Những chuyến xe trong cuộc đời
Những Ca Khúc Hay Nhất Về Miền Trung
Vị ngọt ân tình
Gặp nhau trong chuyến bão xa,
Lũ đưa ta đến phong ba u sầu ...
Một lần lâm cảnh bể dâu,
Một lần ta biết vị đầu tình yêu !
Nhãn thơm bát ngát trong chiều,
Dường như hương đã đượm nhiều thâm ân ?!
NM
Chuyến xe qua bão ngọt ngào
Chuyện
kể về một chuyến xe tải có hai cha con bất ngờ gặp bão giông. Nếu thối
chí, họ sẽ mất hết tài sản và có thể bị nước cuốn đi. Một chàng trai đi
nhờ trong tình huống bắt buộc đã chủ động tìm ra giải pháp cứu xe và cứu
người. Khoan hãy nói tới tính hợp lý của tình huống mà tác giả đặt ra,
cô gái và bố của cô như được thêm sức mạnh để vượt qua bão lũ, câu
chuyện được người đọc chia sẻ với tình cảm đột ngột của cô gái chưa yêu
lần nào. Phải chăng nghề nghiệp hay hình thức của con người không phải
là điều làm người ta theo đuổi say đắm. Tình yêu vốn như quả nhãn xù xì
mà chứa đựng cả hương thơm và vị ngọt khó quên.
Lời bình của nhà văn NGUYỄN VĂN THỌ
Bố
cô làm tài xế đường dài. Mùa hè đem con đi cùng, xuyên Việt một chuyến
cho biết đó đây. Cô ngồi với bố, trên ca-bin. Thùng xe bố chở đầy nhãn
lồng Hưng Yên. Đi qua những làng mạc khô cằn, những cánh đồng nứt nẻ và
dăm ba thị xã thấp lè tè những ngôi nhà chỉ vôi ve mặt tiền.
Lần
đầu tiên được đi xa, phong cảnh mải mê. Cô ghi lại vài ký họa nguệch
ngoạc để đưa vào luận văn tốt nghiệp với tựa đề “Kết nối thủ đô với các
vùng văn hóa khác”. Càng xa miền bắc, cô không còn thấy những người già
mặc áo nâu sòng chít khăn mỏ quạ, ngạc nhiên nhìn những người già mặc áo
bà ba, lên chức bà mà vẫn sơn móng chân đỏ chót...
Bất giác, cô
nhìn thấy một anh chàng tóc buộc tém, mặc áo vải gai, đi giày bố và đạp
chiếc xe đạp mầu ghi đang lên dốc. Hình ảnh người con trai lẻ loi giữa
những chuyến xe hàng ngồn ngộn đang vượt dốc phả khói đen sì chợt làm cô
thích. Kìa, anh ta giữ một nhịp đi đều đặn đáng kinh ngạc. Cô bỏ dở bức
vẽ khi bố dừng xe, mua một quả dưa hấu.
“Ê! Anh kia, có quá giang
không?” - Cô thò đầu ra hỏi gã trai. Anh ta ngẩng đầu lên, khuôn mặt
nhem nhuốc, cái kính xệ xuống ra dáng: “Tôi không có tiền”. Cô nhìn bố.
Bố đắn đo vài giây. Mắt cô khẩn khoản. Bố phẩy tay, bảo: “Chúng tôi cho
đi nhờ”. Ngần ngừ một lúc, anh ta cám ơn bố chứ không nói với con nửa
lời, rồi bốc chiếc xe đạp lên thùng xe. Cô hơi khó chịu nhưng anh ta đã
lên xe rồi. Cô nói: Em tên Thanh. Còn anh? Anh chàng chăm chú nhìn cô
gái và chắc hẳn thấy một khuôn mặt được trang điểm kín đáo cùng mái tóc
tết đuôi sam, đôi mắt nàng mở to. “Tôi tên Nguyễn”. Cô phá lên cười:
“Hay nhỉ, lấy họ làm tên à. Em là sinh viên thương mại năm cuối, anh là
họa sĩ hả?”. Người khách đi nhờ có vẻ khó chịu với câu hỏi ví von mình
với ai đó: “Tôi không biết vẽ, tôi là một nhạc công”.
- Xướng ca
vô loài! - Cô nói với bố. Con cứ tưởng anh ta là họa sĩ. Biết là nhạc
công con chẳng cho đi nhờ. Bố lắc đầu, cho đi cùng cho vui, có mất gì
đâu con gái. Ông tăng tốc để xe vượt qua những đám rơm rạ phơi trên lề
đường.
Chiếc xe chạy đi, lúc la lúc lắc. Bố Thanh như thể rô-bốt,
không chớp mắt. Thanh ríu hết mắt. Cô ôm cái gối phủ bụi, ngủ ngon lành
trong ca-bin nóng ngột ngạt. Trong giấc mơ, cô thèm uống nước dừa. Những
rừng dừa mọc miên man như thể rừng hoang. Mua một chục thì họ bán cho
mình 12 trái, cứ tưởng họ nhầm. Rồi bất giác mơ về hồ Gươm có rặng liễu
lơ thơ...
Hai bố con ăn cơm, thích món cá nấu chua, rồi cả món cá
nướng nữa. Thanh không biết uống trà đá, cô sợ viêm họng. Hai cha con
lên xe, chạy một lúc mới nhớ đến vị khách sau xe. “Xin lỗi, anh không
xuống ăn cơm à?”. Anh chàng nhạc công giơ lên một mẩu bánh mì: “Tôi đã
có cái này rồi”. Hóa ra anh ta giấu bánh mì trong cái ba-lô tròn. “Cha
con cô chở gì mùi thơm vậy? Hoa sữa?”. Thanh cười phá lên: “Hoa sữa có
ăn được đâu mà chở chứ. Nhãn đấy”. Ra thế.
Những cơn mưa đổ xuống
dữ dội. Bố không xem chương trình thời tiết. “Mình đi vào vùng lũ mất
rồi”. Sau lưng nước đuổi, phía trước nước dâng. Thanh thấy bố dừng xe.
Quanh xe mặt nước trắng xóa. “Biển hả bố?” Cô quá sợ hãi. Những thôn
làng sau vài giờ đã chìm trong nước và sau vài phút chợt biến đi đâu mất
hết. Một vài con trâu lạc ngoi ngóp trong làn nước, nhô lên cặp sừng.
Thanh
trèo lên thùng xe. Anh chàng nhạc công vẫn ngủ vùi. “Ê! Dậy đi bố!
Chúng ta đi nhầm ra biển mất rồi”. Anh chàng nghệ sĩ nửa mùa dụi mắt,
bảo: “Tôi đói, mệt lả đi chứ không phải ngủ”.
Anh ta nhìn chung
quanh: “Không phải biển, không phải sông. Nước lũ dâng lên ngập băng thế
đấy”. Thanh hỏi: “Con đường biến đâu mất rồi”. Anh ta bảo: “Cô cứ vào
ca-bin ngủ đi, khi nào nước rút con đường sẽ hiện ra”. Trời ơi, chẳng
nhẽ em lại chết chìm giữa dòng nước này sao. Thanh hét toáng lên: “Bố
ơi, xe đang trôi!”.
Dòng nước trắng xóa dâng lên nhanh thật bất
ngờ. Con đường đã biến mất tăm, chiếc xe nằm lọt giữa mênh mông nước. Bố
vò đầu bứt tóc: “Chuyến hàng này đến chậm thì hỏng to. Sai hợp đồng là
chắc rồi”. Người nhạc công nói một câu có vẻ chẳng hợp gì với bộ dạng
bất cần đời của anh ta: “Bây giờ phải lo kiếm miếng gì vào bụng trước
khi trời tối bác ạ. Hợp đồng tính sau đi”. Bố bảo: “Chúng tôi chỉ có
nhãn. Niêm phong cả rồi. Không lấy ra ăn được đâu”.
Rồi những cơn
gió đã vãn, cơn mưa cũng tạnh. Thanh thấy mình nhỏ bé như một con chim
sẻ lạc tổ. Cô chẳng còn bụng dạ nào vẽ vời: “Con chết đói mất. Ước gì
giờ này ở nhà, kiếm tô phở chín bố ơi”. Bố vớ cái điếu hút thuốc lào,
lui cui bật lửa mãi không được. “Cái tội không xem dự báo thời tiết. Xe
ngậm nước lâu máy móc sẽ hư hỏng hết. Xưa nay tôi thường đi tuyến Tây
Bắc, chưa vướng cảnh lũ lụt như thế này bao giờ. Con lại chẳng biết bơi.
Ước gì có chiếc áo phao...” - Cha cô lộ rõ vẻ lúng túng!
“Anh có
cách gì không?” - Cô gái hỏi. “Chúng tôi đã chở giúp anh không công, giờ
anh phải giúp chúng tôi”. Cô nói thêm: “Chở anh nặng, chúng tôi đi chậm
mới rơi vào cảnh túng quẫn này”.
Nguyễn không nói gì. Anh ngồi
nhìn con nước như thể chú chim bói cá trầm tư. “Anh phải làm gì giúp
chúng tôi chứ”. Thanh nổi cáu. Vị khách vẫn ngồi im. Khi người tài xế đã
rít được một hơi thuốc lào, Nguyễn mới bảo: “Khoảng ba tiếng nữa nước
sẽ ngập lút chiếc xe này và cuốn nó ra biển như một con sò”. Thanh muốn
ngất xỉu: “Vậy bố con em thì sao! Em không biết bơi”.
Người tài xế
nói chuyện với Nguyễn một lúc. Cả hai khá căng thẳng. Ông đứng trên nắp
ca-pô, nhìn về miền bắc. Quê hương thật xa xôi. “Anh có đảm bảo kế
hoạch của mình không” - Ông bố nói - “chúng ta sẽ không bị lũ cuốn chứ”.
Nguyễn hứa: “Cháu không đảm bảo được gì hết. Mọi chuyện đều có thể xảy
ra. Trường hợp xấu nhất, cả ba làm mồi cho cá”. Không được. Người tài xế
già chùng giọng: “Không chắc chắn, tôi không làm được”. Nguyễn lắc đầu:
“Vậy bác chắc chắn điều gì vào lúc này? Hãy thử để thoát ra khỏi vùng
biển nước này và điều đó sẽ đem lại hy vọng”. “Em đồng ý” - Thanh nói -
“Em chấp nhận mạo hiểm”. “Con tin Nguyễn”. Bất giác Thanh gọi tên người
đồng hành.
Đèn chiếc xe đã cháy. Bóng tối loang dần. Nguyễn đi
trước, dò theo những cột trụ ngả nghiêng bên đường mà đi. Chiếc xe tải
chở nhãn và hai cha con người tài xế cứ theo bóng người hoa tiêu tiến
theo. Chiếc xe chậm rãi từng vài chục mét lại dừng.
“Cố gắng lên
anh. Em sẽ giúp anh”. Thanh gào lên. Nguyễn bảo: “Em không biết bơi,
đừng xuống nước!”. Thỉnh thoảng anh chàng nhạc công bước hụt chới với
trong làn nước đục ngầu. Nhưng anh ta không bao giờ rời sợi dây dù mầu
đen tháo ra từ chiếc ba-lô. Chiếc dây dù cứu Nguyễn mấy lần khỏi dòng
nước xoáy. Anh ấy không sợ nước.
“Nếu anh bị nước cuốn, em hãy mở
ba-lô của anh ra”. Em không đợi đến lúc chết. Cô lôi chiếc ba-lô, tìm
thấy trong đó ba gói mì tôm. Hai cha con nhai ngấu nghiến. “Làm sao có
thể đưa mì tôm cho anh ta?” - Bố băn khoăn thấy chàng trai vẫn cứ bơi
vượt lên phía trước, đầu không ngoái lại.
Nước dâng nhanh thêm.
Phía sau, cây dừa bị nước ngập tới nửa thân cây. Chiếc xe Giải Phóng đã
quen với việc vượt suối, trèo non nhưng xem ra sắp bất lực trước dòng
nước mênh mông. Anh nói đúng, trong ánh trăng lờ mờ, em hiểu, nếu cứ đậu
chiếc xe chỗ cũ thì giờ nước ngập hết ca-bin rồi. Chúng ta cứ phải đi,
phải tiến lên, dù rằng phía trước cũng có thể là vực sâu, nước xiết. Còn
hơn ngồi lại và chờ cho nước ngập tất cả! “Anh Nguyễn nói đúng bố ạ.
Phải tìm một lối thoát, không phải cho chiến thắng mà cho hy vọng lại
nhóm lên”. “Phải rồi!” - Bố nói - như ngày xưa chiến tranh nhỉ. Phải
tiến lên!
Bất giác, bố nói: “Chàng trai thật dũng cảm. Đấy, có
phải cứ họa sĩ mới là tuyệt vời đâu con. Anh ta chả phải họa sĩ. Chúng
ta cần một người như Nguyễn”. Đến lượt bố, bố cũng tin vào quyết định
của anh ta. Thanh nghe thế, bất giác tủm tỉm cười.
Bóng tối bao
trùm kín dần mọi thứ. Thỉnh thoảng, những đám mây hé lộ vài chút ánh
sáng từ những chòm trăng sao xa mờ, nhưng rồi mọi thứ lại biến mất hết.
“Anh ở đâu rồi?”. Thanh tuyệt vọng. Phía trước chỉ thấp thoáng ánh trăng
trên mặt nước. Như nghe tiếng Nguyễn vọng lại: “Anh chết, em hãy mở
chiếc túi nhỏ trong ba-lô”.
Có lẽ anh đã chết thật. Không còn bóng
dáng, không một tiếng kêu. Thanh mở chiếc túi bé xíu và tìm thấy một
chiếc đèn pin. Thanh trèo xuống xe. Con đi đâu? Bố cầm lái hỏi. Con xem
có giúp gì anh ấy không? Không được rời xe. Bố quát. Không, anh ấy đang
đuối! Cô nhìn thấy bóng tiêu hàng cột ven đường và men theo hàng tiêu
ấy.
Cô có thể bị nước cuốn nếu trượt chân ngã xuống hố sâu. Chẳng
hiểu sao cô vẫn đi tìm Nguyễn. “Anh không thể để bố em chìm trong xe.
Chúng ta phải đi tiếp. Phải mạo hiểm hơn tất cả mọi sự mạo hiểm anh ơi”.
Thanh nói với lòng mình: “Em cũng không thể bỏ rơi anh”.
Hình ảnh
người con trai vượt dòng nước lũ phía trước thôi thúc Thanh. Cô muốn
noi gương anh. Nguyễn làm được, sao Thanh không làm được chứ. Bố không
nhìn rõ Nguyễn, tiến lên. Cô nhìn thấy Nguyễn và bố nhìn theo cô. Như
thế tốt hơn cho bố. Em và anh cũng sẽ làm hoa tiêu cho bố.
Trong
ánh chớp lóe lên đó đây, mặt nước mênh mang, đâu đó trôi những thân cây
nom như người. Cô thấy hơi sợ. “Chàng ở đâu? Em đang tìm anh đây”. Thanh
gào lên. Cô muốn khóc nhưng không phải, mắt cô ráo hoảnh. “Em đây”.
Thanh ôm lấy Nguyễn bên dòng nước cuốn. Không phải anh. Chỉ là một cây
dừa đã bị cây lớn quật gãy.
Có lẽ mình sẽ chết mất. Mình chết cùng
Nguyễn cũng đáng. Nhưng còn bố thì sao. Phải quay lại thôi. Thanh thấy
chiếc xe đang chìm dần trong nước. Chắc chắn bố sẽ rất đau lòng vì cô,
vì đám nhãn lồng tan nát vốn liếng của cả nhà. Tuổi này, lẽ ra bố phải
được nghĩ ngơi rồi. Thanh cứ bước. Bỗng cô ngã chúi xuống. Một vòng tay
từ trong làn nước vươn ra đón lấy Thanh. “Em tưởng anh bị cuốn ra biển
rồi chứ”. Thanh nói trong nước mắt. Cô nhìn thấy Nguyễn mờ mờ như chàng
Thủy Tinh tội nghiệp suốt đời cô đơn nơi biển cả xa xôi. Nguyễn bảo: “Em
nghĩ sao vậy. Anh phải đưa bố con em đến nơi bình yên”. Anh mệt quá,
đang ôm lấy thành cầu nghỉ một chút. “Tí xíu nữa bị nước cuốn rồi”.
