Sắc Xuân vạn thọ
Chỉ một sắc hoa vàng,
Sao tình trải mênh mang....?
Ấm như lòng của mẹ,
Dịu dàng đón Xuân sang....!
Hoa rải vàng khắp lối,
Hoa nở khắp nơi nơi....
Xua tan mùa Đông giá,
Sắc Xuân thật rạng ngời !
Bông vạn thọ
Mỗi khi tết đến, săm soi mấy chậu hoa hay đi viếng chợ hoa tôi lại chùng người xuống, một chút bâng khuâng.
Tôi thấy mình như đi tìm một cái gì thật đẹp mà tìm hoài không có.
Hoa thì nhiều, sang cả, xinh đẹp và đa
dạng. Nhưng sao tôi vẫn cảm thấy thiếu. Phải rồi. Tôi cảm thấy thiếu
hồn quê. Cái hồn quê thanh đạm, đơn sơ trong những ngày tết.
Tôi thèm thưởng thức cái mùi hăng hắc, nồng nồng của một loài hoa dân dã: BÔNG VẠN THỌ
Chỉ cái tên thôi đã thấy nó đẹp và có ý
nghĩa. Vạn thọ là sống lâu. Không một lời chúc nào tốt đẹp hơn cho
những người già bằng câu chúc này. Muốn sống lâu thì phải có sức khỏe.
Vậy thì câu chúc:
"Kính chúc các cụ một năm mới thật nhiều sức khỏe và sống lâu với con cháu" gói gọn trong nụ hoa vạn thọ.
Như vậy hoa vạn thọ đúng là một loài
hoa dành cho ngày tết. Thế mà bên này, ngày tết lại không tìm được một
chậu hoa vạn thọ nào ra hồn.
Ta thử vào trang nhà Google để tìm hiểu về loài hoa này.
Chi Cúc vạn thọ (danh pháp khoa học: Tagetes) là một chi của khoảng 60 loài cây thân thảo một năm và lâu năm trong họ Cúc(Asteraceae). Chúng có nguồn gốc tại khu vực kéo dài từ tây nam Hoa Kỳ qua Mexico và về phía nam tới khắp Nam Mỹ.
Chúng được biết đến với tên gọi chung là cúc vạn thọ (không nhầm với chi Cosmos), hay cúc vạn thọ
Mexico (cempasúchil), cúc vạn thọ châu Phi (thường được dùng để chỉ các giống và cây lai ghép của T. erecta, mặc dù loài này không phải là cây bản địa của châu Phi), hay cúc vạn thọ Pháp (thường được dùng để chỉ các giống và cây lai ghép của T. patula, phần nhiều trong số đó được phát triển tại Pháp mặc dù loài này không phải là cây bản địa của quốc gia này). Có ít nhất một loài là cỏ dại đã hợp thủy thổ của châu Phi, Hawaii và Australia. Tại Việt Nam, cúc vạn thọ được trồng chủ yếu là các giống của T.patula.
Mexico (cempasúchil), cúc vạn thọ châu Phi (thường được dùng để chỉ các giống và cây lai ghép của T. erecta, mặc dù loài này không phải là cây bản địa của châu Phi), hay cúc vạn thọ Pháp (thường được dùng để chỉ các giống và cây lai ghép của T. patula, phần nhiều trong số đó được phát triển tại Pháp mặc dù loài này không phải là cây bản địa của quốc gia này). Có ít nhất một loài là cỏ dại đã hợp thủy thổ của châu Phi, Hawaii và Australia. Tại Việt Nam, cúc vạn thọ được trồng chủ yếu là các giống của T.patula.
Các loài khác nhau có kích thước
cao từ 0,05-2,2 m. Chúng có các lá lông chim màu xanh lục với hoa từ
trắng, vàng kim, da cam, vàng tới gần như đỏ, đường kính khoảng 0,1 tới
4–6 cm, nói chung với cả các chiếc hoa tia và đĩa chiếc hoa.
Tán lá của cúc vạn thọ có mùi thơm
như xạ và hăng, mặc dù các giống, thứ sau này đã được tạo ra là không có
mùi. Người ta cho rằng làm như thế để ngăn cản một số côn trùng (mặc dù người ta đã ghi nhận thấy chúng vẫn bị một số ấu trùng của các loài cánh vẩy phá hại, như Melanchra persicariae) cùng các loài giun tròn phá hại. Tagetes vì thế thường được sử dụng trong vai trò của cây đồng hành. T. minuta,
có nguồn gốc Nam Mỹ, đã được sử dụng làm một trong những nguồn tinh
dầu, gọi là dầu cúc vạn thọ, trong công nghiệp sản xuất nước hoa cũng
như làm chất tạo hương vị cho công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm
và thuốc lá tại Nam Phi, nơi mà loài này cũng là hữu ích trong việc cải
tạo đất bỏ hoang. Một vài loài lâu năm có sức kháng cự chống lại hươu,
nai, thỏ, lợn cỏ pêcari và động vật gặm nhấm.
Cúc vạn thọ (gọi tắt là vạn thọ) ở miền Nam Việt Nam
Vạn thọ có thời gian giữ bông nở kéo dài khá lâu, ngay cả khi thân và lá đã tàn, nên người Việt từ xưa đã chọn loại cây này để dâng cúng.
Google đã nói về vạn thọ như vậy.
Còn tôi hoa vạn thọ gắn liền với cả
tuổi thơ, một khoảng thời gian gần nửa đời người. Loài hoa mộc mạc, đơn
sơ dễ trồng và thân thiết đó đã đi vào đời sống của tôi.
Tôi là con nhà nghèo cho nên không biết gì đến hoa lan, hoa thủy tiên, hoa cẩm chướng, mẫu đơn hay các loài hoa vương giả khác.
Tôi thân thiết với các loại hoa nhà
quê đơn sơ như hoa lài, hoa bông bụp, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa giấy,
hoa mười giờ, hoa sứ, hoa mai, hoa thiên lý, hoa cà phê, hoa bưởi, hoa
ngâu... nghĩa là mấy loại hoa bình dân mà người sang trọng, giàu có
không ưa thích mấy.
Hoa vạn thọ là một loại hoa nhà nghèo
mà nhà vườn trồng bán tết hay vào những ngày rằm. Khi bán họ nhổ luôn
cả gốc từng cây một, bó lại một bó có cả ít đất, giá cả lại vừa với túi
tiền. Đem về ta cứ lấy một cái chậu tùy thích rồi bỏ cả cụm vào, thêm
chút đất, tưới ẩm và thế là có hoa chưng ba ngày tết.
Thường trước nhà hay chưng vài chậu
vạn thọ với rất nhiều bông vàng tươi thắm. Còn thì cắt ra chưng một bình
trên bàn thờ gia tiên. Buổi tối, mùi hăng hắc của hoa tỏa ra trong nhà
ra mùi tết lắm. Nhà nào sang cả thì trên bàn thờ gia tiên có thêm vài
nhánh lay ơn. Không thì Hoa Mai và hoa vạn thọ cũng làm căn nhà thêm rực
rỡ.
Các bạn biết không. Cứ mỗi mùa Tết đến
tôi làm thèm được mua một chậu hoa vạn thọ đại đóa thật đẹp để chưng
trên bàn thờ gia tiên vì tôi rất nhớ má tôi.
Không hiểu sao cứ nhớ tới má tôi là
tôi lại rưng rưng. Nhất là ngày tết lại càng thấy nhớ má và nghĩ đến hoa
vạn thọ. Hình ảnh má tôi gắn liền với loại hoa này. nghèo nàn nhưng ý
nghĩa và đem lại một chút gì dân giã dễ thương.
Má tôi trồng một liếp hoa vạn
thọ sau đám cây nha đam và đám rau thơm. Má chăm chút như chăm chút
con. Khi những ngày hoa mới bén, ốc và các loại côn trùng khác rất thích
cắn ngang cây. Má tiếc lắm lại ương, lại trồng. Sáng sớm là ra xem cây
như thế nào để tìm bắt ốc, săm soi. Khi hoa đã bén và trổ bông má tôi
vui lắm. Bà cắt chưng lên bàn thiên, bàn Phật, và bàn thờ gia tiên.
