Tấm lòng vàng,
Thương thay một tấm lòng vàng,
Cứu người mắc nạn thân mang luỵ phiền.
Trời ban cho kiếp tiên thiên,
Cá vàng lóng lánh độ duyên cứu người !
Cá vàng ơi, cá vàng ơi,
Giữa đêm trăng sáng buông lơi ánh vàng..
Đưa người về lại hồ trăng,
Nhẹ nhàng lòng chẳng băn khoăn tiếc gì.
NM
“Cá chép vàng”
Trăng lên, mặt hồ Thanh Thảo như một tấm gương sáng lóng lánh. Bất
ngờ, một con cá lao lên khỏi mặt nước vẽ một vòng sáng bạc rồi rơi xuống
làm tan đi mặt gương phẳng lặng để lại những vòng sóng dập dờn.
Dưới gốc cây liễu già bên hồ, hai ông cháu ngồi im lặng. Ông lấy ống
điếu hút thuốc, đóm lửa sáng rồi tắt chập chờn trên khuôn mặt phúc hậu
của ông.
- Ông ơi, kéo lưới lên đi.
- Ừ, kéo.
Ông lão đứng dậy tháo sợi dây đang buộc vào chiếc cọc gỗ, kéo lưới
lên. Lưới khá nặng, ông kéo chậm rãi, tấm lưới từ từ cất lên, đột nhiên
có tiếng quẫy mạnh trong nước.
- Ông ơi, con cá to lắm!
Ông lão kéo lưới lên khỏi mặt nước, dưới ánh trăng một con cá chép
vàng sáng lên lóng lánh. Ông lão kéo lưới vào bờ. Cậu bé nhanh như con
chim sẻ bắt con cá cho vào chiếc thùng đã chứa sẵn nước. Con cá bơi lượn
mấy vòng rồi nằm im. Ông lão lại quăng lưới xuống hồ rồi quay lại với
chiếc thùng đựng cá.
- Ông ơi, con cá này phải đến ba, bốn cân ông nhỉ?
- Có thể.
- Cá gì vậy ông ?
Ông lão đánh diêm soi vào thùng nước. Đó là một con cá chép mầu vàng, vây và đuôi rực lên như một chiếc lá phong đẫm sương.
- Cá chép vàng đấy – Ông lão nói.
- Cá này ngon lắm phải không ông? – Cậu bé hỏi.
Ông lão chỉ “ hừ “ một tiếng.
- Ông ơi, ông không thích à? Bắt được con cá to như vậy mà…
- Chuyện này… lạ thật đấy! Con cá đó không thể có thực được.
- Ông nói sao ạ?
- Cháu ơi, con cá này thật tốt bụng. Lưới kéo lên khỏi mặt nước, nó
chỉ cần quẫy một cái là lưới sẽ rách toác ra ngay ấy mà. Tấm lưới này
của chúng ta chỉ bắt được cá nhỏ thôi cháu ạ.
- Chắc nó đang ngủ, ông nhỉ?
Ông lão im lặng, đóm lửa trong ống điếu lập lòe. Xung quanh đột nhiên
vô cùng yên tĩnh, mặt hồ dâng lên một màn sương mỏng, mấy chiếc lá sen
đong đưa trên mặt nước. Từ những cụm thủy thảo ven hồ, tiếng côn trùng
cất lên rả rích.
- Ông ơi, ông nghĩ gì thế hả ông? Bắt được con cá này hình như ông không vui phải không ạ?
- Ông chẳng nghĩ gì cả. Ta lại kéo lưới lần nữa đi cháu.
Lần này lưới không. Và, cả hai lần tiếp theo cũng vậy.
- Ông ơi, ông kể chuyện cho cháu nghe đi.
- Được. Ông kể cháu nghe chuyện cá chép vàng nhé?
- Lại chuyện cá chép hóa thành cô gái đẹp chứ gì? Ông kể bao nhiêu lần rồi… – Đứa cháu không vui, làu bàu.
- Không phải cá chép biến thành người mà là người biến thành cá chép vàng cháu ạ.
- Thật vậy sao ông?
- Thật!
Ông lão choàng vai đứa cháu, ôm nó vào lòng:
- Nhiều năm trước đây…
- Bao nhiêu năm hả ông?
- Đừng ngắt lời ông. Nhiều năm trước đây bên hồ Thanh Thảo này xuất
hiện một cô gái tên là Kim Chi. Cô gái rất thanh tú, đẹp đẽ, mắt hai mí,
sống mũi cao thẳng, miệng nhỏ lại có hai bím tóc dày, đen mượt, ai nhìn
thấy cũng mê. Năm đó, từ thành phố, một nhà văn nữ hạ phóng về đây. Cô
ấy là người viết tác phẩm Hồ Thanh Thảo nổi tiếng, cha cháu đọc
rồi đấy. Nhà văn đó ở nhờ nhà cô Kim Chi. Về sau, cách mạng văn hóa nổi
lên, nhà văn nữ bị đấu tố liên miên, có lần còn bị đánh nữa… Một đêm,
nhà văn bị đánh dữ quá đến ngất đi, người ta phải khiêng cô về nhà Kim
Chi. Kim Chi xót xa ứa nước mắt lau các vết máu trên người cô. Thầy
thuốc ở đó không ai dám đến chữa cho nhà văn. Kim Chi chợt nhớ ra mình
có ông dượng chồng bà dì ruột ở bên kia hồ, trước đây đã từng phiêu bạt
khắp nơi, còn giữ được phương thuốc võ bí truyền. Cứu người như cứu hỏa,
Kim Chi nhờ người đàn bà hàng xóm trông nom nhà văn, còn mình thì đi
tìm thuốc. Hồ Thanh Thảo một chiều năm dặm, chiều kia những sáu lăm dặm.
Ngày xưa, một lần Chức Nữ trên trời đánh rơi con thoi dệt vải xuống
trần gian khiến mặt đất trũng xuống thành hồ, đó là hồ Thanh Thảo ngày
nay. Nhà dì Kim Chi ở thôn Vương bên kia hồ, đi thuyền chỉ tàn vài mồi
thuốc là tới, còn đi bộ phải mất hai ngày. Hồi ấy thuyền bị cất giấu kỹ
vì sợ kẻ thù giai cấp phá hoại. Kim Chi đến bên hồ cởi quần áo gói lại,
buộc vào người rồi bơi qua hồ.
Đêm đó trăng cũng sáng như đêm nay. Cô Kim Chi cũng từ chỗ gốc cây
liễu này mà xuống hồ đấy. Kim Chi vốn thạo sông nước, bơi thoải mái trên
hồ như con cá bạch tuyết. Cô bơi đi, tiếng nước vỗ ì oạp, ánh trăng lấp
lánh trên tấm thân nõn nà mềm mại của cô. Vào khoảng nửa đêm Kim Chi
sang đến bờ bên kia, cô thay áo xống rồi gõ cửa nhà dì. Vợ chồng người
dì rất thương cháu, trao cho Kim Chi liều thuốc quý. Người dì thấy không
yên tâm, nói:
- Kim Chi ơi, đêm hôm khuya khoắt thế này, một mình cháu bơi qua hồ,
nhỡ gặp chuyện gì thì sao? Đừng đi nữa cháu, đợi đến sáng mai dượng sẽ
đưa cháu đi. Kim Chi bảo:
- Dì ơi, cháu quá quen sông nước rồi mà, không sao đâu ạ.
“Cô Kim Chi lại xuống hồ. Do đã khá mệt, khi ra đến giữa hồ, toàn
thân Kim Chi như có đá đeo nặng trịch… Sau đó trên trời xuất hiện một
áng mây trắng che khuất mặt trăng, trên hồ lắc rắc những hạt mưa… Một
lát sau mặt trăng lại hiện ra, nhợt nhạt lạnh lẽo, còn mặt hồ thì phẳng
lặng như chưa có chuyện gì xảy ra.
- Thế cô Kim Chi thì sao hả ông? – Đứa cháu hấp tấp hỏi.
Dưới ánh trăng hai bên khóe mắt ông lão ướt đầm.
- Ông ơi, sao ông lại khóc?
- Ôi, thằng cháu ngốc nghếch của ông, râu tóc ông bạc trắng thế này,
sao ông còn khóc được nữa chứ? Chuyện ông kể đã hết đâu nào. Đêm hôm
sau, nhà văn nữ kia nhờ chị hàng xóm dìu đến bên hồ. Mặt hồ yên tĩnh lạ
thường, tiếng những giọt sương trên cỏ rơi tí tách nghe rất rõ. Nhà văn
nữ thầm thì: “Cô gái tốt bụng ơi, em thích xem Hồ Thanh Thảo, chị mang đến cho em đây…” Nói đoạn nhà văn lấy ra chiếc túi đựng tro giấy nhẹ nhàng rải tro xuống mặt hồ…
Nước trong hồ đột nhiên nổi sóng, mặt hồ nứt toác ra, một luồng sáng
lóe lên, hiển hiện trên mặt nước một con cá chép vây và đuôi vàng rực
như ngọn lửa. Con cá chép vàng bơi vào bờ, nâng trên đầu bọc quần áo,
vẫy đuôi ba lần rồi thong thả bơi ra giữa hồ. Luồng ánh sáng lịm dần và
tắt hẳn. Mặt hồ lại bàng bạc ánh trăng. Nhà văn nữ nhận lấy bọc quần áo,
trong đó là bình thuốc Vân Nam Bạch dược…
- Ông kể hết rồi chứ ạ?
- Ừ, hết rồi.
- Cô Kim Chi biến thành cá chép vàng hả ông?
- Có lẽ thế.