Chàng nói và dỗ dành Thanh.
Ăn xong gói mì tôm sống, Nguyễn như
khỏe ra. Anh dìu Thanh cả hai cùng tiến lên. Anh làm cây dừa nhân tạo để
Thanh bám lấy. Anh chưa bao giờ ra Hà Nội của em ư. Vé máy bay đắt quá
thì anh cứ đi xe tải. “Nhãn lồng khi sấy khô ngọt lắm phải không?”.
“Nhãn tươi còn ngọt và thơm hơn”. Nàng chợt có một ý nghĩ lạ. Cô muốn
hôn thật chặt đôi môi tím tái kia của Nguyễn. Vâng chút nữa thôi, dòng
nước kia cuốn trôi Nguyễn... “Em sẽ bên anh”- Nàng nói, như vỗ về
Nguyễn. Họ cứ thế lần mò trong đêm tối trong làn nước xiết, nước tập dần
theo chân tiến lên của họ và rồi cả hai cũng chạm vào thanh cầu thứ
nhất.
“Con ở đâu rồi?” - Bố cô gọi trong đêm. Thanh bật sáng chiếc
đèn pin bằng nhựa và hua lên. “Con và Nguyễn đang ở trên cầu. Bố nhìn
thấy đèn không. Bố cho xe lên đây”. Bố thấy rồi. Các con cứ ở đấy, bố sẽ
lên đến nơi. Bố cô gào lên, tiếng khản đặc.
Người lính về hưu lái
chiếc xe không phải chở đạn mà chở những gói nhãn lồng ngọt lịm nhích
dần về phía bóng đèn. Tiếng của cô con gái chìm trong gió. Chỉ có ánh
sáng duy nhất phát ra từ tay của hai người trẻ. Bàn tay của Nguyễn và
Thanh cùng nắm lấy cái đèn khuya trong đêm làm tiêu cho bố cô. Ánh đèn
pin hua lên, rồi tắt, rồi lại hua lên.
Chiếc xe lên được trên cầu,
là lúc nó cố hực hực vài cái, như con ngựa chiến cố sức lần cuối trước
khi gục xuống. An toàn rồi - bố nói. Nguyễn bảo: “Ở miền trung, cầu là
nơi cao nhất. Nơi không có núi rừng, cây cầu chính là ngọn núi của làng
quê”.
***
Mưa ngớt dần rồi tạnh. Chiếc xe chơ vơ trên cầu,
bóng đen xì hằn trên trời. Quanh cầu nước vẫn rào rào xiết chảy. Không
phân biệt đâu là đất đâu là nước...
Người tài xế già ngủ ngon lành, tiếng ngáy đều đều bình an.
Thanh
nằm bên cha một lúc mà không sao ngủ được. Anh chàng ấy đâu. Cô ra khỏi
ca-bin. Bên ngoài hình như dòng nước bớt hung dữ nhưng vẫn trôi phăng
phăng làm cô rùng mình. Ừ nếu như không có anh ta. Cô khẽ gọi: Nguyễn,
anh Nguyễn!
Vào đây. Nằm trên những bao tải này. - Rõ ràng là tiếng chàng trai trong thùng xe!
Cô chui vào thùng xe.
Cô nằm xuống cạnh anh và nhận ra ngay lập tức anh đang run rẩy.
- Anh sao thế!
- Lạnh tý thôi mà!
- Phải rồi từ hôm qua anh có ăn gì đâu lại ngâm bao lâu trong nước.
Họ im lặng rất lâu.
Thanh
tin cô sau chuyến đi này sẽ chẳng bao giờ gặp lại. Cô cũng không hiểu
sao khi quyết định tiến theo Nguyễn cô lại trở nên dũng cảm vậy. Họ ở
hai nơi quá xa xôi, như ở hai đầu chân trời. Nhưng rõ ràng, nếu không có
anh cha con cô sẽ chìm theo chiếc xe này. Cô chưa khi nào yêu ai, cũng
chưa khi nào nghĩ lại lấy một người thanh niên có vẻ ngoài bụi bậm xù xì
như Nguyễn. Nguyễn không phải là họa sĩ điều mà trước đây cô thường cho
là họ mới có thể là người cô yêu cô chọn. Cô bỗng choàng tay sang anh
khi cảm thấy tấm thân kia run rẩy từng nhịp vì giá và đói.
Chính
khi ấy có mùi hương vô cùng ngọt ngào để cô cảm nhận - hương nhãn ở xứ
bắc trong yên lặng dâng lên dâng lên tràn ngập quanh cô và anh. Nhãn
lồng rất ngọt và có thể hết đói ! Cô vùng dậy và mở một chiếc bao.
-
Nhãn ngọt lắm đây anh ăn thử đi... Cô đỡ anh dậy và cầm trong tay chùm
nhãn chi chít những quả mà trong đêm tối họ chỉ nhận ra từ mùi hương chứ
không hề nhìn rõ hình hài... Khi đối diện, cô và anh đều nhìn rõ đôi
mắt của nhau. Đôi mắt cô đen nhay nháy như hạt nhãn và môi của cô và môi
của anh chàng tên là Nguyễn cũng ngào ngạt thơm như cái hương nhãn của
xứ bắc quê cô...
***
Sáng sớm hôm sau, một chiếc xe lội nước
của bộ đội đã đến đón họ kéo chiếc xe đến nơi an toàn cách đó vài cây
số. Khi chiếc xe lội nước tới, người ta đã tưởng không còn ai trên chiếc
xe. Mọi thứ quanh đó đều bị cuốn trôi. Chiếc xe tải cũ kỹ nằm trên cầu.
Trên nóc chiếc xe, người lái vẫn còn ngủ, chiếc áo lính bạc mầu đã khô
cong bùn đất.
Trong thùng chiếc xe tải, người ta thấy một đôi trai
gái vẫn bình thản ngồi vẽ chân dung cho nhau. Họ không quan tâm lắm đến
những người cứu hộ. Vài chiến sĩ không hài lòng lắm, nói: “Lũ trẻ bây
giờ đúng là bất cần đời”. Có làn gió nhẹ mang theo hơi nước, mang theo
cả hương thơm của những trái nhãn ngọt trong xe cô bay xa, bay xa...
Cô gái chợt tủm tỉm cười.
TRẦN NGUYỄN ANH
Chuyến xe định mệnh
Vì
muốn dành dụm tiền nên thay vì đáp phi cơ cho nhanh và an ninh hơn,
Tuấn mua vé xe đò Minh Trung về Đà Lạt nghỉ phép. Xe Minh Trung là loại
xe chở hành khách như loại xe wagon màu đen chạy trục lộ Đà Lạt - Sài
Gòn. Xe có ba giẫy ghế ngồi, chen chúc nhau thì chứa được khoảng 10
người, còn hành lý được chất lên mui và che lại bằng tấm poncho nhà binh
phòng mưa gió.
Chuyến
xe khởi hành lúc 7 giờ sáng. Tuấn là người lên xe cuối cùng, nhưng may
mắn được ngồi bên cạnh một cô gái thật xinh và duyên dáng trên hàng ghế
trước với bác tài. Tuấn và nàng trao đổi vài câu chuyện xã giao. Cô gái
người Bắc tên Băng Tâm, là một sinh viên đang học năm đầu Đại Học Kinh
Doanh Đà Lạt, gia đình ở Đường Yên Đổ, Sài Gòn. Chỉ qua vài câu thăm
hỏi, Tuấn có cảm tưởng như chàng và Tâm quen nhau đã từ lâu. Tâm tự
nhiên, cởi mở và thân thiện chứ không kênh kiệu như đa số các cô gái đẹp
khác. Tuấn hiểu ngay rằng, có Tâm trên chuyến xe, cuộc hành trình sẽ
bớt mệt mỏi và đường cũng bớt dài hơn.
Tuấn quay sang Tâm gợi chuyện:
-Tâm nghỉ Hè với gia đình chắc vui lắm?
-Cũng vui, nhưng mấy tháng Hè qua nhanh quá.
Tuấn đồng ý:
-Đúng rồi Tâm. Mới hôm nào, tôi về Nha Trang nhập ngũ, bây giờ đã hơn nửa năm trôi qua rồi. Đi học xa nhà chắc là buồn lắm, Tâm nhỉ?
-Thời gian đầu thì buồn thật, sau đó quen dần anh ạ!
Tâm tò mò:
-Anh cũng xa gia đình vậy. À! mà anh học ở đâu?
-Khóa Sĩ Quan Hải Quân OCS ở Hoa Kỳ.
-Tiểu bang nào vậy anh?
-Rhode Island.
Tâm thành thật:
-Em cũng không biết tiểu bang Rhode Island nằm chỗ nào nữa.
-Gần New York, trên thủ đô Washington.
-Thế thì xa California, phải không anh?
-Xa lắm!
Trầm ngâm một lúc rồi Tâm hỏi tiếp:
-Anh ở bên Mỹ lâu không?
-Khoảng gần một năm.
-Đâu lâu lắm, anh nhỉ?
Tuấn diễu cho không khí cởi mở hơn:
-Thời gian trôi nhanh lắm, Tâm à! Như bóng câu qua cửa sổ ấy. Trai trẻ chả bao lâu mà đầu bạc mất thôi.
Bác tài nãy giờ chỉ chăm chú lái xe, bây giờ mới liếc nhìn Tuấn.
Tâm mỉm cười:
-Anh làm như già lắm vậy?
Tuấn trêu:
-Đâu còn trẻ như Tâm?
Chiếc xe vừa qua một khúc quanh gắt bên trái. Xe chật nên người Tâm ép sát vào Tuấn. Cặp đùi thon nhỏ của Tâm chạm vào đùi chàng nóng ấm. Tuấn cảm thấy lòng lâng lâng. Chiếc xe đã qua khỏi khúc quanh, Tâm ngồi thẳng lại, hai má đỏ hồng trên khuôn mặt trái soan. Tuấn nghĩ thầm: "Đẹp như nàng, chắc 'kép' đuổi đi cũng không hết. Nàng tự nhiên với mình vì bản tính của nàng như vậy đối với tất cả mọi người hay nàng có cảm tình với mình nên thân mật? Mình chủ quan quá không?" Tuấn kiếm chuyện nói để kéo dài cuộc đối thoại:
-Tâm đã có dịp xuất ngoại chưa?
Tâm lắc đầu nhè nhẹ:
-Chưa khi nào, anh! Nhưng Tâm có một người anh trai du học bên Mỹ đã hai năm. Anh Hòa của Tâm học tại UCLA, về Kỹ Sư Cơ Khí. Anh ấy đang sống chung với gia đình chú em ở Glendale. Anh Hòa bảo cuộc sống bên Mỹ buồn lắm. Nhớ bồ, anh ấy chỉ đòi về Việt Nam anh ạ!
Tuấn cười đùa:
-Có bồ ở Sài Gòn mà anh ấy còn dứt áo ra đi được là giỏi đó, chứ như tôi thì học Kỹ Sư Phú Thọ cũng tốt rồi. Vừa gần nhà vừa gần bồ. Cuối tuần dẫn bồ đi bát phố thú hơn nhiều, phải không Tâm? Tâm nhìn chàng cười tươi khoe hàm răng trắng đều như hạt bắp:
-Anh kinh nghiệm chứ Tâm chưa biết thú đó.
Tuấn trêu thêm:
-Xinh như Tâm thì thiếu gì chàng muốn theo Ngọ về?
Tâm mỉm cười e thẹn:
-Tâm xấu xí, ai mà thèm, anh đoán sai mất rồi.
-Thế thì chắc Tâm kén quá?
Di mũi giầy da mềm trên sàn xe, nàng nhỏ nhẹ:
-Tâm đâu dám!
-Hay ba má Tâm khó khăn? Phải để anh chàng nào đó lọt vào mắt xanh chứ? Nhiều khi mình phải khuyến khích những chàng nhát gái...
Tuấn ngập ngừng, giọng chàng nhỏ lại:
-Tôi cũng nhát lắm.
Tâm đưa tay vén tóc qua tai:
-Anh mà nhát thì còn ai bạo nữa?
-Gặp chuyện thật, tôi nhát lắm. Tâm không nhớ "Dạo ấy anh hiền và nhát quá" hay sao? Tâm cười ngượng ngùng, nhìn mông lung ra ngoài cửa xe, rồi lảng qua chuyện khác:
-Anh thích thơ văn?
Tuấn gật đầu:
-Thơ văn khiến tâm hồn mình phong phú hơn, phải không Tâm?
-Tâm cũng nghĩ như anh. Nhưng ba me Tâm bảo con gái mà giàu tình cảm và lãng mạn quá về sau chỉ khổ thân.
Tuấn phát biểu quan điểm của chàng:
-Khổ, có lẽ do nơi số mạng, chứ giàu tình cảm mình mới dễ thông cảm người khác. Chỉ lo rằng tình cảm mình không đủ giàu và tim mình khô như nắm đất, chai như cục đá để không thể hiểu nổi, không cảm nổi tha nhân thôi.
Yên lặng vài phút, Tâm mới lên tiếng:
-Tâm cũng thích văn chương. Định vào Văn Khoa nhưng ba me Tâm nói Kinh Doanh giúp mình mưu sinh dễ và thực tiễn hơn.
Tuấn liếc nhìn nàng rồi nhẹ nhàng an ủi:
-Học gì cũng tốt, Tâm à! Miễn là mình thích ngành mình học, với lại cũng tùy theo hoàn cảnh gia đình nữa. Nếu cần giúp đỡ gia đình thì môn nào giúp mình kiếm việc dễ hơn có lẽ sẽ tốt hơn, Tâm nghĩ như vậy không?
Tâm gật nhẹ đầu, khẽ nói:
-Vì vậy, Tâm mới học Kinh Doanh đấy.
Tâm mở cái túi da để dưới chân, lấy ra một quyển sách dầy đưa cho Tuấn. Nàng nói:
-Tâm vừa mua hôm trước, mới đọc được vài truyện. Em mang theo để đi đường đọc cho vui. Anh đã xem chưa?
Tuấn lật xem mục lục quyển Tuyển Tập Những Truyện Ngắn và lướt qua một số hình ảnh của những nhà văn trong sách, chàng trả lời:
-Vài truyện đã đọc qua, nhưng lâu quá rồi nên tôi chẳng nhớ chi tiết thế nào nữa.
Tâm vui vẻ:
-Nếu anh thích, Tâm cho anh thuê lại đấy. Chỗ quen biết, chỉ năm đồng mỗi ngày thôi.
Tuấn cũng vui vui với tính dễ thương của Tâm, đùa thêm:
-Chỗ quen biết thì năm đồng, còn bạn bè phải tính mười đồng mới có lời chứ?
Vài người ngồi trên băng ghế sau bật cười.
Tâm ra điều kiện:
-Anh biết không? Tâm thích kính biếu cho ai mà Tâm coi là bạn thân đó anh.
-Tâm khôn quá! Mua thì không phải nợ. Nhận quà tặng thì mang nợ suốt đời có đúng vậy không? Tâm diễu:
-Anh thông minh ghê!
Tuấn nhún vai, làm ra vẻ kiêu hãnh:
-Thông minh nhất nam tử mà.
Tâm nhìn bác tài. Bác tài cười tủm tỉm, có vẻ thú vị.
Quay qua Tâm, Tuấn nói nho nhỏ:
-Tôi muốn được làm "Chúa Chổm" Tâm ạ!
