Hoa Mười Giờ
Đẹp giấc mơ hoa
Hoa mười giờ...
Hoa mười giờ vẫn nở,
Nụ hồng bé xinh xinh...
Dịu dàng nhưng thắm thiết
Bên em biết bao tình !?
Dòng đời hoa ngắn ngủi,
Như tình không bền lâu...!
Khi xa rồi mới biết,
Vắng em là nỗi đau !!
Hoa mười giờ
Nỗi nhớ nhà thường trỗi dậy lúc về chiều, khi mà
tiếng ríu rít của bọn trẻ trong xóm vang lên sau suốt một ngày học hành,
tiếng chân hối hả trên con dốc đá tỏa về bao ngõ ngách của khu dân cư ôm
quanh suối, tiếng nước óc ách trong thùng tưới và tiếng lòa xòa vung
trên những luống rau, tiếng chẻ củi và khói bếp nhà ai bay lên cay mắt...
Thêm nữa, khung cảnh hiền hoà của màu xanh rau trái làm tăng thêm nỗi nhớ nhung. Ngày mới về đây Văn đã thấy ngạc nhiên - Con dốc đá không dài lắm nhưng đã ngăn đôi hai thế giới, bên trên dốc là phố xá ồn ào, dưới này dốc là vườn rau nối tiếp vườn rau. Ngay cả Văn, một người xứ khác đến đây ở trọ, cũng bị con dốc chia làm đôi. Khi thay quần áo gọn gàng lịch sự và chải hất mái tóc vốn được trời cho nét bồng bềnh phóng xe vượt dốc di dến trường, Văn là một chàng sinh viên hoạt bát. Nhưng chiều về nhà, Văn cũng như luống rau kia, giản dị, ít nói, mỉm cười hiền lành với những người quanh suối đến chơi. Khi thì họ nhờ Văn dịch dùm toa thuốc, khi nhờ viết lá đơn gửi lên cơ quan nào dó, khi nhờ giảng cho mấy đứa nhỏ bài toán...
Có lúc bỗng thèm nghe một giai điệu ồn ào, Văn muốn mở 1 băng nhạc Rock nhưng đành thôi, ồn ào quá! Chiều, Văn muốn rủ bà chị họ chơi vũ cầu, nhưng bà chị lại phải tưới rau. Trò giải trí của ông bác là chăm tỉa mấy giò lan thì Văn lại không hiểu... Chiều - chẳng gì có thể làm nguôi nỗi nhớ nhà.
° ° °
Cho đến 1 hôm, ánh mắt Văn thờ ơ lướt qua những luống rau quen thuộc bỗng đậu lại nơi nụ hồng lấp ló sau nách lá. A, khóm hồng vườn bên sắp ra hoa. Giữa những gam màu non tơ đến thắm biếc bỗng nhú lên vài chấm đỏ rung rinh làm ấm mắt dến cay cay.
Văn nhìn cô bé dang tưới gốc hồng. Chiều nay cô bé chợt khác hẳn hôm qua. Chiếc nón lá che khuất khuôn mặt chỉ để lộ cái cằm nhỏ và một dôi môi hồng, màu hồng tự nhiên đến nao lòng. Bỗng nhiên Văn thấy tiếc cho đôi môi xinh xắn.
- Khi nào cắt hồng bán, Oanh nói anh biết nghe -
Văn chồm người mở tung cửa sổ nói với qua.
- Anh mua hoa làm gì vậy? Oanh hất vành nón để lộ đôi mắt đen, nhoẻn cười lấm tấm mồ hôi.
- Thấy đẹp thì thích, vậy thôi.
- Anh muốn lấy bao nhiêu bông?
- Một.
- Chỉ một thôi à? Oanh tròn mắt. ° ° °
Rồi khóm cúc cũng ra hoa, thược dược nở rộ, mẫu đơn rực rỡ... Vườn rau nhà bên trở nên đáng yêu hơn. Oanh lúi húi giữa vườn và khi cảm thấy nong nóng đôi bàn tay, cô ngước nhìn qua bên kia rào và nhoẻn cười. Nụ cười biến một đóa Mười Giờ thành đoá Hồng Nhung
Chiều không còn trống nữa. Nỗi nhớ nhà dường như cũng nguôi đi. Những câu thăm hỏi bị ngắt quãng bởi những luống rau cần tưới nằm quá xa rào ngăn cách 2 nhà. Chiều hôm sau đoạn đối thoại tiếp tục như không hề bị ngừng lại.
- Oanh có thích học nghề gì đó không?
- Thích... nhưng...
- Oanh thích nghề gì?
- Đan len.
- Ơ cái xứ mùa nóng bằng mùa lạnh này sao lại thích học đan len?
Một nụ cười bẽn lẽn. Với những câu hỏi cần đến sự suy luận hay giải thích lý lẽ cô đều đáp lại bằng 1 nụ cười.
- Oanh này, có bao giờ Oanh mơ ước điều gì và khát khao đạt được không?
-... Mơ ước gì hả anh? - Lại một nụ cười và hai vòi nước tung toé bắn lên bắp chân trần.
- Về điều gì dó, ví dụ như đi học và trở thành nhà nông học..
-... Hay trở thành... nhà thơ chẳng hạn. Cô cười thành tiếng
- Em chỉ thích ngày dài dài thêm ra để kịp làm tất cả mọi việc.
- Oanh bận lắm à?
- Vâng. Sáng dậy sớm cắt rau, gánh rau ra chợ mẹ bán, rồi băm rau heo, cơm nước... lại chăm vườn. Còn anh, mai mốt anh thành gì?
- Kỹ sư lâm nghiệp.
- Hay quá!
... Và 1 chiều khác. Oanh đặt đôi thùng tưới xuống, đi đến sát rào đưa cho Văn 1 đóa hồng. Văn ngỡ ngàng:
- Đẹp quá! Oanh tặng anh ha?
- Anh đặt lên bàn cho đẹp. Từ nay về sau thích cắm hoa anh cứ nói - Cô đặt đóa hoa vào tay Văn rồi vội vàng quay về giếng nước. Tiếng nước rào rào vung trên luống. ° ° °
Hè, Văn về quê. Qua hè, Văn lên lại. Trong túi xách là 1 chai rượu ngon làm quà cho ông bác, một ít trái cây cho mấy bà chị họ.
- Qùa của Oanh đâu? Bà chị họ lườm lườm.
Văn ngẩn người vài giây, ạ ừ...
- Biết cậu gần lên nó qua hoài. Này, có thương thật thì hãy, còn không thì để cho con người ta yên. Trên phố các cô các cậu cứ việc chứ dưới này nhìn nhau lâu lâu đã là chuyện rồi.
Văn im lặng. Vườn rau vườn rau tiếp nối.. những trái cà chua thấp thoáng như những đóa hồng. Mình có để ý Oanh không? Giờ thì không thể không nghĩ đến, dù lan man thôi và có khi là tưởng tượng xa xôi. Rõ ràng là không thể nhìn Oanh với đôi mắt như trước và trò chuyện vô tư như trước được. Dường như cái bờ rào đã bị nhổ lên và cả hai bối rối không biết dựng lại thế nào.
- Nhà anh Văn ở đâu?
- Pleiku
- Là ở đâu?
- Một xứ nhỏ hơn ở đây.
- Ơ dó có gì hay không?
- Có núi đồi và có thông reo. Oanh có biết trái thông không?
- Dạ không?
- Anh có một trái thông tặng Oanh! Văn lấy trong túi ra một trái thông tình cờ nhặt nhét vào túi trước khi lên xe 'Mày nói dốí, Văn thấy mặt mình nóng nóng.
Oanh buông đôi thùng tưới xuống, chụm hai bàn tay đón trái thông khô xù xì.
- Đẹp quá. - Cô thốt lên trìu mến.
° ° °
Mùa mưa, những đóa hoa hồng chưa kịp nở rộ đã bị mưa dập tơi bời. Vậy là ly thủy tinh trên bàn được thay bằng đóa thược dược tím, khi là một bông dải sâu róm, khi là một đoá mười giờ tựa cằm trên miệng ly, thân dây mềm mại và loăng quăng trong nước. Và thỉnh thoảng, Văn tặng cô 1 món quà. Qùa của sinh viên xa nhà đơn giản thôi - một cái vòng nhựa, bức tranh vẽ bằng bút chì, tấm thiệp kèm theo một lời chúc tốt lành, và có khi là một cánh hoa khô ép từ hoa Oanh tặng...
- Cậu thương con bé thật không? Bà chị họ nghiêm trang hỏi.
- Em không biết! Văn đáp thành thật.
Đôi khi giữa giảng đường Văn thấy lòng mình nhớ. Đôi khi giữa cuộc vui, bạn bè có đôi có cặp, Văn thấy cô hiện ra trong mỗi ao ước mơ hồ. Có lần Văn bỏ dở buổi tiệc sinh nhật ra về sớm, tự nhủ sẽ nói với cô vài lời nhưng rồi lại thôi khi nhìn thấy bên kia bờ rào vẫn là công việc muôn thuở - quần xắn cao, đôi chân thô thô và hai cánh tay mạnh khoẻ nhấc bổng đôi thùng tưới, bờ vai bị kéo cong xuống.
Mùa thi, mùa thi nữa trôi qua. Những mùa thi dậy sớm học bài có dáng cô hàng xóm bên kia ô cửa sổ nhoè sương. Văn lắng nghe và cố phân biệt một tiếng chân giữa bao tiếng chân khác gõ hối hả gánh rau lên dốc đá.
- Biết chuyện gì chưa? - Bà chị họ kéo Văn ra sau thầm thì.
- Chuyện gì?
- Hôm qua có người đến nhà xin Oanh về làm dâu
-.....
- Nghe đâu ba mẹ Oanh đồng ý, chỉ còn chờ Oanh gật đầu nữa là xong.
-...
- Có thương thật thì hãy nói, không thì để cho người ta đi lấy chồng.
- Còn sớm quá mà.. - Văn tránh ánh mắt trách móc của bà chị, bối rối xoắn tay vào nhau. Một điều gì đó chớm vỡ ra.
- Ơ dưới này, con gái vậy là không sớm lắm đâu. Phải có gì cho người ta yên tâm đợi.
Đợi? Mà đợi điều gì? Chị chỉ nghĩ đến cái thì con gái, mà Văn thì còn cả cuộc đời dài. Một năm nữa mới ra trường mà chưa biết có xin được việc không? Có việc làm rồi thì biết đến bao giờ mới có một sự nghiệp? Chưa kể đến... Oanh sẽ như thế nào nếu không có vườn rau và đôi thùng tưới. Văn im lặng nhìn bà chị ho.
Bà chị ngoảnh mặt về hướng khác.
- Vậy thì hãy dứt khoát cho con bé khỏi hy vọng.
- Em làm chi đâu mà hy vọng? Văn chống chế trước vẻ buộc tội của bà chi.
- Cậu không làm gì rõ ràng cả, đó là điều dáng trách nhất.
° ° °
Văn áp mặt bên hàng rào - Đây là lần cuối cùng mình trò chuyện - Văn thấy nhoi nhói. Hình như bà chị họ có lý. Chiều nay Oanh mặc áo mới màu hoa cà, đầu để trần, một dải nơ màu hồng nhạt bay bay trên tóc. Cô nhoẻn cười với Văn từ những luống rau ở xạ Rồi cô đi dần đến gần bờ rào, đôi thùng nước vung vẩy.
- Hôm nay có hồng đó anh Văn.
- Hay quá! Oanh cắt hết cho anh nghe
- Cắt hết?
- Ư, tối nay sinh nhật cô bạn thân. Anh đang nghĩ không biết nên tặng gì thì hoa hồng nở. Thật là hay!
Làn da bánh mật từ từ tái đi, bàn tay bóp chặt quai thùng đến co lại, Oanh cúi đầu:
- Vâng!
- Oanh cắt sớm để anh còn thắt nơ nữa.
- Vâng!
Cô lẳng lặng cắt hoa rồi buộc lại lỏng lẻo bằng 1 sợi lạt mềm. Đầu ngón tay cô rướm máu.
- Oanh tính tiền dùm anh - Văn nghe giọng mình lạc đi.
- Thôi, em tặng anh! Cô nói nhỏ và xách thùng nước xối vào luống rau gần nhất, những lá cải non oằn lại.