Một con cò lẻ loi bay vút lên từ đám cỏ ven hồ, đảo mấy vòng rồi đậu
xuống đám lau sậy cạnh đó. Lũ ếch con nhảy lõm bõm xuống nước như thể ai
đó ném những viên đá nhỏ xuống hồ.
Chợt có tiếng nước róc rách từ trong thùng đựng cá, mặt hồ gợn lên những làn sóng lăn tăn.
- Ơ, cháu làm gì thế?
- Cháu tiễn cô Kim Chi về nhà ông ạ!
- Ôi, cái thằng bé này…
Nhà văn Mạc Ngôn
Trà Ly dịch từ tiếng Trung
Tương ngộ
Thân người, kiếp cá khác chi đâu ?
Tất cả đều mang nỗi khổ đau...!
Dẫu cho vinh nhục không hèn mọn,
Giữ trọn tấm lòng tương kính nhau...
Mong ngày mưa lớn tràn bờ giếng,
Rền khúc sông này nương sóng ra.
Ấy thế mới qua thời vị ngộ,
Ta lại là ta, nạn kiếp xa !
Nhục thay số phận tù đày,
Dẫu trong hay đục vẫn hoài tủi thân...
Mong ngày mưa lớn tràn bờ giếng,
Rền khúc sông này nương sóng ra.
Ấy thế mới qua thời vị ngộ,
Ta lại là ta, nạn kiếp xa !
Nhục thay số phận tù đày,
Dẫu trong hay đục vẫn hoài tủi thân...
NM
Con cá mắc cạn
Ngày xưa có một người lính thú:
Ngang lưng thì thắt bao vàng, Đầu đội nón dấu vai mang súng dài. Một tay thì cấp hỏa mai, Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền. Thùng thùng trống đánh ngũ liên, Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa Đi ngược dòng sông vài ngày rồi lên bộ lẽo đẽo vượt suối, rồi lại xuống thuyền ngược dòng sông, rồi lại lên bộ, cứ như thế ròng rã một tháng trường mới tới nơi đồn trú. Đó là miền biên giới có thác chảy ào ào suốt ngày đêm, có núi chập chùng cao ngất chắn mất đường về. Dọc theo ngọn nguồn con sông chảy xiết là những khu rừng già âm u nhiều rắn độc, nhiều thú dữ. Đau đớn thay cho người lính thú. Anh phải ở đây ba năm, ba năm dài những lo âu, thương nhớ. Bất trắc có thể xảy đến hàng ngày khiến anh bỏ thây nơi rừng núi hùng vĩ nhưng hiểm độc này. Anh mà ngã xuống chỉ một chiếc lá nhỏ cũng đủ phủ thây anh vì thân anh sẽ rữa nát trước chiếc lá để rồi mất tích vào đám bùn đen ẩm thấp dưới rừng. Đêm đến anh ngủ, những hình ảnh khủng khiếp đó ùa đến cùng tiếng thác nước để uy hiếp linh hồn anh. Ba năm... ba năm dài... Ba năm trấn thủ lưu đồn, Ngày thì canh điếm, tối dồn việc qua! Chém tre đẵn gỗ trên ngàn. Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai. Miệng ăn măng trúc măng mai, Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng? Nước trong xanh con cá vẫy vùng... Phải, một hôm kia anh vào rừng chém tre đẵn gỗ, anh lạc đến khoảng tròn rộng và sâu những đá là đá, lớn có từng tảng, nhỏ thành từng hòn, nhỏ nữa là cát sỏi. Nước ở đây thật là trong và có một con cá. Thoáng thấy anh, con cá vùng quẫy như muốn tìm nơi ẩn trốn. Người lính thú nào có biết điều đó, anh ao ước được tự do như con cá kia và buột lời ngâm: "Nước trong xanh con cá vẫy vùng..." Kỳ lạ thay, con cá đó biết nói. Nó hỏi anh: - Anh cho là tôi sung sướng lắm sao? Người lính thú đáp: - Sung sướng lắm chứ! Cảnh thì tĩnh, nước thì trong, một mình anh thảnh thơi, vùng vẫy. Con cá làm như cất tiếng cười mai mỉa rồi giải thích: - Đây trước là con suối. Một hôm mưa nguồn lớn, đá trên núi xô lăn xuống ngổn ngang, con suối đổi dòng, để lại một khúc chết ở đây. Thoạt tiên nước đục, tôi còn khuây khỏa đôi chút vì mình có thể bơi lội tung tăng mà vẫn no mồi, chẳng phải để ý đến ai, và cũng chẳng ai biết có mình mà để ý. Tai hại thay nước lắng dần... Qua đi một tuần trăng, nước trong suốt như gương, tôi thấy mình trơ trẽn quá. Anh ơi, rủi bị tù trong một vũng nước đã là một điều đáng buồn, lại bị tù lộ liễu trong một vũng nước trong suốt như gương này thật là vừa buồn vừa nhục. - Nước trong vắt không có mồi, anh có đói không? - Tôi có thể ăn rêu bám ở những hòn đá quanh đây. Người lính thú lấy cơm nắm giơ lên và nói: - Tôi bửa cơm ra rồi ném xuống một ít cho anh nhé. Giọng cá bình thản một cách buồn rầu: - Cám ơn anh. Giá nước đục anh làm như vậy thì hay, nhưng nước trong như thế này anh ném xuống để thấy tôi bơi lên đớp lấy, chao ôi còn cảnh nào tủi hổ cho bằng! Người lính thú ngẫm nghĩ, sực nhớ điều gì, anh nói: - Thế tôi mang anh sang dòng sông gần đây vậy nhé! Cá đáp: - Cám ơn anh, nhưng cảnh tôi phải lên nằm trên lòng bàn tay anh để rồi anh mang ra sông thả xuống còn đáng sỉ nhục gấp ngàn gấp vạn lần cảnh bị tù thế này. Tôi tuy bị tù ở đây nhưng vẫn nghe thao thức tiếng sông qua mạch đất. Sẽ có ngày mưa nguồn làm tràn bờ giếng này, làm rềnh khúc sông kia, lúc đó tôi sẽ nương theo triền nước mà tìm ra sông. Như thế mới đẹp! Như thế mới đẹp! Có tiếng mõ thu quân. Người lính thú chào cá, bịn rịn ra về. Từ đấy mỗi khi chém tre, đẵn gỗ, hoặc đi kiếm măng trúc, măng mai qua đấy anh cũng giữ ý chẳng muốn đến bên bờ suối chết để khỏi gây xao động cho con cá bị tù. Thảng hoặc gặp cơn mưa nguồn khá lớn, anh chạy vội tới đó ném vội xuống khối nước đục ngầu một ít cơm rời, rồi ra về trong lòng không vui, vì anh vẫn thắc mắc chẳng hiểu cá có còn ở dưới đó để nhận những hột cơm của người tri kỷ, hay đã trườn mình tìm ra sông rồi. Doãn Quốc Sỹ |
Trở Về Dòng Sông Tuổi Thơ
Thả cá về với biển,
Như giữ lại ước mơ...
Lòng ngập tràn sóng vỗ,
Tô hồng thêm tuổi thơ !
NM
Con cá mao tiên xinh đẹp
Chuyện
xảy ra ở làng ven biển. Đó là một xóm nhỏ khá xinh đẹp, dựa vào vách
núi, ôm trọn trong lòng mình một eo biển xanh và nhiều phiến đá. Như bao
xóm làng ven biển khác, những người dân ở đây đều sinh sống bằng nghề
chài lưới. Biển nuôi họ từ đời này sang đời khác lúc đói, lúc lo. Nhưng
dường như khi sinh ra và lớn lên với những con sóng biển có khi im lặng,
có khi gào thét thì chẳng một ai lìa xa biển được. Bởi vì như thế đó
nên ông nội tôi dù mái tóc đã bạc, ông không còn có thể theo những con
thuyền ra biển khơi thả lưới, ông vẫn yêu xóm chài nghèo này. Ông nói
với tôi: “Sao không yêu nơi này được hả cháu? Bởi cách đây vài chục năm
về trước, ông chỉ là một chàng thanh niên đến đây lập nghiệp. Biển đã
nuôi tất cả chúng ta khôn lớn. Giờ đây, hàng ngày ông vẫn đi dạo quanh
thềm cát quanh biển, sóng vỗ từ xa đẩy vào bờ những đám rêu. Rêu đã ngả
màu tím thẩm, màu huyết dụ và cả màu vàng cứ nằm im đợi đôi chân trần
của người lên.
Tôi được sinh ra và lớn lên trong lời ru của sóng biển, những bữa ăn
của tôi cũng có được từ biển. Chính vì thế mà tôi hiểu được tại sao ông
nội tôi yêu làng chài nhỏ bé này đến thế. Nhưng thời của ông nội và thời
tôi là hai thời khác xa. Khi ông nội lớn lên thì hòn đảo gần như sống
hoàn toàn biệt lập thế giới tít xa đầy những ánh đèn và đầy những cửa
hàng đồ chơi trẻ con có thể vì thế mà ông nội của tôi không hề nao nức
có một chuyến đi xa, rời khỏi nơi này. Còn tôi, thằng bé Tin mười lăm
tuổi luôn luôn muốn có một lần rời xa ngôi làng. Thậm chí tôi mơ mình sẽ
cưỡi một chiếc xa đạp, chạy bon bon trên những con đường nhựa. Tất
nhiên là những con đường nhựa và chiếc xe đạp không có ở đây, tôi chỉ
được nhìn thấy chúng trên tivi, đó là chiếc tivi tập thể để ở giữa ngôi
nhà chung của làng, mỗi đêm máy nổ được mở để dân làng tụ họp đến xem.
