Vườn Mít Cầu Ngang
Miệt Vườn Quê Em
Hương Mít
Hương mít
thơm ngon, vị ngọt ngào,
Hương bay lan khắp cả vườn sau....
Mít non quà trẻ thời thơ dại,
Thoả thích đùa vui chơi Mít trâu....!!Oản xôi cúng Phật đơm trên lá,
Hương hoa bánh kẹo lễ chùa xa...
Mong bà về đến vui như Tết,
Ngây thơ xúm xít đón chia quà...!
Nào ai hiểu biết mà trân quý,
"Đáo bỉ ngạn" cây là mít đây....
Giúp người đau khổ về bờ Giác,
Bồ Tát đạo tràng thân đắp xây !
Mít trong vườn
Với tôi, chỉ riêng cây mít ấy đã đủ là một khu vườn.
Ông tôi bảo nó được trồng từ thời cụ tôi. Khi tôi lớn lên, cây mít đã vươn cao lừng lững giữa vườn. Thân cây to đến độ phải hai, ba đứa trẻ dang tay ôm mới kín. Mùa đông, lá vàng rụng xuống san sát trên nền đất. Mùa xuân, lá non bắt đầu ra. Đến mùa hạ, lá mít xanh đen tỏa kín một góc vườn.
Ông tôi chỉ tay về góc vườn bên trái, bảo: “Chỗ ấy ngày xưa có hai cây mít mật nữa”. Hai cây mít ấy, quả thật sai, múi thật ngọt, nhưng chín luôn bị chuột khoét, lại dễ ngẫu nát, không đem cúng tổ tiên được mà ăn cũng chẳng còn ngon, nên cụ tôi đã vác rìu ra đẵn xuống. Thế là trong vườn chỉ còn lại một cây mít dai. Ngày nào tôi và chị Vân cũng tha thẩn chơi dưới tán của nó. Chị Vân sinh trước tôi ba tháng, là con gái cả của bác tôi.
Thân cây mít hôm nào chỉ nảy vài nhánh lộc như những cái mắt bé tí, nay đã hiện ra từng đài mít, cứ tưởng nó sẽ nở ra những bông hoa. Nhưng khi lớp cánh mỏng mở tung lại hiện ra những quả mít như cái bóng đèn pin nhỏ bên trong. Ông tôi bảo nó là “dái mít”. Chị Vân quay mặt đi, bụm miệng cười. Tôi ngô nghê hỏi: “Mít mà cũng có… hả ông?”. Chị Vân không nhịn được, cười hích hích.
Ông tôi bảo nó được trồng từ thời cụ tôi. Khi tôi lớn lên, cây mít đã vươn cao lừng lững giữa vườn. Thân cây to đến độ phải hai, ba đứa trẻ dang tay ôm mới kín. Mùa đông, lá vàng rụng xuống san sát trên nền đất. Mùa xuân, lá non bắt đầu ra. Đến mùa hạ, lá mít xanh đen tỏa kín một góc vườn.
Ông tôi chỉ tay về góc vườn bên trái, bảo: “Chỗ ấy ngày xưa có hai cây mít mật nữa”. Hai cây mít ấy, quả thật sai, múi thật ngọt, nhưng chín luôn bị chuột khoét, lại dễ ngẫu nát, không đem cúng tổ tiên được mà ăn cũng chẳng còn ngon, nên cụ tôi đã vác rìu ra đẵn xuống. Thế là trong vườn chỉ còn lại một cây mít dai. Ngày nào tôi và chị Vân cũng tha thẩn chơi dưới tán của nó. Chị Vân sinh trước tôi ba tháng, là con gái cả của bác tôi.
Thân cây mít hôm nào chỉ nảy vài nhánh lộc như những cái mắt bé tí, nay đã hiện ra từng đài mít, cứ tưởng nó sẽ nở ra những bông hoa. Nhưng khi lớp cánh mỏng mở tung lại hiện ra những quả mít như cái bóng đèn pin nhỏ bên trong. Ông tôi bảo nó là “dái mít”. Chị Vân quay mặt đi, bụm miệng cười. Tôi ngô nghê hỏi: “Mít mà cũng có… hả ông?”. Chị Vân không nhịn được, cười hích hích.
Chỉ sau một tuần, những cái dái mít đã to bằng ngón
chân cái tôi. Rồi bằng chuôi dao. Bằng con chuột cống. Xúm xít, trĩu
trịt, ken dày… Quả nhiều đến nỗi ông tôi phải lấy sào tỉa bớt, để những
quả còn lại có thể to hơn. Quả mít xanh như con lợn con rơi ngổn ngang
quanh gốc, chúng tôi lượm đầy mủng. Về nhà bổ ra, gặm gãy cả răng, nhai
trẹo cả hàm mới nuốt nổi. Thế mà chị Vân cũng ăn gần hết một quả. Những
quả còn lại, ông tôi lấy mấy mẩu tre vót thành chân đóng vào giả làm
trâu. Chúng tôi lấy dây buộc vào cuống mít mà kéo. Con trâu của tôi bao
giờ cũng to và khỏe hơn của chị Vân. Tôi còn nghĩ ra một cách: lấy nhựa
mít quấn vào đầu cây sào trúc khô, cắm ra bờ rào. Giữa trưa, nắng như
rang cốm, có con chuồn chuồn ngô lừ đừ bay qua, thấy đỉnh sào đẹp liền
sà xuống đậu, thế là bị dính chặt vào đấy. Có hôm còn được cả con chuồn
ớt đỏ chót hay chuồn tương, chuồn chuối rất to. Chị Vân thích lắm.
Một hôm chùa làng có lễ. Buổi chiều, bà tôi chuẩn bị áo khăn, vòng bồ đề ra chùa. Trong bếp mẹ tôi đồ xôi để ông làm oản. Bố tôi sắp một mâm lá mít, nhặt ra từng chiếc rửa kỹ trong chậu nước rồi bày bên cạnh ông. Chõ xôi bắc ra, ông tôi đặt cái khuôn oản to bằng cái chén tống lên bàn rồi xới xôi vào đóng. Cứ mỗi pho oản lại lót bằng một lá mít xanh bóng. Rồi chuối, oản, hương hoa, bánh kẹo sẽ được bưng ra chùa. Và phải đến tận trưa hôm sau, khi bà tôi đi lễ chùa về, có phần thì tôi với chị Vân mới được chia. Chúng tôi mong đến giờ đó lắm. Tôi hỏi: “Vì sao lại lấy lá mít lót oản hả ông?”. Ông tôi cười bảo: “Mít vẫn trồng ở vườn chùa. Nó chính là cây “đáo bỉ ngạn”. Nó giúp con người có thể vươn đến bờ giác ngộ, nên chỉ có gỗ mít mới dùng làm tượng Phật. Lá mít lót oản là để cầu mong hạnh phúc cho muôn nhà”. Tôi nghe mà mãi sau này lớn lên mới hiểu, chứ lúc ấy thì chỉ mong chóng đến buổi trưa mai thôi.
Trên cây mít, những “con lợn con” dần to bằng cái mủng, treo lủng lẳng. Một chiều kia, tôi và chị Vân chạy ra vườn thấy thoảng mùi thơm lựng. Chị Vân kêu: “Ơ mít chín, mít chín rồi”. Bố tôi cầm sào ra gõ vào những quả căng nức. Một quả kêu bồm bộp, đó là quả chín. Bố tôi dùng dao trảy xuống, mang về ủ vào đống trấu, lại phủ một lượt tải lên. Trưa sau, bà tôi bưng ra sân bổ. Múi mít hiện ra vàng ươm như kén tằm. Bà sắp thành hai mâm bày lên bàn thờ. Chúng tôi rất thèm nhưng bà bảo: “Phải để cúng các cụ đã. Các cụ ăn trước rồi các cháu sẽ được ăn thôi”. Chị Vân lo lắng hỏi: “Nhỡ các cụ ăn hết thì làm sao?”. Bà bật cười: “Các cụ chỉ ăn hương hoa thôi chứ không ăn thật đâu mà sợ. Cây trái ngày xưa các cụ có trồng thì bây giờ các cháu mới có quả ăn. Nên quả đầu mùa phải mời các cụ ăn đã chứ”. Ông tôi thắp ba nén hương đứng khấn trước bàn thờ. Tôi nhìn ra cây mít thấy lá khua rì rào trước gió.
Và chúng tôi lớn lên.
Cây mít trong vườn đã ra bao nhiêu mùa quả. Chị Vân đã thành con gái tự bao giờ, chẳng cần chuồn ngô, trâu mít hay cả những chiếc diều dán bằng nhựa mít nữa. Có lần chị theo bác cả đi chợ, mua một chiếc nón rất đẹp. Ở đáy nón có gắn chiếc gương tròn bé tí, chị vừa thổi cơm vừa ngả nón ra soi. Bấy giờ chị là thợ cấy giỏi nhất làng. Có lần tôi sang nhà bác chơi thấy chị vừa đi cấy về, đang ngồi ở bậc hè lột bỏ xà cạp ở chân ra, rồi vạch quần lên gần đến bẹn mà gãi. Hôm ấy chị cấy ở đồng Đồ Lệt, làn ruộng nước sâu nên bị ngứa. Tôi thấy lạ là suốt ngày bùn lầy, nắng gió mà da chị vẫn trắng ngần.
Đêm đêm, từng đám trai làng lảng vảng quanh rặng khúc tần ngoài ngõ nhà bác cả. Ra đường, chị Vân mặt cứ ửng lên như quả hồng chín, bẽn lẽn che nón, đi như muốn chạy. Một hôm có đám người quần lụa, khăn gõ bưng mâm trầu cau vào nhà đánh tiếng. Và một buổi sáng, trời trong và khô, chị rời nhà, rời xóm làng đi mãi. Bấy giờ đương là mùa thu, cây mít ngả lá vàng, rụng khắp vườn xao xác. Chị Vân lấy chồng rất xa…
Ít lâu sau, ông tôi mất. Rồi bà tôi cũng theo ông sau đó không lâu.