Bà tâm niệm Phật Trời ở xung quanh
ta. Khi nào mình làm điều gì sai ơn trên đều thấy. Bà thường nó một câu
mà tôi không thể nào quên "Mình hãy làm điều tốt đi con, mặc ai làm điều
gì sai. Có hai bên vai vác làm chứng hết"
"Hai bên vai vác" Hồi nhỏ tôi không
hiểu sao hai cái vai mà làm chứng cho mình được. Bây giờ tôi đã hiểu.
Hai vai tượng trưng cho Trời Phật, cho những đấng thiêng liêng, cho cái
đạo làm người. Con người phải đứng thẳng, hai vai thẳng để không thẹn
với lương tâm, và xứng đáng làm người.
Má tôi như cây bông thọ đơn sơ quê mùa
mà nhiều tình, nhiều ý. Má không thể thiếu trong đời sống gia đình tôi
như bông vạn thọ không thể thiếu trong những ngày thiêng liêng nhất.
Má không nghĩ mình lớn lao hay tốt
đẹp. Má chỉ là má, một phụ nữ VN quê mùa hết lòng tận tụy lo cho mẹ
chồng miếng cơm ngon, manh áo lành, một bàn tay săn sóc ân cần. Má là
một người vợ đảm đang phục vụ cho chồng với cả tấm lòng yêu thương và
nhẫn nhịn.
Nhiều lúc tôi nghĩ về má và vô cùng
cảm phục. Làm sao trái tim và tấm lòng má có thể mở ra bao dung như vậy.
Một người đàn bà hết lòng yêu thương chồng mà có thể bằng lòng để
chồng chia sớt tình cảm cho những người đàn bà khác . Vậy mà má tôi đã
làm được và vẫn lo lắng cho chồng tới ngày nhắm mắt.
Bà quan niệm "Đẻ con ra là phải có trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ thành người"
Trong thời buổi giặc giã chiến tranh,
anh em tôi ra đời đa phần không có ba bên cạnh. Má kể khi sanh anh tôi
là lúc chạy giặc. Má một mình trong căn chòi nhỏ. Bà chuyển dạ dữ dội,
nhưng vẫn ráng kìm cơn đau nấu sẳn một nồi nước ấm. Bà chuẩn bị mọi thứ
khi người cậu tôi đi mời bà mụ vườn.
Thế rồi trong một cơn đau xé thịt, bà
đã sinh ra anh tôi. Tự bà cắt rốn, lau cho con, mặc áo và đặt nằm. Xong
bà nằm chờ cô mụ vườn đến giúp lấy nhau.
Người ta hay ca tụng con gái miền
Trung ngọt ngào, lễ phép, dịu dàng. Con gái miền Bắc khôn ngoan, đảm
đang. Nhưng lại chê con gái miền Nam hời hợt, ăn to nói lớn, không chung
thủy.
Những lời nhận xét trên không công
bằng cho con gái miền Nam. Bởi lẽ những cô gái miền Nam chân chất, thành
thật là những người vợ thật tốt chịu đựng và chiều chồng. Những bà má
hết lòng vì con. Săn sóc và yêu thương con tự nhiên như lúa ngoài đồng,
như chim trên trời như những bông vạn thọ thơm nồng rực rỡ
Má tôi còn là một bà má của ba dòng
con mà không hề câu chấp. "Đã gọi một tiếng má thì là con của mình " Đó
là câu nói má tôi hay dùng để trả lời cho những bà hàng xóm nhiều
chuyện. Cho nên má thương yêu, nuôi nấng dạy dỗ con riêng của chồng như
con ruột. Má cười vui khi các con vui. Má buồn lo khi các con gặp hoạn
nạn. Má chỉ là má. Đơn giản như vậy, bình dị như vậy, quê mùa như vậy.
Cây bông Vạn thọ là một loại hoa dân
giả cho tất cả mọi gia đình trong những ngày tết. Nó đẹp và có ý nghĩa
từ cái tên và màu vàng rực rỡ như báo hiệu niềm vui , phồn vinh và hạnh
phúc. Bước vào cửa nhà một gia đình VN ta đã gặp bông thọ rực rỡ trên
bàn thiên sân trước. Hai chậu để trước lối vào và trên bàn thờ hai bình
hai bên. Không có bông thọ thì không ra ngày tết. Như không có má thì
căn nhà sẽ không bao giờ có được niềm vui đích thực.
Người mẹ không hề nghĩ mình làm mẹ như
thế nào chỉ biết hết lòng vì con. Hoa vạn thọ chắc cũng không nghĩ
mình đẹp bao nhiêu, chỉ biết tới tết là mình được chung niềm vui với
loài người. Người ta có thể ngồi hàng giờ để ngắm một chậu mai, chậu anh
đào với hình dáng thật đẹp. Những người biết chơi hoa chờ đợi thưởng
thức cái đẹp và mùi thơm của hoa Quỳnh, hoa thủy tiên nở đúng giờ. Nhưng
không có ai ngồi ngắm để thưởng thức hoa vạn thọ.
Hoa vạn thọ như người phụ nữ Việt Nam
quê mùa chơn chất. Người đàn ông có thể khen một người nào đó đẹphay
ngắm say sưa một cô gái nhan sắc. Nhưng ít có ai thật lòng khen bà vợ
của mình "Em đẹp quá! Em vất vả vì anh, vì con quá. Anh rất yêu em|. Anh
cám ơn em!"
Họ có thể chìu chuộng và galant với
một người phụ nữ khác. Nhưng với vợ mình đôi khi lại có ý nghĩ những cử
chỉ đó làm hạ phẩm giá và tư cách đàn ông. Mặc dù vợ mình ngày xưa cũng
là một giai nhân. Phải bỏ rất nhiều tâm tư mới cưới được đem về.
Tôi lại nghĩ đến chiều 30 Tết, Những
chậu vạn thọ cuối ngày ế ẩm bị bỏ lăn lóc trên sân chợ làng tội nghiệp.
Vạn thọ nhổ lên để bán không ai đem về trồng lại. Nó ví như thân phận
những người phụ nữ VN khi đã bứng khỏi gia đình để lấy chồng thì phải
một đường mà đi. Không được về nhà cha mẹ ruột dù bị uất ức bao nhiêu
chăng nữa. Cuộc sống bên chồng có hạnh phúc hay không cũng phải cam
chịu. Cha mẹ gả con gái như lon nước đã tạt ra ngoài. Số phận thế nào
cũng không thay đổi. Ôi! cái câu :" con gái 12 bến nước trong nhờ đục
chịu " mà cha mẹ làm kim chỉ nam để ràng buộc người phụ nữ VN quả thật
tội nghiệp.
Năm nay mùa xuân lại về, tôi cũng
không tìm cho mình một chậu vạn thọ vừa ý. Mùa Xuân ở xứ Mỹ không thiếu
thứ chi, nhưng thiếu đi những gốc vạn thọ đại đóa rực rỡ.
Tôi đốt hương trên bàn thờ gia tiên và
nhắm mắt lại hình dung những chậu hoa vạn thọ và nụ cười hiền hòa của
má tôi. Năm anh em tôi xúng xính trong những bộ đồ mới đón Tết. Trên bàn
thờ hương đèn rực rỡ. Mùi hăng hăng của hoa vạn thọ lan tỏa mênh mông.
Tết đã về, những ngày tết êm đềm của một thuở ngây thơ.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Nguyễn thị Thêm
Sắc hoa Xuân
Hoa của đất, rực một màu vàng thắm,
Ngan ngát thơm, ôi hương vị quê hương...!
Xa dù xa sao vẫn thấy thân thương ?
Mỗi khi đón Xuân về trên đất mẹ...
Rồi sẽ thấy ta không còn cô lẻ,
Giữa ngàn hoa, hoa vạn thọ ngát hương !!
Trên bàn thờ, trong hương khói vấn vương,
Xuân hiện diện nồng nàn bao hạnh phúc !
Chiếc lọ cắm hoa vạn thọ
Chiếc lọ gốm thô màu xanh nhạt, có tuổi
gấp ba lần tuổi tôi, được vẽ chữ tàu quanh thân theo lối thư pháp. Điểm
đặc biệt của chiếc lọ là chỉ để chưng hoa vạn thọ chứ không chưng bất cứ
hoa gì khác. Vào những ngày thường, chiếc lọ nằm yên trên tủ kiếng để
cho những chiếc lọ sành khác “làm việc”. Nhưng vào những ngày Tết Nguyên
đán, mẹ lấy chiếc lọ ra chùi rửa thật kỹ, đặt trang trọng trên bàn thờ,
rồi cắm vào đó những nhành hoa vạn thọ thơm ngát.
