Tri âm
Cứ đi tìm hết trong cõi mộng,
Dạo khúc Phượng cầu cho thiết tha....
Ắt rồi sẽ gặp tri âm
ấy,
Dẫu có phong ba lắm đoạn trường !
Khoảnh khắc tương phùng dù ngắn
ngủi,
Dư âm theo suốt cuộc đời ta.....
Chắt chiu kỷ niệm vào thương nhớ,
Hôi ngộ trong mơ vẫn bạn mà !!
NM
Mộng tri âm
Sống
trên đời, ai cũng cần có người hiểu mình thương mình. Muốn được hiểu
thương, muốn được cảm thông và chia sẻ là bản năng của con người. Vì
thế, biết bao người đã đi tìm cho mình những người bạn đầy đủ những
phẩm chất đó. Và người bạn ấy được gọi là tri âm, người hiểu được tiếng
lòng của mình qua lời nói và cử chỉ, người luôn biết lắng nghe, yêu
thương và giúp đở mình trong những lúc vui buồn; đồng thời là người biết
khuyến khích, tin tưởng, trung thành trong những lúc mình gặp khó khăn.
Người bạn như thế không phải dễ tìm và đôi khi cả cuộc đời mòn mỏi đi
tìm vẫn không gặp được người bạn lý tưởng xứng đáng gọi là tri âm. Thế
nên, ai đó đã nói rằng gian khổ cuộc đời không sợ, chỉ ngại trên đời
thiếu tri âm. Nơi đây người viết xin trình bày một khía cạnh về tri âm
là gì và làm thế nào để có thể tìm gặp người tri âm.
Tri là biết, là hiểu; âm là vọng, là
tiếng nói, lời tự sự của một con người sống trên mặt đất muốn làm cho
người biết và người cần được biết có một sự tương giao, tương duyên hợp
nhất với nhau nên gọi là tri âm. Tri âm đồng nghĩa với tri kỷ. Tri kỷ là
hiểu mình, mà tri âm là hiểu người. Tri âm và tri kỷ ghép lại chính là
hiểu mình hiểu người.
Vì sao cần kiếm tri âm ? Vì mình vốn chưa chưa hoàn hảo, còn có nhiều khiếm khuyết nên cần có đối tượng để hiểu, để đưa mình về tìm lại trạng thái chính mình. Nếu mình hiểu mình thì không còn gì để nói. Ngược lại, có người hiểu mình mới tuyệt diệu làm sao! mới phiêu, mới thốt nên lời thơ bất hủ: "Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm”*. Câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ là câu chuyện mang đậm tính nhân văn về một người chơi đàn tỳ bà điêu luyện và một người nghe đàn sành điệu. Khi Bá Nha khảy lên những nốt nhạc có ý diễn tả về núi cao, Tử Kỳ nói: “Tôi thấy núi cao trước mắt “. Khi Bá Nha đánh đàn, lòng nghĩ về sông, Tử Kỳ nói:” Tiếng đàn mạnh mẽ, cuồn cuộn như nước chảy”. Nhưng chẳng bao lâu Tử Kỳ ngã bệnh rồi chết, Bá Nha cũng cắt đứt đoạn tuyệt dây đàn, vì biết rằng ở thế gian sẽ không còn ai có khả năng thấu hiểu tiếng đàn của mình như Tử Kỳ. Bởi lẽ đó, sự cắt đứt dây đàn tỳ bà là dấu hiệu của tình bạn tri âm.
Tri âm người đã đi rồi
Tỳ bà ứa lệ gãy đôi cây đàn
Tri âm, một đêm trăng sáng, đêm sơ ngộ gặp nhau chỉ một lần để rồi hiểu nhau, quen nhau phút chốc lại ngậm ngùi xa nhau mà mãi không bao giờ quên được nhau.“ Người ơi gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay chăng?” duyên gì là duyên gì đây? Người ơi! Tri âm ơi! Cố nhân ơi!
“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết cho ai, ai biết mà đưa”.
Thư từ chữ viết là sự chắp nối mốc xích ý nghĩ ngôn ngữ, một khi viết tất phải có đối tượng để truyền tải tâm tình mình, tri âm không còn thì biết tâm tình, tự sự với ai đây.
Nguyễn Khuyến đã hỏi chính mình khi tiễn chân người bạn tri âm về chốn thiên cổ.
“Bác Dương nay đã đi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”.
Nhà nho viết văn, viết thư dễ như kiếm khách múa quyền, như lữ khách cưỡi ngựa xem hoa. Nhưng cái khó khăn của nhà nho là luôn xem trọng, đặt tình bạn, tình tri âm lên hàng thượng phẩm. Cho nên viết tâm tình của mình mà không có bạn tri âm để đọc, để liễu tri thì ý nghĩ tâm tình viết trở thành phế tích không hồn, “Viết cho ai, ai biết mà đưa”. Bài thơ trích “ Khóc dương khuê” trên quả là toàn bích. Tam Nguyên Yên Đổ làm bài thơ này không phải để mua vui, khoe tài với bàn dân thiên hạ, mà là lời ký thác gửi cố nhân. Nên từ câu một đến câu bốn không câu nào mà không ý vị. Cao thâm nhất có lẽ nằm ở câu trạng và câu kết mà thôi.
“Không mua không phải không tiền không mua…
Viết cho ai, ai biết mà đưa”.
Quả nặng tình, nặng nghĩa tri âm, vừa sâu sắc kín đáo, vừa già dặn, càng đọc càng rung cảm xao xuyến khôn xiết tâm hồn.
“ Thà rằng không quen thì thôi.
Quen rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng buồn”.
Cái duyên trời cho gặp nhau, âu bởi tầng số tâm giao hợp tình hợp nết với nhau. Thông thường chỉ để gặp mặt im lặng và nhìn nhau thì đủ thấy vui, vắng mặt nhau thì thấy nhớ. Vui thì cùng vui chung, buồn thì cùng buồn chung mà thế gian hay dùng từ:"đồng cam cộng khổ” hay “Đồng thanh tương ướng, đồng khí tương cầu”. Hai nữa tâm hồn hiểu nhau thì dù sống riêng biệt cách xa ngàn vạn dặm, người thành thị kẻ sơn khê nhưng mỗi lần có dịp nhớ tới nhau thì tâm hồn thường thấy ấm cúng, thấy mình không cô quạnh, lẻ loi tí nào.
Giới thi nhân ẩn sĩ có cốt cách sống thanh cao, thiền vị, không thích dao du phóng túng. Họ không có nhiều bạn như giới nghệ sĩ nhưng họ có vài ba tri âm tâm đắc. Giao tiếp nhiều chỉ làm rối lòng ẩn sĩ, trong lúc thi nhân ẩn sĩ đang muốn từ bỏ tất cả để đi tìm sự bình an ở cõi lòng. Dẫu biết cô đơn là niềm đau khổ lớn nhất của thi nhân ẩn sĩ nhưng thi nhân đừng bao giờ sợ cô đơn bởi trong mình luôn có tri âm đang dõi theo bước chân của mình, có hàng ngàn vạn con mắt Phật, Bồ tát nhìn thấu mình. Và rằng, cô đơn trong cuộc sống xa cách là lẽ vô thường, buồn vui, thương nhớ cũng là vô thường.
Tiếng nói đôi khi cũng chỉ là lời nói. Trên tất cả thông giao ngôn ngữ, sự im lặng là tuyệt đỉnh tự do ý nghĩ tri âm. Vì sao cần kiếm tri âm ? Vì mình vốn chưa chưa hoàn hảo, còn có nhiều khiếm khuyết nên cần có đối tượng để hiểu, để đưa mình về tìm lại trạng thái chính mình. Nếu mình hiểu mình thì không còn gì để nói. Ngược lại, có người hiểu mình mới tuyệt diệu làm sao! mới phiêu, mới thốt nên lời thơ bất hủ: "Trần gian lỡ đọa ta không tiếc, chỉ tiếc trên trần thiếu tri âm”*. Câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ là câu chuyện mang đậm tính nhân văn về một người chơi đàn tỳ bà điêu luyện và một người nghe đàn sành điệu. Khi Bá Nha khảy lên những nốt nhạc có ý diễn tả về núi cao, Tử Kỳ nói: “Tôi thấy núi cao trước mắt “. Khi Bá Nha đánh đàn, lòng nghĩ về sông, Tử Kỳ nói:” Tiếng đàn mạnh mẽ, cuồn cuộn như nước chảy”. Nhưng chẳng bao lâu Tử Kỳ ngã bệnh rồi chết, Bá Nha cũng cắt đứt đoạn tuyệt dây đàn, vì biết rằng ở thế gian sẽ không còn ai có khả năng thấu hiểu tiếng đàn của mình như Tử Kỳ. Bởi lẽ đó, sự cắt đứt dây đàn tỳ bà là dấu hiệu của tình bạn tri âm.
Tri âm người đã đi rồi
Tỳ bà ứa lệ gãy đôi cây đàn
Tri âm, một đêm trăng sáng, đêm sơ ngộ gặp nhau chỉ một lần để rồi hiểu nhau, quen nhau phút chốc lại ngậm ngùi xa nhau mà mãi không bao giờ quên được nhau.“ Người ơi gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên gì hay chăng?” duyên gì là duyên gì đây? Người ơi! Tri âm ơi! Cố nhân ơi!
“Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết cho ai, ai biết mà đưa”.
Thư từ chữ viết là sự chắp nối mốc xích ý nghĩ ngôn ngữ, một khi viết tất phải có đối tượng để truyền tải tâm tình mình, tri âm không còn thì biết tâm tình, tự sự với ai đây.
Nguyễn Khuyến đã hỏi chính mình khi tiễn chân người bạn tri âm về chốn thiên cổ.
“Bác Dương nay đã đi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”.
Nhà nho viết văn, viết thư dễ như kiếm khách múa quyền, như lữ khách cưỡi ngựa xem hoa. Nhưng cái khó khăn của nhà nho là luôn xem trọng, đặt tình bạn, tình tri âm lên hàng thượng phẩm. Cho nên viết tâm tình của mình mà không có bạn tri âm để đọc, để liễu tri thì ý nghĩ tâm tình viết trở thành phế tích không hồn, “Viết cho ai, ai biết mà đưa”. Bài thơ trích “ Khóc dương khuê” trên quả là toàn bích. Tam Nguyên Yên Đổ làm bài thơ này không phải để mua vui, khoe tài với bàn dân thiên hạ, mà là lời ký thác gửi cố nhân. Nên từ câu một đến câu bốn không câu nào mà không ý vị. Cao thâm nhất có lẽ nằm ở câu trạng và câu kết mà thôi.
“Không mua không phải không tiền không mua…
Viết cho ai, ai biết mà đưa”.
Quả nặng tình, nặng nghĩa tri âm, vừa sâu sắc kín đáo, vừa già dặn, càng đọc càng rung cảm xao xuyến khôn xiết tâm hồn.
“ Thà rằng không quen thì thôi.
Quen rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng buồn”.
