên 3 xã Trường Long Hoà, Vân Thành và Đông Hải, thuộc huyện Duyên Hải.
Gió ở đây mặn đậm mùi nước biển, khiến cho du khách không khỏi ngỡ ngàng
khi chỉ vài phút trước đó, trên con đường tới đây, là mùi hương cây
trái, mùi lúa chín thoang thoảng quen thuộc của miền đất phù sa.
Không được như những bãi tắm đẹp như Vũng Tàu, Nha Trang..., nhưng biển Ba Động đang trở thành một điểm thu hút lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước bởi nét hoang sơ, khí hậu trong lành cùng với những động cát vàng ôm lấy dải rừng dương chạy dọc theo bờ biển đầy thơ mộng.
Đến với Ba Động, du khách không chỉ tắm biển, mà còn được vui chơi thoả thích trên những động cát nhấp nhô hay thả mình trên những chiếc võng đong đưa được mắc dưới tán rừng dương xanh mát để vừa thư giãn, vừa lắng nghe tiếng sóng biển và tiếng phi lao trong gió rì rào. Biển hiền hoà, yên tĩnh như người dân Trà Vinh vừa hiền lành vừa thân thiện là những gì du khách cảm nhận được.
Không được như những bãi tắm đẹp như Vũng Tàu, Nha Trang..., nhưng biển Ba Động đang trở thành một điểm thu hút lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước bởi nét hoang sơ, khí hậu trong lành cùng với những động cát vàng ôm lấy dải rừng dương chạy dọc theo bờ biển đầy thơ mộng.
Đến với Ba Động, du khách không chỉ tắm biển, mà còn được vui chơi thoả thích trên những động cát nhấp nhô hay thả mình trên những chiếc võng đong đưa được mắc dưới tán rừng dương xanh mát để vừa thư giãn, vừa lắng nghe tiếng sóng biển và tiếng phi lao trong gió rì rào. Biển hiền hoà, yên tĩnh như người dân Trà Vinh vừa hiền lành vừa thân thiện là những gì du khách cảm nhận được.
Ba Động có nhà hàng hải sản, cung cấp những món ăn cá, mực đánh bắt từ
biển lên. Món đặc sản mắm còng ăn với chuối chát, rau sống, bánh tráng,
thịt luộc luôn làm say lòng các thực khách. Ngoài ra, thực khách còn có
thể tự tay chế biến những món ăn theo ý thích của mình từ những “chiến
lợi phẩm” thu được từ biển.
Trên bãi biển có những chòi lá, với những ghế nghỉ tạo cảm giác thoải mái cho du khách. Bãi biển bao la trắng xoá trong gió chiều miên man, bạn có thể thả diều, chơi các trò chơi thể thao. Tại đây cũng có chỗ nghỉ đêm với giá rẻ, những điểm tham quan khác là hải đăng, các trại nuôi tôm, những cù lao..
Triệu Duy
Trên bãi biển có những chòi lá, với những ghế nghỉ tạo cảm giác thoải mái cho du khách. Bãi biển bao la trắng xoá trong gió chiều miên man, bạn có thể thả diều, chơi các trò chơi thể thao. Tại đây cũng có chỗ nghỉ đêm với giá rẻ, những điểm tham quan khác là hải đăng, các trại nuôi tôm, những cù lao..
Triệu Duy
Một chút kỷ niệm về Trà Vinh, nơi mà NM và cháu đã đến trong Ngày Nhà Giáo 20/11, không có hoa, và không cả học trò.....!!
Nhưng
lòng thật thanh thản bình yên khi được ngồi dưới gốc cây Sala trong sân chùa cổ, thơm ngát hương hoa Sala và mưa hoa Sala bay bay sau mỗi cơn gió nhẹ, lòng cảm thấy An
lạc vô cùng !!....NM
Duyên Dáng Trà Vinh
Ký Ức Trà Vinh
Ngọt ngào hương Quách
Hương vị ngày xưa, vị ngọt chua !