Một hôm chùa làng có lễ. Buổi chiều, bà tôi chuẩn bị áo khăn, vòng bồ đề ra chùa. Trong bếp mẹ tôi đồ xôi để ông làm oản. Bố tôi sắp một mâm lá mít, nhặt ra từng chiếc rửa kỹ trong chậu nước rồi bày bên cạnh ông. Chõ xôi bắc ra, ông tôi đặt cái khuôn oản to bằng cái chén tống lên bàn rồi xới xôi vào đóng. Cứ mỗi pho oản lại lót bằng một lá mít xanh bóng. Rồi chuối, oản, hương hoa, bánh kẹo sẽ được bưng ra chùa. Và phải đến tận trưa hôm sau, khi bà tôi đi lễ chùa về, có phần thì tôi với chị Vân mới được chia. Chúng tôi mong đến giờ đó lắm. Tôi hỏi: “Vì sao lại lấy lá mít lót oản hả ông?”. Ông tôi cười bảo: “Mít vẫn trồng ở vườn chùa. Nó chính là cây “đáo bỉ ngạn”. Nó giúp con người có thể vươn đến bờ giác ngộ, nên chỉ có gỗ mít mới dùng làm tượng Phật. Lá mít lót oản là để cầu mong hạnh phúc cho muôn nhà”. Tôi nghe mà mãi sau này lớn lên mới hiểu, chứ lúc ấy thì chỉ mong chóng đến buổi trưa mai thôi.
Trên cây mít, những “con lợn con” dần to bằng cái mủng, treo lủng lẳng. Một chiều kia, tôi và chị Vân chạy ra vườn thấy thoảng mùi thơm lựng. Chị Vân kêu: “Ơ mít chín, mít chín rồi”. Bố tôi cầm sào ra gõ vào những quả căng nức. Một quả kêu bồm bộp, đó là quả chín. Bố tôi dùng dao trảy xuống, mang về ủ vào đống trấu, lại phủ một lượt tải lên. Trưa sau, bà tôi bưng ra sân bổ. Múi mít hiện ra vàng ươm như kén tằm. Bà sắp thành hai mâm bày lên bàn thờ. Chúng tôi rất thèm nhưng bà bảo: “Phải để cúng các cụ đã. Các cụ ăn trước rồi các cháu sẽ được ăn thôi”. Chị Vân lo lắng hỏi: “Nhỡ các cụ ăn hết thì làm sao?”. Bà bật cười: “Các cụ chỉ ăn hương hoa thôi chứ không ăn thật đâu mà sợ. Cây trái ngày xưa các cụ có trồng thì bây giờ các cháu mới có quả ăn. Nên quả đầu mùa phải mời các cụ ăn đã chứ”. Ông tôi thắp ba nén hương đứng khấn trước bàn thờ. Tôi nhìn ra cây mít thấy lá khua rì rào trước gió.
Và chúng tôi lớn lên.
Cây mít trong vườn đã ra bao nhiêu mùa quả. Chị Vân đã thành con gái tự bao giờ, chẳng cần chuồn ngô, trâu mít hay cả những chiếc diều dán bằng nhựa mít nữa. Có lần chị theo bác cả đi chợ, mua một chiếc nón rất đẹp. Ở đáy nón có gắn chiếc gương tròn bé tí, chị vừa thổi cơm vừa ngả nón ra soi. Bấy giờ chị là thợ cấy giỏi nhất làng. Có lần tôi sang nhà bác chơi thấy chị vừa đi cấy về, đang ngồi ở bậc hè lột bỏ xà cạp ở chân ra, rồi vạch quần lên gần đến bẹn mà gãi. Hôm ấy chị cấy ở đồng Đồ Lệt, làn ruộng nước sâu nên bị ngứa. Tôi thấy lạ là suốt ngày bùn lầy, nắng gió mà da chị vẫn trắng ngần.
Đêm đêm, từng đám trai làng lảng vảng quanh rặng khúc tần ngoài ngõ nhà bác cả. Ra đường, chị Vân mặt cứ ửng lên như quả hồng chín, bẽn lẽn che nón, đi như muốn chạy. Một hôm có đám người quần lụa, khăn gõ bưng mâm trầu cau vào nhà đánh tiếng. Và một buổi sáng, trời trong và khô, chị rời nhà, rời xóm làng đi mãi. Bấy giờ đương là mùa thu, cây mít ngả lá vàng, rụng khắp vườn xao xác. Chị Vân lấy chồng rất xa…
Ít lâu sau, ông tôi mất. Rồi bà tôi cũng theo ông sau đó không lâu.
Mẹ tôi nhìn ra vườn, bảo: “Cây mít ngày càng thưa
quả. Chắc nó cũng quá già rồi”. Bố tôi bấy giờ làm ở ban kiến thiết đình
và chùa làng. Có lần các bà, các cụ đi quy bên chùa gửi đơn kiến nghị
tu bổ chùa làng vì chùa làng bị xuống cấp nặng. Bố tôi suy nghĩ mãi,
cuối cùng ông quyết định hạ cây mít xuống để dùng sửa chùa. Xã cũng đầu
tư một phần kinh phí, còn lại do bà con đóng góp
Cho đến bây giờ, mỗi năm đến mùa mít chín, mẹ tôi vẫn
mua về bày lên bàn thờ để cúng tổ tiên như khi ông bà tôi còn sống vẫn
làm. Và tôi vẫn nhớ như in những kỷ niệm xưa, ngày còn chị Vân, còn cây
mít. Tưởng như mọi cảnh mới vừa hôm qua, tưởng như ông bà tôi mới vừa ra
khỏi cửa…./
Nguyễn Tình Xuyên
Giống mít quý dẫu cố công gìn
giữ,
Lợi riêng mình không nghĩ đến sẻ chia....
Cõi phù vân quan lộ lúc xa lìa,
Mới giác ngộ không gì hơn tích đức !!
Đường quan ngắn, đường dân dài hãy nhớ,
Mọi bon chen toan tính thoắt hư không,
Và cõi đời, một giấc mộng viễn vông....
Rồi đến lúc tay buông xuôi tất cả
Lợi riêng mình không nghĩ đến sẻ chia....
Cõi phù vân quan lộ lúc xa lìa,
Mới giác ngộ không gì hơn tích đức !!
Đường quan ngắn, đường dân dài hãy nhớ,
Mọi bon chen toan tính thoắt hư không,
Và cõi đời, một giấc mộng viễn vông....
Rồi đến lúc tay buông xuôi tất cả
NM
Cây mít Tố Nữ
Làng Yên Ninh thuộc tổng Cao Sơn, phủ Trường Lưu nằm dọc
phía hữu ngạn sông Cái. Ðứng trên cao trông như mũi mác hơi phình ở giữa
mà vuốt nhọn hai đầu. Ngày trước, nghe đâu từ thời Hồng Ðức, có quan Tư
nghiệp Quốc tử giám, người tổng Phù Vân về quê, qua đò nhìn thấy thế
đất làng Yên, bảo với anh học trò cùng đi :”Làng này được thế đất tốt
nhưng tiếc rằng mạch bị chẻ làm hai nên đuối sức, hiếm nhân tài”. Lời
tiên tri của quan Tư nghiệp tỏ ra ứng nghiệm. Hết đời này đến đời khác,
dân làng Yên chỉ làm ruộng. Vụ nông nhàn, đàn ông thêm nghề quăng chài,
đàn bà chuyên nhặt phân chó đem sang chợ Buộm bán. Những đời sau, các
bậc kỳ mục trong làng thấy dân thất học thì lép vế với thiên hạ mới bàn
nhau mở trường, đón thầy về dạy chữ thánh hiền cho con cháu những nhà
khá giả. Ðược mười chín năm thì có người đỗ hương cống rốt bảng. Ðó là
con trai nhà phú hộ họ Trần tên là Trần Phong. Tháng chín năm giáp thân,
niên hiệu Cảnh Hưng, nhà họ Trần làm khao mời cả làng. Người hàng tổng
đến dự cũng đông. Quà mừng chất đầy hai chiếc sập gụ kê ở chính sảnh.
Gia chủ tay bắt mặt mừng kính cẩn đón khách. Dịp ấy đã vào tháng trọng
thu. Heo may rải đồng. Tiết trời mát mẻ. Mùi hoa địa lan thoang thoảng
như ngấm vào men rượu. Bà con xa gần ai nhấp chén cũng thấy ngọt. Tiệc
đang vui ,có người vào báo quan Nghè Lương Xá đến mừng. Cả nhà rối lên.
Cụ cố, thân sinh ông Cống tân khoa đích thân ra cổng rước khách. Ông
nghè Phạm xuống ngựa, sửa lại quần áo ngay ngắn rồi lễ phép cúi chào:
-Thưa cụ cố, nghe tin anh cống Trần vừa đăng khoa, chúng tôi xin có lời mừng.
Cụ cố sợ thất lễ, cúi rạp xuống tạ lỗi :
- Chúng tôi ở xa, không biết quan Nghè mới từ Kinh trở về, xin ngài xá cho.
Ông nghè Phạm là nhà khoa bảng có học vị cao nhất hàng tổng, hàng huyện nhưng không bắc bậc làm cao kênh kiệu với thứ dân. Sau khi chắp tay đáp lễ hết lượt, ông đàng hoàng bước lên sập ngồi cạnh cụ tiên chỉ làng. Rượu được vài tuần , ông bảo người nhà mang nghiên bút để viết tặng đôi câu đối. Nét chữ ông Nghè sắc như cắt, đẹp tựa rồng bay phượng múa :
Kim nhật thư sinh đăng hương cống Lai niên Trần tộc thủ giáp khoa ( Năm nay chàng thư sinh đậu cử nhân Năm tới họ Trần sẽ có người đậu tiến sĩ ).
-Thưa cụ cố, nghe tin anh cống Trần vừa đăng khoa, chúng tôi xin có lời mừng.
Cụ cố sợ thất lễ, cúi rạp xuống tạ lỗi :
- Chúng tôi ở xa, không biết quan Nghè mới từ Kinh trở về, xin ngài xá cho.
Ông nghè Phạm là nhà khoa bảng có học vị cao nhất hàng tổng, hàng huyện nhưng không bắc bậc làm cao kênh kiệu với thứ dân. Sau khi chắp tay đáp lễ hết lượt, ông đàng hoàng bước lên sập ngồi cạnh cụ tiên chỉ làng. Rượu được vài tuần , ông bảo người nhà mang nghiên bút để viết tặng đôi câu đối. Nét chữ ông Nghè sắc như cắt, đẹp tựa rồng bay phượng múa :
Kim nhật thư sinh đăng hương cống Lai niên Trần tộc thủ giáp khoa ( Năm nay chàng thư sinh đậu cử nhân Năm tới họ Trần sẽ có người đậu tiến sĩ ).
Mọi người còn đang trầm trồ thán phục đôi câu đối vừa phóng
khoáng vừa hợp với gia cảnh thì ông Nghè lấy trong bọc ra chiếc túi gấm
nhỏ đặt trước ông Cống tân khoa
- Trong túi này có một hạt mít Tố nữ, là loại đặc sản phương
nam. Tháng trước tôi đi kinh lý ở Vân Ðồn vùng Yên Quảng được một thương
nhân Mã Lai biếu một quả. Mít này quý ở chỗ, ngoài vị thơm ngon không
gì sánh được còn có tác dụng chữa một số bệnh làm cho người ta trẻ mãi
lâu già. Nay anh Cống mới đăng khoa, tuy chỉ sơ giao nhưng cũng là môn
sinh cửa Khổng sân Trình, ta tặng anh trồng lấy một cây mà giữ lộc.
