Phận bạc
Chỉ có chút quà lo Tết thôi,
Nào hay ai lại cướp đi rồi.
Tuổi già phận bạc thân càng khó,
Người nỡ lòng nào cướp của tôi,
NM
NM
Cõi
đất hoang cuối làng Hạ ngay bên bãi tha ma. Chỗ đất trống ấy bỏ um tùm
vì nhà nào có mồ mả cũng không muốn để sát vào luỹ tre bên xóm có người ở
trong. Chỗ này mọc lên những bụi cây ké, cây lá cối xay, cây dướng và
bụi lau. Đôi khi, con trâu đi qua quơ mõm chẳng có cỏ rả nhai được, lại
lảng ra.
Thế mà vẫn có người ở. Chỗ tận cùng nào chẳng có
người ở. Nhưng trong làng không bao giờ coi đấy là xóm, là ngõ, kẻ đến
kẻ đi không biết thế nào. Chỉ những người lưu lạc đến đây ngụ cư, trai
tráng không có tên trong sổ đinh, không được đóng hàng giáp. Thằng mõ
làng còn được chia phần ngồi một mình ngoài cửa, chứ người ngụ cư thì
chưa được bằng cu mõ. Ấy thế nhưng hàng năm khi nước sông Cái lên to,
trên phủ sức về lấy đinh đi hộ đê thì ông phó lý lại tróc đến cái xóm
hoang này. Mày đến nương nhờ đây, mày uống nước giếng đầu làng đây thì
mày phải làm thân con lừa cõng việc quan sai. Lão ta trôi giạt đến bãi
hoang từ bao giờ. Người ta gọi lão là lão, tên lão là lão hay đấy là cái
tiếng để gọi người già mà lão già từ khi nào lão cũng không nhớ.
Chẳng mấy lúc đã đến ba mươi tháng chạp. Phiên chợ áp Tết, tiếng à à chợ búa nháo nhác đằng cây đa bên kia cánh đồng đã vang động từ sớm. Tiếng vịt cạc cạc, tiếng bò rống, tiếng người chửi nhau... Có xào xạc thế mới ra ngày chợ vét. Bởi vì sớm mai đã mùng một năm mới rồi. Ai dư dả tiền thì chúng họ thong dong đi sắm sửa từ những ngày chợ trong năm. Phiên chợ này của người cố cùng mới chạy được vài tiền, vội nhoáng nhoáng đi vơ cút rượu, thẻ hương, miếng thịt lợn cúng, lẻ gạo nếp... Lão cũng chẳng đào đâu ra đồng nào mà mó đến những thứ sắm sửa ấy. Lão chẳng màng đến phiên chợ. Cái Tết, lại cái Tết, rồi lại cái Tết, những tết nhất thờ ơ qua đi.
Khốn khổ, ấy thế mà lão, chỉ có lão, lão thuộc tất cả ruộng lúa, ruộng màu, ruộng đồng cao, đồng xa của mọi nhà trong làng. Bởi vì lão quanh năm đi làm thuê đã cày bừa tát nước tháo nước nhẵn các mặt ruộng.
Bây giờ thì lão đi cuốc. Ruộng trồng màu phải cuốc mới kỹ được đất. Để cắm dây khoai lang, khoai nghệ, lại cải thìa.., lắm giống mới quá. Ruộng huệ hoa trắng lôm lốp như đứa chít khăn đại tang. Chúng nó hoá rồ đến nơi, trồng các cái ăn cái uống linh tinh. Chẳng bận đến lão. Lão chỉ biết bổ nhát cuốc, lão mong được có việc làm suốt giêng hai. Nhưng đến năm cùng tháng tận thế này thì cũng chẳng nhà nào còn mướn cuốc ruộng nữa. Lão không làm dối, mà có lẽ bởi lão cuốc chậm. Cái già đã hất miếng cơm của lão. Nhưng chẳng cần, lão có việc khác, lão ối việc, có người thì có việc. Nhà kia gọi sửa bờ rào, đóng cổng ngăn, đào cái rãnh tát nước dưới ao, lại đánh gộc tre và không đi làm thì lão đi đặt đó, đánh lờ, kéo vó tôm, câu ếch, lão không đi chợ, nhưng thấy người ta đi chợ Tết thì lão cũng nghĩ có khi ta nên đi chợ đong lẻ gạo nếp, mua thẻ hương, khốn khó đến thế nào thì cũng phải lo nhớ đến các cụ. Nhưng chỉ nghĩ chứ chưa Tết nào lão đong được bát gạo, mua được thẻ hương, rồi cái nghĩ nhạt dần, rồi thôi, mà cứ mùng một Tết, lão múc bát nước mưa đem vào đặt lên hòn gạch ông đồ rau trong bếp cúng ông vải và vua bếp, lão cúng chay.
Ờ thì cũng phải đi chợ một cái xem làng nước họ chợ búa ra sao. Cái phiên chợ chửi nhau, đánh nhau, cướp giật của nhau cũng vui mắt đấy. Vẫn còn hàng lá dong, lạt giang bởi vì cũng chẳng thiếu nhà tối ba mươi mới luộc được đôi bánh chưng. Bác hàng dừa bày lên mặt gánh một đống gáo dừa có chuôi cả sọ, có cái đã đẽo thành muôi, chỉ một chốc đã bán hết nhẵn. Thiên hạ mua gáo, mua muôi làm gì mà đổ xô vào thế. Tết nhất lắm thứ phải đong, phải múc, phải khảo chăng. Có đứa bảo sọ dừa già gọt làm quân xóc đĩa còn nảy rền trong bát hơn quân vỏ diêm. Chẳng biết thế nào, chỉ biết vào những tháng củ mật tháng ăn chơi thế này thì đâu cũng có đám thò lò, đám xóc đĩa.
Dãy hàng tranh lơ thơ chỉ còn mớ tranh tiền rẻ nhất. Tờ giấy hồng điều đỏ khé in từng chuỗi hình mười đồng tiền. Một chinh Khải Định được lấy mười tờ tranh tiền.
Có năm lão đã mua chơi tranh tiền. Lão dán các cột lều, ngoài cửa, trong bếp. Để bói xem năm mới có tiền vào nhà không. Nhưng không khi nào có tiền vào nhà, cũng không có tiền đội nón ra đi, chẳng thấy gì cả.
Lão vào bãi bán trâu bò. Lúc nãy chắc có nhiều trâu, nhiều bò, bởi cái bãi lầy bùn còn in vết móng trâu, lại lắt nhắt móng dê hay móng chó. Lúc này thì chợ trâu bò vắng tanh, chỉ còn mỗi một người mổ bò thuê đương cọ mấy con dao trong cái xảo thả dưới ao làng. Trong cái xảo còn có bốn cái móng bò đen gồ ghề nổi lơ lửng trên mặt nước.
Lão nói:
- Này đằng ấy cho tớ bốn cái móng bò nhé. Tớ xin cái móng chứ không xin cái vó đâu!
Bác đồ tể mặt còn đỏ lựng. Dáng hẳn lúc nãy vừa mổ, vừa xả thịt vừa nốc rượu. Bác đồ tể nói to:
- Có cái bong bóng nữa. Định đem vứt cho chó gặm, người có tết thì cũng phải cho chó cái tết chứ. Lão giơ hai tay như can đôi bên đánh nhau. Ấy chết. Ấy chết, đừng phí của giời. Cái móng bò ninh lên cũng được nồi nước xuýt. Cái bong bóng thì đem phơi nắng may ra bán cho con mẹ hàng rượu. Một đống tiền cả đấy. Ông ơi!
Người đồ tể cười hề hề:
- Ờ thì cái bong bóng để đấy chốc nữa bán cho con mẹ buôn rượu. Còn cho bố cầm cái guốc bò này về, của thằng con rể sêu tết đấy nhé.
Câu tán dại đâm ra mất cái bong bóng. Phải mau mau kẻo nó không cho cái móng bò nữa thì có mà ăn mày. Lão vơ đâu được cái giỏ mất hom, nhét cả bốn cái móng bò còn dính lầy nhầy lông và bùn lấm. Rồi tất tả đi ngay.
Ra khỏi chợ, lão nhìn lại cài giỏ móng bò mới thực yên tâm. Chẳng có đồng mốc nào, đi chợ cũng được những thứ này. Cái xương, cái móng cứ đun mãi tất phải ra sụn ra nước xuýt. Thế là có tết rồi.