Hương vị của đời, tranh hơn thua....
Làm sao quên được ngày xưa ấy ?!
Mẹ đã cho con vị đầu mùa !!....
NM
Chua ngọt... món mứt quách độc nhất của mẹ
Hôm nay, khi những cơn mưa mùa đầu tiên chợt rơi xuống, quanh co
giữa lòng phố nhỏ… Cổ họng ứ đọng nước mưa vỡ òa se thắt không gian ảm
đạm chút chiều đầu Hạ. Mái tóc ngang vai
thấm chút nước mưa long lanh, thấm lạnh đôi vai nhỏ và cặp kính cận
dày cộm đã phai nhòa những vật hiển hiện trước mắt… Cổ họng đầy mưa
nhưng sao vẫn đắng chát khô khốc một nỗi niềm khó tả. Ừ thì
mấy ngày nay liên tiếp phủ lên đầu ta là những chuyện buồn bực không
vui, sức khỏe không đủ để chống chọi lại những cơn bão đang ùa về một
lúc… Bão đời khiến ta muốn quỵ ngã… Bão đời cho ta biết
mình cần mạnh mẽ đứng lên khi người ta muốn vùi dập mình xuống…
Cổ họng rát buốt vì căn bệnh viêm họng vẫn đang làm ta đau nhức,
chút nóng sốt khi bệnh hành. Ta chợt quay quắt thèm hương vị ly nước
quách quê nhà. Hồi ấy vào mùa này, mẹ
ta hay mua vài chục quách rồi cạo sẵn cho vào chiếc hộp nhựa mà để
trong tủ lạnh. Muốn ăn chỉ cần cho quách vào ly, thêm đường và chút ít
nước đá là có thể giải nhiệt nhanh chóng. Trái quách là một
loại trái cây phổ biến ở Campuchia, nhưng còn quá xa lạ với người Việt
Nam của mình. Quê ta, người dân tộc trồng cây quách để lấy bóng mát và
có trái giải khát, nên chắc chỉ có mỗi huyện Cầu Kè là
có cả vườn quách mà thôi. Trái quách tự rụng vào ban đêm, đem ngâm
rượu quách thì tuyệt nhất…
Cây quách
Nhưng thứ làm ta thèm thuồng và quay quắt nhớ là món có một không
hai trên đời này, món mứt quách. Nói có một không hai bởi vì đây là món
ăn mà mẹ ta chính là người sáng
tạo ra. Hồi ấy, mẹ hay vắng nhà. Ta là đứa trẻ nghịch ngợm và hay ăn
vặt. Mẹ gửi ta cho người anh hàng xóm lớn hơn ta vài tuổi. Anh ấy trông
ta mà ngày nào cũng hết tiền quà bánh vì ta là đứa ăn
hết quà bánh của anh ấy. Thậm chí ta còn ăn luôn phần quà bánh của
người anh cùng xóm, ba đứa trẻ cách nhau vài tuổi, tự chăm lẫn nhau khi
người lớn luôn vắng nhà. Một lần tình cờ mẹ biết được, mẹ
thương anh nhường phần cho ta, mẹ thương ta – đứa con gái duy nhất của
mẹ không thể lẽo đẽo theo mẹ mưu sinh, mà cái chứng ăn quà vặt đồ ngọt
thì cũng không bỏ được. Mẹ đã âm thầm suy nghĩ ra món
ăn đấy…
Hồi ấy, một trưa hè nắng khá gắt. Mẹ về bất chợt với một giỏ xách
đầy trái quách. Ta lúc ấy là con bé nấm rơm tròn ú vừa hơn bảy tuổi,
vẫn còn cột tóc tùm lum chùm, gọi là