Tâm nhìn chàng cảm động. Tuấn nhìn lại nàng, ánh mắt chan chứa thân tình. Tuấn cảm thấy lòng mình thật ấm áp, luồng điện ấm truyền vào tim từ phần thân thể bên phải tiếp xúc với Tâm. Chàng chậm rãi tiếp:
-Đùa cho vui, chứ Tâm giữ mà đọc. Khi nào xong, tôi hỏi mượn sau cũng được.
Tuấn quay sang Tâm gợi chuyện:
-Tâm nghỉ Hè với gia đình chắc vui lắm?
-Cũng vui, nhưng mấy tháng Hè qua nhanh quá.
Tuấn đồng ý:
-Đúng rồi Tâm. Mới hôm nào, tôi về Nha Trang nhập ngũ, bây giờ đã hơn nửa năm trôi qua rồi. Đi học xa nhà chắc là buồn lắm, Tâm nhỉ?
-Thời gian đầu thì buồn thật, sau đó quen dần anh ạ!
Tâm tò mò:
-Anh cũng xa gia đình vậy. À! mà anh học ở đâu?
-Khóa Sĩ Quan Hải Quân OCS ở Hoa Kỳ.
-Tiểu bang nào vậy anh?
-Rhode Island.
Tâm thành thật:
-Em cũng không biết tiểu bang Rhode Island nằm chỗ nào nữa.
-Gần New York, trên thủ đô Washington.
-Thế thì xa California, phải không anh?
-Xa lắm!
Trầm ngâm một lúc rồi Tâm hỏi tiếp:
-Anh ở bên Mỹ lâu không?
-Khoảng gần một năm.
-Đâu lâu lắm, anh nhỉ?
Tuấn diễu cho không khí cởi mở hơn:
-Thời gian trôi nhanh lắm, Tâm à! Như bóng câu qua cửa sổ ấy. Trai trẻ chả bao lâu mà đầu bạc mất thôi.
Bác tài nãy giờ chỉ chăm chú lái xe, bây giờ mới liếc nhìn Tuấn.
Tâm mỉm cười:
-Anh làm như già lắm vậy?
Tuấn trêu:
-Đâu còn trẻ như Tâm?
Chiếc xe vừa qua một khúc quanh gắt bên trái. Xe chật nên người Tâm ép sát vào Tuấn. Cặp đùi thon nhỏ của Tâm chạm vào đùi chàng nóng ấm. Tuấn cảm thấy lòng lâng lâng. Chiếc xe đã qua khỏi khúc quanh, Tâm ngồi thẳng lại, hai má đỏ hồng trên khuôn mặt trái soan. Tuấn nghĩ thầm: "Đẹp như nàng, chắc 'kép' đuổi đi cũng không hết. Nàng tự nhiên với mình vì bản tính của nàng như vậy đối với tất cả mọi người hay nàng có cảm tình với mình nên thân mật? Mình chủ quan quá không?" Tuấn kiếm chuyện nói để kéo dài cuộc đối thoại:
-Tâm đã có dịp xuất ngoại chưa?
Tâm lắc đầu nhè nhẹ:
-Chưa khi nào, anh! Nhưng Tâm có một người anh trai du học bên Mỹ đã hai năm. Anh Hòa của Tâm học tại UCLA, về Kỹ Sư Cơ Khí. Anh ấy đang sống chung với gia đình chú em ở Glendale. Anh Hòa bảo cuộc sống bên Mỹ buồn lắm. Nhớ bồ, anh ấy chỉ đòi về Việt Nam anh ạ!
Tuấn cười đùa:
-Có bồ ở Sài Gòn mà anh ấy còn dứt áo ra đi được là giỏi đó, chứ như tôi thì học Kỹ Sư Phú Thọ cũng tốt rồi. Vừa gần nhà vừa gần bồ. Cuối tuần dẫn bồ đi bát phố thú hơn nhiều, phải không Tâm? Tâm nhìn chàng cười tươi khoe hàm răng trắng đều như hạt bắp:
-Anh kinh nghiệm chứ Tâm chưa biết thú đó.
Tuấn trêu thêm:
-Xinh như Tâm thì thiếu gì chàng muốn theo Ngọ về?
Tâm mỉm cười e thẹn:
-Tâm xấu xí, ai mà thèm, anh đoán sai mất rồi.
-Thế thì chắc Tâm kén quá?
Di mũi giầy da mềm trên sàn xe, nàng nhỏ nhẹ:
-Tâm đâu dám!
-Hay ba má Tâm khó khăn? Phải để anh chàng nào đó lọt vào mắt xanh chứ? Nhiều khi mình phải khuyến khích những chàng nhát gái...
Tuấn ngập ngừng, giọng chàng nhỏ lại:
-Tôi cũng nhát lắm.
Tâm đưa tay vén tóc qua tai:
-Anh mà nhát thì còn ai bạo nữa?
-Gặp chuyện thật, tôi nhát lắm. Tâm không nhớ "Dạo ấy anh hiền và nhát quá" hay sao? Tâm cười ngượng ngùng, nhìn mông lung ra ngoài cửa xe, rồi lảng qua chuyện khác:
-Anh thích thơ văn?
Tuấn gật đầu:
-Thơ văn khiến tâm hồn mình phong phú hơn, phải không Tâm?
-Tâm cũng nghĩ như anh. Nhưng ba me Tâm bảo con gái mà giàu tình cảm và lãng mạn quá về sau chỉ khổ thân.
Tuấn phát biểu quan điểm của chàng:
-Khổ, có lẽ do nơi số mạng, chứ giàu tình cảm mình mới dễ thông cảm người khác. Chỉ lo rằng tình cảm mình không đủ giàu và tim mình khô như nắm đất, chai như cục đá để không thể hiểu nổi, không cảm nổi tha nhân thôi.
Yên lặng vài phút, Tâm mới lên tiếng:
-Tâm cũng thích văn chương. Định vào Văn Khoa nhưng ba me Tâm nói Kinh Doanh giúp mình mưu sinh dễ và thực tiễn hơn.
Tuấn liếc nhìn nàng rồi nhẹ nhàng an ủi:
-Học gì cũng tốt, Tâm à! Miễn là mình thích ngành mình học, với lại cũng tùy theo hoàn cảnh gia đình nữa. Nếu cần giúp đỡ gia đình thì môn nào giúp mình kiếm việc dễ hơn có lẽ sẽ tốt hơn, Tâm nghĩ như vậy không?
Tâm gật nhẹ đầu, khẽ nói:
-Vì vậy, Tâm mới học Kinh Doanh đấy.
Tâm mở cái túi da để dưới chân, lấy ra một quyển sách dầy đưa cho Tuấn. Nàng nói:
-Tâm vừa mua hôm trước, mới đọc được vài truyện. Em mang theo để đi đường đọc cho vui. Anh đã xem chưa?
Tuấn lật xem mục lục quyển Tuyển Tập Những Truyện Ngắn và lướt qua một số hình ảnh của những nhà văn trong sách, chàng trả lời:
-Vài truyện đã đọc qua, nhưng lâu quá rồi nên tôi chẳng nhớ chi tiết thế nào nữa.
Tâm vui vẻ:
-Nếu anh thích, Tâm cho anh thuê lại đấy. Chỗ quen biết, chỉ năm đồng mỗi ngày thôi.
Tuấn cũng vui vui với tính dễ thương của Tâm, đùa thêm:
-Chỗ quen biết thì năm đồng, còn bạn bè phải tính mười đồng mới có lời chứ?
Vài người ngồi trên băng ghế sau bật cười.
Tâm ra điều kiện:
-Anh biết không? Tâm thích kính biếu cho ai mà Tâm coi là bạn thân đó anh.
-Tâm khôn quá! Mua thì không phải nợ. Nhận quà tặng thì mang nợ suốt đời có đúng vậy không? Tâm diễu:
-Anh thông minh ghê!
Tuấn nhún vai, làm ra vẻ kiêu hãnh:
-Thông minh nhất nam tử mà.
Tâm nhìn bác tài. Bác tài cười tủm tỉm, có vẻ thú vị.
Quay qua Tâm, Tuấn nói nho nhỏ:
-Tôi muốn được làm "Chúa Chổm" Tâm ạ!
Tâm nhìn chàng cảm động. Tuấn nhìn lại nàng, ánh mắt chan chứa thân tình. Tuấn cảm thấy lòng mình thật ấm áp, luồng điện ấm truyền vào tim từ phần thân thể bên phải tiếp xúc với Tâm. Chàng chậm rãi tiếp:
-Đùa cho vui, chứ Tâm giữ mà đọc. Khi nào xong, tôi hỏi mượn sau cũng được.
Tâm
không trả lời. Hai người ngồi im lặng, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ
riêng. Xe đôi lúc dằn xóc vì đường xấu. Sự đụng chạm làm Tuấn cảm được
da thịt mềm mại của Tâm dù ngăn cách bởi làn vải quần áo mặc. Mùi nước
hoa thoang thoảng của nàng đã bắt đầu quen thuộc với chàng. Lòng Tuấn
hình như hân hoan và rộn ràng quá. Chàng chưa hề có cảm giác đặc biệt
này với bất kỳ người con gái nào từ trước tới giờ. Tâm vẫn yên lặng nhìn
khung cảnh hai bên đường chạy lùi về phía sau vùn vụt. Chàng thanh niên
lần đầu tiên quen biết đã làm nàng suy nghĩ nhiều. Chàng thông minh, tế
nhị và thật dễ mến. Tâm cảm được tâm hồn chàng một cách dễ dàng và thân
thiện với chàng thật tự nhiên. Tâm thấy lòng mình giao động và thầm mơ
ước vu vơ.
Tới trưa, đến Định Quán, bác tài ghé vào một quán cơm quen. Xe ngừng, bác tài lên tiếng:
-Bà con cô bác ơi! Mình ăn cơm trưa ở đây xong sẽ tiếp tục.
Tuấn mở cửa nhảy xuống xe. Tâm cũng xuống theo. Chàng mời Tâm dùng cơm trưa chung cho vui. Tâm đồng ý. Tuấn và nàng bước vào quán cơm bên đường. Nhiều quán cơm khác dựng lên san sát nhau. Tuy nhiên, Tuấn thấy quán cơm bác tài ghé vào có vẻ sạch sẽ và hấp dẫn nhất nên vào đấy, kiếm chỗ ngồi. Tuấn nhìn lên bảng thực đơn, rồi quay sang hỏi Tâm:
-Tâm ăn gì? Cơm dĩa có cơm gà, cơm sườn, cơm chiên thập cẩm, cơm bò kho, chả trứng?
Tâm trả lời:
-Anh chọn món gì thì gọi cho Tâm luôn.
Tuấn thấy lòng vui vui:
-Thôi cơm chiên thập cẩm nhá Tâm?
Tâm gật đầu. Nhìn thấy bác tài đang rót bia ra ly đá, Tuấn đùa:
-Uống la-dze 33 nhá Tâm?
Tâm nheo mắt nhìn chàng, chun mũi lại:
-Anh uống đi. Cho Tâm một chai xá-xị cũng được.
Tuấn lại được dịp trêu:
-Đùa cho vui, chứ anh uống xá-xị cũng say đó Tâm.
Tâm giả vờ không hiểu, mở to mắt nhìn chàng hỏi:
-Thật không? Xá-xị cũng làm say hả anh?
Tuấn nói nhỏ chỉ vừa đủ để Tâm nghe:
-Ngồi bên Tâm, anh uống gì cũng say được.
Tâm bẽn lẽn, hai má đỏ hồng không nói. Bà chủ quán ngước nhìn chàng chờ đợi. Tuấn bảo bà chủ quán làm cho hai đĩa cơm chiên thập cẩm và hai chai xá-xị. Chàng hỏi Tâm dùng thêm gì nữa không. Tâm lắc đầu:
-Đủ rồi anh.
-Bà con cô bác ơi! Mình ăn cơm trưa ở đây xong sẽ tiếp tục.
Tuấn mở cửa nhảy xuống xe. Tâm cũng xuống theo. Chàng mời Tâm dùng cơm trưa chung cho vui. Tâm đồng ý. Tuấn và nàng bước vào quán cơm bên đường. Nhiều quán cơm khác dựng lên san sát nhau. Tuy nhiên, Tuấn thấy quán cơm bác tài ghé vào có vẻ sạch sẽ và hấp dẫn nhất nên vào đấy, kiếm chỗ ngồi. Tuấn nhìn lên bảng thực đơn, rồi quay sang hỏi Tâm:
-Tâm ăn gì? Cơm dĩa có cơm gà, cơm sườn, cơm chiên thập cẩm, cơm bò kho, chả trứng?
Tâm trả lời:
-Anh chọn món gì thì gọi cho Tâm luôn.
Tuấn thấy lòng vui vui:
-Thôi cơm chiên thập cẩm nhá Tâm?
Tâm gật đầu. Nhìn thấy bác tài đang rót bia ra ly đá, Tuấn đùa:
-Uống la-dze 33 nhá Tâm?
Tâm nheo mắt nhìn chàng, chun mũi lại:
-Anh uống đi. Cho Tâm một chai xá-xị cũng được.
Tuấn lại được dịp trêu:
-Đùa cho vui, chứ anh uống xá-xị cũng say đó Tâm.
Tâm giả vờ không hiểu, mở to mắt nhìn chàng hỏi:
-Thật không? Xá-xị cũng làm say hả anh?
Tuấn nói nhỏ chỉ vừa đủ để Tâm nghe:
-Ngồi bên Tâm, anh uống gì cũng say được.
Tâm bẽn lẽn, hai má đỏ hồng không nói. Bà chủ quán ngước nhìn chàng chờ đợi. Tuấn bảo bà chủ quán làm cho hai đĩa cơm chiên thập cẩm và hai chai xá-xị. Chàng hỏi Tâm dùng thêm gì nữa không. Tâm lắc đầu:
-Đủ rồi anh.
Tuấn
nhìn Tâm rồi nhìn quanh. Hành khách trên hai xe Minh Trung và chiếc xe
đò lớn đã vào đầy những quán cơm bên đường. Người ăn cơm, kẻ uống nước,
nói chuyện huyên náo. Trời giữa trưa thật oi bức, không một làn gió nhẹ
nên dù chiếc quạt máy trên mặt tủ lạnh đã quay hết tốc độ, quạt qua quạt
lại mà cũng không đủ mát. Khoảng mười lăm phút sau, con gái bà chủ quán
bưng hai đĩa cơm nóng hổi và hai chai xá-xị đã mở nắp ra đặt lên bàn
trước mặt Tuấn và Tâm rồi hỏi:
-Cô cậu cần gì nữa không?
Tuấn nói không và cám ơn. Chàng rót xá-xị vào hai ly sẵn đá đập vụn trong khi đó Tâm lấy giấy kín đáo lau muỗng. Tuấn và nàng vừa ăn vừa chuyện vãn.
-Cô cậu cần gì nữa không?
Tuấn nói không và cám ơn. Chàng rót xá-xị vào hai ly sẵn đá đập vụn trong khi đó Tâm lấy giấy kín đáo lau muỗng. Tuấn và nàng vừa ăn vừa chuyện vãn.
Cơm trưa xong, mọi người lại ra xe. Bác tài kiểm điểm xem còn thiếu ai không, rồi rồ máy xe từ từ chạy tiếp.
Trong
suốt đường đi Đà Lạt, nhiều hành khách nhắm mắt nghỉ ngơi, chàng và Tâm
lúc thì chuyện vãn, lúc cũng nhắm mắt cho đỡ mệt. Bác tài cho biết Việt
Cộng đã đào đường, đắp mô tuần trước, cách Định Quán chừng hơn cây số
làm kẹt đường hàng ngày trời. Tuấn nghĩ thầm: Chỉ sợ xe bị trúng mìn
hoặc du kích chận xe, lùa thanh niên vào rừng thôi, chứ kẹt đường mà có
Tâm bên cạnh, mình càng vui hơn. Tuấn thấy Tâm tế nhị, có óc khôi hài và
nhận xét bén nhậy. Tâm hồn nàng phong phú, giàu tình cảm và khoáng đạt.