Lễ
hỏi khá lớn. Họ hàng hai bên trên phố xuống dự rất đông. Tiếng giày,
tiếng cười rộn vang con dốc đá. Nhà trai bưng qua bốn mâm, năm quả phủ
khăn đỏ. Lời chúc tụng vang qua bờ rào, xuyên qua ô cửa sổ đóng kín.
Văn
ngồi lặng im không nhúc nhích. Bó hồng nằm im trên bàn xoè những cái
gai nhọn. Những cái gai li ti cắm vào tim và vĩnh viễn nằm lại đó. Văn
muốn chạy ào ra khỏi nhà, leo lên con dốc và đâm đầu ra đường. Văn muốn
chạy qua bên kia rào và xin cô tha lỗi. Hoặc thật giản dị, Văn muốn nhìn
thấy cô thân quen như thường ngày - nụ cười chân thành chiều chiều
ngẩng nhìn Văn giữa những luống rau xanh thắm. Oanh ơi! - Văn bật gọi
giữa cô đơn.
ST
Mộng Dưới Hoa
Cho đi và nhận lại,
Nếu ta biết cho đi,
Tức thì ta nhận lại...!
Cuộc sống đẹp của đời,
Cứ thế mãi vần xoay..
Mười giờ nở đẹp hôm nay,
Sắc hoa rực rỡ đắm say lòng người !
Cho nhân gian chút nụ cười,
Ngắm hoa tươi thắm rạng ngời thanh xuân...
Hoa tìm trên chốn nhân gian,
Đôi tay vun xới cho ngàn đoá hoa...
Người cho hoa sắc mặn mà,
Và rồi nhận lại chan hoà tình thân !!
BỮA TIỆC CỦA GIA ĐÌNH MƯỜI GIỜ
Hai dải đất trống dọc theo lối ra vào giờ
được san bằng phẳng, đất tơi xốp. Nó đứng tần
ngần sau khi dùng vạt áo chấm chấm những giọt mồ hôi
đang lả tả gieo mình xuống nền xi măng. Nó thở phào:
- Vậy là xong. Giờ sẽ là thao tác tiếp theo.
Trồng hoa.
Nó tủm tỉm như nghĩ ra được một phát kiến
sáng tạo của riêng nó. Cất gọn đâu đấy nào mấy
dụng cụ vừa làm xong, nó đi nhanh ra phía đường luồn
xách ra một bì đen, bên trong là những cành mười giờ
đủ loại. Nó nghĩ, đây sẽ là công trình của riêng nó,
ấy là trồng xen kẽ từng màu, sau này hoa nở sẽ rất
đẹp. Nó làm như mình thông hiểu về lũ mười giờ này
không bằng. Một bó mười giờ rối tung khi nó cố giũ
cái túi xuống nền xi măng. Nó sẽ chọn, sẽ nhận diện
được, nó nghĩ và làm. Công nhận nó trồng rất nhanh.
Con nhà nông mà. Nó nghĩ:
- Lấy que thọc lỗ, cắm cây xuống, nện đất cho chắc, đảm bảo sẽ sống.
Trên mặt nó hiện rõ sự tự tin và quả quyết với suy nghĩ của mình. Nó nở nụ cười sung sướng, dường như chỉ riêng nó biết. Đám hoa mười giờ sau một đêm nằm trong bì kín, chỉ chút nữa thôi, nếu chủ nó không mở cái túi chắc cả lũ sẽ ngất xỉu hết, thế nên chúng chẳng thể nói với nhau được gì. Đứa nào đứa nấy mặt xanh như tàu chuối, ỉu xìu chẳng khác nào những kẻ vừa đói, vừa khát. Chúng tự nhủ, hãy lo cho thân mình trước đã, mọi việc tính sau. Thế là chúng nằm bất động mặc cho chủ chúng đặt đâu, nằm đó. Có tên yếu đuối vì sợ xa bạn, cứ dùng cái tay bấu víu thân bạn, hi vọng chủ sẽ cho cả hai gần nhau. Có đứa may mắn, nhưng cũng có đứa nước mắt ròng ròng vì khoảng cách giữa bạn và mình giờ đã là ba, bốn gang tay. Hehe! Nó cười. Điệu cười đáng sợ ấy khiến bọn Mười giờ đang ngỡ ngàng với ngôi nhà mới bỗng giật thót mình. Đứa nào đứa nấy sắc mặt nghiêm trở lại. Nó ngó nghiêng:
- Cái roa tưới đâu nhỉ? À đây rồi. - Lấy que thọc lỗ, cắm cây xuống, nện đất cho chắc, đảm bảo sẽ sống.
Trên mặt nó hiện rõ sự tự tin và quả quyết với suy nghĩ của mình. Nó nở nụ cười sung sướng, dường như chỉ riêng nó biết. Đám hoa mười giờ sau một đêm nằm trong bì kín, chỉ chút nữa thôi, nếu chủ nó không mở cái túi chắc cả lũ sẽ ngất xỉu hết, thế nên chúng chẳng thể nói với nhau được gì. Đứa nào đứa nấy mặt xanh như tàu chuối, ỉu xìu chẳng khác nào những kẻ vừa đói, vừa khát. Chúng tự nhủ, hãy lo cho thân mình trước đã, mọi việc tính sau. Thế là chúng nằm bất động mặc cho chủ chúng đặt đâu, nằm đó. Có tên yếu đuối vì sợ xa bạn, cứ dùng cái tay bấu víu thân bạn, hi vọng chủ sẽ cho cả hai gần nhau. Có đứa may mắn, nhưng cũng có đứa nước mắt ròng ròng vì khoảng cách giữa bạn và mình giờ đã là ba, bốn gang tay. Hehe! Nó cười. Điệu cười đáng sợ ấy khiến bọn Mười giờ đang ngỡ ngàng với ngôi nhà mới bỗng giật thót mình. Đứa nào đứa nấy sắc mặt nghiêm trở lại. Nó ngó nghiêng:
Từ trong góc chuồng gà, nó lôi ra cái thùng cao su màu đen gắn roa tưới. Nó nghĩ, mình phải tưới nước sạch, xem như thiết đãi lũ Mười giờ về nhà mới. Nó vặn vòi cho nước từ bể chảy xuống. Nó tỉ mỉ, nhắc mình: Phải nhẹ nhàng không thì có đứa sẽ bật chân, mất công mình trồng lại. Rón rén và cẩn thận, nó tưới nước đến đâu lũ mười giờ tỉnh táo như nhận được ơn huệ từ Bồ Tát. Dưới ánh nắng ban mai, chúng vươn vai, vực dậy, rung rung thân người cho khô, và như để rũ số nước quý giá còn dính trên người xuống chân, cố hút lấy hút để làm nguồn sống cho thân. Xong việc. Nó cho phép mình ngồi nghỉ một chút để ngắm nhìn thành quả lao động tô điểm sân vườn nhà trọ mới, đồng thời cũng để khỏa lấp cái khoảng trống khu đất trước ngõ. Nó chẳng thể biết được lũ mười giờ kia, đang muốn mượn chị gió ngang qua, gửi lời cảm ơn đến chủ nhân của chúng. Nó nhìn xa xăm. Trong chốn chỉ có riêng nó, đám Mười giờ mới trồng trở nên tươi tắn, khoác lên mình những bộ áo nõn nà, đầy màu sắc. Nó nhập cuộc vào ngày hội của lũ Mười giờ lúc nào không hay.
- Sao hôm nay trời đẹp thế nhỉ? Đây là đâu?
Nó choáng ngợp trước vẻ đẹp ngỡ như mình lạc vào chốn thiên đường. Nó lặng lẽ quan sát. Trời hôm nay đẹp một cách lạ lùng, cơ hồ như có nhà họa sĩ nào đang ngồi trước bức tranh, tay cầm bút thanh thoát đưa lên đưa xuống tạo nên những đám mây trắng như bông, rồi lại quệt những gam màu xanh, khiến trời khoác lên mình màu áo xanh ngắt. Trời cao vợi. Xem kìa, nó tự nói với mình. Trời mới đủng đỉnh làm sao, đẹp một vẻ đẹp xưa nay chưa từng có: kiêu sa và quý phái, dịu dàng và sang trọng. Nắng con cũng đang nhảy múa, nó mặc một bộ áo vàng tươi trông thật bắt mắt để đi dự lễ. Đàn bươm bướm sặc sỡ sắc màu cũng nhịp nhàng bay tới. Quanh nó trở nên tấp nập. Ông mười giờ với chiếc áo khoác tuy đã sờn bạc nhưng trên khuôn mặt lại vô cùng rạng rỡ. Góc kia, mấy bà mười giờ đang thi nhau trang điểm. Các cô mười giờ thướt tha tà áo, nào trắng, nào hồng, nào vàng, nào hồng phấn,… như khoe vẻ đẹp tròn đầy của cái tuổi đang thì con gái. Đám trẻ mười giờ thì nhí nhảnh, túm tụm nô đùa. Tất cả, ai ai cũng như đang tham gia vào một hội thi và tin tưởng mình sẽ là ứng cử viên xứng đáng với vương miện danh giá nhất. Nó chợt nghĩ:
- Lạ thật. Sao họ không thấy mình. Rõ ràng mình nhìn thấy họ rõ mồn một.
Nó chột dạ, tay sờ lên má, lên mặt. Chưa tin, nó lại lấy tay sờ lên ngực, tay nọ bắt tay kia loạn xạ. Nó quả quyết:
- Lạ thật. Mình là mình mà.
Từ
xa, bướm, ong, nắng, đất, lũ chim sâu… lũ lượt tiến
vào. Trên cao, trời ngồi đó, tay chống cằm, quan sát với
niềm vui hồ hởi. Nó nép mình phía sau bức rèm quan sát.
Tất cả đã tự chọn cho mình một chỗ ngồi ổn định.
Cụ Mười giờ cất lên giọng ồm ồm nhưng đầy uy lực.
Nghe ông ta nói gì nào. Nó nghĩ.
-
Xin kính chào tất cả những người bạn của gia đình
Mười giờ. Hôm nay, chúng tôi mời các bạn đến đây dự
một buổi tiệc đầm ấm. Các bạn biết không, chúng tôi
có được cuộc sống như ngày hôm nay là nhờ ơn của
tất cả mọi người trong đó có một người, chúng tôi
nghĩ là quan trọng nhất, người đó cũng đang có mặt
tại đây. Xin trân trọng kính mời sự hiện diện của
anh chủ vườn Mười giờ, và xin hãy nhận từ gia đình
Mười giờ chúng tôi lời cảm ơn chân thành nhất!Tự nhiên, hai má nó ửng lên, vẻ e thẹn, rụt rè của nó khiến đám mười giờ cười nắc nẻ. Nó lại được đám Mười giờ thúc giục: Anh ra đây, anh chủ, đừng ngại. Chúng em là đám mười giờ trong vườn nhà anh đây mà. Nó đi như kẻ mất hồn. Một tràng pháo tay giòn giã vang lên. Ai nấy ghé vào nhau, thủ thỉ: Xem anh ta kìa, đẹp trai quá. Đám trẻ mười giờ cứ nhìn chằm chằm, chúng sinh sau đẻ muộn nên có lẽ chưa kịp hiểu hết dụng ý của cha ông nó trong bữa tiệc hôm nay, và hình như chúng cũng không được thông báo trước, nhưng hễ thấy mọi người hưởng ứng, vỗ tay, chúng cũng cười tít mắt vỗ theo. Gia đình ong, bướm và chim sâu, chị gió… đều cảm thấy vinh dự vì được tham dự một buổi lễ đặc biệt như thế. Sau phút giây im lặng, được sự tín nhiệm của gia đình Mười giờ, gia đình chị ong tay ôm vòng hoa kết từ những cành mười giờ với đủ sắc màu, nhẹ nhàng đặt lên đầu nó. Phía sau, mấy ông bà, cô chú Mười giờ rỉ tai nhau:
- Anh ấy đã cho tôi được ở gần ông xã tôi, nhờ đấy mà chúng tôi mới có một đàn con như bây giờ.
Cô mười giờ đỏ hồ hởi. Tiếp lời, mười giờ vàng:
- Cô biết không, nhờ anh ấy mà tôi được cứu sống từ lũ kiến đỏ trong vườn đấy.