tùm lum chùm vì ông anh có biết cách cột thế nào là đẹp đâu. Thấy tóc
ta dài, hai ông anh thích quá đè ta ra chơi trò cột tóc búp bê ấy… Ba
đứa trẻ chạy ùa lại mẹ, tíu tít với những trái quách đang
nứt dần hé mở màu nâu chua chua ngọt ngọt… Mẹ mang vào nhà, sai mấy em
lấy rổ, mẹ nhẹ nhàng lấy cơm quách chà lên rổ, để trên rổ là những hạt
quách đọng lại, và thứ lọt qua những khe rổ là cơm
quách chua chua ngọt ngọt. Anh em ta khi ấy tò mò với cách làm kỳ lạ
của mẹ, cũng quấn quít chạy theo xem mẹ làm. Sau khi mẹ chà lấy hết cơm
quách, mẹ bắt chảo lên, sên đều tay với đường và vani
thơm lừng… Rồi mẹ cho vào bịch nhỏ, bỏ vào tủ lạnh ngăn lạnh thường…Từ
đó anh em ta có món ăn rất độc đáo mà chúng bạn luôn ganh tỵ, đó là món
mứt quách. Hương vị chua chua của quách, nồng nồng như
mùi rượu và vị ngọt thơm của đường cùng vani làm tê vị giác những ai
từng nếm thử…
Hồi ấy, năm mười bảy tuổi… Lần đầu tiên ta làm mứt quách, tuy
không được đậm đà ngon như mẹ làm, nhưng cũng đủ để hai ông anh khó tính
hàng xóm tươi cười mà dùng hết. Hồi
ấy, một trong hai ông anh đó, có một người là tình đầu của ta… Có rất
nhiều kỉ niệm đẹp về hồi ấy mà lòng ta day dứt nhớ không nguôi…
Ta nhờ mẹ gửi lên cho vài chục trái quách, cũng một mình làm
thành từng bịch mứt nho nhỏ, cũng bỏ vào ngăn lạnh vừa… Ừ! Mai gọi mấy
đứa học trò qua cho chúng nếm thử vậy… Ừ
chua chua ngọt ngọt. trong chua có ngọt và trong ngọt có chua. Như
cuộc đồi đầy thăng trầm sóng gió chua chua, có vị ngọt của tuổi thơ, vị
ngọt của tình yêu, vị ngọt của lũ học trò và vị ngọt của
những người bạn yumer ta yêu quí. Ừ! Vì những vị ngọt đó, mà ta phải
tiếp bước trên còn đường ta đang đi… Nhìn đời và mĩm cười…
Ta gọi tuổi thơ quay về, gọi những bình yên quay về... Những ngày
xưa ơi thơ dại... Bình yên lắng lòng để vững bước trên con đường ngày
mai. Chợt ngẫm đời với những gì chị
Thuyết,mẹ Gấu, dì Đậu .. đã nói. Ừ ! Đơn giản là đừng quá khắt khe
với những gì đang xảy ra chung quanh. Tâm hồn mỗi người luôn có chút yếu
đuối cần sự riêng tư, ta chợt thấy mình có thể xóa
đi những nghi ngờ, xóa đi những giận hờn vu vơ hay những hờn dỗi khi
người đời dày xéo bon chen để chà đạp ta. Ừ ! Mĩm cười mà tiếp bước, vì
ta vẫn còn gánh hàng rong ảo này, nơi ta bon chen với
món mứt độc nhất của mẹ...
Nấm Độc
Những tình khúc hát về Trà Vinh hay nhất
Chẳng phải quê mình cũng quê hương,
Tìm chút bình yên giữa đời thường...
Phút giây tĩnh lặng hồn thanh thản,
Tìm kiếm chi xa cõi thiên đường !?