- Ða tạ thịnh tình của quan Nghè.- Ông Cống tân khoa chắp tay cung kính nói.
Ông Nghè lấy hạt mít ra để trên lòng bàn tay nhìn ông Cống từ tốn bảo:
- Anh Cống nên lưu tâm, mít là loài cây ưa sạch sẽ, phong
quang, rất kị nơi ẩm thấp, bẩn thỉu. Lại nữa, múi của nó thơm ngon, ăn
một miếng, nhớ một đời, phải cho mọi người cùng chung hưởng, phúc mới
dồi dào, lộc mới lâu bền.
Cả họ Trần cảm kích trước tấm lòng ưu ái của quan Nghè.
Hôm sau, ông cống Trần ươm hạt vào một cái giành nhỏ bằng tre
để dưới mấy giò lan. Nửa tháng, hạt mít mọc mầm. Ðúng vào tiết xuân,
ông đem cây mít con trồng vào góc vườn ngay trước cửa ngôi từ đường. Vừa
trồng ông vừa nghĩ :” Ðây sẽ là thứ dưỡng già của mình sau này”. Như
lời ông Nghè dặn, hàng ngày ông chăm sóc cây mít như chăm cây cảnh.
Những lúc rảnh việc, ông thường về nhà vun xới, tưới tắm, mong cây lớn
nhanh , sớm cho quả ngọt. Nhưng có lẽ giống cây phương nam này lạ thung
thổ nên chậm lớn, mãi đến năm thứ bảy mới bói. Vụ đầu gặp mưa nhiều chỉ
đậu một quả. Thời gian chờ đợi dài đằng đẵng. Ông Cống chỉ lo mất trộm
bèn nghĩ ra cách đan một cái lồng rồi buộc xung quanh mấy ngọn rào tre
gai bảo vệ. Vào trung tuần tháng tám, mít chín, ông bắc thang cẩn thận
hái xuống. Ðúng như lời ông nghè Phạm nói, múi của nó nhỏ thôi nhưng
ngọt sắc và toả mùi thơm rất lạ khác hẳn những thứ hoa quả ông đã nếm từ
trước đến nay. Cũng phải nói thêm, ông Cống là người vốn không được
quảng giao, lại hơi có tính vị kỷ, sợ mít Tố nữ bị thiên hạ lấy mất
giống nên không biếu ai cả.
Năm tiếp theo cây cũng chỉ đậu ba quả. Lúc này ông Cống đã sung chức Tham biện trên trấn. Ðường quan đang thuận chiều. Mít chín, ông để nhà một quả, biếu quan Hiệp trấn một quả , còn một quả gửi quan Phủ. Các ông này đều là thượng liêu của quan Tham biện, rất có tài ẩm thực. Thưởng thức mít Tố nữ, ai cũng khen hết lời, nhưng nhà ở phố phường , chuyên về buôn bán, chẳng vị nào nghĩ đến chuyện trồng cây. Âu đấy cũng là điều may. Ông Cống không nói ra nhưng trong bụng rất mừng, vì cho đến nay, trừ ông nghè Phạm, còn ở đạo Hải Ðông này, chỉ ông có giống mít quý. Năm thứ mười hai, cây mít đã tròn tán, cành lá sum sê chiếm cả một khoảng vườn, quanh năm che mát ngôi từ đường. Năm ấy thuận thời tiết, cây đậu ba mươi bảy quả. Cuối tháng tám, ông cho người nhà trảy xuống, đóng sọt, mang lên trấn thành bán mỗi quả giá năm quan. Dân kẻ chợ sành ăn, đắt mấy cũng mua. Chỉ có điều, ông Cống bắt bổ mít tại chỗ. Ông chỉ bán cùi, hạt để lại. Cánh thị dân thì thầm với nhau, bảo quan Tham biện hẹp bụng. Thế rồi chẳng hiểu vì sao, mấy năm sau, cây mít Tố nữ bỗng nhiên ngừng ra quả. Năm nào ông Cống cũng cho người lên khảo mà đến mùa, ngay cả cái meo dại cũng không thấy nhú. Ông buồn lắm, nhiều đêm trằn trọc đến canh ba. Cây mít không ra quả, tự nhiên mất đi một nguồn thu lớn. Phải chăng đây là điềm báo không lành ? Năm Canh Thìn, ông cống Trần được thăng chức Quốc sử quán biên tu, phải chuyển về Kinh. Trên đường đi nhậm chức, nghe tin ông nghè Phạm đang ở phủ lỵ Trấn Ninh, muốn ghé vào thăm, có ý hỏi về chuyện cây mít. Ðến nơi mới hay, ông Phủ, do tính khảng khái, bất bình với chuyện tham bỉ, đục khoét, ức hiếp dân lành của đám đồng liêu, đã dâng biểu từ quan, về quê mở trường dạy học. Ông Cống bận việc quan ở Kinh, mấy năm sau, cụ cố ông và cụ cố bà lần lượt qua đời. Toàn bộ dinh cơ giao cho người con thứ ba là Trần Hựu trông coi. Thuở nhỏ Trần Hựu cũng được học hành nhưng tối dạ nên không thành nghiệp. Anh ta thích chơi bời, cờ bạc, thành ra cứ bán dần cơ nghiệp của ông cha để lao vào những cuộc đỏ đen. Họ hàng khuyên bảo mãi không được cũng phát chán để anh ta muốn làm gì thì làm. Thế là chỉ trong vòng vài năm, kể từ khi ông Cống lai Kinh, cái cơ ngơi khang trang bề thế nhất nhì làng Yên của dòng họ Trần bị gán nợ sạch. Còn lại ngôi từ đường với khoảnh vườn, ông trưởng họ phải dùng cái thế của bậc cha chú răn đe mới khỏi bị phát mại. Tỉnh ra thì đã muộn. Trần Hựu phẫn chí bỏ làng đi biệt tích. Sau này có người gặp Trần Hựu ở chợ Bồng Quảng Yên, tay bị, tay gậy trông rất tiều tụỵ, người ấy cho mấy tiền nhưng anh ta kéo nón che mặt, không nhận. Ngày tháng thoi đưa. Thấm thoắt ông Cống vào Kinh đã tám chín năm. Cây mít không người chăm sóc trở nên còi cọc. Dần dần ngọn cây bị loài sâu đục thân đào thành hang nham nhở. Phân sâu cùng với nước từ thân cây rỉ ra dính nhớp nháp. Chẳng bao lâu ngọn mít bị khô rồi gẩy để lại một lỗ hổng lớn ở chỗ chạc ba. Tán cây trước xanh mướt, phủ kín cả một góc vườn, bây giờ khuyết hẳn một mảng, trông xa giống cái ô thủng. Từ đó cứ vào buổi chiều, hàng đàn sáo đen bay đến đỗ kín các cành cây, kêu đinh tai nhức óc. Có bận chẳng biết chúng tha quả đa ở đâu về, xếp thành dãy dài trên các cành ngang, vừa nhằn hạt vừa mổ nhau chí choé. Một con, sau khi rỉa hết lớp thịt vàng óng nhưng hơi chát của quả đa đã vô tình nhả hạt vào đúng cái lỗ hổng trên chạc ba. Sang xuân, nắng sớm và mưa phùn mát mẻ, cây cối đâm chồi nẩy lộc. Hạt đa trên hốc cây kia cựa mình, và chẳng mấy chốc, một mầm đa sinh thành. Thời gian qua đi, giống như loài tầm gửi, rễ của nó bám chắc vào lớp vỏ trên ngọn cây mít Tố nữ, hút nhựa nuôi thân. Ðã nhiều năm cây mít không ra quả, không người chăm sóc, vì thế cây đa trên cây mít cứ lặng lẽ lớn dần. Ðứng ở dưới, nhìn thoáng qua, thấy lá của loài đa trơn( với lá mít cũng từa tựa như nhau, không một ai để ý đến hiện tượng trái lẽ tự nhiên trên. Ða là loài cây hoang dã, rễ chùm to, khoẻ. Cây mít mỗi ngày một yếu vì phải gánh trên mình một vật ký sinh phàm ăn.Về phần ông Cống, bằng những mánh lới khôn ngoan và kinh nghiệm chính trường, sau hai mươi năm đã leo đến chức Ðông các Ðại học sĩ. Năm nhâm ngọ, ông cùng quận Lành ép viên sử quan chữa Quốc sử để giảm tội cho Lương quận công với hậu thế vì ông này có mưu đồ phế lập ngôi chúa. Việc chưa thành bị phát giác. Ðáng lẽ phải chịu gia hình, nhưng ông Cống là bậc đại thần, được hưởng luật Bát nghị, nên chỉ bị cách tuột quan chức, đuổi về quê quán. Về làng , ông mới hay, gia tài, điền sản đã vào tay người khác. Ông em Trần Hựu bỏ đi biệt xứ, chỉ còn khoảnh vườn với ngôi từ đường. Trước cảnh tang thương, cầm lòng không đậu, bất giác ông nghẹn ngào rơi nước mắt. Lễ từ đường xong, ông ra thăm cây mít quý. Nhưng vào đúng lúc ấy, cây mít đang trút những chiếc lá cuối cùng. Lá rụng dưới đất kết thành một lớp dày như tấm thảm đỏ ối. Ðứng lặng hồi lâu, ông Cống băn khoăn không hiểu vì sao gia cảnh lại đến nông nỗi này. Cuối cùng khi nhìn thấy cây đa trên chạc cây mít ông mới vỡ lẽ. Mấy hôm sau, cây đa cũng chết.Cây mít chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu. Từ đấy không thấy đàn sáo đen mang quả đa về vừa nhằn hạt vừa cãi nhau chí choé nữa. Sau tiết Ðoan ngọ, ông Cống cho ngả cây mít xuống. Cuối năm, ông đón thợ Ngô Ðồng về, chọn ngày lành, cắt một khúc đẹp nhất tạc pho tượng A di đà cúng vào chùa làng. Tượng cao hai thước hai tấc bốn phân, sơn son, ngồi trên toà sen thiếp vàng, rực rỡ ánh hào quang. Vị thượng tọạ trụ trì chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử được mời làm phép điểm nhãn. Dịp ấy người làng kháo nhau, Có lẽ sau khi thất sủng ông Cống hiểu ra rằng, đường quan ngắn mà đường dân dài, mọi bon chen toan tính ở đời đều vô nghĩa và bồng bềnh như áng phù vân, muốn hưởng phúc lâu bền thì phải tích âm công. Nhưng tạo hoá như muốn chơi ác. Phần đời còn lại, dù đã tận tâm làm việc thiện mà ông vẫn chưa tròn quả phúc. Vào năm Kỷ mùi, ông Cống làm khao mừng thọ lục tuần, lúc mang lễ lên chùa bỗng xảy ra sự lạ. Ấy là khi ông chắp tay trước toà Tam bảo thì pho tượng A di đà tự nhiên đổ xuống. Mọi người lại gần toà sen mới hay, tuy lớp sơn son thiếp vàng vẫn còn nguyên nhưng bên trong đã bị mối xông ruỗng từ lâu. Ông Cống choáng váng, vì lo nghĩ quá mà thành bệnh. Lúc hấp hối , ông cho gọi người con cả vào dặn : - Tạc tượng phải dùng gỗ mít tinh khiết. Cha nhầm chọn phải thứ đã pha tạp nhựa của ngành đa. Mà gỗ đa thì chỉ dùng đóng ván cho những kẻ chết đường chết chợ. Con hãy nhớ lấy. Nói xong ông nhắm mắt. Làng Yên Ninh từ đó chẳng những mất giống mít Tố nữ mà còn không có ai đỗ đạt ra làm quan nữa./.