Chiếc lọ là kỷ vật của bà ngoại để lại
cho mẹ. Mẹ kể, hồi xưa, lọ được bà ngoại dùng để cắm nhiều loại hoa đẹp
và đặt trên bàn khách. Tết đến, những cành hoa vạn thọ vàng rực được đặt
vào trong lọ theo cách cắm hoa rất khéo của ngoại. Ngoại yêu hoa vạn
thọ như người tình vậy - mẹ bảo thế. Ngoại cho rằng ngoài ý nghĩa là
sống lâu muôn tuổi, lâu tàn thì vạn thọ còn có mùi thơm ngát, nhẹ nhưng
dai, chứ không nhàn nhạt như những đóa hoa đài các khác. Vì thế mà khi
xuân về, ngôi nhà luôn óng vàng sắc hoa vạn thọ. Ngoại yêu vạn thọ đến
mức cứ sau tết là để dành hạt giống hong trên giàn khói, để khoảng đầu
tháng 11 âm lịch là đem đi gieo cho kịp tết cổ truyền. Thường thì ngoại
trồng chỉ để ngắm và chưng trong nhà chứ không bán. Bắt gặp nguyên vườn
hoa vạn thọ đẹp rạng ngời nên có nhiều thương lái ngỏ ý mua nhưng ngoại
từ chối khéo. Dường như do người yêu hoa, hoa cũng yêu người nên chậu
vạn thọ nào do ngoại trồng cũng tươi tốt, thân cao, hoa to tròn.
Chiếc lọ gốm được mẹ mang về nhà chồng
sau khi ngoại qua đời. Ngoại mất đúng ngay chiều ba mươi tết. Để tưởng
nhớ ngoại, cứ đến ngày giỗ là mẹ lại mang chiếc lọ gốm ra chưng đầy hoa
vạn thọ. Ban đầu mẹ chẳng mấy thích loại hoa này. Nhưng cắm hoa vào lọ
mãi đâm ra mẹ mê mẩn. Rồi mẹ cũng như ngoại, yêu hoa và trồng hoa ngập
vườn nhà. Nhớ hồi nhỏ, tôi thường phụ mẹ tra hạt vào đất, rồi cứ sau mỗi
buổi đi học về là xách bình đi tưới hoa. Đến đầu tháng 12 âm lịch là
tôi bấm đọt vạn thọ giúp mẹ cho cây kịp ra hoa vào dịp cuối năm. Tôi ưa
thích cái cảm giác tỉ mẩn nhổ từng bụi vạn thọ, đem rửa rễ cho sạch và
đưa mũi hít lấy hít để cái mùi hương ngây ngất ấy. Ngoài chưng hoa vào
lọ gốm thô trên bàn thờ ngoại, mẹ còn chưng nhiều lọ khác khắp nhà.
Nhưng lạ một điều, hoa vạn thọ chỉ đẹp rực rỡ khi được cắm vào chiếc lọ
gốm thô của ngoại. Cả nhà tôi gọi cho nó cái tên ngồ ngộ là “Chiếc lọ
cắm hoa vạn thọ”.
Giờ thì mẹ cũng bỏ tôi mà đi, dù rất
nhiều lần tôi cầu nguyện cho mẹ cứ như hoa vạn thọ - mạnh khỏe sống
hoài. Mẹ xa rồi, hoa vạn thọ vẫn nở đều đặn sau vườn nhà mỗi khi tết
đến. Chọn những cành hoa đẹp nhất đặt vào lọ gốm trước di ảnh của ngoại
và mẹ, chợt nước mắt tôi rưng rưng!
Nguyễn Thanh Vũ
Nguyễn Thanh Vũ
Những câu chuyện về loài hoa vạn thọ
GNO - 1. Cho đến giờ,
tôi vẫn còn nhớ rõ, hồi còn đi
học ở quê, vào những ngày giáp Tết, ông thầy giáo cũ lại tất bật mang hoa ra chợ
bán.
Nhà thầy vốn khó khăn, lại phải
nuôi thêm cha mẹ già yếu và bệnh tật liên miên, đồng lương eo hẹp của nghề giáo
không đủ trang trải cuộc sống gia đình nên thầy đã tận dụng mảnh đất trống bên
hông nhà để trồng những luống hoa bán Tết. Nhưng thông dụng nhất vẫn là hoa
cúc, hoa vạn thọ với sắc vàng, sắc đỏ chen nhau giữa ánh bình minh của buổi
sớm.
Hoa của thầy bán rất nhanh vì được phụ huynh mua ủng hộ và nhất là không
phải trả giá vì thầy chẳng bán đắt bao giờ.
Cuối năm được nghỉ học, tôi và mấy
đứa bạn hay ghé hàng hoa của thầy mà chơi đùa, thỉnh thoảng lại phụ khiêng mấy
chậu hoa giúp thầy đỡ bận bịu. Nhờ đó mà lần đầu tiên trong đời, tôi có thể
ngửi trọn mùi của hoa vạn thọ giữa những buổi chiều lộng gió của một miền quê
biển nhộn nhịp đón Tết. Một thứ mùi ngai ngái mang theo vẻ hồn hậu, mộc mạc của
Tết quê đã in sâu trong ký ức của tôi và đám bạn bè qua năm tháng.
2. Những ngày đầu tháng Chạp năm ngoái, tôi có dịp lang thang ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Con đường mà tôi đi qua một bên là con sông Tiền chảy chầm chậm, gió thổi mát rượi khiến người dễ chịu hẳn và bên kia là những vườn cây trái tươi tốt xen lẫn với những cánh đồng lúa xanh rì đang trổ bông. Đặc biệt, xen giữa khung cảnh thanh bình đó là những luống hoa vạn thọ để phục vụ cho một mùa hoa Tết sắp đến. Cây vạn thọ trồng trong những cái chậu tạm bợ, được đan bằng tre, thân cao hơn một tấc với lá non xanh mơn mởn và rất nhiều nụ.
2. Những ngày đầu tháng Chạp năm ngoái, tôi có dịp lang thang ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Con đường mà tôi đi qua một bên là con sông Tiền chảy chầm chậm, gió thổi mát rượi khiến người dễ chịu hẳn và bên kia là những vườn cây trái tươi tốt xen lẫn với những cánh đồng lúa xanh rì đang trổ bông. Đặc biệt, xen giữa khung cảnh thanh bình đó là những luống hoa vạn thọ để phục vụ cho một mùa hoa Tết sắp đến. Cây vạn thọ trồng trong những cái chậu tạm bợ, được đan bằng tre, thân cao hơn một tấc với lá non xanh mơn mởn và rất nhiều nụ.
Chị chủ vườn mà tôi dừng xe ghé thăm cho biết
rằng độ giữa tháng mười âm lịch là chị đã bắt đầu ươm giống, sau đó đặt cây con
vào trong chậu rồi chịu cực tưới và chăm sóc mỗi ngày. Chị lấy đất trong vườn,
trộn thêm trấu và rơm, cho một ít phân chuồng vào từng chậu để giúp cây vạn thọ
lớn nhanh mỗi ngày, nhất là làm sao có thể khoảng 23 tháng Chạp trổ hoa rồi ra
chợ bán đúng dịp không khí xuân đang về giữa một miền quê đậm chất sông nước
Nam bộ
Mỗi năm, chị và nhiều người khác chỉ trồng hoa vạn thọ bán một lần,
đúng mùa Tết, xong rồi nghỉ để trồng những thứ khác. Chị tâm sự nghề trồng hoa vạn
thọ vốn được cha mẹ chị truyền lại thời
còn con gái, để phòng khi lập gia đình còn biết cách kiếm thêm ít tiền lo Tết
cho chồng con, nếu chẳng may gia đình rơi vào cảnh khốn khó.
Khuôn mặt của chị, người phụ nữ vừa bước qua tuổi bốn mươi, đã cháy sạm và hằn rõ những nếp nhăn trong bộ quần áo lam lũ, chiếc quần ống thấp ống cao, khi đang tất bật chuẩn bị gánh nước dưới sông lên tưới cho đám hoa vạn thọ đang lớn nhanh từng ngày trong buổi chiều tàn.
Khuôn mặt của chị, người phụ nữ vừa bước qua tuổi bốn mươi, đã cháy sạm và hằn rõ những nếp nhăn trong bộ quần áo lam lũ, chiếc quần ống thấp ống cao, khi đang tất bật chuẩn bị gánh nước dưới sông lên tưới cho đám hoa vạn thọ đang lớn nhanh từng ngày trong buổi chiều tàn.