Rồi những tiếng rì rầm cứ thế vang lên:
- Anh đã cho tôi uống nước khi tôi gần như cạn kiệt sức lực, ban cho tôi chất dinh dưỡng để tôi có thân thể khỏe mạnh như ngày nay. Anh ấy…
Ôi, nó nghe đám mười giờ kể công mà thấy thèn thẹn trong lòng. Nó lấy hết dũng khí, bước lên phía trước, trịnh trọng trước những tràng pháo tay rào rào của tất cả mọi người trong bữa tiệc:
- Tôi… tôi… Nó đang run bần bật tựa như đứng trước đám học trò ngày đầu bước chân lên bục giảng.
- Mạnh mẽ lên anh chủ ơi! Có cô mười giờ nào đó hét lên cổ vũ nó.
Lấy can đảm, nó bắt đầu dõng dạc:
- Cảm ơn tất cả các bạn. Tôi thật vinh dự vì được là vị khách đặc biệt trong bữa tiệc hôm nay. Mới bước chân xuống đây, tôi tưởng mình là vị khách không mời mà đến. Tôi không ngờ… Nó ấp úng. Thấy mọi người tất bật với việc chuẩn bị cho bữa tiệc, tôi nghĩ mọi người vô tâm nên không đoái hoài đến sự có mặt của tôi, nhưng tôi đã nhầm. Thì ra, mọi người đều có dụng ý cả. Các bạn có được như ngày hôm nay không phải công một mình tôi. Vừa nói, nó vừa đưa mắt nhìn hết tất cả các vị khách có mặt trong buổi lễ. Tôi chỉ đem lại sự sống cho các bạn. Còn các bạn trưởng thành và đẹp như hôm nay, điều không thể thiếu là nhờ vào gió, nước, đất, ong, nắng trời…
Khách đến dự thấy anh chủ nhắc đến mình cũng thêm phần vinh dự. Ai nấy cảm động, có người dùng khăn thấm nước mắt, kẻ thì sụt sùi. Chà! Một bữa tiệc thật cảm động. Và dường như trời từ trên cao nhìn xuống mắt cũng rơm rớm nhưng vẫn phải kìm nén cảm xúc, nếu không những giọt nước mắt sẽ biến thành mưa làm mất đi không khí đặc biệt của buổi lễ.
Nó dứt lời rồi cúi mình xuống như cảm ơn. Tràng pháo tay lại vang lên. Nó không ngờ đám cỏ hoa mình nghĩ trồng lên để phủ đám đất trống kia cũng có cuộc sống như nó. Nó ngạc nhiên hơn nữa là chúng sống thật có nghĩa có tình, điều mà thế giới nó sống, không phải ai cũng làm được. Mắt nó rưng rưng. Nó hòa mình cùng bữa tiệc. Cuộc vui kéo dài đến tận trưa trong không khí ấm áp, thân tình của chủ, khách và những người bạn.
Bỗng nó giật mình sau tiếng gọi của đứa bạn:
- Làm gì mà ngẩn tò te thế mày! Cà phê chứ?
Nó bần thần, lắc lắc cái đầu như để định hình lại xem mình đang ở đâu.
- Ok! Nó trả lời chắc nịch.
*****
Nhìn đám hoa mười giờ vừa trồng, nó nghĩ
đến bữa tiệc mình vừa được tham dự. Trong lòng nó
phập phồng một niềm vui kì lạ. Cuộc sống đẹp biết
bao khi được cho đi và nhận lại. Và nó bắt đầu kể
với đứa bạn về bữa tiệc của gia đình Mười giờ
trong niềm say sưa, bất tận.
Lê thị Xuyên
Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên
Để Nhớ Một Thời Ta Đã Yêu
Một thời dấu yêu
Ta đã có một thời yêu tha thiết,
Và một đời ly biệt cách xa nhau....
Xót xa thay tình cảm thuở ban đầu,
Ôm nuối tiếc suốt đời trong nỗi nhớ !
NM
NM
Từ chén cơm thừa
Trúng tuyển trường Cao Đẳng Viễn Thông Quốc Gia, tôi lần đầu vào Sài Gòn
trọ học, khó khăn lắm ba mẹ tôi mới cho tôi đủ số tiền tối thiểu để ăn
uống hàng ngày, học xong buổi sáng, là tôi tìm ngay quán cơm dọc đường
kêu diã cơm,cơm dọc đuờng là những quán, cắm chiếc dù lớn ngay viả hè,
chiếm lòng lề đường, bán xong , buổi tối thu lại, vì thế phải nói là giá
bình dân mà ăn cũng được, cũng chỉ gọi là tạm no, vì sức đang lớn, chứ
thật ra là phải 2 diã mới đủ,
Buổi trưa đó, khi tôi mới ăn, một cô gái đi chiếc Honda leo lề chạy thẳng vào quán cơm gần chỗ chủ quán làm như có bà con gì đó ,thay vì đậu dưới lòng đường như bao nguời khác, cô tháo găng tay, cởi mũ và kiếng bỏ vào giỏ rồi treo lên tay xe, cô đi vào nói nhỏ với bà chủ quán điều gì , rồi đi tìm chỗ ngồi. Quán lúc này đông nghẹt, các bàn đều có 4 người nên cô chỉ có thể chọn ngồi cùng bàn với tôi hay bàn gần đó cũng có 1 người, quán lề đường người xa lạ ăn chung là chuyện thường vì chật và ít bàn, không như các quán lớn hay cửa hàng.
Cô nhìn 1 chút rồi tiến tới bàn tôi, có lẽ cô thấy vẻ mặt của tôi ...hiền lành tuy ăn mặc hơi lam lũ, cô vén chiếc áo dài rồi thản nhiên ngồi xuống ghế, chờ đợi quán đem cơm ra, lúc này tôi mới để ý, thật là ....may cho tôi, cô quá đẹp !!
Tôi không thể tả cô như những nhà văn khác, khuôn mặt trái xoan, mắt bồ câu to tròn, mái tóc chấm lưng ...vì tả như vậy chính tôi cũng không hình dung ra người đẹp như thế nào ,mà chỉ có thể nói là tới lúc đó tôi chưa từng thấy ai đẹp như cô.
Diã cơm được cô bé giúp việc quán mang ra, diã cơm thịt kho hột vịt nóng hổi còn bốc khói. Cô chậm rãi ăn, nhưng chưa tới nửa diã thì ngưng rồi kêu 1 chai xá xị, cô ăn rất gọn, trái hột vịt và vài miếng thịt còn nguyên cũng như cơm, hầu như chưa đụng tới, không như những người khác thường trộn diã cơm rồi mới ăn, xong cô đứng dậy đi về phiá chủ quán trả tiền.
Khi tôi thấy chiếc lưng cô vừa quay đi, chiếc áo dài xanh tha thướt nổi bật giữa trời nắng. Lúc đó tôi đang tính kêu thêm chén cơm, vì với tuổi sinh viên như tôi lúc ấy, diã cơm thường không đủ no.
Trong 1/10 giây suy nghĩ, tôi vốn nghĩ nhanh nên đôi lúc cũng sai lầm, tôi thấy tội gì mà không "sang" nửa diã cơm gọn ghẽ còn lại của cô qua diã cơm heo xào dưa cải đã gần hết của tôi, -thứ nhất là tôi đâu có ăn xin,- thứ hai mấy người ngồi chung quanh tôi lúc này toàn là nam sinh viên, nghèo khổ như tôi mới ăn cơm bụi, có nhìn thấy chẳng nhằm nhò gì - thứ ba là tôi tiết kiệm được 10 đồng cho chén cơm thêm...
thường khi khách ăn không hết , quán đổ vào 1 cái thùng để cho heo, bất quá tôi chỉ bớt của con heo hơn 1 chén cơm, Với lại nhìn cô là tôi đã có …cảm tình, nên đuợc ăn thừa của cô cũng chấp nhận. Thế là khi cô đang trả tiền, tôi thản nhiên cầm diã cơm của cô gạt qua diã tôi.
Đúng lúc những hạt cơm cuối cùng từ diã của cô sang diã tôi, cô chợt quay lại. Nếu tôi là đứa bé ăn xin mà làm động tác đó là bình thường, nhưng rõ ràng ăn mặc đeo mắt kính như tôi là sinh viên,...Quán không lớn, khoảng cách không xa lắm, đủ để tôi thấy khuôn mặt cô đỏ bừng lên rồi vội quay đi với đôi mắt cũng đỏ hoe .. ngấn lệ
Y như người đang ăn trộm bị bắt quả tang, tôi hết sức lúng túng, chỉ muốn độn thổ,nhưng làm sao bấy giờ chả lẽ đổ lại, thế nên tôi cứ cúi đầu gượng gạo ăn hết diã cơm. Ăn xong tôi kêu tính tiền,bà chủ quán bước gần đến tôi và nói:
- Có người trả tiền cho cậu rồi, nó là cháu ruột tôi đó.
Tôi toan hỏi ai vậy, nhưng rồi chỉ cảm ơn bà chủ quán và bước ra.
Đạp xe trở lại trường để ngủ, tôi như người mất hồn, chưa bao giờ tôi lại cảm thấy xấu hổ như vậy, nỗi ân hận ăn chén cơm thừa cứ dằn vặt tôi suốt buổi trưa ấy .
Tôi không vào lớp ngủ như những trưa khác, mà thẫn thờ dựng xe trước cái bốt nhỏ làm bằng gỗ dựng ngay trước cổng trường, bốt này dành cho bác lao công ngồi gác, buổi trưa nên bác đã về cái quán nhỏ sau trường cũng là nhà bác để ăn cơm.
Tôi vào ngồi trong đó, đưa đôi mắt ...buồn rượi nhìn không định hướng, trường Viễn Thông Bưu chính nằm ngay ngã ba đường Phan đình Phùng và cuối Phạm đăng Hưng , xe cộ chỉ lưu thông một chiều, ngay góc đường là nhà thờ Đa kao. Lúc này có lẽ điều mà tôi mong ước nhất là đừng gặi lại cô gái lúc nãy, xấu hổ tủi thân đến dường nào.
Bỗng mắt tôi hoa lên ( không phải vì đói như buổi sáng gần tan học) vì từ xa đường PĐH, chiếc xe Honda đang từ từ chạy tới, trên xe là cô gái mặc áo dài xanh. Tôi lúc đó không biết làm gì cứ ngồi như pho tượng, cô tiến vào trường, tất nhiên là phải đi qua bốt gác, tiếng máy xe nổ nhe nhẹ,cô dừng xe lại rồi hơi nhoẻn miệng cười, hồn viá tôi như lên mây..cô hỏi tôi:
-ủa , bạn học ở trường này hay sao mà ngồi đây.
- tôi mới học năm đầu Viễn Thông
Ngưng lại một chút tôi nói như phân trần và cảm ơn người đã trả tiền cơm.
-lúc nãy ở quán cơm ...
Ngay lập tức cô ngắt lời;
- Nhắc chuyện ấy làm gì, bỏ đi.
Tôi cảm thấy gánh nặng nhẹ bớt vì cô gái không nhìn tôi dưới con mắt khinh dễ mà ngược lại có vẻ thông cảm và 1 chút thiện cảm
Tôi nghĩ cô cũng học trường này nên hỏi:
- Bạn cũng học trường này và đang vào lớp ngủ trưa ?
- Uh, Nhiên ( cô gái xưng tên với tôi ) học năm thứ 2 Bưu Chính, mọi khi về nhà, nhưng hôm nay có chút chuyện tính ghé con nhỏ bạn, chắc giờ nó đang ở trong lớp.
Không nghe rõ tên nên tôi hỏi :
-Bạn tên Duyên ?
-không, Nhiên, Nguyễn thị Tự Nhiên nghiã là không khách sáo.
Học năm thứ 2 nghiã là hơn tôi 2 tuổi, Thấy cô cởi mở , tôi quên mất chuyện chén cơm thừa, tôi nói:
- Mình tên Hòa, ...Đào Nam Hoà, thôi bạn vào đi.
Lại nhoẻn miệng cười cô gái nhìn tôi rồi nói:
- Hoà ngồi chơi, Nhiên đi nhen.