Với tính tình trẻ trung, đơn giản và dễ thương, Tâm thật hợp với lối
sống bình dị của chàng. Tâm lại đẹp, cao và thân hình cân đối đúng là
mẫu người Tuấn mong muốn.
Xế
chiều, xe mới đến chân Đèo Prenn. Xe chạy ngang qua Thác Prenn, Tâm chỉ
giòng nước trắng xóa đổ ào ào từ trên cao xuống, bảo Tuấn rằng nàng
chưa có dịp đi Thác Prenn và Ponguar nhưng đã tới thăm Thác Cam Ly và
Datanla với bạn bè. Không khí bắt đầu lạnh dần. Từ đây đến Thành Phố Đà
Lạt còn khoảng ba mươi cây số nữa. Xe đang leo đèo. Bên phải là núi, bên
trái là vực sâu, nhiều chỗ sương mù phủ kín, nhìn chẳng thấy đáy. Tâm
chỉ dám nhìn he hé xuống vực, nàng nói:
-Trông rợn quá, lỡ té xuống vực thì tan xác mất.
Bác tài cười hềnh hệch:
-Yên chí cô hai à! Tui hai mươi năm lái xe. Đường này tui thuộc nằm lòng mà.
-Trông rợn quá, lỡ té xuống vực thì tan xác mất.
Bác tài cười hềnh hệch:
-Yên chí cô hai à! Tui hai mươi năm lái xe. Đường này tui thuộc nằm lòng mà.
Càng
gần Đà Lạt, thông càng nhiều và nhiều chỗ khí núi bốc ra mù mịt, bác
tài phải bật đèn pha và chạy thật chậm lại. Nét mặt Tâm có vẻ lo lắng
hồi hộp. Đến bến xe Đà Lạt - Sài Gòn lúc nắng chiều sắp tắt. Trời Đà Lạt
trong sáng hơn nhưng vẫn lành lạnh. Tâm mở cái túi da lấy áo len mỏng
màu rêu khoác lên người. Sau khi lấy hành lý, Tuấn gọi một chiếc taxi về
nhà. Nhà Tuấn ở Đường Tăng Văn Danh cũng cùng đường lên Viện Đại Học Đà
Lạt nên chàng mời Tâm lại đi chung với nhau. Trên taxi, Tuấn ân cần
hỏi:
-Đi xe cả ngày, Tâm có mệt lắm không?
Tâm cảm động:
-Có anh đi chung chuyến xe, chuyện trò thật vui, vừa bớt mệt vừa mau đến. Anh thấy vậy không? Tuấn gật đầu, nhìn nàng âu yếm:
-Nhưng bây giờ đang buồn vì chúng mình sắp xa nhau rồi. Chẳng biết khi nào mới gặp lại Tâm?
Tâm cắn nhẹ môi, hơi ngập ngừng, nhỏ giọng:
-Em mới lên đây học vào đầu niên học vừa qua, ít bạn lắm. Khi nào rảnh, mời anh ghé đến Tâm chơi.
Tuấn hân hoan nhưng xã giao:
-Tôi chỉ ở Đà Lạt khoảng mười ngày rồi về Sài Gòn. Trong thời gian ở đây, tôi hứa sẽ tới thăm nếu Tâm không ngại.
-Tâm sẽ vui lắm nếu gặp lại anh.
Tuấn trao quyển sách cho Tâm. Nàng dịu dàng bảo:
-Nếu không chê, anh giữ quyển sách này làm kỷ niệm.
Biết rằng Tâm thật lòng và không nhận thì nàng buồn, Tuấn nhìn nàng trìu mến:
-Cảm ơn Tâm. Món quà này rất quý đối với tôi.
Tâm e thẹn nhìn lại Tuấn, ánh mắt hồ thu như giam giữ hồn chàng trong đó.
-Đi xe cả ngày, Tâm có mệt lắm không?
Tâm cảm động:
-Có anh đi chung chuyến xe, chuyện trò thật vui, vừa bớt mệt vừa mau đến. Anh thấy vậy không? Tuấn gật đầu, nhìn nàng âu yếm:
-Nhưng bây giờ đang buồn vì chúng mình sắp xa nhau rồi. Chẳng biết khi nào mới gặp lại Tâm?
Tâm cắn nhẹ môi, hơi ngập ngừng, nhỏ giọng:
-Em mới lên đây học vào đầu niên học vừa qua, ít bạn lắm. Khi nào rảnh, mời anh ghé đến Tâm chơi.
Tuấn hân hoan nhưng xã giao:
-Tôi chỉ ở Đà Lạt khoảng mười ngày rồi về Sài Gòn. Trong thời gian ở đây, tôi hứa sẽ tới thăm nếu Tâm không ngại.
-Tâm sẽ vui lắm nếu gặp lại anh.
Tuấn trao quyển sách cho Tâm. Nàng dịu dàng bảo:
-Nếu không chê, anh giữ quyển sách này làm kỷ niệm.
Biết rằng Tâm thật lòng và không nhận thì nàng buồn, Tuấn nhìn nàng trìu mến:
-Cảm ơn Tâm. Món quà này rất quý đối với tôi.
Tâm e thẹn nhìn lại Tuấn, ánh mắt hồ thu như giam giữ hồn chàng trong đó.
Chiếc
taxi chạy vòng theo bờ Hồ Xuân Hương. Hai bên đường, hàng thông già
vươn lên cao vút. Nhiều người vẫn còn hóng gió hoặc câu cá trên những
chiếc cầu gỗ sơn nhiều màu, bắc lan ra ngoài mặt hồ. Giữa hồ, vài chiếc
pédalo đang đạp nước chậm rãi để lại đằng sau sóng nước hình chữ V lan
nhè nhẹ trên mặt nước phẳng lặng phản chiếu những giọt nắng cuối ngày
còn sót lại. Bên kia hồ là Nhà Thủy Tạ màu trắng in hình trên nền trời
xanh lơ.
Xe
đã đến Ngã Ba Chùa. Nhà Tuấn ở xóm này nhưng chàng bảo bác tài xế taxi
chạy về Viện Đại Học Đà Lạt trước. Chẳng mấy chốc, xe đã lên đầu dốc
trường Bùi Thị Xuân. Tháp Chuông Nhà Nguyện trong khuôn viên Viện Đại
Học đã hiện ra mờ mờ trong sương chiều. Lòng Tuấn bồi hồi vì đã xa thành
phố Đà Lạt gần năm rồi. Ngày xưa, cũng con dốc này, cũng con đường này
chàng đã lết mòn bao nhiêu đôi giầy đi học. Suốt bao năm ròng rã, từ
những ngày mùa Xuân, tiết trời vẫn lành lạnh nhưng bầu trời trong xanh
và cao vút, Tuấn đạp xe hàng chục cây số lên Trường Trung Học Trần Hưng
Đạo, cho đến những buổi sáng mùa Thu trắng sương mềm, chàng co ro, nách
cắp sách, hai tay cho vào trong túi quần, rảo bước chung với từng nhóm
nữ sinh Bùi Thị Xuân trên đường lên Viện Đại Học Đà Lạt. Mấy cô nữ sinh
áo trắng trinh nguyên hay áo tím màu mực đọng, sách vở ôm trong tay,
trông thướt tha hiền lành nhưng khi tụm năm tụm ba thì nghịch ngợm cũng
chẳng kém gì con trai. Mấy nàng đi trước, giả bộ đi thật chậm lại cản
đường, nhóm đi sau vừa đi vừa đếm nhịp theo bước chân Tuấn, đọc trại thơ
Đi Chùa Hương trêu rồi khúc khích cười với nhau, một cô thỏ thẻ: "Chàng
ơi! Đi đâu mà vội mà vàng?
Thuở
làm sinh viên đại học, Tuấn cảm thấy mình lớn hẳn. Tuy vậy, những khi
bị trêu ghẹo, trong lòng chàng tuy thích thú, nhưng hai tai nóng bừng,
mặt mũi đỏ gay như người say rượu. Thấm thoát mà đã mấy năm trôi qua, kỷ
niệm thư sinh vẫn còn nguyên vẹn trong lòng nhưng sao Tuấn cảm thấy
tiếc nuối cho tuổi ấu thơ của mình đã qua nhanh. Đang nhớ về tuổi thơ,
Tuấn nghe Tâm bảo bác tài chạy xuống con đường dẫn vào Khu Cư Xá Sinh
Viên. Xe vừa chạy ngang qua cổng Viện Đại Học với hai cánh cổng chấn
song sắt khép kín, Tuấn chỉ thấy mập mờ trong bóng tối nhá nhem tấm bảng
đồng chữ nổi gắn trên cột đá.
Tâm
chỉ chỗ cho bác tài đậu xe. Tuấn mở cửa xe cho Tâm. Bác tài khuân hành
lý của nàng ra, chỉ một cái va-li nhỏ và một cái túi da xách tay. Tuấn
bảo bác tài xế taxi đợi, rồi xách va-li giùm Tâm vào phòng. Trời đã
chạng vạng, ngọn đèn điện vàng vọt soi ánh sáng dọc hành lang khu cư xá.
Tâm gõ cửa phòng, cô bạn gái ở chung phòng với Tâm mở cửa và reo lên:
-Tưởng mi quên đường về rồi chứ?
Tâm cười với bạn:
-Nhớ mi nên lại mò về đấy.
Tâm giới thiệu Tuấn với Kim Cúc. Chàng và Cúc nói với nhau vài câu xã giao rồi Cúc đỡ lấy va-li trên tay chàng đem vào phòng trong. Tâm vào bếp rót cho chàng một ly nước:
-Anh ngồi chơi uống nước, đợi Tâm một chút nha!
Tâm mở xắc tay, lấy bút viết địa chỉ trong lúc Cúc nháy mắt với Tâm mỉm cười một cách ranh mãnh. Tuấn nhấp ngụm nước, cầm mảnh giấy trao từ tay Tâm, đứng dậy kiếu từ:
-Thôi gặp lại Tâm sau. Bác tài đang đợi ngoài xe. Tôi về cô Cúc. Tâm và Cúc ngủ ngon nhá!
Tâm và Cúc chào lại rồi tiễn chàng ra cửa. Tâm dặn:
-Anh nhớ ghé thăm em.
-Tưởng mi quên đường về rồi chứ?
Tâm cười với bạn:
-Nhớ mi nên lại mò về đấy.
Tâm giới thiệu Tuấn với Kim Cúc. Chàng và Cúc nói với nhau vài câu xã giao rồi Cúc đỡ lấy va-li trên tay chàng đem vào phòng trong. Tâm vào bếp rót cho chàng một ly nước:
-Anh ngồi chơi uống nước, đợi Tâm một chút nha!
Tâm mở xắc tay, lấy bút viết địa chỉ trong lúc Cúc nháy mắt với Tâm mỉm cười một cách ranh mãnh. Tuấn nhấp ngụm nước, cầm mảnh giấy trao từ tay Tâm, đứng dậy kiếu từ:
-Thôi gặp lại Tâm sau. Bác tài đang đợi ngoài xe. Tôi về cô Cúc. Tâm và Cúc ngủ ngon nhá!
Tâm và Cúc chào lại rồi tiễn chàng ra cửa. Tâm dặn:
-Anh nhớ ghé thăm em.
Chiếc
xe taxi đưa Tuấn về đến nhà thì đồng hồ đã chỉ 8 giờ 10 phút tối. Mẹ
Tuấn, em gái chàng và cả Thịnh, bồ của nó cũng có mặt, đang dùng cơm
tối. Mọi người rất vui mừng vì chàng đã bất ngờ về thăm gia đình. Tuấn
mở chiếc Samsonite lấy hai gói quà đưa cho mẹ và em gái của chàng. Mẹ và
em Tuấn vừa mở quà vừa hỏi thăm đủ thứ chuyện xảy ra từ hồi chàng mới
nhập ngũ. Mọi người trong gia đình đều bảo rằng Tuấn trông lạ và khỏe
mạnh hơn với làn da rám nắng và mái tóc lính ngắn cũn cỡn. Đến khuya,
Tuấn mới tắm rửa rồi lên giường ngủ. Giường nệm, mùi mền gối cũ khiến
chàng cảm thấy như được sống lại thuở còn thơ dại, nhưng hình ảnh Tâm
vương vấn trong đầu làm Tuấn thao thức tới mãi gần một giờ sáng mới ngủ
vùi vì mệt.
Suốt
thời gian ở Đà Lạt, Tuấn nằm nhà vui chơi với gia đình, đi thăm bạn bè
và đặc biệt dành nhiều thì giờ cho Tâm. Hôm thì Tuấn và Tâm đi dạo phố,
ăn uống, xem phim hay tay trong tay tâm sự bên bờ Hồ Xuân Hương. Khi thì
Tuấn và nàng lang thang trong khuôn viên đại học, hoặc chuyện vãn, đàn
hát tại phòng nàng trong cư xá. Có hôm, Tuấn, Tâm và nhóm bạn của nàng
lại rủ nhau lên Nhà Thủy Tạ nghe nhạc, nhìn sương dấy lên trên mặt hồ hư
ảo.
Khuôn
viên Viện Đại Học Đà Lạt vẫn không thay đổi gì mấy. Trường Khoa Học,
Văn Khoa, Chính Trị Kinh Doanh vẫn những giãy giảng đường thấp, bảng đen
vẫn mờ bụi phấn và con đường dẫn lên Thư Viện vẫn lào xào đá sỏi. Cảnh
cũ đấy nhưng bạn bè xưa đâu làm lòng Tuấn man mác.
Thư Viện kia của những phút bâng quơ
Bài vở ngập mà cửa hồn vẫn mở
Bài vở ngập mà cửa hồn vẫn mở
Tâm
rất thích cây hoa ngọc lan trồng cạnh Văn Phòng. Cây hoa cao hơn nhưng
trông cằn cỗi hơn. Những đóa hoa ngọc lan nhỏ nhắn điểm lác đác trên
cây, phô sắc trắng như ngà trong đám lá màu ngọc bích. Tuấn ngắt một đóa
ngọc lan đưa cho Tâm. Nàng cầm đóa hoa đưa lên mũi hít nhẹ rồi bảo:
-Mùi ngọc lan trang trọng hơn huệ, phải không anh?
Nói xong Tâm đưa cánh hoa sát vào mũi Tuấn. Chàng hít một hơi dài:
-Nhất là về đêm, nó có mùi thơm thoang thoảng thật dễ chịu.
Xoay xoay đóa hoa trên hai đầu ngón tay, Tâm tiết lộ:
-Anh Tuấn biết không! Lắm khi cây ngọc lan không kịp ra hoa nữa vì cứ ra được nụ hoa nào là mấy cô nữ sinh viên lại vặt trộm sạch sẽ.
Tuấn chỉ Tâm cười trêu:
-Còn ai vào đây nữa? Chính danh thủ phạm!
Tâm mỉm cười, nhìn nghiêng sang Tuấn, gật đầu thú nhận:
-Em chỉ là một trong những thủ phạm thôi.
Cả hai cùng cười vui, đều bước về phía Tòa Viện Trưởng.
Khoảng giữa Tòa Viện Trưởng và Văn Phòng, bể cá vàng lớn hình chữ nhật với hòn non bộ vẫn thi gan cùng tuế nguyệt. Vài búp sen hồng nhạt vươn lên cao khỏi mặt nước rong rêu. Đôi ba đóa hoa súng màu hồng phấn và màu trắng đang hé nở phô nhụy vàng ối trông thật đẹp. Tuấn chỉ một đóa hoa súng mới nở giữa hồ sát hòn non bộ, hỏi Tâm:
-Tâm thích hoa sen hay hoa súng hơn?