3. Mỗi dịp Tết đến, tôi lại về Bến Tre ăn Tết, ngôi nhà ở
quận Bình Thạnh khóa cửa im lìm và phải nhờ hàng xóm trông dùm. Năm nào cũng
vậy, trước cửa nhà cũng có hai chậu hoa vạn thọ màu vàng hực để thêm vẻ tươi
tắn ba ngày Tết cho ngôi nhà mình.
Ngày hai mươi bảy, hai mươi tám Tết, tôi
lang thang ra gần Lăng Ông Bà Chiểu tìm mua cặp vạn thọ chưng Tết. Chủ đám hoa
kiểng mà tôi hay mua quê ở Sa Đéc, vương quốc hoa kiểng miền Tây. Hoa của anh chị
bày bán có nhiều loại từ hồng đến thược dược, cúc, giấy,… và nhất là không thể
thiếu vạn thọ
Thông thường, một cặp hoa vạn thọ giá độ một trăm ngàn. Cả gia đình gồm hai vợ chồng và mấy đứa con năm nào cũng thuê ghe mang hoa lên Sài Gòn bán Tết, sau gần mấy tháng trời trồng trọt và chăm sóc vất vả. Anh chị nói rằng mỗi năm tiền phí tổn mang hoa lên đây mỗi tăng, nào là tiền ghe cho đến tiền khiêng vác, tiền mặt bằng và cho đến cực nhất là gần cả tuần lễ phải lăn lộn giữa phố phường đầy bụi bặm và sống trong cảnh thiếu thốn chỗ ăn ngủ đàng hoàng. Trồng thì cực mà lời lãi chẳng bao nhiêu, nhất là trưa ba mươi Tết phải hạ giá thành để bán cho nhanh, tranh thủ buổi chiều xuống ghe về quê ăn Tết. Cho nên, năm nào cũng vậy, đến khuya ba mươi mới về đến nhà trong lúc trời tối đen như mực, lúc này vợ chồng, con cái mới lo cúng giao thừa và chuẩn bị ăn Tết.
Thông thường, một cặp hoa vạn thọ giá độ một trăm ngàn. Cả gia đình gồm hai vợ chồng và mấy đứa con năm nào cũng thuê ghe mang hoa lên Sài Gòn bán Tết, sau gần mấy tháng trời trồng trọt và chăm sóc vất vả. Anh chị nói rằng mỗi năm tiền phí tổn mang hoa lên đây mỗi tăng, nào là tiền ghe cho đến tiền khiêng vác, tiền mặt bằng và cho đến cực nhất là gần cả tuần lễ phải lăn lộn giữa phố phường đầy bụi bặm và sống trong cảnh thiếu thốn chỗ ăn ngủ đàng hoàng. Trồng thì cực mà lời lãi chẳng bao nhiêu, nhất là trưa ba mươi Tết phải hạ giá thành để bán cho nhanh, tranh thủ buổi chiều xuống ghe về quê ăn Tết. Cho nên, năm nào cũng vậy, đến khuya ba mươi mới về đến nhà trong lúc trời tối đen như mực, lúc này vợ chồng, con cái mới lo cúng giao thừa và chuẩn bị ăn Tết.
Ăn Tết ở nhà anh chị lớn hay nhỏ, vui hay buồn, phụ thuộc vào số tiền bán
hoa kiểng vừa thu được. Mỗi lần gặp, anh chị cũng đều cười nói vui vẻ, hỏi thăm
tôi về chuyện Tết nhất gia đình, như một người quen thân vừa tình cờ gặp lại.
Tôi mua hoa vạn thọ mà chưa hề dám trả giá vì thương cái tính hồn nhiên, mộc
mạc và rất đỗi chân tình của anh chị - những con người chịu thương chịu khó đem
hương sắc mùa xuân từ miền sông nước lan tỏa đến đô thị, làm dịu hẳn đi sự ồn
ào, chật chội vốn có của nó trong những ngày giáp Tết. Tự nhiên thấy thương và
nhớ anh chị rất nhiều
4. Bà nội tôi ngày trước và mẹ tôi hiện
giờ đều chuộng mua hoa vạn thọ về chưng ba ngày Tết trong nhà. Chiều 29 Tết,
hoa vạn thọ đã chưng trên bàn thờ tổ tiên và các bàn thờ khác trong nhà, nhìn
rất đẹp mắt. Đó là những cây vạn thọ vừa được nhổ còn tươi chong chưng trong
cái bình đã đổ đầy nước, qua đến mùng Ba Tết vẫn chưa tàn.
Mặt khác, những chậu hoa vạn thọ còn được chưng giữa bàn khách hoặc ở hai bên cửa nhà, góp phần mang không khí xuân vào tận gia đình. Mỗi lần ra chợ quê những ngày giáp Tết, tôi vẫn còn bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ đạp xe chở từng bó hoa vạn thọ mang chợ bày bán, có người còn gánh bằng đôi quang gánh trên vai đi nhanh trong buổi sớm. Họ bày bán bên hông chợ, nơi có con đường lớn chạy ngang và đông người qua lại để cho dễ bán.
Mặt khác, những chậu hoa vạn thọ còn được chưng giữa bàn khách hoặc ở hai bên cửa nhà, góp phần mang không khí xuân vào tận gia đình. Mỗi lần ra chợ quê những ngày giáp Tết, tôi vẫn còn bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ đạp xe chở từng bó hoa vạn thọ mang chợ bày bán, có người còn gánh bằng đôi quang gánh trên vai đi nhanh trong buổi sớm. Họ bày bán bên hông chợ, nơi có con đường lớn chạy ngang và đông người qua lại để cho dễ bán.
Hoa vạn thọ đặt dưới đất, xếp cao thành lớp và nhìn kỹ còn
đẫm trên hoa và lá. Hoa vạn thọ giá rẻ, phù hợp với người bình dân nên bán rất
chạy.
5. Một chị đồng nghiệp trong cơ quan cho
biết rằng ở quê chị - miệt vườn Tiền Giang, bà con trộn món gỏi chay hay ngắt lá
vạn thọ còn non bỏ vào nên gỏi ăn ngon và bắt hơn. Nghe kể vậy, tôi thật tiếc
vì chưa từng được thưởng thức món ăn đạm bạc nhưng khá độc đáo này.
Cúng giao
thừa hằng năm, tôi hay ngồi chờ đón và thưởng thức một mình mùi hương đặc biệt
của Tết. Đó là mùi thơm thoang thoảng của hoa mai hòa lẫn mùi ngai ngái của hoa
vạn thọ, cùng mùi hương lãng đãng của nhang trầm, xen thêm mùi thơm lừng của
bánh mứt đã tạo nên một cảm giác thật khó tả giữa đêm ba mươi tối mịch!
***
Hoa vạn thọ, thứ hoa giản dị, mộc mạc
nhưng rất phổ biến, đã làm nên hương sắc mùa xuân ở Nam bộ từ các làng quê ra đến phố
phường. Hoa còn phản ánh một ước vọng muôn thuở của con người: Đó là
sống lâu, giống như tên gọi của nó.
Màu vàng của hoa vạn thọ đã mang
đến sự tươi tắn cho ngày Tết cổ truyền, nhưng phải chăng đây còn cho thấy triết
lý ngũ hành mà màu vàng biểu hiện cho hành thổ có khả năng sinh ra tiền bạc,
của cải? Năm mới, ai cũng ước vọng về điều này, trong đó có tôi.
Dương Hoàng Lộc
Nhớ gieo vạn thọ mười ba tháng mười
1. Ba mươi tuổi, tôi có mười hai năm xa quê nhưng chưa bao
giờ đón Tết ở thành phố dẫu biết rằng, Tết ở phố tuyệt đẹp với vườn
hoa, công viên, khu vui chơi lúc nào cũng đông đúc, rực rỡ sắc màu.
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG |
Với tôi, Tết là dịp trở về bên gia đình sau những chuyến đi, thong
thả ra vườn ngắm thành quả lao động của ba má với những bầu, bí, khổ
qua, xà lách, hành ngò và cả những vạt hoa vạn thọ, lay ơn, thược dược
rộn ràng chào năm mới.