Cái duyên trời cho gặp nhau, âu bởi tầng số tâm giao hợp tình hợp nết với nhau. Thông thường chỉ để gặp mặt im lặng và nhìn nhau thì đủ thấy vui, vắng mặt nhau thì thấy nhớ. Vui thì cùng vui chung, buồn thì cùng buồn chung mà thế gian hay dùng từ:"đồng cam cộng khổ” hay “Đồng thanh tương ướng, đồng khí tương cầu”. Hai nữa tâm hồn hiểu nhau thì dù sống riêng biệt cách xa ngàn vạn dặm, người thành thị kẻ sơn khê nhưng mỗi lần có dịp nhớ tới nhau thì tâm hồn thường thấy ấm cúng, thấy mình không cô quạnh, lẻ loi tí nào.
Giới thi nhân ẩn sĩ có cốt cách sống thanh cao, thiền vị, không thích dao du phóng túng. Họ không có nhiều bạn như giới nghệ sĩ nhưng họ có vài ba tri âm tâm đắc. Giao tiếp nhiều chỉ làm rối lòng ẩn sĩ, trong lúc thi nhân ẩn sĩ đang muốn từ bỏ tất cả để đi tìm sự bình an ở cõi lòng. Dẫu biết cô đơn là niềm đau khổ lớn nhất của thi nhân ẩn sĩ nhưng thi nhân đừng bao giờ sợ cô đơn bởi trong mình luôn có tri âm đang dõi theo bước chân của mình, có hàng ngàn vạn con mắt Phật, Bồ tát nhìn thấu mình. Và rằng, cô đơn trong cuộc sống xa cách là lẽ vô thường, buồn vui, thương nhớ cũng là vô thường.
“Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nỗi
Chỉ có tri âm để lại đời”.
Tiền tài danh vọng đối với thi nhân ẩn sĩ chỉ là bọt nước phù du không mang lại lợi ích gì nhiều trong tư duy, suy tưởng sống. Nếu có chút đỉnh, tri âm đến không trà thì phải cà phê... cho nên suốt đời vẫn là nhà tranh vách đất, vui thú điền viên, nhàn cư ẩn dật không lo ở đời không có tri âm
Cho nên đi chơi chùa trên núi mà gặp được người tri âm ẩn sĩ vừa hiểu đời, hiểu đạo lại có tài biện luận ăn nói, pha trà ngồi uống đàm đạo thì vui thích không gì sánh bằng. Ngồi với tri âm ẩn sĩ và được tri âm tháo gỡ những khó khăn trong lòng ta, làm cho ta tìm được niềm vui trong nội tại thì hơn đọc một cuốn sách. Và cố nhiên tình bạn tri âm gặp nhau thông thường là những người có chí, có tài cũng là những người có tư tưởng lớn. Nếu đời người mà gặp được bạn tri âm như thế thì hạnh phúc vô cùng.
“ Đắc nhất tri âm, khả dĩ bất hận”.
‘( ở đời có được một người bạn tri âm thì không còn ân hận gì nữa).
Để gặp được người tri âm chúng ta phải biết mở lòng ra, vui vẻ đến với nhau trong cởi mở. Và tri âm là lẽ quay về hải đảo tự thân chính mình. Đừng bao giờ hỏi: Cuộc đời cô đơn có buồn không? Kết quả chỉ là phù phiếm mang tính tự kỷ. Hãy tập ngồi yên trong buổi sáng bình minh, ta sẽ có câu trả lời thích đáng.
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nỗi
Chỉ có tri âm để lại đời”.
Tiền tài danh vọng đối với thi nhân ẩn sĩ chỉ là bọt nước phù du không mang lại lợi ích gì nhiều trong tư duy, suy tưởng sống. Nếu có chút đỉnh, tri âm đến không trà thì phải cà phê... cho nên suốt đời vẫn là nhà tranh vách đất, vui thú điền viên, nhàn cư ẩn dật không lo ở đời không có tri âm
Cho nên đi chơi chùa trên núi mà gặp được người tri âm ẩn sĩ vừa hiểu đời, hiểu đạo lại có tài biện luận ăn nói, pha trà ngồi uống đàm đạo thì vui thích không gì sánh bằng. Ngồi với tri âm ẩn sĩ và được tri âm tháo gỡ những khó khăn trong lòng ta, làm cho ta tìm được niềm vui trong nội tại thì hơn đọc một cuốn sách. Và cố nhiên tình bạn tri âm gặp nhau thông thường là những người có chí, có tài cũng là những người có tư tưởng lớn. Nếu đời người mà gặp được bạn tri âm như thế thì hạnh phúc vô cùng.
“ Đắc nhất tri âm, khả dĩ bất hận”.
‘( ở đời có được một người bạn tri âm thì không còn ân hận gì nữa).
Để gặp được người tri âm chúng ta phải biết mở lòng ra, vui vẻ đến với nhau trong cởi mở. Và tri âm là lẽ quay về hải đảo tự thân chính mình. Đừng bao giờ hỏi: Cuộc đời cô đơn có buồn không? Kết quả chỉ là phù phiếm mang tính tự kỷ. Hãy tập ngồi yên trong buổi sáng bình minh, ta sẽ có câu trả lời thích đáng.
“ Nhãn tiền nhất tiếu giai tri kỷ
Tọa thượng toàn vô ngại mục nhân”.
( trước mắt cười cười đều là bạn tri kỷ
bên cạnh không có gì làm chướng mắt mình).
Tọa thượng toàn vô ngại mục nhân”.
( trước mắt cười cười đều là bạn tri kỷ
bên cạnh không có gì làm chướng mắt mình).
HỒNG BỐI
Kỷ Niệm Nào Buồn
Duyên nợ
Thương thân anh bén duyên mà không nợ,
Tỉnh nhỏ buồn em mặc cảm vu vơ..
Mặc cho anh mơ ước với trông chờ...
Sao lại nỡ theo thuyền sang bến khác ?
Kiếp thơ văn, kiếp cô đơn trầm mặc,
Anh âm thầm ôm ấp mối tình si...
Gặp lại nhau đôi ngã trót chia ly,
Em mặc cảm nên tình yêu tan vỡ !
Năm tháng qua tình cờ ta hội ngộ,
Nợ tình xưa xin gởi lại duyên em...
Hoa đã rơi hương còn thoảng bên thềm,
Trong tiếc nuối anh thấy đời vẫn đẹp !
Mặc cảm
Ngày
ấy không biết đã bao lâu rồi, lúc tôi còn ít tuổi. Tôi rất thích viết
tiểu thuyết và từ nhỏ tôi đã mơ sau này trở thành nhà văn danh tiếng,
còn danh tiếng để làm gì thì tôi không biết.
Các tác phẩm của tôi có lẽ hay lắm, hoặc ít nhất đối với tôi chúng cũng hay lắm, bởi vì “văn mình vợ người” , ai chẳng tự cho tác phẩm của mình là hay nhất ? Nhưng khi chúng được đăng phơ-ơ-tông trên các báo chí thì tôi thấy tôi … hạng bét. Chẳng ai nói đến, ngay cả những lời phê bình. Tôi vẫn là tôi không hơn không kém!
Thế rồi đùng một cái, tôi nhận được một bức thư của một độc giả ở Rạch Giá gửi tới tòa soạn, nét chữ đẹp như cắt để rõ bút hiệu của tôi thì các bạn bảo tôi không cảm động sao được ? Tôi hồi hộp mở ra coi, trong thư có đoạn viết :
“ Thành thật mà nói, Chi thấy anh viết hay lắm, rất hạp với Chi. Mỗi chiều xe về tới bến, người ta đưa báo đến các sạp, Chi phải mua ngay để đọc tiếp truyện của anh.
“ Tuần trước lên Sài Gòn Chi định tới tòa soạn gặp anh nhưng lại mắc cỡ. Anh thấy đó, Chi nhát chứ đâu có bạo như người ta?
“ Không hiểu tại sao Chi thích lối viết của anh ? Phải chăng vì những nhân vật nho nhỏ, dễ thương , không có âm mưu thâm độc hay tại Chi bắt gặp trong đó chính hình ảnh của mình, chính tâm hồn mình nên dễ thông cảm ? Có chăng , Chi sanh ra trong một gia đình tương đối đơn giản, êm ấm, chỉ khác một chút thế thôi”.
Và sau đó người con gái mà ngoài phong bì đề tên là Lan Chi viết tiếp :
Chi đánh bạo gởi thơ này đến anh với mục đích muốn khuyến khích anh, một cây bút trẻ có nhiều nhiệt huyết nhưng bi đời bỏ quên không ai nhắc đến. Anh hãy yên tâm tiếp tục sự nghiệp văn chương. Khi nào buồn vì sự lạnh nhạt thờ ơ của người đời thì hãy nghĩ rằng miền sông Hậu này anh có một người bạn, một người con gái luôn luôn thông cảm với anh, sẵn sàng chia xẻ niềm vui nỗi buồn với anh.
“Thôi thư đã dài, nhận được thư này mong anh trả lời Chi bằng thư riêng theo tên và địa chỉ đề ngoài phong bì. Chi muốn đọc thư riêng của anh, thiệt dài Chi mới bằng lòng. Anh coi Chi có ‘khó tánh’ không?
“Và bây giờ thì xin anh cho Chi được phép dừng bút, đón xe về tỉnh để coi tiếp truyện dài của anh. Thân ái kính chúc anh được nhiều may mắn, khỏe mạnh … như voi để viết tiểu thuyết cho Chi đọc. Bao giờ rảnh rang, có dịp về Kiêng Giang chơi, Chi sẵn sàng đón anh với cả tấm lòng”.
Thương nhiều
“Một người đồng điệu”
Ng T Lan Chi
Ôi chao ôi! chữ “thương” được gạch đi, thay bằng chữ “mến”: “mến nhiều”. Và câu cuối cùng nàng viết :”bao giờ anh rảnh rang, có dịp về Kiêng Giang chơi, Chi sẵn sàng đón anh với cả tấm lòng”. Tại sao nàng không dùng tiếng “xuống”: “ xuống Kiêng Giang chơi” mà lại dùng tiếng “về Kiên Giang chơi” , sâu sắc là ở chổ đó, làm như tôi là một người trong gia đình, đi xa trở lại “mái nhà xưa” chứ không phải là một người khách lạ tới thăm xã giao. Ôi, ôi, tôi chết mất, tôi cảm động. Tôi đọc đi đọc lại bức thư đó hàng chục lần đến nỗi nó nát bấy. Rồi đêm hôm ấy tôi thức thật khuya, viết một bức thư dài….mười hai trang. Như một tác phẩm, xé đi viết lại thật nhiều lượt cho đến khi thật vừa ý, sáng hôm sau đi học mới ghé qua bưu điện gởi bảo đảm cho nàng.
Từ những bức thư được gởi đi, tôi luôn khắc khoải trông chờ …
Xin các bạn đừng cười tôi lãng mạn, đa tình đa cảm. Tôi đã nói tôi là nhà văn hạng bét không hề được ai nhắc đến cơ mà ? Ôi, các ông thi sĩ thời tiền chiến ơi, dẫu thế nào chăng nữa các ông cũng có được một Vũ Ngọc Phan, một Hoài Thanh, Hoài Chân, một Trương Tửu để nói đến các ông, phê bình các ông. Đằng này tôi chẳng có ai hết . Tôi múa gậy vườn hoang, cô đơn, chẳng có thước đo, chẳng có những bậc thầy lão luyện chỉ bảo, chỉ mình mình biết lấy mình vậy thôi.