Năm tiếp theo cây cũng chỉ đậu ba quả. Lúc này ông Cống đã sung chức Tham biện trên trấn. Ðường quan đang thuận chiều. Mít chín, ông để nhà một quả, biếu quan Hiệp trấn một quả , còn một quả gửi quan Phủ. Các ông này đều là thượng liêu của quan Tham biện, rất có tài ẩm thực. Thưởng thức mít Tố nữ, ai cũng khen hết lời, nhưng nhà ở phố phường , chuyên về buôn bán, chẳng vị nào nghĩ đến chuyện trồng cây. Âu đấy cũng là điều may. Ông Cống không nói ra nhưng trong bụng rất mừng, vì cho đến nay, trừ ông nghè Phạm, còn ở đạo Hải Ðông này, chỉ ông có giống mít quý. Năm thứ mười hai, cây mít đã tròn tán, cành lá sum sê chiếm cả một khoảng vườn, quanh năm che mát ngôi từ đường. Năm ấy thuận thời tiết, cây đậu ba mươi bảy quả. Cuối tháng tám, ông cho người nhà trảy xuống, đóng sọt, mang lên trấn thành bán mỗi quả giá năm quan. Dân kẻ chợ sành ăn, đắt mấy cũng mua. Chỉ có điều, ông Cống bắt bổ mít tại chỗ. Ông chỉ bán cùi, hạt để lại. Cánh thị dân thì thầm với nhau, bảo quan Tham biện hẹp bụng. Thế rồi chẳng hiểu vì sao, mấy năm sau, cây mít Tố nữ bỗng nhiên ngừng ra quả. Năm nào ông Cống cũng cho người lên khảo mà đến mùa, ngay cả cái meo dại cũng không thấy nhú. Ông buồn lắm, nhiều đêm trằn trọc đến canh ba. Cây mít không ra quả, tự nhiên mất đi một nguồn thu lớn. Phải chăng đây là điềm báo không lành ? Năm Canh Thìn, ông cống Trần được thăng chức Quốc sử quán biên tu, phải chuyển về Kinh. Trên đường đi nhậm chức, nghe tin ông nghè Phạm đang ở phủ lỵ Trấn Ninh, muốn ghé vào thăm, có ý hỏi về chuyện cây mít. Ðến nơi mới hay, ông Phủ, do tính khảng khái, bất bình với chuyện tham bỉ, đục khoét, ức hiếp dân lành của đám đồng liêu, đã dâng biểu từ quan, về quê mở trường dạy học. Ông Cống bận việc quan ở Kinh, mấy năm sau, cụ cố ông và cụ cố bà lần lượt qua đời. Toàn bộ dinh cơ giao cho người con thứ ba là Trần Hựu trông coi. Thuở nhỏ Trần Hựu cũng được học hành nhưng tối dạ nên không thành nghiệp. Anh ta thích chơi bời, cờ bạc, thành ra cứ bán dần cơ nghiệp của ông cha để lao vào những cuộc đỏ đen. Họ hàng khuyên bảo mãi không được cũng phát chán để anh ta muốn làm gì thì làm. Thế là chỉ trong vòng vài năm, kể từ khi ông Cống lai Kinh, cái cơ ngơi khang trang bề thế nhất nhì làng Yên của dòng họ Trần bị gán nợ sạch. Còn lại ngôi từ đường với khoảnh vườn, ông trưởng họ phải dùng cái thế của bậc cha chú răn đe mới khỏi bị phát mại. Tỉnh ra thì đã muộn. Trần Hựu phẫn chí bỏ làng đi biệt tích. Sau này có người gặp Trần Hựu ở chợ Bồng Quảng Yên, tay bị, tay gậy trông rất tiều tụỵ, người ấy cho mấy tiền nhưng anh ta kéo nón che mặt, không nhận. Ngày tháng thoi đưa. Thấm thoắt ông Cống vào Kinh đã tám chín năm. Cây mít không người chăm sóc trở nên còi cọc. Dần dần ngọn cây bị loài sâu đục thân đào thành hang nham nhở. Phân sâu cùng với nước từ thân cây rỉ ra dính nhớp nháp. Chẳng bao lâu ngọn mít bị khô rồi gẩy để lại một lỗ hổng lớn ở chỗ chạc ba. Tán cây trước xanh mướt, phủ kín cả một góc vườn, bây giờ khuyết hẳn một mảng, trông xa giống cái ô thủng. Từ đó cứ vào buổi chiều, hàng đàn sáo đen bay đến đỗ kín các cành cây, kêu đinh tai nhức óc. Có bận chẳng biết chúng tha quả đa ở đâu về, xếp thành dãy dài trên các cành ngang, vừa nhằn hạt vừa mổ nhau chí choé. Một con, sau khi rỉa hết lớp thịt vàng óng nhưng hơi chát của quả đa đã vô tình nhả hạt vào đúng cái lỗ hổng trên chạc ba. Sang xuân, nắng sớm và mưa phùn mát mẻ, cây cối đâm chồi nẩy lộc. Hạt đa trên hốc cây kia cựa mình, và chẳng mấy chốc, một mầm đa sinh thành. Thời gian qua đi, giống như loài tầm gửi, rễ của nó bám chắc vào lớp vỏ trên ngọn cây mít Tố nữ, hút nhựa nuôi thân. Ðã nhiều năm cây mít không ra quả, không người chăm sóc, vì thế cây đa trên cây mít cứ lặng lẽ lớn dần. Ðứng ở dưới, nhìn thoáng qua, thấy lá của loài đa trơn( với lá mít cũng từa tựa như nhau, không một ai để ý đến hiện tượng trái lẽ tự nhiên trên. Ða là loài cây hoang dã, rễ chùm to, khoẻ. Cây mít mỗi ngày một yếu vì phải gánh trên mình một vật ký sinh phàm ăn.Về phần ông Cống, bằng những mánh lới khôn ngoan và kinh nghiệm chính trường, sau hai mươi năm đã leo đến chức Ðông các Ðại học sĩ. Năm nhâm ngọ, ông cùng quận Lành ép viên sử quan chữa Quốc sử để giảm tội cho Lương quận công với hậu thế vì ông này có mưu đồ phế lập ngôi chúa. Việc chưa thành bị phát giác. Ðáng lẽ phải chịu gia hình, nhưng ông Cống là bậc đại thần, được hưởng luật Bát nghị, nên chỉ bị cách tuột quan chức, đuổi về quê quán. Về làng , ông mới hay, gia tài, điền sản đã vào tay người khác. Ông em Trần Hựu bỏ đi biệt xứ, chỉ còn khoảnh vườn với ngôi từ đường. Trước cảnh tang thương, cầm lòng không đậu, bất giác ông nghẹn ngào rơi nước mắt. Lễ từ đường xong, ông ra thăm cây mít quý. Nhưng vào đúng lúc ấy, cây mít đang trút những chiếc lá cuối cùng. Lá rụng dưới đất kết thành một lớp dày như tấm thảm đỏ ối. Ðứng lặng hồi lâu, ông Cống băn khoăn không hiểu vì sao gia cảnh lại đến nông nỗi này. Cuối cùng khi nhìn thấy cây đa trên chạc cây mít ông mới vỡ lẽ. Mấy hôm sau, cây đa cũng chết.Cây mít chỉ còn trơ lại những cành khẳng khiu. Từ đấy không thấy đàn sáo đen mang quả đa về vừa nhằn hạt vừa cãi nhau chí choé nữa. Sau tiết Ðoan ngọ, ông Cống cho ngả cây mít xuống. Cuối năm, ông đón thợ Ngô Ðồng về, chọn ngày lành, cắt một khúc đẹp nhất tạc pho tượng A di đà cúng vào chùa làng. Tượng cao hai thước hai tấc bốn phân, sơn son, ngồi trên toà sen thiếp vàng, rực rỡ ánh hào quang. Vị thượng tọạ trụ trì chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử được mời làm phép điểm nhãn. Dịp ấy người làng kháo nhau, Có lẽ sau khi thất sủng ông Cống hiểu ra rằng, đường quan ngắn mà đường dân dài, mọi bon chen toan tính ở đời đều vô nghĩa và bồng bềnh như áng phù vân, muốn hưởng phúc lâu bền thì phải tích âm công. Nhưng tạo hoá như muốn chơi ác. Phần đời còn lại, dù đã tận tâm làm việc thiện mà ông vẫn chưa tròn quả phúc. Vào năm Kỷ mùi, ông Cống làm khao mừng thọ lục tuần, lúc mang lễ lên chùa bỗng xảy ra sự lạ. Ấy là khi ông chắp tay trước toà Tam bảo thì pho tượng A di đà tự nhiên đổ xuống. Mọi người lại gần toà sen mới hay, tuy lớp sơn son thiếp vàng vẫn còn nguyên nhưng bên trong đã bị mối xông ruỗng từ lâu. Ông Cống choáng váng, vì lo nghĩ quá mà thành bệnh. Lúc hấp hối , ông cho gọi người con cả vào dặn : - Tạc tượng phải dùng gỗ mít tinh khiết. Cha nhầm chọn phải thứ đã pha tạp nhựa của ngành đa. Mà gỗ đa thì chỉ dùng đóng ván cho những kẻ chết đường chết chợ. Con hãy nhớ lấy. Nói xong ông nhắm mắt. Làng Yên Ninh từ đó chẳng những mất giống mít Tố nữ mà còn không có ai đỗ đạt ra làm quan nữa./.