Cô đi rồi, tôi dắt xe vào, thay vì mọi khi để xe dãy cho SV Viễn Thông như mọi khi thì tôi lại chạy qua dãy dành cho Bưu Chính, tôi quan sát thấy chiếc xe Honda của cô gái khi nãy và vài chiếc xe khác của những sinh viên ăn cơm xong vào lớp ngủ, chờ học giờ chiều, tôi dựng xe rồi ngồi 1 ghế đá gần đấy, dưới hàng cây cổ thụ to cao rợp mát .
Tôi đang ngồi suy nghĩ, bỗng lại giật mình, khi từ dãy lớp Nhiên xuất hiện đi về phiá dãy xe.Tôi đoán là Nhiên đã gặp bạn xong và ra về, Thấy tôi ngồi, Nhiên thản nhiên bước lại,ngồi không xa cũng không gần, vén tà áo dài, để chiếc cắp lên đùi, im lặng 1 lúc , không ai nói lời nào. Tôi mở lời hỏi 1 câu mà đã biết câu trả lời:
- Nhiên gặp bạn chưa
- Rồi, sao Hoà không vào lớp ngủ đi
- Tự nhiên hôm nay thấy khó ngủ, mà thường ngày Hoà cũng ít ngủ trưa, thường là đọc sách.
Thấy tôi có cuốn sách cuả Jean Paul Satre để gần chỗ ngồi, Nhiên hỏi:
- Hoà cũng đọc sách Jean Paul Satre?
"Cũng" đọc nghiã là Nhiên đã đọc, tôi nói
- Thấy ngưòi ta nói về thuyệt hiện sinh nên mượn thằng bạn đọc để khi cần có cái nói chuyện,
Nhiên cười:
-Hoà có lối nói chuyện nghe ngồ ngộ.
Tôi không hiểu ý Nhiên nên nói:
- Hoà mượn thật mà, chứ đâu có tiền mua.
Nhiên lại gạt ngang:
- Đừng nói tiền bạc, không cần phải nói chuyện ấy, khi nào cần, Hoà có thể mượn sách, nhà Nhiên cũng có khá nhiều.
Tôi hỏi:
- Nhiên thích đọc loại sách nào.
- Nhiều loại, kiểu đọc để có cái nói chuyện khi cần giống Hoà ấy mà.
Rồi Nhiên lại khẽ cười, thấy Nhiên khôi hài và cởi mở, câu chuyện tự dưng mỗi lúc sôi nổi hơn như thể là chúng tôi quen nhau từ lâu lắm rồi
Nhiên hỏi tôi:
- Cuốn sách nào mà Hoà thích nhất?
- Notre Dame de Paris.
- Còn bản nhạc?
- Như "cánh vạc bay" và "hẹn hò"
- Chắc Hoà biết câu: hãy cho tôi biết bạn thích cuốn sách nào tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào?
- Biết, vậy theo Nhiên , Hoà là người như thế nào
- Lãng mạn, quá lãng mạn
- còn Nhiên thích cuốn nào và bản nhạc nào?
- Sách thì thích cuốn Les Miserables và Mùa thu lá bay, còn nhạc thì thích bài "Cành hoa trắng" và "Người đi qua đời tôi"
- Tại sao Nhiên lại thích bài Người đi qua đời tôi?
- Chắc Hoà biết câu mở đầu, Người đi qua đời tôi trong những chiều đông buồn, nhưng mà Nhiên cảm thấy bài đó lúc nào cũng buồn ngay cả khi hát trong những ngày hạ gắt nắng.
Ngưng 1 chút Nhiên tiếp:
- vậy theo Hoà, Nhiên thuộc loại người nào?
- Lãng mạn và đầy thương cảm.
Nhiên hỏi tôi:
- Hoà biết đàn chứ?
- Biết, cũng võ vẽ được mấy bài guitar cho có với người ta, còn Nhiên?
- Nhiên cũng vậy, cũng biết chút ít.
Tôi hơi ngạc nhiên:
- Nhiên biết chơi guitar.
- Không, Piano.
Phải là nhà giàu có lắm mới học Piano nên đến lúc này tôi nhìn kỹ Nhiên hơn 1 chút, mặc chiếc dài xanh mới tinh có thêu mấy bông trắng nhỏ giữa ngực, chiếc quần đen láng mướt và đi đôi sandal, chiếc cặp táp bằng da.... tất cả đều thuộc loại đắt tiền, Người đẹp nhờ luạ, Nhiên đã quá đẹp , khuôn mặt láng o, cân đối mà lại có thêm lụa nữa!
Tôi nghĩ ngay đến sự bất công, chả lẽ Thượng đế hay Đấng nào đó lại dành cho một số người quá ưu đãi, khi nhìn lại tôi, chiếc áo vải thô đã cũ, chiếc quần cũng sờn, trên tay chỉ vài cuốn sách.
Tôi liên tưởng tôi đang là Quasimodo lão gù nhà thờ Đức bà và Nhiên là nàng kỹ nữ tuyệt đẹp Esmeralda trong Notre Dame de Paris.
Nhiên cắt ngang ý nghĩ của tôi và tôi có cảm tưởng Nhiên đang đi đôi ...sandal trong bụng tôi.
- Hoà đang so sánh đó huh.
Tôi chối:
- Không, chỉ hơi buồn thôi.
- Nãy giờ Nhiên có làm gì đâu mà Hoà buồn.
Thật ra tôi buồn là thật, vì giữa tôi và Nhiên có sự cách biệt như vậy thì làm gì có những buổi gặp nhau để nói chuyện nữa
Tôi hỏi:
- Nhiên có buồn không khi mất cái gì đó mà mình thích.
- dĩ nhiên là buồn, mà Nhiên đâu có làm mất của Hoà cái gì đâu,
Tôi lại thật thà:
- Không mất gì cả, mà Hoà có cảm tưởng như không còn được nói chuyện với Nhiên nữa...
Tôi lặng thinh không nói nữa, Nhiên cũng im lặng, đầu hơi cúi xuống, nụ cười nãy giờ đã tắt, tôi thấy 1 chút buồn trên khuôn mặt thiên thần của Nhiên.
Tôi có cảm tưởng thời gian trôi qua sao mà nhanh đến thế, sắp đến giờ học chiều,sân trường đã đầy SV, dãy xe 2 bên VT và BC đã gần đầy, một số thằng bạn nhìn tôi và Nhiên ngồi nói chuyện tỏ vẻ ngạc nhiên, không hiểu sao mà tôi có thể quen với Nhiên được.
Nhiên đứng dậy:
- Thôi đến giờ học rồi, Nhiên vào lớp học luôn chứ về nhà không kịp nữa.
Có lẽ mải nói chuyện với tôi mà Nhiên quên cả về nhà nghỉ trưa, kể ra thì tôi cũng có chút đỉnh ...diễm phúc.
Tôi cũng đứng dậy khẽ nói:
- Hoà cũng vào lớp, thôi đi nha.
Ngày hôm sau tôi không ngồi ghế đá nữa mà vô lớp ngủ trưa như thường lệ, không ngủ được, tôi lấy sách ra đọc mà sao hàng chữ cứ nhảy muá lung tung.
Nhà trường có hai dãy là Viễn Thông (chung với Điện thoại) và Bưu Chính. Ở giữa là văn phòng nhà trường, thường học ngành nào đậu xe bên đó cho gần
Bốn ngày sau liên tiếp ngày nào tôi cũng đậu xe bên VT rồi tản bộ ra ngồi ghế đá bên Bưu Chính, buổi trưa lác đác dăm sinh viên qua lại, mà chả thấy Nhiên đâu, tôi có làm gì đâu mà phải chờ Nhiên, mà sao bụng như nao nao,
Thật ra là muốn kiếm Nhiên không có gì là khó, hai dãy lớp chỉ cách nhau mấy chục thước, tôi chỉ cần lê qua văn phòng chung của trường là tới dãy lớp Bưu Chính, canh gần giờ vào học, lảng vảng gần lớp thế nào chả gặp, nhưng sao tôi không đủ can đảm làm việc quá dễ đó, hoặc canh giờ tan học đứng ở cổng trường chặn đầu thì hết …xảy.
Người ta theo tò tò còn được, tôi không làm nổi việc đó, vì mặc cảm tự ty hay sao? Sao 2 dãy lớp giữa tôi và Nhiên gần như có gì vô hình cách ngăn, không cho tôi vào. Đối với tôi, ngồi ghế đá đã là dũng cảm lắm rồi và không làm gì cả, gần như chỉ còn chờ sung rụng…và gần như ngồi theo ..vô thức.
Đúng một tuần sau, kể từ ngày …ăn chén cơm thừa, tôi lại ra ghế đá dãy lớp Bưu chính ngồi ngắm những cụm mây trắng lững lờ trên bầu trời cao, 15 phút đã trôi qua nhanh chóng, còn hơn nửa giờ nữa là đến giờ học,bỗng tôi giật mình, Nhiên đang đậu xe, thấy tôi ngồi, Nhiên tiến lại, ngồi xuống như tuần trước, không gần cũng không xa, Nhiên nhoẻn miệng cười rồi hỏi:
- Hoà đang làm gì đấy?
Tôi không trả lời mà hỏi lại:
- Sao hôm nay Nhiên đi học sớm vậy?
- Ở nhà Nhiên cũng không ngủ, nên ...tự nhiên hôm nay đi sớm một chút
- Tự nhiên Nhiên đi sớm một chút?
Cả hai cùng cười khi tôi nhắc điệp ngữ nhiên.
Im lặng một chút, tôi thu hết can đảm, nói:
- Hoà cảm thấy thích, ước gì được nói chuyện với Nhiên như thế này.
Nhiên trả lời làm như vừa giỡn vừa bày tỏ trên nỗi niềm của 2 kẻ mới …hơi nhớ nhau:
- Nói chuyện mà cũng ước! Thế bao lâu Hoà muốn nói với Nhiên, hàng ngày, hàng tuần hay mỗi tháng một lần.
- Lấy trung bình là hàng tuần đi …
Chúng tôi lại lan man hết chuyện này tới chuyện khác chẳng mấy chốc tiếng chuông báo hiệu giờ học lại vang lên. Nửa tiếng nói chuyện thật là …biểu kiến, cảm chừng chỉ có mấy phút.
Rồi ước mơ của tôi thành sự thật, mỗi tuần Nhiên đều vào trường sớm hơn và chúng tôi đều có buổi ngồi nói chuyện như vậy, những câu chuyện lắm khi sôi nổi về bất cứ đề tài nào,kiến thức của Nhiên làm tôi kinh ngạc, có thể chúng tôi nói với nhau cả năm vẫn còn đề tài để nói, Nhiên quá đầy đủ về vật chất và quá dư mặt tinh thần, tuy vậy chẳng bao giờ chúng tôi hỏi chuyện về đời sống hay gia đình, tôi chẳng biết Nhiên có bao nhiêu anh em, ba mẹ làm gì và Nhiên cũng chẳng bao giờ hỏi tôi những chuyện ấy. Tôi không hiểu sao có người con gái nào trên đời này lại có thể kết bạn với người đã dám ăn thừa diã cơm của mình.
Một trưa tôi hỏi Nhiên:
- Ngồi nói chuyện như vầy Nhiên không "sợ" sao?
- Sợ ? mà sợ cái gì? tình bạn trong sáng thì có gì mà sợ.
- Dư luận , Nhiên cũng không sợ?
- Hơi đâu mà sợ dư luận, Nhiên chỉ sống thật với chính mình. Nhiên coi Hoà như một người bạn trong sáng.
Tôi suýt phì cười, nói:
- Vậy mấy bạn khác của Nhiên không trong sáng à.
- Nhiên có cả đống bạn gái cũng như trai, bạn gái thì không nói chứ bạn trai thì chán lắm...
- Sao mà chán?
- Có ông mới gặp có chút xíu đã rủ đi ăn kem, ra công viên, có ông ra vẻ ta đây giàu có, có ông ...
Tôi cắt ngang:
- Nhiên khó quá, ai có phước lắm mới gặp được Nhiên.