Tôi thường rời Đà Nẵng về Quảng Nam chiều 28 Tết sau cuộc điện thoại ngắn của ba “Về đi con, hoa trong vườn đã nở”. Ba không phải người trồng hoa giỏi, nhưng mỗi khi Tết về, trước sân nhà tôi bao giờ cũng có một vạt hoa vạn thọ bung nở vàng rực cả sân. Vạn thọ là loài cây dễ trồng, vào tháng 10 âm lịch, ba bắt đầu lấy những hạt giống cất lại từ năm ngoái trồng xuống luống đất trộn phân chuồng và chờ đợi cây nẩy mầm. Cùng thời gian này, ba cắt nhánh thược dược bỏ vào chậu, lựa những củ lay ơn to, khỏe dâm thành hàng chạy dọc lối đi. Suốt thời gian sau đó, sáng nào ba cũng ra sân ngắm mấy vồng hoa, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá chờ cây lớn.
Ngày thơ ấu, có lần tôi sà vào lòng má khóc rấm rức sợ cây chết khi nhìn thấy ba ra vườn bấm mấy đọt vạn thọ non, tỉa bỏ hết chồi nhỏ quanh nách lá. Nghe má kể lại, ba nắm tay tôi dẫn ra trước vồng vạn thọ, giải thích làm thế để cây ra bông nhiều và “canh” cho hoa nở đúng dịp Tết. Nhìn cái cách ba chăm bẵm, tôi hiểu ông yêu những chậu hoa mình trồng như thế nào. Ngày cận Tết, dù hoa vạn thọ lai được bày bán nhiều ở các chợ quê, màu sắc phong phú hơn nhưng ba vẫn trung thành với sắc vàng cam truyền thống cao ngang ngực ở nhà.
Tôi thường rời Đà Nẵng về Quảng Nam chiều 28 Tết sau cuộc điện thoại ngắn của ba “Về đi con, hoa trong vườn đã nở”. Ba không phải người trồng hoa giỏi, nhưng mỗi khi Tết về, trước sân nhà tôi bao giờ cũng có một vạt hoa vạn thọ bung nở vàng rực cả sân. Vạn thọ là loài cây dễ trồng, vào tháng 10 âm lịch, ba bắt đầu lấy những hạt giống cất lại từ năm ngoái trồng xuống luống đất trộn phân chuồng và chờ đợi cây nẩy mầm. Cùng thời gian này, ba cắt nhánh thược dược bỏ vào chậu, lựa những củ lay ơn to, khỏe dâm thành hàng chạy dọc lối đi. Suốt thời gian sau đó, sáng nào ba cũng ra sân ngắm mấy vồng hoa, tưới tắm, bắt sâu, tỉa lá chờ cây lớn.
Ngày thơ ấu, có lần tôi sà vào lòng má khóc rấm rức sợ cây chết khi nhìn thấy ba ra vườn bấm mấy đọt vạn thọ non, tỉa bỏ hết chồi nhỏ quanh nách lá. Nghe má kể lại, ba nắm tay tôi dẫn ra trước vồng vạn thọ, giải thích làm thế để cây ra bông nhiều và “canh” cho hoa nở đúng dịp Tết. Nhìn cái cách ba chăm bẵm, tôi hiểu ông yêu những chậu hoa mình trồng như thế nào. Ngày cận Tết, dù hoa vạn thọ lai được bày bán nhiều ở các chợ quê, màu sắc phong phú hơn nhưng ba vẫn trung thành với sắc vàng cam truyền thống cao ngang ngực ở nhà.
2. Giai đoạn từ năm 2000 đến 2006, các nhà vườn ở Đà
Nẵng hầu như không trồng các loài hoa truyền thống mà chuyển sang trồng
ly, cúc, dạ yến thảo, tulip, đồng tiền, mãn đình hồng… Còn nhớ, cái Tết
năm 2013, tới ngày họp chợ Tết cuối cùng, một chị bạn đồng nghiệp cho
biết, hoa vạn thọ ở chợ khan hiếm tới mức, một cây hoa nhỏ có giá 20
ngàn đồng, mấy nhà trồng hoa quanh khu vực chị ở cũng không còn lấy một
cây còi cọc để bán. Thì ra, rất nhiều gia đình vẫn dành cho vạn thọ một
vị trí trang trọng trên gian thờ tổ tiên, bàn thờ ông táo, hoặc chưng
trước hiên nhà.
Hình như còn Tết cổ truyền là còn hoa vạn thọ. Và vạn thọ đã không
phải chịu cảnh hững hờ! Ông Ngô Văn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân phường
Hòa Cường Nam cho biết, ngay từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch các
nhà vườn đã rục rịch chuẩn bị mùa hoa phục vụ Tết Nguyên đán 2015. Ngoài
60.000 chậu cúc, 20.000 chậu ly ly, 60.000 chậu gồm dạ yến thảo, mào
gà, mãn đình hồng, đồng tiền, hải đường thì năm nay các nhà vườn trồng
khoảng 2.500 chậu vạn thọ, thược dược, chiếm từ 5 đến 7% sản lượng. Dù
tỉ lệ chưa cao, nhưng đây là tín hiệu vui cho thị trường hoa Tết truyền
thống.
Khá thoải mái về quỹ đất nên mùa hoa Tết năm nay, bà con HTX Sản xuất
kinh doanh và dịch vụ hoa - cây cảnh Vân Dương tại xã Hòa Liên đã đầu
tư trồng khoảng 20.000 chậu vạn thọ lớn bé, nhiều nhất từ trước đến nay.
Nghe đâu Tết Nguyên đán năm nay sẽ có khoảng 3.000 chậu vạn thọ lùn góp
mặt tại đường hoa Bạch Đằng, khoe vẻ đẹp bình dị mà bền bỉ, trong ngần.
3. Một lần trò chuyện cùng nhạc sĩ Trần Hồng - người
có nhiều nghiên cứu văn hóa, vùng đất xứ Quảng - về những loài hoa Tết,
ông nói rằng, trong sân vườn của mỗi người Quảng Nam, Đà Nẵng trước
đây, người ta có thể không trồng được hoa mai nhưng không bao giờ thiếu 3
loài hoa vạn thọ, thược dược, lay ơn. Họ thường chờ đến dịp Tết để
trồng, để chơi, để thưởng thức như một thú vui tao nhã trong thời gian
chờ đợi Tết. Đó cũng là nguồn hoa để mỗi nhà tự phục vụ việc trang trí,
thờ cúng mà không cần phải mua hoa ngoài thị trường.
Bây giờ phong trào nhà nhà tự trồng hoa đón Tết không còn nhưng thấp
thoáng đâu đó ở những vùng quê, Tết đến người ta vẫn nhìn thấy hoa vạn
thọ nở rộ trên khoảng sân trước nhà, những chậu thược dược mỏng manh cho
những bông hoa to, đẹp nép sát vào nhau, bình hoa lay ơn được cắt ngoài
vườn đặt trang trọng trên bàn khách.
Những câu chuyện với nhạc sĩ Trần Hồng giúp tôi gợi nhớ vạt hoa trước
nhà của ba, nơi con gái nhỏ mỗi Tết về thăm ông bà ngoại đều ra đó đứng
làm dáng cho mẹ chụp hình. Trước đây ở quê tôi, làng trên xóm dưới nhà
nào cũng có hai hàng vạn thọ chạy dọc từ cổng vào đến sân nhà, thấy vạn
thọ ra bông là biết Tết đang chạm ngõ. Có năm gặp tiết trời thuận lợi,
đúng 70 ngày từ khi gieo hạt, vạn thọ ra hoa và nở từ những ngày cuối
năm đến tận giêng hai.
Ba bảo hai chữ vạn thọ tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu nên
Tết đến, trên bàn thờ gia tiên, bao giờ ba cũng đặt trang trọng một bình
hoa vạn thọ cắt từ vườn nhà. Và tôi tin rằng, dù đi đâu, làm gì, mỗi
dịp xuân về, trong lòng người dân xứ Quảng như tôi sẽ rưng rưng nhớ câu
ca một thời “Ai ơi dẫu có đi xa/Nhớ gieo vạn thọ mười ba tháng mười”.
Khoảng sân và mảnh vườn ấy, sẽ luôn là quê hương trong lòng người xa xứ.