Đến cái quán giữa đồng, lão ngồi buộc lại giỏ. Bà hàng nước đã nghỉ dọn hàng quán trống gió thổi ào ào vào lều. Lão trói vào lại tháo ra, lại cầm từng cái móng bò lên ngắm, ngắm chán rồi lại đâm nghĩ ngợi lấn thẩn. Khốn nạn thân ông, cái móng bò không phải là cái vó bò, cái vó bò thái ra chấm tương gừng, nhai rau ráu, cái móng thì... thôi thôi ông cứ đắp bùn hầm cho mấy ngày mấy đêm thì đến sừng trâu móng trâu cũng phải chảy ra nước xuýt. Thuở xưa thằng vua còn ninh mầm đá ra ăn cơ mà...
Ngoài ruộng, một đàn quạ khoang xúm xít trên một luống đất cày ải. Bọn chim chóc trộm ngày này đương chơi trò tranh nhau cái gì đây. Lũ quạ thoáng thấy người ra bay rào rào lên, lão trông thấy trong luống đất một chiếc bong bóng lợn, à mà không phải bong bóng lợn cái bong bóng trâu mới to ngồn ngộn lên thế. Không biết bọn quạ tha ở đâu về hay là đứa nào ném ra đây.
Thằng mổ bò kia không cho ông thì ông cũng được giời cho, giời cho ông cái bong bóng trâu còn to bằng mấy cái bong bóng bò. Thật là của giời cho.
Những con quạ chết đói lại táp xuống. Có con nhảy vào mổ cái bong bóng. Có con táo tợn đậu xuống vai ông lão, như toan quào vào mặt cái thằng người đến cướp cơm của nhà quạ. Những những con quạ khoang địch sao được lão ông mà túm được con nào thì ông cũng cho chúng mày vào nồi tất. Tết này ông ăn tết thịt bò ông ăn thịt quạ. Lập tức, lão huơ tay lên. Những con quạ khôn ngoan đã đọc được cơn giận nổi đùng đùng trên mặt lão. Cả lũ bay biến đi. Thế là lão nhặt cái bong bóng nhét vào giỏ. Lão nhổ cái cỏ xước tết làm lạt buộc những cái móng bò xách một bên tay.
Lão chợt lắng tai. Tiếng chuột kêu chí chí ở góc tường đất. Không phải tiếng chuột nhắt đuổi nhau. Hình như tiếng chuột nhút nhít mới đẻ chưa mở mắt, đương chen nhau trong ổ, lão rón chân bước lại. Lão nhấc hòn gạch vồ.
Chẳng mấy lúc đã đến ba mươi tháng chạp. Phiên chợ áp Tết, tiếng à à chợ búa nháo nhác đằng cây đa bên kia cánh đồng đã vang động từ sớm. Tiếng vịt cạc cạc, tiếng bò rống, tiếng người chửi nhau... Có xào xạc thế mới ra ngày chợ vét. Bởi vì sớm mai đã mùng một năm mới rồi. Ai dư dả tiền thì chúng họ thong dong đi sắm sửa từ những ngày chợ trong năm. Phiên chợ này của người cố cùng mới chạy được vài tiền, vội nhoáng nhoáng đi vơ cút rượu, thẻ hương, miếng thịt lợn cúng, lẻ gạo nếp... Lão cũng chẳng đào đâu ra đồng nào mà mó đến những thứ sắm sửa ấy. Lão chẳng màng đến phiên chợ. Cái Tết, lại cái Tết, rồi lại cái Tết, những tết nhất thờ ơ qua đi.
Khốn khổ, ấy thế mà lão, chỉ có lão, lão thuộc tất cả ruộng lúa, ruộng màu, ruộng đồng cao, đồng xa của mọi nhà trong làng. Bởi vì lão quanh năm đi làm thuê đã cày bừa tát nước tháo nước nhẵn các mặt ruộng.
Bây giờ thì lão đi cuốc. Ruộng trồng màu phải cuốc mới kỹ được đất. Để cắm dây khoai lang, khoai nghệ, lại cải thìa.., lắm giống mới quá. Ruộng huệ hoa trắng lôm lốp như đứa chít khăn đại tang. Chúng nó hoá rồ đến nơi, trồng các cái ăn cái uống linh tinh. Chẳng bận đến lão. Lão chỉ biết bổ nhát cuốc, lão mong được có việc làm suốt giêng hai. Nhưng đến năm cùng tháng tận thế này thì cũng chẳng nhà nào còn mướn cuốc ruộng nữa. Lão không làm dối, mà có lẽ bởi lão cuốc chậm. Cái già đã hất miếng cơm của lão. Nhưng chẳng cần, lão có việc khác, lão ối việc, có người thì có việc. Nhà kia gọi sửa bờ rào, đóng cổng ngăn, đào cái rãnh tát nước dưới ao, lại đánh gộc tre và không đi làm thì lão đi đặt đó, đánh lờ, kéo vó tôm, câu ếch, lão không đi chợ, nhưng thấy người ta đi chợ Tết thì lão cũng nghĩ có khi ta nên đi chợ đong lẻ gạo nếp, mua thẻ hương, khốn khó đến thế nào thì cũng phải lo nhớ đến các cụ. Nhưng chỉ nghĩ chứ chưa Tết nào lão đong được bát gạo, mua được thẻ hương, rồi cái nghĩ nhạt dần, rồi thôi, mà cứ mùng một Tết, lão múc bát nước mưa đem vào đặt lên hòn gạch ông đồ rau trong bếp cúng ông vải và vua bếp, lão cúng chay.
Ờ thì cũng phải đi chợ một cái xem làng nước họ chợ búa ra sao. Cái phiên chợ chửi nhau, đánh nhau, cướp giật của nhau cũng vui mắt đấy. Vẫn còn hàng lá dong, lạt giang bởi vì cũng chẳng thiếu nhà tối ba mươi mới luộc được đôi bánh chưng. Bác hàng dừa bày lên mặt gánh một đống gáo dừa có chuôi cả sọ, có cái đã đẽo thành muôi, chỉ một chốc đã bán hết nhẵn. Thiên hạ mua gáo, mua muôi làm gì mà đổ xô vào thế. Tết nhất lắm thứ phải đong, phải múc, phải khảo chăng. Có đứa bảo sọ dừa già gọt làm quân xóc đĩa còn nảy rền trong bát hơn quân vỏ diêm. Chẳng biết thế nào, chỉ biết vào những tháng củ mật tháng ăn chơi thế này thì đâu cũng có đám thò lò, đám xóc đĩa.
Dãy hàng tranh lơ thơ chỉ còn mớ tranh tiền rẻ nhất. Tờ giấy hồng điều đỏ khé in từng chuỗi hình mười đồng tiền. Một chinh Khải Định được lấy mười tờ tranh tiền.
Có năm lão đã mua chơi tranh tiền. Lão dán các cột lều, ngoài cửa, trong bếp. Để bói xem năm mới có tiền vào nhà không. Nhưng không khi nào có tiền vào nhà, cũng không có tiền đội nón ra đi, chẳng thấy gì cả.
Lão vào bãi bán trâu bò. Lúc nãy chắc có nhiều trâu, nhiều bò, bởi cái bãi lầy bùn còn in vết móng trâu, lại lắt nhắt móng dê hay móng chó. Lúc này thì chợ trâu bò vắng tanh, chỉ còn mỗi một người mổ bò thuê đương cọ mấy con dao trong cái xảo thả dưới ao làng. Trong cái xảo còn có bốn cái móng bò đen gồ ghề nổi lơ lửng trên mặt nước.
Lão nói:
- Này đằng ấy cho tớ bốn cái móng bò nhé. Tớ xin cái móng chứ không xin cái vó đâu!
Bác đồ tể mặt còn đỏ lựng. Dáng hẳn lúc nãy vừa mổ, vừa xả thịt vừa nốc rượu. Bác đồ tể nói to:
- Có cái bong bóng nữa. Định đem vứt cho chó gặm, người có tết thì cũng phải cho chó cái tết chứ. Lão giơ hai tay như can đôi bên đánh nhau. Ấy chết. Ấy chết, đừng phí của giời. Cái móng bò ninh lên cũng được nồi nước xuýt. Cái bong bóng thì đem phơi nắng may ra bán cho con mẹ hàng rượu. Một đống tiền cả đấy. Ông ơi!
Người đồ tể cười hề hề:
- Ờ thì cái bong bóng để đấy chốc nữa bán cho con mẹ buôn rượu. Còn cho bố cầm cái guốc bò này về, của thằng con rể sêu tết đấy nhé.