Ngoài ra tôi cũng nghĩ rằng người ta sống ở trên đời, sinh ra với hai bàn tay bé xíu, tiếng khóc oe oe. Rồi lớn dần lên, rồi làm việc, rồi già, rồi chết. Chết thì đem chôn, xong. Hết. Nhưng trong lúc sống và làm việc đó, mình có trí óc, mình có trái tim, mình có tình cảm. Trí óc để phân biệt điều tốt xấu, những điều đáng làm và những điều không đáng làm. Trái tim để biết yêu thương và chút tình cảm nhỏ bé để dành, cho nhau, trong nhau. Tôi làm việc, nghĩa là tôi đi học, năm thứ ba lên năm thứ tư đại học, vừa học vừa viết tiểu thuyết, muốn chết cha luôn. Có chăng, trái tim tôi ấm lại, tôi mơ thấy một người con gái ở tận Rạch Giá với cái tên Lan Chi nào đó rất đẹp và rất dịu hiền …
Hai tuần sau thì tôi nhận được thư hồi âm của nàng. Lần này Lan Chi của tôi viết dài hơn, tám trang, bốn tờ giấy mỏng, nét chữ vẫn đẹp như cắt, lời lẽ đậm đà hơn, tha thiết hơn, thân mật hơn.
Cứ thế thư đi thư về đều đặn gần hai năm trời. Tôi kể cho nàng nghe nhiều điều, nàng kể cho tôi nghe nhiều điều. Tôi nói rằng ít bữa nữa tốt nghiệp, được bổ dụng đi dạy tôi sẽ cố gắng xin về Rạch Giá và đến thăm nàng.
Lan Chi im lặng không viết cho tôi nữa. Trước khi im lặng nàng bảo rằng tôi mắc chuẩn bị lo thi cử, nên chú tâm vào việc học. Thôi rồi, con chim nhỏ bay đến nó lại bay đi, chỉ còn mình ta thôi, ta cứ bị đá lên đá xuống đau muốn chết. Thèm những nét chữ, thèm chiếc phong bì thơm mùi giấy.
Hè năm đó, thi xong tôi đánh điện tín xuống báo cho Lan Chi biết ngày tôi sẽ đi Rạch Giá, coi như nghỉ ngơi sau khi tốt nghiệp.
Tìm đến địa chỉ, một tiệm ảnh rất lớn ở đường Hàm Nghi, bà chị - tôi đoán là bà chị vì bà còn rất trẻ, rất mập, khá đẹp – cho biết Lan Chi về bên quê ngoại ở quận Sông Ông Đốc.
-Thưa chị cho em biết đường vô Sông Ông Đốc
-Không được đâu, nó dặn vô trỏng khó lắm, nhà ở trong đồng hổng kiếm được.
-Tại sao Lan Chi lại tránh mặt em ? nếu Lan Chi cho phép, cả cái quận Sông Ông Đốc đó em sẽ lặn lội không chỗ nào là không tìm ra.
Người chị nhíu mày có vẻ thương hại:
-Dữ vậy kia đấy. Bộ thương con nhỏ đó hả ?
-Em không biết nhưng em xuống đây với mục đích gặp Lan Chi.
-Hừ! kỳ cục. Chị hổng hiểu gì hết. Tại con nhỏ đó nó dặn chị nó vô Sông Ông Đốc xong có thể đi Cần Thơ, lên Cái Răng, Cái Tắc gì đó thăm mấy đứa bạn, chị không biết địa chỉ.
Năn nỉ thế nào cũng không được, có lẽ chị rất thành thật, cuối cùng tôi đành trở lại khách sạn, sáng hôm sau về sớm. Tôi thất vọng như anh chàng bị “bồ” đá. “Bồ” chứ không phải “bò” . Bồ đá mới đau, bò đá không đau và một thanh niên như tôi không mấy khi dại dột đứng gần con bò để bi nó đá. Tôi tự hỏi phải chăng Lan Chi xấu ỉnh, cái tên không giống với người nên … mắc cở, cố tình lánh mặt ? Hừ, xấu với đẹp thì ăn nhằm gì, tôi có công xuống cứ cho tôi gặp cái đã rồi sẽ tính sau có phải tốt hơn không ? Con gái ác lắm, toàn nghĩ theo cách nghĩ của mình mà chẳng thương ai cả.
Năm năm sau, tôi xuống Rạch Giá lần nữa. Lần này đi với mấy tên bạn xuống dự đám cưới một anh chàng thầy giáo ngày trước cùng học với chúng tôi suốt bốn năm trong đại học. Hắn dạy ở Rạch Giá, quê cũng ở Rạch Giá.
Chúng tôi được xếp ngồi cùng bàn với một phụ nữ rất đẹp. đứa con trai nhỏ của bà ta rất xinh.
Một người đàn bà đẹp thì đến bốn mươi tuổi vẫn cứ còn đẹp. Một nhà văn người miền Nam nói chuyện với tôi rằng, theo ông nghĩ, qua các tác phẩm hoặc các chứng minh lịch sử, chỉ những người "đàn bà" tức những người đã trên cái tuổi mười tám đôi mươi mới làm nghiêng ngửa ngai vàng của các ông vua, làm mất cơ nghiệp của người đàn ông chứ mấy cô gái mới lớn, mười sáu mười bảy tuổi, còn kêu chíp chíp thì không ăn nhằm gì. Người phụ nữ đẹp, lớn tuổi, nhan sắc đậm đà, ăn nói phải chăng, dễ làm say đắm lòng người ta hơn. " Thế bác bảo không có con gái đẹp thì làm gì có đàn bà đẹp? " - " A, cái đó lại là chuyện khác, không ăn nhập gì tới vấn đề này". Vâng, không ăn nhập gì tới vấn đề này nhung quả thật tôi thấy người đàn bà ngồi bên cạnh tôi rất đẹp. Tôi chưa từng gặp một người nào đẹp như vậy ngoại trừ trong các phim ảnh!
- Thưa! bé tên gì cơ ạ?
- Dạ, cháu tên Hoài Giang. Lê Nguyễn Hoài Giang. Ba cháu họ Lê còn tôi họ Nguyễn.
Thiếu phụ họ Nguyễn, quê ở Rạch Giá? Đứa bé lại tên Hoài Giang... Trời đất ơi! ruột tôi thắt lại vì hồi trước Hoài Giang chính là bút hiệu của tôi viết trên các báo.
Tôi tái mặt nhưng cố gượng cười, lắc đầu:
- Ông bà đặt tên em bé khéo quá. Ngày trước tôi cũng có người bạn làm nghề viết văn, bút hiệu Hoài Giang...
Thiếu phụ nhíu mày suy nghĩ:
- Thưa dường như ông ở Sài Gòn xuống dự đám cưới?
- Vâng.
- Chắc ông làm nghề dạy học, bạn với cậu Lộc?
- Vâng. Chúng tôi với "chú rể" ngày trước là bạn cùng lớp, học chung đại học sư phạm.
Người phụ nữ mỉm cười, ánh mắt rực rỡ như có điều gì bí ẩn:
- Cậu Lộc là cậu ruột tôi. Hồi nọ thỉnh thoảng cậu vẫn nói chuyện với tôi về ông.
"Nói chuyện với tôi về ông"? Trời đất ơi, vậy thì còn xa lại gì nữa? Cái thằng chó chết Lộc ngu xuẩn thật, tại sao nó cứ im như hạt thóc không cho biết nó là cậu ruột cô cháu gái xinh đẹp này?
- Người bạn ông trước học ở đâu? có phải ổng viết tiểu thuyết trên tờ TC không?
Tôi cay cú, làm mặt lạ:
- Dạ không, tôi không biết nhưng biết nó là một kẻ bất hạnh, đến trước mà chẳng được gì cả. Lỗi đâu phải tại nó? Nếu nó có lỗi tôi sẽ bảo nó đập đầu xuống đất chết quách đi cho rồi, không nên sống nữa.
Thiếu phụ cúi mặt, chớp mắt, giọng nói như cơn gió thoảng:
- Dạ, lỗi tại tôi, hổng phải tại ảnh.
Tôi cáu:
- Tại bà quá đi mất ấy chứ còn gì nữa? Nó đã xuống đây một lần không được gặp bà.
- Dạ tôi hiểu.
- Tại sao bà tránh mặt nó như vậy?
- Ông thử nghĩ coi, ảnh sinh viên cử nhơn sắp tốt nghiệp đại học, tôi cô giáo làng; ảnh nhà văn, tôi tầm thường; ảnh người Bắc, tôi người Nam; chung sống với nhau sao được?
- Hừ, bà nghĩ lẩn thẩn! nếu bà biết rõ lợi thế của mình, xin lỗi bà....bà biết bà đẹp như thế này, nó không đáng xách dép cho bà!
- Ông dạy quá lời. Tôi chỉ là cô giáo tỉnh nhỏ.....
- Ông dạy quá lời. Tôi chỉ là cô giáo tỉnh nhỏ.....
- Trời đất ơi, cái tỉnh Rạch Giá này mà bà bảo nhỏ? Bà nên nhớ ngày trước cụ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết những câu thơ danh tiếng vang lừng thiên hạ về tỉnh Rạch Giá :"Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạc Kiên Giang khốc quỷ thần", vậy mà bà bảo nhỏ là sao được?
Thiếu phụ bật cười:
- Khẩu khí của ông lớn lắm, tôi cãi không nỗi. Hồi đó nhận được điện tín ảnh sắp xuống thăm, tôi trốn về sông Ông Đốc...
- Tại sao bà làm như vậy?
- Tôi đã giải thích với ông, tôi bị mặc cảm.
- Bà thật ngốc nghếch, điên khùng! Đáng nhốt bà vào nhà thương điên Biên Hòa!...
- Ông chửi tôi đấy ư? Thế sao ông nói ông tôn trọng tôi?
Tôi giật mình, ngạc nhiên, hối hận:
- Ấy chết, xin lỗi, tôi không dám nghĩ như thế.
- Được, cứ chửi nữa đi, tôi đang muốn nghe.
Và bà ta thở dài, giọng nói êm như cơn gió:
- Nghe nhiều cho đỡ ân hận. Tôi rất thương ảnh!
- Một người đẹp như bà mà biết thương ai bao giờ? Nếu thương đã chẳng tránh mặt.
- Có đấy, ít nhất cũng thương một người...Nhưng bây giờ mọi việc đã thay đổi, tôi đã làm mẹ, làm vợ, có bổn phận riêng, hối hận cũng không được nữa. Tôi chỉ mong một điều rằng...ảnh hiểu lòng tôi đặng trả cái ơn ảnh xuống thăm mà không gặp. Ông về Sài Gòn muốn nói chuyện với ảnh cũng được, không cũng được, tôi nói với ông là được rồi, yên tâm lắm rồi. Tôi vẫn thương ảnh như thời còn con gái.