Rồi tự nhiên tôi đổi đề tài:
- Hồi nhỏ Hoà mê nhạc ghê lắm, thường học khuya xong, radio có chương trình nhạc hoà tấu và giao hưởng, Hoà hay nghe nhất là những bài đàn piano cổ điển thuộc trường phái lãng mạn như Chopin, Tchaikovsky, …
- Nhiên cũng thích nhạc cổ điển, bữa nào đến nhà Nhiên đánh cho nghe
Tôi tưởng như tai mình nghe lầm, nên nói cho qua:
-uh, bữa nào cũng được
Nhiên bất chợt hỏi tôi nửa đùa nửa thật:
- Hoà không sợ đến nhà Nhiên sao?
- Tình bạn trong sáng làm gì mà phải sợ
Nhiên nói như thử tôi:
- Nhưng mà ba mẹ Nhiên khó lắm
- Đến nhà nghe đàn với tình bạn trong sáng, Hoà đâu có làm gì mà phải sợ ba mẹ Nhiên
- Nói vậy thôi, ba Nhiên đi làm xa, tuần về một lần, còn mẹ Nhiên làm công chức.
Lần đầu tiên Nhiên nói về gia đình mình, rồi hỏi tôi:
- Còn Hoà?
- Ba Hoà làm lính, mẹ buôn bán ngoài chợ, nhà ở BH, xuống SG nhờ Ba Hoà quen, xin cho Hoà ở trọ cùng một số lính trong một nhà mà trước để Quân Đội xử dụng, nay để không
Chúng tôi lại tạm ngưng câu chuyện vì chuông đã reo đến giờ học,
Ngày tháng trôi qua …trung bình, nghĩa là không nhanh không chậm, chỉ vừa đủ cho hai chúng tôi mỗi tuần gặp nhau nói chuyện một lần, thế thôi, cũng chẳng toan tính gì vì nào ai biết trước ngày mai ra sao?
Rồi việc phải tới, một ngày đầu tuần thứ 2 của tháng 4, tình hình trong nước đã có nhiều biến động, nhưng chúng tôi vẫn đi học bình thường vì nhà trường không thông báo gì, Sáng hôm ấy, đang giờ học, khoảng 9 giờ, đột nhiên tiếng bom nổ thật gần trường chúng tôi, sau đó là vài loạt súng, chả ai biết chuyện gì, về sau biết là một phi cơ F5 đã thả bom xuống Dinh Độc Lập, từ dinh Độc lập chỉ cách trường khoảng hơn 500 mét đường chim bay, mọi ngưòi chạy ra sân, tôi gặp Nhiên, hai đứa đứng sát nhìn nhau không nói, nhưng lòng tôi thấy vui vì mấy khi gặp bất ngờ, dường như có một chút nhung nhớ đã xâm chiếm trong lòng nên gặp nhau dù vài ba phút cũng thấy ...mừng.
Chỉ 15 phút sau, hàng trăm lính Cảnh sát dã chiến kéo đến, xe đậu kín sân trường vì trường sát vách đài phát thanh SG, họ đến để bảo vệ , Sau đó, trường thông báo cho tất cả sinh viên nghỉ học. Mọi người đổ ùn ra đường.
Lúc này đường xá chật cứng vì tất cả cơ quan khác cũng cho nghỉ, chỉ có thể nhích từng bước trên các con lộ lớn như Đinh Tiên Hoàng, Phan đình Phùng, Duy Tân , Hiền Vương....
Tôi ở trọ,đâu cần vội vã, ra sau cùng, tới cổng trường thì Nhiên đang đậu, xe vẫn nổ máy, Nhiên chặn tôi lại:
- Hoà, hôm nay nghỉ, về nhà Nhiên ăn cơm đi.
Rồi không đợi tôi ý kiến Nhiên nói tiếp:
- Sách nhà Nhiên nhiều lắm, Hoà cứ lấy mà đọc.
Tôi hơi phân vân dù sao nhìn bề ngoài, Nhiên hơn tôi xa, ăn mặc chải chuốt toàn hàng đắt tiền, không cần nói cũng biết là con nhà khá giả, còn tôi thuộc tầng lớp bình dân, lại đi chiếc xe đạp lọc cọc, tôi thăm dò:
- Nhà Nhiên gần hay xa
- Gần,mà cứ theo đuôi Nhiên đi thôi, Nhiên đi chậm cho Hoà theo mà.
Trời nhân đạo thiệt,được làm cái đuôi của Nhiên thì còn gì hơn!
Nói vậy chứ lúc đó đường kẹt cứng, xe đạp như tôi chắc luồn lỏi nhanh hơn Nhiên .Tới ngã tư Phan Đình Phùng-Công Lý , quẹo phải một chút, tới một khu toàn là biệt thự, mỗi nhà bốn bề có hàng rào riêng. Khu ở rất tĩnh lặng, yên ả chứ không có chút nào náo nhiệt như những xóm bình dân ồn ào đông đúc.
Nhiên leo xe lên vỉa hè, ngưng lại rồi xuống xe đưa tay luồn vào trong mở khoá, rồi đẩy xe vào . Tôi hết hồn.
Trời ơi, biết vậy tôi không theo, nhà lớn quá, chỉ nhìn qua cũng biết là nhà của quan chức cao cấp, nhà hai tầng xây theo kiểu thời Pháp, rộng rãi, bên trong trang trí toàn đồ sang trọng, mà lần đầu tiên tôi mới trực tiếp trông thấy, có cả cặp ngà voi treo trên tường và những đèn chùm rũ xuống từ trần nhà trông rất đẹp và sang trọng, một tủ đựng bóng mượt lấp lánh những ly tách, ruợu, cái Ti vi có khung cửa, dàn máy Akai to , một kệ sách bằng gỗ qúy đóng sát tường với khoảng vài trăm cuốn sách đủ loại,….bộ Salon bằng gõ chạm trổ rồng phượng ….
Bước vào tôi đã choá mắt, nhưng ..tự ái của thằng con trai, nên tôi chỉ khẽ nhìn sơ, tôi chú ý nhất là cây đàn grand piano,đặt ngay kế cửa sổ phòng khách trông ra vườn hoa với dăm bảy loài hoa khoe sắc dưới nắng mai
Nhiên dọn sơ nhà cửa vừa rót nước ra ly, đẩy về phiá tôi, mở to cánh cửa sổ rồi Nhiên hỏi bâng quơ:
- Hoà thích hoa nào?
- Hoa mười giờ, màu hồng nhẹ nhàng, sáng nở chiều tàn, nhưng mai nở tiếp, ngày nào cũng nở
-Hoà nói câu đó có …triết lý hông dzậy?
- Nhiên hiểu sao cũng được
Cả hai chúng tôi cùng cười vì thật ra có câu trả lời rồi.
Vừa lúc đó, em Nhiên là Phương cũng về đến, Phương học Lê Qúy Đôn, trường cũng cho về vì vụ đánh bom vừa qua
Lịch sự , tôi đứng dậy, nhưng chưa lên tiếng, Phương mau mắn:
- Chào anh
Thì Nhiên đã nói:
- đây là Hoà, bạn chị, học cùng trường, thôi em xuống giúp chị nấu cơm trưa có anh Hoà ăn nữa đó
Còn mình tôi, đứng xớ rớ, tôi lại cây đàn, vén tấm khăn phủ lên, gõ gõ
Nhiên chạy lên, hỏi:
- Hoà biết chơi Piano?
- Không, chưa thấy cái đàn piano bao giờ , mà Nhiên học đàn lâu chưa?
- Hai chị em Nhiên học lâu rồi từ nhỏ
- Ước gì đưọc nghe Nhiên chơi một bài!
- Hoà muốn nghe nhạc gì?
- Gì cũng đuợc, nếu Nhiên đàn thì còn hân hạnh nào bằng.
- Nhiên chưa đàn cho người con trai nào đâu đấy, Hoà là người đầu tiên
Nhiên chỉnh ghế lại, bắt đầu tập trung, Nhiên chơi nhạc Chopin bài Nocturne Op. 9 No. 2, bài nhạc êm đềm như ánh trăng vừa hé, mang đầy phong cách của trường phái lãng mạn, tôi lắng nghe, trời ơi, sao mà trời thương tôi thiệt, tôi có lộc được một hoa khôi của trường, một cô con gái nhà qúy tộc cho nghe bài tôi thích.
Lát sau,tiếng Phương gọi:
- Chị Nhiên ơi, phụ em dọn cơm
Nhiên bảo tôi:
- Xuống nhà ăn cơm với hai chị em Nhiên
Nhà bếp cũng đẹp và ngăn nắp, sáng sủa vì có tới hai cửa sổ và một cửa hậu, tủ đựng chén bát toàn hàng kiểng của Tàu, Nhật nhìn sang trọng, tủ lạnh, bếp, nồi, ngăn nắp và sạch sẽ …
Cơm xong, chúng tôi lên nhà uống nước, tôi khá ngạc nhiên, Phương, em Nhiên cũng vui vẻ nói chuyện với tôi , thậm chí còn yêu cầu tôi khi nào rảnh ghé lại nhà kèm thêm toán cho em khi biết tôi giỏi về toán,Phương cũng hỏi tôi dăm câu về tỉnh tôi ở mà Phương chưa có dịp tới, nhiều câu hỏi rất ngây thơ, Phương hỏi tôi:
- Anh ở Biên Hoà, vậy có hay ra sông Đồng Nai ?
- Có chứ, đó là con sông gắn liền đời anh mà
- Anh ra sông làm gì?
- Làm …thơ và ngắm mây trôi.
- Bữa nào dạy em làm thơ với nha ..
Lan man một lát xong Phương cũng lên lầu nghỉ trưa, còn lại tôi và Nhiên ngồi nói chuyện, tôi nhắc lại:
- Nhiên nhớ Hoà thích bài Hẹn hò của PD chứ?
- Hoà muốn nghe, ?
Rồi không chờ tôi trả lời Nhiên đi tới cây đàn, bắt đầu chơi. Hết bản nhạc, tôi như mê mẩn, trời ơi,sao mà nhanh quá vậy! Thật là diễm phúc khi nhìn những ngón tay lả lướt đang nhảy múa trên phím đàn do một nàng tiên áo trắng thả hồn mình vào trong giai điệu buồn thảm. Mái tóc thề loà xoà bay nhẹ, rung động theo bài nhạc của bờ vai Nhiên, những lúc thăng trầm nhanh chậm, làm tôi có cảm tưởng mình đang hẹn hò ở một chốn mơ ảo nào đó …
nhưng cuộc vui nào chả có lúc tàn, tôi đứng dậy xin kiếu ra về, nhìn trời cao, tôi thấy những đám mây trắng, bay gặp nhau rồi tan loãng, mất hút ở lưng trời.
Ngày 27 tháng 4, chúng tôi vẫn đến trưòng, nhưng không học, có thày cũng không tới, đứng lơ vơ một lát, mạnh ai nấy về, tới cổng, từ xa Nhiên xuất hiện, dáng vội vã, ngoắc tôi qua bên đường, chúng tôi ngồi xuống bãi cỏ, gần nhà thờ Đa Kao, rất ít người qua lại. Tôi hơi ngạc nhiên khi lần này Nhiên ngồi gần như sát vai tôi. Tôi im lặng chờ đợi. Nhiên nói nhanh:
- Sáng nay ba Nhiên mới về đang giục cả nhà chuẩn bị gấp quần áo hành lý đi ra nước ngoài
Buổi sáng trời trong xanh mà tôi tưởng có sét đánh đâu đây, sẽ không còn gặp Nhiên nữa, không còn nghe tiếng piano tuyệt vời nữa, không còn những buổi nói chuyện nữa ...
Nhiên cắt ngang ý nghĩ của tôi:
- Hay là Nhiên về nói ba cho Hoà đi theo vì không chỉ có một mình gia đình Nhiên mà có một số người khác nữa
Tôi nói nhanh:
- Chắc là không được vì ba Nhiên không biết Hoà với lại Hoà muốn đi cũng phải về nói với ba mẹ chứ
Nhiên nói:
-Thôi khi ra nước ngoài rồi Nhiên sẽ tìm cách liên lạc với Hoà sau
- Uh, chắc Hoà sẽ học tiếp năm sau ở truờng, Nhiên cứ gởi thư về ai quen đó, rồi nhờ đưa lên trường
Im lặng một chút, bỗng Nhiên nhìn thẳng vào mắt tôi, , Nhiên nói khi đôi mắt đã long lanh:
- Thôi anh ở lại, em đi nha
Rồi lần đầu tiên Nhiên nắm hai tay tôi, xiết mạnh.