Câu tán dại đâm ra mất cái bong bóng. Phải mau mau kẻo nó không cho cái móng bò nữa thì có mà ăn mày. Lão vơ đâu được cái giỏ mất hom, nhét cả bốn cái móng bò còn dính lầy nhầy lông và bùn lấm. Rồi tất tả đi ngay.
Ra khỏi chợ, lão nhìn lại cài giỏ móng bò mới thực yên tâm. Chẳng có đồng mốc nào, đi chợ cũng được những thứ này. Cái xương, cái móng cứ đun mãi tất phải ra sụn ra nước xuýt. Thế là có tết rồi.
Đến cái quán giữa đồng, lão ngồi buộc lại giỏ. Bà hàng nước đã nghỉ dọn hàng quán trống gió thổi ào ào vào lều. Lão trói vào lại tháo ra, lại cầm từng cái móng bò lên ngắm, ngắm chán rồi lại đâm nghĩ ngợi lấn thẩn. Khốn nạn thân ông, cái móng bò không phải là cái vó bò, cái vó bò thái ra chấm tương gừng, nhai rau ráu, cái móng thì... thôi thôi ông cứ đắp bùn hầm cho mấy ngày mấy đêm thì đến sừng trâu móng trâu cũng phải chảy ra nước xuýt. Thuở xưa thằng vua còn ninh mầm đá ra ăn cơ mà...
Ngoài ruộng, một đàn quạ khoang xúm xít trên một luống đất cày ải. Bọn chim chóc trộm ngày này đương chơi trò tranh nhau cái gì đây. Lũ quạ thoáng thấy người ra bay rào rào lên, lão trông thấy trong luống đất một chiếc bong bóng lợn, à mà không phải bong bóng lợn cái bong bóng trâu mới to ngồn ngộn lên thế. Không biết bọn quạ tha ở đâu về hay là đứa nào ném ra đây.
Thằng mổ bò kia không cho ông thì ông cũng được giời cho, giời cho ông cái bong bóng trâu còn to bằng mấy cái bong bóng bò. Thật là của giời cho.
Những con quạ chết đói lại táp xuống. Có con nhảy vào mổ cái bong bóng. Có con táo tợn đậu xuống vai ông lão, như toan quào vào mặt cái thằng người đến cướp cơm của nhà quạ. Những những con quạ khoang địch sao được lão ông mà túm được con nào thì ông cũng cho chúng mày vào nồi tất. Tết này ông ăn tết thịt bò ông ăn thịt quạ. Lập tức, lão huơ tay lên. Những con quạ khôn ngoan đã đọc được cơn giận nổi đùng đùng trên mặt lão. Cả lũ bay biến đi. Thế là lão nhặt cái bong bóng nhét vào giỏ. Lão nhổ cái cỏ xước tết làm lạt buộc những cái móng bò xách một bên tay.
Lão chợt lắng tai. Tiếng chuột kêu chí chí ở góc tường đất. Không phải tiếng chuột nhắt đuổi nhau. Hình như tiếng chuột nhút nhít mới đẻ chưa mở mắt, đương chen nhau trong ổ, lão rón chân bước lại. Lão nhấc hòn gạch vồ.
Một ổ chuột tý nhau lúc nhúc đỏ hon hỏn. Con chuột
mẹ nằm giữa chưa kịp ngoái đầu lên, bàn tay lão đã chít cổ lôi ra. Con
chuột mẹ giãy được mấy cái, tắc thở. Thế là cả chuột mẹ chuột con lão
dốc tuột vào giỏ. Đã có thịt bò, lại thêm thịt chuột, được quá
Lão về đến những túp lều cái xóm người ngụ cư. Cái lều của lão như đống rạ lởm chởm. Gió rét ngăn ngắt. Tự dưng, lão lẩm bẩm một câu bơ vơ: "À à thế này mới là Tết" lão đương hả hê ta đây. Mấy cái lều ở ngoài chưa thấy hơi hướng ai về. Gió thổi kẽo kẹt như có ma ở các ngôi mộ đằng kia lên đánh đu trên bụi tre.
Người ta đi đâu, lão không biết, lão cũng chẳng để ý Chúng nó trốn tết hay chạy tết, có khi kéo nhau bỏ đi luôn cũng nên. Ở ngoài tha ma có nhà nào đi sửa mộ cuối năm. Gió tạt vào mùi hăng hắc hương đám ma. Nhưng trong đầu lão chỉ đương có những cái mừng. Nước xuýt luộc bò, cho thêm cái bong bóng này vào thì ngon ngọt đứt đuôi rồi. Lại còn xó rượu đấy, rượu nhắm với thịt chuột bao tử nướng.
Lão đã tưởng ra tiếng pháo xa xa, tiếng trống đình, tiếng chuông chùa nối lên. Ba ngày tết qua rồi, đã có người gọi hẹn mừng tuổi lão từ trong năm, mùng bốn vào dọn vườn động thổ. Hôm ấy thì được chén tuỷ luý thẳng thừng rồi.
Lão nhìn cái bờ rào cúc tần. Để những thức ăn sống sít này chỗ cao ráo cho khỏi con kiến bò vào, không khéo thì có khi cả con chó đến ngoạm mất. Nhìn trước nhìn sau, rồi lão gài cái giỏ chuột vào hốc thân cây dướng. Bốn cái móng bò và cái bong bóng trâu thì treo trên cành cây dường ở ngay cửa lều, trông ra thấy ngay.
Lão vào bếp thổi lửa, vơ mấy cái que củi đốt sưởi rồi ngả người xuống ổ rơm.
Lão cứ nghĩ vơ vẩn toàn những cái vui, tưởng như vừa được một buổi sắm sửa bận rộn rồi lại đã cơm no rượu say ngoài chợ. Hai con mắt lão gà gà díp lại trong tiếng pháo lạch tạch đâu đây.
Lão chợp mắt một lúc. Tiếng gió lùa rào rạt trong vòm trời âm u, trở dậy không biết sắp tối hay còn ban ngày. Lão ngồi dậy lò dò ra đem các thứ vào bếp.
Trong hốc cây dướng để cái giỏ chuột. Bốn cái móng bò, cái bong bóng trâu thì treo trên. Nhưng chẳng thấy các thứ ấy đâu cả. Đứa nào đã thón mất. Hay con cầy, con cáo tha rồi.
Lão nhìn quanh xem như còn có cái gì rơi xuống đất. Không thấy. Lão đứng tần ngần, cũng chẳng nghĩ ngợi ra sao
Tô Hoài
Lão về đến những túp lều cái xóm người ngụ cư. Cái lều của lão như đống rạ lởm chởm. Gió rét ngăn ngắt. Tự dưng, lão lẩm bẩm một câu bơ vơ: "À à thế này mới là Tết" lão đương hả hê ta đây. Mấy cái lều ở ngoài chưa thấy hơi hướng ai về. Gió thổi kẽo kẹt như có ma ở các ngôi mộ đằng kia lên đánh đu trên bụi tre.
Người ta đi đâu, lão không biết, lão cũng chẳng để ý Chúng nó trốn tết hay chạy tết, có khi kéo nhau bỏ đi luôn cũng nên. Ở ngoài tha ma có nhà nào đi sửa mộ cuối năm. Gió tạt vào mùi hăng hắc hương đám ma. Nhưng trong đầu lão chỉ đương có những cái mừng. Nước xuýt luộc bò, cho thêm cái bong bóng này vào thì ngon ngọt đứt đuôi rồi. Lại còn xó rượu đấy, rượu nhắm với thịt chuột bao tử nướng.
Lão đã tưởng ra tiếng pháo xa xa, tiếng trống đình, tiếng chuông chùa nối lên. Ba ngày tết qua rồi, đã có người gọi hẹn mừng tuổi lão từ trong năm, mùng bốn vào dọn vườn động thổ. Hôm ấy thì được chén tuỷ luý thẳng thừng rồi.
Lão nhìn cái bờ rào cúc tần. Để những thức ăn sống sít này chỗ cao ráo cho khỏi con kiến bò vào, không khéo thì có khi cả con chó đến ngoạm mất. Nhìn trước nhìn sau, rồi lão gài cái giỏ chuột vào hốc thân cây dướng. Bốn cái móng bò và cái bong bóng trâu thì treo trên cành cây dường ở ngay cửa lều, trông ra thấy ngay.
Lão vào bếp thổi lửa, vơ mấy cái que củi đốt sưởi rồi ngả người xuống ổ rơm.