"Tôi vẫn thương ảnh như thời còn con gái". Người đàn bà này biết tôi là ai ư? Nàng linh cảm thấy điều đó hay do thằng cậu ruột chó chết tiết lộ? Trời ơi, tôi nhìn nàng, nhìn gương mặt dịu dàng duyên dáng với nét chữ đẹp như cắt ngày xưa và...tôi tiếc, vâng tôi tiếc ngơ tiếc ngẩn bởi vì đã bao lâu nay đời tôi trôi theo cơm áo, tôi chưa nghĩ tới việc lập gia đình. Bây giờ gặp nhau đây thì đã muộn. Đã quá muộn màng. Bữa tiệc dần tàn, thiếu phụ đứng dậy, dặn tôi lần chót:
- Ông về trển nhớ nói tôi dặn ảnh hãy lấy vợ đi, đừng nghĩ tới tôi nữa. Cuộc đời còn dài, không phải chỉ một người con gái đó mới biết thương ảnh.
Tôi im lặng. Tôi ngửng lên và tôi thấy nàng là người đẹp nhất trên đời. Vâng, đối với kẻ khốn khổ này, nàng là người đẹp nhất trên đời mặc dù đã có chồng có con.
Đêm ấy tôi ngồi một mình trên chiếc băng đá trong ngôi nhà thủy tạ làm chìa ra bên cạnh dòng sông lớn chảy qua giữa tỉnh Kiên Giang. Lòng tôi hóa đá, hơi nước từ lòng sông đưa lên lạnh ngắt trên mặt và trên bầu trời tôi thấy có những ngôi sao mờ nhạt, cô đơn. Tôi muốn nhảy xuống sông chết quách cho rồi. Tôi có lỗi lầm gì đâu cơ chứ, sao tránh mặt tôi mà đi lấy chồng?
Một chiếc vespa chiếu ánh đèn chói chang chạy vô, đứng lại, tắt máy, một người thanh niên khoá xe đi vô, tay lúc lắc chùm chìa khoá cho tôi nghe thấy. Đó là thằng Lộc, cái thằng “chú rể” im như hột thóc tôi chẳng nhờ vả được gì cả.
Nó đến bên tôi:
-Ê chó con! Tao tưởng mầy đâm đầu xuống sông rồi chớ?
-Không, tao hãy còn sống.
-Sống mà cái mặt mầy chầm bầm như con chó bị cắt mất đuôi. Lại còn bày đặt hút thuốc lá liên tu nữa. Cái gói của mày đã gần hết một nữa!
-Chứ mày bảo tao phải làm sao? Không lẽ tao nhảy xuống sông?
Hắn ngồi xuống bên cạnh tôi:
-Có, tao có nghe nói con Lan Chi nhà tao nói chuyện, lỗi tại nó, tao vội vàng chạy ra khách sạn, tụi nó nói mày đi lang thang vớ vẩn có lẽ định nhảy xuống sông, tao bèn ra đây kiếm mày.
-Mày không ở nhà làm “công việc”?
-“Công việc” là một chuyện mà lo lắng cho bạn bè lại là chuyện khác. Tao muốn nói với mày ….
-Nói gì?
-Thôi đừng buồn nữa mày à. Tao biết tụi mày liên lạc với nhau thơ từ mấy năm trước, nhưng tất cả là tại duyên số, mày không có duyên với nó…
-Mày cũng tin vào duyên số? Mày khuyên tao cũng như khuyên một đứa con nít. Nên nhớ mày không phải là “cậu ruột” của tao!
-Ủa, tao đã nói gì đâu mà mày nổi sùng? Tao không thèm khuyên mà muốn nói rằng bà chị ruột tao không phải chỉ có một mình con Lan Chi, còn con em út nó nữa, xinh hơn con Lan Chi. Nếu mày muốn làm rể Rạch Giá tao sẵn sàng “bồi thường” cho mày. Cái đó kêu là “tình chị duyên em” giống y bon trong tuồng cải lương. Tao cư xử như vậy là “người lớn” quá rồi chứ còn gì nữa? Chính con Lan Chi biểu tao ra đây….
Thôi thì bông hoa đã rụng cũng ráng giữ lấy một chút hương. Tôi lưỡng lự:
-Nhưng…nhưng biết có được như Lan Chi không?
-Tại sao lại không? Mày ngu lắm, khi người đàn bà đã đổ chiếc bánh cùng một cái khuôn tới lần thứ ba thì nhất định cái bánh thứ ba phải hoàn bị hơn hai cái trước. Tao sợ mày buồn sáng mai tụi bây dông sớm nên phải lật đật tranh thủ ra đây báo cho mầy biết. Rồi, xong, công việc của tao xong, “dìa” còn lo mần…chuyện khác. Nếu muốn tụi bây ngày mai khoan về, cứ việc ở lại tới tao ăn cơm thân thiện chung cả gia đình do chính tay con cháu út tao làm. Tụi bây thích ăn cá bông lau nấu canh chua, Rạch Giá quê hương tao không thiếu gì cả!
-Được, tao sẽ năn nỉ tụi nó, sáng mai ở lại!
-Tao năn nỉ rồi, tụi nó chịu rồi. Khoảng chín giờ sáng mai đến, trưa mai ăn cơm.
-Ừa.
Hôm sau chúng tôi đến. Quả đúng như lời thằng cậu ruột nói, “chiếc bánh thứ ba” rất đẹp. Cũng giọng nói, tiếng cười, tươi trẻ, cởi mở và thích liến thoắng chuyện trò về những tác phẩm đã xuất bản của tôi. Ôi Homer không ngủ gật. Cách ngôn tây phương có câu: “Thánh cũng có lúc ngủ gật” – “Homer sometimes nods” - nhiều khi ông ta đem hết công sức ra làm chiếc bánh thứ nhất hay chiếc thứ hai rất đẹp, đến chiếc thứ ba thì mệt quá, ngủ gật, làm đại cho xong. Đằng này ông ta không ngủ gật, càng “chế tạo” càng đẹp và càng hoàn chỉnh hơn những chiếc trước.
Lan Chi vui vẻ hỏi nhỏ:
-Sao, thấy em “tui” đẹp không?
Tôi mỉm cười gật đầu:
-Đẹp. Rất đẹp. Lại tự nhiên nữa. Tôi hy vọng hè này xuống người ta sẽ không trốn về … Sông Ông Đốc như bà chị ruột!
-Chắc chắn như thế. Có đứa em nào lại ngu ngốc không tránh vết xe đổ của chị nó? Em tui ít tuổi, “hiện đại”, nhứt định phải khôn hơn tui…
Hôm sau chúng tôi ra về, người ta đưa tiễn. Ngồi trên xe đò, tôi mỉm cười sung sướng và một ý nghĩ ngộ nghĩnh tự nhiên bỗng thoáng qua trong đầu óc tôi:
-Lần này vái lạy các bà các cô, xin đừng mặc cảm cái kiểu như vậy cho “tụi tui” nhờ!
Ủa, mà “các cô” chứ “ các bà” sao được? tôi nói lộn. Tính tôi lẩn thẩn vẫn hay lầm lộn như vậy. Cuộc sống thật tốt đẹp.
Các tác phẩm của tôi có lẽ hay lắm, hoặc ít nhất đối với tôi chúng cũng hay lắm, bởi vì “văn mình vợ người” , ai chẳng tự cho tác phẩm của mình là hay nhất ? Nhưng khi chúng được đăng phơ-ơ-tông trên các báo chí thì tôi thấy tôi … hạng bét. Chẳng ai nói đến, ngay cả những lời phê bình. Tôi vẫn là tôi không hơn không kém!
Thế rồi đùng một cái, tôi nhận được một bức thư của một độc giả ở Rạch Giá gửi tới tòa soạn, nét chữ đẹp như cắt để rõ bút hiệu của tôi thì các bạn bảo tôi không cảm động sao được ? Tôi hồi hộp mở ra coi, trong thư có đoạn viết :
“ Thành thật mà nói, Chi thấy anh viết hay lắm, rất hạp với Chi. Mỗi chiều xe về tới bến, người ta đưa báo đến các sạp, Chi phải mua ngay để đọc tiếp truyện của anh.
“ Tuần trước lên Sài Gòn Chi định tới tòa soạn gặp anh nhưng lại mắc cỡ. Anh thấy đó, Chi nhát chứ đâu có bạo như người ta?
“ Không hiểu tại sao Chi thích lối viết của anh ? Phải chăng vì những nhân vật nho nhỏ, dễ thương , không có âm mưu thâm độc hay tại Chi bắt gặp trong đó chính hình ảnh của mình, chính tâm hồn mình nên dễ thông cảm ? Có chăng , Chi sanh ra trong một gia đình tương đối đơn giản, êm ấm, chỉ khác một chút thế thôi”.
Và sau đó người con gái mà ngoài phong bì đề tên là Lan Chi viết tiếp :
Chi đánh bạo gởi thơ này đến anh với mục đích muốn khuyến khích anh, một cây bút trẻ có nhiều nhiệt huyết nhưng bi đời bỏ quên không ai nhắc đến. Anh hãy yên tâm tiếp tục sự nghiệp văn chương. Khi nào buồn vì sự lạnh nhạt thờ ơ của người đời thì hãy nghĩ rằng miền sông Hậu này anh có một người bạn, một người con gái luôn luôn thông cảm với anh, sẵn sàng chia xẻ niềm vui nỗi buồn với anh.
“Thôi thư đã dài, nhận được thư này mong anh trả lời Chi bằng thư riêng theo tên và địa chỉ đề ngoài phong bì. Chi muốn đọc thư riêng của anh, thiệt dài Chi mới bằng lòng. Anh coi Chi có ‘khó tánh’ không?
“Và bây giờ thì xin anh cho Chi được phép dừng bút, đón xe về tỉnh để coi tiếp truyện dài của anh. Thân ái kính chúc anh được nhiều may mắn, khỏe mạnh … như voi để viết tiểu thuyết cho Chi đọc. Bao giờ rảnh rang, có dịp về Kiêng Giang chơi, Chi sẵn sàng đón anh với cả tấm lòng”.
Thương nhiều
“Một người đồng điệu”
Ng T Lan Chi
Ôi chao ôi! chữ “thương” được gạch đi, thay bằng chữ “mến”: “mến nhiều”. Và câu cuối cùng nàng viết :”bao giờ anh rảnh rang, có dịp về Kiêng Giang chơi, Chi sẵn sàng đón anh với cả tấm lòng”. Tại sao nàng không dùng tiếng “xuống”: “ xuống Kiêng Giang chơi” mà lại dùng tiếng “về Kiên Giang chơi” , sâu sắc là ở chổ đó, làm như tôi là một người trong gia đình, đi xa trở lại “mái nhà xưa” chứ không phải là một người khách lạ tới thăm xã giao. Ôi, ôi, tôi chết mất, tôi cảm động. Tôi đọc đi đọc lại bức thư đó hàng chục lần đến nỗi nó nát bấy. Rồi đêm hôm ấy tôi thức thật khuya, viết một bức thư dài….mười hai trang. Như một tác phẩm, xé đi viết lại thật nhiều lượt cho đến khi thật vừa ý, sáng hôm sau đi học mới ghé qua bưu điện gởi bảo đảm cho nàng.
Từ những bức thư được gởi đi, tôi luôn khắc khoải trông chờ …
Xin các bạn đừng cười tôi lãng mạn, đa tình đa cảm. Tôi đã nói tôi là nhà văn hạng bét không hề được ai nhắc đến cơ mà ? Ôi, các ông thi sĩ thời tiền chiến ơi, dẫu thế nào chăng nữa các ông cũng có được một Vũ Ngọc Phan, một Hoài Thanh, Hoài Chân, một Trương Tửu để nói đến các ông, phê bình các ông. Đằng này tôi chẳng có ai hết . Tôi múa gậy vườn hoang, cô đơn, chẳng có thước đo, chẳng có những bậc thầy lão luyện chỉ bảo, chỉ mình mình biết lấy mình vậy thôi.