Tôi nghe thấy đó là chiếc tivi do tỉnh tặng nhân dịp phát động làng văn
hóa.
Vâng, tuổi thơ của tôi lớn lên trong làng chài lộng gió này như những đứa trẻ con khác. Buổi sáng thức dậy quá quen với bóng mặt trời, đỏ au tan cùng biển xanh. San hô trăm năm bị vỡ trong lòng biển cả trôi vào bờ, lẫn lộn trong đó những vỏ sò xinh đẹp. Với một đứa bé lớn lên và sống ở làng chài thì những người khách đến làng từ những con tàu thì đó là những vỏ ốc xinh đẹp và hoàn toàn có giá trị. Khi không đi học, khi chẳng phải phụ những công việc ở gia đình như phơi cá, lựa cá hoặc học nghề vá những chỗ hổng của con thuyền bằng nhựa thông, tôi được tự do. Nhóm trẻ chúng tôi gồm thằng Hà, thằng Me, thằng Sóng, tụ tập nhau ở bãi biển, đợi sóng tràn về đem theo những chiếc vỏ ốc. Chúng tôi lượm những chiếc vỏ ốc đó, hy vọng đổi được một chiếc xe đạp để cùng chở nhau chạy rong trên những con đường đất của ngôi làng.
Nhưng những vỏ ốc đấy chẳng thể nào đổi lấy một chiếc xe đạp. Đám khách du lịch đôi khi trả tiền, đôi khi lại đổi cho chúng tôi bánh kẹo hoặc những tập truyện tranh. Những đồng tiền đổi từ vỏ ốc cũng chẳng còn, kẹo bánh chẳng đủ thiếu gì và truyện tranh cố truyền tay nhau đọc đến độ chúng trở nên cũ mèm. Còn những con sóng biển lười biếng lại không biết lũ trẻ chúng tôi cần những chiếc vỏ ốc từ lòng đại dương mênh mông kia. Chúng chỉ kéo lên bờ toàn là những đồ rêu trôi dạt từ phương trời xa lạ.
Cho đến một ngày nọ, có một con tàu lạ từ trước đến nay chưa hề ghé vào bãi đậu của làng xuất hiện. Đám khách đàn ông và đàn bà ấy ăn mặc lịch sự, họ chọn một bãi đất trống, giăng lều như hứa hẹn ở lại đây dài ngày. Mùa này biển êm, không khí mát mẻ và phong cảnh kỳ thú sẽ tạo cho những người khách nhà giàu ấy những ngày nghỉ ở biển vui vẻ.
Bốn đứa chúng tôi: Tôi, Hà, Me và Sóng đem số ốc biển nhặt được tới khu trại, hy vọng sẽ kiếm được một ít tiền. Quả thật hôm đó chúng tôi đã bán được giá hơn chúng tôi tưởng. Thằng Hà hí hửng nói với tôi:
- Biển ơi, ở dưới đáy biển có nhiều vỏ ốc đẹp lắm hay là bốn đứa bọn mình tổ chức lặn bắt chúng vào ngày mai đi?
Thằng Me phụ họa:
- Ờ, để mua một chiếc xe đạp.
Dĩ nhiên là thằng Sóng cũng hưởng ứng. Chuyện to nhỏ của bốn đứa vô tình lọt vào tai người đàn ông vừa mua hết số vỏ ốc của chúng tôi. Ông ta to con, có hàm râu quai nón thật đẹp. Ông tới chỗ bốn đứa đang ngồi bên máng nước trò chuyện, hỏi:
- Tôi có thể giúp được các em điều gì không?
Tôi lên tiếng
- Mấy cháu đang định bàn bán vỏ ốc để dành tiền mua một chiếc xe.
Quả thật người ở thành phố chẳng bao giờ hình dung nổi cả làng chài này không hề có chiếc xe đạp nào. Ông khách cũng không hình dung nổi rằng lũ trẻ vùng biển của chúng tôi chỉ mơ ước được leo lên một chiếc xe đạp để đi vòng quanh làng. Nghe chuyện của chúng tôi, người đàn ông cười to:
- Chú là Định, người ta gọi là Định râu quai nón. Đoàn của chú sẽ ở đây mười lăm ngày. Trong mười lăm ngày đó chú sẽ giúp cho chúng cháu có một chiếc xe đạp. Đi theo chú đi…
Chỉ chiếc xe đạp sơn màu đỏ tươi đang dựng ở một góc con tàu đang neo bến, ông Định nói:
- Chiếc xe đạp này là quà chú mua định đem về tặng con gái chú sau chuyến thăm các đảo. Các cháu muốn đi thử không?
Vâng, tuổi thơ của tôi lớn lên trong làng chài lộng gió này như những đứa trẻ con khác. Buổi sáng thức dậy quá quen với bóng mặt trời, đỏ au tan cùng biển xanh. San hô trăm năm bị vỡ trong lòng biển cả trôi vào bờ, lẫn lộn trong đó những vỏ sò xinh đẹp. Với một đứa bé lớn lên và sống ở làng chài thì những người khách đến làng từ những con tàu thì đó là những vỏ ốc xinh đẹp và hoàn toàn có giá trị. Khi không đi học, khi chẳng phải phụ những công việc ở gia đình như phơi cá, lựa cá hoặc học nghề vá những chỗ hổng của con thuyền bằng nhựa thông, tôi được tự do. Nhóm trẻ chúng tôi gồm thằng Hà, thằng Me, thằng Sóng, tụ tập nhau ở bãi biển, đợi sóng tràn về đem theo những chiếc vỏ ốc. Chúng tôi lượm những chiếc vỏ ốc đó, hy vọng đổi được một chiếc xe đạp để cùng chở nhau chạy rong trên những con đường đất của ngôi làng.
Nhưng những vỏ ốc đấy chẳng thể nào đổi lấy một chiếc xe đạp. Đám khách du lịch đôi khi trả tiền, đôi khi lại đổi cho chúng tôi bánh kẹo hoặc những tập truyện tranh. Những đồng tiền đổi từ vỏ ốc cũng chẳng còn, kẹo bánh chẳng đủ thiếu gì và truyện tranh cố truyền tay nhau đọc đến độ chúng trở nên cũ mèm. Còn những con sóng biển lười biếng lại không biết lũ trẻ chúng tôi cần những chiếc vỏ ốc từ lòng đại dương mênh mông kia. Chúng chỉ kéo lên bờ toàn là những đồ rêu trôi dạt từ phương trời xa lạ.
Cho đến một ngày nọ, có một con tàu lạ từ trước đến nay chưa hề ghé vào bãi đậu của làng xuất hiện. Đám khách đàn ông và đàn bà ấy ăn mặc lịch sự, họ chọn một bãi đất trống, giăng lều như hứa hẹn ở lại đây dài ngày. Mùa này biển êm, không khí mát mẻ và phong cảnh kỳ thú sẽ tạo cho những người khách nhà giàu ấy những ngày nghỉ ở biển vui vẻ.
Bốn đứa chúng tôi: Tôi, Hà, Me và Sóng đem số ốc biển nhặt được tới khu trại, hy vọng sẽ kiếm được một ít tiền. Quả thật hôm đó chúng tôi đã bán được giá hơn chúng tôi tưởng. Thằng Hà hí hửng nói với tôi:
- Biển ơi, ở dưới đáy biển có nhiều vỏ ốc đẹp lắm hay là bốn đứa bọn mình tổ chức lặn bắt chúng vào ngày mai đi?
Thằng Me phụ họa:
- Ờ, để mua một chiếc xe đạp.
Dĩ nhiên là thằng Sóng cũng hưởng ứng. Chuyện to nhỏ của bốn đứa vô tình lọt vào tai người đàn ông vừa mua hết số vỏ ốc của chúng tôi. Ông ta to con, có hàm râu quai nón thật đẹp. Ông tới chỗ bốn đứa đang ngồi bên máng nước trò chuyện, hỏi:
- Tôi có thể giúp được các em điều gì không?
Tôi lên tiếng
- Mấy cháu đang định bàn bán vỏ ốc để dành tiền mua một chiếc xe.
Quả thật người ở thành phố chẳng bao giờ hình dung nổi cả làng chài này không hề có chiếc xe đạp nào. Ông khách cũng không hình dung nổi rằng lũ trẻ vùng biển của chúng tôi chỉ mơ ước được leo lên một chiếc xe đạp để đi vòng quanh làng. Nghe chuyện của chúng tôi, người đàn ông cười to:
- Chú là Định, người ta gọi là Định râu quai nón. Đoàn của chú sẽ ở đây mười lăm ngày. Trong mười lăm ngày đó chú sẽ giúp cho chúng cháu có một chiếc xe đạp. Đi theo chú đi…
Chỉ chiếc xe đạp sơn màu đỏ tươi đang dựng ở một góc con tàu đang neo bến, ông Định nói:
- Chiếc xe đạp này là quà chú mua định đem về tặng con gái chú sau chuyến thăm các đảo. Các cháu muốn đi thử không?
Sao lại không? Nhưng quả thật bốn đứa chúng tôi chẳng thể nào leo lên
chiếc xe xinh đẹp để đi, vì chúng tôi chưa hề tập đi xe đạp bao giờ.
Ở dưới lòng biển mênh mông, ven làng chài của chúng tôi có một rạn san hô xinh đẹp. Ông nội nói dù biển mất mùa hay không mất mùa, người dân ở làng không bao giờ thả lưới hay giăng câu ở khu vực rạn san hô đó. Ông nội nói vì ngay khu vực đá san hô có một con cá mao tiên xinh đẹp. Con cá mao tiên này dễ chừng đã sống được cả trăm năm, nó được coi như là con cá thần để cứu giúp dân làng khỏi phải bị những cơn giận dữ của biển cả. Ông nội hỏi:
- Nhưng con hỏi chuyện con cá để làm gì?