Tâm cúi xuống lấy tay vuốt nhẹ cánh hoa sen như lụa, ngước nhìn chàng trả lời:
-Em thích mùi hoa sen nhưng lại thích hoa súng hơn vì cách kết cấu của đài hoa, cánh hoa cũng như lá nhỏ nhắn dễ thương hơn.
Tuấn cũng đồng ý:
-Cánh hoa súng dầy, khi nở xòe đều, thẳng thớm hơn hoa sen. Cánh hoa sen úp, to nhưng mỏng manh. Lá hoa súng hình trái tim màu xanh đậm hoặc hơi vàng khi còn non, trông láng mướt như ngọc. Tâm và Tuấn ngồi xuống cạnh bệ hồ. Làn gió nhẹ thoang thoảng mùi nước hoa Chanel khiến lòng Tuấn lâng lâng. Tuấn đưa thêm nhận xét:
-Hơn nữa, hoa lá của sen thô và ngất ngưởng trên mặt nước, trái lại hoa và lá hoa súng nổi sát mặt nước trông trang nhã hơn hoa sen nhiều.
-Em cũng nghĩ như vậy.
Tâm cúi nhìn khắp trong hồ sen, nàng nói với Tuấn:
-Tìm mãi cũng chẳng thấy chú cá vàng nào cả. Hôm trước em thấy nhiều cá lắm mà: cá đen, cá trắng và cá vàng.
-Có lẽ chúng nấp trong hốc cây, dưới những lá sen to héo úa hay trong lùm thủy trúc. Ngưng lại vài giây, Tuấn cười cười nhìn Tâm:
-Hay đã bị mấy chàng sinh viên câu lên mần thịt rồi?
Tâm phụ họa:
-Dám lắm anh! Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò mà.
-Mùi ngọc lan trang trọng hơn huệ, phải không anh?
Nói xong Tâm đưa cánh hoa sát vào mũi Tuấn. Chàng hít một hơi dài:
-Nhất là về đêm, nó có mùi thơm thoang thoảng thật dễ chịu.
Xoay xoay đóa hoa trên hai đầu ngón tay, Tâm tiết lộ:
-Anh Tuấn biết không! Lắm khi cây ngọc lan không kịp ra hoa nữa vì cứ ra được nụ hoa nào là mấy cô nữ sinh viên lại vặt trộm sạch sẽ.
Tuấn chỉ Tâm cười trêu:
-Còn ai vào đây nữa? Chính danh thủ phạm!
Tâm mỉm cười, nhìn nghiêng sang Tuấn, gật đầu thú nhận:
-Em chỉ là một trong những thủ phạm thôi.
Cả hai cùng cười vui, đều bước về phía Tòa Viện Trưởng.
Khoảng giữa Tòa Viện Trưởng và Văn Phòng, bể cá vàng lớn hình chữ nhật với hòn non bộ vẫn thi gan cùng tuế nguyệt. Vài búp sen hồng nhạt vươn lên cao khỏi mặt nước rong rêu. Đôi ba đóa hoa súng màu hồng phấn và màu trắng đang hé nở phô nhụy vàng ối trông thật đẹp. Tuấn chỉ một đóa hoa súng mới nở giữa hồ sát hòn non bộ, hỏi Tâm:
-Tâm thích hoa sen hay hoa súng hơn?
Tâm cúi xuống lấy tay vuốt nhẹ cánh hoa sen như lụa, ngước nhìn chàng trả lời:
-Em thích mùi hoa sen nhưng lại thích hoa súng hơn vì cách kết cấu của đài hoa, cánh hoa cũng như lá nhỏ nhắn dễ thương hơn.
Tuấn cũng đồng ý:
-Cánh hoa súng dầy, khi nở xòe đều, thẳng thớm hơn hoa sen. Cánh hoa sen úp, to nhưng mỏng manh. Lá hoa súng hình trái tim màu xanh đậm hoặc hơi vàng khi còn non, trông láng mướt như ngọc. Tâm và Tuấn ngồi xuống cạnh bệ hồ. Làn gió nhẹ thoang thoảng mùi nước hoa Chanel khiến lòng Tuấn lâng lâng. Tuấn đưa thêm nhận xét:
-Hơn nữa, hoa lá của sen thô và ngất ngưởng trên mặt nước, trái lại hoa và lá hoa súng nổi sát mặt nước trông trang nhã hơn hoa sen nhiều.
-Em cũng nghĩ như vậy.
Tâm cúi nhìn khắp trong hồ sen, nàng nói với Tuấn:
-Tìm mãi cũng chẳng thấy chú cá vàng nào cả. Hôm trước em thấy nhiều cá lắm mà: cá đen, cá trắng và cá vàng.
-Có lẽ chúng nấp trong hốc cây, dưới những lá sen to héo úa hay trong lùm thủy trúc. Ngưng lại vài giây, Tuấn cười cười nhìn Tâm:
-Hay đã bị mấy chàng sinh viên câu lên mần thịt rồi?
Tâm phụ họa:
-Dám lắm anh! Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò mà.
Tuấn
và Tâm lang thang khắp nơi, quanh những gốc anh đào chưa khai hoa, lên
cầu Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài đỏ chói bắc ngang qua lạch nước nhỏ cạnh
Thư Viện. Cây cầu gỗ cong, giống kiến trúc Trung Hoa, hình như mới được
sơn phết lại, trông nước sơn còn mới. Cạnh con lạch là vài cây liễu rủ
lá nhắc Tuấn nghĩ đến câu thơ Kiều:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha.
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha.
Lần
từng phiến đá lót đường xuống Trường Chính Trị Kinh Doanh. Bức tượng
đồng đen của vị Hồng Y Tổng Giám Mục giáo phận NewYork và cũng là một
học giả uyên thâm, lừng danh thế giới trước giảng đường mang cùng tên
Spellman, rêu xanh phủ lác đác. Tuấn và Tâm ngồi trên bậc đá lạnh nhìn
qua bên kia thung lũng, thông giao cành vẫn xanh như xưa. Tâm rủ chàng
hôm nào đi Thác hoặc Vallée d'Amour chơi, Tuấn đồng ý và đề nghị mời Kim
Cúc đi chung vào thứ Bảy tới.
Tiếng
chuông chợt ngân nga trong chiều làm Tuấn bỗng nhớ đến Nhà Nguyện trên
đỉnh đồi, nên dìu Tâm thong thả đi lên hướng đó. Nhà Nguyện tô bằng đá
sỏi và tháp chuông ba cạnh với hình thánh giá cao ngất trên không. Tuấn
và nàng dắt tay nhau vào trong sân cầu nguyện lộ thiên.
Tâm hỏi nhỏ:
-Anh có đạo không?
-Có, đạo Khổng, thờ cúng tổ tiên.
-Gia đình em Công giáo.
-Tâm đi lễ Chủ Nhật ở đâu?
-Thường thì lên Nhà Nguyện này. Nếu siêng và có phương tiện, em qua Nhà Thờ Con Gà. Thỉnh thoảng, em cũng theo bạn lên Dòng Chúa Cứu Thế chơi. Dòng Chúa Cứu Thế tọa lạc trên đỉnh đồi cao, trông như tòa lâu đài thời Trung Cổ ấy.
Tuấn tâm sự:
-Anh có một người bạn rất thân tên Đức, cũng dân Công Giáo. Nhà nó ở Ngã Ba Chùa gần nhà anh. Hiện giờ nó đang học Luật ở Sài Gòn. Nếu gặp nó, Tâm nói chuyện về tôn giáo chắc hợp lắm. Anh và Đức xưa kia vẫn thường lên Dòng Chúa Cứu Thế thăm mấy vị linh mục và viếng Trại Gà Scala ở đó. Thú lắm!
Giọng Tâm bỗng chùng hẳn xuống:
-Phải chi anh ở đây lâu, tụi mình đi chơi nhiều nơi chắc vui lắm nhỉ? Tiện đây, em muốn làm một chuyện, anh làm chung với em nhá?
-Làm gì vậy Tâm?
-Anh cứ đứng yên lặng thôi. Em làm gì mặc em.
-Cũng được. Tâm cứ tự nhiên.
Tâm hướng về hình thánh giá, làm dấu rồi đứng lặng yên. Vài phút sau, Tâm vừa đưa tay làm dấu thánh giá vừa nói:
-Xong rồi, mình đi về anh.
Tuấn và nàng trở về khu cư xá. Tuấn muốn tới thăm Vinh, nên chàng nhã nhặn ngỏ ý với Tâm rồi từ giã, phóng xe ra hướng phố chợ.
Tâm hỏi nhỏ:
-Anh có đạo không?
-Có, đạo Khổng, thờ cúng tổ tiên.
-Gia đình em Công giáo.
-Tâm đi lễ Chủ Nhật ở đâu?
-Thường thì lên Nhà Nguyện này. Nếu siêng và có phương tiện, em qua Nhà Thờ Con Gà. Thỉnh thoảng, em cũng theo bạn lên Dòng Chúa Cứu Thế chơi. Dòng Chúa Cứu Thế tọa lạc trên đỉnh đồi cao, trông như tòa lâu đài thời Trung Cổ ấy.
Tuấn tâm sự:
-Anh có một người bạn rất thân tên Đức, cũng dân Công Giáo. Nhà nó ở Ngã Ba Chùa gần nhà anh. Hiện giờ nó đang học Luật ở Sài Gòn. Nếu gặp nó, Tâm nói chuyện về tôn giáo chắc hợp lắm. Anh và Đức xưa kia vẫn thường lên Dòng Chúa Cứu Thế thăm mấy vị linh mục và viếng Trại Gà Scala ở đó. Thú lắm!
Giọng Tâm bỗng chùng hẳn xuống:
-Phải chi anh ở đây lâu, tụi mình đi chơi nhiều nơi chắc vui lắm nhỉ? Tiện đây, em muốn làm một chuyện, anh làm chung với em nhá?
-Làm gì vậy Tâm?
-Anh cứ đứng yên lặng thôi. Em làm gì mặc em.
-Cũng được. Tâm cứ tự nhiên.
Tâm hướng về hình thánh giá, làm dấu rồi đứng lặng yên. Vài phút sau, Tâm vừa đưa tay làm dấu thánh giá vừa nói:
-Xong rồi, mình đi về anh.
Tuấn và nàng trở về khu cư xá. Tuấn muốn tới thăm Vinh, nên chàng nhã nhặn ngỏ ý với Tâm rồi từ giã, phóng xe ra hướng phố chợ.
Thứ
Bảy trước hôm Tuấn trở lại Sài Gòn, chàng, Tâm cùng với cặp Cúc và
Thiện rủ nhau đi Thung Lũng Tình Yêu gần Viện Đại Học. Tâm nấu mì gói
tôm thịt và cả bọn ăn trưa ở cư xá xong mới khởi hành. Tuấn chở Tâm trên
chiếc Lambretta 175 Special mượn của Thịnh, bồ của em gái chàng. Cúc
ngồi trên xe Suzuki với Thiện. Tâm mặc quần dài bó sát người trông nàng
mi-nhon và mạnh khỏe. Sau nhiều lần đi chơi chung với nhau, Tâm không
còn ngại ngùng mà tự nhiên thân mật hơn. Nàng ngồi nghiêng một bên, vai
đeo chiếc sắc da nhỏ quàng giây đeo qua cổ, vòng tay phải ôm ngang bụng
chàng.
Cả
bọn tới Thung Lũng Tình Yêu khoảng quá trưa. Vài người đang bách bộ bên
bờ hồ, vài người đang đạp pédalo. Tuấn thuê hai chiếc pédalo, một cho
Kim Cúc và Thiện, chiếc kia dành cho chàng và Tâm. Tuấn đỡ Tâm xuống
chiếc xe đạp nước rồi Tuấn cùng nàng chậm rãi đạp ra giữa hồ. Cúc và
Thiện đạp dọc theo bờ hồ phía xa xa.
Tâm thích thú nói:
-Em mới đạp pédalo lần đầu, cũng dễ phải không anh?
Tuấn trả lời:
-Như đạp xe đạp vậy thôi. Còn dễ hơn là đằng khác, vì nếu mình không đạp, xe đạp nước vẫn nổi, không đổ như xe đạp.
Tâm gật đầu cười:
-Có anh, em yên chí, chứ một mình em ngồi trên chiếc pédalo ở giữa hồ thế này chắc ghê lắm!
-Có gì ghê gớm đâu Tâm?
Tâm bẽn lẽn:
-Lỡ rơi xuống hồ hoặc có con thủy quái như ở Hồ Loch Ness bên Scotland chồm lên thì sao?
Tuấn thản nhiên:
-Nó ăn thịt mình là cùng chứ gì. Anh biết anh sẽ sống sót.
Tâm nhíu mày, vẻ hơi phụng phịu:
-Sao anh biết? Chắc anh cầu cho nó ăn thịt em để anh được sống?
Tuấn mỉm cười:
-Anh đâu ác thế. Sở dĩ anh biết như vậy vì thịt anh vừa hôi vừa dai, nó chê. Nó chỉ thích thịt của em, vừa mềm, ngọt vừa thơm nữa.
Tâm trở nên vui hơn:
-Em nghĩ nó sẽ đớp cả hai.
Tuấn diễu:
-Thì chúng mình được sống chung với nhau trong bụng con thủy quái, cũng thú lắm chứ?
Tâm e thẹn lặng yên. Nàng mở sắc tay lấy ra phong kẹo cao-su (chewing gum), vừa bóc giấy bạc vừa nói nhỏ:
-Anh nhắm mắt lại đi.
Tuấn làm theo lời Tâm, nàng đưa thỏi chewing gum lên môi chàng, rồi bóc một miếng khác bỏ vào miệng nhai nhóp nhép. Tuấn vốn không thích nhai gum vì mỗi khi nhai, bụng kêu lục bục và hình như chàng cảm thấy đói hơn. Nhai hết chất ngọt, Tuấn ném cục gum ra xa xuống nước. Từng vòng tròn đồng tâm loang rộng trên mặt hồ rồi biến mất dần. Chàng chỉ chỗ nước xao động, làm bộ hốt hoảng dọa Tâm. Nàng nhéo nhẹ cánh tay Tuấn, nũng nịu:
-Anh hư quá! Trêu em mãi thôi.
Tuấn sung sướng cười vui. Bầu trời trong xanh, lởn vởn nhiều cụm mây dị dạng, thỉnh thoảng lại che rợp bóng nắng. Mắt Tâm bỗng buồn thiu, nàng nhìn Tuấn nói:
-Giờ còn anh, còn vui, mai anh xa Đà Lạt em sẽ buồn lắm!
Tuấn quay sang Tâm, âu yếm:
-Anh sẽ nhớ Tâm nhiều lắm!
Trầm ngâm giây lát, Tâm ngước nhìn chàng, mắt nàng long lanh nửa đùa nửa thật:
-Chỉ có nhớ thôi sao anh?
Tuấn nao nức:
-Dĩ nhiên có cảm tình mới nhớ chứ? Cảm tình càng sâu đậm thì nỗi nhớ càng vời vợi.
Tâm cắn nhẹ môi:
-Thế nỗi nhớ của anh thế nào?
-Khó diễn tả chính xác, Tâm à! Nhiều khi mình cảm nhận được mà không cần phải diễn tả qua ngôn từ.
-Không dùng ngôn ngữ diễn đạt tình cảm thì bằng cách nào hả anh?
-Ánh mắt, nụ cười, thái độ, lối xử sự, hành động đều có thể diễn đạt tư tưởng của mình mà nhiều khi phải viết ra bao nhiêu trang giấy mới đạt được cùng mục đích. Tuy nhiên, lối này đôi khi cũng gây hiểu lầm, Tâm ạ!
Tâm ngẫm nghĩ vài giây rồi nói:
-Đúng rồi anh. Phải đợi đúng lúc, đúng dịp phải không anh?
Tuấn gật nhẹ đầu:
-Thông thường mình phải xử dụng tất cả những phương tiện có thể để diễn đạt, truyền thông tư tưởng hoặc tình cảm của mình đó Tâm. Thế mà cũng chẳng dễ đâu. Vẫn có lúc ông nói gà, bà nói vịt như thường.