Đặng văn Sinh
Nơi chốn ấy không bao giờ quên được,
Tuổi thơ tôi và cây mít của cha ....
Giờ tha hương cách biệt ngút ngàn xa,
Càng thương nhớ tô mì xưa mẹ nấu..!
Tuổi thơ tôi và cây mít của cha ....
Giờ tha hương cách biệt ngút ngàn xa,
Càng thương nhớ tô mì xưa mẹ nấu..!
NM
Cây mít của cha tôi
Kính nhớ Mẹ & hương hồn – Cha, Chú!
Ngày xưa, trong vườn cha tôi trồng rất nhiều cây ăn trái ngắn ngày cũng như cây lâu năm. Nhưng chỉ có cây mít sát bên hông nhà là cha tôi chăm sóc một cách đặc biệt, ngoài việc bón phân tưới nước, tôi thường thấy cha tôi đứng trầm ngâm nhìn cây mít ra chiều thân thiết lắm. Hình như ông có một kỷ niệm nào đó gắn bó với cây “mít” thì phải? Tôi thoáng nghĩ như vậy nhưng không bao giờ dám hỏi.
Ngày xưa, trong vườn cha tôi trồng rất nhiều cây ăn trái ngắn ngày cũng như cây lâu năm. Nhưng chỉ có cây mít sát bên hông nhà là cha tôi chăm sóc một cách đặc biệt, ngoài việc bón phân tưới nước, tôi thường thấy cha tôi đứng trầm ngâm nhìn cây mít ra chiều thân thiết lắm. Hình như ông có một kỷ niệm nào đó gắn bó với cây “mít” thì phải? Tôi thoáng nghĩ như vậy nhưng không bao giờ dám hỏi.
Nhà tôi nằm trên trục quốc lộ 14 trên vùng Cao Nguyên –
vùng đất bazan màu mỡ trồng cây gì cũng mau lớn lại cho nhiều trái. Tôi
không biết cha tôi trồng cây mít từ lúc nào. Tôi chỉ thấy hai cây mít
con – ươm mọc lên chung một chỗ, lá có vẻ khác nhau. Bẵng đi một thời
gian khá lâu tôi bận lo việc học hành nên chẳng mấy quan tâm đến chuyện
cây mít của cha tôi. Cho đến một ngày nọ tôi nhận ra cây mít bây giờ đã
lớn, cao quá đầu người. Thoạt nhìn cứ tưởng chỉ là một cây, nhưng khi
nhìn kỹ rõ ràng là hai cây, từ dưới gốc đo lên độ một thước là hai thân
cây mít – to, trông khỏe mạnh, da sần sùi xoắn vào nhau như sợi dây
thừng. Còn từ một thước trở lên hai thân cây mít liền da tỏa ra hai
nhánh, đã cho trái – trái trĩu nặng tòn ten từ dưới gốc.
Mẹ tôi thường xẻ mít cho mấy anh chị em tôi ăn. Những
múi mít ráo dài, mập – luôn ửng màu vàng mướt mượt. Mẹ xẻ ra từng miếng,
cắt bỏ cùi, lấy lá chuối khô lau sạch mủ rồi đưa cho chúng tôi mỗi đứa
một miếng. Khi đưa múi mít lên miệng cắn – nước mật từ trong múi mít
chảy ra ngọt lịm! Không bao giờ mẹ tôi cho chúng tôi ăn mít cho đã, vì
mẹ sợ chúng tôi đau bụng. Cho nên lúc nào chúng tôi ăn cũng… thòm thèm,
liếm quanh miệng…! Chúng tôi lấy tay cạy những cái xơ mít ra ăn tiếp,
hay đưa lên miệng cạp. Nhưng mẹ cũng khẽ vào tay không cho ăn! Mẹ lấy
dao gọt bỏ hết gai bên ngoài rồi mẹ lựa lấy những miếng xơ có cọng lớn
đem đi ngâm nước muối, sau đó mẹ đem đi nấu canh. Còn hột mít mẹ cũng
gom lại đem phơi khô. Hột mít phơi khô mẹ tôi đem xay rồi ghế với cơm
trong những lúc thiếu gạo. Mấy đứa bạn học của tôi nhất là bạn gái đến
nhà chơi thường hay hái dái mít còn bao lớp bột phấn trắng bên ngoài –
đem xuống cắt mỏng trộn chung với trái xoài sống, chấm với nước mắm
đường, ăn rất ngon. Khoảng một tuần mẹ cho chúng tôi ăn mít chín một
lần. Lần nầy chúng tôi không được ăn mít ráo, mà là ăn mít ướt. Mẹ lấy
cài sàng gạo rồi mẹ trải tàu lá chuối lên trên. Trái mít xẻ làm hai. Một
nửa mẹ dậy lá kín, úp vào cái mâm nhôm đem đi cất. Nửa còn lại mẹ tách
ra lấy cùi . Những múi mít ướt lớn chen nhau sít rịt, ít xơ, hương thơm
tỏa ra làm chúng tôi nhỏ nước miếng. Mẹ sai tôi đi lấy muối ớt, đứa nào
không ăn ớt được thì lấy muối hầm. Mẹ không cho dùng tay để ăn như mít
ráo. Mẹ bắt ăn đũa. Lần nầy chúng tôi ăn đã thèm. Có lẽ tại mít ướt nên
ăn mau ngán. Xơ mít ướt hay ráo đem cho bò ăn – con bò nó cũng thích xơ
mít – nó ăn một cách ngon lành!
Cha tôi là người trồng cây mít và chăm sóc cây mít, nhưng “quản lý” trái mít là hoàn toàn do mẹ tôi. Khi trái mít già hoặc chín cây mẹ tôi hái xuống đem ra chợ bán – đôi khi cũng có người nhà đến mua. Nhà đông con lại xa chợ búa hàng sáu bảy cây số nên mẹ tôi thường chế biến ra nhiều món ăn từ trái mít: Mít non gót bỏ vỏ đem luộc làm gỏi. Mít non nấu canh. Xơ mít nấu canh. Mít non hầm xương. Mít luộc chấm mắm nên, mắm cái… Mít kho với cá chuồn hay cá ngừ cũng ngon tuyệt! Chúng tôi thích nhất là gỏi mít trộn với rau thơm đậu phộng hay mè. Bữa nào mẹ làm gỏi mít chúng tôi cũng ăn hết sạch. Cha tôi cũng thích ăn gỏi mít xúc bánh tráng mè, nên mỗi khi thấy mẹ tôi làm gỏi mít là ông sai tôi chạy đi mời ông chú họ của tôi qua nhậu lai rai với ông.
Cha tôi là người trồng cây mít và chăm sóc cây mít, nhưng “quản lý” trái mít là hoàn toàn do mẹ tôi. Khi trái mít già hoặc chín cây mẹ tôi hái xuống đem ra chợ bán – đôi khi cũng có người nhà đến mua. Nhà đông con lại xa chợ búa hàng sáu bảy cây số nên mẹ tôi thường chế biến ra nhiều món ăn từ trái mít: Mít non gót bỏ vỏ đem luộc làm gỏi. Mít non nấu canh. Xơ mít nấu canh. Mít non hầm xương. Mít luộc chấm mắm nên, mắm cái… Mít kho với cá chuồn hay cá ngừ cũng ngon tuyệt! Chúng tôi thích nhất là gỏi mít trộn với rau thơm đậu phộng hay mè. Bữa nào mẹ làm gỏi mít chúng tôi cũng ăn hết sạch. Cha tôi cũng thích ăn gỏi mít xúc bánh tráng mè, nên mỗi khi thấy mẹ tôi làm gỏi mít là ông sai tôi chạy đi mời ông chú họ của tôi qua nhậu lai rai với ông.
Khi tôi nhập ngũ và thường xuyên xa nhà. Chỉ có khi đi
phép hoặc đơn vị chuyển đổi về gần làng tôi mới có dịp ở lại nhà lâu
hơn. Còn chú tôi là lính Nghĩa-Quân khi chiến tranh leo thang ông cũng
không có về thường xuyên. Cha tôi buồn và trông ông… già hơn! Một lần
tôi về phép hơi lâu. Cha tôi mừng lắm! Ông rủ chú tôi và tôi đi xả ao
bắt cá lóc về nấu mì quảng. Nghe nói nấu mì quảng là tôi khoái liền! Khi
xả ao xong đem cá về nhà. Bà “bếp trưởng” mẹ tôi phân việc như sau: Cha
tôi lấy mấy ký gạo ra lò tráng bánh ở đầu làng để đổi sợi mì tươi – lấy
lá mì màu nâu – lá mì pha gạo lức. Chú tôi lo phần rau sống – rau sống
phải có thân chuối cây, bắp chuối, rau thơm… Còn tôi được mẹ phân cho
một việc nhẹ hều. Đó là rang đậu phộng, rang xong để nguội chà vỏ rồi bỏ
vô cối giã dập sơ sơ, không được giã nhuyễn mất ngon. Đậu phộng rang
thơm giòn – tôi cứ bốc lủm nhai hoài. Mẹ tôi mắng: – “Làm ông sĩ quan mà
lại ăn vụng như rứa hỉ?” . Tôi cười hì hì…nói: – “Con ở nhà là con của
mẹ chứ có sĩ quan sĩ quyết chi mô hề!” Hai mẹ con chúng tôi cùng cười
vang…!
Mì quảng là món ăn nổi tiếng xứ Quảng Nam từ bao đời
nay. Nhưng thật tình mà nói – món mì quảng không có một công thức nhất
định như hủ tiếu hay phở. Mì quảng có thể nấu bằng – thịt gà, thịt heo,
tôm, cá… Nấu làm sao – vị nước lèo phải ngon ngọt – nhưng không phải cho
nhiều bột ngọt hay bột nêm mới là ngọt. Do đó nấu mì quảng ở nhà thường
ngon hơn ngoài quán. Nhất là do chính tay mẹ tôi nấu cho ăn thì phải
nói rằng trên cả tuyệt vời!
Con đi giữa phố im lìm thèm tô mì quảng biết tìm đâu ra
dẫu ăn cũng chỉ gọi là răng bằng chính mẹ quê nhà nấu cho!
Con đi giữa phố im lìm thèm tô mì quảng biết tìm đâu ra
dẫu ăn cũng chỉ gọi là răng bằng chính mẹ quê nhà nấu cho!
Mì quảng cũng có mấy cách ăn. Có người thích ăn khô. Ăn
khô thì có tô nước lèo kế bên, cần dùng bao nhiêu cho vào bấy nhiêu.