Xong Nhiên quay đi, hai giọt lệ lăn nhanh xuống đôi má, Nhiên nhanh chóng đứng dậy và ra về.
Tôi cứ ngồi ở bãi cỏ, lâu đến chừng nào thì không biết, chỉ biết là tôi chả còn nghĩ gì nữa, cũng chả cần phải diễn tả nỗi buồn và đau xé như thế nào của cảnh chia ly, trời đất như đang một cơn giông bão khủng khiếp cuốn mất đi cái gì qúy giá nhất -
Bảy tháng quen nhau, tôi chưa dám nắm bàn tay con gái một lần nào của Nhiên,không hẹn mà tuần nào chúng tôi cũng "tự động" gặp nhau ngồi dưới ghế đá sau trường trò chuyện tới mấy chục lần, tôi quen từng ánh mắt, lối cười của Nhiên. Nhiên như một ánh sao sáng đến với tôi giữa trời đêm cô tịch tuy xa mà gần, ánh sao không phải của tôi,mà ánh sao chiếu cho tim tôi một chút bâng khuâng, ảo mộng, cho tôi thấy vẫn còn chút tình người không phân biệt, dù có hố ngăn sâu thẳm
Từ một chén cơm thừa, định mệnh đẩy chúng tôi sa lưới. Chúng tôi là những con người nguyên khối, có tâm hồn biết thương yêu, với những tự do bay bổng, dưới mắt chúng tôi, tình cảm luôn là báu vật vô giá và trong sáng, quyến rũ, bao hàm ý nghiã khát vọng, chống lại những gì giả dối, già nua, cưỡng bức, nó đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người, cả hai chúng tôi đều dám dối diện sự thật, không e sợ trước trở ngại bất công hay dư luận.
Tôi và Nhiên đến với nhau vì tôi là trai và Nhiên là gái, chỉ có trai và gái mới có thể chuyện trò kéo dài lâu như thế.
Nhưng lần đầu tiên Nhiên xưng hô anh em và nắm tay tôi, lần thứ hai đôi mắt … Em ngấn lệ, thì đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp ….Em.
Những con số lần đầu, lần hai và lần cuối là con số biết nói của yêu thương và đau khổ, và tôi chưa kịp nói tiếng Em nào cho Nhiên …
Đào Nam Hoà
6/27/2011
nhớ lại thời SV trường VT
Buổi trưa đó, khi tôi mới ăn, một cô gái đi chiếc Honda leo lề chạy thẳng vào quán cơm gần chỗ chủ quán làm như có bà con gì đó ,thay vì đậu dưới lòng đường như bao nguời khác, cô tháo găng tay, cởi mũ và kiếng bỏ vào giỏ rồi treo lên tay xe, cô đi vào nói nhỏ với bà chủ quán điều gì , rồi đi tìm chỗ ngồi. Quán lúc này đông nghẹt, các bàn đều có 4 người nên cô chỉ có thể chọn ngồi cùng bàn với tôi hay bàn gần đó cũng có 1 người, quán lề đường người xa lạ ăn chung là chuyện thường vì chật và ít bàn, không như các quán lớn hay cửa hàng.
Cô nhìn 1 chút rồi tiến tới bàn tôi, có lẽ cô thấy vẻ mặt của tôi ...hiền lành tuy ăn mặc hơi lam lũ, cô vén chiếc áo dài rồi thản nhiên ngồi xuống ghế, chờ đợi quán đem cơm ra, lúc này tôi mới để ý, thật là ....may cho tôi, cô quá đẹp !!
Tôi không thể tả cô như những nhà văn khác, khuôn mặt trái xoan, mắt bồ câu to tròn, mái tóc chấm lưng ...vì tả như vậy chính tôi cũng không hình dung ra người đẹp như thế nào ,mà chỉ có thể nói là tới lúc đó tôi chưa từng thấy ai đẹp như cô.
Diã cơm được cô bé giúp việc quán mang ra, diã cơm thịt kho hột vịt nóng hổi còn bốc khói. Cô chậm rãi ăn, nhưng chưa tới nửa diã thì ngưng rồi kêu 1 chai xá xị, cô ăn rất gọn, trái hột vịt và vài miếng thịt còn nguyên cũng như cơm, hầu như chưa đụng tới, không như những người khác thường trộn diã cơm rồi mới ăn, xong cô đứng dậy đi về phiá chủ quán trả tiền.
Khi tôi thấy chiếc lưng cô vừa quay đi, chiếc áo dài xanh tha thướt nổi bật giữa trời nắng. Lúc đó tôi đang tính kêu thêm chén cơm, vì với tuổi sinh viên như tôi lúc ấy, diã cơm thường không đủ no.
Trong 1/10 giây suy nghĩ, tôi vốn nghĩ nhanh nên đôi lúc cũng sai lầm, tôi thấy tội gì mà không "sang" nửa diã cơm gọn ghẽ còn lại của cô qua diã cơm heo xào dưa cải đã gần hết của tôi, -thứ nhất là tôi đâu có ăn xin,- thứ hai mấy người ngồi chung quanh tôi lúc này toàn là nam sinh viên, nghèo khổ như tôi mới ăn cơm bụi, có nhìn thấy chẳng nhằm nhò gì - thứ ba là tôi tiết kiệm được 10 đồng cho chén cơm thêm...
thường khi khách ăn không hết , quán đổ vào 1 cái thùng để cho heo, bất quá tôi chỉ bớt của con heo hơn 1 chén cơm, Với lại nhìn cô là tôi đã có …cảm tình, nên đuợc ăn thừa của cô cũng chấp nhận. Thế là khi cô đang trả tiền, tôi thản nhiên cầm diã cơm của cô gạt qua diã tôi.
Đúng lúc những hạt cơm cuối cùng từ diã của cô sang diã tôi, cô chợt quay lại. Nếu tôi là đứa bé ăn xin mà làm động tác đó là bình thường, nhưng rõ ràng ăn mặc đeo mắt kính như tôi là sinh viên,...Quán không lớn, khoảng cách không xa lắm, đủ để tôi thấy khuôn mặt cô đỏ bừng lên rồi vội quay đi với đôi mắt cũng đỏ hoe .. ngấn lệ
Y như người đang ăn trộm bị bắt quả tang, tôi hết sức lúng túng, chỉ muốn độn thổ,nhưng làm sao bấy giờ chả lẽ đổ lại, thế nên tôi cứ cúi đầu gượng gạo ăn hết diã cơm. Ăn xong tôi kêu tính tiền,bà chủ quán bước gần đến tôi và nói:
- Có người trả tiền cho cậu rồi, nó là cháu ruột tôi đó.
Tôi toan hỏi ai vậy, nhưng rồi chỉ cảm ơn bà chủ quán và bước ra.
Đạp xe trở lại trường để ngủ, tôi như người mất hồn, chưa bao giờ tôi lại cảm thấy xấu hổ như vậy, nỗi ân hận ăn chén cơm thừa cứ dằn vặt tôi suốt buổi trưa ấy .
Tôi không vào lớp ngủ như những trưa khác, mà thẫn thờ dựng xe trước cái bốt nhỏ làm bằng gỗ dựng ngay trước cổng trường, bốt này dành cho bác lao công ngồi gác, buổi trưa nên bác đã về cái quán nhỏ sau trường cũng là nhà bác để ăn cơm.
Tôi vào ngồi trong đó, đưa đôi mắt ...buồn rượi nhìn không định hướng, trường Viễn Thông Bưu chính nằm ngay ngã ba đường Phan đình Phùng và cuối Phạm đăng Hưng , xe cộ chỉ lưu thông một chiều, ngay góc đường là nhà thờ Đa kao. Lúc này có lẽ điều mà tôi mong ước nhất là đừng gặi lại cô gái lúc nãy, xấu hổ tủi thân đến dường nào.
Bỗng mắt tôi hoa lên ( không phải vì đói như buổi sáng gần tan học) vì từ xa đường PĐH, chiếc xe Honda đang từ từ chạy tới, trên xe là cô gái mặc áo dài xanh. Tôi lúc đó không biết làm gì cứ ngồi như pho tượng, cô tiến vào trường, tất nhiên là phải đi qua bốt gác, tiếng máy xe nổ nhe nhẹ,cô dừng xe lại rồi hơi nhoẻn miệng cười, hồn viá tôi như lên mây..cô hỏi tôi:
-ủa , bạn học ở trường này hay sao mà ngồi đây.
- tôi mới học năm đầu Viễn Thông
Ngưng lại một chút tôi nói như phân trần và cảm ơn người đã trả tiền cơm.
-lúc nãy ở quán cơm ...
Ngay lập tức cô ngắt lời;
- Nhắc chuyện ấy làm gì, bỏ đi.
Tôi cảm thấy gánh nặng nhẹ bớt vì cô gái không nhìn tôi dưới con mắt khinh dễ mà ngược lại có vẻ thông cảm và 1 chút thiện cảm
Tôi nghĩ cô cũng học trường này nên hỏi:
- Bạn cũng học trường này và đang vào lớp ngủ trưa ?
- Uh, Nhiên ( cô gái xưng tên với tôi ) học năm thứ 2 Bưu Chính, mọi khi về nhà, nhưng hôm nay có chút chuyện tính ghé con nhỏ bạn, chắc giờ nó đang ở trong lớp.
Không nghe rõ tên nên tôi hỏi :
-Bạn tên Duyên ?
-không, Nhiên, Nguyễn thị Tự Nhiên nghiã là không khách sáo.
Học năm thứ 2 nghiã là hơn tôi 2 tuổi, Thấy cô cởi mở , tôi quên mất chuyện chén cơm thừa, tôi nói:
- Mình tên Hòa, ...Đào Nam Hoà, thôi bạn vào đi.
Lại nhoẻn miệng cười cô gái nhìn tôi rồi nói:
- Hoà ngồi chơi, Nhiên đi nhen.
Cô đi rồi, tôi dắt xe vào, thay vì mọi khi để xe dãy cho SV Viễn Thông như mọi khi thì tôi lại chạy qua dãy dành cho Bưu Chính, tôi quan sát thấy chiếc xe Honda của cô gái khi nãy và vài chiếc xe khác của những sinh viên ăn cơm xong vào lớp ngủ, chờ học giờ chiều, tôi dựng xe rồi ngồi 1 ghế đá gần đấy, dưới hàng cây cổ thụ to cao rợp mát .
Tôi đang ngồi suy nghĩ, bỗng lại giật mình, khi từ dãy lớp Nhiên xuất hiện đi về phiá dãy xe.Tôi đoán là Nhiên đã gặp bạn xong và ra về, Thấy tôi ngồi, Nhiên thản nhiên bước lại,ngồi không xa cũng không gần, vén tà áo dài, để chiếc cắp lên đùi, im lặng 1 lúc , không ai nói lời nào. Tôi mở lời hỏi 1 câu mà đã biết câu trả lời:
- Nhiên gặp bạn chưa
- Rồi, sao Hoà không vào lớp ngủ đi
- Tự nhiên hôm nay thấy khó ngủ, mà thường ngày Hoà cũng ít ngủ trưa, thường là đọc sách.
Thấy tôi có cuốn sách cuả Jean Paul Satre để gần chỗ ngồi, Nhiên hỏi:
- Hoà cũng đọc sách Jean Paul Satre?
"Cũng" đọc nghiã là Nhiên đã đọc, tôi nói
- Thấy ngưòi ta nói về thuyệt hiện sinh nên mượn thằng bạn đọc để khi cần có cái nói chuyện,
Nhiên cười:
-Hoà có lối nói chuyện nghe ngồ ngộ.
Tôi không hiểu ý Nhiên nên nói:
- Hoà mượn thật mà, chứ đâu có tiền mua.
Nhiên lại gạt ngang:
- Đừng nói tiền bạc, không cần phải nói chuyện ấy, khi nào cần, Hoà có thể mượn sách, nhà Nhiên cũng có khá nhiều.
Tôi hỏi:
- Nhiên thích đọc loại sách nào.
- Nhiều loại, kiểu đọc để có cái nói chuyện khi cần giống Hoà ấy mà.
Rồi Nhiên lại khẽ cười, thấy Nhiên khôi hài và cởi mở, câu chuyện tự dưng mỗi lúc sôi nổi hơn như thể là chúng tôi quen nhau từ lâu lắm rồi
Nhiên hỏi tôi:
- Cuốn sách nào mà Hoà thích nhất?