Dạo Chợ Trà Vinh,
Chợ Trà Vinh là nơi mà mỗi lần có dịp về Trà Vinh thì không thể
nào không ghé, khô và mắm Trà Vinh vốn nổi tiếng từ lâu, Trà Vinh cũng
còn nổi tiếng qua món ăn đặc sản "bún mắm" vì cũng như Sóc Trăng và Bạc
Liêu ba nơi nầy thị phần người Khmer, người Hoa và người Việt ngang
nhau, thế nhưng những chỗ bán mắm có tiếng đa phần là do người Việt làm chủMua riết rồi thành khách quen và mỗi lần ghé chợ là đi thẳng một lèo tới ba chỗ, cô bán khô cá khoai, hàng mắm Vinh và hai chị em bán đủ loại dưa mắm....
Dĩ nhiên trước tiên khi vào đến thành phố Trà Vinh lúc nào cũng hơn 7g
sáng, phải ghé bánh canh Bến Có ăn sáng rồi mua vài đòn bánh tét Trà
Cuôn làm quà, đặc sản tiêu biểu của Trà Vinh mà cả nhà ai cũng thích
Thủ tục "đầu tiên" xong hết rồi mói yên tâm đi chơi, trời không mưa thì
ra ao Bà Om, còn nếu mưa thì vô các chùa, thường là chùa Hang cho Ti
nghỉ ngơi, vừa trông xe vừa an định tâm hồn !! Nhưng vẫn còn phải đi dạo chợ để mua các món khô, mắm nữa
Hàng bán khô nằm phía bìa tay trái của nhà lồng chợ
Đây là gian hàng bán khô quen thuộc, cô bán khô có lẻ gốc Hoa, cho nên gọi mình là "ý" có nghĩa là
cô hay dì, cô đẹp trắng bóc và thật hiền lành mềm mỏng
Hàng
mắm Vinh, đủ các loại cho cả 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer, tuy nhiên
nếu muốn món bún mắm có hương vị ngon người ta thường pha trộn mỗi thứ
một ít rồi mới nấu nước lèo
Bà chủ tâm sự có hai người con trai đang
học đại học RMIT trên Sài gòn, các con xin phép cha mẹ khi ra trường
được ở lại SG một thời gian để thực hiện ước mơ của mình, nếu không thành
đạt sẽ quay về quê hương nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình, bây
giờ hàng ngày loay hoay vẫn
là hai vợ chồng mua bán với nhau, một công việc xem ra khá đa đoan vì
ngoài bán lẻ ra còn bỏ mối sỉ cho khắp các chợ trong và ngoài tỉnh
Có điều đặc biệt rất dễ thương là tuy bán mắm mặn mòi nhưng hai vợ chồng nói chuyện với nhau thật ngọt ngào và dịu dàng ! Một gia đình rất là đầm ấm và hạnh phúc!!
Có điều đặc biệt rất dễ thương là tuy bán mắm mặn mòi nhưng hai vợ chồng nói chuyện với nhau thật ngọt ngào và dịu dàng ! Một gia đình rất là đầm ấm và hạnh phúc!!
Ở đây hai cô cháu và gia đình thích nhất là món dưa mắm trộn sẵn, ngon giòn vừa ăn với vị mắm cũng vừa phải !
Thỉnh thoảng có thời gian cũng dạo qua gian hàng rau củ mua rau nhút và
rau cần nước, những bó rau nhút mập mạp màu xanh bíêc giá lại rẻ bằng
phân nửa trên Sài gòn, rau cần nước xào tỏi ngọt và giòn ăn hoài không
chán
Trái cây Trà Vinh không thiếu món gì cũng giống như trái cây SG, nhưng
có hai loại đặc sản khá hấp dẫn, đó là xoài Miên thật to trái và trái
quách, xoài tuy to còn xanh nhưng lại ngọt và dòn không cần chấm muối ớt
Những bạn hàng bán hai loại nầy thường bán riêng lẻ và độc nhất một
loại, xoài có khi còn kèm thêm các loại xoài ta của VN, nhưng trái quách
trồng đất giồng chỉ bày bán trong rổ và kế bên là cái giỏ xách đầy
trái, đa phần là người Khmer hay người dân quê mang hàng của mình trồng
ra chợ họ không có chỗ ngồi ổn định như các bạn hàng khác...