Ngoài ra tôi cũng nghĩ rằng người ta sống ở trên đời, sinh ra với hai bàn tay bé xíu, tiếng khóc oe oe. Rồi lớn dần lên, rồi làm việc, rồi già, rồi chết. Chết thì đem chôn, xong. Hết. Nhưng trong lúc sống và làm việc đó, mình có trí óc, mình có trái tim, mình có tình cảm. Trí óc để phân biệt điều tốt xấu, những điều đáng làm và những điều không đáng làm. Trái tim để biết yêu thương và chút tình cảm nhỏ bé để dành, cho nhau, trong nhau. Tôi làm việc, nghĩa là tôi đi học, năm thứ ba lên năm thứ tư đại học, vừa học vừa viết tiểu thuyết, muốn chết cha luôn. Có chăng, trái tim tôi ấm lại, tôi mơ thấy một người con gái ở tận Rạch Giá với cái tên Lan Chi nào đó rất đẹp và rất dịu hiền …
Hai tuần sau thì tôi nhận được thư hồi âm của nàng. Lần này Lan Chi của tôi viết dài hơn, tám trang, bốn tờ giấy mỏng, nét chữ vẫn đẹp như cắt, lời lẽ đậm đà hơn, tha thiết hơn, thân mật hơn.
Cứ thế thư đi thư về đều đặn gần hai năm trời. Tôi kể cho nàng nghe nhiều điều, nàng kể cho tôi nghe nhiều điều. Tôi nói rằng ít bữa nữa tốt nghiệp, được bổ dụng đi dạy tôi sẽ cố gắng xin về Rạch Giá và đến thăm nàng.
Lan Chi im lặng không viết cho tôi nữa. Trước khi im lặng nàng bảo rằng tôi mắc chuẩn bị lo thi cử, nên chú tâm vào việc học. Thôi rồi, con chim nhỏ bay đến nó lại bay đi, chỉ còn mình ta thôi, ta cứ bị đá lên đá xuống đau muốn chết. Thèm những nét chữ, thèm chiếc phong bì thơm mùi giấy.
Hè năm đó, thi xong tôi đánh điện tín xuống báo cho Lan Chi biết ngày tôi sẽ đi Rạch Giá, coi như nghỉ ngơi sau khi tốt nghiệp.
Tìm đến địa chỉ, một tiệm ảnh rất lớn ở đường Hàm Nghi, bà chị - tôi đoán là bà chị vì bà còn rất trẻ, rất mập, khá đẹp – cho biết Lan Chi về bên quê ngoại ở quận Sông Ông Đốc.
-Thưa chị cho em biết đường vô Sông Ông Đốc
-Không được đâu, nó dặn vô trỏng khó lắm, nhà ở trong đồng hổng kiếm được.
-Tại sao Lan Chi lại tránh mặt em ? nếu Lan Chi cho phép, cả cái quận Sông Ông Đốc đó em sẽ lặn lội không chỗ nào là không tìm ra.
Người chị nhíu mày có vẻ thương hại:
-Dữ vậy kia đấy. Bộ thương con nhỏ đó hả ?
-Em không biết nhưng em xuống đây với mục đích gặp Lan Chi.
-Hừ! kỳ cục. Chị hổng hiểu gì hết. Tại con nhỏ đó nó dặn chị nó vô Sông Ông Đốc xong có thể đi Cần Thơ, lên Cái Răng, Cái Tắc gì đó thăm mấy đứa bạn, chị không biết địa chỉ.
Năn nỉ thế nào cũng không được, có lẽ chị rất thành thật, cuối cùng tôi đành trở lại khách sạn, sáng hôm sau về sớm. Tôi thất vọng như anh chàng bị “bồ” đá. “Bồ” chứ không phải “bò” . Bồ đá mới đau, bò đá không đau và một thanh niên như tôi không mấy khi dại dột đứng gần con bò để bi nó đá. Tôi tự hỏi phải chăng Lan Chi xấu ỉnh, cái tên không giống với người nên … mắc cở, cố tình lánh mặt ? Hừ, xấu với đẹp thì ăn nhằm gì, tôi có công xuống cứ cho tôi gặp cái đã rồi sẽ tính sau có phải tốt hơn không ? Con gái ác lắm, toàn nghĩ theo cách nghĩ của mình mà chẳng thương ai cả.
Năm năm sau, tôi xuống Rạch Giá lần nữa. Lần này đi với mấy tên bạn xuống dự đám cưới một anh chàng thầy giáo ngày trước cùng học với chúng tôi suốt bốn năm trong đại học. Hắn dạy ở Rạch Giá, quê cũng ở Rạch Giá.
Chúng tôi được xếp ngồi cùng bàn với một phụ nữ rất đẹp. đứa con trai nhỏ của bà ta rất xinh.
Một người đàn bà đẹp thì đến bốn mươi tuổi vẫn cứ còn đẹp. Một nhà văn người miền Nam nói chuyện với tôi rằng, theo ông nghĩ, qua các tác phẩm hoặc các chứng minh lịch sử, chỉ những người "đàn bà" tức những người đã trên cái tuổi mười tám đôi mươi mới làm nghiêng ngửa ngai vàng của các ông vua, làm mất cơ nghiệp của người đàn ông chứ mấy cô gái mới lớn, mười sáu mười bảy tuổi, còn kêu chíp chíp thì không ăn nhằm gì. Người phụ nữ đẹp, lớn tuổi, nhan sắc đậm đà, ăn nói phải chăng, dễ làm say đắm lòng người ta hơn. " Thế bác bảo không có con gái đẹp thì làm gì có đàn bà đẹp? " - " A, cái đó lại là chuyện khác, không ăn nhập gì tới vấn đề này". Vâng, không ăn nhập gì tới vấn đề này nhung quả thật tôi thấy người đàn bà ngồi bên cạnh tôi rất đẹp. Tôi chưa từng gặp một người nào đẹp như vậy ngoại trừ trong các phim ảnh!
- Thưa! bé tên gì cơ ạ?
- Dạ, cháu tên Hoài Giang. Lê Nguyễn Hoài Giang. Ba cháu họ Lê còn tôi họ Nguyễn.
Thiếu phụ họ Nguyễn, quê ở Rạch Giá? Đứa bé lại tên Hoài Giang... Trời đất ơi! ruột tôi thắt lại vì hồi trước Hoài Giang chính là bút hiệu của tôi viết trên các báo.
Tôi tái mặt nhưng cố gượng cười, lắc đầu:
- Ông bà đặt tên em bé khéo quá. Ngày trước tôi cũng có người bạn làm nghề viết văn, bút hiệu Hoài Giang...
Thiếu phụ nhíu mày suy nghĩ:
- Thưa dường như ông ở Sài Gòn xuống dự đám cưới?
- Vâng.
- Chắc ông làm nghề dạy học, bạn với cậu Lộc?
- Vâng. Chúng tôi với "chú rể" ngày trước là bạn cùng lớp, học chung đại học sư phạm.
Người phụ nữ mỉm cười, ánh mắt rực rỡ như có điều gì bí ẩn:
- Cậu Lộc là cậu ruột tôi. Hồi nọ thỉnh thoảng cậu vẫn nói chuyện với tôi về ông.
"Nói chuyện với tôi về ông"? Trời đất ơi, vậy thì còn xa lại gì nữa? Cái thằng chó chết Lộc ngu xuẩn thật, tại sao nó cứ im như hạt thóc không cho biết nó là cậu ruột cô cháu gái xinh đẹp này?
- Người bạn ông trước học ở đâu? có phải ổng viết tiểu thuyết trên tờ TC không?
Tôi cay cú, làm mặt lạ:
- Dạ không, tôi không biết nhưng biết nó là một kẻ bất hạnh, đến trước mà chẳng được gì cả. Lỗi đâu phải tại nó? Nếu nó có lỗi tôi sẽ bảo nó đập đầu xuống đất chết quách đi cho rồi, không nên sống nữa.
Thiếu phụ cúi mặt, chớp mắt, giọng nói như cơn gió thoảng:
- Dạ, lỗi tại tôi, hổng phải tại ảnh.
Tôi cáu:
- Tại bà quá đi mất ấy chứ còn gì nữa? Nó đã xuống đây một lần không được gặp bà.
- Dạ tôi hiểu.
- Tại sao bà tránh mặt nó như vậy?
- Ông thử nghĩ coi, ảnh sinh viên cử nhơn sắp tốt nghiệp đại học, tôi cô giáo làng; ảnh nhà văn, tôi tầm thường; ảnh người Bắc, tôi người Nam; chung sống với nhau sao được?
- Hừ, bà nghĩ lẩn thẩn! nếu bà biết rõ lợi thế của mình, xin lỗi bà....bà biết bà đẹp như thế này, nó không đáng xách dép cho bà!
- Ông dạy quá lời. Tôi chỉ là cô giáo tỉnh nhỏ.....
- Ông dạy quá lời. Tôi chỉ là cô giáo tỉnh nhỏ.....
- Trời đất ơi, cái tỉnh Rạch Giá này mà bà bảo nhỏ? Bà nên nhớ ngày trước cụ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết những câu thơ danh tiếng vang lừng thiên hạ về tỉnh Rạch Giá :"Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa. Kiếm bạc Kiên Giang khốc quỷ thần", vậy mà bà bảo nhỏ là sao được?
Thiếu phụ bật cười:
- Khẩu khí của ông lớn lắm, tôi cãi không nỗi. Hồi đó nhận được điện tín ảnh sắp xuống thăm, tôi trốn về sông Ông Đốc...
- Tại sao bà làm như vậy?
- Tôi đã giải thích với ông, tôi bị mặc cảm.
- Bà thật ngốc nghếch, điên khùng! Đáng nhốt bà vào nhà thương điên Biên Hòa!...
- Ông chửi tôi đấy ư? Thế sao ông nói ông tôn trọng tôi?
Tôi giật mình, ngạc nhiên, hối hận:
- Ấy chết, xin lỗi, tôi không dám nghĩ như thế.
- Được, cứ chửi nữa đi, tôi đang muốn nghe.
Và bà ta thở dài, giọng nói êm như cơn gió:
- Nghe nhiều cho đỡ ân hận. Tôi rất thương ảnh!
- Một người đẹp như bà mà biết thương ai bao giờ? Nếu thương đã chẳng tránh mặt.
- Có đấy, ít nhất cũng thương một người...Nhưng bây giờ mọi việc đã thay đổi, tôi đã làm mẹ, làm vợ, có bổn phận riêng, hối hận cũng không được nữa. Tôi chỉ mong một điều rằng...ảnh hiểu lòng tôi đặng trả cái ơn ảnh xuống thăm mà không gặp. Ông về Sài Gòn muốn nói chuyện với ảnh cũng được, không cũng được, tôi nói với ông là được rồi, yên tâm lắm rồi. Tôi vẫn thương ảnh như thời còn con gái.