Lão cứ nghĩ vơ vẩn toàn những cái vui, tưởng như vừa được một buổi sắm sửa bận rộn rồi lại đã cơm no rượu say ngoài chợ. Hai con mắt lão gà gà díp lại trong tiếng pháo lạch tạch đâu đây.
Lão chợp mắt một lúc. Tiếng gió lùa rào rạt trong vòm trời âm u, trở dậy không biết sắp tối hay còn ban ngày. Lão ngồi dậy lò dò ra đem các thứ vào bếp.
Trong hốc cây dướng để cái giỏ chuột. Bốn cái móng bò, cái bong bóng trâu thì treo trên. Nhưng chẳng thấy các thứ ấy đâu cả. Đứa nào đã thón mất. Hay con cầy, con cáo tha rồi.
Lão nhìn quanh xem như còn có cái gì rơi xuống đất. Không thấy. Lão đứng tần ngần, cũng chẳng nghĩ ngợi ra sao
Tô Hoài
Mộng Chiều Xuân
Nhớ mãi trong lòng buổi cuối Đông,
Trông chờ, mong ngóng Tết trong lòng...
Hương chanh thanh khiết mang Xuân đến !
Xuân của ngày xưa sao nhớ mong ...
NM
Mùa ngóng tết thần tiên
Cuộc sống xa nhà gần mười năm đủ để tôi nhận ra
một điều rằng, thời điểm nỗi nhớ nhà, nhớ ba mẹ, nhớ khu vườn tuổi thơ
ắp đầy kỷ niệm dậy lên trong tôi nhiều nhất, cồn cào và mãnh liệt nhất
chính là những ngày này, khi những tia nắng yếu ớt đủ gọi về một ban mai
tươi mới. Và làn mưa đã dễ chịu hơn, không làm đất trời xám xịt lại.
Không gian ấy đưa tôi về ngày xưa, nơi tôi cùng với tuổi thần tiên bắt
đầu náo nức ngóng chờ ngày sẽ mang đến bên mình nhiều nhất yêu thương.
Đó là những ngày tôi và bạn bè đến trường dưới cái lạnh đã không còn
tê tái trên con đường làng vừa khô ráo sau cả một mùa lội bùn lầy đến
nửa bắp chân, lại trơn tuột, phải bấu chặt mười ngón chân xuống mặt đất
vẫn còn lo trượt té. Chúng tôi bắt đầu bàn với nhau về sự chuẩn bị đón
tết của mình, khoe với nhau về chậu hoa vạn thọ đã chớm những nụ đầu
tiên. Tôi thường là kẻ thất thế nhất, đến lúc đó mới cuống quýt đi xin
hàng xóm hoặc mấy đứa bạn “dư dả” một vài cây hoa móng tay, mào gà, một
bụi cẩm tú mai và chiết mấy cành vạn thọ về trồng trước sân. Thế là sau
đó, buổi sáng nào cũng không cần mẹ giục vẫn dậy từ rất sớm để xem công
trình của mình đã có kết quả gì chưa. Tôi và em gái đã reo lên vui mừng
khi những chiếc nụ bé tí mong chờ đã rón rén nhú lên giữa bàn tay xanh
vạn thọ. Nỗi náo nức trong tôi, và trong em gái tôi nữa, như được nhân
lên gấp bội.
Đó là ngày trên gương mặt mẹ tôi giãn ra những nếp
lo âu. Mẹ nhìn chúng tôi cười bảo: “Đi may đồ tết, mấy con!”. Niềm sung
sướng vô bờ lập tức trào dâng trong lồng ngực đứa trẻ nông thôn nhà
nghèo là tôi giây phút ấy. Bởi chúng tôi, mỗi năm chỉ được hai lần may
áo quần mới: đầu năm học và chuẩn bị tết. Mà áo quần tết cũng chỉ là bộ
quần tây áo trắng vải xoa hoặc khá hơn là vải katê để tận dụng mặc đi
học luôn. Tôi vẫn nhớ, mẹ đã không thể có được chiếc áo hồng bằng vải
xốp (thứ vải giờ chẳng còn ai mặc nữa) vì quá đắt, mà chỉ may một bộ đồ
bằng vải bông ép màu tím hoa cà. Bộ đồ ấy giờ mẹ vẫn giữ trong tủ đồ cũ
như một nhắc nhớ dịu êm.Đó là ngày mảnh vườn sau nhà lấp lánh
hoa chanh. Ôi! Tuổi thơ tôi đã gắn với vườn chanh ấy quá nhiều kỷ niệm.
Vườn chanh mà đâu chỉ có chanh. Nào bồ ngót, mồng tơi, rau dền. Sau
những đợt mưa, vườn xanh mướt. Tôi cùng mẹ cắt rau từ chiều hôm để sáng
ra tôi đội xuống chợ bán dưới cái nắng rụt rè cuối đông. Tiền bán được,
mẹ sẽ cho tôi một ít để bỏ vào chiếc hòn binh đất đặt dưới gầm giường.
Đến cận tết, tôi sẽ khui ra và mua cho tôi, cho em gái một chiếc vòng
đeo tay bằng nhựa hay cặp nơ buộc tóc thật dễ thương. Giờ ngồi nhớ lại
mới thấy hạnh phúc ngày xưa sao mà bé nhỏ, xinh xắn quá chừng. Và ngay
lúc này đây, hiện rõ trước mắt tôi là hình ảnh một bé con tóc chấm vai
thì thầm giữa vườn chanh đang nhẹ hương thanh khiết: “ra thật nhiều
trái, chanh nhé, chị yêu chanh thật nhiều!”. Bé con ơi! Bao giờ ta lại
được quay về thơ ngây?
Đó là ngày tôi cảm nhận rõ nhất không khí mùa xuân đã len vào từng hơi thở của cỏ cây, vạn vật. Để giờ đây, khi cầm trên tay tuổi mình, biết mỗi khi xuân đến lại mang theo một nỗi ái ngại xuân thì, tôi vẫn không thể ngăn tôi trong trẻo lạ kỳ, lại rạo rực bâng khuâng một mùa ngóng tết thần tiên…
Đó là ngày tôi cảm nhận rõ nhất không khí mùa xuân đã len vào từng hơi thở của cỏ cây, vạn vật. Để giờ đây, khi cầm trên tay tuổi mình, biết mỗi khi xuân đến lại mang theo một nỗi ái ngại xuân thì, tôi vẫn không thể ngăn tôi trong trẻo lạ kỳ, lại rạo rực bâng khuâng một mùa ngóng tết thần tiên…
Một ngày cuối năm
Xuân về!
Những mầm cây cựa mình
run rẩy. Gió thổi hiu hiu, dịu dàng, vuốt ve chiều chuộng. Mưa bay rất
khẽ, từng hạt bụi sương lướt nhẹ qua đầu. Cây đào trơ trụi suốt mùa đông
giá lạnh, cái cành khẳng khiu trồi mấu rồi nhú lên vài mầm xanh bên nụ
hoa màu hồng nhỏ xíu. Không gian rộn ràng hơn khi bầy chim về hót. Trên
sườn núi áo váy được giặt phơi nhìn giống những cánh bướm sặc sỡ nhiều
màu sắc đang xập xoè bay lượn. Vài nhà đã thịt lợn tết, họ mời xóm làng
đến ăn một bữa thật vui, số còn lại được treo gác bếp để ăn dần.
Cứ
sau mùa vụ, khi những bắp ngô đã về nằm trên gác, công việc nương rẫy
đã cạn là lúc người Mông ăn tết. Tết của người Mông mỗi nơi một khác,
kéo dài từ đầu tháng chạp đến sau tết. Có nơi ăn tết lần lượt theo họ,
có nơi ăn tết lần lượt theo các gia đình trong họ.
Tết của người
Mông là một ngày hội, những cuộc chơi, những buổi hẹn hò. Người già nhớ
về một thời trai trẻ, hướng về tổ tiên dòng họ. Người trẻ kiếm tìm tương
lai, hướng tới một ngày mai tốt đẹp hơn, khát khao một tình yêu lớn,
một cuộc sống vẹn nguyên hai chữ hạnh phúc.
Lễ hội năm nay nghe
đâu khác hẳn với mọi năm, lần đầu tiên Uỷ ban xã đứng ra tổ chức, các
trò chơi như đánh yến, đánh cù, ném pao,... mọi năm chỉ là trò bày ra
chơi cho vui năm nay còn có giải thưởng đem về nữa. Các điệu múa, bài
khèn, lời hát giao duyên,... là tiết mục để các xóm đua tài với nhau...