Còn ăn nước thì chan ngập đầy tô. Rau sống đã có sẵn trong đáy tô, cũng
để kèm thêm một dĩa kế bên nữa. Đậu phộng để riêng ai ăn nhiều hay ít –
tùy nghi… Dầu béo khử chín cũng để một chén riêng ai muốn ăn béo thì
thêm vào. Chanh, ớt trái, rau thơm… – Bánh tráng bắt buộc phải có – ăn
mì quảng mà không có bánh tráng nướng thì coi như không còn thú vị gì
cả. Mấy ông thì còn kèm thêm nửa xị hoặc một xị rượu đế – là quá tuyệt
vời! Ăn mì quảng là phải ăn tô bự mới đã… Dân cày bừa mà ăn cái tô chút
xíu thì thấm béo gì. Những người ở trên phố hay lần đầu đi ăn thử - mà
nhìn thấy tô mì quảng “chà bá lửa” là hoảng hồn, hoảng vía! Cho nên
nhiều người ăn xong rồi nói đùa rằng – mì “hoảng”! Có nghĩa là sợ cái tô
bự…!
Nồi nước lèo bằng cá lóc thơm lừng chính tay mẹ tôi nấu.
Cả nhà tôi thích ăn mì quảng chan đầy nước, cho nên mẹ tôi nấu nồi nước
lèo thật ngon ngọt. Ngoài ra mẹ tôi còn hấp riêng một mớ cá để sắp lên
trên mặt tô mì cho thật hấp dẫn, bà cũng không quên chừa mấy khứa cho
đám đàn ông chúng tôi nhậu lai rai. Hình như cánh đàn ông “dễ thương
nhất – dễ sai bảo nhất – lịch sự nhất “. Đó là… lúc được phụ nữ cho ăn…!
Không biết có đúng như vậy không? Chứ tôi và chú tôi thì lăng xăng… xớ
rớ…, chờ mẹ tôi sai làm việc nầy việc nọ. Đôi khi không sai khiến cũng
cố mà tìm việc để làm, như: Dọn bàn ghế, lau tô chén, muỗng đũa… Có lẽ
do mùi thơm của mì quảng làm cho cái bụng của chúng tôi mau đói! Một
phần cũng lấy lòng mẹ tôi. Cha tôi nói nhỏ đủ cho chú tôi và tôi nghe
rằng: ” Chúng ta phụ với bà “Bếp Trưởng”, trước là – quan tâm, chia xẻ
công việc – tạo không khí thân mật, vui vẻ… sau là để cùng nhau ăn uống
cho ngon!”. Tôi và chú tôi đều là dân độc thân nên hơi bị chậm hiểu. Nên
cha tôi giải thích thêm… “Bất cứ việc gì mà có sự lao động đóng góp
bằng mồ hôi của chính mình dù nhiều hay ít đều có giá trị tuyệt đối. Mấy
bà nấu ăn trong bếp làm bù đầu lại nóng nực như thế, trong khi chúng ta
ngồi đọc báo chờ thời… Làm như vậy quá phũ phàng – gia trưởng… Dù mấy
bà thương chồng con không đành nói ra nhưng khi ngồi vào bàn vì quá mệt
mỏi nên “giấu” mất đi nụ cười – ăn không ngon, và… chúng ta cũng… ăn
không ngon!” .Cha tôi hiểu chuyện và chia xẻ sự việc như vậy hèn chi mẹ
tôi “cưng” cha tôi quá chừng…!
Cha tôi mang hai chai rượu để trên bàn kèm theo ba cái
ly. Tôi hơi ngạc nhiên là – kỳ về phép lần trước tôi có mua cho cha tôi
hai chai rượu hiệu “Johnny Worker” loại chai vuông sao đến nay vẫn còn y
nguyên? Đang thắc mắc trong bụng thì cha tôi nói: – “Rượu con cho bữa
trước cha đã uống hết một chai. Cha lấy cái chai không để đựng rượu của
cha tự bào chế . Con và chú Út thử nhìn hai màu rượu trong hai chai có
giống nhau không?”. Săm soi một lúc… Tôi và chú tôi cùng nói: – Giống y
chang, không cách gì phân biệt được! Cha tôi rót rượu ra ly bằng chai
rượu “Johnny Worker” thật. Khi uống xong tuần rượu đầu, cha tôi rót bằng
thứ rượu do ông tự “bào chế”. Nhìn nét mặt của ông dường như có… chút
“tự tin” với cái phát minh sáng chế rượu của mình. Cha tôi nâng ly nói:
-”Nào, mời chư vị nâng ly nhấm thử mùi rượu “quốc hồn, quốc túy” của
Việt Nam và cho biết cảm tưởng…”!
Ông chú họ của tôi háo hức nâng ly đưa ngang mũi: Ngửi..
ngửi…,và nếm thử… Cái vẻ mặt ngửi rượu của ông chú họ tôi lúc nầy nhìn
như… hơi… “ngu ngu, ngơ ngơ”…! Rồi bất thần ông ngửa cổ lên tọng cái ót
- cạn sạch trơn số rượu trong ly vô mồm – nuốt cái ực, nhướng nhướng
hai con mắt rồi há miệng khà một tiếng lớn…! – Quá ngon… quá thơm ngon!
Huynh nấu cái rượu chi mà nồng độ chẳng thua chi rượu Tây rứa hỉ? Mùi vị
còn thơm hơn, uống vô cái lưỡi, cái miệng ráo hoảnh, đã quá chừng! Bữa
ni uống không say không về! – Chú tôi nói một tràng như vậy cho nên tôi
khỏi cần “phát biểu” cứ uống và cũng thật là… quá đã!
Cha tôi uống rượu – nhâm nhi từ từ chứ không như chú tôi
– chú là người lính nên ăn uống nhanh lẹ, nói năng cũng ào ào. Vậy chứ
trước mặt cha tôi chú lúc nào cũng: “Ngây thơ trong trắng, em chả biết
chi”. Dù lớn tuổi nhưng chưa lập gia đình vẫn còn là “con nít” mà. Cha
tôi chưa cho biết cách chế biến rượu của ông. Ông nhìn chúng tôi đồng
thời nheo nheo con mắt phải – hất hất cái đầu qua cái bàn ăn kế bên…Thì
ra nãy giờ lo chuyện uống rượu quên nhìn “phong cách” ăn mì quảng của
mấy cô em gái. Mấy cô – cô nào, cô nấy đều cúi đầu ngoáy ngoáy đôi đũa;
miệng nhai ngoàm ngoàm… húp sột sột, hít hà… Mồ hôi, mồ kê rươm rướm
đọng từng giọt trên trán, trên tóc mai, trên sống mũi, còn trên đôi môi
dính dầu trơn bóng, mướt mượt… Cha tôi nghiêng đầu nói nho nhỏ: – Nhìn
con gái xứ Quảng Nam ăn mì quảng thoải mái kiểu ni chắc…ế chồng chứ
chẳng chơi…! – Ba người đàn ông chúng tôi cười vang…! Mẹ tôi nghe được
nên bà nói: – Ế ế cái chi mà ế! Ăn khỏe như vậy mới thể hiện ra cái tinh
thần “Ngũ Phụng Tề Phi” chứ! Bà nguýt cha tôi một cái rồi cười nói: – ”
Coi tui có ế chi mô hè!”. Cha tôi nói nhỏ: -” Mẹ con nói tinh thần Ngũ
Phụng Tề Phi là mượn cái chuyện trong câu thơ đối “…Giai do… ” của bà
Đoàn Thị Điểm đó mà – con hiểu không hử? – cái “vũ khí” nớ của phụ nữ
thiêng liêng và mạnh ghê lắm…!” Tôi cười và thầm phục tài cha rất nhạy
bén hiểu ra được cái ý nghĩa thâm thúy ẩn chứa trong câu nói của mẹ tôi.
Tôi phụ mẹ bưng ba tô mì ngút khói lên bàn và bắt đầu “chiến đấu” như
mấy cô em gái thân yêu của tôi.