TIỂU YẾN
TRUYỀN THUYẾT HOA VẠN THỌ
Ngày xưa có một em bé nghèo, mẹ
mất sớm nên chỉ được sống với cha. Cha là chỗ để em nương tựa, nhưng
cũng là người em phải chăm sóc, vì từ ngày mẹ không còn, cha em thường
bị ốm đau luôn… Lúc mẹ còn sống, em cũng được đi học dăm ba chữ. Sau khi
mẹ mất, em đành học nghề để kiếm tiền nuôi cha. Em rất khéo tay nên đến
học chạm trổ với một ông bác họ rất giỏi về nghề này. Năm đó cha em ốm
khá nặng. ông bác họ đã hết sức giúp đỡ nhưng sau đó đành chịu vì ông
cũng nghèo. ông mách cho em bé biết là ở vùng dưới có một tên nhà giàu
đang cất nhà mới, cần thợ chạm trổ cột kèo. Em liền nhờ ông bác họ chăm
sóc cha hộ rồi xách đồ nghề đi ngay. Em mong sẽ kiếm được một ít tiền về
thuốc thang cho cha. Gặp em, tên nhà giàu cho biết là hắn đã thuê đủ
thợ rồi
Nhưng hắn lại hỏi em:
-Bây giờ tao không cần thợ chạm trổ mà cần một người giúp tao chuyện khác.
-Thưa ông chuyện gì?
-Mày biết ai có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được thì mách cho tao, tao sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo. Tên nhà giàu này tiền của thì nhiều, nhưng lại không có một tí tẹo thông minh nào. Đã thế hắn lại thích tỏ ra ta cũng là người có chút ít chữ nghĩa và tài trí. Vì vậy, hắn thích chơi với những người có tài để học điều này điều nọ rồi đi khoe với bà con họ hàng hoặc với người này người kia. Nghe hắn bảo cần có một người có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được, em bé liền nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn ta, ngẫm nghĩ một giây lâu rồi nói:
-Thưa ông, những việc ấy, ông có thể giao cho con…
-Con ông nào? Con nhà ai?
-Con chứ còn con nhà ai nữa?
-Mày ấy à?
-Dạ!
-Mày có thể cứu cây, cứu vật, cứu người chết rồi sống lại được à?
-Dạ!
-Mày tự làm à?
-Dạ!
-Mày làm không được thì sao?
-Thì con xin ở làm người giúp việc không công cho ông trong ba năm.
-Được!
-Nhưng còn nếu con làm được thì sao?
-Tao sẽ thưởng cho mày một chục quan tiền và một chục ông thóc. Em bé liền chỉ ra một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân tên nhà giàu và nói:
-Xin ông cứ cắt ngọn, nhổ hết rễ cái dây bầu kia, con làm phép, dây bầu sẽ sống lại cho ông xem. Tên nhà giàu đần độn nghe nói liền làm theo ngay.
Em bé cầm cái ngọn bầu, chùm rễ bầu ra về, nói chắc:
-Sáng mai, mời ông cứ dậy sớm ra mà xem! Sáng hôm sau, tên nhà giàu gắng dậy sớm (vì hắn ta vốn quen thói dậy muộn) ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn, cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Khi em bé đến, hắn ta mở mắt ra mà nhìn em rồi khen:
-Hi! Hi! Mày giỏi lắm! Dây bầu sống lại thật rồi!
Mày làm như thế nào, thử nói tao nghe!
-Thưa ông, để con cứu vật, cứu người, nhận thưởng của ông rồi con hãy nói luôn một thể.
-Hi! Hi! ừ! Như vậy cũng được! Em bé lại chỉ con gà trống tơ đang đi trên sân rồi nói:
-Thưa ông, ông cứ cho người nhà bắt con gà trống tơ kia thịt đi, sau đó ông cứ cho con bộ lông của nó con mang về nhà, ngày mai con sẽ mang nó sống lại nộp cho ông! Tên nhà giàu ngu ngốc liền sai người nhà làm y lời em bé bảo. Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho tên nhà giàu xem và nói:
-Con đã làm phép cho nó sống lại rồi. ông xem có phải đúng là con gà nhà ông đã bị giết thịt hôm qua không? Tên nhà giàu đần độn ngu si càng trố mắt ra mà nhìn em bé, hắn nói:
-Hi! Hi! Đúng là nó rồi! Giỏi thật! Mày làm cách nào mà lại cứu sống được nó. Nói ngay cho tao nghe đi.
-Con đã nói từ đầu là xong cả ba việc, cứu cây, cứu vật, cứu người, nhận xong tiền thưởng, thóc thưởng con mới nói kia mà! Tên nhà giàu đành phải nhượng bộ lần nữa. Em bé liền nhìn lên bàn thờ tên nhà giàu nói:
-Bây giờ ông cho con mượn cái bức vẽ ông cụ nhà, để con đem về một ngày, sáng mai con sẽ mang ông cụ sống lại đến cho ông. Tên nhà giàu ngu ngốc lại làm đúng theo lời em bé. Hắn ta vừa bàng hoàng, vừa kinh ngạc hỏi lại:
-Ngày mai, chú sẽ đưa ông cụ tôi sống lại đến đây à?
-Dạ! Tên nhà giàu cứ đứng ngẩn người ra mà nhìn em bé mang cái bức vẽ ra về… Hôm sau em bé cầm bức vẽ trở lại, tên nhà giàu hỏi ngay:
-Ông cụ nhà tôi sống lại chưa?
-Dạ rồi!
-Sao chưa thấy ông cụ đâu cả! Em bé liền chỉ vào cuộn giấy nói:
-Dạ, ở trong này rồi! Nói xong em bé mở cuộn giấy ra. Tên nhà giàu trợn mắt hỏi:
-Thế này mà gọi là sống à?
-Dạ!
-Mày điên à?
-Dạ không! Thưa ông vậy ông bảo cụ này chết à?
-Không chết thì sống đấy? Em bé điềm tĩnh trả lời:
-Dạ, sống thật đấy chứ! Bởi vì người chết thì phải nhắm mắt. Mắt ông cụ vẫn mở to thế này, sao lại bảo là chết! Và người chết thì làm sao cười được. ông cụ cười thế này mà lại bảo là chết rồi sao? Như thế là em bé đã vẽ lại bức tranh, ông cụ trong bức vẽ mới lại hơi mỉm cười. Tên nhà giàu đần độn, ngu ngốc không biết làm sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Lão ta còn khen:
-Hi! Hi! Mày khôn lắm! ông phải chịu là mày giỏi… Nhưng còn cái con gà trống tơ và dây bầu thì mày đã làm như thế nào? ông cứ mang tiền và thóc thưởng ra đây, con nhận xong, con sẽ nói. Tên nhà giàu liền vào lấy tiền và sai người nhà đong thóc thưởng cho em bé. Nhận thưởng xong, bấy giờ em bé mới nói:
-Thưa ông, cái dây bầu kia sống lại là nhờ thế này. Con đã chọn một cái dây bầu giống như cái dây bầu nhà ông, đang đêm mang đến trồng lại, chỉ có thế thôi! Tên nhà giàu nghe nói cứ lặng người đi, vì xấu hổ. Em bé lại nói tiếp:
-Còn con gà trống tơ, thưa ông, nó cũng na ná như vậy. Con đã để ý và biết là trong xóm con có một con gà tía, rất giống con gà mà ông đã cho thịt. Gà rất nhiều con trông giống nhau, ông muốn có con nữa, con sẽ có ngay cho ông. Con bỏ tiền ra mua đem nộp cho ông rồi sẽ có tiền thưởng to hơn gấp nhiều lần mang về. Tên nhà giàu bấy giờ mới thấy hết cái đần độn, ngu ngốc của mình. Lão ta ôm đầu than thở:
-Chỉ có vậy mà mình chẳng đoán ra! Nhưng dù sao thằng bé này vẫn là đứa giỏi. Hi! Hi! Thưởng cho nó cũng phải lắm. Nghĩ đến chuyện rồi mình sẽ bắt chước em bé và sẽ có khối người phục mình, hắn vui vẻ nhìn em bé nhận tiền, nhận thóc ra về. Có lẽ trong việc này, hắn đã tỏ ra bớt phần ngu ngốc. Thấy con mang mười quan tiền và mười ông thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Nghe con kể lại chuyện, ông đang ốm cũng phải cười khẽ mấy tiếng… Người cha vừa khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Mà ngày giỗ mẹ sắp đến rồi. ông liền nói với con:
-Thôi con ạ, cứ nấu bát cơm, kho đĩa cá cúng mẹ là được rồi. Nhưng em bé hiếu thảo nào đâu chịu vậy. Em lại nghĩ đến tên nhà giàu tuy đần độn, ngu ngốc nhưng không đến nỗi keo kiệt kia. Em nghĩ bụng:
-Lần trước ông ta đố mình, bây giờ mình có cái gì đố lại nhỉ! Em định vậy nhưng chưa nghĩ ra được cách nào. Trước mắt em phải lo giỗ mẹ cái đã. ừ thì một bát cơm, một đĩa cá, nhưng cũng có tí hương hoa cho mẹ vui lòng. Em sẽ gắng tìm mua một nén hương. Còn hoa? Đang mùa cây khô, lá vàng, cả xóm chẳng thấy cái hoa nào để xin cả. Không có thì phải làm ra vậy!