Sình
rủ tôi đi huyện chơi, nghe nói có đoàn nghệ thuật ở dưới xuôi lên biểu
diễn mấy ngày. Bọn thằng Sèo rủ tôi đi khám phá phía trong khoảng tối
của Thác Tiên. Thằng nào cũng nói những lời hay lời ngọt để tôi đi cùng.
Tôi chưa biết phải từ chối chúng như thế nào. Bố tôi đang ốm nằm trong
nhà, mẹ tôi đến giúp bà ngoại tôi dọn sang ngôi nhà mới, tôi không thể
đi đâu lúc này.
Bọn chúng ra về với sự thất vọng hiện rõ trên nét
mặt, "Sẽ còn rất nhiều dịp khác để cả bọn cùng đi chơi", tôi nói vậy
không đứa nào nói thêm nữa, chúng đã hiểu được lý do. Bọn chúng đi rồi
tự nhiên nỗi buồn không biết từ đâu kéo đến xâm chiếm lòng tôi.
*
Buổi
học cuối cùng của năm cũ hơi ồn ào, chẳng có mấy đứa để tâm đến bài vở,
chúng đang nghĩ tới những ngày vui sắp tới. Cô giáo hôm nay dễ tính
không kỷ luật những đứa lắm lời. Thời gian chậm chạp trôi.
Ra
chơi, tôi tha thẩn một mình đi về phía hàng cây cuối sân trường, mùi
thơm từ hoa lá thoảng bay nhè nhẹ. Một cơn mưa mỏng chợt đến, chợt đi
rất nhanh làm tôi vừa kịp nhận ra đã vội tan biến giữa đất trời. Một cơn
gió tràn tới, mùi rượu ngô nhà ai đang cất toả bay ngào ngạt. Thằng
Sình vỗ vào vai làm tôi giật mình, đúng lúc đó thằng Sùng ào đến, trống
báo vào lớp.
Cô giáo dặn dò cẩn thận lũ học trò trước khi nghỉ
tết. Gớm, sao mà chúng nó ngoan thế, đứa nào cũng luôn mồm "vâng ạ!". Và
tôi dám chắc rằng những đứa to mồm nhất kia là những đứa chóng quên
nhất. Vừa nghe cô nói xong chúng đã quên mất gần nửa, ra đến cửa lớp
chúng chẳng còn nhớ gì nữa.
Trống tan trường. Vỡ oà sự náo động,
rồi nhanh chóng tan về khắp nẻo, sân trường lại yên vắng một mình. Ngôi
trường buồn lặng lẽ. Mưa bụi lất phất bay từng lớp nối đuôi nhau là là
trên mặt đất. Tôi lững thững đi về nhà, lòng cô đơn đến lạ. Mưa dày hơn.
Gió lạnh nghiêng nghiêng thổi. Con đường loang loáng ướt.
*
Chiều.
Trời
không mưa nhưng xám ngoét. Gió thổi vẫn đầy hơi lạnh. Cây đào đã bung
vài cánh hoa. Cái màu hồng mỏng manh ấy đang run lên trước cơn gió lạnh.
Vẫn còn vô khối cành khẳng khiu mới trồi lên những mấu. Còn hai chiếc
lá không biết có phải từ xuân trước đang cố bấu víu vào cái cành đã già
nua cằn cỗi, mỗi đợt gió thổi lại bạt đi, chỉ mạnh chút xíu nữa thôi sẽ
lìa cành. Những chồi non mơn mởn đầy sức sống đang xoè ra ngay cạnh đó.
- Mơ mộng quá!
Tôi
quay lại gặp ánh mắt thằng Sùng, cái nhìn của nó có gì là lạ. Tôi chưa
kịp hỏi câu nào thì nhìn thấy cô giáo và thằng Sình đang đi vào vào từ
đầu ngõ. Tôi vội trở về và mời cô giáo vào nhà. Cô đặt gói quà lên bàn.
Bố tôi ngồi nhỏm dậy.
- Cảm ơn cô giáo đã đến nhà, mang quà làm gì, chỉ cần đến chơi thôi...
Cô giáo vội nói:
- Nghe tin anh ốm, em tới thăm. Anh đã đỡ tí nào chưa ạ?
- Đỡ rồi! - Bố nói. - Khỏi đến nơi rồi ấy chứ, cái thuốc của y sĩ Kiên tốt thật đấy.
Mẹ
tôi đi lấy rau về thấy cô giáo đến chơi, vui quá bỏ bó ngồng cải ngoài
cửa vào nhà ngồi nói chuyện. Câu chuyện kéo dài từ chuyện chồng con của
cô giáo đến chuyện làm nương, dựng nhà, lễ hội ,bánh trái, bếp núc, tết
nhất,... Không ngờ cô giáo là người Kinh mà lại biết nhiều về phong tục
của người Mông đến thế. Bố mẹ tôi nói chuyện với cô giáo nổ giòn như
rang ngô trên bếp...
- Chơ ơi, về đây cô bảo.
Bỗng cô giáo gọi tôi lại gần.
-
Thấy em thích đọc sách cô cho mượn cuốn này, đọc hay lắm, tri thức nhân
loại phần nhiều đến từ sách vở, thích đọc sách là một điều tốt.
- Dạ. Em cám ơn cô ạ!
Tôi
đáp rồi đón lấy quyển sách từ tay cô. Lần đầu tiên tôi được cầm trong
tay một quyển sách dày và đẹp đến vậy. Sùng và Sình ngồi sát lại bên
cạnh. Tôi đặt cuốn sách lên đùi, hàng chữ mạ vàng trên nền bìa màu nâu:
"Truyện cổ các dân tộc Việt Nam". Sùng đưa tay rờ lên mặt chữ.
- Đẹp thật đấy! - Nó suýt xoa. - Lúc nẫy thấy cô giáo cầm tao cứ tưởng là hộp bánh, sao nhìn thấy giống thế.
- Mày thì suốt ngày nghĩ đến ăn. - Sình nói.
- Dễ mày không ăn mà sống được chắc. - Sùng cãi lại.
Mẹ
bảo chúng tôi đem sách ra ngoài hè, trời sáng dễ xem hơn. Cả ba thằng
chạy tót ra sân. Chúng tôi ngồi chụm đầu lại đọc. Một thế giới đầy mầu
sắc huyền thoại hiện ra, cái thiện luôn thắng cái ác dù trong cuộc đấu
tranh sinh tồn ấy nó luôn phải chịu muôn vàn khổ cực. Cuối cùng cái
thiện cũng đến được thiên đường hạnh phúc.
Bất giác tôi thấy câu
chuyện vừa đọc có cái gì đó giống với thời tiết lúc này đến thế, mùa
đông héo úa dẫu có dài dằng dặc rồi cũng phải đi qua để mùa xuân tràn
về, cây cối cằn cỗi rồi cũng đến ngày đâm chồi nảy nở những mầm xanh./.
ST
Vì sao lạc,
Sao lung linh huyền ảo,
Trong thời khắc đón Xuân...
Chợt thấy hồn thanh thản,
Dưới trời sao thênh thang
NM
"Cuối năm... gặp Mim!"
Có người như mình. Về ăn Tết
muộn. Lại đi một mình. Có vấn đề đây. Tránh ra không dây dưa - Tôi tự
nhủ khi thấy bóng một cô gái ở chỗ đón xe dù đi Huế.
- Bạn đi mô ? - Một giọng Huế cất lên.
- Truồi - tôi đáp
Kinh nghiệm của một thằng bần hàn chảy trong huyết quản cho tôi biết cô ta cũng dạng rách như mình. Tôi có hai lời nguyền từ thuở bán cả máu để lết vô giảng đường đại học - Không lấy vợ sớm. Không lấy vợ nghèo. Kết hợp hai cái nghèo ra cái mạt. Tốt hơn là tránh từ xa. - Truồi có dâu ngọt lắm!
- Ừ.
- Bạn là sinh viên?
- Ừ.
- Trường mô?
- Bách khoa.
- Khoa mô?
- Hỏi chi kỹ rứa? - Tôi khó chịu ra mặt.
Thấy cái vẻ khó ưa của tôi, cô ta bĩu môi quay lưng .Nghĩ mình cũng mất lịch sự, tôi hỏi cho có chuyện:
- Học trường mô ?