Tôi cười với ông nội
- Con chỉ tò mò thôi mà.
Thực ra thì khi gặp ông Định, ông ta đã nói với bốn đứa chúng tôi:
- Tôi biết ở vùng này có một con cá mao tiên thuộc loại rất hiếm. Các em chỉ cần bắt con cá mao tiên đem tới cho chúng tôi, tôi sẽ đổi chiếc xe đạp này cho các em mà các em khỏi vất vả đi nhặt vỏ ốc.
Thằng Sóng nhảy cỡn lên.
- Biển ơi, bắt con cá mao tiên có gì khó đâu bởi vì nó rất thích ăn rau muống. Tao thấy ba tao mỗi khi đưa tàu ra khơi đều đem rau muống thả cho con cá mao tiên ăn.
Vâng, con cá mao tiên đã được cả làng nuôi theo cách của mình, vì thế mà nó chẳng hề sợ hãi, khi có tàu ra khơi. Chính vì không sợ hãi mà con cá mao tiên không biết rằng bốn đứa trẻ đang chèo chiếc thuyền nhỏ đến rặng san hô, nơi nó ở với những cọng rau muống tươi ngon với ý định bắt nó chỉ vì muốn có chiếc xe đạp.
Ở dưới lòng biển mênh mông, ven làng chài của chúng tôi có một rạn san hô xinh đẹp. Ông nội nói dù biển mất mùa hay không mất mùa, người dân ở làng không bao giờ thả lưới hay giăng câu ở khu vực rạn san hô đó. Ông nội nói vì ngay khu vực đá san hô có một con cá mao tiên xinh đẹp. Con cá mao tiên này dễ chừng đã sống được cả trăm năm, nó được coi như là con cá thần để cứu giúp dân làng khỏi phải bị những cơn giận dữ của biển cả. Ông nội hỏi:
- Nhưng con hỏi chuyện con cá để làm gì?
Tôi cười với ông nội
- Con chỉ tò mò thôi mà.
Thực ra thì khi gặp ông Định, ông ta đã nói với bốn đứa chúng tôi:
- Tôi biết ở vùng này có một con cá mao tiên thuộc loại rất hiếm. Các em chỉ cần bắt con cá mao tiên đem tới cho chúng tôi, tôi sẽ đổi chiếc xe đạp này cho các em mà các em khỏi vất vả đi nhặt vỏ ốc.
Thằng Sóng nhảy cỡn lên.
- Biển ơi, bắt con cá mao tiên có gì khó đâu bởi vì nó rất thích ăn rau muống. Tao thấy ba tao mỗi khi đưa tàu ra khơi đều đem rau muống thả cho con cá mao tiên ăn.
Vâng, con cá mao tiên đã được cả làng nuôi theo cách của mình, vì thế mà nó chẳng hề sợ hãi, khi có tàu ra khơi. Chính vì không sợ hãi mà con cá mao tiên không biết rằng bốn đứa trẻ đang chèo chiếc thuyền nhỏ đến rặng san hô, nơi nó ở với những cọng rau muống tươi ngon với ý định bắt nó chỉ vì muốn có chiếc xe đạp.
Thật dễ dàng để dùng chiếc vợt, vớt con cá mao tiên đang nổi lên mặt
nước ăn những cọng rau muống ngon, mềm. Cả bốn đứa tôi nhìn con cá vô tư
bơi lội trong chiếc thau nhôm đựng nước biển. Đó là con cá đẹp nhất mà
tôi đã nhìn thấy, những chiếc vẩy của nó tủa ra giống như những sắc màu
được tụ lại. Khi con cá mao tiên vẫy đuôi, một vùng nước quanh nó chao
sóng hào quang đủ màu.
Thằng Me hớn hở:
- Về thôi. Mình sẽ có chiếc xe đạp mới toanh khi mình đem con cá tới cho ông Định.
Thằng Hà phụ thêm:
- Tao sẽ đạp xe chạy quanh làng, bóp chuông cho nó kêu “kinh kong”.
Cảm giác như tôi nghe tiếng thờ dài của con cá mao tiên. Nó cách miệng
cho mình tôi nghe được: “Anh Biển, anh định đổi tôi lấy chiếc xe đạp
thật sao”? Tôi giương mắt nhìn, dường như con cá mao tiên đang khóc vì
đôi mắt nó đỏ lên.
Tôi nhìn ra bầu trời tím sẫm. Biển lại đổi màu đen đang lăn tăn gợn
sóng. Nỗi ham muốn được cưỡi chiếc xe đạp của tôi không còn nữa. Tôi
phải thả con cá mao tiên về lại nơi nó đang sinh sống, tôi không hiểu
tại sao? Nhưng tôi biết tôi không thể bắt con cá kia khỏi vùng biển này.
Tôi nhẹ nhàng bưng chiếc thau nhôm có chú cá mao tiên xinh đẹp, nghiêng
bên thành ghe, trả con cá trở lại biển cả. Con cá mau chóng vẫy đuôi
hòa với mênh mông nước. Dường như nó chồm lên nói với tôi “cám ơn anh
Biển”. Thằng Hà, thằng Me, thằng Sóng trố mắt nhìn tôi ba đứa không hiểu
tại sao tôi lại thả con cá mao tiên trở lại xuống biển. Vào đó lúc màu
tím thẫm của bầu trời tan dần, tươi lại màu nắng. Chợt bốn đứa ôm chầm
lấy nhau, cười to.
Khuê Viết Trường
Nhà
mẹ gần sông nên khi sinh con ra mẹ thường gọi con là Cá nhỏ để lớn lên
con mẹ bơi theo sông ra biển lớn. Đời mẹ nhọc nhằn nhiều rồi, chỉ mong
chắt chiu cho con những thương yêu như bãi bồi phù sa sông Hồng chắt
chiu qua bao năm tháng để làm nên những mùa màng trù phú. Mỗi lần nhìn
con ngóng qua bên kia sông, mẹ lại mong con mau trưởng thành bởi còn có
những chân trời, những vùng đất mới đang chờ con khám phá.
Thế là năm hai mươi tuổi, sau khi xuống thành phố học đại học được hai năm, Cá nhỏ kiếm được suất học bổng toàn phần du học bên Pháp. Với mẹ nơi đó là đại dương, mà đại dương thì mênh mông chẳng thấy bến bờ. Lúc con còn bé, mẹ mong con đủ cứng cáp bay xa nhưng những tháng năm vắng xa con vời vợi, mẹ lại chiều chiều ngóng ra sông chờ Cá nhỏ về bên vòng tay mẹ. Nhưng thường thì mấy khi loài cá lại lội ngược dòng về sông nhỏ quê nhà để ngồi trong sắc thẫm hoàng hôn buồn hắt hiu như mẹ bây giờ. Mẹ biết vậy nên mẹ có bao giờ trách Cá nhỏ đâu…
Thi thoảng Cá nhỏ lại điện về nói con đang ở thành Rome cổ kính, mẹ có biết chỗ này không? À! Chắc mẹ không biết đâu, nơi đây có đấu trường Coloseum do Hoàng đế Vespsia xây dựng cách đây gần 2.000 năm, nó có sức chứa năm vạn người. Tuyệt quá đúng không mẹ? Ở đầu dây bên kia mẹ vừa nghe vừa gật đầu nói “Ừ! Tuyệt thật! Tuyệt thật”.
Lúc khác Cá nhỏ lại điện về bảo:
- Con đang ở xứ sở của cối xay gió, đố mẹ biết là nơi nào?
Ở đầu dây bên kia mẹ à lên một tiếng rõ to:
- Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió phải không?
- Ồ! Sao mẹ giỏi vậy?
Huyền Trang
Khuê Viết Trường
Mong ngóng,
Ngày xưa mẹ ngóng trông con,
Con đi xa lắc mõi mòn nhớ thương...
Giờ con trở lại quê hương,
Mẹ còn đâu nữa con dường bơ vơ !
Bên sông con lại ngóng chờ,
Nhìn về miên viễn bơ thờ thân côi.
Mẹ ơi, mẹ đã xa rồi,
Con chừ mới quý biển trời quê hương
NM
Cá nhỏ ngược dòng…
Thằng
Cá nhỏ của mẹ mới ngày nào còn lẵng nhẵng chạy theo mẹ ra bờ sông cất
vó tôm, thế mà giờ đã lớn lắm rồi. Mẹ ngồi nhà nhiều lúc không tưởng
tượng nổi khuôn mặt của con giờ ra sao, không biết cái cục thịt thừa
trên trán con có lớn hơn không. Mẹ cứ thắc thỏm mãi nếu mà nó to ra thì
tội con trai mẹ bởi không biết có đứa con gái nào nó chịu thương không.
Mấy lần con điện về, mẹ cứ định hỏi lại sợ con buồn nên thôi, mẹ cứ tự
trách mình sao sinh con ra đã vậy. Trong lúc mẹ ngồi ngóng ra sông và
nghĩ ngợi về cục thịt thừa trên mặt con, thì thằng Cá nhỏ của mẹ đang
lang thang ở trời Tây. Con đi mười năm rồi chưa về thăm mẹ, chỉ thi
thoảng gởi chút tiền và bưu phẩm linh tinh cùng vài cuộc điện thoại bất
chợt trong những cuộc hành trình rong ruổi đi tìm cái mới của con. Cái
cục thịt thừa con cũng đi phẫu thuật cắt phăng lâu rồi mà mẹ cứ hoài
thắc thỏm.