- Notre Dame de Paris.
- Còn bản nhạc?
- Như "cánh vạc bay" và "hẹn hò"
- Chắc Hoà biết câu: hãy cho tôi biết bạn thích cuốn sách nào tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là người như thế nào?
- Biết, vậy theo Nhiên , Hoà là người như thế nào
- Lãng mạn, quá lãng mạn
- còn Nhiên thích cuốn nào và bản nhạc nào?
- Sách thì thích cuốn Les Miserables và Mùa thu lá bay, còn nhạc thì thích bài "Cành hoa trắng" và "Người đi qua đời tôi"
- Tại sao Nhiên lại thích bài Người đi qua đời tôi?
- Chắc Hoà biết câu mở đầu, Người đi qua đời tôi trong những chiều đông buồn, nhưng mà Nhiên cảm thấy bài đó lúc nào cũng buồn ngay cả khi hát trong những ngày hạ gắt nắng.
Ngưng 1 chút Nhiên tiếp:
- vậy theo Hoà, Nhiên thuộc loại người nào?
- Lãng mạn và đầy thương cảm.
Nhiên hỏi tôi:
- Hoà biết đàn chứ?
- Biết, cũng võ vẽ được mấy bài guitar cho có với người ta, còn Nhiên?
- Nhiên cũng vậy, cũng biết chút ít.
Tôi hơi ngạc nhiên:
- Nhiên biết chơi guitar.
- Không, Piano.
Phải là nhà giàu có lắm mới học Piano nên đến lúc này tôi nhìn kỹ Nhiên hơn 1 chút, mặc chiếc dài xanh mới tinh có thêu mấy bông trắng nhỏ giữa ngực, chiếc quần đen láng mướt và đi đôi sandal, chiếc cặp táp bằng da.... tất cả đều thuộc loại đắt tiền, Người đẹp nhờ luạ, Nhiên đã quá đẹp , khuôn mặt láng o, cân đối mà lại có thêm lụa nữa!
Tôi nghĩ ngay đến sự bất công, chả lẽ Thượng đế hay Đấng nào đó lại dành cho một số người quá ưu đãi, khi nhìn lại tôi, chiếc áo vải thô đã cũ, chiếc quần cũng sờn, trên tay chỉ vài cuốn sách.
Tôi liên tưởng tôi đang là Quasimodo lão gù nhà thờ Đức bà và Nhiên là nàng kỹ nữ tuyệt đẹp Esmeralda trong Notre Dame de Paris.
Nhiên cắt ngang ý nghĩ của tôi và tôi có cảm tưởng Nhiên đang đi đôi ...sandal trong bụng tôi.
- Hoà đang so sánh đó huh.
Tôi chối:
- Không, chỉ hơi buồn thôi.
- Nãy giờ Nhiên có làm gì đâu mà Hoà buồn.
Thật ra tôi buồn là thật, vì giữa tôi và Nhiên có sự cách biệt như vậy thì làm gì có những buổi gặp nhau để nói chuyện nữa
Tôi hỏi:
- Nhiên có buồn không khi mất cái gì đó mà mình thích.
- dĩ nhiên là buồn, mà Nhiên đâu có làm mất của Hoà cái gì đâu,
Tôi lại thật thà:
- Không mất gì cả, mà Hoà có cảm tưởng như không còn được nói chuyện với Nhiên nữa...
Tôi lặng thinh không nói nữa, Nhiên cũng im lặng, đầu hơi cúi xuống, nụ cười nãy giờ đã tắt, tôi thấy 1 chút buồn trên khuôn mặt thiên thần của Nhiên.
Tôi có cảm tưởng thời gian trôi qua sao mà nhanh đến thế, sắp đến giờ học chiều,sân trường đã đầy SV, dãy xe 2 bên VT và BC đã gần đầy, một số thằng bạn nhìn tôi và Nhiên ngồi nói chuyện tỏ vẻ ngạc nhiên, không hiểu sao mà tôi có thể quen với Nhiên được.
Nhiên đứng dậy:
- Thôi đến giờ học rồi, Nhiên vào lớp học luôn chứ về nhà không kịp nữa.
Có lẽ mải nói chuyện với tôi mà Nhiên quên cả về nhà nghỉ trưa, kể ra thì tôi cũng có chút đỉnh ...diễm phúc.
Tôi cũng đứng dậy khẽ nói:
- Hoà cũng vào lớp, thôi đi nha.
Ngày hôm sau tôi không ngồi ghế đá nữa mà vô lớp ngủ trưa như thường lệ, không ngủ được, tôi lấy sách ra đọc mà sao hàng chữ cứ nhảy muá lung tung.
Nhà trường có hai dãy là Viễn Thông (chung với Điện thoại) và Bưu Chính. Ở giữa là văn phòng nhà trường, thường học ngành nào đậu xe bên đó cho gần
Bốn ngày sau liên tiếp ngày nào tôi cũng đậu xe bên VT rồi tản bộ ra ngồi ghế đá bên Bưu Chính, buổi trưa lác đác dăm sinh viên qua lại, mà chả thấy Nhiên đâu, tôi có làm gì đâu mà phải chờ Nhiên, mà sao bụng như nao nao,
Thật ra là muốn kiếm Nhiên không có gì là khó, hai dãy lớp chỉ cách nhau mấy chục thước, tôi chỉ cần lê qua văn phòng chung của trường là tới dãy lớp Bưu Chính, canh gần giờ vào học, lảng vảng gần lớp thế nào chả gặp, nhưng sao tôi không đủ can đảm làm việc quá dễ đó, hoặc canh giờ tan học đứng ở cổng trường chặn đầu thì hết …xảy.
Người ta theo tò tò còn được, tôi không làm nổi việc đó, vì mặc cảm tự ty hay sao? Sao 2 dãy lớp giữa tôi và Nhiên gần như có gì vô hình cách ngăn, không cho tôi vào. Đối với tôi, ngồi ghế đá đã là dũng cảm lắm rồi và không làm gì cả, gần như chỉ còn chờ sung rụng…và gần như ngồi theo ..vô thức.
Đúng một tuần sau, kể từ ngày …ăn chén cơm thừa, tôi lại ra ghế đá dãy lớp Bưu chính ngồi ngắm những cụm mây trắng lững lờ trên bầu trời cao, 15 phút đã trôi qua nhanh chóng, còn hơn nửa giờ nữa là đến giờ học,bỗng tôi giật mình, Nhiên đang đậu xe, thấy tôi ngồi, Nhiên tiến lại, ngồi xuống như tuần trước, không gần cũng không xa, Nhiên nhoẻn miệng cười rồi hỏi:
- Hoà đang làm gì đấy?
Tôi không trả lời mà hỏi lại:
- Sao hôm nay Nhiên đi học sớm vậy?
- Ở nhà Nhiên cũng không ngủ, nên ...tự nhiên hôm nay đi sớm một chút
- Tự nhiên Nhiên đi sớm một chút?
Cả hai cùng cười khi tôi nhắc điệp ngữ nhiên.
Im lặng một chút, tôi thu hết can đảm, nói:
- Hoà cảm thấy thích, ước gì được nói chuyện với Nhiên như thế này.
Nhiên trả lời làm như vừa giỡn vừa bày tỏ trên nỗi niềm của 2 kẻ mới …hơi nhớ nhau:
- Nói chuyện mà cũng ước! Thế bao lâu Hoà muốn nói với Nhiên, hàng ngày, hàng tuần hay mỗi tháng một lần.
- Lấy trung bình là hàng tuần đi …
Chúng tôi lại lan man hết chuyện này tới chuyện khác chẳng mấy chốc tiếng chuông báo hiệu giờ học lại vang lên. Nửa tiếng nói chuyện thật là …biểu kiến, cảm chừng chỉ có mấy phút.
Rồi ước mơ của tôi thành sự thật, mỗi tuần Nhiên đều vào trường sớm hơn và chúng tôi đều có buổi ngồi nói chuyện như vậy, những câu chuyện lắm khi sôi nổi về bất cứ đề tài nào,kiến thức của Nhiên làm tôi kinh ngạc, có thể chúng tôi nói với nhau cả năm vẫn còn đề tài để nói, Nhiên quá đầy đủ về vật chất và quá dư mặt tinh thần, tuy vậy chẳng bao giờ chúng tôi hỏi chuyện về đời sống hay gia đình, tôi chẳng biết Nhiên có bao nhiêu anh em, ba mẹ làm gì và Nhiên cũng chẳng bao giờ hỏi tôi những chuyện ấy. Tôi không hiểu sao có người con gái nào trên đời này lại có thể kết bạn với người đã dám ăn thừa diã cơm của mình.
Một trưa tôi hỏi Nhiên:
- Ngồi nói chuyện như vầy Nhiên không "sợ" sao?
- Sợ ? mà sợ cái gì? tình bạn trong sáng thì có gì mà sợ.
- Dư luận , Nhiên cũng không sợ?
- Hơi đâu mà sợ dư luận, Nhiên chỉ sống thật với chính mình. Nhiên coi Hoà như một người bạn trong sáng.
Tôi suýt phì cười, nói:
- Vậy mấy bạn khác của Nhiên không trong sáng à.
- Nhiên có cả đống bạn gái cũng như trai, bạn gái thì không nói chứ bạn trai thì chán lắm...
- Sao mà chán?
- Có ông mới gặp có chút xíu đã rủ đi ăn kem, ra công viên, có ông ra vẻ ta đây giàu có, có ông ...
Tôi cắt ngang:
- Nhiên khó quá, ai có phước lắm mới gặp được Nhiên.
Rồi tự nhiên tôi đổi đề tài:
- Hồi nhỏ Hoà mê nhạc ghê lắm, thường học khuya xong, radio có chương trình nhạc hoà tấu và giao hưởng, Hoà hay nghe nhất là những bài đàn piano cổ điển thuộc trường phái lãng mạn như Chopin, Tchaikovsky, …
- Nhiên cũng thích nhạc cổ điển, bữa nào đến nhà Nhiên đánh cho nghe
Tôi tưởng như tai mình nghe lầm, nên nói cho qua:
-uh, bữa nào cũng được
Nhiên bất chợt hỏi tôi nửa đùa nửa thật:
- Hoà không sợ đến nhà Nhiên sao?
- Tình bạn trong sáng làm gì mà phải sợ
Nhiên nói như thử tôi:
- Nhưng mà ba mẹ Nhiên khó lắm
- Đến nhà nghe đàn với tình bạn trong sáng, Hoà đâu có làm gì mà phải sợ ba mẹ Nhiên
- Nói vậy thôi, ba Nhiên đi làm xa, tuần về một lần, còn mẹ Nhiên làm công chức.
Lần đầu tiên Nhiên nói về gia đình mình, rồi hỏi tôi:
- Còn Hoà?
- Ba Hoà làm lính, mẹ buôn bán ngoài chợ, nhà ở BH, xuống SG nhờ Ba Hoà quen, xin cho Hoà ở trọ cùng một số lính trong một nhà mà trước để Quân Đội xử dụng, nay để không
Chúng tôi lại tạm ngưng câu chuyện vì chuông đã reo đến giờ học,
Ngày tháng trôi qua …trung bình, nghĩa là không nhanh không chậm, chỉ vừa đủ cho hai chúng tôi mỗi tuần gặp nhau nói chuyện một lần, thế thôi, cũng chẳng toan tính gì vì nào ai biết trước ngày mai ra sao?
Rồi việc phải tới, một ngày đầu tuần thứ 2 của tháng 4, tình hình trong nước đã có nhiều biến động, nhưng chúng tôi vẫn đi học bình thường vì nhà trường không thông báo gì, Sáng hôm ấy, đang giờ học, khoảng 9 giờ, đột nhiên tiếng bom nổ thật gần trường chúng tôi, sau đó là vài loạt súng, chả ai biết chuyện gì, về sau biết là một phi cơ F5 đã thả bom xuống Dinh Độc Lập, từ dinh Độc lập chỉ cách trường khoảng hơn 500 mét đường chim bay, mọi ngưòi chạy ra sân, tôi gặp Nhiên, hai đứa đứng sát nhìn nhau không nói, nhưng lòng tôi thấy vui vì mấy khi gặp bất ngờ, dường như có một chút nhung nhớ đã xâm chiếm trong lòng nên gặp nhau dù vài ba phút cũng thấy ...mừng.