-Em thích ngôn từ ngắn gọn nhưng hàm chứa tư tưởng và tâm hồn sâu sắc.
Tuấn đồng ý:
-Anh cũng vậy. Những lúc cần nói thì nói cho ra lẽ, còn không thì nghe nhiều tốt hơn nói nhiều, phải không Tâm? Đỡ ân hận vì mình đã nói sai, nói bậy.
Tâm nhìn mặt nước lăn tăn rồi ngước mắt nhìn chàng dịu dàng:
-Thế bây giờ đúng lúc để nói chưa anh?
Tuấn muốn trêu Tâm, giả bộ không hiểu:
-Nói gì Tâm?
Tâm ầm ừ trong miệng không trả lời. Tuấn nhìn Tâm chờ đợi. Nàng mắc cở vùng vằng:
-Anh kỳ quá! Mai anh đi xa rồi mà không có gì để nói hết sao?
Tuấn càng trêu già hơn:
-Ngôn từ trở thành vô dụng rồi Tâm ơi! Nó không thể diễn đạt được những gì anh muốn nói với em lúc này.
Tâm khẽ liếc chàng:
-Điều chính yếu, thật quan trọng thôi.
Tuấn nói vòng vo:
-Em ở lại vui.
Tâm cau mày phụng phịu:
-Không phải điều đó. Anh đi xa thì em làm sao vui được?
Tuấn tiếp theo ngay:
-Em học giỏi, thi đậu.
Tâm lắc đầu:
-Cũng không phải điều đó. Dĩ nhiên là em học giỏi và sẽ thi đậu rồi.
Tuấn ghé sát tai Tâm thì thầm:
-Anh nhớ em!
-Anh đã nói lúc nãy.
Tuấn nhăn trán ra điều suy nghĩ mấy giây rồi nhìn Tâm:
-Còn gì anh chưa nói nữa nhỉ? Ngồi bên người đẹp như em anh run quá, bao nhiêu ý tưởng bay đi đâu mất Tâm ạ! Em nhắc cho anh tí đi?
Tâm nhoẻn miệng cười, nàng không còn giữ được thái độ hờn giỗi nữa:
-Về anh và em.
Nghĩ trêu Tâm như thế đủ rồi, Tuấn nhìn sâu trong mắt nàng, đổi giọng chậm rãi:
-Anh có nhiều cảm tình và rất vui khi được quen em. Anh tiếc rằng chúng mình gần nhau chẳng bao lâu. Tuy thế, anh sẽ mang theo với anh tình cảm đẹp nhất về em.
Tâm thích thú nói:
-Em mới đạp pédalo lần đầu, cũng dễ phải không anh?
Tuấn trả lời:
-Như đạp xe đạp vậy thôi. Còn dễ hơn là đằng khác, vì nếu mình không đạp, xe đạp nước vẫn nổi, không đổ như xe đạp.
Tâm gật đầu cười:
-Có anh, em yên chí, chứ một mình em ngồi trên chiếc pédalo ở giữa hồ thế này chắc ghê lắm!
-Có gì ghê gớm đâu Tâm?
Tâm bẽn lẽn:
-Lỡ rơi xuống hồ hoặc có con thủy quái như ở Hồ Loch Ness bên Scotland chồm lên thì sao?
Tuấn thản nhiên:
-Nó ăn thịt mình là cùng chứ gì. Anh biết anh sẽ sống sót.
Tâm nhíu mày, vẻ hơi phụng phịu:
-Sao anh biết? Chắc anh cầu cho nó ăn thịt em để anh được sống?
Tuấn mỉm cười:
-Anh đâu ác thế. Sở dĩ anh biết như vậy vì thịt anh vừa hôi vừa dai, nó chê. Nó chỉ thích thịt của em, vừa mềm, ngọt vừa thơm nữa.
Tâm trở nên vui hơn:
-Em nghĩ nó sẽ đớp cả hai.
Tuấn diễu:
-Thì chúng mình được sống chung với nhau trong bụng con thủy quái, cũng thú lắm chứ?
Tâm e thẹn lặng yên. Nàng mở sắc tay lấy ra phong kẹo cao-su (chewing gum), vừa bóc giấy bạc vừa nói nhỏ:
-Anh nhắm mắt lại đi.
Tuấn làm theo lời Tâm, nàng đưa thỏi chewing gum lên môi chàng, rồi bóc một miếng khác bỏ vào miệng nhai nhóp nhép. Tuấn vốn không thích nhai gum vì mỗi khi nhai, bụng kêu lục bục và hình như chàng cảm thấy đói hơn. Nhai hết chất ngọt, Tuấn ném cục gum ra xa xuống nước. Từng vòng tròn đồng tâm loang rộng trên mặt hồ rồi biến mất dần. Chàng chỉ chỗ nước xao động, làm bộ hốt hoảng dọa Tâm. Nàng nhéo nhẹ cánh tay Tuấn, nũng nịu:
-Anh hư quá! Trêu em mãi thôi.
Tuấn sung sướng cười vui. Bầu trời trong xanh, lởn vởn nhiều cụm mây dị dạng, thỉnh thoảng lại che rợp bóng nắng. Mắt Tâm bỗng buồn thiu, nàng nhìn Tuấn nói:
-Giờ còn anh, còn vui, mai anh xa Đà Lạt em sẽ buồn lắm!
Tuấn quay sang Tâm, âu yếm:
-Anh sẽ nhớ Tâm nhiều lắm!
Trầm ngâm giây lát, Tâm ngước nhìn chàng, mắt nàng long lanh nửa đùa nửa thật:
-Chỉ có nhớ thôi sao anh?
Tuấn nao nức:
-Dĩ nhiên có cảm tình mới nhớ chứ? Cảm tình càng sâu đậm thì nỗi nhớ càng vời vợi.
Tâm cắn nhẹ môi:
-Thế nỗi nhớ của anh thế nào?
-Khó diễn tả chính xác, Tâm à! Nhiều khi mình cảm nhận được mà không cần phải diễn tả qua ngôn từ.
-Không dùng ngôn ngữ diễn đạt tình cảm thì bằng cách nào hả anh?
-Ánh mắt, nụ cười, thái độ, lối xử sự, hành động đều có thể diễn đạt tư tưởng của mình mà nhiều khi phải viết ra bao nhiêu trang giấy mới đạt được cùng mục đích. Tuy nhiên, lối này đôi khi cũng gây hiểu lầm, Tâm ạ!
Tâm ngẫm nghĩ vài giây rồi nói:
-Đúng rồi anh. Phải đợi đúng lúc, đúng dịp phải không anh?
Tuấn gật nhẹ đầu:
-Thông thường mình phải xử dụng tất cả những phương tiện có thể để diễn đạt, truyền thông tư tưởng hoặc tình cảm của mình đó Tâm. Thế mà cũng chẳng dễ đâu. Vẫn có lúc ông nói gà, bà nói vịt như thường.
-Em thích ngôn từ ngắn gọn nhưng hàm chứa tư tưởng và tâm hồn sâu sắc.
Tuấn đồng ý:
-Anh cũng vậy. Những lúc cần nói thì nói cho ra lẽ, còn không thì nghe nhiều tốt hơn nói nhiều, phải không Tâm? Đỡ ân hận vì mình đã nói sai, nói bậy.
Tâm nhìn mặt nước lăn tăn rồi ngước mắt nhìn chàng dịu dàng:
-Thế bây giờ đúng lúc để nói chưa anh?
Tuấn muốn trêu Tâm, giả bộ không hiểu:
-Nói gì Tâm?
Tâm ầm ừ trong miệng không trả lời. Tuấn nhìn Tâm chờ đợi. Nàng mắc cở vùng vằng:
-Anh kỳ quá! Mai anh đi xa rồi mà không có gì để nói hết sao?
Tuấn càng trêu già hơn:
-Ngôn từ trở thành vô dụng rồi Tâm ơi! Nó không thể diễn đạt được những gì anh muốn nói với em lúc này.
Tâm khẽ liếc chàng:
-Điều chính yếu, thật quan trọng thôi.
Tuấn nói vòng vo:
-Em ở lại vui.
Tâm cau mày phụng phịu:
-Không phải điều đó. Anh đi xa thì em làm sao vui được?
Tuấn tiếp theo ngay:
-Em học giỏi, thi đậu.
Tâm lắc đầu:
-Cũng không phải điều đó. Dĩ nhiên là em học giỏi và sẽ thi đậu rồi.
Tuấn ghé sát tai Tâm thì thầm:
-Anh nhớ em!
-Anh đã nói lúc nãy.
Tuấn nhăn trán ra điều suy nghĩ mấy giây rồi nhìn Tâm:
-Còn gì anh chưa nói nữa nhỉ? Ngồi bên người đẹp như em anh run quá, bao nhiêu ý tưởng bay đi đâu mất Tâm ạ! Em nhắc cho anh tí đi?
Tâm nhoẻn miệng cười, nàng không còn giữ được thái độ hờn giỗi nữa:
-Về anh và em.
Nghĩ trêu Tâm như thế đủ rồi, Tuấn nhìn sâu trong mắt nàng, đổi giọng chậm rãi:
-Anh có nhiều cảm tình và rất vui khi được quen em. Anh tiếc rằng chúng mình gần nhau chẳng bao lâu. Tuy thế, anh sẽ mang theo với anh tình cảm đẹp nhất về em.
Tâm
nhìn Tuấn cảm động, cặp mắt nàng đẹp hiền dịu, mũi dọc dừa cao, môi
mọng đỏ trên khuôn mặt trái soan trắng hồng trong nắng. Với thân hình
thon cao mảnh dẻ và những đường cong nẩy nở, Tuấn thấy Tâm tuyệt đẹp.
Tuấn cầm bàn tay mềm ấm của Tâm, nhìn nàng say đắm, giọng như lạc đi:
-Tâm thương anh không?
-Anh nói trước đi.
Giọng Tuấn trầm xuống, ấm áp:
-Anh thương em nhiều lắm! Tuy mới biết nhau hơn một tuần nhưng anh cảm thấy như mình đã quen nhau từ lâu Tâm ạ!
Tâm xiết nhẹ tay Tuấn, nói nhỏ chỉ đủ cho chàng nghe:
-Em cũng thương anh.
Tuấn cầm bàn tay mềm ấm của Tâm, nhìn nàng say đắm, giọng như lạc đi:
-Tâm thương anh không?
-Anh nói trước đi.
Giọng Tuấn trầm xuống, ấm áp:
-Anh thương em nhiều lắm! Tuy mới biết nhau hơn một tuần nhưng anh cảm thấy như mình đã quen nhau từ lâu Tâm ạ!
Tâm xiết nhẹ tay Tuấn, nói nhỏ chỉ đủ cho chàng nghe:
-Em cũng thương anh.
Tâm
hồn Tuấn xao động quá, không cầm lòng được, chàng xích lại gần, vòng
tay ôm Tâm, hôn lên tóc nàng, trán nàng, hai má nàng rồi đôi môi mọng đỏ
của nàng. Tâm đáp ứng một cách tự nhiên như nàng đã từng chờ đợi giây
phút này. Tuấn và nàng ôm nhau, yên lặng để nghe nhịp tim đập rộn rã
trong ngực, nghe máu chảy ào ạt trong huyết quản, người nóng ran, rồi
lại tìm môi nhau. Hơi thở Tâm thơm mùi chewing gum. Những ngón tay nàng
mềm mại đan chặt trên mái tóc ngắn của chàng làm Tuấn đê mê, ngất ngây,
rung động. Thời gian như ngưng đọng lại. Âm thanh như tan loãng mất hút
trong không gian. Chung quanh là mặt hồ vắng rộng, không một chiếc xe
đạp nước lảng vảng gần. Mọi người hình như đang thưởng thức niềm vui
riêng của mình nên chẳng ai chú ý đến ai.
Tâm dựa đầu vào vai chàng thì thầm:
-Em thật hạnh phúc! Chỉ còn ngày nay nữa, rồi anh đi Mỹ, một phương trời lạ với nhiều thú vui. Không hiểu anh còn nhớ đến em không?
Tuấn vuốt tóc nàng, vỗ về:
-Chỉ xa nhau khoảng một năm thôi. Mình viết thư cho nhau, em chịu không?
Tâm rúc đầu vào ngực chàng:
-Nhưng xa mặt cách lòng. Không phải em nghi ngờ anh, nhưng ai cũng sợ như vậy.
Tuấn hít mùi hương tóc Tâm:
-Em tin vậy sao?
Tâm khẽ lắc đầu:
-Em tin em.
-Anh cũng tin anh vậy.
Tâm không trả lời, nhìn mông lung, định nói gì rồi lại ngập ngừng.
-Thôi để em viết thư kể anh nghe nhiều chuyện. Bây giờ còn bên anh, em muốn tận hưởng những giây phút quý báu này.
Tuấn gật đầu, vòng tay chàng ôm chặt hơn.
Tâm dựa đầu vào vai chàng thì thầm:
-Em thật hạnh phúc! Chỉ còn ngày nay nữa, rồi anh đi Mỹ, một phương trời lạ với nhiều thú vui. Không hiểu anh còn nhớ đến em không?
Tuấn vuốt tóc nàng, vỗ về:
-Chỉ xa nhau khoảng một năm thôi. Mình viết thư cho nhau, em chịu không?
Tâm rúc đầu vào ngực chàng:
-Nhưng xa mặt cách lòng. Không phải em nghi ngờ anh, nhưng ai cũng sợ như vậy.
Tuấn hít mùi hương tóc Tâm:
-Em tin vậy sao?
Tâm khẽ lắc đầu:
-Em tin em.
-Anh cũng tin anh vậy.
Tâm không trả lời, nhìn mông lung, định nói gì rồi lại ngập ngừng.
-Thôi để em viết thư kể anh nghe nhiều chuyện. Bây giờ còn bên anh, em muốn tận hưởng những giây phút quý báu này.
Tuấn gật đầu, vòng tay chàng ôm chặt hơn.
Tuấn,
Tâm và cặp Cúc Thiện đạp pédalo, đi dạo xem vườn hoa cho đến chiều khi
mặt trời sắp tắt mới gọi nhau ra phố ăn uống. Tâm khuyên chàng nên về
sớm sửa soạn và nghỉ ngơi để mai lên đường.
Sáng
sớm ngày Chủ Nhật, Thịnh đưa Tuấn ra bến xe đò Minh Trung, cũng chuyến
xe 7 giờ sáng. Thành phố còn ngái ngủ, xe cộ thưa thớt. Đèn đường mới
vừa tắt xong. Tháp chuông Nhà Thờ Chính Tòa Đà Lạt mà Tuấn quen gọi là
Nhà Thờ Con Gà vươn cao trên những ngọn thông bên khu Bưu Điện. Mặt Hồ
Xuân Hương thật phẳng lặng, mờ mờ hơi sương. Vài chú vịt trời bước lẹt
bẹt trên bờ, thỉnh thoảng dừng lại, nghễn cổ, giang cánh quạt phành
phạch, kêu cạp cạp khàn khàn. Một chú vịt con đang bơi vòng vòng cạnh
bờ, khua vụn vỡ hình ảnh bầu trời trong xanh đang sáng dần, lấp ló hàng
thông soi bóng nước.
Đến bến xe, Tuấn đã thấy Tâm và Cúc đợi sẵn. Để chàng được tự nhiên, Thịnh chúc chàng đi bình yên rồi phóng xe trở về.
Tuấn mừng rỡ bước nhanh đến chỗ Tâm hỏi:
-Tâm và Cúc đến lâu chưa?
Cúc nhanh nhẩu:
-Vừa đến khoảng mười phút, anh Tuấn ạ. Chỉ sợ không kịp giờ. May đường ít xe cộ nên hóa ra lại tới sớm hơn anh.