Thế là năm hai mươi tuổi, sau khi xuống thành phố học đại học được hai năm, Cá nhỏ kiếm được suất học bổng toàn phần du học bên Pháp. Với mẹ nơi đó là đại dương, mà đại dương thì mênh mông chẳng thấy bến bờ. Lúc con còn bé, mẹ mong con đủ cứng cáp bay xa nhưng những tháng năm vắng xa con vời vợi, mẹ lại chiều chiều ngóng ra sông chờ Cá nhỏ về bên vòng tay mẹ. Nhưng thường thì mấy khi loài cá lại lội ngược dòng về sông nhỏ quê nhà để ngồi trong sắc thẫm hoàng hôn buồn hắt hiu như mẹ bây giờ. Mẹ biết vậy nên mẹ có bao giờ trách Cá nhỏ đâu…
Thi thoảng Cá nhỏ lại điện về nói con đang ở thành Rome cổ kính, mẹ có biết chỗ này không? À! Chắc mẹ không biết đâu, nơi đây có đấu trường Coloseum do Hoàng đế Vespsia xây dựng cách đây gần 2.000 năm, nó có sức chứa năm vạn người. Tuyệt quá đúng không mẹ? Ở đầu dây bên kia mẹ vừa nghe vừa gật đầu nói “Ừ! Tuyệt thật! Tuyệt thật”.
Lúc khác Cá nhỏ lại điện về bảo:
- Con đang ở xứ sở của cối xay gió, đố mẹ biết là nơi nào?
Ở đầu dây bên kia mẹ à lên một tiếng rõ to:
- Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió phải không?
- Ồ! Sao mẹ giỏi vậy?
-
Câu chuyện này chẳng phải con rất thích hay sao? Trong sách giáo khoa
lớp 8, con thường đọc vanh vách mỗi buổi tối nằm trên chõng tre hóng
gió. Hồi ấy mẹ bảo không có cái cối xay gió nào thật trên đời nhưng con
thì cứ quả quyết là có. Con còn nói sau này lớn lên con sẽ đi tìm cối
xay gió cho mẹ xem. Giờ được nhìn thấy cối xay gió rồi có thấy đẹp không
con?
- Tuyệt lắm mẹ ạ. Con đang đứng trong làng Kinderdijk - làng cối xay gió mẹ ạ. Ở đây cỏ xanh, gió mát lắm mẹ ạ. Con rất muốn mang cối xay gió về cho mẹ nhưng chúng to lớn và mạnh quá, làm thế nào để con có thể đút chúng vào túi quần để mang về hả mẹ?
Con cười, mẹ cười, ngả nghiêng cả miền thương nhớ. Lúc con cúp máy rồi mẹ cứ thắc thỏm mãi, tưởng gì chứ cỏ xanh và gió mát thì quê mẹ thiếu gì, sao phải đi đến tận đẩu đâu. Mẹ lại nhìn ra sông, nhớ cái hồi Cá nhỏ suýt nữa thì chết đuối chỉ vì muốn bơi qua bên kia bờ sông, xem bên ấy có những gì. Đến lúc Cá nhỏ lớn lên, học bơi thạo, mỗi lần qua sông dễ ợt, bơi mươi phút là sang. Có lần mẹ hỏi bên sông có gì mà khiến con thích thú vậy? Cá nhỏ bảo bên ấy có cát, có cánh đồng ngô, có nhà. Mẹ lại hỏi còn có gì khác nữa không? Gãi đầu gãi tai một lúc, con hồn nhiên bảo bên ấy có người. Mẹ phì cười bảo những thứ đó bên này cũng có, sao cứ phải lao ra giữa dòng chảy nguy hiểm để kiếm tìm…
Lần nữa, Cá nhỏ điện về cho mẹ nói con đang ở sông Volga này mẹ, đây là con sông dài nhất châu Âu, nằm ở miền Tây nước Nga đó. Mẹ định hỏi xem sông có đẹp không nhưng lại thôi vì sông nào mà chẳng có đôi bờ, nước trôi lững lờ ngày yên ả và cuốn xiết khi mưa bão đến. Sông quê mẹ cũng thế thôi…
Bữa nọ mẹ xem thời sự, thấy thông tin về vụ chìm tàu du lịch trên sông Volga khi đang chở 185 người đi tham quan. Mẹ lập cập gọi điện cho con, chuông tút hoài mà không thấy con nghe, mẹ đã không thể bình tĩnh nổi nên bật khóc. Con bước từ phòng tắm ra, thấy cuộc gọi nhỡ từ số máy bàn nhà mẹ. Con gọi lại, mẹ hỏi con có sao không? Có đang ở Volga không? Con ngớ người một lúc thì hiểu ra liền bật cười bảo mẹ lẩm cẩm rồi, con ở Volga từ hai tuần trước cơ mà. Bây giờ con đã quay về Pháp. Mẹ lại ra trụ đá ngồi, buồn vui bộn bề, hoang hoải…
- Tuyệt lắm mẹ ạ. Con đang đứng trong làng Kinderdijk - làng cối xay gió mẹ ạ. Ở đây cỏ xanh, gió mát lắm mẹ ạ. Con rất muốn mang cối xay gió về cho mẹ nhưng chúng to lớn và mạnh quá, làm thế nào để con có thể đút chúng vào túi quần để mang về hả mẹ?
Con cười, mẹ cười, ngả nghiêng cả miền thương nhớ. Lúc con cúp máy rồi mẹ cứ thắc thỏm mãi, tưởng gì chứ cỏ xanh và gió mát thì quê mẹ thiếu gì, sao phải đi đến tận đẩu đâu. Mẹ lại nhìn ra sông, nhớ cái hồi Cá nhỏ suýt nữa thì chết đuối chỉ vì muốn bơi qua bên kia bờ sông, xem bên ấy có những gì. Đến lúc Cá nhỏ lớn lên, học bơi thạo, mỗi lần qua sông dễ ợt, bơi mươi phút là sang. Có lần mẹ hỏi bên sông có gì mà khiến con thích thú vậy? Cá nhỏ bảo bên ấy có cát, có cánh đồng ngô, có nhà. Mẹ lại hỏi còn có gì khác nữa không? Gãi đầu gãi tai một lúc, con hồn nhiên bảo bên ấy có người. Mẹ phì cười bảo những thứ đó bên này cũng có, sao cứ phải lao ra giữa dòng chảy nguy hiểm để kiếm tìm…
Lần nữa, Cá nhỏ điện về cho mẹ nói con đang ở sông Volga này mẹ, đây là con sông dài nhất châu Âu, nằm ở miền Tây nước Nga đó. Mẹ định hỏi xem sông có đẹp không nhưng lại thôi vì sông nào mà chẳng có đôi bờ, nước trôi lững lờ ngày yên ả và cuốn xiết khi mưa bão đến. Sông quê mẹ cũng thế thôi…
Bữa nọ mẹ xem thời sự, thấy thông tin về vụ chìm tàu du lịch trên sông Volga khi đang chở 185 người đi tham quan. Mẹ lập cập gọi điện cho con, chuông tút hoài mà không thấy con nghe, mẹ đã không thể bình tĩnh nổi nên bật khóc. Con bước từ phòng tắm ra, thấy cuộc gọi nhỡ từ số máy bàn nhà mẹ. Con gọi lại, mẹ hỏi con có sao không? Có đang ở Volga không? Con ngớ người một lúc thì hiểu ra liền bật cười bảo mẹ lẩm cẩm rồi, con ở Volga từ hai tuần trước cơ mà. Bây giờ con đã quay về Pháp. Mẹ lại ra trụ đá ngồi, buồn vui bộn bề, hoang hoải…
* *
Cá
nhỏ ra đại dương đã được mười năm. Bỗng một hôm mưa gió tự nhiên thấy
nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ bến sông quê quay quắt nên cả đêm bồn chồn sao ngủ
được. Sáng hôm sau, Cá nhỏ quyết định thu xếp công việc trở về quê một
chuyến. Nhưng để tạo bất ngờ cho mẹ nên Cá nhỏ không điện trước. Mười
năm, quê đổi thay nhiều, Cá nhỏ hỏi về bến sông của làng, người ta chỉ
tay về phía cây cầu. À! Hóa ra là cây cầu trong câu chuyện mẹ kể qua
điện thoại vào một hôm nào đấy. Cá nhỏ không ngờ bến đò năm xưa giờ thay
bằng cây cầu to đẹp đến vậy. Thế mà khi nghe mẹ hồ hởi kể về nó bằng
tất cả niềm vui sướng thì Cá nhỏ đã cắt ngang lời mẹ bằng câu chuyện về
cây cầu Skywalk Grand Canyon được làm bằng kính tại bang Nevada của Mỹ
mà con đã từng được đến. Lúc ấy con không cần biết rằng người dân quê đã
không phải vất vả đợi đò sớm khuya trong mưa gió vì đã có một cây cầu.
Con cũng không cần biết rằng cây cầu quê hương tuy rất nhỏ bé so với
những cây cầu mà con từng bước chân qua nhưng nó là niềm mơ ước, là khát
vọng bao đời của người dân quê lam lũ; của những đứa trẻ như Cá nhỏ mấy
mươi năm trước luôn khao khát được sang bờ bên kia, được biết bên ấy có
những gì.