"Tôi vẫn thương ảnh như thời còn con gái". Người đàn bà này biết tôi là ai ư? Nàng linh cảm thấy điều đó hay do thằng cậu ruột chó chết tiết lộ? Trời ơi, tôi nhìn nàng, nhìn gương mặt dịu dàng duyên dáng với nét chữ đẹp như cắt ngày xưa và...tôi tiếc, vâng tôi tiếc ngơ tiếc ngẩn bởi vì đã bao lâu nay đời tôi trôi theo cơm áo, tôi chưa nghĩ tới việc lập gia đình. Bây giờ gặp nhau đây thì đã muộn. Đã quá muộn màng. Bữa tiệc dần tàn, thiếu phụ đứng dậy, dặn tôi lần chót:
- Ông về trển nhớ nói tôi dặn ảnh hãy lấy vợ đi, đừng nghĩ tới tôi nữa. Cuộc đời còn dài, không phải chỉ một người con gái đó mới biết thương ảnh.
Tôi im lặng. Tôi ngửng lên và tôi thấy nàng là người đẹp nhất trên đời. Vâng, đối với kẻ khốn khổ này, nàng là người đẹp nhất trên đời mặc dù đã có chồng có con.
Đêm ấy tôi ngồi một mình trên chiếc băng đá trong ngôi nhà thủy tạ làm chìa ra bên cạnh dòng sông lớn chảy qua giữa tỉnh Kiên Giang. Lòng tôi hóa đá, hơi nước từ lòng sông đưa lên lạnh ngắt trên mặt và trên bầu trời tôi thấy có những ngôi sao mờ nhạt, cô đơn. Tôi muốn nhảy xuống sông chết quách cho rồi. Tôi có lỗi lầm gì đâu cơ chứ, sao tránh mặt tôi mà đi lấy chồng?
Một chiếc vespa chiếu ánh đèn chói chang chạy vô, đứng lại, tắt máy, một người thanh niên khoá xe đi vô, tay lúc lắc chùm chìa khoá cho tôi nghe thấy. Đó là thằng Lộc, cái thằng “chú rể” im như hột thóc tôi chẳng nhờ vả được gì cả.
Nó đến bên tôi:
-Ê chó con! Tao tưởng mầy đâm đầu xuống sông rồi chớ?
-Không, tao hãy còn sống.
-Sống mà cái mặt mầy chầm bầm như con chó bị cắt mất đuôi. Lại còn bày đặt hút thuốc lá liên tu nữa. Cái gói của mày đã gần hết một nữa!
-Chứ mày bảo tao phải làm sao? Không lẽ tao nhảy xuống sông?
Hắn ngồi xuống bên cạnh tôi:
-Có, tao có nghe nói con Lan Chi nhà tao nói chuyện, lỗi tại nó, tao vội vàng chạy ra khách sạn, tụi nó nói mày đi lang thang vớ vẩn có lẽ định nhảy xuống sông, tao bèn ra đây kiếm mày.
-Mày không ở nhà làm “công việc”?
-“Công việc” là một chuyện mà lo lắng cho bạn bè lại là chuyện khác. Tao muốn nói với mày ….
-Nói gì?
-Thôi đừng buồn nữa mày à. Tao biết tụi mày liên lạc với nhau thơ từ mấy năm trước, nhưng tất cả là tại duyên số, mày không có duyên với nó…
-Mày cũng tin vào duyên số? Mày khuyên tao cũng như khuyên một đứa con nít. Nên nhớ mày không phải là “cậu ruột” của tao!
-Ủa, tao đã nói gì đâu mà mày nổi sùng? Tao không thèm khuyên mà muốn nói rằng bà chị ruột tao không phải chỉ có một mình con Lan Chi, còn con em út nó nữa, xinh hơn con Lan Chi. Nếu mày muốn làm rể Rạch Giá tao sẵn sàng “bồi thường” cho mày. Cái đó kêu là “tình chị duyên em” giống y bon trong tuồng cải lương. Tao cư xử như vậy là “người lớn” quá rồi chứ còn gì nữa? Chính con Lan Chi biểu tao ra đây….
Thôi thì bông hoa đã rụng cũng ráng giữ lấy một chút hương. Tôi lưỡng lự:
-Nhưng…nhưng biết có được như Lan Chi không?
-Tại sao lại không? Mày ngu lắm, khi người đàn bà đã đổ chiếc bánh cùng một cái khuôn tới lần thứ ba thì nhất định cái bánh thứ ba phải hoàn bị hơn hai cái trước. Tao sợ mày buồn sáng mai tụi bây dông sớm nên phải lật đật tranh thủ ra đây báo cho mầy biết. Rồi, xong, công việc của tao xong, “dìa” còn lo mần…chuyện khác. Nếu muốn tụi bây ngày mai khoan về, cứ việc ở lại tới tao ăn cơm thân thiện chung cả gia đình do chính tay con cháu út tao làm. Tụi bây thích ăn cá bông lau nấu canh chua, Rạch Giá quê hương tao không thiếu gì cả!
-Được, tao sẽ năn nỉ tụi nó, sáng mai ở lại!
-Tao năn nỉ rồi, tụi nó chịu rồi. Khoảng chín giờ sáng mai đến, trưa mai ăn cơm.
-Ừa.
Hôm sau chúng tôi đến. Quả đúng như lời thằng cậu ruột nói, “chiếc bánh thứ ba” rất đẹp. Cũng giọng nói, tiếng cười, tươi trẻ, cởi mở và thích liến thoắng chuyện trò về những tác phẩm đã xuất bản của tôi. Ôi Homer không ngủ gật. Cách ngôn tây phương có câu: “Thánh cũng có lúc ngủ gật” – “Homer sometimes nods” - nhiều khi ông ta đem hết công sức ra làm chiếc bánh thứ nhất hay chiếc thứ hai rất đẹp, đến chiếc thứ ba thì mệt quá, ngủ gật, làm đại cho xong. Đằng này ông ta không ngủ gật, càng “chế tạo” càng đẹp và càng hoàn chỉnh hơn những chiếc trước.
Lan Chi vui vẻ hỏi nhỏ:
-Sao, thấy em “tui” đẹp không?
Tôi mỉm cười gật đầu:
-Đẹp. Rất đẹp. Lại tự nhiên nữa. Tôi hy vọng hè này xuống người ta sẽ không trốn về … Sông Ông Đốc như bà chị ruột!
-Chắc chắn như thế. Có đứa em nào lại ngu ngốc không tránh vết xe đổ của chị nó? Em tui ít tuổi, “hiện đại”, nhứt định phải khôn hơn tui…
Hôm sau chúng tôi ra về, người ta đưa tiễn. Ngồi trên xe đò, tôi mỉm cười sung sướng và một ý nghĩ ngộ nghĩnh tự nhiên bỗng thoáng qua trong đầu óc tôi:
-Lần này vái lạy các bà các cô, xin đừng mặc cảm cái kiểu như vậy cho “tụi tui” nhờ!
Ủa, mà “các cô” chứ “ các bà” sao được? tôi nói lộn. Tính tôi lẩn thẩn vẫn hay lầm lộn như vậy. Cuộc sống thật tốt đẹp.
Thái Phương
Gió bụi
Gió bụi theo anh cả cuộc đời,
Quê hương , tình lỡ, thẳm ngàn khơi....!
Còn đây duy nhất cây đàn
cũ,
Dạo khúc tình xưa đi khắp nơi ...
NM
Gió bụi
Thật không hay chút nào đến Paris vào
mùa đông, sát ngày Noel và đầu năm mới, nhưng nhờ vậy mà tôi có được một
cuộc gặp. Sắp tối, trời lạnh, khoảng một hai độ C, trong ga tàu điện
ngầm thì ấm hơn. Nấn ná trên lối đi rộng dẫn lên trạm Place d’Italie,
tiếng nhạc réo rắt giữ tôi lại. Một ban nhạc Dzigan đang chơi bài Sông
Danuble xanh, bên lối đi được mở rộng ở chỗ ngoặt, có khoảng năm sáu
người, không kể một cô bé mũi hếch, da nâu đi lại tay cầm cái mũ vải
chìa ra. Khách đi tàu điện có tới vài chục người đứng nghe, rút euro lẻ
thả vào chiếc mũ, kèm theo một nụ cười. Quả thực khó mà cưỡng không dừng
lại chỗ nào nào đó khi có người Dzigan chơi bài Danuble xanh với dàn violon và một cái sáo, “tủ” của họ.
Tôi chú ý trong đám ấy một ông già,
trong khi người ta đầu trần thì ông mũ nồi, thỉnh thoảng dựa cây đàn vào
chân, xoa tay cho đỡ cóng. Cái mũ bê-rê lệch, nước da ngăm đen, mái tóc
bạc và cái dáng cao ráo, mạnh mẽ thật khác lạ. Một ông già khỏe mạnh,
lưng thẳng, chiếc măng tô mới, hàng hiệu hẳn hoi, không nghịch mà lại
hợp với dáng người nhanh nhẹn của ông. Tôi chăm chú vào ông, không phải
nghe ông chơi đàn mà nhìn cái cách ông vừa chạy ác-sê vừa lim dim mắt,
miệng hé một nụ cười, lạ thay vẫn nguyên đôi hàm răng trắng. Một thoáng
ký ức, cái này tôi đã thấy, đã nghe, đã trải qua, người chơi, cách chơi
và tất cả… tự nhiên tôi thấy mọi thứ trên ông, trong ông, từ ông toát ra
đều rất quen thuộc với riêng tôi, khó giải thích nhưng chắc tôi không
nhầm. Một người Việt Nam chơi đàn trong đám Dzigan lang thang khắp châu
Âu? Hãy chờ xem. Bỗng ông ngừng chơi, tay run run cho đàn vào bao, xoa
đầu cô bé rồi thả vào cái mũ một đồng năm euro. Đám đàn ông Dzigan vẫn
chăm chú chơi đàn, không mảy may để ý đến ông, sông Danuble vẫn cuốn họ
đi hoặc họ đã quá quen cách ông ngừng chơi ngang xương và cho tiền hậu
hĩnh. Ông đi ngược lại, ra đường tàu.
Tôi quên cả đường về, đi theo ông cách
năm bảy bước chân như bị ông dắt bằng sợi giây vô hình. Tôi đang ngâm
tráng một bức hình trong buồng tối, cứ mỗi giây tấm hình lại hiện ra một
ít, càng rõ cho đến lúc ông ló dạng hoàn chỉnh qua đám mây mù thời
gian, ít nhất thì cũng là do tôi tin như thế. Tôi liều mạng gọi từ phía
sau, gọi rất to: “Thầy Chín!”.
Ông đứng lại, suýt nữa tôi va vào ông.
“Xin lỗi, ông có phải là…” tôi ngưng không thể dứt câu vì cái nhìn chằm
chằm của ông, xoáy vào tôi như mũi khoan rồi bật lên một câu lắp bắp: “
Thành phải không?”.
***
Chúng tôi mất nhau chẵn năm mươi năm.