Em bé vốn khéo tay lại vô
cùng thông minh ấy liền chọn những lá lúa to đẹp nhất, cắt ra thành
những sợi thật nhỏ rồi bó túm lại, bên dưới thắt thật chặt, còn bên trên
thì cho xòe ra. Em lấy kéo tỉa thật đẹp, thật tròn. Sau đó em lại đi
hái mấy cái lá xanh, buộc thêm vào ở dưới nhìn như cái đài hoa. Em làm
một chùm năm cái, cắm vào ống tre, đặt lên bàn thờ cúng mẹ. Người cha
thấy thế liền hỏi con:Nhưng hắn lại hỏi em:
-Bây giờ tao không cần thợ chạm trổ mà cần một người giúp tao chuyện khác.
-Thưa ông chuyện gì?
-Mày biết ai có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được thì mách cho tao, tao sẽ thưởng tiền và cho một ít thóc gạo. Tên nhà giàu này tiền của thì nhiều, nhưng lại không có một tí tẹo thông minh nào. Đã thế hắn lại thích tỏ ra ta cũng là người có chút ít chữ nghĩa và tài trí. Vì vậy, hắn thích chơi với những người có tài để học điều này điều nọ rồi đi khoe với bà con họ hàng hoặc với người này người kia. Nghe hắn bảo cần có một người có tài, cây chết rồi, vật chết rồi, người chết rồi, vẫn làm sống lại được, em bé liền nhìn ra sân, nhìn lên bàn thờ nhà hắn ta, ngẫm nghĩ một giây lâu rồi nói:
-Thưa ông, những việc ấy, ông có thể giao cho con…
-Con ông nào? Con nhà ai?
-Con chứ còn con nhà ai nữa?
-Mày ấy à?
-Dạ!
-Mày có thể cứu cây, cứu vật, cứu người chết rồi sống lại được à?
-Dạ!
-Mày tự làm à?
-Dạ!
-Mày làm không được thì sao?
-Thì con xin ở làm người giúp việc không công cho ông trong ba năm.
-Được!
-Nhưng còn nếu con làm được thì sao?
-Tao sẽ thưởng cho mày một chục quan tiền và một chục ông thóc. Em bé liền chỉ ra một dây bầu sắp leo lên đến giàn ở ngoài sân tên nhà giàu và nói:
-Xin ông cứ cắt ngọn, nhổ hết rễ cái dây bầu kia, con làm phép, dây bầu sẽ sống lại cho ông xem. Tên nhà giàu đần độn nghe nói liền làm theo ngay.
Em bé cầm cái ngọn bầu, chùm rễ bầu ra về, nói chắc:
-Sáng mai, mời ông cứ dậy sớm ra mà xem! Sáng hôm sau, tên nhà giàu gắng dậy sớm (vì hắn ta vốn quen thói dậy muộn) ra chỗ cái gốc bầu bị ngắt ngọn, cắt rễ thì đã thấy cây bầu sống lại thật. Khi em bé đến, hắn ta mở mắt ra mà nhìn em rồi khen:
-Hi! Hi! Mày giỏi lắm! Dây bầu sống lại thật rồi!
Mày làm như thế nào, thử nói tao nghe!
-Thưa ông, để con cứu vật, cứu người, nhận thưởng của ông rồi con hãy nói luôn một thể.
-Hi! Hi! ừ! Như vậy cũng được! Em bé lại chỉ con gà trống tơ đang đi trên sân rồi nói:
-Thưa ông, ông cứ cho người nhà bắt con gà trống tơ kia thịt đi, sau đó ông cứ cho con bộ lông của nó con mang về nhà, ngày mai con sẽ mang nó sống lại nộp cho ông! Tên nhà giàu ngu ngốc liền sai người nhà làm y lời em bé bảo. Em bé nhận bộ lông gà đủ các màu xanh trắng, tía ra về. Hôm sau em trở lại, mang theo một con gà trống tơ, đưa cho tên nhà giàu xem và nói:
-Con đã làm phép cho nó sống lại rồi. ông xem có phải đúng là con gà nhà ông đã bị giết thịt hôm qua không? Tên nhà giàu đần độn ngu si càng trố mắt ra mà nhìn em bé, hắn nói:
-Hi! Hi! Đúng là nó rồi! Giỏi thật! Mày làm cách nào mà lại cứu sống được nó. Nói ngay cho tao nghe đi.
-Con đã nói từ đầu là xong cả ba việc, cứu cây, cứu vật, cứu người, nhận xong tiền thưởng, thóc thưởng con mới nói kia mà! Tên nhà giàu đành phải nhượng bộ lần nữa. Em bé liền nhìn lên bàn thờ tên nhà giàu nói:
-Bây giờ ông cho con mượn cái bức vẽ ông cụ nhà, để con đem về một ngày, sáng mai con sẽ mang ông cụ sống lại đến cho ông. Tên nhà giàu ngu ngốc lại làm đúng theo lời em bé. Hắn ta vừa bàng hoàng, vừa kinh ngạc hỏi lại:
-Ngày mai, chú sẽ đưa ông cụ tôi sống lại đến đây à?
-Dạ! Tên nhà giàu cứ đứng ngẩn người ra mà nhìn em bé mang cái bức vẽ ra về… Hôm sau em bé cầm bức vẽ trở lại, tên nhà giàu hỏi ngay:
-Ông cụ nhà tôi sống lại chưa?
-Dạ rồi!
-Sao chưa thấy ông cụ đâu cả! Em bé liền chỉ vào cuộn giấy nói:
-Dạ, ở trong này rồi! Nói xong em bé mở cuộn giấy ra. Tên nhà giàu trợn mắt hỏi:
-Thế này mà gọi là sống à?
-Dạ!
-Mày điên à?
-Dạ không! Thưa ông vậy ông bảo cụ này chết à?
-Không chết thì sống đấy? Em bé điềm tĩnh trả lời:
-Dạ, sống thật đấy chứ! Bởi vì người chết thì phải nhắm mắt. Mắt ông cụ vẫn mở to thế này, sao lại bảo là chết! Và người chết thì làm sao cười được. ông cụ cười thế này mà lại bảo là chết rồi sao? Như thế là em bé đã vẽ lại bức tranh, ông cụ trong bức vẽ mới lại hơi mỉm cười. Tên nhà giàu đần độn, ngu ngốc không biết làm sao đành phải chịu thua cuộc em bé. Lão ta còn khen:
-Hi! Hi! Mày khôn lắm! ông phải chịu là mày giỏi… Nhưng còn cái con gà trống tơ và dây bầu thì mày đã làm như thế nào? ông cứ mang tiền và thóc thưởng ra đây, con nhận xong, con sẽ nói. Tên nhà giàu liền vào lấy tiền và sai người nhà đong thóc thưởng cho em bé. Nhận thưởng xong, bấy giờ em bé mới nói:
-Thưa ông, cái dây bầu kia sống lại là nhờ thế này. Con đã chọn một cái dây bầu giống như cái dây bầu nhà ông, đang đêm mang đến trồng lại, chỉ có thế thôi! Tên nhà giàu nghe nói cứ lặng người đi, vì xấu hổ. Em bé lại nói tiếp:
-Còn con gà trống tơ, thưa ông, nó cũng na ná như vậy. Con đã để ý và biết là trong xóm con có một con gà tía, rất giống con gà mà ông đã cho thịt. Gà rất nhiều con trông giống nhau, ông muốn có con nữa, con sẽ có ngay cho ông. Con bỏ tiền ra mua đem nộp cho ông rồi sẽ có tiền thưởng to hơn gấp nhiều lần mang về. Tên nhà giàu bấy giờ mới thấy hết cái đần độn, ngu ngốc của mình. Lão ta ôm đầu than thở:
-Chỉ có vậy mà mình chẳng đoán ra! Nhưng dù sao thằng bé này vẫn là đứa giỏi. Hi! Hi! Thưởng cho nó cũng phải lắm. Nghĩ đến chuyện rồi mình sẽ bắt chước em bé và sẽ có khối người phục mình, hắn vui vẻ nhìn em bé nhận tiền, nhận thóc ra về. Có lẽ trong việc này, hắn đã tỏ ra bớt phần ngu ngốc. Thấy con mang mười quan tiền và mười ông thóc về, người cha mừng rỡ lạ lùng. Nghe con kể lại chuyện, ông đang ốm cũng phải cười khẽ mấy tiếng… Người cha vừa khỏi bệnh thì tiền kia thóc kia cũng không còn nữa. Mà ngày giỗ mẹ sắp đến rồi. ông liền nói với con:
-Thôi con ạ, cứ nấu bát cơm, kho đĩa cá cúng mẹ là được rồi. Nhưng em bé hiếu thảo nào đâu chịu vậy. Em lại nghĩ đến tên nhà giàu tuy đần độn, ngu ngốc nhưng không đến nỗi keo kiệt kia. Em nghĩ bụng:
-Lần trước ông ta đố mình, bây giờ mình có cái gì đố lại nhỉ! Em định vậy nhưng chưa nghĩ ra được cách nào. Trước mắt em phải lo giỗ mẹ cái đã. ừ thì một bát cơm, một đĩa cá, nhưng cũng có tí hương hoa cho mẹ vui lòng. Em sẽ gắng tìm mua một nén hương. Còn hoa? Đang mùa cây khô, lá vàng, cả xóm chẳng thấy cái hoa nào để xin cả. Không có thì phải làm ra vậy!