Cá nhỏ đứng lớ xớ trên cầu, ngó nghiêng tìm mái nhà của mẹ lúc này mới chợt giật mình, cảnh hai bên bờ sông sao tiêu điều giống vừa trải qua một trận lũ. Bãi mía đổ dập, vài ngọn mía như còn cố ngóc lên từ đất cát, vài ngôi nhà xây tường còn loang lổ vết bùn. Giữa sông còn trôi lều phều vài thanh tre lứa, vài tàu lá cọ. Bỗng nhiên như có một dòng điện mạnh chạy dọc sống lưng, Cá nhỏ đứng đó, rút điện thoại gọi vào số máy của mẹ, định trêu mẹ chút xíu cho mẹ vui. Nếu mẹ nhấc máy, thể nào mẹ cũng hỏi “Cá nhỏ đang ở đâu vậy?”, lần này con sẽ trả lời “Cá nhỏ đang đứng trên cây cầu quê mẹ”. Chắc là mẹ sẽ mừng vui lắm. Thế nhưng số máy của mẹ đã không thể liên lạc được, giọng nói vô hồn của tổng đài vang lên khiến con lạnh buốt người. Mẹ thường chẳng bao giờ tắt máy vì mẹ từng bảo rất sợ lúc cần đến mẹ con lại chẳng thể liên lạc được. Nên điện thoại không dây mẹ ra vườn cũng mang theo, mẹ đi ngủ cũng để máy ngay đầu giường và pin thì luôn được sạc đầy. Vậy bây giờ mẹ ở đâu? Mẹ đang làm gì mà lại khóa máy, mà không thể nhận cuộc gọi từ con? Cá nhỏ vội vã chạy về phía những người dân đang bới tìm trong đống bùn đất ngập đến bắp chân để hỏi thăm nhà mẹ. Người dân nơi đây nhận ra cái thằng cao to, ăn mặc sang trọng, tay xách vali kia chính là thằng Cá nhỏ lem luốc bị cha bỏ lại từ tấm bé. Người làng nhìn cảnh bùn đất bốn phía, sông nước mênh mang mà rưng rưng bảo:
- Sao về muộn vậy? Hôm đưa mẹ cháu ra đồng không có tiếng hờ khóc của cháu con. Lạnh lắm! Điện thoại nhà cháu lũ cuốn rồi, chẳng ai biết đường nào mà liên lạc với cháu. Thôi thì, cũng còn may biết tìm thấy đường về.
Cá nhỏ như chết đứng giữa làng quê sau mười năm xa cách trở về. Người làng bảo mẹ bị trúng gió nằm liệt giường cả tháng, khi đó chắc con đang ở sông Volga. Ngày mưa bão đến, nhà tranh vách đất lùa lùa bốn bên, bão quật đổ, sông nước dâng lên vùi mẹ chìm trong biển nước. Lúc đó con đang ở đâu? Cá nhỏ của mẹ, đứa con mà mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ thương yêu hơn chính bản thân mình đã ở đâu và làm gì vào giây phút ấy? Cái giây phút mẹ ốm nằm liệt giường, thấy nước sông dâng lên dần dần mà không làm cách nào chạy thoát. Chắc hẳn lúc ấy mẹ đã rất cô đơn? Mẹ đã gọi tên Cá nhỏ nhiều lần, thậm chí đã cầu nguyện cho con hạnh phúc. Lúc ấy Cá nhỏ của mẹ đang ở giữa đại dương. Mà đại dương thì mênh mông và xa xôi khó tìm thấy bến bờ…
Người làng chỉ về phía trụ đá, mẹ nằm lại ở đó. Sau bao nhiêu tháng năm, bao nhiêu thăng trầm, bao mùa bão lũ, ngay cả mái nhà của mẹ lũ cũng đã cuốn đi, chỉ cái trụ đá bên lối mòn dẫn vào nhà mẹ là vẫn còn. Trụ đá mẹ nhờ người khiêng từ trên núi xuống rồi dựng lên vào ngày cha ra đi, bỏ lại hai mẹ con chênh vênh mái lá. Đã có lần Cá nhỏ hỏi mẹ:
- Mẹ dựng trụ đá làm gì hả mẹ?
- Để người đi còn biết đường tìm về. Ở cõi đời, cả người chết và người sống cần có một bến bờ, một lối quen, một điểm trụ để đi đâu cũng nhớ.
- Mẹ đang chờ cha con
Cá nhỏ đứng lớ xớ trên cầu, ngó nghiêng tìm mái nhà của mẹ lúc này mới chợt giật mình, cảnh hai bên bờ sông sao tiêu điều giống vừa trải qua một trận lũ. Bãi mía đổ dập, vài ngọn mía như còn cố ngóc lên từ đất cát, vài ngôi nhà xây tường còn loang lổ vết bùn. Giữa sông còn trôi lều phều vài thanh tre lứa, vài tàu lá cọ. Bỗng nhiên như có một dòng điện mạnh chạy dọc sống lưng, Cá nhỏ đứng đó, rút điện thoại gọi vào số máy của mẹ, định trêu mẹ chút xíu cho mẹ vui. Nếu mẹ nhấc máy, thể nào mẹ cũng hỏi “Cá nhỏ đang ở đâu vậy?”, lần này con sẽ trả lời “Cá nhỏ đang đứng trên cây cầu quê mẹ”. Chắc là mẹ sẽ mừng vui lắm. Thế nhưng số máy của mẹ đã không thể liên lạc được, giọng nói vô hồn của tổng đài vang lên khiến con lạnh buốt người. Mẹ thường chẳng bao giờ tắt máy vì mẹ từng bảo rất sợ lúc cần đến mẹ con lại chẳng thể liên lạc được. Nên điện thoại không dây mẹ ra vườn cũng mang theo, mẹ đi ngủ cũng để máy ngay đầu giường và pin thì luôn được sạc đầy. Vậy bây giờ mẹ ở đâu? Mẹ đang làm gì mà lại khóa máy, mà không thể nhận cuộc gọi từ con? Cá nhỏ vội vã chạy về phía những người dân đang bới tìm trong đống bùn đất ngập đến bắp chân để hỏi thăm nhà mẹ. Người dân nơi đây nhận ra cái thằng cao to, ăn mặc sang trọng, tay xách vali kia chính là thằng Cá nhỏ lem luốc bị cha bỏ lại từ tấm bé. Người làng nhìn cảnh bùn đất bốn phía, sông nước mênh mang mà rưng rưng bảo:
- Sao về muộn vậy? Hôm đưa mẹ cháu ra đồng không có tiếng hờ khóc của cháu con. Lạnh lắm! Điện thoại nhà cháu lũ cuốn rồi, chẳng ai biết đường nào mà liên lạc với cháu. Thôi thì, cũng còn may biết tìm thấy đường về.
Cá nhỏ như chết đứng giữa làng quê sau mười năm xa cách trở về. Người làng bảo mẹ bị trúng gió nằm liệt giường cả tháng, khi đó chắc con đang ở sông Volga. Ngày mưa bão đến, nhà tranh vách đất lùa lùa bốn bên, bão quật đổ, sông nước dâng lên vùi mẹ chìm trong biển nước. Lúc đó con đang ở đâu? Cá nhỏ của mẹ, đứa con mà mẹ mang nặng đẻ đau, mẹ thương yêu hơn chính bản thân mình đã ở đâu và làm gì vào giây phút ấy? Cái giây phút mẹ ốm nằm liệt giường, thấy nước sông dâng lên dần dần mà không làm cách nào chạy thoát. Chắc hẳn lúc ấy mẹ đã rất cô đơn? Mẹ đã gọi tên Cá nhỏ nhiều lần, thậm chí đã cầu nguyện cho con hạnh phúc. Lúc ấy Cá nhỏ của mẹ đang ở giữa đại dương. Mà đại dương thì mênh mông và xa xôi khó tìm thấy bến bờ…
Người làng chỉ về phía trụ đá, mẹ nằm lại ở đó. Sau bao nhiêu tháng năm, bao nhiêu thăng trầm, bao mùa bão lũ, ngay cả mái nhà của mẹ lũ cũng đã cuốn đi, chỉ cái trụ đá bên lối mòn dẫn vào nhà mẹ là vẫn còn. Trụ đá mẹ nhờ người khiêng từ trên núi xuống rồi dựng lên vào ngày cha ra đi, bỏ lại hai mẹ con chênh vênh mái lá. Đã có lần Cá nhỏ hỏi mẹ:
- Mẹ dựng trụ đá làm gì hả mẹ?
- Để người đi còn biết đường tìm về. Ở cõi đời, cả người chết và người sống cần có một bến bờ, một lối quen, một điểm trụ để đi đâu cũng nhớ.
- Mẹ đang chờ cha con
Đó
là lần đầu tiên mẹ không trả lời câu hỏi của con. Mắt mẹ nhìn xa xăm,
vời vợi một ánh buồn khó tả. Khi đó Cá nhỏ 16 tuổi mà trong buổi hoàng
hôn ấy, Cá nhỏ nhìn thấy lẫn trong búi tóc đen của mẹ lẫn vài sợi trắng.