Ăn sáng, dạo chợ...xong là cũng gần tới giờ trưa, những hôm trời không
nắng gắt và không mưa thì ra ao bà Om uống nước ăn trưa. Ngày chủ nhật
thanh niên trai trẻ hay tổ chức đua thuyền máy loại điều khiển bằng tay
cũng vui. Hôm nào có nắng lại ghé chùa Hang ngồi ở băng đá dưới gốc cây
Sa la trong sân chùa vắng lặng yên tĩnh
Trà Vinh có rất nhiều chùa kiến trúc khá
cổ kính và mỹ thuật, đi nhiều lần mà vẫn chưa viếng hết được tất cả các
chùa nổi tiếng, thôi thì thuận theo tuổi tác và thời gian vậy !! Duyên tới đâu thì mình hưởng tới đó...
NM PTND
Quê hương
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe".
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng,
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe".
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng,
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Tế Hanh
Điệu Lâm Thôn Trà Vinh
Bình minh,
bên bờ kênh nước mặn,
Bao con tàu đông đúc đậu chờ phiên...
Đêm dài qua đi trút bao nỗi ưu phiền,
Kẻ dưới nước, người trên bờ cùng vui vẻ !
Nhịp sống đang lên, xua tan bao buồn tẻ.
Sóng xôn xao lách tách vỗ mạn thuyền,
Tàu ra sông dẫu nặng niềm riêng...
Nhưng tất cả đều..
Xuôi dòng qua Cống Mặn !!
NM
Bình minh tại Cống ngăn mặn Trà Vinh
Cống
ngăn mặn này nằm trên đường tỉnh lộ đi từ QL 60 vào Trà Vinh, xuất hành
từ 4g sáng đến đây chỉ mới 6g30, không khí buổi sáng sớm thật trong
lành, có thể đường vắng ít xe cộ nên hai cô cháu đến Trà Vinh sớm hơn
mọi lần nhờ vậy mới chứng kiến được hai bên dòng sông có cống ngăn mặn
đầy ghe thuyền đang đậu chờ đợi đến giờ mở cửa thông thương !
Giờ
này không chỉ có hai cô cháu, khách đi đường mà trên lan can cầu của
cống còn có sự xuất hiện của vài Youtuber, họ bận bịu phỏng vấn người
địa phương về hoạt động và giờ mở cửa của cống ngăn mặn, tiếng trò
chuyện cũng khá rôm rả Đây là lần đầu tiên mình được xem sinh hoạt của
cống ngăn mặn này dù đã qua lại nơi đây biết bao nhiêu lần rồi
Trên
đường vào TP nói với Ti gọi là cống nghe không chính xác mấy, nó giống
như con đập ngăn mặn hơn là cống vì nó to lớn quy mô và nằm chắn ngang
giữa một dòng sông lớn, một nhánh rẻ của sông Cổ Chiên chảy vào thành
phố Trà Vinh
Thật
khá thú vị, tuy về Trà Vinh nhiều lần nhưng mỗi lần về lại khám phá ra
một điều lạ lẫm mới thật không uổng công chút nào, nhưng rất buồn là dọc
đường bên mé sông người ta đang khai thác cát ngày càng nhiều, có nơi
sông sát bờ giống như cái cảng nhỏ có khá nhiều ghe thuyền đậu ở đó, cặp
sát ghe thuyền vào là người ta có thể nhảy lên bờ thật dễ dàng, buồn
cười nhất xa xa lại có biển báo " Khu vực sạt lở nguy hiểm "
Thôi thì cứ đi con đường này được chừng nào hay chừng đó, hãy cứ thưởng thức không gian trong lành tĩnh lặng này đi đã
NM PTND
|