- Bách khoa - Ngành cơ khí - Cô ta khinh khỉnh đáp.
Ôi mẹ ơi! Con gái! Tôi đã nê nể nhưng vẫn hoài nghi :
- Sao không gặp?
- Mới dứt sữa phổ thông mấy tháng.
- Hèn chi... giọng Hoa Học Trò !
- Còn hơn giọng cụ non - Cô ta trả miếng...
Tôi lén nhìn cô ta. Tóc dài. Suôn mượt. Đen tự nhiên. Không nhuộm. Không duỗi. Giờ của ấy thuộc loại quý hiếm. Mái tóc “nhà quê” ấy ưa nhìn thật, cứ muốn “sờ” bằng mắt! Vũ khí hủy diệt của cô ta chính là bộ lông mày đậm như mực tàu trên đôi mắt to và sáng. Đúng là “nét xuân sơn” cụ Nguyễn Du tả. Nhưng xách hành lý cũ mèm, áo quần tầm tầm, chắc hàng sida!
Một chiếc xe đò trờ tới. Cô ta vẫy tay rối rít. Tôi cũng vẫy. Lơ xe hỏi:
- Đi mô?
- Huế. Còn chỗ không?
- Khối! Đưa xách đây! - Anh lơ bảo cô gái. Nhưng cô ta không đưa, ôm khư khư vào lòng
- Mấy? - Tôi cảnh giác.
Hắn xòe một ngón.
- Chém ác rứa! Sinh viên mà! - Tôi nhăn mặt.
- Bước lên hay đợi xuống ẳm? - Tên lơ gầm gừ.
Líu ríu lên xe. Ghế ken kín, thiếu đường ngồi chồng lên nhau. Thằng lơ lấy một miếng ván bắc cầu giữa hai dãy ghế bảo cô ta ngồi còn tôi hắn để mặc. Tôi phải lấy cái xách bỏ xuống sàn xe làm ghế. Chưa ấm chỗ hắn đã đập thùng xe cho bác tài thắng gấp và cố nhét một người đàn ông nữa vào chỗ cô ta.
- Gãy ván! - Cô ta càu nhàu
- Gãy biết ngay. Chật mới ấm. Thích chết còn vờ!
Thằng lơ mất dạy nhe răng cười. Hắn bắt đầu thu tiền, vừa văng tục vừa dọa tống cổ xuống xe hành khách nào dám kèo nài thêm bớt.
Tôi quên ngay cô ta và bắt đầu nghĩ đến anh tôi. Anh viết thư ra lệnh năm nay tôi phải về ăn tết, với lại mừng anh đã có tiệm sửa xe. Bốn năm học xa nhà tôi chỉ về tết có hai lần. Tôi tận dụng từng mẩu thời gian để kiếm tiền ăn học. Đồng tiền đối với tôi to lắm. Không to sao được khi đến ba cuộc đời góp lại để làm nên một thằng sinh viên. Người ta sinh ra bị nhốt trong cái cơ thể mình không hề chọn lựa, trong một gia đình cũng không thể chọn nốt. Tôi ghét nhất câu “ở hiền gặp lành”. Gia đình tôi đều là người hiền lành thế mà họ gặp toàn điều dữ. Cha tôi chết vì kiệt sức, thổ huyết. Mẹ tôi bị sét đánh giữa đồng. Anh cả tôi liệt hai chân từ nhỏ. Vốn nung nấu ý chí kiếm sống bằng chính thân thể tật nguyền của mình, anh kiên trì học nghề sửa xe đạp, Honda. Khi được tin mẹ mất anh đang ngồi sửa xe ở tiệm chủ. Dầu mỡ trộn với nước mắt nhòe nhoẹt. Khi ấy tôi đang học lớp 10. Anh không cho nghỉ học. Anh bảo anh và thằng em út học không vô sẽ hành nghề sửa xe nuôi tôi học tiếp. Hai thợ nuôi một thầy. Nghĩ đến cảnh người tật nuôi người lành, em nuôi anh trái khoáy nên tôi vừa học vừa làm đủ mọi thứ kiếm tiền. Bản năng kiếm sống, khát vọng thoát đói nghèo rượt đuổi tôi khắp mọi nơi, mọi lúc. Tôi đọc ngấu nghiến những bài viết nói về những con người thành đạt từng có một quãng đời bất hạnh, nghèo khó để động viên và mơ mộng. Tôi lao vào học như điên để ra trường xếp loại giỏi. Không thế, không tiền, không giỏi sẽ không có việc làm.
Tiếng còi ầm ĩ cắt ngang dòng hồi tưởng của tôi. Hộp thịt di động bắt đầu lên cơn. Lồng lên. Vượt phải. Lấn trái. Không nhường xe nào. Những cú xỏ chỉ làm tim mọi người như ngưng đập. Bàn tay cô ta bấu vào vai tôi trong nỗi sợ hãi điếng người khi những mũi xe ngược chiều cứ như đâm thẳng vào mình. “Trả tiền để về quê ăn tết chứ không phải để chết dọc đường” - một hành khách la lên. Rồi nhiều người phụ họa. “Chết biết liền. Giờ này mà đủng đỉnh có nước tết ăn cứt!”. Đó là câu nói duy nhất bác tài liều lĩnh bặm trợn cất lên.
“Oẹ... oẹ...”. một thứ nước có mùi kinh hãi văng bắn vào quần tôi. Thì ra cô bạn đồng hành đang nôn thốc nôn tháo khi xe qua đèo. “Đi xe không được sao không đi tàu? Người ta có một cái quần đàng hoàng...”. Nhưng câu ấy chưa kịp vọt ra khỏi miệng thì tôi níu lại. Cô ta tóc tai rũ rượi tái xanh tái xám ngó thật đáng thương. Tôi lấy khăn mu xoa lau quần bắt gặp chai dầu Nhị cồm cộm trong túi lấy đưa cho cô ta. Cô ta không cám ơn còn đưa cái bì ni lông vừa nôn cho tôi quẳng qua cửa sổ .
- Dân cơ khí chi mà không chịu nổi mùi xăng dầu.
Có mẩu đèo còn rứa... - Tôi chọc quê.
- Rứa mới luyện.
Qua hết đèo cô ta tỉnh như sáo và bắt đầu hỏi đủ thứ. Dẫu sao tôi cũng có dịp cho cô ta biết sự “uyên bác” của mình về mấy thứ hoa dại linh tinh dọc đường, về “thiên hạ đệ nhất hùng quan” vua Lê phong tặng khi dừng ở Hải Vân quan trên đường đi đánh Chiêm Thành, về những con thú rừng tôi biết nhờ một thời theo cha đi kiếm củi. Cô ta nghe say sưa quên ói. Tôi cũng nói say sưa, suýt quên xuống Truồi. Khi sực nhớ cái chòi sửa xe gần chợ anh tôi khoe trong thư, tôi gọi thằng lơ xe:
- Cho xuống Truồi!
Quay qua cô bạn đồng hành, tôi vỗ vào cái xách cô ta từ biệt:
- Bye nghe!
- Meo...meo... - cái xách trả lời .
Tôi ngơ ngác. Cô ta hoảng hốt ôm chặt cái xách vào lòng. Tiếng meo... meo... phát ra từ đó càng lúc càng to. Bác tài quay lui quát thằng lơ:
- Mi hại ông rồi! Có mèo trong xe! Tống xuống
Xui lắm!
- Mèo mô? - Thằng lơ hùng hổ tiến tới.
Cô ta mếu máo nhìn cái xách:
- Tau cho mi uống thuốc ngủ cả viên rồi răng
không tới nhà rồi dậy. Chừ mần răng?
- Tống con mèo xuống! - bác tài giục.
- Thả con mèo xuống! - Thằng lơ ra lệnh. Hắn xông tới định giật cái xách có con mèo. Cô ta càng ôm chặt cứng. Con mèo không ngớt meo meo. Cô ta nhìn tôi cầu cứu. Dưới “nét xuân sơn“ bây giờ là “làn thu thủy” thực sự. Tèm nhem nước mắt!
- Quẳng con mèo xuống! - Tôi khuyên nhưng cô ta lắc đầu.
- Không chịu thả thì xuống luôn đi! - thằng lơ đậ
cửa cho xe ngừng rồi kéo cô ta xuống.
- Đồ vô hậu! - Cô ta giận dữ.
Xe chạy. Cô ta ôm cái xách có con mèo đứng bơ vơ giữa đường cái quan trong bóng chiều chạng vạng.