Tôi vẫn nhớ như in câu bà Vun, hàng xóm hay thóc mách của chúng tôi bữa
đó: “ Thằng Chín dẫn cu Khôi với bốn đứa nữa trốn sang Lào theo Tây
rồi!”. Đội cải cách đã lục tục về nên phát ngôn của những “cốt cán” được
chọn làm “rễ” như bà Vun là rất quan trọng. Đó là thông tin cuối cùng
tôi nghe về ông. “Thằng Chín” là thầy tôi, ông thầy dạy nhạc ấy học trên
chúng tôi ba lớp, chỉ hơn tôi mấy tuổi. Dạo đó tôi mười sáu, anh hai
mươi, sắp lấy bằng tú tài, gặp nhau vẫn xưng em gọi anh. Nhưng anh giỏi
nhạc cho nên được nhà trường mời làm thầy môn này. Chín nổi tiếng tài
hoa vì đàn gì cũng chơi được, ấn tượng nhất là violon, thứ đàn dễ làm
thủ công, khá phổ biến ở vùng kháng chiến thiếu thốn đủ thứ. Tôi gọi
thầy, có lúc là anh. Đến khi anh yêu bà cô họ tôi thì lại chuyển gọi
chú.
Nhà cô cháu tôi cách nhà anh một quãng
đồng. Trước nhà anh có một cây đa. Cô tôi con quan, xinh đẹp, từ Huế tản
cư về, đã lấy bằng tú tài 1, tân thời, hát hay và thổi sáo giỏi, tóm
lại là rất “hay hay”. Một ngày bão lụt, cánh đồng quanh làng thành biển
nước, cô bảo tôi chèo thuyền đưa cô sang làng bên mua thức ăn cho bữa
tối. Đó là làng anh Chín, có cái chợ chiều, nước ngập thì chợ chuyển lên
đồi. Hai cô cháu mua xong các thứ thì trời vừa tối, ra thuyền tam bản
nhỏ như lá tre chèo về. Bỗng mưa to gió lớn, cánh đồng nổi sóng, tối mịt
mù. Chưa biết tính sao thì gặp anh Chín. Tôi và anh cùng trường, chạm
mặt nhau luôn, nhưng cô tôi thì không, chỉ nghe nói về anh vì anh có
tiếng giỏi đàn, giỏi nhạc. Anh bảo chúng tôi vào nhà, ngay đây thôi, chỗ
có cây đa. Anh ở với bà nội, nhà không có bát hương thờ ông bà nhưng
treo ảnh một ông mắt xanh đẹp trai, đó là Chúa của hai bà cháu. Tạnh mưa
anh bảo: “ Để tôi đưa hai o cháu về”. Trăng cũng vừa lên, cánh đồng
nước lặng sóng. Nhanh như sóc, thạo việc, anh cột chiếc tam bản nhà anh
phía sau thuyền chúng tôi, kéo đi. Anh chèo thuyền, bóng anh cao lớn,
phía sau là bầu trời vừa dứt cơn mưa, đã có nhiều ngôi sao. Cô Hảo rút
sáo ra thổi, bài Trương Chi của Phạm Duy “Đêm năm xưa khi cung đàn lên tơ, hoa lá quên giờ tàn, mây trắng bay từng đàn…”, chiếc thuyền trườn đi trong đêm trăng khải huyền.
Sau hôm “sét đánh” đó, chắc là hai người
có gặp lại nhau nhiều lần, họ đã là gì với nhau tôi không biết. Chỉ
thấy thỉnh thoảng vô cớ cô Hảo tìm tôi. “Vào Đòng chơi đi!”. Đòng là
làng anh Chín. Thời đó một cô gái như cô Hảo không thể “xăm xăm đè nẻo
vườn khuya” đến nhà anh Chín mà không có lính hầu hay lính canh đi kèm.
Chú lính ấy là tôi. Vào nhà, sau mấy câu chào hỏi là tôi ra gốc đa ngồi
học bài hay đọc sách. Tôi bảo “ngoài ấy mát!”. Bà ngoại anh cũng lấy cớ
gì đó “đi chơi chỗ khác”. Thỉnh thoảng vọng đến tai tôi tiếng đàn violon
của anh Chín và tiếng sáo trúc của cô tôi, lại “hoa lá quên giờ tàn,
mây trắng bay từng đàn”. Một lần, dọc đường về, cô bảo: “ Anh Chín nghĩ
cũng tội!”. Tôi gạn hỏi bố mẹ anh đâu mà anh phải ở với bà ngoại? Cô tôi
kể: “ Bố anh ấy làm việc ở Sở giây thép bên Lào, vùng Pháp chiếm. Hai
năm trước ông ấy cho anh theo một toán buôn trâu đồng hương, vượt biên
về quê ở với bà ngoại thuộc vùng tự do, như cô từ Huế về đây tránh giặc
vậy đó. Anh ấy bảo, mẹ và em gái thì ông bố cho qua Mê Kông sang Thái
Lan, chạy loạn một nhà ba nơi, người biết lo xa thì không cho tất cả
trứng vào một rổ. Tự dưng thành trẻ mồ côi! Thật tội!”. Lòng thương xót,
yêu thương từ cô làm tôi chao đảo theo. Người anh, người thầy lắm tài,
lại thêm một cảnh ngộ oái oăm càng hấp dẫn.
Cái tin anh Chín rủ rê trai làng vượt
Trường Sơn qua Lào theo Tây từ làng Đòng lan sang ồn ào cả làng tôi. Vì
trong làng có cu Khôi người bên đạo học trên tôi hai lớp đi cùng anh.
Ngoài tôi ra, chắc không ai biết vì sao cô Hảo tôi buồn như thế, chỉ mấy
ngày mà gầy rộc, rồi đổ bệnh. Nhờ uống thuốc Bắc của bố mà cô qua khỏi.
Tôi biết từ nay không bao giờ được cô rủ vào làng Đòng chơi nữa. Tôi
hận người anh, người thầy và chú Chín! Kẻ phản bội cuộc tình tôi ngưỡng
mộ và là đồng lõa. Hơn nữa, tin chiến thắng Điên Biên Phủ đã dội về,
kháng chiến thắng đến nơi rồi, sao anh ấy lại bước vào con đường phản
quốc? Nhưng thời gian sau thì Đội cải cách ruộng đất về làng. Họ xuất
hiện một cách bí mật trong tiếng thì thầm đây đó, trong những khuôn mặt
lo lâu, thấp thỏm, sợ hãi…Chẳng ai nhắc tới chuyện anh Chín theo Tây
mang theo mối tình bí mật của cô Hảo tôi nữa.
- Thành mới từ bên nhà sang hả? Tôi mừng lắm, Thành ơi, thật là mừng. Sao Chúa còn cho tôi gặp lại Thành ở đây?
Anh Chín ôm chầm lấy tôi, quên cả cây
violon, nếu tôi không đỡ thì nó đã rơi xuống đất. Lúc đó cả hai chúng
tôi đang đứng trên ke sát đường ray. Hai bóng đèn pha của chuyến tàu
đang tới đã chớp chớp phía xa. Không cho tôi kịp phản ứng, anh nói như
ra lệnh:
- Về ngủ nhà tôi một đêm. Tôi không chịu mất Thành lần nữa đâu!
Tôi cũng không muốn mất anh lần nữa.
Anh đẩy tôi lên một toa tàu. Và đêm ấy, trong một căn hộ khá tồi tàn ở
quận 13, Paris, hai chúng tôi không ngủ. Anh Chín chỉ hơn tôi ba tuổi.
Chúng tôi đều đã già.
- O Hảo tôi mất rồi.
- Chuyện đó thì mình biết, biết trước cả
ngày sang đây. Không nhớ ai nói cho biết hoặc chỉ được báo mộng. Cầu
Chúa cho linh hồn Hảo bình an.
- Dạo đó sao anh lại sang Lào?
- Thong thả, chuyện dài lắm…
Đêm Paris già nua, không ồn như tôi
tưởng. Không nghe tiếng kèn xe. Nhưng giá như có một tiếng kèn để giúp
đánh thức hồn tôi, lâu rồi, tôi đã đánh mất ký ức, ít khi nhớ về cái gì
đó, do cuộc sống quá hối hả, quá bất trắc. Anh Chín, lọt giữa chiếc
xô-pha lớn cùng màu với áo măng tô của anh. Như là chiếc xô-pha đang
nói.
“Ở đây nhưng mình biết hết chuyện bên
nhà. Cả cái cầu mới xây gần Bãi Bè trên sông Phố, cả con đường tà vẹc
do trâu đi chỗ làng chúng mình đã được đổ bê tông nữa. Cái gì muốn biết
thì hỏi Gúc-gờ phải không ?”
Anh bật thêm một ngọn đèn, lấy ra mấy
bức hình chụp từ Google Earth, chỉ cho tôi cái này, cái kia, những nơi
tôi vừa mới đi qua tháng trước nhân có việc về quê. “Đây là nhà mình
nhưng sao không thấy cây đa? Nếu còn thì Google nó đã chụp được. Đây là
chỗ cột thuyền, Thành còn cái đêm mùa lũ ấy không?”. Tiếng anh mỗi lúc
mỗi nặng âm hưởng xứ Nghệ. Anh và tôi như đang ở quê, bụng đói meo ngồi
tán gẫu bên ấm nước chè. Dù không ai nói ra nhưng đúng tôi đang là cái
cớ làm sống lại những gì anh đã chôn vùi từ lâu. Ảnh Google, cây đàn
violon, buổi tham gia kéo đàn ngẫu hứng với đám Dzigan, cái cung cách
anh sôi nổi hẳn lên trong câu chuyện đầu Ngô mình Sở xa hay gần đều dính
tới một người là cô Hảo tôi.
Vẻ mệt mỏi, anh pha cà phê, những giọt
nước đen nhánh nhỏ qua phin đặc sệt, chẳng giống gì với thứ cà phê nhạt
phèo người Paris quen uống.
“Có ai có cuộc đời như tôi không? Chúa
biến tôi từ không thành có làm gì khi lại bắt cái hình hài trần gian này
nếm đủ mùi tân khổ trước khi về hầu Ngài. Tôi nghĩ chỉ có Chúa mới làm
như vậy được mà thôi. Để tôi kể Thành nghe những chuyện đáng lẽ ra Thành
phải biết từ năm mươi năm trước”.
****
Khắp nơi khói lửa, “sơn hà nguy biến”.
Anh Chín được bố thu xếp vượt rừng Lào và đồn bốt của Pháp ở Lạc Xao về
quê sống với ngoại. Đó là cuộc vượt biên lần thứ nhất của anh. Anh theo
cánh buôn trâu Lào. Ông bố anh cũng như mọi người ly hương, thường chỉ
nhớ tới quê mẹ khi gặp bất hạnh. Nhờ về quê mà anh mới có mấy năm được
tiếp tục đi học ở vùng “tự do”, trong “hòa bình”, được gặp cô Hảo, mối
tình đầu tiên của anh. Tôi chứng kiến và biết rất nhiều chuyện nhưng có
lẽ chưa biết mối tình ấy sâu sắc đến mức nào. Cuối năm anh Chín chia
tay chúng tôi, mang ba lô ra Thanh Hóa học dự bị đại học. Tin tức của bố
anh, mẹ và em gái vẫn mịt mù!
“Thành hỏi vì sao tôi bỏ lại Hảo để sang Lào? Nghe đây…”.