-Con có thứ hoa gì mà lạ vậy? Em bé mỉm cười, ngẫm nghĩ một lát rồi đáp:
-Hoa trăm tuổi đó mà cha! Hoa để cúng mẹ rồi mẹ sẽ phù hộ cho cha sống thật lâu với con đó!
-Mới nhìn, cha cứ tưởng là hoa thật. Lời nói của người cha bỗng làm cho em bé này Sinh ra một ý mới. Vậy là sau khi cúng mẹ, em liền đem một bông hoa kia đến tên nhà giàu và nói:
-Tôi có bông hoa lạ mang đến để biếu ông và cám ơn ông đã thưởng cho tôi tiền, thóc dạo nào. Tên nhà giàu vui vẻ nhận hoa rồi hỏi lại:
-Hoa này là hoa thật hay hoa giả?
-Muốn thật thì nó thật mà muốn giả thì nó giả.
-Vì sao lại thật? Vì sao lại giả?
-Thật vì nó có thật mà giả vì nó không phải từ cây mà từ tay người làm ra. Em bé trả lời xong tiếp luôn:
-Lần trước ông ra bài cho con làm. Lần này con xin phép được đố ông một câu vì con nghe nói ông giỏi về chuyện giải các câu đố lắm. Tên nhà giàu nghe nói, gan ruột cứ nở nang cả ra.
-Ừ, đố đi!
-Con đố ông hoa này có bao nhiêu cánh. ông mà đoán trúng, con sẽ đến ở giúp việc không công cho ông ba tháng.
-Còn nếu không đoán đúng?
-Điều đó xin tùy ông! Con chỉ xin nói là hiện nay con đang cần vải để may cho cha con một bộ quần áo mới. Tết sắp đến rồi.
-Được, tao mà đoán sai, tao sẽ cho mày mấy thước vải về may áo cho cha mày.
-Dạ, vậy thì ông đoán đi! Tên nhà giàu nhìn vào bông hoa một lúc rồi nói:
-Tao đếm có được không?
-Đếm thì không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ đếm. Tên nhà giàu thử đếm mà không tài nào đếm được vì cánh hoa nhiều quá, cứ xúm xít xen lẫn vào. Không làm sao biết rõ cánh hoa nào đã đếm, cánh hoa nào chưa đếm.
-Tao mở ra đếm có được không?
-Mở ra thì càng không phải là đoán nữa rồi. Nhưng xin ông cứ mở. Tên nhà giàu liền mở bông hoa ra, bắt đầu đếm. ông ta đếm khá vất vả. Vì những cánh hoa bé và nhiều quá. Có lúc vừa đếm xong được một khóm gió bỗng thổi tung làm lẫn những cánh hoa chưa đếm vào. Có lúc chính ông ta quên mất là mình đã đếm đến chục thứ mấy, tám mươi hay chín mươi… Nhưng ông ta vẫn quyết đếm cho kỳ được. ông đếm mãi, gần hết cả buổi sáng mới gọi là xong. ông ta hớn hở trả lời luôn:
-Bông hoa này có vừa đúng một nghìn cánh! Em bé liền hỏi lại:
-Ông bảo là một nghìn cánh?
-Hi! Hi! Chứ sao nữa! Mày đã chịu thua tao chưa nào?
-Vậy thì ông sai, sai to rồi!
-Sao lại sai! Mày đếm đi!
-Thưa ông tôi đã đếm rồi! Phải nói là ông đã đếm đúng nhưng mà vẫn sai.
-Hi! Hi! Thằng này nói lạ: đúng mà lại sai! Như vậy là thế nào?
-Dạ vì ông đã quên rằng: Hoa nào thì cũng có cánh và có nhụy, ông đã đếm cả cánh và nhụy gộp vào với nhau rồi.
-Cái nào là cánh, cái nào là nhụy?
-Thưa ông, những cái ngắn hơn nhỏ hơn một chút là nhụy. Đây con sẽ chỉ cho ông xem. Em bé liền nhặt ra những sợi rơm nhỏ hơn và ngắn hơn một tí rồi bảo:
-ông xem đấy là nhụy đâu phải là cánh!
-Nhụy thì nó nằm ở giữa, sao nhụy này lại lẫn lung tung?
-Dạ, vì bông hoa này gồm nhiều hoa nhỏ ghép lại, mỗi hoa có bốn cánh và một nhụy ở giữa.
-Vậy theo mày có bao nhiêu cánh, bao nhiêu nhụy?
-Tám trăm cái cánh, hai trăm cái nhụy! Một lần nữa, tên nhà giàu lại phải chịu thua em bé.
-Hi! Hi! Thằng này nói phải! Hoa thì phải có nhụy chứ! Tao quên, tao quên! Được, tao sẽ thưởng cho mày!
Nhưng mày phải buộc lại cái bông hoa này để nó cho tao! Tao sẽ đem đi đố người khác xem họ có bị quên như tao không? Tao được cuộc, tao sẽ còn được to gấp mấy mày! Em bé nhận được mấy thước vải về may áo Tết cho cha. Em kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha nghe. Lần này không còn bị ốm như lần trước, người cha đã bật lên cười thành tiếng. Ăn Tết xong, người bác họ đi làm ở xa về bảo cho hai cha con biết là vua đang dựng một ngôi đền lớn và cần có nhiều thợ chạm trổ thật khéo tay. Ông rủ hai bố con em bé cùng đi với mình, hứa sẽ đưa em vào một nhóm người chuyên chạm trổ ở chân cột đền. Hai bố con cùng về kinh. Sau này, nhờ khéo tay, lại thông minh sáng tạo, em bé trở thành người thợ chạm trổ giỏi nhất nước. Một lần người thợ tài giỏi ấy được gặp cháu thần cây là thần Tiêu Lá. Nghe người thợ tài giỏi nhất nước kể lại câu chuyện ngày nhỏ, thần Tiêu Lá liền hỏi thật kỹ, sau đó thần tạo nên một giống hoa để người đời nhớ mãi tấm lòng của chú bé hiếu thảo rất đỗi thông minh kia. Hoa có hình dáng rất giống cái bông hoa kết bằng rơm của em bé ngày xưa. Hoa cũng có màu vàng như rơm, đẹp tươi hơn rơm, mà cũng nở vào dịp Tết. Hoa nở nhiều bông, lâu tàn, có hương thơm đặc biệt như là hương thơm của lòng hiếu thảo. Lá cũng thơm, đẹp như được một người rất khéo tay cắt tỉa chạm trổ. Hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa Vạn Thọ. Tên có hai chữ nhưng đó là cả một lời chúc cho ông bà, cha mẹ và tất cả mọi người ôi ôi cũng được sống lâu trăm tuổi với những người thân của mình.
ST