Cha chưa cho con và chú biết cách chế biến rượu? – Tôi hỏi: Từ từ cha sẽ nói: ” Trong chín năm chống Pháp, quê mình ở Quảng Nam, sống dưới sự cai trị của Việt Minh. Đất ruộng đều gom vào “Tập đoàn” để sản xuất tập thể. Hằng ngày hễ nghe tiếng kẻng là bà con từng tổ vác cuốc ra đồng – làm ầu ơ ví dầu – đúng giờ nghe kẻng thì trở về nhà chẳng có ai có trách nhiệm gì hết. Thiên tai hạn hán mấy năm, lúa cháy đứng khô ngoài đồng, ruộng nứt nẻ da qui – dân tình quá đói khổ. “Tập Đoàn Sản Xuất” tan rã – mạnh ai nấy chạy tứ phương kiếm sống. Nhà mình, cũng may nhờ có ông cậu bốn – em của mẹ con ở ngoài Duy Xuyên đem gạo mắm vào giúp đỡ
Cha chưa cho con và chú biết cách chế biến rượu? – Tôi hỏi: Từ từ cha sẽ nói: ” Trong chín năm chống Pháp, quê mình ở Quảng Nam, sống dưới sự cai trị của Việt Minh. Đất ruộng đều gom vào “Tập đoàn” để sản xuất tập thể. Hằng ngày hễ nghe tiếng kẻng là bà con từng tổ vác cuốc ra đồng – làm ầu ơ ví dầu – đúng giờ nghe kẻng thì trở về nhà chẳng có ai có trách nhiệm gì hết. Thiên tai hạn hán mấy năm, lúa cháy đứng khô ngoài đồng, ruộng nứt nẻ da qui – dân tình quá đói khổ. “Tập Đoàn Sản Xuất” tan rã – mạnh ai nấy chạy tứ phương kiếm sống. Nhà mình, cũng may nhờ có ông cậu bốn – em của mẹ con ở ngoài Duy Xuyên đem gạo mắm vào giúp đỡ
Một bữa trong nhà không còn gì để ăn, mẹ con đi dệt thuê
ở lại nhà người ta. Cha qua nhà người quen mượn đỡ một lon sữa bò hột
mít đã xay nhỏ về ăn kèm với rau lang luộc chấm muối. Một tháng sau cha
lên Trung Phước, Đèo Le mua tre về đan lờ bán, và cũng mua hột mít về để
ăn và trả nợ. Nhà không có cối để xay hột mít, còn bên nhà người quen
ngày nào cũng sai con qua đòi nợ hột mít, mắng vốn…! Cha nghĩ đơn giản
là – mình mượn một lon hột mít đã xay, nay mình trả gấp đôi thành hai
lon hột mít chưa xay là công bằng. Cha vội đong hai lon sữa bò đầy vun
lên có ngọn đem qua trả và nói rõ lý do là nhà không có cối xay, đồng
thời cảm ơn! Người chồng vui vẻ và đồng ý nhận. Lúc đó người vợ đi làm
không có ở nhà
Khoảng hai ngày sau chị vợ đứng bên nhà chủi cha như tát nước: Rằng cha là người – vô ân bội nghĩa… Lúc đói biết chạy qua mượn hột mít đã xay sẵn đem về ăn, nay lại trả bằng hột mít chưa xay – làm như vậy là không công bằng dù trả gấp đôi. Bà chửi liên tục đâu bốn năm ngày. Đợi người ta bớt nóng, cha đem qua một lon hột mít nữa và xin lỗi bà nhưng bà không chịu lấy và cũng không chửi. Bây giờ thì lon hột mít không đáng là bao. Nhưng lúc đó ai cũng đói – đói cả làng, cả nước đói – thì nó quý biết bao! Quý hơn vàng – lúc đó ai có vàng cũng không thể đổi lương thực được. Lon hột mít như một vị “cứu tinh” cho mấy cha con mình trong lúc đói rã ruột. Bà ấy chửi cha là vô ân bội nghĩa không sai chút nào. Bà ấy chửi quá đúng. Bà ấy muốn nói đến cái cứu tinh trong lúc đó! “không có lon hột mít của tao tụi bay sẽ chết, con của bay sẽ chết! Sau nầy dù tụi bay có giàu có cũng không thể nào mua được cái lon hột mít đó đâu…”. Cha thầm cảm ơn người phụ nữ đã cho cha một bài học vô cùng quý báu và cha nhớ suốt đời. Ngày đi lên mảnh đất Cao nguyên Trung Phần nầy – nhìn đất đỏ tươi tốt là cha nghĩ ngay đến chuyện trồng một cây mít để nhớ lại câu chuyện xưa và cũng để nhớ… người phụ nữ đã “chủi cha – mà trong tiếng chửi mang rất nhiều ý nghĩa!”. Sở dĩ cha không nói ra cho các con hiểu là vì không có một dịp thuận tiện. Nay các con đã lớn thì cha còn dấu làm chi nữa. Còn cách trồng mít thì cha đã làm như ri:
Cha nhờ mẹ con đi chợ mua hai trái mít chín cây. Một trái mít ráo và một trái mít ướt. Trái mít phải mập mọp, da căng không có eo, gai lớn. Đem về ăn, hột để ra riêng. Chọn hai hột tròn, lớn – mít ướt và mít khô, đem ươm chung cho lên mầm trong bịch làm bằng bẹ chuối. Trong thời gian chờ hột mít lên mầm. Cha đào một cái hố bên hông nhà. Sở dĩ trồng bên hông nhà là để lấy bóng mát hơn nữa cây trồng gần nhà thường ít sâu bệnh vì có khói bếp và thân thiện gần gũi. Hố đào sâu chừng một thước tây rộng cũng một thước tây vuông vứt. Đổ phân chuồng, phân tro sau khi đã ủ cho mục xuống đầy hố. Trên mặt phủ lớp đất cũng ngào với phân, xong tưới nước để đó. Khi cây mít ươm trong bẹ chuối cao khoảng ba tất, cha xoắn hai cây mít con lại như bện dây thừng, dùng một đoạn chỉ may buộc lại cho khỏi bung ra. Sau đó tách bẹ chối bao bên ngoài ra rồi đem trồng trực tiếp xuống cái hố đã chuẩn bị sẵn. Nên nhớ cây mít là loài có mủ trắng như cao su, chịu hạn – không ưa ủng thủy, nếu tưới nhiều sẽ chết cây. Ngay cả những cây mít trưởng thành khi bị ủng thủy lâu ngày cũng sẽ chết. Khi thấy cây mít lên cao độ chừng sáu tất. Lúc nầy hai cây mít đã xà nẹo với nhau cứng ngắt rồi. Cha bắt đầu cạo nhè lớp da bên ngoài gần chỗ xoắn xà nẹo – gần đọt, mủ chảy ra lâu ngày tạo thành cái bướu, liền da với nhau và tạo một cái cháng hai. Khi mít cao ngang đầu thì nhớ bấm đọt cho cây trổ nhiều nhánh ngang – cho nhiều trái. Còn để cây mít lên cao bốn năm thước thì trái lại ít vả lại khó hái.
Khoảng hai ngày sau chị vợ đứng bên nhà chủi cha như tát nước: Rằng cha là người – vô ân bội nghĩa… Lúc đói biết chạy qua mượn hột mít đã xay sẵn đem về ăn, nay lại trả bằng hột mít chưa xay – làm như vậy là không công bằng dù trả gấp đôi. Bà chửi liên tục đâu bốn năm ngày. Đợi người ta bớt nóng, cha đem qua một lon hột mít nữa và xin lỗi bà nhưng bà không chịu lấy và cũng không chửi. Bây giờ thì lon hột mít không đáng là bao. Nhưng lúc đó ai cũng đói – đói cả làng, cả nước đói – thì nó quý biết bao! Quý hơn vàng – lúc đó ai có vàng cũng không thể đổi lương thực được. Lon hột mít như một vị “cứu tinh” cho mấy cha con mình trong lúc đói rã ruột. Bà ấy chửi cha là vô ân bội nghĩa không sai chút nào. Bà ấy chửi quá đúng. Bà ấy muốn nói đến cái cứu tinh trong lúc đó! “không có lon hột mít của tao tụi bay sẽ chết, con của bay sẽ chết! Sau nầy dù tụi bay có giàu có cũng không thể nào mua được cái lon hột mít đó đâu…”. Cha thầm cảm ơn người phụ nữ đã cho cha một bài học vô cùng quý báu và cha nhớ suốt đời. Ngày đi lên mảnh đất Cao nguyên Trung Phần nầy – nhìn đất đỏ tươi tốt là cha nghĩ ngay đến chuyện trồng một cây mít để nhớ lại câu chuyện xưa và cũng để nhớ… người phụ nữ đã “chủi cha – mà trong tiếng chửi mang rất nhiều ý nghĩa!”. Sở dĩ cha không nói ra cho các con hiểu là vì không có một dịp thuận tiện. Nay các con đã lớn thì cha còn dấu làm chi nữa. Còn cách trồng mít thì cha đã làm như ri:
Cha nhờ mẹ con đi chợ mua hai trái mít chín cây. Một trái mít ráo và một trái mít ướt. Trái mít phải mập mọp, da căng không có eo, gai lớn. Đem về ăn, hột để ra riêng. Chọn hai hột tròn, lớn – mít ướt và mít khô, đem ươm chung cho lên mầm trong bịch làm bằng bẹ chuối. Trong thời gian chờ hột mít lên mầm. Cha đào một cái hố bên hông nhà. Sở dĩ trồng bên hông nhà là để lấy bóng mát hơn nữa cây trồng gần nhà thường ít sâu bệnh vì có khói bếp và thân thiện gần gũi. Hố đào sâu chừng một thước tây rộng cũng một thước tây vuông vứt. Đổ phân chuồng, phân tro sau khi đã ủ cho mục xuống đầy hố. Trên mặt phủ lớp đất cũng ngào với phân, xong tưới nước để đó. Khi cây mít ươm trong bẹ chuối cao khoảng ba tất, cha xoắn hai cây mít con lại như bện dây thừng, dùng một đoạn chỉ may buộc lại cho khỏi bung ra. Sau đó tách bẹ chối bao bên ngoài ra rồi đem trồng trực tiếp xuống cái hố đã chuẩn bị sẵn. Nên nhớ cây mít là loài có mủ trắng như cao su, chịu hạn – không ưa ủng thủy, nếu tưới nhiều sẽ chết cây. Ngay cả những cây mít trưởng thành khi bị ủng thủy lâu ngày cũng sẽ chết. Khi thấy cây mít lên cao độ chừng sáu tất. Lúc nầy hai cây mít đã xà nẹo với nhau cứng ngắt rồi. Cha bắt đầu cạo nhè lớp da bên ngoài gần chỗ xoắn xà nẹo – gần đọt, mủ chảy ra lâu ngày tạo thành cái bướu, liền da với nhau và tạo một cái cháng hai. Khi mít cao ngang đầu thì nhớ bấm đọt cho cây trổ nhiều nhánh ngang – cho nhiều trái. Còn để cây mít lên cao bốn năm thước thì trái lại ít vả lại khó hái.
*****
Tản mạn của Trang Y Hạ
Như vậy, chuyện bí mật một cây mít mà cho ra hai thứ –
mít ướt và mít ráo – đã được bật mí… Còn chuyện cha đặc biệt quan tâm
chăm sóc cây mít để có kết quả như ngày hôm nay. Ngoài nguyên nhân cha
đã kể, còn có một lý do khác đó là – tính kinh tế của cây mít. Cây mít
không những cho trái để làm đủ các món ăn mà bất luận sang hay nghèo đều
thích. Gỗ mít cũng là loại “danh mộc” dùng để làm sườn nhà và đóng các
đồ gia dụng như bàn tủ ghế trang trí trong nhà… Lá mít cũng có công dụng
riêng của nó. Như làm thuốc lợi sữa, chữa mụn nhọt… Ở quê Miền Trung
nhà nào cũng làm khoai lang chà phơi khô để dành… Mỗi khi ăn rưới nước
vào cho mềm, dùng lá mít xúc ăn rất là tiện lợi thay vì phải dùng muỗng
mỗi khi đem ra đồng rất bất tiện. Nghe đâu mấy ông thầy thuốc nói trong
cây mít bất cứ bộ phận nào cũng dùng để làm thuốc trị bệnh cho con
người nữa đó…! Rượu mà con và chú con uống – đó chính là rượu mít. Muốn
làm rượu mít, trước hết phải chọn một trái mít ráo chín trên cây. Hái
xuống xẻ ra bóc lấy múi. Dùng dao mổ dọc múi mít, số lượng chừng ba chục
cái múi mít là đủ ngâm cho năm lít rượu. Rượu gạo hoặc nếp cũng được
nhưng ít nhất là phải đạt trên bốn mươi độ. Múi mít phủ vải mùng đem
phơi thật khô rồi đem sao vàng hạ thổ. Cạo loại bỏ những chỗ bị cháy
đen. Sau đó xếp vô hủ sành và đổ rượu cao độ vào. Nếu ngâm bằng múi mít
thì rượu sẽ có màu vàng hơi sậm. Để rượu có màu hổ phách như rượu
“Johnny Worker” hay “X.O”… Thì phải thêm một công đoạn nữa. Dùng hột
chuối hột sau khi đã chà bỏ sạch các sớ cơm bao chung quanh hột. Đem
phơi khô, cũng đem sao thật vàng, đừng để cháy, không cần hạ thổ. Bọc
hết vô miếng vải mỏng cột chặt miệng, đem bỏ vô hủ sành ngâm chung với
múi mít. Tốt nhất là đào lỗ chôn dưới đất nhằm giảm bớt oxy. Ngâm càng
lâu càng tốt, nhưng tối thiểu cũng phải được ba tháng trở lên rượu mới
ngon. Hột chuối hột có chất tanin – chát, nên khi uống vào có cảm giác
như miệng lưỡi khô queo! Nghe nói hột chuối hột có tác dụng trị đau lưng
– không biết có đúng không? Khi khui hầm rượu lên, dùng vải mỏng lọc
lại một lần nữa trước khi vô chai. Tìm mua những vỏ chai rượu ngoại để
đựng trông cho đẹp. Công nghệ chế biến rượu của cha trình bày tới đây là
chấm dứt.”