Chỉ 15 phút sau, hàng trăm lính Cảnh sát dã chiến kéo đến, xe đậu kín sân trường vì trường sát vách đài phát thanh SG, họ đến để bảo vệ , Sau đó, trường thông báo cho tất cả sinh viên nghỉ học. Mọi người đổ ùn ra đường.
Lúc này đường xá chật cứng vì tất cả cơ quan khác cũng cho nghỉ, chỉ có thể nhích từng bước trên các con lộ lớn như Đinh Tiên Hoàng, Phan đình Phùng, Duy Tân , Hiền Vương....
Tôi ở trọ,đâu cần vội vã, ra sau cùng, tới cổng trường thì Nhiên đang đậu, xe vẫn nổ máy, Nhiên chặn tôi lại:
- Hoà, hôm nay nghỉ, về nhà Nhiên ăn cơm đi.
Rồi không đợi tôi ý kiến Nhiên nói tiếp:
- Sách nhà Nhiên nhiều lắm, Hoà cứ lấy mà đọc.
Tôi hơi phân vân dù sao nhìn bề ngoài, Nhiên hơn tôi xa, ăn mặc chải chuốt toàn hàng đắt tiền, không cần nói cũng biết là con nhà khá giả, còn tôi thuộc tầng lớp bình dân, lại đi chiếc xe đạp lọc cọc, tôi thăm dò:
- Nhà Nhiên gần hay xa
- Gần,mà cứ theo đuôi Nhiên đi thôi, Nhiên đi chậm cho Hoà theo mà.
Trời nhân đạo thiệt,được làm cái đuôi của Nhiên thì còn gì hơn!
Nói vậy chứ lúc đó đường kẹt cứng, xe đạp như tôi chắc luồn lỏi nhanh hơn Nhiên .Tới ngã tư Phan Đình Phùng-Công Lý , quẹo phải một chút, tới một khu toàn là biệt thự, mỗi nhà bốn bề có hàng rào riêng. Khu ở rất tĩnh lặng, yên ả chứ không có chút nào náo nhiệt như những xóm bình dân ồn ào đông đúc.
Nhiên leo xe lên vỉa hè, ngưng lại rồi xuống xe đưa tay luồn vào trong mở khoá, rồi đẩy xe vào . Tôi hết hồn.
Trời ơi, biết vậy tôi không theo, nhà lớn quá, chỉ nhìn qua cũng biết là nhà của quan chức cao cấp, nhà hai tầng xây theo kiểu thời Pháp, rộng rãi, bên trong trang trí toàn đồ sang trọng, mà lần đầu tiên tôi mới trực tiếp trông thấy, có cả cặp ngà voi treo trên tường và những đèn chùm rũ xuống từ trần nhà trông rất đẹp và sang trọng, một tủ đựng bóng mượt lấp lánh những ly tách, ruợu, cái Ti vi có khung cửa, dàn máy Akai to , một kệ sách bằng gỗ qúy đóng sát tường với khoảng vài trăm cuốn sách đủ loại,….bộ Salon bằng gõ chạm trổ rồng phượng ….
Bước vào tôi đã choá mắt, nhưng ..tự ái của thằng con trai, nên tôi chỉ khẽ nhìn sơ, tôi chú ý nhất là cây đàn grand piano,đặt ngay kế cửa sổ phòng khách trông ra vườn hoa với dăm bảy loài hoa khoe sắc dưới nắng mai
Nhiên dọn sơ nhà cửa vừa rót nước ra ly, đẩy về phiá tôi, mở to cánh cửa sổ rồi Nhiên hỏi bâng quơ:
- Hoà thích hoa nào?
- Hoa mười giờ, màu hồng nhẹ nhàng, sáng nở chiều tàn, nhưng mai nở tiếp, ngày nào cũng nở
-Hoà nói câu đó có …triết lý hông dzậy?
- Nhiên hiểu sao cũng được
Cả hai chúng tôi cùng cười vì thật ra có câu trả lời rồi.
Vừa lúc đó, em Nhiên là Phương cũng về đến, Phương học Lê Qúy Đôn, trường cũng cho về vì vụ đánh bom vừa qua
Lịch sự , tôi đứng dậy, nhưng chưa lên tiếng, Phương mau mắn:
- Chào anh
Thì Nhiên đã nói:
- đây là Hoà, bạn chị, học cùng trường, thôi em xuống giúp chị nấu cơm trưa có anh Hoà ăn nữa đó
Còn mình tôi, đứng xớ rớ, tôi lại cây đàn, vén tấm khăn phủ lên, gõ gõ
Nhiên chạy lên, hỏi:
- Hoà biết chơi Piano?
- Không, chưa thấy cái đàn piano bao giờ , mà Nhiên học đàn lâu chưa?
- Hai chị em Nhiên học lâu rồi từ nhỏ
- Ước gì đưọc nghe Nhiên chơi một bài!
- Hoà muốn nghe nhạc gì?
- Gì cũng đuợc, nếu Nhiên đàn thì còn hân hạnh nào bằng.
- Nhiên chưa đàn cho người con trai nào đâu đấy, Hoà là người đầu tiên
Nhiên chỉnh ghế lại, bắt đầu tập trung, Nhiên chơi nhạc Chopin bài Nocturne Op. 9 No. 2, bài nhạc êm đềm như ánh trăng vừa hé, mang đầy phong cách của trường phái lãng mạn, tôi lắng nghe, trời ơi, sao mà trời thương tôi thiệt, tôi có lộc được một hoa khôi của trường, một cô con gái nhà qúy tộc cho nghe bài tôi thích.
Lát sau,tiếng Phương gọi:
- Chị Nhiên ơi, phụ em dọn cơm
Nhiên bảo tôi:
- Xuống nhà ăn cơm với hai chị em Nhiên
Nhà bếp cũng đẹp và ngăn nắp, sáng sủa vì có tới hai cửa sổ và một cửa hậu, tủ đựng chén bát toàn hàng kiểng của Tàu, Nhật nhìn sang trọng, tủ lạnh, bếp, nồi, ngăn nắp và sạch sẽ …
Cơm xong, chúng tôi lên nhà uống nước, tôi khá ngạc nhiên, Phương, em Nhiên cũng vui vẻ nói chuyện với tôi , thậm chí còn yêu cầu tôi khi nào rảnh ghé lại nhà kèm thêm toán cho em khi biết tôi giỏi về toán,Phương cũng hỏi tôi dăm câu về tỉnh tôi ở mà Phương chưa có dịp tới, nhiều câu hỏi rất ngây thơ, Phương hỏi tôi:
- Anh ở Biên Hoà, vậy có hay ra sông Đồng Nai ?
- Có chứ, đó là con sông gắn liền đời anh mà
- Anh ra sông làm gì?
- Làm …thơ và ngắm mây trôi.
- Bữa nào dạy em làm thơ với nha ..
Lan man một lát xong Phương cũng lên lầu nghỉ trưa, còn lại tôi và Nhiên ngồi nói chuyện, tôi nhắc lại:
- Nhiên nhớ Hoà thích bài Hẹn hò của PD chứ?
- Hoà muốn nghe, ?
Rồi không chờ tôi trả lời Nhiên đi tới cây đàn, bắt đầu chơi. Hết bản nhạc, tôi như mê mẩn, trời ơi,sao mà nhanh quá vậy! Thật là diễm phúc khi nhìn những ngón tay lả lướt đang nhảy múa trên phím đàn do một nàng tiên áo trắng thả hồn mình vào trong giai điệu buồn thảm. Mái tóc thề loà xoà bay nhẹ, rung động theo bài nhạc của bờ vai Nhiên, những lúc thăng trầm nhanh chậm, làm tôi có cảm tưởng mình đang hẹn hò ở một chốn mơ ảo nào đó …
nhưng cuộc vui nào chả có lúc tàn, tôi đứng dậy xin kiếu ra về, nhìn trời cao, tôi thấy những đám mây trắng, bay gặp nhau rồi tan loãng, mất hút ở lưng trời.
Ngày 27 tháng 4, chúng tôi vẫn đến trưòng, nhưng không học, có thày cũng không tới, đứng lơ vơ một lát, mạnh ai nấy về, tới cổng, từ xa Nhiên xuất hiện, dáng vội vã, ngoắc tôi qua bên đường, chúng tôi ngồi xuống bãi cỏ, gần nhà thờ Đa Kao, rất ít người qua lại. Tôi hơi ngạc nhiên khi lần này Nhiên ngồi gần như sát vai tôi. Tôi im lặng chờ đợi. Nhiên nói nhanh:
- Sáng nay ba Nhiên mới về đang giục cả nhà chuẩn bị gấp quần áo hành lý đi ra nước ngoài
Buổi sáng trời trong xanh mà tôi tưởng có sét đánh đâu đây, sẽ không còn gặp Nhiên nữa, không còn nghe tiếng piano tuyệt vời nữa, không còn những buổi nói chuyện nữa ...
Nhiên cắt ngang ý nghĩ của tôi:
- Hay là Nhiên về nói ba cho Hoà đi theo vì không chỉ có một mình gia đình Nhiên mà có một số người khác nữa
Tôi nói nhanh:
- Chắc là không được vì ba Nhiên không biết Hoà với lại Hoà muốn đi cũng phải về nói với ba mẹ chứ
Nhiên nói:
-Thôi khi ra nước ngoài rồi Nhiên sẽ tìm cách liên lạc với Hoà sau
- Uh, chắc Hoà sẽ học tiếp năm sau ở truờng, Nhiên cứ gởi thư về ai quen đó, rồi nhờ đưa lên trường
Im lặng một chút, bỗng Nhiên nhìn thẳng vào mắt tôi, , Nhiên nói khi đôi mắt đã long lanh:
- Thôi anh ở lại, em đi nha
Rồi lần đầu tiên Nhiên nắm hai tay tôi, xiết mạnh.
Xong Nhiên quay đi, hai giọt lệ lăn nhanh xuống đôi má, Nhiên nhanh chóng đứng dậy và ra về.
Tôi cứ ngồi ở bãi cỏ, lâu đến chừng nào thì không biết, chỉ biết là tôi chả còn nghĩ gì nữa, cũng chả cần phải diễn tả nỗi buồn và đau xé như thế nào của cảnh chia ly, trời đất như đang một cơn giông bão khủng khiếp cuốn mất đi cái gì qúy giá nhất -
Bảy tháng quen nhau, tôi chưa dám nắm bàn tay con gái một lần nào của Nhiên,không hẹn mà tuần nào chúng tôi cũng "tự động" gặp nhau ngồi dưới ghế đá sau trường trò chuyện tới mấy chục lần, tôi quen từng ánh mắt, lối cười của Nhiên. Nhiên như một ánh sao sáng đến với tôi giữa trời đêm cô tịch tuy xa mà gần, ánh sao không phải của tôi,mà ánh sao chiếu cho tim tôi một chút bâng khuâng, ảo mộng, cho tôi thấy vẫn còn chút tình người không phân biệt, dù có hố ngăn sâu thẳm
Từ một chén cơm thừa, định mệnh đẩy chúng tôi sa lưới. Chúng tôi là những con người nguyên khối, có tâm hồn biết thương yêu, với những tự do bay bổng, dưới mắt chúng tôi, tình cảm luôn là báu vật vô giá và trong sáng, quyến rũ, bao hàm ý nghiã khát vọng, chống lại những gì giả dối, già nua, cưỡng bức, nó đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người, cả hai chúng tôi đều dám dối diện sự thật, không e sợ trước trở ngại bất công hay dư luận.
Tôi và Nhiên đến với nhau vì tôi là trai và Nhiên là gái, chỉ có trai và gái mới có thể chuyện trò kéo dài lâu như thế.
Nhưng lần đầu tiên Nhiên xưng hô anh em và nắm tay tôi, lần thứ hai đôi mắt … Em ngấn lệ, thì đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp ….Em.
Những con số lần đầu, lần hai và lần cuối là con số biết nói của yêu thương và đau khổ, và tôi chưa kịp nói tiếng Em nào cho Nhiên …
Đào Nam Hoà
6/27/2011
nhớ lại thời SV trường VT