Tuấn nhìn Cúc ân cần:
-Phiền Cúc và Tâm quá.
Chàng quay sang Tâm, thấy gương mặt nàng ủ dột:
-Tâm ngủ ngon chứ?
Tâm chưa kịp trả lời thì Cúc chen vào:
-Đêm bà ấy cứ sục sạo hoài chẳng cho ai ngủ cả. Năm giờ sáng đã thức dậy, nấu nước tắm rửa ào ào làm cả xóm phải thức giấc.
Tâm phân trần:
-Tin mi thì bán hết lúa giống. Sáng bảnh mắt còn trùm mền kín mít trên giường. Như mi chỉ có ế mất thôi.
Cả bọn cùng cười.
Tuấn mừng rỡ bước nhanh đến chỗ Tâm hỏi:
-Tâm và Cúc đến lâu chưa?
Cúc nhanh nhẩu:
-Vừa đến khoảng mười phút, anh Tuấn ạ. Chỉ sợ không kịp giờ. May đường ít xe cộ nên hóa ra lại tới sớm hơn anh.
Tuấn nhìn Cúc ân cần:
-Phiền Cúc và Tâm quá.
Chàng quay sang Tâm, thấy gương mặt nàng ủ dột:
-Tâm ngủ ngon chứ?
Tâm chưa kịp trả lời thì Cúc chen vào:
-Đêm bà ấy cứ sục sạo hoài chẳng cho ai ngủ cả. Năm giờ sáng đã thức dậy, nấu nước tắm rửa ào ào làm cả xóm phải thức giấc.
Tâm phân trần:
-Tin mi thì bán hết lúa giống. Sáng bảnh mắt còn trùm mền kín mít trên giường. Như mi chỉ có ế mất thôi.
Cả bọn cùng cười.
Mùi
thức ăn tỏa ra từ những hàng quán gần bến xe lẫn với mùi phở bò bên
tiệm Phở Ông Hạp bay sang thơm phức. Tuấn nhìn đồng hồ đeo tay, chỉ còn
mấy phút nữa, không kịp ăn uống gì đâu, chàng nghĩ. Hành khách đã lên xe
hết. Bác tài xế lạ, đang chất hành lý lên mui xe và buộc lại. Tuấn đặt
cái gói giấy Tâm mới đưa xuống băng ghế trước để giữ chỗ bên cạnh một
thanh niên tóc húi cua, gương mặt sạm nắng. Bác tài leo xuống kiểm điểm
danh sách khách hàng.
Tuấn ôm vai Tâm, nói nhỏ:
-Tâm ở lại vui nhá! Khi có địa chỉ chắc chắn, anh sẽ viết thư về. Em cố gắng học. Anh thương em và nhớ em nhiều lắm.
Tâm buồn bã:
-Anh giữ gìn sức khỏe. Em nhớ anh!
Tuấn ôm sát Tâm vào người lần cuối, chào Cúc xong mở cửa lên xe.
Bác tài chạy vào trong văn phòng hãng xe đò. Hai phút sau trở ra, rồ máy xe, kiểm soát lại lần nữa rồi nói:
-Bà con còn quên gì nữa không?
-Không...
Chiếc xe từ từ lăn bánh. Tuấn mắt vẫn không rời Tâm. Chàng đưa tay vẫy chào hai người con gái. Một tay Cúc đặt trên bờ vai Tâm như để an ủi nàng. Tuấn chợt buồn mênh mang khi bóng Tâm xa dần, khuất sau hàng thông già bên bờ hồ.
Tuấn ôm vai Tâm, nói nhỏ:
-Tâm ở lại vui nhá! Khi có địa chỉ chắc chắn, anh sẽ viết thư về. Em cố gắng học. Anh thương em và nhớ em nhiều lắm.
Tâm buồn bã:
-Anh giữ gìn sức khỏe. Em nhớ anh!
Tuấn ôm sát Tâm vào người lần cuối, chào Cúc xong mở cửa lên xe.
Bác tài chạy vào trong văn phòng hãng xe đò. Hai phút sau trở ra, rồ máy xe, kiểm soát lại lần nữa rồi nói:
-Bà con còn quên gì nữa không?
-Không...
Chiếc xe từ từ lăn bánh. Tuấn mắt vẫn không rời Tâm. Chàng đưa tay vẫy chào hai người con gái. Một tay Cúc đặt trên bờ vai Tâm như để an ủi nàng. Tuấn chợt buồn mênh mang khi bóng Tâm xa dần, khuất sau hàng thông già bên bờ hồ.
Tuấn
lại giã từ thành phố thân yêu nơi chàng lớn lên, nơi chàng đã chôn dấu
bao nhiêu kỷ niệm tuổi ấu thơ. Nơi chàng vừa được hưởng gần hai tuần lễ
hạnh phúc của tình yêu đầu đời mới chớm. Và cũng thành phố này, chàng đã
vừa bỏ đi, có lẽ biền biệt vài năm nữa mới có dịp trở lại. Xin giữ giùm
tôi những ấm nồng một đời.
Phạm Văn Thanh
20 bản hòa tấu Saxophone Tình khúc buồnChuyến xe chiều định mệnh |
Viết theo lời kể của anh Cao văn Diễn
N.V.T.
Truyện ngắn nói về cuộc đời hẩm hiu của những người xấu số sinh ra trong một nước nội chiến tương tàn.
Tôi cứ phân vân mãi không biết có nên lên chuyến xe này hay không.
Những chuyến xe chiều Đà Lạt - Bảo Lộc hành khách vẫn rất ngán. Nhưng
nếu không về thì thất hẹn với Chi. Chi đã hẹn chắc chắn với tôi hôm nay
gặp nhau tại quán chè bờ hồ. Mới quen biết mà đã thất hẹn như thế tôi áy
náy lắm. Mà về giờ ấy thì thế nào cũng bị mẹ tôi rày. Trước khi đi, mẹ
tôi đã dặn kỹ: - Nếu việc xong trước buổi trưa thì về, còn muộn hơn thì dứt khoát ở lại một đêm. Xe buổi chiều hay gặp nguy hiểm lắm! Tôi đã 24 tuổi mà bà cứ coi như con nít, dặn đi dặn lại đến bực mình. Nhiều lần tôi cảm thấy quê vì sự chăm sóc quá đáng của mẹ mình. Bà không hề nghĩ rằng tôi cũng đã có một chỗ đứng nhỏ trong xã hội. Nói mà cười, dưới tay tôi cũng có chục thằng lính ngon lành như ai chứ. Tôi để ý thấy hành khách phần nhiều là phụ nữ. Lâu lâu mới có một hành khách đàn ông lớn tuổi. Tôi thậm thùi thậm thụt toan quay về thì chợt thấy một người quen cầm xách tay đi lại. Đó là anh Khâm, một sĩ quan hiến binh vừa mới chuyển ngành sang cảnh sát tỉnh Lâm Đồng. Anh khoảng 40 tuổi, có vợ và 7 đứa con chưa có đứa nào trên mười sáu. Tôi làm bộ xăng xái hiên ngang vẫy tay với anh Khâm và hỏi: - Anh định về Bảo Lộc giờ này? - Về thì về chứ sợ cóc gì! Có lẽ điệu bộ của tôi đã làm anh an tâm hơn. Ngược lại, lời nói của anh Khâm cũng khuyến khích tôi quyết định lên xe. Hai chúng tôi ngồi gần nhau. Tuy chúng tôi đều mặc đồ dân sự nhưng cả hai đều có lận súng lục trong người. Tôi là tiểu đội trưởng một tiểu đội cảnh sát dã chiến ở Lâm Đồng. - Về chiều thế này anh thật không ớn à? - Chú mày thanh niên không ớn tao già cả mà ớn gì! Nói chơi vậy chứ đi công việc cả tuần rồi, nhớ mấy đứa con chịu không nổi phải liều vậy! Có lẽ giờ này chúng đang ngong ngóng nhìn ra cửa ngõ. Mấy đứa con tôi ít đeo mẹ nó mà cứ quấn quít tôi không à! Sợ cũng sợ mà nghĩ đến con đâm ra hết sợ. Không lẽ mình lại mang mạng con rệp? Tôi không dám đem cái động lực thúc đẩy tôi liều lĩnh về chuyến xe chiều nguy hiểm này tiết lộ với anh Khâm. Trong cách suy nghĩ vụng dại, tôi muốn bày tỏ sự can đảm của mình, tôi muốn lấy điểm với nàng. Tôi đã không chịu nghe lời căn dặn của mẹ tôi "Nếu về kịp buổi trưa thì về chứ sang buổi chiều thì nhất định phải ở lại nghe con!". Thường thường những người có liên can tới quân đội và chính quyền qua lại Bảo Lộc Đà Lạt chỉ đi vào những chuyến xe sáng đến trưa hoặc những khi có xe mở đường. Bất đắc dĩ mới phải liều đánh rủi may với định mệnh. Những nương trà bao la nối tiếp nhau dọc con đường chính là chỗ ẩn núp rình mò rất tốt cho bọn du kích. Đoạn nào chúng cũng có thể xuất hiện bất ngờ. Du kích vẫn ra đón đường thu thuế xe đò và thỉnh thoảng cũng bắt vài người đi mất tiêu. Chủ xe lẫn hành khách tuy chẳng quen biết chúng tôi nhưng ai cũng nhìn chúng tôi với ánh mắt ái ngại. Khi chưa bước lên xe thì chúng tôi quả quyết lắm. Tôi nghĩ lâu lâu chúng mới đón đường một lần chứ chúng cũng "rét" thấy mẹ đâu dám làm ăn thường xuyên! Nhưng ngồi yên chỗ trên xe rồi, trống ngực tôi lại bắt đầu đánh lô tô. Tôi nhớ đến một chuyện kể về một lần duy nhất những người lính trên xe thoát khỏi tay bọn du kích. Lần đó, chúng bắt xe ngừng và bảo ai là ngụy quân ngụy quyền trên xe phải bước xuống hết. Vì không có một ai bước xuống cả nên chúng bảo tất cả phải xuống cho chúng kiểm tra. Một anh lính trên xe liền lấy ra một trái lựu đạn, anh rút chốt ra cầm tay tuyên bố: - Bị bắt cũng chết, vậy, tôi muốn chết trước cho yên. Bây giờ, nếu có một ai trên xe bước xuống, tôi sẽ buông trái lựu đạn này để cùng chết chung. Câu tuyên bố quyết liệt và hành động của anh lính làm mọi người trên xe tái mặt không dám động đậy. Sau đó thì tài xế, lơ xe cùng nhiều người lên tiếng năn nỉ bọn du kích. Rốt cục bọn du kích phải nhượng bộ cho xe đi. Thú thật, tôi không có gan như anh lính kia. Hơn nữa, trong mình tôi cũng không có lựu đạn. Bấy giờ tôi lại hối hận về sự liều lĩnh nôn nóng của mình. Chỉ vì một cuộc hẹn hò phù phiếm làm mình dám quên thân, bỏ lơ cả lời mẹ ân cần dặn dò. Thà ở lại Đà Lạt một đêm rồi sáng về cũng đỡ mắc bệnh tim hơn như thế này. Tôi cũng hối hận vì đã lận theo cây súng trong người như một bằng chứng để nộp mình. Cây súng đó thật khó sử dụng trong trường hợp này. Mình đâu dám cầm sẵn trên tay! Mà nếu cầm sẵn được nó cũng chẳng ăn thua gì với nhiều cây súng lớn đang lăm lăm. Tôi ngẫm nghĩ rồi tìm cách gợi chuyện với cô gái ngồi cạnh: - Cô về Bảo Lộc à? - Dạ phải ! Ông cũng về Bảo Lộc? Nghe giọng nói Bắc Kỳ, tôi rất mừng. Dân Bắc Kỳ sống ở Bảo Lộc hầu hết là dân di cư, không mấy người ưa Cộng Sản, tin tưởng được. - Đúng! Tôi về Bảo Lộc, tôi là Diễn, ở ấp Tân Phát. Cô ở ấp nào? - Em tên Phượng, ở ấp Tân Bùi. Tôi nhẩm lại tên cô gái cho nhớ. Tên ấp thì khỏe rồi. Tôi không dám hỏi kỹ hơn vì thật ra nói chuyện này tôi cũng không được tự nhiên cho lắm. - Ông có đi lính tráng gì không? Về Bảo Lộc giờ này ông không ngại à? Thấy cô gái hỏi câu đó tôi nhẹ người đi: - Thanh niên thời này ai mà tránh lính được! Trong trường hợp cần thiết cô giúp đỡ tôi được không? - Giúp đỡ như thế nào? - Giấu giùm cái này! - Tôi chỉ vào cây súng lục đang giấu trong áo. Những lần đón xe, bọn du kích thường chỉ lo nhận tiền của chủ xe, bắt bớ hoặc lục xét cấp tốc một vài người đàn ông rồi lo chuồn chứ ít khi đụng đến phụ nữ. - Vậy ông hãy gói vào tờ báo, tôi cất trong xách tay cho! Tôi quá mừng nhưng lại ngập ngừng vì súng là vật hộ thân, tôi chưa dám khinh xuất trao cho người khác. Ở đời, lúc đã đen lại hay gặp thợ rèn, chưa đi được bao xa thì xe chết máy. Bấy giờ tôi chỉ mong sao cho xe sửa không được ở lại tại đó cũng đỡ nguy hiểm. Hoặc sửa được thì cũng đủ muộn để xe phải quay về Đà Lạt. Nhưng chỉ khoảng 20 phút sau xe lại chạy được. Lúc đó tôi đành quyết định đem cả giấy tờ lẫn cây súng gởi cô Phượng. Nhìn lại anh Khâm thấy anh đang ngủ gà ngủ gật tôi cũng yên chí. Tôi gởi súng nhưng lại ngại anh Khâm biết, sợ anh cười là nhát gan. Tôi không ngờ chính vì sợ người khác cười, không dám thành thật bày tỏ lòng mình với anh Khâm, để khi chuyện xảy ra rồi, tôi phải ân hận mãi. Chuyến xe chiều tuy cũng chật khách nhưng ít ai chuyện trò. Trông mọi người hình như đều có vẻ gì nghiêm trọng làm tôi càng thêm bồn chồn. Khi xe còn cách quận lỵ Di Linh chừng bốn năm cây số, lúc ấy mặt trời sắp lặn, ông tài xế đột nhiên quay mặt lại nói vội: - Mấy ông đón đường rồi đó. Coi chừng! Người trên xe đều lấm lét nhìn nhau, bầu không khí im lặng đến khó chịu. Vài người đưa mắt nhìn tôi và anh Khâm. Tôi quay lại thấy anh vẫn còn ngoẹo đầu mà ngủ. Tôi dùng tay đánh thức anh dậy và bảo nhỏ: - Coi chừng, mấy chả ra đón đường! Anh Khâm có vẻ hoảng hốt chốc lát nhưng rồi anh bình tĩnh lại ngay. Tôi chưa kịp bàn bạc gì với anh Khâm thì xe đã chậm lại rồi ngừng hẳn. Ba tên du kích chận cửa trước và bắt mọi người xuống xe hết. Tôi không rõ chúng còn bao nhiêu tên phục ở những chỗ khác. Cây súng không còn trong người nên tôi cũng an tâm phần nào, rụt rè theo chân mấy người bước xuống. Vừa đi tôi vừa quay liếc nhìn lại anh Khâm. Tôi thoáng thấy anh chạy ngược lại mọi người, kéo cái cửa sau của xe và nhảy xuống. Có lẽ mấy tên du kích không thấy được, bên dưới không có gì chộn rộn hết. Bọn du kích bắt số nữ hành khách ngồi một dãy. Nam hành khách chỉ có bốn người, ba người khá lớn tuổi, cỡ 50 trở lên cả và tôi cùng ngồi một dãy. Không có anh Khâm - như vậy là anh trốn được rồi. Anh tài xế cũng ngồi gần dãy chúng tôi. Hai tên vừa cầm súng