Rồi con đi, quên câu hỏi hôm nào mẹ bỏ ngỏ nơi trụ đá bến sông, mười
năm sau trở về không còn mẹ trên đời, con mới chợt hiểu ra… Chắc biết
con vô tâm nên trụ đá còn đứng đó để dẫn lối Cá nhỏ về bên bến sông quê
của mẹ. Người làng bảo, cũng vì không muốn xa rời trụ đá và những kỷ
niệm năm xưa nên dù năm nào cũng có một mùa lũ đi qua, dù xã đã nhiều
lần giục di dời nhà cửa lên khu an toàn hơn nhưng mẹ vẫn nhất quyết
không chịu đi. Con ngồi đó lặng câm, thấy những tháng ngày đã qua, những
nơi từng đến đều trở nên vô nghĩa…
Con
đi mười năm giờ trở về chợt nhận ra sông quê mẹ hoàng hôn còn đẹp hơn
sông Volga, khu vườn rộng mênh mông của mẹ cỏ còn xanh, gió còn mát hơn
ngôi làng Kinderdijk con từng đến. Con bây giờ không còn thiết tha ngồi
ngóng về phía bờ bên kia chỉ để thắc mắc xem bên đó có những gì. Con đi
mười năm, về ra thăm trụ đá, sờ tay thấy vết lõm sâu hơn. Người làng bảo
chiều nào mẹ cũng ra sông ngóng theo dòng chảy. Trụ đá này hơn hai mươi
năm về trước Cá nhỏ vẫn thường ngồi ngóng mẹ thả lưới, giăng câu… Huyền Trang
BÍ MẬT NỒI CÁ LÓC KHO
Sinh nhật lần thứ hai mươi bảy, Ngoan mua bánh và nến về ăn uống hò hét
với mấy đứa em và bọn con nít trong xóm, má than trời "Con ơi là con,
tới tuổi mày người ta mừng thọ rồi, còn mày chưa chồng mà làm sinh nhật
um sùm như con nít". Ngoan cười hề hề "Con để dành hồi nào đưa dâu mà má
không khóc thì con lấy chồng!", má ném cái gối trên salon vào Ngoan "Đi
nhanh cho tao nhờ, mày ế hàng xóm nói tao rát mặt rồi", Ngoan cười hi
hí nhảy chân sáo lên phòng. Má thở dài "Sao nó chẳng chịu lớn cho tôi
nhờ!".
Sáu tháng sau, Vũ xin phép má cưới Ngoan, Ngoan nghĩ bụng chắc má mừng quá đãi Vũ uống xỉn ngay bữa nay cho coi! Ai dè má không gả. Ngoan đứng há hốc mồm nhìn má. Rồi sau đó vùng vằng "Đã vậy đừng nhắc chuyện con lấy chồng nữa". Má xỉ trán Ngoan "Nếu nó yêu mày, nó sẽ xuống xin lần nữa, con ngu ạ!".
Trước ngày cưới, Ngoan hỏi má "Đám cưới xong mỗi ngày con được về thăm má mấy lần?", "Tao không cần, sống tốt cho tao nhờ!". Đêm nó năn nỉ "Cho con ngủ với má một đêm nghen!". Mấy đứa em lêu lêu "Bú má bữa cuối cùng".
Lúc đưa dâu, Ngoan bảo má "Từ bữa nay má tự đi chợ nấu cơm đó nghen", má mắng "Thằng cha mày!", nhưng mà mắt má rưng rưng, Ngoan quay đi thật nhanh để không cho má thấy nó khóc. Rõ là, đã bảo là ế lòi ế xỉ, có người rước là may lắm rồi, vậy mà cũng khóc, mai mốt con mà có con gái đi lấy chồng, con không khóc, để cho nó vui vẻ mà đi, khóc chi cho con gái chùn chân khó bước thế này?
Nhà chồng cách nhà Ngoan chưa tới hai cây số, mất năm phút chạy xe là tới, vậy mà tự dưng nó thấy mình bị bỏ lại khi họ hàng ra về, vào buồng, nó khóc bù lu bù loa. Vũ lúng túng đứng kế bên như gà mắc tóc. Mi giả rớt hết, son môi chì mắt hòa lẫn vào nhau. Vũ xoay mặt Ngoan qua gương, Ngoan phì cười trước gương mặt y như ông kẹ của mình.
Ngày thứ ba làm dâu, mẹ chồng sai đi chợ chuẩn bị cơm cho một ngày. Ngoan lúng túng không biết ở nhà chồng mọi người ăn uống có giống nhà nó không? Mẹ chồng động viên "Con thấy gì ngon thì cứ mua, nhà ai cũng dễ ăn hết!".
Ngoan ra chợ, mua đầy đủ các món mặn, rau xào, rau luộc rồi canh… Mua đầy đủ những gia vị để nấu một cách cầu kỳ nhất, ngon nhất và tưởng tượng đến lời tấm tắc khen ngon của mẹ chồng.
Ra đến cổng chợ, chợt nhớ tới má, không biết má có thời gian đi chợ chưa? Mà mình cũng tệ thiệt, gần hai mươi tám năm qua có ngày nào đi chợ cho gia đình mình với ý nghĩ nấu thật ngon cho má thế này chưa? Vậy mà lại làm cho một người xa lạ, phải gọi bằng mẹ mới ngày thứ ba.
Ngoan phóng xe nhanh vượt qua nhà chồng, về thẳng nhà má. Má tròn mắt "Sao mò về rồi, đi có xin phép không?". Ngoan khệ nệ xách giỏ vào nhà "Không, con đi chợ mua đồ ăn cho má". Má nhìn Ngoan soạn đồ, nào cá lóc kho với gừng, nào rau cải thìa xào thịt bò, nào khổ qua dồn thịt… ôi trời, toàn những món ngon, mấy đứa em hí ha hí hửng "Hổng ngờ chị hai có chồng rồi mà nhà vẫn còn được ăn ngon, thậm chí còn ngon hơn hồi trước". Ngoan hì hụi nấu, nấu xong mới hốt hoảng vì đã quá trưa, chạy vội ngược lại chợ mua giỏ đồ ăn khác để mang về nhà chồng. Mẹ chồng bao dung nhìn từ cửa "Khó chọn lắm sao đi lâu vậy con?", Ngoan lí nhí dạ rồi chạy thẳng vào bếp, tự nhiên thấy tủi hờn nghèn nghẹn trong cổ.
Giận Vũ, Ngoan về nhà ngủ với má, má la quá trời, làm vợ ngu nhất là bỏ nhà mà đi khi giận hờn, nhà mình mình ở, mắc gì bỏ đi. Mà Vũ cũng cộc cằn quá, không bỏ đi có ngày… bỏ mạng lấy ai đền cho Ngoan, hồi xưa yêu nhau, biết Vũ nóng tính chứ đâu có biết nóng tính luôn đi đôi với cộc cằn. Thôi kệ, má nói gì kệ má, về nhà ngủ một đêm thấy cũng sướng rồi.
Hôm sau, Vũ xuống năn nỉ Ngoan về, về kẻo mẹ Vũ giận thì khổ lắm. Má mắng cho hai đứa một trận, vợ chồng thì nhường nhịn nhau một chút, nhường vợ mình, nhường chồng mình có ai nói gì đâu, làm um sùm cho hàng xóm biết đẹp mặt lắm sao? Má cấm, lần sau không có cái kiểu mò về đây ngủ nữa, nghe không? Hai đứa riu ríu dắt nhau ra về. Ra cửa, quay lại nhìn hình như má khóc. Ngoan thề, không bao giờ cho má biết là vợ chồng có chuyện với nhau nữa.
Thề không cho má biết thôi, chứ làm gì có chuyện vợ chồng không giận nhau, chén trong sóng còn khua kia mà.
Mà Ngoan tức Vũ, tức chỉ mỗi cái có chuyện bất đồng là Vũ biểu chia tay, ly hôn đi cho nhẹ nợ. Làm như lấy Ngoan là sai lầm của cuộc đời Vũ vậy. Ngoan ghét cay ghét đắng cái từ ly hôn chết tiệt đó, Ngoan thấy Vũ nói chia tay mà nhẹ tênh như biểu Ngoan đi nấu nồi cơm.
Có lần Ngoan đọc báo Phụ Nữ, có câu chuyện cười kể rằng có hai vợ chồng nọ hễ khi cãi nhau là bà vợ im lặng đi rửa toilet, ông chồng nói gì cũng không cãi lại, sau một thời gian ông chồng ngạc nhiên quá, hỏi vợ sao mà nhịn giỏi quá, bà vợ bình thản trả lời, có gì đâu, mỗi lúc anh chửi em, em chà toilet bằng bàn chải đánh răng của anh.
Ôi trời! Quả là cao tay! Thế thì quá cao tay rồi. Ngoan phải học thôi, đứa nào muốn ly hôn đứa đó phải bị trừng phạt. Hà hà.
Nhưng mà Ngoan lại không nỡ làm chuyện đó, ai lại đi làm cái chuyện kinh khủng ấy, vì mỗi tối hàm răng của Vũ vẫn đụng côm cốp vào răng Ngoan để hôn kia mà.
Sáng hôm sau đi chợ, Ngoan lại hàng cá, bà Tư bán cá chỉ vào thau cá lóc "Cá ngon nè nhỏ, con dâu mới mà mua cá tươi này thì mẹ chồng thương hết biết đó!". Ngoan cười thầm, việc gì phải lấy lòng mẹ của cái người đáng ghét đó. Ngoan đứng tần ngần một hồi rồi cũng mua vì chẳng nghĩ ra được món ăn nào khác, Ngoan chỉ con cá to và đẹp nhất, bà Tư bắt ra và dùng cây đập cốp vào đầu, con cá chết tươi, sau đó bà mổ ruột, đánh vảy và khứa làm nhiều khúc bỏ vào túi cho Ngoan.
Ngoan cầm bịch cá, tự nhiên nghĩ Vũ như con cá lóc này thôi, Ngoan chỉ tay chọn thế là anh tiêu, chỉ cần một cú đập vào đầu, sau đó bị khứa làm nhiều khúc, bị xào nấu, bị người khác ăn ngấu ăn nghiến. Ừ, thì đây cũng là cách "trả thù" đây. Dám chửi Ngoan à? Chửi đi, mỗi khi giận nhau, Ngoan sẽ đi chợ mà mua cá lóc, Ngoan sẽ coi anh như con cá lóc, anh sẽ bị đập chết tươi, bị móc ruột gan ra mà quăng vào thùng rác. Cho đáng đời đứa nào đòi ly hôn.