Dẫu sao cũng tại tôi vỗ vào cái xách mà con mèo thức dậy. Tôi chậc lưỡi rồi gọi:
- Cho xuống !
Tôi nhảy xuống, đi tới. Cô ta lau nước mắt, mừng khôn xiết.
- Ai bảo đem mèo cho phiền.
- Người ta quẳng em nhặt về cho mẹ. Nó được sống. Mẹ đỡ buồn. Nhà đỡ chuột. Nhà chỉ hai mẹ con chứ mấy!
- Cô định lên Huế bằng cách nào?
- Đón xe đi nhờ.
- Không sợ như cái cô nữ sinh báo đăng hả?
Cô ta không đọc báo. Khi nghe tôi kể chuyện cô học trò đi xe đò về quê, xe hư dọc đường xin quá giang xe tải bị hiếp tập thể, cô ta sợ tái mặt.
- Chừ răng?
- Tui không biết.
Tôi bước. Cô ta lẽo đẽo theo.
- Không sợ tui hiếp hả? - Bỗng dưng tôi nổi cáu
Cuối năm rước nợ vào thân. Cô ta nghe tôi quát giật mình lùi lại rồi ôm túi lủi thủi theo tôi. Cứ thế đến chợ Truồi. Tôi nhận ra tiệm sửa xe anh tôi tả trong thư. Đó là một cái chòi thì đúng hơn. Mấy thước đất che tạm bợ mấy tấm tôn ven đường. Chiều 28 Tết, anh vẫn chưa dọn “tiệm”. Hai anh em vẫn cặm cụi sửa xe. Thấy tôi, anh quẳng đồ nghề, chùi tay vào áo, líu lưỡi vì mừng:
- Ui chao ! Về... rồi! Về... rồi!
Thằng em út nhảy tưng tưng. Mặt hắn lem luốc như ông ẹ. Chỉ có tôi sạch sẽ trắng trẻo. Cô ta đang đứng sau lưng nhìn cảnh anh em tôi trùng phùng.
- Truồi - tôi đáp
Kinh nghiệm của một thằng bần hàn chảy trong huyết quản cho tôi biết cô ta cũng dạng rách như mình. Tôi có hai lời nguyền từ thuở bán cả máu để lết vô giảng đường đại học - Không lấy vợ sớm. Không lấy vợ nghèo. Kết hợp hai cái nghèo ra cái mạt. Tốt hơn là tránh từ xa. - Truồi có dâu ngọt lắm!
- Ừ.
- Bạn là sinh viên?
- Ừ.
- Trường mô?
- Bách khoa.
- Khoa mô?
- Hỏi chi kỹ rứa? - Tôi khó chịu ra mặt.
Thấy cái vẻ khó ưa của tôi, cô ta bĩu môi quay lưng .Nghĩ mình cũng mất lịch sự, tôi hỏi cho có chuyện:
- Học trường mô ?
- Bách khoa - Ngành cơ khí - Cô ta khinh khỉnh đáp.
Ôi mẹ ơi! Con gái! Tôi đã nê nể nhưng vẫn hoài nghi :
- Sao không gặp?
- Mới dứt sữa phổ thông mấy tháng.
- Hèn chi... giọng Hoa Học Trò !
- Còn hơn giọng cụ non - Cô ta trả miếng...
Tôi lén nhìn cô ta. Tóc dài. Suôn mượt. Đen tự nhiên. Không nhuộm. Không duỗi. Giờ của ấy thuộc loại quý hiếm. Mái tóc “nhà quê” ấy ưa nhìn thật, cứ muốn “sờ” bằng mắt! Vũ khí hủy diệt của cô ta chính là bộ lông mày đậm như mực tàu trên đôi mắt to và sáng. Đúng là “nét xuân sơn” cụ Nguyễn Du tả. Nhưng xách hành lý cũ mèm, áo quần tầm tầm, chắc hàng sida!
Một chiếc xe đò trờ tới. Cô ta vẫy tay rối rít. Tôi cũng vẫy. Lơ xe hỏi:
- Đi mô?
- Huế. Còn chỗ không?
- Khối! Đưa xách đây! - Anh lơ bảo cô gái. Nhưng cô ta không đưa, ôm khư khư vào lòng
- Mấy? - Tôi cảnh giác.
Hắn xòe một ngón.
- Chém ác rứa! Sinh viên mà! - Tôi nhăn mặt.
- Bước lên hay đợi xuống ẳm? - Tên lơ gầm gừ.
Líu ríu lên xe. Ghế ken kín, thiếu đường ngồi chồng lên nhau. Thằng lơ lấy một miếng ván bắc cầu giữa hai dãy ghế bảo cô ta ngồi còn tôi hắn để mặc. Tôi phải lấy cái xách bỏ xuống sàn xe làm ghế. Chưa ấm chỗ hắn đã đập thùng xe cho bác tài thắng gấp và cố nhét một người đàn ông nữa vào chỗ cô ta.
- Gãy ván! - Cô ta càu nhàu
- Gãy biết ngay. Chật mới ấm. Thích chết còn vờ!
Thằng lơ mất dạy nhe răng cười. Hắn bắt đầu thu tiền, vừa văng tục vừa dọa tống cổ xuống xe hành khách nào dám kèo nài thêm bớt.
Tôi quên ngay cô ta và bắt đầu nghĩ đến anh tôi. Anh viết thư ra lệnh năm nay tôi phải về ăn tết, với lại mừng anh đã có tiệm sửa xe. Bốn năm học xa nhà tôi chỉ về tết có hai lần. Tôi tận dụng từng mẩu thời gian để kiếm tiền ăn học. Đồng tiền đối với tôi to lắm. Không to sao được khi đến ba cuộc đời góp lại để làm nên một thằng sinh viên. Người ta sinh ra bị nhốt trong cái cơ thể mình không hề chọn lựa, trong một gia đình cũng không thể chọn nốt. Tôi ghét nhất câu “ở hiền gặp lành”. Gia đình tôi đều là người hiền lành thế mà họ gặp toàn điều dữ. Cha tôi chết vì kiệt sức, thổ huyết. Mẹ tôi bị sét đánh giữa đồng. Anh cả tôi liệt hai chân từ nhỏ. Vốn nung nấu ý chí kiếm sống bằng chính thân thể tật nguyền của mình, anh kiên trì học nghề sửa xe đạp, Honda. Khi được tin mẹ mất anh đang ngồi sửa xe ở tiệm chủ. Dầu mỡ trộn với nước mắt nhòe nhoẹt. Khi ấy tôi đang học lớp 10. Anh không cho nghỉ học. Anh bảo anh và thằng em út học không vô sẽ hành nghề sửa xe nuôi tôi học tiếp. Hai thợ nuôi một thầy. Nghĩ đến cảnh người tật nuôi người lành, em nuôi anh trái khoáy nên tôi vừa học vừa làm đủ mọi thứ kiếm tiền. Bản năng kiếm sống, khát vọng thoát đói nghèo rượt đuổi tôi khắp mọi nơi, mọi lúc. Tôi đọc ngấu nghiến những bài viết nói về những con người thành đạt từng có một quãng đời bất hạnh, nghèo khó để động viên và mơ mộng. Tôi lao vào học như điên để ra trường xếp loại giỏi. Không thế, không tiền, không giỏi sẽ không có việc làm.
Tiếng còi ầm ĩ cắt ngang dòng hồi tưởng của tôi. Hộp thịt di động bắt đầu lên cơn. Lồng lên. Vượt phải. Lấn trái. Không nhường xe nào. Những cú xỏ chỉ làm tim mọi người như ngưng đập. Bàn tay cô ta bấu vào vai tôi trong nỗi sợ hãi điếng người khi những mũi xe ngược chiều cứ như đâm thẳng vào mình. “Trả tiền để về quê ăn tết chứ không phải để chết dọc đường” - một hành khách la lên. Rồi nhiều người phụ họa. “Chết biết liền. Giờ này mà đủng đỉnh có nước tết ăn cứt!”. Đó là câu nói duy nhất bác tài liều lĩnh bặm trợn cất lên.
“Oẹ... oẹ...”. một thứ nước có mùi kinh hãi văng bắn vào quần tôi. Thì ra cô bạn đồng hành đang nôn thốc nôn tháo khi xe qua đèo. “Đi xe không được sao không đi tàu? Người ta có một cái quần đàng hoàng...”. Nhưng câu ấy chưa kịp vọt ra khỏi miệng thì tôi níu lại. Cô ta tóc tai rũ rượi tái xanh tái xám ngó thật đáng thương. Tôi lấy khăn mu xoa lau quần bắt gặp chai dầu Nhị cồm cộm trong túi lấy đưa cho cô ta. Cô ta không cám ơn còn đưa cái bì ni lông vừa nôn cho tôi quẳng qua cửa sổ .