kềm giữ hai toán người đang ngồi vừa thuyết chính trị. Tên thứ ba kéo anh lơ lên lục soát đồ trong xe. Chốc sau tên lục soát bước xuống, tay cầm một cây súng lục mới lấy được. Nó sấn lại ngay trước mặt tôi: - Cái súng này của anh phải không? - Dạ không phải. Tôi làm thợ mộc làm gì có súng! Hai tên kia cũng chạy lại. Chúng cũng hỏi ba người kia, nhưng thấy họ đều già cả quê mùa nên rốt cục chúng quả quyết cái súng là của tôi. Tôi cũng nghĩ chắc là cô Phượng vì sợ quá đã quăng cây súng của tôi lại. Biết khó thoát chết chuyến này, tôi đành quyết định liều mạng. - Nếu mày không chịu nhận, tao bắn liền tại chỗ bây giờ! Tao đếm 3 tiếng: một .... hai... Bất ngờ tôi vùng đứng dậy chồm tới xô mạnh thằng đang chĩa súng vào tôi ngã vào một thằng thứ hai rồi bỏ chạy. - Đuổi theo! Đuổi theo! Tôi nghe rõ tiếng hô của chúng, tiếp theo là nhiều loạt đạn nổ. Chúng nó đồng loạt đuổi theo tôi. Tôi cứ băng băng nhảy đại qua những bụi chè thấp hoặc lòn đại dưới những lùm cây lớn. Gai chồi đều không kể, tôi cứ chạy. Đằng sau vẫn có tiếng người la hét. Bấy giờ trời đã chạng vạng, nhá nhem. Người tôi ra mồ hôi như tắm. Khốn nạn thay, đang chạy tôi bỗng bị sa xuống một cái hố. Hình như là cái giếng cạn người ta dùng để đổ cỏ rác. Tôi chưa leo lên miệng hố được thì nghe tiếng bọn người đuổi theo đã tới gần. Tôi nhìn lại thấy cả ánh đèn pin chiếu lập lòe. Tôi điếng hồn chưa biết tính sao thì bỗng nghe tiếng một tên đã tới gần chỗ tôi thét lên điệu mừng rỡ: - Anh em ơi, nó đây rồi! Tôi nghĩ chúng đã thấy tôi. Cái chết đã đến bên mình. Tôi kêu thầm "Mẹ ơi, chính vì con không nghe lời mẹ mới đến nông nỗi này!". Nhưng tôi ngạc nhiên thấy ánh đèn pin lại rọi vào một chỗ khác, hình như có tới bốn năm bóng người xúm lại. - Mày chạy trốn ra đây rồi cũng không thoát được hả! Mày đáng tội chết chưa? Tôi nghe tiếng đấm đá lịch bịch cùng với tiếng kêu rên hự hự của nạn nhân. - Mày làm chúng ông chạy bở hơi tai mày có biết không? Mày làm gì mà có cây súng này? Nói ấm ớ tức là mày muốn chết sớm đấy nghe chưa! - Dạ, tôi làm cảnh sát trật tự lưu thông. - Công việc hằng ngày của mày là gì? - Giữ trật tự các tuyến lưu thông cho xe cộ khỏi chạy ẩu tránh gây ra tai nạn. Tôi nghe giọng trả lời đúng là của anh Khâm. Bây giờ thì tuy lo lắng thương xót cho anh ấy nhưng tôi lại khá an tâm cho mình. - Mày làm việc ở đâu? - Thị xã Bảo Lộc. - Mày làm việc ở Bảo Lộc vậy có biết thằng này không? - Dạ không. - Anh Hai, ông ta không biết em nhưng em biết ông ta. Ông ta không phải là người xấu. Ông ta không bắt nạt ai hết. Tôi đoán chừng đây là một tên nào đó ở Bảo Lộc mới thoát ly. Nhưng tiếp đó lại một giọng hách dịch vang lên: - Thôi, nói lôi thôi làm gì! Làm tay sai cho giặc thì cứ phất đi cho rảnh. Tốt cũng giết, xấu cũng giết, được thằng nào hay thằng ấy, có thế dân mới ngán mà khỏi theo chúng! Giết ngay đi! Hơi đâu đem về mất công giam giữ lại phải hao hụt khẩu phần mình! Ấy, đừng có bắn, để dành viên đạn bắn con chim con thú có lợi hơn. Dùng tay chân được rồi. Thế là tôi nghe rõ tiếng đấm tiếng đạp cùng tiếng rên la, tiếng năn nỉ của anh Khâm. Mỗi tiếng đấm đá, mỗi tiếng rên la đều như mỗi mũi dao ngoáy vào tim tôi. Chừng mười lăm phút sau thì tiếng đấm đạp ngưng và tiếng rên rỉ cũng ngưng. - Kiếm một cái lỗ mà dập nó xuống! Tiếng ra lệnh của tên nọ làm tôi điếng hồn lên. Chỗ chúng hành hạ anh Khâm chỉ cách chỗ tôi không tới mười thước. Nếu chúng đi tìm chỗ để dập anh Khâm thì có thể chúng bắt gặp tôi lắm. Nếu chúng động đậy chắc tôi phải liều mạng vọt chạy lần nữa. Chẳng thà bị chúng bắn nhằm một viên đạn còn hơn bị bắt để chịu trận đòn tàn khốc trước khi chết như anh Khâm. - Thôi, dập làm gì! Ngày mai thân nhân nó sẽ đến tìm nó. Nếu mạng nó chưa mất thì cũng tàn phế suốt đời rồi. Chúng ta dọt! Thế là chúng kéo nhau đi. Bấy giờ tôi mới biết mạng mình thật sự chưa đến nỗi tuyệt. Đợi cho thật yên ắng, tôi đứng dậy bước lại chỗ anh Khâm nằm. Tôi đặt tay lên ngực anh rồi lên mũi anh, tuyệt đối không còn dấu hiệu của sự sống. Tôi vuốt mắt cho anh Khâm, sửa lại cho anh đúng thế nằm ngửa. Sau đó tôi lăn đại trên cỏ mặc kệ muỗi mòng và sương rơi. Nhờ người quá mệt, tôi cũng ngủ được một giấc. Gần sáng, phần vì sương lạnh, phần vì nôn nóng đợi sáng, tôi không thể nào ngủ được nữa. Thế là tôi phải ngồi chụp muỗi. Sau đó, tôi lần mò ra gần đường cái. Từ chỗ anh Khâm bị giết ra tới đường cái ước chừng hai cây số. Anh Khâm đã chạy thoát và trốn xa như vậy tưởng cũng quá an toàn. Nào ngờ chỉ vì cây súng vô chủ trên xe mà bọn chúng cứ gán cho tôi mới sinh chuyện rủi cho anh. Tôi nhớ lại câu nói của anh chiều qua: Đúng là mạng con rệp! Tới chín giờ rưỡi sáng tôi mới thấy chiếc xe đò đầu tiên trên đường nhưng lại là xe về hướng Đà Lạt. Gần mười giờ mới có xe về Bảo Lộc, tôi quá mừng ra vẫy tay đón. Về tới Bảo Lộc, tôi chưa vội về nhà mà đến thẳng Ty Cảnh Sát Quốc Gia Lâm Đồng trình bày mọi sự. Thiếu tá Dương Quang Tiếp liền cho huy động một trung đội CSDC giúp đỡ người nhà anh Khâm đi lấy xác anh về. Khi tôi bước vào nhà, mẹ tôi mừng rỡ tươi cười: - Mẹ biết con nghe lời mẹ sáng nay mới về chứ! Ba con cứ lo lắng sợ con không nghe lời mà về vào buổi chiều có khi mang khốn, cả đêm ông ngủ không yên đó. Nghe lời mẹ tôi nói, tôi vô cùng hối hận. Mẹ đâu có biết con đã sống một đêm kinh hoàng! Nếu như chúng không bắt gặp anh Khâm thì chắc gì con đã thoát được! Bây giờ nét mặt mẹ đâu còn tươi như thế! Cũng may trong nhà tôi chưa ai biết gì hết. Hôm sau tôi vào ấp Tân Bùi tìm nhà cô Phượng để xin lại cây súng. Cô Phượng mời tôi vào nhà uống nước rồi mang ra cho tôi gói giấy báo: - Em cũng định đem đến ty Cảnh Sát trả lại nhưng còn đợi tin tức ông. Em cũng không ngờ ông Khâm lại phải chết như thế, tội nghiệp thật! Nhiều người thấy ông ấy chạy thoát được rõ ràng rồi, chúng nó đâu thấy. Chỉ tại ông dụt lại cây súng dưới ghế ngồi mới nên nỗi như thế. - Cám ơn cô Phượng vô cùng! Nếu không có cô can đảm giấu giùm cây súng này không biết lúc đó tôi sẽ ra sao nữa. Tôi sẽ nhớ ơn cô suốt đời... * * * Đúng là tôi nhớ ơn Phượng suốt đời thật. Sau khi gặp lại Phượng tôi đã có một sự suy nghĩ so sánh ngộ nghĩnh. Chỉ vì muốn lấy điểm với người con gái mới quen tên Chi mà chút nữa tôi mất mạng. Vậy thì nàng là hung tinh của tôi chứ gì nữa! Còn Phượng, dù chỉ mới gặp nhau lần đầu trên xe đã can đảm mạo hiểm ra tay giúp đỡ người không cần suy nghĩ. Vậy chính Phượng là phúc tinh của tôi. Chừng đó là đủ rồi. Tuy thế, tôi vẫn chưa tin vào sự suy nghĩ của mình. Bây giờ thì tôi có cơ sở để tin rằng, với tuổi trẻ, có thể nguời ta lo cho chính bản thân mình lại không chu đáo bằng những nguời thân khác, đặc biệt là nguời cha, người mẹ. Mượn cớ ăn mừng tai qua nạn khỏi, tôi tổ chức một bữa tiệc nhỏ mời cả Chi lẫn Phượng đến dự rồi ngầm trưng cầu ý kiến những người thân của mình. Tôi không ngờ cuộc bầu cử ngầm lại thành công mỹ mãn như định mệnh đã sắp đặt. Trong đời tôi chưa thấy một cuộc bầu cử nào dân chủ hơn thế. Thế là sáu tháng sau cuộc gặp gỡ hãi hùng ấy, Phượng trở thành người vợ hiền của tôi. Vì Cuộc Đời Là Những Chuyến XeChuyến xe ma quái
Năm cấp 2, 3 hầu như tôi rất ít có thời
gian ở nhà vì phải đi học xa. Gia đình tôi sống tại Đắc Lắc, còn tôi học
ở Cam Ranh, Khánh Hòa. Chỉ các ngày nghỉ lễ, tôi mới có cơ hội được về
thăm nhà. Ngày 20/11, năm đang học lớp 11,cách đây cũng gần 10 năm rồi,
tôi tranh thủ về thăm gia đình.
Thông thường, tôi hay bắt xe đêm vì đi như vậy thì sáng sớm mai là
tôi cũng vừa đến nhà. Lần này cũng thế, 8 giờ rưỡi tối, tôi bắt xe ra
Ninh Hoà chờ xe về Đắc Lắc. Đến Ninh Hòa, đồng hồ đeo tay của tôi vừa
chỉ mới hơn 0 giờ, còn quá sớm để có xe về vì ít nhất cũng phải đến 2 - 3
giờ sáng mới có xe chạy lên Đắc Lắc. Tôi ghé vào quán bên đường gọi
nước uống nhưng khổ nổi tôi không thể ngồi lâu vì quá nhiều muỗi, lại
buồn ngủ nữa. Tôi vội uống nhanh ly nước và đi đi lại lại trước quán.
Cứ vậy hoài cũng chán, tôi quyết đinh đi bộ từ ngã 3 trong ra ngã 3 ngoài (ở thị trấn Ninh Hòa có 2 ngã 3 - Trên QL1A là ngã 3 trong. QL26 về Đắc Lắc là ngã 3 ngoài, cách nhau chừng 1km) giết thời gian, đồng thời cầu may có 1 chuyến xe nào đó về sớm để được nhờ. Đi được 1/2 quãng đường thì từ phía sau có ánh sáng rọi tới làm tôi mừng thầm và mong nó là xe khách. Quả nhiên đó là một chiếc xe khách thật, chiếc 12 chỗ đang lù lù lao về phía tôi. May quá ! Có xe về rồi, tôi thầm nghĩ bụng. Tôi vội đưa tay ra hiệu và vừa đến chỗ tôi thì xe dừng lại cho tôi lên. Chẳng phải suy nghĩ gì thêm, tôi vội leo lên. Trên xe chỉ còn duy nhất 1 băng ghế chưa ai ngồi. Vậy là tự nhiên tôi vừa không phải làm mồi cho lũ muỗi vừa được 1 chỗ ngồi rộng rãi rồi. Tôi mừng thầm mà không mảy may để ý xung quanh mình mọi người thế nào. Chợt tôi nhận ra một điều lạ thường là sao tôi vừa mới lên thôi mà xe đã lên đến đèo Phượng Hoàng rồi ? Lúc này tôi mới bắt đầu nhìn mọi người xung quanh … mọi người vẫn thức nhưng chẳng ai nói với ai câu nào. Để ý một hồi tôi thấy họ như thế nào ấy ... ánh mắt họ buồn buồn khó tả. Tôi cũng chẳng buồn nói với ai. Xe vẫn tiếp tục cuộc hành trình của nó và đã đến địa phận huyện M’Đrak, tỉnh Đắc Lắc. Điều đó làm tôi thấy nhẹ nhỏm trong người. Nhưng quái lạ ! Sao đồng hồ chỉ mới 1 giờ 30, thế là thế nào ? Đồng hồ hết pin,tôi cho là vậy.Lúc này sương mù đã dày đặc,xe chỉ có thể chạy chầm chậm thôi nên tôi có thể quan sát được cảnh vật phía trước. Đến 1 đoạn đường khá bằng và thẳng, xa xa phía trước xe, qua ánh sáng đèn tôi có thể thấy được 1 ngôi miếu mới đang toả làn khói trắng xoá. Chắc có xe vừa mới lên ghé qua thắp nhang. Xe tôi đi gần đến đó cũng chầm chậm rồi dừng lại. Có lẽ nhà xe họ xuống thắp nhang, tôi nghĩ là vậy. Nhưng không, mọi người trên xe cũng xuống. Đến lúc này tôi mới kinh hồn nhận ra họ đi không như những con người bình thường, nhẹ nhàng như đang lướt trên không vậy. Tâm trí tôi bắt đầu hoảng loạn, trong người y như có 1 luồng điện lạnh ngắt chạy khắp. Chưa kịp định thần,từ phía sau tôi nghe thoảng 1 giọng nói: - X … u …ố ..n … g ă …. n c … ơ .. m đ … i c.c .. h …á …u. Quay lại thì tôi đã không còn biết gì nữa. Khi tỉnh dậy,tôi thấy mình đang nằm trong trạm xá của 1 xã ở huyện M’Đrak. Tôi hỏi chị trực ban sao tôi lại nằm đó thì chị cho biết là có xe chở hàng từ Nha Trang lên "lượm" được tôi cạnh ngôi miếu đó. Và chị cũng cho tôi biết là cách đó 1 tuần, 1 xe khách đang chạy tốc độ khá nhanh bị bể bánh, tài xế mất lái đâm phải tảng đá bên đường. Chỉ 3 người được cứu sống. Chị cứ tưởng tôi có người thân chết trong vụ tai nạn,vì đau buồn nên ra đó. Không lẽ băng ghế tôi ngồi là của 3 người còn sống ? Tôi đã mất gần 2 năm điều trị chứng rối loạn tâm lý sau sự cố xảy ra. Đến bây giờ tôi vẫn chưa thể hình dung ra khuôn mặt người đã kêu tôi xuống ăn cơm.
Có 1 điều chắc chắn đó không phải là con người bình thường !
|