Mua về, Ngoan cố gắng kho thật ngon, để cả nhà tấm tắc khen và ăn cho bằng hết. Sao mà nghe sướng cả ruột. Vậy là hết giận.
Kỷ niệm một năm ngày cưới, Vũ hỏi "Em thích ăn cá lóc phải không? Mẹ khen em kho cá lóc ngon không ai bằng". Ngoan lẳng lặng cười. Bí mật nồi cá lóc kho này không thể kể cho ai được. Vì nó mang "tình cảm" của Ngoan trong đó. Cám ơn mày, cá lóc ơi!.
Sáu tháng sau, Vũ xin phép má cưới Ngoan, Ngoan nghĩ bụng chắc má mừng quá đãi Vũ uống xỉn ngay bữa nay cho coi! Ai dè má không gả. Ngoan đứng há hốc mồm nhìn má. Rồi sau đó vùng vằng "Đã vậy đừng nhắc chuyện con lấy chồng nữa". Má xỉ trán Ngoan "Nếu nó yêu mày, nó sẽ xuống xin lần nữa, con ngu ạ!".
Trước ngày cưới, Ngoan hỏi má "Đám cưới xong mỗi ngày con được về thăm má mấy lần?", "Tao không cần, sống tốt cho tao nhờ!". Đêm nó năn nỉ "Cho con ngủ với má một đêm nghen!". Mấy đứa em lêu lêu "Bú má bữa cuối cùng".
Lúc đưa dâu, Ngoan bảo má "Từ bữa nay má tự đi chợ nấu cơm đó nghen", má mắng "Thằng cha mày!", nhưng mà mắt má rưng rưng, Ngoan quay đi thật nhanh để không cho má thấy nó khóc. Rõ là, đã bảo là ế lòi ế xỉ, có người rước là may lắm rồi, vậy mà cũng khóc, mai mốt con mà có con gái đi lấy chồng, con không khóc, để cho nó vui vẻ mà đi, khóc chi cho con gái chùn chân khó bước thế này?
Nhà chồng cách nhà Ngoan chưa tới hai cây số, mất năm phút chạy xe là tới, vậy mà tự dưng nó thấy mình bị bỏ lại khi họ hàng ra về, vào buồng, nó khóc bù lu bù loa. Vũ lúng túng đứng kế bên như gà mắc tóc. Mi giả rớt hết, son môi chì mắt hòa lẫn vào nhau. Vũ xoay mặt Ngoan qua gương, Ngoan phì cười trước gương mặt y như ông kẹ của mình.
Ngày thứ ba làm dâu, mẹ chồng sai đi chợ chuẩn bị cơm cho một ngày. Ngoan lúng túng không biết ở nhà chồng mọi người ăn uống có giống nhà nó không? Mẹ chồng động viên "Con thấy gì ngon thì cứ mua, nhà ai cũng dễ ăn hết!".
Ngoan ra chợ, mua đầy đủ các món mặn, rau xào, rau luộc rồi canh… Mua đầy đủ những gia vị để nấu một cách cầu kỳ nhất, ngon nhất và tưởng tượng đến lời tấm tắc khen ngon của mẹ chồng.
Ra đến cổng chợ, chợt nhớ tới má, không biết má có thời gian đi chợ chưa? Mà mình cũng tệ thiệt, gần hai mươi tám năm qua có ngày nào đi chợ cho gia đình mình với ý nghĩ nấu thật ngon cho má thế này chưa? Vậy mà lại làm cho một người xa lạ, phải gọi bằng mẹ mới ngày thứ ba.
Ngoan phóng xe nhanh vượt qua nhà chồng, về thẳng nhà má. Má tròn mắt "Sao mò về rồi, đi có xin phép không?". Ngoan khệ nệ xách giỏ vào nhà "Không, con đi chợ mua đồ ăn cho má". Má nhìn Ngoan soạn đồ, nào cá lóc kho với gừng, nào rau cải thìa xào thịt bò, nào khổ qua dồn thịt… ôi trời, toàn những món ngon, mấy đứa em hí ha hí hửng "Hổng ngờ chị hai có chồng rồi mà nhà vẫn còn được ăn ngon, thậm chí còn ngon hơn hồi trước". Ngoan hì hụi nấu, nấu xong mới hốt hoảng vì đã quá trưa, chạy vội ngược lại chợ mua giỏ đồ ăn khác để mang về nhà chồng. Mẹ chồng bao dung nhìn từ cửa "Khó chọn lắm sao đi lâu vậy con?", Ngoan lí nhí dạ rồi chạy thẳng vào bếp, tự nhiên thấy tủi hờn nghèn nghẹn trong cổ.
Giận Vũ, Ngoan về nhà ngủ với má, má la quá trời, làm vợ ngu nhất là bỏ nhà mà đi khi giận hờn, nhà mình mình ở, mắc gì bỏ đi. Mà Vũ cũng cộc cằn quá, không bỏ đi có ngày… bỏ mạng lấy ai đền cho Ngoan, hồi xưa yêu nhau, biết Vũ nóng tính chứ đâu có biết nóng tính luôn đi đôi với cộc cằn. Thôi kệ, má nói gì kệ má, về nhà ngủ một đêm thấy cũng sướng rồi.
Hôm sau, Vũ xuống năn nỉ Ngoan về, về kẻo mẹ Vũ giận thì khổ lắm. Má mắng cho hai đứa một trận, vợ chồng thì nhường nhịn nhau một chút, nhường vợ mình, nhường chồng mình có ai nói gì đâu, làm um sùm cho hàng xóm biết đẹp mặt lắm sao? Má cấm, lần sau không có cái kiểu mò về đây ngủ nữa, nghe không? Hai đứa riu ríu dắt nhau ra về. Ra cửa, quay lại nhìn hình như má khóc. Ngoan thề, không bao giờ cho má biết là vợ chồng có chuyện với nhau nữa.
Thề không cho má biết thôi, chứ làm gì có chuyện vợ chồng không giận nhau, chén trong sóng còn khua kia mà.
Mà Ngoan tức Vũ, tức chỉ mỗi cái có chuyện bất đồng là Vũ biểu chia tay, ly hôn đi cho nhẹ nợ. Làm như lấy Ngoan là sai lầm của cuộc đời Vũ vậy. Ngoan ghét cay ghét đắng cái từ ly hôn chết tiệt đó, Ngoan thấy Vũ nói chia tay mà nhẹ tênh như biểu Ngoan đi nấu nồi cơm.
Có lần Ngoan đọc báo Phụ Nữ, có câu chuyện cười kể rằng có hai vợ chồng nọ hễ khi cãi nhau là bà vợ im lặng đi rửa toilet, ông chồng nói gì cũng không cãi lại, sau một thời gian ông chồng ngạc nhiên quá, hỏi vợ sao mà nhịn giỏi quá, bà vợ bình thản trả lời, có gì đâu, mỗi lúc anh chửi em, em chà toilet bằng bàn chải đánh răng của anh.
Ôi trời! Quả là cao tay! Thế thì quá cao tay rồi. Ngoan phải học thôi, đứa nào muốn ly hôn đứa đó phải bị trừng phạt. Hà hà.
Nhưng mà Ngoan lại không nỡ làm chuyện đó, ai lại đi làm cái chuyện kinh khủng ấy, vì mỗi tối hàm răng của Vũ vẫn đụng côm cốp vào răng Ngoan để hôn kia mà.
Sáng hôm sau đi chợ, Ngoan lại hàng cá, bà Tư bán cá chỉ vào thau cá lóc "Cá ngon nè nhỏ, con dâu mới mà mua cá tươi này thì mẹ chồng thương hết biết đó!". Ngoan cười thầm, việc gì phải lấy lòng mẹ của cái người đáng ghét đó. Ngoan đứng tần ngần một hồi rồi cũng mua vì chẳng nghĩ ra được món ăn nào khác, Ngoan chỉ con cá to và đẹp nhất, bà Tư bắt ra và dùng cây đập cốp vào đầu, con cá chết tươi, sau đó bà mổ ruột, đánh vảy và khứa làm nhiều khúc bỏ vào túi cho Ngoan.
Ngoan cầm bịch cá, tự nhiên nghĩ Vũ như con cá lóc này thôi, Ngoan chỉ tay chọn thế là anh tiêu, chỉ cần một cú đập vào đầu, sau đó bị khứa làm nhiều khúc, bị xào nấu, bị người khác ăn ngấu ăn nghiến. Ừ, thì đây cũng là cách "trả thù" đây. Dám chửi Ngoan à? Chửi đi, mỗi khi giận nhau, Ngoan sẽ đi chợ mà mua cá lóc, Ngoan sẽ coi anh như con cá lóc, anh sẽ bị đập chết tươi, bị móc ruột gan ra mà quăng vào thùng rác. Cho đáng đời đứa nào đòi ly hôn.
Mua về, Ngoan cố gắng kho thật ngon, để cả nhà tấm tắc khen và ăn cho bằng hết. Sao mà nghe sướng cả ruột. Vậy là hết giận.
Kỷ niệm một năm ngày cưới, Vũ hỏi "Em thích ăn cá lóc phải không? Mẹ khen em kho cá lóc ngon không ai bằng". Ngoan lẳng lặng cười. Bí mật nồi cá lóc kho này không thể kể cho ai được. Vì nó mang "tình cảm" của Ngoan trong đó. Cám ơn mày, cá lóc ơi!.
Nguyễn Anh Đào
Tất cả các hình ảnh đều được trích dẫn từ internet