- Dân cơ khí chi mà không chịu nổi mùi xăng dầu.
Có mẩu đèo còn rứa... - Tôi chọc quê.
- Rứa mới luyện.
Qua hết đèo cô ta tỉnh như sáo và bắt đầu hỏi đủ thứ. Dẫu sao tôi cũng có dịp cho cô ta biết sự “uyên bác” của mình về mấy thứ hoa dại linh tinh dọc đường, về “thiên hạ đệ nhất hùng quan” vua Lê phong tặng khi dừng ở Hải Vân quan trên đường đi đánh Chiêm Thành, về những con thú rừng tôi biết nhờ một thời theo cha đi kiếm củi. Cô ta nghe say sưa quên ói. Tôi cũng nói say sưa, suýt quên xuống Truồi. Khi sực nhớ cái chòi sửa xe gần chợ anh tôi khoe trong thư, tôi gọi thằng lơ xe:
- Cho xuống Truồi!
Quay qua cô bạn đồng hành, tôi vỗ vào cái xách cô ta từ biệt:
- Bye nghe!
- Meo...meo... - cái xách trả lời .
Tôi ngơ ngác. Cô ta hoảng hốt ôm chặt cái xách vào lòng. Tiếng meo... meo... phát ra từ đó càng lúc càng to. Bác tài quay lui quát thằng lơ:
- Mi hại ông rồi! Có mèo trong xe! Tống xuống
Xui lắm!
- Mèo mô? - Thằng lơ hùng hổ tiến tới.
Cô ta mếu máo nhìn cái xách:
- Tau cho mi uống thuốc ngủ cả viên rồi răng
không tới nhà rồi dậy. Chừ mần răng?
- Tống con mèo xuống! - bác tài giục.
- Thả con mèo xuống! - Thằng lơ ra lệnh. Hắn xông tới định giật cái xách có con mèo. Cô ta càng ôm chặt cứng. Con mèo không ngớt meo meo. Cô ta nhìn tôi cầu cứu. Dưới “nét xuân sơn“ bây giờ là “làn thu thủy” thực sự. Tèm nhem nước mắt!
- Quẳng con mèo xuống! - Tôi khuyên nhưng cô ta lắc đầu.
- Không chịu thả thì xuống luôn đi! - thằng lơ đậ
cửa cho xe ngừng rồi kéo cô ta xuống.
- Đồ vô hậu! - Cô ta giận dữ.
Xe chạy. Cô ta ôm cái xách có con mèo đứng bơ vơ giữa đường cái quan trong bóng chiều chạng vạng.
Dẫu sao cũng tại tôi vỗ vào cái xách mà con mèo thức dậy. Tôi chậc lưỡi rồi gọi:
- Cho xuống !
Tôi nhảy xuống, đi tới. Cô ta lau nước mắt, mừng khôn xiết.
- Ai bảo đem mèo cho phiền.
- Người ta quẳng em nhặt về cho mẹ. Nó được sống. Mẹ đỡ buồn. Nhà đỡ chuột. Nhà chỉ hai mẹ con chứ mấy!
- Cô định lên Huế bằng cách nào?
- Đón xe đi nhờ.
- Không sợ như cái cô nữ sinh báo đăng hả?
Cô ta không đọc báo. Khi nghe tôi kể chuyện cô học trò đi xe đò về quê, xe hư dọc đường xin quá giang xe tải bị hiếp tập thể, cô ta sợ tái mặt.
- Chừ răng?
- Tui không biết.
Tôi bước. Cô ta lẽo đẽo theo.
- Không sợ tui hiếp hả? - Bỗng dưng tôi nổi cáu
Cuối năm rước nợ vào thân. Cô ta nghe tôi quát giật mình lùi lại rồi ôm túi lủi thủi theo tôi. Cứ thế đến chợ Truồi. Tôi nhận ra tiệm sửa xe anh tôi tả trong thư. Đó là một cái chòi thì đúng hơn. Mấy thước đất che tạm bợ mấy tấm tôn ven đường. Chiều 28 Tết, anh vẫn chưa dọn “tiệm”. Hai anh em vẫn cặm cụi sửa xe. Thấy tôi, anh quẳng đồ nghề, chùi tay vào áo, líu lưỡi vì mừng:
- Ui chao ! Về... rồi! Về... rồi!
Thằng em út nhảy tưng tưng. Mặt hắn lem luốc như ông ẹ. Chỉ có tôi sạch sẽ trắng trẻo. Cô ta đang đứng sau lưng nhìn cảnh anh em tôi trùng phùng.
Tôi kể vắn tắt cho anh nghe.
- Tối rồi xe mô mà lên Huế? Tối ni đành ở lại thôi. Đợi anh sửa nốt cho xong cái này rồi về. Người ta lấy cho kịp Tết - Anh ra lệnh.
Anh lết 2 cẳng chân cong queo như cây sậy đến bên chiếc xe đạp sửa dở dang. Tôi muốn giúp anh nhưng loay hoay chẳng biết làm gì. Còn cô ta không nói không rằng tìm sợi dây cột mèo lại rồi cầm cái ruột xe đang vá dở vá tiếp. Anh tôi ngẩn người khi thấy cô ta thao tác thành thạo.
- Nhà không có đàn ông, em làm hết - vá xe, vá tôn, sửa điện, sửa nước... - Chặp quen! - Cô ta cười giải thích.
Tối ấy mái tranh nghèo khó có kẻ lạ. Chỉ thằng em lăn ra ngủ. Anh tôi và tôi thức nói chuyện nhường cái giường duy nhất cho cô ta nằm. Cô ta ngọ nguậy hoài. Cả con mèo cũng thao thức vì lũ chuột. Khi anh tôi mệt mỏi ngủ thiếp trên ghế, tôi ra hiên ngồi. Đêm quê yên ắng nhưng nỗi buồn cũ cứ quẫy cựa trong lòng. Tôi nhớ hồi còn sống mẹ ước giá nhà mình có một lần nấu bánh tét cuối năm. Ước mơ nhỏ nhoi ấy đến giờ vẫn chưa thực hiện...
- Anh không ngủ à? - Cô ta bồng con mèo ngồi xuống cạnh tôi.
- Lạ nhà không ngủ được phải không?
- Em lo không thấy em về, mạ em...
- Gọi điện đi !
- Chưa sắm dế. Anh cũng không có à?
- Có mà hết tiền. Nghèo gặp mạt - Tôi lầm bầm trong họng.
- Anh nói chi?
- Mai tui mượn xe chở lên Huế sớm.
- Để em đi xe thồ cũng được.
- Con gái đi rứa... không an toàn. Chớ tin người quá. Gặp người khác là cô toi!
- Anh hay lo như ông cụ! Mẹ em nói em như cọng rau muống. Vô tâm. Ở đây sướng ghê! Đêm ngủ không cần đóng cửa.
- Nhà nghèo có chi mà đóng?
- Có êm ấm, người ta lấy trộm uổng lắm!
- Răng về muộn rứa?
- Vì con mèo.
- Mèo... mèo... mèo xui lắm!
- Hên thì có. Được quen cụ... Được ở khách sạn ngàn sao. Này, em cũng là mèo đấy. Mẹ gọi em là Mim, gọi chệch miu đấy mà! Anh có ghét mèo không? Gặp mèo thấy xui không?
- Xui.
Thấy lặng im, ngó qua đã thấy cô ta nghẹo đầu ngủ. Không nỡ lay cô ta dậy, tôi ngồi im không dám cựa quậy. Muỗi vo ve. Tôi nhè nhẹ đuổi. Bầu trời cuối năm đen nhưng nhức và lấp lánh sao. Chưa bao giờ tôi thấy sao lung linh huyền ảo đến thế. Có lẽ vì tôi chưa bao giờ thức một đêm ở quê với tâm hồn thanh thản. Bỗng dưng trong đầu óc khô cằn mụ mẫm vì cơm áo của tôi hiện lên hình ảnh lãng mạn của anh chăn cừu và cô chủ nhỏ trong một đêm đầy sao trên núi cao trong cái truyện tôi đọc ở thư viện (1).
Trên vai tôi nằng nặng một vì sao lạc.