Trên đường ngủ trọ ở Cầu Giát, anh gặp
con trai người bạn đồng hương bố anh gửi mẹ và em gái từ Lào sang. Cậu
ta từ Thái Lan về quê mấy năm nay cũng để chạy loạn như anh, sống với
người chú ruột. Cậu kể cho anh nghe một chuyện động trời: mẹ và em gái
anh bị đóng rọ thả xuống sông Mê Kông vì người ta nghi là gián điệp cho
Pháp. Nhiều người từ Lào sang tránh bom đạn chiến tranh bị một số người
Việt yêu nước nghi kỵ như thế. Anh quá sửng sốt, mẹ anh, người sống
trong nhà như một cái bóng, nhất nhất tuân lệnh ông chồng gia trưởng,
chỉ biết nấu nướng và thêu thùa, sao lại có thể là gián điệp được? Cậu
bạn bảo: “Chiến tranh là chiến tranh, la guerre à la guerre!
Guồng máy giết chóc bắt đầu vận hành rồi. Bây giờ mày tính sao?”. Anh
không còn hồn vía tính chuyện học tiếp nữa, nghĩ mình khó sống sót khi
có một lý lịch như thế. Bố làm cho Tây, mẹ là “gián điệp”, liệu anh có
yên thân sống và học hành ở vùng Việt Minh được không? Anh trở lại làng
Đòng không cho ai biết, giấu cả cô Hảo lẫn tôi, rủ thêm cu Khôi và mấy
người trong họ đạo tìm đường sang Lào. Đèn pin làm từ cái magnito
xe đạp cũ, la bàn là chiếc kim khâu cho nhiễm nam châm. Anh không phản
quốc, cũng chẳng là Việt gian, anh chỉ tìm đường sống bằng hai thứ công
cụ tự anh chế tạo ra để đi rừng, mong gặp lại bố và đó là lần thứ hai
anh vượt biên, lần này ngược chiều với lần trước.
“Mình cho Thành biết một bí mật nhé. Thật ra trước khi đi mình có gặp Hảo. Nhưng Hảo đã từ chối đi cùng…”.
Mười lăm ngày lận rừng Trường Sơn cả bọn
mới tới được Lạc Xao. Chỉ hai ngày sau, nhờ mấy cú điện thoại bố gửi
gắm, Chín đã có mặt ở Sài Gòn. Thành phố rất lộn xộn vì Tây đang thua to
ở Điện Biên Phủ. Những chiếc cam nhông chạy như điên trên đường phố.
Cảnh thua trận thay thầy đổi chủ nào cũng hỗn loạn. Anh ở nhờ một ông
bạn của bố, lấy bằng tú tài rồi vào đại học. Thời cuộc đảo chiều, anh em
ông Diệm về, cái “guồng máy chết chóc” tưởng dừng hẳn lại đang được vận
hành cật lực. To cao, thẳng thớm, mắt mũi tinh tường, Chín được chọn đi
học lái máy bay. Lần đầu tiên sang Mỹ tu nghiệp, chiến tranh bỗng ở sau
lưng, anh chưa bao giờ ngửi được mùi thuốc súng. Về Sài Gòn với cái
bằng lái đủ loại máy bay, oai lắm, nhưng thực ra chỉ là anh lái xe trên
không, một thằng lính có hoa mai mà thôi. Cuộc đời là thế, chẳng mấy
chốc nó biến cậu học trò nhà quê như anh thành sát thủ, có thể ném bom,
bắn đại liên xuống bất kỳ nơi nào khi có lệnh mà không biết mình đã giết
ai. Phải chăng đó là lỗi của mảnh bằng tú tài, cái thân xác to cao mắt
mũi tinh tường và đôi tay khéo léo của anh?
Rồi một chuyện bất ngờ làm thay đổi đời
anh. Chín nhận lệnh lái một chiếc C 47 chở toán biệt kích nhảy dù xuống
vùng núi Ninh Bình. Với một phi công, đường bay là vạch đen trên bản đồ
bay hình quả trứng vịt. Từ Ban Mê Thuột bay đi, xong việc, lại vòng về.
Nhưng với anh cái vòng tròn đường bay ấy thật đặc biệt. Nó đi qua quê
anh, làng Đòng, sông Phố, Ngàn Éo… Trên đường về, bay qua dãy núi Thiên
Nhẫn trong đêm trăng, anh không còn là anh nữa. Từ ngày xa nhau, chưa
bao giờ anh nhớ Hảo bằng đêm ấy, khi anh bay ở độ cao mười lăm ngàn
phít, qua làng Đòng. Anh bay chậm lại để nhìn rõ tất cả, bằng mắt
thường, tháp chuông nhà thờ Kẻ Đòng cách nhà anh không xa, giá như anh
có thể đáp xuống cánh đồng đã nhận ra nhờ mấy cái họng đơm cá mùa lũ,
hai con suối chảy qua và con đường ngoằn nghèo nối làng Đòng với làng
Kế. Nỗi nhớ quê, nhớ người yêu và một quãng đời bất kỳ cái gì cũng thân
thương nay đã thành đất địch làm anh se lòng. Anh lượn một vòng, rồi
vòng nữa, mỗi lúc một bối rối… Anh biết không có khẩu cao xạ nào bắn
lên, thậm chí chưa chắc người ta đã biết có anh trên trời. Nhưng anh thì
biết dưới đó có những ai. Anh cố nhìn qua ánh trăng mọi thứ, những gì
nhìn không rõ thì anh tưởng tượng ra. Và khi anh lượn xong vòng thứ ba
quanh làng Đòng thì chợt đèn nhiên liệu báo không còn đủ cho anh bay về
căn cứ. Anh hốt hoảng vọt đi, xin hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Đà Nẵng
thay vì Ban Mê.
Mỗi vòng bay của anh đều không lọt qua
kiểm soát không lưu bên kia vĩ tuyến 17. Đó là chuyến bay quân vụ đầu
tiên mà cũng là cuối cùng của Chín. Sếp là một trung tá người đồng hương
xứ Nghệ gọi anh lên: “Tội mi đáng bắn bỏ! Mi khùng sao?”. Anh nói: “Em
nhớ quê quá sếp ơi!”. Anh thoát cảnh “lao công đào binh” nhờ có chút
quen biết và liên tài của ông sếp có thế lực này. Anh bị chuyển sang lái
máy bay vận tải dân sự, lãnh một chiếc C 5 Galaxy cũ mèm, lấy
vợ, sinh con. Năm ngày sau khi chiến tranh kết thúc, Chín bình thản từ
giã vợ và năm đứa con lên trình diện Ủy ban quân quản. Anh không ngờ
mình phải đi ngay hôm đó mà không kịp ghé qua nhà. Mười năm học tập ở
tận Sơn La trả nợ cho một chuyến bay đêm trong đời chiến binh!
“Mình qua được là nhờ mấy cái tài lẻ”.
“Thầy kéo violon?”.
“Đâu có, chữa đồ điện tử, mấy cái
transitor, radio cho cán bộ trại, rồi cán bộ huyện, xã trong vùng. Mà có
Chúa giúp hay sao ấy, kiểu gì mình cũng chữa được. Nếu cứ ngày hai vắt
cơm trộn bo bo mà phải “vác tre đẵn gỗ trên ngàn” như anh em thì chắc là
đã bỏ xác trên rừng Tây Bắc!”. Anh nói với vẻ thản nhiên.
Chín được về nhà vào khoảng 1986. Dạo ấy
chưa có HO, mà anh cũng không muốn chờ ai cứu mình. Anh hùn hạp với bạn
bè, cùng vợ con lên tàu vượt bể sang Philippines. Đó là cuộc vượt biên
lần thứ ba trong đời anh. Rồi Cali. Sau khi vợ mất, mấy đứa con trưởng
thành, có việc làm ở Mỹ thì anh mang tiền trợ cấp tị nạn sang Paris thuê
một căn hộ để sống. Tất nhiên con cái phải giúp thêm nhiều. Chúng nó
bảo: “Từ nay bố muốn ở đâu thì ở, không phải vượt biên nữa!”. Tại sao
lại Paris? Anh không biết nữa. Chúa biết trong thâm tâm anh hằng mong
muốn sống ở Pháp và Ngài đã sắp đặt cho anh… J’ai deux amours, Sai Gon et Paris…
anh hát khẽ. Chuyện cơm áo ở đây không dễ dàng gì nhưng cũng không làm
anh quá bận tâm. “Ta đã làm chi đời ta chưa hả Thành? Ở cái tuổi này…”.
Anh gõ nhịp ngón trỏ lên tay xô-pha, hỏi tôi bằng câu thơ của Vũ Hoàng
Chương với vẻ triết lý thâm trầm. Chính tôi cũng không biết có đúng như
thế không dù chỉ thua anh vài tuổi và cũng đã tới “cái tuổi này” như
anh.
Căn hộ của anh trở nên chật chội trong
cái đêm tôi có mặt ở đó. Nó đấy ắp kỷ niệm và rác rưởi của thời gian.
Hình như không còn gì quan trọng nữa. Anh không nói nhiều, cũng không
cay cú gì về “cuộc đời khốn nạn” (chính lời của anh) đã trải qua. Cũng
không nhiều lời về cuộc chiến nay đã quá xa xôi với một người già như
anh và tôi. “Quên hết rồi!” anh nói vẻ chán nản. Không có “guồng máy
chết chóc”, bom đạn, chuyến bay đêm, cũng không có trại tù và ngày hai
vắt cơm độn bo bo, không có cả cái rét chết người miền Tây Bắc, không có
ba lần vượt biên trong một đời người… Cả cô Hảo tôi nữa, hễ mỗi lần
chạm đến tên cô hay chuyện gì liên quan đến cô là anh lại lảng ra. Anh
lảng ra không muốn nói tới hay tình yêu của anh chỉ còn là cái bóng mờ
trong cuộc diễu hành hư ảo của kỷ niệm. Còn tôi? tôi không phải “vượt
biên” đến ba lần để tìm một ngõ sống, cũng không mười năm ở tù như anh.
Nhưng tôi khác anh chỗ nào nhỉ ?
“Cái đám người Dzigan ấy thế mà sướng,
họ chỉ biết đàn và ca hát. Mình quen hết toán này toán khác mỗi lần họ
đến đây. Kéo đàn với họ cũng vui được mấy ngày”.
Tiếng anh Chín như giọt nước đứt quãng
rơi trên đá. Tôi đã ngủ lúc nào rồi. Có vẻ như nghe được cả tiếng mình
ngáy nữa, một giấc ngủ vùi chập chờn, mệt nhọc. Lần thứ hai đến Paris,
cái thành phố này nó vẫn hành tôi với mạng xe điện ngầm chằng chịt, nó
đánh thức mọi cảm giác, ký ức, nó buộc mình phải nhìn ngắm khen chê và
suy nghĩ như lần đầu. Quả thật câu chuyện của anh Chín và một ngày lang
thang ở đây đã làm tôi mệt rã rời.
Bỗng tôi nghe một tiếng rên, không, một
câu nói thiếu mạch lạc chứ không phải một tiếng rên: “Nhớ Hảo quá, Thành
ơi!”. Tôi mở mắt nhìn chiếc ghế xô-pha. Anh Chín vẫn ngồi lọt thỏm
trong đó, mắt mở to, ngơ ngác như vừa bị lạc đường ngay trong nhà anh.
Nguyễn
Quang Thân
Paris 2010 – Sài Gòn
2013