Năm 1970, thằng em trai út của tôi mới biết đi chập
chững. Trời cao Nguyên những tháng mùa đông buổi sáng sương mù lạnh
cóng. Thằng em của tôi làm kinh run rẫy té vô bếp lửa bị phỏng nặng.
Chữa trị nhiều nơi nhưng vẫn không thuyên giảm. Ông Mục Sư ở nhà thờ Tin
Lành gần nhà giới thiệu ra chiếc tàu bịnh viện nổi tên – “Hope” của
nước Cộng Hòa Liên Bang Đức, đang đậu ngoài khơi biển đông để chữa trị…
Hơn một năm sau bệnh phỏng của thằng em tôi mới lành! Ông Mục Sư nầy là
người Anh Quốc, có vợ người Việt Nam, làm nghề dạy học, và hai người có
với nhau tám đứa con. (Ông mục sư nầy làm đúng theo lời Chúa: “Các con
hãy sinh sôi cho đầy mặt đất…”). Ông nói tiếng Việt khá nhuyễn! Để tỏ
lòng biết ơn, cha bảo tôi mời vợ chồng ông Mục Sư qua nhà ăn một bữa –
mì quảng và uống rượu Mít.
Bữa ăn do mẹ tôi nấu. Ngoài mì quảng ra còn có thêm ba
bốn món khác, trông rất là thịnh soạn. Bà vợ ông mục sư vừa ăn vừa khen
tài nấu ăn của mẹ tôi… Còn ông mục sư thì khen nức nở… – Rượu quá ngon!
Và hỏi rượu nầy của Tây hay của Việt Nam? Ở đâu có bán loại rượu nầy?
Ông uống cạn hai ba ly một lúc (uống rượu như tây mà!). Liếc nhìn thấy
ông bà ăn uống ngon miệng và khen thật tình. Cha tôi cười cười và chêm
thêm rượu cho ông mục sư uống chứ không nói chi. Thấy vậy tôi bắt đầu
“nổ” rùm trời…!
Thưa ông, rượu nầy là rượu quốc hồn, quốc túy của người
Việt Nam chúng tôi. Đã có từ hơn bốn ngàn năm nay. Rượu được ủ bởi men
thực vật và ngũ cốc. Còn cách nấu rượu cũng như pha chế cho thêm hương
vị đậm đà là do đặc tính thổ nhưỡng cũng như nguồn nước của mỗi địa
phương, vùng miền mà sản xuất ra nhiều loại rượu nỗi tiếng – như ở miền
Nam có rượu: Gò Đen. Miền Trung vùng Bình Định có rượu Bàu Đá. Thừa
Thiên Huế có rượu Kim Long. Miền Bắc có rượu Mơ, rượu Tăm… Còn rất nhiều
tên rượu nhưng tôi không nhớ hết nổi. Kể từ khi người Pháp xâm lăng đất
nước chúng tôi. Họ rất khoái uống rượu của chúng tôi. Họ chở rượu của
chúng tôi về bán bên Pháp và Châu âu. Giới kinh doanh rượu của Pháp cay
cú nên mới nhờ chính quyền thuộc địa Pháp cấm dân Việt chúng tôi không
được nấu rượu. Họ bắt dân Việt chúng tôi phải uống rượu “Xi Ca” của các
công ty rượu của người Pháp, ai lén nấu rượu sẽ bị bắt, tịch thu tang
chứng, bỏ tù… Nhưng người Việt chúng tôi không sợ nên lén đem ra đồng
nấu. Nghe báo động có quân Pháp đi lùng… thì tắt lửa, khiêng dụng cụ nấu
rượu dấu vô trong bụi cỏ đế. Như vậy thời Pháp thuộc, rượu của chúng
tôi tạm gọi chung là rượu đế – đế có nghĩa là rượu dấu trong bụi cỏ đế!
Sau nầy nghe nói ở ngoài miền Bắc cũng cấm nấu rượu; vì để dành gạo cho
Bộ Đội ăn no, chân cứng… để xẻ dọc dãy Trường Sơn đi vô miền Nam đánh
Mỹ. Nhưng cũng có nơi lén nấu và gọi là rượu “quốc lủi” – quốc lủi có
nghĩa là trốn nhà nước đó mà…!
Chúng tôi vừa ăn, vừa uống vui vẻ… Mọi người đều lắng
nghe tôi nói tiếp. Còn rượu mà ông mục sư đang uống bây giờ – có tên gọi
là rượu Mít. Công thức chế biến rượu mít được truyền từ nhiều đời của
giòng họ nhà tôi. Hiện nay cha tôi đang nắm giữ bí quyết. Cha tôi chưa
truyền lại cho tôi…! Muốn chế biến rượu mít phải tự trồng cây mít thì
rượu mới đậm đà hương vị. Tôi nói đến đây – ông mục sư chặn lời – khen
nức nở… “quả là công phu… ước chi tôi còn được thưởng thức thêm vài
lần!”. Cha tôi nói: “Tý nữa tôi biếu ông mục sư hai chai đem về để dành
mà uống, khi nào hết tôi sẽ đưa sang thêm”. Tan tiệc cha chú tôi tiễn vợ
chồng ông mục sư ra về. Mẹ tôi sai em gái lớn của tôi xách một giỏ thức
ăn và hai chai rượu mít đi theo để cho mấy đứa con của ông bà mục sư
ngóng trông ở bên nhà. Khi tất cả quay vô bàn, ngồi xuống – chú tôi mới
nói: “Thằng nhóc bữa ni mi nói thật là hay”! Còn cha tôi chỉ cười cười.
Còn mẹ tôi thì cũng cười nhưng nói kháy: Con mèo nhà mình nó khen đuôi
nó dài thêm ra…”.
Cha và chú tôi không còn sống trên cõi đời; cây mít cũng
héo tàn; còn lại mẹ tôi tuổi đời đã trên chín mươi hai – mắt mờ, tai
lãng! Mẹ tôi không còn đủ sức đâu mà nấu mì quảng cho tôi ăn, và cũng
không còn đủ sức đâu mà làm những món mít hấp dẫn như ngày nào! Tha
hương nơi xứ người trong lòng tôi buồn vời vợi…
Con xa chốn cũ đã lâu
thèm tô mì… đến bạc đầu khó quên
lục bình cứ mãi lênh đênh
nhớ quê mây trắng buồn tênh xứ người!
Con xa chốn cũ đã lâu
thèm tô mì… đến bạc đầu khó quên
lục bình cứ mãi lênh đênh
nhớ quê mây trắng buồn tênh xứ người!
Về Quê Em Phi Nhung & Mạnh Quỳnh
Phân biệt cây Sa Kê và Mít Nài
Cây Mít Nài và cây Sa Kê cùng thuộc họ Dâu tằm, một vài thông tin
dưới đây sẽ cho ta những hiểu biết khái quát về 2 cây cùng họ này
Trong
dân gian, trái cây Sa Kê là một loại rau quả dùng chế biến thức ăn , lá
cây Sa Kê là vị thuốc nam để chữa bệnh. Trong thực tế, nếu không để ý,
chúng ta sẽ có sự nhầm lẫn giữa trái của cây Sa Kê và trái của cây Mít
Nài, vài thông tin dưới đây sẽ cho ta những hiểu biết khái quát về 2
cây cùng họ này
Lá và trái cây Sa Kê
Cây Sa Kê có tên khoa học là Artocarpus altilis Forb thuộc họ Dâu tằm
( Moraceae), có xuất xứ từ nước Malaysia, được du nhập về Việt Nam
trồng làm cây cảnh do có tán lá đẹp. Cây Sa Kê có hai loại là cây cho
trái có hạt và cây cho trái không hạt ( có người gọi đây là cây Bánh
mì), người ta thường sử dụng trái Sa Kê không hạt để chế biến thức ăn
như chiên giòn hay nấu chè làm bánh có vị rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Người dân Malaysia xem trái Sa Kê không hạt như là một loại trái cây
cung cấp tinh bột trong bữa ăn hàng ngày.
Cây Mít Nài có tên khoa học là Artocarpus rigidus cũng thuộc họ Dâu
tằm, cây Mít Nài có nguồn gốc cây rừng Việt Nam. Cây Mít Nài hình dạng
cây gỗ lớn cao từ 15-20m và lá thì trông giống cây Mít thường gặp ,
nhưng trái Mít Nài thì nhỏ cỡ quả trứng ngỗng ( đường kính quả từ 6-7
cm), có gai nhô cao, hột to cỡ 12 x 8 mm.
Trái cây Sa kê không hạt
Cây Sa kê có trái không hạt được nhân giống bằng phương pháp chiết
cành ( Đường kính gốc 4-5 cm, cao 0,8-1,2m), được ưa chuộng trong việc
dùng trồng trang trí cây bóng mát sân vườn.
Còn cây Sa Kê cho trái có hạt thì nhân giống dễ dàng bằng cách gieo hạt nên cây giống có kích thước nhỏ ( Đường kính gốc từ 1-2 cm, cao 0,6- 0,8 cm).
Cây Sa Kê sinh trưởng và cho quả tốt trong điều kiện đất thịt tơi xốp và nhiều dinh dưỡng, nhưng cũng có khả năng thích nghi rộng có thể trồng được trên đất nhiễm phèn, đất cát pha…nói chung cây Sa Kê hầu như có thể trồng trên cả nước Việt Nam.
Còn cây Sa Kê cho trái có hạt thì nhân giống dễ dàng bằng cách gieo hạt nên cây giống có kích thước nhỏ ( Đường kính gốc từ 1-2 cm, cao 0,6- 0,8 cm).
Cây Sa Kê sinh trưởng và cho quả tốt trong điều kiện đất thịt tơi xốp và nhiều dinh dưỡng, nhưng cũng có khả năng thích nghi rộng có thể trồng được trên đất nhiễm phèn, đất cát pha…nói chung cây Sa Kê hầu như có thể trồng trên cả nước Việt Nam.
SƯU TẦM